64
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP: A. Tổng quan: Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh tự miễn khá điển hình ở người, dưới dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp ngoại biên với biểu hiện khá đặc trưng: sưng khớp, đau khớp, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên. Ngoài biểu hiện chính tại khớp, người bệnh còn có các biểu hiện toàn thân (mệt mỏi, xanh xao, sốt, gầy sút…) và tổn thương các cơ quan khác. Bệnh thường gặp ở nữ (75 %), lứa tuổi 30 đến 60. Khi có các dấu hiệu lâm sàng nêu trên, người bệnh cần được gửi tới khám bác sĩ chuyên khoa Khớp (Rheumatologist) càng sớm càng tốt. Bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm và thăm dò cần thiết để chẩn đoán xác định, để đánh giá tình trạng bệnh, để tiên lượng bệnh và chọn lựa một chiến lược điều trị phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Các xét nghiệm và thăm dò cần thiết: - Tốc độ máu lắng (ESR) và/hoặc C-Reactive Protein (CRP) - Yếu tố dạng thấp (Rheumatoid Factor – RF) - X quang khớp bị tổn thương (đặc biệt hai bàn tay) - Đánh giá chức năng khớp - Đánh giá sức khỏe chung và khả năng làm việc của người bệnh Các đầu tư nghiên cứu: - Các mục tiêu nghiên cứu nhằm: xác định chẩn đoán, mô tả mọi biểu hiện ngoài khớp và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng. - Cần chẩn đoán với nhiều bệnh lý viêm khớp mãn tính nhưng không phải là VKDT:

ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

I. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP:

A. Tổng quan:

Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh tự miễn khá điển hình ở người, dưới dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp ngoại biên với biểu hiện khá đặc trưng: sưng khớp, đau khớp, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên. Ngoài biểu hiện chính tại khớp, người bệnh còn có các biểu hiện toàn thân (mệt mỏi, xanh xao, sốt, gầy sút…) và tổn thương các cơ quan khác. Bệnh thường gặp ở nữ (75 %), lứa tuổi 30 đến 60.

Khi có các dấu hiệu lâm sàng nêu trên, người bệnh cần được gửi tới khám bác sĩ chuyên khoa Khớp (Rheumatologist) càng sớm càng tốt. Bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm và thăm dò cần thiết để chẩn đoán xác định, để đánh giá tình trạng bệnh, để tiên lượng bệnh và chọn lựa một chiến lược điều trị phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.

Các xét nghiệm và thăm dò cần thiết:

- Tốc độ máu lắng (ESR) và/hoặc C-Reactive Protein (CRP)

- Yếu tố dạng thấp (Rheumatoid Factor – RF)

- X quang khớp bị tổn thương (đặc biệt hai bàn tay)

- Đánh giá chức năng khớp

- Đánh giá sức khỏe chung và khả năng làm việc của người bệnh

Các đầu tư nghiên cứu:

- Các mục tiêu nghiên cứu nhằm: xác định chẩn đoán, mô tả mọi biểu hiện ngoài khớp và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng.

- Cần chẩn đoán với nhiều bệnh lý viêm khớp mãn tính nhưng không phải là VKDT:

● Nhóm bệnh viêm khớp liên quan đến cột sống có huyết thanh chẩn đoán âm tính, bao gồm: Viêm khớp vẩy nến (Psoriatic Arthritis), Viêm cột sống dính khớp (Ankylosing Spondylitis), Viêm khớp phản ứng (Reactive Arthritis)… Có đặc điểm : Viêm khớp không đối xứng ở một hoặc nhiều khớp. Thường gặp ở nam giới, tuổi < 40

● Thoái hóa khớp (Osteoarthritis, Arthrosis)

● Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythemathosus)

- Áp dụng và đánh giá hiệu quả lâm sàng của các biện pháp điều trị, đặc biệt các biện pháp sinh học và không sinh học mới, đơn độc hoặc kết hợp với các điều trị cổ điển.

B. Dịch tễ học

Page 2: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

Tỷ lệ mắc bệnh chung (Prevalence): 0,5 dân số người lớn

Số người mới mắc bệnh hàng năm (Incidence): 25–30 người/100.000 dân/mỗi năm.

Khoảng 50 % bệnh nhân bị ảnh hưởng chức năng nặng nề và bị giảm tuổi thọ

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là tuổi 30 – 60

Bệnh gặp nhiều ở nữ, tỷ lệ Nữ/Nam là 3/1.C. Sinh bệnh học

Nguyên nhân của bệnh hiện còn chưa được làm rõ, tuy nhiên bệnh được coi là một bệnh tự miễn khá quan trọng và điển hình ở người. Nhiều bằng chứng cho thấy vai trò quan trọng của các đáp ứng miễn dịch cả dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào, của các cytokines (Interleukine 1, TNF α), các lympho T, yếu tố cơ địa (tuổi, giới, HLA), yếu tố tăng trưởng nội sinh... trong cơ chế bệnh sinh khá phức tạp của bệnh. Để việc điều trị có hiệu quả cần phải nhắm vào một hay nhiều mắt xích cụ thể trong cơ chế bệnh sinh của bệnh để cắt đứt hoặc khống chế vòng xoắn bệnh lý phức tạp này.

* Một số biểu hiện bệnh sinh cuả viêm khớp dạng thấp:

Đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng sự xâm nhập các tế bào T kích thích kháng nguyên ở màng hoạt dịch gây nên tình trạng viêm mãn tính trong bệnh VKDT.

Một số cặp allenes cuả phức hợp hòa hợp tổ chức chủ yếu (Major histocopatibility complex- MHC) (HLA-DR1 và HLA-DR4) dẫn đến mắc bệnh Viêm khớp dạng thấp và các phân tử trên tế bào mang kháng nguyên tương ứng (tế bào B, tế bào dendritic, các đại thực bào hoạt hóa) biểu hiện các kháng nguyên peptides với các tế bào T.

Các tế bào viêm trong đó có tế bào T đi vào màng hoạt dịch thông qua lớp nội mạc trong của các mạch máu nhỏ, việc di chuyển này sẽ thuận tiện nhờ sức ép của các phân tử kết dính (leukocyte function-associated antigen-1 – LFF-1) và phân tử kết dính giữa các tế bào 1 (intercellular adhesion molecule-1 – ICAM-1)

Nitric oxide (NO) được sản xuất bởi mọi loại tế bào sau khi kích thích bằng các cytokines như interleukin 1 (IL-1), yếu tố hoại tử u (tumor necrosis factor α -TNF α), interferon γ (IFN γ). Nitric oxide làm tăng hoạt tính của các men Cyclo-oxydase 1 và 2 (COX 1 và COX 2) dẫn đến việc tăng sản xuất các Prostaglandins (PG). Nitric oxide cũng làm tăng sản xuất các gốc oxy tự do (Free hydroxyl radicals) và gây các tác động xấu tới chức năng của tế bào sụn trong bệnh VKDT. Chúng hoạt hoá men tiêu metalloprotein (metalloproteases), đảo lộn sự tổng hợp bình thường của các proteoglycans và collagen II, ức chế sản xuất prostaglandin E2, tăng sự chết tự nhiên của tế bào (apoptosis), mất điều chỉnh các chất ức chế thụ thể Interleukin 1 (IL-1 Ra).

D. Hậu quả của quá trình viêm:

- Sản xuất các globulin miễn dịch (yếu tố dạng thấp) gây hình thành các phức hợp miễn dịch làm hoạt hoá các bổ thể.

Page 3: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

- Tăng sinh tế bào hoạt dịch với việc sản xuất các men tiêu metalloprotein cơ bản (Matrix Metalloproteases-MMPs)

- Hình thành các mạch máu mới (Neovascularisation) bởi các đại thực bào (macrophages) và các yếu tố tăng trưởng, các cytokines, các chất hoá ứng động… có nguồn gốc từ fibroblast.

- Hình thành các pannus, một tổ chức mạch máu tân tạo, lấn sâu vào bề mặt sụn khớp và xương thông qua các phân tử kết dính.

E. Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Cho đến nay cả thế giới còn đang sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng bệnh Viêm khớp dạng thấp cuả ACR 1987 (American College of Rheumatology)

1. Cứng khớp buổi sáng (Morning stiffness).

2. Viêm khớp / Sưng phần mềm (Arthritis / Soft tissue swelling) ở ít nhất 3 nhóm khớp (trong số 14 nhóm khớp: khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân hai bên).

3. Viêm (Arthritis) các khớp ở tay: khớp ngón gần, khớp bàn ngón, khớp cổ tay.

4. Đối xứng (Symmetrical arthritis).

5. Nốt thấp (Rheumatic Nodules).

6. Tăng nồng độ yếu tố dạng thấp (Rheumatoid factor) trong huyết thanh.

7. Những biến đổi đặc trưng của bệnh trên Xquang (Characteristic radiographic): hình ảnh mất vôi hình dải hoặc xói mòn hoặc khuyết xương ở bàn tay, bàn chân, hẹp khe khớp, dính khớp).

Chẩn đoán xác định: khi có ≥ 4 tiêu chuẩn, từ tiêu chuẩn 1 đến tiêu chuẩn 3 kéo dài hơn 6 tuầnII. CHIẾN LƯỢC ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP DẠNG THẤP HIỆN NAY

A. Các điều trị không dùng thuốc:

- Giáo dục sức khỏe.

- Tập luyện.

- Duy trì vận động thường xuyên.

B. Vai trò của Nhóm Thấp khớp (Rheumatology team)

- Thầy thuốc gia đình và hoặc bác sĩ đa khoa khu vực.

- Bác sĩ chuyên khoa Khớp.

Page 4: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

- Điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, y tế cộng đồng...

- Bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân.

C. Các chiến lược thuốc điều trị bệnh VKDT (Strategies of drug treatment)

1. Lựa chọn đầu tiên (trong lúc chờ đợi chẩn đoán xác định của bác sĩ chuyên khoa Khớp)

- Thuốc kháng viêm không có Steroid (NSAID).

- Và / hoặc Thuốc giảm đau đơn thuần.

- Tránh sử dụng Corticosteroid toàn thân vì:

● Gây khó khăn cho chẩn đoán

● Gây lệ thuộc thuốc (Cortico-dependant)2. Khám chuyên khoa khớp

- Khi chưa có chẩn đoán xác định: tiếp tục theo dõi, điều trị triệu chứng bằng thuốc kháng viêm không có Steroid (NSAID) và làm tiếp chẩn đoán xác định.

- Khi chẩn đoán xác định Viêm khớp dạng thấp:

● Sử dụng thuốc chống thấp khớp thay đổi được bệnh (Disease Modifying AntiRheumatic Drugs – DMARD) phù hợp với mức độ bệnh, thể trạng bệnh nhân, hoàn cảnh kinh tế…

● Phối hợp điều trị triệu chứng lúc đầu (khi các thuốc DMARD chưa có tác dụng) bằng một thuốc kháng viêm NSAID hoặc Corticosteroid toàn thân (nếu biểu hiện viêm nặng nề và / hoặc không kiểm soát được bằng NSAID). Liều lượng, thời gian sử dụng, tương tác khi phối hợp thuốc kháng viêm phải được kiểm soát chặt chẽ, giảm liều và ngưng càng sớm càng tốt để tránh các tác dụng phụ khi dùng dài ngày: loãng xương, nhiễm trùng, bệnh tim mạch, suy thận, viêm loét đường tiêu hóa, phụ thuộc Corticosteroid…

● Dùng Corticosteroid tại chỗ (khi có chỉ định) là một điều trị hỗ trợ tốt, có thể sử dụng để tránh hoặc giảm bớt việc dùng Corticosteroid toàn thân. - Chọn lựa một thuốc chống thấp khớp thay đổi được bệnh (Disease Modifying Anti Rheumatic Drugs – DMARD) phù hợp :

● Bệnh nhân không có các yếu tố tiên lượng nặng, các thuốc được chọn là: Sulfasalazine hoặc Hydroxychloroquine hoặc Auranofin hoặc Methotrexate.

Page 5: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

● Bệnh nhân có các yếu tố tiên lượng nặng (sớm bị ảnh hưởng chức năng vận động, tổn thương lan rộng nhiều khớp, hoạt tính bệnh vừa hoặc cao, yếu tố dạng thấp(+)..., các thuốc được chọn đầu tiên nên là Methotrexate. Các thuốc khác có thể chọn là : Muối vàng chích hoặc Sulfasalazine hoặc Cyclosporine).

● Bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán Viêm khớp dạng thấp (Undifferentiated polyarthritis) cần được theo dõi chặt chẽ và việc dùng nhóm DMARD cần được cân nhắc và kiểm soát kỹ.

● Bệnh nhân có các biểu hiện ngoài khớp nặng nề và hệ thống cần có chỉ định dùng các thuốc Cyclophosphamide, Azathioprine… khi các điều trị bằng nhóm DMARD thất bại. Những trường hợp tổn thương hệ thống đe dọa tính mạng, thuốc có thể được sử dụng liều cao, đường tĩnh mạch (Intravenous pulse therapy)

- Điều trị triệu chứng (kháng viêm, giảm đau, giảm cứng khớp) trong giai đoạn đầu của điều trị, trong khi chờ đợi các thuốc DMARD có tác dụng (3 đến 6 tháng đầu) hoặc trong các đợt tiến triển (nếu có) của bệnh.

● Corticosteroid toàn thân nếu biểu hiện viêm nặng nề và / hoặc không kiểm soát được bằng các thuốc kháng viêm không phải Steroid (NSAID).

● Liều lượng 20 mg/ngày, đường uống (đôi khi phải dùng liều cao hơn, đường chích).

● Giảm liều dần khi biểu hiện viêm được khống chế và ngưng càng sớm càng tốt để tránh các tác dụng phụ khi dùng dài ngày (loãng xương, nhiễm trùng, bệnh tim mạch, phụ thuộc corticosteroid …)

● Hoặc Corticosteroid tại chỗ, khi có chỉ định (tổn thương viêm khu trú ở một hoặc rất ít khớp, đã chắc chắn loại trừ các viêm khớp do vi trùng) là một điều trị hỗ trợ tốt, hiệu quả, giảm hoặc tránh bớt việc dùng Corticosteroid toàn thân.

● Hoặc một thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Cần chú ý các tương tác bất lợi của NSAID với các thuốc nhóm DMARD, đặc biệt Methotrexate.

- Điều trị một số nhóm bệnh nhân có nguy cơ (Risk – groups)

Page 6: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

Điều trị viêm đa khớp dạng thấp

anh trai tôi khám tại bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh và được kết luận là " Viêm đa khớp dạng thấp" và được người quen giới thiệu hiẹn anh tôi đang diều trị tại bệnh viện Y Học Cổ Truyền Dân Tộc Quân Đội đên nay được 03 tuần nhưng bênh chư thuyên giảm, 02 ngày gần đây bệnh phát dữ dội , đau và tê liệt bả vai, cánh tay và một nửa mặt bên phại hiện gia đình tôi rất lo lặng xin bác sĩ tư vấn dùm nơi khám và điều trị . Xin trân trọng cản ơn! (phạm Văn Dương)

Trả lời:

Viêm đa khớp dạng thấp là tình trạng một hay nhiều khớp bị sưng đau lúc thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Bệnh xuất hiện trên những người bị viêm họng cấp hoặc mãn do chủng vi khuẩn liên cầu hoạt huyết nhóm A gây nên. Lúc cấp tính, tại vùng khớp bị sưng, đỏ, nóng đau; nhưng khi đã thành mạn thì các dấu hiệu này không rõ ràng, chỉ thấy sưng, đau hoặc mỏi ở những khớp đa viêm nhiễm và di chuyển nhiều lần.

1. Nguyên nhân.

Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh gặp rất phổ biến, nhưng nguyên nhân của bệnh vẫn còn chưa được hiểu biết đầy đủ. Gần đây người ta cho rằng Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, với sự tham gia của các yếu tố sau:

- Tác nhân gây bệnh: có thể là virus, vi khuẩn, dị nguyên nhưng chưa được xác định chắc chắn.

- Yếu tố cơ địa: bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính (70-80% bệnh nhân là nữ) và tuổi (60-70% gặp ở người trên 30 tuổi).

- Yếu tố di truyền: VKDT có tính gia đình, có liên quan với kháng nguyên hóa hợp tổ chức HLA DR4 (gặp 60-70% bệnh nhân có yếu tố này, trong khi tỷ lệ này ở cộng đồng chỉ là 30%).

Page 7: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

- Các yếu tố thuận lợi khác: môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi, nhiễm lạnh, phẫu thuật.

Bệnh Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh mang tính xã hội vì tỷ lệ mắc bệnh cao, bệnh diễn biến kéo dài, hậu quả dẫn đến tàn phế.

2. Điều trị:

a. Nguyên tắc chung.

- Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh mạn tính kéo dài hàng chục năm, đòi hỏi quá trình điều trị phải kiên trì, liên tục có khi đến hết cả đời.

- Điều trị phải kết hợp chặt chẽ giữa nội khoa, lý liệu phục hồi chức năng và ngoại khoa.

- Thời gian điều trị chia làm nhiều giai đoạn nội trú, ngoại trú và điều dưỡng.

- Trong quá trình điều trị cần theo dõi chặt chễ diễn biến của bệnh và các tai biến biến chứng có thể xảy ra.

b. Điều trị nội khoa.

b.1. Với thể nhẹ và giai đoạn I.

- Aspirin 1-2g/24h, chia làm nhiều lần.

- Cloroquin (Delagyl) 0,2-0,4g/24h, uống liên tục kéo dài hàng tháng.

Page 8: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

- Tiêm Hydrocortison acetat vào một vài khớp viêm nhiều.

- Tăng cường vận động, tập luyện, điều trị bằng các phương pháp vật lý.

- Tránh ẩm thấp, lạnh, cần làm việc nhẹ.

- Có thể điều trị kết hợp bằng thuốc Y học cổ truyền.

b.2. Thể trung bình, giai đoạn II.

- Dùng một trong các loại thuốc chống viêm non-steroid sau:

+ Aspirin 1-2g/ngày.

+ Indomethacin 25mg x 2-6 viên.

+ Phenylbutason 100mg x 1-2 viên.

+ Voltaren 25mg x 2-6 viên.

+ Felden 10mg x 1-2 viên.

+ Tilcotil 10mg x 1-2 viên. v.v...

Page 9: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

+ Rofecoxib (Vioxx, Fecob) 25mg x 1 viên/ngày.

- Delagyl 0,2-0,4mg/ngày.

- Có thể dùng corticoid liều trung bình 40mg Prednisolon mỗi ngày rồi giảm dần, không nên dùng kéo dài.

- Các biện pháp khác như thể nhẹ.

b.3. Thể nặng, tiến triển nhiều.

- Corticoid liều cao: Prednisolon 1,5mg/kg/24h, hoặc Hydrocortison 100-200mg tiêm tĩnh mạch, rồi giảm dần liều.

- Tiêm muối vàng: mỗi tuần 1 lần với liều tăng dần, tổng liều 1,5-2g, uống viên Auranofin 3mg x 2viên/24h trong 3 tháng.

- Dénicillamin 300mg x 1-2 viên/ngày x 3 tháng.

- Salazopyrin 500mg x 2-4 viên/ngày kéo dài nhiều tháng.

- Thuốc ức chế miễn dịch: Endoxan 1-2mg/kg/ngày; Chlorambucil 0,2mg/kg/ngày; Methotrexat 7-10mg/ngày, mỗi tuần dùng 1 lần trong 3 tháng.

- Lọc huyết tương: nhằm loại trừ phức hợp miễn dịch lưu hành trong máu.

Page 10: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

- Tiêm vào trong khớp acid osmic, hoặc một số chất đồng vị phóng xạ (Erbium 169, Phenium 87, Ytrium 90).

c. Điều trị bằng vật lý và phục hồi chức năng.

c.1. Điều trị chống viêm giảm đau.

- Nhiệt trị liệu: Dùng nhiệt nóng có tác dụng tăng tuần hoàn, dinh dưỡng tại chỗ, giảm đau chống viêm. Tăng tuần hoàn giúp phân tán các chất trung gian viêm, tăng nuôi dưỡng và hồi phục nhanh tổn thương. Cần chú ý chống chỉ định nhiệt nóng trong trường hợp viêm cấp có sưng nóng, phù nề hoặc tràn dịch khớp. Các phương pháp dùng nhiệt nóng là:

+ Tắm ngâm: nước nóng toàn thân, nước muối, nước lưu huỳnh (H2S), nước phóng xạ Radon, nước khoáng thiên nhiên...

+ Đắp nóng tại khớp: paraffin, túi nhiệt, bùn nóng, cát nóng.

+ Sóng ngắn: dùng liều ấm với những khớp trung bình và lớn hoặc các khớp sâu như cổ tay, khuỷu, vai, cổ chân, gối, háng...

+ Siêu âm: điều trị tại chỗ đau có tác dụng giảm đau, chống thoái hóa do tác dụng cơ học, nhiệt và hóa học. Có thể dùng siêu âm để dẫn thuốc như: các thuốc mỡ chống viêm, chế phẩm Omega 3…

+ Hồng ngoại.

+ Tử ngoại: dùng 3-5 liều sinh lý, mỗi ngày chiếu 300-400cm2. Chiếu kín toàn bộ khớp đau và vùng lân cận, nghỉ 2-3 ngày cho phản ứng đỏ da giảm bớt rồi lại chiếu tiếp. Một đợt 5-6 lần chiếu. Tác dụng giảm đau, chống viêm, giảm mẫn cảm khớp.

Page 11: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

+ Khí hậu trị liệu: nên sống ở vùng có khí hậu nhiệt đới.

- Điện trị liệu:

+ Dòng Galvanic đơn thuần hoặc điện di thuốc salicylat, hydrocortison vào khớp để chống viêm.

+ Điện xung: dòng hình sin, dòng TENS, dòng giao thoa.

+ Từ trường: có tác dụng giảm đau và chống thưa xương.

- Xoa bóp: Có tác dụng giảm đau, giảm co cơ, được dùng trong một số trường hợp thoái hóa khớp, viêm dính khớp. Tốt nhất là xoa bóp bằng tay với các động tác xoa, vuốt, day.

c.2. Vận động phục hồi chức năng khớp.

c.2.1. Trong giai đoạn viêm cấp:

Viêm khớp có sưng, đau nặng cần bất động khớp để hạn chế viêm phát triển. Tuy nhiên theo quan niệm cũ là phải nghỉ ngơi lâu dài trên giường, như thế sẽ tạo ra các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng và gây thương tật thứ phát. Do đó, cho nghỉ ngơi phải cân nhắc kỹ những điểm lợi và hại. Đối với đau khớp có thể tiến hành nghỉ ngơi như sau:

- Khớp gối và khớp cổ chân bị đau có thể được bó cố định bằng băng thun, người bệnh có thể đi lại được do cử động khớp hông và khớp cột sống thắt lưng để bù trừ thay thế.

Page 12: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

- Khớp cổ tay cố định, người bệnh có thể sử dụng khớp khuỷu, vai, bàn và ngón tay.

- Khớp hông, khớp vai là các khớp lớn có tầm vận động rộng rãi cũng phải bất động tương đối, cho vận động nhẹ nhàng các khớp gối, khuỷu, cổ chân, cổ tay, bàn chân, bàn tay.

c.2.2. Khi viêm cấp lui giảm:

- Giữ tư thế: là biện pháp quan trọng đối với bệnh nhân viêm khớp, bao gồm các hoạt động sinh hoạt như: nằm, ngồi, đi, đứng.

+ Khi nằm: cần nằm phản cứng hoặc chỉ lót đệm mỏng, gối để thấp, lưng nằm phẳng, không nên dùng gối kê dưới khoeo chân để tránh biến dạng gấp và cứng khớp gối. Trong một ngày bệnh nhân phải nằm sấp ít nhất 2 lần, mỗi lần ít nhất 15 phút, để 2 bàn chân ra mép giường, 2 cánh tay duỗi thẳng về phía đầu.

+ Khi ngồi: nên ngồi trên mặt ghế cứng và lưng tựa thẳng, đặt 2 bàn chân sát lên mặt nền, hông và vai tựa vào thành ghế. Tránh ngồi ghế thấp quá không để khối gối vuông góc, tránh ngồi quá cao để 2 chân duỗi tự do.

+ Khi đứng: đứng dáng vươn lên và đầu thẳng, giữ thẳng khớp hông và gối, làm cho lực phân bố đều lên 2 bàn chân.

+ Khi đi: bước đi dứt khoát không để kéo lê bàn chân, không đi với 2 chân nghiêng kéo rê mặt nền, dáng đi chậm rãi nhẹ nhàng, để 2 tay đu đưa thoải mái bên thân mình, không đi với khớp hông và gối cong gập (đi khom).

- Tập vận động: Cần tập vận động sớm, gồm vận động thụ động, vận động chủ động và vận động có dụng cụ.

+ Cần chú ý: ở giai đoạn này khớp viêm có cấu trúc yếu nên vận động mạnh dễ bị rách, đứt gân cơ, dây chằng. Đồng thời phần đầu xương gần khớp bị loãng xương nên

Page 13: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

dễ bị gẫy, đặc biệt là các khớp nhỏ như các khớp bàn ngón, khớp đốt ngón rất dễ gẫy ngay cả khi vận động chủ động.

+ Do đó nguyên tắc tập vận động là: tập các động tác phải thận trọng, tăng từ từ. Tập nhẹ nhàng xen lẫn nghỉ ngơi, không tập gắng sức có thể làm đau thêm. Cố gắng khuyến khích người bệnh tự tập để đạt tầm vận động tối đa, tốt nhất là hết tầm vận động.

+ Phương pháp tập: mỗi ngày tập ít nhất 3-5 lần, thời gian đầu có thể chưa có khả năng vận động tới mức tối đa, nhưng mỗi ngày bệnh nhân có thể đạt được tiến bộ tăng dần.

+ Ngoài tập động tác về tầm vận động của khớp, còn phải tập một số động tác để tăng sức cơ. Ví dụ: khi tập vận động khớp háng, khớp gối phải tập động tác tăng sưc cơ tứ đầu đùi và cơ mông lớn. Vì cơ tứ đầu đùi có chức năng duỗi khớp gối cần cho hoạt động đi, đứng, lên cầu thang, đứng dậy khỏi ghế. Cơ mông to có chức năng duỗi hông, chống lại khuynh hướng gấp và phối hợp với cơ tứ đầu đùi để lên cầu thang và đứng dậy khỏi ghế.

- Bất động khớp: Khi tình trạng khớp co rút nhiều và kéo dài thì phương pháp tập vận động chưa đủ, hoặc không đạt được hiệu quả cần thiết do cấu trúc của các thành phần khớp đã bị tổn thương rút ngắn lại. Khi đó cần dùng một nẹp máng bột để bất động khớp ở mức duỗi tối đa. Sau đó người bệnh vẫn đi lại tập luyện. Một tuần sau ta thay bằng một máng bột có độ duỗi nhiều hơn. Tiếp tục làm thay đổi máng bột nhiều lần cho đến khi khớp lấy lại độ duỗi gần như bình thường để đáp ứng được chức năng của nó.

d. Điều trị ngoại khoa.

- Bóc bỏ màng hoạt dịch.

- Phẫu thuật chỉnh hình khi có biến dạng đứt dây chằng, trật khớp.

Page 14: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh cần điều trị lâu dài và kiên trì, vì vậy người bệnh cần phải kiên nhẫn và tuyệt đối tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Chúc anh bạn mau khoẻ!Bs.Thuocbietduoc

Để khớp bớt đau

Thời tiết chuyển mùa là nguyên nhân làm bệnh đau khớp trở nên nặng hơn. Đặc biệt những hôm trời có mưa phùn, không khí ẩm thấp các khớp dễ bị sưng tấy, đau đớn. Bạn đã biết cách giúp khớp của mình bớt đau chưa?

Triệu chứng bệnh

Dấu hiệu điển hình nhất của viêm khớp dạng thấp là viêm đa khớp, diễn biến kéo dài. Không chỉ bị đau, sưng tấy các khớp tay, chân mà người bệnh còn bị viêm nhiều khớp khác trên cơ thể. Các khớp viêm bị sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động. Tình trạng khớp bị cứng, khó cử động thể hiện rõ nhất vào sáng sớm và có thể kéo dài hàng giờ. Cùng với các triệu chứng tại khớp là hiện tượng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút.

Viêm khớp dạng thấp diễn biến theo từng đợt. Ở giai đoạn đầu, khi khớp mới bị sưng nóng nếu được phát hiện sớm và chữa trị tích cực, đúng cách, bệnh có thể diễn biến tốt. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn hai, xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động.

Khớp thêm đau khi trời lạnh ẩm

GS Trần Ngọc Ân, Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam, cảnh báo: "Những người bị viêm khớp dạng thấp tuyệt đối không được ra ngoài khi trời lạnh kèm theo mưa phùn. Bởi những lúc trời lạnh, độ ẩm cao thì tình trạng bệnh càng nặng hơn. Trong tình huống bắt buộc, phải đi tất ấm và dùng áo đi mưa để tránh bị ướt. Nếu quần áo bị ẩm, cần thay ngay và lau khô người, chân tay. Còn với bà con nông dân, khi khớp bị những đợt sưng cấp tuyệt đối không được lội nước, lội bùn. Tốt nhất người nông dân khi làm ruộng nên đi ủng để chân vẫn luôn khô ráo".

Người bị viêm khớp dạng thấp phải được điều trị sớm để tránh tình trạng bị dính, biến dạng khớp dẫn đến tàn phế. Có rất nhiều loại thuốc trị bệnh trên thị trường nhưng

Page 15: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

người bệnh không được tự ý dùng thuốc vì có thể có những tác dụng phụ. Đặc biệt, những thuốc điều trị về thấp khớp rất dễ ảnh hưởng đến dạ dày.

Có thể bạn chưa biết

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính, có thể gây những di chứng nặng nề như: dính, biến dạng khớp dẫn đến tàn phế. Ở Việt Nam, khoảng 0,3 - 0,5% dân số mắc bệnh, trong đó 80% là nữ giới ở độ tuổi từ 30 trở lên.

Để khớp bớt đau

Thời tiết lạnh, ẩm khiến tình trạng bệnh của những người bị khớp trở nên nặng hơn. Những cách dưới đây có thể giúp bạn làm dịu cơn đau và phòng bệnh:

- Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối rồi nướng nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm giảm đau, giảm sưng.

Còn với những người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, người béo phì...) có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hàng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.

- Hoặc có thể ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng. Mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15-30 phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau và phòng bệnh đau khớp cổ chân.

- Người bệnh cũng nên phối hợp dùng thuốc và luyện tập, xoa bóp để khớp được vận động linh hoạt. Các bài tập giúp cải thiện vận động và giảm cứng khớp đặc biệt là vào buổi sáng sớm.

- Môn thể thao bơi lội (nhất là bơi ở bể nước ấm, nước khoáng) và đi bộ rất có ý nghĩa giảm cơn đau khớp. Nhưng tuyệt đối không được tập quá cường độ, tác động mạnh đến khớp để tránh nguy cơ gây thoái hóa khớp do đã có những tổn thương.

Nhìn chung, để hạn chế các bệnh về khớp, thoái hóa khớp, cần có một chế độ ăn uống, lao động, vận động hợp lý. Khi tập các môn thể dục, thể thao cần tập có bài bản, phù hợp với tuổi tác, tình trạng sức khỏe. Việc giảm cân và duy trì cân nặng lý tưởng rất có ý nghĩa với những người bị viêm khớp, béo phì.

Hồng Sam (Theo Dân trí)

Sự di chuyển của khớp phụ thuộc vào sự tham gia của các cơ, cấu trúc xương, khớp sụn và chất hoạt dịch. Chất hoạt dịch là một dung dịch đặc như trứng bao bọc các khớp để bôi trơn khớp và giảm va chạmKhớp sụn được nói tới ở đây là một lớp dày, như cao su phát triển ở cuối xương. Sụn được bổ sung protein. Nó đồng thời cũng giảm sự ma sát giữa hai xương khi va chạm với nhau. Sụn không thể dễ dàng thay thế. Chúng có thể bị đe dọa và vỡ vụn do va chạm như cao su lâu ngày và giòn cho tới khi chúng bắt đầu rạn nứt. Thiếu sụn dẫn tới tăng ma sát (tăng viêm sưng, đau đớn và giảm sực linh hoạt và nệm di động) và

Page 16: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

thậm chí gây ra gẫy xương. Khi khớp bị khô thì cơ thể sẽ thiếu đi sự linh hoạt. Bởi vậy, giải pháp lý tưởng cho linh hoạt khớp và nệm di động nằm ở nhu cầu nuôi dưỡng và bảo quản khớp sụn và chất hoạt dịch của tất cả các khớp.Giải pháp chính là chống lại viêm khớp bằng dinh dưỡng hợp lý trong cuộc sống. Dinh dưỡng hợp lý nghĩa là bổ sung dinh dưỡng. Không chỉ đơn thuần là bổ sung khi bị viêm khớp mà là bổ sung thường xuyên. Nuôi dưỡng cơ thể chống lại viêm khớp, nam giới nên bắt đầu sớm từ năm 30 tuổi và với phụ nữ là 40 tuổi. Glucosamine và Chondroitin đã vượt qua những cuộc thử nghiệm nghiên cứu và được chứng minh thành công là giảm đau. Axit béo cetylated của Celadrin và cetyl myristoleate được chứng minh có hiệu quả trong việc bôi trơn và duy trì khớp sụn. Methysunfonylmethane (MSM) được chỉ ra là cung cấp sunfua cho khớp khi được cung cấp bên ngoài và cung cấp sunfua dinh dưỡng khi ăn. Sụn có thể được tăng cường với xương giữa chuỗi protein và MSMCeladrin CFAs được chứng minh là sẽ củng cố các khớp đầu gối chuyển động và bao gồm chức năng của khớp khuỷu. Celadrin CFAs cũng được chỉ ra là tăng cường hoạt động của chuỗi các khớp hoạt động, tăng cường khả năng của con người khi đứng và ngồi, đi lên và đi xuống cầu thang, giữ thăng bằng khi đứng. Celadrin CFAs trong cơ thể người giảm đau liên quan tới khớp, tăng cường chức năng của khớp khuỷu, đầu gối và cổ tay. Celadrin CFAs cung cấp giải pháp tuyệt vời cho nhau cầu bảo vệ chất dịch hoạt và chất bôi trơn khớp. Glucosamine và Chondroitin giúp củng cố khớp sụn của các khớpGlucosamine và Chondroitin hoạt động cùng nhau để củng cố sụn. Sụn bị ảnh hưởng hầu hết bởi viêm khớp ở đầu gối và hông do chịu sức nặng của cơ thể và làm nệm cho các hoạt động. Glucosamine đồng thời cũng hoạt động dự báo sản phẩm của N-acetyl-galactosamine sunfat, thành phần thiết yếu của chondroitin sunfat. Tuy nhiên, khi chúng ta già đi thì việc tổng hợp glucosamine cũng bị ảnh hưởng. Glucosamine giảm khi chúng ta già. Vì vậy, việc bổ sung se giúp cho cơ thể tạo ra Chondroitin sunfat. Glucosamine đồng thời cũng kích thích sản xuất collagen từ chondrocytes. Hơn nữa, Glucosamine cần cho việc tạo ra những chất khác, tạo ra proteoglycan cho sụn gốc. Giảm bổ sung sẽ dẫn đến suy thoái trong sụn.Methylsulfonylmêthan (MSM) là một nguồn an toàn và dinh dưỡng của sunfat sinh học săn có để duy trì toàn bộ khớp sụn và giảm đau khớp. MSM là thành phần được tìm thấy tự nhiên, hữu cơ, chứa sunfua. MSM an toàn.Chức năng đầu tiên của MSM là bảo đảm cho số lượng liên kết trong chuỗi collagen polypeptit. MSM được chỉ ra là có khả năng giảm đau do bệnh thấp khớp, viêm khớp và sưng khớp.

Một trong những biện pháp để phòng và điều trị bệnh thoái hóa khớp là tập thể dục đều đặn, vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng. Đó là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Tuy nhiên nếu không luyện tập đúng cách thì tập thể dục thể thao lại có tác dụng ngược lại.Đi bộ là môn thể thao tốt cho mọi đối tượng đặc biệt là người lớn tuổi. Tuy vậy những người chọn môn thể dục đi bộ phải tập luyện căn cứ vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của mình xem đi bộ bao nhiêu một ngày là đủ. Những người già 60 - 70 tuổi, chỉ nên đi bộ từ 30 - 45 phút/ngày là đủ. Còn những người trẻ hơn, có thể đi bộ trong khoảng thời gian nhiều hơn, nhưng cũng không nên lạm dụng môn thể thao đi bộ. Bởi nếu lạm dụng môn thể thao này sẽ có nguy cơ thoái hóa khớp gối.

Page 17: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

Chị em phụ nữ tập aerobic, nhiều người ham động tác nặng vì muốn giảm cân nhanh, như nhảy bục. Hậu quả là sau những lần nhảy bục, nhiều người phải vào viện điều trị vì bị đau gối, lưng, cổ chân, khớp háng.Tập tennis quá đà, sử dụng vợt quá nặng, cán vợt lớn hơn bàn tay... người tập dễ bị đau khớp tay, rách chóp xoay của khớp vai. Nhiều người mắc những loại bệnh lý này, đến nỗi xuất hiện từ “hội chứng tennis”. Kết quả nghiên cứu cho thấy, gần 50% số VĐV tennis - tập luyện hàng ngày và gần 25% số người tập vài lần/tuần đều mắc “hội chứng tennis”. Hội chứng tennis cũng có thể gặp ở người chơi các môn khác như golf, bóng chày, bóng bàn... Bệnh xuất hiện do người chơi không nắm vững các nguyên tắc tập luyện, do tập quá sức, do vợt hoặc quá nặng, cán vợt quá lớn so với bàn tay, mặt sân quá cứng. Các bác sĩ khuyên rằng, ngay cả VĐV nghiệp dư cũng cần có người huấn luyện về chuyên môn và thể lực. Vì vậy, trước khi tham gia tập luyện một môn thể thao nào đó, người tập nên có sự tư vấn của bác sĩ, chuyên gia thể thao. Bởi nếu luyện tập không đúng cách, quá sức sẽ ảnh hưởng xấu tới các khớp đặc biệt là các khớp nâng đỡ trọng lượng cơ thể như khớp đầu gối, khớp háng, khớp cột sống, khớp tay… Các khớp này chịu sức ép rất lớn bởi trọng lượng và sự vận động của cơ thể.

Sau một thời gian dài luyện tập thể thao quá mức, có thể dẫn tới sự kéo căng của tổ chức collagen ở sụn. Những biến đổi ở sụn dẫn đến sự giải phóng các enzym có tác dụng phá hủy các yểu tố cấu tạo sụn. Do vậy những người tập thể thao thường xuyên cũng nên quan tâm tới việc bổ sung, tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Một trong những hoạt chất có tác dụng kích thích sản xuất sụn là Glucosamin sulfat có trong sản phẩm Golsamin. Glucosamin là một phân tử đơn giản được tổng hợp một cách tự nhiên trong cơ thể. Chức năng chính của Glucosamin là kích thích sản xuất các phân tử Glycosamino glycans (GAGs)- yếu tố cấu tạo chủ yếu của sụn. Do vậy duy trì một lượng glucosamin sulat - một dạng glucosamin – trong chế độ ăn khi luyện tập thể thao là hết sức quan trọng.

Nhìn chung, để hạn chế các bệnh về khớp , thoái hóa khớp, cần có một chế độ lao động, vận động hợp lý. Khi tập các môn thể dục, thể thao cần tập bài bản, phù hợp với tuổi tác, tình trạng sức khỏe và nên quan tâm tới việc tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp.

Mình là cựu nạn nhân của thứ bệnh khớp này nè. Lúc còn bé không hiểu do thiếu chất hay do di truyền (vì bên nội mình cũng nhiều người bị bệnh xương khớp) mà các khớp ngón tay - chân, khuỷu tay - chân, cổ tay chân.. nói chugn là tất tần tật các khớp của mình bị hay bị đau, khi xưng đỏ khi không. Mình đi điều trị khắp nơi (bé thì trị ở BV Nhi Đồng, trên 15 tuổi thì đi bác sĩ tư & tri cả đông y ở BV Y hoc dân tộc.. uống bao nhiêu là thuốc mà vẫn cứ đau. Ba Mẹ mình thuơng con nên buồn lắm.

Một lần đang ngồi chờ khám ở BV Y học dân tộc thì có 1 bác cũng đang chờ khám gần đấy hỏi thăm mình bị làm sao... Mẹ mình & bác ấy trò chuyện một hôi thì được bác chỉ cho bài thuốc CHÂN GÀ HẦM. Lúc đấy thì cũng chưa tin mấy nhưng thấy uống nước gà hầm ko hại gì nên Mẹ mình về làm cho mình dùng thử. Một vài lần đâu thì cũng chưa thấy tác dụng gì rõ rệt, nhưng thấy mình thích uống (vì nó thơm thơm -

Page 18: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

ngậy ngậy) lại thích ăn chân gà chấm muối tiêu hoặc xì dầu, nên Mẹ mình vẫn tiếp tục làm cho mình dùng.

Vậy mà một thời gian sau mình đỡ đau nhiều. Về sau thi thoảng đau lại thì Mẹ mình vẫn làm cách quãng cho mình dùng. Đến giờ thì mình khỏi hẳn rồi, không còn khổ sở khi trở trời nữa.

Cách làm dễ lắm: Mua khoảng 10 cặp chân gà (gà công nghiệp hay gà ta đều tốt)Làm sạch rồi cho vào nồi với 1 ít muối (khoảng 1/5 muỗng cafe thôi, rất ít muối)Đổ ngập nước rồi đun lửa vừa trên bếp đến khi nước trong nồi sánh lại, đổ ra chỉ còn khoảng lưng chén nước cốt gà. Để nước cốt gà nguội bớt rồi vắt vào 1/2 quả chanh (những môt nửa quả chanh đấy)Khuấy đều lên húp lúc còn âm ấm cho khỏi ngấy.

Lưu ý: Uống lúc bụng hơi đói là tốt nhất. Đừng vắt chanh lúc nước cốt còn nóng quá uống vảo sẽ bị đắng.

Số lần uống thì tùy ý thích của mỗi người. Ban đầu mình uống tuần 2-3 chén. Sau giảm còn mỗi tuần 1 chén. Sau thì thích uống lúc nào thì uống. ban đầu không thấy kết quả rõ rệt, nhưng sau một thời gian không còn bị đau nhức, mình ko để ý nữa. Đến giờ thì có thể nói là hết hẳn

Giờ mình 29 tuồi, cũng cả chục năm rồi không thấy bị đau nữa. Mẹ con mình rất biết ơn bác gì năm xưa đã tình cờ chỉ cho bài thuốc. Sau này gặp ai đau khớp mình cũng chỉ lại. Có lẽ do trong nước cốt ấy có nhiều Glucosamin, lại hấp thu qua đường ăn uống tự nhiên nên đã hỗ trợ sức khỏe của các khớp xương. Còn chanh có lẽ là để giúp chống lại Cholesterol thừa nếu cơ thể mình tiêu thụ không hết

Mình thì thích húp từng muỗng vì vị của nó thơm ngon, ấm bụng. (Dạo đó uống thuốc Tây nhiều mình bị đau dạ dày, uống vào đỡ hẳn, thấy dễ chịu lắm.) Uống xong thì lấy chân gà ra ăn (là món khoái khẩu của mình). Có khi Mẹ mình vớt chân gà ra khìa với nước dừa tươi + ngũ vị hương + xì dầu thành ra món CHÂN GÀ PHÁ LẤU mình cũng chén sạch.

Bệnh nhân viêm khớp nên tập luyện như thế nào?Aerobic có lợi cho người viêm khớp.

Việc tập luyện giúp giảm đau và cứng khớp, tăng sức dẻo dai, làm mạnh cơ bắp, khỏe tim. Nó còn giúp giảm cân và làm cơ thể khỏe khoắn. Tuy nhiên, nếu tập không đúng cách, bệnh sẽ nặng thêm.

Có 3 cách tập luyện tốt nhất cho người bị viêm khớp. Tập nhẹ (như khiêu vũ) giúp khớp hoạt động bình thường và giảm sự căng khớp; giúp duy trì và tăng sự dẻo dai. Tập mạnh (như cử tạ) làm mạnh cơ bắp; cơ có mạnh mới hỗ trợ và bảo vệ được các

Page 19: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

khớp bị viêm. Thể dục nhịp điệu (aerobic) hay tập luyện kéo dài (như đi xe đạp) giúp cải thiện tim mạch, kiểm soát trọng lượng cơ thể và cải thiện toàn bộ chức năng. Kiểm soát thể trọng là yếu tố rất quan trọng đối với người bị viêm khớp bởi sự dư cân sẽ làm tăng áp lực lên các khớp.

Để thiết lập chương trình tập luyện, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Hãy khởi đầu việc tập luyện với sự giám sát của chuyên viên vật lý trị liệu. Trước hết, phải làm ấm các khớp bị viêm, khởi động với các bài tập nhẹ. Sau đó, thực hiện các bài tập nặng hơn một cách từ từ với các trọng lượng nhỏ, tập thật chậm.

Hãy chọn chương trình tập luyện phù hợp nhất và tập luyện thường xuyên với nó. Sau tập, cần dùng các túi chườm lạnh.

Các phương pháp sau sẽ giúp bạn chặn đứng cơn đau trong thời gian ngắn để thấy dễ chịu hơn khi tập luyện:

- Chườm nóng: Có thể sử dụng túi chườm nóng hay tắm nóng, thực hiện tại nhà, mỗi lần khoảng 15-20 phút, thực hiện 3 lần/ngày sẽ giúp giảm triệu chứng đau.

- Dùng sóng ngắn, vi ba và siêu âm để đưa nhiệt xuống sâu hơn ở những vùng khớp không bị viêm, thường dùng ở khớp vai để làm giãn cơ gân do tập luyện quá căng. Nhiệt sâu không được chỉ định đối với những bệnh nhân bị viêm khớp cấp tính.

- Chườm lạnh: Có thể sử dụng các túi đựng nước đá, làm giảm đau và viêm, thường dừng khoảng 10-15 phút mỗi lần. Chườm lạnh được chỉ định trong viêm khớp cấp tính.

- Thủy liệu pháp (hydrotherapy): Có thể làm giảm đau và căng cơ. Tập luyện trong bể rộng có vẻ dễ hơn bởi vì nước làm giảm sức nặng của cơ thể lên khớp bị viêm.

- Vật lý trị liệu: Bao gồm các biện pháp như kéo giãn, massage và tẩm quất. Với các chuyên viên, những phương pháp này có thể làm giảm đau và làm tăng độ dẻo dai của cơ khớp.

- Giãn cơ: Bệnh nhân cần học cách thư giãn để làm giãn cơ và giảm đau. Các chuyên viên có thể thực hiện những biện pháp giãn cơ chuyên nghiệp.

- Châm cứu: Đây là phương pháp cổ truyền của Trung Quốc có thể giúp giảm đau. Các nhà nghiên cứu tin rằng kim châm cứu sẽ kích thích các sợi thần kinh cảm giác sâu, sau đó được truyền lên não và làm giãn cơ.

BS. Nguyễn Văn Thông, Sức Khỏe & Đời Sống

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một thể viêm khớp gây đau và biến dạng khớp, là bệnh mãn tính, kéo dài trong nhiều năm. Bệnh gặp ở phụ nữ nhiều gấp 2-3 lần ở nam giới. Tuy

Page 20: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

nhiên, bệnh cũng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào và hiện chưa có cách điều trị khỏi. Bệnh diễn biến từng đợt, nếu được phát hiện sớm và chữa trị tích cực, đúng cách, bệnh có thể tiến triển tốt

Triệu chứng

Triệu chứng điển hình nhất là viêm nhiều khớp với biểu hiện sưng, nóng, đỏ,đau; không chỉ viêm ở khớp tay, chân mà còn viem nhiều khớp khác của cơ thể. Các khớp viêm đều khó cử động, có biểu hiện cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

Khám thực thể thấy khớp sưng đau, sờ thấy những cục nhỏ cứng chắc dưới da vùng cánh tay.

Kèm theo các triệu trứng thực tế là triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, sút cân.

Nguyên nhân

Là bệnh tự miễn trong đó các tế bào bạch cầu “quên” mất nhiệm vụ chính của mình là chống lại những tác nhân ngoại lai mà quay sang tấn công vào chính bao hoạt dịch của khớp, gây viêm và giải phóng ra protein làm phá hủy sụn, xương, gân và dây chằng cạnh khớp.

Hiện chưa rõ cơ chế gây ra quá trình này nhưng có nhiều giả thiết cho rằng do di truyền, điều kiện sống và thói quen sinh hoạt.

Xét nghiệm và chẩn đoán

Chẩn đoán thường dựa trên tiền sử bệnh và khám thực thể các khớp bị tổn thương.

Các xét nghiệm giúp chẩn đoán gồm: xét nghiệm máu (tốc độ máu lắng tăng, có các kháng thể anti-cyclic citrullinated peptide và yếu tố thấp trong máu); phân tích dịch khớp giúp loại trừ các bệnh khác, chụp Xquang để phát hiện và theo dõi tiến triển của bệnh.

Điều trị

Mục đích điều trị chủ yếu nhằm làm giảm viêm khớp để giảm đau và ngăn ngừa tổn thương khớp tiến triển.

Điều trị nội khoa: Dùng các thuốc giảm đau chống viêm, hạn chế mức độ tổn thương khớp, ức chế miễn dịch.

Những điều cần chú ý

Ngay khi phát hiện bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm. Điều trị sớm sẽ tránh được tình trạng dính khớp, biến dạng khớp, tàn phế.

Không được tự ý dùng thuốc theo quảng cáo trên thị trường bởi khó tránh khỏi các tác dụng phụ của thuốc.

Page 21: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

Yếu tố thời tiết có tác động lớn tới bệnh viêm khớp dạng thấp. Thời tiết lạnh và ẩm, có mưa phùn làm cho các khớp dễ bị sưng tấy, đau đớn. Vì thế người bệnh tuyệt đôí tránh không ra ngoài khi trời lạnh mà có mưa phùn. Nếu bắt buộc, phải có trang bị phòng hộ (mặc quần áo ấm, đội khăn, đeo khẩu trang, đi giày tất ấm, mặc áo mưa…), không được để nước mưa dính vào người. Ngay sau khi trở về nhà phải lau khô người, rửa chân tay bằng nước ấm, thay quần áo.

Người bệnh không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, luôn giữ cho tư thế người thẳng cân đối, nếu nâng một vật nào đó phải nâng bằng cả hai tay, khi di chuyển vật nặng thì đẩy chứ không nên bê, xách. Quần áo nên may bằng chất liệu vải mềm có khóa kéo, giày dép có quai dán để người bệnh có nhiều cơ hội vận động. Không vận động quá mức ở các khớp tổn thương, không làm các động tác gây đau khớp tăng lên. Việc tập luyện rất cần thiết nhưng không được tập quá cường độ, tác động mạnh đến khớp sẽ làm thoái hóa khớp.

Cần thực hiện chế độ ăn cân đối, không nên kiêng khem sẽ dẫn đến suy kiệt, giảm sức đề kháng. Nếu đang dùng các loại thuốc có corticoid (cortisone, prenisolon…) thì không ăn các thức ăn có nhiều đường như bánh ngọt, chè, kem… Nên ăn uống các chất có chứa nhiều canxi như sữa và các sản phẩm của sữa (pho mát, sữa tươi, sữa chua…), thức ăn giàu kali (chuối, tiêu, rau cải, quả khô…). Nên ăn thịt nạc bỏ da, không ăn phủ tạng động vật, thay bớt đạm động vật bằng đạm thực vật.

Quá trình điều trị đòi hỏi phải kiên trì, người bệnh phải dùng thuốc và duy trì luyện tập trong thời gian dài. Cần khám lại đúng hẹn để bác sĩ có cơ sở thay đổi liều thuốc và hướng dẫn chế độ luyện tập phù hợp. Theo Gia đình

Sống chung với viêm khớp03/08/2010 07:26 AMKhi ổ khớp bị viêm, các hoạt động của chúng giảm tầm hoạt động, gây cứng khớp. Biết rõ các tiến trình bệnh lý này giúp chúng ta tìm ra biện pháp phòng ngừa và điều > 5 cách đẩy lùi stress văn phòngtrị hữu hiệu.> 5 cách đẩy lùi stress văn phòng

Hệ thống xương khớp của con người tuyệt vời đến mức chưa một người máy nào có thể bắt chước hoàn hảo. Các thao tác, cử chỉ từ nhẹ nhàng đến mạnh mẽ đều có sự tham gia của các ổ khớp. Khi ổ khớp bị viêm, các hoạt động của chúng giảm tầm hoạt động, gây cứng khớp. Biết rõ các tiến trình bệnh lý này giúp chúng ta tìm ra biện pháp phòng ngừa và điều trị hữu hiệu.

Khớp gồm nhiều thành phần khác nhau: sụn khớp, bao hoạt dịch, dây chằng, cơ và gân cơ. Sụn khớp hay đầu xương bị tổn thương sẽ gây tăng ma sát hai đầu xương, dẫn đến tiến trình viêm. Viêm khớp còn do chấn thương, sử dụng quá mức ổ khớp, do bệnh lý hoặc do tuổi già (lãohoá). Hiện tượng viêm từ mức độ vi tế sẽ trở nênt hấy được với những triệu chứng: sưng, đỏ, nóng,đau, cứng khớp và giới hạn biên độ hoạt

Page 22: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

động. Càng bị đau, bệnh nhân càng có khuynh hướng giới hạn cửđộng, cơ càng bị co rút dẫn đến cứng khớp; và vòngl ẩn quẩn khiến viêm khớp nặng hơn!

Triệu chứng báo hiệu

Đầu tiên là cảm giác đau khi ấn vào khớp. Không thể gập hay duỗi khớp một cách bình thường. Đau khớp tự phát: hoặc đau các khớp lớn như khớp gối, khớp vai, khớp cổ chân... hoặc đau những khớp nhỏ như khớp bàn tay – ngón tay, khớp liên đốt ngón tay... Cơn đau gia tăng khi khớp chịu lực hay gập duỗi. Tiếng lạo xạo, cót két phát ra khi cử động khớp. Yếu cơ quanh ổ khớp.

Để chẩn đoán viêm khớp, phải dựa trên sự thăm khám kỹ lưỡng và đánh giá lâm sàng tỉ mỉ qua tổng hợp các triệu chứng. Các xét nghiệm chuyên biệt giúp sự chẩn đoán chính xác hơn. Hình ảnh X-quang chỉ thấy rõ khi tổn thương quá nặng. Vì thế, chẩn đoán sớm các bệnh lý viêm khớp rất quan trọng. Bệnh nhân cần cung cấp đầy đủ thông tin về triệu chứng, bệnh sử, tiền căn gia đình, danh sách thuốc đã sử dụng... Người thân đi theo cũng cần cung cấp thêm thông tin bệnh tật và chia sẻ với bệnh nhân những khó khăn về cả tâm lý lẫn thể chất, ghi nhớ lời dặn dò của bác sĩ. Bác sĩ điều trị dựa vào sự khảo sát lâm sàng tỉ mỉ, đánh giá tình trạng khớp, mức độ tổn thương khớp, chẩn đoán loại bệnh lý viêm khớp... từ đó sẽ quyết định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như X-quang, xét nghiệm chuyên biệt cho viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do thống phong,viêm dính cột sống, nhiễm trùng... Cuối cùng, bác sĩcùng bệnh nhân vạch ra kế hoạch điều trị. Khác với nước ngoài, bệnh nhân nước ta thường để các bác sĩ quyết định hoàn toàn.

Một số loại viêm khớp thường gặp

Có hàng trăm bệnh lý viêm khớp nhưng thường thấy là các loại sau: thoái hoá khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp thiếu nhi, nhiễm trùng khớp do vi trùng sinh mủ, nhiễm trùngkhớp do lao...

Thoái hoá khớp: hay viêm khớp thoái hoá có thể ảnh hưởng bất cứ khớp. Tuy nhiên thoái hoá khớp lớn thường gặp hơn, nhất là những khớp chịu lực nhiều như khớp gối, khớp háng và khớp cổ chân. Nguyên nhân: do lạm dụng sức chịu đựng khớp, do chấn thương, lão hoá, mậpphì, tật bẩm sinh, bệnh thống phong, tiểu đường, cácbệnh lý nội tiết... Đa số thoái hoá khớp không rõ nguyên nhân liên quan đến sự lão hoá. Thoái hoá khớpkhông ảnh hưởng một cách hệ thống đến cơ thể như các bệnh viêm khớp khác. Triệu chứng thay đổi tuỳt ừng bệnh nhân, thường thấy nhất là đau một ổ khớp hay nhiều khớp khi hoạt động quá mức và bớt khi nghỉ ngơi hay tập nhẹ nhàng. Cứng khớp hay giới hạn cửđộng khớp thường xảy ra vào buổi sáng, bớt khi tập luyện cử động nhẹ nhàng vài lần trong ngày.

Viêm khớp ảnh hưởng đến vài trăm triệu người trên khắp thế giới. Hiểu rõ và sống chung với viêm khớp, nhất là các loại bệnh viêm khớp mạn tính là một thái độ tích cực góp phần gia tăng chất lượng cuộc sống của chính bệnh nhân.

Viêm khớp dạng thấp: là bệnh mạn tính thường thấy ở Việt Nam, số bệnh nhân nữ nhiều gấp hai, ba lần nam giới. Viêm khớp tiến triển chậm dần theo tuổi tác nhưng

Page 23: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

gây tỷ lệ tàn tật và tử vong cao. Đây là bệnh tự miễn, do cơthể tiết ra các chất tấn công bao khớp, xâm nhập và phá huỷ ổ khớp. Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp chưarõ, nhưng yếu tố di truyền được xem có vai trò quan trọng. Tuổi mắc bệnh thường là trung niên nhưng vẫncó thể xảy ra ở tuổi 20 – 30. Nếu không điều trị,bệnh có thể ảnh hưởng các cơ quan khác một cách cóhệ thống. Triệu chứng thường là sưng đau, ấn đau, giới hạn cử động hay cứng khớp. Các khớp thường gặp là bàn – ngón tay, các lóng tay, cổ tay, cổ chân,bàn – ngón chân. Sáng ra bệnh nhân thường có cảm giác cứng, khó cử động bàn – ngón tay hay ngón chân trong nhiều giờ, càng vận động càng bớt cứng. Bệnh nhân cũng thấy tê các đầu ngón tay và ngón chân, nhất là vềđêm hay vừa ngủ dậy. Triệu chứng viêm khớp thường có tính đối xứng. Bệnh nhân còn thấy chán ăn, mệtmỏi, sốt nhẹ... Diễn biến lâu năm, các biến dạngkhớp tiến triển dần do tổn thương nặng xương – sụn; xương kêu lạo xạo khi cử động; xuất hiện các nốt thấp dưới da quanh các khớp chịu lực.

Viêm khớp thiếu nhi: phần lớn nguyên nhân không được biết rõ. Đây không phải là bệnh lây lan, cũng không phải do những yếutố như thức ăn, chất độc, sinh tố, dị ứng... Cũng không chắc có yếu tố di truyền. Nhiều triệu chứngbệnh giống viêm khớp dạng thấp người lớn. Khi bệnh tiến triển lâu, xương sụn khớp bị tổn thương nặngcó thể gây biến dạng khớp, khó cử động và ảnhhưởng lên sự tăng trưởng xương khớp. Một số cháu có triệu chứng một thời gian rồi khỏi hẳn, một số cháu sẽ không khỏi nếu không được chữa trị.

Điều trị

Mục tiêu chính của điều trị là giảm đau, gia tăng tầm độ hoạt động khớp, cải thiện sức chịu lực của khớp và sứccơ quanh ổ khớp, phòng ngừa bệnh tiến triển nặng gây biến dạng khớp. Mục tiêu đề ra còn tuỳ thuộc yêucầu của từng bệnh nhân.

Có nhiều chọn lựa trong phương pháp điều trị, hoặc riêng rẽ hoặcphối hợp: điều trị bảo tồn (nằm nghỉ, thuốc men,tập luyện nhẹ nhàng, giảm trọng lượng, vận động trị liệu hay hướng nghiệp trị liệu…), phẫu thuật.Kế hoạch điều trị cần kết hợp các biện pháp khác:thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện toàn diệnsức khoẻ, tập luyện hàng ngày; sử dụng thuốc…

Một trong những biện pháp hữu hiệu giúp giảm đau trong viêm khớp là giảm cân. Mập quá cơ thể sẽ tăng lực chịu đựng lên các khớp, đặc biệt với những bệnh nhân thoái hoákhớp. Vì vậy cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợplý, giữ trọng lượng lý tưởng, giúp khớp viêm tránhtổn thương thêm. Bỏ thuốc lá cũng là một yêu cầu đốivới bệnh nhân viêm khớp. Phụ nữ hút thuốc có nguy cơ tăng bệnh viêm khớp dạng thấp gấp hai lần ngườikhác.

Tập luyện là một bước quan trọng giúp duy trì chất lượng cuộc sống tốt hơn để có thể “sống chung” với viêm khớp. Cầntôn trọng nguyên tắc “tập không đau”. Các bài tậptuỳ theo từng khớp đau. Bệnh nhân nên thảo luận vớibác sĩ hay kỹ thuật viên phục hồi chức năng về nội dung tập luyện. Chỉ nên tự tập khi đã có sự hướng dẫn và quen với các thao tác tập. Các trợ cụ tập có thể hữu ích dưới sự hướng dẫn chuyên môn.

Theo SGTT

Page 24: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

Tập luyện có thể làm giảm đau khớp gối

Khớp gối phải của tôi kêu lụp cụp khoảng 2 tháng nay và thấy rất đau mỗi khi lên xuống cầu thang. Tôi đã đi khám ở BV, kết luận tôi bị viêm khớp (có chụp x-ray) và bị hết độ nhờn nên khi chuyển động làm khớp đau, tôi được uống khoảng 6 loại thuốc.

Hết thuốc thì tôi bị đau lại. Vậy xin hỏi nếu không cần uống thuốc nữa mà chỉ tập đi bộ và tập thể dục thôi thì bệnh có hết không và nếu không chữa trị bằng thuốc mà để về lâu dài có nguy iểm gì cho sức khỏe? Có phải thay khớp không?

Bạn đọc

- Trả lời của phòng mạch online:

Trước hết xin trả lời bạn về tình trạng gối bị kêu. Gối của bạn kêu khi co duỗi và gây đau chứng tỏ gối có vấn đề. Tuy nhiên phần còn lại gối bị vấn đề gì thì hơi phức tạp.

Khớp gối có ba khoang: khoang khớp bánh chè đùi, khoang khớp gối bên trong và bên ngoài. Tùy vị trí đau của từng khoang mà sẽ có những chẩn đoán khác nhau.

Nếu bạn bị đau mặt trước khớp gối, đau khi leo lên cầu thang hay khi gập gối thì nhiều khả năng bạn bị tổn thương vùng sụn gối bánh chè đùi. Khi đó cần phải xem nguyên nhân hư sụn là gì. Có phải do vận động quá nhiều như leo cầu thang, ngồi xổm hay do bán trật xương bánh chè? Bán trật bánh chè và hội chứng tăng áp lên cánh ngoài bánh chè do bánh chè không di chuyển đúng trong rãnh lồi cầu đùi là một trong những nguyên nhân gây đau mặt trước gối và làm thoái hóa sụn khớp mau hơn.

Nếu bạn bị đau mặt trong khớp gối thì chứng tỏ bạn bị hư sụn khớp bên trong, có thể là sụn chêm hay hay sụn khớp lồi cầu đùi mâm chày. Khi đó cần xem lại trục khớp gối của bạn có bị lệch vẹo vào trong khiến sụn khoang khớp gối bên trong mau hư hơn hay không. Nếu bạn bị đau khe khớp gối bên ngoài thì cần xem thử bạn có bị tình trạng sụn chêm hình đĩa hay lệch trục khớp gối ra ngoài khiến hư sụn hay không.

Vấn đề thứ hai là phần điều trị. Khi đã có chẩn đoán chính xác nguyên nhân thì việc điều trị phải bao gồm hai phần mà phần nào cũng quan trọng như nhau đó là thuốc và luyện tập.

Về thuốc, theo hướng dẫn của các hiệp hội về khớp, nếu bạn bị thoái hóa khớp giai đoạn sớm nhẹ thì thuốc đầu tay là paracetamol và các thuốc hỗ trợ khác, giai đoạn nặng hơn mới dùng kháng viêm giảm đau non-steroid, và đến giai đoạn nặng hơn nữa có thể phải tiêm dung dịch corticoid hay nội soi làm sạch khớp hay đục xương chỉnh trục khớp gối.

Dĩ nhiên đến khi thuốc không còn tác dụng thì mổ thay khớp là biện pháp chọn lựa. Nhưng ở độ tuổi như bạn thì không đến nỗi như vậy và cũng chưa có chỉ định vì bạn còn quá trẻ.

Page 25: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

Phần luyện tập là phần hết sức quan trọng để tránh làm cho tình trạng hư khớp mau hơn. Phần này bao gồm tập luyện, tránh tư thế xấu, mang dụng cụ hỗ trợ. Tập luyện chính là các môn chơi thể thao hằng ngày giúp vận động gối ở mức vừa phải. Khi vận động, dịch khớp gối được các tế bào sụn hấp thu và tăng cường sức sống cho tế bào sụn. Tuy nhiên những môn chơi làm tăng nặng áp lực lên gối như bóng chuyền, tennis, đá banh… sẽ không thích hợp. Những môn chơi được cho là ít ảnh hưởng áp lực lên gối như bơi, đạp xe, tập thể lực tư thế nằm hay ngồi, đi bộ nhẹ nhàng không quá 30 phút mỗi ngày, tập thể lực dưới nước như đi bộ dưới nước là những môn thích hợp.

Tập các nhóm cơ quanh gối, tùy theo loại tổn thường là gì mà sẽ ưu tiên nhóm cơ bên trong hay bên ngoài. Các tư thế xấu làm mau hư khớp gối bao gồm leo cầu thang, ngồi xổm, khiêng vác quá nặng, tăng trọng lượng cơ thể. Dụng cụ hỗ trợ cho gối còn tùy thuộc tình trạng bệnh lý ở đâu. Ví dụ tăng áp lực cánh ngoài bánh chè sẽ phải mang dụng cụ kéo bánh chè vào bên trong nhằm đưa bánh chè chạy đúng trong rãnh lồi cầu đùi…

Đến đây thì bạn đã thấy quá trình điều trị thoái hóa khớp. Do vậy nếu bạn bị đau bao tử và không muốn uống nhiều thuốc thì tùy tình trạng gối bạn hư mức độ nào mà sẽ phải luyện tập và chọn lựa thuốc cũng như các biện pháp điều trị khác. Rất tiếc là muốn tư vấn cụ thể hơn thì chúng tôi cần phải có chẩn đoán chính xác. Hy vọng bạn hài lòng với câu trả lời.

ThS.BS TĂNG HÀ NAM ANH(Giảng viên CTCH BV ĐH Y dược TP.HCM)

Chế độ sinh hoạt hợp lý cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấpKhởi tạo bởi : suckhoe | Đăng bởi : suckhoe | Cập nhật: 18/01/2010 12:00E-mail | Bản in | Lưu xem sau

Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là bệnh khớp mạn tính thường gặp nhất, đặc trưng bởi viêm nhiều khớp nhỏ, nhỡ của chân, tay. Bệnh thường tiến triển nặng lên với viêm càng nhiều khớp hơn, gây tổn thương sụn khớp, xương, gân, dây chằng, gây tàn phế, dần dần khớp bị cứng và dính, biến dạng, khiến bệnh nhân bị tàn phế. Để giúp bệnh nhân có thể cải thiện tình trạng bệnh tật, thích nghi tốt hơn với cuộc sống hằng ngày và lao động, ngoài việc tuân thủ điều trị, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt hợp lý.

Chế độ sinh hoạt hằng ngày hợp lýNgười bệnh viêm khớp dạng thấp nên hoạt động thể chất thường xuyên.

Bệnh nhân nên cố gắng duy trì ở mức có thể hoạt động hằng ngày, dọn dẹp nhà cửa hay nghề nghiệp bằng cách thay đổi môi trường xung quanh thích hợp hơn để giảm

Page 26: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

bớt sự gắng sức của bản thân bệnh nhân. Tốt nhất là sử dụng trợ giúp kỹ thuật. Đó là các dụng cụ giúp bệnh nhân trong các sinh hoạt hằng ngày như vệ sinh, mặc quần áo, hoạt động dọn dẹp nhà cửa, và nghề nghiệp. Việc chọn lựa kỹ càng các máy móc điện gia dụng hay vòi nước sẽ giúp công việc dọn dẹp nhà cửa trở nên dễ dàng hơn. Bệnh nhân cũng cần mua thêm các dụng cụ nhà bếp đơn giản giúp tránh được các động tác thừa như mở nút chai điện tử hay kéo lò xo. Trong VKDT, tổn thương bàn chân rất thường xuyên và có thể. Do vậy cần phải chọn giày thích hợp, cũng như có các chăm sóc thích hợp để tránh kích thích da chân. Nên chọn giày mềm, nhẹ bằng da chẳng hạn, giày mũi tròn, tránh các đường khâu bên trên đế giày kếp hay gối khi. Gót giày cao khoảng 3cm đôi khi cần đặt riêng giày cho các ngón chân bị biến dạng. Có cả các loại giày chỉnh hình biến dạng do nhiệt thích hợp với tất cả các biến dạng khớp. Nên mang lót giày chỉnh hình ngay từ khi bắt đầu bị bệnh. Chuyên gia phục hồi chức năng sẽ giúp bệnh nhân sử dụng các dụng cụ và thao tác hợp lý.

Các động tác cần tránh và động tác cần làm

Một số lời khuyên giúp bệnh nhân có được thói quen lao động và sinh hoạt tốt bệnh nhân cần ưu tiên đến sự tiện lợi. Cần tránh các động tác có hại đối với khớp và thay thế bằng các động tác giữ gìn khớp. Cố gắng trong phạm vi có thể, giữ được trục khớp bàn tay (đi qua ngón tay thứ ba) khi kéo dài trục của cẳng tay. Không nên cử động cổ tay mà làm bàn tay bị lệch sang một bên. Đặc biệt chú ý khi viết. Cần chọn những đồ vật to để dễ dàng cầm nắm, khi các khớp ngón tay bị cứng. Tuy nhiên không nên dừng việc khâu vá hay đan lát khi đó là công việc yêu thích của bạn. Ngón cái và ngón trỏ là hai ngón tay làm việc nhiều nhất. Do vậy hãy làm việc với cả các ngón tay khác. Không nên cố vặn mở nắp nút chai hay lọ mà hãy dùng dụng cụ mở nút chai. Tránh ấn nút bằng ngón tay mà hãy dùng lòng bàn tay chẳng hạn. Không mang đồ vật bằng cách nắm các ngón tay lại. Ví dụ không nên mang chảo bằng cách cầm cán chảo mà nên nhấc cả chảo lên bằng 2 tay.

Tập thể dục, thể thao

Nếu đau xuất hiện mỗi khi vận động thì không nên nản chí. Người bệnh chỉ cần mang dụng cụ giúp đỡ và thay đổi một số động tác là có thể tiếp tục hoạt động được. Có thể tập tĩnh, tức là chỉ cần tập luyện cơ lực có đối kháng thay vì vận động, hay tập luyện những bài tập thể dục ngắn tại nhà. Các bài tập thể dục cho bàn tay giúp duy trì sự mềm dẻo khớp cổ tay và ngón tay. Các bài tập cho chân giúp cho đứng vững và đi lại tốt hơn. Bệnh nhân cần duy trì hoạt động thể lực đầy đủ và tiếp tục các sinh hoạt hàng ngày, nhưng cần tránh các hoạt động không cần thiết. Người bệnh cần có hoạt động thể chất thường xuyên như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội theo khả năng của mình. Nếu tập được thể thao thì vẫn nên tiếp tục. Tuyệt đối không được tác động cột sống khi đau cổ, vì các tổn thương cột sống có thể nặng lên sau khi làm thủ thuật này, và có các biến chứng là tai biến mạch máu não, di chứng thần kinh không phục hồi được.

Lao động liệu pháp

Đó là điều trị bằng lao động, sử dụng các động tác để điều trị. Bao gồm giáo dục về các động tác nên làm, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ, dạy cách thích nghi để làm tốt các công việc sinh hoạt hằng ngày, giữ gìn các khớp bị tổn thương. Người ta thường nói về tiết kiệm khớp. Liệu pháp này giúp cho bệnh nhân thực hiện trách nhiệm dọn dẹp

Page 27: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

nhà cửa nhanh chóng, hoạt động nghề nghiệp và nghỉ ngơi giải trí với sự trợ giúp kỹ thuật thích hợp, khiến cho thực hiện công việc trở nên dễ dàng hơn. Bệnh nhân có thể học nghề thủ công như đan lát để duy trì cơ và khớp. Nó cũng giúp sửa các tư thể động tác chưa thích hợp. Sự lặp lại nhiều lần các hoạt động tay chân cho phép tự động hóa các động tác, tức là thành lập được thói quen tốt.

TS. Nguyễn Vĩnh Ngọc

Viêm khớp dạng thấp

BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP (VKDT)1. Biểu hiện lâm sàngViêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn khá điển hình ở người, dưới dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp ngoại biên với biểu hiện khá đặc trưng: sưng, đau khớp, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên. Ngoài ra, người bệnh còn có các biểu hiện toàn thân (mệt mỏi, xanh xao, sốt, gầy sút…) và tổn thương các cơ quan khác.Tiêu chuẩn chẩn đoánCho đến nay cả thế giới còn sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng bệnh Viêm khớp dạng thấp của ACR 1987 (American College of Rheumatology).1. Cứng khớp buổi sáng (Morning siffness).2. Viêm khớp/Sưng phần mềm (Arthritis/Soft tissue swelling) ở ít nhất 3 nhóm (trong số 14 nhóm khớp: khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân 2 bên).3. Viêm (Arthritis) các khớp ở tay: khớp ngón gần, khớp bàn ngón, khớp cổ tay.4. Đối xứng (Symmetrical arthritis)5. Nốt thấp (Rheumatic Nodules).6. Tăng nồng độ yếu tố dạng thấp (Rheumatoid factor) trong huyết thanh *7. Những biến đổi đặc trưng của bệnh trên X quang (Characteristic radiographic): vôi hình dải/sói mòn/khuyết xương ở bàn tay, bàn chân/hẹp khe khớp/dính khớp…

2. Sinh bệnh họcVề tây y:

Nguyên nhân của bệnh hiện còn chưa rõ, tuy nhiên bệnh được coi như là một bệnh tự miễn khá quan trọng và điển hình ở người. Nhiều bằng chứng cho thấy vai trò quan trọng của các đáp ứng miễn dịch cả dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào, của các cytokines (Interleukine 1, TNF α), của các tế bào T, của yếu tố cơ địa (tuổi, giới, HLA), của yếu tố tăng trưởng nội sinh… trong cơ chế bệnh sinh khá phức tạp của bệnh. Để việc điều trị có hiệu quả cần phải nhắm vào một hay nhiều mắt xích cụ thể trong cơ chế bệnh sinh để cắt đứt hoặc khống chế vòng xoắn bệnh lý phức tạp của bệnh.Về đông y:

Theo đông y, can chủ cân, thận chủ cốt tủy; khi can thận hư sẽ dẫn tới xương khớp, cân cơ dây chằng tổn thương. Hơn nữa phong, hàn, thấp, nhiệt từ bên ngoài xâm phạm sẽ làm bệnh tăng nặng.

Page 28: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

3. Dịch tễ họcTỷ lệ mắc bệnh chung (Prevalence): 0,5% dân số người lớn.Số người mới mắc bệnh hàng năm (Incidence): 25 – 30 người/100.000 dân/năm.Khoảng 50% bệnh nhân bị ảnh hưởng chức năng nặng nề và bị giảm tuổi thọBệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là tuổi 30 – 60.Bệnh thường gặp ở nữ, tỷ lệ nữ/nam: 3/1

4. Điều trị

Bệnh viêm khớp dang thấp là một bệnh cần kiên trì điều trị và nên phối hợp đông tây y với tập luyện

Tây y:

Phối hợp các nhóm thuốc sau:

- Thuốc kháng viêm không có Steroid (NSAID)- Và/hoặc thuốc giảm đau đơn thuần- Tránh sử dụng Corticosteroid toàn thân vì: Gây khó khăn cho chẩn đoán và gây lệ thuộc thuốc (Cortico-dependent)- Sử dụng thuốc chống thấp khớp thay đổi được bệnh (Disease Modifying AntiRheumatic Drugs – DMARD) phù hợp với mức độ bệnh, thể trạng bệnh nhân, hoàn cảnh kinh tế…- Phối hợp điều trị triệu chứng lúc đầu (khi các thuốc DMARD chưa có tác dụng) bằng một thuốc kháng viêm NSAID hoặc Corticosteroid toàn thân (nếu biểu hiện viêm nặng nề và/hoặc không kiểm soát được bằng NSAID). Liều lượng, thời gian sử dụng, tương tác khi phối hợp thuốc kháng viêm phải được kiểm soát chặt chẽ, giảm liều và ngưng càng sớm càng tốt để tránh các tác dụng phụ khi dùng dài ngày (Loãng xương, nhiễm trùng, bệnh tim mạch, suy thận, viêm loét đường tiêu hóa, phụ thuộc corticosteroid…)- Dùng Corticosteroid tại chỗ (khi có chỉ định) là một điều trị hỗ trợ tốt, có thể sử dụng để tránh hoặc giảm bớt việc dùng Corticosteroid toàn thân.. Chọn lựa một thuốc chống thay đổi được bệnh (Disease Modifying Anti Rheumatic Drugs – DMRD) phù hợp:- Bệnh nhân không có các yếu tố tiên lượng nặng, các thuốc được chọn là:Sulfasalazine hoặc Hydroxychloroquine hoặc Methotrexate.- Bệnh nhân có các yếu tố tiên lượng nặng (Sớm bị ảnh hưởng chức năng vận động, tổn thương lan rộng nhiều khớp, hoạt tính bệnh vừa hoặc cao, yếu tố dạng thấp dương tính…, các thuốc được chọn đầu tiên nên là Methotrexate. Các thuốc khác có thể chọn là: Sulfasalazine hoặc Cyclosprine.- Bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán Viêm khớp dạng thấp (Undifferentiated rheumatoid arthritis) cần được theo dõi chặt chẽ và việc dùng nhóm DMARD cần được cân nhắc và kiểm soát kỹ.- Bệnh nhân có các biểu hiện ngoài khớp nặng nề và hệ thống cần có chỉ định dùng các thuốc Cyclophosphamide, Azathioprine… khi các điều trị bằng nhóm DMARD thất bại. Những trường hợp tổn thương hệ thống đe dọa tính mạng, thuốc có thể được sử dụng liều cao, đường tĩnh mạch (Intravenous pulse therapy).

Page 29: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

. Điều trị triệu chứng (kháng viêm, giảm đau, giảm cứng khớp) trong giai đoạn đầu của điều trị, trong khi chờ đợi các thuốc DMAD có tác dụng (3 đến 6 tháng đầu) hoặc trong các đợt tiến triển (nếu có) của bệnh.- Corticosterolid toàn thân nếu có biểu hiện viêm nặng nề và/hoặc không kiểm soát được bằng các thuốc kháng viêm không phải Steroid (NSAID).Liều lượng 20 mg/hàng ngày, đường uống (Đôi khi phải dùng liều cao hơn, đường chích)Giảm liều dần khi biểu hiện viêm được khống chế và ngưng càng sớm càng tốt để tránh các tác dụng phụ khi dùng dài ngày.- Hoặc Corticosteroid tại chỗ, khi có chỉ định (tổn thương viêm khu trú ở một hoặc rất ít khớp, đã chắc chắn loại trừ các viêm khớp do vi trùng) là một điều trị hỗ trợ tốt, hiệu quả, giảm hoặc tránh bớt việc dùng Corticosteroid toàn thân.- Hoặc một thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Ưu tiên nhóm COXIBs vì không hoặc ít có các tương tác bất lợi với các nhóm DMARD, đặc biệt Methotrexate.. Điều trị một số nhóm bệnh nhân có nguy cơ (Risk – groups).- Bệnh nhân có thai* NSAID: Tránh sử dụng trong 3 tháng cuối của thai kỳ.* Corticosteroid: có thể dùng trong suốt thai kỳ (nếu cần) nhưng chỉ dùng Prednisone, Prednisolone, Methylprednisolone.* DMARD:Có thể dùng nếu cần: Sulfasalazine, Hydroxycholoroquine, Cyclosporine.Chống chỉ định:Methatrexate (ngưng ít nhất 1 tháng trước khi có ý định có thai)Cyclophosphamide (ngưng ít nhất 3 tháng trước khi có ý định có thai)- Bệnh nhân đang cho con bú* NSAID: có thể dùng Ibuprofen* Corticosteroid: dùng liều thấp < 20 mg hàng ngày* DMARD: Có thể sử dụng HydroxychloroquineDùng nhưng thận trọng: SulfasalazineChống chỉ định: tất cả các thuốc khác.- Bệnh nhân có tuổi cần theo dõi sát và lưu ý các bệnh liên quan tới tuổi (chức năng gan, thận tim và huyết áp), tương tác thuốc, các tác dụng phụ của thuốc…* NSAID: dùng liều thấp nhất có hiệu quả, chọn thuốc ít tác dụng phụ (ví dụ ức chế chọn lọc COX 2), dùng thêm thuốc giảm đau đơn thuần khi cần thiết.* Corticosteroid: dùng liều thấp nhất có hiệu quả, dùng tại chỗ nếu có chỉ định, dùng thêm Calcium, Vitamin D, Calcitriol (Rocaltrol) để phòng ngừa loãng xương.* DMARD: Sylfasalazine, Hydroxychloroquine và Methotrexate là các thuốc được chọn lựa.- Bệnh nhi (Viêm khớp dạng thấp trẻ em – Juvennile Rheumatoid Arthritis)* NSAID: Ibuprofen hoặc Nimesulide. Có thể dùng thêm Paracetamol để tăng tác dụng giảm đau và hạ sốt.* Corticosteroid: (Prednisone, Prednisolone, Methylprednisolone).Liều 1,5 – 2 mg/kg/ngày khi có những biểu hiện viêm nặng nề, khó khống chế.Thuốc cần nhanh chóng được giảm liều khi hiện tượng viêm được khống chế, thường được dùng “bắc cầu” trong lúc chờ đợi tác dụng của một thuốc DMARD.Corticosteroid tại chỗ rất hiệu quả trong các thể viêm một hoặc rất ít khớp.* DMARD: Methotrexate, Sunfasalazine Hydroxychloroquine.* Globulin miễn dịch, liều cao, đường tĩnh mạch.* Các thuốc ức chế miễn dịch dùng trong thể toàn thân nặng, đe dọa tính mạng.Ví dụ: Methylprednisolone và Cyclophosphamide liều cao tĩnh mạch

Page 30: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

Kết hợp Methotrexate đường uống.. Điều trị phối hợp các DMARD được chỉ định khi một thuốc chưa đạt hiệu quả mong muốn. Các cách phối hợp:- Methotrexate + Sunfasalazine- Methotrexate + Hydroxychloroquine- Methotrexate + Sunfasalazine + Hydroxychloroquine- Methotrexate + Cyclosporine- Methotrexate + Leflunomide- Methotrexate + Mycophenolate Mofetil- Methotrexate + anti TNF α hoặc anti IL 1.Các phối hợp trên đều có thể kèm thêm Prednisolone (Prednisone hoặc Methylprednisolone) với liều < 7mg/hàng ngày (nếu cần).

Quan niệm hiện nay về điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp

TS. BS. Lê Anh Thư

Nội cơ xương khớp – BV. Chợ Rẫy

1. Bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh khớp mạn tính, đồng thời cũng là một bệnh lý tự miễn với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân, ở nhiều mức độ khác nhau, diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề, cần được điều trị tích cực ngay từ đầu. Bệnh tuy ít khi trực tiếp làm chết người nhưng làm giảm chất lượng của cuộc sống, bệnh gắn liền với đau đớn, mất sức, tật nguyền, trầm cảm và mất việc làm.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh là hiện tượng viêm màng hoạt dịch “bào mòn” ở các khớp ngoại biên, đối xứng hai bên, diễn biến kéo dài, tiến triển từng đợt, có xu hướng tăng dần, dẫn đến tổn thương sụn khớp và đầu xương gây dính khớp, biến dạng khớp và mất chức năng vận động của khớp.

Bệnh thường khởi phát từ từ, tăng dần nhưng đôi khi cũng tiến triển rất nhanh. Vị trí bắt đầu thường ở các khớp nhỏ ở hai bàn tay, sau đó ảnh hưởng tới các khớp khác như khớp gối, khớp cổ chân, khớp khuỷu tay, khớp vai, khớp háng…

Các triệu chứng thường gặp của bệnh là cứng khớp buổi sáng (gây khó cư động các khớp vào buổi sáng lúc mới ngủ dậy, kéo dài hàng giờ), hiện tượng sưng, đỏ, nóng, đau các khớp nhỏ đặc biệt ở bàn tay như cổ tay, bàn ngón tay, các ngón tay, bàn ngón chân và khớp gối, đối xứng hai bên và kèm theo các dấu hiệu toàn thân như sốt, mệt mỏi, xanh xao, gầy sút.

Diễn biến của bệnh rất khác nhau với từng người bệnh, thường qua hai giai đoạn:

Page 31: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

- Giai đoạn đầu thường kéo dài 1 – 2 năm. Biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau, hạn chế vận động các khớp do hiện tượng viêm màng hoạt dịch của khớp. Bệnh diễn biến từng đợt, nhưng chưa để lại di chứng gì đáng kể tại khớp sau mỗi đợt viêm, chưa ảnh hưởng nhiều tới toàn cơ thể người bệnh.

- Giai đoạn sau (giai đoạn muộn): bắt đầu xuất hiện tổn thương bào mòn ở sụn khớp và đầu xương (biểu hiện trên phim X quang) do hậu quả của hiện tượng viêm màng hoạt dịch. Các tổn thương này một khi đã xuất hiện thì không thể mất đi. Nếu không được điều trị, các tổn thương sụn khớp và đầu xương ngày càng nặng nề làm khe khớp dần dần hẹp lại, các đầu xương dính với nhau gây biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động của khớp. Lúc này bệnh thường ảnh hưởng tới toàn cơ thể người bệnh: sốt, xanh xao, mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, gầy sút…

Diễn biến của bệnh rất khác nhau với từng người bệnh, thường qua hai giai đoạn:

- Giai đoạn đầu thường kéo dài 1 – 2 năm: biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau, hạn chế vận động các khớp do hiện tượng viêm màng hoạt dịch của khớp. Bệnh diễn biến từng đợt, nhưng chưa để lại di chứng gì đáng kể tại khớp sau mỗi đợt viêm, chưa ảnh hưởng nhiều tới toàn cơ thể người bệnh.

- Giai đoạn sau (giai đoạn muộn): bắt đầu xuất hiện tổn thương bào mòn ở sụn khớp và đầu xương (biểu hiện trên phim Xquang) do hậu quả của hiện tượng viêm màng hoạt dịch. Các tổn thương này một khi đã xuất hiệnthì không thể mất đi. Nếu không được điều trị, các tổn thương sụn khớp và đầu xương ngày càng nặng nề làm khe khớp dần dần hẹp lại, các đầu xương dính với nhau gây biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động của khớp. Lúc này bệnh thường ảnh hưởng tới toàn cơ thể người bệnh: sốt, xanh xao, mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, gầy sút…

2. Dịch tễ của bệnh viêm khớp dạng thấp (BVKDT):

BVKDT có thể gặp ở mọi quốc gia, mọi chủng tộc, mọi lứa tuổi và mọi giới. Tỷ lệ mắc bệnh chung là 1 – 3% dân số trên 15 tuổi.

Tỷ lệ mắc BVKDT ở nước ta tương đối thấp, chỉ là 0,55% dân số trên 15 tuổi. Tuy nhiên với dân số 76 triệu người, với gần 46 triệu người trên 15 tuổi, ước tính cũng có tới 250 nghìn người mắc BVKDT.

Bệnh thường mắc ở phụ nữ hơn nam giới với tỷ lệ 3/1, đa số khởi phát bệnh từ 30 – 60 tuổi, bệnh thường kéo dài hàng chục năm và đeo đẳng người bệnh cho đến cuối đời.

3. Chẩn đoán BVKDT

BVKDT rất cần được chẩn đoán sớm (trong 1 – 2 năm đầu) khi chưa có các tổn thương làm hư hỏng sụn khớp và đầu xương. Lúc này người bệnh cần được khám lâm sàng, làm các xét nghiệm chuyên biệt, chụp Xquang… để chẩn đoán bệnh thông quan tiêu chuẩn năm 1987 của Hội Thấp khớp Hoa Kỳ.

Page 32: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

Bệnh rất dễ chẩn đoán khi các tổn thương sụn khớp và đầu xương đã nặng nề làm hẹp khe khớp, dính các đầu xương, làm lệch trục khớp, biến dạng khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động của khớp. Lúc này, bệnh thường kèm theocác ảnh hưởng toàn thân: sốt, xanh xao, mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, gầy sút, teo cơ… Tuy nhiên nếu để trễ như vậy việc điều trị sẽ rất ít kết quả, khó lòng cứu người bệnh thoát khỏi tàn phế.

- Tiêu chuẩn chẩn đoán VKDT – ARA 1987 (gồm 7 tiêu chuẩn)

1. Cứng khớp buổi sáng: dấu hiệu cứng khớp hoặc quanh khớp kéo dài tối thiểu 1 giờ trước khi giảm tối đa.

2. Viêm tối thiểu 3 nhóm khớp: sưng phần mềm hay tràn dịch tối thiểu ba nhóm khớp trong số 14 nhóm khớp sau (2 bên): ngón tay gần, bàn ngón tay, cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân và bàn ngón chân (do thầy thuốc xác định).

3. Viêm các khớp bàn tay: cổ tay, khớp ngón gần, khớp bàn ngón.

4. Viêm khớp đối xứng. Các khớp bị viêm đối xứng nhau trên cơ thể.

5. Hạt thấp dưới da: trên nền xương, phía mặt duỗi của khớp, ở quanh khớp (do thầy thuốc xác định).

6. Yếu tố dạng thấp trong huyết thanh (+). Với bất kỳ phương pháp xét nghiệm nào cho kết quả dương tính < 5% ở người bình thường.

7. Dấu hiệu X quang: những dấu hiệu điển hình của VKDT trên phim X quang bàn tay và cổ tay thấy bào mòn (erosion), mất vôi hình dải (không tính những dấu hiệu hư khớp).

Chẩn đoán xác định bệnh khi có từ 4 tiêu chuẩn trở lên. Bệnh nhân có hơn 2 tiêu chuẩn không bị loại trừ.

Từ tiêu chuẩn 1 – tiêu chuẩn 4 phải kéo dài trên 6 tuần (Arnett F.C., Edworthy S.M., Bloch D.A.).

4. Quan niệm hiện nay về việc điều trị BVKDT

1. Những hạn chế chung trong điều trị VKDT

Một phần do hiểu biết còn có hạn về nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của bệnh, một phần do khó khăn về các thuốc đặc trị nên việc điều trị bệnh VKDT ở nước ta (đặc biệt ở các vùng xa) còn chưa đầy đủ. Người bệnh mới chỉ được làm giảm đau, giảm sưng bằng các thuốc kháng viêm giảm đau có hoặc không có steroid. Việc điều trị này mới chỉ giải quyết tạm thời triệu chứng đau và viêm khớp, chưa can thiệpvào cơ chế bệnh sinh của bệnh nên chưa làm thay đổi diễn tiến tự nhiên bất lợi và dẫn tới hư hỏngcác khớp và gây tàn phế của bệnh. Vì dùng thuốc kháng viêm giảm đau kéo dài, nên nhiều người bệnh đã bị ảnh hưởng nặng nề của tác dụng phụ thuốc (viêm, loét, thủng, chảy máu dạ dày, loãng xương, tiểu đường, rối loạn nội tiết, suy thận…).

Page 33: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

2. Mục tiêu điều trị bệnh VKDT

Những tiến bộ của ngành miễn dịch học và sinh học phân từ trong vài thập niên gần đây đã làm sáng tỏ nhiều đầu mối khởi phát trong sự phát sinh và phát triển bệnh VKDT. Cơ chế bệnh sinh của bệnh đã được hiểu sâu hơn đặc biệt là vai trò của gen, của các đáp ứng miễn dịch, vai trò của Lympho T, của các cytokin, các yếu tố tăng trưởng nội sinh… trong việc khởi phát và duy trì bệnh VKDT. Nhờ những thành tựu trên việc điều trị đã làm thay đổi được diễn tiến tự nhiên của bệnh, hạn chế tới mức thấp nhất hậu quả gây tàn phế của bệnh.

Điều trị bệnh VKDT là điều trị toàn diện gồm 5 mục tiêu sau:

1. Điều trị triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và cải thiện khả năng vận động của khớp (bằng các thuốc kháng viêm, giảm đau).

2. Điều trị bệnh bằng các thuốc chống thấp khớp có thể cải thiện bệnh VKDT.

3. Điều trị hỗ trợ: tập luyện, dự phòng, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, thuốc y học dân tộc, châm cứu, xoa bóp… để tăng cường và giữ ổn định kết quả điều trị.

4. Điều trị các biến chứng do thuốc điều trị (biến chứng viêm loét dạ dày tá tràng, loãng xương, nhiễm trùng, rối loạn nội tiết…) và sửa chữa các di chứng dính khớp, biến dạng khớp (phẫu thuật chỉnh hình).

5. Giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội cho người bệnh.

Năm mục tiêu này cần được tiến hành đồng thời, trong đó 3 mục tiêu đầu là then chốt vì việc điều trị triệu chứng, điều trị cơ bản và các điều trị hỗ trợ có hiệu quả và an toàn sẽ làm cho bệnh ổn định sớm, hạn chế các thương tổn tại sụn khớp và xương, giảm số lượng các thuốc kháng viêm giảm đau phải sử dụng do đó giảm được các biến chứng của các thuốc và vì vậy làm giảm tới mức thấp nhất các chi phí của điều trị, giảm bớt gánh nặng cho mỗi gia đình và toàn xã hội.

3. Quan niệm mới trong điều trị VKDT

1. Dùng các thuốc điều trị triệu chứng an toàn ngay từ đầu để giảm tối đa các tác dụng bất lợi đặc biệt là trên đường tiêu hóa cho người bệnh. Các thuốc hiện được khuyến cáo dùng sớm là các thuốc kháng viêm nhóm Coxibs.

2.Điều trị bệnh bằng các thuốc chống thấp khớp có thể cải thiện bệnh: được sử dụng ngay khi có chẩn đoán xác định, chưa có hoặc mới có các tổn thương nhẹ ở sụn khớp và đầu xương.

3. Tích cực hướng dẫn, động viên người bệnh thực hiện các điều trị hỗ trợ: tập luyện, dự phòng, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, xoa bóp.

4. Tích cực phòng ngừa và điều trị các biến chứng do thuốc điều trị (nếu có). Các biến chứng này sẽ giảm thiểu tối đa khi 3 quan niệm trên được thực hiện tốt.

Page 34: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

5. Giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội cho người bệnh

Hình tháp điều trị VKDT

Nhóm Coxib

Gồm: Celecoxib, Valdecoxib, Rofecoxib, Etoricoxib… là các thuốc kháng viêm không có steroid, ức chế chuyên biệt COX-2 (Specific COX-2 inhibitors), có tác dụng kháng viêm nhưng ít ảnh hưởng tới niêm mạc đường tiêu hóa, thận và tiểu cầu. Sử dụng các thuốc này sẽ giảm bớt các tác dụng không mong muốn của các NSAID cổ điển, đặc biệt là tác dụng lên đường tiêu hóa. Các thuốc này còn ức chế các Interleukin (IL) gây viêm như: I L, 1, I L, I L 6, I L 10.

Các thuốc chống thấp khớp có thể cải thiện được bệnh (Disease-Modifying Antirheumatic Drugs - DMARDs)

Là những thuốc có thể cải thiện được bệnh, thuốc có thể làm ngưng hoặc làm giảm sự tiến triển của bệnh, thay đổi diễn tiến tự nhiên bất lợi của bệnh VKDT. Điều trị bệnh cần được tiến hành càng sớm càng tốt, tốt nhất là trước khi xuất hiện các tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, ngay khi bệnh VKDT được chẩn đoán, chứ không thể cải tạo được các tổn thương thực thể đã có tại sụn khớp và đầu xương.

Thuốc điều trị bệnh thường được sử dụng lâu dài, nếu không có tác dụng bất lợi buộc phải bỏ điều trị. Việc lựa chọn thuốc, thời gian điều trị, liều thuốc, phối hợp thuốc, ngưng thuốc, thêm thuốc, đổi thuốc dựa trên: mức độ bệnh, giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe, đáp ứng điều trị và hoàn cảnh kinh tế của từng người bệnh…

Việc ngưng thuốc tùy tiện, dùng thuốc không đều, không đủ liều, không theo dõi sát, bỏ dở điều trị… là những nguyên nhân làm giảm hoặc làm mất hiệu quả điều trị.

Các thuốc để điều trị bệnh VKDT gồm:

- Thuốc cổ điển: Methotrexat, Sulfasalazin, Hydroxychloroquin, Muối vàng chích hoặc uống, D-Penicillamine…

- Thuốc mới: Cyclosporin A, Leflunomid, Mycophenolat Mofetil, ức chế TNF α…

Các giải pháp mới cho bệnh VKDT

Có thể nói VKDT là một trong những bệnh buộc con người phải quan tâm nghiên cứu nhiều nhất. Những thành tựu vượt bậc trong lĩnh vực miễn dịch học, sinh học phân tử đã giúp thêm nhiều biện pháp mới cả sinh học và không sinh học góp phần chế ngự căn bệnh này.

Page 35: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

Các biện pháp sinh học: đã được ứng dụng trong thực tế, hiện đang tiếp tục nghiên cứu.

- Hướng vào các lympho T bằng cách sử dụng kháng thể hoặc vaccin của lympho T.

- Hướng vào các kháng nguyên của phức hợp hòa hợp tổ chức chủ yếu (Major histocopatibility complex MHC) bằng việc dùng vaccin với các peptides HLADR4 và HLADR1.

- Hướng vào các Cytokin (I L-1, I L-10…) và yếu tố hoại tử u α (Tumor Necrosis Factor α-TNF α) bằng kháng I L 1, kháng TNF α.

- Hướnh vào các phân tử kết dính (Adhesion molescules) để khống chế tình trạng viêm.

Các biện pháp không sinh học: đã được sử dụng ở các nước phát triển.

Cyclosporin ức chế chức năng của Lympho T và Lympho B.

Leflunomid: ức chế chức năng của nhiều loại tế bào thông qua ức chế tổng hợp pyrimidine. Rất nhiều hứa hẹn trong tương lai gần.

Mycophenolat Mofetil (Cellcept) ức chế chức năng của Lympho T và Lympho B do ức chế enzym inosin monophosphat dehydrogenase, có vị trí trung tâm trong tổng hợp purin.

Các liệu pháp điều trị gen để thay đổi cơ địa người bệnh

- Cấy ghép các tế bào gốc tạo máu từ thân (Autologous hematopoietic stem cell transplantation - ASCT) nhằm thay đổi các yếu tố di truyền của bệnh.

- Phong bế chức năng tác động của tế bào, đặc biệt tế bào lympho T.

- Các nguyên lý điều trị mới nhằm cải thiện hoạt động của tế bào.

Kết luận:

Việc điều trị toàn diện bệnh VKDT cần được áp dụng càng sớm càng tốt vì đây là cách duy nhất để ngăn chặn ngay từ đầu các tổn thương sụn khớp và xương – nguyên nhân gây tàn phế cho người bệnh. Những quan niệm mới và những thuốc an toàn hơn đã mang lại nhiều hy vọng cho bệnh nhân VKDT. Tuy nhiên, đa số các thuốc mới đều khá đắt, bệnh nhân thường phải sử dụng dài ngày,vì vậy việc chỉ định điều trị sẽ được các thầy thuốc cân nhắc tùy thuộc vào mức độ bệnh, giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe, đáp ứng điều trị và hoàn cảnh kinh tế của từng người bệnh…

Bệnh viêm khớp dạng thấp

Page 36: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

Cập nhật ngày: 07/01/2010

Viêm khớp dạng thấp là bệnh viêm nhiễu khớp mạn tính tiến triển, thường dẫn đến dính khớp và biến dạng khớp, kèm theo sự có mặt của "yếu tố dạng thấp" trong máu người bệnh.

Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao

Bệnh thường gặp ở mọi quốc gia trên thế giới, chiếm khoảng 1% dân số. Tỷ lệ bệnh tại miền Bắc Việt Nam, theo thống kê năm 2000 là 0,28% dân số. Bệnh thường gặp ở nữ giới với tỷ lệ nữ/nam thay đổi từ 2,5 đến 1. Theo nghiên cứu về tình hình bệnh tật tại khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai từ 1991-2000, bệnh viêm khớp dạng thấp chiếm tỷ lệ 21,94% trong đó nữ chiếm 92,3%, lứa tuổi chiếm đa số là nữ từ 36-65 (72,6%). Bệnh hiếm gặp ở phụ nữ trẻ. Những phụ nữ trẻ có sưng đau nhiều khớp, trong đó có các khớp ở bàn tay chỉ có một tỷ lệ thấp là viêm khớp dạng thấp, số còn lại có thể là một bệnh khác.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng, viêm khớp dạng thấp được coi là một bệnh tự miễn dịch với sự tham gia của nhiều yếu tố như nhiễm khuẩn hoặc di truyền.

Hậu quả

Người bệnh thường viêm các khớp nhỏ ở bàn tay, khớp cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân cả hai bên. Khi bị viêm, bệnh nhân có cảm giác cứng tại khớp, khó vận động vào buổi sáng. Tình trạng này kéo dài, có thể tới một vài giờ. Trong các đợt viêm như vậy, bệnh nhân thường thấy đau đớn, khó hoặc không vận động được khớp, có thể kèm theo các triệu chứng của các cơ quan khác (biểu hiện tim, mạch, phổi…), có thể sốt, kém ăn, suy kiệt. Sau nhiều đợt viêm khớp tiến triển như vậy (có thể một vài tháng hoặc một vài năm), các khớp có thể biến dạng. Bệnh nhân có thể tàn phế.

Bệnh khó phòng

Bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh có yếu tố di truyền nên khó phòng tránh, song có thể tránh các đợt viêm khớp tiến triển bằng cách điều trị thuốc, tránh các yếu tố nguy cơ (hút thuốc lá cũng là một yếu tố nguy cơ…). Có một số giả thuyết cho rằng một số virus hay vi khuẩn phổ biến tác động vào yếu tố cơ địa thuận lợi (cơ thể suy yếu, mệt mỏi, chấn thương, phẫu thuật, mắc c bệnh truyền nhiễm hoặc yếu tố môi trường (lạnh ẩm kéo dài) làm khởi phát bệnh. Tránh được các yếu tố này có thể hạn chế được bệnh.

Khó khỏi hẳn

Bệnh không thể nói là chữa khỏi hoàn toàn, song nếu điều trị sớm và đúng cách sẽ mang lại kết quả rất tốt, có thể phòng tránh dính khớp, biến dạng khớp. Người bệnh có tểh có chất lượng cuộc sống gần như bình thường. Việc điều trị đòi hỏi phải kiên

Page 37: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

trì. Các thuốc và chế độ luyện tập phải được duy trì lâu dài. Tuỳ theo giai đoạn tiến triển của bệnh mà bác sĩ sẽ thay đổi liều thuốc và hướng dẫn chế độ luyện tập phù hợp. Do đó, việc tái khám hết sức quan trọng. Khi một khớp bị tổn thương nặng, gây đau nhiều và kéo dài… ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh, có thể thay khớp nhân tạo.

Chế độ dinh dưỡng

Người bệnh nên có chế độ ăn cân đối. Không có chế độ ăn đặc biệt nào có thể làm giảm hoặc khỏi bệnh. Không cần kiêng các thực phẩm có chất tanh (cua, tôm…), trừ những người dị ứng với loại thực phẩm này.

Nếu bệnh nhân viêm khớp dạng thấp đang được dùng các loại thuốc có corticoid (cortison, prednisolon, medẽa…), cần tránh các thức ăn có nhiều đường như bánh ngọt, chè… Trường hợp này cũng nên ăn hoặc uống cá chất có nhiều canxi như sữa và các sản phẩm của sữa (pho mát, sữa tươi, chua…) và nên ăn thức ăn giàu kali (chuối tiêu, rau cải, quả khô…).

Người bệnh cũng cần duy trì cân nặng hợp lý vì béo phì làm cho các khớp phải chịu tải nhiều hơn và làm cho bệnh tăng lên.

Một số lưu ý trong sinh hoạt

Người bệnh cần sử dụng các loại quần áo mềm dễ mặc, quần áo cài bằng khoá; sử dụng các loại nước uống đóng trong hộp dễ mở, cốc nhẹ, dụng cụ mở hộp dễ sử dụng; dùng thìa có cán dài và to; giày dép đi quai dán… nhằm tạo điều kiện và khuyến khích người bệnh vận động và tự phục vụ. Nhìn chung, nên cố gắng hoạt động trong điều kiện càng gần bình thường càng tốt. Khi các khớp bị biến dạng, nên học cách thích nghi với tình trạng bệnh, cần duy trì cơ lực và các động tác vận động của khớp ở các khớp chưa bị ảnh hưởng; không để xảy ra các biến chứng như: co cứng ơ các khơp chưa bị tổn thương, các tổn thương da và tình trạng ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch. Ngoài ra, cần tránh vận động quá mức ở các khớp tổn thương, tránh các động tác có thể gây ra hoặc làm đau khớp tăng lên.

Trong sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân tránh đứng hoặc ngồi quá lâu; giữ tư thế thẳng cân đối khi đứng, đi và ngồi. Dùng các ghế ngồi cao và có tay vịn giúp việc đứng lên dễ hơn. Khi nâng một vật nào đó, cần nâng bằng cả hai tay. Khi di chuyển đồ vật, nhất là vật nặng, nên đẩy, không nên nhấc lên.

Bệnh nhân cũng nên đi bộ hàng ngày, song cần nghỉ 5-10 phút sau mỗi giờ đi. Khi đi ngủ, nên nằm ngủ bằng lưng trên nệm chắc và đảm bảo ngủ đủ giấc. Tắm nước nóng trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng có tác dụng giảm đau.

Liệu pháp mới trong điều trị bệnh thoái hóa khớpThời sự Y Dược - Thành tựu trong nước [ 25/9/2008 | 14:02 GMT+7 ]GiaoDucSucKhoe.net (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Page 38: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

Tiêm chất nhờn hyaluronic acid (sodium hyaluronate) hay bổ sung chất nhờn vào ổ khớp là một liệu pháp điều trị mới và có hiệu quả tốt trong bệnh thoái hóa khớp, đặc biệt trong bệnh thoái hóa khớp gối. Trước đây các chế phẩm của hyaluronic acid đã được sử dụng trong điều trị một số bệnh như: bệnh khô mắt (dạng thuốc nhỏ mắt), chống dính trong phẫu thuật tạo hình... Dạng chế phẩm thuốc uống của hyaluronic acid cũng được áp dụng trên lâm sàng nhưng hiệu quả thấp vì thuốc bị phá hủy trong dịch dạ dày.

Khi tiêm vào khớp cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế.

Bình thường hyaluronic acid có trong dịch khớp là một chất cao phân tử glycosaminoglycan chế phẩm kết nối của glucoronic acid và N-acetyl glucosamin. Hyaluronic acid (HA) được tổng hợp bởi các tế bào sụn, nguyên bào sợi, tế bào màng hoạt dịch. Trong dịch khớp HA có nồng độ cao hơn do các tế bào B của màng hoạt dịch sản xuất ra là đại phân tử chính trong dịch khớp đóng vai trò duy trì độ nhày và tính đàn hồi, bôi trơn ổ khớp, giảm sóc (là đệm đàn hồi cho ổ khớp khi vận động), nên có tác dụng bảo vệ sụn khớp. Trong bệnh thoái hóa khớp nồng độ của HA giảm xuống làm cho độ nhớt của dịch khớp cũng bị giảm do đó ảnh hưởng đến tính đàn hồi làm sụn khớp không được bảo vệ và bị hủy hoại trong bệnh này. Do đó liệu pháp tiêm nội khớp để bổ sung chất nhờn hyaluronic acid (hyaluronate sodium) trực tiếp vào ổ khớp là một trong những phương pháp điều trị có hiệu quả trên lâm sàng đối với bệnh thoái hóa khớp giúp bệnh nhân giảm đau và vận động khớp dễ dàng hơn. Phương pháp điều trị này được áp dụng trên lâm sàng đầu tiên ở Nhật Bản và Italia vào năm 1987, ở Canada năm 1992, ở Mỹ năm 1997 và ở Khoa khớp Bệnh viện Bạch Mai vào năm 2003.

Cơ chế tác dụng của tiêm HA trong bệnh khớp chưa được khẳng định chính xác tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu cho thấy liệu pháp bổ sung thêm chất nhờn vào ổ khớp có các tác dụng sau: bôi trơn ổ khớp, bổ sung HA bao phủ bề mặt sụn khớp tạo thành đệm đàn hồi có tác dụng giảm sóc, hạn chế chấn thương khi vận động khớp do đó bảo toàn và cải thiện chức năng vận động khớp và giảm đau khớp khi vận động, cải thiện rõ ràng của mật độ tế bào sụn khớp ở bề mặt khớp bị tổn thương sau liệu pháp tiêm HA vào ổ khớp gối của bệnh nhân thoái hóa khớp.

Các chế phẩm chất nhờn (HA) được áp dụng trong tiêm nội khớp đều được chiết suất từ mào gà, từ cuống rốn của động vật có vú, từ sự lên men của vi khuẩn (steptococcucs zoepidicus, steptococcucs equisimilis...) hoặc do tổng hợp.

Hiện nay chỉ định liệu pháp tiêm bổ sung chất nhờn HA mới được áp dụng trong điều trị bệnh thoái hóa khớp gối và khớp vai.

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn

Page 39: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

Thoái hóa khớp gối là một vị trí thường gặp nhất của bệnh thoái hóa khớp. Trong những đợt cấp của bệnh, có thể dùng các thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau đơn thuần, nhưng các thuốc này có nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa. Một số thuốc chống viêm không steroid như indometacin về lâu dài lại có tác dụng có hại lên sụn khớp, làm trầm trọng thêm quá trình thoái hoá khớp (THK). Biện pháp cuối cùng là phải phẫu thuật thay khớp giả, rất tốn kém. Để khắc phục những nhược điểm này, hiện nay, biện pháp sử dụng chất nhờn (như acid hyaluronic hay dẫn xuất của nó) đã được ứng dụng rộng rãi vì tính an toàn và hiệu quả kéo dài.

Acid hyaluronic và THK

Bình thường khớp gối chứa khoảng 2ml dịch khớp. Acid hyaluronic (AH) là một polysacharid có trong thành phần dịch khớp, với hàm lượng từ 2,5 - 4,0mg/ml. Nó bôi trơn mô mềm và phủ trên bề mặt sụn khớp và được tổng hợp bởi tế bào sụn. AH có nhiệm vụ đệm giảm xóc, bôi trơn và bảo vệ khớp. Nó có các tính chất nhớt và đàn hồi tùy thuộc vào lực tác động. Nếu lực tác động lên mạnh, nó có tính chất đàn hồi, còn nếu lực tác động nhẹ thì nó như là dầu bôi trơn. Khi khớp bị thoái hóa, số lượng acid hyaluronic và chất lượng chất này trong dịch khớp bị giảm. Ở bệnh nhân THK gối, lượng acid hyaluronic chỉ còn một nửa đến hai phần ba so với bình thường, do đó có hiện tượng dịch khớp giảm độ nhớt, mất khả năng bảo vệ sụn khớp, dẫn đến tiến triển huỷ hoại khớp.

Tiêm AH vào khớp.

Tác dụng điều trị của AH trong thoái hóa khớp

Sự bổ sung AH trong thoái hoá khớp dẫn đến tăng kéo dài nồng độ và trọng lượng phân tử của AH nội sinh, làm cải thiện đáng kể chức năng khớp, giảm đau và tác dụng này có thể kéo dài hàng tháng. Thuốc có tác dụng giảm đau do khi tiêm vào trong khớp, nó làm giảm sản sinh các hóa chất gây viêm trong dịch khớp (PE G2, bradykinin), ức chế cảm thụ đau ở bệnh nhân THK. AH có tác dụng kháng viêm do ngăn chặn tác dụng của cytokyne và ngăn chặn sinh tổng hợp PGE2. Tuy chỉ lưu trong dịch khớp 7 ngày nhưng duy trì tác dụng trong 6 tháng do kích thích sản xuất AH nội sinh. Các thử nghiệm trên lâm sàng đã chứng tỏ, ở người THK, việc bổ sung acid hyaluronic nội khớp có tác dụng giảm đau tốt hơn giả dược. Thuốc đạt hiệu quả tương tự khi tiêm corticoid nội khớp song tác dụng bền vững hơn. Trong thí nghiệm trên động vật, tiêm AH còn có tác dụng bảo vệ và sửa chữa lại các tế bào sụn. AH ức chế thoái hoá sụn khớp do gia tăng hoạt tính của men TIMP (tisue inhibitor metalloprotease), kết khối các proteoglycan và tăng sinh tổng hợp của tế bào sụn khớp. Thuốc có hiệu quả tác dụng rõ rệt đối với bệnh nhân THK trên nhiều mặt, đặc biệt là cải thiện chức năng khớp.

Những trường hợp THK nào được sử dụng AH?

Liệu pháp tiêm sodium hyaluronate vào khớp gối có tác dụng trong điều trị THK gối từ mức độ từ trung bình đến nặng vừa. Nó có ích lợi đặc biệt đối với những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị thông thường, không dung nạp được thuốc đặc biệt là thuốc chống viêm không steroid, cũng như giúp trì hoãn thời gian thực hiện phẫu

Page 40: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

thuật thay khớp vốn khó khăn và tốn kém. Có nhiều loại thuốc chứa AH. Thường là hộp 5 ống chứa 2- 2,5ml AH, AH tiêm nội khớp gối 1 ống/tuần trong 5 tuần liên tục. Khi tiêm nội khớp AH cần đảm bảo vô khuẩn khi tiến hành thủ thuật. Khi đã bóc hộp bơm tiêm ra rồi phải tiêm ngay. Nếu khớp có dịch phải hút ra rồi mới tiêm. Thuốc chỉ có hiệu quả khi tiêm hết 3 lần (synvic) hoặc 5 tuần (hyalgan). Thuốc có độ dung nạp khá tốt. Trong một số ít trường hợp chỉ gặp đau nơi tiêm, phản ứng viêm tại chỗ, đau cơ, đau khớp, cảm giác mệt mỏi. Các triệu chứng này chỉ thoáng qua, sau 2-3 ngày là biến mất và thường chỉ gặp trong lần tiêm đầu tiên.

PGS.TS. BS. Nguyễn Vĩnh Ngọc

5) Shark Cartilage hiệu LaneLabs(150 viên) Gia : 930. 000 đ

chiết xuất từ sụn vi cá mập, có chứa Mucopolysaccharides, Glucosamin sulfate, Chondroitin sulfate, calcium, phosphor và các muối khoáng khác và đặc biệt có chứa protein chống tăng sinh mạch máu mới.

Những thành tố này giúp Shark Cartilage:* Tái tạo sụn khớp đã bị phá huỷ, duy trì sự lành mạnh của sụn khớp.* Làm chậm sự phát triển của ung bướu, hỗ trợ điều trị những bệnh do rối loạn tự miễn.* Tăng cường hệ miễn nhiễm của cơ thể.

Tác dụng: Dự phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh sau:Phong thấp, viêm khớp, thấp khớp, thoái hoá khớp, gai xương, thoát vị đĩa đệm.Tăng cường miễn dịch hỗ trị điều trị viêm da, eczema, vảy nến, thoái hoá võng mạc.Làm chậm phát triển khối u.LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG1-2 viên mỗi ngày trong hoặc sau bữa ăn, hoặc theo chỉ dẫn của Bác Sỹ, có thể dùng liên tục.LƯU Ý: Nếu bạn đang mang thai, cho con bú hay đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến Bác sỹ trước khi dùngTÁC DỤNG PHỤ: Hiếm gặp, có thể buồn nôn, khó tiêu, khó chịu ở dạ dày tuy nhiên đối với những bệnh nhân đang hoá trị và xạ trị, khi ăn bất cứ loại thực phẩm nào đều có các triệu chứng này.

Theo mình thì các bạn cần cân nhắc thêm một số lưu ý sau:1/ Hàm lượng 750mg hay 1000 mg không phải là vấn đề, mà quan trọng mỗi ngày bạn xài bao nhiêu là phù hợp. 2/ Với thoái hóa khớp: Hàm lượng Glucosamin sulfate, Chondroitin sulfate trọng sụn vi cá mập không nhiều như trong các viên Glucosamin sulfate (250mg; 500mg; 750mg và 1500mg), Chondroitin sulfate 200mg... (đơn thuần hay phối hợp) vì vậy tác dụng trên sụn khớp chậm và chỉ mang tính chất dự phòng và duy trì. Với thoái hóa khớp nặng (đã lâu ngày, đau nhiều, biến dạng khớp...) thì nó có rất ít tác dụng. Khi đó

Page 41: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

phải dùng những loại thuốc chứa Glucosamin kết hợp thêm Chondroitin, MSM, Hyaluronic Acid ( dịch nhầy khớp)... Thậm chí phải tiêm Hyaluronic axit trực tiếp vào ổ khớp. Và khi đau nhiều phải dùng cùng với thuốc giảm đau như Meloxicam (Mobic 7,5mg), Piroxicam (Feldene 10-20mg)... trong 3-5 ngày đầu. Sau đó duy trì thuốc trên trong khoảng 4-6 tuần.3/ Với ung thư: Nó không có tác dụng điều trị hay ngăn ngừa ung thư. Tác dụng của nó ở đây là làm chậm qua trình phát triển khối u nói chung nhờ vào tác dụng chống 'tăng sinh mạch máu mới'.4/ Với sức khỏe nói chung: Vì có tác dụng tăng cường miễn dịch, nên làm tăng sức đề kháng. bên cạnh đó nó cũng có canxi, khoáng chất nên cũng có tác dụng nâng cao sức khoẻ, phòng chống bệnh tật.

THUỐC ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚPBS HUỲNH BÁ LĨNH BV CTHCH TPCM BV VẠN HẠNH

Thoái hoá khớp có một ảnh hưởng đáng kể đối với xã hội. Nó là một trong 5 nguyên nhân hàng đầu làm mất khả năng hoạt động ở người lớn tuổi, làm ảnh hưởng chất lượng sống và sinh hoạt hàng ngày của họ. Ở Mỹ, nguời ta ước tính có khoảng 27 triệu người bị thoái hoá khớp vào năm 1990. Đến năm 2020, người ta ước tính con số này sẽ tăng trên 47 triệu người. Thiệt hại do thoái hoá khớp được đánh giá tương đương với 1% tổng sản lượng quốc gia GNP bao gồm chi phí săn sóc y tế và khả năng làm việc của người thoái hóa khớp.

Có rất nhiều loại thuốc được sử dụng nhằm mục đích giảm đau và phục hồi tầm độ hoạt động của khớp.

Kháng viêm ức chế COX-2

Nhiều năm nay người ta biết COX-2 là nguyên nhân chủ yếu trong sự huỷ hoại sụn khớp của người thoái hóa khớp. Tuy nhiên sử dụng loại thuốc ức chế COX-2 lâu dài và liều cao sẽ có 2 tác dụng phụ là đau dạ dày và đột quị do tim khiến quá trình điều trị bị ngắt quãng. Vì thế người ta đang tìm kiếm những loại thuốc chọn lọc hơn để giảm các tác dụng phụ này. Hiện tại cách tốt nhất là phối hợp với các loại thuốc khác để giảm liều sử dụng và mức độ phụ thuộc thuốc.

Hyaluronic Acid

Page 42: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

Hyaluronic acid được tổng hợp và tiết vào khớp bởi tế bào hoạt mạc type B. Khớp bình thường chứa khoảng 2.5 đến 4.0 mg/ml hyaluronic acid phân tử cao trong khi khớp thoái hóa nồng độ chỉ bằng phân nửa so với bình thường. Trong các khớp viêm thì người ta thấy trọng lượng phân tử hyaluronic acid bị giảm sút vì thế dẫn theo làm giảm tính nhờn và độ co dãn của dịch khớp.

Tác dụng giảm đau và cải thiện chức năng khớp thoái hóa của Hyaluronic Acid đã được FDA (USA) thừa nhận và cho phép sử dụng cho người thoái hóa khớp, đặc biệt là ở những khớp chưa bị biến dạng xương.

Thuốc được chích vào khớp mỗi tuần 1 liều, liên tục 5 tuần. Tác dụng có thể kéo dài từ 60 ngày đến 1 năm. Với các trường hợp khớp thoái hóa bị biến dạng xương thì hiệu quả kém hơn nhiều.

Glucosamine:

Trong cơ thể, Glucosamine được tổng hợp trong tế bào từ hai chất Glucose và Glutamine. Glucosamine được xem là chất nền cho sự sinh tổng hợp hai chất Hyaluronic acid và Chondroitin sulfate. Trên thị trường với hai dạng Glucosamine Hydrochloride (HCL) và Glucosamine Sulfate (SO4). Ở Mỹ, Glucosamine được xem là thực phẩm dạng thuốc (Supplement). Ở châu Âu, nó được xem là thuốc kê toa. Nó được xem có tác dụng bảo vệ lớp sụn khớp..Tác dụng phụ của nó gần như không có nên nó được phép sử dụng lâu dài như thực phẩm. Có những nghiên cứu cho thấy mức độ cải thiện trệiu chứng đau khớp của Glucosamine đạt trên 60%.

Chondroitin Sulfate.

Đây là một thành phần cấu trúc nên sụn khớp. Thí nghiệm trên loài vật Chondroitin sulfate cho thấy tác dụng cải thiện triệu chứng đáng kể. Tuy nhiên trên thực tế sử dụng còn nhiều bàn cãi. Ví dụ đến nay người ta vẫn chưa xác định được tại sao uống Chondroitin Sulfate thì nồng độ của nó trong máu rất thấp. Cạnh đó cơ chế chuyển hoá của nó vẫn chưa được tìm hiểu rõ ràng. Cho đến nay người ta vẫn tiếp tục tìm hiểu để giải đáp các câu hỏi trên.

Diacerin

Diacerin được xem là một loại thuốc mới trong điều trị thoái hoá khớp.

Nó có tác dụng ức chế Interleukin I (IL-1), là một trong các yếu tố làm hư sụn khớp. Nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng giảm đau trong thoái hóa khớp khá hiệu quả. Tiêu chảy là một tác dụng phụ của thuốc khiến việc sử dụng trên lâm sang bị giới hạn. Thêm nữa vì Diacerin là một anthranquinone nên không được uống khi bệnh nhân bị suy thận, độ thanh thải Creatinin dưới 30ml/ phút.

Page 43: ĐIỀU  TRỊ  BỆNH  VIÊM  KHỚP  DẠNG THẤP

Corticosteroids chích khớp

Cho dù có những tác dụng phụ đáng kể nhưng Cortisteroids chích khớp vẫn được xem là loại thuốc giảm đau hiệu quả cho một số trường hợp viêm khớp thoái hóa. Ưu điểm của nó là rẻ tiền hơn nhiều so với Hyaluronic acid và giúp giảm đau nhanh hơn. Vì thế khi chọn sử dụng, người ta phải cân nhắc giữa lợi ích và tác dụng phụ của nó để đạt đuợc hiệu quả như mong muốn.

Paracetamol

Tác dụng giảm đau của Paracetamol trong điều trị đau do thoái hóa khớp được xem là thông qua cơ chế ức chế COX 3. Cơ chế này mới được xác nhận chỉ vài năm gần đây trong quá trình nghiên cứu tìm các loại thuốc kháng viêm giảm đau ít gây tác dụng phụ trên dạ dày và tim mạch.