510

DẶM TR ƯỜNG DẶM TR ƯỜNG - tranhoaithu42.com · Nàng ôm ri ết l ấy ch ồng, vu ốt ve, gi ọng nghe càng n ũng nịu: - Em mà trúng chuy ến này, s ẽ mua

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

  • TRẦN DOÃN NHO

    DẶM TRƯỜNG

    THƯ ẤN QUÁN 2018

    TRẦN DOÃN NHO

    DẶM TRƯỜNG

    THƯ ẤN QUÁN 2018

  • 2 ● Trần Doãn Nho 2 ● Trần Doãn Nho

    Dặm Trường

    Truyện dài của Trần Doãn Nho tái bản với nhuận sắc Hoa Kỳ Mùa hạ 2018

    Bìa: Họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi Layout: Trần Hoài Thư

    Kỹ thuật in ấn: Thư Ấn Quán

    Tác giả giữ bản quyền

    In hạn chế dành tặng thân hữu

    Dặm Trường

    Truyện dài của Trần Doãn Nho tái bản với nhuận sắc Hoa Kỳ Mùa hạ 2018

    Bìa: Họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi Layout: Trần Hoài Thư

    Kỹ thuật in ấn: Thư Ấn Quán

    Tác giả giữ bản quyền

    In hạn chế dành tặng thân hữu

  • 3 ● Dặm Trường 3 ● Dặm Trường

    CHƯƠNG 1 Hạnh lay vai chồng: - Anh, anh, dậy nhanh lên. Em bàn việc này cho mà

    nghe. Lục đang ngủ say, choàng thức dậy: - Gì vậy em? Anh đang nằm mơ thấy trời lụt. Hạnh bật cười: - Thôi, đừng có mà mơ. Em muốn bàn với anh chuyện

    thật đây. Anh biết không, ở Sài Gòn, hàng đang “ăn”, hàng công ty cũng như hàng Campuchia. Em tính đi lại một chuyến nữa.

    Lục nói, giọng có phần mệt mỏi: - Lại đi! Mất mấy lần chưa thất kinh sao mà còn muốn

    đi. Mà giá vàng gần Tết cứ lên ào ào. Em không nghe mới sáng đến chiều mà vàng “lên” một cây mấy ngàn sao?

    - Vàng lên thì vàng lên. Mình đi buôn chứ mình có bán vàng để tiêu mô mà sợ dữ rứa. Có lời thì mình đập vô vàng mua lại. Ai cũng thế mà thôi. Buôn bán mà sợ vàng lên vàng hạ thì sao được.

    - Cứ cho là vậy đi. Nhưng đường sá gần Tết, tụi công an với thuế vụ chúng nó chực khắp nơi để kiếm tiền tiêu Tết. Nó chụp một lần nữa thì sao?

    Hạnh bụm miệng chồng lại: - Vợ con thì buôn bán mà cái miệng chuyên môn nói

    chuyện xui. Vả cái miệng một cái cho hết nói bậy. Có gan mới làm giàu, anh không nghe người ta nói sao? Vợ chồng Song - Tha mới Sài Gòn ra hôm qua trúng đậm, mua sắm thôi thì đủ

    CHƯƠNG 1 Hạnh lay vai chồng: - Anh, anh, dậy nhanh lên. Em bàn việc này cho mà

    nghe. Lục đang ngủ say, choàng thức dậy: - Gì vậy em? Anh đang nằm mơ thấy trời lụt. Hạnh bật cười: - Thôi, đừng có mà mơ. Em muốn bàn với anh chuyện

    thật đây. Anh biết không, ở Sài Gòn, hàng đang “ăn”, hàng công ty cũng như hàng Campuchia. Em tính đi lại một chuyến nữa.

    Lục nói, giọng có phần mệt mỏi: - Lại đi! Mất mấy lần chưa thất kinh sao mà còn muốn

    đi. Mà giá vàng gần Tết cứ lên ào ào. Em không nghe mới sáng đến chiều mà vàng “lên” một cây mấy ngàn sao?

    - Vàng lên thì vàng lên. Mình đi buôn chứ mình có bán vàng để tiêu mô mà sợ dữ rứa. Có lời thì mình đập vô vàng mua lại. Ai cũng thế mà thôi. Buôn bán mà sợ vàng lên vàng hạ thì sao được.

    - Cứ cho là vậy đi. Nhưng đường sá gần Tết, tụi công an với thuế vụ chúng nó chực khắp nơi để kiếm tiền tiêu Tết. Nó chụp một lần nữa thì sao?

    Hạnh bụm miệng chồng lại: - Vợ con thì buôn bán mà cái miệng chuyên môn nói

    chuyện xui. Vả cái miệng một cái cho hết nói bậy. Có gan mới làm giàu, anh không nghe người ta nói sao? Vợ chồng Song - Tha mới Sài Gòn ra hôm qua trúng đậm, mua sắm thôi thì đủ

  • 4 ● Trần Doãn Nho 4 ● Trần Doãn Nho

    thứ. Mua cả đầu máy JVC nữa. Ngó cái đầu máy mà phát thèm.

    Nàng ôm riết lấy chồng, vuốt ve, giọng nghe càng nũng nịu:

    - Em mà trúng chuyến này, sẽ mua cho anh một cái JVC đời mới, mới toanh. Mễ –Tư ra hôm trước, anh nhớ không. Nghe Mễ nói thấy hàng vô là công ty với tụi Campuchia giành giựt nhau chí chóe.

    Lục xuống giọng: - Tùy em. Anh thì anh ngán quá. Em đi, anh ở nhà cứ

    như ngồi trên bếp lửa. Mà giờ tiền đâu cho đủ để mua hàng? Nghe giọng chồng có vẻ ưng chịu, Hạnh vội xoè ngay bàn

    tay ra trước mặt Lục: - Em còn đây bốn chỉ, nơi anh ba chỉ nữa, vị chi là

    bảy. Em tính, anh lên bà nội mấy đứa muợn thêm năm chỉ, em qua dì Xuân xoay thêm ít chỉ. Em định mua một lô hàng khoảng cây rưởi đến hai cây là vừa. Có thiếu chút đỉnh, mình nợ, bán hàng xong ra trả sau.

    Thông thường thì Hạnh chỉ hỏi Lục cho vui, vì nàng đã quyết định là nàng làm. Lục biết thế, cho nên, thường chỉ góp ý cho có lệ. Lục không rành chuyện buôn bán, lại nữa, anh nhát gan. Gặp công an, thuế vụ, không có hàng đã run, huống hồ gì mang thứ hàng thuộc loại “quốc cấm” như trầm. Từ ngày bị giảm biên chế vì thuộc diện dính líu đến chế độ cũ, anh lui về lo việc nhà. Anh săn sóc con cái, nấu nướng, đếm tiền cho vợ. Vợ sai đâu, anh đi đó. Anh thuộc loại không thể thích nghi được với cái xã hội mới đầy cả mánh mun bên ngoài. Anh dị ứng với cảnh người ta lăng xăng lui tới gạ gẫm, đẩy đưa, mặc cả. Có lúc, anh chăm chú theo dõi, thậm chí thử tìm hiểu mà rốt cuộc vẫn cảm thấy lạ lẫm. Anh nhờ nó để sống, mà y như kẻ đứng ngoài, chẳng dính líu gì.

    Hạnh khác. Hồi trước nàng nhút nhát, ít nói, rất sợ phải tiếp xúc. Thế mà đột nhiên, nàng đổi tính. Nàng nhảy một cái

    thứ. Mua cả đầu máy JVC nữa. Ngó cái đầu máy mà phát thèm.

    Nàng ôm riết lấy chồng, vuốt ve, giọng nghe càng nũng nịu:

    - Em mà trúng chuyến này, sẽ mua cho anh một cái JVC đời mới, mới toanh. Mễ –Tư ra hôm trước, anh nhớ không. Nghe Mễ nói thấy hàng vô là công ty với tụi Campuchia giành giựt nhau chí chóe.

    Lục xuống giọng: - Tùy em. Anh thì anh ngán quá. Em đi, anh ở nhà cứ

    như ngồi trên bếp lửa. Mà giờ tiền đâu cho đủ để mua hàng? Nghe giọng chồng có vẻ ưng chịu, Hạnh vội xoè ngay bàn

    tay ra trước mặt Lục: - Em còn đây bốn chỉ, nơi anh ba chỉ nữa, vị chi là

    bảy. Em tính, anh lên bà nội mấy đứa muợn thêm năm chỉ, em qua dì Xuân xoay thêm ít chỉ. Em định mua một lô hàng khoảng cây rưởi đến hai cây là vừa. Có thiếu chút đỉnh, mình nợ, bán hàng xong ra trả sau.

    Thông thường thì Hạnh chỉ hỏi Lục cho vui, vì nàng đã quyết định là nàng làm. Lục biết thế, cho nên, thường chỉ góp ý cho có lệ. Lục không rành chuyện buôn bán, lại nữa, anh nhát gan. Gặp công an, thuế vụ, không có hàng đã run, huống hồ gì mang thứ hàng thuộc loại “quốc cấm” như trầm. Từ ngày bị giảm biên chế vì thuộc diện dính líu đến chế độ cũ, anh lui về lo việc nhà. Anh săn sóc con cái, nấu nướng, đếm tiền cho vợ. Vợ sai đâu, anh đi đó. Anh thuộc loại không thể thích nghi được với cái xã hội mới đầy cả mánh mun bên ngoài. Anh dị ứng với cảnh người ta lăng xăng lui tới gạ gẫm, đẩy đưa, mặc cả. Có lúc, anh chăm chú theo dõi, thậm chí thử tìm hiểu mà rốt cuộc vẫn cảm thấy lạ lẫm. Anh nhờ nó để sống, mà y như kẻ đứng ngoài, chẳng dính líu gì.

    Hạnh khác. Hồi trước nàng nhút nhát, ít nói, rất sợ phải tiếp xúc. Thế mà đột nhiên, nàng đổi tính. Nàng nhảy một cái

  • 5 ● Dặm Trường 5 ● Dặm Trường

    vào cái xã hội mới mẻ này, hòa nhập vào nó một cách mau chóng. Nàng nói nói cười cười thiệt thiệt giả giả. Khi tình, lúc lý. Khi giả đò, lúc thành thật. Nàng láo lường, tính toán, thủ đoạn. Nàng biết cách biến từ không đến có, từ giả thành thiệt. Ðêm đêm, sau khi đếm tiền, cất vàng, kiểm hàng xong, nàng mới trở lại một Hạnh của anh, dẫu không toàn vẹn lắm, nhưng cũng đủ để cho anh cảm thấy yên tâm. Nàng tỉ tê tâm sự. Nàng nũng nịu. Nàng chìu. Chỉ đến lúc này, Lục mới phần nào tìm thấy hơi hám quen thuộc của một Hạnh khép nép, dựa dẫm ngày nào. Suốt ngày anh lửng lửng lơ lơ, chờ mong cho đến lúc Hạnh xong mọi công việc làm ăn trong ngày, đổi lốt, trở về với anh.

    Dặn dò thêm vài chuyện nữa, Hạnh quày quả lên xe, rú đi. Lục bảo mấy đứa con lo nấu cơm, rồi cũng lấy xe đạp lên mẹ anh mượn tiền. Khi trở về, thấy Hạnh đã ngồi đợi sẵn, vẻ mặt nôn nóng. Nàng trách:

    - Anh làm gì cũng lù rù lờ rờ. Em đợi sốt cả ruột. Thế nào? Mạ đưa vàng chưa? Mấy chỉ?

    Anh nói: - Em mượn năm thì mạ đưa năm chứ mấy nữa. - Thôi thì cũng được. Anh lấy xe lên chợ bán hết cho

    em. Nhớ bán nơi con Bảo cho được giá. Mà phải hỏi giá cho kỹ rồi hãy bán. Nhanh lên nghe, em hẹn người ta sáu giờ, chồng tiền. Em ở nhà sửa soạn hàng.

    Lục đi ngay. Lấy tiền bán vàng về, đợi Hạnh đếm xong, anh hỏi:

    - Thế nào? Hàng có khá không? Mấy kí? Hạnh vừa cột tiền thành từng cọc một ngàn, vừa trả lời: - Em sang lại của thằng Quang-nụi. Chấp nhận giá cao

    một chút cho có hàng đi. Một ít loại “một”, loại “hai”, hai ký còn lại là loại “ba” và “bốn”. Em đã liên lạc được xe rồi, xe chở phế liệu. Khuya này đi. Hàng sẽ lên ở Vỹ Dạ. Lát nữa, thằng Vui-cò xuống báo địa điểm và xe sẵn sàng, anh đạp xe về Gia Hội, qua ngã bến đò Cồn, quan sát động tịnh, có gì báo

    vào cái xã hội mới mẻ này, hòa nhập vào nó một cách mau chóng. Nàng nói nói cười cười thiệt thiệt giả giả. Khi tình, lúc lý. Khi giả đò, lúc thành thật. Nàng láo lường, tính toán, thủ đoạn. Nàng biết cách biến từ không đến có, từ giả thành thiệt. Ðêm đêm, sau khi đếm tiền, cất vàng, kiểm hàng xong, nàng mới trở lại một Hạnh của anh, dẫu không toàn vẹn lắm, nhưng cũng đủ để cho anh cảm thấy yên tâm. Nàng tỉ tê tâm sự. Nàng nũng nịu. Nàng chìu. Chỉ đến lúc này, Lục mới phần nào tìm thấy hơi hám quen thuộc của một Hạnh khép nép, dựa dẫm ngày nào. Suốt ngày anh lửng lửng lơ lơ, chờ mong cho đến lúc Hạnh xong mọi công việc làm ăn trong ngày, đổi lốt, trở về với anh.

    Dặn dò thêm vài chuyện nữa, Hạnh quày quả lên xe, rú đi. Lục bảo mấy đứa con lo nấu cơm, rồi cũng lấy xe đạp lên mẹ anh mượn tiền. Khi trở về, thấy Hạnh đã ngồi đợi sẵn, vẻ mặt nôn nóng. Nàng trách:

    - Anh làm gì cũng lù rù lờ rờ. Em đợi sốt cả ruột. Thế nào? Mạ đưa vàng chưa? Mấy chỉ?

    Anh nói: - Em mượn năm thì mạ đưa năm chứ mấy nữa. - Thôi thì cũng được. Anh lấy xe lên chợ bán hết cho

    em. Nhớ bán nơi con Bảo cho được giá. Mà phải hỏi giá cho kỹ rồi hãy bán. Nhanh lên nghe, em hẹn người ta sáu giờ, chồng tiền. Em ở nhà sửa soạn hàng.

    Lục đi ngay. Lấy tiền bán vàng về, đợi Hạnh đếm xong, anh hỏi:

    - Thế nào? Hàng có khá không? Mấy kí? Hạnh vừa cột tiền thành từng cọc một ngàn, vừa trả lời: - Em sang lại của thằng Quang-nụi. Chấp nhận giá cao

    một chút cho có hàng đi. Một ít loại “một”, loại “hai”, hai ký còn lại là loại “ba” và “bốn”. Em đã liên lạc được xe rồi, xe chở phế liệu. Khuya này đi. Hàng sẽ lên ở Vỹ Dạ. Lát nữa, thằng Vui-cò xuống báo địa điểm và xe sẵn sàng, anh đạp xe về Gia Hội, qua ngã bến đò Cồn, quan sát động tịnh, có gì báo

  • 6 ● Trần Doãn Nho 6 ● Trần Doãn Nho

    em biết ngay. Lực dè dặt: - Mà em này, mạ nói ngày ni đi là xấu lắm. Hôm nay là

    ngày “sát chủ”, mai là ngày “thọ tử”, cả hai ngày, đi đều không tốt. Chỉ có mốt là được.

    Hạnh gạt ngang: - Trời ơi, anh biết bữa nay là ngày mấy rồi không? Hai

    mươi ba rồi. Nếu mốt là hai mươi lăm đi, hai bảy mới đến Sài Gòn. Chẳng lẽ em bán hàng xong rồi ở lại ăn Tết ở đó sao? Mạ thì cứ khi nào cũng ngày tốt với ngày xấu. Ngày tốt mà không có xe cũng đành chịu.

    - Thì mạ anh nói sao, anh nói lại vậy. - Kệ mạ! Mạ có đi buôn mô mà mạ biết. À, may không

    thôi thì quên. Hôm nay hai mươi ba, phải mua gì cúng ông Táo. Anh xem quét dọn bàn thờ, thay cát trong lư hương, cắt một ít bông phượng. Em đi trả tiền hàng, rồi ghé chợ mua ít đồ cúng. Nói là làm ngay, Hạnh bước ra sân, rú xe chạy đi. Lục nhìn theo, băn khoăn nghĩ đến mấy cái từ “thọ tử”, “sát chủ”. Cái thì “tử”, còn cái thì “sát”, nghe mà ghê! Anh đứng tần ngần ngẫm nghĩ một lúc, rồi mới sửa soạn bàn thờ. Hạnh đi một lát là về ngay. Nàng mua chuối, giấy tiền, vàng bạc, và một miếng thịt heo luộc. Nàng xếp vàng mã, sắp lên bàn thờ, lên bếp và lên cái am lộ thiên ngoài sân. Cẩn thận hơn, nàng mở gói trầm, lấy một thanh trầm nhỏ bỏ bên cạnh lư hương. Nàng cầu Phật, cầu tổ tiên, ông bà, ông táo, cầu các đấng “cô hồn các đảng” phù hộ cho chuyến đi của nàng được xuôi chèo mát mái và hứa là nếu chuyến này có lời, nàng sẽ cúng tạ một cái đầu heo và gà, vịt các thứ. Khi cả nhà đang ăn cơm thì Vui chạy cò đến báo tin xe sẽ khởi hành vào lúc nửa đêm. Hạnh mừng rỡ, bỏ đũa xuống: - Thế thì quá tốt. Chiều mốt là đã ở Sài Gòn.

    Nàng quay qua chồng:

    em biết ngay. Lực dè dặt: - Mà em này, mạ nói ngày ni đi là xấu lắm. Hôm nay là

    ngày “sát chủ”, mai là ngày “thọ tử”, cả hai ngày, đi đều không tốt. Chỉ có mốt là được.

    Hạnh gạt ngang: - Trời ơi, anh biết bữa nay là ngày mấy rồi không? Hai

    mươi ba rồi. Nếu mốt là hai mươi lăm đi, hai bảy mới đến Sài Gòn. Chẳng lẽ em bán hàng xong rồi ở lại ăn Tết ở đó sao? Mạ thì cứ khi nào cũng ngày tốt với ngày xấu. Ngày tốt mà không có xe cũng đành chịu.

    - Thì mạ anh nói sao, anh nói lại vậy. - Kệ mạ! Mạ có đi buôn mô mà mạ biết. À, may không

    thôi thì quên. Hôm nay hai mươi ba, phải mua gì cúng ông Táo. Anh xem quét dọn bàn thờ, thay cát trong lư hương, cắt một ít bông phượng. Em đi trả tiền hàng, rồi ghé chợ mua ít đồ cúng. Nói là làm ngay, Hạnh bước ra sân, rú xe chạy đi. Lục nhìn theo, băn khoăn nghĩ đến mấy cái từ “thọ tử”, “sát chủ”. Cái thì “tử”, còn cái thì “sát”, nghe mà ghê! Anh đứng tần ngần ngẫm nghĩ một lúc, rồi mới sửa soạn bàn thờ. Hạnh đi một lát là về ngay. Nàng mua chuối, giấy tiền, vàng bạc, và một miếng thịt heo luộc. Nàng xếp vàng mã, sắp lên bàn thờ, lên bếp và lên cái am lộ thiên ngoài sân. Cẩn thận hơn, nàng mở gói trầm, lấy một thanh trầm nhỏ bỏ bên cạnh lư hương. Nàng cầu Phật, cầu tổ tiên, ông bà, ông táo, cầu các đấng “cô hồn các đảng” phù hộ cho chuyến đi của nàng được xuôi chèo mát mái và hứa là nếu chuyến này có lời, nàng sẽ cúng tạ một cái đầu heo và gà, vịt các thứ. Khi cả nhà đang ăn cơm thì Vui chạy cò đến báo tin xe sẽ khởi hành vào lúc nửa đêm. Hạnh mừng rỡ, bỏ đũa xuống: - Thế thì quá tốt. Chiều mốt là đã ở Sài Gòn.

    Nàng quay qua chồng:

  • 7 ● Dặm Trường 7 ● Dặm Trường

    - Anh tính xem, trễ lắm là hăm sáu em bán hàng. Bán xong, hăm bảy lấy tiền. Như vậy là chiều hăm bảy, em nhảy tàu Thống Nhất ra. Chậm lắm, chiều hăm chín, em có mặt ở nhà. Nói thì nói vậy, chứ anh và mấy đứa cứ lo việc nhà. Ðây, ba trăm, anh liệu làm gì thì làm. Chuyện sắm sửa Tết, em lo. Giờ còn sớm, dọn dẹp xong, đi ngủ một tí, mười một giờ dậy đi là vừa.

    Nói thì nói vậy, nhưng khi dọn dẹp các thứ xong xuôi, nàng vẫn không đi ngủ liền được, ngồi yên lặng tính toán. Như thế là nàng đã mua tất cả bốn ký hàng, hết một cây tám năm phân. Nàng trả một cây rưởi, còn thiếu nợ ba chỉ rưởi. Nàng giữ một chỉ và ít tiền mặt để phòng thân. Nếu bán được hàng, nàng chỉ mong lời chừng năm, ba chỉ để trang trải một số nợ nần, còn lại thì sắm Tết. Nghĩ đến chuyện sắm Tết, nàng thật mệt mề. Bánh trái, quà cáp, áo quần, ôi thôi, đủ thứ. Mặc, đến đó hãy hay. Nhưng nếu lỡ bị “chụp” thì sao? Nàng rùng mình. Ðã mấy lần bay hết vốn. Có lần suýt ở tù rồi. Hy vọng lần này không đến nỗi. Chẳng lẽ trời cứ phụ nàng. Nàng đi đâu cũng có cúng có quảy đàng hoàng, ăn ở với chồng con, gia nương lúc nào cũng phải đạo, có đâu cứ bị thiệt thòi hoài. Nhưng ai mà biết được. Phải sẵn sàng, nếu có chuyện gì thì liệu đường lo lót. Một chỉ, sợ không đủ. Lỡ có chuyện gì, một chỉ thì làm sao xoay sở được nhỉ, nàng bần thần tự hỏi. Chợt có bàn tay ai đặt lên mái tóc. Nàng giật mình, quay lại. Lục đứng sau lưng hồi nào. Anh âu yếm nói:

    - Sao em không ngủ một lát cho khỏe để khuya đi. Lo lắng tính toán làm gì nhiều cho mệt. Mọi chuyện đã đâu vào đấy rồi. Anh cầm tay vợ, mắt long lanh. Nàng im lặng nhìn chồng. Cái nhìn sáng rỡ, tình tứ của anh cho nàng hiểu anh muốn gì rồi. Cái anh này, cứ vòi vĩnh hoài, để cho thân thể người ta tinh sạch, người ta đi, thế mà không chịu. Gì thì gì nhưng Lục của nàng thật tuyệt. Nàng cười tình với anh. Thấy mắt vợ cũng long lanh, Lục thích thú, ôm hôn nàng thật dài,

    - Anh tính xem, trễ lắm là hăm sáu em bán hàng. Bán xong, hăm bảy lấy tiền. Như vậy là chiều hăm bảy, em nhảy tàu Thống Nhất ra. Chậm lắm, chiều hăm chín, em có mặt ở nhà. Nói thì nói vậy, chứ anh và mấy đứa cứ lo việc nhà. Ðây, ba trăm, anh liệu làm gì thì làm. Chuyện sắm sửa Tết, em lo. Giờ còn sớm, dọn dẹp xong, đi ngủ một tí, mười một giờ dậy đi là vừa.

    Nói thì nói vậy, nhưng khi dọn dẹp các thứ xong xuôi, nàng vẫn không đi ngủ liền được, ngồi yên lặng tính toán. Như thế là nàng đã mua tất cả bốn ký hàng, hết một cây tám năm phân. Nàng trả một cây rưởi, còn thiếu nợ ba chỉ rưởi. Nàng giữ một chỉ và ít tiền mặt để phòng thân. Nếu bán được hàng, nàng chỉ mong lời chừng năm, ba chỉ để trang trải một số nợ nần, còn lại thì sắm Tết. Nghĩ đến chuyện sắm Tết, nàng thật mệt mề. Bánh trái, quà cáp, áo quần, ôi thôi, đủ thứ. Mặc, đến đó hãy hay. Nhưng nếu lỡ bị “chụp” thì sao? Nàng rùng mình. Ðã mấy lần bay hết vốn. Có lần suýt ở tù rồi. Hy vọng lần này không đến nỗi. Chẳng lẽ trời cứ phụ nàng. Nàng đi đâu cũng có cúng có quảy đàng hoàng, ăn ở với chồng con, gia nương lúc nào cũng phải đạo, có đâu cứ bị thiệt thòi hoài. Nhưng ai mà biết được. Phải sẵn sàng, nếu có chuyện gì thì liệu đường lo lót. Một chỉ, sợ không đủ. Lỡ có chuyện gì, một chỉ thì làm sao xoay sở được nhỉ, nàng bần thần tự hỏi. Chợt có bàn tay ai đặt lên mái tóc. Nàng giật mình, quay lại. Lục đứng sau lưng hồi nào. Anh âu yếm nói:

    - Sao em không ngủ một lát cho khỏe để khuya đi. Lo lắng tính toán làm gì nhiều cho mệt. Mọi chuyện đã đâu vào đấy rồi. Anh cầm tay vợ, mắt long lanh. Nàng im lặng nhìn chồng. Cái nhìn sáng rỡ, tình tứ của anh cho nàng hiểu anh muốn gì rồi. Cái anh này, cứ vòi vĩnh hoài, để cho thân thể người ta tinh sạch, người ta đi, thế mà không chịu. Gì thì gì nhưng Lục của nàng thật tuyệt. Nàng cười tình với anh. Thấy mắt vợ cũng long lanh, Lục thích thú, ôm hôn nàng thật dài,

  • 8 ● Trần Doãn Nho 8 ● Trần Doãn Nho

    đôi tay ấn xuống, xoa xoa vào khoảng lưng, miệng cắn nhẹ vào vai nàng. Tật Lục vẫn thế, anh thích những cử chỉ vụn vặt. Nàng quen tính chồng, nên chìu. Lúc đầu, nàng không mấy thích. Có lúc bực nữa, vì đau. Nhưng anh làm riết rồi nàng cũng quen. Lần hồi, thấy thích. Không có, thiêu thiếu. Lục kéo nàng xuống:

    - Chỉ có lúc này, em mới là Hạnh của anh thôi. Cảm động, Hạnh vùi đầu vào ngực chồng, hôn lấy hôn để. Lục với tay tắt đèn, tắt radio, sờ soạng tìm nút áo. Nàng nằm im, thật im, mơ màng, rạo rực. Lục nhẩn nha vuốt ve, hôn hít. Hạnh nằm im, chờ đợi cơn lốc cuồng bạo đổ xuống từ chồng. Bỗng nhiên, nàng níu tay Lục lại, giọng hốt hoảng:

    - Chết cha! Anh ơi, em nhớ ra, còn một gói hàng em gửi ở dì Xuân chưa lấy về. May mà nhớ kịp, nếu không, thì phiền. Anh ngủ đi, em chạy đi lấy cho rồi. Nàng vùng dậy, bật đèn. Lục cụt hứng, im lặng nằm nhìn vợ nhanh nhẩu đắt xe ra ngoài. Anh lắng nghe tiếng nổ xa dần, xa dần trong đêm, ngao ngán thở dài. *

    Xe lên đường vào lúc một giờ sáng. Con đường đi ngang Ðập Ðá vắng tanh. Ánh sáng các ngọn đèn đường dội xuống mệt mỏi, miễn cưỡng, chừng như chẳng muốn soi sáng thêm cái thành phố đang ngủ vùi. Hạnh ngồi ép người sát trong thùng xe phía sau, lòng thấp thỏm, không yên. Thỉnh thoảng, nàng kéo tấm gỗ chắn cái ô trống phía trước để nhìn ra ngoài. Ðường trống trơn, nhưng đầy đe dọa. Một vệt sáng có thể bất chợt lóe lên. Một bóng người trong bộ đồng phục xanh đậm hoặc trong bộ đồ vàng ở đâu đó, có thể đột ngột xuất hiện ngang giữa đường, vẫy xe dừng lại. Nơi nào cũng là nơi rình rập. Ðâu đâu cũng có thể có ai đó đứng dòm ngó mọi di

    đôi tay ấn xuống, xoa xoa vào khoảng lưng, miệng cắn nhẹ vào vai nàng. Tật Lục vẫn thế, anh thích những cử chỉ vụn vặt. Nàng quen tính chồng, nên chìu. Lúc đầu, nàng không mấy thích. Có lúc bực nữa, vì đau. Nhưng anh làm riết rồi nàng cũng quen. Lần hồi, thấy thích. Không có, thiêu thiếu. Lục kéo nàng xuống:

    - Chỉ có lúc này, em mới là Hạnh của anh thôi. Cảm động, Hạnh vùi đầu vào ngực chồng, hôn lấy hôn để. Lục với tay tắt đèn, tắt radio, sờ soạng tìm nút áo. Nàng nằm im, thật im, mơ màng, rạo rực. Lục nhẩn nha vuốt ve, hôn hít. Hạnh nằm im, chờ đợi cơn lốc cuồng bạo đổ xuống từ chồng. Bỗng nhiên, nàng níu tay Lục lại, giọng hốt hoảng:

    - Chết cha! Anh ơi, em nhớ ra, còn một gói hàng em gửi ở dì Xuân chưa lấy về. May mà nhớ kịp, nếu không, thì phiền. Anh ngủ đi, em chạy đi lấy cho rồi. Nàng vùng dậy, bật đèn. Lục cụt hứng, im lặng nằm nhìn vợ nhanh nhẩu đắt xe ra ngoài. Anh lắng nghe tiếng nổ xa dần, xa dần trong đêm, ngao ngán thở dài. *

    Xe lên đường vào lúc một giờ sáng. Con đường đi ngang Ðập Ðá vắng tanh. Ánh sáng các ngọn đèn đường dội xuống mệt mỏi, miễn cưỡng, chừng như chẳng muốn soi sáng thêm cái thành phố đang ngủ vùi. Hạnh ngồi ép người sát trong thùng xe phía sau, lòng thấp thỏm, không yên. Thỉnh thoảng, nàng kéo tấm gỗ chắn cái ô trống phía trước để nhìn ra ngoài. Ðường trống trơn, nhưng đầy đe dọa. Một vệt sáng có thể bất chợt lóe lên. Một bóng người trong bộ đồng phục xanh đậm hoặc trong bộ đồ vàng ở đâu đó, có thể đột ngột xuất hiện ngang giữa đường, vẫy xe dừng lại. Nơi nào cũng là nơi rình rập. Ðâu đâu cũng có thể có ai đó đứng dòm ngó mọi di

  • 9 ● Dặm Trường 9 ● Dặm Trường

    chuyển của xe và mọi hành vi của nàng. Số hàng bốn ký lô nàng gói rất gọn, được tay tài xế giấu trong cái thùng sắt đập bẹp, chôn sâu dưới đống phế liệu gồm đủ thứ kim loại tạp nhạp, rỉ sét. Kín thì quá kín rồi. Nhưng lo thì vẫn lo. Công an, thuế vụ dường như có mặt khắp nơi. Càng ngày họ càng ranh ma. Nghề dạy nghề, nên dù giấu hàng khôn khéo đến đâu, họ cũng biết để lục ra khiến đám con buôn bể mánh hoài. Người ta làm ăn, họ cũng làm ăn. Tìm ra hàng, họ mới có tiền. Trên tuyến đường huyết mạch bắc nam với hàng chục trạm thuế làm việc ngày đêm, luôn luôn diễn ra một trận chiến thầm lặng, nhưng rất ác liệt.

    Xe qua cầu An Cựu, ra khỏi thành phố bình an, bắt đầu chạy chậm lại. Tài xế tính toán giờ giấc để vượt trạm Lăng Cô vào lúc tảng sáng. Kinh nghiệm cho biết vào thời điểm đó, đám nhân viên trực ham ngủ hơn là hăm hở lục hàng. Đúng như dự tính, xe vượt trạm Lăng Cô lúc bốn giờ mười lăm. Không thấy bóng người. Ba-ri-e buông lỏng, xả trạm. Xe từ từ tiến gần. Hạnh nín thở nhìn vào ngôi trạm nhỏ nằm bên vệ đường, tưởng chừng như cả thế giới này sẽ nổ tung nếu nó đột ngột thức dậy, thi hành cái chức năng bình thường của nó. May quá, nó yên ngủ. Bên trong, tối. Mọi thứ im lìm. Chỉ có chiếc bóng đèn nhỏ gắn bên ngoài, lặng lẽ nhìn chiếc xe thận trọng, run rẩy bò qua lằn ranh an toàn. Hạnh đăm đăm nhìn thanh gỗ chắn, dùng làm cái ba-ri-e, chổng lên trời. Lúc này, sao trông nó hồn nhiên và đáng yêu đến tệ. Ðừng hạ xuống, đừng bao giờ hạ xuống chắn đường chị đi, nghe em, Hạnh nhủ thầm. Ðuôi xe vừa qua khỏi trạm, xe tăng tốc. Thanh ba-ri-e ngoan ngoãn nằm yên. Hạnh ôm ngực thở phào. Cám ơn trời phật. Thế là bốn ký hàng vượt qua khỏi cửa ải đầu tiên.

    Xe lần lượt qua các trạm Kim Liên, Nước Mặn, An Tân, Cù Mông, Ba Ngòi, Du Long, Căn Cứ Bốn. Nơi nào, xe cũng phải dừng trước trạm đợi tài xế đến trình giấy tờ. Cán bộ thuế lên xe, đảo mắt nhìn, chìa tay nhận xấp tiền từ người chủ hàng phế liệu kín đáo trao cho, rồi lặng lẽ xuống xe. Chiếc ba-ri-e

    chuyển của xe và mọi hành vi của nàng. Số hàng bốn ký lô nàng gói rất gọn, được tay tài xế giấu trong cái thùng sắt đập bẹp, chôn sâu dưới đống phế liệu gồm đủ thứ kim loại tạp nhạp, rỉ sét. Kín thì quá kín rồi. Nhưng lo thì vẫn lo. Công an, thuế vụ dường như có mặt khắp nơi. Càng ngày họ càng ranh ma. Nghề dạy nghề, nên dù giấu hàng khôn khéo đến đâu, họ cũng biết để lục ra khiến đám con buôn bể mánh hoài. Người ta làm ăn, họ cũng làm ăn. Tìm ra hàng, họ mới có tiền. Trên tuyến đường huyết mạch bắc nam với hàng chục trạm thuế làm việc ngày đêm, luôn luôn diễn ra một trận chiến thầm lặng, nhưng rất ác liệt.

    Xe qua cầu An Cựu, ra khỏi thành phố bình an, bắt đầu chạy chậm lại. Tài xế tính toán giờ giấc để vượt trạm Lăng Cô vào lúc tảng sáng. Kinh nghiệm cho biết vào thời điểm đó, đám nhân viên trực ham ngủ hơn là hăm hở lục hàng. Đúng như dự tính, xe vượt trạm Lăng Cô lúc bốn giờ mười lăm. Không thấy bóng người. Ba-ri-e buông lỏng, xả trạm. Xe từ từ tiến gần. Hạnh nín thở nhìn vào ngôi trạm nhỏ nằm bên vệ đường, tưởng chừng như cả thế giới này sẽ nổ tung nếu nó đột ngột thức dậy, thi hành cái chức năng bình thường của nó. May quá, nó yên ngủ. Bên trong, tối. Mọi thứ im lìm. Chỉ có chiếc bóng đèn nhỏ gắn bên ngoài, lặng lẽ nhìn chiếc xe thận trọng, run rẩy bò qua lằn ranh an toàn. Hạnh đăm đăm nhìn thanh gỗ chắn, dùng làm cái ba-ri-e, chổng lên trời. Lúc này, sao trông nó hồn nhiên và đáng yêu đến tệ. Ðừng hạ xuống, đừng bao giờ hạ xuống chắn đường chị đi, nghe em, Hạnh nhủ thầm. Ðuôi xe vừa qua khỏi trạm, xe tăng tốc. Thanh ba-ri-e ngoan ngoãn nằm yên. Hạnh ôm ngực thở phào. Cám ơn trời phật. Thế là bốn ký hàng vượt qua khỏi cửa ải đầu tiên.

    Xe lần lượt qua các trạm Kim Liên, Nước Mặn, An Tân, Cù Mông, Ba Ngòi, Du Long, Căn Cứ Bốn. Nơi nào, xe cũng phải dừng trước trạm đợi tài xế đến trình giấy tờ. Cán bộ thuế lên xe, đảo mắt nhìn, chìa tay nhận xấp tiền từ người chủ hàng phế liệu kín đáo trao cho, rồi lặng lẽ xuống xe. Chiếc ba-ri-e

  • 10 ● Trần Doãn Nho 10 ● Trần Doãn Nho

    quyền lực từ từ nâng lên để cho xe chạy qua. Ðể tránh sự chú ý của cán bộ thuế, trước khi đến trạm, Hạnh thường xuống xe khi còn cách trạm một đoạn đường, đi bộ khỏi trạm một quãng ngắn, đứng đợi. Chưa đến trạm là tài xế đã nhắc nhở nàng. Thông thường thì phế liệu là mặt hàng cồng kềnh, được buôn bán hợp pháp. Chủ hàng lo đóng thuế đàng hoàng cả đầu vào lẫn đầu ra. Họ chỉ khai gian trọng lượng để giảm tiền thuế. Qua mỗi một trạm, chủ hàng chỉ cần chung một ít tiền lót tay gọi là “thông cảm” với nhân viên trạm là xong. Ðó là một hợp đồng ngầm, đôi bên đều có lợi.

    Nhưng đến trạm Căn Cứ Năm, thì có chuyện rắc rối. Số là anh tài xế quên dừng xe cho Hạnh xuống cách trạm một đoạn đường như thường lệ. Khi sực nhớ ra thì thì thanh ba-ri-e và tấm bảng “stop” đã hiện ra trước mặt. Lỡ rồi, tài xế làm lơ luôn, không gọi Hạnh, sợ gây thêm nghi ngờ. Nàng nằm im trên thùng xe, nhắm mắt giả vờ ngủ say. Khi nhân viên thuế lên xe, mở cửa ra, thấy nàng, bèn hỏi. Nàng nhướng mắt giả giọng ngái ngủ, trả lời nhát gừng. Nhân viên thuế gọi tài xế và chủ hàng phế liệu vào trạm, mang giấy tờ ra săm soi, hạch hỏi. Hạnh ngồi thu mình trong thùng xe, đầu óc rối tung lên. Nàng lục xách, lấy thanh kẹo cao su bỏ vào miệng nhai, hai tay run bần bật. Một lát sau, tài xế ra, cho biết là xe tải được lệnh vào trạm để kiểm tra. Hạnh xuống xe, nước mắt lưng tròng, đầu óc chọt nghe vang vang hai chữ “thọ tử”và “sát chủ” đáng ghét của bà mẹ chồng. Nàng nhìn theo chiếc xe tải chạy thẳng vào bãi đậu xe, lòng tan nát như ngày nào khi nghe tin Sài Gòn đầu hàng tháng tư năm bảy lăm.

    Bãi đậu xe trạm chiếm một khu đất rộng thênh thang, nằm kế khu ruộng lúa, đủ chỗ chứa cho hàng chục chiếc xe đủ loại. Chẳng mấy khi bãi trống. Xe cộ ngược xuôi nam bắc hàng ngàn chiếc mỗi ngày, hiếm có chiếc nào không có “vấn đề”. Thông cảm cho đi thì thôi, chứ nếu đã quyết tâm lục, thì nhất định phải có chứa hàng lậu. Từ xe tư cho đến xe công, không

    quyền lực từ từ nâng lên để cho xe chạy qua. Ðể tránh sự chú ý của cán bộ thuế, trước khi đến trạm, Hạnh thường xuống xe khi còn cách trạm một đoạn đường, đi bộ khỏi trạm một quãng ngắn, đứng đợi. Chưa đến trạm là tài xế đã nhắc nhở nàng. Thông thường thì phế liệu là mặt hàng cồng kềnh, được buôn bán hợp pháp. Chủ hàng lo đóng thuế đàng hoàng cả đầu vào lẫn đầu ra. Họ chỉ khai gian trọng lượng để giảm tiền thuế. Qua mỗi một trạm, chủ hàng chỉ cần chung một ít tiền lót tay gọi là “thông cảm” với nhân viên trạm là xong. Ðó là một hợp đồng ngầm, đôi bên đều có lợi.

    Nhưng đến trạm Căn Cứ Năm, thì có chuyện rắc rối. Số là anh tài xế quên dừng xe cho Hạnh xuống cách trạm một đoạn đường như thường lệ. Khi sực nhớ ra thì thì thanh ba-ri-e và tấm bảng “stop” đã hiện ra trước mặt. Lỡ rồi, tài xế làm lơ luôn, không gọi Hạnh, sợ gây thêm nghi ngờ. Nàng nằm im trên thùng xe, nhắm mắt giả vờ ngủ say. Khi nhân viên thuế lên xe, mở cửa ra, thấy nàng, bèn hỏi. Nàng nhướng mắt giả giọng ngái ngủ, trả lời nhát gừng. Nhân viên thuế gọi tài xế và chủ hàng phế liệu vào trạm, mang giấy tờ ra săm soi, hạch hỏi. Hạnh ngồi thu mình trong thùng xe, đầu óc rối tung lên. Nàng lục xách, lấy thanh kẹo cao su bỏ vào miệng nhai, hai tay run bần bật. Một lát sau, tài xế ra, cho biết là xe tải được lệnh vào trạm để kiểm tra. Hạnh xuống xe, nước mắt lưng tròng, đầu óc chọt nghe vang vang hai chữ “thọ tử”và “sát chủ” đáng ghét của bà mẹ chồng. Nàng nhìn theo chiếc xe tải chạy thẳng vào bãi đậu xe, lòng tan nát như ngày nào khi nghe tin Sài Gòn đầu hàng tháng tư năm bảy lăm.

    Bãi đậu xe trạm chiếm một khu đất rộng thênh thang, nằm kế khu ruộng lúa, đủ chỗ chứa cho hàng chục chiếc xe đủ loại. Chẳng mấy khi bãi trống. Xe cộ ngược xuôi nam bắc hàng ngàn chiếc mỗi ngày, hiếm có chiếc nào không có “vấn đề”. Thông cảm cho đi thì thôi, chứ nếu đã quyết tâm lục, thì nhất định phải có chứa hàng lậu. Từ xe tư cho đến xe công, không

  • 11 ● Dặm Trường 11 ● Dặm Trường

    có xe nào không có mánh chở hàng. Lúc đầu, chỉ có xe tư nhân sung công vào hợp tác xã là chủ xe bạo gan, sẵn sàng lao vào cuộc chơi, chấp nhận mọi rủi ro. Nhưng càng về sau, tất cả các tài xế, và qua đó, các thủ trưởng của họ, cũng tham gia. Lúc đầu, thử; sau, thấy ngon, trở thành chuyên nghiệp. Từ đó, cũng như xe tư, các xe thương nghiệp, xe quân sự, xe Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, xe ngoại giao, và cả xe công an, thuế vụ cũng gia nhập đường dây chở hàng. Các trạm thuế đã từng chận bắt xe tòa đại sứ Liên Xô, Ba Lan chở thuốc tây, xe bí thư tỉnh ủy chở trầm, xe Tổng cục an ninh bộ Nội Vụ chở thuốc Jet, thuốc “ba số”...Lúc đầu, bãi chỉ mở ra cho có. Dân dần, không đủ chỗ, bãi cứ nới dần ra, lấn cả vào đất canh tác. Cái văn phòng nhỏ xíu với năm, bảy nhân viên đột nhiên biến thành một trung tâm hàng hóa và dịch vụ, nơi họ thay nhau quản lý đủ loại xe, đủ loại hàng, đối phó với đủ loại tài xế, thủ trưởng qua nhiều tình huống khác nhau. Và khu vực quanh trạm biến thành một khu sinh hoạt náo nhiệt ngày đêm. Quán xá đủ loại mọc lên kéo theo một đám chạy mánh lành nghề: “gỡ” hàng bị bắt ra khỏi trạm.

    Hạnh chán nản, vào ngồi ở một quán nước bên vệ đường. Miệng mồm nàng khô khốc, tay chân run rẩy, bụng dạ bồn chồn. Nàng nhìn đăm đăm vào trạm chờ đợi, như tội nhân chờ bản phán quyết cuối cùng của quan tòa trong một phiên xử kéo dài, chưa biết khi nào kết thúc.

    Rất lâu sau, anh tài xế từ trong trạm bước ra, mặt mày phờ phạc:

    - Không xong rồi. Tụi nó tuôn hết phế liệu và tìm thấy hàng chị.

    Hồn vía Hạnh bay bổng. Nàng choáng váng như bị trúng gió. Thân hình lảo đảo, muốn ngã. Nàng bíu chặt hai tay vào mép bàn, gượng lại, đứng nhìn trân vào khoảng không trước mặt, mắt nhòe đi. Thế là hết. Nàng nhìn tài xế, mếu máo:

    - Anh xem có giúp được gì em không? - Chịu thôi. Tôi đã làm hết sức, mà đành chịu. Chuyện

    có xe nào không có mánh chở hàng. Lúc đầu, chỉ có xe tư nhân sung công vào hợp tác xã là chủ xe bạo gan, sẵn sàng lao vào cuộc chơi, chấp nhận mọi rủi ro. Nhưng càng về sau, tất cả các tài xế, và qua đó, các thủ trưởng của họ, cũng tham gia. Lúc đầu, thử; sau, thấy ngon, trở thành chuyên nghiệp. Từ đó, cũng như xe tư, các xe thương nghiệp, xe quân sự, xe Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, xe ngoại giao, và cả xe công an, thuế vụ cũng gia nhập đường dây chở hàng. Các trạm thuế đã từng chận bắt xe tòa đại sứ Liên Xô, Ba Lan chở thuốc tây, xe bí thư tỉnh ủy chở trầm, xe Tổng cục an ninh bộ Nội Vụ chở thuốc Jet, thuốc “ba số”...Lúc đầu, bãi chỉ mở ra cho có. Dân dần, không đủ chỗ, bãi cứ nới dần ra, lấn cả vào đất canh tác. Cái văn phòng nhỏ xíu với năm, bảy nhân viên đột nhiên biến thành một trung tâm hàng hóa và dịch vụ, nơi họ thay nhau quản lý đủ loại xe, đủ loại hàng, đối phó với đủ loại tài xế, thủ trưởng qua nhiều tình huống khác nhau. Và khu vực quanh trạm biến thành một khu sinh hoạt náo nhiệt ngày đêm. Quán xá đủ loại mọc lên kéo theo một đám chạy mánh lành nghề: “gỡ” hàng bị bắt ra khỏi trạm.

    Hạnh chán nản, vào ngồi ở một quán nước bên vệ đường. Miệng mồm nàng khô khốc, tay chân run rẩy, bụng dạ bồn chồn. Nàng nhìn đăm đăm vào trạm chờ đợi, như tội nhân chờ bản phán quyết cuối cùng của quan tòa trong một phiên xử kéo dài, chưa biết khi nào kết thúc.

    Rất lâu sau, anh tài xế từ trong trạm bước ra, mặt mày phờ phạc:

    - Không xong rồi. Tụi nó tuôn hết phế liệu và tìm thấy hàng chị.

    Hồn vía Hạnh bay bổng. Nàng choáng váng như bị trúng gió. Thân hình lảo đảo, muốn ngã. Nàng bíu chặt hai tay vào mép bàn, gượng lại, đứng nhìn trân vào khoảng không trước mặt, mắt nhòe đi. Thế là hết. Nàng nhìn tài xế, mếu máo:

    - Anh xem có giúp được gì em không? - Chịu thôi. Tôi đã làm hết sức, mà đành chịu. Chuyện

  • 12 ● Trần Doãn Nho 12 ● Trần Doãn Nho

    chẳng ra gì mà lại lỡ bể lớn ra rồi. - Liệu anh chủ hàng phế liệu có xoay chạy gì được giúp

    em không? Anh lắc đầu: - Khổ nỗi, anh ta cũng đang điên đầu vì hàng của anh

    đang nằm chình ình ra đấy. Tụi nó mà cân lại thì phải biết. Anh ta cằn nhằn, đổ lỗi cho cô và tôi. Còn tôi, lỡ việc lỡ vàng hết trơn. Tụi nó giam ở đây, chẳng biết khi nào mới cho đi. Thế là hết đường. Cả hai ngồi im, chết đứng.

    Hạnh chới với suy tính. Phải đi Sài Gòn thôi, nàng tự nhủ. Nàng nói:

    - Cám ơn anh. Bây giờ em phải tự lo lấy thôi. - Mà cô đi đâu giờ? Nàng không buồn trả lời, bước đi ngay, không quay lại.

    chẳng ra gì mà lại lỡ bể lớn ra rồi. - Liệu anh chủ hàng phế liệu có xoay chạy gì được giúp

    em không? Anh lắc đầu: - Khổ nỗi, anh ta cũng đang điên đầu vì hàng của anh

    đang nằm chình ình ra đấy. Tụi nó mà cân lại thì phải biết. Anh ta cằn nhằn, đổ lỗi cho cô và tôi. Còn tôi, lỡ việc lỡ vàng hết trơn. Tụi nó giam ở đây, chẳng biết khi nào mới cho đi. Thế là hết đường. Cả hai ngồi im, chết đứng.

    Hạnh chới với suy tính. Phải đi Sài Gòn thôi, nàng tự nhủ. Nàng nói:

    - Cám ơn anh. Bây giờ em phải tự lo lấy thôi. - Mà cô đi đâu giờ? Nàng không buồn trả lời, bước đi ngay, không quay lại.

  • 13 ● Dặm Trường 13 ● Dặm Trường

    CHƯƠNG 2

    Hạnh đón ngay được một chiếc xe Kamaz từ Hà Nội vào.

    Ca bin loại xe này rộng, có thêm băng ghế sau. Ngoài tài xế, còn có hai người đàn ông ngồi chung một ghế ở phía cửa trước. Một người, có lẽ là tài phụ. Còn người kia ăn mặc xuề xòa, con buôn cũng không ra con buôn mà bộ đội cũng không ra bộ đội. Mới thấy nàng leo lên xe, anh ta đã nhìn nàng một cái nhìn xoáy sâu đầy khả ố. Mặc họ. Nàng giữ nét mặt thật nghiêm trang, im lặng gật đầu chào từng người. Nàng được dành cho ngồi ở băng ghế sau. Ghế dài, bọc da, êm ái như một cái giường cá nhân nhỏ. Chạy được một đoạn, người tài xế lên tiếng:

    - Sao, người đẹp đi đâu giờ này? Ði chơi hay đi buôn?

    Mải đắm mình trong giòng suy nghĩ, Hạnh im lặng, chưa tìm ra cách trả lời. Người tài xế có vẻ phật ý:

    - Người gì mà cao đạo khiếp thế! Hỏi chẳng thèm trả lời. Khó nhỉ!

    Anh ta kéo dài chữ “nhỉ” cuối câu với một cái giọng nghe rất “bộ đội”. Hạnh đáp, giọng mệt mỏi:

    - Tôi đi có chút việc, anh à. Anh ta cười vang: - Khá lắm, khá lắm. Tưởng người đẹp không muốn

    cho kẻ hèn này nghe tiếng oanh vàng chứ. Tiếng “chứ” dẻo và dài, đầy hơi gió, nghe giễu cợt. Hai

    người đàn ông kia cùng quay lui, nhìn nàng, cười lớn. Hạnh nhìn lòng đường trước mặt vùn vụt chạy lùi về sau, cố giữ nét mặt thật bình thản. Người tài xế không hỏi tiếp, im lặng lái tránh một chiếc xe nào đó chạy ngược đường thật nhanh. Ðoạn đường tương đối êm ả. Không ai quấy rầy nữa, nàng tiếp

    CHƯƠNG 2

    Hạnh đón ngay được một chiếc xe Kamaz từ Hà Nội vào.

    Ca bin loại xe này rộng, có thêm băng ghế sau. Ngoài tài xế, còn có hai người đàn ông ngồi chung một ghế ở phía cửa trước. Một người, có lẽ là tài phụ. Còn người kia ăn mặc xuề xòa, con buôn cũng không ra con buôn mà bộ đội cũng không ra bộ đội. Mới thấy nàng leo lên xe, anh ta đã nhìn nàng một cái nhìn xoáy sâu đầy khả ố. Mặc họ. Nàng giữ nét mặt thật nghiêm trang, im lặng gật đầu chào từng người. Nàng được dành cho ngồi ở băng ghế sau. Ghế dài, bọc da, êm ái như một cái giường cá nhân nhỏ. Chạy được một đoạn, người tài xế lên tiếng:

    - Sao, người đẹp đi đâu giờ này? Ði chơi hay đi buôn?

    Mải đắm mình trong giòng suy nghĩ, Hạnh im lặng, chưa tìm ra cách trả lời. Người tài xế có vẻ phật ý:

    - Người gì mà cao đạo khiếp thế! Hỏi chẳng thèm trả lời. Khó nhỉ!

    Anh ta kéo dài chữ “nhỉ” cuối câu với một cái giọng nghe rất “bộ đội”. Hạnh đáp, giọng mệt mỏi:

    - Tôi đi có chút việc, anh à. Anh ta cười vang: - Khá lắm, khá lắm. Tưởng người đẹp không muốn

    cho kẻ hèn này nghe tiếng oanh vàng chứ. Tiếng “chứ” dẻo và dài, đầy hơi gió, nghe giễu cợt. Hai

    người đàn ông kia cùng quay lui, nhìn nàng, cười lớn. Hạnh nhìn lòng đường trước mặt vùn vụt chạy lùi về sau, cố giữ nét mặt thật bình thản. Người tài xế không hỏi tiếp, im lặng lái tránh một chiếc xe nào đó chạy ngược đường thật nhanh. Ðoạn đường tương đối êm ả. Không ai quấy rầy nữa, nàng tiếp

  • 14 ● Trần Doãn Nho 14 ● Trần Doãn Nho

    tục vùi mình trong những tính toán vẩn vơ. Nàng cố không nghĩ đến những điều tệ hại nhất, nhưng những ý nghĩ muộn phiền, cứ như tằm ăn dâu, xâm lấn từng khoảng trống trong đầu óc bề bộn của nàng. Chúng cấu xé, dằn vặt. Môi khô. Cổ họng rát bỏng như trải qua một cơn ho nặng. Hai người đàn ông thỉnh thoảng lại quay lui nhìn nàng, vẻ dò hỏi trân tráo.

    Xe chạy khá lâu thì giảm tốc độ, từ từ dừng lại. Người tài xế xem đồng hồ, nói:

    - Hai giờ sáng rồi. Ta dừng lại đây nghỉ, tảng sáng đi tiếp.

    Hạnh giật thót mình, hốt hoảng: - Sao thế anh? Dừng lại ở đây sao? Ðây là đâu thế

    này? Anh chàng mặc đồ xuề xòa cười ha hả: - Thế người đẹp không chịu ngủ à? Chẳng lẽ chạy cả

    đêm. Chạy cả đêm, liệu người đẹp có chịu nổi không? Anh ta cố ý nhấn mạnh “có chịu nổi không”, hàm ý tục

    tĩu. Nàng làm lơ, hỏi tài xế: - Anh định nghỉ ở đây thật sao? Như thế này

    thì...thì... Nàng ấp úng, không biết phải diễn tả thế nào. Người tài xế

    cười: - Thế cô chưa bao giờ đi xe đêm sao. Phải nghỉ ngơi,

    phải ngủ một chút mới tiếp tục được chứ tài xế làm sao chịu nổi.

    Giọng anh ta bây giờ nghe đàng hoàng, có lẽ không chứa một ẩn ý bất thường nào. Nàng hơi yên tâm. Nhưng nhìn khung cảnh chung quanh, thấy tối tăm hoang vắng quá, nàng chột dạ. Một ý tưởng bất ngờ xuyên qua trí óc khiến nàng cảm thấy lạnh buốt xương sống. Họ âm mưu gì đây? Nàng xuống giọng van vỉ:

    - Các anh ráng chạy đi giùm tôi. Ðừng nghỉ nữa. Tôi cần về gấp Sài Gòn trong đêm nay. Tôi sẽ bồi dưỡng thêm cho

    tục vùi mình trong những tính toán vẩn vơ. Nàng cố không nghĩ đến những điều tệ hại nhất, nhưng những ý nghĩ muộn phiền, cứ như tằm ăn dâu, xâm lấn từng khoảng trống trong đầu óc bề bộn của nàng. Chúng cấu xé, dằn vặt. Môi khô. Cổ họng rát bỏng như trải qua một cơn ho nặng. Hai người đàn ông thỉnh thoảng lại quay lui nhìn nàng, vẻ dò hỏi trân tráo.

    Xe chạy khá lâu thì giảm tốc độ, từ từ dừng lại. Người tài xế xem đồng hồ, nói:

    - Hai giờ sáng rồi. Ta dừng lại đây nghỉ, tảng sáng đi tiếp.

    Hạnh giật thót mình, hốt hoảng: - Sao thế anh? Dừng lại ở đây sao? Ðây là đâu thế

    này? Anh chàng mặc đồ xuề xòa cười ha hả: - Thế người đẹp không chịu ngủ à? Chẳng lẽ chạy cả

    đêm. Chạy cả đêm, liệu người đẹp có chịu nổi không? Anh ta cố ý nhấn mạnh “có chịu nổi không”, hàm ý tục

    tĩu. Nàng làm lơ, hỏi tài xế: - Anh định nghỉ ở đây thật sao? Như thế này

    thì...thì... Nàng ấp úng, không biết phải diễn tả thế nào. Người tài xế

    cười: - Thế cô chưa bao giờ đi xe đêm sao. Phải nghỉ ngơi,

    phải ngủ một chút mới tiếp tục được chứ tài xế làm sao chịu nổi.

    Giọng anh ta bây giờ nghe đàng hoàng, có lẽ không chứa một ẩn ý bất thường nào. Nàng hơi yên tâm. Nhưng nhìn khung cảnh chung quanh, thấy tối tăm hoang vắng quá, nàng chột dạ. Một ý tưởng bất ngờ xuyên qua trí óc khiến nàng cảm thấy lạnh buốt xương sống. Họ âm mưu gì đây? Nàng xuống giọng van vỉ:

    - Các anh ráng chạy đi giùm tôi. Ðừng nghỉ nữa. Tôi cần về gấp Sài Gòn trong đêm nay. Tôi sẽ bồi dưỡng thêm cho

  • 15 ● Dặm Trường 15 ● Dặm Trường

    các anh xứng đáng. Các anh giúp tôi đi. Tôi nói thật, tôi cần đi gấp.

    Người tài xế cười sảng khoái: - Cô làm như là thủ trưởng của tôi không bằng.

    Ðám tài xế chúng tôi vậy đấy. Có chạy, có nghỉ. Luật nhà nước mà.

    Anh ta tắt máy xe, quay sang nàng, giọng đầy giễu cợt: - Hay là cô sợ chúng tôi...ăn thịt cô. Không đâu.

    Chúng tôi chưa cần đâu. Nhìn chăm nàng quan sát một lát, anh ta tiếp: - Nói thế chứ không có gì đâu mà cô lo. Có lẽ cô sợ

    bọn tôi làm ẩu chứ gì? Không đâu, người đẹp ạ. Nói người đẹp đừng buồn, nếu cần gái, chúng tôi chẳng thiếu đâu. Bây giờ, tôi hỏi thật: cô cần về gấp thành phố để làm gì? Cô đi buôn, phải không? Nói thật đi. Bọn tôi không phải công an, cũng chẳng phải là đầu trộm đuôi cướp đâu nhé. Chúng tôi là dân lái xe có gốc.

    Hạnh thừ người, suy nghĩ. Một lát, nàng thú thật: - Nói thật với anh, tôi buôn trầm. Tôi mới bị bắt một

    bận hàng tại Căn Cứ Năm, chỗ tôi đón xe anh đấy. Hàng hiện đang giữ ở đó, nên vội đi Sài Gòn, tìm cách chạy ra.

    Người tài xế đập tay một cái rõ mạnh trên ghế ngồi, rồi nói:

    - À, ra thế. Vậy mà nãy giờ cứ giấu. Cô đi buôn kiểu gì mà lại “lạc hậu” thế! Hàng thì bị dính ở đó, lại vào Sài Gòn để gỡ, thế là thế nào? Khi cô vào đến trong đó, thì ngoài này, hàng đã bị làm thịt thành trăm mảnh rồi, còn đâu. Sao khi nãy, lên xe, cô chẳng cho tôi biết. Cô làm cao, không thèm trả lời. Bây giờ xa trạm quá rồi. Anh ta ngưng một chút, rồi hỏi:

    - Trầm loại gì, bao nhiêu ký? Ai làm biên bản tịch thu? - Trầm từ loại “một” đến “bốn”, bốn ký. Tôi không vào

    trạm nên chẳng biết ai làm biên bản. Nhưng nghe tài xế nói là trưởng trạm thì phải.

    các anh xứng đáng. Các anh giúp tôi đi. Tôi nói thật, tôi cần đi gấp.

    Người tài xế cười sảng khoái: - Cô làm như là thủ trưởng của tôi không bằng.

    Ðám tài xế chúng tôi vậy đấy. Có chạy, có nghỉ. Luật nhà nước mà.

    Anh ta tắt máy xe, quay sang nàng, giọng đầy giễu cợt: - Hay là cô sợ chúng tôi...ăn thịt cô. Không đâu.

    Chúng tôi chưa cần đâu. Nhìn chăm nàng quan sát một lát, anh ta tiếp: - Nói thế chứ không có gì đâu mà cô lo. Có lẽ cô sợ

    bọn tôi làm ẩu chứ gì? Không đâu, người đẹp ạ. Nói người đẹp đừng buồn, nếu cần gái, chúng tôi chẳng thiếu đâu. Bây giờ, tôi hỏi thật: cô cần về gấp thành phố để làm gì? Cô đi buôn, phải không? Nói thật đi. Bọn tôi không phải công an, cũng chẳng phải là đầu trộm đuôi cướp đâu nhé. Chúng tôi là dân lái xe có gốc.

    Hạnh thừ người, suy nghĩ. Một lát, nàng thú thật: - Nói thật với anh, tôi buôn trầm. Tôi mới bị bắt một

    bận hàng tại Căn Cứ Năm, chỗ tôi đón xe anh đấy. Hàng hiện đang giữ ở đó, nên vội đi Sài Gòn, tìm cách chạy ra.

    Người tài xế đập tay một cái rõ mạnh trên ghế ngồi, rồi nói:

    - À, ra thế. Vậy mà nãy giờ cứ giấu. Cô đi buôn kiểu gì mà lại “lạc hậu” thế! Hàng thì bị dính ở đó, lại vào Sài Gòn để gỡ, thế là thế nào? Khi cô vào đến trong đó, thì ngoài này, hàng đã bị làm thịt thành trăm mảnh rồi, còn đâu. Sao khi nãy, lên xe, cô chẳng cho tôi biết. Cô làm cao, không thèm trả lời. Bây giờ xa trạm quá rồi. Anh ta ngưng một chút, rồi hỏi:

    - Trầm loại gì, bao nhiêu ký? Ai làm biên bản tịch thu? - Trầm từ loại “một” đến “bốn”, bốn ký. Tôi không vào

    trạm nên chẳng biết ai làm biên bản. Nhưng nghe tài xế nói là trưởng trạm thì phải.

  • 16 ● Trần Doãn Nho 16 ● Trần Doãn Nho

    - Ối giời ôi, thằng tài xế nào mà ngu thế, chở có bốn ký trầm mà để bị bắt, thì bỏ mẹ nghề cho rồi. Nói thật với cô, xe này chở hơn một nửa trọng lượng là hàng ngoài luồng đấy, ấy thế mà qua trạm có thằng nào dám hỏi tôi đâu. Trưởng trạm là thằng Bụi đấy chứ ai. Nào, kể anh nghe vụ việc xem.

    Hạnh kể lại vắn tắt sự việc. Tài xế đổi giọng, hỏi: - Em còn bao nhiêu tiền? Hạnh bối rối, không biết nên nói thế nào. Anh ta khuyến

    khích: - Nếu em không cho anh biết khả năng thì anh không

    tính toán gì được. Nếu em ngại thì thôi. Hạnh miễn cưỡng đáp: - Anh liệu có giúp gì được em không? Thú thật, em

    chỉ còn có một chỉ vàng với vài ngàn thôi à. Vì vậy mà em phải về Sài Gòn gấp.

    - Ra thế. Nhưng chừng đó thì rõ là chẳng ăn thua gì. Muốn chuộc ra, phải nhường một nửa vốn. Ðó là nói biên bản chưa ký. Còn nếu ký rồi thì hà...hà...

    Hạnh chột dạ. Nàng im lặng nhìn anh tài xế, cố diễn tả nỗi mong mỏi của mình bằng ánh mắt tràn đầy van vỉ và nét mặt tội nghiệp. Anh tài xế gục gặc đầu:

    - Nếu không giải quyết đêm nay, thì mai, hoặc là chúng nó tráo hàng hết, hoặc là chúng nó lập biên bản chuyển qua khâu khác. Lúc đó thì hết đường. Ðược rồi, anh giúp em. Em chịu tin anh không?

    Nàng dè dặt gật đầu. Anh ta tiếp: - Ðược, không tin thì rồi sẽ tin. Này, Phú, cậu ở đây

    ngủ nhé. Nhớ trông xe cẩn thận. Tớ đi ngược về trạm, gặp thằng Bụi. Liệu mà ngủ ngáy cho tốt vào, đừng có mà “cải thiện linh tinh” nhé. Cái gì cũng phải có ý kiến của tớ trước. Nào, em, ta xuống xe đi ngay, không thì trễ mất, thêm phiền.

    Hạnh ngạc nhiên: - Ði thế nào?

    - Ối giời ôi, thằng tài xế nào mà ngu thế, chở có bốn ký trầm mà để bị bắt, thì bỏ mẹ nghề cho rồi. Nói thật với cô, xe này chở hơn một nửa trọng lượng là hàng ngoài luồng đấy, ấy thế mà qua trạm có thằng nào dám hỏi tôi đâu. Trưởng trạm là thằng Bụi đấy chứ ai. Nào, kể anh nghe vụ việc xem.

    Hạnh kể lại vắn tắt sự việc. Tài xế đổi giọng, hỏi: - Em còn bao nhiêu tiền? Hạnh bối rối, không biết nên nói thế nào. Anh ta khuyến

    khích: - Nếu em không cho anh biết khả năng thì anh không

    tính toán gì được. Nếu em ngại thì thôi. Hạnh miễn cưỡng đáp: - Anh liệu có giúp gì được em không? Thú thật, em

    chỉ còn có một chỉ vàng với vài ngàn thôi à. Vì vậy mà em phải về Sài Gòn gấp.

    - Ra thế. Nhưng chừng đó thì rõ là chẳng ăn thua gì. Muốn chuộc ra, phải nhường một nửa vốn. Ðó là nói biên bản chưa ký. Còn nếu ký rồi thì hà...hà...

    Hạnh chột dạ. Nàng im lặng nhìn anh tài xế, cố diễn tả nỗi mong mỏi của mình bằng ánh mắt tràn đầy van vỉ và nét mặt tội nghiệp. Anh tài xế gục gặc đầu:

    - Nếu không giải quyết đêm nay, thì mai, hoặc là chúng nó tráo hàng hết, hoặc là chúng nó lập biên bản chuyển qua khâu khác. Lúc đó thì hết đường. Ðược rồi, anh giúp em. Em chịu tin anh không?

    Nàng dè dặt gật đầu. Anh ta tiếp: - Ðược, không tin thì rồi sẽ tin. Này, Phú, cậu ở đây

    ngủ nhé. Nhớ trông xe cẩn thận. Tớ đi ngược về trạm, gặp thằng Bụi. Liệu mà ngủ ngáy cho tốt vào, đừng có mà “cải thiện linh tinh” nhé. Cái gì cũng phải có ý kiến của tớ trước. Nào, em, ta xuống xe đi ngay, không thì trễ mất, thêm phiền.

    Hạnh ngạc nhiên: - Ði thế nào?

  • 17 ● Dặm Trường 17 ● Dặm Trường

    - Ðón xe. Xe này không thể lái ngược trở lại được, vì nhiều hàng hóa linh tinh ở trên. Em gái cứ tin anh đi. Anh sẽ chơi đẹp cho em thấy.

    Không đợi Hạnh phản ứng, anh ta cầm tay Hạnh kéo xuống. Nàng hoang mang bước. Thôi thì phó mặc. Có cái phao nào vớ được thì cứ vớ, Hạnh nghĩ thầm.

    * Tin vui đến với Hạnh vào lúc xế chiều, sau khi anh tài xế

    trải qua một chầu nhậu ba, bốn tiếng đồng hồ. Nàng mừng đến nỗi, khi vào trạm ký giấy nhận hàng về, run rẩy không viết được tên mình. Biên bản đã chuyển lô hàng “xịn” thành hàng “xô” với một số tiền đóng thuế hàng hóa không đáng kể.

    Ra khỏi trạm, nàng mở miệng định hỏi han đôi điều, thì anh tài xế xua tay:

    - Im lặng. Em nghe anh đi, đừng có hỏi han gì ở đây hết. Ta về xe cho kịp, mất toi gần nguyên ngày rồi.

    Chỉ trong thoáng chốc, anh ta đón được một chiếc xe đi công tác, trở về chỗ cũ.

    Anh tài xế giấu hàng Hạnh vào một khoảng trống nhỏ trước đầu máy xe, chung quanh đầy dây nhợ lỉnh kỉnh. Anh ta giải thích:

    - Không cần thiết phải làm thế, nhưng anh muốn em yên tâm. Tội nghiệp cô em tôi, lo quá mất đi cả nhan sắc. Nào, ta đi.

    Hạnh yên tâm leo lên xe. Trời bắt đầu loang loáng tối. Xe bắt đầu lăn bánh lại. Lần này, anh ta nhường tay lái cho tài phụ, ra băng sau ngồi bên cạnh Hạnh. Hạnh nhích hẳn về phía bên kia. Băng ghế loại xe này chẳng khác gì một loại giường ngủ di động dành cho tài xế khi chạy đường trường. Mền chiếu, đồ đạc để lung tung. Anh tài xế dồn mền, gối và các thứ đồ đạc lại để có đủ chỗ trống cho hai người. Anh ta nói:

    - Ðón xe. Xe này không thể lái ngược trở lại được, vì nhiều hàng hóa linh tinh ở trên. Em gái cứ tin anh đi. Anh sẽ chơi đẹp cho em thấy.

    Không đợi Hạnh phản ứng, anh ta cầm tay Hạnh kéo xuống. Nàng hoang mang bước. Thôi thì phó mặc. Có cái phao nào vớ được thì cứ vớ, Hạnh nghĩ thầm.

    * Tin vui đến với Hạnh vào lúc xế chiều, sau khi anh tài xế

    trải qua một chầu nhậu ba, bốn tiếng đồng hồ. Nàng mừng đến nỗi, khi vào trạm ký giấy nhận hàng về, run rẩy không viết được tên mình. Biên bản đã chuyển lô hàng “xịn” thành hàng “xô” với một số tiền đóng thuế hàng hóa không đáng kể.

    Ra khỏi trạm, nàng mở miệng định hỏi han đôi điều, thì anh tài xế xua tay:

    - Im lặng. Em nghe anh đi, đừng có hỏi han gì ở đây hết. Ta về xe cho kịp, mất toi gần nguyên ngày rồi.

    Chỉ trong thoáng chốc, anh ta đón được một chiếc xe đi công tác, trở về chỗ cũ.

    Anh tài xế giấu hàng Hạnh vào một khoảng trống nhỏ trước đầu máy xe, chung quanh đầy dây nhợ lỉnh kỉnh. Anh ta giải thích:

    - Không cần thiết phải làm thế, nhưng anh muốn em yên tâm. Tội nghiệp cô em tôi, lo quá mất đi cả nhan sắc. Nào, ta đi.

    Hạnh yên tâm leo lên xe. Trời bắt đầu loang loáng tối. Xe bắt đầu lăn bánh lại. Lần này, anh ta nhường tay lái cho tài phụ, ra băng sau ngồi bên cạnh Hạnh. Hạnh nhích hẳn về phía bên kia. Băng ghế loại xe này chẳng khác gì một loại giường ngủ di động dành cho tài xế khi chạy đường trường. Mền chiếu, đồ đạc để lung tung. Anh tài xế dồn mền, gối và các thứ đồ đạc lại để có đủ chỗ trống cho hai người. Anh ta nói:

  • 18 ● Trần Doãn Nho 18 ● Trần Doãn Nho

    - Em đừng phiền nhé. Hôm nay, anh uống nhiều. Cái lệ nó vậy, không uống nhiều, không nói chuyện được.

    Hạnh cố ép mình tối đa để nhường chỗ cho anh ta. Anh ta ngả người vào đống mền gối, nhắm mắt. Lúc này, đầu óc nàng hoàn toàn thanh thản. Nàng ngẫm nghĩ đến cái may mắn bất ngờ của mình. Mọi thứ như đã được “ai đó” thiêng liêng sắp xếp cho nàng. Nàng nhớ đến lòng thành khẩn của mình trong khi cúng vái vừa rồi ở nhà. “Họ” đã lắng nghe và chấp nhận lời cầu xin thống thiết của nàng. Nàng liếc mắt nhìn anh tài xế, chất ngất biết ơn. Ðúng là các đấng thiêng liêng đã mang anh ta đến cho nàng. Anh ta nhắm nghiền hai mắt. Tội nghiệp, chắc say lắm. Khi nãy, trên đường trở lại, anh ta trông mệt nhọc, mặt đỏ lừ, ít nói, hơi thở phả ra toàn mùi bia. Giờ trông có vẻ đỡ hơn. Hơi thở đã nghe đều. Ngủ ngon đi anh, người ân nhân. Không biết phải trả ơn cho anh ta như thế nào đây, nàng băn khoăn tự hỏi. Một chỉ, hai chỉ hay thế nào? Thôi, để đó mai dò ý anh ta rồi tính sau. Nàng quay sang tưởng tượng đến việc bán hàng, chuyện sắm Tết.

    Anh tài xế bỗng trở mình, mở mắt, nhỏm dậy: - Sao, em không ngủ được sao? Yên lòng rồi, ráng

    ngủ một giấc đi em. Cho khỏe vào. Hạnh nói: - Sao mà yên lòng cho được. Còn đến mấy trạm nữa

    lận mà! Ðâu đã hết lo. Anh ta cười: - Anh bảo đảm. Nói cho em hay, trạm nào đối với

    anh cũng có ăn chịu cả. Em tưởng anh là thứ gì? Dân buôn chính gốc đây.

    Hạnh ngạc nhiên: - Anh giao dịch với họ thế nào? Chung tiền nhiều

    vào à? - Ừ, thì tiền. Có gì mà không có “bác” chen vào, em.

    Tiền là tiên là phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của

    - Em đừng phiền nhé. Hôm nay, anh uống nhiều. Cái lệ nó vậy, không uống nhiều, không nói chuyện được.

    Hạnh cố ép mình tối đa để nhường chỗ cho anh ta. Anh ta ngả người vào đống mền gối, nhắm mắt. Lúc này, đầu óc nàng hoàn toàn thanh thản. Nàng ngẫm nghĩ đến cái may mắn bất ngờ của mình. Mọi thứ như đã được “ai đó” thiêng liêng sắp xếp cho nàng. Nàng nhớ đến lòng thành khẩn của mình trong khi cúng vái vừa rồi ở nhà. “Họ” đã lắng nghe và chấp nhận lời cầu xin thống thiết của nàng. Nàng liếc mắt nhìn anh tài xế, chất ngất biết ơn. Ðúng là các đấng thiêng liêng đã mang anh ta đến cho nàng. Anh ta nhắm nghiền hai mắt. Tội nghiệp, chắc say lắm. Khi nãy, trên đường trở lại, anh ta trông mệt nhọc, mặt đỏ lừ, ít nói, hơi thở phả ra toàn mùi bia. Giờ trông có vẻ đỡ hơn. Hơi thở đã nghe đều. Ngủ ngon đi anh, người ân nhân. Không biết phải trả ơn cho anh ta như thế nào đây, nàng băn khoăn tự hỏi. Một chỉ, hai chỉ hay thế nào? Thôi, để đó mai dò ý anh ta rồi tính sau. Nàng quay sang tưởng tượng đến việc bán hàng, chuyện sắm Tết.

    Anh tài xế bỗng trở mình, mở mắt, nhỏm dậy: - Sao, em không ngủ được sao? Yên lòng rồi, ráng

    ngủ một giấc đi em. Cho khỏe vào. Hạnh nói: - Sao mà yên lòng cho được. Còn đến mấy trạm nữa

    lận mà! Ðâu đã hết lo. Anh ta cười: - Anh bảo đảm. Nói cho em hay, trạm nào đối với

    anh cũng có ăn chịu cả. Em tưởng anh là thứ gì? Dân buôn chính gốc đây.

    Hạnh ngạc nhiên: - Anh giao dịch với họ thế nào? Chung tiền nhiều

    vào à? - Ừ, thì tiền. Có gì mà không có “bác” chen vào, em.

    Tiền là tiên là phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của

  • 19 ● Dặm Trường 19 ● Dặm Trường

    tuổi già... - Thế vừa rồi, không lẽ anh chỉ tốn một chầu nhậu thôi

    à? - Nói cho đúng, chẳng phải là một chầu nhậu mà đủ.

    Nhưng lần này thì thật là chỉ một chầu thôi. Tụi nó thường tính gộp, chứ không chơi ba cái lẻ tẻ. Nhưng đó là đối với bọn anh thôi nhé. Anh từ cái lò đó ra mà.

    - Anh cũng là nhân viên thuế vụ à? - Báo cáo em, lý lịch anh thế này: bộ đội phục viên,

    chuyển qua thuế vụ. Lúc đầu anh chê, vì ghét cái món hạch hỏi người khác, lại chẳng chia chác được gì. Nhưng, vào cuộc rồi, tiền tuôn vào như nước. Không lấy chúng cũng chạy vào túi. Ấy, cái nghề nó lạ thế đấy. Anh công tác ở trạm Ngọc Hồi, em biết Ngọc Hồi chứ, ở ngay cửa ngõ vào Hà Nội ta đấy. Chẳng có con phe con phảy, thằng mánh nào qua mặt được bọn anh đâu. Mệt quá thì tha làm phước thôi, chứ đừng có tưởng bọn anh ngây thơ. Nhưng rồi, anh bỏ nghề. Em biết sao không? Thất đức quá. Hồi xưa, ông nội anh đi tu. Có lẽ anh nhiễm cái món đó chăng. Thấy người ta đau khổ, anh chịu không nổi. Làm bộ đội bắn chết người mà còn ít tổn đức hơn.

    Hạnh ngạc nhiên thực sự: - Anh mà cũng tin phúc đức sao? - Tin chứ. May rủi, hên xui, họa phúc đều có cả đấy.

    Ai chưa gặp thì chưa tin thôi. Ði buôn rồi mới thấy. Như em chẳng hạn, hên quá hên. Lô hàng phải tốn cả cây chưa chắc đã xong, thế mà rồi chỉ có một chầu nhậu. Tụi nó lập biên bản tịch thu rồi mà xé đi đó. Em thấy chưa, phúc là vậy. Em mà vô phúc thì không có gặp anh đâu.

    Hạnh nhìn anh ta, lòng biết ơn càng thêm sâu nặng: - Thiệt, em không biết lấy gì để trả cho hết cái ơn

    này. Anh tài hết ý. Anh ta cười sung sướng, hàm râu trên giựt giựt: - Chẳng phải là tài lắm đâu. Nhưng vụ việc là thế

    này: thằng Bụi, trưởng trạm có nhờ anh một việc ở Hà Nội.

    tuổi già... - Thế vừa rồi, không lẽ anh chỉ tốn một chầu nhậu thôi

    à? - Nói cho đúng, chẳng phải là một chầu nhậu mà đủ.

    Nhưng lần này thì thật là chỉ một chầu thôi. Tụi nó thường tính gộp, chứ không chơi ba cái lẻ tẻ. Nhưng đó là đối với bọn anh thôi nhé. Anh từ cái lò đó ra mà.

    - Anh cũng là nhân viên thuế vụ à? - Báo cáo em, lý lịch anh thế này: bộ đội phục viên,

    chuyển qua thuế vụ. Lúc đầu anh chê, vì ghét cái món hạch hỏi người khác, lại chẳng chia chác được gì. Nhưng, vào cuộc rồi, tiền tuôn vào như nước. Không lấy chúng cũng chạy vào túi. Ấy, cái nghề nó lạ thế đấy. Anh công tác ở trạm Ngọc Hồi, em biết Ngọc Hồi chứ, ở ngay cửa ngõ vào Hà Nội ta đấy. Chẳng có con phe con phảy, thằng mánh nào qua mặt được bọn anh đâu. Mệt quá thì tha làm phước thôi, chứ đừng có tưởng bọn anh ngây thơ. Nhưng rồi, anh bỏ nghề. Em biết sao không? Thất đức quá. Hồi xưa, ông nội anh đi tu. Có lẽ anh nhiễm cái món đó chăng. Thấy người ta đau khổ, anh chịu không nổi. Làm bộ đội bắn chết người mà còn ít tổn đức hơn.

    Hạnh ngạc nhiên thực sự: - Anh mà cũng tin phúc đức sao? - Tin chứ. May rủi, hên xui, họa phúc đều có cả đấy.

    Ai chưa gặp thì chưa tin thôi. Ði buôn rồi mới thấy. Như em chẳng hạn, hên quá hên. Lô hàng phải tốn cả cây chưa chắc đã xong, thế mà rồi chỉ có một chầu nhậu. Tụi nó lập biên bản tịch thu rồi mà xé đi đó. Em thấy chưa, phúc là vậy. Em mà vô phúc thì không có gặp anh đâu.

    Hạnh nhìn anh ta, lòng biết ơn càng thêm sâu nặng: - Thiệt, em không biết lấy gì để trả cho hết cái ơn

    này. Anh tài hết ý. Anh ta cười sung sướng, hàm râu trên giựt giựt: - Chẳng phải là tài lắm đâu. Nhưng vụ việc là thế

    này: thằng Bụi, trưởng trạm có nhờ anh một việc ở Hà Nội.

  • 20 ● Trần Doãn Nho 20 ● Trần Doãn Nho

    Lấy cớ đó, anh gài qua việc này. Dễ như chơi vậy. Anh ta rút thuốc châm hút, tiếp tục câu chuyện: - Khi nãy có hơi say. Tiếp một lúc năm thằng thuế

    với một tay công an. Bia vào như nước lã. Cái thằng Bụi trẻ mà uống như giặc. Cỡ như anh mà không đấu lại với hắn. Hắn cũng đang muốn chuyển nghành, em biết không. Làm ở trạm bốn năm, no nê, giờ lo nhảy. Thằng nhỏ này khôn hết ý. Ở một nơi như thế là phải biết rút lui đúng lúc.

    Nhân cơ hội này, Hạnh muốn đề cập đến chuyện ơn nghĩa. Nàng ngập ngừng:

    - Tiền nhậu nhẹt bao nhiêu, anh cho em gửi lại. Còn ơn anh...em...em...anh xem tính giùm thế nào cho phải, em...Vào Sài Gòn rồi, anh ở đâu?

    Anh tài xế dứt khoát: - Em cứ xem như thế là xong. Tiền bia không đáng

    kể. Còn cái gì khác, thì nói thật, em trả không nổi đâu. - Nổi. Mấy em cũng trả nổi hết. Ði buôn, tụi em

    sòng phẳng lắm, anh đừng lo. Anh ta nhìn nàng cười: - Em muốn trả ơn lắm à? - Thì ơn phải đền, nghĩa phải trả. Chuyện thường

    tình mà anh. - Anh cho em khất. Lần sau trả. Chịu không? - Biết có còn gặp lại không mà lần sau. - Vậy là em không muốn gặp phải không? - Em không có ý đó. - Muốn là gặp thôi, em ơi. Khó gì. Dân buôn và tài

    xế là bạn mà. Em phải tâm niệm như vậy. Em thường hay đi... Anh ta đột nhiên ho sặc sụa. Cơn ho kéo dài một thôi.

    Anh ta nói: - Xin lỗi, anh nằm chút. Anh ta nằm xuống, mắt nhắm nghiền. Chỉ một thoáng sau,

    nàng đã nghe anh ta thở đều. Hạnh dựa đầu vào thành xe,

    Lấy cớ đó, anh gài qua việc này. Dễ như chơi vậy. Anh ta rút thuốc châm hút, tiếp tục câu chuyện: - Khi nãy có hơi say. Tiếp một lúc năm thằng thuế

    với một tay công an. Bia vào như nước lã. Cái thằng Bụi trẻ mà uống như giặc. Cỡ như anh mà không đấu lại với hắn. Hắn cũng đang muốn chuyển nghành, em biết không. Làm ở trạm bốn năm, no nê, giờ lo nhảy. Thằng nhỏ này khôn hết ý. Ở một nơi như thế là phải biết rút lui đúng lúc.

    Nhân cơ hội này, Hạnh muốn đề cập đến chuyện ơn nghĩa. Nàng ngập ngừng:

    - Tiền nhậu nhẹt bao nhiêu, anh cho em gửi lại. Còn ơn anh...em...em...anh xem tính giùm thế nào cho phải, em...Vào Sài Gòn rồi, anh ở đâu?

    Anh tài xế dứt khoát: - Em cứ xem như thế là xong. Tiền bia không đáng

    kể. Còn cái gì khác, thì nói thật, em trả không nổi đâu. - Nổi. Mấy em cũng trả nổi hết. Ði buôn, tụi em

    sòng phẳng lắm, anh đừng lo. Anh ta nhìn nàng cười: - Em muốn trả ơn lắm à? - Thì ơn phải đền, nghĩa phải trả. Chuyện thường

    tình mà anh. - Anh cho em khất. Lần sau trả. Chịu không? - Biết có còn gặp lại không mà lần sau. - Vậy là em không muốn gặp phải không? - Em không có ý đó. - Muốn là gặp thôi, em ơi. Khó gì. Dân buôn và tài

    xế là bạn mà. Em phải tâm niệm như vậy. Em thường hay đi... Anh ta đột nhiên ho sặc sụa. Cơn ho kéo dài một thôi.

    Anh ta nói: - Xin lỗi, anh nằm chút. Anh ta nằm xuống, mắt nhắm nghiền. Chỉ một thoáng sau,

    nàng đã nghe anh ta thở đều. Hạnh dựa đầu vào thành xe,

  • 21 ● Dặm Trường 21 ● Dặm Trường

    nhắm mắt tưởng tượng lúc đã đến nơi đến chốn, bán hàng suông sẻ, có lời. Ðầu nàng dựa vào thành xe, lắc lư. Chỗ chật, tay chân nàng xoay sở lúng túng. Nàng cựa quậy luôn, vừa để tìm chỗ đặt chân, chỗ dựa tay lại vừa tránh đừng để chạm vào người anh tài xế. Nhưng hễ hơi thiếp đi, người nàng lại ngả về phía anh ta. Trong mơ mơ màng màng, hình như có ai vừa hôn. Nàng cựa quậy, hé mắt nhìn. Nàng giật mình thấy đang nằm gần như gọn trong vòng tay anh tài xế. Nàng nhắc chân, cảm thấy có gì khang khác. Nàng đưa tay sờ, bắt gặp bàn tay anh ta đang đặt lên đùi. Nàng hốt hoảng rút chân lui, thì anh ta bóp tay nàng, siết chặt. Nàng nhỏm dậy. Anh ta kéo lại, thì thào:

    - Nằm im ngủ đi em. Ngủ cho đỡ mệt. Nàng nghe lời, nằm yên, lại chìm vào giấc ngủ. Nàng mơ

    thấy Lục hôn nàng. Rồi tràn cả người lên bụng nàng. Nàng vùng vằng, ngột thở, rướn người lên. Một bàn tay kéo nàng xuống. Bỗng có gì nhột nhạt trong người. Trong bóng tối nhờ nhờ của buồng lái, nàng thấy bàn tay anh tài xế đặt lên bụng nàng. Bàn tay kia luồn vào ngực. Nàng lấy tay đè lên tay anh ta, giữ lại. Nhưng anh ta dùng một tay giữ chặt tay nàng, còn tay kia tiếp tục sờ soạng. Nàng tỉnh hẳn, vùng mạnh. Anh ta không buông. Ðã thế anh ta ép sát, đặt những nụ hôn táo tợn, nhớp nháp lên người nàng. Mùi đàn ông hừng hực phả vào, khiến nàng nhớ đến Lục. Nàng muốn la lên, nhưng không hiểu sao, không la được. Ðành vùng vẫy trong im lặng. Tay chân anh tài xế bây giờ như những gọng kềm siết lấy nàng. Hàng nút áo bung ra. Sức nàng yếu dần, ý chí chống cự tan biến. Nàng lơi tay, người mềm đi, phó mặc. Không thể được, không thể được. Nàng kêu lên ú ớ. Anh ta bịt chặt miệng nàng lại. Nàng nghe vang vang trong đầu: Hạnh ơi, không thể được, không thể được. Lục ơi, Lục ơi, anh ở đâu. Nàng cắn chặt đôi môi để khỏi phát ra tiếng rên. Nàng chao đảo, bồng bềnh. Ghê tởm và biết ơn. Chống trả và buông lơi. Hân hoan và thù hận. Lục ơi, Lục, anh ở đâu! Nàng đột ngột cắn vào vai

    nhắm mắt tưởng tượng lúc đã đến nơi đến chốn, bán hàng suông sẻ, có lời. Ðầu nàng dựa vào thành xe, lắc lư. Chỗ chật, tay chân nàng xoay sở lúng túng. Nàng cựa quậy luôn, vừa để tìm chỗ đặt chân, chỗ dựa tay lại vừa tránh đừng để chạm vào người anh tài xế. Nhưng hễ hơi thiếp đi, người nàng lại ngả về phía anh ta. Trong mơ mơ màng màng, hình như có ai vừa hôn. Nàng cựa quậy, hé mắt nhìn. Nàng giật mình thấy đang nằm gần như gọn trong vòng tay anh tài xế. Nàng nhắc chân, cảm thấy có gì khang khác. Nàng đưa tay sờ, bắt gặp bàn tay anh ta đang đặt lên đùi. Nàng hốt hoảng rút chân lui, thì anh ta bóp tay nàng, siết chặt. Nàng nhỏm dậy. Anh ta kéo lại, thì thào:

    - Nằm im ngủ đi em. Ngủ cho đỡ mệt. Nàng nghe lời, nằm yên, lại chìm vào giấc ngủ. Nàng mơ

    thấy Lục hôn nàng. Rồi tràn cả người lên bụng nàng. Nàng vùng vằng, ngột thở, rướn người lên. Một bàn tay kéo nàng xuống. Bỗng có gì nhột nhạt trong người. Trong bóng tối nhờ nhờ của buồng lái, nàng thấy bàn tay anh tài xế đặt lên bụng nàng. Bàn tay kia luồn vào ngực. Nàng lấy tay đè lên tay anh ta, giữ lại. Nhưng anh ta dùng một tay giữ chặt tay nàng, còn tay kia tiếp tục sờ soạng. Nàng tỉnh hẳn, vùng mạnh. Anh ta không buông. Ðã thế anh ta ép sát, đặt những nụ hôn táo tợn, nhớp nháp lên người nàng. Mùi đàn ông hừng hực phả vào, khiến nàng nhớ đến Lục. Nàng muốn la lên, nhưng không hiểu sao, không la được. Ðành vùng vẫy trong im lặng. Tay chân anh tài xế bây giờ như những gọng kềm siết lấy nàng. Hàng nút áo bung ra. Sức nàng yếu dần, ý chí chống cự tan biến. Nàng lơi tay, người mềm đi, phó mặc. Không thể được, không thể được. Nàng kêu lên ú ớ. Anh ta bịt chặt miệng nàng lại. Nàng nghe vang vang trong đầu: Hạnh ơi, không thể được, không thể được. Lục ơi, Lục ơi, anh ở đâu. Nàng cắn chặt đôi môi để khỏi phát ra tiếng rên. Nàng chao đảo, bồng bềnh. Ghê tởm và biết ơn. Chống trả và buông lơi. Hân hoan và thù hận. Lục ơi, Lục, anh ở đâu! Nàng đột ngột cắn vào vai

  • 22 ● Trần Doãn Nho 22 ● Trần Doãn Nho

    anh tài xế. Nụ cắn sâu, sâu thẳm. Xe vẫn chạy đều. Rất đều, như mơ. Anh tài phụ dụi tàn

    thuốc. Người đàn ông nọ vẫn nằm vắt vẻo trên ghế, ngủ. Mọi chuyện vẫn như thế. Hạnh kéo quần lên, nằm yên lặng, thật yên lặng, mắt nhìn lên trần xe, miên man nghĩ đến Lục của nàng. Thật tội nghiệp! Trong ái ân, Lục điệu nghệ, nhẹ nhàng, tỉ mỉ. Như một bài học thuộc lòng, bao giờ anh cũng đi từng bước một, cẩn thận, cố gắng không bỏ sót một chi tiết nào. Dù có nhậu nhẹt, quá chén hoặc có xa vắng nhau lâu ngày, anh vẫn thế, từ đầu chí cuối. Người đàn ông này khác hẳn. Hắn hấp tấp, cuồng bạo. Nàng khẽ thở dài, than thầm, mình hư quá, hư thật rồi. Trong thoáng chốc, mọi chuyện lật qua một trang khác. Nàng ngồi ngay ngắn dậy, vuốt lại áo quần, vòng tay trước ngực, quay nhìn. Anh ta ngủ. Ngủ thật hay giả đò? Anh ta đó, vẫn thế. Tóc lòa xòa trước trán. Hàng râu mép lởm chởm. Ðôi môi dày, thô tháp, không che kín hàm