178
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TÉ VÀ KINH DOANH QUỐC TÉ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM (VPBANK) Sinh viên thực hiên : Trần Thi Quỳnh Soa Lớp : Anh 15 Khóa : 42 Giáo viên h- ớng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Thi Quy HÀ NỘI, 11/2007 CHUYÊN NGÀNH KINH TÉ NGOẠI THƯƠNG _________"kii "k_________

Dnvv VP Ngoai Thuong

Embed Size (px)

DESCRIPTION

nang cao tin dung vua va nho VP ngoai thuong

Citation preview

Page 1: Dnvv VP Ngoai Thuong

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TÉ VÀ KINH DOANH

QUỐC TÉ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPĐề tài

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH

TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI

NGÂN HÀNG TMCP CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC

DOANH VIỆT NAM (VPBANK)

Sinh viên thực hiên : Trần Thi Quỳnh Soa

Lớp : Anh 15

Khóa : 42

Giáo viên h- ớng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Thi Quy

HÀ NỘI, 11/2007

CHUYÊN NGÀNH KINH TÉ NGOẠI THƯƠNG_______"kii "k________

Page 2: Dnvv VP Ngoai Thuong

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NHNN Ngân hàng Nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

DN N&V Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

CBTD Cán bộ tín dụng

TSLĐ Tài sản lưu động

ĐTNH Đầu tư ngắn hạn

TSCĐ Tài sản cố định

GVHB Giá vốn hàng bán

DTT Doanh thu thuần

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Tình hình huy động vốn năm 2004-2006 của VPBank....................47

Bảng 2: Cơ cấu d- nợ tín dụng năm 2004-2006 của VPBank.......................49

Bảng 3: Các chỉ tiêu thanh toán quốc tế năm 2004-2006 của VPBank.... 50

Bảng 4: Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004 - 2006 của

VPBank...............................................................................................................51

Bảng 5 - Biểu đổ tăng tr- ởng Doanh thu & Chi phí.....................................52

Bảng 6: Tỷ trọng doanh số cho vay DNN&Vnăm 2004 - 2006 của

VPBank...............................................................................................................69

Bảng 7: Tỷ trọng d- nợ cho vay DN N&V tại VPBank năm 2004-2006.. 70

Bảng 8: Tình hình nợ quá hạn cho vay DN N&V theo thời hạn cho vay

Page 3: Dnvv VP Ngoai Thuong

năm 2004 - 2006 tại VPBank............................................................................ 71

Bảng 9 - Tình hình biến động của nợ quá hạn theo thời hạn.......................72

Bảng 10 - Tốc độ tăng Nợ quá hạn cho vay DN N&V...................................73

Bảng 11 - Tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng....................................75

Page 4: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 1 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Tín dụng là một nghiệp vụ cơ bản và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối

với sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Đối với các NHTM thì nghiệp vụ

tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu và nó chiếm tỷ trọng cao nhất trong các dịch vụ

mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Tuy nhiên, do đặc thù của tín dụng

ngân hàng là chứa đựng rất nhiều rủi ro cho nên công tác thẩm định tín dụng cần

phải được chú trọng.

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, loại

hình DN N&V cũng càng trở nên phổ biến. Với những đặc trưng về quy mô, khả

năng linh hoạt trong kinh doanh, các DN N&V đã đáp ứng được nhu cầu đa

dạng về sản phẩm cho thị trường, tạo công ăn việc làm và phân phối lại thu

nhập, thúc đẩy lưu thông hàng hoá, xuất khẩu, góp phần thực hiện dân chủ hoá

nền kinh tế. Do vậy sự phát triển của DN N&V đã và đang góp phần duy trì tốc

độ phát triển bền vững của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay. Do vậy,

hiện nay DN N&V đang là đối tượng được quan tâm của các tổ chức chính trị,

kinh tế, xã hội và ngân hàng cũng không nằm trong ngoại lệấy.

Theo định hướng phát triển và chính sách tín dụng của Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank),

loại hình DN N&V được xem là khách hàng mục tiêu của Ngân hàng. Vì vậy,

vấn đề hiệu quả hoạt động tín dụng nói chung và hiệu quả công tác thẩm định tín

dụng đối với DN N&V nói riêng trở thành vấn đề bậc nhất mà Ngân hàng quan

tâm. Chính vì những lý do đó, trong thời gian thực tập và làm việc tại VPBank

em đã lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định tín

dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại• • o • • o o • i

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) ” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu của khóa luận

Khóa luận sẽ đưa ra những vấn đề cơ bản lý luận về Ngân hàng thương

Page 5: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 2 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

mại để làm rõ vai trò của tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM từ đó

thấy rõ tầm quan trọng của công tác thẩm định tín dụng nói chung và hiệu quả

hoạt động thẩm định tín dụng đối với DN N&V nói riêng.

Khóa luận phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động thẩm định

tín dụng DN N&V tại VPBank để phát hiện những tồn tại, tìm ra nguyên nhân và

đưa ra các biện pháp và kiến nghị mang tính khoa học, thích hợp nhằm củng cố,

nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng DN N&V, đảm bảo an toàn cho

hoạt động kinh doanh của Ngân hàng VPBank.

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đây là đề tài về hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng DN N&V, do đó

đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ những nội dung liên quan đến hiệu

quả hoạt động thẩm định tín dụng với đối tượng khách hàng là DN N&V.

Phạm vi nghiên cứu của Khoá luận bao gồm những vấn đề lý luận và thực

tiễn có liên quan trực tiếp đến hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng DN N&V

của Ngân hàng VPBank trong những năm gần đây.

4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận đã sử dụng phương pháp duy vật

biện chứng, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp diễn dịch và quy

nạp, phương pháp lịch sử và lôgic, đặc biệt là phương pháp thống kê.

5. Kết cấu nội dung của Khóa luận

Nội dung của Khóa luận tốt nghiệp gồm ba chương:

Chương I: Tổng quan về hoạt động thẩm định tín dụng và hiệu quả hoạt động

thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng

thương mại Việt Nam

Chương II: Thực trạng hiệu quả thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp

nhỏ và vừa tại Ngân hàng VPBank.

Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

Page 6: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 3 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng

VPBank.

Do còn hạn chế trong nhận thức và trong kinh nghiệm thực tiễn, bài viết

của em chắc hẳn còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý, phê

bình của các thầy cô giáo, các cán bộ tín dụng để giúp em hoàn thiện bài viết

này.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế ngoại

thương - Trường Đại học Ngoại Thương, đặc biệt là PGS.TS.Nguyễn Thị Quy

- đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành

đề tài này.CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN

DỤNG• • • •

ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CÁC

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

I. TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CÁC

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

1. Khái niệm tín dụng doanh nghiệp

Trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng, khái niệm

tín dụng được hiểu như sau:

Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng

hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính

khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp, và các chủ thể

khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi

vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận,

bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và

lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. [1].

Page 7: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 4 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Theo đó, tín dụng doanh nghiệp là một giao dịch về tài sản giữa ngân

hàng và doanh nghiệp trong đó ngân hàng sẽ chuyển giao vốn cho doanh nghiệp

sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, doanh nghiệp có trách

nhiệm hoàn trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán.

Ngoài ra, còn có quan niệm khác về tín dụng doanh nghiệp: “Tín dụng

doanh nghiệp là quan hệ giao dịch giữa ngân hàng và doanh nghiệp, trong đó

ngân hàng chuyển giao bằng vốn tiền cho doanh nghiệp sử dụng với sự tin tưởng

rằng doanh nghiệp sẽ thực hiện nghĩa vụ hoàn trả khi hết thời hạn theo thỏa

thuận" ’ [6].

2. Các hình thức tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoản vay theo từng nhóm dựa trên

một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại tín dụng có cơ sở khoa học là tiền đề

để thiết lập các qui trình tín dụng thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro

tín dụng. Việc phân loại tín dụng dựa trên các căn cứ sau:

2.1. Theo phương thức cho vay:

> Cho vay trực tiếp từng lần

Áp dụng đối với khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không

có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi. Khách hàng phải làm đơn trình

phương án sử dụng vốn; ngân hàng phân tích, kí hợp đồng, xác định quy mô cho

vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu bảo đảm nếu cần. Lãi

suất có thể cố định hay thả nổi theo thời điểm tính lãi. Mỗi món vay được tách

biệt thành các hồ sơ (khế ước nhận nợ) khác nhau.

Nghiệp vụ cho vay từng phần tương đối đơn giản. Ngân hàng có thể kiểm

soát từng món vay tách biệt.

> Cho vay theo hạn mức

Ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức tín

dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ. Hạn mức tín dụng có thể cấp trên cơ sở

Page 8: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 5 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Khách hàng cần trình bày phương án sử dụng tiền, nộp chứng từ chứng minh đã

mua hàng hoặc dịch vụ và nêu yêu cầu vay; ngân hàng kiểm tra tính hợp pháp,

hợp lệ của chứng từ và phát tiền.

Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vay mượn

thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh

doanh.

> Cho vay luân chuyển

Là nghiệp vụ dựa trên luân chuyển hàng hoá. Ngân hàng cho doanh

nghiệp vay khi thiếu vốn mua hàng và thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Hai

bên thoả thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung

cấp hàng hoá và khả năng tiêu thụ. Hạn mức tín dụng có thể thoả thuận một hoặc

vài năm.

Cho vay luân chuyển thường áp dụng đối với các doanh nghiệp thương

nghiệp hoặc doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay

- trả thường xuyên với ngân hàng.

> Cho vay trả góp

Là hình thức tín dụng ngân hàng cho phép doanh nghiệp trả gốc làm nhiều

lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận; thường áp dụng đối với các khoản vay

trung hạn và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc tài sản lâu bền.

Cho vay trả góp thường rủi ro cao do đó lãi suất thường là cao nhất trong

khung lãi suất cho vay của ngân hàng.

> Cho vay gián tiếp

Đây là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian (là các tổ, đội,

hội nhóm liên kết các thành viên theo mục đích riêng) như Hội nông dân, Hội

cựu chiến binh, Hội phụ nữ... Ngân hàng có thể chuyển một vài khâu của hoạt

động cho vay sang các tổ chức trung gian như thu nợ, phát tiền vay. Tổ chức

Page 9: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 6 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

trung gian cũng có thể đứng ra tín chấp cho các thành viên vay, hoặc các thành

viên trong nhóm bảo lãnh cho thành viên trong nhóm vay.

Ngân hàng nhường một phần thu nhập cho tổ chức trung gian. Hình thức

này giảm bớt rủi ro, chi phí cho ngân hàng song nó bộc lộ các khiếm khuyết.

Nhiều trung gian đã lợi dụng vị thế của mình, để tăng lãi suất cho vay lại, hoặc

giữ lấy số tiền của thành viên khác cho riêng mình. Các nhà bán lẻ có thể lợi

dụng để bán hàng kém chất lượng hoặc với giá đắt cho người vay vốn.

2.2. Theo thời hạn tín dụng

> Tín dụng ngắn hạn

Là hình thức cấp tín dụng cho nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp với

thời hạn dưới 12 tháng. Đây là loại hình tín dụng chiế m tỷ trọng lớn nhất trong

dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại, nhằm đáp ứng: nhu cầu thanh

khoản đối với các tổ chức tài chính, quỹ tín dụng; tài trợ cho nhu cầu vốn tăng

thêm, cho hoạt động sản xuất kinh doanh; đáp ứng nhu cầu dự trữ thời vụ hoặc

tăng chi phí sản xuất; tài trợ cho vay xuất nhập khẩu và cho vay thanh toán.

> Tín dụng trung và dài hạn

Là hình thức cấp tín dụng cho nhu cầu vốn thường xuyên của doanh

nghiệp với thời hạn trên 12 tháng. Hình thức này đáp ứng nhu cầu mở mang

ngành nghề sản xuất kinh doanh, mua sắm tài sản cố định và một phần tài sản

lưu động không thay đổi, đổi mới thiết bị sản xuất, đầu tư xây dựng cơ bản... của

các doanh nghiệp. Những khoản tín dụng có thời hạn từ 1-5 năm được gọi là tín

dụng trung hạn, còn những khoản trên 5 năm được gọi là tín dụng dài hạn.

2.3. Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

> Tín dụng không có bảo đảm

Là loại hình cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố, hoặc sự bảo lãnh

của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa trên uy tín của bản thân khách hàng.

Hình thức này thường được áp dụng với các khách hàng trung thực trong kinh

Page 10: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 7 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

doanh, có khả năng tài chính mạnh, quản trị có hiệu quả.

> Tín dụng có bảo đảm

Là loại hình cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp hay cầm

cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba. Đối với các khách hàng không có

uy tín, cao đối với ngân hàng, khi vay vốn đòi hỏi phải có bảo đảm. Sự bảo đảm

này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm nguồn thu nợ thứ hai, bổ sung cho

nguồn thứ nhất thiếu chắc chắn.

2.4. Theo phương pháp hoàn trả

> Tín dụng trả góp

Là hình thức tín dụng trong đó khách hàng hoàn trả vốn gốc và lãi theo

định kỳ. Loại hình tín dụng này thường được áp dụng trong cho vay bất động

sản, cho vay với những hộ kinh doanh nhỏ.

Có thể có 4 phương pháp trả góp sau:• Phương pháp trả vốn gốc và lãi bằng nhau định kỳ.

• Phương pháp trả vốn gốc bằng nhau và lãi trả theo số dư vào cuối mỗi

năm.

• Phương pháp trả vốn gốc bằng nhau và trả lãi trên mức hoàn trả vốn gốc.

• Phương pháp cộng thêm> Tín dụng phi trả góp

Là hình thức tín dụng mà trong đó khách hàng thanh toán một lần theo kỳ

hạn thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

3.1. Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn và góp phần hình

thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp

Do đặc điểm cơ sở vật chất nghèo nàn, nguồn vốn tự có nhỏ bé nên tình

trạng thiếu vốn nảy sinh ở hầu hết các DN N&V, mà nhu cầu vốn để đầu tư, sản

Page 11: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 8 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

xuất, kinh doanh thì rất lớn. Sự thiếu vốn đó đòi hỏi việc bổ sung kịp thời và

hiệu quả của nguồn vốn ngân hàng. Vốn vay ngân hàng đem lại cho các doanh

nghiệp các ưu điểm sau: giúp các DN N&V phân tán rủi ro sang các chủ nợ là

ngân hàng; đồng thời khi sử dụng nợ, lãi vay được tính vào chi phí hợp lý, hợp

lệ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nên doang nghiệp sẽ được lợi một phần

từ thuế. Mặt khác, tín dụng ngân hàng còn bổ sung vốn lưu động cho các DN

N&V do đặc điểm của các doanh nghiệp này có chu kỳ sản xuất và vòng quay

vốn nhanh.

Mặc dù vốn đi vay mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp nhưng mỗi

DN N&V cần xác định cho mình một cơ cấu vốn tối ưu và cân bằng giữa lãi suất

và rủi ro, tối đa hóa được giá cả cổ phiếu của công ty. Bởi lẽ việc sử dụng nợ quá

hạn nhiều có thể gây mất khả năng thanh toán và phá sản. Điều quan trọng là cán

bộ tín dụng ngân hàng cần làm tốt công tác thẩm định khách hàng để từ đó nâng

cao hiệu quả cho từng khoản tín dụng.

3.2. Tín dụng ngân hàng giúp doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu

quả

Sự ràng buộc của các nguyên tắc tín dụng đòi hỏi các DN N&V phải nỗ

lực trả gốc và lãi đúng hạn đồng thời với việc sử dụng vốn vay đúng mục đích

cam kết. Ngân hàng thương mại với tư cách là người cho vay phải thường xuyên

giám sát và đôn đốc khách hàng để đảm bảo khoản cho vay đem lại hiệu quả cao.

Thông qua quá trình kiểm tra, giám sát, ngân hàng thương mại có thể tư vấn cho

các doanh nghiệp về phương hướng sản xuất, kinh doanh nhằm hạn chế những

rủi ro có thể xảy ra. Về phần các DN N&V, sự giám sát và tư vấn của ngân hàng

buộc họ phải cố găng sử dụng vốn hiệu quả, từ đó thu được lợi nhuận cao hơn,

quy mô vốn tự có tăng lên, tạo điều kiện mở rộng và hiện đại hóa công nghệ.

3.3. Tín dụng ngân hàng đảm bảo quá trình sản xuất, tái sản

xuất mở rộng và đầu tư đổi mới công nghệ

Page 12: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 9 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Quá trình sản xuất kinh doanh muốn được thực hiện liên tục cần có vốn

rót kịp thời thông qua hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đồng thời, vốn vay

ngân hàng còn giúp các DN N&V mở rộng sản xuất và đổi mới công nghệ máy

móc hiện đại để kiếm lợi nhuận. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì nhu cầu đổi

mới công nghệ máy móc hiện đại, tìm kiế m thị trường, đào tạo nhân lực. càng

cao và vai trò của ngân hàng càng lớn. Việc này có thể được thực hiện bằng

nhiều hình thức tín dụng khác nhau. Đặc biệt với công tác cải tiến đầu tư chiều

sâu máy móc thiết bị, ngân hàng có thể giúp đỡ thông qua hình thức thuê mua -

một loại hình cũng còn khá mới mẻ ở Việt Nam hiện nay.

3.4. Tín dụng ngân hàng giúp các DN N& V mở rộng hợp tác

Là một tổ chức trung gian trên thị trường, ngân hàng có quan hệ với nhiều

thành phần kinh tế ở các lĩnh vực khác nhau. Tín dụng ngân hàng góp phần tích

tụ vốn cho các DN N&V, giúp doanh nghiệp có điều kiện liên doanh hợp tác

kinh tế với nước ngoài nhằm nâng cao kinh nghiệm sản xuất, quản lý, và trình độ

khoa học kỹ thuật.

Qua một số điểm trên, có thể thấy rằng tín dụng ngân hàng có vai trò hết

sức to lớn đối với nền kinh tế nói chung và các DN N&V nói riêng. Cần phải có

những biện pháp đúng đắn tạo điều kiện cho tín dụng ngân hàng phát triển mạnh

mẽ hơn nữa nhằm đáp ứng sự phát triển không ngừng của nền kinh tế.

II. DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1. Khái niệm và đặc điểm DN N&V

1.1. Khái niệm

Ở Việt Nam hiện nay, phát triển DN N&V đang là vấn đề được Nhà nước

đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên để có thể nhận diện được DN N&V một cách có cơ

sở khoa học, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm về doanh nghiệp nói chung trước.

Theo điều 4 Luật Doanh Nghiệp 2006 của nước CH XHCN Việt Nam:

“Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn

Page 13: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 10 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực

hiện các hoạt động kinh doanh ”. Người ta phân loại doanh nghiệp theo nhiều

cách khác nhau: Theo ngành kinh tế - kỹ thuật: doanh nghiệp công nghiệp, nông

- lâm - ngư nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ. Theo hình thức sở hữu: doanh

nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân. Theo cấp quản lý: doanh nghiệp trung

ương, doanh nghiệp địa phương. Theo quy mô, trình độ sản xuất kinh doanh:

doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp quy mô vừa, doanh nghiệp quy mô nhỏ

(thường gọi tắt là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ).

Ngoài ra còn có các cơ sở sản xuất kinh doanh không chính thức đăng ký thành

lập doanh nghiệp, nó cũng thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và “siêu nhỏ”

Thuật ngữ “doanh nghiệp nhỏ và vừa” ở các nước phương Tây viết là

SME (Small and Medium Enterprise). Nếu hiểu theo nghĩa thông thường thì DN

N&V là các cơ sở sản xuất có quy mô tương đối nhỏ (không lớn lắm). Tuy nhiên

để nói rõ quy mô không lớn lắm, hay quy mô nhỏ như thế nào thì cần dựa vào

các tiêu thức phân loại quy mô và tiêu thức quy định giới hạn doanh nghiệp.

Điểm khác biệt cơ bản trong khái niệm DN N&V giữa các nước chính là việc

lựa chọn các tiêu thức đánh giá quy mô doanh nghiệp và lượng hoá các tiêu thức

ấy thông qua các tiêu chuẩn cụ thể. Mặc dù có những điểm khác biệt nhất định

giữa các nước về quy định các tiêu thức phân loại DN N&V, song có thể đưa ra

khái niệm chung về DN N&V như sau:

DNN&V là những cơ sở sản xuất - kinh doanh hoạt động vì

mục đích lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp trong những giới

hạn nhất định tính theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh

thu, giá trị gia tăng thu được trong từng thời kỳ theo quy

định của từng quốc gia.

Từ khái niệm chung về DN N&V chúng ta có thể đưa ra khái niệm về DN

N&V ở Việt Nam như sau: “DN N&V ở Việt Nam là những cơ sở sản

Page 14: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 11 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

xuất-kinh doanh có tư cách pháp nhân, không phân biệt thành

phần kinh tế, có quy mô về vốn hoặc lao động thoả mãn các

quy định của chính phủ đối với từng ngành nghề tương ứng với

từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế”[3].

Theo quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước khái niệm DN

N&V ở Việt Nam cũng có nhiều thay đổi.

• Trước 20 tháng 6 năm 1998 ở nước ta sử dụng chủ yếu hai tiêu thức là lao

động và vốn. Do chưa có quy định chính thức của chính phủ nên quy mô lượng

hoá bằng các giới hạn cụ thể rất khác nhau, tuỳ theo quy định của từng cơ quan

chức năng. Chẳng hạn NHCT Việt Nam quy định: để thực hiện hoạt động tín

dụng thì DN N&V có vốn từ 5 - 10 tỷ đồng và số lượng lao động từ 500 - 1.000

người.

• Ngày 20 tháng 6 năm 1998, theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại

công văn số 681/CP-KTN xác định tiêu thức DN N&V tạm thời quy định trong

giai đoạn hiện nay là những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ và có số lao

động trung bình hàng năm dưới 200 người. Trong những trường hợp cụ thể có

thể sử dụng một hoặc cả hai tiêu thức trên.

• Ngày 23/11/2001, Chính phủ ban hành Nghị định 90/2001/NĐ-CP về “trợ

giúp phát triển DN N&V” Theo đó DN N&V được xác định như sau: “Doanh

nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh

theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao

động trung bình hàng năm không quá 300 người”. Tuỳ từng trường hợp cụ thể

có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai tiêu thức hoặc một trong hai. Theo

cách phân loại này, ở Việt Nam hiện nay số DN N&V chiếm khoảng 93% tổng

số doanh nghiệp hiện có (theo kỷ yếu khoa học, dự án chính sách hỗ trợ phát

triển DN N&V, học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh).

Các loại hình DNN&Vở Việt Nam:

Page 15: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 12 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Theo nghị định 90/2001/NĐ - CP ngày 23/11/2001, các loại hình DN

N&V gồm:

• Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp: công

ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư

nhân và doanh nghiệp liên doanh.

• Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà

nước: doanh nghiệp Nhà nước.

• Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp Tác Xã

• Hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 02/2000/NĐ - CP

ngày 03/02/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của cáco • • o • • o

DN N&V

'p Thuận lợi:

Thứ nhất, DN N&V được tạo lập dễ dàng, hoạt động có hiệu quả với

chi phí cố định thấp. Để thành lập một DN N&V chỉ cần vốn đầu tư ban đầu

tương đối ít, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp, quy mô nhà xưởng không lớn. Điều đó

giúp cho DN N&V giảm được chi phí cố định, tận dụng chi lao động thay thế.

Thứ hai, DN N&V năng động nhạy bén, dễ thích ứng với sự thay đổi của

thị trường. Với quy mô nhỏ và vừa, bộ máy quản lý gọn nhẹ, DN N&V dễ dàng

tìm kiếm và đáp ứng những yêu cầu có hạn trong thị trường chuyên môn hoá,

DN N&V thường có mối liên hệ trực tiếp với thị trường và người tiêu thụ nên dễ

dàng phản ứng với thị trường, nhanh nhạy hơn, nhanh chóng cải tiến kỹ thuật

công nghệ và tạo ra sản phẩm mới. Và với cơ sở vật chất kỹ thuật không lớn, DN

N&V dễ dàng, linh hoạt trong việc chuyển đổi sản xuất sang lĩnh vực khác, thu

hẹp quy mô mà không gây hậu quả nặng nề cho xã hội.

Thứ ba, DN N&V đầu tư ít vốn vẫn có khả năng trang bị công nghệ mới

và tương đối hiện đại. Nhờ sự phát triển của tiến bộ khoa học và công nghệ mới,

Page 16: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 13 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

đặc biệt là công nghệ thông tin tạo khả năng lớn trong việc ứng dụng khoa học

kỹ thuật hiên đại vào trong sản xuất (đạt năng suất và chất lượng cao).

Thứ tư, DN N&V có thể tận dụng, phát huy tiềm lực trong nước. Sự phát

triển DN N&V là cách thức tốt nhất để sản xuất thay thế hàng nhập khẩu vì DN

N&V sử dụng nhiều nguyên liệu vật tư tại chỗ, khai thác tối đa lợi thế, tiềm năng

từng vùng.

> Khó khăn

Do đặc điểm của các DN N&V là quy mô nhỏ, vốn ít, trình độ công nghệ

thấp, năng lực quản lý hạn chế nên các doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn

trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ nhất, DN N&V gặp khó khăn về cơ chế, chính sách. Mặc dù đã có

nhiều cải cách, thay đổi nhưng thông thường DN N&V vẫn gặp nhiều trở ngại,

chịu nhiều thiệt thòi hơn so với các thành phần kinh tế khác.

Thứ hai, DN N&V gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Các ngân hàng

thương mại thường từ chối các doanh nghiệp này với nhiều lý do như: Thiếu ổn

định, quy mô hoạt động và hiệu quả kinh doanh chưa cao, vốn tự có thấp, và

không có lịch sử hoạt động lâu dài. Để bù đắp các khoán vốn thiếu hụt này, DN

N&V thông thường phải huy động vốn từ các nguồn khác như: vốn góp, gia

đình, bạn bè .

Thứ ba, DN N&V thường gặp khó khăn về thông tin. Các DN N&V

thường bị hạn chế về thông tin và kỹ năng quản lý. DN N&V thiếu sự hỗ trợ về

thông tin pháp lý từ các hiệp hội, cơ quan chức năng. Hơn nữa, DN N&V ít có

cơ hội tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn như: Tư vấn thị trường, thiết kế sản

phẩm, quản lý chất lượng.

Thứ tư, DN N&V gặp khó khăn trong cạnh tranh với nước ngoài. Đây là

một bất lợi lớn đối với DN N&V nhất là trong môi trường kinh doanh toàn cầu

hiện nay. Trong nhiều trường hợp, DN N&V thường bị động với thị trường do

Page 17: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 14 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

phụ thuộc vào hướng phát triển của doanh nghiệp lớn và tồn tại như một bộ phận

của doanh nghiệp lớn.

1.3. Tình hình phát triển DN N& V ở Việt Nam

Trước thời kỳ đổi mới 1986, khu vực kinh tế ngoài nhà nước phần lớn chỉ

gồm các hộ gia đình làm các nghề nông, thủ công và dịch vụ bán lẻ với vị trí, vai

trò rất hạn chế cả về địa vị pháp lý lẫn trong hoạt động thực tiễn.

Trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là trong những nă m gần đây, vị trí vai trò

của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, trong đó có các DN N&V đã có những cải

thiện đáng kể.

Về vị trí pháp lý của DN N&V được xác định rõ ràng và được khẳng định

nhiều lần trong các văn bản pháp lý khác nhau như trong Luật Doanh Nghiệp,

đặc biệt là đã được cụ thể hoá trong Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/01/2001

của Chính phủ và trong các thông tư hướng dẫn.

Về môi trường kinh doanh, đã có hướng cải thiện đáng kể theo hướng tạo

điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển của các DN N&V như đăng ký kinh doanh

thuận tiện hơn, tiếp cận dễ dàng hơn và vay được nhiều hơn từ các nguồn tài

chính chính thức, việc tìm kiếm mặt bằng tuy vẫn khó khăn nhưng đã có nhiều

cơ hội thực tế hơn... Nhờ vậy, DN N&V có sự phát triển bùng nổ về số lượng và

đang từng bước đi vào nề nếp, hoạt động có hiệu quả hơn, có những đóng góp

tích cực và đáng kể cho nền kinh tế.

Về số lượng, nếu năm 1991, số lượng các DN N&V ngoài quốc doanh

mới chỉ dừng lại ở 4000 doanh nghiệp thì đến năm 2006, con số này đã tăng vọt

lên xấp xỉ 200000 (Theo website www. vietnamnet. com. vn).

Về quy mô vốn, trung bình đạt khoảng trên 1 tỷ/1 DN N&V.

Về các đóng góp cho nền kinh tế, trong thời gian qua, các DN N&V sử

dụng gần 3 triệu lao động, đóng góp hơn 40% GDP và 29% tổng kim ngạch xuất

Page 18: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 15 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

khẩu của cả nước, đóng góp khoảng 14,8% tổng thu Ngân sách Nhà nước. Có

thể nói, Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) đang trở thành bộ phận quan trọng

đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc dân.

Về lĩnh vực hoạt động, các DN N&V hoạt động trên nhiều lĩnh vực nhưng

chủ yếu tập trung trên ba lĩnh vực chính là: thương mại và dịch vụ đời sống;

công nghiệp và xây dựng; dịch vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách.

Về loại hình doanh nghiệp, các DN N&V ở Việt Nam chủ yếu là các

doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH và các công ty Cổ phần có quy mô nhỏ.

Về trình độ quản lý và công nghệ, các DN N&V đang gặp nhiều bất cập.

Đội ngũ các chủ DN N&V chưa được đào tạo đầy đủ. Gần 50% số chủ Doanh

nghiệp thuộc khu vực NQD không có bằng cấp chuyên môn và chỉ có 31% chủ

doanh nghiệp NQD có bằng cao đẳng trở lên. Chủ các doanh nghiệp này hoạt

động chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và các mối quan hệ thân quen. Điều đáng

chú ý là đa số các chủ doanh nghiệp ngay những người có trình độ học vấn từ

cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo về kiến thức kinh tế và

quản trị doanh nghiệp.

Tuy còn nhiều khó khăn và hạn chế, song cùng với sự phát triển của

nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, nhóm các DN N&V sẽ ngày càng

phát huy được những tiềm năng sẵn có cho công cuộc xây dựng đất nước.

1.4. Vốn tín dụng trong DN N& V

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được tạo lập từ nhiều nguồn khác nhau.

Với DN N&V, do vốn tự có nhỏ, không đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh

nên các doanh nghiệp có thể huy động qua các kênh như:

- Huy động từ họ hàng, bạn bè: Lãi suất thường thấp, có thể bằng không

nhưng lượng huy động lại ít, không thường xuyên, liên tục.

- Huy động qua các tổ chức phi tài chính: Lãi suất cao (có thể 3- 6%/tháng);

phải có tài sản cầm cố thế chấp, đảm bảo nhưng cũng chỉ được vay trên một tỷ lệ

Page 19: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 16 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

nhỏ trên giá trị tài sản đảm bảo.

- Vay từ ngân hàng và tổ chức tín dụng: Là hình thức huy động vốn tối ưu

hơn cả với lãi suất hợp lý, ồn định cao, khối lượng vay lớn.

Vài năm trở lại đây, sự lớn mạnh và phát triển của hàng loạt các ngân

hàng thương mại cổ phần đã cung cấp lượng tín dụng đáng kể cho DN N&V. DN

N&V đã trở thành một trong những đối tượng khách hàng mục tiêu mà các ngân

hàng thương mại hướng tới trong chính sách tín dụng của mình.

Song kết quả từ việc tiếp cận vốn tín dụng chỉ đáp ứng được nhu cầu rất

nhỏ về vốn cho các DN N&V. Trong một điều tra về thực trạng DN N&V do

Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa - Bộ Kế hoạch Đầu tư công bố mới đây

lại cho thấy chỉ có 32,28% số doanh nghiệp cho biết có khả năng tiếp cận được

các nguồn vốn Nhà nước (chủ yếu là từ các ngân hàng thương mại); 35,24%

doanh nghiệp khó tiếp cận; số doanh nghiệp còn lại là không tiếp cận được.

Những tỷ lệ này cũng sát với khảo sát của phóng viên tại một số ngân hàng

thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại quốc doanh: trong 100 hồ sơ vay

vốn ngẫu nhiên của các DN N&V thì chỉ có khoảng từ 35 - 40 hồ sơ có thể được

chấp nhận cấp vốn. Như vậy, khả năng tiếp cận vốn ngân hàng thương mại của

các DN N&V vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chính tạo ra mối quan hệ

chưa chặt chẽ giữa các ngân hàng với các DN N&V không phải là do cung

không đáp ứng đủ cầu mà là tập trung ở một số lý do sau:

- Về bản thân DN N&V: Với đặc điểm vốn chủ sở hữu thấp, nguồn tài sản

đảm bảo hạn hẹp, còn non trẻ, chưa tạo lòng tin cho các nhà bảo lãnh, trình độ

quản lý yếu kém khó lập được phương án sản xuất kinh doanh khả thi và có tính

thuyết phục; báo cáo tài chính không minh bạch nên DN N&V chưa tạo uy tín

đối với ngân hàng. Các khoản vay nhận được phần lớn là ngắn hạn, lãi suất cao

(9-12%/năm) trong khi tỷ suất lợi nhuận chưa đủ bù chi phí sử dụng vốn (dưới

9%/năm), vì vậy khả năng hoàn trả lãi và gốc khi đáo hạn là rất khó, doanh

Page 20: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 17 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

nghiệp dễ rơi vào tình trạng nợ quá hạn, điều này càng làm giảm lòng tin trong

các ngân hàng.

- Về hệ thống ngân hàng và các chính sách chế độ: Để nhận được tín dụng

trung và dài hạn, khối lượng lớn doanh nghiệp phải tìm đến các NHTM nhà

nước có vốn tự có cao, bình quân trên 1000 tỷ, song thủ tục vay khá rườm rà,

nhiều loại giấy tờ, nhiều con dấu trong hồ sơ vay, gây phản ứng e ngại cho các

doanh nghiệp, thời gian thẩm định thì dài, dễ mất cơ hôi kinh doanh. Với mong

muốn có một cơ chế thoáng, các DN N&V tìm đến các NHTM cổ phần, nhưng

các ngân hàng này có vốn tự có thấp (trung bình trên 200 tỷ), nhưng gặp vướng

mắc là hạn mức tín dụng cho một khách hàng không được quá 15% vốn tự có

(Theo điều 79 - Luật các tổ chức tín dụng) nên lượng tín dụng các doanh nghiệp

nhận được nhỏ. Bên cạnh đó là quy định về bảo đảm tiền vay chưa rõ ràng, nhất

là với bất động sản, quy định về quyền sử dụng đất chưa nhất quán, gây khó

khăn cho cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp.

2. Vai trò của các DN N&V trong nền kinh tế thị trường

Có thể nói các DN N&V ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh

tế.

2.1. DN N&V góp phần thu hút lao động và tạo việc làm cho nền

kinh tế

Các DN N&V hoạt động khá đa dạng trên nhiều lĩnh vực và ngày càng

mở rộng về số lượng, do đó, các doanh nghiệp này đã giải quyết công ăn việc

làm cho gần 3 triệu lao động. Theo định hướng phát triển của Nhà nước đến năm

2010, cả nước sẽ có 500.000 DN N&V và tạo việc làm cho khoảng 20 triệu lao

động.

Đặc biệt là, các DN N&V thu hút một lực lượng lớn lao động ở nông

thôn. Các DN N&V giúp các nhà hoạch định chính sách giải quyết được một

vấn đề bức xúc của quá trình đô thị hoá là sự di dân từ nông thôn lên thành phố

Page 21: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 18 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

kiếm việc làm, từ đó làm tăng ô nhiễm môi trường, tăng thất nghiệp, tạo sự mất

cân bằng giữa các vùng lãnh thổ của đất nước.

2.2. DN N&V đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, chiếm tỷ trọng

đáng kể trong GDP, và đóng góp 1 phần không nhỏ cho Ngân

sách Nhà nước

Thông qua quá trình sản xuất kinh doanh, các DN N&V đã tạo ra của cải

vật chất và doanh thu cho mình. Phần doanh thu tạo ra đó còn góp phần làm tăng

cả cải cho đất nước.

Với sự phát triển ngày càng nhanh cả về quy mô và số lượng của các

doanh nghiệp cũng như sự đa dạng về ngành nghề kinh doanh hiện nay tỷ trọng

đóng góp vào GDP của các DN N&V ngày càng cao, khoảng hơn 40% của cả

nước. Các DN N&V đóng góp khoảng 14,8% vào Ngân sách Nhà nước.

2.3. Các DN N&V tạo môi trường cạnh tranh thúc đẩy sản xuất

kinh doanh phát triển có hiệu quả hơn

Việc tham gia của rất nhiều DN N&V vào sản xuất kinh doanh làm cho số

lượng và chủng loại sản phẩm sản xuất tăng lên rất nhanh. Kết quả là làm tăng

tính chất cạnh tranh trên thị trường, tạo ra sức ép lớn buộc các doanh nghiệp

phải thường xuyên đổi mới mặt hàng, giảm chi phí, tăng chất lượng để thích ứng

với môi trường mới. Những yếu tố đó có tác động lớn làm cho nền kinh tế năng

động, hiệu quả hơn.

2.4. DNN&Vcòn giữ vai trò ổn định nền kinh tế

Ở phần lớn các nền kinh tế, các DN N&V là những nhà thầu phụ cho các

doanh nghiệp lớn, DN N&V là bộ phận hữu cơ gắn bó chặt chẽ với doanh

nghiệp lớn, có tác dụng hỗ trợ, bổ sung, thúc đẩy các doanh nghiệp lớn phát

triển. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có

được sự ổn định. Vì thế, DN N&V được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế.

Page 22: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 19 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

2.5. DNN& V là kênh tập trung vốn của xã hội cho việc sản xuất

kinh doanh

Đối với mỗi chủ thể kinh doanh trên thị trường, vốn chính là điều kiện cần

thiết không thể thiếu. Nhờ đó, các doanh nghiệp mới có thể thực hiện chiến lược

kinh doanh của mình. Vốn đối với các DN N&V thông thường bao gồm hai loại

vốn: vốn tự có và vốn đi vay. Từng loại hình DN N&V khác nhau tồn tại những

dạng vốn tự có khác nhau. Các DN N&V có thể đi vay từ nhiều nguồn khác

nhau: vay ngân hàng, vay các định chế tài chính khác, vay bạn bè, người thân.

Trong đó vốn vay ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng.

Thông qua quá trình tích tụ và tập trung vốn, các DN N&V đã góp phần

huy động được những đồng vốn nhàn rỗi trong dân cư phục vụ cho những mục

tiêu lợi nhuận. Như vậy là các DN N&V đã trở thành một trong những kênh tập

trung vốn hiệu quả. Nó góp phần chuyển dịch từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn,

làm cho mỗi đồng vốn bỏ ra có thể sinh lãi.

2.6. Với ngành ngân hàng, DN N& V còn là một thị trường tín

dụng đầy triển vọng

Để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình, các DN N&V bên cạnh vốn

tự có còn cần đến một lượng rất lớn vốn đi vay. Nhu cầu vay vốn này ngày càng

tăng khi kinh doanh càng mở rộng. Chính vì vậy mà DN N&V trở thành một đối

tượng khách hàng đầy tiềm năng đối với các ngân hàng thương mại trong sự

cạnh tranh với các chủ thể khác trên thị trường.

Do đó, điều quan trọng là phải có những chính sách thích hợp nhằm phát

huy vai trò tích cực của DN N&V để nó trở thành động lực phát triển trong thời

đại mới.III. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DN N&V

1. Khái niệm hiệu quả và hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng• • 1 • 1 • • o • • o

Page 23: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 20 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Hoạt động tín dụng là hoạt động có quy mô lớn nhất, mang lại thu nhập

lớn nhất cho các NHTM. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn

nhiều rủi ro cho các ngân hàng. Vì thế, trong hoạt động tín dụng, công tác thẩm

định tín dụng đóng vai trò quan trọng. Bởi vậy, hiệu quả thẩm định tín dụng có ý

nghĩa tiên quyết đến hiệu quả hoạt động của NHTM. Vì vậy, việc tìm hiểu hiệu

quả hoạt động thẩm định tín dụng của NHTM là rất cần thiết.

Theo từ điển Tiếng Việt năm 1997 “Hiệu quả là kết quả như yêu cầu của

việc làm mang lại”. Bất kỳ một hoạt động nào đều đòi hỏi chi phí bỏ ra và đem

lại một kết quả nào đấy. Hiệu quả chính là mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra và kết

quả đạt được. Hiệu quả có thể xem xét, đánh giá trên nhiều góc độ khác nhau:

góc độ kinh tế, góc độ xã hội hoặc góc độ vừa kinh tế vừa xã hội.

Xuất phát từ khái niệm chung về hiệu quả, chúng ta có thể hiểu hiệu quả

hoạt động thẩm định tín dụng của ngân hàng thương mại như sau:

Hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng của NHTM được

hiểu là việc ngân hàng có được những dự đoán chính xác sau

quá trình phân tích đánh giá khách hàng và dự án vay vốn của

khách hàng, đồng thời đưa ra được quyết định đúng đắn nhất

về việc cấp tín dụng, đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với chiến lược phát

triển của ngân hàng và mang lại hiệu quả trong hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Do vậy hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng là sự thống nhất lợi ích

giữa khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế quốc dân. Nó được biểu hiện ở:

• Về phía khách hàng là việc có được nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh

doanh, sử dụng vốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, đúng mục đích vay

vốn.

• Về phía ngân hàng là việc đưa ra được những quyết định đúng đắn liên

Page 24: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 21 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

quan đến việc có cấp tín dụng hay không? Quy mô, lãi suất thời hạn tín dụng

như thế nào thì phù hợp? Hiệu quả thẩm định tín dụng còn thể hiện ở việc sau

khi cấp tín dụng dự án đi vào hoạt động tốt, thu nợ đúng hạn, giảm thiểu tối đa

rủi ro tín dụng; hoạt động cho vay đạt các tiêu chuẩn về hiệu quả đạt ra và phù

hợp với mục tiêu phát triển của ngân hàng.

• Về phía xã hội là hoạt động thẩm định tốt sẽ đưa ra những quyết định cấp

tín dụng cho những dự án vay vốn gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế

- xã hội.

Hoạt động thẩm định tín dụng đối với DN N&V là một loại hình trong

phân loại tín dụng theo quy mô khách hàng. Do vậy hiệu quả hoạt động thẩm

định tín dụng đối với DN N&V cũng được hiểu như hiệu quả hoạt động thẩm

định tín dụng nói chung. Đồng thời các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thẩm định tín

dụng nói chung cũng được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động thẩm định tín

dụng đối với DN N&V.

2.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng

Để đánh giá hiệu quả của hoạt động thẩm định tín dụng có thể căn cứ vào

thời gian hoàn thành công tác thẩm định nhằm thỏa mãn nhu cầu vay vốn của

khách hàng và mức độ chính xác của công tác thẩm định hay nói cách khác

chính là chất lượng của hoạt động tín dụng và một số chỉ tiêu khác.

2.1. Về thời gian thẩm định

Đây là chỉ tiêu khá quan trọng phản ánh hiệu quả công tác thẩm định. Nếu

ngân hàng hoàn thành công tác thẩm định nhanh sẽ tạo điều kiện cho DN N&V

tranh thủ thời cơ, nhận được nguồn vốn tín dụng một cách nhanh chóng để tiến

hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo kế hoạch, mục tiêu đặt ra. Tuy

nhiên, nếu thực hiện công tác thẩm định quá nhanh, dễ dẫn tới việc đánh giá

thiếu chính xác về doanh nghiệp do thiếu thông tin, bỏ qua một số bước trong

quy trình thẩm định, từ đó đưa ra quyết định tín dụng thiếu chính xác, dễ mang

Page 25: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 22 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

lại rủi ro cho ngân hàng. Nếu ngân hàng không đảm bảo thời gian thẩm định, kéo

dài thời gian thẩm định có thể làm mất cơ hội đầu tư,

Page 26: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 23 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng là điều

kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng của mình.

Mỗi ngân hàng đều có những quy định cụ thể về thời gian thẩm định tối

thiểu cần thiết để thẩm định dự án vay vốn. Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian

thẩm định phụ thuộc nhiều yếu tố: như loại hình tín dụng, tính phức tạp của dự

án vay vốn. Thời gian thẩm định hợp lý phải đủ để ngân hàng đánh giá dự án xin

cấp tín dụng của khách hàng và không được làm lỡ cơ hội đầu tư kinh doanh của

khách hàng.

2.2. Về kết quả phân tích đánh giá chất lượng của hoạt động

tín dụngHoạt động thẩm định tín dụng là khâu quan trọng quyết định toàn

bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu công tác thẩm định tín dụng không

tốt, ngân hàng có những phán đoán sai lệch khi quyết định cấp tín dụng, thì gần

như chắc chắn ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro mất vốn. Ngược lại, nếu công tác

thẩm định được đánh giá là có hiệu quả, thì sẽ giúp ngân hàng có quyết định cho

vay đúng đắn. Vì vậy, thông qua việc ngân hàng thu đủ nợ gốc, nợ lãi đúng hạn,

với lãi suất hợp lý mà vẫn đảm bảo hiệu quả cho dự án của doanh nghiệp thì có

thể khẳng định công tác thẩm định tín dụng là có hiệu quả. Do đó, những tiêu chí

được dùng để đánh giá chất lượng của hoạt động tín dụng như doanh số cho vay,

doanh số thu nợ, dư nợ cho vay, tỷ lệ nợ quá hạn. là các tiêu chí đánh giá chất

lượng hoạt động thẩm định tín dụng tại các NHTM.

❖ Nhóm chỉ tiêu dư nợ cho vay• Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là số tiền mà NHTM cho các DN N&V vay. Tốc độ

tăng doanh số cho vay được tính theo công thức:/DOANH Số CHO VAY KỲ NÀY

TỐC Độ TẢNG DOANH SỐ =\ DOANH só CHO VAY KỲ TRƯỚC

\

1 X 100)

Page 27: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 24 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Doanh số cho vay phản ánh quy mô tuyệt đối của hoạt động cho vay của

ngân hàng. Tốc độ tăng doanh số phản ánh khả năng mở rộng cho vay qua các

thời kỳ. Tốc độ tăng doanh số cho vay phụ thuộc vào nhiều yếu tố: ngành nghề

cho vay, khả năng huy động vốn. Doanh số cho vay và tốc độ cho vay phản ánh

khả năng mở rộng tín dụng nhưng chưa đủ để khẳng định hiệu quả cho vay của

NHTM. Tốc độ tăng doanh số cho vay nếu quá cao sẽ làm tăng rủi ro cho ngân

hàng, hoặc có trường hợp ngân hàng không huy động đủ vốn cho doanh nghiệp

vay. Tùy từng chính sách tín dụng của từng ngân hàng, và trong từng thời kỳ cụ

thể mà các NHTM đưa ra tiêu chuẩn cho tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay.

Nhìn chung, trong giai đoạn hiện nay, các ngân hàng thường đặt ra mục tiêu tăng

trưởng doanh số cho vay đạt khoảng 4060%, đây là con số khá an toàn, không

quá thấp làm ảnh hưởng đến doanh thu từ hoạt động tín dụng của doanh nghiệp,

đồng thời cũng không quá cao gây ra rủi ro cho ngân hàng.

• Dư nợ cho vay và tốc độ tăng dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay là tổng dư nợ của ngân hàng tại một thời điểm nhất định.

Tốc độ tăng dư nợ qua các năm được tình theo công thức:

TỐC ĐỘ TĂNG DƯ NỢ =

X100{ DU NỢ CHO VAY KỲ NÀY ^ DU

NỢ CHO VAY KỲ TRU Ớc

Trong điều kiện chính sách tín dụng được tuân thủ, tổng dư nợ tăng

chứng tỏ ngân hàng đã áp dụng chính sách tín dụng năng động, khả năng tiếp thị để thu

hút khách hàng tốt. Tổng dư nợ của ngân hàng khi so sánh với tổng dư nợ của các ngân

hàng khác sẽ cho ta biết được dư nợ của ngân hàng là cao hay thấp.

Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tín dụng

càng cao vì tăng qui mô tín dụng là tăng qui mô sinh lời nhưng đồng thời cũng làm

tăng rủi ro do mức độ quản lý phức tạp hơn, đặc biệt khi các

Page 28: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 25 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

điều kiện tín dụng bị buông lỏng. Chỉ tiêu này thường

được các NHTM đặt ra hàng năm khoảng 30-50% tùy thuộc vào

chiến lược của từng ngân hàng và từng ngành nghề cho vay.

Khi muốn đánh giá kết quả hoạt động cho vay, chúng ta cần kết hợp 03

chỉ tiêu trên bởi mỗi chỉ tiêu phản ánh một mặt của hoạt động cho vay và giữa

chúng có mối liên hệ lẫn nhau. Nhóm các chỉ tiêu này thể hiện khả năng thu hút

khách hàng, khả năng kiểm soát các khoản nợ, khả năng thu lợi nhuận từ hoạt

động cho vay.

❖ Nhóm chỉ tiêu về nợ quá hạn

• Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn

thoả thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.

TỶ LỆ NỌ QUÁ HẠN = D NỢqVẤhMx,00TONGDŨ NỢ

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình nợ quá hạn trong quá trình cho vay của

NHTM. Theo quy định của ngân hàng Nhà nước tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

> 7% được xem là ngân hàng yếu kém. Nếu chỉ số này ở mức dưới 5% ngân

hàng đó được đánh giá là ngân hàng có nghiệp vụ tín dụng tốt, chất lượng cho

vay cao.

Tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động cho vay là một hiện tượng tất yếu,

nhưng vấn đề quan trọng là ngân hàng phải giảm tỷ lệ này ở mức thấp nhất có

thể chấp nhận được. Công tác thẩm định tín dụng tốt sẽ là một nhân tố tiên quyết

trong việc giảm thiểu tỷ lệ này.2.3. Các tiêu chí khác

Ngoài ra, hiệu quả công tác thẩm định tín dụng còn được đo lường qua

một số tiêu chí khác như: sự tuân thủ chính xác chính sách cho vay của ngân

hàng và pháp luật của nhà nước; tính khoa học, chính xác, khách quan, toàn diện

của báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng; chất lượng phục vụ của ngân hàng.

Page 29: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 26 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

3. Nội dung thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

3.1. Thẩm định tư cách và uy tín của doanh nghiệp

Tư cách và uy tín của doanh nghiệp đi vay là vấn đề quan trọng đầu tiên

ngân hàng quan tâm. Tư cách của DN N&V ý nói đến thiện chí trả nợ của doanh

nghiệp. Còn uy tín của DN N&V thể hiện ở lòng tin của các chủ thể kinh tế có

quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp. Ngân hàng thường gặp khó khăn trong

việc phân tích, đánh giá tư cách, uy tín của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh

nghiệp có quan hệ lần đầu với ngân hàng. Vì vậy, việc thẩm định tư cách, uy tín

của ngân hàng phải dựa trên những thông tin về doanh nghiệp và kỹ năng, kinh

nghiệm của cán bộ thẩm định tín dụng. Tư cách, uy tín của doanh nghiệp có thể

được xác minh, phán đoán bằng cách xem xét các thông tin sau đây:

- Các thông tin mà doanh nghiệp trình bày lúc phỏng vấn có nhất quán với

những thông tin trong bộ hồ sơ mà doanh nghiệp cung cấp hay không?

- Những thông tin trong quá khứ của doanh nghiệp có tốt hay không?

Những thông tin này thể hiện quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

trong những năm trước và thông tin những lần vay nợ trước. Các hoạt động trong

quá khứ của doanh nghiệp cho thấy cách thức kinh doanh, phẩm chất đạo đức

cũng như văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó phản ánh chính xác tư

cách cũng như uy tín của doanh nghiệp.

- Những lý lẽ mà doanh nghiệp đưa ra để thuyết phục vay vốn ngân hàng có

cường điệu quá trong điều kiện hiện tại hay không? Ngân hàng cần phải so sánh

những vấn đề khách hàng trình bày với điều kiện thực tế. Nếu doanh nghiệp

cường điệu những khả năng hiện có của mình, biến những bất lợi thành tiềm

năng, cơ hội có tính khả thi cao thì chứng tỏ tư cách của doanh nghiệp là không

tốt và ngân hàng cần xem xét kỹ.

- Đối với những doanh nghiệp lần đầu có quan hệ với ngân hàng thì ngân

hàng cần xem xét, tìm hiểu kỹ tại sao doanh nghiệp lại tìm đến ngân hàng mình

chứ không phải ngân hàng khác. Đặc biệt, ngân hàng phải tìm hiểu mối quan hệ

của doanh nghiệp với những ngân hàng trước.

Page 30: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 27 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

3.2. Thẩm định năng lực pháp lý của doanh nghiệp

Năng lực pháp lý của DN N&V là khả năng chịu trách nhiệm trước pháp

luật về nghĩa vụ trả nợ của mình. Năng lực pháp lý của doanh nghiệp thể hiện ở

tư cách pháp nhân của DN N&V. Nghĩa là doanh nghiệp phải có chứng nhận

thành lập của cơ quan quản lý Nhà nước, phải có tài sản riêng và được toàn

quyền quyết định về tài sản của mình, đồng thời doanh nghiệp phải có cơ cấu tổ

chức chặt chẽ, hợp lý, có quyền tự quyết trong hoạt động như đã đăng ký với cơ

quan Nhà nước, có trụ sở, có con dấu riêng. Như vậy nếu doanh nghiệp không có

đầy đủ hồ sơ pháp lý thì những hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

thực hiện đều không được Nhà nước chấp nhận và các văn bản ký kết sẽ không

có hiệu lực. Vì thế, nếu thực sự doanh nghiệp không chứng minh được năng lực

pháp lý thì ngân hàng nên từ chối cho vay để thực hiện đúng pháp luật và đảm

bảo lợi ích của bản thân ngân hàng.3.3. Thẩm định điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp

Điều kiện kinh doanh là yếu tố bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để phân tích, đánh giá điều kiện

kinh doanh của doanh nghiệp, ngân hàng thường đánh giá quá các mặt yếu sau:

- Ngân hàng đánh giá xu hướng biến động mang tính chu kỳ của nền kinh tế

dựa vào sự tăng trưởng GDP. Nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng,

tỷ lệ GDP cao thì rất nhiều cơ hội để DN N&V phát triển kinh doanh, vì thế

mong muốn vay vốn ngân hàng là hoàn toàn hợp lý. Còn nếu nền kinh tế đang

trong giai đoạn suy thoái thì khả năng đứng vững và phát triển của doanh nghiệp

gần như không còn, điều kiện kinh doanh trở nên khó khăn hơn, các doanh

nghiệp thường chỉ quan tâm đến việc tồn tại nhiều hơn là việc đầu tư.

- Ngân hàng đánh giá điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp qua sự biến

động của các ngành kinh doanh khác. Đó là sự biến động trong từng ngành và sự

chuyển đổi cơ cấu giữa các ngành với nhau.

- Sự thay đổi của các chính sách kinh tế cũng ảnh hưởng lớn đến điều kiện

kinh doanh của doanh nghiệp. Khi chính sách thay đổi theo chiều hướng có lợi

Page 31: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 28 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

cho các doanh nghiệp như: nền kinh tế mở cửa, giảm thuế, hỗ trợ xuất khẩu, ưu

tiên ngành nghề kinh doanh... thì điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp đó

sẽ thuận lợi hơn. Ngược lại, nếu Nhà nước thắt chặt các chính sách kinh tế thì

các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đáng kể trong quá trình hoạt động sản xuất

kinh doanh.

3.4. Thẩm định tài chính doanh nghiệp❖ Phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua các hệ số tài

chính

Các chỉ tiêu chính dùng để phân tích tài chính doanh nghiệp có thể được

chia làm bốn nhóm sau:

> Nhóm các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

• Chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn: Chỉ tiêu này thường được

dùng trong việc đo lường khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này có

thể tính được dựa vào số liệu từ Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp qua công

thức sau:tsL§ vu §T ng%n h'n

KHẢ NĂNG THANH TOÁN NGẮN HAN =----------------- r 3, t nỉ ng%n h'n

Chỉ tiêu này cho thấy doanh nghiệp có đủ tài sản lưu động có thể chuyển

đổi ra tiền trong thời gian ngắn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không.

Rõ ràng chỉ tiêu này cần phải lớn hơn 1, nếu không doanh nghiệp sẽ dễ gặp khó

khăn trong thanh toán nợ đúng hạn.

Nhược điểm của chỉ tiêu này là cho thấy tỷ lệ giữa TSLĐ và Đầu tư ngắn

hạn và nợ ngắn hạn nhưng không cho thấy độ lớn tuyệt đối chênh lệch giữa hai

khoản mục này, từ đó không cho thấy khả năng thanh toán thực tế của doanh

nghiệp khi so sánh hai doanh nghiệp có cùng tỷ lệ thanh toán ngắn hạn. Để khắc

phục nhược điểm của chỉ tiêu này, người ta thường phân tích nó kết hợp với một

chỉ tiêu phân tích nữa, đó là chỉ tiêu Vốn lưu động ròng.

Page 32: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 29 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

• Chỉ tiêu vốn lưu động ròng: Là phần chênh lệch giữa TSLĐ và ĐT

ngắn hạn với Nợ ngắn hạn, hay nói cách khác, đây là phần tài sản lưu động được

đầu tư bằng nguồn vốn có tính chất trung và dài hạn.

VỐN LƯU ĐỘNG RÒNG = TSLĐ VÀ ĐT NGẮN HẠN - NỌ NGẮN

HẠN Như vậy, nếu hai doanh nghiệp cùng loại, hoạt động cùng ngành nghề, và

có cùng tỷ lệ thanh toán ngắn hạn, doanh nghiệp nào có vốn lưu động tốt hơn thì

sẽ có khả năng thanh toán nợ tốt hơn.

• Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh: Trong nhiều trường hợp doanh

nghiệp không thể chuyển ngay toàn bộ tài sản lưu động thành tiền. Một bộ phận

lớn nguyên nhiên vật liệu được dự trữ để tạo ra thành phẩm cuối cùng. Thành

phẩm này lại được đưa vào dự trữ để bán dần. Ngoài ra, một bộ phận thành phẩm

được bán ra dưới dạng bán chịu. Có nghĩa là quá trình từ hàng tồn kho chuyển

sang tiền không phải lúc nào cũng diễn ra ngay lập tức mà phải trải qua một thời

gian. Chỉ tiêu thanh toán nhanh nhằm đo lường khả năng thanh toán của doanh

nghiệp trong trường hợp không kể những tài sản chậm chuyển ra tiền trong tài

sản lưu động. Có hai cách để tính chỉ tiêu này:TSL§ vu §TNH - hung tân kho

KHẢ NĂNG THANH TOÁN NHANH = p . 3/ z B-----------nỉ ng%n h'n

Hoặc:TiÒn vu c c kho3n §TTC ng%n h'n

KHĂ NĂNG THANH TOÁN NHANH =- -u * 3/ §uV- -g-------nỉ ng%n h'n

Chỉ tiêu này bằng 1 thì quả là lý tưởng cho các doanh nghiệp có vòng

quay hàng tồn kho chậm. Còn doanh nghiệp có vòng quay hàng tồn kho nhanh

thì chỉ tiêu này có thể nhỏ hơn 1.

> Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động

• Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu này được tính theo công thức:'_____ „ „ gi vèn hung b nVÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO = 7—gi;°v b ^

Page 33: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 30 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

^ hung tan kho b*nh qu©n

Hệ số này đo lường số lần vốn đầu tư vào hàng tồn kho trong một kỳ tính

toán, nó cho thấy hiệu quả của việc doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho. Nếu hệ

số này ở mức thấp (hoặc đang giảm) thì doanh nghiệp đang trong tình trạng ứ

đọng vốn, ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu hệ số này ở

mức cao (hoặc đang tăng) thì có thể là doanh nghiệp đã dự trữ một mức hàng tồn

kho quá ít, không đủ hàng hóa cho hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp hoặc

không đủ hàng hóa để cung cấp cho khách hàng, làm mất khách hàng. Tuy

nhiên, trong trường hợp giá vốn hàng bán cao do đầu vào cao, doanh nghiệp vẫn

dự trữ đủ hàng tồn kho thì hệ số này ở mức cao là hoàn toàn hợp lý.

• Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân Chỉ

tiêu này được tính bằng công thức:' _ - c c kho^n ph^i thu

KỲ THU TIỀN BINH QUÂN = , ÍT-^ doanh thu mọi nguy

Chỉ tiêu này phản ánh thời hạn tín dụng thương mại bình quân mà

doanh nghiệp áp dụng cho khách hàng của mình. Ngòai ra, thời gian quay

vòng, các khoản phải thu còn dùng để đánh giá hiệu quả việc kiểm soát các

khoản phải thu của doanh nghiệp và quy mô của các khoản phải thu.

Cần chú ý rằng, chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân có thể không phản ánh

được thời hạn tín dụng bình thường trong năm của doanh nghiệp nếu Bảng

cân đối kế toán được lập ta tại một thời điểm đặc biệt.

• Chỉ tiêu vòng quay tài sản cố

định Chỉ tiêu này được tính bằng công

thức:

VÒNG QUAY TÀ SÀN CỐ ĐINH = TSC^rBngbxnhquOn Chỉ tiêu này cho

thấy mức độ đầu tư cho tài sản cố định, tuy nhiên tùy thuộc vào từng ngành nghề

kinh doanh mà chỉ tiêu này có thể lớn hay nhỏ.

Page 34: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 31 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Nếu chỉ tiêu này quá thấp thì chứng tỏ năng lực sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp bị hạn chế, còn nếu quá cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đầu tư

quá ít vào tài sản cố định.• Chỉ tiêu chu kỳ ngân quỹ

„ - sè d- tiÒn bq , m „ hung tân kho bq

CHU KỲ NGÂN QUỸ = + KỲ THU TIỀN BQ + ut ân T .q

^ dtt mọi nguy ^ gvhb mọi nguy

Chỉ số này đo lường vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp.

> Nhóm các chỉ tiêu cân nợ

• Chỉ tiêu tỷ số nợ trên tổng tài sản

Công thức:

TỶ SỐ NỌ = ---- nỉ ph3i ■t^ng nguân vèn cna dn

Một tỷ số nợ nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 (50%) được xem là lý tưởng vì nó

cho thấy có ít nhất phân nửa tài sản của doanh nghiệp được hình thành bằng

vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, trên thực tế, kể cả ở những nước phát triển,

không ít trường hợp doanh nghiệp có hệ số này lớn hơn 0,5. Trong những

trường hợp này, ngân hàng cần thận trọng hơn khi cho vay.• Chỉ tiêu khả năng trả lãi

ỉ ỉ T rT lỉi t0c tr-íc thuÕ + l i ph3i tr3KHẢ NĂNG TRẢ LÃI =------u- UV+^TI- ---

chi phY tr3 l i

Chỉ tiêu này đo lường mức độ an toàn của thu nhập có thể trả lãi cho

các chủ nợ. Các chỉ tiêu lý tưởng được nhiều ngân hàng áp dụng đó là khả

năng thanh toán lãi tiền vay phải lớn hơn hoặc ít nhất phải bằng 2, trong đó

lãi phải trả phải nhỏ hơn 3% tổng doanh thu lãi.

> Nhóm các chỉ tiêu khả năng sinh lời

• Chỉ tiêu mức sinh lời trên doanh thu:

Công thức:

Page 35: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 32 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

MỨC SINH LỜI TRÊN DOANH THU (ROS) = tò ^u^n sa^ t^uÕ

Page 36: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 33 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lãi trên một đồng doanh thu.

• Chỉ tiêu thu nhập trên tổng tài sản

Công thức:

Chỉ tiêu này cho thấy tính hiệu quả của việc sử dụng các tài sản hiện hữu

của doanh nghiệp, hay nói cách khác là khả năng tạo lợi nhuận của tổng tài sản.

• Chỉ tiêu thu nhập trên vốn chủ

sở hữu Công thức:

THU NHÀP TRÊN VỐN SỞ HỮU (ROE)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn

chủ sở hữu và nó được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ

vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tăng thu nhập trên vốn chủ sở hữu là một mục tiêu

quan trọng nhất trong hoạt động quản lý doanh nghiệp.

• Chỉ tiêu thu nhập trên vốn thuần

Công thức:

THU NHẬP TRÊN VỐN THUẦN

Chỉ tiêu này cho biết tính hiệu quả của

việc sử dụng đồng vốn sở hữu, bao gồm cả tính hiệu quả của cơ cấu tài chính.

3.5. Thẩm định phương án kinh doanh, dự án đầu tư của doanh

nghiệp

❖ Thẩm định phương án kinh doanh

- Mục đích của phương án kinh doanh

- Tổng nhu cầu vốn của phương án

- Hiệu quả kinh tế của phương án

- Khả năng trả nợ

- Khả năng thực hiện phương án

thu nhẼp sau thuÕ vèn chn sẽ h^u

thu nhẼp sau thuÕ vèn thuỌn

Page 37: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 34 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

❖ Thẩm định dự án đầu tư

> Thẩm định sự cần thiết và mục tiêu đầu tư của dự án

Cán bộ tín dụng tiến hàn thẩm định bằng cách tìm hiểu các vấn đề:

- Đánh giá xem sự cần thiết của việc thực hiện dự án

- Lợi ích mà dự án sẽ đem lại cho chủ đầu tư, cho địa phương , cho nền

kinh tế là gì nếu dự án được thực hiện

- Mục tiêu cần đạt được của dự án là gì

- Các mục tiêu của dự án có phù hợp với mục tiêu chung của ngành và

của địa phương hay không

> Thẩm định nội dung thị trường của dự án

Việc thực hiện dự án phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, thị trường sẽ là

nơi đánh giá chất lượng, khả năng tiêu thụ của sản phẩm và hiệu quả của dự án

đầu tư. Ngân hàng cần xem xét các vấn đề:

- Nhu cầu của thị trường về sản phẩm như thế nào, xu hướng của thị

trường về sản phẩm. Ngân hàng cần lưu ý kỹ đối với những sản phẩm lần đầu

tiên xuất hiện trên thị trường.

- Phân tích về thị trường tiêu thụ và đối tượng khách hàng.

- Đánh giá phương thức tiêu thụ sản phẩm, xem xét phương thức tiêu thụ

có khả thi hay không?

- Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

> Thẩm định phương diện kỹ thuật của dự án

- Đánh giá về địa điểm thực hiện dự án

- Đánh giá về quy mô, công suất của dự án đầu tư

- Đánh giá về kỹ thuật, công nghệ của dự án

- Đánh giá về nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho dự án

- Phân tích, đánh giá về tổ chức xây dựng dự án

Page 38: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 35 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

> Thẩm định phương diện tổ chức nhân sự của dự án

Ngân hàng cần tìm hiểu, xem xét việc sắp xếp, bố trí ban điều hành, nhân

viên thực hiện dự án, trình độ chuyên môn của các chuyên gia và nhà tư vấn.> Thẩm định về hiệu quả tài chính dự án

Phân tích, đánh giá tổng nguồn vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư:

Xác định vốn đầu tư vào tài sản lưu động, vốn đầu tư vào tài sản cố định, cách

thức huy động vốn tứ các nguồn khác nhau.

Phân tích chi phí và lợi ích của dự án: Những chi phí trực tiếp liên quan

đến dự án thường bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí thuê máy móc thiết

bị ... Lợi ích của dự án, tùy theo từng trường hợp cụ thể, có thể là mức gia tăng

doanh thu, cải tiến chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, giảm mức thua lỗ.

Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án như: Giá trị hiện

tại ròng (NPV), tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR), tỷ lệ hoàn vốn nội bộ có điều chỉnh

(MIRR), chỉ số doanh lợi (PI), thời gian hoàn vốn (PP).

> Đánh giá rủi ro của dự án

Đánh giá khả năng xảy ra một biến cố không chắc chắn trong các giai

đoạn của dự án. Ngân hàng có thể đánh giá mức độ rủi ro của dự án bằng các

phương pháp sau:

- Phương pháp hệ số chiết khấu

- Phương pháp hệ số tin cậy

- Phương pháp độ lệch chuẩn

- Phương pháp phân tích độ nhạy

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng

4.1. Các nhân tố ảnh hưởng từ phía doanh nghiệp

Có nhiều nhân tố từ phía doanh nghiệp ảnh hưởng đến công tác thẩm định

tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng. Nó có thể xuất phát từ khách quan hoặc

chủ ý của doanh nghiệp, ngân hàng đôi khi sẽ gặp phải những khó khăn trong

Page 39: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 36 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

công tác này nếu doanh nghiệp không thực sự hợp tác trong quá trình thiết lập

mối quan hệ tín dụng này.

Hồ sơ xin vay vốn của doanh nghiệp là một trong những nhân tố ảnh

hưởng phải kể đến, bởi đây là cơ sở đầu tiên của mối quan hệ giữa doanh nghiệp

và ngân hàng, cho nên bộ hồ sơ có ý nghĩa rất lớn. Nếu bộ hồ sơ của doanh

nghiệp không nêu đầy đủ chính xác và không được trình bày một cách khoa học

những thông tin mà ngân hàng yêu cầu thì việc thẩm định doanh nghiệp gặp rất

nhiều khó khăn.

Chính sách bảo mật thông tin của doanh nghiệp cũng là một nhân tố ảnh

hưởng đến công tác phân tích, đánh giá doanh nghiệp của ngân hàng. Những số

liệu và tình hình thực trạng của doanh nghiệp trong quá khứ lẫn hiện tại là hết

sức quan trọng đối với ngân hàng, bởi nó là một trong những cơ sở để ngân hàng

xem xét quyết định đến việc cho vay. Nếu đó là một thông tin xấu có thể ảnh

hưởng đến khoản tín dụng này mà doanh nghiệp cố tình che đậy thì coi như kết

quả của công tác thẩm định tín dụng không còn giá trị. Rất có thể ngân hàng sẽ

phải gánh chịu những thiệt hại không lường đối với khoản tín dụng cấp cho

doanh nghiệp.

Có thể nói, từ phía doanh nghiệp có nhiều những nhân tố ảnh hưởng đến

công tác phân tích, đánh giá khách hàng của ngân hàng, nhưng tựu trung lại, đó

là những nhân tố chủ quan và khách quan mà doanh nghiệp mang lại. Nếu là

khách quan, việc điều chỉnh nó phù hợp với quy định của ngân hàng là hoàn toàn

có thể làm được, nhưng nếu là những nhân tố chủ quan có ảnh hưởng xấu thì

chất lượng của công tác thẩm định tín dụng coi như vô giá tri.

4.2. Các nhân tố ảnh hưởng từ phía bên trong ngân hàng

Có rất nhiều nhân tố bên trong ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián

tiếp tới quá trình cho vay của ngân hàng trên các góc độ khác nhau. Tuy nhiên

trong giới hạn của khóa luận chỉ đề cập đến một số nhân tố cơ bản, có tác động

Page 40: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 37 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

trực tiếp.

Một là, chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài

trợ của một ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho CBTD và các nhân viên

ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo sự thống

nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng

sinh lời. Mặt khác, hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng do

vậy xây dựng được một chính sách tín dụng đúng đắn, phù hợp là một nhân tố

quan trọng quyết định tới hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng nói riêng, hiệu

quả hoạt động của ngân hàng nói chung. Để xây dựng được một chính sách tín

dụng phù hợp ngân hàng phải dựa vào: nhu cầu tín dụng của khách hàng; khả

năng sinh lời và rủi ro tiề m tàng của khách hàng; chính sách của chính phủ và

NHNN; quy mô, kết cấu, tính ổn định của các khoản tiền gửi, khả năng vay

mượn của ngân hàng, quy mô vốn chủ sở hữu.

Hai là, công tác tổ chức của ngân hàng và quy trình quản lý tín dụng.

Công tác tổ chức của ngân hàng phải được thực hiện một cách khoa học đảm bảo

các phòng ban, các hoạt động của ngân hàng có sự kết hợp chặt chẽ và phối hợp

nhịp nhàng. Quy trình quản lý tín dụng phải được xây dựng thống nhất trong

toàn ngân hàng, tránh tuỳ tiện, duy ý chí; đồng thời cần quy định rõ chức năng,

nhiệm vụ, trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân.

Ba là, năng lực thẩm định, giám sát và xử lý tín dụng.

❖ Năng lực thẩm định

Năng lực thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư trước

khi cho vay là rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả của hoạt động cho vay.

Việc thẩm định ban đầu sẽ giúp cho ngân hàng loại trừ được những thông tin sai

lệch về khách hàng, đánh giá đúng khả năng tài chính của khách hàng, khả năng

sinh lời, hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư của khách

hàng và khả năng trả nợ ngân hàng. Năng lực thẩ m định càng cao thì càng giảm

Page 41: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 38 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

❖ Năng lực giám sát và xử lý tín dụng

Việc giám sát tín dụng đảm bảo vốn vay từ ngân hàng được các doanh

nghiệp sử dụng đúng mục đích vay, có hiệu quả, tránh rủi ro đạo đức. Việc giám

sát này giúp ngân hàng có biện pháp kịp thời khi doanh nghiệp gặp rủi ro trong

kinh doanh; có biến động của tài sản đảm bảo.

Tuy nhiên năng lực thẩm định, năng lực giám sát và xử lý tín dụng lại phụ

thuộc vào hai nhân tố là chất lượng nhân sự và công tác thông tin.

> Công tác thông tin

Thông tin đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cho vay. Dựa trên

thông tin cung cấp, các nhà quản lý phân tích và đưa ra quyết định liên quan đến

việc huy động vốn, cho vay vốn như: phương thức huy động vốn, lượng vốn cần

huy động, có cho vay hay không. Thông tin có thể thu thập theo nhiều nguồn,

nhiều phương thức khác nhau: từ những nguồn sẵn có của ngân hàng, thông tin

khách hàng cung cấp, từ các cơ quan chuyên cung cấp thông tin tín dụng ở trong

và ngoài nước. Số lượng, chất lượng của thông tin ảnh hưởng đến tính đúng đắn,

phù hợp của quyết định đưa ra. Do vậy công tác thông tin có tác động lớn đến

hiệu quả của hoạt động thầm định.

> Chất lượng nhân sự

Con người là yếu tố cần thiết và quyết định tới hiệu quả của hoạt động

thẩm định tín dụng. Việc đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên

môn cao, đạo đức nghề nghiệp tốt sẽ đáp ứng kịp thời và có hiệu quả yêu cầu của

công việc huy động vốn và thẩm định cho vay vốn đang ngày càng phát triển và

cạnh tranh ngày càng cao như hiện nay.

Bốn là, kiểm soát nội bộ. Nhờ hoạt động kiểm soát nội bộ ban lãnh đạo

của ngân hàng có được cái nhìn toàn cảnh về tình hình hoạt động kinh doanh của

Page 42: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 39 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ngân hàng. Trong lĩnh vực hoạt động cho vay, hoạt động kiểm soát bao gồm:

kiểm soát chính sách tín dụng, chính sách thanh toán, chính sách kinh doanh,

chính sách khách hàng. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm soát viên nội bộ tiến hành

kiểm soát. Mức độ phát hiện nhanh chóng các sai sót, nguyên nhân gây ra sai sót

và có biện pháp khắc phục kịp thời ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động thẩm

định tín dụng của ngân hàng.

Năm là, trình độ công nghệ của ngân hàng. Công nghệ hiện đại giúp cho

ngân hàng thu thập và xử lý thông tin về doanh nghiệp một cách chính xác hơn.

Mặt khác, công nghệ giúp cho lãnh đạo ngân hàng dễ dàng nắm được tình hình

hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình, có những điều chỉnh cho phù hợp với

thực tế.

4.3. Các nhân tố khách quan khác

❖ Nhân tố kinh tế vĩ mô

Khi nền kinh tế ổn định không có lạm phát cao, khủng hoảng sẽ tạo điều

kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay của NHTM. Khi nền kinh tế ổn định quá

trình sản xuất kinh doanh của các thành phần trong nền kinh tế trong đó có các

DN N&V tiến hành bình thường, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố lạm phát,

khủng hoảng tạo điều kiện cho các hoạt động, các dịch vụ ngân hàng cung cấp

có điều kiện thuận lợi để phát triển.

Chu kỳ kinh tế cũng có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng nói chung và

hoạt động thẩm định tín dụng nói riêng của NHTM. Trong thời kỳ nền kinh tế

tăng trưởng, sản xuất phát triển, hoạt động cho vay có điều kiện phát triển. Trong

thời kỳ nền kinh tế suy thoái, hoạt động sản xuất đình trệ, hoạt động cho vay của

ngân hàng cũng gặp khăn cả về huy động và cho vay.

❖ Nhân tố xã hội

Nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động tín dụng của ngân hàng là

người gửi tiền và người vay tiền của ngân hàng. Hoạt động tín dụng giữa ngân

Page 43: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 40 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

hàng và khách hàng dựa trên sự tín nhiệm, lòng tin giữa các bên. Ngân hàng có

sự tín nhiệm lớn của khách hàng thì họ càng dễ dàng thu hút được lượng vốn

lớn, và ngược lại khách hàng có sự tín nhiệm lớn của ngân hàng thì dễ dàng

trong việc vay vốn và được vay vốn với lãi suất thấp hơn so với các đối tượng

khác.

Ngoài ra, hiệu quả hoạt động thẩm định còn chịu ảnh hưởng của các yếu

tố như: đạo đức xã hội, trình độ dân trí, các yếu tố về môi trường...

❖ Nhân tố pháp lý

Nhân tố pháp lý thể hiện ở tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy

đủ thống nhất kịp thời của các văn bản hướng dẫn đi kèm. Đồng thời với hệ

thống pháp luật đúng đắn, phù hợp còn là sự chấp hành của khách hàng. Khách

hàng tuân thủ chấp hành tốt các quy định của pháp luật là điều kiện để hoạt động

thẩm định tín dụng của Ngân hàng có hiệu quả.

Tóm lại, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tín dụng của

ngân hàng. Có những nhân tố xuất phát từ phía doanh nghiệp, có những nhân tố

xuất phát từ phía ngân hàng và còn có những nhân tố khách quan khác gây ảnh

hưởng. Chính vì thế, khi thẩm định tín dụng, ngân hàng cần đặc biệt chú ý đến

những nhân tố đó để tìm cách khắc phục, đảm bảo cho công tác thẩm định doanh

nghiệp đạt kết quả cao, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và loại trừ những

nguyu cơ rủi ro có thể xảy đến cho ngân hàng.

5. Vai trò của hoạt động thẩm định tín dụng

Thẩm định tín dụng trong hoạt động tín dụng có vai trò quyết định đối với

hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đó là quá trình ngân hàng tìm hiểu về

khách hàng để xác định chính xác thiện chí trả nợ và khả năng trả nợ của khách

hàng. Trong quá trình này, ngân hàng cố gắng thay thế những cảm nhận chủ

quan của mình về doanh nghiệp bằng những lý lẽ khoa học dựa trên cơ sở

nghiên cứu cẩn trọng các mặt mạnh và yếu của doanh nghiệp. Vì vậy, thẩm định

Page 44: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 41 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

tín dụng doanh nghiệp vừa có vai trò giúp doanh nghiệp sàng lọc những doanh

nghiệp xấu, nhiều rủi ro, lại có vai trò giúp ngân hàng có những biện pháp thích

hợp để hạn chế rủi ro trong quá trình cấp tín dụng, đồng thời đây còn là cơ sở để

ngân hàng định giá khoản tín dụng. Cụ thể hơn, công tác phân tích tín dụng

doanh nghiệp là giúp ngân hàng biết được doanh nghiệp có đầy đủ năng lực

pháp lý theo quy định của pháp luật hay không, có sức mạnh tài chính đến đâu,

năng lực kinh doanh và điều kiện kinh doanh như thế nào, phương án xin vay

vốn có hiệu quả cao hay không và cuối cùng là các bảo đảm tín dụng của doanh

nghiệp có thể là nguồn trả nợ thứ hai chắc chắn cho ngân hàng không?

Vai trò to lớn nữa của công tác thẩm định khách hàng trong hoạt động tín

dụng doanh nghiệp là nó cho thấy những lợi ích mà doanh nghiệp và ngân hàng

có được trong việc thiết lập mối quan hệ tín dụng giữa hai bên. Chủ yếu lợi ích

của hai bên đạt được là những lợi ích về tài chính và về uy tín, do đó, nó sẽ càng

ngày càng đem lại sức mạnh và lợi thế trong quá trình phát triển của cả doanh

nghiệp lẫn ngân hàng.

Vì thế, có thể thấy rằng vai trò của công tác thẩm định tín dụng là hết sức

cần thiết và cực kỳ quan trọng.CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ THẨM ĐỊNH TÍN

DỤNG ĐÓI• • • • •

VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG

TMCP CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUÓC DOANH

(VPBANK)

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VPBANK

1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh

Việt Nam (VPBANK), với tên giao dịch quốc tế là Vietnam Joint-Stock

Commercial Bank for Private Enterprises, được thành lập theo Giấy phép hoạt

Page 45: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 42 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày

12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt

động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB

ngày 04 tháng 09 năm 1993.

Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn

ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn

ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng

nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; Chiết khấu thương phiếu, trái

phiếu và các chứng từ có giá khác; Hùn vốn và liên doanh theo luật định; Hoạt

động bao thanh toán; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các

dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam.

Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu

phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Tháng 8 /1994

vốn điều lệ tăng lên 70 tỷ, tháng 3/1996 tăng lên 174,9 tỷ - là ngân hàng TMCP

có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam lúc đó. Năm 2006, vốn điều lệ của ngân hàng

là 750 tỷ. Đến 30/08/2007, vốn điều lệ của VPBank đạt 1.500 tỷ đồng. VPBank

là ngân hàng TMCP đầu tiên được thí điểm gọi vốn từ cổ đông nước ngoài từ

năm 1996 (Dragon Capital và VN Fund). Đến nay, VPBank có 2 cổ đông chiến

lược nước ngòai là Dragon Capital và OCBC - ngân hàng hàng đầu của

Singapore.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc

mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Tính

đến năm nay, hệ thống mạng lưới VPBank có tổng cộng 86 chi nhánh và phòng

giao dịch. VPBank đã hiện diện trên nhiều tỉnh, thành phố lớn trên cả nước bao

gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Thừa Thiên

Huế, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai,

Page 46: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 43 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Khánh Hòa, Nam Định, Hải Dương, Phú Thọ, Kiên Giang, Long An, Quảng

Bình, Bình Định. Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên đây, trong

năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công ty Quản

lý nợ và khai thác tài sản (AMC); Công ty Chứng Khoán VPBank (VPBS).

Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên

2.000 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và

trên đại học (chiếm 87%). Chát lượng đội ngũ nhân viên là một trong những

nhân tố chính tạo nên sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương

đầu với các thử thách trong cạnh tranh, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành

viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Nhận thức được điều này, trong

những năm vừa qua, VPBank luôn quan tâm chất lượng công tác quản trị nhân

sự.

Sứ mệnh lịch sử VPBank: VPBank trở thành ngân hàng thương mại đô thị

đa năng, hoạt động theo phương châm: lợi ích của khách hàng là trên hết, lợi ích

của người lao động được quan tâm, lợi ích của cổ đông được chú trọng, đóng góp

có hiệu quả vào sự phát triển cộng đồng.

Page 47: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 44 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP

Giá trị cốt lõi VPBank:

- Định hướng khách hàng là nền tảng trung tâm cho mọi hoạt động.

- Sự kết hợp hài hòa lợi ích khách hàng, nhân viên, cổ đông và cộng đồng là

sợi chỉ xuyên suốt mọi hoạt động.

- Xây dựng văn hóa ngân hàng theo phương châm tạo dựng một tập thể đoàn

kết, tương trợ, văn minh, không ngừng học hỏi để hoàn thiện, luôn trao đổi thông

tin để cùng tiến bộ.

- Công nghệ tiên tiến và quản trị thông tin có khoa học là cơ sở để tăng tốc và

duy trì sức mạnh.

- Đội ngũ nhân viên luôn minh bạch và có tinh thần trách nhiệm, luôn thể hiện

tính chuyên nghiệp và sáng tạo là cơ sở cho thành công của ngân hàng.

Tầm nhìn chiến lược: VPBank phấn đấu đến năm 2010 trở thành ngân hàng

dẫn đầu khu vực phía Bắc, đồng thời là ngân hàng trong top 5 của cả nước, một

ngân hàng có tầm cỡ của khu vực Đông Nam Á về chất lượng, hiệu quả và độ tin

cậy.

2. Sơ đồ tổ chức

Với mục tiêu xây dựng chiến lược kinh doanh mới theo định hướng khách

hàng, trong những năm qua, VPBank đã không ngừng xây dựng, đổi mới mô hình

tổ chức theo chiều hướng tích cực, điển hình là có sự phân tách rõ ràng giữa hoạt

động quản lý và hoạt động kinh doanh của Hội sở và của các chi nhánh theo mô

hình tổ chức hiện đại của các ngân hàng thế giới. Với mô hình này, VPBank có

thể vừa quản lý, vừa điều hành, vừa sử dụng một cách tối đa mọi nguồn lực sẵn có

của mình.

Page 48: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 46 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

SƠ ĐỒ MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG TMCP VPBANK

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006 của VPBank)

Page 49: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 47 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP

3. Tình hình hoạt động kinh doanh

3.1. Tình hình huy động vốn

Huy động vốn là một hoạt động được VPBank rất chú trọng, với mục tiêu

bảo đảm vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng nhanh tài sản Có, nâng cao vị

thế của VPBank trong hệ thống ngân hàng. Do đó, trong các nă m qua, các hoạt

động huy động vốn từ khu vực dân cư cũng như từ khu vực liên ngân hàng đều

được VPBank khai thác triệt để.

Bảng 1: Tình hình huy động vốn năm 2004-2006 của VPBankĐơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2004 2005 2006

Số dư TT % Số dư TT % Số dư TT %

Nguồn vốn huy động 3.858.967 100% 5.638.001 100% 9.065.194 100%

Phân theo kỳ hạn

Ngắn hạn 3.202.943 83% 4.397.641 78% 7.252.155 80%

Trung dài hạn 656.024 17% 1.240.360 22% 1.813.039 20%

Phân theo cơ cấu

Huy động từ TCKT & dân cư

1.847.711 48% 2.309.771 57% 5.678.458 63%

Huy động từ TCTD khác

2.011.256 52% 2.398.230 43% 3.386.736 37%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank 2004-2006)

Nhờ có chính sách lãi suất huy động phù hợp, đa dạng hóa các sản phẩm

huy động, cùng với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, tích cực mở rộng

mạng lưới hoạt động, vì thế VPBank đã tạo được niềm tin trong dân chúng và

các doanh nghiệp do vậy việc huy động vốn cũng trở nên thuận lợi hơn. Đến

cuối năm 2006, nguồn vốn huy động đạt 9.065 tỷ đồng, tăng gấp 7,5

Page 50: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 48 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

lần so với cuối năm 2003, đặc biệt năm 2004 nguồn vốn tăng gấp 3 lần so với năm

2003. Bình quân giai đoạn 2004-2006 nguồn vốn huy động của VPBank đạt mức

tăng trưởng 68%.

Trong đó, nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu (khoảng 80%)

trong tổng nguồn vốn huy động của VPBank. Việc huy động vốn từ các TCKT và

dân cư trong thời gian gần đây cũng tăng mạnh, năm 2006 tăng hơn 3 lần so với

năm 2004. Nguồn vốn huy động từ các TCTD khác cũng được VPBank điều chỉnh

cho phù hợp với khả năng sử dụng vốn.

3.2. Tình hình hoạt động tín dụng

Trong thời gian 2004-2006, hoạt động tín dụng của VPBank được giữ vững

theo phương châm “bảo thủ”, không cạnh tranh bằng cách nới lỏng điều kiện tín

dụng. Tuy vậy, nhờ có sự nỗ lực tiếp thị khách hàng của các đơn vị, nên tốc độ

phát triển tín dụng vẫn đạt mức tăng khá, cao gấp hơn 2 lần mức tăng trưởng tín

dụng chung của toàn ngành ngân hàng.

Doanh số cho vay toàn hệ thống tăng đều qua các năm. Năm 2005, doanh số

cho vay đạt 3.913 tỷ đồng, tăng 1.758 tỷ đồng (tương đương tăng 82%) so với năm

2004. Đến năm 2006, doanh số cho vay đạt 6.594 tỷ đồng, tăng 2.681 tỷ đồng

(tương đương 68%) so với 2005.

Dư nợ tín dụng trên toàn hệ thống tính đến ngày 31/12/2005 đạt 3.014 tỷ

đồng, vượt 9% so với kế hoạch, tăng 1200 tỷ đồng (tương đương tăng 62%) so với

2004. Năm 2006, tính đến ngày 31/12, dư nợ tín dụng đạt 5.031 tỷ đồng, vượt 17%

so với kế hoạch, tăng 2.017 tỷ đồng (tương đương tăng gần 67%) so với năm 2005.

(Xem Bảng 2)

Page 51: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 49 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Như vây, xét trên cả doanh số cho vay và cả dư nợ tín dụng tại VPBank

trong những năm gần đây đều tăng trưởng khá nhanh, và chất lượng tín dụng vẫn

được VPBank duy trì theo đúng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và qui chế của

VPBank.

3.3. Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế

Trong giai đoạn gần đây, hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank tăng

trưởng khá tốt, với tốc độ nhanh.

- Doanh số mở L/C nhập khẩu năm 2005 đạt 38,225 triệu USD, tăng gần

14 triệu USD so với năm trước, và đến nă m 2006 doanh số này tăng 159%, đạt

61,049 triệu USD.

Bảng 2: Cơ cấu dư nợ tín dụng năm 2004-2006 của VPBankĐơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2004 2005 So sánh 2005/2004

2006 So sánh 2006/2005

Tổng dư nợ 1.865.363 3.014.209 1,61% 5.031.190 1,67%

Theo loại hình cho

vay

Cho vay ngắn hạn 1.004.350 1.405.093 1,40% 2.511.550 1,79%

Cho vay trung và dài hạn

855.300 1.607.058 1,88% 2.485.097 1,55%

Cho vay khác 5.713 2.058 0,36% 34.543 16,78%

Theo tiền tệ

Cho vay bằng đồng VND

1.786.348 2.906.417 1,63% 4.760.502 1,64%

Cho vay bằng ngoại tệ 79.016 107.792 1,36% 270.688 2,51%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank 2004-2006)

Page 52: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 50 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP

- Doanh số thông báo L/C xuất khẩu năm 2005 tăng mạnh (165%), đạt

hơn 6 triệu USD. Tuy nhiên đến năm 2006, chỉ tiêu này lại giảm 90%, còn 5,655

triệu USD.

- Doanh số chuyển tiền TTR tăng liên tục qua các năm, từ 32,38 triệu

USD năm 2004 đến 44,685 triệu USD năm 2005 (tăng 138%), và đến năm 2006

đạt 80,078 USD, tăng 179%.

- Doanh số nhờ thu tăng khá nhanh qua ba năm, năm 2005 tăng gần gấp

đôi, nhưng đến năm 2006 thì tốc độ tăng giảm hơn (142%).

- Tổng số phí VPBank thu được bằng VND trong toàn hệ thống cũng

tăng nhanh, năm 2005 tăng 106% và năm 2006 tăng 152% so với năm trước.

Bảng 3: Các chỉ tiêu thanh toán quốc tế năm 2004-2006 của VPBank

Như vậy các chỉ tiêu hoạt động thanh toán quốc tế đều tăng với tốc độ khá

nhanh (trừ doanh số thông báo L/C xuất khẩu), đây là dấu hiệu tốt VPBank tiếp

tục tăng cường phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế trong điều kiện hội nhập

kinh tế quốc tế như hiện nay.

3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong thời gian gần đây, hoạt động kinh doanh của VPBank khá tốt, lợi

nhuận tăng đều qua các năm (Xem Bảng 4).Bảng 4: Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004 - 2006 của

Đơn vị: 1000 USDChỉ tiêu 2004 2005 So sánh

2005/2004

2006 So sánh 2006/2005

Trị giá L/C nhập mở trong kỳ 24.821

38.225

154% 61.049

159%

Trị giá L/C xuất th.báo trong kỳ 3.783 6.243 165% 5.655 90%

Doanh số chuyển tiền TTR 32.380

44.685

138% 80.078

179%

Doanh số nhờ thu (xuất, nhập) 1.875 3.618 193% 5.159 142%

Tổng số phí thu được (triệu đồng)

3.788 4.015 106% 6.122 152%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank 2004-2006)

Page 53: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 51 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

VPBank

_________________________________________________________Đơn vị: triệu đồng2004 2005 2006 Chênh lệch 05/04 Chênh lệch 06/05

Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ

I. Tổng thu nhập 201.944

470.226

995.002

268.282

132,8%

524776

111,6%

II. Tổng chi phí 167.053

394.017

838.194

226.964

135,8%

444.177

112,7%

III. Lợi nhuận trước thuế - 76.209

156.808

- - 80.599

105,8%

IV. Lợi nhuận sau thuế (+lãi, -

lỗ)

- 55.583

113.420

- - 57.837

104,1%

V. Trích lập & sử dụng các Quỹ theo quy định pháp luật

1. Trích lập các quỹ

Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ

- 2.821 5.671

Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ

- 35 -

Quỹ dự phòng tài chính 28.378 5.558 11.343

Các Quỹ khác - 2 2.166

2. Sử dụng các quỹ 32.934 2.386 2.168

VI. Lợi nhuận sau thuế/ Vốn điều

lệ bình quân - ROE (%)

23,9% 24,3% 24,5%

VII. Thu nhập bình quân của

cán bộ nhân viên Ngân hàng

3,8 4,4 4,7

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank 2004-2006)

Qua bảng tổng hợp kết quả kinh doanh, có thể thấy VPBank đã đạt được kết quả

tốt trong hoạt động thể hiện ở phần lợi nhuận sau thuế qua các

Page 54: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 52 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

năm. Tốc độ tăng chi phí năm 2005 là 35,8% lớn hơn tốc độ tăng thu nhập 3% là

biểu hiện xấu nhưng có thể chấp nhận được, tương tự tốc độ tăng chi phí năm 2006

có lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu tuy nhiên chỉ 1,1%, là tỉ lệ không đáng kể;

cho thấy sự giảm dần của chi phí hoạt động và tăng dần doanh thu của VPBank

qua các năm.

Mức lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đến năm 2006 là 113.420 triệu đồng,

tăng mạnh so với năm 2005 (tăng hơn 57 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 104,1%) là dấu

hiệu khả quan cho thấy nỗ lực phát triển của VPBank trong những năm vừa qua.

Bảng 5 - Biểu đồ tăng trưởng Doanh thu & Chi phí— T o n g thu nhập —"—Tong chi phí

12D00ŨŨ Ẽ1 ÌOOOOŨŨ"I□ 8Ũ00ŨŨ ‘ũ-i— ỂŨOOŨŨ g 4000ŨŨ ® ỈŨOOŨŨ

(Nguồn : Báo cáo thường niên của VPBank 2004 - 2006)

II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VPBANK

1. Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thẩm định tín dụng tại VPBank

Là một ngân hàng thương mại kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận, hoạt

động của Ngân hàng TMCP VPBank nằm trong khuôn khổ pháp luật, quy định của

Ngân hàng Nhà nước và định hướng phát triển của VPBank.

0 H------------------1

----------------------1

----------------------2004 2005 2006

Năm

Page 55: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 53 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Hoạt động tín dụng đối với các DN N&V và công tác thẩm định tín dụng cũng cần

tuân thủ theo những quy định chung đó. Các văn bản mới nhất của Chính phủ và

của NHNN tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thẩm định tín dụng đối với DN N&V

bao gồm:

- “Luật các tổ chức tín dụng” được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam Khóa X, thông qua ngày 12/12/1997, có hiệu lực thi hành từ ngày

01/10/1998; và “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng “

được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 15/06/2004. có hiệu lực thi hành từ ngày

01/10/2004.

- Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về đảm bảo tiền vay của

các tổ chức tín dụng và Nghị định 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 về Sửa đổi bổ

sung Nghị định 178/1999/NĐ-CP.

- Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN ra ngày

31/12/2001 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách

hàng; và Quyết đinh 127/2005/QĐ-NHNN ra ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi, bổ

sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

- Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN ra ngày

19/04/2005 về “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức

tín dụng”.

- Quyết định 296/1999/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN ra ngày

25/08/1999 về giới hạn cho vay đối với khách hàng của các tổ chức tín dụng.

- Quyết định 02/2007/QĐ-HĐQT của Hội đồng Quản trị VPBank ra ngày

12/01/2007 về việc ban hành “Chính sách tín dụng”.

- Quyết định số 4627/2002/QĐ-HĐQT của Hội đồng Quản trị VPBank ra

ngày 06/06/2002 về việc ban hành Quy chế cho vay của VPBank đối với khách

hàng; và quyết định 144/2005/QĐ-HĐQT về việc sửa đổi bổ sung Quy chế cho

vay của VPBank đối với khách hàng.

Page 56: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 55 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

2. Quy trình thẩm định tín dụng DN N&V tại VPBank

Quy trình thẩm định tín dụng các DN N&V tại VPBank bao gồm các bước

thẩm định tín dụng mà cán bộ tín dụng phải thực hiện kể từ khi tiếp xúc với khách

hàng đến khi tất toán hợp đồng tín dụng. Quy trình đó được thực hiện theo quyết

định số 427/QĐ-HĐQT ngày 13/05/2002 của Chủ tịch HĐQT VPBank về Quy

trình nghiệp vụ tín dụng.

Các bước trong quy trình:

Giai đoan 1: Thẩm định trước cho vay và xét duyệt

B1: Tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.

- CBTD tiếp thị, giới thiệu sản phẩm

- CBTD làm việc với khách hàng, hướng dẫn thủ tục vay vốn cho khách

hàng

B2: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn

CBTD tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng và chuyển Hồ sơ về tài sản

bảo đảm sang Phòng thẩm định tài sản bảo đảm.

B3: Tiến hành thẩm định

CBTD tiến hành đánh giá, kiểm tra hồ sơ vay vốn, hồ sơ dự án, thực hiện

thẩm định khoản vay, thẩm định dự án đầu tư,... để có kết luận và các đề xuất tín

dụng.

B4: Tập hợp hồ sơ trình Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng

CBTD tập hợp hồ sơ do khách hàng cung cấp và tờ trình của các bộ phận

lập để trình Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng quyết định.

Giai đoan 2: Thực hiện cho vay và thẩm định sau cho vay

B5: Hoàn thiện hồ sơ tín dụng

CBTD lập hợp đồng bảo đảm tiền vay và làm thủ tục công chứng, nhận bàn

giao tài sản. Sau đó, CBTD nhập hồ sơ tài sản đảm bảo, lập và trình hồ sơ tín dụng

để Ban TGĐ hoặc GĐ chi nhánh ký duyệt.

Page 57: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 56 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

B6: Thực hiện quyết định cấp tín dụng (Giải ngân, phát hành bảo lãnh, mở

L/C)

B7: Theo dõi khoản vay, thu nợ và giải quyết các vấn đề phát sinh CBTD

chịu trách nhiệm thẩm định sau cho vay về mục đích sử dụng vốn, tình hình tài

chính và hoạt động của khách hàng. Đồng thời, theo dõi gốc, lãi, phân tích rủi ro

theo từng đối tượng, khu vực khách hàng...

B8: Tất toán khế ước, thanh lý hợp đồng, lưu hồ sơ CBTD tiến hành phối

hợp các bộ phận kế toán, đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí. để tất

toán khế ước, hợp đồng.

3. Phân cấp quản lý trong hoạt động thẩm định tín dụng đối với các DN N&V tại

VPBank

Tại VPBank, để đảm bảo tính khách quan khi đánh giá dự án tín dụng của

DN N&V, dự án đó được xem xét qua nhiều cấp. Khâu thẩm định do nhân viên

Phòng phục vụ khách hàng Doanh nghiệp thực hiện, dưới sự giám sát của lãnh đạo

phòng tín dụng hoặc hội đồng tín dụng. Riêng hồ sơ liên quan đến tài sản bảo đảm

do Phòng thẩm định tài sản bảo đảm đảm nhiệm. Trường hợp đặc biệt hoặc pháp

luật có quy định thì thuê cơ quan tư vấn có liên quan để thẩm định. Nhưng điều

quan trọng là những người thẩm định phải đảm bảo tính khách quan, độc lập, chịu

toàn bộ trách nhiệm về nội dung thẩm định và ý kiến đề xuất của mình. Trong

“Quy trình nghiệp vụ tín dụng” của VPBank có quy định: “Trong quá trình thẩm

định, nhân viên Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp phải hết sức khách quan.

Trường hợp nhân viên có quan hệ riêng tư với khách hàng (họ hàng, huyết thống,

bạn bè.) có khả năng ảnh hưởng đến quan điểm đánh giá khách hàng thì không

được tiến hành thẩm định khoản vay của khách hàng đó mà phải chủ động đề nghị

lãnh đạo phòng phân công nhân viên khác”.

Việc phân cấp quản lý trong hoạt động thẩm định tín dụng DN N&V tại

VPBank được thể hiện cụ thể:

- CBTD sẽ là người đầu tiên tiếp xúc với dự án tín dụng. Họ chính là

Page 58: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 57 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

người chủ động tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vay vốn, hướng dẫn khách hàng

làm các thủ tục, kiểm tra điều kiện vay vốn và lập hồ sơ vay vốn. CBTD phải thu

thập thông tin về khách hàng, tiến hành thẩm định mọi phương diện của dự án, sau

đó lập tờ trình thẩm định, trong đó có đưa ra ý kiến đề xuất về việc cho vay hay

không cho vay. Sau đó CBTD chuyển toàn bộ hồ sơ và tờ trình cho lãnh đạo Phòng

phục vụ khách hàng doanh nghiệp.

- Lãnh đạo Phòng phục vụ khách hàng Doanh nghiệp sẽ thẩm định lại toàn

bộ hồ sơ về dự án và tờ trình của CBTD, ghi rõ ý kiến của mình trên tờ trình thẩm

định về việc cho vay hay không để trình Ban tín dụng hoặc Hội đồng tín dụng xem

xét quyết định.

- Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng tờ trình thẩm định của Phòng phục vụ

khách hàng doanh nghiệp để quyết định việc cho vay hay không cho vay và phải

chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Như vậy, việc phân cấp quản lý trên đã đảm bảo được tính khách quan do có

ý kiến của nhiều thành viên tham gia thảm định và ra quyết định theo đúng nguyên

tắc “đảm bảo tính độc lập và phân định rõ trách nhiệm cả nhân, trách nhiệm liên

đới giữa khẩu thẩm định và quyết định cho vay” (QĐ 1627/2001/QĐ NHNN - Quy

chế cho vay của tổ chức tín dụng với khách hàng). Việc phân cấp này là tương đối

chặt chẽ và hợp lý, không quá phiền hà, gây chậm trễ, nhưng cũng không qua loa

và đầy đủ mọi nội dung cần thiết.

4. Thưc trạng hoạt động thẩm định tín dụng DN N&V tại VPBank• • o • • o • • o •

4.1. Thu thập thông tin về doanh nghiệp

DN N&V có nhu cầu vay vốn tại VPBank sẽ gửi đến VPBank bộ hồ sơ bao

gồm: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ về tài sản bảo đảm, hồ sơ vay vốn. Cán

bộ tín dụng sẽ kiểm tra ngay tính đầy đủ, chính xác và phù hợp theo quy định của

Ngân hàng và tùy từng loại hình doanh nghiệp mà yêu cầu về các loại hình DN

N&V mà yêu cầu về các giấy tờ trong bộ hồ sơ vay vốn có thể khác nhau. Nếu là

Page 59: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 58 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

doanh nghiệp mới có quan hệ lần đầu với VPBank thì các thông tin từ bộ hồ sơ là

các thông tin chính thức về doanh nghiệp, cán bộ tín dụng lấy những thông tin đó

làm cơ sở chủ yếu để phân tích và đánh giá doanh nghiệp. Đối với các DN N&V

đã và đang có quan hệ tín dụng với VPBank, CBTD có thể thu thập thông tin được

lưu trữ tại Phòng Kế toán, Phòng Ngân quỹ về số dư tài khoản, hoậc về những món

vay cũ, hoặc về tình hình tài chính trước đây. Doanh nghiệp sau khi quan hệ tín

dụng lần đầu với VPBank thì toàn bộ thông tin sẽ được bộ phận kế toán lưu trữ.

Đối với DN N&V có quan hệ nhiều lần với Ngân hàng thì chỉ cần bổ sung thêm hồ

sơ tài chính, hồ sơ về tài sản bảo đảm và hồ sơ vay vốn cho phù hợp với nhu cầu

vay hiện tại, còn hồ sơ pháp lý và những giấy tờ có tính chất chung khác không

cần thiết phải nộp lại cho VPBank. Những thông tin về doanh nghiệp được lưu trữ

tại VPBank là những thông tin có tính chất bổ sung trong quá trình thẩm định

doanh nghiệp của các CBTD.

Ngoài ra, CBTD VPBank còn trực tiếp đến cơ sở của DN N&V để thu thập

thêm thông tin phục vụ cho công tác thẩm định. Tại cơ sở của doanh nghiệp,

CBTD có nhiệm vụ kiểm tra các điều kiện thực tế so với hồ sơ mà doanh nghiệp đã

gửi tới VPBank. Thông thường, CBTD kiểm tra tài sản cố định của doanh nghiệp

gồm nhà xưởng, kho bãi, máy móc thiết bị, điều kiện sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp, điều kiện làm việc của công nhân, kiểm tra lượng hàng tồn kho thực

tế, kiểm tra các chứng từ xuất nhập hàng hóa tại doanh nghiệp.

Đồng thời trong quá trình đến doanh nghiệp kiể m tra thực tế, CBTD phỏng

vấn chủ doanh nghiệp và các cán bộ công nhân viên đang làm việc tại doanh

nghiệp để có những thông tin chính xác hơn trong quá trình phân tích và đánh giá.

CBTD ngân hàng yêu cầu chủ DN N&V trình bày về những số liệu để kiểm tra sự

chính xác so với hồ sơ doanh nghiệp đã gửi từ đó bổ sung thêm thông tin về tình

trạng sản xuất kinh doanh thực tế tại doanh nghiệp.

Có thể thấy rằng tình hình thu thập thông tin của CBTD VPBank là tương

đối đầy đủ và khách quan. CBTD được trực tiếp tìm hiểu và nắm bắt thông tin về

Page 60: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 59 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

doanh nghiệp ngay từ đầu, từ đó tạo cơ sở tốt cho việc phân tích và đánh giá doanh

nghiệp. Các quy định của VPBank về bộ hồ sơ do doanh nghiệp có nhu cầu vay

vốn cung cấp là khá đơn giản, đầy đủ các thông tin cơ bản và phù hợp với quy chế

hiện hành của Nhà nước.

Tuy nhiên, trong công tác thu thập thông tin doanh nghiệp trong hoạt động

tín dụng của VPBank còn có một số điều bất cập ví dụ như: để tạo thuận tiện và

nhanh chóng cho doanh nghiệp đã từng quan hệ với VPBank, CBTD không yêu

cầu doanh nghiệp nộp lại hồ sơ pháp lý hay những giấy tờ khác mà đã được Ngân

hàng lưu trữ. Điều này đôi khi gây ra cho VPBank một số rủi ro và rắc rối. Trường

hợp khi doanh nghiệp bị thu hồi hoặc tạm thu hồi giấy phép kinh doanh, Ngân

hàng không biết mà vẫn quyết định cho doanh nghiệp vay để thực hiện phương án

sản xuất kinh doanh thì Ngân hàng đã cho một doanh nghiệp vay mà không có đầy

đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự. Hoặc việc CBTD có đến kiểm tra

thực tế doanh nghiệp, nhưng việc kiểm tra không định kỳ thường xuyên do CBTD

không có điều kiện đI lại đối với những DN N&V có cơ sở sản xuất kinh doanh

hay thực hiện dự án ở tỉnh xa, nhiều trường hợp CBTD phải đi nhờ xe của khách

hàng, hơn nữa CBTD còn phải quản lý quá nhiều món vay và thẩm định đối với

các món vay mới. Do đó, CBTD có thể không nắm hết được tình hình thực hiện

phương án hoặc dự án kinh doanh của doanh nghiẹp thực tế sau khi đã nhận tiền

vay về mục đích, tiến độ và những vướng mắc thực tế phát sinh trong quá trình

thực hiện.

Hơn nữa, trong vấn đề thu thập thông tin doanh nghiệp, CBTD VPBank

không có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với những tổ chức chuyên cung cấp tin

và các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo chí, Trung tâm thông tin thương

mại, trung tâm phòng ngừa rủi ro, các ngân hàng khác. vì thế những thông tin mà

VPBank thu thập được có thể không trọn vẹn và thiếu tính khách quan.

4.2. Quá trình thẩm định tín dụngDNN&Vtại VPBank

Sau khi thu thập đầy đủ thông tin cơ bản về tình trạng DN N&V và về nhu

Page 61: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 60 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

cầu vay vốn của DN N&V, CBTD VPBank tiến hành xử lý thông theo các nội

dung của hoạt động thẩm định tín dụng:

❖ Thẩm định về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự

Tại VPBank, các CBTD đối chiếu hồ sơ doanh nghiệp gửi đến Ngân

hàng với những yêu cầu về hồ sơ được quy định trong “Quy trình nghiệp vụ tín

dụng” - ban hành kèm theo quyết định số 427/QĐ-HĐQT ngày 13/05/2002 của

Chủ tịch HĐQT VPBank, để đánh giá năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự

của doanh nghiệp. Thông thường các CBTD VPBank đánh giá qua những giấy tờ

sau mà khách hàng cung cấp:

- Quyết định thành lập doanh nghiệp

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Điều lệ hoạt động công ty

- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế xuất nhập khẩu (đối với doanh

nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu)

- Quyết định bổ nhiệm Giám đốc

- Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng

- Biên bản góp vốn và danh sách các thành viên sáng lập

Thông thường, đối với doanh nghiệp mới quan hệ tín dụng lần đầu với

VPBank, CBTD kiểm tra, xem xét khác chặt chẽ những giấy tờ trên để đảm bảo

doanh nghiệp có hoàn toàn đầy đủ năng lực pháp lý. Tuy nhiên, đối với những

doanh nghiệp đã có quan hệ nhiều lần với VPBank thì cán bộ tín dụng thường

giảm bớt việc kiểm tra hồ sơ pháp lý, đặc biệt với những DN N&V vay theo hạn

mức tín dụng thì không phải nộp hồ sơ pháp lý nữa. Đây có thể là bước nhanh gọn

trong thủ tục vay vốn đối với các doanh nghiệp nhưng cũng chính là một bước chủ

quan của CBTD trong quá trình thẩm định doanh nghiệp.

❖ Thẩm định về khả năng tài chính của DN N&V tại VPBank

Công tác thẩm định về khả năng tài chính của DN N&Vđược các

CBTD VPBank thực hiện dựa trên hồ sơ tài chính màdoanh nghiệp gửi đến,

Page 62: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 61 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

chủ yếu là các tài liệu trong báo cáo tài chính. CBTD phân tích tình hình tài chính

doanh nghiệp qua việc đánh giá các chỉ tiêu nguồn vốn, sử dụng vốn và các hệ số

tài chính của doanh nghiệp.

Nguồn vốn và sử dụng vốn được Ngân hàng xem xét biến động cả về số

lượng tuyệt đối lẫn về tỷ trọng. VPBank phân tích xu hướng thay đổi của các

khoản mục chủ yếu như: vốn bằng tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu, các

khoản phải trả, thuế và các khoản phải nộp NSNN.

Về hệ số tài chính, VPBank tính các chỉ tiêu tài chính cơ bản trong vòn 2

năm hoặc 3 năm gần nhất. Đó là các chỉ số về: Khả năng thanh toán, khả năng sinh

lời, hiệu quả sử dụng tài sản cố định và các chỉ tiêu khác. Cụ thể:

- Về chỉ tiêu khả năng thanh toán. CBTD tính toán và phân tích các chỉ tiêu

như: Tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất thanh toán ngắn hạn, tỷ suất thanh toán vốn lưu

động, tỷ suất thanh toán tức thời.

- Về khả năng sinh lời: CBTD tính toán và phân tích các chỉ tiêu như: hệ số

doanh lợi trên vốn chủ sở hữu, hệ số vòng quay vốn chủ sở hữu, hệ số doanh lợi

trên doanh thu thuần.

- Về hiệu suất sử dụng tài sản cố định: CBTD tính toán hai chỉ tiêu: sức sản

xuất của tài sản cố định và sức sinh lời của tài sản cố định.

- Một số các chỉ tiêu khác VPBank phân tích là chỉ tiêu về vòng quay các

khoàn phải thu, vòng quay hàng tồn kho, tỷ suất tài sản cố định trên tổng tài sản, tỷ

suất tài sản lưu động trên tổng tài sản, tỷ suất nợ phải trả trên nguồn vốn, tỷ suất

lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản.

Tuy nhiên, qua xem xét thực tế, hoạt động thẩ m định về khả năng tài chính

của DN N&V vay vốn của CBTD VPBank còn một số bất cập sau:

Thứ nhất, việc đánh giá khả năng tài chính doanh nghiệp đôi khi còn chưa

đầy đủ. Nhiều khi CBTD khi thẩm định các hệ số tài chính chỉ tính toán ba hệ số

là: khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán vốn lưu động và khả năng

thanh toán tức thời mà có thể bỏ qua các nhóm hệ số khác như: nhóm các hệ số về

Page 63: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 62 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

cơ cấu vốn, nhóm các hệ số về tỷ lệ hoạt động và nhóm các hệ số sinh lời. Đây

cũng là những hệ số rất quan trọng và nó phản ánh sâu sắc về năng lực tài chính

doanh nghiệp. Thiếu những hệ số này, việc đánh giá tình hình tài chính doanh

nghiệp sẽ không chính xác và không có cơ sở cần thiết để quyết định cho vay đối

với doanh nghiệp. Ngoài ra, trong quá trình thẩm định khả năng tài chính doanh

nghiệp, Ngân hàng còn không đưa ra được những đánh giá đầy đủ về những nội

dung cần thiết khác như: Phân tích về điểm hòa vốn của doanh nghiệp, và phân

tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Đây là những chỉ tiêu nói lên sự

an toàn về doanh thu trong hoạt động sản xuất kinh doanh dưới góc độ tài chính và

nói lên việc sử dụng, luân chuyển tiền tệ hợp lý của doanh nghiệp. Do đó, nếu

thiếu những phân tích đánh giá này thì CBTD sẽ không thấy hết được khả năng tài

chính thực sự của doanh nghiệp.

Nguyên nhân chính của những bất cập này là do một số doanh nghiệp không

nộp đủ hồ sơ tài chính, trong khi đó, bản thân Ngân hàng vẫn tiến hành phân tích,

đánh giá để cho vay. Do đó tại VPBank vẫn có tình trạng thẩm định không đầy đủ

về các DN N&V có nhu cầu vay vốn.

Thứ hai, trong quá trình thẩm định khả năng tài chính doanh nghiệp, đôi khi

CBTD không có sự phân tích về nguyên nhân gây nên xu hướng biến động của các

chỉ tiêu tài chính. Trong một số trường hợp, CBTD chỉ nêu lên sự tăng giảm của

các chỉ tiêu tài chính đó mà không có sự phân tích nguyên nhân của biến động đó.

Nếu nó là những biến động tiêu cực của các chỉ số về khả năng tài chính thì những

nguyên nhân gây ra những tiêu cực đó là vấn đề quan trọng Ngân hàng cần phải

quan tâm trong quá trình thẩm định doanh nghiệp.

Thứ ba, về phương pháp đánh giá các chỉ tiêu khả năng tài chính doanh

nghiệp, tuy CBTD VPBank đưa ra được những đánh giá về sự biến động của các

chỉ tiêu tài chính, nhưng những đánh giá đó đa phần còn chưa được so sánh với

những doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực (tức là chưa có so sánh tương quan

ngành). Hầu hết các trường hợp CBTD thẩm định khả năng tài chính doanh nghiệp

Page 64: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 63 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

không đề cập đến điều này. Như vậy, cán bộ tín dụng sẽ không thấy được tình hình

tài chính của doanh nghiệp vay vốn trong mối quan hệ so sánh với tình hình tài

chính của các doanh nghiệp cùng loại trong ngành, do đó những kết quả đạt được

trong đánh giá khả năng tài chính doanh nghiệp sẽ hoàn toàn không có tính so

sánh. Kết quả đạt được về khả năng tài chính doanh nghiệp không thể hiện rõ sức

mạnh về tài chính so với những doanh nghiệp khách trong nền kinh tế.

Hơn nữa, một điều dễ nhận thấy trong công tác thẩm định khả năng tài chính

doanh nghiệp còn thiếu sự nhất quán về các chỉ tiêu và các phương pháp phân tích.

Đối với doanh nghiệp này thì CBTD dùng nhóm chỉ số khả năng thanh toán, đối

với doanh nghiệp khác CBTD lại dùng nhóm chỉ tiêu khác, và giữa các CBTD tín

dụng cũng chưa nhất quán một phương pháp đánh giá phân tích. Có thể nói,

VPBank vẫn chưa có được một quy trình thật sự chuẩn trong việc thẩm định khả

năng tài chính của khách hàng.

❖ Thẩm định về phương án kinh doanh và dự án đầu tư

•Đối với DN N&V vay vốn ngắn hạn để thực hiện phương án kinh

doanh

Công tác thẩm định phương án kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn ngắn

hạn được VPBank thực hiện theo các bước:

- Thẩm định về mục đích vay vốn

- Thẩm định về tổng nhu cầu vốn

- Thẩm định về hiệu quả kinh tế của phương án

- Thẩm định về khả năng thực hiện phương án

- Thẩm định về khả năng trả nợ

Để thẩm định về mục đích vay vốn và khả năng thực hiện phương án kinh

doanh, cán bộ tín dụng trục tiếp xuống đơn vị kiểm tra lượng hàng tồn kho phục vụ

cho phương án kinh doanh, đồng thời là việc kiểm tra các chứng từ mua bán hàng

hóa của đơn vị và các hợp đồng kinh tế đã ký kết với người mua.

Trong quá trình thẩm định, ngoài mục đích vay vốn, khả năng thực hiện

Page 65: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 64 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

phương án, các CBTD VPBank rất quan tâm đến tổng nhu cầu vốn, hiệu quả kinh

tế của phương án kinh doanh và đặc biệt là khả năng trả nợ. Tổng nhu cầu vốn của

phương án được cán bộ tín dụng đánh giá gồm vốn tự có và vốn vay ngân hàng.

Nó sẽ cho thấy mức độ doanh nghiệp tự tài trợ phương án kinh doanh, đồng thời

thấy được số vốn thực tế mà doanh nghiệp cần vay. Khi đánh giá về hiệu quả kinh

tế của dự án, CBTD tính toán các khoản mục về chi phí và các khoản mục doanh

thu của phương án kinh doanh, từ đó xác định lợi nhuận dự kiến. Thông thường

CBTD VPBank phải dựa vào phương án kinh doanh của doanh nghiệp là chủ yếu.

Có thể nói, trong công tác thẩm định phương án vay vốn của các doanh

nghiệp vay vốn ngắn hạn, CBTD VPBank thực sự quan tâm là tính hiệu quả về mặt

kinh tế. Nếu phương án kinh doanh đó là có doanh thu bù đắp tất cả các chi phí và

lãi vay ngân hàng thì phương án kinh doanh đó hoàn toàn có thể chấp nhận.

Trong công tác thẩm định phương án kinh doanh tại VPBank còn tồn tại

một số bất cập. Cụ thể là việc CBTD nhiều lúc không có điều kiện kiểm tra thực tế

việc thực hiện phương án kinh doanh của doanh nghiệp, do đó đôi khi chỉ dựa vào

phương án kinh doanh mà doanh nghiệp gửi đến để thẩm định. Chẳng hạn trường

hợp trụ sở văn phòng của công ty nằm trong địa bàn của VPBank nhưng doanh

nghiệp lại vay vốn để thi công công trình thủy điện tận Sơn La. Do đó, CBTD

không xuống được tận nơi công trình để kiểm tra thực tế, hầu hết những trường

hợp như thế CBTD chỉ kiểm tra mục đích vay vốn và khả năng thực hiện phương

án của công ty bằng những hợp đồng đã ký kết hoặc biên bản trúng thầu. Còn

CBTD gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra tính chính xác về các khoản mục về

chi phí và doanh thu trong phương án kinh doanh của công ty, do không có được

những thông tin cập nhật về giá hoặc không thể kiểm tra được đầy đủ các khoản

mục trong chi phí của phương án. Vì vậy, nó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thảm

định hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ của phương án.

• Đối với DN N&V vay vốn dài hạn nhằm thực hiện dự án đầu tư

Công tác thẩm định dự án đầu tư được các CBTD VPBank thẩm định theo

Page 66: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 65 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

các nội dung sau:

- Thẩm định về cơ sở pháp lý của dự án

- Thẩm định về sự cần thiết đầu tư dự án - mục đích đầu tư

- Xác định tổng mức đầu tư

- Xác định nguồn vốn để đầu tư

- Đánh giá nguồn trả nợ

- Phân tích, đánh giá rủi ro của dự án

- Đánh giá tính khả thi của dự án

Ngân hàng đánh giá cơ sở pháp lý của dự án dựa vào quyết định thành lập

doanh nghiệp, báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư, các văn bản thủ tục

đăng ký bảo vệ môi trường và các văn bản, quyết định khác của Nhà nước liên

quan đến dự án đầu tư. Khi thẩm định về sự cần thiết và mục đích của đầu tư,

VPBank phân tích những căn cứ thực tại hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp, những căn cứ thực tiễn của thị trường về một số loại sản phẩm hàng hóa,

những căn cứ xuất phát từ định hướng phát triển kinh tế xã hội trung và dài hạn

của địa phương hoặc của Nhà nước cần phảI ra đời dự án đầu tư để thực hiện mục

tiêu đó và căn cứ vào nhu cầu đổi mới công nghệ, tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị

trường nhằm hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.

Cũng giống như trong phương án kinh doanh, để xác định tổng mức đầu tư

của dự án đầu tư, Ngân hàng tính toán các khoản mục chi phí theo chi phí cố định

và chi phí lưu động. Đồng thời, Ngân hàng xác định nguồn vốn tài trợ cho dự án,

nguồn vốn được xác định bao gồm vốn tự có và vốn vay. Trong đó, việc đánh giá

cơ cấu của tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư là vô cùng quan trọng, nó không

chỉ nói lên năng lực tài chính mà của doanh nghiệp mà còn là cơ sở để VPBank tài

trợ và tính toán thời gian thu hồi vốn.

Tuy nhiên, đối với một dự án đầu tư, hiệu quả mà nó mang lại là một yếu tố

vô cùng quan trọng. VPBank đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư trên cơ sở các

vấn đề bảo vệ môi trường, về tổ chức quản lý thực hiện dự án hợp lý và về hiệu

Page 67: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 66 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

quả kinh tế của dự án. Tùy từng loại dự án đầu tư mà các phương diện hiệu quả

của dự án được đánh giá khác nhau.

Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp, VPBank đã có

rất nhiều những sự phân tích và đánh giá tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, trong một

số dự án, có thể nhận thấy trình tự các vấn đề thẩm định của dự án không tuân theo

một trình tự khoa học, do đó còn có những thiếu sót nhỏ không đáng có trong công

tác này.

❖ Thẩm định bảo đảm tiền vay Trong công tác thẩm định bảo đảm tiền vay,

Ngân hàng dựa vào kết quả của quá trình thẩm định về năng lực pháp lý, khả năng

tài chính, hiệu quả của phương án kinh doanh hoặc dự án đầu tư, xếp loại doanh

nghiệp.

Tại VPBank, để đảm bảo tính khách quan và chuyên nghiệp, mỗi món vay

thường do hai nhân viên tham gia: một CBTD thực hiện thẩm định về khách hàng,

và một nhân viên thẩm định tài sản đảm bảo thuộc Phòng thẩm định tài sản bảo

đảm. Ngay sau khi nhận được bộ hồ sơ về khách hàng do CBTD cung cấp, nhân

viên Phòng thẩm định tài sản bảo đảm tiến hành thẩm định và định giá tài sản, lập

hợp đồng bảo đảm tiền vay và làm thủ tục công chứng, nhận bàn giao tài sản. Sau

đó nhân viên Phòng thẩm định tài sản bảo đảm chuyển hồ sơ tài sản bảo đảm cho

CBTD để CBTD nhập kho hồ sơ tài sản bảo đảm và hoàn thiện hồ sơ trình ban tín

dụng. Như vậy, tại VPBank để quá trình thẩm định đạt hiệu quả cao phải có sự

phối hợp nhịp nhàng giữa CBTD và nhân viên Phòng thẩm định tài sản bảo đảm.

Tóm lại, hoạt động thẩm định tín dụng tại VPBank đã được các CBTD hết

sức cố gắng thực hiện tốt, mang lại nhiều kết quả tốt đẹp trong quá trình hoạt

động. Tuy nhiên, vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót mang tính chủ quan lẫn

khách quan, vì vậy cần thiết phải có sự điều chỉnh và hoàn thiện công tác này cho

phù hợp với hoạt động của VPBank trong thời gian tới.

5. Phân tích hiêu quả hoạt động thẩm định tín dụng đối với các DN N&V• 1 • • o • • o

Page 68: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 67 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

tại VPBank thông qua các chỉ tiêu

Như nội dung lý thuyết đã được trình bày ở chương I, để đánh giá hiệu quả

của hoạt động thẩm định tín dụng có thể căn cứ vào thời gian hoàn thành công tác

thẩm định nhằm thỏa mãn nhu cầu vay vốn của khách hàng và mức độ chính xác

của công tác thẩm định hay nói cách khác chính là chất lượng của hoạt động tín

dụng.

5.1. Thời gian thẩm định

Tại VPBank, thời gian thẩm định được quy định rất rõ ràng đối với từng

loại hình tín dụng: Thời gian thẩm định tối đa cho một khoản vay ngắn hạn là 07

ngày kể từ khi CBTD nhận được bộ hồ sơ mà khách hàng cung cấp, còn đối với

khoản vay trung dài hạn thì thời gian đó là 23 ngày, và đối với tín dụng tiêu dùng

là 03 ngày. Quy định này đã được Tổng Giám Đốc VPBank gửi tới tất cả khách

hàng của VPBank trong “Thư ngỏ của Tổng Giám Đốc”. Trong quá trình thực

hiện, nhìn chung các CBTD đều bảo đảm đúng tiến độ đề ra. Có nhiều khoản vay

thuộc những lĩnh vực quen thuộc mà VPBank đã từng thẩm định, thời gian thẩm

định thậm chí còn được rút ngắn, cạnh tranh được về mặt thời gian với các ngân

hàng khác. Chi phí cho công tác thẩ m định nói chung cũng không tốn kém do

CBTD của VPBank có thể đảm nhận được công việc, ít khi phải thuê chuyên gia

tư vấn, tiết kiệm được rất nhiều cho ngân hàng và nâng cao hiệu quả tài chính cho

món vay.

Thời gian nhanh gọn được đánh giá là một trong những ưu điểm của

VPBank so với những ngân hàng khác, trở thành công cụ cạnh tranh bên cạnh

những công cụ khác, giúp VPBank tránh được tình trạng mất thời cơ kinh doanh

và ngày càng có vị thế trên thị trường tài chính ngân hàng.

5.2. Kết quả, phân tích đánh giá chất lượng tín dụng

❖ Doanh số cho vay DN N&V

Trong những năm qua, thực hiện định hướng của chính phủ khuyến khích

cho các DN N&V phát triển, VPBank cũng đã đưa ra những định hướng, chính

Page 69: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 68 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

sách cụ thể đối với cho vay DN N&V. Nhằm mục tiêu trở thành ngân hàng bán

lẻ, VPBank hướng hoạt động cho vay của mình theo hướng mở rộng hoạt động

cho vay, đồng thời với nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay.

Cùng với sự gia tăng của tổng doanh số cho vay, doanh số cho vay theo

từng thành phần kinh tế cũng tăng trưởng theo. Tốc độ tăng trưởng doanh số cho

vay các DN N&V tăng cao là điều hiển nhiên, cho thấy đoạn thị trường mà

VPBank chọn đang được khai thác tối đa.

Bảng 6: Tỷ trọng doanh số cho vay DN N&V năm 2004 - 2006 của

Trong giai đoạn 2004 - 2006, VPBank đã đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng

doanh số cho vay các DN N&V. Mức độ cho vay các thành phần kinh tế khác ở

mức hạn chế, tập trung cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí “siêu

nhỏ”. Việc này cũng phù hợp với mục tiêu ngắn hạn trước mắt : Đưa VPBank

vào vị trí đứng TOP 5 ngân hàng cổ phần lớn mạnh nhất Việt Nam và trở thành

ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010, nhằm mở rộng thị

phần, thu hút khách hàng trên cơ sở đa dạng sản phẩm dịch vụ hiện có và phân

tán rủi ro.

Năm 2004, doanh số cho vay DN N&V là 1.228 tỷ đồng thì sang nă m

VPBank

__________________________ Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006

Số tiền % Số tiền % Số

tiền

%

Tổng doanh số cho vay 2.155 100% 3.913 100% 6.594 100%

Cho vay DN N&V 1.228 57% 2.543 65% 4.615 70%

Cho vay khác 927 43% 1.370 35% 1.979 30%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank 2004-2006)

Page 70: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 69 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

2005 là 2.543 tỷ đồng, tăng 107%; đến năm 2006, doanh số cho vay DN N&V là

4.615 tỷ đồng, tăng với mức độ thấp hơn năm 2005, ở mức 81,5%. Tuy nhiên, xét

về chênh lệch số tuyệt đối, ta thấy rõ mức tăng năm 2006 so với

2005 2.072 tỷ đồng, cao hơn mức tăng năm 2005 so với 2004 là 1.325 tỷ đồng,

thể hiện sự cố gắng vượt bậc trong nỗ lực cho vay, đảm bảo chất lượng tín dụng

đối với DN N&V của VPBank.

❖ Dư nợ cho vay DN N&V

Tiếp tục thực hiện chính sách “ngân hàng bán lẻ” của mình, dư nợ cho vay

đối với DN N&V tại VPBank qua các năm chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ

của ngân hàng. Điều này thể hiện việc ngân hàng có sự đầu tư đích đáng cho thị

trường mục tiêu đã đặt ra.

Bảng 7: Tỷ trọng dư nợ cho vay DN N&V tại VPBank năm 2004-2006

Tổng dư nợ các loại của ngân hàng tăng mạnh qua các năm. Tổng dư nợ của

ngân hàng năm 2004 là 1.814 tỷ đồng thì sang năm 2005 là 3.013 tỷ đồng, mức

tăng là 1.200 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 66%; đến năm

2006 tổng dư nợ cho vay là 5.031 tỷ đồng, tăng ở số tuyệt đối là 2.017 tỷ đồng

tương ứng với tốc độ gia tăng là 67% so với năm 2005.

Cùng với sự gia tăng của tổng dư nợ, tỷ lệ biến động về dư nợ cho vay DN

N&V qua các năm cũng khác nhau, cụ thể:

Đơn vị: tỷ đồngChỉ tiêu 2004 2005 2006

Số tiền % Số tiền % Số

tiền

%

Tổng dự nợ cho vay 1.814 100% 3.014 100% 5.301 100%

Cho vay DN N&V 1.070 59% 1.929 64% 3.572 71%

Cho vay khác 744 41% 1.085 36% 1.459 29%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank 2004-2006)

Page 71: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 70 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

+ Năm 2004, tổng dư nợ cho vay DN N&V là 1.070 tỷ đồng thì sang năm

2005 là 1.929 tỷ đồng, tăng ở số tuyệt đối là 859 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng

là 80,3%. Đến năm 2006, tổng dư nợ cho vay DN N&V là 3.572 tỷ đồng, mức

tăng 1643 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ là 85% so với năm 2005.

Từ bảng số liệu trên, ta có thể nhận thấy rằng, tỷ trọng dư nợ cho vay DN

N&V ngày càng tăng trong tổng dư nợ của VPBank, từ chỗ chiếm 59% năm 2004

đến 64% năm 2005 và năm 2006 là 71%. Điều này khẳng định rằng VPBank đã

thực hiện theo đúng chiến lược, chính sách mà ngân hàng đề ra, khẳng định được

vị thế ngày càng tăng của thương hiệu “VPBank” trên thị trường “bán lẻ” trong

lĩnh vực tài chính ngân hàng.

❖ Tỷ lệ nợ quá hạn

Biểu hiện lớn nhất của rủi ro tín dụng là tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao.

Qui định hiện nay của NHNN Việt Nam có cho phép dư nợ quá hạn của các

NHTM không được vượt quá 3% trên tổng dư nợ, vì nếu khi tỷ lệ này của một

ngân hàng lên tới hơn 3% trên tổng dư nợ thì được coi là báo động.

Bảng 8: Tình hình nợ quá hạn cho vay DN N&V theo thời hạn cho vay

năm 2004 - 2006 tại VPBank

_____________________________Đơn vị tính: Triệu đồng2004 2005 2006 Chênh lệch

05/04Chênh lệch 06/05

Mức (%) Mức (%)

Trung - dài hạn 20.451 15.460 8.570 -4.991 -24,4 -6.890 -33,7

Phân tích nợ quá hạn đối với tín dụng DN N&V ra từng loại cho vay cụ thể

ta có thể thấy:

Nợ quá hạn trung - dài hạn ở năm 2005 là 15.460 triệu đồng, giảm 4.991

Ngắn hạn 20.916 7.236 6.431 -13.680 -65,4 -805 -11,1

Tổng nợ quá hạn

41.367 22.696

15.001

-18.671 -45,1 -7.695 -33,9

(Nguồn: Phòng Phục vụ khách hàng doanh nghiệp VPBank)

Page 72: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 71 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

triệu đồng so với năm 2004 với tỉ lệ giảm là 24,4%, nợ ngắn hạn cũng giảm từ

20.916 triệu đồng năm 2004 xuống còn 7.236 triệu đồng năm 2005, mức giảm

13.680 triệu đồng, tỷ lệ là 65,4%. Nợ quá hạn ngắn hạn giảm nhanh chứng tỏ

VPBank đã thúc đẩy thu hồi phần nợ còn đang chờ xử lí và lành mạnh hoá những

khoản cho vay ngắn hạn trong năm 2005. Tổng nợ quá hạn năm 2004 còn khá cao:

41.367 triệu đồng những đến năm 2005 đã giảm gần một nửa, đây là nỗ lực của

VPBank nhằm giảm thiểu rủi ro khi cho vay. Tiếp đến năm 2006, nợ quá hạn

trung dài hạn, nợ quá hạn ngắn hạn dều giảm trong tổng nợ quá hạn là 15.001 triệu

đồng, là một mức thấp đảm bảo an toàn cao. Tổng nợ xấu (nhóm nợ +4,+5) của

toàn VPBank đến hết năm 2006 chỉ chiếm 0,42% trong tổng dư nợ.

Sự thay đổi của nợ quá hạn ngắn hạn và trung - dài hạn được thể hiện cụ

thể ở biểu đồ sau:

Bảng 9 - Tình hình biến động của nợ quá hạn theo thời hạn

(Nguồn: Phòng Phục vụ khách hàng doanh nghiệp VPBank)

Bảng 10 - Tốc độ tăng Nợ quá hạn cho vay DN N&V

Page 73: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 72 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Dựa vào bảng trên ta thấy được tình hình chất lượng tín dụng tại VPBank:

Nợ quá hạn có khả năng thu hồi ở nă m 2004 là 33.695 triệu đồng, sang

năm 2005 là 18.742 triệu đồng giảm 44,4% tương ứng ở mức giảm là 14.953 triệu

đồng, đến năm 2006 nợ quá hạn có khả năng thu hồi là triệu đồng giảm 34% so

với năm 2005. Nợ quá hạn khó đòi cũng giảm qua các năm, tốc độ giảm năm

2005 so 2004 là 55,9%, năm 2006 so với 2005 là 45,2% đều cao hơn tốc độ giảm

của nợ quá hạn có khả năng thu hồi (năm 05/04 là 44,4%, năm 06/05 là 34%).

Đây là xu hướng tốt, cho thấy chất lượng tín dụng tại VPBank ngày được cải thiện

dần qua các năm.

Tuy nhiên phần dư nợ đang xử lí kéo dài trong 3 nă m là dấu hiệu không

ổn, cho thấy công tác thu nợ gặp khó khăn, có thể từ phía khách hàng. Khoản nợ

đang chờ xử lí 1.020 triệu đồng này có nguy cơ bị chuyển thành nợ quá

hạn khó đòi. Mặc dù vậy chất lượng tín dụng của VPBank vẫn tốt dần lên qua các

năm. Tỉ lệ nợ khó đòi thấp, và ngày càng chiế m tỉ trọng nhỏ trong tổng dư nợ

cũng cho thấy dấu hiệu tốt dần lên của chất lượng tín dụng tại VPBank.

❖ Các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng*J • • • o • o

Các tỷ lệ an toàn được VPBank duy trì theo đúng qui định của NHNN. Tỷ lệ

an toàn vốn của VPBank đạt 15% năm 2005, đạt 12% năm 2006 - cao hơn mức tối

thiểu do NHNN quy định là 8%. Các tỷ lệ an toàn của VPBank đến 31/12/2006

Đơn vị : Triệu đồng2004 2005 2006 Chênh lệch

05/04Chênh lệch

06/05Mức % Mức %Nợ quá hạn có khả năng

thu hồi

33.695 18.742 12.372 -14.953 -44,4 -6.370 -34,0

Nợ quá hạn khó đòi 6.652 2.934 1.609 -3.718 -55,9 -1.325 -45,2

Dư nợ đang chờ xử lý 1.020 1.020 1.020 0 0,0 0 0,0

Tổng nợ quá hạn 41.367

22.696

15.001 -18.671

-45,1 -7.695 -33,9

(Nguồn: Phòng Phục vụ khách hàng doanh nghiệp VPBank)

Page 74: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 73 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

đều đạt tiêu chuẩn qua các năm. Ta có thể nhận thấy chất lượng tín dụng các khoản

vay luôn được VPBank giữ vững và đảm bảo an toàn. Đây là thành tích đáng khen

ngợi ở VPBank trong công cuộc xây dựng hệ thống ngân hàng Việt Nam ổn định,

phát triển bền vững trong thời kì hội nhập này.Bảng 11 - Tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng

VPBank

6.1. Những kết quả đạt được

Hoạt động tín dụng là lĩnh vực sinh lời chủ yếu trong hoạt động kinh doanh

của ngân hàng. Vì thế, để đẩy mạnh hoạt động tín dụng phát triển, VPBank không

ngừng củng cố và nâng cao vai trò đi đầu trong việc hoàn thiện hoạt động thẩm

định tín dụng. Mặc dù vừa trải qua giai đoạn khủng hoảng và thoát khỏi dưới sự

kiểm soát của NHNN, song VPBank đã không những hồi phục mà còn đẩy mạnh

hoạt động tín dụng phát triển đi lên chỉ trong một thời gian ngắn.

Trước hết, những thành công của VPBank trong hoạt động thẩm định tín

Đơn vị: %Loại tỷ suất rri*

Tiêu

chuẩn

2004 2005 2006

Tỷ lệ vốn ngắn hạn đã sử dụng

cho vay trung - dài hạn

< 40% 1,5% 0,4% 0,3%

Tỷ lệ khả năng chi trả > 1% 247,3% 105% 103%

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu > 8% 8,2% 15% 12%

Tỷ lệ tài sản có sinh lời > 75% 95% 95% 95%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank các năm 2004 - 2006)

Tóm lại, thông qua các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng, ta có thể thấy được

hiệu quả của hoạt động thẩm định tín dụng đối với DN N&V tại VPBank. Khâu

thẩm định tín dụng có được tiến hành tốt thì doanh số cho vay, dư nợ cho vay và

các chỉ tiêu khác mới đạt kết quả cao.

6. Đánh giá hiệu quả hoạt động thẩm đinh tín dụng đối với DN N&V tạio • 1 • • o • • o •

Page 75: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 74 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

dụng đối với DN N&V thể hiện ở chất lượng hoạt động tín dụng DN N&V, các chỉ

tiêu doanh số cho vay, dư nợ cho vay đối với các DN N&V liên tục tăng qua các

năm, tỷ trọng dư nợ cho vay các DN N&V chiếm tỷ lệ cao (gần 70%), tỷ lệ nợ xấu

đến năm 2006 chỉ còn 0,58% tổng dư nợ, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ nợ xấu

chung của Ngành Ngân hàng Việt Nam (khoản 7%).

Ngoài ra, riêng trong công tác thẩm định tín dụng DN N&V, VPBank đã có

sự tổ chức một cách hợp lý, phân công về mặt nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng

đối với từng cán bộ. Điều này không những tạo thuận lợi cho CBTD khi thực hiện

công tác thẩm định mà còn thuận lợi đối với cả DN N&V đi vay vốn. Hơn nữa,

VPBank có đội ngũ CBTD trẻ, nhiệt tình, tận tâm trong công việc. Bằng sự cẩn

trọng và chắc chắn của mình, họ đã giúp các doanh nghiệp thỏa mãn được yêu cầu

vay vốn sản xuất kinh doanh, thực hiện dự án, khiến cho khách hàng rất hài lòng

và tin tưởng khi lựa chọn ngân hàng.

Thứ ba, thành công trong hoạt động thẩm định tín dụng DN N&V còn thể

hiện ở mặt thời gian thực hiện. VPBank được đánh giá là ngân hàng có thế mạnh

trong việc đảm bảo đúng tiến độ thẳm định, giúp doanh nghiệp nắ m bắt được thời

cơ kinh doanh và qua đó tạo được lòng tin của các doanh nghiệp đối với Ngân

hàng. Có được thành công đó là do có sự chỉ đạo đúng đắn và kịp thời của ban

lãnh đạo trong việc quy định thời gian thẩm định hợp lý, và còn có cả sự cố gắng

của cán bộ công nhân viên trong việc hoàn thành công tác theo đúng tiến độ đề ra.

Việc áp dụng những công nghệ thông tin, điện tử cũng góp phần đáng kể

vào thành công trong công tác thẩm định tín dụng nói chung và thẩm định tín dụng

DN N&V nói riêng. Tháng 04/2006, Ngân hàng ký với Tập đoàn Temenos mua

phần mềm CoreBanking, giúp CBTD nhập số liệu và theo dõi các khoản vay một

cách chính xác. Hơn nữa, VPBank luôn sử dụng các chương trình trên máy tính để

tính toán các hệ số tài chính doanh nghiệp, và hiệu quả kinh tế của các phương án

kinh doanh, qua đó, có thể mang lại những kết quả chính xác và rút ngắn được thời

gian thẩm định doanh nghiệp.

Page 76: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 75 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

6.2. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ mà VPBank đạt được, công tác thẩm

định tín dụng DN N&V tại VPBank vẫn còn tồn tại những khó khăn và hạn chế,

chưa đạt được chất lượng như mong muốn.

6.2.1. Khó khăn

Trong quá trình thực hiện công tác thẩm định tín dụng đối với các DN

N&V, VPBank vẫn gặp phải những khó khăn sau:

❖ Khó khăn từ phía Ngân hàng

Khó khăn đầu tiên phải kể đến có tác động trực tiếp đến sự thành công trong

công tác thẩm định tín dụng DN N&V là những khó khăn về cơ sở vật chất của

VPBank phục vụ cho công tác này. Như trên đã phân tích, việc thu thập và nắm bắt

thông tin về doanh nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình thẩm định

doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ sở vật chất phục vụ CBTD Ngân hàng tìm hiểu thông

tin còn có nhiều yếu kém như điều kiện đi lại của CBTD đến các doanh nghiệp còn

gặp khó khăn. Hoặc những điều kiện cần thiết để CBTD có thể tiếp cận được với

các nguồn thông tin còn có nhiều khó khăn: chưa có thiết bị thông tin trực tuyến về

khách hàng giữa các ngân hàng trong cùng hệ thống...

❖ Khó khăn từ phía doanh nghiệp

Sự bảo mật thông tin của doanh nghiệp cũng là nguyên nhân gây khó khăn

trở ngại cho công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt

động sản xuất kinh doanh đều có những thông tin bí mật mang tính cạnh tranh với

những doanh nghiệp khác hoặc những thông tin về cách thức làm ăn riêng của

doanh nghiệp, vì thế doanh nghiệp thường không muốn tiết lộ rộng rãi. Khi đó,

việc CBTD thẩm định sẽ khó có thể phát hiện đầy đủ tình hình thực tế về doanh

nghiệp, từ đó sẽ có những sự đánh giá thiếu chính xác trong quá trình cho vay.

❖ Khó khăn từ phía cơ chế chính sách Nhà nước Những quyết định và

văn bản hướng dẫn về công tác phân tích đánh giá khách hàng trong hoạt động tín

Page 77: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 76 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

dụng là tương đối đầy đủ, nhưng việc áp dụng vào thực tế tại VPBank gặp rất

nhiều những khó khăn. Ngoài ra, còn nhiều những quy định của Nhà nước đối với

các doanh nghiệp còn chưa được thực hiện đầy đủ, cụ thể là những quy định về

chế độ kiểm toán bắt buộc, về thống nhất chuẩn mực kế toán doanh nghiệp... chưa

được các doanh nghiệp thực hiện một cách nghiêm túc đã gây khó khăn cho công

tác thẩm định của Ngân hàng.

6.2.2. Hạn chế

Qua phân tích thực trạng hoạt động thẩm định tín dụng DN N&V tại

VPBank, có thể khẳng định rằng công tác này được các CBTD thực hiện khá tốt.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hoạt động thẩm định tín dụng nói chung và

hoạt động thẩm định tín dụng DN N&V nói riêng, Ngân hàng VPBank vẫn còn tồn

tại một số hạn chế nhất định.

- Công tác quản lý, kiểm soát hoạt động thẩm định tín dụng tại VPBank chưa

tốt.

- Tính khoa học, hợp lý của quy trình nghiệp vụ do ngân hàng ban hành chưa

thực sự cao.

- Phong cách làm việc của các CBTD chưa thực sự chuyên nghiệp. Những

hạn chế này có thể xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan từ

phía Ngân hàng, đồng thời có thể xuất phát từ những nguyên nhân khách quan từ

phía Nhà nước và khách hàng.

6.2.3. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân chủ quan

❖ Cơ chế quản lý hoạt động thẩm định tín dụng Ngân hàng chưa phù hợp

Cơ chế quản lý hoạt động thẩm định tín dụng của VPBank được thực hiện

theo cơ cấu tổ chức của Ngân hàng. Tuy nhiên, cơ chế này còn có một số điểm

chưa phù hợp, cho nên công tác thẩm định tín dụng DN N&V của Ngân hàng chưa

thực sự hoàn thiện. Có thể cụ thể hóa những bất cập trong cơ chế quản lý đó như

sau:

Page 78: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 77 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

- Tại các chi nhánh cấp 2 hay phòng Giao dịch của VPBank chưa có sự

phân công chuyên môn trong lĩnh vực thẩm định khách hàng. Các CBTD phải thực

hiện quy trình thẩm định đối với mọi chủ thể từ cá nhân đến doanh nghiệp. Đồng

thời cũng không có sự phân biệt về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, ngoại trừ

những trường hợp quan trọng hoặc doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn với quy mô

lớn, thời hạn dài thì hồ sơ được điều chuyển cho các CBTD có trình độ và kinh

nghiệm thực hiện. Chính vì vậy, hiệu quả công tác thẩm định tín dụng không thực

sự đạt kết quả cao nhất.

- Quản lý công tác thẩm định tín dụng đối với từng món vay trong giai

đoạn phát triển của VPBank là công việc khó khăn đối với đội ngũ lãnh đạo của

Ngân hàng. Hơn nữa, cơ chế quản lý tín dụng của Ngân hàng hiện tại là bộ phận

làm công tác tín dụng trực tiếp thực hiện công tác quản lý này dưới sự chỉ đạo của

ban lãnh đạo mà không có sự phân công bộ phận có chức năng quản lý riêng. Do

đó, sự thiếu khách quan trong cơ chế quản lý đang là nguy cơ tiềm tàng ảnh hưởng

đến hiệu quả hoạt động thầ định tín dụng của Ngân hàng trong thời gian tới - giai

đoạn phát triển của Ngân hàng.

❖ Ngân hàng thiếu sự giám sát chặt chẽ công tác thẩm định tín dụng DN N&V

Những tồn tại trong công tác thẩm định tín dụng một phần là do cơ chế kiểm

tra, kiểm soát còn nhiều hạn chế. Bộ phận Kiểm soát nội bộ Ngân hàng mặc dù có

những cán bộ giỏi nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm, nhưng do số lượng cán bộ mỏng,

trong khi sự phát triển về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng đang ngày càng mạnh

mẽ, vì thế cho nên việc thực hiện kiểm tra sau cho vay trở nên quá tải và không

được chặt chẽ. Do đó, tại ngân hàng không tránh khỏi nhiều sai sót trong công tác

thẩm định.

❖ Trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm của các CBTD Ngân hàng

Hiện nay, hệ thống mạng lưới của VPBank phát triển mạnh mẽ, rất nhiều

chi nhánh mới được thành lập, các CBTD được điều chuyển từ nơi khác về, trong

đó số người có kinh nghiệm thực tế không phải là nhiều. Hơn nữa, trong số các

Page 79: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 78 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

CBTD được tuyển thêm làm công tác tín dụng hầu hết là người trẻ, mới tốt nghiệp,

họ thiếu rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức còn không vững vàng. Thực tế đã cho

thấy trong công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp, các báo cáo thẩm định do

các CBTD lập còn quá sơ sài và không đầy đủ.

Ngoài ra, một số CBTD còn không tốt nghiệp đúng theo chuyên ngành tín

dụng. Vì thế, trình độ chuyên môn trong công tác thẩm định tín dụng còn bộc lộ

những hạn chế. Việc không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, cũng như kiến

thức thực tế về thị trường cho đội ngũ CBTD Ngân hàng là vô cùng quan trọng đối

với sự phát triển của Ngân hàng. Chính vì vậy, Ngân hàng cần có những biện pháp

kịp thời để khắc phục những hạn chế từ bản thân cán bộ làm công tác tín dụng.

❖ Quy trình thẩm định tín dụng DN N&V của Ngân hàng còn thiếu sót và chưa

chuẩn mực

Những nội dung trong từng phương diện thẩm định mà VPBank đang thực

hiện còn chưa đầy đủ, vẫn còn quá sơ sài và đôi khi thiếu những nội dung phân

tích cơ bản. Điều này hầu như hay diễn ra trong quá trình đánh giá năng lực tài

chính doanh nghiệp. Khi phân tích các hệ số tài chính, Ngân hàng thường ít quan

tâm đến nhóm các hệ số sinh lời và nhóm hệ số tỉ lệ hoạt động. Các đánh giá của

CBTD thường không có sự so sánh ngang (so sánh với những doanh nghiệp cùng

lĩnh vực hoạt động - so sánh tương quan ngành). Hơn nữa, hoàn toàn không hề có

sự phân tích các báo cáo lưu chuyển tiền tệ và phân tích điểm hòa vốn của doanh

nghiệp. Đây là nội dung hết sức quan trọng khi đánh giá tình hình tài chính của

doanh nghiệp. Có thể thấy đây không chỉ thể hiện những thiếu sót trong quy trình

mà còn thể hiện sự hạn chế về mặt trình độ nghiệp vụ của các CBTD Ngân hàng.

b. Nguyên nhân khách quan

❖ Trình độ và sự thiếu trung thực của khách hàng

Ngân hàng thường gặp hai trở ngại chính từ các doanh nghiệp vay vốn, đó

là sự hạn chế về trình độ và sự thiếu trung thực, lành mạnh. Rất ít các doanh

nghiệp trình đầy đủ thông tin, văn bản cần thiết cho Ngân hàng ngay từ đầu.

Page 80: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 79 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Những báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng để Ngân hàng đánh giá về doanh

nghiệp thì ở nước ta công tác kế toán kiể m toán còn rất lỏng lẻo, dẫn tới tính

chính xác của những tài liệu trên không cao và phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan

của doanh nghiệp, mà nhiều trường hợp doanh nghiệp cố tình báo cáo sai lệch để

có thể vay vốn ngân hàng, từ đó nhận định về doanh nghiệp, về dự án vay vốn

cũng bị sai lệch.

Hai trở ngại trên còn tiếp tục thể hiện khi dự án vay vốn đã đi vào thực hiện.

Có khi nhiều dự rất hiệu quả nhưng chỉ do chủ doanh nghiệp không có khả năng

điều hành, giám sát mà gây thất thoát, giảm hiệu quả. Đó là chưa kể doanh nghiệp

cố tình sai phạm, trì hoãn việc trả nợ cho Ngân hàng để chiếm dụng vốn, tạo ra

những khó khăn để yêu cầu Ngân hàng muốn cùng cứu vãn thì phải tiếp tục bỏ vốn

hay nới lỏng những điều kiện tín dụng. Khi đó công tác thu hồi nợ gặp khó khăn

và công tác thẩm định lại bị đánh giá là không cao.

❖ Môi trường kinh tế, pháp luật còn chưa ổn định

Trong những năm gần đây, môi trường kinh tế của nước ta khá sôi động, thị

trường chứng khoán ra đời và hoạt động sôi nổi, Luật doanh nghiệp thực sự đi vào

cuộc sống và một số chính sách của Chính phủ đã làm cho hoạt động kinh doanh

nhộn nhịp hơn.

Tuy vậy, xu hướng hội nhập mạnh mẽ cũng làm cho thị trường đầu ra, đầu

vào của các doanh nghiệp có nhiều biến động, gây khó khăn cho việc dự đoán các

chỉ tiêu của dự án vay vốn. Những chỉ tiêu như giá thành, giá bán hay mức tiêu thụ

là những chỉ tiêu cơ bản để tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp, nhưng dự đoán được phù hợp với những động thái thường xuyên của thị

trường thì rất phức tạp và công phu đối với Ngân hàng.

Không những thế, sự xuất hiện của nhiều Ngân hàng nước ngoài và cả các

NHTM cổ phần trong nước đã làm giảm bớt thị phần của VPBank. Vì sức ép cạnh

tranh, Ngân hàng muốn tận dụng tối đa, đáp ứng tối đa những khách hàng đến với

mình, vì vậy mà đôi khi công tác thẩm định bị xem nhẹ sau mục tiêu về tăng dư nợ

Page 81: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 80 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

hay tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn trong cơ cấu cho vay.

Sự nới lỏng trong công tác quản lý, kiểm tra kiể m soát của các cơ quan Nhà

nước cũng là một thực trạng gây nhiều khó khăn cho Ngân hàng khi thẩm định tín

dụng. Ngân hàng không thể đủ điều kiện cũng như tư cách để điều tra kỹ càng về

tình hình tài chính của doanh nghiệp, tình hình thực hiện. mà chỉ có thể căn cứ vào

những văn bản đã được phê duyệt, chứng nhận của các cơ quan quản lý, vậy mà

những văn bản ấy không chính xác thì khó có thể đòi hỏi sự chính xác cao của

công tác thẩm định. Đặc biệt là một loạt các DN N&V được thành lập ồ ạt mà

chưa có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, tạo khe hở cho những gian lận, thiếu lành

mạnh, đây là những thách thức lớn với Ngân hàng. Sự hỗ trợ từ các cơ quan như

CIC (Trung tâm Thông tin tín dụng khách hàng của NHNN), từ NHNN hay từ các

bộ ban ngành còn kém hiệu quả, chưa tương xứng là một kênh thông tin, là những

cơ quan có chức năng thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ngân hàng.

Về môi trường pháp lý, những quy định trong cả lĩnh vực đầu tư lẫn hoạt

động ngân hàng đều còn thiếu chi tiết, cụ thể, gây khó khăn cho việc thực hiện.

Các văn bản pháp quy còn chồng chéo, nhiều khe hở, không có tác dụng hữu hiệu

hạn chế những sai phạm của các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng. Thêm vào đó,

sự thay đổi thường xuyên của các quy chế làm môi

trường đầu tư trở nên không ổn định, việc đánh giá, dự đoán khó khăn hơn, điều

ngày phần nào làm giảm hiệu quả thẩm định tín dụng của Ngân hàng.

Như vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động thẩm định tín dụng

DN N&V tại VPBank còn tồn tại khá nhiều hạn chế và vướng mắc. Trong chương

3, khóa luận sẽ đưa ra đề xuất một số giải pháp thực tiễn để VPBank nâng cao hiệu

quả hoạt động này; đồng thời khóa luận cũng có một số kiến nghị đối với các cấp,

cơ quan ban ngành chức năng để cùng có những bước tháo gỡ những khó khăn

chung.

CHƯƠNG III

Page 82: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 81 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THẲM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐÓI VỚI • • • •

CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP

CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT

NAM (VPBANK)

I. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÓI CHUNG VÀ CÔNG TÁC

THẲM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁC DN N&V TẠI VPBANK

1. Định hướng của VPBank trong công tác tín dụng đối với DN N&V

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, mỗi NHTM đều xây dựng cho mình

một kế hoạch cụ thể về đường lối phát triển thời gian tiếp theo. Nhận thức được

tầm quan trọng của vấn đề này, với những thành tựu đã đạt được trong thời gian

qua, VPBank cũng có những định hướng kinh doanh chủ yếu cho những năm sau.

Những phương hướng này xuất phát từ tình hình nội tại của VPBank và từ đường

lối phát triển của Ngân hàng nói chung - được thể hiện trong “Chính sách tín

dụng” của VPBank.

> Các chỉ tiêu kinh doanh do VPBank đề ra đến 31/12/2007:

- Tổng vốn điều lệ: 2.000 tỷ đồng.

- Tổng nguồn vốn huy động tăng 35 - 40%.

Page 83: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 82 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

- Tổng dư nợ tăng 30 - 35%.

- Lợi nhuận hạch toán tăng 12 - 18%.

- Nợ quá hạn dưới 1%.

> Với mục tiêu dài hạn phấn đấu đến năm 2010, VPBank trở thành Ngân hàng

bán lẻ dẫn đầu khu vực phía Bắc. Vì vậy, hoạt động tín dụng của VPBank cũng

tập trung nhất quán theo định hướng kinh doanh bán lẻ. Các sản phẩm bán lẻ

được chú trọng phát triển tại VPBank chủ yếu là:

- Các loại cho vay tiêu dùng, trả góp

- Các sản phẩm cho vay phục vụ doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Các sản phẩm cho vay thông qua thẻ tín dụng

- Các sản phẩm cho vay bán lẻ khác

Do đó, thị trường mục tiêu mà VPBank hướng tới là các đối tượng:

- Trước hết là DN N&V

- Các cá nhân, hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh

- Các cá nhân có mức thu nhập khá tại các đô thị

> Nhận thức được tầm quan trọng của các DN N&V trong chiến lược kinh

doanh của mình, VPBank cũng đã có những định hướng đối với hoạt động tín

dụng DN N&V. Cụ thể là:

- Ưu tiên phát triển tín dụng đối với các DN N&V, đặc biệt là khối

DNNQD do lợi nhuận mang lại từ khối doanh nghiệp này cao. Bên cạnh đó cần

kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản tiền vay nhằm tránh rủi ro mất vốn của ngân

hàng.

- Giảm dư nợ đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng các

công trình hạ tầng cơ sở, tăng cường đầu tư đối với các doanh nghiệp hoạt động

trong lĩnh vực sản xuất, thương nghiệp, dịch vụ. Chú trọng tới các dự án đầu tư

trung dài hạn.

Page 84: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 83 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP

- Đối với các hộ sản xuất gia đình kinh doanh, tuỳ từng phương án sản

xuất có hiệu quả mà đầu tư.2. Định hướng của VPBank trong hoạt động thẩm định tín dụng đối với• o o • • o • • o

các DN N&V

Trên cơ sở định hướng cho hoạt động tín dụng như trên, VPBank đã lập kế

hoạch cho công tác thẩm định trong những năm tới nhằm hoàn thiện hơn quy

trình thẩm định tín dụng DN N&V.

Ngân hàng thực hiện phương châm: khách hàng có đủ điều kiện và có hiệu

quả kinh tế mới cho vay. Thực hiện tốt công tác kiểm tra trước, trong và sau khi

cho vay. Thường xuyên triển khai, phân tích, phân loại, đánh giá chất lượng tín

dụng cũng như phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng, để từ đó có những biện

pháp xử lý, áp dụng chế tài tín dụng một các phù hợp, đảm bảo giảm thiểu rủi ro,

nâng cao chất lượng tín dụng của toàn chi nhánh.

Đồng thời ngân hàng tổ chức thực hiện tốt nghiệp vụ đảm bảo yêu cầu:

nhanh, chính xác, an toàn, hiệu quả. Trước mắt từng bước củng cố bộ phận

chuyên môn về lĩnh vực thẩm định tín dụng, đảm bảo đủ người có khả năng đáp

ứng yêu câu kinh doanh ngày càng lớn.

Ngân hàng tiếp tục chạy thành công chương trình phần mềm CoreBanking

trong năm 2007, đảm bảo thông tin và số liệu cập nhật chính xác để phục vụ tốt

hơn cho hoạt động tín dụng nói chung và công tác thẩm định tín dụng nói chung

và công tác thẩm định nói riêng.

Tóm lại, định hướng phát triển của VPBank trong những năm tới về hoạt

động tín dụng DN N&V nói chung và hoạt động thẩm định tín dụng DN N&V

nói riêng là rất rõ ràng, đúng đắn và đang được Ngân hàng từng bước triển khai

thành công. Nó không chỉ giúp Ngân hàng xác định rõ mục tiêu hoạt động của

mình mà còn nhanh chóng bước vào giai đoạn phát triển bùng nổ.

Page 85: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 84 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

II. MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

THẲM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐÓI VỚI CÁC DN N&V TẠI VPBANK

1. Nhóm giải pháp từ phía ngân hàng VPBank

1.1. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thu thập thông tin

Nguòn thông tin là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của

công tác thẩm định tín dụng, đặc biệt là tín dụng DN N&V. Thông tin đầy đủ là

cơ sở cần thiết để CBTD có thể phân tích và đưa ra nhận định chính xác về khách

hàng và hoạt động kinh doanh của khách hàng, từ đó có những quyết định hợp lý

trong việc đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng. Ngoài ra, nguồn thông tin đầy đủ

cũng Ngân hàng nắm bắt được diễn biến của thị trường trong nước và quốc tế,

những biến động kinh tế và những thay đổi trong chủ trương, chính sách phát

triển kinh tế của Nhà nước, từ đó Ngân hàng đề ra các biện pháp kịp thời, nhằm

điều chỉnh các hoạt động tránh những rủi ro thiệt hại và ổn định để phát triển. Vì

vậy, VPBank cần thiểt phải có những giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng

công tác thu thập, nhất là các thông tin liên quan đến doanh nghiệp.

Như chương 2 đã phân tích, nguồn thông tin mà VPBank đang sử dụng để

tìm hiểu và đánh giá về doanh nghiệp bao gồm: thông tin từ bộ hồ sơ vay vốn do

doanh nghiệp gửi đến, thông tin lưu trữ tại Ngân hàng, thông tin do CBTD đi

kiểm tra thực tế, đồng thời phỏng vấn chủ doanh nghiệp và các công nhân viên

đang làm việc tại doanh nghiệp. Có thể nhận thấy các nguồn thông tin của Ngân

hàng là các nguồn thông tin do Ngân hàng tự tìm hiểu, do đó các thông tin này

thường không trọn vẹn và thiếu tính khách quan. Trong khi đó, các thông tin cung

cấp từ các tổ chức chuyên cung cấp thông tin vẫn chưa được Ngân hàng tận dụng

khai thác triệt để hoặc khai thác còn nhiều hạn chế, như thông tin từ Trung tâm

Thông tin Tín dụng, báo chí, truyền hình, Internet. hoặc ngay cả các thông tin từ

các ngân hàng khác.

Page 86: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 85 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP

Vì vậy, trong thời gian tới, Ngân hàng cần thiết phải đầu tư hoàn thiện hệ

thống thu thập thông tin, để có được các nguồn thông tin có chất lượng cao hơn,

giúp cho công tác thẩm định tín dụng DN N&V được chính xác, hiệu quả hơn.

Ngân hàng cần thiết lập hệ thống thu thập thông tin từ các cơ quan báo chí như

Báo Kinh tế, Tạp chí Ngân hàng. Để đảm bảo việc cung cấp thông tin có chất

lượng cao cho hoạt động thẩm định, trong các trường hợp đặc biệt cần thiết, Ngân

hàng nên tính đến việc mua các thông tin. Những thông tin quan trọng mang tính

chuyên môn cao và không có sẵn như thông tin công nghệ kỹ thuật, các phân tích

đánh giá thị trường, ... có thể được cung cấp bởi những nguồn tin cậy nhưng chi

khi Ngân hàng chịu chi phí cho nó. Đồng thời, Ngân hàng phải trang bị các thiết

bị kết nối internet, thiết bị kết nối với Trung tâm Thông tin Tín dụng, Trung tâm

phòng ngừa rủi ro để có những thông tin đầy đủ và cập nhật về các doanh nghiệp,

đặc biệt là các DN N&V đang có nhu cầu vay vốn Ngân hàng.

Ngân hàng cũng cần hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin báo cáo nội

bộ, động thời xây dựng một hệ thống thu thập, xử lý và lưu trữ dữ liệu riêng phục

vụ cho công tác thẩm định. Đó là một bộ phận các cán bộ được cung cấp đầy đủ

các trang thiết bị và phương tiện để chuyên nghiên cứu dự báo thông tin phục vụ

trực tiếp cho Ngân hàng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng cần tăng cường quan hệ hợp tác thường xuyên

với các NHTM khác, với NHNN, các bộ ngành, các cơ quan, các tổ chức khác để

khai thác, trao đổi thông tin cần thiết trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, kể cả

những thông tin kinh nghiệm, kỹ năng quy trình nghiệp vụ thẩm định.

1.2. Giải pháp về tổ chức điều hành công tác thẩm định tín dụng DN N& V

Hoàn thiện trong tổ chức công tác thẩm định là một vấn đề quan trọng đối

với bất cứ NHTM nào. Bởi nó không chỉ giúp làm giả m thiểu rủi ro cho Ngân

hàng mà còn tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng

ngày một phát triển. Vì vậy, Ngân hàng cần thiết phải đưa ra được những giải

Page 87: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 86 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

pháp hiệu quả để từng bước đạt được sự tối ưu nhất về mặt tổ chức của công tác

này.

Để hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng DN N&V thì khâu tổ chức

phân công cán bộ thẩm định phù hợp rất quan trọng. Một giải pháp tôt nhất cho

vấn đề này là thực hiện phân công cán bộ thẩm định theo các căn cứ sau: Theo

lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, theo thời gian của khoản vay, hoặc theo

quy mô của khoản vay.

- Đối với phân công cán bộ thẩm định theo lĩnh vực hoạt động của doanh

nghiệp, nghĩa là sẽ phân công CBTD ra thành các nhóm, mỗi nhóm sẽ phụ trách

thẩm định một lĩnh vực nhất định, đơn giản như: nông nghiệp, công nghiệp,

thương mại và dịch vụ. Thực hiện theo mô hình này có ưu điểm là chuyên môn

hóa được cán bộ tín dụng trong từng lĩnh vực, họ sẽ trở nên am hiểu hơn về hoạt

động của doanh nghiệp và như vậy kết quả của công tác thẩm định sẽ đảm bảo

chất lượng hơn.

- Phân công CBTD thành 2 hoặc 3 nhóm, mỗi nhóm phụ trách thẩm định

doanh nghiệp theo từng thời gian của khoản vay: ngắn, trung và dài hạn. Các cán

bộ tín dụng có trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm sẽ được phân công thẩm

định các doanh nghiệp vay vốn trung dài hạn nhằm thực hiện dự án đầu tư. Với

giải pháp này, Ngân hàng sẽ tận dụng được tối đa chất xám của các CBTD, đồng

thời các CBTD trẻ có cơ hội đảm nhiệm công tác thẩm định đối với tín dụng

doanh nghiệp ngắn hạn, từng bước nâng cao kinh nghiệm bản thân.

- Giải pháp phân công CBTD thẩm định theo quy mô của khoản vay,

nghĩa là các CBTD có chuyên môn nghiệp vụ giỏi được cử để thẩm định các

khoản vay lớn hoặc các khoản vay không cần tài sản đảm bảo. Ưu điểm của giải

pháp này là làm giảm quy mô rủi ro của khoản tín dụng và đảm bảo về chất

lượng của công tác thẩm định đối với những món vay lớn.

Page 88: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 87 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP

Ngoài ra, trong giải pháp về tổ chức điều hành công tác thẩm định tín

dụng DN N&V, việc thường xuyên kiểm tra, giám sát là một điều tất yếu. Mặc

dù VPBank đã thực hiện vấn đề này đúng theo quy chế của NHNN, tuy nhiên do

số lượng cán bộ kiểm tra còn thiếu, trong khi sự phát triển về hoạt động tín dụng

tại Ngân hàng đang ngày càng mạnh mẽ, vì thế cho nên việc thực hiện còn nhiều

hạn chế. Vì vậy, Ngân hàng phải tăng cường hơn nữa bộ phận kiểm tra ngay tại

chỗ bằng các biện pháp như: tiến cử thêm cán bộ giữ chức vụ phó phòng hay

trưởng nhóm tín dụng, lãnh đạo tăng cường kiểm tra việc thực hiện nội dung và

thời gian hoàn thành công tác thẩm định tín dụng của các CBTD.

Các giải pháp về tổ chức điều hành công tác thẩm định tín dụng đã

được một số các NHTM thực hiện và đem lại hiệu quả khá cao. VPBank là ngân

hàng cổ phần đang trong giai đoạn phát triển mạnh, vì thế việc thực hiện các giải

pháp nhằm chuyên môn hóa công tác thẩm định tín dụng trở thành một vấn đề

hết sức quan trọng. Giải pháp về tổ chức điều hành công tác thẩm định tín dụng

là giải pháp mang tính chất quyết định trong việc chuyên môn hóa công tác này.

Vì thế, Ngân hàng cần thiết phải nhanh chóng tiến hành lựa chọn phương án tối

ưu nhất để sớm triển khai, kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển trong những năm

tới.

1.3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

Trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng, tính

phức tạp và rủi ro rất cao nên nhân tố con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Công tác thẩm định tín dụng lại có vai trò quyết định sự rủi ro đó, nên vàng đòi

hỏi cán bộ ngân hàng thực hiện công việc này phải có trình độ và yêu cầu kỹ

năng cao hơn các nghiệp vụ khác.

Yêu cầu của công tác ngày đòi hỏi cán bộ lãnh đạo cũng như cán bộ trực

tiếp làm công tác thẩm định tín dụng không chỉ có trình độ, năng lực chuyên môn

nghiệp vụ tốt mà còn phải có phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm cao và có

Page 89: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 88 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

kinh nghiệm trong công tác. Họ phải có kỹ năng phân tích, am hiều tường tận về

nhiều lĩnh vực, nắm được pháp luật, tập quán và thực tiễn hoạt động các doanh

nghiệp tại từng khu vực để có khả năng đưa ra các đánh giá chính xác về khách

hàng, từ đó tránh được rủi ro cho Ngân hàng.

Hiện tại, ở VPBank có nhiều CBTD trẻ, còn thiếu kinh nghiệm, cần thiét

phải được học hỏi kinh nghiệm để có thể hoàn thành tốt công tác này. Do đó, để

đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển hoạt động tín dụng, Ngân hàng cần phải thực

hiện các biện pháp sau trong thời gian tới:

- Lập kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ hợp lý như: tổ chức các lớp

bồi dưỡng thường xuyên do lãnh đạo Ngân hàng trực tiếp giảng dạy hoặc mời

các giảng viên có kinh nghiệm và trình độ cao từ các trường đại học, từ trung tâm

điều hành; tổ chức thường xuyên các buổi thảo luận, học hỏi kinh nghiệ m lẫn

nhau và học tập từ các ngân hàng tiên tiến khác.

- Để nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng DN N&V, ngoài việc tăng

cường công tác đào tạo đội ngũ CBTD ngân hàng là một yêu cầu cấp thiết, Ngân

hàng còn cần tìm hiểu về năng lực, sở trường của từng CBTD để đề bạt, bố trí,

quản lý, sử dụng cán bộ thực hiện nghiệp vụ phù hợp, phát huy tốt nhất khả năng

của mỗi cán bộ nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác thẩm đinh, ngăn ngừa

rủi ro xảy ra.

- Công tác tuyển dụng cán bộ làm công tác tín dụng cũng là một trong

những vấn đề Ngân hàng phải đặc biệt quan tâm. Ngân hàng cần đặt ra các điều

kiện và yêu cầu tối thiểu về trình độ và kinh nghiệm trong việc tuyển dụng. Nếu

thực hiện được tốt công việc tuyển dụng này, đảm bảo Ngân hàng hoàn toàn có

thể yên tâm để thực hiện các mục tiêu phát triển của mình, đồng thời nguồn nhân

lực tốt sẽ tạo lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng so với các Ngân hàng khác trong

quá trình hoạt động.

Page 90: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 89 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP

- Ngân hàng cần có chính sách thu hút và ưu đãi các chuyên gia giỏi để

thu hút được đội ngũ này để làm việc cho ngân hàng, hoặc mời làm cố vấn, công

tác viên trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

- Khuyến khích cán bộ Ngân hàng tự học tập, nâng cao kiến thức chuyên

môn, ngoại ngữ, tin học. Ngân hàng có thể trích kinh phí hỗ trợ học tập hoặc

khuyến khích bằng cách tạo ra các cơ hội phát triển để cho nhân viên phấn đấu.

Các giải pháp về nhân lực trên cần được Ngân hàng thực hiện sớm để có

một lực lượng cán bộ ngân hàng có trình độ và kinh nghiệm tốt, giúp ích cho quá

trình phát triển của Ngân hàng trong giai đoạn mới.

1.4. Giải pháp xây dựng chiến lược khách hàng

Công tác thẩm định tín dụng DN N&V có đạt được hiệu quả cao hay

không, một phần phụ thuộc vào doanh nghiệp. Nếu quan hệ của ngân hàng và

doanh nghiệp tốt đẹp và bền vững, thì việc cung cấp các khoản cho vay nhằm

thỏa mãn nhu cầu của doanh nghiệp sẽ trở nên đơn giản rất nhiều. Do vậy, Ngân

hàng cần phải xây dựng cho mình một chiến lược khách hàng thông qua những

giải pháp sau:

- Củng cố và phát triển khách hàng truyền thống

Sở dĩ Ngân hàng cần xây dựng cho mình một chính sách khách hàng lâu

dài vì việc thiết lập một quan hệ lâu dài giữa khách hàng và Ngân hàng quyết

định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Thông qua mối quan hệ lâu dài với

khách hàng, Ngân hàng sẽ có điều kiện tham gia vào các hoạt động của doanh

nghiệp, làm công tác tư vấn giúp các doanh nghiệp phân tích, xem xét về mặt tài

chính các cơ hội đầu tư thực hiện sản xuất kinh doanh. Như vây, bên cạnh việc

duy trì được mối quan hệ làm ăn lâu dài, đầy cũng là cách tốt nhất để thu thập

thông tin về khách hàng một cách chính xác, đầy đủ làm cơ sơ để Ngân hàng

thực hiện tốt công tác thẩm định doanh nghiệp.

- Mở rộng có chọn lọc đối với khách hàng mới

Page 91: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 90 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Ngân hàng nên tích bằng mọi biện pháp thu hút khách hàng thuộc mọi khu

vực quốc doanh và ngoài quốc doanh để cho vay, bởi đây đều là lực lượng khách

hàng tiềm năng đang ngày càng lớn mạnh trong nền kinh tế thị trường. Tuy

nhiên, đối với khách hàng mới, không phải khách hàng truyền thống việc thẩm

định cũng có phần khó khăn hơn, tính rủi ro cao hơn nên Ngân hàng cần lưu ý.

- Tư vấn giúp khách hàng trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh

doanh

Một điều kiện quan trọng để Ngân hàng xét duyệt cho khách hàng vay vốn

là phải có phương án, dự án khả thi. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp lớn

có kinh nghiệm thì việc xây dựng các dự án hay phương án vay vốn rất dễ dàng.

Còn với những DN N&V hay doanh nghiệp tư nhân thì để xây dựng được một dự

án đầu tư khả thi là không dễ dàng. Nhiều dự án đưa đến ngân hàng được lập rất

sơ sài, tính toán theo kiểu thu chi đơn thuần, không phản ánh hết nội dung của dự

án cũng như hiệu quả mà dự án sẽ đem lại. Vì vậy, việc lập phương án hay dự án

đều cần có sự tư vấn của ngân hàng giúp khách hàng lựa chọn được những dự án

hiệu quả, loại bỏ những dự án không có tính khả thi. Với cách làm này, Ngân

hàng có thể chủ động tìm kiếm và khai thác các dự án có tính khả thi để ra quyết

định cho vay. Đây cũng chính là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng công

tác thẩm định tín dụng, đồng thời là lá chắn tốt nhất với những rủi ro từ phía

khách hàng đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

1.5. Giải pháp về công nghệ - trang thiết bị và phương tiện

Công nghệ - trang thiết bị đối với hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào

cũng là một vấn đề hết sức quan trọng. Nó là một phần tạo nên lợi thế cạnh tranh

và là điều kiện cần thiết cho sự phát triển của mỗi ngân hàng. Ngân hàng hiện đại

trên thế giới đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, hầu hết các NHTM hiện nay

đều tăng cường đầu tư cải tiến trang thiết bị và công nghệ nhằm gia tăng chất

lượng phục vụ để thu hút khách hàng về phía mình.

Page 92: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 91 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP

Đối với công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp, công nghệ - trang thiét

bị có ý nghĩa rất lớn trong quá trình thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin về doanh

nghiệp. Công nghệ và trang thiết bị hiện đại sẽ giúp CBTD tiếp cận thông tin một

cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ hơn. Cụ thể, với công nghệ - trang thiết

bị hiện đại, ngân hàng kết nối trực tuyến với các tổ chức chuyên cung cấp tin,

hoặc kết nối với các ngân hàng khác, từ đó có thể có được các thông tin 24/24 về

doanh nghiệp, về thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, trang thiết bị và

phương tiện tốt là điều kiện cần thiết để các CBTD làm việc hiệu quả hơn.

Hiện tại, điều kiện về công nghệ - trang thiết bị và phương tiện tại VPBank

chưa phải là cao. Số lượng máy tính để phục vụ nhu cầu sử dụng của các CBTD

và số lượng xe ôtô phục vụ công việc kiểm tra thường xuyên doanh nghiệp của

các CBTD vẫn còn quá ít. Vì vậy, trong thời gian tới, Ngân hàng cần thiết phải

thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công nghệ và trang thiết bị để

phục vụ tốt hơn cho công tác thẩm định tín dụng DN N&V trong hoạt động tín

dụng của mình. Các giải pháp bao gồm:

- Đầu tư chiều sâu vào các trang thiết bị thuộc hệ thống thu thập thông

tin của Ngân hàng: máy vi tính kết nối mạng internet, kết nối mạng nội bộ với

các phòng và với các ngân hàng trong cùng hệ thống, mạng cục bộ với các Phòng

giao dịch, trung tâm thông tin thương mại, trung tâm phòng ngừa rủi ro, và các

ngân hàng khác ngoài hệ thống.

- Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công việc như: bàn ghế, máy vi tính,

ôtô... với số lượng phù hợp với điều kiện làm việc của từng CBTD. Nếu là

Trưởng, Phó phòng, hoặc CBTD làm việc độc lập, cần phải trang bị máy tính cá

nhân hoặc máy tính xách tay riêng, ô tô phải đảm bảo nhu cầu sử dụng của các

CBTD khi đi kiểm tra đơn vị.

- Tìm hiểu, khai thác những công nghệ, phần mềm mới trong lĩnh vực

ngân hàng giúp giảm bớt các công đoạn trong quá trình thực hiện thẩm định tín

Page 93: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 92 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

dụng doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện giải pháp đầu tư vào công nghệ

- trang thiết bị và phương tiện, cần phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng, đảm bảo

không gâylãng phí và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Ngân hàng.

1.6. Những giải pháp hỗ trợ thẩm định

- Lập quỹ hỗ trợ thẩm định

Bản thân lãnh đạo Ngân hàng và các CBTD làm công tác thẩm định doanh

nghiệp đều nhận thức được sự cần thiết của các khoản chi phí hỗ trợ. Vì mặc dù

lẻ tẻ, không thường xuyên song đã có những cuộc gặp gỡ tiếp xúc trực tiếp, đi

thực tế tại các doanh nghiệp, đi thu thập thông tin. cần đến chi phí. Việc thẩm

định doanh nghiệp không phải một sớm một chiều, không chỉ hạn chế trong giai

đoạn kiểm tra trước khi cho vay. Cán bộ thẩm định còn phải thường xuyên gặp

gỡ, kiểm tra liên tục trong quá trình giải ngân vốn, và xem xét doanh nghiệp sử

dụng vốn vay có đúng mục đích và hiệu quả hay không. Do vậy, Ngân hàng nên

xem xét lập ra một quỹ riêng để trang trải chi phí cho công tác thẩm định, nó sẽ

góp phần làm giảm bớt khó khăn cho CBTD khi tiến hành thẩm định có điều kiện

công tác tốt hơn. Kinh phí hỗ trợ trong việc đi thực tế tại doanh nghiệp là nguồn

khuyến khích vật chất, làm tăng tinh thần trách nhiệm của các cán bộ thẩm định

với các công việc của mình. Những hỗ trợ này trước mắt có thể làm tăng chi phí

cho Ngân hàng, nhưng xét về lâu về dài, đây chính là động lực thúc đẩy cho

Ngân hàng phát triển.

- Tăng cường kiểm tra sau giải ngân

Phòng Phục vụ khách hàng doanh nghiệp và Phòng Kiểm soát nội bộ tại

VPBank phải tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát lại công tác thẩm định tín

dụng sau khi cho vay. Những sai sót phát hiện được chính là bài học trong công

tác này nhằm rút kinh nghiệ m về sau. Qua đó, sẽ giúp mỗi cán bộ thẩm định tự

nâng cao trách nhiệm trong công việc của mình, từng bước hoàn thiện tốt hơn

công tác thẩm định tại Ngân hàng.

2. Nhóm giải pháp từ phía DN N&V

Page 94: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 93 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP

2.1. Nâng cao năng lực tài chính

DN N&V thường chủ yếu hoạt động bằng vốn đi vay, nguồn vốn tự có

tham gia vào quá trình sản xuất nhỏ và dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của thị

trường. Chính những điều này khiến ngân hàng e ngại khi cho vay, sợ gặp phải

rủi ro mất vốn. Do vậy các doanh nghiệp cần cố gắng nâng cao hơn nữa quy mô

vốn chủ của mình bằng mọi cách. Bên cạnh đó các DN N&V cần nâng cao hiệu

quả hoạt động kinh doanh, linh hoạt trong kinh doanh thích ứng nhanh với sự

thay đổi của thị trường. Việc hoạt động có hiệu quả và linh hoạt một mặt doanh

nghiệp sẽ dễ dàng vay vốn ngân hàng hơn; mặt khác khi kinh doanh hiệu quả, có

lợi nhuận cao, lợi nhuận để lại sẽ góp phần làm quy mô vốn chủ của doanh

nghiệp tăng lên và lại tạo thêm thuận lợi hơn khi vay vốn ngân hàng.

2.2. Nâng cao khả năng xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư.

Việc doanh nghiệp nâng cao trình độ lập dự án, phương án sản xuất kinh

doanh cụ thể là tăng tính khoa học, tính thuyết phục sẽ giúp doanh nghiệp dễ

dàng xin vay vốn của ngân hàng hơn. Như vậy thời gian, thủ tục vay vốn cũng

được giảm nhẹ, doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận được với vốn vay tránh việc

chậm trễ lỡ mất cơ hội đầu tư, chậm kế hoạch kinh doanh. Mặt khác có kế hoạch

sản xuất chất lượng, dự án khả thi sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu

quả không những trả nợ ngân hàng đúng thoả thuận mà còn thu được lợi nhuận

từ hoạt động kinh doanh của mình.

2.3. Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán, minh bạch các báo cáo tài chính.

Doanh nghiệp cần nghiêm túc chấp hành và nâng cao hiểu biết về chế độ

tài chính, sổ sách kế toán đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của chuẩn mực

kế toán chung. Các thông tin cung cấp cần xác thực, cần tiến hành kiểm toán các

báo cáo tài chính đảm bảo tính công khai và minh bạch.

2.4. Đa dạng hoá các hình thức bảo đảm.

Các DN N&V khi vay ngân hàng hầu hết đều bị yêu cầu có tài sản bảo

đảm. Các doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn hình thức bảo đảm tiền vay trong

các hình thức bảo đảm: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. Dù doanh nghiệp lựa chọn

hình thức nào thì tài sản được sử dụng để bảo đảm phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu

Page 95: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 94 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

của ngân hàng về giấy tờ sở hữu, về chất lượng bảo quản.

2.5. Nâng cao hiểu biết về các hoạt động, các dịch vụ cung cấp của ngân

hàng.

Để nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, trước hết các doanh

nghiệp nhỏ và vừa cần phải chủ động tìm hiểu, nghiên cứu kỹ để nắm và hiểu rõ

tính năng, tiện ích của các sản phẩm dịch vụ cũng như cách thức tiếp cận và sử

dụng các dịch vụ mà các ngân hàng cung ứng.

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH

TÍN DỤNG DN N&V

1. Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, Ngành và chính quyền

Hệ thống chính sách Nhà nước có ảnh hưởng chi phối đến tất cả các lĩnh

vực như kinh tế, văn hóa, xã hội. Một sự thay đổi dù nhỏ hay lớn trong chính

sách Nhà nước ngay lập tức ảnh hưởng đến toàn xã hội. Các chính sách của Nhà

nước được các Bộ, Ngành và chính quyền địa phương thiết lập thành văn bản cụ

thể ban hàng xuống từng cơ quan, đơn vị. Về lĩnh vực ngân hàng, các hoạt động

luôn bị ảnh hưởng bởi chính sách kinh tế - tài chính - ngân hàng của Nhà nước.

Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng và hoàn thiện công tác

thẩm định tín dụng DN N&V không chỉ cần nỗ lực của riêng Ngân hàng mà còn

cần sự giúp đỡ, phối hợp của các cơ quan hữu quan khác.

Thứ nhất, xây dựng, củng cố và hoàn thiện các cơ quan tư vấn và cơ quan

cung cấp thông tin

Thông tin tin cậy về các doanh nghiệp và tình hình kinh doanh là điều kiện

quan trọng nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp.

Theo đà phát triển của nền kinh tế, Chính phủ cũng cần tính đến việc chỉ đạo các

Bộ, Ngành nghiên cứu thành lập các tổ chức, công ty chuyên thu thập, tư vấn,

đánh giá, mua bán thông tin về doanh nghiệp, xếp hạng doanh nghiệp. Tổ chức

này có thể thành lập dưới dạng một cơ quan nhà nước do

Page 96: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 95 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP

Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc có thể là một công ty kinh doanh chuyên thu

thập và bán các sản phẩm thông tin về các doanh nghiệp và ngành kinh tế. Tuy

nhiên, nhà nước cũng cần phải quy định các cơ sở pháp lý cho việc mua bán

thông tin do các tổ chức này cung cấp.

Trước mắt các Bộ, Ngành, các tổ chức như Phòng Thương mại và Công

nghiệp Việt Nam nên thành lập thêm các công ty hay các trung tâm thông tin về

tình hình kinh tế, doanh nghiệp theo kiểu Trung tâm thông tin thương mại hiện

có. Bởi với lợi thế về chuyên môn, các công ty hay trung tâm kiểu này không chỉ

giúp đỡ các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn góp phần

vào việc cung cấp thông tin cho hoạt động của Ngân hàng. Để tạo nguồn thông

tin cho công tác thẩm định tín dụng DN N&V của Ngân hàng, các Bộ chủ quản

như Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế

hoạch và Đầu tư. cần tiến hành thu thập, trao đổi, xử lý và chuẩn hóa các thông

tin về tình hình hoạt động của ngành mình, từ đó có những thông tin có liên quan

một cách có hệ thống, sau đó ban hành một cách thường xuyên, định kỳ các

thông tin này. Có như vậy, chất lượng của công tác thẩm định tín dụng của Ngân

hàng mới được nâng cao hơn và hoạt động tín dụng của Ngân hàng sẽ có được

kết quả cao.

Thứ hai, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động

tín dụng

Đây là một chính sách hết sức quan trọng trong lĩnh vực quản lý tài chính -

ngân hàng của Nhà nước, nó tác động đến hoạt động tín dụng nói chung và ảnh

hưởng đến công tác thẩm định tín dụng DN N&V nói riêng của Ngân hàng. Nhà

nước cần bổ sung hoàn thiện các văn bản, cơ chế chính sách nhằm quản lý tốt

hơn đối với hoạt động tín dụng để hoạt động này thực sự lành mạnh và hiệu quả.

Đồng thời với việc ban hành các văn bản, cơ chế về hoạt động tín dụng,

Nhà nước cũng cần phải tăng cường các biện pháp thanh tra, giám sát đối với

Page 97: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 96 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

hoạt động này của các ngân hàng. Nhà nước ủy quyền cho Ngân hàng Nhà

nước có trách nhiệm trong việc lập các tổ chức thanh tra thường xuyên kiểm tra

định kỳ các tổ chức tín dụng để theo dõi và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực tín

dụng.

Thứ ba, quy định một hệ thống kế toán thống nhất và đồng bộ, thực hiện

chế độ kiểm toán bắt buộc

Hiện nay, công tác quản lý Nhà nước về pháp lệnh kế toán thống kê đối

với các doanh nghiệp chưa được chú ý đúng mức, nhất là đối với các DN N&V

và DNNQD. Trong khi đó, Công ty kiể m toán nhà nước còn non trẻ, đội ngũ cán

bộ chưa nhiều kinh nghiệm, vì vậy Nhà nước cần ban hành những sắc lệnh đi

kèm với các chế tài bắt buộc để mọi doanh nghiệp phải áp dụng một chế độ kế

toán thống nhất, đồng bộ chế độ kế toán, thống kê và thông tin báo cáo, chế độ

kế toán phải trung thực, đầy đủ. Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải ban hành quy

chế bắt buộc kiểm toán và công khai quyết toán của doanh nghiệp.

Việc thực hiện kiểm toán phải tiến hành thường xuyên, những tài liệu về

cân đối kế toán và kết quả tài chính của doanh nghiệp phải được kiểm toán trước,

trong và sau quá trình thẩm định của Ngân hàng. Nhà nước cũng cần quy định rõ

các biện pháp chế tài, biện pháp xử lý nghiêm trong các trường hợp doanh

nghiệp cung cấp thông tin giả, sử dụng đồng thời hai loại báo cáo tài chính. để

nhằm mục đích đưa các doanh nghiệ m này vào khuôn khổ hoạt động và phát

triển một cách lành mạnh. Có như vậy cán bộ thẩm định mới có được những

thông tin trung thực, cần thiết cho quy trình thẩm định, phòng ngừa rủi ro do

thiếu thông tin trong quá trình giải ngân vốn cho doanh nghiệp. Qua đó, nâng cao

hiệu quả của công tác thẩm định tín dụng DN N&V.

2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất, NHNN phải căn cứ vào quy hoạch định hướng phát triển kinh tế

đất nước trong từng thời kỳ để định hướng cho hoạt động tín dụng của các ngân

Page 98: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 97 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

hàng. Bằng việc ban hành các văn bản, quy định về hoạt động tín dụng theo từng

giai đoạn phát triển kinh tế của đát nước. Từ đó, các ngân hàng có cơ sở để tự sắp

xếp, điều chỉnh hoạt động tín dụng của mình, trong đó có công tác thẩm định tín

dụng doanh nghiệp, để phù hợp với định hướng tín dụng của NHNN.

Thứ hai, NHNN cần nghiên cứu để đơn giản hóa công tác thẩm định tín

dụng trong hoạt động tín dụng DN N&V cho các ngân hàng. Từ đó, để ngân

hàng thu hút khách hàng đến vay vốn, góp phần mở rộng và tăng trưởng tín dụng

cho ngân hàng.

Thứ ba, NHNN cần chỉnh sửa và ban hành một số cơ chế tín dụng như

quy trình thủ tục cho vay đồng tài trợ, quy định rõ ràng trách nhiệm thẩm định,

giải ngân, thu nợ. khi cho vay đồng tài trợ phù hợp với môi trường pháp lý ở Việt

Nam hiện nay, tránh tình trạng doanh nghiệp đi vay để đảo nợ.

Thứ tư, NHNN nên sớm ban hành cơ chế trích lập và sử dụng quỹ rủi ro,

cũng như quỹ hỗ trợ cho công tác thẩm định tín dụng trong kinh doanh tín dụng

của Ngân hàng theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh lấy thu bù chi, có lãi, phù

hợp với thông lệ quốc tế.

Thứ năm, về mặt nghiệp vụ, NHNN cần tăng cường hoạt động hỗ trợ các

ngân hàng phát triển đội ngũ nhân viên, đồng thời trợ giúp về mặt thông tin và

kinh nghiệm thẩm định doanh nghiệp. Ngoài ra, nhất thiết NHNN phải tổ chức

những khóa học thường niên cho các cán bộ thẩm định của các ngân hàng do các

chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) hay Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). hoặc

của những nước có ngành ngân hàng phát triển phụ trách. Qua đó, cán bộ thẩm

định có thể nắm bắt được những tiến bộ, nghiên cứu việc áp dụng thành công

những phương pháp thẩm định doanh nghiệp mới, hiện đại, và hiệu quả vào thực

tiễn.

Mặt khác, NHNN nên đứng ra tổ chức hàng năm một hội nghị toàn ngành

về công tác thẩm định nhằm tổ chức đánh giá, báo cáo kinh nghiêm, trao đổi thị

Page 99: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 98 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

trường giữa các ngân hàng với nhau.

Thứ sáu, NHNN phải có biện pháp tăng cường vai trò của các trung tâm

thông tin ngân hàng. Hiện nay, NHNN có hai trung tâm thông tin Ngân hàng là:

Trung tâm phòng ngừa rủi ro và Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) đặt tại Vụ

Tín dụng Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, nhu cầu của các ngân hàng về thông

tin còn cao hơn nhiều so với những gì CIC đã cung cấp, trong khi đó, trung tâm

còn những vướng mắc về cơ sở pháp lý cũng như về sự phối hợp giữa các thành

viên tham gia. Do vậy, cần thiết phải cải tiến cơ chế làm việc của những trung

tâm này, một mặt sắp xếp trung tâm này trở thành một thành viên độc lập, cung

cấp những dịch vụ thông tin liên quan đến lĩnh vực ngân hàng - tài chính, mặt

khác, trung tâm cần phối hợp với những cơ quan liên quan của chính phủ như:

Uỷ ban kế hoạch nhà nước, Tổng cục thống kê. để thu thập những thông tin đa

dạng và phong phú hơn nữa về mọi ngành, mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc

dân. Các cán bộ thẩm định của Ngân hàng có thể trực tiếp thu thập hệ thống cơ

sở dữ liệu tại trung tâm này qua các mạng cục bộ của Ngân hàng, khai thác số

liệu cần thiết về doanh nghiệp, về ngành nghề mà doanh nghiệp hoạt động, về

tình hình thị trường và những dự báo khác có liên quan.

3. Kiến nghị với VPBank

Những thành công trong công tác thẩm định tín dụng DN N&V của

VPBank đạt được trong thời gian qua là rất đáng khích lệ. Có thể khẳng định

rằng, công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của

VPBank đã có những đóng góp thiết thực vào sự an toàn tín dụng và chính sách

tăng trưởng của Ngân hàng. Để công tác này ngày càng được khẳng định là cần

thiết và thiết thực phục vụ cho sự phát triển của hoạt động tín dụng của Ngân

hàng, VPBank cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ trong một số vấn đề sau:

Thứ nhất, hàng năm VPBank cần tiến hành xây dựng hoàn thiện chương trình

hoạt động đối với công tác thẩm định tín dụng của cả Ngân hàng, bao gồm tất cả

Page 100: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 99 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

các phòng ban và các chi nhánh, để lấy đó làm căn cứ củng cố, nâng cao hiệu

quả, chất lượng của công tác thẩm định.

Chương trình hoạt động này sẽ bao gồm việc đánh giá những kết quả đạt

được, chỉ ra những vướng mắc, tồn tại và rút ra những bài học thông qua công tác

thẩm định doanh nghiệp của năm trước, đồng thời chương chương trình vạch ra

kế hoạch nhằm sửa chữa các thiếu sót, khắc phục những tồn tại và phát huy

những kết quả đạt được để hoàn thiện hơn nữa công tác phân tích, đánh giá khách

hàng trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại VPBank.

Thứ hai, trong quá trình hoạt động, Ngân hàng phải luôn bám sát các mục

tiêu phát triển kinh tế của đất nước, các ngành và địa phương để định hướng mục

tiêu cho công tác thẩm định doanh nghiệp của Ngân hàng phù hợp với từng thời

kỳ.

Thứ ba, VPBank phải đẩy mạnh và tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm

soát nội bộ trong toàn hệ thống; tích cực đầu tư đổi mới công nghệ ngân hàng

nhằm tăng sức cạnh tranh; thường xuyên có biện pháp phối hợp chặt chẽ với

NHNN nhằm tìm kiếm và sử dụng có hiệu quả chương trình thông tin tín dụng,

giúp Ngân hàng phòng ngừa rủi ro một cách tốt nhất.

Thứ tư, giai đoạn hiện nay và thời gian tới, công tác thẩm định tín dụng là

cực kỳ quan trọng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng VPBank. Do đó,

Ngân hàng phải thiết lập cơ cấu tổ chức thẩm định thành những bộ phận chuyên

trách. Có như vậy, công tác này sẽ sớm được hoàn thiện, tạo điều kiện chung cho

Ngân hàng từng bước phát triển hoạt động tín dụng của mình.KẾT LUẬN

Ngày nay vai trò của DN N&V ngày càng được khẳng định. Nguồn vốn

vay của ngân hàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ

hoạt động có hiệu quả. Nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng đối với

các DN N&V tại các ngân hàng là góp phần hỗ trợ sự phát triển của loại hình

doanh nghiệp này, thực hiện đúng định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất

Page 101: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 100 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

nước.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, khóa luận “Giải pháp nâng

cao hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt

Nam (VPBank) ” tập trung giải quyết một số nội dung sau:

• Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về hoạt động tín dụng, DN

N&V, hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng đối với DN N&V và các nhân tố

ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng đối với DN N&V.

• Giới thiệu tổng quan về VPBank, thực tiễn hoạt động thẩm định tín

dụng đối với DN N&V tại chi nhánh. Từ kết quả hoạt động, luận văn đánh giá

hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng đối với DN N&V thông qua các chỉ tiêu,

những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động thẩm định tín

dụng.

• Trên cơ sở những phân tích trên, luận văn đưa ra các giải pháp, kiến

nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng đối với các doanh

nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Các doanh nghiệp Ngoài

quốc doanh Việt Nam.

Đây là một vấn đề không phải dễ tiếp cận. Với sự hiểu biết của mình, em

mong rằng bài viết này sẽ góp phần nhỏ bé giúp Ngân hàng VPBank nâng cao

hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng đối với các DN N&V.

Page 102: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 104 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Diệu, Lê Thẩm Dương, Lê Thị Hiệp Thương, Phạm Phú Quốc, Hồ Trung

Bửu, Bùi Diệu Anh (2001), Giáo trình tín dụng Ngân hàng, NXB Thống Kê.

2. Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân, Lê Nam Hải (2000), Ngân hàng Thương mại,

NXB Thống Kê.

3. GS.TS Nguyễn Đình Hương, (2002), Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa

và nhỏ ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc Gia.

4. TS.Nguyễn Minh Kiều, (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng,

NXB Tài Chính.

5. Nguyễn Ngọc Mai, (1995), Phân tích và quản lý các dự án đầu tư, NXB

Khoa học và Kỹ Thuật.

6. Lê Văn Tề, (1996), Từ điển Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng, NXB Chính trị

Quốc Gia.

7. Tạp chí Ngân Hàng - số 5 - tháng 03/2007.

8. Tạp chí Ngân Hàng - số 6 - tháng 03/2007.

9. Tạp chí Tài chính doanh nghiệp - số 4/2007.

10. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật các tổ chức tín

dụng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày

31/12/2001; Quyết đinh 127/2005/QĐ-NHNN ra ngày 03/02/2005,

12. Ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam, Quyết

định 02/2007/QĐ-HĐQTngày 12/01/2007 về việc ban hành “Chính sách tín

dụng”; Quyết định số 4627/2002/QĐ-HĐQT ngày 06/06/2002 về việc ban hành

Quy chế cho vay của VPBank đối với khách hàng; và quyết định 144/2005/QĐ-

HĐQT về việc sửa đổi bổ sung Quy chế cho vay của VPBank đối với khách

hàng.

Page 103: Dnvv VP Ngoai Thuong

Trần Thị Quỳnh Soa 105 Lớp : A15 - K42D - KTNT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

13. Ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam, Báo

cáo thường niên các năm 2004-2006.

14. Roger H.Hale (1996), Credit Analysis - A Complete Guide, John Wiley &

Sons, Inc. 213-218.

15. Một số website: www.vietnamnet.com.vn

www.hasmea.org

www.vpb.com.vn

Page 104: Dnvv VP Ngoai Thuong

MỤC LỤCCHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ

HOẠT ĐỘNG

THẨM ĐỊNH TÍN

DỤNG ĐỐI VỚI

CÁC DOANH

NGHIỆP NHỎ VÀ

VỪA TẠI CÁC

NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI

VIỆT NAM............................................................................................

I. TÍN

DỤNG ĐỐI

VỚI CÁC

DOANH

NGHIỆP

NHỎ VÀ

VỪA TẠI

CÁC NGÂN

HÀNG

THƯƠNG

MẠI VIỆT

NAM

.......................

4

1. KHÁI

NIỆM TÍN

DỤNG

DOANH

NGHIỆP

4

Page 105: Dnvv VP Ngoai Thuong

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Trần Thị Quỳnh Soa 107 Lớp : A15 - K42D - KTNT

2. CÁC

HÌNH

THỨC TÍN

DỤNG

ĐỒI VỚI

DOANH

NGHIỆP

NHỎ

VÀ VỪA

..................

5

2.1. THEO

PHƯƠNG

THỨC

CHO

VAY:

5

2.2. THEO

THỜI

HẠN TÍN

DỤNG

6

2.3. THEO

MỨC ĐỘ

TÍN

NHIỆM

ĐỐI VỚI

KHÁCH

HÀNG

7

2.4. THEO

PHƯƠNG

Page 106: Dnvv VP Ngoai Thuong

PHÁP

HOÀN

TRẢ

7

3. VAI

TRÒ CỦA

TÍN

DỤNG

NGÂN

HÀNG

ĐỒI VỚI

CÁC

DOANH

NGHIỆP

NHỎ VÀ

VỪA

..................

8

3.1. TÍN

DỤNG

NGÂN

HÀNG

ĐÁP ỨNG

NHU CẦU

VỐN VÀ

GÓP

PHẦN

HÌNH

THÀNH

CƠ CẤU

VỐN TỐI

ƯU CHO

Page 107: Dnvv VP Ngoai Thuong

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Trần Thị Quỳnh Soa 109 Lớp : A15 - K42D - KTNT

DOANH

NGHIỆP.....................................................................................

3.2. TÍN

DỤNG

NGÂN

HÀNG

GIÚP

DOANH

NGHIỆP

SỬ DỤNG

VỐN CÓ

HIỆU

QUẢ

..................

10

3.3. TÍN

DỤNG

NGÂN

HÀNG

ĐẢM

BẢO QUÁ

TRÌNH

SẢN

XUẤT,

TÁI SẢN

XUẤT

MỞ

RỘNG

VÀ ĐẦU

TƯ ĐỔI

MỚI

CÔNG

Page 108: Dnvv VP Ngoai Thuong

NGHỆ......................................................................................

3.4. TÍN

DỤNG

NGÂN

HÀNG

GIÚP CÁC

DN N&V

MỞ

RỘNG

HỢP TÁC

..................

10

II. DOANH

NGHIỆP

NHỎ VÀ

VỪA TRONG

NỀN KINH

TẾ THỊ

TRƯỜNG

.......................

11

1. KHÁI

NIỆM VÀ

ĐẶC

ĐIỂM DN

N&V

11

1.1. K

HÁI

NIỆM

Page 109: Dnvv VP Ngoai Thuong

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Trần Thị Quỳnh Soa 111 Lớp : A15 - K42D - KTNT

11

1.2. N

HỮNG

THUẬN

LỢI và khó

khăn trong

hoạt

ĐỘNG

KINH

DOANH

CỦA CÁC

DN N&V

..................

13

Page 110: Dnvv VP Ngoai Thuong

1.3.TÌNH

HÌNH PHÁT

TRIỂN DN

N&V Ở VIỆT

NAM

15

1.4.VỐN TÍN

DỤNG

TRONG DN

N&V

18

2. VAI TRÒ

CỦA CÁC DN

N&V TRONG

NỀN KỈNH TẾ

THỊ TRƯỜNG

19

III. HIỆU

QUẢ HOẠT

ĐỘNG THẨM

ĐỊNH TÍN

DỤNG ĐỐI VỚI

CÁC DN N&V

............................

22

1. KHÁI NIỆM

HIỆU QUẢ VÀ

HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG

THẨM ĐỊNH

TÍN DỤNG

22

Page 111: Dnvv VP Ngoai Thuong

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Trần Thị Quỳnh Soa 113 Lớp : A15 - K42D - KTNT

2. CÁC

CHỈ TIÊU

PHẢN

ÁNH HIỆU

QUẢ

HOẠT

ĐỘNG

THẨM

ĐỊNH TÍN

DỤNG

...................

23

2.1. VỀ

THỜI

GIAN

THẨM

ĐỊNH

23

2.2. VỀ

KẾT QUẢ

PHÂN

TÍCH

ĐÁNH

GIÁ

CHẤT

LƯỢNG

CỦA

HOẠT

ĐỘNG

TÍN

DỤNG

.................

Page 112: Dnvv VP Ngoai Thuong

24

2.3. CÁC

TIÊU CHÍ

KHÁC

26

3. NỘI

DUNG

THẨM

ĐỊNH TÍN

DỤNG

ĐỒI VỚI

CÁC

DOANH

NGHIỆP

NHỎ VÀ

VỪA

...................

27

3.1. THẨ

M ĐỊNH

CÁCH

VÀ UY

TÍN CỦA

DOANH

NGHIỆP

27

3.2. THẨ

M ĐỊNH

NĂNG

LỰC

PHÁP LÝ

Page 113: Dnvv VP Ngoai Thuong

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Trần Thị Quỳnh Soa 115 Lớp : A15 - K42D - KTNT

CỦA

DOANH

NGHIỆP

28

3.3. THẨ

M ĐỊNH

ĐIỀU

KIỆN

KINH

DOANH

CỦA

DOANH

NGHIỆP

.................

28

3.4. THẨ

M ĐỊNH

TÀI

CHÍNH

DOANH

NGHIỆP

29

3.5. THẨ

M ĐỊNH

PHƯƠNG

ÁN KINH

DOANH,

Dự ÁN

ĐẦU

TƯ CỦA

DOANH

NGHIỆP

Page 114: Dnvv VP Ngoai Thuong

.................

33

4. CÁC

YẾU TỒ

ẢNH

HƯỞNG

ĐẾN HIỆU

QUẢ

HOẠT

ĐỘNG

THẨM

ĐỊNH TÍN

DỤNG

...................

35

4.1. CÁC

NHÂN TỐ

ẢNH

HƯỞNG

TỪ PHÍA

DOANH

NGHIỆP

35

4.2. CÁC

NHÂN TỐ

ẢNH

HƯỞNG

TỪ PHÍA

BÊN

TRONG

NGÂN

HÀNG

Page 115: Dnvv VP Ngoai Thuong

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Trần Thị Quỳnh Soa 117 Lớp : A15 - K42D - KTNT

.................

36

4.3. CÁC

NHÂN TỐ

KHÁCH

QUAN

KHÁC

39

5. VAI

TRÒ CỦA

HOẠT

ĐỘNG

THẨM

ĐỊNH TÍN

DỤNG

40

CHƯƠNG II

...............................

42

THỰC TRẠNG

HIỆU QUẢ

THẨM ĐỊNH TÍN

DỤNG ĐỐI VỚI

CÁC DOANH

NGHIỆP NHỎ VÀ

VỪA TẠI NGÂN

HÀNG TMCP

CÁC DOANH

NGHIỆP NGOÀI

QUỐC DOANH

(VPBANK)..........................................................................................

Page 116: Dnvv VP Ngoai Thuong

I. GIỚI THIỆU

CHUNG VỀ

VPBANK

........................

42

1. LỊCH

SỬ HÌNH

THÀNH

VÀ PHÁT

TRIỂN

42

2. SƠ ĐỒ

TỔ CHỨC

44

3. TÌNH

HÌNH

HOẠT

ĐỘNG

KINH

DOANH

47

3.1. TÌNH HÌNH

HUY ĐỘNG VỐN

47

3.2. TÌNH HÌNH

HOẠT ĐỘNG TÍN

DỤNG................48

3.3. TÌNH HÌNH

HOẠT ĐỘNG

THANH TOÁN

QUỐC TẾ

49

Page 117: Dnvv VP Ngoai Thuong

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Trần Thị Quỳnh Soa 119 Lớp : A15 - K42D - KTNT

3.4. KẾT QUẢ

HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH. .50

TRONG THỜI

GIAN GẦN ĐÂY,

HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH

CỦA VPBANK

KHÁ TỐT, LỢI

nhuận tăng đều qua

các NĂM (XEM

BẢNG 4).............................................................................................

II. THỰC

TRẠNG

HIỆU QUẢ

HOẠT

ĐỘNG

THẨM

ĐỊNH TÍN

DỤNG ĐỐI

VỚI CÁC

DOANH

NGHIỆP

VỪA VÀ

NHỎ TẠI

VPBANK

52

1. HỆ

THỒNG VĂN

BẢN PHÁP

LÝ ĐIỀU

CHỈNH

Page 118: Dnvv VP Ngoai Thuong

HOẠT

ĐỘNG

THẨM ĐỊNH

TÍN DỤNG

TẠI VPBANK

......................

52

2. QUY

TRÌNH

THẨM ĐỊNH

TÍN DỤNG

DN N& V

TẠI

VPBANK....

55

3. PHẤN

CẤP QUẢN

LÝ TRONG

HOẠT

ĐỘNG

THẨM ĐỊNH

TÍN

DỤNG ĐỒI

VỚI CÁC

DNN& V TẠI

VPBANK

......................

56

4. THỰC

TRẠNG

HOẠT

ĐỘNG

Page 119: Dnvv VP Ngoai Thuong

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Trần Thị Quỳnh Soa 121 Lớp : A15 - K42D - KTNT

THẨM ĐỊNH

TÍN DỤNG

DN N&V

TẠI VPBANK

......................

57

4.1. THU

THẬP

THÔNG

TIN VỀ

DOANH

NGHIỆP

57

4.2. QUÁ

TRÌNH

THẨM

ĐỊNH TÍN

DỤNG DN

N&V TẠI

VPBANK

..................

60

5. PHẤN

TÍCH HIỆU

QUẢ HOẠT

ĐỘNG

THẨM ĐỊNH

TÍN DỤNG

ĐỒI VỚI

CÁC

DNN&V TẠI

VPBANK

Page 120: Dnvv VP Ngoai Thuong

THÔNG

QUA CÁC

CHỈ TIÊU

68

5.1. THỜI

GIAN

THẨM

ĐỊNH

68

5.2. KẾT

QUẢ,

PHÂN

TÍCH

ĐÁNH

GIÁ

CHẤT

LƯỢNG

TÍN

DỤNG

..................

69

6. ĐÁNH

GIÁ HIỆU

QUẢ HOẠT

ĐỘNG

THẨM ĐỊNH

TÍN DỤNG

ĐỒI

VỚIDNN&V

TẠI VPBANK

......................

75

Page 121: Dnvv VP Ngoai Thuong

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Trần Thị Quỳnh Soa 123 Lớp : A15 - K42D - KTNT

6.1. NHỮ

NG KẾT

QUẢ ĐẠT

ĐƯỢC

75

6.2. NHỮ

NG KHÓ

KHĂN,

HẠN CHẾ

NGUYÊN

NHÂN

77

CHƯƠNG III

...............................

83

MỘT SỐ GIẢI

PHÁP VÀ KIẾN

NGHỊ NHẰM

NÂNG CAO

HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG

THẨM ĐỊNH TÍN

DỤNG ĐỐI VỚI

CÁC DOANH

NGHIỆP NHỎ VÀ

VỪA TẠI NGÂN

HÀNG TMCP

CÁC DOANH

NGHIỆP NGOÀI

QUỐC DOANH

VIỆT NAM

Page 122: Dnvv VP Ngoai Thuong

(VPBANK)

...............................

83

I. ĐỊNH

HƯỚNG

HOẠT

ĐỘNG TÍN

DỤNG NÓI

CHUNG VÀ

CÔNG TÁC

THẨM

ĐỊNH TÍN

DỤNG CÁC

DN N&V

TẠI

VPBANK

83

1. ĐỊNH

HƯỚNG CỦA

VPBANK TRONG

CÔNG TÁC TÍN

DỤNG

ĐỒI VỚIDNN&V

.............................

83

2. ĐỊNH

HƯỚNG CỦA

VPBANK TRONG

HOẠT ĐỘNG

THẨM ĐỊNH

TÍN DỤNG ĐỒI

VỚI CÁC DN

Page 123: Dnvv VP Ngoai Thuong

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Trần Thị Quỳnh Soa 125 Lớp : A15 - K42D - KTNT

N&V.

.............................

85

II. MỘT SỐ GIẢI

PHÁP NHẰM

NÂNG CAO

HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG

THẨM ĐỊNH

TÍN DỤNG ĐỐI

VỚI CÁC DN

N&V TẠI

VPBANK

...............................

85

1. NHÓM GIẢI

PHÁP TỪ PHÍA

NGÂN HÀNG

VPBANK

85

Page 124: Dnvv VP Ngoai Thuong

1.1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THU

THẬP THÔNG TIN.............................................................................86

1.2. GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH CÔNG TÁC THẨM

ĐỊNH TÍN DỤNG DN N&V...............................................................87

1.3. GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LựC......................89

1.4. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KHÁCH HÀNG .... 91

1.5. GIẢI PHÁP VỀ CÔNG NGHỆ - TRANG THIẾT BỊ VÀ

PHƯƠNG TIỆN...................................................................................92

1.6. NHỮNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ THẨM ĐỊNH..............................94

2. NHÓM GIẢI PHÁP TỪ PHÍA DN N&V . .............................................94

2.1. NÂNG CAO NĂNG LựC TÀI CHÍNH........................................95

2.2. NÂNG CAO KHẢ NĂNG XÂY DựNG PHƯƠNG ÁN SẢN

XUẤT KINH DOANH, Dự ÁN ĐẦU TƯ..........................................95

2.3. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN, MINH

BẠCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH...................................................95

2.4. ĐA DẠNG HOÁ CÁC HÌNH THỨC BẢO ĐẢM.......................95

2.5. NÂNG CAO HIỂU BIẾT VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG, CÁC

DỊCH

VỤ CUNG CẤP CỦA NGÂN HÀNG................................................96

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THẨM

ĐỊNH TÍN DỤNG DN N&V.......................................................................96

1. KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ, CÁC BỘ, NGÀNH VÀ CHÍNH

QUYỀN ................................................................................................... 96

2. KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC.......................................98

3. KIẾN NGHỊ VỚI VPBANK...............................................................100KẾT LUẬN....................................................................................................102DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

4

Page 125: Dnvv VP Ngoai Thuong

i

PHỤ LỤC

(Trích Tờ trình về việc vay vốn kinh doanh của công ty Cổ phần Du lịch

Thương mại quảng cáo Hà Việt ).

VP BANK - CHI NHÁNH HÀ NỘIPHÒNG PHỤC VỤ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIẼP

TỜ TRÌNH

(V/v vay vốn kinh doanh của công ty Cổ phần Du lịch thương mại quảng cáo Hà Việt)

Kính trình: BAN TÍN DỤNG VP BANK - CHI NHÁNH HÀ NỘITrên cơ sở nhận được đơn đề nghị vay vốn và hồ sơ của Công ty cổ phần Du lịch thương mại quảng cáo Hà Việt, Phòng dịch vụ khách hàng Doanh nghiệp xin kính trình Ban tín dụng như sau:I. KHÁCH HÀNG VÀ ĐỀ NGHỊ CỦA KHÁCH HÀNG1. Giới thiệu về khách hàng vay vốn:- Tên khách hàng vay vốn: Công ty cổ phần Du lịch thương mại quảng cáo Hà Việt- Trụ sở đăng ký kinh doanh: Số 42, Phố Cửa Bắc, Phường Trúc Bạch, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.- Điện thoại: 04.8238.643/8293.519- Website: http:// www.haviet.com - Giấy đăng ký kinh doanh số: 0103015706 do Sở kế hoạch đầu và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 02/02/2007, đăng ký thay đổi ngày 24/05/2007.- Ngành nghề kinh doanh: Lữ hành- vận chuyển khách du lịch; Dịch vụ quảng cáo; Dịch vụ tư vấn giới thiệu việc làm; Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng; In lưới thủ công và photocopy; In ấn bao bì nhãn mác; In và các dịch vụ liên quan đến in; Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp; Trang trí nội thất công trình; sản xuất mua bán giấy và các sản phẩm từ giấy để phục vụ vêj sinh và tiêu dùng...- Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng ( Bằng chữ: Mười tỷ đồng chẵn).- Đại diện trước pháp luật: Ông Nguyễn Mạnh CườngChứcvụ:Chủ tịch HĐQT.- Số CMND: 011587734 do Công an Thành phố Hà Nội cấp ngày 10/04/2001.- Đại diện vay vốn theo uỷ quyền: Bà Đỗ Thị Ngọc DungChứcvụ:Giám

đốc điềuhành.

Page 126: Dnvv VP Ngoai Thuong

ii

- Số CMND: 011587124 do Công an Thành phố Hà Nội cấp ngày 25/07/2006.Theo biên bản họp Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần Du lịch thương mại quảng cáo Hà Việt ngày 22/07/2007.2. Đề nghị của khách hàng:- Số tiền vay: 560.000.000 VND ( Năm trăm sáu mươi triệu đồng chẵn)- Mục đích: Bổ sung vốn kinh doanh- Thời hạn: 12 tháng- Tài sản đảm bảo: 03 phương tiện vận tải của Công ty cổ phần du lịch thương mại quảng cáo Hà Việt- Lãi suất: 0,15% tháng3. Tài liệu khách hàng gửi đến:- Đơn đề nghị vay vốn kiêm khế ước nhận nợ lập ngày 25/07/2007;- Phương án kinh doanh lập ngày 25/07/2007;- Biên bản họp hội đồng quản trị Công ty- Bản giới thiệu chủ tịch quản trị doanh nghiệp; CMND các thành viên góp vốn, Giám đốc;- Báo cáo tài chính 2005,2006; 06 tháng đầu năm 2007;- Một số hợp đồng kinh tế đầu vào, đầu ra và hoá đơn GTGT;- Một số giấy tờ liên quan khác.

II. THẨM ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT CỦA BỘ A/O:1. Tư cách pháp lý:- Công ty cổ phần du lịch thương mại quảng cáo Hà Việt được thành lập và kinh doanh theo giấy chứngnhận ĐKKD số 0103015706 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 02/02/2007, đăng kýthay đổi lần 1 ngày 24/05/2007 với lĩnh vực hoạt động và quảng cáo, thiết kế và in ấn.- Công ty được thành lập với 3 cổ đông sáng lập là:+ Ông Nguyễn Mạnh Cường, góp 3,6 tỷ đồng ( 36.000 cổ phần) tương đương 36% vốn điều lệ;+ Bà Đỗ Thị Ngọc Dung, góp 3,2 tỷ đồng ( 32.000 cổ phần) tương đương 32% vốn điều lệ;+ Bà Nguyễn Phương Hạnh, góp 3,2 tỷ đồng ( 32.000 cổ phần) tương đương 32% vốn điều lệ;Ba cổ đông góp vốn của Công ty là ngừơi trong một gia đình, bà Dung là vợ ông Cường, bà Hạnh là con gái của ông Cường, bà Dung. Do vậy có thể thấy đây là mô hình quản lý doanh nghiệp theo kiểu gia đình, cơ cấu tổ chức tương đối gọn

Page 127: Dnvv VP Ngoai Thuong

iii

nhẹ nhưng lại đầy đủ phòng ban và có tính chuyên nghiệp.Đại diện theo pháp luật của công ty là ông Nguyễn Mạnh Cường, Chủ tịch HĐQT Công ty. Ông Cường sinh năm 1957, đã từng tốt nghiệp khoa kinh tế trường Công nghiệp Mỹ thuật năm 1797. Hiện ông Cường phục trách mảng đối ngoại và giao dịch tìm đầu mối khách hàng cho công ty.Đại diện vay vốn cho công ty là bà Đỗ Ngọc Dung, giám đốc điều hành kinh doanh của công ty. Bà Dung sinh năm 1961, tốt nghiệp Khoa kinh tế, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Khoa kinh tế đối ngoại năm 1985. Bà Dung đã có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh quảng cáo và in ấn của Công ty, trước khi về mở công ty riêng thì bà đã làm việc mảng đầu tư quảng cáo quá trình công tác cụ thể:+ Từ năm 1988 đến năm 1990, Nhân viên tại Tổng công ty điện lực Việt Nam;+ Từ năm 1990 đến năm 1993, Nhân viên Tổng công ty Vinaconex+ Từ năm 1997 đến năm 2007, Giám đốc Công ty cổ phần du lịch thương mại quảng cáo Hà Việt Vợ chồng ông Cường, Bà Dung hiện đang sống tại số nhà 12, Phố Trúc Bạch, Thành phố Hà Nội cùng hai con là bà Nguyễn Phương Hạnh là một thành viên góp vốn của Công ty và Nguyễn An Nam. Qua tiếp xúc Cán bộ tín dụng nhận thấy Ban lãnh đạo Công ty là người nhiệt tình, năng động, cởi mở và am hiểu lĩnh vực kinh doanh của Công ty.Kết luân: Công ty cổ phần du lịch thương mại quảng cáo Hà Việt có đầy đủ tư cách pháp lý để quan hệ tín dụng với VP Bank và Bà Đỗ Thị Ngọc Dung là người đại diện vay vốn hợp pháp của Công ty.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty:Công ty cổ phần du lịch thương mại quảng cáo Hà Việt thành lập từ đầu năm 2007, được chuyển đổi từ công ty TNHH Du lịch thương mại quảng cáo Hà Việt đăng ký hoạt động từ cuối năm 1996 chính thức kinh doanh 1997 với lĩnh vực hoạt động chính là tư vấn quảng cáo, dịch vụ quảng cáo, thiết kế và in ấn. Công ty là thành viên Hiệp hội quảng cáo Việt Nam, hiện có rất nhiều dịch vụ và sản phẩm quảng cáo tiện ích và phù hợp với nhu cầu của thị trường với khấu kinh doanh “ Sự đầu tư nhỏ với một hiệu quả không nhỏ ”.Công ty Hà Việt đã hoạt động trong lĩnh vực in ấn và quảng cáo được 10 năm, từ khi thành lập đến chuyển đổi sang hình thức cổ phần thì công ty có trụ sở tại số nhà 12, Phố Châu Long, Phường Trúc Bạch, Thành phố Hà Nội, là nhà ở của các cổ đông của công ty, sau đó Công ty chuyển về trụ sở thuê tại số nhà 42, Phố Cửa Bắc, Phường Trúc Bạch, Thành phố Hà Nội, gồm 5 tầng, diện tích sử dụng là 400m2 rất khang trang, bô trí các phòng ban rất hơp lý bao gồm. Ngôi nhà này do công ty thuê lại của cá nhân với giá thuê là 1.350 USD/tháng. Tổng số lao động thường xuyên của doanh nghiệp là 35 người chia làm 7 phòng, ban. Ban

Page 128: Dnvv VP Ngoai Thuong

iv

Giám đốc (02 người), Phòng kế toán (08 người), Phòng thiết kế (05 người), Phòng kinh doanh (07 người), Xưởng sản xuất (13 người), ngoài ra công ty còn có đội ngũ công nhân thời vụ khoảng 50 người để tham gia lắp đặt, thi công. Theo đánh giá của cán bộ tín dụng mô hình bố trí phòng ban và nhân sự của doanh nghiệp tương đối khoa học. Ngoài trụ sở chính, công ty còn thuê 02 kho chứa hàng tại Số 75 Phạm Hồng Thái, 02 tầng, diện tích sử dụng 114m2 chứa hàng mềm như vải, bạt và kho tại số 36/56 ngõ 310 Nghi Tàm khu vực Tứ Liên, diện tích sử dụng 250m2 chứa nguyên vật liệu cứng như sắt, thép, mêka và nơi sản xuất. Hàng hoá của công ty nhập về trong thời gian chưa lắp hoặc chờ lắp đặt được tập kết tại kho, nhưng rất ít vì luôn được lắp đặt sẵn tại địa điểm quảng cáo có 2-3 nhân viên tại kho để sẵn sàng xuất nhập hàng khi có lệnh của Ban giám đốc và công ty có 02 phương tiện vận tải để chở hàng, 03 xe giao dịch nên rất thuận tiện và đáp ứng được tiến độ cho khách hàng.Hoạt động kinh doanh của công ty chia làm 2 mảng chính đó là:ũ Dịch vụ quảng cáo: Công ty có rất nhiều sản phấm quảng cáo hiện đại như quảng cáo ngoài trời, biển quảng cáo tấm lớn đặt ở các đường cao tốc, quảng cáo đèn quay trên giải phân cách, quảng cáo trên đèn Neon-sign, băng zôn, quảng cáo nhà chờ xe bus và các sản phấm truyền thống khác.. .do vậy đáp ứng được phần lớn nhu cầu quảng cáo của thị trường, nhất là đối với khách hàng là các công ty và các tổ chức lớn muốn quảng cáo sản phấm hay thương hiệu của mình. Đây là mảng kinh doanh chính và doanh thu mang lại 90% tổng doanh thu phù hợp với chi tiết doanh thu từ sổ cái của Doanh nghiệp.ũ Dịch vụ in ấn: Sản phấm chủ yếu của mảng kinh doanh này là in ấn hoá đơn, in lịch, in băng rôn quảng cáo. Doanh thu từ dịch vụ này chiếm 10% tổng doanh thu.- Về thị trường đầu tư vào của công ty: Các nguyên vật liệu chủ yếu là nhôm, sắt, thép, mica, giấy in, bạt.. .làm ra sản phấm quảng cáo đều rất sẵn trên thị trường nhưng Công ty thường xuyên lấy cảu một số nhà cung cấp chính như Công ty Bình Phát, Công ty Lộc Trường Xuân, Ngọc Sơn ( Nhôm, tôn), Công ty Tiến Đạt, Vinh Oanh ( Kính, gương), Công ty Gang thép Thái Nguyên ( Thép), HTX giấy HN ( giấy in). Công ty Phú Cường ( Sơn)... Khâu thiết kế, lắp đặt thì Công ty tự làm với đội ngũ nhân viên giàu năng lực. Khâu in ấn, Công ty liên kết và đặt hàng chủ yếu với Công ty in Việt Anh chuyên cung cấp về dịch vụ in ấn do em trai ông Cường làm chủ, nên có tính chủ động.- Về thị trường đầu ra: Các sản phẩm của công ty chủ yếu là các sản phẩm hiện đại, có chất lượng cao và được cung cấp dich vụ tư vấn, thiết kế ý tưởng cho các sản phẩm quảng cáo tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Vì vậy, Công ty đã tạo được uy tín trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm quảng

Page 129: Dnvv VP Ngoai Thuong

v

cáo, xây dựng được mạng lưới hơn 200 khách hàng tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng. Một số khách hàng lớn và truyền thống là của Công ty như: Công ty liên doanh Unilever Việt Nam (thuộc Unilever Group- Mỹ), Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam ( Bảo Việt), Tổng công ty Bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PJICO), Công ty TNHH UNZA Việt Nam- Pháp, Công ty cổ phần Bảo hiểm Nhân thọ Bảo Minh, Hãng mỹ phẩm LG- Hàn Quốc- Tiềm năng phát triển: Đánh giá từ các nguồn tin cho thấy thì thị trường các sản phẩm quảng cáo tại Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng, rất phát triển, tốc độ tăng trưởng khác cao khoảng 20-30% năm và còn phát triển ít nhất trong 15 năm tới.Như vậy: Tình hinh hoạt động của Công ty tương đối hiệu quả, thị trường đầu ra đầu vào ổn định. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty có nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới.3. Tình hình tài chính của Công ty:

ST CHI TIÊU NAM 2005 NAM 2006 6 THÁNH ĐAU 1 2 3 4 5

Tổng doanh thu 11,834,004,239

19,186,103,597

10,218,467,475Các khoản giảm trừ

1 Doanh thu thuần 11,843,004,239

19,186,103,597

10,218,467,4752 Giá vốn hàng bán 9,923,101,9

9819,186,103,597

10,218,467,4753 Lợi nhuận gộp 1,910,902,2

412,331,923,471

2,775,394,3944 Chi phí bán hàng5 Chi phí quản lý doanh 763,863,31 844,066,22 912,764,5076 Lợi nhuận thuân từ 1,147,038,9 1,487,857,2 1,862,629,887

-Thu nhập từ hoạt động 3,224,100-Thuế doanh thu phải -Chi phí hoạt động tài 223,286,81 438,581,69 838,386,080

7 Lợi nhuận từ hoạt động (220,602,71 (438,581,69 (383,386,080)-Các khoản thu nhập bất 134,830,08 6,292,105-Thuế doanh thu phải -Chi phí bất thường 31,142,878 90,719,804

8 Lợi nhuận bất thường -31,142,878 44,110,279 6,292,1059 Lợi nhuân trước thuế 895,833,33 1,039,385,8 1,485,535,91210 Thuế TNDN phải nộp 250,833,33 306,148,03 415,950.05511 Lợi nhuân sau thuế 645,000,00 787,237,79 1,069,585,857

ũ Về nguồn vốn:- So với năm 2005, các khoản nợ phải trả 31/12/2006 của Công ty tăng không đáng kể khoảng 5% ( chiếm 60% tổng nguồn vốn), thời điểm 30/06/2007 chỉ chiếm 46% tổng nguồn vốn là do nhu cầu vốn của công ty thường tăng vào cuối

Page 130: Dnvv VP Ngoai Thuong

vi

năm nhưng lại tăng về con số tuyệt đối. Hơn nữa, các khoản phải trả người bán cũng tăng 48% thời điểm 30/06/2007 so với năm 2006 cũng khiến cho tổng nợ phải trả của Công ty tăng. Nguyên nhân tăng các khoản phải trả là so trong 6 tháng đầu năm nay, Công ty nhập tương đối nhiều hàng (trị giá hơn 6 tỷ đồng) để đầu tư vào các địa điểm quảng cáo.- Ngoài ra, trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty đến cuối tháng 06/2006, nguồn vốn kinh doanh tăng từ 5,3 tỷ lên 10 tỷ đồng do vốn góp của cổ đông tăng lên.ũ Về tài sản:- Do đặc thù của Công ty là kinh doanh sản phấm quảng cáo nên TSLĐ và TSCĐ của Công ty chiếm tương đối cân bằng ( 50% tổng tài sản). TSCĐ của Công ty hiện nay chiếm phần lớn là các địa điểm đặt quảng cáo, phương tiện vận tải, còn lại các thiết bị văn phòng.- Trong tổng TSLĐ của Công ty, khoản mục phải thu khách hàng chiếm cũng tương đối lớn năm 2006 là 1.737 triệu đồng ( khoảng 20%), đến 30/06/2007 là 5.318 triệu đồng ( khoảng 51% tổng TSLĐ) do khách hàng thường thanh toán sau khi nghiệm thu sản phấm quảng cáo bàn giao đưa vào sử dụng vào gần cuối năm và còn lại là khoản thu Công ty khách hàng giữ lại khoảng 10% để bảo hành sản phấm trong thời hạn 12 tháng. Cán bộ tín dụng đã kiểm tra sổ sách và một số hợp đồng của Công ty thì thấy phải thu của khách hàng đến thời điểm cuối tháng 06/2006 bao gồm các khách hàng lớn thường xuyên là Công ty cho thuê tài chính 1.379 triệu đồng, Công ty liên doanh Unilever Việt Nam 997 triệu, Bảo Việt 527 triệu đồng, Công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Minh 198 triệu đồng...- Hàng tồn kho của Công ty đến thời điểm cuối tháng 06/2007 là hơn 2.471 triệu đồng, chiếm 24% TSLĐ là do thời gian vừa qua Công ty vừa nhập nguyên vật liệu về, lăp đặt vào các biển đặt để cung ứng dịch vụ cho kháh hàng đã ký Hợp đồng thể hiện ở chi phí SXKD dở dang 1.551 triệu đồng, phần còn lại để tồn chuẩn bị cho lăp đặt mới thể hiện ở vật tư là 784 triệu gồm kính, nhôm, săt, thép, xi măng...ũ Về kết quả hoạt động và sản xuất kinh doanh:- Doanh thu thuần của Công ty năm 2006 tăng 8 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2005, riêng 06 tháng đầu năm 2007 đạt khoảng 22 tỷ đồng, lý do là Công ty đang có khá nhiều khách hàng đặt hàng và ký hợp đồng lăp đặt sản phẩm quảng cáo. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / doanh thu thuần đạt tương đối tốt năm 2005 đạt 5,4%, năm 2006 đạt 4,1%, 30/06/2007 đạt 10,5%. Tuy nhiên cũng chưa phản ánh chính xác được lợi nhuận thực tế mà Công ty đạt được.

Page 131: Dnvv VP Ngoai Thuong

vii

Kết luân: Tình hình hoạt động của Công ty như trên có thể thấy hoạt động kinh doanh của Công ty là thực sự có hiệu quả và đang phát triển.4. Quan hệ với các TCTD:ũ Quan hệ với VP Bank: Đây là lần thứ 2 Công ty thiết lập quan hệ tín dụng tại VP Bank - Chi nhánh Hà Nội. Hiện món vay còn dư nợ là món vay mua ô tô trả góp tại phòng A/O cá nhân, hiện dư nợ là 730 triệu đồng.ũ Quan hệ với các TCTD khác: Theo thông tư từ CIC ngày 24/07/2007, Công ty có quan hệ tín dụng với 3 tổ chức tín dụng. Hiện nay toàn bộ dư nợ của Công ty là nợ đủ tiêu chuẩn, tuy nhiên Công ty đã có nợ cần chú ý tại CN NHNT KCX Tân Thuận, nay đã hết dư và NH ĐT&PT Hà Nội thì do sai sót và Công ty đã có xác nhận. Cụ thể về dư nợ như sau:

Tô chức tín dụng Dư nợ Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội 6.510 Dư ngăn hạn: 3.824trđ, trung hạn:

Công ty cho thuê TC- 1.379 Năm 2007 mới phát sinhHội sở NHTMCP Quốc tế 300 Đã tât toán ngày 26/07/2007

Tông cộng 8.189

Ngoài ra cá nhân ông Cường còn dư nợ tại Ngân hàng TMCP Phương Nam- Hà Nội: 2.900 triệu đồng, vay mua nhà ở cá nhân.5. Phương án vay vôn và kề hoạch trả nợ: ũ Lý do xin vay và sô tiền:Trong giai đoạn này, hoạt động kinh doanh của Công ty đang phát triển và có nhiều đơn đặt hàng. Hàng năm Công ty thường xuyên duy tu, nâng cấp các địa điểm mà Công ty khái thác và đang chờ khai thác để đặt sản phẩm quảng cáo. nhằm nâng cao tính cạnh tranh đáp ứng nhu cầu đang tăng và ngày càng khó tính của khách hàng. Hơn nữa, thời gian vừa qua Công ty đã ký được một số hợp đồng cung cấp sản phẩm quảng cáo thường xuyên với một số khách hàng lớn, do vậy chi phí mua một số nguyên vật liệu để nâng cấp các địa điểm trên phải tăng lên. Vì vậy, Công ty đang cần nguồn vốn bổ sung để thực hiện mục đích nói trên. Cụ thể:- Tổng nhu cầu vốn cần thiết: 850.000.000 đồng; trong đó:+ Vốn tự có: 290.000.000đồng

Page 132: Dnvv VP Ngoai Thuong

+ vôn cần vay VP Bank: 560.000.000 đồngTheo các hợp đồng đầu vào của Công ty thì dự kiến bên bán sẽ hoàn thành việc giao hàng cho Công ty theo nhu cầu và tiến độ kể từ ngày ký hợp đồng. Phương thức thanh toán thường 100% sau khi nhận được hàng, Sau đóm Công ty sẽ thiết lập kết hàng đầy đủ và thực hiện thi công, nâng cấp các địa điểm phục vụ quảng cáo. Các mặt hàng đầu vào chủ yếu là nguyên vật liệu xây dựng nên ít được trả chậm. Ngoài một số hàng hóa Công ty mua theo hợp đồng thì Công ty còn mua ở bên ngoài một số hàng hóa nhỏ lẻ khi có nhu cầu.Theo các hợp đồng cung cấp dịch vụ thì phương thức thanh toán cũng rất đa dạng, sau khi ký hợp đồng khách hàng trả cho Công ty một phần 30%, sau khi nghiệm thu thanh toán một phần khoảng 50%, phần còn lại khoảng 10% là tiền giữ lại bảo hành và sẽ thạnh toán nốt khi thanh lý hợp đồng. Nhưng hợp đồng cung cấp thường ký kết đầu năm, nhưng thời điểm cuối năm sau khi trao đổi với đối tác Công ty đã phải triển khai thi công, lắp đặt các địa điểm quảng cáo, sau khi ký hợp đồng Công ty dựng maquette, khách hàng chấp thuận duyệt thì mới tiến hành thi công. Như vậy nhu cầu vào cuối năm của Công ty là rất lớn.Công ty thường phải thanh toán cho nhà cung cấp ngay khi nhận đủ lượng hàng hóa. Vì vậy, Công ty dự kiến vay VP Bank 560 triệu đồng, số còn lại sẽ được Công ty huy động từ vốn tự có. Số tiền Công ty vay ngân hàng dự định thanh toán ngay cho nhà cung cấp như vậy, để tạo thuận lợi cho Công ty, cán bộ tín dụng để nghị giải ngân bằng chuyển khoản và bằng tiền mặt cho khách hàng. ũ Hiệu quả của phương án và kế hoạch trả nợ:Công ty dự kiến dùng nhiều thu được từ việc cung cấp dịch vụ trên và lợi nhuận từ kinh doanh của Công ty để trả nợ ngân hàng. Cụ thể phương án kinh doanh một năm như sau:

Đơn vị: đồngSTT Chỉ tiêu Dự kiến hàng Tông hợp một năm % DT

I Doanh thu cung câp 1.800.000.000 21.600.000.000II Chi phí kinh doanh 1.644.000.000 19.728.000.0001 Giá vốn hàng bán 1.300.000.000 15.600.000.000 72.2%2 Chi phí quản lý & bán 220.000.000 2.640.000.000 12.2%3 Chi phí lãi vay 90.000.000 1.080.000.0004 Chi phí khác 34.000.000 408.000.000

III Lợi nhuân thưc tế dư 156.000.000 1.872.000.000 87%

Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính của Công ty đến 30/06/2007, doanh thu đạt 10,1 tỷ, bình quân hàng tháng khoảng 1,7% tỷ đồng/ tháng, trong đó lợi nhuận đạt 1.070 triệu đồng, bình quân hàng thánh 178 triệu đồng tương đương 10% doanh thu. Như vậy dự kiến kinh doanh của Công ty như vậy là hợp lý, doanh thu 21,6 tỷ là có thể đạt được.Theo tính toán các chỉ tiêu trên trên bảng cân đối của Doanh nghiệp qua các năm thì vòng quay vốn lưu động năm 2005 là 1,6 vòng; năm 2006 là 1,8 vòng. Dự kiến vòng quay vốn năm nay là 2 vòng. Như vậy tính toán vốn lưu động còn thiếu cho Công ty như sau:

Chỉ tiêu Số tiên Đối chiếu

Page 133: Dnvv VP Ngoai Thuong

ix

Tổng chi phí cân thiết 19.488.000.000 = Tông chi phí trong nămChi phí thuộc đối tượng 18.648.000.000 =Tông chi phí- chi phí vay

Nhu cầu vốn cần thiết, Trong đó:

9.324.000.000 =CF thuộc đối tượng vay/VQ VLĐ

Vốn tự có tham gia 2.500.000.000 =Nguồn vốn kinh doanh-(Tông TSCĐ&ĐTDH- Vay dài hạn)

vill

cố định là các địa điểm quảng cáo. Hiện nay, Công ty đang vay trung hạn đầu tư đại điểm đặt quảng cáo tại Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội, mỗi năm trung bình Công ty phải trả gốc là 1 tỷ đồng, lãi giảm dâng theo dư nợ thực tế, món vay các nhân ông Cường tại VP Bank trả 250 triệu đồng/ năm và ngân hàng Phương Nam khoảng 400 triệu đồng/ năm. Như vậy, thì tổng nghĩa vụ trả nợ gốc của Công ty một năm là 1.650 triệu đồng, lãi khoảng 90 triệu đồng. Với lợi nhuận đạt được và dòng tiền qua tài khoản 500 triệu đồng/ tháng Công ty đủ nguồn đảm bảo trả nợ.Số tiền 560 triệu mà Công ty đề nghị vay là ký với lãi suất 1,05%/ tháng. Tuy nhiên vòng quay vốn lưu động của Công ty dự kiến là 02 vòng, so vậy cán bộ tín dụng đề xuất món vay này trả gốc làm 2 kỳ, mỗi kỳ 06 tháng.Như vây, phương án kinh doanh của Công ty là khả thi, phương án trả nợ là đảm bảo.6. Tài sản đảm bảo:Theo đề nghị của Công ty Cổ phần Du lịch thương mại quảng cáo Hà Việt thì tài sản bảo đảm cho khoản vay này là 03 xe ô tô. Cụ thể như sau:

điểm định giá là 560.000.000 đồng ( Năm trăm sáu mươi triệu đồng). Tài sản trên có thể đảm bảo cho khoản vay tối đa là 336.000.000 đồng, tương đương 60% giá

Vốn chiếm dụng (20% giá vốn)

1.560.000.000 =Gía vốn hạng bán/VQ VLĐ/Bình quân phải trả

Vốn vay NHĐT&PTHN 4.000.000.000 Ký hợp đồng vay hạn mứcPhần còn thiếu hụt 1.264.000.000Năm 2007, Công ty tăng vốn điều lệ từ 5,3 tỷ đồng lên 10 tỷ đồng, tuy nhiên số tiền này đã đầu tư số tài sản

Tên tài sản Đăc điểm Giá trị đánh giáXe ô tô con 07 chỗ ngồi nhãn hiệu SUZUKI SK140WV

Biển kiểm soát: 29Y-6678, SK: 104313; SM: 1085014; Màu: Xanh; Năm sản xuất: 2005; Xuất xứ: Việt Nam. Số đăng ký 0005586 ( cấp ngày 19/09/2006)

120.000.000 đồng

Xe ô tô con 07 chỗ ngồi nhãn hiệu SUZUKI Super Carry

Biển kiểm soát: 29S-7912; SK: 102355; SM: 1070637; Màu: Trăng; Năm sản xuất: 2003; Xuất xứ: Việt Nam. Số đăng ký A0101086 (cấp ngày 25/03/2003)

90.000.000 đồng

Xe ô tô con 07 chỗ ngồi nhãn hiệu Ford Everest

Biển kiểm soát: 29X-7117; SK: 01150; SM: 62006; Màu: Ghi- Vàng; Năm sản xuất: 2005; Xuất xứ: Việt Nam. Số đăng ký 0047584 ( cấp ngày 17/11/2005)

350.000.000 đồng

Tông cộng 560.000.000 đông

Theo báo cáo của Phòng TD TSBĐ ngày 26/07/2007 thì trị giá của tài sản trên theo giá thị trường tại thời

Page 134: Dnvv VP Ngoai Thuong

x

trị tài sản tham khảo giá thị trường tại thời điểm định giá.Như vây, tài sản bảo đảm của Công ty chỉ đảm bảo an toàn cho khoản vay 366 triệu đông.Kết luân: Ngân hàng chấp nhân cho Công ty vay được sô tiền là 366 triệu tương đương với tài sản bảo đảm.7. xếp hạng tín dụng:1.Chấm điểm rủi ro tín dụng: A ( 74 điểm)2.Đánh giá tài sản bảo đảm: Trung bình3.Đánh giá xếp hạng tín dụng kết hợp: T ốt8.ý kiến và đề xuất của cán bộ A/O:

Qua phần thẩm định trên, cán bộ A/O có ý kiến sau:1. Khách hàng có đầy đủ tư cách pháp nhân, thành lập và hoạt động hợp pháp theo pháp luật hiện hành của Việt Nam;2. Môi trường và lĩnh vực kinh doanh của Công ty tương đối tốt và có khả năng phát triển;3. Tình hình kinh doanh của Công ty có hiệu quả, có khả năng hoàn trả nợ;4. Phương án vay vốn và kế hoạch của Công ty là hợp lý và đảm bảo khả năng trả nợ;5. Tài sản đảm bảo đủ bảo đảm cho khoản vay tôi đa 336 triệu đồng.Dựa trên đề xuất của Công ty Cô phần Du lịch thương mại quảng cáo Hà Việt, căn cứ những yếu tố đã phântích, đánh giá như trên, Phòng Phục vụ khách hàng Doanh nghiệp đề xuất với Ban tín dụng như sau:1. Số tiền cho vay: 336.000.000 đồng ( Ba trăm ba mươi sáu triệu đồng chăn);2. Thời hạn vay: 12 tháng kể từ ngày nhận nợ đầu tiên của món vay này;3. Lãi suất cho vay: 0,15%/ tháng;4. Hình thức giải ngân: giải ngân bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt;5. Điều kiện giải ngân: Ngân hàng chỉ giải ngân khi Công ty cung cấp đầy đủ các chứng từ phù hợp vớimục đích vay vốn;6. Hình thức trả nợ: trả lãi hàng tháng, trả gốc 02 kỳ ( 06 tháng/kỳ), mỗi kỳ trả 168.000.000 đồng;7.Tài sản đảm bảo: là 03 xe ô tô con;8.Điều kiện khác: chỉ giải ngân sau khi hoàn thiện các thủ tục về bảo đảm tài sản theo quy định của VPBank;9. Các khoản phí phải thu: thu phí theo quy định của VP Bank.ũKhoản tín dụng với các điêu kiện đã đê xuât như trên là phù hợp với quy định hiện hành củaVPBank và của Nhà nước, khoản tín dụng này thuộc thẩm quyênphê duyệt của Ban tín dụng.Trân trọng kính bình!

Page 135: Dnvv VP Ngoai Thuong

xi

Ý KIẾN LÃNH ĐẠO PHÒNG PVKHDN

Hà nội, ngày 31 tháng 07 năm 2007 Cán bộ tín dụng