50
Tại tỉnh Quảng Nam, hôm 24-03, nhà cầm quyền đã khánh thành tượng đài “Mẹ Việt Nam Anh hùng” 411 tỷ đồng trong niềm tự hào đó là “tượng đài đồ sộ nhất Đông Nam Á”, với mục đích vinh danh các bà mẹ có con đi lính cho Cộng sản rồi chết trận. Dù đã có nhiều ý kiến đề nghị nên lấy số tiền khổng lồ đó chia cho hơn 6 ngàn “bà mẹ anh hùng” đang thiếu đói, thế nhưng đảng Cộng sản, từ bao năm nay, đã chỉ muốn trả ơn họ bằng các tượng đài cũng như bằng những lời xưng tụng rỗng tuếch. Có khi còn cướp đất nhà của họ! Đối với giới công nhân cũng vậy. Trong 85 năm hiện hữu của mình, đảng đã nhờ xương máu của họ mà dựng xây ngai vàng, làm nên sự nghiệp. Để cám ơn và xưng tụng họ, đảng huênh hoang tuyên bố “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á” (cũng lại nhất ĐNÁ). Rồi để họ an tâm và hy vọng, Hiến pháp 1980 xác định chắc nịch: “Đảng CSVN [là] đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân… Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân(điều 4). HP 1992 lại càng hùng hồn: “Đảng CSVN, đội tiên phong của giai cấp công nhân VN, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động…” (điều 4). HP 2013 cũng luận điệu mỵ dân tương tự! Thế nhưng, ta hãy nghe nhà văn Trần Đĩnh viết trong Đèn Cù 2, chương 17: “Hoàng Ước, thư ký của Trường Chinh (TC) bảo tôi là một hôm TC nói với mấy người giúp việc rằng ta trả cho người lao động đồng lương bóc lột. Hoàng Ước bèn nói lương chúng tôi chỉ đủ sống 10 ngày. TC cau mày khó tin -bóc lột thì có nhưng sao lại có thể ác nghiệt hơn cả đế quốc đến thế- nhưng hôm sau ông bảo Hoàng Ước: Tôi đã hỏi nhà tôi, nhà tôi nói không có chế độ cung cấp đặc biệt thì lương ông cũng chỉ đủ cho nhà này ăn 10 ngày. Sau đó TC đến nhà máy thuốc lá Thăng Long nói: Phải cứu giai cấp công nhân! Hay thật! Ở một nước do giai cấp công nhân lãnh đạo mà đảng phải cứu giai cấp công nhân ra khỏi đồng lương bóc lột ?...Nhưng ông không nói cứu công nhân khỏi tay ai ? Và thằng khốn nào nó bóc lột công nhân ?Đó là câu chuyện của thập niên 80 thế kỷ trước. Hãy nghe thêm Khánh Hòa, với bài viết đăng trên Danviet.vn ngày 16-02-2014. “Nghiệt ngã phận đời ngày làm công nhân, tối về... bán dâm”: “Trong thời gian tìm hiểu về đời sống công nhân ở các khu công nghiệp lớn như Sóng Thần, Tân Tạo, Vĩnh Lộc, Biên Hòa… chúng tôi nhận thấy rằng cuộc sống của công nhân thường vô cùng chật vật. Đa phần họ phải làm việc trong môi trường có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, rất dễ bị các bệnh nghề nghiệp nhưng lại hoàn toàn không có bảo hiểm hay chế độ lương thưởng phù hợp… Vì quá thiếu tiền nên tôi [một công nhân] nói dối vợ ra ngoài gặp người bạn ở gần đó mượn thêm ít tiền, rồi sang bệnh viện Chợ Rẫy, tìm đến khoa huyết học truyền máu, nơi mà ngày nào cũng có cả trăm người, chủ yếu là những công nhân, lao động nghèo tới bán máu, tôi được mấy người ở đây hướng dẫn, một lần bán máu như thế kiếm được 470 ngàn đồng… Riêng với những công nhân nữ, dù biết là tội lỗi, là nhục nhã nhưng nhiều người vì miếng cơm, manh áo vẫn nhắm mắt đưa chân để làm cái việc nhơ nhuốc là đi bán dâm, như một cứu tinh duy nhất trong cơn cùng quẫn”. Đang khi đó thì cũng chính HP khẳng định tại VN có một tổ chức để chăm lo việc làm và cuộc sống cho họ, mang tên Công đoàn: “Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác” (HP 1992, đ. 10). HP 2013, vẫn đ. 10, lại mạnh miệng hơn nữa: Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;… giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động”. Hạnh phúc quá đi chứ! Thế nhưng, công đoàn này (còn mang tên Tổng Liên đoàn lao động VN) chỉ là một công cụ của đảng, luôn bênh vực quyền lợi chủ nhân vì ăn lương của họ, và chỉ làm có hai việc là kiểm soát tư tưởng lẫn hành vi công nhân và giúp đảng ra sức bóc lột họ. Thành thử chẳng lạ gì mà 40 năm nay đã xảy ra hơn 5000 cuộc đình công xuất phát tự công nhân trong mục tiêu đòi tiền lương xứng công sức và cuộc sống xứng nhân phẩm. Nhưng hầu như công nhân rốt cục vẫn là kẻ thất trận. Người ta còn nhớ cuối năm 2005 đã diễn ra nhiều cuộc đình công lớn đòi tăng mức lương tối thiểu cho công nhân tại các doanh nghiệp nước ngoài (mức lương này do Quốc hội quy định và thuộc hạng thấp nhất thế giới, nhằm thu hút đầu tư). Khi ấy, thủ tướng CS Phan Văn Khải đã nhanh chóng đáp ứng yêu cầu bằng cách tăng nó lên 40%. Thế nhưng, các công nhân đứng ra tổ chức biểu tình đều bị sa thải. Hiện nay, theo BBC 05-12-2014, tiền lương công nhân VN

lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

  Tại tỉnh Quảng Nam, hôm 24-03, nhà cầm quyền đã khánh thành tượng đài “Mẹ Việt Nam Anh hùng” 411 tỷ đồng trong niềm tự hào đó là “tượng đài đồ sộ nhất Đông Nam Á”, với mục đích vinh danh các bà mẹ có con đi lính cho Cộng sản rồi chết trận. Dù đã có nhiều ý kiến đề nghị nên lấy số tiền khổng lồ đó chia cho hơn 6 ngàn “bà mẹ anh hùng” đang thiếu đói, thế nhưng đảng Cộng sản, từ bao năm nay, đã chỉ muốn trả ơn họ bằng các tượng đài cũng như bằng những lời xưng tụng rỗng tuếch. Có khi còn cướp đất nhà của họ!

Đối với giới công nhân cũng vậy. Trong 85 năm hiện hữu của mình, đảng đã nhờ xương máu của họ mà dựng xây ngai vàng, làm nên sự nghiệp. Để cám ơn và xưng tụng họ, đảng huênh hoang tuyên bố “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á” (cũng lại nhất ĐNÁ). Rồi để họ an tâm và hy vọng, Hiến pháp 1980 xác định chắc nịch: “Đảng CSVN [là] đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân… Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân” (điều 4). HP 1992 lại càng hùng hồn: “Đảng CSVN, đội tiên phong của giai cấp công nhân VN, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động…” (điều 4). HP 2013 cũng luận điệu mỵ dân tương tự!

Thế nhưng, ta hãy nghe nhà văn Trần Đĩnh viết trong Đèn Cù 2, chương 17: “Hoàng Ước, thư ký của Trường Chinh (TC) bảo tôi là một hôm TC nói với mấy người giúp việc rằng ta trả cho người lao động đồng lương bóc lột. Hoàng Ước bèn nói lương chúng tôi chỉ đủ sống 10 ngày. TC cau mày khó tin -bóc lột thì có nhưng sao lại có thể ác nghiệt hơn cả đế quốc đến thế- nhưng hôm sau ông bảo Hoàng Ước: Tôi đã hỏi nhà tôi, nhà tôi nói không có chế độ cung cấp đặc biệt thì lương ông cũng chỉ đủ cho nhà này ăn 10 ngày. Sau đó TC đến nhà máy thuốc lá Thăng Long nói: Phải cứu giai cấp công nhân! Hay thật! Ở một nước do giai cấp công nhân lãnh đạo mà đảng phải cứu giai cấp công nhân ra khỏi đồng lương bóc lột ?...Nhưng ông không nói cứu công nhân khỏi tay ai ? Và thằng khốn nào nó bóc lột công nhân ?”

Đó là câu chuyện của thập niên 80 thế kỷ trước. Hãy nghe thêm Khánh Hòa, với bài viết đăng trên Danviet.vn ngày 16-02-2014. “Nghiệt ngã phận đời ngày làm công nhân, tối về... bán dâm”: “Trong thời gian tìm hiểu về đời sống công nhân ở các khu công nghiệp lớn như Sóng Thần, Tân Tạo, Vĩnh Lộc, Biên Hòa… chúng tôi nhận thấy rằng cuộc sống của công nhân thường vô cùng chật vật. Đa phần họ phải làm việc trong môi trường có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, rất dễ bị các bệnh nghề nghiệp nhưng lại hoàn toàn không có bảo hiểm hay chế độ lương thưởng phù hợp… Vì quá thiếu tiền nên tôi [một công nhân] nói dối vợ ra ngoài gặp người bạn ở gần đó mượn thêm ít tiền, rồi sang bệnh viện Chợ Rẫy, tìm đến khoa huyết học truyền máu, nơi mà ngày nào cũng có cả trăm người, chủ yếu là những công nhân, lao động nghèo tới bán máu, tôi được mấy người ở đây hướng dẫn, một lần bán máu như thế kiếm được 470 ngàn đồng… Riêng với những công nhân nữ, dù biết là tội lỗi, là nhục nhã nhưng nhiều người vì miếng cơm, manh áo vẫn nhắm mắt đưa chân để làm cái việc nhơ nhuốc là đi bán dâm, như một cứu tinh duy nhất trong cơn cùng quẫn”.

Đang khi đó thì cũng chính HP khẳng định tại VN có một tổ chức để chăm lo việc làm và cuộc sống cho họ, mang tên Công đoàn: “Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác” (HP 1992, đ. 10). HP 2013, vẫn đ. 10, lại mạnh miệng hơn nữa: “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;… giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động”. Hạnh phúc quá đi chứ!

Thế nhưng, công đoàn này (còn mang tên Tổng Liên đoàn lao động VN) chỉ là một công cụ của đảng, luôn bênh vực quyền lợi chủ nhân vì ăn lương của họ, và chỉ làm có hai việc là kiểm soát tư tưởng lẫn hành vi công nhân và giúp đảng ra sức bóc lột họ. Thành thử chẳng lạ gì mà 40 năm nay đã xảy ra hơn 5000 cuộc đình công xuất phát tự công nhân trong mục tiêu đòi tiền lương xứng công sức và cuộc sống xứng nhân phẩm. Nhưng hầu như công nhân rốt cục vẫn là kẻ thất trận. Người ta còn nhớ cuối năm 2005 đã diễn ra nhiều cuộc đình công lớn đòi tăng mức lương tối thiểu cho công nhân tại các doanh nghiệp nước ngoài (mức lương này do Quốc hội quy định và thuộc hạng thấp nhất thế giới, nhằm thu hút đầu tư). Khi ấy, thủ tướng CS Phan Văn Khải đã nhanh chóng đáp ứng yêu cầu bằng cách tăng nó lên 40%. Thế nhưng, các công nhân đứng ra tổ chức biểu tình đều bị sa thải. Hiện nay, theo BBC 05-12-2014, tiền lương công nhân VN vẫn thấp nhất trong khu vực, chẳng thể sống nổi: “Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mức lương trung bình của VN vẫn ở ngưỡng thấp trong khu vực ASEAN, đạt 3,8 triệu đồng (181 đô Mỹ). Số tiền này chỉ bằng ½ so với Thái Lan, 1/3 của Malaysia và 1/20 của Singapore… Lương tối thiểu trong hai năm gần đây vẫn chỉ đáp ứng 60% mức sống tối thiểu của người VN, thua xa các quốc gia phát triển và nền kinh tế trong khu vực”.

Oái oăm thay, những ai muốn đấu tranh cho tình trạng thê thảm ấy thì đều bị đàn áp khốc liệt. Năm 2006, ông Đoàn Huy Chương cùng một vài đồng nghiệp như Trần Thị Lệ Hồng thành lập Hiệp hội Đoàn kết Công nông VN. Họ lập tức bị bắt và bị cầm tù đến 3 năm. Tới đầu năm 2010, lại có ba người trẻ đứng lên giúp đỡ dân oan đòi bồi thường nhà đất và công nhân đòi quyền lợi lao động là 2 sinh viên Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh và công nhân Đoàn Huy Chương. Họ cũng bị bắt và bị những án tù dài (Hùng 9 năm, Chương 7 năm và Hạnh 7 năm. Hạnh nay đã ra tù nhờ áp lực quốc tế).

Gần đây, lại lộ ra một kiểu bóc lột công nhân mới của đảng. Đó là cái Quốc hội gia nô, tháng 11-2014, có ra Luật Bảo hiểm Xã hội sẽ hiệu lực đầu năm 2016. Điều 60 luật này không cho phép người lao động lãnh tiền bảo hiểm xã hội một lần khi kết thúc hợp đồng với công ty nơi mình làm việc, mà phải chờ đến tuổi nghỉ hưu (60 đối với nam và 55 đối với nữ). Nguyên do có luật này là vì Quỹ Bảo hiểm Xã hội ở Việt Nam -theo dự báo của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO)- có thể vỡ vào năm 2021 hoặc sớm hơn nữa, bởi lẽ nó đang là nạn nhân của cơ chế quản lý bất minh, điều hành kém cỏi, tham nhũng trắng trợn (những “đức tính” của chế độ CS!), đang được dùng để đầu tư bên ngoài nhưng khả năng sinh lợi và thu hồi có nguy cơ mất hẳn (như bao nhiêu cuộc đầu tư to lớn song thua lỗ của các doanh nghiệp nhà nước hiện tại). Điều 60 Luật BHXH là một kiểu ngâm tôm, chạy làng đối với công nhân không hơn không kém! Do đó, kể từ ngày 26-3-2015, hàng chục ngàn công nhân thuộc công ty Pou Yuen của Đài Loan tại Sài Gòn đã đình công liên tục

Page 2: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Số 217 Trang

có luật này là vì Quỹ Bảo hiểm Xã hội ở Việt Nam -theo dự báo của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO)- có thể vỡ vào năm 2021 hoặc sớm hơn nữa, bởi lẽ nó đang là nạn nhân của cơ chế quản lý bất minh, điều hành kém cỏi, tham nhũng trắng trợn (những “đức tính” của chế độ CS!), đang được dùng để đầu tư bên ngoài nhưng khả năng sinh lợi và thu hồi có nguy cơ mất hẳn (như bao nhiêu cuộc đầu tư to lớn song thua lỗ của các doanh nghiệp nhà nước hiện tại). Điều 60 Luật BHXH là một kiểu ngâm tôm, chạy làng đối với công nhân không hơn không kém! Do đó, kể từ ngày 26-3-2015, hàng chục ngàn công nhân thuộc công ty Pou Yuen của Đài Loan tại Sài Gòn đã đình công liên tục để phản đối. Cuộc đình công sau đó lan tới các công ty ở Bình Dương, Long An, Tây Ninh và Tiền Giang, lôi kéo tới cả 100 ngàn công nhân biểu tình trong ôn hòa bất bạo động.

Thế nhưng hàng ngàn công an và dân phòng đã được huy động đến để đàn áp họ. Một vài người bị bắt giam. Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ngày 31-03-2015 -như não trạng thường thấy của hàng lãnh đạo CS- còn lên tiếng cảnh báo công nhân chớ để cho kẻ xấu lợi dụng, kích động, xúi giục!?! Ngày 01-04-2015, trước ảnh hưởng lớn mạnh của phong trào công nhân, Thủ tướng CS buộc phải tuyên bố sẽ đề nghị Quốc hội sửa lại luật BHXH, khiến các cuộc biểu tình lặng xuống. Nhưng vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ trước mắt, vì Nguyễn Tấn Dũng đã bao phen nói mà chẳng làm, hứa hẹn mà chẳng thực hiện!

Mới đây, trong dịp Đại hội Liên minh Nghị viện Quốc tế (IPU) tại Hà Nội, cô Đỗ Thị Minh Hạnh có trao cho vài Dân biểu Hoa Kỳ một lá thư của Lao Động Việt. Bức thư đề nghị khoan ký Thỏa ước mậu dịch đến khi Việt Nam đã sửa luật để hợp pháp hóa các công đoàn ngoài quyền điều khiển của nhà nước; khoan bắt đầu thực hiện Thỏa ước mậu dịch đến khi Việt Nam đã thành lập ra cơ quan có ngân quỹ và nhân sự để nhận đơn khiếu nại cũng như trừng phạt những ai ngăn cản người lao động hành xử quyền công đoàn. Ngoài ra, nếu nhà nước Việt Nam hay các công đoàn họ điều khiển vi phạm quyền công đoàn thì thủ tục khiếu kiện trong Thỏa ước phải được quyền cứu xét và giải quyết; các nhóm lao động được phép thâu thập và được nộp bằng chứng về vi phạm quyền công đoàn, không phải chỉ trong VN mà còn đến các quốc gia thành viên của Thỏa ước; Thỏa ước mậu dịch nên có điều khoản để ngăn ngừa việc các công đoàn do nhà nước hỗ trợ đè bẹp phong trào công đoàn độc lập v.v…. Đây là một nỗ lực tranh đấu mới cho công nhân rất đáng khen ngợi!

Nói tóm, thực trạng công nhân là vấn đề lớn trong xã hội hiện thời. Lực lượng công nhân cũng là nhân tố lớn trong cuộc tranh đấu lúc này của dân Việt. Việc ủng hộ họ trong các cuộc biểu tình quá khứ, hiện tại lẫn tương lai của họ nhằm đòi hỏi nhân phẩm và quyền sống cho mình là điều rất cần thiết, vì đấy là những yêu sách hoàn toàn xác đáng, có chính nghĩa. Cũng cần thiết việc hỗ trợ giới công nhân thành lập các công đoàn độc lập trong mỗi công ty xí nghiệp để tự bảo vệ các quyền lợi của mình, việc yêu cầu Quốc hội ngay lập tức phải sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội bất công, phải tu chỉnh Luật Lao động theo các tiêu chuẩn nhân quyền của thế giới, phải tham khảo ý kiến của giới công nhân khi ban hành những luật lệ liên quan tới họ.

Để làm được những điều đó, các tổ chức xã hội dân sự cần luôn sát cánh cùng giới công nhân, có mặt bên họ như bạn đồng hành để cố vấn, hướng dẫn hoặc trợ lực; giới lao động trí óc cần luôn quan tâm đến giới lao động tay chân, bênh vực họ bằng khả năng trí tuệ của mình, vì chính nhờ mồ hôi của họ mà mình có cuộc sống thoải mái; các chức sắc tôn giáo cần luôn dành cho giới công nhân (và nông dân) chỗ đứng ưu tiên trong lời nói và việc làm của mình, vì họ chiếm số đông trong hàng ngũ tín đồ và hiện là đối tượng gánh chịu bất công nhất trong xã hội. Mà tôn giáo thì không thể đứng bên lề cuộc đấu tranh cho công lý.

BAN BIÊN TẬP

Trg 01Bóc lột công nhân đến mức nào nữa ???

Trg 03Tuyên bố chung gởi Hội nghị xhds ASEAN và Diễn đàn…-21 tổ chức xhds độc lập tại VN.

Trg 04Tuyên bố về cuộc đình công của Công nhân Cty Pou Yuen.-Lao Động Việt.

Trg 05Bản Lên tiếng nhân vụ công nhân đình công chống Luật BH.-Hội Cựu Tù nhân Lương tâm.

Trg 06Côn đồ dùng hung khí tấn công gia đình Mục sư.-Ms Nguyễn Mạnh Hùng.

Trg 07Công an đàn áp Giáo hội PG HH tổ chức đại lễ Đức Huỳnh…-Nhóm Phóng viên PGHHTT.

Trg 08Bản tổng kết sinh hoạt đạo sự năm Giáp Ngọ (2014).-Khối Nhơn sanh Đạo Cao Đài.

Trg 10UBND Khánh Hòa tư nhânhóa Tu viện DCCT Nha Trang.-Truyền thông Chúa Cứu Thế.

Trg 11Thượng viện Mỹ báo động về Biển Đông: Cơ hội cho V.Nam.

-Trọng Nghĩa RFI.Trg 13Nguyễn Phú Trọng đã đầu

hàng Tập Cận Bình. -Phạm Trần.Trg 17Xin đừng tránh xa chính trị.

-Iris Vinh Hayes.Trg 18Đồng dao Hà Nội (thơ).

-Khuyết danh.Trg 19Ai bạn ai thù?

-Sơn Hà. Trg 21Khi đảng loạn chiêu và người

dân thể hiện sức mạnh mình.-Văn Chu@ S.

Trg 22Biểu tình, sức mạnh quyền lực của Nhân dân.-AFR Dân Nguyễn.

Trg 23Nhận định về 2 cuộc biểu tình ở ngoài Bắc và trong Nam.-Uyên Thao.

Trg 25Hệ lụy xấu từ những hành xử bạo lực.-Ls Ngô Ngọc Trai.

Trg 26Cần phải giúp công an làm quen với tinh thần thượng tôn…-Nguyễn Tường Thụy.

Trg 28Quỹ bảo hiểm xã hội vỡ nợ?.-Việt Hoàng.

Trg 29Cần nhận định đúng về các cuộc đình công.-Nguyễn Quang Duy.

(Và nhiều bài khác...)

MỪNG 9 NĂM KHỐI 840608/04/2006 - 08/04/2015

Trọng chầu Thiên triều trước khi quy mã (Babui, Danchimviet.info)

GIẢI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM 2008

GIẢI TRUYỀN THÔNG LIÊN MẠNG 2011TRONG SỐ NÀY

2

Page 3: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Tuyên bố chung này được đưa ra bởi các tổ chức kí tên dưới đây mà cũng là thành phần bị loại ra khỏi cái gọi là “Tiến trình quốc gia” của Việt Nam về ACSC/APF 2015 (*)

I- Trước hết, chúng tôi công nhận vai trò quan trọng và không thể thiếu của các tổ chức xã hội dân sự độc lập ASEAN đối với sự thịnh vượng, ổn định và tính dân chủ của mỗi quốc gia thành viên ASEAN, cũng như đối với toàn thể cộng đồng dân chúng ASEAN.

Chúng tôi cũng nhận thức được rằng các chế độ độc tài lẫn các GONGOs của họ là một lực cản nghiêm trọng đối với công lý, đối với các tiến trình dân chủ cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội dân sự đích thực.

II- Do đó, đại diện cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam, chúng tôi thỉnh cầu các tổ chức xã hội dân sự ASEAN ủng hộ chúng tôi trong các việc sau đây:

1/ Đòi hỏi chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả tù nhân lương tâm.

2/ Thúc giục Chính phủ Việt Nam chấm dứt đàn áp chính trị và bắt giữ tùy tiện đối với người bất đồng chính kiến, người bảo vệ nhân quyền và các nhóm tôn giáo không đăng ký.

3/ Yêu cầu Chính phủ Việt Nam thực hiện một quá trình minh bạch và kiểm chứng được để loại bỏ một số điều luật mang tính đàn áp nhân quyền của Bộ luật Hình sự như "phá huỷ khối đoàn kết dân tộc", "lợi dụng các quyền tự do dân chủ", và "tuyên truyền chống nhà nước."

4/ Yêu cầu chính phủ Việt Nam cải cách luật pháp quốc gia để phù hợp với các tiêu chuẩn luật pháp quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.

5/ Yêu cầu chính phủ Việt Nam sửa đổi luật lệ và các định chế chính trị và xã hội để tạo thuận lợi cho sự hình thành và hoạt động của tất cả các tổ chức xã hội dân sự độc lập.

6/Đòi hỏi Chính phủ Việt Nam chấm dứt ngay lập tức tất cả các chiến dịch truyền thông bôi nhọ và các cuộc tấn công internet chống lại những người bất đồng chính kiến,

các blogger, các tù nhân lương tâm và các nhà hoạt động nhân quyền.

III- Sở dĩ chúng tôi đưa ra các đòi hỏi và yêu cầu trên, vì chúng tôi đã và đang là nạn nhân của chế độ độc tài cộng sản. Những người bất đồng chính kiến và bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam thường xuyên bị theo dõi, sách nhiễu, bắt bớ và thậm chí bị bỏ tù vì những hoạt động ôn hoà của họ. Nhân quyền, nhân phẩm, và thậm chí cuộc sống của nhiều tầng lớp dân chúng Việt Nam đang bị chà đạp bởi mọi lực lượng an ninh trong sự thờ ơ của tất cả các GONGOs. Bởi lẽ các GONGOs giả hiệu NGOs này nằm dưới trướng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (một công cụ của đảng Cộng sản) tiếp tục trợ giúp nhà cầm quyền trấn áp nhân quyền, các quyền tự do dân sự và quá trình dân chủ hoá VN.

IV- Và bây giờ, chúng tôi tin rằng đây là thời gian để các NGOs thực sự xây dựng các mối liên kết khu vực và quốc tế mạnh mẽ để bảo vệ chính mình và gia tăng sức mạnh cho những người bị thiệt thòi ở Việt Nam.

Chúng tôi hoàn toàn tán thành Bản tuyên bố chung ACSC/APF 2015. Nhưng chúng tôi không thể chấp nhận những đề cử chính thức từ phía các GONGOs xuất phát từ “Tiến trình quốc gia Việt Nam” về ACSC/APF. Vì không có sự đề cử thay thế, nên các tổ chức XHDS độc lập VN hy vọng rằng vị trí của chúng tôi ở APF sẽ tương tự như trường hợp Campuchia với hai “tiến trình quốc gia” song song cho cả các CSOs độc lập và GONGOs.

Các nhà hoạt động nhiều kinh nghiệm của chúng tôi bị cấm đi ra nước ngoài, do đó, thật khó khăn và bất tiện cho chúng tôi khi gửi các đại diện của chúng tôi tham gia APF 2015 tại Malaysia.

Vì chính quyền Việt Nam vẫn giữ thái độ thù địch và tiếp tục các hành động đàn áp chống lại các CSO độc lập, chúng tôi không muốn có bất kỳ tiếp xúc trực tiếp nào với chính quyền trong hội nghị này cho đến khi họ cho chúng tôi thấy một thiện chí rõ ràng. Chúng tôi tin rằng không thể có cuộc đối mặt thực sự giữa xã hội dân sự và chính quyền nếu cả đại diện của

GONGOs và của phía chính phủ đều làm việc cho đảng Cộng sản VN.

Chúng tôi tin tưởng rằng uy tín của các CSOs trong ASEAN trong việc bảo vệ quyền con người; nâng cao điều kiện sống cho người dân; thăng tiến giáo dục, công bằng xã hội và dân chủ sẽ bị xói mòn nếu ACSC /APF bị chiếm bởi các GONGOs từ tất cả các nước thành viên ASEAN, và từ Việt Nam nói riêng.

Cuối cùng, chúng tôi kêu gọi sự hợp tác nhiều hơn giữa các CSO thực sự trong ASEAN, đặc biệt là các CSOs thực sự ở Việt Nam và ở các quốc gia khác nơi mà chính quyền tại đó tích cực đàn áp XHDS, vì một cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm, dân chủ và thịnh vượng hơn.

Những tổ chức ủng hộ:1/ Nhóm vận động xoá bỏ Tra tấn tại Việt Nam2/ Liên minh xoá bỏ chế độ nô lệ hiện đại ở châu Á3/ Nhóm Sáng kiến quốc tế của BPSOS4/ Sáng hội Người dân phục vụ Người dân.5/ Nhóm Thanh Niên Canada vì Nhân quyền tại Việt Nam.

Các tổ chức xã hội dân sự độc lập đồng ký tên:

1- Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam. 2- Hội Ái hữu Cựu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo. 3- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. 4- Hiệp hội Giáo dân Cồn Dầu. 5- Nhóm những người Bảo vệ Tôn giáo và Sắc tộc. 6- Hội Anh em Dân chủ. 7- Hội Bầu bí Tương thân. 8- Giáo hội Cao Đài độc lập. 9- Diễn đàn Xã hội dân sự. 10- Hội thánh Tin lành Lutheran Việt Nam–Hoa Kỳ. 11- Hội thánh Tin lành Mennonite. 12- Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo Thuần tuý. 13- Nhóm bảo vệ Tự do Tôn giáo. 14- Hội thánh Tin lành Chuồng bò. 15- Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. 16- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. 17- Khối Tự do Dân chủ 8406. 18- Phong trào Con đường Việt Nam. 19- Bauxite Việt Nam. 20/ Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. 21- Phòng Công lý và Hoà bình Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam.

(*) ACSC và APF: ASEAN Civil Society Conference & ASEAN Peo-ple’s Forum (Hội nghị Xã hội Dân sự ASEAN và Diễn đàn Người dân ASEAN)

Số 217 Trang 3

Page 4: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Từ ngày 26-03-2015 đến nay, gần 90 ngàn công nhân công ty Pou Yuen đã đông loạt đình công đòi quyền lợi, liên quan đến luật Bảo hiểm Xã hội (BHXH) sửa đổi đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 25-11-2014 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-1-2016.

Luật BHXH sửa đổi không cho phép người lao động được nhận BHXH 1 lần khi kết thúc hợp đồng với công ty nơi mình làm việc, mà phải chờ đến ngày nghỉ hưu (60 tuổi dành cho nam và 55 tuổi dành cho nữ) mới được nhận.

Xuất phát từ tình hình thực tế đã xẩy ra tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong suốt 70 năm dưới chế độ độc tài cộng sản.

Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do (Lao Động Việt) tuyên bố:

1- Đồng tình và ủng hộ cuộc tranh đấu của công nhân công ty Pou Yuen nhằm tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Từ trước đến nay, đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam, coi thường người dân, coi khinh người lao động. Tất cả mọi chính sách, pháp luật liên quan đến cuộc sống và việc làm của người lao động đều tự ý ban hành. Người lao động không được hỏi ý kiến.

Các chính sách và luật pháp được ban hành chỉ nhằm mục đích bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền lợi của

giới cầm quyền.Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt

Nam đã vô trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân, họ chỉ là công cụ do đảng và nhà nước cộng sản điều hành.

2- Luật BHXH được thông qua trong bối cảnh quỹ BHXH có nguy cơ bị vỡ trong tương lai rất gần do cơ chế quản lý, tệ nạn tham nhũng và điều hành kém.

Nguy có bị vỡ đã được cảnh báo từ hơn 3 năm trước:

- Theo báo "Tia Sáng” ngày 03-08-2012: "Quỹ lương hưu của Việt Nam sẽ bắt đầu thâm hụt từ năm 2020 và sẽ hoàn toàn cạn kiệt không có khả năng chi trả vào năm 2029.

Dự báo trên được công bố tại hội thảo đánh giá tài chính quỹ hưu trí Việt Nam do Bộ LĐ-TB-XH phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) diễn ra ngày 2-08-2012″

– Báo Vietnamnet ngày 09-05-2014 cảnh báo: “6 năm nữa, Quỹ bảo hiểm xã hội sẽ bắt đầu bị thâm hụt. 20 năm nữa, quỹ này sẽ cạn kiệt đến mức âm…”

– Báo Người Lao Động ngày 26-05-2014 viết: “Hôm nay (26/05) dự thảo Luật bảo hiểm xã hội chính thức trình lên Quốc hội để thảo luận cho ý kiến, trong khi nguồn quỹ này có nguy cơ vỡ do thu quá thấp so với chi…”

Việc ban hành luật BHXH mới là một hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người lao động.

3- Luật BHXH sửa đổi theo mô hình của các nước dân chủ Âu-Mỹ. Song giữa các nước dân chủ Âu- Mỹ có sự khác biệt lớn: Quỹ BHXH tại các nước dân chủ được vận hành trong một thể chế dân chủ, dưới sự giám sát chặt chẽ của người dân và báo giới, còn tại Việt Nam, trong chế độ độc tài, người dân bị coi thường, báo chí chỉ nhằm mục đích

bảo vệ chế độ, các đoàn thể chỉ là công cụ sai khiến của đảng cộng sản. Tệ nạn tham nhũng trở thành một hiện tượng hiển nhiên. Người dân, người lao động chỉ là nô lệ của chế độ.

4- Từ trước đến nay, tại Việt Nam đã xẩy ra trên 5 ngàn cuộc đình công, nhưng tất cả các cuộc đình công đó đều xuất phát từ tranh chấp hay mâu thuẫn giữa giới chủ và công nhân.

Đây là lần đầu tiên, công nhân đình công để chống lại luật pháp của nhà nước đi ngược lại lợi ích của người lao động. Nhận thức của người lao động đã được nâng lên, là một tín hiệu tốt để nhà cầm quyền không còn được coi thường người dân.

5- Ngày 01-04-2015, trước ảnh hưởng lớn mạnh của cuộc đình công, Thủ tướng Việt Nam buộc phải tuyên bố đề nghị Quốc hội sửa lại điều 60 luật BHXH, cho phép người lao động quyền lựa chọn trong việc lĩnh tiền BHXH.

Đây là một thắng lợi lớn của công nhân Công ty Pou Yuen, cũng là một tấm gương, một bài học cho công nhân cả nước: Muốn bảo vệ quyền lợi phải dũng cảm đấu tranh.

6- Tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam đang chỉ là lời hứa, chưa trở thành hiện thực. Ngoài ra, từ tước đến nay, Thủ tướng đã tuyên bố, hứa hẹn nhiều lần. Nhưng, Thủ tướng chưa bao giờ thực hiện lời đã hứa.

Công nhân công ty Pou Yuen và công nhân cần tiếp tục cảnh giác, giám sát lời hứa của Thủ tướng chính phủ. Nếu Thủ tướng thất hứa, cần tiến hành một cuộc Tổng đình công trên cả nước. Tranh đấu đến cùng để bảo vệ quyền lợi.

7- Giai cấp công nhân Việt Nam phải có quyền thành lập Nghiệp đoàn độc lập, do công nhân tự bầu ra, không phụ thuộc vào bất cứ một tổ chức nào.

Lao Động Việt đòi hỏi phải được hoạt động công khai và hợp pháp tại Việt Nam.

8- Lao Động Việt kêu gọi các đoàn thể, các tổ chức xã hội dân sự

Số 217 Trang 4

Page 5: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

ủng hộ mạnh mẽ sự tranh đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, không những vì quyền lợi của giai cấp công nhân mà còn vì quyền lợi của cả Dân Tộc Việt Nam.

Lao Động Việt

Kính gởi:- Toàn thể Đồng bào VN trong và ngoài nước.- Anh Chị Em Công nhân Việt Nam đang lao động quốc hội hay hải ngoại.- Các Cơ quan nhân quyền hoàn vũ và các Tổ chức Lao động quốc tế.

Kể từ ngày 26-3-2015, hàng chục ngàn công nhân thuộc công ty Pou Yuen của Đài Loan tại Sài Gòn đã đình công liên tục để phản đối điều 60 Luật Bảo hiểm Xã hội sắp có hiệu lực đầu năm tới. Luật này không cho phép người lao động lãnh tiền bảo hiểm xã hội một lần khi kết thúc hợp đồng với công ty nơi mình làm việc, mà phải chờ đến tuổi nghỉ hưu (60 đối với nam và 55 đối với nữ). Cuộc đình công sau đó lan tới các công ty ở Bình Dương,

Long An, Tây Ninh và Tiền Giang, lôi kéo tới cả 100 ngàn công nhân biểu tình trong ôn hòa bất bạo động.

Tuy nhiên hàng ngàn công an và dân phòng đã được huy động đến các công ty này để đàn áp họ. Nhiều công nhân tích cực và tiên phong đã bị đánh đập hoặc bị bắt, khiến một số đồng nghiệp đã phải xông đến giải cứu. Đang lúc đó, ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ngày 31-03-2015, lại ra lời kêu gọi công nhân Pou Yuen quay trở lại làm việc và “không để cho kẻ xấu lợi dụng, kích động, xúi giục”.

Ngày 01-04-2015, trước ảnh hưởng lớn mạnh của phong trào công nhân, Thủ tướng CSVN buộc phải tuyên bố sẽ đề nghị Quốc hội sửa lại luật BHXH, khiến các cuộc biểu tình cũng lặng xuống. Nhưng vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ trước mắt.

Theo dự báo của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), đến năm 2021, Quỹ Bảo hiểm Xã hội ở Việt Nam có thể vỡ; một số chuyên gia trong nước còn cho rằng chỉ trong vòng 3-4 năm nữa thôi, tai họa này có thể xảy đến, nguyên do từ cơ chế quản lý, tệ nạn tham nhũng, điều hành kém cỏi, cũng như từ việc Quỹ Bảo hiểm ấy đang được dùng đầu tư bên ngoài nhưng khả năng sinh lợi và thu hồi có nguy cơ mất hẳn.

1- Đứng trước các hiện trạng này, trong tinh thần liên đới với giới công nhân, Hội Cựu Tù nhân Lương tâm nhận định:

a- Đảng Cộng sản VN luôn rêu rao mình là “Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động” (Hiến pháp điều 4). Nhưng trong

thực tế, giai cấp đông đảo này đã bị đảng lợi dụng xương máu trong cuộc chiến để đoạt lấy quyền lực chính trị và bóc lột sức lực trong thời bình để vinh thân phì gia.

b- Quốc hội VN, mà trong Đại hội Liên minh Nghị viện Thế giới tổ chức tại Hà Nội hôm 28/03-01/04/2015, đã tự cho mình là của dân, do dân, vì dân, chuyên tâm bảo vệ nhân quyền, lại một lần nữa đã lợi dụng chức năng lập pháp để ban hành một bộ luật bất chấp ý kiến, coi thường quyền lợi và bỏ mặc cuộc sống của người lao động, ngõ hầu bảo vệ chế độ và mưu cầu lợi ích cho giới cầm quyền.

c- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp tục tỏ mình ra trước công luận như là công cụ của đảng Cộng sản và đồng lõa của giới chủ nhân công ty xí nghiệp. Thái độ vô trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân lần này chỉ là tiếp nối bao hành vi tồi tệ khác: đề xuất mức lương cơ bản cho công nhân VN thấp nhất thế giới, chẳng hề cải thiện điều kiện lao động khắc nghiệt của họ, bỏ mặc cuộc sống vô vàn khó khăn của gia đình họ.

d- Các lực lượng công an và dân phòng được hình thành để bảo vệ người dân và được nuôi sống nhờ tiền thuế của người dân, đặc biệt là dân lao động vốn chiếm đại đa số trong xã hội; thế nhưng các lực lượng này vẫn mù quáng trong quan điểm “chỉ biết còn đảng còn mình”, vẫn u mê trong ý thức “làm công cụ của giới cầm quyền”, vẫn tàn nhẫn trong hành động đàn áp các công nhân xuống đường trong ôn hòa để đòi quyền sống.

2- Do đó, Hội Cựu Tù nhân Lương tâm tuyên bố:

a- Nhiệt liệt ủng hộ giới công nhân trong các cuộc biểu tình quá khứ, hiện tại và tương lai nhằm đòi hỏi nhân phẩm và quyền sống cho mình, vì đó là điều hoàn toàn có chính nghĩa.

b- Mạnh mẽ đòi hỏi cho giới công nhân được quyền thành lập các công đoàn độc lập trong mỗi công ty xí nghiệp để tự bảo vệ các

Số 217 Trang 5

Page 6: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

quyền lợi của mình. Đồng thời đòi hỏi nhà cầm quyền phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho những ai đã bị cầm tù vì tranh đấu cho công nhân.

c- Cực lực yêu cầu Quốc hội VN ngay lập tức sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội bất công, tu chỉnh bộ Luật Lao động theo các tiêu chuẩn nhân quyền của thế giới, và từ nay phải tham khảo ý kiến của giới công nhân khi phải làm những luật lệ liên quan tới họ.

d- Tha thiết kêu gọi các tổ chức xã hội dân sự luôn sát cánh cùng giới công nhân, có mặt bên họ như bạn đồng hành; kêu gọi giới lao động trí óc luôn quan tâm đến giới lao động tay chân, vì chính nhờ mồ hôi của họ mà mình có cuộc sống thoải mái; kêu gọi các chức sắc tôn giáo luôn dành cho giới công nhân (và nông dân) chỗ đứng ưu tiên trong lời nói và việc làm của mình, vì họ chiếm số đông trong hàng ngũ tín đồ và hiện là đối tượng gánh chịu bất công nhất trong xã hội.

Lên tiếng từ Việt Nam ngày 12 tháng 04 năm 2015

Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế

và Linh mục Phan Văn Lợi.Lúc 14 giờ chiều nay, ngày 02-

04-2015 nhiều kẻ côn đồ được bảo kê dùng hung khí tấn công ông bà mục sư Nguyễn Mạnh Hùng tại số 147/22, khu phố Tân Lập, phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Sự việc diễn biến như sau:

Tôi đang ngồi ăn cơm thì đột nhiên thấy một tốp côn đồ 7 tên đi bằng 3 xe gắn máy tới sân la hét: “Thằng Hùng đâu! Thằng Hùng đâu!...”. Ngay tức thì chúng xông vào nhà buộc tôi phải cho chúng thuê nhà. Tôi hỏi chúng: “Các em là ai?”. Chúng trả lời: “Chúng tôi là công nhân”. Tôi đáp: “Các em thông cảm, ở đây chỉ cho sinh viên thuê thôi để bảo đảm yên tĩnh cho sinh viên học tập. Nếu các em là

công nhân thì qua mấy nhà gần đây họ có cho công nhân thuê đó. Ngay phía sau nhà này cũng có căn nhà mới cất cho công nhân thuê”.

Tôi vừa dứt lời thì một tên (có vẻ là chỉ huy tốp này) nhào tới trước mặt tôi cầm cái ấm nấu nước sôi bằng inox rất to (loại ấm 5 lít) trong tư thế chuẩn bị đập vào mặt tôi quát lên: “Ông bà phải đuổi hết những người đang ở đây đi cho chúng tôi thuê”. Tôi vẫn ngồi yên bình tĩnh trả lời: “Tôi không thể đuổi sinh viên đi cho mấy em thuê được”. Trước thái độ bình thản của tôi, tên này quơ qua quơ lại ấm inox trước mặt tôi 2 lần, sau đó đập đánh rầm xuống mặt bàn. Kế tiếp, tên phía sau bước lên tát vào mặt tôi thật mạnh, khóe miệng tôi trào máu ra. Tôi cảm giác thấy nhồn nhột nơi khóe miệng, đưa tay lên chùi thì thấy máu. Tôi bình thản lấy khăn lau bàn chùi máu ở miệng và tiếp tục ngồi yên tại chỗ.

Nhân lúc lộn xộn, vợ tôi chạy thoát ra ngoài gọi điện thoại cho công an khu vực thì anh này nói đang bận họp trên thị xã. Vợ tôi gọi tiếp cho nhân viên an ninh tỉnh Bình Dương (người phụ trách nhóm an

ninh thường xuyên canh giữ trước cửa nhà tôi mỗi khi có sự kiện nhạy cảm) thì nhân viên này nói đang học ở trên tỉnh. Tới nhà báo trực tiếp cho tổ trưởng an ninh khu phố cách nhà tôi hơn 100m thì ông này trả lời thấy dân phòng tới rồi và tiếp tục ở nhà không tới can thiệp, dù nhà ông rất gần nhà tôi, trong khi đó không thấy bóng dáng người dân phòng nào và bọn chúng vẫn tiếp tục đập phá. Vì lo sợ cho tính mạng tôi, vợ tôi phải liều mạng trở về nhà.

Vừa nhìn thấy vợ tôi trở lại, tên tát tôi quay qua vợ tôi giơ cái ghế gỗ định đập vào đầu vợ tôi, vợ tôi la làng kêu hàng xóm tới cứu. Tôi nói vợ tôi không cần kêu, nếu nó muốn đập chết thì cứ để chúng nó đập. Sau đó vợ tôi ngồi yên thì tên này

đập cái ghế gỗ xuống đất làm gãy ghế. Chúng lại lượm cái đục tường bằng thép cũ đường kính 4cm, dài 30cm đã sử dụng nhiều bị tà đầu tới chỗ tôi hỏi: “Ông có tin tôi đập nát đầu ông ra không?”. Tôi điềm tĩnh trả lời: “Nếu mày thích thì cứ đập”. Hắn tức tối gầm lên và quay qua đập nát cái tivi đang mở nghe ầm một tiếng lớn như mìn nổ. Sau đó chúng đập nát 2 hồ cá kiểng, đi lục lọi khắp nhà. Tất cả những thứ gì có thể đập phá được chúng đập phá tan nát hết.

Cuối cùng chúng quay lại gặp tôi và nói: “Ông còn 1 thằng con trai phải không?”. Tôi không trả lời, chúng nói tiếp: “Ngay từ bây giờ, ông phải đuổi tất cả những người ở trong nhà này đi. Nếu ngày mai ông không đuổi hết đi, tôi sẽ giết ông bà và cắt đầu con trai ông. Tôi biết chỗ con trai ông làm ở đâu rồi”. Sau đó tên cầm đầu ra lệnh cho cả bọn rút quân.

Trước tình trạng trên, một số hộ dân xung quanh gọi điện thoại yêu cầu công an và khu phố tới ứng cứu vãn hồi trật tự nhưng đều nhận được trả lời tất cả đều đang bận công tác xa. Tuy nhiên, điều thật bất ngờ là khi tên cuối cùng vừa rút đi chưa tới 1 phút thì có 1 tốp dân phòng cũng vừa tới, khoảng gần 1 phút sau chỉ có một mình anh công an khu vực cũng tới ghi nhận hiện trường và đề nghị tôi làm tường trình ngày mai lên báo cho công an phường.

Cũng ngay lúc này, ngài viên chức Ngoại giao Hoa Kỳ cũng hay tin và cho thông dịch viên gọi điện vấn an tôi trước mặt anh công an khu vực cùng khoảng 10 người mặc đồ dân phòng và 1 người mặc áo thun màu đỏ xâm trổ đầy 2 tay. Khi anh thông dịch hỏi tôi: “Viên chức hỏi mục sư có nghĩ tới nguyên nhân nào mà tấn công không?”. Tôi trả lời: “Trong thời gian khoảng hơn 10 ngày nay, kể từ khi có một số tín đồ Tin lành về đây, vì nghèo không có tiền thuê nhà xin tôi cho tá túc ở nhờ để kiếm việc làm và thuận tiện trong việc thờ phượng Chúa thì tôi liên tục bị hăm dọa sẽ phá tan nhà tôi như đã phá nhà mục sư Hồng

Số 217 Trang 6

Page 7: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Quang tại Bến Cát, Bình Dương”. Ngay lập tức tên mặc áo thun đỏ xâm trổ đầy 2 tay nói lớn: “Chắc là thiếu nợ tiền xã hội đen nên nó tới đập phá đó”. Sau khi nghe tôi trả lời phỏng vấn xong thì họ gọi nhau để lại một mình anh công an khu vực ở lại lập biên bản ghi nhận sự việc còn tất cả họ rút quân về.

Qua sự việc trên, tôi khẳng định vụ hành hung này đã được chỉ đạo và sắp đặt của chính những người được coi là bảo vệ an ninh cho dân bởi các lý do sau:

1. Giữa tôi và những người này hoàn toàn không quen biết nhau và chưa hề gặp mặt nhau. Trong khi xung quanh đây còn một số phòng trọ cho công nhân thuê nhưng họ không thuê mà buộc tôi phải đuổi những sinh viên đại học ở đây đi để cho họ thuê. Không thể chỉ vì lý do tôi không cho họ thuê nhà mà họ đập phá tan nát đồ đạc nhà tôi và hăm dọa nếu tôi không đuổi hết sinh viên đi thì họ sẽ giết cả nhà tôi.

2. Tôi kinh doanh nhà trọ cho sinh viên thuê có đăng ký và đã được cấp giấy phép kinh doanh, đóng thuế môn bài và thuế kinh doanh đầy đủ. Ngoài ra hàng năm vẫn đóng đầy đủ tiền bảo đảm an ninh và các loại phí cho dân phòng phường là 300.000đ/1 năm. Khi bị côn đồ hành hung giữa ban ngày, cầu cứu CA phường, khu phố và dân phòng tới vãn hồi trật tự thì tất cả đều thoái thác viện lý do đang ở xa. Tuy nhiên khi bọn côn đồ vừa rút đi thì gần như ngay lập tức CA và dân phòng đã có mặt. Sự việc trên tương tự như tại vụ đập phá Hội thánh Bến Cát, Bình Dương.

3. Trong số người mặc đồ dân phòng, có 1 tên mặc áo thun đỏ khi nghe tôi thông báo với viên chức Ngoại giao Hoa Kỳ lý do côn đồ đập phá nhà tôi vì tôi không cho chúng thuê phòng thì tên áo đỏ nói to: “Chắc nợ nần gì xã hội đen nên chúng đến đòi nợ”. Sự việc này cũng tương tự như đã xảy ra tại Hội thánh tại Bến Cát, Bình Dương.

4. Một điểm đặc biệt nữa là trong số những côn đồ tới đây đập phá, có người nhận diện ra mấy tên

đã tham gia đập phá tại Bến Cát. Đặc biệt là chiếc xe Wave màu trắng biển số 94FC-2279 là xe biển số vùng Cà Mau–Bạc Liêu cũng đã từng tham gia đập phá tại Hội thánh Bến Cát, Bình Dương.

5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá Làng Đại học Quốc gia là khu phố từ nhiều năm nay rất an ninh. Nhà tôi chỉ cho các sinh viên nghèo và ngoan ở tỉnh thuê với giá rẻ, không cho công nhân thuê nhằm bảo đảm yên tĩnh cho các em học tập. Đồng thời đây cũng là nơi chi hội Mennonite, Hội thánh Tin lành Chuồng bò sinh hoạt thờ phượng Thiên Chúa mấy năm kể từ khi Hội thánh bị áp lực xóa sổ tại phường 28, quận Bình Thạnh, Sài Gòn. Suốt 2 năm qua, việc kinh doanh nhà trọ và sinh hoạt của Hội thánh Chuồng bò vẫn bình thường, chỉ thời gian mới đây có 10 tín đồ Tin lành tới tá túc để tìm việc làm thì tôi luôn bị áp lực và bị đe dọa. Nhóm côn đồ và chiếc xe Wave trắng tham gia đập phá tại đây cũng là nhóm côn đồ và chiếc xe đã tham gia đập phá bức tử Hội thánh Mennonite tại Bến Cát, Bình Dương. Điều này chứng tỏ cả 2 nhóm côn đồ này cũng là một, đều được điều động đi đàn áp, đập phá các giáo sở của Giáo hội Mennonite Thuần túy.

Qua trình bày trên có thể kết luận đây là hành động đàn áp tôn giáo nhằm xóa sổ vĩnh viễn các giáo sở của Giáo hội Tin lành Mennonite Thuần túy. Chúng tôi thiết tha kêu gọi các tôn giáo bạn cầu nguyện cho chúng tôi. Chúng tôi cũng kêu gọi các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước tiếp tay phổ biến rộng rãi tới cộng đồng người Việt Nam trên khắp hoàn vũ.

MS Nguyễn Mạnh Hùng, Quản nhiệm Hội thánh Tin lành Chuồng bò trân trọng kính thông báo.

Theo nguồn tin từ Giáo Hội

PGHH Thuần Túy, các ngày qua GHPGHHTT chuẩn bị tổ chức ngày Đại lễ 25-02 (âm lịch) kỷ niệm lần thứ 68 năm Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH bị Việt Minh CS ám hại.

Địa điểm chính dự định tổ chức là nhà Ông Nguyễn Văn Vinh tại xã Long Giang huyện Chợ Mới (An Giang). Ban tổ chức bắt đầu dựng lễ đài từ ngày 15-02 âm lịch (mùng 3-4-2015).

Cũng chính từ ngày 3-4 2015, lực lượng an ninh các tỉnh miền Tây bắt đầu bám sát theo dõi từng người trị sự viên của GPGHHTT.

Đêm ngày 4-4-2015 (ngày 16 tháng 2 âm lịch) có hai tên côn đồ dùng đá ném lên nóc nhà của ông Nguyễn Quốc Trung và Nguyễn Ngọc Tân ở xã Đông Thành, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.Kế đến công an gửi thư mời đến các trị sự viên với lịnh cấm không cho đi dự tại điểm lễ chính là nhà ông Nguyễn Văn Vinh tại xã Long Giang, An Giang.

Ông Hà Văn Duy Hồ cho biết : ngày 10-4-2015 (22-02 âm lịch) 1 nhóm người gồm đủ thành phần công an huyện Chợ Mới và tỉnh An Giang đến gặp ban tổ chức cuộc Lễ truyền đạt lệnh của trưởng công an huyện Chợ Mới cấm không cho người ngoài địa phương đến tham dự ngày lễ. Hiện công an, an ninh và cảnh sát 113, giao thông đã tập trung đóng chốt các bến đò và đường dẫn đến điểm lễ.

Sáng ngày  12-4-2015 (24-02 âm lịch) là ngày khai mạc Đại lễ 25-2 âm lịch, các nhà trị sự viên dồng loạt treo cờ đạo và băng rôn kỷ niệm ngày Đại lễ. Chính quyền các địa phương ĐồngTháp, Cần Thơ, Vĩnh Long… mở đợt tấn công các trị sự viên GHPGHHTT.

Ông Nguyễn Văn Thơ, Hội trưởng GHPGHHTT tỉnh Đồng Tháp cho biết: sáng ngày 24-02 âm lịch nhằm 12-4-2015, một toán

công an kết hợp với các lực lượng

Số 217 Trang 7

Page 8: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

chính quyền đoàn thể của huyện Lai Vung, xã Tân Hòa đến tại nhà tôi và ông Nguyễn Văn Thiết, cấm không cho treo cờ đạo và bảo phải tháo băng rôn. Tôi hỏi lý do, họ bảo: căn cứ vào hiến chương GHPGHH Quốc doanh không có ngày lễ này. Tôi trả lời GHPGHH Quốc doanh là công cụ dùng để tiêu diệt PGHH và cũng chính vì có GHPGHH Quốc doanh nên vợ chồng tôi mới bị đi tù.

Cuộc trấn áp mạnh nhất là tại nhà ông Nguyễn Văn Cường, phó Tổng vụ trưởng vụ tổ chức GHTU PGHHTT tại phường Thới An, quận Ô Môn, thành phố Cần Thợ. Ông Cường cho biết: vào lúc 15h30, một lực lượng hùng hậu khoảng 60 người đến tại nhà tôi và ra lịnh cấm không cho làm lễ tại nhà vì ngày lễ này không được nhà nước cho phép nên họ cưỡng chế: quyết định tháo băng rôn và đạo kỳ xuống. Trước hành động vi phạm nghiêm trọng sự tự do tôn giáo và nhân quyền này, tôi phản đối quyết liệt nhưng họ dùng cường quyền bạo lực quyết thi hành cho bằng được. Tôi đã phản ứng bằng cách leo lên nóc nhà và ôm thùng xăng 10 lít quyết tự thiêu nếu họ xông vào giựt cờ đạo và biểu ngữ xuống. Họ thấy tôi cương quyết như vậy đành rút lui.

Hiện giờ theo cập nhật thông tin của chúng tôi, công an đã bao vây các nhà “nội bất xuất ngoại bất nhập” của các trị sự viên GHPG HHTT trong các tỉnh Miền Tây.

Ngày 13 tháng 4 năm 2015Nhóm phóng viên Phật Giáo

Hòa Hảo Thuần Túy

Kính Quí chư Chức sắc Thiên

phong, Quí Chức việc cùng toàn đạo nam nữ Quốc nội cùng Hải ngoại.

Thắm thoát một năm trôi qua rất nhanh, thời thế biến thiên, xã hội, con người, vạn vật có nhiều đổi thay trong

sự thăng trầm buồn vui, đau khổ do xã hội bất công tạo ra.

Tuy gặp nhiều khó khăn hằng ngày trong sinh hoạt tôn giáo, nhưng với lòng chí thành và ý chí kiên nhẫn phụng sự vạn linh, nền đạo chúng ta đã đạt được nhiều thành quả khả quan.

1- TRƯỚC HẾT CHÚNG TÔI XIN TỔNG KẾT ĐẠO SỰ CỦA TỘC ĐẠO CHÂU THÀNH VĨNH LONG TRONG NĂM QUA

Nhìn chung, Chức việc và Tín đồ bảo thủ chơn truyền nơi Tộc đạo Châu Thành VL, tuy không có Thánh thất để sinh hoạt đạo sự, cúng lễ, hội họp…nhưng tuỳ cơ ứng biến, chúng tôi tạm mượn nhà của H/H Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân để làm nơi sinh hoạt đạo sự như: hội họp, thờ H/H Lễ sanh Thái Kim Thanh, tạo điều kiện để anh em gặp gỡ thường xuyên, trao đổi giáo lý, chia sẻ những khó khăn của anh em và xây dựng Ban Trị sự Hội Thánh Em ngày một vững mạnh.

Thế nhưng công an, chính quyền tỉnh Vĩnh Long luôn luôn tìm cách khống chế, gây áp lực, xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng mỗi khi hội họp, cúng lễ. Cụ thể:

- Ngày 05-01-2014 Chính quyền, công an tỉnh VL ngăn cản đồng đạo không cho cúng cầu siêu cố tánh Ngô Thị Thanh Đào. Sự việc nầy Chức việc và Tín đồ bảo thủ chơn truyền nơi Tộc đạo Châu Thành VL có làm Bản tường trình gởi đến Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp quốc.

- Trong năm qua, Tộc đạo Châu Thành VL họp hội được 7 lần, trong đó có 5 lần bị công an, chính quyền ngăn cản, áp lực, lập biên bản không cho hội họp.

Lần 1: ngày 05-06-2014. Lần 2: ngày 13-04-Giáp Ngọ (dl 11-05-2014). Lần 3: ngày 17-06-Giáp Ngọ (dl 13-07-2014). Lần 4: ngày 27-07-

2014. Lần 5: ngày 09-11-2014- Chức việc Hội Thánh Em và Tín

đồ Cao Đài VL sửa san phủ thờ H/H Lễ sanh Thái Kim Thanh khang trang, đi thăm đồng đạo trong các Hương bị bệnh, giúp nhơn nghĩa cho những đồng đạo nghèo.

- Chức việc và Tín đồ sẵn sàng hỗ trợ tinh thần cho những đồng đạo ở địa phương khác khi cần.

- Trong năm qua 2014, có 2 sự kiện đặc biệt quan trọng nổi bật là:

• Ngày 26-03-2014 có cuộc Điều trần về Tự do Tôn giáo ở Việt Nam do Uỷ hội Nhân quyền Tom Lantos tổ chức và mời Hiền tỷ Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng, Đại diện Cao Đài bảo thủ chơn truyền trong nước tham dự. Tuy bị công an Vĩnh Long khống chế, áp lực cắt internet, cắt điện nhà nhưng do ban tổ chức khéo léo sắp xếp thu âm và thu hình trước nên buổi Điều trần vẫn thực hiện thành công.

• Ngày 27-07-2014, Tộc đạo Châu Thành Vĩnh Long đã tiếp phái đoàn của Liên Hiệp quốc do ông Heiner Bielefeldt – Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về Tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng đến thăm viếng Chức việc và Tín đồ Cao Đài bảo thủ chơn truyền tại tư gia Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân. Chúng tôi trình bày một số vấn đề cụ thể về việc nhà cầm quyền CSVN vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, chà đạp nhân quyền và có gởi tặng cho phái đoàn một số văn bản của đảng và nhà nước CSVN ra để nhằm tiêu diệt Đạo Cao Đài chính thống của Đức Thượng Đế.

- Ngày 09-11-2014, Chức việc Hội Thánh Em và Tín đồ Cao Đài VL gởi Bản Tường trình số 1 cho Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về việc chính quyền, công an tỉnh VL áp lực, ngăn cản đồng đạo không cho hội họp.

- Ngày Rằm tháng 10 Giáp Ngọ (dl 06-12-2014) Bàn Trị sự Hội Thánh Em và Tín đồ Cao Đài VL có đến tư gia Chánh trị sự Hứa Phi dự lễ An vị Thánh tượng thờ Đức Chí Tôn tại Hương đạo Hiệp Thạnh, Tộc đạo Đức Trọng, Châu đạo Lâm Đồng. Tuy gặp trở ngại do công an huyện Đức Trọng áp lực CTS Hứa Phi, nhưng buổi lễ vẫn được tiến hành thành công, CA bám sát cho đến giờ phút cuối cùng.

1- Tổng kết sinh hoạt của Ban Đại diện Khối Nhơn sanh đạo Cao Đài: 

Ban ĐDKNSĐCĐ ra đời trong hoàn cảnh xã hội bất công nghiệt ngã, Đạo–Đời phản khắc, nhân tâm ly tán, nội bộ chia rẽ do quyền lực đời can thiệp, xen vào, thế nhưng BĐDK NSĐCĐ vẫn thức thời, đáp ứng nguyện vọng thiết yếu của nhơn sanh, lập ra để đương đầu cùng thời cuộc, kêu gọi nhơn sanh giữ đúng theo luật pháp đạo và hiệp đồng cùng nhau đòi lại đạo quyền.

Ban ĐDKNSĐCĐ tham gia HĐLT VN nhằm thắt chặt tình đoàn kết năm

Số 217 Trang 8

Page 9: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

tôn giáo để đòi lại chủ quyền đạo, để phản ánh những bất công xã hội, bênh vực cho những dân oan mất đất, bênh vực những người bị tù tội bất công, tù tội tử hình oan sai…

- Ngày 01-04 đến 14-04-2014 BĐDKNS đi thăm đồng đạo từ Nam–Trung–Bắc để nhắc nhở về vai trò, trách nhiệm nặng nề của Chức việc Hội Thánh Em qua Thánh lịnh 257 của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, thăm Chức sắc Liên tôn như: Linh mục Phan Văn Lợi và Mục sư Nguyễn Trung Tôn.

- Ngày 05-08-2014 Chánh trị sự Hứa Phi, CTS Nguyễn Kim Lân và nữ CTS Nguyễn Bạch Phụng có cuộc gặp gỡ phái đoàn của Thượng nghị Sĩ Hoa Kỳ, Ông Bob Corker tại Hà Nội để trình bày nội dung về vấn đề nhà nước CSVN vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo một cách trầm trọng.

- Ngày 06-09-Giáp Ngọ (dl 29-09-2014), BĐDKNS có ra Bản Tuyên bố chung về việc Chức việc Hội Thánh Em triệt để tuân y và thi hành Thánh lịnh 257 của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc.

- BĐDKNSĐCĐ có gởi 4 Bản Tường trình đến Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc về việc nhà cầm quyền CSVN vi phạm quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng.

Bản Tường trình số 1: Ngày 09-11-2014. BTT.số 2: Ngày 01-12-2014. BTT số 3: Ngày 18-12-2014. BTT số 4: Ngày 29-01-2015

2- Tổng kết sinh hoạt của Liên hiệp Bàn Trị sự Hội Thánh Em và tín đồ Cao Đài TTTN hải ngoại

Trong năm qua LHBTSHTE và Tín đồ Cao Đài hải ngoại đã làm hết sức mình trong công việc ngoại giao đối với quốc tế như: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và các Toà Đại sứ của LHQ.

- Ngày 26-03-2014 LHBTSHTE và Tín đồ Cao Đài hải ngoại tham dự trực tiếp buổi Điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ. Trong đó có sự tham dự điều trần của Linh mục Phan Văn Lợi – Công Giáo, nữ Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng – Cao Đài Giáo.

Sau buổi điều trần, LHBTSHTE có gởi một số hồ sơ về việc nhà cầm quyền CSVN đàn áp Đạo Cao Đài, có hình ảnh minh hoạ.

Đài RFA có cuộc phỏng vấn Hiền huynh CTS Lê Phú Hữu và Đạo hữu Sinh Cẩm Minh, trình bày về chính sách của nhà cầm quyền CSVN đối với Đạo Cao Đài chơn truyền trong nước và hải ngoại.

- Ngày 19-08-2014 LHBTSHTE và Tín đồ Cao Đài hải ngoại đã ra bản Thông cáo v/v tiêu diệt Đạo Cao Đài

của nhà cầm quyền CSVN nguỵ tạo Đạo lịnh 01.

- Ngày 19-08 Giáp Ngọ (dl 12-09-2014), LHBTSHTE và Tín đồ Cao Đài hải ngoại ra bản văn về Đạo lịnh 01 hay Đảng lịnh 01.

- Ngày 01-10 Giáp Ngọ (dl 22-11-2014) LHBTSHTE và Tín đồ hải ngoại ra bản Thông cáo v/v giải ách quốc nạn và đạo nạn để phục hưng đạo quyền qua Thánh lịnh 257 của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc.

- Ngày 12 và 13-12-2014, kỷ niệm 66 năm ngày công bố Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền LHQ, cộng đồng người Việt ở hải ngoại tổ chức ngày vận động Nhân quyền, Tự do Dân chủ và vẹn toàn lãnh thổ cho Việt Nam tại thành phố New York Hoa Kỳ.

Tham dự gồm có: Đại diện các cộng đồng người Việt Liên bang Hoa Kỳ, Úc Châu, Canada, đại diện các tôn giáo: Cao Đài, Phật Giáo, Tin Lành, Hoà Hảo…

Riêng Cao Đài có LHBTSHTE và Tín đồ Cao Đài hải ngoại trao Kiến nghị của cộng đồng người Việt hải ngoại đòi hỏi Nhân quyền cho VN, trao Kiến nghị của Hội đồng Liên tôn Việt Nam (HĐLTVN) về đàn áp tôn giáo tại VN, trao Kiến nghị của các tổ chức XHDS tại VN về bạo hành tra tấn của công an, hồ sơ đàn áp tôn giáo Cao Đài tại VN.

- Ngày 12-12-2014, Phó trị sự Trần Viết Hùng (Tổng thư ký LHBT SHTE) cùng Đạo muội Quách Bạch Liên, thành viên LHBTSHTE và Tín đồ Cao Đài hải ngoại đã vào Toà Đại sứ Canada tại New York để trình bày về những vi phạm Nhân quyền và Tự do tôn giáo trầm trọng của nhà cầm quyền CSVN.

- Ngày 12-12-2014, đại diện các tôn giáo đến gặp Cao uỷ Nhân quyền LHQ. Trong đó LHBTSHTE trình bày về vi phạm nhân quyền có hệ thống của nhà cầm quyền CSVN trên mọi lãnh vực từ tôn giáo đến tự do ngôn luận, báo chí, tệ nạn bạo hành của công an, các điều luật bất công do đảng CSVN đặt ra để khống chế, đàn áp người dân Việt Nam và các tù nhân chính trị Việt Nam. 

3- Tổng kết sinh hoạt của Hội đồng Liên tôn Việt Nam

Kính thưa Quí Chức sắc, Chức Vviệc cùng toàn đạo!

HĐLTVN là một tổ chức nhằm liên kết các tôn giáo để cùng bênh vực lẫn nhau, để cùng có tiếng nói chung đòi hỏi quyền tự do tôn giáo cũng như các quyền tự do căn bản đã bị nhà cầm quyền CSVN tướt đoạt.

Trong những năm qua, công an CSVN đã tìm mọi cách để khống chế,

áp lực, ngăn cản không cho các Chức sắc tôn giáo hội họp, phát quà cho thương phế binh VNCH. Những anh TPB nầy luôn bị nhà nước phân biệt đối xử, luôn bị đẩy ra ngoài lề xã hội, không ai quan tâm. Thế nhưng DCCT, 38 Kỳ Đồng Sài Gòn đã làm được một việc công nghĩa, phước thiện, nhân đạo cách chân thành nên được Thiên Chúa ban hồng ân vượt qua mọi thử thách.

- Ngày 14-01-2014 HĐLTVN tham dự phát quà cho thiếu nhi ung bướu tại chùa Liên Trì – Sài Gòn do Hoà thượng Thích Không Tánh chủ trì.

- Ngày 17-02-2014, HĐLTVN ra Bản Lên tiếng đầu xuân Giáp Ngọ về Nhân quyền và các tù nhân lương tâm.

- Ngày 25-03-2014, HĐLTVN ra Bản Tuyên bố về các vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo.

- Ngày 19-05-2014, HĐLTVN ra Bản Tuyên bố v/v Mục sư Nguyễn Công Chính bị sách nhiểu, đánh đập trong tù.

- Ngày 25-07-2014, Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ, Ông Heiner Bielefeldt đến DCCT Sài Gòn gặp Chức sắc HĐLT để nghe báo cáo về tình hình vi phạm tự do tôn giáo của nhà cầm quyền CSVN.

- Ngày 09-08-2014 HĐLTVN ra Thư Cảm ơn và Kiến nghị gởi ông Heiner Bielefeldt.

- Ngày 29-08-2014 HĐLTVN ra Bản Tuyên bố v/v nhà cầm quyền CSVN triệt hạ chùa Liên Trì – Thủ Thiêm – Sài Gòn.

- Ngày 10-09-2014 Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân và nữ CTS Nguyễn Bạch Phụng (thành viên HĐLTVN) cùng 2 em Chức việc nơi Tộc đạo Châu Thành Vĩnh Long đi thăm viếng sức khoẻ em Nguyễn Thị Ngọc Lụa (Hội Phụ nữ Nhân quyền) bị công an đánh do tham dự phiên toà xử chị Bùi Thị Minh Hằng tại tỉnh Đồng Tháp. Nhân tiện viếng thăm Ban trị sự GHPGHH tại huyện Bình Minh – tỉnh Vĩnh Long.

- Ngày 15-09-2014 HĐLTVN ra Bản Lên tiếng về các cơ sở tôn giáo tại Thủ Thiêm.

- Ngày 28-09-2014, Tổng lãnh sự Quán Hoa Kỳ gặp HĐLTVN trình bày về tự do tôn giáo tại Việt Nam và bàn nhiều về các cơ sở tôn giáo tại Thủ Thiêm.

- Ngày 17-10-2014 HĐLTVN ra Bản Lên tiếng về tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu và các tù nhân lương tâm khác. 

- Ngày 29-11-2014, HĐLTVN ra Kiến nghị gửi Cao uỷ Nhân quyền LHQ.

Số 217 Trang 9

Page 10: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

- Ngày 10-12-2014, HĐLTVN ra Tuyên cáo v/v nhà cầm quyền CSVN vi phạm tự do tôn giáo nhân ngày Quốc tế Nhân quyền.

- Trong năm qua DCCT Sài Gòn đã khám và chữa bệnh 4 đợt cho thương phế binh VNCH.

- Ngày 12-01-2015, HĐLTVN phát quà cho TPBVNCH tại DCCT Sài Gòn.

- Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân, nữ CTS Nguyễn Bạch Phụng viếng thăm Mục sư Nguyễn Hồng Quang tại bệnh viện Hoàn Mỹ - Sài Gòn, do công an CSVN đánh trọng thương, nhân tiện viếng thăm Linh mục Lê Ngọc Thanh bị mổ chân tại DCCT.

- Ngày 26-01-2015, HĐLTVN dự buổi Toạ đàm về việc “Xoá bỏ hình phạt tử hình” tại DCCT Sài Gòn. Đại diện 5 tôn giáo phát biểu. Chánh trị sự Hứa Phi đại diện Cao Đài phát biểu cùng đồng thuận với các Chức sắc tôn giáo và XHDS kêu gọi nhà nước xoá bỏ hình phạt tử hình. Hiền Tỷ nữ CTS Nguyễn Bạch Phụng đọc bài thuyết đạo của Đức Hộ Pháp – Giáo chủ Đạo Cao Đài về nội dung “Cái án tử hình bất công của xã hội”.

- Ngày 30-01-2015, Hoà thượng Thích Không Tánh, Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, CTS Hứa phi (Đồng Chủ tịch HĐLTVN) cùng CTS Nguyễn Hà phát quà cho bệnh nhân phong cùi tại tỉnh Bình Định.

4- Phương hướng hoạt động năm Ất Mùi (2015)

- Chức việc Bàn Trị sự Hội Thánh Em và Tín đồ Cao Đài bảo thủ chơn truyền phải hiểu thông luật pháp đạo.

- Phải hội họp thường xuyên, đầy đủ, Chánh trị sự Đầu hương phải chăm lo, quan tâm đến tín đồ trong hương mình trách nhiệm để giải quyết kịp thời những tình huống bất trắc xảy ra, việc bệnh hoạn, hay đồng đạo gặp khó khăn trong cuộc sống.

- Phải nỗ lực hơn nữa cho công cuộc Phục quyền Hội thánh sắp tới.

- Phải liên kết cùng tất cả mọi tầng lớp trong xã hội để chung sức cùng nhau đưa đất nước VN sớm có Dân chủ - Nhân quyền và Tự do Tôn giáo.

Kính thưa Quí Chức sắc, Chức việc cùng Tín đồ CĐ bảo thủ luật pháp chơn truyền quốc nội hải ngoại!

Một năm trôi qua tuy gặp nhiều khó khăn từ phía công an, chính quyền CSVN, từ nội bộ đạo, thế nhưng Quí chư đồng đạo trong và ngoài nước đã vượt qua mọi trở ngại để tiếp sức cùng Đức Chí Tôn và Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật vận chuyển cơ đạo đạt được nhiều thành quả tốt đẹp.

Trước thềm năm mới, chúng tôi thành tâm cầu nguyện Đức Đại Từ Phụ, Đức Đại Từ Mẫu, cùng các Đấng Thiêng Liêng ban hồng ân cho dân tộc Việt Nam sớm được hưởng Hoà bình, Dân chủ và Tự do.

Riêng Quí Chức sắc, Chức việc, Tín đồ nam nữ, Quốc nội cùng Hải ngoại đầy đủ sức khoẻ, đầy đủ nghị lực, đầy đủ đức tin để sẵn sàng phụng sự cho cơ đạo trong ngày mới.

Ban Đại diện Khối Nhơn sanh Đạo Cao Đài.

Báo Tuổi trẻ Online (TTO) ngày 28-3-2015 đưa tin UBND tỉnh Khánh Hòa đã ký quyết định thu hồi gần 11.000m2   đất thuộc khách sạn Hải Yến (Nha Trang), giao Công ty TNHH Miền Nhiệt Đới Nha Trang thực hiện dự án xây dựng khu phức hợp thương mại, khách sạn và căn hộ. Công ty Miền Nhiệt Đới Nha Trang là công ty liên doanh giữa Công ty tư nhân Toàn Hải Nam với Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một Thành viên Du lịch Khánh Hòa.

Quyết định của UBND tỉnh Khánh Hòa nói rằng “người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất” và tỉnh thu hồi giao lại cho doanh nghiệp tư nhân đã nêu thuê đến tháng 12-2062 để làm khu thương mại – khách sạn và căn hộ. 

Khu đất 11.000m2 đó chính là trụ sở Tu viện DCCT Nha Trang, toạ lạc tại 40 Trần Phú, phường Lộc Thọ, Tp. Nha Trang, đã bị nhà cầm quyền tỉnh Phú Khánh (nay là Khánh Hoà) chiếm dụng từ năm 1978 để làm khách sạn Hải Yến.

Tu viện DCCT Nha Trang này được thành lập ngày 10-09-1959.

Theo văn khố của Ty Điền địa Khánh Hoà, Tu viện DCCT Nha Trang do DCCT sở hữu từ năm 1961 có tổng diện tích 23.978m2 toạ lạc tại số 38 Duy Tân (nay là 40 Trần Phú), phía Tây giáp đường Trần Hưng Đạo, phía Nam giáp đường Lê Thánh Tôn và đất của Bộ Quốc phòng, phía Bắc giáp đất của Hoả xa và đất của chính quyền Thị

xã Nha Trang (nay là công trình Plaza Hotel).

Ngày 23-12-1978, UBND tỉnh Phú Khánh đã ra Quyết định 3780 /VP/CTNĐ ép buộc các linh mục, tu sĩ DCCT ra khỏi Tu viện để chính quyền “quản lý sử dụng”. Người ký Quyết định này là ông Hồ Ngọc Nhường, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Khánh.

Điều 2 của Quyết định 3780/VP /CTNĐ di chuyển tất cả

các tu sĩ và linh mục DCCT về địa điểm số 2 và 4 đường Tô Hiến Thành, phường Tân Lập thành phố Nha trang ở tạm cho đến nay.

Trong đợt điều tra sử dụng đất năm 1996 theo chỉ thị 245/TTg ngày 22-4-1996, DCCT Việt Nam đã kê khai khu đất số 40 Trần Phú, TP. Nha Trang với diện tích 23.978m2 trong đó có các nội dung sau: đây là khu đất của DCCT do nhà nước đang quản lý từ năm 1978 và đề nghị “được sử dụng lại khu đất 40 Trần Phú, hiện do nhà nước quản lý và khai thác”. Tờ khai này do linh mục Giuse Phan Thiện Ân, Bề trên DCCT Nha Trang làm với xác nhận của linh mục Giuse Cao Đình Trị, Giám tỉnh DCCT. Cha Cao Đình Trị ghi rõ: “Mong ước của chúng tôi là được trở về nhà cũ nói trên”. Tờ khai này ký sau cùng là ngày 12-08-1996.

Năm 2006 linh mục Phan Thiện Ân, đại diện DCCT Việt Nam tiếp tục gửi đơn đề nghị nhận lại nhà đất số 40 Trần Phú, phường Lộc Thọ, TP. Nha Trang để các linh mục và tu sĩ được trở về nơi mình sở hữu. Tuy nhiên, ngày 10-11-2006 Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà (tên cũ là tỉnh Phú Khánh), ông Nguyễn Trọng Hoà ký Quyết định số 996/QĐ-UBND đã bác đơn của linh mục Phan Thiện Ân. Quyết định này không hề nhắc đến Quyết định 3780/VP/CTNĐ là căn cứ để xác định nhà nước đang quản lý chứ chưa bao giờ là sở hữu của nhà đất

Số 217 Trang 10

Page 11: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

số 40 Trần Phú.Ngày 5-3-2008 DCCT Việt Nam

đã có văn thư số VTGT/058/08 gửi cho UBND tỉnh Khánh Hoà, văn thư số VTGT/059/08 gửi Ban Tôn giáo tỉnh Khánh Hoà và văn thư số VTGT/060/08 gửi ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, phản đối việc chính quyền tỉnh Khánh Hoà đang tháo dỡ một phần Tu viện DCCT Nha Trang tại 40 Trần Phú, phường Lộc Thọ, TP. Nha Trang, mà không hề hỏi ý kiến chủ sở hữu. Phần kết luận của các văn thư này viết như sau: “Bằng thư này, thay mặt Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, Hội đồng Tỉnh dòng bày tỏ ý kiến trên và rất mong Chính phủ, Ban Tôn giáo và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Khánh Hoà xem xét trường hợp khu nhà số 40 Trần Phú, phường Lộc Thọ, Nha Trang, trước mắt không cho phép bất cứ một hoạt động xây dựng nào làm cho vụ việc thêm phức tạp, khó giải quyết hậu quả về sau.”

Bất chấp pháp luật, UBND tỉnh Khánh Hoà đang âm mưu bán Tu viện DCCT Nha Trang cho doanh nghiệp tư nhân mà họ đã chiếm dụng dưới danh nghĩa “quản lý” nhưng không hề được chủ sở hữu là tỉnh DCCT Việt Nam giao.

TỰ DO NGÔN LUẬNBán nguyệt san ra ngày 1

và 15 mỗi thángIN VÀ TẶNG TẠI VN

Địa chỉ liên lạc:[email protected]

Muốn đọc tờ báo trên mạng, xin mời ghé:

http:// www.tdngonluan.com www.tudodanchuvietnam.net

http://tudongonluan.atspace.comhttp://www.viet.no

http://khoi8406vn.blogspot.com

Xin tiếp tay phổ biến cho Đồng bào Việt Nam, nhất là

tại quốc nội.Vào lúc chính quyền Obama đang

đau đầu với các hồ sơ nóng bỏng tại vùng Trung Cận Đông -từ Iran, Irak, Syria, cho đến Israel, Palestine và mới đây là Yemen- không kể đến vấn đề Nga và Ukraina, bốn Nghị sĩ hàng đầu tại Thượng viện Hoa Kỳ hôm 19-03-2015 đã công bố một bức thư báo động về mối đe dọa mà các hành động quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông đang đặt ra cho chính nước Mỹ cũng như cho các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực.

Các tác giả bức thư đã yêu cầu Washington phải có ngay một chính sách toàn diện để đối phó với hiểm họa đó, đồng thời đề nghị một số biện pháp cụ thể có thể được áp dụng trong đối sách chống lại các hành vi quá đáng của Trung Quốc trên biển đã được các Thượng nghị sĩ nêu bật.

Tầm mức quan trọng của bức thư này được đánh giá là rất lớn, do đó Việt Nam cần phải tranh thủ động lực mà lời kêu gọi này sẽ tất yếu tạo ra để vận động quốc tế giúp Việt Nam ngăn chặn mưu đồ bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông, vừa đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực, vừa trực diện tấn công vào chủ quyền và lợi ích của Việt Nam.

Một lời cảnh báo của cả Thượng viện Mỹ

Tầm quan trọng của lá thư gởi đích danh hai Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter và Ngoại giao John Kerry của Mỹ trước hết nằm ở uy tín và uy thế của bốn người đồng ký tên. Hai Thượng nghị sĩ John McCain và Bob Corker, thuộc đảng Cộng hòa, hiện là Chủ tịch hai tiểu ban trọng yếu trong Thượng viện Mỹ là Quân vụ và Đối ngoại. Hai người thuộc đảng Dân chủ đồng ký tên vào là các ông Jack Reed và Bob Menendez, cũng là thành viên cao cấp ("ranking mem-ber") của hai tiểu ban vừa kể, một vị trí tương đương với chức Phó Chủ tịch tiểu ban.

Căn cứ vào tư cách của bốn tác giả bức thư, có thể nói không sai rằng ý kiến nêu lên cũng là ý kiến của toàn thể Thượng viện Mỹ, chứ không phải là quan điểm cá nhân của những người ký tên.

Tầm quan trọng của bức thư còn thể hiện qua việc văn kiện này, dù

mang hình thức cá nhân (của bốn Thượng nghị sĩ gởi đích danh cho hai vị Bộ trưởng), nhưng đã được công bố rộng rãi tương tự như một lá thư ngỏ, cho thấy rõ mục tiêu đánh động và vận động công luận để gây áp lực trên hành pháp Mỹ.

Bản cáo trạng nhắm vào mưu đồ thay đổi hiện trạng Biển Đông

Về mặt nội dung, có thể nói bức thư là một bản cáo trạng đối với các hành động bồi đắp đảo nhân tạo và xây dựng mà Trung Quốc đang rốt ráo tiến hành trên các rạn san hô và bãi đá ngầm mà nước này đang chiếm đóng tại Biển Đông.

Trong bức thư dài ba trang mà RFI Việt ngữ có bản sao, các tác giả chủ yếu lên án các "hoạt động cải tạo đất mà Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang tiến hành tại quần đảo Trường Sa vùng Biển Hoa Nam (tên quốc tế của Biển Đông)", những hoạt động đã từng bị Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper đánh giá là "hung hăng", nhằm "bành trướng sự hiện diện và củng cố các yêu sách chủ quyền của mình".

Đối với bốn Thượng nghị sĩ tác giả của bức thư, các hoạt động của Trung Quốc là một mối đe dọa không chỉ đối với Mỹ, mà đối với cả các nước trong khu vực, và cộng đồng quốc tế nói chung. Lá thư ghi nhận : “Các hoạt động cải tạo đất và xây dựng của TQ trên vô số hòn đảo ở quần đảo Trường Sa, và các năng lực tiềm tàng về chỉ huy, điều hành, giám sát, khống chế quân sự mà các khoảnh đất mới này mang lại, là một thách thức trực tiếp, không chỉ đối với lợi ích của Mỹ và khu vực, mà còn đối với toàn bộ cộng đồng quốc tế”.

Một cách cụ thể, các tác giả nêu bật tốc độ nhanh chóng của công việc cải tạo đất mà Bắc Kinh đang tiến hành : "Theo sự hiểu biết của chúng tôi, đa phần công việc này đã được hoàn tất chỉ nội trong một năm qua, và nếu tốc độ xây dựng hiện nay được duy trì, thì Trung Quốc có thể hoàn tất công trình cải tạo dự định ngay vào năm tới". 

Quy mô to lớn của các công trình cũng được nhấn mạnh: "Đá Ga Ven (Gaven Reef) đã có thêm 114.000 m² đất mới từ tháng Ba năm 2014, và Đá Gạc Ma (Johnson Reef), trước đây là một bãi ngầm, ngày nay đã trở thành một 'hòn đảo' (nổi trên mặt nước) rộng 100.000 m². Công việc cải tạo và xây dựng đã làm cho Đá Chữ Thập (Fiery Cross) tăng diện tích hơn 11 lần kể từ tháng 8 năm ngoái (2014)." 

Đối với bốn Thượng nghị sĩ Mỹ: "Trong khi các nước khác xây

Số 217 Trang 11

Page 12: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

dựng trên những khoảnh đất hiện hữu, Trung Quốc lại thay đổi kích thước, cấu trúc và tính năng hình thể của những thực thể địa lý này. Đây là một thay đổi về chất có vẻ được dùng để thay đổi nguyên trạng Biển Đông".

Các tác giả của bức thư đã bác bỏ lập luận của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gần đây theo đó các hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc không đe dọa hay tác động tới nước khác.

Đối với các Thượng nghị sĩ Mỹ, hành động của Trung Quốc ít ra là đã vi phạm Bản Tuyên bố Ứng xử tại Biển Đông DOC ký kết với ASEAN, nhưng nếu Bắc Kinh tìm cách quân sự hóa các đảo nhân tạo mà họ đã xây dựng, hay dùng các đảo này để củng cố yêu sách chủ quyền của mình, thì "hành vi khiêu khích như vậy sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho hòa bình và ổn định của khu vực". 

Cũng rất đáng lo ngại là các hòn đảo nhân tạo, với các cơ sở quân sự và hậu cần trên đó, có thể khiến cho Trung Quốc bạo dạn hơn trong việc tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không trên một phần hay toàn bộ Biển Đông.

Bốn đề nghị cụ thể nhằm đối phó với Trung Quốc 

Tóm lại, trước việc Trung Quốc "cố tình dùng các phương pháp cưỡng chế phi quân sự (non military) để thay đổi nguyên trạng cả ở Biển Đông lẫn Biển Hoa Đông", các Thượng nghị sĩ đã yêu cầu chính quyền Mỹ và các đối tác trong khu vực có một đối sách toàn diện mà Quốc hội Mỹ sẵn sàng ủng hộ. Các tác giả bức thư còn đề xuất một số biện pháp cụ thể mà chính quyền nên áp dụng.

Nhận xét về các đề nghị của bốn Thượng nghị sĩ Mỹ, trả lời ban Việt ngữ RFI qua thư điện tử, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, trường Đại học Maine (Hoa Kỳ) đã nhấn mạnh đến tính chất khả thi rất cao của các biện pháp được đề xuất :

“Các biện pháp đề xuất cụ thể có tính chất khả thi rất lớn, và đây là những điều mà Chính quyền Obama đang thực hiện nhưng không đồng bộ và nhất quán. Đó là lý do tại sao bốn Thượng nghị sĩ công bố lá thư của họ để vừa khuyến cáo chính quyền Obama, vừa gây dư luận trong và ngoài nước để ủng hộ và thúc đẩy những biện pháp đang theo đuổi. 

1/ Tung ra một cách đồng đều hơn các thông tin tình báo về những hoạt động gây mất an ninh của TQ nhằm gặt hái được những kết quả tích cực thông qua dư luận trong và ngoài

nước. Đây là một đề xuất rất dễ thi hành và không tốn nhiều công sức.

2/ Xem lại các hình thức hợp tác an ninh với Trung Quốc, nên duy trì hình thức nào nếu Trung Quốc ngưng xây cất và nên chấm dứt hình thức nào hay có hình thức nào mới để phạt Trung Quốc nếu Trung Quốc cứ tiếp tục các hoạt động bồi đắp và xây dựng trên các đảo. Đây là việc rất khả thi vì nó có tính chất đơn phương, nhưng Mỹ phải chuẩn bị dư luận để có thể tiến hành tốt.

3/ Tìm cách giúp các đối tác trong khu vực Biển Đông tăng cường khả năng bảo vệ an ninh cho chính họ và cho khu vực cũng như thế giới. Việc này cũng rất khả thi vì có tính chất đơn phương. Ví dụ như cứ mỗi lần có tin Trung Quốc bồi đắp hay xây cất trên các đảo thì Mỹ có thể viện cớ vì lý do giúp bảo vệ an ninh cho khu vực và cho thế giới để cung cấp các phương tiện và các vũ khí cần thiết cho Philippin, Việt Nam và Malaysia nếu các nước này yêu cầu. 

Và việc này phải được thi hành một cách nhất quán và lâu dài, chứ không phải là phản ứng nhất thời. Do việc cung cấp này là để bảo vệ an ninh cho bao nhiêu người trong khu vực và trên thế giới, Mỹ không nên gắn liền nó với những điều kiện tiên quyết, như là vấn đề nhân quyền, vốn có thể dần dần được giải quyết qua các kênh khác nhau. Không thể đem việc sống còn và quyền lợi to lớn của khu vực và thế giới làm con tin.

4/ Thúc đẩy thêm quan hệ ngoại giao với các nước ASEAN và những nước khác trên thế giới để ủng hộ thông thương trên biển cả trong khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đây cũng là đề xuất rất khả thi vì đây là vấn đề lợi ích chung”.

Việt Nam cần năng động hơn trong việc tố cáo Trung Quốc

Câu hỏi đặt ra là trước diễn biến mới liên quan đến chính sách Biển Đông của Mỹ này, Việt Nam có thể làm gì để tranh thủ điều kiện thuận lợi hơn đó. Trên vấn đề này, Giáo sư Long có suy nghĩ rất đơn giản :

“Muốn chống lại chiến lược bồi đắp đảo nhân tạo để chiếm ngự Biển Đông thì Việt Nam, một nước bị thiệt hại lớn nhất, phải liên tục dùng dư luận quần chúng trong và ngoài nước gây áp lực đối với Trung Quốc. Việt Nam có lên tiếng mạnh và liên tục thì mới tạo cơ hội cho các nước khác có thể lên tiếng cùng với VN và có thể đóng vai trò tích cực cùng với VN. 

Việt Nam không nên tiếp tục phản ứng với những câu nhỏ nhẹ như là: “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt

Nam. Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này không ai chối cãi được”. Vấn đề không phải là chủ quyền không ai chối cãi được mà là có ai muốn bỏ công sức giúp đỡ Việt Nam chỉ vì chủ quyền và quyền lợi riêng của Việt Nam hay không”. 

Trả lời phỏng vấn của RFI Tiếng Việt qua điện thoại, Giáo sư Ngô Vĩnh Long nhắc lại rằng bức thư của bốn Thượng nghị sĩ Mỹ rất quan trọng đối với chính sách của Hoa Kỳ tại Biển Đông, và Việt Nam cần phải biết tận dụng để đối phó với chiến lược bồi đắp đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang đẩy mạnh nhằm chiếm hữu toàn bộ Biển Đông.

RFI: Tại sao bốn Thượng nghị sĩ Mỹ lại thấy cần phải gây sức ép trên Bộ Quốc phòng và Ngoại giao Mỹ trên vấn đề Biển Đông ?

Ngô Vĩnh Long: Đây đúng là họ vừa gây sức ép, vừa tạo hậu thuẫn cho Bộ Quốc phòng và Ngoại giao Mỹ. Lý do được lá thư nói thẳng thừng là trong khi Trung Quốc đã cố tình dùng các biện pháp đe dọa không quân sự (non military) để thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông thì các quan chức Mỹ chỉ nói chung chung về một chiến lược rộng lớn hơn nhưng chưa làm gì cụ thể cả.

Lá thư nhắc nhở, thật ra là khiển trách một cách khéo léo, rằng Thượng viện của Mỹ đã thấy những hoạt động của Trung Quốc có hại cho vấn đề an ninh chung trong hai khu vực nói trên, và đó là lý do tại sao đạo luật Ngân sách Quốc phòng năm 2015 (National Defense Authorization Act of 2015) có điều khoản bắt buộc hai bộ Quốc phòng và Ngoại giao phải thường xuyên báo cáo về tình trạng an ninh trên biển, đặc biệt là trên khu vực Biển Đông và Biển Hoa Đông..., nhưng chính quyền Mỹ dù biết chuyện, song lại lơ là.

Cho nên Thượng viện Mỹ –chứ không đơn thuần là bốn Thượng nghị sĩ, vì bốn người này đứng đầu hai ủy ban quan trọng nhất của Thượng viện là Quân sự, Quốc phòng và Ngoại giao– đã nhắc nhở và khiển trách để hai bộ này lưu ý.

RFI: Phải chăng chính trường và chính sách Biển Đông của Mỹ đã để lộ một vài yếu tố đáng ngại khiến cho các Thượng nghị sĩ phải lên tiếng ? Và đặc biệt trong đó có một người rất quan tâm đến Việt Nam là ông John McCain ?

Ngô Vĩnh Long: Đúng thế. Trong những tháng qua ở Mỹ có rất nhiều tranh cãi trong nội bộ trên vấn đề có nên tiếp tục duy trì hoặc là tăng

Số 217 Trang 12

Page 13: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

cường sự hiện diện của Hoa Kỳ ở vùng Trung Đông hay không. Có rất nhiều áp lực trong nội bộ Mỹ, cũng như là từ các chính khách ở vùng Trung Đông, theo đó Mỹ không những nên duy trì mà còn phải tăng cường sự hiện diện ở Trung Đông. Tình hình ở Afghanistan, Yemen… đã giúp cho những người muốn thúc đẩy việc này có tiếng nói lớn hơn.

Vì lý do trên, trong bộ Quốc phòng, bên Bộ binh (Army) muốn duy trì và tăng cường sự hiện diện ở Trung Đông, bởi vì nếu tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở vùng Biển Hoa Đông và Biển Đông thì họ không có vai trò. Và họ cũng được một số người bên Không quân (Air Force) ủng hộ, bởi vì nếu có chiến tranh hay là cần thả bom ở vùng Trung Đông hay ở các nước chung quanh, thì Không quân mới có vai trò,

Ngoài ra, ở Biển Đông, Trung Quốc lại dùng các biện pháp “không quân sự” - như thư của các Thượng nghị sĩ có nêu lên. Thì bên Bộ Quốc phòng và phía quân sự nói rằng nếu đó chỉ là những biện pháp không quân sự thì chẳng cần phải can thiệp.

Các Thượng nghị sĩ đã bác bỏ ý kiến trên, cho rằng đây là một vấn đề lâu dài, nguy hiểm không những cho an ninh của Mỹ mà cả cho Thế giới. Nếu để cho chiến tranh xẩy ra, tình hình sẽ rất khó khăn. Vì vậy họ muốn là Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và kể cả chính quyền Obama là phải có một chính sách (ngăn chặn) tương đối rõ ràng, nếu không Trung Quốc sẽ tiếp tục gây hấn.

RFI: Bức thư của các Thượng nghị sĩ có tầm mức rất quan trọng ?

Ngô Vĩnh Long: Vâng. Trước hết là họ cảnh báo các cơ quan chính quyền Mỹ. Điểm thứ hai là họ muốn dư luận của Mỹ và trên thế giới hiểu được tầm quan trọng của các vấn đề ở Biển Đông và Biển Hoa Đông hay là của vấn đề an ninh trên biển.

Cho nên, một trong những đề nghị cụ thể của họ là bắt các cơ quan Mỹ, các bộ của Mỹ là phải “tung ra một cách đều đặn hơn các thông tin tình báo về các hoạt động gây bất an ninh của Trung Quốc” để cho có thể thu được sự ủng hộ của dư luận Mỹ và trên thế giới.

RFI: Tính chất khả thi của các biện pháp được các Thượng nghị sĩ đề xuất ? Dường như có một số biện pháp cũng đang được Chính quyền Obama tiến hành ?

Ngô Vĩnh Long: Vâng. Đúng là có một số biện pháp chính quyền Oba-ma đang tiến hành… nhưng một cách vụn vặt.

Thư này muốn giúp cho chính quyền Obama có một chính sách nhất quán, cụ thể hơn…, không những đối với vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông, mà còn đối với cả chính sách xoay trục qua Châu Á như thế nào, trong đó có nhiều vấn đề khác.

RFI: Việt Nam có thể tranh thủ điều gì để chống lại chiến lược bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc ?

Ngô Vĩnh Long: Một việc có thể làm rất dễ là tạo dư luận, cho dư luận thế giới, dư luận trong khu vực biết vấn đề nguy hiểm, mất an ninh mà Trung Quốc đã gây ra cho khu vực là như thế nào. Lá thư của các Thượng nghị sĩ cũng góp phần vào việc tìm kiếm sự ủng hộ của dư luận.

Nên càng có nhiều thông tin, càng nói nhiều về vấn đề này, giải thích cho thế giới, giải thích cho người dân trong nước và khu vực là những hành động của Trung Quốc gây nguy hiểm cho mọi người như thế nào. Đây cũng là dịp để Việt Nam –nước bị thiệt hại nhiều nhất– nói lên cho mọi người biết những khó khăn của mình, để người ta có thể giúp Việt Nam.

Tôi nghĩ là Việt Nam từ trước đến nay hơi quá e dè trong vấn đề nói thẳng, nói thực cho dân chúng Việt Nam cũng như trên thế giới về những gì Trung Quốc đã làm ở trong khu vực mà có hại cho Việt Nam. Theo tôi, VN phải nói thêm trên vấn đề này, chứ không thể, cứ mỗi lần xẩy ra chuyện thì lại nói “Chủ quyền trên đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam”, cứ tiếp tục nói đi nói lại như vậy thì không thu hút được ai…”

Trọng Nghĩa

Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thất bại ngay trong ngày đầu trong chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 10 tháng 4 khi ông phải chấp nhận mọi đòi hỏi ở Biển Đông của Chủ tịch Nhà nước-Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình.

Đây là lần đầu tiên ông Trọng sang Bắc Kinh kể từ sau ngày TQ rút gìan khoan Hải Dương 981 do họ đặt vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN để tìm kiếm dầu từ 2-5 đến 15-7-2014.

Trái với chuyến sang Bắc Kinh lần thứ nhất từ 11 đến 15-10-2011, lần

này ông Trọng còn đem theo 4 Ủy viên Bộ Chính trị và Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh là những người có triển vọng được lên cấp trong Ban Chấp hành Trung ương đảng khoá XII, dự trù được bầu vào tháng 1-2016.

4 Ủy viên Bộ Chính trị gồm Đinh Thế Huynh, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội; Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Trần Đại Quang, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an.

Có tin đồn đóan ông Trọng đem họ theo để giới thiệu với ông Tập Cận Bình như là nhóm lãnh đạo mới đồng thời cũng thông báo về quyết định của riêng ông tại Đại hội đảng XII. Có tin nói ông Trọng, 72 tuổi vào năm 2016, sẽ rút lui để nhường chỗ cho một Tổng Bí thư trẻ hơn.

Ông Trọng có làm như thế hay chỉ biết lắng nghe ông Tập Cận Bình thuyết giảng về hợp tác tòan diện, kể cả vấn đề Biển Đông, giữa hai đảng và hai nhà nước trong 2 giờ đồng hồ thì các bài tường thuật của báo chí đôi bên đã chứng minh như thế.

Trong thời gian có cuộc khủng hoảng giàn khoan HD 981, Bộ Chính trị 16 người do ông Trọng đứng đầu đã không ủng hộ ý kiến đòi Quốc hội ra một Nghị quyết lên án hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ VN của TQ.

Điều này dễ hiểu vì ông Trọng là người thân TQ, theo lời Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ CSVN tại Bắc Kinh. Việc này cũng giải thích tại sao mà

ông Tập Cận Bình và nhà nước TQ đã đón tiếp ông Nguyễn Phú Trọng như một Quốc trưởng tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh chiều 7-4 (2015).

Thông tấn xã VN (TTXVN) viết: “Đoàn môtô long trọng hộ tống xe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiến vào khuôn viên Đại lễ đường. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước TQ Tập Cận Bình cùng nhiều lãnh đạo TQ đã nồng nhiệt chào đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước TQ Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bước lên bục danh dự;

Số 217 Trang 13

Page 14: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

quân nhạc cử quốc thiều VN và TQ. Lễ đón diễn ra trang trọng với 21 phát đại bác chào mừng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước TQ Tập Cận Bình mời TBT Nguyễn Phú Trọng duyệt đội danh dự và chứng kiến Đội danh dự diễu hành.”

Liệu cuộc đón tiếp linh đình này có làm cho ông Nguyễn Phú Trọng bị chóang ngợp để quên rằng khi TQ thi hành chỉ thị “bảo vệ chủ quyền biển” là quyền lợi cốt lõi của ông Tập Cận Bình thì Bắc Kinh đã khởi công biến các đá ngầm chiếm của VN ở Trường Sa tháng 3 năm 1988 thành các đảo nhân tạo trong khi Thế giới tập trung theo dõi diễn biến vụ Gìan khoan HD 981.

Hình ảnh của báo chí Đài Loan (Want China Times, 02-09-2014) và Tây phương (Google Earth, Digital Globe, IHS Jane's Defense ngày 20-11-2014) cho thấy quân đội và công nhân TQ đã làm việc ngày đêm để biến ít nhất 6 bãi đá ngầm Gạc Ma (Johnson South), Ga Ven (Gaven), Châu Viên (Cuarteron), Chữ Thập (Fiery Cross), Tư Nghĩa (Hug-hes), và Én Đất (Eldad) thành các đảo. Ngoài Én Đất, tất cả bãi đá trên đều được giới chức TQ ấn định "ngày sinh" cụ thể vào tháng 7. Duy nhất còn lại đá Xu Bi chưa bị biến thành đảo.

TQ cũng đang bồi đắp nhiều khu vực trong vùng tranh chấp với Phi Luật Tân ở hai bãi Maccles-field (Macclesfield Bank) và bãi cạn Scarborough hay đảo Hoàng Nham Scaborough mà Bắc Kinh gọi chung là Trung Sa quần đảo.

Theo tài liệu của Bách khoa tòan thư (mở) thì: “Macclesfield là một bãi ngầm dạng rạn vòng hoàn toàn chìm dưới mặt nước biển Đông. Bãi ngầm này nằm cách quần đảo Hoàng Sa 75 hải lí (139 km) về phía đông, ở vào khoảng giữa của đường hàng hải từ bờ biển miền Trung VN đến phía bắc đảo Luzon của Philippines.

Tên gọi của bãi ngầm xuất phát từ sự kiện tàu Macclesfield của Anh khám phá ra bãi này vào năm 1701. Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và  Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đều tuyên bố chủ quyền đối với bãi Mac-clesfield.”

Trong khi đó, bãi Scarborough (đảo Hoàng Nham) nằm cách bờ tây đảo lớn của Philippines 230 km và cách TQ hơn 800 km về phía bắc.

TQ đã kiến thiết đường bay, bến cảng và đồn binh trên các đảo nhân tạo mới ở Trường Sa. Trong số này có Gạc Ma nằm trên đường tiếp vận từ VN ra Trường Sa trong khi Chữ Thập chỉ cách cảng Cam Ranh và

sân bay Đà Nẵng khỏang 400 cây số. Các máy bay TQ có thể uy hiếp hay tấn công quân VN ở Trường Sa, dễ dàng hoặc đánh thẳng vào VN trong vài giờ vì đã dự trữ sẵn nhiên liệu tiếp tế trên các đảo nhân tạo này.

Thảo luận gì ?Như vậy đe dọa quân sự của Bắc

Kinh đối với VN đã rõ ràng nhưng không thấy phóng viên của Thông tấn xã VN hay Đài Tiếng nói VN (Voice of Vietnam, VOV) tháp tùng ông Trọng nhắc đến khi tường thuật về nội dung cuộc thảo luận giữa hai Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt-Trung.

Báo chí TQ, tiêu biểu như Tân Hoa Xã (Xinhua) và Đài Phát thanh Quốc tế Trung Hoa (China International Radio, CRI) cũng chẳng nói gì đến vấn đề đang gây chú ý không những cho VN hay các nước trong khu vực Đông Nam Á mà cho cả Thế giới.

Ông Tập Cận Bình không nói đến chuyện TQ tái tạo các bãi đá thành đảo để giành chủ quyền ở Biển Đông là điều tất nhiên, nhưng khi Tổng Bí thư đảng CSVN né tránh thì không thiếu gì người VN muốn biết mục đích ông sang Bắc Kinh để làm gì cho tốn tiền của dân ?

Nếu ông Trọng đi Bắc Kinh chỉ để chứng kiến cấp thừa hành ký 7 văn bản thỏa thuận hợp tác giữa hai Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan hai nước thì thật lãng phí.

Trong số các văn kiện đã ký đáng chú ý gồm :

- “Hiệp định về hợp tác dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN và Cộng hòa ND Trung Hoa;”

- “Kế hoạch hợp tác giữa Đảng CS VN và Đảng CS TQ giai đoạn 2016-2020;”

- “Điều khoản Tham chiếu Nhóm công tác hợp tác tài chính tiền tệ giữa Ngân hàng Nhà nước VN và Ngân hàng Nhân dân TQ;”

- “Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa VN và TQ” giữa Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN và Bộ Tài chính nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.”

Bản tin tiếng Việt của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Hoa (CRI) viết về vấn đề xung đột ở Biển Đông: “Hai bên nhấn mạnh cần phải quý trọng và gìn giữ tình hữu nghị truyền thống Trung-Việt, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Việt Nam phát triển bền vững. Hai bên còn đồng ý cùng nhau nỗ lực, kiểm soát tốt các bất đồng trên biển, cùng giữ gìn hoà bình và ổn định trên

Nam Hải….”"…Tổng Bí thư Tập Cận Bình chỉ

ro: hai bên cần tuân thủ những nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai Đảng và hai nước, cùng nhau kiểm soát tốt các bất đồng trên biển, giữ gìn đại cục của quan hệ Trung-Việt và hoà bình, ổn định trên Nam Hải.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ tán thành và cho biết: hiện nay hai nước Việt Nam-Trung Quốc đều đang dốc sức cho sự nghiệp vĩ đại xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đều kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đều đang thúc đẩy cải cách và đổi mới toàn diện, hơn lúc nào hết đều cần phải tăng cường hợp tác hữu nghị cùng có lợi, giải quyết thoả đáng các bất đồng, cùng nhau tạo dựng môi trường hoà bình, ổn định và phát triển. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Việt Nam coi trọng cao độ phát triển quan hệ hữu nghị bền vững và ổn định với Trung Quốc, đây là chính sách ưu tiên và lâu dài của Việt Nam, là sự lựa chọn chiến lược.”

Rõ ràng hai bên không nói gì đến những chuyện đã và đang xẩy ra tại vùng biển Trường Sa.

Theo tin của VN (TTXVN và VOV) thì: “Đối với vấn đề trên biển, (hai bên) nhấn mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển VN-TQ;” sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ VN-TQ, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển. Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC) và sớm đạt được "Bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông" (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt-Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Hai bên nhấn mạnh xây dựng COC là một phần quan trọng để giải quyết vấn đề trên biển. TQ đang cùng ASEAN bàn bạc nhiều lần để xây dựng COC.

Hai bên nhất trí thúc đẩy hoạt động của Nhóm bàn bạc về hợp tác

Số 217 Trang 14

Page 15: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

cùng phát triển trên biển, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, sớm khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ trong năm 2015.”

Những chuyện này không có gì mới mà chỉ lập lại những điều hai bên Việt-Trung đã viết trong các văn bản họp giữa hai Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng và Lý Khắc Cường của TQ tại cuộc họp tại Milan, Italy ngày 16-10-2014, bên lề Hội nghị cấp cao ASEM-10 (The Asia–Europe Meeting, ASEM ).

Và tại các cuộc họp giữa Ủy viên Quốc vụ viện TQ Dương Khiết Trì với Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh tại Hà Nội tháng 10-2014.

Cũng như trong chuyến đi làm việc hai ngày tại Trung Cộng từ 26 đến 27-08 (2014) của đặc phái viên Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã không đem chút thắng lợi nào về cho VN.

Cũng nên biết, chính TQ là nước đã gây ra cuộc khủng hỏang hiện nay ở Biển Đông khi họ tự vi phạm “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC) ký tại Nam Vang (Kampuchia) ngày 04-11-2002 giữa Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Hoa.

Và cũng chính TQ đã tìm mọi cách trì hõan thương thuyết "Bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông" (COC), trong đó có lý do chính là chỉ đồng ý đối thọai trực tiếp với các nước có tranh chấp biển đảo với Bắc Kinh, thay vì quốc tế hoá hay nói chuyện Biển Đông với ASEAN như một khối.

Do đó, việc lập lại những chuyện “ai cũng biết rồi khổ lắm nói mãi” về hứa hẹn của Bắc Kinh đối với DOC và COC trong cuộc họp Nguyễn Phú Trọng-Tập Cận Bình chiều ngày 7-4-2015 chẳng qua chỉ nhằm kéo dài sự từ chối nói chuyện nghiêm chỉnh để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông của phiá Trung Hoa mà thôi.

Cam kết của ông Ng. Phú Trọng với ông Tập Cận Bình đồng ý “thúc đẩy đàm phán phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, sớm khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ trong năm 2015” cũng tòan là chuyện hai nước đã thảo luận nhưng

chưa dứt điểm trong suốt 2 năm qua.Lý do vì TQ luôn luôn muốn phần

hơn về mình và ép VN phải “vì đại cuộc quan hệ vừa là đồng chí vừa là anh em” và vì “phương châm 16 chữ vàng, tinh thần 4 tốt” (“láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt) mà chấp nhận yêu cầu “gác tranh chấp để cùng khai thác” của TQ.

Lập trường “gác tranh chấp cùng khai thác”, đúng ra, theo lời của Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đưa ra năm 1979 là “biển của ta, hãy gác tranh chấp để cùng khai thác”.

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Hoa, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình cũng đã lập lại chủ trương này tại phiên họp ngày 30-11-2013 với Bộ Chính trị. Ông ta nói: “TQ phải kiên trì phương châm "chủ quyền thuộc TQ, gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác" để thúc đẩy các hoạt động hợp tác hữu nghị cùng có lợi.” (Báo Giáo dục VN, 01-08-2013)

Họ Tập đưa ra lập trường này sau khi ông và Thủ tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) hòan tất chuyến công du ngọai giao cổ võ thân thiện với một số nước quan trọng trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) gồm Nam Dương, Mã Lai Á, Miến Điện, Thái Lan và VN

Chủ trương “hợp tác cùng phát triển” giữa Trung Cộng và VN trên các lĩnh vực kinh tế biên giới; giao thông đường bộ giữa hai nước; các dự án kinh tế có lợi cho Trung Cộng trong nội địa hai miền Nam và Bắc VN và hợp tác trên biển đã được hòan tất trong chuyến thăm “vắn tắt” VN 2 ngày từ 13 đến 15-10-2013 của Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường (Li Keqiang).

Ở giữa hay ra bên ngoài ?Như vậy, những gì được lập lại

giữa ông Trọng và Tập Cận Bình về việc khai thác chung ở “vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ” là ở đâu nếu không phải là ở Biển Đông ?

Vậy có gì khác với thỏa hiệp ký kết giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Nhà nước TQ Tập Cận Bình ngày 20-06-2013 tại Bắc Kinh ?

Hồi đó một “thỏa hiệp mới được phía VN gọi là “gia hạn” và “sửa đổi” lần thứ 4 hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí VN và Tổng Công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia TQ (China National Offshore Oil Corporation, CNOOC), thì diện tích tìm kiếm chung sẽ mở rộng từ 1541 cây số vuông lên thành 4076 cây số vuông. Và hiệu lực của

Thỏa thuận Thăm dò Chung có hiệu lực đến hết năm 2016.”

Khi đó ông Đỗ Văn Hậu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN (PVN) đã giải thích về nguồn gốc của thỏa thuận giữa hai nước như thế này : “Theo Quy định tại Điều 7 của Hiệp định VN-TQ về Phân định Lãnh hải, Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ (ký ngày 25-12-2000 và có hiệu lực từ ngày 20-6-2004), nếu có các mỏ dầu khí vắt ngang qua Đường Phân định, hai nước sẽ cùng nhau hợp tác khai thác chung. 

Từ năm 2005, Tổng Công ty Dầu khí Quốc gia VN, nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN (PetroVietnam) và Tổng Công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia TQ (CNOOC) đã ký kết và thực hiện Thỏa thuận Khung về hợp tác dầu khí trong Khu vực Thỏa thuận Ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ. Trên cơ sở kết quả thực hiện Thỏa thuận Khung, Thỏa thuận Thăm dò chung VN-TQ trong Khu vực xác định Ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ được ký kết giữa Petrovietnam và CNOOC ngày 6-11-2006 và có hiệu lực từ ngày 2-1-2007, sau khi được Chính phủ hai nước phê chuẩn.”

Khi nói về “hợp tác cùng phát triển” ở vịnh Bắc Bộ dựa theo Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ hai nước ký ngày 25-11-2000 thì cũng có sự “khác biệt rất quan trọng” giữa Tuyên bố chung Hà Nội ngày 15-10-2013 và lời tuyên bố sau đó của Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường.

Tuyên bố chung viết: “Hai bên nhất trí tăng cường chỉ đạo đối với các cơ chế đàm phán và tham vấn hiện có, gia tăng cường độ làm việc của Nhóm công tác vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và Nhóm công tác cấp chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển. Trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này và trong năm nay khởi động khảo sát chung ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ để thực hiện nhiệm vụ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Nhanh chóng thực hiện các Dự án hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển như Hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ…”

Tuy nhiên sau đó ông Lý Khắc Cường được Tân Hoa Xã (Xinhua News Agency) của Bắc Kinh tường thuật trong bản tin tiếng Anh ngày 16-

Số 217 Trang 15

Page 16: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

10-2013 viết rằng: “The cooperation of maritime exploration will be prima-rily focused on the Beibu Gulf, and later extended to further areas, Li said, adding that the bilateral drive is to tell the region and the world that the South China Sea has to be a peaceful and tranquil area.

Both China and Vietnam have the wisdom to properly handle their differ-rences and prevent the South China Sea issue from disrupting the overall cooperation, Li said.”

(Tạm dịch: “Hợp tác trên biển sẽ tiên khởi tập trung vào khu vịnh Bắc Bộ, và SAU ĐÓ MỞ RỘNG QUA CÁC KHU VỰC KHÁC, theo lời ông Lý thì sự hợp tác song phương này nhằm chứng minh với các nước trong khu vực và thế giới thấy rằng vùng biển Nam TQ sẽ là khu vực hòa bình và an tòan. TQ và VN cùng có thiện chí giải quyết những khác biệt và ngăn chặn vấn đề biển Nam TQ làm phương hại đến sự hợp tác tòan diện của hai nước.”).

“Khu vực khác” mà Trung Cộng nhắm tới không phải là vùng biển Trường Sa của VN thì ở đâu ?

Phải chăng đó là lý do các bản tin của báo chí VN đã xác nhận vấn đề Biển Đông vẫn còn gai góc cho cả hai nước Việt-Trung trong cuộc họp Nguyễn Phú Trọng-Tập Cận Bình ?

TTXVN tường thuật từ Bắc Kinh chiều 7-4 (2015): “Bên cạnh đó, hai Tổng Bí thư cũng cho rằng quan hệ hai nước cũng có giai đoạn khó khăn, hiện nay một số lĩnh vực hợp tác giữa hai nước chưa đi vào thực chất, hiệu quả chưa cao; trở ngại lớn nhất chính là sự tin cậy chính trị chưa cao, chủ yếu là do bất đồng trong cách ứng xử, giải quyết vấn đề trên Biển Đông, tác động tiêu cực đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực diễn biến phức tạp, cả hai nước đều đang đứng trước nhiều cơ hội to lớn nhưng thách thức cũng không nhỏ. Để tranh thủ được thời cơ, đối phó hiệu quả với thách thức, hơn bao giờ hết hai Đảng, hai nước cần tăng cường hợp tác hữu nghị, xử lý thỏa đáng bất đồng, cùng tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định để tập trung hợp tác, phát triển đất nước vì lợi ích của nhân dân hai nước, của cộng đồng khu vực và quốc tế.”

Nhưng “tin cậy chính trị chưa cao” và “bất đồng trong cách ứng xử, giải quyết vấn đề trên Biển Đông” giữa hai nước Việt-Trung là ở chỗ nào mà hai ông Trọng và Bình không muốn cho dân hai nước biết, hay đó là cách nói

có ngụ ý trách móc, đỗ lỗi thất bại cho VN của riêng Tập Cận Bình ?

Vì vậy mà bài viết tiếngg Anh của Tân Hoa Xã (Xinhua) từ Bắc Kinh ngày 7-4 (2015) đã trích lời họ Tập nói rằng: “Xi said China and Vietnam are facing both new opportunities and challenges as the international situati-on is undergoing complex and pro-found changes He suggested the two parties, as well as the two countries, boost high-level interactions to find out new solutions to their problems and new ideas to advance the bilate-ral relationship in a sustained way.”

(Tạm dịch: Chủ tịch Tập nói TQ và VN đang phải đối phó với cơ hội cũng như thử thách trong khi tình hình quốc tế càng ngày càng phức tạp và thay đổi không ngừng. Do đó, ông đề nghị hai đảng cũng như hai nước phải tăng cường hợp tác để tìm ra giải pháp mới cho những vấn đề quan hệ hai nước, cũng như những sáng kiến mới để phát triển quan hệ song phương bền vững.”)

Nhưng đằng sau lời lẽ ngọai giao mềm mỏng này của họ Tập đã khiến ông Trọng có phản ứng ra sao? TTXVN viết: “TBT Nguyễn Phú Trọng khẳng định phát triển ổn định, bền vững quan hệ hợp tác hữu nghị với TQ là chủ trương nhất quán, lâu dài và là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của VN.”

Nhưng làm sao mà nhân dân VN có thể “phát triển ổn định, bền vững quan hệ hợp tác hữu nghị với TQ” khi Bắc Kinh không ngừng lấn chiếm biển đảo của VN ở Biển Đông và khống chế VN về mặt kinh tế, chính trị và ngọai giao ?

Ấy thế mà ông Trọng vẫn có thể hồ hởi hợp ca với Tập Cận Bình : “Mối quan hệ láng giềng hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em” do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng nhiều thế hệ lãnh đạo tiền bối hai nước dày công vun đắp là nhân tố quan trọng góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của mỗi nước; là tài sản chung quý báu của hai Đảng và nhân dân hai nước, cần luôn được trân trọng, giữ gìn và không ngừng kế thừa, phát huy.”

Nếu là đồng chí, là anh em thì tại sao Bộ trưởng Ngọai giao Vương Nghị của TQ đã ngang ngược tuyên bố ngày 8/3 rằng : “TQ đang tiến hành xây dựng đảo nhân tạo cần thiết trong khu vực chủ quyền và điều này không gây ảnh hưởng đến ai. Chúng tôi không giống như một số quốc gia khác tiến hành xây dựng trái phép trong khu vực của người khác. Chúng

tôi chỉ xây dựng đảo ngay trên sân nhà của chúng tôi”.

Vương Nghị đã nói như thế bên lề kỳ họp thường niên của Quốc hội ở Bắc Kinh để trả lời câu hỏi về việc Trung Hoa đang tái tạo 6 đá ngầm chiếm được của VN ở Trường Sa thành các đảo.

Thông cáo chung nói gì ?Lập luận nhuộm máu thực dân và

bá quyền của Vương Nghị có khác với những lời nói mềm mỏng nhưng đầy ẩn ý của Tập Cận Bình với ông Nguyễn Phú Trọng không, hay phiá VN, nạn nhân của người phương Bắc hàng nghìn năm, vẫn còn mơ hồ như đã viết trong Thông cáo chung VN-TQ, phổ biến ngày 8-4-2015, 2 ngày trước khi ông Nguyễn Phú Trọng kết thúc chuyến thăm ?

Trong số 9 điểm có nội dung phấn khởi và tin tưởng như 2 nước chưa hề có chuyện gì xẩy ra, những điểm sau đây đáng chú ý: “Hai bên nhất trí cho rằng chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ ViệtTrung phát triển ổn định, lành mạnh vì lợi ích căn bản của nhân dân 2 nước, đồng thời góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới”.

Có thành công “tốt đẹp” không khi mà ông Trọng phải đồng ý với những đòi hỏi của Tập Cận Bình, bằng chứng như: “Hai bên bày tỏ vui mừng trước những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của mỗi nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhấn mạnh kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và con đường phát triển xã hội chủ nghĩa đặc trưng của mỗi nước là sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân hai nước. Hai bên sẽ tiếp tục nỗ lực, học hỏi lẫn nhau, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới của VN và sự nghiệp cải cách, mở cửa của TQ phát triển về phía trước, không ngừng tạo sức sống mới cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.”

Đây là một kết luận sai lầm và nguy hiểm cho quyền làm chủ đất nước của người dân VN, bởi vì lợi ích của Trung Hoa chưa hẳn sẽ đem lại phúc lợi cho nhân dân VN. Và khi đảng CSVN không dám để cho dân tự quyết về tương lai chính trị của mình vì ngày nào TQ còn duy trì Chủ nghĩa Xã hội Cộng sản thì VN vẫn còn phải kiên định với Mác-Lênin thì chậm tiến và tụt hậu sẽ tiếp tục chận đường tiến về phía trước của dân tộc.

Điểm sai lầm khác là khi Thông cáo chung đã đồng hoá quan niệm về láng giềng khi viết rằng: “VN và TQ là láng giềng quan trọng của nhau, nhất

Số 217 Trang 16

Page 17: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

trí cho rằng hai nước có chế độ chính trị tương đồng, có con đường phát triển gần gũi, có tiền đồ vận mệnh tương quan, sự phát triển của nước này là cơ hội quan trọng cho nước kia…. Hai bên nhấn mạnh, VN và TQ sẽ tiếp tục kiên trì nỗ lực thực hiện tốt phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, luôn nắm vững phương hướng phát triển của quan hệ Việt - Trung, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung không ngừng phát triển lên phía trước….”

Để rồi ông Nguyễn Phú Trọng phải hứa: “Sớm ký "Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên du lịch khu vực Thác Bản Giốc" và "Hiệp định về quy chế tàu thuyền tự do đi lại tại khu vực cửa sông Bắc Luân"; cùng duy trì bảo vệ sự ổn định và phát triển của khu vực biên giới. Phát huy tốt vai trò của Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới đất liền ViệtTrung; tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng cửa khẩu biên giới hai bên, nâng cao mức độ mở cửa hợp tác của các cửa khẩu biên giới hai nước. Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh/khu biên giới hai bên, thúc đẩy cùng phát triển khu vực biên giới hai nước”.

Những thỏa hiệp này được khai thác từ Hiệp ước về biên giới trên đất liền ViệtTrung ngày 30-12-1999, cơ bản đã gây bất lợi mất đất, mất 2/3 thác Bản Giốc và Mục Nam Quan đã có trong sách sử VN hàng ngàn năm.

Những cam kết của ông Trọng chỉ xác nhận một lần nữa sự nhượng bộ không cưỡng lại được của VN Cộng sản trước áp lực của Tập Cận Bình.

Sau cùng nhưng quan trọng là vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Bản Thông cáo chung không nói lên được điều gì để ông Nguyễn Phú Trọng có thể bảo đảm rằng chủ quyền và quyền chủ quyền của VN ở Biển Đông đã được vẹn tòan và buộc TQ phải ngưng ngay việc lấn chiếm ở Trường Sa.

Nội dung phần này không có gì mới hơn những điều tác gỉa bài này (Phạm Trần) đã trình bầy ở phần trên, ngọai trừ hai bên tiếp tục lập lại nhất trí làm những việc chỉ có lợi cho Trung Hoa: “Thúc đẩy hoạt động của Nhóm bàn bạc về hợp tác cùng phát

triển trên biển, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, sớm khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ trong năm nay.”

Như vậy, nếu bảo chuyến đi Trung Hoa 10 ngày của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã “thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt-Trung phát triển ổn định, lành mạnh vì lợi ích căn bản của nhân dân hai nước” là hòan tòan nói ngoa. -/-

Phạm Trần

Tôi đã sinh ra và trưởng thành trên một đất nước mà tôi thường xuyên nghe từ miệng của những người lớn chung quanh nào là “đừng có dính vô chính trị mà khổ thân” hoặc “ai làm chính trị thì kệ họ đi” hoặc “học theo 3 cái tượng kia kìa: bịt mắt, bịt tai, bịt miệng lại!” hoặc “thật thà như vậy thì không nên dính vào chính trị” hoặc “làm chính trị phải gian hùng, phải thủ đoạn, phải ác độc” hoặc “chính trị rất dơ bẩn không phải là chỗ cho người hiền đức” v.v… Nói tóm lại là những bài học tôi được người lớn dạy bảo có thể thu gọn trong vài chữ: hãy tránh xa chính trị.

Những nhận xét của họ không phải là không đúng với sự thật. Nhưng không may chúng chỉ là những sự thật của một xã hội đã chìm ngập quá lâu trong bóng tối. Những khuyên răn của họ không phải là không có lý. Nhưng buồn thay chúng chỉ là cái lý của những kẻ đã bị dìm quá lâu trong nếp sống vong thân.

Thế nào là vong thân? Vong thân là khi tự thân đã đánh mất chính mình, đã không thể có được sự tự chủ và tự do, đã không được quyền làm người, đã không được sống như là một con người đúng nghĩa, đã trở thành vô cảm trước những diễn biến chung quanh. Trong môi trường như vậy thì làm sao mà không khổ, làm sao mà kẻ xấu ác không hoành hành, làm sao chính trị không dơ bẩn, làm sao người hiền không bị bóp chết?

Câu hỏi quan trọng là: ai đã dung dưỡng những thứ xấu ác đó, ai đã để cho bóng tối áp bức tiếp tục phủ trùm lên đất nước, ai đã tiếp tay cho nếp sống vong thân?

Không cần biết ai đã tạo ra những thứ xấu ác, không cần biết ai đã áp đặt những thứ xấu ác, không cần biết ai đã duy trì những thứ xấu ác, có một điều chắc chắn là chính tôi đã dung dưỡng những thứ xấu ác đó; chính tôi đã để cho bóng tối phủ trùm đất nước; chính tôi đã tiếp tay cho nếp sống vong thân. Vâng, chính là tôi, một con dân của tổ quốc. Chính là tôi, một thành viên của xã hội. Chính là tôi, một tác nhân của môi trường sống.

Tại sao có thể là như vậy? Rất đơn giản. Tại vì là khi im lặng trước những điều xấu ác, tôi đã trực tiếp đồng lõa. khi cam chịu cúi đầu trước những điều xấu ác, tôi đã trực tiếp khuyến khích. khi tránh xa chỗ diễn ra những điều xấu ác, tôi đã trực tiếp mở rộng.

Khi mà đại đa số công dân đều chỉ biết im lặng khuất phục trước độc tài chuyên chế, trước tham nhũng lũng đoạn, trước trấn lột cưỡng đoạt, trước dối gian bưng bít, trước gian ngoa xảo quyệt, trước khủng bố bạo hành, trước bất chính bất minh, trước tham lam tráo trở thì thử hỏi làm sao đất nước không đầy dẫy độc tài chuyên chế, tham nhũng lũng đoạn, trấn lột cưỡng đoạt, dối gian bưng bít, gian ngoa xảo quyệt, khủng bố bạo hành, bất chính bất minh, tham lam tráo trở ???

Khi mà đại đa số quần chúng đều chỉ biết tránh xa chính trị để mặc tình cho kẻ xấu ác hoành hành thì thử hỏi làm sao nền chính trị của quốc gia không dơ bẩn, không xấu xa, không ác độc, không tà đạo, không chuyên chế, không nằm trong tay của bọn đầu trâu mặt ngựa ???

Khi mà mỗi cá nhân không dám xác lập quyền lực của chính mình để tạo ra sức mạnh cộng hưởng giúp xác lập quyền lực của toàn dân thì thử hỏi làm sao một đảng cầm quyền không thao túng, không tự ngồi trên cả luật pháp, không ngang nhiên vơ vét tài nguyên của đất nước, không hút nạo máu mỡ của bá tánh, không khủng bố những tiếng nói đối lập, không đối xử tàn tệ với đồng bào ruột thịt hơn cả những kẻ ngoại bang đô hộ thuộc địa???

Sống trong một quốc gia, dầu muốn hay không muốn thì mỗi người dân trong quốc gia đó cũng đã tự nhiên tham gia vào nền chính trị của đất nước rồi. Chỉ có điều là tham gia để biến quốc gia đó thành một quốc gia lý tưởng, thành một nơi chốn đáng sống cho mỗi người và mọi người bằng cách tích cực xác lập quyền lực của người dân qua hành

Số 217 Trang 17

Page 18: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

động cụ thể hay là tham gia để biến quốc gia đó thành địa ngục trần gian bằng cách im lặng, cúi đầu và lánh xa. Phải, tôi không ngại lập lại một lần nữa: “im lặng, cúi đầu, lánh xa” là cách tham gia chính trị để biến một đất nước thành địa ngục.

Mãi cho tới ngày hôm nay tôi vẫn phải nghe từ miệng của bao người chung quanh những lời tương tự, cũng với hàm ý “hãy tránh xa chính trị.” Nhiều thế hệ trước đã bị đầu độc với những lời khuyên vô trách nhiệm này. Thế hệ đương đại đang bị “mang niềng kim cô” với cụm chữ đầy răn đe này. Nếu không có sự thay đổi về nhận thức thì có lẽ những thế hệ mai sau cũng sẽ không khá hơn. Tôi thực sự ưu phiền và lo lắng. Với một tấm lòng vì tiền đồ của dân tộc, tôi xin mạn phép được hét to để mọi người, mọi thế hệ --trước kia, ngay bây giờ và mai sau--và mọi giai tầng của đất nước cùng nghe về một sự thật đơn giản: không có một công dân nào sống trên đất nước của mình có thể trốn lánh tham gia chính trị, chỉ có sự chọn lựa tham gia chính trị bằng thái độ nào mà thôi.

Những đồng bào của tôi ơi, nhất là những người trẻ trong nay mai sẽ phải kê vai nâng cả một gánh sơn hà, xin đừng để cho kẻ xấu ác tiếp tục khủng bố bằng cụm chữ răn đe “hãy tránh xa chính trị.” Cũng đừng để cho những kẻ ươn hèn vô trách nhiệm nhồi sọ cả một thế hệ rường cột với cụm chữ “hãy tránh xa chính trị” để biến thành kẻ vô trách nhiệm như họ.

Sự nhẫn nhục nào cũng phải có giới hạn. Khi mạng sống của dân đã bị coi thua súc vật, khi tài sản của dân đã bị tước đoạt dễ như lấy đồ trong túi, khi tôn nghiêm của dân đã bị chà đạp quá đáng thì giới hạn của sự nhẫn nhục đã bị phá vỡ. Đã đến lúc mọi người cần phải đứng lên cùng nhau tham gia vào nền chính trị của đất nước một cách tích cực và cụ thể để tái lập một cơ chế điều hành đất nước của dân, do dân và cho dân. Đã đến lúc mọi người cần phải đứng lên cùng nhau tham gia vào nền chính trị của đất nước một cách tích cực và cụ thể để tái lập một xã hội văn minh và thiện đức.

Ở thời điểm lịch sử này toàn dân đang có cơ hội để giành lại nhân quyền và dân quyền đã bị tước đoạt trong nhiều năm qua, hãy tham gia để xác lập quyền lực của người dân bằng chính sức mạnh của toàn dân và nói cho đcsvn biết rằng dân là chủ của đất nước này chứ không phải họ. Hãy tham gia với quyết tâm “không khoan nhượng cái xấu ác”

nhưng không để bị ô nhiễm bởi hận thù. Hãy tham gia với 1 tình thương lớn và cho 1 ước mơ lớn.

Con đường mà chúng ta cùng đi để xác lập quyền lực của người dân bằng chính sức mạnh của toàn dân chắc chắn là không bằng phẳng, nếu không muốn nói là có thể phải hy sinh cả tánh mạng. Trên con đường đó, chúng ta tuyệt đối không thể sử dụng bạo lực để đối kháng với bạo lực; tuyệt đối không thể để hận thù dẫn chúng ta vào con đường lập lại sai lầm lịch sử mà chính chúng ta đã từng là nạn nhân; tuyệt đối không thể để sự sợ hãi biến chúng ta thành lũ

Số 217 Trang 18

Page 19: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

người xấu ác mà chính chúng ta đang lên án họ. Những cái không thể này chẳng phải là những ý nghĩ “lãng mạn trong đấu tranh” mà là một “tính toán chính lược” sẽ quyết định xác suất thành bại của một cuộc cách mạng, trong đó có cả nỗ lực kiến tạo một quốc gia lý tưởng sau khi quật ngã được chế độ độc tài. Như tôi đã từng nói trong bài Bát Chánh Kiến Cho 1001 Ghonim Của VN: Chỉ có tình thương lớn mới chuyển hóa được tâm thức con người và đưa cá nhân, chủng tộc, nhân loại vượt lên trên mọi dị biệt để hình thành một môi trường sống dung nạp hơn, phồn thịnh hơn, nhân bản hơn và an ninh hơn.

Hãy dùng chính cái sức mạnh chúng ta có được mà họ không có để thắng. Họ có sức mạnh của bạo lực, chúng ta có sức mạnh của biển người phản kháng bất bạo động. Họ độc tài chuyên chế, chúng ta biểu dương dân chủ tự do. Họ khinh bạc nhân dân, chúng ta có lòng thành kính thể hiện qua sự tôn trọng nhân quyền và dân quyền. Họ tàn nhẫn với dân đen, chúng ta có lòng từ mẫn thể hiện qua sự quan tâm và tương trợ. Họ chà đạp sĩ phu và trí thức, chúng ta tôn trọng lắng nghe dù là tiếng nói đối lập. Họ bán nước cầu vinh, chúng ta sắt son với tiền nhân giữ nước và dựng nước. Họ bịt mắt thiên hạ, chúng ta có thông tin và sự thật. Họ có ĐCSVN, chúng ta có toàn dân trong đó bao gồm cả cảnh sát, quân đội và CNV của bộ máy hành chánh. Họ có được ngọn roi của kẻ cầm quyền, chúng ta có được áo giáp lương tâm và nhiệt tình của toàn nhân loại trên thế giới. Họ sử dụng cương thi XHCN để tiếp tục phủ bóng tối lên đất nước, chúng ta mang quang huy của mặt trời chân lý “sống như con người” chiếu sáng khắp hang cùng ngõ hẹp. Họ chỉ có một kết quả duy nhất là phải đầu hàng trước sức mạnh của toàn dân, chúng ta có một chọn lựa đúng đắn là sẽ ôm vào vòng tay tất cả những người đã qui phục trước sức mạnh của dân. Họ chắc chắn sẽ tan rã, chúng ta chắc chắn sẽ có 1001 Ghonim của Việt Nam bước ra từ dân để hoàn thành ý nguyện của dân, thứ ý nguyện đơn giản mà thiêng liêng: mọi người đều được sống như một con người.

Đã đến lúc mọi người cần phải đứng lên cùng nhau tham gia vào nền chính trị của đất nước một cách tích cực và cụ thể để tái lập một cơ chế điều hành đất nước của dân, do dân và cho dân. Đã đến lúc mọi người cần phải đứng lên cùng nhau tham gia vào nền chính trị của đất nước

một cách tích cực và cụ thể để tái lập một xã hội văn minh và thiện đức.

Và cho những ai còn e ngại, sao không thử bắt đầu với trách nhiệm nhỏ nhất như tác giả Nguyễn Ngọc Già đã viết trên Dân Luận: “Mỗi lần chúng tôi gặp nhau hàn huyên, tôi và anh ấy luôn nói về tình hình chính trị - xã hội, tôi cũng hay chia sẻ những bài viết của mình với anh ấy. Ban đầu anh ấy ngại ngùng và có vẻ lảng tránh, dần dần (sau cả năm trời) anh ấy bớt thái độ né tránh và quan tâm

hơn. Tôi dấn thêm bước nữa, đề nghị anh ấy đọc bài của tôi, anh ấy bảo: "Tôi yêu đất nước này, và cũng rất đau đáu với những bất công đầy rẫy trong xã hội, nhưng có lẽ tôi không có lý tưởng như anh", tôi trả lời: "Không, đó không phải là lý tưởng, đó là trách nhiệm của chúng ta. Anh cứ coi như, trách nhiệm của tôi là viết, trách nhiệm của anh là đọc và truyền bá cho những người chung quanh. Hãy bắt đầu từ trách nhiệm nhỏ nhất", và anh ấy đồng ý.”

Số 217 Trang

ĐỒNG DAO HÀ NỘI"Hay nói ầm ĩ là con vịt bầu

Hay hỏi đâu đâu là con chó vện" (Trần Đăng Khoa)

Nhanh hơn cả điện là chặt cây xanh. Giải thích loanh quanh: Ủy ban Thành phố.

 Họp báo nhí nhố là lão Quốc Hùng Ăn nói như khùng là anh Tuyên giáo.

 Phát biểu như ngáo là Phan Đăng Long. Trồng một đêm xong, là cây Hà Nội.

 Đào nhanh, chặt vội: Công ty Cây xanh. Chi tiền rất nhanh là nhà tài trợ.

Tàn sát man rợ: chủ trương cấp trên. Kiểm điểm liên miên là thằng cấp dưới.

 Tiền bỏ đầy túi là các quan to. Chịu trận ốm o, mấy anh tẹp nhẹp.

 Nói đơn, làm kép: Phế Thải Bắc Ninh. Mỡ thay vàng tâm: Công an Hà Nội. Rút dây chạy vội: Sĩ Nghị xứ Thanh. Vội vàng chối quanh: Ủy ban Hà Nội.

 Chi tiền, hứng tội: Doanh nghiệp có tên.Nguồn gốc đảo điên: Chủ trương Thành ủy.

 Chết dân, ngàn tỷ: Dự án Hà Thành. Vàng mắt, da xanh: Dân đen cả nước. Hứa rồi bội ước: Thủ tướng đương kim. Nhắm mắt lim dim: Mấy ông nghị gật.

 Như con lật đật là việc người dân. Mặt méo mày nhăn là người lao động.

 Mồm to, miệng rộng: Đám Dư luận viên. Thay đổi liên miên: Luật và quần lót. Làm xấu nói tốt: Báo cáo hàng năm. Nói như thằng hâm là anh Hùng hói. Như người khác coi, là lão Tấn Sang. Nổ như bắp rang là sư Thanh Quyết. Ăn chơi mải miết là sư Thanh Cường.

 Hề chèo một phường, nghị Đương vai chính.Sợ Tàu nóng tính, là Phùng Quang Thanh.

 Coi giặc là anh, ấy là lão Lú. Chén anh chén chú, là đám quan tham.

 Bị điên quanh năm là ban tư tưởng. Ăn nằm vất vưởng là đám dân oan. Suốt ngày khóc than là dân mất đất.

 Ngai vàng ngây ngất, anh Tổng về hưu. Vẽ vượn, bày hươu "Hội đồng lú lẫn" Dân tình uất hận là việc thường ngày.

 Tính giá, bầy hầy là anh điện lực. Tăng giá bất chợt là chú xăng dầu. Nợ công ngập đầu là dân xứ Việt.

 Dân nghèo mạt kiếp, nhờ đảng tiên phong. Suốt ngày long nhong, làm thuê các nước.

 Chỉ một mơ ước, đủ ăn hàng ngày. Cho hết kiếp này, cuộc đời ông chủ.

Khuyết Danh (06-04-2015) 19

Page 20: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Xin đừng tránh xa chính trị !Iris Vinh Hayes, Ph.D.Người Việt Nam, dù ở trong

nước hay ở hải ngoại, nhiều người mang nỗi băn khoăn rằng chung quanh ta, ai người cùng chung chí hướng. Mối khổ tâm xâu xé tâm can mỗi ngày. Người ta tự nhủ: đã bao lần vào sinh ra tử, đánh đấm bao nhiêu trận, mà giờ đây cứ dậm chân than thở: Ai bạn? Ai thù?... Đã từng chiến đấu bên nhau, cùng xông pha trên nhiều mặt trận để giữ yên bờ cõi sông núi miền Nam. Trên các vùng chiến thuật, chỉ mong “cho lúa thêm xanh, cho đồng thêm thắm”. Quân cán chính miền Nam chiến đấu với tấm lòng nhân bản, khắc sâu trong tâm khảm của nhân dân trên hai miền Nam Bắc. Tình chiến hữu với nhau như anh em ruột thịt, với ân tình “huynh đệ chi binh” - sống chết có nhau.

Tàn cuộc chiến, toàn cõi Việt Nam nhuộm một màu tang thương. Đất nước rơi vào tay giặc cộng sản. Nhân dân miền Nam hoang mang tột cùng. Nhân dân miền Bắc mang nỗi thất vọng đau đớn vì không còn cơ hội được giải phóng khỏi ách cộng sản. Quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị cầm tù, nhiều người chết trong tù; người thì bỏ nước ra đi, chết trên đường đi. Hàng trăm ngàn người bỏ mạng trên rừng, dưới biển,… trên đường chạy trốn khỏi địa ngục cộng sản. Nhân dân cả nước, từ trí thức cho đến nông dân hiền lành chất phác, trở thành người nô lệ cho đám đầu lãnh đảng cộng sản Việt Nam. Tài sản của ta trở thành chiến lợi phẩm của chúng nó.

Người chạy thoát được thì phải lưu vong nơi xứ người. Người kẹt lại trở thành con tin trong tay kẻ thù. Bao nhiêu oan nghiệt kể sao cho hết, những kinh nghiệm ê chề hiển hiện mỗi ngày, ngay trước mắt. 

“Khúc ruột ngàn dặm” con yêu của Đảng

Ta lại nghe nói: “…Bọn VC bây

giờ khá lắm rồi”. Trong những người lưu vong, có kẻ còn nói rằng “nhà nước” không còn gọi chúng ta là tàn dư Mỹ Ngụy nữa mà họ gọi chúng ta là “khúc ruột ngàn dặm”. Họ tha thiết mời chúng ta về thăm quê hương. Về thăm rồi ta lại ra đi bình an, không bị làm khó dễ gì cả. Đảng chỉ mong khi trở về bên ấy, ta “không làm gì cả” là làm tốt cho đảng và nhà nước rồi.

Những bản “kinh chiều” ngọt ngào, ru lòng những “khúc ruột ngàn dặm” vào chốn u mê đắm đuối. Ngất ngây trong những bữa tiệc rượu ăn nhậu với kẻ thù, cưỡi lên những đau thương quằn quại của lương dân vô tội. Người ta biện minh cho việc trở về của mình rằng là để dự đám cưới đứa cháu, là để thăm mồ mả ông bà, là để thăm quê hương lần cuối trước khi từ giã cõi đời. Những người từng vỗ ngực xưng mình là người chống cộng tới cùng, nhưng rồi họ lại sớm trở thành “khúc ruột” của cộng sản. Họ đầu hàng cộng sản. Những “khúc ruột” đã từng hăng say chống cộng thì nay cũng hăng say kêu gọi cùng về thăm quê hương. “Khúc ruột” cứ thế mà say sưa tự nguyện làm những con cờ ngoan ngoãn, tiếp tay tuyên truyền cho đảng cộng sản Việt Nam. 

Nhờ những “khúc ruột ngàn dặm” này, chân dung đảng cộng sản trở nên hiền hậu hơn chăng? Những tên đại gian đại ác cộng sản trở thành những bậc hiền nhân chăng? Dần dần, bọn cộng sản tiến gần đến chúng ta, chờ lúc thuận tiện thì ra tay. Đã có nhiều lần rồi. Lưỡi hái cộng sản đi qua ngọt lịm, êm ru kết liễu cuộc đời những người nhẹ dạ, không để lại một tiếng động. Thử hỏi đám người này đáng bị coi khinh hay được thương hại?

Lâu lâu lại có người còn tỏ ra “tiến bộ” hơn, nói rằng tôi không chống cộng, chỉ chống bất công thôi, sợ cộng sản chê ta là người quá khích. Có người tỏ ra “khôn

ngoan” hơn, nói rằng mình phải biết lợi dụng cơ hội để kiếm tiền. Họ quên rằng cơ hội kiếm tiền ấy không kéo dài bao lâu; đến khi đảng ra chiêu, bao nhiêu tài sản lại vào tay đảng. Thêm một lần ê chề nữa thì đời tàn, không còn cơ hội nào nữa để làm lại cuộc đời. Những người “tiến bộ”, không chống cộng nữa, bảo rằng cộng sản đã chết rồi, không cần chống nữa. Người khác thì bảo hãy quên đi những oán thù cũ, vì thời gian đã quá dài. Họ còn nói chiến tranh đã chấm dứt lâu rồi, sao ta vẫn còn nuôi dưỡng hận thù. Và còn nói rằng ta hãy tỏ ra rộng lượng, tha thứ cho kẻ thù dù từng bị nó bợp tai xiểng liểng mấy lần.

Đúng rồi, thời gian dài ấy… đủ để kẻ thù có thể hóa trang từ một tên khát máu trở thành một bà lão hiền từ, tiếp tục dụ khị con nít. Vẫn có người cứ tin lời cộng sản, y như đứa trẻ tin vào con cáo đội lốp bà già: “Cháu ơi! Vào đây với bà!”.

Bây giờ người ta nhìn vào những tên đại gian ác mà tưởng là các đấng tu hành. Có biết đâu, bên trong lớp áo tu hành đó, có bao nhiêu súng ngắn súng dài, dao găm mã tấu đủ loại.

Đến bao giờ thì ta mới theo kịp những thay đổi của cuộc đời. Kẻ thù đã thay đổi xiêm y để ngụy trang, để tiếp tục lường gạt nhân dân. Bên trong xiêm y mới ấy, bản chất khát máu của cộng sản vẫn còn nguyên, mặc nhiên đàn áp, mặc nhiên kết án bất cứ ai, sau khi bị chúng dán nhãn là kẻ thù giai cấp. Trong khi chúng ta đi kêu gọi tha thứ cho chúng nó và xóa bỏ hận thù thì chúng nó lại thẳng tay với những ai chống lại chúng nó. Bọn cộng sản còn đang ở trong căn nhà chúng cướp của chúng ta, và ta thì lại ung dung mang tiền về, dâng cho chúng nó.

Cộng sản thì vẫn xem những người không theo cộng sản là kẻ thù, trong khi chúng ta thì lại kêu gọi hãy “xóa bỏ lằn ranh quốc cộng” và “xóa bỏ hận thù”.

Lằn ranh Quốc - CộngChính bọn cộng sản đã vẽ ra lằn

ranh quốc cộng ấy. Chính bọn cộng sản đã phân chia lãnh thổ, và tiến

Số 217 Trang 20

Page 21: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

hành cuộc đánh chiếm mỗi ngày. Cho đến ngày chiếm trọn đất nước và tống cổ những người không theo chúng vào tù hoặc phải rời khỏi quê cha đất tổ. Chính bọn cộng sản đã phân loại bạn-thù. Chúng nó xem những người không theo cộng sản là kẻ thù.

Trong các cuộc sinh hoạt của đảng uỷ, từ trung ương cho đến xã thôn, cán bộ cộng sản vẫn thường xuyên nhắc nhở đảng viên phải phân định bạn thù. Những tên lưu manh, côn đồ trộm cướp, những tên sát nhân thì được chúng nó gọi là bạn của "nhân dân". Những ai chỉ trích phê bình chế độ thì bị gọi là kẻ thù của "nhân dân". Hai chữ "nhân dân" không còn ý nghĩa thông thường của tiếng Việt nữa. 

Ngay lúc này, bọn cộng sản vẫn xem người không theo cộng sản là kẻ thù. Chỉ có chúng nó, những tên trung thành tuyệt đối với cộng sản thì mới được xem nhau là đồng chí. Ngay cả đồng chí với nhau, cũng có nhiều mức độ, có nhiều loại đồng chí khác nhau. Trong cuốn hồi ký “Đêm Giữa Ban Ngày”, Vũ Thư Hiên viết:

“Ông Trần Ðình Long, người bạn và đồng chí gần gụi của Trường Chinh bị Quốc Dân Đảng thủ tiêu năm 1946, để lại vợ và ba đứa con. Hòa bình lập lại, bà Long từ vùng tản cư Phát Diệm trở về Hà Nội. Năm lần bẩy lượt bà tìm đến ông Trường Chinh, nhưng không được ông tiếp. Người kể cho tôi nghe câu chuyện đáng xấu hổ này là ông tài xế Ðoàn Xuân Sơ, từng là cơ sở cách mạng. Khi ông Sơ chất vấn ông Bùi Lâm chuyện xử sự của Trường Chinh thì Bùi Lâm giải thích: "Con mẹ Long làm như có mình chồng nó hy sinh cho cách mạng. Hy sinh cho cách mạng có hàng đống, nó làm mình làm mẩy, nằng nặc đòi cách mạng phải lo cho các con thằng Long, rõ ngu! Anh Thận [tức là Trường Chinh] không tiếp nó là phải". Nóng mắt, ông tài xế Ðoàn Xuân Sơ tống ông quan tòa Bùi Lâm ra khỏi cửa: "Vợ đồng chí gặp khó khăn thì tìm đến đồng chí chứ còn tìm ai? Biết chúng mày là

giống ăn cháo đá bát chắc vợ thằng Long đã chẳng thèm gặp. Cút ngay khỏi nhà tao! Ðồ đểu! Cả lũ chúng mày đểu! Cút!". Người vợ và ba đứa con của người cộng sản Trần Ðình Long, bị các đồng chí chối bỏ, lếch thếch dắt nhau xuống Hải Phòng nhập vào dòng người di cư vào Nam”.

Đồng chí với nhau mà còn như thế. Ông tài xế của Trường Chinh đã gọi bọn cộng sản chúng nó là “giống ăn cháo đá bát”. Trường Chinh là ai? Trường Chinh từng là nhân vật thứ nhì, sau Hồ Chí Minh. Từng là Phó Bí thư, rồi Tổng Bí thư đảng Lao Động Việt Nam.

Vào thập niên 1940, 1950, đảng cộng sản Việt Nam ngụy trang dưới cái tên đảng Lao Động Việt Nam, rồi đổi tên là Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mác. Sau khi chiếm trọn nước Việt Nam, đảng này hiện nguyên hình là đảng Cộng Sản Việt Nam. 

Trường Chinh từng là người lãnh đạo cuộc Cải cách Ruộng đất, gọi là “cuộc cách mạng long trời lở đất”, giết hàng trăm ngàn người, trong đó cũng có các đảng viên cộng sản mà đảng không tin tưởng. Trường Chinh được lệnh của Hồ Chí Minh đứng ra nhận lỗi và từ chức Tổng Bí thư, giao lại cho Lê Duẩn. Sau khi Lê Duẩn chết, Trường Chinh trở lại chức vụ Tổng Bí thư đảng CSVN cho đến năm 1986, lên làm cố vấn, hai năm sau thì chết. Trong khi là Tổng Bí thư, Trường Chinh còn kiêm luôn chức Thủ tướng và Chủ Tịch nước.

Tài xế của Trường Chinh đã tống cổ quan tòa cộng sản Bùi Lâm ra khỏi cửa: “Cút ngay khỏi nhà tao! Đồ đểu! Cả lũ chúng mày đểu! Cút!”. Cái gương của anh tài xế đáng cho nhiều người soi. Bọn cộng sản là đồ đểu! Bà vợ của Trần Đình Long đành phải nương tựa những người “chống cộng sản” ở miền Nam: “Người vợ và ba đứa con của người cộng sản Trần Ðình Long, bị các đồng chí chối bỏ, lếch thếch dắt nhau xuống Hải Phòng nhập vào dòng người di cư vào Nam”. Miền Nam tức là nước Việt Nam Cộng

Hoà dưới sự lãnh đạo của chính phủ Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu, đã cưu mang những người bị cộng sản ruồng bỏ.

Mới ngày nào bảo rằng bỏ nước ra đi để chạy trốn cộng sản. Thế mà ngày nay, chính chúng ta dù thừa biết đảng cộng sản vẫn còn áp đặt ách cai trị hà khắc trên đầu trên cổ nhân dân thân yêu của chúng ta, mà vẫn cứ ung dung bước chân về. Nhờ những người lưu vong mà đảng cộng sản thu nhập ít nhất 10 tỷ đôla béo bở hàng năm. Nhìn vào gương soi để thấy ngay những góc khuất tối trong mỗi con người.

Không theo Đảng là kẻ thù của Đảng

Lằn ranh phân chia là lằn ranh giữa bạn và thù, giữa Thiện và Ác, giữa Sai và Đúng, giữa Quốc gia và Cộng sản, không thể nhập nhằng. Ở bên này là Quốc gia, bên kia là Cộng sản. Bên này là yêu nước, bên kia là bán nước. Làm sao xoá được? 

Thế nhưng, làm thế nào biết được ai bạn ai thù? Ai bên này, ai bên kia? Hai bên chỉ cách nhau một bước nhỏ.

Câu nói của Lê Duẩn: “Kẻ nào không theo ta, kẻ đó chống ta”. Ngày nay, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của đảng cộng sản Việt Nam vẫn nhắc đi nhắc lại câu nói này. Không theo ta tức là không theo cộng sản, và chống ta tức là chống cộng sản. Nói dễ hiểu hơn là: không theo cộng sản thì bị xem là kẻ thù của cộng sản. Cũng từ khẩu hiệu này, tòa án cộng sản đã kết án bao nhiêu người yêu nước. Hai sinh viên là Phương Uyên và Nguyên Kha, bị đảng cộng sản cầm tù. Hai bạn trẻ này đã dõng dạc tuyên bố ngay trước tòa án cộng sản rằng, chúng tôi chỉ chống đảng cộng sản chứ không chống lại nhân dân Việt Nam. Chế độ cộng sản đã kết án và nhốt tù những người trẻ ấy. Loại tòa án và nhà tù này vẫn còn diễn ra mỗi ngày tại Việt Nam.

Chúng ta cần phải sắp xếp sự suy nghĩ cho rõ ràng: ai làm lợi cho cộng sản thì người ấy là kẻ thù chống lại nhân dân. Ai chủ trương

Số 217 Trang 21

Page 22: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

xoá bỏ lằn ranh, hoà hợp với cộng sản, chọn vị trí đứng về phía cộng sản, thì người ấy trở thành kẻ thù của nhân dân Việt Nam.

Ai làm lợi cho đất nước, làm lợi cho nhân dân Việt Nam; người ấy là người yêu nước, yêu nhân dân Việt Nam. Còn cách nào khác hơn?

Sơn Hà (Tháng Tư Quốc Hận-2015)

Những lúc gần đây, chỉ trong vòng

non hai tuần, bên phía Đảng và nhà nước CSVN có vẻ dồn dập làm những điều bậy:

Thứ nhất, cho đám dư luận viên đoàn thanh niên CS ra phá đám sinh hoạt giỗ các liệt sĩ hy sinh tại Gạc Ma khi Tàu Cộng xâm lấn Trường Sa năm 1988. Phá đám bằng cách chiếm khoảng trước tượng đài Lý Thái Tổ, rồi nhẩy múa tung cờ búa liềm che lấp các biểu ngữ tưởng niệm, ca hát các bài vui trong đó có bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Đây là hành động vô cùng ngu xuẩn phản cảm. Người ta không thể tưởng tượng hay tin nổi nếu những hình ảnh này đã không được ghi lại và phóng lên Youtube. Đã thế, chương trình TV của lề đảng VN Vision còn hãnh diện tung lên, coi đó là “chiến công” của thanh niên VN dẹp “phản động”.

Thứ hai, mở chiến dịch cưa chặt bỏ 6700 cây xanh tại Hà Nội, huỷ hoại môi trường, phá đi lá phổi của thủ đô, và khi bị dân phản đối thì để cho cán bộ đảng thành uỷ Hà Nội tuyên bố chuyện đó chẳng cần phải hỏi ý dân. Những tuyên bố như thế thể hiện não trạng phong kiến nhà nước vua quan là cha mẹ quyết định cho con dân là chuyện bình thường, không có gì là sai trái.

Cùng lúc người ta thấy sách giáo khoa, Tiếng Việt 5, dạy thiếu nhi Thánh Gióng Phù Đổng Thiên Vương sau khi thắng giặc ngoại xâm, ăn một bữa cơm, rồi nhẩy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương của mình lên ngựa tìm rừng cây âm u mà chết. Sách Truyện Cổ Tích Việt Nam của nhà sách Kim Đồng kể truyện mẹ Thạch Sanh trước khi chết cởi chiếc quần độc nhất cho con trai. Thạch Sanh không nỡ để mẹ chết trần truồng, nên chỉ cắt lấy 1 ống quần

làm khố mặc, còn lại mặc quần vào cho mẹ rồi nhờ xóm làng chôn cất tử tế,… Tiếp theo đó đánh nhau với Trăn tinh, “Thạch Sanh giơ búa nhè giữa đầu Trăn tinh bổ xuống thật nhanh, nó bị vỡ đầu, óc phọt ra chết tươi”. Sách Truyện Thần Thoại Hy Lạp bằng tranh vẽ cho thiếu nhi có hình phụ nữ cởi trần lộ nguyên ngực, hình trai gái ở trần ôm hôn nhau….

Lại nữa trước đó không lâu, UBND tỉnh Đồng Nai đã cấp phép lấp lấn sông Đồng Nai trên 77.000 m2 để phân lô bán nền trong dự án triển khai khu đô thị Pegasus Residence của nhà thầu tư. Dự án này hoàn toàn không hỏi ý dân, bất chấp ảnh hưởng của nó trên dòng chẩy của sông Đồng Nai và tác hại của nó trên môi trường. Trong khi đó nhà nước từ trước đến giờ vẫn có quy định cấm người dân bên sông không được xây cất bất cứ gì sát bờ chính vì sợ ảnh ưởng đến dòng chẩy và môi trường này.

Hàng loạt những điều tầm bậy ở trên, bậy đến mức bất cứ một người có đầu óc bình thường nào cũng thấy là khó chấp nhận được, mà lại xẩy đến hoặc được khám phá ra một cách dồn dập, không khỏi cho ta có ấn tượng là Đảng và Nhà nước CSVN đang lúng túng loạn chiêu, tẩu hoả nhập ma ở ngưỡng cửa sắp bị vỡ trận. Có lẽ các nhân sự trách nhiệm đang lo vơ vét chạy, sẵn sàng kiếm tiền gấp qua mọi dự án, không cần rà soát lại các quyết định xem hợp lý hay không, bất kể các hậu quả tai hại cho tương lai dân tộc nói chung và cho chính đảng CS nói riêng. Quả là ta đang thấy các cán bộ cao cấp đang đua nhau cho con cái ra nước ngoài học, lập nghiệp, chuyển tiền cho chúng mua nhà cửa ở các xứ tự do, như để dọn đường cho cuộc di cư của gia đình mình khi chế độ sập.

Trong khi đó ta lại ghi nhận được sự chuyển biến tích cực từ phía quần chúng nhân dân. Từ tâm lý mackeno trước kia, quen chịu đựng để cho Đảng và Nhà nước lo, tự tung tự tác muốn làm gì thì làm, hoặc do sợ bị trù dập nếu mình gan dạ biểu lộ ý khác với nhà cầm quyền, hay do bị nhồi sọ tinh thần phận làm con phải nương nhờ ỷ lại bậc cha mẹ cầm quyền không được cãi lại... Người dân nay

càng ngày càng tích cực bảo vệ quyền lợi của mình và quyền lợi chung của đất nước, lên tiếng mạnh mẽ phê phán các quyết định vô lý của kẻ cầm quyền. Thậm chí rủ nhau mạnh dạn xuống đường đông đảo phản đối, như vụ bảo vệ cây xanh Hà Nội vừa qua và mới đây vụ phản đối Luật Bảo hiểm xã hội mới. Đây là những biểu hiệu cho thấy người dân càng ngày càng ý thức được vai trò làm chủ xã hội của mình.

Quả thế, khi dân thiếu tinh thần tự làm chủ chính mình, thì chả có lý do gì mà nhà nước phải coi trọng, để phải hỏi ý dân. Trong vụ cây xanh, khi người dân vào cuộc với số đông tạo áp lực lên nhà cầm quyền, UBND Hà Nội đã phải coi trọng dân hơn, họp báo giải thích và tạm ngưng (dù có thể chỉ là biểu kiến) chiến dịch chặt cây hàng loạt. Mới đây nhất, trước việc đình công xuống đường ồ ạt của công nhân khởi đi từ công ty Pou Yuen phản đối điều luật bảo hiểm xã hội mới được quốc hội thông qua ảnh hưởng đến quyền lợi của công nhân, nhà cầm quyền ít nhất đã tỏ ra có lắng nghe và kiến nghị Quốc hội sửa đổi Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 theo hướng nếu người lao động không đủ thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu thì được hưởng BHXH một lần. Những sự kiện vừa kể là bằng chứng cho thấy khi quần chúng mạnh dạn lên tiếng, thể hiện sức mạnh của mình bằng số đông, thì nhà nước không thể không có những bước lùi xoa dịu. Xoa dịu tới đâu, lùi giả tạo chiến thuật hay thực sự tôn trọng lắng nghe người dân còn tuỳ thuộc vào sự tiếp tục duy trì áp lực để giành lại vai trò làm chủ thực sự của quần chúng nhân dân, và sự cảnh giác của người dân theo dõi những động thái sau đó của nhà nước, hô hoán bảo vệ nhau nếu công an dở trò âm thầm bắt nguội từng người lẻ một.

Các quyết định rõ ràng là sai bậy của giới lãnh đạo, cộng với phản ứng tích cực giành lại quyền làm chủ cuộc sống của chính mình và con em mình và môi trường trực tiếp xung quanh mình có lẽ đã là nguồn động viên cho các nhà báo lề đảng, vốn trước đây không hề dám nói ngược với lãnh đạo. Báo chí đã càng ngày càng mạnh dạn hơn đứng về phía nhân dân đặt vấn đề với các đảng uỷ, phê phán các quyết định vô lý, thu nhỏ khoảng cách giữa báo trong luồng lề đảng và báo lề dân. Truyền thông lề đảng đã mạnh mẽ phê phán hành động thái độ của đám dư luận viên CS mang cờ đỏ trong sinh hoạt giỗ các liệt sĩ Gạc Ma; phê phán, truy hỏi

Số 217 Trang 22

Page 23: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

lãnh đạo cầm quyền trong vụ chặt cây xanh; đặt vấn đề về tính phi giáo dục trong các sách giáo khoa; về vụ lấn lấp sông Đồng Nai v.v… Đó là những chỉ dấu cho thấy người làm truyền thông dù vẫn dưới áp lực chỉ đạo của ban tuyên giáo Trung ương của Đảng, đang càng ngày càng tiến gần hơn tới trách nhiệm làm truyền thông trung thực, phục vụ độc giả, muốn thoát khỏi làm công cụ tuyên truyền một chiều, bóp méo sự thật cho Đảng và Nhà nước. Đây là những chuyển biến vô cùng tích cực, khi mà những người làm truyền thông dưới sự chi phối của Đảng, vừa rất muốn đi sát với dân vừa sợ Đảng phật ý tước đi sinh kế sinh của mình nên có khi vẫn phải vừa viết vừa “lách”. Nếu dân ta có thể khuyến khích động viên tinh thần họ bằng cách cụ thể biểu lộ những phản hồi tích cực gửi đến cho họ và chủ nhiệm của họ khi thấy những bài vở phục vụ quyền lợi dân, thì họ sẽ tự tin hơn khi biết đông đảo quần chúng ủng hộ sau lưng mình.

Người ta cũng bắt đầu thấy một vài dấu hiệu chuyển biến trong hàng ngũ bộ máy bảo vệ chế độ là Công An Còn Đảng Còn Mình. Trong vụ ngày tưởng niệm Gạc Ma, lực lượng công an đối xử với đoàn người tưởng niệm ở tượng đài Lý Thái Tổ lịch sự hoà nhã hơn. Nhiều trường hợp, công an đã phân trần với người dân mà họ đang trấn áp rằng, họ không muốn làm thế, mà chỉ phải theo lệnh cấp trên. Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh đã kể lại lời nói của một công an khi làm phận sự, tuồng như muốn nhắn gửi một tín hiệu: “…nhận thức là một quá trình”, nhắc lại nguyên văn câu của Nguyễn Chí Đức, một đảng viên vốn rất yêu Đảng nhưng rồi đã nhận thức và hành động dứt khoát bỏ Đảng. Sau đó, trước sự phẫn nộ của quần chúng, thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, giám đốc Công an, đã phải công khai chối bỏ đám dư luận viên phá đám sinh hoạt tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma là thuộc sự quản lý của công an và ban tuyên giáo. Dù biết văn hoá cộng sản làm cho con người CS nói dối không ngượng miệng, nhưng sự công khai chối bỏ trách nhiệm với đám dư luận viên ít nhất cho thấy là lãnh đạo công an cũng đã nhận thức được thế nào là phải trái và phải nói xuôi theo người dân. Đây cũng là chỉ dấu đáng được khuyến khích và là lúc mỗi công an hãy tự hỏi mình: “Ngày nay còn Đảng còn mình. Ngày mai Đảng xuống, thân mình ra sao?” vì theo lẽ tự nhiên chế độ nào cũng chỉ là nhất thời. Nếu các anh đã có chuyển biến trong nhận thức nhưng

vì miếng cơm manh áo vẫn phải lệ thuộc vào Đảng, chưa khắc phục được sự sợ hãi Đảng, thì ít nhất các anh chỉ nên trấn cản người dân đang đòi quyền của mình cho có lệ, làm cho qua chuyện, rồi báo cáo cho hay. Người dân khá tinh nhậy để có thể cảm nhận được qua thái độ của các anh, ai là người tích cực muốn lập công cho Đảng, ai là người sẵn sàng đạp lên đầu dân để ích kỷ bảo vệ quyền lợi của mình bất kể sai trái, ai là người đang khổ tâm miễn cưỡng làm phận sự theo lệnh đảng. Và họ sẽ là những nhân chứng quan trọng khi công lý thực sự trở lại trên quê hương.

Tóm lại điều đáng mừng quan trọng nhất là người dân đang càng ngày càng nhận thức rõ rằng mình không thể để mặc chính quyền tự tung tự tác muốn làm gì thì làm, rằng mình phải đứng lên giành lại quyền làm chủ vận mạng của mình, rằng khi mình đồng loạt lên tiếng mạnh mẽ và đông đảo thì mới phát huy sức mạnh của mình. Sức mạnh đó có khả năng kéo từng mảng trong bộ máy chính quyền độc tài dần dần theo dân đông hơn, ngay cả khuyến khích những thành phần thức thời trong hàng ngũ lãnh đạo mạnh dạn hơn trong việc thay đổi hoặc phá vỡ nguyên trạng để mở ra một vận hội mới cho dân tộc, nếu họ còn muốn được nhân dân bao dung tha thứ chấp nhận khi lịch sử sang trang. Một nguyên lý muôn đời là: “sức mạnh của quần chúng là sức mạnh vạn năng”

Diễn đàn Chân Trời Mới

Biểu tình vẫn chỉ là khái niệm mơ hồ?

QH khóa 13, kỳ họp thứ 2 (10-11/2011) có hai vấn đề nổi bật, thu hút sự chú tâm đặc biệt của dư luận trong cũng như ngoài nước. Đó là tại kỳ họp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công khai cho thiên hạ biết sự kiện cộng sản Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của VN 40 năm về trước (19-1-1974), khi ấy còn trong sự quản lý của VNCH. Một sự kiện vô cùng quan trọng bị nhà nước bưng bít trong gần nửa thế kỷ! Cũng tại kỳ

họp này, một sự kiện khác gây háo hức lòng dân, ấy là quyền biểu tình lần đầu tiên được “xới” lên, sau nhiều thập kỷ đảng ta lờ tịt đi, chỉ dùng nó trang trí cho Hiến pháp.

Tại kỳ họp này, hai nhân vật nổi bật trong nghị trường: Đó là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (TT NTD) và ông nghị Hoàng Hữu Phước (HHP). Nổi bật bởi những phát ngôn. Ông thủ tướng, người đứng đầu hành pháp đề nghị đem thảo luận và sớm hình thành luật biểu tình, trong khi ông nghị Phước, một đại biểu của Nhân dân lại ra sức chống.

Hai vấn đề, một liên quan tới quyền và lợi ích quốc gia, một liên quan tới một trong những quyền hết sức căn bản của Nhân dân.

Một quyền lợi chúng ta phải đòi từ tay nước ngoài. Một quyền chúng ta phải đòi từ chính nhà cầm quyền trong nước.

Nhưng chắc chắn, quyền nào cũng rất khó đòi. Quả vậy. Cho đến giờ, chúng ta chưa đòi được bất cứ hòn đảo nào từ tay kẻ thù, hơn thế kẻ thù còn “đẻ” thêm ra những hòn đảo nhân tạo…

Còn về luật biểu tình, QH vẫn gửi đi tín hiệu “Hãy đợi đấy”! Kể từ đó tới nay, luật biểu tình vẫn chưa được thông qua, thậm chí QH còn chưa thèm xây dựng. Lý do không

mấy thuyết phục: QH còn bận nhiều vấn đề cần thảo luận, nên luật biểu tình tạm gác lại. Tuy nhiên, những vấn đề trời ơi đất hỡi, như “ngủ ôm trong sáng”, hay hình thức phạt khi một người bị bắt về tội ngoại tình… thì lại có sức thu hút sự chú tâm của các ông nghị và làm xáo động nghị trường!

Ở các nước văn minh, nơi người ta trị quốc bằng luật, nơi tam quyền phân lập rạch ròi, nơi đa đảng hoạt động chế tài lẫn nhau, thì mọi quyền lợi thiết yếu của người dân, trong đó có quyền biểu tình luôn

Số 217 Trang 23

Page 24: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

được ghi nhận, không chỉ trong Hiến pháp, mà nó còn được thực thi nghiêm chỉnh. Những cuộc biểu tình đôi khi xảy ra bạo động, cướp phá, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của cảnh sát; nhưng cũng không vì thế mà quyền biểu tình bị tước bỏ hay xem nhẹ. Bởi vì, cái lợi mà quyền biểu tình đem lại cho xã hội khi nó được thực thi, là lớn lao hơn nhiều.

Hệ quả nhỡn tiền từ việc dây dưa không ban bố Luật biểu tình

Biểu tình là một quyền đương nhiên của nhân dân, được ghi trong HP, từ “bản gốc” năm 1946 –bản HP của chế độ sơ khai cũng như những “bản sao” sau này, quyền ấy vẫn được long trọng khẳng định trong các thời kỳ mà HP được sửa đổi. Và cụ thể HP hiện hành mới được sửa đổi 2 năm trước, ĐCSVN cũng không thể “trục xuất” cái quyền đó của nhân dân ra khỏi HP.

Vậy quyền biểu tình thực chất là gì, và tại sao ở những nơi còn tồn tại chế độ cộng sản, quyền này cứ bị dây dưa trì hoãn với đủ lý do… không thuyết phục?

Biểu tình là một động thái biểu thị quan điểm, ý chí của người dân về một vấn đề. Là phương tiện để người dân áp lực lên một cá nhân, một tổ chức, một đảng phái, hay thậm chí là một chính thể, khi những thực thể này có những hoạt động vượt ra ngoài hành lang pháp luật hay vi hiến. Hoặc chí ít, những thực thể này không thi hành hay thi hành kém hiệu quả chức năng của mình đã được người dân giao phó, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người dân, của quốc gia… Như vậy, quyền biểu tình của người dân không chỉ buộc các cơ quan công quyền hoạt động hiệu quả hơn, mà còn góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, hình thành và duy trì một thể chế pháp trị, những yếu tố bảo đảm cho một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Cho đến thời điểm này, quyền biểu tình của nhân dân chỉ đóng vai trò như cái bánh vẽ trong HP, tuy nhỏ hơn cái bánh “thiên đường cộng sản làm theo năng lực hưởng theo

nhu cầu…”. Tại sao đảng và chính quyền “của dân, do dân, vì dân” không cho người dân quyền biểu tình, một cái quyền rất căn bản? Phải chăng quyền này đi ngược lại quyền và lợi ích “hợp pháp” của đảng, khi nó được thực thi? Và như vậy thì có thể khẳng định quyền lợi của Nhân dân không song hành với quyền lợi của đảng. Thử biện luận một chút thôi, chứ thực tế diễn ra hàng ngày đã đủ để khẳng định quyền lợi của đảng đi ngược lại quyền lợi của quảng đại Nhân dân, thậm chí là đi ngược lại quyền lợi Dân tộc!

Lấy ví dụ về vụ chặt phá cây xanh, hủy hoại môi trường diễn ra gần đây tại thủ đô Hà Nội, được lên kế hoạch và thực thi bởi chính quyền thủ đô. Xét về mọi khía cạnh, đều có thể khẳng định đây là hành động phá hoại có tổ chức, hay vụ cướp bóc trắng trợn coi thường luật pháp, coi khinh Nhân dân. Lâm tặc phá rừng phải lén lút, đôi khi phải móc nối với lực lượng kiểm lâm; còn trong sự kiện phá cây xanh HN, người ta có thể thấy lâm tặc, kiểm lâm hay quan chức chính quyền cũng chỉ là một, và nó chính là những quan chức cấp cao của chính quyền thủ đô – những người có quyền ra quyết định cho kẻ khác thi hành.

Qua sự kiện trên, nếu luật biểu tình đã được ban hành và quyền biểu tình của Nhân dân đã được thực thi, thì những “công bộc”, những “đầy tớ” của Dân đang làm việc trong phòng lạnh có dám

“động thủ” như thế chăng? Nếu người dân đi biểu tình không bị chính quyền của ông Nguyễn Thế Thảo vu cho tội gây rối, đeo cái gông phản động, hay thế lực thù địch… thì ông Thảo cũng như bộ sậu của mình trong cái Ủy ban nhân dân có dám manh động đến liều lĩnh thế không?

Hành động vừa qua của chính quyền HN cho thấy họ “coi Trời bằng vung”, bởi có lẽ họ tự coi mình là “Trời”, hay “đỉnh cao trí tuệ” rồi, nên mới xảy ra sự kiện rất đáng tiếc như vậy… Nếu người dân đã có thể xuống đường gây áp lực bằng biểu tình, thì ông Thảo (hay ông Hùng phó) có dám chỉ thị hay xui kẻ dưới trướng phá hoại như thế chăng? Giả thiết người dân sẽ dựng lều trại ở trước cổng Ủy ban nhân dân HN hô vang các khẩu hiệu, buộc các ông này, những kẻ ngang ngược tuyên bố “chặt cây không cần hỏi dân” phải từ chức và chịu trách nhiệm hình sự cho những quyết định của mình… thì những quan lại trên của chính quyền thủ đô có run sợ không? Chắc chắn câu trả lời là có; và có lẽ không chỉ có mỗi quan lại chính quyền thủ đô mới run sợ…

Cũng chính vì quyền biểu tình của Nhân dân đang bị nhà nước bỏ trong hòm khóa lại, nên dù cho số cây bị chặt lên tới 6700 cây, chứ không phải là 500 hay 2000, thì họ cũng chỉ việc “kiểm điểm nghiêm khắc”, hay tiếp tục “rút cái dây kinh nghiệm” mà thôi…

Thực tế, cùng với việc tước đoạt

Số 217 Trang

Mới đây chúng thấy có cuộc biểu tình ở Hà Nội về vụ chặt cây xanh. Cuộc biểu tình lôi cuốn gần 1.000 người gồm thanh niên, sinh viên, học sinh; thêm vào đó có những người cao tuổi và những cháu nhỏ. Sở dĩ có cuộc biểu tình vì thành phố Hà Nội ra quyết định chặt hết những cây xanh, trong đó có rất nhiều cây cổ thụ rất đẹp và mang thanh thái của dân tộc cũng như bản chất của bộ mặt Hà Nội. 

Nói đúng ra những cây xanh của Hà Nội đã sống hơn 60-80 năm, có nhiều cây có trên 100 năm. Những cây này là lá phổi của thành phố, là lùm cây bao bọc những đôi tình nhân trẻ mơ mộng bên bờ hồ. Nếu những bóng cây đẹp đẽ không còn nữa, bộ mặt của Hà Nội trông giống như bộ mặt thất học của những viên chức của đảng và nhà nước. Nước ta có ngôn ngữ “Trông bóng và trọc thùi lụi.” 

Vì muốn giữ vẻ đẹp, vì muốn giữ nếp thanh tao của thành phố, và cũng vì muốn giữ lá phổi sạch của người dân cư ngụ tại Hà Nội, một lần nữa

24

Page 25: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, quyền biểu tình của người dân còn bị dây dưa trì hoãn, cho thấy nhà nước này đã tước đoạt đi quyền lực của Nhân dân. Cái gọi là “Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra”, chỉ là lời nói, là khẩu hiệu rỗng tuyếch, không hơn không kém.

Quyền biểu tình là quyền thiêng liêng và hiển nhiên của Nhân dân. Không lẽ người Dân phải đi xin cái quyền hiển nhiên đó?

Có chăng là đòi, và đòi cách nào mà thôi! người dân Hà Nội gồm các thành phần già có, trẻ có, thanh thiếu niên và thanh nữ. Sinh viên, học sinh, và thành phần lao động đều cùng nhau tay nắm tay, cùng nhau giơ cao những khẩu hiệu yêu nước yêu dân tộc, yêu thiên nhiên và cây cỏ. Họ kết tội những viên chức chính quyền và đảng đã có những quyết định sai lầm.

Kết quả của công cuộc biểu tình dương oai của dân thành phố Hà Nội: những viên chức chính quyền và đảng đã thụt lùi và lo sợ, họ lo sợ vì trong tương lai sẽ có nhiều cuộc biểu tình, đình công và bãi thị sẽ xẩy ra trong những ngày tháng rất gần. Hơn nữa những người này phải chịu nhiều áp lực, một bên là ông chủ “Trung Quốc” bảo phải chặt cây mang về Tầu, một bên là dân chúng Việt Nam quyết không để phường bán nước quá lộng hành. 

Chỉ khoảng 1 vài ngày sau khi Hà Nội biểu tình, thì tại Sài Gòn, giới lao động thợ thuyền đã đình công phản đối vụ lấy tiền về hưu của công nhân, cuộc biểu tình thu hút gần 100.000 người. Cuộc biểu tình rất quy mô và chặt chẽ, đã làm giới công an cảnh sát run sợ. Cái gì chứ việc lấy tiền của công nhân thì họ sẽ phản đối thẳng tay. Có điều trái khoáy là đảng cộng sản lấy công nhân làm đầu, họ dẫn dụ công nhân tăng sức làm việc không công cho họ để viên chức chính quyền và đảng được hưởng thụ. Nhưng thời đại của khóa kín cổng nay không còn nữa, cổng đã được rộng mở qua “Thông tin mạng” nên người dân dần dần biết được chính quyền lừa

dối và ăn cướp của dân. Mặt khác, họ nhìn thấy bản mặt bán nước của những viên chức cao cấp của đảng và chính quyền. Họ càng căm ghét những bộ mặt bẩn thỉu này. Lần này hễ an ninh, cảnh sát hay công an đánh đập họ, họ đã thẳng tay chống trả lại, làm công cuộc “cứu hộ” của cảnh sát xẩy ra rất thảm thiết.

Kết quả của cuộc biểu tình ở Sài Gòn, Y tá-Tiến sỹ giấy N.T. Dũng phải thu hồi lệnh cướp giật tiền của công nhân, việc thu hồi này lại gây hại vào tiền hưu bổng của viên chức làm cho chính quyền và đảng. Trong khi ngân quỹ bị thiếu hụt, lạm phát gia tăng, đời sống của dân chúng trong nước rất khắt khe và thiếu thốn. Giới cầm quyền trong chính quyền và đảng, giỏi không tới tài không hay, đã lúng túng nay càng lúng túng thêm nữa. Giới chức cao cấp trong và ngoài đảng vì phần chuyên môn thiếu thốn, phần nữa tham nhũng lan tràn khắp nơi, dân đi đâu cũng bị đòi tiền “phụ trội;” dân đã nghèo đói nay càng bị nghèo đói thêm. 

Tức nước thì vỡ bờ, nhiều người phỏng đoán trong tương lai sẽ có nhiều phong trào của quần chúng nổi dậy. Dân bây giờ không sợ công an của nhà nước, liều chết để bảo vệ họ, bảo vệ gia đình của họ, cũng như bảo vệ tổ quốc mà họ đang sống. Những thứ đó như quyện lại với nhau, thành ra sự phản đối trong tương lai sẽ như làn sóng lớn vỡ bờ. Trong tương lai sẽ có nhiều cuộc đình công, bãi thị; học sinh và sinh viên bỏ trường không đến lớp, hoặc tụ tập ngoài hành lang thay vì vào trong lớp học. 

Vì loạn tham nhũng hoành hành, vì trật tự xã hội bị đảo lộn, tham quan bán chức, đạo đức xã hội không được tôn trọng và coi khinh. Những điều đó làm xã hội bị đảo điên, việc này cũng ảnh hưởng rất lớn vào đường lối cai trị của đảng và nhà nước. Vì phần đông viên chức trong giới chính quyền và đảng do tham ô nên họ đưa vào những tay chân của họ, những kẻ này thường vô tài vô đức. Những kẻ này đã và sẽ lấn át những người có

ý kiến hay có tài năng thật, không sử dụng hoặc cô lập họ. Vì thế giới chính quyền và đảng ngày càng đi thụt lùi vì những quyết định sai lầm của họ, minh chứng qua 2 cuộc biểu tình tại Sài Gòn và Hà Nội.

Nhận xét về ưu và khuyết điểm của 2 cuộc biểu tình:

- Về ưu điểm: 2 cuộc biểu tình vừa qua đã thu hút 1 số đông quần chúng, một số đông lao động. Khí thế của cuộc đấu tranh rất hào hùng, tổ chức và điều hợp chặt chẽ.

- Về khuyết điểm: Ở Sài Gòn thiếu vắng những lực lượng khác hỗ trở cho công nhân. Chúng ta nên nhớ: những cuộc biểu tình cần có những giới chức tôn giáo tham dự vào. Trong các cuộc biểu tình tương lai, thành phần dẫn đầu phải là những tu sỹ trẻ của Phật giáo cũng như của Công giáo. Những tu sỹ này bất kể nam hay nữ phải là thành phần hỗ trợ tích cực trong những cuộc biểu tình tương lai. Trong các nhà thờ hay chùa cần giảng về chức năng chính trị mà người tín hữu cần phải có: vì “nước độc lập mới có tự do tín ngưỡng.” Nhất là Phật giáo ở Việt Nam chiếm tỷ lệ 80% giáo đồ, cho nên giới lãnh đạo Phật giáo cần năng hoạt. Phải đưa những tăng sỹ trẻ có tài ăn nói lưu loát, có đạo hạnh, có khả năng lãnh đạo để giúp vào công cuộc lấy lại đất nước và xây dựng đất nước ở trong tương lai. Tôi đề nghị trong những tổ chức tôn giáo nên có 1 văn phòng “Hoạch định chiến lược, chỉ đạo và liên giao.”

Trong 2 cuộc biểu tình vừa qua thiếu vắng những giới truyền thông của ngoại quốc. Chúng ta nên nhớ chỉ cần 1 vài bài viết tốt cho cuộc biểu tình còn giá trị hơn cả 1 tiểu đoàn ra trận để đánh địch. 

Trong các cuộc biểu tình cần chọn những người dẫn đầu kiên quyết, có nghị lực và dấn thân, ăn nói giỏi và khéo thuyết phục quần chúng. Lấy ví dụ, trong cuộc biểu tình của giới da đen khoảng thập niên 60-70 tại Mỹ, trong số 8 học sinh nữ được chọn, người ta chỉ chọn 1 em bé 8 tuổi; em này rất anh dũng, tự nguyện liều chết để thi

Số 217 Trang 25

Page 26: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

hành quyết lệnh. Kết quả em đó được chở 1 mình bằng xe buýt tới trường da trắng và vào đơn lẻ 1 mình, hình ảnh đó đã in đậm vào trong tâm thức của mọi người Mỹ trong thời kỳ đó. Em này về sau trở thành luật sư da đen rất giỏi của nước Mỹ.

Nói chung, tôi cầu mong cho quý vị ở trong nước đấu tranh không mệt mỏi, đấu tranh thật kiên quyết, không sờn lòng. Quý vị đã và sẽ là anh hùng anh thư của dân tộc. Nên nhớ VN lúc nào nước mất nhà tan, thì những anh hùng và anh thư xuất hiện rất nhiều. Cầu mong cho đất nước thoát khỏi vòng lệ thuộc, dân tộc được tự do và no ấm. 

Chào đoàn kết và quyết thắng.Uyên ThaoNgày 7/4, Uỷ ban tư pháp của

Quốc hội họp bàn cho ý kiến về dự thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự sửa đổi.

Có ý kiến cho rằng cần bắt buộc ghi âm hoặc ghi hình hoạt động hỏi cung để tránh bức cung nhục hình.

Nhưng cũng có ý kiến nói việc đó sẽ gây tốn kém kinh tế không làm được. Đại diện cho quan điểm này là Thứ trưởng Bộ công an Lê Quý Vương.

Tốn bao nhiêu?Rất lạ là mặc dù có ý kiến khác

nhau nhưng chưa hề thấy các cơ quan tính toán đưa ra con số chi tiết cho biết nếu lắp camera cho tất cả các phòng hỏi cung trên cả nước thì hết bao nhiêu tiền.

Khi chưa có phép tính thống kê thì ý kiến nói tốn kém hay không tốn kém là dựa vào đâu hay nói quàng xiên vô căn cứ?

Năm 2013 ở quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh xảy ra vụ bạo hành trẻ em tại cơ sở mầm non tư thục Phương Anh được báo chí đưa tin rộng khắp gây bức xúc dư luận.

Sau sự việc này, Công ty cổ phần Nguyễn Kim đã tài trợ lắp đặt 20.000 camera cho các nhà trẻ mẫu giáo trên cả nước.

Có ý kiến cho rằng cần bắt buộc ghi âm hoặc ghi hình hoạt động hỏi cung để tránh bức cung nhục hình.

Bài báo ‘Nguyễn Kim tài trợ 20.000 camera cho nhà trẻ’ trên báo điện tử Vietnamnet cho biết gói tài trợ

hơn 30 tỷ đồng với 20.000 camera, 5.000 đường truyền dẫn, miễn phí hòa mạng, cước internet sẽ được dành tặng các nhà trẻ và mẫu giáo trên cả nước.

Theo những người thực hiện dự án này thì họ đã đi khảo sát tại nhiều nhà trẻ trường mẫu giáo và thấy rằng các bậc phụ huynh rất mong muốn lắp đặt camera để họ đảm bảo con mình được chăm sóc chu đáo.

Sự việc này cung cấp con số tham chiếu rất đáng quan tâm, không biết số phòng hỏi cung của các trại giam trên cả nước có lớn đến 20.000 không, nhưng xem ra con số 30 tỷ đồng không phải là không chi nổi đối với ngân sách.

Các cơ quan bàn luận mà không có số liệu thống kê phân tích gì cả. Nay nên tìm hiểu xem dự án của tập đoàn Nguyễn Kim đã triển khai đến đâu, có gặp khó khăn vướng mắc gì không để từ đó có cơ sở mà cân nhắc.

Vì mục đích lắp camera cho nhà trẻ cũng nhằm quan sát các hoạt động tại nhà trẻ mẫu giáo hầu tránh sự ngược đãi bạo hành, y như mục đích lắp camera trong phòng hỏi cung.

Hành xử bạo lựcCũng theo ý kiến của người đại

diện cho ngành điều tra, hôm 30/3 Ủy ban tư pháp họp cho ý kiến về đề xuất quy định vào luật quyền im lặng, Thượng tướng Lê Quý Vương phát biểu: “Tôi vào ngành đã 30 năm và thấy băn khoăn nếu đưa vào luật quyền im lặng. Nghi can được xác định chém chết 3 người mà đưa vào công an cứ ngồi im chờ vài ngày để luật sư đến thì chả ai làm được gì”.

Băn khoăn của ông Thứ trưởng nên giải đáp thế nào? Không rõ cái cụm từ “chả ai làm được gì” trong câu nói của ông có phải là cho ăn đòn và buộc khai báo không?

Ông ấy đã công tác 30 năm và với cái thực tế mà ông ấy biết về hoạt động điều tra thì chắc hẳn nó trái ngược phũ phàng với viễn cảnh của tình huống trạng thái mới. Đó là khi nghi can được quyền im lặng nên cứ ngồi ì ra mà không ai làm được gì.

Điều này khiến ông thấy khó hiểu nhưng xem ra đó chẳng phải là thắc mắc của riêng ông mà hẳn nhiều người cũng đặt câu hỏi: Công lý ở chỗ quái nào khi cứ phải bó tay đứng nhìn 1 thằng vừa giết người?

Vậy chứ trong trường hợp đó lâu

nay mọi người làm gì, thực thi công lý ngay và luôn à?

Đừng nói đến đánh đập nhục hình, bức cung cũng đã vi phạm pháp luật hình sự rồi. Bộ luật Hình sự quy định tại Điều 299 Tội bức cung đó, Tội nhục hình ở Điều 298.Thay vì đánh đập buộc khai báo, cơ quan điều tra cần tập trung xem xét tình trạng nạn nhân và hiện trường, thu thập công cụ phương tiện phạm tội hoặc xác định nhân chứng.

Những việc đó sẽ giúp chứng minh tội phạm và như thế đâu phải là không làm được gì hay không có gì để làm.

Vấn đề giản dị thực ra rất rõ ràng nhưng lâu nay mọi người cứ làm quá đi những điều được phép.

Nên nhớ là dù cho chúng ta mong muốn tìm đến công lý nhưng tiến trình đi đến đó bị ràng buộc bởi những tiêu chí giá trị, mà nếu không tôn trọng thì toàn bộ các hoạt động sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa.

Cứ phải lấy lời khai?Lâu nay hoạt động điều tra

thường làm một việc hao phí thời gian công sức không cần thiết, đó là hoạt động lấy lời khai.

Có những vụ án phạm tội quả tang nhân chứng vật chứng rõ ràng nhưng vẫn lấy rất nhiều lời khai mà lần nào nội dung cũng giống nhau.

Năm 2014 tôi bào chữa cho một bị cáo trong vụ án ma túy bị bắt quả tang. Mặc dù 2 người bị bắt quả tang khi đang đi xe máy vận chuyển túi balô có nhiều bánh heroin với tang chứng vật chứng rõ ràng, nhân chứng đủ cả.

Thế mà mất tới cả năm mới đưa ra xét xử và trong thời gian đó người ta lấy hàng mấy chục lời khai.

Việc lấy lời khai như vậy là thừa thãi không cần thiết vì đã có đủ cơ sở để kết tội rồi.

Ngay như trong ý kiến băn khoăn của ông Lê Quý Vương, nếu đã xác định được hung thủ giết 3 người thì hẳn là có nhân chứng vật chứng giúp xác định việc đó, thế thì cứ dựa vào đó mà kết tội chứ còn cần gì lời khai của nó.

Việc lấy lời khai quá nhiều tưởng chừng như mẫn cán nhưng hóa ra lại đem đến hệ lụy xấu, đó là lối hành xử bạo lực được di dưỡng vào đời sống dân chúng.

Điều này lâu nay không được đánh giá đúng mức tính nghiêm trọng và hậu họa lâu dài mà nó gây ra. Trong khi lâu nay mọi người chỉ coi trọng làm sao xử lý được đúng người đúng tội phạm.

Số 217 Trang 26

Page 27: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Mới đây tôi tham gia bào chữa một vụ án mấy cậu thanh niên cùng ở xóm trọ có một người mất xe máy và nghi cho một người khác lấy. Người bị mất nhờ mấy người đến tra khảo thằng kia xem có lấy chiếc xe không.

Điều tôi nhận ra là cái cách mà nhóm này muốn tìm ra sự thật từ việc tra khảo người kia nó giống hệt với cung cách làm việc của cơ quan điều tra trong các vụ án có bức cung nhục hình.

Đó cùng là quy trình bắt giữ, đánh đập, buộc khai báo.

Điều tôi cũng nhận ra là lối cư xử bạo lực đâu đó trong cơ quan điều tra đã lan ra ngoài xã hội.

Phải chăng có sự bắt chước học hỏi nhau trong những hành vi bạo lực thế này?

Từ cách giáo dục trẻ emTrong hoạt động nuôi dạy trẻ em,

chúng ta đã biết rằng nếu chúng ta cư xử với tình cảm bao dung và trân trọng thì nhân cách đứa trẻ sẽ phát triển tốt.

Ngược lại nếu chúng ta cư xử bạo lực với trẻ nhỏ thì lớn lên chúng cũng có thói quen hành xử bạo lực.

Trẻ nhỏ là thế và chính xác thì đối với người trưởng thành cũng thế.

Nếu một người đã trải qua thời gian bị bắt giữ điều tra và bị đánh đập thì họ đã mất đi niềm tin vào tính công chính của hoạt động điều tra xét xử.

Với thời gian giam giữ kéo dài và nỗi phẫn uất do bị bức ép đánh đập, từ đó người ta đã mắc nhiễm thói quen hành xử bạo lực.

Việc điều tra xét xử khi đó tuy rằng đúng người đúng tội đấy, nhưng cũng đã mất đi tính giáo dục phòng ngừa.

Công lý có vẻ cũng được đạt đến đấy nhưng cái giá phải trả di hại lớn về sau.

Điều đó giống như những phụ phẩm không đáng có của một cỗ máy.

Tức là khi cỗ máy tư pháp vận hành trên con đường tìm kiếm công lý thì nó đã kịp rải rắc ra những phế phẩm độc hại làm suy đồi nhân cách con người và gia tăng tính ưa bạo lực trong cộng đồng.

Phải chăng đó là nguyên nhân dẫn tới thói quen hành xử bạo lực tràn lan trong xã hội hiện nay?

Tương lai sẽ ra sao?Triết gia người Anh là ông John

Stuart Mill trong cuốn sách “Chính thể đại diện” khi đánh giá về các mô hình chính thể độc tài và dân chủ đã nhận định:

‘Mức độ hướng tới gia tăng các

phẩm chất tốt mang tính tập thể cũng như cá nhân trong cộng đồng bị cai trị là tiêu chí đánh giá cho tính ưu tú của chính thể’.

‘Người ta phán xét chính thể thông qua tác động của nó lên con người, tác động của nó lên những sự việc, thông qua việc nó tạo lên các công dân như thế nào và nó làm gì với họ;

‘Xu thế của nó là cải tiến hay làm hư hỏng bản thân dân chúng, tính tốt xấu của việc làm mà nó thực hiện cho họ và thông qua họ’.

Lâu nay nhiều ý kiến cho rằng chế độ hiện thời là độc tài và điều này biểu hiện ở chỗ ít lắng nghe và hay hành xử trấn áp bạo lực.

Nếu điều này là đúng thì điều đúng đắn nên làm là cần tiết giảm tính bạo quyền trong công vụ và rõ ràng nhất sâu rộng nhất là trong hoạt động tố tụng hình sự.

Các quy định về quyền im lặng, ghi âm hay ghi hình khi hỏi cung bị can, hoặc quy định việc bắt giam giữ phải do tòa án quyết định thay vì cơ quan điều tra… đều là những chế định giúp tiết giảm đi bạo quyền.

Đây là những bước đi vững chắc đem lại an ninh cá nhân và an toàn cho dân chúng, bước đi vững chắc và sâu rộng của việc dân chủ hóa đời sống xã hội.

Bằng những cư xử ôn hòa và khoan dung, chúng ta mới hy vọng trong tương lai giảm tránh đi những tầng lớp người ưa bạo lực.

Bởi lẽ trẻ em cũng như người lớn, nếu nuôi dưỡng bằng bạo lực ắt sẽ nhận lại bạo lực.

Cho nên để để đảm bảo cho một tương lai an lành, nếu việc lắp came-ra trong các nhà trẻ mẫu giáo được cho là cần thiết thì đó cũng chính là lý do cho sự cần thiết phải lắp camera trong các phòng hỏi cung.

Đột nhiên triệu tập hàng loạtĐã có 9 người bị Công an quận

Hoàn Kiếm Hà Nội gửi giấy triệu tập vào 3 thời điểm: 14 giờ ngày 4-4-2015, 8 giờ ngày 5-4-2015 và 8 giờ ngày 6-4-2015. Trong ít nhất 5 năm gần đây, tại Hà Nội, chưa bao giờ, họ lại triệu tập đông người như thế, (còn bắt thì đông hơn, có đợt

lên tới 46 người). Triệu tập rất gấp gáp: buổi sáng đưa giấy triệu tập vào buổi chiều hoặc buổi tối đưa giấy triệu tập vào sáng hôm sau. Vì lần đầu không có ai đi nên mới có lần 2 và vì lần 2 không có ai đi nên mới có lần 3. Tôi xác định không đi ngay từ đầu, đơn giản vì họ gửi giấy triệu tập một cách tùy tiện.

Có lẽ họ tưởng là công an nên cứ thích gọi ai lên thì sức giấy triệu tập. Chính điều này làm cho những người bị triệu tập bức xúc. Đó là lý do chính khiến 2 đợt đầu không ai chịu đi và đợt thứ 3 vẫn còn 4 người không chịu đi: Nguyễn Tường Thụy, Trương Văn Dũng, Mai Phương Thảo, Đặng Bích Phượng.

Triệu tập trái luật và tùy tiện, coi thường dân

Căn cứ vào lý do “về việc có mặt tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm sáng ngày 14-3-2015 và chứng kiến hành động, lời nói của một số người mặc áo có in dòng chữ DLV” (riêng tôi và Nguyễn Thanh Hà có thêm khu vực tượng đài Bắc Sơn), có thể hiểu người bị triệu tập đến cơ quan công an với tư cách nhân chứng cho vụ DLV phá buổi tưởng niệm là chính, bởi lẽ sự có mặt của công dân tại tượng đài Bắc Sơn hay Bờ Hồ chẳng có gì đáng nói vì họ có quyền đến bất cứ nơi đâu trên đất nước này.

Triệu tập nhân chứng là để phục vụ cho công tác điều tra. Khoản 3, điều 104 Bộ luật Tố tụng Hình sự ghi: “Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra để

tiến hành điều tra…” Điều này có nghĩa là khi nào có quyết định khởi tố vụ án thì tiến hành điều tra, triệu tập nhân chứng để phục vụ cho công tác điều tra. Tuy nhiên, khi tôi hỏi điều tra viên mang giấy triệu tập đến nhà rằng, đã có quyết định khởi tố vụ án chưa thì anh không trả lời, còn tôi cũng biết, chưa (hoặc

Số 217 Trang 27

Page 28: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

không) có quyết định khởi tố vụ án. Mặt khác, theo ông Nguyễn Đức Chung, Phó Giám đốc Công an Tp Hà Nội thì “Công an thành phố đang tổ chức xác minh và khi có kết quả sẽ thông tin tới báo chí”. Có nghĩa là ông Chung chưa có ý sẽ khởi tố vụ án mà chỉ xác minh xem nhóm này do ai tổ chức ra, đã có hành vi gì, ai trả lương v.v…, nếu xác định được sai phạm thì sẽ xử lý như giáo dục, kỷ luật, phạt hành chính… Qua xác minh, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì mới xem xét đến khả năng khởi tố vụ án. Như vậy, ở giai đoạn xác minh, nếu cần những người có tên trong giấy triệu tập cung cấp thông tin cho công an thì công an phải nhờ những công dân này cho nên cần một thái độ khác, cách gặp gỡ khác như thư mời hoặc đến nhà nhờ chứ không thể là triệu tập.

Đã thế trong giấy triệu tập của hai lần đầu còn ghi một cách rất xách mé như “Yêu cầu NGUYỄN TƯỜNG THỤY” như kiểu triệu tập bị can. Chỉ đến lần thứ 3 mới thêm đại từ nhân xưng “ông”, “chị”

Ngoài ra, có những sai sót khác như số nhà 11 thì ghi thành Tổ 11 hay “gặp đ/c (đồng chí…)”. Những người bị triệu tập không phải là đảng viên, ngược lại, họ liên tục bị công an theo dõi, canh chặn, thậm chí bị đánh… thế thì làm sao họ có thể đồng chí với công an được.

Một điều làm cho người bị triệu tập bức xúc nữa là mặt sau của giấy mời còn thêm phần ghi chú, trích các điều khoản của Bộ luật Hình sự với ý răn đe rằng nếu trốn tránh thì sẽ bị thế này, thế nọ. Tuy nhiên, giấy mời lần 3 thì mặt sau để trắng, không có những dòng ghi chú nữa.

Trong trường hợp tôi, họ đến nhà 3 lần, một lần gửi giấy cho vợ tôi, một lần đến thấy cả nhà đi vắng nên về. Thế mà giấy triệu tập lại ghi lần thứ 3. Còn quan điểm của tôi, cái mà họ ghi là lần thứ 3 đúng ra là lần thứ nhất. Tôi đã giải thích cho cán bộ điều tra, người đưa giấy như sau: Khoản 2 điều 133 Bộ luật TTHS ghi: “Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người làm chứng

hoặc thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng cư trú hoặc làm việc…” Điều đó có nghĩa giấy triệu tập gửi qua cá nhân là không có giá trị, kể cả là vợ của người bị triệu tập. Còn tối hôm đến nhà không gặp ai nên họ ra về thì đương nhiên không có nghĩa là đã gửi giấy triệu tập.

Nếu buổi làm việc có nội dung cung cấp những gì nghe thấy trong ngày tưởng niệm 14/3 cho họ thì ai cũng muốn cung cấp những gì biết về đám người quậy phá, vong ân bội nghĩa đối với những người đã hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc cho công an. Tuy nhiên, cách ghi giấy của CA Hoàn Kiếm không thể chấp nhận được. Quan hệ giữa những người bị triệu tập với CA không gần gũi tới mức bỏ qua tất cả.

Xung quanh việc nên đi hay không

Vì là một đợt triệu tập ồ ạt, gấp gáp nên được nhiều người quan tâm trên mạng xã hội facebook. Người bảo nên đi và người nói không nên đi nhưng đều xuất phát từ trách nhiệm cả. Lại có người đưa ra những nghi ngờ cho rằng việc hỏi về đám DLV chỉ là cái cớ chứ họ có mục đích khác. Quả nhiên, theo lời kể của anh Nguyễn Thanh Hà (phần phụ lục dưới đây) thì không có câu hỏi nào liên quan đến đám DLV, còn những điều họ hỏi thì rất vớ vẩn chẳng để làm gì. Người thì bảo không đi thì mất quyền lợi trong khi người thì không tin công an quyết tâm làm cho ra vụ DLV ngày 14/3. Tất cả tôi đọc chỉ để tham khảo, có nghe được hay không cũng không bình luận gì. Có một ý kiến tôi quan tâm hơn cả là không đi có thể mắc bẫy họ. Họ sẽ vin vào lý do là không có ai làm chứng nên cho “chìm” vụ DLV. Tôi cho rằng công an Hoàn Kiếm không thể vin cớ một cách ấu trĩ như thế được. Không thể đổ cho không có nhân chứng mà xếp hồ sơ lại. Mặt khác, ngoài 9 chúng tôi, còn rất nhiều an ninh, cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tại Bờ Hồ hôm ấy, còn hơn 200 người dân khác. Hình ảnh, clip còn

đầy trên mạng là những bằng chứng không thể chối cãi, trừ khi những hình ảnh đó là hình giả. Mà để phân biệt giả hay không thì không phải là điều quá khó đối với nghiệp vụ của công an. Lời kể của chúng tôi không thể có giá trị hơn những thước phim sống động.

Cần phải giúp công an làm quen với tinh thần thượng tôn pháp luật

Tôi phân tích về việc triệu tập với lòng mong muốn các cơ quan nhà nước, trước hết là ngành công an làm gì cũng phải biết thượng tôn pháp luật, chứ không thể là công an thì thích làm gì thì làm, cần gặp ai là cứ triệu tập bừa, viết xách mé gì cũng được (bài này chưa đề cập đến những việc làm chà đạp lên pháp luật của ngành CA như đánh người, bắt người trái phép, tra tấn khi hỏi cung… nhưng không bị xử lý)

Tôi đã rất nhiều lần làm việc với công an, do bị bắt ngoài đường, xông vào nhà bắt và cũng có lần theo giấy mời. Ngoài sự khó chịu vì bị cưỡng bức, cũng có nhiều điều thú vị. Mỗi lần như thế, tôi đều viết một loạt ghi chép từ 5-7 kỳ. Có những lần tôi chủ động lên xe bắt người để được đưa về đồn. Hôm nay, tôi cũng muốn đi để có thứ mà viết nhưng nghĩ lại, lần này họ triệu tập ẩu mà mình bỏ qua thì lần sau họ vẫn quen cách làm như thế. Cần phải giúp công an làm quen với tinh thần thượng tôn pháp luật.

Nguyễn Tường Thụy

Phụ lụcTƯỜNG THUẬT SƠ BỘ BUỔI

LÀM VIỆC VỚI CA QUẬN HOÀN KIẾM

Nguyễn Thanh Hà9g30 sáng nay mình cùng với

Lan Le, Mai Thanh, Lê Hoàng, Anh Chí râu đẹp... đến tại số 2 Tràng Thi, Hà Nội để làm việc theo giấy triệu tập lần thứ 3.

Thượng tá Phạm Xuân Quang điều tra viên cao cấp của quận Hoàn Kiếm trực tiếp làm việc với mình. Sau khi giới thiệu chức danh và hỏi

Số 217 Trang 28

Page 29: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

về nhân thân, chúng tôi thống nhất nguyên tắc làm việc.

Đầu tiên tôi hỏi thượng tá Quang: Xin anh cho tôi biết trên cơ sở pháp lý và các quy định pháp luật điều nào khi vụ án chưa có quyết định khởi tố vụ án và quyết định khởi tố bị can mà anh đã viết giấy triệu tập tôi?

Anh Quang không đưa cho tôi xem những văn bản pháp lý đó và chỉ giải thích đó là giai đoạn tiền điều tra và coi đó là một tiểu tiết… rồi không nhắc đến điều này nữa

TTQ: Anh cho biết lý do có mặt tại tượng đài Bắc Sơn và tượng đài Lý Thái Tổ sáng 14-3.

Tôi: Việc tôi đến tượng đài Bắc Sơn và tượng đài Lý Thái Tổ để tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ Quốc thì có vi phạm pháp luật không ?

TTQ: Hôm đó anh đi với ai, anh mặc quần áo gì, đi xe gì ?

Tôi: Tôi đi xe máy và cùng đi với anh Thụy, vì tôi cùng tuyến đường với anh Thụy.

Q: Lên tượng đài Bắc Sơn anh đã gặp ai?

T: Tôi có gặp nhiều người cùng đến thắp hương tưởng niệm ở đó.

Q: Anh có biết tên tuổi nhà cửa của họ không ?

T: Tôi chỉ quen mặt mà không biết tên của họ.

Q: Thế sau đó các anh bàn nhau đến Tượng đài Lý Thái Tổ à?

T: Chúng tôi không nói chuyện gì hết!

Q: Quen biết nhau mà không bàn chuyện gì à?

T: Chúng tôi chỉ chào nhau và mời nhau hút thuốc lá thế thôi.

Q: Thế trên đường từ Bắc Sơn về Bờ Hồ anh đi cùng ai ?

T: Tôi chở anh Thụy nên phải tập trung lái xe để tuân thủ luật giao thông nên không để ý.

Q: Khi anh về tới Bờ Hồ anh có gặp những người đó không ?

T: Tôi mệt và ngồi nghỉ ở ghế đá hút thuốc nên không biết.

Q: Anh có đem theo bang-rôn biểu ngữ gì không ?

T: Tôi không đem theo gì trong người ngoài chiếc điện thoại

Q: Anh có đeo bang-rôn không ?T: Tôi được một người đeo cho

tôi và vì đông người nên tôi cũng không nhớ ai.

Q: Hôm đó anh đoán có khoảng bao nhiêu người tham gia ?

T: Khoảng 200-300 ngườiQ: Anh có biết như thế là các

anh đã vi phạm điều 35 của luật giao thông không ?

T: Chúng tôi đi trên vỉa hè Bờ Hồ vì vậy không vi phạm luật giao thông!

Q: Nhưng luật cấm không được phép tụ tập đông người!

T: Thế những người múa may quay cuồng ở tượng đài Lý Thái Tổ thì có vi phạm pháp luật không ?

Q: Tôi nhắc lại: việc các anh tu tập đông người là vi phạm pháp luật!

T: Tôi là một công dân phải chấp hành pháp luật đó là nghĩa vụ, còn quyền của công dân được phép làm những việc pháp luật không cấm, nếu tôi vi phạm thì các anh có quyền xử phạt theo quy định của pháp luật.

Đến gần 12 giờ 30 thì kết thúc buổi làm việc.

Tin tức về các cuộc đình công

của giới công nhân Việt Nam đang được cập nhật hàng ngày nóng hổi trên các trang báo và mạng xã hội, trong đó đặc biệt là cuộc đình công của 90.000 công nhân của công ty Pou Yuen (quận Bình Tân, TP HCM) bắt đầu từ ngày 26-3-2015. Lý do dẫn đến việc đình công hàng loạt này là do người lao động phản đối các qui định mới của Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) 2014 sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2016, trong đó qui định người lao động chỉ được

nhận tiền BHXH khi đến tuổi về hưu (nam 60, nữ 55) chứ không được nhận sớm (và một lần sau khi thôi việc) như trước đây.

Thật ra việc luật qui định chỉ cho công nhân rút tiền BHXH (lương hưu) lúc về hưu là hoàn toàn đúng, tất cả các nước phát triển đều làm như vậy. Đây là số tiền tiết kiệm của người lao động trong suốt quá trình làm việc của mình và họ sẽ nhận lại khi tuổi già. Tuy nhiên với xã hội Việt Nam thì hoàn toàn khác, nó đúng như người lao động phản ánh. Họ (người công nhân) không có ý định làm việc tại các công ty này suốt đời. Họ có thể về quê sinh sống sau một thời gian và họ không thể chờ đến lúc đủ tuổi hưu. Họ lo đồng tiền mất giá, sau vài chục năm nữa số tiền của họ sẽ mất hết giá trị. Họ lo các quĩ BHXH sẽ vỡ nợ… Lý do quan trọng nhất khiến họ không đồng tình với luật BHXH mới là họ mất niềm tin vào chính quyền VN.

Trên thế giới, quĩ BHXH được quản lý một cách nghiêm túc. Quĩ này hoàn toàn độc lập với các công ty và cả nhà nước. Các quĩ BHXH và hưu bổng không được quyền chấp nhận những rủi ro trong kinh doanh mà chúng chỉ được mua công trái và trái phiếu có thời hạn nhất định của một số công ty có uy tín để

tăng tiền lãi mà thôi. Điều này có nghĩa là các quĩ BHXH phải đảm bảo an toàn 100%, chúng không có quyền mạo hiểm và thất thoát.

Trong khi đó tại Việt Nam, các quĩ bảo hiểm này được quản lý rất chung chung và thiếu trách nhiệm khi luật qui định rằng: “Việc quản lý và sử dụng Quĩ BHXH là trách nhiệm của tổ chức… bảo hiểm xã hội”? Các tổ chức BHXH này do ai quản lý và khi làm thất thoát tiền BHXH thì chịu trách nhiệm như thế nào? Các câu hỏi này không có câu trả lời. Nguy cơ các quĩ BHXH vỡ nợ đã nhãn tiền. Trước mắt là khoản tiền 1052 tỉ đồng thất thoát thì ai phải chịu trách nhiệm? Thực ra các

Số 217 Trang 29

Page 30: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

quĩ BHXH này đều do nhà nước quản lý, sử dụng và điều hành cho nên trách nhiệm thuộc về nhà nước. Số tiền BHXH của người lao động, theo ông Bùi Sỹ Lợi phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội là “chủ yếu cho ngân sách nhà nước vay và mua trái phiếu chính phủ (73,41%), còn lại cho các ngân hàng thương mại nhà nước vay (24,72%)”.

Như vậy, qui định mới về BHXH tự nó không sai, vấn đề là chính quyền Việt Nam không minh bạch và lương thiện, vì vậy đã không có được lòng tin của người công nhân. Các chính sách của nhà nước thay đổi liên tục và luôn chậm trễ. Các bộ luật ban hành đều đặt quyền lợi của nhà nước lên trên hết. Đúng ra Luật mới về BHXH 2014 có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động vì vậy họ phải có tiếng nói của mình trong quá trình làm luật; đằng này luật ban hành từ lâu mà người lao động không hề hay biết. Một lý do nữa khiến người công nhân phẫn nộ là đến bây giờ họ vẫn chưa có một công đoàn độc lập của riêng mình, là những người thật sự đại diện cho quyền lợi của họ. Công đoàn lao động và các tổ chức đang có đều là tổ chức của nhà nước, ăn lương của nhà nước và bảo vệ quyền lợi cho nhà nước. Các tổ chức này không hề đại diện cho giới công nhân.

Việc nhà nước Việt Nam vỡ nợ chỉ còn là vấn đề thời gian, khi nào thì công bố chính thức mà thôi. Chúng tôi đã cảnh báo chuyện này từ rất lâu, ví dụ qua bài viết “Ba tháng mất 1 tỉ đôla, bao giờ Việt Nam vỡ nợ?” Hiện tại mỗi năm Việt Nam phải trả nợ gần 10 tỉ đôla chứ không phải là 4 tỉ như thông tin cũ. Các doanh nghiệp tư nhân tiếp tục phá sản hàng loạt, kinh tế trì trệ và một cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ xảy ra trong một tương lai rất gần. Nhất là khi nguồn “tiếp tế” từ Trung Quốc không còn nữa vì chính họ cũng đang gặp khủng hoảng. Không phải tự nhiên lại có một loạt các cuộc thăm viếng Hoa Kỳ từ các nhân vật bảo thủ nhất trong đảng

như ông Phạm Quang Nghị, Trần Đại Quang và cả ông Nguyễn Phú Trọng. Cũng không phải tự nhiên mà các việc làm “thường ngày ở huyện” như vụ đốn chặt 6700 cây xanh giữa lòng thủ đô Hà Nội hay vụ lấp sông Đồng Nai để làm dự án… được đình chỉ. Ngay cả vụ công nhân Pou Yuen đình công cũng được chính phủ… lắng nghe. Chúng ta cần nhớ rằng trước đây đã có nhiều vụ khủng khiếp hơn rất nhiều như vụ bô-xít Tây Nguyên, vụ cho thuê rừng đầu nguồn biên giới, vụ Formosa… có ai ngăn cản được chính quyền Việt Nam đâu?

Hiện tại chính quyền Việt Nam đang rối như canh hẹ, họ không thể nào điều hành được một đất nước 90 triệu dân chỉ bằng khẩu hiệu và những lời hứa. Qui luật thị trường tuy vô hình nhưng có sức mạnh của nó. Cái kim trong túi không sớm thì muộn cũng phải lòi ra. Ông Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận là tư nhân làm kinh tế tốt hơn nhưng chính phủ của ông vẫn kiên quyết theo đuổi nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy các doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo. Những điều vô lý và trái ngược với qui luật thị trường đang dần dần đi tới hồi kết. Những sự vô lý này không thể kéo dài lâu hơn được nữa. Người dân Việt Nam, nhất là tầng lớp trí thức Việt Nam cần thức tỉnh và chuẩn bị cho những thay đổi đang và sắp xảy ra tại Việt Nam. Lịch sử VN đã chín muồi để mở sang một trang mới.

Vấn đề về quĩ BHXH của người lao động thì chúng tôi đã đưa ra đề nghị: “Quĩ Hưu trí (Quĩ Bảo hiểm xã hội) là một vấn đề rất quan trọng cho sự ổn định của đất nước vì nó liên quan đến lương hưu của hàng triệu người… hưu trí. Bất cứ sự đổ vỡ nào của Quĩ Hưu trí đều gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho đời sống xã hội. Vì sự quan trọng đó mà không thể để “việc quản lý và sử dụng Quĩ Bảo hiểm Xã hội là trách nhiệm của tổ chức… bảo hiểm xã

hội”. Quĩ Hưu trí phải do một Ủy ban độc lập của Quốc hội quản lý và giám sát. Việc dùng tiền của Quĩ hưu trí để đầu tư phải rất thận trọng, công khai và đảm bảo an toàn một cách cao nhất…”. Một chính quyền dân chủ trong tương lai phải tôn trọng tuyệt đối vai trò của các tổ chức xã hội dân sự. Người lao động phải có các công đoàn độc lập của riêng mình, bất cứ một chính sách này nào liên quan đến người lao

động thì họ đều phải được tham gia và có tiếng nói.

Việt Hoàng

Các cuộc đình công liên tục diễn ra tại khu công nghiệp Sài Gòn, Bình Dương, Tiền Giang, Tây Ninh, Long An… khiến nhiều người tin rằng “Phong trào công nhân Việt Nam đã trưởng thành”.

Xin đừng quên cuối năm 2005 cũng đã diễn ra nhiều cuộc đình công đòi tăng mức lương tối thiểu cho công nhân tại các doanh nghiệp do nước ngoài đầu tư, có cuộc đình công lên đến năm, sáu chục ngàn công nhân tham dự. 

Việc công nhân khi ấy đấu tranh đòi tăng mức lương tối thiểu không khác gì đình công phản đối chính sách bảo hiểm xã hội lần này. Cả 2 đều là phản đối các chính sách đã được Quốc hội thông qua và đã thành luật. 

Lần trước Phan Văn Khải nhanh chóng đáp ứng yêu cầu bằng cách ký chỉ thị tăng mức lương tối thiểu lên 40 phần trăm. Khi được đáp ứng yêu cầu, các cuộc đình công chấm dứt, cuộc đấu tranh lặng xuống, các công nhân đứng ra tổ chức bị sa thải, một số người sau đó bị bắt và có người hiện vẫn đang trong tù.

Các cuộc đình công sau năm 2005 thường ở mức độ nhỏ, tự phát và nhanh chóng chấm dứt. Nhiều người khởi xướng sau đó bị sa thải, có người bị an ninh theo dõi. Quyền lợi của công nhân mỗi ngày bị cắt bớt và đời sống của họ ngày trở nên

Số 217 Trang 30

Page 31: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

tồi tệ hơn.Việc công nhân đình công rồi

kéo nhau ra đường lộ với những biểu ngữ tự làm tại công ty Pou Yuen cho thấy việc tổ chức khá lỏng lẻo và tự phát. Đương nhiên có người đứng ra khởi xướng nhưng cuộc đình công xảy ra do sự bất mãn cùng cực của công nhân. Các cuộc biểu tình khác là sự đồng thanh đáp ứng, tức nước vỡ bờ.

Lần này, sau khi Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố sẽ kiến nghị lên Quốc hội sửa đổi Luật Bảo hiểm Xã hội nhằm đáp ứng nguyện vọng công nhân, các cuộc biểu tình cũng lặng xuống. Mặc dù Nguyễn Tấn Dũng đã hứa hẹn và cuộc biểu tình rất ôn hòa đã có 7 công nhân tích cực và tiên phong trong những ngày đình công bị bắt giữ.

Bài học năm 2005 cho thấy nếu những người khởi xứơng không biết nuôi dưỡng cuộc đấu tranh thì đâu lại vào đó, quyền lợi chính đáng của công nhân lại tiếp tục bị cắt dần và đời sống của công nhân sẽ càng ngày càng tồi tệ hơn.

Trên thực tế, cuộc sống của công nhân đã quá eo hẹp, thực lực đấu tranh hết sức hạn chế, vì thế để đấu tranh cho đến khi đạt được kết quả, họ cần giảm thiểu mọi thiệt hại và cần sự hỗ trợ từ trong cũng như ngòai nước.

Về lâu dài Công đòan là phương tiện để đấu tranh cho quyền lợi công nhân. Công đòan đại diện cho công nhân đấu tranh đòi giới chủ tôn trọng luật pháp quốc gia, thương lượng với chủ bảo vệ và gia tăng quyền lợi tại mỗi xí nghiệp hay mỗi nghành nghề.

Trong hòan cảnh Việt Nam hiện nay, một công đòan độc lập với nhà nước cũng sẽ là một phương tiện vận động Quốc hội đề ra các đạo luật có lợi cho công nhân và vận động Quốc tế để quyền lợi công nhân được bảo đảm.

Công đòan còn mang một vai trò khác là nâng cao trình độ nhận thức của công nhân về quyền làm người, về quyền công dân và về quyền lợi của người công nhân.

Một công đòan đúng nghĩa cũng

lo cho từng cá nhân công nhân và gia đình khi bị lâm vào những hòan cảnh rủi ro hay phải tranh tụng với giới quản lý hay giới chủ.

Tại các quốc gia dân chủ, công đòan còn thương lượng với các đảng chính trị để đề ra những chính sách có lợi cho công nhân. Tại Úc, đảng Lao Động được nhiều công đòan ủng hộ cả về tài chánh lẫn nhân lực để đảng Lao Động một mặt bảo vệ quyền lợi của người lao động, mặt khác đưa ra chiến lược và chính sách có lợi cho tầng lớp lao động.

Hiện nay tại Việt Nam tồn tại hai dạng công đòan nhưng cả hai đều mang nặng tính chính trị và không thực sự đấu tranh cho quyền lợi của người công nhân.

Công đòan do đảng Cộng sản lãnh đạo thì có mặt tại hầu hết các xí nghiệp. Nhiệm vụ của họ chỉ nhằm thực hiện những chủ trương và nghị quyết do đảng cộng sản đề ra.

Ngược lại, Công Đòan Độc Lập là một nhóm nhỏ được thành lập nhằm đấu tranh chính trị đòi đảng Cộng sản trả lại quyền lao động cho người công nhân. Việc làm của họ rất cần nhưng chưa đủ. Vì muốn đấu tranh cho quyền lợi công nhân cần có nhiều công đòan thực sự phát xuất từ người công nhân, phải do người công nhân lập ra, được người công dân nuôi dưỡng và phải đấu tranh cho quyền lợi công nhân.

Những người lãnh đạo công đòan phải là người được công nhân thương yêu, tin tưởng và bầu lên qua những cuộc bầu cử dân chủ. Họ phải có khả năng đại diện công nhân thương lượng với cả chủ nhân lẫn nhà nước. Các công đòan lớn người lãnh đạo cần có khả năng làm việc với các công đòan, chính phủ và tổ chức quốc tế.

Như thế nuốn bảo đảm cho cuộc đấu tranh thực sự vì quyền lợi của người công nhân, những người khởi xướng cần tìm và đào tạo một tầng lớp lãnh đạo công đòan độc lập trong số những người hiện đang đấu tranh.

Mục tiêu trước mắt là mỗi công

ty trung bình và lớn cần có một chi nhánh của Công đòan độc lập. Theo Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh châu Âu, Việt Nam phải có những công đòan độc lập với nhà nước cộng sản. Vì thế mục tiêu này khả thi và nên được xem như ưu tiên hàng đầu.

Công nhân cũng cần sự trợ giúp của truyền thông báo chí, của tầng lớp trí thức và nhất là cần một số luật sư sẵn sàng đứng ra cố vấn hay bảo vệ cho công nhân và công đòan. Vì thế các cuộc đình công phải thuần khiết vì quyền lợi của người công nhân, tránh bị “chính trị hóa” hay bị các đảng chính trị lèo lái sang các mục tiêu khác.

Hiện Việt Nam là một quốc gia độc đảng, nên chưa có một đảng không cộng sản nào đưa ra một cương lĩnh với một đường lối đấu tranh rõ ràng cho quyền lợi của người công nhân. Việt Nam sẽ có đa đảng, vì vậy nhu cầu thành lập đảng chính trị phục vụ cho tầng lớp công nhân là một nhu cầu cần được quan tâm.

Nói tóm lại, Việt Nam hiện có 5 triệu công nhân, đóng góp của họ cho xã hội cho đất nước vô cùng to lớn. Con số này càng ngày càng tăng nhưng đến nay tầng lớp công nhân vẫn chưa có được tiếng nói chính thức, vì thế đời sống cả vật chất lẫn tinh thần của họ càng ngày càng suy giảm.

Đấu tranh cho quyền lợi công nhân là cuộc đấu tranh lâu dài luôn tiếp diễn hằng trăm năm nay và trên tòan thế giới. Việc bùng phát các cuộc đình công trong tuần qua cho thấy tức nước vỡ bờ, vì thế cần nhận định đúng để quan tâm hơn đến nhu cầu lâu dài và thiết yếu của tầng lớp công nhân.

Nguyễn Quang DuyMelbourne, Úc Đại Lợi, LAO ĐỘNG VIỆT TRAO THƯ VỀ TPP CHO QUỐC HỘI HOA KỲ

Bản Tin LĐV 10/04/2015Trong dịp IPU, dù bị công an ngăn

chặn, một số người tranh đấu đã lọt được vô khuôn viên Đại sứ quán Mỹ, trong đó có cô Đỗ Thị Minh Hạnh. Cô đã trao thư của LĐV đến vài Dân biểu

Số 217 Trang 31

Page 32: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Mỹ, trong đó có DB Sandy Levin và bà Nancy Pelosi (lãnh đạo Đảng Dân Chủ). Lá thư đòi hỏi TPP có thủ tục trừng phạt nếu nhà nước VN ký xong rồi tiếp tục đàn áp quyền công đoàn.

Nội dung lá thưLao Động Việt muốn các thỏa ước

mậu dịch, như TPP, bảo đảm và phát huy quyền lao động. Chi tiết hơn, thì chúng tôi đề nghị rằng:

1- Khoan ký Thỏa ước mậu dịch đến khi Việt Nam đã sửa luật để hợp pháp hóa các công đoàn ngoài quyền điều khiển của nhà nước.

2- Khoan bắt đầu thực hiện Thỏa ước mậu dịch đến khi Việt Nam đã thành lập ra cơ quan có ngân quỹ và nhân sự để nhận đơn khiếu nại cũng như trừng phạt những ai ngăn cản người lao động hành xử quyền công đoàn.

3- Nếu nhà nước Việt Nam hay các công đoàn họ điều khiển vi phạm quyền công đoàn thì thủ tục khiếu kiện trong Thỏa ước phải được quyền cứu xét và giải quyết. Riêng về việc chỉ trừng phạt bằng tiền phạt, thì chúng tôi nghĩ là không đủ.

4- Các nhóm lao động được phép thâu thập và được nộp bằng chứng về vi phạm quyền công đoàn, không phải chỉ trong VN mà còn đến các quốc gia thành viên của Thỏa ước.  Ngay cả sau khi cho phép các công đoàn độc lập được thành lập, nếu các Thỏa ước mậu dịch không cấm thì nhà nước Việt Nam vẫn sẽ duy trì hệ thống công đoàn do họ hỗ trợ. Do đó:

5- Chúng tôi kêu gọi thế giới hỗ trợ để phong trào công đoàn độc lập không bị đè bẹp bởi các công đoàn do nhà nước hỗ trợ dùng tài nguyên rất lớn của họ và bởi nhà nước dùng luật và các phương tiện khác.

6- Các Thỏa ước mậu dịch nên có điều khoản để ngăn ngừa việc các công đoàn do nhà nước hỗ trợ đè bẹp phong trào công đoàn độc lập

Ngoài ra, thế giới cũng viện trợ cho Việt Nam bằng nhiều cách. Lao Động Việt đề nghị tái xét và điều chỉnh để bảo vệ quyền lao động. Cụ thể thì:

7- Better Work Vietnam đổi mục đích lại để phát huy quyền công đoàn một cách ro ràng và mạnh mẽ, kể cả đòi hỏi các công ty tham gia BW VN phải cho phép, phát huy, và bảo vệ các công đoàn độc lập tại công ty.

8- Các đề án viện trợ đòi hỏi mọi công ty thầu phải cho phép, phát huy, và bảo vệ các công đoàn độc lập tại công ty.

Những điều bệ rạc và nhà lãnh

đạoMột dự án vĩ đại dù có bị phản đối

nhưng cuối cùng cũng hoàn thành, đó là tượng đài Bà mẹ Việt Nam được khánh thành tại tỉnh Quảng Nam trong tuần qua. Ngay sau lễ khánh thành, sân lát đá trước tượng đài đã bị hư hại. Nhưng đó không phải là điều quan trọng mà blogger Tưởng Năng Tiến nhìn thấy qua tượng đài đồ sộ nhất Đông Nam Á này. Cái ông thấy là những người phụ nữ VN ủng hộ và hy sinh cho những người cộng sản ngày xưa nay được đền bù bằng các tượng đài và không có gì khác.

Lúc đói, mỗi người săn lòng giúp cho Nhà nước hàng ngàn cân gạo; khi no, Đảng và Chính phủ cũng không ngần ngại giúp lại cho nhân dân hàng ngàn tượng đài, nặng hàng ngàn tấn, với kinh phí hàng ngàn tỉ bạc chi từ tiền thuế của họ.

Nhưng tượng đài Bà mẹ Việt Nam không phải là cái nhất duy nhất mà Việt Nam thực hiện chỉ trong vòng một năm qua, người ta còn phải kể đến nào là cái bánh chưng lớn nhất, tô hủ tíu lớn nhất,… và trong tương lai còn có tháp truyền hình cao nhất thế giới nữa. Những cái nhất ấy, cộng với những nhiễu nhương khác như tranh giành đánh nhau trong lễ hội, xếp hàng hàng giờ đồng hồ để được ăn miễn phí, sự thờ ơ của dân chúng… được Viết Từ Sài Gòn gọi là những điều bệ rạc, và đặt câu hỏi là ai đã biến người dân Việt Nam trở nên một trạng thái không phải là con người như thế?

Tác giả tìm kiếm nguyên nhân ở thời bao cấp, và kết luận rằng không thể đổ lỗi cho người dân, mà chính giới lãnh đạo phải chịu trách nhiệm vì đã đưa đất nước tới chỗ hỗn độn như ngày nay.

Liên quan đến trách nhiệm đó của nhà cầm quyền, và cũng nhân lúc một nhà lãnh đạo lịch sử người châu Á là ông Lý Quang Diệu bên Singapore qua đời, nhà văn Phạm Thị Hoài đăng lại bức thư của ông Lý gửi bà Thủ tướng Anh Margaret Thatcher cách đây mấy mươi năm về thảm trạng thuyền nhân Việt Nam lúc ấy. Trong bức thư này ông Lý viết rằng: Những nhà lãnh đạo Việt Nam họ có đầu óc lạnh lùng tính toán, không hề biết động lòng với chính đồng bào mình, nhưng làm phép tính giữa chi phí và lời lãi thu về thì rất nhanh. Chỉ có nguy cơ bị cộng đồng quốc tế ruồng

bỏ mới khiến họ phải suy xét lại đường lối hiện tại.

Nội dung này lập tức được hàng chục trang FB và blog đăng lại.

Nhưng ông Lý cũng là nhân vật được nhiều nhà nước được xem là độc tài lấy làm gương. Người ta cho rằng có thể duy trì duy nhất một đảng như đảng Nhân dân Hành động của ông Lý để đạt được phồn vinh của một đất nước.

Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc viết rằng ông Lý là một nhà lãnh đạo giỏi vì đã tạo nên đất nước Singapore, nhưng lại là người thầy dở vì những học trò tự nguyện của ông là những nhà độc tài. Và ở những đất nước độc tài đó người ta chưa thấy Singa-pore nào xuất hiện.

Nay, ngay tại chính đảo quốc sư tử người ta cũng tự hỏi là tương lai của đất nước này sẽ như thế nào! Nhân đám tang ông Lý, một cậu học trò Singapore chỉ trích ông và bị bắt giam! Nhà báo Huy Đức từ Việt Nam trông sang và cảnh báo rằng người dân Singapore còn phải làm rất nhiều việc để sửa đổi nó nếu muốn thành phố 5 triệu dân này mang gương mặt của họ thay vì chỉ mang gương mặt của chỉ một gia đình, một "cha già".

Dân sinh và dân quyềnTrở lại tiêu đề những điều bệ rạc

mà chúng tôi mượn ý của blogger Viết Từ Sài Gòn, thì ngẫm cho cùng nó cũng xảy ra trong thời gian khá dài, điều đáng nói trong tuần qua là những sự kiện liên quan đến môi trường và dân sinh.

Thoạt đầu là cuộc biểu tình chống chặt hạ cây xanh tại Hà Nội, rồi đến việc ngăn lấp sông Đồng Nai bị tạm ngừng, và mới nhất là câu hỏi về dự án Bauxite Tây Nguyên lỗ hay lời, có hại môi trường hay không, lại trở lại làm sôi động báo chí.

Đã có 1 sự phản kháng xảy ra trong xã hội VN đòi môi trường sống tốt hơn, hoặc với hình thức phản kháng trực tiếp là biểu tình vì cây xanh ở Hà Nội, hay thông qua báo chí dù vẫn còn bị nhà nước kiểm soát.

Và hơn 100 ngàn công nhân tại các khu công nghiệp ở Sài Gòn, Long An, Tiền Giang đình công chống luật bảo hiểm xã hội. Các blogger nói rằng cuộc đình công này của công nhân khác những cuộc đình công của họ chống giới chủ, lần này chống lại một chính sách của nhà nước.

Blogger Cánh Cò viết rằng đã có một áp lực lớn hơn từ phía người dân để giành lại quyền của mình.

Nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự thì nói rằng đó là sự chuyển mình từ cam chịu sang phản kháng.

Số 217 Trang 32

Page 33: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Trang Bauxite Việt Nam viết: Qua hai sự kiện trên, (biểu tình chống chặt cây xanh và chống luật bảo hiểm xã hội) chúng ta có thể thấy rằng người dân đã cam chịu, đã nhẫn nhục quá lâu, nhưng cuối cùng thì họ cũng đã thức tỉnh. Đất dưới chân của những kẻ độc tài đã bắt đầu rung chuyển. Sẽ không có gì là bất thường nếu một ngày đẹp trời nào đó, không phải 90.000 mà 100.000, 200.000... con dân đất Việt xuống đường đòi xóa bỏ điều 79, 88 và 258 của Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam.

Người ta nhớ lại rằng chính trang Bauxite VN là nơi khởi nguồn của cuộc đấu tranh chống dự án Bauxite Tây Nguyên cách đây hơn 6 năm của các nhân sĩ trí thức Việt Nam. Và người ta thấy trong những ngày đầu tháng tư này, các nhà khoa học vẫn không mệt mỏi cất lên tiếng nói phản biện về sông Đồng Nai, về dự án tinh lọc quặng nhôm trên đất Tây Nguyên, nơi được dự báo sẽ là sông khô hồ cạn, nếu các chính sách phát triển kinh tế cứ tiếp tục được thực hiện một cách độc đoán xem thường nhận thức và kiến thức của xã hội.

Nhân những cuộc biểu tình đòi dân sinh trong tuần qua, một blogger đồng thời cũng là một nhà tranh đấu cho nhân quyền nổi tiếng là cô Phạm Thanh Nghiên ở Hải Phòng được một bạn đọc cật vấn là tại sao cô không hoạt động như những người đòi cây xanh ở Hà Nội hay đòi bảo hiểm ở Sài Gòn, tức là những điều mà người dân quan tâm, mà lại mơ những chuyện lớn lao là nhân quyền quá to tát. Cô Phạm Thanh Nghiên trả lời: Nhưng bên cạnh, có những điều người dân không quan tâm. Chính vì không quan tâm cho nên chúng ta phải sống mà không có quyền. Và vì không có đầy đủ quyền nên mới nảy sinh những vấn nạn về Dân sinh. Cho nên mới có mặt trận Nhân Quyền. Đó là một mối quan hệ hệ quả mang tính tất yếu song nhiều người vẫn ngộ nhận là có thể tách bạch được.

Khôn ngoan, Bối rối, và E ngại!Trong những diễn từ giải quyết vụ

cây xanh ở Hà Nội, bài phát biểu của ông Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị được blogger Người Buôn Gió đánh giá là khôn ngoan đầy bản lĩnh nhất.

Người Buôn Gió phân tích rằng ông Nghị đã làm cho người ta nghĩ rằng chuyện chặt cây xanh là chuyện nóng vội, do đó nó trở thành không quan trọng nữa. Rồi cuối cùng ông Nghị cũng cho rằng cuộc biểu tình bảo vệ cây xanh cũng bị kích động và xúi giục từ bên ngoài. Người Buôn

Gió kết luận rằng: Nói thật thì hiếm có vị lãnh đạo nào trong BCT đủ bản lĩnh đứng ra để lèo lái sự việc đổ vỡ thành không có gì như ông đã làm.

Nhưng không phải phản ứng nào của cơ quan tuyên truyền của đảng cộng sản lại được đánh giá là khôn ngoan như ông Nghị. Tờ Petro Times lại bị giới blogger nói là đã bối rối khi không biết đưa tin như thế nào về vụ biểu tình bảo vệ cây xanh. Và cũng không phải blogger nào cũng nói là ông Nghị khôn ngoan khi ông nói rằng ông không lường được người dân. Câu nói này lại làm cho nhiều người lo lắng cho cái ghế của ông Nghị và tương lai chính trị của ông vì rằng tại sao ông làm lãnh đạo mà lại không lường được dân? Sự lo lắng này càng tăng thêm khi người ta đặt câu hỏi là tại sao báo chí Việt Nam lại được tự do đưa tin về biểu tình đến thế, một điều vốn là điều cấm kỵ trong thể chế cộng sản?

Người ta nghi có một âm mưu gì đó nhằm tấn công vào ông Bí thư thành ủy.

Một tin vui được các blogger đấu tranh cho nhân quyền đón nhận trong tuần qua là việc Việt Nam đang từng bước thực hiện Công ước chống tra tấn mà mình đã cam kết.

Blogger, nhạc sĩ Tuấn Khanh cho biết rằng có hy vọng là quyền lực của giới công an sẽ bị giảm với những điều luật về giam giữ sẽ ra đời trong thời gian tới.

Nhưng Tuấn Khanh đón nhận tin đó với sự cẩn trọng, ông viết rằng một lực cản đầy âm mưu vẫn hậu thuẫn cho bóng tối, vì rằng vẫn có sự e ngại từ một thể chế đặt mọi thứ trên nền tảng bạo lực. Như để minh họa cho sự cẩn trọng đó của Tuấn Khanh, Luật sư Võ An Đôn viết về vụ án lạm dụng bạo lực của công an mà ông sắp thụ lý, rằng đó là một cuộc chiến không cân sức!

Mọi thứ không dừng lại ở đóViết về bản báo cáo của Tập đoàn

Than khoáng sản Việt Nam được đưa ra để biện minh cho hiệu quả kinh tế của dự án Bauxite Tây Nguyên, nhà khoa học Tô Văn Trường mượn hai câu thơ của thi hào La Fontaine: “Người hiền triết kẻ cuồng điên. Mơ trong khi thức là tiên trên đời”.

Một biện minh dành cho một dự án lớn hơn, vĩ đại hơn, dự án CS độc đảng tại VN trong mấy mươi năm qua

cũng đã và đang được đưa ra.Nhân cái chết của ông Lý Quang

Diệu, người ta nhắc lại câu hỏi của ông rằng Mục tiêu tối hậu của nền chính trị là gì? Ông trả lời rằng đó là cuộc sống của người dân có được cải thiện hay không! Trong một lần trao đổi với chúng tôi về mô hình độc đảng hay đa đảng, một cựu quan chức VN cũng nói rằng hệ thống chính trị nào thì cũng phải nhắm đến việc giàu mạnh của dân chúng.

Theo Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, nếu như thế thì dường như nền chính trị Việt Nam đã thất bại, vì dường như mục tiêu của nền chính trị này chỉ nhằm vào việc duy trì sự tồn tại vĩnh viễn của đảng cộng sản mà thôi.

Nhưng có blogger lại nói rằng việc tranh cãi nhau về dự án Bauxite trên báo chí chính thống, hay là việc báo chí công khai sự bối rối của giới lãnh đạo thủ đô Hà Nội trong việc chặt cây

xanh, hay tin về việc cả trăm ngàn công nhân đình công… đã là một điều đáng hy vọng.

Còn Blogger nhạc sĩ Tuấn Khanh thì viết Hãy tin rằng mọi thứ không dừng lại ở đó.

12 dân oan đã bị bắt đi sau vụ liều chết chống trả lực lượng lượng cưỡng chế khiến ít nhất 20 viên CA bị thương nặng. Vụ việc xảy ra vào sáng ngày 14-4-2015, người dân đã phải ném bom xăng, tạt axit, thậm chí cho nổ cả bình hàn gió đá… để phản đối hành vi cướp đất của nhà cầm quyền CS tỉnh Long An.

Trung tá CA cầm đầu đoàn cưỡng chế bị tạt axit 

Sáng ngày 14/4/2015, nhà cầm quyền CS đã huy động lực lượng hùng hậu kéo đến cướp phá căn lều tạm bợ của gia đình ông Nguyễn Trung Can và bà Mai Thị Kim Hương tại huyện Thạnh Hóa, Long An.Cuộc cưỡng chế nhanh chóng bùng phát thành bạo lực khi lực lượng CA phá cửa xông vào đàn áp, ném gạch đá và bắt bớ nhiều người. Quá phẫn uất, ông Nguyễn Trung Can đã buộc phải nổi lửa đối nhà, dùng bom xăng chống trả lực lượng cướp đất.

Chị Trần Ngọc Anh - thành viên Phong Trào Liên Đới Dân Oan Tranh Đấu cho biết: khi bị dồn đến đường cùng, ông Nguyễn Trung Cang đã hắt

Số 217 Trang 33

Page 34: lacvietnews.comlacvietnews.com/tdnl/Tu do ngon luan so 217 (15-04-2015).doc · Web view2015/04/15  · 5. Cũng cần nói thêm: đây là khu phố nằm bên cạnh ký túc xá

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

cả thau axit đậm đặc vào lực lượng CA. Người cầm đầu lực lượng cưỡng chế là trung tá Nguyễn Văn Thủy, trưởng công an xã Thạnh An bị tạt axit trúng thẳng vào mặt gây thương tích nặng. Ông Nguyễn Văn Thuỷ sau đó đã phải đưa về bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu. Được biết, hàng chục viên CA khác cũng bị trúng axit và bom xăng khiến bỏng nặng, phải đưa đi cấp cứu.

Trong một nỗ lực tuyệt vọng, gia đình ông Nguyễn Trung Cang thậm chí còn cho nổ bình hàn gió đá, nhưng cũng không thể đẩy lùi được đội quân cướp đất hung bạo.

CA bắt 12 dân oan trả thù tàn độc  

Trưa cùng ngày, căn lều tạm bợ của gia đình ông Nguyễn Trung Can và bà Mai Thị Kim Hương hoàn toàn cháy rụi. Một cuộc trả thù tàn độc diễn ra ngay sau đó khi CA đã đánh đập dã man đối với nhiều người phản đối vụ cướp đất, trong đó có chị Phùng Thị Ly. 

Ít nhất 12 dân oan tham gia vào vụ phản kháng đã bị CA bắt đi, gồm có: 1. Nguyễn Trung Can, 2. Mai Thị Kim Hương. 3. Nguyễn Mai Trung Tuấn (con trai hai ông bà Can - Hương). 4. Nguyễn Trung Tài. 5. Nguyễn Thị Nhâm. 6. Phan Thị Mai Trinh. 7. Phùng Thị Ly. 8. Phùng Văn Tuân. 9. Nguyễn Thị Thắng. 10. Mai Văn Đạt. 11. Mai Văn Tuân. 12. Mai Quốc Hạ.

Tối ngày 14-4-2015, chị Trần Ngọc Anh cho biết: “Cha của bà Hương là ông Mai Văn Tuân, một người trong số thân nhân của gia đình bà Hương bị côn an đàn áp rồi bắt đi trong vụ này, hiện đang được cấp cứu trong bệnh viện huyện Thạnh Hóa. Ông Tuân bị bất tỉnh và nay đã hồi nhưng còn rất mệt nhọc đau đớn vì thương tích do côn an gây ra trong lúc đàn áp. Ông thều thào khó nhọc kể lại cho con gái nghe: 3 tên côn an cưỡng chế ông vô 1 phòng kín rồi bắt đầu bạo hành ông, ông bị chúng đánh tím sưng mắt trái, xương hông trái bị sưng vù, ông Tuân đang rất khó thở”.

Đây là cuộc phản kháng đã được cảnh báo từ trước. Ngay khi nhận được lệnh thông báo cưỡng chế đất, gia đình ông Nguyễn Trung Can và bà Mai Thị Kim Hương đã treo biểu ngữ tuyên bố sẽ liều chết giữ chết với nội dung: "Gia đình tôi thề quyết tử chống bè lũ CSVN cướp đất. Ngày 14/4/2015, máu chúng tôi săn sàng đổ để cảnh tỉnh 90 triệu đồng bào về đại hoạ CSVN."

Số 217 Trang 34