8
Ngày 26/5, Đoàn Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do ông Lê Bá Trình - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN làm trưởng đoàn đã có chuyến công tác tại Lâm Đồng để khảo sát mô hình bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Cùng đi với đoàn có ông Eivind Archer - Giám đốc Tổ chức Bắc Âu trợ giúp Việt Nam; ông Nguyễn Trọng Ánh Đông - UVBTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh; ông Đường Anh Ngữ, Phó Chủ tịch Thường trực UBMTTQ tỉnh; ông Nguyễn Sô, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cùng đại diện tổ chức phật giáo, chùa Kim Đài, thành phố Huế và các ban, ngành, địa phương liên quan. Đoàn công tác đã đi khảo sát thực tế về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu tại Hội thánh Cơ Đốc Phục Lâm R’Chai, thôn R’Chai, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng. Đây là một mô hình tôn giáo điểm làm tốt công tác bảo vệ môi trường được Trung ương chọn để khảo sát nhân rộng toàn quốc... BIDV Lâm Đồng: 40 năm khẳng định thương hiệu mạnh chưa đủ để chúng ta trải nghiệm tất cả đời sống, sinh hoạt cùng những gian khổ, hiểm nguy của quân và dân trên đảo. Song, tất cả đều cảm nhận được rằng quân và dân ở Trường Sa đang ra sức dựng xây để bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc, và hành trang trở về đất liền ủ ấp biết bao tình cảm, kỷ niệm…”, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Xuân Tiến thổ lộ. TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC TIỂU DỰ ÁN THOÁT NƯỚC ĐÀ LẠT GIAI ĐOẠN 2: Liệu có hoàn tất trong năm nay? TRANG 7 VĂN HÓA - XÃ HỘI Những sản phẩm dược liệu của Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng TRANG 5 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4798 - THỨ HAI NGÀY 29/5/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY TRANG 5 “Phải không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện đâu cần thanh niên có, việc khó có thanh niên, gặp gian khổ phải đi lên phía trước, khi hưởng thụ phải hưởng thụ sau mọi người”. (BÀI PHÁT BIỂU TẠI HỘI NGHỊ CÁN BỘ TOÀN MIỀN BẮC, THÁNG 9/1962) Nữ công nhân Công ty Merkava (Khu Công nghiệp Lộc Sơn, TP Bảo Lộc) trong giờ làm việc. Ảnh: T.Vũ TRANG 4 “Mười ngày đến thăm 12 đảo và nhà giàn DK1/7, có lẽ ngần ấy thời gian TRANG 3 Phát huy vai trò nữ công nhân - viên chức - lao động trong thời kỳ mới Đoàn Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khảo sát mô hình bảo vệ môi trường tại Lâm Đồng Sẽ giảm thiệt thòi cho người làm nghề rừng TRANG 6 Bài cuối: Sóng Trường Sa giữa đại ngàn Tổ quốc nhìn từ biển Nâng cao vai trò hoạt động người đại biểu nhân dân Ngày 26/5, tại huyện Lâm Hà, Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa Thường trực, các Ban HĐND tỉnh với Thường trực, các Ban HĐND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc đã được tổ chức trọng thể. Ông K’Mak - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Hội nghị đã chia sẻ nhiều thông tin từ các Ban HĐND tỉnh, Thường trực HĐND các huyện, thành theo hai chủ đề chính, đó là: Kinh nghiệm về tổ chức tiếp công dân, tiếp xúc cử tri; xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo; tiếp nhận, tổng hợp và giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri và Kinh nghiệm chất vấn tại kỳ họp. Trong hội nghị, nhiều đại biểu đã trao đổi về khó khăn đang diễn ra như nhiều công dân chưa hiểu đúng chức năng, nhiệm vụ của HĐND, nhận thức về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của thủ trưởng một số cơ quan, đơn vị chưa đầy đủ;... XEM TIẾP TRANG 8 XEM TIẾP TRANG 8

Đoàn Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khảo sát mô hình bảo ...baolamdong.vn/upload/others/201705/24411_BLD_ngay_29.5.2017.pdfnguy của quân và dân trên đảo. Song,

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đoàn Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khảo sát mô hình bảo ...baolamdong.vn/upload/others/201705/24411_BLD_ngay_29.5.2017.pdfnguy của quân và dân trên đảo. Song,

Ngày 26/5, Đoàn Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do ông Lê Bá Trình - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN làm trưởng đoàn đã có chuyến công tác tại Lâm Đồng để khảo sát mô hình bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Cùng đi với đoàn có ông Eivind Archer - Giám đốc Tổ chức Bắc Âu trợ giúp Việt

Nam; ông Nguyễn Trọng Ánh Đông - UVBTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh; ông Đường Anh Ngữ, Phó Chủ tịch Thường trực UBMTTQ tỉnh; ông Nguyễn Sô, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cùng đại diện tổ chức phật giáo, chùa Kim Đài, thành phố Huế và các ban, ngành, địa phương liên quan.

Đoàn công tác đã đi khảo sát thực tế về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu tại Hội thánh Cơ Đốc Phục Lâm R’Chai, thôn R’Chai, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng. Đây là một mô hình tôn giáo điểm làm tốt công tác bảo vệ môi trường được Trung ương chọn để khảo sát nhân rộng toàn quốc...

BIDV Lâm Đồng: 40 năm khẳng định thương hiệu mạnh

chưa đủ để chúng ta trải nghiệm tất cả đời sống, sinh hoạt cùng những gian khổ, hiểm nguy của quân và dân trên đảo. Song, tất cả đều cảm nhận được rằng quân và dân ở Trường Sa đang ra sức dựng xây để bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc, và hành trang trở về đất liền ủ ấp biết bao tình cảm, kỷ niệm…”, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Xuân Tiến thổ lộ.

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCTIỂU DỰ ÁN THOÁT NƯỚC ĐÀ LẠT GIAI ĐOẠN 2:

Liệu có hoàn tất trong năm nay?

TRANG 7

VĂN HÓA - XÃ HỘINhững sản phẩm dược liệu của Trường Cao đẳng Y tế

Lâm Đồng TRANG 5

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4798 - THỨ HAI NGÀY 29/5/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

TRANG 5

“Phải không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện đâu cần thanh niên có, việc khó có thanh niên, gặp gian khổ phải đi lên phía trước, khi hưởng thụ phải hưởng thụ sau mọi người”.

(BÀI PHÁT BIỂU TẠI HỘI NGHỊ CÁN BỘ TOÀN MIỀN BẮC, THÁNG 9/1962)

Nữ công nhân Công ty Merkava (Khu Công nghiệp Lộc Sơn, TP Bảo Lộc) trong giờ làm việc. Ảnh: T.Vũ

TRANG 4

“Mười ngày đến thăm 12 đảo và nhà giàn DK1/7, có lẽ ngần ấy thời gian

TRANG 3

Phát huy vai trò nữ công nhân - viên chức - lao động trong thời kỳ mới

Đoàn Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khảo sát mô hình bảo vệ môi trường tại Lâm Đồng

Sẽ giảm thiệt thòi cho người làm nghề rừng

TRANG 6

Bài cuối: Sóng Trường Sa giữa đại ngànTổ quốc nhìn từ biển

Nâng cao vai trò hoạt động người đại biểu nhân dân

Ngày 26/5, tại huyện Lâm Hà, Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa Thường trực, các Ban HĐND tỉnh với Thường trực, các Ban HĐND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc đã được tổ chức trọng thể. Ông K’Mak - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Hội nghị đã chia sẻ nhiều thông tin từ các Ban HĐND tỉnh, Thường trực HĐND các huyện, thành theo hai chủ đề chính, đó là: Kinh nghiệm về tổ chức tiếp công dân, tiếp xúc cử tri; xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo; tiếp nhận, tổng hợp và giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri và Kinh nghiệm chất vấn tại kỳ họp.

Trong hội nghị, nhiều đại biểu đã trao đổi về khó khăn đang diễn ra như nhiều công dân chưa hiểu đúng chức năng, nhiệm vụ của HĐND, nhận thức về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của thủ trưởng một số cơ quan, đơn vị chưa đầy đủ;...

XEM TIẾP TRANG 8

XEM TIẾP TRANG 8

Page 2: Đoàn Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khảo sát mô hình bảo ...baolamdong.vn/upload/others/201705/24411_BLD_ngay_29.5.2017.pdfnguy của quân và dân trên đảo. Song,

Trong quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và xây dựng tổ

chức bộ máy của hệ thống chính trị, Huyện ủy Lạc Dương đã tập trung chỉ đạo các cấp chính quyền bổ sung, xây dựng quy chế hoạt động, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức, trách nhiệm của cá nhân, đi đôi với quy định cụ thể mối quan hệ làm việc, nên đã hạn chế được việc bao biện, làm thay hoặc đùn đẩy trách nhiệm.

Ngoài ra, Huyện ủy Lạc Dương luôn bám sát nhiệm vụ và xác định rõ: “Phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng đời sống văn hóa là nền tảng tinh thần”. Nhờ đó, những năm gần đây, huyện Lạc

Dương đã có sự đổi mới mạnh mẽ, hiệu quả, chất lượng hoạt động của cả hệ thống chính trị ngày càng cao, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh mà Đảng bộ huyện đã đề ra.

Cụ thể, trong những năm qua, giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn luôn tăng, năm sau cao hơn năm trước, thu ngân sách nhà nước thực hiện đạt và vượt so với dự toán; chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên; năng lực phục vụ của các cơ sở y tế trên địa bàn cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh chăm sóc sức khỏe của người dân địa phương; an sinh xã hội được đảm bảo, chất lượng cuộc sống của nhân dân tiếp

tục được cải thiện và nâng lên. Hiện nay, Lạc Dương đã có một

xã đạt chuẩn nông thôn mới, đó là xã Đạ Nhim và tỷ lệ hộ nghèo giảm dưới 3,4%. Trong năm vừa qua, giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạc Dương đạt hơn 1.146 tỷ đồng, tăng 17,3%, thu ngân sách nhà nước thực hiện được 97,3 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch. Thời gian qua, Huyện ủy Lạc Dưng cũng đã chỉ đạo các cấp, các ngành tại địa phương tập trung huy động nhiều nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng, đẩy nhanh thi công các công trình trọng điểm, bảo đảm đúng tiến độ thời gian để phục vụ dân sinh trên địa bàn.

Những đổi mới trong xây dựng hệ thống chính trị ở Lạc Dương

góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò quản lý của chính quyền, chất lượng hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể chính trị, xã hội ở địa phương được nâng lên.

Đồng chí Nguyễn Duy Hải - Bí thư Huyện ủy Lạc Dương cho biết: “Huyện ủy Lạc Dương luôn xác định, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị là công việc thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng. Chính vì vậy, thời gian tới, Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy Lạc Dương sẽ tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết số 15 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, Chương

Ông Hà Văn Duyên, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Ban Tuyên g i áo

Huyện ủy Di Linh cho biết: “Sau khi có kế hoạch của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng về tổ chức Cuộc thi viết “Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X”, Huyện ủy Di Linh xác định đây là một đợt sinh hoạt chính trị hết sức quan trọng và có ý nghĩa thiết thực, nhằm tuyên truyền sâu rộng các nội dung, mục tiêu, quan điểm mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X đã ghi rõ, đến với toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong toàn huyện. Do đó, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành kế hoạch kèm theo thể lệ Cuộc thi và giao cho Ban Tuyên giáo Huyện ủy làm cơ quan thường trực, trực tiếp tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai Cuộc thi viết đảm bảo theo yêu cầu, kế hoạch đề ra”.

Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và Tổ Thư ký Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X đã được thành lập. Theo Ban Tổ chức Cuộc thi: “Cuộc

TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI “BÚA LIỀM VÀNG”

Từ cuộc thi tìm hiểu nghị quyết đại hội Đảng Để đa dạng, phong phú hơn các hình thức tuyên truyền, đưa nghị quyết, chỉ thị và chủ trương của Đảng vào cuộc sống, trong những năm vừa qua, Huyện ủy Di Linh đã tổ chức các cuộc thi viết hoặc các loại hình “sân khấu hóa” để tìm hiểu về học tập và làm theo Bác, về xây dựng nông thôn mới, đất nước 30 năm đổi mới, lịch sử hình thành và phát triển Đảng bộ huyện Di Linh… Các cuộc thi viết đã “gặt hái” được kết quả rất khả quan. Và mới đây, Huyện ủy Di Linh đã triển khai Cuộc thi viết “Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X”. Cuộc thi này đã để lại những ấn tượng sâu sắc, rất trân trọng.

thi bắt đầu triển khai từ tháng 11 năm 2016. Nhờ tổ chức, triển khai tốt công tác tuyên truyền, vận động nên Cuộc thi đem lại kết quả rất khả quan.

Sau 4 tháng triển khai, đến ngày 20/3/2017, toàn huyện đã có 36 (trong tổng số 56) tổ chức cơ sở đảng xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị tham gia dự thi với 3.000 bài viết.

Trong đó, các cơ quan, đơn vị tham gia nhiều bài viết là Phòng Giáo dục và Đào tạo (gần 1.000

bài), Đảng ủy thị trấn Di Linh (137 bài), Đảng ủy xã Tân Nghĩa (65 bài), Đảng ủy xã Tân Thượng (57 bài), Đảng ủy xã Đinh Trang Thượng (51 bài)… Theo quy trình, nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương sau khi tiếp nhận bài dự thi, tiến hành chấm sơ loại và chọn hơn 1.000 bài thi có chất lượng gửi về Ban Tổ chức Cuộc thi của huyện”.

Theo ông Vũ Đình Sơn, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Di Linh, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi: Trong số hơn 1.000 bài dự thi gửi về huyện, Ban Tổ chức Cuộc thi ghi nhận sự tâm huyết của nhiều người tham gia với những bài thi được đầu tư khá công phu. Tiêu biểu như bài thi của thí sinh

Trương Thị Mỹ Linh, Thái Thị Sinh (Hội Người khuyết tật huyện Di Linh), thí sinh cao tuổi Lương Đình Phùng (75 tuổi, ở Tổ dân phố 18, thị trấn Di Linh)…

Theo thể lệ Cuộc thi, công tác chấm bài được Ban Giám khảo tiến hành khách quan. Mỗi bài thi gửi về huyện được chấm 3 vòng. Tại vòng 1 (sơ khảo), mỗi thành viên trong Ban Giám khảo được chia ngẫu nhiên 140 bài để chấm và chọn ra 30 bài chuyển tiếp vào vòng 2. Tại vòng 2, các bài được chia ngẫu nhiên cho các thành viên trong Ban Giám khảo tiếp tục chấm và chọn ra 10 bài xuất sắc nhất chuyển tiếp vào vòng 3. Tại vòng 3 (vòng chung khảo), 70 bài được

7 thành viên trong Ban Giám khảo chấm độc lập và cộng điểm trung bình, chọn những bài dự thi xuất sắc nhất để trao giải.

Kết quả Cuộc thi viết “Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X” của Huyện ủy Di Linh đã chọn được 14 bài dự thi xuất sắc nhất để trao giải cá nhân. Cuộc thi lần này không có giải nhất, 3 bài thi của các thí sinh Nguyễn Hữu Hùng (Văn phòng Huyện ủy), Nguyễn Thị Tiếp (Trường THPT Lê Hồng Phong) và Hàng Dờng K’Chiến (Đảng ủy xã Đinh Trang Thượng) được trao giải nhì; còn lại được trao giải ba và giải khuyến khích. Về tập thể, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Di Linh được trao giải nhất; Trường THPT Lê Hồng Phong được trao giải nhì; Đảng ủy xã Đinh Trang Thượng và cơ quan Quân sự huyện Di Linh được trao giải ba. Mặt khác, qua Cuộc thi này, Ban Tổ chức cũng đã lựa chọn 30 bài có chất lượng tham dự Cuộc thi cấp tỉnh và đã có 6 bài thi đoạt giải.

“Có thể nói rằng, thông qua Cuộc thi này đã giúp cho đội ngũ công chức, viên chức và nhân dân nắm bắt và hiểu sâu hơn về nội dung Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X đã đề ra; từ đó, giúp cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng nhận thức sâu sắc về ý thức, tinh thần trách nhiệm của mình trong quá trình triển khai thực hiện, nhằm đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống” - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Di Linh, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi Vũ Đình Sơn khẳng định.

XUÂN LONG

Huyện ủy Di Linh trao giấy khen cho những bài thi đoạt giải. Ảnh: X.Long

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ở Lạc DươngThời gian qua, Huyện ủy Lạc Dương luôn chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng, các cấp chính quyền bổ sung hoàn thiện quy chế hoạt động; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và mối quan hệ làm việc của từng tập thể, cá nhân. Từ đó, góp phần, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng.

trình hành động số 42 - CTr/TU của Tỉnh ủy Lâm Đồng và Chương trình hành động số 47 - CTr/HU của Huyện ủy đã đề ra”.

Cùng với những nhiệm vụ trọng tâm trên, trong quá trình lãnh đạo, Huyện ủy Lạc Dương sẽ gắn với việc triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” và Chỉ thị 05 - CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Từ đó, góp phần xây dựng Đảng bộ huyện Lạc Dương thật sự trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội địa phương đạt nhiều kết quả vượt bậc trong thời gian tới - đồng chí Nguyễn Duy Hải thông tin.

DUY NGUYỄN

2 THỨ HAI 29 - 5 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Page 3: Đoàn Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khảo sát mô hình bảo ...baolamdong.vn/upload/others/201705/24411_BLD_ngay_29.5.2017.pdfnguy của quân và dân trên đảo. Song,

Người đi tiên phongÔng Lê Quốc Hải, Chủ tịch Hội Nông dân

Đinh Lạc và cũng là Tổ trưởng Tổ hợp tác Chăn nuôi bò sữa Đinh Lạc cho biết: Ông được UBND huyện cho đi tham quan các mô hình phát triển kinh tế, đặc biệt mô hình nuôi bò sữa ở Hóc Môn (TP Hồ Chí Minh), Bình Dương, Sóc Trăng và các địa phương trong tỉnh. Qua đó, nhận thấy có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả từ nuôi bò sữa và ông đã tiên phong là người đầu tiên đưa bò sữa về xã chăn nuôi. Ông Hải chia sẻ, tôi quyết định về phá bỏ cà phê đang cho thu hoạch để trồng cỏ, vay tiền ngân hàng đầu tư chuồng trại, bỏ thời gian đến các trang trại nuôi bò sữa để học cách làm, sau đó, tôi mua 10 con bò về nuôi. Nhờ có bước chuẩn bị khá kỹ càng nên đàn bò của ông Hải mua phát triển tốt. “Mỗi năm bò cho sữa và đẻ, bò đực thì tôi bán còn bò cái giữ lại nuôi, đến nay, tổng đàn đã nâng lên 21 con và dự kiến cuối năm sẽ lên 30 con trong đó có 12 con cho sữa với sản lượng bình quân 20 kg/ngày/con. Trừ các chi phí, tôi lãi ròng 50 triệu đồng/ tháng nên đã hoàn vốn và còn dư để đầu tư mở rộng trang trại” - ông Hải cho hay.

Từ hộ ông Hải nuôi bò sữa hiệu quả, mang lại thu nhập cao hơn cà phê, nhiều hộ dân trong xã cũng bắt đầu mạnh dạn đầu tư nuôi bò sữa. Ông Đặng Công Định (thôn Tân Lạc 2, Đinh

Hội đủ động lực phát triển bò sữa trên cao nguyên Di LinhSo với các địa phương khác, chăn nuôi bò sữa ở huyện Di Linh xuất hiện muộn hơn trên “bản đồ” bò sữa ở vùng đất Nam Tây Nguyên. Và với việc có trạm thu mua sữa với công suất thu mua 20 tấn/ngày đặt trên địa bàn sẽ góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển đàn bò sữa mà huyện Di Linh đã vạch ra.

Lạc) có đàn bò sữa nhiều nhất xã với 30 con, trong đó 18 con cho sữa chia sẻ, việc chăn nuôi bò sữa cần phải có sự liên kết nên ông đã tham gia vào Tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa Đinh Lạc do ông Hải đứng ra thành lập để được trao đổi kỹ thuật, ký hợp đồng bán sữa tươi cho Trạm Thu mua của Công ty Vinamilk ở Bảo Lộc. Đặc biệt, không chỉ người dân trong xã mà nhiều hộ dân của các xã khác của huyện cũng đăng ký tham gia Tổ hợp tác và cho đến nay đã có 22 hộ xã viên với 150 con bò sữa. Ông Hải cho biết, ông đang làm hồ sơ để xin chuyển tổ hợp tác thành hợp tác xã để hoạt động chăn nuôi bò sữa ngày càng phát triển hơn.

Đầu ra ổn định, phát triển bền vữngDi Linh có tiềm năng về đất đai, khí hậu phù

hợp để phát triển bò sữa nên là một trong 6 huyện, thành phố được quy hoạch phát triển bò sữa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của tỉnh.

Ông Trần Đình Sỹ, Chủ tịch UBND huyện Di Linh cho biết, mặc dù Di Linh phát triển chăn nuôi bò sữa từ năm 2001, những do khó khăn về kinh nghiệm trong phát triển chăn nuôi bò sữa, thiếu lực lượng cán bộ kỹ thuật, thiếu nguồn con giống tốt, đặc biệt là đầu ra, không có điểm thu mua trên địa bàn khiến người dân chưa mạnh

dạn đầu tư chăn nuôi. Đây là nút thắt làm chậm quá trình phát triển chăn nuôi bò sữa của Di Linh. Nắm được nguyên nhân cốt lõi, trong 2 năm gần đây, Huyện ủy, UBND huyện và các phòng chức năng của huyện đã tập trung, nỗ lực tìm kiếm đối tác có năng lực ổn định trong hoạt động thu mua để giải quyết những khó khăn của huyện. Chính vì vậy, việc Vinamilk đặt trạm thu mua sữa ở xã Đinh Lạc sẽ giải quyết được tất cả những bài toán khó mà huyện gặp phải. Hiện nay, trên địa bàn huyện Di Linh có khoảng 300 con bò sữa của 70 hộ chăn nuôi. Theo kế hoạch, đến cuối năm 2017, huyện Di Linh sẽ phát triển bò sữa lên 500 con và đến năm 2020 phát triển 1.952 con bò sữa, trong đó, bò vắt sữa 975 con và sản lượng sữa đạt 5.352 tấn/năm. Đây là mục tiêu thể hiện quyết tâm rất lớn của các cấp chính quyền và nông dân Di Linh.

Ông Nguyễn Đắc Cường, Giám đốc Vinamilk Đà Lạt cho biết, Trạm thu mua sữa của công ty đặt ở Di Linh sẽ mở ra hướng chăn nuôi bền vững cho người dân, góp phần giúp đỡ Di Linh trong việc đẩy nhanh phát triển chăn nuôi bò sữa... Với công suất thu mua 20 tấn/ngày, đảm bảo thu mua cho hơn 1.000 bò vắt sữa/ngày. Ngoài chức năng thu mua sữa, bên trong trạm còn có địa điểm để Công ty tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi bò sữa cho bà con nông dân, giới thiệu các vật tư, thiết bị chuyên dùng trong ngành bò sữa. Trạm còn có khu vực trữ và cung cấp thức ăn tinh, thô. Chúng tôi hy vọng, khi Trạm thu mua hoạt động sẽ góp phần đẩy nhanh sự phát triển ngành chăn nuôi bò sữa tại Di Linh.

HOÀNG YÊN

Ông Lê Quốc Hải - một trong những người tiên phong trong chăn nuôi bò sữa ở Di Linh. Ảnh: H.Y

Tham dự lễ kỷ niệm có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Xuân Tiến; ông Nguyễn Văn

Yên - Ủy viên ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; ông Trần Văn Anh - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, cùng đại diện lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên BIDV Lâm Đồng.

Ông Phạm Xuân Hùng - Giám đốc BIDV Lâm Đồng cho hay: Ngày 15/11/1976, Bộ Tài chính ra Quyết định số 580/VP-TC thành lập Chi hàng Kiến thiết tỉnh Lâm Đồng, tiền thân của Chi nhánh Ngân hàng BIDV Lâm Đồng. Năm 1995, thực hiện các quyết định của Chính phủ, cùng với các địa phương trong cả nước BIDV Lâm Đồng đã bàn giao nhiệm vụ cấp phát vốn Ngân sách nhà nước và cho vay theo kế hoạch Nhà nước sang Cục Đầu tư phát triển. Và cũng từ thời điểm này, BIDV Lâm Đồng chính thức chuyển hẳn sang kinh doanh thương mại, đa năng, đa lĩnh vực với tính tập trung thống nhất và tính hệ thống cao, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đặc thù tài chính - tiền tệ và mở ra giai đoạn mới tự hoạch toán kinh tế chủ động theo cơ chế thị trường.

Qua 40 năm, từ nhiệm vụ ban đầu là quản lý cấp phát, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, BIDV Lâm Đồng đã đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Tốc độ tăng trưởng, chất lượng và hiệu quả ngày càng được nâng cao. Tính đến ngày 31/12/2016, tổng quy mô huy động vốn và dư nợ tín dụng đạt hơn 7.330 tỷ

BIDV Lâm Đồng: 40 năm khẳng định thương hiệu mạnhSáng ngày 27/5, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Lâm Đồng (BIDV Lâm Đồng) đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày đơn vị chính thức hoàn thiện bộ máy tổ chức và đi vào hoạt động (1977-2017). Đi cùng quá trình xây dựng, trưởng thành là những đóng góp của BIDV Lâm Đồng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng.

đồng, tăng 24% so với đầu năm.

Hiện nay, BIDV Lâm Đồng đã có trên 55.000 khách hàng quan hệ thường xuyên, hơn 35.000 khách hàng quan hệ tiền gửi, 6.000 khách hàng tiền vay, gần 29.000 thẻ ATM, hơn 100 đơn vị trả lương với trên 5.000 tài khoản.

Bên cạnh tiếp tục mở rộng cho vay vốn lưu động, tăng cường vốn, phát triển mạnh

các hoạt động dịch vụ, giữ vững thị phần, BIDV Lâm Đồng còn tham gia tài trợ vốn vào các dự án lớn của tỉnh. Cụ thể, dự án “Xây dựng đường cao tốc Liên Khương - chân đèo Prenn” 131 tỷ đồng, dự án “Sửa chữa nâng cấp mở rộng một số đoạn qua thị trấn trên Quốc lộ 20” với hơn 271 tỷ đồng, dự án “Đầu tư xây dựng công trình Nhà máy thủy điện Yan Tann Sien tại huyện Lạc Dương” 428 tỷ đồng, dự án “Đầu tư xây dựng công trình Nhà máy thủy điện Đồng Nai 4 tại Lâm Đồng và Đắk Nông” lên tới 400 tỷ đồng… Ngoài ra, BIDV còn đóng

góp trong các hoạt động an sinh xã hội, khắc phục thiên tai, các hoạt động văn hóa xã hội của địa phương…

Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Yên nhấn mạnh 5 nhiệm vụ trọng tâm mà BIDV Lâm Đồng cần tập trung thực hiện trong thời gian tới để góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đó là: Tiếp tục bám sát các mục tiêu phát triển của tỉnh Lâm Đồng, tranh thủ sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và BIDV Việt Nam để có hoạt động phù hợp, hiệu quả. Thực hiện tốt các quy định của pháp luật và các chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh Lâm Đồng về chính sách tiền tệ, tín dụng, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh trong huy động vốn và cung ứng vốn cho nền kinh tế; đa dạng hóa các phương thức huy động vốn, tập trung ưu tiên vốn tín dụng cho các ngành, lĩnh vực then chốt như phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, du lịch. Đồng thời, tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động, mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn tỉnh, trong đó ưu tiên khu vực nông thôn; cải tiến, đổi mới, hiện đại hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thủ tục giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân tiếp cận các nguồn vốn… Nhân dịp này, BIDV Lâm Đồng vinh dự đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bằng khen thành tích 40 năm hoạt động của UBND tỉnh Lâm Đồng trao tặng.

Đặc biệt, tại buổi lễ, BIDV Lâm Đồng đã tặng 1 chiếc xe cứu thương trị giá 1,2 tỷ đồng cho Bệnh viện Y học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch Lâm Đồng.

DIỄM THƯƠNG

BIDV Lâm Đồng đón nhận Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ảnh: Diễm Thương

3 THỨ HAI 29 - 5 - 2017KINH TẾ

Page 4: Đoàn Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khảo sát mô hình bảo ...baolamdong.vn/upload/others/201705/24411_BLD_ngay_29.5.2017.pdfnguy của quân và dân trên đảo. Song,

4 THỨ HAI 29 - 5 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Bài cuối: Sóng Trường Sa giữa đại ngàn

Tổ quốc nhìn từ biểnBộ GDĐT kiểm tra công tác thiTHPT quốc gia tại Lâm Đồng

Đoàn kiểm tra Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 của Bộ GDĐT do Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng làm trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với tỉnh Lâm Đồng về công tác chuẩn bị cho Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017. Cùng tham gia có ông Trần Ngọc Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các thành viên trong Ban chỉ đạo Kỳ thi THPT quốc gia 2017 tại Lâm Đồng.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Sở GDĐT Lâm Đồng báo cáo tóm tắt các nội dung mà Ban chỉ đạo Kỳ thi THPT quốc gia 2017 tỉnh Lâm Đồng đã triển khai thực hiện trong công tác phối hợp giữa Sở GDĐT với các sở, ban, ngành liên quan; việc bố trí số lượng cán bộ coi thi, chấm thi, phương án hỗ trợ thí sinh dự thi; công tác in sao đề thi, vận chuyển, bảo quản đề thi, bài thi... Theo đó, năm 2017, toàn tỉnh Lâm Đồng có trên 14.400 thí sinh đăng ký dự thi. Sở GDĐT đã bố trí 610 phòng thi rải đều ở 36 điểm thi trên địa bàn tỉnh; huy động 1.905 cán bộ coi thi; việc bố trí phương tiện đi lại cũng như chỗ trọ cho thí sinh ở xa khu vực thi như các huyện Đam Rông, Đạ Huoai, Bảo Lâm cũng được chuẩn bị chu đáo...

Trên cơ sở ghi nhận những ý kiến góp ý cũng như nắm bắt một số khó khăn của tỉnh, Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Mạnh Hùng đánh giá cao mọi công tác chuẩn bị cho các phương án thi mà tỉnh Lâm Đồng đã triển khai.

Sau khi làm việc với Ban chỉ đạo kỳ thi, đoàn kiểm tra của Bộ GDĐT cũng đã đi kiểm tra khu vực in sao đề thi và một số điểm trường trên địa bàn tỉnh được tổ chức thi. VIỆT HÙNG

30 đề tài đoạt giải vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn

Tại cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học cấp quốc gia năm học 2016 - 2017, Lâm Đồng có 35 đề tài tham gia, trong đó, 30 đề tài đoạt giải với 2 giải nhất, 8 giải nhì, 8 giải ba và 12 giải khuyến khích (tăng 13 giải so với năm học 2015 - 2016).

2 đề tài đoạt giải nhất gồm: “Biện pháp giúp tăng cường trí nhớ trong mùa thi” của nhóm tác giả Hoàng Võ Bích Trâm, Đặng Duy Phương Đoan - học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân, Đà Lạt và “Đừng bao giờ thử! Hãy nói không với thuốc lá trong học đường” của nhóm tác giả Phạm Duy Khôi, Nguyễn Thị Thanh Bình - học sinh Trường THCS Thạnh Mỹ, Đơn Dương.

Cuộc thi năm nay thu hút đông đảo học sinh trung học trên địa bàn tỉnh tham gia, đặc biệt có nhiều học sinh DTTS, học sinh các trường vùng sâu, vùng xa tham gia và đoạt giải. Cuộc thi được tổ chức nhằm nâng cao khả năng vận dụng kiến thức các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn của học sinh qua việc dạy học tích hợp của giáo viên, thể hiện khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Qua đó, thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường, đẩy mạnh việc đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục, góp phần thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo Nghị quyết 29-NQ/TW. T.HƯƠNG

Có lẽ xuất phát từ suy nghĩ ấy, trong cuộc họp tổng kết của đoàn Lâm Đồng diễn ra tại phòng sinh hoạt của thủy thủ tàu HQ 561 ngày quay

vào bờ, Bí thư Nguyễn Xuân Tiến đề nghị 30 thành viên trong đoàn chia sẻ cảm nhận và đóng góp ý kiến để tỉnh xây dựng kế hoạch “hướng về biển đảo” thiết thực hơn trong thời gian tới.

Trong chuyến đi lần này, đoàn Lâm Đồng đã tổ chức khánh thành và bàn giao căn nhà ở, tặng bộ đội đảo Sơn Ca. Kế hoạch đã được hình thành từ cuối năm 2009, nhưng để đặt được những viên đá đầu tiên khởi công công trình phải mất thời gian chuẩn bị khá dài, việc vận chuyển thiết bị, vật liệu xây dựng ra đảo vô cùng khó khăn, nên đến năm 2017, công trình mới cơ bản hoàn thành.

Đây là tấm lòng của cán bộ, chiến sỹ và các dân tộc anh em đang sống và làm việc tại Lâm Đồng. Để có nguồn kinh phí xây dựng, cách đây gần mười năm, tỉnh phát động và kêu gọi cán bộ, quân và dân hướng về Trường Sa, với chương trình “Vì biển đảo”. Phát biểu tại lễ bàn giao nhà, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến xúc động: “Người dân Lâm Đồng tự hào vì từ nay trên đảo Sơn Ca, mảnh đất thiêng liêng nơi đầu sóng cả của Tổ quốc, có một công trình của sự đoàn kết, gắn bó giữa miền cao nguyên với quân và dân tại một xã đảo xa xôi. Hòn đảo mà trong tương lai sẽ thêm sắt son với Lâm Đồng, thông qua những hoạt động kết nghĩa”.

Mười ngày đi thăm và tìm hiểu vùng biển đảo, các thành viên trong đoàn đã phần nào hiểu rõ hơn và nhận thức sâu hơn về tình hình biển đảo hiện nay, cũng như điều kiện sống, bảo vệ chủ quyền Tổ quốc của chiến sỹ nơi đảo xa. Trước toàn thể cán bộ, chiến sỹ, nhân viên, thủy thủ đoàn tham gia đoàn công tác ngày rời tàu HQ 561, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng đã gói ghém cảm xúc: “Chuyến đi đã mang ra tình cảm và mang về niềm tin. Đó là niềm tin và trách nhiệm đối với chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc”.

Thực tế, ngoài sự quan tâm, chăm lo của Đảng và Nhà nước, thì sự đóng góp ủng hộ của đồng bào trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài những năm qua, đã góp phần cải thiện điều kiện sống, thay đổi diện mạo trên một số đảo, điểm đảo và nhà giàn. Đặc biệt là các công trình dân sự như: Trạm Y tế, nhà văn hóa, trường học hay các trang thiết bị phục vụ cho lực lượng kiểm ngư và cán bộ, chiến sỹ, như: xuồng máy, áo phao, máy lọc nước, nhà kính, nhà lưới trồng rau; thiết bị điện tử, đồ gia dụng, tấm năng lượng mặt trời... Tuy nhiên, sự cải thiện cũng mới chỉ ở mức cơ bản, nên vẫn cần nhiều hơn nữa sự chung tay, góp sức của các tầng lớp nhân dân, các đơn vị, tổ chức, nhất là khi điều kiện nước ta còn nhiều khó khăn về ngân sách đầu tư cho lực lượng hải quân.

“Tận mắt chứng kiến và trò chuyện với các chiến sỹ trên đảo mới thấy được hết những khó khăn, vất vả của những người ngày đêm canh giữ biển trời Tổ quốc. Với tôi, đại diện thành phố Đà Lạt, sau chuyến đi này sẽ có kế hoạch cụ thể hơn trong việc chỉ đạo, cũng như tổ chức các hoạt động hướng về biển, đảo. Mong rằng, Đà Lạt nói riêng và tỉnh chúng ta sẽ có nhiều đóng góp thiết thực và hiệu quả hơn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ biển, đảo quê hương”, Bí thư Thành ủy Đà Lạt Huỳnh Thị Thanh Xuân bộc bạch.

Là tiến sĩ nông nghiệp, trong chuyến đi này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S

đặc biệt quan tâm, tìm hiểu về điều kiện thổ nhưỡng và môi trường sinh thái ở các đảo.Trước chuyến đi, Tiến sĩ Phạm S đã nhân giống hơn 30 cây xà cừ Tây Ấn, đích thân chăm sóc, gói ghém cẩn thận để mang ra trồng thử nghiệm tại các đảo. Đây là loại cây đại mộc quý có xuất xứ Indonesia, một đất nước có khí hậu, thổ nhưỡng khá giống các đảo của Việt Nam. Xà cừ Tây Ấn có tuổi thọ hàng trăm năm, là cây lâm nghiệp quý đầu tiên được đưa ra trồng ở đảo. Tiến sĩ Phạm S cho biết, đã nghiên cứu kỹ và nhận thấy loài cây này rất phù hợp với sinh thái các đảo ở quần đảo Trường Sa. Cây sinh trưởng nhanh có tán lớn, sum suê, rợp mát. Ông hy vọng, tương lai loài cây này sẽ góp phần tạo môi trường xanh trên đảo, làm đa dạng sinh học, tạo nên môi trường lý tưởng để không chỉ che mát cho bộ đội, mà còn là nơi cho các loài sinh vật biển sinh sôi nảy nở, tạo ra điều kỳ diệu ở Trường Sa.

“Với tôi, việc trồng cây ngay giữa biển Đông, nơi gió to, nắng nóng, mang nhiều ý nghĩa. Ngoài mục đích tạo môi trường sinh thái tốt hơn, đây còn là điều thể hiện tình người với đất, với biển đảo; tình quân với dân. 30 thành viên đại diện cho 1,3 triệu dân Lâm Đồng trồng 30 cây đại mộc trên các hòn đảo ngoài khơi xa, là đại diện cho ý chí của các tầng lớp nhân dân tỉnh Lâm Đồng, luôn đặt niềm tin sâu sắc đến các chiến sỹ Trường Sa và biển, đảo quê hương”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S cho biết.

Phó Chủ tịch Phạm S cũng chia sẻ, chuyến đi đã để lại trong ông nhiều cảm xúc thiêng liêng với Tổ quốc, sự cảm phục đối với cán bộ,

chiến sỹ và nhân dân trên đảo; củng cố thêm niềm tin vào sức mạnh, ý chí và sự kiên cường nơi đầu sóng, ngọn gió đối với các chiến sỹ đang công tác tại các đảo tiền tiêu Tổ quốc.

Chúng tôi kết thúc chuyến thăm Trường Sa vào một đêm trăng. Khác với ngày ra khơi, hành trình trở về biển thật êm ả. Đêm trước ngày rời tàu, hàng đàn cá chuồn bay là là mặt nước như muốn gửi lời tạm biệt. Ánh trăng hạ tuần treo trên gác ca bin tàu HQ 561 rọi xuống mặt biển lấp lánh, và hình ảnh những người lính trẻ ôm súng đứng gác bên cầu vào đảo Trường Sa lại ùa về. Trong bộ quân phục trắng, họ đứng trên bến tàu ca vang “Trường Sa không xa…”. Trong đêm trăng tiễn biệt, những ánh mắt, cánh tay giữa biển khơi vẫy chào chúng tôi chất chứa biết bao cảm xúc…

Trên hải trình mười ngày được cùng đoàn để đưa tin và làm việc, được nghe Bí thư Tỉnh ủy và các anh, chị trong đoàn sẻ chia, tâm sự những ý tưởng họ hoạch định trong thời gian tới hướng về biển đảo, tôi tin rằng, Lâm Đồng sẽ sớm kéo gần khoảng cách với đảo xa. Và sóng Trường Sa mãi vỗ về giữa đại ngàn Nam Tây Nguyên hùng vĩ.

Ghi chép: NGUYỄN NGHĨA

“Mười ngày đến thăm 12 đảo và nhà giàn DK1/7, có lẽ ngần ấy thời gian chưa đủ để chúng ta trải nghiệm tất cả đời sống, sinh hoạt cùng những gian khổ, hiểm nguy của quân và dân trên đảo. Song, tất cả đều cảm nhận được rằng quân và dân ở Trường Sa đang ra sức dựng xây để bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc, và hành trang trở về đất liền ủ ấp biết bao tình cảm, kỷ niệm…”, Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Xuân Tiến thổ lộ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh trồng cây trên đảo Sơn Ca. Ảnh: N.Nghĩa

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến (thứ ba phải qua) cắt băng khánh thành khu nhà ở tặng bộ đội đảo Sơn Ca. Ảnh: N.Nghĩa

Ngay sau chuyến đi, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến đã kiến nghị với Quân chủng Hải quân để tỉnh kết nghĩa với đảo Sơn Ca. Qua đó, tỉnh sẽ thúc đẩy các hoạt động hướng về biển, đảo tập trung hơn; đồng thời, tổ chức các chương trình, hành động theo từng giai đoạn cụ thể, thiết thực và tiếp tục phát động trong toàn thể cán bộ, chiến sỹ và nhân dân tỉnh Lâm Đồng, huy động sức mạnh toàn dân để hỗ trợ phát triển đời sống cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên đảo Sơn Ca, các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Page 5: Đoàn Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khảo sát mô hình bảo ...baolamdong.vn/upload/others/201705/24411_BLD_ngay_29.5.2017.pdfnguy của quân và dân trên đảo. Song,

5 THỨ HAI 29 - 5 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Chủ nhiệm các đề tài nghiên cứu này là GS.TSKH.BS Dương Quý Sỹ - Hiệu trưởng Trường CĐYT LĐ, thực hiện

là DSCKI Tăng Lê Quỳnh Trinh và tập thể Khoa Dược của trường.

DSCKI Tăng Lê Quỳnh Trinh - Phó Trưởng Khoa Dược cho biết: Chúng tôi đã thực hiện đề tài “Xây dựng quy trình bào chế Trà túi lọc lá Húng chanh và khảo sát tác dụng dược lý của chế phẩm”. Đến nay, đề tài đã thực hiện được các mục tiêu ban đầu đặt ra sau một thời gian thực nghiệm: Xây dựng hoàn chỉnh quy trình kiểm nghiệm các nguyên liệu sử dụng trong chế phẩm Trà túi lọc Húng chanh; xây dựng hoàn chỉnh quy trình bào chế Trà túi lọc Húng chanh; đánh giá tác dụng dược lý của chế phẩm ở 3 giai đoạn đầu để đưa ra sản xuất và phân phối rộng rãi trên thị trường ở dạng thực phẩm đạt các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh thường gặp về hô hấp.

Theo GS.TSKH.BS Dương Quý Sỹ - chủ nhiệm đề tài, công trình nghiên cứu này đã được đăng trên Tạp chí Khoa học Dược Quốc tế vào tháng 3/2017, có thể tóm tắt đề tài như sau: Húng chanh tên khoa học là Folium Plectranthii amboinicii (L.) Speng - Lamiaceae, là loại thực vật được người dân Việt Nam dùng để ăn và điều trị một số bệnh. Mục tiêu nghiên cứu này được thiết kế để định lượng sự khai thác dầu của lá Húng chanh ở các vùng và mùa khác nhau ở miền Nam Việt

Những sản phẩm dược liệu của Trường Cao đẳng Y tế Lâm ĐồngTrường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng (CĐYT LĐ) đã nghiên cứu bào chế các sản phẩm từ dược liệu lợi thế của địa phương thành công, hiện đã xây dựng hoàn thành quy trình sản xuất 4 sản phẩm: Trà túi lọc Húng chanh, Siro ho Húng chanh, Trà an thần, Trà lá đắng và đang nghiên cứu bào chế Trà cai thuốc lá.

Nam và các đặc tính chống vi trùng và chống oxy hóa. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, lá Húng chanh thu hoạch từ thành phố Đà Lạt, có lượng chiết xuất dầu cao nhất vào tháng 3 và thấp nhất trong tháng 6 (1,20 ± 0,06 so với 0,68 ± 0,03 ml/kg). Trong số các hợp chất dầu chiết xuất, tỷ lệ p-cymen và carvacrol là cao nhất (lần lượt là 23,3% và 55,3%). Có sự khác biệt giữa nồng độ p-cymen và carvacrol lá Húng chanh thu hoạch ở thành phố Đà Lạt và các vùng khác. Dầu lá Húng chanh có tác dụng kháng khuẩn chống lại Staphylococcus aureus, Escherichia Coli, BacillusSubtilis và tác dụng chống nấm đối với Candidaalbicans. Ngoài ra, với nồng độ cao, hoạt tính chống oxy hóa của lá Húng chanh tương tự như BTH

(butyl hydroxyl toluene). Nghiên cứu đi đến kết luận: Hợp chất dầu và hiệu quả y học của lá Húng chanh được thay đổi theo vùng địa lý và mùa thu hoạch. Hoạt chất này có thể được sử dụng như một loại thuốc do tác dụng kháng khuẩn và chống oxy hóa. Hiện nay, Trường CĐYT Lâm Đồng đã thành công trong việc bào chế ra trà Húng chanh và Siro Húng chanh có hoạt tính chữa ho, giải cảm và chống viêm nhiễm đường hố hấp ở trẻ em và người.

DSCKI Tăng Lê Quỳnh Trinh (sinh năm 1970) đã có 10 năm công tác tại Khoa Dược của Trường CĐYT LĐ, trước đó, chị công tác tại Khoa Dược của Bệnh viện YHCT Phạm Ngọc Thạch Lâm Đồng. Có kinh nghiệm và niềm đam mê trong lĩnh vực này, năm 2014,

chị hoàn thành chương trình đào tạo DSCKI chuyên ngành dược liệu với đề tài nghiên cứu: “Khảo sát thành phần hóa học và tác dụng dược lý của cây Húng chanh” tại Trường Đại học Y Dược TP HCM, đề tài được đánh giá xuất sắc.

Với những sản phẩm nghiên cứu thành công tại Trường CĐYT LĐ, dược sĩ Trinh cho biết, từ ý tưởng đến ra đời một sản phẩm dược liệu phải mất 3 năm nghiên cứu. Chẳng hạn như với sản phẩm Trà túi lọc Húng chanh, nhóm nghiên cứu chúng tôi trải qua 3 giai đoạn nghiên cứu: Khởi đầu là khảo sát thành phần hóa học trong lá Húng chanh tại Việt Nam và Đà Lạt (từ năm 2012-2013), xây dựng quy trình khảo nghiệm và bào chế Trà túi lọc Húng chanh (từ năm 2013-2014), đánh giá tác dụng dược lý và hoàn chỉnh quy trình bào chế của Trà túi lọc Húng chanh (từ năm 2014-2015).

Điều thú vị là những dược liệu để nghiên cứu bào chế các sản phẩm tại Trường CĐYT LĐ đều do các y sinh của trường trồng, thu hái từ gia đình mang tới. Các giảng viên Khoa Dược cũng đã hướng dẫn cho các y sinh tiếp cận với nghiên cứu khoa học thông qua thực tiễn hoạt động giảng dạy.

Khi học về trồng trọt, thu hái, chế biến dược liệu, các sinh viên được hướng dẫn thực hành và làm ra các sản phẩm hoàn chỉnh. Trong đó, đề tài do giảng viên hướng dẫn sinh viên thực hiện về “Khảo sát thực vật học, nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng kháng ô xy hóa của cây Viễn chí” của sinh viên Trường CĐYT LĐ đoạt giải Nhất tại Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học Cụm thi đua các trường đại học, cao đẳng Lâm Đồng năm 2016...

XEM TIẾP TRANG 8

DSCKI Tăng Lê Quỳnh Trinh - Phó trưởngKhoa Dược - Trường CĐYT Lâm Đồng đang trao đổi với Hiệu trưởng - GS-TSKH Dương Quý Sỹ về các sản phẩm được bào chếtừ thảo dượcđịa phương. Ảnh: D. Hiền

Theo bà Mai Lương Anh - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, thời gian qua, một trong các hoạt động nổi bật được Ban Nữ công Công đoàn các cấp

quan tâm và mang lại hiệu quả to lớn phải kể đến phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Để đưa phong trào thực sự đi vào đời sống của chị em, ngay đầu năm, Ban Nữ công LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo các CĐCS tổ chức cho toàn thể chị em đăng ký tham gia.

Phong trào được lồng ghép, gắn kết với các phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”… Dựa vào công tác chuyên môn, trách nhiệm của mình, các chị đề ra kế hoạch, chỉ tiêu thi đua cụ thể nên đã phát huy hiệu quả của phong trào, tạo động lực, giúp chị em nâng cao ý thức học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt, phát huy tinh thần sáng tạo trong lao động, sản xuất…

Bà Vũ Mỹ Hạnh - Trưởng ban Nữ công LĐLĐ tỉnh cho biết, qua số liệu tổng hợp của các cấp CĐ trong tỉnh, tỷ lệ lao động nữ đạt danh hiệu “Hai giỏi” chiếm tỷ lệ ngày càng cao (năm 2007: 69%, năm 2016: 76%). Thông qua phong trào đã góp phần bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho nữ CNVCLĐ về những giá trị đạo đức truyền thống, về phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam thời kỳ đổi mới. Đồng thời, nâng cao trình độ chính trị, văn

Phát huy vai trò nữ công nhân - viên chức - lao động trong thời kỳ mớiToàn tỉnh hiện có gần 39 ngàn nữ công nhân - viên chức - lao động (CNVC-LĐ), chiếm gần 60% tổng số CNVC-LĐ. Lực lượng này đã và đang không ngừng phát huy vai trò, năng lực trên các lĩnh vực, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Có được kết quả này là một phần đóng góp tích cực của vai trò Ban Nữ công Công đoàn các cấp.

hóa, kiến thức pháp luật, đặc biệt là những chế độ chính sách liên quan đến lao động nữ, về tổ chức cuộc sống gia đình nuôi dạy con ngoan học tốt. Bên cạnh đó, nữ CNVCLĐ cũng tham gia tích cực các hoạt động tại địa phương, đơn vị.

Công tác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chăm lo đời sống cho lao động nữ cũng luôn được Liên đoàn Lao động tỉnh nói chung và

Ban Nữ công Công đoàn các cấp quan tâm, chú trọng với nhiều hoạt động thiết thực như: Tuyên truyền, phổ biến về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các vấn để liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của phụ nữ như pháp luật về lao động, hôn nhân và gia đình; tổ chức diễn đàn “CNLĐ với công tác gia đình”…

Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban Nữ công

Công đoàn các cấp còn thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ, chính sách đối với nữ CNVC-LĐ; tổ chức cho chị em khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ…

Để giúp cho các nữ CNVC-LĐ có hoàn cảnh khó khăn cải thiện đời sống, Liên đoàn Lao động tỉnh quản lý Quỹ “CNLĐ nghèo” với tổng số tiền gần 9 tỷ đồng, trong 10 năm qua giải quyết cho hơn 5.307 lượt hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vay với lãi suất thấp để phát triển kinh tế gia đình.

Ngoài ra, nhiều Ban nữ công CĐCS đã tổ chức các hình thức như: Quỹ “Xoay vòng vốn”, Quỹ “Trợ vốn”, quỹ giúp nhau… với hình thức mỗi cá nhân đóng góp từ 100.000 đồng - 500.000 đồng giải quyết cho những chị em có hoàn cảnh khó khăn nhận trước để làm kinh tế phụ gia đình, giải quyết khó khăn... Nhờ đó, đời sống gia đình nhiều chị được ổn định hơn, giúp nữ CNVCLĐ yên tâm trong công tác, lao động sản xuất.

Cùng đó, các hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao, giao lưu, họp mặt, tọa đàm, tham quan du lịch... cũng được các Ban Nữ công thường xuyên tổ chức, không những nâng cao đời sống tinh thần, mà còn giúp chị em nâng cao kiến thức, có điều kiện học hỏi thêm kinh nghiệm trong công tác và đời sống thường ngày.

Với những hoạt động thiết thực, có thể khẳng định, Ban Nữ công Công đoàn các cấp đã và đang góp phần quan trọng giúp cho nữ CNVC-LĐ không ngừng phát huy vai trò, vị thế của mình trong gia đình và xã hội; đời sống của nữ CNVC-LĐ vì thế cũng từng bước được nâng cao.

THY VŨ

Nữ công nhân Công ty Merkava (Khu Công nghiệp Lộc Sơn, TP Bảo Lộc) trong giờ làm việc. Ảnh: T.Vũ

Page 6: Đoàn Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khảo sát mô hình bảo ...baolamdong.vn/upload/others/201705/24411_BLD_ngay_29.5.2017.pdfnguy của quân và dân trên đảo. Song,

6 THỨ HAI 29 - 5 - 2017

Gần 9 năm thực hiện chính sáchSau gần 8 năm triển khai hoạt động của Quỹ

BV&PTR và 5 năm (2011-2015) tỉnh Lâm Đồng thực hiện chính thức chính sách chi trả DVMTR theo Nghị định số 99/NĐ-CP (Nghị định 99), tổng số tiền DVMTR đã thu được trong 5 năm (2011-2015) là 752.179 triệu đồng, đạt 115% so với kế hoạch. Trong đó, thu từ các đơn vị thủy điện 707.741 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 94,09 %); thu từ cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch 40.684 triệu đồng (5,41%) và thu từ cơ sở kinh doanh du lịch 3.754 triệu đồng (0,5%). Tổng số tiền DVMTR đã giải ngân trong 5 năm (2011-2015) là 686.687 triệu đồng, đạt 92% so với kế hoạch; trong đó, chi cho các chủ rừng 606.123 triệu đồng. Diện tích rừng được chi trả tiền DVMTR để quản lý, bảo vệ và số hộ tăng dần theo từng năm (diện tích chi trả bình quân hàng năm khoảng 330.000 ha; số hộ dân được chi trả hàng năm khoảng 16.000 hộ, trong đó hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 70%).

Năm 2016, tổng thu tiền DVMTR là 154.518 triệu đồng; tổng chi trả DVMTR 199.024 triệu đồng; diện tích giao khoán QLBVR được chi trả 381.560 ha.

Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Sơn, nhiệm vụ của ngành năm 2017 là: “Tiếp tục thiết kế giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) thêm khoảng 21.700 ha, trong đó từ nguồn DVMTR là 12.200 ha, nâng tổng số diện tích giao khoán QLBVR toàn tỉnh lên 418.500 ha. Thông qua đó, giải quyết thêm sinh kế cho 1.000 hộ dân sống gần rừng tham gia hoạt động BVR”.

Phó Giám đốc Quỹ BV&PTR Lâm Đồng Nguyễn Văn Bằng cho biết thêm: Kế hoạch tổng dự toán thu trong năm 2017 sẽ hơn 154.129 triệu đồng. Trong đó, thu từ các nhà máy thủy điện hơn 140.360 triệu đồng; thu từ các nhà máy sản xuất và cung cấp nước sạch

Sẽ giảm thiệt thòi cho người làm nghề rừngLuật Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) sửa đổi là một trong những nội dung trong chương trình nghị sự kỳ họp Quốc hội đang diễn ra tại Hà Nội, tháng 5/2017. Theo đó, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) sẽ từng bước được thực hiện theo cơ chế thị trường.

Mô hình xuất sắc về nhận khoán quản lý BVR của cộng đồng DTTS thôn Phú An, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng. Ảnh:M.Đạo

được điều chỉnh tăng từ 20 đồng/kWh lên 36 đồng/kWh điện thương phẩm; đối với các nhà máy cung ứng nước sạch đơn giá tăng từ 40 đồng/m3 lên 52 đồng/m3 nước thương phẩm. Tuy vậy, các nhà khoa học và chuyên gia quốc tế cho rằng, mức chi trả này vẫn rất thấp so với giá trị thực đóng góp của rừng. Vì vậy, theo quy luật cơ chế thị trường, chi trả DVMTR sẽ từng bước tăng dần mức lên, trong đó, thời gian đầu, Nhà nước giữ vai trò trung gian giữa người mua và người bán để tạo công bằng và minh bạch.

Tổng thu tiền DVMTR toàn quốc từ năm 2011 đến hết năm 2016 là 6.510,7 tỷ đồng; trong đó thu từ cơ sở sản xuất thủy điện chiếm tỷ trọng lớn (97,04%) với 6.318,4 tỷ đồng. Số tiền chi trả cho các chủ rừng là 5.024 tỷ đồng để các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức quản lý BVR 5,87 triệu ha, chiếm 42% tổng diện tích rừng toàn quốc. Các địa phương cũng đã được phép sử dụng gần 385 tỷ đồng để hỗ trợ cho các chủ rừng xây dựng các công trình lâm sinh phục vụ phát triển rừng, BVR và phòng cháy, chữa cháy rừng.

Sau kỳ họp Quốc hội tháng 5 này, Luật BV&PTR (sửa đổi) dự kiến sẽ thông qua vào kỳ họp tháng 10/2017. Điểm mới trong Luật sửa đổi lần này là sẽ đưa thêm những nguồn thu khác từ dịch vụ phi lâm sản, trong đó DVMTR sẽ là một bổ sung mới, quan trọng vào luật. Đây là cơ sở để hoàn thiện các cơ chế chính sách theo hướng mở rộng thêm các nguồn thu từ các dịch vụ phi lâm sản, đồng thời khuyến khích những dịch vụ trực tiếp giữa chủ rừng với các đơn vị sử dụng DVMTR, nhất là cho hoạt động du lịch sinh thái. Mục tiêu sẽ là từng bước tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người làm nghề rừng lên. DVMTR là xu hướng tất yếu để tạo nguồn tài chính bền vững, nhất là trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu, chúng ta buộc phải khôi phục phát triển rừng và không khai thác rừng tự nhiên nữa, nhưng vẫn phải tăng thu nhập cho người làm nghề rừng. Đây cũng là chính sách mà nhiều nước trên thế giới đã triển khai có hiệu quả. MINH ĐẠO

Theo lịch trình, phải đến 8 giờ TAND tỉnh Lâm Đồng mới đưa vụ án giết người rồi chôn xác trong rẫy cà phê

nhằm phi tang gây rúng động dư luận thời gian qua ra xét xử công khai tại Trụ sở UBND xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm, nhưng mới 7 giờ, đông đảo người dân đã có mặt để theo dõi phiên xét xử.

Ông Trần Văn Tình, một trong những người có mặt sớm ở phiên tòa cho hay: “Tôi đến để được xem tận mắt mặt của hai ác nhân kia nó thế nào, chứ không liên quan gì đến bị cáo hay bị hại cả!”. Còn bà Hoàng Thị Hảo cũng chỉ để “xem mặt mũi nó ra sao mà ác thế!”. Có lẽ muốn tận mắt thấy kẻ ác nhân nên hội trường Trụ sở UBND xã Lộc Ngãi chật ních người, một số không tìm được chỗ chen chân trong hội trường cũng cố đu người lên cửa sổ cũng chỉ “để nhìn cho rõ mặt của bị cáo”.

Theo cáo trạng , bị cáo Nguyễn Thành Đức (29 tuổi, ngụ thôn An Bình, xã Lộc An, huyện Bảo Lâm) bị VKSND tỉnh Lâm Đồng truy tố về tội giết người và bị cáo Trần Thị Tuyết Hương (29 tuổi, ngụ số 3 Mạc Thị Bưởi, phường Lộc Phát, TP Bảo Lộc) bị truy tố về tội che giấu tội phạm. Nạn nhân trong vụ án này là anh Vũ Di Hành, chồng của bị cáo Hương.

Theo hồ sơ, khoảng tháng 4/2016, Đức quen biết vợ chồng Hương - Hành. Sau đó, giữa Đức và Hương nảy sinh quan hệ tình ái. Ngày

14/12/2016, Đức đến vườn cà phê của vợ chồng Hương - Hành ở thôn Tiền Yên, xã Lộc Đức, huyện Bảo Lâm chơi và ngủ lại cùng gia đình anh Hành. Ngày 15/12/2016, Đức phụ giúp vợ chồng anh Hành phơi cà phê. Tối cùng ngày, Đức cùng anh Hành và con anh Hành sang nhà anh Trường gần đó uống rượu. Sau khi về lại chòi của anh Hành, mọi người ngủ chung trên một chiếc phản gỗ, Đức nằm cạnh anh Hành. Trong quá trình nằm ngủ, Đức nghĩ giết anh Hành để chiếm đoạt tình cảm của Hương. Thực hiện ý định trên, Đức đến chỗ chiếc xe máy của mình lấy con dao Thái Lan lên nằm cạnh anh Hành rồi dùng dao đâm một nhát vào ngực anh Hành. Bị đâm, anh Hành bật dậy nói: “Mày mơ hả Đức?”, và bước xuống phản gỗ, tay ôm ngực rồi gục xuống nền nhà.

Nghe tiếng động, Hương thức dậy nói: “Anh làm gì chồng em vậy?”, thì Đức nói: “Anh thương Hương mới làm vậy! Anh sẽ lo cho hai mẹ con”. Hương khóc và nói Đức cứu anh Hành. Đức bảo: “Muộn rồi. Không làm gì được nữa đâu. Giờ tìm chỗ chôn và giấu chuyện này đi”. Sau đó, Đức lấy chăn quấn xác anh Hành lại mang ra hàng cà phê trước nhà đào hố chôn. Hôm sau, lo sợ bị phát hiện, Đức gọi điện thoại cho Hương thông báo chuyển xác anh Hành đi chôn nơi khác. Khoảng 23 giờ, Đức chạy xe máy mang theo 2 bao tải màu đen và dây thun đến chỗ chôn xác anh Hành hôm trước đào xác anh Hành lên rồi cho vào bao tải chở đến vườn

cà phê của ông Nguyễn Thanh Hải ở thôn An Bình, xã Lộc An, huyện Bảo Lâm và chôn xác anh Hành tại đấy. Chôn xác anh Hành xong, Đức nhiều lần dùng điện thoại của anh Hành nhắn tin cho người thân của anh Hành để mọi người tin là anh Hành còn sống và bỏ đi TP Hồ Chí Minh cùng bạn gái. Còn bị cáo Hương, mặc dù biết toàn bộ sự việc, nhưng bị cáo lại có hành vi bao che, không tố giác hành vi phạm tội của Đức.

Tuy nhiên, tại phiên tòa sơ thẩm, Đức cho rằng mình không liên quan gì đến cái chết của anh Hành, mà chỉ vì thương bị cáo Hương nên Đức nhận tội thay. Theo lời khai của Đức tại tòa, vào thời điểm xảy ra vụ việc, Đức đi đá gà gần rẫy cà phê của anh Hành nên liên hệ với anh Hành để mang gà về chòi nhậu. Tại đây, vì dao của anh Hành không bén (sắc) nên Đức mới lấy con dao của mình đem theo để làm thịt gà. Tối hôm sau, Đức chở anh Hành đến nhà một người quen ở gần đó để nhậu tiếp. Nhậu xong, trên đường về, anh Hành hỏi Đức về mối quan hệ với vợ mình nhưng Đức nói không có. Chở anh Hành về đến rẫy cà phê thì Đức cũng chạy xe về nhà. Đang trên đường về nhà, Đức nhận được điện thoại của Hương bảo quay lại ngay. Khi quay lại, Đức thấy anh Hành nằm dưới nền nhà và đã chết. Hương nói do anh Hành chất vấn về mối quan hệ giữa Đức và Hương nên giữa hai người đã xảy ra cãi vã. Trong lúc cự cãi, anh Hành đã đánh Hương. Bực tức vì

bị anh Hành đánh, Hương đạp vào người anh Hành khiến anh Hành bị té sấp và bị con dao anh Hành đang cầm trên tay đâm vào ngực.

Bị cáo Hương khẳng định những lời khai của Đức trước tòa là không đúng sự thật và vụ việc phải như trong bản cáo trạng mà VKSND tỉnh Lâm Đồng đã nêu mới đúng.

Theo vị đại diện VKSND tỉnh Lâm Đồng, lời khai của Đức đã tự mâu thuẫn nhau. Bởi như lời khai của bị cáo trước tòa, thì anh Hành bị đâm chết dưới nền nhà, trong khi đó, tại hiện trường vụ án, máu của nạn nhân có cả dưới nền nhà và trên phản gỗ. Bà Hoàng Thị Minh Hương, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, cũng cho rằng lời khai của bị cáo Đức và bị cáo Hương trong bản cáo trạng có nhiều điểm trùng khớp. Nếu không thực hiện hành vi giết người thì những câu nói của bị cáo Đức không thể trùng khớp với những câu nói của bị cáo Hương nhiều như vậy được.

Tuy nhiên, bị cáo Đức vẫn một mực khẳng định mình chỉ phạm tội che giấu tội phạm chứ không phải người trực tiếp giết chết anh Hành. Sau khi hội ý, HĐXX quyết định tạm hoãn phiên tòa, trả hồ sơ cho cơ quan điều tra để tiếp tục điều tra làm rõ.

Vì vậy, kẻ thủ án vẫn chưa chịu cúi đầu nhận tội. Ai là kẻ gây ra cái chết cho anh Hành là Đức hay Hương vẫn đang chờ cơ quan điều tra làm rõ, lãnh nhận sự nghiêm trị của pháp luật.

TRỊNH CHU

“Tôi đến để được xem tận mắt mặt của hai ác nhân kia nó thế nào”

12.883 triệu đồng và thu từ các đơn vị kinh doanh du lịch 96.616 triệu đồng. Cũng theo ông Bằng, năm 2017, tổng dự toán chi tiền DVMTR là hơn 199.765 triệu đồng; trong đó chi trả cho chủ rừng nhận khoán QLBV với tổng diện tích chi trả 362.118 ha; chi trồng rừng phân tán, trồng cây phân tán gần 1.168 triệu đồng. Đối với lĩnh vực trồng rừng thay thế, tổng dự kiến thu hơn 90.073 triệu đồng (tương ứng diện tích phải trồng 1.063,3 ha) và chi theo hồ sơ dự án đã thẩm định phê duyệt dự kiến 1.780,45 ha (tương đương hơn 54.658 triệu đồng).

Dĩ nhiên để hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên, Quỹ BV&PTR Lâm Đồng, các đơn vị chức năng cần nhiều giải pháp đồng bộ và quyết liệt. Đó là, đôn đốc các chủ rừng; kiểm

tra, giám sát, thanh toán đầy đủ, kịp thời cho các đơn vị chủ rừng, các hộ nhận khoán QLBVR; phân bố kịp thời kinh phí trồng rừng, trồng cây phân tán...

Tăng thu nhập cho người làm nghề rừngỞ Việt Nam, triển khai thực hiện chi trả

DVMTR đã sang năm thứ 9, trong đó có 2 năm đầu thí điểm tại tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Sơn La. Đến năm 2010, Chính phủ chính thức có Nghị định 99 để triển khai việc chi trả DVMTR trên toàn quốc. Mới đây, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 147/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 99. Theo đó, từ ngày 1/1/2017, đơn giá tiền DVMTR đối với các nhà máy thủy điện đã

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

KÝ SỰ PHÁP ĐÌNH

Page 7: Đoàn Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khảo sát mô hình bảo ...baolamdong.vn/upload/others/201705/24411_BLD_ngay_29.5.2017.pdfnguy của quân và dân trên đảo. Song,

Có hoàn tất trong cuối năm nay? Theo Công ty Cấp thoát nước Lâm Đồng,

đơn vị quản lý dự án, Tiểu Dự án thoát nước thành phố Đà Lạt giai đoạn 2 này chỉ là một trong 2 hợp phần của một dự án lớn hơn, đó là Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống Cấp thoát nước Đà Lạt.

Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước Đà Lạt này có tổng giá trị trên 767 tỷ đồng, trong đó, trên 615 tỷ đồng được vay từ Ngân hàng Thế giới (World Bank), phần còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Dự án này chia thành 2 hợp phần gồm Tiểu Dự án cấp nước và Tiểu Dự án thoát nước. Tiểu Dự án cấp nước có vốn đầu tư 382,7 tỷ đồng, Tiểu Dự án thoát nước có kinh phí 384,5 tỷ đồng. Mục tiêu chung của dự án là mở rộng cấp nước máy cho người dân đồng thời mở rộng việc thu gom nước thải trên địa bàn để đưa về xử lý tại Nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt. Đây là một trong 7 dự án trong nước (mỗi dự án đều có 2 hợp phần cấp và thoát) được vay vốn từ Ngân hàng Thế giới trong đợt này.

Bắt đầu khởi công từ giữa năm 2014, Tiểu Dự án thoát nước Đà Lạt theo kế hoạch sẽ phải hoàn tất mọi việc trong cuối năm 2016, nhưng đến nay, theo ông Hà Ngọc Quế - Giám đốc Quản lý dự án thuộc Công ty Cấp thoát nước Lâm Đồng, dự án mới chỉ hoàn thành cơ bản việc lắp đặt đường ống, cụ thể đã đào và lắp xong khoảng 100 km đường ống gom nước thải trên 52 tuyến đường chính, lắp 5 trạm bơm nâng để đẩy nước thải về nhà máy đồng thời mở rộng và nâng cấp Nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt.

Cũng cần nói thêm rằng, trước đây, với sự tài trợ của Chính phủ Đan Mạch, thành phố Đà Lạt đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải đồng thời lắp đặt đường ống thu gom nước thải của khoảng 7.000 hộ dân về xử lý tại đây. Tuy nhiên, việc thu gom trong giai đoạn 1 này mới chỉ tập trung ở một phần khu vực phía tây thành phố tại các phường 1, 2, 5, 6, 7. Trong giai đoạn 2 này, dự án sẽ mở rộng việc thu gom thêm khoảng 6.500 hộ tại địa bàn phía đông và nam thành phố ở các phường 3, 4, 7, 8, 9, 10; đồng thời, nâng cấp công suất Nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt từ 7.400 m3/ngày đêm lên 12.400 m3/ngày đêm.

Trong quá trình thi công đường ống, theo ông Quế hiện vẫn còn một số vướng mắc khiến tiểu dự án này bị chậm lại, đặc biệt là việc giải phóng mặt bằng tại Khu qui hoạch tái định cư Phạm Hồng Thái. Công tác giải phóng mặt bằng này do Trung tâm Phát triển hạ tầng thành phố Đà Lạt cùng

TIỂU DỰ ÁN THOÁT NƯỚC ĐÀ LẠT GIAI ĐOẠN 2:

Liệu có hoàn tất trong năm nay? Tiểu Dự án thoát nước thành phố Đà Lạt giai đoạn 2 đã được triển khai từ giữa năm 2014, theo kế hoạch hoàn tất trong năm 2016 vừa qua nhưng vì nhiều lý do đã bị chậm lại.

Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh thực hiện. “Chúng tôi đang tích cực phối hợp với các đơn vị này và với thành phố Đà Lạt để thúc đẩy nhanh các thủ tục để có mặt bằng thi công” - ông Quế cho biết.

Riêng công trình mở rộng và nâng cấp Nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt trị giá 126 tỷ đồng, như ông Huỳnh Công Khánh, Giám đốc Xí nghiệp Quản lý nước thải, đơn vị quản lý nhà máy cho biết, việc xây dựng khá đảm bảo tiến độ. Đến nay, Nhà máy đã xây mới thêm nhiều hạng mục như thêm 1 bể ABR, lắp đặt các trang thiết bị, cải tạo lại bể lắng cát, xây mới 2 bể lắng 2 vỏ, xây 2 bể lọc sinh học kỵ khí… Dự kiến trong cuối tháng 8 đến các công trình tại đây sẽ hoàn tất.

Một công việc quan trọng khác, đó là đấu nối các hộ dân vào hệ thống, nhưng đến nay theo ông Quế, vẫn còn rất chậm. Hiện Ban Quản lý dự án đang cho đấu thầu việc đấu nối này để thúc đẩy tiến độ nhanh hơn.

“Theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Thế giới đã đồng ý để dự án được gia hạn đến cuối năm 2017 và đây là thời hạn cuối nên chúng tôi phải hết sức cố gắng và hy vọng mọi việc sẽ hoàn tất trong cuối năm nay” - ông Quế khẳng định.

Những vấn đề đặt raTrước nhất là việc hoàn trả mặt đường

như nguyên trạng ban đầu sau khi đào lắp ống. Vẫn còn rất nhiều con đường tại Đà Lạt sau khi đơn vị thi công rút đi dù đã san lấp lại nhưng vẫn còn lổn nhổn ổ gà mất mỹ quan, gây nguy hiểm cho xe cộ qua lại. “Chúng tôi đã lưu ý với các đơn vị thi công các con đường này, từ nay đến cuối năm khi các hạng mục hoàn tất, các đơn vị này có trách nhiệm hoàn trả lại toàn bộ như ban đầu” - ông Quế khẳng định.

Một vấn đề khác chính là tình trạng nước thải ồ ạt trào ra khỏi đường ống

trong những ngày có mưa lớn trên rất nhiều tuyến đường, đặc biệt là các con đường thấp như Phan Đình Phùng, Tô Ngọc Vân… như hiện nay. Theo Công ty Cấp thoát nước Lâm Đồng, tình trạng này là do trong giai đoạn 1 khi thi công người dân thay vì tách nước mưa ra khỏi hệ thống nước thải gia đình đã nhập chung cả 2 hệ thống này vào thành một và nối vào hệ thống thu gom nước thải thành phố, khiến đường ống thu gom này bị quá tải trong những ngày mưa lớn, đẩy bật nắp và tràn ra đường. Nhiều năm nay, Xí nghiệp Quản lý nước thải đã phải vất vả để đối phó bằng nhiều giải pháp nhưng không thể giải quyết triệt để được. Nhiều ý kiến cho rằng, số nước thải tràn ra đường trong những đợt mưa lớn như thế sẽ bị hòa vào nước tự nhiên nhưng về lâu dài điều này cần được nhanh chóng khắc phục để tránh gây nguy hại cho môi trường của một thành phố du lịch như Đà Lạt và cả cho các vùng phụ cận xung quanh dưới hạ lưu.

Vậy thì liệu trong giai đoạn 2, lần đấu nối này có tránh được tình trạng như trên? “Hầu hết hệ thống nước thải của người dân được đưa về phía sau nhà, đường ống thu gom chính lại ở phía trước, nhiều nhà thấp hơn mặt đường nên chúng tôi sẽ cố gắng trong mức có thể. Trong lần đấu nối này, chúng tôi sẽ phối hợp cùng chính quyền địa phương vận động người dân cùng tham gia, kiểm tra kỹ việc tách nước mưa ra khỏi hệ thống trước khi đấu nối vào tuyến chính” - ông Quế cho biết.

Một vấn đề khác cũng cần nói đến là chuyện xử lý mùi hôi tại Nhà máy xử lý nước thải. Lâu nay, Xí nghiệp Quản lý nước thải đã có nhiều nỗ lực trong việc xử lý mùi hôi nhằm tránh lây lan ra khu vực dân cư chung quanh, tuy nhiên, với lượng nước thải lớn hơn đổ về đây khi giai đoạn 2 hoàn tất sẽ gây không ít khó khăn cho nhà máy. “Tất nhiên sẽ cần nhiều hóa chất, nhiều kinh phí hơn để xử lý nhưng chúng tôi sẽ nỗ lực hết mức” - ông Khánh cam kết.

VIẾT TRỌNG

Nhiều hạng mục mới được xây dựng để nâng công suất hoạt động của Nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt. Ảnh: V.Trọng

Điều chỉnh mức hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa

Ngày 23/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phan Văn Đa đã ký Văn bản số

3134/UBND-VX3 về việc “Điều chỉnh mức kinh phí xây dựng mới và sửa chữa nhà tình

nghĩa”. Theo đó, UBND tỉnh đồng ý điều chỉnh

tăng mức kinh phí hỗ trợ xây dựng mới nhà tình nghĩa từ 30 triệu đồng lên 50 triệu đồng/

căn và mức hỗ trợ sửa chữa nhà tình nghĩa tối đa không quá 30 triệu đồng/căn. Các

mức hỗ trợ này áp dụng cho việc xây dựng mới và sửa chữa nhà tình nghĩa kể từ ngày

1/5/2017. Kinh phí được chi từ nguồn xã hội hóa, từ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của các

tổ chức, cá nhân, ban, ngành, đoàn thể, địa phương đóng góp.

X.L

Đầu tư xe buýt được hỗ trợ 36 tháng lãi suất

Xã Tam Bố sẽ được đầu tư xây dựng Chợ thực phẩm tươi sống

UBND huyện Di Linh cho biết: Từ nguồn vốn của Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi

và an toàn thực phẩm (LIFSAP), xã Tam Bố sẽ được đầu tư xây dựng Chợ thực phẩm

tươi sống vào cuối năm 2017.Chợ thực phẩm tươi sống Tam Bố được đầu tư xây dựng khoảng 2,5 tỷ đồng. Dự án này

bao gồm các hạng mục: Khu bán thực phẩm tươi sống, hệ thống cấp nước, bể xử lý nước thải, hệ thống rãnh thoát nước, nhà vệ sinh... Việc đầu tư xây dựng Chợ Tam Bố là xuất phát từ nhu cầu thiết thực của địa phương;

tạo điều kiện cho người dân có nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, việc triển khai dự án này, xã Tam Bố sẽ hoàn thành tiêu chí chợ nông thôn, là một trong những tiêu chí xây

dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới. B.T

Kể từ ngày 31/5/2017, quy định của UBND tỉnh Lâm Đồng có hiệu lực hỗ trợ 36 tháng lãi suất đầu tư dự án vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn.

Cụ thể, mức hỗ trợ bằng tỷ lệ chênh lệch lãi suất vay Ngân hàng Thương mại với lãi suất ưu đãi do Chính phủ quy định.

Bên cạnh đó, ngân sách tỉnh Lâm Đồng trợ giá vé xe buýt từ 50%-100% khi vận chuyển trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, người có công với cách mạng, người cao tuổi, học sinh, sinh viên.

Ngoài ra, các nguồn vốn vay viện trợ

chính thức (ODA), vốn tín dụng ưu đãi được huy động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Riêng toàn bộ kinh phí lập, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch xe buýt đều do ngân sách tỉnh Lâm Đồng trang trải.

MẠC KHẢI

Bị bắt vì sản xuất súng bắn hơi cồnQua tin báo quần chúng, ngày 25/5, Công an thành phố Đà Lạt đã bắt quả tang 1 đối

tượng chuyên sản xuất súng bắn hơi cồn tại nhà trọ số 59E, Nguyễn Hoàng, Phường 7,

Đà Lạt. Tại hiện trường, Công an thu 4 khẩu súng hơi cồn tự chế và một số dụng cụ, nguyên liệu dùng để chế tạo súng. Đối tượng chế

súng tên là Nguyễn Minh Phước, sinh năm 1994, hộ khẩu xã Triệu Hải, huyện Đạ Tẻh lên Đà Lạt tạm trú. Phước khai nhân nòng súng kim loại đặt mua qua mạng, các thiết bị khác mua tại các cửa hàng điện nước ở

Đà Lạt. Vụ việc đang được Công an TP Đà Lạt tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định.

TQT

Di Linh: Phát hiện 1 cửa hàng kinh doanh xăng dầu gian lận

Ngày 25/5, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lâm Đồng cùng với Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Di Linh đã tiến

hành kiểm tra Cửa hàng kinh doanh xăng dầu 1/5 (Công ty TNHH Việt Khang) tại thôn 2,

xã Đinh Trang Thượng, huyện Di Linh. Qua kiểm tra 4 trụ bơm tại Cửa hàng xăng

dầu 1/5, Chi cục và Đoàn kiểm tra liên ngành đã phát hiện tại trụ bơm xăng Ron 92, chủ

cửa hàng đã sử dụng thiết bị điện tử để điều chỉnh đo lường, nhằm gian lận khách hàng,

thu thêm lợi nhuận chênh lệch bất chính. Kết quả kiểm tra cho thấy, cứ 1 lít xăng, khách hàng bị thiếu hụt 100 ml. Chi cục và Đoàn

Kiểm tra liên ngành đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và niêm phong trụ bơm

nói trên, tiếp tục xác minh, điều tra để có biện pháp xử lý.

XL

7 THỨ HAI 29 - 5 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Page 8: Đoàn Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khảo sát mô hình bảo ...baolamdong.vn/upload/others/201705/24411_BLD_ngay_29.5.2017.pdfnguy của quân và dân trên đảo. Song,

8 THỨ HAI 29 - 5 - 2017

... Sản phẩm Trà an thần được bào chế từ các dược liệu không ngờ đến như: lá Chanh dây - thứ mà nông dân bỏ đi chỉ thu hoạch lấy trái và lá cây Vông nem - loài cây mọc tự nhiên rất nhiều ở Lâm Đồng.

Hiện nay, Trường CĐYT LĐ đang nghiên cứu “Xây dựng quy trình kiểm nghiệm nguồn nguyên liệu và bào chế Trà túi lọc Lạc Tiên và đánh giá tác động của chế phẩm trên giấc ngủ”. Mục tiêu của đề tài nhằm đáp ứng 2 vấn đề sau: Nghiên cứu phát triển thuốc điều trị một số chứng bệnh thông thường từ nguồn dược liệu địa phương sẵn có, ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại vào chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn giấc ngủ do môi trường sống gây nên. Đồng thời, phát triển, quy hoạch vùng trồng cây dùng làm thuốc có sẵn tại địa phương để tạo điều kiện cho nông dân phát triển kinh tế từ những loại cây thảo dược phổ biến, tận dụng các vùng đất trống.

Dược sĩ Trinh cho biết: Ngoài lá Chanh dây Đà Lạt (Passiflora incarnata) và lá Vông nem (Erythrina variegata), trong nghiên cứu này

chúng tôi còn phối hợp với lá Dâu tằm, Tâm sen và lá Tre cùng một số dược liệu khác có tác dụng điều hương, điều vị như Cỏ ngọt. Đề tài tập trung nghiên cứu bào chế ra sản phẩm Trà túi lọc từ các thực vật có sẵn tại địa phương dùng cải thiện giấc ngủ, giảm tình trạng stress và ngăn ngừa các tác nhân oxy hóa có thể gây ra những chứng bệnh nghiêm trọng như ung thư. Sau khi nghiên cứu thành công quy trình sản xuất bao gồm cả các tiêu chuẩn kiểm định, nhóm nghiên cứu chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá tác dụng dược lý của chế phẩm trên bệnh nhân tình nguyện bằng phương pháp đo đa ký giấc ngủ.

Hiện nay, các sản phẩm từ dược liệu được nghiên cứu bào chế thành công của Trường CĐYT LĐ chỉ được lưu hành nội bộ. Trong tương lai, sẽ thành lập xưởng trường để thúc đẩy nghiên cứu, bào chế các sản phẩm từ dược liệu và hoàn chỉnh các thủ tục cần thiết đủ tư cách pháp nhân để đưa các sản phẩm hoàn thiện lưu hành ra thị trường phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.

AN NHIÊN

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁO CHÀO BÁN CẠNH TRANH QUYỀN MUA CỔ PHẦN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

DU LỊCH LÂM ĐỒNGCăn cứ Văn bản số 3119/UB-TH2 ngày 23/05/2017 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm

Đồng về việc phê duyệt giá khởi điểm bán quyền mua cổ phần của cổ đông nhà nước (lần 4) khi Công ty Cổ phần Du lịch Lâm Đồng phát hành thêm cổ phiếu

Ban tổ chức chào bán cạnh tranh quyền mua cổ phần xin thông báo như sau:1. Tổchứcpháthành:CÔNGTYCỔPHẦNDULỊCHLÂMĐỒNG2. Địachỉ: Số 01 Lê Đại Hành, Phường 1, TP Đà Lạt, Lâm Đồng3. Điệnthoại: 0633 823 829 4. Ngànhnghềkinhdoanh: Tổ chức tham quan thắng cảnh, khu vui chơi, giải trí

và các dịch vụ khác. Khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống và các hoạt động dịch vụ du lịch khác (hướng dẫn du lịch, vận chuyển, lữ hành, bán hàng lưu niệm). 5. Vốnđiềulệcôngty: 200.000.000.000 đồng (hai trăm tỷ đồng)6. Sốcổphầnpháthànhthêm: 20.000.000 cổ phần (Hai mươi triệu cổ phần)7. Tổchứcchàobánquyềnmua: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG8. Tổngsốquyềnmuachàobán: 4.638.124 quyền mua cổ phần (1 quyền được

mua 1 cổ phần với giá 12.000 đồng)9. Điềukiệnthamdựchàobáncạnhtranh: Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện

tham gia chào bán cạnh tranh theo quy định tại Quy chế chào bán cạnh tranh quyền mua cổ phần của cổ đông nhà nước tại Công ty Cổ phần Du lịch Lâm Đồng.10. ChịutráchnhiệmCBTT: Bà Trần Thị Hồng Nhạn, ĐT: 0918772506, Ông

Nguyễn Võ Lê Huy ĐT: 090266393911. Tổchứcchàobáncạnhtranh:CÔNGTYCỔPHẦNCHỨNGKHOÁN

BẢOMINH12. Quyềnmuacổphầnchàobánthôngquachàobáncạnhtranh:• Loại chứng khoán: quyền mua cổ phần• Giá khởi điểm quyền mua: 1.300 đồng/quyền mua• Bước giá: 10 đồng• Mệnh giá cổ phần phát hành: 10.000 đồng/cổ phần• Số lượng mua tối thiểu: 100 quyền mua• Tổng số quyền mua chào bán: 4.638.124 quyền mua13. Thờigianvàđịađiểmcungcấpđơnđăngkýthamgiachàobáncạnhtranh:• Thời gian: từ 24/5/2017 đến 9/6/2017• Địa điểm: Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Minh• Trụ sở: Lầu 3, Tòa nhà Pax Sky, số 34A Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3,

TPHCM• Nộp phiếu tham dự chào bán cạnh tranh : từ 24/5/2017 đến 16h ngày 9/6/201714. Thờigiantổchứcchàobáncạnhtranh:• Thời gian: 9h ngày 13/6/2017• Địa điểm: Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Minh• Địa chỉ: Lầu 3, Tòa nhà Pax Sky, số 34A Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3,

TPHCM15. Thờigiannộptiềnmuaquyềnmua: từ 13/6/2017 đến 16h ngày 23/6/201716. Thờigiantrảtiềncọc: từ 13/6/2017 đến 16h ngày 20/6/2017

Cát Tiên chuyển đổi cây trồng sau mùa điều thất bátĐiều là một trong những cây trồng chủ lực của

huyện Cát Tiên. Nhưng mưa trái mùa kèm với sự bùng phát của dịch bọ xít muỗi và thán thư thời gian qua đã gây nên việc mất gần như trắng mùa điều năm 2017. Theo thống kê từ Phòng Nông nghiệp huyện Cát Tiên, tổng diện tích cây điều của huyện năm 2017 là trên 7.000 ha, dịch bệnh đã khiến khoảng 80% diện tích bị thiệt hại.

Ông Trần Quang Trừng - Trưởng phòng

Nông nghiệp huyện Cát Tiên cho biết, người dân đang tích cực thực hiện chuyển đổi vườn điều. Trước đó, dự án “Ghép, cải tạo vườn điều” thất bại khi quá trình thử nghiệm ghép cành giống mới, các mắt ghép bị thối trong khi người dân không xử lý được. Hiện tại, bà con nông dân đang chuyển sang trồng xen và tái canh giống điều mới có năng suất cao hơn. V.QUỲNH

Những sản phẩm dược liệu... TIẾP TRANG 5

33 nhà vườn Đà Lạt được hỗ trợ màng nhà kínhCông ty Cổ phần Bao bì Sài Gòn vừa được

UBND thành phố Đà Lạt đồng ý triển khai phương án hỗ trợ giá mua màng nhà kính từ 10-20% cho 33 nhà vườn ở các phường 5, 7 và 12 bị thiệt hại do mưa đá xảy ra từ đầu năm 2017 đến nay.

Trong đó, diện tích nhà kính thiệt hại nhiều nhất ở địa bàn Phường 7 với hơn 1,7 ha của 16 nhà vườn; tiếp theo gồm gần 2,1 ha của 12 nhà vườn ở địa bàn Phường 5;

còn lại gần 0,6 ha của 5 nhà vườn ở Phường 12. Đây là những diện tích nhà kính được nhà vườn đầu tư xây dựng từ năm 2013 đến tháng 4/2017.

Đến thời điểm tháng 5/2017, giá mua màng nhà kính 65.000 đồng/kg, được Công ty Cổ phần Bao bì Sài Gòn hỗ trợ tất cả 33 nhà vườn nói trên với tỷ lệ từ 10 - 20%, tương ứng với 6.500 đồng đến 13.000 đồng/kg. VŨ VĂN

Triển khai Luật Trẻ em và phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ emTháng Hành động vì trẻ em từ ngày 1/6 -

30/6/2017 với chủ đề “Triển khai Luật Trẻ em và phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em”. Mục đích của Tháng Hành động vì trẻ em năm nay nhằm đẩy mạnh tuyên truyền Luật Trẻ em đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/6/2017. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền hỗ trợ, can thiệp, xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em; ưu tiên tiếp nhận, xử lý kịp thời tin báo, tố giác về bạo lực, xâm hại trẻ em, bảo vệ trẻ em là nạn nhân trong quá trình tố tụng. Thúc đẩy việc phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật cho cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và trẻ em về kỹ năng phòng ngừa, xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em; phát hiện lên tiếng tố cáo các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em. Thực hiện “Mùa hè an

toàn” cho trẻ em, tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền, đoàn thể cấp cơ sở trong việc quản lý, giám sát, hướng dẫn trẻ em vui chơi an toàn, lành mạnh, bổ ích và phòng chống tai nạn thương tích trong dịp hè.

Theo kế hoạch của UBND tỉnh, các hoạt động chính trong Tháng bao gồm: Tổ chức lễ phát động ở cấp tỉnh tại huyện Đạ Tẻh, các huyện khác tùy vào thực tế tổ chức lễ phát động từ ngày 25/5 - 1/6. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn về các giải pháp tăng cường phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em và quy trình hỗ trợ can thiệp. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông và hỗ trợ chăm sóc trẻ em bị bạo lực, xâm hại, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo...

AN NHIÊN

... Với 1.564 bà con tín đồ theo đạo Cơ Đốc, 100% là bà con người dân tộc thiểu số, nhưng với vai trò tuyên truyền tích cực của Mục sư Ha Nhiếu, bà con trong thôn R’Chai nói riêng và xã Phú Hội nói chung đã có ý thức trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu. Cụ thể, Hội thánh đã cung cấp nhiều cuốn sách về đề tài môi trường, khí hậu, an toàn vệ sinh thực phẩm… cho thiếu niên nhi đồng; tuyên truyền phát huy vai trò Hội thánh Cơ Đốc trong xã hội, giúp đỡ người nghèo, bảo vệ môi trường sống, giữ gìn nguồn nước sạch hợp vệ sinh…

Ghi nhận tại buổi khảo sát thực tế, Phó Chủ tịch ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Lê Bá Trình ghi nhận và đánh giá cao về mô hình bảo

vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu tại Hội thánh Cơ đốc Phục Lâm R’Chai.

Buổi chiều cùng ngày, đoàn khảo sát đã đến thăm mô hình sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường, phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu của Công ty TNHH miền đất hy vọng Việt Nam ở thôn Đoàn Kết, xã N’Thol Hạ, huyện Đức Trọng.

Đây là mô hình sản xuất nông nghiệp theo quy trình an toàn, khép kín, sản xuất trên đất, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, tối ưu hóa vai trò của vi sinh vật và phân phối trực tiếp sản phẩm từ sản xuất đến người tiêu dùng mà không qua thương lái, góp phần cung cấp sản phẩm thực sự sạch và an toàn đến người tiêu dùng. N.THU

Đoàn Ủy ban Trung ương... TIẾP TRANG 1

... công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo tại một số địa phương, đơn vị còn hạn chế; trình độ của đại biểu HĐND chưa đáp ứng được nhu cầu... khiến hoạt động của HĐND còn gặp khó khăn. Những ý kiến trao đổi xoay quanh việc làm sao để nâng cao chất lượng các cuộc chất vấn của cử tri với đại biểu HĐND, tăng cường công tác giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri cũng như tăng cường trách nhiệm cá nhân của từng đại biểu HĐND.

Phát biểu tại hội nghị, ông K’Mak khẳng định, hội nghị lần này là cơ hội để các địa phương chia sẻ kinh nghiệm, nêu lên những

khó khăn, bất cập, đồng thời kiến nghị với cấp có thẩm quyền kịp thời tháo gỡ, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND các cấp ở địa phương. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị các địa phương cần tập trung thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động tiếp công dân; đề ra giải pháp khắc phục những hạn chế trong hoạt động xử lý đơn thư, giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri cũng như công tác trả lời chất vấn tại các kỳ họp HĐND. DIỆP QUỲNH

Nâng cao vai trò... TIẾP TRANG 1