19
ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂNRỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ TS. Lê Đức Tuấn (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc giaTP. Hồ Chí Minh) Tóm tắt Đứng trênquan điểm sinh thái nhân văn, qua lượng giá kinh tế các loại hàng hóa dịch vụ tài nguyên môi trường tại các thời điểm năm 1999 – 2005 – 2012, tổng giá trị kinh tế của Hệ Sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ tăng dần qua các năm.Kết quả của nghiên cứu cho thấy động thái phát triển của Hệ Sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ dựa trên phương thức quản lý cân bằng giữa bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn hiện nay của thành phố Hồ Chí Minh đã mang lại hiệu quả nhất định,chứng tỏ xu thế phát triển bền vững theo thời gian của khu dự trữ sinh quyển này. Từ khóa: Tổng giá trị kinh tế, hệ sinh thái nhân văn, động thái phát triển, giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp, giá trị sử dụng lựa chọn, giá trị tồn tại. Abstract Upon the human ecology point of view, through the economic evaluation of environmental products and services in years 1999 – 2005 – 2012, the total economic value of Can Gio Mangrove Biosphere Reserve Human – Ecosystem increasing year by year. The results of this research show that the development dynamic of Can Gio Mangrove Biosphere Reserve Human – Ecosystem depend on the balancing management method of conservation for development and development for conservation of Ho Chi Minh City brings back significant effects,demonstrated the sustainable development during the time of this biosphere reserve. Key words: total economic value, human ecosystem, development paradigm, direct use value, indirect use value, option value, existence value. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Quản lý một hệ thống tài nguyên môi trường dưới góc nhìn sinh thái nhân văn là vấn đề còn mới và chưa đi vào thực tế sâu rộng ở đất nước ta, dù các văn bản hướng dẫn của các Bộ, Ngành đã được ban hành, đặc biệt là các phương pháp lượng giá kinh tế tài nguyên môi trường. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chỉ tiêu tổng giá trị kinh tế để tính toán sơ bộ hiệu quả của việc quản lý Hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ theo thời gian, nhằm mục đích đặt ra vấn đề để các đồng nghiệp cùng bàn bạc và thảo luận. Khu Dự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn cần Giờ là khu dự trữ sinh quyển thế giới được MAB/UNESCO công nhận đầu tiên ở nước ta vào năm 2000, đến năm 2010 đã có báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động sau 10 năm thành lập được MAB/UNESCO cho là có hiệu quả cao trong việc cân bằng giữa bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn thông qua các Chương trình hoạt động dài hạn được hình thành dựa trên sự tham gia của cộng đồng. Chúng tôi hy vọng rằng kết

ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN KHU …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10010/1/Le Duc Tuan.pdf · Can Gio Mangrove Biosphere Reserve Human –

  • Upload
    dodiep

  • View
    221

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN KHU …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10010/1/Le Duc Tuan.pdf · Can Gio Mangrove Biosphere Reserve Human –

ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂNRỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

TS. Lê Đức Tuấn (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc giaTP. Hồ Chí Minh)

Tóm tắt

Đứng trênquan điểm sinh thái nhân văn, qua lượng giá kinh tế các loại hàng hóa dịch vụ tài nguyên môi trường tại các thời điểm năm 1999 – 2005 – 2012, tổng giá trị kinh tế của Hệ Sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ tăng dần qua các năm.Kết quả của nghiên cứu cho thấy động thái phát triển của Hệ Sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ dựa trên phương thức quản lý cân bằng giữa bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn hiện nay của thành phố Hồ Chí Minh đã mang lại hiệu quả nhất định,chứng tỏ xu thế phát triển bền vững theo thời gian của khu dự trữ sinh quyển này.

Từ khóa: Tổng giá trị kinh tế, hệ sinh thái nhân văn, động thái phát triển, giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp, giá trị sử dụng lựa chọn, giá trị tồn tại.

Abstract

Upon the human ecology point of view, through the economic evaluation of environmental products and services in years 1999 – 2005 – 2012, the total economic value of Can Gio Mangrove Biosphere Reserve Human – Ecosystem increasing year by year. The results of this research show that the development dynamic of Can Gio Mangrove Biosphere Reserve Human – Ecosystem depend on the balancing management method of conservation for development and development for conservation of Ho Chi Minh City brings back significant effects,demonstrated the sustainable development during the time of this biosphere reserve. Key words: total economic value, human ecosystem, development paradigm, direct use value, indirect use value, option value, existence value.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Quản lý một hệ thống tài nguyên môi trường dưới góc nhìn sinh thái nhân văn là vấn đề

còn mới và chưa đi vào thực tế sâu rộng ở đất nước ta, dù các văn bản hướng dẫn của các Bộ,

Ngành đã được ban hành, đặc biệt là các phương pháp lượng giá kinh tế tài nguyên môi trường.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chỉ tiêu tổng giá trị kinh tế để tính toán sơ bộ hiệu quả

của việc quản lý Hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ theo thời

gian, nhằm mục đích đặt ra vấn đề để các đồng nghiệp cùng bàn bạc và thảo luận.

Khu Dự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn cần Giờ là khu dự trữ sinh quyển thế giới được

MAB/UNESCO công nhận đầu tiên ở nước ta vào năm 2000, đến năm 2010 đã có báo cáo đánh

giá hiệu quả hoạt động sau 10 năm thành lập được MAB/UNESCO cho là có hiệu quả cao trong

việc cân bằng giữa bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn thông qua các Chương trình hoạt

động dài hạn được hình thành dựa trên sự tham gia của cộng đồng. Chúng tôi hy vọng rằng kết

Page 2: ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN KHU …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10010/1/Le Duc Tuan.pdf · Can Gio Mangrove Biosphere Reserve Human –

quả nghiên cứu này sẽ có ích đối với các khu dự trữ sinh quyển đã được MAB/UNESCO công

nhận tại Việt Nam trong việc quản lý với các mục tiêu phát triển bền vững.

II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nội dung

- Xác định dòng năng lượng vật chất và thông tin của hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ

sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.

- Sử dụng tổng giá trị kinh tế của các loại hàng hóa dịch vụ môi trường của hệ sinh thái

nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ để phân tích động thái phát triển của hệ

sinh thái nhân văn này.

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

2.2.1. Phương pháp chung

- Phương pháp tiếp cận hệ thống và phân tích hệ thống.

- Phương pháp khảo sát thực địa.

- Phương pháp điều tra phỏng vấn

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu

2.2.2.1. Phiếu phỏng vấn

Tất cả các phương pháp tính toán được thực hiện trên máy vi tính (phần mềm Excel 2003

và SPSS 13.0).

2.2.2.2. Thu thập số liệu từ niên giám thống kê:

Niên giám thống kêhuyện Cần Giờ 1975 – 2012

2.2.3. Các phương pháp tính toán giá trị kinh tế hàng hóa dịch vụ tài nguyên môi trường

- Đối với các loại hàng hóa có giá trị sử dụng trực tiếp = (Qi x Pi)/năm;

Qi: tổng lượng sản phẩm bình quân năm loại hàng hóa i;

Pi: đơn giá loại sản phẩm hàng hóa i tại thị trường gần nhất.

- Đối với các loại hàng hóa dịch vụ có giá trị sử dụng gián tiếp sử dụng các phương pháp:

chi phí thay thế, chi phí du hành,

- Đối với giá trị sử dụng lựa chọn và giá trị tồn tại: qua phiếu phỏng vấn để xác định ý

muốn chi trả của cộng đồng người dân – chuyên gia – khách du lịch.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hệ sinh thái nhân văn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ

3.1.1. Dòng năng lượng vật chất

Qua nghiên cứu, chúng tôi hình thành nên sơ đồ dòng năng lượng vật chất của hệ sinh thái

nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ như hình sau:

Page 3: ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN KHU …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10010/1/Le Duc Tuan.pdf · Can Gio Mangrove Biosphere Reserve Human –

Hình 3.1: Sơ đồ dòng năng lượng vật chất trong hệ sinh thái nhân văn

Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ

Chúng ta thấy hệ tự nhiên Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ hấp thu năng

lượng mặt trời, hình thành nên các dòng năng lượng thông qua các chuỗi thức ăn và tạo ra nguồn

dinh dưỡng nội hệ để tạo nên vật chất là các loại hàng hóa dịch vụ môi trường, sẳn sàng cung ứng

cho hệ xã hội khi con người có nhu cầu phát triển.

Dòng năng lượng vật chất của hệ tự nhiên đi vào hệ xã hội thông qua các hoạt động kinh

tế khai thác tài nguyên thiên nhiên, đồng thời đi ngược lại từ hệ xã hội sang hệ tự nhiên qua các

hành vi trả lại chất thải vào tự nhiên cũng như các hành vi bổ sung năng lượng của con người vào

cây trồng vật nuôi để tạo ra năng suất cũng như sản phẩm mới trên nền môi trường tự nhiên có

sẵn.

3.1.2. Dòng thông tin

Dòng thông tin đi từ hệ tự nhiên sang hệ xã hội qua lăng kính của người dân địa phương,

các nhà quản lý, các nhà quy hoạch, các nhà ra chính sách. Tùy thuộc vào trình độ học vấn,

truyền thống văn hóa, tri thức địa phương và thông tin về khoa học kỹ thuật của cộng đồng xã hội

con người sinh sống và hoạt động kinh tế trong phạm vi một hệ tự nhiên, con người sẽ xử lý

thông tin ghi nhận được từ hệ tự nhiên và đưa ra các giải pháp để lựa chọn và cách thức thực hiện

các giải pháp thích ứng thể hiện qua các hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Page 4: ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN KHU …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10010/1/Le Duc Tuan.pdf · Can Gio Mangrove Biosphere Reserve Human –

Sơ đồ dòng thông tin của hệ Sinh thái Nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn

Cần Giờ theo chúng tôi như trong hình sau:

Hình 3.2.Sơ đồ dòng thông tin cơ bản trong hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn

Cần Giờ

3.2. Tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn

Cần Giờ tại các thời điểm năm 1999, 2005 và 2012

Dòng năng lượng vật chất và thông tin trong hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển

rừng ngập mặn Cần Giờ hình thành nên động thái phát triển của hệ, thể hiện qua các hoạt động

kinh tế nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên và hàng hóa dịch vụ môi trường của người dân Cần

Giờ. Chúng ta có thể sử dụng sơ đồ tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh

quyển Cần Giờ trình bày ở hình sau để phân tích động thái phát triển của hệ:

Page 5: ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN KHU …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10010/1/Le Duc Tuan.pdf · Can Gio Mangrove Biosphere Reserve Human –

Hình 3.3.Sơ đồ tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái nhân văn

Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ

3.2.1. Các thành phần cấu thành tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ

sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ

+Giá trị sử dụng trực tiếp: được cấu thành do giá trị kinh tế của bốn loại sản phẩm là

lâm sản, nông sản, thủy sản và muối khai thác được bình quân hàng năm từ hệ sinh thái nhân

văn Khu Dự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.

+Giá trị sử dụng gián tiếp: được cấu thành do giá trị của hai loại hàng hóa dịch vụ môi

trường của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ là cảnh quan môi trường phục vụ cho du lịch và

khả năng cố định carbon của cây rừng Đước trồng và rừng tự nhiên tái sinh.

+ Giá trị sử dụng lựa chọn: cấu thành do ý muốn chi trả của công chúng để giữ gìn hệ

sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, phục vụ cho mục đích tiêu khiển cá nhân trong tương lai.

+ Giá trị di sản:cấu thành do chi phí sẵn lòng trả của xã hội cho mục đích bảo tồn thiên

nhiên hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ hàng năm để các thế hệ tương lai được thừa hưởng

như thế hệ hiện nay được hưởng.

+Giá trị tồn tại: cấu thành do chi phí sẳn lòng trả của công chúng để bảo tồn đa dạng

sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ.

Page 6: ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN KHU …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10010/1/Le Duc Tuan.pdf · Can Gio Mangrove Biosphere Reserve Human –

3.2.2. Tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn

Cần Giờ

Tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần

Giờ tại thời điểm năm 1999, 2005 và năm 2012 như trong bảng sau:

Bảng 3.1. Tổng giá trị kinh tế hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần

Giờ năm 1999, 2005 và năm 2012

Các loại giá trị Năm 1999 (đ) Năm 2005 (đ) Năm 2012 (đ) I. Giá trị sử dụng 1. Giá trị sử dụng trực tiếp

1.1. Lâm sản 1.2. Nông sản 1.3. Thủy sản 1.4. Muối

2. Giá trị sử dụng gián tiếp 2.1. Du lịch giải trí 2.2. Cố định carbon

2.637.900.000 31.704.803.230 85.653.850.000 10.860.200.000

5.802.128.264 23.294.440.000

3.291.540.000 40.762.957.552 422.103.433.800 15.422.630.000

263.857.440.000 32.140.829.235

5.334.512.000 71.944.802.700

927.765.650.840 45.485.688.000

960.757.560.000 39.195.747.755

II. Giá trị chưa sử dụng 1. Giá trị lựa chọn 2. Giá trị di sản 3. Giá trị tồn tại

5.621.317.500 2.801.798.429.357

13.521.547.500 5.775.072.357.535

36.729.888.560 64.467.665.824.963

TỔNG CỘNG Trong đó: Tổng lợi ích bảo tồn Tổng lợi ích phát triển

2.967.373.068.351

2.807.419.746.857 159.953.321.494

6.566.172.735.622

5.788.593.905.035 777.578.830.587

66.554.879.674.818

64.504.395.713.523 2.050.483.961.295

3.3.Phân tích động thái phát triển của hệ sinh thái nhân văn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ Căn cứ trên cơ cấu thành phần các loại hàng hóa dịch vụ môi trường, tỷ lệ giữa tổng lợi

ích do bảo tồn và tổng lợi ích do phát triển trong tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái nhân văn

Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ tại các thời điểm 1999 – 2005 - 2012; chúng ta

phân tích được động thái phát triển của hệ và hiểu rõ xu thế phát triển của từng loại hàng hóa dịch

vụ môi trường.

3.3.1. Lâm sản

Chúng ta thấy rằng lượng tăng trưởng sinh khối cây rừng bình quân của hệ sinh thái rừng

ngập mặn Cần Giờ có thể thu được ổn định hàng năm tối thiểu là 6.869,41m3, với đơn giá

500.000 đ/m3, cho ra giá trị bằng tiền là:

6.668,14 m3/năm x 800.000 đ/m3 = 5.334.512.000đ/năm

Tuy nhiên, hiện nay theo quyết định nghiêm cấm tỉa thưa rừng ngập mặn Cần Giờ của Ủy

ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, nên từ năm 1999 đến nay lượng gỗ củi này thay vì được

lấy ra tận dụng thì lại bỏ phí trong rừng.

Page 7: ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN KHU …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10010/1/Le Duc Tuan.pdf · Can Gio Mangrove Biosphere Reserve Human –

3.3.2. Nông sản

3.3.2.1. Trồng trọt

Sản lượng trồng trọt từ năm 1975 - 2012 được trình bày ở hình sau:

Hình 3.4: Biểu đồ tăng trưởng sản lượng trồng trọt

Hình trên cho thấy sản lượng trồng trọt có xu hướng giảm theo thời gian, đặc biệt giảm

nhanh từ năm 2000 đến 2005.

Do năng suất cây trồng, đặc biệt là cây lúa có năng suất không cao tại Cần Giờ, trung bình

2,8 tấn/ha/năm, nên người dân địa phương có xu hướng chuyển đổi diện tích độc canh lúa sang

mô hình lúa – tôm hoặc nuôi trồng thủy hải sản từ năm 2000 trở đi.

3.2.3.2. Chăn nuôi

Sản lượng chăn nuôi từ năm 1976 đến 2012 được thể hiện ở hình sau:

Hình 3.5: Biểu đồ tăng trưởng sản lượng chăn nuôi

Qua hình trên cho thấy sản lượng chăn nuôi có xu hướng tăng theo thời gian và tiến tới

bảo hòa để cân bằng. Trong các năm gần đây, do dịch bệnh cúm gà và lỡ mồm long móng nên

Page 8: ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN KHU …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10010/1/Le Duc Tuan.pdf · Can Gio Mangrove Biosphere Reserve Human –

đàn gia súc gia cầm sụt giảm đáng kể, có thể đây là lý do sản lượng có xu hướng đứng yên. Chăn

nuôi của cư dân địa phương với quy mô nhỏ, chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn tại chổ như lúa,

còng, ruốc, cá vụn . . .Chỉ một số ít hộ cho ăn cám công nghiệp mà thôi.

3.3.3. Thủy sản

Sản lượng thủy sản từ năm 1975 - 2012 được trình bày ở hình sau. Qua hình cho thấy sản

lượng thủy sản tăng theo thời gian, và có xu hướng bảo hòa để đi đến cân bằng, biểu đồ tăng

trưởng sản lượng thủy sản có dạng như sau:

Hình 3.6: Biểu đồ tăng trưởng sản lượng thủy sản

Về tư liệu sản xuất như ghe cào – te, đáy sông cầu, đáy rạo, ghe lưới trong năm 2005 đã

sụt giảm đáng kể; nhưng diện tích nuôi trồng thủy hải sản tăng lên đến trên 9.000 ha. Đặc biệt, từ

năm 2004 trở đi, do giá tôm giảm nhưng giá thức ăn nuôi tôm và các loại vật tư đầu vào cho nuôi

tôm lại tăng nên người dân địa phương nuôi thả tôm với mật độ thưa dẫn đến sản lượng thủy sản

sụt giảm. Đến năm 2012, số lượng ghe cào te, đáy sông cầu và ghe lưới có tăng trở lại; diện tích

nuôi trồng thủy sản dần ổn định ở khoảng 6.000 ha.

3.3.4. Muối

Sản lượng muối sản xuất được từ năm 1979 - 2012 được thể hiện ở hình sau:

Hình 3.7: Biểu đồ tăng trưởng sản lượng muối

Page 9: ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN KHU …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10010/1/Le Duc Tuan.pdf · Can Gio Mangrove Biosphere Reserve Human –

Qua hình trên nhận thấy sản lượng muối có xu hướng tăng theo thời gian. Trong thời gian

1999 – 2001, giá muối giảm nên sản lượng cũng giảm, đến nay giá muối tăng trở lại nên sản

lượng tăng lên.Hiện nay, có them loại hình ruộng muối có lót bạt có sản lượng và giá bán cao

hơn. Do điều kiện sản xuất muối tại Cần Giờ trên nền đất phèn tiềm tàng lẫn bùn nên chất lượng

muối không cao, đặc biệt những nơi có thể khôi phục lại rừng ngập mặn không nên sản xuất

muối.

3.3.5. Du lịch giải trí

Qua hình sau đây, nhận thấy lượng du khách tăng theo thời gian, đặc biệt tăng đột biến

trong hai năm 2000 và 2001, do Cần Giờ được công nhận là khu dự trữ sinh quyển quốc tế vào

năm 2000.

Hình 3.8. Biểu đồ tăng trưởng lượng du khách

Trong năm 2005 lượng du khách đang có dấu hiệu đứng yên không tăng, có thể vì hai lý

do: đường đi xấu do đang làm đường nên khách ngại đi Cần Giờ, sản phẩm tour du lịch chưa

được đa dạng và sức hấp dẫn chưa cao nên khách chỉ đi về trong ngày, rất ít khách ở lại vài ngày.

Đến năm 2012, lượng du khách đã tăng trở lại, thành phần du khách thông thường có khoảng

25% là trẻ em, đặc biệt trong các mùa nghỉ hè và Tết số lượng du khách trẻ em càng tăng, đề nghị

có giá vé rẻ hơn đối với dạng du khách này. Đồng thời phải thiết lập các khu vực vui chơi riêng

cho đối tượng trẻ em, vừa vui chơi vừa khám phá tự nhiên trong điều kiện an toàn và có định

hướng.

3.3.6. Lượng cố định carbon

Lượng cố định carbon được tính bằng hai cách tính khác nhau, cách tính thứ nhất là căn

cứ theo chỉ số diện tích lá của Barry Clough để tính cho hai thời điểm 1999 và 2005, cách tính

thứ hai là theo tổng trữ lượng carbon tích lũy được tại thời điểm năm 2012 của rừng ngập mặn

Cần Giờ theo kết quả nghiên cứu của Viên Ngọc Nam. Chúng ta thấy rằng năng lực cố định

carbon của khu rừng ngập mặn Cần Giờ tăng trong giai đoạn 2000 – 2005 nhưng không nhiều, vì

Page 10: ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN KHU …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10010/1/Le Duc Tuan.pdf · Can Gio Mangrove Biosphere Reserve Human –

dễ nhận thấy rằng khu rừng ngập mặn Cần Giờ đang dần đến tuổi thành thục, nên khả năng cố

định carbon vẫn tăng dần, nhưng chậm. Tuy nhiên, qua kết quả nghiên cứu năm 2012 của Viên

Ngọc Nam, chúng ta có thể thấy khả năng cố định carbon của rừng ngập mặn Cần Giờ có thể

đang có dấu hiệu giảm dần.

3.3.7. Giá trị di sản

Giá trị di sản được thể hiện ở hình sau cho thấy giá trị di sản tăng theo thời gian, chứng tỏ

ý muốn chi trả của công chúng ngày càng cao hơn, xác định ý thức bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập

mặn Cần Giờ và môi trường ngày càng gia tăng.

Hình 3.9: Biểu đồ tăng trưởng giá trị di sản

Thông thường, khi thu nhập xã hội tăng thì ý muốn chi trả của công chúng cũng tăng theo

tương ứng vói mức thu nhập và giá cả thị trường.

3.3.8. Giá trị tồn tại

Giá trị tồn tại được thể hiện ở hình sau cho thấy sự tăng trưởng giá trị tồn tại cũng tăng

theo thời gian. Giá trị tồn tại của Hệ Sinh thái Nhân văn rừng ngập mặn Cần Giờ tăng theo thời

gian, xác định công chúng có ý thức về giá trị của hệ sinh thái nhân văn Cần Giờ ngày càng cao

hơn.

Hình 3.10: Biểu đồ tăng trưởng giá trị tồn tại

Page 11: ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN KHU …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10010/1/Le Duc Tuan.pdf · Can Gio Mangrove Biosphere Reserve Human –

3.3.9. So sánh tổng hợp

Để so sánh tổng hợp tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái nhân văn khu dự trữ sinh quyển

rừng ngập mặn Cần Giờ tại hai thời điểm năm 1999 và năm 2012, bảng sau đây cho thấy sự gia

tăng giá trị của các loại hàng hóa dịch vụ môi trường trong vòng 14 năm.

Bảng 3.2. So sánh tổng giá trị kinh tế hệ sinh thái nhân văn

khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ năm 1999 và năm 2012

Các loại giá trị Năm 1999 (đ) Năm 2012 (đ) Tăng (%) I. Giá trị sử dụng 1. Giá trị sử dụng trực tiếp

1.1. Lâm sản 1.2. Nông sản 1.3. Thủy sản 1.4. Muối

2. Giá trị sử dụng gián tiếp 2.1. Du lịch giải trí 2.2. Cố định carbon

2.637.900.000 31.704.803.230 5.653.850.000

10.860.200.000

5.802.128.264 23.294.440.000

5.334.512.000 71.944.802.700

927.765.650.840 45.485.688.000

960.757.560.000 39.195.747.755

202,22 226,92

16.409,44 418,82

16.558,70

168,26 II. Giá trị chưa sử dụng 1. Giá trị lựa chọn 2. Giá trị di sản 3. Giá trị tồn tại

5.621.317.500 2.801.798.429.357

36.729.888.560 64.467.665.824.963

653,40 2.300,93

TỔNG CỘNG Trong đó: Tổng lợi ích bảo tồn Tổng lợi ích phát triển

2.967.373.068.351

2.807.419.746.857 159.953.321.494

66.554.879.674.818

64.504.395.713.523 2.050.483.961.295

2.242,88

2.297,63 1.281,92

NHẬN XÉT CHUNG VỀ ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN

KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ:

- Về lâm sản: Khả năng tận thu hàng năm khoảng 6.668,14m3 gỗ củi là trong độ tăng

trưởng sản lượng gỗ cho phép của hệ sinh thái nhân văn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn

Cần Giờ.

- Về nông sản: Trồng trọt và chăn nuôi là các hoạt động kinh tế phải bổ sung một ít năng

lượng từ bên ngoài vào trong hệ, nhưng là các hoạt động mang tính truyền thống từ gần trăm năm

nay của cư dân Cần Giờ dù năng suất rất thấp so với các vùng ngoại thành khác của thành phố.

Hiện nay, theo chủ trương chung của thành phố Hồ Chí Minh về việc chuyển đổi cơ cấu cây

trồng vật nuôi, cần xác định lại loài cây con phù hợp với điều kiện tự nhiên của Cần Giờ nhằm

mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Về thủy hải sản: Các hoạt động đánh bắt qua thời gian dài cho thấy sản lượng thủy sản

đánh bắt tự nhiên bình quân đạt mức tối đa khoảng 17.000 tấn/năm, các loài nhuyễn thể nuôi

trồng như Nghêu và Sò huyết cũng đạt khoảng 17.000 tấn/năm, tôm đạt tối đa khoảng 8.000

tấn/năm, còn lại là các loài thủy sản được nuôi trồng khác. Hoạt động đánh bắt cần phải bổ sung

năng lượng vật chất từ bên ngoài vào hệ như nhiên liệu, công cụ đánh bắt... Hoạt động nuôi trồng

Page 12: ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN KHU …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10010/1/Le Duc Tuan.pdf · Can Gio Mangrove Biosphere Reserve Human –

nhuyễn thể cũng cần bổ sung nhưng cần rất ít năng lượng vật chất vì vật nuôi ăn thức ăn tự nhiên

trong môi trường nước và bãi bùn hoặc bãi cát. Riêng hoạt động nuôi tôm rất cần bổ sung một

khối lượng lớn năng lượng vật chất từ bên ngoài vào trong hệ như: nhiên liệu, thức ăn, chất xử lý

môi trường nước...

Diện tích quy hoạch nuôi trồng thủy sản ở Cần Giờ hiện nay lên đến 9.160 ha là giới hạn

cho phép, muốn tăng năng suất cần tăng cường đầu tư về mặt kỹ thuật và công nghệ chứ không

mở rộng diện tích thêm nữa. Theo quy hoạch, diện tích nuôi tôm Sú là 3.000 ha, với năng suất

nụôi tôm sạch bình quân 4 tấn/ha/năm sản lượng thủy sản còn tiềm năng tăng trưởng mạnh hơn

nữa vào các năm sắp tới nếu giá tôm tăng trở lại trên mức 100.000 đ/kg.

- Về sản xuất muối: với diện tích hiện sản xuất khoảng 1.600 ha/1.969ha quy họach,

không nên mở rộng thêm diện tích làm ruộng muối. Cần thiết phải khảo sát lại để chuyển đổi diện

tích làm muối chất lượng kém sang trồng lại rừng ngập mặn. Năng suất bình quân hiện nay vào

khoảng 60 tấn/ha/năm, như thế sản lượng muối có thể còn tăng thêm vào những năm sắp tới.

- Về lượng du khách: Theo quy hoạch phát triển khu du lịch sinh thái Cần Giờ đến năm

2010 của Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, diện tích phục vụ cho du lịch sinh thái giao cho

các đơn vị làm du lịch là 1.014 ha, như thế sức chứa thường xuyên cho du lịch sinh thái tại khu

dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là:

CPI = AR/a (Boullon, 1985)

CPI: sức chứa thường xuyên

AR: diện tích của khu vực sử dụng cho du khách

a: tiêu chuẩn diện tích trung bình/một du khách

Diện tích trung bình/một du khách theo Cazes, G; Lanquar, R.; Raynouard, Y.; như sau:

- Nghỉ dưỡng biển: 30 – 40 m2/người

- Picnic: 40 – 60 m2/người

- Thể thao: 200 – 400 m2/người

- Hoạt động cắm trại ngoài trời: 100 – 200 m2/người

Nếu chọn mức 400m2/người/ngày thì sức chứa của các điểm du lịch ở Cần Giờ tại các tiểu

khu 15a, 17, 21, 5b, 10a sẽ là:

CPI= 1.014 ha X 10.000m2 /400m2/ngày = 25.350 khách/ngày.

Như thế, tiềm năng về sức chứa khách du lịch sinh thái còn rất lớn. Nếu có đầu tư đúng

mức để đa dạng hóa các tour du lịch sinh thái nhằm thu hút du khách chắc chắn lượng khách du

lịch sẽ tăng theo thời gian.

- Về giá trị di sản và giá trị tồn tại: Một khi đời sống xã hội phát triển, thu nhập của

người dân tăng thì ý muốn chi trả cho việc bảo tồn cũng sẽ tăng theo.

- Về tổng lợi ích do bảo tồn và tổng lợi ích do phát triển: Qua bảng 2.12, tổng lợi ích do

bảo tồn từ năm 1999 – 2012 đã tăng 2.297,63%, trong khi đó tổng lợi ích do phát triển tăng

1.281,92%. Điều này cho thấy khi phát triển tăng 12,81 lần thì lợi ích cho bảo tồn tăng được

22,97 lần.

Page 13: ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN KHU …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10010/1/Le Duc Tuan.pdf · Can Gio Mangrove Biosphere Reserve Human –

NHẬN XÉT VỀ SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA HỆ TỰ NHIÊN VÀ HỆ XÃ HỘI KHU DỰ TRỮ

SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ:

- Hệ tự nhiên Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là nguồn tài nguyên thiên

nhiên, tài nguyên môi trường tạo ra nguồn hàng hóa và dịch vụ tài nguyên môi trường cung ứng

cho cư dân Cần Giờ (hệ xã hội), trong năm 2012 lên đến 66.554.468.314.818đ, tạo ra công ăn

việc làm với thu nhập bình quân 2.690.639đ/người/tháng cho cư dân Cần Giờ theo số liệu thống

kê năm 2012 của huyện Cần Giờ như trong bảng sau:

Bảng 3.3. Tổng số lao động theo ngành nghề trên địa bàn huyện Cần Giờ năm 2012

LAO ĐỘNG Người Lao động nông nghiệp 765 Lao động lâm nghiệp 450 Lao động thủy sản 9.124 Lao động diêm nghiệp 1.427 Lao động công nghiệp 3.518 Lao động xây dựng 2.237 Lao động thương nghiệp 3.279 Lao động vận tải 1.663 Dịch vụ khác 6.994 Không làm việc 5.377 TỔNG CỘNG: 34.834

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Cần Giờ,theo tổng điều tra nông thôn nông nghiệp

và thủy sản tính đến 31/12/2011

- Hệ xã hội Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ đã có tác động tích cực trong

việc khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý, các hoạt động kinh tế lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy

sản còn dưới mức giới hạn cho phép của hệ tự nhiên thông qua các định chế được thực hiện

nghiêm minh, mặc dù có lúc có nơi chưa được hoàn chỉnh. Nhìn chung, hiện nay hoạt động bảo

tồn được coi là mục tiêu phát triển chính trong việc quản lý hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ

sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.

IV. KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu cho thấy Hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập

mặn Cần Giờ với dòng năng lượng vật chất và thông tin cụ thể, thông qua các hoạt động kinh tế

hiện có trên địa bàn huyện Cần Giờ. Tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái nhân văn khu dự trữ sinh

quyển rừng ngâp mặn Cần Giờ tại ba thời điểm năm 1999 là 2.967.373.068.351đ, năm 2005 là

6.535.473.130.379đ và năm 2012 là 66.554.879.674.818đ. Chúng ta thấy rằng động thái phát

triển của hệ với tốc độ tăng trưởng chung 2.242,88%, trong đó lợi ích do bảo tồn tăng 2.297,63%

và lợi ích do phát triển tăng 1.281,92%từ năm 1999 - 2012.

Page 14: ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN KHU …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10010/1/Le Duc Tuan.pdf · Can Gio Mangrove Biosphere Reserve Human –

Động thái phát triển của hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần

Giờ trong thời gian vừa qua đang theo xu hướng phát triển bền vững trên quan điểm sinh thái

nhân văn và cách tiếp cận bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn. Tuy nhiên, trước tình

trạng biến đổi khí hậu đang có tác động ngày càng rõ nét đến Việt Nam, cần có các nghiên cứu về

khả năng thích ứng với rủi ro của hệ sinh thái nhân văn này nhằm bổ sung các giải pháp quản lý

một cách kịp thời.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Niên giám thống kê huyện Cần Giờ từ năm 1975 – 2012. UBND huện Cần Giờ.

2. Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Môi Trường Thành phố. Phương án điều chế của 24 tiểu khu rừng ngập mặn Cần Giờ. Lưu hành nội bộ. 3. Ban quản lý Rừng Phòng hộ môi trường TP. Hồ Chí Minh (2002), Khu Dự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, nhà xuất bản Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh, 311 tr. 4. Viên Ngọc Nam (1998), Nghiên cứu sinh khối và năng suất sơ cấp rừng Đước (Rhizophora apiculata) trồng tại Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, Luận án thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp chuyên ngành Lâm nghiệp, 89 tr. 5. Viên Ngọc Nam (2012), Nghiên cứu khả năng cố định carbon của rừng ngập mặn trong Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài nghiên cứu khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.

6. Trần Văn Thông (chủ nhiệm), Tôn Nữ Quỳnh Trân, Trần Quang Ánh, Lê Đức Tuấn, Ngô Văn Phong và cộng sự (Lê Văn Năm, Trương Hoàng Trương, Tô Thị Hồng Yến, Phạm Thanh Thôi, Trương Thanh Thảo) (2005),Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên và nhân văn ở Khu Dự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh theo hướng phát triển bền vững, đề tài nghiên cứu khoa họcSở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển, 132 tr.

7. Nguyễn Hoàng Trí (2001), Sinh Thái Nhân Văn (Con Người và Môi Trường), nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội, 191 tr. 8. Nguyễn Hoàng Trí (2001), Tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý khu dự trữ sinh quyển và chương trình quốc gia về con người và sinh quyển (MAB) của Việt Nam. Trong Tuyển tập hội thảo khoa học “Xây dựng chương trình hoạt động dài hạn cho Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ”. Thành phố Hồ Chí Minh ngày 29/08/2001.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Sản lượng rừng trồng đã thu được bằng biện pháp lâm sinh tỉa thưa Năm Diện tích tỉa

chăm sóc (ha) Sản lượng tận dụng (stere)

Năm Diện tích tỉa chăm

sóc(ha)

Sản lượng tận dụng (stere)

1985 1.000 5.122 1993 1.460,5 12.972,2 1986 3.965 37.908 1994 1.377,5 15.999,1 1987 1.700 11.277 1995 1.350,6 16.660,9 1988 1.340 23.425 1996 1.205,6 16.201,3 1989 2.580 37.825 1997 1.195,8 13.287,2 1990 14.395 1998 1.330,8 21.165,9 1991 484,6 877,4 1999 Tạm ngưng Bỏ trong rừng 1992 1.262,3 19.087,8 2000 Tạm ngưng Bỏ trong rừng

(Nguồn:Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn TP.HCM, 1998)

Page 15: ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN KHU …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10010/1/Le Duc Tuan.pdf · Can Gio Mangrove Biosphere Reserve Human –

Phụ lục 2. Lượng tăng trưởng bình quân/năm của rừng Đước trồng (2005)

Danh mục

Thể tích cây

(V=m3)

Số thân/ha

(n)

Trữ lượng bình quân

(m3/ha)

Diện tích hiện

nay còn (ha)

Trữ lượng rừng

(M=m3)

Tăng trưởng

bình quân (∆M=m3//

năm) RỪNG TRỒNG Đước 1978 0,05607 2.000 112,14 1.820 204.094,80 457,17 Đước 1979 0,05423 2.200 119,31 2.017 240.640,00 543,85 Đước 1980 0,05230 2.400 125,52 2.267 284.553,84 645,94 Đước 1981 0,05026 2.400 120,62 2.850 343.778,40 738,81 Đước 1982 0,04813 3.600 173,27 1.489 257.999,03 590,82 Đước 1983 0,04589 4.000 183,56 890 163.368,40 374,11 Đước 1984 0,04353 4.100 178,47 1.005 179.362,35 410,74 Đước 1985 0,04106 4.000 164,24 1.698 278.879,52 635,85 Đước 1986 0,03845 4.200 161,49 1.420 229.315,80 518,25 Đước 1987 0,03572 4.600 164,31 120 19.717,44 43,97 Đước 1988 0,03286 6.500 213,59 200 42.718,00 93,55 Đước 1989 0,02987 6700 200,13 20 4.002,58 8,53 Đước 1990 0,02676 7.100 189,99 11,9 2.260,95 4,66 Đước 1991 0,02353 8.800 207,06 1.465 303.348,76 594,56 Đước 1992 0,02022 8.800 179,94 1.168 207.829,25 382,41 Đước 1993 0,01685 8.800 148,28 1.100 163.108,00 275,65 Đước 1994 0,01349 9.300 125,46 899,54 112.853,59 169,28 Đước 1995 0,01021 9.700 99,04 500 49.518,50 63,38 Đước 1996 0,00714 10.000 71,40 300 21.420,00 21,84 Đuớc 1997 0,00443 10.000 44,30 291,08 12.894,84 9,54 Đước 1998 0,00227 10.000 0 Đước 1999 0,00083 10.000 8,30 95,92 796,14 0,17

Cộng: 3.122.460,19 6.583,08 RỪNG TỰ NHIÊN 40 8.858,06 354.322,40 *

TỔNG CỘNG 3.476.782,59 6.583,08 Ghi chú: * chưa đưa vào tính toán. Nguồn: Tính toán căn cứ trên Sổ điều chế rừng và Bảng sinh trưởng, tăng trưởng thể tích theo tuổi của rừng Đước trồng tại Cần Giờ (theo Viên Ngọc Nam, 2004)

Phụ lục 3. Sản lượng thu hoạch hàng năm các loại nông sản

từ năm 1978 - 2012 Năm Trồng trọt

(tấn) Chăn nuôi

(tấn) Năm Trồng trọt

(tấn) Chăn nuôi

(tấn) 1978 3.514,03 119,74 1996 9.556,95 457,00 1979 9.394,75 143,36 1997 14.034,96 536,66 1980 13.535,13 229,27 1998 5.725,00 553,75 1981 14.832,17 250,27 1999 11.776,50 523,69 1982 14.176,65 201,22 2000 15.316,47 532,76 1983 17.818,68 131,25 2001 10.659,70 475,23 1984 19.214,81 242,86 2002 7.205,54 436,76 1985 15.249,26 346,36 2003 6.221,50 440,14 1986 10.516,73 312,87 2004 4.750,40 439,46 1987 10.044,67 235,56 2005 3.772,24 472,16 1988 3.822,99 206,59 2006 3.134,00 572,85

Page 16: ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN KHU …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10010/1/Le Duc Tuan.pdf · Can Gio Mangrove Biosphere Reserve Human –

1989 8.360,70 269,68 2007 3.217,00 726,52 1990 8.327,19 189,37 2008 2.644,40 275,89 1991 7.861,12 151,11 2009 4.218,50 398,00 1992 11.215,19 157,75 2010 3.907,00 350,74 1993 12.678,00 344,45 2011 3.890,00 497,50 1994 12.150,00 350,57 2012 3.941,18 476,10 1995 11.927,00 404,34

(Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Cần Giờ, 2012)

Phụ lục 4. Sản lượng thu hoạch hàng năm các loài thủy sản từ năm 1978 – 2012 TƯ LIỆU SẢN XUẤT Sản lượng

Năm Cào te (chiếc)

Đáy sông cầu

(khẩu)

Đáy rạo (khẩu)

Đáy sông (khẩu)

Ghe lưới (chiếc)

Nuôi thủy sản (ha)

thủy sản (tấn)

1978 65 560 37 164 105 2.215 1979 95 485 28 84 136 3.304 1980 90 531 21 103 136 3.322 1981 90 551 21 97 138 9.979 1982 94 529 24 133 147 9.594 1983 97 543 25 205 61 11.865 1984 153 569 37 198 93 13.000 1985 172 555 65 279 146 14.500 1986 273 612 63 300 208 16.000 1987 230 629 66 350 237 18.000 1988 272 602 82 530 281 18.000 1989 294 614 82 545 293 18.000 1990 202 662 82 469 229 15.000 1991 265 513 72 543 271 4.500 11.000 1992 220 428 51 621 302 4.610 13.000 1993 141 367 70 491 322 5.245 15.500 1994 150 419 55 464 322 4.406 21.450 1995 140 367 70 400 322 5.668 26.450 1996 165 305 50 507 332 5.386 38.333 1997 135 257 42 599 430 3.569 36.228 1998 183 231 65 529 532 3.337 30.627 1999 150 191 64 614 539 4.647 31.510 2000 151 226 52 498 376 4.981 44.800 2001 140 226 52 597 376 6.630 48.715 2002 107 197 50 611 412 6.727,42 55.950 2003 60 180 45 600 430 7.489,60 55.346 2004 75 179 24 530 405 8.178,20 45.020 2005 75 137 12 385 394 9.160 42.170 2006 174 271 17 275 432 7.177 45.742 2007 277 132 17 222 611 7.280 42.352 2008 118 201 36 294 816 6.797 29.986 2009 174 317 20 330 642 6.105 31.241 2010 182 342 29 632 798 6.269 34.498 2011 174 312 29 640 676 7.208,85 37.948 2012 198 280 28 605 658 6.904,67 44.980 Tổng cộng

935.625

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Cần Giờ, 2012)

Page 17: ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN KHU …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10010/1/Le Duc Tuan.pdf · Can Gio Mangrove Biosphere Reserve Human –

Phụ lục 5. Diện tích và sản lượng muối từ năm 1980 – 2012 Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)

1980 161 24.000 1997 650 27.080 1981 220 11.168 1998 1.202 60.407 1982 774 9.678 1999 1.202 26.400 1983 431 15.000 2000 1.959 25.002 1984 431 14.070 2001 1.959 24.708 1985 400 14.300 2002 1.959 78.240 1986 600 22.000 2003 1.959 79.730 1987 605 23.000 2004 1.959 73.029 1988 653 26.000 2005 1.959 86.860 1989 21.000 2006 65.103 1990 291 21.000 2007 81.850 1991 310 20.000 2008 57.173 1992 410 20.000 2009 65.256 1993 400 20.000 2010 103.688 1994 440 17.000 2011 1.532,2 48.111 1995 440 18.600 2012 1.516,8 90.421 1996 650 23.705

T. CỘNG 1.175.047

(Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Cần Giờ, 2012)

Phụ lục 6. Số lượng khách tham quan Cần Giờ từ năm 1997 - 2012 Năm Số du khách Trong nước Nước ngoài 1997 27.213 24.492 2.721 1998 38.315 34.484 3.831 1999 42.236 38.012 4.224 2000 138.008 131.108 6.900 2001 230.971 219.422 11.549 2002 231.256 219.693 11.563 2003 253.350 240.683 12.667 2004 210.000 199.500 10.500 2005 210.000 198.660 11.340 2006 240.000 228.000 12.000 2007 272.000 258.400 13.600 2008 360.000 349.200 10.800 2009 400.000 388.000 12.000 2010 410.000 397.700 12.300 2011 457.000 443.290 13.710 2012 420.000 407.400 12.600

Tổng: 3.940.349 3.778.044 162.305

(Nguồn: Ban Quản lý Khu Du lịch 30/04 huyện Cần Giờ, 2013)

Phụ lục 7: Năng suất quang hợp thuần của rừng Đước trồng tại Cần Giờ Tuổi rừng LAI gC/m2/giờ KgC/ha/ngày Tấn C/ha/năm

4 8

12 16 21

0,66 0,87 1,05 1,69 1,47

3,07 4,07 4,92 7,91 6,87

30,72 40,66 49,18 79,05 68,69

11,15 14,76 17,85 28,70 24,95

Nguồn: Viên Ngọc Nam, 1998

Page 18: ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN KHU …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10010/1/Le Duc Tuan.pdf · Can Gio Mangrove Biosphere Reserve Human –

Phụ lục 8. Lượng carbon cố định được trong năm 1999

của rừng Đước trồng tại Cần Giờ

Danh mục Năng suất quang hợp thuần

(tích lũy carbon) (tấn C/ha/năm)

Diện tích hiện nay (ha)

Lượng cố định carbon

(tấnC/năm)

RỪNG TRỒNG Đước 1978 24,95 1.820 45.409,00 Đước 1979 24,95 2.017 50.324,15 Đước 1980 28,70 2.267 65.062,90 Đước 1981 28,70 2.650 76.055,00 Đước 1982 28,70 1.489 42.734,30 Đước 1983 28,70 890 25.543,00 Đước 1984 28,70 1.005 28.843,50 Đước 1985 17,85 1.698 30.309,30 Đước 1986 17,85 1.420 25.347,00 Đước 1987 17,85 120 2.142,00 Đước 1988 17,85 200 3.570,00 Đước 1989 14,76 20 295,20 Đước 1990 14,76 11,9 175,64 Đước 1991 14,76 1.465 21.623,34 Đước 1992 14,76 1.168 17.239,68 Đước 1993 11,15 1.100 12.265,00 1994 11,15 899,54 10.029,87 1995 11,15 500 5.575,00 1996 11,15 300 3.345,00 RỪNG TỰ NHIÊN 8.858,06 *

TỔNG CỘNG 465.888,88

Ghi chú: * chưa đưa vào tính toán

Phụ lục 9. Lượng carbon cố định được trong năm 2005 của rừng Đước trồng tại Cần Giờ

Danh mục

Năng suất quang hợp thuần (tích lũy carbon) (tấn C/ha/năm)

Diện tích hiện nay (ha)

Lượng cố định carbon

(tấnC/năm) RỪNG TRỒNG Đước 1978 24,95 1.820 45.409,00 Đước 1979 24,95 2.017 50.324,15 Đước 1980 24,95 2.267 56.561,65 Đước 1981 24,95 2.650 66.117,50 Đước 1982 24,95 1.489 37.150,55 Đước 1983 24,95 890 22.205,50 Đước 1984 24,95 1.005 25.074,75 Đước 1985 28,70 1.698 48.732,60 Đước 1986 28,70 1.420 40.754,00 Đước 1987 28,70 120 3.444,00 Đước 1988 28,70 200 5,740,00 Đước 1989 28,70 20 574,00 Đước 1990 17,85 11,9 212,42 Đước 1991 17,85 1.465 26.150,25 Đước 1992 17,85 1.168 20.848,80 Đước 1993 17,85 1.100 19.635,00 Đước 1994 14,76 899,54 13.277,21

Page 19: ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN KHU …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10010/1/Le Duc Tuan.pdf · Can Gio Mangrove Biosphere Reserve Human –

Đuớc 1995 14,76 500 7.380,00 Đước 1996 14,76 300 4.428,00 Đước 1997 14,76 291,08 3.245,54 Đước 1998 11,15 0 0 Đước 1999 11,15 95,92 1.069,51 RỪNG TỰ NHIÊN .858,06 *

TỔNG CỘNG 498.307,43

Ghi chú: * chưa đưa vào tính toán

Phụ lục 10. Tổng lượng carbon cố định được tại thời điểm năm 2012 của rừng ngập mặn Cần Giờ

TT Loại rừng Diện tích (ha)

C tích tụ (tấn)

Hấp thụ CO2e (tấn)

%

I Rừng trồng 17.345 1.907.408 6.993.831 73,5 1 2 3 4 5 6

Đước cấp tuổi 1 Đước cấp tuổi 2 Đước cấp tuổi 3 Đước cấp tuổi 4 Dà vôi Cóc trắng

9.261 2.849 2.530 1.925

558 221

1.259.932 326.838 168.792 118.389 28.311 5.147

48,6 12,6 6,5 4,6 1,1 0,2

II Rừng tự nhiên 10.153 687.674 2.521.473 26,5 1 2 3 4 5 6 7

Đước hỗn giao Mấm trắng Mấm Bần Mấm hỗn giao Dà quánh Hỗn giao Cây bụi hỗn giao

1.967 2.588

574 1.314

317 1.731 1.662

188.753 196.526 39.742 79.141 6.085

107.087 70.341

7,3 7,6 1,5 3,0 0,2 4,1 2,7

Tổng cộng (I + II) 27.498 2.595.083 9.515.304 100,0 Nguồn: Viên Ngọc Nam (2012), Đề tài Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh