114
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HC GIÁO DC HOÀNG THỊ THU SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KĨ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN HÓA HỌC) Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Kim Long HÀ NỘI - 2012

DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

Embed Size (px)

DESCRIPTION

"DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌC PHỔ THÔNG" LINK MEDIAFIRE: https://www.mediafire.com/?vxhgngctt3ruz5c LINK BOX: https://app.box.com/s/v5271a5izlfwx6pke5p82iz6ve1ulg0h

Citation preview

Page 1: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG THỊ THU

SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ

NHẰM NÂNG CAO KĨ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

(BỘ MÔN HÓA HỌC)

Mã số: 60 14 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Kim Long

HÀ NỘI - 2012

Page 2: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

v

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn ............................................................................................... i

Danh mục viết tắt ..................................................................................... ii

Danh mục các bảng .................................................................................. iii

Danh mục các hình ................................................................................... iv

Mục lục .................................................................................................... v

MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............ 5

1.1. Cơ sở lí luận về trắc nghiệm .............................................................. 5

1.1.1. Khái niệm về trắc nghiệm ............................................................... 5

1.1.2. Chức năng của trắc nghiệm............................................................. 6

1.1.3. Phân loại câu hỏi trắc nghiệm ........................................................ 6

1.1.4. Đánh giá chất lượng câu hỏi trắc nghiệm khách quan .................... 13

1.1.5. Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn ............. 16

1.2. Cơ sở lí luận về kỹ năng giải toán hóa học trung học phổ thông.. ...... 18

1.2.1. Khái niệm kỹ năng.......................................................................... 18

1.2.2. Bài tập hóa học ............................................................................... 19

1.2.3. Tác dụng của bài tập hóa học .......................................................... 19

1.2.4. Kĩ năng giải toán hóa học .............................................................. 20

1.3. Điều tra việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy và

học hóa học ở trung học phổ thông ...........................................................

21

1.3.1. Nhiệm vụ điều tra ........................................................................... 21

1.3.2. Nội dung điều tra ............................................................................ 21

1.3.3. Đối tượng điều tra........................................................................... 21

1.3.4. Phương pháp điều tra ...................................................................... 22

1.3.5. Kết quả điều tra .............................................................................. 22

1.3.6. Đánh giá kết quả điều tra ................................................................ 23

Chƣơng 2: LỰA CHỌN, SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

KHÁCH QUAN NHẰM RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ................................................................

25

2.1. Phân tích nội dung kiến thức và cấu trúc phần hoá học hữu cơ trong

chương trình THPT .................................................................................

26

Page 3: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

vi

2.1.1. Nội dung kiến thức phần hoá học hữu cơ ....................................... 26

2.1.2. Đặc điểm về nội dung kiến thức và cấu trúc phần hoá học hữu cơ .. 28

2.2. Phân tích các phương pháp giải nhanh một bài toán hóa học hữu cơ .

2.2.1. Dựa vào phương pháp tăng giảm khối lượng ..................................

2.2.2. Dựa vào định luật bảo toàn nguyên tố và bảo toàn khối lượng .......

2.2.3. Dựa vào phương pháp khối lượng phân tử trung bình, số nguyên

tử cacbon trung bình để xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ

2.2.4. Dựa vào phương pháp đường chéo trong bài toán trộn lẫn hai

dung dịch hay hai chất bất kì ....................................................................

2.2.5. Dựa vào phương trình đốt cháy hợp chất hữu cơ ............................

2.2.6. Dựa vào quan hệ tỉ lệ số mol của các hợp chất hữu cơ trong

phương trình hóa học................................................................................

2.3. Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần

hóa học hữu cơ trong chương trình THPT ................................................

32

33

35

39

41

42

46

54

2.4. Hướng dẫn sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học

Hóa học ở trường THPT ..........................................................................

71

2.4.1. Sử dụng câu hỏi khi học kiến thức mới ........................................... 71

2.4.2. Sử dụng câu hỏi trong giờ luyện tập, ôn tập .................................... 73

2.4.3. Sử dụng câu hỏi trong giờ kiểm tra ................................................. 75

2.4.4. Thiết kế giáo án bài dạy có sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách

quan nhiều lựa chọn .................................................................................

75

Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .............................................. 89

3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ........................................................ 89

3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm .................................................. 89

3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm ..................................................... 89

3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .................................................. 90

3.4.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ................................................. 90

3.4.2. Phương pháp đánh giá chất lượng bài toán có thể giải nhanh dùng

làm câu TNKQ nhiều lựa chọn .................................................................

90

3.5. Tổ chức thực nghiệm sư phạm ........................................................... 90

3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm .......................................................... 91

3.7. Xử lí thống kê kết quả thực nghiệm sư phạm .................................... 93

3.7.1. Xử lí theo thống kê toán học ........................................................... 93

Page 4: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

vii

3.7.2. Phân tích kết quả thực nghiệm ........................................................ 99

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 101

1. Kết luận ............................................................................................... 101

2. Khuyên nghi ......................................................................................... 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 103

PHỤ LỤC ............................................................................................... 105

Page 5: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

BTHH Bài tập hóa học

ĐC Đối chứng

DD Dung dịch

DH Dạy học

Đktc Điều kiện tiêu chuẩn

GV Giáo viên

HS Học sinh

SGK Sách giáo khoa

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học Phổ thông

TN Thực nghiệm

TNKQ Trắc nghiệm khách quan

TNTL Trắc nghiệm tự luận

Page 6: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

iii

DANH MUC BẢNG

Bang Nôi dung Trang

1.1 Tần suất sử dụng câu hỏi trắc nghiệm có nội dung nhằm rèn

luyện kĩ năng giai toán hóa học đối với giáo viên trong dạy học

hóa học ở trường THPT ............................................................................

22

1.2 Kết qua điều tra sử dụng câu hỏi trắc nghiệm có nội dung nhằm

rèn luyện kĩ năng giai toán cho học sinh trong các tiết học ........................

22

1.3 Ý kiến của giáo viên về sự cần thiết sử dụng câu hỏi trắc

nghiệm có nội dung nhằm rèn luyện kĩ năng giai toán ..............................

22

1.4 Kết qua tìm hiểu nguyên nhân của việc ít hoặc không đưa câu

hỏi trắc nghiệm có nội dung nhằm rèn luyện kĩ năng giai toán

vào trong dạy học hóa học đối với giáo viên THPT ..................................

23

1.5 Kết qua điều tra hứng thú của HS khi có yêu cầu giai quyết các câu

hỏi trắc nghiệm có nội dung nhằm rèn luyện kĩ năng giai toán ..................

23

1.6 Kết qua điều tra ý kiến học sinh về sự cần thiết của câu hỏi trắc

nghiệm có nội dung nhằm rèn luyện kĩ năng giai toán ..............................

23

3.1 Kết qua bài kiểm tra bài 45 phút số 1 ........................................................ 92

3.2 Kết qua bài kiểm tra bài 45 phút số 2 ........................................................ 92

3.3 Bang phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm tra

số 1 ...........................................................................................................

95

3.4 Bang phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm số 2 96

3.5 Bang phân loại kết qua học tập ................................................................. 97

3.6 Bang tổng hợp các tham số đặc trưng qua các bài kiểm tra ....................... 98

Page 7: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

iv

DANH MUC HINH

Hình Nôi dung Trang

3.1 Đồ thị biểu diễn đường lũy tích bài kiểm tra 45 phút số 1 ........................ 95

3.2 Đồ thị biểu diễn đường lũy tích bài kiểm tra 45 phút số 2 ........................ 96

3.3 Đồ thị phân loại kết qua học tập của HS ( bài số 1) .................................. 97

3.4 Đồ thị phân loại kết qua học tập của HS ( bài số 2) .................................. 98

Page 8: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Những năm gần đây nền giáo dục nước ta đã có những thay đổi về cả mục

đích, nội dung và phương pháp dạy học nhằm đáp ứng được nhu cầu của xã

hội và bắt kịp với sự bùng nổ tri thức của nhân loại

Trong điều 24.2 của Luật giáo dục có ghi: “phương pháp giáo dục phổ

thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh,

phù hợp với đặc điểm tứng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học,

rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,

đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[ ]

. Để đạt các mục tiêu đó thì

khâu đột phá là đổi mới phương pháp giáo dục từ lối dạy học truyền thụ một

chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực”. Làm cho “học” là

quá trình kiến tạo: tìm tòi, khám phá, phát hiện, khai thác và xử lí thông tin,

Học sinh tự mình hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. “Dạy” là quá

trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh: cách tự học, sáng tạo, hợp

tác, dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học.

Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm và cũng là môn học gắn bó với

các hiện tượng trong đời sống. Thực tiễn dạy học hóa học ở trường phổ thông,

bài tập hóa học giữ vai trò rất quan trọng vừa là nội dung vừa là phương pháp

dạy học hiệu quả, nó không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức, con đường

giành lấy kiến thức mà còn mang lại niềm vui trong quá trình giải các bài tập

hóa. Để giải bài toán hóa học bằng nhiều phương pháp khác nhau là một trong

những nội dung quan trọng trong giảng dạy hóa học ở trường trung học phổ

thông. Phương pháp giáo dục ở ta hiện nay còn nhiều gò bó và hạn chế tầm

suy nghĩ, sáng tạo của học sinh. Bản thân các em học sinh khi đối mặt với một

bài toán cũng thường có tâm lí tự hài lòng sau khi đã giải quyết nó bằng một

cách nào đó, mà chưa nghĩ đến chuyện tối ưu hóa bài toán, giải quyết nó bằng

cách nhanh nhất. Do đó để giải quyết bài toán hóa bằng nhiều cách khác nhau

là một cách rất hay để phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng hóa học của mỗi

Page 9: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

2

người, giúp học sinh có khả năng nhìn nhận vấn đề theo nhiều hướng khác

nhau, phát triển tư duy logic, sử dụng thành thạo và vận dụng tối đa các kiến

thức đã học. Đối với giáo viên suy nghĩ về bài toán và giải quyết nó bằng

nhiều cách còn là một hướng đi có hiệu quả để tổng quát hóa và liên hệ với

những bài toán cùng dạng, điều này góp phần hỗ trợ, phát triển các bài tập

hay và mới cho học sinh.

Trên quan điểm đó cùng với sự mong muốn lựa chọn, sử dụng được hệ

thống câu trắc nghiệm khách quan có chất lượng tốt, góp phần nâng cao chất

lượng dạy học hóa học phổ thông, phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy

và học, tôi đã chọn đề tài “Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm hóa hữu cơ nhằm

nâng cao kĩ năng giải toán hóa trung học phổ thông”

2. Lịch sử nghiên cứu

Để phần nào đáp ứng nhu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy

và học tập môn hóa học phổ thông theo hướng khai thác năng lực, đổi mới

tuyển sinh đã có một số sách tham khảo được xuất bản[1,2,3]

.

Với mong muốn đóng góp thêm vào sự đổi mới trong giảng dạy và học

tập nên trong luận văn này tôi sẽ tuyển chọn và hướng dẫn sử dụng câu hỏi

trắc nghiệm hóa hữu cơ nhằm khai thác kĩ năng giải toán hóa cho học sinh

trung học phổ thông.

3. Mục đích nghiên cứu của luận văn

- Thông qua hệ thống câu trắc nghiệm khách quan phần hóa hữu cơ nhằm

nâng cao kĩ năng giải toán hóa trung học phổ thông

- Đề ra các biện pháp lựa chọn các câu trắc nghiệm khách quan.

4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phần hóa học hữu cơ chương trình trung

học phổ thông rèn kĩ năng giải toán hóa học.

4.2. Khách thể nghiên cứu

Page 10: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

3

Quá trình dạy học Hóa học

5. Mẫu khảo sát

Học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ và trường THPT Dương

Xá.

6. Câu hỏi nghiên cứu

Làm thế nào để rèn kĩ năng giải toán hóa học cho học sinh trung học phổ thông?

7. Giả thuyết nghiên cứu

- Nếu xây dựng được hệ thống bài tập trắc nghiệm rèn kĩ năng giải toán hóa

học tốt và sử dụng tích cực, có hiệu quả trong các giờ dạy và học hóa học

thì dạy hóa học sẽ đạt kết quả cao hơn.

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

8.1. Nghiên cứu lí luận

Nghiên cứu các tài liệu liên quan về lí luận dạy học, tâm lí học, giáo dục học

và các tài liệu khoa học cơ bản liên quan đến đề tài. Đặc biệt nghiên cứu kĩ về

những cơ sơ lí luận của TNKQ và các phương pháp giải nhanh một số bài

toán hóa học hữu cơ trong chương trình THPT.

8.2. Điều tra cơ bản và trao đổi kinh nghiệm

+ Điều tra tổng hợp ý kiến các nhà nghiên cứu giáo dục, các giáo viên dạy

hóa ở trường THPT về nội dung, kiến thức và kĩ năng sử dụng các bài tóan

hóa học hứu cơ ở dạng câu TNKQ nhiều lựa chọn.

+ Thăm dò ý kiến của học sinh sau khi được kiểm tra bằng các bài toán

đó theo phương pháp TNKQ.

8.3. Thực nghiệm sƣ phạm và xử lí kết quả

+ Đánh giá chất lượng và hiệu quả của câu trắc nghiệm khách

quan phần hóa học hữu cơ có nâng cao kĩ năng giải toán hóa đã lựa chọn.

+ Xử lí số liệu bằng phương pháp thống kê toán học.

9. Đóng góp của đề tài

Page 11: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

4

- Về mặt lí luận: Góp phần làm sáng tỏ tác dụng của câu hỏi trắc nghiệm

khách quan trong việc nâng cao kĩ năng giải toán hóa cho học sinh trung

học phổ thông.

- Về mặt thực tiễn: Hướng dẫn sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách

quan nhiều lựa chọn nhằm góp phần nâng cao kĩ năng giải toán hóa cho

học sinh trung học phổ thông.

10. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phần

phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.

Chương 2: Lựa chọn, sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm

rèn kĩ năng giải toán hóa trung học phổ thông.

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

Page 12: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

5

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lí luận về trắc nghiệm

1.1.1. Khái niệm về trắc nghiệm

TNKQ đã có lịch sử phát triển gần một thế kỉ ở các nước phát triển trên

thế giới. Hiện nay TNKQ đã được đưa vào sử dụng trong kì thi tuyển sinh đại

học ở nước ta ở một số bộ môn : Vật lý; Hóa học; Sinh học và Ngoại ngữ.

Vậy TN là gì ? Theo nghĩa chữ Hán “trắc” là đo, “nghiệm” là suy xét,

xác nhận.

Theo GS. Dương Thiệu Tống : "Một dụng cụ hay phương thức hệ

thống nhằm đo lường một mẫu các động thái để trả lời câu hỏi : thành tích của

các cá nhân như thế nào khi so sánh với những người khác hay so sánh với

một lĩnh vực các nhiệm vụ dự kiến".

Theo GS. Trần Bá Hoành: "Test có thể tạm dịch là phương pháp TN, là

hình thức đặc biệt để thăm dò một số đặc điểm về năng lực, trí tuệ của HS

(thông minh, trí nhớ, tưởng tượng, chú ý) hoặc để kiểm tra một số kiến thức,

kĩ năng, kĩ xảo của HS thuộc một chương trình nhất định.

Tới nay, người ta hiểu TN là một bài tập nhỏ hoặc câu hỏi có kèm theo

câu trả lời sẵn yêu cầu HS suy nghĩ rồi dùng một kí hiệu đơn giản đã qui ước

để trả lời. TNKQ là phương pháp KT - ĐG kết quả học tập của HS bằng hệ

thống câu TNKQ. TN được gọi là khách quan vì cách cho điểm là khách quan

chứ không chủ quan như bài TNTL. Có thể coi kết quả chấm điểm là như

nhau không phụ thuộc vào người chấm bài trắc nghiệm đó.

1.1.2. Chức năng của trắc nghiệm

Nhiều tác giả đề cập tới chức năng của TNKQ, chúng tôi chỉ tập trung

tới chức năng của TNKQ đối với dạy học.

Với người dạy, sử dụng TNKQ nhằm cung cấp thông tin ngược chiều

để điều chỉnh phương pháp nội dung cho phù hợp, nắm bắt được trình độ

người học và quyết định nên bắt đầu từ đâu, tìm ra khó khăn để giúp đỡ người

Page 13: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

6

học, tổng kết để thấy đạt mục tiêu chưa, có nên cải tiến phương pháp hay

không và cải tiến theo hướng nào, TNKQ nâng cao được hiệu quả giảng dạy.

Với người học, sử dụng TNKQ có thể tăng cường tinh thần trách nhiệm

trong học tập, học tập trở nên nghiêm túc. Sử dụng TNKQ giúp người học tự

kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng, phát hiện năng lực tiềm ẩn của mình

(bằng hệ thống TNKQ trên máy tính, nhiều chương trình tự kiểm tra và động

viên khuyến khích người sử dụng tự phát hiện khả năng của họ về một lĩnh

vực nào đó). Sử dụng TNKQ giúp cho quá trình tự học có hiệu quả hơn. Mặt

khác, sử dụng TNKQ giúp người học phát hiện năng lực tư duy sáng tạo, linh

hoạt vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống nảy sinh trong

thực tiễn.

1.1.3. Phân loại câu hỏi trắc nghiệm

Trắc nghiệm được phân loại theo sơ đồ sau :

1.1.3.1. Trắc nghiệm tự luận

* Khái niệm

CÁC KIỂU TRẮC

NGHIỆM

KHÁCH QUAN TỰ LUẬN

Câu

điền

khuyết

Câu

đúng

sai

Câu

ghép

đôi

Câu

nhiều

lựa

chọn

Trả

lời

một

câu

Tự

trả

lời

Bài

toán

Page 14: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

7

TNTL là phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sử dụng công

cụ đo lường là câu hỏi, học sinh trả lời dưới dạng bài viết bằng ngôn ngữ

chuyên môn của chính mình trong một khoảng thời gian đã định trước.

TNTL cho phép học sinh sự tự do tương đối nào đó để viết ra câu trả lời

tương ứng với mỗi câu hỏi hay một phần của câu hỏi trong bài kiểm tra nhưng

đồng thời đòi hỏi học sinh phải nhớ lại kiến thức, phải biết sắp xếp và diễn đạt

ý kiến của mình một cách chính xác và rõ ràng.

Bài TNTL trong một chừng mực nào đó được chấm điểm một cách chủ

quan và điểm cho bởi những người chấm khác nhau có thể không thống nhất.

Một bài tự luận thường ít câu hỏi vì phải mất nhiều thời gian để viết câu trả

lời < 11 >, < 16 >.

* Ưu nhược điểm của trắc nghiệm tự luận.

- Ưu điểm:

+ Câu hỏi TNTL đòi hỏi học sinh phải tự trả lời và diễn đạt bằng ngôn

ngữ của chính mình, nên nó có thể đo được nhiều mức độ tư duy, đặc biệt là

có khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh. Nó không những kiểm tra được độ

chính xác của kiến thức mà học sinh nắm được, mà còn kiểm tra được kĩ

năng, kĩ xảo giải bài tập định tính cũng như định lượng của học sinh.

+ Có thể kiểm tra đánh giá các mục tiêu liên quan đến thái độ, sự hiểu

biết những ý niệm, sở thích và tài diễn đạt các tư tưởng. Hình thành cho học

sinh thói quen sắp đặt ý tưởng, suy diễn, khái quát hóa, phân tích, tổng hợp....

phát huy tính độc lập tư duy sáng tạo.

+ Việc chuẩn bị câu hỏi dễ ít tốn thời gian so với câu hỏi TNKQ.

- Nhược điểm :

+ TNTL số lượng câu hỏi ít từ 1 đến 10 câu tùy thuộc vào thời gian.

Dạng câu hỏi thiếu tính chất tiêu biểu, giá trị nội dung không cao, việc chấm

điểm gặp khó khăn, tính khách quan không cao nên độ tin cậy thấp.

+ Cũng do phụ thuộc vào tính chủ quan của người chấm nên nhiều

khi cùng một bài kiểm tra, cũng một người chấm nhưng ở hai thời điểm khác

Page 15: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

8

nhau hoặc cùng một bài kiểm tra nhưng do hai người khác nhau chấm thì kết

quả chấm cũng có sự khác nhau do đó phương pháp này có độ giá trị thấp.

+ Vì số lượng câu hỏi ít nên không thể kiểm tra hết nội dung trong

chương trình học, các mục tiêu làm cho học sinh có chiều hướng học lệch,

học tủ và có tư tưởng quay cóp trong lúc kiểm tra < 7 >, < 10 >, < 13 >.

1.1.3.2. Trắc nghiệm khách quan.

* Khái niệm :

TNKQ là phương pháp KT-ĐG kết quả học tập của học sinh bằng hệ

thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Trắc nghiệm được gọi là khách quan

vì cách cho điểm là khách quan chứ không chủ quan như TNTL. Có thể coi

kết quả chấm điểm là như nhau không phụ thuộc vào người chấm bài trắc

nghiệm đó < 19 >.

* Ưu, nhược điểm của TNKQ.

- Ưu điểm:

+ Trong một thời gian ngắn kiểm tra được nhiều kiến thức cụ thể, đi vào

những khía cạnh khác nhau của kiến thức.

+ Nội dung kiến thức kiểm tra rộng có tác dụng chống lại khuynh hướng học

tủ, học lệch.

+ Số lượng câu hỏi nhiều, đủ cơ sở tin cậy, đủ cơ sở đánh giá chính xác trình

độ học của học sinh thông qua kiểm tra.

+ Tuy việc biên soạn câu hỏi tốn thời gian, song việc chấm bài nhanh chóng,

chính xác. Ngoài ra có thể sử dụng các phương tiện kĩ thuật để chấm bài một

cách rất nhanh chóng và chính xác.

+ Gây hứng thú và tích cực học tập cho học sinh.

+ Giúp học sinh phát triển kĩ năng nhận biệt, hiểu, ứng dụng và phân tích.

+ Với phạm vi bao quát rộng của bài kiểm tra, học sinh không thể chuẩn bị

tài liệu để quay cóp. Việc áp dụng công nghệ mới vào việc ssoạn thảo các đề

thi cũng hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng nhìn bài hay trao đổi bài.

-Nhược điểm:

Page 16: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

9

+ Phương pháp TNKQ hạn chế việc đánh giá năng lực diễn đạt viết hoặc nói,

năng lực sáng tạo, khả năng lập luận, không luyện tập cho học sinh cách hành

văn, cách trình bày, không đánh giá được tư tưởng, nhiệt tình thái độ của học

sinh.

+Có yếu tố ngẫu nhiên, may rủi.

+ Việc soạn câu hỏi đòi hỏi nhiều thời gian và công sức

+ Tốn kém trong việc soạn thảo, in ấn đề kiểm tra và học sinh cũng mất nhiều

thời gian để đọc câu hỏi.

- Các lọai câu hỏi TNKQ và ưu nhược điểm của chúng.

* Loại đúng - sai hoặc có - không.

Lọai này được trình bày dưới dạng một câu phát biểu và thí sinh phải trả

lời bằng cách lựa chọn đúng ( Đ ) hoặc sai ( S ). Hoặc chúng có thể là những

câu hỏi trực tiếp để được trả lời là có hay không. Loại câu này rất thông dụng

vì loại câu này thích hợp với các kiến thức sự kiện, có thể kiểm tra kiến thức

trong một thời gian ngắn. Giáo viên có thể soạn đề thi trong một thời gian

ngắn. Khuyết điểm của loại này là khó có thể xác định điểm yếu của học sinh

do yếu tố đoán mò xác suất 50%, có độ tin cậy thấp, đề ra thường có khuynh

hướng trích nguyên văn giáo khoa nên khuyến khích thói quen học thuộc lòng

hơn là tìm tòi suy nghĩ.

*Loại trắc nghiệm ghép đôi:

Là những câu hỏi có hai dãy thông tin, một bên là các câu hỏi và bên kia là

câu trả lời.

Số câu ghép đôi càng nhiều thì xác suất may rủi càng thấp, do đó càng tăng

phần ghép so với phần được ghép thì chất lượng trắc nghiệm càng được nâng

cao. Loại này thích hợp với câu hỏi sự kiện khả năng nhận biết kiến thức hay

những mối tương quan không thích hợp cho việc áp dụng các kiến thức mang

tính nguyên lý, quy luật và mức đo các khả năng trí thức nâng cao.

*Loại trắc nghiệm điền khuyết:

Page 17: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

10

Có hai dạng. Chúng có thể là những câu hỏi với giải đáp ngắn hay là những

câu phát biểu với một hay nhiều chỗ để trống thí sinh phải điền vào một từ

hay một nhóm từ cần thiết. Lợi thế của nó là làm mất khả năng đoán mò của

học sinh. Họ có cơ hội trình bình những câu trả lời khác thường phát huy óc

sáng tạo, giáo viên dễ soạn câu hỏi thích hợp với các môn tự nhiên, có thể

đánh giá mức hiểu biết về nguyên lý, giải thích các sự kiện, diễn đạt ý kiến và

thái độ của mình đối với vấn đề đặt ra. Tuy nhiên khuyết điểm chính của loại

trắc nghiệm này là việc chấm bài mất nhiều thời gian và giáo viên thườnfg

không đánh giá cao các câu trả lời sáng tạo tuy khác đáp án mà vẫn có lý.

*Lọai trắc nghiệm nhiều lựa chọn:

Đây là loại câu trắc nghiệm có ưu điểm hơn cả và được dùng thông dụng

nhất.

Trắc nghiệm nhiều lựa chọn là dạng câu hỏi có nhiều phương án thí sinh

chỉ việc chọn một trong các phương án đó. Số phương án càng nhiều thì khả

năng may rủi càng ít. Hiện nay thường dùng 4 đến 5 phương án. Câu hỏi dạng

này thường có hai phần: Phần gốc còn gọi là phần dẫn và phần lựa chọn. Phần

gốc là câu hỏi hay câu bỏ lửng (chưa hoàn tất) phải đặt ra một vấn đề hay đưa

ra một ý tưởng rõ ràng giúp cho thí sinh hiểu rỏ câu hỏi trắc nghiệm để chọn

câu trả lời thích hợp. Phần lựa chọn gồm nhiều cách giải đáp trong đó có một

phương án còn lại là “mồi nhữ “ hay câu nhiễu.

Ưu điểm của loại câu hỏi nhiều lựa chọn:

- Giáo viên có thể dùng loại câu hỏi này để kiểm tra đánh giá những mục tiêu

giảng dạy, học tập khác nhau chẳng hạn như:

+ Xác định mối tương quan nhân quả.

+ Nhận biết các điều sai lầm.

+ Ghép các kết quả hay các điều quan sát được với nhau.

+ Định nghĩa các thành ngữ.

+ Tìm nguyên nhân của một số sự kiện.

Page 18: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

11

+ Nhận biết điểm tương đồng hay khác biệt giữa hai hay nhiều vật.

+ Xác định nguyên lý hay ý niệm tổng quát từ các sự kiện.

+ Xác định thứ tự hay cách sắp đặt giữa nhiều vật.

+ Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm.

Độ tin cậy cao hơn, yếu tố đoán mò hay may rủi giảm đi nhiều so với các loại

TNKQ khác khi số phương án chọn lựa tăng lên.

HS buộc phải xét đoán, phân biệt kĩ càng trước khi trả lời câu hỏi.

Tính giá trị tốt hơn, với bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn người

ta có thể đo được các khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, định luật, tổng

quát hóa rất hữu hiệu.

Có thể phân tích tính chất mỗi câu hỏi. Dùng phương pháp phân tích tính chất

câu hỏi, chúng ta có thể xác định câu nào quá dễ, câu nào quá khó, câu nào

không có giá trị đối với mục tiêu cần trắc nghiệm, có thể xem xét câu nào

không có lợi hoặc làm giảmgiá trị câu hỏi.

Thật sự khách quan khi chấm bài, điểm số của bài trắc nghiệm khách quan

không phụ thuộc vào chữ viết, khả năng diễn đạt hoặc trình độ người chấm

bài…

Nhược điểm:

Loại câu này khó soạn vì phải tìm câu trả lời đúng nhất, còn những câu còn

lại gọi là câu nhiễu thì cũng có vẻ hợp lý. Ngoài ra phải soạn câu hỏi như thế

nào để đo được các mức trí năng cao hơn mức biết, nhớ, hiểu.

Có thể học sinh có óc sáng tạo, tư duy tốt có thể tìm ra câu trả lời hay hơn đáp

án thì sẽ làm cho học sinh đó cảm thấy không thoả mãn, không phục.

Các câu hỏi nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi

và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng

loại câu trả lời TNTL soạn kỹ.

Ngoài ra tốm kém giấy mực để in đề loại câu hỏi này so với loại câu hỏi khác

là cũng cần nhiều thời gian để học sinh đọc nội dung câu hỏi < 7 >, < 19 >.

Page 19: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

12

* Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn có thể dùng thẩm định trí năng mức

biết, hiểu, khả năng vận dụng, phân tích, tổng hợp hay cả khả năng phán đoán

cao hơn.Vì vậy khi viết câu hỏi này giáo viên cần lưu ý:

- Câu dẫn phải có nội dung ngắn gọn, rõ ràng, lời văn sáng sủa, phải diễn đạt

rõ ràng một vấn đề. Tránh dùng các từ phủ định, nếu không tránh được thì cần

phải nhấn mạnh để học sinh không phải nhầm. Câu dẫn phải là câu có đầy đủ

ý để học sinh hiểu đươc mình đang được hỏi vấn đề gì.

- Câu chọn cũng phải rõ ràng dễ hiểu, phải có cùng loại quan hệ với câu dẫn

và chúng phải phù hợp về mặt ngữ pháp với câu dẫn.

- Nên có 4 đến 5 phương án để chọn cho mỗi câu hỏi. Nếu số phương án trả

lời ít hơn thì yếu tố đoán mò may rủi sẽ tăng lên. Nhưng nếu có quá nhiều

phương án để chọn thì khó khi soạn và học sinh thì mất nhiều thời gian để đọc

câu hỏi, các câu nhiễu phải có vẻ hợp lý và có sức hấp dẫn như nhau để học

sinh kém chọn. Trong một bài TNKQ cần lưu ý sắp xếp mỗi phương án đúng

trong các câu nhiều lựa chọn 5 phương án của bài trắc nghiệm nên xấp xỉ

bằng 20%, trường hợp thí sinh chỉ chọn một phương án cố định thì khi tính

điểm hiệu chỉnh thì sẽ có điểm theo công thức:

Điểm số = -

- Phải chắc chắn chỉ có một phương án trả lời đúng, còn các phương án còn

lại thật sự nhiễu. Không được đưa vào hai câu chọn cùng một ý nghĩa, mỗi

câu kiểm tra chỉ nên viết về một nội dung kiến thức nào đó.

Thời gian để trả lời một câu hỏi ít từ 1 3 phút, do đó các môn khoa học tự

nhiên, đặc biệt là hóa học khi xây dựng các bài toán TNKQ nhiều lựa chọn

nên xây dựng và biên soạn các bài toán có thể giải nhanh giúp học sinh phát

triển tư duy, óc sáng tạo, khả năng phán đóan một cách logic và khoa học.

a) Câu trắc nghiệm "đúng- sai”

Số câu trả lời sai

Số phương án -1

Số câu trả lời đúng

Page 20: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

13

Câu này được trình bày dưới dạng câu phát biểu và HS trả lời bằng

cách lựa chọn một trong hai phương án đúng hoặc sai.

b) Câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn

Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn (hay câu hỏi nhiều lựa

chọn) là loại câu được dùng nhiều nhất và có hiệu quả nhất. Một câu hỏi

nhiều câu trả lời (câu dẫn) đòi hỏi HS tìm ra câu trả lời đúng nhất trong nhiều

khả năng trả lời có sẵn, các khả năng, các phương án trả lời khác nhau nhưng

đều có vẻ hợp lý (hay còn gọi là các câu nhiễu).

c) Câu trắc nghiệm ghép đôi

Đây là loại hình đặc biệt của loại câu câu hỏi nhiều lựa chọn, trong đó

HS tìm cách ghép những câu trả lời ở cột này với các câu hỏi ở cột khác sao

cho phù hợp.

d) Câu trắc nghiệm điền khuyết

Đây là câu hỏi TNKQ mà HS phải điền từ hoặc cụm từ thích hợp với

các chỗ để trống.

Có 2 cách xây dựng dạng này:

- Cho trước từ hoặc cụm từ để HS chọn.

- Không cho trước để HS phải tự tìm. Lưu ý phải soạn thảo dạng câu

này như thế nào đó để các phương án điền là duy nhất.

e) Câu hỏi bằng hình vẽ

Trên hình vẽ sẽ cố ý để thiếu hoặc chú thích sai yêu cầu HS chọn một

phương án đúng hay đúng nhất trong số các phương án đã đề ra, bổ sung hoặc

sửa chữa sao cho hoàn chỉnh, loại câu hỏi này được sử dụng khi kiểm tra kiến

thức thực hành hoặc quan sát thí nghiệm của HS.

1.1.4. Đánh giá chất lượng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Để đánh giá chất lượng của câu TNKQ hoặc của đề thi TNKQ, người ta

thường dùng một số đại lượng đặc trưng.

1.1.4.1. Độ khó (hoặc độ dễ)

Page 21: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

14

Khi nói đến độ khó, ta phải xem xét câu TNKQ là khó đối với đối

tượng nào. Nhờ việc thử nghiệm trên các đối tượng HS phù hợp, người ta có

thể xác định độ khó như sau:

Chia loại HS làm 3 nhóm:

- Nhóm giỏi: gồm 27% số HS có điểm cao nhất của kỳ kiểm tra.

- Nhóm kém: Gồm 27% số HS có điểm thấp của kỳ kiểm tra.

- Nhóm trung bình: Gồm 46% số HS còn lại, không phụ thuộc hai nhóm trên.

Khi đó hệ số về độ khó của câu hỏi (K ) được tính như sau :

K = NG + NK

2n . 100%

NG : Số HS thuộc nhóm giải trả lời đúng câu hỏi.

NK : Số HS thuộc nhóm kém trả lời đúng câu hỏi.

n: Tổng số HS nhóm giỏi (hoặc nhóm kém).

Thang phân loại độ khó được qui ước như sau:

- Câu dễ: 80 đến 100% HS trả lời đúng.

- Câu trung bình: 60 đến 79% HS trả lời đúng.

- Câu tương đối khó: 40-59% HS trả lời đúng.

- Câu khó: 20-39% HS trả lời đúng.

- Câu rất khó: dưới 20% HS trả lời đúng.

Trong kiểm tra đánh giá nếu câu TN có độ khó

Nếu: K từ 25% - 75% : dùng bình thường.

K từ 10%-25% và 75%-90%: cẩn trọng khi dùng.

K < 10% và K > 90% không dùng.

1.1.4.2. Độ phân biệt

Khi ra một câu hoặc một bài TN cho một nhóm HS nào đó. người ta

muốn phân biệt trong nhóm ấy những người có năng lực khác nhau như: giỏi,

khá, trung bình, kém… Câu TNKQ thực hiện khả năng đó, gọi là có độ phân

biệt, Muốn cho câu hỏi có độ phân biệt thì phản ứng của nhóm HS giỏi và

Page 22: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

15

nhóm HS kém đối với câu hỏi đó hiển nhiên phải khác nhau. Thực hiện phép

tính thống kê, người ta tính được độ tin phân biệt P theo công thức:

P = NG - NK

n

Thang phân loại độ phân biệt được quy ước như sau:

- Tỉ lệ HS nhóm giỏi và nhóm kém là đúng như nhau thì độ phân biệt bằng 0.

- Tỉ lệ HS nhóm giỏi làm đúng nhiều hơn nhóm kém thì độ phân biệt là dương

(độ phân biệt dương nằm trong khoảng từ 0-1).

- Tỉ lệ thí sinh nhóm giỏi làm đúng ít hơn nhóm kém thì độ phân biệt là âm.

Cụ thể như sau :

0 < P < 0,2: Độ phân biệt rất thấp giữa HS giỏi và HS kém.

0,2 < P < 0,4: Độ phân biệt thấp giữa HS giỏi và HS kém.

0,4 < P < 0,6: Độ phân biệt trung bình giữa HS giỏi và HS kém.

0,6 < P < 0,8: Độ phân biệt cao giữa HS giỏi và HS kém.

0,8 < P < 1: Độ phân biệt rất cao giữa HS giỏi và HS kém.

Những câu có P > 0,32: Dùng được

P từ 0,22 - 0,31: nên thận trọng khi dùng.

P< 0,22: không dùng được.

1.1.4.3. Độ tin cậy

TN là một phép đo lường để biết được năng lực của đối tượng được đo.

Tính chính xác của phép đo lường này rất quan trọng. Độ tin cậy của bài TN chính

là đại lượng biểu thị mức độ chính xác của phép đo nhờ bài TN. Toán học thống

kê cho nhiều phương pháp để tính độ tin cậy của một bài TN : hoặc dựa vào sự ổn

định của kết quả TN giữa hai lần đo cùng một nhóm đối tượng hoặc dựa vào sự

tương quan giữa kết quả của các bộ phận tương đương nhau trong một bài TN.

1.1.4.4. Độ giá trị

Yêu cầu quan trọng nhất của bài TN với tư cách là một phép đo lường

trong giáo dục là nó đo được cái cần đo. Phép đo bởi bài TN đạt được mục

tiêu đó là phép đo có giá trị.

Page 23: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

16

Độ giá trị của bài TN là đại lượng biểu thị mức độ đạt được mục tiêu đề

ra cho phép đo nhờ bài TN.

Để bài TN có độ giá trị cao, cần xác định tỉ mỉ mục tiêu cần đưa ra qua

bài TN và phải bám sát mục tiêu đó trong qúa trình xây dựng các bài toán TN,

ngân hàng câu hỏi TN cũng tổ chức kỳ thi. Nếu thực hiện không đúng qui trình

trên thì có khả năng kết quả của phép đo sẽ phản ánh một cái gì khác chứ

không phải cái mà chúng ta muốn đo nhờ bài TN. Một trong những phương

pháp xác định độ giá trị của kỳ thi là tính xem kết quả của kỳ thi đó trên một

nhóm HS có tương quan chặt chẽ tới kết quả học tập ở bậc cao hơn của nhóm

HS đó hay không.

1.1.5. Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

a) Giai đoạn chuẩn bị:

Xác định mục tiêu:

Xác định mục tiêu muốn kiểm tra - đánh giá cho rõ ràng. Cần phân chia

nội dung chương trình thành các nội dung cụ thể và xác định tầm quan trọng

của từng nội dung đó để phân bố trọng số. Các mục tiêu phải được phát biểu

dưới dạng những điều có thể quan sát được, đo được để đặt ra các yêu cầu về

mức độ đạt được của kiến thức, kĩ năng.

Lập bảng đặc trưng:

Sau khi phân chia nội dung chương trình thành nội dung dạy học cụ thể,

người ta tiến hành lập bảng đặc trưng bằng cách dùng ma trận hai chiều để phân

bố câu hỏi theo trọng số nội dung và mục tiêu cần kiểm tra. Phân loại từng loại

câu hỏi trắc nghiệm theo hai chiều cơ bản: Một chiều là chiều các nội dung quy

định trong chương trình và chiều kia là chiều các mục tiêu dạy học hay các yêu

cầu kiến thức, kĩ năng, năng lực của học sinh... cần đạt được sau khi phải kiểm

tra lại các nội dung hay các mục tiêu của câu hỏi. Số lượng câu hỏi tuỳ thuộc vào

mức độ quan trọng của mỗi loại mục tiêu và mỗi loại nội dung.

Page 24: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

17

Tuỳ theo nội dung dạy học và mục tiêu dạy học mà chúng ta chọn

loại câu hỏi như câu hỏi có nội dung định tính, định lượng, câu hỏi có nội

dung hiểu, biết, vận dụng...

Cần chọn ra những câu hỏi có mức độ khó, phù hợp với yêu cầu đánh

giá và mức độ nhận thức của học sinh.

Ngoài ra, giáo viên phải chuẩn bị đủ tư liệu nghiên cứu, tài liệu tham

khảo để có kiến thức chuyên môn vững chắc, nắm vững nội dung chương

trình, nắm vững kỹ thuật biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

b) Giai đoạn thực hiện

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các bước ở giai đoạn chuẩn bị mới bắt đầu

chuẩn bị câu hỏi. Muốn có bài tập trắc nghiệm khách quan hay, nên theo các

quy tắc tổng quát sau:

- Bản sơ thảo câu hỏi nên được soạn trước một thời gian trước khi kiểm tra.

- Số câu hỏi ở bản sơ thảo đầu tiên có nhiều câu hỏi hơn số câu hỏi cần

dùng trong bài kiểm tra.

- Mỗi câu hỏi nên liên quan đến mục tiêu nhất định. Có như vậy, câu

hỏi mới có thể biểu diễn mục tiêu dưới dạng đo được hay quan sát được.

- Mỗi câu hỏi phải được diễn đạt rõ ràng, không nên dùng các cụm từ

có ý nghĩa mơ hồ như: “thường thường”, “đôi khi”, “có lẽ”, “có thể”... Vì như

vậy học sinh thường đoán mò câu trả lời từ cách diễn đạt câu hỏi hơn là vận

dụng sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

- Mỗi câu hỏi phải mang đầy đủ ý nghĩa chứ không tuỳ thuộc vào phần

trả lời chọn lựa để hoàn tất ý nghĩa.

- Các câu hỏi nên đặt dưới thể xác định hơn là thể phủ định.

- Tránh dùng nguyên văn những câu trích từ sách hay bài giảng.

- Tránh dùng những câu có tính chất “đánh lừa” học sinh.

- Tránh để học sinh đoán được câu trả lời dựa vào dự kiện cho ở những

câu hỏi khác nhau.

Page 25: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

18

- Các câu hỏi nên có độ khó vừa phải khoảng từ 40 % ữ 60 % số học

sinh tham gia làm bài kiểm tra trả lời được.

- Nên sắp đặt các câu hỏi theo thứ tự mức độ khó dần và câu hỏi cùng

loại được xếp vào một chỗ.

- Các chỗ trống để điền câu trả lời nên có chiều dài bằng nhau.

- Phải soạn thảo kỹ đáp án trước khi cho học sinh làm bài kiểm tra và

cần báo trước cho học sinh cách cho điểm mỗi câu hỏi.

- Trước khi loại bỏ câu hỏi bằng phương pháp phân tích thống kê, phải

kiểm tra lại câu hỏi cẩn thận, tham khảo ý kiến đồng nghiệp, chuyên gia vì đôi

khi câu hỏi đó cần kiểm tra - đánh giá một mục tiêu quan trọng nào đó mà chỉ

số thống kê không thật sự buộc phải tuân thủ để loại câu hỏi đó.

1.2. Cơ sở lí luận về kỹ năng giải toán hóa học trung học phổ thông

1.2.1. Khái niệm kỹ năng

Kĩ năng là một vấn đề phức tạp. Vì vậy cho đến nay trong tâm lý học

và lý luận dạy học, các tác giả nghiên cứu trong và ngoài nước đều đã đưa ra

các quan điểm khác nhau về kỹ năng. Tổng kết lại có thể thấy có hai quan

điểm về kỹ năng như sau:

Quan điểm thứ nhất: Xem xét kỹ năng nghiêng về mặt kỹ thuật của

thao tác hay hành động hoạt động. Đại diện cho quan điểm này có các tác giả:

V.A.Kruchetxki, V.X.Cudin, A.G.Côvaliôp, Trần Trọng Thủy, Hà Nhật

Thăng,..

Quan điểm thứ hai: xem xét kỹ năng nghiêng về mặt năng lực của chủ

thể hoạt động. Theo quan điểm này, kỹ năng vừa có tính ổn định, vừa có tính

mềm dẻo, tính linh hoạt, tính sáng tạo và tính mục đích. Đại diện cho quan

điểm này có các tác giả: Ngô Công Hoan, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thị

Ánh Tuyết, K.K.Platônôp, G.G.Golubev, Paul Hersey, Ken Blanc Hard,

P.A.Ruđich,...

Hai quan điểm trên về hình thức diễn đạt tuy có vẻ khác nhau nhưng

thực chất chúng không mâu thuẫn hay loại trừ lẫn nhau. Sự khác nhau là ở

Page 26: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

19

chỗ mở rộng hay thu hẹp phạm vi triển khai của một kỹ năng hành động trong

các tình huống khác nhau. Dù theo quan điểm nào thì khi nói đến kỹ năng,

hầu hết các tác giả đều khẳng định như sau:

Mọi kỹ năng đều dựa trên cơ sở của tri thức: muốn thao tác trước hết

phải có hiểu biết về nó. Khi nói tới kỹ năng của con người là nói tới hành

động có mục đích, tức là khi hành động, thao tác của con người luôn hình

dung kết quả đạt tới. Con người để có được kỹ năng thì cần phải biết cách

thực hiện hành động trong những điều kiện cụ thể và hành động theo qui trình

với sự tập luyện nhất định. Kỹ năng liên quan mật thiết đến năng lực của con

người, nó được xem là biểu hiện cụ thể của năng lực.

Như vậy, có thể hiểu: kỹ năng là khả năng của con người thực hiện một

cách có hiệu quả một hành động, công việc nào đó để đạt được mục đích đã

xác định trên cơ sở nắm vững phương thức thực hiện và vận dụng những tri

thức, kinh nghiệm đã có phù hợp với những điều kiện nhất định, kỹ năng

được hình thành trong suốt cuộc đời.

1.2.2. Bài tập hóa học

Trong thực tiễn dạy học cũng như các tài liệu về lí luận dạy học, các

thuật ngữ “ bài tập”, “bài tập hóa học” được sử dụng cùng các thuật ngữ “bài

toán”, “bài toán hóa học”. Theo từ điển tiếng Việt thì “bài tập” là bài ra cho

học sinh làm để vận dụng những điều đã học, “bài toán” là vấn đề cần giải

quyết bằng phương pháp khoa học. Trong một số tài liệu lí luận dạy học

[1,2,3,4,5] thường dùng thuật ngữ “ bài toán hóa học” để chỉ những bài tập định

lượng mà học sinh khi thực hiện phải sử dụng những phép toán nhất định.

Như vậy bài tập hóa học không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức, con

đường giành lấy kiến thức mà còn mang lại niềm vui của quá trình khám phá.

tim tòi, phát hiện của việc tìm ra đáp số. Đặc biệt bài tập hóa học còn rèn

luyện được kỹ năng giải toán hóa.

1.2.3. Tác dụng của bài tập hóa học

Bài tập hóa học có những tác dụng sau:

Page 27: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

20

- Giúp cho học sinh hiểu được một cách chính xác các khái niệm hóa

học, nắm được bản chất của từng khái niệm đã học.

- Có điều kiện để rèn luyện, củng cố và khắc sâu các kiến thức hóa học

cơ bản, hiểu được mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức cơ bản.

- Góp phần hình thành được những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết về bộ

môn hóa học ở học sinh, giúp họ sử dụng ngôn ngữ hóa học đúng, chuẩn xác.

- Có khả năng để gắn kết các nội dung học tập ở trường với thực tiễn đa

dạng phong phú của đời sống xã hội hoặc trong sản xuất hóa học.

- Phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện trí thông minh cho học sinh

thông qua việc học sinh tự chọn một cách giải độc đáo, hiệu quả với những

bài tập có nhiều cách giải

- Giúp học sinh năng động, sáng tạo trong học tập, phát huy khả năng

suy luận, tích cực của học sinh và hình thành phương pháp tự học hợp lí.

- Là phương tiện để kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh

một cách chính xác

- Giáo dục đạo đức, tác phong như rèn luyện tính kiên nhẫn, sáng tao,

chính xác và phong cách làm việc khoa học. Giáo dục sự yêu thích bộ môn

1.2.4. Kĩ năng giải toán hóa học

* Khái niệm: là khả năng sử dụng có mục đích, sáng tạo, những kiến thức

hóa học đã học để giải các bài toán hóa học ( bài toán lí thuyết và bài toán thực

nghiệm).

Một học sinh có kĩ năng giải bài toán hóa học, tức là biết phân tích đầu

bài, từ đó xác định được hướng giải đúng, trình bày lời giải một cách logic,

chính xác trong một thời gian nhất định. Có thể chia hai mức kĩ năng giải bài

toán hóa học.

Kĩ năng giải bài toán hóa học cơ bản và kĩ năng giải bài toán hóa học

phức hợp. Trong mỗi mức lại có 3 trình độ khác nhau:

Biết làm: nắm được qui trình giải một loại bài toán cơ bản nào đó tương

tự như bài mẫu nhưng chưa nhanh.

Page 28: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

21

Thành thạo: Biết cách giải nhanh, ngắn gọn, chính xác theo cách giải

gần như bài mẫu, nhưng có biến đổi chút ít hoặc bằng cách giải khác

Mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo: đưa ra được những cách giải ngắn gọn,

độc đáo do biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ( không chỉ đối với bài

toán hóa học gần như bài mẫu, mà cả bài toán hóa học mới)

*Các giai đoạn hình thành kĩ năng giải bài toán hóa học:

Việc hình thành kĩ năng giải bài toán hóa học có thể chia thành các giai

đoạn sau:

Giai đoạn 1: Học sinh vận dụng lí thuyết để giải những bài toán hóa học cơ

bản nhất. Qua đây sẽ hình thành ở học sinh các thao tác giải cơ bản, như: tính

phân tử khối, khối lượng mol, thể tích,....

Giai đoạn 2: Học sinh vận dụng kiến thức, thao tác để giải bài toán cơ bản

giúp hình thành kĩ năng giải bài toán cơ bản.

Giai đoạn 3: Hình thành kĩ năng giải bài toán phức hợp thông qua việc cho

học sinh giải những bài toán phức hợp đa dạng phức tạp hơn.

Muốn hình thành được kĩ năng giải bài toán hóa học cần hiểu được cấu

trúc của nó. Kĩ năng giải bài toán hóa học không đơn lẻ mà là một hệ thống

các kĩ năng: kĩ năng giải bài toán lí thuyết định tính, kĩ năng giải bài toán lí

thuyết định lượng, kĩ năng giải bài toán thực nghiệm định tính, kĩ năng giải

bài toán thực nghiệm định lượng. Trong cùng một hệ thống, giữa các kĩ năng

đều có mối quan hệ chặt chẽ, kĩ năng này là cơ sở để hình thành kĩ năng kia ở

mức độ cao hơn và ngược lại.

1.3. Điều tra việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy và

học hóa học ở trung học phổ thông

1.3.1. Nhiệm vụ điều tra

- Tìm hiểu thực trạng dạy và học hoá học ở trường trung học phổ thông.

- Tìm hiểu hứng thú của học sinh với môn hoá học.

- Tình hình sử dụng bài tập hoá học có nội dung nhằm rèn luyện kĩ

năng giải toán hóa học.

Page 29: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

22

1.3.2. Nội dung điều tra

- Hứng thú của học sinh đối với môn hoá học ở trường trung học phổ

thông.

- Chất lượng dạy và học hoá học ở trường trung học phổ thông.

- Việc sử dụng các bài tập hoá học có nội dung nhằm rèn luyện kĩ năng

giải toán hóa học của học sinh ở trường trung học phổ thông.

1.3.3. Đối tượng điều tra

- Các giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn hoá học ở một số trường

THPT thuộc địa bàn thành phố Hà Nội.

- Học sinh THPT ở một số trường thuộc địa bàn thành phố Hà Nội.

1.3.4. Phương pháp điều tra

- Gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với giáo viên và học sinh một số trường

trung học phổ thông.

- Gửi và thu phiếu điều tra cho giáo viên, học sinh.

1.3.5. Kết quả điều tra

Thông qua việc dự giờ của một số giáo viên, gửi phiếu điều tra tới giáo

viên dạy bộ môn hoá và học sinh của một số trường THPT trên địa bàn thành

phố Hà Nội gồm: Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Trường THPT Dương Xá,

kết quả thu được như sau:

Bảng 1.1: Tần suất sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan là những bài

tập tính toán đối với giáo viên trong dạy học hóa học ở trƣờng THPT

Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Không bao giờ

Kết quả 2/ 20 8/20 9/20 1/20

Phần trăm 10% 40% 45% 5 %

Bảng 1.2: Kết quả điều tra sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan là

những bài tập tính toán trong các tiết học hóa học

Nghiên cứu Ôn tập, Thực hành Kiểm tra

Page 30: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

23

bài mới luyện tập

Kết quả 5/20 9/20 1/20 5/20

Phần trăm 25% 45% 5% 25%

Bảng 1.3: Ý kiến của giáo viên về sự cần thiết sử dụng bài tập trắc

nghiệm khách quan là những bài tập tính toán

Cần thiết

Không cần thiết Ý kiến khác

Kết quả 20/20

0 0

Phần trăm 100% 0 0

Bảng 1.4: Kết quả tìm hiểu nguyên nhân của việc ít hoặc không đƣa bài

tập trắc nghiệm khách quan là những bài tập tính toán vào trong dạy học

hóa học đối với giáo viên THPT

Nguyên nhân Số GV Phần trăm

Mất nhiều thời gian tìm kiếm, biên soạn 12/20 60%

Thời gian tiết học hạn chế 8/20 40%

Bảng 1.5: Kết quả điều tra hứng thú của HS khi có yêu cầu giải quyết bài tập

trắc nghiệm khách quan là những bài tập tính toán

Thích Không thích Bình thường

Kết quả 82/183 49/183 52/183

Phần trăm 44,81% 26,78% 28,41%

Bảng 1.6: Kết quả điều tra ý kiến học sinh về sự cần thiết bài tập trắc

nghiệm khách quan là những bài tập tính toán

Page 31: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

24

Cần thiết

Không cần thiết Ý kiến khác

Kết quả 160/183 0/183 23/183

Phần trăm 87,43% 0% 12,57%

1.3.6. Đánh giá kết quả điều tra

Qua số liệu ở các bảng thu được, chúng tôi nhận thấy: Tầm quan trọng của bài

tập trắc nghiệm khách quan là những bài tập tính toán đối với giáo viên và

học sinh.

Đặc điểm của TNKQ số lượng câu hỏi trong một đề là nhiều, thời gian cho

mỗi câu, mỗi một bài tập rất ít khoảng 1 3 phút. Do đó với những bài toán

hóa học phức tạp thì việc giải mất nhiều thời gian tạo ra cho học sinh tâm lý

hoang mang khi kiểm tra. Do đó vệc xây dựng các bài toán hóa học mà ngoài

cách giải thông thường học sinh còn phải biết suy luận, nhẩm theo hướng

logic hóa học, với những con đường giải ngắn nhất trên cơ sơ các phương

pháp giải toán, các quy luật chung của hóa học để từ đó học sinh phát triển tư

duy và cũng đáp ứng được yêu cầu của câu hỏi TNKQ.

Để giải nhanh những bài tóan này học sinh không những nắm chắc kiến

thức cơ bản mà còn phải tự rèn luyện cách vận dụng các kiến thức đó một

cách thông minh, sáng tạo, phải có kỹ năng tổng hợp, phân tích các kiến thức

đã học, cần phải phát huy óc sáng tạo trong việc vận dụng linh hoạt các kiến

thức cơ bản vào việc giải bài toán đi cùng là một trong những mục tiêu nhằm

nâng cao chất lượng giáo dục ở trường phổ thông.

Page 32: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

25

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Ở chương 1, chúng tôi đã trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn tiễn của đề

tài: cơ sở lí luận về kĩ năng giải toán hóa học trung học phổ thông, cơ sở lí

luận về trắc nghiệm, điều tra việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

trong dạy và học hóa học ở trung học phổ thông. Tất cả là cơ sở khoa học

vững chắc để tôi xây dựng chương 2: Lựa chọn, sử dụng câu hỏi trắc nghiệm

khách quan nhằm rèn kĩ năng giải toán hóa trung học phổ thông.

Page 33: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

26

CHƢƠNG 2

LỰA CHỌN, SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

KHÁCH QUAN NHẰM RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.1. Phân tích nội dung kiến thức và cấu trúc phần hoá học hữu cơ trong

chƣơng trình THPT

2.1.1. Nội dung kiến thức phần hoá học hữu cơ

Phần hoá học hữu cơ trong chương trình THPT gồm 61 tiết, trong đó có

38 tiết lí thuyết, 13 tiết luyện tập, 6 tiết thực hành và 4 tiết kiểm tra. Nội dung

này được phân bố học kì II lớp 11 và kì I lớp 12.

Hệ thống kiến thức hoá học hữu cơ ở trường THPT mang tính kế thừa,

phát triển và hoàn thiện các nội dung kiến thức đã được nghiên cứu ở THCS

trên cơ sở lí thuyết chủ đạo của chương trình. Nội dung kiến thức được sắp

xếp thành các chương.

1. Các khái niệm mở đầu – đại cương về hóa hữu cơ: cung cấp các kiến

thức cơ bản về thuyết cấu tạo hợp chất hữu cơ cùng với thuyết electron, liên

kết hóa học tạo nên cơ sở lý thuyết chủ đạo cho phần hóa học hữu cơ. Nội

dung phần đại cương bao gồm các vấn đề:

- Khái niệm đại cương mở đầu, sự phân loại chất trong hóa học hữu cơ.

- Cách xác định thành phần định tính, định lượng, lập công thức, biểu

diễn phân tử từ hợp chất hữu cơ theo các dạng công thức: công thức tổng

quát, công thức đơn giản nhất, công thức cấu tạo…

- Thuyết cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.

- Khái niệm đồng đẳng, đồng phân, dạng liên kết hóa học, sự lai hóa,

phân bố không gian của hợp chất hữu cơ.

2. Nghiên cứu các loại chất hữu cơ cơ bản:

Hệ thống kiến thức về các loại hợp chất hữu cơ được sắp xếp theo các

chương

+ Hiđrocacbon no.

Page 34: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

27

+ Anken- Ankadien- Ankin.

+ Aren- Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên.

+ Dẫn xuất halogen. Ancol- Phenol.

+ Anđehit- Xeton- Axit cacboxylic.

+ Este- Lipit.

+ Cacbohiđrat.

+ Amin- Aminoaxit- Protein.

+ Polime và vật liệu polime.

- Nghiên cứu các loại chất hữu cơ (hiđrocacbon, hợp chất có nhóm

chức, hợp chất cao phân tử) trên cơ sở nghiên cứu một chất cụ thể nhằm làm

rõ cấu tạo phân tử (thành phần – dạng liên kết), tính chất hóa học đặc trưng

của dãy đồng đẳng thuộc các loại hợp chất hữu cơ cụ thể.

- Nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ hóa học trong hóa hữu cơ.

- Nghiên cứu quy luật chi phối quá trình biến đổi các chất hữu cơ, loại

phản ứng, cơ chế, đặc điểm của từng phản ứng, quy luật ảnh hưởng qua lại

giữa các nguyên tử trong phân tử (quy tắc cộng, tách, thế vào nhân thơm…).

- Mối liên quan chuyển hóa giữa các loại chất hữu cơ từ đơn giản đến

phức tạp.

3. Kiến thức về ứng dụng thực tiễn và phương pháp điều chế các loại

hợp chất hữu cơ cơ bản:

Kiến thức về kĩ năng hóa học và phương pháp giải các dạng bài tập hóa

học hữu cơ. Hệ thống kiến thức hóa hữu cơ được trình bày theo dãy đồng

đẳng về các loại chất. Sự nghiên cứu kĩ một chất điển hình có ứng dụng nhiều

trong thực tế, trên cơ sở các kiến thức này đủ để học sinh hiểu được cấu tạo,

tính chất đặc trưng của các chất trong dãy đồng đẳng. Các loại chất hữu cơ

được sắp xếp theo một hệ thống logic từ loại chất đơn giản cả về thành phần

cấu tạo phân tử đến loạt chất phức tạp phù hợp với sự tiếp thu của học sinh và

theo tiến trình phát triển về mối liên quan định tính giữa các loạt chất hữu cơ.

Page 35: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

28

Như vậy phần hóa hữu cơ trường THPT đã chú trọng nghiên cứu

các loạt chất hữu cơ một cách đầy đủ, hệ thống, toàn diện trên cơ sở lý

thuyết chủ đạo của chương trình, mang tính kế thừa, phát triển và hoàn

thiện nội dung được nghiên cứu ở THCS.

2.1.2. Đặc điểm về nội dung kiến thức và cấu trúc phần hoá học hữu cơ

Trong chương trình hoá học phổ thông các kiến thức về hoá học hữu cơ

được sắp xếp trong chương trình hoá học lớp 9 THCS và chương trình hoá

học lớp 11, 12 trường THPT.

1. Nội dung kiến thức phần hoá học hữu cơ được xây dựng và nghiên

cứu trên cơ sở các quan điểm lí thuyết hiện đại, đầy đủ, phong phú và toàn

diện. Hệ thống lí thuyết này đủ để cho học sinh suy lí, dự đoán lí thuyết, giải

thích tính chất dựa vào sự phân tích đặc điểm cấu trúc phân tử của hợp chất

hữu cơ.

Các quan điểm của lí thuyết cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học, thuyết

cấu tạo hợp chất hữu cơ cung cấp cơ sở lí thuyết giúp học sinh hiểu được đặc

điểm cấu trúc phân tử các chất hữu cơ cơ bản, giải thích khả năng liên kết

thành các mạch của nguyên tố cacbon. Sự lai hoá obitan nguyên tử và các

dạng lai hoá cơ bản, sự hình thành các dạng liên kết hoá học đặc biệt là liên

kết cộng hoá trị trong phân tử hợp chất hữu cơ, liên kết hiđro giữa các phân tử

là cơ sở giúp học sinh hiểu được tính chất vật lí của một số loại hợp chất hữu

cơ (tính tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi…), lí do hình thành 4 liên kết

trong phân tử metan là như nhau, mạch cacbon trong phân tử hợp chất hữu cơ

là đường gấp khúc, sự phân bố các nguyên tử trong phân tử không cùng nằm

trên một mặt phẳng và có sự quay tương đối tự do của các nguyên tử, nhóm

nguyên tử quanh trục liên kết tạo ra vô số cấu dạng khác nhau…Từ đặc điểm

của liên kết cộng hoá trị, các kiểu phân cắt dạng liên kết này để tạo ra sản

phẩm trung gian là gốc tự do, cacbocation rất kém bền là cơ sở để HS hiểu

được đặc điểm phản ứng hữu cơ (xảy ra chậm, theo nhiều hướng, tạo nhiều

sản phẩm), cơ chế của các dạng phản ứng hữu cơ cơ bản (thế, cộng, tách...),

Page 36: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

29

quy tắc chi phối phản ứng thế, cộng, tách, xác định được sản phẩm chính, phụ

trong quá trình nghiên cứu các loại chất hữu cơ cụ thể.

Trong phần hoá hữu cơ, ngôn ngữ hoá học được trình bày cụ thể theo

danh pháp IUPAC (tên gốc - chức, tên thay thế) đảm bảo được tính nhất

quán, logic trong toàn bộ chương trình và tính khoa học hiện đại, hoà nhập

với hệ thống danh pháp hoá học quốc tế ở mức độ phổ thông.

Các phương pháp nghiên cứu hoá học hữu cơ được trang bị ở mức độ

cơ bản về các phương pháp thực nghiệm: chưng cất, chiết, kết tinh trong điều

chế, tách chất hữu cơ và vận dụng chúng trong thực hành, giải các dạng bài

tập lập công thức hợp chất hữu cơ dựa vào các dữ kiện thực nghiệm.

Sự vận dụng các kiến thức lí thuyết trong việc nghiên cứu các chất hữu

cơ cụ thể để làm rõ mối quan hệ qua lại giữa đặc điểm cấu tạo phân tử hợp

chất hữu cơ với tính chất của chúng và vận dụng để giải thích các kiến thức,

hiện tượng thực tế có liên quan.

2. Nội dung kiến thức đảm bảo tính phổ thông, cơ bản hiện đại, toàn

diện và thực tiễn, phản ánh được sự phát triển mạnh mẽ của hoá học hữu cơ

trong thập niên cuối thế kỉ XX.

Tính cơ bản, hiện đại của chương trình được thể hiện ở nội dung các

kiến thức lí thuyết. Hệ thống kiến thức này đã cho phép vận dụng các thành

tựu của cơ học lượng tử vào việc nghiên cứu bản chất, đặc điểm liên kết trong

hợp chất hữu cơ (sự xen phủ các obitan tạo ra các dạng liên kết đơn, đôi, ba,

hệ liên hợp, hệ thơm, liên kết hiđro…), cấu trúc hoá học của hợp chất hữu cơ.

Cấu trúc phân tử của các hợp chất hữu cơ được trình bày ở mức độ chi tiết,

đầy đủ để làm cơ sở cho việc giải thích tính chất lí học, hoá học của chất, ví

dụ như cấu trúc dạng mạch vòng của glucozơ, saccarozơ, mạch phân tử xoắn

lò xo của amilozơ, amilopectin…là cơ sở giải thích các tính chất của các loại

cacbohidrat.

Tính khoa học hiện đại và thực tiễn của nội dung nghiên cứu được thể

hiện rõ nét qua sự trình bày chuẩn xác, đảm bảo tính chính xác khoa học của

Page 37: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

30

các định nghĩa, khái niệm, qui tắc…được đưa vào trong chương trình SGK.

Các kiến thức về công nghệ sản xuất chất hữu cơ thể hiện được phương pháp

tổng hợp hữu cơ hiện đại, các công nghệ, qui trình sản xuất, chất xúc tác mới

được áp dụng trong thực tiễn để tạo ra các sản phẩm có giá thành hạ, chất

lượng cao hơn đã thay thế cho các qui trình lạc hậu.

Ví dụ:

- Sử dụng metan, etilen làm nguyên liệu tổng hợp các chất hữu cơ

thay cho axetilen (đá vôi, than đá…).

- Kĩ thuật áp dụng trong công nghệ chế biến dầu mỏ

- Qui trình tổng hợp axit axetic từ ancol metylic và cacbon oxit.

Tăng cường các kiến thức thực tiễn trong nội dung học tập như: hợp

chất thiên nhiên tecpen, chất tẩy rửa, vật liệu compozit, keo dán, chất dẻo, dẫn

xuất halogen, axeton đã được bổ sung vào chương trình. Vấn đề ô nhiễm môi

trường được lồng ghép trong các nội dung cụ thể và được cân nhắc tính toán

trong các qui trình sản xuất hoá học.

Tính toàn diện của chương trình được thể hiện ở hệ thống kiến thức về

các loại chất hữu cơ được nghiên cứu trong chương trình. Các loại hợp chất

hữu cơ cơ bản, tiêu biểu đều được nghiên cứu và sắp xếp từ đơn giản đến

phức tạp về thành phần và cấu trúc phân tử: từ hiđrocacbon đến các dẫn xuất

của hiđrocacbon. Trong nghiên cứu các loại chất hữu cơ có chú trọng đến các

chất tiêu biểu cho từng dãy đồng đẳng.

Như vậy nội dung kiến thức phần hoá học hữu cơ đã được chú trọng

nhiều về tính khoa học, hiện đại hệ thống, toàn diện và thực tiễn, thể hiện

được sự phát triển mạnh mẽ của hoá học hữu cơ trong việc giải quyết các vấn

đề cơ bản là tạo cơ sở vật chất phục vụ đời sống, kinh tế, xã hội trong nước và

trên thế giới.

3. Chương trình phần hoá học hữu cơ được xây dựng theo nguyên tắc

đồng tâm, nghiên cứu hai lần, mang tính kế thừa và phát triển hoàn chỉnh trên

cơ sở lí thuyết chủ đạo của chương trình.

Page 38: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

31

Phần kiến thức hoá học hữu cơ THCS nghiên cứu các chất cụ thể đại

diện cho các chất hữu cơ cơ bản như: metan, etilen, axetilen, benzene, ancol

etylic, axit axetic, chất béo, glucozơ, tinh bột… Các chất được nghiên cứu ở

những nét cơ bản nhất về thành phần, cấu tạo phân tử, tính chất nhằm cung

cấp cho học sinh khái niệm cơ bản, toàn diện về chất, chất hữu cơ, mối quan

hệ thành phần, cấu tạo phân tử với tính chất các hợp chất hữu cơ.

Phần kiến thức hoá học hữu cơ ở THPT được nghiên cứu ở lớp 11 và

12, các chất hữu cơ được nghiên cứu theo các loại hợp chất trên cơ sở lí

thuyết cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học và kiến thức đại cương về hoá hữu

cơ với mức độ khát quát cao. Sự nghiên cứu này mang tính kế thừa, phát

triển, hoàn thiện và khái quát các kiến thức đã có ở THCS vì trong nghhiên

cứu luôn có sự giải thích, tìm hiểu bản chất các quá trình biến đổi của các loại

chất hữu cơ, làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa thành phần, cấu trúc phân tử

hợp chất với tính chất các chất, ảnh hưởng qua lại giữa nguyên tử, nhóm

nguyên tử trong phân tử các hợp chất hữu cơ sự chuyển hoá giữa các loại hợp

chất, các quá trình tổng hợp hữu cơ và ứng dụng của chúng.

4. Hệ thống kiến thức được sắp xếp theo logic chặt chẽ mang tính kế

thừa và phát triển, đảm bảo tính sư phạm, phù hợp với khả năng nhận thức

của học sinh.

Các kiến thức ở THCS thì mang tính cụ thể, nghiên cứu các chất cụ thể,

từ đơn giản đến phức tạp phù hợp với hoạt động tư duy cụ thể của học sinh

THCS.

Ở THPT phần cơ sở lí thuyết được nghiên cứu trước làm cơ sở cho sự

dự đoán, phân tích, giải thích tính chất các chất và các quá trình hoá học khi

nghiên cứu từng loại chất cụ thể. Quá trình nghiên cứu các chất luôn có sự

suy diễn, khái quát hoá, phù hợp với phương pháp nhận thức và tư duy học

tập ở nhịp độ nhanh của học sinh THPT.

Các kiến thức về chất hữu cơ được sắp xếp trong chương trình mang tính

kế thừa, phát triển và có mối quan hệ di tính giữa các loại hợp chất hữu cơ:

Page 39: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

32

Hiđrocacbon Dẫn xuất halogen Dẫn xuất chứa oxi Dẫn xuất

chứa nitơ Polime.

Trong nghiên cứu các loại hợp chất luôn chú trọng đến các mối liên hệ

giữa các loại hiđrocacbon, giữa các dẫn xuất có oxi, giữa hiđrocacbon với các

dẫn xuất của hiđrocacbon, các mối liên hệ này là cơ sở cho học sinh thiết lập

sơ đồ tổng hợp các chất hữu cơ và cũng là cơ sở để ôn tập, hệ thống hoá các

kiến thức cơ bản nhất của chương trình. Sự sắp xếp này làm cho mức độ khó

khăn, phức tạp của nội dung kiến thức được tăng lên dần dần, tạo điều kiện

cho giáo viên tổ chức các hoạt động học tập trong giờ học và phát triển tư

duy, năng lực nhận thức cho học sinh. Sự nghiên cứu các chất hữu cơ được

thực hiện ở dạng khái quát, các loại chất hữu cơ được biểu thị bằng công thức

tổng quát, công thức chung, biểu diễn các quá trình biến đổi bằng phương

trình tổng quát, phương pháp nhận thức được bắt đầu từ việc phân tích đặc

điểm cấu trúc phân tử suy luận về đặc tính chung của loại chất và tính chất

của chất cụ thể trong dãy đồng đẳng đó. Với các nét đặc thù về cấu trúc nội

dung, phương pháp nghiên cứu các chất hữu cơ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để

giáo viên phát triển tư duy khái quát, hình thành phương pháp học tập,

nghiên cứu các chất hữu cơ cho học sinh. Những đặc điểm về nội dung, cấu

trúc chương trình phần hoá học hữu cơ còn là cơ sở cho việc lựa chọn

phương pháp, phương tiện dạy học của giáo viên và phương pháp học tập của

học sinh trong các giờ học cụ thể.

2.2. Phân tích các phƣơng pháp giải nhanh 1 bài toán hóa học hữu cơ

Bài tập hóa học đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra đánh giá chất

lượng học tập của học sinh. Trong quá trình giải bài tập muốn giải nhanh

ngoài việc nắm chắc kiến thức cơ bản các bước giải, chúng ta phải dựa vào

những đặc điểm của bài toán, biết áp dụng một số quy luật, định luật, phương

pháp giải nhanh, giải nhẩm được.

Dưới đây là một số phương pháp chúng tôi đưa ra để vận dụng vào việc

sử dụng câu TNKQ có thể rèn được kĩ năng giải toán hóa cho học sinh.

Page 40: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

33

2.2.1. Dựa vào phương pháp tăng giảm khối lượng

Nguyên tắc: Dựa vào sự tăng giảm khối lượng khi chuyển từ chất này sang

chất khác để xác định khối lượng một hỗn hợp hay một chất.

Cụ thể:

Dựa vào PTHH tìm sự thay đổi về khối lượng của 1 mol A 1 mol B hoặc

chuyển từ x mol A x mol B ( với x, y là tỉ lệ cân bằng phản ứng ).

Tìm sự thay đổi khối lượng ( A B ) theo bài ở z mol các chất tham gia phản

ứng chuyển thành sản phẩm. Từ đó tính được số mol các chất tham gia phản

ứng và ngược lại. Phương pháp này thường áp dụng giải trong bài toán hóa

hữu cơ sẽ tránh được việc lập nhiều phương trình trong hệ phương trình từ đó

sẽ không phải giải những hệ phương trình phức tạp, ta có thể giải bài toán

một cách nhanh chóng chẳng hạn như:

Đối với rượu: Xét phản ứng của rượu với K

R(OH)X + x K R( OK )X + x/2 H2

Hoặc ROH + K ROK + 1/2 H2.

Theo phương trình ta thấy: cứ 1 mol rượu tác dụng với K 1 mol muối

ancolat thì khối lượng tăng: 39 – 1 = 38 g.

Vậy nếu đề cho khối lượng của rượu và khối lượng của muối ancolat thì ta

có thể tính số mol của rượu, H2 và từ đó xác định công thức phân tử của rượu.

* Đối với anđehit: Xét phản ứng tráng gương của anđehit.

R-CHO + Ag2O NH3 , t

o R-COOH + 2 Ag.

Theo phương trình ta thấy: cứ 1 mol anđehit đem tráng gương 1 mol axit

thì khối lượng tăng: 45 – 29 = 16 g.

Vậy nếu đề cho khối lượng của anđehit và khối lượng của axit thì ta có thể

tính được số mol của anđehit, số mol Ag và xác định công thức phân tử của

anđehit.

Đối với axit: Xét phản ứng của axit với kiềm

R(COOH )X + x NaOH R(COONa)X + x H2O

Hoặc RCOOH + NaOH RCOONa + H2O

Page 41: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

34

1 mol 1 mol khối lượng tăng là 22g

* Đối với este: Xét phản ứng xà phòng hóa

RCOOR’ + NaOH RCOONa + R

’OH

1 mol 1 mol khối lựơng tăng là 23 – MR’

* Đối với aminoaxit: Xét phản ứng với axit HCl

HOOC-R-NH2 + HCl HOOC-R-NH3Cl

1mol 1 mol khối lượng tăng là 36,5g

Trên cơ sở ưu điểm của phương pháp này chúng tôi tiến hành phân tích việc

giải bài toán theo phương pháp này cùng với phương pháp đại số thông

thường( để so sánh ).

Ví dụ 1:

Cho 10 gam hỗn hợp 2 ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng

tác dụng vừa đủ với Na kim loại tạo ra 14,4 gam chất rắn và V lít khí H2

(ĐKC ). V có giá trị là

A – 1,12 lít B - 2,24 lít C- 3,36 lít D- 4,48 lít.

*Cách giải thông thường :

Đặt CTTQ trung bình của 2 ancol là CnH2n+1OH

PTPƯ:

CnH 2n +1OH + Na Cn H2n +1ONa + ½ H2

Theo phương trình ta có : 10

1814 n=

4,14

4014 n

14,4( 14n + 18) = 10 ( 14 n + 40)

201,6 n + 259,2 = 140 n + 400

61,6 n = 140,8

n = 2,28.

Công thức là C2H5OH ( a mol ) và C3H7OH ( b mol )

Theo phương trình ta có hệ phương trình:

46 a + 60 b = 10

68a + 82 b = 14,4

Page 42: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

35

a= 0,1428 và b= 0,0571.

Số mol H2 = 2

0571,01428,0 = 0.1 mol

Thể tích H2 : V = 0,1 .22,4 = 2,24 lít.

* Cách giải nhanh:

Theo PTPƯ:

1 mol rượu + Na 1 mol muối ancolat và 0,5 mol H2 bay ra thì tăng (23-

1)=22g.

Vậy theo đề bài < -- tăng (14,4-10)=4,4g

Số mol H2 = 22

5,0.4,4

=0,1 mol

thể tích H2 : V = 0,1.22,4 = 2,24 lít

Vậy chọn đáp án B.

2.2.2.Dựa vào định luật bảo toàn nguyên tố và bảo toàn khối lượng :

Nguyên tắc: Trong các phản ứng hóa học, các nguyên tố và khối lượng của

chúng được bảo toàn.

Từ đó, ta suy ra nhiều hệ quả trong đó có các hệ quả sau :

Hệ quả 1: Trong các phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất tham gia

phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm tạo thành.

PƯHH : A + B C + D

Thì mA + mB = mC + mD .

Hệ quả 2: Trong các phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất trước phản

ứng bằng tổng khối lượng các chất sau phản ứng.

Đối với bài toán hữu cơ ngoài việc sử dụng định luật bảo toàn khối lượng

trong quá trình giải toán, chúng ta còn có thể sử dụng bảo toàn nguyên tố

trong bài toán đốt cháy.

+ Khi đốt cháy một hợp chất A ( chứa C,H ) thì :

n O( CO2 ) + nO(H2O) = nO(O2 đốt cháy )

=> mO(CO2 ) + mO ( H2O ) = mO (O2 đốt cháy )

Page 43: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

36

+ Giả sử khi đốt cháy hợp chất hữu cơ A ( chứa C,H,O ) :

A + O2 CO2 + H2O .

Ta có mA + mO2 = mCO2 + mH2O.

Với mA = mC + mH + mO

Trên cơ sở nội dung và các hệ quả của các định luật trên, chúng tôi tiến hành

phân tích, so sánh việc áp dụng định luật vào giải các bài toán với cách giải

thông thường ( phương pháp đại số đặt ẩn ).

Ví dụ 2

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp (Y) gồm C2H6 ,C3H4 và C4H8 thì thu được

12,98 gam CO2 và 5,76 gam H2O. Vậy m có giá trị là

A- 1,48 gam B- 8,14 gam C- 4,18 gam D- Không xác định

được.

* Cách giải thông thường :

C2H6 + 3,5 O2 2 CO2 + 3 H2O

Mol x 3,5 x 2x 3x

C3H4 + 4 O2 3 CO2 + 2 H2O

Mol y 4y 3y 2y

C4H8 + 6 O2 4CO2 + 4 H2O

Mol z 6z 4z 4z

Theo PTPƯ và đề bài ta có :

2x + 3y + 4z = 44

98,12

= 0,295

3x + 2y + 4z = 18

76,5

= 0,32

30x + 40y + 56z + 32( 3,5x + 4y + 6z ) = 12,98 + 5,76

30x+ 40y+ 56z+112x+128y+192z =18,74

142x + 168 y + 248 z =18,74.

x = 0,05

y = 0,025

Page 44: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

37

z= 0,03

Khối lượng của C2H6 là 0,05.30 = 1,5 gam

Khối lượng của C3H4 là 0,025 .40 = 1 gam.

Khối lượng của C4H8 là 0,03 .56 = 1,68 gam

m = 1,5+ 1+ 1,68 = 4,18 gam.

*Cách giải nhanh :

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố.

mY = mC + mH = 44

98,12

.12 + 18

76,5

.2 =3,54+ 0,64 = 4,18 gam

Vậy chọn đáp án C.

Ví dụ 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai rượu X và Y thuộc dãy đồng

đẳng của rượu metylic thì thu được 79,2 gam CO2và 43,2 gam H2O. Giá trị

của m là

A-36g B- 28 g C-20 g D-12g.

*Cách giải thông thường :

Đặt CTTQ trung bình của rượu là CnH2n+1 OH

CnH2n+1OH + 2

3n

O2 n CO2 + ( n+1) H2O

n n+1 mol

1,8 2,4 mol

Số mol CO2= 44

2,79

= 1,8 mol ; Số mol H2O = 18

2,43

= 2,4 mol.

Ta có : n .2,4 = 1,8( n +1)

n =3

số mol của rượu là n = n

8,1

= 3

8,1

= 0,6 mol.

a= 0,6( 14.3 + 18 ) = 36 gam.

*Cách giải nhanh :

Vì đốt cháy rượu no đơn chức

số mol O2 = 1,5 số mol CO2 =1,5 .1,8 = 2,7 mol

Page 45: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

38

Ap dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có

a= 79,2 + 43,2 - 2,7.32 = 36 gam.

Vậy chọn đáp án A.

Ví dụ 4: Tách nước hoàn toàn từ hỗn hợp ( Y ) gồm 2 rượu A,B ta đựơc hỗn

hợp (X ) gồm các olefin. Nếu đốt cháy hoàn toàn Y thì thu được 0,66 gam

CO2. Vậy khi đốt cháy hoàn toàn X thì tổng khối lượng H2Ovà CO2 tạo ra là

A- 0,903 gam B- 0,39 gam C- 0,94 gam D- 0,93 gam.

*Cách giải thông thường:

Vì rượu tách nước tạo anken Đây là rượu no đơn chức.

Đặt CTTQ của rượu thứ nhất là CnH2n+1OH , có a mol

của rượu thứ hai là CmH2m+1OH , có b mol.

PTPƯ :

CnH2n+1OH H2SO4 đđ , 170oc CnH2n + H2O ( 1)

Mol a a

CmH2m+1OH H2SO4đđ , 170oc CmH2m + H2O ( 2 )

Mol b b

CnH2n+1OH + 2

3n

O2 n CO2 + ( n +1) H2O . ( 3 )

a an mol

CmH2m+1OH + 2

3m

O2 m CO2 + ( m+1) H2O ( 4 )

b mb mol

CnH2n + 2

3n

O2 n CO2 + n H2O ( 5 )

a an an mol

CmH2m + 2

3m

O2 m CO2 + m H2O ( 6 )

b bm bm mol

Page 46: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

39

Theo PT (3), (4) ta có : an + bm = 44

66,0

= 0,015

Theo PT ( 5 ), ( 6 ) ta có khối lượng CO2 và H2O là:

m = 44( an+bm ) + 18 ( an + bm ) = 44.0,015+ 18 .0,015= 0,93 gam.

*Cách giải nhanh:

Y tách H2O X nC ( X ) = nC ( Y )

số mol CO2 ( X ) = số mol CO2 ( Y ) =0,015 mol

Mà khi đốt cháy X thì thu số mol CO2 = số mol H2O = 0,015mol

Tổng khối lượng CO2 và H2O là m = 0,66 + 0,015.18 = 0,93 gam.

Vậy chọn đáp án D.

2.2.3.Dựa vào phương pháp khối lượng phân tử trung bình, số nguyên tử

cacbon trung bình để xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ.

Nguyên tắc: Dùng khối lượng mol trung bình ( M ) để xác định khối lượng

mol các chất trong hỗn hợp đầu.

M1 < M < M2 ( Trong đó M1 < M2 )

Đối với các bài toán hữu cơ thì chủ yếu dùng phương pháp này. Một số lượng

lớn các bài toán hữu cơ dùng phương pháp khối lượng mol trung bình, còn

mở rộng thành số nguyên tử cacbon trung bình, số liên kết ¶ trung bình, hóa

trị trung bình, gốc hiđrocacbon trung bình.

Ví dụ 5:

Một hỗn hợp ( X ) gồm 2 ankin là đồng đẳng kế tiếp nhau. Nếu cho 5,6 lít hỗn

hợp X (ĐKTC ) đi qua bình đựng dung dịch Brom có dư thì thấy khối lượng

bình tăng 8,6 gam. Công thức phân tử của 2 ankin là

A- C3H4 và C4H6 B- C4H6 và C5H8 C- C2H2 và C3H4

*Cách giải thông thường:

Đặt CTTQ của ankin thứ nhất là CnH2n-2 , có a mol.

của ankin thứ hai là CmH2m-2 , có b mol.

PTĐC : CnH2n-2 + Br2 CnH2n-2Br2

Page 47: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

40

CmH2m-2 + Br2 CmH2m-2Br2

Theo đề bài ta có:

Dẫn hỗn hợp qua bình đựng dung dịch brom thì ankin bị giữ lại

Khối lượng 2 ankin là 8,6 gam

Ta có : a + b = 4,22

6,5

= 0,25 ( 1 )

a ( 14n-2) + b ( 14m -2) = 8,6

14an -2a + 14bm – 2b = 8,6

14( an + bm ) -2 ( a+ b ) = 8,6

an + bm = 14

25,0.26,8

=0,65 ( 2 )

Từ ( 1 ) a = 0,25-b thay vào ( 2 )

( 0,25 –b ) .n + mb = 0,65

b ( m-n ) = 0,65 – 0,25 n

b = nm

n

25,065,0

Mà 0 < b < 0,25 n<2,6 n =1,2

0 < nm

n

25,065,0

< 0,25

m>2,6 m= 3,4,5.....

Mặt khác 2 ankin liên tiếp nhau nên n=2 và m=3.

Công thức phân tử của 2 ankin là C2H2 và C3H4.

*Cách giải nhanh :

Theo đề bài ta có khối lượng của 2 ankin là 8,6 gam.

Số mol của 2 ankin là n = 4,22

6,5

= 0,25 mol

Khối lượng phân tử trung bình của 2 ankin là

M = n

m

= 25,0

6,8

= 34,4 g/mol

Page 48: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

41

M1 < 34,4 < M2, Với 2 ankin liên tiếp nhau

M1 = 26 và M2 = 40

Công thức phân tử của 2 ankin là C2H2 và C3H4.

Vậy chọn đáp án C.

2.2.4. Dựa vào phương pháp đường chéo trong bài toán trộn lẫn hai dung

dịch hay hai chất bất kỳ.

Khi trộn lẫn hai dung dịch có nồng độ khác nhau, hay trộn lẫn chất tan

vào dung dịch chứa chất tan đó, để tính được nồng độ dung dịch tạo thành ta

có thể giải bằng nhiều cách khác nhau, nhưng nhanh nhất vẫn là phương pháp

đường chéo. Đó là giải bài toán trộn lẫn “quy tắc trộn lẫn” hay “ sơ đồ đường

chéo” thay cho phép tính đại số rườm rà, dài dòng.

Quy tắc :

+ Nếu trộn 2 dung dịch có thể tích là V1, V2 và nồng độ mol/l lần lượt là C1 và

C2 ( Với C2 > C1 ) .

V1 C2-C

=

V2 C-C1

+Nếu trộn 2 dung dịch có khối lượng là m1, m2 và nồng độ phần trăm lần lượt

là C1, C2( giả sử C1 < C2 ).

m1 C2 – C

=

m2 C – C1

+Sơ đồ đường chéo

C2 C-C1

C

C1 C2- C

Ví dụ 6:

Page 49: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

42

Dung dịch CH3CHO: 22% ( dung dịch 1) và dung dịch CH3CHO 25%( dung

dịch 2). Để có 1 dung dịch CH3CHO mới có nồng độ 22,5 % thì cần trộn lẫn

về khối lượng giữa dung dịch 1 và dung dịch 2 trên theo tỷ lệ là

A- 3:4 B- 2:5 C-5:1 D- 2:3

* Cách giải thông thường:

Gọi m1 là khối lượng của dung dịch 1; m2 là khối lượng của dung dịch 2.

Ta có : mchất tan ( 1) = 100

1.22 m

; mchất tan ( 2 ) = 100

225m

mchất tan sau = 100

225122 mm

; mdung dịch sau = m1 + m2 .

Theo đề bài ta có : 22,5 = )21(100

225122

mm

mm

.100

22,5 m1 +22,5 m2= 22 m1 + 25 m2 0,5 m1 = 2,5 m2

2

1

m

m

= 5,0

5,2

= 1

5

.

*Cách giải nhanh :

Gọi m1 là khối lượng của dung dịch ( 1 ); m2 là khối lượng của dung dịch ( 2)

Áp dụng quy tắc đường chéo ta có :

25 0,5

22,5

22 2,5

2

1

m

m =

1

2

CC

CC

=

5,0

5,2=

1

5.

Vậy chọn đáp án C.

2.2.5. Dựa vào phương trình đốt cháy hợp chất hữu cơ

Dựa vào sản phẩm tạo thành khi đốt cháy hợp chất hữu cơ

2.2.5.1. Dựa vào số mol sản phẩm cháy ( CO2 và H2O) để xác định dãy đồng

đẳng của hợp chất hữu cơ cụ thể :

Đối với hiđrocacbon.

Page 50: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

43

- Nếu số mol H2O > số mol CO2 Hợp chất đó là ankan.

- Nếu số mol H2O = số mol CO2 Hợp chất đó là anken hoặc xicloankan.

- Nếu số mol H2O < số mol CO2 Hợp chất đó là ankin hoặc ankađien.

* Đối với rượu.

- Nếu số mol H2O > số mol CO2 Hợp chất đó là rượu no.

- Nếu số mol H2O ≤ số mol CO2 Hợp chất đó là rượu không no.

* Đối với anđehit :

- Nếu số mol H2O = số mol CO2 Hợp chất đó là anđehit no đơn chức.

-Nếu số mol H2O > số mol CO2 anđehit không no đơn chức hay anđehit

đa chức.

* Đối với axit và este;

- Nếu số mol H2O > số mol CO2 Là axit no đơn hoặc este no đơn chức.

- Nếu số mol H2O < số mol CO2 Là axit không no đơn hay đa chức hoặc

este không no đơn chức hay đa chức.

Ví dụ 7:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hiđro cacbon mạch hở trong cùng một dãy

đồng đẳng thì thu được 8,96 lít CO2 ( ĐKTC ) và 7,2 gam H2O. Vậy 2

hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng của

A- ankan B- ankin C- anken D- Aren

* Cách giải thông thường :

Đặt CTTQ của 2 hiđrocacbon là C n H2n +2-2k .

Cn H2n +2-2k + 2

13 kn

O2 n CO2 + ( n + 1- k ) H2O.

n ( n+1-k ) mol

0,4 0,4 mol

Ta có : số mol CO2 = 4,22

96,8

=0,4 mol ; số mol H2O là 18

2,7

= 0,4 mol.

4,0

n

= 4,0

1 kn

k= 1

Page 51: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

44

Hai hiđrocacbon này là anken.

*Cách giải nhanh :

Vì số mol CO2 = số mol H2O = 0,4 mol.

Hai hiđrocacbon này thuộc dãy đồng đẳng của anken.

Vậy chọn đáp án C.

2.2.5.2. Dựa vào mối quan hệ số mol của CO2 và H2O để xác định số mol của

hợp chất hữu cơ đem đốt cháy. Cụ thể đối với hợp chất:

* AnKan:

CnH2n+2 + 2

13 n

O2 n CO2 + ( n+1) H2O.

Số mol ankan = số mol H2O – số mol CO2 .

* Ankin:

CnH2n-2 + 2

13 n

O2 n CO2 + ( n-1) H2O .

Số mol ankin = số mol CO2 – số mol H2O

* Rượu no đơn chức:

CnH2n+1OH + 2

3n

O2 n CO2 + ( n+1) H2O

Số mol của rượu = số mol H2O – số mol CO2

Số mol của O2 = 1,5 số mol CO2

*Đối với anđehit không no ( có 1 nối đôi ) đơn chức:

CnH2n-1CHO + 2

13 n

O2 ( n+1) CO2 + n H2O .

Số mol của anđehit = số mol CO2 - số mol H2O.

* Đối với axit không no ( có 1 nối đôi ) đơn chức ( Hoặc axit no đa chức )

CnH2n-2 Ox + 2

13 xn

O2 n CO2 + ( n-1 ) H2O

Số mol của axit = số mol CO2 – số mol H2O

Page 52: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

45

Ví dụ 8:

Đốt cháy hoàn toàn 0,027 mol hỗn hợp 2 ankan thì thu được 1,89 gamH2O.

Dẫn sản phẩm qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 có dư thì khối lượng kết tủa

thu được là

A- 15,663 g B- 15,636 g C- 15,0366 g D- 15,366g

* Cách giải thông thường:

Đặt CTTQ của ankan thứ nhất là CnH2n+2 , có a mol

Ankan thứ hai là CmH2m+2 , có b mol

CnH2n+2 + 2

13 n

O2 n CO2 + ( n +1) H2O

a an a( n+1) mol

CmH2m+2 + 2

13 m

O2 m CO2 + ( m+1) H2O

b bm b ( m+1) mol

CO2 + Ba(OH)2 BaCO3 + H2O

( an + bm ) ( an + bm ) mol

theo đề bài và theo phương trình đốt cháy ta có :

a + b = 0,027

a( n+1) + b( m +1) = 1,89/ 18 = 0,105

a + b = 0,027

an + bm + a+b = 0,105 an + bm = 0,105 – 0,027 = 0,078.

Vậy khối lượng kết tủa là m = 0,078 . 197 = 15,366 gam.

*Cách giải nhanh:

Theo phương trình đốt cháy ta có:

Số mol ankan = số mol nước – số mol CO2

Số mol CO2 = số mol H2O - số mol ankan = 0,105 – 0,027 = 0,078 mol.

Mà số mol CO2 = số mol BaCO3 =0,078 mol.

khối lượng kết tủa là m = 0,078 .197 =15,366 gam.

Page 53: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

46

Vậy chọn đáp án D

2.2.6 Dựa vào quan hệ tỉ lệ số mol của các hợp chất hữu cơ trong phương

trình hóa học.

2.2.6.1 Xét hiđrocacbon

Dựa vào tỷ lệ số mol phản ứng giữa hiđro cacbon với số mol brom hoặc

hiđro để xác định số liên kết ¶ trong hợp chất.

+Nếu số mol Br2 hoặc số mol H2 = số mol của hiđro cacbon A

A là anken

+Nếu số mol Br2 hoặc số mol H2 = 2 lần số mol của hiđro cacbon A.

A là ankin hoặc ankađien.

Ví dụ 9: Một hỗn hợp khí gồm 1 ankan và 1 anken có cùng số mol và số

nguyên tử cacbon trong anken gấp 2 lần số nguyên tử cacbon trong ankan.

Lấy a gam hỗn hợp này cho tác dụng với dung dịch brom thì làm mất màu

vừa đủ 200 ml dung dịch brom : 0,35 M trong dung môi CCl4. Đốt cháy hoàn

toàn a gam hỗn hợp đó thì thu được 0,42 mol CO2.

Vậy công thức phân tử của ankan và anken đó là

A- CH4, C2H4 B- C2H6, C4H8 C-C3H8, C6H12 D- C4H10, C8H16

*Cách giải thông thường :

Gọi công thức tổng quát của ankan là CnH2n+2 ( n ≥ 1)

Công thức tổng quát của anken là C2nH4n

Theo đề bài ta có : số mol brom = 0,2 .0,35 = 0,07 mol

C2nH4n + Br2 C2nH4nBr2

0,07 mol < --0,07 mol

CnH2n+2 + 2

13 n

O2 n CO2 + ( n+1) H2O.

0,07 mol 0,07 n mol

C2nH4n + 3n O2 2n CO2 + 2n H2O.

0,07 mol 0,14 n mol

0,07n + 0,14 n = 0,42 n= 2.

Page 54: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

47

Công thức phân tử của ankan là C2H6 và C4H8

*Cách giải nhanh :

Ta có :

Số mol anken = số mol brom = 0,07 mol

Số mol anken = 2. số mol ankan

CnH2n + O2 n CO2

0,07 mol 0,07 n mol

0,07 n = 3

42,0

.2 n= 4 .

Công thức phân tử của anken là C4H8 an kan là C2H6.

Đáp án B.

2.2.6.2.Xét với rượu

* Trong phản ứng với dung dịch brom ( hoặc phản ứng với H2 )

Nếu số mol brom = K .số mol rượu ( hoặc số mol H2 = K. số mol rượu )

Dựa vào K ta xác định số liên kết ¶

* Trong phản ứng của rượu với Na

Nếu số mol H2 = 2

K

số mol rượu

Khi K = 1 rượu có 1 nhóm –OH

Khi K = 2 - rượu có 2 nhóm –OH

*Khi hỗn hợp gồm 2 rượu tác dụng với với Na

Nếu số mol H2 > 2

1

số mol rượu

Một trong hai rượu đó phải có 1 rượu đa chức.

Ví dụ 10:

Cho 0,1 mol một rượu ( A) tác dụng hết với lượng vừa đủ 100 ml dung dịch

Brom: 1M, mặt khác 0,05 mol rượu trên tác dụng với Na đủ thì thu 0,56 lít

khí H2( ĐKC ) và thu được 4 gam muối khan. Vậy công thức phân tử của

rượu là

Page 55: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

48

A- C3H7OH B- C3H5OH C- C4H9OH D- C4H6(OH)2

*Cách giải thông thường:

Gọi công thức tổng quát của rượu là CnH2n+2-x-2k(OH)x

CnH2n+2-x-2k(OH)x + k Br2 CnH2n+2-x-2k(OH)x Br2K

0,1 mol k.0,1 mol

CnH2n+2-x-2k(OH)x + x Na CnH2n+2-x-2k(ONa)x + 2

x

H2.

0,05 mol 0,05 mol 0,025 x mol

Số mol H2 = 4,22

56,0

= 0,025 mol.

Số mol Brom = 0,1 . 1 = 0,1 mol

Tacó : 0,025 x = 0,025 x= 1.

0,1 k = 0,1 k=1.

Mặt khác: 14n + 2 -2k +38 x = 05,0

4

= 80 n = 3.

Công thức phân tử của rượu là C3H5OH.

*Cách giải nhanh:

Vì số mol brom = số mol rượu = 0,1 mol Rượu A có 1 liên kết ¶

Vì số mol H2 = 2

1

số rượu Rượu A có 1 nhóm chức –OH.

Trong các đáp án đề cho chỉ có C3H5OH mới là rượu đơn chức có 1 liên kết ¶

Đáp án là B.

2.2.6.3. Xét với anđehit.

*Trong phản ứng với H2

Nếu số mol H2 = K số mol anđehit

Khi K = 1 anđehit đơn chức.

Khi K=2 Anđehit 2 chức hoặc anđehit đơn chức có 1 liên kết ¶

* Trong phản ứng với dung dịch brom

Nếu số mol brom = K. số mol anđehit

Dựa vào K ta xác định số liên kết ¶

Page 56: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

49

*Trong phản ứng của anđehit với dd AgNO3/NH3

Nếu số mol Ag = 4 lần số mol anđehit ( A )

( A ) là anđehit fomic hoặc ( A ) là anđehit hai chức.

Nếu số mol Ag = 2 lần số mol anđehit ( A ).

( A ) là anđehit đơn chức.

*Trong phản ứng với Cu(OH)2, đun nóng

Nếu số mol Cu2O = K .số mol anđehit ( A )

Dựa vào K ta xác định được số nhóm chức – CHOcó trong A

Ví dụ 11:

Khi cho bay hơi hết 5,8 gam anđehit ( X ) thì thu được 4,48 lít hơi X ở

109,2oc và 0,7 atm. Mặt khác khi cho 5,8 gam X tác dụng với dung dịch

AgNO3/NH3 có dư thì thu được 43,2 gam Ag. Công thức phân tử của X là

A- C3H6O B- HCHO C- C3H4O2 D-

C2H2O2.

*Cách giải thông thường:

Gọi công thức tổng quát của anđehit là CxHy(CHO)z

CxHy(CHO)z + z Ag2O NH3 , to CxHy(COOH)z + 2z Ag.

1 mol 2z mol

0,1 mol 0,4 mol

Số mol của X là )2,109273.(082,0

48,4.7,0

= 0,1 mol

MX = 1,0

8,5

= 58 g/mol

Số mol Ag = 108

2,43

= 0,4 mol

Ta có : 1,0

1

= 4,0

2z

z = 2 .

Mặt khác : 12x + y+ 29.2 = 58

12x + y = 0

Page 57: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

50

x=0 và y=0

Công thức phân tử của X là C2H2O2 .

*Cách giải nhanh :

Số mol Ag = 4. số mol anđehit

X là HCHO với M = 30 ( loại )

Có 2 nhóm chức –CHO

Vì Mx = 58 X là C2H2O2

Đáp án D

2.2.6.4 Xét với axit cacboxylic.

* Trong phản ứng với dung dịch brom ( hoặc phản ứng với H2 )

Nếu số mol brom = K .số mol axit ( hoặc số mol H2 = K. số mol axit )

Dựa vào K ta xác định số liên kết ¶

* Trong phản ứng của rượu với Na

Nếu số mol H2 = 2

K

số mol axit ( A )

Dựa vào K ta có thể xác định số nhóm chức –COOH.

Khi K = 1 A có 1 nhóm –COOH.

Khi K = 2 A có 2 nhóm –COOH.

*Trong phản ứng với dd kiềm: NaOH, KOH.

Nếu số mol NaOH = K. số mol axit ( A )

Dựa vào K ta xác định được số nhóm chức –COOH.

Khi K = 1 A có 1 nhóm –COOH

Khi K = 2 A có 2 nhóm –COOH

Ví dụ 12:

Oxi hóa hoàn toàn 10,2 gam hỗn hợp 2 anđehit liên tiếp thì thu được hỗn hợp

2 axit no đơn chức liên tiếp nhau.

Để trung hòa hoàn toàn hỗn hợp axit trên thì phải dùng 200 ml dung dịch

NaOH :1M. Công thức của 2 anđehit là

A- HCHO, CH3CHO B- CH3CHO, C2H5CHO C- C2H5CHO, C3H7CHO

Page 58: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

51

*Cách giải thông thường:

Vì oxi hóa 2 anđehit thu 2 axit no liên tiếp nhau.

2 anđehit này cũng liên tiếp nhau

Gọi công thức tổng quát trung bình của 2 anđehit là CHOHC

nn 12

CHOHC

nn 12 + ½ O2 COOHHC

nn 12

0,2 mol 0,2 mol

COOHHC

nn 12 + NaOH COONaHC

nn 12 + H2O

0,2 0,2 mol

Số mol NaOH = 0,2 .1 = 0,2 mol

Khối lượng phân tử trung bình của anđehit là

M = 2,0

2,10

= 51 g/mol

14 n + 30 = 51

n = 1,5 .

Vậy công thức phân tử của 2 anđehit là C2H5CHO và CH3CHO.

*Cách giải nhanh:

Số mol NaOH = số mol axit = số mol anđehit = 0,2 mol

M2anđehit= 2,0

2,10

= 51 g/mol

Mà M1 < M < M2

Công thức phân tử của 2 anđehit là CH3CHO và C2H5CHO

Đáp án B

2.2.6.5 Xét với este

Trong phản ứng xà phòng hóa

Nếu số mol NaOH = K . số mol axit ( A )

Dựa vào K ta xác định được số nhóm chức –COO- .

Khi K = 1 A là este đơn chức.

Khi K = 2 A là este 2 chức.

Page 59: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

52

Ví dụ 13:

Khi thủy phân 0,01 mol este tạo bởi axit hữu cơ đơn chức ( A ) và rượu(B )

thì dùng đúng 1,68 gam KOH. Mặt khác khi thủy phân 6,35 gam este thì dùng

đúng 3 gam NaOH và tạo ra 7,05 gam muối. Công thức phân tử của este là

A- C12H14O6 B- C13H16O6 C- C14H18O6 D-C15H20O6.

*Cách giải thông thường:

Gọi côngthức tổng quát của este là (RCOO)xR’

(RCOO)xR’ + x KOH x RCOOK + R

’(OH)x

0,01 0,01x mol

(RCOO)xR’ + x NaOH x RCOONa + R

’(OH)x

x

075,0

0,075 mol 0,075 mol

Số mol KOH : n = 56

68,1

=0,03 mol

Số mol NaOH : n = 40

3

= 0,075 mol

Ta có : 0,01x = 0,03 x= 3

x

075,0

( MR .x + 44x + MR’ ) = 6,35

0,075 ( MR +67 ) = 7,05

Giải hệ phương trình ta có:

MR =27 R Là CH2= CH-

MR’= 41 R’ là - C3H5-

Công thức phân tử của este là (CH2=CH-COO)3C3H5

*Cách giải nhanh:

Số mol KOH = 3. số mol este.

este 3chức. ( CxHyO6)

Dựa vào thí nghiệm 2 ta có:

Số mol este = 3

075,0

= 0,025 mol

Page 60: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

53

MESTE = 025,0

35,6

= 254 g/mol

12x + y +16.6 = 254

12 x + y = 158

Nghiệm hợp lý x= 12 và y =14

Công thức phân tử là C12H14O6

Đáp án A.

2.2.6.6 Xét với aminoaxit

-Nếu amino axit ( A ) tác dụng với NaOH mà :

Số mol ( A ) = số mol NaOH ( A ) có 1 nhóm –COOH.

Số mol ( A ) = 2

1

số mol NaOH ( A ) có 2 nhóm chức –COOH.

-Nếu amino axit ( A ) tác dụng với HCl mà :

Số mol ( A ) = số mol HCl ( A ) có 1 nhóm chức –NH2.

Số mol ( A ) = 2

1

số mol HCl ( A ) có 2 nhóm chức – NH2.

Ví dụ 14:

Đun nóng 100 ml dung dịch amino axit: 0,2 M tác dụng vừa đủ với 80 ml

dung dịch NaOH; 0,25 M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được 2,52

gam muối khan. Mặt khác 100 ml dung dịch aminoaxit trên tác dụng vừa đủ

với 80ml dung dịch HCl: 0,5 M. Công thức phân tử của amino axit là

A- ( H2N)2-C2H3-COOH B- H2N-C2H3-(COOH )2

C- ( H2N)2-C2H2-(COOH )2 D- H2N-C3H5-(COOH )2

*Cách giải thông thường:

Gọi công thức tổng quát của amino axit là (H2N)y-R-(COOH)x ( A )

(H2N)y-R-(COOH)x + x NaOH (H2N)y-R-(COONa)x +x H2O.

0,02 0,02 x 0,02 mol.

(H2N)y-R-(COOH)x + y HCl (ClH3N)y-R-(COOH)x

0,02 0,02 y

Ta có : số mol aminoaxit : n= 0,2.0,1 =0,02 mol

Page 61: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

54

Số mol NaOH : n= 0,25.0,08 = 0,02 mol

Số mol HCl : n = 0,5. 0,08 = 0,04 mol

0,02x = 0,02

0,02y =0,04

0,02( 16y + MR + 67x ) = 2,52

x= 1

y = 2

MR = 27 R là C2H3

Công thức phân tử của amino axit là (H2N)2-C2H3-COOH.

*Cách giải nhanh :

Số mol NaOH = số mol ( A ) ( A ) có 1 nhóm –COOH.

Số mol HCl =2 số mol ( A ) ( A ) có 2 nhóm –NH2

Vậy trong 4 đáp án trên chỉ có A thỏa mãn

2.3. Hệ thống câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hóa học

hữu cơ trong chƣơng trình THPT

Để có thể giải nhanh các bài tóan hóa học hữu cơ trên cơ sở các phương

pháp đã phân tích, học sinh cần tiến hành theo các bước dựa vào một số

nguyên tắc và quy luật sau:

Bước 1: đọc kỹ đề bài

Việc đọc kỹ đề bài là thao tác quan trọng để giúp học sinh định hướng việc

giải bài toán. Dựa vào yêu cầu bài toán mà có thể chọn phương pháp thích

hợp.

Ví dụ 1:

Một hỗn hợp A gồm 2 ankanal X,Y có tổng số mol là 0,25 mol. Khi cho hỗn

hợp A tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 có dư thì có tạo ra 86,4 gam kết

tủa và khối lượng dung dịch AgNO3 giảm 77,5 gam.

Biết MX< MY.Vậy công thức phân tử của X là

A - CH3CHO B- H-CHO

C- C2H5CHO D-Thiếu dữ kiện không xác định được.

Page 62: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

55

Nếu HS không đọc kỹ bài toán sẽ sa vào viết phương trình phản ứng, đặt ẩn

số và giải hệ phương trình sẽ thấy vô nghiệm. Nhưng việc giải hệ phương

trình phải tốn nhiều thời gian, không ra kết quả chính xác nên HS sẽ có thể

chọn phương án D. Trong khi đó nếu HS biết áp dụng phương pháp tăng giảm

khối lượng và phương pháp khối lượng phân tử trung bình thì có thể giải

nhanh nhất mà đơn giản.

Bước 2: Phân dạng bài toán để lựa chọn phương pháp thích hợp

Qúa trình đọc kỹ đầu bài cũng giúp học sinh phân dạng bài toán một cách

chính xác.Việc phân dạng bài toán sẽ giúp chọn phương pháp hợp lý để giải

+ Nếu bài toán cho khối lượng hỗn hợp ban đầu và hỗn hợp sau phản ứng

có thể vận dụng phương pháp giảm khối lượng để giải

+ Đối với bài toán đốt cháy hợp chất hữu cơ khi chưa cho biết hợp chất hữu

cơ thuộc loại hợp chất cụ thể nào, dựa vào quan hệ số mol CO2 và H2O giúp

chúng ta suy luận đựơc đặc điểm cấu tạo của nó.

Bước 3: Áp dụng linh hoạt các phương pháp giải vào quá trình giải bài toán.

Sau khi tiến hành phân dạng bài toán để lựa chọn phương pháp phù hợp học

sinh tiến hành vận dụng vào giải. Để giải một cách chính xác HS phải nắm

sâu, chắc chắn bản chất của phương pháp sử dụng, hướng tiến hành và cách

thử triển khai phương pháp giải cho linh hoạt, chắc chắn.

Một số bài toán không chỉ giải nhanh theo một phương pháp mà còn có thể

sử dụng hai hay nhiều phương pháp giải nhanh khác. Điều quan trọng là HS

phải biết sử dụng phương pháp mình nắm vững nhất, hiểu sâu nhất thì mới có

thể giải bài toán nhanh nhất và có hiệu quả nhất.

Ví dụ 2:

Oxi hóa hoàn toàn 10,2 gam hỗn hợp 2 anđehit liên tiếp thì thu được hỗn hợp

2 axit no đơn chức liên tiếp nhau.

Để trung hòa hoàn toàn hỗn hợp axit trên thì phải dùng 200 ml dung dịch

NaOH :1M. Công thức của 2 anđehit là

A- HCHO, CH3CHO B- CH3CHO, C2H5CHO

Page 63: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

56

C- C2H5CHO, C3H7CHO D- Kết quả khác.

*Cách giải thông thường :

Vì oxi hóa 2 anđehit thu 2 axit no liên tiếp nhau.

2 anđehit này cũng liên tiếp nhau

Gọi công thức tổng quát trung bình của 2 anđehit là CHOHC

nn 12

CHOHC

nn 12 + ½ O2 COOHHC

nn 12

0,2 mol 0,2 mol

COOHHC

nn 12 + NaOH COONaHC

nn 12 + H2O

0,2 0,2 mol

Số mol NaOH = 0,2 .1 = 0,2 mol

Khối lượng phân tử trung bình của anđehit là

M = 2,0

2,10

= 51 g/mol

14 n + 30 = 51

n = 1,5.

Vậy công thức phân tử của 2 anđehit là C2H5CHO và CH3CHO.

*Cách giải nhanh :

Số mol NaOH = số mol axit = số mol anđehit = 0,2 mol

M2anđehit= 2,0

2,10

= 51 g/mol

Mà M1 < M < M2

Công thức phân tử của 2 anđehit là CH3CHO và C2H5CHO.

Đáp án B.

Khi gặp bài toán này trên cơ sở những yêu cầu của bài toán HS phải biết chọn

các phương pháp phù hợp, linh hoạt, có thể sử dụng đồng thời nhiều phương

pháp như phương pháp dựa vào tỷ lệ về số mol, phương pháp khối lượng

phân tử trung bình để giải nhanh những bài toán phức tạp.

Page 64: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

57

Trên đây chúng tôi đã đề xuất một số nguyên tắc, quy luật, các bước để giải

nhanh bài toán hóa học dựa vào các phương pháp giải toán nhanh đã phân

tích.

Tuy nhiên việc triển khai giải nhanh các bài toán có thực hiện hiệu quả hay

không thì người HS cần phải trang bị cho mình kiến thức hóa học đầy đủ,

chính xác sâu sắc. Phải biết suy luận nhanh, có sự phán đoán chính xác, phải

vận dụng linh hoạt kết hợp các phương pháp giải nhanh một cách hợp lí thì

việc giải các bài toán mới nhanh chính xác được.

Hệ thống câu TNKQ nhiều lựa chọn

2.3.1. Phần hiđrô cacbon

Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CH4, C3H6và C4H10thu được

17,6 gam CO2 và 10,8 gam H2O. m có giá trị là

A- 2 gam B- 4gam C- 6 gam D- 8 gam.

Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp 2 ankan thì thu được 9,45 gam

nước. Cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa

thu được là

A- 37,5 g B- 52,5 g C- 15g D- 42,5 g.

Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hiđrocacbon liên tiếp trong dãy đồng

đẳng thì thu được 11,2 lít CO2(ĐKTC ) và 12,6 gam H2O.Hai hiđrocacbon đó

thuộc dãy đồng đẳng nào ?

A- Ankan B- Anken C- Ankin D-Aren.

Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hiđrocacbon liên tiếp trong dãy đồng

đẳng thì thu được 22,4 lít CO2 (ĐKTC ) và 25,2 g H2O. Hai hiđrocacbon đó là

A- C2H6và C3H8 B- C3H8 và C4H10

C-C4H10 và C5H12 D- C5H12 và C6H14

Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm một ankan và một anken. Cho sản

phẩm cháy lần lượt đi qua bình 1 đựng P2O5 dư và bình 2 đựng KOH rắn, dư

thì thấy bình 1 tăng 4,14 g và bình 2 tăng 6,16 g. Số mol ankan có trong hỗn

hợp là

Page 65: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

58

A-0,06 mol B- 0,09 mol C- 0,03 mol D- 0,045 mol

Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,1mol hỗn hợp CH4,C4H10vàC2H4thì thu được

0,14 molCO2và 0,23 molH2O.Số mol của ankanvà anken có trong hỗn hợp lần

lượt là

A- 0,09 và 0,01 B- 0,01 và 0,09 C- 0,08 và 0,02 D- 0,02 và 0,08.

Bài 7: Cho hỗn hợp 2 anken đi qua bình đựng nước brom thấy làm mất màu

vừa đủ dung dịch chứa 8 gam brom.Tổng số mol 2 anken là

A- 0,1 B- 0,05 C- 0,025 D- 0,005.

Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hiđrocacbonmạch hở trong cùng một

dãy đồng đẳng thì thu được 11,2 lít CO2 ( ĐKTC ) và 9 gam H2O .Hai

hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng nào ?

A- Ankan B- Anken C- Ankin D- Aren.

Bài 9: Một hỗn hợp khí gồm một ankan và một anken có cùng số nguyên tử

cacbon trong phân tử và có cùng số mol. Lấy m gam hỗn hợp này thì làm mất

màu vừa đủ 80 gam dung dịch brom 20% trong dung môi CCl4.Đốt cháy hoàn

toàn m gam hỗn hợp đó thì thu được 0,6 mol CO2. Ankan và anken đó có

công thức phân tử là

A- C2H6 và C2H4 B- C3H8và C3H6

C- C4H10 và C4H8 D- C5H12 và C5H10.

Bài 10: Đốt cháy hoàn toàn V lít ( ĐKTC) một ankin ở thể khí thì thu được

CO2 và hơi H2O có tổng khối lượng là 25,2 gam. Nếu cho sản phẩm cháy đi

qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 45 gam kết tủa. V có giá trị là

A- 6,72 lít B- 2,24 lít C- 4,48 lít D- 3,36 lít

Bài 11: Đốt cháy hòan toàn V lít ( ĐKTC ) một ankin thì thu được 10,8 gam

H2O. Nếu cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong

thì khối lượng bình tăng 50,4 gam. V có giá trị là

A- 3,36 lít B- 2,24 lít C- 6,72 lít D- 4,48 lít.

Bài 12: Chia hỗn hợp gồm C3H6, C2H4, C2H2 thành hai phần bằng nhau:

+ Đốt cháy hết phần 1 thì thu được 2,24 lít CO2 ( ĐKTC )

Page 66: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

59

+ Hiđro hóa phần 2 rồi đốt cháy hết sản phẩm thì thể tích CO2( ĐKTC ) thu

được là

A- 2,24 lít B- 1,12 lít C- 3,36 lít D- 4,48 lít

Bài 13:Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol ankin thì thu đựơc 0,2 mol H2O. Nếu

hiđro hóa hoàn toàn 0,1 mol ankin này rồi đốt cháy thì số mol nước thu được

A- 0,3 mol B- 0,4 mol C- 0,5 mol D- 0,6 mol.

Bài 14: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hiđrocacbon đồng đẳng có phân tử khối

hơn kém nhau 28 đvc, ta thu được 4,48 lít khí CO2 ( đktc ) và 5,4 gam nước.

Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon đó là

A- C3H4 và C5H8 B- CH4 và C3H8

C- C2H4 và C4H8 D- C2H2 và C4H6 E- Không xác định được.

Bài 15: Hỗn hợp 2 ankan ở thể khí có phân tử khối hơn kém nhau 28 đvc. Đốt

cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp trên ta thu được 6,72 lít khí CO2( các khí đo ở

đktc ). Công thức phân tử của 2 ankan là

A- CH4 và C3H8 B- C2H6 và C4H10

C- CH4 và C4H10 D- C3H8 và C5H12 E- Không xác định được.

Bài 16: Hỗn hợp 2 hiđrocacbon có phân tử khối hơn kém nhau 14 đvc. Đốt

cháy hoàn toàn hỗn hợp trên ta thu được 5,6 lít khí CO2 ( đktc ) và 6,3 gam

hơi nước. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon đó là

A- C2H6 và C3H8 B- C3H8 và C4H10 C- C3H6 và C4H8

D- C4H8 và C6H12 E- Không xác định được.

Bài 17: Hỗn hợp 2 hiđrocacbon có phân tử khối hơn kém nhau 28đvc. Đốt

cháy hoàn toàn hỗn hợp trên ta thu được 6,72 lít khí CO2 ( đktc ) và 7,2 gam

hơi nước. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon đó là

A- CH4 và C3H8 B- C2H4 và C4H8 C- C3H6 và C5H10

D- C2H6 và C4H10 E- Không xác định được.

Page 67: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

60

Bài 18: Hỗn hợp 2 hiđrocacbon có phân tử khối hơn kém nhau 28đvc. Đốt

cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp trên ta thu được 8,96 lít khí CO2 ( đktc ) và

7,2 gam hơi nước. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon đó là

A- C5H12 và C3H8 B- C2H4 và C4H8 C- C3H6 và C5H10

D- C4H8 và C6H12 E- C4H10 và C6H14.

Bài 19: Một hỗn hợp ( X ) gồm 2 ankin là đồng đẳng kế tiếp nhau. Nếu cho

5,6 lít hỗn hợp X (ĐKTC ) đi qua bình đựng dung dịch Brom có dư thì thấy

khối lượng bình tăng 8,6 gam. Công thức phân tử của 2 ankin là

A- C3H4 và C4H6 B- C4H6 và C5H8 C- C2H2 và C3H4

Bài 20: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 1 anken và 1 ankin rồi cho sản

phẩm cháy lần lượt đi qua bình ( 1 ) đựng H2SO4 đặc dư và bình ( 2 ) đựng

NaOH rắn dư. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình ( 1 ) tăng 63,36 gam và

bình ( 2 ) tăng 23,04 gam. Vậy số mol ankin trong hỗn hợp là

A- 0,15 mol. B- 0,16 mol. C- 0,17 mol. D- 0,18 mol.

2.3.2. Rượu và ete

Bài 21: A, B là 2 rượu no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho

hỗn hợp gồm 1,6 gam A và 2,3 gam B tác dụng hết với Na thì thu được 1,12

lít khí H2 ( ĐKTC ). Công thức phân tử 2 rượu là

A- CH3OH, C2H5OH B- C2H5OH, C3H7OH

C- C3H7OH, C4H9OH D- C4H9OH, C5H11OH.

Bài 22: Đun hỗn hợp 5 rượu no đơn chức với H2SO4 đặc ở 140octhì số ete thu

được là

A- 10 B- 12 C- 15 D- 17

Bài 23: Đun 132,8 gam hỗn hợp 3 rượu no đơn chức với H2SO4đặc ở 140oc

thì thu được hỗn hợp các ete có số mol bằng nhau và có khối lượng là 111,2

gam. Số mol mỗi ete là

A- 0,1 mol B- 0,2 mol C- 0,3 mol D- 0,4 mol

Page 68: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

61

Bài 24: Cho 10 gam hỗn hợp 2 rượu no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng

đẳng tác dụng vừa đủ với Na kim loại tạo ra 14,4 gam chất rắn và V lít khí H2

( ĐKC ). V có giá trị là

A – 1,12 lít B - 2,24 lít C- 3,36 lít D- 4,48 lít.

Bài 25: Cho 2,83 gam hỗn hợp hai rượu 2 chức tác dụng vừa đủ với Na thì

thóat ra 0,896 lít khí H2 ( ĐKC ) và m gam muối khan. Gía trị của m là

A- 5,49 g B- 4,95g C- 5,94g D- 4,59 g.

Bài 26: Tách nước hoàn toàn từ hỗn hợp ( Y ) gồm 2 rượu A,B ta đựơc hỗn

hợp (X ) gồm các olefin. Nếu đốt cháy hoàn toàn Y thì thu được 0,66 gam

CO2.Vậy khi đốt cháy hoàn toàn X thì tổng khối lượng H2Ovà CO2 tạo ra là

A- 0,903 gam B- 0,39 gam C- 0,94 gam D- 0,93 gam.

Bài 27: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai rượu X và Y thuộc dãy đồng

đẳng của rượu metylic thì thu được 79,2 gam CO2và 43,2 gam H2O. Giá trị

của m là

A-36g B- 28 g C-20 g D-12g.

Bài 28: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp 2 rượu thuộc dãy đồng đẳng của

rượu etylic thì thu được 1,364 gam CO2 và 0,828 gam H2O. Vậy a có giá trị là

A- 0,47 gam. B- 0,407 gam. C- 0,74 gam. D- 0,704 gam.

Bài 29: Lấy một lượng Na kim loại tác dụng vừa đủ với 18,7 gam hỗn hợp X

gồm 3 rượu đơn chức thì thu được 29,7 gam sản phẩm. Vậy công thức cấu tạo

của một rượu có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong 3 rượu trên là

A– C2H5OH B-CH3OH

C– CH3CH2CH2OH D-thiếu dữ kiện không xác định được.

Bài 30: Một dung dịch rượu C2H5OH có độ rượu là 45o và một dung dịch

rượu etylic khác có độ rượu là 15o.Để có một dung dịch mới có độ rượu là 20

o

thì cần pha chế về thể tích giữa dung dịch rượu 450 và rượu 15

o theo tỉ lệ là

A- 1: 2 B- 2: 5 C- 1:5 D- 2:3

Page 69: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

62

Bài 31: Một hỗn hợp ( X ) gồm 3 rượu đơn chức thuộc cùng một dãy đồng

đẳng. Đốt cháy m gam hỗn hợp X thì thu được 4,4 gam CO2 và 2,7 gam H2O.

Vậy các rượu trên thuộc dãy đồng đẳng của

A- rượu no. B- rượu không no C- rượu thơm.

Bài 32: Chia hỗn hợp ( Y ) gồm 2 rượu không no ( có 1 liên kết ba ) đơn chức

A,B thành hai phần bằng nhau :

Phần một đem đốt cháy hoàn toàn thì thu 24,64 lít CO2 ( ĐKC ) và 14,4 gam

H2O .

Phần hai cho tác dụng với K dư thì thu V lít khí H2 ( ĐKC ).

1) V có giá trị là

A- 2,24 lít. B- 5,6 lít. C – 3,36 lít. D- 4,48 lít.

2) Nếu hai rượu liên tiếp nhau thì công thức phân tử của A, B là

A- C3H4O, C4H6O. B- C4H6O, C5H8O. C-C5H8O,C6H10O.

Bài 33: Cho 0,5 mol hỗn hợp gồm etylen glicol và Propan điol-1,2 tác dụng

với lượng vừa đủ Na thì thu được V lít khí H2 ( ĐKC) và 55,8 gam muối

khan.

Gía trị của V là

A- 1,12 lít B- 11,2 lít C- 2,24 lít D-22,4 lít

Bài 34: Cho 0,1 mol một rượu ( A) tác dụng hết với lượng vừa đủ 100 ml

dung dịch Brom: 1M. Mặt khác 0,05 mol rượu trên tác dụng với Na đủ thì thu

0,56 lít khí H2 ( ĐKC ) và thu được 4 gam muối khan. Vậy công thức phân tử

của rượu là

A- C3H7OH B- C3H5OH C- C4H9OH D- C4H6(OH)2

Bài 35: Cho V lít ( ở ĐKTC ) hỗn hợp khí gồm 2 olefin liên tiếp nhau trong

dãy đồng đẳng hợp nước ( có H2SO4đặc làm xúc tác) thì thu được 12,9 gam

hỗn hợp A gồm 3 rượu, đun nóng A trong H2SO4đặc ở 1400C thì thu được

10,65 gam hỗn hợp B gồm 6 ete khan.

Công thức phân tử của 2 anken là

A- C2H4 và C3H6 B- C3H6 và C4H8 C- C4H8 và C5H10.

Page 70: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

63

2) V có giá trị là

A- 2,24 lít B- 3,36 lít C- 4,48 lít D- 5,6 lít.

Bài 36: Chia hỗn hợp X gồm hai rượu đơn chức là đồng của nhau thành hai

phần bằng nhau :

+ Phần 1: đốt cháy hoàn toàn tạo ra 5,6 lít khí CO2 ( ĐKTC) và 6,3 gam nước.

+Phần 2: Tác dụng hết với Na thì thu được V lít khí H2 thoát ra ( đktc ).

V có gía trị là

A- 1,12 lít B- 0,56 lít C- 2,24 lít D- 1,68 lít

Bài 37: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai rượu A,B thuộc cùng

một dãy đồng đẳng thì thu được 6,72 lít CO2 ( ĐKTC) và 7,65 gam H2O. Mặt

khác khi cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư ta thu được 2,8 lít khí H2

( ĐKTC). Biết tỷ khối hơi của mỗi chất so với H2 đều nhỏ hơn 40. Công thức

phân tử của Avà B lần lượt là

A- C2H6O, CH4O B- C2H6O, C3H8O C- C2H6O2, C3H8O2

D- C3H8O2, C4H10O2 E- C3H6O, C4H8O.

2.3.3 Anđehit – xeton

Bài 38: Đốt cháy hỗn hợp 2 anđehit no đơn chức thì thu được 0,4 mol CO2.

Hiđro hóa hoàn toàn 2 anđehit này cần 0,2 mol H2 được hỗn hợp 2 rượu no

đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 rượu thì số mol nước thu được là

A- 0,4 mol B- 0,6 mol C- 0,8 mol D- 0,3 mol

Bài 39: Cho hỗn hợp HCHO và H2 đi qua ống đựng bột Ni nung nóng. Dẫn

toàn bộ hỗn hợp thu được sau phản ứng vào bình nước lạnh để ngưng tụ hợi

chất lỏng và hòa tan các chất có thể tan được, thấy khối lượng bình tăng 11,8

gam.

Lấy dung dịch trong bình cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thì

thu được 21,6 gam Ag. Khối lượng CH3OH tạo ra trong phản ứng hợp hiđro

của HCHO là

A- 8,3 g B- 9,3 g C- 10,3 g D- 1,03 g

Bài 40: Chia hỗn hợp gồm 2 anđehit no đơn chức làm hai phần bằng nhau:

Page 71: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

64

Phần 1: đem đốt cháy hoàn toàn thu được 1,08 gam nước.

Phần 2: tác dụng với H2 dư ( Ni, to) thì thu hỗn hợp A.

Đem A đốt cháy hoàn toàn thì thể tích khí CO2 thu được ( ở ĐKC ) là

A- 1,434 lít B- 1,443 lít C- 1,344 lít D- 1,444 lít.

Bài 41: Một hỗn hợp A gồm 2 ankanal X,Y có tổng số mol là 0,25mol. Khi

cho hỗn hợp A tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 có dư thì có tạo ra 86,4

gam kết tủa và khối lượng dung dịch AgNO3 giảm 77,5 gam.

Biết MX< MY. Vậy công thức phân tử của X là

A- CH3CHO B- H-CHO

C- C2H5CHO D- Thiếu dữ kiện không xác định được.

Bài 42: Tỷ khối hơi của một hỗn hợp gồm HCHO và CH3CHO so với oxi là

1,23. Thành phần phần trăm về thể tích của hỗn hợp đó là

A- 25,55%và 74,45 % B- 35% và 65%

C- 50% và 50% D- 33,33% và 66,67%.

Bài 43: Dung dịch CH3CHO: 22% ( dung dịch 1) và dung dịch CH3CHO

25%( dung dịch 2). Để có 1 dung dịch CH3CHO mới có nồng độ 22,5 % thì

cần trộn lẫn về khối lượng giữa dung dịch 1 và dung dịch 2 trên theo tỷ lệ là

A- 3:4 B- 2:5 C-5:1 D- 2:3

Bài 44: Đốt cháy hoàn toàn 1 hỗn hợp A gồm hai anđehit đơn chức thuộc

cùng một dãy đồng đẳng thì thu được 6,6 gam CO2 và 2,7 gam nước. Vậy các

anđehit này thuộc dãy đồng đẳng của

A- anđehit no. B- anđehit không no.

C- anđehit thơm. D- B,C đều đúng.

Bài 45: Đốt cháy hoàn toàn 0,55 gam anđehit (A) thì thu được 0,56 lít khí

CO2 (ĐKTC ) và 0,45 gam H2O. Vậy công thức phân tử của ( A ) là

A- C3H6O B- C2H4O C – C4H6O2 D- C3H4O2

Bài 46: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp hai rượu no đơn chức thì thu được

2,688 lít CO2( ĐKC ) và 3,96 gam hơi nước.

Page 72: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

65

Nếu tiến hành oxi hóa a gam a gam hỗn hợp 2 rượu trên bằng CuO rồi lấy sản

phẩm thu được đem tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 có dư thì lượng kết

tủa bạc thu được là

A- 21,6 gam B- 10,8 gam C- 2,16 gam D- 1,08 gam.

Bài 47: Khi cho bay hơi hết 5,8 gam anđehit ( X ) thì thu được 4,48 lít hơi X ở

109,2oc và 0,7 atm.

Mặt khác khi cho 5,8 gam X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 có dư thì

thu được 43,2 gam Ag. Công thức phân tử của X là

A- C3H6O B- HCHO C- C3H4O2. D- C2H2O2.

Bài 48: Chất hữu cơ Y có thành phần gồm C, H, O trong đó oxi chiếm

53,33% khối lượng khi thực hiện phản ứng tráng gương thì từ 1 mol Y cho 4

mol Ag. Công thức phân tử của Y là

A- ( CHO )2 B- H-CHO C- CH3CHO D- C2H5CHO

Bài 49: Chia m gam một anđehit X thành hai phần bằng nhau

+ phần 1: đốt cháy hoàn toàn thì thu được 3,36 lít CO2( đktc) và 2,7 gam nước

+ phần 2: cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được Ag kim

loại với tỷ lệ số mol giữa anđehit và số mol Ag là 1:4.

Vậy anđehit X là

A- Anđehit no đơn chức B- Anđehit no 2 chức

C- H-CHO D- không xác định được

2.3.4. Axit cacboxylic

Bài 50: Đốt cháy a gam C2H5OH thì thu được 0,2 mol CO2.Đốt cháy 6 gam

C2H5COOH được 0,2 mol CO2.

Cho a gam C2H5OH tác dụng với 6 gam CH3COOH (có H2SO4đặc làm xúc

tác, nhiệt độ) thì được c gam este với hiệu suất phản ứng đạt 100%. Vậy c có

giá trị là

A- 4,4 g B- 8,8 g C- 13,2 g D- 17,6 g

Bài 51: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCOOH và 0,2 mol HCHO tác dụng hết

với dung dịch AgNO3trong NH3thì khối lượng Ag thu được là

Page 73: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

66

A- 108 g B- 10,8 g C- 216g D- 21,6 g

Bài 52: Cho 20,15 gam hỗn hợp 2 axit no đơn chức tác dụng vừa đủ với dd

Na2CO3 thì thu được V lít khí CO2 ( đo ĐKTC ) và dung dịch muối. Cô cạn

dung dịch thì thu 28,96 gam muối. Gía trị của V là

A - 4,84 lít B- 4,48 lít C- 2,24 lít

D- 2,42 lít E- Kết quả khác.

Bài 53: Cho 4,2 gam hỗn hợp gồm rượu etylic, phenol, axit fomic tác dụng

vừa đủ với Na thấy thoát ra 0,672 lít khí H2( ĐKC ) và một dung dịch. Cô cạn

dung dịch thu được hỗn hợp rắn X. Khối lượng của X là

A- 2,55 gam B- 5,52 gam C- 5,25 gam D- 5,05 gam

Bài 54: Có 2 axit hữu cơ no: ( A ) là axit đơn chức và ( B ) là axit đa chức.

Hỗn hợp ( X ) chứa x mol ( A ) và y mol ( B ). Đốt cháy hoàn toàn X thì thu

11,2 lít CO2 ( ĐKTC ). Cho x+ y = 0,3 và MA< MB. Vậy công thức phân tử

của ( A ) là

A- CH3COOH B- C2H5COOH

C- HCOOH D- Thiếu dữ kiện không xác định được

Bài 55: Một dung dịch CH3COOH có nồng độ mol là 0,25 M

( dung dịch 1 ) và 1 dung dịch CH3COOH có nồng độ mol: 0,45 M ( dung

dịch 2). Để có một dung dịch mới có nồng độ 0,32 M thì cần trộn lẫn dung

dịch ( 1 ) và dung dịch ( 2 ) theo tỉ lệ thể tích là

A- 6: 7 B- 5:2 C- 8: 5 D- 13: 7

Bài 56: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp gồm 2 axit đơn chức thuộc cùng

một dãy đồng đẳng thì thu được 22 gam CO2 và 6,3 gam H2O.Vậy các axit

này thuộc dãy đồng đẳng của

A- axit no B- axit không no C-không xác định được vì thiếu dữ kiện

Bài 57: Đốt cháy hoàn toàn 16,2 gam axit cacboxylic đơn chức thì thu được

12,096 lít CO2 ( ĐKTC ) và 9,72 gam H2O. Vậy công thức phân tử của axit

đó là

A- C2H4O2 B - C3H6O2 C- CH2O2 D- C4H8O2

Page 74: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

67

Bài 58: Oxi hóa hoàn toàn 10,2 gam hỗn hợp 2 anđehit liên tiếp thì thu được

hỗn hợp 2 axit no đơn chức liên tiếp nhau.

Để trung hòa hoàn toàn hỗn hợp axit trên thì phải dùng 200 ml dung dịch

NaOH :1M.

Công thức của 2 anđehit là

A- HCHO, CH3CHO B- CH3CHO, C2H5CHO

C- C2H5CHO, C3H7CHO D- kết quả khác.

Bài 59: Chia hỗn hợp A gồm 2 axit: ( X là một axit no đơn chức, Y là một

axit không no đơn chức có một nối đôi ). Số nguyên tử cacbon trong X và Y

bằng nhau.

Chia A làm ba phần bằng nhau:

Phần 1 tác dụng hết với 100 ml dung dịch NaOH: 1M. Để trung hòa lượng

NaOH dư cần dùng 25 ml dung dịch HCl: 1M.

Phần 2 tác dụng vừa với 8 gam Br2.

Phần ba đem đốt cháy hoàn toàn thì thu được 6,72 lít khí CO2 ( ĐKC )

1)Số mol của X và Y trong hỗn hợp là

A- 0,065 và 0,025 B- 0,075 và 0,15

C- 0,65 và 0,25 D- 0,025 và 0,05

2)Công thức phân tử của X và Y là

A- C3H6O2 và C3H4O2 B- C4H8O2 và C4H6O2

C- C5H10O2 và C5H8O2 D- kết quả khác

Bài 60: Trung hòa 3,88 gam hỗn hợp 2 axit no đơn chức bằng một lượng vừa

đủ dung dịch NaOH, sau đó đem cô cạn thì thu được 5,2 gam muối khan.

Tổng số mol của 2 axit trong hỗn hợp là

A- 0,04 mol B- 0,4 mol C- 0,06 mol D- 0,6 mol

2) Nếu đốt cháy 3,88 gam hỗn hợp axit trên thì cần V lít O2 ( đktc).

V có giá trị là

A- 2,24 lít B- 3,36 lít C- 4,48 lít D- 6,72 lít

Page 75: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

68

Bài 61: Đốt cháy hoàn toàn 4,3 gam một axit cacboxylic A không no đơn

chức chứa một liên kết đôi thì thu được 5,6 lít CO2( ĐKTC) và 3,6 gam nước

Số mol của A là

A- 0,01 mol B- 0,02 mol C- 0,04 mol D- 0,05 mol

2) Công thức phân tử của A là

A-C3H4O2 B- C4H6O2 C- C5H8O2 D-C4H4O2

2.3.5. Este

Bài 62: Có 2 este là đồng phân của nhau và đều do các axit no đơn chức và

rượu no đơn chức tạo thành. Để xà phòng hóa 22,2 gam hỗn hợp 2 este nói

trên phải dùng vừa hết 12 gam NaOH nguyên chất. Công thức phân tử của 2

este là

A- HCOOC2H5 và CH3COOCH3 B-C2H5COOCH3 và CH3COOCH3

C- CH3COOC2H5 và HCOOC3H7 D- Không xác định được

Bài 63: Xà phòng hóa 22,2 gam hỗn hợp 2este là HCOOC2H5và

CH3COOCH3 bằng NaOH nguyên chất. Khối lượng NaOH đã phản ứng là

A- 8 gam B- 12 gam C- 16 gam D-20 gam

Bài 64: Xà phòng hóa 22,2 gam hỗn hợp 2este là HCOOC2H5và

CH3COOCH3 bằng NaOH nguyên chất thì đã dùng vừa hết 200 ml dung dịch

NaOH. Nồng độ mol của dung dịch NaOH là

A- 0,5 M B-1,0M C- 1,5 M D- 2M.

Bài 65: Xà phòng hóa 22,2 gam hỗn hợp 2este là HCOOC2H5và

CH3COOCH3 bằng lượng dung dịch NaOH vừa đủ, các muối sinh ra sau khi

xà phòng hóa được sấy đến khan và cân được 21,8 gam. Số mol HCOOC2H5

và CH3COOCH3 là

A- 0,15 mol và 0,15 mol B- 0,2 mol và 0,1 mol

C- 0,25 mol và 0,05 mol D- 0,275 mol và 0,005 mol

Bài 66: Xà phòng hóa a gam hỗn hợp 2 este là HCOOC2H5 và

CH3COOCH3bằng lượng dung dịch NaOH vừa đủ thì cần 300 ml dung dịch

NaOH : 0,1 M. Gía trị của a là

Page 76: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

69

A- 14.8 g B- 18,5 g C- 22,2 g D- 29,6 g

Bài 67: Xà phòng hóa 22,2 gam hỗn hợp 2este là HCOOC2H5và

CH3COOCH3 bằng lượng dung dịch NaOH vừa đủ, các muối sinh ra sau khi

xà phòng hóa được sấy đến khan và cân được 21,8 gam. Tỷ lệ giữa số mol

HCOONa và số mol CH3COONa là

A- 3: 4 B-1:1 C- 3:2 D-2:1

Bài 68: Xà phòng hóa a gam hỗn hợp 2 este là HCOOC2H5 và

CH3COOCH3bằng lượng dung dịch NaOH vừa đủ thì cần 200 ml dung dịch

NaOH : 0,15 M, các muối sinh ra sau khi xà phòng hóa được sấy đến khan và

cân nặng 21,8 gam. Phần trăm khối lượng của mỗi este trong hỗn hợp là

A- 50% và 50% B- 66.7 % và 33,3 %

C- 75% và 25% D- không xác định được

Bài 69: Khi thủy phân hoàn toàn 0,05 mol este của 1 axit đa chức với một

rượu đơn chức tiêu tốn hết 5,6 gam KOH. Mặt khác khi thủy phân 5,475 gam

este đó thì tiêu tốn hết 4,2 gam KOH và thu được 6,225 gam muối. Vậy công

thức cấu tạo của este là

A- ( COOC2H5)2 B- ( COOCH3 )2

C- ( COOCH2CH2CH3)2 D –Kết quả khác

Bài 70: Hỗn hợp X gồm 2 este A,B đồng phân với nhau và đều được tạo

thành từ Axit đơn chức và rượu đơn chức. Cho 2,2 gam hỗn hợp X bay hơi ở

136,5oc và 1 atm thì thu được 840 ml hơi este. Mặt khác đem thủy phân hoàn

toàn 26,4 gam hỗn hợp X bằng 100ml dung dịch NaOH: 20% ( d= 1,2 g/ml )

rồi đem cô cạn thì thu được 33,8 gam chất rắn khan. Vậy công thức phân tử

của este là

A- C2H4O2 B- C3H6O2 C- C4H8O2 D- C5H10O2

Bài 71: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 este no đơn chức ta thu được

1,8 gam nước.Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp 2 este trên ta thu được hỗn

hợpYgồm một rượu và axit. Nếu đốt cháy ½ hỗn hợp Y thì thể tích CO2 thu

được ở ĐKTC là

Page 77: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

70

A- 2,24 lít B- 3,36 lít C- 1,12 lít D- 4,48 lít.

Bài 72: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp 2 este rồi cho sản phẩm cháy

qua bình đựng P2O5dư thì thấy khối lượng bình tăng thêm 6,21 gam, sau đó

cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 34,5 g kết tủa.

Các este nói trên thuộc loại

A- Este no đơn chức B- Este không no đơn chức

C- Este no đa chức D- Este không no đa chức

2) Nếu cho 6,825 gam hỗn hợp 2 este đó tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch

KOH 0,1 M thì thu được 7,7 gam hỗn hợp 2 muối và 4,025 g rượu

a) V có giá trị là

A- 8,75 lít B- 0,875 lít C- 1,75 lít D- 0,175 lít

b) Biết rằng M của hai muối hơn kém nhau 14 đvC. Vậy công thức cấu tạo

của este là

A-HCOOC2H5, CH3COOC2H5 B- HCOOCH3, CH3COOCH3

C- CH3COOCH3, C2H5COOC2H5 D- C2H3COOC2H5, C3H5COOC2H5

2.3.6. Amin và Amino axit.

Bài 73: Cho 9,85 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức no bậc 1 tác dụng vừa đủ với

dung dịch HCl thì thu được 18,975 gam muối. Vậy khối lượng HCl phải dùng

A- 9,521 g B- 9,125 g C- 9,215g D- 9,512

Bài 74: Đun nóng 100 ml dung dịch amino axit: 0,2 M tác dụng vừa đủ với 80

ml dung dịch NaOH; 0,25 M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được

2,52 gam muối khan. Mặt khác 100 ml dung dịch aminoaxit trên tác dụng vừa

đủ với 80ml dung dịch HCl: 0,5 M. Công thức phân tử của amino axit là

A- ( H2N)2-C2H3-COOH B- H2N-C2H3-(COOH )2

C- ( H2N)2-C2H2-(COOH )2 D- H2N-C3H5-(COOH )2

Bài 75: Cho 15 gam hỗn hợp 3 amin đơn chức no bậc 1 tác dụng vừa đủ với

dung dịch HCl: 1,2 M thì thu được 18,504 gam muối. Vậy thể tích dung dịch

HCl phải dùng là

Page 78: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

71

A- 0,8 lít B- 0, 08 lít C- 0,4 lít D- 0,04 lít

Bài 76: Đốt cháy hoàn toàn một amin no đơn chức thu được CO2 và hơi H2O

theo tỷ lệ số mol là 2: 3 Vậy amin đó là

A- ( CH3)3N B- CH3NHC2H5 C- C3H7NH2 D- Tất cả đều đúng

Bài 77: X là một amino axit no chỉ chứa một nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2.

Cho 0,89 gam X phản ứng vừa đủ với HCl thì tạo ra 1,25 g muối. Vậy công

thức của X là

A- H2N-CH2-COOH B- CH3-CH(NH2)COOH

C-CH3-CH(NH2)CH2COOH D- C3H7CH(NH2)COOH

2.4. Hƣớng dẫn sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học

Hóa học ở trƣờng THPT

2.4.1. Sử dụng câu hỏi khi học kiến thức mới

Đối với tiết học kiến thức mới, kiến thức và kỹ năng mới được hình

thành sẽ chưa vững chắc nếu không được củng cố ngay. Sử dụng bài tập hóa

học trong đó có bài tập liên quan đến rèn luyện kĩ năng giải toán là một hình

thức củng cố, ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách hệ thống và có hiệu

quả. Khi giải bài tập, học sinh phải nhớ lại các kiến thức, công thức đã học,

phải đào sâu một khía cạnh nào đó của kiến thức hoặc phải huy động kiến

thức để có thể giải quyết được bài toán hóa học. Tất cả các thao tác tư duy đó

góp phần củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức, renfkix năng giải toán cho

học sinh. Ví dụ khi dạy bài ankin, giáo viên đưa ra bài tâp:

Một hỗn hợp ( X ) gồm 2 ankin là đồng đẳng kế tiếp nhau. Nếu cho 5,6

lít hỗn hợp X (ĐKTC ) đi qua bình đựng dung dịch Brom có dư thì thấy khối

lượng bình tăng 8,6 gam. Công thức phân tử của 2 ankin là

A- C3H4 và C4H6 B- C4H6 và C5H8 C- C2H2 và C3H4

*Cách giải thông thường :

Đặt CTTQ của ankin thứ nhất là CnH2n-2 , có a mol.

của ankin thứ hai là CmH2m-2 , có b mol.

PTĐC : CnH2n-2 + Br2 CnH2n-2Br2

Page 79: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

72

CmH2m-2 + Br2 CmH2m-2Br2

Theo đề bài ta có :

Dẫn hỗn hợp qua bình đựng dung dịch brom thì ankin bị giữ lại

Khối lượng 2 ankin là 8,6 gam

Ta có : a + b =4,22

6,5 = 0,25 ( 1 )

a ( 14n - 2) + b ( 14m - 2) = 8,6

14an - 2a + 14bm – 2b = 8,6

14( an + bm ) - 2 ( a+ b ) = 8,6

an + bm = 14

25,0.26,8 =0,65 ( 2 )

Từ ( 1 ) a = 0,25-b thay vào ( 2 )

( 0,25 –b ) .n + mb = 0,65

b ( m-n ) = 0,65 – 0,25 n

b = nm

n

25,065,0

Mà 0 < b < 0,25 n<2,6 n =1,2

0 < nm

n

25,065,0 < 0,25

Mặt khác 2 ankin liên tiếp nhau nên n=2 và m=3.

Công thức phân tử của 2 ankin là C2H2 và C3H4.

*Cách giải nhanh :

Theo đề bài ta có khối lượng của 2 ankin là 8,6 gam.

Số mol của 2 ankin là n = 4,22

6,5= 0,25 mol

Khối lượng phân tử trung bình của 2 ankin là

M = n

m =

25,0

6,8 = 34,4 g/mol

M1 < 34,4 < M2 , Với 2 ankin liên tiếp nhau

M1 = 26 và M2 = 40

m>2,6 m= 3,4,5.....

Page 80: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

73

Công thức phân tử của 2 ankin là C2H2 và C3H4.

Vậy chọn đáp án C.

Khi giải quyết bài tập này, học sinh được củng cố kiến thức về đồng

đẳng của ankin, phản ứng cộng của ankin, dựa vào phương pháp khối lượng

phân tử trung bình, số nguyên tử cacbon trung bình để xác định công thức

phân tử của hợp chất hữu cơ, trên cơ sở đó có sự lựa chọn phương án nào là

đúng nhất và nhanh nhất. Đồng thời rèn được kĩ năng giải toán cho học sinh.

2.4.2. Sử dụng câu hỏi trong giờ luyện tập, ôn tập

Khi có tiết luyện tập, ôn tập thì hệ thống các bài tập tổng hợp càng

quan trọng. Nó sẽ giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức, kỹ năng đã học.

Và vận dụng chúng nhằm rèn kĩ năng giải toán hóa cho học sinh.

Ví dụ: Khi dạy bài luyện tập chương 9: Anđêhit- Xeton- axit

cacboxylic (Sách hoá học 11) bên cạnh những câu hỏi, bài tập mang nội dung

lý thuyết hoá học, người giáo viên có thể sử dụng những câu hỏi và bài toán

tổng hợp sau:

Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp hai rượu no đơn chức thì thu được

2,688 lít CO2( ĐKC ) và 3,96 gam hơi nước. Nếu tiến hành oxi hóa a gam a

gam hỗn hợp 2 rượu trên bằng CuO rồi lấy sản phẩm thu được đem tác dụng

với dung dịch AgNO3/NH3 có dư thì lượng kết tủa bạc thu được là

A. 21,6 gam B. 10,8 gam C. 2,16 gam D. 1,08 gam.

*Cách giải thông thường :

Gọi công thức tổng quát trung bình của 2 rượu là OHHC

nn 12

OHHCnn 12

+ 2

3n O2 n CO2 + ( n + 1) H2O

1 mol n mol ( n + 1) mol

0,12 0,22 mol

OHHCnn 12

+ CuO CHOHCnn 121

+ Cu + H2O

0,1 mol 0,1 mol

Page 81: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

74

CHOHCnn 121

+ Ag2O NH3,to COOHHC

nn 121 + 2Ag

0,1 mol 0,2 mol

Số mol CO2 =4,22

688,2 = 0,12 mol

Số mol H2O = 18

96,3 = 0,22 mol

Ta có : 12,0

n =

22,0

1n n =1,2

Từ phương trình ( 1 ) ta có số mol rượu là 0,12/1,2 =0,1 mol

Khối lượng Ag thu được là m = 108 .0,2 = 21,6 gam.

*Cách giải nhanh :

Dựa vào phương trình đốt cháy

Số mol rượu = số mol H2O - số mol CO2 =0,22- 0,12 = 0,1 mol

R-CH2OH O R-CHO +AgNO3/NH3 ,to 2Ag

0,1 mol 0,2 mol

Khối lượng Ag thu được là m = 108 .0,2 = 21,6 g.

Đáp án A.

A. 21,6 gam B. 10,8 gam C. 2,16 gam D. 1,08 gam

Với bài tập này học sinh vừa có thể ôn lại tính chất của rượu, tính chất

của anđêhit, mối quan hệ giữa rượu với anđêhit và xeton, bên cạnh đó học

sinh cũng biết được phải dựa vào quan hệ tỉ lệ số mol của các hợp chất hữu cơ

trong phương trình hóa học để giải quyết bài toán nhanh nhất. Từ đó có thể

rèn cho học sinh kĩ năng tổng hợp các kiến thức và kĩ năng giải toán hóa học.

2.4.3. Sử dụng câu hỏi trong giờ kiểm tra

Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng, vận dụng là một khâu rất quan

trọng, không thể tách rời trong hoạt động dạy học ở nhà trường. Tùy vào mục

đích kiểm tra và đối tượng học sinh mà nó được sử dụng trong các tiết học với

nhiều hình thức khác nhau như kiểm tra miệng, kiểm tra viết, kiểm tra vấn

Page 82: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

75

đáp, trắc nghiệm, hoặc phối hợp các hình thức kiểm tra với nhau. Tôi xin xây

dựng hai bài kiểm tra 45 phút môn hóa học lớp 11- ban cơ bản như sau:

Đề kiểm tra 45 phút gồm 30 câu trắc nghiệm khách quan (1,5 phút/ 1

câu): biết (6 câu), hiểu (9 câu), Vận dụng (9 câu), vận dụng sáng tạo( 6 câu).

Kiểm tra đánh giá có tác dụng thúc đẩy quá trình dạy học phát triển

không ngừng. Qua kết quả kiểm tra, học sinh tự đánh giá mức độ đạt được

của bản thân, để có phương pháp tự mình ôn tâp, củng cố bổ sung nhằm hoàn

thiện học vấn bằng phương pháp tự học với hệ thống thao tác tư duy của

chính mình.Đối với giáo viên, kết quả kiểm tra, đánh giá giúp mỗi giáo viên

tự đánh giá quá trình giảng dạy của mình. Trên cơ sở đó không ngừng nâng

cao và hoàn thiện mình về trình độ học vấn, về phương pháp giảng dạy.

Sau đây là một số đề kiểm tra mà tôi đã xây dựng được trên cơ sở các

câu hỏi được biên soạn ở trên :

- Đề số 1: Thời gian làm bài 45 phút với các bài toán sau :

1,3,5,7,9,11,13,15,17,19,21,23,25,27,29,31,33,35,37,39,41,43,45,47,49,51,53,

55,57,59.

- Đề số 2: Thời gian làm bài 45 phút gồm các bài toán sau

2,4,6,8,10,12,14,16,18,20,22,24,26,28,30,32,34,36,38,40,42,44,46,48,50,52,5

4,56,58,60.

2.3.4. Thiết kế giáo án bài dạy có sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

nhiều lựa chọn

Dưới đây là một số giáo án trong tiết học mới, trong tiết luyện tập, ôn

tập có sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm rèn kĩ

năng giải toán hóa cho học sinh:

Page 83: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

76

GIÁO ÁN 1 BÀI 32: Ankin

( Chương trình hóa học 11 cơ bản)

I. Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức:

* Học sinh biết:

- Khái niệm đồng đẳng, đồng phân, danh pháp và cấu trúc phân tử của ankin

- Phương pháp điều chế và ứng dụng của axetilen

* Học sinh hiểu: Sự giống nhau và khác nhau về tính chất hoá học giữa ankin và

anken

2. Về kĩ năng :

- Viết phương trình phản ứng minh hoạ tính chất hoá học của ankin

- Giải thích hiện tượng thí nghiệm

II. Chuẩn bị:

Đồ dùng dạy học:

- Tranh vẽ hoặc mô hình rỗng, mô hình đặc của phân tử axetilen

- Dụng cụ: ống nghiệm, nút cao su kèm ống dẫn khí, cặp ống nghiệm, đèn cồn,

bộ giá thí nghiệm

- Hoá chất: CaC2, dung dịch KMnO4, dung dịch Br2

III. Phƣơng pháp: Đàm thoại nêu vấn đề

IV. Tổ chức hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp:

Giáo viên cho biết công thức cấu tạo thu

gọn một số ankin tiêu biểu: Yêu cầu học

sinh thiết lập dãy đồng đẳng của ankin

1. Đồng đẳng:

C2H2, C3H4...CnH2n-2 (n2)

(HC CH), C3H4 (HCC-CH3)...

Lập thành dãy đồng đẳng của

Page 84: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

77

axetilen

Học sinh rút ra nhận xét:

Ankin là những hiđro cacbon mạch hở có

một liên kết ba trong phân tử.

Tên thông thường: tên gốc ankyl + axetilen

Hoạt động 2:

Giáo viên gọi tên theo danh pháp IUPAC

và tên thông thường nếu có của C2H2 và

C3H4

2. Đồng phân, danh pháp

HC CH HC C - CH3

Etin Propin (metylaxetilen)

Giáo viên yêu cầu học sinh viết các đồng

phân của ankin có công thức phân tử C5H8

Giáo viên gọi tên theo danh pháp IUPAC

và tên thông thường nếu có

Học sinh: Rút ra quy tắc gọi tên

HC C CH2CH2CH3

Pent-1-in (propylaxetilen)

CH3 - C C - CH2CH3

Pent-2-in (etylmetylaxetilen)

C5H8

HC C - CH2 - CH2 - CH3

CH3 - C C - CH2 - CH3

HC C - CH - CH3

CH3

- Tên IUPAC; Tương tự như gọi tên

anken, nhưng dùng đuôi in để chỉ liên

kết ba

- Tên thông thường tên gốc ankyl +

axetilen

Page 85: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

78

Hoạt động 3: II. Tính chất hoá học

Giáo viên yêu cầu học sinh viết phương

trình phản ứng với H2 và chú ý ứng dụng

của phản ứng này

1. Phản ứng cộng

a. Cộng H2

CH CH + H2 otNi , CH2 = CH2

CH2 CH2 + H2 otNi , CH3 - CH3

Nếu xúc tác Ni phản ứng dừng lại giai

đoạn 2

Nếu xúc tác Pd/ PbCO3 phản ứng dừng

lại ở giai đoạn 1

Hoạt động 4: b) Công dung dịch Brôm

Giáo viên làm thí nghiệm điều chế C2H2 rồi

cho đi qua dung dịch Br2

Học sinh nhận xét màu của dung dịch Br2

Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập trắc

nghiệm là bài tập tính toán

Ví dụ: Một hỗn hợp ( X ) gồm 2 ankin là

đồng đẳng kế tiếp nhau. Nếu cho 5,6 lít

hỗn hợp X (ĐKTC ) đi qua bình đựng

dung dịch Brom có dư thì thấy khối

lượng bình tăng 8,6 gam. Công thức

phân tử của 2 ankin là

A- C3H4 và C4H6 B- C4H6 và

C5H8 C- C2H2 và C3H4

CH CH + Br2 CHBr = CHBr

CHBr = CHBr + Br2 CHBr2 - CHBr2

*Cách thông thường: gọi CTTQ của

2 ankin, viết phương trình, lập hệ hai

phương trình có 3 ẩn, biện luận, giả

ra 3 ẩn, chọn đáp án C.

*Cách giải nhanh:

Theo đề bài ta có khối lượng của 2

ankin là 8,6 gam.

Số mol của 2 ankin là n = 4,22

6,5=0,25

mol

Khối lượng phân tử trung bình của 2

ankin là

M = n

m =

25,0

6,8 = 34,4 g/mol

M1 < 34,4 < M2, Với 2ankin

liên tiếp nhau

Page 86: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

79

M1 = 26 và M2 = 40

Công thức phân tử của 2 ankin là

C2H2 và C3H4.

Vậy chọn đáp án C.

Giáo viên hướng dẫn học sinh viết phương

trình phản ứng:

Axetilen + H2O; propin + H2O

Học sinh viết các phương trình phản ứng

c) Cộng axit HX (H2O, HCl)

H C CH + HOH C

HgSO

0

4

80

HC = CH2 CH3 - C – H

OH O

Anđehit

Giáo viên lưu ý học sinh phản ứng cộng

HX, H2O vào ankin cũng tuân theo quy tắc

Mac-côp-nhi-côp

CH3C CH + HCl CH3 - C = CH2

Cl

CH3-C = CH2+2HCl CH3 - CCl2 - CH3

Hoạt động 5:

Giáo viên phân tích vị trí nguyên tử hiđro

liên kết ba của ankin với dung dịch AgNO3

trong NH3, hướng dẫn học sinh viết phương

trình phản ứng

2. Phản ứng thế bằng ion kim loại

a) Thí nghiệm: SGK

CH CH + 2AgNO3 + 2NH3

CAg CAg + 2NH4NO3

Bạc axetilenua

Giáo viên lưu ý:

Phản ứng dùng để nhận ra axetilen và các

akin có nhóm H - C C - (các ankin đầu

mạch)

b) nhận xét:

Phản ứng tạo kết tủa vàng dùng để nhận

biết ankin có nối ba đầu mạch

Hoạt động 6: 3. Phản ứng oxi hoá

Học sinh viết phương trình phản ứng cháy

của ankin bằng công thức tổng quát, nhận

xét tỉ lệ số mol CO2 và H2O

a) Phản ứng cháy hoàn toàn:

2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O

TQ: 2CnH2n-2+ (3n - 1)O2

2nCO2 + (2n - 2)H2O

Trên cơ sở hiện tượng quan sát được ở thí

nghiệm trên học sinh khẳng định ankin có

b) Phản oxi hoá không hoàn toàn ankin

Page 87: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

80

phản ứng oxi hoá với KMnO4 làm mất màu dung dịch KMnO4

Hoạt động 7: III. Điều chế:

Phản ứng điều chế H2H2 từ CaC2, học sinh

đã biết, giáo viên yêu cầu viết các phương

trình hoá học của phản ứng điều chế C2H2

từ CaCO3 và C

Nhiệt phân metan 15000C

2CH4 0t CH CH + H2

Thuỷ phân CaC2

CaC2 + HOH C2H2 + Ca(OH)2

Giáo viên nêu phương pháp chính điều chế

axetilen trong công nghiệp hiện nay là nhiệt

phân metan ở 15000C

IV. Ứng dụng:

1. Làm nhiên liệu

2. Làm nguyên liệu

Học sinh tìm hiểu ứng dụng của axetilen

trong SGK

4. Củng cố:

- Về nhà nắm lại tính chất hoá học của ankin. Làm bài tập 1,2,3,4 SGK

Page 88: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

81

GIÁO ÁN 2 Bài 33: LUYỆN TẬP ANKIN

I. Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức:

* Học sinh biết:

- Sự giống khác nhau về tính chất giữa anken, ankin và ankađien

- Mối liên quan giữa cấu tạo và tính chất các loại hiđrocacbon đã học

2. Về kĩ năng:

- Viết phương trình phản ứng minh hoạ tính chất anken, ankađien và ankin. So

sánh 3 loại hiđrocacbon trong chương với nhau và hiđrocacbon đã học

II. Chuẩn bị:

1.Giáo viên

- Giáo viên chuẩn bị bảng kiến thức cần nhớ theo mẫu

- Giáo viên phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh chuẩn bị trước.

2. Học sinh

Hoàn thành phiếu học tập trước khi học tiết luyện tập

III. Phƣơng pháp: Đàm thoại nêu vấn đề

IV. Tổ chức hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Trong quá trình luyện tập

3. Tiến trình:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Giáo viên yêu cầu học

sinh

1. Viết công thức cấu tạo dạng tổng quát

và điền những đặc điểm về cấu trúc của

anken, ankin vào bảng

2. Nêu những tính chất vật lí cơ bản vào

bảng

3. Nêu những tính chất hoá học cơ bản

của anken và ankin vào bảng và lấy ví dụ

A. Kiến thức cơ bản cần nắm vững

Phiếu học tập số 1

Page 89: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

82

minh hoạ bằng các phương trình phản ứng.

4. Nêu những ứng dụng cơ bản của 3 loại

tính chất trên bảng

Anken Ankin

1. Cấu trúc

2. Tính chất vật lí

3. Tính chất hoá

học

4. Ứng dụng

Hoạt động 2: Giáo viên yêu cầu học sinh

làm bài tập 1 trong phiếu học tập số 2

B. Bài tập

*Cách giải thông thường:

Gọi CTTQ của ankin, viết pt, tim

khối lượng của CO2, H2O, tìm CTPT

của ankin, tìm số mol của ankin, tìm

thể tích ankin, chọn đáp án D

*Cách giải nhanh:

nankin= nCO2 – nH2O = 45/100 – ( 25,2 –

0,45.44)/18 =0,15

V = 0,15 .22,4 = 3,36 (lit)

Chọn đáp án D

Hoạt động 3: Giáo viên yêu cầu học sinh

làm bài tập 2 trong phiếu học tập số 2

*Cách giải thông thường:

Tương tự bài số 1

*Cách giải nhanh:

Tương tự bài số 1

Hoạt động 4: Giáo viên yêu cầu học sinh

làm bài tập 3 trong phiếu học tập số 2

*Cách giải thông thường:

Viết pt đốt cháy ở phần 1, viết pt

hidro hóa và đốt cháy ở phần 2, đặt ẩn

Page 90: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

83

số mol lần lượt cho C3H6; C2H4; C2H2

. Sau đó thấy số mol CO2 ở 2 phần là

bằng nhau. Chọn đáp án A

*Cách giải nhanh:

Nhận thấy sau khi hidro hóa thì số

nguyên tử cacbon không thay đổi nên số

mol CO2 ở 2 phần là bằng nhau. Chọn

đáp án A

Hoạt động 5: Giáo viên yêu cầu học sinh

làm bài tập 4 trong phiếu học tập số 2

*Cách giải thông thường:

Gọi CTTQ của ankin, viết pt đốt cháy

ankin, pt hidro hóa ankin thành

ankan, viết pt đốt cháy ankan, tìm

được CTPT của ankin rồi tính được

số mol của nước khi đốt cháy ankan.

Chọn đáp án B

*Cách giải nhanh:

Nhận thấy số mol nước thu được khi

đốt cháy ankan = số mol nước thu

được khi đốt cháy ankin + 2.0,1 = 0,4

Chọn đáp án B

Page 91: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

84

Hoạt động 6: Giáo viên yêu cầu học sinh

làm bài tập 5 trong phiếu học tập số 2

*Cách giải thông thường:

Đặt CTTQ của ankin thứ nhất là

CnH2n-2 , có a mol , của ankin thứ

hai là CmH2m-2 , có b mol .

CnH2n-2 + Br2 CnH2n-2Br2

CmH2m-2 + Br2 CmH2m-2Br2

Theo đề bài ta có :

Dẫn hỗn hợp qua bình đựng dung

dịch brom thì ankin bị giữ lại

Khối lượng 2 ankin là 8,6 gam

Ta có : a + b =4,22

6,5 = 0,25 ( 1 )

a ( 14n - 2) + b ( 14m - 2) = 8,6

14an - 2a + 14bm – 2b = 8,6

14( an + bm ) - 2 ( a+ b ) = 8,6

an + bm = 14

25,0.26,8 =0,65 ( 2 )

Từ ( 1 ) a = 0,25-b thay vào ( 2 )

( 0,25 –b ) .n + mb = 0,65

b ( m-n ) = 0,65 – 0,25 n

b = nm

n

25,065,0

Mà 0 < b < 0,25

n<2,6 n =1,2

0 < nm

n

25,065,0 < 0,25

n < 2,6 n = 1;2

Mặt khác 2 ankin liên tiếp nhau

m>2,6 m= 3,4,5.....

Page 92: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

85

nên n=2 và m=3 .

Công thức phân tử của 2 ankin là

C2H2 và C3H4 .

*Cách giải nhanh:

Theo đề bài ta có khối lượng của 2

ankin là 8,6 gam .

Số mol của 2 ankin là n = 4,22

6,5= 0,25

mol

Khối lượng phân tử trung bình của 2

ankin là

M = n

m =

25,0

6,8 = 34,4

g/mol

M1 < 34,4 < M2 , Với 2

ankin liên tiếp nhau

M1 = 26 và M2 = 40

4. Củngcố: Về nhà nắm lại viết sơ đồ mối quan hệ giữa tất cả các hidrocacbon.

Bài tập VN: BT 6 trong phiếu học tập số 2, BT 2,3,4,5,6,7 SGK

Page 93: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

86

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn V lít ( ĐKTC) một ankin ở thể khí thì thu được

CO2 và hơi H2O có tổng khối lượng là 25,2 gam. Nếu cho sản phẩm cháy đi

qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 45 gam kết tủa. V có giá trị là

A- 6,72 lít B- 2,24 lít C- 4,48 lít D- 3,36 lít

Bài 2: Đốt cháy hòan toàn V lít ( ĐKTC ) một ankin thì thu được 10,8 gam

H2O. Nếu cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong

thì khối lượng bình tăng 50,4 gam. V có giá trị là

A- 3,36 lít B- 2,24 lít C- 6,72 lít D- 4,48 lít

Bài 3: Chia hỗn hợp gồm C3H6; C2H4; C2H2 thành hai phần bằng nhau :

+ Đốt cháy hết phần 1 thì thu được 2,24 lít CO2 ( ĐKTC )

+ Hiđro hóa phần 2 rồi đốt cháy hết sản phẩm thì thể tích CO2( ĐKTC ) thu

được là

A- 2,24 lít B- 1,12 lít C- 3,36 lít D- 4,48 lít

Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol ankin thì thu đựơc 0,2 mol H2O. Nếu hiđro

hóa hoàn toàn 0,1 mol ankin này rồi đốt cháy thì số mol nước thu được là

A. 0,3 mol B. 0,4 mol C. 0,5 mol D.0,6 mol

Bài 5: Một hỗn hợp ( X ) gồm 2 ankin là đồng đẳng kế tiếp nhau. Nếu cho 5,6

lít hỗn hợp X (ĐKTC ) đi qua bình đựng dung dịch Brom có dư thì thấy khối

lượng bình tăng 8,6 gam. Công thức phân tử của 2 ankin là

A. C3H4 và C4H6 B. C4H6 và C5H8 C.C2H2 và C3H4 D.C5H8 và C6H10

Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 1 anken và 1 ankin rồi cho sản phẩm

cháy lần lượt đi qua bình ( 1 ) đựng H2SO4 đặc dư và bình ( 2 ) đựng NaOH

rắn dư. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình ( 1 ) tăng 63,36 gam và bình ( 2 )

tăng 23,04 gam. Vậy số mol ankin trong hỗn hợp là

A. 0,15 mol B. 0,16 mol C. 0,17 mol D. 0,18 mol

Page 94: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

87

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Đây là nội dung chính của luận văn. Trong chương này, tôi đã nghiên

cứu nội dung kiến thức, cấu trúc phần hóa hữu cơ trong chương trình THPT,

hệ thống hóa các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn và hướng

dẫn sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong giảng dạy.

Kết quả của các giờ học cũng như ý kiến của các giáo viên và học sinh khi

tham gia các tiết dạy trên đã được tổng kết và đánh giá ở chương sau.

Page 95: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

88

CHƢƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm

+ Đo được kết quả của sự hướng dẫn sử dụng câu hỏi trắc nghiệm hóa hữu

khối trung học phổ thông cho tự học kiến thức mới, ôn tập, kiểm tra đánh giá.

+ Đánh giá độ khó; độ phân biệt; độ tin cậy từ đó đánh giá chất lượng các bài

toán đã xây dựng.

3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm

- Soạn các bài dạy thực nghiệm

- Trao đổi và hướng dẫn cách tổ chức tiến hành những bài dạy với giáo viên

Trung học phổ thông

- Kiểm tra, đánh giá, phân tích và xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm để rút ra

kết luận về:

- Khả năng thực hiện bài tập trắc nghiệm hóa học hữu trong các giờ học

nghiên cứu tài liệu mới, ôn tập, luyện tập, thực hành, kiểm tra đánh giá....

- Sự phù hợp về nội dung, khối lượng, loại bài tập trắc nghiệm với yêu cầu

học sinh nắm vững kiến thức, kỹ năng, phát triển năng lực nhận thức của

chương trình hoá học ở trung học phổ thông.

3.3. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm

Để đạt được những mục đích trên, thực nghiệm sư phạm phải triển khai

những nội dung sau :

+ Dùng hệ thống các bài toán đã xây dựng ở chương 2 để kiểm tra đánh giá

kĩ năng giải toán của học sinh; đồng thời đánh giá được kết quả của sự hướng

dẫn sử dụng câu hỏi trắc nghiệm cho tự học mới, ôn tập.

+ Dùng phương pháp thống kê toán học để thống kê; xử lý số liệu từ đó phân

tích; đánh giá độ tin cậy của từng bài toán dùng làm câu TNKQ nhiều lựa

chọn đã hệ thống.

+ Điều tra ý kiến của giáo viên; HS sau khi kiểm tra bằng các bài toán hóa

học có hướng dẫn sử dụng câu hỏi trắc nghiệm.

Page 96: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

89

3.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm

3.4.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

Để thực nghiệm sư phạm mang tính khách quan cao, chúng tôi tiến

hành thực nghiệm song song cho 181 HS ở 2 trường THPT:

+ Trường THPT Nguyễn Văn Cừ – huyện Gia Lâm – Hà Nội.

+Trường THPT Dương Xá – huyện Gia Lâm – Hà Nội.

Mỗi trường chọn hai lớp 11 có trình độ kiến thức bộ môn hóa học

tương tự nhau

(Dựa vào điểm trung bình môn hóa hóa học – lớp 10 ): một lớp dạy

theo phương pháp thông thường (lớp đối chứng – ĐC ); một lớp dạy theo

phương pháp có hướng dẫn sử dụng cách giải các bài toán trắc nghiệm ( lớp

thực nghiệm – TN ).

3.4.2. Phương pháp đánh giá chất lượng bài toán có thể giải nhanh dùng

làm câu TNKQ nhiều lựa chọn

Bao gồm các bước sau:

+ Ra đề kiểm tra: chúng tôi tiến hành xây dựng hai đề kiểm tra, mỗi đề 30 câu

hỏi bao gồm các bài toán từ dễ đến khó với đầy đủ các thể loại toán.

Để đảm bảo tính trung thực và ngăn ngừa hiện tượng copy giữa những HS

ngồi gần nhau; chúng tôi đã tiến hành đổi thứ tự các câu hỏi và thứ tự các

phương án trả lời.

+ Chấm bài kiểm tra.

+ Sắp xếp kết quả theo các mức điểm.

- Nhóm giỏi các điểm: 9; 10.

- Nhóm khá các điểm: 7; 8.

- Nhóm trung bình các điểm: 5; 6.

- Nhóm yếu - kém các điểm dưới 5.

+ So sánh kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở mỗi trường.

+ Phân tích kết quả bài làm của HS

3.5. Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm

Page 97: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

90

Tổ chức thực nghiệm tại khối 11 của 2 trường

+ Tại trường THPT Nguyễn Văn Cừ : Lớp 11A 11( Lớp ĐC1); Sĩ số: 45

Lớp 11A 10( Lớp TN1) ; Sĩ số: 45

Do thầy Nguyễn Minh Phi thực hiện.

+ Tại trường THPT Dương Xá : Lớp 11A2 ( Lớp ĐC 2); Sĩ số: 46

Lớp 11A3 ( Lớp TN 2) ; Sĩ số: 45

Do cô Nguyễn Thị Hiên thực hiện.

Chúng tôi cho tiến hành kiểm tra 2 lần ở mỗi lớp; các câu hỏi trong các

bài kiểm tra thuộc hệ thống câu hỏi trắc nghiệm thuộc phần Hiđrocacbon

không no như sau

- Đề số 1: Thời gian làm bài 45 phút với các bài toán sau

- Đề số 2:thời gian làm bài 45 phút gồm các bài toán sau

3.6. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm

Để đánh giá kết quả TNSP, sau khi dạy ở các lớp TN và ĐC, chúng tôi

cho HS làm 2 bài kiểm tra 45 phút (nội dung kiểm tra thuộc phần hiđrocacbon

không no). HS được kiểm tra trong mỗi lần cùng đề với nhau và kiểm tra ở

cùng một thời điểm để đảm bảo sự công bằng và chính xác.

Kết quả các bài kiểm tra của chương dạy thực nghiệm được thống kê ở

bảng dưới đây:

Page 98: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

91

Bảng 3.1. Kết quả bài kiểm tra bài 45 phut số 1

Trường Lớp Sĩ

số

Điểm Xi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Phân phối kết quả kiểm tra

THPT

Nguyễn

Văn Cừ

11A10

(TN) 45 0 0 0 2 8 10 11 8 5 1

11A11

(ĐC) 45 0 0 1 6 12 10 8 6 2 0

THPT

Dương

11A3

(TN) 45 0 0 0 2 6 10 13 8 5 1

11A2

(ĐC) 46 0 0 1 3 12 11 9 6 3 1

Bảng 3.2. Kết quả bài kiểm tra bài 45 phut số 2

Trường Lớp Sĩ

số

Điểm Xi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Phân phối kết quả kiểm tra

THPT

Nguyễn

Văn Cừ

11A10

(TN) 45 0 0 0 1 7 12 12 7 5 1

11A11

(ĐC) 45 0 0 0 3 11 12 8 7 3 1

THPT

Dương

11A3

(TN) 45 0 0 0 1 5 10 13 10 4 2

11A2

(ĐC) 46 0 0 0 4 10 11 10 7 3 1

Page 99: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

92

3.7. Xử lí thống kê kết quả thực nghiệm sƣ phạm

3.7.1. Xử lí theo thống kê toán học

Dựa vào kết quả bài kiểm tra của các em HS lớp ĐC và TN của cả 2

trường THPT chúng tôi tiến hành xử lí số liệu bằng phương pháp thống kê

toán học theo thứ tự sau:

1. Lập các bảng phân phối: Tần số, tần suất, tần suất luỹ tích.

2. Vẽ đồ thị đường luỹ tích từ bảng phân phối tần suất luỹ tích.

3. Tính các tham số đặc trưng:

a)Trung bình cộng:

1 1 2 2 1

1 2

...

...

k

i i

k k i

k

n xn x n x n x

xn n n n

(1)

Trong đó xi: Điểm của bài kiểm tra (0 ≤ x ≤ 10)

ni: Tần số các giá trị của xi

n: Số HS tham gia thực nghiệm

b) Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S: là các tham số đo mức độ phân tán của

các số liệu quanh giá trị trung bình cộng.

2

2 21 ;1

k

i i

i

n x x

S S Sn

(2)

Giá trị của độ lệch chuẩn S càng nhỏ, chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.

c)Hệ số biến thiên V: 100%S

Vx

(3)

Nhóm nào có V nhỏ hơn thì nhóm đó có chất lượng đồng đều hơn,

nhóm nào có V lớn hơn thì có trình độ cao hơn.

+ Nếu V trong khoảng 0 – 10%: Độ dao động nhỏ.

+ Nếu V trong khoảng 10 – 30%: Độ dao động trung bình.

+ Nếu V trong khoảng 30 – 100%: Độ dao động lớn.

Với độ dao động nhỏ hoặc trung bình thì kết quả thu được đáng tin cậy.

Page 100: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

93

d) Sai số tiêu chuẩn m: tức là khoảng sai số của điểm trung bình.

n

Sm .

Sai số càng nhỏ thì giá trị điểm trung bình càng đáng tin cậy.

e) Đại lượng kiểm định t

+ Trường hợp 1 : kiểm định sự khác nhau của trung bình cộng trong

trường hợp hai lớp có phương sai bằng nhau (hoặc khác nhau không đáng kể).

Đại lượng được dùng để kiểm định là TN §C TN §C

TN §C

n .nX Xt .

s n n

Còn giá trị 2 2

§C TN TN§C

§C TN

(n 1)S (n 1)Ss

n n 2

Giá trị tới hạn của t là t được tìm trong bảng phân phối student với xác

suất sai lầm =0,05 và bậc tự do f = nĐC + nTN – 2.

+ Trường hợp 2 : kiểm định sự khác nhau của trung bình cộng trong

trường hợp hai lớp có phương sai khác nhau đáng kể.

Đại lượng được dùng để kiểm định là TN §C

22TN §C

TN §C

X Xt

SS

n n

Giá trị tới hạn là t, giá trị này được tìm trong bảng phân phối t ứng với

xác suất sai lầm và bậc tự do được tính như sau :

2 2

§C TN

1f

c (1 c)

n 1 n 1

; trong đó 2§C

2 2§C §C TN

§C TN

S 1c .

n S S

n n

+ Kiểm định sự bằng nhau của các phương sai

Giả thuyết H0 là sự khác nhau giữa hai phương sai là không có ý nghĩa.

Đại lượng được dùng để kiểm định là : 2§C2TN

SF

S (SĐC> STN)

Giá trị tới hạn F được dò trong bảng phân phối F với xác suất sai lầm

và bậc tự do fĐC = nĐC – 1; fTN = nTN – 2.

Page 101: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

94

Nếu F < F thì H0 được chấp nhận, ta sẽ tiến hành kiểm định t theo

trường hợp 1. Nếu ngược lại, H0 bị bác bỏ, nghĩa là sự khác nhau giữa hai

phương sai là có ý nghĩa thì ta sẽ tiến hành kiểm định t theo trường hợp 2.

Bảng 3.3. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm số 1

Điểm Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi trở xuống

TN ĐC TN ĐC TN ĐC

0 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00

1 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00

2 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00

3 0 2 0,00 2,2 0,00 2,2

4 4 9 4,44 9,89 4,44 12,09

5 14 24 15,56 26,37 20 38,46

6 20 21 22,22 23,08 42,22 61,54

7 24 17 26,67 18,68 68,89 80,22

8 16 12 17,78 13,19 86,67 93,41

9 10 5 11,11 5,49 97,78 98,9

10 2 1 2,22 1,1 100 100

Tổng 90 91

Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn đƣờng lũy tích bài kiểm tra 45 phut số 1

Page 102: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

95

Bảng 3.4. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm số 2

Điểm Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi trở xuống

TN ĐC TN ĐC TN ĐC

0 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00

1 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00

2 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00

3 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00

4 2 7 2,22 7,69 2,22 7,69

5 12 21 13,33 23,1 15,55 30,79

6 22 23 24,44 25,27 39,99 56,06

7 25 18 27,78 19,78 67,77 75,84

8 17 14 18,89 15,38 86,66 91,22

9 9 6 10 6,59 96,66 97,81

10 3 2 3,34 2,19 100 100

Tổng 90 91

Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn đƣờng lũy tích bài kiểm tra 45 phut số 2

Page 103: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

96

Bảng 3.5. Bảng phân loại kết quả học tập

Phân loại kết quả học tập của HS (%)

Bài

KT

Yếu kém

(0-4 điểm)

Trung bình

(5,6 điểm)

Khá

(7,8 điểm)

Giỏi

(9,10 điểm)

TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC

Số 1 4,44 12,09 37,78 49,45 44,44 31,89 13,33 6,59

Số 2 2,22 7,69 37,78 48,35 46,67 35,16 13,33 8,79

Hình 3.3: Đồ thị phân loại kết quả học tập của HS ( bài số 1)

Page 104: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

97

Hình 3.4: Đồ thị phân loại kết quả học tập của HS (bài số 2)

Bảng 3.6. Bảng tổng hợp các tham số đặc trƣng qua các bài kiểm tra

Bài kiểm

tra

x m S V%

TN ĐC TN ĐC TN ĐC

1 6,8 0,15 6,13 0,16 1,43 1,50 21,03 24,47

2 6,91 0,14 6,41 0,15 1,37 1,47 19,83 22,93

Đại lượng kiểm định t.

Để khẳng định sự khác nhau về điểm trung bình giữa lớp thực nghiệm

và lớp đối chứng là có nghĩa tính giá trị t.

* Bài kiểm tra số 1: tính được t = 3,08

* Bài kiểm tra số 2: tính được t = 2,37

Đối chiếu với bảng phân bố Student với = 0, 05 thì p = 0, 95; t (p, k) = 1,

96. Ta thấy giá trị t của 2 bài kiểm tra đều lớn hơn t (p, k) Như vậy sự khác nhau

giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là có ý nghĩa với

độ tin cậy 95%.

Page 105: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

98

3.7.2. Phân tích kết quả thực nghiệm

Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm và thông qua việc xử lý số liệu

thực nghiệm sư phạm thu được, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của HS

ở các lớp thực nghiệm cao hơn ở các lớp đối chứng. Như vậy, việc sử dụng có

hướng dẫn câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã giúp học sinh rèn luyện được kĩ

năng giải toán hóa. Điều này được thể hiện:

3.7.2.1. Tỉ lệ HS yếu kém, trung bình, khá và giỏi

Tỷ lệ % HS đạt điểm giỏi và khá ở lớp thực nghiệm cao hơn tỷ lệ %HS

đạt điểm giỏi và khá ở lớp đối chứng; Ngược lại tỷ lệ % HS đạt điểm yếu

kém, trung bình ở lớp thực nghiệm thấp hơn tỷ lệ % HS đạt điểm yếu kém,

trung bình ở lớp đối chứng (Bảng 3.4 và Hình 3.5; 3.6).

Như vậy, phương án thực nghiệm đã có tác dụng phát triển năng lực

nhận thức của HS, góp phần giảm tỷ lệ HS yếu kém, trung bình và tăng tỷ lệ

HS khá, giỏi.

3.7.2.2. Đồ thị các đường luỹ tích

Đồ thị các đường lũy tích của lớp thực nghiệm luôn nằm bên phải và phía

dưới các đường luỹ tích của lớp đối chứng (Hình 3.5; 3.6).

Điều đó cho thấy chất lượng học tập của các lớp thực nghiệm tốt hơn

các lớp đối chứng.

3.7.2.3. Giá trị các tham số đặc trưng

- Điểm trung bình cộng của HS lớp thực nghiệm cao hơn HS lớp đối

chứng (Bảng 3.5). Điều đó chứng tỏ HS các lớp thực nghiệm nắm vững và

vận dụng kiến thức, kỹ năng tốt hơn HS các lớp đối chứng.

- Độ lệch chuẩn ở lớp thực nghiệm nhỏ hơn ở lớp đối chứng, chứng tỏ

số liệu của lớp thực nghiệm ít phân tán hơn so với lớp đối chứng (Bảng 3.5).

- Hệ số biến thiên V của lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng (Bảng 3.5)

đã chứng minh độ phân tán quanh giá trị trung bình cộng của lớp thực nghiệm nhỏ

hơn, tức là chất lượng lớp thực nghiệm đồng đều hơn lớp đối chứng.

- Mặt khác, giá trị V thực nghiệm đều nằm trong khoảng từ 10% đến

30% (có độ dao động trung bình). Do vậy, kết quả thu được đáng tin cậy.

- t > t ,kSự khác nhau giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và

lớp đối chứng là có ý nghĩa với độ tin cậy 95%

Page 106: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

99

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Các kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm và kết quả xử

lí số liệu thống kê, chúng tôi khẳng định: việc hướng dẫn sử dụng câu hỏi trắc

nghiệm nhằm rèn luyện kĩ năng giải toán trong dạy học Hóa học là cần thiết;

giả thuyết khoa học đã đề ra là đúng đắn và việc vận dụng kết quả nghiên cứu

của đề tài vào thực tế giảng dạy ở các trường THPT hiện nay là hoàn toàn có

tính khả thi.

Các kết quả thực nghiệm cũng khẳng định việc hướng dẫn sử dụng câu

hỏi trắc nghiệm có tác dụng rất tốt đến việc tổ chức hoạt động rèn kĩ năng giải

toán hóa học cho học sinh trên giờ lên lớp, cụ thể là:

* Đối với giáo viên: Sự đa dạng của câu hỏi trắc nghiệm giúp cho giáo

viên có thể có nhiều cách lựa chọn hơn về phương pháp tổ chức các hoạt động

rèn kĩ năng giải toán hóa cho học sinh, giáo viên chủ động hơn, linh hoạt hơn,

theo đó các giờ học trở nên hấp dẫn hơn, cuốn hút học sinh hơn.

* Đối với học sinh: Sự hướng dẫn sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm

dưới nhiều dạng khác nhau làm cho học sinh hứng thú hơn trong việc tham

gia vào các hoạt động rèn kĩ năng giải toán hóa học; theo đó chất lượng học

tập của học sinh cũng được nâng cao.

Page 107: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

100

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Đã tổng quan về cơ sở lí luận của đề tài và điều tra thực trạng việc sử

dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm rèn luyện kĩ năng giải toán cho

học sinh của một số GV dạy ở các trường THPT thuộc huyện Gia Lâm,thành

phố Hà Nội. Kết quả cho thấy hầu hết các GV đều có sử dụng câu hỏi trắc

nghiệm khách quan, nhưng ít GV chú ý đến rèn luyện kĩ năng giải toán cho

học sinh.

1.2. Tuyển chọn và xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan rèn kĩ

năng giải toán cho học sinh trung học phổ thông phong phú, đa dạng bao gồm

77 câu hỏi trong đó chủ yếu là trắc nghiệm nhiều lựa chọn.

1.3. Đã thiết kế được 2 giáo án dạy học của lớp 11 trong đó sử dụng các câu

hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm rèn kĩ năng giải toán hóa như một biện

pháp tích cực hóa nhận thức của học sinh

1.4. Hướng dẫn sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm rèn luyện kĩ

năng giải toán cho học sinh trong các kiểu bài lên lớp: Học kiến thức mới;

củng cố, hoàn thiện, vận dụng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo; kiểm tra- đánh giá

kiến thức.

1.5. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của sự hướng dẫn

sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong các kiểu bài lên lớp. Giả thuyết

khoa học của đề tài đã được khẳng định bởi kết quả thực nghiệm sư phạm: Đề

tài là cần thiết và có hiệu quả.

2. Khuyên nghi

Từ kết quả bước đầu tương đối khả quan sau khi thực nghiệm sư phạm,

chúng tôi mạnh dạn đề nghị sử dụng và mở rộng; nâng cao chất lượng hệ

thống câu TNKQ Hoá học hữu cơ nhằm đáp ứng những yêu cầu về rèn kĩ

năng giải toán cho học sinh ở trường phổ thông hiện nay.

Page 108: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

101

Qua điều tra thái độ của giáo viên và HS sau khi thực nghiệm thấy đa

số HS thích sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan có nội dung liên

quan đến kĩ năng giải toán cho học sinh trong các kiểu bài lên lớp: Học kiến

thức mới; củng cố, hoàn thiện, vận dụng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo; kiểm tra-

đánh giá kiến thức. Đặc biệt, các câu có phương pháp giải nhanh gây hứng

thú cho cả giáo viên và HS vì để giải quyết chúng HS không những phải tư

duy sâu sáng tạo và độc lập mà còn cần có tác phong giải quyết vấn đề nhanh;

sâu rộng. Do vậy, nên tăng cường các bài toán có phương pháp giải nhanh vào

hệ thống câu TNKQ dùng để rèn kĩ năng giải toán cho học sinh.

Page 109: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

102

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cao Thị Thiên An (2008), Phương pháp giả nhanh các bài toán trắc

nghiệm hóa học hữu cơ, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Bang (2010), Các phương pháp chọn lọc giải nhanh bài tập

hóa học, Nhà xuất bản Giáo dục.

3. Trịnh Văn Biều (2000), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, Đại học

Sư phạm Tp.HCM.

4. Trịnh Văn Biều (2002), Li luận dạy học hóa học, Đại học Sư phạm

Tp.HCM.

5. Nguyễn Hải Châu, Vũ Anh Tuấn (2007), Những vấn đề chung về đổi

mới giáo dục trung học phổ thông môn hoá học, Nhà xuất bản Giáo dục.

6. Nguyễn Hữu Đĩnh (Chủ biên) (2008), Dạy và học hóa học 11, Nhà xuất

bản Giáo dục.

7. Đặng Thị Oanh (Chủ biên), Trần Trung Ninh, Đỗ Công Mỹ (2006),

Câu hỏi lý thuyết và bài tập hóa học trung học phổ thông, Tập 1, Nhà xuất

bản Giáo dục.

8. Lê Trọng Tín (2006), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung

học phổ thông chu kì III, 2004-2007, Những phương pháp dạy học tích

cực trong dạy học hóa học, Trường ĐHSP TP. HCM.

9. Dƣơng Thiệu Tống (2005), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập,

Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

10. Nguyễn Xuân Trƣờng(Tổng chủ biên), Lê Mậu Quyền (Chủ biên)

(2007), Hóa học 11, Nhà xuất bản Giáo dục.

11. Nguyễn Xuân Trƣờng (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên) (2007), Sách

giáo viên Hóa học 11, Nhà xuất bản Giáo dục.

12. Nguyễn Xuân Trƣờng (Chủ biên) (2006), Bài tập hóa học 11, Nhà xuất

bản Giáo dục.

Page 110: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

103

13. Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), 1250 câu trắc nghiệm hóa học 12

(Chương trình chuẩn), Nhà xuất bản đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.

14. Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), 1320 câu trắc nghiệm hóa học 12

(Chương trình nâng cao), Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội.

15. Nguyễn Xuân Trƣờng (2005), Phương pháp dạy học hóa học ở trường

phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục.

16. Nguyễn Xuân Trƣờng (2007), Cách biên soạn và trả lời câu hỏi trắc

nghiệm môn Hóa học ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục.

17. Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học ở

trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, tổng số trang.

18. Viện ngôn ngữ học (2001), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, Nhà xuất bản

TP.Hồ Chí Minh.

19. Vụ Trung học phổ thông (2000), Tình hình dạy và học môn hóa học.

Nhiệm vụ nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy hóa học trong trường

phổ thông. Hội nghị tập huấn phương pháp dạy học hóa học phổ thông,

Hà Nội.

Page 111: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

104

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1:

MẪU PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN

Kính chào quý thầy/cô!

Hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Tuyển chọn, xây

dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn trong dạy học phần hóa học hữu

cơ 11 ở trường THPT”. Chúng tôi xin được gởi đến quí thầy/cô Phiếu tham

khảo ý kiến, xin quí thầy/cô đánh dấu vào những phần mình chọn. Rất mong

nhận được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của quý thầy/cô.

Họ và tên giáo viên:..........................................................................

Trường..........................................Lớp giảng dạy..........................

1. Trong giảng dạy hoá học ở trường THPT thầy, Thầy cô đã sử dụng bài

tập nhằm rèn kĩ năng giải toán cho học sinh :

A. Thỉnh thoảng B. Thường xuyên

C. Ít khi D. Không bao giờ

2. Thầy, cô khai thác và sử dụng những nội dung hoá học có trong bài tập

nhằm rèn kĩ năng giải toán trong tiết:

A. Nghiên cứu bài mới B. Thực hành

C. Ôn tập, luyện tập D. Kiểm tra

3. Việc khai thác và sử dụng bài tập hoá học nhằm rèn kĩ năng giải toán

theo thầy, cô là:

A. Cần thiết B. Không cần thiết C. Ý kiến khác

5. Theo thầy, cô nguyên nhân của việc ít đưa bài tập hóa học nhằm rèn kĩ

năng giải toán cho học sinh trong dạy học hóa học là:

A. Không có nhiều tài liệu

B. Mất nhiều thời gian tìm kiếm, biên soạn

C. Thời gian tiết học hạn chế

Page 112: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

105

6. Nếu được cung cấp một tài liệu hướng dẫn sử dụng câu hỏi trắc nghiệm

nhằm rèn kĩ năng giải toán cho học sinh trong dạy học hóa học THPT, thầy cô

có sẵn sàng sử dụng trong tiết dạy của mình?

A. Có B. Không

Page 113: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

106

PHỤ LỤC 2:

PHIẾU ĐIỀU TRA Ý KIẾN CỦA HỌC SINH

Họ và tên học sinh:. .................................................................................

Trường:......................................................................Lớp:..................

Hãy khoanh tròn vào ý kiến mình chọn!

1. Trong khi học môn hóa học có các bài tập liên quan đến rèn kĩ năng giải

toán, em thấy:

A. Thích B. Không thích C. Bình thường

2. Em có thích làm bài toán hoá học không?

A. Có B. Không

3. Theo em sự hướng dẫn sử dụng câu hỏi trắc nghiệm hóa hữu cơ có nội

dung liên quan đến kĩ năng giải toán hóa học có cần thiết không?

A. Cần thiết B. Không cần thiết C. Ý kiến khác

4. Nếu được làm các bài toán hóa học thường xuyên, theo em điều đó có ích

gì?

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

..............................................................................................

Xin cảm ơn và chúc các em học tốt!

Page 114: DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HÓA TRUNG HỌ

PDF Merger

Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Merger! To remove this page, please register your program!

Go to Purchase Now>>

Merge multiple PDF files into one

Select page range of PDF to merge

Select specific page(s) to merge

Extract page(s) from different PDF

files and merge into one

AnyBizSoft