204
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ------------------ DƯƠNG ĐỨC LỢI KHU HỆ LƯỠNG CƯ VÀ BÒ SÁT VÙNG PHÍA BẮC ĐÈO CÙ MÔNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HU, NĂM 2016

dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

ĐẠI HỌC HUẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

------------------

DƯƠNG ĐỨC LỢI

KHU HỆ LƯỠNG CƯ VÀ BÒ SÁT VÙNG PHÍA BẮC ĐÈO CÙ MÔNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

HUẾ, NĂM 2016

Page 2: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

DƯƠNG ĐỨC LỢI

KHU HỆ LƯỠNG CƯ VÀ BÒ SÁT

VÙNG PHÍA BẮC ĐÈO CÙ MÔNG

Chuyên ngành: Động vật học

Mã số: 62420103

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học

GS.TS. Ngô Đắc Chứng

HUẾ, NĂM 2016

Page 3: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các

số liệu, kết quả của luận án hoàn toàn trung thực, các vấn đề tham khảo

được trích dẫn đầy đủ, các công bố chung đã được các đồng tác giả cho

phép sử dụng và chưa từng được bảo vệ trước bất kỳ một hội đồng học vị

nào trước đây.

Tác giả

Dương Đức Lợi

Page 4: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và

kính trọng đến Thầy giáo GS.TS. Ngô Đắc Chứng, người Thầy hướng dẫn khoa học

tận tâm, đã chỉ bảo tôi từ khâu định hướng nghiên cứu đến phương pháp tiếp cận,

thực hiện đề tài và trang bị cho tôi những tri thức, kỹ năng cần thiết để hoàn thành

tốt luận án này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư

phạm Huế, Ban Chủ nhiệm khoa Sinh học, Bộ môn Động vật học, cùng Quý Thầy,

Cô khoa Sinh học Trường Đại học Sư phạm và Trường Đại học Khoa học, Đại học

Huế, đồng cảm ơn Ban Lãnh đạo và các chuyên viên Phòng Đào tạo Sau đại học

Trường Đại học Sư phạm Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học

tập và thực hiện đề tài.

Trong quá trình thực hiện luận án, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ quý báu về

chuyên môn của PGS.TS. Lê Nguyên Ngật, PGS.TS. Hoàng Xuân Quang, TS.

Nguyễn Quảng Trường, TS. Hoàng Ngọc Thảo, ThS. Phạm Thế Cường và các đồng

nghiệp tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt

Nam, tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, quý báu đó.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các chuyên gia Tim McCormack, Bùi Đăng

Phong, Nguyễn Thị Thu Thủy, Hoàng Văn Thái thuộc Chương trình ATP tạo điều

kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong đợt tập huấn về Rùa năm 2013 tại Vườn Quốc

gia Cúc Phương. Đây là cơ hội quý báu giúp tôi hoàn thiện các kỹ năng thực địa về

lưỡng cư và bò sát.

Tôi còn nhận được sự cho phép và giúp đỡ tận tình trong quá trình triển khai

thực địa của các cấp lãnh đạo và chuyên viên các Hạt kiểm lâm và các Phòng Nông

nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh Bình Định, nơi tôi thực hiện đề tài. Tôi cũng

xin gửi lời biết ơn chân thành đến các anh chị học viên Cao học khóa 20 và 21 của

Trường Đại học Sư phạm Huế đang sinh sống tại Bình Định, đã hỗ trợ tôi về mặt

thông tin và phương tiện để thực hiện điều tra, khảo sát.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân đến bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là gia đình

thân yêu đã luôn quan tâm, động viên và sát cánh bên tôi trong những thời điểm khó

khăn nhất. Đây chính là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp tôi vượt qua mọi trở

lực để không ngừng vươn lên trong học tập và cuộc sống.

Thừa Thiên Huế, tháng 9 năm 2015

Tác giả

Dương Đức Lợi

Page 5: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

iii

CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT Viết tắt Viết đầy đủ

1. BĐ : Bình Định

2. BS : Bò sát

3. BTTN : Bảo tồn thiên nhiên

4. cs : Cộng sự

5. ĐCM : Đèo Cù Mông

6. ĐDSH : Đa dạng sinh học

7. IUCN : International Union for Conservation of Nature

8. LC : Lưỡng cư

9. LCBS : Lưỡng cư và bò sát

10. SĐVN : Sách Đỏ Việt Nam

11. VNC : Vùng nghiên cứu

12. VQG : Vườn Quốc gia

Page 6: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

iv

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2

3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 2

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.............................................................. 3

5. Đóng góp của luận án .......................................................................................... 3

Chương 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 5

1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ............................................... 5

1.1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở Việt Nam ......................... 5

1.1.2. Khái quát tình hình nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở vùng phía Bắc ĐCM

(tỉnh BĐ).......................................................................................................14

1.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội của vùng nghiên cứu..........................15

1.2.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................15

1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ...............................................................................20

Chương 2. ĐỐI TƯỢNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................22

2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu....................................................................22

2.1.1. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................22

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................22

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................22

2.3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu...............................................................22

2.3.1. Vật liệu nghiên cứu......................................................................................22

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên..................................................24

2.3.3. Đánh giá tần suất bắt gặp ở các điểm nghiên cứu .........................................25

2.3.4. Phân tích trong phòng thí nghiệm ................................................................25

2.3.5. Định tên khoa học các loài ...........................................................................30

2.3.6. Xử lý số liệu ................................................................................................30

2.3.7. So sánh mức độ tương đồng đồng về thành phần loài LCBS của khu vực

nghiên cứu với các phân vùng địa lý động vật ...............................................30

2.3.8.Đánh giá tình trạng bảo tồn và tính đặc hữu ..................................................31

Page 7: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

v

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................32

3.1. Thành phần loài lưỡng cư, bò sát vùng phía Bắc Đèo Cù Mông......................32

3.1.1. Danh sách thành phần loài ...........................................................................32

3.1.2. Ghi nhận mới cho VNC ...............................................................................38

3.1.3. Đặc điểm, tính chất khu hệ lưỡng cư, bò sát ở vùng nghiên cứu...................39

3.1.4. So sánh mức độ tương đồng về thành phần loài LCBS của tỉnh Bình Định

với các khu hệ lân cận ...................................................................................47

3.2. Mô tả đặc điểm hình thái của lưỡng cư, bò sát ghi nhận bổ sung ở vùng

nghiên cứu ....................................................................................................52

3.2.1. Lớp lưỡng cư ...............................................................................................52

3.2.2. Lớp bò sát....................................................................................................71

3.3. Sự phân bố của lưỡng cư, bò sát vùng nghiên cứu .........................................99

3.3.1. Tần suất bắt gặp ..........................................................................................99

3.3.2. Phân bố theo nơi ở .....................................................................................101

3.3.3. Phân bố theo sinh cảnh ..............................................................................103

3.3.4. Phân bố theo độ cao ...................................................................................106

3.4. Bảo tồn và phát triển bền vững các loài lưỡng cư, bò sát ở vùng nghiên cứu .......109

3.4.1. Các yếu tố đe dọa đến sinh cảnh sống và quần thể của các loài lưỡng cư,

bò sát ở vùng nghiên cứu ............................................................................109

3.4.2. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững tài nguyên lưỡng

cư, bò sát ở VNC.........................................................................................112

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................116

1. KẾT LUẬN .....................................................................................................116

2. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................117

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................119

Page 8: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

vi

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Trang

Phụ lục 1. Thời gian, địa điểm các tuyến điều tra khảo sát .....................................P1

Phụ lục 2. Số đo hình thái các loài thu được mẫu tại VNC.....................................P4

Phụ lục 3. Phân bố theo nơi ở, sinh cảnh và độ cao của các loài LC, BS ở VNC..........P15

Phụ lục 4. Phân bố các loài LC, BS theo phân vùng địa lý động vật của Bain et al.,

2011 và theo tỉnh, thành phố ở miền trung Việt Nam .........................P20

Phụ lục 5. Phiếu hình thái các loài LC, BS...........................................................P34

Phụ lục 6. Hình ảnh mẫu vật thu được ở VNC .....................................................P38

Phụ lục 7. Hình ảnh một số dạng sinh cảnh ở VNC .............................................P53

Phụ lục 8. Hình ảnh khảo sát thực địa tại VNC ....................................................P56

Phụ lục 9. Phân vùng địa lý động vật LC, BS theo Trần Kiên và Hoàng Xuân Quang .P60

Phụ lục 10. Bản đồ phân vùng địa lý động vật LC, BS của Bain and Hurley........P61

Phụ lục 11. So sánh thành phần rùa ở VNC với VQG Cúc Phương......................P62

Phụ lục 12. Danh sách phỏng vấn người dân ở VNC ...........................................P63

Page 9: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1. Số loài LC, BS mới ở Việt Nam được công bố trong những năm gần đây ...11

Bảng 3.1. Danh sách các loài LC, BS ghi nhận ở vùng phía Bắc Đèo Cù Mông

(tỉnh BĐ) .................................................................................................... 32

Bảng 3.2. Cấu trúc thành phần loài LC, BS ở vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) .......44

Bảng 3.3. Các loài LC, BS quý hiếm ở vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) .................45

Bảng 3.4. Các loài LC, BS đặc hữu phát hiện ở VNC............................................47

Bảng 3.5. Chỉ số tương đồng (Sorensen-Dice) về thành phần loài LC, BS vùng

phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) với các phân khu địa lý động vật theo Bain et

al., 2011 ...................................................................................................... 49

Bảng 3.6. Chỉ số diện tích và thành phần loài VNC với các tỉnh lân cận ở Việt Nam ...50

Bảng 3.7. Chỉ số tương đồng (Sorensen - Dice) về thành phần loài LC, BS vùng

phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) với một số khu hệ khác ....................................... 50

Bảng 3.8. Mức độ gặp của LC, BS ở vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) ....................99

Bảng 3.9. Phân bố của lưỡng cư, bò sát ở VNC theo nơi ở ..................................101

Bảng 3.10. Sự phân bố của lưỡng cư, bò sát theo sinh cảnh ở VNC.....................103

Bảng 3.11. Sự phân bố của lưỡng cư, bò sát theo sinh cảnh ở VNC theo hướng

bảo tồn ...................................................................................................... 105

Bảng 3.12. Sự phân bố của LC, BS theo độ cao ở VNC.......................................106

Bảng 3.13. Chỉ số tương đồng (Dice index) về thành phần loài LC, BS theo độ

cao khác nhau ở VNC ............................................................................... 108

Bảng 3.14. Mục đích sử dụng lưỡng cư, bò sát quý hiếm ở VNC.........................110

Page 10: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 1.1. Số lượng loài lưỡng cư, bò sát qua các thời kỳ .......................................10

Hình 1.2. Bản đồ vùng Bắc Đèo Cù Mông (tỉnh Bình Định)..................................18

Hình 1.3. Bản đồ thảm thực vật rừng vùng phía Bắc Đèo Cù Mông (tỉnh Bình Định)......21

Hình 2.1. Bản đồ điểm và tuyến khảo sát vùng phía Bắc Đèo Cù Mông (tỉnh Bình Định) 23

Hình 2.2. Các đặc điểm hình thái dùng trong phân loại lưỡng cư không đuôi ........26

Hình 2.3. Cách tính công thức màng bơi (theo Ohler & Delorme 2006).................26

Hình 2.4. Các số đo ở thằn lằn (Manthey & Grossmann, 1997: có bổ sung)...........27

Hình 2.5. Các tấm trên đầu ở thằn lằn (Mabuya) (Manthey & Grossmann, 1997)............27

Hình 2.6. Mặt dưới bàn chân thằn lằn (Bourret, 1943) ...........................................28

Hình 2.7. Vảy và đầu của rắn (Manthey & Grossmann, 1997) ...............................28

Hình 2.8. Cách đếm số hàng vảy thân (Manthey & Grossmann, 1997) ..................29

Hình 2.9. Vảy bụng, vảy dưới đuôi và vảy hậu môn (Manthey & Grossmann, 1997).......29

Hình 2.10. Đo các phần cơ thể của rùa (Hoàng Xuân Quang và cs, 2012)..............29

Hình 3.1. Số lượng loài LC, BS vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) ............................39

Hình 3.2. Đa dạng các họ, giống, loài trong taxon bậc bộ của VNC.......................39

Hình 3.3. Đa dạng giống LC theo họ của khu hệ LCBS ở VNC.............................40

Hình 3.4. Đa dạng giống BS theo họ của khu hệ LCBS ở VNC .............................41

Hình 3.5. Đa dạng số loài LC theo họ của khu hệ LCBS ở VNC ...........................42

Hình 3.6. Đa dạng số loài BS theo họ của khu hệ LCBS ở VNC............................42

Hình 3.7. So sánh mức độ tương đồng (Sorensen-Dice) về thành phần loài LC,

BS của VNC với các phân khu địa lý động vật theo Bain et al., 2011............49

Hình 3.8. So sánh mức độ tương đồng về thành phần loài LC, BS của VNC với

khu hệ các tỉnh lân cận ở Việt Nam...............................................................51

Hình 3.9. Biểu đồ mức độ thường gặp của các loài ..............................................100

Hình 3.10. Biểu đồ phân bố của LC, BS của VNC theo nơi ở ..............................102

Hình 3.11. Biểu đồ phân bố của LC, BS của VNC theo độ cao............................107

Hình 3.12. So sánh mức độ tương đồng về thành phần loài LC, BS của VNC ở độ

cao khác nhau .............................................................................................108

Hình 3.13. Các khu vực cần bảo vệ các loài LC, BS ở VNC................................114

Page 11: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam thuộc khu vực Indo-Burma, một trong những điểm nóng về đa

dạng sinh học của thế giới (Conservation International 2010) [133]. Tổng diện tích

tự nhiên trên đất liền của Việt Nam là 329.241 km2 trong đó 75% diện tích là đồi

núi và bờ biển dài khoảng 3.260 km với vùng đặc quyền kinh tế khoảng một triệu

km2 gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hàng ngàn đảo ven bờ. Về khí

hậu, Việt Nam có cả khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu á nhiệt đới và ôn đới núi

cao (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011) [6]. Sự đa dạng về địa hình và sinh cảnh

tự nhiên, sự khác biệt về khí hậu giữa các vùng miền tạo nên sự đa dạng các hệ sinh

thái và khu hệ động thực vật. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, do tác động

của con người và khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên cùng với biến đổi khí

hậu đã làm suy giảm đa dạng sinh học. Nhiều loài động, thực vật Việt Nam đang

đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng (Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa

học và Công nghệ Việt Nam) [5].

Theo Nguyen et al. (2009) đã ghi nhận ở Việt Nam có 545 loài LCBS, chưa

kể có rất nhiều loài mới đã được phát hiện trong những năm gần đây. LCBS là

nhóm động vật có giá trị kinh tế cao. Chúng được dùng làm thực phẩm, thuốc chữa

bệnh, kỹ nghệ thuộc da, nuôi làm cảnh. Ngoài ra, trong tự nhiên, các loài LC, BS

còn là thiên địch của rất nhiều loài côn trùng phá hoại mùa màng, kể cả một số loài

gặm nhấm gây hại cho con người. Ngoài ra, LCBS là mắt xích quan trọng của chuỗi

và lưới thức ăn trong tự nhiên nên có giá trị to lớn đối với đời sống con người và

sản xuất nông nghiệp. Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, chặt phá rừng, khai

thác quá mức và nhiều nguyên nhân khác đã dẫn đến thực tế nguy hiểm là tài

nguyên LC, BS đang bị giảm mạnh, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt

chủng. Việc bảo tồn, khôi phục LC, BS là rất cấp bách. Để làm được điều đó, công

tác nghiên cứu khu hệ động vật ở từng địa phương là cần thiết. Bởi qua điều tra,

định loại LC và BS ở địa phương, chúng ta có thể phát hiện và nhận biết được tình

trạng các loài có ích, loài quý hiếm hoặc loài có nguy cơ tuyệt chủng để có giải

pháp bảo tồn, khôi phục phù hợp.

Phần lớn địa bànvùng phía Bắc ĐCM thuộc tỉnh BĐ. Đây là tỉnh thuộc miền

duyên hải miền Trung của Việt Nam. Địa hình của tỉnh thấp dần từ Tây sang Đông.

Phía Tây của tỉnh là các dải núi thấp thuộc dãy Trường Sơn Nam, kế tiếp là vùng

trung du và vùng ven biển. Địa hình phổ biến của tỉnh BĐ là các dãy núi cao trung

bình, đồi thấp xen lẫn thung lũng hẹp có độ cao trên dưới 100 mét, chạy theo hướng

Page 12: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

2

vuông góc với dãy Trường Sơn; các đồng bằng lòng chảo, các đồng bằng duyên hải

bị chia nhỏ do các nhánh núi đâm ra biển. Ngoài cùng, phía Đông là cồn cát ven

biển có độ dốc không đối xứng giữa hai hướng sườn Đông và Tây. Bình Định có

bốn con sông lớn là các sông: Kôn, Lại Giang, La Tinh, Hà Thanh và các sông nhỏ

bắt nguồn từ những vùng núi cao của sườn phía Đông dãy Trường Sơn [66]. Với

điều kiện khí hậu và địa hình đặc thù của Việt Nam nói chung và của khu vực miền

Trung Việt Nam nói riêng, các hệ sinh thái ở BĐ thích hợp cho sự cư ngụ và phát

triển của nhóm động vật ưa nhiệt, ưa ẩm, trong đó có LC, BS. Kết quả nghiên cứu

LCBS ở tỉnh BĐ chỉ xác nhận có 3 loài LC phổ biến,16 loài rắn, 4 loài thằn lằn, 10

loài rùa.

Cho đến nay, các nghiên cứu về khu hệ LC, BS ở vùng phía Bắc Đèo Cù Mông

(ĐCM) đang còn rất hạn chế. Việc xác định phân vùng địa lý động vật LC, BS và ranh

giới phân bố địa lý LC, BS đang còn rất nhiều ý kiến khác nhau. Việc bảo tồn khu hệ

LC, BS ở khu vực này còn nhiều bất cập do có nhiều khó khăn trong bảo tồn sinh

cảnh tự nhiên cũng như hạn chế tình trạng khai thác quá mức. Để góp phần cung

cấp cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững

nguồn tài nguyên động vật góp phần phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội

ở địa phương, công tác điều tra khảo sát về đa dạng thành phần loài cùng với hướng

nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học để xây dựng quy trình gây nuôi các

loài LCBS có giá trị sử dụng ở tỉnh BĐ là hết sức cần thiết.

Đề tài “Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía Bắc Đèo Cù Mông” được triển

khai trên quy mô toàn tỉnh BĐ, tập trung vào những địa điểm chưa hoặc còn ít được

nghiên cứu nhằm cung cấp những dẫn liệu cập nhật về hiện trạng và giá trị bảo tồn của

khu hệ LCBS ở tỉnh BĐ.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định sự đa dạng về thành phần loài, đặc điểm phân bố của các loài LC, BS

vùng phía Bắc ĐCM.

- So sánh mức độ tương đồng về thành phân loài LCBS của khu vực nghiên

cứu với các phân vùng địa lý động vật ở miền Trung Việt Nam.

- Đánh giá giá trị bảo tồn và xác định các yếu tố tác động đến các loài LC,

BS làm cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch quản lý, bảo tồn và phát triển nguồn tài

nguyên động vật ở VNC.

3. Nội dung nghiên cứu

- Lập danh sách về thành phần loài, phân tích cấu trúc phân loại các loài LC,

BS ở vùng phía Bắc ĐCM thuộc tỉnh BĐ.

Page 13: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

3

- Mô tả đặc điểm nhận dạng của các loài LCBS thu thập được mẫu vật trong

VNC.

- Đánh giá giá trị bảo tồn đa dạng sinh học thông qua xác định các loài đặc

hữu, qúy hiếm ghi nhận ở vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ).

- So sánh mức độ tương đồng về thành phần loài LC, BS ở vùng phía Bắc

ĐCM (tỉnh BĐ) với các khu vực lân cận để xem xét mối quan hệ địa lý động vật.

- Đánh giá đặc điểm phân bố của các loài LCBS theo sinh cảnh, theo nơi ở

và độ cao của các loài LC, BS ở VNC.

- Bổ sung thông tin về một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài

LC, BS trong khu vực nghiên cứu.

- Đánh giá các nhân tố đe dọa đến quần thể và sinh cảnh sống của các loài

LC, BS ở VNC; từ đó đề xuất các kiến nghị đối với công tác quản lí, bảo vệ các loài

LC, BS có ích và quý hiếm.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4.1. Ý nghĩa khoa học

+ Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những dẫn liệu cập nhật về hiện

trạng khu hệ LC, BS của vùng phía Bắc ĐCM một khu vực còn ít được nghiên cứu

ở Việt Nam; ghi nhận bổ sung các loài LC, BS cho tỉnh BĐ.

+ Bổ sung dẫn liệu về đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh thái của các loài LC,

BS thu được mẫu vật ở VNC.

+ Đánh giá tầm quan trọng đối với bảo tồn đa dạng sinh học thông qua ghi

nhận các loài LC, BS quý hiếm ở khu vực nghiên cứu.

4.2. Ý nghĩa thực tiễn

+ Đối với công tác bảo tồn: Cung cấp cơ sở khoa học để hoạch định kế hoạch

và đề xuất các kiến nghị nhằm bảo vệ ĐDSH ở VNC.

+ Đối với công tác đào tạo: Cung cấp bộ mẫu vật LCBS sử dụng trong

nghiên cứu, giảng dạy về động vật học ở Trường Đại học Sư phạm Huế.

+ Đối với phát triển kinh tế: Xác định một số loài LCBS có giá trị sử dụng

hoặc có giá trị kinh tế cao có thể là đối tượng nhân nuôi sinh sản đáp ứng nhu cầu

của thị trường và tăng thu nhập cho người dân địa phương.

5. Đóng góp của luận án

- Lập danh sách cập nhật các loài LC, BS vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ)

gồm 111 loài thuộc 66 giống, 27 họ, 3 bộ.

- Ghi nhận bổ sung cho khu hệ LCBS của tỉnh BĐ 79 loài, trong đó có 27

loài LC, 25 loài rắn, 18 loài thằn lằn và 9 loài rùa.

Page 14: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

4

- Bổ sung dẫn liệu về đặc điểm hình thái và một số đặc điểm sinh thái của 74

loài thu được mẫu ở VNC.

- Đánh giá đặc điểm phân bố theo sinh cảnh, theo nơi ở và theo độ cao của các

loài LC, BS thu được mẫu ở vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ).

- So sánh mức độ tương đồng về thành phần loài LC, BS ở VNC với hai

phân khu địa lý động vật là Vùng núi Trung Trường Sơn (CAN) và vùng đất thấp

Trung-Nam Việt Nam (CSL).

- Cung cấp dẫn liệu góp phần đưa ra nhận định bước đầu về phân vùng địa lý

động vật LC, BS ở miền Trung Việt Nam.

Page 15: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

5

Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu lưỡng cư, bò sát

1.1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở Việt Nam

Có thể chia lịch sử nghiên cứu LC, BS thành ba thời kỳ chính. Thời kỳ trước

năm 1954, thời kỳ từ 1954 đến 1975 và thời kỳ từ năm 1975 đến nay. Tương ứng

với mỗi thời kỳ có các hướng nghiên cứu khác nhau.

Trước năm 1954, các công trình nghiên cứu khoa học về LC, BS nói chung,

về LC, BS ở Việt Nam nói riêng chưa có nhiều. Nghiên cứu của nhà y học dân tộc

Tuệ Tĩnh (1623?-1713), lần đầu tiên, đã ghi nhận 16 vị thuốc có nguồn gốc từ

LCBS [48]. Tuy vậy, đây là công trình nghiên cứu thuộc về lĩnh vực y dược. Các

công trình nghiên cứu LC, BS ở Đông Dương trước 1954 chủ yếu do các nhà khoa

học phương Tây thực hiện. Theo Bourret, danh sách LC, BS đầu tiên được biết đến

là công trình của Cantor (1847) gồm có tám loài. Sau đó, từ các mẫu do Mouhot mang

về từ Thái Lan và Camphuchia, Guenther (1864) đã lập danh sách 14 loài có ở Đông

Dương. Danh sách loài tiếp tục được bổ sung bởi Milne-Edwards (1866), Theobald

(1868), Swinhoe (1870) và Stoliczka (1870, 1873). Danh sách đầu tiên về các loài LC

ở Nam Kỳ, Việt Nam (Tây Ninh, Sài Gòn, Hà Tiên) của Morice (1975) và tiếp sau là

công trình của Anderson (1978) nghiên cứu về khu hệ LC vùng Đông Dương.

Boulenger (1982) công bố danh lục các loài LC không đuôi vùng Đông Dương dựa vào

bộ sưu tập ở Bảo tàng Anh gồm có 33 loài (trích dẫn theo Bourret, 1942)[80].

Cũng theo Bourret, tác phẩm quan trọng của Boulenger xuất bản năm 1890

đưa ra số lượng loài nhiều hơn dựa vào mẫu vật thu thập ở nhiều vùng của Đông

Dương. Danh sách của Boulenger đã được Flower (1896) bổ sung thêm mười loài,

trong đó, có một loài mới cho khoa học. Các loài mới tiếp tục được công bố bởi

Boulenger (1900), Annandale (1900), Schenckel (1901), Boettger (1901), ... Tiếp

theo sau đó là các nghiên cứu của Ridley (1902) bổ sung 13 loài, trong đó có bốn

loài công bố lần đầu ở vùng Đông Dương. Năm 1903-1904, Ridley công bố danh

sách loài LC, BS trên “Journal of the Bombay Natural History Society”, đây được

xem là danh sách hoàn chỉnh vào thời đó. Năm 1904, từ các mẫu thu ở Lạng Sơn

(Việt Nam), Vaillant đưa ra danh lục các loài LC ở các vùng núi cao của miền Bắc

Việt Nam. Nghiên cứu đáng chú ý của Boulenger (1920) mô tả các loài thuộc giống

Rana ở Nam Việt Nam. Năm 1921, Smith đưa ra ba ghi nhận mới về các loài ở

quần đảo Poulo-Condore thuộc miền Nam Việt Nam (nay là Côn Đảo, Việt Nam)

và một số vùng ở Đông Dương (1922, 1923) [80].

Với các mẫu vật thu được từ cao nguyên Langbian, Smith (1921) đã mô tả các

loài mới: loài rắn Fimbrios klossi, loài thằn lằn Dibamus montanus, thằn lằn nhà

Phyllodactylus siamensis, ba loài LC mới thuộc giống Rana và hai loài thuộc giống

Page 16: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

6

Megalophrys [115]. Năm 1924, Smith ghi nhận bảy loài ếch cây mới ở Đông

Dương và bán đảo Malayxia cho khoa học là: Philautus palpebralis, P. gryllus, P.

aaevis, Rhacophorus annamensis, R. chaseni, R. notater, R. calcaneus [116]. Sau

Smith là các công trình của Parker (1925) nghiên cứu LC, BS ở vùng Tây Bắc;

Chevey (1927) nghiên cứu LC, BS ở Hà Nội và Sài Gòn, Delacour (1929) ở Bắc

Cạn, Parker (1934) ở Tam Đảo (dẫn theo Bourret, 1942) [80].

Bourret, 1935 đã mô tả các đặc điểm hình thái dùng trong phân loại rắn và

lập khóa định loại rắn ở Đông Dương [73]. Trong các công trình sau đó của mình,

Bourret, 1937 mô tả đặc điểm hình thái 44 loài và phân loài LC, trong đó có 15 loài

mới ở Đông Dương [76], và mô tả đặc điểm hình thái 32 loài thằn lằn có ở Đông

Dương1 [75]; Đặc điểm hình thái các loài rắn độc ở Đông Dương được mô tả năm

1938 [77].

Trong đó những công trình tiêu biểu nhất của ông là ba cuốn sách chuyên

khảo: cuốn sách đầu tiên về rắn ở Đông Dương “Les Serpents de l’Indochine”

năm1936 [74], tác phẩm này đã phân loại và mô tả đặc điểm hình thái các loài

rắn thuộc các họ: Typhlopidae, Boidae, Ilysiidae, Xenopeltidae, Colubridae,

Amblycephalidae và Viperidae ở vùng Đông Dương trong đó có Việt Nam; sách

“Les Turtues de l’Indochine” (1941), gồm ảnh chụp và hình vẽ đặc điểm hình

thái các loài rùa ở Đông Dương bao gồm cả các loài rùa biển [79]; và tác phẩm

“Les Batraciens de l’Indochine” (1942) công bố danh sách các địa điểm nghiên

cứu trên toàn vùng Đông Dương, tổng quan về lịch sử nghiên cứu LC ở vùng

này, tác phẩm này còn trình bày đặc điểm hình thái dùng trong phân loại LC, các

ghi chú đặc điểm sinh học, phân bố theo các vùng địa lý, phân bố theo độ cao,

định loại và mô tả các loài. Mẫu vật và tư liệu mà tác giả phân tích được mang

về từ vùng Viễn Đông, bán đảo Đông Dương, vịnh Bengal, Đông Ấn, Java và

được lưu trữ tại Bảo tàng Tự nhiên Paris [80]. Đây là nguồn tài liệu tham khảo

bổ ích cho tác giả khi thực hiện luận án này.

Cùng với Bourret, Smith cũng có đóng góp quan trọng trong nghiên cứu LC,

BS ở Việt Nam. Trong chuyên khảo của Smith, 1943 tác giả đã trình bày về phương

pháp nghiên cứu, mô tả và lập các khóa phân loại về rắn ở Ấn Độ và Đông Dương

[118], đây là tài liệu được nhiều tác giả Việt Nam dùng để định tên nhiều loài rắn ở

nước ta.

Theo tổng kết của Nguyen (2006) giai đoạn này đã ghi nhận được 177 loài

và phân loài thằn lằn, 245 loài và phân loài rắn, 45 loài và phân loài rùa và 171 loài

1 Trong đó, có Physignathus cocincinus mentager Guenther, Leiolepis belliana belliana Gray,

Leiolepis belliana guttata Cuvier, Mabuya longicaudata Hallowell, Mabuya multifasciata Kuhl (trong “Notes herpétologique sur l’Indochine française”(No.9).

Page 17: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

7

và phân loài LC cho khu vực Đông Dương, trong đó có các loài ở Việt Nam. Đây là

những công trình tổng kết đầy đủ nhất về LC, BS giai đoạn này [101]. Từ 1945 đến

1954, do Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nên việc

nghiên cứu LC, BS bị gián đoạn. Trong thời gian này hầu như không có công trình

nghiên cứu LC, BS ở Việt Nam.

Từ 1954 đến 1975, đất nước chia thành hai miền Nam - Bắc. Theo đó, các

công trình nghiên cứu về LC, BS ở hai miền được chúng tôi tiếp cận như sau:

Ở miền Bắc, Đào Văn Tiến và cs, 1956 nghiên cứu LC, BS ở Vĩnh Linh,

Quảng Trị, thống kê được 1 loài LC 13 loài BS, trong đó có một loài rùa. Năm 1962

ông ghi nhận 2 loài Python molurus và Palea steindachneri ở Đình Cả, tỉnh Thái

Nguyên [48] [21]. Đào Văn Tiến và Lê Vũ Khôi, 1965 đã nghiên cứu sinh học, sinh

thái học của Ếch đồng (Rana rugulosa) và đây được xem là nghiên cứu đầu tiên về

sinh học, sinh thái học cá thể ở Việt Nam [55].

Trong Báo cáo của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, 1981 về LCBS

miền Bắc Việt Nam (1956-1976), đã trình bày sơ lược lịch sử nghiên cứu LC, BS

Việt Nam từ đầu cho đến những năm 70 của thế kỷ XX. Các vùng đã nghiên cứu

gồm: Vĩnh Linh, Lạng Sơn, Hà Bắc, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Bắc Thái, Yên Bái, Hà

Tây, Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Vịnh Bắc Bộ từ 1956 đến 1975. Kết quả đã ghi

nhận 159 loài BS và 69 loài LC (tổng số 228 loài có ở miền Bắc Việt Nam). Báo

cáo còn nêu các đặc điểm sinh thái của LC, BS gồm phân bố theo sinh cảnh, đặc

điểm thức ăn và đặc điểm sinh sản của một số loài và thông tin về bộ mẫu sưu tập

được [29].

Ở miền Nam, Marx & Inger công bố một loài rắn mới cho khoa học là

Calamaria buchi vào năm 1955. Trong công trình “A field guide to the snake of South

Vietnam” của Campden-Main, 1970 và được tái bản năm 1984, đã trình bày địa điểm

thu mẫu, đặc điểm định loại, mô tả các loài rắn có ở miền Nam Việt Nam. Tác phẩm

này ghi nhận 77 loài rắn ở miền Nam và trình bày về đặc điểm nhận dạng, mô tả hình

thái, màu sắc, độc hay không độc, nơi ở và tập tính, nơi phân bố của chúng. Phần cuối

công trình là khóa định loại các loài rắn ở VNC [81].

Sau ngày thống nhất đất nước năm 1975, việc nghiên cứu LC, BS được nhiều

đoàn điều tra, cơ quan khoa học hay tác giả người Việt Nam và người nước ngoài

thực hiện ở nhiều vùng khác nhau. Các nghiên cứu đã được mở rộng hơn về quy mô

và hình thức:

a. Các nghiên cứu điều tra, thống kê thành phần loài và mô tả hình thái phân loại

Đào Văn Tiến có các công trình tổng hợp và xây dựng khóa định loại cho 87

loài LC (1977) [56], 32 loài rùa và 2 loài cá sấu (1978) [57], 77 loài thằn lằn (1979)

Page 18: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

8

[58], 165 loài rắn (1981, 1982) [59; 60]. Đây được xem là tài liệu kinh điển cho

công tác nghiên cứu định loại LC, BS ở Việt Nam trong giai đoạn này.

Các nghiên cứu về khu hệ LC, BS:

Về hướng nghiên cứu này có các công trình luận án phó tiến sĩ và tiến sĩ như

sau: nghiên cứu khu hệ đầu tiên được thực hiện bởi Nguyễn Văn Sáng (1981)

nghiên cứu khu hệ rắn miền Bắc Việt Nam (trừ họ rắn biển); tiếp theo là công trình

của Hoàng Xuân Quang (1993) điều tra nghiên cứu LC, BS các tỉnh Bắc Trung Bộ

[39]. Phạm Văn Hòa (2005) nghiên cứu khu hệ LC, BS các tỉnh phía Tây miền

Đông Nam Bộ (Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh) [23]. Trần Thanh Tùng (2008)

nghiên cứu LC, BS ở vùng núi Yên Tử [65]. Hoàng Văn Ngọc (2010) nghiên cứu

LC, BS ở ba tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Hoàng Văn Ngọc (2011)

nghiên cứu LC, BS ở ba tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang [37]. Hoàng Thị

Nghiệp (2012) nghiên cứu Khu hệ LC, BS ở vùng An Giang và Đồng Tháp [36]. Đậu

Quang Vinh (2014) nghiên cứu khu hệ LC, BS ở khu BTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An

[67]. Phan Thị Hoa (2015) nghiên cứu LC, BS ở quần đảo Cù Lao Chàm và bán đảo

Sơn Trà [21]. Ngoài ra, có hai luận án tiến sĩ được đào tạo tại Đức: của Nguyen

(2011) nghiên cứu hệ thống học, sinh thái và bảo tồn của khu hệ thằn lằn ở vùng

Đông Bắc Việt Nam [103] và Tran (2013) nghiên cứu phân loại và sinh thái học của

LC ở miền Nam Việt Nam - mối liên hệ giữa hình thái và âm sinh học [125]. Đây là

hướng nghiên cứu truyền thống, nhưng là những nghiên cứu cơ bản, cần thiết, góp

phần cung cấp dẫn liệu thành phần loài và phân bố ở các vùng khác nhau của Việt

Nam.

Các nghiên cứu điều tra, thống kê thành phần loài LC, BS ở các vùng miền

khác nhau, trong đó các công trình gần vùng phía Bắc ĐCM như sau:

Khu vực Bắc Trung Bộ: Ngô Đắc Chứng (1998) nghiên cứu thành phần loài

LC, BS của khu vực phía Nam Bình Trị Thiên, kết quả đã thống kê được 102 loài

LC, BS [10]. Nguyễn Quảng Trường, 2000 xác nhận có 65 loài LC, BS (34 loài BS,

31 loài LC) ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) [62]. Nguyễn Xuân Đặng và cs, 2000 nghiên

cứu đa dạng động vật có xương sống trên cạn ở Phong Nha - Kẻ Bàng - Hin Nam

No, đã thống kê được 75 loài LCBS, trong đó có 20 loài quý, hiếm trong khu vực và

trên toàn cầu [19]. Lê Nguyên Ngật và cs (2001) điều tra thành phần loài LC, BS

Khu BTTN Pù Mát, tỉnh Nghệ An đã thống kê được 71 loài, trong đó có 21 loài LC

và 50 loài BS [34]. Năm 2002, Hồ Thu Cúc điều tra LC, BS của khu vực A Lưới,

tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định được 49 loài BS; 27 loài LC [15]. Trong hướng

nghiên cứu đa dạng sinh học có đóng góp của tác giả là người nước ngoài, Ziegler

et al. (2006) đã bổ sung thêm 19 loài LC, BS cho khu hệ và nâng tổng số loài LC,

Page 19: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

9

BS ở VQG Phong Nha- Kẻ Bàng lên 140 loài tính đến thời điểm đó [131]. Đoàn

Văn Kiên, Hồ Thu Cúc (2007) bước đầu nghiên cứu thành phần loài LC, BS tại khu

vực huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình [28]. Hendrix et al. (2008), đã ghi nhận 5 loài

LC và cập nhật danh sách các loài LC ở VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình

là 47 loài LC [88]. Lê Thanh Dũng và cs (2009) đã xác định 13 loài rùa ở Khu BTTN

Pù Huống, tỉnh Nghệ An [18]. Nghiên cứu về đa dạng LC, BS đã ghi nhận 72 loài BS

và 25 loài LC tại Khu BTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An (Lê Vũ Khôi và cs, 2011) [27].

Ngô Đắc Chứng và cs (2012) xác nhận có 102 loài LC, BS (38 loài LC, 64 loài BS) ở

tỉnh Quảng Trị [14]. Hoàng Ngọc Thảo và cs (2012) nghiên cứu vùng phân bố mới của

các loài LC, BS ở khu vực Bắc Trung Bộ đã bổ sung 35 loài LC, BS cho khu vực Bắc

Trung Bộ [51]. Luu et al. (2014) ghi nhận mới 11 loài LC, BS ở VQG Phong Nha - Kẻ

Bàng, tỉnh Quảng Bình [94].

Khu vực Trung Trung Bộ: Lê Nguyên Ngật (1997) nghiên cứu ở vùng núi

Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum đã lập được danh sách gồm 53 loài LC và BS [32]. Lê

Nguyên Ngật và Nguyễn Văn Sáng (1999) khảo sát khu hệ LC, BS ở vùng rừng Tây

Quảng Nam, kết quả đã lập được danh sách gồm 66 loài LC, BS [33]. Lê Vũ Khôi

và cs (2000) đã nghiên cứu đa dạng động vật có xương sống trên cạn ở Bà Nà

(Quảng Nam - Đà Nẵng) đã xác định có 34 loài BS và 12 loài LC ở khu vực Bà Nà

[25] và đến năm 2002 tiếp tục công bố 24 loài LC ở khu vực Bà Nà và khu rừng

thuộc xã Hòa Bắc [26]. Nguyễn Quảng Trường (2002) đã khảo sát thành phần loài

LC,BS của khu vực rừng sản xuất Klonplông, tỉnh Kon Tum, lập được danh sách gồm

26 loài LC và 20 loài BS [63]. Nghiên cứu thành phần loài LCBS ở tỉnh Phú Yên của

Ngô Đắc Chứng và Trần Duy Ngọc (2007) đã thống kê được 71 loài LCBS, đây là công

trình nghiên cứu thành phần loài LC, BS ở phía Nam ĐCM [11]. Tran et al. (2010) dựa

trên 23 mẫu vật đã ghi nhận và mô tả 16 loài LC cho tỉnh Quảng Ngãi [124]. Lê Thị

Thanh và cs (2011) ghi nhận 32 loài LC, 51 loài BS ở vùng rừng Cao Muôn, huyện Ba

Tơ, tỉnh Quảng Ngãi [50]. Jestrzemski et al. (2013) cung cấp danh sách gồm 25 loài LC

và 37 loài BS ở VQG Chư Mom Ray, tỉnh Kon Tum [90].

Khu vực Nam Trung Bộ: Ngô Đắc Chứng, Trần Hậu Khanh (2008) xác định có

24 loài LC, 48 loài BS ở Tây Đăk Nông [12]. Trương Thị Vinh Hương, Lê Nguyên

Ngật (2009) đã xác định được 72 loài LC và BS ở huyện Đắc Min, tỉnh Đắc Nông [24].

Công trình của Inger et al. (1999) dựa trên bộ mẫu vật được thu thập từ miền

Bắc và miền Trung Việt Nam đã bổ sung thêm vào công trình của Bourret 18 loài

LC, trong đó có 6 loài mới (tăng từ 82 loài LC lên 100 loài) [89]. Tiếp theo, Orlov

et al. (2002) đã cung cấp danh lục LC Việt Nam gồm 147 loài được xếp trong 9 họ,

35 giống [108]. Nguyễn Quảng Trường và cs (2009) nghiên cứu về đa dạng các loài

Page 20: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

10

rắn độc ở Việt Nam đã thống kê được 193 loài thuộc phân bộ rắn, trong đó ghi nhận

có 53 loài rắn độc gồm Họ Rắn hổ (35 loài), Họ Rắn lục (18 loài) [64]. Nguyen et

al. (2010) đã ghi nhận bổ sung loài Amphiesmoides ornaticeps cho khu hệ rắn của

Việt Nam trên cơ sở phân tích so sánh hình thái [102]. Rasmussen et al. (2011) đã

thống kê, xây dựng khóa định loại cho các loài rắn biển Việt Nam [112]. Le et al.

(2014) ghi nhận lần đầu tiên cho Việt Nam hai loài LC là Babina lini (Chou, 1999)

và Hylarana menglaensis Fei, Ye et Xie, 2008 [92].

Về lĩnh vực nghiên cứu điều tra, thống kê các loài LC, BS: cho đến nay ngoài

các công trình công bố cho từng địa phương, phải nói đến ba cuốn sách chuyên khảo

đáng chú ý là: “Danh lục Ếch nhái và BS Việt Nam” xuất bản bởi Nguyễn Văn Sáng và

cs (1996) thống kê là 340 loài LC, BS trong đó có 82 loài LC và 258 loài BS [42].

Công trình này tái bản năm 2005 đã thống kê ở Việt Nam có 458 loài LC, BS [45]. Đến

năm 2009, nhóm tác giả này đã xuất bản công trình bằng tiếng Anh “Herpetopauna of

Vietnam” [100], đây là công trình thống kê đầy đủ nhất về thành phần loài LC, BS của

Việt Nam tính đến thời điểm này gồm 545 loài, trong đó có 176 loài LC và 369 loài

BS, nhiều hơn 87 loài so với công trình của nhóm tác giả này xuất bản trước đó chỉ

trong vòng 4 năm. Từ đó đến nay, đã có nhiều công trình công bố loài mới bổ sung cho

khoa học và cho Việt Nam. Có thể thống kê qua các giai đoạn sau:

Hình 1.1. Số lượng loài lưỡng cư, bò sát qua các thời kỳ

Nguồn: -Số liệu năm 1982 theo Đào Văn Tiến, 1977-1982 [56-60]

- Số liệu năm 1996, 2005, 2009 theo Nguyễn Văn Sáng và cs, 1996, 2005, 2009 [42, 45, 100].

- Số liệu năm 2014 vềLC theo Frost, 2015 [134]; về BS theo Uetz and Hošek, 2015 [138].

Nhận xét: Việc điều tra, mô tả, phân loại và lập danh lục về LC, BS diễn ra

liên tục trong suốt lịch sử nghiên cứu LC, BS ở Việt Nam từ thập niên 80 đến nay,

được thực hiện ở nhiều vùng khác nhau trong cả nước.

Ngoài ba công trình nêu trên còn có bảy cuốn sách chuyên khảo là: “Hướng

dẫn định loại rùa Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia” của Stuart và cs

Page 21: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

11

(2001)[49]; “BS và LC VQG Cúc Phương” của Nguyễn Văn Sáng và cs, 2003; “Sổ

tay hướng dẫn định loại thực địa, chim thú, bò sát và LC Ba Bể/Na Hang” của

Phạm Nhật và cs, 2004 [38]; “Nhận dạng một số loài bò sát - LC ở Việt Nam” của

Nguyễn Văn Sáng và cs (2005) [46]; “Động vật chí Việt Nam (Phân bộ rắn)” của

Nguyễn Văn Sáng (2007) [47]; “Hướng dẫn thi hành luật về định dạng các loài rùa

cạn và rùa nước ngọt Việt Nam” của Hendrie và cs (2011) [20] và “Ếch nhái, bò sát

ở VQG Bạch Mã” của Hoàng Xuân Quang và cs (2012) [41]. Đây là những tài liệu

quan trọng, cần thiết cho tác giả trong quá trình thực hiện luận án.

b. Hướng nghiên cứu phát hiện loài mới và tu chỉnh về phân loại học

Các nghiên cứu phát hiện loài mới cho khoa học:

Đây là một mục tiêu không kém phần quan trọng trong nghiên cứu LC, BS;

những tiến bộ trong lĩnh vực nghiên cứu về LC, BS ngày nay đã được tăng lên đáng

kể, cùng với sự phát triển của sinh học phân tử và sự hợp tác quốc tế trên lĩnh vực

khoa học này. Việc phát hiện ra loài mới để bổ sung vào danh lục LC, BS ở Việt

Nam và thế giới, là mối quan tâm không chỉ của nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam mà

còn của các tác giả người nước ngoài. Theo đó, đã có nhiều công trình khoa học

nghiên cứu và phát hiện ra các loài mới cho khoa học và cho Việt Nam: số loài mới

cho khoa học được công bố trước 1954 là 84 loài; trong giai đoạn 1954-1975: 1

loài; giai đoạn 1976-1987: 7 loài; giai đoạn 1988-2009: 106 loài [48]; giai đoạn

2010-2014: 81 loài (Frost, 2015) [134], (Uetz & Hošek, 2015) [138].

Bảng 1.1. Số loài LC, BS mới ở Việt Nam được công bố trong những năm gần đây

Năm Lưỡng cư Bò sát Tổng LC, BS

2010 2 16 18

2011 6 11 17

2012 6 6 12

2013 7 11 18

2014 11 5 16

Tổng 32 49 81

Nguồn: Tổng hợp từ Frost (2015) [134] và Uetz & Hošek (2015) [138].

Từ bảng trên cho thấy: Giai đoạn 1976-1987 chỉ có 7 loài LC, BS mới được

mô tả; giai đoạn 1988-2009 có 106 loài mới được mô tả; giai đoạn 2010-2014 có 81

loài mới được phát hiện. Các loài mới liên tục được phát hiện trong thời gian gần đây

chứng tỏ khu hệ LCBS của Việt Nam vẫn cần tiếp tục được khám phá, đặc biệt là ở

những khu vực còn ít được quan tâm nghiên cứu như tỉnh BĐ.

Page 22: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

12

Các công bố tu chỉnh về phân loại học:

Song song với công tác tìm kiếm loài mới, các nhà khoa học còn tiến hành tu

chỉnh về mặt phân loại học và kiểm tra lại những sai sót trong phân loại các loài LC và

BS. Nghiên cứu quan hệ về di truyền và tiến hóa đã hỗ trợ đắc lực cho việc sắp xếp và

hệ thống lại các loài LC, BS ở Việt Nam. Kết quả của hướng nghiên cứu này là hàng

loạt các loài thuộc giống Philautus được chuyển sang giống Gracixalus và Theloderma

(Rowley et al., 2011) [113]. Matsui et al. (2010) khi nghiên cứu quần thể ếch nhẽo

Limnonectes kuhlii (đánh giá bằng 15 mẫu) ở Nhật Bản, Trung Quốc đại lục và Đài

Loan, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Malaysia (Borneo) và Indonesia xác nhận

Limnonectes “kuhlii” từ phía Bắc Lào và miền Trung Việt Nam là L. Bannaensis [96].

Nghiên cứu dựa trên quần thể loài Polypedates leucomystax (Gravenhorst,1829) ở Việt

Nam được mô tả bởi Inger et al., 1999 và được cho là phân bố trên toàn bộ lãnh thổ

Việt Nam, nhưng hiện nay, theo tài liệu của Norihiro Kuraishi et al. (2012) sau khi giải

trình tự những gen ty thể của các loài thuộc giống Polypedates và so sánh trên một

vùng phân bố rộng lớn đã xác nhận: loài ếch cây mép trắng (Polypedates leucomystax)

không có phân bố tại Việt Nam [91]. Trong họ thằn lằn rắn, giống thằn lằn rắn

Ophisaurus Daudin, 1803 đã được đổi thành Dopasia Gray, 1853 [104]. Theo Guo et

al. (2014) thì Giống Amphiesma ở Việt Nam hiện đã tách như sau: chỉ còn một loài

Amphiesma stolatum; các loài còn lại chuyển sang giống Hebius [85]. Theo kết quả

nghiên cứu của Tiedemann et al. (2014), rùa hộp ba vạch Cuora trifasciata được đổi

tên thành C. cyclornata (đây là tên loài có hiệu lực) [123].

Về hệ thống phân loại rắn, tài liệu của Zaher et al. (2009) và Pyron et al.

(2013) được các nhà khoa học sử dụng để thay đổi danh pháp so với Nguyen et al.

(2009). Theo đó, các phân họ rắn Natricinae, Pareatinae, Pseudoxenodontinae trong

họ rắn nước (Colubridae) được nâng cấp và tách ra thành các họ Homalopsidea,

Lamprophiidae, Natricidae, Pareatidae, Pseudoxenodontidae [129], [111].

c. Hướng nghiên cứu về hình thái, sinh thái và sinh học ứng dụng

Về hướng này, tác giả tiếp cận các công trình nghiên cứu của Trần Kiên và

các học trò của ông gồm: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái Rắn cạp nong và Rắn cạp

nia” của Hoàng Nguyễn Bình, Trần Kiên, 1998 [3] và các luận án phó tiến sĩ và tiến

sĩ tiêu biểu như sau: Ngô Đắc Chứng, 1991 nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái

của Nhông cát Leiolepis belliana [9]; Đinh Thị Phương Anh, 1994 nghiên cứu đặc

điểm sinh học, sinh thái học của Rắn ráo Ptyas korros trưởng thành nuôi tại Quảng

Nam - Đà Nẵng [2]; Ngô Thái Lan, 2007 nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học của

thạch sùng đuôi sần Hemidactylus frenatus, thạch sùng đuôi cụt Gehyra mutilata

[31]; Cao Tiến Trung, 2009 nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái các quần thể

Page 23: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

13

Nhông cát Leiolepis reevesii ở vùng cát ven biển Bắc Trung bộ [61]; Ông Vĩnh An,

2011 nghiên cứu sinh học, sinh thái học cá thể của Rắn ráo trâu Ptyas mucosa trong

điều kiện nuôi ở Nghệ An [1].

Nghiên cứu tiếng kêu của các loài đặc biệt là tiếng kêu của LC đang được

nhiều tác giả quan tâm. Công trình nghiên cứu tiêu biểu theo hướng này có Ngo et

al. (2012) phân tích tiếng “gọi tình” và hoạt động sinh sản của loài ếch Hylarrana

guentheri ở VQG Bạch Mã [99]. Le et al. (2014) nghiên cứu đặc điểm tiếng kêu của

hai loài ếch cây Feihyla vittata và Polypedates megacephalus [93].

Các nghiên cứu về nòng nọc cũng tiến hành, Wildenhues et al. (2010) đã

nghiên cứu sinh thái nòng nọc, mô tả các giai đoạn ấu trùng và con non của loài ếch

Rhacophorus maximus [126]. Lê Thị Thu và cs, 2012 cung cấp dẫn liệu hình thái

nòng nọc các giai đoạn phát triển của các loài thuộc họ Megophryidae ở rừng Tây

Nghệ An [53].

Nghiên cứu bảo tồn những loài quý hiếm cũng được quan tâm như:

McCormack et al. (2014) nghiên cứu bảo tồn loài rùa trung bộ Mauremys

annamensis miền Trung Việt Nam [97]. Schingen et al. (2014) nghiên cứu tiềm

năng phân bố và hiệu quả của mạng lưới khu bảo tồn cho thằn lằn cá sấu

(Shinisaurus crocodilurus) [114].

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn quan tâm đến tính chất địa lý động vật của

khu hệ, cung cấp các thông tin về mức độ phong phú, nơi phát sinh loài, ranh giới

phân bố cùng các chướng ngại địa lý, sinh thái để từ đó có giải pháp nghiên cứu phù

hợp. Theo quan điểm của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Trần Kiên (1985) và của

Trần Kiên, Hoàng Xuân Quang (1992), khu hệ LC, BS Việt Nam được chia thành 7

phân khu địa lý động vật học gồm: Tây Bắc, Ðông Bắc, Ðồng bằng Bắc Bộ - Thanh

Nghệ Tĩnh, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Ðồng bằng Nam Bộ

[30]. Theo Quan điểm này thì Trung Bộ gồm: các tỉnh Bắc Trung Bộ (Nghệ An, Hà

Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế), Trung Trung Bộ (Đà Nẵng, Quảng

Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum và Gia Lai) và Nam Trung Bộ (Đắk Lắk, Lâm

Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận). Trung Bộ chúng tôi xác định là khu vực các tỉnh

từ Nghệ An đến tỉnh Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên. Như vậy, theo quan điểm

này thì khu vực miền Trung Việt Nam được chia thành 3 phân khu là Bắc Trung bộ,

Trung Trung bộ và Nam Trung bộ.

Quan điểm của Bain et al. (2011) dựa vào địa hình, địa chất, khí hậu và thảm

thực vật phân chia khu hệ LC, BS ở Đông Dương thành 19 phân khu trong đó ở

Việt Nam có 8 phân khu. Về cơ bản, cách chia các phân khu của các tác giả trên là

gần trùng nhau. Tuy nhiên, những nét khác nhau giữa hai cách phân chia là một trong

Page 24: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

14

những vấn đề cần xem xét và kéo theo đó là có sự tồn tại hay không tồn tại các ranh

giới địa lý động vật của LC, BS ở khu vực miền Trung Việt Nam. Xuất phát từ những

suy nghĩ trên, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu LC, BS ở vùng phía Bắc ĐCM

(tỉnh BĐ) cũng góp phần thiết thực vào giải quyết mối quan tâm nói trên.

Tóm lại, trong bối cảnh đa dạng sinh học của Việt Nam hiện nay phải đối

mặt với một sự suy giảm rõ rệt (Ziegler, 2002 [130]; Stuart et al., 2004 [119]), các

nghiên cứu cơ bản nêu trên cung cấp dữ liệu quan trọng cho việc bảo tồn các loài

LC, BS một cách hiệu quả nhất.

1.1.2. Khái quát tình hình nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở vùng phía Bắc ĐCM

(tỉnh BĐ)

Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi đã tiếp cận được các công trình

nghiên cứu LC, BS ở VNC như sau:

Trong công trình nghiên cứu về rắn ở miền Nam Việt Nam của Campden-

Main (1984) [81], tác giả đã thống kê được bốn loài rắn phân bố tại Qui Nhơn là

Python reticulatus, Chersydrus granulatus, Ptyas korros và Xenochrophis piscator.

Tác giả đã tìm hiểu nơi sống và một số loại thức ăn của bốn loài trên.

Nguyễn Văn Sáng (2007) đã ghi nhận chín loài rắn: Python reticulatus,

Acrochordus granulatus, Boiga multomaculata, Homalopsis buccata, Ptyas korros,

Xenochrophis Piscator và ba loài rắn biển có ở VNC [47].

Trong danh lục cập nhật về LC, BS Việt Nam năm 2009 của Nguyen et al.

(2009) ở BĐ có năm loài rắn: Python reticulatus, Homalopsis buccata, Chersydrus

granulatus, Ptyas korros, Boiga multomaculata; ba loài rùa: Eretmochelys imbricata,

Lepidochelys olivacea, Mauremys annamensis và bảy loài rắn biển phân bố dọc theo

bờ biển miền Trung [100].

Ngô Đắc Chứng và cs (2011) đã ghi nhận loài nhông cát (Leiolepis guttata) ở

tỉnh BĐ [13].

Hendrie và cs (2011) đã xác định sự có mặt của chín loài rùa ở khu vực phía

Bắc ĐCM: Pelodiscus sinensis, Pelochelys cantorii, Indotestudo elongata,

Cyclemys pulchristriata, Cyclemys oldhamii, Cuora cyclornata, Cuora bourreti,

Cuora mouhotii, Mauremys annamensis [20]. Theo nhóm tác giả này, khu vực vùng

phía Bắc ĐCM chưa được khảo sát về thành phần cũng như phân bố các loài rùa.

Trong hai hội thảo Quốc gia về LC, BS lần thứ nhất tại Thừa Thiên Huế và

lần thứ 2 tại Vinh, chúng tôi vẫn chưa thấy công trình nghiên cứu về LC, BS tại

VNC. Lê Nguyên Ngật và cs khảo sát một số khu vực ở tỉnh BĐ, nhưng kết quả

nghiên cứu chỉ dừng lại ở những báo cáo và chưa công bố trên các tạp chí hay công

trình tham khảo.

Page 25: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

15

Các dự án bảo tồn tại tỉnh BĐ như Khu Đề xuất văn hóa - lịch sử Ghềnh Ráng;

Khu Đề xuất BTTN Núi Bà; dự án BTTN An Toàn và Biển Quy Nhơn, cũng chưa đánh

giá được giá trị đa dạng sinh học và nhu cầu bảo tồn; chưa xác định được các loài đặc

biệt cần được quan tâm bảo vệ [4]. Do vậy, việc xác định, đánh giá giá trị các LC, BS

qúy hiếm là cơ sở quan trọng để các nhà hoạch định đầu tư bảo vệ các loài này ở VNC.

Theo báo cáo của phòng Quản lý khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ) tỉnh BĐ

về ĐDSH LC, BS cho thấy nguồn tài nguyên này đang tiếp tục suy giảm, một số loài

đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do việc săn

bắt, kinh doanh bừa bãi [135]. Bên cạnh đó, việc chặt phá rừng cũng tạo ra sự suy giảm

ĐDSH ngày càng trầm trọng. Trong khi đó, cho đến nay dẫn liệu về động vật, thực vật

nói chung và LC, BS nói riêng ở phía Bắc ĐCM còn ít được quan tâm nghiên cứu.

1.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội của vùng nghiên cứu

1.2.1. Điều kiện tự nhiên

1.2.1.1.Vị trí địa lý vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ)

Tỉnh BĐ có diện tích 6.025,6 km2 trải dài khoảng 110 km theo hướng

Bắc-Nam, có chiều ngang với trung bình là 55 km (chỗ hẹp nhất 50 km, chỗ rộng

nhất 60 km). Phía Bắc BĐ giáp tỉnh Quảng Ngãi với đường ranh giới chung dài

63 km (điểm cực Bắc có tọa độ: 14°42’10 Bắc, 108°55’4 Đông). Phía Nam BĐ

giáp tỉnh Phú Yên với đường ranh giới chung 50 km (điểm cực Nam có tọa độ:

13°39’10 Bắc, 108o54’00 Đông). Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai có đường ranh giới

chung 130 km (điểm cực Tây có tọa độ: 14°27’ Bắc, 108°27’ Đông). Phía Đông

giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù

Lao Xanh) thuộc thành phố Qui Nhơn (có tọa độ: 13°36’33 Bắc, 109°21’ Đông).

Bình Định được xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây

Nguyên và vùng Nam Lào [66].

Bình Định có một thành phố trực thuộc,1 thị xã và 9 huyện bao gồm: Thành

phố Qui Nhơn có 16 phường và 5 xã; thị xã An Nhơn với 5 phường và 10 xã; huyện

An Lão 1 thị trấn và 9 xã; huyện Hoài Ân 1 thị trấn và 14 xã; huyện Hoài Nhơn 2

thị trấn và 15 xã; huyện Phù Cát 1 thị trấn và 17 xã; huyện Phù Mỹ 2 thị trấn và 17

xã; huyện Tuy Phước 2 thị trấn và 11 xã; huyện Tây Sơn 1 thị trấn và 14 xã; huyện

Vân Canh 1 thị trấn và 6 xã; huyện Vĩnh Thạnh 1 thị trấn và 8 xã. Toàn tỉnh BĐ có

159 xã, phường và thị trấn [16].

1.2.1.2. Địa hình

Phía Tây của tỉnh BĐ là vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Kon Tum xuống đồng

bằng, các dạng địa hình chủ yếu của tỉnh BĐ là:

Page 26: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

16

Vùng núi: Nằm về phía Tây Bắc và phía Tây của tỉnh BĐ. Có diện tích khoảng

2.498,66 km2, phân bố ở các huyện An Lão (633,67 km2), Vĩnh Thạnh (782,49 km2),

Vân Canh (759,32 km2), Tây Sơn và Hoài Ân (310 km2). Địa hình khu vực này phân

cắt mạnh, sông suối có độ dốc lớn, là nơi phát nguồn của các sông trong tỉnh. 70% diện

tích vùng núi thường có độ cao trung bình 500-1000 m, trong đó có 11 đỉnh cao trên

1.000 m, đỉnh cao nhất là 1.202 m ở xã An Toàn (huyện An Lão). Còn lại có 13 đỉnh

cao 700-1000 m. Các dãy núi chạy theo hướng Bắc - Nam, có sườn dốc đứng hơn 20°.

Nhiều khu vực núi ăn ra sát biển tạo thành các mỏm núi đá dọc theo bờ, vách núi dốc

đứng và dưới chân là các dải cát hẹp. Đặc tính này đã làm cho địa hình ven biển trở

thành một hệ thống các dãy núi thấp xen lẫn với các cồn cát và đầm phá.

Vùng đồi: Tiếp giáp giữa miền núi phía Tây và đồng bằng phía Đông, có

diện tích khoảng 1.592,76 km2, có độ cao dưới 100 m, độ dốc tương đối lớn từ 10°

đến 15°. Phân bố ở các huyện Hoài Nhơn (150,89 km2), An Lão (50,58 km2) và

Vân Canh (79,24 km2).

Vùng đồng bằng: Tỉnh BĐ không có dạng đồng bằng châu thổ mà phần lớn

là các đồng bằng nhỏ được tạo thành do các yếu tố địa hình và khí hậu, các đồng

bằng này thường nằm trên lưu vực của các con sông hoặc ven biển và được ngăn

cách với biển bởi các đầm phá, các đồi cát hay các dãy núi. Độ cao trung bình của

dạng địa hình đồng bằng lòng chảo này khoảng 25-50 m và chiếm diện tích khoảng

1.000 km². Đồng bằng lớn nhất của tỉnh là đồng bằng thuộc hạ lưu sông Kôn, còn

lại là các đồng bằng nhỏ thường phân bố dọc theo các nhánh sông hay dọc theo các

chân núi và ven biển.

Vùng ven biển: Bao gồm các cồn cát, đụn cát tạo thành một dãy hẹp chạy dọc ven

biển với chiều rộng trung bình khoảng 2 km, hình dạng và quy mô biến đổi theo thời gian.

Trong tỉnh có các dãi cát lớn là: dãi cát từ Hà Ra đến Tân Phụng, dãi cát từ Tân Phụng đến

vĩnh Lợi, dãi cát từ Đề Gi đến Tân Thắng, dãi cát từ Trung Lương đến Lý Hưng. Ven biển

còn có nhiều đầm như đầm Trà Ổ, đầm Nước Ngọt, đầm Mỹ Khánh, đầm Thị Nại; các

vịnh như vịnh Làng Mai, vịnh Quy Nhơn, vịnh Vũng Mới...; các cửa biển như Cửa Tam

Quan, Cửa An Dũ, Cửa Hà Ra, Cửa Đề Gi và Cửa Quy Nhơn. Các cửa trên là cửa trao đổi

nước giữa sông và biển. Hiện tại ngoại trừ Cửa Quy Nhơn và Cửa Tam Quan khá ổn định,

còn các Cửa An Dũ, Hà Ra, Đề Gi luôn có sự bồi lấp và biến động [66].

1.2.1.3. Sông ngòi và hồ đầm

Các sông trong tỉnh BĐ đều bắt nguồn từ những vùng núi cao của sườn phía

đông dãy Trường Sơn. Trong tỉnh BĐ có bốn con sông lớn là Kôn, Lại Giang, La

Tinh và Hà Thanh cùng các sông nhỏ như Châu Trúc, Tam Quan. Ngoài các sông

đáng kể nói trên còn lại là hệ thống các suối nhỏ chằng chịt thường chỉ có nước

Page 27: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

17

chảy về mùa lũ. Tỉnh BĐ có hơn 15 hồ lớn như Hồ Hưng Long (An Lão); hồ Vạn

Hội, Mỹ Đức và Thạch Khê (Hoài Ân); hồ Mỹ Bình (Hoài Nhơn);… và 3 đầm lớn

là Trà Ô (Phù Mỹ) và hai đầm nước lợ là Đề Giầm và Thị Nại [66].

1.2.1.4. Khí hậu

Khí hậu BĐ có tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa. Do sự phức tạp của địa hình

nên gió mùa khi vào đất liền đã thay đổi hướng và cường độ khá nhiều.

a. Nhiệt độ không khí trung bình năm: Ở khu vực miền núi biến đổi 20,1 -

26,1°C, cao nhất là 31,7°C và thấp nhất là 16,5°C. Tại vùng duyên hải, nhiệt độ

không khí trung bình năm là 27,0°C, cao nhất 39,9°C và thấp nhất 15,8°C.

b. Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng trong năm: Tại khu vực miền núi là 22,5

- 27,9% và độ ẩm tương đối 79-92%; tại vùng duyên hải độ ẩm tuyệt đối trung bình

là 27,9% và độ ẩm tương đối trung bình là 79%.

c. Chế độ mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Riêng đối với khu

vực miền núi có thêm một mùa mưa phụ tháng 5-8 do ảnh hưởng của mùa mưa Tây

Nguyên. Mùa khô kéo dài tháng 1-8. Đối với các huyện miền núi, tổng lượng mưa

trung bình năm 2.000-2.400 mm. Đối với vùng duyên hải tổng lượng mưa trung

bình năm là 1.751 mm. Tổng lượng mưa trung bình có xu thế giảm dần từ miền núi

xuống duyên hải và có xu thế giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam [66].

Page 28: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

18

Hình 1.2. Bản đồ vùng Bắc Đèo Cù Mông (tỉnh Bình Định)

Nguồn: Biên tập bởi Dương Đức Lợi, dựa theo dữ liệu nguồn của Viện Địa lý, Viện

Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Page 29: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

19

1.2.1.5. Các sinh cảnh đặc trưng

* Rừng tự nhiên (chủ yếu là rừng nguyên sinh và một ít rừng thứ sinh): Loại

sinh cảnh này chủ yếu ở độ cao trên 300 m so với mực nước biển. Nhiều nơi núi

cao hiểm trở, độ dốc lớn, giao thông khó khăn nên hạn chế tác động của con người.

Rừng chỉ bị khai thác nhẹ, cấu trúc chưa bị phá vỡ.

* Rừng trồng (loại sinh cảnh này chủ yếu là rừng trồng bạch đàn, keo lai):

phân bố chủ yếu ở độ cao dưới 300 m.

* Trảng cỏ, cây bụi: Gặp ở địa hình đồi núi thấp, ven thung lũng, núi có độ

dốc cao, các khoảnh rừng tương đối bằng phẳng đã khai thác nghèo kiệt, những khu

đất bị xói mòn gần khu dân cư.

* Khu dân cư và nương rẫy: Gồm các làng mạc có người sinh sống, có

đường giao thông và nguồn nước ổn định (ao cống, rãnh, vũng…); các khu vực

trồng cây công nghiệp: mía, vừng… và cây lương thực: mì, bắp…

* Sông suối và ven sông suối: Bao gồm sông suối tự nhiên, các hồ tự nhiên,

nhân tạo và vùng phụ cận với nhiều loại thảm thực vật khác nhau như: rừng thường

xanh, vườn cây ven sông suối.

* Ruộng canh tác ngập nước: Gồm ruộng lúa nước, các vùng trũng ngập

nước ở vùng đồng bằng ven thung lũng vùng đồi núi.

* Bãi cát có cây bụi, cỏ ven biển: Các bãi cát ven biển có các cây bụi, cỏ.

1.2.1.6. Tài nguyên sinh vật

+ Tài nguyên thực vật:

Rừng tự nhiên sản xuất có diện tích 142.860 ha, chiếm 24% diện tích đất lâm

nghiệp, với trữ lượng gỗ 9.749.446 m3 [66].

Rừng tự nhiên chia làm các chủng loại:

Rừng giàu 3.944 ha, trữ lượng 712. 895 m3 gỗ.

Rừng trung bình 21.341 ha, trữ lượng 2.557.044 m3 gỗ.

Rừng nghèo 31.294 ha, trữ lượng 2.429.864 m3 gỗ

Rừng phục hồi 86.281 ha, trữ lượng 4.049.801 m3 gỗ.

Từ số liệu trên thấy rằng diện tích rừng giàu hiện còn rất ít, chỉ bằng 18% diện

tích rừng trung bình, bằng 12,6% diện tích rừng nghèo và 4,5% diện tích rừng phục hồi.

Điều này nói lên rừng đã bị tàn phá và thoái hoá ở mức độ rất nghiêm trọng. Trữ lượng

trong khu vực rừng nghèo và rừng phục hồi chỉ bằng xấp xỉ gấp 9 lần trữ lượng của khu

vực rừng giàu mặc dù diện tích của nó gấp 29,8 lần diện tích rừng giàu.

Thực vật dưới tán rừng cũng phát triển: song và mây chủ yếu mọc ở ven

suối. Mây nước sợi đỏ mọc nhiều hơn mây sắc sợi trắng, có thể khai thác 200

tấn/năm. Đót, Sóc, Dầu rái mọc ở ven khe suối rải rác khắp vùng trung du An lão,

Page 30: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

20

Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tây Sơn và Vân Canh. Cây dược liệu rất đa

dạng và gặp nhiều loài quý: khoảng 40 loài cây phân bố rộng khắp: sa nhân, thiên

niên kiện, bách bộ, thổ phục linh, hoàng đằng, thiên môn, phong kỷ, kim ngân…

+ Tài nguyên động vật:

Động vật hoang dã ở rừng tỉnh BĐ tương tự với hệ thống động vật Kon Hà

Nừng (Gia Lai), Ba Tơ, Trà Bồng (Quảng Ngãi), Trà My, Phước Sơn (Quảng Nam)

gồm có 7 bộ thú với 19 họ, 38 loài và 13 bộ chim với 37 họ, 77 loài [66].

1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

1.2.2.1. Dân số

Ở BĐ bên cạnh người Kinh, người Hoa còn có người Chăm, người Bana,

người Hrê, ngoài ra còn có thêm người Tày, người Nùng, người Thái, người Êđê.

Dân số trung bình năm 2012 tỉnh BĐ là 1.502.374 trong đó, 732.380 nam, 769.994

nữ và thành thị 462.877 người, Nông thôn 1039497 người. Số lượng người ở nông

thôn, đặc biệt là miền núi khá lớn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và quản lý tài

nguyên động thực vật rừng. Tỉ lệ thất nghiệp tăng cao trung bình là 2% (3,4% ở

thành thị và 1,6% ở nông thôn) (Cục thống kê tỉnh BĐ, 2013) [16].

1.2.2.2. Giáo dục

Tổng số học sinh ở trường xã và làng ở vùng đồng bào các dân tộc là 36.258

em, trong đó có 4.415 em học sinh là người dân tộc thiểu số. Như vậy trung bình cứ

6 người dân tộc có 1 người đi học. Bên cạnh đó, trong những năm qua các huyện

Vân Canh, An Lão, Vĩnh Thạnh đã xây dựng được trường dân tộc nội trú để tạo

điều kiện cho con em các dân tộc có điều kiện nâng cao học tập [66]. Năm học

2012-2013 có 287.300 học sinh từ cấp Tiểu học đến Trung học phổ thông [16].

Page 31: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

21

Hình 1.3. Bản đồ thảm thực vật rừng vùng phía Bắc Đèo Cù Mông (tỉnh Bình Định)

Nguồn: Biên tập bởi Dương Đức Lợi, dựa theo dữ liệu nguồn của Viện Địa lý, Viện

Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Page 32: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

22

Chương 2. ĐỐI TƯỢNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các loài LC, BS.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn về phía Bắc Đèo Cù Mông là đèo Bình Đê (phạm vi nghiên cứu

thuộc địa bàn tỉnh BĐ).

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện hơn ba năm từ tháng 5/2012 đến tháng 5/2015, tại các

huyện, thị xã, thành phố thuộc địa bàn phía Bắc Đèo Cù Mông (tỉnh BĐ). Đã tiến

hành 20 đợt khảo sát thu mẫu ở 11 điểm và 27 tuyến thu mẫu (mỗi điểm thu mẫu có

từ 2 đến 4 tuyến) (Phụ lục 1). Các điểm thu mẫu gồm thành phố Quy Nhơn, thị xã An

Nhơn và 9 huyện (An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn, Tuy

Phước, Vân Canh, Vĩnh Thạnh). Mỗi đợt khảo sát từ 4-7 ngày, tổng thời gian thu mẫu

là 101 ngày. Các điểm và tuyến thu mẫu được đánh dấu trên bản đồ (hình 2.1).

Căn cứ vào đặc điểm thời tiết và khí hậu VNC, chúng tôi chọn thời gian thực

địa chủ yếu là những tháng nắng, từ tháng 1 đến tháng 9 trong năm đặc biệt là

những tháng có mưa giông. Từ tháng 10 đến tháng 12 là mùa mưa nên đi thực địa

rất khó khăn. Thời gian, tọa độ, sinh cảnh của mỗi tuyến được trình bày ở Phụ lục 1.

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm được thực hiện sau mỗi đợt đi thực địa.

Tiến hành phân tích, so sánh mẫu vật và tham khảo đối chiếu các tài liệu khảo cứu

chuyên ngành LC, BS tại phòng thí nghiệm khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm,

Đại học Huế.

2.3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Vật liệu nghiên cứu

Đã phân tích 264 mẫu vật, bao gồm 135 mẫu LC, 52 mẫu thằn lằn, 58 mẫu

rắn, 19 mẫu rùa. Các mẫu vật hiện đang được lưu giữ tại Khoa Sinh học, Trường

Đại học Sư phạm, Đại học Huế và một số mẫu được lưu giữ tại Viện Sinh thái và tài

nguyên sinh vật.

Page 33: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

23

Hình 2.1. Bản đồ điểm và tuyến khảo sát vùng phía Bắc Đèo Cù Mông (tỉnh Bình Định)

Nguồn: Biên tập bởi Dương Đức Lợi, dựa theo dữ liệu nguồn của Viện Địa lý, Viện

Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Page 34: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

24

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên

2.3.2.1. Phương pháp thu mẫu vật

Lập tuyến khảo sát: Căn cứ vào địa hình và sinh cảnh, tôi chọn các tuyến

khảo sát xuyên qua các dạng sinh cảnh đại diện ở khu vực nghiên cứu:

Ở rừng: chọn các con suối có nước chảy, hang hốc, vách đá và các lối mòn

trong rừng;

Khu dân cư: chọn bờ ruộng, bờ ao, nương rẫy, vườn nhà, cồn cát ven biển.

Mỗi điểm bố trí 2-4 tuyến qua các sinh cảnh. Dùng máy định vị GPS Garmin

60CX (xuất xứ Trung Quốc) để ghi tọa độ và độ cao ở các điểm thu mẫu.

Thời gian và phương pháp thu mẫu: Thời điểm thu mẫu trong ngày khác

nhau đối với mỗi nhóm động vật.

Đối với LC: Mẫu vật được thu từ 17 giờ đến 24 giờ hằng ngày. Mẫu của LC

được thu trực tiếp bằng tay.

Đối với BS: Thời gian thu mẫu BS là cả ban ngày và ban đêm, từ 9 giờ đến

14 giờ và từ 18 giờ đến 24 giờ. Đối với thằn lằn có thể dùng thòng lọng hoặc cần

câu. Đối với rắn dùng gậy có kẹp hay móc sắt ở đầu gậy để thu mẫu.

Vị trí tìm kiếm LC, BS thường dưới các hóc đá, thân cây bị chặt hay đổ ngã,

các vật đổ nát trên mặt đất. Trong các bụi cây, cành cây thấp và vừa, thực vật sống

dưới nước, khe suối, bờ ruộng, ao, hồ hoặc ở xung quanh vườn, nhà dân. Riêng đối

với Nhông cát chỉ tìm thấy ở sinh cảnh bãi cát ven biển. Những mẫu thu được và

quan sát được ghi lại tọa độ, chụp ảnh trạng thái và màu sắc tự nhiên trong sinh

cảnh sinh sống của chúng.

Xử lý mẫu vật: Mẫu được gây mê bằng miếng bông thấm etyl a-xe-tat. Tiến

hành đeo nhãn đã ghi ký hiệu mẫu sau khi gây mê. Một số mẫu cần phân tích sinh

học phân tử, mẫu cơ hoặc gan được lưu giữ trong cồn 95% và được cách ly với foóc

môn.

Định hình mẫu vật: Sắp xếp mẫu vào khay theo hình dạng tự nhiên, phủ giấy

thấm lên trên, ngâm trong cồn 80-90% trong vòng 4-10 giờ tùy theo kích cỡ mẫu.

Đối với mẫu LC, BS kích cỡ lớn phải tiêm cồn 90% vào bụng và cơ của mẫu vật để

tránh thối hỏng.

Sau khi cố định, mẫu được bảo quản trong cồn 70% ở bình có nắp đậy kín để

tránh bay hơi cồn và làm khô mẫu. Mẫu được đưa vào phòng bảo quản có đủ điều

kiện nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, tránh ánh nắng mặt trời.

Việc thu mẫu trên thực địa được thực hiện kết hợp cùng với các thợ săn và

những người dân địa phương trong vùng nghiên cứu.

Page 35: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

25

2.3.2.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn

Việc điều tra được lặp lại nhiều lần ở nhiều người, nhiều vùng để tăng độ tin

cậy. Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn nhân dân địa

phương thông qua phiếu và kết hợp thẩm định bằng bộ ảnh mẫu của các loài LC,

BS. Điều tra, phỏng vấn qua nhân dân, thợ săn, những người trực tiếp tiếp xúc với

LC, BS. Nội dung phỏng vấn gồm: thành phần loài, số lượng, tên địa phương, nơi

phân bố, các đặc điểm sinh thái, sinh học, tình hình khai thác, dụng cụ săn bắt, giá

trị sử dụng và kinh tế (giá bán trên thị trường mua bán động vật). Điều tra phỏng

vấn là một cơ sở có giá trị cho việc định hướng lựa chọn điểm, tuyến khảo sát nhằm

thu được kết quả trên thực địa.

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp quan sát động vật trong tự

nhiên, điểm mua bán động vật hoang dã và những di vật còn lại (rùa, rắn ngâm rượu).

+ Quan sát, chụp ảnh, phân tích đặc điểm hình thái và các đặc điểm khác của

các loài đối với các mẫu còn lưu giữ trong dân.

+ Quan sát môi trường sống, nơi ở, hoạt động ngày đêm, thời gian và nơi

sinh sản, kiếm ăn của các loài LC, BS ngoài tự nhiên.

Vì nghiên cứu này tập trung vào các loài BS trên đất liền nên đối với các loài

BS biển ở VNC, chúng tôi kế thừa các tài liệu đã ghi nhận trước đây và không tiến

hành khảo sát.

2.3.3. Đánh giá tần suất bắt gặp ở các điểm nghiên cứu

Đánh giá tần suất bắt gặp của các loài theo địa điểm thu mẫu căn cứ vào số

lượng cá thể thu được và chia ra thành ba mức độ: thường gặp (+++) khi có tần suất

gặp 75 - 100% tổng số điểm thu mẫu, ít gặp (++) khi có tần suất gặp 50 - 74% tổng số

điểm thu mẫu và hiếm gặp (+) khi tần suất gặp ít hơn 50% tổng số điểm thu mẫu.

2.3.4. Phân tích trong phòng thí nghiệm

Mẫu vật sau khi được thu thập đưa về phòng thí nghiệm để phân tích, sử

dụng thước thước kẹp C-MART D0024-06, sản suất tại Trung Quốc với sai số 0,01

mm để đo các chỉ tiêu hình thái.Tùy từng loại LC, BS mà phân tích các số liệu hình

thái khác nhau (Đơn vị tính: khối lượng: g; chiều dài: mm). Các đặc điểm hình thái

theo từng nhóm:

2.3.4.1. Nhóm lưỡng cư

Các chỉ tiêu hình thái như sau: Dài thân (SVL); Dài đầu (HL); Rộng đầu

(HW); Khoảng cách từ mút mõm đến mũi (SL); Đường kính lớn nhất của mắt theo

chiều dọc (ED); Đường kính lớn nhất của màng nhĩ (TD); Khoảng cách bờ trước

mũi đến mõm (NS); Khoảng cách từ mép trước của mắt đến mép sau của mũi (EN);

Đường kính củ cạnh trong (IML); Rộng mí mắt trên (UEW). Chiều dài ống chân

Page 36: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

26

(TIB); Chiều dài đùi (FEM); Chiều dài tay (HND); Chiều dài bàn chân (FTL); Gian

mũi (IN); Chiều dài ngón thứ 3 (ML); Chiều dài ngón thứ 4 (PL); công thức màng

bơi theo Ohler & Delorme 2006 [107].

Hình 2.2. Các đặc điểm hình thái dùng trong phân loại lưỡng cư không đuôi

(Theo Banikov et al. 1977 và Hoàng xuân Quang, 2012)[41]

1. Lỗ mũi; 2. Mắt; 3. Màng nhĩ, 4. Dài mũi; 5. Mí mắt trên; 6. Rộng mí mắt

trên; 7. Gian mí mắt; 8. Gian mũi; 9. Khoảng cách giữa hai dải mũi; 10. Khoảng cách

từ mõm đến mũi; 1l. Dài mõm; 12. Đường kính mắt; 13. Dài màng nhĩ; 14. Dài thân;

15. Rộng đầu; 16. Lỗ huyệt; 17. Dài đùi; 18. Dài ống chân; 19. Đùi; 20. Ống chân;

21. Cổ chân: 22. Dài củ bàn trong; 23. Dài bàn chân; 24. Rộng đĩa ngón chân.

Hình 2.3. Cách tính công thức màng bơi (theo Ohler & Delorme 2006) [107]

Công thức màng bơi tính như sau:

- Nếu bắt đầu từ mút ngón chân (ngay ở gốc đĩa bám) thì là 0 (hoàn toàn), ½

thì là nửa của đốt; đốt 1 là đốt ngoài cùng (tính từ ngoài về phía gốc ngón)

Page 37: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

27

2.3.4.2. Nhóm thằn lằn

Kích thước:

Hình 2.4. Các số đo ở thằn lằn (Manthey & Grossmann, 1997: có bổ sung) [41]

Các chỉ tiêu hình thái: Chiều dài đầu thân (SVL); Chiều dài đầu (HL);

Chiều dài thân (TrunkL); Chiều dài đuôi (TL); Chiều rộng đầu (HW); Chiều cao

đầu (HH); Chiều dài tai (EarL); Chiều dài cánh tay (ForeL); Chiều dài cẳng chân

(CrusL); Chiều rộng đuôi (TW); Đường kính ổ mắt (OrbD); Khoảng cách mũi-mắt

(NarEye); Chiều dài mõm mắt (SnEye); Khoảng cách mắt-tai (EyeEar); Độ rộng

gian mũi (InterNar); Độ rộng gian ổ mắt (InterOrb); Số hàng vẩy trên xương trán

(OrbScale); Số lỗ trước huyệt (PrePore); Số lỗ đùi (FB); Số hàng vảy vòng quanh

thân (SAB); Số hàng vẩy ngang bụng ở giữa thân (SB); Số bản mỏng dưới ngón I

chân trước (FIS), ngón IV chân trước (FIVS); Số bản mỏng dưới ngón I chân sau

(TIS), ngón IV chân sau (TIVS); Số vảy môi trên (SL); Số vảy môi dưới (IL); Lỗ

đùi (FB).

Hình 2.5. Các tấm trên đầu ở thằn lằn (Mabuya) (Manthey & Grossmann, 1997) [41]

l. Trán; 2. Trước trán; 3. Trán - mũi; 4. Mũi; 5. Trên mũi; 6. Mõm; 7. Má; 8.

Sau mũi; 9. Trên ổ mắt; 10. Trán đỉnh; I l. Gian đỉnh; 12. Đỉnh; 13. Gáy; 14. Trước

ổ mắt; 15. Trên mi; 16. Mép trên; 17. Cằm; 18. Sau cằm; 19. Mép dưới; 20. Thái

dương; 21. Họng; 22. Màng nhĩ.

Page 38: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

28

Hình 2.6. Mặt dưới bàn chân thằn lằn (Bourret, 1943) [41]

a. Gekko gecko (bản mỏng không chia); b. Hemidactylus frennatus (bản

mỏng chia); c. Eutropis longicaudata; d. Takydromus sexlineutus.

2.3.4.3. Nhóm rắn

Các chỉ tiêu hình thái: Chiều dài đầu thân (SVL); Chiều dài đầu (HL);

Đường kính của mắt (ED); Khoảng cách từ mắt tới mũi (EN); Chiều dài đuôi (TL);

Số vảy bụng (VENT); Số vảy dưới đuôi (SUBC); Số vảy môi trên (SPL1); Số vảy

môi trên tiếp xúc với mắt (SPL2); Số vảy môi dưới (INFR); Số vảy thái dương

(TEMP); Số hàng vảy trên lưng từ phần đầu đến nữa thân (DOR1); Số hàng vảy

trên lưng từ nữa thân đến hậu môn (DOR2); Số hàng vảy trên lưng ở phần đuôi

(DOR3); Vảy gian mũi (InN); Tấm hậu môn (Nguyên/chia); Vảy trước trán (Pref);

Vảy trước trán ổ mắt (PreOc).

Hình 2.7. Vảy và đầu của rắn (Manthey & Grossmann, 1997) [41]

Tấm trán (F); Tấm đỉnh (P); Tấm trước trán (Pf); Tấm gian mũi (In); Tấm

cằm (M); Tấm mõm (R); Tấm mép trên (L); Tấm mép dưới (IL); Tấm sau cằm

trước (MA); Tấm sau cằm sau (MP); Vảy họng (G); Vảy bụng (V); Tấm mũi (N);

Tấm má (L); Tấm trước mắt (Pro); Tấm sau mắt (Pto); Tấm dưới mắt (Subo); Tấm

thái dương (T).

Page 39: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

29

Hình 2.8. Cách đếm số hàng vảy thân (Manthey & Grossmann, 1997) [41]

a. Đếm xiên; b. Đếm theo hình chữ V; c. Đếm so le

Hình 2.9. Vảy bụng, vảy dưới đuôi và vảy hậu môn (Manthey & Grossmann, 1997) [41]

Vảy bụng (V) có hoặc không có khuyết ở bên; Vảy dưới đuôi (SC) nguyên

(xếp 1 hàng) hoặc kép (2 hàng), Vảy hậu môn (A) có thể nguyên hay chia.

2.3.4.4. Nhóm Rùa

Các chỉ tiêu hình thái: Chiều dài mai (CL); Chiều rộng mai (CW); Chiều cao

mai (SH); Dài đuôi (LT); Chiều dài yếm (PL).

Hình 2.10. Đo các phần cơ thể của rùa (Hoàng Xuân Quang và cs, 2012) [41]

- Mai rùa: Hình dạng mai (Dẹp/gồ cao); Số lượng gờ; Da (mềm/tấm sừng)

- Tấm sừng: Số lượng tấm sống (V); Số lượng tấm sườn (C); Số lượng tấm

bìa (sm); Tấm gáy (n) (Chẵn/lẻ); Số lượng tấm trên đuôi (Sc); Tấm sống thứ nhất

(dài rộng gần bằng nhau/dài và hẹp)

Page 40: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

30

- Yếm: Bờ trước yếm (khuyết/thẳng/lồi tròn); Yếm gắn chắc/cử động được; Tấm

họng (G); Tấm gian họng (IG); Tấm cánh tay (H); Tấm ngực (Py); Tấm bụng (Ab); Tấm

đùi (F); Tấm hậu môn (An); Tấm nách (ax); Tấm bẹn (in); Tấm dưới bìa (Im)

2.3.5. Định tên khoa học các loài

Mẫu vật sau khi đã phân tích các số liệu về hình thái, được định tên khoa học dựa

vào các tài liệu:

Định loại LC: Bourret (1942) [80], Taylor (1962) [121], Yang et al. (1980) [127],

Inger et al. (1999) [89], Ohler et al. (2000) [106], Bain et al. (2003, 2005, 2009) [69; 70;

71], Stuart et al. (2006) [120], Tran et al. (2010) [124], Hecht et al. (2013) [87];

Về định loại rắn theo tài liệu Smith (1943) [118], Campden-Main (1984) [81];

Nguyễn Văn Sáng (2007) [47], Ye et al. (2007) [128];

Về định loại thằn lằn theo tài liệu của Taylor (1963) [122], Smith (1935) [117],

Nguyen (2011) [103].

Định loại rùa theo tài liệu của Stuart và cs (2001) [49]; Hendrie và cs (2011) [20].

Ngoài ra còn kết hợp thêm một số sách nhận dạng LC, BS của Hoàng Xuân

Quang và cs (2012) [41]; các bài báo về LC, BS được đăng trên các tạp chí trong và

ngoài nước. Tên khoa học đối với LC theo Frost (2015) [134]; đối với BS theo Uetz

et al. (2015) [138] và tên phổ thông theo Nguyen et al. (2009) [100]. Thẩm định và so

sánh mẫu tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế và Viện Sinh thái và Tài nguyên

sinh vật.

2.3.6. Xử lý số liệu

Số liệu thống kê được phân tích trên phần mềm PAST (Hammer et al., 2001).

Chỉ số Sorensen-Dice được sử dụng để so sánh sự tương đồng về thành

phần loài giữa hai vùng. Các phân vùng có thành phần loài tương tự nhau sẽ tập

hợp lại thành nhóm.

Chỉ số này được tính dựa theo công thức: djk = 2M / (2M+N), trong đó M là

số loài xuất hiện ở cả hai vùng và N là tổng số loài chỉ xuất hiện ở một vùng.

Quy định mã hóa: loài có mặt là 1, loài không có mặt là 0 [86].

2.3.7. So sánh mức độ tương đồng đồng về thành phần loài LCBS của khu vực

nghiên cứu với các phân vùng địa lý động vật

Chỉ số ái tính cũng dùng để xét mối quan hệ của khu hệ LC, BS ở khu vực

nghiên cứu với các khu phân bố địa lý động vật học LC, BS Việt Nam. Phân bố của

các loài LC, BS ở các phân khu địa lý động vật và các khu phân bố địa lý động vật học

LC, BS Việt Nam được xác định dựa theo: Danh lục LC, BS Việt Nam của Nguyen et

al., 2009 [100]; “A field guide to the snake of South Vietnam” của Campden-Main,

1984 [81]; các phân khu địa lý LCBS Việt Nam theo tài liệu của Trần Kiên, Nguyễn

Page 41: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

31

Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1985) và Trần Kiên, Hoàng Xuân Quang (1992) [30]; Bain &

Hurley (2011) [72].

2.3.8. Đánh giá tình trạng bảo tồn và tính đặc hữu

Phân hạng bảo tồn dựa vào Sách Đỏ Việt Nam (2007) [5], Nghị định số

32/2006/NĐ-CP của Chính phủ [7], Nghị định 160/2013/NĐ-CP về Quản lý thực vật

rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm [8], Danh lục Đỏ của Hiệp hội Bảo tồn thiên

nhiên Quốc tế (IUCN, 2015) [136], Công ước quốc tế về Buôn bán các loài bị đe dọa

(CITES 2013) [82] và tính đặc hữu dựa theo tài liệu Nguyen et al, 2009 [100].

Page 42: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

32

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thành phần loài lưỡng cư, bò sát vùng phía Bắc Đèo Cù Mông

3.1.1. Danh sách thành phần loài

Dựa vào kết quả phân tích các mẫu vật thu được, kết hợp với điều tra phỏng

vấn và tổng hợp tài liệu đã công bố trước đây, chúng tôi đã xác định được ở VNC

có 111 loài LC, BS ở VNC thuộc 66 giống, 27 họ và 3 bộ. Trong đó, lớp LC có 30

loài thuộc 14 giống, 6 họ, 1 bộ. Lớp BS có 81 loài thuộc 52 giống, 21 họ, 2 bộ; thể

hiện ở bảng 3.1. Trong đó, có 91 loài có mẫu, 8 loài ảnh chụp và 12 loài theo tài liệu

trước đây.

Bảng 3.1. Danh sách các loài LC, BS ghi nhận ở vùng phía Bắc

Đèo Cù Mông (tỉnh BĐ)

TT Tên Khoa học Tên Việt NamNguồnSố liệu

Tầnsuất bắt gặp

Tài liệu

AMPHIBIA LỚP LƯỠNG CƯ

AnuraBộ Lưỡng cư

không đuôi

1. Bufonidae 1. Họ Cóc

1. Duttaphrynus melanostictus (Schneider,1799) Cóc nhà M, TL +++ [100]

2. Ingerophrynus galeatus (Günther,1864)* Cóc rừng M +

3. Ingerophrynus macrotis (Boulenger,1887)* Cóc tai to M +

2. Megophryidae 2. Họ Cóc bùn

4. Ophryophryne gerti Ohler 2003 * Cóc núi got M +

5. Ophryophryne hansi Ohler, 2003* Cóc núi han-x M +

3. Microhylidae 3. Họ Nhái bầu

6. Kaloula pulchra Gray,1831* Ễnh ương thường M +

7.Microhyla marmorata Bain & Nguyen,

2004* Nhái bầu hoa cương M +

8. Microhyla fissipes (Boulenger,1884)* Nhái bầu hoa M +++

9. Microhyla heymonsi Vogt, 1911* Nhái bầu hây môn M ++

4. Dicroglossidae4. Họ Ếch nhái

chính thức

10. Fejervarya limnocharis (Gravenhorst,1829) Ngóe M, TL +++ [100]

11. Hoplobatrachus rugulosus (Wiegmann,1835) Ếch đồng M, TL +++ [100]

12. Limnonectes bannaensis Ye, Fei & Jiang, 2007* Ếch nhẽo M +

Page 43: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

33

TT Tên Khoa học Tên Việt NamNguồnSố liệu

Tầnsuất bắt gặp

Tài liệu

13. Limnonectes dabanus (Smith,1922)* Ếch gáy dô M ++

14. Limnonectes sp. Ếch M ++

15. Limnonectes poilani (Bourret,1942)* Ếch poi lan M ++

16. Occidozyga lima (Gravenhorst,1829)* Cóc nước sần M ++

5. Ranidae 5. Họ Ếch nhái

17.Amolops spinapectoralis Inger, Orlov &

Darevsky, 1999*

Ếch bám đá gai

ngựcM +

18.Hylarana attigua (Inger, Orlov &

Darevsky, 1999)* Ếch at-ti-gua M +

19. Hylarana erythraea (Schlegel, 1837)* Chàng xanh M ++

20. Hylarana guentheri Boulenger,1882* Chẫu chuộc M +++

21. Hylarana milleti (Smith, 1921)* Chàng mi-lê M +

22. Hylarana nigrovittata (Blyth,1855)* Ếch suối M ++

23.Odorrana banaorum (Bain, Lathrop,

Murphy, Orlov & Ho, 2003)* Ếch ba na M +

24. Odorrana chloronota (Günther,1876)* Ếch xanh M +

25. Odorrana graminea (Boulenger, 1900)* Ếch g-ra-mi-ne M +

26.Odorrana morafkai (Bain, Lathrop,

Murphy, Orlov & Ho, 2003)* Ếch mo-rap-ka M +

27. Odorrana tiannanensis (Yang & Li, 1980)* Ếch ti-an-nan M +

6. Rhacophoridae 6. Họ Ếch cây

28. Polypedates megacephalus Hallowell,1861* Ếch cây hồng kông M +++

29. Polypedates mutus (Smith, 1940)* Ếch cây mi-an-ma M +++

30. Rhacophorus annamensis Smith, 1924* Ếch cây trung bộ M +

REPTILIA LỚP BÒ SÁT

Squamata Bộ có vảy

Sauria Phân bộ Thằn lằn

7. Agamidae 7. Họ Nhông

31. Physignathus cocincinus Cuvier,1829* Rồng đất M ++

32. Acanthosaura capra Günther, 1861* Ô rô cap-ra M +

33. Calotes mystaceus Duméril & Binron, 1837* Nhông xám M +

34. Calotes versicolor (Daudin,1802)* Nhông xanh M +++

Page 44: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

34

TT Tên Khoa học Tên Việt NamNguồnSố liệu

Tầnsuất bắt gặp

Tài liệu

35. Draco indochinensis Smith, 1928*Thằn lằn bay đông

dươngM +

36. Draco maculatus (Gray,1845)* Thằn lằn bay đốm M +

8. Leiolepididae 8. Họ Nhông cát

37. Leiolepis guttata Cuvier,1829 Nhông cát gut-ta M, TL + [13]

38.Leiolepis guentherpetersi Darevsky &

Kupriyanova, 1993*Nhông cát sọc M +

9. Gekkonidae 9. Họ Tắc kè

39.Cyrtodactylus pseudoquadrivirgatus

Rösler, Vu, Nguyen, Ngo & Ziegler, 2008*

Thạch sùng ngón

giả bốn vạchM +

40. Gekko gecko (Linnaeus,1758) Tắc kè M, TL +++ [100]

41. Hemidactylus bowringii (Gray, 1845)*Thạch sùng bau-

ringM +++

42. Hemidactylus frenatus Schlegel, 1836Thạch sùng đuôi

sầnM, TL +++ [100]

43.Hemidactylus garnotii Duméril & Bibron,

1836*Thạch sùng ga-not M +

44. Hemidactylus platyurus (Schneider, 1792)* Thạch sùng đuôi

rèmM +++

10. Scincidae 10. Họ Thằn lằn bóng

45. Eutropis longicaudatus (Hallowell,1856)Thằn lằn bóng đuôi

dàiM, TL +++ [100]

46. Eutropis macularius (Blyth,1853)* Thằn lằn bóng đốm M +

47. Eutropis multifasciatus (Kuhl,1820)* Thằn lằn bóng hoa M +++

48. Lipinia vittigera (Boulenger, 1894)* Thằn lằn vạch M +

49.Scincella rufocaudata (Darevsky &

Nguyen, 1983)*Thằn lằn đuôi đỏ M +

11. Varanidae 11. Họ Kỳ đà

50. Varanus nebulosus (Gray,1831)* Kỳ đà vân M ++

51. Varanus salvator (Laurenti,1786)* Kỳ đà hoa M ++

12. Anguidae12. Họ Thằn lằn

không chân

52. Dopasia sokolovi Darevsky & Nguven, 1983* Thằn lằn rắn so-ko-lop M +

Serpentes Phân bộ Rắn

Page 45: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

35

TT Tên Khoa học Tên Việt NamNguồnSố liệu

Tầnsuất bắt gặp

Tài liệu

13. Pythonidae 13. Họ Trăn

53. Python molurus (Linnaeus, 1758)* Trăn đất M ++

54. Python reticulatus (Schneider, 1801) Trăn gấm M, TL ++[81]; [100];

[47]

14. Xenopeltidae 14. Họ Rắn mống

55. Xenopeltis unicolor (Reinwardt, 1827)* Rắn mống M +++

15. Acrochordidae 15. Họ Rắn rầm ri

56. Acrochordus granulatus (Schneider, 1799) Rắn rầm ri cá M, TL +[81]; [100];

[47]

16. Colubridae 16.Họ Rắn nước

57. Boiga multomaculata (Boie, 1827) Rắn rào đốm M, TL +

58. Chrysopelea ornata (Shaw, 1802)* Rắn cườm M +

59.Coelognathus flavolineatus (Schlegel,

1837)*Rắn sọc vàng M +

60. Coelognathus radiatus (Boie, 1827) Rắn sọc dưa M, TL +++ [100]

61. Dendrelaphis pictus (Gmelin, 1789)* Rắn leo cây thường M +

62. Lycodon laoensis Gunther, 1864* Rắn khuyết lào M +

63. Oligodon mouhoti (Boulenger, 1914)* Rắn khiếm mau-hô-ti M +

64. Ptyas korros (Schlegel, 1837) Rắn ráo thường M, TL ++[81]; [100];

[47]

65. Ptyas mucosa (Linnaeus, 1758)* Rắn ráo trâu M ++

17.Homalopsidea 17. Họ Rắn ri cá

66. Enhydris enhydris (Schneider, 1799)* Rắn bông súng M ++

67. Enhydris innominata (Morice, 1875)* Rắn bồng không tên M +

68. Enhydris plumbea (Boie, 1827) Rắn bồng chì M, TL +++ [100]

69. Enhydris subtaeniata (Bourret, 1937)* Rắn bồng mê kông M +

70.Homalopsis mereljcoxi Murphy, Voris,

Murthy, Traub & Cumberbatch, 2012Rắn ri cá TL - [100]; [47]

Page 46: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

36

TT Tên Khoa học Tên Việt NamNguồnSố liệu

Tầnsuất bắt gặp

Tài liệu

71. Myrrophis bennetti (Gray 1842)* Rắn bồng ven biển M +

18. Lamprophiidae 18. Họ Rắn hổ đất

72. Psammodynastes pulverulentus (Boie, 1827)* Rắn hổ đất M +

19. Natricidea 19. Họ Rắn sãi

73. Hebius boulengeri (Gressitt, 1937)* Rắn sãi thường M +

74.Hebius leucomystax David, Bain, Nguyen,

Orlov, Vogel, Vu & Ziegler, 2007*Rắn sãi mép trắng M +

75. Rhabdophis nuchalis (Boulenger, 1891)* Rắn hoa cỏ gáy M +

76. Rhabdophis subminiatus (Schlegel, 1837)* Rắn hoa cỏ nhỏ M ++

77.Xenochrophis flavipunctatus (Hallowell,

1861)Rắn nước đốm vàng M, TL +++ [100]

20. Pareatidea 20. Họ Rắn hổ mây

78. Pareas hamptoni (Boulenger, 1905)*Rắn hổ mây ham-

tonM +

21. Elapidae 21. Họ Rắn hổ

79. Bungarus fasciatus (Schneider, 1801)* Rắn cạp nong M +++

80. Naja atra Cantor, 1842*Rắn hổ mang trung

quốcM +

81. Naja kaouthia Lesson, 1831*Rắn hổ mang một

mắt kínhM +

82. Ophiophagus hannah (Cantor, 1836)* Rắn hổ chúa A ++

83. Atrotia stokesii (Gray, 1846) Đẻn s-to-ki TL - [100]

84. Hydrophis atriceps Günther, 1864 Đẻn đầu đen TL - [100]

85. Hydrophis gracilis (Shaw, 1802) Đẻn đầu nhỏ TL - [100]

86. Hydrophis melanocephalus Gray, 1849 Đẻn cổ nhỏ TL - [100]

87. Hydrophis ornatus (Gray, 1842) Đẻn đuôi sọc TL - [100]

88. Hydrophis torquatus Günther, 1864Đẻn khoanh đuôi

đenTL - [100]

89. Pelamis platurus (Linnaeus, 1766) Đẻn đuôi đốm TL - [100]; [47]

22. Viperidae 22. Họ Rắn lục

Page 47: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

37

TT Tên Khoa học Tên Việt NamNguồnSố liệu

Tầnsuất bắt gặp

Tài liệu

90. Trimeresurus albolabris (Gray, 1842)* Rắn lục mép trắng M +++

91. Trimeresurus stejnegeri Smith 1937* Rắn lục xanh M +

92.Trimeresurus vogeli (David, Vidal &

Pauwels, 2001)*Rắn lục von-gen M +

Testudines Bộ rùa

23. Platysternidae 23. Họ Rùa đầu to

93. Platysternon megacephalum Gray, 1831* Rùa đầu to M +

24. Geoemydidae 24. Họ Rùa đầm

94. Cuora amboinensis (Daudin, 1802)* Rùa hộp lưng đen A +

95. Cuora bourreti Obst & Reimann, 1994 Rùa hộp bua-re A, TL + [20]

96. Cuora mouhotii (Gray,1862) Rùa sa nhân M, TL + [20]

97. Cuora cyclornata (Bell,1825)* Rùa hộp ba vạch A +

98.Cyclemys pulchristriata Fritz, Gaulke &

Lehr, 1997Rùa đất pu-kin M, TL ++ [100]; [20]

99. Cyclemys oldhamii (Gray, 1863) Rùa đất sê-pôn TL, ĐT - [20]

100. Heosemys grandis (Gray, 1860)* Rùa đất lớn A +

101. Malayemys subtrijuga (Schweigger, 1812)* Rùa ba gờ M +

102. Mauremys annamensis (Siebenrock, 1903) Rùa trung bộ A, TL +[100];

[20];[97]

103. Mauremys sinensis (Gray, 1834)* Rùa cổ sọc M +

104. Sacalia quadriocellata (Siebenrock,1903)* Rùa bốn mắt M ++

105. Siebenrockiella crassicollis (Gray, 1831)* Rùa cổ bự A +

25. Testudinidae 25. Họ Rùa núi

106. Indotestudo elongata (Blyth, 1853) Rùa núi vàng M, TL ++ [20]

107. Manouria impressa (Günther, 1882)* Rùa núi viền A +

26. Trionychidae26. Họ Rùa mai

mềm

108. Pelochelys cantorii Gray, 1864 Giải TL - [20]; [83]

109. Pelodiscus sinensis (Wiegmann, 1834) Ba ba trơn M, TL +++ [100]; [20]

27. Cheloniidae 27. Họ Rùa biển

110. Eretmochelys imbricata (Linnaeus, 1766) Đồi mồi TL, ĐT - [100]

111. Lepidochelys olivacea (Eschscholtz, 1829) Đồi mồi dứa TL, ĐT - [100]

Page 48: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

38

Ghi chú: Cột 4: M = Mẫu vật; TL = Ghi nhận theo tài liệu đã nghiên cứu trước đây;

A = Ảnh; ĐT = Điều tra; * = Lần đầu tiên ghi nhận ở VNC. Đối với những loài quý

hiếm, sau khi chụp ảnh, đo đạt các chỉ tiêu hình thái, chúng tôi thả các loài này về với

tự nhiên và chỉ thu mẫu đối với những cá thể đã bị chết.

3.1.2. Ghi nhận mới cho VNC

So với số loài LC, BS đã được ghi nhận của Campden-Main (1984), Nguyễn

Văn Sáng (2007), Nguyen et al. (2009), Hendrie và cs (2012) và các loài phổ biến

phân bố toàn lãnh thổ Việt Nam, nghiên cứu này đã ghi nhận bổ sung 79 loài LCBS

cho VNC, nâng tổng số loài LCBS ở tỉnh BĐ là 111 loài.

Về LC: Lần đầu tiên chúng tôi ghi nhận bổ sung 27 loài LC cho khu hệ ở VNC,

nâng tổng số loài LC được ghi nhận ở VNC là 30 loài.

Về thằn lằn: Ghi nhận mới cho khu hệ 18 loài nâng tổng số loài thằn lằn của

VNC là 22 loài.

Về rắn: Số loài rắn đã được ghi nhận và số loài rắn phổ biến là 15 loài.

Chúng tôi ghi nhận mới ở VNC là 25 loài, nâng tổng số loài rắn ở khu vực này lên

40 loài.

Về rùa: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi không thu nhận thông tin có loài

Giải, để đảm bảo sự có mặt chắc chắn của loài này ở VNC cần có những nghiên cứu

chuyên sâu hơn. Tổng số loài rùa đã được ghi nhận tại VNC là 10 loài và lần đầu tiên

chúng tôi ghi nhận mới 9 loài rùa cạn và rùa nước ngọt cho VNC, nâng tổng số loài rùa

ở khu vực này lên 19 loài. Trong quá trình thực địa cũng ghi nhận sự có mặt của loài

rùa tai đỏ (Trachemys scripta elegans) với số lượng khá nhiều, tuy nhiên loài này là

loài ngoại lai nên không đưa vào danh lục LC, BS của khu vực. Loài rùa hộp ba vạch

(Cuora cyclornata) là loài rùa cực kỳ quý hiếm, lần đầu tiên được xác định có tại VNC.

Về cá sấu, chúng tôi xác nhận có cá sấu ở khu vực Bồng Sơn, tỉnh BĐ. Tuy

nhiên đây là cá sấu nuôi, được nhập từ vùng khác tới và không phải là loài bản địa

nên chúng tôi không đưa vào danh sách các loài LC, BS ở VNC.

Page 49: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

39

Số

lượn

g

Hình 3.1. Số lượng loài LC, BS vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ)

(Loài ghi nhận mới được đánh dấu màu đỏ)

Ghi nhận mới cho phân khu địa lý động vật Trung trung bộ: Qua khảo sát

thực địa chúng tôi lần đầu tiên ghi nhận 4 loài rùa chưa xác nhận có phân bố ở phân

khu địa lý Trung trung bộ là Rùa hộp lưng đen (Cuora amboinensis), Rùa cổ bự

(Siebenrockiella crassicollis), Rùa đất lớn (Heosemys grandis), Rùa 3 gờ

(Malayemys subtrijuga). Loài rùa bốn mắt (Sacalia quadriocellata) chỉ biết đến

phân bố ở phía Bắc Đèo Hải Vân và một phần Đà Nẵng, nghiên cứu này đã mở rộng

khu phân bố của loài vượt qua ranh giới đèo Hải Vân vào đến tỉnh BĐ.

3.1.3. Đặc điểm, tính chất khu hệ lưỡng cư, bò sát ở vùng nghiên cứu

Từ danh sách thành phần loài LC, BS ở phía Bắc Đèo Cù Mông ở bảng 3.1,

một số nhận xét về đặc điểm cấu trúc của khu hệ LC, BS như sau:

3.1.3.1. Đặc điểm cấu trúc các bậc taxon

- Sự đa dạng trong taxon bậc bộ:

Hình 3.2. Đa dạng các họ, giống, loài trong taxon bậc bộ của VNC

Từ hình 3.2. ta thấy sự đa dạng taxon bậc bộ như sau:

Page 50: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

40

Số lượng và tỉ lệ %

Lớp LC chỉ có 1 Bộ Không đuôi (Anura) gồm 6 họ chiếm 22,22% tổng số họ

LC, BS của VNC và 14 giống chiếm 21,21% tổng số giống LC, BS của VNC.

Bộ Có vảy (Squamata) có 16 họ chiếm 76,19% tổng số họ của lớp BS và

59,25% tổng số họ LC, BS của VNC; có 38 giống chiếm 73,08% tổng số giống của

lớp BS và 57,57% tổng số giống LC, BS của VNC.

Bộ Rùa (Testudines) có 5 họ chiếm 83,33% tổng số họ của Bộ Rùa và

18,52% tổng số họ LC, BS của VNC; có 14 giống chiếm 60,87% tổng số giống của

Bộ Rùa và 21,21% tổng số giống LC, BS của VNC.

Nhìn chung, Bộ Có vảy (Squamata) là bộ có số họ nhiều nhất trong vùng

nghiên cứu, tiếp đến là Bộ Không đuôi (Anura) và sau đó là Bộ Rùa (Testudines).

- Sự đa dạng trong taxon bậc họ:

+ Đa dạng số giống theo họ thể hiện hình 3.3 và hình 3.4:

a. Lớp lưỡng cư

Hình 3.3. Đa dạng giống LC theo họ của khu hệ LCBS ở VNC

Họ Ếch nhái chính thức (Dicroglossidae): 4 giống chiếm 28,57% số giống

của lớp LC; 6,06% số giống của VNC.

Họ Ếch nhái (Ranidae): 3 giống chiếm 21,43% số giống của lớp LC;4,55%

số giống của VNC.

Các họ còn lại như họ Cóc (Bufonidae), họ Nhái bầu (Microhylidae), họ Ếch

cây (Rhacophoridae) chỉ có 2 giống chiếm 14,29% số giống của lớp LC; 3,03% số

giống của VNC và họ Cóc mày (Megophryidae) có 1 giống chiếm 7,14% số giống

của lớp LC; 1,52% số giống của VNC.

Page 51: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

41

Số lượng và tỉ lệ %

b. Lớp bò sát

Hình 3.4. Đa dạng giống BS theo họ của khu hệ LCBS ở VNC

Họ Rắn nước (Colubridae) và họ Rùa đầm (Geoemydidae) có 7 giống chiếm

13,46% số giống của lớp BS; 10,61% số giống của VNC;

Họ Rắn hổ (Elapidae) có 6 giống 11,54% của lớp BS và 9,09% số giống của

VNC; tiếp theo là họ Nhông (Agamidae) với 4 giống chiếm 7,69% số giống của lớp

BS và 6,06% số giống của VNC.

Các họ có 3 giống là họ Tắc kè (Gekkonidae), họ Thằn lằn bóng (Scincidae),

họ Rắn ri cá (Homalopsidea), họ Rắn sãi (Natricidea) chiếm 5,77% số giống của lớp

BS và 4,55% số giống của VNC.

Các họ có 2 giống là họ Rùa núi (Testudinidae), Họ Rùa mai mềm

(Trionychidae), họ Rùa biển (Cheloniidae), mỗi họ chiếm 3,85% số giống của lớp

BS và 3,03% số giống của VNC.

Cuối cùng là họ Nhông cát (Leiolepididae), họ Kỳ đà (Varanidae), họ Thằn

lằn không chân (Anguidae), họ Trăn (Boidae), họ Rắn mống (Xenopeltidae), họ Rắn

rầm ri (Acrochordidae), họ Rắn hổ đất (Lamprophiida), họ Rắn hổ mây (Pareatidea),

họ Rắn lục (Viperridae), họ Rùa đầu to (Platysternidae) mỗi họ có 1 giống chiếm

1,96% số giống của lớp BS và 1,52% số giống của VNC.

Page 52: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

42

+ Đa dạng số loài theo họ thể hiện qua hình 3.5 và hình 3.6:

a. Lớp lưỡng cư

Hình 3.5. Đa dạng số loài LC theo họ của khu hệ LCBS ở VNC

Họ Ếch nhái (Ranidae) có nhiều loài nhất với 11 loài chiếm 36,67% số loài

của lớp LC và 9,91% số loài của VNC. Họ Ếch nhái chính thức (Dicroglossidae) có

7 loài chiếm 23,33% số loài của lớp LC và 6,31% số loài của VNC. Họ Nhái bầu

(Microhylidae) có 4 loài chiếm 13,33% số loài của lớp LC và 3,6% số loài của

VNC. Các họ Cóc (Bufonidae), Ếch cây (Rhacophoridae) chỉ có 3 loài chiếm 10%

số loài của lớp LC và 2,7% số loài của VNC. Họ Cóc mày (Megophryidae) có 2

loài, tương ứng với 6,67% số loài của lớp LC và 1,8% số loài của VNC.

b. Lớp bò sát

Hình 3.6. Đa dạng số loài BS theo họ của khu hệ LCBS ở VNC

Họ Rùa đầm (Geoemydidae) có 12 loài chiếm 14,81% số loài của lớp BS

Số lượng và tỉ lệ %

Số lượng và tỉ lệ %

Page 53: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

43

và 10,81% số loài của VNC. Tiếp theo là họ Rắn hổ (Elapidae) có số loài là 11

loài chiếm 13,58% số loài của lớp BS và 9,91% số loài của VNC. Thứ ba là họ

Rắn nước (Colubridae) có 9 loài chiếm 11,11% số loài của lớp BS và 8,11% số

loài của VNC.

Họ Nhông (Agamidae), họ Tắc kè (Gekkonidae), họ Rắn ri cá

(Homalopsidea) có 6 loài chiếm 7,41% số loài của lớp BS và 5,41% số loài của

VNC; tiếp đến là họ Thằn lằn bóng (Scincidae), họ Rắn sãi (Natricidea) có 5 loài

chiếm 6,17% số loài của lớp BS và 4,5% số loài của VNC. Họ Rắn lục (Viperidae)

3 loài chiếm 3,7% số loài của lớp BS và 2,7% số loài của VNC.

Các họ có 2 loài là họ Nhông cát (Leiolepididae), họ Kỳ đà (Varanidae), họ

Trăn (Boidae), họ Rùa núi (Testudinidae), họ Rùa mai mềm (Trionychidae), họ Rùa

biển (Cheloniidae) chiếm 2,47% số loài của lớp BS và 1,8% số loài của VNC.

Các họ gồm họ Thằn lằn không chân (Anguidae), họ Rắn mống

(Xenopeltidae), họ Rắn rầm ri (Acrochordidae), họ Rắn hổ đất (Lamprophiidae), họ

Rùa đầu to (Platysternidae) mỗi họ có 1 loài chiếm 1,23% số loài của lớp BS và

0,9% số loài của VNC.

3.1.3.2. Cấu trúc thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở VNC

a. Lớp lưỡng cư (Amphibia): Gồm 1 bộ, 6 họ, 14 giống, 30 loài

Chỉ số đa dạng về giống trung bình của một họ là 2,33 (14 giống/6 họ). Họ

Ếch nhái chính thức (Dicroglossidae) đa dạng về giống nhất trong 6 họ với 4 giống

(chiếm 28,57%), tiếp đến họ Ếch nhái (Ranidae) có 3 giống (21,43%), và 3 họ

chiếm 2 giống (14,29%) gồm: họ Cóc (Bufonidae), họ Nhái bầu (Microhylidae), họ

Ếch cây (Rhacophoridae) và họ Cóc mày (Megophryidae) 1 giống (7,14%).

Đa dạng về loài, số loài trung bình của mỗi họ là 5 (30 loài/6 họ), Họ Ếch

nhái (Ranidae) có số loài cao nhất là 11 loài (chiếm 36,67%), tiếp đến Họ Ếch nhái

chính thức (Dicroglossidae) có 7 loài (23,33%); họ Nhái bầu (Microhylidae) 4 loài

(13,33%); họ Cóc (Bufonidae) và họ Ếch cây (Rhacophoridae) mỗi họ có 3 loài

(10%); họ Cóc mày (Megophryidae) có 2 loài (6,67%).

b. Lớp Bò sát (Reptilia): Gồm 2 bộ, 21 họ, 52 giống, 81 loài.

Trong đó, bộ Squamata đa dạng nhất với 16 họ, 38 giống, 62 loài. Bộ

Testudines có 5 họ, 14 giống, 19 loài.

Chỉ số đa dạng về giống, số giống trung bình của một họ là 2,48 (52

giống/21 họ); họ Rắn nước (Colubridae) và họ Rùa đầm (Geoemydidae) có 7 giống

(13,46%); họ Rắn hổ (Elapidae) có 6 giống (11,54%); họ Nhông (Agamidae) 4

giống (7,69%); họ Tắc kè (Gekkonidae), họ Thằn lằn bóng (Scincidae), họ Rắn ri cá

(Homalopsidea), họ rắn sãi (Natricidea) mỗi họ có 3 giống (5,77%); họ Rùa núi

Page 54: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

44

(Testudinidae), Họ Rùa mai mềm (Trionychidae), Họ Rùa biển (Cheloniidae) mỗi

họ có 2 giống (3,85%); các họ còn lại mỗi họ có một giống (1,92%) gồm: họ Nhông

cát (Leiolepididae), họ Kỳ đà (Varanidae), họ Thằn lằn không chân (Anguidae), họ

Trăn (Boidae), họ Rắn mống (Xenopeltidae), họ Rắn rầm ri (Acrochordidae), họ

Rắn hổ đất (Lamprophiidae), họ Rắn lục (Viperidae), họ Rùa đầu to

(Platysternidae).

Bảng 3.2. Cấu trúc thành phần loài LC, BS ở vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ)

TT Bộ HọSố

giốngTỉ lệ

%

Số loài trong mỗi giốngSố loài

Tỉ lệ %

1 loài

2 loài

3 loài

4 loài

5 loài

1.

I. Bộ Không đuôi (Anura)

Bufonidae 2 14,29 1 1 3 102. Megophryidae 1 7,14 1 2 6,673. Microhylidae 2 14,29 1 1 4 13,334. Dicroglossidae 4 28,57 3 1 7 23,335. Ranidae 3 21,43 1 2 11 36,676. Rhacophoridae 2 14,29 1 1 3 10

Tổng số LC 14 100 7 3 1 1 2 30 100

7.

II. Bộ Có vảy (Squamata)

Agamidae 4 7,69 2 2 6 7,418. Leiolepididae 1 1,92 1 2 2,479. Gekkonidae 3 5,77 2 1 6 7,4110. Scincidae 3 5,77 2 1 5 6,1711. Varanidae 1 1,92 1 2 2,4712. Anguidae 1 1,92 1 1 1,2313. Pythonidea 1 1,92 1 2 2,4714. Xenopeltidae 1 1,92 1 1 1,2315. Acrochordidae 1 1,92 1 1 1,2316. Colubridae 7 13,46 5 2 9 11,1117. Homalopsidea 3 5,77 2 1 6 7,4118. Lamprophiidae 1 1,92 1 1 1,2319. Natricidea 3 5,77 1 2 5 6,1720. Pareatidea 1 1,92 1 1 1,2321. Elapidae 6 11,54 4 1 1 11 13,5822. Viperidae 1 1,92 1 3 3,723.

III.Bộ rùa (Testudines)

Platysternidae 1 1,92 1 1 1,2324. Geoemydidae 7 13,46 4 2 1 12 14,8125. Testudinidae 2 3,85 2 2 2,4726. Trionychidae 2 3,85 2 2 2,4727. Cheloniidae 2 3,85 2 2 2,47

Tổng số BS 52 100 34 12 2 3 1 81 100

Tổng chung 66 100 41 15 3 4 3 111 100

Page 55: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

45

3.1.3.3. Các loài lưỡng cư, bò sát quý, hiếm có giá trị bảo tồn ở vùng nghiên cứu

Bảng 3.3. Các loài LC, BS quý hiếm ở vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ)

TT

(1)

Tên khoa học

(2)

Tên Việt Nam

(3)

Phân hạng bảo tồn

SĐVN

(2007)

(4)

32

(2006)

(5)

160

(2013)

(6)

IUCN

(2015)

(7)

CITES

(2013)

(8)

1. Ingerophrynus galeatus Cóc rừng VU

2. Hylarana attigua Ếch at-ti-gua VU

3. Rhacophorus annamensis Ếch cây trung bộ VU

4. Gekko gecko Tắc kè VU

5. Physignathus cocincinus Rồng đất VU

6. Varanus nebulosus Kỳ đà vân EN IB I

7. Varanus salvator Kỳ đà hoa EN IB II

8. Python molurus Trăn đất CR IIB I

9. Python reticulatus Trăn gấm CR IIB

10. Coelognathus radiatus Rắn sọc dưa VU IIB

11. Ptyas korros Rắn ráo thường EN

12. Ptyas mucosa Rắn ráo trâu EN IIB II

13. Bungarus fasciatus Rắn cạp nong EN IIB

14. Naja atra Rắn hổ mang EN IIB II

15. Naja kaouthia Rắn kau thia EN IIB II

16. Ophiophagus hannah Rắn hổ chúa CR IB VU II

17. Platysternon megacephalum Rùa đầu to EN IIB II

18. Cuora amboinensis Rùa hộp lưng đen VU VU II

19. Cuora bourreti Rùa hộp bua-re EN CR II

20. Cuora mouhotii Rùa sa nhân EN II

21. Cuora cyclornata Rùa hộp ba vạch CR IB I CR II

22. Cyclemys pulchristriata Rùa đất pu-kin NT

23. Cyclemys Oldhami Rùa đất sê-pôn NT

24. Heosemys grandis Rùa đất lớn VU IIB VU II

25. Malayemys subtrijuga Rùa ba gờ VU VU II

26. Mauremys annamensis Rùa trung bộ CR IIB I CR II

27. Mauremys sinensis Rùa cổ sọc EN III

28. Sacalia quadriocellata Rùa bốn mắt EN III

29. Siebenrockiella crassicollis Rùa cổ bự VU

30. Indotestudo elongata Rùa núi vàng EN IIB EN II

31. Manouria impressa Rùa núi viền VU IIB VU II

Page 56: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

46

32. Pelochelys cantorii Giải EN I EN II

33. Pelodiscus sinensis Ba ba trơn VU III

34. Eretmochelys imbricata Đồi mồi EN I CR II

35. Lepidochelys olivacea Đồi mồi dứa EN I VU II

Tổng cộng 26 16 5 21 23

Ghi chú:(4) Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 và (7) Danh lục Đỏ IUCN (2015): CR =Cực kỳ nguy

cấp, EN=Nguy cấp; VU =Sẽ nguy cấp, NT: gần bị đe dọa; (5)Nghị định 32/2006/NÐ-CP: Nhóm

IB: nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, Nhóm IIB: hạn chế khai thác, sử dụng

vì mục đích thương mại; (6) Nghị định160/2013/NĐ-CP: Phụ lục I: Danh sách các loài ưu tiên bảo

vệ; (8) Công ước CITES (2013): Phụ lục I - loài bị đe dọa tuyệt chủng. Cấm buôn bán hoàn toàn

cho mục đích thương mại; Phụ lục II - loài chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng việc buôn bán các

loài trong phụ lục này phải được kiểm soát để tránh tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng; Phụ lục III -

loài được bảo vệ ít nhất ở một nước và nước đó yêu cầu nước thành viên CITES khác giúp đỡ kiểm

soát việc khai thác.

Có 26 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, trong đó 5 loài thuộc nhóm CR (cực

kỳ nguy cấp), 13 loài thuộc nhóm EN (nguy cấp) và 8 loài được xếp vào nhóm VU (sẽ

nguy cấp).

Có 16 loài LC, BS thuộc các nhóm động vật được bảo vệ trong Nghị định

32/2006/NĐ-CP của Chính phủ (chiếm 45,71% tổng số loài quý hiếm được ghi nhận

trong vùng nghiên cứu), trong đó có 4 loài thuộc nhóm IB (nghiêm cấm khai thác, sử

dụng vì mục đích thương mại),12 loài thuộc nhóm IIB (hạn chế khai thác, sử dụng vì

mục đích thương mại).

Có 5 loài thuộc Phụ lục I của Nghị định160/2013/NĐ-CP của Chính phủ là

các loài ưu tiên bảo vệ.

Có 21 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (2015) (chiếm 18,92% tổng số loài

trong danh lục thành phần loài được ghi nhận ở VNC), trong đó có 4 loài ở bậc CR, 5

loài ở bậc EN, 10 loài ở bậc VU và 2 loài xếp bậc NT.

Có 23 loài thuộc các Phụ lục của Công ước CITES (2015), trong đó có 2 loài có

thuộc Phụ lục I (cấm buôn bán hoàn toàn cho mục đích thương mại) là Trăn đất

(Python molurus) và Kỳ đà vân (Varanusmolurus); 18 loài Phụ lục II và 3 loài trong

Phụ lục III.

Xét chung trong toàn bộ khu hệ vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) thì có 35

loài quý, hiếm (chiếm 31,53% tổng số loài trong danh sách thành phần loài được

ghi nhận ở VNC).

Page 57: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

47

3.1.3.4. Các loài đặc hữu ghi nhận ở vùng nghiên cứu

Từ danh lục thành phần loài chúng tôi liệt kê các loài đặc hữu ở VNC

như sau:

Bảng 3.4. Các loài LC, BS đặc hữu phát hiện ở VNC

TT

(1)

Tên khoa học

(2)

Tên Việt Nam

(3)

Đặc hữu

VN

(4)

Đặc hữu

Đông

Dương

(5)

1. Amolop spinapectoralis Ếch bám đá gai ngực + +

2. Ophryophryne hansi Cóc núi han-x +

3. Limnonectes poilani Ếch poa-lan +

4. Hylarana attigua Ếch at-ti-gua +

5. Rhacophorus annamensis Ếch cây trung bộ +

6. Rhacophorus exechopygus Ếch cây nếp da mông +

7. Leiolepis guttata Nhông cát guttata + +

8. Leiolepis guentherpetersi Nhông cát sọc + +

9. Cyrtodactylus pseudoquadrivirgatus Thạch sùng ngón giả bốn vạch + +

10. Dopasia sokolovi Thằn lằn rắn so-ko-lop + +

11. Scincella rufocaudata Thằn lằn đuôi đỏ +

12. Cuora bourreti Rùa hộp bua-rê + +

13. Mauremys annamensis Rùa trung bộ + +

14. Cyclemys pulchristriata Rùa đất pu-kin + +

Tổng 8 14

Chú thích: + có mặt ở VNC

Có 8 loài đặc hữu của Việt Nam và 14 loài đặc hữu Đông Dương ghi nhận ở

khu vực nghiên cứu. Các loài động vật đặc hữu trên là đối tượng cần được ưu tiên

bảo tồn.

3.1.4. So sánh mức độ tương đồng về thành phần loài LCBS của tỉnh Bình Định

với các khu hệ lân cận

3.1.4.1. Giữa VNC với các phân khu địa lý động vật

Theo quan điểm của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Trần Kiên (1985) và của

Trần Kiên, Hoàng Xuân Quang (1992), khu hệ LC, BS Việt Nam được chia thành 7

phân khu địa lý động vật học. Trung bộ chúng tôi xác định là khu vực các tỉnh từ

Nghệ An đến tỉnh Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên. Như vậy theo quan điểm

này thì khu vực miền Trung Việt Nam được chia thành 3 phân khu là Bắc Trung bộ,

Trung Trung bộ và Nam Trung bộ.

Page 58: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

48

Theo quan điểm của Bain & Hurley (2011) dựa vào địa hình, địa chất khí hậu và

độ che phủ, đã nghiên cứu sự phân bố LC, BS trên toàn Đông Dương và phân chia

Đông Dương thành 19 phân khu, trong đó phân chia Việt Nam thành các 8 phân khu:

Vùng trên 450 m gồm: 1. Vùng cao Tây Bắc (NWU), 2. Miền núi Đông Bắc

(NEU), 3. Bắc Trường Sơn (NAN), 4. Trung Trường Sơn (CAN); 5. Nam Trường

Sơn (SAN);

Vùng dưới 450 m gồm: 6. Vùng đất thấp Đông Bắc (NEL); 7. Vùng đất thấp

Trung-Nam Việt Nam (CSL); 8. Đồng bằng Sông Cửu Long (MEK) [72].

Dựa trên tài liệu này thì khu vực tỉnh BĐ thuộc cả 2 phân vùng: phân vùng đất

thấp Trung-Nam Việt Nam (CSL) với độ cao dưới 450 m và phân vùng Trung Trường

Sơn (CAN) ở độ cao trên 450 m.

Trước đây, nghiên cứu địa lý động vật LC, BS ở Việt Nam, các nhà nghiên

cứu thường viết chung cùng với tài liệu của các loài động vật khác. Bain là học giả

nghiên cứu địa lý động vật riêng cho nhóm LC, BS ở Đông Dương. Trên cơ sở thu

thập dữ liệu phân bố ở nhiều vùng khác nhau từ các nghiên cứu của nhiều tác giả.

Đến năm 2010, có 606 loài LC, BS ở Đông Dương (trong đó có 211 LC, 198 rắn,

166 thằn lằn, 2 cá sấu và 29 rùa), Bain chỉ phân tích 578 loài (chiếm 96%), loại bỏ

những loài không rõ ràng. Các loài được xác nhận phân bố ở 19 phân khu ở Đông

Dương, trong đó có 8 phân khu ở Việt Nam như trên (không tính vùng biển).

Vùng phía Tây của tỉnh BĐ có độ cao trên 450 m thuộc Trung Trường Sơn

(CAN) và phần dưới 450 m thuộc Vùng đất thấp Trung-Nam Việt Nam (CSL).

Trên cơ sở danh sách loài và sự phân bố các loài LC, BS được xác nhận theo

Bain (2011) chúng tôi bổ sung và chỉnh lý dữ liệu, xác nhận sự phân bố các loài

LC, BS đã rõ ràng như sau:

Do vùng phía Bắc ĐCM chưa có nghiên cứu chuyên sâu về thành phần loài LC

BS, nên chúng tôi bổ sung ở VNC 9 loài cho phân khu Trung Trường Sơn (CAN)

Amolop spinapectoralis, Odorrana graminea, Ptyas mucosa, Trimesurus stejnegeri, T.

vogeli; Varanus nebulosus, V. Salvator, Sacalia quadriocellata, Heosemys grandis và

11 loài cho phân khu Vùng đất thấp Trung-Nam Việt Nam (CSL) gồm: Odorrana

banaorum, O. chloronota, O. graminea, O. tiannanensis; Lycodon laoensis, Enhydris

subtaeniata, Myrrophis bennetti; Leiolepis guentherpetersi, Hemidactylus bowringii, H.

garnotii; Malayemys subtrijuga.

Danh sách các loài LC, BS phân bố theo các vùng NAN, CAN, SAN, CSL được

trình bày ở phụ lục 4. Phân tích số liệu theo phần mềm Past thu được kết quả sau:

Page 59: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

49

Bảng 3.5. Chỉ số tương đồng (Sorensen-Dice) về thành phần loài LC, BS vùng

phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) với các phân khu địa lý động vật theo Bain et al., 2011

Phân vùng NAN CAN SAN CSL BDCM

NAN 1

CAN 0,56 1

SAN 0,47 0,54 1

CSL 0,56 0,61 0,55 1

BDCM 0,44 0,48 0,39 0,62 1

Trong đó, BDCM = Vùng phía Bắc Đèo Cù Mông.

Nhận xét: LC, BS vùng Phía Bắc ĐCM gần gũi với Vùng đất thấp Trung-

Nam Việt Nam (CSL) với chỉ số tương đồng Djk=0,62; tiếp đến Trung Trường Sơn

(CAN) với Djk=0,48 và khác với Nam Trường Sơn (SAN) với Djk=0,39.

Hình 3.7. So sánh mức độ tương đồng (Sorensen-Dice) về thành phần loài LC,

BS của VNC với các phân khu địa lý động vật theo Bain et al., 2011

Phân tích tập hợp theo nhóm cho thấy khu hệ LC, BS vùng phía Bắc ĐCM tạo

thành một nhánh với phân vùng đất thấp Trung-Nam Việt Nam (CSL), với chỉ số

gốc nhánh là 52, tách biệt với vùng Nam Trường Sơn (SAN). Điều này có thể giải

thích vùng phía Bắc ĐCM có phần lớn diện tích nằm trong phân vùng đất thấp

Trung-Nam Việt Nam và một phần thuộc phân vùng Trung Trường Sơn (CAN), vấn

đề này được khẳng định dựa vào hệ số tương đồng của VNC với hai phân khu này

cao hơn các phân khu còn lại.

3.1.4.2. So sánh thành phần loài LC, BS ở vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) với một số

khu hệ khác

Dùng phần mềm PAST để phân tích sự phân bố LC, BS ở miền Trung Việt

Nam (phụ lục 4) thu được kết quả được trình bày ở bảng 3.6; bảng 3.7 và hình 3.8.

Page 60: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

50

Bảng 3.6. Chỉ số diện tích và thành phần loài LCBS ở VNC với các tỉnh lân cận ở

Việt Nam

Chỉ sốDiện tích

(km2)Taxa_S Tư liệu

Lâm Đồng 9773,6 120 Nguyen et al., 2009

Đăk Lăk 13125,4 107 Nguyen et al., 2009

Ninh Thuận 3358,3 53 Nguyen et al., 2009

Khánh Hòa 5217,7 55 Nguyen et al., 2009

Phú Yên 5060,5 72 Ngô Đắc Chứng và cs, 2007; Nguyen et al., 2009

Bình Định 6025,6 111 Nghiên cứu này

Quảng Ngãi 5152,0 92 Dao Thi Anh Tran et al., 2010; Lê Thị Thanh và cs, 2011

Quảng Nam 10438,4 124 Nguyen et al., 2009

Đà Nẵng 1285,4 99 Nguyen et al., 2009

Thừa Thiên Huế 5033,2 151 Nguyen et al., 2009; Hoàng Xuân Quang và cs (2012)

Kon Tum 9689,6 134 Nguyen et al., 2009

Gia Lai 15536,9 161 Nguyen et al., 2009

Ghi chú: Taxa_S: số loài.

Bảng 3.7. Chỉ số tương đồng (Sorensen - Dice) về thành phần loài LC, BS

vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) với một số khu hệ khác

Tỉnh

Lâm

Đồng

Đăk L

ăk

Ninh T

huận

Khánh H

òa

Kon T

um

Gia L

ai

Phú Yên

Bình Đ

ịnh

Quảng N

gãi

Quảng N

am

Đà N

ẵng

TT

Huế

Lâm Đồng 1Đăk Lăk 0,56 1

Ninh Thuận 0,36 0,34 1Khánh Hòa 0,30 0,33 0,65 1Kon Tum 0,51 0,53 0,33 0,28 1Gia Lai 0,50 0,54 0,31 0,27 0,62 1Phú Yên 0,41 0,46 0,61 0,56 0,41 0,42 1

Bình Định 0,46 0,51 0,49 0,48 0,49 0,43 0,60 1Quảng Ngãi 0,46 0,49 0,50 0,41 0,57 0,48 0,60 0,60 1Quảng Nam 0,49 0,49 0,45 0,38 0,61 0,54 0,54 0,62 0,65 1

Đà Nẵng 0,39 0,42 0,47 0,48 0,52 0,42 0,54 0,60 0,59 0,67 1TT Huế 0,49 0,50 0,38 0,35 0,65 0,59 0,46 0,56 0,58 0,68 0,61 1

Page 61: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

51

Hình 3.8. So sánh mức độ tương đồng về thành phần loài LC, BS của VNC

với khu hệ các tỉnh lân cận ở Việt Nam.

Chú thích: Lam Dong: Lâm Đồng; Dak Lak: Đăk Lăk; Ninh Thuan: Ninh Thuận;

Khanh Hoa: Khánh Hòa; Phu Yen: Phú Yên; Binh Dinh: Bình Định; Quang Ngai: Quảng

Ngãi; Quang Nam: Quảng Nam; Da Nang: Đà Nẵng; TT Hue: Thừa Thiên Huế.

3.1.4.3. Bàn luận về phân chia các phân khu địa lý động vật học LC, BS ở miền

Trung Việt Nam

Về mặt phân chia các phân khu địa lý động vật của các tác giả Việt Nam và

của tác giả người nước ngoài (Bain et al., 2011) thì cơ bản gần trùng nhau. Tuy

nhiên, khu vực miền Trung Việt Nam là khu vực có sự không thống nhất giữa hai

quan điểm này. Đây là vấn đề chúng tôi bàn luận:

Khi phân tích sự phân bố của 428 loài LC, BS (136 loài LC và 292 loài BS)

phân bố ở các tỉnh thành ở miền Trung Việt Nam, trên cơ sở số liệu về phân bố các

loài LC, BS kế thừa và cập nhật. Kết quả phân tích thu được ở hình 3.8 cho thấy:

Thừa Thiên Huế và Quảng Nam nằm trong một nhánh (với djk= 0,68), chỉ số

gốc nhánh 47%; Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng có mức độ tương đồng rất cao (djk=

0,61). Như vậy, kết quả phân tích chỉ ra rằng thành phần LC, BS giữa Thừa Thiên

Huế và Quảng Nam, Đà Nẵng tương đồng cao, do đó không có ranh giới địa lý

động vật LC, BS giữa Bắc và Nam đèo Hải Vân.

Page 62: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

52

LC, BS ở các tỉnh miền duyên hải trung bộ tập hợp thành một nhánh tách biệt

với khu vực miền núi cao, điều này có thể giải thích là các tỉnh này đều có lãnh thổ

thuộc vùng đất thấp Trung-Nam Việt Nam và miền núi là rìa của dãy Trường Sơn

theo hướng Bắc Nam sẽ khác hẳn với khu vực miền núi cao Trung Trường Sơn

(Kon Tum, Gia Lai) và Nam Trường sơn (Đắk Lắk, Lâm Đồng).

Dựa trên mỗi vùng đại diện 2 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai và Đắk Lắk, Lâm

Đồng thì có thể thấy được khu vực Trung Trường Sơn và Nam Trường sơn là 2

phân vùng khác nhau, tách thành 2 nhánh với chỉ số gốc nhánh 22%.

Hai tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận được tách thành một nhánh riêng vì hai tỉnh

này diện tích đất liền chủ yếu nằm trong khu vực Vùng đất thấp Trung-Nam Việt

Nam nên thành phần loài LC, BS ít (sinh cảnh đơn điệu) và tách biệt với các phân

khu khác.

Như vậy, dựa trên số liệu phân bố LC, BS ở Việt Nam có thể chứng minh

được quan điểm của Bain et al. (2011) về sự phân chia các phân khu động vật LC,

BS ở miền Trung Việt Nam là đúng đắn.

3.2. Mô tả đặc điểm hình thái của lưỡng cư, bò sát ghi nhận bổ sung ở vùng

nghiên cứu

Thứ tự trình bày mỗi loài gồm: tên khoa học có hiệu lực, tên Việt Nam, mẫu

phân tích hình thái và ký hiệu mẫu, các số đo, đếm và tỉ lệ các chỉ số cơ bản của các

mẫu vật (Đơn vị tính: khối lượng: g; chiều dài: mm), mẫu vật mô tả, mô tả đặc điểm

hình thái của loài, ghi chú về sinh thái học và phân bố ở VNC. Trong phần này,

chúng tôi chỉ tập trung mô tả những loài lần đầu tiên ghi nhận ở VNC và không mô

tả những loài khá phổ biến ở khu vực Miền Trung Việt Nam.

3.2.1. Lớp lưỡng cư

Anura Fischer von Waldheim, 1813 - Bộ Không đuôi

Bufonidae Gray, 1825 - Họ Cóc

Ingerophrynus Frost, Faivovich, Bain, Haas, Haddad, De Sá, Channing,

Wilkinson, Donnellan, Raxworthy, Campbell, Blotto, Moler, Drewes, Lynch,

Green & Wheeler, 2006 - Giống Cóc rừng

1. Ingerophrynus galeatus (Günther, 1864)

Tên Việt Nam: Cóc rừng (Ảnh 2 - Phụ lục 6)

Mẫu phân tích hình thái: 3 (CLBH 13002, CLBH 14022, CLBH 14034)

SVL 50,68-82,31; HL 14,01-26,73; HW 19,02-31,17; SL 5,41-9,28; ED 5,92-10,33;

IOD 3,3-9,53; TD 3,45-4,97; ET 1,91-4,52; TL 21,2-35,87; HL/HW 0,73-0,85; SL/HL

0,34-0,38; TL/SVL 0,41-0,44.

Page 63: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

53

Mẫu vật mô tả: Một cá thể cái CLBH14034 (SVL 82,3) và một con đực

CLBH14022 (SVL 50,86) thu được vào ngày 11/01/2014, tại vùng rừng xã Canh

Liên, huyện Vân Canh, tỉnh BĐ (gần tọa độ 13o36’30.24 N, 108o51’04.19’E, độ cao

545 m).

Mô tả: không có răng lá mía, lưỡi dài, hẹp, tròn ở phía sau, tỉ lệ HL/SVL 0,31-0,33.

Đầu rộng hơn dài (HL/HW 0,73-0,85); mõm ngắn, hơi nhọn; lỗ mũi nằm gần mút

mõm hơn so với mắt (NS 2,0-3,19; EN 3,31-5,4); mắt lớn, gian ổ mắt rộng hơn

chiều rộng mí mắt trên; gờ mõm rõ, vùng giữa hai gờ ổ mắt lõm, gờ giữa ổ mắt và

màng nhĩ dày, rất phát triển; màng nhĩ rõ, đường kính bằng khoảng 3/4 lần đường

kính mắt (TD 3,45-4,97; ED 6,9-10,33). Chi trước: Mút ngón tay và ngón chân tù,

chiều dài tương đối giữa các ngón tay: II<IV<I<III; đĩa ngón tay tròn, các củ trong

lòng bàn tay dài, to nổi bật. Chi sau: chiều dài tương đối giữa các ngón chân:

I<II<V<III<IV; công thức màng bơi: I1½−2½II1¾−2¾III2½−3½IV3−1½V. Trên

thân và chi nổi mụn; các mụn ở hai bên thân lớn hơn xếp thành dãy; mụn ở trên mí

mắt và các chi bé. Màu sắc khi sống: Đầu và thân màu vàng sẫm hoặc xám nâu, hai

bên sườn màu vàng. Có vệt sẫm bé xếp thành hình chữ V ngược giữa hai tuyến

mang tai. Các chi sẫm màu hơn hai bên thân, có vệt sẫm đen vắt ngang.

Mặt trên của ngón tay I của con đực có màu nâu sẫm đến màu đen, ở con đực

ngón tay I bằng khoảng 1,5 lần ngón tay II (Con đực có ngón tay I: 7,38, ngón tay

II: 4,4; con cái có ngón tay I: 13,9; ngón tay II: 10,3).

Ghi chú về sinh thái học: Con cái CLBH14034 thu được ở trong rừng cách bờ suối

khoảng 15 m trong lúc trời đang mưa. Con đực CLBH14022 thu được ở hóc đất bên

bờ suối ở trong rừng thường xanh. Các mẫu này đều thu được vào ban đêm, sau 20

giờ.

Phân bố: Huyện Vân Canh, tỉnh BĐ.

Bàn luận: Mẫu vật CLBH 13002 có khả năng phát quang ở tuyến mang tai để dụ

côn trùng, mẫu lép hơn và có tuyến mang tai dài hơn. Mẫu này sẽ được kiểm tra

DNA để phân tích, so sánh với cóc rừng I. galeatus.

2. Ingerophrynus macrotis (Boulenger, 1887)

Tên Việt Nam: Cóc tai to (Ảnh 3 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH14021)

SVL 55,20; HL 17,94; HW 21,96; SL 6,52; ED 7,50; IOD 5,00; TD 4,87; ET 2,13;

TL 24,6; HL/HW 0,81; SL/HL 0,36; TL/SVL 0,44.

Mẫu vật mô tả: Một cá thể đực CLBH14021 thu vào ngày 10/01/2014 tại rừng núi

Vân Canh, xã Canh Liên, huyện Vân Canh (13o36’30.24 N, 108o51’04.18’E, độ

cao 548 m).

Page 64: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

54

Mô tả: Không có răng lá mía. Đầu không có gờ xương, gian ổ mắt rộng, bằng

phẳng; đầu rộng hơn dài (HW 21,96; HL 17,94); mõm ngắn (SL 6,52; SVL 55,2); lỗ

mũi nằm gần mút mõm hơn mắt (NS 2,22; EN 2,88); màng nhĩ rất khác biệt, hình

bầu dục theo chiều dài, khá lớn gần như mắt; màng nhĩ rõ, đường kính màng nhĩ

bằng khoảng 3/4 lần đường kính mắt (TD 4,87; ED 7,5); tuyến sau mang tai lớn,

nhô ra. Chi trước: đầu mút ngón tay và ngón chân tù và hơi nhọn, ngón tay I dài hơn

ngón tay II, chiều dài tương đối giữa các ngón tay: II<IV<I<III; các củ trong lòng

bàn tay to nổi bật; Chi sau: chiều dài tương đối giữa các ngón chân: I<II<V<III<IV,

công thức màng bơi: I1½−2½II1¾−2¾III2−3½IV3½−1½V; khớp chày cổ đạt đến

màng nhỉ hoặc mắt. Da: trên thân và chi nổi mụn; các mụn ở giữa lưng, hai bên thân

và chi sau lớn; các nốt sần màu đỏ nổi bật; hai củ bàn chân nhỏ hơn củ lòng bàn tay.

Màu sắc khi sống: mặt trên thân màu vàng sẫm, đôi khi xám nhạt. Bụng trắng bẩn,

với những đốm sẫm màu hơn. Mút các ngón tay, ngón chân màu vàng sẫm.

Ghi chú về sinh thái học: Mẫu thu được ở trong rừng, trong hốc đất bên cạnh bờ

suối, cách mặt nước khoảng 1 m vào ban đêm (lúc 20:20).

Phân bố: Huyện Vân Canh, tỉnh BĐ.

Megophryidae Bonaparte, 1850 - Họ Cóc bùn

Ophryophryne Boulenger, 1903 - Giống Cóc núi

3. Ophryophryne gerti Ohler 2003

Tên Việt Nam: Cóc mày sần(Ảnh 4 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 2 (CLBH14007, CLBH14008).

SVL 38,45-40,68; HL 12,07-12,28; HW 11,59-12,01; SL 3,43-3,74; ED 5,4-6,09;

IOD 2,72-3,2; TD 3,2-3,27; ET 2,24-2,5; TL 19,62-20,25; HL/HW 1,02-1,04; SL/HL

0,28-0,3; TL/SVL 0,49-0,51.

Mẫu vật mô tả: Hai cá thể cái CLBH14007 và CLBH14008 thu tại vùng rừng Vân

Canh thuộc xã Canh Liên, huyện Vân Canh ngày 04/01/2014 (13o37.120’N,

108o59.587’E, độ cao 575 m).

Mô tả: Không có răng lá mía. Đầu dài hơn rộng một chút (HL/HW 1,02-1,04); mõm tù

hơi nhô về phía trước so với hàm dưới; mí mắt có gai nhọn rất đặc trưng; lỗ mũi nằm

gần mút mõm hơn mắt (NS 1,28-2,11; EN 1,52-2,22); vùng mõm xiên, lõm; màng nhĩ

rõ (TD 3,20-3,27); gờ da trên màng nhĩ rõ; có mấu lồi rõ ở trên lỗ huyệt. Chi trước: các

ngón tay tự do, chiều dài tương đối của các ngón tay: I=II<IV<III; Củ bàn tay không

rõ. Chi sau: chiều dài tương đối của các ngón chân: I<II<V<III<IV; công thức màng

bơi: I2−2II2−3III2¾−2¾IV3−1½V; củ bàn trong hình oval (ML 1,78-2,7), không có

củ bàn ngoài. Da trên lưng có nhiều nốt sần, da bụng mịn. Màu sắc khi sống: Da

Page 65: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

55

lưng có màu xám hoặc đen, với những vết đốm sáng ở bên cạnh; chi sau có các vệt

đen vắt ngang qua đùi và ống chân; mặt bụng có màu trắng.

Ghi chú về sinh thái học: Hai mẫu vật đều thu được ở rừng rậm, ở bờ suối, núp dưới

cành, lá cây bị mục nằm trên các tảng đá; các mẫu thu được vào ban đêm (20:05)

lúc trời đang mưa.

Phân bố: Huyện Vân Canh, tỉnh BĐ.

4. Ophryophryne hansi Ohler, 2003

Tên Việt Nam: Cóc núi han-x (Ảnh 5 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH14009)

SVL 48,61; HL 17,94; HW 21,96; SL 6,52; ED 7,50; IOD 5,0; TD 4,87; ET 2,13; TL

24,6; HL/HW 0,9; SL/HL 0,26; TL/SVL 0,49.

Mẫu vật mô tả: Một con cái CLBH14009 thu ngày 2/1/2014 tại rừng núi thuộc xã

Canh Liên, huyện Vân Canh (13036’30.235’’N, 108051’04.108’’E, độ cao 540 m).

Mô tả: Đầu rộng hơn dài (HW 14,38; HL 13,03); mõm ngắn, tròn, nhô ra phía

trước so với hàm dưới; chiều dài mõm ngắn hơn so với đường kính mắt (SL 3,47;

ED 5,48); gờ mõm tròn, vùng má thẳng đứng; lỗ mũi hình bầu dục nằm gần mắt

hơn so với mút mõm (NS 1,44; EN 1,3); màng nhĩ rõ hình bầu dục, nhỏ hơn đường

kính mắt (TD 2,72; ED 5,48); gờ da trên màng nhĩ rõ; có nếp gấp da hoặc không có

trên bề mặt lưng của cơ thể; có nếp da mảnh hình chữ V ngược nông ở trên đầu giữa

hai mắt, một nếp da chữ V khác sâu hơn ở trên lưng và ngang các chi, không có

mấu lồi ở trên lỗ huyệt. Chi trước: các ngón tay tự do, đầu ngón tay tù, chiều dài

tương đối giữa các ngón tay: I<II<IV< III. Củ bàn tay rõ ràng; Chi sau: chiều dài

tương đối giữa các ngón chân: I<II<V<III; công thức màng bơi:

I1½−2II1¾−3III2½−3IV3−1½V. Mặt trên đầu, lưng và phần trên các chi nổi các hạt

nhỏ; mặt bụng nhẵn. Màu sắc khi sống: Mặt lưng của cơ thể và chân tay màu nâu

nhạt hoặc màu xám với một hình tam giác màu xám đen ở khu vực chỏm đầu; đốm

nâu xám hoặc đen đen trên lưng; vệt màu nâu xám hoặc đen vắt ngang trên tay

chân; môi trên với các vệt màu nâu sẫm; hai bên sườn với những đốm màu nâu sẫm,

không đồng đều về kích thước; cằm, họng và ngực màu xám hoặc có đốm màu nâu

sẫm; bụng và bề mặt bụng của đùi màu trắng hoặc màu vàng; phần phía sau của đùi

màu trắng hoặc màu vàng với nâu sẫm; da có một miếng vá màu nâu sẫm hình tam

giác trên lỗ mũi.

Ghi chú về sinh thái học: Mẫu phân tích hình thái ở rừng rậm, ở cạnh bờ suối trong

hốc cây và lá cây bị mục trên các gộp đá; loài này hoạt động vào ban đêm (mẫu thu

lúc 19:45).

Phân bố: Huyện Vân Canh, tỉnh BĐ.

Page 66: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

56

Microhylidae Günther, 1872 - Họ nhái bầu

Microhyla Tschudi, 1838 - Giống Nhái bầu

5. Microhyla marmorata Bain & Nguyen, 2004

Tên Việt Nam: Nhái bầu hoa cương (Ảnh 7 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH14050)

SVL 18,17; HL 6,06; HW 6,57; SL 2,44; ED 2,24; IOD 1,95; TL 12,1; HL/HW 0,92;

SL/HL 0,4; TL/SVL 0,66.

Mẫu vật mô tả: Một cá thể đực trưởng thành CLBH14050 thu vào ngày 3/05/2014

vào lúc 16:20, ở xã Canh Liên, huyện Vân Canh (13036’30.241’’N,

108051’04.100’’E, độ cao 345 m).

Mô tả: Kích thước nhỏ; da lưng có các nốt sần; một nếp nâu nhỏ vùng xương bả

vai; đầu rộng hơn dài (HL/HW 0,92); gờ mõm tròn; vùng má hơi xiên; đường kính

mắt gần bằng chiều dài mõm (SL 2,44; ED 2,24); màng nhĩ ẩn; không có răng lá

mía. Chân tay mảnh mai, có mặt củ xương bàn chân bên ngoài. Chi trước: ngón tay

có đĩa bé nhưng rõ, với một rãnh ở giữa dọc theo mặt trên chia đĩa ngón thành hai

nửa; ngón I rất ngắn, chiều dài ngón tay: I <II <IV <III; ngón tay có màng kém,

công thức: I2-2II2-3½III3-3IV. Chi sau: Khớp chày cổ kéo đạt đến lỗ mũi hoặc

vượt mõm một chút; gót chân chồng lên nhau khi được xếp vuông góc với cơ thể;

chiều dài các ngón chân: I<II<III<V<IV; đầu ngón chân với các đĩa tròn, lớn hơn so

với các ngón tay; màng bơi phát triển, công thức: I1-2II1-2II2¾-3IV2¾-1½V; bên

trong xương bàn chân củ hình bầu dục và phẳng. Da mặt lưng và hai bên sườn, mặt

trên của các chi nổi các mụn bé; mặt bụng nhẵn. Màu sắc khi sống: cơ thể màu nâu.

Ghi chú về sinh thái học: Mẫu bắt được ở đầm lầy nhỏ có nhiều lau lách, gần các

suối nhỏ trong rừng.

Phân bố: Huyện Vân Canh, tỉnh BĐ.

6. Microhyla fissipes Boulenger, 1884

Tên Việt Nam: Nhái bầu hoa (Ảnh 8 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 3 (CLBH 13042, CLBH 13043, CLBH14054)

SVL 11,55-22,99; HL 3,53-7,52; HW 3,04-5,87; SL 0,96-3,18; ED 1,53-3,56; IOD

0,85-2,76; TD 0,55-1,03; ET 0,82-1,86; TL 6,45-13,56; HL/HW 1,1-1,28; SL/HL

0,27-0,42; TL/SVL 0,49-0,58.

Mẫu vật mô tả: Một cá thể cái CLBH13043 thu vào ngày 11/01/2014 vào lúc 20:00,

tại xã An Hảo Tây, huyện An Lão (14029’20.537’’ N, 108054’36.739’’ E, độ cao 18 m).

Mô tả: Không có răng lá mía. Đầu dài hơn rộng (HL/HW 1,1-1,28); mõm tù, gờ

mõm không rõ; lỗ mũi nằm gần mõm hơn mắt (NS 2,0; EN 2,11); đường kính mắt

lớn hơn chiều rộng mí mắt trên (ED 2,45; UEW 1,96); màng nhĩ không rõ. Chi

Page 67: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

57

trước: ngón tay hoàn toàn tự do, mút ngón tù, chiều dài tương đối của các ngón tay:

I<II<IV<III. Chi sau: mút các ngón chân không có đĩa, hơi có màng da, chiều dài

tương đối của các ngón chân: I<II<V<III<IV. Công thức màng bơi I2-2½II2-

3½III3-4IV4-3V. Củ bàn ngoài lớn hơn củ bàn trong. Khớp chày cổ chưa đến mắt.

Mặt lưng có hạt nhỏ và bụng nhẵn. Màu sắc khi sống: Thân màu nâu nhạt, trên lưng

có vệt nâu sẫm, dạng đối xứng qua trục thân, kéo dài từ gian ổ mắt đến cuối thân,

thắt lại ở vùng vai và phía cuối; thường có vệt đen mảnh đứt đoạn dọc thân và theo

nếp bên; bụng màu trắng đục; chi sau có vệt sẫm vắt ngang.

Ghi chú về sinh thái học: Mẫu vật bắt được ở trong vũng bùn, trên cánh đồng đã gặt

hái xong.

Phân bố: Huyện An Lão, tỉnh BĐ.

7. Microhyla heymonsi Vogt, 1911

Tên Việt Nam: Nhái bầu hây môn (Ảnh 9 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 2 (CLBH13029, CLBH13059)

SVL 21,69-23,95; HL 5,82-5,93; HW 6,51-6,54; SL 2,41-2,53; ED 2,05-2,61; IOD

1,73-2,3; TD 5,89-5,9; ET 0,45-1,01; TL 10,32-12,03; HL/HW 0,89-0,9; SL/HL 0,4-

0,43; TL/SVL 0,51-0,56.

Mẫu vật mô tả: Một cá thể cái CLBH13029 thu vào ngày 31/07/2013 vào lúc 20:45,

tại xã An Hảo Tây, huyện An Lão (14029’20.537’’ N, 108054’36.739’’ E, độ cao 18 m).

Mô tả: Thân mảnh dẹp, có dạng hình tam giác; đầu rộng hơn dài (HL/HW 0,89-0,9);

mõm hơi tròn, dài hơn so với đường kính mắt (SL 2,53; ED 2,21); khoảng cách từ

lỗ mũi đến mõm gần bằng khoảng cách đến mắt (NS 2,46; EN 2,48); mắt trung

bình, lớn hơn đường kính màng nhĩ, màng nhĩ không rõ (ED 3,39; TD 2,50), không

có răng lá mía. Chi trước: ngón tay hoàn toàn tự do, mút ngón tù, ngón tay I rất

ngắn, chiều dài tương đối giữa các ngón tay: I<II<IV<III. Chi sau: mút các ngón

chân không có đĩa, chiều dài tương đối giữa các ngón chân: I<II<V<III<IV, công

thức màng bơi: I2-2½II2-3III3-4IV4⅓-3V. Củ bàn ngoài lớn hơn củ bàn trong.

Khớp chày cổ đạt đến mắt. Mặt lưng có hạt rất nhỏ và mặt bụng nhẵn. Màu sắc khi

sống: Thân màu nâu nhạt, trên lưng có những vệt đen nâu sẫm dạng đối xứng qua

trục thân; thường có vệt trắng mảnh giữa lưng từ mút mõm đến huyệt. Có vệt đen

dọc theo nếp bên của thân. Bụng màu trắng đục.

Ghi chú về sinh thái học: Các mẫu vật đều bắt được ở trong các vũng bùn trên cánh

đồng đã gặt hái xong.

Phân bố: Huyện An Lão, tỉnh BĐ.

Page 68: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

58

Dicroglossidae Anderson, 1871 - Họ Ếch nhái chính thức

Limnonectes Fitzingger, 1843 - Giống Ếch trơn

8. Limnonectes bannaensis Ye, Fei & Jiang, 2007

Tên Việt Nam: Ếch nhẽo (Ảnh 12 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 11 (CLBH12011, CLBH12012, CLBH12021, CLBH12025,

CLBH13019, CLBH13026, CLBH13030, CLBH 14031, CLBH14039, CLBH14044,

CLBH14045).

SVL 43,74-68,02; HL 12,53-24,15; HW 18,23-29,14; SL 6,09-1,02; ED 5,45-8,91;

IOD 3,22-7,85; TD 2,6-6,52; ET 1,9-6,37; TL 18,48-29,87; HL/HW 0,68-0,96;

SL/HL 0,34-0,58; TL/SVL 0,37-0,51.

Mẫu vật mô tả: Một cá thể cái CLBH13026 (SVL 49,65) thu ngày 5/3/2013 tại vùng

rừng thuộc xã Canh Liên, huyện Vân Canh (13036’30.230’ N, 108051’04.107’’ E, độ

cao 540 m) và một cá thể đực CLBH14039 (SVL 48,98) thu ngày 15/1/2014 ở xã

Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân (14018’14.980’’ N, 108055’04.939’’ E, độ cao 37 m).

Mô tả: Răng lá mía xếp thành hai hàng chữ V gần chạm nhau ở phía sau; lưỡi xẻ

thùy ở phía sau. Đầu lớn, phẳng, rộng hơn dài (HW/HL 0,87-0,88); mõm tròn, vượt

quá hàm dưới, có chiều dài mõm nhỏ hơn đường kính mắt (SL 6,91-7,2; ED 7,15-

7,57); gian mũi rộng hơn ổ mắt (IOD 3,65-3,86; IN 4,52-4,58); mắt lớn đường kính

mắt gần gấp 2 lần chiều rộng mí mắt trên (ED 7,15-7,58; UEW 4,26-4,32); màng

nhĩ thường ẩn; gờ da trên màng nhĩ rõ; hai bên hàm có mấu hình răng rõ. Da nhẽo,

trơn; phần sau mí mắt trên và hai bên thân có mụn nhỏ, có gờ da trên màng nhĩ. Chi

trước: Các ngón tay tự do, mút các ngón hơi phình; chiều dài tương đối giữa các

ngón tay: I=II<IV<III. Chi sau: Chân ngắn, mập, mút các ngón chân có đĩa bé,

tương quan chiều dài các ngón chân: I<II<IV<III<V; màng ngón chân hoàn toàn; củ

bàn trong bé, không có củ bàn ngoài; khớp chày-cổ chạm thái dương hay mắt. Da

nhẽo, trơn; phần sau mí mắt trên và hai bên thân có mụn nhỏ. Có nếp da hoặc nếp

hạt từ sau mắt tới vai và một nếp khác vắt ngang qua đầu ngay sau mắt. Màu sắc khi

sống: lưng thường có màu nâu hoặc nâu xám, đôi khi có màu đen. Giữa hai mắt có

hoặc không có vệt sẫm vắt qua; mỗi bên môi thường có 2-3 vệt sẫm. Mặt bụng màu

trắng, có các vệt nâu ở cằm và ngực.

Ghi chú về sinh thái học: Các mẫu thu được trên các tảng đá to, nhỏ, bên bờ suối nước

chảy trong rừng rậm. Các mẫu thu được vào ban đêm (lúc lúc 19:45 - 20:00).

Phân bố: Huyện Hoài Ân, Tây Sơn và Vân Canh, tỉnh BĐ.

9. Limnonectes dabanus (Smith, 1922)

Tên Việt Nam: Ếch gáy dô (Ảnh 13 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 4 (CLBH13007, CLBH13008, CLBH14052, CLBH14053).

Page 69: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

59

SVL 47,35-62,48; HL 20,43-25,65; HW 24,14-28,62; SL 9,31-12,08; ED 6,4-9,29;

IOD 4,8-7,44; TD 5,14-8,26; ET 3,7-5,23; TL 24,14-35,4; HL/HW 0,77-0,89; SL/HL

0,42-0,55; TL/SVL 0,45-0,56.

Mẫu vật mô tả: một con đực CLBH14052 (SVL59,86) và con cái CLBH14053

(SVL 62,84) thu ngày 15/8/2014 lúc 20:45 ở xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân

(14018’14.980’’N, 108055’04.939’’E, độ cao 37 m).

Mô tả: Có răng lá mía, lưỡi xẻ thùy ở phía sau. Đầu lớn với một cục nhô lên trên

đầu ở con đực, đầu dài gần bằng rộng (HL/HW 0,77-0,89); mõm tròn, vượt quá hàm

dưới; vùng má hơi xiên và lõm; lỗ mũi nằm gần mút mõm hơn mắt (NS 5,43-5,62;

EN 5,06-5,62); màng nhĩ rõ nhỏ hơn đường kính mắt (ED 8,18-9,29; TD 5,14-6,96);

gờ da trên màng nhĩ rõ. Chi trước: ngón tay mảnh, đĩa ngón tròn, nốt sần trong lòng

bàn tay nhỏ, nổi bật có dạng hình bầu dục; chiều dài tương đối của các ngón tay:

II<I<IV<III. Chi sau: đầu mút ngón chân với các đĩa tròn; chân có màng hoàn toàn:

I0-1II0-1½III0-2IV2-0V, củ bàn trong hình bầu dục, rõ ràng; không có củ bàn

ngoài. Da đầu mịn; nốt sần trên mí mắt, trên mặt lưng và hông nhiều nốt sần hơn.

Màu sắc khi sống: Lưng màu vàng nâu hoặc màu xám, ngoài cùng màu xám; nốt

sần trên lưng màu nâu sẫm.

Ghi chú về sinh thái học: Mẫu được thu thập vào ban đêm (20:00 đến 23:00), gần

các gộp đá và bên bờ suối ở trong rừng.

Phân bố: Huyện Vân Canh và Hoài Ân, tỉnh BĐ.

10. Limnonectes sp.

Tên Việt Nam: Ếch (Ảnh 14 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 7 (CLBH12014, CLBH12015, CLBH12016, CLBH12026,

CLBH12027, CLBH12029, CLBH13001, CLBH13039, CLBH13041,

CLBH14029).

SVL 45,02-83,2; HL 18,03-35,20; HW 19,45-38,20; SL 8,52-15,10; ED 4,85-9,93;

IOD 4,02-9,4; TD 3,86-6,20; ET 2,62-9,90; TL 25,55-41,10; HL/HW 0,83-1,13;

SL/HL 0,34-0,47; TL/SVL 0,51-0,63.

Mẫu vật mô tả: Một cá thể cái CLBH12015 (SVL 78,05) thu ngày 12/3/2012 và một

cá thể đực CLBH13001 (SVL 63,5) thu ngày 14/9/2013 ở vùng rừng xã Ân Nghĩa,

huyện Hoài Ân (14018’14.980’’N, 108055’04.900’’E, 48 m).

Mô tả: Có răng lá mía. Đầu rộng hơn dài một chút (HW 24,51-32,81; HL 21,92-

31,12); lỗ mũi hướng theo chiều ngang; vùng má lõm; mũi gần với đỉnh của mõm

hơn của mắt (NS 5,28-6,42; EN 5,88-7,14); màng nhĩ tròn, dài hơn khoảng cách

màng nhĩ mắt (TD 3,92-5,61; ET 2,8-4,6); phía sau lưỡi xẻ thùy; túi kêu không rõ

ràng ở con đực. Chi trước: đầu mút các ngón tròn, không có đĩa bám; có các củ

Page 70: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

60

trong lòng bàn tay; chiều dài tương đối các ngón tay: II<IV<I<III; Chi sau: có củ

bàn trong (IML 4,26-4,72), không có củ bàn ngoài; công thức màng bơi: I0-1II0-

1III1/2-1IV1-0V. Da phía trên đầu mịn với một nắp phồng lên, bề mặt phía trên của

chi trước, đùi và cổ chân mịn màng; trên màng nhĩ có nếp gấp rõ, từ mắt đến vai.

Màu sắc khi sống: đầu màu xám, có hoặc không có một sọc vàng rộng chạy dọc

giữa hai mắt và thân, mõm vàng gạch; lưng màu nâu; đốm đen bên lưng; vệt sẫm

vắt ngang chi trước, xương chày và đùi chi sau; mặt bụng màu vàng kem với những

đốm đen trên cổ họng.

Ghi chú về sinh thái học: Các mẫu thu được ở suối nước chảy, trong rừng thường

xanh, mẫu thu được vào ban đêm, ban ngày ẩn nấp trong rừng.

Phân bố: Huyện Hoài Ân và Canh Liên, tỉnh BĐ.

Bàn luận: Các cá thể của loài này có đặc điểm con đực không có gờ da sau gáy và

khoảng cách mắt tai lớn hơn (Loài này đang nghi ngờ là loài mới cho khoa học).

11. Limnonectes poilani (Bourret, 1942)

Tên Việt Nam: Ếch Poi-lan (Ảnh 15 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 11 (CLBH13005, CLBH13015, CLBH13016,

CLBH13040, CLBH14027, CLBH14028, CLBH14030, CLBH14043, CLBH14046,

CLBH14048, CLBH14049).

SVL 37,12-59,85; HL 12,21-28,82; HW 11,9-22,65; SL 4,51-10,34; ED 3,52-8,6;

IOD 2,03-6,08; TD 2,51-6,24; ET 1,72-4,2; TL 21,51-32,9; HL/HW 1,02-1,41;

SL/HL 0,32-0,45; TL/SVL 0,38-0,71.

Mẫu vật mô tả: Một cá thể cái CLBH14049 (SVL 53,12) thu ở xã Ân Nghĩa, huyện

Hoài Ân ngày 2014 (14018’14.980’’ N, 108055’04.950’’ E, độ cao 46,5 m); một cá

thể đực CLBH14030 (SVL 49,75) thu ngày 15/1/2014 xã Canh Liên, huyện Vân

Canh (14029’20.537’’N, 108054’36.739’’E, độ cao 570 m).

Mô tả: Răng lá mía dày, xếp xiên, không chạm nhau và không chạm lỗ mũi trong;

lưỡi xẻ thùy rộng ở phía sau; hàm dưới có mấu răng hai bên rõ. Đầu dài hơn rộng

một chút (HL/HW 1,02-1,09), mõm tù, không có gờ mõm; vùng má gần phẳng;

miệng rộng, mép miệng đến 1/2 màng nhĩ. Lỗ mũi nằm gần mút mõm hơn mắt một

chút, hơi hướng lên trên (NS 4,08-4,65; EN 5,2-5,35); mắt khá lớn, đường kính mắt

lớn hơn gian ổ mắt, lớn hơn chiều rộng mí mắt trên; màng nhĩ rõ, bằng khoảng 2/3

đường kính mắt (TD/ED 0,57-0,58); gờ da trên màng nhĩ rõ. Chi trước: Các ngón

tay tự do hoàn toàn, chiều dài tương đối giữa các ngón tay: II<IV<I<III. Chi sau:

chiều dài tương đối giữa các ngón chân: I<II<V<III<IV; công thức màng bơi: I0-

1II0-2III0-2IV2-0V. Củ khớp dưới ngón rõ, củ bàn trong dài, không có củ bàn

ngoài. Khớp chày cổ đến trước mắt, khớp cổ bàn đạt hay vượt mõm một chút, có rìa

Page 71: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

61

da bên lề ngoài cùng của các ngón I và ngón V. Da trên lưng, hai bên sườn và phía

trên các chi có các nốt sần to nhỏ không đều; mặt bụng nhẵn. Màu sắc khi sống:

Đầu và thân màu nâu hoặc đen; có sọc vàng hoặc trắng ngang giữa hai mắt; có hoặc

không có sọc trắng lớn giữa lưng; mặt bụng trắng nhạt; chi trước và chi sau nhạt

màu hơn so với thân, có vệt sẫm vắt ngang.

Ghi chú về sinh thái học: Các mẫu thu được trên các tảng đá to, bên bờ suối nước

chảy trong rừng thường xanh. Loài này hoạt động vào ban đêm, các mẫu thu được

khoảng lúc 17:30 đến 22:00.

Phân bố: Huyện Tây Sơn, Hoài Ân, Canh Liên, tỉnh BĐ.

Occidozyga Kuhl et van Hasselt, 1991 - Giống Cóc nước

12. Occidozyga lima (Gravenhorst, 1829)

Tên Việt Nam: Cóc nước sần (Ảnh 16 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 2 (CLBH 13027, CLBH 13028)

SVL 20,53-22,55; HL 8,12-10,18; HW 8,02-10,10; SL 2,4-2,81; ED 3,11-3,7; IOD

1,32-1,53; TD 2,11-3,51; ET 0,13-0,15; TL 10,22-13,65; HL/HW 1-1,01; SL/HL

0,27-0,29; TL/SVL 0,49-0,6.

Mẫu vật mô tả: Một cá thể cái CLBH13027 (SVL 22,53) thu ngày 14/9/2013 ở xã

An Hảo Tây, huyện An Lão (14029’20.53’’ N, 108054’36.730’’ E, độ cao 18 m).

Mô tả: Không có răng lá mía, lưỡi dài hẹp, nhọn ở phía sau. Đầu dài gần bằng rộng

(HL/HW 1,01), mõm hẹp vượt quá hàm dưới, không có gờ mõm; mắt lớn và lồi,

đường kính mắt lớn hơn gian ổ mắt và chiều rộng mí mắt trên (ED 3,7; IOD 1,53;

UEW 2,19); lỗ mũi gần ở trung gian giữa mắt và mút mõm (NS 2,1; EN 1,88), hơi

hướng lên trên. Chi trước: các ngón tay tự do, chiều dài tương đối của các ngón tay:

II<I<IV<III. Chi sau: Mút ngón chân hơi nhọn; chiều dài tương đối của các ngón

chân: I<II<III<V<IV. Củ cạnh ngoài bàn chân tròn; củ cạnh trong tạo thành nếp nhô

cao. Có nếp hạt ở cổ chân. Khớp chày-cổ đến mép miệng, khớp cổ-bàn gần chạm

mũi; màng giữa các ngón chân rất rộng, hoàn toàn. Da nổi hạt to nhỏ không đều, ở

mõm có hạt nhỏ. Màu sắc khi sống: Lưng và đầu có màu xanh hay nâu vàng nhạt,

có sọc lớn giữa lưng từ mút mõm đến huyệt. Mặt trên chi trước và chi sau màu xanh

nhạt, điểm các vệt nâu sẫm. Bụng màu trắng nhạt. Có vệt nâu sẫm từ nách đến bàn

tay và từ gốc hai đùi đến khớp gối.

Ghi chú về sinh thái học: mẫu thu ở trên vũng bùn của đồng ruộng sau khi thu

hoạch ở xã An Hảo Tây.

Phân bố: Huyện An Lão, tỉnh BĐ.

Page 72: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

62

Ranidae Rafinesque, 1814 - Họ Ếch nhái

Amolops Cope, 1865 - Giống Ếch bám đá

13. Amolops spinapectoralis Inger, Orlov & Darevsky, 1999

Tên Việt Nam: Ếch bám đá gai ngực (Ảnh 18 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 6 (CLBH14001, CLBH14002, CLBH14003, CLBH14004,

CLBH14005, CLBH14006).

SVL 31,41-42,4; HL 10,32-18,16; HW 10,87-16,38; SL 4,47-6,81; ED 5,82-6,83;

IOD 2,58-4,8; TD 1,68-2,76; ET 0,97-2,22; TL 17,75-25,18; HL/HW 1-1,16; SL/HL

0,36-0,39; TL/SVL 0,52-0,59.

Mẫu vật mô tả: Một cá thể cái CLBH14004 (SVL 41,4) và một cá thể đực

CLBH14001 (SVL 35,07) thu ngày 14/9/2014 ở rừng núi Vân Canh, xã Canh Liên,

huyện Vân Canh (13036’30.241’’ N, 108051’04.120’’ E, độ cao 344 m).

Mô tả: Răng lá mía ngắn, xếp thành hình chữ V; lưỡi hơi xẻ thùy ở phía sau. Đầu

dài hơn rộng (HL/HW 1-1,1); mõm tù, nhô về phía trước so với hàm dưới; lỗ mũi

tròn, gần mắt hơn so với mút mõm (SL 4,84-6,81; EN 2,56-3,74; NS 2,76-4,04);

khoảng cách gian mũi lớn hơn gian ổ mắt và chiều rộng mí mắt trên (IOD 3,58-4,8;

IN 3,87-5,63; UEW 3,57-4,48); mắt lớn lồi rõ, đường kính lớn hơn màng nhĩ (ED

5,82-6,7; TD 1,68-2,76); gờ da trên màng nhĩ rõ; con đực vào mùa hôn phối có gai

hình nón màu trắng; ở ngực của con đực có vùng hình bầu dục tương tự gai; không

có củ ngoài bàn chân. Chi trước: ngón tay không có màng; mút ngón tay phình rộng

thành đĩa tròn lớn. Chiều dài tương đối các ngón tay: I<II<IV<III. Chi sau: Đĩa

ngón chân nhỏ hơn đĩa ngón tay; tương quan chiều dài ngón chân: I<II<III<V<IV;

màng bơi khá rộng, hoàn toàn đến đĩa của ngón chân. Da lưng sần với các mụn nhỏ,

bụng nhẵn. Màu sắc khi sống: đầu và thân màu xanh xám hay màu xám olive với

các vệt và đốm đen sẫm tạo thành mạng lưới; ổ mắt màu nâu đen. Hai bên sườn có

mụn màu trắng. Mặt bụng màu trắng.

Ghi chú về sinh thái học: Gặp ở khu vực suối nước chảy rừng Canh Liên, bám trên

tảng đá rất trơn.

Phân bố: Huyện Vân Canh, tỉnh BĐ.

Hylarana Tschudi, 1838 - Giống Ếch chính thức

14. Hylarana attigua (Inger, Orlov & Darevsky, 1999)

Tên Việt Nam: Ếch attigua (Ảnh 18 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 2 (CLBH 14011, CLBH 14036)

SVL 43,74-48,42; HL 18,58-18,59; HW 13,56-14,01; SL 7,31-7,77; ED 8,35-8,62;

IOD 3,97-4,52; TD 5,38-5,48; ET 24,64-25,13; TL 23,42-26,94; HL/HW 1,32-1,37;

SL/HL 0,39-0,41; TL/SVL 0,53-0,55.

Page 73: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

63

Mẫu vật mô tả: Một cá thể cái CLBH14036 và một cá thể đực CLBH14011 thu ngày

7/5/2014 tại rừng núi Vân Canh, xã Canh Liên, huyện Vân Canh (14029’20.537’’N,

108054’36.739’’E, độ cao 585 m).

Mô tả: Răng lá mía xếp xiên, gần chạm nhau ở phía sau; cách xa lỗ mũi trong; lưỡi

dài, xẻ thùy phía sau. Đầu dẹp, dài hơn rộng một chút (HL/HW 1,32-1,37); mõm hơi

nhọn, gờ mõm rõ, vùng má lõm; mép miệng kéo dài đến sau mắt, lỗ mũi tròn, gần

mút mõm hơn mắt (NS 3,32-3,46; EN 3,80-4,98); gian ổ mắt bé hơn chiều rộng mí

mắt trên (IOD 3,97-4,52; UEW 4,88-4,95); màng nhĩ rõ nhỏ hơn đường kính mắt

(TD 5,38-5,48; ED 8,35-8,62), nằm gần sát ổ mắt (ET 1,77-2,14 ); gờ da trên màng

nhĩ rõ. Mút ngón tay và ngón chân phình rộng thành đĩa với rãnh ngang hình móng

ngựa, đĩa ngón tay bé hơn đĩa ngón chân. Chi trước: ngón tay hoàn toàn tự do, chiều

dài tương đối của các ngón tay: II<IV<I <III. Chi sau: tương quan chiều dài ngón

chân: II<I<III≤V<IV. Củ khớp dưới ngón rõ; củ bàn trong hình bầu dục, lồi, củ bàn

ngoài bé hơn. Khớp chày-cổ đến trước mắt, khớp cổ-bàn đạt đến mõm, Công thức

màng bơi: I1−1II½−1½III¼−2IV1−0V. Da lưng hơi sần; bên sườn nhẵn; gờ da

lưng-sườn rõ; bụng nhẵn, mịn. Màu sắc khi sống: Trên lưng màu nâu vàng sẫm, hai

bên thân nhạt hơn; vùng phía sau mắt và màng nhĩ đen; vệt trắng ở mép trên kéo dài

đến phía trên vai; chi sau màu nâu đỏ, có các vệt sẫm vắt ngang, màng da giữa các

ngón chân đen; bụng màu trắng.

Ghi chú về sinh thái học: Gặp ở khu vực suối nước chảy rừng thường xanh vào cả

ban ngày ban đêm (mẫu thu lúc 16:15) thuộc xã Canh Liên, huyện Vân Canh.

Phân bố: Huyện Vân Canh, tỉnh BĐ.

15. Hylarana erythraea (Schlegel, 1837)

Tên Việt Nam: Chàng xanh (Ảnh 19 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 6 (CLBH12017, CLBH12018, CLBH12018, CLBH14018,

CLBH14019, CLBH140120).

SVL: 45,3-73,5; HL: 19,92-30,36; HW: 16,04-25,22; SL: 6,92-12,06; ED: 5,72-

9,79; IOD: 3,65-11,85; TD: 4,05-6,41; ET: 1,12-2,73; FL: 25,85-43,84; HL/HW

1,12-1,26; SL/HL 0,34-0,41; TL/SVL 0,5-0,6.

Mẫu vật mô tả: Con cái CLBH12018 (SVL 72,8) và con đực CLBH12019 (SVL

69,0) thu ngày 14/3/2012 ở đồng ruộng xã Phú Phong, huyện Tây Sơn

(13o54’23.900’’N, 108o55’14.083’’E, độ cao 28m).

Mô tả: Răng lá mía xếp gần ngang, không chạm nhau và gần chạm lỗ mũi trong;

lưỡi xẻ rộng ở phía sau. Đầu dài hơn rộng (HL/HW 1,2-1,26); mõm hơi nhọn, gờ

mõm không rõ, vùng má lõm hơi xiên; lỗ mũi nằm gần mút mõm hơn mắt (NS

4,12-5,26; EN 7,08-7,22); gian mũi khoảng bằng gian ổ mắt (IN 6,18-6,48; IOD

Page 74: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

64

6,46-7,42); mắt lớn, đường kính mắt tương đương khoảng cách từ mắt đến mũi;

gian ổ mắt lớn hơn chiều rộng mí mắt trên một chút; màng nhĩ rất rõ, khoảng bằng

3/4 đường kính mắt (TD 4,05-6,26; ED 5,72-9,79). Chi trước: các ngón tay tự do,

mút các ngón tay có đĩa nhỏ, chiều dài tương đối của các ngón tay: II<I<IV<III. Chi

sau: dài, khớp chày cổ đạt đến giữa mắt và mũi, khớp cổ bàn vượt qua mõm một

chút; Công thức màng bơi: I0−0II0−1III0−2IV2−0V; củ bàn trong hình bầu dục, hơi

dẹp. Da trên đầu, lưng và các chi nhẵn, nữa sau mặt dưới của chi sau nổi các nốt

sần. Màu sắc khi sống: Mặt trên đầu và thân màu xanh nhạt hoặc xanh nâu nhạt. Có

hai vệt sáng rộng từ 2-3 kéo dài từ sau mí mắt đến hết lưng. Hai bên thân cùng màu

với lưng, có hai vệt sáng bé hơn bắt đầu từ dưới màng nhĩ đến gốc đùi. Mép màu

trắng, mép dưới có vệt đen nhạt. Mặt bụng màu trắng.

Ghi chú về sinh thái học: Sống ở ven rừng độ cao khoảng 30-70 m, bãi cỏ ven hồ,

đầm nước ngọt, vườn nhà, bờ đồng ruộng, bãi cỏ.

Phân bố: Huyện Tây Sơn, tỉnh BĐ.

16. Hylarana milleti (Smith, 1921)

Tên Việt Nam: Chàng mi-lê (Ảnh 21 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 6 (CLBH13017, CLBH13018, CLBH14012, CLBH14013,

CLBH14037, CLBH14038).

SVL: 30,8-40,6; HL: 14,05-17,41; HW: 9,5-13,83; SL: 5,45-6,96; ED: 3,98-7,17;

IOD: 3,15-4,52; TD: 3,02-4,21; ET: 0,96-3,02; FL: 19,98-25,46; HL/HW 1,25-1,47;

SL/HL 0,38-0,44; TL/SVL 0,58-0,67.

Mẫu vật mô tả: Cá thể cái CLBH14038 (SVL 42,34) và cá thể đực CLBH14013

(SVL 33,13) thu ngày 13/9/2013 tại rừng núi Vân Canh, xã Canh Liên, huyện Vân

Canh (14029’20.537’’ N, 108054’36.739’’ E, độ cao 585 m).

Mô tả: Răng lá mía xếp xiên, cách xa nhau, không chạm lỗ mũi trong; lưỡi dài, xẻ

thùy ở phía sau. Đầu dài hơn rộng (HL/HW 1,26-1,47); mõm nhọn, gờ mõm rõ,

vùng má lõm, mép miệng kéo dài đến 1/2 màng nhĩ; lỗ mũi gần mút mõm hơn mắt

(NS 2,12-3,88; EN 3,27-4,27); gian ổ mắt rộng hơn chiều rộng mí mắt trên một chút

(IOD 5,92-7,02; UEW 4,28-5,15); màng nhĩ rõ ràng, nằm gần mắt (ET 1,39-2,16);

đường kính màng nhĩ nhỏ hơn hoặc gần bằng đường kính mắt (TD/ED 0,56-0,93).

Chi trước: ngón tay tự do, chiều dài tương đối của các ngón tay: II<I<IV<III; mút

ngón tay và ngón chân phình thành đĩa. Công thức màng bơi: I2-2½II1½-3III1½-

3IV3-1V. Củ bàn trong hình bầu dục, của bàn ngoài tròn. Khớp chày cổ đạt đến

trước mắt, khớp cổ bàn đạt hay vượt quá mõm một chút. Da sần nổi những hạt nhỏ,

hai nếp da bên lưng rất rõ bắt đầu từ mép sau phía trên của mắt. Màu sắc khi sống:

Vùng má nâu sẫm từ sau mắt, đôi khi qua màng nhĩ và mờ dần về phía sau. Mép

Page 75: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

65

màu trắng kéo dài và kết thúc bằng một đốm trắng trên vai. Trên đùi, ống chân và

bàn chân có các vệt sẫm vắt ngang. Mặt bụng màu trắng sáng.

Ghi chú về sinh thái học: Gặp ở sinh cảnh ven suối nước chảy rừng thường xanh xã

Canh Liên.

Phân bố: Huyện Vân Canh, tỉnh BĐ.

17. Hylarana nigrovittata (Blyth,1856)

Tên Việt Nam: Ếch suối (Ảnh 22 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 8 (CLBH13009, CLBH13010, CLBH13011, CLBH13012,

CLBH13036, CLBH14018, CLBH14019, CLBH 14020).

SVL: 41,05-60,01; HL: 18,52-25,1; HW: 16,04-25,59; SL: 6,65-10,15; ED: 6,04-

8,16; IOD: 3,02-6,24; TD: 3,57-6,41; ET: 1,35-2,48; FL: 19,32-32,86; HL/HW 1,07-

1,24; SL/HL 0,33-0,43; TL/SVL 0,37-0,58.

Mẫu vật mô tả: Cá thể đực trưởng thành CLBH13010 (SVL 41,05) thu ngày

15/1/2014 ở rừng núi Vân Canh, xã Canh Liên, huyện Vân Canh (14029’20.539’’N,

108054’36.736’’E, độ cao 587 m) và một con cái CLBH14020 (SVL58,44) thu tại rừng

núi An Lão, xã An Hưng, huyện An Lão (14o39.033’N, 108o54.588’E, độ cao 57 m).

Mô tả: Răng lá mía ngắn, xếp xiên, không chạm nhau, cách xa lỗ mũi trong; lưỡi

dài, xẻ thùy sâu ở phía sau. Đầu dài hơn rộng một chút (HL/HW 1,10-1,24); mõm

nhọn, nhô về phía trước so với hàm dưới; lỗ mũi tròn, gần mút mõm hơn so với mắt

(NS 4,10-4,62; EN 4,24-4,65); khoảng cách gian mũi bằng gian mắt (IN 5,68-6,30;

IOD 5,64-6,24); màng nhĩ rõ, đường kính màng nhĩ bằng 2/3 hoặc gần bằng đường

kính mắt (TD 5,04-5,08; ED 6,67-8,16); Gờ da trên màng nhĩ rõ. Chi trước: ngón

tay trung bình, mút các ngón tay phình thành đĩa nhỏ; chiều dài tương đối của các

ngón tay: I<II<IV<III. Chi sau: chiều dài tương đối của các ngón chân:

I<II<IV<III<IV; Công thức màng bơi: I0-1½II0-2III0-2½IV2½-0V. Củ khớp dưới

ngón phát triển. Khớp chày-cổ đạt đến trung gian giữa mắt và mũi, khớp cổ-bàn

vượt mõm một chút. Có củ bàn ngoài. Da lưng và sườn hơi sần; nếp da bên lưng rõ,

kéo dài từ sau mắt đến gần gốc đùi; bụng nhẵn. Màu sắc khi sống: Cơ thể màu nâu

vàng nhạt ở trên lưng. Mặt dưới màu trắng hoặc màu trắng vàng. Có vệt đen từ

mõm kéo dài ra phía sau ngang qua mắt, màng nhĩ đến phía trên vai. Chi sau với các

vệt sẫm vắt ngang trên đùi, ống và cổ chân.

Ghi chú về sinh thái học: H. nigrovittata sống ở hai bên bờ và các tảng đá suối nước

chảy của rừng thường xanh của các huyện miền núi tỉnh BĐ.

Phân bố: Huyện An Lão, Hoài Ân, Canh Liên, tỉnh BĐ.

Odorrana Fei, Ye & Huang, 1991 - Giống Ếch odo

18. Odorrana banaorum Bain, Lathrop, Murphy, Orlov, and Ho, 2003

Page 76: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

66

Tên Việt Nam: Ếch ba na (Ảnh 23 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH 13032)

SVL: 79,28; HL: 30,9; HW: 28,6; SL: 14,54; ED: 10,2; IOD: 7,32; TD: 5,68; ET:

4,13; FL: 54,1; HL/HW 1,08; SL/HL 0,47; TL/SVL 0,68.

Mẫu vật mô tả: Một cá thể cái CLBH13032 thu vào ngày 7/8/2013 tại xã Ân Nghĩa,

huyện Hoài Ân, tỉnh BĐ (14018’14.985’’N, 108055’04.900’’E, độ cao 47 m).

Mô tả: Có răng lá mía. Đầu dài hơn rộng (HL/HW 1,08); mõm nhọn, nhô về phía

trước so với hàm dưới; vùng má lõm; lỗ mũi tròn, gần mút mõm hơn so với mắt

(NS 6,96; EN 8,44). Nếp gấp phía bên sườn yếu, rộng và có dạng hạt, có sọc đen

dọc theo mép của nếp gấp lưng từ sau ổ mắt tới hậu môn. Tỉ lệ ED/TD là 0,56. Chi

trước: chiều dài tương đối của các ngón tay: II<I<IV<III. Chi sau: chiều dài tương

đối của các ngón chân: I<II<III<V<IV; công thức màng bơi: I0-1/2II0-1/2III0-

1IV1-0V. Trong cồn, môi trên màu xám với những vết lốm đốm màu xám sẫm, môi

dưới xám nhẹ; lưng màu xanh, xen đốm xám; mép trên có kẽ môi, tay chân có vệt

đen vắt ngang.

Ghi chú về sinh thái học: O. Banaorum sống ở hai bên bờ và các tảng đá suối nước

chảy của rừng thường xanh. Mẫu thu được vào ban đêm.

Phân bố: Huyện Hoài Ân, tỉnh BĐ.

19. Odorrana chloronota (Günther, 1876)

Tên Việt Nam: Ếch xanh (Ảnh 24 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH12022)

SVL: 88,63; HL: 31,1; HW: 30,68; SL: 14,8; ED: 11,34; IOD: 7,5; TD: 5,42; ET:

4,18; TL: 59,98; HL/HW 1,01; SL/HL 0,47; TL/SVL 0,67.

Mẫu vật mô tả: Một cá thể cái CLBH12022 tại xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân, tỉnh

BĐ (14018’14.980’’ N, 108055’04.900’’ E, độ cao 48 m).

Mô tả: Đầu dài bằng hoặc hơn rộng một chút (HL/HW 1,01); mõm nhọn, nhô về

phía trước so với hàm dưới; vùng má lõm; lỗ mũi tròn gần mút mõm hơn so với mắt

(NS 6,4; EN 9,32); khoảng cách gian mũi gần bằng gian mắt (IN 7,85; IOD 7,50);

mắt lớn, đường kính mắt gấp 1,5 lần chiều rộng mí mắt trên; màng nhĩ rõ, bằng 0,48

đường kính mắt (TD 5,42; ED 11,34; UEW 7,57); gờ da trên màng nhĩ rõ; có răng

lá mía xếp hình chữ V, gần chạm nhau phía sau, không chạm lỗ mũi trong. Chi

trước: chi dài; chiều dài tương đối giữa các ngón tay: I=II<III<IV; ngón tay và ngón

chân có đĩa, lớn hơn 1/2 đường kính màng nhĩ; Chi sau: củ bàn chân hình bầu dục

(ML 5,06), hơi dẹp, bằng khoảng 2/3 lần chiều dài ngón chân trong, không có củ

bàn ngoài. Khớp chày-cổ vượt quá mút mõm; Công thức màng bơi: I0-0II0-0III0-

1/2IV1/2-0V. Da nhẵn; vùng màng nhĩ, hai bên sườn, mặt dưới của đùi thỉnh thoảng

Page 77: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

67

nổi hạt bé. Có nếp bên lưng yếu, phân biệt rõ lưng và bên thân. Màu sắc khi sống: Trên

đầu và lưng màu xanh, đôi khi có các đốm đen, dạng khác phía bên đầu và thân màu

nâu nhạt, đôi khi lốm đốm xanh; có kẻ môi màu trắng dọc theo môi trên. Chi màu nâu

với các vệt sẫm vắt ngang. Bụng màu trắng.

Ghi chú về sinh thái học: O. chloronota sống ở suối nước chảy trong các khu rừng

thường xanh tại tỉnh BĐ, mẫu bắt được thường bám ở các gộp đá lớn.

Phân bố: Huyện Hoài Ân, tỉnh BĐ.

20. Odorrana graminea (Boulenger, 1900)

Tên Việt Nam: Ếch g-ra-mi-ne (Ảnh 25 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 5 (CLBH14041, CLBH14042, CLBH14014, CLBH14015,

CLBH14055).

SVL: 44,43-81,22; HL: 17,98-31,8; HW: 13,31-26,84; SL: 7,04-15,1; ED: 7,43-

11,22; IOD: 3,42-7,94; TD: 3,94-6,28; ET: 1,78-3,63; TL: 29,25-58,7; HL/HW

1,18-1,37; SL/HL 0,38-0,47; TL/SVL 0,63-0,75.

Mẫu vật mô tả: Một cá thể cái CLBH14055 (SVL 81,22) thu được tại xã Ân Nghĩa,

huyện Hoài Ân (14018’14.985’’N, 108055’04.900’’E, độ cao 47 m).

Mô tả: Răng lá mía xếp xiên đến lỗ mũi trong; kẻ môi màu trắng, kéo dài từ môi

trên đến phía sau cánh tay; đầu dài hơn rộng (HL/HW 1,18); màng nhĩ tròn, rõ ràng,

tỉ lệ TD/ED là 0,57 ở con cái; phù hợp với số đo của Bain et al. 2003; đĩa ngón tay

mở rộng, chiều dài tương đối các ngón tay: II<I<IV<II; Chi sau: chiều dài tương đối

các ngón chân: I<II<III<V<IV, công thức màng bơi: I0-0II0-1/2III0-1IV1-0V. Da

trên lưng mịn, da hai bên sườn có các hạt nhỏ, yếu, da mặt bụng mịn; nếp gấp bên

lưng yếu. Màu sắc khi sống: Lưng màu xanh lá cây, thỉnh thoảng trên lưng có đốm

đen. Có kẻ môi màu trắng, chạy dọc theo mép trên, chi trước và chi sau màu nâu với

những vệt sẫm vắt ngang.

Ghi chú về sinh thái học: Loài này sống ở suối nước chảy trong các khu rừng

thường xanh tại BĐ, các mẫu bắt được thường bám ở các gộp đá lớn và trơn ở các

khe suối.

Phân bố: Huyện Hoài Ân và Vân Canh, tỉnh BĐ.

21. Odorrana morafkai (Bain, Lathrop Murphy, Orlov & Ho, 2003)

Tên Việt Nam: Ếch mo-rap-ka (Ảnh 26 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 3 (CLBH 14016, CLBH 14017, CLBH 14040)

SVL: 45,26-82,66; HL: 19,16-32,07; HW: 14,36-26,95; SL: 7,42-14,74; ED: 8,06-

11,42; IOD: 3,94-9,12; TD: 4,82-5,6; ET: 2,1-2,8; TL: 28,69-57,12; HL/HW 1,18-

1,33; SL/HL 0,38-0,45; TL/SVL 0,63-0,7.

Page 78: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

68

Mẫu vật mô tả: Một cá thể cái CLBH14016 (SVL 82,66) và một cá thể đực

CLBH14040 (SVL 44,43) thu ngày 11/01/2014, tại rừng núi xã Canh Liên, huyện

Vân Canh, (13o36’30.240’’N, 108o51’04.197’E, độ cao 545 m).

Mô tả: Đầu dài hơn rộng (HL/HW 1,18-1,33); mõm tròn, gờ mõm tù; vùng má lõm.

Mắt lớn, đường kính mắt gấp 1,61-1,64 lần chiều rộng mí mắt trên (ED 7,43-11,42;

UEW 4,61-6,97). Màng nhĩ rõ, tỉ lệ TD/ED 0,49-0,60. Lỗ mũi ở phía bên, mũi đến

mõm gần bằng mũi đến trước mắt (NS 4,05-4,06; EN 7,08-7,26). Chi trước: dài;

chiều dài tương đối các ngón tay: I=II<IV<III; ngón tay và ngón chân có đĩa, lớn

hơn 1/2 đường kính màng nhĩ; Chi sau: chiều dài tương đối của các ngón chân:

I<II<III<V<IV, màng ngón chân hoàn toàn; củ bàn chân hình bầu dục, hơi dẹp,

không có củ bàn ngoài. Khớp chày-cổ vượt quá mút mõm. Có nếp bên lưng phân

biệt rõ lưng và bên thân. Da nhẵn; vùng màng nhĩ, hai bên sườn, mặt dưới của đùi

thỉnh thoảng nổi hạt mịn. Màu sắc khi sống: trên đầu và lưng màu xanh, đôi khi có

các đốm đen; dạng khác đầu và thân màu nâu nhạt, đôi khi lốm đốm xanh nâu; có

vệt trắng dọc theo môi trên. Chi màu nâu với các vệt sẫm vắt ngang.

Ghi chú về sinh thái học: O. morafkai sống ở suối nước chảy trong các khu rừng

thường xanh, mẫu bắt được thường bám ở các gộp đá lớn; các cá thể của loài này

hoạt động vào ban đêm từ 18:00 đến 24:00.

Phân bố: Huyện Hoài Ân và Vân Canh, tỉnh BĐ.

22. Odorrana tiannanensis (Yang & Li, 1980)

Tên Việt Nam: Ếch ti-an-nan (Ảnh 27 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH 12024)

SVL: 90,36; HL: 33,11; HW: 32,75; SL: 14,78; ED: 13,78; IOD: 8,8; TD: 6,28; ET:

3,29; FL: 62,1; HL/HW 1,01; SL/HL 0,44; TL/SVL 0,68.

Mẫu vật mô tả: Một cá thể cái CLBH12024 (SVL 90,36 ) thu ngày 15/1/2012 tại

rừng núi Hoài Ân, xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân (14018’14.985’’N,

108055’04.900’’E, độ cao 47 m).

Mô tả: Răng lá mía không chạm bờ trước lỗ mũi trong, lưỡi xẻ ở sau. Đầu rộng gần

bằng dài (HL/HW 1,01); mõm tù, gờ mõm không rõ, vùng má lõm lỗ mũi ở phía

bên, nằm gần mõm hơn mắt (NS 5,73; EN 9,76); mắt khá lớn, gian ổ mắt gần bằng

chiều rộng mí mắt trên (ED 13,78; IOD 8,8; UEW 7,54); Màng nhĩ rất rõ, khoảng

gần bằng 1/2 đường kính ổ mắt (TD 6,28; ED 13,75). Chi trước: Mút các ngón tay

và chân phình rộng thành đĩa nhỏ; Chiều dài tương đối của các ngón tay

I=II<IV<III; Chi sau: Củ bàn trong dài (ML 5,92), không có củ bàn ngoài. Khớp

chày-cổ đạt hoặc vượt mút mõm; Công thức màng bơi: I0-0II0-1III1-0IV0-0V. Da

nhám, phần sau lưng, hai bên sườn, trên mí mắt nổi những hạt nhỏ; da ở cằm, họng,

Page 79: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

69

bụng và các chi nhẵn; không có nếp da bên lưng. Màu sắc khi sống: Mặt trên lưng

và hai bên sườn màu vàng nâu, thỉnh thoảng có các đốm nâu đậm hơn. Có những

vệt sẫm màu vắt ngang trên các chi. Mặt dưới màu trắng bẩn.

Ghi chú về sinh thái học: O. tiannanensis thu được đang bám trên tảng đá to ở suối

nước chảy, trong rừng thường xanh. Hoạt động vào ban đêm (mẫu thu vào lúc

20:30).

Phân bố: Huyện Hoài Ân, tỉnh BĐ.

Rhacophoridae Hoffman, 1932 - Họ Ếch cây

Polypedates Tschudi, 1838 – Giống Chẫu chàng

23. Polypedates megacephalus Hallowell, 1861

Tên Việt Nam: Ếch cây hồng kông, ếch cây đầu to (Ảnh 28 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 3 (CLBH12003, CLBH12013, CLBH13033).

SVL: 72,51-90,67; HL: 24,0-29,65; HW: 24,75-33,07; SL: 10,01-15,01; ED: 8,04-

9,95; IOD: 11,35-13,03; TD: 5,05-7,02; ET: 0,95-1,32; TL: 38,01-47,02; HL/HW

0,89-0,96; SL/HL 0,4-0,5; TL/SVL 0,51-0,55.

Mẫu vật mô tả: Cá thể cái CLBH13033 (SVL 90,67) thu ngày 15/3/2014 trong rừng

núi Hoài Ân, xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân (14018’14.980’’N, 108055’04.939’’E, độ

cao 47 m) và cá thể đực CLBH12013 (SVL 75,05) tại xã An Hảo Tây, huyện An

Lão (14029’20.53’’N, 108054’36.73’’E, độ cao 39 m).

Mô tả: Răng lá mía dài, không chạm lỗ mũi trong, xếp hình chữ V nông, không

chạm nhau. Đầu dài gần bằng rộng (HL/HW 0,89-0,96); gờ mõm rõ, vùng má hơi

lõm; lỗ mũi nằm gần sát mõm hơn mắt (NS 3,58-4,9; EN 8,58-10,98); màng nhĩ rõ,

đường kính màng nhĩ bằng 2/3-3/4 đường kính mắt (TD/ED 0,7-0,71). Chi và các

ngón dài. Chi trước: chiều dài tương đối giữa các ngón tay: I<II<IV<III; đĩa ngón

tay lớn hơn đĩa ngón chân, bằng khoảng 4/5 đường kính màng nhĩ, màng giữa các

ngón tay rất bé; Chi sau: Khớp gối và khớp khủy gối lên nhau khi gập sát thân;

chiều dài tương đối giữa các ngón chân: I<I<III<V<IV; ngón chân có màng bơi

phát triển, công thức màng bơi: I1½-2II1-2III1-3IV2-1V; củ trong bàn chân nhỏ; củ

ngoài bàn chân nhỏ tròn và phẳng. Da lưng và chân tay mịn màng; phần dưới bụng,

hai bên sườn và mặt dưới đùi có các hạt thô; không có mặt sọc lưng. Màu sắc khi

sống: dạng mẫu thu được có hoa văn hình chữ X trên lưng, hai vệt đen từ sau mắt

kéo dài qua phía trên màng nhĩ đến 1/2 thân ở mỗi bên. Bề mặt lưng màu vàng nâu

hoặc màu xám, một phần sau của đùi màu nâu đen hoặc màu nâu với những đốm

trắng lớn.

Ghi chú về sinh thái học: P. megacephalus sống ở các bụi cây thấp.

Phân bố: Huyện Hoài Ân và Tây Sơn, tỉnh BĐ.

Page 80: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

70

24. Polypedates mutus (Smith, 1940)

Tên Việt Nam: Ếch cây Mi-an-ma (Ảnh 29 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 9 (CLBH13021, CLBH13022, CLBH13023, CLBH13034,

CLBH13035, CLBH13056, CLBH13057, CLBH13058, CLBH14026).

SVL: 43,64-76,45; HL: 17,83-27,12; HW: 15,84-27,85; SL: 8,21-13,45; ED: 6,25-

9.03; IOD: 4,71-12,02; TD: 3,65-6,01; ET: 0,45-1,72; TL: 25,79-44,1; HL/HW

0,79-0,99; SL/HL 0,46-0,55; TL/SVL 0,51-0,71.

Mẫu vật mô tả: Cá thể cái CLBH13021 (SVL 52,65), cá thể đực CLBH13022 (SVL

51,06) thu ngày 3/5//2013 ở xã An Hảo Tây, huyện An Lão (14029’20.537’’N,

108054’36.739’’E, độ cao 20 m).

Mô tả: Răng lá mía, dài, không chạm lỗ mũi trong, xếp hình chữ V nông, không

chạm nhau. Đầu dài hơn rộng một chút (HL/HW 0,96-0,97); miệng rộng, mắt lớn và

lồi, vượt rõ bờ hàm khi nhìn từ trên xuống; gờ mõm rõ, vùng má hơi lõm; lỗ mũi

gần sát mõm (NS 3,26-3,8; EN 6,04-6,55); màng nhĩ rõ, đường kính màng nhĩ bằng

2/3-3/4 đường kính mắt (TD/ED 0,6-0,69). Chi và các ngón dài; mút các ngón tay

và các ngón chân có đĩa; bờ ngoài ống tay, bàn tay, ống chân, bàn chân nhẵn. Chi

trước: đĩa ngón tay lớn hơn đĩa ngón chân, bằng khoảng 4/5 đường kính màng nhĩ;

màng giữa các ngón tay rất bé; Chi sau: Củ khớp dưới ngón rõ, củ bàn trong rõ,

hình bầu dục. Khớp chày-cổ đạt tới mõm; công thức màng bơi: I1-1½II1-2III½-

2IV1¾-½V. Da trên lưng nhẵn; mặt bụng và dưới các chi có hạt nhỏ. Màu sắc khi

sống: Thân màu nâu nhạt, có khi vàng nhạt; dạng mẫu mô tả trên lưng có 4 vệt sẫm,

hai vệt ở giữa bắt đầu từ mút mõm, hai vệt hai bên bắt đầu từ trên mí mắt và mờ dần

về phía sau; phần sau đùi các đốm nhỏ.

Ghi chú về sinh thái học: P. mutus sống ở các bụi cây thấp, phân bố rộng cả đồng

bằng đến miền núi tỉnh BĐ.

Phân bố: Huyện An Lão, Hoài Ân và Vân Canh, tỉnh BĐ.

Rhacophorus Kuhl & Van Haselt, 1822 - Giống Ếch cây

25. Rhacophorus annamensis Smith, 1924

Tên Việt Nam: Ếch cây trung bộ (Ảnh 30 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 2 (CLBH 13013, CLBH 13014)

SVL: 46,53-70,52; HL: 17,21-23,55; HW: 16,95-23,43; SL: 10,02-11,96; ED: 7,27-

8,52; IOD: 5,92-8,11; TD: 3,17-4,57; ET: 0,92-1,15; FL: 28,43-38,13; HL/HW 1-

1,02; SL/HL 0,5-0,57; TL/SVL 0,54-0,61.

Page 81: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

71

Mẫu vật mô tả: Cá thể cái CLBH13014 (SVL 70,5) và cá thể đực CLBH13013

(SVL 46,5) thu ngày 3/8/2013 ở xã Canh Liên, huyện Vân Canh (14029’20.537’’N,

108054’36.739’’E, độ cao 545 m).

Mô tả: Răng lá mía tạo thành gờ mảnh, xếp ngang, không chạm nhau, chạm bờ

trước lỗ mũi trong, lưỡi hình bầu dục dài, phần gốc hẹp, phần đầu lưỡi xẻ thùy sâu.

Đầu rộng bằng hoặc hơn dài một chút (HL/HW 1,0-1,02); mõm nhọn, gờ mõm

không rõ; vùng trán hơi lõm, vùng má lõm; lỗ mũi nằm gần mõm hơn mắt (IN 4,47-

5,24; NS 5,9-7,06); mắt lớn và lồi, đường kính mắt lớn hơn gian ổ mắt và lớn hơn

chiều rộng mí mắt trên (ED 7,27-8,52; IOD 5,92-8,11; UEW 5,3-5,85); màng nhĩ rõ

ràng, nằm gần sát ổ mắt, bằng 1/2 lần hoặc lớn hơn một chút so với đường kính mắt

(TD 3,17-4,57; ED 7,27-8,52), gờ da trên màng nhĩ rõ. Chi trung bình, khớp khuỷu

và khớp gối hơi gối lên nhau khi ép sát thân. Chi trước: mút ngón tay và ngón chân

phình rộng thành đĩa; đĩa ngón tay bằng hoặc lớn hơn đường kính màng nhĩ, lớn

hơn đĩa ngón chân; chiều dài tương đối giữa các ngón tay: I <II< IV<III; công thức

màng bơi: I1-1II0-0III0-0IV0. Chi sau: Màng giữa ngón tay và ngón chân rộng,

ngón chân có màng hoàn toàn; bờ ngoài ống, cổ bàn tay và bàn chân có riềm da

mảnh, kéo dài thành nếp ở mép ngón tay và ngón chân ngoài; bờ ngoài ống chân

không có riềm da; củ bàn trong rõ, không có củ bàn ngoài. Da sần, lấm tấm các hạt

nhỏ; cằm, họng và ngực nhẵn; bụng và dưới đùi nổi các nốt sần lớn hơn trên lưng.

Màu sắc khi sống: Mặt trên đầu, lưng và các chi màu nâu, vàng nâu, hai bên sườn

sáng hơn với các đốm sẫm nhỏ. Bụng dưới màu vàng nhạt hoặc trắng bẩn. Màng

giữa các ngón chân có màu đen.

Ghi chú về sinh thái học: Mẫu thu được ở tảng đá lớn giữa dòng suối nước chảy

rừng thường xanh (đang giao phối và đẻ trứng trên tảng đá ở dòng suối).

Phân bố: Huyện Vân Canh, tỉnh BĐ.

3.2.2. Lớp bò sát

Squamata Oppel, 1811 - Bộ Có vảy

Sauria Macartney, 1803 - Phân bộ Thằn lằn

Agamidae Gray, 1827 - Họ Nhông

Physignathus Cuvier, 1829 - Giống Rồng đất

26. Physignathus cocincinus Cuvier, 1829

Tên Việt Nam: Rồng đất (Ảnh 31 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 2 (CLBH12201, CLBH14205)

Page 82: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

72

SVL 81,2-208,0; TrunkL 37,15-76,58; TL 227,39-534,0; HL 24,68-45,29; HW

11,96-36,92; HH 13,89-38,9.

Mẫu vật mô tả: Một con non (CLBH14205), thu tại xã Canh Liên, huyện Vân Canh

(13o36’30.240 N, 108o51’04.197’E, độ cao 545 m) ngày 21/01/2014.

Mô tả: SVL 81,2; đầu dài hơn rộng (HL 24,68; HW 11,96). Lỗ mũi hẹp, hướng lên

trên, cách tấm mõm từ 2-3 vảy; có 13 tấm môi trên, 12 tấm môi dưới mỗi bên. Vảy

vùng mõm rộng; vảy vùng đỉnh và trên mắt bé; vảy ở góc cằm và dưới màng nhĩ nổi

gai. Thân hơi dẹp bên (TrunkL 37,15); các vảy trên thân nhỏ, đồng dạng, nhỏ hơn

vảy ở bụng và chi; có 179 hàng vảy bao quanh thân. Hàng gai gáy và dọc sống lưng

nổi rõ. Chi trước: có 12 bản mỏng dưới ngón I, 18 bản mỏng dưới ngón IV. Chi sau:

19 bản mỏng dưới ngón I, 34 bản mỏng dưới ngón IV; có 4 lỗ đùi ở mỗi bên. Đuôi

dài và dẹp bên (TL 227,39), có gờ sắc rõ ràng; vảy dưới đuôi lớn. Màu sắc khi sống:

con non thân màu xanh pha lẫn vàng nhạt, có các vệt trắng mảnh trên lưng; họng

màu trắng đục, ngực màu vàng nhạt; mặt bụng và dưới chi trắng đục. Dạng trưởng

thành mặt trên thân có màu nâu, mặt bụng nhạt màu hơn. Đuôi với các khoanh thẫm

nhạt xen kẽ.

Ghi chú về sinh thái học: Mẫu bắt được trên cây, khoảng 21:15, bên bờ suối thuộc

rừng thường xanh.

Phân bố: Huyện Tuy Phước và Vân Canh, tỉnh BĐ.

Acanthosaura Gray, 1831 - Giống Ô rô

27. Acanthosaura capra Günther, 1861

Tên Việt Nam: Ô rô cap ra (Ảnh 32 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH 14212)

SVL 143.5; TrunkL 64,62; TL 223,2; HL 31,32; HW 24,8; HH 27,84.

Mẫu vật mô tả: Cá thể đực CLBH14212, thu tại xã Canh Liên, huyện Vân Canh

ngày 25/03/2013 (13o36’30.20 N, 108o51’04.19’E, độ cao 545 m).

Mô tả: Đầu cao dài hơn rộng (HL 31,32; HW 24,8), phủ vảy nhỏ không đều. Lỗ

mũi tròn, cách tấm mõm một vảy nhỏ. Tấm mõm rộng gấp 2 lần cao, tấm cằm rộng

dạng hình tam giác, dài hơn rộng một chút, 2-3 cặp tấm hai bên phân biệt rõ với vảy

họng. Có 13 tấm mép trên, 12 tấm mép dưới ở mỗi bên. Màng nhĩ rất rõ. Gờ má và

gờ mắt sắc; gai sau ổ mắt dài gần bằng hoặc bằng các gay gáy; gai sau màng nhĩ

nhỏ, không quá 3 mm; không có gai cổ, gai gáy và gai lưng xếp thưa, không kiên

tục; gốc các gai có các vảy cứng. Không có các hàng vảy nhô cao giữa bụng. Chi

trước: có 11 bản mỏng dưới ngón I, 22 bản mỏng dưới ngón IV; Chi sau: 10-12 bản

mỏng dưới ngón I; 27 bản mỏng dưới ngón IV. Vảy thân nhỏ, tương đối đồng đều,

có các vảy lớn có gờ xen kẻ ít và bé; vảy vùng hậu môn không đều. Màu sắc khi

Page 83: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

73

sống: thân màu xanh hoặc nâu nhạt, phần đầu vàng nhạt hoặc sáng hơn, ổ mắt

thường có màu đen hoặc sẫm màu; có một vệt từ sau mắt đến vai.

Ghi chú về sinh thái học: Mẫu thu được rừng thường xanh.

Phân bố: Huyện Vân Canh, tỉnh BĐ.

Calotes Cuvier, 1817 - Giống Nhông

28. Calotes mystaceus Duméril & Binron, 1837

Tên Việt Nam: Nhông xám (Ảnh 33 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 3 (CLBH13205, CLBH13206, CLBH13207)

SVL 31,07-54,16; TrunkL 13,02-28,54; TL 44,2-141,48; HL 6,82-14,37; HW 7,32-

11,87; HH 6,74-10,06.

Mẫu vật mô tả: Cá thể đực CLBH13207, thu tại rừng núi xã Canh Liên, huyện Vân

Canh, tỉnh BĐ ngày 25/01/2014 (13o36’30.20 N, 108o51’04.19E, độ cao 540 m).

Mô tả: SVL 54,16; đầu dài hơn rộng và cao (HL 14,37; HW 11,87; HH 10,6). Tấm

mõm rộng hơn cao. Vùng trán phẳng, vùng đỉnh lõm. Lỗ mũi thủng ở tấm mũi hình

tam giác, cách tấm mép trên một vảy, cách tấm mõm 2 vảy. Ở vùng gần mõm, trên

mắt có vảy lớn hơn ở vùng trán và vùng đỉnh. Gờ má, gờ ổ mắt sắc. Không có gai

trên ổ mắt. Trên màng nhĩ có hai gai, cao không quá 2 mm. Tấm cằm hình tam giác,

4 cặp tấm sau cằm. Có nếp gấp chéo ở phía trước vai, với vảy hạt mịn ở nếp gấp. Có

10 tấm mép trên, 11 tấm mép dưới mỗi bên. Vảy ở thân có mấu hướng ra sau, lên

trên, 58 hàng có gờ. Vảy bụng có bờ nhọn. Đuôi dài (TL 141,98). Chi trước: có 9

vảy dưới ngón I; Chi sau: 31 vảy dưới ngón IV. Màu sắc khi sống: Thân màu xám,

cằm, họng đen xám. Bụng trắng đục. Các tấm mép trên có vệt đen.

Ghi chú về sinh thái học: Mẫu thu ở rừng, thường sống ở nơi cây bụi thấp, hoạt

động ban ngày; thức ăn chủ yếu là mối, kiến.

Phân bố: Huyện Vân Canh, tỉnh BĐ.

Draco Linnaeus, 1758 - Giống Thằn lằn bay

29. Draco indochinensis Smith, 1928

Tên Việt Nam: Thằn lằn bay đông dương (Ảnh 35 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH13202)

SVL 84,22; TrunkL 44,83; TL 155,25; HL 12,83; HW 11,45; HH 8,92.

Mẫu vật mô tả: Cá thể cái CLBH13202, thu tại thị trấn Vĩnh Thạnh

(14005’52.026’’N, 108047’’10.745’’E, độ cao 42 m) vào ngày 16/2/2014; Mẫu này

đã được người dân địa phương thu tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh BĐ.

Mô tả: Đầu dài hơn rộng (HL/HW 1,12). Đầu phủ vảy nhỏ kích thước khoảng 1

mm. Họng có một túi da nhỏ, xếp xuôi xuống ngực đến ngang nách. Hai bên sườn

có màng da, phía trước của màng bắt đầu từ nách, phía sau màng phủ đến 1/3 đùi.

Page 84: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

74

Trên màng da này có các sọc mảnh màu đen xuôi theo chiều cơ thể. Vảy bụng nhỏ

xếp chồng lên nhau. Vảy trên đuôi lớn hơn những vảy trên lưng và bằng vảy trên

đầu. Cẳng chân dài hơn cánh tay một chút (CrusL 16,23; ForeL 15,12). Đuôi dài

(TL 155,25). Màu sắc khi sống: cơ thể có mặt lưng màu nâu xám và mặt bụng màu

trắng. Trên cánh có những vạch đen hình cung nằm xen với các vạch vàng nâu từ

thân vòng lên phía trước.

Ghi chú về sinh thái học: Sống ở những cây cao trong rừng thường xanh.

Phân bố: Huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh BĐ.

30. Draco maculatus (Gray, 1845)

Tên Việt Nam: Thằn lằn bay đốm, nhông cánh (Ảnh 36 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH13201)

SVL 72,7; TrunkL 73,85; TL 123,4; HL 12,75; HW 10,12; HH 8,61.

Mẫu vật mô tả: Cá thể đực CLBH13201 thu tại rừng núi xã Canh Liên, huyện Vân

Canh (13o36’30.242 N, 108o51’04.197 E, độ cao 547 m), ngày 10/05/2013.

Mô tả: Đầu nhỏ (HL/HW 1,27), lỗ mũi bên, hướng ra phía ngoài; màng nhĩ có vảy;

màng cánh của con đực thường là màu cam với nhiều điểm màu xanh. Họng có một

túi da nhỏ, bình thường xếp xuôi xuống ngực đến nách. Hai bên sườn có màng da,

phía trước của màng bắt đầu từ nách, phía sau màng phủ đến 1/2 đùi. Màng da được

nâng đỡ bởi 5 xương sườn nhỏ. Vảy bụng nhỏ xếp chồng lên nhau và nổi gờ rõ. Vảy

ở gốc đuôi và trên đuôi lớn hơn, có gờ rõ. Vảy trên lưng, đầu và cổ xếp chồng cạnh

nhau, không đều, không có gờ. Chiều dài chi sau lớn hơn dài chi trước rõ ràng

(CrusL 13,23; ForeL 11,84). Màu sắc khi sống: mặt trên màng da có màu từ da cam

đến hồng. Trên màng da và trên lưng có các đốm đen lớn nhỏ không đều. Mặt dưới

màu vàng nhạt đến xám nhạt.

Ghi chú về sinh thái học: thường sống ở cây cao, ở rừng thường xanh.

Phân bố: Huyện Vân Canh, tỉnh BĐ.

Leiolepididae Fitzinger, 1843 - Họ Nhông cát

Leiolepis Cuvier, 1829 - Giống Nhông cát

31. Leiolepis guentherpetersi Darevsky & Kupriyanova, 1993

Tên Việt Nam: Nhông cát sọc (Ảnh 38 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH14222)

SVL 126,3; TrunkL 62,12; TL 245,48; HL 23,41; HW 17,88; HH 18,26.

Mẫu vật mô tả: Một cá thể CLBH14222, thu tại thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh

Thạnh (14005’52.026’’N, 108047’10.746’’E, độ cao 41,5 m), vào ngày 01/05/2014.

Mô tả: Đầu dài hơn rộng (HL/HW 1,3), chiều rộng gần bằng chiều cao đầu (HW

17,88; HH 18,26). Có 9 vảy môi trên và 10 vảy môi dưới mỗi bên. Thân dẹp theo

Page 85: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

75

hướng lưng bụng. Không có mào lưng và gai trên đầu. Vảy ở bụng và giữa lưng

nhỏ. Có 23 lỗ đùi ở mỗi bên. Chi trước: có 16 bản mỏng dưới ngón thứ IV. Chi sau:

có 43 bản mỏng dưới ngón chân thứ IV. Cẳng chân dài hơn cánh tay (CrusL 13,23;

ForeL 11,84). Màu sắc khi sống: mặt trên màng da có màu từ da cam đến hồng. Có

2 sọc vàng chạy từ sau tai đến gốc đùi. Phần thân có các chấm ô van màu vàng viền

ngoài màu vàng nhạt xếp xen kẽ hình mạng lưới.

Ghi chú về sinh thái học: Sống ở khu vực có cát ven đồi, núi. Sống ở hang và ẩn

mình dưới đất.

Phân bố: Huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh BĐ.

Gekkonidae Gray, 1825 - Họ Tắc kè

Cytodactylus Gray, 1827 - Giống Thạch sùng ngón

32. Cyrtodactylus pseudoquadrivirgatus Rösler, Vu, Nguyen, Ngom & Ziegler, 2008

Tên Việt Nam: Thạch sùng ngón giả bốn vạch (Ảnh 39 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 3 (CLBH13203, CLBH13020, CLBH14230)

SVL 71-79,5; TrunkL 30,1-35,5; TL 83,5-98,6; HL 16,1-17; HW 15,0-16,1; HH

8,5-10,5.

Mẫu vật mô tả: Cá thể đực CLBH13203 và cá thể cái CLBH13220 thu tại rừng núi

xã Canh Liên, huyện Vân Canh (13o36’3.240 N, 108o51’04.19’E, độ cao 547 m), vào

ngày 27/01/2014.

Mô tả: SVL 79,5 ở con đực, SVL 79,3 ở con cái; đầu rộng, hơi dẹp, phân biệt với

cổ (HL 16,1-16,8 , HW 16,5-16,6 , HH 8,75-10,5). Tấm mõm rộng bằng hai lần cao,

có rãnh hình chữ Y ở phía trên. Tấm cằm hình tam giác; có hai cặp tấm sau cằm,

cặp thứ nhất lớn, tiếp xúc nhau, cặp thứ hai bé hơn, bằng 1/2 lần cặp thứ nhất, phân

cách nhau bởi hai vảy nhỏ. Có một tấm gian mũi nằm giữa hai tấm trên mũi, 2 tấm

sau mũi. Thân gần tròn, nếp da thân hẹp, bụng phẳng. Cẳng chân dài hơn cánh tay

khá rõ (CrusL 13,25-14,9; ForeL 11,1-11,62). Mặt trên đầu thân phủ các hạt nhỏ

đồng dạng, có các củ lớn xen kẽ (kích thước 0,4-0,5). Màu sắc khi sống: thân màu

nâu sáng, có các đốm nâu sẫm trên đầu, băng hoặc vạch ở trên lưng, các băng ở cổ

gián đoạn; chi với các vạch hẹp, đuôi với các băng sáng tối xen kẻ.

Ghi chú về sinh thái học: Các mẫu thu được ở khe đá bên bờ suối.

Phân bố: Huyện Hoài Ân và Canh Liên, tỉnh BĐ.

Hemidactylus Oken, 1817 - Giống Thạch sùng

33. Hemidactylus bowringii (Gray, 1845)

Tên Việt Nam: Thạch sùng bau-ring (Ảnh 41 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 2 (CLBH14228, CLBH14229)

Page 86: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

76

SVL 48,71-50,2; TrunkL 19,1-24,1; TL 39,19-34,20; HL 11,07-12,03; HW 9,4-

10,06; HH 13,89-38,9.

Mẫu vật mô tả: Cá thể đực CLBH14228, thu tại xã Diêu Trì, huyện Tuy Phước

(13o47’54.059 N, 109o08’13.048’E, độ cao 17 m), vào ngày 21/01/2014.

Mô tả: SVL 48,71; đầu lớn (HL 11,55; HW 9,42; HH 6,56), mút mõm tù, dài mõm-

mắt lớn hơn khoảng cách giữa mắt-tai (SnEye 7,08; EyeEar 4,77); lỗ mũi ở giữa

tấm mõm, tấm mép trên thứ nhất và một vài vảy nhỏ hơn. Trên đầu phủ vảy dạng

hạt nhỏ, lớn hơn các vảy trên mõm; trên lưng với những vảy to, nhỏ không đều,

không có củ; vảy bụng tròn, nhẵn, xếp gối lên nhau. Đuôi dẹp, không có mấu; mặt

trên phủ vảy nhỏ đồng dạng, mặt dưới có một hàng vảy ở giữa mở rộng. Chi trước:

có 5 bản mỏng dưới ngón I, 9 bản mỏng dưới ngón IV; Chi sau: có 6 bản mỏng

dưới ngón I, 7 bản mỏng dưới ngón IV. Có 15 lỗ đùi mỗi bên. Màu sắc khi sống:

Thân màu xám. Mặt bụng màu trắng.

Ghi chú về sinh thái học: Sống trong các bức tường nhà gần dân cư, ăn chủ yếu côn

trùng.

Phân bố: Huyện Phù Cát và Tuy Phước, tỉnh BĐ.

34. Hemidactylus garnotii Duméril &Bibron, 1836

Tên Việt Nam: Thạch sùng ga-not (Ảnh 43 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH14227)

SVL 31.32; TrunkL 13,10; TL 33,36; HL 7,90; HW 6,40; HH 4,20.

Mẫu vật mô tả: Cá thể đực CLBH14227, mẫu thu tại Cát Tiến, huyện Phù Cát ngày

23/01/2014, gần tọa độ 13056’45.132’’N, 109012’09.374’’E, độ cao 15 m.

Mô tả: Đầu lớn (HL 7,91; HW 6,43; HH 4,18), mút mõm tù, dài mõm-mắt lớn hơn

khoảng cách giữa mắt-tai (SnEye 5,13; EyeEar 3,66); lỗ mũi ở giữa tấm mõm. Lỗ

tai bé, gần tròn, đường kính không quá 1/2 lần đường kính mắt (EarL 1,87; OrbD

4,28). Có 11 tấm mép trên, 10 tấm mép dưới ở mỗi bên. Tấm cằm gần có hình tam

giác, dài hơn 2 lần các tấm mép bên cạnh; 2 cặp tấm sau cằm, cặp thứ nhất tiếp xúc

nhau, cặp thứ 2 (bên ngoài) bé hơn; vảy vùng họng dạng hạt phẳng; tấm mõm rộng

bằng cao. Đuôi dẹp mạnh, sắc, có răng cưa ở hai bên, phía trên phủ các vảy nhỏ

đồng dạng, mặt dưới phẳng với những vảy lớn xếp gối lên nhau và một hàng vảy

ngang mở rộng ở giữa đùi. Màu sắc khi sống: thân màu nâu xám với các đốm hoặc

vết không rõ ràng, thường có những điểm nhỏ màu trắng; có vạch tối dọc theo hai

bên đầu. Mặt bụng màu trắng.

Ghi chú về sinh thái học: Sống trong các bức tường nhà gần dân cư, ăn chủ yếu

côn trùng.

Phân bố: Huyện Phù Cát, tỉnh BĐ.

Page 87: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

77

Scincidae Opell, 1811 - Họ Thằn lằn bóng

Eutropis Fitzinger, 1843 - Giống Thằn lằn bóng

35. Eutropis macularia (Blyth, 1853)

Tên Việt Nam: Thằn lằn bóng đốm (Ảnh 46 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 2 (CLBH14202, CLBH14208)

SVL 65,0-69,2; TrunkL 31,52-32,42; TL 80,34-108,58; HL 12,48-14,58; HW 9,67-

10,92; HH 7,27-8,56.

Mẫu vật mô tả: Cá thể cái CLBH14202, thu tại xã An Hảo Tây, huyện An Lão

(14029’12.270’’N, 108054’36.793’’E, độ cao 18 m), vào ngày 9/03/2014.

Mô tả: Đầu ít phân biệt cổ, dài hơn rộng (HL/HW 1,33), phủ vảy đối xứng. Mõm

tù, tấm mõm dài gấp hai lần cao. Lỗ mũi nằm giữa tấm mũi, cao gần bằng chiều

rộng tấm mũi; hai tấm trên mũi cách nhau bởi tấm tráng mũi. Có một cặp hay một

tấm gáy rộng gần bằng chiều rộng tấm đỉnh, có gờ rõ. Có 2 tấm má; 4 tấm trên ổ

mắt; 4 hay 5 tấm trên mi mắt. Có hai vảy trước-dưới ổ mắt, 5 vảy sau ổ mắt; 6-7

tấm mép dưới ở mỗi bên, tấm thứ 5 dài nhất, nằm ngay dưới - giữa ổ mắt. Vảy vùng

thái dương tương đối đồng đều, có gờ. Màng nhĩ sâu, cao hơn dài một chút. Vảy

thân tương đối đồng đều, xếp lên nhau theo kiểu ngói lợp từ trước ra sau. Vảy trên

lưng có 5 gờ rõ (đôi khi có 7 gờ); các hàng vảy phía bên có gờ yếu hơn, vảy bụng

nhẵn. Có 34 hàng vảy bao quanh giữa thân kể cả vảy bụng. Chi trước: bản mỏng dưới

ngón nhẵn; có 6 bản mỏng dưới ngón I, 13 bản mỏng dưới ngón IV; chi sau: 8 bản

mỏng dưới ngón I, 17 bản mỏng dưới ngón IV chi sau. Màu sắc khi sống: thân màu

xám, nâu nhạt hoặc đen nhạt, đôi khi pha lẫn màu xanh. Họng thường có màu da cam

ở những con đực. Hai bên thân xen lẫn các vệt trắng hẹp hoặc các đốm trắng.

Ghi chú về sinh thái học: Sống ở kẽ đá, thân cây gỗ hoặc trong các thảm mục rừng,

nơi không rậm rạp trong rừng; Hoạt động vào ban ngày; thức ăn chủ yếu là côn

trùng nhỏ.

Phân bố: Huyện miền núi tỉnh BĐ.

Lipinia Gray, 1845 - Giống Thằn lằn vạch

36. Lipinia vittigera (Boulenger, 1894)

Tên Việt Nam: Thằn lằn vạch (Ảnh 48 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH14203)

SVL 24,88; TrunkL 14,44; TL 52,06; HL 9,06; HW 4,19; HH 3,78.

Mẫu vật mô tả: Cá thể cái CLBH14203, thu thập tại xã Canh Liên, huyện Vân Canh

(13o36’30.240 N, 108o51’04.197’E, độ cao 544 m), vào ngày 27/01/2014.

Mô tả: Cơ thể có kích thước nhỏ (SVL 24,88); đầu dài (HL/HW 2,16); thân dài,

mảnh (TrunkL 14,44). Có 2 tấm trên mũi không chạm nhau nhưng chạm tấm sau

Page 88: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

78

mũi. Tấm trước trán chạm với tấm má. Tấm trán-mũi dài bằng khoảng cách từ

má đến mút mõm. Tấm trán rộng bằng tấm đỉnh nhưng ngắn hơn tấm gian đỉnh.

Có 11 tấm môi trên mỗi bên, tấm thứ năm lớn nhất và 11 tấm môi dưới mỗi bên.

Tấm mõm rộng, tấm cằm hẹp. Cẳng chân dài hơn cánh tay một chút (CrusL 4,52;

ForeL 3,82). Đuôi rất dài (TL 52,06). Màu sắc khi sống: thân màu xám đen. Môi

mõm và mặt bụng màu trắng đục. Trên lưng có 3 sọc trắng lớn và rõ chạy từ

mõm đến sau lỗ huyệt.

Ghi chú về sinh thái học: Chưa biết.

Phân bố: Huyện Vân Canh, tỉnh BĐ.

Scincella Mittleman, 1950 - Giống Thằn lằn cổ

37. Scincella rufocaudata (Darevsky & Nguyen Van Sang, 1983)

Tên Việt Nam: Thằn lằn đuôi đỏ (Ảnh 49 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH13208)

SVL 37,85; TrunkL 18,25; TL 20,27 (đuôi cụt); HL 6,32; HW 4,75; HH 3,55.

Mẫu vật mô tả: Cá thể cái CLBH13208, thu tại xã Canh Liên (gần Làng Cát), huyện

Vân Canh (13o36’30.240 N, 108o51’04.197’E, độ cao 545 m), vào ngày 27/01/2014.

Mô tả: Kích thước nhỏ (SVL 37,85). Đầu dầu dài hơn rộng (HL/HW 1,33); có 7

tấm môi trên, 6 tấm môi dưới mỗi bên; Mí mắt dưới có vảy lớn; Lỗ mũi nằm giữa

hai tấm mũi; 2 tấm mũi không tiếp xúc nhau. Tấm trán dài gấp 2 lần đường nối giữa

tấm trán-đỉnh. Các ngón tay và chân nhỏ, tự do, đầu mỗi ngón có vuốt. Thân gồm

nhiều vảy nhỏ, bóng, bao quanh thân; có 32 hàng vảy quanh thân, 8 hàng vảy ngang

lưng. Màu sắc khi sống: Vảy trên đầu, đuôi, tứ chi có màu vàng nâu đỏ. Hai bên

hông có nhiều đốm đen nối nhau, chạy dọc từ sau tai đến đuôi. Lưng có 1 hàng đốm

đen chạy dọc giữa lưng. Phần bụng, họng, mặt dưới tứ chi màu trắng.

Ghi chú về sinh thái học: Chưa biết.

Phân bố: Huyện Vân Canh, tỉnh BĐ.

Bàn luận: Vảy trước trán của mẫu này tiếp xúc nhau (khá hiếm gặp ở loài S.

rufocaudata). Những năm gần đây, loài này đã đổi tên giống thành Scincella và

nhiều tác giả đổi đuôi -tus thành -ta.

Varanidae Gray, 1827 - Họ Kỳ đà

Varanus Merrem, 1820 - Giống Kỳ đà

38. Varanus nebulosus (Gray, 1831)

Tên Việt Nam: Kỳ đà vân (Ảnh 50 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH14210)

SVL 455; TrunkL 209; TL 465; HL 65,5; HW 35,2; HH 31,5.

Mẫu vật mô tả: Cá thể đực CLBH14210, thu thập tại xã Canh Liên, huyện Vân

Canh (13o36’30.240 N, 108o51’04.197’E, độ cao 545 m), vào ngày 27/01/2014.

Page 89: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

79

Mô tả: SVL 455,5; đầu dài hơn rộng (HL/HW 1,86), cao đầu gần bằng rộng đầu

(HW/HH 1,1), mõm dài, xấp xỉ bằng một nửa chiều dài đầu; lỗ mũi chỉ hơi gần mắt

hơn tới chóp mõm. Có 30 tấm môi trên và 31 tấm môi dưới mỗi bên. Tấm mõm cao

hơn rộng. Lỗ mũi hình ô van gần mút mõm, cách các tấm môi trên 3 hàng vảy. Tấm

cằm nhỏ, bằng tấm mõm. Tai gần bằng mắt khi mở, có nếp gấp sau tai. Lưỡi dài và

nhọn. Cơ thể có kích thước lớn, thân dài (TrunkL 209). Đuôi dài (TL 465). Màu sắc

khi sống: thân có màu vàng xám, rải rác có các đốm vàng nhỏ, ở lưng có nhiều vết

xám to xếp theo chiều ngang, những vết này không rõ ở đuôi.

Ghi chú về sinh thái học: Sống trong hang, hốc đá hoặc đám rễ cây trong rừng, leo

trèo, bơi giỏi; ăn sâu bọ, thằn lằn, chim, thú nhỏ.

Phân bố: Miền núi của huyện An Lão, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Vân Canh,

tỉnh BĐ.

39. Varanus salvator (Laurenti, 1768)

Tên Việt Nam: Kỳ đà hoa (Ảnh 51 - Phụ lục 6).

Mẫu vật mô tả:Một cá thể non CLBH13221, mẫu này không đo được các chỉ tiêu

hình thái vì lý do cá nhân; ảnh mẫu chụp tại thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh

(14006’11.230’’N, 108046’39.465’’E, độ cao 96 m), vào ngày 31/7/2013.

Mô tả: Dựa vào ảnh chụp. Lỗ mũi hình ô van gần mút mõm. Màng nhỉ gần bằng

mắt khi mở, có nếp gấp sau màng nhỉ. Vảy trên đầu to nhỏ không đều. Lưỡi dài

mảnh, đầu lưỡi chẻ đôi. Đuôi có dạng hình tam giác, có gờ sắc. Màu sắc khi sống:

Cá thể non có lưng màu đen với những vết vàng nhỏ và to hình tròn xếp theo hàng

ngang. Cằm và bên dưới cổ có các vân ngang hình gấp khúc, chạm các tấm mép

trên và có màu nâu xám. Bên dưới các chi màu vàng xám.

Ghi chú về sinh thái học: Sống ở các vực nước ở trong rừng; bơi giỏi; ăn cá, thân

mềm, thằn lằn, chim, chuột.

Phân bố ở Việt Nam: Huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh BĐ.

Anguidae Gray, 1825 - Họ Thằn lằn không chân

Dopasia Daudin, 1803 - Giống Thắn lằn rắn

40. Dopasia sokolovi Darevsky & Nguven, 1983

Tên Việt Nam: Thằn lằn rắn so-ko-lop (Ảnh 52 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 3 (CLBH14204, CLBH14209, CLBH14211)

SVL 89,5-144,6; TL 161,35-323,30; HL 11,59-17,10; HW 7,5-11,37; HH 6,51-10,8.

Mẫu vật mô tả: Một cá thể trưởng thành CLBH14211, thu tại xã Canh Liên, huyện

Vân Canh (13o36’30.249’’N, 108o51’04.196’’E, độ cao 540 m), vào ngày 6/5/2014.

Mô tả: SVL 89,5; đầu dài hơn rộng (HL/HW 1,54) và dẹp (HH/HW 0,87); mõm

rộng, kéo dài ra phía sau vượt quá ổ mắt. Tấm mõm rộng hơn cao. Tấm trán dài hơn

Page 90: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

80

rộng, hai tấm trước trán chạm nhau sau tấm trán mũi. Tấm mũi cách tấm trán mũi 3

vảy bé. Tấm cằm bé, rộng hơn tấm mép dưới đầu tiên một chút; hai tấm sau cằm lẻ,

tấm đầu tiên bé, rộng hơn tấm mép dưới đầu tiên một chút. Thân hơi dẹp theo

hướng trên dưới; gờ trên vảy thân rõ tạo thành gờ nổi liên tục trên lưng và đuôi. Vảy

ở cằm, bụng và họng nhẵn, bóng; có 8 hàng vảy ngang bụng; 94 hàng vảy dọc bụng;

12 hàng vảy dưới đuôi có gờ, cũng tạo thành gờ nổi liên tục phía dưới đuôi; xương

cột sống (từ đốt cổ đến di tích xương chân sau) 46 đốt. Không chi. Màu sắc khi sống:

thân màu nâu nhạt, sẫm hơn ở trên đầu và dọc giữa lưng. Có các vệt sẫm ngang lưng,

rõ ở phần trước của thân và mờ dần về phía sau. Có hai sọc nâu sẫm ngang lưng. Mặt

dưới sẫm màu hơn, có 2 sọc nâu sẫm ở hai bên của bụng kéo dài tới hậu môn.

Ghi chú về sinh thái học: Các cá thể loài này thường bò trườn trên mặt đất hay thảm

thực vật của rừng thường xanh, chúng thường sống nơi ẩm ướt.

Phân bố: Huyện Vân Canh, tỉnh BĐ.

Serpentes Linnaeus, 1758 - Phân bộ Rắn

Pythongidae Fitzinger, 1826 - Họ Trăn

Python Daudin, 1803 – Giống Trăn

41. Python molurus (Linnaeus, 1758)

Tên Việt Nam: Trăn đất, Trăn vàng, trăn mốc (Ảnh 53 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH14333) và một mẫu vật được chúng tôi chụp ảnh

kí hiệu là CLBH13309 (ở huyện Hoài Ân).

SVL: 2250; TL: 310; HL: 87; VENT: 266; SUBC: 50 kép; DOR1: 62; DOR2: 73;

DOR3: 60

Mẫu vật mô tả: Một cá thể đực CLBH14333, thu tại rừng núi xã Vĩnh Hảo, huyện

Vĩnh Thạnh (14° 6'50.59"N, 108°46'29.91"E, độ cao 87 m), vào ngày 27/01/2014.

Mô tả: Đầu nhỏ, dài, phân biệt rõ với cổ. Mắt nhỏ, con ngươi hình elíp thẳng đứng.

Có 11 tấm mép trên, tấm thứ nhất và thứ hai có hố lõm, 19 tấm mép dưới, hai tấm

đầu tiên chạm tấm sau cằm thứ nhất. Hàng vảy thân 62:73:60 nhẵn, 266 vảy bụng,

50 vảy dưới đuôi, kép. Vảy hậu môn nguyên. Có di tích chi sau ở hai bên lỗ hậu

môn. Cơ thể lớn. Đuôi dài (TL 310). Màu sắc trong khi sống: Đầu màu nâu, có vệt

nâu đen hình mũi mác rộng ở sau, một vệt đen khác từ mũi chạy qua mắt đến vùng

thái dương, một vệt dưới mắt. Cằm màu vàng sáng. Mặt lưng màu nâu xám, trên

lưng có các đường trắng nhạt hay vàng nhạt nối với nhau thành hình mạng lưới, nổi

lên trên nền xám đen.

Ghi chú về sinh thái học: Trăn đất sống ở cây bụi, rừng thứ sinh hay ven các rừng

già và các thung lũng có cây cỏ rậm rạp. Thường lợi dụng các hang hốc tự nhiên để

sinh sống. Thức ăn chủ yếu là chim, thú và BS.

Page 91: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

81

Phân bố: Huyện Hoài Ân và Vĩnh Thạnh, tỉnh BĐ.

Xenopeltidae Bonaparte, 1845 - Họ Rắn mống

Xenopeltis Reinwardt, 1827 - Giống Rắn mống

42. Xenopeltis unicolor (Reinwardt, 1827)

Tên Việt Nam: Rắn mống, rắn hổ hành (Ảnh 55 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 3 (CLBH 12303,CLBH14301, CLBH14330)

SVL: 343-677; TL: 174-194; VENT: 174-194; SUBC: 27-29 kép; DOR1: 15;

DOR2: 15; DOR3: 6.

Mẫu vật mô tả: Một cá thể cái CLBH14301 thu được tại thị trấn Bồng Sơn, huyện

Hoài Nhơn (14025’32’’N 109000’50’’E, độ cao 7 m), vào ngày 27/07/2014.

Mô tả: Đầu dẹp ít phân biệt rõ với cổ (HW 19,71; HH 15,58). Hai tấm mũi chạm

nhau. Lỗ mũi nằm ở mặt trên của đầu, ở giữa 2 tấm mũi. Tấm mõm rộng gần bằng

hai lần cao; hai tấm gian mũi nhỏ. Môi dưới 8 tấm, có 3 tấm đầu tiên tiếp giáp tấm

sau cằm nhỏ. Vảy thân: 15:15:15, xếp thẳng hàng. 179 tấm bụng; 28 tấm dưới đuôi,

kép; tấm hậu môn kép. Màu sắc khi sống: Thân màu nâu đen nhạt dần ra hai bên

sườn, bụng màu trắng. Cứ 2 hàng vảy thân cách một hàng vảy bụng có màu nâu đỏ

viền trắng nhỏ xung quanh vảy tạo thành 3 sọc chạy dọc sườn. Vảy bụng dài ngang

qua bụng, có gốc vảy viền màu nâu đen nhạt và nhỏ ở gốc mỗi vảy. Môi trên, họng

và bụng màu trắng. Rắn trưởng thành đầu có màu đen hoàn toàn.

Ghi chú về sinh thái học: Sống ở hang hốc, đất mềm, xốp gần rãnh nước, ao, đầm.

Ăn các loài BS, LC. Hoạt động chủ yếu vào ban đêm.

Phân bố: Huyện An Lão, thành phố Quy Nhơn và thị xã Hoài Nhơn, tỉnh BĐ.

Columbridae Oppel, 1811 - Họ rắn nước

Chrysopelea Schlegel, 1826– Giống Rắn cườm

43. Chrysopelea ornata (Shaw, 1802)

Tên Việt Nam: Rắn cườm (Ảnh 58 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH14306)

SVL: 496; TL: 251; VENT: 240; SUBC: 132 kép; DOR1: 17; DOR2: 13; DOR3: 5.

Mẫu vật mô tả: Một cá thể cái CLBH14306 thu được tại thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện

Vĩnh Thạnh (14005’52.35’’N, 108047’10.74’’E, độ cao 47m).

Mô tả: Đầu phân biệt rõ với cổ. Mắt lớn, con ngươi tròn. Tấm mõm rộng hơn cao,

thấy ở mặt trên; hai tấm gian mũi dài sấp xỉ bằng 2 tấm trước trán. Tấm trán dài hơn

rộng, dài hơn khoảng cách từ nó tới mút mõm. Có 2 tấm đỉnh; 1 tấm má nhỏ dài; 1

tấm trước mắt, có hay không tiếp giáp tấm trán; 2 tấm sau mắt. Tấm thái dương

2+2. Có 10 tấm môi trên mỗi bên, tấm thứ 4 và 5 chạm mắt, tấm thứ 5 cao nhất, tấm

thứ 7 lớn nhất; 11 tấm mép dưới ở mỗi bên sườn. Vảy thân: 17:15:13, xếp xiên. Có

Page 92: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

82

240 tấm bụng; 132 tấm dưới đuôi kép; tấm hậu môn chia. Màu sắc khi sống: Đầu

xám đen có 5 đường vàng nhạt xen với 5 hàng chấm vàng nhạt chạy ngang. Môi và

họng vàng rất nhạt, có hàng chấm xám ở mỗi bên tấm bụng.

Ghi chú về sinh thái học: Rắn sống trên cây, gặp ở vườn trồng cây ăn quả; leo trèo

giỏi; ăn chủ yếu là các loài chim, thú nhỏ, thằn lằn đôi khi cả LC; hoạt động ban

ngày.

Phân bố: Huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh BĐ.

Bàn luận: Số vảy môi trên của mẫu là 10 tấm và môi dưới là 11 tấm khác với mô tả

của Nguyễn Văn Sáng (2007) môi trên 9 tấm và môi dưới 10 tấm.

Coelognathus Fitzinger, 1843 - Giống Rắn sọc

44. Coelognathus flavolineatus (Schlegel, 1837)

Tên Việt Nam: Rắn sọc vàng (Ảnh 59 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH 12331)

SVL: 972; TL: 269; VENT: 211; SUBC: 99 kép; DOR1: 19; DOR2: 19; DOR3: 6.

Mẫu vật mô tả: Một cá thể đực CLBH 12331 thu được tại vùng rừng xã Canh Liên,

huyện Vân Canh (13o36’30.240 N, 108o51’04.197’E, độ cao 545 m) vào ngày

27/8/2012.

Mô tả: Đầu phân biệt với cổ. Tấm mõm cao xấp xỉ bằng rộng, thấy rõ ở mặt trên;

tấm trán dài bằng khoảng cách từ nó tới tấm mõm. Mắt trung bình (ED 5,91), con

ngươi tròn; tấm mũi kép, 1 tấm má; 1 tấm trước mắt; 2 tấm sau mắt nhỏ; 2+2 tấm

thái dương. Môi trên 9 tấm, tấm thứ 4,5,6 tiếp xúc với mắt, tấm thứ 8 lớn nhất; tấm

thứ 6 tiếp giáp với tấm thái dương trước trên. Môi dưới 9 tấm, có 5 tấm tiếp giáp

tấm sau cằm trước, tấm thứ 6 lớn nhất; 2 đôi tấm sau cằm lớn, dài xấp xỉ nhau. Vảy

thân 19:19:17 hàng có gờ rõ, rõ nhất ở trên lưng, mờ dần ở hàng vảy ngoài cùng;

211 tấm bụng; tấm hậu môn đơn; 99 tấm dưới đuôi kép. Màu sắc khi sống: Trên đầu

xám nhạt. Môi trên và dưới, họng trắng đục. Từ mắt có hai vệt xám đen: 1 vệt từ

mắt qua nơi tiếp giáp của tấm môi thứ 5 và 6 xuống môi dưới chạy xiên tới cổ tới

hàng vảy thân ngoài cùng và tấm bụng thứ 9 thì hết. Từ cổ tới giữa thân có một

đường vàng chạy dọc hàng vảy thân thứ 9-11; hàng vảy thân 7-8 xám đen, từ đây có

hàng vệt xám đen cách đều nhau chạy tới 1/4 tấm bụng; từ quá nữa thân tới mút

đuôi màu xám.

Ghi chú về sinh thái học: Rắn sống ở rừng núi.

Phân bố: Huyện Vân Canh, tỉnh BĐ.

Dendrelaphis Boulenger, 1890 - Giống Rắn leo cây

45. Dendrelaphis pictus (Gmelin, 1789)

Tên Việt Nam: Rắn leo cây thường (Ảnh 61 - Phụ lục 6).

Page 93: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

83

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH14304)

SVL: 416; TL: 230; VENT: 174; SUBC: 136 kép; DOR1: 15; DOR2: 13; DOR3: 4.

Mẫu vật mô tả: Một cá thể non CLBH14304, thu được tại vùng rừng xã An Nghĩa,

huyện An Lão (13037’12.25’’N, 10805’45.60’’E, độ cao 49 m), vào ngày 3/7/2014.

Mô tả: Đầu phân biệt rõ với cổ. Mắt lớn, con ngươi tròn. Lỗ mũi ở tấm mũi chia.

Đường nối 2 tấm gian mũi ngắn hơn đường nối 2 tấm trước trán. Tấm thái dương

2+2, hàng phía trước gồm 1 vảy bé ở phía trên không tiếp xúc với hàng thứ hai, tấm

ở dưới lớn. Có 9 tấm mép trên, một phần nhỏ tấm thứ 4, tấm thứ 5 và tấm thứ 6

chạm mắt; 10 tấm mép dưới mỗi bên, cặp đầu tiên chạm nhau sau tấm cằm, 2 cặp

tấm sau cằm, cặp thứ nhất ngắn, tiếp xúc nhau và tiếp xúc với 5 tấm mép dưới ở

mỗi bên; cặp thứ hai dài hơn, tiếp xúc nhau ở phần trước, phần sau phân cách bởi 2

vảy họng, phía bên tiếp xúc với tấm mép dưới thứ 5 và thứ 6. Thân mảnh và dài. Có

15:15:13 hàng vảy thân, xếp thành hàng xiên, hàng vảy sống lưng hình 6 góc, lớn

hơn các vảy bên cạnh; 174 vảy bụng; 136 hàng vảy dưới đuôi, kép. Vảy bụng và

vảy dưới đuôi có khuyết rất rõ ở hai bên. Tấm hậu môn chia. Màu sắc khi sống:

Thân màu xanh đen, hai bên thân có đường trắng hay vàng nhạt chạy dọc sườn. Có

vệt đen rõ từ má ngang qua mắt đến thái dương. Mõm, cằm và các tấm mép trên

màu hồng. Bụng màu xanh sẫm, dưới đuôi xanh đen. Các vảy viền trắng.

Ghi chú về sinh thái học: Rắn sống ở trên cây và trên mặt đất ở rừng núi, ven rừng

hoặc sa van cây bụi; di chuyển rất nhanh.

Phân bố: Huyện An Lão, tỉnh BĐ.

Lycodon Boie, 1826 - Giống Rắn khuyết

46. Lycodon laoensis Günther, 1864

Tên Việt Nam: Rắn khuyết lào (Ảnh 62 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH 14335)

SVL: 470; TL: 90.2; VENT: 188; SUBC: 136 kép; DOR1: 17; DOR2: 17; DOR3: 8

Mẫu vật mô tả: Một cá thể cái CLBH14335 thu tại tại xã An Hảo Trung, huyện An

Lão (14029’12.270’’N, 108054’36.793’’E, độ cao 18 m), vào ngày 17/3/2014.

Mô tả: Phần mõm dẹt. Tấm mõm rộng hơn cao, thấy rõ ở mặt trên; 2 tấm gian mũi;

2 tấm trước trán; 1 tấm trán và 2 tấm đỉnh lớn. Lỗ mũi ở giữa tấm mũi chia 2 mà

phần trước lớn hơn phần sau. 1 tấm má, dài hơn rộng hai lần, chỉ tiếp giáp một phần

nhỏ với tấm gian mũi, không tiếp giáp mắt. Mắt nhỏ; 1 tấm trước mắt lớn, tiếp giáp

tấm trán; không có tấm dưới mắt; 2 tấm sau mắt ; 2+3 tấm thái dương. Môi trên 9

tấm, tấm 3,4,5 tiếp giáp với mắt. Môi dưới 10 tấm, có 4 tấm tiếp giáp tấm sau cằm

trước; 2 đôi tấm sau cằm, đôi sau ngắn hơn đôi trước. Vảy thân nhẵn, 17:17:15

hàng. 188 tấm bụng, tấm hậu môn chia, 64 tấm dưới đuôi kép. Màu sắc khi sống:

Page 94: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

84

Trên đầu màu xám hay đen hoặc xanh đen, có một vòng trắng hay vàng rất nhạt

chạy ngang sau đầu từ sau tấm đỉnh tới hàng thái dương thứ hai. Bên cổ, môi và

họng màu trắng hay vàng rất nhạt. Trên thân và đuôi có những khoanh trắng xen

những khoanh đen, các khoanh trắng rất hẹp so với những khoanh đen. Bụng và

dưới đuôi trắng bẩn.

Ghi chú về sinh thái học: Rắn ăn thằn lằn nhỏ, đôi khi ăn LC (theo Campden Main,

1970).

Phân bố: Huyện An Lão, tỉnh BĐ.

Oligodon Boie, 1827 – Giống Rắn khiếm

47. Oligodon mouhoti (Boulenger, 1914)

Tên Việt Nam: Rắn khiếm mau-hô-ti (Ảnh 63 - Phụ lục 6).

Mẫu vật phân tích hình thái: 2 (CLBH14309, CLBH14331)

SVL: 271-315; TL: 44,3-51; VENT: 154-160; SUBC: 32-37 kép; DOR1: 17;

DOR2: 17; DOR3: 8.

Mẫu vật mô tả: Hai cá thể trưởng thành CLBH14309 và CLBH14331 thu được tại

vùng rừng An Lão huyện An Lão (14029’12.28’’N, 108054’36.79’’E, độ cao 20 m),

vào ngày 25/5/2014.

Mô tả: Đầu không phân biệt rõ với cổ. Lỗ mũi ở giữa, hai tấm mũi chia; tấm dưới

mắt nhỏ, hai tấm sau mắt, 3 tấm thái dương (1+2). Môi trên 8 tấm, môi dưới 7 tấm

mỗi bên. Vảy thân 17:17:15 hàng; tấm bụng: 154-160; tấm hậu môn nguyên; tấm

dưới đuôi 32-37. Màu sắc khi sống: Trên đầu nâu nhạt, một sọc sẫm dưới mắt và

một sọc dưới thái dương chạy xiên ra sau. Bốn tấm môi trên đầu tiên có những

chấm sẫm thành sọc bên môi. Trên đuôi có 2 chấm đen. Bụng màu hồng có những

vệt nâu sẫm hình chữ nhật.

Ghi chú về sinh thái học: Chưa biết.

Phân bố: Huyện An Lão, tỉnh BĐ.

Ptyas Fitzinger, 1843 - Giống Rắn ráo

48. Ptyas mucosa (Linnaeus, 1758)

Tên Việt Nam: Rắn ráo trâu (Ảnh 65 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 2 (CLBH 12304, CLBH14334)

SVL: 1273-1460; TL: 420; VENT: 191-196; SUBC: 116-120 kép; DOR1: 19;

DOR2: 19; DOR3: 7.

Mẫu vật mô tả: Một cá thể đực CLBH14334 thu tại vùng rừng xã Vĩnh Hảo, huyện

Vĩnh Thạnh (14° 6'50.59"N, 108°46'29.91"E, độ cao 87 m), ngày 15/01/2014.

Mô tả: Tấm mõm rộng hơn cao, 2 tấm gian mũi ngắn hơn 2 tấm trước trán; 1 tấm

trán dài bằng khoảng cách từ nó đến đầu mõm, dài bằng hay hơi ngắn hơn 2 tấm

Page 95: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

85

đỉnh; 3 tấm má (1 trước, 2 sau); 1 tấm trước mắt; 1 tấm dưới mắt nhỏ ở dưới tấm

trước mắt; 2 tấm sau mắt; 2+2 tấm thái dương. Môi trên 8 tấm, tấm thứ 4, 5 tiếp giáp

mắt. Môi dưới 10 tấm, có 5 tấm tiếp giáp tấm sau cằm trước; 2 đôi tấm cằm mà tấm

trước ngắn hơn tấm sau. Vảy thân 19:19:17 hàng, những hàng ở tấm giữa lưng có gờ

rõ dần về cuối thân và trên đuôi; 191 tấm bụng; tấm hậu môn chia; 120 tấm dưới đuôi

kép. Màu sắc khi sống: Đầu xám nâu, có những vệt xám đen to, gấp khúc chạy

ngang; tấm môi trên và dưới có viền đen. Bụng trắng đục hay vàng nhạt; những tấm

bụng ở gần cổ và những tấm dưới đuôi có một đường xám đen chạy ngang qua chỗ

tiếp giáp hai tấm.

Ghi chú về sinh thái học: Sử dụng hang hốc tự nhiên, gò đống ở đồng bằng để sống.

Thức ăn chủ yếu là chuột, LC.

Phân bố: Huyện Vĩnh Thạnh và thị xã An Nhơn, tỉnh BĐ.

Homalopsidea Bonaparte, 1845 - Họ Rắn ri cá

Enhydris Sonnini & Latreille, 1802 - Giống Rắn bồng

49. Enhydris enhydris (Schneider, 1799)

Tên Việt Nam: Rắn bông súng (Ảnh 66 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH13308)

SVL: 325; TL: 45; VENT: 156; SUBC: 64 kép; DOR1: 19; DOR2: 19; DOR3: 7

Mẫu vật mô tả: Một con cái CLBH13308, thu tại xã Nhơn Khánh, thị xã An Nhơn

(13o53’02.75’’N, 109o06’51.62’’E, độ cao 15 m), vào ngày 15/03/2013.

Mô tả: Tấm mõm có chiều rộng lớn hơn chiều cao, thấy ở mặt trên; 1 tấm gian mũi,

tiếp giáp với tấm má; 2 tấm trước trán nhỏ; tấm trán dài xấp xỉ bằng khoảng cách từ

nó tới đầu mõm; 2 tấm đỉnh lớn; tấm mũi lớn, tiếp giáp nhau sau tấm mõm, chia

một phần; 1 tấm má; 1 tấm trước mắt; 2 tấm sau mắt; 1+2+3 tấm thái dương. Môi

trên 9 tấm; có 4 tấm tiếp giáp với tấm sau cằm trước; tấm cằm rất lớn; 2 đôi tấm sau

cằm mà tấm sau hẹp và dài hơn tấm trước, cách nhau bởi 2 hàng vảy nhỏ. Vảy thân

21:21:19 hàng; 156 tấm bụng; tấm hậu môn chia; 64 tấm dưới đuôi kép. Màu sắc

khi sống: trên đầu, lưng và đuôi xám rất nhạt hơi hồng. Từ gáy có 2 vệt sáng chạy

tới cổ. Lưng và đuôi xám. Họng vàng nhạt có những vệt màu hồng, mảnh, chạy dọc.

Bụng kể cả hàng vảy thân thứ 1 và 2 vàng nhạt, có 3 vệt đỏ chạy dọc tới mút đuôi.

Ghi chú về sinh thái học: Rắn sống trong nước hồ, ăn cá non.

Phân bố: Thị xã An Nhơn, tỉnh BĐ.

50. Enhydris innominata (Morice, 1875)

Tên Việt Nam: Rắn bồng không tên, hổ sậy, hổ lác (Ảnh 67 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH 13321)

SVL: 337; TL: 73,2; VENT: 108; SUBC: 45 kép; DOR1: 23; DOR2: 21; DOR3: 19.

Page 96: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

86

Mẫu vật mô tả: Một cá thể cái CLBH13321 thu ở Chợ Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn

(14025’32’’N 109000’50’’E, độ cao 7 m), vào ngày 5/5/2013.

Mô tả: Tấm mõm có chiều rộng lớn hơn chiều cao; tấm gian mũi nguyên (1 tấm),

có chiều rộng xấp xỉ bằng 2 lần chiều dài, tiếp giáp với tấm má; 2 tấm trước trán;

tấm trán có chiều dài lớn hơn chiều rộng, dài bằng khoảng cách từ nó đến đầu mõm;

2 tấm đỉnh; 1 tấm má nhỏ; 1 tấm trước mắt lớn, không tiếp giáp với tấm trán; 2 tấm

sau mắt; 1+2 tấm thái dương. Môi trên 8 tấm, tấm thứ 4 tiếp giáp mắt. Môi dưới 10,

có 4 tấm tiếp giáp tấm sau cằm trước; 2 đôi tấm sau cằm mà đôi trước dài hơn đôi

sau. Vảy thân 23:21:19; 108 tấm bụng; 45 tấm dưới đuôi kép, tấm hậu môn chia.

Màu sắc khi sống: Trên đầu xám. Ở môi có những vệt vàng chạy từ môi trên qua

môi dưới. Lưng xám hay xám đen, có 39 vệt xám ở thân, 18 vệt ở đuôi màu vàng

chạy hướng sườn bụng, mở rộng ở mặt bụng.

Ghi chú về sinh thái học: Chưa biết.

Phân bố: Huyện Hoài Nhơn, tỉnh BĐ.

51. Enhydris subtaeniata (Bourret, 1937)

Tên Việt Nam: Rắn bồng mê kông, rắn bù lịch (Ảnh 69 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 2 (CLBH14311, CLBH14312)

SVL: 267-291; TL: 49-56; VENT: 141-143; SUBC: 46-54 kép; DOR1: 23; DOR2:

21; DOR3: 11.

Mẫu vật mô tả: Hai cá thể trưởng thành CLBH14311, CLBH14312 thu tại xã An

Hảo Trung, huyện An Lão (14029’12.270’’N, 108054’36.793’’E, độ cao 18 m), vào

ngày 8/5/2014.

Mô tả: Đầu hơi dẹt (HH/HW 0,77-0,84), phân biệt rõ với cổ. Lỗ mũi có nếp da che,

nằm ở phía trên đầu. Tấm đỉnh phát triển. Tấm trán dài hơn rộng (dài/rộng bằng 1,4

lần). Mắt nhỏ, lỗ mắt tròn bằng 0,19 lần chiều dài đầu (ED 2,09-2,19 và HL 11-11,5).

Tấm mõm có chiều rộng lớn hơn chiều cao, khó thấy ở mặt trên; tấm gian mũi

nguyên, tiếp giáp với tấm má; tấm má hình vuông; 1 tấm trước mắt lớn, không tiếp

giáp tấm trán; 2 tấm sau mắt; tấm thái dương 1+2+3. Môi trên 8 tấm, tấm thứ 4 tiếp

giáp mắt. Môi dưới 10 tấm, có 4 tấm tiếp giáp tấm sau cằm trước; 2 đôi tấm sau

cằm mà tấm sau ngắn và hẹp hơn tấm trước. Vảy thân 23:21:11 hàng; 141-143 tấm

bụng; 46-54 tấm dưới đuôi kép; tấm hậu môn chia. Màu sắc khi sống: mặt lưng màu

ô liu có những tấm sẫm. Lưng màu đen xen một số đốm thẫm màu xám hình thoi.

Mặt bụng màu gạch, có 3 đường vảy đen chạy xuống tận mút đuôi.

Ghi chú về sinh thái học: Sống trong các vực nước đầm, ao, ruộng; ăn chủ yếu cá.

Phân bố: Huyện An Lão, tỉnh BĐ.

Myrrophis Kumar, Sanders, George & Murphy, 2012 - Giống Rắn bồng

Page 97: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

87

52. Myrrophis bennetti (Gray 1842)

Tên Việt Nam: Rắn bồng ven biển (Ảnh 70 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH14308)

SVL: 272; TL: 59; VENT: 154; SUBC: 58 kép; DOR1: 23; DOR2: 23; DOR3: 8.

Mẫu vật mô tả: CLBH14308 thu được tại thị trấn Bồng Sơn, Hoài Nhơn

(14025’32’’N 109000’50’’E, độ cao 7 m), vào ngày 6/3/2014.

Mô tả: Tấm mõm rộng hơn cao; 1 tấm gian mũi nhỏ, 2 tấm trước trán; 1 tấm trán

dài bằng hay hơn một chút so với khoảng cách từ nó đến đầu mõm; 2 tấm đỉnh bình

thường; tấm mũi chia 1 nửa; 1 tấm má không tiếp giáp tấm gian mũi; 1 tấm trước

mắt; 1+2+3 tấm thái dương. Môi trên 7 tấm, tấm thứ 4 tiếp giáp mắt. Môi dưới 10

tấm, có 4 tấm tiếp giáp tấm sau cằm trước; 2 đôi tấm sau cằm mà tấm trước dài và

lớn hơn tấm sau. Vảy thân 22:21:16 hàng, nhẵn; 151 tấm bụng; 48 tấm dưới đuôi,

kép; tấm hậu môn chia. Màu sắc khi sống: Từ đỉnh đầu có 1 dải đen nhỏ chạy đến

cổ, mỗi bên có một dải mảnh hơn chạy từ trước mắt đến cổ. Môi trên và môi dưới,

họng trắng đục hơi hồng. Lưng xám xanh có những vệt xám đen xếp so le nhau qua

sống lưng. Bên sườn có một đường đỏ nhạt chạy dọc theo hàng. Vảy thân thứ 2, đôi

khi cả hàng vảy thân thứ nhất. Bụng trắng đục hơi vàng, có các vệt xám đen chạy

qua nơi tiếp giáp hai tấm bụng.

Ghi chú về sinh thái học: Rắn sống ở những chỗ bùn, cát lầy lội vùng ven biển; ăn

chủ yếu cá nhỏ.

Phân bố: Huyện Hoài Nhơn, tỉnh BĐ.

Bàn luận: Tên khoa học loài này là Enhydris bennettii (Nguyen et al., 2009) và đến

năm 2012 được đổi tên Myrrophis bennettii (Kumar et al., 2012).

Lamprophiidae Fitzinger, 1843 - Họ Rắn hổ đất

Psammodynastes Günther, 1858 - Giống Rắn hổ đất

53. Psammodynastes pulverulentus (Boie, 1827)

Tên Việt Nam: Rắn hổ đất nâu (Ảnh 71 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 2 (CLBH 13304, CLBH14337)

SVL: 179,6-316,7; TL: 45,12-76,45; VENT: 160-175; SUBC: 64-67 kép; DOR1:

17; DOR2: 17; DOR3: 6

Mẫu vật mô tả: Một cá thể cái CLBH14337 thu được tại vùng rừng xã Canh Liên,

huyện Vân Canh (13o36’30.27’’N, 108o51’04.197’’E, độ cao 545 m), vào ngày

27/01/2014.

Mô tả: Tấm mõm rộng hơn cao, khó thấy ở mặt trên; 2 tấm gian mũi ngắn hơn 2

tấm trước trán; tấm trán dài hơn gấp 2 lần rộng (tấm trán: dài 6,56; rộng 2,98), hẹp

hơn tấm trên mắt, dài hơn nhiều so với khoảng cách từ nó tới đầu mõm; 2 tấm đỉnh;

Page 98: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

88

1 tấm má, 1 hay 2 tấm trước mắt; 2-4 tấm sau mắt; 1+2+3 tấm thái dương. Môi trên

8 tấm, tấm 3,4,5 tiếp giáp mắt. Môi dưới 9 tấm, có 3 tấm tiếp giáp tấm sau cằm trước;

3 đôi tấm sau cằm, đôi sau cùng dài hơn cả. Vảy thân 17:17:15 hàng; 160 tấm bụng;

tấm hậu môn nguyên; 64 tấm dưới đuôi kép. Màu sắc khi sống: Trên đầu có 5 sọc

xám đen chạy dọc từ mõm tới cổ. Môi dưới đôi khi có những tấm sáng nhỏ. Lưng nâu

có những vệt xám nhạt chạy ngang, đôi khi không theo một dạng nào cả. Bụng nhạt

màu hơn lưng, có một hàng chấm sáng nhỏ chạy dọc gần sát hàng vảy thân.

Ghi chú về sinh thái học: Rắn sống ở rừng núi cao, trên cây hay mặt đất. Hoạt động

cả ngày và đêm.

Phân bố: Huyện Vân Canh, tỉnh BĐ.

Natricidea Bonaparte, 1838 - Họ Rắn sãi

Hebius Thompson, 1913- Giống Rắn sãi

54. Hebius boulengeri (Linnaeus, 1758)

Tên Việt Nam: Rắn sãi thường (Ảnh 72 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 2 (CLBH13307, CLBH14329).

SVL: 372,7-421,3; TL: 103-116; VENT: 142-148; SUBC: 77-78 kép; DOR1: 19;

DOR2: 19; DOR3: 6.

Mẫu vật mô tả: CLBH13307 thu được tại hồ nước xã An Hảo Tây, huyện An Lão

(14029’12.27’’N, 108054’36.79’’E, độ cao 21 m), vào ngày 7/6/2013.

Mô tả: Cơ thể có kích thước nhỏ. Đầu thuôn dài (HL 18,68), phân biệt rõ với cổ.

Mõm tròn, tấm mõm rộng gấp 2 lần cao. Mắt trung bình (ED 3,48), con ngươi tròn.

Lỗ mũi tròn, ở giữa tấm mũi chia. Tấm gian mũi bé ở phần trước, dài bằng 2 tấm

trước trán. Tấm trán lớn hơn tấm trên ổ mắt, dài gấp 2 lần rộng, dài hơn khoảng

cách từ nó đến mút mõm. Có 1 tấm má bé, dài hơn cao một chút, phía trên tiếp xúc

với tấm trước trán; 1 tấm trước ổ mắt, dài gấp 2 lần rộng, dài hơn khoảng cách từ nó

đến mút mõm. Có một tấm má bé, dài hơn cao một chút, phía trên tiếp xúc với tấm

trước trán; 1 tấm trước ổ mắt cao và hẹp ở phần dưới; 3 tấm sau ổ mắt. Tấm thái

dương 1+1+1. Có 8 tấm mép trên ở mỗi bên, tấm thứ 3, 4 và 5 chặm mắt; 10 tấm

mép dưới mỗi bên, cặp tấm đầu tiên chạm nhau sau tấm cằm hình tam giác, tấm

cằm rộng hơn dài, chiều rộng tấm cằm bé hơn chiều rộng tấm mõm. Có 2 cặp tấm

sau cằm, cặp thứ nhất tiếp xúc nhau và tiếp xúc với 5 tấm mép dưới mỗi bên; cặp

thứ 2 dài hơn, phân cách nhau bởi các hàng vày họng. Vảy thân 19:19:6 hàng có gờ,

trừ hai hàng ngoài cùng nhẵn; 142 vảy bụng; 78 vảy dưới đuôi, kép. Tấm hậu môn

chia. Màu sắc khi sống: Mặt trên màu xám hơi nâu, gáy có vệt nâu hình chữ V có

đỉnh hướng về sau. Trung gian giữa các tấm mép trên có các vệt đen ngang chiều

rộng các vệt khoảng 1,5 vảy, rộng hơn khoảng cách giữa 2 vệt, mặt bụng trắng.

Page 99: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

89

Ghi chú về sinh thái học: Mẫu bắt được vào tháng 6 và tháng 7 (hoạt động mạnh

vào mùa khô), mẫu thu được chân ruộng và bãi cỏ rậm gần hồ nước cạn; thức ăn

chủ yếu là các loài LC.

Phân bố: Huyện An Lão, tỉnh BĐ.

55. Hebius leucomystax (David, Bain, Nguyen, Orlov, Vogel, Vu & Ziegler, 2007)

Tên Việt Nam: Rắn sãi mép trắng (Ảnh 73 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH14335)

SVL: 470; TL: 90.2; VENT: 188; SUBC: 136 kép; DOR1: 19; DOR2: 17; DOR3: 8.

Mẫu vật mô tả: Một cá thể cái CLBH14335 thu được tại vùng rừng xã Canh Liên,

huyện Vân Canh (13036’30.241’’N, 108051’04.198’’E, độ cao 500 m), vào ngày

27/08/2014.

Mô tả: Đầu thuôn dài, hơi phân biệt với cổ. Mắt trung bình, con ngươi tròn. Lỗ mũi

nằm giữa tấm mũi chia. Tấm thái dương 1+1+2; Có 9 tấm môi trên ở mỗi bên, tấm

thứ 4,5,6 chạm mắt, tấm thứ 7 rộng nhất; 10 tấm môi dưới, có 2 cặp tấm sau cằm;

cặp thứ nhất tiếp xúc với 5 tấm mép dưới, cặp thứ 2 dài hơn cặp thứ nhất. Vảy thân

19:19:17 hàng, có gờ, hàng ngoài cùng nhẵn; 158 tấm bụng, 112 tấm dưới đuôi.

Màu sắc khi sống: Sọc trắng rộng từ tấm mõm dọc theo mép trên và vòng ra sau

gáy. Có các chấm rộng bằng 1/2 vảy chạy dọc 2 bên thân. Mặt dưới màu trắng.

Ghi chú về sinh thái học: Rắn sống ở vùng rừng núi, độ cao trên 450 m, bên cạnh

các con suối nhỏ ở trong rừng.

Phân bố: Huyện Vân Canh, tỉnh BĐ.

Bàn luận: Tên khoa học trước đây là Amphiesma leucomystax và được đổi tên

giống, tên khoa học có hiệu lực là Hebius leucomystax (Guo et al., 2014).

Rhabdophis Fitzingger, 1843 - Giống Rắn hoa quả

56. Rhabdophis nuchalis (Boulenger, 1891)

Tên Việt Nam: Rắn hoa cỏ gáy (Ảnh 74 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH 13306)

SVL: 780; TL: 310; VENT: 140; SUBC: 79 kép; DOR1: 219; DOR2: 21; DOR3: 6

Mẫu vật mô tả: thu được tại thị xã Hoài Nhơn, huyện An Nhơn (13053’49.91’’N,

109002’36.44’’E, độ cao 30 m), ngày 7/3/2013.

Mô tả: Đầu ngắn, phân biệt với cổ. Tấm mõm rộng hơn cao; 2 tấm gian mũi dài gần

bằng 2 tấm trước trán; tấm trán dài xấp xỉ bằng khoảng cách từ nó đến đầu mõm; 2

tấm đỉnh; 1 tấm má; 1 tấm trước mắt; 3 tấm sau mắt; 1+2 tấm thái dương. Môi trên

6 tấm, tấm thứ 3, 4 tiếp giáp mắt. Môi dưới 8 tấm, có 4 tấm tiếp giáp tấm sau cằm

trước; 2 đôi tấm sau cằm, tấm trước ngắn hơn tấm sau, 2 tấm sau cách nhau bởi 1-2

tấm nhỏ. Một rãnh dọc gáy rõ. Vảy thân 17:17:15 hàng hơi có gờ, những hàng ngoài

Page 100: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

90

cùng nhẵn; 146 tấm bụng; tấm hậu môn chia hai; 56 tấm dưới đuôi, kép. Màu sắc

khi sống: Đầu màu ô liu, có 2 vệt đen: 1 vệt từ mắt tới môi trên, 1 vệt chạy qua nơi

tiếp giáp hai tấm môi trên sau cùng. Lưng màu nâu xám, gần cổ màu đỏ. Bụng có

màu sáng hơn ở lưng.

Ghi chú về sinh thái học: Chưa biết.

Phân bố: Thị xã An Nhơn, tỉnh BĐ.

57. Rhabdophis subminiatus (Schlegel, 1837)

Tên Việt Nam: Rắn hoa quả nhỏ (Ảnh 75 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH13302)

SVL: 721; TL: 45 (đuôi cụt); VENT: 161; DOR1: 19; DOR2: 19.

Mẫu vật mô tả: Một cá thể đực CLBH13302, thu tại xã An Hảo Tây, huyện An Lão

(14029’12.270’’N, 108054’36.793’’E, độ cao 20 m) vào ngày 3/7/2013.

Mô tả: Đầu thuôn dài (HL/HW 1,53), phân biệt rõ với cổ. Lỗ mũi tròn, nằm giữa

tấm mũi chia, đường nối giữa hai tấm gian mũi gần bằng đường nối giữa hai tấm

trước trán. Tấm trán dài hơn rộng (tấm trán: dài 6,98; rộng 5,88), nhỏ hơn tấm đỉnh,

ngắn hơn khoảng cách từ đó đến mút mõm. Có 1 tấm má dài hơn cao hơn một chút,

nằm trên tấm mép trên thứ hai, phía trên tiếp xúc với tấm trước trán; một tấm trước

mắt cao và hẹp, 3 tấm sau mắt. Tấm thái dương 2+2. Có 8 tấm mép trên ở mỗi bên.

Vảy thân 19 hàng có gờ trừ hàng vảy ngoài cùng nhẵn; 161vảy bụng; vảy dưới đuôi

13 kép (đuôi cụt). Tấm hậu môn chia. Màu sắc khi sống: Thân màu xanh đen hoặc

xám đen, phần đầu sẩm màu hơn. Nữa trước của thân thường có các vân đen không

đều giữa trên lưng và hai bên thân. Mép trắng. Gáy có vòng đen; phần cổ có màu

vàng nhạt và nâu đỏ nhạt; cằm và họng màu trắng nhạt.

Ghi chú về sinh thái học: mẫu bắt gặp ở bãi cỏ, cây bụi ở ven rừng; hoạt động vào

ban ngày; ăn chủ yếu LC.

Phân bố: Huyện An Lão, tỉnh BĐ.

Pareatidea Romer, 1956 - Họ Rắn hổ mây

Pareas Wagler, 1930- Giống Rắn hổ mây

58. Pareas hamptoni (Boulenger, 1905)

Tên Việt Nam: Rắn hổ mây ham-ton (Ảnh 77 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH14307)

SVL: 389; TL: 134; VENT: 176; SUBC: 82 kép; DOR1: 15; DOR2: 15; DOR3: 8

Mẫu vật mô tả: Một cá thể non CLBH14307, thu tại rừng núi Canh Liên, huyện Vân

Canh (13036’30.241’’N, 108051’04.198’’E, độ cao 545 m), vào ngày 27/08/2014.

Mô tả: Tấm mõm rộng bằng hay hơn cao một ít; 2 tấm gian mũi; 2 tấm trước trán

tiếp giáp mắt; 2 tấm đỉnh; 1 tấm má; 2 tấm trước mắt; 1 tấm dưới mắt dài; 2+2 tấm

Page 101: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

91

thái dương; môi trên 7 tấm không tiếp giáp với mắt; tấm cuối cùng lớn và dài; môi

dưới 8 tấm, có 4 tấm đầu tiên tiếp giáp tấm sau cằm trước; 3 đôi tấm sau cằm lớn.

Vảy thân 15:15:15 hàng, hàng vảy sống lưng lớn hơn vảy bên; 186 tấm bụng; tấm

hậu môn đơn; đuôi ngắn, nhọn, 72 tấm dưới đuôi kép. Màu sắc khi sống: Lưng nâu

hay vàng nhạt có những vệt màu đen nhạt theo chiều lưng-bụng ở sườn hoặc ở

những dải chạy ngang thân không theo hình dạng nào cả. Bụng vàng nhạt lốm đốm

nâu hay những vết màu đen rõ ít hay nhiều.

Ghi chú về sinh thái học: Rắn sống ở trong rừng, cá thể đang quấn trên nhánh cây nhỏ, con

vật hoạt động rất chậm. Mẫu thu được khi trời đang mưa, vào ban đêm lúc 20:30.

Phân bố: Huyện Vân Canh, tỉnh BĐ.

Elapidae Boie, 1826 - Họ Rắn hổ

Bungarus Daudin, 1803 - Giống Rắn cạp nia

59. Bungarus fasciatus (Schneider, 1801)

Tên Việt Nam: Rắn cạp nia nam (Ảnh 78 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH 12308) và một mẫu chụp ảnh tại xã Ân Nghĩa,

huyện Hoài Ân.

SVL: 1031; TL: 109; VENT: 224; SUBC: 33 kép; DOR1: 15; DOR2: 15; DOR3: 9

Mẫu vật mô tả: Một cá thể trưởng thành CLBH 12308 thu tại xã An Nhơn, thị xã

An Nhơn 13053’49.914’’N, 109002’36.443’’E, độ cao 31 m), ngày 15/7/2012.

Mô tả: Đầu phân biệt với cổ. Mắt cỡ trung bình, con ngươi hình tròn (ED 2,15).

Đường nối 2 tấm trước trán dài gấp hai lần đường nối giữa hai tấm gian mũi. Tấm

trán ngắn hơn tấm đỉnh và dài bằng khoảng cách từ nó đến mút mõm. Mũi giữa hai

tấm mũi. Không có tấm má. Một tấm trước mắt và 2 tấm sau mắt. Tấm thái dương

1+2. Có 7 tấm môi trên, tấm 1 và 2 chạm tấm mũi, tấm 3 và 4 chạm mắt; 7 tấm môi

dưới, 3 tấm môi dưới đầu tiên chạm tấm sau cằm thứ nhất. Sống lưng gồ cao, thân

có 15:15:15 hàng vảy. Vảy sống lưng hình lục giác, to hơn vảy bên. Có 224 hàng

vảy bụng và 33 hàng vảy đuôi, đơn. Tấm huyệt nguyên. Mút đuôi tù. Màu sắc khi

sống: Đầu màu nâu đen, phần bên nhạt màu hơn. Có 22 khoang đen từ cổ đến lỗ

huyệt và 4 khoanh đen sau lỗ huyệt đến đuôi. Những khoanh đen xen kẽ với khoanh

màu vàng nâu. Ở mặt bụng, cứ 6 hàng vảy bụng trắng xen kẽ với 5 hàng vảy bụng

đen. Phần đuôi cứ 5 vảy đuôi trắng xen kẽ với 4 vảy đuôi đen. Môi trên trắng có vệt

màu đen sẫm. Môi dưới và cằm trắng.

Ghi chú về sinh thái học: Đây là loài rắn độc; rắn ăn chủ yếu các loài rắn độc.

Phân bố: Huyện Hoài Ân và thị xã An Nhơn, tỉnh BĐ.

Naja Laurenti, 1768 – Giống Rắn hổ mang

Page 102: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

92

60. Naja atra Cantor, 1842

Tên Việt Nam: Rắn hổ mang trung quốc (Ảnh 79 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH14326)

SVL: 1410; TL: 240; VENT: 189; SUBC: 51 kép; DOR1: 25; DOR2: 21; DOR3: 8

Mẫu vật mô tả: Một cá thể trưởng thành CLBH14326 thu tại rừng núi Vĩnh Thạnh,

xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh (14006’11.230’’N, 108046’39.465’’E, độ cao 106

m), vào ngày 24/6/2014.

Mô tả: Đầu ít phân biệt với cổ. Đường nối 2 tấm trước trán dài hơn đường nối của 2

tấm gian mũi. Tấm trán có hình ngũ giác, ngắn hơn khoảng cách từ nó đến mút

mõm (dài tấm trán 5,4; khoảng cách từ mép trước tấm trán đến mõm: 15,88). Lỗ

mũi ở giữa hai tấm mũi. Không có tấm má. Mắt cỡ trung bình, con ngươi hình tròn.

Có một tấm trước mắt, 3 tấm sau mắt. Tấm thái dương 2+3, có 2 tấm đỉnh lớn,

chiều dài bằng 1,5 chiều rộng. Có 7 tấm môi trên, tấm 1, 2 và 3 chạm tấm mũi, tấm

thứ 3 và 4 chạm mắt. Có 9 tấm môi dưới, giữa hai tấm môi dưới thứ 4 và thứ 5 có 1

tấm vảy nhỏ; 4 tấm môi dưới đầu tiên chạm tấm sau cằm thứ nhất. Tấm mõm (rộng

12,28; cao 6,78) hình tim lõm về phía miệng; tấm cằm (cao 4,18; đáy 7,58) hình tam

giác có đỉnh quay xuống và chiều cao bằng 0,43 rộng. Có 25:21:15 hàng vảy thân,

nhẵn, xếp xiên. Phần cuối mỗi vảy có viền màu đậm hơn phần còn lại của vảy. Thân

màu vàng nâu, bụng màu trắng sữa. Có 185 vảy bụng và 41 vảy đuôi, kép. Tấm huyệt

nguyên.

Ghi chú về sinh thái học: Rắn sống hang hốc tự nhiên; ăn chuột, thằn lằn, cóc nhái

và rắn khác.

Phân bố: Huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh BĐ.

61. Naja kaouthia Lesson, 1831

Tên Việt Nam: Rắn hổ mang một mắt kính (Ảnh 80 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH 13301)

SVL: 780; TL: 150; VENT: 190; SUBC: 49 kép; DOR1: 21; DOR2: 21; DOR3: 8

Mẫu vật mô tả: Một cá thể cái CLBH 13301 thu tại rừng núi An Lão (14o39.03’N,

108o54.58’E, độ cao 57 m) vào ngày 23/7/2013.

Mô tả: Đầu ít phân biệt với cổ. Đường nối 2 tấm trước trán dài hơn đường nối của 2

tấm gian mũi. Tấm trán có hình ngũ giác, ngắn hơn khoảng cách từ nó đến mút

mõm (dài tấm trán 7,76; khoảng cách từ mép trước tấm trán đến mõm: 9,82). Lỗ

mũi ở giữa hai tấm mũi. Không có tấm má. Mắt cỡ trung bình (ED 4,62), con ngươi

hình tròn. Có một tấm trước mắt, 3 tấm sau mắt. Tấm thái dương 2+3, có 2 tấm đỉnh

lớn, chiều dài bằng 1,5 chiều rộng (tấm đỉnh: dài 12,39; rộng 7,54). Có 7 tấm môi

trên, tấm 1, 2 và 3 chạm tấm mũi, tấm thứ 3 và 4 chạm mắt. Có 9 tấm môi dưới,

Page 103: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

93

phía trên hai tấm môi dưới thứ 4 và thứ 5 có 1 tấm vảy nhỏ, 4 tấm môi dưới đầu tiên

chạm tấm sau cằm thứ nhất. Tấm mõm hình tim lõm về phía miệng (rộng 8,6; cao

3,77), tấm cằm hình tam giác có đỉnh quay xuống và có chiều cao bằng 0,43 (cao

3,16; rộng 5,45) đáy. Vảy thân 26:21:15 hàng, nhẵn, xếp xiên. Thân màu đen nâu,

bụng màu trắng sữa. Có 190 vảy bụng và 49 vảy đuôi, kép. Tấm huyệt nguyên.

Ghi chú về sinh thái học: Đây là loài rắn độc.

Phân bố: Huyện An Lão, tỉnh BĐ.

Ophiophagus Günther, 1846 - Giống Rắn hổ chúa

62. Ophiophagus hannah (Cantor, 1836)

Tên Việt Nam: Rắn hổ chúa (Ảnh 81 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH14325)

SVL: 1031; TL: 109; VENT: 242; SUBC: 99 (10 vảy đơn + 89 vảy kép); DOR1:

19; DOR2: 15; DOR3: 4

Mẫu vật mô tả: Một mẫu CLBH14325 thu tại thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh

Thạnh (14005’52.32’’N, 108047’10.84’’E, độ cao 60 m); Mẫu này được người dân địa

phương bắt được ở rừng núi Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh độ cao trên 100 m.

Mô tả: Cơ thể lớn. Đầu hình bầu dục, dẹt, 2 tấm gian mũi nhỏ, 2 tấm trước trán lớn, 1

tấm trán. Tấm trước mắt cách tấm gian mũi bởi tấm trước trán, 3 tấm sau mắt. Tấm thái

dương 2+1, lớn. Môi trên 7 tấm, tấm thứ 3, 4 tiếp xúc với mắt; môi dưới 6 tấm, 4 tấm

đầu tiên tiếp giáp tấm sau cằm trước. Vảy thân 19:15:15 hàng, có 242 tấm bụng, tấm hậu

môn nguyên; đuôi có 10 tấm đơn và 89 tấm kép. Màu sắc khi sống: Đầu lưng màu nâu

xám nhạt, những tấm ở đầu viền xám đen. Môi dưới, họng và cổ vàng nhạt, những tấm

bụng bờ sau viền xám. Vảy trên thân từ giữa cơ thể trở đi đến hết đuôi viền xám đen.

Ghi chú về sinh thái học: Rắn sống ở các hang hốc khô ráo ở dưới đất hay những gốc

cây to; Sống ở đồng bằng hoặc rừng núi; Thức ăn chủ yếu là rắn, thằn lằn, kỳ đà, chim;

hoạt động quanh năm hoạt động mạnh nhất mùa khô, cả ngày và đêm.

Phân bố: Huyện Vĩnh Thạnh, và Hoài Ân, tỉnh BĐ.

Viperidae Oppel, 1811 - Họ Rắn lục

Trimeresurus Lacépède, 1804 - Giống Rắn lục

63. Trimeresurus albolabris (Gray, 1842)

Tên Việt Nam: Rắn lục mép trắng, Rắn lục đuôi đỏ (Ảnh 82 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 2 (CLBH12306, CLBH12309)

SVL: 236-429; TL: 110-130; VENT: 159-166; SUBC: 61-77 kép; DOR1: 15;

DOR2: 15; DOR3: 6

Mẫu vật mô tả: Cá thể cái CLBH12309 thu tại TP Quy Nhơn (13°46'56.46"N,

109°13'30.35"E, độ cao 11 m) vào ngày 27/06/2012.

Page 104: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

94

Mô tả: Đầu hình tam giác (Dài đầu/rộng đầu bằng 1,75), phân biệt rõ với cổ, được

phủ bởi rất nhiều vảy nhỏ, những vảy ở gần tấm mõm tròn, những vảy phía gần cổ

có mút cuối nhọn. Vùng vảy thái dương nhẵn, nhỏ. Lỗ mũi nhỏ nằm giữa 2 tấm

mũi, hướng ra phía trước. Có hố má. Tấm trên mắt dài và hẹp, nguyên, dài bằng

đường kính ổ mắt. Tấm gian mũi lớn, gấp 4-5 lần các vảy bên cạnh, cách nhau bởi

một vảy nhỏ. Mắt trung bình, con ngươi tròn, rất nhỏ. Giữa các tấm môi trên và tấm

dưới mắt cách nhau bởi 1-2 hàng vảy. Có 11 tấm môi trên ở mỗi bên (tấm 1 gắn với

tấm mũi, tấm thứ 2 chạm hố má, tấm thứ 3 dài và rộng nhất), có 13 tấm môi dưới ở

mỗi bên (tấm đầu tiên chạm nhau sau tấm cằm hình tam giác, tấm môi dưới thứ 2

chạm tấm sau cằm thứ nhất). Vảy thân 21:21:15 hàng; 159-166 vảy bụng; 61-77 vảy

đuôi, kép. Tấm hậu môn nguyên. Màu sắc khi sống: Thân xanh đồng màu, phần

đuôi phía sau có màu nâu đỏ. Vùng hàm trên, hàm dưới và mặt dưới đầu màu xanh

trắng sáng hơn. Mặt bụng có màu xanh nhạt hơn mặt lưng.

Ghi chú về sinh thái học: Rắn sống ở rừng núi, đồng bằng, trên các bụi cây, kể cả

những cây cao hay ở nơi quang. Thức ăn chủ yếu là chuột, ngoài ra còn cả BS và

LC. Rắn hoạt động ban đêm, kiếm ăn trên cây hay trên mặt đất.

Phân bố: Thành phố Quy Nhơn, tỉnh BĐ.

Bàn luận: Loài này theo Nguyen et al., 2009 là Cryptelytrops albolabris và hiện nay

tên khoa học có hiệu lực Trimesurus albolabris (Uetz & Hošek, 2015)

64. Trimeresurus stejnegeri (Smith, 1925)

Tên Việt Nam: Rắn lục xanh (Ảnh 83 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH14328)

SVL: 537; TL: 122; VENT: 161; SUBC: 70 kép; DOR1: 21; DOR2: 21; DOR3: 8

Mẫu vật mô tả: Một cá thể trưởng thành CLBH14328 thu tại vùng rừng xã Canh

Liên, huyện Vân Canh (13036’30.24’’N, 108051’04.20’’E, độ cao 530 m), vào ngày

25/6/2014.

Mô tả: Đầu hình tam giác phân biệt rõ với cổ, phủ vảy nhỏ; 2 tấm mũi cách nhau

bởi 1 tấm nhỏ; từ 12 vảy nhỏ ở giữa 2 tấm trên mắt. Lỗ mũi ở giữa một tấm mũi; 3

tấm trước mắt; 1 tấm trên mắt lớn; 4 tấm sau mắt; 1 tấm dưới mắt dài. Môi trên 10

tấm, tấm thứ nhất tách biệt với tấm mũi; tấm thứ 2 bao trước hố má; tấm thứ 3 lớn

nhất tiếp giáp với tấm dưới mắt. Môi dưới 12 tấm, có 3 tấm tiếp giáp tấm sau cằm

trước. Vảy thân 21:21:15 hàng, có gờ rõ; 161 tấm bụng; 70 tấm dưới đuôi; tấm hậu

môn đơn. Màu sắc khi sống: Lưng xanh lá cây, bụng nhạt hơn lưng; ở sườn có một

đường trắng viền da cam hay đỏ gạch.

Page 105: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

95

Ghi chú về sinh thái học: Rắn sống ở rừng núi, chủ yếu trên cây, có thể gặp trên mặt

đất lúc rắn kiếm ăn; Chủ yếu hoạt động vào ban đêm; thức ăn chủ yếu là gặm nhấm

nhỏ, BS, LC.

Phân bố: Huyện Vân Canh, tỉnh BĐ.

65. Trimeresurus vogeli (David, Vidal & Pauweles, 2001)

Tên Việt Nam: Rắn lục von-gen (Ảnh 84 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH 12305)

SVL: 796; TL: 130; VENT: 171; SUBC: 59 kép; DOR1: 21; DOR2: 21; DOR3: 6

Mẫu vật mô tả: Một cá thể cái CLBH 12305 thu được tại xã Nhơn Hòa, thị xã An

Nhơn (13053’49.914’’N, 109002’36.443’’E, độ cao 31 m). Mẫu này đã được người

dân địa phương bắt được tại rừng núi Tây Sơn, tỉnh BĐ.

Mô tả: Đầu hình tam giác phân biệt với cổ, phủ vảy nhỏ; 2 tấm mũi cách tiếp xúc

nhau; từ 12 vảy nhỏ ở giữa 2 tấm trên mắt. Lỗ mũi ở giữa một tấm mũi; 3 tấm trước

mắt; 1 tấm trên mắt lớn; 3 tấm sau mắt; 1 tấm dưới mắt dài. Môi trên 11 tấm, tấm

thứ nhất tách biệt với tấm mũi; tấm thứ 2 bao trước hố má; tấm thứ 3 lớn nhất tiếp

giáp với tấm dưới mắt. Môi dưới 13 tấm, có 3 tấm tiếp giáp tấm sau cằm trước. Vảy

thân 21:21:15 hàng, có gờ rõ; 161 tấm bụng; 70 tấm dưới đuôi; tấm hậu môn đơn.

Tỉ lệ TL/SVL 0,163 (phù hợp với Malhotra et al., 2004) [95]. Màu sắc khi sống:

Lưng xanh lá cây, bụng nhạt hơn lưng; Không có đường trắng hoặc đỏ gạch ở sườn;

không có màu đỏ gạch ở khoảng 25% phần đuôi (mô tả theo Malhotra et al., 2004).

Ghi chú về sinh thái học: Chưa biết.

Phân bố: Huyện Tây Sơn cho tỉnh BĐ.

Testudines Linnaeus, 1758 - Bộ Rùa

Platysternidae Gray, 1869 - Họ Rùa đầu to

Platysternon Gray, 1831 - GiốngRùa đầu to

66. Platysternon megacephalum Gray, 1831

Tên Việt Nam: Rùa đầu to (Ảnh 85 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH13118) và một cá thể khác được quan sát ở xã

Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh.

Mẫu vật mô tả: Một cá thể non đã chết CLBH13118 được tìm thấy trong rừng núi

An Lão, xã An Hưng (14o39.033’N, 108o54.588’E, độ cao 57 m) vào ngày

27/3/2013.

Mô tả: Trọng lượng 163g; đầu rất lớn; mai phẳng (CL 96; CW 73; CH 39); đuôi rất

dài (TAL 99), được bao phủ với quy mô lớn; màu sắc khi sống: đầu và mai màu

vàng nâu; yếm nâu nhạt; chi trước màu nâu sáng, phủ với vảy lớn; chân sau màu

nâu với một hàng vảy lớn dọc theo mép trong, ngoài và trên gót chân.

Page 106: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

96

Ghi chú về sinh thái học: Sống ở suối nước chảy, có đá trong rừng An Lão; ăn động

vật như ốc, cua, cá, tôm tép, giun, LC.

Phân bố: Huyện An Lão, tỉnh BĐ.

Geoemydidae Theobald, 1868 - Họ Rùa đầm

Cuora Gray, 1856 - Giống Rùa hộp

67. Cuora amboinensis (Daudin, 1801)

Tên Việt Nam: Rùa hộp lưng đen (Ảnh 86 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH13104), sau khi đo các chỉ tiêu hình thái cá thể

này được trả về tự nhiên.

Mẫu vật mô tả: Một cá thể cái CLBH13104 tìm thấy gần một cái hồ ở xã Nhơn

Khánh, thị xã An Nhơn (13o37.120’N, 108o59.587’E, độ cao 15m) vào ngày

28/3/2013.

Mô tả: Trọng lượng cơ thể 751 g, mai gồ rất cao (CL 181; CW 86,1; CH 83,5),

viền mai nhẵn, gờ sống lưng nổi rõ. Mai bao phủ hoàn toàn và cử động được. Tấm

gáy lớn. Yếm lớn (PL 175,2). Gốc đuôi có những gai nhỏ, mềm (LT 70,5). Màu sắc

khi sống: Mai màu đen. Yếm màu vàng nhạt, có những tấm đen tròn trên mỗi tấm

và cả những tấm rìa. Đầu có hai sọc vàng kéo dài từ mũi đến cổ, hai bên mắt và hàm

dưới cũng có những dải lớn màu vàng nhạt kéo dài xuống cổ.

Ghi chú về sinh thái học: Sống ở hồ nước ngọt, ăn cả thực vật và động vật.

Phân bố: Thị xã An Nhơn, tỉnh BĐ.

68. Cuora cyclornata Blanck, Mccord & Le, 2006

Tên Việt Nam: Rùa hộp ba vạch (Ảnh 89 - Phụ lục 6).

Mẫu vật mô tả: Cá thể trưởng thành (CLBH13119) được chụp ảnh vào ngày

6/5/2013 trong nhà của một người buôn bán động vật hoang dã ở thị trấn Vĩnh

Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh (14o05.867’N, 108047.183’E, độ cao 42 m). Người buôn

đã cho biết cá thể rùa này đã thu được ngày 15/4/2013 tại làng K2, xã Vĩnh Sơn,

huyện Vĩnh Thạnh.

Mô tả: Chúng tôi không được phép đo các chỉ tiêu hình thái của mẫu này vì lý do

cá nhân. Các đặc điểm hình thái được mô tả dựa vào ảnh của mẫu vật, phù hợp với

mô tả theo Hendrie et al. (2011) [20]; Uetz and Hošek (2014). Màu sắc khi sống:

Mai màu nâu đỏ với ba vạch đen trên đỉnh. Đầu có màu vàng nhạt với các sọc đen ở

hai bên mặt. Tấm bản lề cho phép rùa có thể đóng một phần cơ thể bên trong mai.

Ba vạch màu đen dài trên mai là đặc điểm phân biệt loài rùa này với các loài rùa

khác. Các chi và da thường có màu da cam.

Ghi chú về sinh thái học: Sống ở trên cạn và dưới nước ở các con suối rừng

thường xanh.

Page 107: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

97

Phân bố: Huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh BĐ.

Bàn luận: Theo nghiên cứu của Tiedemann et al., 2014 đã khẳng định rùa hộp ba vạch

(Cuora trifasciata) ở Việt Nam là loài C. cyclornata (đây là tên loài có hiệu lực).

Heosemys Sterjneger, 1902 – Giống Rùa rừng

69. Heosemys grandis (Gray, 1860)

Tên Việt Nam: Rùa đất lớn, Rùa voi (Ảnh 91 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH 13116)

Mẫu vật mô tả: Một cá thể cái trưởng thành CLBH 13116, tìm thấy được ở xã Canh

Thuận, Vân Canh (13037’12.497’’ N, 108059.587’’ E, độ cao 65 m) vào ngày

17/3/2013. Mẫu này được thợ săn tìm thấy ở trên núi cao xã Canh Liên.

Mô tả: Rùa có kích thước lớn (P 4100 g), mai gồ cao (CL 300; CW 193,2; CH

125,3), có một gờ sống lưng màu sáng thể hiện rất rõ. Bờ sau mai có răng cưa rõ rệt.

Tấm bìa 1 có hình tam giác. Tấm sườn có các đường đồng tâm xuất phát từ một góc

của tấm sườn. Yếm lớn (PL: 280). Bờ trước yếm gần thẳng, bờ sau yếm khuyết, đuôi

rất ngắn. Không có tấm bản lề. Màu sắc khi sống: Yếm vàng, Yếm và mặt dưới góc

ngoài của các tấm dưới bìa có các tia hình rẽ quạt màu đen hoặc nâu sẫm hướng từ

ngoài vào trong xuất phát từ góc mỗi tấm yếm. Đầu có những chấm màu cam và đen.

Ghi chú về sinh thái học: Sống ở khu vực có suối và đầm lầy ở rừng núi

Canh Liên.

Phân bố: Huyện Vân Canh, tỉnh BĐ.

Malayemys Lindholm, 1931 – Giống Rùa ăn ốc

70. Malayemys subtrijuga (Schweigger, 1812)

Tên Việt Nam: Rùa ba gờ (Ảnh 92 - Phụ lục 6).

Mẫu vật mô tả: Một cá thể đực trưởng thành (CLBH13107), bắt được vào ngày

10/3/2013 ở một con suối thuộc rừng núi Tây Sơn, huyện Phú An, huyện Tây Sơn

(13051’51.100’’ N, 108056’04.532’ E, độ cao 52,5m).

Mô tả: Trọng lượng 162,8 g. Có kích thước nhỏ (CL 99,5; CW 76; CH 44,5). Viền

mai phía sau không có hình răng cưa, có 3 gờ trên lưng rất rõ ràng, trên mỗi gờ này

nổi những u nhỏ. Bờ trước yếm hơi lồi, bờ sau yếm khuyết hình chữ V ngược (LT:

80,1). Đầu khá lớn, nhẵn, hàm trên vượt quá hàm dưới. Đuôi ngắn (PL 10,5). Màu

sắc khi sống: Đầu có một sọc màu trắng chạy từ mút mõm qua phía trên ổ mắt về

phía cổ, một sọc chạy từ mũi qua phía dưới ổ mắt tới cổ, có một đốm trắng và một

sọc không liền nét ngay phía sau ổ mắt. Mai màu nâu sáng hoặc sẫm, đôi khi nâu

đỏ, hai bên rìa của mai có màu trắng đục hoặc vàng sáng; Yếm màu màu vàng kem

có những vệt màu nâu sẫm hoặc đốm đen.

Phân bố: Huyện Tây Sơn, tỉnh BĐ.

Page 108: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

98

Mauremys Gray, 1869 – Giống Rùa cổ sọc

71. Mauremys sinensis (Gray, 1834)

Tên Việt Nam: Rùa cổ sọc, rùa rắn (Ảnh 94 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH13105) và các mẫu tiếp theo được phát hiện có

bán tại chợ Bồng Sơn nhưng không thu mẫu.

Mẫu vật mô tả: Một cá thể trưởng thành CLBH13105 tìm thấy khu vực đầm nước lợ

gần thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn (14025’32’’N 109000’50’’E, độ cao 7 m),

vào ngày 5/5/2013.

Mô tả: Mai dài (CL 192; CW 123), Mai hơi gồ (CH 74), gờ sống lưng rõ. Yếm gắn

chắc, dài gần bằng mai (PL 156); Bờ bên phía sau của yếm hơi tròn. Da sau đầu

nhẵn, cổ có những hạt nhỏ. Màu sắc khi sống: Mai màu nâu, yếm màu tối, mỗi tấm

yếm có các vệt tối màu nhạt. Trên đầu màu nâu, phía bên đầu có những sọc trắng

xen kẽ sọc nâu. Họng có những sọc nâu nhạt hay nâu hồng.

Ghi chú về sinh thái học: Sống ở đầm nước lợ.

Phân bố: Huyện Hoài Nhơn, tỉnh BĐ.

Sacalia Gray, 1870 – Giống Rùa mắt

72. Sacalia quadriocellata (Sibenrock, 1903)

Tên Việt Nam: Rùa bốn mắt, rùa ma (Ảnh 95 - Phụ lục 6).

Mẫu phân tích hình thái: 1 (CLBH13112) và một cá thể đực, hai cá thể cái bị bắt

giữ trong nhà người buôn bán động vật ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh.

Mẫu vật mô tả: Một cá thể cái CLBH13112, được tìm thấy vào ngày 27/11/2013 ở

con suối nhỏ ở rừng núi thuộc xã Canh Liên, huyện Vân Canh (13036.53’N,

108051.07’, độ cao 548 m).

Mô tả: Trọng lượng 215 g. Mai hình ô van, viền mai nhẵn, có một sống lưng (CL

128,5; CW 86,5; CH 40,1). Yếm có màu khác nhau tùy theo độ tuổi và giới tính của

rùa (PL 106,5). Màu sắc khi sống: Mai có màu xám đậm đến nâu; Yếm của cá thể

cái thường có màu vàng nhạt hoặc màu kem. Con đực và con cái đều có bốn đốm

giống mắt ở trên đầu. Các đốm này ở con đực sẽ chuyển dần sang màu xanh khi

chúng trưởng thành, cá thể cái và con non có màu vàng tươi.

Ghi chú về sinh thái học: Loài này phân bố khá rộng ở các khu vực miền núi tỉnh

BĐ; ăn giun, tôm cá, thực vật, quả cây.

Phân bố: Huyện Vĩnh Thạnh và Vân Canh, tỉnh BĐ.

Siebenrockiella Lindholm, 1929 – Giống Rùa đen đầm lầy

73. Siebenrockiella crassicollis (Gray, 1831)

Tên Việt Nam: Rùa cổ bự (Ảnh 96 - Phụ lục 6).

Mẫu vật mô tả: Một cá thể cái CLBH14101, được tìm thấy vào ngày 27/11/2013 ở

đồng ruộng nước sâu thuộc xã Phú Phong, huyện Tây Sơn (13054’23.918’’N,

108055’14.108’’E, độ cao 29 m).

Page 109: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

99

Mô tả: Trọng lượng cơ thể 760 g. Mai có gờ sống lưng rõ, viền mai phía sau hình

răng cưa (CL 187; CW 68; CH 17,3). Yếm dài trung bình (PL 133). Màu sắc khi

sống: Đầu có một chấm lớn màu trắng nhạt phía sau mắt. Mai có màu đen; một vài

chấm mờ khác xung quanh miệng và cằm. Yếm màu đen hoặc gần đen toàn bộ với

các đốm đậm bao phủ mỗi tấm yếm.

Ghi chú về sinh thái học: Sống ở nước tĩnh và chảy chậm, ở vùng đất thấp như ao,

kênh rạch, mương rãnh, ruộng sâu, đầm lầy; ăn tạp: động vật không xương sống,

xác động vật và thực vật.

Phân bố: Huyện Tây Sơn, tỉnh BĐ.

Testudinidae Gray, 1825 - Họ Rùa núi

Manouria Gray, 1854 – Giống Rùa núi Đông Dương

74. Manouria impressa (Günther, 1882)

Tên Việt Nam: Rùa núi viền, Rùa gấu bắc, rùa ba đuôi (Ảnh 98 - Phụ lục 6).

Mẫu vật mô tả: Một cá thể trưởng thành CLBH13114 được tìm thấy ở xã Canh Thuận,

Vân Canh, (13037’12’’N, 108059.587’’E, độ cao 60 m) ngày 15/5/2015. Mẫu này được

các thợ săn thu được từ rừng núi xã Canh Liên, Vân Canh ở độ cao trên 600 m.

Mô tả: Trọng lượng cơ thể 1550 g, mai với các tấm sống phẳng hoặc lõm xuống

(CL 250; CW 139,5; CH 130). Mai có các đường viền giống răng cưa ở bìa mai

trước và sau. Các tấm sườn có mép đen sẫm. Trên các tấm bìa có vệt đen. Yếm dài

gần bằng mai (PL 220), phía trước lõm hình chữ V sâu. Hai chân sau có 2 cái cựa

lồi ra giống đuôi nên thường gọi là rùa ba đuôi (LT 46). Màu sắc khi sống: Mai có

màu vàng nhạt, hơi xám; Yếm màu vàng kèm theo vài đốm đen, có vệt đen rải rác ở

các tấm cánh tay, tấm bụng, tấm đùi và tấm hậu môn.

Ghi chú về sinh thái học: Sống ở vùng đồi ở rừng thường xanh độ cao trên 500 m;

thức ăn chủ yếu là nấm măng và một số loại quả.

Phân bố: Huyện Vân Canh, tỉnh BĐ.

3.3. Sự phân bố của lưỡng cư, bò sát vùng nghiên cứu

3.3.1. Tần suất bắt gặp

Tần suất bắt gặp của các loài LC, BS theo các điểm nghiên cứu được trình bày

ở bảng 3.1.

Bảng 3.8. Mức độ gặp của LC, BS ở vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ)

Mức độ gặpLưỡng cư Bò sát Chung

Số loài Tỉ lệ % Số loài Tỉ lệ % Số loài Tỉ lệ %Thường gặp 7 23,33 14 17,28 21 18,92Ít gặp 7 23,33 13 16,05 20 18,02Hiếm gặp 16 53,33 42 51,85 58 52,25Chưa xác định 0 0 12 14,47 12 10,81Tổng 30 100 81 100 111 100

Trong VNC có 21 loài thường gặp (chiếm 18,92% tổng số loài), 20 loài ít

Page 110: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

100

gặp (chiếm 18,02% tổng số loài), 58 loài hiếm gặp (chiếm 52,25% tổng số loài). Có

12 loài chưa xác định (chiếm 10,81%), thể hiện như sau:

Lớp LC: Trong 30 loài thu mẫu, có 7 loài thường gặp (chiếm 23,33% số loài

LC ở VNC), có 7 loài ít gặp (chiếm 23,33% số loài LC), có 16 loài hiếm gặp (chiếm

53,33% số loài LC).

Lớp BS: Trong 81 loài có 69 loài thu được mẫu, trong đó có 14 loài thường

gặp (chiếm 17,28% số loài BS ở VNC), có 13 loài ít gặp (chiếm 16,05% số loài BS),

có 42 loài hiếm gặp (chiếm 51,85% số loài BS). Có 12 loài không thu được mẫu do

nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có 7 loài rắn biển và 2 loài rùa biển thường

phân bố ở vùng nước ven biển, do chúng tôi chỉ khảo sát ở vùng đất liền nên không

thu được những loài này; Rắn ri cá (Homalopsis buccata), hiện nay loài này được đổi

tên Homalopsis mereljcoxi (theo Murphy et al., 2012) và Rùa đất sê-pôn (Cyclemys

oldhamii) chưa bắt gặp được trong khảo sát; riêng loài Giải (Pelochelys cantorii) thì

theo một số tài liệu có thể bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên ở Việt Nam nên không thu

được mẫu, 12 loài vừa nêu chúng tôi không xác định được mức độ bắt gặp.

Hình 3.9. Biểu đồ mức độ thường gặp của các loài

Từ biểu đồ của hình 3.9 ta thấy, số loài LC, BS ít gặp và hiếm gặp ở VNC

tăng cao. Sở dĩ có điều này do sinh cảnh sống không đồng nhất; sự khác biệt địa

hình, sự đa dạng về sinh cảnh là nguyên nhân làm cho các loài LC, BS xuất hiện ở

điểm nghiên cứu này nhưng không xuất hiện ở điểm nghiên cứu khác hay có mặt ở

đồng bằng nhưng lại không có mặt tại vùng trung du, miền núi và ngược lại. Kết

quả nghiên cứu này phù hợp với sự phân chia dựa vào địa hình và địa chất của Bain

et al. (2011) chia tỉnh BĐ thành 2 phân khu khác nhau là Vùng núi Trung Trường

Sơn (CAN) và Vùng đất thấp Trung-Nam Việt Nam (CSL).

Page 111: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

101

3.3.2. Phân bố theo nơi ở

Từ kết quả khảo sát trên thực địa trong tự nhiên tại địa phương, chúng tôi có

những nhận xét về sự phân bố theo nơi ở của các loài LC, BS ở VNC như sau:

Căn cứ vào nơi bắt gặp các cá thể và đặc điểm thích nghi với môi trường sống chia

nơi ở LC, BS ở tỉnh BĐ thành bốn nhóm: ở hang, ở nước, trên mặt đất, trên cây.

Bảng 3.9. Phân bố của lưỡng cư, bò sát ở VNC theo nơi ở

NhómBậc phân

loại

Nơi ở

Ở hang Ở nước Trên mặt đất Ở trên cây

LC

Họ 2 4 6 2

Giống 3 10 14 3

Loài 4 (13,33%) 23 (76,67%) 30 (100%) 5 (16,67%)

BS

Họ 5 11 17 9

Giống 7 22 40 17

Loài 10(14,49%) 33(47,82%) 62(75,9%) 27(39,13%)

Chung

Họ 7 15 23 11

Giống 10 32 54 20

Loài 14 (14,14%) 56 (56,57%) 92 (92,93%) 32 (32,32%)

- Những loài sống ở hang: gồm 4 loài LC (chiếm 13,33% của nhóm) thuộc họ

Bufonidae: 3 loài và Microhylidae: 1 loài; 10 loài BS, trong đó có 3 loài thằn lằn,

Agamidae: 2 loài và Gekkonidae: 1 loài; 7 loài rắn (chiếm 10,14%), Elapidae: 4

loài, Colubridae: 2 loài và Xenopeltidae: 1 loài.

- Sống ở dưới nước: có 23 loài LC thuộc 4 họ, Ranidae: 11 loài,

Dicroglossidae: 7 loài, Microhylidae: 4 loài và Rhacophoridae: 1 loài; 33 loài BS,

gồm 3 loài thằn lằn, Agamidae: 1 loài, Varanidae: 2 loài; 17 loài rắn, Pythonidae: 2

loài, Homalopsidea: 5 loài, Colubridae và Natricidea mỗi họ 4 loài, Xenopeltidae và

Acrochordidae mỗi họ 1 loài; 13 loài rùa (chiếm 81,25% của nhóm), gồm

Platysternidae: 1 loài, Geoemydidae: 11 loài, Trionychidae: 1 loài.

- Sống ở trên mặt đất: 30 loài LC (100%), Bufonidae: 3 loài, Megophryidae:

2 loài; Microhylidae: 4 loài, Dicroglossidae: 7 loài, Ranidae: 11 loài và

Rhacophoridae: 3 loài. Có 62 loài BS (75,9%), trong đó có 22 loài thằn lằn,

Agamidae: 8 loài, Gekkonidae: 7 loài, Scincidae: 5 loài, Varanidae: 2 loài,

Anguidae: 1 loài; 31 loài rắn, Colubridae: 9 loài, Homalopsidea, Natricidea mỗi họ

có 5 loài, Elapidae: 4 loài; Viperidae: 3 loài, Pythonidae: 2 loài, Xenopeltidae,

Page 112: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

102

Lamprophiidae và Pareatidea mỗi họ có 1 loài; 9 loài rùa, Geoemydidae: 7 loài,

Testudinidae: 2 loài.

- Sống ở trên cây: LC có 5 loài (16,67% của nhóm), Ranidae: 2 loài,

Rhacophoridae: 3 loài. Có 27 loài BS (39,13% của nhóm), trong đó có 12 loài thằn

lằn, gồm Agamidae: 6 loài, Gekkonidae: 5 loài, Varanidae: 1 loài; 15 loài rắn gồm

Colubridae: 7 loài, Viperidae: 3 loài, Pythongidae: 2 loài, Lamprophiidae,

Natricidea và Pareatidea mỗi họ có loài.

* Một số nhận xét:

Môi trường sống chủ yếu của LC là vừa ở nước, vừa ở cạn với 23 loài chiếm

76, 66%. Kết quả này thể hiện có sự phân tách về nơi ở của các loài LC và sự thích

nghi với môi trường sống của LC. Có rất ít loài LC, BS sống tách hẳn với môi

trường nước. Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, một số loài có thời gian

sống ở trên cạn, trên cây chiếm nhiều hơn và LC chỉ trở về môi trường nước khi đến

mùa sinh sản. Sự phân chia theo môi trường sống chỉ là tương đối, một số loài có

thể gặp ở cả 3 nơi ở (nước, cạn, cây) như Chẫu chuộc (Hylarana guentheri), Rồng

đất (Physignathus cocincinus)…

Hình 3.10. Biểu đồ phân bố của LC, BS của VNC theo nơi ở

Xét chung cho toàn khu hệ, nơi ở LC, BS bắt gặp nhiều nhất là ở trên mặt đất

92 loài (chiếm 92,93% số loài VNC) thuộc 54 giống, 23 họ; tiếp đến là ở nước 56

loài (chiếm 56,57% số loài VNC) thuộc 32 giống, 15 họ và ở trên cây là 32 loài

(chiếm 32,32%) thuộc 20 giống, 11 họ; ít nhất là ở hang chỉ 14 loài (chiếm 14,14%)

thuộc 10 giống, 7 họ. Từ hình 3.10. chúng ta thấy rõ đa số các loài LC, BS ở VNC

sống ở trên mặt đất, tiếp theo là sống ở nước và sống ở hang ít nhất.

Page 113: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

103

3.3.3. Phân bố theo sinh cảnh

Dựa vào hiện trạng môi trường sống của các loài LC, BS ở khu hệ nghiên

cứu theo địa lý tự nhiên, có thể phân thành 7 loại sinh cảnh thường gặp:

Bảng 3.10. Sự phân bố của lưỡng cư, bò sát theo sinh cảnh ở VNC

Nhóm

Bậc

phân

loại

Sinh cảnh

Rừng tự

nhiên

Rừng

trồng

Trảng

cỏ, cây

bụi

Khu dân

cư và

nương

rẫy

Sông

suối và

ven sông

suối

Ruộng

canh tác

ngập

nước

Bãi cát

có cây

bụi, cỏ

ven biển

LC

Họ 6 4 5 5 6 5 3

Giống 9 5 7 8 14 8 4

Loài 23(76,67%)

7(23,33%)

10(33,33%)

11(36,67%)

30(100%)

12(40%)

4(13,33%)

BS

Họ 16 10 14 15 19 8 6

Giống 35 17 25 31 42 15 7

Loài 50(72,46%)

29(42,03%)

39(56,52%)

49(71,01%)

62(89,86%)

20(28,99%)

12(17,39%)

Chung

Họ 22 14 19 20 25 13 9

Giống 44 22 32 39 56 23 11

Loài 73(73,74%)

36(36,36%)

49(49,49%)

60(86,96%)

92(92,93%)

32(32,32%)

16(16,16%)

- Rừng tự nhiên: Đã phát hiện 23 loài LC (76,67% số loài LC), gồm:

Ranidae: 11 loài, Dicroglossidae: 4 loài, Rhacophoridae 3 loài, Bufonidae và

Megophryidae mỗi họ 2 loài, Microhylidae: 1 loài. BS có 50 loài (72,46% số loài

BS), gồm 16 loài thằn lằn, Agamidae: 6 loài, Scincidae: 5 loài, Gekkonidae và

Varanidae: 2 loài, Anguidae: 1 loài; Rắn có 21 loài gồm Pythongidae: 2 loài,

Colubridae: 8 loài, Elapidae: 4 loài, Viperidae: 3 loài, Natricidea: 2 loài,

Lamprophiidae, Pareatidea mỗi họ 1 loài; Rùa có 13 loài gồm Platysternidae: 1 loài,

Geoemydidae: 9 loài, Testudinidae: 2 loài, Trionychidae: 1 loài.

- Rừng trồng: Ở sinh cảnh này có 7 loài LC (23,33% số loài LC), gồm:

Dicroglossidae, Ranidae và Rhacophoridae mỗi họ có 2 loài, Bufonidae: 1 loài. BS

có 29 loài (42,03% số loài BS), gồm 14 loài thằn lằn, trong đó Gekkonidae: 5 loài

Agamidae: 3 loài, Scincidae: 4loài, Leiolepididae và Varanidae mỗi họ có 1 loài; 15

loài Rắn, Pythongidae: 2 loài, Colubridae: 6 loài, Elapidae và Viperidae mỗi họ có 3

loài; Natricidea: 1 loài. Không có rùa ở khu vực rừng trồng.

Page 114: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

104

- Trảng cỏ, cây bụi: Có 10 loài LC (33,33% số loài LC), gồm: Microhylidae:

3 loài, Dicroglossidae, Ranidae và Rhacophoridae mỗi họ có 2 loài, Bufonidae: 1

loài. BS có 39 loài (56,52% số loài BS), gồm 15 loài thằn lằn, Scincidae: 5 loài,

Gekkonidae: 4 loài, Agamidae, Varanidae, Leiolepididae mỗi họ có 2 loài; 19 loài

rắn, Pythongidae: Colubridae: 6 loài, Elapidae: 4 loài, Natricidea: 3 loài,

Pythongidae và Viperidae mỗi họ có 2 loài, Pareatidea và Lamprophiidae mỗi họ có

1 loài; 5 loài rùa, Geoemydidae: 3 loài, Testudinidae: 2 loài.

- Khu dân cư và nương rẫy: Đã phát hiện 11 loài LC (34,4% số loài LC),

gồm: Microhylidae và Dicroglossidae mỗi họ có 3 loài, Ranidae và Rhacophoridae

mỗi họ có 2 loài, Bufonidae: 1 loài. BS có 49 loài (71,01% số loài BS), gồm 16 loài

thằn lằn, Agamidae: 4 loài, Gekkonidae: 5 loài, Scincidae: 3 loài, Varanidae,

Leiolepididae: 2 loài; 28 loài rắn, Colubridae: 9 loài, Homalopsidea: 5 loài,

Natricidea và Elapidae mỗi họ 4 loài, Pythongidae và Viperidae mỗi họ 2 loài,

Xenopeltidae và Lamprophiidae mỗi họ 1 loài; 5 loài rùa, Geoemydidae: 4 loài,

Trionychidae: 1 loài.

- Sông suối và ven sông suối: Có 30 loài (100% số loài LC), gồm: Ranidae: 11

loài, Dicroglossidae: 7 loài, Microhylidae: 4 loài, Bufonidae và Rhacophoridae mỗi họ

3 loài, Megophryidae: 2 loài. BS có 62 loài (89,86% số loài BS), gồm 16 loài thằn lằn,

Agamidae: 6 loài, Gekkonidae: 4 loài, Scincidae: 3 loài, Varanidae: 2 loài, Anguidae: 1

loài; 31 loài rắn, Colubridae: 8 loài, Homalopsidea và Natricidea mỗi họ có 5 loài,

Elapidae: 4 loài, Viperidae: 3 loài, Pythongidae: 2 loài, Xenopeltidae, Acrochordidae,

Lamprophiidae và Pareatidea mỗi họ 1 loài; 15 loài rùa, Geoemydidae: 11 loài,

Testudinidae: 2 loài, Platysternidae và Trionychidae mỗi họ 1 loài.

- Ruộng canh tác ngập nước: Đã phát hiện 12 loài LC (40% số loài LC),

gồm: Microhylidae: 4 loài; Dicroglossidae: 3 loài; Ranidae và Rhacophoridae mỗi

họ 2 loài, Bufonidae: 1 loài. BS có 20 loài (28,99% số loài BS), gồm 2 loài thằn lằn,

Scincidae: 2 loài; 14 loài rắn, Homalopsidea: 5 loài, Natricidea: 4 loài, Colubridae:

3 loài, Elapidae: 1 loài; 4 loài rùa, Geoemydidae: 3 loài, Xenopeltidae và

Trionychidae: 1 loài.

- Bãi cát có cây bụi, cỏ ven biển: Có 4 loài LC (chiếm 13,33% số loài LC),

gồm: Dicroglossidae: 2 loài, Bufonidae và Microhylidae mỗi họ có 1 loài. BS có 12

loài (17,39% số loài BS), gồm 8 loài thằn lằn, Gekkonidae: 3 loài, Leiolepididae và

Scincidae mỗi họ 2 loài, Agamidae: 1 loài; 4 loài rắn, Homalopsidea và Natricidea

mỗi họ có 2 loài.

* Một số nhận xét:

- Trong các sinh cảnh thường gặp ở BĐ, sinh cảnh sông suối và ven sông

suối có nhiều loài LC, BS nhất, chiếm 100% số loài LC và 89,86% số loài BS của

khu hệ. Sinh cảnh rừng tự nhiên có 23 loài LC (76,67% số loài LC) và 50 loài BS

Page 115: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

105

(70,46%), sinh cảnh chiếm ít loài nhất là bãi cát có cây bụi, cỏ ven biển có 4 loài

LC (chỉ chiếm13,33% số loài LC) và 12 loài BS (17,39%), sinh cảnh rừng trồng 7

loài LC (chiếm 23,33% số loài LC của khu hệ) và 29 loài BS (42,03%).

- Có 16 loài LC và 7 loài BS phân bố hẹp, chỉ gặp ở 1-2 sinh cảnh: Những

loài này sống chủ yếu ở sinh cảnh rừng tự nhiên, gần suối. Do đó, việc phá rừng tự

nhiên sẽ làm cho các loài LC này mất môi trường sống.

- Sự phân bố LC, BS trong khu hệ nghiên cứu phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện

sống của môi trường. Ở sinh cảnh sông suối, ven sông suối và sinh cảnh rừng tự nhiên,

điều kiện sống đa dạng, phong phú nên tập trung nhiều loài LC, BS nhất. Nhóm LC tập

trung nhiều ở nơi ẩm ướt và gần nguồn nước, có đến 30 loài gặp ở sinh cảnh sông suối

và ven sông suối (chiếm 100% số loài của khu hệ). Sinh cảnh rừng tự nhiên rất phù

hợp với nhiều loài LC, BS (chiếm 76,67% số loài LC và 72,46% số loài BS). Những

sinh cảnh còn lại ít loài hơn là do thành phần động thực vật nghèo, điều kiện sống khó

khăn và phải thường xuyên chịu tác động của con người.

- Riêng sinh cảnh rừng trồng có rất ít loài LC và BS, chỉ gặp 7 loài LC và 29 loài

BS. Nguyên nhân chính là do rừng trồng ở tỉnh BĐ chủ yếu là cây Bạch đàn dùng làm

nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất giấy. Do đặc tính loại cây này có tinh dầu và thảm

thực vật trong rừng đơn điệu nên đa số các loài LC, BS không sinh sống được.

Xét sinh cảnh theo hướng bảo tồn thì có thể chia sinh cảnh ở VNC thành bốn

dạng sinh cảnh được trình bày ở bảng 3.11 như sau:

Bảng 3.11. Sự phân bố của lưỡng cư, bò sát theo sinh cảnh ở VNC theo hướng

bảo tồn

NhómBậc phân

loại

Sinh cảnh

Rừng tự

nhiên

Rừng trồng,

trảng cây bụi

Đất canh tác nông

nghiệp, khu dân cư

Sinh cảnh

ven biển

LC

Họ 6 5 5 3

Giống 9 7 8 4

Loài23

(76,67%)10

(33,33%)12

(40,0%)4

(13,33%)

BS

Họ 16 11 15 6

Giống 35 21 31 7

Loài50

(72,46%)

35

(50,72%)

49

(71,01%)

12

(17,39%)

Chung

Họ 22 16 20 9

Giống 44 28 39 11

Loài73

(73,74%)45

(45,45%)61

(61,62%)16

(16,16%)

Page 116: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

106

* Một số nhận xét:

- Sinh cảnh rừng tự nhiên chiếm số lượng loài nhiều nhất là 73 loài LC, BS

(chiếm 73,74% số loài LC, BS ở VNC), tiếp đến sinh cảnh đất canh tác nông nghiệp,

khu dân cư có 61 loài (chiếm 61,62%), sinh cảnh rừng trồng, trảng cây bụi chỉ có 45

loài (chiếm 45,45%) và thấp nhất là sinh cảnh ven biển. Như vậy, sinh cảnh rừng tự

nhiên ít có sự tác động của con người, số lượng các loài LC, BS nhiều; hai sinh cảnh có

sự tác động nhiều của con người là rừng trồng, trảng cây bụi và đất canh tác nông

nghiệp, khu dân cư số lượng loài LC, BS ít, đặc biệt là các hoạt động săn bắt, khai thác

LCBS ở khu vực gần dân cư diễn ra mạnh mẽ, làm thành phần loài LC, BS giảm sút.

Sinh cảnh ven biển mặc dù ít tác động của con người hơn ba sinh cảnh trên nhưng sinh

cảnh này đơn điệu không có nhiều loài LC, BS sinh sống.

3.3.4. Phân bố theo độ cao

Dựa vào địa lý tự nhiên ở tỉnh BĐ, chia độ cao VNC làm 3 mức: 0-50 m

(tương ứng với vùng đồng bằng), từ 50-300 m (vùng trung du), 300 m trở lên (vùng

núi cao). Sự phân bố LC, BS ở BĐ theo độ cao thể hiện ở bảng 3.12 như sau:

Bảng 3.12. Sự phân bố của LC, BS theo độ cao ở VNC

Nhóm Bậc phân loạiPhân bố theo độ cao

Dưới 50 m Từ 50-300 m Trên 300 m

LC

Họ 5 5 6

Giống 9 12 11

Loài 13 (43,33%) 27 (90%) 23 (76,67%)

BS

Họ 17 18 17

Giống 32 43 32

Loài 48 (69,57%) 60 (86,96%) 49 (71,01%)

Chung

Họ 22 23 23

Giống 41 55 43

Loài 61 (61,62%) 87 (87,88%) 72 (72,73%)

- Độ cao dưới 50 m: Tìm thấy 13 loài LC (chiếm 43,33% số loài của nhóm),

Ranidae: 4 loài, Microhylidae và Dicroglossidae mỗi họ 3 loài, Rhacophoridae: 2

loài, Bufonidae: 1 loài. Có 48 loài BS (69,57% của nhóm), gồm 13 loài thằn lằn,

Agamidae: 2 loài, Gekkonidae: 5 loài, Scincidae: 3 loài, Varanidae: 2 loài,

Leiolepididae: 1 loài; 28 loài rắn, Colubridae: 8 loài, Homalopsidea: 5 loài,

Natricidea và Elapidae mỗi họ 4 loài, Pythongidae và Viperidae mỗi họ 2 loài,

Xenopeltidae và Lamprophiidae, Acrochordidae: 1 loài; 7 loài rùa gồm

Geoemydidae: 5 loài, Platysternidae và Trionychidae mỗi họ 1 loài.

Page 117: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

107

- Độ cao từ 50-300 m: Phát hiện 27 loài LC (chiếm 90%), gồm: Ranidae: 11

loài, Dicroglossidae: 7 loài, Microhylidae: 4 loài, Bufonidae: 3 loài, Rhacophoridae:

2 loài. Có 60 loài BS (86,96% của nhóm), gồm 20 loài thằn lằn, Agamidae và

Gekkonidae mỗi họ 6 loài, Scincidae: 5 loài, Varanidae: 2 loài, Leiolepididae: 1

loài; 27 loài rắn, Colubridae: 9 loài, Natricidea và Elapidae mỗi họ 4 loài,

Viperidae: 3 loài, Pythongidae và Homalopsidea mỗi họ 2 loài, Lamprophiidae,

Pareatidea và Xenopeltidae mỗi họ 1 loài; 13 loài rùa, Platysternidae: 1 loài,

Geoemydidae: 9 loài, Testudinidae: 2 loài, Trionychidae: 1 loài.

- Độ cao trên 300 m: Ghi nhận 23 loài LC (chiếm 76,67%), gồm: Ranidae: 8

loài, Dicroglossidae: 5 loài, Bufonidae và Rhacophoridae mỗi họ 3 loài,

Megophryidae và Microhylidae mỗi họ 2 loài. Có 49 loài BS (71,01% của nhóm),

gồm 21 loài thằn lằn, Agamidae và Gekkonidae mỗi họ 6 loài, Scincidae: 5 loài,

Varanidae: 2 loài, Leiolepididae và Anguidea mỗi họ 1 loài; 17 loài rắn, Colubridae:

và Elapidae mỗi họ có 4 loài, Viperidae: 3 loài, Pythongidae và Natricidea mỗi họ 2

loài, Lamprophiidae và Pareatidea mỗi họ 1 loài; 11 loài rùa, Geoemydidae: 7 loài,

Testudinidae: 2 loài, Platysternidae và Trionychidae mỗi họ 1 loài.

Hình 3.11. Biểu đồ phân bố của LC, BS của VNC theo độ cao

* Một số nhận xét:

- Mặc dù nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thành phần loài LC, BS tăng dần từ

đồng bằng lên trung du và đến miền núi, tuy nhiên, xét chung toàn khu hệ LC, BS ở

BĐ chúng tôi nhận thấy: số loài LC, BS tập trung nhiều nhất ở độ cao 50 - 300 m

(27 loài LC chiếm 90%, 60 loài BS chiếm 86,96%).

- Sự phân bố theo độ cao của LC, BS ở BĐ phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm

địa hình khu vực nghiên cứu. Ở độ cao từ 0-50 m, ứng với khu vực đồng bằng, các

thung lũng thấp và vùng đồi, nơi tập trung sinh sống, sản xuất và sinh hoạt của đại

bộ phận dân cư thường gặp các loài LC, BS phổ biến. Ở đây, độ đa dạng sinh cảnh

Page 118: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

108

thấp, lại thường xuyên chịu tác động của con người nên số loài LC, BS sinh sống ít.

Đối với độ cao từ 50 -300 m ứng với khu vực đồi núi thấp ở phía Tây của tỉnh BĐ là

nơi có độ đa dạng sinh cảnh cao. Tuy nhiên, khu vực này cũng là nơi bị tác động

rất lớn của con người với những khu rừng tự nhiên bị tàn phá để trở thành những

vùng trồng bạch đàn bạt ngàn nên mặc dù số loài LC, BS nhiều nhưng số lượng của

các loài ở khu vực này giảm sút. Ở độ cao trên 300 m là khu vực rừng núi nguyên

sinh, ít chịu sự tác động của con người nên cũng tập trung khá nhiều loài LC, BS

đặc biệt là các loài quý hiếm. Ngoài ra, riêng đối với BS thì thành phần loài ở vùng

đồng bằng và trung du cao hơn vùng núi cao vì số lượng các loài rắn nước ở BĐ

rất nhiều.

Bảng 3.13. Chỉ số tương đồng (Dice index) về thành phần loài LC, BS

theo độ cao khác nhau ở VNC

Dưới 50 m(Vùng đồng bằng)

Từ 50 - 300 m(Vùng trung du)

Trên 300 m(Vùng núi cao)

Dưới 50 m(Vùng đồng bằng)

1

Từ 50 - 300 m(Vùng trung du)

0,743 1

Trên 300 m(Vùng núi cao)

0,556 0,830 1

Kết quả phân tích trên các mẫu thu được cho thấy mức độ tương đồng giữa

Vùng trung du và Vùng núi cao (djk = 0,83) cao hơn Vùng đồng bằng và Vùng trung

du (djk = 0,743) và khác biệt giữa Vùng đồng bằng và Vùng núi cao (djk = 0,556).

Hình 3.12. So sánh mức độ tương đồng về thành phần loài LC, BS của VNC

ở độ cao khác nhau

Sự phân bố của các loài LC, BS đối với độ cao có sự khác biệt rõ nét: độ cao

Page 119: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

109

từ 50 - 300 m tương ứng với Vùng trung du có nhiều loài nhất là 87 loài (27 loài

LC, 60 loài BS), tiếp đến Vùng rừng núi cao là 72 loài (23 LC, 49 BS); trong khi ở

độ cao dưới 50 m là ít loài nhất, chỉ có 13 loài LC (chiếm 43,33% của nhóm) và 48

loài BS (chiếm 69,57% của nhóm). Phân tích mức độ tương đồng cho thấy độ cao

dưới 50 m (tương ứng với vùng đất thấp ở đồng bằng) không cùng gốc nhánh với độ

cao 50 - 300 m (Vùng trung du) và trên 300 m (Vùng núi cao) với chỉ số gốc nhánh

100%.

LCBS phân bố theo độ cao ở VNC có sự khác nhau khá rõ. Do đó, việc bổ

sung thêm đai độ cao của Bain et al., 2011 trong việc phân chia các phân vùng địa

lý động vật LCBS là hợp lý.

3.4. Bảo tồn và phát triển bền vững các loài lưỡng cư, bò sát ở vùng nghiên cứu

3.4.1. Các yếu tố đe dọa đến sinh cảnh sống và quần thể của các loài lưỡng cư,

bò sát ở vùng nghiên cứu

Khu hệ LC, BS vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) khá đa dạng, có nhiều loài

quý hiếm, có giá trị về mặt khoa học và giá trị sử dụng rất cao. Tuy vậy, các loài

này đang bị suy giảm nhanh chóng về số lượng trong tự nhiên, do đó việc xác định

các yếu tố ảnh hưởng đến các loài LC, BS sẽ giúp ích cho quy hoạch và quản lý tốt

hơn đa dạng sinh học của tỉnh BĐ.

3.4.1.1. Các yếu tố đe dọa đến sinh cảnh sống của lưỡng cư, bò sát vùng nghiên cứu

+ Phá rừng tự nhiên để trồng cây nguyên liệu: Con người vô tình hay hữu ý

tấn công vào các hệ sinh thái, trong đó có hệ sinh thái rừng. Qua khảo sát chúng tôi

thấy các nguyên nhân cơ bản làm số lượng loài LC, BS bị sụt giảm tại VNC là tình

trạng phá rừng tự nhiên để trồng bạch đàn lấy gỗ làm nguyên liệu diễn ra mạnh mẽ ở

tỉnh BĐ. Ví dụ Công ty trách nhiệm hữu hạn trồng rừng Quy Nhơn, vốn của Nhật

Bản, sau 15 năm trồng 10.000 ha rừng nguyên liệu ở BĐ, chủ yếu trồng cây keo, bạch

đàn, cung cấp gỗ làm giấy cho thị trường; Công ty trách nhiệm hữu hạn Lâm nghiệp

Sông Kôn hiện có trên 2.500 ha rừng trồng, từ năm 2001 Công ty bắt đầu trồng rừng

thâm canh, chủ yếu bạch đàn, keo lai; Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ cây trồng

Nguyên Hạnh, mỗi năm sản xuất 6 triệu cây giống cấy mô bạch đàn, keo lai (Sở

Khoa học & Công nghệ Bình Định, 2015) [137]. Đây là nguyên nhân cơ bản làm thay

đổi kết cấu rừng tự nhiên thành rừng trồng làm mất môi trường sống của các loài.

+ Phát triển cơ sở hạ tầng, phục vụ cho sự phát triển, đô thị hóa miền núi:

Trong chiến lược ưu tiên phát triển vùng núi của tỉnh BĐ làm diện tích rừng giảm

sút cả chất lượng và số lượng, việc đô thị hóa miền núi với sự hình thành các con

đường xuyên các khu rừng tự nhiên và những con đường mòn xuất hiện nhiều, tạo

điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân trong đó có thợ săn và thương lái.

Page 120: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

110

Những con đường này được chúng tôi gọi là “những dòng sông” chuyên chở xác

động vật, thực vật về xuôi, trong đó có những loài LC, BS.

+ Ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất, khai thác đá và các hoạt

động phục vụ cho nhu cầu dân sinh.

+ Khai thác rừng và các sản phẩm từ rừng: khai thác các loại gỗ quý và các

loại lâm sản như song, mây, đót, sóc... quả xoay, quả ươi với trữ lượng nhiều và cây

dược liệu cũng ảnh hưởng đến sinh cảnh sống của LC, BS. Bên cạnh đó là sự tàn

phá không thương tiếc môi trường sống tự nhiên của các loài LC, BS đã làm các loài

này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng tại nơi đang sinh sống.

3.4.1.2. Các yếu tố đe dọa đến quần thể các loài lưỡng cư, bò sát vùng nghiên cứu

+ Hoạt động khai thác tài nguyên LC, BS: Việc bảo vệ các loài LC, BS tại

BĐ chưa được thực thi nghiêm túc. Các hoạt động săn bắt động vật hoang dã trong

đó có LC, BS vẫn chưa được quản lý chặt chẽ.

Kết quả điều tra cho thấy ở BĐ các loài LC, BS được khai thác, sử dụng với

mục đích khác nhau thể hiện ở bảng 3.14.

Bảng 3.14. Mục đích sử dụng lưỡng cư, bò sát quý hiếm ở VNC

TT

(1)

Tên khoa học

(2)

Tên Việt Nam

(3)

Mục đích sử dụng

Thực

phẩm

Dược

phẩm

Buôn

bán

Làm

cảnh

1. Ingerophrynus galeatus Cóc rừng + +

2. Hylarana attigua Ếch at-ti-gua +

3. Rhacophorus annamensis Ếch cây trung bộ +

4. Rhacophorus exechopygus Ếch cây nếp da mông +

5. Gekko gecko Tắc kè + + +

6. Physignathus cocincinus Rồng đất + + + +

7. Varanus nebulosus Kỳ đà vân + + +

8. Varanus salvator Kỳ đà hoa + + +

9. Python molurus Trăn đất + +

10. Python reticulatus Trăn gấm + +

11. Coelognathus radiatus Rắn sọc dưa + +

12. Ptyas korros Rắn ráo thường + +

13. Ptyas mucosa Rắn ráo trâu + + +

14. Bungarus fasciatus Rắn cạp nong + + +

15. Naja atra Rắn hổ mang + + +

16. Naja kaouthia Rắn Kau thia + + +

Page 121: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

111

17. Ophiophagus hannah Rắn hổ chúa + + +

18. Platysternon megacephalum Rùa đầu to + +

19. Cuora amboinensis Rùa hộp lưng đen + + + +

20. Cuora bourreti Rùa hộp bua-re + + + +

21. Cuora mouhotii Rùa sa nhân + + +

22. Cuora cyclornata Rùa hộp ba vạch + +

23. Cyclemys pulchristriata Rùa đất pu-kin + + +

24. Cyclemys oldhamii Rùa đất sê-pôn + + +

25. Heosemys grandis Rùa đất lớn + + +

26. Malayemys subtrijuga Rùa ba gờ + + + +

27. Mauremys annamensis Rùa trung bộ + + + +

28. Mauremys sinensis Rùa cổ sọc + + +

29. Sacalia quadriocellata Rùa bốn mắt + + +

30. Siebenrockiella crassicollis Rùa cổ bự + + +

31. Indotestudo elongata Rùa núi vàng + + + +

32. Manouria impressa Rùa núi viền + + + +

33. Pelodiscus sinensis Ba ba trơn + + +

34. Eretmochelys imbricata Đồi mồi + + + +

35. Lepidochelys olivacea Đồi mồi dứa + + + +

Tổng cộng 25 24 18 7

+ Nhà hàng đặc sản và các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của con người:

Trong bảng trên là kết quả khảo sát việc sử dụng các loài LC, BS quý hiếm ở VNC.

Ngoài ra, người dân ở địa phương có nhu cầu, thói quen sử dụng các sản phẩm LC,

BS làm nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Đặc biệt phục vụ cho nhà hàng là

tất cả các loài LC, BS như: Rắn nước, Rắn sọc dưa, Rắn ráo, Kỳ đà hoa, Nhông cát,

Cóc nhà, Ếch đồng, Ngóe, Ếch nhẽo, ... thịt những loài này thơm ngon, bổ dưỡng

nên là đối tượng săn bắt của nhiều người dân địa phương, như món cháo đặc sản

“cháo ngóe” tại các vùng ven rừng thực chất là thịt của các loài ếch rừng (L. polani,

L. banaensis, Odorrana chloronota và Hylarana nigrovittata). Ngay cả việc sử

dụng nguồn đạm giàu calci này cho các loài gia cầm, đặc biệt quan tâm như nuôi gà

đá cho ăn thịt cóc, thịt ếch... .

+ Buôn bán: Việc săn bắt và buôn bán LC, BS diễn ra tại địa phương rất

mạnh mẽ phục vụ cho thương mại. Tại các điểm thu mua động vật tại Vân Canh,

Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, An Lão và Bồng Sơn chúng tôi thấy sự hiện diện các loài BS

bị bắt và bán là Ophiophagus hannah, Naja atra,Naja kaouthia, Cuora bourreti,

Page 122: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

112

Cuora mouhotii, Cyclemys pulchristriata, Heosemys grandis, Mauremys sinensis,

Sacalia quadriocellata, Indotestudo elongata, Manouria impressa … chủ yếu bán

phục vụ cho nhà hàng tại địa phương và một số ít được bán làm thuốc chữa bệnh,

làm vật nuôi. Nhiều loài cũng được săn bắt để bán cho các thương lái. Theo nhận

định của các thương lái và dân địa phương, trước đây khoảng 5 năm việc tìm kiếm

các loài này khá dễ ở tỉnh BĐ, nhưng bây giờ tìm thấy các loài này trở nên rất khó

khăn. Việc buôn bán động vật rừng trở nên phổ biến ở VNC, đã hình thành một

đường dây buôn bán các loài động vật rừng trong đó có LC, BS. Một số loài BS có

giá trị kinh tế như Rồng đất (từ 300.000-500.000đ/kg tùy theo kích cỡ); Tắc kè

(100.000-200.000đ/con), Kỳ đà vân, Kỳ đà hoa (500.000-1.000.000đ/con); Rắn hổ

mang chúa từ 1 triệu đến vài triệu/con; rùa từ 1 triệu đến vài chục triệu đồng như

Rùa Trung bộ giá từ 10 triệu đến 15 triệu/kg; Rùa hộp ba vạch giá từ 500 triệu đến 1

tỷ đồng/kg. Các loài LC ít có giá trị kinh tế hơn nên việc buôn bán chủ yếu phục vụ

cho nhu cầu thực phẩm ở các nhà hàng.

+ Chữa bệnh: với truyền thống “con nhà võ” của người dân BĐ, việc sử dụng

các bài thuốc có nguồn gốc từ LC, BS được người dân quan tâm, sử dụng để chữa

một số bệnh như: Cóc nhà chữa bênh còi xương. Rồng đất chữa bệnh hen suyễn; tắt

kè chữa bệnh hen suyễn, yếu sinh lý ở phái nam, đái ra máu, sỏi niệu đạo, bồi bổ sức

khỏe. Mai và yếm rùa chế biến thành cao quy bản có tác dụng bổ dưỡng, chữa lao

xương. Đặc biệt là họ rắn hổ như rắn cạp nong, rắn hổ mang, rắn hổ chúa ... người

dân ngâm rượu để bồi bổ cơ thể, đây là các loài rắn độc gây nguy hiểm cho con người

nhưng có giá trị dược liệu và thực phẩm nên bị săn bắt và mua bán rất mạnh tại VNC.

3.4.2. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững tài nguyên lưỡng

cư, bò sát ở VNC

Từ việc phân tích hiện trạng VNC, các yếu tố đe dọa đến sinh cảnh sống và

quần thể các loài LC, BS chúng tôi đề xuất một số biện pháp bảo vệ, bảo tồn và phát

triển bền vững tài nguyên LC, BS ở khu vực này:

3.4.2.1. Bảo vệ sinh cảnh sống của các loài lưỡng cư, bò sát

+ Các vùng rừng trồng ở tỉnh BĐ phải quy hoạch rõ ràng, không được mở rộng.

+ Bảo vệ các vùng rừng, các hệ sinh thái nhạy cảm dễ bị tổn thương như

vùng Núi Bà là khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn, vùng Gềnh Ráng và biển Quy

Nhơn là khu vực có hai loài rùa biển quý, hiếm. Theo hiện trạng rừng năm 2010 của

Viện Điều tra quy hoạch rừng (FIPI), ở BĐ rừng giàu chỉ còn ở khu vực An Lão,

Vĩnh Thạnh và một diện tích rất ít ở huyện Vân Canh. Do đó, hạn chế mở những

con đường xuyên các khu rừng nguyên sinh này nhằm tránh việc chia cắt sinh cảnh

rừng và làm thuận lợi cho việc khai thác động vật rừng.

Page 123: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

113

Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi xây dựng tiêu chí đánh giá các điểm nghiên

cứu cần ưu tiên bảo tồn như sau:

1. Bảo vệ các loài đặc biệt quý hiếm (Cực kỳ nguy cấp - CR) xếp hạng theo

SĐVN và IUCN.

2. Bảo vệ khu vực có tổng số loài quý hiếm cao trên tổng số loài thu được

mẫu.

Do đó, chúng tôi đề xuất các khu vực cần ưu tiên bảo vệ:

+ Bảo vệ khu vực rừng An Toàn; khu vực Vườn Cam Nguyễn Huệ và khu

vực phụ cận nơi có loài Rùa ba vạch (Cuora cyclornata) và Rùa trung bộ

(Mauremys annamensis) rất quý, hiếm, hai loài này đều xếp cấp CR ở SĐVN và

IUCN; ngoài ra ở các khu vực này còn bắt gặp nhiều loài quý, hiếm như Rắn hổ

chúa (Ophiophagus hannah), trăn đất (Python molurus), Trăn gấm (Python

reticulatus) xếp cấp CR ở SĐVN.

Khu vực An Toàn thuộc huyện An Lão có tọa độ 14o22' - 14o37' N, 108o38' -

108o47' E, diện tích: 260,44 km2, độ cao trung bình là 900 m. Khu vực Vườn Cam

Nguyễn Huệ có tọa độ 14o021' N, 108o40' E thuộc xã Vĩnh Sơn huyện Vĩnh Thạnh,

diện tích: 8 km2 độ cao từ 800 - 1.000 m.

Cần ưu tiên bảo vệ khu vực rừng xã Canh Liên có tọa độ (Cực Bắc: 13o.83' N

- 108o.97' E, Cực Nam: 13o.52' N -108o.81' E), diện tích 382,8 km2 độ cao từ 500 -

900 m là khu vực có 22 loài LCBS quý hiếm trên tổng số 67 loài thu được mẫu

(chiếm 61,11% loài quý hiếm). Nơi này ngoài hai loài trăn (Python molurus, P.

reticulatus), rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah) còn có các loài rùa như Rùa trung

bộ (Mauremys annamensis), Rùa hộp bua-re (Cuora bourreti), rùa đất lớn

(Heosemys grandis), rùa núi vàng (Indotestudo elongata) và rùa núi viền (Manouria

impressa).

Ở tầm quy mô chiến lược của Nhà nước, hướng đến bảo tồn đa dạng sinh học ở

Vùng Nam Trung Bộ theo Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học giai đoạn đến

năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ: Bảo vệ và phục hồi 15% diện tích các hệ sinh thái

rừng phòng hộ lưu vực sông Kôn; rừng ngập mặn ở vùng ven biển; các khu rừng giàu đa

dạng sinh học giáp vùng Tây Nguyên; các sinh cảnh và cảnh quan đẹp ven biển. Phục

hồi 50% diện tích hệ sinh thái các đầm Thị Nại, Trà Ổ, Cù Mông, Ô Loan. Thành lập và

đưa vào hoạt động các khu bảo tồn mới [54].

Page 124: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

114

Hình 3.13. Các khu vực cần bảo vệ các loài LC, BS ở VNC

Nguồn: Biên tập bởi Dương Đức Lợi, dựa theo dữ liệu nguồn của Viện Địa lý, Viện

Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Page 125: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

115

3.4.2.2. Bảo vệ quần thể các loài lưỡng cư, bò sát

+ Các loài cần bảo vệ được trình bày ở bảng 3.3, trong đó ưu tiên bảo vệ các

loài thuộc nhóm cực kỳ nguy cấp (CR) như: Python molurus, Python reticulatus,

Ophiophagus hannah, Cuora cyclornata,Cuora bourreti, Cuora cyclornata,

Mauremys annamensis, Eretmochelys imbricata. VNC có 19 loài rùa, tất cả các loài

rùa này đều có trong danh mục các loài cần bảo vệ, vì vậy đề xuất thành lập trung

tâm cứu hộ Rùa phía Nam.

+ Công cụ săn bắt nguy hiểm đối với các loài BS là bẩy phanh, cần phải cấm

săn bắt bằng dụng cụ này. Các loài bị săn bắt nhiều tại VNC là nhóm rắn hổ, nhóm

rùa, nhóm rắn nước.

+ Các điểm bắt gặp tình trạng săn bắt ở hầu hết các huyện miền núi (An Lão,

Vân Canh, Vĩnh Thạnh, Hoài Ân, Tây Sơn), đề nghị thực hiện các biện pháp quản lí

chặt chẽ.

3.4.2.3. Nâng cao ý thức và sinh kế cho người dân

+ Đa dạng hóa sinh kế cho người dân: Xây dựng các mô hình chăn nuôi

một số loài có kinh tế cao ở quy mô gia đình và quy mô lớn nhằm phục vụ nhu

cầu người dân và buôn bán. Ví dụ một số mô hình nuôi Nhông cát ở Vân Canh,

nuôi Kỳ đà, Rồng đất ở An Lão, nuôi Ba ba trơn ở nhiều xã thuộc VNC. Phát

triển các nghề nuôi trồng, chế biến nhằm tạo công việc ổn định, tăng thu nhập,

cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, nhằm làm giảm áp lực khai thác

tài nguyên động thực vật rừng.

+ Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về lợi ích và trách nhiệm

xã hội, đặc biệt là cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh các khu rừng

nguyên sinh.

3.4.2.4. Hoàn thiện hệ thống quản lí địa phương

+ Tăng cường thực thi pháp luật thông qua các chính sách, tạo hành lang

pháp lý cho lực lượng kiểm lâm thực thi pháp luật. Có biện pháp chế tài đủ mạnh

đối với các trường hợp vi phạm. Nghiêm cấm triệt để việc săn bắt buôn bán các loài

quý, hiếm, có giá trị bảo tồn cao.

+ Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cho kiểm lâm

để thực thi công tác quản lý rừng có hiệu quả. Tăng cường điều tra giám sát đối với

các loài quan trọng, quý, hiếm.

Page 126: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

116

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

1.1. Xác định được 111 loài ở khu vực nghiên cứu, gồm 30 loài LC thuộc 1

bộ, 6 họ, 14 giống; 81 loài BS thuộc 2 bộ, 21 họ, 52 giống.

Ghi nhận mới cho khu hệ vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) 79 loài gồm 27 loài

LC, 52 loài BS, trong đó có 1 loài chưa xác định tên khoa học.

1.2. Có 35 loài LC, BS quý, hiếm ở VNC (chiếm 31,53% số loài VNC),

trong đó: có 26 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), gồm 5 loài mức CR, 13

loài mức EN, 8 loài mức VU; 16 loài được bảo vệ trong nghị định 32/2006/NĐ-CP,

gồm 4 loài nhóm IB, 12 loài nhóm IIB; 5 loài ở Phụ lục I nghị định 160/2013/NĐ-

CP; 21 loài thuộc Danh lục Đỏ IUCN (2015), gồm 4 loài mức CR, 5 loài mức EN,

10 loài mức VU và 23 loài được bảo vệ theo Công ước CITES (2013), gồm 2 loài ở

phụ lục I, 18 loài phụ lục II, 3 loài phụ lục III.

1.3. Khu hệ LC, BS ở VNC có 14 loài đặc hữu cho Đông Dương (chiếm 12,61%

số loài VNC), trong đó có 8 loài đặc hữu cho Việt Nam (chiếm 7,21% số loài VNC).

1.4. Khu hệ LC, BS ở VNC có quan hệ gần gũi với Vùng đất thấp Trung-

Nam Việt Nam (CSL) và Vùng núi Trung Trường Sơn (CAN). Thành phần loài của

khu hệ LC, BS gần gũi với các tỉnh duyên hải miền Trung là Phú Yên, Quảng Ngãi,

Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, khác biệt với các tỉnh Gia Lai, Kon Tum,

Đắc Lắk, Lâm Đồng. Thành phần loài LCBS của VNC có sự khác biệt ở khu vực

đồng bằng với vùng trung du và miền núi. Điều này chứng tỏ việc bổ sung thêm đai

độ cao của Bain et al., 2011 trong việc phân chia các phân vùng địa lý động vật

LCBS là hợp lý.

1.5. LC, BS ở VNC phân bố đa dạng theo sinh cảnh, nơi ở và theo độ cao.

Sinh cảnh rừng tự nhiên có 73 loài (chiếm 73,74%); nơi ở bắt gặp nhiều nhất là trên

mặt đất 92 loài (chiếm 92,93%), độ cao từ 50-300 m bắt gặp nhiều loài nhất 87 loài

(chiếm 87,88%).

1.6. Các nguyên nhân chính đe dọa đến nguồn tài nguyên LC, BS ở VNC là

phá rừng tự nhiên để trồng bạch đàn lấy nguyên liệu sản xuất giấy, tình trạng buôn

bán động vật hoang dã không được kiểm soát, khai thác trái phép. Tình trạng này

diễn ra chủ yếu ở các tỉnh miền núi thuộc huyện Vân Canh, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh,

Hoài Ân, An Lão.

Page 127: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

117

2. KIẾN NGHỊ

2.1. Quy hoạch rõ ràng và không mở rộng các vùng rừng trồng cây nguyên

liệu. Có biện pháp chặt chẽ quản lí và bảo vệ các vùng rừng bị khai thác ở huyện

Vân Canh, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Hoài Ân, An Lão.

2.2. Tiếp tục khảo sát ở những vùng núi cao để ghi nhận bổ sung thêm các

loài LCBS cho khu vực nghiên cứu. Ưu tiên bảo vệ các loài bị đe dọa ở cấp quốc

gia và toàn cầu, đặc biệt các loài đang bị săn bắt và buôn bán nhiều ở địa phương

như: Python molurus, P. reticulatus, Ophiophagus hannah, Cuora bourreti, C.

cyclornata, Mauremys annamensis, Naja atra, Naja kaouthia, Bungarus fasciatus.

2.3. VNC có 19 loài rùa có giá trị bảo tồn cao hơn 15 loài rùa ở tỉnh Ninh

Bình (khu vực Rừng Cúc Phương nơi có Trung tâm cứu hộ rùa) - xem Phụ lục 11.

Do đó, đề nghị xây dựng trung tâm cứu hộ rùa phía Nam Việt Nam ở tỉnh BĐ, để

bảo vệ và nâng cao ý thức bảo vệ các loài rùa quý hiếm của khu vực này và các

vùng phụ cận.

2.4. Đề xuất mở rộng các mô hình nuôi loài Kỳ đà vân (Varanus

bengalensis), Rắn hổ mang (Naja atra), Nhông cát (Leiolepis guttata), Rồng đất

(Physignathus cocincinus), Ba ba trơn (Pelodiscus sinensis) ở địa phương làm giảm

áp lực lên khai thác ngoài tự nhiên.

Page 128: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

118

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Dương Đức Lợi, Ngô Đắc Chứng (2015), “Thành phần loài của họ Ếch nhái

chính thức (Amphibia: Anura: Dicroglossidae) ở tỉnh Bình Định”, Hội nghị

Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6, Hà Nội,

tr.659-664.

2. Dương Đức Lợi, Ngô Đắc Chứng (2015), “Ghi nhận mới về thành phần loài thằn

lằn (Reptilia: Squamata: Sauria) ở tỉnh Bình Định, Việt Nam”, Tạp chí Khoa

học - Đại học Huế, 110(11), tr. 147-163.

3. Dương Đức Lợi, Ngô Đắc Chứng (2016), “Ghi nhận mới về thành phần loài rắn

độc ở tỉnh Bình Định”, Tạp chí Khoa học - Đại học Huế, 115(3), tr. (Giấy

nhận đăng).

4.Loi Duc Duong, Chung Dac Ngo and Truong Quang Nguyen (2014), “New

records of turtles from Binh Dinh Province, Vietnam”, Herpetology Notes, 7,

pp. 737-744.

5. Chung D. Ngo, Binh V. Ngo, Phong B. Truong, Loi D. Duong (2014), “Sexual

size dimorphism and feeding ecology of Eutropismultifasciata (reptilia:

squamata: scincidae) in the central highlands of Vietnam”, Herpetological

Conservation and Biology, 9(3), pp. 322-333.

Page 129: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

119

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Ông Vĩnh An (2011), Nghiên cứu sinh học, sinh thái học cá thể của Rắn ráo trâu

Ptyas mucosa trong điều kiện nuôi tại Nghệ An, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Viện

Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hà Nội.

2. Đinh Thị Phương Anh (1994), Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của

Rắn ráo trưởng thành (Ptyas korros) nuôi tại Quảng Nam - Đà Nẵng, Luận án

Phó Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

3. Hoàng Nguyễn Bình, Trần Kiên (1998), “Đặc điểm hình thái Rắn cạp nong

(Bungarus faselatus) và Cạp nia (Bungarus multicinetus) ở một vài tỉnh đồng

bằng miền Bắc Việt Nam, Tạp chí Khoa học, 1(10), tr. 16-21.

4. BirdLife, Mard, The Word Bank, Royal Netherland Government (2004), Thông

tin về các khu bảo vệ hiện có và đề xuất ở Việt Nam, Souce book.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007),

Sách Đỏ Việt Nam (phần Động vật), Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà

Nội.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo Quốc gia về đa dạng sinh học, Hà

Nội, 110 trang.

7. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số

32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, đông vật rừng nguy

cấp, quý, hiếm, Hà Nội.

8. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định

160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và

chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo

vệ, Hà Nội.

9. Ngô Đắc Chứng (1991), Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái của Nhông cát

Leiolepis bellianna (Gray, 1827) ở đồng bằng và vùng cát ven biển Thừa Thiên

Huế, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

10. Ngô Đắc Chứng (1998), “Thành phần loài Lưỡng thê và BS của khu vực phía

Nam Bình Trị Thiên”, Tạp chí Sinh học, 20(4), tr. 12-19.

11. Ngô Đắc Chứng, Trần Duy Ngọc (2007), “Thành phần loài LC (Amphibia) và BS

(Reptilia) của tỉnh Phú Yên”, Tạp chí Sinh học, 29(1), tr. 20-25

12. Ngô Đắc Chứng, Trần Hậu Khanh (2008), “Thành phần loài LC (Amphibia) và BS

(Reptilia) phía Tây tỉnh Đắk Nông, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, (4), tr. 19-27.

Page 130: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

120

13. Ngô Đắc Chứng, Nguyễn Thành Hưng (2011), “Nghiên cứu đặc điểm hình thái và

kiểu nhân của Nhông cát Leiolepis guttata Cuvier, 1829 ở ven biển Quy Nhơn tỉnh

BĐ”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 54(3), tr. 95-101.

14. Ngô Đắc Chứng, Võ Đình Ba, Cáp Kim Cương (2012), “Ghi nhận bước đầu về

thành phần loài và đặc điểm phân bố của LC, BS ở tỉnh Quảng Trị”, Báo cáo

Khoa học Hội thảo Quốc gia về LC và BS ở Việt Nam lần thứ hai, Nxb Đại học

Vinh, tr. 58-69.

15. Hồ Thu Cúc (2002), “Kết quả điều tra BS, LC của khu vực A Lưới, tỉnh Thừa

Thiên Huế”, Tạp chí Sinh học, 24(2A), tr. 28-35.

16. Cục thống kê Tỉnh Bình Định (2013), Niên giám thống kê 2012, Nxb Thống kê,

Bình Định.

17. Phạm Thế Cường, Hoàng Văn Chung, Nguyễn Quảng Trường, Chu Thị Thảo,

Nguyễn Thiên Tạo (2012), “Thành phần loài BS và LC ở Khu BTTN Xuân

Liên, tỉnh Thanh Hóa”, Báo cáo Khoa học Hội Thảo Quốc gia về LC và BS ở

Việt Nam lần thứ hai, Nxb Đại học Vinh, tr. 112-119.

18. Lê Thanh Dũng, Hoàng Xuân Quang, Cao Tiến Trung, Tim McCormack

(2009), “Đa dạng thành phần loài rùa tại Khu BTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An”,

Báo cáo Khoa học Hội Thảo Quốc gia về LC và BS ở Việt Nam lần thứ nhất,

Nxb Đại học Huế, tr. 48-55.

19. Nguyễn Xuân Đặng, Trương Văn Lã (2000), Nghiên cứu đa dạng động vật có

xương sống trên cạn ở Phong Nha - Kẽ Bàng - Hin Nam No, Tạp chí Sinh học,

22(15), tr. 122-124.

20. Hendrie D.B., Bùi Đăng Phong, McCormack T., Hoàng Văn Hà, Van Dijk P.P.

(2011), Sách hướng dẫn thi hành luật về định dạng các loài rùa nước ngọt Việt

Nam, Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội, 66 trang.

21. Phan Thị Hoa (2015), Nghiên cứu LC, BS ở quần đảo Cù Lao Chàm và Bán đảo

Sơn Trà, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

22. Phạm Văn Hòa, Ngô Đắc Chứng, Hoàng Xuân Quang (2000), “Khu hệ BS, Ếch

nhái vùng núi Bà Đen (Tây Ninh)”, Tạp chí Sinh học, 22(15), tr. 24-29.

23. Phạm văn Hòa (2005), Nghiên cứu khu hệ LC, BS các tỉnh phía Tây, miền Đông

Nam Bộ (Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước), Luận án Tiến sĩ Sinh học,

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.

Page 131: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

121

24. Trương Thị Vinh Hương, Lê Nguyên Ngật (2009), “Kết quả bước đầu khảo sát

LC và BS ở huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông”, Báo cáo Khoa học Hội thảo Quốc

gia về LC và BS ở Việt Nam lần thứ nhất, Nxb Đại học Huế, tr. 67-71.

25. Lê Vũ Khôi (2000), “Đa dạng sinh học động vật có xương sống trên cạn ở Bà

Nà (Quảng Nam - Đà Nẵng)”, Tạp chí Sinh học, 22(15), tr. 154-164.

26. Lê Vũ Khôi, Bùi Hải Hà, Đỗ Tước, Đinh Thị Phương Anh (2002), “Kết quả

bước đầu khảo sát thành phần loài LC của khu vực Bà Nà (Hòa Vang, Đà

Nẵng)”, Tạp chí Sinh học, 24(2A), tr. 47-51.

27. Lê Vũ Khôi, Hoàng Ngọc Thảo, Hoàng Xuân Quang (2011) “Kết quả nghiên

cứu Khu hệ động vật có xương sống Khu BTTN Pù Huống”, Báo cáo Khoa học

về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Nxb Nông Nghiệp, tr. 151-164.

28. Đoàn Văn Kiên, Hồ Thu Cúc (2007), “Bước đầu nghiên cứu thành phần loài

LC, BS tại khu vực huyện Lệ Thủy và Quảng Bình, tỉnh Quảng Bình”, Báo cáo

Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr.

386-391.

29. Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1981), “Kết quả điều tra cơ bản

động vật Miền Bắc Việt Nam (1955-1976)” trong Kết quả điều tra cơ bản động

vật Miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội, tr. 365-427.

30. Trần Kiên, Hoàng Xuân Quang (1992), “Về phân khu động vật - địa lý học BS,

LC Việt Nam”, Tạp chí Sinh học, 14(3), tr. 8-13.

31. Ngô Thái Lan (2007), Về đặc điểm sinh thái học của thạch sùng đuôi sần

Hemidactylus platyurus Schegel, 1836 và thạch sùng đuôi cụt Matilata

(Wieymann, 1835), Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

32. Lê Nguyên Ngật (1997), “Thành phần loài LC và BS ở vùng núi Ngọc Linh -

Kon Tum”, Tạp chí Sinh học, 19(4), tr. 17-21.

33. Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng (1999), “Kết quả khảo sát bước đầu hệ Ếch

nhái - BS ở Tây Quảng Nam”, Tạp chí Sinh học, 21(1), tr. 11-16.

34. Lê Nguyên Ngật, Hoàng Xuân Quang (2001), “Kết quả điều tra bước đầu về

thành phần loài LC, BS ở Khu BTTN Pù Mát, tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Sinh học,

22(4), tr. 59-61.

35. Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng (2009), “Hiện trạng khu hệ LC, BS ở khu

dự trữ sinh quyển Kiên Giang”, Báo cáo Khoa học Hội thảo Quốc gia về LC và

BS ở Việt Nam lần thứ nhất, Nxb Đại học Huế, tr. 100-108.

Page 132: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

122

36. Hoàng Thị Nghiệp (2012), Khu hệ LC BS vùng An Giang và Đồng Tháp, Luận

án Tiến sĩ Sinh học, Trường ĐHSP Huế – Đại học Huế.

37. Hoàng Văn Ngọc (2011), Nghiên cứu LC, BS ở ba tỉnh Thái Nguyên, Tuyên

Quang, Hà Giang, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

38. Phạm Nhật, Lê Trọng Trải, Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quảng

Trường (2004), Sổ tay hướng dẫn định loại thực địa thú, chim và BSLC ba

Bể/Na Hang, Dự án PARC VIE/95/G31&031, Chính phủ Việt Nam, Chương

trình phát triển Liên Hợp Quốc, Hà Nội, 179 trang.

39. Hoàng Xuân Quang (1993), Góp phần điều tra nghiên cứu Ếch nhái – BS các

tỉnh Bắc Trung bộ, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Sinh học, Trường Đại học Sư

phạm I, Hà Nội.

40. Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Nguyễn Văn Sáng (2008), “Một số nhận xét

về khu hệ Ếch nhái, Bò sát Bắc Trung bộ”, Tạp chí Sinh học, 30(4), tr. 41-48.

41. Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Ngô Đắc Chứng (2012), Ếch nhái, BS

ở Vườn Quốc gia Bạch Mã, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, 220 trang.

42. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1996), Danh lục Ếch nhái và BS Việt Nam,Nxb

Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 264 trang.

43. Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quảng Trường, Nguyễn Trường Sơn (2000), “Kết

quả bước đầu khảo sát khu hệ BS, LC vùng núi Yên Tử”, Tạp chí Sinh học,

22(15), tr. 11-14.

44. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường, Lê Trọng Đạt (2003),

BS và LC VQG Cúc Phương, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

45. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (2005), Danh mục LC

và BS Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 180 trang.

46. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường, Lê Vũ Khôi (2005),

Nhận dạng một số loài BS - Ếch nhái ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hồ Chí

Minh, 100 trang.

47. Nguyễn Văn Sáng (2007), Động vật chí Việt Nam (Phân bộ rắn), Nxb Khoa học

Kỹ thuật, Hà Nội, 247 trang.

48. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường, Lê Nguyên Ngật, Hoàng

Xuân Quang, Ngô Đắc Chứng (2009), “Nhìn lại quá trình nghiên cứu LC, BS ở

Việt Nam qua từng thời kỳ”, Báo cáo Khoa học Hội thảo Quốc gia về LC và BS ở

Việt Nam lần thứ nhất, Nxb Đại học Huế, tr. 9-16.

Page 133: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

123

49. Stuart L.B., Van Dijk P., Hendrie D.P. (2001), Sách hướng dẫn định loại rùa Thái

Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia, Desig Group, Phnompenh, Cambodia, 84 trang.

50. Lê Thị Thanh, Lê Nguyên Ngật (2011), “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài

LC và BS ở vùng Cao Muôn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi”, Tạp chí Khoa

học Đại học Huế, (67), tr. 119-129.

51. Hoàng Ngọc Thảo, Hoàng Xuân Quang, Cao Tiến Trung, Nguyễn Thị Lương

(2012), “Vùng phân bố mới của các loài LC, BS ở khu vực Bắc Trung Bộ”, Báo

cáo Khoa học Hội thảo Quốc gia về LC và BS ở Việt Nam lần thứ hai, Nxb Đại

học Vinh, tr. 238-243.

52. Lê Thống (Chủ biên), Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ, Lê Mỹ Dung

(2012), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội,495

trang.

53. Lê Thị Thu, Hoàng Xuân Quang, Cao Tiến Trung, Hoàng Ngọc Thảo, Jodi

Rowley (2012), “Dẫn liệu hình thái nòng nọc các loài thuộc Họ Megophryidae

(Amphibia: Anura) ở miền núi Tây Nghệ An”, Báo cáo Khoa học Hội thảo

Quốc gia về LC và BS ở Việt Nam lần thứ hai, Nxb Đại học Vinh, tr. 146-151.

54. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của

Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả

nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.

55. Đào Văn Tiến, Lê Vũ Khôi (1965), “Dẫn liệu bước đầu về sinh thái Ếch đồng

Rana rugulosa”, Tạp chí Sinh vật - Địa học, 4(4), tr. 214-222.

56. Đào Văn Tiến (1977), “Về khóa định loại về LC Việt Nam”, Tạp chí Sinh vật -

Địa học, 15(2), tr. 33-40.

57. Đào Văn Tiến (1978), “Về khóa định loại rùa và cá sấu Việt Nam”, Tạp chí Sinh

vật - Địa học, 16(1), tr. 1-6.

58. Đào Văn Tiến (1979), “Về khóa định loại thằn lằn Việt Nam”, Tạp chí Sinh vật

- Địa học, 1(1), tr. 2-10.

59. Đào Văn Tiến (1981), “Về khóa định loại rắn Việt Nam (phần 1)”, Tạp chí Sinh

vật - Địa học, 3(4), tr. 1-6.

60. Đào Văn Tiến (1982), “Về khóa định loại rắn Việt Nam (phần 2)”, Tạp chí Sinh

vật - Địa học, 4(5), tr. 5-9.

61. Cao Tiến Trung (2009), Góp phần nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái

các quần thể Nhông cát Leiolepis Reevesii (Gray, 1931) ở vùng cát ven biển

Bắc Trung bộ, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội.

Page 134: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

124

62. Nguyễn Quảng Trường (2000), “Khu hệ BS, LC Hương Sơn (Hà Tĩnh)”, Tạp

chí Sinh học, 22(15), tr. 195-201.

63. Nguyễn Quảng Trường (2002), “Kết quả khảo sát thành phần loài bò sát, LC

của khu vực rừng sản suất Konplông, tỉnh Kon Tum”, Tạp chí Sinh học,

24(2A), tr. 36-41.

64. Nguyễn Quảng Trường, Nguyễn Văn Sáng, Đặng Tất Thế, Nguyễn Thiên Tạo

(2009), “Đa dạng các loài rắn độc ở Việt Nam”, Báo cáo Khoa học Hội thảo Quốc

gia về LC và BS ở Việt Nam lần thứ nhất, Nxb Đại học Huế, tr. 159-166.

65. Trần Thanh Tùng (2009), Góp phần nghiên cứu LC, BS ở vùng núi Yên Tử, Luận án

Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

66. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định (2005), Địa chí Bình Định, NXB Tổng Hợp,

Quy Nhơn, 365 trang.

67. Đậu Quang Vinh (2014), Nghiên cứu khu hệ LC, BS ở Khu BTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ

An, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hà Nội.

68. WWF (2003), Sổ tay hướng dẫn, điều tra và giám sát đa dạng sinh học, Nxb Giao

thông Vận tải, Hà Nội, tr. 153-189.

TIẾNG NƯỚC NGOÀI

69. Bain R.H., Lathrop A., Murphy R.W., Orlov N., Ho C.T. (2003), “Cryptic

species of a cascade frog from Southeast Asia: Taxonomic revisions and

descriptions of six new species”, American Museum Novitates, 3417, pp. 1-60.

70. Bain R.H., Stuart B.L. (2005), “A new species of cascade frog (amphibia:

ranidae) from thailand, with new data on Rana banaorum and Rana morafkai”,

Nat. hist. bull. siam soc., 53(1), pp. 3-16.

71. Bain R.H., Nguyen Q.T. (2009), “First record of Leptobrachium promustache

from Vietnam, Herpetology notes, 2, pp. 27-29.

72. Bain R.H, Hurley M.M. (2011), A Biogeographic Synthesis of the Amphibians

and Reptiles of Indochina, Bulletin of the American Museum of Natural

History, 138 pp.

73. Bourret R. (1935), Comment déterminer un serpent d’Indochine, Trung Bac –

Tan Van, Hanoi, 28 pp.

74. Bourret R. (1936), Les serpents de l’Indochine (Tom II - Catalogue

systématique descriptif), Imprimerie Henry Basuyau & Cie, Toulouse, 505 pp.

75. Bourret R. (1937), “Notes herpétologique sur l’Indochine française”, Annexe au

bulletin Général de l’Instruction Publique, (9), Mai, pp. 4-34.

Page 135: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

125

76. Bourret R. (1937), “Notes herpétologique sur l’Indochine française, Annexe au

bulletin”,Général de l’Instruction Publique, (4), Décembre, pp. 5-56.

77. Bourret R. (1938), “Les serpents vinimeux en Indochine”, Annexe au bulletin

Général de l’Instruction Publique, (9), Mai, pp. 5-21.

78. Bourret R. (1939), “Notes herpétologique sur l’Indochine française, Annexe au

bulletin Général de l’Instruction Publique, (4), Décembre, pp. 41-80.

79. Bourret R. (1941), Les Tortues de l’Indochine, L’Institut Océanographique de

l’Indochine, Hanoi, 44 pp.

80. Bourret R. (1942), Les Batraciens de l’Indochine, Gouvernement général de

l’Indochine, Hanoi, 517 pp.

81. Campden-Main S.M. (1984), Afield guide to snakes of South Vietnam,

Washington, 114 pp.

82. CITES (2013), List Species database, UNEP-WCMC Species database: CITES-

List Species.

83. Das I. (2008), “Pelochelys cantorii Gray, 1864 - Asian Giant Softshell Turtle”,

Conservation Biology of Freshwater Turrtler and Tortoises, (5), pp. 011.1-011.6.

84. Fritz U., Gemel R., Kehlmaier C., Vamberger M., Praschag P. (2014),

“Phylogeography of the Asian softshell turtle Amyda cartilaginea (Boddaert,

1770): evidence for a species complex”, Vertebrate Zoology, 64(2), pp. 229-243.

85. Guo P., Zhu F., Liu Q., Zhang L., Li J.X., Huang Y.Y., Pyron R.A. (2014), “A

taxonomic revision of the Asian keelback snakes, genus Amphiesma

(Serpentes: Colubridae: Natricinae), with description of a new specie”, Zootaxa,

3873 (4), pp. 425-440.

86. Hammer Ø., Harper D.A.T., Ryan P.D. (2001), PAST: Paleontological statistics

software package for education and data analysis, Palaeontologia

Electronica, 9 pp.

87. Hecht V.L., Pham T.C., Nguyen T.T., Nguyen Q.T., Bonkowski M., Ziegler T.

(1013), “First report on the herpetofauna of Tay Yen Tu Nature Reserve,

northeastern Vietnam”, Biodiversity Journal, 4(4), pp. 507-552.

88. Hendrix R., Nguyen Q.T., Böhme W., Ziegler T. (2008), “New anuran records

from Phong Nha - Ke Bang National Park, Truong Son, central Vietnam”,

Herpetology Notes, 1, pp. 23-31.

89. Inger R.F., Orlov N., Darevsky I. (1999), “Frogs of Vietnam: A report on new

collection”, Fieldiana Zoology, 92, pp. 1-46.

Page 136: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

126

90. Jestrzemski D., Schütz S., Nguyen Q.T., Ziegler T. (2013), “A survey of

amphibians and reptiles in Chu Mom Ray National Park, Vietnam, with

implications for herpetofaunal conservation”, Asian Journal of Conservation

Biology, 2(2), pp. 88-110.

91. Kuraishi N., Matsui M., Hamidy A. Belabut M.D., Ahmad N., Panha S., Sudin A.,

Yong S.H., Jiang J., Ota H., Thong T.H., Nishikawa K. (2012), “Phylogenetic and

taxonomic relationships of the Polypedates leucomystax complex (Amphibia)”,

The Norwegian Academy of Science and Letters, 42(1), pp. 54-70.

92. Le T.D., Ziegler T., Pham V.A., Nguyen L.H.S., Nguyen Q.T. (2014), “Babina

lini (Chou, 1999) and hylarana menglaensis Fei, Ye et Xie, 2008, Two

Additional Anuran Species for the Herpetofauna of Vietnam”, Russian Journal

of Herpetology, 21(4), pp. 315-321.

93. Le T.D., Nguyen L.H.S., Bui T.N., Nguyen Q.T. (2014), “First Records of Distribution

and Advertisement Calls of Feihyla vittata (Boulenger, 1887) and Polypedates

megacephalus Hallowell, 1861 (Anura: Rhacophoridae) in Dien Bien Province,

Vietnam”, VNU Journal of Natural Sciences and Technology, 30(1S), pp. 7-15.

94. Luu Q.V., Nguyen Q.T., Pham T.C., Dang N.K., Vu N.T., Miskovic S.,

Bonkowski M., Ziegler T. (2014), “No end in sight? Further new records of

amphibians and reptiles from Phong Nha-Ke Bang National Park, Quang Binh

Province, Vietnam”, Biodiversity Journal, 4(2), pp. 285-300.

95. Malhotra A., Thorpe R.S., Stuart B.L. (2004), “A Morphometric Analysis of

Trimeresurus Vogeli (David, Vidal and Pauwels, 2001), with New Data on

Diagnostic Characteristics, Distribution and Natural History”, Herpetological

Journal, 14, pp. 65-77.

96. Matsui M., Kuraishi N., Jiang J., Ota H., Hamidy A., Orlov L.N., Nishikawa K.

(2010), “Systematic reassessments of fanged frogs from China and adjacent

regions (Anura: Dicroglossidae)”, Zootaxa, 2345, pp. 33-42.

97. McCormack E.M.T., Dawson J.E., Hendrie D.B., Ewert M.A., Iverson J.B.,

Hatcher R.E., Goode J.M. (2014), “Mauremys annamensis (Siebenrock 1903) -

Vietnamese Pond Turtle, Annam Pond Turtle, Rùa Trung Bộ”, Chelonian

Research Foundation, (5), pp. 1-14.

98. Murphy J.C., Voris H.K., Murthy B.H.C.K., Traub J., Cumberbatch C. (2012),

“The masked water snakes of the genus Homalopsis Kuhl & van Hasselt, 1822

Page 137: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

127

(Squamata, Serpentes, Homalopsidae), with the description of a new species”,

Zootaxa 3208, pp. 1-26.

99. Ngo V.B., Ngo D.C., Nguyen T.X. (2012), “Advertisement calls and

reproductive activity of Hylarana guentheri (Boulenger, 1882) from Bach Ma

National Park”, Russian Journal of Herpetology, 3(19), pp. 239-250.

100. Nguyen V.S., Ho T.C., Nguyen Q.T. (2009), Herpetofauna of Vietnam, Edition

Chimaira, Frankfurt am Main, 768 pp.

101. Nguyen Q.T. (2006), Herpetological collaboration in Vietnam (pp. 233–240), In:

M. Vences J.K., Ziegler T., Böhme W. (eds), Herpetologia Bonnensis II,

Proceedings of the 13th Congress of the Societas Europaea Herpetologica, Bonn.

102. Nguyen Q.T., David P., Tran T.T., Luu Q.V., Le K.Q., Ziegle T. (2010),

“Amphiesmoides ornaticeps (Werner, 1924), an addition to the snake fauna of

Vietnam, with a redescription and comments on the genus Amphiesmoides Malnate,

1961 (Squamata: Natricidae)”, Revue Suisse De Zoologie, 117 (1), pp. 45-56.

103. Nguyen Q.T. (2011), Systematics, ecology, and conservation of the lizard

fauna in northeastern Vietnam, with special focus on the genara Pseudocalotes

(Agamidea), Goniurosaurus (Eublepharidea), Sphenomorphus and

Tropidophorus (Scincidea) from this country, Dissertation zur Erlangung des

Doktorgrades, der Mathematisch-Naturwissenschaftlichen Fakultät

Rheinischen, Friedrich-Wilhelms-Universität Bonn.

104. Nguyen Q.T., Böhme W., Nguyen T.T., Le K.Q., Pahl K.R., Haus T., Ziegler

T. (2011),“Review of the genus DopasiaGray, 1853 (Squamata: Anguidae) in

the Indochina subregion”, Zootaxa, 2894, pp. 58-68.

105. Ohler A., Dubois A. (1999), “The identity of Elachyglossa gyldenstolpei

Andersson, 1916 (Amphibia, Ranidae), with comments on some aspects of

statistical support to taxonomy”, Zoologica Scripta, 28(3&4), pp. 269-279.

106. Ohler A., Marquis O., Swan O., Grosjean S. (2000), “Amphibian biodiversity

of Hoang Lien Nature Reserve (Lao Cai Province, northern Vietnam) with

description of two new species”, Herpetozoa, 13 (112), pp. 71 -87.

107. Ohler A., Delorme M. (2006), ''Well known does not mean well studied:

morphological and molecular support for existence of sibling species in the

Javanese gliding frog Rhacophorus reinwardtii (Amphibia, Anura)'', Comptes

Rendus Biologies, 329, pp. 86-97.

Page 138: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

128

108. Orlov N.L., Murphy R.W., Ananjeva N.B., Rabov S.A., Ho T.C. (2002),

“Herpetofauna of Vietnam, a Checklist. Part 1. Amphibia”, Russian Journal of

Herpetology, 9(2), pp. 81-104.

109. Orlov N.L., Nguyen Q.T., Nguyen V.S. (2006), “A new Acanthosaura allied to

A. capra Günther, 1861 (Agamidae, Sauria) from central Vietnam and southern

Laos”, Russian Journal of Herpetology, 13(1), pp. 61-76.

110. Orlov N.L., Ho C.T. (2007), “Two new species of cascade ranids of Amolops

genus (amphibia: anura: ranidae) from Lai Chau province (northwest vietnam)”,

Russian Journal of Herpetology, 14(3), pp. 211-228.

111. Pyron R.A., Burbrink F.T., Wiens J.J. (2013), “A phylogeny and revised

classification of Squamata, including 4161 species of lizards and snakes”, BMC

Evolutionary Biology, 13(93), pp. 1-53.

112. Rasmussen A.R., Elmberg J., Gravlund P., Ineich I. (2011), “Sea snakes (Serpentes:

subfamilies Hydrophiinae and Laticaudinae) in Vietnam: a comprehensive checklist

and an updated identification key”, Zootaxa, 2894, pp. 1-20

113. Rowley J.J.L., Le T.T.D., Tran T.A.D., Hoang D.H. (2011), “A new species of

Leptolalax (Anura: Megophryidae) from southern Vietnam”, Zootaxa, 2796, pp. 15-28.

114. Schingen V.M., Ihlow F., Nguyen Q.T., Ziegler T., Bonkowski M., Wu Z.,

Rödder D. (2014), “Potential distribution and effectiveness of the protected area

network for the crocodile lizard, Shinisaurus crocodilurus (Reptilia: Squamata:

Sauria)”, Salamandra, 50(2), pp. 71-76.

115. Smith M.A. (1921), “New or Little-known Reptiles and Batrachians from

Southern Annam (Indo-China)”, Proceedings of the Zoological Society of

London, 1921, pp. 423-440.

116. Smith M.A. (1924), “New tree-frogs from Indo-China and the Malay

Peninsula”, Proceedings of the Zoological Society of London, pp. 225-234.

117. Smith M.A. (1935), The fauna of British India, including Ceylon and Burma,

Reptilia and amphibian, 2 (Sauria), Taylor and Francis, London, 440 pp.

118. Smith M. A. (1943), The fauna of British India, Ceylon and Burma including

the whole of Indo-chinese sub-region, Reptilia and amphibian, vol. 3 Serpentes,

Taylor and Francis, London, 583 pp.

119. Stuart B.L., Parham J.F. (2004), “Molecular phylogeny of the critically

endangered Indochinese box turtle (Cuora galbinifrons)”, Molecular

Phylogenetics and Evolution, 31, pp. 164-177.

Page 139: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

129

120. Stuart B.L., Sok K., Neang T. (2006), “A collection of Amphibian and Reptiles

from Hilly Eastern Cambodia”, The Rafles Bulletin of Zoology, 54(1), pp. 129-155.

121. Taylor E.H. (1962), “The Amphibia Fauna of Thailand”, The University of

Kansas science Bulletin, 63(8), pp. 689-1077.

122. Taylor E.H. (1963),“The Lizards of Thailand”, The University of Kasat Science

Bulletin, 64(14), pp. 609-1096.

123. Tiedemann R., Schneider R.R.A., Havenstein K., Blanck T., Meier E., Raffel

M., Zwartepoorte H., Plath M. (2014), “New microsatellite markers allow high-

resolution taxon delimitation in critically endangered Asian box turtles, genus

Cuora”, Salamandra, 50(3), pp. 139-146.

124. Tran T.A.D., Le K.Q., Le V.K., Vu N.T., Nguyen Q.T., Böhme W., Ziegler T.

(2010), “First and preliminary frog records (Amphibia: Anura) from Quang

Ngai Province, Vietnam”, Herpetology Notes, (3), pp. 111-119.

125. Tran T.A.D. (2013), Taxonomy and ecology of amphibian communities in

Southern Vietnam: Linking morphology and bioacoustics, Dissertation zur

Erlangung des Doktorgrades, der Mathematisch-Naturwissenschaftlichen

Fakultät Rheinischen, Friedrich-Wilhelms-Universität Bonn.

126. Wildenhues M.J., Gawor A., Nguyen T.Q., Nguyen T.T., Schmitz A., and

Ziegler T., (2010), “First description of larval and juvenile stages of

Rhacophorus maximus Günther, 1859 "1858" (Anura: Rhacophoridae) from

Vietnam”, Revue Suisse de Zoologie, 117, pp. 679-696.

127. Yang D., Li S. (1980) “A new species of the genus Rana from Yunnan”,

Zoological Research, 1(2), pp. 261-264.

128. Ye C., Fei L., Xie F., Jiang J. (2007), “A New Ranidae Species from China -

Limnonectes bannaensis (Ranidae: Anura)”, Zoological Research, 28(5), pp. 545-550.

129. Zaher H., Grazziotin F.G., Cadle J., Murphy R.W., Moura-Leite J.C.D.,

Bonatto S.L. (2009), “molecular phylogeny of advanced snakes (serpentes,

caenophidia) with an emphasis on south american xenodontines: a revised

classification and descriptions of new taxa”, Papesis Avulsos De Zoologia,

49(11), pp.115‑153.

130. Ziegler T. (2002), Die Amphibien und Reptilien eines Tieflandfeuchtwald-

Schutzgebietes in Vietnam, Natur & Tier Verlag, Münster.

131. Ziegler T., Annemarie O., Vu N.T., Le K.Q., Nguyen X.T., Dinh H.T., Bui

B.T., (2006), “Review of the Amphibians and Reptiles diversity of Phong Nha

Page 140: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

130

– Ke Bang National Park and adjacent areas, central Truong Son, Vietnam”,

Herpetologia Bonnensis, 2, pp. 247-262.

132. Ziegler T., Nguyen Q.T. (2010), “New discoveries of amphibians and reptiles

from Vietnam”, Bonn zoological Bulletin, 57(2), pp. 137-147.

WEB

133. Conservation International (2010), Hostspot,

http://www.conservation.org/How/Pages/Hotspots.aspx,15/8/2015.

134. Frost D.R. (2015), Amphibian Species of the World: an online reference,

Version 5.5. Electronic, Database asessible at

http://research.amnh.org/vz/herpetology/amphibia, 25/7/2015, American

museum of Natural History, New York, USA.

135. Hữu Hà (2015), “Điều tra, xây dựng kế hoạch hành động ĐDSH tỉnh BĐ”,

Khoa học và Công nghệ Bình Định, http://www.dostbinhdinh.org.vn/,

25/08/2015.

136. IUCN (2015), The IUCN Red List of Theatened SpeciesTM,

http://www.redlist.org.vn,Download on 26 May 2015.

137. Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định (2015), “Trồng rừng sản xuất bền vững

và hướng đến cộng đồng”, http://www.dostbinhdinh.org.vn/, 15/8/2015.

138. Uetz P., Hošek J. (2015), The Reptile Database, http://www.reptile-

database.org, accessed 23/3/2015, Zoological Museum Hamburg, Germany.

Page 141: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.1

Phụ lục 1: THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ CÁC TUYẾN ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT

Tuyến

khảo sát

Địa điểm Thời gian Tọa độ Độ cao Sinh

Cảnh

Điểm bắt đầu Điểm kết thúc

Điểm nghiên cứu 1. Vân Canh

Tuyến 1 TT Vân

Canh

5/2012

2,3,7/2013

13°48'10.90"N

109° 8'42.30"E

Ga Diêu Trì

13°36'59.10"N

108°59'44.36"E

Vân Canh

46 m

120 m

II, III,

IV, VI

Tuyến 2 Trại Canh

liên

5/2012

3, 7, 9/2013

3, 7, 9/2014

13°32'33.67"N

108°51'05.38"

Lối vào rừng

13°32'33.71"N,

108°51'05.25"E

Trại

391 m

419 m

I, III, V

Tuyến 3 Suối Canh

Liên 1

5/2012

3, 7, 8, 9/2013

1,6,8/2014

13°32'33.67"N

108°51'05.38"

Lối vào rừng

13036

’30.24

’’N,

108051

’04.19

’’E

Canh Liên

83 m

549 m

I, II, III,

V

Tuyến 4 Suối Canh

Liên 2

5,7/2012

3,7,9 /2013

2,3,4,6/2014

1, 3/2015

13°32'33.41"N,

108°51'05.15"E

Gần làng Cát

13°32'19.69"N,

108°50'42.57"E

R. nguyên sinh

406 m

434 m

I, III, V

Điểm nghiên cứu 2. Tuy Phước

Tuyến 5 Diêu Trì

Phước Mỹ

5,7/2012

3,7,9 /2013

2,3,4,6/2014

1, 3/2015

13°48'42.03"N

109° 8'59.14"E

Ngã ba diêu trì

13°41'10.62"N

109° 7'43.95"E

Chợ Phước Mỹ

6 m

67 m

II, III,

IV, V,

VI

Tuyến 6 Diêu Trì-

Phước

Hiệp

5,7/2012

3,7,9 /2013

2,3,4,6/2014

1, 3/2015

13°47'54.06"N

109°08'13.05"E

Diêu Trì

13°52'10.42"N

109° 9'14.30"E

Phước Hiệp

7 m

6 m

II, III,

IV, V,

VI

Điểm nghiên cứu 3. TP Quy Nhơn

Tuyến 7 Gềnh ráng 5,7/2012

3,7,9 /2013

2,3,4,6/2014

1, 3/2015

13°43'10.70"N

109°12'15.55"E

TP Quy Nhơn

13°41'41.79"N

109°13'31.34"E

Gềnh ráng

17 m

19 m

II, III,

IV, V,

VI

Tuyến 8 Chợ đầm

Bàu sen

(P. thị nại)

5,7/2012

3,7,9 /2013

2,3,4,6/2014

1, 3/2015

13°46'37.42"N

109°13'20.19"E

Bàu sen

13°46'56.46"N

109°13'30.35"E

Chợ đầm

8 m

7 m

III, IV,

V, VI,

VII

Tuyến 9 Chợ lớn

Nhơn Bình

5,7/2012

3,7,9 /2013

2,3,4,6/2014

1, 3/2015

13°46'23.32"N

109°14'0.18"E

Chợ lớn QN

13°47'27.23"N

109°12'13.91"E

Nhơn Bình

10 m

2 m

III, IV,

V, VI,

VII

Điểm nghiên cứu 4. An Nhơn

Tuyến 10 Ruộng lúa 5,7/2012

3,5,7,9 /2013

2,3,4,6/2014

1, 3/2015

13°53'02.75"N

109°06'51.62"E

Trang Anh

13°48'06.49"N

109°08'49.24"E

Ruộng lúa

15 m

22 m

III, IV,

VI

Tuyến 11 Đường lên

Tây Sơn

5,7/2012

1,3,7,9 /2013

2,3,4,6/2014

1, 3/2015

13°53'49.91"N

109°02'36.44"E

An Nhơn

13°51'24.24"N

109°02'08.52"E

Hồ Núi I

31 m

42 m

II, III,

IV, VI

Điểm nghiên cứu 5. Phù Cát

Tuyến 12 Ngô Mây -

Cát Tiến

5,7/2012

3,7,9 /2013

2,3,4,6/2014

1, 3/2015

14° 0'3.15"N

109° 3'36.65"E

TT Ngô Mây

13056

’45.13

’’N,

109013

’09.37

’’E

Cát Tiến

23 m

15 m

II, III,

IV, V,

VI, VII

Tuyến 13 Ngô Mây 5,7/2012 14° 0'3.15"N 14° 6'0.04"N 23 m II, III,

Page 142: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.2

Cát Tài 3,7,9 /2013

2,3,4,6/2014

1, 3/2015

109° 3'36.65"E

TT NGô Mây

109° 7'11.88"E

Cát Tài

12 m IV, V,

VI, VII

Điểm nghiên cứu 6. Phù Mỹ

Tuyến 14 Mỹ Quang

Mỹ Chánh

Tây

5,7/2012

3,7,9 /2013

2,3,4,6/2014

1, 3/2015

14°12'25.72"N

109° 5'38.56"E

Mỹ Quang

14°12'50.84"N

109° 6'58.87"E

Mỹ Chánh Tây

235 m

134 m

I, II, III,

IV, V,

VI, VII

Tuyến 15 H. Phù Mỹ

Mỹ Phong

5,7/2012

3,7,9 /2013

2,3,4,6/2014

1, 3/2015

14°12'6.36"N

109° 6'47.12"E

H. P Mỹ

14015

’25.33

’’N,

109004

’43.35

’’E

Xã Mỹ Phong

36 m

3 m

I, II, III,

IV, V,

VI, VII

Điểm nghiên cứu 7. Hoài Nhơn

Tuyến 16 Hoài Đức-

Bồng Sơn

5,7/2012

3,7,9 /2013

2,3,4,6/2014

1, 3/2015

14°23'22.32"N

109° 1'27.75"E

Hoài Đức

14°22'14.06"N

109°01'52.02"E

Bồng Sơn

67 m

39 m

II, III,

IV, V,

VI, VII

Tuyến 17 Bồng Sơn

Hoài Mỹ

Hồ nước lợ

5,7/2012

3,7,9 /2013

2,3,4,6/2014

1, 3/2015

14°22'14.06"N

109°01'52.02"E

Bồng Sơn

14°27'56.31"N

109° 4'30.24"E

Khánh Trạch

39 m

2 m

II, III,

IV, V,

VI, VII

Tuyến 18 Bồng Sơn-

Tam Quan

Nam

5,7/2012

3,7,9 /2013

2,3,4,6/2014

1, 3/2015

14°22'14.06"N

109°01'52.02"E

Bồng Sơn

14°32'1.42"N

109° 3'46.72"E

Tam Quan Nam

39 m

55 m

II, III,

IV, V,

VI, VII

Điểm nghiên cứu 8. An Lão

Tuyến 19 An Hảo

Tây- An

Nghĩa

5,7/2012

3,7,9 /2013

2,3,4,6/2014

1, 3/2015

14°29’20.57

’’N,

108°54’36.97

’’E

An Hảo Tây

14°18’14.95

’’N,

108°55’04.95

’’E

An Nghĩa

18 m

47 m

I, II, III,

IV, V,

VI

Tuyến 20 Núi An

Lão

Trại An

Hưng

5,7/2012

3,7,9 /2013

2,3,4,6/2014

1, 3/2015

14°37'08.77"N

108°54'16.39"E Núi An Lão

14039

’02.11

’’N,

108054

’15.59

’’E

An Hưng

51 m

57 m

I, II, III,

IV, V,

VI

Tuyến 21 Núi An

Lão

Trại An

Trung

5,7/2012

3,7,9 /2013

2,3,4,6/2014

1, 3/2015

14°36'52.44"N

108°53'46.82"E

Trạm Y tế

14°38'38.32"N

108°51'30.82"E

An Trung

62 m

77 m

I, II, III,

IV, V,

VI

Điểm nghiên cứu 9. Hoài Ân

Tuyến 22 Núi suối

Ân Nghĩa

(Trại)

5,7/2012

3,7,9 /2013

2,3,4,6/2014

1, 3/2015

13°43'32.29"N

127°11'48.03"E

13°43'31.90"N

127°11'48.19"E

38 m

53 m

I, II, III,

IV, V,

VI

Tuyến 23 Ân Tường

Tây- Ân

Nghĩa

5,7/2012

3,7,9 /2013

2,3,4,6/2014

1, 3/2015

14°19'06.64"N

108°57'00.11"E

Ân Tường Tây

13°44'21.83"N

127°11'55.12"E

Ân Nghĩa

29 m

36 m

I, II, III,

IV, V,

VI

Điểm nghiên cứu 10. Vĩnh Thạnh

Tuyến 24 Núi Vĩnh

Sơn

5,7/2012

3,7,9 /2013

2,3,4,6/2014

1, 3/2015

14°06’11.23

’’N,

108°46’39.46

’’E

H. Vinh Sơn

14°06’11.23

’’N,

108°46’39.47

’’E

Núi Vĩnh Sơn

106 m

800 m

I, II, III,

IV, V,

VI

Tuyến 25 Núi Vĩnh

Hảo

5,7/2012

3,7,9 /2013

2,3,4,6/2014

14°06’11.23

’’N,

108°46’39.47

’’E

Vĩnh Hảo

14° 6'4.25"N

108°45'5.07"E

Núi Vĩnh Hảo

96 m

356 m

I, II, III,

IV, V,

VI, VII

Page 143: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.3

1, 3/2015

Điểm nghiên cứu 11. Tây Sơn

Tuyến 26 Suối rừng

Phú An,

Tây Sơn

5,7/2012

3,7,9 /2013

2,3,4,6/2014

1, 3/2015

13°54’23.92

’’N,

108°55’14.108

’’E

Phú Phong

13°53’15.73

’’N,

108°58’02.85

’’E

Phú An

28 m

36 m

I, II, III,

IV, V,

VI

Tuyến 27 Rừng Tây

Sơn

5,7/2012

3,7,9 /2013

2,3,4,6/2014

1, 3/2015

13°54’23.92

’’N,

108°55’14.108

’’E

Phú Phong

13°51’05.51

’’N,

108°56’04.53

’’E

Rừng Tây Sơn

28 m

45 m

I, II, III,

IV, V,

VI

Ghi chú: I. Rừng tự nhiên; II. Rừng thứ sinh nhân tác; III. Trảng cỏ, cây bụi; IV. Khu dân cư và nương rẫy; V. Sông suối

và ven sông suối; VI. Ruộng canh tác ngập nước; VII. Bãi cát có cây bụi, cỏ ven biển.

Page 144: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.4

Phụ lục 2. SỐ ĐO HÌNH THÁI CÁC LOÀI THU ĐƢỢC MẪU TẠI VNC

2.1. Số đo chỉ tiêu hình thái của các mẫu Lƣỡng cƣ (Đơn vị tính: kích thước: mm; khối lượng: g; - không xác định số đo)

TT Tên khoa học Kí hiệu mẫu SVL HL HW SL ED IOD TD ET TL FL HND PL IN P NS EN ML PL 4 IML Đực/Cái

1. D. melanostictus CLBH 12006 41,01 12,72 14,02 3,06 5,51 2,02 2,51 0,52 14,51 17,53 8,06 12,52 5,12 7,5 3,96 5,22 12,74 20,5 2,96 Cái

2. D. melanostictus CLBH 12007 73,05 20,02 25,51 6,27 9,05 6,07 5,01 1,09 29,1 33,12 17,08 29,04 3,38 36,9 2,27 5,36 15,75 26,24 3,21 Cái

3. D. melanostictus CLBH 12010 71,13 21,82 22,83 7,91 10,04 6,92 5,13 1,84 33,12 32,83 19,11 30,24 3.73 32,3 2.31 5,6 15,05 26,39 353 Cái

4. D. melanostictus CLBH 12020 56,15 18,83 23,74 7,61 9,01 5,12 5,82 1,13 22,21 17,22 16,43 24,95 5,36 16,1 3,7 4,18 8,46 16,5 2,47 Đực

5. D. melanostictus CLBH 12023 39,15 13,15 15,47 4,65 5,58 3,95 3,27 1,1 15,72 16,15 9,92 14,95 3,55 5,8 2,19 3,3 3,9 8,53 1,94 Đực

6. D. melanostictus CLBH 13046 71,42 24,9 32,82 10,23 10,84 7,64 6,88 2,43 29,05 32,55 19,57 28,65 6,8 56,6 3,86 5,14 14,16 21,78 3,23 Cái

7. I. galeatus CLBH 13002 51,51 14,01 19,02 5,41 5,92 3,3 3,93 1,91 21,22 20,54 12,83 18,85 4,18 11,7 2,28 3,54 8,78 14,16 2,72 Đực

8. I. galeatus CLBH 14022 50,68 15,89 19,5 6,16 6,9 5,42 3,45 2,5 22,6 22,86 14,5 21,52 3,82 15,3 2,05 3,31 9,11 13,72 2,33 Đực

9. I. galeatus CLBH 14034 82,31 26,73 31,17 9,28 10,33 9,53 4,97 4,52 35,87 40,66 19,2 32,36 6,19 78,7 3,19 5,4 16,33 22,1 4,29 Cái

10. I. macrotis CLBH 14021 55,2 17,94 21,96 6,52 7,5 5 4,87 2,13 24,6 26,7 10,71 23,71 4,27 20,7 2,22 2,88 10,06 16,14 2,82 Đực

11. O. gerti CLBH 14007 38,45 12,28 12,01 3,74 6,09 3,2 3,2 2,5 19,62 19,67 11,09 16,88 3,06 4,9 2,11 1,22 10,46 14,64 2,7 Đực

12. O. gerti CLBH 14008 40,68 12,07 11,59 3,43 5,4 2,72 3,27 2,24 20,25 20,25 11,34 17,21 3,1 4,6 1,28 1,52 10,48 16,2 1,78 Cái

13. O. hansi CLBH 14009 48,61 13,03 14,38 3,47 5,48 3,75 2,72 3,23 24,04 25,53 13,06 22,32 3,27 14,3 1,44 1,3 11,14 16,14 2,96 Cái

14. K. pulchra CLBH 13045 69,75 16,45 23,21 5,67 7,12 7,72 2,85 2,15 23,55 29,97 22,65 27,75 4,96 46,4 2,92 4,22 16,86 21,61 5,31 Cái

15. M. annamensis CLBH 14050 18,17 6,06 6,57 2,44 2,24 1,95 - - 12,1 11 4,14 10,12 2,58 0.35 1,7 1,36 6,4 8,79 - Đực

16. M. fissipes CLBH 13042 11,55 3,53 3,04 0,96 1,53 0,85 0,55 0,82 6,45 4,85 2,65 6,03 2.01 0,25 1.35 2 6.04 9.05 1.02 Non

17. M. fissipes CLBH 13043 22,5 6,25 5,66 1,96 2,45 1,13 1,02 1,85 11,21 8,93 4,85 11,35 2,62 1,2 2,0 2,11 7,34 10,5 1,45 Cái

18. M. fissipes CLBH14054 22,99 7,52 5,87 3,18 3,56 2,76 1,03 1,86 13,56 10,76 5,92 12,05 2,42 1,15 2,15 2,34 7,62 10,1 2,08 Cái

19. M. heymonsi CLBH 13029 23,95 5,82 6,51 2,53 2,61 1,73 5,9 1,01 13,64 12,03 6,41 13,52 3,03 1,8 2,46 2,48 8,78 11,92 1,74 Cái

20. M. heymonsi CLBH13059 21,69 5,93 6,54 2,41 2,05 2,3 5,86 0,45 11,1 10,32 6,38 12,79 2,95 1,3 2,42 2,47 8,85 11,91 1,35 Đực

21. F. Limnocharis CLBH 12028 29,43 12,78 8,74 5,78 5,24 2,61 2,68 1,72 16,6 14,56 7,7 16,38 2,84 5.1 3,38 3,02 9,95 14,87 2,22 Cái

22. F. Limnocharis CLBH 13025 48,12 18,05 16,13 7,1 6,52 2,04 3,42 1,07 26,1 21,52 9,5 24,85 4,08 13,3 4,38 4,08 13,51 19,9 3,12 Cái

23. F. Limnocharis CLBH 13024 22,95 12,47 10,03 4,95 4,05 1,45 2,12 0,35 16,02 14,21 6,95 16,55 2,77 13,3 - - - - - Đực

24. F. Limnocharis CLBH 13031 33,95 14,25 13,17 5,96 4,87 2,93 2,9 1,45 19,35 18,05 7,88 18,47 3,18 4,3 - - - - - Đực

25. F. Limnocharis CLBH 13044 19,08 7,02 6,07 3,08 3,47 1,06 1,95 0,72 9,95 8,47 5,23 10,08 2,01 0,8 - - - - - Non

26. H. rugulosus CLBH 12005 61,51 22,52 19,01 8,03 7,01 2,76 5,1 1,02 30,03 31,52 12,1 30,12 4,23 25,1 5,15 4,43 20,26 31,4 3.71 Đực

27. H. rugulosus CLBH 12001 73,25 27,23 27,42 11,21 6,2 2,12 4,13 2,21 36,2 32,23 14,74 36,72 5,34 40,3 6,87 5,35 24,24 30,9 4.63 Đực

28. H. rugulosus CLBH 12002 83,21 30,22 34,23 12,9 7,11 11,2 6,1 2,7 45,21 46,12 20,12 44,21 6,28 67,5 8,32 7,46 27,02 43,58 5.45 Cái

29. H. rugulosus CLBH 12008 72,21 25 29,47 10,92 8,75 4,45 5,05 2,51 37,82 32,15 9,05 39,45 5,08 35,6 6,83 5,22 24,04 30,74 3.81 Đực

30. H. rugulosus CLBH 12009 63,21 23,75 24,87 10,37 7,18 4,15 4,76 2,17 35,58 34,32 16,01 36,78 5,07 36,6 6,76 6,04 22,7 34,63 4.03 Cái

31. H. rugulosus CLBH12005 63,85 25,92 18,93 10,88 9,06 2,51 5,48 2,35 32,66 33,56 10,11 33,06 5,14 37,1 4,5 5,54 20,88 31,07 3,79 Đực

Page 145: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.5

32. H. rugulosus CLBH12008 69,89 23,16 22,13 10,85 8,74 2,12 5,24 2,98 38,03 32,62 11,04 37,69 5,4 45,3 5,21 5,91 24,11 33,84 3,81 Đực

33. H. rugulosus CLBH12002 87,66 32,84 36,04 15,61 10,74 6,04 8,33 3,84 46,78 47,5 20,18 45,82 5,9 69,5 7,99 7,63 19,85 43,64 5,83 Cái

34. H. rugulosus CLBH13009 73,06 27,3 30,2 11,53 8,34 4,12 5,34 3,42 39,47 39,24 16,06 39,94 4,5 36,9 5,16 6,11 23,42 36,16 4,7 Cái

35. L. bannaensis CLBH 13030 43,74 12,53 18,27 7,35 5,72 3,85 4,22 1,9 22,73 21,47 12,05 21,26 3,78 11,5 - - - - - Đực

36. L. bannaensis CLBH 14031 49,89 17,75 20,62 6,09 6,22 3,36 3,15 2,91 18,48 19,11 11,12 18,92 3,77 9,6 3,36 2,4 13 16,68 3,44 Cái

37. L. bannaensis CLBH 12011 68,02 24,15 29,14 10,02 8,02 7,85 4,73 6,37 29,87 35,01 17,05 31,07 7,05 33,4 5,52 6,15 23,24 28,03 5,69 Cái

38. L. bannaensis CLBH 12012 47,52 15,41 18,23 6,93 6,91 3,22 3,21 2,9 22,83 20,07 12,21 20,23 4,63 10,2 3,76 3,8 12,1 17,1 3,2 Đực

39. L. bannaensis CLBH 12021 48,53 16,72 19,81 6,12 5,71 3,91 2,6 3,91 21,53 24,72 11,54 18,61 4,01 13,6 3,55 3,62 12,15 17,3 3,54 Đực

40. L. bannaensis CLBH 12025 49,12 16,93 19,72 6,51 6,5 4,1 3,31 3,52 21,52 25,42 11,21 19,8 3,8 10,5 3,43 3,68 12,11 17,2 3,02 Cái

41. L. bannaensis CLBH 13019 46,35 18,17 22,13 7,73 5,45 5,07 6,52 2,92 22,3 26,45 12,82 21,75 5,4 18,5 4,26 4,26 12,81 18,24 3,56 Đực

42. L. bannaensis CLBH 13026 49,65 17,51 20,05 6,91 7,15 3,65 3,11 2,98 21,55 25,12 11,92 20,08 4,52 21,4 4,31 45 13,6 19,7 4,58 Cái

43. L. bannaensis CLBH 14039 48,98 17,85 20,14 7,2 7,57 3,86 4,59 3,89 23,52 26,96 12,31 23,06 4,58 11 3,52 3,52 12,07 20,26 3,52 Đực

44. L. bannaensis CLBH 14044 55,51 20,48 23,75 7,46 7,98 4,21 4,54 2,28 25,44 27,71 13,94 23,87 5,14 15,4 4,24 4,24 10,15 21,43 3,94 Cái

45. L. bannaensis CLBH 14045 54,79 21,88 22,59 8,03 8,91 4,92 4,18 3,76 25,7 29 13,95 25,49 4,86 14,5 3,1 4,95 14,33 22,51 4,11 Cái

46. L. dabanus CLBH 13007 47,35 20,52 24,14 9,31 6,4 5,42 7,56 3,7 24,14 25,86 13,13 22,97 5,41 12,4 4,68 5,6 15,73 21,58 3,62 Cái

47. L. dabanus CLBH 13008 57,23 25,65 28,62 10,97 7,32 6,95 8,26 5,03 26,24 28,15 14,03 27,02 7,15 29,9 5,86 7,12 13,87 23,36 1,18 Đực

48. L. dabanus CLBH 14052 59,86 24,64 27,65 12,08 8,18 7,44 6,96 4,51 30,48 30,34 11,02 30,04 5,95 24,7 5,62 5,62 17,88 24,86 4,26 Đực

49. L. dabanus CLBH 14053 62,84 20,43 26,31 11,4 9,29 4,8 5,14 4,78 35,4 34,34 16,44 34,18 5,93 29,7 5,43 6,06 19,95 31,12 4,56 Cái

50. Limnonectes sp. CLBH 13039 73,9 32,44 32,02 12,88 9,2 6,95 5,35 6,19 38,02 37,85 15,81 35,55 7,34 41,4 6,8 7,01 24,34 32,6 4,92 Đực

51. Limnonectes sp. CLBH 12014 73,63 34,02 35,51 12,7 9,01 7,01 5,5 8,41 41,83 41,92 18,83 44,12 7,6 39,9 6,3 7,58 22,1 34,7 4,8 Cái

52. Limnonectes sp. CLBH 12015 78,05 31,12 32,81 12,21 9,93 6,5 5,61 4,6 41,73 41,21 19,92 37,53 8,55 49 6,42 7,14 24,6 34,4 4,72 Cái

53. Limnonectes sp. CLBH 12016 68,24 25,83 27,82 10,5 9,81 4,02 4,83 3,91 37,45 30,53 17,82 36,54 6,05 19,7 5,82 6,28 21,5 32,3 4,72 Đực

54. Limnonectes sp. CLBH 12027 57,12 25,21 30,03 10,21 8,12 5,6 4,61 4,11 36,52 35,82 15,21 33,53 6,34 25,4 5,16 6,58 21,5 31,52 4,01 Đực

55. Limnonectes sp. CLBH 12029 83,2 35,2 38,2 15,1 8,1 9,4 4,25 9,9 44,1 45,5 21,5 43,2 7,79 54,5 8,65 8,65 21,8 33,1 5,2 Cái

56. Limnonectes sp. CLBH 13001 53,53 21,92 24,51 9,11 6,93 4,81 3,92 2,8 31,93 32,42 15,71 31,12 5,79 18,8 5,28 5,88 18,1 28,3 4,12 Đực

57. Limnonectes sp. CLBH 13041 45,02 18,03 19,45 8,52 4,85 4,3 4,1 2,62 25,55 19,95 6,85 23,12 4,27 12,8 5 5,09 14,8 21,75 3,76 Con non

58. Limnonectes sp. CLBH 14029 63,5 28,32 24,98 11,12 8,4 5,13 3,86 5,45 36,45 35,6 16,3 34,94 6,02 33,9 5,44 5,62 19,22 31,16 4,26 Đực

59. Limnonectes sp. CLBH 12026 68,53 32,82 31,11 11,42 9,02 6,41 6,02 8,23 35,12 37,05 15,63 33,83 6 25,9 6,18 6,57 21,1 28,9 4,9 Cái

60. L. poilani CLBH 13005 37,12 12,21 11,9 4,51 3,52 2,03 2,51 1,72 21,51 22,82 9,53 22,31 5.86 4,6 5,18 5,68 18,44 27,6 4,18 Con non

61. L. poilani CLBH 13040 59,85 23,1 21,02 9,06 8,34 3,97 3,25 4,2 32,9 28,52 14,25 32,15 5,72 23,2 4,77 5,4 18,5 28,64 4,48 Cái

62. L. poilani CLBH 14043 51,89 24,98 22,65 9,08 8,17 4,56 4,65 3,51 29,89 29,54 13,35 30,53 4,41 11,0 4,71 4,12 17,32 25,93 3,67 Cái

63. L. poilani CLBH 14046 50,96 23,37 22,64 8,53 7,25 3,84 4,35 3,12 30,4 22,22 12,71 27,45 4,86 10,4 3,63 4,92 14,37 24,21 3,5 Cái

64. L. poilani CLBH 14049 53,12 22,72 22,6 10,34 8,53 4,5 4,95 2,78 30,82 28,74 13,5 29 5,78 18,7 4,65 5,35 13,47 20,75 3,44 Cái

65. L. poilani CLBH 14048 49,17 20,41 16,75 7,78 6,29 3,4 3,68 2,84 26,51 24,14 10,81 26,19 4,28 10,1 3,12 5,12 13,93 18,93 3,52 Đực

66. L. poilani CLBH 14027 39,97 20,42 19,51 7,18 6,79 3,28 3,62 2,22 26,01 24,71 11,86 25,77 4,11 11,2 3,7 3,7 15,62 23,76 3,11 Đực

Page 146: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.6

67. L. poilani CLBH 14028 55,25 23,78 22,21 8,96 8,6 6,08 5,24 3,3 32,25 28,63 13,05 29,38 4,34 17,5 3,32 5,03 17,72 26,65 3,46 Đực

68. L. poilani CLBH 14030 49,75 22,21 20,34 8,93 7,14 3,64 4,1 2,11 29,74 28,07 13,15 27,11 4,4 16,1 4,08 5,22 19,36 25,96 3,59 Đực

69. L. poilani CLBH 13015 54,45 28,82 20,43 9,23 8,45 4,93 3,22 2,07 32,12 29,87 14,87 31,25 5,86 32,5 5,18 5,68 18,44 27,6 4,18 Cái

70. L. poilani CLBH 13016 49,46 21,42 20,73 8,92 7,95 4,15 3,98 2,12 31,13 19,85 12,37 30,03 5,34 19,7 5,66 5,96 20,4 28,52 3,79 Cái

71. O. lima CLBH 13027 22,55 10,18 10,1 2,81 3,7 1,53 3,51 0,13 13,62 13,95 8,12 15,95 2,4 2,6 2,1 1,88 8,78 14,8 1,8 Cái

72. O. lima CLBH 13028 20,53 8,12 8,02 2,4 3,11 1,32 2,11 0,15 10,22 10,23 6,1 11,22 2.01 1,05 1.37 1.02 6.16 13.1 1.09 Con non

73. A. spinapectoralis CLBH 14001 35,07 12,68 12,58 4,84 5,82 3,58 1,68 2,02 18,48 18,12 10,94 17,39 3,87 5,2 2,76 2,56 11,71 15,72 2,72 Đực

74. A. spinapectoralis CLBH 14002 35,14 12,84 12,54 4,76 6,46 2,58 1,9 1,02 18,69 11,18 9,1 15,22 3,76 3,9 2,04 1,88 12 15,68 1,6 Đực

75. A. spinapectoralis CLBH 14003 33,22 12,32 11,84 4,47 5,82 2,61 1,7 0,97 17,75 18,92 9,84 16,21 3,69 3,5 2,5 2,15 11,58 12,94 2,05 Đực

76. A. spinapectoralis CLBH 14004 42,4 18,16 16,38 6,81 6,7 4,8 2,76 2,22 25,18 24,98 13,12 20,1 5,63 7,3 4,04 3,74 3,21 17,23 1,21 Cái

77. A. spinapectoralis CLBH 14005 36,08 13,97 12,25 5,47 6,83 3,86 2,22 1,2 20,15 21,36 10,51 19,2 4,0 5,4 2,62 2,62 11,85 15,35 2,71 Cái

78. A. spinapectoralis CLBH 14006 31,41 12,68 10,87 4,64 6,1 3,09 1,86 1,35 18,27 18,91 9,99 17,16 3,54 3,9 2,37 2,03 10,98 15,05 1,52 Đực

79. H. attigua CLBH 14036 48,42 18,59 14,01 7,77 8,62 4,52 5,48 2,14 26,94 23,28 14,6 26,4 4,8 8,4 3,46 4,98 17,08 25,26 2,38 Cái

80. H. attigua CLBH 14011 43,74 18,58 13,56 7,31 8,35 3,97 5,38 25,13 23,42 12,22 21,92 4,95 3,32 7,8 3,32 3,8 10,96 21,66 2,31 Đực

81. H. erythraea CLBH 12017 73,5 23,1 18,4 9,06 5,72 4,91 4,05 1,12 37,11 36,12 21,01 36,03 6,48 38,8 5,14 6,22 21,42 35,93 4,08 Cái

82. H. erythraea CLBH 12018 72,81 30,36 25,22 12,06 9,79 6,76 6,26 2,73 43,84 40,06 22,92 43 6,18 26,1 4,12 7,08 28,66 38,88 4,63 Cái

83. H. erythraea CLBH 12019 69,01 25,43 20,03 10,57 8,95 11,85 5,47 1,95 38,75 36,35 20,45 39,46 7,16 27,6 5,26 7,22 24,95 36,18 4,05 Đực

84. H. erythraea CLBH 14018 45,3 19,92 16,04 6,92 6,74 3,65 5,04 1,54 25,85 24,52 12,85 23,85 4,73 9,6 3,23 3,96 9,98 21,79 2,09 Đực

85. H. erythraea CLBH 14019 60,01 22,03 19,57 8,82 7,68 5,46 6,41 2,23 32,86 28,52 15,75 30,2 5,92 17,1 3,92 4,12 18,36 27,37 2,79 Dực

86. H. erythraea CLBH 13020 58,44 25,1 20,59 10,15 8,16 4,64 5,08 2,48 32,34 29,67 15,78 30,32 5,68 15,8 4,5 4,56 19,8 22,1 3,48 Đực

87. H. guentheri CLBH 14035 69 27,68 20,11 11 9,43 5,24 6,26 2,61 42 36,1 16,28 41,12 6,06 22,7 4,45 6,05 27 37,65 3,24 Cái

88. H. guentheri CLBH 14051 87,91 38,24 22,93 14,68 11,2 5,83 7,97 2,14 54,12 46,14 24,6 52,74 8,36 50,45 6,48 9 29,96 46,9 4,71 Đực

89. H. milleti CLBH 13017 36,07 15,53 11,93 6,92 6,15 3,45 4,21 0,96 21,16 18,73 10,22 19,07 3,57 3,4 3,3 3,36 11,88 18,02 2,16 Đực

90. H. milleti CLBH 13018 35,32 16,05 12,63 6,35 5,23 3,15 3,02 3,02 21,03 18,75 10,03 18,25 3,54 3,8 3,29 4 12,88 16,78 1,96 Đực

91. H. milleti CLBH 14037 42,59 17,41 13,83 6,96 6,79 4,52 3,16 1,91 25,46 22,88 11,51 23,32 4,15 6,5 3,68 3,91 15,88 21,51 2,58 Cái

92. H. milleti CLBH 14038 42,34 17,4 13,72 6,86 7,17 4,19 4,07 2,16 25,14 23,22 12,88 23,92 4,3 6,8 3,88 4,27 15,58 21,54 2,41 Cái

93. H. milleti CLBH 14012 30,75 15,79 11,8 6,3 6,11 3,32 4,1 1,4 20,62 19,89 10,1 19,35 4,06 3,7 2,49 2,49 10,38 17,63 1,88 Đực

94. H. milleti CLBH 14013 33,13 14,05 9,5 5,45 3,98 3,67 3,74 1,39 19,98 18,12 10,11 18,77 3,4 3,1 2,12 3,27 11,65 16,79 1,88 Cái

95. H. nigrovittata CLBH 13009 51,71 21,15 19,53 7,05 7,41 5,32 5,25 2,05 19,32 23,71 13,31 27,25 5,84 13,4 4,26 4 18,6 21,5 2,98 Đực

96. H. nigrovittata CLBH 13010 41,05 20,04 18,2 6,65 6,67 5,64 5,04 1,55 24,21 18,89 12,58 20,85 5,68 8,6 4,1 4,24 17,3 18,9 3,06 Đực

97. H. nigrovittata CLBH 13011 43,56 18,82 16,25 6,82 6,04 3,02 3,57 2,05 25,05 22,45 11,27 23,21 4,76 7,3 3,4 3,52 14,74 21,4 2,92 Đực

98. H. nigrovittata CLBH 13012 48,43 21,33 18,83 7,25 6,27 4,21 5,12 1,35 27,65 26,12 14,13 26,03 5,7 10,1 4,1 4,8 16,38 23,8 3,38 Cái

99. H. nigrovittata CLBH 13036 52,55 18,52 17,25 8,02 7,12 5,35 4,51 2 29,45 22,02 13,11 28,02 6,28 14,5 4 4,92 17,56 25,12 3,04 Cái

100. H. nigrovittata CLBH 14019 60,01 22,3 19,57 8,82 7,68 5,46 6,41 2,23 32,86 28,52 15,75 30,2 6,22 17,1 4,9 4,62 19,5 22,1 3,53 Cái

101. H. nigrovittata CLBH 14020 58,44 25,1 20,59 10,15 8,16 6,24 5,08 2,48 32,34 29,67 15,78 30,32 6,3 15,8 4,62 4,65 20,2 27,5 2,95 Cái

Page 147: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.7

102. H. nigrovittata CLBH 14018 45,3 19,92 16,04 6,92 6,74 3,65 5,04 1,6 25,85 24,52 12,85 23,85 4,73 9,6 3,3 3,96 9,98 21,79 2,3 Cái

103. O. banaorum CLBH 13032 79,28 30,9 28,6 14,54 10,2 7,32 5,68 4,13 54,1 50,68 24,68 48,52 9,12 51,3 6,96 8,44 34,54 47,45 5,32 Cái

104. O. Chlorota CLBH 12022 88,63 31,1 30,68 14,8 11,34 7,5 5,42 4,18 59,98 49,57 24,4 59,38 7,85 61,3 6,4 9,32 38,52 48,95 5,06 Cái

105. O. graminea CLBH 14041 46,68 17,98 14,92 7,4 7,62 3,98 3,94 1,78 29,48 26,17 14,7 27,06 4,43 8,1 3,91 4,24 18,45 24,23 3,11 Đực

106. O. graminea CLBH 14042 44,43 18,35 13,31 7,04 7,43 3,42 4,49 1,79 29,25 26,42 14,3 23,82 4,14 7,2 4,05 4,06 15,83 22,27 3,1 Đực

107. O. graminea CLBH 14014 74,22 29,72 24,72 13,23 9,98 7,46 5,14 3,42 56,38 44,46 23,38 45,77 5,71 47,9 7,99 8,02 25,34 40,82 4,5 Cái

108. O. graminea CLBH 14015 68,96 28,46 22,85 11,26 9,12 7,94 4,87 3,4 51,96 43,03 21,94 41,93 7,55 30 4,34 6,5 26,07 36,96 4,53 Cái

109. O. graminea CLBH 14055 81,22 31,8 26,84 15,1 11,22 6,22 6,38 3,63 58,7 51,33 25,23 50,38 8,55 46,5 6,54 8,37 31,5 43,06 4,32 Cái

110. O. Morafkai CLBH 14040 45,26 19,16 14,36 7,42 8,06 3,94 4,87 2,1 28,69 27,03 13,42 25,19 4,77 8,3 3,5 4,57 16,58 22,36 2,88 Đực

111. O. Morafkai CLBH 14016 82,66 32,07 26,95 14,74 11,42 9,12 5,6 2,8 57,12 44,04 23,86 48,6 9,37 60,8 7,08 7,26 34,11 45,74 4,78 Cái

112. O. Morafkai CLBH 14017 80,11 30,78 24,46 12,5 9,08 6,36 4,82 2,5 56,18 48,96 23,43 45,37 7,67 46,5 5,36 7,62 30,88 41,57 4,41 Cái

113. O. tiananensis CLBH 12024 90,36 33,11 32,75 14,78 13,78 8,8 6,28 3,29 62,1 57,55 26,18 53,65 9,08 74,1 5,73 9,76 39,53 53,56 5,92 Cái

114. P. megacephalus CLBH 12003 72,51 25,02 27,03 10,01 8,04 9,03 5,05 1,07 38,01 41,03 18,02 31,11 5,3 32,5 4,72 8,52 20,2 22 2,84 Cái

115. P. megacephalus CLBH 12013 75,05 24 24,75 11,05 8,42 11,35 6,05 1,32 41,47 40,15 22,05 32,95 4.93 21,4 - - - - - Đực

116. P. megacephalus CLBH 13033 90,67 29,65 33,07 15,01 9,95 13,03 7,02 0,95 47,02 47,02 27,55 39,33 4.79 65,8 - - - - - Cái

117. P. mutus CLBH 13021 52,65 17,54 18,22 9,51 7,01 5,53 4,22 1,07 27,45 27,06 16,44 22,67 4.69 8,2 - - - - - Cái

118. P. mutus CLBH 13022 51,06 17,23 17,63 9,12 7,05 6,1 4,92 0,45 27,62 22,05 16,86 22,64 4.98 7,5 - - - - - Đực

119. P. mutus CLBH 13023 52,25 17,83 22,32 8,21 7,5 4,71 4,42 0,65 27,96 26,97 15,33 21,12 4.82 8 - - - - - Đực

120. P. mutus CLBH 13034 52,85 17,63 17,83 9,76 6,25 6,02 4,87 1,09 27,21 21,47 15,32 22,81 4,74 9,5 3,42 7,28 13,54 21,5 2,8 Đực

121. P. mutus CLBH 13035 55,95 18,01 18,23 9,45 6,93 7,15 4,67 1,2 29,27 29,05 15,56 23,04 4,8 9,8 4,36 6,55 14,14 19,64 2,34 Đực

122. P. mutus CLBH 13056 76,45 26,05 27,2 12,3 9 10,95 5,62 1,72 44,1 41,7 23,2 33,3 5,69 23,2 3,06 9,74 19,07 28,8 3,52 Cái

123. P. mutus CLBH 13057 56,25 27,12 27,85 13,45 9,03 12,02 6,01 1,65 40,05 40,09 23,06 30,4 5,9 24,8 4,16 9,44 19,18 24,68 3,07 Cái

124. P. mutus CLBH 13058 49,5 18,05 18,1 9,15 6,97 6,83 4,12 0,75 30,05 26,92 16,24 23,32 4,18 7,8 3,16 6,9 14,94 18,98 2,47 Cái

125. P. mutus CLBH 14026 43,64 17,85 17,94 8,65 6,64 5,24 3,65 1,65 25,79 22,26 15,45 20,84 3,98 7,1 3,03 5,63 12,31 17,21 1,26 Đực

126. R. annamensis CLBH 13013 46,53 17,31 16,95 10,02 7,27 5,92 3,17 0,92 28,43 28,02 14,12 21,97 5,66 11,3 4,47 5,9 17,4 21,38 2,58 Đực

127. R. annamensis CLBH 13014 70,52 23,55 23,43 11,96 8,52 8,11 4,57 1,15 38,13 37,58 21,02 33,82 6,51 30,3 5,24 7,06 22,38 34,14 3,61 Cái

128. R. annamensis CLBH 13003 57,62 16,35 12,17 9,47 7,25 5,68 3,95 0,33 29,05 23,21 11,92 24,41 4,91 10,5 5,71 5,88 17,12 22,48 2,58 Đực

129. R. annamensis CLBH 13004 56,09 18,95 17,92 10,13 7,97 6,27 4,52 0,71 29,05 23,81 16,03 24,67 5,11 11,5 4,74 5,31 16,46 22,27 2,47 Đực

130. R. annamensis CLBH 14025 63,22 20,98 20,53 10,71 10,05 7,11 5,5 1,16 34,95 29,13 19,5 28,48 5,85 15,5 4,98 5,78 18,72 25,08 2,61 Cái

131. R. annamensis CLBH 14023 53,31 18,56 17,38 8,92 8,3 6,47 3,8 1,28 30,13 29,84 17,51 25,1 5,98 9,8 3,93 4,9 17,95 22,7 2,12 Đực

132. R. annamensis CLBH 14024 58,24 21,51 18,48 10,71 8,72 5,62 3,71 1,34 29,28 28,41 16,89 25,24 5,1 12,5 6,07 5,3 18,72 22,69 2,58 Cái

133. R. annamensis CLBH 13006 58,03 17,98 17,9 9,98 9,02 5,17 4,54 0,92 30,35 28,35 16,82 26,95 5,76 11,5 4,16 5,24 16,62 21,8 2,76 Đực

134. R. annamensis CLBH 13037 66,29 20,17 20,02 10,24 10,28 6,33 4,96 1,27 34,3 31,29 19,42 27,8 5,84 14,3 3,61 6,04 21,2 25,7 3,54 Cái

135. R. annamensis CLBH 13038 72,2 20,45 19,02 9,09 8,1 7,02 3,1 2,02 31,94 27,35 18,87 27,22 4,32 12,9 4,96 6,66 17,8 23 3,18 Cái

Page 148: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.8

2.2. Số đo chỉ tiêu hình thái của các mẫu Thằn lằn (Đơn vị tính: kích thước: mm; khối lượng: g; không xác định số đo: -)

TT Tên khoa học Kí hiệu SVL HL

Tru

nk

L

TL HW HH EarL ForeL CrusL TailW OrbD

Na

rEy

e

Sn

Ey

e

Ey

eEa

r

Inte

rNa

r

SB

FIS

;TIS

FIV

S; T

IVS

SL IL P Đực/

Cái

1 P. cocincinus CLBH 12201 208 4529 76,58 534 36,92 38,9 6,62 41,8 64,48 20,8 17,74 16,94 23,62 15,55 10,63 - 10 ; 9 23 ; 31 13 ; 13 10 ; 10 332 Đực

2 P. cocincinus CLBH 14205 81,16 24,68 37,15 227,39 11,96 13,89 2,54 14,72 24 10,12 9,47 6,19 9,72 6,98 4,68 - 12; 34 21;21 13;;13 12;1;12 19,1 Con

non

3 A. capra CLBH 14212 143,5 31,32 64,62 223,2 24,8 27,84 6,06 18,26 39,47 13,96 16,23 11,49 16,43 10,8 5,32 16 11 ; 21 22 ; 27 13 ; 13 11 ; 11 91,7 Đực

4 C. mystaceus CLBH 13205 40,22 11,1 19,1 71,5 10,1 8,1 1,9 10,6 13,1 4,0 4,8 3,3 5,6 4,2 3,6 20 6 ; 29 11 ; 14 12 ; 12 11 ; 11 3,1 Cái

5 C. mystaceus CLBH 13206 31,07 6,82 13,02 44,2 7,32 6,74 1,55 7,53 9,17 3,14 4,22 2,11 3,3 2,64 2,71 20 7 ; 29 12 ; 14 12 ; 12 11 ; 11 1,1 Đực

6 C. mystaceus CLBH 13207 54,16 14,37 28,54 141,98 11,87 10,06 3,35 9,19 14,18 5,65 7,34 4,76 7,29 5,74 4,39 - - - 10 ; 10 12 ; 11 5,79 Cái

7 C. mystaceus CLBH 12208 88,2 21,83 44,53 306,5 16,8 14,88 4,82 17,31 23,36 11,7 9,25 5,66 9,45 6,9 5,64 30 10 ; 15 23 ; 21 11 ; 11 10 ; 10 19,3 Đực

8 C. mystaceus CLBH 12209 90,05 26,51 41,02 291 13,57 12,23 1,51 12,07 20,05 6,03 4,06 3,53 6,25 4,51 2,52 25 ; 25 10 ; 15 23 ; 21 10 ; 10 10 ; 10 - Đưc

9 C. mystaceus CLBH 12210 85,04 21,03 41,52 235,51 11,53 10,52 1,54 1,1 17,52 3,51 4,52 3,56 6,53 3,52 2,5 29 10 ; 15 23 ; 21 10 ; 10 10 ; 10 12,5 Cái

10 C. mystaceus CLBH 12211 88,37 21,58 38,81 318,02 17,9 13,98 4,86 17,46 24,04 10,4 10,67 4,82 10,16 6,84 5,94 29 11 ; 15 24 ; 21 9 ; 10 10 ; 11 23 Cái

11 C. mystaceus CLBH 12212 83,76 21,14 38,8 117,5 17,24 15,32 4,4 15,71 23,15 9,74 8,79 7,54 10,18 7,52 5,55 31 10 ; 15 23 ; 20 11 ; 11 10 ; 10 22 Đực

12 D. indochinensis CLBH 13202 84,22 12,83 44,83 155,25 11,45 8,92 2,21 15,12 16,23 5,11 5,12 5,23 7,62 5,21 2,83 36 15 ; 15 17 ; 37 12 ; 12 12 ; 12 4,6 Cái

13 D. Maculatus CLBH 13201 72,7 12,75 73,85 123,4 10,12 8,61 3,12 11,84 13,23 6,32 6,45 4,24 5,12 3,53 2,92 26 7T ; 10S 21 ; 31 11 ; 11 11 ; 11 6,9 Đực

14 L. guentherpetersi CLBH 14222 126 23 62 245,48 20 18 6,4 17,5 86,96 13 13 7,2 13 10 6,2 32 14 ; 16 29 ; 43 9 ; 9 10 ; 10 89,5 LT

15 L. guttata CLBH 14223 108 17 51 225,4 14 12 5,2 15,5 23,15 8,8 7,0 4,1 8,4 5,1 3,5 68 12 ; 29 21 ; 45 11 ; 10 10 51,8 Cái

16 G. Gecko CLBH 12220 120,1 17,07 - 110,04 22,05 14,12 3,01 12,08 15,11 7,03 6,04 9,06 13,07 10,11 3,03 - 18 ; 21 18 ; 21 13 ; 13 12 ; 12 31,2 Đực

17 G. Gecko CLBH 14206 112,12 19,07 46,05 63,05 24,02 13,52 2,54 9,08 13,09 13,5 6,06 8,1 11,53 10,22 2,1 28 17 ; 21 18 ; 20 13; 13 12 ; 12 29 Cái

18 C. pseudoquadrivirgatus CLBH 13203 79,5 16,8 35,5 98,6 16,5 8,75 2,25 11,1 13,25 6,7 4,45 5,1 8 5,4 2,1 42 7 ; 9 9 ; 10 8 ; 8 7 ; 7 11,7 Đực

19 C. pseudoquadrivirgatus CLBH 13020 79,3 16,1 30,1 83,5 16,6 10,5 3,1 11,6 14,9 7,8 5,92 7,2 9,6 6 2,85 42 8 ; 9 10 ; 10 8 ; 8 7 ; 7 11,6 Cái

20 C. pseudoquadrivirgatus CLBH 14230 71 17 32 87,3 15 8,5 2,4 9,82 13,56 7,2 7,2 6,8 9 6,5 2,9 43 8 ; 9 10 ; 10 8 ; 8 7 ; 7 11,6 Đực

21 H. bowringii CLBH 14228 50 11 24 34,12 10 6,4 1,8 6,45 8,15 4,7 6,2 4,7 6,3 4,8 2,5 26 5 ; 6 9 ; 7 12 ; - 10 ; - - Cái

22 H. bowringii CLBH 14229 49 12 19 39,19 9,4 6,6 1,6 6,44 8,14 5,3 6,4 5,2 7,1 4,8 2,6 26 5 ; 6 9 ; 7 12 ; - 10 ; - - Đực

23 H. frenatus CLBH 12206 52,49 10,54 22,17 54,59 9,67 4,96 1,07 5,62 6,25 5,23 5,96 4,85 5,98 4,09 1,87 28 6 ; 8 8 ; 9 11 ; 11 9 ; 9 1,8 Cái

24 H. frenatus CLBH 12214 47,2 9,8 1,85 57,13 8,54 4,76 1,02 6,3 7,15 4,97 3,58 4,45 5,81 4,16 2,1 30 6 ; 8 8 ; 9 11 ; 11 9 ; 9 1,6 Đực

25 H. frenatus CLBH 12215 50,04 12,03 23,1 39,11 8,53 4,05 0,23 6,04 7,53 5,07 1,43 2,06 0,42 3,07 2,73 27 5 ; 8 9 ; 9 10 ; 10 9 ; 9 1,7 Cái

26 H. frenatus CLBH 14224 42 10 18 58,38 11 6,4 1,6 5,95 7,65 5,3 5,9 4,8 5,2 4,8 2,7 30 6 ; 8 8 ; 9 11 ; 11 10 ; 9 1,5 Đực

27 H. frenatus CLBH 14225 48 11 21 53,45 10 5,3 1,6 6,4 8,15 5,5 6,6 4,8 6,2 4,9 2,5 36 5 ; 9 8 ; 9 11 ; 11 11 ; 9 1,7 Cái

28 H. Garnoti CLBH 14227 31 7,9 13 33,36 6,4 4,2 1,9 5,22 6,23 3,2 4,3 3 5,1 3,7 2,4 29 7 ; 5 5 ; 10 11 ; 11 10 1,1 Cái

Page 149: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.9

29 H. platyurus CLBH 12207 48,1 12,5 21,5 34,03 9,05 6,02 0,21 5,3 7,04 3,02 1,51 4,03 4,52 2,54 0,43 28 6 ; 8 5 ; 9 10 ; 10 9 ; 10 1,6 Cái

30 H. platyurus CLBH 12218 53,57 10 22,79 49,1 9,7 4,84 1,93 6,82 8,07 4,92 4,17 4,65 6,16 3,17 2,04 28 6 ; 8 6 ; 9 11 ; 11 9 ; 9 1,9 Cái

31 H. platyurus CLBH 12219 46,35 9,36 17,3 46,72 8,24 4,12 1,6 6,61 6,75 4,32 3,27 4,13 5,26 4,1 1,94 30 6 ; 8 8 ; 9 11 ; 11 9 ; 9 1,5 Cái

32 H. platyurus CLBH 14226 48 11 21 48,45 9 6,2 1,8 5,38 7,48 4,7 6,4 5,2 6,2 4,3 2,1 30 6 ; 8 8 ; 9 12 ; 11 10 ; 9 1,6 Đực

33 E. macularia CLBH 14202 69,22 14,58 32,42 108,58 10,92 8,56 2,58 8,48 11,23 8,88 5,18 4,32 6,67 5,22 3,72 10 7 ; 8 10 ; 18 9 ; 9 9 ; 9 11,9 Cái

34 E. macularia CLBH 14208 65,04 12,48 31,52 80,34 9,67 7,27 2 7,18 9,8 7,57 5,12 3,15 5,39 4,17 2,56 12 7 ; 8 10 ; 18 7 ; 7 7 ; 7 11,3 Đực

35 E. multifasfasciata CLBH 12216 100,2 19,02 45,96 119,48 13,96 11,24 2,36 11,76 14,91 11,41 7,4 6,4 8,48 7,12 4,02 10 - - 8 ; 8 7 ; 7 28,1 Cái

36 E. multifasfasciata CLBH 12217 113,08 21,38 54,02 139,74 15,42 12,1 2,64 11,96 15,64 12,52 8,1 6,2 9,22 7,98 4,62 10 5 ; 11 10 ; 9 8 ; 8 7 ; 7 24,7 Cái

37 E. multifasfasciata CLBH 14201 37,95 7,9 17,1 26,65 6,6 4,42 1,13 5,01 6,35 4,15 3,85 2,44 3,95 3,05 1,12 8 5 ; 11 10 ; 9 7 ; 7 6 ; 6 1,7 Ju,

38 E. multifasfasciata CLBH 14213 105 20,1 54 142,94 16 13 2,82 12 16,97 15 7,9 5,1 8,5 8,3 4,6 10 5 ; 11 10 ; 9 8 ; 8 7 ; 7 29,1 Đực

39 E. multifasfasciata CLBH 14214 86 17,3 39,5 142,5 13,1 11,2 2,7 10,1 14,4 13 7,2 5,2 7,2 7,1 3,8 10 6 ; 11 11 ; 9 8 ; 9 7 ; 8 24,8 Cái

40 E. multifasfasciata CLBH 14215 93 20 43,7 157,45 15,1 13,1 2,2 11,7 15,68 13 7,3 4,6 7,7 6,8 4,3 10 7 ; 11 11 ; 9 8 ; 10 7 ; 9 29,1 Cái

41 E. multifasfasciata CLBH 14216 90 19 4,2 92,8 13,5 11,1 2,6 11,8 14,38 11 7 5,7 7,9 7,2 4,0 10 8 ; 11 11 ; 9 8 ; 11 7 ; 10 26,9 đực

42 E. multifasfasciata CLBH 14217 78 16 35,4 68,44 11,1 8,1 2,2 8,84 13,01 10 5,9 4,7 6,7 5,5 3,3 10 9 ; 11 11 ; 9 8 ; 12 7 ; 11 26,5 Con

non

43 E. multifasfasciata CLBH 14219 106 21 49,2 150,09 16,5 11,3 2,3 12,2 16,09 13 7 5,4 9 8,7 4,5 10 10 ; 11 11 ; 9 8 ; 13 7 ; 12 28,3 cái

44 E. multifasfasciata CLBH 14218 101 21 48,7 182,4 16,3 13,6 2,6 11,8 15,77 15 7,6 5,6 8,7 7,8 4,1 10 11 ; 11 11 ; 9 8 ; 14 7 ; 13 27,6 Con

non

45 E. multifasfasciata CLBH 12216 100,22 19,02 45,96 119,48 13,96 11,24 2,36 11,76 14,91 11,41 7,4 6,4 8,48 7,12 4,02 10 11 ; 11 11 ; 9 8 ; 8 7 ; 7 28,1 Cái

46 L. Vittigera CLBH 14203 24,88 9,06 14,44 52,06 4,19 3,78 0,82 3,82 4,52 2,74 2,64 1,7 3,02 2,15 1,46 13 10 ; 16 12 ; 26 11 ; 11 11 ; 11 0,4 Cái

47 S. rufocaudata CLBH 13208 37,85 6,32 18,25 20,27 4,75 3,55 1,52 3,4 4,9 3,95 2,65 2,5 5,65 2,2 1,02 14 6 ; 10 10 ; 16 8 ; 8 7 ; 7 0,9 Đực

48 V. nebulosus CLBH 14210 455 65,5 209 465 35,2 31,5 14,2 54,4 68,5 39,5 20,5 10,7 42,5 12,3 15,2 47,2 10 ; 17 21 ; 16 30 ; 30 30 ; 30 965 Con non

49 V. salvator CLBH 13021 - - - - - - - - - - -

- - - - - -

- - -

50 D. sokolovi CLBH 14204 144,6 17,11 - 161,38 11,37 10,18 2,12 - - 12,81 4,71 0,73 8,6 9,01 3,61 8 0 0 11 ; 11 8 ; 8 34 Cái

51 D. sokolovi CLBH 14209 124 15,02 - 323 10,89 7,38 2,16 - - 8,21 5,31 4,1 4,85 6,78 3,22 8 0 0 11 ; 11 8 ; 8 18,9 Đực

52 D. sokolovi CLBH 14211 89,5 11,59 - 185,5 7,5 6,51 1,9 - - 6,5 5,79 3,87 5,19 4,88 2,85 8 0 0 11 ; 12 8 ; 9 22,6 Cái

Page 150: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.10

2.3. Số đo chỉ tiêu hình thái của các mẫu Rắn (Đơn vị tính: kích thước: mm; khối lượng: g; không xác định số đo: -)

TT Tên Khoa học Kí hiệu

Đƣ

ờn

g k

ính

củ

a m

ắt

(EY

ED

)

Kh

oả

ng

cách

từ m

ắt tớ

i mũ

i

(EY

EN

)

Ch

iều

dài đ

i

(TA

IL)

Ch

iều

dài đ

ầu

thâ

n

(SV

L)

Số

vảy

bụ

ng

(VE

NT

)

Số

vảy

ới đ

i

(SU

BC

)

Số

vảy

môi trê

n

(SP

L1

)

Số

vảy

môi trê

n tiế

p x

úc

vớ

i mắ

t (SP

L2

)

Số

vảy

môi d

ƣớ

i

(INF

R)

Số

vảy

thá

i dƣ

ơn

g

(TE

MP

)

Số

ng

vả

y tr

ên

lƣn

g từ

ph

ần

đầ

u đ

ến

nữ

a th

ân

(DO

R1

)

Số

ng

vả

y tr

ên

lƣn

g

từ n

ữa

thâ

n đ

ến

hậ

u m

ôn

(DO

R2

)

Số

ng

vả

y tr

ên

lƣn

g ở

ph

ần

đu

ôi (D

OR

3)

Ch

iều

dài đ

ầu

(HL

)

Vẩ

y g

ian

i (InN

)

Tấm

hậ

u m

ôn

(Ng

uyên

/ch

ia)

Vẩ

y tr

ƣớ

c trá

n (P

ref)

Vẩ

y tr

ƣớ

c trá

n ổ

mắ

t

(PreO

c)

Trọ

ng lƣ

ợn

g c

ơ th

ể (P

)

Giớ

i tính

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

1 P. molurus CLBH14333 7,5 16,2 310 2250 266 50 11 ; 11 0 18 ; 18 Nhiều

vảy 62 73 60 87 2 nguyên 2+2 2 2010 Đực

2 P. reticulatus CLBH 13301 5,41 10,76 119 544 320 90 kép 13 ; 13 1 23 ; 23 10 58 65 57 30,3 2 nguyên 4 3 139,8 Con

non

3 X. unicolor CLBH 12303 1,05 6,15 73,1 677 194 29 kép 8 ; 8 2 8 ; 8 3 15 15 6 25,1 2 chia 2 1 410 Cái

4 X. unicolor CLBH14301 1,02 6,11 70,4 540 179 28 8 ; 8 2 8 ; 8 3 15 15 6 27,5 2 chia 2 1 409 Cái

5 X. unicolor CLBH14330 1,58 4,34 39,72 343 174 27 8 ; 8 2 9 ; 9 6 (3+3) 15 15 6 10,9 2 chia 2 1 314 Đực

6 A. granulatus CLBH14338 3,1 6,86 90,35 571 - - 13 ; 13 - 11 ; 11 - 89 110

14,8 1 nguyên - - 287,3 Cái

7 A. stotatum CLBH13307 3,48 3,51 103 372 142 58 (kép) 8 ; 8 3 10 ; 10 3 19 19 6 18,1 2 chia 2 1 234 -

8 A. stotatum CLBH14329 4,75 3,72 116,14 421,3 148 77 kép 8 ; 8 4 9 ; 9 5(2+3) 18 19 8 18,7 2 chia 2 1 216 -

9 B. multomaculata CLBH14305 3,9 3,08 74 340 214 101 kép 9 ; 9 3 10 ; 10 6 17 17 6 14,5 2 nguyên 2 2 13,8 Cái

10 C. flavolineatus CLBH 12331 5,91 6,71 269 972 211 99 kép 9 ; 8 3 9 ; 9 4 19 19 6 28,7 2 Nguyên 2 1 215 Đực

11 C radiatus CLBH 12313 7,02 9,09 310 1330 245 86 kép 9 ; 9 3 10 ; 10 5 23 19 8 31,6 2 nguyên 2 1 655 Cái

12 C radiatus CLBH 12320 7,0 - - - - - 9 ; 9 3 10 ; 10 5 23 19 8 16,56 2 nguyên 2 1 42 Con

non

13 C radiatus CLBH14327 4,45 4,16 81,52 - 239 107 9 ; 9 2 10 ; 10 5 23 19 8 17,3 2 Nguyên 2 1 13 Đực

14 D. pictus CLBH14304 4,0 3,14 230 416 174 136 kép 9 ; 9 3 9 ; 9 4 15 13 4 15 0 chia 2 1 13,6 Con

non

15 E. enhydris CLBH 13308 1,05 2,07 45 325 156 64 6 ; 6 1 5 ; 5 0 21 21 9 10 0 chia 3 2 30,0 Con

non

Page 151: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.11

16 E. innominata CLBH 13321 2,78 3,37 73 377 108 45 8 ; 8 2 10 ; 10 3 23 21 19 18 0 chia 3 1 131 Cái

17 E. plumbea CLBH 12302 1,10 3,12 62 358 125 33 9 ; 8 1 9 ; 9 4 19 17 8 16 0 chia 3 1 110,0 Cái

18 E. plumbea CLBH 12310 1,25 2,12 61,52 165,53 132 33 8 ; 8 3 10 ; 10 3 19 17 7 15,1 0 chia 3 2 165,0 Đực

19 E. plumbea CLBH 13303 1,10 3,12 62 358 125 33 8 ; 8 1 9 ; 9 4 17 17 8 16 0 chia 3 1 110,0 Đực

20 E. plumbea CLBH 13315 3,20 2,82 43,4 286 126 23 kép 8 ; 8 1 9 ; 9 4 19 17 8 13,7

chia 3 1 187,0 non

21 E. plumbea CLBH14303 2,38 3,00 43 276 131 35 kép 8 ; 8 2 10 ; 10 3 19 17 8 11,9 0 chia 1 1 168,0 Cái

22 E. plumbea CLBH14310 2,07 3,10 40 267 129 34 kép 8 ; 8 2 10 ; 10 3 19 17 8 12,1 0 chia 2 1 252,0 Cái

23 E. plumbea CLBH14316 3,38 2,80 47,2 302 131 35 kép 8 ; 8 2 10 ; 10 3 19 17 8 15,7 0 chia 2 1 151,0 Cái

24 E. plumbea CLBH14317 3,72 2,37 43,2 258 131 35 kép 8 ; 8 2 10 ; 10 3 19 17 8 12,5 0 Chia 3 2 167,0 Đực

25 E. plumbea CLBH14319 3,24 2,20 28,1 219 131 35 kép 8 ; 8 2 10 ; 10 3 19 17 8 11,9 0 chia 2 1 121,0 Non

26 E. plumbea CLBH14320 3,27 2,27 19 221 131 35 kép 8 ; 8 2 10 ; 10 3 19 17 8 11,9 0 chia 2 1 110,0 Non

27 E. subtaeniata CLBH14311 2,19 2,87 49 291 141 46 8 ; 8 1 8 ; 8 5 23 21 11 11,5 1 chia 2 1 135,3 Cái

28 E. subtaeniata CLBH14312 2,09 2,63 56 267 143 54 8 ; 8 1 8 ; 8 5 23 21 11 11 1 chia 2 1 167,5 Đực

29 E. bennetti CLBH14308 2,41 2,39 59 272 154 58 (kép) 7 ; 7 2 9 ; 9 3 21 21 8 15,66 1 nguyên 2 1 242,2 Cái

30 Lycodon laoensis CLBH14335 3,09 3,79 90,21 470 188 64 9 ; 9 3 10 ; 10 2+3 17 17 8 13,3 2 chia 2 2 30,6

31 Oligodon mouhoti CLBH14309 3,98 3,00 44,3 315 160 37 7 ; 7 3 8 ; 8 3(1+2) 17 17 6 11,3 2 nguyên 2 1 22,5 Cái

32 Oligodon mouhoti CLBH14331 2,76 2,67 51 271 154 32 7 ; 7 2 8 ; 8 3(1+2) 17 17 8 8,95 2 nguyên 2 1 19,3 Đực

33 Ptyas korror CLBH 12315 4,21 5,03 460 640 171 140 8 ; 8 2 11 ; 11 4 15 15 6 19 2 chia 1 2 152 Cái

34 Ptyas korror CLBH 12316 6,2 5,22 447 574 171 148 (kép) 8 ; 8 2 11 ; 11 4 15 15 6 25,2 2 chia 1 2 150 Đực

35 Ptyas korror CLBH 12319 5,63 5,37 389 705 170 140 8 ; 8 2 11 ; 11 4 17 15 6 21,2 2 chia 2 1 142 Đực

36 Ptyas korror CLBH 12321 7,28 6,08 375 816 174 143 (kép) 8 ; 8 2 10 ; 10 4 17 17 6 30,3 2 chia 2 2 383 Cái

37 Ptyas korros CLBH13310 5,99 5,27 419 598 172 147 kép 8 ; 8 2 11 ; 11 4 15 15 6 24,65 2 chia 1 2 152,3 Đực

38 Ptyas korros CLBH14302 5,9 5,22 415 570 171 148 kép 8 ; 8 2 11 ; 11 4 15 15 6 25,2 2 chia 1 2 152,3 Cái

Page 152: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.12

39 Ptyas mucosus CLBH 12304 7,04 7,03 420 1460 196 116 kép 8 ; 8 2 9 ; 9 4 19 19 7 30 1 chia 2 1 1825 Cái

41 P. pulverulentus CLBH 13304 2,86 1,82 - - 175 67 8 ; 8 2 15 6 17 17 6 10,4 2 Nguyên 2 1 2,1 Con

non

42 P. pulverulentus CLBH14337 5,09 2,98 76,45 316,7 160 64 9 ; 9 3 7 4 17 17 6 14,3 2 Nguyên 2 2 13,2 cái

43 C. ornata CLBH14306 4,19 4,28 251 496 240 132 (kép) 11 ; 11 3 12 ; 12 4 17 13 5 19,1 2 - 2 1 26,5 Cái

44 X. flavipunctatus CLBH12301 2,12 2,24 222 410 142 83 9 ; 9 2 9 ; 9 2+2 19 19 8 27,2 2 Chia 2 1 - Cái

45 X. flavipunctatus CLBH12312 5,06 5,18 193 582 141 80 9 2 10 2+3 19 19 8 25,7 2 chia 2 1 273 Cái

46 X. flavipunctatus CLBH13316 5,25 4,28 151 362 140 81 9 ; 9 2 9 ; 9 2+2 19 19 19 13,2 2 Chia 2 1 45,2 Đực

47 X. flavipunctatus CLBH14321 5,76 7,19 271 765 144 70 9 1 9 2+2 19 19 8 30,5 2 Chia 2 1 457 Cái

48 X. flavipunctatus CLBH14322 5,1 6,52 225 537 141 67 9 1 9 2+2 19 19 8 28,2 2 Chia 2 1 234 Đực

49 X. flavipunctatus CLBH14313 3,84 3,23 161 330 123 85 9(1)9 2 10(1)9 4 19 19 8 17,43 2 nguyên 2 1 38,5 Đực

50 X. flavipunctatus CLBH14314 4,31 4,52 186 500 127 76 9 ; 9 2 10 ; 10 4 19 19 8 22,5 2 nguyên 2 1 40,7 Đực

51 B. fasciatus CLBH 12308 2,15 3,06 109 1031 224 33 7 ; 7 2 7 ; 7 3 15 15 9 22,1 2 Nguyên 2 1 1178 Cái

52 N. kaouthia CLBH 13301 4,62 4,15 150 780 190 49 kép 7 ; 7 2 9 ; 9 5 21 21 8 35,6 2 nguyên 2 0 872 -

53 N. attra CLBH14326 7,2 5,94 246 1410 189 51 7 ; 7

9 ; 9 4 25 21 15 49,2 2 nguyên 2 0 1520 -

54 O. hannah CLBH14325 9,22 9,1 6300 1992 242 99 6 ; 6 2 9 ; 9 5 19 15 4 61,1 2 nguyên 2 0 2450 Đực

55 T. albolabris CLBH 12306 13,07 5,47 110 429 159 77 kép 11 ; 11 0 13 ; 12 - 15 15 6 17,61 0 Nguyên 1 2 212 Cái

56 T. albolabris CLBH 12309 2,07 5,52 130 236 166 61 (kép) 10 ; 11 0 13 ; 12 - 15 15 6 23,5 0 Nguyên 1 3 123 Đực

57 T. stejnegeri CLBH14328 6,6 7,25 122 537 161 70 kép 10 ; 10 0 12 ; 12 14 21 21 8 15,7 3 nguyên nhiều vảy 1 52,2 Đực

58 T. vogeli CLBH 12305 3,04 7,07 130 796 171 59 11 ; 11 0 14 ; 14 - 21 21 6 34,7 2 nguyên - 3 110 Cái

Page 153: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.13

2.4. Số đo chỉ tiêu hình thái của các mẫu Rùa (Đơn vị tính: kích thước: mm; khối lượng: g; không xác định số đo: -)

TT

N K

HO

A H

ỌC

Kí h

iệu

Hìn

h d

ạn

g m

ai (D

ẹp/g

ồ ca

o)

Số

lƣợ

ng g

Da

(mềm

/tấm

sừn

g)

Số

lƣợ

ng tấ

m số

ng

(V)

Số

lƣợ

ng ấ

m sƣ

ờn

©

Số

lƣợ

ng tấ

m b

ìa (M

)

Tấ

m g

áy

(n) (C

hẵ

n/ lẻ)

Số

lƣợ

ng tấ

m trên

đu

ôi (S

c)

Bờ

trƣớ

c yếm

(kh

uy

ết/thẳ

ng

/lồi trò

n)

Yếm

(gắn

chắ

c/cử đ

ộn

g

đƣ

ợc)

Ch

ân

trụ/ d

ẹp/m

ái ch

èo

ng d

a (có

màn

g/k

hôn

g có

ng

da

)

Số

vu

ốt ch

ân

trƣớ

c (5/3

/1-2

)

Số

vu

ốt ch

ân

sau

(5/3

/1-2

)

Kh

ối lƣ

ợn

g cơ

thể (P

)

Ch

iều d

ài m

ai (C

L)

Ch

iều rộ

ng

ma

i (CW

)

Ch

iều ca

o m

ai (S

H)

i đu

ôi (T

L)

i yếm

(PL

)

1 2 3 4 5 6 7 8 10 11 25 26 27 28 P CL CW SH TL PL

1 P. megacephalum CLBH13118 dẹp 1 tấm

sừng 5 4 11 lẻ chẵn lồi tròn

gắn

chắc

dẹp/

mái

chèo

màng

da

5 5 163 96 72.7 39 99.3 75.1

2 C. amboinensis CLBH13104 Gồ 1 tấm

sừng 5 4 11 lẽ 2 lồi tròn

cử

động

được

trụ dẹp

màng

da

5 5 850 181 127.5 83.5 72.5 175

3 C. bourreti CLBH13103 Gồ

cao 1

tấm

sừng 5 5 11 0 lẻ lồi tròn

cử

động

được

Trụ 0 5 4 465 144 117 71.5 - 129

4 C. mouhotii CLBH12104 gồ 3 tấm

sừng 5 4 10 chẵn 2 thẳng

cử

động

được

trụ dẹp 0 5 4 150 149,5 112 42 27 92

5 C. mouhotii CLBH13101 Gồ 3 tấm

sừng 5 4 11 0 chẵn

dài và

hẹp

khuyết

ít Trụ/dẹp 0 5 4 140 140 105 41.5 30.5 92

6 C. trifasciata CLBH13119 - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

7 S.

quadriocellata CLBH13112 Dẹp 1

tấm

sừng 5 4 11 1 2 thẳng

gắn

chắc

dẹp/

chèo

màng

da 2/3 5 4 215 128.5 86.5 40 31 107

8 M. subtrijuga CLBH13107 Gồ 3 tấm

sừng 5 4 11 lẻ 2 thẳng

gắn

chắc trụ 0 5 5 163 99.5 76 44.5 10 80.1

9 H. grandis CLBH13116 gồ

cao 2

tấm

sừng 5 4 12 lẻ chẵn thẳng

gắn

chắc trụ/dẹp

không

màng

da

5 4 4100 300 193.2 125 22 280

Page 154: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.14

10 M. annamensis CLBH13117

hình

ô

van

3 tấm

sừng 5 4 10 chẵn chẵn

không

cử động

gắn

chắc dẹp

ít

màng

da

5 5 253 - - - - -

11 M. sinensis CLBH13105 Gồ 1 tấm

sừng 5 4 11 lẻ 2

không

cử động

gắn

chắc dẹp

màng

da

nông

5 3 610 192 123 74 42 156

12 C. atripons CLBH12101 Dẹp 1 tấm

sừng 5 4 11 0 chẵn

Dài rộng

bằng

nhau

khuyết

nông trụ dẹp

màng

da

5 4 375 137 115 45 40 126

13 C. atripons CLBH12105 Hơi

gồ 1

tấm

sừng 5 4 11

chẵn

Dài rộng

bằng

nhau

khuyết

nông trụ

màng

da

5 4 375 137 115 45 40 126

14 C. atripons CLBH13106 Hơi

gồ 1

tấm

sừng 5 4 11

chẵn

Dài rộng

bằng

nhau

khuyết

nông trụ

màng

da

5 4 267 121 99 42 26.2 113

15 S. crassicollis CLBH14101 gồ 1 tấm

sừng 5 4 11 lẻ 2 thẳng/lồi

gắn

chắc

mái

chèo

màng

da

5 5 375 187 68 17.3 13.8 133

16 I. elongata CLBH13113 gồ

cao 1

tấm

sừng 5 4 10 Chẵn 1 thẳng

gắn

chắc trụ/dẹp

màng

da

5 4 163 99 80 47.5 9.5 79.5

17 I. elongata CLBH13115 gồ

cao 1

tấm

sừng 5 4 11 Chẵn 1 thẳng

gắn

chắc trụ/dẹp

màng

da

5 4 2300 256 167 95 45 200

18 M. impressa CLBH13114 gồ

cao 2

tấm

sừng 5 4 12 lẻ chẵn thằng lồi

gắn

chắc trụ dẹp

màng

da

5 4 1550 250 139.5 130 46 220

19 P. sinensis CLBH12103 Dẹp 0 Da

mềm 0 0 0 0 0 Phẳng

không

cử

động

mái

chèo

màng

da 5 5 720 170 136 40 15.5 182

Page 155: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.15

Phụ lục 3. PHÂN BỐ THEO NƠI Ở, SINH CẢNH VÀ ĐỘ CAO CỦA CÁC LOÀI

LC, BS Ở VNC

TT

Tên Khoa học Phân bố

theo nơi ở

Phân bố

sinh cảnh theo địa lý tự nhiên

Phân bố

sinh cảnh theo quan

điểm bảo tồn

Phân bố

theo độ cao

Ở h

an

g

Ở n

ƣớ

c

Trên

mặt đ

ất

Ở trên

cây

Rừ

ng

tự n

hiên

Rừ

ng

trồn

g

Trả

ng cỏ

, cây b

ụi

Kh

u d

ân

cƣ v

à n

ƣơ

ng rẫ

y

Sôn

g su

ối, v

en sô

ng su

ối

Ru

ộn

g ca

nh

tác n

gập

ớc

Bãi cá

t có câ

y b

ụi, cỏ

ven

biể

n

Rừ

ng tự

nh

iên

Trừ

ng trồ

ng, trả

ng câ

y b

ụi

Đất ca

nh

tác n

ôn

g n

gh

iệp

và k

hu

dân

Sin

h cả

nh

ven

biển

Từ

0 - 5

0 m

Từ

50 - 3

00 m

Trên

300 m

1. Bufonidae

1. Ingerophrynus galeatus 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 1

2. Ingerophrynus macrotis 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 1

3. Duttaphrynus melanostictus 1 0 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1

2. Megophryidae

4. Ophryophryne gerti 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 1

5. Ophryophryne hansi 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 1

3. Microhylidae

6. Kaloula pulchra 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 0

7. Microhyla marmorata 0 1 1 0 1 0 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1

8. Microhyla fissipes 0 1 1 0 0 0 1 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1

9. Microhyla heymonsi 0 1 1 0 0 0 1 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 0

4. Dicroglossidae

10. Fejervarya limnocharis 0 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1

11. Hoplobatrachus rugulosus 0 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 0

12. Limnonectes dabanus 0 1 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 1

Page 156: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.16

13. Limnonectes bannaensis 0 1 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 1

14. Limnonectes sp. 0 1 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 1

15. Limnonectes poilani 0 1 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 1

16. Occidozyga lima 0 1 1 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 0

5. Ranidae

17. Amolops spinapectoralis 0 1 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 1

18. Hylarana attigua 0 1 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 1

19. Hylarana erythraea 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1

20. Hylarana guentheri 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1

21. Hylarana milleti 0 1 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 1

22. Hylarana nigrovittata 0 1 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 1

23. Odorrana banaorum 0 1 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 1

24. Odorrana chloronota 0 1 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0

25. Odorrana graminea 0 1 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 1 1

26. Odorrana morafkai 0 1 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0

27. Odorrana tiannanensis 0 1 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0

6. Rhacophoridae

28. Polypedates megacephalus 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1

29. Polypedates mutus 0 0 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1

30. Rhacophorus annamensis Smith, 1924 0 0 1 1 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 1

7. Agamidae

31. Physignathus cocincinus 0 1 1 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 1

32. Acanthosaura capra 0 0 1 1 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 1

33. Calotes mystaceus 0 0 1 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 1

34. Calotes versicolor 0 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1

35. Draco indochinensis 0 0 1 1 1 0 0 1 1 0 0 1 0 1 0 0 1 1

36. Draco maculatus 0 0 1 1 1 0 0 1 1 0 0 1 0 1 0 0 1 1

8. Leiolepididae

37. Leiolepis guttata 1 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 0 0

38. Leiolepis guentherpetersi 1 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 0 1 1

9. Gekkonidae

Page 157: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.17

39. Cytodactylus pseudoquadrivirgatus 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 1

40. Gekko gecko 0 0 1 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 1

41. Hemidactylus bowringii 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 1 1

42. Hemidactylus frenatus 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 1 1

43. Hemidactylus garnotii 0 0 1 1 0 1 1 1 1 0 0 0 1 1 0 1 1 1

44. Hemidactylus platyurus 0 0 1 1 0 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 1

10. Scincidae

45. Eutrophis longicaudata 0 0 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

46. Eutrophis macularia 0 0 1 0 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 1

47. Eutrophis multifasciata 0 0 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

48. Lipinia vittigera 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 0 1 1 0 0 0 1 1

49. Scincella rufocaudata 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 0 0 1 1

11. Varanidae

50. Varanus nebulosus 0 1 1 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 1

51. Varanus salvator 0 1 1 0 1 0 1 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 1

12. Anguidae

52. Dopasia sokolovi 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 1

13. Pythongidae

53. Python molurus 0 1 1 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 1

54. Python reticulatus 0 1 1 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 1

14. Xenopeltidae

55. Xenopeltis unicolor 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 0

15. Acrochordidae

56. Acrochordus granulatus 0 1 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1 0 0

16. Colubridae

57. Boiga multomaculata 0 0 1 1 1 0 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 0

58. Chrysopelea ornata 0 0 1 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0

59. Coelognathus flavolineatus 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 0 1 1 1

60. Coelognathus radiatus 0 0 1 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 1

61. Dendrelaphis pictus 0 0 1 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0

62. Lycodon laoensis 0 1 1 0 1 0 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 0

Page 158: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.18

63. Oligodon mouhoti 0 1 1 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 0

64. Ptyas korros 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 1

65. Ptyas mucosa 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 1

17.Homalopsidea

66. Enhydris enhydris 0 1 1 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 0 0

67. Enhydris innominata 0 1 1 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 0 0

68. Enhydris plumbea 0 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 1 1 1 0 0

69. Enhydris subtaeniata 0 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 0

70. Myrrophis bennetti 0 1 1 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 0

18. Lamprophiidae

71. Psaodynastes pulverulentus 0 0 1 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 1

19. Natricidea

72. Hebius boulengeri 0 0 1 1 1 0 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1

73. Hebius leucomystax 0 1 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 1

74. Rhabdophis nuchalis 0 1 1 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 0

75. Rhabdophis subminiatus 0 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 0

76. Xenochrophis flavipunctatus 0 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 0

20. Pareatidea

77. Pareas hamptoni 0 0 1 1 1 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 1

21. Elapidae

78. Bungarus fasciatus 1 0 1 0 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1

79. Naja atra 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 1

80. Naja kaouthia 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 1

81. Ophiophagus hannah 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 1

22. Viperidae

82. Trimeresurus albolabris 0 0 1 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 1

83. Trimeresurus stejnegeri 0 0 1 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 1

84. Trimeresurus vogeli 0 0 1 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 1

23. Platysternidae

85. Platysternon megacephalum 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 1 1

24. Geoemydidae

Page 159: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.19

86. Cuora amboinensis 0 1 1 0 1 0 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0

87. Cuora bourreti 0 1 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 1

88. Cuora mouhotii 0 1 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 1

89. Cuora cyclornata 0 1 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 1

90. Cyclemys pulchristriata 0 1 1 0 1 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 1

91. Heosemys grandis 0 1 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 1

92. Malayemys subtrijuga 0 1 0 0 1 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0

93. Mauremys annamensis 0 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1

94. Mauremys sinensis 0 1 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 0 0

95. Sacalia quadriocellata 0 1 1 0 1 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 1

96. Siebenrockiella crassicollis 0 1 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 0

25. Testudinidae

97. Indotestudo elongata 0 0 1 0 1 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 1

98. Manouria impressa 0 0 1 0 1 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 1

26.Trionychidae

99. Pelodiscus sinensis 0 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1

Page 160: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.20

Phụ lục 4. PHÂN BỐ CÁC LOÀI LC, BS THEO PHÂN VÙNG ĐỊA LÝ ĐỘNG VẬT CỦA BAIN ET AL., 2011

VÀ THEO TỈNH, THÀNH PHỐ Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM

TT TÊN KHOA HỌC

NA

N

CA

N

SA

N

CS

L

BD

CM

Lâm

Đồ

ng

Đăk

Lăk

Nin

h T

hu

ận

Kh

ánh

a

Ko

n T

um

Gia L

ai

Ph

ú Y

ên

Bìn

h Đ

ịnh

Qu

ảng

Ng

ãi

Qu

ảng

Nam

Đà N

ẵng

TT

Hu

ế

1. Bufo cryptotympanicus 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0

2. Bufo pageoti 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0

3. Duttaphrynus melanostictus 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

4. Ingerophrynus galeatus 1 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 1

5. Ingerophrynus macrotis 0 1 0 1 1 1 1 0 0 0 0 0 1 0 1 1 1

6. Phrynoidis aspera 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

7. Hyla annectants 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1

8. Hyla chinensis 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

9. Hyla simplex 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 1

10. Brachytarsophrys intermedia 1 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0

11. Leptobrachium banae 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 1

12. Leptobrachium Chapaense 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1

13. Leptobrachium mouhoti 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0

14. Leptobrachium ngoclinhense 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0

15. Leptobrachium pullum 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0

16. Leptobrachium xanhthospilum 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0

17. Leptolalax applebyi 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

18. Leptolalax bourreti 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

19. Leptolalax pelodytoides 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 1 0 1

20. Leptolalax oshanensis 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

21. Leptolalax tuberosus 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 1 0 1

22. Ophryophryne gerti 0 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 1 0 1

23. Ophryophryne hansi 1 1 0 1 1 0 0 0 0 1 1 0 1 1 1 0 1

24. Ophryophryne microstoma 0 1 0 1 0 1 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1

Page 161: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.21

25. Ophryophryne pachyproctus 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

26. Ophryophryne poilani 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

27. Ophryophryne synoria 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

28. Xenophrys kuatunensis 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

29. Xenophrys major 1 1 0 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 1

30. Xenophrys palpebralespinosa 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

31. Calluella guttulata 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

32. Glyphoglossus molossus 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0

33. Kalophrynus interlineatus 1 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0

34. Kaloula baleata 0 1 1 1 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

35. Kaloula mediolineata 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

36. Kaloula pulchra 1 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 1 0 0 1

37. Microhyla annamensis 1 0 1 1 0 1 1 0 0 1 1 0 0 0 1 1 1

38. Microhyla berdmorei 1 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 1

39. Microhyla butleri 1 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 0 0 0 0 0 1

40. Microhyla erythropoda 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

41. Microhyla fissipes 1 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 1 1

42. Microhyla fusca 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

43. Microhyla heymonsi 1 1 0 1 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 1

44. Microhyla marmorata 1 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 1 1 0 1

45. Microhyla nanapollexa 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0

46. Microhyla picta 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 0 1 1 0

47. Microhyla pulchra 1 0 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 1

48. Microhyla pulverata 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

49. Micryletta inornata 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0

50. Annandia delacouri 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

51. Fejervarya limnocharis 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

52. Hoplobatrachus rugulosus 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

53. Limnonectes dabanus 0 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0

54. Limnonectes hascheanus 1 1 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 1

55. Limnonectes khammonensis 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

56. Limnonectes ‘‘kuhlii’’ 4 spp. 1 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Page 162: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.22

57. Limnonectes bannaensis 1 0 0 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 1 1 1 1

58. Limnonectes sp. 0 1 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0

59. Limnonectes poilani 1 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 1

60. Nanorana aenea 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

61. Nanorana bourreti 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0

62. Nanorana yunnanensis 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

63. Quasipaa spinosa 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0

64. Quasipaa verrucospinosa 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 1 1 1

65. Occidozyga lima 1 1 0 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1

66. Occidozyga martenssi 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 1

67. Occidozyga leavis 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0

68. Occidozyga vittata 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1

69. Amolops compotrix 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0

70. Amolops crenobatus 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1

71. Amolops ricketti 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 1 1 1 1

72. Amolops spinapectoralis 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 1 1 1 0

73. Babina chapaensis 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0

74. Hylarana attigua 1 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 1 1 1 1

75. Hylarana erythraea 1 1 0 1 1 0 1 0 0 0 1 1 1 0 0 1 0

76. Hylarana guentheri 1 0 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

77. Hylarana macrodactyla 1 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1

78. Hylarana mausonensis 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1

79. Hylarana milleti 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 1 1

80. Hylarana montivaga 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

81. Hylarana nigrovittata 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1

82. Hylarana taipehensis 1 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 0 0 0 1

83. Odorrana absita 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 1 0 1

84. Odorrana andersonii 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0

85. Odorrana bacboensis 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

86. Odorrana banaorum 0 1 1 1 1 0 1 0 0 0 1 0 1 1 0 1 0

87. Odorrana chloronota 1 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 1

88. Odorrana gigatympana 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0

Page 163: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.23

89. Odorrana graminea 0 1 0 1 1 1 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0

90. Odorrana khalam 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 1

91. Odorrana morafkai 1 1 1 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0

92. Odorrana nasica 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

93. Odorrana orba 1 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1

94. Odorrana tiannanensis 1 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0

95. Odorrana yentuensis 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

96. Phelophylax lateralis 0 1 1 1 0 1 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

97. Rana johnsi 1 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 1 0 1

98. Aquixalus baliogaster 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0

99. Aquixalus Carinensis 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

100. Aquixalus supercornutus 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 1

101. Chiromantis doriae 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0

102. Chiromantis laevis 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

103. Chiromantis nongkhorensis 0 1 1 1 0 1 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

104. Chiromantis vittatus 1 1 0 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 0 0 1

105. Feihyla palpebralis 0 1 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

106. Gracixalus quyeti 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

107. Gracixalus supercornutus 0 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

108. Kuri1alus ananjevae 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

109. Kuri1alus baliogaster 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

110. Kuri1alus banaensis 1 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

111. Kurixalus verucosus 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1

112. Nyctixalus pictus 0 1 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

113. Philautus abditus 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0

114. Philautus banaensis 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 1 1 1

115. Philautus gryllus 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

116. Philautus truongsonensis 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 1

117. Polypedates megacephalus 1 0 0 1 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1

118. Polypedates mutus 1 0 0 1 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1

119. Pseudophilautus gryllus 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

120. Pseudophilautus parvulus 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Page 164: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.24

121. Rhacophorus annamensis 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 0 0 1

122. Rhacophorus appendiculartus 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0

123. Rhacophorus calcaneus 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 1

124. Rhacophorus chuyangsinensis 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

125. Rhacophorus dennysi 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

126. Rhacophorus exchopygus 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 1 0 1

127. Rhacophorus feae 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0

128. Rhacophorus kio 1 1 0 1 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 1 1 1

129. Rhacophorus marmoridorsum 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

130. Rhacophorus orlovi 1 1 0 1 0 0 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1

131. Rhacophorus rhodopus 1 1 0 1 0 1 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 1

132. Theloderma asperum 1 0 1 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

133. Theloderma gordoni 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0

134. Theloderma ryabovi 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0

135. Theloderma stellatum 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0

136. Ichthyophis bannanicus 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 1

137. Physignathus cocincinus 1 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 1 1 1

138. Acanthosaura capra 0 1 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0

139. Acanthosaura coronata 0 1 1 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

140. Acanthosaura crucigera 0 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

141. Acanthosaura lepidogater 1 1 1 1 0 1 0 0 0 1 1 0 0 0 1 1 1

142. Acanthosaura natalia 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 1 1 1

143. Brochocela orlovi 0 1 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

144. Brochocela smaragdina 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0

145. Brochocela vietrnmensis 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0

146. Calotes emma 1 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 1

147. Calotes mystaceus 1 1 1 1 1 0 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 1

148. Calotes versicolor 1 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1

149. Draco indochinensis 0 1 1 1 1 1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 0

150. Draco maculatus 1 1 0 1 1 1 0 0 0 0 0 0 1 0 1 1 1

151. Goncephalus grandis 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

152. Pseudocalotes floweri 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0

Page 165: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.25

153. Pseudocalotes microlepis 0 1 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0

154. Pseudocalotes poilani 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

155. Pseudocalotes kontumensis 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0

156. Pseudocophotis ziegleri 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

157. Leiolepis belliana 0 0 0 1 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 1 0 1

158. Leiolepis guentherpetersi 0 0 0 1 1 0 0 0 0 1 0 0 1 1 1 1 0

159. Leiolepis guttata 0 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1

160. Leiolepis reevessi 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1

161. Cnemaspis boulengerii 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

162. Cnemaspis nuicamensis 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

163. Cnemaspis tucdupensis 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

164. Cytodactylus badenensis 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

165. Cytodactylus caovansungi 0 1 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0

166. Cytodactylus chauquangensis 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

167. Cyrtodactylus cryptus 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

168. Cyrtodactylus huynhi 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

169. Cytodactylus interdigitalis 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

170. Cytodactylus irregularis 0 1 1 1 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0

171. Cytodactylus nigriocularis 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

172. Cytodactylus pseudoquadrigatus 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 1 1

173. Cytodactylus grismeri 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

174. Cyrtodactylus takouensis 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

175. Cyrtodactylus yangbayensis 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

176. Cyrtodactylus ziegleri 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

177. Dixonius siamensis 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 1 0 0 0 0 0

178. Dixonius vietnamensis 0 0 1 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0

179. Gehyra mutilate 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1

180. Gekko badensii 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

181. Gekko Gecko 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

182. Gekko grossmann 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0

183. Gekko palmatus 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

184. Gekko petricolus 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Page 166: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.26

185. Gekko takouensis 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

186. Gekko vietnamensis 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

187. Gekko ulikovskii 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0

188. Hemidactylus bowringii 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1

189. Hemidactylus frenatus 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

190. Hemidactylus garnotii 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 0 1 0 0 0 0

191. Hemidactylus karenorum 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

192. Hemidactylus platyurus 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1

193. Hemidactylus vietnamensis 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

194. Hemiphyllodactylus typus 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

195. Ptychozoon lionatum 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

196. Ptychozoon trinotaterra 0 1 1 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

197. Dibamus bourreti 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

198. Dibamus greeri 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1

199. Dibamus montanus 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

200. Dibamus smithi 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0

201. Takydromus hani 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1 1 1 1

202. Takydromus kuehnei 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

203. Takydromus sexlineatus 1 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 0 1

204. Emoia laobaoensis 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

205. Emoia atrocostata 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1

206. Eutropis chapaensis 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

207. Eutropis longicaudata 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

208. Eutropis maculcria 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1

209. Eutropis multifasfasciata 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 1

210. Leptoseps poilani 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1

211. Lipinia vittigera 1 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 0 1

212. Lygosoma albopuuntatum 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

213. Lygosoma angeli 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

214. Lygosoma boehmei 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

215. Lygosoma bowringii 1 1 1 1 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0

216. Lygosoma carinatum 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

Page 167: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.27

217. Lygosoma caripulentum 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0

218. Lygosoma quadrupes 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1

219. Paralipina rana 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

220. Plestiodon quadrilineatus 1 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0

221. Plestiodon tamdaoensis 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

222. Scincella apraefrontalis 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

223. Scincella doriae 0 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0

224. Scincella melanosticta 1 0 1 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

225. Scincella reevesii 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

226. Scincella rufocaudata 1 1 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0

227. Sphenomorphys buenloicus 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0

228. Sphenomorphys cryptotis 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

229. Sphenomorphys indictts 1 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 1 1

230. Sphenomorphys maculates 1 1 1 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

231. Sphenomorphys stellatus 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0

232. Sphenomorphys tridigitus 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1

233. Tropidophorus baviensis 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

234. Tropidophorus berdmoriei 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

235. Tropidophorus cocincinensis 1 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 1 1 1

236. Tropidophorus hainanus 1 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0

237. Tropidophorus microleppis 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

238. Tropidophorus noggei 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

239. Vietnascincus rugosus 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

240. Ophisaurus gracilus 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

241. Ophisaurus harti 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

242. Ophisaurus sokolovi 0 1 0 1 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0

243. Varanus nebulosus 1 1 0 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 1 1

244. Varanus salvator 1 1 0 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 1 1

245. Ramphotyphlops braminus 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 0 1 1 0 1

246. Typhlops diardii 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0

247. Cylindrophis ruffus 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 1

248. Python brongersmai 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Page 168: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.28

249. Python molurus 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1

250. Python reticulatus 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 1 0 1 1

251. Xenopeltis hainanensis 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

252. Xenopeltis unicolor 1 1 1 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0

253. Acrochordus granulatus 0 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0

254. Acrochordus javanicus 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

255. Colubroelaps nguyenvansangi 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

256. Calamaria abramovi 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

257. Calamaria buchi 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

258. Calamaria gialaiensis 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

259. Calamaria lovii 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

260. Calamaria pavimentata 0 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0

261. Calamaria septentrionalis 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

262. Calamaria sangi 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

263. Calamaria thanhi 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

264. Ahaetulla nasuta 0 1 0 1 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0

265. Ahaetulla prasina 1 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 0 0 1 1 1

266. Boiga bourreti 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0

267. Boiga cyanea 1 1 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0

268. Boiga dendrophila 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

269. Boiga drapiezii 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

270. Boiga guangxiensis 1 1 0 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0

271. Boiga jaspidea 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

272. Boiga kcraepelini 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 1 1

273. Boiga multomaculata 1 1 1 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 0 0

274. Boiga siamensis 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

275. Chrysopelea ornata 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 0

276. Coelognathus flavolineatus 0 1 0 1 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0

277. Coelognathus radiatus 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

278. Cyclophiops major 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

279. Cyclophiops multicinctus 1 1 1 1 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 1 1 1

280. Dendrelaphis cyanochloris 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Page 169: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.29

281. Dendrelaphis ngansonensis 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1

282. Dendrelaphis pictus 1 1 0 1 1 0 0 0 1 0 1 1 1 1 1 1 0

283. Dendrelaphis subocularis 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 0 1 0 0

284. Dinodon rufozonatum 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

285. Dinodon rosozonatum 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

286. Dinodon septentrionale 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1

287. Drvocalamus davisonii 1 1 0 1 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0

288. Euprepiophis mandarinus 1 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

289. Gonyosoma oxycephalum 1 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

290. Gonyosoma prasinum 1 1 0 1 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

291. Liooeltis frenata 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 1 0

292. Liopeltis stoliczkae 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

293. Liooeltis tricolor 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

294. Lycodon capucinus 0 1 1 1 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1 0

295. Lycodon fasciatus 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0

296. Lycodon futsingensis 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

297. Lycodon laoensis 0 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0

298. Lycodon paucifasciatus 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1

299. Lycodon ruhstratri 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0

300. Lycodon subcinctus 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0

301. Oreocryptophis porphyraceus 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

302. Oligodon annamensis 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

303. Oligodon barroni 0 0 1 1 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1

304. Oligodon chinensis 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

305. Oligodon cinereus 1 1 1 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1

306. Oligodon eberhardti 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

307. Oligodon fasciolatus 0 1 1 1 0 1 1 0 1 0 1 0 0 0 0 1 0

308. Oligodon formosanus 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

309. Oligodon macrurus 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0

310. Oligodon mouhoti 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0

311. Oligodon ocellatus 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0

312. Orthriophis taeniurus 0 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Page 170: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.30

313. Oligodon taeniatus 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0

314. Orthriophis morellendorffii 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

315. Orthriophis taeniurus 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 1

316. Ptyas carinata 0 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1

317. Ptyas korros 0 1 1 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 1 1 1

318. Ptyas mucosa 0 1 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 1 1 1 0

319. Ptyas nigromarginata 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0

320. Rhynchophis hexasonotus 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

321. Sibynophis chinensis 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

322. Sibynophis collaris 0 1 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1

323. Sibynophis melanocephalus 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

324. Sibynophis triangularis 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

325. Cerberus rynchops 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0

326. Myrrophis bennettii 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0

327. Enhydris bocourti 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

328. Enhydris chinensis 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

329. Enhydris enhydris 0 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 0

330. Enhydris innominata 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0

331. Enhydris jagorii 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

332. Enhydris plumbea 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

333. Enhydris subtaeniata 0 0 0 1 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0

334. Eroeton tentaculatum 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

335. Hamalopsis mereljcoxi 0 1 0 1 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0

336. Hebius andreae 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

337. Hebius boulengeri 0 1 1 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1

338. Hebius khasiense 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1

339. Hebius leucomystax 1 1 0 1 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 1 1

340. Hebius modestum 1 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0

341. Hebius stolatum 1 1 0 1 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 1 1 1

342. Hebius ornaticeps 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

343. Opisthotropis daovantieni 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0

344. Opisthotropis lateralis 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Page 171: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.31

345. Parahelicops annamensis 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 0

346. Paratapinophis praemaxillaris 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

347. Psammodynastes pulverulentus 1 1 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 0 0 0 1

348. Rhabdophis chrysargos 1 1 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1

349. Rhabdophis nigrocinctus 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

350. Rhabdophis nuchalis 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0

351. Rhabdophis subminiatus 1 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 1 1 1

352. Sinonatrix aequifasciata 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

353. Sinonatrix percarinata 1 1 0 1 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 1

354. Xenochrophis flavipunctatus 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

355. Xenochrophis trianguligerrus 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0

356. Pareas carinatus 1 1 1 1 0 1 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0

357. Pareas hamptoni 1 0 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 0 1 1 1

358. Pareas macularius 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

359. Pareas margaritophorus 1 1 1 1 0 1 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

360. Pareas monticola 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

361. Psammophis indochinensis 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0

362. Plasiopholis nuchalis 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

363. Pseudoxenodon bambusicola 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

364. Pseudoxenodon macrops 1 1 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 0

365. Fimbrios klossi 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 0 0 0 1

366. Bungarus cadidus 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 0 1 1 0 1

367. Bungarus fasciatus 1 1 1 1 1 1 1 0 0 0 1 0 1 1 1 1 1

368. Bungarus flaviceps 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

369. Bungarus multicinctus 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1

370. Bungarus slowinskii 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0

371. Naja atra 1 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1

372. Naja kaouthia 1 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1

373. Naja siamensis 1 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0

374. Ophiophagus hannah 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 0 1

375. Calliophis intestinalis 0 1 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

376. Calliophis maculiceps 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

Page 172: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.32

377. Sinomicrurus macclellandi 1 1 1 1 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1

378. Atrotia stokesii 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1

379. Enhydrina schistosa 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

380. Hydrophis atriceps 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1

381. Hydrophis gracilis 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1

382. Hydrophis melanocephalus 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1

383. Hydrophis ornatus 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1

384. Hydrophis torquatus 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1

385. Hydrophis hardwickii 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1

386. Pelamis platurus 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1

387. Calloselasma rhodostoma 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0

388. Cryptelytrops albolabris 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

389. Crvptelytrops macrops 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

390. Ovophis monticola 1 1 1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 0

391. Protobothrops cornutus 0 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1

392. Protobothrops mucrosquamat 1 1 0 1 0 0 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1

393. Protobothrops sieversorum 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

394. Viridovipera gumprechti 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

395. Trimesurus stejnegeri 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 1 0

396. Trimesurus truongsonensis 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

397. Trimesurus vogeli 1 1 0 0 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 1

398. Platysternon megacephalum 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 1 1

399. Cuora amboinensis 0 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 0 1 0 0 0 0

400. Cuora bourreti 0 1 0 0 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 1 1 1

401. Cuora cyclornata 1 1 0 1 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0

402. Cuora galbinifrons 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1

403. Cuora mouhotii 1 1 1 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 1

404. Cuora picturata 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0

405. Cyclemys pulchristriata 0 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

406. Cyclemys oldhamii 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

407. Geoemyda spengleri 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

408. Heosemys annandalii 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Page 173: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.33

409. Heosemys grandis 0 1 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0

410. Malayemys subtrijuga 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0

411. Mauremys annamensis 0 1 0 1 1 0 0 0 0 0 1 1 1 1 1 1 0

412. Mauremys mutica 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1

413. Mauremys nigricans 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

414. Mauremys sinensis 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 1 1 1

415. Notochelys platynota 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

416. Sacalia quadriocellata 1 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1 1 0 1 1 1

417. Siebenrockiella crassicollis 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0

418. Indotestudo elongata 0 0 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

419. Manouria impressa 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

420. Amyda cartilaginea 0 1 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 0 0

421. Palea steindachneri 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 1 1

422. Pelochelys cantorii 0 0 0 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1

423. Pelodiscus sinensis 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

424. Rafetus swinhoei 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

425. Eretmochelys imbricata 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0

426. Lepidochelys olivacea 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0

427. Crocodylus siamensis 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0

428. Crocodylus porosus 0 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Ghi chú: Vùng cao trên 450 m: 1. Vùng cao Tây Bắc (NWU), 2. Miền núi Đông Bắc (NEU), 3. Bắc Trường Sơn (NAN), 4. Trung

Trường Sơn (CAN); 5. Nam Trường Sơn (SAN); và vùng dưới 450 m gồm: 6. vùng đất thấp Đông Bắc (NEL); 7. Vùng đất thấp

Trung-Nam Việt Nam (CSL); 8. ĐB Sông Cửu Long (MEK); Phía Bắc Đèo Cù Mông (BDCM).

Page 174: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.34

Phụ lục 5. PHIẾU HÌNH THÁI CÁC LOÀI LC, BS

5.1. Phiếu hình thái LC

Ký hiệu mẫu: CLBH 14….. Đực/Cái

Loài

Tên VN:

Tên địa phương:

Họ: Bộ:

Ngày giờ thu mẫu: Người thu mẫu:

Địa điểm thu mẫu:

NHÓM LƢỠNG CƢ: (Đơn vị tính: khối lượng: g;chiều dài: mm)

STT Chỉ tiêu hình thái Số đo/đếm Ghi chú

1. Chiều dài thân (SVL). Mút mõm – lỗ huyệt

2. Chiều dài đầu (HL). Mút mõn – khóe hàm

3. Chiều rộng đầu (HW). Bề ngang chỗ rộng nhất của đầu

4. Chiều dài mõm (SL). Mút mõm – mép trước ổ mắt

5. Đường kính mắt (ED)

Đường kính mắt dọc thân

6. Khoảng cách gian ổ mắt (IOD) Khoảng cách mép trong của 2 ổ mắt

7. Đường kính màng nhĩ (TD) Đường kính màng nhỉ dọc thân

8. Khoảng cách từ mép trước màng nhỉ đến mép

sau ổ mắt (ET)

9. Chiều dài ống chân (TIB) Khủy gối – mép trước bàn chân

10. Chiều dài đùi (FEM) Lỗ huyệt – khủy gối

11. Chiều dài tay (HND) Gốc bàn tay – mút ngón chân thứ ba

12. Chiều dài bàn chân (PL) Củ cánh trong – mút ngón chân thứ

13. Gian mũi (IN) Khoảng cách bờ trong hai mũi hai lỗ

mũi

14. Khoảng cách bờ trước mũi đến mõm (NS)

15. Khoảng cách bờ trước mắt đến mũi (EN)

16. Chiều dài ngón thứ 3 (ML)

17. Chiều dài ngón thứ 4 (PL)

18. Đường kính củ cạnh trong (IML) Đường kính củ cạnh trong to nhất

5.2. Phiếu hình thái thằn lằn

Ký hiệu mẫu: CLBH 13… Đực/Cái

Loài

Tên VN:

Tên địa phương:

Họ: Bộ:

Ngày giờ thu mẫu: Người thu mẫu:

Địa điểm thu mẫu:

Page 175: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.35

NHÓM THẰN LẰN: (Đơn vị tính: khối lƣợng: g;chiều dài: mm)

STT Chỉ tiêu hình thái Số

đo/đếm Ghi chú

1. Chiều dài đầu thân (SVL) Mút mõm-huyệt

2. Chiều dài đầu (HL) Mút mõm-khóe hàm (góc sau của xương hàm)

3. Chiều dài thân (Trunk L) Chiều dài nách-háng

4. Chiều dài đuôi (TL) Mép sau của huyệt đến mút đuôi

5. Chiều rộng đầu (HeadW) Phần rộng nhất của đầu theo bề ngang

6. Chiều cao đầu (HH) Cao lớn nhất, chẩm-họng (đo ở phía

trước ổ mắt)

7. Chiều dài tai (EarL) Chiều dài dọc thân

8. Chiều dài cánh tay (ForeL) Gốc cánh tay đến khớp cổ tay

9. Chiều dài cẳng chân (CrusL) Mép trước của khớp gối đến gót chân

10. Chiều rộng đuôi (TailW) Gốc đuôi sau lỗ huyệt

11. Đường kính ổ mắt (OrbD) Mép trước và mép sau ổ mắt

12. Khoảng cách mũi – mắt (NarEye)

13. Chiều dài mõm mắt (SnEye) Từ mút mõm đến mép trước của mắt

14. Khoảng cách mắt – tai (EyeEar) Mép sau của mắt đến mép trước của tai

15. Độ rộng gian mũi (InterNar) Khoảng cách giữa hai mũi

16. Độ rộng gian ổ mắt (InterOrb) Khoảng cách giữa hai mắt

17. Số hàng vẩy trên xương trán (OrbScale) Số vảy giữa hai ổ mắt

18. Số lỗ trước huyệt (PrePore)

19. Số hàng quanh thân (SB)

20. Số hàng nốt sần đến giữa lưng (TuberRow)

21. Số bản mỏng dưới ngón I chân trước (FIS) Nếp da dưới ngón chân thứ nhất

22. Số bản mỏng dưới ngón I chân sau (TIS) Nếp da dưới ngón chân thứ nhất

23. Số vẩy dưới ngón chân ngón I chi trước (FIVS) Nếp da dưới ngón chân thứ tư

24. Số vẩy dưới ngón chân ngón IV chi sau (TIVS) Nếp da dưới ngón chân thứ tư

25. Số vảy môi trên (SL)

26. Số vảy môi dưới (IL)

27. Lỗ đùi Số lỗ hai bên đùi

28. Số nốt sần dọc xương sống Đếm trên một hàng giữa bộ phân chân

trước và chân sau

5.3. Phiếu hình thái rắn

Ký hiệu mẫu: CLBH 143….. Đực/Cái

Loài

Tên VN:

Tên địa phương:

Họ: Bộ:

Ngày giờ thu mẫu: Người thu mẫu:

Địa điểm thu mẫu:

Page 176: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.36

NHÓM RẮN: (Đơn vị tính: khối lượng: g;chiều dài: mm)

STT Chỉ tiêu hình thái Số

đo/đếm Ghi chú

1. Đường kính của mắt (ED)

2. Khoảng cách từ mắt tới mũi (EN)

3. Chiều dài đuôi (TL)

4. Chiều dài đầu thân (SVL)

5. Số vảy bụng (VENT)

6. Số vảy dưới đuôi (SUBC)

7. Số vảy môi trên (SPL1)

8. Số vảy môi trên tiếp xúc với mắt (SPL2)

9. Số vảy môi dưới (INFR)

10. Số vảy thái dương (TEMP)

11. Số hàng vảy trên lưng từ phần đầu đến nữa thân (DOR1)

12. Số hàng vảy trên lưng từ nữa thân đến hậu môn (DOR2)

13. Số hàng vảy trên lưng ở phần đuôi (DOR3)

14. Sự có mặt hay vắng mặt của 3 đường viền ở mặt lưng (STR1)

15. Sự có mặt hay vắng mặt của một đường sáng ở mặt bụng

(STR2)

16. Vảy lưng có viền đen hay không có viền đen (VERT)

17. Dưới đuôi có hay không có viền đen ở mút đuôi (TIP)

18. Chiều dài đầu (HL)

19. Vẩy gian mũi (InN)

20. Tấm hậu môn (Nguyên/chia)

21. Vẩy trước trán (Pref)

22. Vẩy trước trán ổ mắt (PreOc)

23. Trọng lượng cơ thể (P)

5.4. Phiếu hình thái rùa

Ký hiệu mẫu: Đực/Cái

Loài

Tên VN:

Tên địa phương:

Họ: Bộ:

Ngày giờ thu mẫu: Người thu mẫu:

Địa điểm thu mẫu:

NHÓM RÙA: (Đơn vị tính: khối lƣợng: g;chiều dài: mm)

STT Bộ phận Chỉ tiêu hình thái Số

đo/đếm

Ghi chú

1. Mai rùa Hình dạng mai (Dẹp/gồ cao)

2. Số lượng gờ

3. Da (mềm/tấm sừng)

4. Tấm sừng Số lượng tấm sống (V)

5. Số lượng tấm sườn (C)

6. Số lượng tấm bìa (sm)

Page 177: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.37

7. Tấm gáy (n) (Chẵn/lẻ)

8. Số lượng tấm trên đuôi (Sc)

9. Yếm Bờ trước yếm (khuyết/thẳng/lồi tròn)

10. Yếm gắn chắc/cử động được)

11. Đầu Mặt trên (nhẵn/phủ các tấm sừng)

12. Mỏ (khuyết/hai bên lồi thành hình răng/vòi thịt)

13. Cổ Số lượng sọc bên/đốm

14. Chân Trụ /dẹp/mái chèo

15. Màng da (Có/ không có màng da)

16. Số vuốt chân trước (5/3/1-2)

17. Số vuốt chân sau (5/3/1-2)

18. Số đo Cân khối lượng của cơ thể (P)

19. Chiều dài mai (CL): từ bờ trước tấm gáy đến

mép mép sau tấm trên đuôi

20. Chiều rộng mai (CW):

21. Chiều cao mai (SH): từ yếm đến chỗ cao nhất của

mai

22. Dài đuôi (LT): từ mép trước khe huyệt đến mút

đuôi

23. Chiều dài yếm (PL)

5.5. Các đặc điểm sinh học

Dinh dƣỡng

- Các loại thức ăn và số lƣợng từng loại:

STT LOẠI THỨC ĂN SỐ LƢỢNG

Sinh sản:

Cá thể cái:

- Trọng lƣợng và số lƣợng trứng ở buồng trứng phải:

- Kích thƣớc trứng từng loại:

- Trọng lƣợng và số lƣợng trứng ở buồng trứng trái:

- Kích thƣớc trứng từng loại:

Cá thể đực:

- Trọng lƣợng và kích thƣớc tinh hoàn phải:

- Trọng lƣợng và kích thƣớc tinh hoàn trái:

Các ghi chú khác:

1. Mô tả màu sắc:

2. Các đặc điểm hình thái đặc trƣng (nếu có)

3. Các điều kiện sống: nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết, độ cao, sinh cảnh:

Page 178: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.38

Phụ lục 6. HÌNH ẢNH MỘT SỐ MẪU VẬT THU ĐƢỢC TẠI VNC

Ảnh 1. Duttaphrynus melanostictus

Cóc nhà

Ảnh 2. Ingerophrynus galeatus

Cóc rừng

Ảnh 3. Ingerophrynus macrotis

Cóc tai to

Ảnh 4. Ophryophryne gerti

Cóc núi got

Ảnh 5. Ophryophryne hansi

Cóc núi han-x

Ảnh 6. Kaloula pulchra

Ễnh ương thường

Ảnh 7. Microhyla marmorata

Nhái bầu hoa cương

Ảnh 8. Microhyla fissipes

Nhái bầu hoa

Page 179: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.39

Ảnh 9. Microhyla heymonsi

Nhái bầu hây môn

Ảnh 10. Fejervarya limnocharis

Ngóe

Ảnh 11. Hoplobatrachus rugulosus

Ếch đồng

Ảnh 12. Limnonectes bannaensis

Ếch trơn

Ảnh 13. Limnonectes dabanus

Ếch gáy dô

Ảnh 14. Limnonectes sp.

Ếch

Ảnh 15. Limnonectes poilani

Ếch poi lan

Ảnh 16. Occidozyga lima

Cóc nước sần

Page 180: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.40

Ảnh 17. Amolops spinapectoralis

Ếch bám đá gai ngực

Ảnh 18. Hylarana attigua

Ếch at-ti-gua

Ảnh 19. Hylarana erythraea

Chàng xanh

Ảnh 20. Hylarana guentheri

Chẫu chuộc, chẫu chàng

Ảnh 21. Hylarana milleti

Chàng mi - lê

Ảnh 22. Hylarana nigrovittata

Ếch suối

Ảnh 23. Odorrana banaorum

Ếch ba na

Ảnh 24. Odorrana chloronota

Ếch xanh

Page 181: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.41

Ảnh 25. Odorrana graminea

Ếch g-ra-mi-ne

Ảnh 26. Odorrana morafkai

Ếch mo-rap-ka

Ảnh 27. Odorrana tiannanensis

Ếch ti-an-nan

Ảnh 28. Polypedates megacephalus

Ếch cây hồng kông

Ảnh 29. Polypedates mutus

Ếch cây mi-an-ma

Ảnh 30. Rhacophorus annamensis

Ếch cây trung bộ

Ảnh 31. Physignathus cocincinus

Rồng đất/Kỳ tôm

Ảnh 32. Acanthosaura capra

Ô rô cap ra

Page 182: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.42

Ảnh 33. Calotes mystaceus

Nhông xám

Ảnh 34. Calotes versicolor

Nhông xanh

Ảnh 35. Draco indochinensis

Thằn lằn bay đông dương

Ảnh 36. Draco maculatus

Thằn lằn bay đốm

Ảnh 37. Leiolepis guttata

Nhông cát gut-ta-ta

(Ảnh của Nguyễn Thành Hưng)

Ảnh 38. Leiolepis guentherpetersi

Nhông cát sọc

Ảnh 39. Cytodactylus pseudoquadrigatus

Thạch sùng ngón giả bốn vạch

Ảnh 40. Gekko gecko

Tắc kè

Page 183: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.43

Ảnh 41. Hemidactylus bowringii

Thạch sùng bau-ring

Ảnh 42. Hemidactylus frenatus

Thạch sùng đuôi sần

Ảnh 43. Hemidactylus garnotii

Thạch sùng Ga not

Ảnh 44. Hemidactylus platyurus

Thạch sùng đuôi rèm

Ảnh 45. Eutrophis longicaudata

Thằn lằn bóng đuôi dài

Ảnh 46. Eutrophis macularia

Thằn lằn bóng đốm

Ảnh 47. Eutrophis multifasciata

Thằn lằn bóng hoa

Ảnh 48. Lipinia vittigera

Thằn lằn vạch

Page 184: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.44

Ảnh 49. Scincella rufocaudata

Thằn lằn đuôi đỏ

Ảnh 50. Varanus nebulosus

Kỳ đà vân

Ảnh 51. Varanus salvator

Kỳ đà hoa

Ảnh 52. Dopasia sokolovi

Thằn lằn rắn so-ko-lop

Ảnh 53. Python molurus

Trăn đất

Ảnh 54. Python reticulatus

Trăn gấm

Ảnh 55. Xenopeltis unicolor

Rắn mống/hổ hành

Ảnh 56. Acrochordus granulatus

Rắn rầm ri cá

Page 185: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.45

Ảnh 57. Boiga multomaculata

Rắn rào đốm

Ảnh 58. Chrysopelea ornata

Rắn cườm

Ảnh 59. Coelognathus flavolineatus

Rắn sọc vàng

Ảnh 60. Coelognathus radiatus

Rắn sọc dưa

Ảnh 61. Dendrelaphis pictus

Rắn leo cây thường

Ảnh 62. Lycodon laoensis

Rắn khuyết lào

Ảnh 63a. Oligodon mouhoti

Rắn khiếm muhô (mặt lưng)

Ảnh 63b. Oligodon mouhoti

Rắn khiếm muhô (mặt bụng)

Page 186: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.46

Ảnh 64. Ptyas korros

Rắn ráo thường

Ảnh 65. Ptyas mucosa

Rắn ráo trâu

Ảnh 66. Enhydris enhydris

Rắn bông súng

Ảnh 67. Enhydris innominata

Rắn bồng không tên

Ảnh 68. Enhydris plumbea

Rắn bồng chì

Ảnh 69. Enhydris subtaeniata

Rắn bồng mê kông

Ảnh 70. Myrrophis bennetti

Rắn bồng ven biển

Ảnh 71. Psammodynastes pulverulentus

Rắn hổ đất

Page 187: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.47

Ảnh 72. Hebius boulengeri

Rắn sãi thường

Ảnh 73. Hebius leucomystax

rắn sãi mép trắng

Ảnh 74. Rhabdophis nuchalis

Rắn hoa cỏ gáy

Ảnh 75. Rhabdophis subminiatus

Rắn hoa cỏ nhỏ

Ảnh 76. Xenochrophis flavipunctatus

Rắn nước đốm vàng

Ảnh 77. Pareas hamptoni

Rắn hổ ham-ton

Ảnh 78. Bungarus fasciatus

Rắn cạp nong

Ảnh 79. Naja atra

Rắn hổ mang trung quốc

Page 188: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.48

Ảnh 80. Naja kaouthia

Rắn hổ mang một mắt kính

Ảnh 81. Ophiophagus hannah

Hổ chúa

Ảnh 82. Trimeresurus albolabris

Rắn lục mép trắng

Ảnh 83. Trimeresurus stejnegeri

Rắn lục xanh

Ảnh 84. Trimeresurus vogeli

Rắn lục von-gen

Page 189: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.49

Ảnh 85a. Platysternon megacephalum

Rùa đầu to (Mặt lưng)

Ảnh 85b. Platysternon megacephalum

Rùa đầu to (Mặt bụng)

Ảnh 86. Cuora amboinensis

Rùa hộp lưng đen (Mặt lưng)

Ảnh 86. Cuora amboinensis

Rùa hộp lưng đen (Mặt bụng)

Ảnh 87a. Cuora bourreti

Rùa hộp bourreti (Mặt lưng)

Ảnh 87b. Cuora bourreti

Rùa hộp bourreti (Mặt bụng)

Ảnh 88a. Cuora mouhotii

Rùa sa nhân (Mặt lưng)

Ảnh 88b. Cuora mouhotii

Rùa sa nhân (Mặt bụng)

Page 190: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.50

Ảnh 89a. Cuora trifasciata

Rùa hộp ba vạch (Mặt lưng)

Ảnh 89b. Cuora trifasciata

Rùa hộp ba vạch (Mặt bụng)

Ảnh 90a. Cyclemys pulchristriata

Rùa đất pu-kin (Mặt lưng)

Ảnh 90b. Cyclemys pulchristriata

Rùa đất pu-kin (Mặt bụng)

Ảnh 91a. Heosemys grandis

Rùa đất lớn (Mặt lưng)

Ảnh 91b. Heosemys grandis

Rùa đất lớn (Mặt lưng)

Ảnh 92a. Malayemys subtrijuga

Rùa ba gờ (Mặt lưng)

Ảnh 92b. Malayemys subtrijuga

Rùa ba gờ (Mặt bụng)

Page 191: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.51

Ảnh 93. Mauremys annamensis

Rùa trung bộ (Mặt lưng)

Ảnh 94. Mauremys sinensis

Rùa cổ sọc (Mặt lưng)

Ảnh 95. Sacalia quadriocellata

Rùa bốn mắt (Mặt lưng)

Ảnh 95. Sacalia quadriocellata

Rùa bốn mắt (Mặt bụng)

Ảnh 96a. Siebenrockiella crassicollis

Rùa cổ bự (Mặt lưng)

Ảnh 96b. Siebenrockiella crassicollis

Rùa cổ bự (Mặt bụng)

Ảnh 97a. Indotestudo elongata

Rùa núi vàng (Mặt lưng)

Ảnh 97b. Indotestudo elongata

Rùa núi vàng (Mặt bụng)

Page 192: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.52

Ảnh 98a. Manouria impressa

Rùa núi viền (Mặt lưng)

Ảnh 98b. Manouria impressa

Rùa núi viền (Mặt bụng)

Ảnh 99. Pelodiscus sinensis

Ba ba trơn (Mặt lưng)

Ảnh 100. Trachemys scripta elegans

Rùa tai đỏ (Mặt lưng)

Có mặt ở BĐ không phải là loài bản địa của

Việt Nam

Page 193: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.53

Phụ lục 7. HÌNH ẢNH MỘT SỐ DẠNG SINH CẢNH Ở VNC

Suối ở An Lão

Rừng núi (An Lão)

Khu dân cư, ruộng lúa (Tây Sơn)

Rừng trồng bạch đàn

Hồ Phú Cường

(xã Ân Tường Tây, huyện Hoài Ân)

Bãi đá

(Phù Cát)

Nương rẫy (Phù Mỹ)

Nương rẫy (Hoài Ân)

Page 194: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.54

Vườn nhà (Phù Mỹ)

Đồng ruộng sát chân núi

Suối Canh Liên (Vân Canh)

Rừng núi (Vân Canh)

Suối An Hưng (An Lão)

Bãi Cát có cây bụi ven Biển Quy Nhơn

Sinh cảnh rừng núi Canh Liên Bãi đá (Tuy Phước)

Page 195: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.55

Suối ven rừng núi An Lão

Rừng núi gần hồ Ân Nghĩa

Rừng đất thấp

Vườn nhà (Tuy Phước)

Sinh cảnh bên trong rừng Canh Liên

Trảng cỏ, cây bụi và vườn nhà

Đồng Ruộng (Phù Mỹ)

Nương rẫy (Phù Mỹ)

Page 196: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.56

Phụ lục 8. HÌNH ẢNH KHẢO SÁT THỰC ĐỊA TẠI VNC

Dựng trại ở trong rừng

Lê Văn Thống, huyện An Lão, tỉnh BĐ

Cùng tác giả đang thực địa tại An Lão

Trại thu mẫu trong rừng

Ghi chép thực địa ở Suối Canh Liên

Thực địa tại Suối Canh liên 1

Thực địa tại suối Canh Liên 2

Rừng trồng Bạch đàn

Trảng cỏ

Page 197: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.57

Cộng sự tham gia thu mẫu

(Nguyễn Vũ Thanh Trúc)

Cộng sự tham gia thu mẫu

(Nguyễn Thanh Nhật)

Cộng sự tham gia thu mẫu

(Phan Thanh Phong, Diêu Trì)

Cộng sự tham gia thu mẫu

(Nguyễn Quốc Chỉnh, Tây Sơn)

Cộng sự tham gia thu mẫu tại rừng trồng

(Lê Văn Thống, An Lão)

Cộng sự tham gia thu mẫu

(La Mã Ưng, Vân Canh)

Cộng sự tham gia thu mẫu

(Hoàng Văn Bốn)

Cộng sự tham gia thu mẫu

(Lê Văn Giới)

Page 198: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.58

Thu hoạch cây Bạch Đàn ở Vân Canh

Phá rừng làm nương rẫy ở Hoài Ân

Bẩy phanh

Chuồng nhốt kỳ đà

Buôn bán Rắn cạp nong

Buôn bán Rắn hổ mang

Rượu kỳ đà

Rắn hổ chúa ngâm rượu

Page 199: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.59

Rượu đẻn

Rượu tắc kè

Rượu rắn lục

Cá sấu nuôi ở Bồng Sơn

Rùa bị bắt giữ tại các Nhà buôn động vật

Tuyên truyền bảo vệ rừng

(Ảnh tại Xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thạnh)

Page 200: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.60

Phụ lục 9. PHÂN VÙNG ĐỊA LÝ ĐỘNG VẬT LC, BS THEO TRẦN KIÊN

VÀ HOÀNG XUÂN QUANG, 1992

Page 201: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.61

Phụ lục 10. PHÂN VÙNG ĐỊA LÝ ĐỘNG VẬT LC, BS CỦA BAIN AND HURLEY, 2011

Page 202: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.62

Phụ lục 11. SO SÁNH THÀNH PHẦN RÙA Ở VNC VỚI VQG CÚC PHƢƠNG

TT

(1)

Tên khoa học

(2)

Tên Việt Nam

(3)

VNC

(Bình

Định)

VQG

Cúc

Phương

(Ninh

Bình)

Phân hạng bảo tồn

SĐVN

(2007)

(4)

32

(2006)

(5)

160

(2013)

(6)

IUCN

(2015)

(7)

CITES

(2013)

(8)

1. Platysternon megacephalum Rùa đầu to + + EN IIB II

2. Cuora amboinensis Rùa hộp lưng đen + VU VU II

3. Cuora bourreti Rùa hộp bua-re + EN CR II

4. Cuora mouhotii Rùa sa nhân + + EN II

5. Cuora cyclornata Rùa hộp ba vạch + + CR IB I CR II

6. Cyclemys pulchristriata Rùa đất pu-kin + + LR

7. Cyclemys tcheponensis Rùa đất sê-pôn + + LR

8. Heosemys grandis Rùa đất lớn + VU IIB VU II

9. Malayemys subtrijuga Rùa ba gờ + VU VU II

10. Mauremys annamensis Rùa trung bộ + CR IIB I CR II

11. Mauremys sinensis Rùa cổ sọc + + EN III

12. Sacalia quadriocellata Rùa bốn mắt + + EN III

13. Siebenrockiella crassicollis Rùa cổ bự + VU

14. Indotestudo elongata Rùa núi vàng + + EN IIB EN II

15. Manouria impressa Rùa núi viền + + VU IIB VU II

16. Pelochelys cantorii Giải + + EN I EN II

17. Pelodiscus sinensis Ba ba trơn + + VU III

18. Eretmochelys imbricata Đồi mồi + EN I CR II

19. Lepidochelys olivacea Đồi mồi dứa + EN I VU II

20. Mauremys mutica Rùa câm + EN II

21. Geoemyda spengleri Rùa đất spenglơ + EN III

22. Palea steindachneri Ba ba gai + EN III

23. Cuora galbinifrons Rùa hộp trán vàng

miền Bắc

+

CR II

Tổng cộng 19 15 12 6 5 22 20

Page 203: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.63

Phụ lục 12. DANH SÁCH PHỎNG VẤN NGƢỜI DÂN Ở VNC

TT Họ tên Địa chỉ Tuổi Nghề nghiệp

1. Nguyễn Văn Hương Chợ Phước Mỹ, xã Mỹ Phong 37 Buôn bán

2. Đoàn Ngọc Châu Thôn Hiển Đông, xã Canh

Hiền, Vân Canh

45 Nông dân

3. Võ Văn Ba Đường Ngô Gia Tự, TX An

Nhơn

64 Bán quán Thủy xà

4. Trần Văn Thành Chợ Tây Sơn 46 Buôn bán ếch nhái,

rắn nước

5. Nguyễn Văn Bảy Quán Ba Cây xoài, TP Quy

Nhơn

55 Bán đặc sản

6. Lê Thị Cúc Chợ Đầm, TP Quy Nhơn 37 Bán rắn, ếch

7. Hoàng Hữu Cảnh Canh Thuận, Vân Canh 45 Buôn bán ĐV

8. Trương Văn Thương Bồng Sơn 39 Thợ săn

9. Trần Văn Sơn Bồng Sơn 41 Buôn bán ĐV

10. Phạm Xuân Tiến Bồng Sơn 57 Nông dân

11. Lương Công Trà TT Vĩnh Thạnh 29 Công chức

12. Phan Văn Hùng TT Vĩnh Thạnh 37 Thợ săn

13. Nguyễn Văn Thể TT Vĩnh Thạnh 56 Buôn bán ĐV

14. Trần Duy Bách TT Vĩnh Thạnh 58 Buôn bán ĐV

15. Võ Ngọc Nhẫn Bồng Sơn 50 Thợ săn

16. Nguyễn Đức Phương Thôn Nghĩa Điền, Ân Nghĩa 37 Nuôi gà đá

17. Nguyễn Thái Vũ Thôn Nghĩa Điền, Ân Nghĩa 35 Soi ngóe

18. Hoàng Văn Bốn Thôn Định Tân, TT Vĩnh

Thạnh

53 Nuôi và buôn bán

ĐV

19. Lê Thị Hương Vân Canh 42 Buôn bán ĐV

20. Cao Như Nguyệt Thôn Thanh Long, Phước Mỹ,

Quy Nhơn

40 Nội trợ

21. Trần Nguyễn Phương

Châu

Tổ 4, Phường Trần Quang

Diệu, Quy Nhơn

57 Buôn bán ở chợ

22. Võ Thị Tuyết Minh Thôn Thanh Long, Phước Mỹ,

Quy Nhơn

45 Bán quán hàng ăn

23. Nguyễn Văn Hoan Tổ 1, Phường Nhơn Phú, Quy

Nhơn

52 Nông dân

24. Trương Đình Sửu Tổ 7, Phường Nhơn Phú Quy

Nhơn

52 Buôn bán

25. Ưng Lê Thanh Nghĩa Phường Nhơn Bình, Quy Nhơn 39 Nông dân

26. Phạm Ngọc Thanh Tổ 17, Phường Nhơn Bình,

Quy Nhơn

17 HS Trường PTTH

27. Trần Nhật Trường Tổ 2, Phường Bùi Thị Xuân,

Quy Nhơn

16 HS Trường PTTH

28. Nguyễn Thanh Thúy

Huệ

Tổ 2, Phường Nhơn Bình, Quy

Nhơn

16 HS Trường PTTH

29. Trần Thị Thanh Trà Phường Nhơn Phú, Quy Nhơn 15 HS Trường PTTH

30. Nguyễn Quốc Toại Tổ 27, Phường Nhơn Bình,

Quy Nhơn

15 HS Trường PTTH

Page 204: dương đức lợi khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc đèo cù mông

P.64

31. Nguyễn Lê Anh Tuấn Tổ 8, Phường Nhơn Bình, Quy

Nhơn

16 HS Trường PTTH

32. Lê Thị Thảo Nguyên Phường Nhơn Phú, Quy Nhơn 15 HS Trường PTTH

33. Đỗ Thị Lan Kiều Tổ 40, Phường Nhơn Bình,

Quy Nhơn

15 HS Trường PTTH

34. Trần Nữ Thanh Danh Tổ 70, TP. Quy Nhơn 16 HS Trường PTTH

35. Nguyễn Ngọc Quốc Tổ 2, Phường Bùi Thị Xuân,

Quy Nhơn

16 HS Trường PTTH

36. Trần Thị Nhật Lệ KV 7, Phường Nhơn Bình, Quy

Nhơn

15 HS Trường PTTH

37. Mai Mỹ Tiền Phường Nhơn Bình, Quy Nhơn 25 Nông dân

38. Hứa Nữ Như Nguyệt TT Tây Sơn, Bình Định 27 Giáo viên