18
TRƯỜNG THCS NGUYỄN AN NINH TỔ NGỮ VĂN NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 TỪ 17/2/2020 – 23/2/2020 HỌC SINH HOÀN THÀNH HAI ĐỀ SAU : ĐỀ 1 Câu 1: Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Văn bản 1: Báo cáo mới đây của tạp chí Science cho thấy đến nay thế giới đã sản xuất khoảng 8,3 tỷ tấn nhựa, trong đó 6,3 tỷ tấn hiện là rác thải. Và 79% trong 6,3 tỷ tấn đó giờ đang nằm trong các bãi rác và môi trường tự nhiên. Nhựa được sử dụng phổ biến vì tiện dụng, rẻ tiền, dễ chế tạo. Tuy nhiên nhựa có hạn chế lớn là rất lâu phân hủy, đồng nghĩa với việc rác thải nhựa sẽ gây nên thảm họa môi trường nếu không có cách giải quyết. Trong các đại dương, số lượng rác thải nhựa ước tính khoảng 150 triệu tấn - nặng gần bằng 1/5 khối lượng cá. Các nhà khoa học dự báo với tốc độ gia tăng 1

f2.hcm.edu.vn · Web viewPháp luật nhà nước ta chưa chặt chẽ và chưa xử lí mạnh những trường hợp xả rác thải nhựa. 4/ Tác hại : Rác nhựa rất

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

TRƯỜNG THCS NGUYỄN AN NINH

TỔ NGỮ VĂN

NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 TỪ 17/2/2020 – 23/2/2020

HỌC SINH HOÀN THÀNH HAI ĐỀ SAU :

ĐỀ 1

Câu 1: Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Văn bản 1: 

Báo cáo mới đây của tạp chí Science cho thấy đến nay thế giới đã sản xuất

khoảng 8,3 tỷ tấn nhựa, trong đó 6,3 tỷ tấn hiện là rác thải. Và 79% trong 6,3 tỷ tấn

đó giờ đang nằm trong các bãi rác và môi trường tự nhiên.

Nhựa được sử dụng phổ biến vì tiện dụng, rẻ tiền, dễ chế tạo. Tuy nhiên nhựa

có hạn chế lớn là rất lâu phân hủy, đồng nghĩa với việc rác thải nhựa sẽ gây nên

thảm họa môi trường nếu không có cách giải quyết.

Trong các đại dương, số lượng rác thải nhựa ước tính khoảng 150 triệu tấn -

nặng gần bằng 1/5 khối lượng cá. Các nhà khoa học dự báo với tốc độ gia tăng rác

thải nhựa như hiện nay, vào năm 2050, khối lượng rác thải nhựa sẽ nặng hơn cả

khối lượng các lượng cá.

Việt Nam là một trong các quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất thế giới. Tại

Việt Nam, số túi lượng ni lon, chai nhựa, li nhựa, ống hút, hộp xốp…được sử dụng

nhiều, vượt trội so với các nước khác.

Rác thải nhựa ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái, làm ô nhiễm môi trường,

môi trường nước, gây nguy hại cho nguồn lợi thủy hải sản và tác động xấu đến sức

khỏe con người…

Văn bản 2:

1

 Trước sự đe dọa của rác thải nhựa, nhiều nước đã lên kế hoạch hành động. Từ

tháng 1 năm nay, Chính phủ Scotland đề xuất ý kiến về việc cấm sản xuất, kinh

doanh một số sản phẩm làm từ nhựa. Lệnh cấm này sẽ góp phần giảm đáng kể

lượng rác thải nhựa.

Tại Anh, các loại hạt kim tuyến, trang trí đã bị cấm sử dụng. Việc tính phí với túi

nhựa cũng được thực hiện. Theo số liệu thống kê của Bộ Môi trường , Thực phẩm

và Các vấn đề nông thôn, nhờ việc tính phí này, trong thời gian qua, số lượng túi

nhựa được đưa vào sử dụng đã giảm 9 tỉ chiếc.

Từ năm 2019, Đài Loan sẽ cấm sử dụng các loại ống hút nhựa tại cac chuỗi cửa

hàng thức ăn nhanh, sau đó tiến tới cấm hoàn toàn việc cung cấp túi nhựa tại các

điểm kinh doanh.

Tại Việt Nam, một số tổ chức xã hội đã phát động các chiến dịch như: “ 7 ngày

thách thức”, “Bớt một vỏ chai, cứu tương lai”, với mục tiêu thúc đẩy cộng đồng

chung tay chống lại rác thải nhựa.

Trong thời gian qua, nhiều bạn trẻ Việt nam cũng đã tổ chức hàng loạt hoạt động

nhằm giảm rác thải nhựa. Các bạn mày mò thực hiện những dự án làm ống hút từ

tre và cỏ bàng, tái chế rác thải nhựa thành những vật dụng có ích… Chắc chắn

những hành động này sẽ góp phần giúp môi trường trở nên xanh, sạch, đẹp hơn.

( Hai văn bản trên được tổng hợp từ các báo Tuổi trẻ, Thanh niên, Thời nay)

a)    Dựa vào văn bản, hãy cho biết tác hại của rác thải nhựa đối với cuộc sống .

b)    Tìm thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn cuối của văn bản 2.

c)     Chỉ ra mối liên hệ về nội dung của hai văn bản trên.

d)    Theo em, giải pháp nào là hiệu quả nhất để giảm ô nhiễm rác thải nhựa ở nước

ta hiện nay? Vì sao? (Em có thể lựa chọn giải pháp trong văn bản hoặc tự đề ra giải

pháp khác. Trả lời tương đương 3-5 dòng).

2

Câu 2: Từ những hình ảnh sau, em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang

giấy thi) bàn về thực trạng rác thải nhựa ở nước ta hiện nay.

( Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới

về việc xả chất thải nhựa ra biển )

Hướng dẫn: Đây thuộc dạng nghị luận về hiện

tượng xã hội

Dàn ý:

( I) Mở bài :

Nêu vấn đề xả rác thải nhựa ra môi trường ở nước ta hiện nay.

(II) Thân bài :

1/ Giải thích :

Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường.

Bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ… Chất thải ni lông gồm các

bao bì bằng nhựa polyethylene (PE) sau khi sử dụng trở thành rác thải. Trong rác

thải sinh hoạt còn có các loại nhựa khác cũng có chứa các loại nhựa phế thải. Rác

thải ni lông thực chất là một hỗn hợp nhựa, trong đó chiếm phần lớn là nhựa PE.

2/ Thực trạng :

3

- Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng , con người sử

dụng nhựa và thải ra môi trường bên ngoài với số lượng vô cùng lớn .

Theo Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc năm 2018: Mỗi năm

thế giới sử dụng 500 tỷ túi nhựa và khoảng 40% nhựa được sản xuất dùng để đóng

gói.

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Hiệp hội nhựa, năm 2015, Việt Nam sản xuất và

tiêu thụ khoảng 5 triệu tấn nhựa, trong đó, khoảng 80% nguyên liệu nhập khẩu sử

dụng từ nhựa phế liệu. Chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người tại Việt Nam tăng

nhanh từ 3,8kg/năm/người năm 1990, tăng lên 41kg/năm/người vào năm 2015.

Mặc dù việc nhập khẩu phế liệu nhựa đã từng bước được "kiểm soát", từ năm

2016 - 2018. Tuy nhiên, lượng phế liệu nhựa nhập khẩu vẫn tăng, năm 2016 là

18,548 tấn, năm 2017 là 90,839 tấn và 9 tháng năm 2018 là 175.000 tấn.

Thống kê của Bộ TN&MT cũng cho thấy, mỗi ngày Hà Nội thải ra 4.000 - 5.000

tấn rác, trong đó rác thải ni lông chiếm 7 - 8%, chỉ tính riêng 2 TP lớn là Hà Nội và

TP. Hồ Chí Minh, thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon/ngày. Đáng

chú ý, lượng chất thải nhựa và túi ni lông của cả nước chiếm khoảng 8 - 12% trong

chất thải rắn sinh hoạt. Nếu trung bình khoảng 10% lượng chất thải nhựa và túi

nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn thì lượng chất thải nhựa và túi

nilon thải bỏ xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm, đây là gánh nặng cho môi trường,

thậm chí dẫn tới thảm họa "ô nhiễm trắng".

Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về việc xả chất thải nhựa ra biển.

- Chất thải nhựa sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của

con người. Hàng ngày chất thải nhựa sinh hoạt ở các đô thị được phát sinh từ

các nguồn sau:

4

+ Chất thải sinh hoạt của dân cư, khách vãng lai, du lịch,…: Thực phẩm dư thừa

nilon, nhựa, chai nước nhựa, các chất thải nguy hại…

+ Chất thải nhựa từ các chợ, tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi,

giải trí, khu văn hoá,…

+ Chất thải nhựa sinh hoạt từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học,…

+ Chất thải nhựa sinh hoạt của công nhân trong các công trình xây dựng, cải tạo

và nâng cấp,…

+ Chất thải nhựa sinh hoạt của công nhân trong nhà máy, xí nghiệp, khu công

nghiệp,…

3/ Nguyên nhân:

- Do giá thành nhựa rẻ và tiện dụng nên nhiều người sử dụng nhựa.

- Do con người không ý thức , xả rác nhựa bừa bãi ra môi trường.

- Pháp luật nhà nước ta chưa chặt chẽ và chưa xử lí mạnh những trường hợp xả

rác thải nhựa.

4/ Tác hại :

- Rác nhựa rất khó phân hủy.Mất từ 350 – 1000 năm mới có thể phân hủy.Vì

vậy, khi chúng bị chôn lẫn vào đất hay bị đốt đều gây ảnh hưởng lớn đến môi

trường và con người.

+ Gây ô nhiễm môi trường : nước , đất liền ...

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người : Gây các bệnh về hô hấp,..

+ Sinh vật: nuốt phải chất thải nhựa bị chết , dẫn đến tiệt chủng...

Rác thải từ nhựa cũng đặc biệt nguy hiểm đối với sự sống của các sinh vật,

trên đất liền và cả trong lòng đại dương. Chúng không phân biệt được đâu là thức

ăn, đâu là rác thải từ nhựa. Xác một con cá nhà táng vừa được phát hiện tại

5

Indonesia, trong dạ dày nó có chứa: 115 ly nhựa, 25 chiếc túi nhựa, 4 chai nhựa, 4

đôi dép kẹp và hơn 1000 mảnh nhựa. Không khó để tìm kiếm những hình ảnh sinh

vật chết do ăn phải nhựa hoặc bị mắc kẹt vào nhựa dẫn đến biến dạng cơ thể trên

internet. Ngoài ra, do thời gian phân hủy rất lâu nên khi rơi xuống biển, rác thải

nhựa phủ lên bề mặt và giết chết các quần thể san hô, gây biến dạng hệ sinh thái

dưới đáy biển.

            Không chỉ đặt ra mối đe dọa đối với đại dương, rác thải nhựa còn tác động

xấu tới sức khỏe con người. Nhựa phân rã thành vi nhựa, và những vi nhựa này

được hấp thụ bởi các loài khác nhau ví dụ như sinh vật phù du, các loài cá và các

loài chim… Con người nằm ở đỉnh chuỗi thức ăn này. Đại diện thường trực của Na

Uy tại Liên Hợp Quốc Mari Skare phát biểu: “Cá ăn nhựa và con người ăn cá, vì

vậy chúng ta có một vấn đề”. Bạn có biết: Nếu bạn ăn cá mỗi bữa cơm thì số

lượng hạt vi nhựa bạn ăn vào người là 11.500 hạt / năm; nếu bạn thích ăn nghêu /

hàu – thì mỗi con chứa tối thiểu 8 hạt vi nhựa trong phần thịt; ở cấp tế bào, mỗi

một tế bào trong lòng đại dương chứa khoảng 8 phân tử nhựa; độc tố từ nhựa được

nhiễm vào mô mỡ của các loài động vật mà chúng ta ăn hàng ngày, và đương nhiên

con người cũng chịu ảnh hưởng tương tự

- Gây mất vẻ mĩ quan ảnh hưởng đến du lịch, kinh tế...

- Làm Trái Đất nóng lên : Theo nghiên cứu vừa được công bố trên Plosone, rác

nhựa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thải ra khí như methane và ethylene làm

nhiệt độ toàn cầu nóng lên trầm trọng.

5/ Biện pháp:

- Hạn chế sử dụng nhựa và thải rác bừa bãi.

- Phân loại và tái chế chất thải nhựa.

- Dùng vật liệu thay thế thân thiện với môi trường như: ống hút bàng, lá chuối, túi

giấy,...

6

- Nhà nước ta cần ban hành luật chặt chẽ hơn trong việc sử dụng và thải rác thải

nhựa,...

- Tuyên truyền mọi người cùng hành động vì môi trường ít chất thải nhựa.

(III) Kết bài :

-Khẳng định lại tác hại của chất thải nhựa.

- Liên hệ bản thân:

+ Ý thức trong việc hạn chế dùng chất thải nhựa.

+ Tham gia các hoạt động cộng đồng :tuyên truyền không sử dụng chất thải nhựa,

tham gia thu gom chất thải nhựa.

ĐỀ 2

Phần 1: ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Đến năm mười bốn tuổi tôi vẫn chưa tự xếp quần áo cho mình. Tất cả đều là việc

của mẹ. Giặt, phơi, xếp, ủi, treo lên móc. Mỗi sáng tôi chỉ việc mặc những chiếc áo

thẳng thớm tinh tươm để đến trường. Cho đến một ngày nọ mẹ đi vắng, và trời

đang nắng bỗng lắc rắc vài hạt mưa. Không còn cách nào khác, tôi phải làm. Lấy

quần áo từ sào phơi, ôm vào phòng. Tôi chợt nhận ra quần áo vừa lấy từ sào

xuống thật là thơm, một mùi hương mới mẻ, lạ lẫm, thanh sạch, “nóng giòn” của

nắng. Và lần đầu tiên trong đời, tôi ngồi xuống bên đống quần áo, lóng ngóng, bắt

đầu xếp từng cái một.

Tôi chỉ muốn nói rằng những việc đó không hoàn toàn là nhỏ nhặt.

7

[…] Nếu bạn không tự làm được điều dễ dàng, cớ sao phải tin rằng bạn có đủ

trách nhiệm và nhận thức để làm điều khó hơn?

(Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn, 2017).

Câu 1: Năm mười bốn tuổi, nhân vật tôi chưa thể tự làm được việc gì? Vì sao?

Câu 2: Tác dụng của phép liệt kê trong câu: Tôi chợt nhận ra quần áo vừa lấy từ

sào xuống thật là thơm, một mùi hương mới mẻ, lạ lẫm thanh sạch, ”nóng giòn”?

Câu 3: Câu văn:” Nếu bạn không tự làm được điều dễ dàng, cớ sao tôi phải tin rằng

bạn có đủ trách nhiệm và nhận thứ để làm điều khó hơn?” khuyên chúng ta điều

gì?

PHẦN 2 : NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Đề bài: Tuổi trẻ học đường - suy nghĩ và hành động giảm thiểu tai nạn giao

thông

Gợi ý

I. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề: Những năm gần đây xã hội phát triển, đất nước trên đà công

nghiệp hóa hiện đại hóa cũng kéo theo bao nhiêu vấn đề phát sinh

- Nêu vấn đề: Một trong số đó chính là vấn đề an toàn giao thông hiện nay có nhiều

diễn biến vô cùng phức tạp.

- Học sinh ( tuổi trẻ học đường) có những suy nghĩ và hành động gì trước thực

trạng này ?

8

II.   Thân bài

1. Hiện trạng

- Tình trạng giao thông hiện nay vô cùng đáng lo ngại

- Đã, đang và sẽ còn có rất nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra mỗi ngày

- Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết: 8 tháng đầu năm

2017 cả nước xảy ra 12775 vụ tai nạn giao thông làm 5422 người chết và 10543

người bị thương

- Tình trạng giao thông hiện nay thực sự khiến chúng ta bàng hoàng

2. Nguyên nhân dẫn đến thiếu an toàn giao thông hiện nay

- Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chưa chấp hành tốt luật lệ giao thông của

người dân

- Do sự hiểu biết hạn hẹp của người dân về an toàn giao thông

- Do nhiều người còn có quan niệm về số mệnh mà không thấy rằng phần lớn tai

nạn giao thông đều có thể phòng tránh được

- Do cơ sở hạ tầng giao thông còn nghèo nàn chưa đảm bảo an toàn

- Do tình trạng giới trẻ đua xe, lạng lách . đánh võng …

9

- Do trách nhiệm của gia đình nhà trường quản lí con cái chưa tốt dẫn tới nhiều bạn

trẻ có suy nghĩ lệch lạc coi thường an toàn giao thông.

3. Tác hại của việc thiếu an toàn giao thông

- Thiếu an toàn giao thông và tác hại của nó đang là nỗi lo và là vấn đề bức xúc của

toàn xã hội

- Thiếu an toàn giao thông gây nên thiệt hại về tính mạng của cải của người tham

gia giao thông

- Để lại nỗi đau đớn về thể xác lẫn tinh thần

- Thiếu an toàn giao thông ảnh hưởng đến sự nhìn nhận đánh giá về tình hình phát

triển của Việt Nam gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài

- Vấn đề thiếu an toàn giao thông ở Việt Nam ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh

của đất nước trong mắt bạn bè thế giới

- Theo con số thống kê của du lịch thì hơn 70% du khách nước ngoài không muốn

trở lại Việt Nam vì nhiều lí do nhưng một trong những lí do đáng kể là tình trạng

thiếu an toàn giao thông

4. Giải pháp khắc phục tình trạng thiếu an toàn giao thong

10

- Mỗi con người khi tham gia giao thông cần ý thức được trách nhiệm bổn phận

của mình để bảo vệ an toàn giao thông

- Nhà nước cần khắc phục các cơ sở hạ tầng giao thông kém để nâng cao sự an

toàn cho người tham gia giao thông

- Cơ quan cảnh sát giao thông cần xử phạt nghiêm minh đối với các tình trạng

thiếu an toàn giao thông để người dân rút kinh nghiệm

- Gia đình nhà trường cần quản lí tốt con em để chúng nhận thức được tác hại của

thiếu an toàn giao thông

- Liên hệ bản thân học sinh :

+ Mỗi chúng ta cần xem xét lại bản thân để nhìn nhận một cách đúng đắn và sửa

chữa góp phần giữ gìn an toàn giao thông chung của cả nước.

+ Không đi xe máy điện vì chưa đủ tuổi, không phóng nhanh vượt ẩu, không chở

ba, không dàn hàng ngang khi đi ra đường. Dù đi xe đạp điện cũng đội mũ bảo

hiểm.

III. Kết bài

- Khẳng định vấn đề: An toàn giao thông đang là nỗi lo lắng đang nhức nhối của cả

đất nước nhưng mỗi người biết chấp hành tốt biết đặt lợi ích chung của mọi người

lên trên thì đó sẽ chẳng còn là vấn đề đáng lo ngại.

- Lời nhắn đến mọi người: Chúng ta hãy tự mình chấp hành tốt luật lệ giao thông

để không chỉ bảo vệ bản thân mà còn là bảo vệ an toàn chung cho tất cả mọi người.

11

12