24
NGÀY THỨ HAI 29/3/2020 TIẾT 1: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC I. ÔN TẬP KIẾN THỨC 1. Nghị luận văn học là gì? Nghị luận văn học là một dạng bài có sử dụng phương thức nghị luận. Trong đó, đối tượng được bàn đến là những vấn đề nằm trong các tác phẩm văn học. Đó có thể là nhân vật; là tình huống truyện; nội dung và nghệ thuật của một đoạn thơ hay một chi tiết nghệ thuật… 2. Cấu trúc của đề Nghị luận văn học Thường bao gồm 2 phần: Nội dung hỏi và lệnh hỏi + Nội dung hỏi: Người ra đề sẽ cung cấp những thông tin cần thiết (một nhận định, một chi tiết, một đoạn thơ,…) để phân vùng kiến thức và xác định đối tượng cho học sinh. + Phần lệnh hỏi: Đưa ra yêu cầu của đề. dụ cách xác định những đề văn nghị luận văn học lớp 9: Phân tích hình tượng nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm: Chuyện

f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewThường bao gồm 2 phần: Nội dung hỏi và lệnh hỏi + Nội dung hỏi: Người ra đề sẽ cung cấp những thông tin cần thiết

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewThường bao gồm 2 phần: Nội dung hỏi và lệnh hỏi + Nội dung hỏi: Người ra đề sẽ cung cấp những thông tin cần thiết

NGÀY THỨ HAI 29/3/2020

TIẾT 1:

NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

I. ÔN TẬP KIẾN THỨC

1. Nghị luận văn học là gì?

Nghị luận văn học là một dạng bài có sử dụng phương thức nghị luận. Trong đó, đối

tượng được bàn đến là những vấn đề nằm trong các tác phẩm văn học. Đó có thể là

nhân vật; là tình huống truyện; nội dung và nghệ thuật của một đoạn thơ hay một

chi tiết nghệ thuật…

2. Cấu trúc của đề Nghị luận văn học

Thường bao gồm 2 phần: Nội dung hỏi và lệnh hỏi

+ Nội dung hỏi: Người ra đề sẽ cung cấp những thông tin cần thiết (một nhận định,

một chi tiết, một đoạn thơ,…) để phân vùng kiến thức và xác định đối tượng cho

học sinh.

+ Phần lệnh hỏi: Đưa ra yêu cầu của đề.

Ví dụ cách xác định những đề văn nghị luận văn học lớp 9:

Phân tích hình tượng nhân vật

Vũ Nương trong tác phẩm:

Chuyện người con gái Nam

Xương (Trích: Truyền kì mạn

lục) – Nguyễn Dữ.

Trong đề này, nội dung hỏi đó

chính là: Hình tượng nhân vật

Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương. Phần lệnh hỏi đó là: Phân tích.

3. Các dạng đề nghị luận văn học lớp 9

Page 2: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewThường bao gồm 2 phần: Nội dung hỏi và lệnh hỏi + Nội dung hỏi: Người ra đề sẽ cung cấp những thông tin cần thiết

Trong chương trình học Ngữ văn lớp 9, phần nghị luận văn học thường có 2 dạng

chính, đó là:

+ Dạng 1: Phân tích, cảm nhận về một đối tượng văn học.

+ Dạng 2: Dạng đề liên kết các đối tượng văn học.

Trước khi lên dàn bài nghị luận văn học lớp 9 các em cần dành thời gian đọc kỹ

đề bài và xác định dạng đề để tránh nhầm lẫn yêu cầu của đề.

4. Những yêu cầu khi làm bài văn nghị luận văn học lớp 9

Có 2 tiêu chí để đánh giá về một bài văn nghị luận văn học, đó là: tiêu chí về mặt

hình thức và tiêu chí về mặt nội dung. Do vậy, để không bị mất điểm, các em cần

nắm rõ những yêu cầu sau:

Yêu cầu về mặt hình thức

+ Cần đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận xã hội. Mở bài giới thiệu được

vấn đề, thân bài phân tích vấn đề và kết bài khái quát được nội dung vấn đề.

+ Biết cách vận dụng, kết hợp hài hòa giữa các thao tác lập luận.

+ Đảm bảo đúng chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt và cách trình bày cần

sạch sẽ, gọn gàng.

+ Có lỗi diễn đạt mới mẽ, thể hiện tư duy sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Yêu cầu về mặt nội dung

+ Xác định đúng vấn đề nghị luận.

+ Nội dung triển khai rõ ràng, mạch lạc.

+ Hệ thống luận điểm, luận cứ logic, làm sáng tỏ vấn đề.

+ Tùy theo từng dạng đề, từng đối tượng mà các em xác định phương pháp triển

khai cho phù hợp.

II. BÀI TẬP

1. Bài tập minh họa

Xác định nội dung câu hỏi và lệnh hỏi:

Page 3: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewThường bao gồm 2 phần: Nội dung hỏi và lệnh hỏi + Nội dung hỏi: Người ra đề sẽ cung cấp những thông tin cần thiết

Cảm nhận đoạn thơ sau:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

(Trích: Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Nội dung hỏi là: khổ thơ trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Phần lệnh

hỏi là: cảm nhận về khổ thơ đó.

2. Bài tập thực hành

Câu 1: Cho biết các dạng đề sau, dạng đề nào thuộc nghị luận văn học

a. “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực

tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một

điều gì mới mẻ.”

(Nguyễn Đình Thi, “Tiếng nói của văn nghệ”)

Suy nghĩ về ý kiến trên qua một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ

văn Trung học cơ sở.

b. Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng bạo lực học đường.

c. “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”.

Nêu suy nghĩ của em về câu nói trên.

Câu 2: Cho biết đề sau đây thuộc dạng nghị luận văn học nào?

Đề: Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích truyện ngắn ‘Làng’.

III. HƯỚNG DẨN:

- Học sinh ghi phần I vào vở bài học, đọc thật kĩ phần II bài tập minh họa.

- Làm phần II bài tập thực hành:

+ Cách 1: click đường link dưới đây, sau đó điền đầy đủ thông tin cá nhân ( HỌ

TÊN- LỚP) và bắt đầu làm bài. Cuối cùng nhớ ấn nút GỬI BÀI nhé!

Page 4: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewThường bao gồm 2 phần: Nội dung hỏi và lệnh hỏi + Nội dung hỏi: Người ra đề sẽ cung cấp những thông tin cần thiết

+ Cách 2: các bạn có thể làm bài ra giấy, đánh dấu số trang và chụp hình gửi

vào zalo của Thầy (Cô) giảng dạy nhé.

- Chúc các em làm bài thật tốt!

https://forms.gle/1diogJZFtngtjkdQ7

Page 5: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewThường bao gồm 2 phần: Nội dung hỏi và lệnh hỏi + Nội dung hỏi: Người ra đề sẽ cung cấp những thông tin cần thiết

NGÀY THỨ BA 30/3/2020

TIẾT 2:

NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

I. ÔN TẬP KIẾN THỨC

1. Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?

Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.Những nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.

2. Yêu cầu của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)Về nội dung:

+ Phải nêu được các nhận xét, ý kiến (luận điểm) xác đáng, rõ ràng về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); phải có các luận cứ tiêu biểu xác thực làm cơ sỏ cho luận điểm.+ Cần sử dụng phối hợp các thao tác, kĩ năng (phân tích, chứng minh, giải thích…); nên có những suy nghĩ, những cách trình bày bài mang sắc thái riêng.

Về hình thức: Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng, có lời văn trong sáng, gợi cảm và chuẩn xác.

3. Một số dạng nghị luận tác phẩm truyện hoặc đoạn trích thường gặp.- Nhân vật- Chủ đề- Tình huống- Nghệ thuật…II. BÀI TẬP1. Bài tập minh họa

“Người lặng lẽ mà không lặng lẽ, tuy sống một mình nhưng anh thanh niên không cảm thấy đơn độc bởi “lúc nào tôi cũng có người trò chuyện, nghĩa là có sách ấy mà”. Sống trong điều kiện thiếu thốn nhưng anh luôn làm chủ được bản thân, lạc quan và yêu đời, biết sắp xếp lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định về vật chất, tinh thần “Trước nhà anh trồng cả một vườn hoa đủ màu sắc, anh còn nuôi được một đàn gà đẻ trứng ăn không hết, một gian nhà nhỏ nhưng gọn gàng và ngăn nắp”. Nhưng cái gian khổ nhất là vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao, không một bóng người. Mới đầu, anh thèm người tới mức phải lấy cây chắn ngang đường ôtô để được nghe tiếng người. Nhưng sau anh lại nghĩ: “Nếu đó chỉ là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì thật xoàng” và anh đã vượt qua để sống và làm việc một mình với cây cỏ thiên nhiên Sapa, để trở thành “ người cô độc nhất thế gian ’’.a/ Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì?b/ Tìm câu văn chứa luận điểm văn bản?c/ Nhận xét về những luận cứ đã được người viết đưa ra?

Page 6: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewThường bao gồm 2 phần: Nội dung hỏi và lệnh hỏi + Nội dung hỏi: Người ra đề sẽ cung cấp những thông tin cần thiết

Gợi ý đáp án:a/ Vấn đề nghị luận của văn bản này là phẩm chất đáng quý của anh thanh niênb/ Câu văn chứa luận điểm văn bản: Người lặng lẽ mà không lặng lẽ, tuy sống một mình nhưng anh thanh niên không cảm thấy đơn độc bởi “lúc nào tôi cũng có người trò chuyện, nghĩa là có sách ấy mà”.c/ Những luận cứ đã được người viết đưa ra:+ “Trước nhà anh trồng cả một vườn hoa đủ màu sắc, anh còn nuôi được một đàn gà đẻ trứng ăn không hết, một gian nhà nhỏ nhưng gọn gàng và ngăn nắp”+ anh thèm người tới mức phải lấy cây chắn ngang đường ôtô để được nghe tiếng người+ anh lại nghĩ: “Nếu đó chỉ là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì thật xoàng” và anh đã vượt qua để sống và làm việc một mình với cây cỏ thiên nhiên Sapa, để trở thành “ người cô độc nhất thế gian ’’.luận điểm được phân tích, chứng minh một cách thuyết phục bằng hệ thống các luận cứ chân thực, sinh động. Các luận cứ này đáng tin cậy bởi chúng là những hình ảnh, chi tiết đặc sắc nhất của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Thành công của người viết văn thể hiện ở sự lựa chọn những chi tiết tiêu biểu, gây ấn tượng.

2. Bài tập thực hànhCâu1. Nghị luận về tác phẩm chủ yếu bàn về những vấn đề gì? Trình bày các điều kiện cần có để làm tốt bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).Câu 2. Sưu tầm các bài, các đoạn văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong các sách, báo.Câu 3. Cho đề bài: Bàn về nhân vật Vũ Nương qua đoạn trích “Chuyện người con gái NAM Xương” (Ngữ văn 9, tập một).Hãy trả lời các câu hỏi :– Đề bài này yêu cầu phải làm gì?– Để giải quyết những yêu cầu ấy cần có các luận điểm nào? Nên sắp xếp các luận điểm ấy ra sao?

III. HƯỚNG DẨN: - Học sinh ghi phần I vào vở bài học, đọc thật kĩ phần II bài tập minh họa.

- Làm phần II bài tập thực hành:

+ Cách 1: click đường link dưới đây, sau đó điền đầy đủ thông tin cá nhân ( HỌ TÊN- LỚP) và bắt đầu làm bài. Cuối cùng nhớ ấn nút GỬI BÀI nhé!

+ Cách 2: các bạn có thể làm bài ra giấy, đánh dấu số trang và chụp hình gửi vào zalo của Thầy (Cô) giảng dạy nhé.

- Chúc các em làm bài thật tốt!

https://forms.gle/rw7u9xyKZGdhAugK7

Page 7: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewThường bao gồm 2 phần: Nội dung hỏi và lệnh hỏi + Nội dung hỏi: Người ra đề sẽ cung cấp những thông tin cần thiết

NGÀY THỨ TƯ 31/3/2020

TIẾT 3:

NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

I. ÔN TẬP KIẾN THỨC

A. PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỞ BÀI

1. Các yếu tố của một mở bài hay:

Có hai nguyên tắc để viết mở bài hay: thứ nhất là nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài hay còn gọi là làm “trúng đề”; thứ hai là chỉ được phép nêu những ý khái quát về vấn đề hay là tóm tắt nội dung thể hiện trong bài viết một cách súc tích nhưng vẫn thể hiện ý rõ diễn đạt.

Một mở bài hay cần có các yếu tố:

-  Ngắn gọn: ở đây được hiểu mở bài hay ngắn gọn là ngắn về số lượng câu và nội dung thể hiện, số lượng câu chỉ cần khoảng 4 - 6 câu, nội dung chỉ cần sự tóm tắt ngắn gọn. Phần mở bài quá dài dòng không những khiến bạn mất thời gian mà còn khiến bạn bị cạn kiệt ý tưởng cho phần thân bài, đôi khi mở bài dài quá khiến sai lệch ý trong cách thể hiện. Hãy viết mở bài là sự tóm tắt, khơi nguồn nội dung ít để người đọc cảm nhận được sự tò mò và đi chinh phục nội dung tiếp theo ở phần thân bài

-  Đầy đủ: Một mở bài hay đầy đủ là phải nêu được vấn đề nghị luận, câu nói dẫn dắt, ngắn nhưng đầy đủ ý mới quan trọng, vấn đề chính cũng như nội dung quan trọng bắt buộc phải nhắc đến phần mở bài.

-  Độc đáo: Độc đáo trong một mở bài hay là gây được sự chú ý cho người đọc về vấn đề cần viết bằng những liên tưởng khác lạ, tưởng tượng phong phú trong các bài văn miêu tả, kể tạo sự thu hút bất ngờ cho người đọc. Sự độc đáo trong mở bài khiến bài viết của các bạn trở nên nổi bật và nhận được sự chú ý và theo dõi của mọi người về chất lượng bài văn.

- Tự nhiên: Dùng ngôn từ giản dị, mộc mạc trong cách viết bài, đặc biệt thể hiện ở phần mở bài là cần thiết để có một mở bài hay.

Phần mở bài có ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm  lý người chấm nên sự đầu tư kỹ càng về kiến thức và kỹ năng cho phần mở bài để tránh lạc đề, sơ sài hay dài dòng, tuân thủ những nguyên tắc hay những yếu tố cơ bản là cần thiết trong việc tạo một mở bài hay và ý nghĩa.

Page 8: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewThường bao gồm 2 phần: Nội dung hỏi và lệnh hỏi + Nội dung hỏi: Người ra đề sẽ cung cấp những thông tin cần thiết

2. Hai cách viết mở bài thường gặp

Thông thường có hai cách mở bài:

a) Trực tiếp: Là cách đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận, trình bày cho đủ ý, không nói thiếu nhưng cũng không nên nói hết nội dung, phải đáp ứng đủ các yêu cầu của một phần mở bài đúng mực trong nhà trường. Đặt vấn đề theo cách trực tiếp dễ làm, nhanh gọn, tự nhiên, dễ tiếp nhận, tuy nhiên thường khô khan, cứng nhắc, thiếu hấp dẫn cho bài viết.

Nếu đề bài yêu cầu nghị luận về tác phẩm thì mở bài phải:

Giới thiệu được tên tác giả phong cách thơ tác giả tên tác phẩm hoàn cảnh sáng tác trích dẫn khổ thơ, hoặc giới thiệu vấn đề nghị luận.

Ví dụ: Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, là người con của đất mẹ An Giang. Là người tài năng và giàu nhiệt huyết, Nguyễn Quang Sáng vừa tham gia chiến đấu vừa viết văn, ông cũng từng làm Tổng thư kí hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất. Bằng trái tim giàu yêu thương và ngòi bút sắc sảo của mình, Nguyễn Quang Sáng đã góp vào nền văn học nước nhà những tác phẩm giàu giá trị. Có thể kể đến nhiều tác phẩm nổi tiếng như tiểu thuyết Đất lửa, tập truyện ngắn Người quê hương hay tiểu thuyết Dòng sông thơ ấu. Và đặc biệt, một tác phẩm rất thành công mà khi nhắc đến Nguyễn Quang Sáng người ta luôn nhớ đến nó như một dấu ấn tiêu biểu, đó là tác phẩm "Chiếc lược ngà". Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" được ra đời năm 1966, trong những tháng ngày tháng đấu tranh gian khổ chống Đế quốc Mĩ. Truyện đã ca ngợi tình cảm gia đình, tình thân cao đẹp, giữa khó khăn của bom đạn tình phụ tử vẫn mãi sáng ngời, bất diệt với non sông.

b) Gián tiếp: Với cách này người viết phải dẫn dắt vào đề bằng cách nêu lên những ý có liên quan đến vấn đề cần nghị luận để gây sự chú ý cho người đọc sau đó mới bắt sang luận đề. Người viết xuất phát từ một ý kiến, một câu chuyện, một đoạn thơ, đoạn văn, một phát ngôn của nhân vật nổi tiếng nào đó,...dẫn dắt người đọc đến vấn đề sẽ bàn luận trong bài viết. Mở bài theo cách này tạo được sự uyển chuyển, linh hoạt cho bài viết, hấp dẫn người đọc.

ý kiến nào đó/ thơ/ nhạc vấn đề nghị luận

VD: Bom đạn chiến tranh đã khiến cho đất nước mang trên mình những vết thương, khiến cho bao gia đình tan nát vì chia xa, những nỗi đau cứ thế mà chồng chất. Tuy nhiên, giữa bản nhạc buồn của chiến tranh, văn học vẫn mang đến cho đời sống tình cảm của con người những cung bậc, những âm thanh da diết, tuyệt đẹp về tinh thần đoàn kết, về tình đồng đội, đồng chí và cả tình cảm gia đình thiêng liêng vẫn tỏa sáng trong cái tối tăm của chiến tranh. Một trong những tác phẩm hay nhất viết về

Page 9: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewThường bao gồm 2 phần: Nội dung hỏi và lệnh hỏi + Nội dung hỏi: Người ra đề sẽ cung cấp những thông tin cần thiết

tình cảm gia đình trong chiến tranh là “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, qua truyện ngắn này, nhà văn đã thể hiện đầy cảm động về tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu, qua đó khẳng định được sức mạnh và giá trị cao đẹp của tình cảm gia đình trong chiến tranh.

B. PHƯƠNG PHÁP VIẾT KẾT BÀI

1. Các yêu cầu viết kết bài hay:

Giống như phần mở bài, phần này chỉ nêu lên những ý khái quát, không trình bày lan man, dài dòng hoặc lặp lại sự giảng giải, minh họa, nhận xét một cách chi tiết như ở phần thân bài. Một kết bài thành công không chỉ là nhiệm vụ "gói lại" mà còn phải "mở ra" - khơi lại suy nghĩ, tình cảm của người đọc. Thâu tóm lại nội dung bài viết không có nghĩa là nhắc lại, lặp lại mà phải dùng một hình thức khác để khái quát ngắn gọn; khơi gợi suy nghĩ hay tạo dư ba trong lòng người đọc; là câu văn khi đã khép lại vẫn khiến cho người đọc day dứt, trăn trở, hướng về nó.

2.  Hai cách viết mở bài hay:

Kết bài bằng cách tóm lược: Là kiểu kết bài mà ở đó người viết tóm tắt quan điểm, tổng hợp những ý chính đã nêu ở thân bài. Cách kết bài này dễ viết hơn và thường được sử dụng nhiều hơn.

Kết bài bằng cách bình luận mở rộng và nâng cao: Là kiểu kết bài trên cơ sở quan điểm chính của bài viết, bằng liên tưởng, vận dụng, người viết phát triển, mở rộng nâng cao vấn đề.

VD:

“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là bức tranh đầy xúc động về tình cảm phụ tử trong chiến tranh. Trong khói lửa của cuộc chiến tranh, tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu vẫn hiện lên thật đẹp, đúng như ai đó từng nhận xét:  “Vượt qua bi kịch của chiến tranh, Nguyễn Quang Sáng đã cất cao bài ca thiêng liêng về tình phụ tử”. Không chỉ gợi nhắc về tình cảm cha con, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng còn mang ý nghĩa hiện thực sâu sắc khi lên án tố cáo tội ác, sự bất nhân của chiến tranh đã khiến bao cuộc chia li màu nước mắt đã diễn ra.

II. BÀI TẬP

1. Bài tập minh họa

Viết mở bài và kết bài cho đề văn sau;

Đề: Cảm nhận nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

Mở bài:

 “Làng” của nhà văn Kim Lân là một truyện ngắn đặc sắc về chủ đề tình yêu quê hương đất nước của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

Page 10: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewThường bao gồm 2 phần: Nội dung hỏi và lệnh hỏi + Nội dung hỏi: Người ra đề sẽ cung cấp những thông tin cần thiết

Nhân vật chính của tác phẩm - ông Hai – chẳng những là một người nông dân chất phác, hồn hậu như bao người nông dân khác mà còn là một người có tình yêu làng quê, đất nước thật đặc biệt.Kết bài:

Quả thật, ông Hai là một nhân vật độc đáo mang nhiều đặc điếm chung tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp nhưng đồng thời cũng mang những đặc điểm tính cách rất riêng, rất thú vị. Ông đã trở thành linh hồn của Làng và thể hiện trọn vẹn tư tưởng của nhà văn và tác phẩm.

2. Bài tập thực hành

Câu 1: Viết đoạn mở bài cho đề văn: Cảm nhận nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

Câu 2: Viết mở bài và kết bài cho đề văn sau:

Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

III. HƯỚNG DẨN: - Học sinh ghi phần I chữ in đậm vào vở bài học, đọc thật kĩ phần II bài tập minh họa.

- Làm phần II bài tập thực hành:

+ Cách 1: click đường link dưới đây, sau đó điền đầy đủ thông tin cá nhân ( HỌ TÊN- LỚP) và bắt đầu làm bài. Cuối cùng nhớ ấn nút GỬI BÀI nhé!

+ Cách 2: các bạn có thể làm bài ra giấy, đánh dấu số trang và chụp hình gửi vào zalo của Thầy (Cô) giảng dạy nhé.

- Chúc các em làm bài thật tốt!

https://forms.gle/GERShaXysybtQZLv8

Page 11: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewThường bao gồm 2 phần: Nội dung hỏi và lệnh hỏi + Nội dung hỏi: Người ra đề sẽ cung cấp những thông tin cần thiết

NGÀY THỨ NĂM 1/4/2020

TIẾT 4:

CÁCH LÀM THÂN BÀI NGHỊ LUẬN TÁC PHẨM TRUYỆN

(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

I. ÔN TẬP KIẾN THỨC

* Cách làm thân bài cho đề văn nghị luận nhân vật văn học

1. Tóm tắt tác phẩm2. Phân tích/ cảm nhận nhân vật với các đặc điểm về:

– Lai lịch.

– Ngoại hình.

– Ngôn ngữ

– Nội tâm.

– Cử chỉ, hành động.

– Những nhận xét của các nhân vật về nhân vật đang được phân tích.

3. Đánh giá vai trò của nhân vật đối với tác phẩm.Học sinh có thể đánh giá dựa trên những tiêu chí sau:

– Nhân vật đóng vai trò gì trong việc thể hiện nội dung tác phẩm. (giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo,…)

– Nhân vật đóng vai trò gì trong việc thể hiện nghệ thuật tác phẩm. (điểm nhìn, tình huống, tâm lí)

4. Liên hệ với nhân vật khác (nếu có)

II. BÀI TẬP

1. Bài tập minh họa

Đề: Phân tích nhân vật Vũ Nương (hs viết phần thân bài)

1. Tóm tắt tác phẩm   Vũ Nương nết na xinh đẹp. Trương Sinh cưới nàng về. Sau đó, Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ già con trẻ. Bà mẹ vì quá nhớ con buồn rầu mà chết. Nàng ma chay tế lễ chu đáo. Vũ Nương hàng đêm thường chỉ bóng mình trên vách bảo với con đấy là cha Đản. Khi giặc tan trương Sinh trở về đứa trẻ không nhận là cha mình. Nghe nó kể lại Trương Sinh nghi ngờ vợ mình thất tiết, đánh đuổi

Page 12: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewThường bao gồm 2 phần: Nội dung hỏi và lệnh hỏi + Nội dung hỏi: Người ra đề sẽ cung cấp những thông tin cần thiết

vợ ra khỏi nhà. Vũ Nương thanh minh không được đành phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi lúc hóa rùa đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung. Phan Lang trở về trần gian Vũ Nương gửi theo chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Biết vợ bị oan Trương Sinh đã lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang. Vũ Nương hiện ra giữa dòng ngồi trên chiếc kiệu hoa đạ tạ chàng rồi biến mất.

2. Cảm nhận về nhân vật Vũ Nươnga) Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương* Người phụ nữ đẹp người, đẹp nết- “vốn đã thùy mị, nết na lại thêm tư dung, tốt đẹp”.- Có tư tưởng tốt đẹp.- Người vợ dịu hiền, khuôn phép: Chồng đi xa vẫn một lòng chung thủy, thương nhớ chồng khôn nguôi, mong chồng trở về bình yên vô sự, ngày qua tháng lại một mình vò võ nuôi con.- Người con dâu hiếu thảo: Chăm nuôi mẹ chồng lúc đau yếu, lo việc ma chay, tế lễ chu toàn khi mẹ chồng mất.* Người phụ nữ thủy chung- Khi chồng ở nhà- Khi tiễn chồng ra trận- Những ngày tháng xa chồng- Khi bị nghi oan- Khi sống dưới thủy cung* Người con dâu hiếu thảo- Thay chồng chăm sóc mẹ khi mẹ đau ốm (lời nói của mẹ chồng).- Lo liệu ma chay khi mẹ mất như với cha mẹ đẻ- Là người mẹ yêu thương con: Một mình chăm sóc con nhỏ khi chồng đi vắng.- Là người phụ nữ trọng nhân phẩm, tình nghĩa, chọn cái chết để minh oan cho mình.- Giàu lòng vị tha: Bị Trương Sinh đẩy đến đường cùng phải chét oan ức nhưng không oán trách, hận thù. Khi trương Sinh lập đàn giải oan ở bến song vẫ hiện về nói lời “đa tạ tình chàng”b) Nỗi đau, oan khuất của Vũ Nương- Người chồng đa nghi vì nghe lời con trẻ ngây thơ nên nghi oan, cho rằng nàng đã thất tiết.- Nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan với chồng nhưng chồng vẫn không nghe còn mắng nhiếc, đánh và đuổi nàng đi.- Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết để tỏ bày nỗi oan ức của mình.c) Khi chết rồi Vũ Nương vẫn thiết tha với gia đình, muốn trở về quê cũ- Ở thuỷ cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về.- Tìm về là để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người.- Nhưng nàng không thể trở về với nhân gian được nữa.3. Đánh giá- Qua nhân vật Vũ Nương tác giả thể hiện niềm thương cảm với số phận oan nghiệt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

Page 13: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewThường bao gồm 2 phần: Nội dung hỏi và lệnh hỏi + Nội dung hỏi: Người ra đề sẽ cung cấp những thông tin cần thiết

- Khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: hiếu thảo, son sắt, nhân hậu...- Lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa, phê phán nhiều thói xấu trong xã hội như thói gia trưởng, thô bạo, bất bình đẳng giới... luôn chà đạp, vùi dập người phụ nữ- Nhận xét về nghệ thuật: khai thác vốn văn học dân gian, sáng tạo về nhân vật...4. Liên hệ về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội hiện nay

2. Bài tập thực hành

Câu 1: Nêu các bước phân tích nhân vật văn học ở phần thân bài.

Câu 2: Viết đoạn thân bài nêu cảm nhận nhân vật ông Hai trong truyện ngắn làng của Kim Lân.

III. HƯỚNG DẨN: - Học sinh ghi phần I vào vở bài học, đọc thật kĩ phần II bài tập minh họa.

- Làm phần II bài tập thực hành:

+ Cách 1: click đường link dưới đây, sau đó điền đầy đủ thông tin cá nhân ( HỌ TÊN- LỚP) và bắt đầu làm bài. Cuối cùng nhớ ấn nút GỬI BÀI nhé!

+ Cách 2: các bạn có thể làm bài ra giấy, đánh dấu số trang và chụp hình gửi vào zalo của Thầy (Cô) giảng dạy nhé.

- Chúc các em làm bài thật tốt!

https://forms.gle/zBKjwfN4hmoZ7edy7

Page 14: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewThường bao gồm 2 phần: Nội dung hỏi và lệnh hỏi + Nội dung hỏi: Người ra đề sẽ cung cấp những thông tin cần thiết

NGÀY THỨ SÁU 2/4/2020

TIẾT 5:

NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN

(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

I. ÔN TẬP KIẾN THỨC

* CÁCH LÀM DẠNG BÀI PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂNHỌC :  Một dạng đề rất phổ biến trong các bài nghị luận văn học là nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm tự sự. Khó khăn mà phần nhiều các bạn học sinh thường gặp khi làm dạng bài này là không biết cách sắp xếp và triển khai ý, không nhớ hết dẫn chứng, hạn chế trong vốn sống, vốn từ ngữ diễn đạt.

DÀN Ý:

I. Mở bài: HS có thể chon mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng cơ bản cần: Giới thiệu về tác giả? Giới thiệu nhân vật? Trong tác phẩm nào?

Ấn tượng sâu sắc nhất về nhân vật là gì?

II. Thân bài:1. Hoàn cảnh sáng tác:2. Tóm tắt tác phẩm:Lưu ý: Tóm tắt ngắn gọn, tập trung vào những chi tiết đắt giá, tạo ra tình huống truyện để nhân vật chính bộc lộ đặc điểm. 3. Lần lượt phân tích các đặc điểm của nhân vật: a. Lai lịch

b. Ngoại hình

c. Ngôn ngữ

d. Nội tâm  

e. Cử chỉ hành động

f. Những nhận xét của các nhân vật khác về nhân vật đang được phân tích.

Liệt kê trên đây giúp các bạn không bỏ sót phương diện nào khi phân tích nhân vật chứ không phải là Trình tự phân tích. Thông thường, chúng ta sẽ phân tích theo luận điểm, mỗi luận điểm là một đặc điểm/nét tính cách/vẻ đẹp (cả ngoại hình lẫn tâm hồn) của nhân vật.

Cuối phần này, nên có một đoạn tổng kết lại những điểm đặc biệt về nhân vật.

4. Nghệ thuật:Khác với phân tích cả tác phẩm, đề bài dạng này chỉ yêu cầu phân tích nhân vật. Cho nên, phần nghệ thuật nên chăm chút cho những thủ pháp giúp nhân vật trở nên điển hình, ví dụ như: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện (giúp nhân vật bộc lộ tính

Page 15: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewThường bao gồm 2 phần: Nội dung hỏi và lệnh hỏi + Nội dung hỏi: Người ra đề sẽ cung cấp những thông tin cần thiết

cách), Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, Kết cấu, nghệ thuật xây dựng các tuyến nhân vật khác..vv.

5. Mở rộng, liên hệ (nếu có):Trong phần này, có thể liên hệ nét tương đồng hay so sánh chỉ ra sự khác biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác để bài viết thêm sâu, rộng. Những đánh giá, nhận định khác về Nhân vật cũng là những chi tiết đắt giá để bài phân tích của bạn có thêm điểm sáng

III. Kết bài:  Tổng kết, khẳng định lại vấn đề: (1) đặc điểm điển hình của nhân vật và (2) đặc điểm/phong cách/ bút pháp nổi trội của tác giả trong việc xây dựng thành công nhân vật.

II. BÀI TẬP

1. Bài tập minh họa.

Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau:

Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Gợi ý

I. Mở bài

Giới thiệu về truyện ngắn và nhân vật:

   - Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966, kể về tình phụ tử vô cùng thiêng liêng và sâu sắc của cha con ông Sáu trong cảnh ngộ sinh li tử biệt của chiến tranh ác liệt.

   - Hình ảnh ông Sáu đã để lại cho bạn đọc ấn tượng sâu sắc về tình cảm và những cử chỉ dù bình dị nhưng cũng đầy thiêng liêng, ấm tình cha con mà ông dành cho bé Thu

II. Thân bài

1/ Tóm tắt truyện:

Anh Sáu là người con của miền Nam theo nghĩa vụ phải đi lính, khi anh đi đứa con gái chỉ vừa ra đời. Khi anh về thăm gia đình đưa con gái tên Thu không nhận ra người cha chỉ vì mặt có vết sẹo không giống như trên bức ảnh cưới. Anh rất buồn vì bị đối xử như người xa lạ, bé Thu đã hiểu ra mọi chuyện khi được bà giải thích vết sẹo là do chiến tranh gây ra.Đến lúc bé Thu hiểu ra mọi chuyện cũng là lúc anh Sáu phải ra chiến trường. Khi được bé Thu vòi quà anh Sáu hứa sẽ tặng một chiếc lược ngà khi trở về. Chuyến trở về của anh không trở thành hiện thực khi anh hi sinh trong một trận chiến. Trước khi lìa đời anh trao cho người bạn căn dặn tặng lại cho

Page 16: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewThường bao gồm 2 phần: Nội dung hỏi và lệnh hỏi + Nội dung hỏi: Người ra đề sẽ cung cấp những thông tin cần thiết

bé Thu - đó là một chiếc lược ngà chứa đựng tình yêu thương vô bờ bến đối với đứa con gái ông rất yêu quý.2. Phân tích

a) Hoàn cảnh của nhân vật: Ông Sáu là một nông dân Nam Bộ, tham gia kháng chiến từ năm 1946, khi con gái chưa được một tuổi, lúc con chạc tám tuổi mới được về thăm quê ba ngày.

b) Tình yêu dành cho con của ông Sáu:

   - Trong những ngày ông về thăm quê:

   + Hành động thể hiện sự nôn nóng mong gặp con: nhảy lên bờ, bước vội, kêu to gọi con.

   + Sừng sờ, bàng hoàng khi con bỏ chạy: mặt sầm lại, hai tay buông xuống.

⇒ông Sáu đang xúc động thì phải nhận sự sợ hãi, xa lánh của bé Thu, tâm trạng từ trông chờ, vui sướng trở thành bàng hoàng, đau đớn.

   + Thời gian ở bên con: ông Sáu chỉ ở nhà với con, chờ con gọi một tiếng “ba”. Mọi sự cố gắng của ông từ giả vờ không nghe con gọi khi nó nói trỏng, không giúp con chắt nước cơm, gắp thức ăn cho con là một sự nỗ lực đau đớn của người cha khi con gái không nhận mình. Cảm xúc đau đớn dồn nén đến tức giận, ông đánh con.

   + Cảnh chia li: ánh mắt của ông trìu mến lẫn buồn rầu, bất lực nhìn con gái. Khi con gái nhận và ôm chặt lấy mình, ông Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con.

⇒tình phụ tử đã vượt qua sự ngăn cách của thời gian, của chiến tranh. Ông Sáu đã nhận được sự công nhận và yêu thương của bé Thu.

   - Trong những ngày ông ở căn cứ:

   + Ông nhớ con, ân hận vì đã đánh con.

   + Tìm bằng được mảnh ngà voi để làm lược tặng con.

   + Ngày ngày tỉ mỉ ngồi làm chiếc lược ngà. Lúc nhớ con, ông nhìn ngắm và cài lược lên tóc.

   + Ông đã hi sinh khi chưa kịp tặng cho con gái chiếc lược ngà. Trong giờ phút cuối cùng, ông vẫn chỉ nhớ đến con, đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho đồng đội.

Page 17: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewThường bao gồm 2 phần: Nội dung hỏi và lệnh hỏi + Nội dung hỏi: Người ra đề sẽ cung cấp những thông tin cần thiết

⇒Chiếc lược ngà là vật chứa đựng biết bao yêu thương, nhung nhớ của ông Sáu dành cho con gái. Đó là một tín vật của tình phụ tử. Đó cũng là một lời hứa với con gái của ông. Dù ông không thể trở về, nhưng chiếc lược minh chứng cho tình yêu của ông dành cho con vẫn còn đó.

3, Nhận xét về nghệ thuật:

   - Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng những tình huống truyện bất ngờ, hấp dẫn mà vẫn tự nhiên, hợp lí.

   - Tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất nhưng đặt vào nhân vật bác Ba – người đồng đội của ông Sáu. Vì thế câu chuyện được tái hiện một cách chân thực, khách quan hơn.

   - Tác giả miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.

   - Ngôn ngữ đậm chất địa phương Nam Bộ, mộc mạc, tình cảm.

III. Kết bài

   - Đưa ra kết luận về tác phẩm: một trong những truyện ngắn tiêu biểu sáng tác trong thời kì kháng chiến, ca ngợi tình cảm gia đình, tình đồng chí, niềm tin và khát vọng hòa bình.

   - Kết luận về nhân vật:

   + Là điển hình cho tính cách con người Nam Bộ: chất phác, sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc.

   + Tình yêu của ông Sáu dành cho con: cao cả, sâu đậm, không thể dập tắt

2. Bài tập thực hành

Em có suy nghĩ gì về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân?

(Hs viết lập dàn ý viết thành bài văn hoàn chỉnh).

III. HƯỚNG DẨN: - Học sinh ghi phần I vào vở bài học, đọc thật kĩ phần II bài tập minh họa.

- Làm phần II bài tập thực hành:

+ Cách 1: click đường link dưới đây, sau đó điền đầy đủ thông tin cá nhân ( HỌ TÊN- LỚP) và bắt đầu làm bài. Cuối cùng nhớ ấn nút GỬI BÀI nhé!

+ Cách 2: các bạn có thể làm bài ra giấy, đánh dấu số trang và chụp hình gửi vào zalo của Thầy (Cô) giảng dạy nhé.

Page 18: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewThường bao gồm 2 phần: Nội dung hỏi và lệnh hỏi + Nội dung hỏi: Người ra đề sẽ cung cấp những thông tin cần thiết

- Chúc các em làm bài thật tốt!

https://forms.gle/86sXwmja1C55rRdj8