69
  B GIÁO GIC VÀ ĐÀO TO TRƯỜNG ĐẠI HC KINH T TP H CHÍ MINH NGUYN HỮ U QUY CH ĐỘ PHÁP LÝ VÀ THỰ C TIN V HỢ P ĐỒNG ĐẠI LÝ TI CTY CP PHN MM DOANH NGHIP NHT NAM KHÓA LU N TT NGHIP CỬ  NHÂN LUT HC CHUYÊN NGÀNH LUT KINH DOANH TP. H CHÍ MINH, NĂM 2011 

File Hoan Chinh

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 1/69

 

BỘ GIÁO GIỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỮ U QUY

CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VÀ THỰ C TIỄN VỀ HỢ P

ĐỒNG ĐẠI LÝ TẠI CTY CP PHẦN MỀM DOANH

NGHIỆP NHẬT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT HỌC

CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH

TP. HỒ

 CHÍ MINH, NĂM 2011

 

Page 2: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 2/69

 

BỘ GIÁO GIỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỮ U QUY

CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VÀ THỰ C TIỄN VỀ HỢ P

ĐỒNG ĐẠI LÝ TẠI CTY CP PHẦN MỀM DOANH

NGHIỆP NHẬT NAM 

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT HỌC

Chuyên ngành Luậ t kinh doanh  – Mã số 10 0710 

 Người hướ ng dẫn khoa học: TH.S VÕ PHƯỚC LONG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011 

Page 3: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 3/69

 

LỜ I CẢM ƠN 

Trãi qua thờ i gian thực tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp, để hoàn thành

bài viết viết của mình, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân tôi không thể thực

hiện nếu thiếu sự hỗ trợ  từ nhiều người khác nhau. Đầu tiên tôi xin chân

thành cám ơn Thầy Võ Phước Long đã dành thời gian hướ ng dẫn tôi về cách

thức viết khóa luận, thầy đã gợ i ý chỉnh sửa những sai sót trong quá trình mà

tôi thực hiện bài viết của mình. Thứ đến tôi xin chân thành cám ơn các Quý

cộng sự trong Công ty CP Phần Mềm Doanh Nghiệp Nhật Nam đã cùng tôi

bàn luận về những vấn đề thực trạng và hướ ng giáp cho các vấn đề đó.

Xin chân thành cám ơn! 

Page 4: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 4/69

 

NHẬN XÉT & XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰ C TẬP

 Nhậ n xét:

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

..............................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

TP. Hồ Chí Minh, ngày ........ .tháng .....năm 2011 

Xác nhận của đơn vị thực tập 

Page 5: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 5/69

 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT KINH TẾ 

---  ---

NHẬN XÉT THỰ C TẬP TỐT NGHIỆP

Sinh viên thực tập: NGUYỄN HỮ QUYMã số sinh viên: 33101027635Lớ p :  Luậ t kinh doanh Khóa : 13  Hệ : Văn bằ ng 2-Chính quy Đơn vị thực tập: CTY CP PH  Ầ  N M  Ề  M DOANH NGHI  Ệ  P NH  Ậ T NAM  

Đề tài nghiên cứu:T  ÊN ĐỀ TÀI  “CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VÀ THỰ C TIỄN VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠILÝ TẠI CTY CP PHẦN MỀM DOANH NGHIỆP NHẬT NAM” 

Nhận xétchung:………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… Đánh giá cụ thể 

1.  Quá trình thực tập (tối đa 2 điểm)………………………………… 2.  Hình thức chuyên đề (tối đa 1 điểm)……………………………… 3.  Nội dung chuyên đề 

-   M ở  đầu (t ối đa 0,5 điể m )…………………………………………… 

-  Phần 1(t ối đa 2 điểm)……………………………………………….. -  Phần 2 (t ối đa 2 điểm)……………………………………………….

-  Phần 3 (t ối đa 2 điểm)………………………………………………. -  K ế t luận (t ối đa 0,5 điểm)…………………………………………… 

Điểm tổng cộng (1) + (2) + (3)…………………………..Tp.HCM , ngày …… tháng ….. năm 2011

 Người hướ ng dẫn thực tập

TH.S VÕ PHƯỚ C LONG

Page 6: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 6/69

 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT KINH TẾ 

---  ---

PHIẾU CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN THỨ 2

Sinh viên thực tập: NGUYỄN HỮ U QUYMã số sinh viên: 33101027635Lớ p :  Luậ t kinh doanh Khóa : 13 Hệ : Văn bằ ng 2 – chính quy Đơn vị thực tập: CTY CP PH  Ầ  N M  Ề  M DOANH NGHI  Ệ  P NH  Ậ T NAM  

Đề tài nghiên cứu:T  ÊN ĐỀ  “CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VÀ THỰ C TIỄN VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ TẠICTY CP PHẦN MỀM DOANH NGHIỆP NHẬT NAM” 

Nhận xétchung:………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… Đánh giá cụ thể 

1.  Quá trình thực tập (tối đa 2 điểm)………………………………… 2.  Hình thức chuyên đề (tối đa 1 điểm)……………………………… 3.  Nội dung chuyên đề 

-   M ở  đầu (t ối đa 0,5 điể m )…………………………………………… 

-  Phần 1(t ối đa 2 điểm)……………………………………………….. -  Phần 2 (t ối đa 2 điểm)……………………………………………….

-  Phần 3 (t ối đa 2 điểm)………………………………………………. -  K ế t luận (t ối đa 0,5 điểm)…………………………………………… 

Điểm tổng cộng (1) + (2) + (3)…………………………..Tp.HCM , ngày …… tháng ….. năm 2011

Ngườ i chấm hai

Page 7: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 7/69

MỤC LỤC 

PHẦN MỞ  ĐẦU .................................................................................................. 1

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ ............................ 31.1 Khái quát về hợp đồng đại lý ............................................................... 3 

1.1.1 Hợp đồng là gì ......................................................................................... 3

1.1.2 Bản chất của hợp đồng ............................................................................ 4

1.1.3 Hợp đồng đại lý là gì............................................................................... 5

1.1.4 Các hình thức đại lý ................................................................................ 7

1.2 Giao kết hợp đồng đại lý ...................................................................... 9

1.2.1 Nguyên tắc chung trong giao k ết hợp đồng ............................................ 9

1.2.2 Nguyên tắc giao k ết hợp đồng hợp đồng thương mại............................. 11

1.2.3 Chủ thể giao k ết hợp đồng đại lý ............................................................ 12

1.2.4 Nội dung giao k ết hợp đồng đại lý .......................................................... 13

1.2.5 Hình thức giao k ết hợp đồng đại lý ........................................................ 14

1.2.6 Trình tự thủ tục giao k ết hợp đồng đại lý ............................................... 15

1.3 Thự c hiện hợp đồng đại lý ................................................................... 16

1.3.1 Nguyên tắc thực hiện hợp đồng đại lý .................................................... 16

1.3.2 Các biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng đại lý .................. 17

1.4 Sửa đổi, chấm dứ t, huỷ bỏ hợp đồng đại lý. ....................................... 18

1.5 Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng ...................................... 19

1.5.1 Buộc thực hiện đúng hợp đồng ............................................................... 19

1.5.2 Phạt vi phạm ........................................................................................... 20

1.5.3 Bồi thườ ng thiệt hại ................................................................................ 21

1.5.4 Tạm ngừng thực hiện hợp đồng .............................................................. 22

1.5.5 Đình chỉ thực hiện hợp đồng................................................................... 22

1.5.6 Huỷ bỏ hợp đồng ..................................................................................... 23

1.6 Giải quyết tranh chấp hợp đồng đại lý ............................................... 23

1.6.1 Giải quyết bằng thương lượ ng ................................................................ 24

Page 8: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 8/69

1.6.2 Giải quyết bằng hoà giải ......................................................................... 24

1.6.3 Giải quyết bằng trọng tài ........................................................................ 24

1.6.4 Giải quyết bằng toà án ............................................................................ 26

CHƢƠNG 2. THỰ C TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰ C HIỆN HỢP ĐỒNG ĐẠILÝ TẠI CÔNG TY .............................................................................................. 30

2.1 Khái quát về hoạt động đại lý tại công ty ........................................... 30

2.2 Quy trình phát triển đại lý ................................................................... 32

2.3 Nhữ ng nội dung cơ bản trong giao kết hợp đồng đại lý .................... 33

2.3.1 Điều khoản điều kiện đại lý .................................................................... 33

2.3.2 Điều khoản chi phí giá cả ....................................................................... 33

2.3.3 Điều khoản hoa hồng và thanh toán........................................................ 33

2.3.4 Điều khoản Quyền và nghĩa vụ của đại lý .............................................. 34

2.3.5 Điều khoản Quyền và nghĩa vụ của Nhật Nam ...................................... 34

2.3.6 Điều khoản xử lý tranh chấp ................................................................... 35

2.4 Thự c tế thự c hiện các điều khoản về hợp đồng đại lý tại Công ty ... 35

2.4.1 Trong quá trình ký k ết ............................................................................. 35

2.4.2 Trong quá trình thực hiện vớ i khách hàng .............................................. 36

2.4.3 Trong quá trình thực hiện với đại lý ....................................................... 37

2.4.4 Các vấn đề phát sinh ngoài hợp đồng ..................................................... 38

2.4.5 Vấn đề tranh chấp ................................................................................... 38

CHƢƠNG 3. KIẾN NGHỊ................................................................................. 40

3.1 Một số bất cặp về hợp đồng đại lý ....................................................... 40

3.1.1 Từ  phía đại lý .......................................................................................... 40

3.1.2 Từ phía công ty ....................................................................................... 40

3.2 Kiến nghị ................................................................................................ 40

3.2.1 Hoàn thiện khâu chuẩn bị ký k ết hợp đồng ............................................ 40

3.2.2 Hoàn thiện nội dung hợp đồng ................................................................ 41

3.2.3 Chuyên môn hóa hợp đồng ..................................................................... 43

KẾT LUẬN .......................................................................................................... 45

Page 9: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 9/69

1

PHẦN MỞ ĐẦU 

Lý do lự a chọn chủ đề nghiên cứ u.

Trong quá trình làm việc tại Công ty CP Phần Mềm Nhật Nam (Sau đây gọi là Nhật Nam), từ khi thành lập đến nay, Nhật Nam hoạt động trong lĩnh vực sản

xuất và cung cấp phần mềm quản lý cho các doanh nghiệp (phần   mềm kế

toán, nhân sự tiền lương, quản lý sản xuất, quản lý bán hàng,..). Để hoạt động

kinh doanh của mình, Nhật Nam đã tổ chức nhiều hình thức bán hàng khác

nhau như: bán hàng trực tiếp, bán hàng qua internet, bán hàng qua đại lý.

Trong đó kênh bán hàng qua đại lý chiếm một tỷ trọng doanh số tương đối lớn

(50%) trong tổng doanh thu của đơn vị. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiệntồn tại nhiều bất cập cũng như khó khăn trong việc xác định quyền và trách

nhiệm giữa các bên trong hoạt động đại lý, đã tạo ra không ít những trường

hợp hiểu lầm cũng như sự không hài lòng giữa Nhật Nam và các đại lý, từ đó

cho thấy nếu có một hợp đồng đại lý hoàn thiện quy định rõ ràng quyền và

nghĩa vụ các bên cũng như cách thức giải quyết khi có tranh chấp xẩy ra thì

tôi tin rằng sẽ có thể tăng doanh thu từ kênh bán hàng này từ việc những

người tham gia đại lý thấy được sự tương xứng những mặt lợi cũng như tráchnhiệm của mình trong hợp tác kinh doanh. 

Vì những lợi ích có thể mang lại trong tương lai từ lý do đã nêu trên, tôi quyết

định chọn đề tài “Chế độ pháp lý và thực tiễn tại về hợp đồng đại lý Công ty

CP Phần Mềm Doanh Nghiệp Nhật Nam”. Tôi hy vọng, kết quả của việc

nghiên cứu này mang lại lợi ích cho bản thân tôi trong việc tìm hiểu và nghiên

cứu luật pháp và có thể giúp Nhật Nam tốt hơn trong hoạt động kinh doanh từ

đại lý. 

Mục tiêu nghiên cứ u hay các câu hỏi nghiên cứ u

Mục tiêu của khóa luận này nhằm đánh giá sự hợp lý giữa hợp đồng đại lý của

Công ty Nhật Nam mới các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng đại

lý. Từ đó, tìm ra sự hạn chế (nếu có) và kiến nghị bổ sung sửa đổi về hợp

đồng đại lý của Nhật Nam. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu hướng tới

tìm hiểu về sự hoàn thiện về các quy định hiện hành đối với pháp luật về hợpđồng đại lý. 

Page 10: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 10/69

2

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sẽ trả lời các câu hỏi sau đây: 

Câu hỏi 1: Hoạt động đại lý của doanh nghiệp có thực hiện theo các quy định

hiện hành về đại lý hay không? Câu hỏi 2:  Những vấn đề pháp lý gì cần sửa đổi và bổ sung trong việc soạn

thảo và thực hiện hợp đồng đại lý của doanh nghiệp? 

Phƣơng pháp và phạm vi nghiên cứ u

 Phương pháp nghiên cứu: so sánh đối chiếu giữa hợp đồng đại lý với các quy

định hiện hành, từ đó tìm thấy sự phù hợp và không phù hợp giữa Hợp đồng

đại lý của Nhật Nam với pháp luật hiện hành.

 Phạm vi nghiên cứu:  Nội dung pháp luật về Hợp đồng đại lý của Nhật Nam,

các quy định hiện hành của Pháp Luật Việt Nam, ngoài ra liên hệ với một số

 pháp luật quốc về vấn đề này. 

Giớ i thiệu kết cấu của khóa luận.

Chương 1: Cơ sở pháp lý về hợp đồng đại lý 

Chương 2: Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng đại lý 

Chương 3: Kiến nghị 

Page 11: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 11/69

3

CHƢƠNG 1 

1. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ

1.1  Khái quát về hợp đồng đại lý

1.1.1  Hợp đồng là gì

Để có thể tồn tại và phát triển, các chủ thể trong xã hội phải tham gia vào các

giao dịch nhất định thông qua việc trao đổi, dịch chuyển các lợi ích do mình

tạo ra và nhận lại những lợi ích vật chất cần thiết từ các chủ thể khác nhằm

thỏa mãn các nhu cầu chính đáng của mình. Một trong những phương thức cơ 

 bản để thực hiện việc trao đổi lợi ích trong xã hội chính là sự thỏa thuận giữacác bên, dựa trên các nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và được đặt dưới

sự bảo trợ của luật pháp. Hiện tượng đó được định danh trong luật bằng thuật

ngữ pháp lý: „ Hợp đồng’ . 1 

Pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ dân sự này ở nhiều ngành luật khác

nhau, tuy nhiên giao quan hệ này xuất phát từ nhu cầu cầu của chủ thể nên

giao dịch trước hết là giao dịch dân sự. Theo Điều 121 BLDS 2005 “Giao

dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay 

đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Hay Điều 288 BLDS định nghĩa

hợp đồng “ Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập,

thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Sự thỏa thuận: được hiểu là

xuất phát từ ý chí chủ quan của các bên muốn tham gia vào quan hệ hợp đồng

trong đó các bên ràng buộc với nhau bởi quyền và nghĩa vụ đối ứng của bên

còn lại để đạt được mục đích mà các bên hướng tới.

Trong hoạt động dân sự có nhiều mục đích khác nhau mà các bên muốn

hướng tới bao gồm mục đích phi lợi nhuận và mục đích lợi nhuận. Ứng với

mỗi hình thức khác nhau sẽ có một loại hợp đồng tương ứng và các quy định

 pháp luật đi kèm để điều chỉnh quan hệ đó bằng pháp luật. Trong đề tài này

tập trung vào hợp đồng đại lý trong hoạt động thương mại. 

1 Lê Minh Hùng (2010), Hiệu lực của hợp đồng theo pháp luật Việt Nam, Đại học Luật TP.HCM, tr. 8. 

Page 12: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 12/69

4

1.1.2  Bản chất của hợp đồng

  Như đã được thể hiện trong khái niệm hợp đồng, bản chất của hợp đồng được

tạo nên bởi hai yếu tố pháp lý là sự thỏa thuận và sự ràng buộc pháp lý giữa các

bên.

1.1.2.1  H ợp đồng là sự thỏa thuận gi ữ a các bên

Hợp đồng là một giao dịch có nhiều bên tham gia để tạo lập sự ràng buộc

 pháp lý với nhau dựa trên sự cam kết, thỏa thuận. Bởi vậy, mặc dù trong luật

thực định và trong lý luận có nhiều định nghĩa khác nhau về hợp đồng, nhưng

chung qui lại, tất cả các định nghĩa đó đều thể hiện một quan điểm nhất quán

là luôn xem sự thỏa thuận giữa các bên là một trong các yếu tố thể hiện bảnchất của hợp đồng.

Yếu tố thỏa thuận vừa là nguồn gốc, vừa là cơ sở nền tảng tạo nên hợp đồng. Không

có hợp đồng nào mà không do thỏa thuận và không có hợp đồng nào được tạo ra mà

thiếu yếu tố thỏa thuận. Bởi vậy, do đó tiền đề của hợp đồng là sự thỏa thuận. 

Trên phương diện pháp lý, để có thể hình thành nên hợp đồng, pháp luật quy 

định các bên tham gia cùng thương lượng, trao đổi, bàn bạc để đi đến sự nhất

trí chung, dựa trên sự đề nghị của một bên và sự chấp nhận hoàn toàn của bên

kia. Nhưng sự thỏa thuận với tư cách là một yếu tố thể hiện bản chất của hợp

đồng còn có ý nghĩa tích cực hơn, so với các khái niệm thương lượng, bàn

 bạc, đồng ý. Nếu khái niệm „thương lượng‟ hay „bàn bạc‟ dùng để chỉ quá

trình thương thuyết, giao dịch giữa các bên và khái niệm „đồng ý‟ dùng để chỉ

kết quả của quá trình đó, thì khái niệm „thỏa thuận‟ ở đây được hiểu là toàn

 bộ quá trình, từ sự thương lượng đến sự „thống nhất ý chí‟. Đó là quá trình

„dung hòa‟ giữa ý chí các bên, đi từ sự đồng ý của từng bên, đến sự hiệp ý hay

gặp gỡ ý chí của hai hay nhiều bên khác nhau, nhằm đạt được „sự nhất trí

chung‟, hay „sự đồng thuận‟ giữa hai hay nhiều bên đó.

 Ngoài ra, thỏa thuận chỉ có thể làm phát sinh hiệu lực ràng buộc đối với các

 bên nếu tuân thủ các yêu cầu do pháp luật qui định như điều kiện về chủ thể,

điều kiện về nội dung và mục đích, điều kiện về sự tự nguyện, và điều kiện về

hình thức hợp đồng trong trường hợp pháp luật có qui định. Đây gọi là cácđiều kiện có hiệu lực của hợp đồng.

Page 13: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 13/69

5

Tóm lại, thông qua sự thỏa thuận các bên đã làm nên hợp đồng, tức làm phát

sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng. Vì

vậy, thỏa thuận vừa là tiền đề làm nên hợp đồng, vừa là yếu tố cơ bản cho sự

tồn hợp đồng.

1.1.2.2  H ợp đồng là thỏa thuận để t ạo ra sự ràng buộc pháp lý gi ữ a

các bên

Không phải sự thỏa thuận nào đều là hợp đồng, nếu không tạo nên hiệu lực

ràng buộc giữa các bên. Bởi vậy, dấu hiệu thứ hai thể hiện bản chất của hợp

đồng là sự thỏa thuận giữa các bên phải nhằm tạo ra một sự ràng buộc pháp

lý, tức là sáng tạo ra các quyền và nghĩa vụ mới, ngoài những quyền và nghĩavụ luật định, hoặc làm thay đổi hay chấm dứt các quyền, nghĩa vụ ấy.

Cũng có những thỏa thuận đặt các bên vào một quan hệ nghĩa vụ luật định,

chẳng hạn như các thỏa thuận kết hôn, thỏa thuận về việc nuôi con nuôi. Theo

qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết đó không phải là hợp

đồng. Quan điểm của các luật gia cũng thừa nhận đây chỉ là những thỏa thuận

tư nhân nhằm “thừa nhận một qui chế pháp định”, chấp nhận thực hiện các

nghĩa vụ “luật định sẵn”, chứ không phải là hợp đồng.

Vì vậy, mọi hợp đồng đều là sự thỏa thuận giữa các bên, nhưng không phải sự

thỏa thuận nào của các bên cũng là hợp đồng. Chỉ những thỏa thuận tạo ra

một sự ràng buộc pháp lý mới được coi là hợp đồng. Bởi vậy, “sự thỏa thuận”

và “sự tạo ra một ràng buộc pháp lý” là hai dấu hiệu cơ bản tạo nên bản chất

của hợp đồng. Nghiên cứu bản chất hợp đồng là tiền đề lý luận để xác định

các điều kiện có hiệu lực (hay tính hợp pháp) của hợp đồng, nguyên tắc tự do

hợp đồng, giá trị pháp lý của hợp đồng, trình tự giao kết hợp đồng, thời điểm

có hiệu lực của hợp đồng và các vấn đề pháp lý quan trọng khác của chế định

hợp đồng, đặc biệt là hiệu lực hợp đồng. 

1.1.3  Hợp đồng đại lý là gì

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Thương Mại 2005 định nghĩa  về hoạt động

thương mại như sau: “ Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích

  sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến

Page 14: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 14/69

6

thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác .” Theo quy định

định này cho thấy hoạt động nào nhằm mục đích sinh lợi thì thuộc hoạt động

thương mại và thuộc điều chỉnh của Luật Thương Mại 2005. Vì vậy hoạt động

đại lý cũng là một hoạt động sinh lợi vì vậy hoạt động này thuộc phạm vi điều

chỉnh của Luật Thương mại 2005. 

Theo Điều 166 Luật Thương mại 2005 định nghĩa đại lý thương mại như sau:

“ Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên

đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá

cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách

hàng để hưởng thù lao.” Mục đích của bên giao đại lý là làm sao tiêu thụ

được sản phẩm dịch vụ của mình thông qua đại lý để thu về tiền bán hàng

trong kỳ kinh doanh, mục đích của đại lý là tiêu thụ sản phẩm và địch vụ của

 bên giao đại lý để hưởng thù lao. Thù lao có thể được hiểu như một khoản

tiền mà bên giao đại lý phải trả cho bên đại lý khi bên đại lý thực hiện xong

công việc của minh theo như đã thỏa thuận (hợp đồng đại lý).

Trong Điều 171 LTM 2005 có quy định định về nhiều hình thức thù lao khác

nhau ứng với mỗi loại hình đại lý tương ứng, đó là:   Thù lao là hoa hồng:Hoa hồng là tỷ lệ được tính trên giá mua hoặc giá

  bán của sản phẩm hay dịch vụ mà đại lý bán  ra được trong kỳ.  Hoa

hồng này được bên giao đại lý chi trả trực tiếp hay được trừ lại số tiền

doanh thu phải trả về cho bên giao đại lý. 

  Thù lao là chênh lệch giá: trong trường hợp này bên đại lý sẽ tự quyết

định giá bán của mình mà không theo quy định của bên giao đại lý. Thù

lao trong trường hợp này là khoản chênh lệch giữa giá bán với giá muavào của đại lý. Vì vậy, khoản chênh lệch này đôi khi là khoản âm (do

đó bán nhỏ hơn giá mua) thì đại lý tự chịu trách nhiệm về thù lao của

mình.

  Thù là là một khoản tiền xác định: trong nhiều trường thù lao không

được xác định dựa trên kết quả thực hiện của đại lý mà là một số tiền

xác định do hai bên tự thỏa thuận. 

Điều 171.  Thù lao đại lý 

Page 15: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 15/69

7

1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên đạ i lý

dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.

2. Trường hợp bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung

ứng dịch vụ cho khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ. 

3. Trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hoá hoặc

giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên

đại lý thì bên đại lý được hưởng chênh lệch giá. Mức chênh lệch giá được xác

định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách

hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý.  

4. Trường hợp các bên không có thoả thuận về mức thù lao đại lý thì mức thù

lao được tính như sau: 

a) Mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó; 

 b) Trường hợp không áp dụng được điểm a khoản này thì mức thù lao đại lý là

mức thù lao trung bình được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ mà bên

giao đại lý đã trả cho các đại lý khác;  

c) Trường hợp không áp dụng được điểm a và điểm b khoản này thì mức thù

lao đại lý là mức thù lao thông thường được áp dụng cho cùng loại hàng hoá,

dịch vụ trên thị trườ ng.

1.1.4  Các hình thức đại lý

Phương thức đại lý có một số khác biệt căn bản với các phương thức khác.

Bên đại lý không phải là người sử dụng hàng hoá, dịch vụ của bên giao đại lý.

Hàng hoá, dịch vụ được giao cho bên đại lý để cung cấp cho người thứ ba

nhưng khi giao hàng thì hàng hoá, dịch vụ vẫn thuộc sở hữu của bên đại lý

nếu không có thoả thuận khác. Như vậy, đại lý là trung gian giữa  người muavà người bán. 

Bên giao đại lý được hưởng thù lao từ bên giao đại lý qua việc bán hàng, cung

cấp dịch vụ, khoản thù lao này chủ yếu dưới hình thức là hoa hồng. Như vậy,

số tiền thù lao này cao hay thấp phụ thuộc vào số lượng hàng hoá, dịch vụ

tiêu thụ của bên đại lý. Ngoài ra để khuyến khích các đại lý bên giao đại lý

còn có các phần thưởng, sự hỗ trợ để các đại lý hoạt động tốt. Bên đại lý phải

thoả mãn cơ sở vật chất cũng như kênh phân phối sản phẩm và các điều kiện

Page 16: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 16/69

8

khác nếu có, vì đại lý với tư cách là người đại diện của bên giao đại lý đối với

khách hàng, họ phải bảo đảm được uy tín và hình ảnh của bên giao đại lý đối

với khách hàng. 

Trong thực tế hoạt động có nhiều hình thức đại lý khác nhau như: 

  Đại lý nhiều cấp: trong đó cấp lớn nhất là Tổng đại lý và có nhiều cấp ở 

dưới. Tổng đại lý không phải bán trực tiếp đến người tiêu dùng là phân

 phối hàng hóa và dịch qua các cấp đại lý nhỏ hơn, đến cấp đại lý nhỏ

nhất mới bán hàng ra cho người tiêu dùng. Mô hình tổng đại lý có bao

nhiêu cấp tùy thuộc vào quy mô và cách thức tổ chức của doanh

nghiệp.   Đại lý độc quyền: là đại lý mà theo đó trong một khu vực nhất định chỉ

có một đại lý được phép phân phân phấn sản phẩm dịch vụ của bên

giao đại lý tại khu vực đó. 

  Đại lý bao tiêu: là đại lý thực hiện việc mua bán toàn bộ sản phẩm dịch

vụ của bên giao đại lý. 

Theo Điều 169 LTM2005 quy định về các hình thức đại lý như sau: Điều 169.  Các hình thức đại lý 

1. Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn

vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao

đại lý.

2. Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên

giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc

cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.

3. Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên

đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng

hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. 

Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt

động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý. 

4. Các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận. 

Page 17: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 17/69

9

1.2  Giao kết hợp đồng đại lý

1.2.1  Nguyên tắc chung trong giao kết hợp đồng

Điều 389 Bộ luật Dân sự năm 2005, nên việc giao kết hợp đồng dân sự phảituân theo các nguyên tắc sau đây: 

Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội  2 

Bộ luật Dân sự quy định cho các chủ thể được tự do giao kết hợp đồng nhằm

tạo điều kiện cho các chủ thể có thể thoả  mãn nhu cầu vật chất cũng như tinh

thần. Dựa trên nguyên tắc này, mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ các điều kiện

tư cách chủ thể đều có thể tham gia giao kết bất kỳ một giao dịch/ hợp đồng

dân sự nào, nếu muốn. Tuy nhiên, hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp luạt,  được

 pháp luật công nhận và bảo vệ khi ý chí của các bên giao kết hợp đồng phù

hợp với ý chí của nhà nước. Hay nói cách khác, sự tư do ý chí giao kết hợp

đồng của các chủ thể phải nằm trong khuôn khổ, giới hạn nhất định –  giới hạn

lợi ích của các cá nhân khác, lợi ích chung của xã hội và trật tự công cộng.

 Nếu để các bên tự do vô hạn, thì hợp đồng dân sự sẽ trở thành phương tiện để

kể giàu bóc lột người nghèo và sẽ là nguy cơ đối với lợi ích chung của xã hội.

Vì vậy, phải đi xa hơn nữa trong vấn đề tăng cường sự can thiệp của nhà nước

vào các quan hệ pháp luật tư, các việc dân sự… không được bỏ qua một khả

năng tối thiểu nào để mở rộng sự can thiệp của nhà nước vào các quan hệ dân

luật. Chính vì vậy, trong xã hội ta –  xã hội xã hội chủ nghĩa, lợi ích chung của

toàn xã hội (lợi ích cộng đồng) và đạo đức xã hội không cho phép bất cứ cá

nhân, tổ chức nào được lợi dụng ý chí tự do để biến những hợp đồng dân sự

thành phương tiện bóc lột. Bên cạnh việc bảo đảm lợi ích của mình, các chủ

thể phải chú ý tới quyền, lợi ích của người khác, của toàn xã hội; tự do của

mỗi chủ thể không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Lợi ích của cộng đồng,

của toàn xã hội được quy định bởi pháp luật và đạo đức xã hội trở thành giới

hạn cho sự tự do ý chí của các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng nói

riêng, và trong mọi hành vi của chủ thể nói chung. 

2 Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng

đồng thừa nhận và tôn trọng. 

Page 18: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 18/69

10

Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng Nguyên

tắc này được quy định nhằm bảo đảm trong việc giao kết hợp đồng không ai

 bị cưỡng ép hoặc bị những cản trở trái với ý chí của mình; đồng thời thể hiện

 bản chất của quan hệ pháp luật dân sự. Quy luật giá trị đòi hỏi các bên chủ thể

khi tham gia các quan hệ trao đổi phải bình đẳng với nhau; không ai được

viện lý do khác biệt về hoàn cảnh kinh tế, thành phần xã hội, dân tộc, giới tính

hay tôn giáo… để tạo ra sự bất bình đẳng trong quan hệ dân sự. Hơn nữa, ý

chí tự nguyện của cac bên chủ thể tham gia hợp đồng chỉ được bảo đảm khi

các bên bình đẳng với nhau trên mọi phương diện. Chính vì vậy, pháp luật

không thừa nhận những hợp đồng được giao kết thiếu sự bình đẳng và ý chí tự

nguyện của một trong các bên chủ thể. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc đánhgiá một hợp đồng có được giao kết bảo đảm ý chí tự nguyện của các bên hay

chưa, trong một số trường hợp lại là một công việc hoàn toàn không đơn giản

và khá phức tạp bởi nhiều nguyên do chủ quan và khách quan khác nhau.

 Như chúng ta đã biết, ý chí tự nguyện là sự thống nhất giữa ý chí chủ quan

 bên trong và sự bày tỏ ý chí ra bên ngoài của chủ thể. Chính vì vậy, sự thống

nhất ý chí của chủ thể giao kết hợp đồng với sự bày tỏ ý chí đó trong nội dung

hợp đồng mà chủ thể này đã giao kết chính là cơ sở quan trọng để xác định

một hợp đồng đã đảm bảo nguyên tắc tự nguyện hay chưa. Hay nói cách khác,

việc giao kết hợp đồng chỉ được coi là tự nguyện khi hình thức của hợp đồng

 phản ánh một cách khách quan, trung thực mong muốn, nguyện vọng của các

 bên chủ thể tham gia hợp đồng.

Do đó, theo quy định của pháp luật thì tất cả những hợp đồng được giao kết

do bị nhầm lẫn, lừa dối

3

 hay bị đe doạ

4

  đều không đáp ứng được nguyên tắctự nguyện khi giao kết và do đó bị vô hiệu. 

Tóm lại, việc phân loại hợp đồng và xác định các nguyên tắc khi giao kết hợp

đồng có một ý nghĩa rất quan trọng trong lý luận cũng như trong thực tiễn áp

dụng chế định hợp đồng, góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình điều

3 Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai

lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đó xác lập giao dịch đó. 4 Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiệngiao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc củacha, mẹ, vợ, chồng, con của mình. 

Page 19: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 19/69

11

chỉnh các quan hệ hợp đồng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu nó một

cách chi tiết, khoa học vấn đề này luôn được đặt ra nhằm ngày càng làm hoàn

thiện hơn các quy định pháp luật về hợp đồng, giúp các chủ thể có thể tự bảo

đảm được lợi ích cá nhân cũng như lợi ích cộng đồng khi tham gia giao kết

hợp đồng. 

1.2.2  Nguyên tắc giao kết hợp đồng hợp đồng thƣơng mại

  Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động 

thương mại5: Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước

 pháp luật trong hoạt động thương mại. Nguyên tắc này cho phép mọi thương

nhân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau khi tham gia vào thương mại. Phápluật sẽ điều chỉnh công bằng và không vì vị thế hay một yếu tố các làm có sự

 phân biệt giữa thương nhân này với thương nhân khác trước pháp luật. Tuy

nhiên việc này khi xem xét cần phải xét đến yêu tố hoàn cảnh cụ thể (quan

điểm lịch sử cụ thể). 

* Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại6 : Nội

dung chính của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ: việc giao kết hợp đồng thương

mại phải dựa trên cơ sở tự do ý chí của các bên trong quan hệ hợp đồng, bấtkỳ cơ quan, tổ chức hay cá nhân đều không được áp đặt ý chí của mình cho

 bên tham gia quan hệ hợp đồng. Khi xác lập quan hệ hợp đồng các chủ thể có

quyền tự do lựa chọn bạn hàng, thời điểm giao kết, bàn bạc, thoả thuận nội

dung của hợp đồng. Tuy nhiên, các bên khi sử dụng quyền giao kết hợp đồng

 phải tuân theo các quy định. Không được phép lợi dụng giao kết hợp đồng

kinh tế để hoạt động trái pháp luật. Đối với các tổ chức kinh tế chức năng sản

xuất kinh doanh trong các lĩnh vực thuộc đặc quyền của Nhà nước thì khôngđược lợi dụng quyền giao kết hợp đồng để đòi hỏi điều kiện bất bình đẳng với

 bạn hàng. 

  Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập

 giữa các bên7 :  Nguyên tắc này luật quy định rằng “Trừ trường hợp có thoả

thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động

5 Điều 10 Luật Thương Mại 2005 6 Điều 11 Luật Thương mại 2005 

7 Điều 12 Luật Thương mại 2005 

Page 20: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 20/69

12

thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải

 biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật” các thói quen đã được

các bên thiết lập là những hành vi mà những giao dịch trước đây đã sử dụng

và điều trở thành thông lệ của các chủ thể nếu các bên không thỏa thuận điều

này khi giao kết các giao dịch tiếp theo thì hiển nhiên được áp dụng những

thông lệ trước đây của các chủ thể.

 Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại8: Tập quán thương

mại là những thông lệ được sử dụng trong quan hệ buôn bán. Trong buôn bán

quốc tế, tập quan thương mại có tác dụng không những giải thích những điều

khoản của hợp đồng, mà còn hướng dẫn việc thực hiện các hợp đồng đó và bổ

sung cho hợp đồng những điều khoản mà các bên chưa quy định hoặc quy

định chưa cụ thể. Tập quan thương mại có thể là tập quán ngành (của một

ngành cụ thể), tập quán địa phương, tập quán chung của cả nước hay tập quán

quốc tế.9 

 Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng 10: Nguyên tắc này

hướng đến bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng cuối cùng. Trong hoạt động vị

lợi của mình, đôi khi các thương nhân bất chấp các thủ đoạn của mình để đạtđược mục đích sẽ xâm hại đến lợi ích của người tiêu dùng như hàng gian,

hàng giả, hàng kém phẩm chất.

1.2.3  Chủ thể giao kết hợp đồng đại lý

Chủ thể giao kết hợp đồng đại lý là thương nhân, theo Điều 6 LTM005 thì

thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạtđộng thương mại thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Thương nhân được

quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các

hình thức mà pháp luật không cấm.

Điều 6. Thương nhân 

8 Điều 13 Luật Thương mại 2005 9 Từ điển Bách Khoa toàn thư mở  http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn 

10 Điều 14 Luật Thương mại 2005 

Page 21: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 21/69

13

1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân

hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh

doanh.

2. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại cácđịa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm. 

3. Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo

hộ. 

4. Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương

mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi

ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn

độc quyền Nhà nước. 

Chủ thể của hợp đồng đại lý, theo Điều 167 LTM005 thì bao gồm bên giao

đại lý và bên đại lý. Trong đó, bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá

cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân

uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ. Bên đại lý là thương

nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua

hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ. 

Điều 167.  Bên giao đại lý, bên đại lý 

1. Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền

mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho

đại lý cung ứng dịch vụ. 

2. Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua

hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ. 

1.2.4  Nội dung giao kết hợp đồng đại lý

Theo LTM2005 không quy định nội  dung giao kết của hợp đồng đại lý

thương mại, nhưng trên cơ sở quyền và nghĩa vụ của các bên, chúng ta có thể

khái quát nội dung giao kết thành các điều khoản sau. 

*  Điều khoản chủ yếu: Đây là những điều khoản bắt   buộc không thể

thiếu trong hợp đồng. Nếu thiếu một trong các điều khoản này thì hợp đồng

không có giá trị pháp lý. Các điều khoản chủ yếu gồm các điều kiện sau: 

  Họ tên và địa chỉ pháp lý của các bên giao kết hợp đồng thương mại. 

Page 22: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 22/69

14

  Hàng hoá dịch vụ mà các bên thoả thuận làm đại lý. 

  Chủng loại hàng hoá các bên thoả thuận đại lý. 

  Phương thức đại lý 

  Thời hạn phương thức và điạ điểm giao hàng. 

  Giá cả và chiết khấu. 

  Thù lao đại lý 

  Phương thức và địa điểm thanh toán. 

  Chế độ thưởng phạt và bồi thường thiệt hại. 

  Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng. 

* Điều khoản tuỳ nghi: là những điều khoản mà các bên thoả thuận với

nhau trong khuôn khổ pháp luật và không trái với đạo đức xã hội. Khi một

văn bản pháp luật quy định các bên có thể thoả thuận với nhau về một số điều

khoản nào đó, thì các bên có quyền thoả thuận hoặc không thoả thuận. Nếu

thoả thuận thì các bên có nghĩa vụ phải thực hiện các điều khoản đó, còn

không thoả thuận thi hiển nhiên không phải thực hiện. Trong hợp đồngthương mại thì các điều khoản về thoả thuận trong tài giải quyết tranh chấp,

hoà giải, kiểm dịch, giám định ... là những điều khoản tuỳ nghi mà các bên có

thể thoả thuận với nhau. 

* Điều khoản thường lệ: Là những điều khoản mà nội dung của nó đã

được quy định sẵn trong các văn bản quy phạm pháp luật. Các bên có thể lựa

chọn đưa hoặc không đưa vào trong hợp đồng, nhưng theo quy định của pháp

luật thì các bên tham gia giao kết hợp đồng vẫn phải thực hiện như là mộtđiều k hoản bắt buộc. Trong hợp đồng nói chung hợp đồng thương mại nói

riêng thì các điều khoản về khung hình phạt, các điều khoản về trình thụ thủ

tục giải quyết tranh chấp là bắt buộc với các bên. 

1.2.5  Hình thứ c giao kết hợp đồng đại lý

Là cách thức mà các bên thể hiện ý chí của mình trong quá trình giao kết hợp

đồng. Theo Khoản 1 Điều 401 BLDS2005 thì hình thức của hợp đồng có thểlà văn bản, lời nói, hành vi hoặc các hình thức khác. Trong trường hợp pháp

Page 23: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 23/69

15

luật quy định hình thức của hợp đồng được thực hiện theo một hình thức nhất

định thì hợp đồng phải được giao kết theo hình thức đó mới có hiệu lực pháp

luật. Theo Điều 168 và Khoản 15 Điều 3 LTM2005, hình thức của hợp đồng

là văn bản và các loại tài liệu giao dịch khác có giá trị pháp lý tương đương

văn bản như điện báo, telex, fax, và các hình thức khác theo quy định của

 pháp luật. 

Tuy nhiên các văn bản pháp luật của một số nước cũng quy định rất khác

nhau về hình thức của hợp đồng. Luật của nước Anh quy định những hợp

đồng có giá trị từ 10 bảng Anh thì phải giao kết bằng văn bản, luật của Mỹ lại

quy định những hợp đồng giao kết có giá trị từ 500$ trở lên thì phải giao kết

 bằng văn bản. Còn theo Công ước Viên 1980 thì quy định hợp đồng không bị

giới hạn bởi hình thức, miễn là các bên có thể chứng minh hợp đồng đã được

giao kết. 

1.2.6  Trình tự thủ tục giao kết hợp đồng đại lý

Bất cứ loại hợp đồng nào cũng phải được giao kết theo một trình tự thủ  tục

nhất định, đó là các cách thức, các bước mà các bên phải tiến hành nhằm xác

lập một quan hệ hợp đồng có giá trị pháp lý. Trong hoạt động thương mại tồntại hai hình thức giao kết hợp đồng, giao kết trực tiếp và giao kết gián tiếp.  

* Giao kết trực tiế  p: là trường hợp đại diện của các bên trực tiếp gặp gỡ 

nhau và cùng trao đổi với nhau về các điều khoản trong hợp đồng. Sau khi

trao đổi bàn bạc kỹ lưỡng các bên đi đến thống nhất các nội dung và tiến hành

ký kết hợp đồng. Hiện nay hình thức này là hình thức giao kết nhanh chóng

và hiệu quả nhất. Trong hoạt động thương mại, những hợp đồng quan trọng

các bên thường trực tiếp gặp gỡ nhau rồi tiến hành đàm phán đi đến kí hợp

đồng. 

* Giao kết gián tiếp: là phương thức giao kết mà theo đó các bên gửi

cho nhau văn bản, tài liệu giao dịch (công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn

đặt hàng) chứa đựng các nội dung giao dịch. Quá trình giao kết gián tiếp

thường trải qua hai giai đoạn. 

- Giai đoạn một: Một bên đề nghị hợp đồng thông báo ý định giao kếtcho bên mời giao kết. Trong đề nghị đưa ra phải đưa ra đầy đủ các nội dung

Page 24: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 24/69

16

định giao dịch. Lời đề nghị này phải rõ ràng chính xác tránh gây hiểu lầm cho

bên kia.

- Giai đoạn hai: Bên được đề nghị sau khi nhận được văn bản tài liệugiao dịch tiến hành xem xét kiểm tra các  nội dung nghi trong tài liệu. Sau khi

tìm hiểu kĩ các nội dung sẽ trả lời cho bên đề nghị biết có đồng ý hay không

đồng ý với những nội dung trong tài liệu. Nếu đồng ý một số nội dung và bổ

xung thêm nội dung mới thì coi như một đề nghị giao kết mới. Bên dược đề

nghị trở thành bên đề nghị. 

Hợp đồng giao kết bằng hình thức gián tiếp được coi là hình thành và

có giá trị pháp lý từ khi các bên nhận dược tài iệu giao dịch thể hiện sự thoảthuận về tất cả các điều khoản trong nội dung của hợp đồng. Căn cứ xác định

sự giao kết hợp đồng là bên nhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự đồng ý.

Bộ luật dân sự và Luật thương mại quy định về giao kết hợp đồng, thời

hạn trả lời giao kết hợp đồng, điều kiện thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp

đồng khá chi tiết và đầy đủ.

1.3  Thự c hiện hợp đồng đại lý

1.3.1  Nguyên tắc thự c hiện hợp đồng đại lý

Các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung trong hợp đồng

đại lý trên tinh thần hợp tác, tôn trọng lợi ích của nhau. Thực hiện đúng có

nghĩa là thực hiện đúng đối tượng, chất lượng chủng loại, thời hạn, giá và

  phương thức thanh toán cũng như các thoả thuận khác. Hợp tác, tương trợ 

giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng. Theo nguyên tắc này,

các bên phải hợp tác thường xuyên theo đó quá trình thực hiện hợp đồng giúpđỡ lẫn nhau khắc phục khó khăn đồng thời thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh

các nghĩa vụ đã cam kết. Ngay cả khi tranh chấp xảy ra các bên phải chủ động

thương lượng giải quyết. Như vậy, nguyên tắc này không chỉ có ý nghĩa trong

thực tế thực hiện hợp đồng mà còn giúp phòng ngừa ngăn chặn và giải quyết

các tranh chấp có thể xảy ra.

Theo Điều 412 BLDS 2005

Điều 412.   Nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự

Page 25: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 25/69

17

Việc thực hiện hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: 

1. Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại,

thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác; 

2. Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các

 bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau; 

3. Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền,

lợi ích hợp pháp của người khác. 

1.3.2  Các biện pháp bảo đảm cho việc thự c hiện hợp đồng đại lý

Các biện pháp bảo đảm được quy định hết sức cụ thể trong bộ luật dân sự.

Theo điều 324 BLDS 005 có các biện pháp sau:  Cầm cố tài sản: Là dùng tài sản thuộc quyền sở hửu của mình để đảm

 bảo cho việc thực hiện hợp đồng. Việc cầm cố tài sản phải lập thành

văn bản. Người giữ vật cầm cố phải có nghĩa vụ bảo quản, không được

 bán, tặng, cho thuê, cho mượn, trao đổi tài sản cầm cố trong thời hạn

văn bản cầm cố tài sản còn hiệu lực. 

  Thế chấp tài sản: là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản thuộc quyền sở 

hữu của mình để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng. Bên thế chấp

tài sản phải có nghĩa vụ bảo đảm nguyên giá trị của tài sản, không được

chuyển dịch quyền tài sản cho người khác trong thời hạn văn bản thế

chấp có hiệu lực pháp lý. 

   Bảo lãnh tài sản: là sự bảo đảm tài sản thuộc quyền sở hữu của người

nhận bảo lãnh để chịu trách nhiệm về tài sản thay cho người được bảo

lãnh khi người này vi phạm hợp đồng đã giao kết. Người nhận bảo lãnh

 phải có tài sản không ít hơn giá trị hợp đồng được bảo lãnh. 

   Đặt cọc: là trường hợp một bên gaio cho bên kia một tài sản (tiền, kim

khí quý,...) để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng.

    Ngoài các hình thức trên trong Bộ luật dân sự  còn có các hình thức

khác như là: kí cược, kí quỹ, phạt vị phạm và các hình thức khác theo

thoả thuận của các bên. 

Page 26: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 26/69

18

1.4  Sửa đổi, chấm dứ t, huỷ bỏ hợp đồng đại lý.

Luật thương mại không quy định các trường hợp sửa đổi, chấm dứt, thanh lý

hợp đồng đại lý. Nhưng trong bộ luật dân sự có quy định khá cụ thể và chi tiếtvề các trường hợp này. 

  Sửa đổi hợp đồng : Theo điều 423 BLDS 2005 về “Sửa đổi hợp đồng

dân sự” thì hợp đồng đại lý là loại hợp đồng được soạn thảo bằng văn

 bản và các loại hình khác có giá trị pháp lý tương đương. Hơn nữa hình

thức giao kết hợp đồng đại lý là hình thức giao kết trực tiếp. Chính vì lẽ

đó khi có sửa đổi hợp đồng đại lý các bên nhất thiết phải găp gỡ trao

đổi các điều khoản cần sửa đổi, sau đó đi đến thống nhất các điềukhoản cần sửa đổi. Sau khi sửa đổi xong các bên sẽ chính thức coi các

điều khoản đó là các điều khoản trong nội dung của hợp đồng mới. 

  Theo Điều 424 BLSD 2005 quy định về việc chấm dứt hợp trong các

trường hợp sau:

Hợp đồng đại lý đã hoàn thành. 

Theo thoả thuận của các bên.

Pháp nhân hoặc các chủ thế khác chấm dứt mà không phải do chính

 pháp nhân hay chủ thể đó thực hiện. 

Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt. 

Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng

không còn và các bên có thoả thuận thay thế đối tương khác hoặc

 bồi thường thiệt hại. Các trường hợp khác do pháp luật quy định. 

*  Huỷ bỏ hợp đồng  Theo Điều 425 BLSD 2005 về “Hủy bỏ hơp đồng

dân sự ” thì các bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng trong các trường hợp sau: nếu

một bên đơn phương huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi

 bên kia vị phạm hợp là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp

luật có quy định. Bên huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết

Page 27: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 27/69

19

về việc huỷ bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt

hại 

1.5  Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồngTrong trường hợp một trong hai bên không thực hiện đầy đủ hoặc không thực

hiện các điều khoản trong hợp đồng đã giao kết thì bên không thực hiện (bên

vi phạm) sẽ phải gánh chịu những tránh nhiệm về mặt pháp lý do hành vi của

mình gây ra đối với bên còn lại. Trong Hợp đồng đại lý, thì theo Điều 292

LTM 2005 quy định về các chế tài trong thương mại áp dụng trong trường

hợp này thì có các chế tài như sau: 

  Buộc thực hiện đúng hợp đồng. 

  Phạt vi phạm. 

  Buộc bồi thường thiệt hại. 

  Tạm ngừng thực hiện hợp đồng. 

  Đình chỉ thực hiện hợp đồng. 

  Huỷ bỏ hợp đồng. 

  Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ 

 bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế. 

1.5.1  Buộc thự c hiện đúng hợp đồng

Theo Điều 297 LTM 2005 quy định về “Buộc thực hiện đúng hợp đồng” là

việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùngcác biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi

phí phát sinh. Khi áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi

 phạm có thể lựa chọn hoặc yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng

hoặc lựa chọn các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm

 phải chịu chi phí phát sinh. Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng theo Luật

Thương mại được đặt ra khi có vi phạm các điều khoản về số lượng, chất

lượng hàng hóa, yêu cầu kỹ thuật của công việc. Khi bên vi phạm giao hàngthiếu, cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu

Page 28: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 28/69

20

cầu bên vi phạm phải giao đủ hàng, cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận

trong hợp đồng. Nếu bên vi phạm giao hàng kém chất lượng, cung ứng dịch

vụ không đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm loại

trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay

thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm không

thực hiện yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền mua

hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác  theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ

ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải bù chênh lệch giá. Bên bị vi phạm

cũng có thể tự sửa chữa khuyết tật của hàng hóa, thiếu sót của dịch vụ và yêu

cầu bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.

1.5.2  Phạt vi phạm

Theo Điều 300 LTM 2005 Phạt hợp đồng là trường hợp bên bị vi phạm yêu

cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp

đồng có thảo thuận. Mức phạt tối đa đối với điều vi phạm hợp đồng do các

 bên thoả thuận nhưng không được quá 8% phần giá trị hợp đồng bị vi phạm 

(Theo Điều 301 LTM 2005.

Một vấn đề đặt ra, nếu trong hợp đồng hai bên thỏa thuận mức phạt vượt quá8% giá trị hợp đồng, ví dụ: hai bên thỏa thuận, mức phạt 30%, 200%… thì sẽ

xử lý như thế nào? Liên quan đến vấn đề này, có hai quan điểm như sau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, việc thỏa thuận này là vô hiệu, vì vậy khi giải

quyết tranh chấp về yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng, không chấp nhận yêu cầu

này bởi vì xem như hai bên không có thỏa thuận. Quan điểm thứ hai cho rằng,

việc thỏa thuận vượt quá 8% chỉ vô hiệu một phần đối với mức phạt vượt quá

8% còn điều khoản phạt vi phạm hợp đồng hoàn toàn có hiệu lực, trongtrường hợp này có thể áp dụng mức tối đa 8% yêu cầu của bên bị vi phạm,

 phần vượt quá không được chấp nhận. Từ thực tiễn xét xử các vụ tranh chấp

kinh doanh, thương mại, các Tòa án thường chấp nhận quan điểm thứ hai,

nghĩa là nếu hai bên thỏa thuận vượt quá 8% thì sẽ áp dụng mức phạt từ 8%

trở xuống để giải quyết yêu cầu bồi thường cho bên bị vi phạm15. Chúng tôi

cho rằng, điều này hoàn toàn hợp lý, bởi vì, bản chất hợp đồng là ý chí của

các bên, trong trường hợp này các bên hoàn toàn chấp nhận sẽ chịu phạt nếu

Page 29: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 29/69

21

vi phạm hợp đồng, còn việc thỏa thuận mức phạt vượt quá giá trị hợp đồng là

do hai bên chưa hiểu biết đầy đủ quy định của Luật Thương mại 2005 chứ

không có nghĩa là không có điều khoản về phạt vi phạm.11 

1.5.3  Bồi thƣờ ng thiệt hại

Điều 74 Công ước CISG đưa ra khung cơ bản cho việc đền bù thiệt hại:

“Thiệt hại do vi phạm hợp đồng của một bên là tổng số các tổn thất kể cả lợi

tức bị mất, mà bên kia phải chịu do hậu quả của việc vi phạm hợp đồng.

 Những thiệt hại như vậy không thể vượt quá tổn thất mà bên vi phạm hợp

đồng đã dự đoán được hoặc buộc phải dự đoán được trong thời điểm ký kết

hợp đồng như là hậu quả có thể xảy ra của vi phạm hợp đồng đó, trên cơ sở 

các thông tin và tình tiết mà bên vi phạm hợp đồng đã biết hoặc phải biết vào

thời điểm đó”. Bộ nguyên tắc Unidroit đưa ra những quy phạm chung cho

hợp đồng thương mại quốc tế với mục tiêu thiết lập một bộ nguyên tắc cân

 bằng để áp dụng trên thế giới không phụ thuộc vào truyền thống pháp luật và

điều kiện kinh tế xã hội của các nước. Bộ nguyên tắc này có Mục 4 Chương 7

quy định về bồi thường thiệt hại. 

Tuy nhiên, theo Điều 302 LTM 2005, Bồi thường thiệt hại là trường hợp bên

vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho

 bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà

 bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên

 bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Căn cứ phát

sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt

hại thực tế và hành vi vi pham hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt

hại. 

11    Nguyễn Việt Khoa, Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo Luật Thương mại 2005,http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2011/08/22/ch%e1%ba%bf-ti-ph%e1%ba%a1t-vi-ph%e1%ba%a1m-h%e1%bb%a3p-d%e1%bb%93ng-theo-lu%e1%ba%adt-th%c6%b0%c6%a1ng-

m%e1%ba%a1i-nam-2005/  

Page 30: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 30/69

22

1.5.4  Tạm ngừ ng thự c hiện hợp đồng

Theo Điều 308 LTM 2005, tạm ngừn thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm

thời không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Tạm ngừng trong những trường hợpsau đây: xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã đề thoả thuận là điều kiện để

tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp

đồng.

Khi áp dụng trách nhiệm bồi thường, cần lưu ý mối quan hệ giữa phạt hợp

đồng và bồi thường thiệt hại. Với bản chất của hợp đồng, các bên trong hợp

đồng có quyền thỏa thuận về các hình thức chế tài phù hợp với quy định của

 pháp luật. Các  bên có quyền thoả thuận về việc bên vi phạm chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm hợp đồng mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp

tiền phạt vi phạm hợp đồng và vừa phải bồi thường thiệt hại. Theo Luật

thương mại: “Trong trường hợp các bên của hợp đồng trong kinh doanh,

thương mại không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền

yêu cầu bồi thường thiệt hại; trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm

thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi

thường thiệt hại. 

1.5.5  Đình chỉ thự c hiện hợp đồng

Theo Điều 310 LTM 20005, Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên

chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau

đây: xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đinh chỉ

hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản những nghĩa vụ hợp đồng. 

Theo Điều 419 và 420 Bộ luật dân sự Việt Nam, “một bên có quyền hủy bỏhợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là

điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”3 ;

“một bên có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và không phải

 bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện đình chỉ mà

các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Vậy, theo Bộ luật dân sự,

khi hợp đồng không được thực hiện, bên không được thực hiện có quyền hủy

 bỏ, đình chỉ hợp đồng nếu điều đó đã được thỏa thuận hoặc pháp luật có quyđịnh. Trong thực tế rất nhiều hợp đồng không có điều khoản cho phép một

Page 31: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 31/69

23

 bên hủy bỏ hay đình chỉ hợp đồng khi bên kia có vi phạm. Ở đây, xin chỉ đề

cập đến các trường hợp này12.

1.5.6  Huỷ bỏ hợp đồngTheo Điều 312 LTM 2005, quy định huỷ bỏ toàn bộ nội dung hợp đồng và

huỷ bỏ một phần nội dung hợp đồng. Huỷ bỏ toàn bộ nội dung hợp đồng là

việc loại bỏ hoàn toàn tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bội hợp

đồng. Huỷ bỏ một phần nội dung hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần

nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại vẫn có hiệu lực. Huỷ bỏ hợp đồng trong

trường hợp giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ từng phần, nếu một bên không

thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc giao hàng, cung ứng dịch vụ và việcnày cấu thành một hành vi vi phạm cơ bản đối với lần giao hàng, cung ừng

dịch vụ đó thì bên có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với lần giao hàng

hoặc cung ứng dịch vụ đó. 

Khi một hợp đồng trong kinh doanh, thương mại bị huỷ bỏ toàn bộ, hợp đồng

được coi là không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Các bên không phải tiếp

tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về

các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình

theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải

được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích

đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền. 

1.6  Giải quyết tranh chấp hợp đồng đại lý

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, đôi khi không tránh khỏi những bất đồngmà hai bên đều không mong muốn xẩy ra, hoặc do lỗi cố ý hay vô ý xuất phát

từ các chủ thể của hợp đồng, tất yếu cần phải giải quyết tranh chấp đó như thế

nào để hai bên cùng có lợi cũng như tiếp tục duy trình quan hệ trong thương

mại là điều cần thiết. Theo Điều 317 LTM 2005 có 3 hình thức giải quyết

tranh chấp như sau: 

  Thương lượng giữa các bên. 

12 Đỗ Văn Đại, Vấn đề hủy bỏ, đình chỉ thực hiện hợp đồng do bị vi phạm trong luật dân sự Việt Nam ,

http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/01/30/0789/  

Page 32: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 32/69

24

  Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các

 bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải. 

 Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

1.6.1  Giải quyết bằng thƣơng lƣợ ng

Trên tình thần các bên tự thỏa thuận và định đoạt, nên khi có tranh chấp xảy

ra, việc đầu tiên là các bên tiến hành gặp gỡ nhau cùng trao đổi bàn bạc giải

quyết tranh chấp. Cách giải quyết này có nhiều ưu điểm nhất định: (i) hình

thức đơn giản nhất và ít tốn chi phí, (ii) thể hiên ý chí cùng nhau định đoạn

đoạt và bảo vệ lợi ích cả ha bên, nên khi hình thức này thực hiện tốt thì vẫn sẽ

duy trì được thiện chí hợp tác giữa 2 bên. Vì vậy các bên thương chọn phương

 pháp này là bước đầu tiên của quá trình giải quyết tranh chấp. Nếu các bên có

thể tự thương lượng giải quyết được với nhau thì sẽ không phải tiến hành các

 biện pháp tiếp theo. Nhưng khi tranh chấp chưa được giải quyết thì các bên có

thể lựa chọn một trong các hình thức giải quyết sau. 

1.6.2  Giải quyết bằng hoà giải

Hoà giải là đưa các bên đến người thứ ba để giải quyết tranh chấp, nếu hoàgiải thành công, thoả thuận hoà giải được lập thành biên bản hoà giải có chữ

ký của các bên và của hòa giải viên. Trong quá trình hoà giải, với thoả thuận

giữa các bên, hoà giải viên luôn cố gằng trình bày cho các bên thấy được

những triển vọng tốt đẹp nhất để từ đó hoà giải các quan điểm khác nhau, và

vì vậy, chuyển tình huống tranh chấp thành sự hoà giải. Hoà giải viên tiến

hành quy trình hoà giải mà họ cho rằng theo nguyên tắc vô tư công bằng và

theo công lý. Các đề nghị hoặc kiến nghị của hoà giải viên không có giá trịràng buộc do vậy các bên có thể tự do áp dụng hoặc khước từ. Tuy nhiên các

 bên có thể đưa các đề nghị của hoà giải viên và một hợp đồng đã ký kết hoặc

một quyết định ràng buộc được các bên thoả thuận với nhau.

1.6.3  Giải quyết bằng trọng tài

Đây là phương thức giải quyết tranh chấp bằng cách giao vấn đề tranh chấp

cho bên thứ ba là các trọng tài để họ phân xử và đưa ra quyết định cuối cùng

Page 33: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 33/69

25

trong trường hợp các bên không thể dàn xếp được với nhau mà không muốn

đưa tranh chấp ra toà án giải quyết.

Theo LTTTM 2011, quy định về tổ chức và tố tụng trọng tài để giải quyết cácvụ tranh chấp giữa các bên trong hoạt động thương mại theo sự thoả thuận

của các bên và theo quy định của pháp luật. Điều kiện để thực hiện là các bên

  phải có thỏa thuận trong hợp đồng về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

thương mại 13, trong trường hợp này, nếu hai bên chưa thực hiện giải quyết

tranh chấp bằng trọng tài mà khởi kiện ra tòa án thì sẽ bị tòa án thụ từ chối thụ

lý14

 và buộc phải giải quyết bằng trọng tài trước. 

Hội đồng trọng tài sẽ ra quyết định sau khi cân nhắc mọi chứng cứ và lập luậncủa các bên. 

Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp này là có tính linh hoạt, tạo

quyền chủ động cho các bên; tính nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian có

thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật. Trọng tài tiến hành

giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc án, quyết định trọng tài không được

công bố công khai, rộng rãi. 

Theo nguyên tắc này họ có thể giữ được bí quyết kinh doanh cũng như danh

dự, uy tín của mình. Giải quyết trọng tài không bị giới hạn về mặt lãnh thổ do

các bên có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm trọng tài nào để giải quyết tranh

chấp cho mình. 

Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, đây là ưu thế vượt trội so với

hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa giải. Sau khi trọng tài

đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ

chức hay tòa án nào. 

 Nhược điểm: Giải quyết bằng phương thức trọng tài đòi hỏi chi phí tương đối

cao, vụ việc giải quyết càng kéo dài thì phí trọng tài càng cao. Việc thi hành

quyết định trọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi như việc thi

hành bản án, quyết định của tòa án. 

13 Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng Tài Thương Mại Số 54/2010/QH12

14 Điều 6 Luật Trọng Tài Thương Mại Số 54/2010/QH12

Page 34: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 34/69

26

1.6.4  Giải quyết bằng toà án

Theo Điều 29 BLTTDS 2004 quy định thẩm quyền của toà án. 

Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa cá nhân, tổchức có đăng kí kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm: 

Mua bán hàng hoá;

Cung ứng dịch vụ; 

Phân phối; 

Đại diện đại lý; 

Ký gửi; 

Thuê, cho thuê, thuê mua;

Tư vấn về kỹ thuật; 

Xây dựng; 

Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt đường thuỷ, nội

địa; Vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không , đường biển; 

Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá trị khác; 

Đầu tư, tài chính, ngân hàng; 

Bảo hiểm; 

Thăm dò, khai thác; 

Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ

chức với nhau có mục đích lợi nhuận. 

Tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty, giữa các thành viên công ty

với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sát nhập, hợp nhất,

chia tách chuyển đổi hình thức của công ty. 

Các tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định. 

Page 35: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 35/69

27

 Như vậy thẩm quyền giải quyết của toà án bao gồm rất nhiều hoạt động trong

lĩnh vực kịnh doanh thương mại, tuy nhiên chủ thể của hợp đồng chỉ gồm cá

nhân và tổ chức, với mục đích là lợi nhuận, trong đó hợp đồng đại lý với mục

đích và chủ thể như trên là do toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. 

Thủ tục giải quyết các vụ án theo bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 bao gổm

các bước sau: 

Khởi kiện và thụ lý vụ án; 

Chuẩn bị xét xử vụ án; 

Phiên toà sơ thẩm; 

Thủ tục phúc thẩm; 

Thủ tục xem xét lại bản án (quyết định) đã có hiệu lực pháp luật; 

Thi hành bản án (quyết định) của toà án; 

 Ngoài ra các tranh chấp hợp đồng được giải quyết bằng 2 cơ quan toà án khác

nhau là Toà Kinh tế và Toà Dân sự.

Theo quy định hiện hành thì Toà Kinh tế và Toà Dân sự có chức năng khácnhau. Toà Dân sự có nhiệm vụ giải quyết các vụ việc dân sự trong đó có tranh

chấp về hợp đồng dân sự, Toà Kinh tế có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp

kinh tế trong đó có cả các tranh chấp về hợp đồng đại lý. 

 Như vậy thuận lợi của toà án là có tính bắt buộc và cưỡng chế rất cao. Tố tụng

tại Tòa án, các bên không phải trả thù lao cho Thẩm phán, ngoài ra p hí hành

chính rất hợp lý, các bên tranh chấp chỉ mất chi phí cho các luật sư trong việc

tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi cho họ. Các Tòa án, đại diện cho chủ quyềnquốc gia, có thể triệu tập bên thứ ba và nhân chứng ra trước Tòa án, đây là

quyền cưỡng chế mà trọng tài viên không có.

Tuy nhiên, phương pháp này có nhiều bất lợi vì thủ tục xét xử công khai sẽ

không cho phép các bên giữ được bí mật kinh doanh và quá trình xết xử kéo

dài phức tạp. Còn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương

mại có rất nhiều ưu điểm nổi bật. 

Page 36: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 36/69

28

Thứ nhất : về tính chung thẩm, phán quyết của Tòa án thường bị kháng cáo

hay kháng nghị. Còn đa số các quyết định Trọng tài không bị kháng cáo, chỉ

có thể dựa vào một vài lý do để khước từ quyết định Trọng tài tại Tòa án. Và

thường lý do đó là do những sai sót trong thủ tục cơ bản. 

Thứ hai: về tính trung lập, Mặc dù Thẩm phán có thể khách quan xong họ vẫn

 phải phụ thuộc vào những quy định của pháp luật, sử dụng ngôn ngữ và áp

dụng quy tắc tố tụng do pháp luật quy định gắn liền với quốc tịch của các họ.

Còn các bên có thể bình đẳng về nơi tiến hành Trọng tài, ngôn ngữ sử dụng,

quy tắc tố tụng, quốc tịch của các trọng tài viên, và đại diện pháp lý khi đưa

tranh chấp của mình ra giải quyết tại Trọng tài. 

Thứ ba: không phải tất cả các Thẩm phán đề có chuyên môn về lĩnh vực nào

đó. Ví dụ, trong các tranh chấp về sáng chế, ngân hàng. Trong các vụ kiện kéo

dài, có thể có nhiều Thẩm phán kế tiếp nhau xét xử vụ kiện. Việc xét xử hai

cấp đã thấy rõ điều đó, Thẩm phán giải quyết tại phiên tòa sơ thẩm khác với

Thẩm phán tại phiên phúc thẩm. Khi giải quyết tại Trọng tài thì lại khác, các

 bên có thể lựa chọn các trọng tài viên có trình độ chuyên môn cao miễn là

trọng tài viên độc lập. Thông thường thì các trọng tài viên theo kiện từ đầuđến cuối.

Thứ tư : về tính linh hoạt, đa số các quy tắc tố tụng Trọng tài quy định rất linh

hoạt việc xác định thủ tục Trọng tài, phiên họp giải quyết tranh chấp, thời

hạn, địa điểm tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp và nơi các trọng tài

viên gặp gỡ, thời gian soạn thảo quyết định trọng tài. Còn Tòa án bị ràng buộc

nghiêm ngặt bởi các quy tắc tố tụng của pháp luật.

Thứ năm: về tính bí mật, các phiên xét xử cũng như các phán quyết Tòa án làcông khai. Còn các phiên giải quyết tranh chấp của Trọng tài không được tổ

chức công khai và chỉ có các bên nhận được quyết định. Đây là một ưu điểm

lớn của Trọng tài khi vụ kiện liên quan đến các bí mật thương mại hay phát

minh, các đìều khoản chính trong hợp đồng bao gồm cả những điều khoản về

tính bí mật phải tuân thủ trong tố tụng trọng tài. Bởi tính bí mật là rất quan

trọng trong tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ nên các điều khoản bổ sung về

Page 37: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 37/69

29

tính bí mật có thể được các bên lập hoặc được trọng tài viên lập để đảm bảo

tính bí mật trong tố tụng Trọng tài. 

Thứ sáu: phán quyết của Tòa án thường rất khó đạt được sự công nhận quốctế, phán quyết của Tòa án được công nhận tại một nước khác thường thông

qua một hiệp định song phương hoặc theo các quy tắc rất nghiêm ngặt. Còn

quyết định trọng tài đạt được sự công nhận quốc tế thông qua một loạt các

công ước quốc tế và đặc biệt là công ước New York năm 1958 về công nhận

và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài. 

Chính vì những ưu điểm trên của hình thức giải quyết bằng trọng tài mà hiện

nay trong hầu hết các tranh chấp thương mại, các chủ thể đều có ý định đưatranh chấp ra trọng tài 

Page 38: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 38/69

30

CHƢƠNG 2 

2. THỰ C TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰ C HIỆN HỢP ĐỒNG

ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TY2.1  Khái quát về hoạt động đại lý tại công ty

Sau thời gian thành lập và đi vào hoạt động, một năm sau công ty bắt đầu

triển khai bán hàng qua kênh bán hàng qua đại lý. Đến thời điểm này Nhật

 Nam đã triển khai hơn 40 đại lý trong khắp Việt Nam. Hệ thống này đã mang

lại gần 50% doanh thu của toàn công ty. Tùy vào điều kiện sẵn có của các đối

tác đại lý mà Nhật Nam lựa chọn hình thức đại lý khác nhau, cụ thể là:   Đại lý bán đúng giá và hưởng hoa hồng (đại lý mức 1): đây là hình thức

đơn giản nhất đối với các đối tác đại lý, các đại lý chỉ việc bán hàng

đến cuối tháng hoặc cuối quý (tùy vào doanh thu) sẽ được Nhật Nam

quyết toán hoa hồng. Sau khi bán hàng, việc triển khai phần mềm đến

khách hàng (bao gồm công việc cài đặt và hướng dẫn sử dụng phần

mềm) do nhân viên của Phòng Triển khai của Nhật Nam đảm nhận.

 Nghĩa sau, sau khi ký kết hợp đồng với khách hàng thì trách nhiệm củađại lý đối với khách hàng đã hết. Khách hàng sẽ ký hợp đồng trực tiếp

với Nhật Nam, đại lý với vai trò là nhân viên bán hàng của công ty. 

  Đại lý  bán hàng và triển khai phần mềm (đại lý mức 2): hình thức đại lý

này thì cao hơn đại lý nêu trên, để thực hiện được hình   thức này yêu

cầu đối tác đại lý phải có đội ngũ triển khai phần mềm. Tuy nhiên, mức

hoa hồng mà đại lý được hưởng thường cao hơn nhiều so với hình thức

nêu trên. Trong trường hợp này, đại lý có thể trực tiếp ký kết hợp đồngvới khách hoặc Nhật Nam sẽ ký trực tiếp với khách hàng tùy thuộc vào

mức độ phức tạp của công việc triển khai hợp đồng. 

  Đại lý tự thực hiện công việc của mình như Nhật Nam (đại lý mức 3):  

Hình thức này cao nhất trong 3 hình thức đại lý. Đại lý tự đàm phám

giá cả với khách hàng (thường cho những hợp đồng lớn, phải đàm phán

giá cả) và ký kết hợp đồng với khách hàng. Nếu khách hàng có yêu cầu

chỉnh sửa phần mềm (customise) cho phù hợp với nhu cầu quản lý của

Page 39: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 39/69

31

khách hàng thì đại lý sẽ thực hiện luôn. Nhật Nam thu phí bản quyền

 phần mềm theo phí cố định đối với khách hàng mà đại lý cung cấp. 

 Nhật Nam hướng đến là một nhà cung cấp phần mềm cho các đại lý là chủyếu, lúc này đại lý trở thành khách hàng của Nhật Nam. Công ty đang từng

 bước thực hiện kế hoạch này bằng cách tổ chức các hội nghị đại lý tiềm nằng

và sẽ tiến hành hội thảo cũng như đào tạo phần mềm cho các đại lý. 

Trong thời gian vừa qua (từ khi có hoạt động đại lý đến nay), trong ba hình

thức trên thì đều có thuận lợi và khó khăn trong khâu thực hiện, đó là: 

  Hình thức đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng:

Thuận lợi: đại lý chỉ đóng vai trò trung gian tìm kiếm hợp đồng, các

công việc còn lại do công ty phụ trách, nên mức độ am hiểu về nhu

cầu của khách hàng công ty đều nắm được từ đó phục vụ khách

hàng tốt hơn. 

Khó khăn: do nhu cầu khách hàng khác nhau, nên việc cung cấp sản

 phẩm đóng gói ra thị trường có nhiều hạn chế nhất định.

  Hình thức đại lý tự triển khai phần mềm. 

Thuận lợi: tăng sự chủ động của đại lý trong việc thực hiện hợp

đồng, qua đó đại lý sẽ trãi nghiệm được những thuận lợi v à khó

khăn từ việc đó, từ đó đại lý sẽ bán hàng tốt hơn. 

Khó khăn: nhân viên đại lý thường không có chuyên môn cao, khi

triển khai gặp vấn đề khó không giải quyết được, thay vì liên hệ với

công ty để được chỉ dẫn thì họ lại không nói, từ đó không làm hài

lòng khách hàng.

  Hình thức đại lý tự chỉnh sửa theo yêu cầu của khách hàng 

Thuận lợi: trong hình thức này, công ty chỉ việc cung cấp bản quyền

cho đại lý, việc còn lại đại lý sẽ xử lý hết, từ việc bán hàng đến triển

khai sau đó là chỉnh sửa theo yêu cầu của khách hàng. Hình thức

này tạo cho đại lý tính chủ động cao nhất trong các hình thức trên. 

Page 40: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 40/69

32

Khó khăn: do sự thiếu kinh nghiệm cũng như sự am hiểu về phần

mềm, nhân viên đại lý khi khảo sát khách hàng không lấy hết yêu

cầu hoặc lấy yêu cầu không đúng, từ đó khả năng phục vụ khách

hàng không tốt lắm, không mang đến sự hài lòng tối đa cho khách

hàng.

Tóm lại, trong ba hình thức trên, mỗi hình thức đều có ưu điểm và nhược

điểm nhất định. Tuy nhiên công ty hướng đến những đại lý độc lập, xem việc

 bán hàng là việc sống còn của đại lý, từ đó đại lý sẽ tập trung vào chất lượng

sản phẩm cũng như các dịch vụ làm khách hàng thỏa mãn hơn. Cho đến nay,

hoạt động mang lại hiệu quả nhất cũng là hoạt động đại lý bán đúng giá, công

ty thực hiện hợp đồng.  Trong tương lai để mở   rộng thị trường công ty sẽ

không ngừng phát triển mô hình đại lý trong khắp Việt Nam. 

2.2  Quy trình phát triển đại lý

Để phát triển đại lý, trong Phòng kinh doanh sẽ có một bộ phận chuyên về

 phát triển đại lý, bộ phận này sẽ thâm nhập vào các thị trường và lập đại lý,

quy trình như sau: 

  Khảo sát thị trường: bộ phận này sẽ lập kế hoạch và đi đến các các tỉnh

thành phố để tiến hành khảo sát nhu cầu của thị để làm căn có có nên

mở đại lý ở đó không, nếu có thì bao nhiêu đại lý là phù hợp,một số

thông tin phải khảo sát là:

Số lượng doanh nghiệp: bộ phận này sẽ tiếp xúc với Sở Kế hoạch –  

Đầu Tư ở các tỉnh để xem số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập.

Bước kế tiếp, tiếp xúc với Cục Thuế/Chi cục thuế tại địa bàn đó xemsố lượng doanh nghiệp thực sự hoạt động.

Khảo sát nhu cầu thực sự: Từ số liệu bước một, bộ phận này sẽ lên

danh sách và tiến hành gửi thư mời và tổ chức hội thảo. Trong hội

thảo, sẽ phát phiếu lấy ý kiến về nhu cầu sử dụng phần mềm. 

Xây dựng kế hoạch đại lý: theo nhu cầu có được từ khảo sát, bộ

 phận này sẽ tính toán xem bao nhiều đại lý là phù hợp. 

Page 41: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 41/69

33

  Tổ chức đại lý: sau đó bộ phận này sẽ lên kế hoạch tiếp cận với một số

đối tác trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm và dịch vụ gần gũi với phần

mềm như: dịch vụ kế toán, kểm toán, văn phòng phẩm, cung cấp linh

k iện máy tính…từ đó làm việc về mở đại lý. Qua trao đổi sẽ nắm được

năng lực và nhu cầu mở rộng kinh doanh của từng đối tác. 

  Ký kết hợp đồng: sau khi chọn được một số đối tác phù hợp, tiến đến sẽ

đàm phán và ký hợp hợp đồng đại lý. 

2.3  Nhữ ng nội dung cơ bản trong giao kết hợp đồng đại lý

2.3.1  Điều khoản điều kiện đại lý

Điều khoản này nhằm thỏa thuận về điều kiện để trở thành đại lý cũng như

cấp đại lý như là: 

   Nhân viên đại lý phải có trình độ nhất định về phần mềm kế toán của

 Nhật Nam để đảm bảo có thể tư vấn được cho khách hàng.

  Điều kiện về cơ sở vật chất cũng như máy tính 

2.3.2 

Điều khoản chi phí giá cả Điều khoản này nhằm xác định giá bán của đại lý đến khách hàng, sở dĩ có

điều kiện này là để đảm bảo các đại lý phải bán theo giá của công ty quy định,

tránh trường hợp mỗi nơi mỗi giá, điều khoản này bao gồm: 

  Giá bán của phần mềm cài đặt trên máy chủ (server) 

  Giá của phần mềm cài đặt trên máy trạm (client) 

  Thay đổi giá: trong trường hợp công ty cố thay đổi giá thì công ty sẽgửi thông báo đến từng đại lý, và các đại lý sẽ áp dụng theo thông báo

đó. 

2.3.3  Điều khoản hoa hồng và thanh toán

Điều khoản này quy định mức hoa hồng mà đại lý được hưởng cũng như

 phương thức thanh toán của đại lý, điều khoản này bao gồm:  

  Quy định mức hoa hồng: Hoa hồng được hưởng trên mỗi hợp đồng là20% trị giá hợp đồng. 

Page 42: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 42/69

34

  Trường hợp Đại lý thực hiện trong tháng giá trị ký kết với khách hàng

trên 50 triệu đồng, thì phần trên đó sẽ được tính thêm 5% trên phần

vượt. 

  Thời hạn thanh toán: Hàng tháng công ty sẽ quyết toán doanh thu mà

đại lý thực hiện được để xác định hoa hồng được hưởng của đại lý.

Công ty sẽ gửi “Giấy báo hoa hồng” đến đại lý để đại lý xác nhận sau

đó sẽ chuyển tiền thanh toán đến đại lý sau đó 5 ngày. 

2.3.4  Điều khoản Quyền và nghĩa vụ của đại lý

Trong điều khoản này bao gồm quyền và nghĩa vụ của đại lý, qua đó người

tham gia đại lý có thể đánh giá được mức độ tương xứng giữa quyền và nghĩa

vụ của mình. 

  Quyền của đại lý: nêu các quyền mà đại lý được hưởng: 

Được tham gia các khóa huấn luyện về nghiệp vụ bán hàng, giới

thiệu sản phẩm (demo), cũng như các quy trình kinh doanh.

Được nhận các catologe và các tài liệu về sản phẩm đi kèm khi bán

sản phẩm. 

Được chủ động mở rộng các công tác viên của mình 

   Nghĩa vụ của đại lý: 

Tôn trọng quyền tác giả đối với sản phầm phần mềm của công ty,

không được tự ý sao chép, chỉnh sửa thành phần mềm riêng của

mình khi chưa được sự đồng ý của công ty. 

Chịu trách nhiệm tư vấn sản phẩm đến khách hàng. 

Chịu trách nhiệm giám sát và kiểm tra của công ty. 

Hàng tháng phải họp các đại lý cùng với công ty theo lịch được

thông báo.

2.3.5  Điều khoản Quyền và nghĩa vụ của Nhật Nam

  Quyền của Nhật Nam 

Page 43: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 43/69

35

Quy định giá bán của sản phẩm và mức chiết khấu hoa hồng mà đại

lý được hưởng 

Kiểm tra, giám sát đại lý. Yêu cầu đại lý nâng cao năng lực bán hàng, cũng như các điều kiện

khác để thực hiện kinh doanh được tốt hơn. 

   Nghĩa vụ của Nhật Nam 

Tổ chức đào tạo tư vấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho các đại lý theo

đúng lịch trình đã thỏa thuận. 

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, sửa lỗi sản phẩm cũngnhư các sự cố xẩy ra khi cung cấp phần mềm cho khách hàng.

Chịu trách nhiệm về quyền sở hữu trí tuệ khi có tranh chấp nếu có. 

Thanh toán hoa hồng đại lý đúng thời hạn. 

2.3.6  Điều khoản xử lý tranh chấp

Điều khoản này quy định về xử lý tranh chấp nếu có giữa Nhật Nam và bên

đại lý. Phương thức và cách thức tiến hành sao cho tốt nhất giữa hai bên, quy

định này như sau: 

  Phương thức thương lượng: trong điều khoản này Nhật Nam đề cao

tinh thần hợp tác, nên nếu có tranh chấp xẩy ra thì hai bên sẽ thương

lượng trước, cố gắng đạt được kết quả tốt nhất. 

  Phương thức tòa án: trường hợp nếu không thương lượng được, hai bên

sẽ tiến hành giải quyết bằng tóa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. 

2.4  Thự c tế thự c hiện các điều khoản về hợp đồng đại lý tại

Công ty

2.4.1  Trong quá trình ký kết

Vấn đề khó khăn nhất là làm sao để các đối tác hiểu được sự thấu đáo của lĩnh

vực phần mềm, bản thân lĩnh vực này có những đặc thù nhất định. Vì vậy,

một hợp đồng nên dài hay ngắn đủ để đôi bên hiểu rõ được trách nhiệm cũng

Page 44: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 44/69

36

như quyền lợi khi tham gia ký kết đang được công ty hướng đến. Trong quá

trình tiến hành ký kết thường xẩy ra một số hiểu lầm như sau: 

 Đại lý không hiểu được tính năng cũng như khả năng đáp ứng được của phần mềm khi đi tư vấn cho khách hàng. Điều này có thể được xuất

 phát từ năng lực của nhân viên khi đi tiếp xúc với khách hàng. Cuối

cùng sự mong đợi của khách hàng khác xa với những gì mà khách hàng

đã trao đổi cũng như đã thỏa thuận với nhân viên bán hàng của đại lý. 

  Thù lao của đại lý phụ thuộc vào doanh số thực hiện được, điều này đã

đẩy họ đến việc làm sao để thực hiện được nhiều hợp đồng  nhất đến có

thể, vào họ đã không ngần ngại “hứa” với khách hàng rằng “tất cả đềucó thể” mà không biết giới hạn của việc cung cấp sản phẩm đến đâu. 

2.4.2  Trong quá trình thự c hiện vớ i khách hàng

Quy trình làm việc với khách hàng như sau: 

  Bước 1: đại lý tìm kiếm khách hàng, sau đó báo về công ty, công ty sẽ 

cử nhân viên đến khách hàng để tiến hành ký k ết hợp đồng. Trong bướ c

này, nhân viên công ty không làm lại những gì mà nhân viên đại lý đãlà mà chỉ đơn thuần về hợp đồng.

  Bướ c 2: sau khi hợp đồng đã ký kết, công ty sẽ cử nhân viên triển khai

đến khách hàng để thực hiện hợp đồng. Trong bướ c này, nhân viên sẽ 

tiến hành cài đặt và hướ ng dẫn sử dụng.

  Bướ c 3: nghiệm thu và thanh lý hợp đồng. Sau khi hoàn tất các công

việc trong hợp đồng cung cấp vớ i khách hàng, thì khách hang và công

ty sẽ tiến hành nghiệm thu sản phẩm.

Quy trình thực hiện là như vậy, tuy nhiên trong qua trình thực hiện sẽ gặp

nhiều vướ ng mắc giữa công ty, đại lý vớ i khách hàng, một số vướ ng mắc đó

là:

   Như đã đề cập ở trên, sau khi hợp đồng đã ký kết, nhân viên triển khai

của Nhật Nam đến khách hàng để tiến hành các công việc trên hợ p

đồng, lúc này khách hàng sẽ đề cập đến những vấn đề mà nhân viênbán hàng (của đại lý) đã “hứa” vớ i họ. Nhân viên triển khai không biết

Page 45: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 45/69

37

phải làm sao trong trườ ng hợ p này. Nếu thoái thác thì sẽ làm mất úy tín

của công ty, nếu thực hiện thì chi phí sẽ vượ t xa phần giá trị của hợ p

đồng.

  Trong quá trình sử dụng, đôi khi khách hàng lại muốn tiếp xúc vớ i

người bán hàng (thường nhân viên bán hàng ăn nói rất dễ  nghe) để 

đượ c hỗ trợ  về sử dụng, thay vì những nhân viên này trả lờ i hoặc

chuyển nội dung yêu cầu lại cho nhân viên triển khai thì họ lại không

làm như vậy. Họ  xem như đã hết trách nhiệm và có hành vi cư xữ 

không đúng vớ i chuẩn mực của một nhân viên cho lắm. Khách hàng

cảm thấy không hài lòng về điểm này.

2.4.3  Trong quá trình thự c hiện với đại lý

Đại lý không phải chỉ kinh doanh sản phẩm phần mềm, mà họ thường đã và

đang kinh doanh các sản phẩm cung cấp cho doanh nghiệp như là cung linh

kiện máy vi tính, cung cấp thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm, dịch vụ k ế 

toán, kiểm toán, …nên khi họ làm đại lý cho công ty họ không chú trọng và

tập trung vào mảng này lắm nhất là khi các công việc của họ đang gặp đượ c

thuận lợ i. Vì vậy, vấn đề đảm bảo tình hình doanh số của mỗi đại lý thườ ng

gặp khó khăn.

Vấn đề lỗi k ỹ thuật: thực tế ngườ i sử dụng cũng như đại lý không thể xác định

đượ c lỗi nào thuộc về phần mềm và lỗi nào thuộc về các yếu tố khác. Sự hiểu

biết không rõ ràng này dẫn đến những tranh cãi là có các đối tác giảm sự tín

nhiệm vớ i nhau. Lỗi k ỹ thuật xuất phát từ việc lập trình gây ra, bên cạnh lỗi

này còn có nguyên nhân từ máy tính, hệ điều hành, sự xung đột (conflict) giữa

các ứng dụng khác (application), mà sự thể hiện ra bên ngoài đôi khi lại giống

nhau. Từ đó, ngườ i sử dụng cũng như đại lý thường đỗ lỗi cho nhau và làm

giảm uy tín của công ty.

Một số nhân viên của đại lý, sau khi nghỉ việc đã lấy phần mềm (đã bẻ khóa)

và cung cấp cho khách hàng. Họ đã âm thầm làm việc này mà công ty không

hề hay biết, đã làm thất thoát một lượ ng lớ n khách hàng cho công ty. Tuy

nhiên vấn đề sẽ  đi xa hơn là khi sử dụng, khách hàng không đượ c một sự hướ ng dẫn cũng như tư vấn đầy đủ từ phía nhà cung cấp (do các nhân viên

Page 46: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 46/69

38

này thườ ng không hiểu biết đầy đủ về sản phẩm) nên họ có những cảm nhận

không đúng về sản phẩm, điều này làm mất đi một lượ ng khách hàng tiềm

năng khi mà họ truyền miệng cho ngườ i khác về vấn đề này.

2.4.4  Các vấn đề phát sinh ngoài hợp đồng

 Như đã đề cập ở trên, có 3 chủ thể tham gia khi thực hiện với khách hàng. Vì

vậy, trong quá trình thực hiện hợp đồng từ công đoạn cài đặt cho đến nghiệm

thu chương trình phần mềm hai bên gặp không ít những điều bất cập giữa

thỏa thuận ban đầu và các yêu cầu mong muốn từ phía khách hàng. Chính vì

lẻ đó mà việc phát sinh ra điều khoản ngoài hợp đồng là một điều tất yếu

không tránh khỏi. Khi đó, việc phát sinh thêm sẽ cung khách hàng ký kết mộtPhụ lục ghi nhận việc làm thêm đó. Trong trường hợp này thì đại lý không

tham gia vào, vì đây nằm ở khâu thực hiện. Thực tế, sự việc này có thể dẫn

đến kết quả là: 

  Ký  phụ lục hợp đồng: hai bên cùng thống nhất lập phụ lục hợp đồng

thỏa thuận những điều khoản với những nội dung mới được các bên

đồng thuận

  Tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ thực hiện hợp đồng. 

Các bên không thể thống nhất các vấn đề mới phát sinh đưa vào thành phụ lục

để thực hiện tiếp theo, thay vào đó các bên cho rằng đối tác vi phạm các điều

khoản đã cam kết, đồng thời đi đến quyết định tạm ngừng, đình chỉ hay

nghiêm trọng hơn là hủy bỏ hợp đồng. 

2.4.5  Vấn đề tranh chấp

Một số đại lý ở mức 2 (họ bán hàng và triển khai phần mềm) không thực hiện

đúng như hợp đồng đại lý đã cam kết là họ phải cử nhân viên đến khách hàng

để triển khai thực hiện hợp đồng. Ban đầu thì họ thực hiện đến một thờ i gian

sau, thì họ lại thoái thác công việc này cho Nhật Nam, vì bảo vệ lợ i ích cho

khách hàng công ty đã phải đảm trách việc này. Chính điều này đã dẫn đến

những tranh chấp từ  phía công ty và đại lý. Thườ ng thì những việc này đượ c

giải quyết bằng phương thức thương lượng, đến này chưa có vụ việc nào phải

khở i kiện ra tòa. Khi thương lượng, thườ ng thì họ nhận trách nhiệm về mình

Page 47: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 47/69

39

là do không đủ nhân lực, và họ có nhiều việc phải làm thay vì chỉ có phần

mềm. Để việc thương lượ ng k ết thúc, thườ ng thì họ bị trừ một tỷ lệ hoa hồng

nhất định để  bù đắp vào chi phí mà công ty đã làm thay đại lý.

Sự việc này, làm mất nhiều thời gian để đàm phán và thương lượ ng với đại lý.

Việc công ty cắt bớ t hoa hồng của đại lý cũng là một điều bất đắc dĩ, tuy

nhiên nếu không có một chế tài ràng buộc sát sao hơn thì thì trạng này không

chấm dứt mà vẫn còn tiếp diễn.

Page 48: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 48/69

40

CHƢƠNG 3 

3. KIẾN NGHỊ 

3.1  Một số bất cặp về hợp đồng đại lý

3.1.1  Từ  phía đại lý

Đại lý thường không hiểu đúng về lĩnh vực phần mềm, nên họ không nhìn

nhận để kinh doanh lĩnh vực này họ cần phải đầu tư đúng mực. Đầu tư về

nhân lực để có thể thực hiện tốt các hợp đồng. Đầu tư về phát triển khách

hàng, thường xuyên mở rộng quan hệ với các hiệp hội doanh nghiệp để tìm

kiếm thêm doanh nghiệp mới. Chăm sóc tốt khách hàng họ sẽ được kháchhàng giới thiệu cho khách hàng khác.

Do sự hạn chế của mình, nên đại lý thỏa thuận với khách hàng thường không

đạt được mục tiêu cuối cùng. Nên khi thực hiện có nhiều vấn đề phát sinh sau

đó mà việc giải quyết gặp nhiều trở ngại. 

3.1.2  Từ phía công ty

Tập trung vào mục đích phát triển rộng thị trường qua hình thức đại lý, sựphát triển nhanh này sẽ dẫn đến yếu kém trong không giám sát và thực thi của

các đại lý. Các sự cố xẩy ra thường công ty tiếp nhận trễ hơn nhiều so với

thực tế nên giải quyết cho thỏa mãn khách hàng không được thực hiện tốt

lắm. 

Việc soạn thảo hợp đồng, một số điều khoản không thực sự là sự ràng buộc

chặt chẽ giữa quyền và nghĩa vụ của hai bên. Khi thực hiện thì xa rời với

những gì đã ký kết. Do đó, đây cũng là một trong những nguyên nhân chínhdẫn đến việc áp dụng pháp luật trong khâu ký kết và thực thi với đại lý  chưa

thực sự hiểu quả. 

3.2  Kiến nghị 

3.2.1  Hoàn thiện khâu chuẩn bị ký kết hợp đồng

Để tránh được tình trạng hai bên chưa thực sự hiểu biết về công việc mà sẽ

giao kết, Nhật Nam cần phải trao đổi kỹ lưỡng với các đại lý trước khi ký kết

Page 49: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 49/69

41

hợp đồng. Các vấn đề liên quan đến sự hiểu biết nhất định về phần mềm cần

 phải được bàn bạc với bên đối tác rằng đây là điều kiện tiên quyết để có thể

làm đại lý về phần mềm. Vì vậy, đòi hỏi họ khi tham gia đại lý phải thường

xuyên cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ để đi  tư vấn và chuyển

giao phần mềm được tốt hơn.

Vấn đề chất lượng phục vụ trong đó bao gồm chất lượng phần mềm và chất

lượng chuyển giao phần mềm phải được trao đổi với đối tác. Trong quá trình

thực hiện đại lý, họ không được có những hành vi là ảnh hưởng đến uy tín của

công ty làm giảm long tin của khách về sản phẩm và dịch vụ của công ty. 

3.2.2  Hoàn thiện nội dung hợp đồngKhông phải đại lý nào cũng hoạt động trong công nghệ thông tin, nên sự hiểu

biết về phần mềm (đặc biệt là các phần mềm quản lý doanh nghiệp) có giớ i

hạn. Vì vậy, trong phần mềm cần phải làm rõ ràng những nội dung cần thiết

để tránh hiểu nhằm về sau, một số nội dung nên sửa đổi và bổ sung là:

3.2.2.1  Điều khoản định nghĩa thuật ngữ  

Ngôn ngữ trình bày trong hợp đồng đại lý đôi khi có những thuật ngữ mà sự 

hiểu biết có thể không nhất quán dẫn đến hiểu lầm, đơn cử một số thuật ngữ 

sau:

  Mạng nội bộ (Local Network Area): Thuật ngữ này một số đối tác có

thể hiểu nhầm giữa mạng internet vớ i mạng nội bộ. Sự hiểu nhằm này

có thể dẫn đến hiểu nhầm về khả năng sử dụng của phần mềm k ế toán

trong môi trường internet và môi trườ ng mạng nội bộ.

  Máy chủ (server): Thuật ngữ này có thể hiểu lầm giữa một Máy chủ 

chuyên dụng vớ i một máy tính cá nhân có chức năng là một máy chủ.

Sự hiểu lầm này có thể dẫn đến mức độ đầu tư của khách hàng khi sử 

dụng phần mềm (vì mua một máy chuyên dụng sẽ tốn chi phí cáo hơn

rất nhiều so vớ i một máy tính cá nhân bình thườ ng).

  Máy trạm (client): Thuật ngữ này có thể làm hiểu lầm giữa một máy

tính ngang hàng trong mạng nội bộ vớ i một máy tính trong mạng

Page 50: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 50/69

42

internet. Sự hiểu lầm này có thể dẫn đến hiểu sang về khả năng ứng

dụng của phần mềm.

 Khắc phục sự cố: Thuật ngữ này có thể hiểu nhầm là có thể khôi phụcđượ c lại trạng thái ban đầu nếu có sự cố xẩy ra. Sự hiểu lầm này có thể 

làm đối tác mong đợ i hơn những gì có thể làm đượ c thực tế.

  Lỗi k ỹ thuật: Lỗi k ỹ thuật là lỗi do k ỹ thuật lập trình ra sản phẩm ngoại

trừ yếu tố hành bên ngoài

3.2.2.2  Điều khoản bấ t khả kháng

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố kháchquan như máy móc thiết bị, bên thứ   ba như nhà cung cấp dịch vụ  đườ ng

truyền Internet, vì vậy trong quá trình làm việc những yếu tố này ảnh hưở ng

rất lớn đến khả năng thực hiện đượ c hợp đồng theo đúng hạn hay không. Vì

vậy, để  tránh đượ c những tranh cải về các trườ ng hợ p nằm ngoài tầm kiểm

soát của hai bên thì nên định rõ các trườ ng hợ p bất khả kháng có thể xẩy ra

như: 

  Sự cố virus: sự cố do virus máy tính gây ra nằm ngoài khả năng kiểmsoát của hai bên. Vì vậy, nếu do sự cố này gây ra thì hai bên phải loại

trừ đây không phải là nguyên nhân chủ quan của bên còn lại.

  Hư ổ cứng chứa dữ liệu: sự kiện này thuộc về thiết bị lưu trữ của máy

tính, trong trườ ng hợp hư ổ cứng làm mất hết dữ liệu và chương trình

phần mềm thì điều này không phải là nguyên nhân chủ quan của hai

bên.

3.2.2.3  Điều khoản bảo v ệ quy ền sở hữ u trí tuệ 

Trong nhiều trường hợp, các đại lý sử dụng phần mềm vào những việc khác

hoặc nhân viên sau khi nghỉ lấy phần mềm ra bán cho khách hàng thì cần một

điều khoản ràng buộc bên đại lý phải cam kết không vi phạm điều này. 

  Bên đại lý phải tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ thuộc về công ty Nhật

 Nam, bên đại lý không được tự ý sao chép phần mềm sử dụng vào việc

Page 51: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 51/69

43

khác không nhằm mục đích kinh doanh như trong hợp đồng đại lý đã

ký kết. 

 Bên đại lý có trách nhiệm quản lý nhân viên của mình và chịu tráchnhiệm về mọi hành vi của nhân viên mình lấy phần mềm của công ty

 bán cho khách hàng khi không có sự đồng ý của Nhật Nam và không

nằm trong phạm vi của hợp đồng đại lý. 

3.2.2.4  Điều khoản phạt hợp đồng

Đây là một điều khoản mang tính chế tài trong quá trình thực hiện nhằm điều

chỉnh hành vi một cách kịp thời của các bên trong quá trình thực hiện hợp

đồng. Đồng thời điều khoản này cũng là căn cứ pháp lý theo đó các bên có

căn thực hiện khi có sự vi phạm xảy ra. Điều khoản này sẽ quy định rõ trường

hợp nào thì áp dụng phạt hợp đồng, đề nghị như sau: 

  Thanh toán trễ hạn: việc bên đại lý thanh toán trễ hạn doanh thu cho

công ty sẽ bị phạt. 

  Vi phạm trong việc bảo vệ quyền sở hữu: trường hợp bên đại lý sao

chép phần mềm cho bên thứ ba mà không nằm trong việc cung  cấp bánhàng thì xem như là một trường hợp cố ý vi phạm và tổn hại đến lợi ích

của công ty. 

3.2.2.5  Điều khoản độc quy ền

Điều khoản này nhằm xác định rõ với bên đại lý là bên đại lý không được độc

quyền khu vực, các đại lý khác có thể bán hàng hàng trong khu vực.  Khi một

khách hàng có nhiều đại lý chào hàng, thì phải ưu tiên cho đại lý nào đến chào

hàng trước. Các đại lý còn lại phải rút lui khỏi khách hàng đó. 

3.2.3  Chuyên môn hóa hợp đồng

Để tránh tình trạng mỗi nhân viên tự soạn hợp đồng rồi trình ký sau khi đàm

phám, điều này sẽ dẫn đến các điều khoản không đảm bảo tính pháp lý đôi khi

lại mâu thuẫn với các điều khoản khác. Điều này hay xẩy đối với các điều

khoản mới đượ c thêm vào (sử dụng hợp đồng mẫu để soạn thảo). Nhật Nam

nên có bộ phận chuyên trách về soạn thảo hợp đồng và giám sát việc thực thi

Page 52: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 52/69

44

của hợp đồng sao cho có hiệu quả nhất, để làm được điều này thì Nhật Nam

nên:

 Thành lập và tuyển dụng bộ phận pháp chế trong công ty. Bộ phận nàysẽ hỗ trợ việc thực thi pháp luật trong công ty như vấn đề sở hữu trí tuệ,

hợp đồng cung cấp, hợp đồng đại lý và lao động. Bên cạnh đó, khi có

tranh chấp xẩy ra, vớ i chuyên môn của mình thì bộ phận này sẽ giải

quyết có hiệu quả hơn so với trước đây là do nhân viên phụ trách đại lý

đi giải quyết.

  Bồi dưỡ ng và nâng cao kiến thức luật pháp cho các nhân viên thực hiện

việc soạn thảo và thực thi hợp đồng. Điều này không những giúp họ cócách nhìn rõ hơn về hệ thống luật pháp mà còn vận dụng vào công việc

sao cho có lợ i cho công ty nhất.

Page 53: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 53/69

45

4. KẾT LUẬN

Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý doanh nghiệp là một điều thuận lợi

so với các doanh nghiệp khác (doanh nghiệp chưa ứng dụng), đặc   biệt là ứngdụng các phần mềm quản lý vào trong công tác điều hành của doanh nghiệp

sẽ mang lại nhiều lợi ích nhất định như giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí 

nhân công. Vì vậy, thị trường phần mềm còn nhiều khoảng trống rộng lớn ở 

Việt Nam cần lấp vào những khoản trống đó,  Nhật Nam đã sử dụng nhiều

 phương thức kinh doanh để xâm nhập nhanh chóng vào thị trường, trong đó

có phương thức đại lý chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược này. Tuy

nhiên khi thực hiện, Nhật Nam và đại lý ràng buộc nhau bởi hợp đồng đại lýnhằm xác định rõ trách nhiệm quyền và nghĩa vụ của hai bên còn nhiều vướng

mắc.

Cho đến nay, do còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định trong khâu soạn thảo hợp

đồng cũng như việc nghiên cứu áp dụng các văn bản pháp luật áp dụng vào

hợp đồng nên hợp đồng này chỉ mang tính hình thức chưa trú trọng vào thực

tiễn hoạt động đại lý cũng như các quy định pháp luật hiện hành. Để khắc

 phục những hạn chế này, Nhật Nam nhất thiết thực hiện đồng bộ từ giai đoạnchuẩn bị ký kết hợp đồng, hoàn thiện nội dung hợp đồng và thiết lập bộ phận

chuyên trách soạn thảo hợp đồng đại lý. 

Trong quá trình thực hiện đề tài, do có nhiều hạn chế về thời gian và kiến thức

có giới hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung. Rất mong được

sự đóng góp từ phía Quý Thầy Cô của Khoa Luật Kinh doanh. 

Page 54: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 54/69

PHỤ LỤC 1 - BÁO CÁO GIỚ I THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰ C TẬP

Ngườ i làm báo cáo:

Họ và tên: Nguyễn Hữu Quy

Lớ p: Luật kinh doanh 3 – Khóa 13

MSSV: 3310107635

Nội dung báo cáo

1. Thông tin đơn vị thực tập 

Tên công ty: CÔNG TY CP PHẦN MỀM DOANH NGIỆP NHẬTNAM

Tên giao dịch:  VIETBIRD CORPORATIONĐịa chỉ:  366/5D CHU VĂN AN, P.12, Q.BÌNH THẠNH, TP.HCM Điện thoại:  08.35161008 FAX: 08.35160975Website: www.vietbird.com.vn

Email: [email protected]

2. Lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển tại đơn vị 

Công ty CP Phần Mềm Doanh Nghiệp Nhật Nam (Sau đây gọi là Nhật

 Nam) đượ c thành lập vào ngày 27/07/2007, tiền thân các sáng lập viên từ các

công ty phần mềm hàng đầu ở TP.Hồ Chí Minh.

Vốn điều lệ công ty đăng ký kinh doanh là 10 tỷ đồng, vốn này đượ c hình

thành từ các cổ đông và đượ c các cổ đông góp đủ sau 3 tháng thành thành lập.

Hiện tại các cổ đông hiện hữu của công ty khoảng 32 thành viên, trong đó các cổ 

đông là các nhân viên là 17 người, hàng năm công ty có chính sách thưở ng cổ 

phiếu cho các nhân viên có đóng góp tích cực vào hoạt động sản xuất kinh doanh

của công ty.

Page 55: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 55/69

3. Lĩnh vực hoạt động 

Công ty Nhật Nam hoạt đông trong lĩnh vực phần mềm, Nhật Nam sản xuất

và cung cấp phần mềm quản lý doanh nghiệp ra thị trườ ng. Sản phẩm chủ yếu làphần mềm Kế toán (Vietbird Accounting), phần mềm quản lý khách hàng

(Vietbird CRM), phần mềm quản lý bán hàng (Vietbird Sales), phần mềm quản

lý sản xuất (Vietbird Production), và hệ thống quản lý doanh nghiệp toàn diện

(Vietbird ERP).

Bên cạnh những hoạt động chính, công ty còn gia công phần mềm cho các

đối tác trong và ngoài nước. Đối tác trong nướ c, là thiết kế và lập trình các phầnmềm theo yêu cầu đặt hàng của khách hàng, các phần mềm này thườ ng có những

tính năng chuyên biệt cho khách hàng đó, ít khi đượ c sử dụng lại cho khách hàng

khác. Đối tác nướ c ngoài, chủ yếu ở Nhật Bản, họ thuê Nhật Nam (outsourcing)

viết các phần hành (component) để họ tích hợ p (integrate) vào hệ thống của họ 

đang có. 

Page 56: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 56/69

4. Mô hình tổ chức công ty như sau: 

1.4.1  Đại Hội đồng cổ đông 

Đại Hội đồng cổ đông là tổ chức cao nhất trong công ty bao gồm tất cả cổ 

đông hiện hữu của công ty. ĐHĐCD hoạt động trên cơ chế biểu quyết theo

phiếu và quyết định các vấn đề quan trọng của công ty. ĐHĐCĐ họp thườ ng

niên vào quy 3 của năm để thông qua chính sách và kế hoạch của năm tớ i và họp

ĐẠI HỘI ĐỒNGCỔ ĐÔNG 

HỘI ĐỒNGQUẢN TRỊ 

TỔNG GIÁMĐỐC

PHÒNG KẾ TOÁN

P. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

P. TỔ CHỨ C – HÀNH CHÍNH

P. LẬP TRÌNH

P. KINH DOANH

P. TELE MARKETING

P.TRIỂN KHAI Ứ NG DỤNG

P. TƯ VẤN & KHẢO SÁT

Page 57: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 57/69

vào Quý 1 hàng năm để đánh giá kết quả hoạt động của năm vừa qua và thông

qua chính sách cổ tức.

1.4.2  Hội đồng quản trị 

Hội Đồng Quản trị chịu trách nhiệm các vấn đề hoạt động của công ty mà

ĐHĐCĐ đã thông qua. HĐQT có hoạt động chính là quyết định đầu tư của công

ty & huy động tài chính của các dự án.

1.4.3  Tổng giám đốc 

Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, nhân danhcông ty trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng giám đốc thực thi chính

sách, kế hoạch do Hội đồng quản trị giao và chịu trách nhiệm trướ c Hội đồng

quản trị.

1.4.4  Phòng Kế toán 

Phòng kế toán thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình trong công việc

kế  toán. Đảm bảo chế độ báo cáo phục vụ cho công việc điều hành nội bộ của

công ty và thực hiện chế độ theo cơ quan Thuế.

1.4.5  Phòng Tổ chức – Hành chính

P.TC-HC có trách nhiệm tuyển dụng và đào tạo nhân sự cho công ty. Ngoài

ra còn phụ trách các vấn đề nội bộ như sắp xếp cuộc họp, làm thư ký các cuộc

họp, sắp xếp lịch công tác, điều hành xe,… 

Page 58: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 58/69

1.4.6  Phòng Phát Triển Sản phầm 

P.Phát Triển sản phẩm hay còn gọi là Phòng Nghiên cứu & Phát triển

(R&D) phụ trách các công việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm cho công ty.Phòng này được xem như là phòng sản xuất trong các công ty sản xuất.

1.4.7  Phòng Lập trình 

Phòng Lập trình chịu trách nhiệm chỉnh sửa sản phẩm cho các dự án mà

công ty đang thực hiện. Phòng này phối hợ p vớ i các phòng ban khác tạo ra

doanh thu cho công ty.

1.4.8  Phòng Kinh doanh

Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm về thực hiện ký kết các hợp đồng

chuyển giao phần mềm. Dựa vào kết quả của Phòng Telemarketing, phòng này

sẽ tiếp xúc, giớ i thiệu, demo để tiến hành ký kết hợp đồng.

1.4.9  Phòng Telemarketing

Phòng này thực hiện công việc tìm kiếm khách hàng thông qua công cụ tiếp

thị qua điện thoại (telemarketing). Kết quả của phòng này sẽ đượ c chuyển đến

Phòng Kinh doanh để thực hiện tiếp công đoạn sau.

1.4.10  Phòng Triển khai ứng dụng 

Sau khi hợp đồng đượ c ký kết, Phòng Triển khai sẽ thực hiện hợp đồng, sắp

xếp lịch chuyển giao phần mềm, lập yêu cầu chỉnh sửa phần mềm, cũng như yêucầu các nguồn lực để hợp đồng có thể thực hiện tốt.

Page 59: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 59/69

1.4.11  Phòng Tư vấn & Khảo sát 

Để nắm rõ mô hình hoạt động, các đặc thù của khách hàng, phòng Tư vấn

& Khảo sát sẽ tiến hành công việc của mình để phục vụ cho khách hàng cũngnhư Phòng Triển khai để thực hiện hợp đồng.

5. Nhận xét về công ty thực tập 

Nhật Nam đượ c thành lập từ những ngườ i có tâm huyết trong lĩnh vực công

nghệ thông tin, nhìn vào công ty luôn luôn có “sức sống” từ bên trong nội bộ hay

chính từ trong những nhân viên. Mô hình tổ chức hoạt động của Nhật Nam

tương đối gọn nhẹ, không phân qua nhiều cấp, từ đó Tổng giám đốc cũng có thể 

giám sát đượ c chất lượ ng sản phẩm và dịch đượ c chuyển giao cho khách hàng

như thế nào. Trong công ty, mỗi nhân viên đều có trách nhiệm chăm sóc khách

hàng, mà không nhất thiết phải là đội ngũ chuyên trách.

Hoạt động kinh doanh rất sôi động, công ty đã xây dựng chiến lược cũng

như những chính sách kinh doanh khá phù hợ p vớ i thị trườ ng Việt Nam. Mặc dù,

những năm vừa qua kinh tế suy thoái, nhưng công ty vẫn tăng trưở ng (chứ không

bị thu hẹp nhưng một số công ty cùng ngành). Hệ thống khách hàng mà Nhật

Nam cung cấp khắp cả nướ c, bên cạnh hệ thống bán hàng trực tiếp, công ty còn

thiết lập hệ thống bán hàng qua đại lý. Các đại lý chủ yếu phân phối các sản

phẩm đóng gói (package) của Nhật Nam đến khách hàng, các đại lý thườ ng là

các công ty kinh doanh thiết bị, linh kiện máy vi tính, máy văn phòng,..họ 

thườ ng tiếp xúc vớ i khách hàng và cung cấp một bộ giải pháp từ thiết bị đếnphần mềm cho khách hàng.

Page 60: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 60/69

5.1  Vị trí thực tập 

Tác giả thực tập ngay chính công ty tác giả đang làm việc từ khi thành lập

đến nay. Công tác từ hầu hết các bộ phận liên quan đến khách hàng từ nhiều nămqua như Phòng Triển Khai ứng dụng, Phòng Bảo Hành, Phòng Kinh doanh. Và

hiện nay, tác giả đang phụ trách bộ phận phát triển hệ thống đại lý tại Nhật Nam.

Từ sự trãi nghiệm này, tác giả am hiểu nhất định về hoạt động của Nhật Nam.

Mặc dù như vậy, Nhật Nam vẫn tồn tại những yếu kém nhất định về mặt quản lý

nhất là hoạt động pháp lý tại công ty còn nhiều hạn do không có ngườ i chuyên

trách về bộ phận này, tiến tớ i công ty sẽ lập bộ phận Pháp Chế để quản lý các

vấn đề  liên quan đến pháp lý của công ty như Sở Hữu Trí Tuệ, Hợp đồng lao

đồng, Hợp đồng cung cấp phần mềm và dịch vụ, Hợp đồng hợ p tác kinh doanh,

Hợp đồng đại lý.

Tác giả cũng sẽ  tham gia vào đội ngũ này trong tương lai, vì vậy tác giả 

cũng đang xây dựng những vấn đề  liên quan đến nhưng vấn đề công ty đang

thiếu sót để công ty ngày càng lớ n mạnh hơn. 

5.2  Những khía cạnh pháp lý của công ty 

 Như đã trình bày ở  trên, vì chưa có bộ phận chuyên trách về mãng pháp lý

của công ty, nên tự thân mỗi người đặt ra một mẫu hợp đồng và thực hiện theo

đó, từ đó những vấn đề khác thườ ng theo thói quen hay theo tự tìm hiểu nên

không có tính hệ thống cũng như quy trình xử  lý theo đúng pháp luật, những

thiếu sót đó là: 

  Về Sở Hữu Trí Tuệ: Công ty chưa xây dựng đượ c một cơ chế bảo

mật những sản phẩm mà công ty đang phát triển (source safe). Đã

xẩy ra tình trạng nhiều nhân viên nghỉ việc đã mang theo phần mềm

Page 61: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 61/69

và thành lập công ty để kinh doanh. Vấn đề này cũng đang đượ c Hội

đồng quản trị quan tâm rất nhiều.

 Về lao động:

  Về Hợp đồng cung cấp phần mềm:

  Về Hợp đồng đại lý:

Page 62: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 62/69

Trang: 1/3

PHỤ LỤC 2 –  HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ GỐC 

HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm …. 

Số hợp đồng: YYMMDD/HĐDL 

Căn cứ Bộ luật dân sự đã được Quốc Hội nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 14/06/2005.

Căn cứ vào nhu cầu của Công ty ...  và khả năng của Công ty Cổ Phần  Phần Mềm Doanh Nghiệp Nhật Nam.

Chúng tôi gồm: BÊN A: CTY CP PHẦN MỀM DOANH NGHIỆP NHẬT NAM 

Địa chỉ : 366/5D Chu Văn An, Phường 12, Q.Bình Thạnh, TP.HCM 

Điện thoại  : (848) 866 9636 Fax: (848) 866 9635

Đại diện  : Ông Nguyễn Đức Bảo 

Chức vụ  : Tổng Giám đốc 

Mã số thuế  : 0305105053

BÊN B:

Địa chỉ

Điện thoại 

Đại diện 

Chức vụ 

Mã số thuế 

Số tài khoản 

 Hai bên cùng thống nhất ký kết hợp đồng với các điều khoản sau đây:  

ĐIỀU 1:  ĐIỀU KHOẢN CHUNG 

1.1 Bên B nhận làm đại lý phân phối sản phẩm phần mềm kế toán VIETBIRD và cácdịch vụ di kèm do bên A sản xuất và kinh doanh. 

1.2 Bên B tự trang bị cơ sở vật chất, địa điểm kinh doanh, nhân viên phụ trách kinhdoanh để có thể thực hiện được công việc đại lý của mình. 

ĐIỀU 2:  PHƯƠNG THỨC ĐẠI LÝ VÀ THÙ LAO ĐẠI LÝ 

2.1 Bên B chỉ thực hiện công việc bán hàng, tìm kiếm khách hàng. Sau đó do Bên Atrực tiếp ký hợp đồng với khách hàng và thực hiện hợp đồng. Trường hợp này bên

Page 63: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 63/69

Trang: 2/3

 bên B được hưởng 5% giá trị hợp đồng. 

2.2 Bên B thực hiện công việc bán hàng, ký kết hợp đồng với khách hàng và triểnkhai phần mềm (cài đặt và đào tạo sử dụng) thì bên B được hưởng 40% giá trịhợp đồng. 

2.3 Bên B thực hiện công việc bán hàng, ký kết hợp đồng, triển khai phần mềm vàchỉnh sửa phần mềm theo yêu cầu của khách hàng thì bên B được phép thươnglượng giá trị với khách hàng. Trường hợp này bên B được hưởng 65% giá trị hợpđồng đã ký kết với khách hàng. 

ĐIỀU 3:  GIÁ CẢ 

3.1 Trường hợp bên B bán sản phẩm theo khoản 2.1 và 2.2 Điều 2 bên B phải bántheo giá quy định của bên A. Giá này được bên A gửi kèm thông báo hiệu lựctrong một thời gian nhất định. 

3.2 Trường hợp bên B bán sản phẩm theo khoản 2.3 Điều 3 thì bên B tự quyết địnhgiá bán đối với khách hàng nhưng không được thấp hơn giá quy định của bên A 

ĐIỀU 4:  PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

4.1  Ngày 05 hàng tháng, hai bên tiến hành xác định doanh thu và hoa hồng trong kỳ,sau đó được lập thành một bảng thanh toán về hoa hồng. 

4.2 Bên B sẽ thanh toán cho bên A trong vòng 5 ngày kể từ ngày hai bên đã xác nhậnvề doanh thu và hoa hồng. 

ĐIỀU 5:  QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A 

5.1  Quyền của bên A 

a) Bên A quy định giá bán sản phẩm khi bên B bán theo khoản 2.1 và 2.2 Điều 2.Bên B không được bán thấp hoặc cao hơn giá mà bên A đã quy định. 

b) Bên A sẽ thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động đại lý bên B về thực thi theohợp đồng đã ký kết. 

5.2  Nghĩa vụ của bên A 

a) Bên A sẽ chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, sửa lỗi, khắc phục những sựcố do lỗi kỹ thuật gây ra.  

b) Bên A chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩmkhi có tranh chấp xẩy ra. 

c) Bên A có nghĩa vụ tổ chức các khóa đào tạo và nâng cao kiến thức về kinh doanhsản phẩm phần mềm theo lịch trình đã định. 

Page 64: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 64/69

Trang: 3/3

ĐIỀU 6:  QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B 

6.1  Quyền của bên B 

a) Bên B có quyền được tham gia vào các khóa huấn luyện đào tạo của bên A tổ

chức. Và nhận được thông báo các khóa này từ bên B. 

b) Bên B được nhận các tài liệu giới thiệu sản phẩm (catologe) và các tài liệu kỹthuật đi kèm về sản phẩm phần mềm do bên A cung cấp. 

c) Bên B được quyền chủ động trong việc tuyển dụng, đào tạo nhân sự và cộng tácviên trong hoạt động đại lý của mình. 

6.2  Nghĩa vụ của bên B 

a) Bên B có nghĩa vụ tôn trọng quyền tác giả sản phẩm, không được sao chép, cungcấp cho bên thứ ba ngoài phạm vi hợp đồng này khi bên A chưa cho phép bằng

văn bản. b) Bên B có nghĩa vụ thực hiện những gì đã tư vấn cho khách hàng.  

c) Bên B phải tham gia các cuộc họp đại lý khi bên B thông báo.  

ĐIỀU 7:  THỜI HẠN HIỆU LỰC, KÉO DÀI VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG 

7.1 Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký kết 

7.2 Trong thời hạn hiệu lực, các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo trước cho bên kia biết trước tối thiểu là 30 ngày. 

7.3 Bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bên B vi phạm một trongcác trường sau đây: 

a) Làm giảm uy tín thương mãi hoặc làm giảm chất lượng sản phẩm của Bên A bằng bất cứ phương tiện và hành động nào. 

b) Bán phá giá so với Bên A quy định.  

Khi bị đình chỉ hợp đồng, Bên B phải thanh toán ngay cho Bên A tất cả nợ còntồn tại. 

ĐIỀU 8:  ĐIỀU KHOẢN CHUNG 

10.1 Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng, bên nào vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. 

10.2 Mọi tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng này nếu có sẽ được hai bênthương lượng giải quyết trên tinh thần hợp tác, tôn trọng lẫn nhau. Trường hợphai bên không thống nhất giải quyết, thì vụ việc sẽ được chuyển lên Tòa Án KinhTế TP. HCM, qua đó bên thua kiện có nghĩa vụ chi trả mọi phí tổn liên quan đếnvụ việc. 

10.3 Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký. Hợp đồng này có 3 (ba) trang và đượclập thành 2 (hai) bản, mỗi bên giữ 1 (một) bản có giá trị pháp lý ngang nhau. 

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B 

Page 65: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 65/69

Trang: 1/4

PHỤ LỤC 3 –  HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ ĐỀ NGHỊ 

HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm …. 

Số hợp đồng: YYMMDD/HĐDL 

Căn cứ Bộ luật dân sự đã được Quốc Hội nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 14/06/2005.

Căn cứ vào nhu cầu của Công ty ...  và khả năng của Công ty Cổ Phần  Phần Mềm Doanh Nghiệp Nhật Nam.

Chúng tôi gồm: BÊN A: CTY CP PHẦN MỀM DOANH NGHIỆP NHẬT NAM 

Địa chỉ : 366/5D Chu Văn An, Phường 12, Q.Bình Thạnh, TP.HCM 

Điện thoại  : (848) 866 9636 Fax: (848) 866 9635

Đại diện  : Ông Nguyễn Đức Bảo 

Chức vụ  : Tổng Giám đốc 

Mã số thuế  : 0305105053

BÊN B:

Địa chỉ

Điện thoại 

Đại diện 

Chức vụ 

Mã số thuế 

Số tài khoản 

 Hai bên cùng thống nhất ký kết hợp đồng với các điều khoản sau đây:  

ĐIỀU 1:  ĐIỀU KHOẢN CHUNG 

1.1 Bên B nhận làm đại lý phân phối sản phẩm phần mềm kế toán VIETBIRD và cácdịch vụ di kèm do bên A sản xuất và kinh doanh. 

1.2 Bên B tự trang bị cơ sở vật chất, địa điểm kinh doanh, nhân viên phụ trách kinhdoanh để có thể thực hiện được công việc đại lý của mình. 

ĐIỀU 2:  PHƯƠNG THỨC ĐẠI LÝ VÀ THÙ LAO ĐẠI LÝ 

2.1 Bên B chỉ thực hiện công việc bán hàng, tìm kiếm khách hàng. Sau đó do Bên Atrực tiếp ký hợp đồng với khách hàng và thực hiện hợp đồng. Trường hợp này bên

Page 66: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 66/69

Trang: 2/4

 bên B được hưởng 5% giá trị hợp đồng. 

2.2 Bên B thực hiện công việc bán hàng, ký kết hợp đồng với khách hàng và triểnkhai phần mềm (cài đặt và đào tạo sử dụng) thì bên B được hưởng 40% giá trịhợp đồng. 

2.3 Bên B thực hiện công việc bán hàng, ký kết hợp đồng, triển khai phần mềm vàchỉnh sửa phần mềm theo yêu cầu của khách hàng thì bên B được phép thươnglượng giá trị với khách hàng. Trường hợp này bên B được hưởng 65% giá trị hợpđồng đã ký kết với khách hàng. 

ĐIỀU 3:  GIÁ CẢ 

3.1 Trường hợp bên B bán sản phẩm theo khoản 2.1 và 2.2 Điều 2 bên B phải bántheo giá quy định của bên A. Giá này được bên A gửi kèm thông báo hiệu lựctrong một thời gian nhất định. 

3.2 Trường hợp bên B bán sản phẩm theo khoản 2.3 Điều 3 thì bên B tự quyết địnhgiá bán đối với khách hàng nhưng không được thấp hơn giá quy định của bên A 

ĐIỀU 4:  PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

4.1  Ngày 05 hàng tháng, hai bên tiến hành xác định doanh thu và hoa hồng trong kỳ,sau đó được lập thành một bảng thanh toán về hoa hồng. 

4.2 Bên B sẽ thanh toán cho bên A trong vòng 5 ngày kể từ ngày hai bên đã xác nhậnvề doanh thu và hoa hồng. 

ĐIỀU 5:  QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A 

5.1  Quyền của bên A 

a) Bên A quy định giá bán sản phẩm khi bên B bán theo khoản 2.1 và 2.2 Điều 2.Bên B không được bán thấp hoặc cao hơn giá mà bên A đã quy định. 

b) Bên A sẽ thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động đại lý bên B về thực thi theohợp đồng đã ký kết. 

5.2  Nghĩa vụ của bên A 

a) Bên A sẽ chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, sửa lỗi, khắc phục những sựcố do lỗi kỹ thuật gây ra.  

b) Bên A chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩmkhi có tranh chấp xẩy ra. 

c) Bên A có nghĩa vụ tổ chức các khóa đào tạo và nâng cao kiến thức về kinh doanhsản phẩm phần mềm theo lịch trình đã định. 

Page 67: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 67/69

Trang: 3/4

ĐIỀU 6:  QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B 

6.1  Quyền của bên B 

a) Bên B có quyền được tham gia vào các khóa huấn luyện đào tạo của bên A tổ

chức. Và nhận được thông báo các khóa này từ bên B. 

b) Bên B được nhận các tài liệu giới thiệu sản phẩm (catologe) và các tài liệu kỹthuật đi kèm về sản phẩm phần mềm do bên A cung cấp. 

c) Bên B được quyền chủ động trong việc tuyển dụng, đào tạo nhân sự và cộng tácviên trong hoạt động đại lý của mình. 

6.2  Nghĩa vụ của bên B 

a) Bên B có nghĩa vụ tôn trọng quyền tác giả sản phẩm, không được sao chép, cung

cấp cho bên thứ ba ngoài phạm vi hợp đồng này khi bên A chưa cho phép bằngvăn bản. 

b) Bên B có nghĩa vụ thực hiện những gì đã tư vấn cho khách hàng.  

c) Bên B phải tham gia các cuộc họp đại lý khi bên B thông báo.  

ĐIỀU 7:  THỜI HẠN HIỆU LỰC, KÉO DÀI VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG 

7.1 Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký kết 

7.2 Trong thời hạn hiệu lực, các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo trước cho bên kia biết trước tối thiểu là 30 ngày. 

7.3 Bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bên B vi phạm một trongcác trường sau đây: 

a) Làm giảm uy tín thương mãi hoặc làm giảm chất lượng sản phẩm của Bên A bằng bất cứ phương tiện và hành động nào. 

b) Bán phá giá so với Bên A quy định.  

Khi bị đình chỉ hợp đồng, Bên B phải thanh toán ngay cho Bên A tất cả nợ còntồn tại. 

ĐIỀU 8:  ĐIỀU KHOẢN ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ   Những thuận trong hợp đồng này được hiểu như sau: 

8.1 Mạng nội bộ (Local Network Area – LAN): là hệ thống kết nối các máy tínhtrong doanh nghiệp tại một địa điểm cụ thể. Các máy tính trong mạng nội bộ cóthể chia sẽ tài nguyên với nhau. 

8.2 Máy chủ (server): là một máy tính cá nhân hoặc là máy chủ chuyên dụng cóchức năng là một máy chủ, là nơi chứa dữ liệu trung tâm và chia sẽ tài nguyêncho các máy tính khác trong mạng nội bộ. 

8.3 Máy trạm (client): là máy tính trong mạng nội bộ kết nối với máy chủ và sử

dụng một số tài nguyên để hoạt động. 

Page 68: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 68/69

Trang: 4/4

8.4 Khắc phục sự cố: là sự cố gắng nỗ lực để sửa chữa những hư hỏng của phầnmềm để có thể tái lập được trạng thái sử dụng như ban đầu. 

8.5 Lỗi kỹ thuật: là những lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng phần mềm do lập

trình gây ra.

ĐIỀU 9:  PHẠT HỢP ĐỒNG 

Bên A sẽ bị phạt 8% trên giá trị thực hiện nếu không thực hiện đúng 2 trường hợp sau đây: 

9.1 Bên B không thanh toán đúng hạn theo điều 4 của hợp đồng này. 

9.2 Bên B sao chép phần mềm cho bên thứ ba mà không nằm trong việc cung cấp bánhàng thì xem như là một trường hợp cố ý vi phạm và tổn hại đến lợi ích của bênA.

ĐIỀU 10: ĐỘC QUYỀN 

10.1 Hợp đồng này không mang tính độc quyền trên khu vực.  

10.2 Bên A có thể triển khai ký thêm hợp đồng tổng đại lý  với thể nhân khác nếu xétthấy cần thiết để tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa của mình. 

10.3 Bên A cũng có thể ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm trực tiếp cho các côngtrình trọng điểm bất cứ nơi nào. 

ĐIỀU 11: ĐIỀU KHOẢN CHUNG 

11.1 Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng, bên nào vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. 

11.2 Mọi tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng này nếu có sẽ được hai bênthương lượng giải quyết trên tinh thần hợp tác, tôn trọng lẫn nhau. Trường  hợphai bên không thống nhất giải quyết, thì vụ việc sẽ được chuyển lên Tòa Án KinhTế TP. HCM, qua đó bên thua kiện có nghĩa vụ chi trả mọi phí tổn liên quan đếnvụ việc. 

11.3 Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký. Hợp đồng này có 3 (ba) trang và được

lập thành 2 (hai) bản, mỗi bên giữ 1 (một) bản có giá trị pháp lý ngang nhau. 

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B 

Page 69: File Hoan Chinh

5/10/2018 File Hoan Chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/file-hoan-chinh 69/69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 

1. Lê Minh Hùng (2010),  Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp

luật Việt Nam, Đại Học Luật TP.HCM. 

2.  Nguyễn Việt Khoa, Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo Luật thương mại

2005,

http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2011/08/22/ch%e1%ba%bf-

ti-ph%e1%ba%a1t-vi-ph%e1%ba%a1m-h%e1%bb%a3p-

d%e1%bb%93ng-theo-lu%e1%ba%adt-th%c6%b0%c6%a1ng-

m%e1%ba%a1i-nam-2005/  

3. Đỗ Văn Đại , Vấn đề hủy bỏ, đình chỉ hợp đồng do vi phạm trong bộ luật 

dân sự Việt Nam,

http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/01/30/0789/  

4. Bộ luật dân sự (2005) số 33/2005/QH11 Ngày 14/06/2005 của quốc hội

nướ c cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

5. Luật thương mại (2005) số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của quốc hội

nướ c cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

6. Bộ luật Tố tụng dân sư 2004 số 24/2004/QH11 ngày 15/06/2004 của

quốc hội nướ c cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam.

7. Luật Trọng Tài Thương Mại Số 54/2010/QH12  ngày 17 tháng 6 năm

2010 của quốc hội nướ c cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam.

8. Công ước Mua bán Hàng hoá Quốc tế của Liên hợp quốc ("CISG") 

9. Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế