27
ghiên cứu qui trình trồng trọt, thu hái và sản xuất chế phẩm chứa saponin từ cây Bạch tật lê Bạch tật lê (tên khoa học là Tribulus terrestris L.) thuộc loài cây thân thảo, mọc quanh năm hoặc lưỡng niên, phân bố rải rác ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đây là loài cây có tác dụng dược lý và được sử dụng trong y học và sinh hoá học hiện đại như tăng cường thể lực, kích thích tình dục và kháng khuẩn ... Các saponin steroid là thành phần hoá học chính của cây Bạch tật lê đã được các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và công bố. Các saponin này là những dẫn xuất đa dạng của các sapogenin như : tigogenin, neotigogenin, gitogenin, neogitogenin, hecogenin, neohecogenin, diosgenin… Các saponin này có tác dụng làm tăng sinh tổng hợp testosteron trong cơ thể nam giới và do hàm lượng testosteron trong máu được nâng cao lên 30 – 40% nên cơ thể sẽ tươi trẻ, cường tráng, tăng sinh lực.

ghiên cứu qui trình trồng trọt

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ghiên cứu qui trình trồng trọt

ghiên cứu qui trình trồng trọt, thu hái và sản xuất chế phẩm chứa saponin từ cây Bạch tật lê

Bạch tật lê (tên khoa học là Tribulus terrestris L.) thuộc loài cây thân thảo, mọc quanh năm hoặc lưỡng niên, phân bố rải rác ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đây là loài cây có tác dụng dược lý và được sử dụng trong y học và sinh hoá học hiện đại như tăng cường thể lực, kích thích tình dục và kháng khuẩn ...

Các saponin steroid là thành phần hoá học chính của cây Bạch tật lê đã được các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và công bố. Các  saponin  này  là  những  dẫn  xuất  đa  dạng  của các  sapogenin  như : tigogenin, neotigogenin, gitogenin, neogitogenin, hecogenin, neohecogenin, diosgenin… Các saponin này có tác dụng làm tăng sinh tổng hợp testosteron trong cơ thể nam giới và do hàm lượng testosteron trong máu được nâng cao lên 30 – 40% nên cơ thể sẽ tươi trẻ, cường tráng, tăng sinh lực.

Hiện nay, nhiều sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng có thành phần là cao chiết Bạch tật lê thư Tribestan của Bungarie, Libilov của Singapore; ở Việt Nam có chể phẩm Tribulus, Uphaton, Tây sa, Dinta ...

Nhận thức được xu thế quay trở về với các dược phẩm có nguồn gốc thiên nhiên đang ngày càng phát triển trên thế giới và tại Việt Nam, các nhà khoa học Viện Công nghệ Hoá học, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu và chiết xuất Saponin từ cây Bạch tật lê đạt các chỉ tiêu làm thuốc theo tiêu chuẩn GMP. Đây là kết quả của đề tài “Nghiên cứu qui trình trồng

Page 2: ghiên cứu qui trình trồng trọt

trọt, thu hái và sản xuất chế phẩm chứa saponin từ cây Bạch tật lê” do PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hạnh làm chủ nhiệm và Viện Công nghệ hoá học chủ trì  được thực hiện trong hai năm 2008 – 2009.

Trong khuôn khổ đề tài, các nhà khoa học Viện Công nghệ Hoá học đã nghiên cứu qui trình trồng trọt, thu hoạch, sơ chế và bảo quản, theo dõi động sinh thái tích lũy saponin theo thời gian sinh trưởng khác nhau của cây Bạch tật lê; phân lập và xác định cấu trúc 11 chất tinh khiết từ cây Bạch tật lê theo phương pháp phổ nghiệm hiện đại.

Trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu đã khảo sát qui trình công nghệ chiết xuất, các điều kiện sấy phun và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của dược liệu và bột sấy phun với chất bio-marker là Tribulosin, từ đó xây dựng qui trình sản xuất ở qui mô pilot để tạo ra các chế phẩm từ cây Bạch tật lê dưới dạng bột sấy phun .

Các nhà khoa học Viện Công nghệ Hoá học đã áp dụng quy trình nghiên cứu và ứng dụng nói trên thuần  hóa cây Bạch tật lê mọc hoang, trồng thử nghiệm 1 ha cây Bạch tật lê tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Dược liệu miền Trung và sản xuất 70kg bột sấy phun Bạch tật lê.

Kết quả của đề tài sẽ làm cơ sở cho việc ứng dụng vào công nghiệp bào chế dược phẩm và xuất khẩu sau này, qua đó, cung cấp được nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng rõ ràng (Dược liệu được trồng theo tiêu chuẩn VIETGAP), đồng thời góp phần cho sự hình thành và phát triển các vùng trồng trọt dược liệu tập trung, đạt tiêu chuẩn để phục vụ các nhà máy sản xuất dược phẩm GMP cũng như góp phần vào sự nghệp hiện đại hóa y học cổ truyền của nước ta.

Nguồn tin: Viện Công nghệ hoá họcXử lý tin: Quỳnh Trang

TẦM QUAN TRỌNG CỦA SAPONIN TRONG AO TÔM

Hiện nay, giá thức ăn cho các loại tôm nuôi ngày một tăng cao làm cho giá thành một ký tôm tăng lên rất nhiều so với trước kia. Do đó, việc cho tôm ăn vừa và đủ thức ăn đối với bà con nuôi tôm hiện tại rất cần thiết nhằm giảm bớt chi phí trong ao nuôi và một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hao hụt thức ăn trong ao tôm là do lượng cá tạp trong ao.

Vì thế, để chuẩn bị thả nuôi một vụ tôm mới, bà con cần diệt sạch các loại cá tạp trong ao nuôi bằng cách lựa chọn loại thuốc di?t cá phải có chất lượng cao để diệt cá một cách triệt để ngay từ ban đầu, nhưng không làm ảnh hưởng đến tôm thả nuôi sau này và Saponin Bò Cạp của công ty Sitto hiện đang là sự lựa chọn hàng đầu của bà con trong việc diệt cá tạp.

Saponin còn gọi là saponoid là một glycoside tự nhiên thường gặp trong nhiều loài thực vật. Saponin cũng có trong một số động vật như hải sâm, cá sao. Theo tiếng Latinh “sapo” có nghĩa là xà phòng và thực tế thường gặp là từ “saponification” có nghĩa là sự xà phòng hóa trong cả

Page 3: ghiên cứu qui trình trồng trọt

tiếng Anh và tiếng Pháp.

Saponin có nhiều nhất trong bã hạt trà, được chiết xuất từ hạt Camellia sp. Saponin được dùng để diệt cá tạp trong các ao nuôi tôm, vì nó là chất độc đối với cá nhưng không gây tác hại trên các loài giáp xác (tôm). Saponin có tác dụng ức chế hô hấp của tất cả các loài động vật ở dưới nước có máu đỏ (máu có nhân haemoglobin), cá nằm trong nhóm này. Tôm  cũng như các loài giáp xác khác có máu thuộc nhóm nhân haemocyanin (máu màu xanh da trời) nên không bị tác động bởi Saponin.

Hiện nay, người ta dùng Saponin cả khi chuẩn bị ao lẫn khi đang nuôi tôm, vì Saponin còn có một số các tác dụng khác như:- Kích thích tôm lột vỏ.- Ổn định màu nước, làm màu nước đẹp.

Tuy nhiên, người nuôi cần chú ý những vấn đề sau:

- Saponin có thể lấy một phần oxy trong nước ao, cần quạt nước để hỗ trợ việc tăng cường lượng oxy.- Tôm nhỏ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi Saponin do bị ức chế tuyến vỏ.- Độ mịn và thô của bã trà cho công dụng diệt cá khác hẳn nhau, hạt mịn dễ hòa tan trong nước hơn, cho hàm lượng Saponin đậm đặc hơn.- Mỗi loài cá có sức chịu đựng Saponin khác nhau, và độ mặn cũng ảnh hưởng lên tác động của Saponin. Người nuôi lưu ý tới độ mặn của nước ao nuôi vì đây là yếu tố quyết định tới tính chất của saponin, khi độ mặn của nước ao nuôi càng lớn thì mức độ tác dụng của saponin càng lớn, vì vậy khi dùng ở những vùng nuôi có độ mặn thấp, người nuôi tôm cần lưu ý sử dụng với liều lượng cao hơn mức bình thường để đạt hiệu quả tốt nhất.  Lưu ý: sử dụng saponin khi dùng có thể ngâm nước trước khoảng 12h là tốt nhất và sau khi dùng thì tác dụng thường chậm, sau khoảng 3-4h mới bắt đầu thấy cá chết.

Cách sử dụng Saponin như sau:- Ngâm Saponin vào nước khoảng 12 - 24 giờ.- Chiết lấy nước hoặc rải cả hỗn hợp đều vào ao.- Nên rải vào buổi sáng khi trời nắng tốt và mở máy quạt nước.- Liều lượng sử dụng để diệt cá: + Độ mặn từ 20‰ trở lên: 10 - 15kg/ 1.000 m3. + Độ mặn từ 20‰ trở xuống: 15 - 20kg/ 1.000 m3.- Kích thích tôm lột vỏ và giảm độ pH: dùng 5 - 10kg/ 1.000 m3.- Gây màu nước sau khi sử dụng Wanway diệt giáp xác 3 ngày: ủ 10 kg Saponin + 10 kg cám gạo mịn + 2 kg đường trong 24 giờ, rồi đem rải đều cho 1.000m2 ao.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại Saponin khác nhau, cũng có tác dụng diệt được cá, nhưng không phải là bã trà 100%.Do lợi nhuận nên sản phẩm Saponin của một số công ty có giá cạnh tranh thường có hàm lượng Saponin rất thấp hay không có và thay vào đó là một số chất có độc tính rất mạnh với động vật thuỷ sản (chất này làm cho cá chết nhanh và tồn lưu lâu trong ao nuôi, khiến ao khó gây

Page 4: ghiên cứu qui trình trồng trọt

màu...chất này thường là chất đã bị cấm)  người nuôi khi mua saponin cần lựa chọn những đại lý của công ty Sitto có uy tín, tránh mua nhầm hàng nhái, hàng giả.

Chúc bà con vụ nuôi thắng lợi! Ks. Đoàn Thị Ngọc Kiều

http://sittovietnam.com/?id_pnewsv=685&lg=vn&start=0_

ây Ngưu tất (Achyranthes bidentata) , còn gọi là cây Cỏ xước, Hoài ngưu tất, twotooth Achyranthes: Sử dụng cành lá và rễ  phơi khô

 A. Mô tả cây:

Cây thảo sống nhiều năm, cao 60-110cm. Rễ củ hình trụ dài. Thân có 4 cạnh, phình lên ở các đốt. Lá mọc đối, hình trái xoan bầu dục cỡ 15x5cm, nhọn hai đầu, mép lượn sóng, có lông thưa hay không lông; gân phụ 5-7 cặp; cuống ngắn 1-3cm. Cụm hoa hình bông mọc ở ngọn thân hoặc đầu cành; hoa ở nách những lá bắc. Quả bế hình bầu dục, chứa một hạt hình trụ.Hoa tháng 5-9, quả tháng 10-11.

Rễ gồm 1 hoặc 2, hoặc 3 rễ cái, chung quanh có rễ con. Rễ cái nạc, lúc đầu hơi giòn, màu trắng ngà, sau khi chế biến có màu hơi hồng, trong và mềm dẻo.

Page 5: ghiên cứu qui trình trồng trọt

 B. Phân bố, thu hái và chế biến:

Cây nhập, trồng được cả ở núi cao lẫn đồng bằng. Thu hái vào mùa đông xuân, phơi tái rồi ủ đến khi nhăn da (6-7 ngày), xông diêm sinh, sấy khô. Dùng sống hoặc tẩm rượu sao.

Ở miền núi thường trồng vào tháng 2 và tháng 3, ở đồng bằng thường trồng vào tháng 10 và tháng 11 (cuối thu đầu đông).

Thời gian thu hoạch ở miền núi vào cuối năm từ cuối tháng 10 đến tháng 12, ở đồng bằng vào tháng 4 đến tháng 5 năm sau.Khi cây đã xuất hiện nhiều lá vàng, ở gốc lá dụng dần, đào thử thấy rễ mập, dài 20 – 30 cm là có thể thu hoạch. Trước hết cắt bỏ phần lá, thu gọn vào một chỗ. Dùng thuổng hoặc xà beng đào sâu bẩy đất lên để rễ khỏi bị đứt. Rũ sạch đất ở rễ, đem về rửa sạch phơi ráo nước. Cắt bỏ rễ con, xông lưu huỳnh từ một đến 2 đêm. Phơi âm can hay nắng nhẹ, không nên phơi nắng to nên sân gạch, phơi như thế sẽ làm cỏ xước bị khô xác. Phơi xong phân loại to nhỏ, dài ngắn rồi bó thành từng bó bằng lạt, mỗi bó từ 0,5 đến 1 kg tùy theo yêu cầu của khách hàng. Trường hợp nếu thu hoạch gặp mưa thì treo cao, nếu mưa dài ngày thì sấy bằng lò củi.

 C. Thành phần hóa học:

Thành phần trong cỏ xước chủ yếu là nước protide, glucide xơ  tro… chứa acide oleanolic. Hạt có chứa hentriacontane và saponin…

Trong rễ cây ngưu tất, người ta chiết xuất ra một chất saponin, khi thủy phân cho axit oleanic và galactoza, rhamnoza, glucoza. Ngoài ra còn có ecdysteron, inokosteron và muối kali.

Page 6: ghiên cứu qui trình trồng trọt

 D. Tác dụng dược lý:

Dùng sống: trị cổ họng sưng đau, ung nhọt, chấn thương tụ máu, bế kinh, đẻ không ra nhau thai, ứ huyết, tiểu tiện ra máu, viêm khớp.Tẩm rượu: trị đau lưng, mỏi gối, chân tay co quắp, tê bại.Chiết xuất Saponin làm thuốc hạ cholesterol máu.

E. Công dụng, liều dùng:

 

Theo Đông y, Ngưu tất có vị chua, hơi đắng, tính bình không độc, vào 2 kinh can và thận, có tác dụng làm tan máu ứ, bớt sưng tấy, đau nhức, chống co rút, rung giật, làm mạnh gân cốt.Sau đây là 4 bài thuốc của cố Lương y Lê Trần Đức đã được thử nghiệm, có hiệu quả tốt.1. Ngưu tất dùng độc vị ngày 40 - 60g sắc uống nhiều lần chống co giật, bại liệt, phong thấp teo cơ, xơ vữa mạch máu.2. Rượu thuốc: Ngưu tất 100g, Huyết giác 50g, Sâm đại hành 30g. Ngâm trong rượu 30 - 400. Từ 10 ngày trở lên, mỗi ngày uống 1 - 2 lần, mỗi lần 1 chén (10 - 15ml). Chữa các chứng bị thương máu tụ ở ngoài, hoặc bị ngã máu ứ ở trong hoặc đi xa về chân tay nhức mỏi.3. Thang an thần: Ngưu tất 30g, Hạt muồng sao 20g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chữa các chứng bốc nóng, nhức đầu, chóng mặt, đau mắt, ù tai, mắt  tăng huyết áp cao, rối loạn tiền đình, khó ngủ, đau nhức dây thần kinh, rút gân, co giật, táo bón.4. Thang tiết niệu: Ngưu tất 30g; Rễ cỏ tranh, Mã đề, Mộc thông, Huyết dụ, lá Móng tay, Huyết sâm đều 15g sắc uống.Chữa các chứng viêm cầu thận cấp, phù thũng, đái đỏ, đái són, viêm gan vi rút, đái vàng thẫm, da vàng, viêm bàng quang, đái ra máu.

 

Bài thuốc:

1. Chữa bị thương tụ máu ở ngoài hay bị ngã máu ứ ở trong, hoặc sau mỗi khi đi xa hay lao động chân tay nhức mỏi: Ngưu tất 100g, Huyết giác 50g, Sâm đại hành 30g ngâm với 800ml rượu 35o-40o, thường lắc, sau 10 ngày dùng uống mỗi lần 15ml, ngày uống hai lần.2. Chữa bốc nóng nhức đầu, chóng mặt, đau mắt, ù tai, mắt mờ, huyết áp cao, rối loạn tiền đình, khó ngủ, đau nhức dây thần kinh, rút gân, co giật, táo bón: Ngưu tất 30g, hạt Muồng sao 20g, sắc uống, mỗi ngày một thang.

http://thuocnam.vn/cay-nguu-tat.html

LINH:

https://sites.google.com/site/raurungvietnam/rau-than-go-nho/cay-dieu-nhuom

http://www.duoclieu.org/2012/10/san-xuat-alkaloid-cua-thuoc-phien.html

http://www.dostquangtri.gov.vn/chuyenmuc/NT-MN/include/Index.asp?option=6&ID=67&IDhoi=2709

Page 7: ghiên cứu qui trình trồng trọt

Nghiên cứu khả năng chiết tách saponin từ một số loài trong chi Acacia ở các tỉnh phía Bắc Việt NamCập nhật ngày 16/2/2009 lúc 4:24:00 PM. Số lượt đọc: 2292.

Chi Keo (Acacia) ở Việt Nam là một chi tương đối lớn. Hiện nay, có 25 loài thuộc chi này, vừa mọc tự nhiên vừa được nhập trồng với nhiều mục đích khác nhau như: lấy gỗ, làm bột giấy, làm cảnh, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, làm đai cây chắn gió, lấy bóng mát [2]. Ngoài ra, đã ghi nhận 8 loài được dùng làm thuốc và 2 loài có khả năng duốc cá. Hai loài dùng làm duốc cá là Keo tuyến to (Acacia megaladena Desv. var. indochinensis I. Nielsen) và Sống rắn (A. pennata (L.) Willd.), cả hai loài này đều có vỏ cây độc đối với cá

Mở đầu

Chi Keo (Acacia) ở Việt Nam là một chi tương đối lớn. Hiện nay, có 25 loài thuộc chi này, vừa mọc tự nhiên vừa được nhập trồng với nhiều mục đích khác nhau như: lấy gỗ, làm bột giấy, làm cảnh, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, làm đai cây chắn gió, lấy bóng mát [2]. Ngoài ra, đã ghi nhận 8 loài được dùng làm thuốc và 2 loài có khả năng duốc cá. Hai loài dùng làm duốc cá là Keo tuyến to (Acacia megaladena Desv. var. indochinensis I. Nielsen) và Sống rắn (A. pennata (L.) Willd.), cả hai loài này đều có vỏ cây độc đối với cá [1, 3, 6]. Các kết quả thử nghiệm khả năng diệt cá tạp của dịch chiết từ cây Sống rắn (Acacia pennata (L.) willd. Subsp. hainanensis (Hayata) I. Nielsen.) đã được công bố tại 2 thông báo trước [4, 5]. Để tăng khả năng ứng dụng trong thực tế của dịch chiết Sống rắn, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu chiết tách saponin bằng các phương pháp khác nhau. Trong bài báo này chúng tôi sẽ đề cập tới khả năng chiết tách saponin từ một số loài trong chi Acacia ở một số tỉnh phía Bắc nước ta.

Page 8: ghiên cứu qui trình trồng trọt

Acacia penata, ảnh theo farm2.static.flickr.com

Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu

Nguyên liệu

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là cây Sống rắn (Acacia pennata (L.) Willd. subsp. hainanensis (Hayata) I. Nielsen) và cây Keo việt (Acacia vietnamensis I. Nielsen) được các dân tộc Mường, Dao, Thái tại Sơn La, Tày ở Hà Giang và H'mông ở Lào Cai sử dụng để duốc cá.

Phương pháp nghiên cứu

- Điều tra kinh nghiệm sử dụng cây độc của các dân tộc thiểu số theo phương pháp phỏng vấn sâu có sự tham gia của cộng đồng (phương pháp PRA) [7].

- Định lượng saponin toàn phần theo phương pháp cân [8].

- Chiết xuất và định tính thành phần saponin bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng (SKLM) sử dụng trong nghiên cứu hoá học cây thuốc [9].

Kết quả và thảo luận

Sinh học

Page 9: ghiên cứu qui trình trồng trọt

- Trong năm 2004 chúng tôi đã tiến hành điều tra và thu mẫu Sống rắn tại Chiềng Yên, Mộc Châu- Sơn La; Chiềng Mai, Mai Sơn- Sơn La; Nà Ớt- Sơn La; Vị Xuyên- Hà Giang; Sa Pa- Lào Cai.

Acacia pennata (L.) Willd. subsp. hainanensis (Hayata) I. Nielsen- Dây leo gỗ, cành non phủ lông mịn hoặc không lông; gai nhiều nhỏ, cong xuống. Lá kép lông chim chẵn hai lần, cuống lá mang tuyến gốc; lá chét bậc hai 9-18 đôi, hình dải có khi hơi hình lưỡi hái, dài 4- 7mm, rộng 0,9- 1,5mm; Cụm hoa phủ lông tuyến, hoa màu trắng; Quả đậu thuôn, dài 10- 13,5 cm, rộng 1,5- 3,1cm. Cây sống rắn thường mọc ở ven đường hay ven suối nơi ẩm ướt ở độ cao 800- 1200m.

Acacia vietnamensis I. Nielsen- Tiểu mộc leo, nhánh non có lông nịn, có lông tiết, gai. Lá có cuống 4-5 cm, 1 tuyến ở gần đáy, thứ diệp 10-12 cặp, dài 4-6 cm; tam diệp 16- 40, dài đến 1 cm, không lông mặt trên, mặt dưới gân phụ lồi thành mạng. Chùm 12 cm, mang hoa đầu nhóm 1-2, hoa màu vàng.Theo tài liệu thì Keo việt phân bố ở Ninh Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Thuận Hải, Sông Bé và mọc rải rác ven rừng, các chỗ trống trong rừng thứ sinh, ở độ cao tới 400 m [6, 10]. Chúng tôi đã gặp cây này mọc tự nhiên ở ven đường thôn Phà lè, xã Chiềng Yên, Mộc Châu- Sơn La. So với Sống rắn thì Keo việt có vùng phân bố hẹp hơn.

Hoá học

Khảo sát hàm lượng saponin trong một số loài thuộc chi Acacia

Với mục đích nghiên cứu sự biến động của hàm lượng saponin trong một số loài thuộc chi Acacia chúng tôi đã xác định hàm lượng saponin toàn phần bằng phương pháp cân. Các kết quả này được trình bày tại bảng 1.

Bảng1. Hàm lượng saponin toàn phần trong vỏ thân của một số loài thuộc chi Acacia

Tên phổ thông

Tên khoa học Địa điểm thu mẫu HL saponin TP (%)*

Sống rắn Acacia pennata (L.) Willd.subsp. hainanensis (Hayata) I. Nielsen

Nà Bai, Chiềng Yên, Mộc Châu- Sơn La

2,76

Sống rắn - nt - - nt - 3,15Sống rắn - nt - Phà Lè, Chiềng Yên,

Mộc Châu- Sơn La2,16

Sống rắn - nt - Nà Ớt, Sơn La 3,12Sống rắn - nt - Chiềng Mai, Mai Sơn-

Sơn La3,18

Sống rắn - nt - Vị Xuyên, Hà Giang 1,60Sống rắn - nt - Sa Pa, Lào Cai 0,80Keo việt Acacia

vietnamensis I. Nielsen

Phà Lè, Chiềng Yên, Mộc Châu- Sơn La

0,49

* Hàm lượng saponin toàn phần so với trọng lượng mẫu khô tuyệt đối

Page 10: ghiên cứu qui trình trồng trọt

Nhìn vào bảng 1 ta thấy hàm lượng saponin toàn phần trong vỏ thân của các mẫu Sống rắn thu ở các xã khác nhau của tỉnh Sơn La có giá trị tương đối cao và biến đổi từ 2,16- 3,18 %. So với các mẫu của loài Sống rắn, thì Keo việt có hàm lượng saponin thấp hơn hẳn (0,49%). Trong tài liệu không thấy nêu tác dụng duốc cá của cây này. Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và khẳng định khả năng diệt cá của Keo việt. Tuy nhiên, do hàm lượng saponin trong vỏ thân cây Keo việt thấp, vì vậy nếu dùng vỏ thân của cây này để diệt cá thì thời gian làm cho cá chết sẽ lâu hơn.

Nghiên cứu chiết tách saponin

Với mục đích tìm phương pháp (PP.) chiết tách saponin thích hợp nhất, chúng tôi đã sử dụng 3 phương pháp chiết saponin khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp chiết tối ưu được dựa trên một số chỉ tiêu sau: - Hiệu suất chiết; - Hàm lượng và thành phần  saponin trong chế phẩm; - Độ tinh kiết của chế phẩm

Để phục vụ cho mục đích này chúng tôi đã chọn mẫu Sống rắn thu tại Nà Bai, Chiềng Yên, Mộc Châu- Sơn la có hàm lượng saponin toàn phần tương đối cao (2,76%). Quy trình chiết tách saponin được tiến hành theo sơ đồ 1.

Kết quả khảo sát phương pháp chiết saponin từ vỏ thân cây Sống rắn được trình bày tại bảng 2.

Bảng 2. Kết quả khảo sát phương pháp chiết saponin toàn phần từ vỏ thân Sống rắn

Phương pháp chiết

Hiệu suất chiết (%)*

Hàm lượng saponin TP(%)

Mô tả chế phẩm

Phương pháp 1

19,5 6,98 Màu nâu bóng, bột khô mịn

Phương pháp 2

19,4 9,56 Màu nâu nhạt, bột khô không mịn

Phương pháp 3

21,7 11,52 Màu nâu bóng, bột tơi khô

* Hiệu suất chiết biểu thị số gam chế phẩm chiết được từ 100g vỏ thân khô tuyệt đối

Nhìn vào bảng 2 ta thấy dùng PP. 2 chiết saponin từ vỏ thân Sống rắn cho chế phẩm bột thô có hàm lượng saponin cao hơn là dùng PP. 1. Điều này cũng dễ hiểu vì saponin là các chất phân cực mạnh nên rất tan trong nước. Chế phẩm bột khô chiết theo phương pháp 3 cho hàm lượng saponin cao nhất là 11,52%, gấp hơn 4 lần so với hàm lượng saponin ban đầu trong vỏ thân Sống rắn (2,76%).

Dựa trên các kết quả khảo sát phương pháp chiết saponin từ vỏ thân Sống rắn, bước đầu chúng tôi có vài nhận xét sơ bộ sau: PP. 3 cho - hiệu suất cao nhất;- cho hàm lượng và thành phần saponin trong chế phẩm cao nhất; - Chế phẩm là bột tơi khô có thể sử dụng cho thương phẩm.

Để kiểm tra độ tinh khiết của chế phẩm chúng tôi đã tiến hành định tính thành phần saponin trong các chế phẩm thu được từ 3 phương pháp nói trên bằng phương pháp SKLM. Kết quả được ghi nhận ở hình ảnh sắc ký đồ SKLM (hình 1).

Page 11: ghiên cứu qui trình trồng trọt

 

Hình1. Sắc ký

đồ định tính

saponin Sống

rắn (phương

pháp SKLM)

1. Chế phẩm bột

thô (chiết

saponin theo PP.

1)2. Chế

phẩm bột thô

(chiết saponin theo PP.

2)3. Chế

phẩm bột thô

(chiết saponin theo PP.

3)

Hệ dung môi: n-

Butanol: Ethanol:

Amoniac:

Nước (7: 2: 3: 2)Thuốc

Page 12: ghiên cứu qui trình trồng trọt

thử: Vanilin/a

cid phosphor

ic

Page 13: ghiên cứu qui trình trồng trọt
Page 14: ghiên cứu qui trình trồng trọt

Nhìn vào hình 1 chúng tôi có một số nhận xét sơ bộ sau:

- PP. 1: cho chế phẩm sạch hơn nhưng không thể hiện đầy đủ thành phần saponin

- PP. 2: cho chế phẩm có thành phần saponin đầy đủ hơn nhưng lại kéo theo nhiều tạp chất khác

- PP. 3: Cho thành phần saponin giống PP. chiết 2 và có ít tạp chất hơn

Từ những kết quả thu được trong quá trình khảo sát phương pháp chiết saponin từ vỏ thân Sống rắn, bước đầu chúng tôi cho rằng PP. 3 là PP. tối ưu nhất vì PP.3 cho hiệu suất chiết cao nhất, hàm lượng saponin cao nhất, chế phẩm có đủ thành phần saponin và tương đối sạch, chế phẩm có thể sử dụng làm thương phẩm. PP.3 có thể làm giàu hàm lượng saponin trong chế phẩn cao, tăng thên triển vọng ứng dụng của chế phẩm để diệt cá tạp trong các đầm nuôi tôm và giảm bớt mức độ gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, trong tương lai để tăng thêm khả năng ứng dụng ngoài thực tế của chế phẩm chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu khả năng chiết tách chế phẩm saponin tinh kiết từ vỏ thân cây Sống rắn.

Kết luận

Từ những kết quả nêu trên chúng tôi có một số kết luận sau:

1. Hàm lượng saponin toàn phần trong vỏ thân của các mẫu Sống rắn thu ở các xã khác nhau của tỉnh Sơn La có giá trị tương đối cao và biến đổi từ 2,16- 3,18 %. Hàm lượng saponin toàn phần trong vỏ thân Keo việt thấp (0,49%).

2. Sống rắn thường gặp ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam hơn là Keo việt. Lần đầu tiên gặp Keo việt ở phía Bắc Việt Nam (Mộc Châu- Sơn La).

3. Phương pháp chiết 3 là PP. thích hợp nhất vì PP.3 cho hiệu suất chiết cao nhất (21,7%), hàm lượng saponin cao nhất (11,52%), chế phẩm có đủ thành phần saponin và có ít tạp chất nhất, chế phẩm là bột tơi khô có thể sử dụng làm thương phẩm.

4. Phương pháp 3 làm giàu hàm lượng saponin trong sản phẩn, tăng thên triển vọng ứng dụng của chế phẩm để diệt cá tạp trong các đầm nuôi tôm và giảm bớt mức độ gây ô nhiễm môi trường.

Tài liệu tham khảo

1. Võ Văn Chi, Trần Hợp, 2002. Cây cỏ có ích ở Việt Nam, T.2, nxb. Giáo dục, Tp. HCM,  487- 498.2. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chơương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn et al. 2004. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I. Nxb KH&KT Hà Nội. 1053-1054.3. Võ Văn Chi, 1997. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nxb. Y học, Tp. HCM. 606-6094. Nguyễn Thị Phương Thảo, Trương Anh Thư, Bùi Văn Thanh, Hà Tuấn Anh. 2003. Nghiên cứu ứng dụng cây độc làm duốc cá của cộng đồng các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam.

Page 15: ghiên cứu qui trình trồng trọt

Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Báo cáo khoa học, hội nghị toàn quốc lần thứ 2, Huế, 25-26/7/2003. Nxb KH&KT, Hà Nội. 746-749.5. Nguyễn Thị Phương Thảo, Bùi Văn Thanh, Nguyễn Kim Bích, 2004. Nghiên cứu khả năng sử dụng cây Sống rắn (Acacia pennata (L.) willd. Subsp. hainanensis (Hayata) I. Nielsen.) để loại cá tạp trong các đầm nuôi tôm. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Báo cáo khoa học, hội nghị toàn quốc 2004. Thái Nguyên, 23/9/2004. Nxb KH&KT, Hà Nội. 643-646.6. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên & Môi trường, Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật, 2003. Danh lục các loài thực vật Việt Nam. T. 2. Nxb NN, Hà Nội, 704-709.7. Gary J. Martin, 2002. Thực vật dân tộc học. Nxb NN, Hà Nội, 4-74.8. Bài giảng dược liệu, 1998, T.1, Bộ Y tế & Bộ GDĐT, Hà Nội,  140-141.9. Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu, 1985. Phương pháp nguyên cứu hoá học cây thuốc. Nxb. Y học, Tp. HCM. 326-347.10. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam, Q. 1. Nxb Trẻ, 825.

Người thẩm định: PGS. TS. Lưu Đàm Cư

Nguyễn Thị Phương Thảo, Bùi Văn ThanhViện Sinh thái & Tài nguyên Sinh vật

Nguyễn Kim BíchViện Dược Liệu

http://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=news&newsid=703

Còn có tên là cây cỏ xước, hoài ngưu tất.

Tên khoa học Achyranthes bidentata Blume.Thuộc họ Giền AmaranthaceaeTa dùng rễ phơi hay sấy khô - Radix Achyrathis bidentatae của cây ngưu tất.Sách cổ nói : vị thuốc giống đầu gối con trâu nên gọi là ngưu tất (ngưu là trâu, tất là đầu gối).A. Mô tả cây Cây ngưu tất là một loại cỏ xước cho nên người ta nhầm với cây cỏ xước Achyranthes aspera L.

Cỏ có thân mảnh, hơi vuông, thường chỉ cao 1m, cũng có khi tới 2m. Lá mọc đối có cuống, dài 5-12, rộng 2-4cm, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên. Cụm hoa mọc thành bông ở đầu cành hoặc kẽ lá.

B. Phân bố, thu hái và chế biến Hiện ta đang trồng giống ngưu tất di thực thực của Trung Quốc có rễ to hơn cây cỏ xước mọc

hoang ở khắp nơi trong nước ta. Có thể tìm loại cỏ xước ở nước ta dùng làm ngưu tất được. Rễ đào về rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

C. Thành phần hóa học Trong rễ ngưu tất người ta chiết xuất ra một chất saponin, khi thủy phân sẽ cho axit cloanic

C30H48O3 và galactoza, rhamnoza, glucoza. Ngoài ra còn có ecdyteron, inokoteron và muối kali.D. Tác dụng dược lý Trương Diệu Đức, Trương Phát Sơ và Lưu Thiệu Quang (1935, Trung Hoa y học tạp chí) đã dùng

cao lỏng ngưu tất tiến hành 90 thí nghiệm trên tử cung cô lập của thỏ, chuột bạch, mèo và chó (có chửa hoặc không có chửa) đi tới kết luận sau đây :

1. Cao lỏng ngưu tất có tác dụng làm dịu sức căng của tử cung chuột bạch (có chửa hay không có chửa cũng vậy).

2. Đối với tử cung của thỏ có chửa hay không, đều phát sinh tác dụng co bóp.3. Cao lỏng ngưu tất có tác dụng làm dịu tử cung của mèo không có chửa nhưng đối với tử cung

của mèo có chửa lại có tác dụng co bóp mạnh hơn.4. Đối với tử cung của chó có chửa hay không có chửa, cao lỏng ngưu tất khi thì gây co bóp, khi

thì gây dịu, tác dùng không nhất định, hoặc lúc đầu gây co bóp về sau có tác dụng dịu.

Page 16: ghiên cứu qui trình trồng trọt

5. Tác dụng của lao lỏng ngưu tất có lẽ do tác dụng trực tiếp kích thích dây thần kinh phía dưới bụng.

- Theo Kinh lợi Bân, Viện nghiên cứu quốc lập Bắc Kinh, Sở nghiên cứu sinh lý học (1937) thì ngưu tất có tác dụng như sau :

1. Đối với động vật đã gây mê, ngưu tất có thể gây giảm huyết áp tạm thời, sau vài phút trở lại bình thường nhưng sau lại hơi tăng.

2. Ngưu tất có tác dụng làm yếu sức co bóp của tim ếch.3. Ngưu tất có tác dụng làm ức chế sự co bóp của khúc tá tràng.4. Ngưu tất hơi có tác dụng làm lợi tiểu.5. Liều cao, ngưu tất có tác dụng kích thích sự vận động của tử cungChất saponin của ngưu tất có tác dụng làm kìm hãm sự phát triển của một số sâu bọ.Đoàn thị Nhu phát hiện ngưu tất có tác dụng hạ cholesterol trong máu và tác dụng hạ huyết áp.E. Công dụng và liều dùngTính vị theo đông y : vị chua, đắng, bình, không độc, vào hai kinh can và thận. Có tác dụng phá

huyết, hành ứ (sống), bổ can thận, mạnh gân cốt (chế biến chín).Trong nhân dân, ngưu tất được dùng trong bệnh viêm khớp, đau bụng, kinh nguyệt khó khăn.Ngày dùng 3-9g, dưới dạng thuốc sắc.Người có thai không được dùng Viên ngưu tất (0,25 cao khô) hoặc thuốc ống (4g ngưu tất khô/ống) chữa bệnh cholesterol máu

cao, huyết áp cao, vữa xơ động mạch. Ngày uống hai lần, mỗi lần 5 viên hoặc một ống sau bữa ăn. Dùng liền 1-2 tháng lại nghị.

Chú thích :Hồng căn thảo là một loại ngưu tất có thân lá và rễ đỏ cùng loài achyranthes bidentata blume. Ta còn dùng loại cỏ xước cũng gọi là ngưu tất achyranthes aspera L. cùng một công dụng Nên chú ý nghiên cứu thêm

http://www.dostquangtri.gov.vn/chuyenmuc/NT-MN/include/Index.asp?option=6&ID=67&IDhoi=2702

A. Mô tả cây:

Lá của chè dài từ 4–15 cm và rộng khoảng 2–5 cm. Lá tươi chứa khoảng 4% caffein. Lá non có sắc xanh lục nhạt được thu hoạch để sản xuất chè. Ở thời đoạn đó, mặt dưới lá có lông tơ ngắn màu trắng. Lá già thì chuyển sang màu lục sẫm. Thông thường, chỉ có lá chồi và 2 đến 3 lá mới mọc gần thời gian đó được thu hoạch để chế biến. Việc thu hoạch thủ công bằng tay diễn ra đều đặn mỗi 1 đến 2 tuần.

B. Thành phần hóa học: 

Thành phần hóa học của chè chủ yếu là tanin chiếm 10-20%, cafeine 1-6%. Ngoài ra còn chứa theophyline, theobsonine và xanthine. Trong tanin của chè thành phần chủ yếu là gallorfl, epigalocatahol, galloy - L - epiecitecline và L - epicatechol. Để tồn tại cafeine đã kết hợp với tanin. Hàm lượng cafein cao ở lá chè non. Khi chè lên men thì hàm lượng cafein lại càng tăng cao hơn. Hương thơm của chè chính là lượng tinh dầu thơm có ở chè 0,6%. Khi sao khô chỉ còn lại 0,006%. Tinh dầu thơm của chè đó là chất volatile oils. Trong chè còn chứa các chất như triterpenoid, saporin, cagenin - ở triterpenoid và saponin có Theasapogenol E và theafolisaponin - hàm lượng vitamin C có khoảng 130-180mg%, một lượng nhỏ caroten, flavolnoid, flavolnoid querutin và kaemplerol. Những chất này kết hợp với flavolnoid và acid gallic để tạo thành một số este...

Page 17: ghiên cứu qui trình trồng trọt

C. Công dụng:

Theo Đông y chè vị đắng, ngọt, hơi chua, hàn, không độc, tác dụng vào gan, lách, phổi, thận.

Nhờ các thành phần hóa học có trong chè mà nó đã có nhiều tác dụng phòng và chữa bệnh. Chẳng hạn chất cafeine tác dụng lên hệ thần kinh trung khu gây hưng phấn tinh thần, tư duy hoạt bát. Có khả năng hồi phục sức khỏe nhanh sau khi lao động mệt mỏi chỉ cần uống một cốc nước chè đường pha thêm chút sữa. Cafeine làm tăng cường co bóp cơ vân, làm hạn chế hấp thụ canxi ở ruột, làm ức chế tái hấp thu của ống nhỏ thận gây lợi niệu. Làm tăng cường sự phân tiết trong dạ dày vì vậy khi mắc bệnh đường tiêu hóa không nên uống nhiều nước chè.

Cafeine cùng với theophyline trực tiếp gây hưng phấn tâm trạng, kích thích mao mạch làm hưng phấn trung khu vận động huyết quản. Chất theophyline của chè còn làm nhão cơ trơn vì thế dùng để chữa chứng đau gan và hô hấp hổn hển.

Nhưng khi dùng nhiều chè lại gây mất ngủ, làm tim đập mạnh, đau đầu, ù tai hoa mắt... nên không dùng quá nhiều chè trong ngày.

Nước chè còn tác dụng ức chế kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn kháng khuẩn, đặc biệt đối với lị trực trùng nhờ chất tanin có trong nước chè. Nước chè xanh có hiệu nghiệm hơn chè khô.

Ngoài ra còn thấy chè có tác dụng làm giảm huyết áp, trị bệnh hoại huyết và phong thấp nặng. Làm mau lành các vết thương, lở loét... Nước chè có khả năng phòng chống ung thư nhờ các chất như theophyline, cafeine, Theobronine có trong chè xanh, chè khô nên đã kích thích tế bào cơ thể sinh sản ra Interferon trong máu. Chính chất này đã ức chế sự phát triển và phân chia của các tế bào ung thư. Vì vậy hàng ngày uống 10 chén nước chè trở lên thì có khả năng phòng chống ung thư. Do đó có thể sử dụng nước chè uống rộng rãi trong các nhà máy xí nghiệp độc hại để dự phòng ung thư và thải độc.

Gần đây, Fujiki cùng nhiều nhà khoa học Nhật Bản, các nhà khoa học thuộc Viện hàn lâm Hoàng gia Anh đã công bố nước chè xanh ngăn chặn sự phát triển các loại ung thư gan, ung thư dạ dày vì ở chè có chất gallat epigallocatecline là hợp chất chính chống ung thư.

Hạt chè cũng chứa saponin, khi thủy phân saponin có chất théasapogenin A, B, C và camellia sapogenol C, A, camelliasapogenol II cùng ít hóa hợp chất flavonol, mầm của hạt chè chứa theanin. Hạt chè vị đắng, hàn, có ít độc. Theo sách "Cây thuốc Trung Quốc" dùng làm thuốc chữa cho người hen suyễn khó thở, chỉ dùng hạt tốt mới thu

Page 18: ghiên cứu qui trình trồng trọt

hoạch trong năm. Dùng hạt chè cùng cây bách hợp 2 thứ bằng nhau, nghiền nhỏ trộn đều làm thành viên hoàn uống với nước sôi để nguội ngày 2 lần mỗi lần chừng 2-3gam. Chữa trị ho có đờm, thở hổn hển, thở gấp dùng hạt rang lên xay nghiền nhỏ trộn với bột nếp rồi uống với nước chín.

Rễ chè có stachyos, raffinose, saccharose, glucose, fructose và một lượng nhỏ hợp chất phenol, cũng theo sách "Cây thuốc Trung Quốc" dùng để chữa lở loét miệng: Dùng rễ 50-100gam rửa sạch sao lên rồi nấu kỹ lấy nước uống trong ngày.

D. Bài thuốc:

Chữa vẩy nến: Rễ 50-100gam cắt ngắn từng đoạn 3-5cm cho vào sắc đặc lấy nước rửa ngoài, ngày uống 3-4 lần lúc đói.

Chữa bệnh đau tim: thỉnh thoảng thấy nhói vùng tim, nhịp tim không đều lấy rễ cây chè già với rễ cây me rừng mỗi thứ 50g, rễ cây thiên thảo 12-15g cả ba cho vào sắc uống. Uống mỗi tuần 6 ngày dùng liên tục 4 tuần. Quá trình uống sẽ thấy đi tiểu tăng lượng, ăn ngủ tốt, cơn đau dịu dần, nhịp tim ổn định.

Ngoài ra còn chữa trị nhiều bệnh khác, nhiều bài viết đã đề cập đến nên xin không nhắc lại.

Vậy cây chè lại trở thành dược liệu quý giúp con người chữa được nhiều bệnh. Ở nước ta chè sẵn và dễ kiếm dễ tìm. Mong rằng mọi người sử dụng tốt trong ngày hè một cách hợp lý và khoa học.

(Nguồn ykhoa.net)

http://thuocnam.vn/cay-che.html

Cây xạ đen

Page 19: ghiên cứu qui trình trồng trọt

mô tả

Cây xạ đen có tên khoa học là Celastrus hindsii Benth.et Hook. Trong xạ đen có chứa các chất: Fanavolnoid (chất chống oxy hóa có tác dụng phòng chống ung thư); Saponin Triterbenoid (có tác dụng chống nhiễm khuẩn); Quinon (có tác dụng làm cho tế bào ung thư hóa lỏng dễ tiêu). Cây xạ đen có tác dụng phòng chống trong điều trị ung thư, hạn chế phát triển của các khối u; tiêu viêm giải độc, mát gan; ăn ngủ tốt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Tác dụng:

Phòng chống điều trị ung thư, hạn chế phát triển của các khối u, tiêu viêm giải độc mát gan, ăn ngủ tốt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày mới phát hiện, viêm gan mạn tính, xơ gan đơn thuần, ung thư gan giai đoạn đầu, sau mổ sỏi túi mật, viêm đại tràng mạn tính, rối loạn tiêu hóa, ăn chậm tiêu, táo bón…Trong tài liệu nghiên cứu của Viện Quân y 103 đã công nhận tác dụng chữa trị bệnh của cây xạ đen là làm hạn chế sự phát triển của các khối u trong cơ thể người bệnh.Qua nghiên cứu về thực vật học, hoá dược, dược lý, nghiên cứu thực nghiệm trên động vật được gây ung thư (theo đề tài cấp Bộ về xạ đen do GS Lê Thế Trung làm chủ nhiệm), các bác sĩ đã phát hiện ở loài cây này tác dụng hạn chế sự phát triển của khối u ác tính.

Hơn nữa, hợp chất lấy từ xạ đen nếu được kết hợp với chất Phylamin (lấy từ một loại thảo dược ở đồng bằng) còn phát huy tác dụng, kéo dài tuổi thọ trung bình của động vật bị ung thư hơn nhiều chất đã qua nghiên cứu thực nghiệm như trinh nữ hoàng cung.Liều lượng và cách dùng: Lấy khoảng 100g xạ đen rửa sạch cho vào ấm  đun sôi khoảng 10 - 15 phút chắt lấy nước uống hằng ngày.

Như vậy, có thể uống lâu dài xạ đen nếu mắc các bệnh mà xạ đen có khả năng chữa trị như mụn nhọt, ung thũng, lở ngứa, ung thư... còn nếu không mắc các bệnh trên hoặc người bình thường

Page 20: ghiên cứu qui trình trồng trọt

không nên uống xạ đen làm gì, mặc dù nó không có độc tố.

Liều lượng:

Lấy100 gam xạ đen rửa thật sạch cho vào siêu đất có 800 ml nước lọc vô trùng đun sôi trên 30 phút, gạn lấy nước uống trong ngày, thay nước uống khác.

Dùng khi nào nước sắc trong nhạt màu thì thay ấm khác. Nước xạ đen, nếu để trong tủ lạnh uống càng thơm, ngon rất dễ uống. Qua một thời gian theo dõi hướng dẫn cho các bệnh nhân có nhóm bệnh nói trên uống cây xạ đen đều thấy có tác dụng tốt.

Nhưng với kinh nghiệm của chúng tôi, sử dụng một loại thuốc nam dược nào cũng tùy thuộc vào cơ địa của mỗi bệnh nhân, không phải bệnh nhân nào cũng uống đạt kết qủa như nhau. Được biết, từ năm 2003 đến nay, đã qua nhiều ứng dụng trong lâm sàng, cây xạ đen chưa có một tác dụng phụ nào.

Khoa học đã công nhận bài thuốc cây xạ đen

Nhiều chục năm trước, cây xạ đen (hay xạ đen cuống, tiếng Mường gọi là Xạ cái) từng được lương y dân tộc Mường Bùi Thị Bẻn (bệnh nhân thường gọi là mế Hậu, ở huyện Kim Bôi, Hoà Bình) đặt tên là cây ung thư, chuyên dùng để chữa các loại u khối. Bài thuốc cây xạ đen, dù sau đó được mế tặng cho Hội Đông y tỉnh Hoà Bình, vẫn ít người biết đến.

Chỉ kể từ năm 1987, khi được đoàn bác sĩ Học viện Quân y (do GS.TSKH Lê Thế Trung - Chủ tịch Hội Ung thư TP.Hà Nội dẫn đầu) phát hiện trong chuyến sưu tầm các bài thuốc quý trong dân gian, cây xạ đen mới bắt đầu thu hút sự chú ý của giới khoa học và được đưa về cơ sở này để nghiên cứu.

Qua nghiên cứu về thực vật học, hoá dược, dược lý, nghiên cứu thực nghiệm trên động vật được gây ung thư (theo đề tài cấp Bộ về xạ đen do GS. Lê Thế Trung làm chủ nhiệm), các bác sĩ đã phát hiện ở loài cây này tác dụng hạn chế sự phát triển của khối u ác tính. Hơn nữa, theo GS. Trung, hợp chất lấy từ xạ đen nếu được kết hợp với chất Phylamin (lấy từ một loại thảo dược ở đồng bằng) còn phát huy tác dụng, kéo dài tuổi thọ trung bình của động vật bị ung thư hơn nhiều chất đã qua nghiên cứu thực nghiệm như Trinh nữ hoàng cung hay tỏi Thái Lan.

Đến cuối năm 1999, đề tài của các bác sĩ Học viện Quân y được nghiệm thu, cây xạ đen chính thức được công nhận là một trong không nhiều những vị thuốc nam có tác dụng điều trị hỗ trợ bệnh nhân ung thư. Cuối năm 2002, người bệnh mới biết đến loài cây này qua câu chuyện của GS. Trung trong Chương trình Người đương thời (VTV3) và tìm về phòng khám Đông y nơi con gái mế Hậu - lương y Đinh Thị Phiển làm việc ngày một đông.

Cẩn thận với xạ đen rởm

Từ khi được nhiều người biết đến, xạ đen trở thành đối tượng chính của dân săn dược liệu. Từ đầu năm Quý Mùi, xạ đen khan hiếm hơn, giá thị trường tăng từ 50.000 đồng lên 150.000-

Page 21: ghiên cứu qui trình trồng trọt

200.000 đồng/kg khô. Phòng khám của lương y Đinh Thị Phiển trở thành nơi tiếp không chỉ bệnh nhân và người nhà; dân buôn dược liệu thi thoảng cũng ghé qua xin bà xem giúp những thứ cây nhét chặt trong các bao của họ có đúng là loài cây quý.

Lương y Đinh Thị Phiển cho biết, có đến 3/4 số cây bà được hỏi không phải là xạ đen; phần lớn là cây thuỷ bồ (hoặc thạch xương bồ, nếu mọc trên đá). Những loài cây này cũng có lá xanh và chát gần giống lá chè nhưng không lớn hoặc sẫm bằng xạ đen. Đặc biệt, không chuyển màu đen mực ngay sau khi bị băm nhỏ như loài dược thảo quý này.

Bà Phiển dự đoán, những thứ xạ đen giả nói trên sẽ được tải về các kho thuốc đông y và cắt cho bệnh nhân nhiều tỉnh.

Còn ở nhà bà lương y nối nghiệp trị bệnh, cứu người của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và người mẹ đã quá cố, cây xạ đen sẽ mãi là thật, dù người ta có nhao nhác đi tìm của giả để thay thế và nguyên liệu thuốc có tăng giá đến đâu. Để người bệnh ung thư còn chí ít là một trong mười phương được sống và sống chất lượng nhất trong khả năng có thể.http://www.thaoduocquy.net/index.php/cay-xa-den.html