178
Bé gi¸o dôc & ®µo tao Tr−êng ®¹i häc n«ng nghiÖp I ……………………………… PGS.TS. NguyÔn V¨n Long, TS. NguyÔn Huy TrÝ ThS. Bïi ThÞ §iÓm, ThS. TrÇn ThÞ Ngäc Gi¸o tr×nh D©u T»m – ong mËt Hµ néi – 2004

Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

Bé gi¸o dôc & ®µo tao

Tr−êng ®¹i häc n«ng nghiÖp I ………………………………

PGS.TS. NguyÔn V¨n Long, TS. NguyÔn Huy TrÝ

ThS. Bïi ThÞ §iÓm, ThS. TrÇn ThÞ Ngäc

Gi¸o tr×nh

D©u T»m – ong mËt

Hµ néi – 2004

Page 2: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..1

GIỚI THIỆU Giáo trình Dâu tằm- Ong mật do PGS.TS. Nguyễn Văn Long chủ biên, chỉnh lý cùng tập

thể các giáo viên Bộ môn Dâu tằm biên soạn.

• Mục tiêu.

Là cuốn sách giáo khoa dùng giảng dạy cho sinh viên các chuyên ngành kỹ thuật nông

nghiệp. Nó cũng là tài liệu tham khảo rất hữu ích cho các cán bộ kỹ thuật tằm – ong, các cán

bộ khuyến nông và nông dân sản xuất Dâu tằm – Nuôi ong mật.

Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về:

- Cây dâu, kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác lá dâu.

- Giống tằm và kỹ thuật nuôi tằm tốt.

- Bệnh tằm và biện pháp phòng chống.

- Kỹ thuật nuôi, tạo chúa, nhân đàn ong mật.

- Biên pháp phòng chống sâu bệnh và động vật hại ong.

• Giáo trình gồm 2 phần: Kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm và kỹ thuật nuôi ong mật. Giáo

trình không đi sâu vào cơ chế các hiện tượng cũng như sinh lý giải phẫu dâu - tằm - ong mật.

• Nội dung và phân công biên soạn.

Nội dung Cán bộ đảm nhiệm chính

• Phần thứ nhất: Kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm

Chương 1- Cây dâu - Kỹ thuật trồng và chăm sóc dâu

Chương 2- Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học tằm dâu

Chương 3- Kỹ thuật nuôi tằm

Chương 4- Bệnh và côn trùng hại tằm

Chương 5- Kỹ thuật nhân giống tằm dâu

• Phần thứ 2: Kỹ thuật nuôi ong mật

Chương 1- Sinh học ong mật

Chương 2- Cây nguồn mật phấn

Chương 3- Kỹ thuật nuôi, tạo chúa,nhân đàn, chọn giống ong

Chương 4- Sâu bệnh và kẻ thù hại ong

ThS. Trần Thị Ngọc

ThS. Trần Thị Ngọc

ThS. Trần Thị Ngọc

TS. Nguyễn Huy Trí

PGS.TS. Nguyễn Văn Long

ThS. Bùi Thị Điểm

ThS. Bùi Thị Điểm

ThS. Bùi Thị Điểm

ThS. Bùi Thị Điểm

• Là 1 giáo trình tổng hợp Tằm - Ong có nội dung rộng, khuôn khổ giáo trình qui định

có hạn nên biên soạn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong sự đóng

góp ý kiến bổ sung của các em sinh viên và độc giả để lần sau tái bản được hoàn thiện hơn.

Các tác giả

Page 3: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..2

Phần A

KỸ THUẬT TRỒNG DÂU-NUÔI TẰM VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ Ý NGHĨA NGHỀ TRỒNG DÂU NUÔI TẰM

Trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ và dệt lụa là nghề cổ truyền có lịch sử 4-5 ngàn năm. Nghề này có sớm nhất ở Trung Quốc. Nó đã trải qua 3 giai đoạn khủng hoảng: Bệng tằm gai, thế chiến II và sự ra đời cạnh tranh cuă tơ nhân tạo tưởng chừng nghề tằm tơ bị diệt vong. Song do đặc điểm vật lý, hoá học quí hiếm của tơ lụa (Tính đàn hồi cao, khả năng hút ẩm, cách điện cách nhiệt tốt, độ óng mượt v.v.) không có sợi tự nhiên cũng như nhân tạo nào có thể thay thế được. Người ta phải thừa nhận: “Ngàn năm trước tơ là vàng thì ngàn năm sau vàng vẫn là tơ”. Nghề trồng dâu nuôi tằm ở nước ta đã có lịch sử vài ngàn năm nay từ thời Hùng vương thứ 6. Trải qua bao thăng trầm bởi biến cố chiến tranh và kinh tế thị trường chi phối, đến nay nó vẫn là nghề truyền thống không bao giờ bị mai một. Phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm có nhiều ý nghĩa về kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường: - Thực tế đã cho thấy năm 2000 – 2001 và 2004 sản xuất dâu tằm có thể đạt 3-4 triệu đồng/ sào, năm- cao hơn 3-4 lần trồng lúa. Trồng dâu nuôi tằm cho phép quay vòng đồng vốn nhanh. Từ tháng 3- 11 cứ sau 3 tuần lễ kết thúc một lứa tằm là cho thu hoạch. Nông dân có nhận xét: “Cây dâu là cây xoá đói giảm nghèo, là cây nuôi con ăn học đại học”. - Sản xuất 1 ha dâu tằm huy động 15- 20 lao động. Nghề này sử dụng triệt để công lao động chính và phụ, lao động ngày và đêm nên rất có ý nghĩa về mặt xã hội. - Đặc biệt vùng đồng đất bãi bị ngập nước hàng năm cây dâu có thế mạnh hơn hẳn các cây trồng khác vì cây dâu chịu được nước ngập không sợ chuột phá hại. - Trồng dâu còn có ý nghĩa phủ xanh đất trống, giảm sự xói mòn của đất và rất ít khi phải sử dụng thuốc sâu nên đảm bảo môi trường sinh thái tốt v.v.

Chương I: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DÂU

Chương “ Kỹ thuật trồng và chăm sóc dâu” nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về đặc điểm sinh vật hoc, sinh thái học, đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây dâu và những biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc dâu và thu hoạch lá dâu. Lá dâu là thức ăn duy nhất của tằm dâu (Bombyx mori). Protein trong lá dâu là nguồn vật chất để con tằm tổng hợp nên sợi tơ, gần 70% Protein trong thành phần sợi tơ được tổng hợp trực tiếp từ Protein trong lá dâu. Vì vây, sản lượng và chất lượng lá dâu quyết định đến sản lượng, chất lượng tơ kén và hiệu quả của nghề nuôi tằm. Việc làm tăng tối đa sản lượng lá dâu có chất lượng tốt trên một đơn vị diên tích sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của nghề nuôi tằm. Mục đích nghiên cứu cây dâu và kỹ thuật trồng dâu là tăng năng suất và phẩm chất lá dâu nhằm hạ giá thành sản phẩm. Những vấn đề cần phải giải quyết đó là: Kỹ thuật trồng và chăm

Page 4: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..3

sóc dâu; chọn tạo giống dâu mới có năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp cho từng vùng sinh thái; biện pháp đốn tỉa và thu hoạch lá hợp lý cũng góp phần nâng cao năng suất và chất lượng lá dâu. 1.1. Đặc điểm hình thái và vị trí phân loại của cây dâu. a. Vị trí phân loại của cây dâu.

Cây dâu thuộc: Ngành Spermatophyta. Lớp Angiospermae. Lớp phụ Dicotyledoneae. Bộ Urticales. Họ Moraceae. Chi Morus. Loài Alba. Tên khoa học: Morus alba L.

b. Đặc điểm hình thái của cây dâu. • Rễ dâu

Rễ dâu có chức năng hấp thu, dự trữ các chất dinh dưỡng và giữ cho cây bám chắc vào đất. Rế dâu không ngừng tăng trưởng về chiều dài lẫn chiều rộng để đảm bảo những nhiệm vụ trên.

Bộ rễ dâu bao gồm: Rễ chính (rễ cái, rễ cọc), rễ bên và rễ tơ. Hình thái và cấu tạo của bộ rễ thay đổi theo phương thức nhân giống:

- Rễ dâu trồng bằng hạt (nhân giống hữu tính)

Page 5: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..4

Rễ được mọc ra từ trục phôi gọi là rễ chính (rễ cọc hoặc rễ cái), từ rễ chính phát triển ra các rễ bên và từ rễ bên phát triển ra các rễ cấp 1, cấp 2. Từ đầu các rễ cấp 1, cấp 2 phát triển thành các rễ nhỏ hơn gọi là rễ lông tơ, rễ lông tơ có đường kính nhỏ hơn 1mm, đầu các rễ lông tơ có hệ thống lông hút màu trắng trong làm nhiệm vụ hút nước và các chất dinh dưỡng. Loại rễ này thường ăn sâu, thời gian sinh trưởng dài và có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất lợi, đặc biệt là điều kiện khô hạn.

- Rễ cây trồng bằng hom (nhân giống vô tính) Rễ được mọc ra từ những mô sẹo (được hình thành từ nhát cắt của hom) và từ gốc

mầm gọi là rễ bất định. Trong trường hợp này bộ rễ không có rễ cái và sự sắp xếp của rễ có dạng như rễ chùm. Bộ rễ của cây thường ăn nông, khả năng chống chịu kém, tuổi thọ ngắn.

Rễ dâu có khả năng tái sinh rất lớn. Trong trường hợp nào đó khi rễ bị đứt sẽ là nguyên nhân kích thích cho các rễ mới phát triển, tăng cường khả năng hấp thu của bộ rễ (trong điều kiện canh tác nếu rễ dâu bị tổn thương do cày bừa xới xáo thì chỉ 3-5 ngày sau là bộ rễ có khả năng phục hồi).

Rễ dâu không ngừng tăng trưởng về chiều dầi và đường kính. Sự sinh trưởng của rễ dâu ở trong đất luôn có sự tương quan với sự sinh trưởng của thân lá ở trên mặt đất và tuân theo một tỷ lệ nhất định đó là tỷ lệ T/R. Một bộ rễ phát triển có khả năng hấp thu dinh dưỡng mạnh sẽ xúc tiến cành lá phát triển xum xuê, còn cành lá xum xuê sẽ kích thích trở lại cho bộ rễ phát triển. Sự phân bố của rễ dâu trong đất theo chiều sâu và chiều rông tuỳ thuộc vào đặc điểm của giống, tính chất đất, phương thức trồng, tuổi cây và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, đốn tỉa và thu hoạch lá. Sự phân bố của rễ theo chiều sâu và rộng trong đất có tương quan với chiều cao cây và độ rộng của tán lá. Cây cao tán rộng thì bộ rễ ăn sâu và rộng hơn cây thấp tán nhỏ. Nhìn chung sự phân bố theo chiều rộng của rễ bằng 1,5 lần chiều rộng tán lá, còn sự phân bố của rễ theo chiều sâu tuỳ thuộc vào giống dâu, tuổi cây, tính chất đất…

• Mầm dâu (chồi dâu) Mầm là thể ban đầu của cành lá và hoa. Tuỳ theo cách phân loại mà chia ra các loại

mầm khác nhau. - Theo vị trí mầm có: mầm đỉnh và mầm nách. Mầm đỉnh hay còn gọi là mầm tận cùng là mầm nằm ở tận cùng của thân hoặc cành, là

yếu tố quyết định chiều cao cây hoặc độ dài cành. Mầm nách nằm ở nách lá và là yếu tố quyết định số cành cấp 1 của cây. Trong quá trình sinh trưởng của cây dâu, mầm đỉnh thường khống chế mầm nách, khi

mầm đỉnh bị tổn thương hoặc bị ngắt thì mầm nách mới phát triển và trở thành mầm chính. Vì vậy mầm nách là yếu tố quyết định khả năng tạo tán của cây.

- Theo trạng thái mầm có: mầm ẩn và mầm hiện Mầm ẩn là những mầm nằm ẩn dưới vỏ cây không hiện ra ngoài, mầm này chỉ nảy khi

cây bị đốn đau hoặc bị tổn thương nghiêm trọng. Mầm hiện là những mầm hiện rõ ra ngoài vỏ cây, mầm này phát triển trước mầm ẩn và

là yếu tố quyết định số cành kinh tế của cây. Theo hoạt động sinh lý có: mầm ngủ và mầm hoạt động

Page 6: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..5

Theo chức năng mầm có: mầm cành, mầm lá, mầm hoa và mầm hỗn hợp. Theo mùa có: mầm mùa xuân, mầm mùa hè và mầm mùa thu. Nhìn chung mầm là cơ sở của các cấp cành, tuỳ theo từng mùa mà mầm sinh trưởng

mạnh hay yếu cho năng suất lá cao hay thấp. • Thân dâu

Thân, cành và cành con gọi chung là thân dâu. Chức năng cơ bản của thân dâu là vận chuyển nước và muối khoáng từ đất đi lên và vận chuyển các sản phẩm quang hợp và các chất hữu cơ từ trên mặt đất đi xuống; là cơ quan dự trữ dinh dưỡng cho cây; thân cành còn như một cái khung để duy trì các cơ quan của cây. Cây dâu là loại cây có khả năng chịu đốn tỉa, nếu đốn tỉa thường xuyên, hợp lý sẽ kích thích cho thân cành phát triển. Tuy nhiên khả năng này còn phụ thuộc vào giống dâu, tuổi cây và điều kiên chăm sóc.

• Lá dâu Lá dâu là cơ quan thực hiện quá trình quang hợp dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời

để tạo ra các chất hữu cơ; là nơi điều hoà thân nhiệt bằng quá trình hô hấp và thoát hơi nước. Lá dâu thuộc loại lá đơn mọc cách,

có lá kèm. Lá dâu có 3 phần: Cuống lá, lá kèm và phiến lá. Hình thái và cấu tạo của lá thay đổi tuỳ theo giống dâu và điều kiện môi trường. - Cuống lá là bộ phận nối liền giữa phiến lá với thân hoặc cành. Giữa cuống lá và thân hoặc cành có hệ thông tầng rời. Khi lá già hoặc gặp điều kiện ngoại cảnh bất lợi thì tầng rời hoạt động mạnh gây hiện tượng rụng lá.

Hình 2.1- Cấu tạo lá dâu - Tai lá (lá kèm) mọc ở hai phía của cuống lá, quá trình chuyển đổi màu sắc của tai lá có liên quan với độ thành thục của lá (ví dụ khi 1/3-1/2 đoạn đầu ngọn của tai lá chuyển sang màu nâu thì hái lá dâu đó băng tằm là vừa, mùa xuân thì hái lá dâu ở dưới vị trí có tai lá chuyển màu 1-2 lá là vừa). Khi lá dâu già thì tai lá rụng đi. - Phiến lá: Có hai dạng chính là lá nguyên và lá xẻ thuỳ

Lá nguyên có thể hình ô van, hình trứng hay hình tim.

Page 7: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..6

Hình 3a.1- Các dạng lá dâu Lá xẻ thuỳ có thể phân ra 2, 3, 4 điểm xẻ thuỳ và có hình thái lá khác nhau. Hình thái của ngọn lá, gốc lá và mép lá của các giống dâu khác nhau thì khác nhau. Kích thước, độ dày và màu sắc lá dâu thay đổi phụ thuộc vào giống dâu và điều kiện môi trường.

• Hoa, quả và hạt dâu. - Hoa dâu thường là hoa đơn tính, có rất ít hoa lưỡng tính. Hoa dâu có dạng hoa chùm

gồm nhiều hoa nhỏ mọc xung quanh một trục hoa chính và hơi rủ xuống dạng đuôi sóc. Giới tinh của hoa phụ thuộc vào giống, thường hoa đực và hoa cái mọc trên hai cây khác nhau. có một số giống thì trên một cây có cả hai loại hoa (giống goshoerami phần dưới của thân ra hoa cái, phần trên ra hoa đực). Hoa dâu thụ phấn nhờ gió.

Page 8: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..7

Hình 3b.1- Các dạng lá dâu xẻ thuỳ - Quả dâu thuộc loại quả kép, màu sắc của quả thay đổi theo quá trình phát triển, khi

mới hình thành quả có màu xanh sau dần chuyển sang màu hồng, màu đỏ và cuối cùng có màu tím sẫm là lúc quả dâu đã đạt độ chín sinh lý.

- Hạt dâu có màu vàng hoặc vàng sáng hình trái xoan dẹt.

1.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sinh trưởng phát triển của cây dâu. Cây dâu cũng như các cây trồng khác sống trong điều kiện tự nhiên, chúng có liên

quan chặt chẽ với môi trường xung quanh và chịu sự tác động của các yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, không khí, đất và nước. Những nhân tố này có liên quan với nhau, tác động lẫn nhau và tác động một cách tổng hợp lên cây dâu. Tuỳ theo thời kỳ sinh trưởng, phát

Page 9: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..8

triển khác nhau của cây dâu mà ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới chúng có khác nhau. Trong các yếu tố sinh thái tác động lên cây dâu có những nhân tố cần thiết và không thể thay thế giữa chúng với nhau được. Ví dụ sự tăng nhiệt độ không thể thay thế cho sự thiếu ánh sáng. Song cũng có một số yếu tố có liên quan với nhau, tác động tương hỗ lẫn nhau. Ví dụ cường độ chiếu sáng có liên quan đến nhiệt độ, tỷ lệ nước trong đất có ảnh hưởng đến độ thoáng của đất.

Nghiên cứu tác động của các yếu tố sinh thái tới cây dâu giúp chúng ta đề ra những giải pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc dâu dựa trên những yêu cầu sinh thái đối với sinh trưởng của cây. Một số yếu tố sinh thái tác động đến sinh trưởng của cây dâu như sau: a. Ấnh sáng

Đối tượng thu hoạch của cây dâu là lá dâu mà 90-95% chất khô trong lá dâu là sản phẩm của quang hợp nên ánh sáng có liên quan chặt chẽ với năng suất và chất lượng lá dâu. Trong điều kiện chiếu sáng đầy đủ, cây dâu sinh trưởng tốt, cành khoẻ và mập, lá dày, có màu xanh đậm, năng suất và chất lượng lá cao. Ngược lại trong điều kiện chiếu sáng không đầy đủ thì cành nhánh thường mềm, lá mỏng, màu xanh nhạt, hàm lượng nước trong lá cao, chất khô giảm, dinh dưỡng trong lá thấp (ở 30oC với ngày nắng cường độ quang hợp của cây dâu là 2mg chất khô/100cm2 lá 1giờ, ngày trời râm cường độ quang hợp chỉ bằng 50% ngày nắng còn ngày mưa chỉ bằng 30%).

Khả năng tiếp nhận ánh sáng của vườn dâu không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào cường độ chiếu sáng mà còn phụ thuộc vào cấu trúc tán lá. Vì vậy cần có biện pháp kỹ thuật chăm sóc vườn dâu (kỹ thuật đốn tỉa hợp lý) để giúp cho cây dâu có bộ khung tán hợp lý tăng khả năng sử dụng ánh sáng mặt trời của cây dâu. b. Nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố sinh thái tác động tương đối mạnh đến quá trình sinh trưởng của cây dâu bởi lẽ các hoạt động sinh lý của cây dâu như quang hợp, hô hấp, trao đổi chất… đều thay đổi theo nhiệt độ. Khoảng nhiệt độ thích hợp cho cây dâu sinh trưởng là 25-30oC. Nhiệt độ cao hơn 40oC sẽ kìm hãm sự sinh trưởng của cây và ở nhiệt độ dưới 12oC cây dâu ngừng sinh trưởng. c. Nước

Trong quá trình sinh trưởng của cây trồng nói chung và cây dâu nói riêng nước rất cần thiết cho việc hấp thụ, hoà tan, vân chuyển dinh dưỡng, quang hợp, trao đổi chất… Cây dâu chứa tới 60% là nước, tuy nhiên ở các bộ phận khác nhau thì tỷ lệ nước khác nhau: ở lá tỷ lệ nước là 75-82%, ở cành là 58-61%, ở rễ là 54-59%. Để tổng hợp được 1 gam chất khô cây dâu cần hút 280-400ml nước.

Trong vườn dâu hàm lượng nước trong đất quá cao hoặc quá thấp đều làm cây cằn cỗi, không phát triển được và dễ nhiễm bệnh. Độ ẩm đất thích hợp cho quá trình sinh trưởng của cây dâu là 70-80%. Nếu trong đất quá nhiều nước, cây dâu sinh trưởng không tốt, tỷ lệ Protein và hydrat cacbon sẽ giảm, chất lượng lá thấp, nuôi tằm bằng loại lá này, tằm dễ bị bệnh. Đất có mực nước ngầm cao hoặc úng ngập, thiếu không khí sẽ ảnh hưởng đến hô hấp của rễ và tiêu hao dinh dưỡng của cây. Nhiều nước trong đất sẽ thiếu oxy, các vi sinh vật háo khi giảm

Page 10: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..9

còn vi sinh vật yếm khí tăng lên, sản sinh một số chất khử làm rễ bị ngộ độc, cây sinh trưởng kém. Dâu là cây có rễ ăn sâu, do vậy phải tìm cách hạ thấp mực nước ngầm xuống thấp hơn 1m nhằm nâng cao tuổi thọ cho cây. d. Đất

Dâu là cây trồng thích ứng với nhiều loại đất: Đất cát, đất thịt, đất sét, đất chua mặn… và có khả năng sinh trưởng được ở độ pH đất là 4,5-9, song đất cát pha và đất thịt nhẹ có độ pH từ 6,5-7 là loại đất thích hợp nhất cho cây dâu sinh trưởng và phát triển. e. Không khí

Không khí cũng là yếu tố sinh thái không thể thiếu được cho sự sinh trưởng của cây dâu, oxy và cacbonic trong không khí rất cần thiết cho quá trình quang hợp và hô hấp của cây. Cacbonic trong không khí là nguyên liệu cần thiết cho quá trình quang hợp, hàm lượng cacbonic tăng trong phạm vi 0,03-0,1% thì cường độ quang hợp của lá dâu tăng dẫn đến năng suất lá tăng. Qua nghiên cứu cho thấy cứ 100cm2 lá dâu trong 1 giờ sản sinh ra 10 gam chất khô thì cần 15mg CO2. Vườn dâu đảm bảo thông thoáng hoặc tăng cường bón phân hữu cơ sẽ làm tăng hàm lượng CO2 tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp của cây.

Ngoài ra, trong không khí còn chứa một số khí độc như bụi, khói than, khí thải do các nhà máy như : SO2, fluoride… Tằm ăn phải lá dâu có bám dính những loại khí này sẽ bị ngộ độc. Vì vậy không nên quy hoạch vườn dâu gần các nhà máy, đường quốc lộ lớn và đặc biệt là không nên gần khu lò gạch. 1.3. Sinh trưởng và phát triển của cây dâu. a. Chu kỳ sinh trưởng hàng năm của cây dâu.

Trong một năm chu kỳ sinh trưởng của cây dâu chia làm 2 thời kỳ: Thời kỳ sinh trưởng và thời kỳ nghỉ đông. Hoạt động sống của cây ở 2 thời kỳ này rất khác nhau.

• Thời kỳ sinh trưởng. Thời kỳ sinh trưởng của cây dâu bắt đầu từ mùa xuân khi cây dâu nảy mầm đến mùa

đông khi cây rụng lá. Độ dài của thời kỳ sinh trưởng phụ thuộc vào điều kiện sinh thái và giống dâu. Ở những vùng khí hậu ấm áp thời kỳ sinh trưởng của cây dâu dài hơn ở vùng khi hậu lạnh và những giống dâu nảy mầm sớm thường có thời kỳ sinh trưởng dài hơn những giống dâu nảy mầm muộn. Thời kỳ sinh trưởng của cây dâu có thể chia làm 3 thời kỳ nhỏ: Thời kỳ nảy mầm (đâm chồi), thời kỳ sinh trưởng mạnh và thời kỳ sinh trưởng chậm dần.

- Thời kỳ nảy mầm được tính từ lúc mầm dâu bắt đầu sinh trưởng, các mầm mùa đông nhú ra, mô phân sinh đỉnh hoạt động, tế bào phân chia, bao mầm bị phá vỡ, đến khi xuất hiện lá thật thứ nhất thì kết thúc thời kỳ nảy mầm.

- Thời kỳ sinh trưởng mạnh: Sau khi ra lá thật tốc độ sinh trưởng của cây dâu tăng dần, đặc biệt sau khi ra lá thật thứ tư, lúc này nhiệt độ không khí tăng dần, mầm dâu sinh trưởng nhanh hơn và cây dâu đi vào thời kỳ sinh trưởng mạnh.

- Thời kỳ sinh trưởng chậm dần: Thời kỳ này thường xảy ra vào giai đoạn cuối thu đầu đông khi nhiệt độ không khí giảm dần, các mô phân sinh ở đỉnh sinh trưởng hoạt động yếu, tốc độ phân chia tế bào chậm, kích thước tế bào tăng chậm, tại đỉnh sinh trưởng các chất sinh

Page 11: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..10

trưởng được sản xuất ra ít, tốc độ vận chuyển chậm, kìm hãm sự hoạt động của các mô phân sinh dẫn đến hiện tượng sinh trưởng chậm dần ở tất cả các bộ phận của cây dâu.

• Thời kỳ nghỉ đông. Thời kỳ nghỉ đông của cây dâu được tính từ khi kết thúc rụng lá ở mùa đông đến khi

bắt đầu nảy mầm ở vụ xuân năm sau. Trong thời kỳ nghỉ đông mọi hoạt động của cây như các quá trình trao đổi chất, các hoạt động sinh lý, thoát hơi nước… của cây giảm đi rõ rệt. Do đó cây dâu gần như ngừng sinh trưởng. Song thực tế cây dâu vẫn duy trì các hoạt động sinh lý yếu ớt và hiện tượng nghỉ đông ở cây dâu gọi là “nghỉ đông tương đối”.

Hiện tượng nghỉ đông ở cây dâu thuộc loại nghỉ đông bắt buộc, nó xảy ra khi gặp điều kiện bất lợi cho sự sống của cây và khi gặp điều kiện thuận lợi thì lại hoạt động trở lại. Đó là sự phản ứng thích nghi của cây trong điều kiện bất lợi. Người ta có thể phá vỡ hiện tượng nghỉ đông của cây dâu bằng nhiều biện pháp sau: - Tăng cường dinh dưỡng cho cây trước khi cây vào thời kỳ nghỉ đông: Bón phân hợp lý kết hợp với làm cỏ, xới xáo, tưới nước… - Đốn tỉa cây dâu hợp lý: Dùng hình thức đốn phớt, đốn đau, đốn trẻ lại vào những thời gian thích hợp. - Gum dâu: Vào tháng 10 tiến hành đốn phớt, sau đó gum dâu để phá vỡ sự tập trung chất auxin ở đầu ngọn cành. - Sử dụng các chất hoá học: Có thể dùng một số hoá chất như etylen, gibberellin, chlohydrin… để phá vỡ trạng thái nghỉ đông của cây.

Hình 4.1- Gum dâu b. Các mối tương quan trong sinh trưởng của cây dâu.

Trong cây dâu, chức năng sinh lý của mỗi cơ quan, bộ phận khác nhau đã được chuyên môn hoá ở một mức độ nào đó, song chúng có mối liên hệ qua lại và hợp tác với nhau một cách mật thiết hợp thành một thể thống nhất. Mối liên hệ giữa các cơ quan thúc đẩy lẫn nhau và cần thiết cho nhau được gọi là mối tương quan trong sinh trưởng của cây. Có 3 mối tương quan chính như sau:

• Mối tương quan giữa bộ phận trên mặt đất và bộ phận dưới mặt đất Trong mối tương quan này, bộ rễ làm nhiệm vụ hấp thu nước, chất dinh dưỡng và

muối khoáng cần thiết đáp ứng cho nhu cầu sinh trưởng của các bộ phân trên mặt đất. Bộ

Page 12: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..11

phận trên mặt đất cung cấp trở lại cho rễ các sản phẩm quang hợp, hormon sinh trưởng, vitamin… Sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng giữa bộ phận trên mặt đất và bộ phận dưới mặt đất tạo nên một dòng đi lên và đi xuống liên tục ở trong cây, giữ cho quá trình sinh trưởng của cây luôn tồn tại ở trạng thái cân bằng động ổn định hay nói cách khác sự sinh trưởng của bộ phận trên mặt đất (thân, cành, lá) phải cân bằng với sư sinh trưởng của bộ phân dưới mặt đất (rễ) và tuân theo một tỷ lệ nhất định đó là tỷ lệ T/R.

• Mối tương quan giữa sinh trưởng mầm đỉnh và mầm nách. Trong mối tương quan này, mầm đỉnh thường mọc nhanh hơn mầm nách, rễ cái mọc

nhanh hơn các rễ bên gọi là ưu thế đỉnh hay ưu thế tận cùng. Bấm ngọn là phá đi ưu thế đỉnh. Trong sản xuất, khi cây dâu đạt được đến độ cao nhất định người ta thường bấm ngọn tạo điều kiện cho các mầm nách phát triển giúp cây có bộ khung tán hợp lý. Cây con khi bứng khỏi vườn ươm đem trồng thường được cắt bớt rễ cái để phá vỡ ưu thế tận cùng, kích thích cho các rễ bên phát triển, giúp cây nhanh có bộ rễ ổn định, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng từ đất.

• Mối tương quan giữa sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Mối tương quan này thực chất là tương quan giữa sự sinh trưởng của cành lá và sự

phát triển của hoa quả. Cành lá cung cấp dinh dưỡng cho hoa và quả phát triển. Đồng thời chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của hoa và quả cũng chính là dinh dưỡng cần thiết cho sư sinh trưởng của thân lá. Chính vì vậy, sự sinh trưởng của cành lá trực tiếp tác động cho sự hình thành hoa quả đông thời cũng có tác động cản trở hình thành hoa quả. Trồng dâu nhằm mục đích lấy lá nuôi tằm, nếu cây dâu có quá nhiều hoa quả sẽ tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy, trong kỹ thuật trồng dâu cần hạn chế sinh trưởng sinh thực bằng các biện pháp đốn tỉa, ngắt bỏ hoa cái, hoặc chọn tạo các giống dâu không có hoa hoặc ít hoa.

1.4. Nhân giống dâu

Hiện nay có 2 phương pháp nhân giống dâu: Nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính. a. Nhân giống hữu tính

Hạt dâu được hình thành là do quá trình thụ phấn giữa hoa đực và hoa cái, vì vậy nhân giống bằng hạt được gọi là nhân giống hữu tính. Cây con mọc từ hạt gọi là cây thực sinh.

• Ưu nhược điểm của phương pháp nhân giống hữu tính - Ưu điểm của phương pháp nhân giống hữu tính: + Cây dâu trồng bằng hạt có bộ rễ phát triển mạnh, ăn sâu nên có khả năng chống chịu

tốt với điều kiện ngoại cảnh bất lợi nhất là điều kiện khô hạn. Tuổi thọ của cây dài hơn so với phương pháp nhân giống vô tính.

+ Hệ số nhân giống cao, vận chuyển gọn nhẹ, tỷ lệ sống của cây con cao. Mỗi cây dâu nếu để sinh trưởng tự do có thể thu được 10kg quả. Tỷ lệ hạt trong quả thường đạt 2-3%. Trong 1 gam hạt có 500-700 hạt.

- Nhược điểm của phương pháp nhân giống hữu tính: Do cây dâu thụ phấn nhờ gió nên tính di truyền của cây con thường rất phức tạp, khó

thuần.

Page 13: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..12

• Các bước tiến hành khi nhân giống hữu tính. - Thu hạt: Tiến hành thu quả ở những cây sinh trưởng tốt, cây khoẻ, không sâu bệnh,

phiến lá to và năng suất lá cao. Quả dâu có đặc điểm chín hình thái trước chín sinh lý, vì vậy phải dựa vào màu sắc của quả để xác định độ chín. Quả chín thường qua giai đoạn từ màu hồng sang màu tím đen, khi quả dâu có màu tím đen thì phôi của hạt đạt đến độ chín sinh lý.

Sau khi thu quả cần xát bỏ phần thịt quả để lấy hạt, không nên bảo quản quả dâu sau khi thu hoạch quá dài dễ làm cho hạt mất sức nảy mầm.

- Làm khô hạt: Sau khi đã chà xát để tách phần thịt quả, tiên hành rửa sạch hạt, loại bỏ hạt lép và phơi hạt ở nơi thoáng gió trong thời gian từ 2-3 ngày để hạt khô và mang đi bảo quản.

- Bảo quản hạt: Có hai phương pháp bảo quản hạt dâu là bảo quản khô và bảo quản lạnh. + Bảo quản khô: Hạt phơi khô đạt tiêu chuẩn thì cho vào túi vải, buộc chặt miệng túi

và đặt vào trong bình kín, đáy bình có lót một lớp vôi cục. Tỷ lệ trọng lượng hạt dâu và vôi cục là 2:1 hoặc 1:1. Như vậy, trong bình có 1/3 thể tích là hạt dâu, 1/3 thể tích là vôi cục còn lại là khoảng trống. Bảo quản theo phương pháp này thì sau 1 năm hạt dâu vẫn đảm bảo nảy mầm 90%.

+ Bảo quản lạnh: Hạt dâu phơi khô được đựng vào trong các túi kín không thấm nước (túi nilon) rồi đưa vào bảo quản lạnh ở nhiệt độ 3-5oC.

- Gieo hạt Chọn đất: Đất làm vườn ươm phải đảm bảo gần nguồn nước, thuận tiện cho việc tưới

tiêu. Đất phải bằng phẳng, thông thoáng, có kết cấu tốt, đất cát pha hoặc thịt nhẹ là thích hợp nhất. Nếu là vùng đất mặn cần chọn loại đất có hàm lượng muối nhỏ hơn 0,2%, độ pH≥5. Đất làm vườn ươm tránh sử dụng liên tục nhiều năm.

Làm đất: + Cày đất: Đất cần được cày ải càng sớm càng tốt, độ sâu cày đất là 20-25cm. Bón lót

25-30 tấn phân hữu cơ và 250kg lân cho 1 hecta. + Làm luống: Trước khi làm luống đất phải được bừa tơi rồi mới lên luống. Chiều

rộng của luống là 1-1,2m, cao 20cm. Nếu ở vùng mưa nhiều thì luống cần phải làm cao hơn. Gieo hạt: Thời vụ gieo hạt chủ yếu là vụ xuân và vụ hè. Trường hợp đặc biệt có thể gieo ở cả vụ

thu. Khi nhiệt độ đất đạt tới 20oC thì có thể gieo hạt được, có 2 phương pháp gieo hạt là gieo vãi và gieo hàng.

+ Gieo vãi: Hạt được vãi đều trên mặt luống với số lượng là 2-3 gam hạt/1m2 (nếu hạt đạt tỷ lệ nảy mầm trên 80%). Sau khi gieo xong, phủ một lớp đất mỏng và trên cùng cho một lớp trấu rồi tưới nước.

+ Gieo hàng: Có thể gieo theo chiều dọc hoặc chiều ngang của luống. Độ sâu gieo hạt là 2cm, hàng cách hàng 30cm. Gieo hàng có ưu điểm là tiết kiệm được hạt, lượng hạt chỉ bằng 1/3-2/3 lượng hạt gieo vãi, mật độ thưa, dễ chăm sóc.

Quản lý và chăm sóc cây con Việc quản lý chăm sóc cây con chia ra 3 giai đoạn:

Page 14: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..13

Giai đoạn nảy mầm kể từ khi gieo hạt đến khi cây con có hai lá mầm. Trong thời kỳ này, hạt cần hút lượng nước khá lớn, hoạt động sinh lý của cây rất mạnh, tế bào phôi liên tục phân chia để hình thành các bộ phận của cây. Cây con sinh trưởng nhanh, vì thế nước là nhu cầu chủ yếu cho hạt nảy mầm. Cần đảm bảo đất luôn ẩm. Khi cây con đã mọc phải kịp thời bỏ những vật che phủ ra.

Giai đoạn sinh trưởng chậm kể từ khi cây có 2 lá mầm đến khi cây có 4-5 lá thật. Thời kỳ này cây con yếu ớt, rễ ăn nông nên sức chống chịu với điều kiện bất lợi yếu. Vì vậy công việc chủ yếu ở giai đoạn này là tưới, tiêu nước, làm cỏ kết hợp bón phân với liều lượng nhỏ. Dùng nước tiểu pha loãng 8-10 lần hoặc hoà phân đạm với nồng độ 0,3-0,5% để tưới.

Giai đoạn sinh trưởng mạnh: Khi cây con có 4-5 lá thật thì bộ rễ và bộ phận trên mặt đất phát triển nhanh, cây bước vào giai đoạn sinh trưởng mạnh. Giai đoạn này chiếm 3/4 tổng thời gian trong vườn ươm. công việc chủ yếu ở thời kỳ này là tưới nước và bón phân đầy đủ. Lượng phân bón trong cả thời kỳ là 3kg phân chuồng và 0,3kg đạm cho 1m2. Kết hợp bón phân với làm cỏ và tỉa định cây để khoảng cách cây cách cây là 15cm. b. Nhân giống vô tính.

Nhân giống vô tính là sử dụng một bộ phận của cơ quan sinh dưỡng như thân, cành, .... để tạo nên một cây mới. Phương pháp nhân giống vô tính có những ưu nhược điểm sau:

- Ưu điểm: Nhân giống vô tính duy trì được đặc tính tốt của cây mẹ. Thời gian từ trồng đến khi cho sản lượng lá ổn định nhanh.

- Nhược điểm: Tỷ lệ sống của hom và cành ghép không cao, tuổi thọ ngắn và khả năng chịu hạn kém.

Nhân giống vô tính ở cây dâu bao gồm phương pháp chiết, ghép và giâm cành. ở Việt Nam chủ yếu là nhân giống bằng phương pháp giâm cành, còn phương pháp chiết và ghép chỉ áp dụng với những giống dâu khó nảy mầm. 1.5. Kỹ thuật trồng dâu a. Làm đất.

• Chọn đất trồng dâu. Cây dâu là cây có khả năng thích ứng rộng với nhiều loại đất như đất đồi, đất bãi ven

sông, ven biển, đất thịt ven đê… song khi thiết kế vườn dâu phải chú ý đủ ánh sáng và độ thông thoáng. Trồng dâu nên trồng tập trung vào một khu vực để dễ quản lý, không nên trồng xen với các cây trồng khác như : lúa, màu..... Đất trồng dâu không được gần nhà máy, đường quốc lộ, nơi môi trường bị ô nhiễm và đặc biệt là không được gần lò gạch.

Nếu những nơi nuôi tằm tập trung có thể thiết kế ruộng dâu nuôi tằm con riêng, diện tích này chiếm khoảng 10-15% tổng diện tích trồng dâu. Ruộng dâu nuôi tằm con cần bố trí ở gần khu vực nhà tằm, trên loại đất tốt, tưới tiêu thuận lợi.

• Làm đất. Đất trồng dâu phải được cày sâu, bừa nhỏ, độ sâu cày là 25-40 cm hoặc sâu hơn càng

tốt. Cày xong, bừa tơi nhỏ, nhặt sạch cỏ và san đất cho phẳng.

Page 15: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..14

• Đào rãnh hoặc hố trồng dâu. Tuỳ theo mật độ trồng và phương thức trồng mà đào hố hoặc đào rãnh. Nói chung ở

gần vùng đất đồi, đất cao nhuyên thì đào hố còn ở đất bãi ven sông, đất thịt thì đào rãnh. Kích thước hố là 40x40 cm, còn độ sâu của rãnh là từ 25-30 cm. Đào hố xong bón phân hữu cơ và lấp đất luôn để giữ ẩm cho đất. Lượng phân hữu cơ cần bón lót là 20 tấn, phân lân 400-500kg cho 1 hecta, nếu đất chua cần bón thêm vôi. b. Kỹ thuật trồng dâu

• Thời vụ trồng: Tuỳ theo phương thức nhân giống và điều kiện khí hậu từng vùng mà thời vụ trồng có khác nhau. Nếu trồng bằng cây con gieo từ hạt thì có thể trồng từ vụ xuân đến cuối vụ hè. Nếu trồng bằng hom thì phải dựa vào thời kỳ sinh trưởng của cây và điều kiện thời tiết. Vùng đồng bằng Bắc bộ đến Duyên hải miền Trung trồng vào tháng 11-12, vùng cao nguyên Bảo Lộc, Lâm Đồng trồng vào tháng 4 trước mùa mưa.

• Chọn hom dâu: Ruộng dâu để lấy hom phải đạt từ 2 năm tuổi trở lên, không sâu bệnh, không lẫn giống, không gum, không đốn phớt. Chọn những hom dâu đủ tiêu chuẩn bó thành từng bó, để nơi khuất gió bảo quản 3-5 ngày rồi tiến hành chặt hom.

• Chặt hom dâu Chỉ dùng những hom có đường kính từ 1cm trở lên, bỏ phần ngọn và gốc cành rồi chặt thành những đoạn hom dài 20-25cm, chặt vát 2 đầu và đảm bảo hom không bị dập, sau đó bó thành từng bó để vào nơi mát, tưới ẩm.

• Mật độ trồng: Tuỳ thuộc điều kiện đất đai, giống dâu, phương pháp tạo hình, hệ thống trồng xen và các điều kiện khác mà mật độ trồng khác nhau. Theo Kanarev Petkov, ở các nước Nhật Bản, Nam Triều Tiên, ấn Độ đều trồng dâu theo mật độ: 1,5-2,5x0,5(m). ở Trung Quốc, phần lớn các vùng trồng theo mật độ: 1,6x0,7(m) hoặc 1,8x1,0(m). ở Việt Nam, vùng đất đồi và cao nguyên thường bị hạn cần phải tạo hình cao nên trồng với mật độ: 2,0x0,8-1,2(m), ở vùng đất bãi ven sông, đất đồng bằng nếu không trồng xen thì có thể trồng với khoảng cách: 1,8x0,4(m), nếu có trồng xen thì trồng với khoảng cách: 2,5x0,4(m).

• Phương pháp trồng: Tuỳ theo trồng bằng cây con hay trồng bằng hom mà có phương pháp trồng khác nhau:

+ Trồng bằng cây con (nhân giống hữu tính): Tuỳ theo đất đai, giống và điều kiện khí hậu khác nhau mà độ sâu trồng có khác nhau. Ví dụ giống khoẻ, đất đai màu mỡ, mực nước ngầm thấp thì có thể trồng sâu hơn và ngược lại. Thông thường độ sâu trồng từ 10-20cm (tính từ cổ rễ). Khi trồng đặt cây con vào rãnh hoặc hố theo mật độ quy định, sau đó lấp đất, nén chặt và san phẳng. Sau khi trồng, cây con được đốn cho bằng nhau, chiều cao vết đốn tuỳ thuộc vào kiểu tạo hình ; nếu tạo hình thân thấp hoặc trung bình thì đốn cao 15-25cm, còn nếu tạo hình thân cao thì cố định thân chính cao 0,8-1m.

Page 16: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..15

+ Trồng bằng hom: Tuỳ theo trồng hố hay trồng hàng mà có phương thức đặt hom khác nhau. Nếu trồng hàng có 2 cách đặt hom: Có thể đặt hom nằm trên mặt rãnh thành 2 hàng song song theo kiểu nanh sấu sau đó lấp đất (ở nơi đất có mực nước ngầm cao) hoặc cắm hom xiên một góc 45o để chừa một mắt nổi lên mặt đất cho hom nảy mầm. Nếu trồng hố thì cắm 2-3 hom/hố, cắm xiên 45o và cắm về 3 góc của hố. 1.6. Quản lý và chăm sóc vườn dâu. a. Bón phân.

Mục đích trồng dâu là để lấy lá nuôi tằm. Mỗi năm ruộng dâu phải đốn 1-2 lần và thu hái 8-10 lứa lá. Do vậy chất dinh dưỡng từ trong đất đã được cây dâu sử dụng nhiều. Kết quả tính toán cho thấy cứ thu hoạch 1500kg lá dâu thì trong đất đã mất đi 20,5 kg đạm, 3,68kg lân và 10,6kg kali. Do đó cần phải bón phân để không ngừng bổ sung dinh dưỡng cho đất và duy trì sản lượng lá dâu ổn định.

• Thời kỳ bón phân Để xác định thời kỳ bón phân cho dâu cần dựa vào quy luật sinh trưởng hàng năm của

cây. Thường một năm chia làm 4 thời kỳ bón phân. - Bón phân vụ xuân: Bón phân vụ này thúc đẩy cho cây dâu đâm chồi nảy lộc và tạo

cơ sở cho thu hoạch lá ở vụ hè. Bón phân ở vụ xuân cần sử dụng các loại phân có hiệu quả nhanh, dễ tiêu, thời kỳ này cần bón 2 lần: lần thứ nhất bón khi cây nảy mầm được 3-5cm, lần thứ 2 bón trước khi thu lá 20 ngày.

- Bón phân vụ hè: Vụ hè là vụ cây dâu sinh trưởng mạnh nhất trong năm (lượng sinh trưởng của cây bằng 70% tổng lượng sinh trưởng của năm). Thời kỳ này cây cũng hấp thu dinh dưỡng mạnh nhất vì vậy bón phân vụ hè có tác dụng làm tăng sản lượng lá vụ hè và vụ thu. Vụ này thường bón các loại phân dễ tiêu. Mặt khác, mùa hè thường có mưa nhiều nên cần bón chia ra nhiều lần để tránh bị rửa trôi.

- Bón phân vụ thu: Ở vụ thu, cây dâu sinh trưởng chậm dần và là thời kỳ tích luỹ dinh dưỡng của cây. Bón phân vụ thu không chỉ kéo dài thời kỳ sinh trưởng của cây trong năm, làm chậm quá trình cứng của lá mà còn có tác dụng làm tăng năng suất lá ở vụ xuân. Thời tiết vụ này thường khô hanh. Do vậy, bón phân vụ này phải kết hợp với tưới nước để kéo dài thời kỳ sinh trưởng của cây và nâng cao hiệu quả hấp thu phân bón.

- Bón phân vụ đông: Vụ đông là vụ cây dâu ngừng sinh trưởng, bộ rễ hoạt động yếu, thời kỳ này cần bón phân có hiệu quả chậm như: phân chuồng, phân rác, phân xanh. Vụ này cần bón toàn bộ lượng phân hữu cơ, phân lân và 50% lượng phân kali của cả năm.

• Liều lượng và tỷ lệ bón - Liều lượng phân bón có liên quan chặt chẽ đến năng suất và chất lượng lá dâu. Xác

định liều lượng bón cần căn cứ vào điều kiện khí hậu, đất đai, tuổi cây, mật độ trồng, biện pháp đốn tỉa và thời kỳ sinh trưởng của cây. Nhìn chung, ở những vùng có tưới nước, trồng dày có thể bón 10-25 tấn phân chuồng/ha, phân vô cơ là: 150-250kg N, 60-100kg P2O5, và 60-100kg K2O/ha.năm. Ở Việt Nam qua các thí nghiệm cho thấy bón với liều lượng 200kg N, 100kg P2O5 và 100kg K2O/ha.năm.

Page 17: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..16

- Tỷ lệ bón: Tỷ lệ bón phân phối cho các thời vụ trong năm như sau: Vụ xuân: 25-30%. Vụ hè 35-40%. Vụ thu 15-20%. Vụ đông 10-15% và 100% lượng phân hữu cơ. Lượng phân bón còn thay đổi theo tuổi cây: Cây trồng năm thứ nhất thì bón bằng

50%, năm thứ 2 bón bằng 70% lượng phân bón cho cây dâu đã định hình . • Phương pháp bón

Bón phân cho cây dâu có thể bón qua đất hoặc bón qua lá nhưng bón qua đất là chủ yếu. - Bón qua đất: Nguyên tắc của bón qua đất là bón vào tầng đất mà mật độ rễ cây tập

trung nhiều để nâng cao hiệu quả hấp thu phân bón của cây. Vì vậy, độ sâu khi bón cần dựa vào tuổi cây, loại đất và điều kiện khí hậu. Phương pháp bón gồm bón rãnh và bón hốc. Trong đó, bón hốc là phương pháp sử dụng chủ yếu đối với phân vô cơ, bón vào khoảng cách giữa 2 cây dâu hoặc giữa 2 hàng dâu. Kích thước hốc thay đổi tuỳ theo tuổi cây, thường kích thước hốc là 20x25cm. Bón rãnh thường bón theo 2 phía của hàng dâu và sử dụng cho bón phân hữu cơ, phân xanh. Dù bón hốc hay bón rãnh đều phải thay đổi vị trí bón qua các lần bón, tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển đều.

- Bón qua lá: Theo tình toán tổng diên tích bề mặt của lá trong một cây gấp 15-20 lần diện tích đất mà cây che phủ. Do vậy, diện tích để tiếp thu phân bón qua lá lớn hơn rất nhiều so với bón qua đất. Mặt khác, bón qua lá, hiệu quả hấp thu phân bón cao và nhanh hơn, chỉ sau khi phun 60 phút thì lá đã hấp thu được phân và vân chuyển đến các đỉnh sinh trưởng. Phun phân vào mặt dưới của lá hiệu quả hấp thu phân bón cao hơn 4 lần so với phun vào mặt trên của lá. Thời gian phun tốt nhất là vào buổi sáng hoặc chiều muộn. Nồng độ phun với một số loại phân như sau: Đạm urê là 0,5%, đạm sulphat 0,4%, supe lân 0,5-1%, kali sulphat 0,5%. Lượng phun 100-120kg dung dịch/1 sào. Khoảng cách giữa các lần phun là 5-6 ngày. b. Cày đất và làm cỏ trong vườn dâu

• Cày đất Biện pháp cày đất trong vườn dâu bao gồm cày bừa, xới xáo… làm cho đất tơi xốp,

thông thoáng, có lợi cho hoạt động của vi sinh vật và sự sinh trưởng của bộ rễ dâu. Do cày đất cắt đứt các mao quản ở tầng canh tác, hạn chế sự bốc hơi nước của đất, tăng khả năng giữ ẩm cho đất. Đối với đất chua mặn, cày đất còn hạn chế lượng muối bốc lên bề mặt đất giảm độ chua mặn của đất. Cày đất còn có tác dụng diệt cỏ dại và một số sâu bệnh tồn tại trong đất. Đặc biệt đối với cây dâu bộ rễ có khả năng tái sinh mạnh nên cày đất còn có tác dụng cắt đứt một số rễ già, kích thích cho rễ non phát triển, tăng khả năng sinh trưởng của cây.

Mỗi năm thường tiến hành cày đất 2 lần ở vụ đông và vụ hè thu. Nhưng vụ đông là quan trọng, chủ yếu nhất.

Cày đất vụ đông: Tiến hành lúc cây dâu đã ngừng sinh trưởng, độ sâu cày từ 15-20cm. ở giữa luống cày sâu, phía gần hàng dâu cày nông hơn.

Page 18: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..17

Cày đất vụ hè: Tiến hành sau khi đốn dâu ở vụ hè kết hợp với bón phân làm cỏ. Thời kỳ này cày nông hơn ở vụ đông. Cày đất vụ hè cần tiến hành kịp thời ngay sau khi đốn dâu, nếu cày muộn sau khi cây dâu đã nảy mầm thì ảnh hưởng không tốt tới sinh trưởng của cây.

Ngoài ra người ta còn có thể tiến hành cày đất vào vụ thu, thường tiến hành vào tháng 8-9 kết hợp với bón đạm để kéo dài thời vụ cho lá vào cuối năm. Nhưng chú ý cày xong phải bừa ngay để giữ ẩm cho đất.

• Làm cỏ Thời kỳ và số lần làm cỏ tuỳ thuộc vào thời tiết, khí hậu và quy luật sinh trưởng của

cỏ dại. Nói chung 1 năm thường tiến hành làm cỏ 3-5 lần. - Làm cỏ vụ xuân: Thực hiện trước khi cây dâu nảy mầm để kịp thời diệt những cỏ của

năm trước còn lại và một số cỏ mới nảy mầm. - Làm cỏ vụ hè: Sau khi đốn dâu vụ hè, ruộng dâu thông thoáng, nhiệt độ và ẩm độ

cao cho nên cỏ dại phát triển mạnh vì vậy ở vụ này làm cỏ kịp thời là rất quan trọng. - Làm cỏ vụ thu: ở vụ thu, cỏ bắt đầu ra hoa kết hạt. Vì vậy, phải làm cỏ trước khi cỏ

kết hạt để tránh lây lan của cỏ cho năm sau. - Phương pháp làm cỏ: Có thể tiến hành bằng phương pháp thủ công hoặc sử dụng

thuốc trừ cỏ. c. Tưới và tiêu nước cho vườn dâu

• Tưới nước Nhu cầu nước của cây dâu: Dâu là loại cây trồng tương đối chịu hạn, nhưng không có

nghĩa là thiếu nước không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Vì cây dâu cũng giống như các cây trồng khác, nước là điều kiện sinh tồn của cây, nước cần thiết cho các hoạt động quang hợp, vận chuyển, trao đổi chất… 1kg lá dâu trong một ngày tiêu hao 8,46kg nước để phát tán. Lượng nước cần cho cây dâu phát tán và lượng nước chứa trong cây đều lấy từ đất. Do đó, nước trong đất không đủ sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý bình thường của cây.

- Kỹ thuật tưới nước + Xác định nhu cầu cần tưới nước của cây: Để xác định nhu cầu cần tưới nước của cây

dâu có thể dựa vào những căn cứ sau: Quan sát trạng thái sinh trưởng của cây. Khi thấy sinh trưởng của cây yếu dần, 2-3 lá ở

phía ngọn héo và co lại, một số lá phía dưới chuyển sang màu vàng thì đó là dấu hiệu cây dâu bị thiếu nước. Nếu mầm đỉnh ngừng sinh trưởng là cây dâu đang ở thời điểm khô hạn nghiêm trọng.

Dựa vào lượng mưa trung bình hàng tháng. Nếu lượng mưa chỉ đạt 100-150mm/tháng thì cần phải tưới cho dâu.

+ Chu kỳ tưới: Tuỳ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây, loại đất và điều kiện khí hậu. Thường với đất cát 8-10 ngày tưới nước một lần, đất sét 15 ngày tưới một lần.

+ Phương pháp tưới: Tưới phun hoặc tưới rãnh. Phương pháp tưới phun đơn giản và tiết kiệm lao động nhưng tiêu phí nhiều nước. Tưới rãnh thì tiết kiệm được nước, phù hợp với tưới cho diện rộng.

Page 19: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..18

• Tiêu nước: Việc tiêu nước cho ruộng dâu được tiến hành thiết kế các mương tiêu khi quy hoạch

ruộng dâu. Thường cứ 4-6 hàng dâu thì có một mương tiêu nước. Xung quanh ruộng dâu cần có mương lớn và sâu để chứa và tiêu nước cho toàn ruộng. d. Đốn dâu

Cây dâu sau khi trồng được một năm cần phải đốn để tạo cho cây có hình dạng nhất định, tiện lợi cho việc quản lý chăm sóc và thu hoạch. Trong kỹ thuật đốn dâu người ta chia ra đốn tạo hình và đốn hàng năm.

• Phương pháp đốn tạo hình Đốn tạo hình là phương pháp đốn tạo cho cây dâu có hình dạng nhất định, phù hợp

với điều kiện đất đai, khí hậu và điều kiện canh tác. Hiện nay có 3 kiểu tạo hình là: Tạo hình cao, tạo hình trung bình và tạo hình thấp. Sự khác nhau giữa 3 kiều tạo hình này là ở chiều cao thân chính và số cành có trên cây. Tạo hình thấp thì chiều cao thân chính là 20-25cm, tạo hình trung bình chiều cao thân chính là 30-40cm và tạo hình cao chiều cao thân chính là 80-90cm.

• Phương pháp đốn hàng năm. Cây dâu sau khi đã ổn định tạo hình hoặc không đốn tạo hình thì hàng năm vẫn phải

tiến hành đốn để làm trẻ hoá cây dâu và điều chỉnh cho lá theo thời vụ nuôi tằm. Hiện nay ở nước ta có các thời vụ đốn như sau:

- Đốn vụ hè: Sau khi thu hoạch lứa lá cuối cùng ở vụ thu, cây dâu được để lưu cành lại chỉ đốn phớt 1/5 chiều dài cành về phía ngọn. Ở vụ xuân năm sau sẽ thu hoạch 2 lứa lá rồi tiến hành đốn sát. Thời vụ đốn vào khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5. Chậm nhất là đến ngày 10-5 phải kết thúc. Ưu điểm của phương pháp đốn hè là giảm được sản lượng lá ở vụ hè, tăng sản lượng lá ở vụ xuân, thu. Tuy nhiên, ở vụ hè đốn dâu vào lúc cây dâu sinh trưởng mạnh nên sẽ ảnh hưởng nhiều tới sinh trưởng tự nhiên của cây. Vì vậy, cần phải chú ý: Thời vụ đốn không nên kéo dài sang cuối tháng 5 và cần luân phiên giữa 2 loại hình đốn đông và đốn hè để có thời gian cho cây dâu phục hồi tổn thương.

- Đốn dâu vụ thu: Vụ thu thường nhiệt độ xuống thấp, thời tiết khô hanh nên cây dâu sinh trưởng chậm lại. Nhưng vụ thu là vụ nuôi tằm thích hợp nhất trong năm. Do đó để có nhiều lá ở vụ thu thì biện pháp đốn thu có tác dụng mạnh nhất. Thời vụ đốn thu thường vào đầu tháng 8, đốn cách mặt đất 70-80cm. Sau khi đốn cần kết hợp với tưới nước và bón phân để đạt được hiệu quả cao.

- Đốn vụ đông: Ở vụ đông cây dâu hầu như ngừng sinh trưởng. Do đó đốn dâu ở vụ này ít ảnh hưởng đến sinh trưởng tự nhiên của cây so với các thời vụ đốn ở trên. Nhưng đốn dâu vụ đông lại có nhược điểm là sản lượng lá tập trung chủ yếu ở vụ hè là vụ rất khó nuôi tằm. Do đó cần điều chỉnh diện tích giữa các loại hình đốn một cách thích hợp để phục vụ mục đích nuôi tằm. Thời vụ đốn động thường tiến hành đốn trước đông chí và đốn sát đất. 1.7. Thu hoạch và bảo quản lá dâu. a. Thu hoạch lá dâu.

• Các phương thức thu hoạch lá dâu.

Page 20: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..19

- Thu hoạch lá dâu bằng phương thức hái lá: Đây là phương thức thu hoạch phổ biến nhất. Trong phương thức này dâu được hái từng lá một, vì vậy có thể chọn được lá dâu phù hợp với tuổi tằm và thu hoạch được nhiều lứa trong năm. Nhưng phương thức này có nhược điểm là tốn công và dễ xước vỏ cây, làm tổn thương các chồi nách.

- Thu hoạch bằng phương thức hái cành nhỏ: Trong phương thức này, người ta cắt những đoạn cành có lá để nuôi tằm tuổi 4-5. Phương thức này có ưu điểm là áp dụng thuận lợi cho dâu tạo hình bụi thấp và trung bình, có thể cơ giới hoá trong thu hoạch dâu, tiết kiệm được công lao động thu hoạch lá và đảm bảo dâu tươi lâu.

- Thu hoạch lá dâu bằng phương thức cắt cả cành: Ở phương thức thu hoạch này, cành dâu được cắt sát gốc hoặc sát thân chính trên dâu đốn tạo hình . Thường dùng cành dâu để nuôi tằm tuổi 4-5. Để tập trung dinh dưỡng cho lá và tạo điều kiện cho lá ngọn thành thục người ta thường bấm ngọn trước khi cắt cành 7-10 ngày.

• Các phương pháp thu hoạch lá dâu: - Thu hoạch lá dâu vụ xuân: Tuỳ theo loại hình đốn dâu khác nhau mà có phương

pháp thu hoạch lá dâu khác nhau. + Ruộng dâu đốn hè: Kết hợp hái lá và hái mầm. Lứa thứ nhất hái lá và mầm ở nửa

đoạn cành phía dưới. Lứa thứ 2 hái toàn bộ số lá còn lại ở phía trên hoặc cắt toàn bộ cành có lá để nuôi tằm sau đó đốn hè.

+ Ruộng dâu đốn đông: Sau khi thu hoạch lá nuôi tằm vụ cuối thu (tháng 11-12), tiến hành đốn sát gốc. Đến vụ xuân năm sau chỉ thu được một lứa lá nuôi tằm xuân muộn hoặc bắt đầu mùa hè mới cho lá nuôi tằm. Phương pháp thu hoạch lá trên loại hình dâu này là hái lá và chỉ hải 20-30% số lá trên cành.

- Thu hoạch lá dâu vụ hè: + Trên ruộng dâu đốn đông thu hoạch bằng phương thức hái lá kết hợp với tỉa mầm và

cành tăm. + Trên ruộng dâu đốn hè: Trên diện tích này thường đốn dâu vào cuối tháng 4 đầu

tháng 5. Sau khi đốn 60-70 ngày sẽ cho thu lá nuôi tằm hè. thu hoạch lá dâu vụ này bằng cách hái lá và chỉ nên hái 20-30% số lá trên cây.

- Thu hoạch lá dâu vụ thu. + Trên ruộng dâu đốn thu thì đến trung tuần tháng 9 bắt đầu thu hoạch lá nuôi tằm thu

lứa thứ nhất bằng cách hái lá và mầm ở nửa đoạn cành phía dưới. Cuối tháng 10 đầu tháng 11 có lá nuôi tằm thu lứa thứ 2, ở lứa này có thể hái lá hoặc cắt nửa cành còn lại để nuôi tằm.

+ Trên ruộng dâu không đốn thu: Trên loại ruộng dâu này sau khi nuôi lứa tằm hè cuối cùng vào cuối tháng 8 cần hái sạch toàn bộ số lá trên cây và bấm ngọn để kích thích các mầm nách nảy vào mùa thu. Sau 25-40 ngày sẽ có lá nuôi lứa tằm thu thứ nhất và sau 25-40 ngày tiếp theo sẽ có lá nuôi tằm thu lứa thứ 2. Thu hoạch lá bằng phương pháp hái lá kết hợp với hái mầm. b. Bảo quản lá dâu.

Tuỳ theo số lượng lá dâu cần bảo quản mà có thể áp dụng một trong các phương pháp bảo quản lá dâu sau:

Page 21: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..20

• Bảo quản trong sọt hoặc trong cót quây: Phương pháp này được áp dụng khi bảo quản lá dâu với số lượng ít cho nuôi tằm con. Sọt cần có chân cách mặt đất 10-12cm, cót quây trên nong hay nia đặt trên giá có chân cao 12-15cm. Xếp lá dâu vào sọt hoặc cót, lần lượt thành từng lớp, cuống lá hướng ra phía ngoài, để một lỗ hổng ở chính giữa. Miệng sọt hay miệng cót phủ bằng vải ướt hoặc nong nia có dấp nước.

• Bảo quản trong bể nước: Xây một bể nước trong phòng bảo quản dâu, đáy bể có một lớp nước 10-12cm, đặt một giá gỗ vào trong bể có chiều cao cao hơn mặt nước, trên giá đặt một tấm phên tre hoặc nứa, lá dâu được bảo quản trên tấm phên đó. Dùng vải ướt hoặc nong dấp nước đậy kín bể.

• Bảo quản trong màn Polyetylen: Dán Polyetylen thành màn giống như màn chống muối rồi treo vào trong phòng bảo quản dâu, đỉnh màn cách trần nhà 1m còn đáy màn tiếp xúc với đất, lá dâu được rũ tơi và bảo quản trong màn. Phương pháp này đơn giản, dễ làm và có thể bảo quản được số lượng dâu lớn. 1.8. Một số sâu bệnh chính hại dâu và biện pháp phòng trừ. a. Bệnh hại dâu.

• Bệnh xoăn lá: Đây là một trong những bệnh nguy hiểm nhất. Bệnh này xuất hiện ở hầu hết các nước trồng dâu như: Nhật Bản, Liên Xô (cũ), ấn Độ, Việt Nam.

Triệu chứng bệnh: Bệnh xoăn lá biều hiện qua một số đặc trưng sau: Lá nhỏ lại, uốn cong về phía mặt dưới. Đôi khi hình thái lá thay đổi từ dạng lá có xẻ thuỳ chuyển thành lá nguyên. Cành phát triển kém, cành thường nhỏ, đốt ngắn. Mầm nách nảy sớm, náy nhiều tạo ra nhiều cành tăm. Khi bệnh nặng thì các cành tăm bị khô và chết. Bệnh xoăn lá xuất hiện nhiều sau khi đốn dâu vụ hè. Điều kiện nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển là 20-28oC.

Phòng trừ bệnh: - Chọn giống chống bệnh. - Xử lý sớm cây bị bệnh, Kịp thời phát hiện cây dâu bị bệnh nhổ bỏ ngay để hạn chế

nguồn bệnh lây lan sang cây khác. - Điều chỉnh thời vụ đốn dâu hợp lý, hạn chế đốn dâu vụ hè liên tục nhiều năm. - Không sử dụng cây dâu con hoặc hom dâu đã bị bệnh để làm giống.

• Bệnh bạc thau Phyllactinia moricola Sawada Bộ: Erysiphales Lớp: Ascomycetes

Bệnh bạc thau phân bố rất rộng. Tuỳ theo khí hậu từng vùng mà thời kỳ phát sinh của bệnh có khác nhau. Ở miền Bắc nước ta bệnh thường xuất hiện ở mùa xuân và mùa thu. Lá dâu bị bệnh nhẹ thì chất lượng giảm, tằm ăn ít. Nếu bị bệnh nặng thì tằm không ăn.

Page 22: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..21

+ Triệu chứng bệnh: Đầu tiên mặt dưới lá xuất hiện các vết bệnh màu trắng, Lúc đầu nhỏ, sau loang to dần rồi chuyển thành màu vàng nâu, trên bề mặt vết bệnh có chứa rất nhiều hạt phấn màu trắng.

Nguyên nhân gây bệnh là do nấm Phyllactinia moricola Sawada. Nhiệt độ thích hợp cho nấm này phát triển là 22-24oC, ẩm độ 70-80%.

+ Biện pháp phòng trừ: - Trồng dâu với mật độ thích hợp tạo cho ruộng dâu thông thoáng, tăng cường khâu vệ

sinh đồng ruộng nhất là ở vụ cuối thu cần hái sạch các lá già trên cây. - Phun thuốc phòng trừ bệnh. - Bón phân cân đối N, P, K.

• Bệnh gỉ sắt Aecidium mori (Barch) Syd. et Butl.. Bộ: Uredinales Lớp: Basidiomycetes + Triệu chứng bệnh: Mầm hoặc lá bị nấm ký sinh thì vết bệnh sẽ phình ra, tạo thành

các dị hình như uốn cong theo nhiều hình dạng khác nhau. Lúc đầu vết bệnh có màu vàng nhạt, sau chuyển dần thành màu vàng da cam, vàng nâu. Trên mặt vết bệnh có chứa nhiều bào tử dạng bột màu vàng tươi trông giống vết gỉ sắt. Lá dâu khi bị nhiễm bệnh gỉ sắt thì chất lượng giảm, lá khô cứng, tằm ăn ít hoặc không ăn. Mầm dâu bị nhiễm bệnh ở mức độ nặng thì uốn cong không sinh trưởng tiếp được, dễ bị gãy. Nhiệt độ thích hợp cho nấm bệnh phát triển là 20-25oC.

+ Biện pháp phòng trừ: Giống như phòng trừ bệnh bạc thau. • Bệnh dán cao dâu Septobasidium tanakae (bệnh mề gà). Bộ: Aphyllochorales Lớp: Hymenomycetes

+ Triệu chứng bệnh: Bệnh phát sinh ở mặt ngoài của cành dâu. Khi cây dâu bị bệnh, trên lớp vỏ cành xuất hiện một số vết bệnh hình tròn kích thước không đều nhau, màu nâu đen hoặc màu xám tro. Vết bệnh này giống như vết cao dán lên thân cây dâu. Bệnh này tuy không gây hại nghiêm trọng như một số bệnh khác nhưng khi bệnh nặng sẽ làm cho sinh trưởng của cây yếu dần, cây mau cỗi. Vết bệnh còn làm cho mầm dâu không nảy được nếu vết cao dán ở vị trí gốc mầm.

+ Biện pháp phòng trừ: - Tăng cường khâu vệ sinh đồng ruộng. - Dùng dao cạo sạch các vết bệnh rồi quét dung dịch lưu huỳnh vôi 0,5oB hoặc nước

vôi 20%. b. Sâu hại dâu.

• Sâu đục thân dâu Aprionag germari Hope Bộ: Coleoptera H ọ: Cerambycidae

- Tập tính và tác hại: Sâu đục thân dâu phân bố rất rộng ở hầu hết các nước trồng dâu và gây hại hầu như quanh năm. Nhưng tập trung gây hại mạnh nhất vào tháng 6-7. Một năm

Page 23: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..22

thường có 2-3 lứa, sâu non qua đông trong cây dâu, đến thượng tuần tháng 4 thì hoá nhộng, vào tháng 5 thì vũ hoá rồi đẻ trứng. Trưởng thành đẻ trứng vào phần giữa gỗ và vỏ của cây và thường đẻ vào giữa những cành có đường kính 10mm trở lên. Trứng qua 2 tuần thì nở sâu non. Sâu non ăn phần gỗ của cây rồi tiển đến phần rễ. Do đó cây dâu bị sâu đục thân ngoài phần cành non bị hại, nó còn làm cho phần thân cây bị tổn thương rất lớn, sinh trưởng kém, chóng già cỗi.

- Biện pháp phòng trừ: + Bắt diệt trưởng thành. + Dùng xylanh bơm thuốc vào các lỗ đục để diệt sâu non.

• Sâu róm Euprotis similis Fuessly. Bộ: Lepidoptera Họ: Lymantridae

- Tập tính và tác hại: Sâu róm xuất hiện ở hầu hết các tháng, nhưng tập trung nhiều nhất là từ tháng 8 đến tháng 12. Sâu non ăn lá non và mầm. Sâu non tuổi nhỏ chỉ ăn phần thịt lá, sâu non tuổi lớn ăn hết cả lá chỉ chừa lại gân. Cây dâu bị hại nặng thì toàn thân trơ trụi. Ngoài ra, lông sâu róm bám dính vào lá dâu dễ gây sát thương cho tằm.

Sâu non có 5 tuổi, trưởng thành có thể đẻ 500 trứng. Sâu non khi mới nở có tập tính sống tập trung ở mặt dưới lá và ăn phần thịt lá. Đến tuổi 4 sâu mới phát tán đi các cây khác.

- Biện pháp phòng trừ: + Kiểm tra động ruộng thường xuyên để phát hiên sâu non tuổi 1-2 tập trung ở mặt

dưới lá, tiêu diệt kịp thời. + Dùng bẫy đèn để bẫy trưởng thành. + Phun thuốc để diệt sâu non tuổi lớn.

• Rệp phấn hại lá dâu Anomoneura mori: - Tập tính và tác hại: Rệp phấn hại dâu xuất hiện hầu như quanh năm nhưng tập trung

gây hại nặng nhất ở vụ xuân. Rệp non hút nhựa ở lá làm cho lá bị xoăn lại và mất độ bóng. Trong 1 năm rệp phấn phát sinh nhiều lứa. Thường khi dâu bắt đầu nảy mầm đã thấy có rệp xuất hiện trên gốc dâu và kéo dài cho đến tháng 12. Rệp qua đông ở thời kỳ nhộng.

- Biện pháp phòng trừ: + Trồng dâu với mật độ vừa phải, tạo cho ruộng dâu thông thoáng. + Phun thuốc để trừ rệp non trước khi cây dâu nảy mầm. + Ở thời kỳ rệp phát triển mạnh cần tiến hành ngắt lá non có trứng hoặc sâu non để

hạn chế sự gây hại. • Sâu cuốn lá dâu Glyphodes caesalis Walker

Bộ: Lepidoptera Họ: Pyralidae

- Tập tính và tác hại: Sâu hại chủ yếu ở mùa hè và mùa thu. Khi ruộng dâu bị hại nặng thì lá dâu bị sâu ăn hết phần thịt lá chỉ còn tầng biểu bì, làm cho vườn dâu bị khô vàng. Phân của sâu thải ra dính ở lá dâu khi tằm ăn vào rất dễ phát sinh bệnh táo bón.

Page 24: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..23

Sâu cuốn lá 1 năm có 8-10 lứa. Sau khi kết thúc lứa thứ 10, sâu non đẫy sức tìm kẽ hở ở cây dâu, kết kén để qua đông. Sang vụ xuân năm sau, sâu non hoá nhộng sau đó vũ hoá và đẻ trứng, chúng thường đẻ trứng ở mặt dưới của lá, thường sau 5-7 ngày thì trứng nở ra sâu non. Khi mới nở, sâu non sống tập trung ở mặt dưới của lá, ăn phần thịt lá. Sau tuổi 3, sâu non nhả tơ cuộn lá lại và ẩn ở bên trong để ăn lá dâu.

- Biện pháp phòng trừ: + Dùng bẫy đèn để bẫy diệt trưởng thành. + Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phát hiện sâu non tuổi nhỏ, diệt sâu

non tập trung ở mặt sau lá. + Phun thuốc để trừ sâu non tuổi lớn.

Câu hỏi ôn tập 1. Nêu khái quát đặc điểm hình thái và chức năng các bộ phận của cây dâu. 2. Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sinh trưởng và phát triển của cây dâu. Ý

nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này. 3. Chu kỳ sinh trưởng hàng năm của cây dâu và các mối tương quan trong sinh trưởng

của cây dâu. 4. Trình bày các phương thức nhân giống ở cây dâu. Ưu, nhược điểm của từng phương

pháp. 5. Trình bày kỹ thuật trồng dâu. 6. Trình bày kỹ thuật chăm sóc, quản lý vườn dâu 7. Các phương pháp thu hạch và bảo quản lá dâu 8. Sâu bệnh hại dâu và biện pháp phòng trừ.

Page 25: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..24

Chương II: ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC VÀ SINH THÁI HỌC TẰM DÂU Chương II nhằm mục điách cung cấp cho sinh viên những kiến thức về đặc điểm sinh

vật học và sinh thái học tằm dâu là cơ sở ứng dụng trong kỹ thuật nuôi tằm. 2.1. Đặc điểm hình thái các pha phát dục của tằm dâu a. Vị trí phân loại của tằm dâu. Trong hệ thống phân loại, tằm dâu thuộc: Lớp côn trùng: Insecta. Bộ cánh vảy: Lepidoptera. Họ ngài tằm: Bombycidae. Giống: Bombyx. Loài: mori. Tên khoa học: Bombyx mori L. b. Hình thái các pha phát dục của tằm dâu Tằm dâu là loài côn trùng biến thái hoàn toàn. Vòng đời của nó trải qua 4 giai đoạn:

Trứng, tằm, nhộng, ngài. Hình thái mỗi pha phát dục như sau. • Hình thái pha trứng:

Trứng tằm có hình elip, tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng là 1,2-1,3. Kích thước và trọng lượng trứng thay đổi tuỳ thuộc vào giống tằm, điều kiện nuôi dưỡng, điều kiện bảo quản nhộng ngài và thứ tự ngày đẻ trứng.

Nhìn chung, trọng lượng 1000 trứng của một số

giống tằm như sau: - Giống độc hệ châu Âu: 0,75-0,85g. - Giống lưỡng hệ Trung Quốc, Nhật Bản: 0,6-0,75g. - Giống đa hệ Việt Nam, ấn Độ: 0,4-0,45g.

Hình 5.2 - Ổ trứng tằm đang nở Màu sắc trứng thay đổi theo giống tằm và thời gian phát dục: Giống độc hệ và lưỡng

hệ kén trắng, khi mới đẻ, trứng có màu trắng hoặc vàng nhạt; giống đa hệ kén vàng trứng có màu vàng đậm. Trong quá trình phát dục của trứng, màu sắc của trứng biến đổi như sau: Giống độc hệ và lưỡng hệ (trứng có nghỉ đông) trứng chuyển từ màu trắng sang màu hồng (sau đẻ 36-48 giờ), rồi chuyển sang màu nâu đậm hay còn gọi là màu đen (sau đẻ 72 giờ). Khi trứng chuyển sang màu nâu đậm thì trứng bắt đầu đi vào thời kỳ nghỉ đông và màu nâu đậm được duy trì trong suốt quá trình nghỉ đông của trứng. Giống đa hệ (trứng không nghỉ đông) trứng chuyển từ màu vàng sang điểm đen (trên bề mặt trứng xuất hiện một điểm đen) sau khi đẻ 5-6 ngày, và cuối cùng toàn bộ bề mặt trứng có màu xanh xám (sau khi đẻ 9 ngày) gọi là trứng ghim.

Page 26: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..25

• Hình thái pha tằm. Tằm mới nở có màu nâu đậm hoặc màu đen, toàn thân phủ một lớp lông gai nhỏ và

mịn. Sau lần lột xác thứ nhất, lớp lông gai được trút bỏ, từ tuổi 2 da tằm trở nên trơn và màu sắc nhạt dần. Toàn bộ cơ thể tằm có hình trụ thuôn dài, chia làm 3 phần: Đầu, ngực và bụng. Phần ngực với 3 đốt ngực và 3 đôi chân ngực, phần bụng gồm 10 đốt với 4 đôi chân bụng và 1 đôi chân đuôi. Dọc 2 bên sườn của các đốt bung và ngực, mỗi đốt có một đôi lỗ thở.

Hình 6.2- Hình thái tằm dâu

* Hình thái pha nhộng.

Hình 7.2- Nhộng tằm dâu Nhộng tằm dâu thuộc loại nhộng màng. Nhộng có hình bầu dục dài, hơi thuôn về phía

đuôi. Khi mới hoá nhộng có màu trắng, sau chuyển dần sang màu vàng nhạt, vàng sẫm và nâu xám. Khi nhộng có màu nâu xám là lúc sắp vũ hoá ngài. Giữa nhộng đực và nhộng cái có sự khác biệt tương đối rõ rệt về hình thái. Nhộng đực có cơ thể nhỏ hơn nhộng cái, đuôi nhọn và

Page 27: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..26

các đốt đuôi sít nhau. Ở giữa mặt bụng của đốt bụng thứ 9 có một chấm nhỏ. Nhộng cái có cơ thể lớn hơn, đuôi tù, các đốt bụng lớn, khoảng cách giữa các đốt dài, ở mặt bụng của đốt bụng thứ 8 có một ngấn hình chữ x.

• Hình thái pha ngài. Ngài tằm dâu vũ hoá từ nhộng nhưng không có khả năng bay vì đã được thuần hoá.

Toàn bộ cơ thể ngài chia làm 3 phần: Đầu, ngực và bụng. Đầu có mắt kép và râu đầu, râu đầu ngài tằm có dạng kép lông chim. Ngực có 3 đốt với 3 đôi chân ngực và 2 đôi cánh; trừ màng ngăn giữa các đốt còn lại toàn bộ bề mặt cơ thể ngài và cánh ngài được phủ những phiến vảy màu trắng.

Hình 8.2- Ngài tằm dâu vũ hoá, giao phối và đẻ trứng 2.2. Một số đặc điểm sinh vật học của tằm dâu. A. Vòng đời của tằm dâu. Tằm dâu là côn trùng biến thái hoàn toàn. Để hoàn thành vòng đời của mình, tằm dâu phải trải qua 4 giai đoạn phát dục là trứng, tằm, nhộng, ngài. Thời gian hoàn thành 1 vòng đời thay đổi tuỳ theo giống tằm và điều kiện môi trường. Những giống tằm không nghỉ đông, thời gian hoàn thành một vòng đời là 6-8 tuần. Trong đó thời gian phát dục các pha như sau:

Pha trứng : 9-12 ngày Pha tằm : 20-24 ngày Pha nhộng: 10-12 ngày Pha ngài : 3-6 ngày.

Hình 9.2- Vòng đời tằm dâu

Page 28: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..27

B. Một số đặc điểm sinh vật học của tằm dâu. • Hệ tính và tính ngủ.

- Hệ tính: là khái niệm chỉ số thế hệ trải qua trong một năm của một giống tằm: + Trong điều kiện tự nhiên, có những giống tằm chỉ sinh ra một thế hệ trong một năm.

Trứng thường nở vào mùa xuân, sau khi nuôi tằm kết thúc đời thứ nhất, sinh ra trứng đời 2 thì trứng này đi vào nghỉ đông đến mùa xuân năm sau mới nở gọi là giống tằm độc hệ.

+ Những giống tằm trải qua 2 thế hệ trong một năm: Trứng đời thứ nhất nở vào mùa xuân, sau khi nuôi tằm kết thúc đời thứ nhất đẻ ra trứng đời 2 thì trứng này không nghỉ đông mà nở bình thường. Sau 10-12 ngày trứng nở, tiếp tục nuôi tằm kết thúc đời thứ 2, sinh ra trứng đời thứ 3 thì trứng này có nghỉ đông và chỉ nở vào mùa xuân năm sau. Những giống tằm này gọi là giống lưỡng hệ.

+ Những giống tằm sinh ra nhiều hơn 2 thế hệ trong một năm, trứng không nghỉ đông, đời này phát triển kế tiếp đời kia liên tục, một năm có thể trải qua 7-8 thế hệ gọi là giống đa hệ. - Tính ngủ: Trong pha tằm, từ khi mới nở đến lúc nhả tơ kết kén, tằm phải trải qua một số lần lột xác, ở mỗi lần lột xác tằm thường ngừng ăn gọi là tằm ngủ. Tằm thường trải qua 4 lần ngủ ứng với 5 tuổi. Nhưng cũng có một số giống ngủ 3 lần và một số giống ngủ 5 lần.

• Ngủ và biến thái. - Ngủ: ở mỗi tuổi tằm, sau khi đã đồng hoá thức ăn và đạt được sự tăng trưởng tối đa

của tuổi đó, lúc này da tằm đã căng hết cỡ và không còn khả năng lớn thêm về thể tích, tằm mất dần sự thèm ăn, lượng dâu ăn ít dần rồi tiến đến ngừng ăn, chuẩn bị cho quá trình lột xác gọi là tằm ngủ. Biểu hiện của tằm ngủ: Đầu và ngực ngóc lên, da căng bóng và có màu trắng hoặc trắng xanh đối với giống kén trắng, màu vàng nhạt đối với giống kén vàng; tằm cố định chân bụng và chân đuôi vào các điểm bám đồng thời nhả một ít tơ để cố định thân tằm vào các điểm bám. Sau một thời gian, tằm trút bỏ lớp da cũ và hình thành lớp da mới nhăn nheo và nhạt màu hơn kết thúc quá trình ngủ.

Thời gian ngủ ở các tuổi từ 15-30 giờ tuỳ theo giống tằm và điều kiện sinh thái. Thời gian ngủ tuổi 2 là ngắn nhất sau đó đến tuổi 1, tuổi 3 và tuổi 4.

- Biến thái: Trong cả vòng đời của mình, tằm dâu phải trải qua một số lần lột xác. Trong đó, những lần lột xác ở giai đoạn tằm chỉ giúp tằm tăng trưởng về kích thước mà không có sự thay đổi về hình thái và cấu trúc của các cơ quan bên trong sau mỗi lần lột xác gọi là lột xác sinh trưởng.

Những lần lột xác sau: tằm-nhộng, nhộng-ngài thì sau mỗi lần lột xác, cơ thể có sự thay đổi hoàn toàn về hình thái cũng như cấu trúc các cơ quan bên trong gọi là lột xác biến thái

• Tằm chín: Ở tuổi 5, khi tằm đã ăn dâu và đạt được sự tăng trưởng tối đa của tuổi đó. Lúc này

trọng lượng cơ thể tằm tăng 9000-10000 lần so với lúc tằm mới nở. Tằm ngừng ăn dâu và chuẩn bị cho quá trình nhả tơ kết kén gọi là tằm chín. Thời gian tuổi 5 kéo dài 5-6 ngày đối với giống đa hệ và 7-9 ngày đối với giống lưỡng hệ và độc hệ.

Page 29: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..28

Biểu hiện của tằm chín là: Tằm ngừng ăn dâu, thải phân mềm, ướt, thân tằm căng bóng (như lúc ngủ ở các tuổi trước) và trở nên trong suốt, có màu trắng trong đối với giống kén trắng và màu vàng ươm đối với giống kén vàng. Đầu tằm ngẩng cao, lắc qua lắc lại bên phải bên trái theo động tác nhả tơ, tằm thường có xu hướng bò tản ra xung quanh để tìm vị trí nhả tơ.

Hình 10.2- Tằm chín

• Quá trình nhả tơ kết kén: Khi tằm chín, cho tằm lên né, quá trình nhả tơ kết kén diễn ra theo 4 giai đoạn như sau: - Hình thành khuôn kén: Sau khi cho tằm chín lên né, tằm thường có tập tính bò lên

phía cao của né để tìm vị trí nhả tơ, khi đã tìm được nơi thích hợp tằm bắt đầu nhả tơ kết kén ở giai đoạn đầu. Đầu tằm lắc qua lắc lại bên phải và bên trái để nhả tơ lên các điểm bám và hình thành nên khuôn kén. Lúc này dao động của đầu tằm không theo quy luật nên tơ nhả ra thường rối và lớp tơ này không ươm được.

- Hình thành áo kén: Tằm tiếp tục nhả tơ không theo quy luật, các mảng tơ dần dần được dày lên. Tằm từ chỗ bò liên tục lên khuôn kén tiến tới ít bò và nằm yên; khi tằm nằm yên, hoạt động của đầu tằm từ chỗ không có quy luật tiến tới có quy luật và nhả ra các khuyên tơ có dạng hình chữ s hoặc số 8 tạo thành lớp tơ mỏng không đồng đều và hình thành nên áo kén.

- Hình thành cùi kén: Tằm tiếp tục nhả tơ theo một quy luật nhất định, sợi tơ nhỏ dần đều, không gian trong khung kén bị thu hẹp dần. Đầu và đuôi tằm uốn cong về phía lưng. Khuyên tơ do tằm nhả ra chuyển từ dạng chữ s và số 8 đứng sang chữ s và số 8 nằm ngang hình thành nên lớp cùi kén. Lớp này khi ươm sẽ cho tơ nõn - nguyên liệu giá trị nhất của kén để dệt những mặt hàng cao cấp.

- Hình thành áo nhộng: Lượng tơ do tằm nhả ra ít dần và tiến tới hết, toàn thân tằm co nhỏ lại và nhả tơ không theo quy luật, sợi tơ mảnh và mịn. Trước lúc ngừng nhả tơ, tằm nhả một lớp tơ xốp ở phía đỉnh, lớp này không ươm được nhưng có tác dụng bảo vệ nhộng. 2.3. Sinh thái học tằm dâu (ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến quá trình sinh trưởng phát dục của tằm dâu). a. Ảnh hưởng của nhiệt độ.

Tằm là động vật biến nhiệt nên nhiệt độ giữ vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tằm. Nhiệt độ tác động trực tiếp tới mọi hoạt động sinh lý của tằm. Tằm có thể phát dục được trong khoảng nhiệt độ 7,5-37oC. Trong đó nhiệt độ thích hợp nhất cho phát dục của tằm là 20-30oC, trong phạm vi nhiệt độ này, khi nhiệt độ càng tăng thì quá trình sinh trưởng phát dục của tằm càng tăng.

Page 30: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..29

Khả năng thích nghi với điều kiện nhiệt độ thay đổi tuỳ thuộc vào giống tằm, tuổi tằm và điều kiện nuôi dưỡng. Các giống tằm đa hệ thích hợp với nhiệt độ cao hơn các giống lưỡng hệ và độc hệ, giống tằm lai thích hợp với nhiệt độ cao hơn giống nguyên 1-2oC. Tằm con thích hợp với nhiệt độ cao hơn tằm lớn. Nuôi tằm ở điều kiện ẩm độ cao, thông gió cần nhiệt độ thấp hơn.

Bảng 1.2- Nhiệt độ thích hợp cho các giống tằm và tuổi tằm. Tuổi tằm Giống tằm

Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5

Độc hệ 25-26 25 24 22-23 22-23 Lưỡng hệ 26-27 26 25 23-24 23-24 Đa hệ 27-28 26-27 25-26 24-25 24-25 F1 lưỡng hệ 27-28 26-27 25-26 24-25 23-24

Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến sự hình thành hệ tính của tằm. Đối với giống tằm lưỡng

hệ, nếu ấp trứng và nuôi tằm con ở nhiệt độ cao (27-28oC), nuôi tằm lớn và bảo quản nhộng, ngài ở nhiệt độ thấp (23-25oC) thì ngài sẽ đẻ ra trứng đời sau có nghỉ đông và ngược lại. Vì vậy, đối với giống tằm lưỡng hệ có hệ tính chưa sâu sắc, người ta có thể dùng nhiệt độ để điều chỉnh tính hệ của giống. b. Ảnh hưởng của ẩm độ.

Cũng như nhiệt độ, ẩm độ có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát dục của tằm. ẩm độ tác động tới sinh trưởng phát dục của tằm thông qua tác động trực tiếp và tác động gián tiếp.

- Tác động trực tiếp: ẩm độ ảnh hưởng tới mọi hoạt động sinh lý của tằm như tiêu hoá, tuần hoàn, trao đổi chất…

- Tác động gián tiếp: ẩm độ ảnh hưởng đến độ tươi héo của lá dâu và đặc biệt là sự phát sinh phát triển của các vi sinh vật gây bệnh. ẩm độ quá thấp, lá dâu nhanh héo, ảnh hưởng đến khả năng ăn dâu của tằm, làm tằm sinh trưởng chậm đồng thời gây lãng phí lá dâu, đặc biệt đối với tằm con nếu nuôi trong điều kiện ẩm độ thấp tằm sẽ còi cọc. Mặt khác nếu ẩm độ quá cao, đặc biệt là trong giai đoạn tằm lớn sẽ tạo điều kiện thích hợp cho các vi sinh vật phát triển, tằm dễ bị nhiễm bệnh.

Khả năng thích nghi với ẩm độ của tằm thay đổi tuỳ theo giống tằm, tuổi tằm và điều kiện nuôi tằm. Giống tằm đa hệ thích hợp với ẩm độ cao hơn giống tằm lưỡng hệ và độc hệ. Giống tằm Viết Nam yêu cầu ẩm độ cao hơn giống tằm Trung Quốc và Nhật Bản. Tằm con thích hợp với ẩm độ cao hơn tằm lớn. Nuôi tằm trong điều kiện dinh dưỡng tốt, thông gió yêu cầu ẩm độ cao hơn trong điều kiện dinh dưỡng kém và thông gió không tốt.

Trong điều kiện bình thường, ẩm độ thích hợp ở các tuổi tằm như sau: Tuổi 1-2: 80-85%; tuổi 3: 75-80%, tuổi 4-5: 70-75%; lên né 65-70%.

Page 31: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..30

c. Ảnh hưởng của không khí và gió. • Không khí:

Cũng như các động vật khác tằm cần có không khí trong lành để thực hiện các chức năng sinh lý. Trong phòng tằm, ngoài các thành phần khí O2 và CO2 còn tồn tại thêm một số loại khí khác như CO, NH3, SO2… sản sinh ra do quá trình đốt than tăng nhiệt trong phòng tằm, do sự lên men của phân tằm. Những khí này không có lợi cho quá trình sinh trưởng phát dục của tằm. Tuy nhiên, tuỳ loại khí mà ngưỡng gây hại có khác nhau. Yêu cầu không khí trong phòng tằm phải đảm bảo như sau: CO2≤1,5%; CO ≤0,5%; SO2 ≤0,02%. Biện pháp điều chỉnh hàm lượng khí độc trong phòng tằm dưới ngưỡng gây hại như sau:

+ Thường xuyên mở cửa thông gió phòng tằm. + Nuôi tằm với mật độ vừa phải, tránh nuôi quá dày + Thay phân thường xuyên và kịp thời. + Thiết kế nhà tằm đảm bảo hệ thống thông khí tốt. + Chọn nhiên liệu đốt sưởi.

• Gió: Gió có tác dụng 2 mặt đối với tằm:

+ Tác dụng tốt của gió: Phát tán hơi nước điều hoà thân nhiệt cho tằm, bài trừ khí độc ra khỏi phòng tằm; điều hoà nhiệt, ẩm độ trong phòng tằm.

+ Tác động xấu: Gió làm lá dâu mau héo ảnh hưởng đến khả năng ăn dâu của tằm; gió làm tiêu hao nhiệt lượng trong cơ thể tằm đặc biệt khi nhiệt độ thấp và ẩm độ thấp. Khi tằm ngủ, gió mạnh sẽ phát sinh tằm không lột xác hoặc lột xác một nửa. Khi tằm lên né gặp gió mạnh tằm sẽ làm kén phân tầng, làm giảm chất lượng kén.

Tốc độ gió thích hợp với tằm nhỏ là 0,02m/s, với tằm lớn là 0,1-0,3m/s. d. Ảnh hưởng của ánh sáng.

Mức độ ảnh hưởng của ánh sáng đối với tằm không sâu sắc như nhiệt độ và ẩm độ. Nhìn chung tằm không thích ánh sáng mạnh và cũng không thích che tối hoàn toàn; tằm nhỏ thích ánh sáng hơn tằm lớn. Để đảm bảo tằm phát dục đồng đều, lột xác thuận lợi thì cần ánh sáng tán xạ ban ngày là đủ hoặc thời gian chiếu sáng 16 giờ/ngày. Tránh ánh sáng mạnh hoặc ánh sáng chói chang đối với tằm.

Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày một số đặc điểm sinh vật học của tằm dâu 2. Ảnh hưởng Các yếu tố sinh thái đến sinh trưởng và phát dục của tằm dâu. Trong

các yếu tố đó thì yếu tố nào là yếu tố quyết định? Tại sao?

Page 32: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..31

Chương III: KỸ THUẬT NUÔI TẰM. Chương” Kỹ thuật nuôi tằm” sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức về kỹ thuật

nuôi tằm từ ấp trứng đến nuôi tằm, chăm sóc tằm, kỹ thuật cho tằm lên né và thu hoạch kén. Giúp sinh viên đủ kiến thức để có thể chỉ đạo kỹ thuật nuôi tằm ở cơ sở. 3.1. Vệ sinh và sát trùng nhà cửa, dụng cụ nuôi tằm.

Cũng như các loài vật nuôi khác, tằm dâu thường bị nhiễm một số loại bệnh trong quá trình nuôi. Hơn nữa, việc nuôi tằm thường tiến hành liên tục nhiều lứa kế tiếp nhau trong năm. Vì vậy, để phòng ngừa sự lây lan của bệnh từ lứa tằm trước sang lứa sau thì công tác vệ sinh sát trùng nhà cửa và dụng cụ nuôi tằm trước, trong và sau khi nuôi tằm là vô cùng quan trọng. Khi vệ sinh và sát trùng nhà cửa để nuôi tằm có thể sử dụng các tác nhân vật lý và các tác nhân hoá học. a. Sát trùng bằng tác nhân vật lý.

Các tác nhân vật lý thường được sử dụng như: ánh sáng mặt trời, nước sôi và hơi nước nóng.

• Sát trùng bằng ánh nắng mặt trời: Đây là biện pháp đơn giản, rẻ tiền, khi nhiệt độ ánh nắng lên tới 40oC thì hiệu quả sát

trùng đạt cao nhất. Đối với bào tử bệnh gai, khi nhiệt độ ánh nắng đạt 40oC, chiếu sáng liên tục 5-7 giờ thì có thể tiêu diệt được bào tử. Ở nhiệt độ 40oC ánh sáng có khả năng tiêu diệt được đa số các tác nhân gây bệnh tằm.

Tuy nhiên, việc sát trùng bằng ánh sáng mặt trời cũng còn một số hạn chế: Tác dụng khử trùng phụ thuộc nhiều vào thời tiết, chúng ta không thể khống chế được cường độ ánh sáng mặt trời. Mặt khác, ánh sáng mặt trời chỉ có tác dụng sát trùng trên bề mặt của dụng cụ mà không có tác dụng đi sâu vào phía trong. Vì vậy, khi sát trùng bằng ánh nắng mặt trời phải thường xuyên đảo trở dụng cụ để các mặt của dụng cụ đều được tiếp xúc với ánh nắng. Phương pháp này chỉ được sử dụng như một biện pháp bổ sung khi phối hợp với các biện pháp khác mà không thể coi là biện pháp duy nhất.

• Sát trùng bằng phương pháp đun sôi: Phương pháp này đơn giản, tiện lợi và có hiệu quả cao nhưng chỉ tiến hành được với

những dụng cụ nhỏ như: dụng cụ làm giống; lưới, đũa thay phân…Tiến hành rửa sạch dụng cụ rồi nhúng ngập vào trong nước đang sôi khoảng 10-30 phút thì có thể tiêu diệt được các mầm bệnh.

• Sát trùng bằng hơi nước nóng: Phương pháp này được áp dụng với những phòng nuôi có diện tích nhỏ và kín. Tiến

hành xếp dụng cụ cần xử lý vào phòng, đóng kín cửa phòng, giữa phòng đặt một nồi nước sôi cho nước bốc hơi trong phòng trong thời gian khoảng 40 phút. Nếu có nồi hấp cỡ lớn, tạo áp suất cao, có thể tiến hành hấp dụng cụ trong nồi hấp trong thời gian 20-30 phút thì hiệu quả sát trùng tương đối cao. b. Sát trùng bằng tác nhân hoá học.

Page 33: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..32

Trong sản xuất hiện nay, người ta sử dụng một số hoá chất để sát trùng phòng nuôi tằm và dụng cụ trước khi nuôi tằm như: Clorua vôi, formon,…

• Sát trùng bằng Clorua vôi Ca(OCl)2. - Tính chất: Clorua vôi là chất bột màu trắng, có mùi hắc. Khả năng sát trùng của

Clorua vôi dễ bị giảm dưới ánh sáng và nhiệt độ cao. Vì vậy, Clorua vôi thường được bảo quản trong bình kín, để nơi râm mát.

Clorua vôi có hiệu lực diệt khuẩn nhanh mạnh, chỉ sau khi phun 30-60 phút là đã tiêu diệt được mầm bệnh.

- Sử dụng: Trong nuôi tăm Clorua vôi được sử dụng sát trùng dưới 2 dạng: + Dạng dung dịch: Clorua vôi được sử dụng với nồng độ 1%, phun với liều lượng

225-250ml/m2 nhà cửa và dụng cụ nuôi tằm. Sau khi phun, dụng cụ phải được giữ ẩm trong thời gian 30 phút để đảm bảo tác dụng sát trùng.

+ Dạng bột: Thường được sử dụng kết hợp với vôi bột theo tỷ lệ Clorua vôi/vôi bột = 1/17-1/21 để sát trùng mình tằm chống lây lan của bệnh trong quá trình nuôi tằm.

• Sát trùng bằng formon (HCHO). - Tính chất: Formon là dung dịch có màu xám tro, có mùi hắc, có khả năng hoà tan

trong rượu hoặc nước tạo thành hỗn hợp dễ khuếch tán. Formon có tác dụng phòng trừ đối với phần lớn các tác nhân gây bệnh cho tằm.

- Sử dụng: Có 2 phương pháp sử dụng formon để sát trùng: + Phun cho nhà cửa và dụng cụ nuôi tằm bằng dung dịch formon 2%, liều lượng

180ml/m2 nhà cửa và dụng cụ nuôi tằm. Tác dụng của formon là tác dụng xông hơi nên sau khi phun phải giữ kín phòng trong thời gian tối thiểu là 24 giờ.

+ Trộn formon với than trấu rắc lên nong tằm để phòng tránh sự lây lan của bệnh. - Những điểm cần chú ý khi sử dụng formon: + Sát trùng bằng formon phải tiến hành trước khi nuôi tằm 7-10 ngày và mùi của

formon lưu lại sẽ có hại cho sự phát dục của tằm. + Nếu phòng tằm không đảm bảo kín tuyệt đối thì phải tăng nồng độ formon xử lý lên 3%. + Formon chỉ phát huy tác dụng mạnh ở điều kiện nhiệt độ 24-25oC. Vì vậy, ở những

thời điểm xử lý có nhiệt độ thấp cần tăng nhiệt độ phòng xử lý lên 24-25oC trong thời gian tối thiểu là 5 giờ. 3.2. Kỹ thuật ấp trứng tằm.

Ấp trứng là khâu quan trọng đầu tiên quyết định đến sự thành bại của lứa tằm. Quá trình ấp trứng là quá trình đảm bảo các điều kiện sinh thái thích hợp cho phôi thai của trứng phát dục. Phôi thai phát dục tốt, trứng nở đều sẽ cho tằm khoẻ, tiền đề để cho năng suất tơ kén cao. Hiện nay có một số phương pháp ấp trứng như sau: a. Phương pháp ấp trứng ở nhiệt độ không đổi.

Trứng sau khi xuất kho lạnh, giữ ở nhiệt độ trung gian 13-13,5oC trong 1-2 ngày, sau đó tăng lên 21oC và duy trì ở nhiệt độ này cho đến trước khi trứng nở 1-2 ngày (trứng ghim) thì tăng lên nhiệt độ 23-23,5oC. Phương pháp ấp trứng này đơn giản, dễ làm, tằm kiến nở ra to

Page 34: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..33

nhưng yếu, dễ mắc bệnh. Cho nên phương pháp này không áp dụng cho những giống tằm châu Âu và Trung Quốc. b. Phương pháp ấp trứng ở nhiệt độ tăng dần.

Sau khi đưa trứng ra khỏi kho lạnh, cần giữ ở nhiệt độ trung gian 13-13,5oC, sau đó mỗi ngày tăng nhiệt độ lên 0,5oC; một tuần sau, mỗi ngày tăng lên 1-1,5oC, tăng đến 23,5oC thì dừng. Ngày cuối cùng trước khi trứng nở tăng nhiệt độ lên 24-25oC. Phương pháp này rất khó điều chỉnh nhiệt độ nhưng lại thích hợp với phát dục của phôi thai, tằm kiến nở ra khoẻ. c. Phương pháp ấp trứng hợp lý.

Phương pháp này dựa vào tiến độ phát dục của phôi thai để điều chỉnh nhiệt độ ấp trứng cho phù hợp. Phương pháp tiến hành như sau:

Bảng 2.3- Tiêu chuẩn ấp trứng hợp lý. Giai đoạn phát dục Điều kiện ấp trứng

Từ sau khi xuất kho lạnh đến thời kỳ phôi dài nhất

Từ phôi dài nhất đến trở phôi

Từ trở phôi đến hình thành tằm kiến

Nhiệt độ (oC) 15-17 22-25 25 Ẩm độ (%) 75-76 75-76 75-84 Ánh sáng (giờ sáng/ngày) Tự nhiên Tự nhiên Tự nhiên hoặc

18giờ Thời gian (ngày) 3 3-4 4

* Chú ý: Khi ấp trứng, không nên tăng nhiệt độ đột ngột từ 17oC lên 22oC và từ 22oC lên 25oC.

Tuỳ theo mục đích sản xuất, tuỳ theo giống tằm và hệ tằm khác nhau mà có thể chọn phương pháp ấp trứng cho phù hợp. Tuy nhiên, trong sản xuất đại trà, người ta thường tiến hành ấp trứng trong phòng có điều hoà nhiệt độ hoặc bằng phương pháp thủ công (dung lò than) với tiêu chuẩn như sau:

- Tiêu chuẩn ấp trứng lưỡng hệ:

Bảng 3.3- Tiêu chuẩn ấp trứng lưỡng hệ Ngày ấp trứng Điều kiện ấp

1-2 3-4 5-6 7-8 9-10

Nhiệt độ (oC) 25-26 26-27 27 27 26-27 Ẩm độ (%) 80 80 80-85 80-85 85-90 Ánh sáng (giờ sáng) Tự nhiên 18/24 18/24 16/24 Tối hoàn toàn

- Tiêu chuẩn ấp trứng đa hệ: Trứng đa hệ thường ấp ở điều kiện nhiệt độ 27-28oC, ẩm

độ 80-85%, ánh sáng tự nhiên.

Page 35: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..34

Phòng ấp trứng phải tuyệt đối sạch sẽ, các tờ trứng và hộp trứng phải được sắp xếp trong phòng sao cho đảm bảo đồng đều và nhiệt độ và ẩm độ. Cần mở cửa thông gió phòng ấp trứng mỗi ngày 2 lần vào 9 giờ sáng và 14 giờ chiều.

Khi trứng chuyển xanh (trứng ghim) thì che tối hoàn toàn, sáng hôm sau mở dụng cụ che tối và bật đèn để kích thích cho trứng nở đều.

Trong quá trình ấp trứng, nếu tiến độ phát dục của trứng không phù hợp với kế hoạch về lá dâu hoặc dụng cụ nuôi tằm, có thể làm chậm quá trình nở của trứng bằng cách đưa trứng vào hãm lạnh. Tuy nhiên, chỉ có thể tiến hành hãm lạnh trứng ở những thời điểm sau:

- Sau khi ấp trứng 1-2 ngày, hãm lạnh ở nhiệt độ 3-4oC trong thời gian 5-10 ngày. - Khi trứng ghim, có thể hãm lạnh ở nhiệt độ 4-5oC trong thời gian 3-7 ngày. - Sau khi trứng nở có thể hãm lạnh tằm kiến ở nhiệt độ 7,5-10oC trong thời gian 3 ngày. Trong thời gian hãm lạnh, phải duy trì ẩm độ ≥75%.

3.3. Kỹ thuật băng tằm.

Băng tằm là khâu kỹ thuật đầu tiên trong nuôi tằm, là việc tập trung tằm kiến mới nở để chuyển đến các nong hoặc khay nuôi tằm và cho ăn bữa dâu đầu tiên. a. Thời gian băng tằm thích hợp.

Tằm kiến mới nở thường nằm yên, sau 1-2 giờ sẽ đòi ăn, thời gian lúc này băng tằm là thích hợp nhất. Nếu băng tằm sớm, tằm chưa nở hết, những con nở sau cơ thể còn yếu, miệng còn non, dễ bị tổn thương. Nhưng nếu băng tằm muộn quá, tằm sẽ bị đói. Thời gian băng tằm thích hợp nhất là vào 9-10 giờ sáng đối với vụ xuân, 8-9 giờ sáng đối với vụ hè thu. b. Phương pháp băng tằm.

• Băng tằm bằng lá dâu thái nhỏ: Thái lá dâu nhỏ như sợi thuốc lào, rắc trực tiếp lên trên tờ trứng có tằm mới nở, tằm

ngửi thấy hơi dâu sẽ bò lên ăn. Đợi 15 phút sau, khi tằm đã bò lên hết, tiến hành úp ngược tờ trứng lên trên nong tằm và dùng lông gà để quét chuyển toàn bộ tằm cùng lá dâu xuống nong, dùng đũa và lông gà san phẳng mô tằm và rắc một lớp dâu mỏng cho tằm ăn bổ sung. Phương pháp này chỉ áp dụng được đối với trứng dính.

• Băng tằm bằng hơi dâu: Phương pháp băng tằm này được áp dụng khi cần xác định trọng lượng tằm kiến: Đặt

một tờ giấy mỏng lên tờ trứng có tằm mới nở, rắc lá dâu lên trên tờ giấy. Tằm ngửi hơi dâu sẽ bò lên và bám vào mặt dưới của tờ giấy. Sau 10-15 phút, khi toàn bộ tằm đã bám vào tờ giấy, nhẹ nhàng nhấc tờ giấy lên, rũ bỏ lá dâu, cuộn giấy cùng tằm lại đưa đi cân trọng lượng. Sau khi cân xong lại mở giấy ra và rắc dâu cho tằm ăn.

• Băng tằm bằng lưới hoặc giấy đục lỗ: Phương pháp này có thể áp dụng cho cả trứng dính và trứng rời: Đặt lưới hoặc giấy

đục lỗ có đường kính lỗ mắt lưới hoặc lỗ đục là 0,15cm lên trên tờ trứng có tằm mới nở, thái dâu sợi nhỏ rắc lên trên giấy hoặc lưới, tằm sẽ chui qua lỗ mắt lưới hoặc lỗ đục của tờ giấy lên ăn dâu, sau đó nhấc lưới hoặc giấy sang nong hay khay nuôi tằm, dùng đũa và lông gà điều chỉnh mô tằm đồng thời rắc thêm một lượt dâu mỏng cho tằm ăn.

Page 36: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..35

• Băng tằm bằng phương pháp khía lá dâu: Hái lá dâu đúng tuổi băng tằm, ép phẳng, rồi dùng dao sắc khía lá dâu thành 8-10 rãnh

khía theo chiều dọc của lá, đặt lá dâu đã khía lên tờ trứng có tằm mới nở, tằm sẽ bò theo các rãnh khía lên ăn dâu. Đợi cho tằm bò hết lên lá dâu, nhẹ nhàng nhấc cuống lá chuyển tằm sang các nong và rắc dâu cho tằm ăn bổ sung.

• Những điều cần chú ý khi băng tằm: -Thao tác băng tằm phải thật tỉ mỉ, nhẹ nhàng tránh để mất tằm hoặc gây sát thương

cho tằm; khi điều chỉnh mô tằm, phải dùng đũa và lông gà, tránh dùng trực tiếp bằng tay. - Thao tác băng tằm phải thật khẩn trương và kết thúc trong thời gian ngắn, nếu thao

tác chậm, tằm sẽ bị đói và phát dục không đều. Trong trường hợp phải băng với số lượng lớn thì phải chia lô cho tằm nở thành nhiều đợt bằng cách điều chỉnh thời gian bật đèn. 3.4. Kỹ thuật cho tằm ăn. Tằm cần được cho ăn đầy đủ về số lượng và đồng đều về chất lượng để giúp tằm sinh trưởng tốt và đồng đều. a. Thái dâu cho tằm ăn.

• Mục đích của thái dâu: - Tạo điều kiện cho tằm ăn dâu được dễ dàng, phù hợp với tuổi tằm và ít phải vận động

(thái dâu cho vừa miệng tằm). - Đảm bảo đồng đều về chất lượng lá dâu ở các vị trí khác nhau trên nong tằm.

• Phương pháp thái dâu: - Thái lá dâu hình sợi: Lá dâu được thái thành từng sợi nhỏ giống như sợi thuốc lào. Kích thước lát thái cho

tằm từ tuổi 1-3 là: chiều rộng 0,2-0,8cm và chiều dài bằng chiều rộng của lá dâu, đối với những giống dâu có lá lớn thì cần cắt đôi chiều rộng của lá. Thái lá dâu hình sợi tạo được độ thông thoáng trên nong tằm nhưng do chiều rộng lát thái nhỏ nên lá dâu nhanh héo. Vì vậy, phương pháp này được áp dụng ở những vùng khí hậu ẩm ướt.

- Thái lá hình vuông: Lá dâu được thái thành những lát thái hình vuông, độ lớn mỗi cạnh hình vuông là 1,5-2

lần chiều dài cơ thể tằm. Khi thái dâu hình vuông thường xếp 5-10 lá thành 1 tệp ép phẳng, dùng dao thái theo chiều dọc lá, sau đó dùng một lá nguyên bao ở ngoài và tiếp tục thái theo chiều ngang của lá. Phương pháp này thường được áp dụng để thái lá nuôi tằm tuổi 1-2. Thái dâu theo phương pháp này, lá dâu tươi lâu hơn nhưng không tạo được độ thông thoáng trên nong tằm. Vì vậy, phương pháp này thường được áp dụng ở những vùng có ẩm độ thấp.

- Thái lá hình chữ nhật: Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của cả 2 phương pháp trên. Kích thước

lát thái cho tằm tuổi 1 là 4x0,4cm, kích thước thái tăng dần theo kích thước cơ thể tằm. Thường chiều dài của lát dâu bằng 3 lần chiều dài cơ thể tằm và chiều rộng bằng 2 lần chiều rộng cơ thể tằm.

Page 37: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..36

b. Số bữa cho tằm ăn và lượng dâu cho ăn. - Số bữa cho tằm ăn: Số bữa cho tằm ăn thay đổi tuỳ theo tuổi tằm và phương thức nuôi tằm. Tằm tuổi nhỏ

nếu nuôi bình thường, không che đậy thì cho ăn 7-8 bữa/ngày, nếu nuôi có che đậy thì chỉ cần cho ăn 3-4 bữa/ngày. Tằm tuổi lớn nếu nuôi bằng dâu lá thì cho ăn 5-6 bữa/ngày, nếu nuôi bằng dâu cành chỉ cần cho ăn 4-5 bữa/ngày.

- Lượng dâu cho tằm ăn: Lượng dâu cho tằm ăn thay đổi tuỳ theo giống tằm, tuổi tằm và thời kỳ ăn dâu của tằm.

Giống độc hệ thường lượng dâu cho ăn lớn hơn các giống lưỡng hệ và giống đa hệ. Giống lai ăn nhiều hơn giống nguyên. Tằm tuổi lớn cần lượng dâu nhiều hơn tằm tuổi nhỏ. Trong cùng một tuổi, ở thời kỳ ăn dâu khác nhau yêu cầu lượng dâu khác nhau. Trong mỗi tuổi mức độ ăn dâu của tằm chia làm 4 thời kỳ:

- Thời kỳ ăn ít: Là thời gian bắt đầu băng tằm hoặc khi tằm mới ngủ dậy ở các tuổi. Thời kỳ này bằng 1/4 thời gian ăn dâu của mỗi tuổi. Giai đoạn này, cơ thể tằm còn yếu, miệng tằm chưa cứng cáp. Vì vậy, thời kỳ này nên cho ăn lá dâu non hơn một chút, lượng dâu cho ăn bữa đầu tiên của tuổi sau bằng lượng dâu cho ăn lớn nhất của tuổi trước.

- Thời kỳ ăn tốt: Thời kỳ này, cơ thể tằm cứng cáp dần, khả năng ăn dâu tăng dần. Thời gian thời kỳ này bằng 1/4 thời gian ăn dâu của cả tuổi.

- Thời kỳ ăn mạnh: Thời kỳ này chiếm 3/8 thời gian ăn dâu của mỗi tuổi. Khả năng ăn dâu của tằm rất mạnh, cần đảm bảo cho tằm ăn no bằng cách tăng dần lượng dâu cho ăn ở mỗi bữa. Khi thấy trên nong còn một ít lá dâu thì cho ăn bữa tiếp theo, không để tình trạng lá dâu hết kiệt mới cho tằm ăn bữa sau.

- Thời kỳ ăn giảm: Thời kỳ này chiếm 1/8 thời gian ăn dâu của mỗi tuổi. Trong thời kỳ này tằm mất dần sự thèm ăn và ăn rất ít, lượng dâu cho ăn cần căn cứ vào lượng dâu bữa trước mà giảm đi cho phù hợp, tránh lãng phí dâu.

Bảng 4.3- Lượng lá dâu cần để nuôi 50 ổ trứng (20000 trứng). Đơn vị: Kg. Giống tằm

Tuổi tằm Lưỡng hệ và độc hệ Đa hệ và lưỡng hệ nhiệt đới

1 1-2 1-2 2 5-6 2-3 3 20-25 15-20 4 80-90 35-50 5 450-475 300-325

Tổng cộng 550-600 353-400

c. Phương pháp cho ăn: Lá dâu sau khi thái phải được rũ tơi và trộn đều trước khi cho tằm ăn, khi cho ăn một

tay rắc dâu, một tay dàn đều dâu trên nong. Khi cho tằm ăn phải đảm bảo nguyên tắc chỉnh

Page 38: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..37

tằm trước khi cho ăn và chỉnh dâu sau khi cho ăn. Cho ăn đến đâu được đến đó, cho ăn nong nào xong nong đó. Trước khi cho tằm ăn nếu gặp thời tiết quá ẩm cần rắc vật liệu hút ẩm lên nong tằm như vôi bột hoặc trấu rang. 3.5. Mật độ nuôi tằm, thay phân và san tằm. a. Mật độ nuôi tằm.

Mật độ nuôi tằm có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát dục của tằm.

Bảng 5.3- Diện tích cần để nuôi 50 ổ trứng. Đơn vị: m2

Độc hệ và lưỡng hệ Đa hệ và lưỡng hệ nhiệt đới Giống tằm Tuổi tằm Đầu tuổi Cuối tuổi Đầu tuổi Cuối tuổi

1 0.2 0.8 0.2 0.5 2 1.0 2.0 0.5 1.5 3 2.0 4.5 1.5 3.0 4 5.0 10.0 3.0 9.0 5 10.0 20.0 9.0 18.0

Nếu nuôi tằm với mật độ quá dày, sẽ ảnh hưởng đến khả năng vân động ăn dâu của

tằm, tằm ăn không no. Mặt khác, sự lên men của phân tằm sẽ làm nhiệt ẩm độ trên nong tằm tăng cao, vi sinh vật gây bệnh phát triển, tằm dễ bị nhiễm bệnh.

Nếu nuôi tằm với mật độ quá thưa sẽ gây lãng phí lá dâu, dụng cụ và nhân lực nuôi tằm. Xác định mật độ nuôi tằm thích hợp chính là xác định diện tích chỗ nằm của tằm phù hợp với sinh trưởng phát dục của tằm. Mật độ nuôi tằm thích hợp thay đổi tuỳ thuộc vào giống tằm, phương thức nuôi tằm và điều kiện khí hậu. Trong điều kiện bình thường, diện tích chỗ nằm của tằm bằng 1,2 lần diện tích tằm chiếm chỗ là thích hợp. b. Thay phân, vệ sinh nong tằm.

- Mục đích của thay phân: Dọn sạch những lá dâu thừa, phân tằm, chất bài tiết của tằm và xác tằm bệnh, đảm bảo cho nong tằm luôn được khô ráo, sạch sẽ..

- Số lần thay phân: số lần thay phân thay đổi theo tuổi tằm và phương thức nuôi tằm: Tuổi 1: 1 lần; tuổi 2: 2 lần; tuổi 3: 3 lần; tuổi 4: nếu nuôi bằng dâu lá mỗi ngày thay phân một lần, nếu nuôi bằng dâu cành thay phân 2 lần trong cả tuổi và tuổi 5: nếu nuôi bằng dâu lá thay phân 1-2 lần/ngày, nếu nuôi bằng dâu cành thay phân 3 lần/tuổi.

- Thời gian thay phân: Thời gian thay phân tốt nhất là vào buổi sáng, hạn chế thay phân vào buổi chiều và không nên thay phân vào buổi trưa và ban đêm.

- Phương pháp thay phân: ở giai đoạn tằm nhỏ, trước khi thay phân 1 bữa phải thái lá dâu hình sợi. Nếu khí hậu ẩm, phải rắc một lớp vôi bột hoặc than trấu trước khi cho tằm ăn hoặc trước khi đặt lưới thay phân. Tuỳ theo tuổi tằm, phương thức nuôi tằm và dụng cụ nuôi tằm mà có thể thay phân bằng đũa, bằng tay hoặc bằng lưới.

Page 39: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..38

c. San tằm. San tằm thực chất là mở rộng diện tích chỗ nằm của tằm. Tằm sinh trưởng rất nhanh,

từ khi mới nở đến khi đẫy sức tuổi 5, trọng lượng tằm tăng 9000-10000 lần chỉ trong thời gian từ 8-25 ngày. Vì vậy, diện tích chỗ nằm của tằm cũng tăng theo sự sinh trưởng, do đó phải thường xuyên mở rộng chỗ nằm cho tằm. Mặt khác, tằm thường có tập tính quần tụ, sau mỗi bữa ăn tằm thường phân bố không đồng đều. Vì vậy, san tằm nhằm mục đích điều chỉnh độ đồng đều về mật độ và mở rộng diện tích chỗ nằm của tằm trên nong. San tằm thường kết hợp khi thay phân hoặc trước khi cho tằm ăn. 3.6. Chăm sóc tằm khi tằm ngủ.

Tằm ngủ, nhìn bề ngoài dường như bất động nhưng thực chất hoạt động thay da lột xác đang được diễn ra trong cơ thể tằm. Trong thời kỳ tằm ngủ cần tạo điều kiện sinh thái thuận lợi cho tằm lột xác thì ở tuổi sau tằm mới phát dục tốt và phát dục đồng đều. Chăm sóc tằm ngủ bao gồm các khâu kỹ thuật chăm sóc trước khi tằm vào ngủ, trong khi tằm ngủ và khi tằm mới ngủ dậy.

Cho tằm ăn trước khi tằm vào ngủ: Trước khi tằm ngủ 1-2 bữa là thời kỳ tằm ăn giảm nhưng lại là thời kỳ tích luỹ dinh dưỡng cho quá trình lột xác. Vì vậy, ở thời kỳ này cần cho tằm ăn lá dâu non hơn, ngon hơn bình thường, thái dâu hình sợi và thái nhỏ hơn.

Thay phân cho tằm trước khi tằm vào ngủ: Cần xác định thời điểm thay phân thích hợp trước khi tằm vào ngủ để nong tằm được khô ráo, sạch sẽ. Nếu thay phân sớm quá, tằm sẽ ngủ trên lớp dâu dày, sau khi lột xác, tằm dễ bị nhiễm bệnh. Nếu thay phân muộn quá, khi một số cá thể tằm đã vào ngủ sẽ ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tằm.Tốt nhất là khi thay phân xong cho tằm ăn 1-2 bữa tằm vào ngủ là vừa. Để xác định được thời điểm thay phân thích hợp cần phải căn cứ vào những biều hiện của tằm ngủ (cơ thể tròn trịa, da căng bóng, vận động chậm chạp, đầu và ngực ngóc cao, tằm có xu hướng quần tụ thành từng đám).

Phân loại riêng tằm ngủ muộn: Đây là khâu kỹ thuật rất quan trọng trong chăm sóc tằm ngủ, nếu khâu này thực hiện không tốt, ở những tuổi sau tằm sẽ phát dục không đều. Khi đa số tằm đã vào ngủ, tiến hành tách riêng tằm ngủ muộn bằng cách đặt lưới rồi rắc dâu, tằm chưa ngủ sẽ bò lên ăn dâu, tiến hành nhấc lưới để chuyển tằm ngủ muộn sang nong khác. Trong trường hợp không có lưới phải bắt bằng tay.

Chăm sóc tằm trong khi tằm ngủ: Thời gian ngủ ở các tuổi là 15-30 giờ tuỳ theo giống tằm , tuổi tằm và nhiệt ẩm độ khi tằm ngủ. Trong khi tằm ngủ cần tạo điều kiện sinh thái thích hợp cho quá trình lột xác của tằm:

+ Nhiệt độ: Khi tằm mới vào ngủ, cần tăng nhiệt độ phòng nuôi lên 0,5oC so với bình thường để kích thích cho tằm ngủ đều. Khi tất cả tằm đã vào ngủ thì giảm nhiệt độ phòng nuôi xuống 0,5-1oC so với cùng tuổi.

+ Ẩm độ: Thời gian đầu tằm ngủ cần để ẩm độ khô hơn một chút để lá dâu nhanh héo, nong tằm được khô ráo, ẩm độ là 70%. Thời gian cuối của quá trình ngủ cần tăng ẩm độ cao hơn một chút để tằm lột xác được dễ dàng, ẩm độ là 75-80%.

Page 40: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..39

+ Ánh sáng và không khí: Khi tằm ngủ cần đảm bảo yên tĩnh, ánh sáng tán xạ vừa phải và đồng đều; không khí lưu thông nhẹ nhàng. Tránh va chạm mạnh vào nong tằm khi tằm ngủ.

Cho ăn bữa dâu đầu tiên khi tằm mới ngủ dậy: Tiến hành cho tằm ăn bữa dâu đầu tiên khi 90% số cá thể tằm đã dậy. Không nên cho tằm ăn sớm quá khi cơ thể tằm và miệng tằm còn non sẽ ảnh hưởng đến phát dục của tằm, cũng không nên cho tằm ăn muộn quá, tằm sẽ bị đói.

Phân loại riêng tằm dậy muộn: Nếu tằm dậy không đều phải tiến hành tách riêng tằm dậy muộn sang nong khác, thao tác giống như phân loại tằm ngủ muộn.

Thay phân sau khi tằm ngủ dậy: Sau khi tằm ngủ dậy cho ăn được 2 bữa thì tiến hành thay phân. Nếu thay phân bằng lưới phải tiến hành đặt lưới trước khi cho ăn bữa dâu đầu tiên. 3.7. Các phương thức nuôi tằm nhỏ. a. Nuôi tằm bằng phương thức che phủ. Ở phương thức này, khi nuôi tằm tuôi 1-3 người ta dùng những loại vật liệu không thấm nước như: Giấy dầu, Polyetylen che phủ lên nong tằm, làm giảm quá trình thoát hơi nước từ nong tằm ra ngoài giúp lá dâu tươi lâu, giảm được số bữa cho ăn và lượng dâu cho ăn. Phương pháp này được tiến hành như sau: * Che phủ bằng giấy dầu:

Giấy dầu là loại giấy được tráng một lớp Parafin mỏng. Sau mỗi lứa nuôi tằm có thể dùng khăn ướt lau khô, phơi nắng hoặc tráng lại bằng một lớp Parafin mỏng để dùng nhiều lần. Phương pháp sử dụng giấy dầu: Trải một tờ giấy dầu xuống đáy nong hoặc khay nuôi tằm, đưa tằm vào nuôi trên tờ giấy này và phía trên được phủ bằng một tờ giấy dầu khác. Gấp 4 mép của tờ giấy dầu phía trên và phía dưới để mô tằm nằm gọn trong 2 lớp giấy dầu. Nếu thời tiết quá khô, có thể đặt thêm các miếng mút thấm nước vào xung quanh mô tằm. Khi tằm tuổi 3 thì bỏ tờ giấy dầu lót dưới, chỉ dùng một tờ giấy đậy trên. Nuôi tằm bằng phương thức này, trước khi cho tằm ăn 30 phút và trong thời gian tằm ngủ cần mở tờ giấy dầu đậy trên.

* Che phủ bằng Polyetylen: Phương pháp tiến hành giống như che phủ bằng giấy dầu nhưng không dùng giấy lót

dưới mà chỉ đậy trên. Nuôi tằm bằng phương thức có che phủ chỉ cần cho ăn 3-4 bữa/ngày do vậy sẽ tiết

kiệm được công lao động và lượng dâu ăn. b. Nuôi tằm trong hộp.

Hộp dùng để nuôi tằm có thể làm bằng gỗ, bằng nhựa hoặc bằng kim loại. Kích thước hộp tuỳ ý nhưng phải đảm bảo độ sâu của hộp là 10-15cm. Các hộp này có thể có nắp đậy hoặc không có nắp.

* Nuôi tằm trong hộp có nắp đậy: Khi nuôi tằm bằng phương thức này, dưới đáy hộp có lót một tờ giấy dầu, sau đó đưa

tằm về nuôi; phía trên đậy một tờ giấy dầu khác. Đậy nắp hộp lại và đặt lên trên các giá hoặc đũi. Khi tằm tuổi 3 thì mở nắp hộp. Phương thức nuôi cũng giống như nuôi tằm trong giấy dầu.

Page 41: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..40

* Nuôi trong hộp không có nắp: Dùng các hộp có kích thước đồng đều nhau. Khi nuôi, các hộp được xếp chồng lên

nhau và đặt trên nền nhà, đáy của hộp phía trên sẽ là nắp của hộp phía dưới. Tằm tuổi 1 có thể chồng khít các hộp lên nhau, đến tuổi 2-3 cần tạo ra khe hở giữa các hộp bằng cách đặt vào giữa các hộp những thanh che hoặc thanh gỗ dày 2-3cm. Phương pháp nuôi giống như nuôi tằm trong hộp có nắp. 3.8. Các phương thức nuôi tằm lớn. a. Nuôi tằm trên nong hoặc khay.

Tằm được nuôi trên các nong hoặc khay nuôi tằm và được đặt trên các giá hoặc đũi 5-10 tầng. Phương pháp này có thể tận dụng được không gian trong phòng nuôi nên tiết kiệm được diện tích phòng nuôi. Nuôi tằm bằng phương thức này, cho tằm ăn dâu lá hoặc các đoạn cành cắt nhỏ 10-12cm, mỗi ngày cho ăn 5-6 bữa, thay phân 1 lần/ngày vào tuổi 4 và 1-2 lần/ngày vào tuổi 5. Nhược điểm của phương thức này là khi thay phân và cho ăn phải lấy nong hoặc khay từ trên đũi xuống nên tốn nhiều công lao động hơn và chi phí cho mua sắm nong đũi cũng tốn kém hơn. B. Nuôi tằm trên nền nhà.

Đây là phương thức nuôi tằm ở vị trí cố định, tuỳ theo điều kiện ở từng nơi mà áp dụng một trong hai hình thức sau.

Ở những nơi có diên tích phòng nuôi rộng, nền nhà cao ráo thì có thể nuôi tằm trực tiếp trên nền nhà: Rải tằm xuống nền nhà thành những băng rộng 1,3-1,6m, dài 5-7m tuỳ theo kích thước của phòng, giữa các băng chừa một khoảng rộng 0,6m để đi lại cho tằm ăn và chăm sóc tằm hoặc có thể rải tằm khắp nền nhà và bắc cầu nổi lên trên để đi lại chăm sóc và cho tằm ăn.

Ở những nơi nền nhà thấp, phòng nuôi hẹp thì có thể nuôi trên giá 2-3 tầng, tầng thứ nhất cách mặt đất 0,4-0,6m, khoảng cách giữa các tầng trên là 0,6-0,8m. Giá có thể làm bằng gỗ hoặc tre nứa sau đó trải các tấm phên rồi đưa tằm lên nuôi.

Nuôi tằm bằng phương thức này, cho ăn bằng dâu lá hoặc các đoạn cành cắt nhỏ, cho ăn 4-5 bữa/ngày, thay phân 2 lần ở tuổi 4 và 3 lần ở tuổi 5. c. Nuôi tằm bằng dâu cành.

Nuôi tằm bằng dâu cành được tiến hành trên nền cố định, cho ăn bằng cả cành dâu (không cắt). Khi cho ăn, xếp cành dâu thành 2 hàng ngược chiều nhau. Nuôi tằm bằng phương thức này, cành dâu tạo được độ thông thoáng trên mô tằm nên có thể tăng mật độ nuôi thêm 50% so với bình thường, thay phân 1 lần ở tuổi 4 và 2 lần ở tuổi 5. Nuôi tằm bằng phương thức này giảm được số bữa cho ăn và số lần thay phân đáng kể. Vì vậy, giảm được 60% công lao động ở tuổi 4, 50% công lao động ở tuổi 5. Tiết kiệm được 25% lượng lá dâu ở tuổi 4 và 10% lượng lá dâu ở tuổi 5. Đây là phương thức nuôi tằm phổ biến ở Trung Quốc và Bungari.

Page 42: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..41

Ngoài các phương thức nuôi tằm lớn ở trên, một số nước còn có phương thức nuôi tằm trên hào nông, nuôi tằm ngoài trời nhưng với điều kiện ở những vùng khí hậu khô, ít mưa, chú ý phòng chim, chuột và các loại côn trùng ăn hại tằm. 3.9. Kỹ thuật cho tằm lên né và thu kén a. Kỹ thuật lên né.

* Né tằm: Né tằm là nơi cho tằm nhả tơ kết kén. Một né tằm tốt phải đảm bảo những yêu cầu

sau: Thuận tiên cho quá trình nhả tơ kết kén của tằm, hạn chế lãng phí tơ, có nhiều điểm bám để cho tằm nhả tơ. Hiện nay ở nước ta có sử dụng nhiều loại né như: né rơm, né sâu róm, né các tông, né Bảo Lộc.

* Thời gian cho tằm lên né thích hợp: Để xác định thời gian cho tằm lên né thích hợp, người ta dựa vào 2 căn cứ sau: + Biểu hiện của tằm chín: ở tuổi 5, khi tằm đã đồng hoá được một lượng chất dinh

dưỡng và đạt được sự tăng trưởng tối đa trong thời gian 5-6 ngày đối với giống đa hệ, 7-9 ngày đối với giống lưỡng hệ và độc hệ.Lúc này tằm ngừng ăn dâu, thải phân mềm và ướt, toàn thân căng bóng và trong suốt, có màu trắng trong đối với giống kén trắng và màu vàng ươm đối với giống kén vàng. Đầu và ngực tằm ngẩng cao, đưa qua đưa lại bên phải bên trái để nhả tơ. Lúc này cho tằm lên né là vừa.

+ Dựa vào việc quan sát số viên phân còn lại ở cuối bụng tằm: Tằm chín, sau khi thải hết phân thì tằm mới bắt đầu quá trình nhả tơ. Vì vậy người ta dựa vào việc quan sát số viên phân còn lại ở cuối bụng tằm để quyết định thời điểm cho tằm lên né. Đối với tằm sản xuất kén ươm, khi cuối bụng còn lại 2-3 viên phân thì cho tằm lên né là thích hợp. Đối với tằm giống thì thời điểm cho lên né thích hợp là cuối bụng tằm còn lại 1-2 viên phân. Không nên cho tằm lên né quá sớm hoặc quá muộn.

* Phương pháp lên né: Có thể lên né bằng tay hoặc lên né tự động. + Lên né bằng tay: Dùng tay để bắt tằm lên né. + Lên né tự động: Phương pháp này dựa vào đặc điểm của tằm chín là thường có xu

tính với ánh sáng màu da cam và có xu hướng bò lên phía trên để nhả tơ. Khi tằm đã chín đồng loạt, tiến hành úp né lên nong tằm, sau 30 phút tằm chín bò hết lên né thì dựng né lên và nhặt bỏ những con tằm xanh bị lẫn trên né. Phương pháp này tiết kiệm được công lao động bắt tằm lên né, nhưng né phải cài chắc và tằm phải chín đồng đều.

* Mật độ lên né: Mật độ lên né khác nhau tuỳ theo giống tằm, loại né và điều kiện khí hậu. Nếu lên né

với mật độ quá dày sẽ làm tăng tỷ lệ kén đôi, kén bẩn, giảm tỷ lệ lên tơ của kén và giảm chất lượng kén. Mật độ lên né thích hợp của một số giống tằm như sau:

Giống đa hệ Việt Nam: 900-1000 tằm/m2 né. Giống đa hệ Trung Quốc: 800-900 tằm/m2 né. Giống lưỡng hệ Việt Nam: 600-700 tằm/m2 né.

Page 43: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..42

Giống lưỡng hệ Trung Quốc: 500-600 tằm/m2 né. b. Bảo quản né và sấy né, trở lửa.

Thời gian nhả tơ của tằm là 2-3 ngày tuỳ theo giống tằm và điều kiện nhiệt độ khi lên né. Trong thời gian này cần đảm bảo điều kiện môi trường thích hợp cho tằm nhả tơ. Quá trình bảo quản né có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng tơ. Bao gồm các khâu sau:

- Cách chống né: Giai đoạn đầu khi tằm mới lên né, trong 1-2 giờ đầu tằm thường thải phân và bài tiết nước tiểu, do vậy lúc này phải chống né nghiêng một góc 20-25o để toàn bộ phân và nước tiểu thải xuống đất. Khi tằm đã tìm được vị trí thích hợp và bắt đầu nhả tơ thì chống né nghiêng một góc 70-75o để ở nơi bóng râm hoặc ánh sáng tán xạ, tránh chống né thẳng hướng mặt trời.

- Điều kiện nhiệt ẩm độ thích hợp cho tằm nhả tơ: Kén ươm giống đa hệ là 30-35oC, giống lưỡng hệ và độc hệ là 27-28oC, ẩm độ 65-70%. Kén giống nhiệt độ là 22-26oC, ẩm độ 60-70%, sau khi hoá nhộng ẩm độ là 75%.

- Trở lửa né tằm: Trở lửa là biện pháp điều tiết nhiệt ẩm độ thích hợp cho tằm nhả tơ kết kén. Phương pháp này tiến hành như sau: Những ngày trời nắng, sau khi lên né, dựng né ngoài trời để cho tằm nhả tơ, chiều tối đưa né vào phòng trở lửa, đốt lửa để tăng nhiệt độ và giảm ẩm độ.

+ Cách xếp né trong phòng trở lửa: Né được xếp thành 2 hàng xung quanh bếp theo chiều dọc và chiều ngang, né nọ cách né kia 20-25cm, dựng nghiêng sườn né về phía lò than, khoảng cách từ chân né đến lò than khoảng 1,2m; cần đảo né thường xuyên để đảm bảo đồng đều về nhiệt độ.

+ Nhiệt ẩm độ trong quá trình trở lửa: Từ 17-21 giờ nhiệt độ là 30-32oC. Từ 22-24 giờ nhiệt độ là 33-35oC. Từ 1-5 giờ nhiệt độ là 35-37oC. Từ 6-14 giờ nhiệt độ là 30-32oC. ẩm độ trong quá trình trở lửa là 65-75%. + Thời gian trở lửa: Với giống đa hệ: Thời gian nhả tơ là 24-36 giờ, trở lửa một đêm. Với giống lưỡng hệ: Thời gian nhả tơ 48-60 giờ, trở lửa 2 đêm.

c. Thu hoạch kén. Thời gian thu kén thích hợp: Sau khi nhả tơ xong, tằm tiến hành lột xác hoá nhộng.

Thời gian thu kén thích hợp là khi tằm đã hoá nhộng và nhộng có màu vàng. Không nên thu kén quá sớm khi tằm chưa hoá nhộng hoặc nhộng còn non, cơ thể mềm dễ bị dập khi va chạm mạnh làm bẩn kén, ngược lại cũng không nên thu hoạch kén quá muộn, không vận chuyển nhanh đến nơi ươm tơ nhộng sẽ hoá ngài, không ươm được. Thời gian từ khi lên né đến khi thu kén tuỳ thuộc vào giống tằm và điều kiện nhiệt, ẩm độ trong thời gian bảo quản né. Thông thường thời gian từ khi lên né đến thu kén của các giống như sau:

Giống đa hệ Việt Nam: 3-4 ngày. Giống đa hệ Trung Quốc và lưỡng hệ Việt Nam: 4-5 ngày.

Page 44: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..43

Giống lưỡng hệ Trung Quốc 5-7 ngày. Phương pháp thu hoạch kén: Trước khi thu kén cần nhặt sạch những xác tằm chết trên

né, kén mòng, kén nhộng chết và kén bẩn. Khi thu kén, dùng tay nhẹ nhàng gỡ kén ra khỏi né và đặt lên nong thành lớp mỏng tránh ném mạnh làm nhộng bị dập.

Có thể thu hoạch kén bằng máy nếu sử dụng né các tông.

Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày các phương pháp vệ sinh, sát trùng nhà cửa, dụng cụ nuôi tằm. 2. Trình bày các phương pháp ấp trứng tằm. Ưu, nhược điểm của từng phương pháp. 3. Trình bày kỹ thuật băng tằm và các phương pháp băng tằm. 4. Trình bày kỹ thuật cho tằm ăn. 5. Biện pháp kỹ thuật cần tác động khi tằm ngủ. 6. Trình bày các phương thức nuôi tằm con và nuôi tằm lớn. 7. Trình bày kỹ thuật lên né, bảo quản né và thu hoạch kén.

Page 45: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..44

Chương IV : BỆNH VÀ CÔN TRÙNG HẠI TẰM

Trong chương này chúng ta cần phải nhận rõ các triêụ trứng bệnh điển hình trên tằm dâu do các tác nhân gây bệnh là virus, vi khuẩn, nấm, bào tử gai và ruồi xám gây nên. Điều này sẽ giúp chúng ta phát hiện nhanh các bệnh nguy hiểm xuất hiện ở các pha phatý triển tằm dâu, kịp thời đề xuất các giải pháp phòng chống phù hợp, có hiệu quả. 4.1. Bệnh bủng và phương pháp phòng chống

Theo số liệu điều tra của ESCAP (Economic and Social Commission for Asia and facific of united nation), tổ chức kinh tế xã hội châu Á Thái Bình Dương của liên hợp quốc, ở một số nước, một số khu vực thì bệnh virus tằm đã gây thiệt hại trên 89% số tằm tuổi 5 nuôi vụ hè và vụ cuối xuân đầu hè. Vì vậy phòng chống bệnh virus tằm là vấn đề cấp bách hiện nay.

Có 4 loại bệnh tằm do virus, đó là bệnh virus nhân đa diện, bệnh virus tế bào chất đa diện, bệnh virus hình cầu và bệnh virus nhân hình trụ. Những biểu hiện đặc trng thường gặp của bệnh virus là chứng vàng da phổ biến xảy ra khi bệnh nhân đa diện và bệnh virus tế bào chất đồng thời xuất hiện nhân đa diện ở ruột giữa xuất hiện, và tăng lên gấp bội ở nhân tế bào ruột giữa tằm.

Bệnh virus nhân đa diện, virus tế bào chất đa diện và virus hình cầu xuất hiện ở tất cả các vùng nuôi tằm, nhưng đặc biệt là vào vụ xuân hè, vụ hè và vụ hè - thu. Khi thời tiết nóng ẩm, oi bức kéo dài thức ăn nhiều nước, vườn dâu thiếu ánh sáng việc tẩy uế cẩu thả, và quản lý kém sẽ dẫn đến sự bùng nổ bệnh hàng loạt và làm thất thu nghiêm trọng. a). Bệnh bủng virus nhân đa diện : NPV ( Nuclera polyhedrosis virus ) • Triệu chứng bệnh.

Tằm bị bệnh virus nhân đa diện thường màng ngăn giữa các đốt phồng lên, da căng bóng có màu trắng sữa tằm bò liên tục xung quanh nong nuôi tằm. ở cuối tuổi 4, dậy tuổi 5 tằm bệnh thường bò quay đầu ra phía cạp nong nằm im, da rất dễ vỡ máu trắng sữa rỉ ra, cơ thể co ngắn rồi chết.

Xác chết của tằm bệnh đen dần và thối rữa. Triệu chứng này thường khác nhau ở từng giai đoạn phát triển của tằm. Nếu như tằm bị nhiễm trước khi lột xác thì các đốt của nó sẽ phồng lên do màng ngăn giữa các đốt bị gập lại. Nếu tằm ở tuổi 4, nhiễm bệnh các màng ngăn đốt phồng lên trông tựa như một đoạn tre ngà có nhiều đốt, người ta quen gọi là tằm nghệ. Ở giai đoạn tằm chín sự phồng đốt rất dễ thấy. Một số tằm bị bệnh cuối tuổi 5 tằm kén có màu nâu tối, vỏ kén dễ thủng rách, các chất dịch lỏng từ trong kén rò rỉ ra ngoài thấm ướt vỏ kén làm nhiễm bẩn vỏ kén. • Vết bệnh. Virus có thể nhân lên nhanh chóng trong nhân tế bào của tằm và tạo thành thể đa diện trong đó. Tế bào dễ nhiễm nhất là tế bào máu, tế bào biểu mô khí quản, tế bào mỡ và tế bào da. Thể virus và đa diện tăng lên không ngừng về số lượng và kích thước trong nhân là nguyên nhân làm biến đổi kích thước cơ thể. Cuối cùng da bị vỡ, virus đa diện tự do và những mảnh vụn của tế bào vật chủ tăng lên đã làm cho tế bào máu của tằm có màu trắng sữa. Sự

Page 46: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..45

phá vỡ các vách khí quản tằm đã làm tăng rối loạn hô hấp, đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh. • Đặc điểm virus nhân đa ở diện NPV.

Tác nhân gây hiện tượng xanh nhợt đối với da tằm dâu ( Bombyx mori ) là virus nhân đa diện (NPV), Criptogram D/2 80/8-15 : V/E: 1/0, thuộc nhóm phụ A họ Baculoviridae. Thể virus có dạng hình gậy, kích thước330x80 n.m (nanomét) gồm có vỏ ngoài là một màng nhầy và một bọc trong ( Capsid): giữa bọc trong và vỏ ngoài có một lớp keo dính, trong cùng là một lõi xoắn ốc. Bọc trong và acidnucleic của virus tạo thành Nucleo – capsid. Bốn lớp trên nhìn rõ ở phần trước của capsid: những phần này được xem như là một bộ máy có khả năng thu hút virus. - Acid nucleic là kiểu AND xoắn kép ( ds AND ). Hạt virus gồm 7,9% acid nucleic, 77% protein, lipit, và gluxit. Chỉ có acid nucleic của virus là truyền bệnh, còn protein không truyền bệnh. • Nhân đa diện.

Sau khi đi vào cơ thể tằm, AND của virus nhân lên nhanh trong nhân của tế bào vật chủ, và tái tạo ra nhiều hạt đa diện trong nhân. Đa diện có thể nhìn thấy được dưới kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần, kích thước 2-6 micromet và thường có dạng hình khối lục giác, bát giác, đôi khi là khói tứ giác hoặc tam giác. Trong nhân bất kì của một tế bào nào kích thư-ớc đa diện cũng không đồng đều.

Virus tồn tại cả trong và ngoài đa diện, virus ở trong gọi là virus đa diện, virus ở ngoài gọi là virus tự do. Tính bền vững của virus đa diện lớn hơn virus tự do. Trong cồn 70% virus tự do bị mất hoạt tính trong 5 phút còn virus đa diện phải mất 3 giờ mới mất khả năng gây bệnh.

Thể đa diện bao gồm 3-5% hạt virus, phần còn lại là protein. Khi nhiệt độ cao nó có khả năng khúc xạ và thường lắng xuống dưới của mẫu, không hoà tan trong nước và các dung môi hữu cơ, nhưng hoà tan trong kiềm. Vì vậy trong bộ máy tiêu hoá của tằm, đa diện bị phân huỷ, phóng ra nhiều thể virus gây bệnh cho tằm. Trong nước vôi, đa diện bị phân huỷ và virus mất hoạt tính. Phương pháp khử trùng bằng cách rắc vôi bột với 0,3% hoạt chất Clo hoạt tính trong 3 phút hoặc với formalin 2% trong 15 phút cũng làm cho virus mất hoạt tính. • Quá trình phát sinh bệnh.

Truyền lan bệnh virus và đa diện chủ yếu qua miệng tằm, nhưng virus tự do cũng có thể đi vào cơ thể tằm qua các vết thương. Sau khi qua các cuống họng da diện xâm nhập vào ruột, dưới tác dụng của tính kiềm của xoang ruôt, các thể virus được giải phóng, một số thể virus bị mất hoạt tính do protein huỳnh quang đỏ và được thải ra cùng với phân. Những hạt nhỏ virus không bị mất hoạt tính thì xâm nhập vào màng bụng, rồi đi vào các cơ quan nội tạng và kí sinh. Một số khác có thể cư trú tại tế bào ruột giữa, nhưng chúng không tạo thành thể đa diện tiếp.

Sự sao chép protein virus và AND xoắn kép có thể quan sát được nhờ phương pháp vạch chất đồng vị. Những protein của đa diện được tổng hợp ở ngoài nhân sau đó di chuyển

Page 47: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..46

vào trong – nơi mà sau này chúng bao quanh các thể virus để tạo thành đa diện vầ xuất hiện vết bệnh. • Chẩn đoán bệnh virus NPV.

Căn cứ vào những triệu chứng biểu hiện ban đầu như: đầu tằm có màu xanh, tối không lột xác, da bóng và toàn bộ cơ thể chuyển nhanh sang màu trắng sữa, tằm bò liên tục, gai đuôi bị đứt và một chất lỏng màu trắng sữa chảy ra. Nếu triệu chứng của bệnh không biểu hiện rõ như vậy thì cắt đuôi, hoặc cắt chân lấy mẫu máu để kiểm tra. Máu tươi quan sát dới kính hiển vi phóng đại 400 – 600 lần tuỳ theo sự có mặt của thể đa diện, rồi dựa vào đó mà chẩn đoán bệnh. Để phân biệt thể đa diện với hạt mỡ người ta phải tiến hành nhuộm màu. Dùng Sudan III nhuộm tiêu bản từ 2-3 phút, nếu là hạt mỡ sẽ có màu hồng còn thể đa diện không bắt màu. Trong tiêu bản, hạt mỡ thường nổi lên trên tầng tiêu bản kiểm tra, hạt mỡ có dạng hình cầu, mép hạt mỡ dưới kính hiển vi trơng dày. Còn mép thể đa diện trong tiêu bản tơng đối mỏng, có nhiều cạnh, dưới hiển vi trường quang mạnh. Nếu hạt mỡ nhiều, nhỏ một giọt KOH 1% hạt mỡ bị hoà tan, thể đa diện dễ dàng nhận biết hơn. b). Bệnh virus tế bào chất đa diện CPV ( Cytoplasmic polyhydrosis virus ) • Triệu chứng bệnh.

Tằm bệnh thường sinh trởng chậm, còi cọc, kém ăn, da có màu trắng đục. Nếu bệnh xảy ra ở tằm mới lớn thì ngực trong suốt, cơ thể teo dần, nôn mửa và ỉa chảy, khi bệnh nặng thải phân màu trắng.

Triệu chứng bệnh phát triển chậmvà diễn biến kéo dài là đặc điểm của bệnh này. Những con tằm nhỏ tuổi khi bị nhiễm virus không có biểu hiện bệnh cho đến tận tuổi 5. Nhìn chung nếu tằm nhiễm bệnh ở tuổi 2 thì bệnh sẽ bắt đầu ở tuổi 3 và 4. Nếu nhiễm bệnh ở tuổi 3 và 4 thì triệu chứng bệnh xuất hiện ở tuổi 5, và nếu ở tuổi 5 thì hoàn toàn không thấy triệu chứng. Sự diễn biến của bệnh chịu sự chi phối của nhiệt độ và độ ẩm cũng như số lượng độc lực của virus. ở những nơi có đủ ánh sáng tự nhiên tằm bị nhiễm bệnh ở tuổi 3 và 4 thì bắt đầu phát bệnh ở tuổi 5. • Đặc điểm virus CPV gây bệnh.

Virus CPV gây bệnh cho tằm Bombyx mori là virustees bào chất đa diện CPV, thuộc nhóm tế bào chất đa diện họ: Reovirida, Criptogram R/2:13/29 : 1/0 ( 1976 ).

Hạt virus có dạng hình cầu, kích thước 60 – 70 n.m ( nanomet ). Đúng ra thì đó là một hình gồm 20 mặt lục giác, từng cụm mặt hướng ra ngoài tạo thành một điểm lồi có 4 khớp, mà đỉnh của nó là một thể hình cầu, che khuất hai khớp ở giữa. Bọc trong capsid bao gồm 2 lớp 20 mặt và được nối lại với nhau bằng cấu trúc hình ống ở chóp. ở giữa vỏ và lõi Acid nucleic có kiểu xoắn kép. • Đa diện.

Virus tế bào chất đa diện kí sinh chủ yếu ở tế bào chất của tế bào ruột giữa hình trụ, nơi mà đa diện được tạo ra. Đa diện thông thường là một khối 20 mặt lục giác nhưng đôi khi có thể là tứ giác hoặc tam giác. Kích thước đa diện trong tế bào không đồng đều mà thay đổi khoảng từ 1-10 micromet.

Page 48: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..47

Tính chất hoá học và vật lý của CPV tương tự nh NPV, nhưng tính kháng đối với fomalin lớn hơn. Virus bị mất hoạt tính nếu xử lý fomalin trong 5 giờ trở lên. Vì vậy nếu chọn fomalin để xử lý phòng nuôi tẩy uế, khử trùng thì phải thêm 0,5% nước vôi trong, để dung dịch tẩy uế tăng thêm hiệu quả. • Biến đổi cơ quan bị bệnh.

Vị trí kí sinh thích hợp nhất cho CPV và đa diện tế bào chất của tế bào hình trụ ruột giữa. Sau khi xâm nhập vào vật chủ, ban đầu NPV kí sinh ở tế bào hình ống, nơi tiếp giáp giữa ruột giữa và ruột sau là nguyên nhân tạo nên nhiều nếp gấp màu trắng sữa ở đây. Khi bệnh phát triển mạnh, sự phân chia nếp gấp màu trắng sữa tăng nhanh cho đến khi toàn bộ ruột giữa nổi lên thành một hình vành khuyên màu trắng sữa làm cho cơ thể tằm cũng có màu trắng sữa. Sau khi CPV xâm nhập vào tế bào hình ống ruột giữa chúng đã làm rối loạn chức năng tiêu hoá và hấp thụ, dẫn đến giảm dung tích chứa thức ăn của ruột giữa. Cơ thể tằm phát triển chậm trở nên còi cọc. Khi bệnh phát triển, các tế bào hình ống bị nghẹt bởi đa diện, làm cho tế bào xng phồng lên và cuối cùng bị vỡ. Đa diện và các hạt virus thoát vào xoang ruột rồi bài tiết theo phân ra ngoài, phân có màu trắng sữa. • Quá trình phát sinh bệnh.

Con đường truyền nhiễm chủ yếu là qua miệng. Virus và đa diện đi vào cơ quan tiêu hoá, cùng với lá dâu. Quá trình truyền virus lan trong té bào ruột giữa còn chưa rõ. Acid nucleic của virus xâm nhập vào tế bào đã được quan sát bằng phương pháp nuôi cấy mô. Người ta đã chứng minh rằng ARN được tổng hợp đầu tiên bên trong nhân, sau đó di chuyển đến tế bào chất.

Sự hình thành protein của đa diện cũng xảy ra trong tế bào chất, sau này các thể virus được tập hợp lại thành các đa diện, chúng nối với nhau thành dãy nằm trong tế bào chất.

Sau khi tằm bị nhiễm CPV thì chức năng tiêu hoá, và hấp thụ của ruột giữa bị suy yếu; cùng với sự tiêu hao một lượng lớn protein của vật chủ để tạo protein của virus và đa diện, sự có mặt của virus đã gây ra những rối loạn về trao đổi chất của acid nucleic và protein. Kết quả là lượng acid amin tự do trong máu, trong dịch tiêu hoá, trong mỡ và tế bào đều giảm, thậm chí xảy ra thiếu một số acid amin, điều đó đã làm suy yếu chức năng sinh lý của tằm làm cho tằm bị nhiễm bệnh hơn. • Chẩn đoán bệnh.

Cách chẩn đoán chính xác nhất là mổ tằm ( mổ bụng ), lấy ruột giữa ra quan sát bề mặt vách ruột giữa xuất hiện những vạch tròn màu trắng sữa thì tằm đã bị nhiễm virus CPV. c). Phòng chống các bệnh do virus. Có thể tóm tắt quá trình phòng chống bệnh do virus theo sơ đồ ở trang sau.

Page 49: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..48

Hình 1.4- Sơ đồ quá trình phòng chống bệnh do virus • Khử trùng triệt để, tiêu diệt nguồn bệnh, cắt đứt con đường chu chuyển bệnh

Trước và sau mỗi vụ tằm, lứa nuôi kết thúc, dụng cụ nuôi, nhà chứa dâu, khu lên né, nhà làm giống, kho bảo quản kén giống, phòng nuôi tằm... đều phải được xử lý Formalin 5%, nước clorua vôi 0,3% Clo hữu hiệu. ở những nơi có điều kiện có thể dùng hỗn hợp HCHO + KM3O4 + H2O theo tỷ lệ 13:8:10 xông hơi nhà tằm và các dụng cụ nuôi tằm. Mùa hè nhiệt độ 350-380C có thể phơi nắng các dụng cụ làm giống, nuôi tằm trong thời gian 20-25 phút.

Sau khi tằm ngủ dậy, trước bữa cho ăn đầu tiên của các tuổi phải xử lý khử trùng da tằm bằng Clorua vôi 0,3% Clo hữu hiệu với vôi bột theo tỷ lệ 1 thuốc 17 vôi bột.

Xúc tằm bệnh, phân tằm của những lứa tằm có bệnh, đều phải được tiêu huỷ. Có thể đào hố chôn, rắc vôi bột lên bề mặt lấp kín. Cũng có trường hợp ngâm xác tằm bệnh trong bể Formalin nồng độ 5% vài giờ.

• Phòng chống bệnh virus bằng các biện pháp kỹ thuật. Cần tạo ra các giống tằm chống chịu với điều kiện nóng ẩm ở nước ta. Trước mắt, nên

mỗi các giống lại có máu giống tằm đa hệ nhiệt đới khoẻ, đề kháng tốt. Tiến tới tạo ra các dòng bố mẹ có gel chống chịu với virus gây bệnh.

Theo dõi diễn biến biên độ nhiệt độ ngày, trường hợp nhiệt độ cao, biên độ lớn cần có giải pháp hạ nhiệt, lưu thông không khí phòng nuôi tằm bằng hệ thống quạt hút đẩy. Khi nhiệt độ cao độ ẩm thấp như mùa gió lào ở khu 4 chúng ta có thể phun hơi nước vào phòng tắm; treo các tấm vải đã nhúng nước lên tường nhà để tăng độ ẩm.

Quan sát, phát hiện tằm bệnh ngay thời kỳ nhỏ để loại bỏ bằm bệnh, chăm sóc tằm bằng cách cho ăn lá dâu ngon, bổ sung thêm nước đường gluco, tinh bột 10% vào thức ăn, cũng có lúc phải bổ sung vitamin C, PP và B6 để tăng khả năng đề kháng cho tằm.

Page 50: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..49

Khi thay phân sau tằm phải chú ý rắc lớp vôi bột, hoặc trấu rang hoặc có thể cắt rơm rạ có chiều dài 1 cm lót xuống đáy nong để hút ẩm cho tằm. Trường hợp khi thay phân phát hiện có tằm bệnh cần trộn Formalin 2% vào trấu rang rắc xuống đáy nong. Cấm tuyệt đối các trường hợp cho tằm ăn lá dâu có nhiều nước (lá dâu non, lá dâu hái lúc trời ma), lá dâu hấp hơi do bảo quản quá lâu, dâu già, dâu thiếu ánh sáng.

Để tránh bệnh bùng phát thành dịch, ngay từ giữa tuổi 4 cho đến cuối tuổi 5 phải điều chỉnh mật độ nuôi tằm tha dần để tránh tổn thất.

Xử lý định kỳ Beboca cho tằm đầu tuổi và cuối các tuổi bằng hỗn hợp Beboca với lượng dùng 1kg thuốc cho 1 vòng trứng tằm cấp II, có tác dụng làm giảm thiệt hại tằm do bệnh bủng.

Vào vụ thu thời tiết chuyển dần sang khô, chất lượng lá dâu thường không đảm bảo yêu cầu, chúng ta có thể pha 1 viên Ampicilin 0,25 với 2 viên Beple + 10ml acid Salicylic vào 2 lít nước cất vô trùng phun cho 45 kg lá dâu đã thái cho tằm tuổi 4, tuổi 5 ăn cũng có tác dụng làm giảm số lượng tằm bị bệnh đáng kể.

4.2. Bệnh vi khuẩn và phương pháp phòng trừ a). Bệnh vi khuẩn đường ruột (Bacterial+gastro enteric deseases)

Trong nghề tằm, người nuôi tằm gọi vi khuẩn đường ruột bằng các tên khác nhau nh-ư bệnh đầu trong; bệnh sưng đầu, bệnh bóng đầu. • Đặc điểm của vi khuẩn gây bệnh Vi khuẩn phân bố rộng trong tự nhiên, phần lớn sống phụ sinh. Vi khuẩn sống cả trên bề mặt vỏ trứng tằm, trên lá dâu, khi tằm nở, tằm cắn vỏ trứng ra ngoài, vi khuẩn đi vào ống tiêu hoá qua xoang miệng.

Hiện nay tác nhân gây bệnh cũng chưa được rõ ràng lắm, nhưng loài vi khuẩn phổ biến, được nhiều nhà khoa học thừa nhận là loài Streptococcus. sp.

Đây là loài liên cầu khuẩn nhỏ, đường kính cơ thể 0,75 – 0,9 μm, cơ thể lớn nhất đạt 1μm. Trong cơ quan tiêu hoá tằm vi khuẩn có màu xanh nhạt, màng ngoài mỏng, chất nguyên sinh trong suốt, có khả năng cho ánh sáng đi qua. Vi khuẩn không hình thành nha bào, nhuộm gram dương (G+). Khuẩn lạc phát triển trên môi trường pepton có màu trắng, mặt khuẩn lạc hơi lồi, xung quanh có rìa răng ca. Liên cầu khuẩn Streptococcus. sp phát triển trong môi trường kiềm, phát triển kém trong môi trường acid.

Vi khuẩn sống trong ống tiêu hoá tằm, nhiều cơ thể dính với nhau tạo thành chuỗi liên cầu khuẩn, cũng có trường hợp người ta phát hiện thấy 2 cơ thể dính với nhau thành song cầu khuẩn. Vi khuẩn sống ký sinh, phụ sinh, hoại sinh nhưng khi sống hoại sinh sự phát triển của vi khuẩn rất kém.

Theo báo cáo gần đây của Pa-đi-na-ko-va (Nga), ngoài Streptococcus.sp khuẩn Bacillis sotto trong ống tiêu hoá cũng gây bệnh này. Khi nuôi chúng trên môi trường nhân tạo, khuẩn lạc phát triển hoàn toàn giống với loài: Streptococcus apis kí sinh ong mật.

Page 51: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..50

Người ta nghĩ đến khả năng loài Streptococcus có thể gây bệnh cho cả 2 vật chủ tằm và ong, các thí nghiệm về sinh học, miễn dịch học đang được tiến hành nhằm sớm trả lời cho câu hỏi trên. • Triệu chứng chung của bệnh

Tằm nhiều bệnh sức ăn giảm, di chuyển chậm chạp, cơ thể còi cọc, sinh trưởng chậm, ngoài ra còn biểu hiện các triệu chứng mãn tính khác. Các triệu chứng có thể khác nhau tuỳ thuộc vào thời điểm phát triển của tằm và loài vi khuẩn kí sinh trong ống tiêu hoá. Tằm bệnh có biểu hiện co ngắn, đầu và ngực trong suốt, ỉa chảy, tằm ốm thường nấp dưới lá dâu. Khi bệnh cấp tính tằm có thể chết ngay trong khi lột xác. Xác tằm chết có màu nâu tối, mục rữa, và có mùi thối, khắm. • Điều kiện phát sinh bệnh

Khi chăm sóc kém, gặp điều kiện môi trường bất lợi, đặc biệt sau khi tằm ăn phải lá dâu quá già, quá non thì chức năng sinh lí bị rối loạn, đặc tính kháng vi khuẩn của dịch tiêu hoá và máu bị suy yếu, kết quả là vi khuẩn tăng nhanh, độc tố lan toả nhanh làm phát sinh bệnh. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở tằm tuổi nhỏ và tằm mới lột xác ở các tuổi.

Đo trị số pH máu của tằm bệnh, người ta thấy có xu hướng tăng lên gần như trung tính, hàm lượng đạm tổng số, Ca+2 Mg+2, Cl- giảm rất nhanh; lượng mỡ cũng bị giảm, tế bào huyết cầu bị tiêu diệt gây nhiều trở ngại cho việc chống đỡ của tế bào máu đối với vi khuẩn. Trị số pH dịch ruột tằm tuổi 5 từ 9-10,2 giảm xuống chỉ còn 8,4 thậm chí lúc bệnh nặng pH dịch ruột chỉ dao động xung quanh 7.

ấp trứng ở nhiệt độ trên 290C, tằm ăn đói, thiếu bữa, ăn thức ăn để quá lâu, trời ẩm, thiếu ánh sáng, nhiệt độ cao cũng là những nhân tố làm bệnh phát triển. • Chẩn đoán bệnh

Căn cứ vào biểu hiện bên ngoài của tằm bệnh mà chẩn đoán. Các biểu hiện về triệu chứng chưa đủ để khẳng định thì tiếp tục lấy dịch ruột, kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định tác nhân gây bệnh. Tốt nhất là lấy bệnh phần từ cơ thể bệnh, cấy chúng lên môi trường aga – glucose hoặc pepton – bột nhộng tằm, khuẩn lạc có màu trong suốt, nhiều điểm tròn, mép khuẩn lạc có răng ca.

Biện pháp loại bỏ tằm ốm, cải thiện môi trường nuôi dưỡng cho thêm vào thức ăn chất cloramphenicol. Lựa chọn thức ăn kháng nhiễm Streptococcus sp, Bacillus là yếu tố hàng đầu để ngăn ngừa bệnh. b). Bệnh vi khuẩn độc tố

Hiện nay có 2 loài vi khuẩn là Bacillus sotto và Bacillus thuringiensis không xâm nhập vào cơ thể tằm độc tố vi khuẩn được giải phóng gây ngộ độc cho tằm. • Đặc điểm vi khuẩn độc tố

Bệnh gây ra do loài vi khuẩn Bacillus thuringiensis, Bacillus sotto Shimata, Ishiwata thuộc họ: Bacillaces, bộ Eubacteriales, còn gọi là vi khuẩn Sotto. Vi khuẩn Sotto có thể ở các dạng dinh dưỡng, bào xác và bào tử, sinh ra các độc tố dạng α (alpha), β (beta), γ (gama) và độc tốt δ (đen ta) gây hại.

Page 52: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..51

Thể dinh dưỡng vi khuẩn hình gậy, phần cuối hơi tròn, có lông (roi) và thường tạo thành chỗi liên kết với nhau, nhuộm gram âm. Khuẩn lạc tròn và có màu trắng sữa. Sau khi phát triển tới giai đoạn nhất định các thể dinh dưỡng tạo thành bào xác, trong đó bào tử phát triển một đầu, còn đầu kia là tinh thể protein – một thể kết tinh phụ của bào tử.

Bào tử có hình ôvan, hoặc hình ống, có tính khúc xạ, khó nhuộm màu, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi và khi gặp điều kiện thích hợp thì phát triển thành thể dinh dưỡng. Thể kết tinh hình thoi chứa nội độc tố δ. Tính thể protein chứa nhiều enzim, không tan trong nước và các dung môi hữu cơ nh axeton, không hoà tan trong dung dịch kiềm. Nó có độ độc cao đối với sâu non bộ cánh vảy Lepidoptera là thủ phạm làm tằm chết sau khi ăn phải vài giờ. • Triệu chứng bệnh

Bệnh này xuất hiện chủ yếu ở tằm tuổi lớn, đặc biệt là giai đoạn tằm chín, bệnh có thể xảy ra cấp tính, hoặc mãn tính. Bệnh cấp tính xảy ra là do tằm ăn phải số lượng lớn vi khuẩn độc tố “Sotto” và chết đột ngột trong vòng vài giờ cũng có trường hợp chỉ 10 phút sau khi có mặt vi khuẩn độc tố đã gây chết. Triệu chứng chính là ngừng ăn đột ngột. đầu giương cao, cơ thể co dật giãy giụa đột ngột gục xuống và chết. Sau khi chết cơ thể duỗi thẳng, toàn thân cứng phần đầu co cuộn tròn vào phía bụng. Cuối cùng cơ thể biến thành màu đen, thối rữa, tiết ra chất dịch màu nâu rối, có mùi thối.

Khi tằm ăn phải một lượng nhỏ vi khuẩn độc tố. “Sotto” tằm dễ bị bệnh mãn tính, biểu hiện là sức ăn của tằm giảm, phân hình dạng không đều, thỉnh thoảng tằm nôn mửa. Tằm bị liệt, ngực và đuôi trở nên trong suốt nằm bất động ở trong lá dâu thừa và phân. Bệnh mãn tính có thể kéo dài vài ngày tắm mới chết. • Quá trình phát sinh bệnh

Vi khuẩn “Sotto” là nguyên nhân gây bệnh chính. Chúng ta có thể thấy một lượng lớn vi khuẩn này trong phân và cơ thể tằm bệnh, và cả trong cơ thể côn trùng hại cây dâu, trong nước nhiễm bẩn.

Con đường xâm nhiễm chính là qua miệng. Sau khi tằm ăn phải lá dâu nhiễm vi khuẩn bệnh, vi khuẩn theo thức ăn vào ống tiêu hoá tằm. Dưới tác dụng của chất kiềm trong dịch ruột độc tố được giải phóng làm tằm bị ngộ độc say lả và chết. • Chẩn đoán bệnh

Triệu chứng bệnh thường không điển hình, nhưng dựa vào trạng thái tằm chết co cứng trông tựa như chiếc móc; chúng ta phẫu thuật lấy ruột cho vào 1 ít nước cất vô trùng, vớt lấy phần nổi lên trên cho vào kính hiển vi quan sát, khi đó bào vi khuẩn xuất hiện. Các chất thải của 1 số loài sâu hại dâu đã làm cho lá dâu bị nhiễm bẩn bởi vi khuẩn và độc tố của loài Bacillus Sotto. Độc tố theo lá dâu vào cơ quan tiêu hoá tằm. Dưới tác động của dịch ruột tằm, độc tố vi khuẩn tan ra gây hiện tượng co giật, say lả dẫn đến tử vong đối với tằm.

Phân tằm bệnh cũng là nguồn truyền bệnh tới tằm khoẻ. Hoạt động của nhân viên nuôi tằm từ thay phân sau tằm song cắt thái thức ăn cho tằm ăn cũng là cơ hội truyền nhiễm.

Page 53: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..52

c). Phòng trừ các bệnh vi khuẩn Ngoài việc khử trùng thông thường cần phải chú ý giữ vệ sinh phòng, phòng dự trữ

lá dâu. Trong kho tránh dự trữ lá dâu quá nhiều. Kho dự trữ lá dâu cần đẩm bảo ẩm độ cao. Lá dâu khi cho tằm ăn phải tươi ngon, khô ráo.

Tăng cường thông gió và chống ẩm. Nên rắc một ít vôi bột, hay trấu rang lên nong nuôi tằm để giữ cho chúng luôn khô ráo. Khi phát hiện ra tằm ốm phải tách riêng chúng ra và khử trùng bằng hỗn hợp Clorua vôi 0,3% Clo hữu hiệu + vôi bột (1:17 hoặc 1:19) ngay lập tức.

Chế độ ăn và chăm sóc phải được cải tiến, duy trì khoảng cách các bữa ăn thích hợp. Khi cho tằm lên né, thay phân cho tằm, điều chỉnh mật độ tằm, cắt và chọn kén giống cho ngài giao phối, các thao tác phải rất cẩn thận tránh làm tằm bị tổn thương.

Phải phòng chống các loài sâu hại cây dâu bằng các biện pháp thích hợp. Cần sử dụng biện pháp sinh học cùng với thuốc diệt khuẩn ở các khu vực nuôi tằm, làm giống vườn dâu…

Trộn vào thức ăn chất Cloramphenylcol 500-1000 đơn vị. Nếu trộn Syntomycine thì liều lượng gấp đôi. Trong thời gian bệnh bùng phát nghiêm trọng, cứ 8 giờ cho ăn 1 lần thức ăn có trộn thuốc và ăn liên tục 5 –7 lần

4.3. Bệnh nấm cứng trắng và phương pháp phòng trừ

Người phát hiện ra bệnh tằm cứng trắng là nhà bác học người Ý Asgotino bacidi vào năm 1835.

Đến năm 1853 nấm cứng trắng được Vibtadini phát hiện trên tằm dâu: Bombyxmori. Năm 1892 Tangi đã phun bào tử nấm cứng trắng lên cây táo để tiêu diệt bọ nẹt

Oramia dispes. Năm 1949 Dresiver đã dùng chế phẩm Borytis bassiana nồng độ 0,5% phun trừ nhện

đỏ hại đậu Tetranychus telarius. Năm 1956 Ep.la-no-va đã thử nghiệm dùng nấm trắng hại tằm phun cho rệp hại

thông đạt hiệu quả 80% và từ 1961 đến nay các nước Nga, Hungari, Ba Lan, Tiệp Khắc, Pháp, Trung Quốc đã sản xuất chế phẩm sinh học Boverine bằng phương pháp công nghiệp để cung cấp cho việc phòng chống sâu hại trên đồng ruộng và nhiều cánh rừng. a). Triệu chứng bệnh

• Triệu chứng ở thời kì tằm: Giai đoạn tằm mới nhiễm bệnh triệu chứng không rõ ràng, nhưng nếu bệnh tiến triển thì xuất hiện các đốm bệnh giống như giọt dầu trên cơ thể tằm. Tằm sắp chết thải phân mềm va nôn mửa. Lúc mới chết thì da mềm, nhưng sau đó cứng dần, và chuyển sang màu đỏ. Vài ngày sau mọc lên các sợi nấm giữa các màng ngăn đốt lan rộng dần và cuối cùng toàn bộ cơ thể phủ một lớp bột conidi (đính bào tử) màu trắng. Số l-ượng đính bào tử ở tằm bệnh tuổi 5 có thể đạt tới 10.000 – 20.000 triệu bào tử

• Triệu chứng thời kỳ nhộng: Nhộng nhiễm bệnh phản ứng chậm chạp với những kích thích từ bên ngoài các đốt ngực co ngắn, màng ngăn giữa các đốt dày lên cứng lại.. Nhộng bị bệnh cơ thể mất nước dần, teo nhỏ lại. Mặt ngoài do xuất hiện các chấm màu trắng

Page 54: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..53

tập trung nhiều ở màng ngăn các đốt, các phần phụ của đầu như râu đầu, mầm cánh, chân cánh. Các vết lan toả nối kết với nhau thành những mảng nhỏ màu trắng, cơ thể co nhỏ dần, teo cứng toàn thân.

• Triệu chứng thời kỳ ngài: ở ngài thông thường từ lúc nhiễm bệnh đến lúc chết là 2-3 ngày. Thời gian này đối với tằm tuổi 1 và tuổi 2 từ 3-4 ngày, đối với tằm tuổi 3 đến 4-5 ngày, đối với tằm tuổi 4:5-6 ngày đối với tằm tuổi 5 tuỳ thuộc vào nhiệt độ và thể chất của tằm mà cơ thể kéo dài tới 5-6 ngày. b). Tác nhân gây bệnh

Nấm bệnh tằm vôi thuộc nhóm nấm bất toàn: Fungiimperpecti. - Bộ nấm sợi: Moniliales. - Họ nấm màu nhạt: Moniliaceae. - Giống: Beauveria. Tên khoa học Beauveria bassiana Wuillimin. Trước đây nấm cứng trắng có tên khoa học: Botrytis basiana là loài nấm mà cơ quan sinh sản hình thành bào tử Conide dạng chùm nho. Chu kì phát triển của nấm Beauveria basiana có 3 giai đoạn: • Bào tử : Connidia (đính bào tử, bào tử phân sinh). Bào tử có hình cầu hoặc hình ovan, không màu nhưng dưới kính hiển vi độ phóng đại 400 lần, bào tử có màu xanh nhạt, chúng tập hợp thành dạng bột phấn trắng. Khi điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, khoảng10 giờ sau khi bám vào da tằm, Conidi nảy mầm, các ống mầm mọc ra, đồng thời tiết ra men phân giải vỏ kitin, khiến chúng xuyên qua được da vách cơ thể tằm, định vị và nhân nhanh số lượng trong cơ thể tằm. • Ống nảy mầm lớn dần, tạo ra bào tử hình trứng, bào tử hình ống, chiều dài bào tử từ 6-10μo. Trên bào tử hình ống lại sinh ra bào tử nhỏ hơn từ một hoặc hai đầu. Các bào tử nhỏ này lại có thể dính lại với nhau để rồi lại phân chia, sự phân chia này có thể xảy ra ngay cả trong điều kiện thiếu oxy.

Khi bào tử hình ống lớn đến 20μo-30μo, hình thành các vách ngăn, các vách ngăn lại tách ra để rồi hình thành sợi nấm. • Sợi nấm sinh dưỡng: ống nảy mầm xâm nhập và hình thành nhanh chóng thành sợi nấm dinh dưỡng hay còn gọi là sợi nấm thể sinh, các sợi nấm dinh dưỡng hình thành nên các sợi nấm ngắn có vách hình tròn, hình ovan, để rồi chúng lại tác ra kéo dài, hình thành nên sợi nấm dinh dưỡng khác. Sợi nấm thể sinh phát triển và len lỏi khắp cơ thể tằm. Quá trình hút nước và dinh dưỡng của nấm thể sinh đã làm cho tằm giảm trọng lượng, da nhăn, cử động chậm chạp, phân thải lỏng, miệng nôn dịch. • Sợi nấm hảo khí: Sợi nấm dinh dưỡng phát triển ra ngoài bề mặt cơ thể hình thành sợi nấm hảo khí, hay còn gọi là sợi nấm ưa khí, hay sợi nấm khí sinh. Sợi nấm khí sinh dày lên, bên trong sợi nấm hình thành các hạch giải, chất nguyên sinh đặc và biến màu, bề mặt da tằm xuất hiện các sợi nấm chằng chịt. Trên sợi nấm mọc ra các conidiophoris, từ đó tạo thành những cành nhỏ, mỗi cành nhỏ có 1 hoặc nhiều cuống conidi, cuống dài nhất 10 μo cuống ngắn nhất 1 μo, trên cuống có một hoặc nhiều conidia. Các conidia tạo ra liên kết với nhau thành chùm trông tựa chùm nho, nên có tài liệu gọi nó là giống nấm chùm nho.

Page 55: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..54

Quá trình trao đổi chất, sợi nấm bệnh tiết vào cơ thể tằm một lượng muối Oxalat Ca màu hồng nên khi tằm bệnh mới chết có màu hồng. Sau đó muối Oxalat Ca tích tụ lại cùng với muối amon manhê tạo nên hợp chất muối Oxalatcanxi manhê amon, kết tinh màu trắng . Cơ thể tằm chết trở nên khô, cứng có màu trắng rồi biến dạng. • Sức chống chịu của nấm Beauveria bassiana: Theo kết quả nghiên cứu của N.V.Lan-da Viện nghiên cứu Bảo vệ thực vật Ucraina thì:

- Ở 150o C cả Conidia và bảo từ hình ống mất nước, mất khả năng nảy mầm. - Bào tử conidia bảo quản ở nhiệt độ không khí khô sau 10 ngày cấy lên môi trường

mầm đậu nhân tạo chỉ có 1,8% số đính bào tử nảy mầm. Trong khi đó bào tử hình ống bảo quản ở nhiệt độ không khí khô 14 ngày sau có tới 21 – 43% bào tử mọc, phát triển thành sợi nấm.

- Bảo quản conidia ở điều kiện lạnh sau 2 tuần có tới 23 – 37% số bào tử nảy mầm, cũng trong điều kiện đó có tới 90% bào tử hình ống nảy mầm.

- Conidia tiếp xúc với nhiệt độ 1000C, hơi ẩm bão hoà sau 5 phút conidia mất sức nảy mầm. Cũng bào tử đó phơi nắng 380C sau 3 giờ mất sức nảy mầm. - Đối với các hoá chất HgCl2 nồng độ 0,1% sau 5 phút conidia mất sức nảy mầm, formalin 1% sau 1 phút làm conidia mất sức nảy mầm, clorua vôi 1% sau 5 phút conidia cũng mất sức nảy mầm; còn nếu để conidia tồn tại trong tự nhiên phải 2 năm mới mất khả năng nảy mầm. c). Dịch tễ học

• Nguồn lây nhiễm: Nấm Beauveria bassiana là kí sinh gây bệnh có từ rất nhiều nguồn khác nhau nhưng

chủ yếu từ xác chết và phân tằm bệnh, xác chết và chất thải ra của côn trùng bị bệnh ngoài đồng ruộng. Sâu róm thông Deudrolimus birmistatus Walker vào thời gian từ tháng 5 đến tháng 8, nấm đã gây chết hàng loạt sâu non tuổi 5, 6. Nhiều lứa sâu bị hại cả pha nhộng, pha trưởng thành. Ngoài ra bọ xít trưởng thành Tessratoma papillosa cũng bị conidia của nấm cứng trắng tấn công. Nhiều nơi đã sử dụng nấm này như một biện pháp sinh học để phòng trừ sâu hại.

Bào tử conidia của nấm Beauveria bassiana rất nhiều nhẹ và nhỏ. Chúng có thể phát tán nhờ gió đến vùng nuôi tằm và vùng phụ cận làm cho những vùng đó nhiễm nấm bệnh.

• Phương thức lây nhiễm: Theo nghiên cứu của T.P Nhét-xteren-co và V.Pb. ty-di tren-co ở viện Bảo vệ thực vật Liên Xô cũ thì phun conidia bệnh nấm cứng trắng chuột trắng sau 2 giờ người ta nhận thấy không có sự biến đổi nào xảy ra. Kết quả cũng xảy ra tương tự khi phun conidia cho con heo biển. Nhng nếu chuột hít bào tử conidia vào qua cơ quan hô, sau 5 ngày lấy bào tử ra, nuôi trên môi trờng nhân tạo, lẻ tẻ có 1 số bào tử mọc, còn từ ngày thứ 5 trở đi, bào tử lấy ra từ cơ thể chuột, cấy trên môi trường nhân tạo hoàn toàn không có sự nảy mầm nào của bào tử conidia cả. Điều đó chứng tỏ conidia của nấm Beauveria bassiana không gây bệnh cho các động vật máu nóng. Nấm gây bệnh chủ yếu bằng đường tiếp xúc qua vết thương cơ giới ở da, không bao giờ nhiễm bệnh qua đường tiêu hoá.

Page 56: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..55

• Các yếu tố dẫn đến sự nhiễm bệnh: Mức độ xâm nhiễm của bệnh tuỳ thuộc vào các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của tằm. Giai đoạn tằm dễ nhiễm bệnh hơn giai đoạn ngài. Trong 1 tuổi thì tằm mới lột xác dễ nhiễm hơn tằm sắp lột xác. Tỷ lệ nhiễm bệnh giảm khi tằm lớn lên, nhưng khi tằm chín và mới hoá nhộng thì khẳ năng nhiễm bệnh lại tăng.

Nhiệt độ và độ ẩm có mối quan hệ mật thiết đối với sự xuất hiện của bệnh này, đặc biệt là độ ẩm. Độ ẩm 90% đến 100% thích hợp nhất cho sự nảy mầm của conidai, chúng không nảy mầm ở độ ẩm dới 70%, conidia không nảy mầm ở 330C. d). Chẩn đoán bệnh

Quan sát da tằm tuổi lớn nếu xuất hiện những chấm nhỏ trong suốt như vết dầu loang, chạm vào da tằm thấy đàn hồi, kém ăn, thải phân lỏng. Lấy những con tằm có triệu chứng trên, nuôi dưỡng trong môi trường có độ ẩm cao cho đến khi chết. Trờng hợp sau chết cứng, dai để 2 ngày nếu bề mặt da xuất hiện nhiều chấm trắng đó là bệnh tằm vôi. Nếu sau chết 2 ngày triệu chứng không rõ ràng không đủ để kết luận, thì lấy một mẫu máu tơi đem xét nghiệm dới kính hiển vi có độ phóng đại 600 lần nếu thấy có sợi nấm ngắn, có một số bào tử conidia lác đác là những bào tử hình dài trứng thì khẳng định tằm đã bị bệnh. e). Phòng chống bệnh cứng trắng

• Trước khi nuôi tằm, sau mỗi lần nuôi, vụ nuôi, phải khử trùng cẩn thận phòng nuôi tằm, dụng cụ nuôi tằm, làm giống, lên né, bằng formalin 5%. Đối với các dụng cụ bằng kim loại, khó thấm, chúng ta phải phơi nắng nhiều lần, rỗi rửa sạch, sau đó xếp vào phòng kín xông hơi lu huỳnh. Cũng có thể phối hợp HCHO + KmnO4 + H2O rồi đun nóng lên cho bốc hơi để xử lý. Sau xử lý một ngày mới đa vật xử lý ra ngoài, để 3 ngày sau mới sử dụng được.

• Sau khi tằm lột xác được 70% trở lên, tiến hành xử lý hỗn hợp clorua vôi 1 phần, 17 phần vôi bột cho tằm. Những ngày độ ẩm cao trên 80% - 89% có thể xử lý bổ sung vào giữa tuổi một lần nữa. Trấu rang + Clorua vôi 0,3% cho hữu hiệu , xử lý vào nong tằm cũng có tác dụng hút ẩm, làm giảm nguy cơ bệnh lây lan phát sinh phát tiển bệnh.

Nếu phát hiện tằm bệnh trước khi có conidi phát tán thì phải đem đốt hoặc cho vào hố nước vôi. Không nên vứt bừa bãi tằm bệnh và chất thải của nó xung quanh môi trường hay bón phân tằm cho ruộng dâu. Phân tằm muốn sử dụng phải ủ sâu sau 3 tháng mới đem bón ruộng. Ở vùng nuôi tằm, trồng dâu không nên dùng chế phẩm sinh học Beauverine bassiana để phòng trừ các loại sâu hại. Ở điều kiện nhiệt độ cao trên 35oC thì độ ẩm mặc dẫu trên 90% thậm chí bão hoà nhưng sợi nấm dinh dưỡng vẫn không hình thành bào tử conidia. Nhưng khi nhiệt độ từ 18 – 28 oC mặc dầu độ ẩm thấp dới 85% sợi nấm vẫn hình thành bào tử conidia. Nhiệt độ nuôi tằm thích hợp cũng chính là giới hạn nhiệt độ tối thiểu cho sự phát triển của nấm cứng trắng, vì vậy khi phòng chống nấm cứng trắng nên chú ý điều tiết yếu tố độ ẩm quan trọng hơn rất nhiều so với yếu tố nhiệt độ. 4.4. Bệnh tằm gai

Bệnh tằm gai do Nosema bombycis gây ra. Nó xuất hiện vào năm 1845 ở Pháp, sau đó bệnh lan sang nước Ý, Tây Ban Nha, Xyri, Rumani. Khoảng từ 1853 – 1865 nó đã làm suy

Page 57: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..56

sụp ngành tơ tằm ở nước Pháp. Sản lượng tơ hàng năm của nước Pháp từ 26.000 tấn, giảm xuống chỉ còn 4000 tấn. Trước tình hình đó, Hoàng hậu Naponeong III giao cho Pasteur tìm hiểu nguyên nhân gây nên sự giảm sút đó. Sau nhiều năm miệt mài, nghiên cứu vào năm 1870 , Pasteur và một số tác giả khác đã chứng minh rằng dịch bệnh tằm gai perbine lan tràn khắp nước Pháp là thủ phạm chính gây nên sự sa sút ngành tơ tằm.

Tằm bị nhiễm bệnh là do bào tử perbine theo thức ăn vào ống tiêu hoá tằm hoặc theo phôi trứng. Kết quả của phát minh này là các kỹ thuật lấy mẫu và xét nghiệm đánh giá ngài mẹ có perbine hay không đã được triển khai. Khi ngài mẹ nhiễm perbine ta loại bỏ ổ trứng của chính nó, rồi cung cấp dòng nguyên chủng sạch bệnh. Nhờ đó mà người ta đã thành công trong việc phòng chống bệnh này. Nhiều nước đã sử dụng phương pháp xét nghiệm của Pasteur để ngăn ngừa bệnh tằm gai và đã giữ ở dưới ngưỡng phòng trừ. Tuy nhiên ở những vùng không thực hiện biện pháp phòng ngừa thì bệnh tằm gai vẫn còn là một mối đe doạ đối với nghề nuôi tằm.

Bệnh Nosema ở tằm và bệnh ỉa chảy lây lan ở ong mật Nosema apis có mối quan hệ gần gũi, con đường lây lan giữa chúng với nhau còn phải tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu thêm. a). Triệu chứng bệnh.

Nosema bombycis kí sinh trên các phát dục của tằm khác nhau biểu hiện các triệu chứng bệnh khác nhau. • Triệu chứng trên tằm.

- Phôi trứng bị nhiễm bệnh, tằm 1 tuổi nở ra không hề có lông ( nghĩa là không sinh trưởng ). Tằm có màu thẫm, còi cọc, teo gầy và sinh trởng chậm. Tằm tuổi 1 nhiễm bệnh sẽ không lột xác, nhiễm bệnh nặng sẽ chết, nhiễm nhẹ có thể sống đến tuổi 2-3.Nếu đầu tuổi 1 tằm bị bệnh triệu chứng chung là tằm lột xác chậm một số trường hợp không lột xác, kéo dài thời gian sinh trưởng.

- Tằm sun: sau khi ngủ dậy 1 ngày ở tuổi 2,3,4 tằm không lớn, da nhăn, màu da tối xám. Các đốt thân ngắn lại, tằm ăn yếu, lời vận động, phân thải lỏng. Tằm nhiễm bệnh ở tuổi 2-3, lúc lên né nằm im, không nhả tơ kết tổ, cơ thể sun ngắn lại, các đốt sun ngắn, da xù xì, nhiều nếp nhăn. Sau 1 ngày đêm tằm chết trên né, hoặc rơi xuống chân né chết.

- Tằm ngực đen: ở thời kì ăn mạnh tuổi 4-5, các đốt ngực thường bị thắt lại, có màu đen, sau đó lan lên cả phần đầu. Hiện tượng này trong nuôi tằm người ta gọi tằm “cứt lộn đầu”. Nguyên nhân là bào tử Nosema phá hoại nghiêm trọng ruột giữa, thước ăn không chuyển xuống để tiêu hoá được, nằm tắc nghẽn ở ruột trước, màu của các đốt ngực chính là màu của thức ăn đã qua tiêu hoá cơ giới ( tiêu hoá bước 1). b. Triệu chứng thời kì nhộng: Tằm bị nhiễm bệnh ở tuổi 5 có khả năng chín, lên né nhả tơ kết kén rồi hoá nhộng. Kén tằm bệnh thường mỏng, nhẹ, mềm, đa số kén mỏng đầu hoặc thủng đầu. Nếu cắt kén quan sát nhộng ta sẽ thấy da nhộng biến màu, màu da trở nên xỉn, da kém đàn hồi, tằm phản ứng chậm chạp. Bụng mềm, các đốt lỏng lẻo, da xuất hiện nhiều chấm đen nhỏ kích thước không đều, chấm đen tập chung ở xá phần phụ của đầu, màng ngăn gĩa các

Page 58: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..57

đốt. Một số ít nhộng bị bệnh phần phụ sinh dục bị biến dị, nếu vũ hoá được ngài cũng không có khả năng giao phối. • Triệu chứng thời kì ngài: Nhộng bị Nosima nhẹ, đều có thể vũ hoá thành ngài. Nh-ng những cá thể bệnh thường vũ hoá muộn hơn những cá thể bình thường. Đặc điểm ngài bệnh là đốt thưa, bụng to, bụng phệ, cánh quăn, ít đuôi biến màu vàng. Do bị lồng đốt thứ 9 vào đốt thứ 7, bao dương cụ, dương cụ, gai móc bị thụt sâu vào trong nên ngài đực không thể giao phối được. Con cái cơ quan sinh dục bị biến dị cũng không thể có khả năng giao phối đ-ược. Do vậy dù có đẻ trứng nhưng trứng sẽ không nở. Một số ít ngài bị bệnh nhẹ, có thể giao phối và đẻ trứng, nhưng toàn bộ số trứng đẻ ra 100% phôi thai đã bị nhiễm Nosema. • Triệu chứng ở thời kì trứng: Ở những ổ trứng bị bệnh, hình dạng trứng không đều, độ dính của trứng kém. Tỷ lệ trứng không thụ tinh, trứng chết phôi cao kéo dài thời gian hình thành sắc tố da ở trong phôi. Trứng bị bệnh nặng không có khả năng nở, hoặc nếu có nở thì cũng sẽ chết trong thời gian tằm tuổi nhỏ. Trứng bị bệnh nhẹ không xuất hiện bất kì triệu chứng đặc biệt nào. • Nếu nhìn trên một ổ trứng bị bệnh, thường trứng đẻ không đều, chỗ có, chỗ không, chỗ đẻ thưa, chỗ đẻ chồng chất lên nhau. Màu sắc ở trứng không đều, trứng nở kéo dài 3-4 ngày. b). Nguyên nhân bệnh.

Bệnh tằm gai thuộc: Ngành: Động vật nguyên sinh: Protozoa. Lớp bào tử trùng: Sporozoa. Bộ vi bào tử trùng: Microsporidia. Bộ phụ sợi đơn: Monocnidea. Họ: Nosematidae. Giống:Nosema. Tên khoa học : Nosema Bombycis Nagelli Tên thường gọi : Bệnh gai, bệnh hạt tiêu. Vòng đời của Nosema có ba giai đoạn:

- Bào tử - Bào tử động ( Planont ) - Thể tĩnh ( meront ) thể phân chia đơn.

• Bào tử nosema: Bào tử có hình ovan, hình bầu dục ,hình quả trứng, hình quả nhót có chiều dài 3-4μm chiều rộng 1,5 – 2,5μm ( micromet ). Năm1973 ở Nhật Bản có nhà khoa học đã tìm ra một dạng bào tử nosema mới có chiều dài so với chiều dài so với chiều rộng là 2,2 lần trong lúc đó tỉ lệ chiều dài trên chiều rộng cuả bào tử cũ là 1,8 lần. Tỷ trọng của bào tử nosema 1,3-1, 45. Bào tử có vỏ khá dầy độ dày khoảng 0,5 μm , có ba lớp ( lớp ngoài, lớp giữa và lớp trong ), có kết cấu vững chắc có sức đề kháng mạnh acid yếu, kiềm. Bào tử có tính chiết quang, thẩm thấu. Khi quan sát dưới kính hiển vi bào tử có màu xanh, sáng, lấp lánh.

Page 59: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..58

Lỗ bào tử được định vị ở phía đầu, bào tử có khả năng nhuộm màu được. Màng bào tử trước đây có ý kiến cho rằng bằng xenlulo, nhng qua thực nghiệm người ta lạI thấy màng có thể tan trong muối của acid, từ đó người ta cho nó là hợp chất kitin. Phía trong màng làm một lớp chất nguyên sinh mỏng. Phía trong của màng trong vỏ có 1 khối chất nguyên sinh hình yên ngựa, trong khối chất nguyên sinh hình yên ngựa có 2 hạch giống nhau, đứng gần nhau. Phía trên và dưới khối chất nguyên sinh hình yên ngựa là 2 khoảng trống gọi là không bào.

Không bào lớn ở phía dưới, không bào nhỏ ở phía trên. Xuyên qua chất nguyên sinh hình yên ngựa qua không bào nhỏ, không bào lớn có một cáI túi gọi là túi cực, túi cực có chiều dàI 1,5 – 2 μm, chiều rộng 0,8- 1,5 μm. Bên trong túi cực có một sợi nhỏ xoắn lò xo ở phía không bào lớn gọi là sợi cực. Theo xác định của W.Stempell sợi cực có độ lớn 0,1 μm, có chiều dàI gấp 30 lần chiều dài bào tử Nusema.

Bào tử là giai đoạn tiềm dục của mầm bệnh và rất bền vững. Ví dụ chúng có thể gây bệnh sau 3 năm ở trong những xác khô của ngài tằm cái, và vẫn còn hoạt tính khi bị ngâm 5 tháng trong nước mùa hè. Các bào tử bị mất hoạt tính ở các điều kiện xử lý sau đây:

ánh sáng trực xạ 390 – 400 trong khoảng 6-7 giờ, mớc sôi 1000C trong 5 phút, hấp ướt ở 1000C trong 10 phút - Dung dịch formalin 2% trong 40 phút, clorua vôi 1% và 3% Clo hoạt tích trong 30 phút và 10 phút, ủ trong phân đã lên men 7 ngày sau mới mất khả năng lây bệnh. b. Bào tử thể động (Planont): Khi bào tử bám vào thức ăn di vào ống tiêu hoá, hai ngày sau, do đặc điểm bán thấm của vỏ, bào tử hút dịch ruột lên, hai hạch trong chất nguyên sinh làm cho sợi cực trong bào tử bật ra khỏi bào tử qua lỗ bào tử. Đầu sợi cực hình thành chất nhầy rồi bám vào vách ruột, nhờ thế mà trong quá trình phát triển sợi cực không bị thải ra ngoài theo phân.

Hai hạch trong 4 hạch của chất nguyên sinh hình yên ngựa ra ngoài cùng với sợi cực. Hai hạch còn lại vẫn ở lại trong bào tử. Hai hạch ra ngoài cùng với sợi cực kết hợp lại thành 1 hạch lớn dạng hình tròn đường kính từ 0,5 – 0,7μm, được gọi là thể planont. Thể planont hấp thụ dinh dưỡng qua bề mặt của cơ thể nó, planont tái tạo ra thể planont mới bằng cách tách đôi nhân, trước khi tách đôi tế bào, rồi planont mới lại tiếp tục tách đôi để hình thành nên 4 cơ thể mới. Thể Planont hinh dạng gần giống hình cầu với các nhân ( hạch ), phản xạ ánh sáng mạnh, không có vỏ và có thể di động theo kiểu amíp. Bào tử động sống trong ống tiêu hoá, đồng thời có thể xâm nhập vào khoảng trống giữa các tế bào biểu mô, đi vào huyết tương nhân lên nhanh bằng cách đa phân. • Thể tĩnh ( Meront )

Sau khi thể phân cắt đơn phân xâm nhập vào cơ thể vật chủ, tế bào vật chủ bắt đầu có phản ứng trở lại.Màng ngoài của Planont ngng kết, màng mất tính đàn hồi, biến dạng, không có khả năng vận động nữa, cơ thể có dạng hình tròn, hình elip cố định. Đường kính cơ thể từ 1,5 - 2μm. Người ta gọi cơ thể mới này là thể tĩnh meront.

Thể meront phát triển dần,lớn tới 5μm hạch lớn khoảng 0,5 μm. Người ta xác định rằng thể meront có hai phương thức tái tạo ra cơ thể mới:

- Hình thức thứ một là hình thức phân đôi, ở hình thức này giống nh hình thức phân đôi ở Planont. Nhng cá thể meront mới tạo ra không đồng đều, kích thước vô cùng bé nhỏ; có

Page 60: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..59

nhiều trường hợp sau khi tách nhân làm hai rồi cơ thể không tách đôi được, thể meront có mấu lồi vì thế người ta cho rằng thể meront tái tạo ra cơ thể mới theo hình thức nảy mầm (chồi).

- Hình thức hai là hình thức đa phân. ở hình thức này, ban đâù nhân phân chia làm đôi, nhng chất nguyên sinh không phân chia theo, mà nhân lại tiếp tục phân đôi lần thứ hai, sau hai lần phân chia, từ môt nhân ban đầu được tách làm bốn nhân, sau đó chất nguyên sinh mới phân chia theo để hình thành nên bốn cơ thể mới, sự phân chia này gọi là hình thức đa phân

Sự có mặt nhiều thể meront trong tế bào vật chủ đã làm cạn kiệt chất nguyên sinh tế bào vật chủ. Trong quá trình kí sinh thể meront không hề tấn công vào nhân tế bào vật chủ, nên khả năng di truyền của vật chủ vẫn được duy trì, thông tin di truyền của vật chủ không hề bị đảo lộn. • Sự hình thành bào tử Nosema: Sau một thời gian phân chia, thể phân chia đơn phân chiếm hết tế bào vật chủ lấy dinh dưỡng từ tế bào vật chủ, khi nguồn dinh dưỡng bị cạn kiệt thì quá trình hình thành bào tử Nosema lại xảy ra,

Dưới tácđộng của enzim phân giải protein, chất nguyên sinh trong cơ thể meront đông đặc lại, co lại thành dạng yên ngựa, màng ngoài kéo dài về hai phía hình thành nên hai khoảng trống gọi là không bào lớn, không bào nhỏ. Hạch trong chất nguyên sinh hình yên ngựa được chia đôi. Một trong hai hạch mới lại phân chia thành hai hạch, hai hạch kéo dài theo màng ở phía không bào lớn, để làm tăng độ cứng, độ dày của màng này, để rồi cuối cùng hình thành nên vỏ bào tử, hạch này trở thành hạch vỏ. Hạch còn lại trong chất nguyên sinh hình yên ngựa được phân ralàm hai hạch, 1 hạch lớn, 1 hạtnhỏ. Hạch nhỏ gọi là hạch cực nang. Hạt lớn phân chia làm đôi, một hạch ỏ trên, một hạch ở phía dưới di chuyển lên phía trên không bào nhỏ. Sau đó hạch phía dưới di chuyển lên phía trên không bào nhỏ, tại đây hai hạch được cố định một ở bên phải, một ở bên trái ở phía chất nguyên sinh hình yên ngựa. Vỏ bào tử Nosema sẽ được cứng dần tiến tới hoàn thiện các bộ phận của bào tử.

Từ lúc nào bào tử Nosema nảy mầm đến lúc hình thành bào tử mới là một chu kì phát triển của động vật nguyên sinh nosema. Thời gian cần thiết từ lúc bào tử nảy nầm đến khi tạo thành bào tử mới khoảng 4 – 8 ngày, nhưng điều này thay đổi tuỳ thuộc vào giống tằm vị trí kí sinh và điều kiện sinh thái môi trường. c). Vết bệnh . • Ở da: tế bào biểu bì ở trong bị tổn thương nặng nề, bào tử Nosema bị các tế bào tiểu cầu máu bao vây tạo thành những cụm hình cánh diều. Các tế bào biểu bì mới lại tiếp tục bao vây thành dạng túi, các túi này phát triển mạnh, tạo cho bề mặt da tằm sần sùi có nhiều gai nhỏ. Vai trò tiết dịch thay da của tế bào nội bì cũng giảm đi trong hoàn cảnh trên, tằm nhủ nhưng không thay da lột xác được, hay chỉ lột xác một nửa cơ thể. • Ở ống tiêu hoà: ngay trong tế bào vách ruột, thể planont, meront đã phá huỷ chức năng tiết dịch tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng làm cho cơ thể tằm gầy yếu, còi cọc. Tằm thường bé nhỏ, trốn ngủ hoặc ngủ không lột xác. Khi tế bào vách ruột bị phá vỡ, trong khoang có nhiều tế bào chết tạo nên những vòng tròn đục, màu tối. Bào tử nosema được phát

Page 61: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..60

tán vào xoang ruột rồi theo phân ra ngoài. Vì vậy phân tằm là nguồn lây nhiễm quan trọng. Một số bào tử khác từ xoang ruột xâm nhập vào các tổ chức cơ quan trong cơ thể tằm. Nhiều công trình nghiên cứu tằm cho thấy: Sau khi nhiễm bệnh 7 – 10 ngày mức độ phá huỷ ống tiêu hoá là mạnh nhất, và họ cho rằng ống tiêu hoá là trung tâm của sự truyền nhiễm bệnh nosema. • Ở hệ cơ: Phần lớn các tế bào cơ bị phá huỷ tạo thành các khoảng trống làm cho các mô liên kết xung quanh cũng bị nhiễm bệnh. Mối liên hệ giữa cơ dọc cơ ngang mất tác dụng, da tằm trở nên không đàn hồi, tằm bị bệnh di chuyển chậm chạp, co ngắn lại mà người ta quen gọi là tằm “sửu”.

• Tuyến nước bọt và tuyến Malpighi: Sự có mặt của nosema bombycis trong tuyến nước bọt sẽ làm mất khả năng tiết dịch tiêu hoá sơ bộ ở cuống họng và phần ruột trước, thức ăn từ miệng đa vào bị tắc, các đốt ngực và phần đầu của tằm bệnh có màu xanh tối.

Tuyến Malpighi bị nhiễm, vai trò lọc các muối urat oxalat bị giảm, các tinh thể muối này kết tinh lại trong tuyến ngày càng nhiều,làm cho trên tuyến có nhiều vị trí bị phồng lên; làm cản trở quá trình trao đổi chất, tạo ra trạng thái tằm lời ăn, không hoạt bát, thải phân khó, đầu to, đuôi nhỏ. • Thần kinh: Tất cả các hạch thần kinh bị Nosema kí sinh đều có màu đục, các đốt thần kinh liên hệ với thần kinh trung ương có nhiều bướu lồi. Các kích thích thần kinh ngoại vi báo về thần kinh trung ương không được trả lời bằng các phản xạ thích hợp, tằm ở trạng thái hôn mê, bất động. Hệ thần kinh giao cảm bị phá huỷ, làm mất đi mọi liên hệ khăng khít giữa các cơ quan trong cơ thể và trong hoạt động trao đổi chất. • Khí quản: Tế bào tuyến khí quản bị nosema thường xuất hiện các sợi xoắn kitin bong ra, một số đoạn bị biến dạng, khí quản không thay cũ đổi mới được, tằm thiếu O2, O2 cung cấp không đủ cho hoạt động của cơ thể làm cho tằm bệnh phát triển sinh trưởng chậm. • Tế bào máu : Các thể hạt bạch cầu và tế bào chất máu bị nhiễm là chủ yếu. Tế bào bạch cầu bị trương lên, máu bị biến màu và tăng độ nhớt, cơ thể còi cọc, trốn ngủ. • Tổ chức mỡ : Mỡ cũng là nơi bào tử nosema xâm nhập gây hại. Các hạt mỡ bị hoà tan có màu trắng đục, hạt mỡ khôg có khả năng tham gia vào quá trình bài tiết nữa. • Tuyến tơ: Tuyến tơ bị nosema kí sinh tăng thể tích, nhiều đoạn trên xoang tuyến bị biến màu. Màu sắc dễ nhận biết nhất là màu đục, màu hồng sữa. Các giống tằm kén vàng tuyến tơ bị nhiễm nosema có màu vàng ố, tế bào vách tuyến tơ không có khả năng tạo ra chất tơ phibroin, áp suất trong xoang tuyến không đủ để đẩy tơ ra ngoài. Keo tơ cericin và phibroin bị phân giải gây ngộ độc cho tằm. Tằm bị bệnh ở tuyến tơ, thường không nhả tơ kết tổ. • Cơ quan sinh sản : Noãn, sào, túi chứa tinh khi bị Nosema kí sinh, trên màng xuất hiện nhiều vết đen giống như ở hệ thống malphighi. Nosema có thể xâm nhập vào tế bào trứng, tế bào sinh dưỡng, tế bào trứng nguyên để gây nên sự truyền nhiễm qua phổi.

Cũng có trường hợp tế bào tinh bị kí sinh tinh trùng tạo ra chết trước khi thụ tinh với tế bào trứng.

Page 62: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..61

d). Quá trình phát sinh bệnh. Bào tử động Planont hấp thụ và phá huỷ một lượng lớn chất dinh dưỡng của tằm. Các

thể phân chia đơn nhân trong tế bào vật chủ tiết ra men proteaza phân giải và làm các vật chất trong tế bào, làm tăng số lượng không bào. Điều này đã gây ra sự rối loạn các chức năng sinh lý. Sự tăng nhanh các thể phân chia đơn nhân để tạo nên nhiều bào tử mới là nguyên nhân chính làm cho tế bào vật chủ phồng lên vỡ tung và dẫn đến tằm chết. e). Dịch tễ học • Nguồn bệnh: Ngoài tằm gai bệnh Nosema bombycis nguồn bệnh còn tồn tại trên xác chết, phân thải của tằm bệnh, vỏ trứng, lông, vảy phấn của ngài, chất thải của ngài, tằm chín trên né, vỏ kén và vỏ da sau lột xác của tằm, nhộng.

Môi trường sống của tằm cũng tồn tại nhiều bào tử nosema. Kết quả nghiên cứu trong tự nhiên cho thấy có nhiều loài sâu hại bị bệnh nosema có khả năng lây lan cho tằm, các loài đó là:

- Bombycis maldarina L. - Chilo suppressalis Walker. Sâu đục thân lúa 5 vạch. - Diaphania pylalis Walker. Sâu cuốn lá dâu. - Apochemia cinerarus Echff. Sâu đo xanh. - Epicauta gorhami More. Ban miêu đậu đầu đỏ.

- Asgrotis ypsilon Rott Sâu xám. Ngày nay người ta cũng đang lo ngại là bệnh ỉa chảy lây lan ở ong mật: Nosema apis cũng là nguồn lây nhiễm nguy hiểm cho tằm, tuy nhiên vấn đề này cần tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn. • Con đường truyền nhiễm: Bệnh tằm gai truyền nhiễm bằng hai con đường chủ yếu : - Truyền nhiễm qua phôi. - Truyền nhiễm qua miệng ( qua thức ăn lá dâu, qua vỏ trứng khi tằm nở cắn vỏ trứng chui

ra ). Ở những vùng thiếu phân bón, nước tới, nhân dân có tập quán là dùng ngay phân tằm

bón cho dâu, nước thải ở các xí nghiệp nuôi tằm tới cho dâu, bào tử Nosema sẽ có mặt trên ruộng dâu.

Bào tử bám dính trên lá dâu đi vào cơ thể tằm ngay từ tuổi 1, tuổi 2. Mặt khác quá trình sống của một số loài sâu hại dâu trên cây dâu đã thải ra trên bề mặt lá dâu một lượng lớn nosema, số bào tử cũng sẽ theo thức ăn vào ống tiêu hoá. Bề mặt trứng của những ngài cái bị bệnh có mặt các bào tử nosema, nếu sau khi trứng đẻ ra không được xử lý acid, hay khử trùng triệt để, tằm kiến cắn vỡ vỏ trứng mang mầm bệnh chui ra ngoài cũng sẽ bị nhiễm nosema qua miệng. - Truyền nhiễm qua phôi: Sự nhiễm bệnh nosema tằm tuổi 4 –5 rồi xâm nhập vào máu, vào biểu mô của buồng trứng rồi xâm nhập vào tê bào trứng nguyên, noãn bào, và các tế bào dinh dưỡng. Trong quá trình phát triển phôi xảy ra 3 trường hợp sau: + Tế bào trứng có bệnh hấp thụ tế bào dinh dưỡng không có bệnh, trứng sẽ có bệnh.

Page 63: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..62

+ Tế bào trứng không bệnh, hấp thụ tế bào dinh dưỡng không có bệnh, trứng sẽ có bệnh. + Tế bào trứng và tế bào dinh dưỡng có bệnh, trứng sẽ hoàn toàn bị nhiễm bệnh.

Ở trường hợp tế bào trứng không có bệnh hấp thụ tế bào dinh dưỡng có bệnh, sau khi thụ tinh, hạch trứng kết hợp với hạch tinh trùng trở thành hạch phân liệt rồi phôi phát triển thành phôi bồn. Phôi bồn phát triển thành tầng phôi trong, tầng phôi ngoài, hình thành mầm cách, vách bụng. Thời gian này phôi phát triển, bào tử nosema cũng hình thành nhiều thể planont, truyền lan đến tất cả các bộ phận của phôi, cho đến lúc trứng nở, quá trình truyền nhiễm này gọi là sự truyền nhiễm phát sinh thời kì phôi. Phôi được hình thành nhờ sự kết hợp của tế bào trứng nguyên và tế bào dinh dưỡng.

Nếu tế bào trứng hấp thụ tế bào dinh dưỡng có nosema trong thời gian phát dục của bào tử, một số lượng lớn bào tử nosema di chuyển về một phía của tế bào trứng, tế bào trứng vẫn kết hợp với tế bào tinh để hình thành phôi tử được.

Đến giai đoạn ấp trứng, phôi hấp thụ dinh dưỡng mạnh lên, sự hấp thụ ở thời kì này không thông qua màng bán thấm nh ở thời kì đầu của phôi, mà sự hấp thụ này lại diễn ra ở mầm đốt bụng thứ hai phôi tằm, nhờ vậy bào tử nosema đi thẳng được vào cơ quan tiêu hoá của phôi. Sự truyền nhiễm xảy ra trong phôi ở thời kì này người ta gọi là sự truyền nhiễm thời kì phôi trưởng thành. Đây là hình thức truyền nhiễm phổ biến nhất.

Trong quá trình nuôi, sự truyền nhiễm chia làm hai giai đoạn: giai đoạn nhiễm bệnh ban đầu hay còn gọi là nhiễm bệnh sơ cấp: xuất hiện ở tằm tuổi 1,2. Sự xuất hiện bệnh giai đoạn này là do sự lây nhiễm ở thời kì phôi trưởng thành, tằm nở ra đã có tác nhân gây bệnh trong cơ thể. Tằm tuổi 3, tuổi 4 thải ra bào tử. Tằm khoẻ ăn phải những bào tử này sẽ bị bệnh, chúng ta gọi đây là thời kì nhiễm bệnh thứ cấp, ( lần 2 ). Tằm nhiễm bệnh thứ cấp có khả năng ăn bình thường và phát triển thành ngài, nhưng chứng chúng đẻ ra phôi đã bị nhiễm bệnh. Mức độ truyền nhiễm lây lan bệnh trong nong tằm tuỳ thuộc vào số lượng tằm bị bệnh lúc ban đầu. Nếu mốt số ít tằm bệnh sống với tằm khoẻ từ tuổi 1, tuổi 2 thì sẽ có nhiều cơ hội truyền nhiễm bệnh vì thời gian tiếp xúc dài. Kết quả từ một thí nghiệm cho thấy: Nếu ở một giai đoạn đầu tằm tuổi 1, đưa vào 3% tằm tuổi 1 bị nhiễm bệnh thì tỷ lệ ngài cái mắc bệnh có thể tới 50 – 60%. Sau kiểm tra cho thấy toàn bộ số ngài bị nhiễm bệnh tằm gai, không thể sử dụng để nhân đôi giống được nữa.

Tằm bị bệnh ở tuổi 1, tuổi 2 ( là do trớc đó phôi thai bị bệnh ) sẽ chết vào tuổi 3, vì thế nếu lấy giống từ một cơ sở sản xuất trứng giống về nuôi mà ngay tuổi 1, tuổi 2 đã bị bệnh thì sự thiệt hại này trách nhiêm thuộc về cơ quan sản xuất, cung cấp trứng giống. Nếu nh tằm bị nhiễm bệnh ở tuổi 4 thì chúng có thể phát triển tới giai đoạn ngài và đẻ trứng nhưng trứng đẻ ra phôi thai đã bị nhiễm bệnh. Đây là mối đe doạ khả năng cung cấp trứng giống của các cơ sở sản xuất giống tằm.

Tỷ lệ bệnh tằm gai nosema bombycis thay đổi, phụ thuộc vào giống tằm, giai đoạn phát triển và môi trường nuôi dưỡng. Khả năng chống bệnh tốt nhất là giống kén trắng Trung Quốc, giống tằm Nhật Bản, các giống tằm đa hệ và chống bệnh khoẻ nhưng trứng giống vẫn chưa sạch bệnh.

Page 64: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..63

g). Chẩn đoán bệnh tằm gai. • Phải căn cứ tổng hợp vào các biểu hiện triệu chứng bệnh: cần căn cứ vào các triệu chứng xuất hiện từ đó xem xét nguồn gốc, điều kiện phát sinh bệnh. Nguồn gốc nhiễm từ trứng hay nhiễm từ môi trường. Phải xem xét các nguồn truyền nhiễm như lá dâu, phân tằm bệnh, nguồn gốc sử dụng giống để có kêt luận chính xác, kịp thời dập tắt ổ dịch tận nơi xuất phát bệnh. Ngoài việc theo dõi triệu chứng ở các giai đoạn khác nhau của tằm, thì điều đáng tin cậy nhất là phải giải phẫu tằm tuổi 5 kiểm tra tuyến tơ. Sự hiện diện của khối u sưng màu trắng sữa ở tuyến tơ là dấu hiệu tằm đã nhiễm bệnh. • Lấy mẫu tơi làm tiêu bản để xét nghiệm dưới kính hiển vi.

Mẫu trứng: ở các cơ sở sản xuất trứng giống ,trứơc khi đa giống xuống cơ sở sản xuất cho nông dân đều phải được xét nghiệm tước. Đối với giống lưỡng hệ hay độc hệ, trứng lấy kiểm tra trước vụ tằm xuân, tằm thu khoảng 30 ngày trước khi xuất trứng. Phương pháp kiểm tra rất đơn giản là đưa trứng vào ấp ở nhiệt độ cao cho nở sớm, để tầm chết trong điều kiện tự nhiên, sau chết 2 ngày lấy mẫu tằm làm tiêu bản kiểm tra dưới kính hiển vi độ phóng đại 600 lần.

Lấy mẫu tằm: chọn những cá thể tằm ngủ muộn, dậy muộn, chậm lớn còi cọc, da sần sùi, không lột xác, theo từng lô trứng, ổ trứng, cho vào bao gói có đánh số. Đem sấy ở nhiệt độ 450-500C cho đến chết, bảo quản mẫu đã sấy hai ngày trong điều kiện độ ẩm 70-78%, nhiệt độ 28-330C, rồi đem đi xét nghiệm.

Lấy mẫu nhộng: người ta lấy mẫu nhộng ở mùa xuân, mùa thu khi nhộng được 3-4 ngày (nghĩa là tỉ lệ hoá nhộng đã đạt 85% trong lô lấy mẫu). Dùng kim chọc sâu vào bên trong bụng tại vị trí gốc mầm cánh ở phần bụng, dùng lam thu lấy dịch chảy ra, cho lên kính quan sát. Còn xác nhộng chết cho vào sấy ở nhiệt độ 48-520C cho đến khô, để 2 ngày sau mới nghiền làm tiêu bản xét nghiệm. Trường hợp nhộng quá già, ta phải nhúng nhộng vào nước nóng 80-900C trong vòng 2-3 phút rồi bóc lấy ruột giữa làm xét nghiệm.

Mẫu ngài: sau khi ngài đẻ trứng xong, đánh số ổ trứng đẻ, bắt nhốt ngài vào hộp có nhiều ngăn, đánh số thứ tự tương ứng với số đã ghi trên ổ trứng. Mẫu ngài được đa sấy ở nhiệt độ 45-500C cho ngài chết từ từ, sau sấy 2 giờ lại để mẫu trong điều kiện tự nhiên 6-8 giờ rồi lại cho vào sấy tiếp, cứ làm như thế cho tới bao giờ khô là được. Đối với giống đa hệ sau khi sấy 2 ngày đa ra xét nghiệm ngay để kịp xuất trứng. Đối với giống độc hệ, lưỡng hệ, trứng sau xử lý còn phải qua đông (Diapause) nhân tạo, nên mẫu sấy xong có thể bảo quản lâu dài, để xét nghiệm dần. Nếu bảo quản trong mùa hè cần để ở nhiệt độ 100-150C, độ ẩm càng thấp càng tốt, trước khi xét nghiệm phải để ra ngoài 1-2 ngày sau mới xét nghiệm. • Số lượng mẫu cần lấy để xét nghiệm:

Nếu là trứng cho đẻ dính ở trên giấy, cứ 100 ổ lấy mẫu 10 ổ, mỗi ổ từ 3-5 điểm, có khoảng 30-50 quả làm tiêu bản. Đối với sản xuất trứng rời cấp I dới 200 gam thì cứ 100 g lấy 0,2g chia ra 5 tiêu bản. Nếu trên 200 gam cứ 100 gam lấy 4 tiêu bản. Đối với nơi sản xuất trứng rời cấp II cứ 200 gam lấy 0,1 gam chia làm 2 tiêu bản.

Page 65: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..64

Nếu là mẫu tằm phải lấy ngẫu nhiên trên nong theo từng ổ trứng bằng từng lô, lấy mẫu vào lúc tằm bước vào ngủ. Trên 1 ổ lấy 3-5 điểm, mỗi điểm lấy 3-5 con. Quy định quốc gia về lượng mẫu lấy cho các cấp giống như sau:

Bảng 1.4- Lượng mẫu kiểm tra bệnh tằm gai các cấp Cấp giống Ngủ 1(con) Ngủ 2(con) Ngủ 3(con) Ngủ 4(con) Bồi dục giống gốc 1 ổ Giống cấp II

9-15 25

4-10 15-20

3-9 9-15

3-6 9-12-15

Việc lấy mẫu nhộng chủ yếu tiến hành đối với giống cấp II vì kén giống của cấp này được sản xuất tại các cơ sở nuôi tằm vệ tinh của xí nghiệp trứng giống. Thông thường cứ 30 kg kén giống tại điểm muôi lấy 5 kg, sau đó tập hợp nhiều điểm lại với nhau trộn đều, rối lấy mẫu tiếp tục cho đến khi chỉ còn lại 1kg trên tổng số 100kg kén giống, lấy ra 50 nhộng cái kiểm tra trước.

Số lượng mẫu ngài đối với giống bồi dục, giống cấp I lấy toàn bộ số ngài đẻ trứng kiểm tra. Đối với giống cấp II lấy từ 25% 30% số ngài tham gia đẻ trứng để kiểm tra. • Phương pháp làm tiêu bản để xét nghiệm

Đa mẫu đã sấy vào cối sứ đánh số tương ứng với số mẫu. Dùng chày sứ nghiền nát cho vào 15-20 giọt KOH 2% hay NaOH 1% ngoáy đều cho tan hết mỡ. Chấm từng giọt dung dịch trong cối lên lam, đậy la men đa đi xét nghiệm. Thông thường để phát hiện chính xác bệnh, không bỏ sót, mỗi cối làm 3 tiêu bản. Khi quan sát dưới kính hiển vi độ phóng đại 600 lần, tiêu bản nào có nosema, lập tức ổ trứng đó bị đốt huỷ.

Những tiêu bản nghi ngờ, cho toàn bộ dung dịch mẫu đã nghiền trong cối vào máy li tâm quay với tốc độ 2.500 – 4.500 vòng/phút, gạn bỏ nước trong ống nghiệm li tâm, lấy phần lắng ở đáy ống nghiệm cho lên tiêu bản quan sát.

Tại các cùng trồng dâu chăn tằm, nông dân thường trồng xen ngô, dâu, rau màu. Mùa thu hoạch lá dâu cũng là lúc các cây trồng xen nở hoa tung phấn, phấn hoa bám theo lá dâu vào nong tằm, vì vậy khi bắt mẫu tằm xét nghiệm ta thường gặp nhiều hạt phấn xuất hiện d-ưới kính hiển vi nên rất khó phân biệt với bào tử nosema. Có trường hợp mẫu sấy trong quá trình bảo quản bị nấm mốc muco, một số conidia của nấm mốc cũng lại xuất hiện dới kính hiển vi. Để khắc phục sự nhầm lẫn đó chúng ta phải tiến hành nhuộm tiêu bản, cách nhuộm nh sau: Pha 2 ống dung dịch: dung dịch (1) bao gồm:

Acid Catamic 0,06 gam Alcol etylic 100 ml Dung dịch (2) gồm: KOH: 4 gam Nước cất: 100 ml Để lẫn dung dịch (1) vào dung dịch (2) ta được dung dịch (3) lấy 1-2 giọt dung dịch

(3) cho vào tiêu bản, để thời gian 3-7 phút, đa tiêu bản quan sát dưới kính hiển vi có độ phóng đại 600 lần. Trong trường hợp có Sudan III có thể nhỏ trực tiếp lên trên tiêu bản đã hong khô

Page 66: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..65

để 5-10 phút, nếu là bào tử nosema sẽ không bắt màu, nếu là phấn hoa sẽ có màu lam hoặc tím, nếu conidia nấm mốc sẽ có màu hồng. - Cũng có trường hợp phải lấy mẫu phân tằm để kiểm tra bổ sung. Người ta tiến hành cho

phân vào cối sứ, cho còn 900 vào nghiền kĩ, sau đó cho cồn 200 vào lọc dịch nghiền, li tâm 1000 vòng/phút trong thời gian 30’ lọc bỏ nước trong lấy phần lắng dưới ống ly tâm cho lên tiêu bản quan sát.

h). Phòng chống bệnh tằm gai (Nosema bombycis) Phương pháp luôn luôn có hiệu quả được dùng rộng rãi nhất là sản xuất trứng giống

sạch bệnh, ngăn chặn sự truyền nhiễm qua phôi. Kiểm tra kĩ ngài mẹ, sau đẻ trứng. Bắt mẫu kiểm tra định kỳ trước và sau khi tằm ngủ dậy ở các tuổi. Việc giám sát bệnh ở các xí nghiệp sản xuất trứng giống phải đảm bảo nghiêm ngặt, thường xuyên.

Tuân thủ pháp lệnh kiểm dịch của Nhà nước đối với sản xuất, nhập khẩu giống tằm và các sản phẩm dâu tằm giữa các địa phương trong nước và các nước trên thế giới. Đối với các giống cần phải xử lí sát trùng formalin 2% nhiệt độ 300-330C cho trứng giống trước khi đa vào ấp. Trứng giống để sát trùng xử lí acid vỏ trứng nên phối hợp xử lí formalin 2%.

Tại Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, ấn Độ, Brazil người ta tiến hành xử lí nước nóng 54,440C cho trứng sau khi đẻ 8-10 giờ, thời gian xử lí là 10-15 giây. Việc xử lí này đã kích thích hoạt động một số enzym, tăng cường quá trình trao đổi vật chất, kích thích phôi phát triển nhanh làm cho meront không thể xâm nhập vào cơ quan tiêu hoá trong thời kì phôi trưởng thành.

Năm 1983-1987 Viện nghiên cứu dâu tằm Quảng Đông (Trung Quốc) áp dụng phư-ơng pháp xử lí HCl cho trứng trắng, sau đó xử lí trứng bằng khí nóng 460C trong 1 giờ thấy có kết quả phòng trừ bệnh gai tốt. Theo Podakop đề xuất 1945 thì việc xử lí nhộng ở nhiệt độ cao 33-34,50C (trong 2 ngày) sẽ có tác dụng chống bệnh gai cao. Sau đó Viện nghiên cứu Dâu tằm tơ vùng Trung á Liên Xô (cũ) đã đề xuất xử lí nhộng nhiệt độ 400C, sau đó giảm xuống dần 25-260C trong vòng 2 ngày có hiệu quả phòng bệnh nosema bombyeis rõ rệt. Ngoài ra để phòng ngừa bệnh gai nosema người ta còn cho tằm ăn bổ sung fumagillim benlate, baolistan, cũng có hiệu quả tốt. Hiện nay đã phát hiện ra 12 loài sâu hại dâu (Sơ đồ 6) truyền nhiễm bào tử nosema cho tằm dâu, vì vậy chúng ta cần phát hiện, phòng chống sớm các đối tượng này ngay khi chúng mới xuất hiện trên cánh đồng.

4.5. Ruồi ký sinh tằm và phương pháp phòng trừ

Ruồi kí sinh Exorista bombycis đẻ trứng lên bề mặt cơ thể tằm, sau khi trứng nở, sâu non xâm nhập và kí sinh trong cơ thể tằm. Loài ruồi này đã gây hại rất lớn cho nghề nuôi tằm ở nước ta, nó có thể làm giảm năng suất tới 80% trong trờng hợp bị gây hại nặng, khoảng 10% trong trường hợp gây hại nhẹ, thiệt hại trung bình cũng tới 34,48% ± 7,63.

Ruồi bắt đầu xuất hiện trong vụ tằm xuân, thường gây hại nặng vào vụ tằm hè, tằm thu. Vào những năm ít rét, trời nắng ấm sớm, ruồi gây hại ngay cả đầu vụ Đông. Điều này chứng tỏ ruồi hại tằm ở nước ta có thể phát sinh và gây hại bất cứ lúc nào miễn sao các điều kiện sinh thái môi trường thích hợp.

Page 67: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..66

a). Triệu chứng Tằm tuổi lớn bị ruồi kí sinh thấy trên da tằm xuất hiện các hạt nhỏ, có màu trắng ngà,

các hạt này thường tập trung ở giữa màng ngăn cách các đốt, ở các vết lõm tự nhiên trên da, hay cũng có rất nhiều ở gốc chân bụng, chân ngực. Nhìn chung ruồi thường kí sinh ở 2 bênh cơ thể về phía sau đuôi tằm.

Sau khi trứng ruồi nở, dòi (sâu non) chui vào bên trong, để lại trên da tằm 1 chiếc vỏ trứng màu trắng ngà. Da tằm xuất hiện một vết đen có kích thước từ 0,1 – 0,15 mm. Vết bệnh màu đen là kết quả của sự oxy hoá máu vật chủ bởi ezym tinozinza. Thời gian đầu vết đen trên da tằm (vết sẹo: Scar) mở rộng, sau đó ổn định. Dựa vào vết sẹo trên da tằm người ta có thể xác định được tuổi của dòi. Sự phát triển của dòi làm cho đốt thân tằm bị biến dạng, có thể là đốt thân tằm bị vẹo, bị phồng.

Cơ thể tằm có màu sắc kém rực rỡ. Đôi khi huyết tương máu trở thành màu nâu tía và lộ rõ ở lớp dới da, khiến người ta lầm tưởng với bệnh nhiễm trùng máu. Tằm bị ruồi kí sinh thường chín sớm hơn bình thường.

Nếu tằm bị gây hại trớc lúc lên né thì nhộng sẽ có màu đen đó là khi tằm bị kí sinh sau khi hoá nhộng. Theo hiểu biết hiện này thì ngài tằm không bị ảnh hưởng của ruồi kí sinh Myiasis. Nếu tằm bị kí sinh tuổi 3 thì tằm thường chết trước khi chín 1 ngày. Nếu bị kí sinh vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của tuổi 5, tằm thường chết trớc khi nhả tơ kết kén. Nếu tằm bị kí sinh ngay trước khi lên né thì 90% có thể nhả tơ kết kén nhưng rồi chết, nếu kén không sấy chết nhộng thì kén sẽ bị cắn thủng. Tằm bị ruồi kí sinh ngay sau khi lên né, thì sự hoá nhộng vẫn xẩy ra, nhưng giai đoạn ngài không phát triển được.

Mức độ bị bệnh tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển, tằm tuổi 1, 2 ít bị nhiễm hơn tuôi 4, 5. Sự thiệt hại của bệnh cũng tuỳ thuộc vào mùa, theo nghiên cứu từ 1980 – 1998 kết quả đ-ược thể hiện ở bảng 2.4

Bảng 2.4- Mức độ thiệt hại do ruồi Exorista bombycis gây nên tại các thời vụ khác nhau ở nước ta

Møc ®é thiÖt h¹i (%)

Vô T3 T4 T5 Tổng cộng Xuân 0,22 ± 0,12 2,87 ± 1,31 11,24 ± 5,26 14,33 ± 5,66 Hè 0,45 ± 3,02 9,89 ± 4,22 18,04 ± 6,03 28,38 ± 7,83 Thu 0,33 ± 0,13 3,74 ± 2,97 12,08 ± 5,95 16,87 ± 6,07 Đông 0,07 ± 0,08 1,08 ± 0,10 5,98 ± 3,02 7,13 ±2,97

b). Đặc điểm sinh học của ruồi Exorista bombycis Louis Ruồi hại tằm thuộc: - Lớp côn trùng: Insecta - Bộ hại cánh: Diptera - Bộ phụ: Cyclorrhapha - Họ ruồi kí sinh: Tachinidae - Giống ruồi đa hệ: Exorista Tên khoa học Exorista bombycis Louis

Page 68: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..67

Ngoài ra còn có các tên gọi khác là: - Exorista myiasis - Trycholyga bombycis - Exorista sorbillans Tên thường gọi ở Việt Nam là: “nhặng” (để dễ phân biệt với ruồi nhà), ruồi xám

• Hình thái: - Ruồi trưởng thành: Ruồi cái nhỏ hơn ruồi đực. Cơ thể được chia làm 3 phần đầu,

ngực, bụng. Đầu hình tam giác, trên đầu có 3 mắt đơn một đôi mắt kép, râu đầu và các phần phụ miệng. Mặt lưng của ngực có 4 sọc vân chạy dài màu đen. Ngực mang 3 đôi chân, một đôi cánh nằm ở ngực giữa, một đôi cánh biến thành chuỳ ở ngực sau. Bụng hình nón có 8 đốt, 4 đốt lộ rõ, những đốt khác màu xám, mép trước đốt màu đen, mép sau đốt tạo thành sọc màu như da hổ. Cơ quan sinh sản cái là ống đẻ trứng mang hai cái lông cảm giác. Cơ quan sinh dục đực gồm gai giao cấu và hai bộ phận quặp âm cụ. Thuỳ đuôi hình tam giác có màu đỏ da cam. Đây là đặc điểm quan trọng được dùng trong phân loại.

Trởng thành có kích thước lớn hơn ruồi nhà, con đực lớn hơn con cái, chiều dài con đực 12,5 mm, chiều dài con cái hơn 11,4 mm chiều dài sải cánh con đực 21 mm, con cái 20,4 mm

- Hình thái trứng ruồi: trứng có màu trắng sữa, dài, hình ovan, đầu trước nhọn đầu sau tù, phía trên phồng, phía dưới dẹt. Chiều dài trung bình của trứng 0,64 – 0,69 mm, chiều rộng 0,29mm- 0,30mm vỏ trứng có nhiều vân hình lục giác. Ngoài vỏ trứng có 1 lớp keo dính giúp trứng bám dễ dàng trên da tằm.

Đặc biệt trứng ruồi E. bomnycis trong suốt thời gian phôi thai phát dục, màu sắc của trứng không hề bị biến đổi. - Hình thái sâu non (dòi) của ruồi. Dòi có hình dạng nón, toàn cơ thể có 12 đốt, màu vàng nhạt, đầu trước nhọn mang móc miệng bằng kitin và 2 đôi bộ phận cảm giác tiêm chích. Cả hai phía đốt thứ 2 có 1 đôi lỗ thở. Đốt cuối cùng có một đôi lỗ thở sau có 3 khe, lỗ thở nhỏ và một kẽ lỗ thở. Lỗ hậu môn nằm ở giữa mặt bụng của đốt bụng thứ 11 được viền quanh bằng những vùng lông cứng. Chiều dài dòi lúc lớn nhất 14mm, rộng 4,5mm, đốt thân thứ 8, thứ 9 là rộng nhất, đốt thứ 1 được gọi là đầu giả. Phía trước của mỗi đốt có nhiều lông ngắn, cứng màu nâu. Dòi có 3 tuổi, tuổi 1, tuổi 2 ngắn, tuổi 3 dài nhất 2,5–3 ngày. Càng về cuối pha sâu non, độ già hoá của da càng trở nên bền vững hơn, màu sắc đậm hơn. - Hình thái nhộng: nhộng ruồi hại tằm thuộc loại nhộng bọc (khi hoá nhộng vẫn giữ lại da cũ của dòi làm thành vỏ ngoài của nhộng). Nhộng hình ống, màu nâu tối, 12 đốt nhìn không rõ. Những móc miệng và mồm lỗ thở sau có thể nhìn rõ. Có đường vân dọc chạy từ đốt thứ 2 đến đốt thứ 3 giúp cho nhộng dễ dàng vũ hoá trưởng thành. Có một đội mấu lồi của cơ quan hô hấp ở hai phía đốt thứ 5. Nhộng có chiều dài 9-10 mm, chiều rộng 4-5 mm, kích thước nhộng thường bé hơn kích thước dòi. Sự phân đốt ở thời kì nhộng không rõ ràng. Phía đỉnh đầu có 1 giờ đen màu nâu là dấu vết hậu môn. Vỏ nhộng lột đi mới thấy nhộng da nhộng màu trắng hơi vàng cơ thể chia không rõ đốt.

Page 69: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..68

c). Tập tính hoạt động của ruồi

Số lứa ruồi trong năm khác nhau tuỳ thuộc vào nhiệt độ và môi trường kí sinh. ở vùng giá rét thì 4-5 lứa/năm, ở vùng ôn hoà 6-7 lứa/năm, ở nước ta thường có từ 15-20 lứa/năm. Thời gian cần thiết cho một lứa khi nhiệt độ 250C là 25-30 ngày, ở nhiệt độ dới 200C là 35-40 ngày.

- Trưởng thành: Sau vũ hoá ruồi ăn thêm 1-2 ngày rồi ghép đôi giao phối. Con cái thường đẻ trứng ban ngày sau khi giao phối. Gặp nhiệt độ thấp chúng có thể trì hoãn đẻ 1-2 ngày. Trong điều kiện bình thường ruồi cái chỉ đẻ 1 trứng trên mỗi con tằm, hầu hết trứng đươc đẻ vào gian đốt bụng 1, 2, 9 hoặc 10, đôi khi đẻ ở nơi khác trên bụng. Hiện tượng đẻ trứng xảy ra liên tiếp vào những ngày nắng, và thường đẻ từ khoảng 10 giờ đến 14 giờ, nh-ưng tập trung nhất vẫn là 10 giờ đến 11 giờ, càng về chiều, và buổi tối ruồi không đẻ trứng. Vào những ngày mây mù, ma, ruồi đẻ trứng rải rác từ sáng, chiều, và cả chiều tối. Theo kết quả nghiên cứu số trứng ruồi đẻ của 3 con cái vào các mùa như ở bảng sau:

Bảng 3.4- Số lượng trứng đẻ của ruồi Exorista bombycis ở 3 vụ Hè – Thu - Đông Thứ tự ngày đẻ trứng của ruồi

Vụ 1 2 3 4 5 6

Tổng số trứng 3 con cái

Hè Thu Đông

157,67 104,67 28,33

320,00 149,33 114,67

461,67 288,00 129,00

591,67 344,33 122,00

- 208,33 174,00

- 215,33 120,00

1531,00 1280,00 758,00

Mùa hè tuy tuổi thọ của trưởng thành cái có giảm so với mùa đông nhng số lượng trứng đẻ nhiều nên mức độ thiệt hại vẫn cao nhất, sau đó đến mùa thu, mùa đông. Quy luật đẻ trứng của trưởng thành cái là ít đẻ vào những ngày đầu, ngày cuối, nhiều ở các ngày thứ 3, thứ 4.

Số lượng trứng đẻ phụ thuộc vào nhiệt độ, và ngoại cảnh nơi ruồi sống. Tằm kích thước lớn tuổi 4-5 thường bị ruồi đẻ trứng kí sinh nhiều hơn tuôi nhỏ. Nhưng khi mật độ ruồi nhiều, vật chủ ít thì ruồi đẻ trứng kí sinh ngay cả tằm tuổi 2.

Ruồi cái thường đẻ 1 quả trứng lên một tằm rồi di chuyển đẻ sang con khác. Một tằm bị kí sinh ít nhất là một trứng, nhiều nhất là 15 trứng, khi ta thả mật độ ruồi bằng 35% mật độ ruồi tuổi 5 thì số trứng trên một tằm tới 25 quả. Số trứng đẻ ra của ruồi cái phụ thuộc nhiệt độ môi trường, nhiệt độ từ 28 – 35o C số trứng đẻ chiếm 45% tổng số trứng có trong ống trứng. Nhiệt độ 35 – 37o C số trứng đẻ chiếm 45,63% tổng số trứng có trong con cái. Nhng khi nhiệt độ môi trường 20 – 28o C số trứng đẻ ra chỉ chiếm có 27 – 33% số trứng có trong ống trứng.

- Trứng: Khi đẻ 1- 4 ngày trứng có thể nở. ở nhiệt độ 25 o C trứng nở trong vòng 36 giờ, ở nhiệt độ 20o C ít nhất sau 2 – 3 ngày trứng mới nở. Ngay sau khi trứng nở dòi thâm nhập vào cơ thể tằm, để lại trên da tằm một vỏ trứng, một lỗ trứng, lỗ này chính là lỗ cung cấp oxy cho dòi sau khi nở.

- Sâu non ( dòi ): Sau khi xâm nhập vào cơ thể tằm dòi nằm giữa vách cơ thể và các lớp cơ để ăn mỡ và huyết tương. Thời gian kí sinh phụ thuộc vào nguồn dinh dỡng, tuy nhiên cũng phụ thuộc một phần vào nhiệt độ phòng nuôi và số lượng dòi kí sinh trong một con tằm.

Page 70: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..69

Dòi kí sinh tằm tuổi 4, tuổi 5 thì phát triển chậm trong những ngày đầu, nhưng vào cuối tuổi 5 thì sự phát triển hàng ngày tăng gấp đôi.

Mặc dù thời gian xâm nhập có thể khác nhau, nhưng thời gian chín và xuất hiện thường nh nhau. Điều này có nghĩa là thời gian dành cho dòi trong cơ thể tằm là ngắn hơn khi tuổi tằm bị kí sinh tăng lên. Chẳng hạn khi kí sinh bắt đầu vào ngày đầu tiên của tuổi 4 hay ngày đầu tiên cuat tuỏi 5 thì dòi đẫy sức thường xuất hiện lúc tằm được bắt lên né. Nếu tằm ở tuổi 3 thì sự xuất hiện của dòi đẫy sức xảy ra 1 ngày tớc khi tằm chín. Nếu ở thời gian cuối tuổi 5 thì dòi đẫy sức xuất hiện khi tằm đã vào kén, kết quả là trong kén có các lỗ thủng. Khi nhiều cá thể dòi cùng kí sinh trên một con tằm ( thì sự xuất hiện dòi tuổi lớn sớm hơn 1 –2 ngày ) so với bình thường một dòi kí sinh.

Bảng 4.4- Danh lục một số loài côn trùng bị ruồi E.bombycis kí sinh.

TT Tên khoa học Họ Bộ1 2 3 4 5 6 7

Hemerophila Sp Parasa consosia Walker Panorpa japonia Weigen Antherea pernyi Guerin Atlacus Sp Atlacus cynthia Makino Malacosoma neustria Testacea

Geometridae Heterogeneidae Panopidae Saturniidae Saturniidae Satrorniidae Lasiocampidae

Lepidoptera Lepidoptera Mecoptera Lepidoptera Lepidoptera Lepidoptera Lepidoptera

- Nhộng: Vào nùa hè thu và xuân hè thời gian hoá nhộng của dòi kéo dài 5 – 6 giờ. Trong mùa xuân và cuối thu đầu đông quá trình hoá nhộng vào khoảng 15 – 24 giờ.Dòi phản ứng âm tính với ánh sáng nhưng lại phản ứng dương tính với đất. Chúng không chuyển động, cơ thể co ngắn lại, màu sắc chuyển từ vàng sẫm sang nâu. Mùa đông chúng ỏ dạng nhộng. Ngoài kí sinh trên tằm dâu, loài ruồi kí sinh này còn có thể gây hại trên nhiều loại côn trùng và là kẻ thù tự nhiên của 1 số loài trình bày ở bảng 4.4 d). Sinh thái của ruồi kí sinh E.Bombycis. Ruồi E.bombycis ở nước ta phát sinh quanh năm. Theo Dr.Bradíp Kumar và Nguyễn Huy Trí, ở Việt Nam hàng năm ruồi xuất hiện từ 15 – 20 lứa. Ruồi xuất hiện bắt đầu từ 25 –2 , trong thực tế thời gian này cây dâu chưa cho lá, nên chưa nuôi tằm, ruồi kí sinh ở một số loài côn trùng ;à kí chủ phụ như trong bảng. Ruôì xuất hiện vào cuối tháng 3, đầu tháng 4, lúc này trời ấm dần, nhiệt độ không khí đã tăng dần lên 29 –30oC. Mức độ tằm bị kí sinh tháng 4 đã cao hơn hẳn các tháng 2, 3 trớc đó. Lứa tằm xuân đầu tiên thường bị hại vào đầu tuổ 5 và lúc ăn mạnh của tuổi 5, do ảnh hưởng của những đợt gió mùa cuối vụ nên thời gian sinh trưởng của một lứa dài hơn các tháng5 – 6. Tháng 5 – 6 là tháng cao điểm gây hại của ruồi. Thời gian này nhiệt độ cũng tăng cao, độ ẩm lớn dần lên, chưa có ma nhiều nên rất thuận lợi cho ruồi phát triển. Tằm nuôi vào thời gian này bị kí sinh ngay cả cuối tuổi 2. Năm 1975 ở Mỹ - Đức ( Hà Tây ) đợt tằm nuôi từ 20 – 5 đến 18 – 6 đã bị hại tới 80% số tằm nuôi gây tổn thất nghiêm trọng.

Từ tháng 7,8,9 thời gian sinh trưởng của một lứa ruồi vẫn ngắn. Song đã có ma to, gió bão, có đợt ma kéo dài 7 – 12 ngày, nên mật độ ruồi ít hơn tháng 5, 6.

Page 71: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..70

Từ tháng 9 trở đi, nhiệt độ không khí giảm dần, bắt đầu có ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Thời gian sinh trưởng của một lứa ruồi dài ra, mật độ bị hại có giảm nhưng thông thường cũng đạt 16,87 ±6,07%, lúc bị hại cao nhất khi tằm tuổi 5 có lúc cũng tới 43% Bảng 5.4- Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí đến thời gian phát triển của các pha ruồi.

Nhiệt độ

(oC )

Thời kì

phôi ( ngày )

Thời gian dòi

(ngày)

Thời gian

nhộng (ngày )

Vòng đời (ngày)

Trởng thành vũ

hoá (%)

Thời gian sống của

ruồi (ngày)

Trọng lượng

5 nhộng

(g)

15

20

25

30

35

9,90

3,40

2,70

2,51

1,56

20,56

9,34

7,94

5,87

5,17

-

17,39

14,61

11,30

9,36

-

30,13

25,20

19,67

16,54

-

92,00

100,00

96,00

92,00

-

21,80

13,10

5,20

4,40

0,264

0,264

0,274

0,282

0,292 Tháng 11,12 và tháng 1,2,3 năm sau trời bước vào mùa khô lạnh, độ ẩm thấp dần tằm bị tổn hại ít dần. Nhưng cũng có năm, sau những đợt gió mùa tháng 12 trời lại nắng ấm ruồi lại xuất hiện không kém những tháng khác, từ đây có thể nhận xét là ruồi E.bombycis ở nước ta không có giai đoạn qua đông ( Diapause ). Để chứng minh cho ảnh hưởng của nhiệt độ không khí đến thời gian phát triển của các pha ruồi (xem bảng số liệu bảng 10) Trong phạm vi nhiệt độ từ15oC – 35oC e). Chẩn đoán bệnh do ruồi kí sinh.

Cần chú ý quan sát ngay từ cuối tuổi 2, khi chẩn đoán bệnh cần dựa theo các đặc trưng của bệnh là: trên da tằm có những chấm trắng nhỏ, nếu trứng ruồi đã nở thì trên vỏ có một lỗ nhỏ khi vỏ trứng rơi ra. Nếu dòi đã xâm nhập vào cơ thể tằm, vỏ trứng ruồi cũng sẽ bị rụng đi, căn cứ vào các vết sẹo đen phân bố ở vị trí các màng ngăn đốt, gốc chân ngực, chân bụng...Tằm tuổi lớn, khi dòi xâm nhập vào sâu trong cơ thể tằm làm cho các đốt tằm bị teo gây triệu chứng vẹo đốt.

Những tằm có kích thước nhỏ, da có nhiều vết sẹo đen, chín sớm hơn lô tằm đại trà hai hôm đều là những lứa tằm bị ruồi E.bombycis kí sinh. g). Phòng chống ruồi E. bombycis

Phải áp dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM ( Integrated Pest Managemeeut ) trên cả 4 pha phát triển chứng – sâu non (dòi ) – nhộng – trưởng thành ( ruồi ). Các biện pháp đó là:

• Biện pháp dùng lưới: Lưới chống ruồi được dệt bằng sợi nilon hoặc các sợi khác nhau như

dệt màn. Kích thước lỗ 0,020dm x 0,020dm hoặc 0, 015dm x 0,018dm. Lưới được quây kín giá nuôi tằm, khay nuôi tằm, khay nuôi tằm, che chắn cửa sổ, lỗ thoáng, có điều kiện nên quây kín cả phòng nuôi tằm. Đây là biện pháp dễ làm và có hiệu quả kinh tế cao.

Page 72: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..71

• Biện pháp vật lí: (Phisical controls ) - Tại cửa ra vào phòng tằm nên dùng vải đen, tạo ra một buồng tối, để bắt trưởng thành theo người vào phòng tằm. - Tại cơ sở nhân giống, tại các trạm thu mua kén, tai xí nghiệp nuôi tằm cần thu gom tất cả dòi, nhộng của ruồi, các xác chết tằm, nhộng tằm, kén do dòi phá hại ngâm vào trong bể chứa formalin 5% để tiêu diệt chúng. Cũng có thể cho vào nước nóng 70 – 80oC vài giờ hiệu quả diệt dòi, nhộng không kém formalin 5%. - Từ năm 1987 – 1994 chúng ta đã sử dụng tia phóng xạ γ Co60 để xử lí nhộng ruồi 8- 9 ngày tuổi cho vũ hoá thành ruồi, rồi thả chúng vào trong tự nhiên; Ruồi trưởng thành đã xử lí bất dục, sẽ giao phối với ruồi trong tự nhiên, đẻ ra trứng không có khả năng nở thành dòi. Hiệu quả bất dục dòi đạt tới 97,8% khi xử lí ruồi đực ở liều 4500r, ruồi cái ở liều 3250r. Đến đời F2 của ruồi γCo60 vẫn có khả năng gây tiệt sinh cao. Ưu điểm của phương pháp này là chỉ tác động đến một phần của sinh quần, không gây ô nhiễm môi trường, không làm tổn thương đến phổ thiên địch của ruồi. ( kì sinh bậc II của tằm ).

• Biện pháp hoá học: ( Chemical controls ): Có thể dùng bẫy bả màu “ Zinap” trong thành phần có một chất tạo màu vàng, một hợp chất gây chết qua đường tiêu hoá, thần kinh, và nước cất. Đây là kết quả sau nhiều năm nghiên cứu của Viện nghiên cứu dâu tằm nhiệt đới Quốc tế tại Mysore ấn Độ với trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. - Dùng acid Benzoic 1% trong 12,5% acetol phun cho tằm bị ruồi kí sinh trong vòng 24 – 28 giờ sau khi đẻ trứng kí sinh. Cũng có thể dùng Dimilin nồng độ 2,5% trộn với bột cao line, rắc lên 1 lớp dày 2, 54 cm trên nhộng ruồi, trưởng thành ruồi vũ hoá sẽ đẻ ra những trứng ruồi không có khả năng nở. - Chất Thiotepa ( Triethylenethiophosphoramid ) hoặc Thepa ( Triethylenephospharamis ) nồng độ 0,02 – 0,04% cũng có thể làm bất dục ruồi trưởng thành. Khi thả những cá thể ruồi bất dục vào trong tự nhiên sẽ tạo ra một thế hệ bất dục hoàn toàn. - Tại trường Đại học Nông nghiệp I đang sử dụng hỗn hợp B4 P10 và B4 P10S4 phun lên trứng ruồi đã làm cho trứng hâù như không nở được. Ngày nay các bả sinh học, bả protein thuỷ phân, các peromon – Pheromon cũng đang được ứng dụng để phòng chống cho ruồi nhà, ruồi kí sinh trong nông nghiệp

• Biện pháp sinh học ( Biological Controls) : Được sự giúp đỡ, phối hợp nghiên cứu giữa bộ

môn tơ tằm trường Đại học Nông nghiệp I với Viện nghiên cứu Dâu tằm nhiệt đới Quốc tế tại Ấn Độ, trong thời gian 1989 – 1993 đã phát hiện ra 9 loài kẻ thù tự nhiên của ruồi hại tằm thuộc 5 họ khác nhau. Trong 9 loài có 4 loà kí sinh nhộng ruồi, 5 loài kí sinh ngoài nhộng ruồi, có 3 loài sống đơn độc, 5 loài sống thành bầy đàn. Đây là những kẻ thù tự nhiên có thể dùng chúng để tiêu diệt, khống chế ruồi ở mật độ dưới ngưỡng kinh tế gây hại ( ETL ) . Đặc biệt có 2 loài:

- Nysolyn thymus. Girault, họ Eulophidae kí sinh ngài nhộng ruồi sống thành đàn, đây là loài có số lượng trứng đẻ kí sinh cao, khả năng nhân nuôi dễ.

Page 73: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..72

- Brachymeria piskei Crawfor, là loài kí sinh trong dòi tuổi lớn và nhộng non của ruồi. Đây là loài sống đơn độc, có lượng trứng kí sinh thấp hơn loài Nysolyn thymus, khả năng gây hại kém hơn. Một con cái trong mùa sinh sản chỉ đẻ 113 –125 trứng, nhưng chỉ có 75- 82 trứng có thể nở và gây chết nhộng ruồi Exorista bombycis. Loài ong B. Piskei xuất hiện từ tháng 4 cho đến tháng 11 hàng năm. Khả năng kí sinh nhộng ruồi E. bombycis cao nhất trong các tháng 8,9,10, gây chết cho ruồi E. bombycis từ 22,3% ± 1,07 đến 25,8%± 0,98. Đây cũng là loài dễ nhân nuôi, có thể sử dụng chúng nh một lực lượng chính để phòng chống bằng biên pháp sinh học hiện nay ở nước ta.

Câu hỏi ôn tập

1. So sánh triệu trứng tằm bị bệnh do virus, do vi khuẩn, do nấm với bệnh tằm gai

N.bombycis ? 2. Các phương pháp phòng chống tổng hợp đối với bệnh gai N.bombycis, bệnh virus

NPV, CPV, FV và bệnh do ruồi xám kí sinh ?

Page 74: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..73

Chương V: KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG TẰM DÂU Chương này đề cập : - Những đặc điểm cơ bản giống tằm thuộc các hệ giống: đa hệ, lưỡng hệ, độc hệ, các giống tằm

lai. - Biện pháp kỹ thuật chủ yếu nhân giống tằm lai, bảo quản trứng tằm và xử lý trứng nở nhân tạo

bằng HCl 5.1. Giới thiệu vài nét về đặc điểm giống tằm và hệ thống giống 3 cấp. a). Đặc điểm giống tằm Tằm dâu có lịch sử phát triển hàng ngàn năm. Hàng ngàn năm qua con người đã chọn lọc thuần hoá, lai tạo hoặc gây đột biến chúng nhằm thoả mãn mục đích của con người. Chính vì vậy mỗi quốc gia “dâu tằm” có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn giống tằm khác nhau. Người ta có thể phân chia các giống tằm theo địa phương, hình dạng kén, màu sắc kén, vân đốm tằm, hoá tính … khác nhau. Phương pháp phân chia các giống tằm theo hoá tính (hệ tính Voltinism) rất quan trọng bởi vì nó liên quan chặt chẽ đến những đặc điểm nông sinh học, kỹ thuật nuôi tằm mà người sản xuất trứng giống cũng như nông dân sản xuất cần biết. Dựa vào hoá tính người ta chia các giống tằm ra 3 loại:

• Giống tằm độc hệ (Monovoltine). Trứng có ngủ đông. Một năm trứng nở 1 lần vào vụ xuân. Giống tằm độc hệ phân bố nhiều ở vùng ôn đới châu Âu, bắc Trung quốc …, cơ thể tằm to, ăn dâu khoẻ, sức đề kháng yếu, hầu hết kén màu trắng. Một số giống tằm độc hệ nhập nội có trong tập đoàn giống tằm Việt nam, chúng không được áp dụng trực tiếp trong sản xuất vì sức sống yếu.

• Giống tằm lưỡng hệ (Bivoltine). Ở nơi nguyên sản, một năm có 2 lứa. Ngài đẻ trứng lứa thứ nhất trứng không ngủ đông, ngài đẻ trứng lứa thứ 2 trứng có ngủ đông. phân bố nhiều ở vùng ôn đới như Trung quốc, Nhật bản …Tằm ăn dâu khoẻ, sức sống khá, kén có nhiều loại hình dạng (bầu dục, tròn, eo củ lạc…), đa phần kén màu trắng. Nhiều giống tằm lưỡng hệ được nhập nội, lai tạo và áp dụng khá phổ biến trong sản xuất từ năm 1997 lại đây. Những giống tằm lưỡng hệ cho năng xuất và chất lượng kén cao hơn nhiều các giống tằm cổ truyền của ta.

• Giống tằm đa hệ (Polyvoltine-Multivoltine). Có tằm đa hệ nhiều lứa/năm, trứng không ngủ đông và có giống tằm bán đa hệ (tứ hệ), ngài đẻ trứng lứa 1-3 không ngủ đông nhưng ngài đẻ lứa thứ 4 trứng ngủ đông. Các giống tằm đa hệ được phân bố ở vùng nhiệt đới nóng ẩm như ấn độ, Việt nam, nam Trung quốc … Thời gian kinh qua của tằm nhanh, vòng đời ngắn chỉ xấp xỉ 40 ngày.Tằm ăn dâu yếu, chem. chạp hơn các giống tằm độc hệ và lưỡng hệ. Kích thước tằm và kén nhỏ, hầu hết kén có màu, tơ ngắn, chất lượng tơ xấu nhưng tằm khoẻ, dễ nuôi. Chúng ta thường sử dụng các giống tăm đa hệ cổ truyền làm tài liệu nguyên thuỷ lai tạo giống mới hoặc sử dụng 1 vế sản trứng tằm lai vụ hè cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

Page 75: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..74

b). Hệ thống giống 3 cấp Trứng tằm được sản xuất theo hệ thống 3 cấp.

Hệ thống giống tằm 3 cấp

- Giống gốc do cơ quan nghiên cứu, bồi dục giống đảm nhận. Nguyên tắc nuôi tằm giống gốc: Nuôi tằm theo dòng, ổ đơn. Kiểm tra bệnh tằm gai qua từng tuổi tằm. Lên né theo từng ô/ngày. Điều tra và chọn lọc kén giống theo từng ổ. Nhân giống chéo ổ. - Giống cấp I do xí nghiệp giống cấp I đảm nhận. Nguyên tắc nuôi tằm giống cấp I: Nuôi tằm ổ đơn. Trong trường hợp cơ sở sản xuất giống gốc và giống cấp I sạch bệnh đã qua nhiều năm không có bệnh gai xuất hiện có thể nuôi tằm theo từng mô 2-5 ổ/mô. Kiểm tra tằm bệnh gai qua từng tuổi tằm. Lên né theo từng ổ, mô/ngày. Chọn lọc tằm và kén từng ổ, mô. Nhân giống chéo ổ, mô. - Giống cấp II do xí nghiệp giống cấp II sản xuất. Nguyên tắc nuôi tằm giống cấp II: Nuôi tằm theo từng mô 5-10 ổ/mô. Kiểm tra tằm bệnh gai qua từng tuổi tằm. Lên né theo ngày. chọn lọc tằm, kén tốt làm giống. Nhìn chung tuỳ theo từng cấp giống khác nhau mà tiêu chuẩn tuyển chọn tằm, kén giống có khác nhau. c). Cơ cấu giống tằm. Miền Bắc khí hậu nóng ẩm nuôi tằm có 3 mùa (3vụ): Xuân – Hè – Thu; miền Nam khí hậu phân thành 2 mùa khá rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa.

Bảng 1.5- Sự phân chia mùa vụ và cơ cấu giống tằm cho từng vụ như sau. Địa phương Vụ xuân Vụ hè Vụ thu

Miền núi phía Bắc Đồng bằng sông Hồng Thanh hoá-Bình Trị Thiên Q/nam- Đà nẵng- P/khánh

Lưỡng hệ

15/2 – 20/4 15/2 – 20/4 5/2 – 30/3 1/12 – 15/3

Lưỡng hệ hoặc đa hệ x lưỡng hệ

15/4 – 15/9 15/4 – 15/9 1/4 – 30/9 1/4 – 30/9

Lưỡng hệ

15/9 – 30/11 15/9 – 30/11 1/10 – 30/12 1/10 – 30/11

Mùa m−a Mùa khô Lâm đồng, Tây nguyên Lưỡng hệ Tháng 5 – tháng 10 Lưỡng hệ Tháng 11 – tháng 4 Lưỡng hệ hoặc đa hệ x lưỡng hệ

Giống gốc (Giống ông- bà)

Giống cấp I (Giống cha mẹ)

Giống cấp II (Giống sản xuất)

Page 76: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..75

An giang và Nam bộ Nuôi tằm từ tháng 1- 9, trừ những tháng ngập nước Nhìn chung ở những vùng khí hậu ôn hoà Tây nguyên, các tỉnh miền núi phía Bắc có thể nuôi được các giống tằm lai lưỡng hệ kén trắng quanh năm. Mùa hè ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, một số tỉnh Nam bộ vào những tháng quá nóng nuôi các giống tằm lai đa hệ x lưỡng hệ. Các giống tằm l-ưỡng hệ sử dụng trong cơ cấu giống có nguồn gốc nhập nội từ Trung quốc hoặc là giống do Việt nam chọn, tạo. Các giống tằm đa hệ x lưỡng hệ thường là giống đa hệ kén vàng hoặc trắng Việt nam x l-ưỡng hệ Trung quốc. 5.2. Kỹ thuật sản xuất trứng giống tằm cấp II Như hệ thống giống 3 cấp đã trình bày ở trên, giống gốc (nguyên nguyên chủng) cũng như giống cấp I (nguyên chủng, cũng có thể là giống lai F1 nếu phục vụ cho giống cấp II lai phức tạp tam nguyên, tứ nguyên …) mỗi cấp giống khác nhau có qui trình kỹ thuật sản xuất riêng cho từng cấp giống. Trong phạm vi giáo trình chỉ đề cập đến những khâu cơ bản trong kỹ thuật sản xuất giống cấp II phục vụ cho sản xuất cuả nông dân. a). Giống cấp II Giống tằm cấp II áp dụng trong sản xuất của nước ta thường là những giống tằm lai nhị nguyên, tam nguyên, tứ nguyên hoặc ngũ nguyên.

• Giống tằm lai nhị nguyên Là lai 2 giống với nhau: A x B hoặc B x A Nguyên tắc ghép cặp lai: Để có ưu thế lai tốt thì hai giống A và B phải khác xa

nhau về nguồn gốc địa lý hoặc có những tính trạng khác xa nhau như hoá tính, hình dạng kén. Ví dụ: Trong sản xuất trước đây có HT x 306; 621 x 644 v.v. Ưu điểm giống tằm lai nhị nguyên: Do có ưu thế lai nên tằm khoẻ, sức sống tằm-nhộng-ngài cao, tằm sinh trưởng nhanh, đồng đều, dễ nuôi, năng suất kén cao, ngài đẻ nhiều trứng hơn hẳn 2 giống nguyên ghép lai ra nó.

• Giống tằm lai tam nguyên Là lai 3 giống với nhau: A x F1(B x C) hoặc F1(B x C) x A Nguyên tắc ghép cặp lai: Để giống lai có ưu thế cao và đồng đều thì hai giống ghép lai nhị nguyên B và C phải có các tính tạng gần giống nhau như cùng hoá tính, cùng hình dạng kén, cùng màu sắc kén …F1 nhị nguyên có các tính trạng phải khác xa với giống thứ 3 (giống A). Ví dụ: Trong sản xuất trước đây có ĐSK x F1(HT x 306) hoặc BM x F1(644 x 621) Ưu điểm giống tằm lai tam nguyên: - Một lần nữa (lần thứ 2) lợi dụng ưu thế lai trong sản xuất. Mùa hè nóng ẩm ở phía Bắc nuôi tằm nguyên lưỡng hệ khó nhưng có thể nuôi được tằm lai lưỡng hệ. - Nếu ghép lai tốt đúng nguyên tắc thì ưu thế lai tằm tam nguyên về các tính trạng không thua kém nhị nguyên.

• Giống tằm lai tứ nguyên Là lai 4 giống với nhau: F1(A x B) x F1(C x D)

Page 77: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..76

Nguyên tắc ghép cặp lai: Để giống lai có ‘u thế cao và đồng đều thì các giống ghép lai nhị nguyên A với B cũng nh C với D phải có các tính trạng gần giống nhau nh’ cùng hoá tính, cùng hình dạng kén, cùng màu sắc kén …Hai F1 phải có các tính trạng khác xa nhau. Ví dụ: …. Ưu điểm giống tằm lai tứ nguyên: - Một lần nữa (lần thứ 2) lợi dụng ưu thế lai trong sản xuất. Mùa hè nóng ẩm ở phía Bắc nuôi tằm nguyên lưỡng hệ khó nhưng có thể nuôi được tằm lai lưỡng hệ. - Nếu ghép lai tốt đúng nguyên tắc thì ưu thế lai tằm tứ nguyên về các tính trạng không thua kém nhị nguyên.

• Giống tằm lai ngũ nguyên Là lai 5 giống với nhau: A x F1/ f1(B x C) x f1(D x E) / hoặc F1/ f1(B x C) x f1(D x E) / x A Ví dụ: ĐSK x Lưỡng Quảng 2. Lưỡng quảng 2 là giống cấp II nhập nội từ Trung quốc thực chất là cặp tứ nguyên của 2 f1 ký hiệu 7532 và 932 của 2 tỉnh Quảng đông và Quảng tây. Lưỡng Quảng 2 mang tính lưỡng hệ, kén trắng, dạng kén có eo nông. Đồ sơn khoang (ĐSK) là giống đa hệ cổ truyền Việt nam, kén dạng thoi, màu vàng. Nguyên tắc ghép cặp lai: 2 f1 phải khác nhau để cho F1 có ưu thế lai. F1 tứ nguyên của 2 f1 phải đồng nhất về hoá tính, màu sắc kén và hình dạng kén. F1 phải có các tính trạng khác xa giống thứ 5 (giống A) Ưu điểm giống tằm lai ngũ nguyên: - Một lần nữa (lần thứ 2) lợi dụng ưu thế lai trong sản xuất. - Nhiều năm nay nông dân ta vẫn nuôi quen giống tằm lưỡng Quảng 2 của Trung quốc có sức sống khá, chất lượng tơ tốt. Chúng ta lợi dụng đặc tính tơ tốt của giống này để ghép lai với giống đa hệ Việt nam. - Nếu ghép lai tốt đúng nguyên tắc thì ưu thế lai tằm ngũ nguyên về các tính trạng không thua kém nhị nguyên. b). Điều chỉnh cặp lai. Để ghép lai 2 giống, hoặc 1 giống với F1, hoặc 1 F1 với nhau ta phải điều chỉnh cho chúng ra ngài (vũ hoá) cùng ngày. Vì thế điều chỉnh hai vế lai ra ngài cùng ngày là 1 biện pháp kỹ thuật rất quan trọng. Điều chỉnh cặp lai có thể tiến 1,2,3 hoặc cả 4 giai đoạn: trứng, tằm, nhộng, ngài. A/. Điều chỉnh giai đoạn trứng: Điều chỉnh giai đoạn trứng là quan trọng nhất, hữu hiệu nhất. Muốn điều chỉnh giai đoạn trứng phải nắm được thời gian phát dục các giai đoạn và cả vòng đời của của 2 cặp ghép lai. Ví dụ: Điều kiện vụ xuân thời gian phát dục của ĐSK và lưỡng Quảng 2 thông thường là: Giai đoạn phát dục ĐSK Lưỡng Quảng 2 - ấp trứng (ngày) : 10 10 - Nuôi tằm (ngày) : 21 22 - Nhộng (ngày) : 10 12 - Tổng cộng (ngày) : 41 44

Page 78: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..77

Muốn ghép lai phải ấp trứng giống ĐSK sau lưỡng Quảng 2 là 3 ngày ta phải băng tằm ĐSK trước LQ2 là 3 ngày. B/. Điều chỉnh giai đoạn tằm: - Có thể hãm lạnh tằm kiến ở 7-100 C không quá 2 ngày. - Dùng nhiệt độ cao, thấp trong phạm vi thích hợp nuôi tằm để thúc đẩy tằm phát dục nhanh (đối với vế muộn) hoặc làm tằm phát dục chậm lại (đối với vế nhanh). C/. Điều chỉnh giai đoạn nhộng: - Có thể hãm lạnh nhộng đực ở 50 C không quá 5 ngày, 10-150 C không quá 3 ngày. - Dùng nhiệt độ cao trong phạm vi thích hợp để thúc đẩy nhộng phát dục nhanh đối với vế muộn. - Có thể hãm lạnh ngài đực ở 50 C không quá 3 ngày. D/. Điều chỉnh giai đoạn ngài: - Có thể hãm lạnh ngài đực ở 10-150 C không quá 3 ngày. c). Kiểm tra và tuyển chọn kén giống Thu kén giống: Kén dùng để nhân giống cần được tuyển chọn từ lứa tằm sạch bệnh, chín tập trung, năng suất kén cao đạt tiêu chuẩn làm giống. Lượng thu kén làm giống các vế để ghép lai là bao nhiêu phải căn cứ vào nhu cầu trứng giống. Ngoài ra còn phải căn cứ trọng lư-ợng kén và tỷ lệ nhộng sống – tức là hệ số nhân giống. Ví dụ:

• Nhu cầu cần sản xuất 1000 vòng trứng lai thuận nghịch 7532 x 932 và 932 x 7532: - Giả sử hệ số nhân giống cả 2 vế thuận nghịch đều là 10 vòng trứng/kg kén. - Lượng kén giống cần thu là 50 kg kén 7532 và 50 kg kén 932.

• Nhu cầu cần sản xuất 1000 vòng trứng lai thuận ĐSK x lưỡng Quảng2: - Giả sử hệ số nhân giống của ĐSK là 15 vòng trứng/ kg kén; trọng lượng kén lưỡng Quảng

2 là 1,5 gam, sức sống nhộng,ngài vũ hoá là 80 %. - Lượng kén giống ĐSK cần thu là 67 kg, lượng kén giống lưỡng Quảng 2 cần thu là

(20.000 x 2 x 1,5 x 100) : 80 = 75 (kg). d). Phân biệt đực cái. Muốn ghép lai 2 giống (2 vế ghép lai) cần phải tách riêng đực, cái từng giống. Khi ra ngài lấy cái giống này lai với đực giống kia và ngợc lại có thể lấy cái giống kia lai với đực giống này. Người ta phân biệt đực cái giai đoạn trứng, tằm hoặc kén-nhộng.

• Phân biệt đực cái giống tằm đánh dấu giới tính: Đối với giống tằm đánh dấu giới tính người ta dựa vào đặc trưng màu sắc trứng,

hoặc tằm, hoặc kén khác nhau nên tách riêng đực, cái rất dễ dàng. Tuy nhiên những giống này yếu, nuôi tằm rất khó khăn nên ít ứng dụng trong sản xuất.

• Phân biệt đực cái giống tằm thông thường: + Phân biệt đực cái giai đoạn tằm: Dựa vào đặc điểm biểu hiện bên ngoài cơ quan sinh dục đực cái khác nhau của tằm tuổi 5 để phân tách đực cái. Đặc điểm tằm cái: Mặt bụng đốt bụng thứ 8,9 ở hai bên trái phải, mỗi bên có 1 đôi chấm trong, Trung quốc gọi là tuyến “thạch độ thị”.

Page 79: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..78

Đặc điểm tằm đực: Mặt bụng giữa đốt bụng thứ 8,9 có 1 chấm tròn trong hình túi gọi là tuyến “thích thị”. Khi phân biệt tằm đực cái cần chú ý: - Tiến hành phân đực cái từ ngày thứ 2 tuổi 5 đến ngày tằm ăn mạnh cực đại. Bắt tằm lật ngửa bụng, banh 2 chân mông và quan sát nhanh đặc trưng cơ quan sinh dục. - Nơi phân biệt đực cái cần có ánh sáng đầy đủ. - Phân biệt nhanh, bắt con nào quan sát con đó, không nên bắt giữ 1 nắm tằm trong tay. - Cần có nhiều người cùng phân biêt đực cái 1 nong để thời gian kết thúc nhanh, tằm không bị đói. - Sau khi tằm ăn dâu 1 giờ mới phân đực cái. Tằm đói hoặc nhiệt độ quá cao không nên phân đực cái. Phân biệt đực cái thời kỳ tằm có u điểm sớm tách riêng đực, cái nên nuôi tằm sinh trư-ởng đồng đều, thuận tiện tăng giảm nhiệt độ, ẩm độ hoặc chế độ ăn để tăng cường hay làm chậm tằm phát dục khi cần thiết điều chỉnh cặp lai.trường hợp nhân giống lai chỉ cần 1 vế thì vế ngược lại có điều kiện kịp thời xử lý lên né lấy kén ươm tơ. + Phân biệt đực cái thời kỳ kén- nhộng: - Phân biệt đực cái thời kỳ kén: Dựa vào đặc điểm trong cùng 1 giống, cùng ngày chín lên né thông thường kén cái nặng hơn kén đực nên người ta có thể dùng phương pháp cân trọng lượng để tách riêng kén đực và kén cái. ở 1 số nước người ta dùng máy cân trọng lượng phân biệt đực cái. Những xí nghiệp sản xuất trứng giống của nước ta thường dùng cân thiên bình tự tạo để phân biệt đực cái. Dùng cân phân biệt đực cái cần xác định trọng lượng kén tiêu chuẩn * Trọng lượng tiêu chuẩn kén cái = (Trọng lượng BQ kén đực cái + trọng lượng BQ kén cái) / 2 , hoặc: * Trọng lượng tiêu chuẩn kén đực = (Trọng lượng BQ kén đực cái + trọng lượng BQ kén đực) / 2 Giả sử dùng trọng lượng tiêu chuẩn kén cái thì những quả kén nặng hơn hoặc bằng trọng lượng tiêu chuẩn kén cái là kén cái; những kén nhẹ hơn rõ rệt trọng lượng tiêu chuẩn kén cái là kén đực. Những kén có trọng lượng xấp xỉ hoặc hơi nhẹ hơn trọng lượng tiêu chuẩn kén cái là kén trung gian chưa rõ đực hay cái cần để riêng, cắt kén phân biệt nhộng đực cái. - Phân biệt đực cái thời kỳ nhộng:

Hình 1.5- Đặc điểm bên ngoài cơ quan sinh dục tằm đực – tằm cái

Page 80: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..79

Dựa vào đặc trưng nhộng: Nhộng cái to, thân bầu, các đốt bụng lớn, khoảng cách giữa các đốt dài, đuôi tù. Mặt bụng giữa đốt bụng thứ 8 và ranh giới đốt trên, đốt dưới có ngấn X trong suốt. Nhộng đực thân nhỏ, các đốt bụng nhỏ, đuôi thót lại, xít nhau, màu thân tối hơn nhộng cái. ở giữa mặt bụng đốt bụng thứ 9 có 1 chấm lõm trong suốt. Khi phân biệt đực cái phải cắt kén quan sát đặc trưng nhộng. Có thể dùng lưỡi dao bào, dao con sắc cắt kén. Tuỳ kén to hay nhỏ mà cắt nhát vát 30-45 độ ở đoạn có khoảng cách chừng 2/5 chiều dài kén, không cần cắt đứt vỏ kén . e). Bảo quản kén giống. Kén đã tuyển chọn xong, phân đực cái xong cần giàn đều 1 lớp kén trên nong. Các giống (vế lai) để riêng đũi. Nếu số lượng nhiều cần để kén bảo quản riêng phòng cho từng cặp ghép lai. Kén cái để tầng trên, kén đực để tầng dưới sao cho không bị lẫn ngài khi vũ hoá. Nhiệt độ bảo quản kén giống 24-25 C đối với giống lưỡng hệ, 25-26 C đối với giống đa hệ; ẩm độ 75-80 %. Hàng ngày kiểm tra ngài phát dụcvà dự tính ngày ra ngài. g). Điều tiết ngài vũ hoá, cho ngài giao phối và đẻ trứng - Dùng nhiệt độ cao thấp trong phạm vi thích hợp để điều tiết ra ngài khớp cặp lai. Ngài vũ hoá buổi sáng. Ngài có xu tính ánh sáng nên để ngài ra tập trung cần bật đèn sáng sớm. - Ngài vũ hoá ra khỏi vỏ kén sau 5-10 phút là có thể giao phối được ngay. - Nếu do phân biệt đực cái không chính xác, trong nong kén cái có lẫn kén đực cùng Giống cần phát hiện sớm những con ngài đực lẫn để loại ra. Nếu chúng đã ghép đôi mà thời gian không lâu quá 10 phút có thể tách đôi và vẫn dùng ngài cái đó được. Nếu thời gian giao phối quá 10 phút thì ngài cái đó phải loại bỏ. Người ta không để cho ngài giao phối tự do mà cần bắt cho ngài giao phối. Đối với sản xuất giống lai người ta bắt ngài đực giống này giao phối với cái giống kia và ngược lại. Bắt ngài cái tốt rải đều trên nong sao cho ngài cái không chạm thân, chạm cánh vào nhau. Loại bỏ ngài xấu bụng phệ, cánh quăn, cánh không cân đối, ngài không có phấn. Sau đó ngài đực được rải đều trên nong ngài cái với số lượng nhiều gấp 1,2 lần số lượng ngái cái. Sau khoảng 15-20 phút hầu hết ngài đã được ghép đôi. Những ngài “độc thân” được nhặt chuyển sang nong khác cho ghép đôi tiếp. Nong ngài đã ghép đôi giao phối được bảo quản trên đũi yên tĩnh, ánh sáng tán xạ yếu. - Thực tế ngài khoẻ mạnh giao phối khoảng 30 phút là đã có rất nhiều trứng được thụ tinh nhưng nếu dứt đôi cho đẻ sớm thời gian bắt đầu đẻ trứng và thời gian đẻ trứng kéo dài dẫn đến lô trứng phát dục không đồng đều. Ngược lại nếu để ngài giao phối quá lâu trên 5 giờ sẽ có nhiều ngài tự dứt đôi và đẻ trứng trên nong ngài giao phối gây lãng phí trứng. Thông thư-ờng ngài giao phối đủ thời gian 4-5 giờ cần dứt đôi cho ngài đẻ trứng. Khi dứt đôi dùng tay trái giữ nhẹ thân ngài cái, tay phải túm gọn đôi cánh ngài đực dứt chếch lên 1 góc 20-30 độ. Công việc dứt đôi phải nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương cơ quan sinh dục của chúng. Ngài đực đã giao phối loại bỏ hoặc có thể giữ lại để giao phối lần 2.

Page 81: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..80

h). Thu trứng. Các giống tằm ở nước ta ngài đẻ 1 đêm là xong nên thu trứng 1 lần. Các giống tằm châu Âu ngài đẻ phải 2 ngày. Người ta đã nghiên cứu thấy rằng trứng do ngài đẻ ngày đầu to và nặng hơn trứng đẻ ngày sau. Kết quả nuôi tằm từ trứng đẻ ngày đầu tốt hơn nuôi tằm từ trứng ngài đẻ những ngày sau.Vì thế người ta phải thu trứng riêng từng ngày. Khi thu trứng giống gốc, cấp I úp ổ đơn cần ghi tên giống, số tờ trứng, đánh số ổ trứng theo thứ tự qui định và bắt từng con ngài cho vào hộp ngài có ngăn ô theo trình tự tương ứng với số trên tờ trứng để sau này chiếu kính kiểm tra ngài bệnh. Nếu là trứng cấp II bắt ngài theo mầu ngẫu nhiên với số lượng khoảng 5 %/ vòng trứng. Ngài cái để chiếu kính kiểm tra bệnh được phơi nắng hoặc sấy khô cho ngài chết từ từ ở nhiệt độ 54-56 0C. Ngài đực loại bỏ hoặc giữ lại để giao phối đợt sau. Ở nước ta thường thu trứng vào buổi sáng sớm. Sau khi thu trứng xong khoảng 2-4 giờ tiến hành xử lý sát trùng mặt trứng bằng foocmol 2% trong thời gian 20 phút rồi rửa sạch foocmol, hong khô. Nếu sản xuất trứng rời cần đãi rửa trứng trước khi xử lý foocmol. Trứng rời trước khi đưa vào xử dụng phải đóng vào hộp trứng theo số lượng qui định 1-2-3 vòng/hộp tùy theo cơ sở sản xuất hoặc theo yêu cầu người sử dụng. k). Kiểm tra ngài mẹ. Chiếu kính ngài mẹ để kiểm tra chủ yếu bệnh gai vì bệnh này có thể truyền nhiễm qua phôi. Cách làm mẫu tiêu bản để chiếu kính như đã trình bày ở chương bệnh tằm. Các cấp giống khác nhau yêu cầu giới hạn tỷ lệ trứng bị bệnh gai khác nhau. Trứng giống gốc phải đảm bảo tỷ lệ bệnh gai là 0%, trứng cấp I không quá 1%, trứng cấp II không quá 3%. Nếu tỷ lệ trứng nhiễm bệnh gai vượt quá mức qui định phải cắt bỏ ổ bệnh và hạ cấp giống hoặc loại bỏ. 5.3. Kỹ thuật bảo quản trứng giống. Bảo quản trứng tằm là một trong những biện pháp kỹ thuật rất quan trọng trong công tác trứng tằm. Đối với trứng đa hệ không có ngủ đông nên thời gian bảo quản ngắn. Trứng lư-ỡng hệ, độc hệ, trứng lai đa hệ x lưỡng hệ có ngủ đông nên có thể bảo quản dài ngày. Yêu cầu bảo quản trứng là làm sao cho trứng qua một thời gian bảo quản đem ấp tỷ lệ trứng nở vẫn cao, nở đồng đều, sức sống tằm tốt. Biện pháp bảo quản trứng tốt cho phép chủ đông ngày băng tằm, phù hợp với sinh tr-ưởng của cây dâu, cân đối số lượng trứng tằm với điều kiện lao động, cơ sở vật chất … Bảo quản trứng giống cần tiến hành ngay từ khi thu trứng đến bắt đầu ấp trứng bao gồm các khâu: thao tác thu trứng, đãi rửa trứng, sát trùng mặt trứng, bảo quản trứng trong kho lạnh. Dưới đây giới hạn công tác bảo quản trứng trong kho lạnh. a). Khả năng chui lạnh của trứng tằm. Tằm là động vật máu lạnh có thân nhiệt biến đổi theo môi trường nên trứng tằm có thể bảo quản trong điều kiện lạnh. Trứng tằm thuộc hệ có ngủ đông chụi lạnh tốt hơn trứng đa hệ. Ở mỗi giai đoạn phát dục khác nhau trứng có khả năng chụi lạnh khác nhau (Bảng 12).

Page 82: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..81

Như vậy phôi phát dục càng già càng có xu hướng chụi lạnh càng kém. Giai đoạn phôi hưu miên đến phôi dài nhất thường bảo quản trong kho lạnh. Nắm được giới hạn nhiệt độ này để định ra nhiệt độ ướp lạnh hợp lý. Bảng 2.5- Nhiệt độ hãm lạnh thích hợp với trứng tằm có hưu miên

Giai đoạn phát dục của phôi Nhiệt độ (0C) Kỳ hưu miên - 2,5 Sau hưu miên 0 Phôi giãn dài 0 Trước kỳ phôi dài nhất 0 Phôi dài nhất 0 - 2,5 Phôi béo 2,5 Mầm chân xuất hiện 2,5 Mầm chân phát triển 2,5

b). Thế nào là ướp lạnh, hãm lạnh. - Nếu bảo quản trứng ở nhiệt độ thấp nào đó mà phôi thai vẫn tiếp tục phát dục thêm một số giai đoạn mới gọi là hãm lạnh. Ví dụ bảo quản trứng đang kỳ hưu miên ở 2,5 0C trứng sẽ tiếp tục phát dục chuyển sang các giai đoạn sau gọi là hãm lạnh. - Nếu bảo quản trứng ở nhiệt độ thấp nào đó mà phôi thai không tiếp tục phát dục thêm sang giai đoạn sau gọi là ướp lạnh. Ví dụ trứng ở giai đoạn phôi dài nhất nếu bảo quản trứng ở 1,5 0C thì khi xuất kho lạnh trứng vẫn ở giai đoạn phôi dài nhất gọi là ướp lạnh. c). Bảo quản trứng không hưu miên và trứng trắng lưỡng hệ.

• Trứng đa hệ hoặc đa hệ x lưỡng hệ. Do trứng không có hưu miên nên không thể hãm lạnh dài ngày. Trứng sau đẻ bảo quản

ở 24-25 0C sau 24-25 giờ, hàm lạnh 2,5-5 0C không quá 20 ngày. ấp trứng 24-25 0C sau đẻ 24-28 giờ 15 0C 15 0C 6 giờ 3-5 0C 2 giờ

Không quá 25 ngày Hình 2.5- Sơ đồ hãm lạnh trứng tằm đa hệ, đa hệ x lưỡng hệ • Bảo quản trứng trứng trắng lưỡng hệ. Có 2 phương pháp bảo quản trứng trắng: Hãm lạnh trước hoặc sau khi xử lý HCl. + Hãm lạnh trứng đã xử lý HCl. Trứng sau đẻ 24-28 giờ, bảo quản ở 24-25 0C đem xử lý acidclohydic (HCl). Lúc này trứng vẫn có màu trắng. Nếu nhiệt độ bảo quản trứng sau đẻ cao thì thời gian xử lý HCl cần sớm hơn và ngược lại, nếu nhiệt độ bảo quản trứng sau đẻ ở nhiệt độ thấp thì thời gian xử lý HCl cần muộn hơn.

Page 83: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..82

24-25 0C ấp trứng sau đẻ 24-28 giờ Xử lý HCl 15 0C 15 0C 6 giờ 2 giờ 3-5 0C

Không quá 25 ngày Hình3.5 - Sơ đồ hãm lạnh trứng trắng đã xử lý acid HCl

Xử lý acid xong rửa và hong khô trứng rồi đem hãm lạnh ở 3-5 0C, thời gian không qua 25 ngày, tốt nhất không quá 15 ngày. + Hãm lạnh trước xử lý HCl. Phương pháp này tương tự phương pháp hãm lạnh đã xử lý HCl chỉ khác là hãm lạnh trư-ớc rồi mới xử lý acid sau.

24-25 0C Xử lý HCl, ấp trứng sau đẻ 24-28 giờ 15 0C 15 0C 6 giờ 3-5 0C 2 giờ

Không quá 25 ngày Hình 4.5- Sơ đồ hãm lạnh trứng trắng trước xử lý acid HCl

• Bảo quản trứng hồng. Là phương pháp hãm lạnh khi trứng có màu hồng. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp từ khi sản xuất ra trứng đến khi sử dụng trứng từ 30-85 ngày. + Hãm lạnh trứng hồng không quá 60 ngày.

Xử lý HCl, ấp trứng 24-25 0C 48-60 giờ 15 0C 15 0C 6 giờ 3-5 0C 2 giờ 40-60 ngày

Hình 5.5- Sơ đồ hãm lạnh trứng hồng < 60 ngày

Page 84: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..83

+ Hãm lạnh trứng hồng 60 – 85 ngày. Xử lý HCl. ấp trứng 24-25 0C 48-60 giờ 15 0C 15 0C 6 giờ 5 0C 2 giờ

40-60 ngày 40-50 ngày

Hình 6.5- Sơ đồ hãm lạnh trứng hồng 60 – 85 ngày • Bảo quản trứng đen. Là phương pháp kết hợp hãm lạnh và ướp lạnh. ở điều kiện 25 0C sau đẻ

Trứng ít nhất 72 giờ trứng chuyển sang màu sắc nâu đậm, còn gọi là trứng đen. Thời gian bảo quản lạnh cần trên 90 ngày. Qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy thời gian ướp lạnh trứng đen không nên quá 150 ngày, tốt nhất 120-130 ngày. Thời gian còn lại bảo quản ngoài kho lạnh trước khi ướp lạnh trứng. Ví dụ: Từ khi sản xuất ra trứng đến khi sử dụng trứng 170 ngày. Nếu ướp lạnh 120 ngày thì 50 ngày đầu sau đẻ trứng để trứng bảo quản ngoài kho lạnh.

Thời gian bảo quản trứng ngoài kho lạnh dài thì thời gian bảo quản trong kho lạnh cũng

phải dài. Thời gian bảo quản trứng ngoài kho lạnh không nên quá 100 ngày. Bảo quản ngoài kho lạnh khoảng 60 ngày là tốt. Có 2 phương pháp bảo quản trứng đen: Ướp lạnh đơn và ướp lạnh kép. + Ướp lạnh đơn Ở Việt nam áp dụng phương pháp ướp lạnh đơn ở nhiệt độ không đổi 2,50C liên tục 110-130 ngày

Xử lý HCl. ấp trứng 24-25 0C Sau đẻ 48-60 giờ 15 0C 15 0C 6 giờ 6 giờ 2,5 0C 110 - 130 ngày

Hình 7.5 - Sơ đồ ướp lạnh trứng tằm lưỡng hệ của Việt nam

Page 85: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..84

Lu ý: - Nếu thời gian ướp lạnh < 120 ngày thì sau xuất trứng khỏi kho lạnh cần xử lý HCL - Nếu thời gian ướp lạnh từ 120 ngày lạnh thì sau xuất trứng khỏi kho lạnh không cần xử lý HCL - Ở Trung quốc thời gian ướp lạnh không quá 100 ngày áp dụng cho trứng dùng lứa đầu vụ

xuân.

Hình 8.5- Sơ đồ ướp lạnh đơn trứng tằm lưỡng hệ của Trung quốc <100 ngày Từ khi ngài đẻ trứng thang6 đến cuối tháng 1 đầu tháng 2 bảo quản trứng ở điều kiện tự nhiên. Cuối tháng 2 đầu tháng 2 (lúc này trứng đang ở giai đoạn phôi dài nhất ) đưa trứng vào kho lạnh 2,50C cho đến cuối tháng 3 đầu tháng 4 xuất kho. + Ướp lạnh kép. Vì phôi ở mỗi giai đoạn khác nhau chỉ có khả năng chụi lạnh thời gian nhất định nên muốn ướp lạnh dài ngày, phải ướp lạnh kép. Nghĩa là quá trình ướp lạnh phải chuyển tiếp giai đoạn.

.Hình 9.5- Sơ đồ ướp lạnh kép trứng tằm lưỡng hệ của Trung quốc

Page 86: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..85

Trung quốc áp dụng biện pháp ướp lạnh kép cho trứng xuân nhân, xuân dùng. Ngài đẻ trứng tháng 6 đến tháng 12 bảo quản trứng ở điều kiện tự nhiên. Sau đó đưa trứng vào ướp lạnh lần 1 ở –10C khoảng 100 ngày. ướp lạnh lần thứ nhất đủ thời gian cần xuất trứng bảo quản ở nhiệt độ trung gian 100C trong 3,5 ngày để phôi phát dục đến trước giai đoạn phôi dài nhất. Cũng có thể bảo quản trứng ở nhiệt độ trung gian 100C trong 11 ngày hoặc 150C trong 5 ngày để phôi phát dục đến giai đoạn phôi dài nhất. 5.4. Xử lý trứng nở nhân tạo. a). Ý nghĩa. Các vùng khí hậu khác nhau, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên lâu dài đã hình thành nên các giống tằm có hệ tính khác nhau. Các giống tằm độc hệ, lưỡng hệ có hưu miên (Diapause). Trong đièu kiện tự nhiên ở nơi nguyên thủy, giống tằm độc hệ phải qua một mùa đông băng giá và nở vào vụ xuân. trứng giống lưỡng hệ một năm nở 2 lứa. Lứa đầu xuân ngài đẻ trứng không ngủ đông. Lứa thứ 2 ngài đẻ trứng có ngủ đông. Trứng lứa thứ 2 này phải qua mùa động lạnh giá mới nở vào vụ xuân năm sau. Trứng lưỡng hệ, độc hệ qua đông tự nhiên sẽ nở vào vụ xuân nhưng tỷ lệ nở không cao, thời gian nở kéo dài, thời điểm nở hàng năm không ổn định mà phụ thuộc vào diễn biến thời tiết thực tế từng năm. Để trứng qua đông và nở tự nhiên không có ý nghĩa trong sản xuất. Để nâng cao tỷ lệ trứng nở, nở tập trung, nở theo ý muốn của con người và làm tăng số lứa nuôi tằm/ năm người ta đã nghiên cứu các biện pháp phá vỡ các trạng thái ngủ đông của trứng hoặc điều chỉnh cho trứng qua đông nhân tạo. Trên cơ sở này con người đã chủ động và điều hòa được khâu trứng giống trong chăn nuôi tằm, thực hiện cân đối dâu-trứng giống hợp lý. b). Các phương pháp xử lý trứng nở nhân tạo. Trong số các phương pháp vật lý, phương pháp qua đông nhân tạo đã trình bày ở mục 5.3. được áp dụng khá phổ biến trong sản xuất. Phương pháp hóa học dùng axit Clohydric (HCl) đã và vẫn đang dùng phổ biến trong công tác nghiên cứu cũng như sản xuất trứng giống. Có nhiều phương pháp vật lý và hóa học xử lý trứng nở nhân tạo. - Tia tử ngoại. - Nước nóng. Phương pháp vật lý - áp suất không khí. - Masát. - Khí Oxy. Xử lý trứng nở nhân tạo - Qua đông nhân tạo. Phương pháp hóa học: - Dùng axit Clohydric (HCl)...

Page 87: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..86

c). Xử lý trứng nở nhân tạo bằng axit Clohydric (HCl). • Dụng cụ và thiết bị.

Nếu có máy xử lý axít trứng tằm thì rất tiện lợi. Nếu không có máy xử lý axít trứng tằm có thể áp dụng phương pháp thủ công.

- Dụng cụ đựng axít làm bằng vật

liệu chụi axít, dễ tăng nhiệt, giữ nhiệt như: Xây bể, chậu men, chậu nhựa cứng v.v.

- Thiết bị tăng nhiệt: Thiết bị đun nước nóng, cát nóng, v.v.

Hình 10.5- Sơ đồ thiết bị xử lý axít bằng chậu (áp dụng cho qui mô sản xuất nhỏ)

Hình 11.5- Sơ đồ thiết bị xử axít bằng cát nóng của Trung Quốc (áp dụng cho qui mô sản xuất lớn)

- Bể rửa trứng: Nếu số lượng trứng ít có thể rửa trứng trong chậu và thay nước nhiều lần. Nếu số lượng trứng nhiều cần hệ thống máng 3 bể nước chảy sạch. - Dụng cụ xử lý axít ngoài các thiết bị trên cần có đồng hồ bấm giây, nhiệt kế bách phân, tỷ trọng hoặc baume kế (Tỷ trọng kế có độ chia sử dụng từ 1,0-2,0; baume kế có độ chia sử dụng từ 5-20), đũa dài, găng tay cao su v.v. Ngoài ra cần có đầy đủ các phương tiện hong trứng cho nhanh khô, quạt điện … - Hóa chất: axít HCl, foocmol. axít HCl là dung dịch trong suốt, không màu, mùi hắc, dễ

tan trong nước. axít HCl đậm đặc có nồng độ 42,09 % (ở 15 0C có tỷ trọng 1,212). axít HCl công nghệ thường có tỷ trọng 1,16-1.19. Khi sử dụng axít HCl để xử lý trứng tằm cần kiểm tra độ thuần khiết HCl, tránh axít HCl có lẫn những tạp chất gây độc trứng tằm như NO2, NO3, SO4, As …

Page 88: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..87

• Tiêu chuẩn xử lý trứng tằm bằng axít HCl A/. Thực hiện xử lý trứng tằm bằng axít HCl cần nắm được quan hệ biến đổi: a/. Quan hệ giữa tỷ trọng và nồng độ. Tỷ trọng và nồng độ dung dịch axít có quan hệ thuận. Khi nồng độ tăng thì tỷ trọng tăng và ngược lại (Phụ lục 1). Tính nhanh với độ chính xác không cao có thể suy tỷ trọng ra nồng độ bằng cách nhân đôi số thập phân của tỷ trọng. Ví dụ: tỷ trọng 1,075 thì nồng độ là 0,075 x 2 = 0,15 (15 %) 1,100 thì nồng độ là 0, 100 x 2 = 0,20 (20 %) b/. Quan hệ tỷ trọng và nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng thì tỷ trọng giảm và ngược lại. tỷ lệ tăng giảm của chúng không theo qui luật mà phụ thuộc vào nhiệt độ và tỷ trọng dung dịch axít. Đo chuẩn tỷ trọng dung dịch axít ở 15 0C thì khi tăng giảm 10C, tỷ trọng sẽ giảm tăng theo hệ số sau:

Tỷ trọng dung dịch axít HCl Hệ số tăng giảm tỷ trọng 1,065 - 1,075 0,0003 1,080 - 1,100 0,0004 1,105 - 1,120 0,0005

Ví dụ: ở 15 0C tỷ trọng dung dịch HCl là 1,095 thì ở 47,8 0C tỷ trọng của dung dịch HCl là: 1,095 – (47,8 – 15,0) x 0,0004 = 1,0818 c/. Sự thay đổi nồng độ dung dịch HCl trong quá trình sử dụng. Trong quá trình sử dụng nồng độ dung dịch HCl có sự thay đổi. Nguyên nhân của sự thay đổi là do sự thoát hơi nước, keo trứng tan ra trong quá trình xử lý trứng v.v. Sự tan của keo trứng làm tỷ trong dung dịch HCl tăng lên. Sự thoát hơi nước của nước và axít phụ thuộc nồng độ dung dịch axít. ở điều kiện áp suất không khí bình thường 1 at, nếu nồng độ dung dịch axít cao hơn 20,24 % thì lượng bốc hơi của nước nhỏ hơn axít. Nếu nồng độ dung dịch axít nhỏ hơn 20,24 % thì lượng axít bay hơi nhỏ hơn nước bốc hơi. Vì sự thay đổi nồng độ dung dịch axít HCl đã qua sử dụng nên khi dùng lại dung dịch HCl để sử lý trứng cần phải do chuẩn lại nồng độ dung dịch axít HCl. B/. Có thể xử lý trứng trắng, trứng hồng, trứng đen.

• Xử lý trứng trắng: - Lượng axít kích thích trứng. Lượng axít kích thích trứng phụ thuộc vào nồng độ và nhiệt độ dung dịch axít, thời gian xử lý. Nếu nhiệt độ càng cao, thời gian xử lý càng dài, nồng độ dung dịch axít cao thì l-ượng axít kích thích trứng càng nhiều. Ngược lại nếu nhiệt độ càng thấp, thời gian xử lý càng ngắn, nồng độ dung dịch axít nhỏ thì lượng axít kích thích trứng càng ít. Song sự tăng giảm các yếu tố nhiệt độ, nồng độ HCl, thời gian xử lý phải nằm trong phạm vi giới hạn nhất định. - Thời gian xử lý trứng trắng.

Tùy giống tằm, nhiệt độ bảo quản trứng từ khi đẻ trứng đến khi xử lý cao hay thấp khác nhau mà xử lý sớm hay muộn có khác nhau. Thông thường thì:

Page 89: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..88

Bảng 3.5 - Phạm vi thời gian cho phép xử lý axít trứng trắng Nhiệt độ bảo quản trứng sau

đẻ ( 0C ) Thời gian từ đẻ trứng tới xử

lý trứng (giờ) Phạm vi thời gian cho phép

(giờ)

21 24 27 29

25 – 40 20 – 30 15 – 25 15 – 20

15 10 10 10

- Phạm vi hữu hiệu của nồng độ axít. Nếu nồng độ axít thấp thì thời gian hữu hiệu của nhiệt độ và thời gian lớn và ngược lại,

nếu nồng độ axít cao thì thời gian hữu hiệu của nhiệt độ và thời gian nhỏ. Trứng sau đẻ 20-25 giờ ở 24-25 0C, xử lý bằng dung dịch axít có nhiệt độ 46 0C, thời

gian xử lý 5 phút thì phạm vi nồng độ hữu hiệu là 13-17%, tốt nhất là 15 % - Phạm vi hữu hiệu của nhiệt độ. Nhiệt độ dung dịch axít cao thì phạm vi hữu hiệu của nồng độ dung dịch axít và thời gian xử lý giảm. Trứng sau đẻ 20-25 giờ ở 24-25 0C xử lý nồng độ HCl 15 % trong 5 phút thì phạm vi hữu hiệu của nhiệt độ là 44,5-47,0 0C - Phạm vi hữu hiệu của thời gian xử lý.

Nếu nồng độ và nhiệt độ dung dịch axít thấp thì phạm vi thời gian hữu hiệu để xử lý dài. Ngược lại nếu nồng độ và nhiệt độ dung dịch axít cao thì phạm vi thời gian hữu hiệu để xử lý giảm. Trứng sau đẻ 20-25 giờ ở 24-25 0C, xử lý độ dung dịch HCl có nồng độ 15 %, nhiệt độ 46 0C thì phạm vi thời gian hữu hiệu xử lý là 4-10 phút, tốt nhất là 5 phút. - Tiêu chuẩn xử lý axít trứng trắng ở nhiệt độ cao. Tùy thuộc các giống tằm khác nhau, nhiệt độ và thời gian bải quản trứng khác nhau mà tiêu chuẩn xử lý có khác nhau đôi chút. Thông thường, trứng sau đẻ 20-25 giờ ở 24-25 0C tiến hành xử lý theo tiêu chuẩn sau:

Bảng 4.5 - Tiêu chuẩn xử lý axít trứng trắng Giống tằm Tỷ trọng dung dịch

axít HCl Nhiệt độ dung dịch

axít HCl (0C) Thời gian xử lý

(phút) T/Quốc, châu Âu 1,075 46 5

Việt Nam 1,068-1,072 5 5

- Tiêu chuẩn xử lý axít trứng trắng ở nhiệt độ thông thường. Phương pháp này đơn giản hơn vì không phải tăng nhiệt, nhưng tỷ lệ trứng nở thường

không tốt bằng phương pháp xử lý axít trứng trắng ở nhiệt độ cao. Phương pháp này ở Việt nam ít áp dụng.

Page 90: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..89

Tham khảo phương pháp xử lý axít trứng trắng ở nhiệt độ thông thường của Trung quốc. Bảng 5.5 - Thời gian xử lý axít trứng trắng ở nhiệt độ thông thường

Tỷ trọng HCl là 1,11-1,12 - Thời gian xử lý HCl ở nhiệt độ: Bảo quản trứng sau đẻ ở 240C

24 0C 27 0C 29 0C

10 giờ 15 giờ 20 giờ 25 giờ

60 – 80 phút 60 – 100 phút 60 – 120 phút 60 – 120 phút

40 – 80 phút 60 – 100 phút 60 – 100 phút 60 – 100 phút

40 phút 40 – 60 phút 40 – 60 phút 40 – 60 phút

• Xử lý trứng hồng và trứng đen:

- Trứng hồng và trứng đen (bảo quản lạnh < 120 ngày) sau khi xuất kho lạnh cần xử lý xử lý axít HCl.

- Trứng đen đã qua bảo quản lạnh > 120 ngày sau khi xuất kho lạnh không cần xử lý xử lý axít HCl.

- Đối với giống tằm Trung Quốc, Nhật bản thường xử lý theo tiêu chuẩn sau: Tỷ trọng dung dịch axít HCl : 1,092-1,100. Nhiệt độ dung dịch axít HCl : 47-48 0C. Thời gian xử lý: 6-7 phút

- Đối với các giống lưỡng hệ Việt Nam do có độ hưu miên không cao nên thường xử lý theo tiêu chuẩn sau:

Bảng 6.5 - Tiêu chuẩn xử lý axít trứng hồng

Công thức xử lý Thời gian ướp lạnh (ngày) Tỷ trọng Thời gian Nhiệt độ

40-50 50-60

1,085 1,085

4 phút 5 phút

46 0C 45 0C

Bảng 7.5 - Tiêu chuẩn xử lý axít trứng đen

Công thức xử lý Thời gian ướp lạnh (ngày) Tỷ trọng Thời gian Nhiệt độ

80 90 100

110-120

1,100 1,092 1,092 1,085

5 phút 5 - 6 phút 5 - 6 phút 5 - 6 phút

46 - 47 0C 46 0C 46 0C 46 0C

Page 91: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..90

• Một số điểm kỹ thuật xử lý axít HCl cần lưu ý: - Trứng xuất ra khỏi kho lạnh phải để ở nhiệt độ trung gian khoảng 2 giờ mới xử lý HCl. - Nên pha dung dịch axít trước khi chuẩn bị các điều kiện khác cho xử lý. Cũng có thể sử

dụng lại dung dịch axít đã dùng nhưng phải chuẩn lại nồng độ hoặc tỷ trọng. Khi đo tỷ trọng nếu nhiệt độ dung dịch a xít thấp dưới mức tiêu chuẩn phải dùng hệ số tăng giảm tỷ trọng theo nhiệt độ để tính toán điều chỉnh cho chính xác.

- Đối với xử lý trứng dính, để tránh trứng rụng cần pha vào dung dịch axít lượng foocmol chiếm tỷ lệ 2%, hoặc nhúng trứng vào foocmol 2% trước khi nhúng trứng vào dung dịch axít.

- Đo nhiệt độ dung dịch axít không để nhiệt kế chạm vào dụng cụ đựng dung dịch axít. Cần duy trì nhiệt độ dung dịch axít ổn định trong suốt quá trình xử lý, tránh nhiệt độ biến thiên lớn quá 0,50C. Muốn vậy phải có lượng dung dịch axít nhiều, phải chuẩn bị chủ động nước nóng, nước lạnh v.v.

- Trứng xử lý xong phải nhanh chóng rửa sạch axít bằng hệ thống bể nước chảy…và phơi hong khô trứng trên dây hoặc nong thưa trong điều kiện thoáng mát tự nhiên hoặc nhân tạo.

Câu hỏi ôn tập

1/. Đặc điểm giống tằm đa hệ, lưỡng hệ và độc hệ? 2/. Đặc điểm giống tằm lai và nguyên tắc ghép lai nhị nguyên, tam nguyên, tứ nguyên ứng dụng trong sản xuất. 3/. Những yêu cầu cơ bản về kỹ thuật sản xuất trứng tằm lai. 4/. Kỹ thuật bảo quản trứng trắng, trứng hồng và trứng đen. 5/. kỹ thuật và tiêu chuẩn xử lý HCL đối với trứng trắng, trứng hồng và trứng đen.

Page 92: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..91

Phần B

KỸ THUẬT NUÔI ONG

Chương VI: SINH HỌC ONG MẬT

Chương 6 cung cấp các kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học của các giống ong, thành phần của đàn ong và các hoạt động của chúng,làm cơ sở cho kỹ thuật nuôi, chọn giống và phòng trừ dịch hại ong.

6.1. Ý nghĩa kinh tế của nghề nuôi ong mật.

Nghề nuôi ong cung cấp cho con người các sản phẩm có giá trị như : mật ong, sáp ong, phấn hoa, sữa chúa, keo ong, nọc ong. Mật ong là sản phẩm chính thu được từ ong mật. Đây là một sản phẩm dinh dưỡng, giàu năng lượng, dễ tiêu hoá. Một kilogam mật ong cho 3150 kcalo. Thành phần cơ bản của mật ong gồm hai loại đường đơn (gluco và fructo), các chất đạm, enzim, vitamin, các axít hữu cơ, nhiều nguyên tố khoáng. Do vậy mật ong có tác dụng chữa bệnh đường ruột, dạ dày, thần kinh, tim mạch, và một số bệnh ngoài da như bỏng, lở loét. Sáp ong: ong tạo ra sáp nhờ các tuyến sáp và dùng nó để xây tổ. Phần lớn sáp được sử dụng trong ngành nuôi ong. Ngoài ra sáp ong còn được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như: luyện kim, radio, hoá học, dược, mĩ phẩm... Keo ong là nguyên liệu không thể thay thế để sản xuất một số loại sơn dầu, gần đây keo ong còn được sử dụng trong y học để chữa một số bệnh cho người và gia súc như khối u, vi trùng hoại tử...Phấn hoa: rất giàu protein, vitamin, caroten, các axit amin, các nguyên tố khoáng có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh cao. Sữa chúa là sản phẩm có giá trị chữa bệnh cao nhất. Nó dùng để chữa các bệnh về tim mạch, kém ăn, rối loạn trao đổi chất, bôi ngoài vết mổ để diệt khuẩn, kích thích hình thành tế bào mới và kéo dài tuổi thọ tế bào. Nọc ong: Trong thành phần nọc ong ngoài axit HCl, H3 PO4, foocmic, còn chứa 15 loại axit amin. Nó được sử dụng để chữa bệnh tê thấp, thấp khớp, thần kinh.

Ong mật làm tăng năng suất, phẩm chất cây trồng thông qua việc thụ phấn. Có khoảng trên 60% cây trồng nông nghiệp cần ong thụ phấn. Năng suất của các cây ăn quả có ong thụ phấn có thể tăng từ 20 – 30%. Ở Ý, giá trị sản phẩm thu được từ ong là 2 tỉ lia, còn lợi ích do ong thụ phấn cho các cây trồng là 140 tỉ lia. Ở Mỹ, ước tính giá trị tăng sản phẩm của các cây trồng nhờ ong thụ phấn là 19 tỉ đôla tức là gấp 143 lần tổng giá trị thu được từ mật ong và sáp ong (Eva Crane 1990 ). Các nước vùng ôn đới (Châu Âu, Châu Mĩ) và một số nước nhiệt đới (Nhật, Israen) ong được sử dụng một cách rộng rãi để thụ phấn cho các cây ăn quả, cây rau và một số cây lấy dầu, cây thức ăn gia súc. Nghề nuôi ong tận dụng được sức lao động, tạo thêm việc làm cho người lao động. Hiện nay nghề nuôi ong đang được phát triển rộng rãi cả ở khu vực nhà nước và tư nhân do ưu điểm vốn đầu tư ít, không cần đất đai, nhà xưởng mà hiệu quả kinh tế thu được cao hơn nhiều loại cây trồng. Nó góp phần tăng thu nhập cho người lao động ở cả thành thị và nông thôn.

Page 93: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..92

6. 2. Sơ lược lịch sử phát triển. • Trên thế giới.

Theo bách khoa toàn thư Mỹ: con ong xuất hiện trên trái đất từ kỉ đệ tam, tức là khoảng 55 – 60 triệu năm trước khi xuất hiện người nguyên thuỷ. Các di tích khảo cổ cho thấy người nguyên thuỷ rất thích săn lùng mật ong. Lịch sử phát triển của nghề nuôi ong có thể chia làm 3 thời kì :

- Thời kì săn lùng mật: con người cổ xưa thấy ở đâu có tổ ong là đến lấy mật. Tập quán lấy mật ong rừng còn duy trì đến ngày nay, trừ những nơi có nghề nuôi ong phát triển. Các bằng chứng sớm nhất mà ngày nay người ta biết được về săn ong lấy mật là một bức tranh trên vách đá, được phát hiện năm 1924 ở miền đông Tây Ban Nha, được vẽ từ thời kì đồ đá, trước công nguyên khoảng 6000 năm. Các giống ong thời đó thuộc loài Apis dorsata và Apis mellifera. Thời kì tiếp theo là thời kì nuôi ong cổ truyền, sử dụng đõ có bánh tổ cố định . Đõ ong có 2 loại: đõ ngang: 2500 trước công nguyên ở Ai Cập cổ đại đã hình thành nghề nuôi ong sử dụng đõ thịnh vượng. Đõ ong giống như cái chậu bằng sành có hình cái đê khâu đặt ngang có chiều dài 40 – 50 cm, đường kính miệng 40 cm. Aristote (384 – 333 trước công nguyên) cho biết trung bình một đõ ong cho 5 – 7 kg mật. Một số từ liệu thời cổ La mã miêu tả đõ ong còn làm từ vỏ cây bần, gỗ tròn để cả khúc, ván xẻ. Các bánh tổ mật được lấy ra bằng cách thổi khói từ cửa sau để ong bay ra từ cửa trước mà không cần giết ong. Loại đõ đứng: đõ ong được đặt đứng, cửa ở sườn đõ, khó lấy mật hơn ở đõ ngang.

- Thời kì nuôi ong hiện đại sử dụng cầu ong có thùng di động. Các đõ ong cổ truyền là những đõ ong có bánh tổ cố định. Người nuôi ong phải dùng dao cắt mới lấy được bánh tổ ra. Năm 1806 P. I. Prokovich (Nga) sáng tạo ra thùng ong có khung cầu. Khung cầu của những đõ này gắn chặt vào thành đõ và ông cũng gắn 2 mặt cầu bằng bánh tổ nhỏ hoặc keo ong, khi lấy mật vẫn phải cắt bánh tổ. Năm 1851 L.L.Langstroth (Mỹ) sáng tạo ra kiểu thùng ong có khung cầu di động bằng cách tạo một khoảng không gian giữa các cầu, mở ra một kỉ nguyên mới cho nghề nuôi ong. Năm 1857 J. Mekring (Đức) làm những tấm sáp in hình lỗ tổ ong (tầng chân). Năm 1865 F. Hruschka (áo) sáng chế ra máy quay mật li tâm. Cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 nhiều thành tựu nghiên cứu về sinh học, kỹ thuật nuôi, nhân giống, chữa bệnh ong cùng với việc du nhập ong giữa các nước đã thúc đẩy sự phát triển của nghề nuôi ong. Theo thống kê của hội nuôi ong quốc tế (Apimondia) tính đến năm 1984, cả thế giới có khoảng 63,4 triệu đàn ong với sản lượng mật 992.000 tấn. Năng suất mật đạt cao nhất ở châu Đại Dương (38,5 kg/ thùng). Nhiều nước phát triển nuôi ong theo hướng chuyên môn hoá, tập trung hoá theo các hướng:

- Nuôi ong sản xuất mật hàng hoá. - Sản xuất mật hàng hoá + thụ phấn cây trồng. - Thụ phấn cây trồng. - Sản xuất ong chúa và đàn ong.

• Việt Nam. Nuôi ong cũng là một trong những nghề cổ truyền ở nước ta. Ngay từ thế kỉ 8, thượng thư phụ trách về nông nghiệp là Phạm Lê đã có bài viết về nuôi ong nội địa. Lê Quý Đôn (thế kỉ 18) “Vân đài loại ngữ, tập 3” đã có một số nhận xét về đặc điểm sinh học của đàn ong. Nghề nuôi ong của nước ta đã trải qua các giai đoạn: - Săn lùng và khai thác tổ ong tự nhiên.

Page 94: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..93

- Sở hữu các đàn ong trong bọng cây, hốc đá. - Nuôi ong trong đõ: có bánh tổ cố định hoặc có thanh xà ngang. - Nuôi ong trong những thùng cải tiến có cầu di động (Năm 1960 )

Ngoài giống ong bản địa Apis cerana, từ năm 1947 ong Ý A.m. ligustica đã được nhập vào miền Nam. Hiện nay ong Ý đã được nuôi và thích nghi với điều kiện khí hậu cả hai miền Nam, Bắc. Nó cung cấp sản lượng mật chủ yếu và toàn bộ sản phẩm xuất khẩu cho cả nước. Năm 2002, cả nước có số đàn ong ngoại A. mellifera là 400.000 đàn, số đàn ong nội A. cerana là 110.000 đàn, sản lượng mật đạt 13.000 tấn ( Đinh Quyết Tâm ). Do sự phát triển của nền kinh tế nước ta đang hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây nông nghiệp và cây ăn quả. Ngoài giá trị kinh tế thông thường, các vùng chuyên canh này còn là nguồn cung cấp phấn mật cho ong, đồng thời cũng rất cần ong mật thụ phấn để tăng năng suất cây trồng. Theo ước tính của trung tâm nghiên cứu ong, để khai thác hết tiềm năng cây nguồn mật sẵn có, đòi hỏi ngành ong phải phát triển hơn nữa, đi đôi với sử dụng kịp thời các tiến bộ khoa học kỹ thuật về ngành ong của thế giới.

6. 3. Đặc điểm sinh học. a. Phân loại ong mật. Trong hệ thống phân loại: ong thuộc: Giới động vật Animalia. Ngành chân đốt Arthropoda. Lớp côn trùng Insecta. Bộ cánh màng Hymenoptera, tổng họ ong Apoidae. Họ Apidae, có 2 họ phụ Apinae (ong mật) và Meliponinae (ong không có ngòi đốt). Họ phụ Meliponinae có 5 giống ở vùng nhiệt đới. Họ phụ Apinae chỉ có một giống Apis, với 7 loài ong khác nhau. Từ thế kỉ 18 người ta đã biết có 4 loài ong mật: Apis florea (ong ruồi, ong tí hon) Apis dorsata (ong khổng lồ, ong khoái, ong gác kèo) Apis cerana (ong châu Á, ong nội địa) Apis mellifera (ong châu Âu, ong ngoại). Gần đây có 3 loài mới được phát hiện là: Apis andreniformis (Wu và Kuang 1987) Apis koschevnikovi (Apis vechti) (Tingek và cộng sự 1988) . Apis laboriosa ở Nepan (Sakagani và cộng sự 1980). Tât cả các loài ong mật đều là những côn trùng có tính xã hội điển hình. Một đàn ong gồm có một ong chúa, hàng ngàn ong thợ và hàng trăm ong đực vào mùa sinh sản.

Một số loài ong mật xây bánh tổ lộ ra ngoài không khí nhưng một số khác lại xây các bánh tổ trong hốc cây, hốc đá, nhưng tất cả các loài ong mật đều có kiến trúc bánh tổ giống nhau là gồm các lỗ tổ bằng sáp, hình lục giác đều. Các lỗ tổ được sử dụng để nuôi ấu trùng và dự trữ thức ăn. Thức ăn dự trữ thường ở phía trên của bánh tổ.

Page 95: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..94

b. Các loài ong mật chủ yếu. • Ong nhỏ xíu (ong ruồi) Apis florea.

Là loài ong có kích thước nhỏ nhất trong giống Apis, phân bố ở vùng khí hậu ấm áp ở châu Á. Phía tây từ Ôman đến phía đông là Indonesia, chủ yếu là ở Pakistan, ấn độ, Srilanca, Malayxia, Thái Lan, Việt Nam và cực nam Trung Quốc.

Kích thước cơ thể nhỏ, chiều dài của ong chúa là 13 mm, ong thợ 7 – 8 mm, ong đực là 13 mm. Sự chênh lệch về kích thước giữa ong đực và ong thợ rất lớn. Ong đực có màu đen. Ong thợ có màu đỏ gạch và có chiều dài vòi hút 3,44 mm.

Ong A.florea xây một bánh tổ trên cành cây nhỏ ở ngoài trời, phía trên bánh tổ phình ra thành hình chỏm bám vào cành cây, từ đó bánh tổ được treo rủ xuống. Bánh tổ được ong đậu kín bằng 3 - 4 lớp để bảo vệ và điều hoà nhiệt độ ở phạm vi 32 – 36oC. Phần bánh tổ bao quanh cành cây là các lỗ tổ chứa mật, bề mặt hơi cong là nơi ong thu hoạch ra vào và là chỗ để ong trinh sát nhảy múa báo hiệu về nguồn thức ăn. Sát các lỗ tổ mật là các tổ nuôi ấu trùng ong thợ. Vào mùa chia đàn ở phía dưới có các lỗ tổ ong đực và một vài mũ chúa.

Ở hai đầu cành, phía ngoài tổ ong được ong bọc bằng một lớp keo dính rộng 2,5 - 4 cm để ngăn ngừa kiến tấn công vào tổ. Vào mùa chia đàn có thể có vài đàn chia, bay ra từ một đàn đông quân. Ong A.florea dễ dàng bỏ tổ bốc bay khi thiếu thức ăn, thời tiết khắc nghiệt và bị kẻ thù tấn công.

Hình 1.6- Đàn ong ruồi Apis florea. Dự trữ mật của ong A. florea ít hơn các loài khác từ 0,7 – 1,2 kg nên ít có giá trị kinh tế như-

ng ở một số vùng nhiều ong, nông dân sống bằng nghề săn mật ong. Có người còn cắt cành cây nhỏ có bánh tổ và cả ong buộc vào cành nhỏ gần nhà để khai thác. Khi khai thác họ chỉ cắt phần mật rồi dùng dây lạt buộc phần bánh tổ có nhộng, ấu trùng vào cành cây. Bằng phương pháp này có thể thu hoạch mật 2 – 3 lần từ một tổ. Ở nước ta, ong A. florea có nhiều ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Thái, Sơn La...và các tỉnh phía Nam nơi có nhiều rừng tràm như Long An, Đồng Tháp, Minh Hải, Kiên Giang... Ở nước ta còn có loài ong khác có cấu tạo tập tính và phân bố tương tự như ong A. florea nhưng nhỏ hơn một chút là A.andreniformis. Cơ thể của ong (phần lưng bụng) có màu đen, còn ong A.florea có màu hung đỏ. Ong A.andreniformis có tâp tính hung dữ hơn so với ong A.florea • Ong khoái (ong gác kèo) Apis dorsata.

Page 96: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..95

Ong khoái có phân bố tương tự như là ong ruồi, phía tây từ ấn Độ, Apganixtan đến phía đông là Philippin. Phía bắc từ nam Trung Quốc xuống phía nam đảo Tinor của Indonexia. Nó có kích thước lớn nhất trong giống Apis. Chiều dài cơ thể ong thợ là 18 mm, ong đực là 16 mm, ong chúa chỉ dài hơn ong thợ một chút. Bụng ong thợ có màu nâu đỏ. Chiều dài vòi hút ong thợ là 6,68 mm. Ong A.dorsata chỉ xây một bánh tổ ở ngoài trời dưới các vách đá hoặc cành cây. Kích thước của bánh tổ khá lớn dài 0,5 – 2 m, rộng 0,5 – 0,7 m. Phía trên bánh tổ là nơi dự trữ mật, tiếp theo là phần chứa phấn rồi đến chỗ nuôi ấu trùng. Bình quân một bánh tổ có 23.000 lỗ tổ. Chiều dày bánh tổ nơi dự trữ mật là 10 cm, chỗ nuôi ấu trùng là 3,5 cm. Lỗ tổ ong đực và ong thợ có chiều rộng và chiều sâu như nhau (rộng 5,35 - 5,64 mm, sâu 16 mm). Các lỗ tổ ong đực A.dorsata không nằm tập trung thành khối và có số lượng lớn ở phía dưới bánh tổ như ong A.cerana mà nằm theo dải, xen kẽ với các lỗ tổ ong thợ. Phần dưới bánh tổ quay ra ngoài sáng (chỗ tiếp giáp giữa phần dự trữ mật, phấn và nuôi ấu trùng) gọi là miệng là phần hoạt động của đàn ong, là nơi ong thu hoạch bay ra vào. Đây cũng là nơi ong trinh sát thông báo cho đồng loại biết sự có mặt của nguồn thức ăn qua các điệu múa. Bên ngoài bánh tổ có lớp ong đậu bám vào nhau rất dày tạo thành lớp “màn bảo vệ”. Giữa lớp màn bảo vệ và bánh tổ có khoảng cách 1 – 2 cm là lối đi của ong nuôi dưỡng chăm sóc ấu trùng, chế biến mật hoa thành mật ong và làm các công việc khác trong tổ. Ong A.dorsata có khả năng điều hoà nhiệt độ dao động 27 - 37oC (Mardan.1989).Trọng lượng một đàn ong nặng 5 – 10 kg, 1kg có khoảng 6500 con (Mutto,1956). Dự trữ mật bình quân là 4 – 6 kg một đàn, cá biệt là 45 – 50 kg. Ong A.dorsata thu hoạch mật rất chăm chỉ. Chúng bắt đầu đi lấy mật sớm hơn vào buổi sáng và kết thúc muộn hơn vào buổi tối so với ong ruồi A.florea và ong châu Á A.cerana. Đôi khi người ta còn thấy ong đi thu hoạch vào những đêm sáng trăng (Divan và Salvi.1985). Thời gian phát triển từ trứng đến trưởng thành của ong thợ là 18 - 20 ngày (Qayyum và Nebi 1968). Ong A. dorsata nổi tiếng là hung dữ và bảo vệ tổ rất tốt, có tới 80 - 90% ong thợ đậu vào lớp màn bảo vệ. Khi có tín hiệu báo động các con ong đậu ở phần “miệng” phía dưới tấm màn bảo vệ chuyển động nhanh chóng. Chúng vẫy cánh tạo thành tiếng huýt gió để đe doạ kẻ thù. Khi tấn công có đến hàng trăm con ong bay ra cùng lao vào kẻ thù và đuổi theo kẻ thù đến vài trăm mét. ở rừng nhiệt đới ở của một số nước như ấn độ, Malaysia,Lào, Campuchia,Việt Nam, Philippin... người ta thấy có rất nhiều tổ ong (30 - 150 tổ) trên cùng một cây cao từ 12 – 56 m, gọi là cây ong .

Mùa chia đàn của ong A.dorsata trùng với mùa chia đàn của ong nội A.cerana ở trong vùng. Trước khi chia, đàn ong xây 3000 - 4000 lỗ tổ ong đực và 5 - 10 mũ chúa ở phía dưới bánh tổ. Lỗ tổ ong đực không xây liền nhau và ở một chỗ như các loài ong khác mà xây lỗ ở trên bánh tổ thành từng vòng. Từ một đàn có thể có vài đàn chia bay ra. Ong A.dorsata thường di cư theo mùa mà để chuyển đến vùng có cây nguồn mật và khí hậu thích hợp.

Ở ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Lào... người ta thường tổ chức thu hoạch mật ong A.dorsata vào ban đêm (những đêm tối trời), bằng cách trèo lên cây dùng khói hun vào tổ, rồi quét ong ra cắt bánh tổ cho vào các giỏ hoặc túi vải và lọc qua vải màn. Ở ấn Độ, Lào... tới 60 - 70% sản lượng mật và sáp là thu hoạch từ ong A.dorsata.

Ở nước ta ong A.dorsata phân bố ở các tỉnh rừng núi phía Bắc, các tỉnh miền Trung, Tây nguyên và đặc biệt nhiều ở các tỉnh cực Nam nơi có rừng tràm ngập nước. Việc khai thác ở các tỉnh phía Bắc, miền Trung và ở Tây Nguyên cũng giống như ở các nước khác do người săn lùng mật ong

Page 97: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..96

tiến hành. Họ dùng lửa và khói để đuổi ong hoặc tiêu diệt cả đàn khi biết tổ đã có mật (bằng kinh nghiệm quan sát phần trên bánh tổ quay ra sáng được ong xây và đậu phình ra là có mật và mật đã chín). Ở hai tỉnh Minh Hải và Kiên Giang, nơi có diện tích rừng tràm rất lớn người dân đã có hình thức khai thác ong A.dorsata rất độc đáo có một không hai trên thế giới. Họ gác kèo hấp dẫn ong về làm tổ, khi đàn ong đã có mật họ chỉ khai thác phần mật, vì vậy mỗi vụ khai thác được 2 - 3 lần. Kèo ong thường có chiều dài 2 m, đường kính kèo 0,1 - 0,2 m được bổ đôi và gác nghiêng trên 2 cọc; một cọc cao 1,8 - 2 m, cọc thấp 1,0 - 1,5 m. Mặt rộng của kèo được đặt hướng lên phía trên để nước chảy xuôi xuống phía dưới mà không vào đàn ong. Đầu kèo quay ra khoảng trống có đường kính từ 4 – 15 m, gọi là trảng. Kèo ong thường được làm bằng các loại gỗ không mùi như tràm, cau mốp, giá. Bình quân mỗi người gác kèo có khoảng 50 - 60 kèo và thu được 250 kg mật một năm. Sản lượng mật ong ở vùng U Minh hàng năm ước tính vào khoảng 80 tấn.

Hình 2.6 - Khai thác mật ong Apis dorsata ở U minh.

Trước đây ở Kalimantan (Indonesia) những người đánh cá cũng có kỹ thuật gác kèo tương tự (Demol,s 1993) nhưng ngày nay số kèo ở vùng đó chỉ còn rất ít. Trong tương lai kỹ thuật gác kèo của người dân vùng U minh sẽ được phổ biến tới

các vùng khai thác, có điều kiện nguồn hoa tương tự ở nước ta cũng như ở các nước khác thuộc khu vực châu Á. Tuy nhiên do việc phá rừng mạnh mẽ và việc khai thác không hợp lí làm cho số lượng đàn ong A.dorsata ở châu Á nói chung cũng như ở nước ta đang bị giảm sút nghiêm trọng.

Ở Nêpan có một loài ong tương tự A.dorsata nhưng kích thước cơ thể và bánh tổ thường lớn hơn là A.laboriosa. Loài ong này thường làm tổ ở các vách đá thuộc các thung lũng của dãy núi Himalaya nơi có độ cao 2000 – 3000 m so với mực nước biển. • Ong châu Á (nội địa) Apis cerana.

Ong A.cerana đã được nuôi hàng nghìn năm ở Trung Quốc, Việt Nam và một số nước khác. Trong tự nhiên nó phân bố rộng hơn so với ong A.dorsata và A.florea. Phía tây từ biên giới Iran, Philippin. Phía bắc vùng Ussuri của Liên bang Nga tới phía nam là Indonesia. Từ năm1987 chúng được giới thiệu vào Papua - Niughine. Do phạm vi phân bố rộng nên có nhiều nơi theo khu vực địa lí, chúng khác nhau về kích thước lỗ tổ, kích thước cơ thể, số lượng ong trong đàn, lượng mật dự trữ, đặc tính chia đàn, bốc bay... Các nòi ôn đới, cận nhiệt đới trữ mật nhiều hơn, ít chia đàn và bốc bay hơn các nòi ở vùng nhiệt đới phía Nam.

Ong A.cerana xây vài bánh tổ ở chỗ kín trong hốc cây, hốc đá, đôi khi dưới mái nhà... Do đặc điểm này người dân ở vùng châu Á nuôi ong trong các hốc tường, đõ, vò rỗng, hộp vuông...

Page 98: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..97

Theo Ruttner, 1987, ong A.cerana có 4 loài: - Apis cerana cerana. - Apis cerana indica. - Apis cerana himalaya. - Apis cerana japonica. Theo Yang Guang huang (1989, 1992) riêng ở Trung Quốc đã có 5 phân loài: - Apis cerana cerana. - Apis cerana indica và ba phân loài mới là:

- Apis cerana abanensis. - Apis cerana skorivoki. - Apis cerana hainanensis.

Hình 3.6 - Một số loài ong trong tự nhiên (Từ 1-3: ong chúa,ong thợ, ong đực của loài A.florea.Từ 5-7: ong chúa, ong thợ, ong đực của loài A.cerana). Từ những năm 1950 ong A.cerana được chuyển từ thùng ong cổ truyền sang nuôi một cách rộng rãi trong thùng có cầu di động được ở Trung Quốc, ấn Độ, Việt nam... Các nước nuôi nhiều ong A. cerana là Trung Quốc 2.000.000 đàn trong đó 50% là nuôi trong thùng hiện đại. Với năng suất mật bình quân 20kg/ đàn (Yang 1992). ấn Độ nuôi trên 700.000 đàn , Pakistan 46.000 đàn (Crane, E 1989). Việt nam có trên 110.000 đàn trong đó có 50% đàn nuôi trong thùng hiện đại.

Ngày nay ở khu vực châu Á số lượng các đàn ong A.cerana đang bị giảm dần. Một số vùng có nguy cơ diệt vong, nguyên nhân là do nạn phá rừng ồ ạt và việc nhập giống ong châu Âu A.mellifera có năng suất cao hơn vào, thậm chí cả ở vùng Kashmia là nơi giống ong A.cerana không thua kém ong A.mellifera về kích thước cơ thể và năng suất mật . Gần đây người ta phát hiện lại loài ong mật đỏ Apis koschevnicovi ở Sabat (Malaysia), miền nam Kalimantan và tây đảo Sumatra (Indonesia) có kích thước và tập tính gần giống với ong A.cerana. • Ong châu Âu Apis mellifera.

Có 24 phân loài, trước đây chỉ phân bố ở châu Âu, châu Phi và tây Châu Á. Từ thế kỉ 17 chúng được đưa đến châu Mỹ, châu úc và Niudilân. Do có năng suất cao và cho nhiều loại sản phẩm, hiện nay chúng được nuôi rộng rãi ở khắp các châu lục. Tổ của ong A.mellifera cũng giống như của A.cerana gồm vài bánh tổ song song, thẳng đứng, xây trong chỗ kín. Do kích thước cơ thể lớn, số quân đông hơn nên tổ của chúng rộng hơn. Số lượng quân đông từ 2,5 – 3,0kg. Ong ít bốc bay trừ các nòi ong ở châu Phi. Do điều kiện mùa đông ở châu âu rất lạnh lại kéo dài chỉ những đàn dự trữ được

Page 99: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..98

nhiều thức ăn mới sống nổi, nếu không đủ sẽ bị chết vì lạnh và đói. Trong số 24 loài thì có 4 loài được nuôi rộng rãi nhất là: Apis mellifera ligustica (ong Ý), A.m.carnica A.m.caucasica (ong capcadơ) và ong nâu Tây Âu A.m.mellifera.

Trong số các loài ong mật thì ong A.mellifera được nghiên cứu sớm nhất và đầy đủ nhất. Ngày nay ong A.mellfera đang được giới thiệu vào nuôi rộng rãi ở châu Á. Một số nước như Trung Quốc, Nhật, Đài Loan, Triều Tiên, bắc Thái Lan, bắc ấn Độ... đã nhập thành công ong A.mellifera cho sản phẩm cao, nhưng ở nhiều nơi có nguồn mật rải rác khí hậu khắc nghiệt việc nhập ong bị thất bại, do các loại ong này còn bị các kí sinh như Varroa jacobsoni, Tropilaelaps clareae và một số kẻ thù như ong bò vẽ (Vespa), chim ăn ong (Merops) tấn công. Việc nhập ong A.mellifera cũng mang theo các loài kí sinh và bệnh như ve khí quản (Acarapis woodi), bệnh thối ấu trùng châu âu, bệnh ấu trùng túi (Sacbrood), bào tử trùng (Nosema)... cho ong A.cerana gây nên hiện tượng rất phức tạp, làm giảm số lượng đàn A.cerana mà chưa có biện pháp giải quyết. ) • Ong lai Phi.

Năm 1956 W.E.Kerr đã chuyển 63 ong chúa châu Phi nhiệt đới nòi A.mellifera scutellata từ Nam phi và Tansania tới Piracicaba, Spaulo (Brazin) với ý đồ tăng năng suất mật thay cho loài A.mellifera có nguồn gốc châu Âu đã nhập vào những năm trước. Năm 1957 một số đàn ong chia đàn và do đó dẫn đến việc hình thành giống ong lai của nòi ong châu Phi với nòi ong Châu Âu. Ong lai phi tuy tụ đàn nhỏ nhưng khả năng chia đàn rất cao (5 – 10 đàn trong 1 năm) lại hay bốc bay nên khả năng lan truyền rất lớn 300 – 500 km/ năm. Cho tới nay nó đã lan truyền tới gần hết vùng nam Mỹ và di chuyển qua Mehico vào tới nước Mỹ. Ong lai phi rất hung dữ đốt chết nhiều người và gia súc tới gần đàn ong. vì thế còn gọi là ong giết người. Do đặc tính hung dữ khó khăn trong khai thác, năng suất mật thấp nó đang là một vấn đề nan giải cho nghề nuôi ong châu Mỹ. c. Ong cho mật ngoài giống Apis.

Ngoài các loài trong giống ong mật Apis (Apidae, Apinae) ra, còn có ong không ngòi đốt (Apidae, Meliponinae) cũng dự trữ mật ong mà từ đó con người có thể khai thác được. Ong không đốt Meliponinae phân bố ở các vùng nhiệt đới của châu Mỹ, châu Phi và châu Á (Đông Nam Á). Ong Meliponinae có nhiều đặc tính giống với ong mật, như cũng có sự phân chia các cấp ong: ong chúa, ong thợ và ong đực. Ong thợ cũng là các cá thể cái mà cơ quan sinh sản không phát triển. Ong không đốt, xây tổ trong các hốc cây, lỗ hổng trong tường...Về cấu trúc trong tổ của ong không đốt có khác với ong mật. Các bánh tổ thường nằm ngang để nuôi ấu trùng, hai đầu là các bình sáp để chứa mật và phấn. Khác với ong mật là cho ấu trùng ăn nhiều lần còn ở ong không đốt, chúng đổ lượng mật và phấn đủ cho sự phát triển của ấu trùng rồi vít nắp lỗ tổ lại. Phần lớn các loài ong không đốt không có khả năng điều hoà nhiệt độ trong tổ ở mức độ ổn định.

Trên thế giới có khoảng 500 loài ong không đốt, nhìn chung kích thước cơ thể chúng nhỏ hơn các loài ong mật, nhưng dự trữ mật của chúng nhiều hơn so với ong ruồi 1 – 3 kg/ đàn. Ở châu Mỹ, ong không đốt đã được nuôi từ lâu đời vì trước thế kỉ 17 ở châu Mỹ không có ong mật. Ngày nay khi loài ong lai Phi hung dữ đang phát triển mạnh và thay thế các nòi ong châu Âu hiện hành thì việc thúc đẩy nghề nuôi ong không đốt càng có ý nghĩa quan trọng hơn.

Ở nước ta ong không đốt còn gọi là ong muỗi, ong Vú phân bố ở khắp đất nước nhưng càng vào phía Nam càng nhiều hơn. Ở nước ta cũng có một số người bắt đầu nuôi loài ong muỗi này: Lai

Page 100: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..99

Châu, Sơn La, Kiên Giang và một số người săn lùng các tổ trong rừng. Ở đảo Phú Quốc có vài người săn lùng mật ong thu hoạch được 200 – 300 kg trong một vụ. Cũng giống như các loài ong mật, ong không đốt có vai trò rất quan trọng cho việc thụ phấn cho cây trồng và cây tự nhiên. d. Tổ chức xã hội đàn ong.

Cũng giống như mối, kiến... ong mật là côn trùng sống xã hội. Cấu trúc xã hội của ong mật có đặc điểm rất phức tạp, giữa các cá thể có cấu tạo về cơ thể và có sự phân công về chức năng nhất định, mà chức năng này hướng tới việc duy trì và bảo vệ cuộc sống của cả đàn. Mỗi đàn ong là một gia đình bao gồm từ vài nghìn đến vài chục nghìn cá thể.

Các thành viên của đàn ong. + Ong chúa: Trong mỗi một đàn ong thường chỉ có một ong chúa, kích thước và khối lượng của nó lớn nhất đàn. Cơ thể ong chúa cân đối, có bụng thon dài lộ sau đỉnh cánh. Phần lưng, ngực của ong chúa có màu đen và to hơn hẳn lưng ngực của ong thợ. Ong chúa là cá thể cái duy nhất có khả năng sản sinh ra thế hệ con cháu và chức năng này của nó được hoàn thịên tới mức tối đa. Ong chúa A.mellifera đẻ ≈ 1000 trứng/ ngày đêm. Ong chúa A.cerana có thể đẻ 400 – 500 trứng/ ngày đêm. Ngoài chức năng đẻ trứng ong chúa còn tiết ra các pheromon để điều hoà hoạt động của đàn ong. Tuổi thọ trung bình là 3 năm 4 tháng 14 ngày (Cherian và Mahadavan 1945), nhưng sức đẻ trứng của ong chúa chỉ cao nhất trong năm đầu tiên. Khi già thì nó đẻ ít đi và đẻ nhiều trứng không thụ tinh. Vì vậy sau 6 tháng tới 9 tháng người nuôi ong A.cerana thường thay chúa 1 lần. Trong khi đó ong châu Âu A.mellifera ở vùng ôn đới người ta thay chúa 1 hoặc 2 năm 1 lần là do ở xứ lạnh ong chúa không đẻ trứng hoặc đẻ rất ít trứng vào 6 tháng mùa đông. + Ong thợ.

Ong thợ cũng là cá thể cái nhưng cơ quan sinh sản không phát triển đầy đủ nên không giao phối với ong đực được. Bình thường ong thợ không có khả năng đẻ trứng. Chiều dài cơ thể ong thợ A. cerana (Phía bắc Việt Nam) là 10 – 11mm trọng lượng 75 – 80 mg. Số lượng ong thợ trong đàn từ 5000 – 25.000 con. Ong thợ có cấu tạo thích nghi với việc hoàn thành tất cả các chức năng của đàn như nuôi dưỡng ấu trùng, thu hoạch mật, phấn hoa, lấy nước, xây dựng tổ, điều hoà nhiệt độ trong tổ ở mức ổn định, bảo vệ đàn...Tuổi thọ trung bình của ong thợ là 50 ngày. Khi phải nuôi nhiều ấu trùng hoặc lấy nhiều mật thì tuổi thọ của ong thợ bị giảm đi chỉ còn 25 – 35 ngày.

Khi đàn bị mất chúa lâu, trong đàn sẽ xuất hiện một số ong thợ đẻ trứng. Do không giao phối với ong đực được nên nó đẻ toàn trứng không thụ tinh và từ những trứng này chỉ nở ra ong đực. Thời gian xuất hiện ong thợ đẻ trứng phụ thuộc vào loài ong (ong A. cerana xuất hiện ong thợ đẻ trứng nhanh hơn ong A.mellifera), đàn ong, mùa vụ. Những đàn ong muốn chia đàn hoặc có nhiều ong già, trong đàn có ít ấu trùng thì xuất hiện ong thợ đẻ trứng nhanh hơn ,đôi khi chỉ 3 - 4 ngày sau khi chúa mất, còn bình thường vào khoảng 10 – 14 ngày. + Ong đực.

Được nở ra từ trứng không thụ tinh, chiều dài cơ thể 12 – 14 mm, trọng lượng 115 – 130 mg (ong A.cerana phía Bắc), cơ thể có màu đen sẫm, mắt kép to đen nên còn gọi là ong đen. Ong đực chỉ thường xuất hiện và có mặt trong đàn vào mùa vụ ấm áp, đàn ong nhiều mật phấn (mùa chia đàn) hoặc ở đàn mất chúa do ong thợ đẻ trứng. Ong đực không có cấu tạo thích nghi với việc thu hoạch mật, phấn nên không đi thu hoạch. Chúng chỉ sử dụng thức ăn có sẵn trong đàn. Đến mùa khan hiếm

Page 101: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..100

thức ăn chúng bị ong thợ đuổi ra khỏi tổ và bị chết đói. Tuy nhiên ong đực là một bộ phận không thể thiếu được của đàn ong. Nó có chức năng là giao phối với ong chúa tơ và chỉ sau khi giao phối với ong đực, ong chúa mới có khả năng đẻ ra các trứng đã thụ tinh. Từ những trứng này sẽ nở ra ong thợ và ong chúa thế hệ sau. Tuổi thọ trung bình của ong đực là 57 ngày. Số lượng ong đực trong một đàn từ vài trăm đến hai ngàn con. Đàn ong tạo nhiều ong đực như vậy để tạo điều kiện cho ong chúa dễ dàng lựa chọn được những con ong đực tốt nhất. • Sự điều hoà hoạt động của đàn ong.

Mỗi đàn ong bao gồm từ vài nghìn đến vài chục nghìn cá thể gồm các nhóm có cấu tạo về hình thái và sự phân công chức năng khác nhau nhưng hoạt động của nó trong rất nhiều trường hợp lại giống như một cơ thể nguyên vẹn và thống nhất. Vậy cơ chế điều hoà của đàn ong như thế nào ? mối liên quan giữa các thành viên ra sao ?. Những vấn đề này đang được các nhà khoa học làm sáng tỏ.

Một trong những đặc điểm sinh học đặc biệt của đàn ong là chúng có khả năng tiết ra pheromon để điều hoà các hoạt động sống trong đàn. Pheromon là chất có hoạt tính hoá học được các tuyến của cơ thể côn trùng tiết ra mội trường xung quanh và có ảnh hưởng đến trạng thái sinh lí và tập tính của các các cá thể cùng loài. Đối với ong mật pheromon là phương tiện thông tin hoá học nó bao gồm các chất lỏng và các chất dễ bay hơi. Các chất lỏng được truyền qua sự tiếp xúc của các con ong, còn chất bay hơi thì truyền qua không khí. + Pheromon của ong chúa

Còn gọi là “ chất chúa”(Butler, 1954) hay chất dẫn dụ sinh dục (Pain.1995) bao gồm hơn 30 loại pheromon. Các pheromon có hoạt tính cao là - Axit 9 oxy 2 decenoic ( 9 – ODA).

- Axit 9 hiđroxy 2 dexenoic (9 – HDA). - 4 hydro 3 methyl oxy pheniletanol diacetat. Các pheromon được sản sinh ra từ tuyến hàm trên, các tuyến ở các đốt bụng 3 – 5, các tuyến

ở đốt bàn chân của ong chúa. Sự phối hợp của các pheromon có các tác dụng sau: - Kìm hãm sự hình thành trứng trong ống trứng của ong thợ. - Ngăn cản bản năng xây các mũ chúa của ong thợ. - Kích thích ong thợ đi thu hoạch mật, phấn, ổn định đàn ong khi chia đàn bốc bay. - Hấp dẫn ong đực trong thời gian ong chúa bay đi giao phối Ở chúa tơ chỉ có pheromon tiết ra từ tuyến hàm trên nên chưa có tác dụng hấp dẫn ong thợ

như chúa đẻ. Các pheromon của ong chúa được tiết ra từ tuyến hàm trên và các đốt bụng 3 - 4 - 5 của ong chúa được tràn ra bề mặt cơ thể. Các ong thợ tham gia vào đội “tuỳ tùng” của ong chúa liếm những pheromon này và cùng với thức ăn chúng truyền cho các cá thể trong đàn. Qua thức ăn có pheromon của ong chúa, ong thợ nhận biết được tình trạng của ong chúa trong đàn. Khi không được thoả mãn pheromon vì đàn ong quá đông hoặc chúa già, bị dị tật tiết pheromon kém ong thợ có thể xây mũ chúa chia đàn hoặc mũ chúa thay thế. Khi chúa chết ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động của đàn. Ong thợ ngừng xây tổ, giảm thu hoạch mật và phấn. Nếu trong đàn không còn ấu trùng non để tạo chúa thì ong thợ đẻ trứng và đàn ong sẽ bị chết dần. Vì thế mặc dù ong chúa có thể sống được tới 3 năm người nuôi ong vẫn thay ong chúa 6 - 12 tháng một lần để chúa tiết đủ pheromon điều hoà hoạt động của đàn. + Pheromon của ong thợ

Page 102: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..101

Ong thợ có hai loại pheromon là pheromon báo động và pheromon đánh dấu. Pheromon báo động gồm hai thành phần là isopentyl axetat do cơ quan đốt tiết ra và heptanol 2 được tiết từ tuyến hàm trên. Các chất trên có tác dụng đánh dấu mục tiêu, và báo cho ong thợ khác biết tình hình nguy hiểm của đàn và kích thích chúng xông ra đốt kẻ thù để bảo vệ tổ. Số lượng isopentyl - axetat được sản xuất ra trong một lần đốt đo được ở ong A.dorsata là 40 μg, ong A.mellifera là 2 μg, ong A.cerana là 1 μg và A.florea 0,2 μg (Morse và công sự 1967). Khi kiểm tra và thao tác các đàn ong, nên bắt đầu từ các đàn hiền trước, các đàn dữ nên làm cuối cùng vì nếu làm đàn dữ trước chúng sẽ để lại mùi pheromon báo động. Mùi này sẽ kích thích ong ở đàn lành trở nên dữ hơn.

Pheromon đánh dấu: ở các đốt bàn chân của ong thợ có tiết ra một loại pheromon (ít nhất 11 thành phần) để lại trên hoa khi có lấy phấn hoặc mật, chất này có tác dụng hấp dẫn các ong thợ khác đến đó thu hoạch. Ở giữa đốt bụng 6 - 7 của ong thợ có tuyến Nasonov. Tuyến này tiết ra loại pheremon có tác dụng giúp cho các ong thợ nhanh chóng xác định được nơi ở mới, tập hợp ong khi chia đàn, định hướng cửa tổ cho ong non tập bay và cùng với pheronmon ở đốt bàn chân để lại trên các bông hoa chỉ vị trí của nguồn thức ăn cho các con ong khác cùng đàn đến lấy mật và phấn được nhanh chóng. + Pheromon của ong đực

Từ tuyến hàm trên, ong đực tiết ra ngoài không khí (ở vùng hội tụ ong đực) một loại pheromon có tác dụng hấp dẫn ong đực của đàn khác đến tập trung và hấp dẫn ong chúa bay đến giao phối. + Pheromon của ấu trùng và nhộng

ấu trùng và nhộng cùng tiết ra pheromon để hấp dẫn ong thợ đến cho ăn và ủ ấm. Nhộng ong chúa tiết ra 30 μg, nhộng ong đực 10 μg và ở nhộng ong thợ là 2 - 5 μg pheromon (Koeniger và Weith 1984). ấu trùng ong chúa tiết ra loại pheromon ngăn cản sự phát triển trứng trong ống trứng của ong thợ. Vì vậy ở những đàn mất chúa còn ấu trùng non, ong thợ sẽ chọn một số ấu trùng xây thành mũ chúa. Ong thợ ở đàn đó sẽ không đẻ hoặc rất chậm đẻ trứng. • Đời sống của ong thợ. + Các giai đoạn phát triển từ trứng đến trưởng thành

Cũng như các côn trùng khác trong bộ cánh màng, ong mật thuộc loại biến thái hoàn toàn, vòng đời của nó trải qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Trứng ong có hình dạng hơi cong. Mặt lồi của trứng tương ứng với mặt lưng của phôi. Chiều dài và rộng của trứng ong A.mellifera là 1,6 mm và 0,32 mm, còn của ong A. cerana là 1,71 mm và 0,406 mm (Koeniger 1992). Giai đoạn trứng kéo dài khoảng 3 ngày đêm. Trong thời gian đó ở trong trứng xẩy ra sự phân chia tế bào mạnh mẽ và có sự phát triển của phôi thai. Trong 3 ngày đó kích thước của trứng giảm dần (Woyke 1992). Đồng thời vị trí của trứng cũng thay đổi. Ngày đầu tiên, trứng thẳng chỉ hơi nghiêng một chút. Ngày thứ hai trứng nghiêng hẳn và ngày thứ ba trứng nằm xuống đáy lỗ tổ. Sau đó một thời gian ngắn, ấu trùng sẽ chui ra. Theo chiều nghiêng của trứng, người nuôi ong có thể biết được trứng đó đẻ vào ngày nào.

Ấu trùng mới nở có màu trắng xanh. Cơ thể bao gồm phần đầu và 13 đốt phân biệt rõ. Ruột giữa chiếm phần lớn cơ thể và không thông với ruột sau vì vậy trong suốt giai đoạn ấu trùng nó không bài tiết ra phân làm bẩn thức ăn. Trong quá trình lớn lên ấu trùng có lột xác (thay da) xấp xỉ một ngày

Page 103: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..102

một lần. Giai đoạn ấu trùng giữa mỗi lần lột xác được gọi là tuổi và ấu trùng các loài ong mật có 5 tuổi. Trong 2,5 – 3 ngày đầu tiên ấu trùng được ong nuôi dưỡng cho ăn rất nhiều lần bằng loại thức ăn gọi là “ sữa ong thợ” (Worker, Jelly) (do tuyến họng và tuyến hàm trên tiết ra) giàu protein, vitamin và những chất dinh dưỡng cần thiết cho nó. Sau 2,5 - 3 ngày thức ăn của ấu trùng thay đổi có thêm mật ong và phấn hoa (Crane, 1990). Vào ngày 3 – 4 thức ăn của ấu trùng ong thợ có 47% đường (Shuet và Dixơn. 1959). Giai đoạn ấu trùng ong thợ A.cerana kéo dài 4,5 ngày và ở ong A.mellifera 5,5 ngày trải qua 4 lần lột xác.

Hình 4.6- Các giai đoạn phát triển của ong thợ từ trứng đến nhộng. Dade. 1962 Bảng1.6- Các giai đoạn phát triển của ong A.cerana và ong A.mellifera. Giai đoạn

Loài Trứng ấu trùng Vít nắp Tổng số

OngA.melliera châu Âu Thợ Chúa Đực

Ong A.cerana đồng bằng ấn Độ Thợ Chúa Đực

Ong A.cerana Việt Nam Thợ Đực Chúa

3 3 3

3,1 3 3

2,73 2,84 -

6 5 7

5,3 5 -

4,75 5,82 -

12 8 14

11,1 7- 8 -

10,05 14,22 -

21 16 24

19,5

15-16 24

18,54 22,88 -

Sau đó ong nuôi dưỡng ngừng cho ăn và vít nắp lỗ tổ lại. ấu trùng lúc này đã tăng 1600 lần về trọng lượng so với khi mới nở. Trong lỗ tổ vít nắp, ấu trùng thải phân và kéo kén. Khi kéo kén ấu trùng phải lộn vòng (xoay đầu) tới trên 30 lần. Giai đoạn tiền nhộng ong thợ kéo dài 2 ngày. Đây là giai đoạn phát triển chậm chạp biến đổi từ ấu trùng thành nhộng một cách dần dần. Ở giai đoạn này sự lột xác không diễn ra nhanh chóng mà là suốt cả giai đoạn. Nhìn bề ngoài, tiền nhộng giống như ấu trùng nhưng bên trong lớp da, các phần của nhộng phát triển đang hình thành rõ dần (các chân và các phần

Page 104: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..103

của đầu) cuối cùng biến đổi thành nhộng. Lúc đầu nhộng có màu trắng, nhưng các sắc tố bắt đầu phát triển, đầu tiên là mắt, tiếp đó là đến các phần còn lại của cơ thể. Cùng với sự thay đổi về màu sắc, sự thay đổi bổ sung cũng xuất hiện ở nhộng để biến đổi nó sang trưởng thành. Trước khi ra khỏi lỗ tổ nó lột xác lần thứ 6. + Các hoạt động trong tổ.

Trước đây người ta cho rằng ở ong có “sự phân công lao động” theo tuổi nghĩa là công việc của các con ong riêng biệt được xác định một cách nghiêm ngặt theo lứa tuổi của chúng. Tuy nhiên trong thực tế công việc của con ong không phải bao giờ cũng tiến hành tuần tự theo lứa tuổi mà còn phụ thuộc vào tình hình cụ thể của đàn và điều kiện ngoại cảnh. Nó có thể hoàn thành nhiều chức năng ở trong tổ hoặc một số ong non có thể bỏ qua một vài giai đoạn làm việc trong tổ mà chuyển sang thu hoạch mật, phấn hoa khi mà vụ mật rộ đến. Tuy nhiên trong điều kiện bình thường ong non trải qua các giai đoạn sau:

- Giai đoạn làm việc trong tổ : Khi mới nở, cơ thể ong non còn yếu, đậu chưa vững trên bánh tổ nó phải nhận thức ăn từ các con ong khác. Đôi khi nó lại chui vào lỗ tổ nằm im một thời gian để hoàn thiện các cơ quan bên trong. Những công việc đầu tiên của nó là dọn vệ sinh các lỗ tổ trống. Trong những ngày đầu tiên này, nó phải ăn phấn hoa để phát triển các tuyến trong cơ thể. Sau một, hai ngày nó có thể cho những ấu trùng tuổi mới lớn (3, 4, 5 ngày) ăn hỗn hợp mật và phấn hoa. Đây là thức ăn bổ sung vì các ấu trùng trên vẫn được ong nuôi dưỡng khác cho ăn “sữa ong thợ”. Việc tiêu thụ phấn hoa của ong non tăng tối đa vào ngày thứ 5 và giảm vào những ngày 8 - 10. Các tuyến hàm trên và tuyến họng phát triển tiết ra thức ăn nuôi ấu trùng. Đồng thời tuyến sáp cũng được phát triển. Ong non tập trung ở chỗ có rất nhiều ấu trùng là nơi có nhiệt độ cao nhất ở tổ. Nếu trên bánh tổ có ấu trùng nhỏ tuổi, ong non tiết ra thức ăn cho ấu trùng ăn, Ở chỗ đã có ấu trùng phát triển đẫy sức, ong non vít nắp tổ lại. Nếu có lỗ tổ trống, nó dọn vệ sinh cho ong chúa đẻ trứng. Ở chỗ bánh tổ trống, ong non tiết ra sáp xây tổ. Những ong non tập hợp xung quanh chúa sẽ tham gia vào đội “tuỳ tùng” của ong chúa, cho chúa ăn, liếm “chất chúa” rồi truyền cho các cá thể ở trong đàn. Trong những ngày đầu, ong non có xu tính âm với ánh sáng, nó thường nằm ở những chỗ tối bên trong tổ. Khi được 8 – 14 ngày tuổi, hệ cơ cánh phát triển nó lại có xu tính dương với ánh sáng và bay ra khỏi tổ để tập bay định hướng và bài tiết lần đầu. Đồng thời ở lứa tuổi này nó làm nhiệm vụ tiếp nhận mật hoa từ ong thu hoạch và chế biến thành mật ong dự trữ trong tổ. Tuyến sáp phát triển mạnh nhất khi ong non ở 12 - 18 ngày tuổi. Khi được 2 tuần tuổi, tuyến nọc đầy, và một số ong làm nhiệm vụ bảo vệ ở cửa tổ.Tuyến nọc thoái hoá khi ong được 6 tuần. Khoảng 18 - 20 ngày tuổi, ong chuyển sang giai đoạn làm việc ngoài tổ, đi tìm kiếm thức ăn. Lúc này hệ cơ của ong phát triển mạnh chúng có khả năng bay khoẻ. Tuy nhiên vì lí do nào đấy trong đàn chỉ có ong già thì khi chúng ăn phấn hoa các tuyến hoạt động trở lại ong có thể nuôi dưỡng các ấu trùng và tiết ra sáp xây tổ. - Giai đoạn làm việc ngoài tổ : chủ yếu là các hoạt động thu hoạch thức ăn.

Như phần trên đã nêu khi ong thợ được khoảng 8 - 14 ngày tuổi, nó tập bay định hướng lần đầu trong thời gian ngắn. Thông thường số lượng lớn ong non cùng tập bay, nên tạo ra tiếng ồn của bay định hướng (hay còn gọi là bay bài tiết). Những ngày sau các chuyến bay định hướng có thời gian lâu hơn, ở khoảng cách rộng hơn. Như vậy khi ong thợ đến tuổi thu hoạch

Page 105: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..104

(18 - 20 ngày) nó đã biết được vị trí tổ của nó và các vật chuẩn xung quanh (cây cối, nhà cửa...). Việc thu hoạch mật và phấn của ong được tiến hành nhờ sự chỉ dẫn của ong trinh sát. Ong trinh sát và các tín hiệu thông báo về nguồn thức ăn : ong trinh sát bay đi tìm kiếm nguồn thức ăn căn cứ vào mùi thơm, màu sắc rực rỡ của các bông hoa, tiếng động của các con ong khác. Sau khi đã phát hiện được nguồn hoa và nguồn thức ăn chúng nhanh chóng bay về tổ truyền tín hiệu báo cho các cá thể trong đàn biết sự có mặt của thức ăn, phương hướng, khoảng cách, mùi thơm, hương vị, độ phong phú và thời gian có nguồn thức ăn.

* Khoảng cách: Bằng các chuyển động nhất định được gọi là “điệu múa” ong trinh sát có thể thông báo cho các con ong biết khoảng cách tới nguồn thức ăn . Khi nguồn thức ăn ở gần tổ 0,5 - 27 m đối với ong A.melliera và 0,3 - 7 m đối với ong A.cerana indica (Lindauer,1957)), (Atwal và Goyal 1971) ong trinh sát múa vòng tròn. Ong trinh sát A.cerana vẽ vòng tròn theo kim đồng hồ từ 2 - 6 lần sau đó vẽ vòng tròn ngược lại vài lần. Trong khi đó ong trinh sát A. melliera vẽ vòng tròn theo kim đồng hồ 1 lần lại quay đầu chạy theo chiều ngược lại một lần. Với khoảng cách xa hơn điệu múa vòng tròn chuyển thành múa hình lưỡi liềm (với ong A.cerana là trên 8 m, với ong A.melliera là trên 28 m). Ở khoảng cách trên 50 m đối với ong A.cerana và trên 100 m đối với ong A.mellifera ong trinh sát múa điệu múa lắc lư. Ong chạy theo bánh tổ thành nửa vòng tròn có bán kính nhỏ sau đó quay ngoặt lại và chạy thẳng tới điểm ban đầu rồi vẽ lên nửa vòng tròn thứ hai ở phía đối diện tạo thành hình số 8 nằm ngang sau đó nó lại chạy thẳng tới điểm ban đầu và lặp lại tất cả các chuyển động ở đúng chỗ đó trong một vài phút. Khoảng cách tới nguồn thức ăn càng xa thì chuyển động của ong càng chậm chạp hơn và độ lắc lư càng lớn hơn.

* Phương hướng: Khi nhảy múa ong trinh sát còn chỉ cả hướng tới nguồn thức ăn. Khi ong chạy thẳng lên phía trên bánh tổ thì nguồn thức ăn ở cùng hướng với mặt trời. Ngược lại khi ong chạy thẳng quay đầu xuống thì nguồn thức ăn ngược hướng với mặt trời. Nếu nguồn thức ăn lệch về phía bên phải mặt trời thì ong sẽ chạy thẳng nghiêng về phía bên phải với góc độ tương ứng và ngược lại.

* Mùi thơm: Khi ong trinh sát thu hoạch trên hoa, mùi thơm của các bông hoa sẽ được lớp sáp mỏng phủ trên da ong hấp thụ và giữ lại một thời gian ngắn. Vì vậy những con ong thu hoạch nhảy múa theo ong trinh sát sẽ nhận biết được mùi vị này và giúp nó tìm được nguồn hoa nhanh chóng theo tín hiệu nhảy múa của ong trinh sát.

* Sự phong phú của thức ăn: Nhịp điệu múa, số lượng ong trinh sát nhảy múa nhiều nói rõ sự phong phú của thức ăn. Nếu chỉ có vài con ong trinh sát nhảy múa chứng tỏ nguồn thức ăn ít.

* Thời gian có thức ăn: Một số loài hoa chỉ nở hoặc cho mật vào một thời gian nhất định trong ngày. Một số ong trinh sát biết rõ điều này và chúng rời tổ vào thời gian đó, lấy thức ăn và thông báo cho các ong thu hoạch khác sử dụng tốt nguồn hoa này. Khi nhảy múa ong trinh sát cũng phát ra các âm thanh tương ứng, nguồn mật gần cường độ âm thanh lớn hơn và ngược lại. Cần phải nhớ rằng trong tổ ong rất tối, ong không thể nhìn thấy những gì xảy ra xung quanh chúng. Vì vậy ong phải sử dụng các cơ quan cảm giác về từ trường, âm thanh, mùi vị, xúc giác... để truyền và cảm nhận thông tin.

Số lượng ong trinh sát thay đổi tuỳ theo hoàn cảnh môi trường, nếu nguồn mật phong phú chỉ có vài phần trăm (Ribband 1953). Nếu nguồn mật khan hiếm thì có nhiều ong thu hoạch hơn chuyển

Page 106: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..105

sang làm nhiệm vụ trinh sát 5 - 35% (Seely, 1983). Nhờ đó đàn ong có thể sử dụng tốt được nguồn thức ăn ở xung quanh .

Hình 5.6- Quan hệ giữa hướng nguồn thức ăn với các điệu vũ của ong trinh sát (C.R.ribbands). - Thu hoạch và chế biến mật . Thu hoạch mật: Ong thu hoạch bay đi lấy mật theo những tín hiệu của ong trinh sát, chúng biết được khoảng cách, phương hướng và mùi vị của nguồn hoa và bay thẳng tới đó. Khi thu hoạch mật trên hoa, nó nhận biết và ghi nhớ màu sắc, hình dạng và cấu tạo của bông hoa để lần sau bay đến được nhanh hơn. Khi về tổ, chúng không đổ trực tiếp mật vào lỗ tổ mà trao cho 2 - 3 con ong tiếp nhận đậu trên bánh tổ gần cửa ra vào rồi lại tiếp tục bay đi lấy chuyến khác. Theo Park (1928) nếu thời tiết tốt một ngày con ong thu hoạch bay đi lấy được 10 - 12 chuyến một ngày, trung bình là 7 chuyến. Thời gian bình quân một chuyến bay lấy mật là 45 - 65 phút.Trọng tải một chuyến là 40 mg và cao nhất là 70 mg ở ong A.mellifera, còn ở ong A.cerana bằng 2/ 3 số lượng đó. Tuy nhiên nếu điều kiện thuận lợi ong có thể lấy được nhiều chuyến hơn và tiêu tốn thời gian cho một chuyến ít hơn.

Về khoảng cách thu hoạch ở ong A.mellifera là 3- 4 km xa nhất là 13,5 km còn ở ong A.cerana ở Srilanca là 600 m.(Punchihewa 1994). Phạm vi thu hoạch có hiệu quả kinh tế với ong A. cerana ở Việt nam là 300 - 700 m. Ong A.cerana đi làm nhiều hơn 2- 3 giờ/ ngày so với ong A.mellifera Chế biến mật.

Ong là một côn trùng dinh dưỡng hẹp, thức ăn của ong là mật hoa. Mật hoa thường chứa lư-ợng nước khá lớn (50 - 85%) được ong mang về tổ và chế biến thành mật ong. Để loại bớt lượng nước dư thừa ong đổ dần mật hoa mới lấy vào lỗ tổ, thường chúng đổ khoảng 1/ 3 chiều cao lỗ tổ để diện tích tiếp xúc của mật hoa với không khí tăng lên. Đồng thời ong quạt khí trong tổ để tăng sự bốc hơi nước. Ong chuyển nhiều lần mật hoa từ lỗ tổ này sang lỗ tổ khác ở vị trí cao hơn. Trong quá trình tiếp nhận mật hoa từ ong thu hoạch, vận chuyển mật hoa từ lỗ tổ này sang lỗ tổ khác ong thêm vào mật

Page 107: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..106

hoa các enzim invectaza. Men này có tác dụng chuyển hoá đường saccaro thành đường đơn là gluco và fructo đồng thời những men khác do ong tiết ra biến đổi một phần gluco thành axit gluconic. Vì vậy mật luôn có phản ứng axit (mật ong chín có pH khoảng 3,9). Khi mật chín hàm lượng nước trong mật ong chỉ còn 18- 20%, ong đổ đầy các lỗ tổ phía trên và vít nắp tổ bằng một màng sáp mỏng. Mật chín có thể bảo quản được rất lâu. Quá trình chín của mật diễn ra khoảng từ 9- 10 ngày, tuỳ thuộc vào nguồn hoa, thời tiết và thế đàn ong. Ở ong A.cerana đôi khi mật chín có tỉ lệ nước cao hơn đạt 22 - 24%. Đường saccaro trong mật chín vào khoảng 1- 4%, đường gluco và fructo tăng đến 70- 75%. Hàm lượng đạm thấp 0,1- 0,4%, muối khoáng 0,2%, axit hữu cơ 0,1- 0,4%. Nếu quay mật nhiều lần (3- 4 ngày một lần) khi mật chưa chín, hàm lượng nước rất cao từ 25- 28%. Mật này dễ bị lên men, không bảo quản được lâu. - Thu hoạch phấn.

Vào thời gian trong đàn có nhiều ấu trùng, có khoảng 50% ong thu hoạch trở về tổ với các viên phấn có màu sắc khác nhau. Màu của viên phấn phụ thuộc vào loài hoa (phấn ngô, bí đỏ màu vàng, phấn lúa vàng nhạt, phấn cỏ rác màu đỏ, phấn mùi màu tím, phấn cà phê màu nâu sẫm...). Quan sát màu của viên phấn do ong mang về người nuôi ong có thể biết sự nở hoa của các cây nguồn mật, phấn khác nhau và bán kính bay của ong.

Khi thu hoạch phấn, ong dùng vòi và hàm trên để liếm hoặc cắn rách bao phấn dính vào các lớp lông của cơ thể. Sau đó nó dùng chân trước và chân giữa để chải phấn ở đầu và cơ thể, rồi chuyển đến chân sau. Bàn chải chân sau vê phấn hoa thành những viên nhỏ. Đôi khi ong nhả ra một chút mật hoa để làm cho phấn dính được rồi chuyển vào “giỏ đựng phấn” ở mặt ngoài đốt chày chân sau. Giỏ đựng phấn có một sợi lông cứng ở trung tâm có tác dụng giữ viên phấn ở đúng vị trí.

Trọng lượng của viên phấn hoa mang về tổ phụ thuộc vào sự phong phú của phấn trên cây và thời tiết. Trời lặng gió, một giỏ phấn hoa của ong A.mellifera là 16 - 20 mg, khi có gió là 8 - 12 mg. Ong A.cerana lấy phấn cây mù tạt giỏ phấn 8 mg còn lấy phấn ngô là 19 mg (Naim và Bisht,1979). Thông thường ong chỉ lấy một loại phấn và lấy phấn nhiều nhất vào buổi sáng từ 8- 11h. Đa số ong thu hoạch mang về tổ hoặc là mật hoặc là phấn. Tuy nhiên khi nguồn mật không phong phú, gần 1/ 2 số ong mang về tổ cả mật và phấn.Thời gian lấy một giỏ phấn thường nhanh hơn lấy một diều mật. Trường hợp cây vừa có mật vừa có phấn, ong lấy mật hoa trộn với phấn để cho phấn hoa ẩm có thể cho vào giỏ đựng phấn. Có khi cây chỉ cho phấn (như ngô, lúa, cỏ rác...) ong phải hút một giọt mật tr-ước khi rời tổ. Thời gian lấy đầy một giỏ phấn từ 6 - 10 phút cho đến 187 phút. Một ngày một con ong có thể lấy từ 6 - 47 chuyến, nhưng ong thường thích lấy mật hơn là lấy phấn. Sau khi đem phấn về ong để phấn vào trong lỗ tổ . Các con ong khác trẻ hơn sẽ ép chặt phấn vào lỗ tổ. Nhờ ảnh hưởng của vi sinh vật lên men lactic, một phần đường thêm vào phấn hoa biến đổi thành axit lactic. Do đó phấn hoa có thể bảo quản khá lâu. Phấn hoa là nguồn protein, lipit, muối khoáng và vitamin chủ yếu đối với ong. Khi thiếu phấn hoa, ong chúa giảm đẻ , ong nuôi ấu trùng ít và ngừng tiết sáp xây tổ. Woyke (1976) thấy rằng vào vụ mật ong A.cerana nuôi được 95% số trứng cho đến khi vít nắp, nhưng khi có nguồn hoa rải rác chỉ là 50%, và vào mùa thiếu thức ăn tỷ lệ này bằng không, là do khi thiếu phấn, ong thợ ăn một phần hoặc toàn bộ ấu trùng. Có tập tính trên là do ong dự trữ và sử dụng lại lượng protein trong mùa thiếu thức ăn.

Page 108: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..107

- Lấy nước. Khi trong tự nhiên không có mật hoa, phải sử dụng mật ong dự trữ, ong lấy nước về để làm

loãng mật cho ấu trùng ăn. Khi trời khô hanh, ong lấy nước về để tăng độ ẩm khu vực nuôi ấu trùng. Khi trời nóng nực, ong lấy nước về để làm mát tổ vì vậy vào tháng 6 tháng 7 có rất nhiều ong đi lấy nước.Một con ong có thể lấy được từ 50 - 100 chuyến trong một ngày. Ong cũng vận chuyển nước trong diều mật; khi về tổ chúng trao cho một số ong tiếp nhận. Trong đàn, ong không dự trữ nước vào các lỗ tổ như dự trữ mật và phấn mà có một số ong dự trữ nước trong diều mật. Về mùa hè cần tạo cho ong nguồn nước nhân tạo ở trong trại để ong lấy nước sạch, không phải bay xa, tiết kiệm được năng lượng. Những ngày quá nóng có thể cho nước vào máng đặt sẵn trong đàn.

Ngoài việc thu hoạch mật, phấn hoa và nước ra, ong A. mellifera còn lấy cả các nhựa dính trên chồi một số loại cây về chế biến thành keo ong để thu hẹp cửa tổ, bịt những chỗ hở của thùng. Ong A cerana không lấy keo. • Đời sống ong chúa. + Sự phát triển từ trứng đến trưởng thành

Ong chúa cũng phát triển từ trứng thụ tinh như ong thợ nhưng sự phát triển của nó có một vài sai khác. Theo nguồn gốc ra đời của chúa có thể chia ra : chúa chia đàn, chúa thay thế và chúa cấp tạo. Các ấu trùng ong chúa chia đàn và thay thế được phát triển trong nền mũ chúa xây dựng một cách đặc biệt, thường nằm ở rìa bên hoặc mép dưới của bánh tổ.Từ các nền mũ chúa theo sự lớn lên của ấu trùng, ong thợ xây thành lỗ tổ chúa có hình hạt dẻ. Khi đàn ong mất chúa đột ngột, ong chọn một số lỗ tổ ấu trùng non dưới 3 ngày tuổi, mở rộng các lỗ tổ này rồi xây dần lên thành mũ chúa.

Trong suốt giai đoạn ấu trùng, ong thợ cho ấu trùng ăn bằng sữa chúa một cách dư thừa.Trong khi đó ở ong thợ từ khi mới nở đến 2,5 - 3 ngày tuổi ấu trùng chỉ được ăn một lượng sữa vừa đủ. Mặt khác thành phần của sữa ong chúa cũng khác với sữa ong thợ. Hàm lượng đường trong sữa ong chúa là 34% và được duy trì từ 1 ngày đến 4 ngày tuổi, còn ở sữa ong thợ là 12% và được ăn như vậy trong 1,25 ngày. (Shuel và Dixon 1959). Chính hàm lượng đường cao này kích thích ấu trùng ong chúa ăn nhiều thức ăn hơn và nó ảnh hưởng đến hạch Corpora allata ở đầu của ấu trùng. Hạch này tiết ra hoocmon kích thích sâu non (Juvenile hoocmon) là neotenin. Đến ngày thứ 3 của giai đoạn ấu trùng mức độ neotenin cao sẽ dẫn đến sự phân hoá thành ong chúa, còn nếu mức độ neotenin thấp sẽ dẫn đến thành ong thợ (Beetsma, 1979). Vì vậy người nuôi ong khi tạo chúa thường chọn ấu trùng dưới 1 ngày tuổi và tốt nhất từ 12- 18 h tuổi để ấu trùng được ăn sữa chúa. Qua 5 ngày ong thợ vít nắp mũ chúa lại. Lúc đó trong mũ chúa vẫn còn lượng thức ăn dư thừa, ấu trùng sẽ vừa kéo kén vừa ăn sau đó sẽ lột xác hoá nhộng. Ong nuôi dưỡng cho ấu trùng ong chúa ăn sữa ong chúa nhiều hơn so với ấu trùng ong thợ là do lỗ tổ của ong chúa hướng xuống phía dưới. Nhộng của ong chúa sản sinh ra lượng pheromon khá nhiều (30 μg) đủ để hấp dẫn ong thợ đến ủ ấm. Khi hoàn thành giai đoạn phát triển, ong chúa tự cắn nắp mũ chúa và chui ra ngoài. + Chúa tơ và chuyến bay giao phối.

Sau khi vũ hoá việc đầu tiên của ong chúa tơ là đi tìm các mũ chúa già khác, dùng hàm trên cắn vào vách mũ chúa rồi dùng ngòi đốt để tiêu diệt các con ong chúa sắp vũ hoá nằm trong đó. Nếu ong chúa được tạo để chuẩn bị chia đàn thì ong thợ bâu kín xung quanh mũ chúa để ong chúa vũ hoá trước đó không giết được.Vào ngày đầu tiên ong chúa có xu tính âm với ánh sáng. Nó thường lẩn

Page 109: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..108

tránh ánh sáng ở cửa tổ. Vài giờ đầu sau khi chúa vũ hoá, ong thợ hầu như không để ý tới chúa tơ. Sau đó chúng dùng râu chạm vào ong chúa, chải chuốt cho nó, cho chúa ăn rồi có những hoạt động quấy rầy, xâm kích ong chúa như rung lưng, lắc cánh. Hoạt động xâm kích càng tăng lên làm cho ong chúa hoạt động hơn, nhanh nhẹn hơn. Nó tỏ ra tức giận, trèo qua ong thợ, thậm chí đốt chết cả ong thợ. Bằng những việc làm này ong chúa đã thiết lập vai trò thống trị của nó (Werver,1980) hơn nữa việc tập luyện sẽ làm ong chúa khoẻ hơn, có khả năng bay tốt. Khi được 3- 5 ngày tuổi, nó có xu tính dương với ánh sáng, bò ra ngoài cửa tổ và bay định hướng lần đầu trong vòng vài phút. Những lần bay về sau lâu hơn đến 30 phút. Ong chúa thường bay đi giao phối vào những ngày trời nắng ấm, nhiệt độ không khí cao hơn 20oC, trời ít gió. Ong chúa thường bay giao phối cách tổ khoảng 2 km, ít khi xa hơn 5 km (Crane 1990) và mỗi chuyến bay giao phối kéo dài từ 22,5 - 30 phút. Ong chúa A.cerana thường bay đi giao phối, sau khi vũ hoá là 5 - 7 ngày và đẻ sau khi vũ hoá là 8- 12 ngày, còn ở ong A.mellifera là 6 - 9 ngày và 8- 13 ngày. Thời gian bay đi giao phối nhiều nhất của ong A.cerana gần giống như của ong A.mellifera (A.cerana là 13h - 14h, ong A.mellifera là 12h30 - 13h30 .Verma 1986). Nhưng theo Mardan, ong A.cerana giao phối nhiều nhất vào khoảng 15 h là khi mặt trời ở đúng góc độ là 45o. Nếu như thời tiết xấu, sự giao phối của ong chúa chậm lại đôi khi tới 30 - 35 ngày như-ng ong chúa giảm khả năng đẻ và tuổi thọ ngắn. Khi bay giao phối, ong chúa tiết pheromon để hấp dẫn ong đực và nó sẽ giao phối với những con ong đực đuổi kịp nó. Ong chúa thường giao phối 1 - 3 lần. Một ong A.mellifera giao phối với 8 - 10 ong đực (Trjasko 1956;Woyke 1955 Ruttner 1985) như-ng một ong chúa A.cerana giao phối với khoảng 15 - 30 ong đực (Woyke 19755 Koeniger và Punchihewa 1994), do lượng tinh dịch ở ong đực A.cerana ít hơn. Một ong đực A.cerana phóng được khoảng 0,35 ml tinh dịch chứa 1,20 triệu tinh trùng nghĩa là ít hơn ở một ong đực A.mellifera từ 5 - 6 lần.( Verma, 1990). Muốn thụ tinh nhân tạo cho ong chúa A.cerana phải lấy tinh trùng từ 40 - 60 ong đực (Woyke 1972) vì thế các chương trình chọn lọc giống ong A.cerana cần phải tiến hành bằng cách giao phối tự nhiên ở khu vực cách li về địa lí.

Sau khi giao phối 1 - 4 ngày, ong chúa bắt đầu đẻ trứng. Khi đẻ, ong chúa tìm các lỗ tổ trứng đã được dọn vệ sinh để đẻ. Nó chui đầu vào lỗ tổ kiểm tra và đưa hai chân trước ra đo lỗ tổ (Koeniger, 1970). Bằng cách này ong chúa biết được đấy là lỗ tổ ong thợ hay lỗ tổ ong đực mà đẻ trứng thụ tinh hay không thụ tinh. Nếu là lỗ tổ ong thợ, van túi trữ tinh mở ra, và một trong những tinh trùng được nhả ra sẽ thụ tinh cho trứng. Nếu là lỗ tổ ong đực van túi trữ tinh sẽ đóng lại, trứng sẽ không được thụ tinh, và chỉ nở ra ong đực. Khả năng đẻ trứng của ong chúa phụ thuộc vào tuổi của ong chúa, thế đàn, dự trữ thức ăn, số lỗ tổ trứng và điều kiện mật phấn bên ngoài. Ong chúa càng già sức đẻ trứng của nó càng giảm, tỷ lệ trứng không thụ tinh cao. Đôi khi một số chúa chưa già nhưng giao phối vào lúc thời tiết không thuận lợi nên nhận được ít tinh trùng thì sức đẻ trứng cũng giảm nhanh. • Đời sống của ong đực. + Sự phát triển từ trứng đến trưởng thành.

Khác với ong chúa và ong thợ, ong đực được phát triển từ trứng không thụ tinh. Cũng giống như ở ong thợ, trong 2,5 - 3 ngày đầu tiên ấu trùng ong đực được ăn bằng thức ăn ấu trùng nhưng thành phần có khác gọi là “sữa ong đực”. Sữa ong đực cho ấu trùng 1 - 2 tuổi ăn có hàm lượng đường 7,5 % và khi ấu trùng được 3 - 5 ngày tuổi là 24,9%. (Haydak 1957). Sau 3 ngày tuổi, ấu trùng ong đực được ăn thêm mật và phấn hoa. Giai đoạn ấu trùng ong đực kéo dài 7 ngày nên tiêu tốn thức ăn

Page 110: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..109

gấp 2 lần ấu trùng ong thợ và kích thước của nó cũng tăng lên nhiều hơn. Tuy nhiên tỷ lệ chết của ong đực ở giai đoạn ấu trùng cao hơn tỷ lệ chết của ong thợ rất nhiều. Theo Woyke 1977:

Tỷ lệ chết ấu trùng ong thợ ong đực mùa xuân 11% 13% mùa hè 19% 25% mùa thu 33% 47% Theo Levenet (1956) để nuôi 1000 ong đực A. mellifera từ trứng đến trưởng thành cần 750 gr

mật ong và 450 gr phấn hoa, và trong suốt cuộc sống của mình, số ong đực trên tiêu thụ hết khoảng 6,32 kg mật ong. Theo tính toán của những người nuôi ong, để tạo 1000 ong đực trong đàn thì giảm mất 7 kg mật. Tuy nhiên theo số liệu tính toán ngày nay số lượng mật ong tiêu tốn cho 1 ấu trùng còn lớn hơn nhưng thực tế những đàn ong có nhiều ong đực năng suất mật vẫn không giảm, bởi vì trong đàn ong có nhiều mối tương tác mà chúng ta vẫn chưa hiểu hết.

Sau 7 ngày, ong nuôi dưỡng ngừng cho ăn và vít nắp lỗ tổ lại. Lỗ tổ ong đực thường nằm ở các góc phía dưới của bánh tổ. Nắp vít lỗ tổ ong đực nhô cao hơn so với nắp vít của ong thợ. Sau khi vít nắp lỗ tổ được 2 - 3 ngày trên nắp vít lỗ tổ ong đực A. cerana xuất hiện 1 lỗ thủng nhỏ ở chính giữa do ong thợ lấy bớt sáp đi. Lý do hình thành lỗ nhỏ đó còn chưa được rõ (Ruttner, 1988). Thời gian phát triển từ trứng đến trưởng thành của ong đực là 24 ngày đối với ong A. mellifera và 22 - 23 ngày đối với ong A. cerana. Giai đoạn phát triển của ong đực dài hơn so với ong chúa và ong thợ vì giai đoạn nhộng kéo dài hơn. Điều đó làm cho các pha ấu trùng ve Varroa phát triển thuận lợi trên ấu trùng ong đực. Ong đực lưỡng bội: Ong đực được sản sinh từ những trứng không thụ tinh. Đó là những con ong đực đơn bội, nghĩa là chúng chỉ có mẹ, không có bố và chỉ có một nửa số nhiễm sắc thể là 16 chứ không phải là 32 nhiễm sắc thể như ở con cái. (Ong chúa và ong thợ là những con ong cái lưỡng bội vì có cả bố và mẹ). Ở những đàn ong mà chúa giao phối cận huyết có những con ong đực lưỡng bội phát triển từ trứng thụ tinh mà ong chúa đẻ ở lỗ tổ ong thợ. Khi dưới 1 ngày tuổi, ấu trùng của chúng tiết ra chất pheromon, đó là “chất ăn”. Những ong chúa cận huyết ở ong A.cerana cũng đẻ ra trứng và ấu trùng ong đực lưỡng bội nhưng những ấu trùng này tiết ra ít “ chất ăn” hơn và chúng chỉ bị ăn thịt ở 1 - 4 ngày tuổi (Woyke 1977, 1980). “Chất ăn” sản sinh ra khi ấu trùng còn rất nhỏ ,có tác dụng để đàn ong khỏi lãng phí thức ăn nuôi chúng. Ỏ ong mật không có nhiễm sắc thể giới tính riêng biệt. Theo Woyke (1976) giới tính của ong đực xác định bởi 12 alen ở locus giới tính X, kí hiệu là Xa, Xb.Xc... Con cái phát triển từ trứng thụ tinh lưỡng bội dị hợp tử ở locus X. Ong đực phát triển từ trứng không thụ tinh thì phát triển bình thường. Trứng thụ tinh ở trạng thái lưỡng bội đồng hợp tử ở locus X sẽ nở thành ong đực lưỡng bội. Hiện tượng này xảy ra khi ong chúa giao phối với ong đực cận thân. + Ong đực trưởng thành và sự bay giao phối.

Sau khi vũ hoá ong đực thường đậu trên các cầu bánh tổ có ấu trùng, nơi có nhiệt độ cao 35oC để thúc đẩy sự hình thành tinh tử. Suốt 3 - 4 ngày đầu tiên nó không tự lấy thức ăn được mà được ong thợ nuôi dưỡng bằng phấn hoa và mật ong. Dần dần nó có thể tự lấy thức ăn trong các lỗ tổ không vít nắp. Ong đực dành 70 – 80% thời gian để nghỉ ngơi hoàn toàn, thời gian còn lại bò đi đây đó trong tổ. Khi được 6 - 10 ngày tuổi, ong đực thực hiện những chuyến bay đầu tiên để bài tiết và định hướng vị

Page 111: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..110

trí tổ, ở ngày thứ 12 – 14 sau vũ hoá ong đực thành thục về mặt sinh dục và sẽ bay đi giao phối vào tuổi 15 - 16 ngày (Hestmnamek, 1962). + Sự giao phối giữa ong chúa và ong đực.

Khi ong chúa tơ bay tới điểm hội tụ ong đực, rất nhiều ong đực bay theo nó giống như một cái đuôi sao chổi ở sau ong chúa. Cuối cùng một trong số ong đực sẽ đuổi kịp ong chúa, dùng chân trước và chân giữa ôm lấy lưng còn chân sau ôm lấy bụng của ong chúa. Tiếp theo nó cong bụng lộn cơ quan giao cấu vào buồng ngòi đốt đã mở của ong chúa, rồi nó trở nên tê liệt, chân rời ra, cánh không vẫy nữa, cuối cùng nó lật về phía sau. Ong chúa tiếp tục bay mang theo ong đực bị tê liệt. Lúc này tinh trùng sẽ đi vào ống dẫn trứng chung và đôi ống dẫn trứng đơn. Sau đó ong đực rời ra, nhưng để lại các nút hình thành từ phần còn lại của dương vật và chất nhày của ong đực đông lại khi gặp không khí, ngăn không để tinh trùng thoát ra. Chỉ vài giây sau con ong đực khác lại bám vào ong chúa để giao phối như con ong đực trước và tất nhiên nó phải gạt bỏ chất nhầy do con ong đực trước để lại. Các ong đực sau khi giao phối sẽ bị chết.

Khi thấy đã đủ lượng tinh trùng, ong chúa bay về tổ với dấu hiệu do ong đực để lại gọi là “dấu hiệu giao phối”. Nó tự bỏ dấu hiệu giao phối trong vòng 3 - 5 phút bằng cách bò trên bánh tổ để thành lỗ tổ gạt vào dấu hiệu giao phối làm nó tụt ra. Đôi khi ong thợ giúp chúa loại bỏ dấu hiệu giao phối này. Khoảng 1 - 4 ngày sau giao phối, ong chúa bắt đầu đẻ trứng. • Cấu trúc tổ ong.

Tổ ong là nơi bảo vệ ong khỏi các kẻ thù và mưa gió. Trong tự nhiên ong A.mellifera và A.cerana thường làm tổ trong hốc cây, hốc đá. + Cấu tạo và sự sắp xếp bánh tổ: Tổ ong A.mellifera và ong A.cerana gồm có vài bánh tổ xếp thẳng đứng và song song với nhau (5 - 8 bánh tổ). Chiều dày bánh tổ chỗ nuôi ấu trùng là 20 – 21 mm và chỗ chứa mật là 25 - 30 mm. Khoảng cách giữa hai bánh tổ kề nhau “ khoảng cách con ong” là 7,5 mm. Giữa các bánh tổ có vách chung từ đó có các lỗ tổ đi về hai phía ngược chiều nhau. Lỗ tổ ong có hình lục giác đều, đáy lỗ tổ nằm ở vách chung đồng thời lại là đáy của 3 lỗ tổ ở phía đối diện. Cấu tạo như vậy tạo nên độ bền của tổ rất cao và lỗ tổ có sức chứa lớn nhất, tiết kiệm được nhiều sáp xây dựng nhất. Trên bánh tổ có các lỗ tổ ong thợ, ong đực, ong chúa và lỗ tổ đựng mật. Số lượng lỗ tổ ong thợ là nhiều nhất. Kích thước lỗ tổ phụ thuộc vào loài ong và nòi ong mà khác nhau. ở ong A.mellifera dao động từ 4,7- 5,4mm. ở ong A.cerana là từ 4,2 – 4,87 mm. Ong A.cerana ở phía Bắc nước ta có đường kính là 4,6 mm còn ong A.cerana ở phía nam là 4,3 mm, ong đực ở phía bắc là 5,4 mm ong ở phía nam là 5,1 mm. Các lỗ tổ có xu hướng chếch lên phía trên một chút. Các lỗ tổ đựng mật có độ chếch lớn hơn. Các lỗ tổ ong đực thường nằm ở phía dưới và thường chỉ xuất hiện vào mùa chia đàn. Trong mùa phát triển, 3/ 4 số lỗ tổ được dùng để nuôi ấu trùng, 1/ 4 dành để chứa mật phấn. Các lỗ tổ ong thợ được vít nắp phẳng còn lỗ tổ ong đực lồi lên thành hình nón. Vào mùa mật, số lỗ tổ nuôi ấu trùng giảm xuống còn số lỗ tổ đựng mật được tăng thêm.

Việc nghiên cứu cấu tạo tổ các loài ong có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chế tạo ra các loại thùng ong thích hợp. Đặc biệt dựa vào khoảng cách giữa hai bánh tổ để định chiều rộng xà trên của thanh xà và khung cầu, đo thể tính tổ ong tự nhiên, diện tích bánh tổ để quy định kích thước thùng ong cho thích hợp. Ví dụ xà cầu ong A.mellifera cần phải to hơn, thể tích thùng phải lớn hơn ong A.cerana.

Page 112: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..111

Hình 6.6 - Bánh tổ ong.

+ Sự già hoá của bánh tổ và hoạt động xây dựng bánh tổ mới.

Bánh tổ mới xây, mềm dẻo có màu trắng hoặc vàng sáng, sau một thời gian nuôi dưỡng ấu trùng, màu của bánh tổ sẫm đi do các áo kén, chất cặn bã trước khi ấu trùng hoá nhộng thải ra. Vách tổ

hẹp lại, bánh tổ trở nên già cứng, không có mùi thơm như trước. Theo Mikhailop,(1927) đường kính lỗ tổ ong thợ có 17 - 21 thế hệ ong ra đời hẹp hơn 5 - 6% về thể tích. Khi lỗ tổ có 68 thế hệ ra đời thì khối lượng ong thợ ra đời từ đó giảm đi 18,8%. Ong A.cerana không thích các bánh tổ quá cũ vì có mùi hôi, ong chúa không thích đẻ trứng, sâu ăn sáp dễ xâm nhập. Ở một số đàn đông quân, ong thợ cắn bỏ các lỗ tổ cũ cho đến tận lớp đáy rồi xây lại các lỗ tổ mới. Do ong A.cerana dọn vệ sinh ở đáy thùng kém, lớp sáp vụn do ong cắn ra lại hấp dẫn bướm sâu ăn sáp đến đẻ trứng. Từ đó sâu non lại nở ra, ăn sáp rồi bò vào các bánh tổ khác. Nếu số lượng sâu ăn sáp nhiều có thể làm đàn ong bỏ tổ bốc bay. Vì vậy cần phải thường xuyên dọn vệ sinh đáy tổ và thay khoảng 1/ 2 số bánh tổ trên các đàn ong của trại trong một năm.

Quá trình xây tổ mới do ong non đảm nhiệm, sáp được tiết ra từ các tuyến sáp ở 4 đốt bụng cuối cùng của ong thợ. Trong 3 ngày đầu tiên của cuộc sống, các tế bào tiết sáp được tăng dần về kích thước và đạt cực đại vào lúc ong được 12 - 18 ngày tuổi. Sau đó hoạt động của tuyến sáp ngừng lại. Việc tiết sáp xây tổ phụ thuộc vào tình hình đàn ong và nguồn mật phấn trong tự nhiên. Người ta ước tính rằng để sản xuất ra được 453 g sáp ong phải tiêu tốn 3,8 kg mật ong. Khi xây tổ, ong hình thành nên các dây ong ở chỗ xây tổ. Chúng dùng các cựa ở chân sau lấy sáp ra khỏi gương sáp chuyển lên chân trước rồi đưa lên hàm nhai, nghiền trộn với nước bọt. Sau vài phút sáp trở nên có hình tròn nhỏ, nó được đặt lên bánh tổ. Cục sáp có thể nằm ở đó hoặc lại được ong thợ khác lấy đi nghiền lại. Trong thực tế để xây được một lỗ tổ phải có sự tham gia của hàng trăm con ong, mà mỗi một con chỉ tham gia chưa đến 1 phút. Từ các dây ong hình thành nên các miếng bánh tổ nhỏ, dài mà ong tiếp tục xây dài ra và nối lại với nhau thành bánh tổ mới. Ong xây bánh tổ tích cực nhất ở chỗ bánh tổ có nhiều ấu trùng mở nắp do ở đó có nhiều ong non. Chúng ăn nhiều phấn để phát triển tuyến tiết sữa, nên tuyến sáp của chúng cũng phát triển mạnh.

Để giúp ong xây tổ nhanh và nhận được bánh tổ vững chắc có nhiều lỗ tổ ong thợ, người nuôi ong sử dụng tầng chân nhân tạo. Cần lưu ý sử dụng tầng chân có kích thước đúng với lỗ tổ tự nhiên của ong. Nếu kích thước lớn hơn lỗ tổ tự nhiên , ong sẽ xây nhiều lỗ tổ ong đực.

Page 113: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..112

+ Sự điều hoà nhiệt ẩm độ trong tổ. Tất cả các loài ong mật đều có khả năng tạo ra và duy trì nhiệt độ trong tổ ở mức độ không

đổi. Ở ong A.mellifera nhiệt độ ở khu vực nuôi ấu trùng luôn ổn định trong khoảng 32 - 34oC. Đây là nhiệt độ thích hợp nhất cho ấu trùng phát triển, nếu cao quá hoặc thấp quá đều ảnh hưởng đến sự phát triển của ấu trùng , làm giảm sức sống hoặc kéo dài sự phát dục.

Sự điều hoà nhiệt độ do ong thợ đảm nhiệm, đàn ong càng đông thì khả năng điều hoà nhiệt độ càng tốt. Khi nhiệt độ không khí xuống thấp, ong tụ tập lại trên bánh tổ thành chùm, đông tới mức làm cho chúng tạo ra nhiệt độ cao trên một diện tích nhất định ở chỗ có ấu trùng. Nhiệt độ càng thấp thì ong càng dày đặc hơn, chúng tiêu thụ mật ong càng nhiều để tạo ra năng lượng cần thiết. Đàn ong A.mellifera chịu được nhiệt độ thấp – 40oC, còn các đàn A.cerana chỉ chịu được nhiệt độ 0oC. Tuy nhiên ở Nhật Bản ong A.ceranajaponica lại chịu đựng nhiệt độ lạnh – 20oC tốt hơn là ong nhập nội A.mellifera (Sakai,T 1989). Xét về mặt cá thể ong A. cerana chịu lạnh tốt hơn, ở Quảng Đông Trung Quốc ong A.cerana bắt đầu đi làm khi nhiệt độ không khí ngoài trời là 7oC. Ngược lại ong A.mellifera không thể rời tổ ở nhiệt độ đó, nếu nó bay ra nó sẽ bị chết (Liu, 1984).

Khi nhiệt độ không khí cao trên 34oC, để làm mát tổ, ong tiến hành thông gió. Chúng đậu ngoài cửa tổ vẫy cánh tạo ra dòng không khí đẩy vào tổ. Ong A.mellifera quay đầu vào cửa tổ khi quạt gió, ngược lại ong A.cerana quay đầu ra. Nếu sự thông gió vẫn chưa đủ, ong dàn rộng ra khắp tổ và tụ tập lại thành chùm dưới đáy thùng. Nhờ vậy, nhiệt độ trong tổ được giảm xuống. Khi trời quá nóng ong đi lấy nước về tổ, đặt giọt nước lên trên nắp vít lỗ tổ nhộng, hoặc treo lên phần trên phía ngoài lỗ tổ có ấu trùng. Nước bốc hơi làm giảm nhiệt độ và tăng ẩm độ trong đàn. Bằng cách này ong duy trì ẩm độ không khí trong tổ luôn luôn ở khoảng 65 - 80%, là ẩm độ thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng.

Câu hỏi ôn tập chương 6. 1. Đặc điểm của 2 giống ong được nuôi phổ biến ở Việt nam : A. mellifera và A. cerana. 2. Thành phần đàn ong và các chức năng, hoạt động của chúng. 3. Cấu trúc tổ ong và sự điều hoà nhiệt ẩm độ trong tổ ong.

Page 114: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..113

Chương VII: CÂY NGUỒN MẬT PHẤN VÀ SỰ THỤ PHẤN CÂY TRỒNG BẰNG ONG MẬT Chương 7 đề cập đến tầm quan trọng cây nguồn mật, khai thác cây nguồn mật nuôi ong 7.1. Vai trò của cây nguồn mật phấn đối với ong.

Ong đi lấy thức ăn từ nguồn tự nhiên là mật và phấn hoa. Mật hoa và phấn hoa có thể cung cấp tất cả các năng lượng cần thiết cho ong. Trong thành phần của mật ong có nhiều các loại đường saccaro, gluco, fructo... là nguồn năng lượng cơ bản cần thiết cho ấu trùng, cho các cá thể ong và cho cả đàn ong. Ong thường sử dụng và nuôi ấu trùng bằng mật hoa mới lấy về, đồng thời chế biến một phần còn lại thành mật hoa. Phấn hoa là nguồn cung cấp protein, chất béo, vitamin, muối khoáng... cho ấu trùng và ong non. Khi thiếu phấn đàn ong không nuôi dưỡng ấu trùng và ngừng xây tổ, vì thế nơi nào có nguồn mật phấn dồi dào quanh năm thì ong phát triển mạnh và cho năng suất cao. Tuy nhiên không phải tất cả các loài thực vật có hoa đều cho mật và phấn hoa, đều có giá trị đối với ong như nhau. Những thực vật cung cấp cho ong mật hoa và phấn hoa được gọi là cây nguồn mật. Những thực vật cho mật nhưng ít hoặc không cho phấn cũng được xếp vào nhóm này. Còn những thực vật mà trên các bông hoa của nó, con ong chỉ lấy được phấn hoa gọi là cây nguồn phấn (ngô, lúa, trinh nữ, hoa hồng, thuốc phiện...). Các cây nguồn phấn này có vai trò rất quan trọng đối với người nuôi ong, đặc biệt khi đàn ong nuôi nhiều ấu trùng, chuẩn bị quân cho vụ mật. Mặt khác khi con ong đi lấy phấn trên những bông hoa nó lại đem phấn hoa thụ phấn cho nhuỵ hoa tạo khả năng hình thành quả và hạt. Vì vậy năng suất các loại thực vật trên lại phụ thuộc đáng kể vào hoạt động của các con ong. Mối liên quan hữu cơ này là cơ sở kinh tế để sử dụng ong trong thụ phấn cây trồng nông nghiệp.

Cũng như các nước nhiệt đới khác, chúng ta có thảm thực vật rất đa dạng, có nhiều loài cây nở hoa nhưng số lượng không nhiều. Diện tích của vùng trồng trọt có một vài loại cây trồng trên diện tích lớn như cao su, táo, nhãn, chôm chôm... là những vùng nuôi ong rất tốt. Còn những vùng khác, khó có thể đặt ong với số lượng lớn. Vì thế ở những nơi nuôi ong cố định, người nuôi ong cần phải trồng thêm một số cây nguồn mật phấn bổ sung. Tuy nhiên nếu chỉ trồng cây phục vụ cho ong thì sẽ không kinh tế mà việc trồng trọt này cần kết hợp với việc trồng các cây ăn quả, cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp, cây công viên bóng mát...

Do tầm bay của ong A.cerana không xa nên việc tìm ra vùng có nguồn mật phấn phong phú là yếu tố quan trọng nhất để nuôi ong thành công + Sự tiết mật hoa của thực vật

Mật hoa là chất lỏng có đường được tiết ra từ tuyến mật hoa của thực vật nhằm hấp dẫn côn trùng đến thụ phấn.

Tuyến mật hoa thường thấy trên đài hoa, cánh hoa, nhị đực và nhuỵ, đa số nằm ở gốc bầu và ở nhuỵ. Tuyến mật của hoa nông, sâu có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lấy mật của ong. Những chủng ong có chiều dài vòi hút lớn, có khả năng thu mật tốt ở các loài cây có tuyến mật sâu như cỏ lào, cúc quỳ. Vì thế ong nội thu mật cỏ lào kém hơn ong Ý. Tuyến mật ngoài hoa thường nằm trên các cơ quan sinh dưỡng của cây như cuống lá, thân lá, lá kèm và lá bắc gọi là mật lá. Mật lá thường có ở các cây cao su, bông, đay, trẩu, keo tai tượng. Ở cây cao su, mật lá xuất hiện ở thời kỳ cây thay lá. Các

Page 115: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..114

lá non có khả năng tiết mật. Cây đay tiết mật trong thời kỳ sinh trưởng mạnh (tiết nhiều nhất khi đạt độ cao 80 - 200 cm). Khi không có mật hoa, ong mới lấy mật lá. Mật ong được lấy từ mật lá có hương vị kém hơn là mật ong lấy từ mật hoa, nên giá bán rẻ hơn.

Trong mật hoa có chứa một hỗn hợp axit hữu cơ, các muối khoáng và các este. Chính các este này làm cho hoa có mùi thơm. Hàm lượng đường trong mật hoa biến động rất lớn từ 25 - 60% tuỳ thuộc vào loài cây và các yếu tố ngoại cảnh khác mà lúc đặc lúc loãng. Ví dụ mật hoa nhãn miền Bắc có hàm lượng đường bình quân 50%, hoa vải thiều 23%, đay cách 27%. Độ đặc của mật hoa có ảnh hưởng lớn đến sự thu hoạch của mật ong. Nếu mật đặc quá, (lớn hơn hoặc bằng 70%) ong khó hút vào diều mật. Nếu loãng quá thì ong không thích lấy vì phải tốn nhiều năng lượng vận chuyển mật hoa về tổ và chế biến nó thành mật ong. Ong thích lấy mật hoa nhất khi nồng độ đường là 50%, dưới 5% ong không lấy. Khi có nhiều loại cây cùng nở hoa một lúc, thì ong sẽ lấy ở những bông hoa nào có lượng mật hoa nhiều, nồng độ đường đặc lại tiêu tốn năng lượng ít nhất cho một chuyến đi lấy, để có hiệu quả kinh tế cao nhất. Ví dụ hoa nhãn và hoa vải cùng nở một lúc, tuy hoa nhãn có lượng mật hoa ít hơn hoa vải một chút (2,5 mg so với 3,3 mg) nhưng tỷ lệ đường lại cao hơn nhiều (50% so với 23%) nên ong thường bỏ hoa vải để lấy mật hoa nhãn.

7.2. Những điều kiện ảnh hưởng đến sự tiết mật của cây.

Thực vật thường xuyên chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, lượng mưa...vì thế các điều kiện ngoại cảnh này cũng ảnh hưởng lớn đến sự tiết mật hoa. a . Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí.

Để tiết được mật hoa thực vật cần nhiệt độ ấm áp . Nhiệt độ tối thấp để đa số các loài thực vật tiết mật là 10oC. Khi nhiệt độ tăng thì sự tiết mật tăng và thích hợp nhất là ở 20 - 25oC. Tuy nhiên một số cây như bạch đàn, sú vẹt lại tiết mật nhiều ở nhiệt độ cao 35 - 38oC. Một số cây như nhãn, vải thiều, bí đao, đay, mật tiết nhiều vào ban đêm nhưng loãng hơn nên buổi sáng ong đi làm ít. Khi nhiệt độ tăng nước trong mật hoa bốc hơi đặc lại, ong đi làm mạnh hơn. b. Ảnh hưởng của ẩm độ không khí.

Phần lớn các thực vật tiết mật nhiều khi ẩm độ không khí trên 60%, thấp hơn thì ít tiết mật. Tuy nhiên có một số thực vật có thể tiết mật khi ẩm độ không khí thấp hơn (bạch đàn...). Nhìn chung khi ẩm độ không khí tăng, quá trình tiết mật tăng nhưng hàm lượng đường trong mật sẽ giảm một cách tương ứng và ngược lại. Vì vậy vào những ngày ẩm độ quá khô, có gió Lào, cây tiết mật kém, mật hoa khô nhanh nên ong ít hoặc không đi làm. c. Ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời.

Thực vật cần ánh sáng mặt trời để quang hợp, đồng hoá cacbonic của không khí thành tinh bột và đường. Do đó, ánh sáng đủ sẽ xúc tiến quá trình tiết mật hoa. Vì vậy những ngày mùa đông, mây mù, cây tiết mật kém. Những cây, bụi, cỏ có mật hoa trong rừng rậm cho mật ít hơn so với các loại cây gỗ có tán rộng, mọc ở chỗ trống, được chiếu sáng đủ. d. Ảnh hưởng của mưa gió.

Mưa kéo dài nhiều ngày có ảnh hưởng xấu đến sự tiết mật do không đủ ánh sáng xúc tiến cho sự quang hợp. Mưa làm độ ẩm không khí tăng, mật hoa loãng. Mưa còn làm rửa trôi mật hoa. Mưa to

Page 116: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..115

còn làm rụng các loại hoa như hoa nhãn, hoa vải, bạch đàn...Tuy nhiên nếu thời hạn hoa nở ngắn, cây còi cọc ít hoa và tiết mật kém.Trước và đầu vụ mật có mưa, cây sinh trưởng tốt và tiết mật nhiều.

Khi trời gió to, tuyến mật co lại, sự tiết mật giảm đi, độ đặc tăng lên. Khi có gió mùa đông bắc, trời lạnh, ẩm độ khô cây tiết mật kém, ong ít đi làm. Gió to còn ảnh hưởng đến việc đi làm của ong trên hoa. làm trôi dạt ong và ong tốn nhiều năng lượng để bay về tổ nhất là khi nguồn mật ở ngược chiều với hướng gió thổi. e. Ảnh hưởng của đất đai và chế độ canh tác.

Nhìn chung cây tiết mật tốt khi được trồng trên đất phì nhiêu, màu mỡ, đủ ẩm độ. Các cây được bón phân tưới nước đầy đủ thì tiết mật nhiều hơn. Nhãn trồng ở vùng đồi núi Lai Châu - Sơn La (Hoà Bình) tiết mật kém hơn là nhãn được trồng ở vùng đồng bằng hoặc bãi bồi có phù sa. (Hưng Yên, Hà Nam Ninh). Táo ghép được cắt cành hàng năm, tưới nước và bón phân đầy đủ cho nhiều mật hơn là táo không đốn, chăm sóc kém. Tuy nhiên một số cây như bạch đàn lá liễu, chân chim, sau sau... dù mọc ở đất cằn cỗi ,vẫn tiết mật tốt. g. Ảnh hưởng của tuổi cây, tuổi hoa và thời kì nở hoa.

Mật hoa và lá được tiết nhiều hơn ở các cây đang thời kì sung sức như cao su sau 8 năm, bạch đàn sau 6 - 7 năm, keo tai tượng 4 - 7 năm. Cây non hoặc già cỗi thì tiết mật kém hơn, thời gian nở hoa ngắn hơn.

Mật hoa được tiết nhiều hơn ở những bông hoa đã nở hoàn toàn, chuẩn bị cho việc thụ phấn. Một số hoa họ cúc như cúc quì, cỏ lào, càng cua thuộc loại hoa tự, đầu trạng thì khi những vành hoa ngoài nở xong, hoa hơi héo thì mới tiết mật nhiều. Vào nửa đầu của sự nở hoa của một bông hoa, mật hoa được tiết ra nhiều hơn so với nửa cuối. Tuy nhiên có một số hoa tiết mật cả sau khi hoa đã nở xong như chân chim, hoặc khi hoa đã rụng như: cau, dừa...

7.3. Các cây nguồn mật chính ở Việt Nam.

Nước ta có rất nhiều loại cây cung cấp mật và phấn cho ong mà chúng ta vẫn gọi là cây nguồn mật. Tuy nhiên không phải bất cứ có sự nở hoa của cây nguồn mật nào, đàn ong cũng có thể tích luỹ được lượng mật dư thừa cho con người khai thác. Những cây nguồn mật chỉ cung cấp đủ lượng mật phấn cho đàn ong phát triển gọi là cây nguồn mật duy trì hỗ trợ, ví dụ: chè (trà), bí đao, cam, chanh, doi (mận) ... Cây nguồn mật duy trì có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển đàn, chuẩn bị cho vụ khai thác. Còn cây nguồn mật chính là những cây tiết nhiều mật, số cây nhiều, tập trung và khi các cây đó nở hoa, ong có thể thu hoạch và dự trữ được mật trong bánh tổ của chúng. Cây nguồn mật chính quyết định sản lượng mật thu được trong năm. Tuỳ theo vùng địa lí, khí hậu và điều kiện canh tác mà có các cây nguồn mật chính khác nhau. Ở các tỉnh phía Bắc các cây nguồn mật chính bao gồm: vải thiều, nhãn, bạch đàn, đay, vẹt, táo, bạc hà dại, cỏ lào, chân chim, keo tai tượng...Phần lớn mật ong lấy từ các cây nguồn mật chính trên có chất lượng tốt, trong và thơm ngon. Do diện tích các loại cây trên không nhiều, thời tiết không ổn định nên có năm thu được nhiều, có năm thu được ít, chỉ phù hợp với việc nuôi ong gia đình và giống ong nội A. cerana.

Ở phía Nam, cao su là cây nguồn mật quan trọng nhất. Mật cao su chiếm tới 3/ 4 tổng sản lượng mật ong của nước ta. Sau cao su là chôm chôm, nhãn, cỏ lào, tràm, cúc quì và hoa dừa. Dừa ở Bến Tre nở hoa quanh năm nên những người nuôi ong ở đó cũng thu mật được quanh năm (trừ những

Page 117: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..116

ngày mưa kéo dài). Các cây nguồn mật phía Nam nhất là ở các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Gia Lai KonTum, Đăclăc ... rất phù hợp với nuôi ong ngoại A. mellifera. Lịch nở hoa của các cây nguồn mật.

Lịch nở hoa của các cây nguồn mật giúp cho người nuôi ong biết ở địa phương mình có những cây nguồn mật gì, thời gian nở hoa gần đúng, độ dài nở hoa, thứ tự nở hoa ra sao, để có biện pháp kĩ thuật quản lí đàn ong thích hợp nhất, cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

Để lập được lịch nở hoa ở mỗi địa phương, người nuôi ong cần căn cứ vào thời kì nở hoa của các cây nguồn mật phấn. Ghi chép tỉ mỉ các cây ong đến lấy mật và phấn chủ yếu là các cây có diện tích lớn, số lượng nhiều, mật độ cao, trong phạm vi ong bay có hiệu quả (ong nội dưới 1/ 2 km). Ghi chép ngày bắt đầu nở hoa khi có 10% số hoa nở, thời kì nở rộ (25 – 75%) kết thúc nở rộ (75% số hoa nở) và kết thúc nở hoa (sự nở của những bông hoa cuối cùng). Qua số liệu ghi chép nhiều năm có thể dự đoán gần đúng thời kì nở hoa của mỗi một loại cây.

Đặt các đàn ong mạnh trên cân, theo dõi sự tăng giảm trọng lượng của đàn, ghi chép việc cho ăn, các vòng quay mật. Qua các số liệu trên biết được ở địa phương mình có những vụ mật chính vào thời gian nào, năng suất mật của mỗi đàn là bao nhiêu. Tránh chuẩn bị ong quá muộn, khi đàn ong phát triển cực đại thì vụ mật đã kết thúc, số ong này ăn hết nhiều thức ăn dự trữ mà không có tác dụng gì. Trừ một số nơi như vùng dừa ở Bến Tre, và một số vùng rừng núi còn rừng nguyên sinh như ở Lai Châu, Sơn La... hoa nở bốn mùa gối nhau, không phải cho ong ăn lại quay mật được quanh năm. Còn ở các vùng khác chỉ có từ 2 - 3 vụ mật chính. Ngoài thời gian vụ mật chính là thời gian có nguồn mật duy trì và thời kỳ thiếu thức ăn dài ngắn khác nhau. Ở các tỉnh phía Nam vụ thiếu thức ăn thường xảy ra vào mùa mưa từ tháng 5- 9. Còn ở các tỉnh phía Bắc thì có 2 vụ thiếu thức ăn. Vụ hè thu vào tháng 7- 8 và vụ đông xuân tháng 1- 2. Vào vụ đông tuy có cây nguồn mật phấn nở nhưng do mưa phùn gió bấc nên mật bị rửa trôi và trời lạnh nên ong không đi làm được. Vào vụ thức ăn thiếu, đàn ong phát triển kém, dễ dàng bỏ tổ bốc bay. Vì vậy người nuôi ong phải bớt lại vòng mật cuối cùng để cho ong, hoặc cho ăn bổ sung nước đường, chất bổ sung phấn hoa hoặc là di chuyển ong đến vùng có cây nguồn mật phấn.

(Bảng phụ lục. Các cây nguồn mật phấn ở Việt Nam). 7.4. Xác định số đàn ong nuôi trong một vùng.

Muốn bắt đầu nuôi ong hoặc xây dựng một trại ong ở một vùng nào đó, người nuôi ong cần phải tiến hành điều tra thành phần, số lượng diện tích các cây nguồn mật có trong vùng. Thông thường ong Ý đi làm trong bán kính 2 km còn ong nội địa là 1,3 km. Như vậy đối với trại ong Ý, cần khảo sát 1250 ha và ong nội là 452,16 ha. Nếu ở địa phương nào đó, trong diện tích điều tra có các cây nguồn mật phấn nở gối tiếp nhau quanh năm hoặc được 9 - 10 tháng thì có thể để ong cố định được . Nếu ở địa phương đó, chỉ có 1 hoặc 2 loại cây nguồn mật chính thì không thể để cố định, mà chỉ đặt ong vào thời điểm có cây nguồn mật chính nở mà thôi. Dù là nuôi ong cố định hoặc nuôi di chuyển người nuôi ong cũng nên đặt ong vào chính giữa hoặc rất gần khu vực có cây nguồn mật. Trước khi đặt ong cần phải tính toán số lượng đàn đặt ở vùng đó cho hợp lí. Tránh đặt ong quá nhiều mà cây nguồn mật có diện tích ít, ong không lấy được mật. Để khắc phục hiện tượng này các hội nuôi ong của nhiều nước phân chia điểm đặt cho người nuôi ong. Họ qui định mỗi nơi chỉ đặt 30 - 40 đàn ong. Trại ong này

Page 118: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..117

phải đặt các trại ong khác ít nhất là 1 km, đối với mỗi cây nguồn mật nhất định. Ai vi phạm sẽ phải nộp phạt và phải chuyển ong đi nơi khác. Nhờ biện pháp này họ sử dụng hợp lý nguồn mật tự nhiên, lại giảm được lượng đường cho ăn.

Cơ sở để tính toán việc đặt một số lượng đàn ong với các cây nguồn mật là do các cơ quan nghiên cứu tiến hành. Bằng cách đo đếm số lượng mật hoa có trong một bông hoa, số bông hoa trên một cây, số cây trên 1 ha người ta tính toán được khả năng cho mật 1 ha của cây nào đó. Trừ đi 50% do tổn thất mật hoa do côn trùng khác lấy, thời tiết bất thuận... có thể tính toán về lí thuyết số lượng đàn ong đặt được ở một vùng có cây nguồn mật nhất định.

+ Tính trữ lượng mật hoa / ha của 1 loại cây nguồn mật.(Z) Z = A.B.C. Trong đó :A:lượng mật hoa/ bông hoa. B: số hoa / cây. C: số cây / ha.

+ Trữ lượng mật hoa trong một vùng (Q): Q= n1.za + n2.zb + n3.zc + ... Trong đó : za, zb, zc... là sản lượng mật hoa / ha của từng loại cây nguồn mật a,b,c… n1, n2, n3...là diện tích của từng loại cây a, b, c… Bán kính đi làm của ong Ý là 2 km, còn ong nội là 1,3 km. Như vậy đối với trại nuôi ong Ý

cần khảo sát trong vùng có diện tích 1250 ha và ong nội là 452,16 ha tính theo vòng tròn. + Số đàn ong nuôi trong một vùng: (C):

Q - R C =

V +h Trong đó: Q: trữ lượng mật hoa/ vùng R: lượng mật vô hiệu (do rửa trôi, bốc hơi hoặc côn trùng khác lấy) (R = 50% Q)

V: Chi phí mật/ đàn ong/ năm. h: lượng mật con người khai thác/ đàn/ năm.

Trung bình một đàn ong ý một năm tiêu thụ hết 90 kg mật, con người khai thác 30 kg. Đàn ong nội tiêu thụ 30 kg/ đàn/ năm và lượng mật khai thác 10 - 15 kg/ đàn/ năm.

Bảng 1.7- Khả năng cung cấp mật của một số cây nguồn mật. (Lê Triệu Thảo và cộng sự ).

Tên cây Mật hoa, lá

(mg/ hoa, lá) Đường tổng số (mg/ hoa, lá)

Mật lý thuyết (kg/ ha)

Khả năng khai thác (kg/ ha): 50% lý thuyết

Vải chua Vải thiều Nhãn Bạch đàn Đay cách Táo Vẹt Cao su

2,60 5,60 3,96

24,17 2,14 3,35 3,14 3,14

0,93 0,97 1,23 4,33 0,56 0,28 1,28 1,16

50 - 60 240 - 280 200 - 250 200 - 300 50 - 100 40 - 50 40 - 50 140 - 150

25 - 30 120 - 140 100 - 125 100 - 150 25 - 50 20 - 25 20 - 25 70 - 75

Page 119: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..118

Người nuôi ong dựa vào số liệu tham khảo trên và tình hình cụ thể của năm: số cây ra hoa, lượng hoa trên một cây, thời tiết mà tăng giảm đàn ong. Nói chung, nên đặt số lượng đàn ong ít hơn so với lý thuyết thì ong sẽ phát triển tốt hơn và thu được nhiều mật hơn. Ở nước ta các trại ong nội, ong ngoại đều đặt quá dày như vùng cao su ở Đồng Nai có những điểm cao su gần với cà phê, người ta đặt 5 - 6 ngàn đàn ong Ý. Nhiều nơi vào vụ dưỡng ong hay đầu vụ mật, nhiều đàn ong Ý và ong nội đặt cùng một điểm, vụ tháng 7- 8 ở Mộc Châu (Sơn La), vải chua tháng 1-2 ở Thanh Oai (Hà Tây) dẫn đến tình trạng ong Ý cướp mật của ong nội, làm các đàn ong nội bị tổn thất nặng nề. Nhìn chung khoảng cách giữa các trại ong với nhau còn quá gần, số đàn trên một trại lại quá lớn. Ong Ý từ 100 đến 2 - 3 nghìn đàn, ong nội từ 100 đến 200 đàn cho nên năng suất mật không cao, lại phải cho ăn nhiều đường. Vì vậy nên đặt số lượng đàn vừa phải mới có hiệu quả kinh tế cao. 7.5. Sử dụng ong mật thụ phấn cho cây trồng. a. Sự thụ phấn và thụ tinh của thực vật có hoa.

Quá trình chuyển hạt phấn từ nhị đực đến nhuỵ hoa được gọi là sự thụ phấn. Hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ sẽ nảy mầm thành dạng ống và đâm vào bên trong bầu. ở đó xảy ra quá trình hoà hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái gọi là sự thụ tinh, từ đó hình thành nên quả và hạt. b. Sự tự thụ phấn và thụ phấn chéo.

Nếu hạt phấn rời bao phấn đến noãn của chính bông hoa đó hoặc bông hoa khác của cùng một cây gọi là sự tự thụ phấn: ví dụ đậu xanh, đậu Hà Lan. Trường hợp hạt phấn rơi vào bông hoa khác cùng loài khác cây gọi là sự thụ phấn chéo. Có tới 80% thực vật có hoa cần thụ phấn chéo vì nhờ sự

thụ phấn chéo hình thành bầu lớn hơn.Từ đó, cho quả và hạt lớn hơn và từ những hạt lớn đó sẽ mọc lên những cây có sức sống cao hơn.

Trong các cây thụ phấn chéo có một số cây vẫn giữ được khả năng tự thụ phấn. Vì lí do nào đấy sự thụ phấn chéo không xảy ra thì chúng vẫn có khả năng tự thụ phấn nhng quả và hạt sẽ nhỏ hơn. (Ví dụ: hướng dương, ngô, lúa, mạch đen...). Trong quá trình thụ phấn chéo, hạt phấn cần được vận chuyển, có thể ở khoảng cách rất lớn. Sự thụ phấn này có thể nhờ gió, nước, chim, dơi... nhưng chủ yếu là nhờ côn trùng, nhờ gió. Các cây thụ phấn nhờ gió như lúa, ngô, mạch đen có hoa nhỏ và hạt phấn nhẹ, tơi xốp với số lượng rất nhiều được đưa vào không khí và rơi vào nhuỵ, nhưng phần lớn hạt phấn bị lãng phí. Hình 1 7- Cơ chế ong mật thụ phấn cho hoa.

Các cây thụ phấn nhờ côn trùng có số hạt phấn tương đối ít, kích thước to, độ dính lớn nên

không bay được trong gió. Tuy nhiên hoa của chúng lại có sự hấp dẫn côn trùng. Chúng tiết ra mật

Page 120: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..119

hoa có vị ngọt và mùi thơm. Nhiều loại còn có vành hoa sặc sỡ. Nếu hoa nhỏ thì chúng lại tập trung thành từng chùm (dạng hoa tự) để côn trùng từ xa có thể nhìn thấy rõ và đến được hoa nhanh hơn. Khi côn trùng đậu xuống lấy mật và phấn hoa, chúng sẽ mang những hạt phấn dính vào cơ thể, bay từ hoa này sang hoa khác thụ phấn cho nhuỵ hoa. Do đậu xuống nhiều hoa nên côn trùng mang hỗn hợp phấn hoa của các cây. Từ đó, hạt phấn đảm bảo cho sự thụ tinh tốt nhất được nảy mầm, hình thành được quả và hạt tốt hơn. c. Vai trò của ong mật trong thụ phấn cây trồng.

Có khoảng trên 60 % cây trồng nông nghiệp cần sự thụ phấn hoa. Trên hoa của chúng có thể gặp rất nhiều loại côn trùng, ong đơn độc, ong nghệ, ong bò vẽ, ruồi, bọ cánh cứng, bọ trĩ, rệp, kiến và các loài bướm khác nhau. Phần lớn các loài côn trùng hoang dại này có tác dụng thụ phấn yếu vì chúng đậu trên hoa không thường xuyên. Nhiều loại côn trùng có bề mặt cơ thể trơn nhẵn, phấn hoa không bám dính được. Nhiều loại là sâu hại cây trồng nông nghiệp cần phải tiêu diệt. So với các loại côn trùng trên, ong mật có tác dụng thụ phấn ưu việt nhất. Trên cơ thể ong có rất nhiều lông nhỏ, dễ dàng bám dính các hạt phấn hoa. Số lượng cá thể của một đàn ong rất lớn từ vài nghìn đến vài chục nghìn cá thể. Ong thường đến lấy mật hoặc phấn từ một loài cây, ít thay đổi, hơn nữa để lấy được đầy diều mật hoặc 2 giỏ phấn ong phải thăm từ 100 - 150 bông hoa. Như vậy trong một ngày đêm, ong có thể tới thăm từ 40 - 60 triệu bông hoa. Điều quan trọng nhất là loài ong A.mellifera và A.cerana lại được nuôi dưỡng trong các thùng có thể di chuyển đến bất cứ chỗ nào cần thụ phấn, với số lượng cần thiết. Qua thụ phấn bằng ong, người ta thấy năng suất của các cây lấy quả và lấy hạt tăng lên 20 – 30%, có khi tới 50%. Ở Ý giá trị những sản phẩm thu được từ ong là 2 tỷ lia còn lợi ích do ong thụ phấn cho cây trồng là 140 tỷ lia. Ở Mỹ ước tính giá trị tăng sản phẩm của các cây trồng nhờ ong thụ phấn là 19 tỷ đôla tức là gấp 143 lần tổng giá trị thu được từ mật ong và sáp ong (Levin, 1983 – theo trích dẫn của Crane, 1990).

Các nước ở vùng ôn đới (Châu Âu, Châu Mỹ) và một số nước nhiệt đới (Nhật, Isaren...) ong được sử dụng một cách rộng rãi để thụ phấn cho các cây ăn quả, cây rau và một số cây lấy dầu, cây thức ăn gia súc...Năm 1994 ở Canada để thụ phấn cho dưa chuột trong nhà kính, người trồng vườn phải trả cho người nuôi ong 50 đôla một đàn ong, còn thụ phấn cho vườn táo là 18 đôla/ đàn. Ở Mỹ thụ phấn cho cây ăn quả phải thuê 9,5 – 30 đôla/ đàn. Ở Israel trước đây 20 năm không người làm vư-ờn nào thuê ong thụ phấn cả, nhưng đến nay việc thuê ong thụ phấn đã trở thành phổ biến. Những người trồng rau giống, quả trong nhà kính đã thuê tới 100 đôla / đàn ong trong thời gian 2 tháng để thụ phấn cho dưa, hành tây... và 20 - 30 đôla cho thụ phấn dưa hấu, lựu... ngoài đồng. Gần 50% lợi nhuận của nhiều người nuôi ong ở Israel là thu được từ tiền cho thuê ong để thụ phấn.

Nước ta cũng như nhiều nước nhiệt đới khác, nền nông nghiệp chủ yếu dựa vào các cây ngũ cốc là cây thụ phấn nhờ gió. Mặt khác nhiều cây ăn quả, cây lấy hạt, lấy dầu, rau lại trồng phân tán, diện tích nhỏ nên việc thụ phấn nhờ ong chưa được chú ý. Thậm chí một số người làm vườn còn chưa hiểu được giá trị thụ phấn của ong , cho là ong về lấy hết mật, phấn làm quả không kết trái được. Một số người còn hiểu sai là ong làm thui một số loại quả như bầu, bí, mướp. Tuy nhiên có nhiều người đã hiểu rõ được vai trò thụ phấn của ong, sẵn sàng cho người nuôi ong đặt nhờ hoặc tự nuôi một vài đàn ong để thụ phấn. Sự phát triển của nền nông nghiệp theo hướng tập trung hoá và thâm canh hoá cây

Page 121: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..120

trồng, trong tương lai không xa việc thuê ong để thụ phấn là yêu cầu tất yếu của người trồng trọt nước ta. d. Quản lí ong thụ phấn cho cây trồng.

Để thụ phấn có hiệu quả, người nuôi ong phải đảm bảo được những yêu cầu cơ bản sau: chỉ đem những đàn ong mạnh, có nhiều ấu trùng đi thụ phấn. Chuyển ong đến khu vực thụ phấn ngay từ khi hoa bắt đầu nở, có đủ số đàn theo yêu cầu trên diện tích được thụ phấn và đặt ong ở khoảng cách thích hợp để đảm bảo thụ phấn hết. Những đàn ong mạnh có nhiều ấu trùng mới có nhu cầu lấy phấn nhiều nên khả năng thụ phấn tốt. Có thể đặt gạt phấn trước cửa tổ, hoặc lấy bớt các cầu phấn để kích thích ong đi lấy phấn nhiều hơn. Khi hoa nở, cần phải chuyển ong đến ngay vì những hoa này đã cần thụ phấn, nếu chậm những lứa hoa đầu dễ bị hỏng.

Các cây trồng nông nghiệp, cây ăn quả khác nhau thì có nhu cầu về số lượng đàn ong đến thụ phấn khác nhau.

Bảng 2.7- Số đàn ong cần thụ phấn cho cây (đàn / ha) . (Trích dẫn từ Crana 1990)

Loại cây Số đàn ong / ha Loại cây Số đàn ong / ha Xoài Táo tây Mơ, mận

Cam, chanh Nho Lê

8 -15 đàn 2 đàn 2,5 đàn

2 đàn 1 đàn 1- 5 đàn

Dưa chuột bầu bí dưa hấu

hướng dương bông

10 đàn 1 - 4 đàn 0,5- 3 đàn

1- 4 đàn 0,5- 12 đàn.

Số liệu trên là của ong A.mellifera, với ong A.cerana do tụ đàn nhỏ hơn cần đặt số lượng đàn

nhiều hơn. Theo Sakai và Matsuka (1982) ở Nhật Bản có đến 64,5% số đàn được thuê đi thụ phấn là sử dụng cho cây dâu tây trong nhà kính. Mỗi nhà đặt một đàn từ 4 - 6 cầu. Người nuôi ong cho thuê một đàn 4 cầu với giá 11.000 yên, và một đàn 6 cầu với giá 15.000 yên.

Nếu cây trồng cần thụ phấn với diện tích lớn thì phải chia trại ong thành các nhóm nhỏ để phần xa nhất của cánh đồng không quá 500 – 700 m. Thông thường ở các nước, người ta đặt 1 điểm từ 50 - 60 đàn, cách nhau 500 m. Với các cây không có mật chỉ có phấn, cần phải cho ong ăn thêm nước đường để đàn ong phát triển mạnh. Nếu thụ phấn trong nhà kính, một số ong bị chết khi đi làm do không biết đường quay về tổ mà cố bay vào kính, phải chuẩn bị một đàn dự bị để 10 - 15 ngày thay một lần, đổi cho đàn thụ phấn trước ra ngoài để dưỡng đàn, tăng quân số. Ong đi thụ phấn rất dễ bị nguy cơ của thuốc sâu cho nên trong thời kỳ thụ phấn người làm vườn không được dùng thuốc trừ sâu. Ngoài ra người nuôi ong cần tính đến cả hướng gió để đặt đàn ong thụ phấn cho có hiệu quả.

Ngoài việc dùng ong mật thụ phấn cho cây trồng, ở các nước nông nghiệp phát triển người ta còn sử dụng cả ong nghệ Anthophorids (bumble bee), ong ăn lá (Megachile rotudata F), tò vò Osima.cornifrons Rad và một số ong đơn độc khác thụ phấn cho một số cây trồng đặc biệt.

Page 122: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..121

Câu hỏi ôn tập chương 7. 1.Vai trò của cây nguồn mật phấn với ong, và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiết mật của cây

2.Các loại cây nguồn mật phấn chính ở Việt nam và phương pháp xác định số đàn ong nuôi trong một vùng. 3.Vai trò và phương pháp sử dụng ong thụ phấn cho cây trồng.

Chương 8: KĨ THUẬT NUÔI, TẠO CHÚA, NHÂN ĐÀN VÀ CHỌN GIỐNG ONG. Chương 8 đề cập đến các kỹ thuật nuôi ong cơ bản,cách tạo chúa, nhân đàn, chọn giống ong nhằm đạt năng suất, chất lượng sản phẩm cao, tăng hiệu quả kinh tế của nghề nuôi ong. 8.1 Kĩ thuật nuôi ong. a. Trại nuôi ong và cách bố trí các đàn ong trong điểm đặt ong. • Trại nuôi ong.

Trại nuôi ong là nơi đặt nuôi số đàn ong của một người hoặc một nhóm người nuôi ong (gồm 2 - 3 người) hay của một trung tâm sản xuất ong giống. Đó là vùng hoạt động của ong có bán kính khoảng 1500 m trở lại (ước tính 700 ha).

Điểm đặt ong là nơi đặt các thùng ong. Nó chỉ bao gồm một diện tích đặt đủ số đàn ong với khoảng cách thích hợp. Điểm đặt ong thường là các vườn cây, sân nhà họăc góc rừng cây.

Nuôi ong chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn thiên nhiên cho nên trại nuôi ong tốt sẽ đảm bảo mọi kết quả về thu sản phẩm và nhân giống ong. Trại nuôi ong tốt giúp người nuôi quản lí đàn ong thuận lợi và ong ít bệnh tật.

Khi chọn nơi đặt trại nuôi ong cần phải chú ý các đặc điểm sau: - Trại ong cần phải có đủ nguồn hoa để nuôi số đàn ong hiện có và sẽ nhân ra. Đặc biệt chú ý trước hết trong vùng ong hoạt động phải có cây nguồn mật chính để đảm bảo cho việc thu hoạch mật, phải có nguồn hoa phụ để giảm bớt lượng đường cho ăn trong các vụ nhân đàn, qua đông, qua hè. Trại ong rất cần có cây nguồn phấn bởi vì có phấn thì đàn ong mới phát triển tốt, ổn định, ít bốc bay. Một trại nuôi ong có vài vụ mật (2 - 3 cây nguồn mật chính), đủ nguồn mật phụ và nguồn phấn quanh năm là một trại nuôi ong lí tưởng, song trên thực tế rất khó tìm một trại ong có hoa nở quanh năm mà thường thì một trại ong có hoa nở 8 - 9 tháng. Các tháng khác phải cho ong ăn hoặc chuyển đi nguồn hoa khác, hoặc đặt phân tán để tận dụng nguồn phấn mật ít ỏi phân tán quanh trại. Nói chung số lượng cây nguồn mật càng nhiều, vượt yêu cầu của trại ong thì ong càng phát triển tốt. - Điểm đặt ong phải ở trung tâm nguồn hoa : Vì ong nội đi thu mật tốt nhất trong vùng bán kính dưới 500 m - xa hơn là 700 m (Ong Ý dưới 1,5 km). Nguồn hoa gần, ong tăng số lần mang mật hoa, phấn hoa về tổ. Nguồn hoa ở xa ong bay tốn năng lượng phải ăn mật dự trữ trước khi cất cánh và nếu xa quá thì hiệu quả các chuyến bay bằng không vì chúng tiêu thụ hết số mật lấy được trên đường bay. Ở những vườn cây ăn quả hoặc cây rừng rậm rạp ong bay lên khó khăn nên không chọn làm điểm đặt ong, hoặc trong rừng bạch đàn rất nóng, đàn ong mất ổn định cũng không nên đặt.

Page 123: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..122

- Điểm đặt ong cần ấm áp về mùa đông, mát về mùa hè thuận lợi cho ong hoạt động và phòng tránh bệnh. Ở miền núi đặt ong ở sườn đồi phía nam hoặc đông nam. Đặt ong quá thấp, đất ẩm ướt ong dễ mắc bệnh. Đặt ong trên cao vừa bị lộng gió vừa cản trở đường bay của ong vì khi xuống thấp lấy mật trở về ong mang nặng lại phải bay lên cao tốn nhiều năng lượng. Nếu đặt ong ở phía Bắc hoặc Đông bắc thì đàn ong bị rét về mùa đông, đặt hướng tây thì bị nóng về mùa hè. Ở đồng bằng cũng cần chọn nơi cao ráo, có vườn cây che mát và không đặt ong ở nơi lộng gió. - Điểm đặt ong gần nơi có nguồn nước nhng không gần sông, ao hồ lớn.

Ong cần nước để làm mát tổ, hoà loãng mật để nuôi ấu trùng. Ong thường lấy nước sạch ở các con suối nhỏ, ruộng nước, ao bèo...Khi bay nếu ong phải qua các ao hồ, sông lớn thì rất dễ bị chết đuối khi trở về tổ gặp gió lộng. Đặc biệt ong chúa đi giao phối cũng dễ bị rơi xuống sông hồ nên nếu đặt ong cạnh ao hồ lớn, tỷ lệ ong chúa giao phối bị mất rất cao. - Điểm nuôi ong không gần nơi thường xuyên sử dụng các hoá chất độc như thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng khác. Điểm nuôi ong không nên gần các nhà máy hoá chất, nhà máy hoặc lò nấu đường, nơi sản xuất bánh kẹo, do ong lấy đường cặn hoặc các phế thải dễ bị ngộ độc,đặc biệt là trong mùa đông vì những chất này khó tiêu hoá ong dễ mắc bệnh. Không đặt ong ở vùng hay bị chấn động vì mỗi lần chấn động là ong chui vào tổ hút mật. Bị chấn động nhiều ong dễ bốc bay. Điểm đặt ong không để trâu bò thường xuyên qua lại, tránh những nơi hoạt động vui chơi công cộng của người. Điểm đặt ong cố định cần được rào dậu chắc chắn để bảo vệ đàn ong.

Ngoài ra những trại nuôi ong lớn cần chọn nơi có đường giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển đàn ong và các sản phẩm nuôi ong. • Các bước tiến hành tìm địa điểm nuôi ong. Điều tra cơ bản : Muốn nuôi ong trước hết phải nắm vững cây nguồn mật về số lượng và thời gian nở hoa của cây, phải khảo sát về khí hậu và tập quán canh tác của địa phương, phải thống kê đ-ược số đàn ong đã nuôi trong vùng và tìm hiểu xem đàn ong đã đặt phát triển thế nào và thu bao nhiêu mật, còn có khả năng đặt được bao nhiêu đàn ong nữa, bằng cách tính số cây cần cho một đàn ong. Đặc biệt chú ý trong vùng đã có nuôi giống ong khác hoặc đàn ong đang bị bệnh thì không chuyển ong đến. Ở những nơi hoàn toàn chưa nuôi ong mà chưa nắm vững được từng loại cây nguồn mật thì đặt số đàn ong từ ít đến nhiều để thăm dò trước khi chính thức xây dựng trại nuôi ong. • Cách đặt ong trong điểm nuôi.

Đối với ong Ý có thể đặt ong theo hàng đơn hoặc hàng kép. Các hàng ong xít nhau để nâng cao hiệu suất làm việc, nhưng ong nội dễ bị bốc bay và chia đàn tự nhiên, dễ ăn cướp mật của nhau và cần có vật định hướng để nhận biết tổ cho nên đặt đàn ong nội cần chú ý: - Đặt thùng ong ở dưới gốc cây, hiên nhà hoặc sàn nhà, cửa quay ra nơi quang đãng, mùa hạ tránh hướng Tây,mùa Đông tránh hướng Bắc và đông Bắc. Những đàn ong có chúa tơ cần “ưu tiên” đặt nơi quang đãng, ongchúa giao phối về dễ nhận biết tổ. Cần tạo dựng vật che mát và chống rét tự nhiên như tường, hiên nhà, bóng cây, rừng cây... - Các thùng ong cách nhau ít nhất 1m nếu chuẩn bị chia đàn phải đặt xa hơn. Cửa thùng quay ra nhiều hướng để chống ong ăn cướp mật và quản lí ong thuận lợi. Không nên đặt ong gần chuồng trâu, bò, gà, lợn, cửa thùng không quay ra đường chỗ người và gia súc đi lại. Phải đặt cách trại nuôi ong ngoại ít nhất 5 km để đề phòng ong đến cướp mật.

Page 124: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..123

Trại ong giống cần giao phối cách li ,thì các trại ong cách nhau 15 km, ở thung lũng thì cũng phải cách nhau 10 km... Đặt thùng ong cách mặt đất 35 - 40 cm để tránh cóc ăn ong, cần đặt thùng ong thăng bằng để khi cho ăn ,không làm chảy nước đường ra khỏi máng. • Nguồn ong giống. Tuỳ theo điều kiện tự nhiên mà quyết định mua ong giống cho phù hợp, tăng hiệu quả kinh tế. Nếu nguồn hoa rải rác, không tập trung với số lượng nhiều nên chọn mua giống ong nội A.cerana vì giống ong này có tập tính cần cù, có khả năng tận dụng nguồn mật khan hiếm. Nếu ở vùng có cây nguồn mật tập trung, số lượng phong phú hoặc nuôi ong theo phương thức di chuyển nên chọn mua giống ong ngoại A.mellifera. Giống ong này có tính tụ đàn cao, khả năng khai thác mật lớn, nên năng suất, sản lượng mật cao. Ngoài ra cần chú ý đến chất lượng đàn ong, thể hiện qua các điểm sau: - Đàn ong phải có chúa trẻ dưới 6 tháng tuổi. Chúa đẻ tốt, vòng đẻ trứng rộng, có nhiều lông (nếu đã rụng lông là ong chúa già). Khi nhấc cầu kiểm tra ong chúa vẫn hoạt động bình thường. - Bánh tổ mới màu sáp vàng, xây kín mặt cầu, không có lỗ ong đực ở giữa, vít nắp nhộng phẳng, không lỗ chỗ. Nếu lỗ chỗ là do ong chúa giao phối cận huyết hoặc ấu trùng ong bị bệnh ,bị ong thợ loại bỏ. - Đàn ong phải đủ cầu con (đặc biệt nhộng vít nắp), cầu trứng, cầu thức ăn dự trữ. - Đàn ong không bị bệnh, không có ong thợ đẻ trứng trước đó. Thùng nuôi ong phải đúng tiêu chuẩn về kích thước. b. Kiểm tra đàn ong. • Mục đích kiểm tra. Kiểm tra đàn ong bao gồm cả quan sát bên ngoài và mở thùng kiểm tra bên trong đàn ong. Mục đích của kiểm tra nhằm nắm vững tình hình đàn ong, dự đoán khả năng phát triển hoặc sa sút của đàn ong trong thời gian tới để xử lí đàn ong kịp thời như: thấy lượng ong đông có khả năng xây tầng thì cho thêm cầu dự trữ hoặc tầng chân mới. Nếu thấy mất chúa thì giới thiệu chúa mới, thấy thưa quân thì loại bớt cầu. Cuối cùng là nắm tổng quát tình hình đàn ong trong cả trại để quyết định những biện pháp kỹ thuật như di chyển, nhân đàn, thu mật... ở trước các thời vụ quan trọng. Tài liệu của các lần kiểm tra cũng giúp cho việc dự đoán và xử lí kịp thời đàn ong ở cùng thời kì vào các năm sau.

Nguyên tắc và yêu cầu kiểm tra đàn ong. Ong mật sống kín đáo và yên tĩnh, mở thùng ong nhiều, bị chấn động ong rúc vào lỗ tổ hút

mật vì vậy không có mục đích thì không nên kiểm tra ong. Phải lấy việc kiểm tra quan sát bên ngoài tổ làm mục tiêu chính. Mỗi ngày quan sát đàn ong 3 lần: sáng, trưa, chiều và ít nhất cũng quan sát được vào buổi sáng để đánh giá về tình hình hoa nở và tình hình đàn ong. Ví dụ đàn có chúa tơ đột nhiên lấy nhiều phấn là ong chúa đã đẻ (hoặc mất chúa, ong thợ đẻ). Trại ong đi làm tốt nhưng đàn nào đó không đi làm là có thể chuẩn bị bốc bay. Đàn ong tha nhộng ra có thể bị bệnh. Đàn ong bốc bay bắt trở lại, đàn mới sang thùng, đi lấy phấn tốt, biểu hiện ong ổn định. Kiểm tra bên ngoài còn có thể phát hiện, xử lí ngay được những hiện tượng ong ăn cướp mật, ong rừng và các loại địch hại khác và điều chỉnh chống nóng, che mưa cho đàn ong.

Kiểm tra bên trong phải nhẹ nhàng khi mở ván ong ra không bị xô dạt đánh giá đúng lượng ong ngay từ cầu ngoài cùng sát ván ngăn. Khi kiểm tra không được làm xáo trộn đàn ong, không để ấu trùng, nhộng ong bị nóng và lạnh. Không để vương vãi phấn, mật để các đàn ong khác đến ăn cướp.

Page 125: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..124

• Phương pháp kiểm tra bên trong đàn ong. + Kiểm tra điểm: Là kiểm tra một số đàn ong điển hình, những đàn ong này cũng chỉ kiểm tra một vài cầu. Kiểm tra điểm không định kỳ, vì đó là cách kiểm tra nhanh từ điểm suy ra diện rộng để nắm khái quát tình hình đàn ong trong trại. Kiểm tra điểm cũng thường được áp dụng để nắm một vấn đề nào đó của đàn ong như tình hình đổ mật, khả năng xây bánh tổ. Khả năng nuôi chúa, khả năng chia đàn và tình hình bệnh. Kiểm tra điểm thường chỉ ghi chép nhận xét chung. + Kiểm tra toàn bộ: Là kiểm tra tất cả các cầu và tất cả các đàn ong. Trong trại nuôi ong nghiên cứu hoặc các trung tâm giống, cần kiểm tra định kì có thể là mỗi tháng một lần. Còn nuôi sản xuất thì kiểm tra toàn bộ trước mỗi vụ như đầu xuân để xử lí trước vụ mật, cuối vụ mật hè để chuẩn bị qua hè... kiểm tra toàn bộ cần ghi chép tất cả các số liệu về thế đàn, số cầu con, tình hình thức ăn, chúa đẻ, sâu bệnh... + Các bước tiến hành kiểm tra đàn ong: - Chuẩn bị dụng cụ, sổ sách ghi chép, bình phun khói để phòng ong dữ, dao sửa cầu, chổi dọn vệ sinh, dụng cụ xử lí bệnh - mùa nhân đàn cần chuẩn bị thùng ong, lồng chúa và cầu đã gắn tầng chân. - Thao tác khi kiểm tra: Khi kiểm tra toàn bộ nên có hai người, một người kiểm tra, một người ghi chép, giúp việc. Khi kiểm tra đứng về phía ván ngăn, mở nắp thùng nhẹ nhàng, nắp có ong phải để ngửa trước cửa thùng cho ong bò vào thùng. Sau đó lấy vật chống rét ra (nếu có), dùng ngón tay tách ván ngăn ra khoảng 2 - 3 cm, lấy cầu thứ nhất ra kiểm tra, khi kiểm tra phải nắm chắc tai cầu, khi cần dùng panh, dao xử lí cầu thì tì một góc cầu xuống mặt xà các cầu khác. Cầu kiểm tra không được nhấc ra khỏi mặt thùng và luôn luôn giữ ở độ nghiêng khoảng 30 - 35o so với mặt thùng và cách mặt thùng khoảng vừa tầm nhìn của người kiểm tra. Cần kiểm tra kỹ lưỡng trứng, ấu trùng, nhộng, lượng mật, phấn. Sau khi kiểm tra xong mặt thứ nhất thì xoay sang mặt thứ hai. Khi xoay cũng phải giữ cầu ong vuông góc với mặt đất để phấn, mật và ong chúa không bị rơi ra ngoài.

Kiểm tra xong cầu thứ nhất thì đặt sát ván ngăn. Sau đó xem cầu thứ 2, sau khi kiểm tra xong cầu thứ 2 thì đặt cách cầu thứ nhất một khoảng cách vừa bằng 1 cm. Cứ làm như thế đến cầu cuối cùng, sau đó dọn vệ sinh dưới đáy thùng (dùng chổi quét rồi thổi cho rác rưởi bay ra ngoài cửa). Khi kiểm tra số lượng đàn ong lớn cần làm nhanh nhưng không bỏ sót, muốn vậy cần thao tác nhanh. Khi ổn định trở lại dùng các kẽ ngón tay kẹp đẩy 3 - 4 cầu một lúc vào sát vách thùng.

Khi kiểm tra bị ong đốt phải rửa sạch tay rồi mới kiểm tra tiếp. Nếu gặp đàn bệnh phải kiểm tra sau cùng, nếu đã chót kiểm tra thì phải rửa tay bằng xà phòng, lau khô rồi mới kiểm tra đàn khác. • Xử lí ong khi kiểm tra. - Khi kiểm tra thấy ong chạy tụt xuống phải xem kỹ tình hình bệnh. - Phải ghi chép kỹ những đàn cần cho ăn , xây tầng chân. - Khi kiểm tra cần loại bỏ những cầu xấu, điều chỉnh ong nếu cần, cắt bỏ lỗ tổ ong đực, gọt bỏ phần lỗ tổ cũ và mốc. - Đảo cầu theo thời vụ, nói chung cầu ấu trùng cần đặt vào giữa. Cầu trống thì đặt vào nơi ong chúa hoạt động (mùa đông ở giữa đàn, mùa hè ở sát ván ngăn hoặc gần cầu sát thành thùng). Cầu mật và phấn đặt ngoài cùng. - Vụ mật nới rộng khoảng cách các cầu khi kiểm tra và qua hè qua đông thì ngược lại.

Page 126: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..125

Nếu ong chúa bay khi kiểm tra thì cần ngừng kiểm tra, rũ nhẹ một cầu ong lên trên thùng để ong chúa theo ong thợ vào tổ.

Gặp đàn ong quá dữ có thể dùng khói nhẹ để phun nhưng nói chung kiểm tra nhẹ nhàng không làm chết ong thì ong ít dữ , những đàn dữ kiểm tra sau cùng. c. Cho ong xây bánh tổ mới. • Mục đích.

Xây tổ là bản năng của loài ong. Khi xây tổ ong cần tốn nhiều năng lượng để tiết sáp và làm mềm sáp cho nên không phải lúc nào ong cũng xây được bánh tổ. Bánh tổ là nguyên liệu sản xuất ra sáp ong để sản xuất tầng chân và từ tầng chân lại cho ong xây bánh tổ mới . Bánh tổ mới kích thích ong chúa đẻ làm cho đàn ong phát triển nhanh. Bánh tổ cũ dễ bị đen làm đổi màu mật khi thu hoạch. Sau mỗi lần lột xác, phân của ấu trùng và áo kén của nhộng để lại ,cho nên sau một thời gian thì các lỗ tổ nhỏ lại. Vì vậy dùng bánh tổ cũ ,cơ thể ong thợ sẽ nhỏ dần. Bánh tổ cũ cũng là nơi tiềm ẩn của các nha bào gây bệnh. vì vậy phải thay bánh tổ cũ ít nhất mỗi năm một lần.

Trong tự nhiên ong cũng tự thay bánh tổ bằng cách cắn bỏ những bánh tổ cũ, và bị sâu ăn sáp. Khi bị sâu phá nặng và bánh tổ quá cũ thì ong bốc bay để tìm nơi xây bánh tổ mới. Nuôi ong cổ truyền thì bánh tổ được thay thế sau mỗi lần cắt mật.

Ngày nay nhờ có tiến bộ về khoa học kỹ thuật nuôi ong cho nên việc sử dụng tầng chân cho ong xây tầng được phổ biến trong các vùng nuôi ong. Tầng chân nhân tạo là một tờ sáp ong nguyên chất có in rõ đáy lỗ tổ ong bằng đúng kích thước lỗ tổ ong tự nhiên, vì vậy đàn ong xây tầng nhanh. Tầng chân được gắn trong khung cầu nhờ có 3 hàng dây thép nên bánh tổ không bị vỡ khi quay mật. Nhờ có kích thước đồng đều đàn ong không xây lỗ ong đực trên mặt cầu. Tuy vậy khi xây dựng cầu cần chú ý mỗi loài ong có cỡ tầng chân thích hợp. Việc cho ong xây tầng, thay bánh tổ kịp thời là một trong những biện pháp kĩ thuật quan trọng của nghề nuôi ong. • Những biện pháp cho ong xây bánh tổ mới. + Sửa bánh tổ cũ.

Bánh tổ cũ chưa đến mức cần loại nhưng qua một thời gian ong giảm sút thế đàn như qua đông, qua hè, cho nên rìa bánh tổ ong không đậu tới, sáp giòn thì đầu vụ mật cần cắt gọt để ong nới rộng. Các bảnh tổ có nhiều lỗ ong đực, bánh tổ lồi lõm, bánh tổ bị sâu đục thì cần cắt lỗ tổ ong đực, dùng panh bắt sâu và nắn lại cho ngay ngắn để đàn ong tự cơi nới, làm như vậy người nuôi ong có thể tạo được nhiều cầu ong tiêu chuẩn (bánh tổ phủ kín mặt cầu). + Cho ong xây bánh tổ mới khi không có tầng chân.

Nuôi ong trong đõ có thanh ngang và nuôi ong trong thùng cải tiến khi không có tầng chân có thể cho ong xây tầng bằng cách: Khi thấy đàn ong đông đậu ra ngoài bánh tổ thành từng chuỗi, bên ngoài nguồn hoa phong phú thì đưa khung cầu hoăc thanh ngang vào giữa đàn ong để chúng xây lưỡi mèo.Với khung cầu thì trước khi đưa vào phải căng sẵn dây thép. Nên dùng sáp đổ một vệt nhỏ chạy ở dưới xà hoặc thanh ngang tạo điều kiện thuận lợi và hấp dẫn ong xây bánh tổ. Ở những đàn ong chưa đông nhưng muốn xây bánh tổ thì cần rút bớt cầu, cho ong ăn. Cũng có thể tận dụng sáp lưỡi mèo khi đặt khoảng cách các cầu rộng, ghép vào khung cầu như khi sang thùng. Ong đã xây bánh tổ tự nhiên rồi thì kiểm tra nắn cho bánh tổ vào giữa gắn chặt với dây thép. + Điều kiện để ong xây tầng tốt:.

Page 127: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..126

Đàn ong phải đông quân, nhiều ong non và thức ăn. Trong đàn có nhiều cầu nhộng, ấu trùng, chúa đẻ khoẻ, liên tục. Về thời tiết: nhiệt đội từ 25 - 30oC, ẩm độ 80 – 85 % . Trong tự nhiên có nguồn hoa phong phú nhất là nguồn phấn họăc đầu vụ hoa khi nguồn mật phấn chưa nhiều, nhưng một số đàn mạnh có thể xây tầng được. Khi kiểm tra cầu ong thấy ong sửa tầng, cơi lỗ tổ ở 2 mép dưới cầu hoặc xây lưỡi mèo thì đưa cầu gắn tầng chân vào cho ong xây. + Biện pháp kỹ thuật. Tuỳ theo điều kiện cụ thể ở cơ sở nuôi ong người ta có thể áp dụng các biện pháp chính sau đây: - Xây tầng đại trà: Trong mùa mật phấn dồi dào, đàn ong có chúa mới, có số cầu 3 - 4 cầu (ong nội), 5 cầu (ong ngoại) ong bám đầy trên mặt cầu, có nhiều nhộng, có thể cho ong xây tầng hàng loạt, đưa vào mỗi đàn từ 1- 2 cầu tầng chân cho ong xây. Cho ăn thêm vào buổi tối để kích thích ong xây. - Sử dụng đàn chủ công xây tầng: đối với đàn mạnh chúa đẻ khoẻ, có thể viện thêm cầu nhộng già liên tục để tăng lượng ong non tiết sáp, cho ong xây liên tục nhiều cầu để cung cấp cho các đàn khác hoặc lấy cầu dự trữ. Khi ong đã tiếp thu và xây 2 mặt vách tổ còn thấp, rút cầu tầng chân ra đưa đàn khác xây tiếp, đưa tiếp cầu tầng chân mới vào đàn chủ công. Tuỳ thế đàn ong có thể đặt vào vài cầu xây đồng thời. - Sử dụng ong chia đàn tự nhiên để xây tầng: Những đàn ong chia tự nhiên, sau khi ổn định, có 2 - 3 cầu có thể đặt tầng chân cho xây để tận dụng “năng lượng chia đàn” hoặc bồi dưỡng thành đàn chủ công xây tầng.

Sau khi gắn tầng chân vào khung cầu đem đặt nó vào giữa 2 cầu có ấu trùng mở nắp và cầu đang vít nắp nhộng là nơi tập trung nhiều ong non trong tuổi tiết sáp và không ảnh hưởng đến sự đẻ trứng của chúa. Mùa lạnh đặt cầu tầng chân vào phía trong cho ấm, mùa hè đặt ra phía ngoài cách ván ngăn 1- 2 cầu cho mát. Với ong nội khi đưa cầu tầng chân vào cần bỏ thước kẹp giữa 2 cầu ra, để tầng chân sát vào 2 cầu. Sau 24 - 48 giờ kiểm tra thấy ong đã xây thì nới rộng khoảng cách giữa cầu tầng chân và cầu bên cạnh để ong xây cao vách lỗ tổ. + Chú ý. Khi kiểm tra thấy ong không xây, cần bỏ cầu tầng chân ra hoặc đưa vào sát ván ngăn để tránh ong cắn nát hoặc tạo thành vách ngăn, ngăn cản ong chúa qua lại đẻ trứng và ong thợ làm việc. - Khi điều kiện ngoại cảnh bất thuận (quá lạnh hoặc quá nóng) không nên đưa tầng chân vào. Với đàn quá mạnh hay xây lỗ ong đực cần chọn tầng chân nguyên vẹn, không bị mốc để ong xây nhiều lỗ tổ ong thợ. - Cần bổ sung thức ăn đầy đủ cho đàn xây tầng chủ công. Nếu đang vụ mật mà trời ma ong không đi làm được hoặc sau vụ mật mà có nguồn phấn dồi dào có thể cho đàn mạnh ăn no, để ong xây bánh tổ (thường xây 1 bánh tổ cần 0,5 kg đường). d. Ong chia đàn tự nhiên, biện pháp đề phòng và xử lí. • Hiện tượng ong chia đàn tự nhiên.

Tất cả các loài ong mật đều có những thời kì phát triển trứng, ấu trùng và nhộng đến mức tối đa, để có số ong trưởng thành rất đông, dẫn đến tình trạng đàn ong khó quản lý sẽ tạo chúa và chuẩn bị chia đàn. Mũ chúa để chuẩn bị chia đàn thường được xây ở mép dưới của cầu ong, nơi ong thợ tụ tập đông và ong chúa không tới được.

Page 128: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..127

Hình 1.8- Mũ chúa do đàn ong xây tự nhiên. Số lượng mũ chúa xây nhiều hay ít phụ thuộc vào giống ong. Trong mỗi giống thì phụ thuộc vào mật độ ong tính theo dung tích. Sau khi vượt quá mật độ bình thường, ong bắt đầu tạo mũ chúa và tăng lên theo tỷ lệ thuận với mật độ ong, tất nhiên cũng chỉ tăng có giới hạn. Thư-

ờng thì ong Apis cerana khi chia đàn tạo từ 8 –10 mũ chúa có trường hợp tạo hơn chục mũ chúa. Sau khi xây mũ chúa thì ong chúa đẻ trứng vào đó, đôi khi ong thợ tha trứng từ lỗ tổ ong thợ khác tới mũ chúa (Winston 1987). ấu trùng ong chúa được ong thợ nuôi dưỡng chu đáo, khi kiểm tra thường thấy một lớp ong thợ phủ dầy quanh mũ chúa. ấu trùng sáng xanh và nổi trên lớp sữa chúa. Mũ chúa thon dài, sáp vàng đắp dầy ở đế mũ chúa. Vì vậy ong chúa tạo ra trong vụ chia đàn thường rất tốt. Trước khi chia đàn vài ngày, ong thợ làm việc uể oải do lượng ấu trùng đã giảm, công việc nuôi ong chúa cũng giảm bớt để ong chúa nhỏ lại có thể bay ra khỏi tổ khi chia đàn. Do nhu cầu thức ăn giảm, ong ít ra đồng làm việc, lượng ong non tăng lên đàn ong càng chật chội, đông đúc. Ong thợ hút mật để chuẩn bị chia đàn.

Ngày chia đàn xảy ra sớm hoặc muộn là tuỳ thuộc vào thời tiết và tuổi của ấu trùng trong mũ ong chúa. Tuổi ấu trùng cũng tuỳ thuộc vào giống ong, phần lớn các chủng ong A.mellifera chia đàn vào lúc mũ chúa đã vít nắp (khoảng 8 ngày kể từ khi đẻ trứng). Ong A.cerana ở miền Bắc nước ta chia đàn vào lúc mũ chúa vít nắp vài ngày, nhưng nếu gặp trời xấu thì có thể mũ chúa sắp nở thậm chí chúa nở, ong mới chia đàn.Trờng hợp bị kìm hãm do bị vặt mũ chúa nhiều lần và đàn ong quá đông đúc thì có khi mũ chúa chưa vít nắp, có lúc mới có trứng, ong đã chia đàn. Trong ngày ong thường chia đàn vào buổi sáng 9 – 12 giờ, rất ít gặp ong chia đàn vào buổi chiều. Ong thường chia đàn vào những ngày trời quang, mây tạnh, nhiệt độ trên 20oC, gió nhẹ. Nếu gặp thời tiết xấu kéo dài, lượng mật giảm nhiều, mũ chúa bị huỷ thì ong ngừng chia đàn.

Trước khi chia đàn ong hút no mật, một bộ phận ong thợ tạo ra âm thanh huyên náo. Chúng vừa chạy vừa phát ra tín hiệu báo cho cả đàn việc ra đi. Số ong phát tín hiệu tăng lên. Đàn ong càng ngày càng náo động và một bộ phận ong ăn no mật ùn ùn kéo ra khỏi tổ. Chúng bay lên cao vài mét và lượn quanh cửa tổ. Sau đó ong chúa ra khỏi tổ và bay đi cùng bộ phận ong chia đàn. Ong chia đàn thường tụ lại ở cành cây, hiên nhà có lúc ở cả đáy thùng ong khác, đó là chỗ dừng chân. Nơi dừng chân thường gần đàn ong ở quanh trại chỉ trong vòng vài chục mét và đậu không cao, nhưng nếu không có nơi đậu gần và thấp thì chúng buộc phải bay cao và xa hơn. Khi ong đang tụ lại như cái mũ cát treo thì ong chúa bò ra mặt ngoài chùm ong. Nhờ chất chúa, tất cả đàn ong tụ lại một cách yên lặng ta thường gọi là “chúa kiểm quân”. Sau đó ong trinh sát đi tìm chỗ ở mới. Khi trở về chúng cũng nhảy múa trên mặt chùm ong báo cho cả đàn biết tín hiệu về tình hình, khoảng cách và hướng đến nơi ở

Page 129: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..128

mới và đàn ong bay khỏi nơi dừng chân. Như vậy, khác với bốc bay, ong chia đàn thường ở nơi dừng chân lâu hơn có khi tới 2 - 3 ngày, vì chưa tìm được nơi ở mới. Bộ phận ong bay đi thường chiếm quá nửa lượng ong trưởng thành trong đàn và gồm các lứa tuổi khác nhau. Ong chia đàn đến nơi ở mới thường rất tích cực xây bánh tổ. Lượng mật mang theo một mặt dùng làm năng lượng tiết sáp xây tầng, mặt khác có thể đổ vào bánh tổ mới dự trữ. Ở tổ cũ ngay sau khi chia đàn, bộ phận ong ở lại tiếp tục làm việc. Khác với ong bốc bay, trong lúc chia đàn một bộ phận ăn no mật ùn ùn bay ra thì lại có nhiều ong thợ mang mật, phấn về tổ. Sau khi quá nửa số ong bay đi đàn ong còn lại thưa, mũ chúa dễ phát hiện. Ong chúa nở đầu tiên tìm các mũ chúa còn lại dùng hàm trên cắn vào sườn mũ chúa rồi châm chết nhộng ong chúa, nhưng nếu ong còn muốn chia đàn thì ong thợ bảo vệ không cho ong chúa phá mũ chúa còn lại và xảy ra hiện tượng chia đàn lần thứ 2.

Khi chia đàn lần thứ 2, chúa tơ ra khỏi tổ cùng với nửa số ong còn lại và vài trăm con ong đực có khi 2 - 3 con ong chúa cùng nở một lúc và cùng chia đàn và những đàn chia ra lại cũng tụ vào một chỗ. Một chùm ong có 2 - 3 ong chúa. Đàn ong dã sinh có tính chia đàn mạnh còn có thể chia đàn lần thứ 3 - 4. Sau khi chia nhiều lần, đàn ong quá nhỏ, đàn ong còn lại cũng nhỏ bé không thu được sản phẩm. • Những nhân tố thúc đẩy ong chia đàn.

Chia đàn tự nhiên là bản năng của đàn ong nhằm bảo vệ và phát triển nòi giống nhưng không có lợi cho người nuôi ong, trước hết là trở ngại cho việc nuôi ong kế và nâng cao hiệu suất công tác của người nuôi ong. Đàn ong có chúa già sẽ chia đàn mạnh hơn đàn chúa trẻ vì ong chúa tiết ra pheromon ngăn cản đàn ong tạo ong chúa mới. Khi ong chúa già lượng pheromon giảm hoặc thế đàn ong lớn, pheromon không đủ khả năng kiểm soát được đàn ong và đàn ong sẽ tạo chúa chia đàn. - Trong đàn có nhiều ấu trùng và nhộng vít nắp, mật và phấn nhiều choán hết mặt bánh tổ. Ong chúa không có chỗ đẻ trứng vì không có lỗ tổ trống, ong thợ nhàn rỗi ít lao động nên mật độ ong trong tổ càng trở nên đông đúc. - Khoảng cách giữa các cầu sít nhau làm cho không gian giữa 2 mặt cầu hẹp, thùng ong quá nhỏ không có khả năng mở rộng không gian trong tổ ong đều làm cho mật độ ong tăng,thúc đẩy ong chia đàn. - Đặt ong ngoài trời, che nắng kém, thùng ong không đủ độ thông thoáng, thiếu nước cho ong lấy để hạ nhiệt độ trong tổ, đàn ong nóng bức cũng chia đàn sớm. • Các biện pháp đề phòng và xử lí ong chia đàn tự nhiên. Các biện pháp đề phòng: - Căn cứ vào các nguyên nhân thúc đẩy ong chia đàn để chủ động phòng tránh. Trước hết người nuôi ong cần chọn đàn ong có tính tụ đàn lớn, ít chia đàn tự nhiên để làm giống. Chú ý thay chúa mỗi năm 2 lần, điều chỉnh khoảng cách các cầu ong theo thời vụ. Sau vụ đông đầu vụ xuân cần nới rộng khoảng cách cầu để mở rộng không gian trong tổ, bỏ chống rét kịp thời, đưa thêm cầu không và tầng chân vào những đàn ong chúa không còn chỗ đẻ. Ở thùng kế thì đảo cầu, đưa thêm cầu trống vào khu vực ong chúa đẻ trứng. Tăng cường che mát cho đàn ong. Kiểm tra kịp thời, cắt bỏ lỗ tổ ong đực và nhộng ong đực ở những đàn không dùng làm giống. Vặt hết các mũ chúa (chỉ cần để lại những mũ chúa cần sử dụng), rút đổi những cầu nhộng cho đàn yếu...

Page 130: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..129

- Sau khi thực hiện các biện pháp trên mà đàn ong vẫn muốn chia đàn thì quay mật sớm để có nhiều lỗ tổ trống, giảm mật độ ong và ong sẽ tích cực thu mật giảm lượng ong nhàn rỗi. Quay mật là biện pháp có hiệu quả nhất trong việc làm giảm khả năng chia đàn tự nhiên của đàn ong. Ngoài ra ở những đàn ong cố tình chia đàn do ong nhiều, thùng ong chật, chúa già thì nên chủ động chia đàn và thay chúa, không để tình trạng ong chia đàn ra, lại bắt vào nhiều lần, gây tổn thất cho đàn ong lại tốn công lao động. • Biện pháp xử lí đàn ong đã chia đàn tự nhiên. - Ở đàn gốc cần kiểm tra chỉ để lại một mũ chúa đẹp sắp nở hoặc đã nở, nếu có 2- 3 ong chúa đã nở mà ong chưa kịp chia tiếp thì cũng chỉ nên chọn để lại một con. - Khi ong chia đàn, đợi cho chúng tụ hẳn rồi dùng nón bắt hoặc dùng cầu mật gạt ong bò vào cầu. Đàn ong chia đàn, sau khi bắt lại có thể ổn định ngay bằng cho 2 - 3 cầu lấy từ đàn gốc ra. Cầu có cả ong non và mật, phấn nhộng đặt vào thùng ong, mang thùng đến đặt vào bất cứ vị trí nào (vì sau khi chia chúng không về tổ cũ), rồi úp nón lên trên xà cầu rũ ong vào thùng, đuổi ong đậu lên cầu. Trong trường hợp không có thùng ong, phải thả ong trở lại tổ cũ thì nên cắt hết mũ chúa và bỏ ong chúa đã nở, dùng khói thổi nhẹ rồi mới rũ ong vào bởi vì khi ong bay ra đã có thời gian lâu, làm khác mùi chút ít khi chúng ở ngoài trời. - Đàn ong bắt trở lại làm đàn mới nên cho xây tầng ngay vì ong rất tích cực xây bánh tổ mới khi rời tổ cũ. e. Ong bốc bay biện pháp đề phòng và xử lí. • Hiện tượng và tác hại do bốc bay.

Bốc bay là sự bỏ tổ ra đi của toàn bộ đàn ong. Ong bốc bay cũng là một bản tính đã được hình thành trong quá trình hoạt động của đàn ong để bảo tồn nòi giống khi gặp điều kiện bất lợi. Trước khi bốc bay, ong chúa ngừng đẻ 10 - 15 ngày, nhộng nở hết dần. Ong chúa ngừng đẻ, bụng nhỏ lại bay đi dễ dàng. Mặt khác ong chúa ngừng đẻ tạo cho đàn ong không có con, không mất thức ăn nuôi ấu trùng.

Trớc khi bốc bay vài ngày, đàn ong đi làm rất kém mặc dầu bên ngoài vẫn có nguồn hoa, có trường hợp ong cắn phá nhộng lôi ra ngoài lỗ tổ. Mở thùng kiểm tra thấy ong ăn no mật và đậu thành chùm ở dưới cầu, thành thùng hoặc ván ngăn. Ong thường bốc bay vào những ngày tạnh ráo khoảng 8 - 16 giờ chủ yếu là 8 - 11 giờ, tuỳ theo thời tiết trong ngày. Đàn ong khi bốc bay cũng phát tín hiệu rất huyên náo (mà người ta ví ầm ầm như ong vỡ tổ). Ong thợ ăn no mật chui ra khỏi tổ. Chúng bay vòng vèo vài phút .Sau đó đàn ong ùn ùn kéo ra ở bất cứ chỗ nào bị hỏng trong thùng ong. Chúng bay qua lại nhằng nhịt. Sau khi ong đã được quá nửa thì ong chúa bay ra, ong cuốn lên cao dần. Khi ong thợ đã ra hết chúng bay cụm lại và bay cao dần như những đám mây. Trong trường hợp ong chúa bị cắt cánh hoặc bị nhốt, ong thợ có thể công ra trước cửa, sau đó ong thợ vẫn cứ bay. Nếu không có ong chúa bay theo, chúng quay trở lại, có trường hợp đàn ong bỏ cả ong chúa ra đi không trở lại. Đó là trường hợp ong chúa quá kém, hoặc ong bay ra nhập với đàn ong bốc bay khác. Có ong chúa bị rơi trước cửa thùng bị kiến tha, gà mổ làm ong chúa chết, đàn ong bị tàn lụi dần.

Trước khi bốc bay, đàn ong thường có một bộ phận ong trinh sát đi tìm nơi ở mới cho nên khác với chia đàn, khi bốc bay ong ít khi dừng chân mà bay thẳng, nhất là ong ở miền núi. Trong những trường hợp ong bốc bay một cánh đột nhiên như bị kích động, bởi mới di chuyển bị vỡ cầu ong

Page 131: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..130

hoặc bị bệnh nặng, bị kiến vống,sâu sáp phá nặng hoặc chúa tơ đi giao phối ong bốc bay theo. Nếu đàn ong đang bay bị mưa gió đột ngột thì ong thường đậu dừng chân ở các cành cây, hiên nhà. Điểm dừng chân này thường ở cao và thời gian không lâu. Đàn ong đã bốc bay trong tổ thường không để lại gì ngoài bánh tổ cũ, vết tích bệnh và dịch hại. Người ta cũng gặp những trường hợp ngoại lệ đó là những trường hợp ong đột ngột bốc bay hoặc người nuôi ong viện cầu nhộng nhưng ong cắn phá để bốc bay tiếp thì trong tổ vẫn còn phấn mật thậm chí có cả nhộng. Ong bốc bay gây tổn thất rất lớn: ở nước ta trước 1960 đàn ong nội chủ yếu nuôi trong đõ và ở mìên núi người ta nuôi ong theo cách “tự sinh tự diệt”, hàng năm ong bốc bay 80 - 90 %. Sau đó nhờ áp dụng tiến bộ kĩ thuật, chuyển ong nuôi trong thùng, áp dụng phương pháp quản lí mới, tỷ lệ ong bốc bay giảm xuống còn 40 - 50%, đến nay còn khoảng 10%. • Nguyên nhân ong bốc bay. + Do đàn ong bị thiếu thức ăn, khi nguồn mật phấn khan hiếm.

Đàn ong chỉ ổn định khi mà trong tổ có đủ thức ăn dự trữ, có các thế hệ con nối tiếp nhau ra đời. Khi thiếu ăn ong thợ giảm khẩu phần thức ăn nuôi chúa, ong chúa ngừng đẻ. Trong đàn không có mật, phấn, ấu trùng. Đó là điều kiện để đàn ong không bị ràng buộc, luyến tiếc tổ, dễ bốc bay. Vì vậy khi nguồn hoa đã cạn, nếu người nuôi ong cố tình khai thác những giọt mật ít ỏi còn lại và cắt cả cầu con làm cho ong không kịp xây bánh tổ mới đổ mật, Sau khi thu mật, rất ít đàn ong còn ở lại tổ. Ong cũng bốc bay sau thời kì mưa kéo dài, ong không lấy được mật, người nuôi ong không cho ăn kịp thời để bổ sung nguồn thức ăn bị thiếu. Tình trạng trên thường xảy ra ở sau vụ mật hè và vụ mật đông. + Do đàn ong bị bệnh và các địch hại khác quấy nhiễu.

Trong tự nhiên, ong bị bệnh thường bốc bay để lại mầm bệnh ở nơi ở cũ. Khi bay, ong bay cao với vận tốc nhanh và làm kí sinh trên ong trưởng thành bị rơi rụng. Đó là phản ứng chống bệnh của đàn ong. Nuôi ong trong thùng, khi ong bị mắc bệnh, ấu trùng chết nhiều, ong không dọn vệ sinh nổi, môi trường bị ô nhiễm, hôi thối, ong dễ bị bốc bay. Ong bốc bay do bệnh là nguyên nhân chủ yếu ở các trại ong hiện nay. Ngoài ra ở những đàn ong yếu dễ bị các địch hại tấn công như sâu ăn sáp phá hại hoặc kiến, ong rừng uy hiếp và bị các loài ong mật khác cướp mật thì cũng dễ bỏ tổ bốc bay. + Ong bốc bay do những sai sót về kỹ thuật quản lí đàn ong.

Đây là nguyên nhân hoàn toàn do chủ quan của người nuôi ong. Ngoài việc thu mật quá mức và không cho ăn đủ thức ăn, còn mắc các sai sót sau: - Đặt ong không đúng cách làm cho ong bị nắng nóng, hoặc bị lạnh thậm chí có trường hợp bị nóng chảy sáp, vỡ cầu hoặc ấu trùng chết lạnh. Đặt ong gần lối đi lại, gần nơi có chấn động lớn, gần chuồng trâu bò đi lại làm đổ thùng ong. Hoặc đặt đàn ong quá dầy, đàn mạnh chèn ép đàn yếu làm cho đàn ong mất ổn định phải bốc bay, thay đổi chỗ ở. - Di chuyển ong bị xô lệch cầu, vỡ bánh tổ không xử lí kịp thời. Kiểm tra quấy đảo ong quá nhiều, nhất là mùa khan hiếm thức ăn. Lấy nhiều cầu con để viện cho đàn khác hoặc khi kiểm tra, thu mật để cầu con phơi nắng chết ấu trùng, hoặc dùng khói quá nhiều hay đặt ong cạnh bếp. Khi sang thùng thao tác không tốt bị dập vỡ bánh tổ chết ấu trùng, sang thùng lúc khan hiếm nguồn hoa... - Không chú ý thay ong chúa, để bánh tổ đen, chia đàn ong quá mỏng, tạo nhiều chúa trong thời kì hanh khô. - Để thùng ong quá bẩn, nứt nẻ ẩm ướt và nhất là thay thùng có mùi lạ gây chấn động đàn ong.

Page 132: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..131

+ Ong bốc bay do tập quán thay đổi nơi cư trú. Ở miền Bắc nước ta, ong thường có tập tính di chuyển chỗ ở. Khi trời bắt đầu hanh khô ong ở

các hang đá, hốc cây vùng cao giá rét bốc bay chuyển về vùng thấp ấm áp hơn. Đàn ong nuôi cũng chịu ảnh hưởng của tập tính đó. Những đàn ong nuôi trong thùng mỏng, chống rét không tốt và nhất là đàn chúa tơ không có ấu trùng thì rất dễ bốc bay. Đặc biệt là vùng có nhiều người hánh ong, đàn ong trong thùng quản lí không tốt có thể bốc bay về đõ. • Các biện pháp đề phòng và xử lí ong bốc bay

Ở nước ta ong thường bốc bay sau vụ mật (từ tháng 7 - 8) và sau vụ mật đông, chỉ ở phía Bắc. + Dự đoán ong bốc bay.

Trừ trường hợp ong bốc bay do bị chấn động, bị bệnh hoặc bị địch hại (kiến, ong rừng) tấn công còn khi bốc bay ong có sự chuẩn bị trước. Ong chúa giảm đẻ, ong thợ sẽ ăn trứng chờ cho nhộng nở hết là đàn ong bốc bay. Do không phải nuôi ấu trùng nên đàn ong ít đi làm, đặc biệt là ít đi lấy phấn. Thông thường ong đi lấy phấn tích cực nhất vào khoảng 8h - 11h. Để dự đoán ong bốc bay ta có thể kiểm tra những đàn ít đi làm bằng việc tính chỉ số biểu hiện của đàn ong CPI. Khi chỉ số CPI < 2 là đàn ong có nguy cơ bốc bay.

Theo Punchihewa (1994) chỉ số đàn ong được tính theo công thức sau: Số ong đi lấy phấn số ong đi lấy phấn

CPI = x 100 x Số ong bay về tổ thời gian quan sát (giây)

VD: vào lúc ong đi lấy phấn nhiều nhất trong ngày, trong 60 giây có 12 ong bay về tổ, trong đó có 3 ong mang phấn.

3 3

CPI = x x 100 = 1,25 12 60

+ Biện pháp ngăn ngừa ong bốc bay: - Nuôi đàn ong mạnh, giữ cho đàn ong có đủ thức ăn, chúa trẻ vì chúa trẻ và tốt sẽ không ngừng đẻ trong lúc thời tiết khắc nghiệt và nguồn hoa khan hiếm. Trong thời kì ong ổn định, cần điều chỉnh thế đàn ong đồng đều. - Kết thúc quay mật đúng lúc, sau khi quay mật vòng cuối nếu thiếu mật phải cho ong ăn bổ sung. - Đề phòng và xử lý kịp thời bệnh ong, loại bỏ các cầu bị bệnh nặng không làm dập nát ấu trùng bệnh và nhiễm mùi trong đàn, thực hiện đầy đủ quy trình phòng chống bệnh và các địch hại khác nhất là sâu phá tổ và ong rừng. - Đặt ong đúng cách trong đó chú ý để ong yên tĩnh, không bị chấn động, không va quệt đổ vỡ, không bị nhiều ong chèn ép và cạnh tranh nhau. - Không kiểm tra, khuấy động đàn ong quá nhiều nhất là lúc nguồn hoa khan hiếm, chống nóng và chống rét đầy đủ. Khi kiểm tra không để cầu con bị nắng về mùa hè, lạnh về mùa đông...Trong vụ đông phải chia đàn sớm và kết thúc sớm không để quá nhiều chúa tơ, trong khi không có đàn mạnh hỗ

Page 133: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..132

trợ. Khi kiểm tra thấy hiện tượng ong muốn bay thì phải xử lý ngay như cho ăn, viện cầu mới có mật, nhộng và ấu trùng tuổi lớn, bắt sâu ăn sáp và loại bớt cầu. Khi rút cầu đi viện cho đàn ong bốc bay không nên lấy quá hai cầu một lúc trong một đàn vì như vậy đàn đó lại bị bốc bay. + Xử lý đàn ong bốc bay:

Khi phát hiện đàn ong sắp bốc bay thì nên vít kín tất cả các khe hở trong thùng, đậy nắp thật kín (nếu không kín thì dùng đất trát hoặc giấy lót cho kín để ong không chui ra được) vít cửa ra vào, đồng thời mở cửa sổ để ong khỏi chết ngạt. Nếu có một vài đàn ong bốc bay có thể dùng nón bắt ong trùm kín mặt thùng rồi mở to cửa cho ong nhanh chóng chui ra khỏi tổ, vào hết nón bắt ong. Nâng nón lên cao khỏi mặt thùng ong, chú ý không để xổng ong chúa. Sau khi ong trong thùng đã ra hết, thì trùm vải màn buộc vào cành cây gần đó cho ong tụ lên nón rồi vén màn đuổi ong ở ngoài vào hết trong màn và tụ lại trong lòng nón.

Nếu phát hiện chậm khi ong đã ra nhiều (quá một nửa) thì có thể ong chúa đã bay ra hoặc ong bắt đầu bay xa dần thường dùng đất, ném đón đầu hoặc dùng nước té. Khi ong đã tụ xuống chỗ nào đó, thì đợi cho ong tụ thành chùm rồi mới dùng nón bắt trở lại. Sau đó đem treo vào chỗ mát, khoảng 6 - 7 giờ tối mới ổn định ong trở lại vì nếu ổn định ong sớm chúng có thể bốc bay tiếp. Thùng có ong đã bay cần đậy kín hoặc mang vào trong nhà để chống ong cướp mật. Đàn có chúa non bốc bay, do đàn bốc bay khác kích động cần kiểm tra, nếu có nhiều ấu trùng mà đàn không bệnh thì gửi cầu sang đàn khác nhờ chúng ủ ấm và nuôi dưỡng.

Trước khi ổn định ong cần kiểm tra xử lý các cầu, rút bỏ các cầu bệnh, úp nón lên mặt cầu, rũ ong vào thùng. Đến tối, lấy cầu nhộng từ đàn khác viện cho đàn bốc bay sớm ổn định.

Khi ong bay, vít cửa giữ lại thì phải để đàn ong chỗ mát, dùng nước té mạnh vào cửa sổ cho ong mát và dãn ra, đến chiều tối kiểm tra đưa ong vào cầu, Viện cầu nhộng và cho ăn để ong ổn định trở lại. Sáng hôm sau cần quan sát tất cả các đàn ong đã bốc bay hoặc định bốc bay đã xử lý, nếu thấy chúng đi làm mang phấn về là dấu hiệu tốt. Ngoài các biện pháp trên, có thể cắt bớt đầu 2 cánh ong chúa đẻ khi không có điều kiện kiểm tra thường xuyên. f . Ong ăn cướp mật và biện pháp phòng chống • Hiện tượng và tác hại.

Ong là loài côn trùng có khứu giác rất nhạy, khi nguồn thức ăn bị khan hiếm, cộng với việc quản lý đàn ong sơ xuất dễ gây hiện tượng ong cướp mật. Biểu hiện đầu tiên là có một số ong thợ bay vo ve xung quanh thùng ong hoặc đõ ong để tìm đường chui vào. Ở cửa tổ, ong thợ tăng cường cảnh giới, lượng ong bảo vệ tăng lên gấp bội. Ong đánh nhau chết rơi xuóng cửa thùng và có khi kéo dài thành dây. Nhiều ong thợ đi vào tổ bụng đói, đi ra bụng lại no. Lúc đầu đàn ong còn có khả năng chống đỡ, sau đó đàn ong kiệt sức, ong ăn cướp ra vào tự do và cướp đến giọt mật cuối cùng. Khi bị cướp nghiêm trọng, đàn bị cướp thường bốc bay tìm chốn yên tĩnh để sinh sống. Đàn ong đi cướp thường là những đàn mạnh, khi đã đi ăn cướp thì tạo thành phản xạ. Chúng quen với cách sống đó và cướp hết đàn này sang đàn khác, có khi những đàn đi cướp lại cướp lẫn nhau.

Khi trong trại ong có nhiều đàn đi cướp và bị cướp thì gây xáo động, đánh nhau hỗn loạn gây phản ứng bốc bay dây truyền và do đánh nhau chết nhiều, số lượng ong giảm rất nhanh. Ong không ra ngoài làm việc mà luôn luôn ở nhà bảo vệ tổ, gây tổn thất rất lớn.

Page 134: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..133

Trong những năm gần đây việc nuôi xen kẽ giữa 2 loài ong A.mellifera và A. cerana đã gây hiện tượng ăn cướp giữa 2 loài ong này. Khi nguồn hoa khan hiếm cả ong ngoại và ong nội có thể ăn cướp lẫn nhau, với ong A.cerana trong vụ mật nếu gặp thời tiết xấu có thể lẻn vào đàn ong A.mellifera để cướp. Còn ong A.mellifera chỉ cướp khi nguồn hoa đã cạn, nhưng cướp dai dẳng, ồ ạt. Ong A.cerana không chống đỡ nổi gây tổn thất lớn. • Nguyên nhân gây tình trạng ong cướp mật.

Nói chung ong cướp mật là do chúng phát hiện ra mật ong hoặc xirô đường trong lúc bên ngoài thiếu nguồn hoa. Phát hiện đó hấp dẫn, thúc đẩy tính ăn cướp và chúng tìm đến bất cứ nơi nào có mật để lấy. Những nguyên nhân chính gây trộm cướp là: - Cuối vụ mật, ong đã vào thùng quay mà không chấm dứt quay mật. Ong không đi lấy mật hoa mà vào thùng quay mật, cướp lại mật trên thùng và các dụng cụ quay mật, hoặc mật ong sau khi quay xong chưa chuyển đi toả mùi xung quanh trại, làm cho ong phát hiện và tìm vào đàn ong khác để cướp mật. - Cho ong ăn ban ngày, nước đường, mật vương vãi ra xung quanh đàn ong. Lượng mật trong các đàn ong không đều. Một số đàn yếu, ong thưa quân lại đầy mật trong khi đó đàn ong mạnh lại ít mật. Đàn bị cướp cũng thường là những đàn có ong thợ đẻ trứng, nhièu mật và ong thưa, ong già bảo vệ tổ kém. - Cầu ong loại ra, chưa rút hết mật hoặc sáp cắt vít nắp, sau vụ mật để không kín đáo ong chui vào lấy mật, hoặc đường, mật ong dự trữ trong trại để ong lấy tự do từ đó gây tính trộm cướp của đàn ong. - Ngoài ra còn do đặt ong quá dầy, thế đàn không đồng đều. Trong đàn ong, lượng ong điều chỉnh không kịp thời: ong ít, cầu nhiều, không bảo vệ được bánh tổ. Thùng ong và đõ ong bị nứt nẻ để cửa tổ ong quá rộng làm cho mùi mật ong bay ra ngoài, hoặc cho ong ăn cục bộ một số đàn, kiểm tra quá lâu và mở thùng ong để lâu không đậy, trong lúc khan hiếm thức ăn. - Trong trường hợp di chuyển, ong bị vỡ bánh tổ, mật vương vãi ra thùng, đàn ong không đủ thức ăn thì khi đến nơi ở mới dễ bị cướp mật... - Do nuôi 2 giống ong ở cùng một địa điểm ong ngoại sẽ đi cướp mật của ong nội. • Biện pháp phòng tránh và xử lí ong ăn cướp mật. + Biện pháp phòng tránh: - Cuối vụ mật phải kết thúc quay mật sớm để ong có đủ mật dự trữ, kiểm tra xem đàn nào thiếu mật cho ăn tiếp ngay cuối vụ hoa. Đợt quay mật cuối vụ và gặp ngày thời tiết xấu cần để lại mật cho ong. Mật ong trên máy quay và các dụng cụ và mật ong vương vãi phải rửa thật sạch. Mật ong để lại trong trại cần đóng kín nắp, bảo quản trong phòng kín. - Cho ong ăn vào ban đêm và cho ăn đều khắp với lượng thức ăn khác nhau khi bên ngoài ít hoa. Nếu ong không ăn hết sáng sớm hôm sau phải rút máng ra và tối cho ăn trở lại không để xirô đường đổ vương vãi. - Cầu loại ra, cầu dự trữ cần cho vào thùng kín. Sáp loại cần nấu kịp thời. - Điều chỉnh thế đàn ong đồng đều vào cuối vụ hoa, luôn luôn để ong đậu kín cầu. Đặt ong thưa và cân đối với nguồn hoa. Đặc biệt chú ý đặt ong A.cerana cách trại đặt ong A.mellifera ít nhất là 4km – 5km khi bên ngoài cạn hoa. Mùa hoa khan hiếm cần vít bớt cửa ong ra vào, trát kín các khe hở của

Page 135: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..134

thùng và đõ, cửa sổ cũng luôn luôn đóng kín, hạn chế kiểm tra ong, phải kiểm tra nhanh và đậy kín thùng, ngay sau khi kiểm tra xong. + Biện pháp xử lí khi ong bị cướp mật: - Tìm đàn ong đi cướp mật bằng cách rắc một ít bột phấn trắng ở trước cửa đàn ong bị cướp, nếu cửa tổ đàn khác cũng có bột phấn thì đó là đàn đi cướp, hoặc quan sát đường bay của ong ăn cướp cũng có thể phát hiện ra đàn ong đi ăn cướp. - Biện pháp có hiệu lực nhất là chuyển toàn bộ đàn ong đến nơi khác cách đó ít nhất là 2 km. Nếu bị ong A.mellifera cướp thì nhanh chóng chuyển chạy toàn bộ đàn ong đi nơi khác với khoảng cách xa hơn vì ong cướp mật đã có phản xạ cướp mật thì chỉ bằng cách chuyển đi mới làm mất tính ăn cướp của chúng lúc này. Đến tối nên cho đàn ong đã chuyển ăn no. - Khi phát hiện đàn ong mới bị cướp có thể vẩy dầu hoả, phun khói hoặc phun nước để xua ong ăn cướp. Ở đàn bị cướp cũng có thể đóng cửa tổ, mở cửa sổ chuyển thùng ong vào chỗ mát rồi đặt vào đấy một thùng rỗng có một số cầu không (còn dự trữ một ít mật, ong cướp đến lấy hết số mật đó chúng coi như đã hết). Tối cho cả trại ong ăn, đặc biệt đàn đi cướp cho ăn thật no, thì cũng có thể khắc phục tại chỗ tình trạng ong cướp mật. g. Ong thợ đẻ trứng và biện pháp xử lí. • Hiện tượng và tác hại.

Một đàn ong mất chúa được giới thiệu mũ chúa hoặc ong chúa sau vài ngày thấy đàn ong lấy nhiều phấn là ong chúa đã đẻ nhưng cũng có trường hợp ong thợ đã đẻ. Kiểm tra đàn ong có ong thợ đẻ trứng thấy ong thợ có màu đen bóng, ong rất dữ luôn sẵn sàng đốt người. Ong thợ già và nhỏ con, trên bánh tổ có nhiều mũ chúa cấp tạo nhưng không có ấu trùng. Lỗ tổ ong thợ có trứng nhưng trứng nhỏ và có 2 - 3 trứng, hoặc có nhiều trứng trong một lỗ. Trứng đẻ không ngay ngắn và không theo qui luật đẻ vòng xoắn ốc như ong chúa đẻ. Do bụng ong thợ ngắn nên có khi trứng đẻ bám cả lên thành lỗ tổ Trong trường hợp đàn ong thiếu lỗ tổ và ong chúa non mới đẻ ,thỉnh thoảng cũng bắt gặp trường hợp có 2 - 3 trứng trong một lỗ tổ nhưng trứng mập và đẻ xuống đáy lỗ tổ . Do đó phải căn cứ cả 3 yếu tố: đẻ nhiều trứng, trứng nhỏ và đẻ lên thành lỗ tổ để phân biệt.

Ong thợ đẻ trứng không thụ tinh nên nở ra toàn ong đực. Ong thợ chỉ chọn và nuôi một ấu trùng còn trứng và ấu trùng khác bị ong thợ gắp bỏ. Nhộng ong đực do ong thợ đẻ cũng vít nắp lồi lên, lỗ chỗ khắp mặt bánh tổ. Ong đực do ong thợ đẻ khi vũ hoá, cơ thể rất nhỏ bé, do được đẻ trong lỗ tổ dành cho ong thợ. Lượng ong thợ đẻ trứng trong một đàn tăng dần và có khi rất lớn. Khi đẻ trứng chúng cũng được những con ong thợ khác nuôi dưỡng cho ăn như là ong chúa đẻ.

Đàn ong có ong thợ đẻ trứng, số lượng ong thợ giảm đi nhanh. Ong thợ già cỗi ít đi làm và rất khó tiếp thu ong chúa khác. Khi giới thiệu ong chúa vào đàn, ong thợ vẫn tiếp tục đẻ cho đến khi ong chúa đẻ lấn át ong thợ đẻ và lỗ tổ trống không còn. Ong thợ non ra đời và ong cũ chết dần thì ong thợ mới ngừng đẻ và đàn ong phát triển bình thường trở lại.

Tác hại do ong thợ đẻ trước hết là làm thế đàn ong giảm sút, bánh tổ đen, lỗ tổ nhỏ phần lớn phải loại bỏ, làm cho đàn ong suy yếu dễ mắc bệnh. Nếu duy trì lâu tình trạng ong thợ đẻ thì khoảng một vài tháng sau đàn ong bị tiêu diệt. Nguyên nhân ong thợ đẻ trứng:

Page 136: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..135

Ong thợ là ong cái. Trong điều kiện đàn ong có ong chúa, do pheromon của ong chúa khống chế làm buồng trứng của ong thợ kém phát triển. Khi mất chúa, đàn ong không bị pheromon của ong chúa khống chế. Đàn ong không có ấu trùng, ong thợ nhàn rỗi chúng sẽ mớm sữa chúa cho nhau làm cho buồng trứng ong thợ phát triển. Khi ong thợ đẻ trứng, cũng sản sinh ra pheromon kích thích ong thợ khác đẻ trứng nên lượng ong thợ đẻ đã tăng lên với số lượng lớn. Sau khi mất chúa ong thợ đẻ sớm hay muộn tuỳ thuộc vào tuổi ong thợ trong đàn. Trong trường hợp ong thợ già, thì đẻ trứng rất sớm ví dụ khi sản xuất sữa chúa, ong thợ già mà không được bổ sung thì ngay khi còn nuôi mũ chúa ong thợ đã đẻ. Ong thợ đẻ sớm hay đẻ muộn còn do giống ong. Ong A.cerana có buồng trứng lớn hơn nhiều so với ong A.mellifera (,Sakagami và Akasira 1958) nên ong thợ A.cerana đẻ sớm hơn ong A.mellifera. Bình thường sau khi mất chúa nếu chỉ có ấu trùng lớn thì sau 7 - 10 ngày ong thợ sẽ đẻ trứng. Ong thợ già và nguồn hoa khan hiếm thì có thể đẻ sớm hơn, có trường hợp chỉ vài ngày, đã xuất hiện ong thợ đẻ trứng. • Đề phòng và xử lí ong thợ đẻ trứng. + Đề phòng ong thợ đẻ trứng: - Luôn luôn giữ đàn ong có chúa, cần nâng cao chất lượng ong chúa. Khi chúa đẻ kém hoặc dị tật cần thay chúa kịp thời. - Khi phát hiện mất ong chúa thì lập tức giới thiệu ong chúa mới. Nếu trong trại ong không có chúa thì tìm một cầu có ấu trùng nhỏ (1 tuổi) ở đàn khác đổi vào cho ong xây mũ chúa và chọn mũ chúa tốt để lại . Nếu ong chúa tạo thành kém thì cần thay trong vụ hoa tới. - Không khai thác sữa chúa lâu trong một đàn. Đàn ong giao phối mất chúa cần giới thiệu ong chúa khác hoặc nhập đàn sớm. + Xử lý ong thợ đẻ trứng: - Giới thiệu ngay ong chúa mới vì lúc đầu ong thợ còn non và còn có nhộng đàn ong còn mạnh . Nên giới thiệu ong chúa đã đẻ vì đàn ong cần có ong chúa tốt để có lượng pheromon khống chế ong thợ đẻ, sớm có ấu trùng, nhộng để ổn định đàn ong và thay thế kịp lượng ong già chết.Trước khi giới thiệu ong chúa có thể loại bớt cầu. Cầu bị ong thợ đẻ trứng nếu chỉ có trứng ong thợ thì rút ra phơi nắng nhẹ rồi đổi cho đàn khác để chúng loại bỏ giúp. Cầu có ấu trùng do ong thợ đẻ, cần rũ ong, bỏ cầu vào thùng quay mật, quay mạnh để loại bỏ ấu trùng. Cầu nhộng già thì dùng dao cắt vít nắp tổ, dỗ nhộng ra, gắp bỏ những con còn lại rồi mới trả lại cho đàn ong. Sau đó viện cho nó 1- 2 cầu nhộng vít nắp và cho ăn no để mật lấp đầy các lỗ trống. Ong dọn đến đâu, ong chúa giới thiệu vào đẻ đến đó sẽ chấm dứt sớm được tình trạng ong thợ đẻ; Nói chung khi đã có ong thợ đẻ thì đàn ong rất khó giới thiệu ong chúa nên phải giới thiệu bằng cách dùng lồng nhốt chúa.

Đàn ong đã bị ong thợ đẻ lâu và ong thợ già thì nên nhập đàn , ngay cả khi có đàn ong mạnh có thể hỗ trợ được thì nhập đàn ong thợ đẻ trứng và chia đàn khác vẫn có lợi hơn. Nên nhập đàn ong thợ đẻ phân tán cho 2 - 3 đàn khác và sau khi nhập cũng được xử lí trứng ấu trùng và nhộng ong đực như trên. h. Nhập ong. • Những trường hợp nhập ong, nguyên tắc nhập ong.

Nhập ong bao gồm nhập cả đàn ong và nhập cầu ong. Nhập đàn ong là mang toàn bộ đàn ong này (bao gồm cả cầu bánh tổ và ong trưởng thành) đến sát nhập với đàn ong khác và nó trở thành

Page 137: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..136

thành viên trong thể thống nhất của đàn ong khác. Đàn mang đi nhập gọi là đàn bị nhập (A). Nó bị xoá tên ngay sau khi nhập đàn, còn đàn kia là đàn được nhập (B) nó bao gồm 1 hoặc một số đàn.

Nhập cầu ong là mang một vài cầu ong (có ong thợ và ong đực, không có ong chúa) tách ra từ một đàn này ong mang đến sát nhập với đàn ong khác, và nó trở thành thành viên chính thức của đàn ong đó. Đàn (A) bao gồm những đàn ong bị mất chúa trong khi xử lí ong, ong chúa đi giao phối, chúa bị dị tật như què chân, xước cánh và ong chúa quá gìa không còn khả năng đẻ trứng. Đàn ong quá yếu không thể vượt đông và qua hè. Đàn ong tạm tách ra để thay chúa và vận chuyển, nhập ong để lên kế, nhập để điều chỉnh thế đàn...

Nhập đàn ong phải đảm bảo nguyên tắc nhập đàn không chúa hoặc bộ phận không có chúa vào đàn có chúa, nhập đàn yếu vào đàn mạnh. Tuy rằng nhập đàn ong là giảm đi một số đàn nhưng lượng ong trong trại vẫn giữ nguyên. Đàn ong mạnh lên có thể thay đổi được chất lượng và đầu vụ hoa có thể tăng thêm đàn một cách thuận lợi. Nếu trong vụ mật thì việc nhập ong còn có ý nghĩa tăng cường khả năng khai thác của đàn ong và tăng năng suất mật. • Các phương pháp nhập đàn ong.

Pheromon do ong chúa tiết ra làm cho mỗi đàn ong có mùi đặc trưng. Ong thợ phân biệt mùi của đàn mình và đàn khác để bảo vệ đàn không cho bất cứ ong thợ nào ở đàn khác đến. Tính tự vệ của đàn ong tăng khi thức ăn khan hiếm và với những đàn ong thợ già. Vì vậy nhập ong là phải xoá đi “ranh giới mùi” của 2 đàn ong A- B làm cho chúng đồng mùi, vô hiệu hoá khả năng phân biệt đó là bí quyết thành công trong phương pháp nhập ong.

Trước khi nhập đàn cần kiểm tra lại đàn ong A, vặt các mũ chúa tự nhiên hoặc bắt ong chúa trước vài ba giờ đề pheromon của chúa cũ hết ảnh hưởng đến đàn ong.

Khi nhập cầu thì cần tách các cầu và ong mang đi nhập trước, đưa ra ngoài ván ngăn, cách 3 - 4 cm. Sau đó tìm kỹ ong chúa ở bộ phận còn lại, đưa vào sát thành thùng để chúng không bò sang bộ phận mang đi nhập. + Phương pháp nhập gián tiếp.

Là phương pháp áp dụng phổ biến và được dùng trong tất cả các thời vụ, với loại hình thời tiết khác nhau và là cách nhập đơn giản, an toàn. - Nhập ngoài ván ngăn:

Khoảng 4 - 6 giờ chiều tại đàn A dịch các cầu ong ra khỏi thành thùng 2 - 3 cm để ong rời thành thùng đậu cả lên cầu. Nếu ong nhiều, cầu ít thì mượn một cầu mật đưa vào để ong đủ chỗ bám. Nếu đàn (A) lớn hoặc có ong thợ đẻ cần nhập vào một số đàn (B) thì cũng tách ra từng nhóm cách nhau khoảng 2 - 3 cm. Khi trời sẩm tối từ 8 h - 8 h 30 nếu nhập cả đàn thì đưa đàn A đến cạnh đàn B chuyển cầu và ván ngăn đàn A đặt nhẹ nhàng ngoài ván ngăn của đàn B, cách ván ngăn khoảng 1cm để đàn ong yên tĩnh. Đến khoảng 8 - 9 h sáng hôm sau rút ván ngăn ổn định 2 phần làm một. - Nhập ong bằng giấy báo:

Dùng que chọc thủng tờ giấy báo (chọc kiểu châm kim) khoảng 1cm2/ lỗ, phủ tờ giấy này lên trên cầu của đàn B. Đến tối mang ong ở đàn A tới đặt cạnh cầu của đàn B ,ở ngoài ván ngăn và để ong tự cắn giấy báo làm quen với nhau, chiều hôm sau có thể ổn định.

Nhập bằng giấy báo còn sử dụng khi nhập ong A.mellifera ở thùng kế, người ta đặt tờ giấy lên miệng thùng ở đàn (B) rồi chồng đàn (A) lên trên. Chúng sẽ quen hơi dần khi giấy báo bị cắn. Cũng

Page 138: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..137

có thể thay giấy báo bằng lưới ngăn côn trùng đặt trên miệng thùng để ngăn cách 2 đàn cho chúng quen hơi dần. + Phương pháp nhập đàn trực tiếp

Phương pháp nhập ong trực tiếp được áp dụng trong lúc nguồn hoa phong phú, ong thợ non nhiều, đàn ong ít cảnh giác và áp dụng chủ yếu để nhập thêm cầu trong vụ mật hoặc bổ sung ong non cho đàn nuôi chúa bằng cách đưa bộ phận ong ở đàn (A) đặt cạnh đàn (B), phun khói và rút ván ngăn để cho 2 bộ phận ong nhập vào nhau.

Chú ý: Khi nhập ong xong, trong tất cả các phương pháp đều phải kiểm tra ong chúa xem có bị vây không . Khi quan sát thấy ong thợ đánh nhau trong thùng, ong ồn ào thì phải phun khói để can thiệp. Nhập ong bổ sung thì nếu để tại chỗ ong sẽ bay về đàn cũ, cho nên sau khi nhập phải chuyển đi nơi khác hoặc lấy ong ở nơi khác về nhập. Nếu không, phải nhập cầu có nhiều ong non và nhộng già. Ong đi làm việc bay về tổ cũ thì đàn được nhập vẫn còn lượng ong non và nhộng sắp vũ hoá. k.. Cho ong ăn thêm và uống nước. • Mục đích

Ong sống nhờ nguồn thức ăn tự nhiên là mật và phấn lấy từ các cây nguồn mật. Mật ong là nguồn cung cấp hyđratcacbon nuôi ong. Ong cần mật ngay từ khi nuôi ấu trùng. Khi ong trưởng thành, mật cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của chúng. Trước khi bay đi làm việc ong cần ăn mật để có năng lượng. Khi thụ phấn, mật còn giúp cho ong dính các hạt phấn hoa để gom vào giỏ phấn. Khi xây tầng ong cũng cần nhiều mật để có năng lượng tiết sáp làm mềm sáp và xây tầng. Ngoài ra mật dự trữ còn giúp cho đàn ong qua đông, bảo vệ bánh tổ, chống dịch hại nhất là loại ký sinh và sâu ăn sáp. Thiếu mật, mọi hoạt động của ong bị ngừng trệ. Mùa đông thiếu mật có thể ong bị chết đói cả đàn.

Phấn hoa cung cấp protein, các vitamin và các khoáng chất cho đàn ong. Phấn hoa là thức ăn của ấu trùng tuổi lớn. Ong trưởng thành 5 - 10 ngày tuổi cần rất nhiều phấn hoa để phát triển các tuyến. Ong non thiếu phấn hoa tuổi thọ giảm.

Cây nguồn mật cung cấp mật và phấn theo thời vụ, có lúc nguồn mật phấn dư thừa và có lúc lại thiếu nghiêm trọng. Đàn ong cũng đã có bản năng lấy mật dự trữ nhưng lượng dự trữ cũng chỉ có hạn. Nuôi ong là phải đảm bảo nguồn thức ăn trong đàn ong.Khi thiếu mật phấn phải cho ong ăn thêm để duy trì sự phát triển của đàn ong đảm bảo chất lượng giống ong để phát triển sản xuất. • Thức ăn thay thế và cách cho ăn.

Thức ăn thay mật chủ yếu là đường kính trắng, mật ong dự trữ, nước mía tươi, nước quả. Không cho ăn đường phèn và mật mía vì khi sản xuất người ta hoà nước vôi và đường đen dễ làm hỏng bánh tổ, ong dễ mắc bệnh ỉa chảy do tiêu hoá kém. + Cách cho ăn: Hiện nay người ta cho ăn chủ yếu bằng máng đặt ở dưới hoặc ở trên cầu. Máng cho ong ăn phải đặt thăng bằng, nên thả một số lá hoặc que củi khô để ong khỏi chết đuối. Khi không có máng có thể dùng đĩa mỏng, đặt ngoài ván ngăn cho ong ăn. - Cho ăn bổ sung: nhằm bổ sung lượng mật thiếu lúc ít hoặc không có hoa mà không nhằm mục đích phát triển đàn ong, chủ yếu là qua hè và qua đông (tháng 7 - 8, tháng 12 - 2 ở phía Bắc và tháng 7 - 9 ở các tỉnh phía Nam). Khi cho ong ăn bổ sung cần pha đường đặc theo tỉ lệ 1,5 – 2 đường + 1 nước

Page 139: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..138

tính theo trọng lượng. Cho ăn 1 - 2 tối liền và mỗi tối cho ăn 0,5 – 0,7 kg đường cho một đàn ong 5 - 6 cầu. Có thể cho ăn 2 - 3 lần một tối nếu máng cho ăn nhỏ. Cho ăn đến khi có mật vít nắp và cần điều chỉnh lượng nước đường ở các đàn để có mật dự trữ đều nhau, nhằm phòng tránh địch hại và ong ăn cướp, không kích thích chúa đẻ trong khi bên ngoài khan hiếm phấn. - Cho ăn kích thích: là cách cho ăn khi bên ngoài có nguồn hoa duy trì nhằm thúc đẩy ong chúa đẻ, kích thích ong thợ xây tầng, tạo ong đực, nuôi ong chúa... Cách cho ăn kích thích là pha nước đường loãng hơn:1 đường + 1 nước (hoặc nồng độ 40 – 50%) (không nên pha loãng hơn để ong tốn năng lượng làm đặc trở lại). Cho ăn nhiều tối, có thể cho ăn 2 - 3 tối nghỉ 2 - 3 tối rồi lại cho ăn 2 - 3 tối nữa, mỗi tối 0,2 – 0,3 kg đường cho đàn 4 - 5 cầu. Cho ăn kích thích sẽ thúc đẩy ong chúa đẻ và ong đi làm việc thường thực hiện sớm, trước vụ mật chính nên không ảnh hưởng đến chất lượng mật.

Khi cho ăn cần chú ý: - Rút cầu, nhập đàn ong quá yếu và bị bệnh sau vụ mật để tiết kiệm thức ăn. - Cho ăn ban đêm đến sáng kiểm tra, đàn nào không ăn hết phải rút máng đem cất nước đường. Nước đường còn lại phải lọc sạch đun sôi lại rồi mới cho ăn tiếp. - Cho ăn theo nguyên tắc: đàn mạnh, thiếu mật cho ăn nhiều. Đàn yếu, thiếu ít mật cho ăn ít để đảm bảo ong ăn hết thức ăn. - Vụ đông nên cho ăn sớm và những ngày rét đậm không nên cho ong ăn. - Đàn bệnh phải dùng máng riêng và cho ăn sau cùng. - Thức ăn vương vãi và máng cho ăn phải rửa sạch đề phòng ong cướp mật.

Thức ăn thay phấn hoa. Đối với ong A.cerana các thức ăn thay phấn hoa tự nhiên như bột đỗ tương khử béo, sữa bột,

lòng đỏ trứng gà, men bia cho ong ăn hiện nay chưa có kết quả rõ. Vì vậy người ta thường dùng phấn hoa tự nhiên khai thác từ đàn ong A.mellifera để cho ăn. Những người nuôi ong A.mellifera thường dùng phấn tươi trộn với đường để dự trữ cho ong ăn khi thiếu phấn đó là loại phấn tốt. Khi mua phấn khô cho ong ăn thì phải chọn loại phấn hoa không bị mốc, có mùi thơm đặc trưng và thời gian dự trữ chưa quá 6 tháng. Phấn được nghiền nhỏ, rây rồi pha trong xirô đường hoặc mật (khoảng 0,3 - 0,4 lit xirô + 30 g phấn) khuấy đều đổ vào máng cho ong ăn. Có thể pha phấn hoa ở dạng hơi nhão rồi đổ lên mặt cầu. Nếu trại ong riêng biệt có thể đặt máng phấn khô cho ong lấy như nguồn hoa tự nhiên.

Khi cho ăn phấn hoa cần cho ăn liên tục cách 4 - 5 ngày cho ăn một lần cho đến khi có phấn hoa tự nhiên, vì nếu cho ăn 1 - 3 lần ong chúa sẽ đẻ mạnh. Đến khi có ấu trùng, thiếu phấn, ong lại bỏ không nuôi hoặc ăn ấu trùng để lấy protein nuôi ong chúa và nuôi ấu trùng khác.

Cho ong ăn thể hiện cách nuôi ong tiên tiến nhằm duy trì thế đàn ong đến vụ mật, song muốn tiết kiệm thức ăn tốt nhất vẫn là chuyển đàn ong theo hoa. Thức ăn tự nhiên vẫn thích hợp hơn, đàn ong duy trì và phát triển tốt hơn so với cho ong ăn bằng thức ăn nhân tạo nhất là phấn hoa. • Cho ong uống nước.

Nước rất cần cho đàn ong, để pha loãng mật nuôi ấu trùng, làm mát tổ khi trời oi bức. Thiếu nước hoặc nguồn nước ở xa ong tốn rất nhiều lao động để lấy nước. Người ta thấy rằng trong những ngày nóng bức ong đi lấy nước tăng lên rất nhiều. Khi thiếu nước ong còn lấy cả nguồn nước bẩn, nư-ớc ở trên xác động vật thực vật chết làm ô nhiễm môi trường trong tổ. Vì vậy khi thiếu nước cần cho ong uống nước.

Page 140: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..139

- Trại ong cố định nên xây bể cạn ở góc trại (khoảng 3 - 4 m2) rồi đổ nước sạch săm sắp cho ong lấy vào các ngày nắng nóng, hanh ... - Dùng máng nước thả phao đặt ở ngoài trời cho ong lấy nước. - Khi di chuyển có thể cho cầu không nhúng nước rồi đặt vào giữa đàn ong lúc trời nắng.

Nói chung trong các vụ mật thì thường lượng nước bốc hơi trong mật đủ cung cấp cho ong nên không cần cho ong uống nước. Có thể điều chỉnh nồng độ đường cho ong ăn khi gặp ẩm độ không khí thấp cũng là cách cung cấp thêm nước cho ong. m. Di chuyển đàn ong.

Di chuyển đàn ong là rời đàn ong từ nơi này đến nơi khác cách xa ít nhất 3 km để ong không về chỗ cũ. • Mục đích di chuyển đàn ong.

Ở nước ta tuy cây nguồn mật nuôi ong rất phong phú, nhưng cây nguồn mật chính nhất là cây nguồn mật đặc sản như nhãn, vải, chôm chôm... thì chỉ có ở một số nơi. Mặt khác nhiều vùng nuôi ong, cây nguồn mật hỗ trợ và nguồn phấn chưa khép kín quanh năm. Những vụ thiếu hoa không thể duy trì được đàn ong tại chỗ với số lượng đàn ong lớn , hoặc không thể cung cấp đủ thức ăn phải nuôi nhân tạo. Ngoài ra trong trại ong có sự cố như có dịch bệnh, phun thuốc sâu , cũng cần di chuyển đàn ong đi nơi khác. Như vậy di chuyển đàn ong nhằm mục đích: - Tranh thủ ưu thế về nguồn hoa và thời tiết ở vùng ong đến để phát triển đàn ong. - Tăng thêm sản lượng mật nhất là loại mật quý hiếm, và tiêu thụ mật ong tại nơi khai thác mật. - Tránh những biến cố xảy ra trong trại ong: phòng bệnh, xử lí ong cướp mật. - Di chuyển để thuận lợi cho chia đàn, giao phối và cách li ong chúa. • Nuôi ong di chuyển là phương thức nuôi ong tiên tiến.

Ở các nước có nghề nuôi ong phát triển, di chuyển đàn ong là phương thức nuôi ong chủ yếu, phổ biến và có hiệu quả. Trung Quốc là nơi nuôi ong A.cerana có số lượng lớn và sớm cải tiến ph-ương pháp chăn nuôi. Sau khi chuyển sang thùng có cầu di động, nhiều người nuôi ong đã di chuyển đàn ong xa tới vài nghìn cây số (Vương cộng Hoà 1960). Ở nước ta từ khi đưa ong vào nuôi trong thùng có cầu di động, thì việc di chuyển đàn ong được tiến hành sớm. Ở nước ta hiện nay tồn tại 3 hình thức: - Nuôi cố định hoàn toàn với người nuôi ít đàn ong chủ yếu ở miền núi và vùng có hoa quanh năm như hoa dừa Bến Tre , chỉ chuyển ong khi đàn ong bị nhiễm thuốc trừ sâu. - Chuyển ong gần đi thu mật hoặc qua hè, qua đông sau đó lại trở về đặt ong tại trại. Cách nuôi ong này rất phổ biến ở các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc bộ. Nó phù hợp với qui mô nuôi ong nhỏ và vừa, phương tiện vận chuyển thô sơ, hiệu quả cao. - Nuôi ong di chuyển thường xuyên áp dụng ở các trại nuôi ong lớn hoặc các nhóm nuôi ong chuyên nghiệp hợp tác với nhau để chung phương tiện vận chuyển ong. Khi chuyển ong phải có tính toán các chuyến đi và sử dụng hợp lí các phương tiện để có hiệu quả kinh tế cao. Trải qua quá trình nuôi ong các trại ong thuộc doanh nghiệp nhà nước đã rút được kinh nghiệm đi các vụ hoa và hình thành chu trình di chuyển gọi là “bước đi hoa” quyết định việc thành bại của người nuôi ong trong năm. Nó

Page 141: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..140

không phải thường xuyên cố định cho mọi năm mà phải thay đổi một cách rất linh hoạt tuỳ theo diễn biến thời tiết và nguồn hoa trong năm đó. • Những việc cần làm khi vận chuyển đàn ong. - Chuẩn bị: Trước hết tìm nơi chuyển ong đến, nơi này nếu đã thường xuyên mang ong đến cũng phải thăm lại nguồn hoa và chuẩn bị nơi đặt ong, xem xét đàn ong đã có ở đó nhất là tình hình bệnh, tình hình phun thuốc trừ sâu, không chuyển ong đến vùng có tập quán sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Chuẩn bị dụng cụ nuôi ong nhất là dụng cụ thu mật, tầng chân..., dụng cụ sinh hoạt cho người. - Đóng gói đàn ong: đàn ong không dùng thước thì chuẩn bị các nêm gỗ để chèn 2 đầu cầu.

Kích thước nêm dầy 1cm, rộng 1,5 cm dài 3 cm đóng đinh ở đoạn giữa 1m và 2 cm. Trước khi đóng gói phải kiểm tra, quay bớt mật ở những đàn ong quá nhiều mật để tránh cầu

bị vỡ và ong bị ngạt. Các cầu ong ngắn hụt, phải gia cố thêm như đóng đinh hoặc gỗ, sửa hoặc thay các thùng ong bị nứt nẻ, làm bằng gỗ xấu có thể bị vỡ dọc đường.

Đóng gói trước một ngày trước khi di chuyển để ong gắn sáp chặt giữa nêm hoặc thước với xà cầu. Đàn ong đông hoặc vận chuyển đường dài phải cho khung cầu vào giữa. Thùng nhỏ, ong đông thì chia làm 2 thùng đánh dấu đến nơi mới nhập lại.

* Có nhiều cách đóng gói ong: Cách đóng gói nhanh chóng và an toàn hiện nay là dùng một cái thước tre dài đúng bằng thước ong, 2 đầu thước buộc dây thép. Ở thành thùng phía đặt cầu ong, đóng 2 cái đinh 2 cm ở hai đầu. Khi đóng gói tỳ 2 đầu thước tre xuống dưới, 2 thước gối đầu cầu, đẩy ván ngăn rồi quấn dây thép vào đinh buộc cố định, làm như vậy cầu được giữ chặt và có dây thép nên không bị nẩy lên trên.

Trước khi đóng gói thì cần bỏ máng, thước và vật chống rét ra ngoài. Khung cầu và ván ngăn chèn chặt với cầu ong.

Thời gian di chuyển: Vào buổi tối khi ong đã về hết tổ và mở sổ để thông gió. Các phương tiện vận chuyển ong: nếu đi gần và ít ong thì nên dùng xe đạp, xe máy, thuyền

hoặc gánh bộ (không nên dùng các xe do gia súc kéo). Đi xa thì dùng ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ. Các phương tiện chở ong không chở các chất độc hoá học trước đó. Nơi xếp ong phải thông thoáng.

Xếp ong trên các phương tiện nên xếp dọc, cầu ong song song với thành xe. Cửa sổ quay ra phía trước để gió thổi vào cửa sổ. Đàn ong mạnh và những thùng kém thông thoáng thì đặt lên trên và đặt ra ngoài. Khi xếp dùng thùng nhỏ, chân cọc thùng chèn các thùng ong cho thật chặt. Nói chung khi bốc xếp và đặt ong ở trên phương tiện phải giữ cầu vuông góc với mặt đất. Không được để bất cứ việc gì chèn kín cửa sổ thùng ong trên xe. - Quản lí đàn ong trên đường vận chuyển. Trên đường đi ong cần tránh các ổ gà, xe chạy càng êm thì càng an toàn. Nếu phải chuyển ong trên đường khoảng 4 - 5 ngày thì ban ngày nên dừng giữa đường và bốc ong chuyển xuống 1 lần, mở cửa cho ong bài tiết, lấy nước và người nuôi ong xử lí các sự cố đến tối mới đi tiếp.

Khi tới nơi cần chuyển ong ngay vào địa điểm, đặt rải ong ra để ong được mát. Nếu có thể đặt ong ngay vào vị trí trong đêm đó càng tốt.

Khi đặt ong xong thì mở cửa, cần chú ý mở xen kẽ, không mở cửa các đàn đặt liền nhau cùng một lúc. Những thùng ong nghi bị sập cầu mật chảy ra thì nên kiểm tra sắp xếp lại bánh tổ. Sau khi đặt ong, cần kê thùng cho bằng phẳng, tối hôm sau cho ăn để ong nhanh ổn định.

Page 142: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..141

n. Quản lý ong trước vụ mật. + Xác định thời kì chuẩn bị lực lượng ong lấy mật.

Để thu được nhiều mật, người nuôi ong cần xác định đúng thời gian có nguồn mật, phấn và thời gian chuẩn bị lực lượng ong, sao cho bước vào vụ mật có nhiều ong trẻ, khỏe mới lấy được nhiều mật. Nếu bước vào vụ mật, đàn đông quân, song toàn ong già (30- 40 ngày tuổi) sẽ lấy được ít mật rồi chết hoặc đàn nhiều ong non mới nở mà vụ mật chính ngắn sẽ không kịp thu hoạch hoặc thu hoạch được ít mật đã hết vụ. Để xác định đúng thời kì chuẩn bị lực lượng đàn ong khai thác, người ta dựa vào đặc điểm sinh học của ong.

Thường vào vụ mật chính tuổi thọ trung bình của ong thợ từ 35 - 40 ngày. Lực lượng ong thu hoạch gồm các con ong làm việc được từ 5 ngày trở nên. Sau khi vũ hoá, ong làm việc trong tổ, sau 4 ngày mới ra ngoài. Như vậy bước vào vụ mật, ong già nhất cũng phải dưới 30 ngày tuổi và trước khi kết thúc vụ mật, ong non nhất phải từ 9 ngày tuổi trở nên mới được tính vào lực lượng thu hoạch mật. Nếu tính từ giai đoạn trứng đến khi vũ hóa là 21 ngày nữa thì lực lượng thu hoạch gồm những con ong được đẻ trong khoảng thời gian kể từ trước khi bắt đầu vụ mật 51 ngày đến trước khi kết thúc vụ mật 30 ngày. Những con ong đẻ trước hoặc sau thời kì này sẽ chết trước vụ mật hoặc hết mật không kịp đi làm. Khoảng thời gian trên được gọi là thời gian chuẩn bị lực lượng ong thu hoạch.

1 2 3 4

28/1 18/2 11/3 1/4

20/3 10/4 ngày

Thời kỳ chuẩn bị lực lượng Vụ mật

Page 143: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..142

Ví dụ: Vụ hoa nhãn kéo dài từ 20/ 3 - 10/ 4. Để tham gia thu hoạch, ong già nhất phải được đẻ vào 28/ 1, vũ hoá vào 18/ 2, đến 20/ 3 ong được 30 ngày tuổi, làm thêm 5 ngày nữa thì chết. Ong non nhất được đẻ vào 11/ 3, vũ hoá vào 1/ 4, sau 4 ngày bắt đầu đi làm (5/4) và làm được 5 ngày thì hết vụ mật. Thời gian từ 28/ 1 - 11/ 3 là thời kì chuẩn bị lực lựơng ong thu mật nhãn. Những con ong được đẻ trong thời gian này là lực lượng chủ yếu đi thu hoạch mật. Có thể minh hoạ theo sơ đồ sau:

Trong thời kì chuẩn bị lực lượng cần tạo điều kiện cho ong chúa đẻ khoẻ, tuyệt đối không chia đàn hoặc có chia thì chia trước hoặc sau thời kỳ này. + Tạo đàn ong mạnh trong thời kỳ chuẩn bị lực lượng.

Để có nhiều ong tham gia lấy mật, trong thời kỳ chuẩn bị lực lượng cần phải tạo được đàn ong mạnh bằng các biện pháp sau: - Cho ăn kích thích để tăng sức khoẻ đẻ trứng của chúa. Chuyển cầu nhộng, ấu trùng từ giữa ra ngoài, và chuyển cầu không từ ngoài vào giữa đàn cho chúa đẻ vì ong chúa thường đẻ từ giữa ra ngoài. Nếu trời lạnh thì không vội chuyển làm nhộng, ấu trùng bị lạnh. Đặt cầu tầng chân vào để ong xây bánh tổ mới cho chúa đẻ . Thường đặt cầu tầng chân ở giữa cầu mật, phấn và cầu ấu trùng (vị trí thứ 2 hoặc thứ 3 trong đàn). Nếu ong Ý đông quân đạt 8 - 9 cầu có thể lên thùng kế bằng cách chuyển vài cầu nhộng có ong lên thùng kế. - Có thể chia số đàn tương đương nhau về thế đàn làm 2 nhóm: Nhóm đàn chính và nhóm đàn phụ. Nhóm đàn chính là những đàn để sinh sản, tạo chúa và chia đàn sớm.Lấy cầu nhộng của nhóm đàn phụ chuyển sang nhóm đàn chính cứ 5 - 7 ngày 1 lần để nhóm đàn chính mạnh lên. Do được bổ sung cầu nhộng, nhóm đàn chính phát triển rất nhanh, chỉ sau 2 lần viện cầu, ở nhóm đàn chính có ong đực xuất hiện có thể tạo chúa được. Ở nhóm đàn phụ sau khi lấy cầu nhộng đi cần cho thêm cầu tầng chân để ong xây. Khi đàn chính đã phát triển mạnh lại cho thêm cầu tầng chân để ong xây và lấy cầu nhộng bổ sung cho nhóm đàn phụ để đàn phụ mạnh lên. - Trong mỗi trại, dựa vào tình hình cụ thể của đàn ong có thể tạo những nhóm đàn chủ công chuyên môn hoá một việc: Đàn chủ công xây tầng, hoặc lấy mật phấn; đàn chủ công sinh sản... - Nhập đàn yếu lại với nhau hoặc nhập cho đàn mạnh. Chúa thừa có thể cho vào đàn nhỏ để tiếp tục đẻ trứng. Nếu mùa mật dài hơn 3 tuần thì bố trí một số đàn chuyên sinh sản và một số đàn chuyên lấy mật. Lấy 1 - 2 cầu nhộng của đàn sinh sản viện cho đàn lấy mật và cho tầng chân vào đàn sinh sản. Để tạo đàn ong mạnh còn cần ngăn ngừa ong chia đàn tự nhiên làm giảm thế đàn. p. Quản lí ong trong vụ mật. + Thêm thùng kế và tăng bánh tổ cho ong đổ mật. - Đàn ong mạnh đã có 1 thùng kế khi chuẩn bị lấy mật có số cầu từ 16 trở lên có thể lên tầng kế thứ 2. Ở đàn chưa lên kế, nếu đạt 8 - 10 cầu có thể lên kế 1. Ngoài thế đàn (số cầu) ong, còn phụ thuộc vào vụ mật để tăng thùng kế. Nếu vụ mật ngắn không cần lên thùng kế, chỉ áp dụng các biện pháp tạo đàn ong mạnh để khai thác mật.(Ong A.mellifera). - Tăng diện tích bánh tổ cho ong đổ mật:Khi đem mật hoa về ong thường đổ không đầy các lỗ tổ để tăng quá trình bốc hơi nước (mật hoa thường chứa 50 - 80% nước). Sau 5 - 6 ngày, mật chín (nước 18 - 21%) ong mới đổ đầy các lỗ tổ và vít nắp lại. Để đựng hết 1kg mật ong chỉ cần 2400 lỗ tổ nhưng để đựng hết 1kg mật hoa cần 7140 lỗ tổ. Do vậy nếu không đủ số lỗ tổ để đựng và chế biến mật, ong sẽ giảm đi thu hoạch. Để tăng diện tích lỗ tổ đựng mật có thể sử dụng cầu bánh tổ dự trữ hoặc hạn chế

Page 144: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..143

chúa đẻ trứng vừa tăng lỗ tổ trống đựng mật vừa giảm số ong non phải nuôi ấu trùng chuyển sang lấy mật.(ong A.cerana và A.mellifera) - Hạn chế chúa đẻ bằng cách đặt tấm lưới ngăn cách li chúa không cho lên tầng kế và sang các cầu bên cạnh. Chuyển các cầu nhộng lên thùng kế, khi nhộng nở sẽ giải phóng lỗ tổ để chứa mật. Có thể không dùng lưới ngăn cản ong thợ đi lại mà để các cầu trên thùng kế thưa ra, ong thợ sẽ xây lỗ tổ dài ra, chúa không đẻ được. Nếu vụ mật kéo dài chỉ hạn chế chúa đẻ vào nửa sau vụ mật để tăng số ong non ở đầu vụ đi thu hoạch mật.(ong A,mellifera) - Thay chúa già bằng chúa tơ hoặc mũ chúa. Trong thời gian chúa chưa đi giao phối sẽ có nhiều lỗ tổ trống đựng mật. Khi vụ mật kéo dài, thay chúa vào giữa vụ, nếu vụ mật không kéo dài và rộ thì thay chúa vào đầu vụ.(cả hai giống ong). - Những đàn ong mạnh tiếp tục lên kế 3, 4 để tăng diện tích chứa mật theo nguyên tắc thùng kế mới đặt trước thùng kế cũ.(Ong A.mellifera). - Thông gió cho đàn ong: Khi chế biến mật hoa thành mật ong, ong tích cực thông gió trong tổ để tăng quá trình bốc hơi nước. Mật càng nhiều số ong cần thông gió càng lớn. Người nuôi cần giúp đàn ong thông gió bằng cách mở toàn bộ cửa tổ, bỏ nắp phụ... để tăng số ong đi lấy mật. + Khai thác mật: Có quan điểm cho rằng việc lấy mật và phát triển đàn ong có mâu thuẫn với nhau, tức là nếu lấy mật nhiều, ong sẽ phát triển kém và ngược lại. Thực ra nếu khai thác thích đáng sẽ vừa thu được sản phẩm vừa phát triển được đàn ong vì trong đàn ong nếu có nhiều mật, ong sẽ không đi lấy mật nữa, ong chúa thiếu lỗ đẻ trứng. Sự dư thừa và tích luỹ ong non sẽ dẫn đến chia đàn. Tuy nhiên cần khai thác mật thích đáng, tránh khai thác quá nhiều lần, vừa hại ong vừa không đảm bảo chất lượng mật. Số lần khai thác trong 1 vụ tuỳ thuộc cây nguồn mật, thời tiết và thế đàn ong... Khi bắt đầu thời kì hoa nở rộ (hoa nở được 25 - 30%) mật trong bánh tổ đã dày nhưng mới chớm vít nắp, tiến hành khai thác lần đầu chỉ lấy 1/ 3 - 1/ 2 tổng số cầu trong đàn để quay mật (quay tỉa). Sau đó nếu thời tiết tốt cứ 4 - 5 ngày kiểm tra ong thấy đa số các cầu trong đàn đã vít nắp 1/ 3 thì đem khai thác. Nếu chờ ong vít nắp hoàn toàn sẽ mất nhiều thời gian và ong không đủ lỗ chứa mật hoa, sẽ giảm đi làm. Nếu lấy mật sớm chưa vít nắp, mật chưa chín dễ bị lên men chua khó bảo quản. • Cách lấy mật. Dùng thùng quay ly tâm để loại mật khỏi cầu. Trước khi quay mật cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết: thùng quay, dao cắt vít nắp, lưới che mặt, chổi quét ong, bình phun khói, khay đựng sáp vít nắp, dụng cụ lọc và chứa mật, chậu nước sạch....

Số người tham gia: 3 - 5 người: Một người rũ ong, một người chuyển cầu để quay và trả cầu đã quay vào đàn cũ. Một, hai người cắt vít nắp và quay mật. - Rũ ong: Với ong ngoại dùng hai tay nắm chặt hai đầu thang trên của cầu ong, rũ mạnh đột ngột 1 - 2 lần để ong rơi vào thùng chính. Với ong nội cần rũ nhẹ (rũ đột ngột ong sẽ bay lên đốt), dùng chổi quét hoặc thổi ong còn lại trên cầu vào thùng. Ong Ý có thể dùng vải tẩm axit phênic phủ lên thùng kế ong sẽ chạy xuống thùng dưới. - Dùng dao cắt vít nắp từ dưới lên trên, cắt phẳng, không sâu quá, sau đó chuyển cầu vào thùng quay mật .Quay đều tay, nhẹ nhàng, tăng dần tốc độ vừa đủ để mật văng ra mà không văng ấu trùng. Quay

Page 145: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..144

hết mật một bên cầu thì đổi mặt cầu bên kia ra ngoài để quay nốt mật. Sau khi quay cần loại bỏ lỗ tổ ong đực hoặc mũ chúa chia đàn tự nhiên để ngăn ngừa ong chia đàn.

Những điều cần chú ý khi quay mật: - Thời gian quay mật tốt nhất là vào lúc ong đi làm ít, tránh cản trở công việc của ong: Bạch đàn, sú vẹt quay buổi sớm. Nhãn vải quay vào lúc 1- 2 h trưa. - Trên cầu có cả mật lẫn ấu trùng, nhộng cần rũ thấp, nhẹ nhàng tránh để ong bay lung tung và chúa bay mất. Những cầu mới có trứng, ấu trùng nhiều nhưng mật ít để lại lần sau quay. Sau khi quay xong cần trả cầu về đàn cũ ngay để ấu trùng ít bị ảnh hưởng. Cầu muốn loại ra để sát thành thùng ngoài ván ngăn. - Lấy mật theo nguyên tắc: Thời tiết tốt, còn vụ hoa lấy mật nhiều, để laị ít (8%). Thời tiết xấu hoặc kết thúc hoa nở rộ (nở được 70 – 75%) thì lấy ít, để lại nhiều mật cho ong hoặc quay tỉa. - Sau khi quay xong cần lọc mật, loại bỏ xác ong, ấu trùng, sáp vụn, phấn hoa... để mật lắng vài ngày, tạp chất nhỏ nổi lên trên đem hớt bỏ. - Mật được bảo quản trong bình kín có sức chứa không quá 100 kg bằng nhôm, thuỷ tinh, đồ gốm hoặc các loại gỗ thích hợp với ẩm độ của mật. Để mật nơi mát, thoáng khí, khô ráo. Không để mật ở nơi có cá khô, dầu hoả, nhựa thông và những chất có mùi lạ, mật sẽ hấp thụ mùi làm giảm chất lượng. Trên thùng cần ghi rõ loại mật, trọng lượng, thời gian thu hoạch. • Khai thác sữa chúa.

Khi nguồn hoa phong phú, ngoài mật ong ra, có thể tiến hành khai thác sữa chúa tăng hiệu quả kinh tế của nghề nuôi ong nhất là khi nuôi ong ngoại. Dụng cụ phải được sát trùng kỹ đảm bảo chất lượng sữa chúa.

Chọn đàn khoẻ, không bệnh, có đủ cầu ấu trùng, mật phấn ong non để tiết sữa. Tách chúa trước 6 – 12 h. Cách làm tương tự tạo chúa di trùng (làm chén sáp, di trùng, đưa vào đàn nuôi dưỡng).

Sau 48 – 72 h lấy cầu di trùng ra, dùng panh gắp bỏ ấu trùng, lấy thìa (làm bằng sừng hoặc tre) múc sữa cho vào lọ thuỷ tinh màu, bảo quản ở 0o C hoặc trộn lẫn mật ong để nơi không có ánh sáng. Những mũ chúa sau khi đã lấy sữa chúa lại sử dụng để cấy ấu trùng, khai thác sữa chúa tiếp.

Hình 2.8 - Cầu gắn chén sáp để khai thác sữa chúa.

Page 146: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..145

8.2. Kỹ thuật tạo chúa, nhân đàn ong a . Tạo chúa.

Hàng năm người nuôi ong cần có nhiều ong chúa mới để thay thế các ong chúa già, chúa xấu và để chia các đàn mới. Việc tạo chúa kịp thời, đủ số lượng và chất lượng có ý nghĩa quyết định đến năng suất mật. • Những yếu tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng ong chúa.

Chất lượng của ong chúa gắn liền với năng suất sản phẩm của đàn ong. Ong chúa đẻ càng nhiều trứng, đàn ong càng đông quân và sẽ thu càng nhiều mật. Moeller, (1961) đã xác định hệ số tương quan giữa số quân của đàn và năng suất mật ong A.mellifera là 0,4935 - 0,8485. Woyke, (1976) đều thấy rằng có mối tương quan giữa năng suất mật và khả năng nuôi ấu trùng của đàn ong A.cerana. Chất lượng của ong chúa phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: di truyền của đàn ong giống (đàn bố, mẹ) và điều kiện nuôi dưỡng ấu trùng chúa. + Đàn ong giống:

Đàn ong giống là đàn cung cấp ấu trùng tạo chúa và các đàn tạo ra các ong đực giao phối với những con ong chúa đó. Vì thế việc lựa chọn và chăm sóc các đàn giống được tiến hành rất cẩn thận. Các đàn giống cần đạt một số tiêu chuẩn sau:

- Năng suất mật cao. - Sức đẻ trứng của ong chúa cao, đàn ong đông quân, các cầu nhộng vít nắp phẳng. - Ong hiền lành. - Không (hoặc ít) chia đàn. - Không hoặc ít bốc bay. - Chống chịu bệnh và kí sinh tốt, không bị mắc bệnh ấu trùng túi (sacbrood) và thối ấu

trùng châu Âu, Các đàn phải có dự trữ mật nhiều nếu không phải cho ăn thêm, quân đông phủ kín cầu. Tạo ong đực trước khi tạo chúa 15 - 20 ngày và tạo ở khác đàn lấy ấu trùng (đàn mẹ). Diệt các ong đực ở các đàn xấu bằng cách cắt bỏ các lỗ tổ ong đực đã hoặc chưa vít nắp. + Yếu tố nuôi dưỡng.

Các ong chúa tốt nhất chỉ được tạo ra từ các đàn giống tốt, nhưng từ các đàn giống tốt nhất chưa hẳn đã tạo ra được những con ong chúa tốt nếu như phương pháp tạo chúa không đúng đắn Laidlaw (1979). ấu trùng ong chúa và ấu trùng ong thợ đều được tạo từ trứng đã thụ tinh nghĩa là có nguồn gốc di truyền như nhau nhưng do chế độ thức ăn khác nhau mà chúng được quyết định thành ong chúa hay ong thợ. Vì thế chế độ cung cấp thức ăn cho ấu trùng chúa, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng ong chúa tạo ra. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến chế độ cung cấp thức ăn của ấu trùng chúa bao gồm đàn nuôi dưỡng, nguồn phấn mật, thời tiết khí hậu...

Đàn nuôi dưỡng là đàn tiếp nhận các ấu trùng và nuôi chúng thành ong chúa trưởng thành. Đàn nuôi dưỡng mạnh, đông quân, nhiều ong non ở tình trạng chuẩn bị chia đàn và đủ thức ăn sẽ nuôi được nhiều ong chúa và có chất lượng cao. Ngược lại ,đàn nuôi dưỡng nhỏ, quân già thức ăn ít nuôi được ít ấu trùng chúa hơn và chất lượng chúa tạo ra sẽ kém hơn.

Nguồn phấn, mật hoa phong phú, khi tạo chúa, ong nuôi dưỡng tiết sữa nhiều chất lượng chúa tốt và ngược lại. Tuy nhiên nếu tạo chúa vào giữa vụ mật, ong mải mê đi lấy mật mà xao lãng nuôi ấu trùng chúa thì chất lượng chúa không tốt. Vì vậy nên tạo chúa vào đầu vụ hoặc cuối vụ mật. Còn

Page 147: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..146

trường hợp nguồn mật hoa ngoài tự nhiên không phong phú cần cho đàn mẹ và đàn nuôi dưỡng ăn trước khi tạo chúa 4 - 5 ngày và cho ăn đến khi mũ chúa vít nắp. - Mùa vụ: Ong thường chia đàn tự nhiên vào mùa ấm áp thức ăn đầy đủ, là lúc đàn ong phát triển ở đỉnh cao có nhiều nhộng, ấu trùng và quân đông nhất gọi là mùa chia đàn. Ở phía Bắc nước ta có mùa chia đàn chính vào tháng 3 - 4 và mùa chia đàn phụ vào tháng 10 - 11. Ở một số vùng vào mùa hè tháng 5 - 6 có nhiều mật đay, bạch đàn ong cũng chia đàn. Chúa được tạo vào mùa xuân có chất lượng tốt hơn mùa khác. - Khí hậu: nước ta khí hậu ở vùng nhiệt đới nên có thể tạo chúa quanh năm nhưng cần chú ý tạo vào lúc có nguồn thức ăn thì chất lượng chúa mới tốt. Mặt khác cần tránh tạo chúa vào mùa mưa, hoặc mùa đông rét muốt trời mù (ở phía Bắc) hoặc mùa có gió to nhiều chuồn chuồn, ong chúa không đi giao phối được, hoặc đi được nhưng tỷ lệ giao phối thành công rất thấp do bị chuồn chuồn ăn mất + Các phương pháp tạo chúa. - Tạo chúa bằng phương pháp đơn giản: .Khi nuôi ong qui mô nhỏ cần số lượng chúa ít có thể sử dụng một số phương pháp tạo chúa đơn giản mà vẫn thu được chúa có chất lượng cao như : Sử dụng mũ chúa chia đàn thay thế tự nhiên.

Phương pháp này đã được những người nuôi ong cổ truyền trong thùng có xà cầu ở nước ta sử dụng từ lâu. Trên các trại ong vào mùa ấm áp, phấn mật đầy đủ, một số đàn ong sẽ xây mũ chúa chia đàn. Các mũ chúa chia đàn do được tạo từ trứng một cách chủ động nên thường có chất lượng tốt. Sau khi mũ chúa vít nắp được vài ngày dùng dao nhỏ, sắc cắt phần bánh tổ phía trên gốc mũ chúa 1 - 1,5 cm rồi giới thiệu vào đàn mất chúa hoặc đàn cần chia. Tuy nhiên những mũ chúa thu từ đàn xấu, năng suất thấp hoặc những đàn nhỏ thì không tốt. Mặt khác việc thu mũ chúa rất bị động vì ong có năm chia đàn nhiều, có năm chia ít, lúc cần mũ chúa thì chưa có, lúc không cần lại nhiều. Để có mũ chúa sớm và chủ động hơn người nuôi ong có thể kích thích đàn ong xây mũ chúa chia đàn. Chọn những đàn tốt đủ tiêu chuẩn làm giống, cho ăn thêm xirô đường, nếu cần cho ăn thêm chất thay thế phấn hoa để tăng sức đẻ của chúa. Viện cho đàn từ 1 - 2 cầu nhộng già sắp nở để đàn ong nhanh chóng đông quân, chật chội, thiếu chỗ đẻ, ong sẽ xây các mũ chúa chia đàn. Khi mũ chúa già chọn các mũ đẹp thẳng để sử dụng. Cần luư ý rằng mũ chúa ong A. cerana chia đàn trông rất ngắn nhưng khi nở ra vẫn được những con chúa dài vì ong xây một phần sáp ở gốc mũ chúa. Tuy nhiên việc sử dụng thường xuyên các mũ chúa chia đàn, nhất là đàn nhỏ hoặc trung bình sẽ tạo cho ong có xu tính chia đàn cao hơn.

Ở một số đàn ong có chúa già, chúa bị dị tật hoặc bị thương vì một lí do nào đâý, ong sẽ xây 1 - 3 mũ chúa ở rìa hoặc mép bánh tổ. Cho đến khi chúa nở ong vẫn không chia đàn gọi là chúa thay thế. Thông thường chúa tơ sau khi nở sẽ giết chết chúa già, nhưng cũng có khi đi giao phối về đẻ trứng cùng với chúa già một thời gian cho đến khi chúa già chết. Mũ chúa thay thế ở những đàn mạnh, mùa vụ thuận lợi có chất lượng rất tốt. Khi mũ chúa thay thế vít nắp được 8 - 9 ngày thì cắt đem sử dụng. Đàn ong sẽ tiếp tục xây các mũ chúa khác. - Tạo chúa theo phương pháp cấp tạo.

Khi đàn ong mất chúa đột ngột ong sẽ chọn một số ấu trùng dưới 3 ngày tuổi (đôi khi cả trứng) nới rộng lỗ tổ thành các mũ chúa. Mũ chúa cấp tạo được tạo từ ấu trùng 2,5 - 3 ngày tuổi sẽ nở sớm hơn và phá bỏ các mũ chúa khác nên chúa cấp tạo thường có kích thước nhỏ. Mặt khác việc mất

Page 148: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..147

chúa xảy ra vào lúc bất kì trong năm, nhiều khi vào lúc nguồn mật khan hiếm nên mũ chúa nhỏ và ngắn vì thế chất lượng mũ chúa cấp tạo được gọi là xấu. Tuy nhiên ở những đàn mạnh, đủ mật phấn các mũ chúa cấp tạo, tạo từ ấu trùng nhỏ tuổi cũng có chất lượng tốt như là mũ chúa chia đàn.

Cách làm: chọn đàn ong mạnh, có năng suất cao nhất trại, đủ tiêu chuẩn làm giống cho ong ăn thêm xirô đường 2 - 3 tối để ong nới bánh tổ về phía dưới và đẻ trứng vào đó. Khi thấy chúa đẻ vào lỗ tổ mới từ 1 - 2 ngày thì bắt chúa đi, rũ bớt cầu để ong bám dày hơn trên các cầu còn lại. Đặt cầu có trứng mới đã chuẩn bị vào giữa tổ, 2 - 3 ngày sau kiểm tra phá bỏ tất cả các mũ chúa trên mặt bánh tổ và ở các cầu khác, chỉ để lại các mũ chúa ở dưới. Các mũ chúa được tạo từ những lỗ tổ mới từ trứng hoặc ấu trùng nhỏ tuổi ở phía bên dưới nên rất thẳng và dài. Trong trường hợp gấp không chuẩn bị được cầu mới thì có thể chọn các mũ chúa ở rìa bên hoặc mép dưới các bánh tổ. Khi mũ chúa đã già (khoảng 8 - 9 ngày sau khi tách chúa, lấy các mũ chúa đem sử dụng. Mỗi một đàn cấp tạo, tạo được 5 - 15 mũ chúa).

Cũng có thể cắt bớt phần dưới các bánh tổ theo đường thẳng hoặc đường dích dắc để ong xây nhiều mũ chúa hơn, ở chỗ bánh tổ có ấu trùng nhỏ. Nhưng cần luư ý chọn các bánh tổ còn mới, ong dễ tiếp thu. Nếu bánh tổ đen và cũ ong sẽ không xây mũ chúa.

Tạo chúa cấp tạo từ các đàn tốt, trên các lỗ tổ mới vào mùa thuận lợi đủ mật, phấn, chất lượng không thua kém mũ chúa chia đàn tự nhiên mà lại chủ động được thời gian.

• Tạo chúa bằng phương pháp di trùng. Tạo chúa di trùng là phương pháp tạo chúa cơ bản nhất trong nghề nuôi ong hiện đaị, có thể

tiến hành bất cứ vào lúc nào trong năm lại chủ động được số lượng chúa, thời gian nở của chúa. + Dụng cụ tạo chúa: - Khuôn đúc làm mũ chúa còn gọi là mũ chúa: (để đúc chén sáp giống nền mũ chúa tự nhiên) làm bằng gỗ chắc, mịn, tiện hình trụ, đầu tiện tròn (đường kính 9 mm đối với ong ngoại, 7 mm đối với ong nội). - Kim di trùng: làm bằng thép không gỉ hoặc mạ bạc dài 150 mm giữa xoắn thừng, 1 đầu có móc dài 0,5 mm, móc cong 120o một đầu có dạng thìa tròn (đường kính 6 mm, dày 0,5 mm). - Dụng cụ nấu sáp: bếp dầu hoặc điện, xoong nhỏ đun cách thuỷ. - Cầu tạo chúa: có 3 - 4 thang để gắn chén sáp. - Một số dụng cụ khác: sáp vàng, mảnh gỗ hình tứ giác làm nền mũ chúa, cồn 90o khử trùng, cầu cách li dự trữ chúa tơ, thùng giao phối, phễu rũ ong, lồng úp, lồng chuyển chúa, thùng xách tay và các dụng cụ nuôi ong thông thường. + Kỹ thuật tạo chúa nhân tạo: gồm 2 bước, tạo chúa tơ và tạo chúa giao phối. Tạo chúa tơ: kiểm tra phân chia số đàn ong thành các nhóm: nhóm đàn mẹ, đàn bố, đàn nuôi dưỡng chính và hỗ trợ, đàn ấp chúa.

Nhóm đàn ong mẹ: là đàn cung cấp ấu trùng để tạo chúa. Vì vậy cần chọn những đàn tốt nhất, quân đông, chống chịu sâu bệnh tốt, sản lượng cao, ít chia đàn thể hiện các đặc tính của giống rõ rệt nhất, thường đàn mẹ lấy ở trại bảo quản giống gốc có độ thuần chủng cao.

Thế đàn mẹ với ong ngoại cần có 10 - 12 cầu, ong nội 6 - 7 cầu. Để lấy được ấu trùng cùng ngày tuổi, cho ong chúa vào lồng cách li cùng với ong thợ và một cầu không. Sau 1 ngày, nhấc cầu chúa đã đẻ ra, ghi ngày chúa đẻ lên mặt cầu, tiếp tục đưa cầu không khác vào. Nếu ngoài tự nhiên ít

Page 149: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..148

mật, phấn cần bổ sung cho ong đầy đủ cả mật lẫn phấn. Số lượng đàn mẹ tuỳ theo yêu cầu thường là một vài đàn.

Nhóm đàn nuôi dưỡng hỗ trợ: Cung cấp sữa chúa để di trùng và cầu nhộng cho đàn nuôi dưỡng chính.

Nhóm đàn nuôi dưỡng chính là đàn nhận nuôi dưỡng ấu trùng thành chúa. Chất lượng chúa phụ thuộc rất nhiều vào thức ăn nên cần chọn đàn mạnh, có năng suất cao, đông quân, có nhiều ong non ở thời kỳ tiết sữa, đủ mât, phấn dự trữ. Với ong ngoại phải có trên 8 cầu, ong nôị 5 - 6 cầu.

Để ong tiếp nhận mũ chúa tốt, cần để đàn nuôi dưỡng luôn luôn ở trạng thái chia đàn: dồn cầu cho ong đậu kín 2 mặt cầu, không cho xây tầng. Vụ thu đông đậy kín thùng bằng nilon để ong cảm thấy ngột ngạt muốn chia đàn. Về số lượng cứ 1 đàn mẹ cần 10 đàn nuôi dưỡng chính. Đàn nuôi dưỡng chính và hỗ trợ sau khi sử dụng 15 ngày lại cho chúa đẻ vào cho nghỉ một tháng (để ong phục hồi thế đàn và chúa đẻ tăng số lượng ong non).

Nhóm đàn ong bố : cung cấp ong đực để giao phối với ong chúa. Vì vậy đàn ong bố cũng phải là đàn mạnh, có chất lượng tốt. Thu hẹp bớt cửa tổ, cho ong ăn bổ sung, viện cầu nhộng từ đàn khác đến để ong ở trạng thái chia đàn, sẽ xây nhiều lỗ tổ ong đực. Có thể đưa cầu không gắn tầng chân hoặc cầu dự trữ có nhiều lỗ ong đực cho chúa đẻ. Thời gian tạo ong đực phải tiến hành trước khi tạo chúa từ 13 - 16 ngày vì thời gian từ trứng đến khi đi giao phối của ong đực dài hơn ong chúa.

Thời gian từ trứng đến trưởng thành (ngày): ong đực 24; ong chúa 16. Thời gian từ trứng đến thành thục cơ quan sinh dục :của ong đực là 34 – 38 ngày; ong chúa

21- 22 ngày. Nếu tạo ong đực đồng thời với tạo chúa sẽ dẫn đến hiện tượng khi chúa vũ hoá sẽ không có ong đực để giao phối. Số lượng ong đực của một đàn có thể giao phối với 50 ong chúa. Chú ý giết hết ong đực ở đàn mẹ và các đàn khác. Đặt đàn ong bố ở nơi đặt thùng giao phối hoặc bên ngoài rìa trại. + Thứ tự thao tác trong quá trình tạo chúa tơ: - Chuẩn bị: chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như dụng cụ làm chén sáp (quản chúa), cầu tạo chúa, kim di trùng đã khử trùng, cầu cách li chúa, thức ăn, chuẩn bị và kiểm tra các đàn bố, đàn mẹ, đàn nuôi dưỡng hỗ trợ và ấp chúa. - Thao tác tiến hành: + Làm chén sáp: Cần phải giống mũ chúa tự nhiên ong xây khi chia đàn, phải có nền dày, mép mỏng. Sáp làm mũ chúa phải là sáp nguyên chất, tinh khiết .Đun cách thuỷ cho sáp nóng chảy, nhúng quản chúa vào nước sau đó nhúng vào sáp nóng chảy sâu 7mm, nhấc lên, nhúng lại lần 2 nông hơn sẽ thu được chén sáp như yêu cầu. Nhúng quản chúa vào nước, xoay nhẹ tay cho chén sáp rơi ra. Nhúng tiếp chén sáp vào sáp nóng đem gắn lên đế và cầu tạo chúa, cho một ít mật vào chén sáp đưa vào thùng cho ong dọn vệ sinh và để lại pheromon đánh dấu, ong sẽ dễ tiếp nhận mũ chúa hơn.

Số lượng mũ chúa gắn vào một cầu tạo chúa là 24 cái. Đặt lấy sữa chúa từ đàn nuôi dưỡng hỗ trợ, phân phát vào trong các mũ chúa (mỗi mũ một lượng sữa bằng đầu que diêm). Lấy cầu trùng 1 ngày tuổi ở đàn mẹ để di trùng (chuyển ấu trùng từ cầu vào các mũ chúa). + Thời gian di trùng: vào buổi sáng hoặc chiều, để sau 12 giờ có thể kiểm tra bổ sung những mũ chúa không tiếp thu cho đủ 24 mũ. Nhiệt độ cần thiết 25 - 300C. ẩm độ 70 - 80%. Nếu nhiệt độ thấp hơn 250C cần di trùng trong phòng ấm (300C), chuyển cầu ấu trùng, cầu chúa vào phòng bằng thùng xách

Page 150: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..149

tay. Khi di trùng múc từ lưng ấu trùng lẫn cả sữa chúa tránh làm tổn thương ấu trùng. Thời gian di trùng một cầu (24 mũ) không được quá 15 phút. Đem cầu mũ chúa đã di trùng đặt vào đàn nuôi d-ưỡng chính ở vị trí đã định (giữa một cầu ấu trùng mở nắp và 1 cầu ấu trùng vít nắp), trả cầu ấu trùng về đàn mẹ. Sau đó cứ 3 - 5 ngày 1 lần đưa tiếp 1 cầu mũ chúa vào đàn nuôi dưỡng tuỳ theo nhu cầu chúa tơ cần tạo ra. Sau 9 ngày đem cầu mũ chúa đầu tiên cách ly. Trong quá trình tạo chúa cần chú ý theo dõi vặt hết mũ chúa cấp tạo, ở các bánh tổ, tránh để chúa nở ra, ong sẽ phá hết các mũ chúa nhân tạo.

Hình 3.8-. Cầu gắn mũ chúa nhân tạo.

- Cách ly chúa: Trước khi sử dụng, cần đặt cầu cách ly đã phết nước đường vào đàn ấp chúa cho ong dọn vệ

sinh. Phết sáp nóng chảy lên mặt trên của các ô cách ly chúa, đặt vào góc trên mỗi ô một ít thức ăn nhão (hỗn hợp 3 đường 1 mật). Nhấc cầu mũ chúa cần cách ly ở đàn nuôi dưỡng theo phương thẳng đứng, không rũ ong, đặt cầu lên giá. Dùng mũi dao nhọn mỏng tách mũ chúa đạt tiêu chuẩn ra khỏi thang, gắn chặt vào phía trên của ô cách ly (ở vị trí đã phết sáp) sao cho mũ chúa không bị nghiêng vẹo. Gạt vào mỗi ô đã gắn mũ chúa từ 5 - 10 ong thợ non ở cầu tạo chúa. Sau đó đậy nắp các ô đã gắn mũ chúa và đặt cầu cách ly vào đàn ấp chúa hoặc tử ấp sinh học có nhiệt độ 34 - 350C, ẩm độ 70 - 80%. + Tạo chúa giao phối. - Chuẩn bị thùng giao phối: Thùng giao phối là thùng ong nhỏ nơi chúa tơ trải qua giai đoạn hoàn thiện cơ quan sinh dục, đi giao phối và bắt đầu đẻ trứng. Thùng giao phối được phân loại theo kích thước và sử dụng tuỳ theo điều kiện từng mùa: Có thùng giao phối cầu nguyên, cầu 1/ 2, cầu 1/ 4...

Thùng giao phối cầu nguyên sử dụng như ở đàn bình thường, có 2 ngăn, cửa tổ quay về 2 phía. Ong A. Cerana thường sử dụng loại thùng này hoặc thùng giao phối nhỏ, và chỉ cho vào 1 cầu và 1 ván ngăn. Cầu ong phải đông quân, có nhộng, đủ trứng và mật dự trữ.

Thùng giao phối cầu 1/ 2 có kích thước cầu bằng 1/ 2 cầu bình thường có 2 ngăn. Thùng giao phối cầu 1/ 4 có kích thước bằng 1/ 4 cầu nguyên, thùng có 2 hoặc 4 ngăn.

Page 151: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..150

Trước khi sử dụng cần kiểm tra chất lượng thùng, bít kín các khe hở để ong không ra vào tự do hoặc chuyển từ ngăn này sang ngăn khác. Các buồng giao phối được đánh số và sơn maù khác nhau (một trong các màu vàng, xanh, trắng). Các thùng giao phối đặt thành khu riêng, cách xa các khu vực đặt đàn lớn, dưới bóng cây râm mát, cửa quay về các hướng khác nhau, có các vật chuẩn tự nhiên (gốc, bụi cây nhỏ) để ong chúa dễ định hướng và tiện kiểm tra theo dõi. Các thùng đặt lần lượt theo số thứ tự.

Mỗi buồng giao phối cần có 2 - 3 cầu (ong A.mellifera). Trong đó có 1 cầu con, 1 cầu thức ăn và 1 cầu dự trữ (đặt trong các đàn cơ bản). Cầu đưa vào buồng giao phối có thể cắt ra từ các cầu bình thường hoặc cầu nhỏ ong mới xây. Nếu là cầu để ong xây, cần làm trước khi tạo đàn giao phối 15 - 20 ngày, đem ghép các cầu nhỏ đã gắn tầng chân thành 1 cầu lớn đặt vào các đàn cơ bản để ong xây tầng, đẻ trứng và đổ mật, phấn. Cần tính toán số lượng cầu cho đủ để đưa vào các đàn giao phối đảm bảo chất lượng. Cầu cắt chỉ lấy ở những đàn có trên 8 cầu (ong ngoại) và 4 cầu (ong nội).

- Đưa ong non vào thùng giao phối: Ong đưa vào đàn giao phối phải là ong non để chúng dễ tiếp nhận chúa tơ, tiết nhiều sữa nuôi

chúa mới, và không quay về tổ cũ. Trước khi tạo đàn giao phối 5 - 8 giờ, tại các đàn dự kiến lấy ong non, tách 2 - 3 cầu cùng với chúa sang thùng khác và đặt vào chỗ cũ. Thùng cũ cùng với số cầu còn lại đặt dịch sang bên cạnh hoặc đặt gần thùng giao phối. Ong già sẽ bay về vị trí cũ, còn lại toàn ong non sẽ chuyển vào đàn giao phối (qua phễu rũ ong) sao cho ong đủ bám kín mặt các cầu. Sau khi rũ ong trả cầu về đàn cũ ngay. Nếu đàn giao phối có 2 - 3 ngăn thì rũ ong vào từng ngăn một, đợi ong ổn định mới rũ tiếp vào ngăn kia. Khi rũ ong có thể bỏ luôn chúa tơ hoặc gắn mũ chúa vào cầu nhộng. Pha nước đường tỷ lệ 1:1 đổ vào máng cho ong ăn. Đàn giao phối phải để ổn định một thời gian. Ban ngày đóng cửa tổ, gần tối mới mở cho ong non bài tiết, tập bay. Sau 1 - 2 ngày mở cửa bình thường. Sau tạo đàn giao phối 3 ngày kiểm tra toàn bộ, giới thiệu chúa cho đàn bị mất chúa, bổ sung thức ăn, ong non cho đàn bị thiếu. Sau 9 - 12 ngày kiểm tra tình hình chúa đẻ. Sau 15 ngày đêm loại bỏ những con chúa không đẻ, giới thiệu chúa tơ khác. Cần chú ý phòng bệnh, những đàn ong bị bệnh cần đưa ra khỏi khu vực làm giống để chữa bệnh và không đem trở lại sau khi đã chữa khỏi. - Bắt chúa đẻ trong đàn giao phối:

Sử dụng hộp chuyển chúa có 2 ngăn, ngăn nhỏ chứa thức ăn, ngăn lớn chứa chúa. Gạt nhẹ để đuổi chúa và 5 - 10 ong thợ vào hộp, dùng nắp nhựa có lỗ thông hơi đậy lại. Dùng dây cao su hoặc đinh để cố định nắp, ghi lý lịch chúa (tên đàn mẹ, ngày tạo chúa, ngày chúa nở, chúa đẻ, ngày bắt, trại giống...) ghim kèm với hộp chuyển chúa. Gói các hộp đã có chúa, buộc kỹ, ghi ký hiệu mặt trên dưới và dòng chữ: “chú ý ong sống không lật ngược và để ngoài nắng”. Bảo quản ong chúa ở nhiệt độ 20 - 250C trong quá trình vận chuyển đến nơi sử dụng. - Xử lý đàn giao phối sau khi ngừng sử dụng: Dùng để dự trữ ong chúa hoặc ghép các cầu nhỏ thành cầu lớn cùng với ong thợ nhập vào đàn bình thường. Xử lý thùng bằng hoá chất diệt trùng, rửa sạch phôi khô, bảo quản để dùng trong vụ sau.

Đánh giá chất lượng và phương pháp giới thiệu ong chúa, mũ chúa + Đánh giá chất lượng ong chúa hoặc mũ chúa - Đối với mũ chúa: Đánh giá chất lượng mũ chúa theo ngoại hình và kích thước (vì chúng liên quan chặt chẽ đến chất lượng chúa). Mũ chúa tốt có hình dạng thẳng, thuôn đầu, ong ngoại dài trên 2 cm,

Page 152: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..151

ong nội dài trên 1,8 cm. Đờng kính (phần rộng nhất): Ong ngoại trên 1,2 cm, ong nội trên 1,0 cm. Những mũ chúa cong vẹo, có kích thước nhỏ cần loại bỏ. - Chúa tơ: Chúa tốt có trọng lượng mới nở trên 190 mg (ong ngoại) và trên 150 mg (ong nội). Về ngoại hình chúa tốt cơ thể to, dài, cân đối, không què chân, xoăn cánh, có màu sắc đồng nhất mang đặc trưng của giống. - Chúa đẻ: chất lượng chúa được đánh giá chủ yếu theo sức đẻ trứng. Chúa tốt đẻ đúng quy luật, vòng đẻ trứng rộng, liên tục. Trứng được đẻ ngay ngắn giữa lỗ tổ, mỗi lỗ một trứng theo hướng nhất định, ấu trùng vít nắp đều. Chúa tốt thường duy trì sức đẻ trứng tốt ngay cả trong điều kiện khó khăn (tối thiểu đẻ 1000 trứng/ ngày đêm đối với ong ngoại và 500 trứng/ ngày đêm với ong nội). Những ong chúa có vòng đẻ trứng hẹp, đẻ cách quãng cần loại, thay chúa khác. + Phương pháp giới thiệu chúa và mũ chúa.

Thay thế chúa kịp thời có vị trí quan trọng nhất trong tổng hợp các biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất mật. Thường sức đẻ trứng của chúa chỉ cao nhất vào 2 năm đầu. Sau đó càng già sức đẻ trứng của chúa càng kém và đẻ nhiều trứng không thụ tinh. Vì vậy cần thay chúa già và chúa đẻ kém hàng năm, thường là trước vụ thu hoạch chính bắt đầu. - Giới thiệu mũ chúa: Để ong tiếp nhận mũ chúa tốt cần bắt chúa già khỏi đàn ong, một ngày sau mới đưa mũ chúa mới vào. Vị trí gắn mũ chúa tốt nhất là giữa cầu bánh tổ, cách xà trên 6 cm. Để chắc chắn có thể cho mũ chúa vào lồng bảo vệ uốn bằng dây kẽm. Vào vụ mật có thể không cần bắt chúa già đi mà giới thiệu mũ chúa sau 2 - 3 ngày nếu thấy không bị cắn ngang sườn mà thẳng ở dưới mũ chúa là chúa tơ nở ra an toàn. Để ong tiếp nhận tốt mũ chúa cần cắt đi một bên cánh chúa già. - Giới thiệu chúa mới thay thế chúa già:

Ong thợ thường thù định với chúa lạ. Nhiều trường hợp ở đàn mất chúa lâu, khi giới thiệu chúa mới chúng không tiếp nhận còn giết chết chúa mới. Quan hệ giữa chúa mới đưa vào và ong thợ phụ thuộc nhiều yếu tố: Điều kiện bên ngoài, trạng thái của đàn ong, ong chúa và phương pháp giới thiệu chúa của người nuôi ong.

Điều kiện giới thiệu chúa đạt kết quả: - Khi giới thiệu chúa vào đàn ong cần tránh tất cả sự kích thích tính hung dữ của ong như lúc trời mưa, lạnh, gió to. Thời tiết ấm áp có nguồn mật phấn, ong dễ tiếp nhận chúa nhất. Khi trong trại xuất hiện ong ăn cướp, ong phải bảo vệ tổ rất hung dữ nên khó tiếp nhận chúa mới. - Thời gian giới thiệu chúa: Thường tiến hành vào buổi chiều, khi ong ít hoạt động, tốt nhất là vào vụ xuân khi có nguồn mật, phấn, ong mải đi làm ít chú ý đến chúa. Trong những đàn chia tự nhiên thư-ờng khó tiếp nhận chúa, Đàn ong mất chúa càng lâu càng khó tiếp nhận chúa mới. Tốt nhất là đưa chúa mới vào đàn sau khi bắt chúa cũ đi 6 h. ong non dễ tiếp thu chúa mới hơn. Nếu trong đàn đã có ong thợ đẻ trứng, ong rất khó tiếp nhận chúa. Chúa đã giao phối dễ được tiếp thu hơn chúa tơ. Chúa bị gián đoạn đẻ trứng càng lâu càng khó được tiếp nhận. Vì vậy khi giới thiệu những ong chúa nhận từ bưu điện cần thận trọng.

Đàn ong có nhiều ấu trùng mở nắp dễ tiếp thu chúa mới hơn đàn hết ấu trùng. Chúa tơ càng già càng khó được tiếp nhận (khi đưa chúa vào đàn tránh để dính mùi lạ, cần rửa tay sạch, tốt nhất là lấy mật của đàn ong định giới thiệu bôi lên lồng chúa mới.

Page 153: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..152

+ Các phương pháp giới thiệu chúa: - Giới thiệu bằng lồng chụp:

Là cách giới thiệu chúa an toàn nhất. Lấy một cầu ong ở đàn cần giới thiệu chúa cho vào thùng xách tay đem đến nơi đặt thùng giao phối, bắt chúa trong thùng giao phối thả vào bánh tổ phần không có ong thợ, dùng lồng úp chúa lại, ấn sâu lồng vào bánh tổ, trả cầu ong cùng chúa về đàn cũ để ong quen dần với chúa, hôm sau bỏ lồng chụp thả chúa ra. - Giới thiệu chúa trực tiếp: tiến hành khi điều kiện thời tiết tốt, có vụ mật phấn. Lấy chúa cùng với một cầu của đàn giao phối cho vào thùng xách tay mang đến đàn định thay chúa, thả chúa mới vào một góc rồi đậy nắp lại, Chúa cũ cần bắt đi trước đó 5 - 6 h. Có thể sử dụng bình phun khói để ổn định ong.

Đối với những con chúa giống tốt, nhận được qua đường bưu điện, để giới thiệu chúa thật an toàn cần tách ở đàn cần đưa chúa vào vài cầu ong có ấu trùng vít nắp đưa sang thùng khác đặt cạnh đàn giao phối. Khi ong thợ già bay hết về tổ cũ, đem giới thiệu chúa vào cầu toàn ong non. Hôm sau bỏ lồng chụp để chúa đẻ,vài ngày sau trả cầu và chúa về đàn cũ.

Ngoài các phương pháp trên, có thể sử dụng chất thơm, để đàn ong đồng mùi với chúa (dịch xa các cầu ong, phun nước đường có chất thơm như tinh dầu, nước hoa 30 - 40 giọt/ 100 – 150g nước đường sau đó thả chúa mới vào).

Chú ý: Khi giới thiệu chúa vào đàn, nếu ong thợ không tiếp nhận mà vây chúa lại thành cục để cắn chúa hoặc làm chúa bị ngạt cần phải giải vây chúa bằng cách phun khói vào cục ong cho ong thợ tản ra hoặc thả cả cục ong vào nước rồi vớt chúa ra. - Khi kiểm tra có trường hợp ong thợ sợ ánh sáng chạy xuống dưới cầu, vây bọc chúa cần ngừng ngay kiểm tra ong và đậy nắp thùng lại cho ong ổn định. b. Tạo đàn ong mới (nhân đàn).

Khi đàn ong phát triển mạnh, đông quân ,ong có xu hướng chia đàn. Đây là một trong những bản năng của ong để phát triển và duy trì nòi giống. Người nuôi ong cần có kế hoạch để chủ động chia đàn nhân tạo vừa ngăn ngừa ong chia đàn tự nhiên sẽ bay đi mất vừa tăng được số đàn ong của trại. Trong thực tế việc tạo đàn ong mới chủ yếu bằng 3 cách: Chia đàn nhân tạo, sử dụng các đàn chia tự nhiên, và tăng thế đàn ở thùng giao phối.

• Chia đàn nhân tạo. Để chia đàn nhân tạo cần điều kiện thế đàn ong khi chia đàn như sau: Ong ngoại có trên 10

cầu 1 đàn (trên 2 kg ong), ong nội có trên 4 cầu 1 đàn (trên 1 kg ong). Đàn ong khi tách ra cần có: đàn gốc còn lại: ong ngoại trên 6 cầu tiêu chuẩn, ong nội trên 2 cầu tiêu chuẩn. Đàn mới chia ra cần có: ong ngoại : Trên 4 cầu tiêu chuẩn (trong đó có 2 cầu nhộng).

ong nội: Trên 2 cầu tiêu chuẩn (ít nhất 1 cầu nhộng). Chuẩn bị chia đàn: kiểm tra tình hình đàn ong, xác định khả năng chia của từng đàn và toàn

trại, xây dựng kế hoạch chia đàn. Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ, vật dụng cần thiết (thùng, máng cho ăn...). Tiến hành tạo chúa trước khi chia đàn 15 - 20 ngày.

Tuỳ theo thế đàn ong, tình trạng chúa có thể áp dụng phương pháp chia đàn nhân tạo như sau:

Page 154: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..153

- Chia đàn phụ: (tách một phần đàn gốc): ở những đàn tương đối mạnh (ong ngoại 9 - 10 cầu, ong nội 5 - 6 cầu) lấy bớt 2 - 3 cầu vừa tránh được ong chia đàn tự nhiên, vừa tạo được đàn ong mới.

Cách tiến hành: Đem thùng mới đặt cạnh đàn gốc, lấy từ đàn gốc 2 - 3 cầu có ấu trùng và nhộng cho vào thùng mới, đem đặt thùng mới ở chỗ khác, ong già bay về tổ cũ, chỉ còn lại ong non, đưa mũ chúa sắp nở hoặc chúa tơ vào (tương tự như tạo đàn giao phối). Khi chúa đã giao phối bắt đầu đẻ trứng thì tăng thế đàn bằng cách viện thêm cầu nhộng, ấu trùng hoặc ong non. Biện pháp chia đàn này áp dụng trong trường hợp chưa có sẵn chúa giao phối, trước thời kì chuẩn bị lực lượng 10 - 15 ngày để khi bước vào thời kì chuẩn bị lực lượng chúa đã đẻ trứng, tăng lượng ong thu hoạch mật. Ở Việt nam có thể chia đàn phụ vào giữa hoặc cuối vụ nhãn để có lực lượng thu mật bạch đàn. - Chia đôi đàn: áp dụng trong trường hợp có đàn ong mạnh và có sẵn chúa giao phối. Thực chất là chia đàn ong thành 2 phần bằng nhau và mỗi nửa đàn đó sẽ tự phát triển thành một đàn mới.

Cách tiến hành: Chọn ngày ấm áp đem thùng mới đặt cạnh thùng cũ, nhấc một nửa số cầu đàn cũ cho sang đàn mới (chia đều tất cả các cầu ấu trùng và thức ăn). Sau đó đặt 2 thùng sang 2 bên vị trí đặt đàn ong cũ từ 20 - 30 cm. Ong đi làm về sẽ bay đều sang 2 bên, sau 3 – 6 h đưa chúa mới vào đàn chưa có chúa. Có thể đổi vị trí 2 thùng để ong bay vào đều 2 bên hoặc dịch thùng ít ong hơn vào giữa. Sau vài ngày dịch dần 2 đàn ra xa nhau.

Để thu được nhiều mật, thường tiến hành chia đôi đàn trước vụ mật chính ít nhất từ 30 - 40 ngày.

Ưu điểm của phương pháp này là ở cả 2 đàn ong đều có ấu trùng, nhộng và ong non các lứa tuổi, ít có ảnh hưởng đến hoạt động chung của cả đàn nên ong phát triển nhanh, sau 1 tháng lại thành đàn mạnh. + Chia đàn ghép: Tạo đàn ong mới bằng cách ghép cầu của nhiều đàn lại. Biện pháp này áp dụng trong trường hợp có ít đàn mạnh và tiến hành vào đầu vụ mật (khi vụ mật kéo dài). Lấy từ mỗi đàn một vài cầu nhập lại thành đàn mới, sau đó giới thiệu mũ chúa hoặc chúa mới vào.

• Tăng thế đàn ở thùng giao phối. Sau khi đã tạo được chúa giao phối có thể bổ sung thêm ong, cầu nhộng, ấu trùng để đàn giao

phối phát triển nhanh thành đàn ong mạnh. Có thể bổ sung thức ăn cho ong phát triển nhanh. • Sử dụng đàn chia tự nhiên. Trong thực tế vào vụ mật ở những đàn ong mạnh xảy ra hiện tượng ong chia đàn tự nhiên khi

người nuôi không áp dụng các biện pháp ngăn ngừa. Đặc điểm của các đàn chia tự nhiên là xây bánh tổ có chất lượng cao và khả năng thu mật lớn do có sự dự trữ năng lượng trước khi chia đàn. Khi xảy ra hiện tượng ong chia đàn tự nhiên, cần bắt giữ đàn chia lại để tạo đàn mới, tăng số lượng đàn ong của trại.

Cách bắt đàn chia tự nhiên. Để dễ dàng bắt giữ các đàn chia bay ra, người ta thường làm các bẫy để nhử ong tụ lại trớc khi bay đi hẳn. Bẫy có thể là cọc gỗ cao 1,6 – 2 m, bên trên buộc nhiều cành lá nhỏ và 1 tấm gỗ kích thước 40 x 60 cm bôi đen hoạc là bánh tổ cũ. Khi ong tụ lại ở các bẫy, dùng nón bắt cả đàn ong. Sau khi để đàn ong ổn định, đến tối rũ ong vào thùng đã chuẩn bị trước 1 cầu mật, 1 - 2 cầu ấu trùng mở nắp và cầu gắn tầng chân (tính toán làm sao cho 1kg ong có đủ 4 cầu), theo dõi và bổ sung kịp thời thức ăn, cầu ong để đàn chia phát triển mạnh.

Page 155: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..154

Ở đàn chia sau khi chúa cũ cùng một phần đàn bay đi, trong đàn còn lại một vài mũ chúa vít nắp. Nếu để tự nhiên ong có thể chia đàn tiếp lần 2 hoặc 3 làm giảm thế đàn gốc mà đàn chia cũng có ít quân, cần vặt bỏ những mũ chúa, chỉ để lại một mũ chúa thẳng, to nhất, chăm sóc để ong phát triển tiếp tục thành đàn mạnh hoặc sử dụng làm đàn giao phối.

8.3. Chọn lọc và lai giống ong. a. . Đặc điểm của việc chon lọc và lai giống ong.

Cũng như nhiều ngành trồng trọt và chăn nuôi khác, việc chọn lọc và lai giống ong có vai trò quan trọng, làm tăng năng suất sản phẩm các đàn ong, mang lại lợi nhuận cho người nuôi ong. Mục đích của việc chọn lọc và lai giống là cải thiện các giống ong hiện có, chọn lọc và lai tạo ra các dòng giống mới có các đặc tính tốt như năng suất mật cao, chống chịu bệnh tốt, loại bỏ đi những giống xấu. Sau khi chọn lọc được những giống tốt thì nhân những giống này lên bằng cách tạo chúa và nhân đàn.

Để chọn giống có kết quả ngoài việc nắm vững các kiến thức về di truyền và biến dị của sinh vật nói chung còn phải chú ý tới những đặc tính riêng biệt của ong mật- một loại vật nuôi đặc biệt. Chính vì những đặc điểm riêng biệt này mà việc chọn lọc ong mật khó khăn hơn nhiều so với các động vật có vú, chim và cả những côn trùng có ích khác như tằm dâu.... - Đối tượng chọn giống không phải là một cá thể mà là cả đàn ong. Trong đàn ong lại có các loại hình ong khác nhau là ong chúa, ong đực và ong thợ. Ong thợ biểu hiện tất cả đặc tính của đàn lại không tham gia vào quá trình sinh sản. Ngược lại, ong chúa và ong đực không thể hiện đặc tính của đàn lại quyết định thế hệ sau của chúng là các ong thợ. - Việc giao phối của ong chúa và ong đực xảy ra ở ngoài tổ, trên không trung. Một ong chúa lại giao phối với nhiều ong đực. Đặc điểm này có lợi là tránh được hiện tượng cận huyết, tăng sức sống cho đời sau nhưng làm cho người nuôi ong khó xác định được nguồn gốc của ong đực. Để khắc phục khó khăn này phải cho ong đến giao phối ở khu vực địa lí cách li hoặc bằng thụ tinh nhân tạo. Tuy nhiên, do lượng tinh dịch của ong đực A.cerana có ít, muốn thụ tinh cho 1 con ong chúa phải lấy tinh dịch từ 30 - 40 con ong đực. Thao tác này đòi hỏi nhiều thời gian cho nên việc sử dụng kĩ thuật thụ tinh nhân tạo chưa được áp dụng nhiều cho ong A.cerana. - Ong chúa và ong thợ của tất cả các loài ong mật là các cá thể lưỡng bội (2n) có số lượng nhiễm sắc thể là 32. Còn ong đực bình thường là các cá thể đơn bội (1n) có số nhiễm sắc thể là 16. Nó được nở từ trứng không thụ tinh và chỉ mang đặc tính di truyền của mẹ. - Các đặc tính kinh tế quan trọng của ong mật (như là sức đẻ trứng của ong chúa, hiệu quả nuôi ấu trùng, chiều dài vòi hút, trọng lượng cơ thể...) là các đặc tính số lượng nghĩa là có sự tham gia của nhiều gen. - Bất kì đặc tính nào của sinh vật nói chung và của đàn ong mật nói riêng đều được hình thành bởi tác động của bản chất di truyền và bởi điều kiện ngoại cảnh. - Mối quan hệ giữa kiểu hình, kiểu gen và môi trường là mối quan hệ rất phức tạp mà các nhà chọn giống cần phải làm sáng tỏ. Ví dụ sức đẻ trứng của ong chúa là một trong những chỉ tiêu chính để đánh giá chúa tốt. Sức đẻ trứng càng cao thì đàn càng đông quân và năng suất mật càng nhiều. Sức đẻ trứng phụ thuộc vào bản chất di truyền của ong chúa. Thí dụ ong chúa A.cerana cerana ở Kashima đẻ 1000 - 1100 trứng trứng/ ngày đêm, trong khi đó ong chúa A.cerana indica ở nam ấn Độ chỉ có thể đẻ

Page 156: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..155

được 300 - 500 trứng/ ngày đêm. Tuy nhiên sức đẻ trứng của ong chúa còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như thời tiết, nguồn phấn mật, kĩ thuật quản lí ong, thế đàn, tình hình sâu bệnh... Vì thế việc chọn giống chỉ có thể đạt được kết quả như mong muốn trong điều kiện thực hiện được những yêu cầu cơ bản về nuôi dưỡng và chăm sóc ong. Đảm bảo cho ong được đồng đều số lượng thức ăn, nuôi trong thùng đạt tiêu chuẩn, cung cấp đủ bánh tổ. Không để ong trôi dạt nhầm tổ, ong ăn cướp lẫn nhau, tránh chuyển đổi các cầu ấu trùng, nhộng, mật từ đàn này sang đàn khác. - Đối với các động vật khác, con người có thể bắt chúng ăn theo khẩu phần quy định. Ở ong chúng tự chuẩn bị lấy thức ăn cho mình. Thức ăn tự nhiên đối với ong là tốt nhất. - Chọn lọc nhân tạo trong chăn nuôi thường theo hướng giữ lại những đặc tính có lợi cho con người mà nhiều khi có hại cho động vật. Trong nghề nuôi ong, chọn lọc nhân tạo phải đảm bảo vừa có lợi cho con người, vừa có lợi cho ong (tăng các đặc tính tốt, tăng thế đàn, chống sâu bệnh dẫn đến tăng sản lượng mật). - Khả năng sinh sản của ong chúa cao, từ một đàn có thể tạo được nhiều ong chúa do đó khả năng nhân giống của nghề nuôi ong lớn hơn các động vật khác. Trong một mùa có thể thay toàn bộ chúa. b.. Một số phương pháp chọn lọc và lai giống ong.

Nhìn chung các nhà chọn giống ong mật đều chọn lọc theo một số đặc tính cơ bản sau: 1. Chiều dài vòi hút lớn, năng suất mật cao. 2. Ong chúa có sức đẻ trứng cao, ong thợ sống lâu cho đàn ong đông quân. 3. ít hoặc không có xu hướng chia đàn, bốc bay. 4. Đàn ong hiền, khi kiểm tra ong thợ vẫn hoạt động bình thường, không chạy xô xuống

phía dưới bánh tổ, không bay lên đốt người. 5. Chống chịu được các loại bệnh, ấu trùng túi (sacbrood), thối ấu trùng châu Âu. 6. Có khả năng qua mùa đông lạnh, hoặc mùa hè thiếu thức ăn tốt, thế đàn giảm ít. Để chọn lọc được hiệu quả và nhanh hơn người ta tập trung vào một hoặc hai chỉ tiêu chính

thường là năng suất mật, và sức đẻ trứng. • Chọn lọc đại trà. Là phương pháp chọn lọc đơn giản ,dễ áp dụng ở trại ong sản xuất mật. Vào cuối mùa nuôi

ong người ta chia các đàn ong của trại thành 3 nhóm theo sản lượng mật và các đặc tính có giá trị kinh tế khác.

Nhóm 1 gồm các đàn tốt nhất, năng suất mật cao nhất chiếm khoảng 10- 20% số đàn của trại. Nhóm 2 là các đàn có chỉ tiêu trung bình , chiếm số lượng lớn nhất khoảng 60 - 80%. Nhóm 3 là nhóm có năng suất mật và các chỉ tiêu thấp nhất,chiếm khoảng 10 - 20%. Từ nhóm 1 chọn các đàn mẹ và đàn bố (số đàn bố ít nhất là 5 đàn, còn ong đực ở các đàn

khác bị tiêu diệt hết). Tạo chúa từ các đàn mẹ cho giao phối rồi thay chúa vào nhóm thứ 2. Loại bỏ nhóm thứ 3 bằng cách tiêu diệt hoặc giết chúa, nhập các đàn lại rồi giới thiệu chúa mới tạo từ nhóm 1 vào. Cuối năm sau lại phân loại đàn ong và tiến hành theo phương pháp trên.

Bằng phương pháp chọn lọc đại trà, năng suất mật có thể tăng lên 20- 25% ở những nơi chưa chọn lọc. Tuy nhiên sau 3 - 4 năm chọn lọc như vậy có thể xuất hiện hiện tượng cận huyết, tỉ lệ ong đực lưỡng bội cao làm giảm sức sống của đàn. Vì vậy cứ định kì 3 - 4 năm một lần lại trao đổi hoặc mua một số đàn cao sản từ một số trại ong khác cách xa 25 - 30 km để tạo chúa hoặc là tạo ong đực.

Page 157: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..156

Việc chọn lọc đại trà cần tiến hành đồng loạt ở tất cả các trại ong trong mùa tạo chúa ở một địa phương. Loại bỏ ong đực xấu từ các đàn trung bình sẽ đảm bảo cho ong chúa chỉ giao phối với ong đực của những đàn tốt.

• Chọn lọc cá thể. Là phương pháp chọn lọc phức tạp hơn, đòi hỏi người chọn giống phải có trình độ cao và chế

độ kiểm tra nghiêm ngặt, số lượng đàn ong tham gia nhiều hơn. Chọn lọc cá thể là phương pháp kiểm tra năng suất mật và đặc tính khác ở đời con để biết rõ

các đặc tính quý có di truyền hay không. Sản lượng mật là một chỉ tiêu có giá trị nhất trong chọn giống vì vậy người ta thường kiếm những đàn có năng suất kỉ lục để chọn lọc. Tuy nhiên không phải tất cả các đàn cao sản đều có thể di truyền những đặc tính có giá trị cho thế hệ sau (ví dụ những đàn có ong trôi dạt, có tính ăn cướp mạnh...) vì thế không phải bất cứ đàn kỉ lục nào cũng đều có giá trị để làm giống.

Phương pháp tiến hành: Chọn một số đàn có năng suất kỉ lục (3 - 6 đàn) tạo ra một số lượng chúa bằng nhau (từ 50 - 60 chúa) rồi giới thiệu vào trại so sánh. Ở trại đó cũng tạo chúa cùng thời điểm để giới thiệu vào các đàn đối chứng. Các chúa thí nghiệm được giới thiệu vào các đàn cơ bản có thế đàn tương đương và được chăm sóc quản lí và được cho ăn như nhau. Ví dụ nếu thực nghiệm trên 4 đàn kỉ lục, tạo 50 chúa mới mỗi đàn, thì phải chọn 250 đàn, 200 đàn giới thiệu các chúa mới kỉ lục và 50 đàn ong chúa bình thường để làm đối chứng.

Trên cơ sở những số liệu thống kê đối chiếu với sản xuất vào cuối vụ tính sản lượng trung bình của từng nhóm dựa trên kết quả so sánh sản lượng mật trung bình của các nhóm thí nghiệm với nhau và với nhóm đàn đối chứng có chúa bình thường sẽ chọn được con ong chúa có kỉ lục để làm giống. Ong chúa nào mà đời con đạt sản lượng cao nhất so với các chúa kỉ lục khác và chúa bình th-ường là ong chúa có chất lượng cao. Những ong chúa kỉ lục này gọi là dòng đầu.

Từ những đàn này cần phải tạo ra nhiều ong chúa mới để thay thế cho các đàn khác. Các dòng đầu tiếp tục được hoàn thiện một cách thường xuyên để tăng sản lượng dòng. Nó còn được sử dụng để giao phối chéo với các dòng khác để tạo được những dòng mới có năng suất cao.

• Chọn lọc theo chương trình quần thể khép kín. Là phương pháp chọn lọc mới do Page và Laidlaw đề xuất (1981, 1992). Đây là phương pháp

chọn giống quần thể đơn giản loại trừ được việc giới thiệu các vật liệu di truyền không kiểm tra, nhằm ngăn ngừa ong lai Phi lai lẫn với ong A.mellifera ở châu Mĩ. Các quần thể này có thể duy trì bằng việc cho giao phối cách li địa lí hoặc thụ tinh nhân tạo.

Chọn lọc theo chương trình quần thể khép kín có thể khắc phục được tồn tại của các phương pháp chọn lọc khác là tỉ lệ cận huyết cao, mặt khác nó lại duy trì được vốn gen của toàn bộ quần thể chọn lọc. Theo sự tính toán của Page và Laidlaw nếu quần thể khép kín có 35 đàn giống mà 35 con chúa này được thay thế bằng một chúa, con của chúng mỗi năm thì sau 30 thế hệ tỷ lệ sống sót của ấu trùng ít nhất đạt 85%. Hàng năm vào mùa tạo chúa người ta tạo ra 10 - 15 ong chúa từ một đàn giống, và tạo ong đực từ tất cả các đàn trên với số lượng đồng đều và cùng nở vào một thời gian. Chuyển các chúa tơ và ong đực (ở tuổi giao phối) đến địa điểm giao phối cách li cho giao phối tự nhiên. Với ong A.mellifera người ta tiến hành thụ tinh nhân tạo cho ong chúa bằng cách trộn đều lượng tinh trùng của ong đực thu

Page 158: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..157

được từ ong đực của các đàn làm giống. Sau khi giao phối và đẻ trứng các ong chúa được giới thiệu vào các đàn cơ bản (có thể đàn tương đương) và hình thành quần thể thí nghiệm khoảng 200 - 300 đàn. Qua theo dõi một năm những đàn tốt nhất của mỗi nhóm được chọn để làm giống cho đời sau. Chu trình như vậy được lặp lại hàng năm.

Hình 4.8- Sơ đồ chọn lọc theo quần thể khép kín (Page và Laidlaw 1982).

Chọn lọc theo chơng trình quần thể khép kín đã đợc áp dụng ở Mỹ (Susan Cobey, 1988),

Canada (Szabo và cộng sự, 1987) đối với A.mellifera và cho kết quả khả quan: sau 4 thế hệ chọn lọc ở Canada năng suất mật tăng 25,6%.

Ở nớc ta chọn lọc theo quần thể khép kín đợc áp dụng cho ong A.cerana. ở trung tâm nghiên cứu ong từ năm 1990. Sau 4 thế hệ chọn lọc năng suất mật tăng lên 24,1%, tỷ lệ bệnh ấu trùng túi (sacbrood) giảm từ 23,1% xuống 2,3% (Phùng Hữu Chính và Phạm Văn Lập, 1994).

• Lai giống. Là phương pháp làm thay đổi giống ong nhanh nhất làm phong phú tính di truyền và tăng sức

sống, tăng sự thích nghi với môi trường. + Lai giống nội phối

Việc lai giống giữa các dòng nội phối là một hướng nâng cao năng suất mật trong nghề nuôi ong nhất là khi kĩ thuật thụ tinh nhân tạo trở thành phổ biến. Để nhận được các dòng nội phối người ta sử dụng kiểu giao phối “ Anh lai với em gái”. Người ta còn sử dụng phương pháp lai kép là sau khi tạo được 2 cặp lai đơn người ta lại cho chúng giao phối với nhau để tạo ra con lai.

Tính tất yếu sử dụng lai giống nội phối là nó củng cố được các đặc tính mong muốn ở thế hệ sau và cho phép giữ gìn nó để kết hợp các dòng ong có đặc tính mong muốn khác. Tuy nhiên trong đa

Page 159: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..158

số các trường hợp nội phối đặc biệt là nội phối gần làm giảm sức sống (vì có nhiều đồng hợp tử về gen lặn) và khó duy trì được các đàn ong. Mặt khác phải thử rất nhiều phép lai mới chọn được cặp lai tốt nên rất tốn kém. Hơn nữa giống lai trên chỉ sử dụng được 1 năm, không dùng chúng để làm giống được. + Lai giống kinh tế

Dựa trên hiện tượng ưu thế lai, người ta sử dụng các đàn có năng suất cao của các phân loài này lai với các đàn năng suất cao của phân loài khác. Ưu thế lai biểu hiện rõ ở đời lai thứ nhất (F1) sức đẻ trứng và năng suất mật cao hơn từ 50 – 200%. Tuy nhiên trong chăn nuôi và trồng trọt cũng như trong ngành ong không phải cứ lai 2 phân loài (chủng) khác nhau là sẽ cho kết quả như mong muốn mà người ta phải tiến hành thí nghiệm để chọn được cặp lai thích hợp. Thường thường người ta chọn giống thuần để lai với nhau mới cho kết quả tốt.

Ở Nga người ta chọn được một số cặp lai sau: A.m.caucasica x A.m.mellifera và A.m mellifera x A.m.caucasica.

Ở Mỹ sử dụng giống lai nổi tiếng giữa dòng midnite (từ giống gốc là ong A.m.caucasica) và A.m.carniolan (có nguồn gốc từ ong Ý A.m.ligustica) (Crane 1990). Giống lai kinh tế đã được sử dụng rộng rãi ở Mỹ từ 1949. Những người nuôi ong mua chúa lai vào đầu vụ xuân và thay cho các ong chúa thông thường (chúa ong Ý hoặc ong carniolan của họ. Năng suất mật của các đàn có chúa lai có thể gấp đôi các đàn có chúa bình thường. Ưu thế lai chỉ có ở đời thứ nhất (F1), đến đời thứ 2 (F2) thì nó rất khác nhau và không còn tác dụng vào đời thứ 3 (F3). Người nuôi ong chỉ sử dụng (F1), một số người sử dụng (F2) nhưng không dùng (F3).

Cách tiến hành lai kinh tế ở những trại sản xuất: ví dụ sử dụng cặp lai Capcazơ x nâu tây Âu. Năm đầu tiên đem ba chúa Capcadơ đã đẻ trứng sang trại nuôi toàn ong nâu Tây Âu giới thiệu vào 3 đàn đã bắt chúa đi. Khi chúa Capcazơ đẻ mới bắt đầu tạo chúa. Dùng đàn ong nâu tây châu Âu mạnh làm đàn nuôi dưỡng. Trước khi đẻ trứng 20 - 21 ngày, người ta chọn 5 - 10 đàn tốt của trại để làm đàn bố và cho tạo ong đực còn ong đực của các đàn khác bị giết. Giới thiệu các mũ chúa vào các đàn gốc, và đàn nhân ra của toàn trại. Ong chúa capcazơ giao phối với ong đực nâu tây châu Âu để tạo ra thế hệ lai thứ nhất cho năng suất cao. Năm thứ 2, khi ong đực của toàn trại là ong capcazơ, lại lấy 3 con ong chúa đã đẻ, giống nâu Tây Âu có năng suất cao về thay vào 3 đàn của trại rồi tạo chúa thay cho tất cả các đàn của trại. Như vậy toàn bộ chúa mới của trại cũng là thế hệ lai thứ nhất (F1) nhưng là lai ngược. Về hiệu quả kinh tế của con lai ngược không kém con lai xuôi. Bằng cách này có thể đều đặn tạo các đàn lai thế hệ thứ nhất khi luân phiên 2 giống. Đối với ong châu Á A. cerana hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu về việc lai. Tuy nhiên ở nước ta do có sự di chuyển phân loài ong A.cerana cerana từ miền Bắc vào miền Nam đã có hiện tượng lai giữa phân loài trên với phân loài A. cerana indica ở phía Nam. Giống lai có mẹ là A.c.cerana với bố là A.c.indica có nhiều ưu thế hơn giống thuần chủng A.c.indica như: sức đề kháng với bệnh ấu trùng tốt hơn, sức tụ đàn lớn hơn (5 - 6 cầu), năng suất cao hơn, con ong to và xây toàn bộ lỗ tổ ong thợ, trên tầng chân ong nội có đường kính 4,6 mm. Trong khi đó ở ong A.c.indica chỉ có những đàn nhỏ 2 - 3 cầu, chúa non mới xây lỗ tổ ong thợ còn những đàn mạnh xây toàn bộ hoặc rất nhiều lỗ tổ ong đực (Nguyễn Văn Trung 1994).

Page 160: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..159

Câu hỏi ôn tập chương 8. 1. Các kỹ thuật nuôi ong cơ bản nhằm duy trì đàn ong mạnh, có khả năng khai thác mật cao. 2. So sánh các phương pháp tạo chúa, chia đàn ong. 3. Các phương pháp chọn lọc giống ong.

Chương 9: SÂU BỆNH VÀ KẺ THÙ HẠI ONG MẬT. Chương 9 đề cập đến các loại bệnh và dịch hại chính gây hại cho ong mật ở Việt nam như: bệnh thối ấu trùng, Nosema, ngộ độc, ve ký sinh , sâu ăn sáp hại ong và các biện pháp phòng chống nhằm giảm thiệt hại cho nghề nuôi ong. Giống như các động vật nuôi khác, ong mật cũng bị tấn công bởi một số vi sinh vật và nhiều dịch hại khác. Tuỳ theo mức độ bị hại mà đàn ong có thể bị suy yếu, giảm thế đàn và năng suất mật hoặc làm cho đàn ong bị chết hoặc bỏ tổ bay đi gây thiệt hại kinh tế rất lớn. Ở nước ta hiện nay các bệnh ấu trùng túi, thối ấu trùng châu Âu là những bệnh gây thiệt hại rất lớn cho nghề nuôi ong nội địa A.cerana. Các bệnh khác như thối ấu trùng châu Mĩ, ấu trùng vôi chưa thấy có. Phát hiện và phòng trừ kịp thời 2 bệnh trên là một trong các yếu tố quyết định nuôi ong có hiệu quả kinh tế.

9.1. Bệnh thối ấu trùng châu Âu ( European foulbrood )

Bệnh thối ấu trùng châu Âu do White tìm ra lần đầu ở châu Âu vào năm 1912. Hiện nay bệnh có mặt ở mọi vùng nuôi ong trên thế giới, còn gọi là bệnh thối ấu trùng mở nắp hay thối ấu trùng tuổi nhỏ vì bệnh thường gây chết ấu trùng 3- 5 ngày tuổi. ẤU trùng chết bị chua nên còn gọi là thối ấu trùng chua. ở các đàn bệnh nặng, năng suất mật giảm từ 20- 80%. Ong nội hay bỏ tổ bốc bay sau khi quay mật hoặc kiểm tra, hay khi thay đổi thời tiết từ mưa lạnh sang nắng ấm. a. Tác nhân gây bệnh.

Theo Poltrep (1977) Bailay (1981) tác nhân chính gây bệnh thối ấu trùng châu Âu là một loại liên cầu khuẩn có tên là Melissococcus pluton (trước kia gọi là Streptococcus pluton) còn các vi khuẩn như Bacillus alvei, Streptococcus apis... đều là vi khuẩn thứ phát.

Vi khuẩn M.pluton hình cầu, 2 đầu kéo dài thành hình ngọn giáo, kích thước 0,7 - 1,5µ. Liên cầu khuẩn bắt màu gram dương. Nó có thể đứng riêng rẽ hoặc thành từng cặp, chuỗi. Sức chống chịu của vi khuẩn khá cao. Trong bánh tổ nó tồn tại được 12 tháng. nó bị tiêu diệt sau khi phơi nắng 3h, trong mật: sau 40 h. Nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng đặc biệt ở 35oC; pH: 6,6 sau 24 – 48 h xuất hiện khuẩn lạc màu trắng, đường kính từ 1 - 1,6 mm. Vi khuẩn có khả năng lên men một số đường như gluco, fructo. b. Triệu chứng bệnh: - Đối với ấu trùng: Khi bị bệnh nhẹ, ấu trùng khô, thay đổi tư thế, không nằm cong như bình thường mà doãng rộng ra, mất màu bóng. Ở đàn đông quân ấu trùng bị bệnh ít, ong thợ dọn sạch các ấu trùng bệnh nên không nhìn thấy. Khi đàn ong bị bệnh nặng hay đã bị bệnh lâu, ong thưa quân, không dọn

Page 161: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..160

sạch được các ấu trùng bệnh. Xác chết có màu trắng bệch sau ngả màu vàng rồi nâu đậm. Xác chết thối rữa, tụt xuống đáy lỗ tổ. Sau khi bị khô đi thành vảy có thể lấy đi dễ dàng.

Ấu trùng chết có mùi chua như dấm. Khi có Bacillus alvei cũng gây bệnh thối ấu trùng chết ở tuổi lớn (4 - 5 ngày tuổi) đôi khi ấu trùng bắt đầu vít nắp và có mùi thịt thối. - Bánh tổ: khi bị bệnh nhẹ ở khu vực nhộng vít nắp nhiều, có lỗ chỗ vài lỗ tổ không vít nắp mà có ấu trùng tuổi nhỏ hoặc trứng, do ong thợ dọn xác chết và chúa đã đẻ lại vào lỗ tổ đó. Khi đàn ong bị bệnh nặng, ít có

hoặc không có nhộng vít nắp. hoặc Hình 1. 9- Ấu trùng ong bị bệnh thối ấu trùng châu Âu không có nhộng vít nắp. Khi nhấc cầu kiểm tra thấy ong xào xạc, chạy tụt cầu kiểm tra thấy ong xào xạc, chạy tụt xuống vách thùng hoặc phía dưới bánh tổ. Ong thợ già, đen bóng do ấu trùng bị chết, nên không có lớp ong non kế tiếp. Bệnh lan truyền từ đàn này sang đàn khác do ong ăn cướp nhầm tổ, lấy mật, phấn cùng chỗ với đàn bệnh hoặc do di chuyển ong từ vùng này sang vùng khác. c. Biện pháp phòng trừ:

Khi phát hiện thấy đàn ong bị bệnh có thể sử dụng một trong hai phương pháp: - Cho ăn thuốc kháng sinh cùng với xirô đường. - Phun thuốc kháng sinh lên bánh tổ hoặc ong thợ của đàn bị bệnh. • Phương pháp cho ăn.

Cho ăn thuốc kháng sinh cùng với xirô đường (theo tỷ lệ 1 đường : 1 nước) 3 tối liền, mỗi tối 100 ml/ cầu, có thể sử dụng 1 trong những loại thuốc sau:

- Erythromyxin 0,4 - 0,5 g pha trong 1 lít xirô đường. - Kanamixin 04 - 0,5 g pha trong 1 lít xirô đường. - Streptomyxin 0,4 - 0,5 g pha trong 1 lít xirô đường. - Chloramphenicol 0,4- 0,5 g pha trong 1 lít xirô đường. - Ampixilin 0,.5 g pha trong 1 lit xi rô đường Các loại thuốc trên hoà với nước sôi để nguội, sau đó đổ vào xirô đường, khuấy cho tan đều.

Cho ong ăn 3 tối liền. Sau 1 tuần kiểm tra nếu chưa khỏi thì cho ăn tiếp. Trước khi ăn cần loại bớt cầu bị bệnh nặng, cầu thưa quân để ong ăn hết đường. Cần kết hợp cho ăn thuốc với việc thay chúa đẻ đàn bệnh bằng mũ chúa tạo từ đàn không bệnh để tăng hiệu quả điều trị.

• Phương pháp phun thuốc lên bánh tổ. Vào vụ mật hoặc với đàn ong yếu (ong không ăn xirô đường + thuốc) có thể sử dụng biện pháp phun thuốc kháng sinh lên bánh tổ ong và cơ thể ong trưởng thành với liều lượng thuốc gấp đôi

Page 162: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..161

khi cho ăn (1g/ lít xiro). Dùng bình phun có hạt nhỏ, đều phun nhẹ nhàng lên mình ong và bánh tổ thành một lớp bụi. Cách một ngày phun một lần. Sau khi phun 2 - 3 lần là có thể giảm hoặc khỏi bệnh.

Ưu điểm: tốn ít thuốc, không để lại dư lượng trong mật nhưng hiệu quả không bền bằng cách cho ăn, chỉ có tác dụng rõ rệt với các đàn đông quân.

9.2. Bệnh ấu trùng túi (Sacbrood)

Bênh này do virus gây nên. Bệnh có ở khắp nơi nuôi ong, song không gây thiệt hại đáng kể với ong A.mellifera (Borchert 1966, Poltrep 1972). Đối với ong A.cerana, bệnh gây thành dịch lần đầu tiên ở Trung Quốc 1972 và gây hại nặng (Huang Shuang Xiu 1989). Ở Thái Lan, bệnh xuất hiện vào năm 1976 (Areekul 1982). Năm 1981 Bailey đã phân lập được chủng virus gây bệnh trên ong A.cerana ở Thái Lan có các đặc tính khác với chủng virus sacbrood gây bệnh trên ong A.mellifera và ông đặt tên là virus Thai sacbrood.

Năm 1974, dịch bệnh sacbrood đã bùng nổ ở nước ta do nhập ong cao sản của Trung quốc. Năm 1989 nhờ sự giúp đỡ của chuyên gia Hà Lan Vincent Mulder và Brenda V. Ball (trạm

thực nghiệm Roshamsted của Anh) đã xác định sự có mặt của virus Thai sacbrood trên các đàn ong bệnh ở Việt Nam. a. Tác nhân gây bệnh.

Năm 1917 White (Mĩ) đã xác nhận tác nhân gây bệnh ấu trùng túi ở ong A.mellifera là một loại virus, ông đặt tên là Morator aetatulae Holmes.

Năm 1981, Bailey xác định virus mới gây bệnh cho ong A. cerana là Thai Sacbrood. Khả năng lây nhiễm của virus gây bệnh ấu trùng túi rất lớn. Theo Bailey (1981) 1 mg virus

trong dịch ấu trùng chết bệnh có thể lây bệnh cho toàn bộ ấu trùng ong thợ của 1000 đàn khoẻ. Sức chống chịu của virus không cao, nó mất khả năng gây bệnh ở nhiệt độ 59oC trong 10 phút.

Ở nhiệt độ phòng virus có thể tồn tại 3 tuần. Trong đàn ong bệnh lây truyền qua ong nuôi dưỡng. Bệnh truyền từ đàn này sang đàn khác qua ong ăn cướp mật, nhầm tổ, lấy chung nguồn thức ăn, đặc biệt là chung nguồn phấn (Bailey 1981) do nhập ong đàn bệnh vào đàn khoẻ và sử dụng chung dụng cụ nuôi. b. Triệu chứng bệnh.

Bánh tổ bị bệnh, nắp vít tổ lõm xuống, bị ong thợ cắn thủng, có ấu trùng nhọn đầu nhô lên miệng lỗ tổ. Phần lớn ấu trùng chết ở giai đoạn mới vít nắp hoặc tiền nhộng. Khi bệnh nặng cả ấu trùng lớn tuổi chuẩn bị vít nắp cũng bị chết. Màu sắc của ấu trùng bệnh từ trắng ngà chuyển sang trắng bệch, màng ngăn đốt không rõ. Khi gắp ấu trùng khỏi

Page 163: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..162

lỗ tổ, phía đuôi ấu trùng có túi dịch trong suốt hoặc vàng nhạt. Thân ấu Hình 2. 9 - Ấu trùng ong bị bệnh thối ấu trùng túi. trùng chuyển sang màu vàng nhạt rồi nâu nhạt hay xám nâu. Khi mới chết ấu trùng không có mùi, khi khô hanh thành vảy cứng, dễ lấy ra khỏi tổ. Đàn bệnh nặng có tới 90% ấu trùng tuổi lớn chết, đàn ong sẽ bỏ tổ bốc bay. c. Phòng trị bệnh.

Hiện nay chưa có loại thuốc nào có hiệu quả đôí với bệnh thối ấu trùng túi. Các loại thuốc kháng sinh cho ăn hoặc phun chỉ có tác dụng chống các loại vi khuẩn thứ phát, tăng cường khả năng dọn vệ sinh của ong thợ làm giảm bớt bệnh. Đàn nhẹ có thể khỏi bệnh. Một số tác giả như Smirnova F.E. Timopheer V.E. , V.M. Giaptrenco (1972) đã sử dụng thuốc tím (KMn O4) 0,1% trong 1 lít nước đường để cho ăn mỗi cầu 100 ml hoặc phun vào bánh tổ nhưng tác dụng cũng chỉ như các kháng sinh khác.

Một số nước như Trung quốc, Ấn Độ đã thành công bước đầu trong việc chọn giống chống bệnh với ấu trùng túi (Gong 1983, Verma L.R 1989).

Có thể điều trị bệnh ấu trùng túi bằng cách thay chúa đẻ đàn bệnh bằng chúa tơ hoặc mũ chúa, nhốt chúa đẻ đàn bệnh trong lồng dây thép nhỏ 7 - 8 ngày. Loại bỏ cầu bệnh cũ, để ong phủ kín các cầu ong còn lại. Cho ong ăn 3 - 4 tối, đến vít nắp hoặc chuyển ong đến nơi có nguồn mật mới dồi dào.

Việc thay chúa đẻ bằng chúa tơ, mũ chúa hoặc nhốt chúa 7 - 8 ngày đã tạo ra một khoảng thời gian trong đàn ong không có ấu trùng nhỏ tuổi, nhất là ấu trùng 2 ngày tuổi là giai đoạn mẫn cảm nhất với virus gây bệnh ấu trùng túi (Bailey 1981). Ong thợ được ăn thêm, tăng cường dọn vệ sinh, gắp bỏ ấu trùng bệnh. Các vảy khô nếu còn lại cũng không còn khả năng lây bệnh nữa. Các lỗ tổ được dọn vệ sinh và đổ đầy mật hoa hoặc nước đường vào, 7- 8 ngày chúa mới đẻ lại, đàn ong sẽ giảm bệnh.

9.3. Bệnh ỉa chảy (Nosema).

Bệnh do một loài nguyên sinh động vật có tên là Nosema apis gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào vụ đông xuân sau những ngày mưa rét kéo dài, ong không bay ra ngoài được.

Triệu chứng: Có nhiều ong bò lết ở dưới đất trước cửa thùng ong. bụng ong trướng, phân màu vàng sẫm hoặc màu đen. Đàn ong yếu đi do tuổi thọ giảm, ong nuôi ấu trùng kém, đàn bệnh thu rất ít mật.

Để chuẩn đoán chính xác phải nghiền nát bụng các con ong nghi là bị bệnh, lấy dịch soi kính hiển vi nếu thấy bào tử hình ovan mép dày có màu xanh nhạt (do có tính phản quang) là bào tử Nosema apis. Khi ong đi bài tiết, phân có bào tử rơi vào cây cỏ, ao hồ, rãnh nước. Ong khoẻ đi lấy nước hoặc mật, phấn hoa ăn vào bị nhiễm bệnh và lây lan ra cả tổ.

Điều trị: Thay chúa bệnh bằng chúa mới. Cho đàn ong ăn thuốc Fumagilin hoà trong nước đường với liều lượng 250 mg thuốc trong 1 lít xirô đường cho 10 cầu ong ăn liên tục trong 10 ngày. Cần cho ăn trước vụ mật 3 tuần, kết hợp thay thùng rũ bớt cầu bệnh, ủ ấm cho đàn ong. có thể cho ăn penixilin 1000000 đơn vị/ lít nước đường thay cho Fumagilin.

9.4. Ngộ độc hóa học.

Page 164: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..163

Để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, con người đã sử dụng một lượng thuốc hoá học khổng lồ 210000 tấn/ năm (FAO 1981). Nhờ đó năng suất mùa màng tăng đáng kể, nhưng đồng thời nó cũng có tác hại rất lớn là làm chết nhiều loại côn trùng có ích, trong đó có ong mật. Ngoài ra việc sử dụng các loại thuốc trừ cỏ còn tiêu diệt các loại cỏ là nguồn cung cấp mật, phấn cho ong, làm giảm năng suất nghề nuôi ong.

Ở nước ta hiện nay đang sử dụng và khảo nghiệm 351 loại thuốc trừ chuột, cỏ dại, nhện, thuốc trừ sâu bệnh và tuyến trùng (Trần Quang Hùng 1991). Lượng thuốc hoá học trên không phải lúc nào cũng được sử dụng một cách hợp lí đã gây tổn hại lớn cho nghề nuôi ong, đặc biệt là ở các tỉnh đồng bằng vào vụ hoa vải thiều, nhãn. a. Nguyên nhân. - Do người sử dụng không thông báo trước cho người nuôi ong thời gian, địa điểm, loại thuốc sử dụng. - Phun thuốc trừ sâu vào ban ngày và vào thời kì cây trồng nở hoa. - Sử dụng các loại thuốc trừ côn trùng như ruồi, muỗi ngay cạnh thùng ong, ở các rãnh nước, cây cỏ ong đến lấy mật, phấn. - Do người nuôi ong không biết về tác hại của các loại thuốc và không áp dụng đúng các biện pháp phòng ngừa. b. Triệu chứng ngộ độc và tác hại.

• Triệu chứng. Khi thấy ong chết đột ngột với số lượng lớn trước cửa tổ, trong thùng ong và ở khu vực đặt ong. Đàn càng mạnh ong chết càng nhiều (do số lượng ong đi làm nhiều). Một số ong bò lết dưới đất, một số vừa bò nhảy vừa xoay tròn, nhiều con còn mang cả giỏ phấn. Đa số con chết có vòi hút duỗi dài.

• Tác hại. Tuỳ theo việc sử dụng các loại thuốc khác nhau thì mức độ hại với ong khác nhau. Nhìn chung thuốc trừ sâu có độ độc cao hơn thuốc trừ nấm và cỏ. Tuỳ theo mức độ độc của thuốc, người ta chia ra làm 4 loại:

Nhóm 1: độc tính cao. Nhóm 2: độc tính trung bình. Nhóm 3: ít độc. Nhóm 4: không độc. Khi ong lấy mật có phun thuốc sâu có độc tính cao, ong sẽ chết ngay hoặc chết trên đường về

tổ. Trong trường hợp này số quân đi làm giảm mạnh nhưng ong và ấu trùng ở tổ không bị ảnh hưởng trực tiếp của chất độc.

Nếu ong lấy mật có phun thuốc sâu tác động chậm (hoặc phấn bị nhiễm độc) khi bay về tổ nó truyền cho các con khác và huy động thêm ong lấy mật đến lấy thì sẽ gây chết hàng loạt ong ở các lứa tuổi. Ong bám trên cầu thưa thớt, ấu trùng, nhộng chết đều do ăn mật có chất độc và thiếu ong nuôi dưỡng làm cả đàn thiệt hại. Trường hợp phấn bị nhiễm độc thì ong non chết trong thời gian dài. c. phòng trị ngộ độc hoá học

Page 165: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..164

Người nuôi ong phải điều tra kĩ tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở địa điểm mình chuẩn bị chuyển ong đến, tránh những vùng, những loại cây trồng thường xuyên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. - Chủ động gặp gỡ bàn bạc với người trồng trọt sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp để bảo vệ ong mật và các côn trùng thụ phấn khác. Nếu phải sử dụng thuốc hoá học thì chọn loại ít độc nhất, phun vào thời điểm cây không nở hoa vào lúc chiều tối. - Khi được báo ngày phun thuốc, thuốc có độc tính cao thì tốt nhất là chuyển ong đi khu vực mới, cách địa điểm cũ 5 km. Nếu thuốc ít độc hơn có thể cách li ong tại chỗ 2 –3 ngày. Nới rộng khoảng cách các cầu, đóng cửa tổ, mở cửa sổ, bịt các khe hở, đặt ong vào chỗ tối, thỉnh thoảng dội nước mát. Trường hợp ong bị ngộ độc cũng cần đóng cửa tổ xử lí như trên.

• Xử lí đàn ong bị ngộ độc: Sau khi chuyển ong đến vùng khác, cần rũ bớt các bánh tổ có mật hoa mới, các cầu phấn. Cho ong ăn nước đường loãng trong 3- 4 ngày, nhập các đàn thưa quân chết chúa lại. Các đàn bị ngộ độc nặng đều phải thay chúa.

Mức độ chết do thuốc trừ sâu (với ong A.mellifera). (Theo FAO.Bulletin 1988). Số lượng ong chết 1 ngày tại cửa tổ Mức độ ngộ độc

100 chết bình thường 200- 400 chết ít 500- 1000 trung bình > 1000 nặng

d. Ngộ độc do thực vật có mật, phấn độc. - Ngộ độc mật hoa chè (trà): Từ tháng 9- 11 những đàn ong đặt ở vùng hoa chè vào những ngày nắng hanh khô thấy nhiều ấu trùng 4 - 5 ngày tuổi ong bị chết. Nguyên nhân là do hoa chè tiết nhiều mật, phấn. Trong mật và phấn hoa có hàm lượng tanin cao làm chết ấu trùng. Ong ngoại A.mellifera bị ngộ độc nhiều hơn ong A.cerana. - Ngộ độc hoa lim (Erythophloeum fordii): Cây lim nở vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 là cây cho mật, phấn. Đặt ong ở vùng có nhiều lim vào vụ hoa nở ong có hiện tượng ngộ độc mật. Một số ong đi làm về run rẩy, chết trước cửa tổ. - Một số cây khác cũng gây ngộ độc cho ong như: Thuốc lá, bồ hòn, trúc đào, cà độc dược, đậu ván dại... Nếu ong bị ngộ độc mật thì thấy nhiều ong mất khả năng bay bị liệt cánh, liệt chân. Nếu ong bị ngộ độc phấn: bụng trướng to, ruột đầy phấn hoa, chết đầy cửa tổ, ấu trùng bị khô và chết.

Phòng trị: Nếu ong thợ không chết nhiều có thể cho ăn xirô đường có tỷ lệ 1: 1 hoặc 2:1. Nếu ong chết nhiều, cần nhập các đàn yếu lại với nhau, chuyển ong đến vùng khác. Nếu ngộ độc phấn cần đặt gạt phấn trước cửa tổ, cho ăn xirô pha nước chanh (1 quả/ lít).

9. 5. Các kí sinh hại ong. a. Ve ký sinh Varroa jacobsoni (chí lớn).

Thuộc họ Varroidae, có nguồn gốc từ ong châu Á- A.cerana, nhưng gây tác hại rất ít cho loài ong này. Ve chỉ kí sinh trên nhộng ong đực, rất ít khi thấy kí sinh trên nhộng ong thợ. Do vòng đời ong thợ ngắn, ấu trùng ong thợ chỉ nằm trong lỗ tổ vít nắp 10 ngày. Mặt khác ong thợ có tập tính tự

Page 166: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..165

dọn vệ sinh và vệ sinh cho nhau, cắn và tiêu diệt ve (Peng 1987). Khi nhộng ong đực bị ve kí sinh nhiều thì đàn ong A. cerana bỏ tổ bốc bay để lại các ấu trùng có kí sinh, nên nguồn bệnh còn rất ít. Khi nhập

ong châu Âu A.mellifera vào châu Á, loại ve này chuyển sang kí chủ mới và gây hại rất lớn.Trừ châu Úc còn tất cả các châu lục nuôi ong A.mellifera đều bị nhiễm kí sinh Varroa.

Hình 3. 9- Ký sinh Varroa trên nhộng ong A.mellifera b. Ve kí sinh Tropilaelaps clareae (chí nhỏ)

Loài ve này có nguồn gốc từ ong khoái Apis dorsata. Sau đó chuyển sang kí sinh trên ong A.mellifera, gây thiệt hại lớn hơn cả Varroa. Khác với Varroa (kí sinh trên cả ấu trùng và ong trưởng thành), ve Tropilaelaps chỉ kí sinh trên ấu trùng. ở nước ta chưa thấy ve Tropilaelaps gây hại cho các đàn ong nội A.cerana. c. Chẩn đoán và phòng trị

• Chẩn đoán. Kiểm tra đàn ong, nếu bị ve kí sinh thường có hiện tượng ong gần vũ hoá bị gắp bỏ ra ngoài thùng hoặc ong trưởng thành có kích thước nhỏ, cánh xoăn, bị cắn cụt. ẤU trùng bị hại không vít nắp hoặc nắp vít hơi vàng. Gắp ấu trùng ra khỏi tổ có thể nhìn thấy kí sinh trong lỗ tổ.

• Phòng trị kí sinh. - Phòng bệnh: Không mua bán ong có ve kí sinh. Khi phát hiện đàn ong có ve kí sinh cần cách li ít nhất 15 km. Nếu kí sinh xuất hiện lần đầu trên lãnh thổ, cần huỷ đàn ong bị kí sinh. - Có thể tiêu diệt kí sinh bằng các biện pháp: - Biện pháp hoá học: Sử dụng folbex, phenothiazine, Amitraz để xông hơi đàn ong vào buổi tối. Xông 3 đợt, mỗi đợt 3 tối liền cách nhau 8 - 10 ngày. Đáy thùng ong đặt giấy bôi Vazơlin. Kí sinh bị say thuốc sẽ rơi xuống, dính vào giấy. Sau khi xông thuốc bỏ giấy báo ra đốt, vệ sinh thùng ong, cho ong ăn đầy đủ. Sau 3 đợt xử lí, tiến hành thay chúa và mang ong đi cách ly. - Biện pháp vật lí: Nhốt chúa lại, rũ ong trưởng thành vào lồng lưới, đặt vào thùng xử lí ở nhiệt độ 46 - 48oC trong vòng 12 - 15 phút, ve kí sinh bám trên ong sẽ rơi xuống. Đưa lồng ra, đổ ong vào thùng mới, hôm sau thả chúa ra, cho ong ăn đầy đủ và đem cách li.

Page 167: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..166

- Biện pháp bẫy ve bằng ấu trùng ong đực: Đối với kí sinh Varroa có thể dùng cầu ấu trùng ong đực đưa vào đàn ong bị kí sinh để ve tập trung vào cầu này. Khi ấu trùng ong đực vít nắp, đưa ra ngoài huỷ bỏ. Sau 3 lần làm như vậy có thể làm giảm đáng kể số lượng kí sinh Varoa trong đàn ong. Theo Wokey (1984), kí sinh Tropilaelaps không thể kí sinh trên ong trưởng thành, không có khả năng nhịn đói quá 2 ngày. Bằng cách nhốt chúa, tạo cho đàn ong không có ấu trùng trong một thời gian có thể tiêu diệt được kí sinh Tropilaelaps. 9.6. Các côn trùng và động vật hại ong. a. Sâu ăn sáp (sâu phá bánh tổ)

Sâu ăn sáp có 2 loại : Sâu ăn sáp loại lớn Galleria mellonella Sâu ăn sáp loại nhỏ Achroia grisella. Sâu phát sinh tự nhiên hoặc do con người đưa vào. Chúng xuất hiện ở hầu hết các vùng nuôi

ong trên thế giới. Trưởng thành của sâu ăn sáp là một loại ngài thuộc họ ngài đêm (Noctuidae) có màu xám tro.

Ở trưởng thành loại lớn con cái dài 20 mm, con đực dài 15 mm, sải cánh dài 30 - 35 mm, tương tự như vậy ở loại nhỏ là 10 mm, 13 mm và 23 mm. Sau khi vũ hoá vài ngày, chúng giao phối vào ban đêm rồi chui vào thùng ong qua cửa tổ hoặc các khe hở để đẻ trứng. Nó đẻ trứng vào các khe hở hẹp trong thùng hoặc vào các bánh tổ. Mỗi lần đẻ 50 - 100 trứng. Trứng được dính chặt với nhau và dính vào khe thùng hoặc bánh tổ nhờ lớp keo dính để ong thợ không dọn đi được. Một con cái đẻ khoảng 500 trứng. Ấu trùng mới nở đã có thể

chạy rất nhanh, phân tán đi khắp cả tổ. Sâu non ăn các mẩu sáp, tạo thành các đường hầm bằng tơ ở vách giữa các bánh tổ, có đường hầm dài tới

15cm. Khi đẫy sức, sâu non thường tìm khe hở hoặc chỗ lõm của thùng để kéo kén hoá nhộng. Ở cả 2 loài sâu ăn sáp, nếu nhiệt độ môi trường cao thì các giai đoạn vòng đời ngắn. Chúng có thể hoàn thành vòng

đời trong 4 tuần tuần hoặc kéo Hình 4. 9- Cầu ong bị sâu ăn sáp phá hại. dài 6 tháng.

Nước ta ở vùng nhiệt đới nên vòng đời cuả sâu là 4- 5 tuần. Sâu non thường thích các bánh tổ màu tối vì có chứa phấn hoa. Vào mùa thiếu thức ăn, bánh tổ không nuôi ấu trùng sẽ cũ nhanh và sâu hay xâm nhập.

• Tác hại:

Page 168: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..167

Khi đào các đường hầm, sâu ăn sáp phá các lỗ tổ đựng phấn, mật và cả các lỗ tổ có ấu trùng và nhộng, làm cho ấu trùng bị chết. Trên bánh tổ thường thấy có hiện tượng nhộng đã đen mắt bị ong thợ cắn lớp sáp vít nắp ra gọi là hiện tượng nhộng trần do bị sâu ăn sáp đục lỗ tổ nhộng làm nhộng chết. Dùng pince gắp con nhộng lên thấy có một số hạt nhỏ màu đen dính vào cuối bụng nhộngvà các đường hầm. Đấy là phân của sâu ăn sáp. Do sâu đào các đường hầm làm chết ấu trùng và nhộng, đàn ong mất ổn định dễ dàng bỏ tổ bốc bay. Ở miền Bắc Việt Nam vào đầu vụ hè thu tháng 7 - 8 và vụ đông xuân tháng 1 - 2 thường bị sâu ăn sáp phá hại. Những cầu bị sâu ăn sáp phá hại thường chỉ thu được rất ít sáp.

• Phòng trừ. - Giữ cho đàn ong luôn mạnh, quân phủ đầy các cầu, đủ thức ăn để chúa đẻ thường xuyên. Vào vụ thiếu thức ăn, cần mạnh dạn loại bỏ các cầu cũ. - Thường xuyên vệ sinh đáy thùng sạch sẽ, quét sạch sáp vụn, sáp lưỡi mèo, và nắp vít và cạo kĩ các khe thùng để diệt trứng sâu. - Thu hẹp cửa tổ, bịt kín các khe hở của thùng ong. - Các cầu bánh tổ, sáp vụn loại ra cần nấu sáp ngay không để luư cữu trong trại. Tầng chân chưa dùng, sáp mới nấu phải gói kín bằng nilon hoặc giấy polyethylen. - Trường hợp muốn lưu trữ bánh tổ để dùng cho vụ sau có thể xông hơi bằng cách đốt bột lưu huỳnh, ethylen oxit, paradiclobenzen 50g/ 1m3 không gian chứa cầu. Thùng đựng phải kín. Sau 15- 30 ngày xông lại cầu một lần cho đến khi đưa cầu ra sử dụng (Burges 1978). - Theo Cantwell và Shich (1981) có thể dùng vi khuẩn Baccillus thuringensis để khống chế Galleria, hoặc sử dụng máy kích âm của ngài đực, dẫn dụ ngài cái đến để tiêu diệt (Spangler 1984). b. Kiến.

• Tác hại Cũng như nhiều nước nhiệt đới khác, nước ta có rất nhiều loài kiến. Chúng thường xuyên gây hại cho ong. Với số lượng đông, chúng tấn công ồ ạt vào tổ, ăn cả ong sống, ong chết, nhộng, ấu trùng và cả mật ong. Khi có ít kiến tấn công, chúng làm cho ong trở nên dữ hơn, gây khó khăn cho việc chăm sóc ong. Khi bị kiến tấn công nhiều làm cho các đàn ong nội A.cerana và một số đàn ong ngoại A.mellifera yếu bỏ tổ bốc bay. Đôi khi kiến còn tranh nước đường mà người nuôi ong cho ong ăn vào lúc thiếu hoa và cắn chết nhiều ong thợ. Các loài kiến gây hại nhiều nhất là kiến vống (Oecophylla smaradina), kiến lửa (Solemy spp), kiến đen (Monomorium indicum).

• Biện pháp phòng chống: - Dọn sạch cỏ và cây bụi nhỏ trong trại ong. Buộc dẻ tẩm dầu máy thải vào các chân cọc. Nếu gặp trời mưa phải bôi lại. Trường hợp trong trại ong có nhiều tổ kiến thì phải tìm tổ kiến để tiêu diệt. Có thể phun Chlordane hoặc Diazinol dưới dạng bột hoặc bột ẩm vào lúc ong không đi làm, và phải cách thùng ít nhất 20 – 30 cm để đảm bảo an toàn cho ong (Dejong 1978) - Nếu nuôi ong cố định và số lượng đàn ít, có thể đặt các chân của giá kê thùng ong lên các bát nước có nhỏ dầu hoả hoặc dầu máy sẽ ngăn kiến rất hiệu quả. c. Ong bò vẽ Vespa.

• Tác hại

Page 169: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..168

Các loài ong bò vẽ thường sống thành xã hội hoặc đơn độc là một trong những kẻ thù nguy hiểm của ong mật. Ở Israen ong bò vẽ (Vespa orientalis) giết chết 3000 đàn ong A.mellifera trong năm (Crane E. 1989). Ong bò vẽ tấn công và săn lùng ong thợ đi làm trên hoa và ở cửa tổ. Chúng dùng hàm cứng cắn chết ong mật và tha về tổ. ở các đàn yếu, ong bò vẽ có thể tấn công vào trong đàn tha cả ấu trùng, ong trưởng thành và mật ong để nuôi ấu trùng của chúng. Khi bị tấn công mạnh, ong nội sẽ bốc bay, một số đàn ong ngoại yếu sẽ bị tiêu diệt.

Nhìn chung, ong nội có khả năng bảo vệ tốt hơn. Khi ong bò vẽ tấn công, vài chục đến vài trăm ong thợ sẽ bám lấy và vây quanh con ong bò vẽ thành một cục tròn. Nhiệt độ trong cục ong sẽ tăng tới 46o Cvà con ong vò bẽ sẽ bị chết nóng trong vòng 20 phút (Ono và cộng sự 1987). Các trại ong đặt ở vùng đồi núi hoặc gần rừng thường bị phá hoại nặng hơn ở vùng đồng bằng.

Ở nước ta, ong bò vẽ thường phá hại mạnh vào mùa hè thu từ tháng 7- 10. • Biện pháp phòng trừ: - Biện pháp thủ công: Dùng chổi đập chết ong bò vẽ ở trước cửa tổ hoặc xung quanh thùng

ong. Tìm các thùng ong bò vẽ trên các cây ở xung quanh trại ong để đốt hoặc phun thuốc tiêu diệt. - Dùng bẫy bả bằng nước hoa quả đặt trong thùng không, có hom ở cửa tổ để ong bò vẽ vào

nhưng không ra được. Dùng bả độc bằng thức ăn đạm rẻ tiền tẩm thuốc sâu để ong bò vẽ mang thức ăn có chất độc về tổ. Làm cho ong chúa và ấu trùng bị chết. Các loại thuốc sâu tác động chậm, không màu, không mùi vị nh Fluroacet amid (0,2% bột), Acepphate (0,2%) thường được dùng. Cần luư ý các thuốc trên rất độc với người và gia súc.

Vào vụ đông xuân, trong tổ ong bò vẽ chỉ có một mình ong chúa sống sót. Tìm tổ và diệt ong chúa lúc này rất dễ và có hiệu quả. Một ong chúa đầu xuân bằng cả đàn ong bò vẽ mùa thu. d. Chuồn chuồn.

• Tác hại Chuồn chuồn là côn trùng ăn thịt, chúng thường bắt ong khi đang bay. Chúng bắt cả ong thợ,

ong đực và ong chúa. Chúng gây tác hại rõ nhất khi người nuôi ong chỉ có một vài đàn ong đặt biệt lập. Chuồn chuồn thường xuất hiện vào tháng 5 – 8 ở các tỉnh phía Bắc và vào mùa mưa ở các tỉnh phía Nam. Chúng làm giảm số lượng ong thợ đi làm, đặc biệt là giảm tỷ lệ ong chúa giao phối thành công. Trong điều kiện bình thường, tỷ lệ chúa giao phối thành công khoảng 70 - 80%, nhưng khi có chuồn chuồn, tỷ lệ này giảm xuống còn 10 - 20%.

Có 2 loại gây hại nặng nhất là chuồn chuồn cống (loại to) màu đen vàng và chuồn chuồn ngô (loại nhỏ, đen).

• Phòng trừ: - Dùng thuốc, que tiêu diệt chuồn chuồn nhỏ. Dùng nhựa mít gắn vào que nhỏ để dính chuồn

chuồn khi chúng đậu trên cọc. - Không nên tạo chúa và thay chúa vào mùa nhiều chuồn chuồn.

e. Ngài đầu lâu. • Tác hại Ngài đầu lâu Acherontia atropos thuộc họ ngài trời (Sphingidae). Cơ thể ngài dài 50mm, sải

cánh dài 120 - 140 mm. Nó thường bay đến tổ ong và tìm cách chui vào tổ từ lúc chập tối đến 9 – 10 h đêm, qua các khe hở hoặc cửa ra vào mở rộng để hút mật, Mỗi lần hút từ 5 - 10 g mật ong.

Page 170: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..169

Tác hại chủ yếu của nó là phát ra âm thanh và vẫy cánh làm đàn ong mất ổn định, dữ tợn hơn. Ngài đầu lâu thường bị ong thợ đốt chết bên trong tổ.

• Phòng trừ: Bịt các khe hở thùng, thu hẹp cửa tổ chỉ đủ cho ong chui ra chui vào.

f. Ruồi kí sinh Senotainia sp Ruồi kí sinh thuộc nhóm ruồi ăn thịt họ Sarcophagidae thường xuất hiện vào tháng 7 - 8 ở các

tỉnh vùng đồi núi như Mộc Châu (Sơn La) Ruồi kí sinh có kích thước gần bằng ruồi nhà, có màu, tro xanh lá cây và có sọc trắng trên đầu. Những ngày trời nắng, ruồi cái thường đậu trên nắp thùng ong, bay đuổi theo ong thợ, đẻ 1

trứng lên phần giữa đầu và ngực ong. Sau khi nở, dòi chui vào cơ ngực và hút máu. Sau 2 - 4 ngày ong bị chết, dòi chui ra xuống đất hoá nhộng rồi thành ruồi trưởng thành sau 7 - 12 ngày.

Một con ruồi có thể đẻ nhiều trứng, diệt nhiều ong đi làm, làm thế đàn ong giảm sút. • Triệu chứng: Gần thùng ong có một số con ong vừa bò vừa nhảy, bụng trướng to, khêu ra thấy có dòi. Cả

ong A.cerana và A.mellifera đều bị hại. • Phòng trừ: Xử lí nắp thùng ong bằng dịch nước tinh bột 1% chứa 0,5% Chlorofooc, đốt

bỏ những con ong bị chết.

g. Một số dịch hại khác. • Chim ăn ong.

+ Tác hại Có một số loại chim ăn ong như chim xanh, chim én, chim chèo bẻo thường bắt ong khi ong

bay đi làm, đôi khi đến bắt ong gần cửa tổ. Các trại ong bị thiệt hại nặng khi đặt gần khu vực chim làm tổ. Đôi khi trên đường di cư, chúng phát hiện ra trại ong và dừng lại vài ngày bắt ong làm thức ăn.

Khi chỉ có vài con thì tác hại không đáng kể vì chim còn bắt cả côn trùng có hại khác. Khi có nhiều chim thì tác hại rất rõ. Số lượng ong đi làm giảm rất nhiều. Tỷ lệ chúa giao phối thành công rất thấp. + Phòng trừ: Ngoài ong ra chim còn ăn nhiều sâu hại khác nên người ta không coi chúng là loài có hại. Cần thận trọng khi sử dụng các biện pháp tiêu diệt chúng bằng súng hơi hay lưới, bẫy. Khi chim quá nhiều thì biện pháp tốt nhất là di chuyển ong đến địa điểm mới cách xa vùng đó.

• Cóc nhái: + Tác hại

Một số loài lưỡng thê như cóc, nhái, chẫu chuộc cũng gây thiệt hại đáng kể cho ong trong những mùa vụ nhất định. Vào mùa mưa rào, cóc nhái thường xuất hiện trước cửa tổ ong. CHÚNG ăn ong đậu trước cửa tổ, nhất là vào những đêm trời nóng, ong bò ra ngoài nhiều đậu dưới đáy thùng.

Một đêm 1 con cóc có thể ăn tới 100 con ong làm giảm số lượng ong đi làm rõ rệt. Chúng thường ăn ong vào ban đêm và sáng sớm nên nhiều khi người nuôi ong không phát hiện được. Có thể quan sát thấy vỏ xác ong chết thành cục màu đen do cóc bài tiết trước cửa tổ. + Biện pháp phòng trừ.

Page 171: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..170

Kê thùng cao cách mặt đất 40 cm để cóc không bắt được ong. Ban đêm nhất là những đêm mưa rào, soi đèn đánh cóc đem chôn.

• Một số kẻ thù hại ong khác. Ở nhiều nơi, người nuôi ong còn gặp một số kẻ thù hại ong khác như: thằn lằn, thạch sùng,

nhện, mối...Thằn lằn thường nằm trên cửa tổ để bắt ong đi làm. Thạch sùng chui vào trong tổ ong bắt ong thợ đi làm về, đôi khi bắt cả ong chúa gây thiệt hại cho đàn ong. Nhện thường chăng tơ trước cửa tổ, ong đi làm mắc vào, sẽ bị nhện ăn thịt. + Phòng trừ: Cần bịt kín các khe hở của thùng, mở cửa tổ hẹp đủ để cho ong ra vào. Dọn sạch cỏ trước thùng ong, tiêu diệt nhện. Nếu bị mối tấn công cần đổi vị trí thùng, tiêu diệt hết mối ở trong thùng ong.

Câu hỏi ôn tập chương 9. 1.Các loại bệnh thối ấu trùng ong và biện pháp phòng chống.

2.Bệnh Nosema, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật, mật phấn hoa độc và biện pháp phòng chống.

3. Ve ký sinh, sâu ăn sáp hại ong và biện pháp phòng chống.

Page 172: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..171

Phụ lục: Danh mục các cây nguồn mật chính ở Việt Nam

Số thứ tự

1

Tên Việt Nam

2

Tên khoa học

3

Mật

4

Phấn

5

Thời gian nở hoa

6

Vùng trồng

7

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

Actigon

Bạc hà dại

Bạch đàn chanh

Bạch đàn đỏ

Bạch đàn liễu

Bạch đàn trắng

Bí đỏ

Bí xanh

Bưởi

Cà phê chè

Cà phê mít

Cà phê vối

Cải bẹ

Cải củ

Cam

Cao su

Cây chân chim

Chanh

Chè

Chôm chôm

Cỏ cúc áo

Cỏ lào

Cỏ lá tre

Cốt khí

Cọ phèn

Cúc dại

Dâu da xoan

Antigonum leptopus Hook

Esoltzia cypriani Pavol

Eucalyptus citriodora Hook

Eucaluptus robusta Smith

Eucalyptus exsert muell

Eucalyptus camadulensis D

Cucurbita pero L

Benincasa cerifera Savi

Citrusgrandis Oshek

Solanum melongena L

Coffea arabica L

coffea excelsa Achev

Coffea robusta Lindens

Brassca sp

Raphnus sativus

Citrus sinensis

Hevea brasiliensis Muell

Schefflera octorphylla

Citrus limonia Osbek

Thea sinensis Seem

Nephelium lappaceum L

Bidens pilosa

Eupatorium odoratium L

Panicum montanum Roxb

Tephrosia. candida Dc

Protium serratum Enyl

Dendranthema indicum

Clausena excakata Burn

++

++

++

++

+++

++

+

+

+

+

++

++

++

++

+

+

+++

+++

+

+

+++

+

++

-

+

+++

+

-

-

+

++

++

++

++

++

++

++

+

++

++

++

++

+

++

+

+

++

++

+

+

+

++

++

+

++

++

T5- 10

T10- 12

T12

T8- 9

T5- 6

T4

T2- 5

T2- 4

T2- 3

T3- 4

T11- 3

T9- 10

T11- 2

T11- 12

T10- 11

T2- 3

T2- 5

T11- 12

T1-2

T9- 12

T3- 5

cả năm

T12- 1

T11- 12

T10- 11

T3- 4

T11- 12

T5- 8

Hà Giang

ĐồngNai

_

B-T-N

B-N

N

B- T

B-T-N

B

B

Page 173: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..172

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

51

52

53

54

55

56

57

58

59

Dưa chuột

Dưa gang

Dưa hấu

Dứa

Dừa

Đay cách

Đỗ tương

Gạo

doi(mận)

Hướng dương dại (cúc quì)

ích mẫu

Keo dậu

Keo lai tượng

Khoai lang

Kiều mạch

Lúa

Mùi

Ngành ngạnh

Ngô

Nhãn

ổi

Ràng ràng

Rau dền gai

Sau sau

Sen

Sòi đất

Súng

Xoan đào

Xoài

Cucumis sativus L

Cucumis melo L

Citrullus lanatus Mats

Ananas comosus Merr

Cocus nucifera L

Hibiscus canabinus Var

Soya hispida Moeneh

Bombax ceiba

Eugeaianbos

Tithonia diversifolia Gray

Leonurus heterophyllus S

Vites pubenscens

Acasia mangium

Inpomoea batatas Lam

Fagopyrum sagittatum M

Oryzasativa L

Prunus mume Setr

Corianarum sativum L

Cratoxylon prunifolium D

Zea mays L

Euphoria longan steud

Psidium guajava L

Ormosia tonkinensis Gagnep

Amaran tus gangeticus L

Lipuidambas odientalis.M

Nelumbo nucifera Gaetem

Sapium discolor Muell

Carapa obovata

Nymphaca nouchưali Burm

Aradiracta indica Tussf

+

+

++

++

++

++

++

+

++

+

-

++

++

++

-

+

+

++

-

+++

+

+

+

+

-

+++

++

++

+

+

++

+

++

+

+

+

++

++

+

++

++

+

+

++

++

+

++

+

++

+

++

++

++

++

++

+

+

+

++

+

T3, 10

T3- 4

T4- 5

T4, 10

cả năm

T4- 7

T6-7

T2-3

T12- 3

T4-6

T10- 11

T6- 10

T6- 9

T4- 10

T12- 1

T4- 5

T12

T12- 1

T3- 4

T4- 12

T3- 4

T4,6,10

T5

T5-6

T3- 6

T12

T5-8

T4- 5

T4- 5

T3-6

T4- 5

T12- 3

B-T-N

B-N

B-T-N

B – T - N

B – T - N

N

Page 174: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..173

60

61

62

63

64

65

66

67

68

69

70

71

72

73

Táo ta

Tếch

Tràm

Trám trắng

Trẩu

Trinh nữ cao

Trinh nữ lùn

Vải chua

Vải nhỡ

Vải thiều

Vẹt

Vối

Vối rừng

Vừng

Manghifera indica L

Zyziphus mauritiana Lam

Zyziphus jujuba Lam

Tectora grandis L

Melaleuca leucadendron

Canarium copaliferum R

Aleurites montana Loun

Mimosa pudica L

Mimosa invisa L

Litchi.sp

Litchi.sp

Litchi chinensis Sonn

Bruguiera gymnorhiza

Eugenia opeculata

Eugenia jambolana Roxb

Sesamum indicum L

+++

+

+++

++

+

-

-

++

+++

+++

+++

+

++

++

+

++

++

+

+

++

+

+

+

+

++

++

++

+

T9- 10

T10

T1- 4, T6-8

T4

T4, 8

T10, 11

T7, 9

T2

T2- 3

T3- 4

T6- 7

T5

T4- 5

T5- 8

Ghi chú: +: ít B: miền Bắc ++: trung bình T: miền Trung +++: nhiều N: miền Nam

Page 175: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..174

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/. Tài liệu tham khảo phần dâu- tằm

1. TS. Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc. Cây dâu. Nxb Nông nghiệp 1996. 2. TS. Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc.Kỹ thuật nuôi tằm. Nxb Nông nghiệp 1996. 3. TS. Nguyễn Văn Long. Giống và sản xuất trứng giống tằm dâu. Nxb Nông nghiệp

1996. 4. Liên hiệp các xí nghiệp Dâu-Tằm-Tơ, Kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm, 1989. 5. ThS. Nguyễn Huy Trí. Bệnh ký sinh hại tằm.Nxb Giáo dục & Đào tạo 1997.

2/. Tài liệu tham khảo phần ong

1. Phùng Hữu Chính – Một số bệnh hại ấu trùng ong nội Apis cerana NXB Nông nghiệp 1990. 2. Phùng Hữu Chính – Vũ Văn Luyện – Kỹ thuật nuôi ong nội địa Apis cerana ở Việt nam. 3. Borchert.A. Bệnh và kí sinh trùng ong mật (Trịnh Văn Thịnh dịch) NXB Nông nghiệp. 1980 4. A.X Nuidin – V.P.Vinogarop. Cơ sở nuôi ong. 1982. Phí Văn Ba dịch. 5. Eva Crane. Con ong và nghề nuôi ong – cơ sở khoa học, thực tiễn và nguồn tài nguyên thế

giới. NXB Nông nghiệp 1990. (Trần Công Tá dịch). 6. G.N Kotova – N.L Burenin Sổ tay nuôi ong (Nguyễn Phẩm Hạnh dịch) NXB Nông nghiệp

1985. 7. R. Chauvin. Sinh học ong mật. 1968 (Hồ Sỹ Phấn dịch).

Page 176: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

http://www.ebook.edu.vn

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..175

Page 177: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

môc lôc

Phần A

KỸ THUẬT TRỒNG DÂU-NUÔI TẰM

VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ Ý NGHĨA NGHỀ TRỒNG DÂU NUÔI TẰM

Chương I: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DÂU 1.1. Đặc điểm hình thái và vị trí phân loại của cây dâu. 1.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sinh trưởng phát triển của cây dâu.1.3. Sinh trưởng và phát triển của cây dâu. 1.4. Nhân giống dâu 1.5. Kü thuËt trång d©u 1.6. Quản lý và chăm sóc vườn dâu. 1.7. Thu häach vµ b¶o qu¶n l¸ d©u 1.8. Một số sâu bệnh chính hại dâu và biện pháp phòng trừ. Chương II: ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC VÀ SINH THÁI HỌC TẰM ÂU 2.1. Đặc điểm hình thái các pha phát dục của tằm dâu 2.2. Một số đặc điểm sinh vật học của tằm dâu. 2.3. Sinh thái học tằm dâu (ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến quá trình sinh trưởng phát dục của tằm dâu). Chương III: KỸ THUẬT NUÔI TẰM. 3.1. Vệ sinh và sát trùng nhà cửa, dụng cụ nuôi tằm. 3.2. Kỹ thuật ấp trứng tằm. 3.3. Kỹ thuật băng tằm. 3.4. Kỹ thuật cho tằm ăn. 3.5. Mật độ nuôi tằm, thay phân và san tằm. 3.6. Chăm sóc tằm khi tằm ngủ. 3.7. Các phương thức nuôi tằm nhỏ. 3.8. Các phương thức nuôi tằm lớn. 3.9. Kỹ thuật cho tằm lên né và thu kén

Chương IV : BỆNH VÀ CÔN TRÙNG HẠI TẰM 4.1. Bệnh bủng và phương pháp phòng chống 4.2. Bệnh vi khuẩn và phương pháp phòng trừ 4.3. Bệnh nấm cứng trắng và phương pháp phòng trừ 4.4. Bệnh tằm gai 4.5. Ruåi ký sinh t»m vµ ph−¬ng ph¸p phßng trõ

1

2

3

7

9

11

13

15

18

20

24

26

28

31

31

32

34

35

37

38

39

40

41

44

44

49

52

55

65

Page 178: Giao Trinh Dau Tam - Ong Mat - PGS.ts Nguyen Van Long

Chương V: KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG TẰM DÂU 5.1. Giới thiệu vài nét về đặc điểm giống tằm và hệ thống giống 3 cấp. 5.2. Kỹ thuật sản xuất trứng giống tằm cấp II 5.3. Kỹ thuật bảo quản trứng giống. 5.4. Xử lý trứng nở nhân tạo.

Phần B

KỸ THUẬT NUÔI ONG

Chương VI: SINH HỌC ONG MẬT 6.1 Ý nghĩa kinh tế của nghề nuôi ong mật. 6.2. Sơ lược lịch sử phát triển. 6.3. Đặc điểm sinh học. Chương VII: C©Y NGUỒN MẬT PHẤN VÀ SỰ THỤ PHẤN C©Y TRỒNG BẰNG ONG MẬT 7.1. Vai trò của cây nguồn mật phấn đối với ong. 7.2. Những điều kiện ảnh hưởng đến sự tiết mật của cây. 7.3. Các cây nguồn mật chính ở Việt Nam. 7.4. Xác định số đàn ong nuôi trong một vùng. 7.5. Sử dụng ong mật thụ phấn cho cây trồng. Chương VIII: KĨ THUẬT NUÔI, TẠO CHÚA, NHÂN ĐÀN VÀ CHỌN GIỐNG ONG. 8.1 Kĩ thuật nuôi ong. 8.2. Kỹ thuật tạo chúa, nhân đàn ong 8.3 Chọn lọc và lai giống ong. Ch−¬ng IX: S©U BÖNH Vµ KÎ THï H¹I ONG MËT. 9.1. BÖnh thèi Êu trïng ch©u ¢u ( European foulbrood ) 9.2. BÖnh Êu trïng tói (Sacbrood) 9.3. BÖnh Øa ch¶y (Nosema). 9.4. Ngé ®éc hãa häc. 9.5. C¸c kÝ sinh h¹i ong. 9.6. C¸c c«n trïng vµ ®éng vËt h¹i ong. Phụ lục: Danh mục các cây nguồn mật chính ở Việt Nam Tµi liÖu tham kh¶o

73

73

75

80

85

91

91

92

113

113

114

115

116

118

121

121

145

154

159

159

161

162

162

164

166

171

173