8
CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH ĐẮK LẮK TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK Tòa soạn: 23 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột Điện thoại: 0262.3852383 - Fax: 0262.3810451 Email: [email protected] www.baodaklak.vn NĂM THỨ BỐN MƯƠI LĂM SỐ: 6723 THỨ NĂM, NGÀY 26 - 8 - 2021 BÁO ĐẮK LẮK PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ NĂM, THỨ SÁU, CUỐI TUẦN, NGUYỆT SAN & BÁO ĐẮK LẮK ĐIỆN TỬ Giữ“vàng”cho mai sau THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG Trong số này KỶ NIỆM 76 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC KHÁNH 2-9 Lực lượng bảo vệ rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Vạn Tiếp Khẩn trương chuẩn bị năm học mới 2021 - 2022 Liệu có nhập nhằng trong việc chốt chỉ số nước? TRANG 6 TRANG 3 TRANG 4 Xã Pơng Drang Gắn nội dung sinh hoạt chi bộ với giải quyết các vấn đề thực tiễn Áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột và huyện Krông Búk từ 18 giờ ngày 26-8 TRANG 7 Những“nhịp cầu” trong siêu bão COVID-19 Kỳ cuối: Thành trì từ lòng dân Sáng 25-8, Ban ường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị lần thứ 26 dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung. am dự hội nghị có các đồng chí: Phạm Minh Tấn, Phó Bí thư ường trực Tỉnh ủy; Y Vinh Tơr, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Phạm Ngọc Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành. Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận cho ý kiến (Xem tiếp trang 4) Hồng Chuyên Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện quy định phòng, chống dịch Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung phát biểu tại hội nghị. Ảnh: H.Chuyên TRANG 8

Giữ “vàng” cho mai sau

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH ĐẮK LẮK TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK

Tòa soạn: 23 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma ThuộtĐiện thoại: 0262.3852383 - Fax: 0262.3810451

Email: [email protected]

NĂM THỨ BỐN MƯƠI LĂMSỐ: 6723

THỨ NĂM, NGÀY 26 - 8 - 2021

BÁO ĐẮK LẮK PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ NĂM, THỨ SÁU, CUỐI TUẦN, NGUYỆT SAN & BÁO ĐẮK LẮK ĐIỆN TỬ

Giữ “vàng” cho mai sau

THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNGTrong số này

KỶ NIỆM 76 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC KHÁNH 2-9

Lực lượng bảo vệ rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Vạn Tiếp

Khẩn trương chuẩn bị năm học mới 2021 - 2022

Liệu có nhập nhằng trong việc chốt chỉ số nước?TRANG 6

TRANG 3

TRANG 4

Xã Pơng DrangGắn nội dung sinh hoạt chi bộ với giải quyết các vấn đề thực tiễn

Áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột và huyện Krông Búk từ 18 giờ ngày 26-8

TRANG 7

Những “nhịp cầu” trong siêu bão COVID-19 Kỳ cuối: Thành trì từ lòng dân

Sáng 25-8, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị lần thứ 26 dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung.

Tham dự hội nghị có các đồng chí: Phạm Minh Tấn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Y Vinh Tơr, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Phạm Ngọc Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận cho ý kiến

(Xem tiếp trang 4)Hồng Chuyên

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện quy định phòng, chống dịch

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung phát biểu tại hội nghị. Ảnh: H.Chuyên

TRANG 8

2THỨ NĂM, NGÀY 26 THÁNG 8 NĂM 2021 TIN TỨC - SỰ KIỆN

Liên minh hợp tác xã (HTX) tỉnh đang triển khai chương trình kết nối cung - cầu, tiêu thụ sản phẩm do HTX, tổ hợp tác sản xuất theo chuỗi cung ứng.

Theo đó, Liên minh HTX tỉnh thành lập tổ công tác hướng dẫn các HTX, tổ hợp tác đăng ký cung cấp thông tin về sản phẩm, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm để cập nhật vào Cổng thông tin kết nối cung – cầu của Liên minh HTX Việt Nam. Thông tin của các đơn vị sẽ kết nối, truyền tải đến các tỉnh, thành phố, từ đó các HTX sẽ chủ động trong việc tìm kiếm đối tác kinh doanh, tìm khách hàng, đàm phán, thỏa thuận giá sản phẩm, hàng hóa và thống nhất phương thức vận chuyển,

địa điểm tập kết sản phẩm. Đối với những đơn vị gặp khó khăn trong vận chuyển, lưu thông hàng hóa, Liên minh HTX tỉnh sẽ chủ động hỗ trợ, đề nghị các cơ quan chức năng liên quan tạo điều kiện cấp phép lưu hành hoặc hỗ trợ vận chuyển cho các đơn vị.

Theo ông Huỳnh Bài, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, chương trình này nhằm hỗ trợ các HTX, tổ hợp tác trong kết nối, tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy liên kết chuỗi cung ứng dịch vụ và cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Minh Chi

Phòng NN-PTNT huyện Krông Pắc cho biết, theo thống kê sơ bộ tại các địa phương, đến nay đã có 880 ha cây trồng vụ hè thu 2021 trên địa bàn huyện bị hạn, gồm: 435 ha lúa, 445 ha ngô, tập trung ở hai xã Krông Búk và Ea Phê. Trong đó, thiệt hại trên 70% là 90 ha; từ 30 - 70% là 790 ha.

Đến thời điểm này, tất cả các hồ lớn và vừa trên địa bàn huyện mực nước còn từ 30 - 50% dung tích; các hồ nhỏ hầu như đã gần cạn, bình quân còn dưới 30% dung tích. Riêng hồ Krông Búk hạ, dung tích chứa 110 triệu m3, hiện chỉ còn 7 – 8 triệu m3, bình quân mỗi ngày hồ này đang phải điều tiết 850 nghìn m3 nước để phục vụ tưới cho các xã được hưởng lợi từ công trình.

Phòng NN-PTNT huyện

nhận định, tình hình thời tiết đang có nhiều diễn biến phức tạp. Trong những ngày tới nếu không có mưa trên diện rộng thì nhiều diện tích cây trồng vụ hè thu năm 2021 sẽ nguy cơ bị thiếu nước nghiêm trọng, gây giảm năng suất và mất trắng. Theo đó, Phòng NN-PTNT huyện đã yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra tình hình sản xuất trên địa bàn để có giải pháp ứng phó kịp thời và hướng dẫn nông dân chủ động phòng, chống hạn theo phương châm "4 tại chỗ"; thực hiện điều tiết nước hợp lý giữa các công trình và tăng cường tưới luân phiên; các hộ gia đình cần tận dụng các nguồn nước xung quanh (ao, suối, sông…), dùng máy bơm nhỏ hoặc gầu tay để bơm, tát chống hạn...

Minh Thuận

Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các hợp tác xã

Ngày 24-8, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Giải pháp tăng cường hiệu quả truyền thông trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 và nâng cao kỹ năng sử dụng Internet, mạng xã hội và phòng tránh những văn hóa phẩm độc hại trên không gian mạng”.

Tại các điểm cầu có sự tham gia của bí thư, phó bí thư các Huyện, Thị, Thành Đoàn và Đoàn trực thuộc; các quản trị viên, biên tập viên các kênh thông tin tuyên truyền của Đoàn cấp tỉnh, huyện.

Diễn đàn đã đánh giá về thực trạng, kết quả công tác truyền thông, tuyên

truyền phòng, chống dịch COVID-19 của Đoàn hiện nay. Đồng thời các đơn vị đã cùng nhau trao đổi những mô hình, cách làm trong công tác tuyên truyền tại địa phương, đơn vị như: thiết kế các công cụ truyền thông Infographic, vẽ tranh cổ động, xây dựng clip tuyên truyền, phát huy hiệu quả của hệ thống loa phát thanh tại các thôn, buôn, loa lưu động đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa; nêu gương người tốt việc tốt, hành động đẹp; xây dựng bản tin tuyên truyền hằng ngày… Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm mang lại hiệu quả, tăng cường hơn nữa công tác

tuyên truyền, giáo dục của Đoàn, đặc biệt là trên mạng xã hội.

Chương trình nhằm tăng cường hiệu quả việc sử dụng mạng xã hội trong công tác tuyên truyền của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp, các giải pháp bảo mật, hiệu quả truyền thông khi tham gia mạng xã hội. Đồng thời lan tỏa tinh thần và thông điệp phòng, chống dịch bệnh, thực hiện các giải pháp truyền thông nhằm tăng cường sự đoàn kết, đồng lòng hỗ trợ nhân dân, ổn định an sinh xã hội trong bối cảnh dịch COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp.

Vân Anh

Sở Nội vụ phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và Báo Đắk Lắk vừa tổ chức Chương trình “Dân hỏi – Thủ trưởng cơ quan hành chính trả lời” tháng 8-2021 với chủ đề “Tìm hiểu các quy định về thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai”.

Tham gia chương trình có hai vị khách mời là ông Trần Đình Nhuận, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; ông Lê Đình Chiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Ea Kar.

Tại chương trình, các vị khách mời đã thông tin đến khán giả công tác quản lý, sử dụng đất trên địa bàn tỉnh; kết

quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; những tồn tại, bất cập trong việc giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai...

Trong thời gian diễn ra chương trình, nhiều khán giả đã gọi điện thoại trực tiếp đến hỏi một số nội dung quan tâm như: cách khắc phục tình trạng trễ hẹn trả kết quả thủ tục hành chính về đất đai; những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất... và đã được các vị khách mời giải đáp, tư vấn cụ thể.

Như Quỳnh

Chương trình "Dân hỏi – Thủ trưởng cơ quan hành chính trả lời" tháng 8-2021

Huyện Krông Pắc

880 ha cây trồng vụ hè thu bị hạn

Diễn đàn trực tuyến về truyền thông qua mạng xã hội

ĐÍNH CHÍNHBáo Đắk Lắk Cuối tuần ra ngày 22-8-2021, trên trang 3 có đăng

bài Bơ Booth không còn “sức hút”?, ở cột thứ nhất, dòng thứ 8 từ dưới lên, do sơ suất nên đã đăng: “Ước tính vườn bơ của ông nhiều nhất cũng chỉ thu được khoảng 1 quả”, nay xin đính chính lại là “… 1 tấn quả”. Thành thật cáo lỗi cùng bạn đọc.

Tòa soạn

Sở GD-ĐT vừa ban hành văn bản hướng dẫn các khoản thu và chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh năm học 2021 - 2022.

Theo ông Biện Văn Minh, Trưởng Phòng Kế hoạch – Tài chính (Sở GD-ĐT), việc ban hành văn bản hướng dẫn là để minh bạch trong quản lý tài chính và nhất là bảo đảm việc thu đủ bù chi, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương; tránh tình trạng hiệu trưởng các trường học “tự ý đẻ thêm” các khoản thu bất hợp lý, gây bức xúc dư luận. Đây cũng là cơ sở để cơ quan quản lý làm căn cứ xem xét, xử lý kỷ luật

hiệu trưởng các trường học nếu xảy ra sai phạm.

Theo quy định, các khoản thu phải dựa trên cơ sở dự toán chi phí, nội dung chi và được thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ học sinh trên tinh thần tự nguyện và có sự thống nhất của lãnh đạo cơ sở giáo dục. Tất cả các khoản thu phải thông qua kế toán và lập sổ thu – chi đúng quy định. Tuyệt đối không được dùng các khoản thu của nội dung này để điều chuyển cho nội dung khoản thu khác hoặc chi cho mục đích khác.

Sở GD-ĐT cũng hướng dẫn chi tiết về cho từng khoản thu kể cả thu hộ; quy định mức chi và khấu trừ đối với các khoản.

Nếu thủ trưởng các đơn vị tự ý đặt ra các khoản thu ngoài quy định sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.

Bên cạnh đó, để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19, Sở cũng đề nghị các đơn vị trường học, các cá nhân liên quan ưu tiên thực hiện thu – chi không dùng tiền mặt. Các trường học cần khẩn trương phối hợp với các tổ chức tín dụng, ngân hàng trung gian và hướng dẫn phụ huynh học sinh thực hiện thu – chi qua tài khoản bằng mã POS (thẻ) hoặc mã QRCode (phần mềm điện tử)… vừa bảo đảm thuận lợi, vừa minh bạch thu – chi.

Thành Tâm

Xử lý nghiêm những cơ sở giáo dục đặt ra các khoản thu ngoài quy định

Ngày 24-8, LĐLĐ tỉnh đã phối hợp với Công đoàn ngành Y tế đến thăm và tặng quà cán bộ, đoàn viên, người lao động đang làm việc tại các bệnh viện, đơn vị điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, đoàn đã đến thăm

và trao tặng quà (gồm sữa tươi và tiền mặt) với tổng trị giá trên 30 triệu đồng cho cán bộ, đoàn viên, người lao động Trung tâm Y tế huyện Krông Búk, Bệnh viện Đa khoa khu vực 333 (huyện Ea Kar) và Bệnh viện dã chiến số 1 đặt tại Trường Cao

đẳng Sư phạm Đắk Lắk (TP. Buôn Ma Thuột).

Tại các nơi đến thăm, đồng chí Nguyễn Công Bảo – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh ghi nhận, biểu dương tinh thần, trách nhiệm và những đóng góp của tập thể cán bộ, đoàn viên, người lao động các bệnh viện, trung tâm y tế trong công tác khám và điều trị bệnh nhân COVID-19 thời gian qua; đồng thời chia sẻ những vất vả, hy sinh của các lực lượng tại đây, góp phần cùng với các cấp, các ngành ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh... Đại diện lãnh đạo các đơn vị gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh và công đoàn ngành Y tế, bày tỏ mong muốn các cấp công đoàn tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, chia sẻ và đồng hành để góp phần cùng ngành Y tế và địa phương ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch COVID-19.

Thúy Hồng

Liên đoàn Lao động tỉnh thăm và tặng quà các bệnh viện, đơn vị điều trị bệnh nhân COVID-19

Đại diện LĐLĐ tỉnh và công đoàn ngành Y tế thăm hỏi cán bộ, người lao động Bệnh viện đa khoa khu vực 333 (huyện Ea Kar). Ảnh: T. Hồng

3THỨ NĂM, NGÀY 26 THÁNG 8 NĂM 2021CHÍNH TRỊ

Lê Thành

Đảng bộ xã Pơng Drang (huyện Krông Búk) hiện có 32 chi bộ trực thuộc với 581 đảng viên. Cụ thể

hóa các văn bản chỉ đạo về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, hằng năm Đảng ủy xã đã xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các chi bộ về nội dung, cách thức và một số vấn đề cần lưu ý trong sinh hoạt. Trọng tâm là thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt định kỳ hằng tháng; chủ động đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt gắn với yêu cầu thực tiễn...

Bí thư Đảng ủy xã Pơng Drang Hoàng Trọng Sang cho biết, bên cạnh công tác lãnh đạo chung, Đảng ủy xã còn phân công các đồng chí đảng ủy viên trực tiếp phụ trách, theo dõi và dự sinh hoạt với chi bộ; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đảng viên và nhân dân, từ đó đề xuất, tham mưu cho Đảng ủy xã lãnh đạo, triển khai và xử lý hiệu quả những vấn đề phát sinh ở cơ sở. Qua đó, cũng để tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả trong công tác chỉ đạo, điều hành của chi bộ; chỉ đạo các chi bộ lựa chọn nội dung sinh hoạt chuyên đề phù hợp với nhiệm vụ từng địa bàn.

Quá trình thực hiện, nhiều chi bộ đã có cách làm hiệu quả trong nâng cao chất lượng sinh hoạt. Với chi bộ thôn 10, trước mỗi kỳ sinh hoạt, cấp ủy đã thống nhất những nội dung trọng tâm theo từng giai đoạn, thời điểm của thôn. Trong sinh hoạt, đảng viên tích cực tham gia ý kiến xây dựng nghị quyết, phát huy trí tuệ của tập thể, cũng như tính gương mẫu, trách nhiệm của từng đảng viên. Nhờ đó, khi

triển khai nghị quyết của chi bộ đều được tập trung thực hiện với quyết tâm cao.

Bí thư Chi bộ thôn 10 Phan Hữu Tịnh cho biết, khi bắt tay triển khai giai đoạn 2 về thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, chi bộ đã thống nhất thực hiện nghị quyết chuyên đề về huy động sức dân hoàn thành đường bê tông trong thôn. Ban đầu, nhiều người còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại Nhà nước đầu tư. Nắm bắt điều đó, ngay trong các buổi sinh hoạt định kỳ, chi bộ đã bàn bạc, giao cho các đảng viên, trưởng các chi hội, đoàn thể đến từng gia đình tuyên truyền, vận động để người dân hiểu rõ chủ trương, ý nghĩa cũng như lợi ích của việc xây dựng kết cấu hạ tầng

nông thôn. Mặt khác, trước khi triển khai các phần việc, chi bộ đều tổ chức họp dân, thống nhất phương án đóng góp tiền, hiến đất và ngày công theo hướng công khai, dân chủ, minh bạch, nên bà con đã đồng lòng hưởng ứng. Giai đoạn năm 2016 - 2020, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân thôn 10 đã tự nguyện đóng góp trên 250 triệu đồng để bê tông hóa toàn bộ gần 400 m đường trong thôn. Ngoài ra bà con còn góp hơn 100 triệu đồng để mua 320 m2 đất làm sân hội trường thôn; tự đầu tư điện chiếu sáng ở hầu hết các trục đường trong khu dân cư.

Chi bộ thôn Cư Blang có 16 đảng viên, sinh hoạt định kỳ vào ngày 27 hằng tháng.

Theo Bí thư chi bộ Vũ Thị Oanh, trong mỗi kỳ sinh hoạt, chi ủy đều định hướng đảng viên tham gia trao đổi bàn bạc và thống nhất những yêu cầu nhiệm vụ chính yếu đặt ra trong thôn, qua đó tạo quyết tâm, sự đoàn kết khi triển khai thực hiện. Thôn Cư Blang có 290 hộ, trong đó hơn 90% là người dân tộc Êđê. Để từng bước thay đổi nhận thức, tư duy phát triển kinh tế của nhân dân, chi bộ thôn đã phân công nhiệm vụ và gắn trách nhiệm của đảng viên trong việc gương mẫu đi đầu và vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; mỗi đảng viên nhận trách nhiệm giúp đỡ từ 1 - 2 hộ thoát nghèo/năm. Khi người dân nhận thấy đảng viên “nói đi đôi với làm”, đem lại hiệu quả thiết thực thì họ cũng noi theo. Nhờ đó, đến nay hầu hết các hộ trong thôn đều thực hiện xen canh các loại cây trồng có năng suất, giá trị cao như tiêu, sầu riêng, bơ trong rẫy cà phê; chăn nuôi theo mô hình nhốt tập trung… Toàn thôn hiện chỉ còn 20 hộ nghèo (giảm 15 hộ so với năm 2015); số hộ khá, giàu ngày càng tăng, thu nhập bình quân đầu người ước khoảng 35 triệu đồng/năm.

Xã Pơng Drang

Gắn nội dung sinh hoạt chi bộ với giải quyếtcác vấn đề thực tiễn

Ông Phan Hữu Tịnh, Bí thư Chi bộ thôn 10 (giữa) đến từng hộ dân nắm bắt tình hình sản xuất. Ảnh: L.Thành

"Chất lượng sinh hoạt của các chi bộ trực thuộc đã có những chuyển biến

rõ nét. Hầu hết nội dung sinh hoạt đã được đổi mới theo hướng thiết thực, cụ thể và gắn với việc giải quyết các

vấn đề thực tiễn tại cơ sở" - Bí thư Đảng ủy xã Pơng Drang Hoàng Trọng Sang

Hoài Nam

Xã Ea Sol (huyện Ea H'leo) hiện có 3.525 hộ với 15.397 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số

(DTTS) chiếm 62%. Thời gian qua, Đảng bộ xã Ea Sol đã có nhiều cách làm hiệu quả trong công tác phát triển đảng viên, nhất là kết nạp đảng viên người DTTS.

Trên cơ sở mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã, Ban Chấp hành Đảng bộ xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên cụ thể cho từng giai đoạn; hằng năm giao chỉ tiêu cho từng chi bộ, gắn với việc giao nhiệm vụ cho từng đảng viên để theo dõi, chỉ đạo, xem phát triển đảng viên là một trong các tiêu chí đánh giá xếp loại các tổ chức cơ sở đảng cuối năm. Cùng với đó, Đảng bộ xã còn phân công các đồng chí trong Ban Chấp hành theo dõi, phụ trách địa bàn thường xuyên về dự sinh hoạt chi bộ cơ sở, nhằm kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phát triển đảng viên; lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam xã và các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh các phong trào hoạt động, kịp thời phát hiện, tạo

điều kiện bồi dưỡng các hội viên, đoàn viên phấn đấu vào Đảng, nhất là những quần chúng ưu tú là người DTTS. Các chi bộ thôn, buôn thường xuyên rà soát, nắm chắc các đối tượng quần chúng là bộ đội hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, đội ngũ dân quân tự vệ, dự bị động viên, nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi… qua đó nắm bắt tâm tư, nguyện vọng để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn phát triển đảng viên.

Với những giải pháp đồng bộ, công tác phát triển đảng viên ở xã Ea Sol thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đảng bộ xã hiện có 275 đảng viên, sinh hoạt ở 33 chi bộ trực thuộc; trong đó có 121 đảng viên là người DTTS (chiếm 44%). Năm 2020, Đảng bộ xã đã bồi dưỡng và kết nạp được 11 đảng viên mới, trong đó có 5 đảng viên là người DTTS. Nhiều đảng viên mới đã phát huy tốt năng lực và có nhiều đóng góp tích cực cho địa phương. Điển hình như Chi bộ buôn Huynh có 7 đảng viên, trong đó có 5 đảng viên là người DTTS. Các đảng viên trong chi bộ đều phát huy tốt vai trò tích cực, nêu gương. Buôn Huynh có 97 hộ, 472 nhân khẩu (đồng

bào DTTS chiếm hơn 67%, chủ yếu là người Êđê). Những năm trước đây cuộc sống của người dân trong buôn rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Chi bộ buôn đã tích cực lãnh đạo, vận động bà con chăm lo phát triển kinh tế; đảng viên trong chi bộ phát huy vai trò nêu gương trong lao động sản xuất. Nhờ vậy, đời sống người dân trong buôn được cải thiện rõ rệt; số hộ khá giàu hiện chiếm gần 30%, gần

90% hộ dân đã xây được nhà kiên cố và bán kiên cố.

Theo đồng chí Nay H’Toanh, Bí thư Đảng ủy xã Ea Sol, đội ngũ đảng viên của xã luôn phát huy tốt tinh thần trách nhiệm, trở thành những hạt nhân trong tuyên truyền, vận động đưa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS thuận lợi, hiệu quả hơn.

Những cách làm hiệu quả trong phát triểnđảng viên ở Ea Sol

Đại hội Chi bộ buôn Bek, xã Ea Sol

nhiệm kỳ 2020 - 2022.Ảnh: H.Nam

4THỨ NĂM, NGÀY 26 THÁNG 8 NĂM 2021 CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

Nguyễn Xuân

Một trong những yếu tố quan trọng trong trận chiến chống

“giặc COVID-19” chính là việc an dân. An dân bằng chính sức dân và nghĩa cử của những tấm lòng thơm thảo, tạo nên bức thành trì, có thêm sức mạnh, cùng vượt qua sức tàn phá khủng khiếp của dịch bệnh.

Để dân yên tâm chống dịchHơn 1 tháng qua, tài khoản

Facebook Chinh Ha của chị Nguyễn Thị Chính, Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Cư Pui (huyện Krông Bông) liên tục đăng bài kêu gọi, vận động hỗ trợ người dân vùng dịch. Nhiều người quen, bạn bè cũng chia sẻ bài viết của chị để lan tỏa rộng rãi hơn. Sau mỗi đợt tiếp nhận tiền mặt, hiện vật của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, chị Chính tỉ mỉ thống kê, công khai chi tiết. Là người giữ “tay hòm chìa khóa”, chị Chính đã tham mưu Đảng ủy, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch xã Cư Pui thành lập 4 “bếp ăn 0 đồng” do cán bộ xã và cán bộ, hội viên phụ nữ các thôn, buôn phụ trách. Mỗi tối, chị lên sẵn thực đơn cho ngày hôm sau, gọi điện đặt thực phẩm tươi sống, rau, củ, quả để lực lượng đoàn viên thanh niên tình nguyện chở đi giao cho các bếp. Những nhà hảo tâm muốn tặng quà cho các hộ dân bị dịch bệnh ở buôn Khóa nhưng không thể đến trực tiếp được, chị Chính đứng ra mua hộ quà, trực tiếp đi trao tặng. Công việc bận rộn từ sáng tới tối, có những lúc mệt mỏi, áp lực nhưng đối với chị, được góp sức chống dịch, chăm lo cuộc sống cho người dân thực sự là niềm vui của người cán bộ cơ sở.

Mặt trận Tổ quốc xã Cư Pui

cũng phát hành thư kêu gọi, vận động ủng hộ kinh phí, nhu yếu phẩm cho công tác phòng, chống dịch. Qua kênh của Mặt trận và phụ nữ xã, đã có trên 148 triệu đồng, hơn 15 tấn gạo, gần 8,5 tấn rau, củ, quả cùng rất nhiều nhu yếu phẩm, thiết bị y tế đã được gửi tới người dân xã vùng III Cư Pui. Nhờ sự chung tay, góp sức đó, gần 6.000 suất ăn miễn phí, quà tặng, lương thực đã được trao tận tay người dân khu cách ly, phong tỏa, lực lượng tham gia phòng, chống dịch, góp phần giúp xã Cư Pui vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Chị H’Nghen Drao, người dân buôn Khóa (xã Cư Pui) thổ lộ: “Chồng thì đi làm ăn xa, cả bốn mẹ con đều bị mắc COVID-19 phải đi điều trị. Từ hôm khỏi bệnh, cả nhà được xã cho gạo ăn, nước uống, mắm muối. Ngày nào cũng có cán bộ y tế đến kiểm tra thân nhiệt, hỏi thăm tình hình sức khỏe nên mình rất yên tâm”.

Tại tâm dịch buôn Ea Bhốk, xã Ea Bhốk (huyện Cư Kuin), để các trường hợp F0 và F1 yên tâm đi điều trị dịch

bệnh COVID-19 và cách ly tập trung, Chủ tịch UBND xã, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch xã Ea Bhốk Nguyễn Văn Dũng đã tổ chức tuyên truyền, vận động và cam kết chăm sóc vật nuôi cho 6 hộ. Ông Dũng cho hay, trước phản ứng lo lắng của nhiều hộ khi đi cách ly tập trung không có người chăn nuôi gia súc, gia cầm, xã Ea Bhốk đã làm cam kết, huy động lực lượng dân quân tự vệ, các đoàn thể xã, thôn, buôn đóng góp ngày công chăm sóc vật nuôi, trích kinh phí mua thức ăn chăn nuôi cho heo, đồng thời đề nghị UBND huyện hỗ trợ rơm khô cho bò để người dân yên tâm đi điều trị, cách ly.

Những tấm lòng thơm thảoTham gia cuộc chiến chống

“giặc COVID-19” này, nơi tâm dịch tại các thôn, buôn, xã của các huyện trong tỉnh, có rất nhiều câu chuyện cảm động của những tấm lòng thơm thảo.

Đó là Bí thư Đảng ủy xã Cư Pui Nguyễn Văn Tâm đã lăn xả

vào vùng dịch, tham gia công tác truy vết, cách ly, chỉ đạo chăm lo không để dân vùng dịch thiếu ăn. Anh còn trưng dụng luôn hai xe ô tô gia đình và vận động con trai tham gia vận chuyển hàng hóa, vật tư y tế, các suất ăn miễn phí đến các khu cách ly và người dân khu vực phong tỏa. Đó là bà H’Ben Niê ở buôn Khóa đã tình nguyện cho ban quản lý khu cách ly mượn sân nhà làm nơi “đóng quân” và sẵn sàng dọn ra chỗ khác ở để nhường nhà cho xã làm khu cách ly trong trường hợp cần thiết. Hay như thầy Nguyễn Thanh Hạ, giáo viên Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (xã Cư Bông, huyện Ea Kar) tự nguyện làm "shipper", đi giao hàng cho các hộ dân trong khu vực phong tỏa của thôn 20. Ở xã Vụ Bổn (huyện Krông Pắc), anh Nguyễn Quang Phong, người dân thôn Tân Quý không chỉ tự nguyện tham gia đội xe của xã mà còn dùng xe ô tô cá nhân để cùng thực hiện “Chuyến xe 0 đồng” chở hàng hóa, nhu yếu phẩm đi hỗ trợ người dân trên

địa bàn; gia đình anh Nguyễn Văn Lan (thôn 9) và gia đình con trai Nguyễn Văn Phượng (thôn 12) ủng hộ 1,5 triệu đồng cho xã có thêm kinh phí phòng, chống dịch...

Phát huy tinh thần “tương thân tương ái”, hỗ trợ, giúp đỡ nhau vượt qua đại dịch COVID-19, rất nhiều gia đình đã có những việc làm thiện nguyện, đáng trân trọng. Gia đình ông Đào Công Hưởng ở thôn 3 (xã Xuân Phú, huyện Ea Kar) đã tự nguyện nấu 480 “suất cơm 0 đồng” hỗ trợ các trường hợp trong khu cách ly tập trung của xã. Bên cạnh đó, gia đình ông còn ủng hộ 1 tấn rau, củ, quả và các nhu yếu phẩm để gửi tặng các tỉnh thành phía Nam.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận Tổ quốc, gia đình giáo dân Vũ Quốc Khanh (75 tuổi), Giáo xứ Kim Phát (xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin) cùng các con đã ủng hộ 5 tấn gạo, 100 thùng mì tôm cho người dân vùng dịch huyện Cư Kuin và 3 tấn gạo cho người dân xã Đắk Liêng (huyện Lắk). Ông Khanh bộc bạch: “Mình tuổi cao, sức yếu không thể tham gia phòng, chống dịch nên hỗ trợ được gì thì cố gắng, được góp một phần nhỏ bé vào công tác chống dịch cũng cảm thấy vui và hạnh phúc hơn”.

Cuộc chiến chống “giặc COVID-19” còn dài và đầy gian nan, thử thách. Còn rất nhiều giọt mồ hôi, nước mắt và cả những hy sinh, mất mát trong cuộc chiến này nhưng tin tưởng rằng với những “nhịp cầu” vững chắc, với tinh thần quả cảm, chung sức, đồng lòng, những giải pháp ứng biến linh hoạt, mỗi người có thêm niềm tin để sớm vượt qua đại dịch chưa từng có này.

*Xem từ số báo ra ngày 24-8-2021

Những “nhịp cầu” trong siêu bão COVID-19 (*)

Kỳ cuối: Thành trì từ lòng dân

Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Cư Pui (huyện Krông Bông) Nguyễn Thị Chính kiểm tra số lượng hàng hóa được ủng hộ để hỗ trợ người dân vùng dịch COVID-19.

Ảnh: N.Xuân

Siết chặt... (Tiếp theo trang 1)

về các nội dung: Báo cáo kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ tháng 8 và chương trình công tác trọng tâm tháng 9-2021; Báo cáo tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh, công tác phòng, chống dịch bệnh đã triển khai, dự báo tình hình đề xuất các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện trong thời gian đến.

Theo đó, tính đến 16 giờ ngày 25-8-2021, toàn tỉnh ghi nhận 847 ca mắc COVID-19, trong đó có 238 trường hợp xuất viện, 4 trường hợp tử vong; các địa phương đều có nguy cơ đến nguy cơ rất cao. Toàn tỉnh đã thành lập 177 khu cách ly tập trung; đã thực hiện cách ly tập trung 5.926 trường hợp, cách ly tại

nhà 100.704 trường hợp. Tổng số liều vắc xin phòng COVID-19 đã được tiêm trên toàn tỉnh là 114.245 liều/1.365.229 đối tượng đích. Đợt dịch thứ tư có khả năng lây nhanh hơn, rộng hơn, mạnh hơn và xảy ra tại nhiều địa phương với nhiều nguồn lây, nhiều ổ dịch trong cùng thời điểm, trong khi đó, tỉnh Đắk Lắk có hàng nghìn người đi về từ nhiều tỉnh, thành mỗi ngày nên nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng rất cao.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã cho ý kiến các nội dung do Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh xin ý kiến về: Điều chỉnh phương án thiết kế, cải tạo khu Trung tâm văn hóa tỉnh; Phương án thiết kế kiến trúc công trình Sân vận động trung tâm thuộc Khu liên hợp Thể dục - Thể thao vùng Tây Nguyên; Kế hoạch đầu tư công năm 2022; Báo cáo về việc chuyển nhượng cụm khách sạn và văn phòng

làm việc của Công ty Cổ phần Cao su Đắk Lắk. Cho ý kiến sửa đổi, thay thế các Quy định số 22-QĐ/TU, ngày 28-4-2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; Quy định số 23-QĐ/TU, ngày 15-5-2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiêu chuẩn chức danh cán bộ và một số công tác khác.

Phát biểu kết luận hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương siết chặt công tác quản lý, bảo vệ rừng; tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiêu thụ nông sản; đẩy mạnh việc tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm; triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 14-7-2021 về đẩy mạnh thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu

tư công năm 2021; tăng cường các giải pháp thu ngân sách nhà nước; quan tâm thực hiện chính sách an sinh xã hội cho các đối tượng theo quy định.

Trong công tác phòng, chống dịch, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp cần chủ động, linh hoạt trong các tình huống, chuẩn bị kịch bản, phương án để ứng phó trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh; triển khai thực hiện “mục tiêu kép” phù hợp với tình hình địa phương, đơn vị; tập trung truy vết những chùm lây chưa rõ nguồn gốc, bảo vệ "vùng xanh" trên bản đồ chống dịch; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch; siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong việc xử lý vi phạm phòng, chống dịch.

5THỨ NĂM, NGÀY 26 THÁNG 8 NĂM 2021KINH TẾ - ĐỜI SỐNG

Minh Thông - Vạn Tiếp

Trước đây, đất rộng, người thưa, rừng ít bị xâm phạm nên luôn bình yên, xanh tốt. Khi dân số tăng dần,

rừng bị đe dọa vì người ta chặt phá, xâm lấn để phục vụ nhu cầu đời sống. Điều này cũng khiến công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển ngành lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Hoài niệm rừng xưaTrải qua hơn 60 mùa rẫy dưới chân

đỉnh Chư Yang Sin, già Y Khiêm Liêng (xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông) thấu hiểu hơn ai hết những giá trị của đại ngàn. Ông nói rằng, vùng đất này trước đây tất cả đều là rừng, rừng bao quanh buôn làng, rừng giữ nước, cho đồng bào hạt lúa, búp măng. Bà con không ai phá rừng. Nhưng bây giờ, những điều này với ông chỉ còn là hoài niệm, bởi rừng mất đi nhiều, hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra. Ông tâm sự như một lời gửi gắm: “Rừng đã lùi xa buôn làng, chúng ta phải giữ rừng vì con cháu sau này”.

Hoài niệm của già Y Khiêm cũng là điều trăn trở, xót xa của nhiều người, bởi tài nguyên rừng Đắk Lắk đã suy giảm nhiều theo thời gian. Thời điểm năm 2008, tổng diện tích đất có rừng của tỉnh là 628.977 ha, độ che phủ đạt 47,2%, trong đó, rừng tự nhiên là 574.493 ha. Năm 2015, diện tích rừng còn 507.489 ha, độ che phủ 38,7%, trong đó, rừng tự nhiên 475.908 ha. Cuối năm 2020, diện tích rừng còn 508.564 ha, độ che phủ 38,7%, tuy diện tích và độ che phủ tương đương năm 2015, nhưng diện tích rừng tự nhiên chỉ còn 437.734 ha, giảm gần 38.174 ha so với 5 năm trước. Hiện, diện tích rừng giàu, trung bình tập trung chủ yếu trên lâm phần các vườn quốc gia, ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Toàn tỉnh có 104.006 ha rừng tự nhiên nghèo, kiệt, chiếm 23% tổng diện tích rừng tự nhiên; trong đó có khoảng 70% là rừng khộp nghèo kiệt, phân bố tại địa bàn các huyện Ea Súp, Buôn Đôn, Cư M’gar, Ea H’leo...

Theo đánh giá của UBND tỉnh, chính nhu cầu trong quá trình phát triển và sự gia tăng dân số cơ học đã dẫn đến những

áp lực lớn đối với rừng. Bên cạnh đó, công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển ngành lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn những hạn chế. Cụ thể, do các lâm trường hình thành và trải qua nhiều giai đoạn với những chính sách khác nhau, nguồn gốc sử dụng đất phức tạp, nhiều hộ dân đã sử dụng đất trước khi thành lập lâm trường, ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, vườn quốc gia, nên công tác quản lý đất rừng gặp nhiều khó khăn. Tình hình vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ rừng, khai thác mua, bán, vận chuyển lâm sản trái phép tại một số địa bàn diễn biến phức tạp. Ngoài ra, chính sách hỗ trợ cho người được giao bảo vệ rừng chưa hấp dẫn, làm cho người lao động nghỉ việc hoặc tranh thủ làm thêm các ngành nghề khác nên đã ảnh hưởng đến công tác bảo vệ rừng.

Đất rừng – “bánh ngọt” bị xà xẻoVề công tác quản lý đất rừng trên địa

bàn tỉnh, qua hai đợt rà soát đất đai theo Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 16-6-2003 và Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 12-3-2014 của Bộ Chính trị, các ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, lâm trường,

công ty lâm nghiệp đã cơ bản hoàn thành việc rà soát hồ sơ đất đai, xác định nguồn gốc sử dụng đất, tình trạng phân định ranh giới thực tế; bước đầu thiết lập hồ sơ đất đai theo đúng quy định; xác định cụ thể phần diện tích đất giữ lại và phần diện tích đất phải bàn giao về địa phương quản lý theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt.

Tuy nhiên, một vấn đề nan giải trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp trong những năm qua là tình trạng xâm canh, lấn chiếm đất rừng trên địa bàn tỉnh diễn ra tràn lan. Qua rà soát, toàn tỉnh hiện có 127.784 ha đất có nguồn gốc lâm nghiệp bị lấn chiếm. Trong đó, đất rừng của các ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ: 10.067 ha; các công ty lâm nghiệp: 35.467 ha; doanh nghiệp thuê đất: 7.014 ha; hộ gia đình và cộng đồng: 27.434 ha; lực lượng vũ trang: 18.202 ha; UBND cấp xã quản lý: 28.617 ha; còn lại là của các tổ chức khác. Tình trạng lấn chiếm, mở rộng thêm diện tích canh tác xảy ra phổ biến, nhất là ở những khu vực người dân đang canh tác gần rừng. Một số vụ lấn chiếm rừng, đất lâm nghiệp gây ra xung đột,

tranh chấp đất đai phức tạp, kéo dài, nhất là tại địa bàn các huyện Ea Súp, Cư M’gar và Ea H’leo.

Tình trạng lấn chiếm đất rừng diễn ra trong thời gian dài có nguyên nhân là việc giao đất, rừng trên thực địa không rõ ràng về ranh giới, người dân lợi dụng sự không rõ ràng này để lấn chiếm đất đai, phá rừng làm nương rẫy, nhiều hộ dân đã tự ý chuyển nhượng qua nhiều lần bằng giấy viết tay. Ngoài ra, lực lượng làm công tác quản lý, bảo vệ rừng của các chủ rừng và chính quyền cấp cơ sở còn mỏng, trong khi diện tích quản lý lớn; một số nơi bất lực, buông lỏng quản lý, thậm chí làm ngơ, tiếp tay cho một số đối tượng lấn chiếm, mua bán đất rừng, trục lợi trái phép.

Một trong những tác nhân chính khác dẫn đến tình trạng xâm canh, lấn chiếm đất rừng làm đất sản xuất là tình trạng di cư tự do (DCTD) từ các tỉnh phía Bắc đến địa bàn tỉnh. Cụ thể, toàn tỉnh hiện có có 1.748 hộ dân DCTD với 8.669 khẩu đang ở trên đất rừng tại địa bàn 10 huyện. Họ phá rừng, lấn chiếm đất rừng để canh tác, từ đó tạo ra áp lực, khó khăn rất lớn cho việc quản lý, bảo vệ rừng, đất đai tại các địa phương, công ty, dự án nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, các địa phương chưa có kế hoạch cụ thể trong công tác phối hợp giải quyết tình trạng dân DCTD.

Là vấn đề nhức nhối, nhưng việc thu hồi đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm gặp khó khăn, do phần lớn diện tích người dân đã canh tác ổn định từ trước năm 2015; đối tượng sử dụng đất chủ yếu là người dân DCTD thiếu đất sản xuất và đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Trong khi đó, việc chuyển đổi diện tích rừng, đất lâm nghiệp sang đất sản xuất nông nghiệp, đất ở để giải quyết nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số và bố trí, sắp xếp ổn định dân DCTD gặp nhiều vướng mắc.

(Còn nữa)

Kỳ 2: Gian nan "cuộc chiến" giữ rừng

Giữ “vàng” cho mai sauRừng được ví như "vàng" và Đắk Lắk may mắn được thiên nhiên ban tặng cho nguồn tài nguyên quý giá ấy. Bao năm qua, rừng chở che buôn làng, tạo lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đến nay, nguồn "vàng xanh" đã dần suy giảm. “Giữ rừng bằng mọi giá” là mệnh lệnh để bảo vệ, phát huy nguồn lợi của báu vật này cho hôm nay và cả mai sau.

Kỳ 1: Tài nguyên rừng suy giảm

Một diện tích rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Kar bị người dân chặt phá, lấn chiếm trái phép để trồng cây nông nghiệp.

Ảnh: Vạn Tiếp

Lực lượng kiểm lâm Vườn Quốc gia Chư Yang Sin tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Vạn Tiếp

Nhằm giải quyết vấn nạn dân di cư tự do gây áp lực lên công tác quản

lý bảo vệ rừng và đất rừng, tỉnh Đắk Lắk đã đề xuất Trung ương cho phép chuyển mục đích sử dụng hơn 8.957 ha đất lâm nghiệp không còn rừng

để cấp cho các hộ dân thuộc đối tượng bố trí, sắp xếp ổn định dân di cư tự do (đất ở: 381 ha; đất sản

xuất: 8.576 ha). Bên cạnh đó, đề xuất Chính phủ cần có chính sách đặc thù để hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ dân di cư tự do tại các dự án bố trí, sắp xếp ổn định dân cư nhằm hạn chế tình trạng di cư tự do và phấn

đấu đến năm 2025 cơ bản không còn tình trạng dân di cư tự do.

6THỨ NĂM, NGÀY 26 THÁNG 8 NĂM 2021 GIÁO DỤC

Như Quỳnh

Dù gặp không ít khó khăn do dịch bệnh COVID-19 nhưng các

cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương, gấp rút chuẩn bị cơ sở vật chất để sẵn sàng cho năm học 2021 - 2022.

Tại thời điểm này, huyện Krông Búk ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất tỉnh. Bên cạnh tập trung cao độ cho nhiệm vụ chống dịch, huyện tập trung chỉ đạo chính quyền các địa phương và toàn ngành giáo dục hoàn tất việc chuẩn bị cho năm học mới.

Ông Nguyễn Đình Khả, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện khẳng định, huyện đã xây dựng các kịch bản dạy và học phù hợp với diễn biến của dịch bệnh trên địa bàn; đồng thời quán triệt cán bộ quản lý, giáo viên các trường chủ động thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch. Tuy nhiên, đối với các khu vực đang phải thực hiện phong tỏa để phòng, chống dịch, chắc chắn học sinh không thể tựu trường đúng lịch quy định và sẽ được học bù khi tình hình dịch bệnh ổn định.

Năm học 2021 - 2022, Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái (xã Cư Pơng, huyện Krông Búk) có 657 học sinh. Năm học này, nhà trường được tỉnh đầu tư 500 triệu đồng để sửa chữa sân, cổng trường. Cô Vũ Thị Vân, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, nhà trường đã hoàn tất khâu tuyển sinh đối với khối lớp 1 gồm 120 trẻ/5 lớp. Sau 1 năm thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018,

nhà trường đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm để triển khai Chương trình sách giáo khoa lớp 2. Hiện nay, giáo viên đang hướng dẫn cho phụ huynh mua sách giáo khoa, tránh mua quá nhiều sách tham khảo mà không dùng đến.

Cũng như các địa phương trong tỉnh, tại huyện Cư Kuin, các trường học cũng đang tích cực chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho năm học mới. Những hạng mục xuống

cấp ở các trường Tiểu học Ngô Gia Tự, Phan Chu Trinh; THCS Ea Tiêu, THCS 19-8... đã được sửa chữa, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GDPT 2018. Đánh giá chung về công tác chuẩn bị cho năm học mới trên địa bàn, thầy Trần Văn Hải, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Cư Kuin cho biết, đến thời điểm này, công tác vệ sinh trường lớp của các trường đã gần như hoàn tất. Để chuẩn bị cho năm học mới, UBND huyện đã đầu

tư 4,1 tỷ đồng để xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất và mua sắm đồ dùng dạy học cho một số trường. Hiện nay, địa phương đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sửa chữa trường lớp học, bảo đảm hoàn thành trước khi khai giảng năm học mới.

Trong đợt dịch vừa qua, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Cư Kuin được trưng dụng làm nơi cách ly tập trung các F1. Cô Nguyễn Thị Hương, Hiệu trưởng nhà trường cho hay: “Trước khi lực lượng chức năng bàn giao lại cho nhà trường, toàn bộ khuôn viên, các phòng đã được khử khuẩn. Hiện nay nhà trường đang tiến hành sửa chữa bàn ghế; bảo trì hệ thống điện chiếu sáng, nước sinh hoạt; cắt tỉa cây xanh trong khuôn viên. Đặc biệt là khử khuẩn toàn bộ các vật dụng sinh

hoạt, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh và giáo viên khi bước vào năm học mới”.

Trong đợt dịch bệnh COVID-19 bùng phát này, toàn tỉnh có 113 cơ sở giáo dục được trưng dụng làm khu cách ly. Mới đây, UBND tỉnh đã có quyết định dừng trưng dụng các cơ sở giáo dục tại các địa phương làm nơi cách ly (trừ Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk đã xây dựng Bệnh viện dã chiến số 1) để ngành giáo dục chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, vệ sinh trường lớp, đón học sinh tựu trường, bắt đầu khai giảng năm học mới. Theo kế hoạch thời gian năm học 2021 - 2022 của UBND tỉnh, học sinh Đắk Lắk sẽ tựu trường vào ngày 1-9; riêng học sinh lớp 1 tựu trường ngày 23-8; tổ chức khai giảng ngày 5-9. Tuy nhiên, do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên ngành giáo dục đã tham mưu UBND tỉnh lùi thời gian tựu trường từ ngày 23-8 sang ngày 5-9.

Theo ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở GD-ĐT, năm học 2021 - 2022 sắp bắt đầu trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ưu tiên của ngành giáo dục là đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh, giáo viên. Do đó Sở GD-ĐT đang xây dựng nhiều phương án cho năm học mới để tùy vào tình hình dịch bệnh sẽ triển khai phù hợp. Nếu trước ngày 5-9, dịch bệnh được kiểm soát, học sinh sẽ tựu trường như khung kế hoạch thời gian năm học đã ban hành. Nếu dịch bệnh tại địa phương vẫn kéo dài, các trường sẽ khai giảng và học trực tuyến.

Giáo viên Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái (xã Cư Pơng, huyện Krông Búk) dọn dẹp vệ sinh trường lớp. Ảnh: N.Quỳnh

Khẩn trương chuẩn bị năm học mới 2021 - 2022

Chuẩn bị năm học mới 2021 - 2022, toàn tỉnh được đầu tư gần 451 tỷ đồng xây mới, sửa chữa và mua sắm trang thiết bị dạy học cho các trường. Nguồn kinh phí này tập trung ưu tiên

cho những địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, đặc biệt là các trường tiểu học, THCS để đảm bảo tổ

chức dạy học 2 buổi/ngày theo chương trình GDPT mới.

Minh Chi

Thời gian qua, cùng với các bác sĩ và nhân viên ngành y tế, lực lượng

y tế học đường trên địa bàn huyện M’Drắk cũng đã “xung trận” để chung sức chống “giặc” COVID-19.

Dịch bệnh COVID-19 diễn ra phức tạp nhưng số lượng cán bộ, nhân viên y tế của Trung tâm Y tế huyện M’Drắk còn mỏng, không đáp ứng được yêu cầu phòng, chống dịch và chăm sóc sức khỏe cho người dân. Do đó, ngành y tế địa phương đã tham mưu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của huyện "biệt phái" các nhân viên y tế học đường tham gia làm nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19. Cụ thể, 12 nhân viên y tế học đường các trường học trên địa bàn huyện được điều động đến làm nhiệm vụ ở các chốt kiểm soát dịch bệnh và các khu cách ly.

Từ đầu tháng 7-2021 đến nay,

chị Nguyễn Thị Vĩnh Liễu (nhân viên y tế Trường Mầm non Hoa Đào, xã Krông Á) ăn nghỉ ở chốt kiểm soát phòng, chống dịch trên Quốc lộ 26 tại xã Ea Trang. Chồng chị Liễu đi làm cả ngày nên hai đứa con nhỏ phải nhờ bà ngoại chăm sóc. Trước khi nhận nhiệm vụ, chị cũng lo lắng vì nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, nhưng được gia đình động viên, chị đã xác định tinh thần vững vàng, yên tâm làm nhiệm vụ vì sức khỏe của cộng đồng. Những ngày đầu chưa quen việc, lượng người ngoài tỉnh qua đây rất đông, công tác kiểm tra thân nhiệt, hướng dẫn khai báo rất vất vả, một số người lại không hợp tác nên các nhân viên càng căng thẳng, mệt mỏi hơn. Chưa kể, thời tiết mùa này mưa nắng thất thường, ăn ngủ không bảo đảm nên ai cũng mệt nhoài. “Tôi cũng chưa biết ngày nào xong nhiệm vụ ở đây, chỉ biết cố gắng hoàn thành công việc và cầu mong dịch sớm được kiểm

soát để về nhà với các con”, chị Liễu tâm sự.

Chốt kiểm soát phòng, chống dịch bệnh tại xã Cư San được thành lập ngày 24-7 khi xã Cư Drăm (huyện Krông Bông) giáp ranh với địa phương có nhiều ca mắc COVID-19. Từ

thời điểm đó, chị H’Joăn Byã (nhân viên y tế Trường Mầm non Nơ Trang Lơng, xã Ea Trang) được huyện điều động tăng cường vào đây làm nhiệm vụ. Bất kể ngày đêm, chị đều sát cánh cùng các lực lượng trong việc kiểm soát y tế người ra, vào

địa bàn. Bên cạnh kiểm soát y tế, chị còn tuyên truyền, vận động bà con trong vùng thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch. Với chị H’Joăn, những khó khăn, vất vả của bản thân vẫn chưa là gì so với các bác sĩ, nhân viên y tế đang căng mình chống dịch, bởi tham gia phòng, chống dịch không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để góp sức cùng chính quyền và ngành y tế bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Theo Giám đốc Trung tâm Y tế huyện M’Drắk Lê Thị Thủy, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, các nhân viên y tế học đường được "biệt phái" đã tạm gác mọi công việc gia đình để lên đường làm nhiệm vụ, không quản ngày đêm, nắng mưa, môi trường làm việc nhiều nguy cơ để hỗ trợ cho tuyến đầu. Điều này đã góp phần giảm bớt áp lực cho ngành y tế, nhằm sớm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

Y tế học đường huyện M’Drắk cùng chống “giặc” COVID-19

Chị H’Joăn Byã đo thân nhiệt người dân đi qua chốt. Ảnh: M.Chi

7THỨ NĂM, NGÀY 26 THÁNG 8 NĂM 2021XÃ HỘI

Phương Thảo

Góp sức cùng địa phương đẩy lùi dịch bệnh, Hội LHPN thị xã Buôn Hồ đã tổ chức nhiều

hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần lan tỏa yêu thương, đồng hành cùng người dân vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống.

Sau khi xã Bình Thuận thành lập hai khu cách ly tập trung tại Trường THSC Hùng Vương và Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, để tiếp sức cho 100 người đang thực hiện cách ly tại đây, ngày 2-8, Hội LHPN xã đã tình nguyện tổ chức “Bếp cơm 0 đồng” và vận động các nhà hảo tâm ủng hộ kinh phí, rau củ quả thông qua mạng xã hội. Chỉ sau vài ngày “đỏ lửa”, bếp ăn đã cung cấp được hàng trăm suất cơm đến người dân và lực lượng tuyến đầu chống dịch. Thấy được ý nghĩa thiết thực từ hoạt động này, nhiều tập thể, tổ chức và chi hội phụ nữ thôn, buôn đã tự nguyện góp sức, tiếp nối nhau duy trì bếp ăn. Theo đó, Hội LHPN xã sắp xếp lịch nấu cụ thể và thông báo cho từng tập thể, hướng dẫn chọn địa điểm nấu thoáng mát, đảm bảo vệ sinh, góp ý thay đổi thực đơn bữa ăn hằng ngày… Trung bình mỗi ngày “Bếp cơm 0 đồng” chuẩn bị 350 suất cơm (3 bữa sáng, trưa, chiều) gửi tận tay người dân khu cách ly.

Những tấm lòng hảo tâm ủng hộ bếp ăn được Hội LHPN xã, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã thường xuyên đăng tải, cập nhật thông qua mạng xã hội, đài phát thanh xã... để bày tỏ lòng cảm ơn và lan tỏa việc làm tốt đẹp này đến người dân.

Ngoài việc triển khai bếp ăn, Hội LHPN xã còn chung tay cùng các đoàn thể dọn dẹp khu cách ly tập trung; chăm sóc giúp đàn gia súc của 22 hộ dân ở thôn Bình Hòa 4 để họ yên tâm cách ly…

“Bếp ăn 0 đồng” cũng được chị em Hội LHPN phường An Bình vận động triển khai thời gian qua, mỗi ngày chuẩn bị cơm gửi đến lực lượng trực chốt khu vực phong tỏa. Cùng với hoạt động của bếp ăn, các chị em còn tổ chức thực hiện “Hũ mắm yêu thương”, với các loại: thịt kho mắm ruốc, cá khô rim, mắm đu đủ, dưa cải muối… do mọi người tự tay chế biến để gửi đến người dân khu cách ly và các chốt kiểm dịch trong và ngoài tỉnh.

Bà Nguyễn Thị Thu Hồng, Chủ tịch Hội LHPN phường An Bình chia sẻ, ban đầu mỗi chi hội phụ nữ đồng tình đóng góp 500.000 đồng làm kinh phí thực hiện “Hũ mắm yêu thương”. Sau khi vận động, Hội còn nhận được sự ủng hộ của người dân từ rau dưa, đu đủ, hũ nhựa… Cứ vào mỗi thứ bảy hằng tuần, chị em lại tập trung tổ chức nấu nướng, phân chia nhau công việc, nhanh chóng hoàn thành gần 200 hũ mắm. Với tinh thần “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, những hũ mắm gửi gắm yêu thương của chị em phụ nữ phường An Bình đã phần nào tiếp thêm động lực cùng người dân khu cách ly vượt khó. Sau 7 tuần triển khai, Hội đã tặng được 1.200 hũ mắm

các loại và hoạt động này sẽ vẫn được duy trì đến khi tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh ổn định.

Bà Nguyễn Phan Minh Tiết, Chủ tịch Hội LHPN thị xã Buôn Hồ cho biết, ngoài việc tích cực phối hợp với các đoàn thể tổ chức truyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc phòng, chống dịch COVID-19, Hội dựa vào tình hình thực tế của địa phương để triển khai các hoạt động cụ thể, hiệu quả. Cùng với những hoạt động kể trên, Hội còn phối hợp với các đoàn thể xã, phường rà soát, lập danh sách những gia đình khó khăn trong mùa dịch để tổ chức tặng rau củ, nhu yếu phẩm cho người dân. Gần đây nhất, trước tình hình dịch bệnh phức tạp tại xã Cư Bao, Hội đã hỗ trợ 150 cuộn rơm cho đàn gia súc và tiếp tục vận động xây dựng bếp ăn miễn phí, chia sẻ khó khăn với người dân nơi đây.

Hội LHPN thị xã Buôn Hồ

Chung tay san sẻ yêu thương giữa mùa dịch

Chị em phụ nữ phường Thống Nhất chuẩn bị bữa trưa cho lực lượng tuyến đầu chống dịch. Ảnh: P.Thảo

Từ tháng 7 đến nay, Hội LHPN thị xã Buôn Hồ đã tặng 3.000 khẩu trang y tế; phát 2.000 tờ rơi tuyên truyền phòng, chống COVID-19; vận động 27 tấn rau củ, 335 kg gạo, 450 thùng mì tôm và nhiều nhu yếu phẩm gửi vào tâm dịch TP. Hồ Chí Minh; tặng gần 200 suất quà cho người dân khu cách ly, trị giá hơn 80 triệu đồng…” - bà Nguyễn Phan Minh Tiết,Chủ tịch Hội LHPN thị xã Buôn Hồ

Minh Chi

Từ đầu tháng 8-2021 đến nay, nhiều người dân trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột phản ánh

về tiền nước sinh hoạt dùng trong tháng 7 có bất thường, đơn vị cấp nước không ghi chỉ số đồng hồ, khối lượng nước được chốt nhập nhằng, không đúng với thực tế sử dụng.

Theo phản ánh của người dân, trong tháng 7-2021, họ dùng nước ít hơn bình thường, nhưng thông báo chỉ số sử dụng lại cao hơn thực tế. Chẳng hạn, anh C.V.S. (đường Phan Bội Châu) chỉ sử dụng 11 m3 nước, nhưng lại nhận được thông báo tiêu thụ 46 m3. Hay như chị T.T.T. (đường Hoàng Diệu) sử dụng 3 m3, nhưng khối lượng được thông báo là 14 m3… Thậm chí, như anh Ng.V.H. (thôn 4, xã Hòa Thắng) không dùng nước vì vắng nhà cả tháng, nhưng vẫn được thông báo sử dụng 3 m3…

Về tình trạng này, ông Nguyễn Văn Dần, Giám đốc Công ty Cổ phần Cấp nước Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, đơn vị có gần

80.000 khách hàng sử dụng nước. Bình thường thì lịch ghi chỉ số đồng hồ nước từ ngày 1 đến ngày 10 hằng tháng. Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trên

địa bàn TP. Buôn Ma Thuột để phòng, chống dịch COVID-19 nên kỳ ghi số tháng 8-2021 (để tính tiền nước tháng 7-2021), nhân viên công ty không đi ghi số nước tại nhà khách hàng. Thay vào đó, tiền nước khách hàng thanh toán trong tháng 7 được tính bằng bình quân 3 tháng đã dùng trước đó (tháng 4, 5, 6-2021), vì nếu để kéo dài đến khi hết thực hiện Chỉ thị 16 mới ghi số thì sản lượng dùng nước của người dân sẽ tăng lên và phải trả tiền nước với bậc thang cao, gây thiệt hại cho người dùng.

Theo lãnh đạo Công ty Cổ phần Cấp nước Đắk Lắk, cách chốt chỉ số đồng hồ theo bình quân 3 tháng là không sai quy định. Tuy nhiên, cách tính này đã dẫn đến chỉ số chốt sai lệch với thực tế của người dùng nước, có người bị chốt

chỉ số cao hơn thực tế, nhưng cũng có người lại thấp hơn. Khi tính tiền nước tháng 8-2021, công ty sẽ tính lại chính xác cho khách hàng bằng cách cộng, trừ tiền nước sai lệch giữa chỉ số chốt và thực tế sử dụng tháng trước. Về việc này, công ty đã có thông báo cho khách hàng qua website của công ty và hệ thống loa phát thanh của phường, xã; tuy nhiên, nhiều khách hàng không nắm được thông tin này. Hiện tại, một số khách hàng phản ứng với cách tính trên thì công ty đã cho nhân viên đến nhà ghi lại số trên đồng hồ để tính đúng với thực tế chứ không chờ đến tháng sau. Còn lại đa phần khách hàng sau khi phản ánh, được bộ phận chăm sóc khách hàng của công ty giải thích thì đều chấp nhận cách giải quyết tính bù trừ vào tiền nước tháng 8.

Sự việc - Ý kiến

Liệu có nhập nhằng trong việc chốt chỉ số nước?

Một khách hàng sử dụng nước sinh hoạt tại khối 5, phường Tân Thành, TP. Buôn Ma Thuột. Ảnh: M.Chi

Theo Quyết định 34/2017/QĐ-UBND, ngày 14-12-2017 của UBND tỉnh hiện đang áp dụng, giá nước sạch sinh hoạt do Công ty TNHH

MTV Cấp nước và Đầu tư xây dựng Đắk Lắk (nay là Công ty Cổ phần Cấp nước Đắk Lắk) cung cấp trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột được tính như sau: mức tiêu thụ 10 m3

đầu tiên giá 7.400 đồng/m3; trên 10 m3 – 20 m3: 9.300 đồng/m3; trên 20

m3 – 30 m3: 11.200 đồng/m3; trên 30 m3: 14.000 đồng/m3 (giá nước chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, phí

bảo vệ môi trường, tiền dịch vụ môi trường rừng và các khoản thu khác

theo quy định nếu có).

8THỨ NĂM, NGÀY 26 THÁNG 8 NĂM 2021

Trung tâm Y tế huyện Krông Búk đang điều trị cho trên 189 bệnh nhân của các huyện Ea H’leo, Krông Năng, Krông Búk và thị xã Buôn Hồ; đã chữa trị thành công và cho xuất viện 15 bệnh nhân.

CHUNG TAY PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

● Tổng Biên tập: ĐINH XUÂN TOẢN ●Phó Tổng Biên tập: LÊ QUANG ÁNH - LÊ MINH THƯỢC - ĐÀM THỊ THUẦN ●Giấy phép xuất bản số 124/GP-BTTTT ngày 17-01-2012 của Bộ TT-TT ● ISSN 8868 ● In tại Công ty TNHH Một thành viên In Đắk Lắk ● Số lượng in 5000 tờ ● Khuôn khổ 29x42cm ● 8 trang ●Giá 3.000 đồng

Tin vắn

Đồ họa: Đức Văn

Trung tâm Y tế huyện Krông Búk

Tích cực điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19

Hội Chữ thập đỏ xã Ea Tíh (huyện Ea Kar) vừa trao tặng 91 suất quà tặng các hộ có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn xã. Mỗi suất quà trị giá 500.000 đồng gồm: gạo, dầu ăn, mì tôm và một số nhu yếu phẩm khác. Tổng trị giá quà tặng là hơn 45 triệu đồng.

Bình Nguyên

Nhân viên Trung tâm Y tế huyện Krông Búk phun khử khuẩn khu điều trị bệnh nhân. Ảnh: N.Quỳnh

Klông (huyện Krông Năng) đã khỏi bệnh và xuất viện. Đây là bệnh nhân đầu tiên được xuất viện tại Trung tâm Y tế huyện. Chị H.M.K. chia sẻ: "Lúc biết bị nhiễm COVID-19 tôi rất hoang mang, lo lắng, cứ nghĩ sẽ không sống được. Thât may vì ở đây có đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc tân tình, giúp tôi khỏi bệnh”.

Niềm vui nối tiếp niềm vui, đến nay Trung tâm Y tế huyện đã điều trị khỏi và lần lượt trao giấy ra viện cho 15 bệnh nhân. Không nén nổi niềm vui mừng, em H.S.P.K. (bệnh nhân số 123609) cho biết, trong những ngày điều trị COVID-19, em đã được các y bác sĩ kiểm tra sức khỏe, hướng dẫn phơi nắng, tâp thể dục thường xuyên. Khi nhân được quyết định xuất viện em mừng lắm”.

Theo bác sĩ Trần Thuân, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện, thời gian qua các cán bộ, nhân viên trong

khu tiếp nhân, điều trị bệnh nhân đã nhanh chóng bắt nhịp và vân hành quy trình suôn sẻ, từ việc thực hiện thủ tục hành chính, bố trí khoa phòng, nhân lực trực tiếp khám, điều trị đến bộ phân phục vụ, hâu cần. Đối với đơn vị mới thành lâp, đi vào hoạt động đã đảm nhân công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 đây là niềm vui, động lực để mỗi cán bộ, nhân viên Trung tâm tiếp tục nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trung tâm Y tế huyện Krông Búk có quy mô 100 giường bệnh. Tuy nhiên, hiện nay dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, số lượng bệnh nhân tăng đột biến, Sở Y tế đã bổ sung thêm 100 giường bệnh cho Trung tâm Y tế huyện, nâng công suất điều trị lên 200 giường bệnh.

Để phục vụ cho bệnh nhân điều trị COVID-19, Trung tâm Y tế huyện đang kêu gọi bác sĩ, nhân sự y tế các huyện Ea H’leo, Krông Năng hỗ trợ tham gia chống dịch. Bên cạnh đó, UBND huyện cũng đã quyết định kích hoạt khu cách ly tâp trung số 2 ở Trường THCS Phan Chu Trinh (xã Cư Né) với sức chứa 160 giường nhằm tiếp nhân các trường hợp F1 vào cách ly tâp trung.

Như Quỳnh

Từ khi Trung tâm Y tế huyện Krông Búk chuyển đổi công năng sang tiếp nhân, điều trị

người nhiễm vi rút SARS-CoV-2 của các huyện Ea H’leo, Krông Năng, Krông Búk và thị xã Buôn Hồ, những y, bác sĩ ở đây đã làm việc hết mình, không kể ngày đêm để giúp các bệnh nhân sớm khỏi bệnh, trở lại cuộc sống bình thường.

Nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch, Trung tâm Y tế huyện đã chuẩn bị đầy đủ phương tiện, trang thiết bị, thuốc, vât tư, hóa chất, đồng thời chia cán bộ, nhân viên y tế làm hai kíp trực. Ở vòng trong (khu trực tiếp điều trị bệnh nhân) có 16 bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý, nhân viên khử khuẩn và vòng ngoài (khu vực gián tiếp, làm nhiệm vụ hâu cần) có 20 người. Ở vòng trong, các cán bộ y tế phải đối mặt trực tiếp với nguy cơ nhiễm bệnh, áp lực công việc lớn nên sau mỗi đợt điều trị 14 ngày và cách ly 14 ngày, họ được trở về gia đình (cách ly tại nhà), nghỉ ngơi 7 ngày, sau đó quay lại khu điều trị tiếp tục nhiệm vụ đợt mới.

Để điều hành bộ máy hoạt động, Trung tâm Y tế huyện đã ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, nhất là hình thức trao đổi qua hệ thống camera, mạng Zalo. Nhờ đó, tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân được trao đổi trực tuyến ra vòng ngoài và các thông tin chỉ đạo từ Ban lãnh đạo cũng được truyền đạt thường xuyên vào khu điều trị vòng trong. Bên cạnh đó, việc hội chẩn trực tuyến với các bác sĩ, chuyên gia điều trị tuyến tỉnh cũng thường xuyên được triển khai để kịp thời đưa ra phương pháp điều trị tối ưu nhất cho người bệnh.

Sau một thời gian điều trị, ngày 9-8, bệnh nhân H.M.K. ở xã Cư

Toàn tỉnh ghi nhận thêm 50 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh cho biết, ngày 25-8, toàn tỉnh ghi nhân thêm 50 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Cụ thể, TP. Buôn Ma Thuột ghi nhân 18 trường hợp, huyện Ea H’leo 16 trường hợp, huyện Krông Búk 8 trường hợp, thị xã Buôn Hồ 5 trường hợp, huyện Krông Bông 1 trường hợp, huyện Krông Pắc 1 trường hợp và huyện Cư M’gar 1 trường hợp. Ngoài các ca bệnh ghi nhân ở trong khu vực phong tỏa, cách ly, có liên quan đến các ca bệnh trước đó ở địa phương, thì đáng chú ý là chùm ca bệnh trong cộng đồng gồm 16 trường hợp chưa rõ nguồn lây tại thôn 7, xã Cư Êbur, TP. Buôn Ma Thuột và chùm ca bệnh trong cộng đồng gồm 14 trường hợp tại xã Ea Nam, huyện Ea H’leo. Hiện lực lượng chức năng đang tiếp tục điều tra yếu tố dịch tễ, truy vết các trường hợp có liên quan.

Như vây, tính đến chiều 25-8, toàn tỉnh đã ghi nhân 847 trường hợp mắc COVID-19, trong đó đang điều trị 605 trường hợp, có 238 bệnh nhân điều trị khỏi bệnh và 4 trường hợp tử vong.

Duy Trường

Các cơ sở tôn giáo hỗ trợ công tác phòng, chống dịch

Các cơ sở Phât giáo trên địa bàn TX. Buôn Hồ đã vân động phât tử, mạnh thường quân tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Theo đó, Ban trị sự chùa Đạt Hiếu trao tặng 135 bộ đồ bảo hộ cho cán bộ, y bác sĩ Trạm Y tế phường Đạt Hiếu, tổng trị giá gần 15 triệu đồng. Ban trị sự chùa An Lạc trao tặng 5 tạ gạo, 100 lốc nước, 4 thùng nước mắm cho bếp ăn tình thương xã Ea Drông nấu ăn cho các trường hợp đang cách ly tâp trung. Niệm phât đường An Tâm trao tặng 71 suất quà (mỗi suất trị giá 300.000 đồng) cho các trường hợp cách ly, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường Đoàn Kết. Ban trị sự chùa Tường Vân đã tặng 524 cây sầu riêng giống, 300 bộ đồng phục học sinh, 40 bộ sách giáo khoa, 500 cuốn vở cho các gia đình cách ly, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Ea Drông.

Ninh Trang

Chiều 25-8, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 8118/UBND-KGVX về việc áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột và huyện Krông Búk.

Công văn nêu rõ: Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột và huyện Krông Búk đang diễn biến hết sức phức tạp, liên tục ghi nhân các ca mắc mới lây nhiễm trong cộng đồng và chưa rõ nguồn lây. Để đảm bảo kịp thời khống chế không để dịch bệnh tiếp tục lan rộng, UBND tỉnh thống nhất áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột và huyện Krông Búk

kể từ 18 giờ ngày 26-8-2021 cho đến khi có thông báo mới.

UBND tỉnh thống nhất giao Chủ tịch UBND TP. Buôn Ma Thuột và huyện Krông Búk chủ động quyết định cụ thể hóa các nội dung cần siết chặt đảm bảo công tác phòng, chống dịch hiệu quả nhất.

Thống nhất giao UBND TP. Buôn Ma Thuột triển khai thực hiện xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 trên diện rộng cho người dân trên địa bàn thành phố (bằng hình thức xét nghiệm đại diện hộ gia đình) để khẩn trương bóc tách triệt để F0 ra khỏi cộng đồng. Trước mắt, giao UBND thành phố chủ động sử dụng các nguồn kinh phí hợp pháp của ngân

sách địa phương để triển khai thực hiện mua sắm và triển khai kế hoạch xét nghiệm diện rộng, hoàn thành châm nhất trong ngày 1-9-2021.

Giao Sở Y tế khẩn trương hướng dẫn UBND TP. Buôn Ma Thuột triển khai mua sắm bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh và hỗ trợ nhân lực thực hiện việc xét nghiệm đảm bảo nhanh chóng, đúng quy định.

Tính đến chiều 25-8, huyện Krông Búk ghi nhân 128 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 và TP. Buôn Ma Thuột là 121 trường hợp. Đây là hai địa phương có số trường hợp mắc COVID-19 cao nhất tỉnh đến thời điểm hiện tại.

Kim Hoàng

Áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột và huyện Krông Búk từ 18 giờ ngày 26-8