151
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN CHĂN NUÔI TRỊNH VĂN TUẤN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ THỊ TRƯỜNG NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI BÒ THỊT VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2015

GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN CHĂN NUÔI

TRỊNH VĂN TUẤN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ THỊ

TRƯỜNG NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ

CHĂN NUÔI BÒ THỊT VÙNG TÂY BẮC

LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI - 2015

Page 2: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN CHĂN NUÔI

TRỊNH VĂN TUẤN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ THỊ

TRƯỜNG NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ

CHĂN NUÔI BÒ THỊT VÙNG TÂY BẮC

CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI

MÃ SỐ : 62.62.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:

HÀ NỘI - 2015

1. GS.TS. Vũ Chí Cương

2. TS. Đinh Xuân Tùng

Page 3: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng

được bảo vệ ở bất cứ học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được

cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2015

Tác giả luận án

Trịnh Văn Tuấn

Page 4: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các

thầy, cô giáo, các tập thể, cá nhân cùng bạn bè đồng nghiệp.

Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới các thầy hướng dẫn khoa

học: GS.TS. Vũ Chí Cương và TS. Đinh Xuân Tùng. Các thầy đã tận tâm và nhiệt

tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức chuyên môn, trao đổi phương pháp luận, ý tưởng

và nội dung nghiên cứu, động viên nghiên cứu sinh để hoàn thành luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Viện Chăn nuôi, Phòng Đào tạo

và Thông tin đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và tạo điều kiện thuận

lợi để tôi hoàn tất các thủ tục bảo vệ luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Mai Văn Sánh, TS. Hồ Lam Sơn là cán

bộ phòng đào tạo và Thông tin. Đồng thời, tôi xin cảm ơn TS. Phạm Kim Cương,

TS. Laurie Bonney và TS. Stephen Ives là các chuyên gia của dự án ACIAR Bò

thịt Tây Bắc đã có nhiều trao đổi và giúp đỡ tôi trong việc hoàn thành luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sơn La và Điện

Biên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án.

Nhân dịp này, tôi xin chân thành cám ơn Bộ môn Dinh dưỡng và Thức ăn

chăn nuôi, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông nghiệp đã tạo mọi

điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án.

Cuối cùng, tôi xin được dành những tình cảm, lời cảm ơn sâu sắc nhất tới

toàn thể người thân trong gia đình, bạn bè thân thiết, đặc biệt là vợ và hai con của

tôi đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành bản

luận án này.

Nghiên cứu sinh

Trịnh Văn Tuấn

Page 5: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii

MỤC LỤC ................................................................................................................. iii

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ................................................................ vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... x

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1

1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 1

2. MỤC TIÊU .............................................................................................................. 1

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ............................................................. 2

4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ....................................................... 2

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 3

1.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ THỊT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ........ 3

1.1.1. Tình hình chăn nuôi bò thịt trên thế giới ........................................................... 3

1.1.2. Tình hình chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam ........................................................... 4

1.2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ

CHĂN NUÔI BÒ THỊT .............................................................................................. 7

1.2.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt nông hộ ................. 7

1.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất thịt bò .......................................... 11

1.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi bò thịt ............................... 16

1.2.4. Chuỗi giá trị và mối liên kết trong chuỗi ........................................................ 18

1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ............................. 22

1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................................... 22

1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................. 27

1.4. KHÁI QUÁT VÙNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 41

1.4.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng Tây Bắc ............................................. 41

1.4.2. Khái quát chung về nông nghiệp hai tỉnh Điện Biên và Sơn La ..................... 42

1.5. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............... 44

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 45

Page 6: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

iv

2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ........................... 45

2.1.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu .................................................................... 45

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 45

2.1.3. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 45

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 45

2.2.1. Hiện trạng chăn nuôi và thị trường bò thịt vùng Tây Bắc .............................. 45

2.2.2. Thử nghiệm một số giải pháp về kỹ thuật nâng cao năng suất và hiệu quả

chăn nuôi bò thịt nông hộ .......................................................................................... 45

2.2.3. Thử nghiệm giải pháp thị trường .................................................................... 45

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 46

2.3.1. Hiện trạng chăn nuôi và thị trường bò thịt vùng Tây Bắc .............................. 46

2.3.2. Thí nghiệm tuyển chọn bò đực khối lượng lớn làm giống nhằm nâng cao tầm

vóc và khả năng sinh trưởng của bò địa phương ...................................................... 48

2.3.3. Thí nghiệm sử dụng rơm ủ urê và thức ăn tinh nâng cao khả năng tăng khối

lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn cho bò sinh trưởng ............................................ 50

2.3.4. Thí nghiệm sử dụng bột sắn và bột lá sắn vỗ béo bò ...................................... 55

2.3.5. Thí nghiệm liên kết nhóm chăn nuôi bò thịt với các tác nhân thị trường kết

hợp hệ thống nhận diện sản phẩm ............................................................................. 58

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 61

3.1. HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ THỊ TRƯỜNG BÒ THỊT TÂY BẮC ........ 61

3.1.1. Hiện trạng chăn nuôi bò thịt vùng Tây Bắc .................................................... 61

3.1.2. Hiện trạng thị trường bò thịt vùng Tây Bắc .................................................... 66

3.2. TUYỂN CHỌN BÒ ĐỰC KHỐI LƯỢNG LỚN LÀM GIỐNG NHẰM

NÂNG CAO TẦM VÓC VÀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA BÒ ĐỊA

PHƯƠNG ................................................................................................................. 74

3.2.1. Hiện trạng đàn bò địa phương trước thí nghiệm ............................................. 74

3.2.2. Khối lượng bò đực bố và bò cái mẹ ................................................................ 77

3.2.3. Khối lượng và sinh trưởng của đàn con sinh ra .............................................. 78

3.2.4. Mối tương quan giữa khối lượng bò đực bố, bò cái mẹ và khối lượng con

sinh ra ........................................................................................................................ 82

3.3. SỬ DỤNG RƠM Ủ UREA VÀ THỨC ĂN TINH NÂNG CAO KHẢ NĂNG

Page 7: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

v

TĂNG KHỐI LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CHO BÒ SINH

TRƯỞNG .................................................................................................................. 86

3.3.1. Thành phần hóa học của thức ăn bổ sung ....................................................... 86

3.3.2. Động thái, đặc điểm sinh khí và giá trị năng lượng trao đổi của rơm ủ urê và

thức ăn hỗn hợp ......................................................................................................... 87

3.3.3. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến tăng khối lượng của bò ......................... 88

3.3.4. Tăng khối lượng lý thuyết và khối lượng thực tế tính theo NLTĐ ................. 91

3.3.5. Ước tính lượng năng lượng trao đổi ăn vào được từ chăn thả ........................ 93

3.3.6. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến lượng thức ăn bổ sung ăn vào, tổng

lượng chất khô thức ăn ăn vào và hệ số chuyển đổi thức ăn ..................................... 95

3.3.7. Ước tính hiệu quả kinh tế ................................................................................ 99

3.4. SỬ DỤNG BỘT SẮN VÀ BỘT LÁ SẮN VỖ BÉO BÒ ................................ 101

3.4.1. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn làm thí nghiệm ............................................ 101

3.4.2. Lượng thức ăn ăn vào .................................................................................... 101

3.4.3. Tăng khối lượng của bò thí nghiệm .............................................................. 105

3.4.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn .............................................................................. 108

3.4.5. Mức dinh dưỡng thu nhận thực tế so với tiêu chuẩn Kearl (1982) ............... 110

3.4.6. Ước tính hiệu quả kinh tế .............................................................................. 111

3.5. LIÊN KẾT NHÓM CHĂN NUÔI BÒ THỊT VỚI CÁC TÁC NHÂN THỊ

TRƯỜNG KẾT HỢP HỆ THỐNG NHẬN DIỆN SẢN PHẨM ............................ 112

3.5.1. Hiện trạng chung của 2 nhóm hộ trước thí nghiệm ...................................... 112

3.5.2. Kết quả xây dựng mối liên kết cho người chăn nuôi bò ............................... 113

3.5.3. Kết quả của sử dụng hệ thống nhận diện sản phẩm trên thị trường .............. 115

3.5.4. Phân phối giá trị gia tăng theo kênh phân phối ............................................. 117

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 119

1. KẾT LUẬN ......................................................................................................... 119

2. ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................ 120

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ............................................... 121

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 122

Page 8: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

ACIAR Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Australia

ADF Xơ không tan trong dung môi axit

ARC Hội đồng Nghiên cứu Nông nghiệp (Anh)

CF Xơ thô

CK Chất khô

CN Chăn nuôi

CRBD Mô hình khối ngẫu nhiên hoàn toàn

CRD Kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn

cs. Cộng sự

CV Cao vây

DT Dài thân

DTC Dài thân chéo

FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc

FGD Thảo luận nhóm tập trung

GP Gas Production

HQSDTĂ Hiệu quả sử dụng thức ăn

INRA Viện nghiên cứu nông nghiệp Quốc gia Pháp

KL Khối lượng

Mean (M) Giá trị trung bình

MUB Bánh dinh dưỡng rỉ mật - Urê

NĐ-CP Nghị định - Chính phủ

NDF Xơ không tan trong dung môi trung tính

NLTĐ Năng lượng trao đổi

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

NRC Hội đồng nghiên cứu Quốc gia Mỹ

NT Nghiệm thức

NTĐC Nghiệm thức đối chứng

Page 9: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

vii

OM Chất hữu cơ

Prth Protein thô

PTNT Phát triển Nông thôn

QĐ Quyết định

SD Độ lệch chuẩn

SE Sai số chuẩn

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TDN Tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa

THI Chỉ số nhiệt - ẩm

TKL Tăng khối lượng

TLTH Tỷ lệ tiêu hóa

TM Tròn mình

TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

TTg Thủ tướng

UBND Ủy ban Nhân dân

VCK Vật chất khô

VN Vòng ngực

Page 10: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Sản lượng thịt bò hơi bình quân đầu người một số nước trên thế giới............ 3

Bảng 1.2. Số lượng bò theo vùng sinh thái qua các năm 2010 - 2014 (nghìn con) ...... 5

Bảng 1.3. Khối lượng và năng suất thịt của bò Vàng Việt Nam................................. 6

Bảng 1.4. Sản lượng thịt bò bình quân theo đầu người .............................................. 6

Bảng 1.5. Ảnh hưởng của mức dinh dưỡng đến thành phần thân thịt ...................... 12

Bảng 1.6. Khả năng tích lũy protein và mỡ theo tuổi (%) ........................................ 14

Bảng 1.7. Diện tích một số cây trồng chính .............................................................. 43

Bảng 1.8. Số lượng gia súc, gia cầm chủ yếu ........................................................... 43

Bảng 2.1. Ước tính khối lượng phụ phẩm nông nghiệp ở Việt Nam ....................... 47

Bảng 2.2. Thiết kế thí nghiệm .................................................................................. 51

Bảng 2.3. Thành phần của thức ăn tinh (% chất khô) .............................................. 52

Bảng 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................................ 55

Bảng 3.1. Một số thông tin các hộ được điều tra ...................................................... 61

Bảng 3.2. Quy mô chăn nuôi bò trong các hộ được điều tra ..................................... 62

Bảng 3.3. Tỷ lệ giống bò trong các hộ chăn nuôi ..................................................... 63

Bảng 3.4. Phương thức chăn thả bò trong các hộ ..................................................... 63

Bảng 3.5. Trữ lượng phụ phẩm nông nghiệp và khối lượng VCK của phụ phẩm

nông nghiệp trong các hộ .......................................................................................... 65

Bảng 3.6. Thu nhập trung bình từ chăn nuôi bò trong 5 năm ................................... 65

Bảng 3.7. Số lượng bò bán và tần suất bán bò của các hộ ........................................ 67

Bảng 3.8. Số lượng bò thu mua hàng tháng của tác nhân thu gom ........................... 68

Bảng 3.9. Yêu cầu của các lò mổ ở Hà Nội đối với bò thịt vùng Tây Bắc ............... 69

Bảng 3.10. Tỷ lệ người tiêu dùng thịt bò theo các mức thu nhập khác nhau............ 71

Bảng 3.11. Lượng thịt bò tiêu thụ/tháng của người tiêu dùng theo các mức thu nhập

khác nhau................................................................................................................... 71

Bảng 3.12. Tỷ lệ người tiêu dùng chọn địa điểm mua thịt bò theo các tiêu chí ....... 72

Bảng 3.13. Tỷ lệ người tiêu dùng sẵn sàng chi trả giá cao hơn ................................ 73

Bảng 3.14. Khối lượng cơ thể đàn bò địa phương ở các mốc tuổi (kg/con) ............. 74

Page 11: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

ix

Bảng 3.15. Tăng khối lượng trung bình của đàn bò điều tra (g/ngày) ...................... 76

Bảng 3.16. Khối lượng bò đực bố và bò cái mẹ của các nghiệm thức (kg) .............. 77

Bảng 3.17. Khối lượng cơ thể bê ở các mốc tuổi sơ sinh đến 24 tháng tuổi (kg/con)78

Bảng 3.18. Tăng khối lượng của đàn con sinh ra (g/ngày) ....................................... 81

Bảng 3.19. Hệ số tương quan giữa khối lượng bò bố, bò mẹ và khối lượng con ..... 83

Bảng 3.20. Phương trình hồi quy ảnh hưởng của khối lượng bò đực bố đến khối

lượng con sinh ra (n=60) ........................................................................................... 83

Bảng 3.21. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn bổ sung.................................................. 86

Bảng 3.22. Lượng khí sinh ra và động thái sinh khí của các thức ăn bổ sung .......... 87

Bảng 3.23. Thay đổi khối lượng của bò thí nghiệm .................................................. 89

Bảng 3.24. Tăng khối lượng lý thuyết và khối lượng thực tế tính theo NLTĐ ........ 92

Bảng 3.25. Lượng năng lượng trao đổi (MJ/con/ngày) và vật chất khô thu được (Kg

VCK/con/ngày) ......................................................................................................... 94

Bảng 3.26. Lượng thức ăn ăn vào và hệ số chuyển đổi thức ăn ............................... 96

Bảng 3.27. Ước tính hiệu quả kinh tế ....................................................................... 99

Bảng 3.28. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn làm thí nghiệm .................................... 101

Bảng 3.29. Lượng vật chất khô, năng lượng trao đổi và protein thô bò thu nhận

hàng ngày ................................................................................................................ 102

Bảng 3.30. Lượng vật chất khô, năng lượng trao đổi và protein thô bò thu nhận trên

100 kg thể trọng ...................................................................................................... 104

Bảng 3.31. Tăng khối lượng bình quân của bò qua các giai đoạn thí nghiệm ........ 105

Bảng 3.32. Tiêu tốn vật chất khô, năng lượng trao đổi, protein thô cho 1 kg tăng

khối lượng ............................................................................................................... 108

Bảng 3.33. Mức dinh dưỡng thu nhận thực tế so với tiêu chuẩn Kearl (1982) ...... 110

Bảng 3.34. Ước tính hiệu quả kinh tế của vỗ béo 1 con bò .................................... 112

Bảng 3.35. Hiện trạng của 2 nhóm hộ tham gia thí nghiệm ................................... 113

Bảng 3.36. Sự khác nhau về các hoạt động giữa hai nhóm .................................... 114

Bảng 3.37. Hiệu quả bán bò từ mô hình liên kết sản xuất ...................................... 114

Bảng 3.38. Hiệu quả sử dụng nhãn mác đến giá bán thịt bò ................................... 116

Bảng 3.39. Phân phối giá trị gia tăng tạo ra trong kênh phân phối ......................... 117

Page 12: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

x

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Sự sẵn có của thức ăn thô xanh trong năm (%)......................................... 64

Hình 3.2. Sơ đồ chuỗi giá trị bò thịt Tây Bắc ........................................................... 66

Hình 3.3. Mối quan hệ giữa khối lượng bò đực giống và khối lượng bê .................. 84

Hình 3.4. Lượng khí sinh ra (ml) ở các thời điểm rơm ủ urê và thức ăn hỗn hợp với

dịch dạ cỏ trong điều kiện in vitro ............................................................................ 88

Hình 3.5. Sự chênh lệch năng lượng trao đổi giữa thực tế so với tiêu chuẩn Kearl

(1982) ...................................................................................................................... 111

Hình 3.6. Hệ thống nhận diện và quảng bá sản phẩm thịt bò Sơn La ..................... 116

Page 13: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

1

MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Phát triển nông nghiệp bền vững nhờ khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên,

đặc biệt tài nguyên thiên nhiên là lựa chọn ưu tiên đối với sản xuất nông nghiệp của

vùng miền núi phía Bắc. Vùng núi Tây Bắc là một trong những vùng nghèo nhất cả

nước, chăn nuôi bò thịt là một phần quan trọng trong hệ thống sản xuất của hộ nông

dân nhỏ nhờ vào các lợi thế như: đất đai rộng, nguồn lao động gia đình dồi dào,

tiềm năng thức ăn sẵn có cao...

Các nghiên cứu trước đây của một số tác giả Đinh Xuân Tùng và cs 2008 và

Lê Thị Thanh Huyền (2012) đã chỉ ra rằng chăn nuôi bò thịt tại vùng Tây Bắc còn

gặp nhiều trở ngại, hạn chế như: quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, chất lượng con

giống chưa cao, phương thức chăn nuôi quảng canh dựa vào nguồn thức ăn tự

nhiên… Đồng thời người sản xuất chưa quan tâm đến thị trường và nhu cầu người

tiêu dùng. Vì vậy, năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò thịt nông hộ chưa cao như

mong đợi.

Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ thịt bò của người dân cả nước

ngày càng tăng là một trong những cơ hội cho phát triển bò thịt theo hướng hàng

hóa. Phương thức chăn nuôi bò thịt quảng canh, quy mô nhỏ đang dần dần được

thay thế bằng phương thức chăn nuôi bán thâm canh và tiến tới nuôi thâm canh để

đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng và góp phần ổn định sinh kế và giảm

nghèo bền vững cho người chăn nuôi.

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế,

việc phát triển, nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò thịt của vùng Tây Bắc

theo hướng hàng hóa được xem như một nhu cầu của cả hai khu vực sản xuất và

tiêu dùng. Đây là nhu cầu cần thiết đặt ra trong nghiên cứu hiện nay, vì vậy đề tài:

“Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật và thị trường nâng cao năng suất và hiệu

quả chăn nuôi bò thịt vùng Tây Bắc”, đã được tiến hành.

2. MỤC TIÊU

- Xác định một số trở ngại chính và tiềm năng để nâng cao năng suất và hiệu

quả của chăn nuôi bò thịt nông hộ.

Page 14: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

2

- Xác định một số giải pháp kỹ thuật và thị trường nâng cao năng suất và hiệu

quả chăn nuôi bò thịt nông hộ.

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

- Đề tài luận án đã xác định được một số trở ngại chính, đồng thời xác định

được tiềm năng của địa phương đối với chăn nuôi bò thịt nông hộ vùng Tây Bắc.

- Đã xác định được một số giải pháp kỹ thuật về giống, nuôi dưỡng và giải

pháp thị trường nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi bò thịt.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án là tài liệu tham khảo cho các nghiên

cứu tiếp theo, làm tài liệu giảng dạy cho các cơ sở đào tạo, các cơ quan khuyến

nông và bà con nông dân áp dụng.

4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Đề tài luận án sử dụng phương pháp từ nghiên cứu đến tác động với cách

tiếp cận từ dưới lên nên các giải pháp gắn liền với thực tiễn sản xuất.

- Đối tượng nghiên cứu tập trung vào giống bò Vàng địa phương, là giống bò

chiếm đa số trong chăn nuôi nông hộ vùng Tây Bắc, trong khi các nghiên cứu trước

đây chủ yếu trên bò lai.

- Các thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nông hộ, những kết quả của

nghiên cứu có thể áp dụng cho sản xuất một cách thuận tiện.

- Đã kết hợp giữa giải pháp kỹ thuật và giải pháp thị trường để khắc phục trở

ngại, nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò thịt trong nông hộ.

Page 15: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ THỊT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.1.1. Tình hình chăn nuôi bò thịt trên thế giới

Năm 2012 thế giới có trên 1485,2 triệu con trâu và bò, trong đó riêng đàn bò

có khoảng 960 triệu con.

1.1.1.1. Sản lượng thịt bò

Sản lượng thịt bò của thế giới năm 2012 đạt 63,28 triệu tấn, trong đó các

nước châu Á là 14,18 triệu tấn, chiếm 22,41% sản lượng thịt bò thế giới, chứng tỏ

sản lượng thịt bò của châu Á rất thấp so với phần còn lại của thế giới. Nguyên nhân

chính là do bò ở khu vực châu Á có khối lượng cơ thể bé, khả năng sinh trưởng

thấp và sinh sản chậm.

Hai nước có sản lượng thịt bò cao nhất thế giới là Brazil và Mỹ (9.299,96 và

3.003,03 triệu kg), tuy nhiên bình quân đầu người cao nhất là Úc (63,35

kg/người/năm), Argentina (59,80 kg/người/năm).

Bảng 1.1. Sản lượng thịt bò hơi bình quân đầu người một số nước trên thế giới

Quốc gia Dân số

(triệu người)

Sản lượng thịt bò

(triệu kg)

Bình quân đầu người

(kg/người/năm)

Brazil 194,0 9.299,96 47,94

Mỹ 314,0 3.003,03 9,56

Argentina 41,8 2.499,50 59,80

Úc 36,2 2.293,42 63,35

Canada 34,8 999,30 28,72

Indonesia 241,0 413,00 1,71

Việt Nam 88,7 294,00 3,31

Bangladesh 153,0 195,02 1,27

Pakistan 180,0 139,00 0,77

Nguồn: FAO, 2014

1.1.1.2. Giống bò thịt

Những giống bò thịt nổi tiếng đều có nguồn gốc từ châu Âu như giống

Charolais, Limousin của Pháp; Hereford, Shorthorn, Angus của Anh, Simmental

của Thụy Sĩ, BBB của Bỉ... Sau này, các giống chuyên thịt khác cho vùng nhiệt đới

Page 16: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

4

và á nhiệt đới được tạo ra từ bò Brahman (có u) với các giống bò chuyên thịt châu

Âu (không có u) như Santa Gertrudis, Brangus, Braford, Beefmaster (Mỹ),

Brahmousin, Chabray (Pháp); Droughtmaster (Úc). Đặc điểm nổi bật của giống bò

chuyên dụng thịt là có thân hình to, con cái trưởng thành nặng từ 500 - 800 kg; con

đực trưởng thành nặng từ 900 - 1.400 kg, tỷ lệ thịt xẻ đạt từ 60 - 65%, thích nghi

với nuôi chăn thả và vỗ béo. Giống bò nuôi lấy thịt ở các nước khu vực châu Á là

các giống bò địa phương nhiệt đới có u và không có u kiêm dụng cày kéo, thịt và

sữa. Một số nước vùng Trung và Nam Á có giống bò năng suất cao như bò Red

Sindhi, Sahiwal, Tharparkar.

1.1.2. Tình hình chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam

Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp với cây lúa nước là cây trồng chính.

Bò được nuôi trong các hộ gia đình nông dân với mục đích chính là phục vụ cho

sản xuất nông nghiệp như: cày ruộng, lấy phân, kéo xe... Bò được nuôi nhiều ở

vùng trung du, miền núi và ven biển đất cát nhẹ. Mùa Đông ở miền Bắc và mùa

khô ở miền Nam là thời gian bò bị thiếu hụt thức ăn trầm trọng và phải sống trong

môi trường sống bất lợi như quá lạnh, quá nóng, bệnh dịch và thiếu nước. Quá trình

thích nghi và chọn lọc tự nhiên này đã hình thành nên giống bò địa phương của ta

(bò Vàng Việt Nam), có tầm vóc nhỏ nhưng dễ nuôi, khả năng chịu đựng kham khổ

và chống đỡ bệnh tật tốt.

Những năm gần đây, quá trình cơ giới hóa nông thôn đã chuyển mục đích

nuôi bò từ cày kéo sang mục đích sản xuất thịt và sữa. Mặc dù vậy, con bò vẫn giữ

vị trí quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp, vì những lý do sau:

- Tăng sản phẩm thịt cho xã hội,

- Tăng thu nhập cho người chăn nuôi,

- Giải quyết sức kéo cho những vùng chưa có điều kiện cơ giới hóa,

- Tận dụng nguồn thức ăn sẵn có, các phụ phẩm nông nghiệp và công nghiệp

chế biến để tạo ra những sản phẩm có giá trị cho xã hội,

- Cung cấp phân bón cho trồng trọt,

- Góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn.

1.1.2.1. Số lượng bò

Tổng đàn bò thịt của Việt Nam đến ngày 31/12/2014 là 5.006 nghìn con

Page 17: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

5

(bảng 1.2). Do điều kiện tự nhiên khác nhau, sự phân bố đàn bò không đều giữa các

vùng sinh thái, cao nhất cả nước là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung,

tiếp đó là vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ là vùng có số lượng

bò thấp nhất.

Bảng 1.2. Số lượng bò theo vùng sinh thái qua các năm 2010 - 2014 (nghìn con)

Vùng Năm

2010 2011 2012 2013 2014

Cả nước 5.787 5.294 5.027 4.970 5.006

Đồng bằng sông Hồng 621 589 501 478 469

Trung du và miền núi phía Bắc 1.057 914 891 879 889

Bắc Trung Bộ và Duyên hải MT 2.044 2.126 2.074 2.060 2.082

Tây Nguyên 690 684 651 655 660

Đông Nam Bộ 696 324 293 269 250

Đồng bằng sông Cửu Long 678 654 615 627 654

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014

1.1.2.2. Năng suất và sản lượng thịt bò

Bò thịt nước ta chủ yếu là giống bò Vàng (chiếm gần 70% tổng đàn) có tầm

vóc bé, tăng trưởng chậm và tỷ lệ thịt thấp. Bò Vàng 24 tháng tuổi con cái đạt 150 -

160 kg, con đực đạt 175 - 190 kg. Tăng khối lượng bình quân từ sơ sinh đến 24 tháng

tuổi đạt 190 - 220 g/con/ngày, tỷ lệ thịt tinh thấp từ 32 - 33% (Lê Quang Nghiệp,

1984). Khối lượng sống thấp và tỷ lệ thịt tinh thấp nên sản lượng thịt tinh của một bò

chỉ đạt từ 50 - 60 kg.

Hiện nay, trong các sản phẩm chăn nuôi của nước ta thì thịt lợn đang chiếm

tỷ lệ 60 - 70% tổng sản lượng thịt sản xuất ra hàng năm. Trên thế giới, bình quân về

tỷ lệ thịt lợn chỉ chiếm khoảng 40% tổng sản lượng thịt sản xuất ra, còn khoảng

30% là thịt bò và trên 20% các loại thịt khác, trong khi đó tại Việt Nam, sản lượng

thịt bò chỉ chiếm 6 - 7% tổng sản lượng thịt sản xuất ra.

Page 18: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

6

Bảng 1.3. Khối lượng và năng suất thịt của bò Vàng Việt Nam

Chỉ tiêu ĐVT Bò cái Bò đực

Khối lượng 24 tháng kg/con 150 175

Khối lượng trưởng thành kg/con 180 250

Khối lượng thịt xẻ kg/con 64,5 77

Tỷ lệ thịt xẻ % 43 44

Khối lượng thịt tinh kg/con 48 58

Tỷ lệ thịt tinh % 32 33

Nguồn: Đinh Văn Cải, 2007

Từ năm 2010 đến năm 2014, sản lượng thịt tăng chậm với tốc độ tăng bình

quân là 6,39 - 6,95%/năm, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng bình quân của thịt

lợn (20,66%/năm) và thịt gia cầm (11,36%). Tổng sản lượng thịt bò hơi năm 2014 của

Việt Nam là 292 triệu kg, bình quân đầu người là 3,23 kg/người/năm trong khi trung

bình của thế giới là khoảng 9 kg/người/năm (Tổng cục Thống kê, 2014).

Bảng 1.4. Sản lượng thịt bò bình quân theo đầu người

Chỉ tiêu Năm

2010 2011 2012 2013 2014

Sản lượng thịt bò hơi (1.000 tấn) 278 287 294 285 292

Dân số (1.000 người) 86.932 87.840 88.772 89.708 90.728

Sản lượng theo đầu người

(kg/năm)

3,21 3,27 3,31 3,18 3,23

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014

1.1.2.3. Xu hướng chăn nuôi bò thịt

Chăn nuôi bò thịt chủ yếu là ở nông hộ với quy mô 2 - 5 con, một số hộ

khoảng 10 con, số hộ nuôi trên 30 bò/hộ chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Người chăn nuôi

chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, nuôi chăn thả hoặc bán chăn thả, chưa

đầu tư nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh. Những năm gần đây đang có xu hướng

chăn nuôi bò thịt trang trại với quy mô lớn hơn. Đã có một số doanh nghiệp đầu tư

Page 19: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

7

trang trại nuôi bò thịt nhưng quy mô mới khoảng 200 con, cá biệt có trang trại chăn

nuôi với quy mô hàng chục nghìn con như trang trại của Tập đoàn Hoàng Anh Gia

Lai (Chiến lược đầu tư phát triển Nông nghiệp của Tập đoàn HAGL). Đây là mô

hình chăn nuôi mới xuất hiện, phương thức chăn nuôi tập trung nhưng với các

giống bò chủ yếu nhập nội và thức ăn chăn nuôi bán công nghiệp. Trong khí đó, ở

những vùng núi khó khăn như môi trường chăn nuôi khắc nghiệt về thời tiết quá

nóng hoặc quá lạnh, thiếu thức ăn nghiêm trọng và phương thức chăn nuôi quảng

canh thì các giống bò nội là phương án chăn nuôi hiệu quả và phù hợp nhất với quy

mô nhỏ.

1.2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ

CHĂN NUÔI BÒ THỊT

1.2.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt nông hộ

Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều chỉ ra rằng, có nhiều yếu tố ảnh hưởng

đến chăn nuôi bò thịt nông hộ. Mặc dù đây là hình thức chăn nuôi có nhiều ưu điểm

như dễ quản lý, không phải đầu tư lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro về

dịch bệnh, chất lượng sản phẩm không đồng đều và hiệu quả thấp. Để giải quyết vấn

đề này các tác động đơn thuần về kỹ thuật sẽ không đem lại hiệu quả (Lê Viết Ly,

1995). Vì vậy, việc liên kết những người chăn nuôi nhỏ lẻ lại với nhau, sản xuất theo

một qui trình kỹ thuật chung, tạo ra số lượng sản phẩm lớn, đồng bộ về chất lượng

thì mới thu hút được các tác nhân thị trường nâng cao thu nhập, ổn định chất lượng

và số lượng để tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Tuy nhiên, để thực hiện

được điều này chúng ta cần phải xem những yếu tố nào ảnh hưởng đến chăn nuôi bò

thịt nông hộ của các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và các tỉnh vùng Tây Bắc nói

riêng.

1.2.1.1. Yếu tố tự nhiên

Thời tiết khí hậu không những ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể gia súc mà

còn tác động đến sự phát triển của cây cỏ trên đồng cỏ và các nguồn thức ăn thô

xanh khác, nghĩa là tác động gián tiếp đến chăn nuôi bò thịt thông qua nguồn thức

ăn của chúng. Sự phân bố của lượng mưa cũng ảnh hưởng đến chăn nuôi bò thịt.

Mùa mưa, cỏ dồi dào, bò phát triển tốt, ngược lại, vào mùa khô, cây cỏ không phát

Page 20: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

8

triển được, bò bị thiếu thức ăn nên tăng trọng kém...

Đất cũng ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt. Ở các tỉnh miền núi có

trên 70% diện tích là đồi núi và đất dốc, đất nghèo dinh dưỡng ảnh hưởng đến năng

suất của nguồn thức ăn tự nhiên.

Nước có vai trò quan trọng cho sự phát triển bò thịt bởi vì nó ảnh hưởng tới

sự sinh trưởng và phát triển của cỏ, nguồn thức ăn tự nhiên chủ yếu cho phương thức

nuôi quảng canh. Ở các nước nhiệt đới thường có hai mùa trong năm là mùa mưa và

mùa khô, trong mùa mưa lượng thức ăn tự nhiên cơ bản đủ cung cấp cho bò, mùa

khô do thiếu nước nên cỏ kém phát triển dẫn đến lượng thức ăn tự nhiên thiếu.

1.2.1.2. Yếu tố kỹ thuật

Giống giữ vị trí rất quan trọng trong việc cải tiến di truyền, nâng cao năng

suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Trong chăn nuôi bò thịt, con giống cần chọn

lọc lai tạo phải theo mục đích của sản xuất là lấy thịt, giống bò thịt phải đạt được

yêu cầu về tầm vóc, tỷ lệ thịt xẻ cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của vùng.

Thành tựu khoa học trên thế giới về công tác cải tạo giống vật nuôi nói chung đã

khẳng định “con đường nhanh nhất để cải tạo chất lượng giống vật nuôi là sử dụng

giống có nguồn gen cao sản của thế giới để lai tạo với các giống nội, tạo ra con lai

thương phẩm năng suất cao, chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu”.

Theo Nguyễn Quốc Đạt và cs. (2008), khi cùng sử dụng khẩu phần nuôi vỗ

béo trong thời gian 84 ngày, có sự chênh lệch đáng kể về khối lượng và chất lượng

thịt giữa các giống bò khác nhau. Bò thuần Droughtmaster 22 tháng tuổi cho tăng

trọng 1,552 kg/con/ngày cao hơn bò Brahman thuần 19 tháng tuổi (1,183

kg/con/ngày) và hơn hẳn bò lai Sind 21 tháng tuổi (0,952 kg/con/ngày). Tỷ lệ thịt

xẻ đạt rất cao 53,21 - 58,12%, tỷ lệ thịt tinh đạt 40,39 - 45,49%. Hiệu quả sử dụng

thức ăn của bò thí nghiệm trong cả 3 lô đều khá cao, chi phí thức ăn cho 1 kg tăng

trọng lần lượt là 8,37; 6,90; 6,29/kg VCK đối với bò lai Sind, Brahman và

Draughtmaster thuần. Nguyễn Hữu Văn và cs. (2009) cho thấy trong cùng một điều

kiện chăn nuôi, bò lai Sind thể hiện sự vượt trội về các chỉ tiêu tầm vóc, khối lượng

và tăng trọng so với bò nội. Tuy nhiên, trong những điều kiện chăn nuôi quảng

canh và tận dụng như vùng Tây Bắc của nước ta thì cũng rất khó khai thác hết tiềm

Page 21: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

9

năng về giống cao sản so với con giống địa phương.

Thức ăn cho bò ở nước ta chủ yếu là tân dụng các nguồn phụ phẩm nông

nghiệp. Tuy nhiên, đồng cỏ tự nhiên đang dần dần bị mất đi do sự phát triển của cây

công nghiệp và trồng rừng (Trương La và cs., 2008) hoặc do chính sách tư hữu rừng

và đất của chính phủ (trích dẫn bởi Hoàng Mạnh Quân và cs., 2009). Đồng thời, chất

lượng của các đồng cỏ rất kém vì thiếu phân bón, nguồn nước và quản lý không phù

hợp (Lê Viết Ly, 1995). Thức ăn cho bò thường thiếu hụt trầm trọng vào mùa khô ở

Tây Nguyên (Trương La và cs., 2008) hoặc mùa đông ở vùng núi phía Bắc (Tra,

Hoang Thi Huong, 2010). Để giải quyết những khó khăn này, nông dân thường tận

dụng các phụ phẩm nông nghiệp cho chăn nuôi bò. Phụ phẩm nông nghiệp bao gồm

rơm, thân cây ngô, áo ngô, lõi ngô, thân lá lạc, ngọn và lá mía, rỉ mật, lá và bột bã

sắn (trích dẫn bởi Trương La, 2010). Bên cạnh đó, hoạt động trồng cỏ nuôi bò cũng

là một giải pháp hữu hiệu để chủ động nguồn cung cấp thức ăn và nâng cao hiệu quả

kinh tế trong chăn nuôi. Đinh Xuân Tùng và cs. (2008) đã chỉ ra rằng trồng cỏ có tác

động tích cực đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò thịt. Nghiên cứu tại 4 vùng

sinh thái khác nhau (Miền núi Phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây

Nguyên) cho thấy, nhóm hộ có hiệu quả chăn nuôi cao là các hộ đang áp dụng hệ

thống trồng cỏ và chăn nuôi bò thịt. Hiệu quả kỹ thuật của các cơ sở chăn nuôi ở các

vùng sinh thái nhìn chung còn thấp. Điều này cho thấy tiềm năng tăng sản lượng sản

phẩm đầu ra còn rất lớn so với các mức vật tư đầu vào hiện tại... Một số giống cỏ

nhập nội đã được trồng thử và chọn lọc nhưng hiện nay mới chỉ được trồng ở một số

cơ sở chăn nuôi bò giống và một số rất ít các địa phương.

Nói chung, việc đưa tiến bộ kỹ thuật, thức ăn và nuôi dưỡng bò thịt ở nước ta

còn nhiều hạn chế, tình trạng bò bị thiếu thức ăn, nhất là vào mùa khô và bị thiếu dinh

dưỡng vẫn còn khá phổ biến. Khẩu phần dinh dưỡng là một trong những yếu tố không

những tác động đến sinh trưởng của bò mà còn là một trong những yếu tố tác động

trực tiếp đến năng suất và khả năng chống chịu thời tiết lạnh.

1.2.1.3. Yếu tố tổ chức sản xuất

Tổ chức sản xuất của chăn nuôi bò thịt chủ yếu là chăn nuôi theo nông hộ nhỏ

lẻ nên không có sự thống nhất về qui trình kỹ thuật bao gồm cả các yếu tố giống,

Page 22: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

10

phương thức chăm sóc và đầu tư. Với cách tổ chức như vậy, sản phẩm bò thịt sản xuất

trong cùng một vùng khó có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về: (i) tính sẵn

có: khi khách hàng có nhu cầu thì khó có thể cung cấp với đầy đủ số lượng trong thời

gian nhất định và (ii) về chất lượng: chất lượng sản phẩm của từng hộ nhỏ lẻ sẽ khác

nhau nên khó tạo sự ổn định và đồng đều về chất lượng.

Vì vậy, khả năng cạnh trạnh của người chăn nuôi trong giao dịch và khả năng

cạnh tranh thị trường của sản phẩm rất thấp. Người chăn nuôi nhỏ luôn ở thế bất lợi

khi bán sản phẩm nên cần thiết phải tổ chức lại sản xuất thông qua sự liên kết.

1.2.1.4. Yếu tố kinh tế và thị trường

Thị trường tiêu thụ sản phẩm là một trong các mắt xích quan trọng quyết

định sản xuất chăn nuôi bò thịt, sự ổn định của thị trường là động lực giúp cho chăn

nuôi bò thịt phát triển vì nó không chỉ trực tiếp liên quan tới cung, cầu, giá cả mà

còn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi. Bên cạnh đó, việc đầu tư

vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mua con giống, cải tạo hay trồng mới đồng

cỏ chăn nuôi, thúc đẩy quá trình xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh sản phẩm

là cần thiết cho phát triển thị trường bò thịt. Hiện nay, nông sản Việt Nam nói

chung và thị trường bò thịt nói riêng rất khó tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm do

quy mô nhỏ lẻ phân tán và thương hiệu sản phẩm không có nên khả năng cạnh

tranh thị trường thấp.

1.2.1.5. Yếu tố văn hoá dân tộc

Mỗi dân tộc đều gắn liền với một hệ thống sản xuất riêng của mình, vùng

Tây Bắc với các nhóm dân tộc gắn liền với hệ thống sản xuất như: (i) nhóm dân tộc

Tày và dân tộc Thái có hệ thống sản xuất đa dạng, chăn nuôi trâu để cày kéo và

nuôi bò thịt với số lượng lớn và (ii) nhóm dân tộc H’mông và Dao thì chủ yếu là hệ

thống canh tác trên nương, nuôi bò với số lượng ít hơn nhưng bò to hơn, nuôi vỗ

béo hiệu quả hơn các dân tộc khác. Tra (2011) cho biết: Trong khi đồng bào

H’mông nuôi bò thịt theo phương thức cắt cỏ, thức ăn mang về nhà và cho ăn tại

chuồng là chủ yếu thì đồng bào Tày (Bắc Kạn) lại chăn thả tự do hay chăn thả một

phần thời gian. Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng chỉ ra: Mặc dù trình độ giáo

dục văn hóa chung của đồng bào H’mông thấp hơn so với các cộng đồng thiểu số

Page 23: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

11

khác, họ lại là người chăn nuôi bò thịt tốt nhất. Lý do cho sự khác biệt này là đồng

bào H’mông thường sống trên núi cao nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi

như: Nước ít và hiếm, đất đai xấu và hẹp, cây trồng năng suất thấp... Để sinh tồn,

họ cần phải khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên này theo phương thức tiết

kiệm và hiệu quả nhất.

Ngoài ra, còn một số yếu tố ảnh hưởng khác như: giao thông; các chính sách

địa phương, thú y…

1.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất của bò thịt

Năng suất thịt là chỉ tiêu quan trọng và thông dụng để đánh giá sức sản xuất

thịt của gia súc. Chỉ tiêu này được đo gián tiếp theo mức tăng khối lượng của gia

súc sau một thời gian nuôi hoặc được đo trực tiếp theo chỉ tiêu tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ

thịt tinh so với tổng khối lượng của gia súc. Để xác định năng suất thịt trong chăn

nuôi bò, các nhà nghiên cứu thường sử dụng các chỉ tiêu:

- Khối lượng cơ thể,

- Tăng khối lượng,

- Khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ,

- Khối lượng và tỷ lệ thịt tinh,

- Chất lượng thịt

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất thịt bao gồm:

1.2.2.1. Giống bò

Giống bò là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất thịt. Cùng một chế

độ chăm sóc nuôi dưỡng nhưng khác nhau về phẩm chất giống sẽ cho khối lượng

sản phẩm khác nhau. Bò Bos Indicus thông thường cho tỷ lệ thịt xẻ cao hơn so với

bò Bos Taurus 1,5 - 2%, con lai với bò châu Âu có chiều hướng trung gian hoặc

giống bò Bos Indicus (Burns và cs., 2001).

Theo Vũ Văn Nội và cs. (1995), trong điều kiện chăn nuôi và bổ sung thức

ăn thô như nhau F1 (Charolais x bò nội) đạt tăng khối lượng 556 g/ngày; F1

(Simental x bò nội) đạt 520 g/ngày; F1 (Redshindhi x bò nội) chỉ đạt 368 g/ngày.

Trong điều kiện nuôi dưỡng với khẩu phần tốt, bê lai F1 Charolais 6 tháng tuổi

đạt khối lượng 144,1 kg; 12 tháng tuổi đạt 244,7 kg và 18 tháng tuổi đạt 320,7

Page 24: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

12

kg, các chỉ số này đối với con lai F1 Droughmaster lần lượt là 128,5 kg; 193 kg

và 233,4 kg (Đinh Văn Cải, 2006).

Để nâng cao năng suất thịt của các giống bò địa phương, người ta thường sử

dụng những giống bò thịt chuyên dụng để lai cải tạo. Chương trình lai với các

giống cao sản nhập nội, kết hợp với các hệ thống vỗ béo khác nhau đã được triển

khai phổ biến rộng rãi trên nhiều nước, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao

khả năng tăng trọng, khả năng cho thịt của các giống bò địa phương. Kết quả của

Rodriguez-Voigt và cs. (1997) cho thấy bò lai các giống khác nhau có ảnh hưởng

đến khối lượng lúc bắt đầu và kết thúc thí nghiệm cũng như có ảnh hưởng đến khả

năng tăng khối lượng hàng ngày của bò, nhưng không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu

chất lượng thịt. Tuy nhiên, tác giả cũng đưa ra kết luận rằng việc cải thiện chế độ

dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng tăng trọng và

khối lượng thịt xẻ của bò nuôi đa mục đích.

Zhou và cs. (2001) điều tra tại Trung Quốc cho thấy, con lai giữa bò Vàng

và bò Simmental hay Limousin mổ thịt với cùng khối lượng cơ thể cho khối lượng

thân thịt cao hơn tương ứng 8,4% và 19,3% so với bò Vàng thuần. Tác giả cũng

cho biết khối lượng thân thịt của bò Vàng sẽ được cải thiện bằng lai tạo và chế độ

dinh dưỡng tốt hơn.

1.2.2.2. Nuôi dưỡng

Ngoài ảnh hưởng của giống, năng suất thịt của bò cũng phụ thuộc nhiều vào

chế độ nuôi dưỡng. Có thể thấy mức độ ảnh hưởng của các mức dinh dưỡng khác

nhau đến thành phần của các mô trong thân thịt của bò qua kết quả thí nghiệm trong

bảng 1.5. Mức dinh dưỡng cao thì tỷ lệ mỡ trong thân thịt cao còn tỷ lệ cơ, mô liên

kết, xương và sụn thấp; mức dinh dưỡng thấp thì ngược lại.

Bảng 1.5. Ảnh hưởng của mức dinh dưỡng đến thành phần thân thịt

Mức dinh

dưỡng

Tỷ lệ các mô trong thân thịt (%)

Cơ Mỡ Mô liên kết Xương và sụn

Cao 56,6 16,1 11,5 15,7

Trung Bình 59,7 10,3 12,3 17,5

Thấp 60,0 3,6 14,3 21,6

Nguồn: Nguyễn Trọng Tiến, 1991.

Page 25: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

13

Về chế độ dinh dưỡng nuôi bò thịt, nuôi dưỡng gia súc theo chế độ dinh

dưỡng bậc thang tức là luôn tăng dần mức dinh dưỡng trong suốt quá trình nuôi có

thể nâng cao khả năng sản xuất và hiệu quả hơn so với chế độ nuôi dưỡng cho ăn tự

do trong suốt quá trình nuôi (Rosi và cs., 2001). Tăng mật độ protein thô của khẩu

phần ăn hạn chế nhằm đạt được lượng protein thô ăn vào tương đương với khẩu

phần ăn tự do nhưng không làm tăng khả năng sản xuất (Rosi và cs., 2000).

Cole và Hutcheson (1990) chỉ ra rằng khi tăng mật độ protein thô từ 12% lên

16% đã nâng cao khả năng tăng khối lượng hàng ngày của bò, lý do là khi lượng

VCK ăn vào giảm thì việc tăng mật độ protein thô của khẩu phần đã làm tăng tổng

lượng protein thô ăn vào. Tác giả cũng khuyến cáo rằng đối với bò đực thiến, trong

28 ngày đầu của giai đoạn nuôi vỗ béo phải được ăn khẩu phần ăn có mật độ

protein thô thấp nhất là 12,5% để có thể cải thiện được lượng VCK ăn vào và đảm

bảo tăng khối lượng hàng ngày cao.

Khẩu phần thức ăn là yếu tố quan trọng, bò không thể cho năng suất cao khi

nguồn thức ăn không ổn định hoặc thức ăn kém chất lượng. Khẩu phần thức ăn

khác nhau cho tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh, tỷ lệ mỡ khác nhau. Loại thức ăn khác

nhau có ảnh hưởng đến tỷ lệ thịt. Theo Lê Viết Ly (1995) tỷ lệ thịt xẻ của bò thịt

nuôi bằng khẩu phần có tỷ lệ thức ăn thô cao đạt 58% trong khi với khẩu phần có tỷ

lệ thức ăn tinh cao đạt hơn 60%.

Hàm lượng protein thô khác nhau trong khẩu phần làm ảnh hưởng đến năng

suất thịt bò. Thí nghiệm nuôi vỗ béo bò Vàng Việt Nam ở độ tuổi 15 - 18 tháng

bằng các khẩu phần có tỷ lệ protein thô 10% (lô 1), 13% (lô 2), 16% (lô 3) và 19%

(lô 4); sau 74 ngày nuôi thí nghiệm đã cho kết quả: khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ thấp

nhất ở lô 1 (92,3 kg; 46,4%) và cao nhất ở lô 4 (108,5 kg; 48,8%); khối lượng thịt

tinh biến động từ 68,0 kg (lô 1) đến 79,7 kg (lô 4) (Đinh Văn Dũng và cs., 2009).

Tỷ lệ xơ cao trong khẩu phần cũng làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất thịt

của bò. Thí nghiệm trên bò lai Sind có độ tuổi 18 - 24 tháng, sử dụng khẩu phần ăn có

tỷ lệ lõi ngô khác nhau trong thức ăn hỗn hợp lô 1 (10%), lô 2 (20%) và lô 3 (30%);

kết quả sau thời gian nuôi 90 ngày, bò nuôi tại các lô có tỷ lệ lõi ngô cao thì năng suất

thịt thấp hơn các lô có tỷ lệ thấp; tỷ lệ thịt xẻ giảm dần từ lô 1 (47,5%) đến lô 3 (45%);

Page 26: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

14

tỷ lệ thịt tinh cũng giảm tương tự từ lô 1 (39,9%) đến lô 3 (37,7%) (Trương La, 2010).

1.2.2.3. Tuổi mổ thịt

Tuổi mổ thịt bò phụ thuộc vào mục đích chăn nuôi và giống, thông thường

các cơ sở chăn nuôi lấy thịt, bò được mổ thịt vào 15 - 18 tháng tuổi, nếu nuôi kết

hợp thì mổ thịt muộn hơn.

Khối lượng và thành phần, hình thái học của cơ thể thay đổi theo tuổi trong

quá trình phát triển của cơ thể. Dưới 12 tháng tuổi, sự lớn lên của cơ thể chủ yếu là

kết quả của sự tích luỹ các mô cơ và xương, đến 18 tháng tuổi sự tích lũy protein,

tức là sự phát triển của tế bào cơ vẫn nhanh, còn tỷ lệ tương đối của mô xương có

xu hướng giảm thấp. Sau 18 tháng tuổi tốc độ tăng trưởng của tế bào cơ giảm, hàm

lượng nước giảm, sự tích luỹ mỡ tăng lên (giá trị năng lượng tăng), còn mô liên kết

giảm, khối lượng thịt và mỡ tăng (Nguyễn Xuân Trạch, 2004). Tuổi càng cao thì sự

tích luỹ mỡ dưới da và mỡ nội tạng càng tăng lên. Khi tuổi tăng lên thì hàm lượng

tương đối của xương và mô liên kết giảm còn tỷ lệ thịt và mỡ sẽ tăng lên. Khi mổ

thịt ở 18 tháng tuổi mỡ tích luỹ trong cơ bắp cao hơn mỡ nội tạng. Sau 18 tháng

tuổi, do sự thay đổi trao đổi chất, khả năng tích luỹ nitơ giảm, còn tích luỹ mỡ tăng.

Bảng 1.6. Khả năng tích lũy protein và mỡ theo tuổi (%)

Chỉ tiêu Sơ sinh 18 tháng 48 tháng

Protein 18,25 17,18 12,50

Mỡ 3,64 26,74 44,30

Nguồn: Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004.

Tuổi mổ thịt phụ thuộc vào khả năng sinh trưởng, tốc độ sinh trưởng của

giống bò và các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, bò chuyên thịt châu Âu có thể mổ

thịt sớm hơn giống bò địa phương, bò Vàng Việt Nam tuổi mổ thịt khoảng 24 tháng

tuổi, có hiệu quả kinh tế cao nhất (Lê Quang Nghiệp, 1984). Bò Charolais nuôi

thâm canh cao có thể được mổ thịt lúc 12 - 15 tháng tuổi với khối lượng đạt 400 -

500 kg, tỷ lệ thịt xẻ đạt trên 60% trong khi đó bò Brahman nuôi quảng canh trên

đồng cỏ (vỗ béo 90 ngày trước khi mổ thịt) lúc 48 tháng tuổi mới đạt khối lượng

400 - 500 kg. Tỷ lệ các cơ quan nội tạng sẽ giảm theo tuổi nhưng ngược lại độ béo

sẽ tăng dần lên, những bò có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn 66% thì thường là tỷ lệ mỡ trong

Page 27: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

15

thịt quá cao (Lê Viết Ly, 1995).

1.2.2.4. Tính biệt và thiến

Tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh phụ thuộc vào tính biệt, cùng độ tuổi vỗ béo và mổ

thịt thì tỷ lệ thịt xẻ của bò đực luôn cao hơn bò cái. Điều này có thể giải thích được

vì bò cái cơ quan sinh sản phát triển hơn (Lê Viết Ly, 1995).

Rodriguez-Voigt et al. (1997) cho biết việc thiến bò đực trước khi đưa vào

vỗ béo có ảnh hưởng rõ rệt đến khối lượng thịt xẻ, nếu bò đực được để nguyên

không thiến cho tới khi trưởng thành, chúng sẽ sinh trưởng nhanh hơn và cho nhiều

thịt hơn nhưng các sản phẩm thịt này đều ở mức phẩm cấp thấp hơn bởi lượng mỡ

dắt thấp. Đối với bò đực tơ lỡ thiến, tốc độ tổng hợp và phân giải protein cơ đều bị

giảm đi trong suốt giai đoạn nuôi dưỡng hạn chế nhưng chúng sẽ tăng nhanh vào

giai đoạn nuôi thỏa mãn tiếp theo.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng bò đực không thiến đạt tốc độ sinh trưởng

cao hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn nên chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng

thấp hơn so với đực thiến. Tuy nhiên, sự tích luỹ mỡ trong cơ bắp ở bò đực thiến

cao hơn và sớm hơn bò đực không thiến. Bò cái chậm lớn hơn bò đực cùng tuổi.

(Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004).

1.2.2.5. Môi trường chăn nuôi

Môi trường ảnh hưởng đến sức sản xuất thịt bò trong quá trình nuôi và vỗ

béo như thời tiết - khí hậu, các yếu tố về lý hóa và các yếu tố về sinh học. Những

yếu tố này có liên quan lẫn nhau và ảnh hưởng đến sức khoẻ và sức sản xuất thịt

của bò. Trong các yếu tố này thì ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường là yếu tố được

quan tâm nhiều nhất (Nguyễn Xuân Trạch, 2004). Nhiệt độ, độ ẩm, cường độ chiếu

sáng, lượng mưa… đều có những ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể gia súc. Dịch

bệnh, ký sinh trùng, chất lượng thức ăn, nước đều có ảnh hưởng đến trao đổi chất

và tác động tới sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của chúng.

Ở các nước nhiệt đới, bò thường bị stress nhiệt, khi bò bị stress nhiệt thì

lượng thức ăn ăn vào giảm 10 - 15%, tăng khối lượng cũng bị giảm (Đinh Văn Cải,

2006). Để đánh giá mức độ stress của bò do ảnh hưởng của môi trường, người ta

thường dùng chỉ số nhiệt - ẩm (THI). Với bò thì THI <70 là thoải mái, THI = 72 -

Page 28: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

16

79 là cảnh báo, THI = 80 - 89 là nguy hiểm và THI ≥ 90 là khẩn cấp.

1.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi bò thịt

Đối với hoạt động chăn nuôi bò, hiệu quả kinh tế được hiểu là một phạm trù

kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đầu vào (giống, kỹ thuật, thức ăn,

lao động và các yếu tố khác) hợp lý nhằm đạt được mục đích sản xuất (giá bán cao,

ổn định, tăng thu nhập) một cách tối ưu cho người chăn nuôi.

Theo Lê Đức Ngoan và Đặng Thanh Giang (2008), hiệu quả kinh tế của

chăn nuôi bò thịt chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố quy mô nuôi, mức đầu tư (vốn, lao

động, thức ăn), giá bán, người mua, thời điểm bán. Các hộ có quy mô nuôi lớn,

mức đầu tư cao hơn bán bò trực tiếp cho các lái buôn lớn thu được hiệu quả cao

hơn những hộ khác. Theo Hoàng Mạnh Quân và cs. (2009) thu nhập từ chăn nuôi

bò chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó: thời gian nuôi, chi phí thú y, chi phí cỏ

trồng, đầu tư con giống là những yếu tố có ảnh hưởng tích cực. Nhìn chung, kết quả

nghiên cứu của các tác giả đều đánh giá có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả

kinh tế trong chăn nuôi bò thịt là: kinh tế - xã hội và kỹ thuật.

1.2.3.1. Yếu tố kinh tế - xã hội

Giá cả

Trong kinh tế thị trường, giá cả luôn thay đổi đã ảnh hưởng đến hiệu quả

kinh tế trong chăn nuôi bò thịt. Giá các yếu tố đầu vào như giống, thức ăn, thuốc

thú y... đặc biệt là thức ăn tinh đã tác động rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Các hộ

chăn nuôi nhỏ thường không có kế hoạch chủ động thức ăn, thời điểm bán nên rất

dễ bị động và gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh tế. Mặt khác, giá bò thịt biến

động mạnh trong năm, giá bò thịt cao nhất trong năm vào khoảng từ tháng 12 đến

tháng 3 năm sau do đây là mùa lạnh và nhu cầu tiêu dùng thịt bò tăng cao hơn mùa

hè. Tuy nhiên, thời điểm này bò gầy do thiếu thức ăn xanh (Trịnh Văn Tuấn và

Hoàng Xuân Trường, 2012)

Vốn sản xuất

Vốn là yếu tố quan trọng trong chăn nuôi bò, người nông dân muốn chăn

nuôi phải có vốn để mua con giống, xây dựng chuồng trại, mua thức ăn, thuốc thú y

chữa bệnh… Người nông dân thiếu vốn khó có thể đầu tư nhiều trong sản xuất dẫn

Page 29: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

17

tới sản xuất quy mô nhỏ lẻ, không tập trung, chưa có sự đầu tư nhiều vào con

giống, chuồng trại… dẫn tới hiệu quả kinh tế chưa cao. Các hộ nghèo mới chỉ dừng

lại ở quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ (1-2 con) có thu nhập thấp hơn so với những hộ nuôi

với quy mô từ 10 con trở lên (Trịnh Văn Tuấn và cs., 2013). Do vậy, muốn phát

triển nhanh đàn bò thịt đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của nhà nước về vốn đầu tư (cho

vay với lãi suất ưu đãi, giảm thuế, chính sách trợ giá).

Lao động

Lao động được sử dụng trong chăn nuôi bò thịt nông hộ chủ yếu lao động

trong gia đình, thường là người già và trẻ em được sử dụng ở các khâu chăn dắt,

cho ăn, vệ sinh… Thực tế cho thấy, chăn nuôi bò thịt đòi hỏi phải thâm canh, thực

hiện đúng quy trình kỹ thuật thì hiệu quả kinh tế mới cao. Lao động có trình độ,

kinh nghiệm trong chăn nuôi sẽ phát triển chăn nuôi tốt hơn trong việc sử dụng

nguồn thức ăn hiệu quả, phòng chống bệnh tật…

Ngoài những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn

nuôi còn một số yếu tố khác ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của ngành chăn

nuôi bò thịt như chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước về vốn, đất đai, chính sách

phát triển nông nghiệp, phát triển ngành, chính sách thuế…

1.2.3.2. Yếu tố kỹ thuật

Các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thịt trong chăn

nuôi, trong đó cần quan tâm đến yếu tố giống, thức ăn và dịch bệnh.

Giống

Giống ảnh hướng lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm, từ đó ảnh

hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Giống tốt là con giống phù hợp với

điều kiện sản xuất người chăn nuôi, sinh trưởng và phát triển tốt, không bệnh tật,

cho năng suất và chất lượng thịt cao. Để đạt hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi cần

phải tạo ra các giống bò có sức sản xuất cao, đó là các giống chuyên dụng (Vũ Văn

Nội và cs., 1995). Hiện nay, xu hướng sản xuất thịt bò với các giống chuyên dụng,

thịt bò có hàm lượng protein cao, màu sắc thịt tươi, tính thơm ngon giống như các

giống Brahman, Droughtmaster, Santa Gertrudis, Charolais hoặc con lai giữa các

giống thịt cao sản ngày càng trở nên thông dụng ở các nước có ngành chăn nuôi bò

Page 30: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

18

thịt tiên tiến. Tuy nhiên, ở những vùng điều kiện chăn nuôi còn nhiều khó khăn như

vùng Tây Bắc thì những giống bò cao sản này không phát huy được tiềm năng

giống do đó người chăn nuôi vẫn lựa chọn các giống bò địa phương là chủ yếu.

Thức ăn

Thức ăn và chất lượng thức ăn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn

nuôi. Các nông hộ chủ yếu sử dụng nguồn thức ăn trong tự nhiên, một phần thức ăn

tinh như ngô, cám gạo, sắn… trong vỗ béo cho bò. Nguồn thức ăn này là tự có trong

các nông hộ hoặc mua từ các hộ khác với giá thành rẻ, chi phí thấp. Tuy nhiên, trong

điều kiện mùa đông ở Việt Nam, cỏ sinh trưởng và phát triển chậm dẫn tới thiếu thức

ăn xanh cho bò, kết hợp với nhiệt độ thấp làm bò bị giảm thể trọng từ đó ảnh hưởng

đến hiệu quả sản xuất. Để khắc phục điều này, người nông dân cần biết chế biến, bảo

quản và sử dụng tốt nguồn thức ăn từ các phụ phẩm trong nông nghiệp: rơm, thân

cây ngô, lõi ngô, lá sắn… nhằm ổn định nguồn thức ăn và tiết kiệm trong sản xuất, từ

đó có thể nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Dịch bệnh

Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, dịch bệnh thường xuyên xảy

ra, nhất là vào những thời gian chuyển mùa. Bệnh tật làm giảm năng suất, chất

lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi. Bò thường mắc các bệnh như

tụ huyết trùng, lở mồm long móng… Do vậy, trong quá trình chăn nuôi người chăn

nuôi phải nắm được các triệu chứng của bệnh và học cách phòng trị bệnh hiệu quả.

Bò phải được tiêm phòng đầy đủ, vệ sinh chuồng trại, thức ăn và môi trường nhằm

bảo đảm bò được phát triển tốt thì hiệu quả kinh tế mới được nâng cao.

Ngoài ra, một số yếu tố như kỹ thuật vỗ béo hiệu quả, thời gian nuôi… cũng

ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.

1.2.4. Chuỗi giá trị và mối liên kết trong chuỗi

Nghiên cứu về chuỗi giá trị sẽ góp phần vào nâng cao giá trị sản phẩm về

mặt vật chất (physical) từ đó nâng cao giá trị của sản phẩm trên thị trường. Mối liên

kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sẽ đảm bảo cho chuỗi giá trị phát triển một

cách bền vững với xu hướng tác nhân tham gia vào việc tạo thêm giá trị cho sản

phẩm đều được hưởng lợi.

Page 31: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

19

1.2.4.1. Khái niệm về chuỗi giá trị

Thuật ngữ chuỗi giá trị được tác giả Porter (1985) sử dụng lần đầu tiên trong

cuốn sách có tựa đề “Lợi thế cạnh tranh: tạo lập và duy trì hiệu quả vượt trội”. Tuy

nhiên, từ những năm 60 các học giả người Pháp đã sử dụng thuật ngữ filliere (ngành

hàng) để mô tả một chuỗi các hoạt động kỹ thuật và dịch vụ nhằm đưa sản phẩm từ

khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng (Kaplinsky và Morris, 2000).

Kaplinsky và Morris, (2000) định nghĩa chuỗi giá trị là tập hợp các hoạt

động từ cung cấp các dịch vụ đầu vào đến sản xuất, thu gom, chế biến, phân phối

và tiêu thụ cuối cùng, tham gia vào quá trình tạo nên chất lượng và giá trị một nông

sản cụ thể và được hình thành theo nhu cầu của thị trường.

Porter (2008) đã chỉ ra tầm quan trọng của việc nghiên cứu chuỗi giá trị thay

cho trường phái trước đây là chuỗi cung (supply chain) vì chuỗi giá trị quan tâm

nhiều tới nhu cầu của khách hàng để hình thành ý tưởng và cố gắng làm cho sản

phẩm có giá trị (value) để có thể thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng thay vì chỉ

đáp ứng sự đặt hàng (order) của khách hàng như trong chuỗi cung.

Trong chuỗi giá trị có “chức năng” của chuỗi và cũng được gọi là các

“khâu” trong chuỗi. Bên cạnh các chức năng chuỗi giá trị chúng ta có “tác nhân”

(cũng có thể gọi là “người vận hành chuỗi giá trị”).

Chuỗi giá trị bò thịt bao gồm: tác nhân cung cấp đầu vào (giống, thức ăn,

thú y...), tác nhân sản xuất (người chăn nuôi), tác nhân thu gom (thu gom nhỏ, thu

gom lớn), tác nhân giết mổ, tác nhân bán lẻ (quầy bán, cửa hàng, siêu thị)...

1.2.4.2. Vai trò của các tác nhân trong chuỗi giá trị bò thịt

Mỗi tác nhân trong chuỗi giá trị có những hoạt động kinh tế riêng, đó chính

là chức năng của tác nhân này trong chuỗi hàng, tên chức năng thường trùng với

tên tác nhân (hộ chăn nuôi, lò mổ bò, hộ bán buôn...). Một tác nhân có thể có một

hay nhiều chức năng.

- Tác nhân cung cấp đầu vào: Có vai trò cung cấp con giống, thức ăn, thuốc và

dịch vụ thú y, dụng cụ, thiết bị kỹ thuật... cho người chăn nuôi. Chất lượng của

các dịch vụ đầu vào có ảnh hưởng đến năng suất thịt và hiệu quả của người

chăn nuôi.

Page 32: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

20

- Tác nhân sản xuất (người chăn nuôi): Trực tiếp sử dụng các yếu tố đầu vào để

nuôi dưỡng, chăm sóc và bán bò. Đây là tác nhân đóng vai trò quyết định đến

chất lượng sản phẩm (bò sống) lưu thông trong chuỗi.

- Tác nhân thu gom

+ Thu gom nhỏ: Thường là địa phương, mua bò trực tiếp từ người chăn nuôi

nhỏ, lẻ và có quy mô thu mua nhỏ để bán cho những thu gom lớn hơn và các

cơ sở giết mổ trong khu vực.

+ Thu gom lớn: Thường là người từ bên ngoài, mua bò từ những người thu

gom nhỏ và người chăn nuôi, cung ứng bò cho các lò mổ trong và ngoài tỉnh.

Mặc dù không làm tăng thêm giá trị sản phẩm nhưng nhóm tác nhân thu gom

là cầu nối giữa nông dân với thị trường, thúc đẩy hoạt động chăn nuôi.

- Tác nhân giết mổ: Làm nhiệm vụ giết mổ, phân loại và bán thịt cho các tác

nhân bán lẻ. Tác nhân này đóng vai trò dịch vụ, chuyển đổi hình thái sản phẩm

từ bò sống sang thịt bò.

- Tác nhân bán lẻ (quầy bán, cửa hàng, siêu thị...): Bán thịt bò tới người tiêu

dùng tại các quầy bán, cửa hàng, siêu thị...

1.2.4.3. Kênh hàng và sản phẩm trong chuỗi giá trị bò thịt

Kênh hàng

Là mối liên kết kế tiếp nhau của các tác nhân tạo nên: Người chăn nuôi - thu

gom nhỏ - thu gom lớn - lò mổ - bán buôn - bán lẻ - tiêu dùng.

Kênh hàng thể hiện sự luân chuyển các luồng vật chất do kết quả hoạt động

kinh tế của hệ thống tác nhân khác nhau ở từng công đoạn sản xuất, chế biến và lưu

thông đến từng chủng loại sản phẩm cuối cùng. Thông thường, trong chuỗi giá trị

bò thịt có 3 kênh:

- Kênh ngắn: Người chăn nuôi - người thu gom/giết mổ - tiêu dùng tại địa phương.

- Kênh trung bình: Người chăn nuôi - người thu gom - người giết mổ - tiêu dùng

nội tỉnh.

- Kênh dài: Người chăn nuôi - người thu gom nhỏ - người thu gom lớn - người

giết mổ - bán lẻ - tiêu dùng ngoại tỉnh.

Sản phẩm

Page 33: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

21

Sản phẩm là thứ có thể đưa vào thị trường để đáp ứng nhu cầu của thị trường

và đem lại lợi nhuận. Sản phẩm là kết quả hoạt động kinh tế của các tác nhân nhằm

biến đổi các nguồn lực đầu vào theo một quy trình nhất định.

Trong một chuỗi giá trị, mọi tác nhân đều tạo ra sản phẩm riêng của mình.

Do tính chất phong phú về chủng loại sản phẩm nên trong phân tích chuỗi giá trị

thường chỉ phân tích sự vận hành của các sản phẩm chính. Đối với chuỗi giá trị bò

thịt, 2 nhóm sản phẩm chính là bò và thịt bò.

1.2.4.4. Mối liên kết trong chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị là một hệ thống gồm nhiều tác nhân tham gia, thực hiện nhiều

hoạt động khác nhau để đưa một sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng. Trong chuỗi

giá trị có hai hình thức liên kết là liên kết ngang và liên kết dọc. Liên kết ngang là

liên kết của những tác nhân cùng chức năng, liên kết dọc là liên kết giữa các tác

nhân khác nhau trong chuỗi giá trị.

Đối với chuỗi giá trị bò thịt, hình thức liên kết ngang nhằm giúp phát huy lợi

thế của quy mô sản xuất, đặc biệt là đối với hoạt động chăn nuôi bò thịt ở nông hộ

có quy mô nhỏ như vùng cao Tây Bắc. Do quy mô chăn nuôi nhỏ, việc bán bò diễn

ra không thường xuyên nên các hộ nông dân thường gặp nhiều khó khăn để bán

được bò với giá cao nhất. Sự liên kết của các hộ chăn nuôi nhỏ với nhau để tạo ra

sản phẩm khối lượng lớn, tương đối đồng đều về chất lượng theo một quy trình kỹ

thuật chung, vì vậy hiệu quả kinh tế được nâng lên nhờ cắt giảm các chi phí trung

gian (chi phí kiểm dịch, vận chuyển, thông tin, liên lạc, kho bãi...). Thông thường,

việc thành lập một tổ chức nông dân là điều kiện thuận lợi để xây dựng mối liên kết

giữa người chăn nuôi với các tác nhân thị trường. Đồng thời xây dựng liên kết

ngang là cùng tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ (chính sách, tín dụng...).

Hình thức liên kết dọc giữa người chăn nuôi với các tác nhân thu gom, giữa

thu gom với các lò mổ và giữa lò mổ với những người bán lẻ có chức năng đưa sản

phẩm từ người chăn nuôi đến với người tiêu dùng tại một thị trường cụ thể, góp

phần hình thành các kênh tiêu thụ mới và mở rộng thị trường tiêu thụ. Việc tăng

cường các liên kết và hợp tác theo chiều dọc giúp nâng cấp và phát triển chuỗi giá

trị bò thịt vùng Tây Bắc.

Page 34: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

22

Trong nghiên cứu chuỗi giá trị cần thiết phải phân tích mối liên kết giữa các

tác nhân và đánh giá được ảnh hưởng của mối liên kết đến sự vận hành và hiệu quả

hoạt động của chuỗi giá trị để đề xuất các giải pháp can thiệp nâng cao hiệu quả

hoạt động của chuỗi giá trị. Trong mỗi chuỗi giá trị, hoạt động của các tác nhân tạo

ra giá trị gia tăng và sự liên kết giữa các tác nhân góp phần phân phối lại giá trị gia

tăng. Đối với những chuỗi giá trị có sự tham gia của nhiều tác nhân thì sự phân

phối giá trị gia tăng thường xảy ra tình trạng không công bằng.

Đối với chuỗi giá trị bò thịt, tác nhân sản xuất thường chịu nhiều rủi ro hơn

nhưng nhận được tỷ lệ giá trị gia tăng thấp hơn. Việc đề xuất các giải pháp nhằm

tăng cường mối liên kết, đảm bảo giá trị gia tăng được phân phối công bằng là yếu tố

quyết định giúp cho chuỗi giá trị tồn tại và phát triển bền vững. Trong các mắt xích

của chuỗi giá trị thì hai mắt xích quan trọng là: (i) Ở đầu sản xuất: hình thành một tổ

chức của những người chăn nuôi và liên kết họ với các tác nhân thị trường và (ii) Ở

đầu tiêu thụ: tăng cường liên kết của người bán lẻ với người tiêu dùng qua việc thử

nghiệm hệ thống nhận diện sản phẩm để tăng uy tín thịt bò với người tiêu dùng.

1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

1.3.1.1. Các nghiên cứu về giống bò thịt trên thế giới

Hiện nay, trên thế giới có nhiều giống bò thịt chuyên dụng năng suất và

chất lượng cao như bò Charolais, Limousin, Blonde Aquitaine của Pháp, bò Blanc

Bleu Belge (BBB) của Bỉ, bò Hereford, Shorhorn của Anh. Bò Charolais có khối

lượng lúc 15 tháng tuổi đạt 550 kg, tỷ lệ thịt xẻ 60%; bò Limousin, Blonde

Aquitaine, Blanc Bleu Belge (BBB) lúc 15 tháng tuổi đạt khối lượng 600 kg, tỷ lệ

thịt xẻ đạt 62%.

Nhiều giống bò thịt được hình thành từ lai tạo như giống Drought Master

được hình thành từ lai tạo giữa giống bò Shorthorn và giống bò nhiệt đới Brahman;

Bradford là kết quả lai tạo giữa Brahman với bò Hereford; Brangus là kết quả lai

tạo giữa bò Brahman với bò Angus và bò Hereford. Lai giống đã tạo ra nhiều giống

bò thịt thích nghi với điều kiện khí hậu và điều kiện môi trường của từng nước, các

giống mới có khả năng cho năng suất và chất lượng thịt cao hơn.

Page 35: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

23

Phương pháp lai tạo giống đã cho ra nhiều giống bò nổi tiếng thế giới như

Santagertrudis (3/8 Zebu và 5/8 Shorthorn); nhóm bò Brangus (Brahman × Aberdin

Angus). Jaturasitha và cs. (2009) cho biết con lai giữa 2 giống vượt bố mẹ 8,5%,

trong khi đó lai giữa 3 giống con lai vượt bố mẹ 23,3%. Agasti và cs. (1984) nghiên

cứu lai bò Hereford với Brahman và lai trở lại ¾ Hereford và ¾ Brahman cho kết

quả tương ứng 203 kg, 205 kg và 200 kg so với Hereford thuần 171 kg và Brahman

thuần 169 kg.

Theo Holroyd (1988) thì bò cái F1 Brahman có khối lượng cao hơn bò cái F1

Shahiwal 21 kg lúc động dục lần đầu; con lai ¾ Brahman có khối lượng cao hơn

con lai ¾ Sahiwal là 29 kg ở cùng thời điểm. Fordyce et al. (1993) cho biết bò lai

Bos Indicus F2 (1/2 Brahman × Sahiwal) có khối lượng sơ sinh của con cái đạt 27,5

kg; con đực đạt 29,1 kg; tăng trưởng đạt 0,84 kg/con/ngày ở bò đực và 0,77

kg/con/ngày ở bò cái. Dixon (1998); Fordyce (1999) nghiên cứu khối lượng, tỷ lệ

đẻ của đàn bò lai Brahman vùng miền Nam Úc cho thấy con lai giữa các giống bò

ôn đới với các giống Zebu có khả năng chống bệnh cao.

1.3.1.2. Các nghiên cứu về sử dụng phụ phẩm nông nghiệp nuôi bò

Có nhiều nghiên cứu về các biện pháp xử lý thức ăn giàu xơ đã và đang thực

hiện ở một số nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Sri Lanka…

Bằng các biện pháp vật lý, hoá học và sinh học người ta có thể nâng cao chất lượng

phụ phẩm nông công nghiệp. Các biệp pháp thông dụng bao gồm: Xử lý NaOH theo

phương pháp Beckman, phương pháp nhúng, xử lý bằng khí NH3 hoặc dùng NH3

lỏng, urê (Schiere và Ibrahim, 1989; Leng, 2003).

Theo Preston and Leng (1987): rơm xử lý bằng cách ủ urê đã làm giảm

lượng thức ăn tiêu tốn và tăng tiêu thụ rơm ủ. Chenost and Kayuli (1997) cho rằng

tác động chính của biện pháp dùng urê xử lý phụ phẩm và thức ăn nhiều xơ là: gia

tăng tỷ lệ tiêu hóa 8 - 12 đơn vị, tăng lượng thức ăn nitơ lên 2 lần, tăng lượng thức

ăn ăn được lên 25 - 50% và tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

Giới thiệu kinh nghiệm nuôi bò thịt bằng phụ phẩm nông, công nghiệp tại

Trung Quốc, Lê Viết Ly (1995) cho biết sử dụng các loại thức ăn như bã mía, rỉ

mật... được trộn đều với thức ăn tinh, urê và khoáng vi lượng rồi làm thành thức ăn

Page 36: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

24

viên để nuôi vỗ béo bò vùng Minnan rất hiệu quả. Kỹ thuật này tiết kiệm được thức

ăn tinh, nâng cao hiệu quả sử dụng và thu được lợi ích đáng kể. Preston (1995) đã

nghiên cứu sử dụng sản phẩm phụ khác từ mía như: ngọn, lá và rỉ mật làm thức ăn

cho gia súc nhai lại.

Chenost và Kayuli (1997), Leng (2003) và nhiều tác giả khác đã nghiên cứu

sử dụng bánh dinh dưỡng urê - rỉ mật là loại thức ăn dễ chế biến từ nguồn nguyên

liệu địa phương có giá thành rẻ, có thể cung cấp urê suốt ngày và an toàn cho gia

súc. Những thí nghiệm về khối liếm urê rỉ mật - cám gạo - nguyên tố vi lượng, đa

lượng được thực hiện đầu tiên ở Ấn Độ. Trâu bò liếm loại thức ăn này đã tạo ra

nồng độ NH3 cao suốt thời gian trong ngày, kết quả làm tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn

nhiều xơ, tăng lượng thức ăn thu nhận, tăng trọng nhanh hơn và làm tăng năng suất.

Khi bổ sung thêm khối liếm urê - rỉ mật vào khẩu phần cơ sở: rơm có bổ

sung thêm ít thức ăn tinh cho bò đã tăng lượng rơm ăn vào. Do sự kích thích lên

men dạ cỏ mà năng suất sữa tăng 1,5 - 2,4 lít/ngày nghĩa là tăng sản sinh protein vi

sinh vật, các dạng năng lượng mỡ và glycogen cũng được tăng cường dự trữ trong

sản phẩm cuối cùng của quá trình lên men (Chenost và Kayuli, 1997).

1.3.1.3. Các nghiên cứu về vỗ béo bò

Leng (1984) khi sử dụng khối liếm urê - rỉ mật theo công thức 55% rỉ mật,

18% cám gạo, 15% urê khoáng, chất độn 12% cho bò Zersey cho thấy: mỗi ngày

bò được ăn 530 gam khối liếm và lượng rơm ăn vào nhiều hơn (6,8 kg chất

khô/ngày so với đối chứng 6,4 kg), nhưng tăng trọng gấp 3 lần (700 g/ngày so với

220 g/ngày).

Preston (1995) nghiên cứu nuôi bò bằng các phụ phẩm nông, công nghiệp

với nguồn thức ăn chính là rỉ mật và hạt bông đã thấy: có thể sử dụng trên 70% rỉ

mật (tính theo chất khô) trong khẩu phần vỗ béo bò thịt. Một số nghiên cứu khác

cũng cho thấy có thể sử dụng rỉ mật từ 30 - 50%; hoặc cao hơn trong khẩu phần, bò

có thể cho tăng trọng 600 - 1.000 g/con/ngày.

Lê Viết Ly (1995) cho biết sử dụng NaOH để kiềm hóa bã mía, sử dụng rơm

lúa mì và hạt bông đã được tiến hành rất thành công và tạo thức ăn tinh vỗ béo bò

lai hướng thịt với quy mô lớn tại Trung Quốc. Nghiên cứu vỗ béo bò với lượng hạt

Page 37: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

25

bông cho ăn từ 1,5 - 2 kg/con/ngày, bò tăng trọng bình quân 781 - 892 g/con/ngày.

Tại đây cũng có nhiều nghiên cứu về kỹ thuật xử lý rơm như phương pháp amoniac

hoá rơm… đồng thời đưa ra một số công nghệ vỗ béo bò thịt sử dụng các loại thức

ăn khác nhau đạt hiệu quả kinh tế.

Lê Viết Ly (1995) cho biết một thí nghiệm về sử dụng thức ăn vỗ béo bò

Vàng của Trung Quốc mang lại kết quả tốt. Các giống bò Vàng như Jinnan,

Quinchuan, Nanyang và Luxi đã đưa vào nuôi vỗ béo trong 100 ngày. Kết thúc thí

nghiệm bò Nanyang đạt 455 kg, bò Luxi đạt 475 kg, bò Jinnan 514,6 kg và bò

Quichuan 517,8 kg. Tăng khối lượng bình quân/ngày của 4 giống bò tương ứng là:

622 g; 669 g; 782 g; và 749 g. Chất lượng thịt được cải thiện rất rõ: thịt loại 1

chiếm 70%; thịt loại 2 chiếm 25% và thịt loại 3 chiếm 5%.

Preston (1995), Chenost và Kayuli (1997), Leng (2003) đã nghiên cứu sản

xuất khối liếm urê - rỉ mật, khoáng và chất độn nuôi bò cho tăng khối lượng bình

quân trong 100 ngày nuôi vỗ béo đạt 865,8 g/con/ngày và 921,4 g/con/ngày lần

lượt ở bò cái và bò đực, bò tiêu thụ 6,0 - 6,4 kg thức ăn viên cho 1 kg tăng khối

lượng, tỷ lệ thịt xẻ đạt 57,7% và tỷ lệ thịt tinh đạt 47,4%.

Như vậy, phụ phẩm như bã mía, rỉ mật và urê trộn với thức ăn tinh tạo thành

thức ăn hỗn hợp dùng vỗ béo cho bò đã làm tăng năng suất và chất lượng thịt bò, tiết

kiệm thức ăn tinh, giảm giá thành và tăng hiệu quả kinh tế cho chăn nuôi bò thịt.

1.3.1.4. Nghiên cứu về chuỗi giá trị

Trên thế giới đã áp dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào việc nghiên cứu các sản

phẩm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhằm nâng cao tính cạnh tranh và cải

thiện giá trị gia tăng cho sản phẩm nhằm đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho các bên

tham gia. Người ta đã nhận thấy tầm quan trọng của liên kết giữa các bên tham gia

trong thương mại quốc tế như trường hợp thành công của ô tô Nhật Bản vào những

năm 1970. Trong thập niên 80 và 90 trên thế giới người ta quan tâm nhiều đến

chuỗi giá trị, đặc biệt là quản lý chuỗi cung cấp, chuỗi giá trị quan tâm đến việc

chia sẻ thông tin giữa các bên tham gia để giảm chi phí về mặt thời gian, giảm giá

thành sản phẩm, tăng hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng và tăng giá

trị cho sản phẩm đó.

Page 38: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

26

Porter (1985) đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để xác định vị thế công

ty trong thị trường và mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh

tranh thấy rằng tính cạnh tranh của công ty có thể phân tích bằng cách xem xét

chuỗi giá trị bao gồm từ thiết kế sản xuất, mua vật tư đầu vào, hậu cần bên ngoài,

tiếp thị, bán hàng, các dịch vụ hậu mãi và dịch vụ hỗ trợ.

Gereffi và Korzenniewicz (1994), Kaplinsky and Morris (2000) đã đưa ra

phương pháp tiếp cận toàn cầu về chuỗi giá trị, đưa ra khung phân tích để hiểu cách

thức mà các công ty và quốc gia hội nhập toàn cầu, để đánh giá các yếu tố quyết

định đến phân phối thu nhập toàn cầu thông qua việc lập sơ đồ hoạt động trong

chuỗi và phân tích chuỗi để làm sáng tỏ công ty, vùng, quốc gia được kết nối với

nền kinh tế toàn cầu như thế nào.

Fearne and Hughes (1998) đã phân tích được ưu điểm và nhược điểm của

việc áp dụng chuỗi giá trị trong kinh doanh. Về ưu điểm, áp dụng chuỗi giá trị

trong kinh doanh sẽ làm giảm mức độ phức tạp trong mua và bán, giảm chi phí và

tăng chất lượng sản phẩm, giá cả đầu vào ổn định, giảm thời gian tìm kiếm những

nhà cung cấp mới, cùng nhau thực thi kế hoạch và chia sẻ thông tin dựa trên sự tin

tưởng lẫn nhau. Bên cạnh đó người ta phát hiện ra những nhược điểm khi áp dụng

chuỗi giá trị là tăng sự phụ thuộc giữa các bên tham gia chuỗi, giảm sự cạnh tranh

giữa người mua và người bán, phát sinh chi phí mới trong chuỗi.

Theo MO’ Sullival (2000) nghiên cứu về đổi mới doanh nghiệp và liên kết

quản lý thấy rằng phương thức tốt nhất để các hộ nghèo và các hộ sản xuất quy

mô nhỏ có thể tham gia vào chuỗi giá trị là liên kết với nhau nhằm tăng tính cạnh

tranh trên thị trường ở cả đầu vào và đầu ra.

Wright và cs. (2011) nghiên cứu kết hợp chăn nuôi và trồng trọt trong hệ

thống nông nghiệp vùng á nhiệt đới thấy rằng chăn nuôi nông hộ luôn đóng vai trò

quan trọng trong cung cấp thực phẩm cho xã hội, sự đảm bảo về tiếp cận với các

tiến bộ kỹ thuật phù hợp, thông tin và tiếp cận thị trường là những yếu tố giúp các

nông hộ có thể tăng năng suất và thu nhập một cách bền vững.

Schotz và cs. (2011) nghiên cứu về cơ hội chăn nuôi bò thịt ở các nước đang

phát triển đã chỉ ra nhu cầu tiêu thụ thịt tăng là cơ hội phát triển thị trường lớn hơn

Page 39: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

27

đối với người chăn nuôi, nếu năng suất chăn nuôi bò thịt nông hộ được cải thiện lên

mức sản xuất hàng hóa thì đó sẽ là tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế nông hộ.

1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

1.3.2.1. Giống bò Vàng Việt Nam

Nguồn gốc của bò Vàng Việt Nam chưa có tài liệu nào khẳng định, song rất

có thể chúng xuất phát từ loại hình bò châu Á có u. Bò có sắc lông màu vàng, vàng

nhạt hoặc vàng đậm, nên có tên chung là bò Vàng Việt Nam và gọi theo tên địa

danh như: Bò Thanh Hoá, bò Cao Bằng, bò Nghệ An, bò Phú Yên...

Bò Vàng có tầm vóc nhỏ, thấp, phát dục cân xứng. Toàn thân hình chữ nhật

dài. Đầu bò cái thanh, đầu bò đực thô, sừng ngắn, trán phẳng hơi lõm, mắt to, lanh

lẹ. Yếm ngực kéo dài từ hầu đến ức, cổ có nhiều nếp nhăn nhỏ. Bò đực có u vai, bò

cái không có u vai, lưng hông thẳng, mông xuôi, lép và ngắn. Ngực tương đối sâu,

nhưng hơi lép, bụng to, tròn, bốn chân thanh, bốn vú kém phát triển.

Khi trưởng thành bò cái có khối lượng 160 - 180 kg (chỉ có khoảng 20% là

có khối lượng trên 200 kg), bò đực 250 - 280 kg. Tuổi đẻ lứa đầu muộn (thường 36

- 40 tháng), tỷ lệ đẻ trong đàn chỉ đạt 40 - 50%. Sản lượng sữa thấp, chỉ đủ nuôi

con, không có sữa hàng hoá. Tỷ lệ thịt xẻ đạt 40%, nuôi tốt đạt 44%. Bò có khả

năng thích ứng rộng rãi với mọi hoàn cảnh, đặc biệt với khí hậu nóng ẩm ở nước ta,

lại có khả năng kháng bệnh cao, ít mắc những bệnh của bò nhập nội như ký sinh

trùng máu, sảy thai truyền nhiễm.

Bò không có thiên hướng sản xuất rõ rệt, năng suất thấp. Vì vậy, chúng ta đã

dùng bò đực Zebu dòng Sind tiến hành lai cải tạo, nâng cao tầm vóc, khối lượng và

sức sản xuất của đàn bò Việt Nam từ năm 1924. Do đó trong sản xuất đã có đàn bò

lai Sind nhưng số lượng chưa nhiều. Đồng thời, với việc cải tiến đàn bò bằng

phương pháp "Zebu hoá" nhà nước lại tiếp tục đầu tư để xây dựng đàn bò sữa, bò

thịt bằng cách tiếp tục cho lai bò cái đã được cải tiến với các bò đực giống chuyên

dụng sữa và chuyên dụng thịt.

Khối lượng bê sơ sinh trung bình 14 - 15 kg. Từ 20 - 24 tháng tuổi có thể

phối giống lần đầu. Mắn đẻ, khoảng cách giữa hai lứa đẻ 13 - 14 tháng. Sản lượng

sữa thấp, 400-500 kg/chu kỳ. Tỷ lệ mỡ sữa cao, đến 5%. Sức kéo dẻo dai nhưng

Page 40: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

28

khối lượng vận chuyển thấp, khoảng 200 - 500 kg phụ thuộc vào chất lượng đường

giao thông. Tỷ lệ thịt xẻ của bò đực thiến (đã được vỗ béo) 48 - 50%. Thịt màu

hồng, ít mỡ, mùi vị thơm ngon.

Ưu điểm nổi bật của bò Vàng Việt Nam là khả năng chịu đựng kham khổ

trong điều kiện nuôi dưỡng thấp, thích ứng với điều kiện khí hậu nóng, ẩm, sức

chống chịu bệnh cao.

1.3.2.2. Các nghiên cứu về công tác giống bò thịt

Nhiều chương trình giống đã và đang được triển khai, góp phần quan trọng

vào việc nâng cao năng suất và chất lượng đàn bò thịt Việt Nam. Chương trình cải

tạo đàn bò địa phương thông qua phương pháp thụ tinh nhân tạo hoặc phối giống

trực tiếp với bò đực giống Zebu tạo bò lai có tỷ lệ máu ngoại trên 50%. Lai tạo,

phát triển giống bò thịt chất lượng cao có tỷ lệ từ 75% máu ngoại trở lên bằng sử

dụng tinh của các giống bò thịt cao sản phối với bò cái nền lai Zebu. Chọn lọc và

nhân thuần các giống bò Zebu và các giống bò thịt cao sản nhập nội phù hợp với

điều kiện sinh sản từng vùng. Hơn nữa có sức sản xuất thịt cao, sức kháng bệnh tốt,

đặc biệt là đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Lai giống là phương pháp cải tiến năng suất và chất lượng thịt được áp dụng

rộng rãi trong chăn nuôi bò thịt. Các giống bò chuyên dụng thịt đã được nhập vào

nước ta nhằm lai tạo cải tạo giống bò địa phương, con lai có năng suất và chất

lượng thịt cao hơn hẳn giống bò địa phương. Một trong những biện pháp nhằm

nâng cao khả năng sản xuất thịt trong ngành chăn nuôi bò thịt đang được áp dụng ở

nước ta là lai kinh tế giữa bò chuyên dụng thịt với bò nội trong nước. Hiện nay đàn

bò Vàng Việt Nam đang được Sind hóa hoặc Zebu hóa, có nghĩa là dùng bò đực

Red Sindhi hoặc các giống bò đực thuộc nhóm bò Zebu lai giống với bò trong

nước. Các giống bò Zebu đã được nhập trong chương trình cải tạo đàn bò Vàng

gồm bò Red Sindhi và bò Sahiwal nhập từ Pakistan trong thời gian 1985 - 1987, bò

Brahman đỏ và trắng nhập từ Cuba năm 1987 và từ Úc trong những năm 2001 -

2005. Mục đích là nâng cao tầm vóc của con lai F1, cải tiến năng suất, chất lượng

thịt. Trên cơ sở đó làm tiền đề cho những bước cải tiến tiếp theo là hoặc hướng sữa

hoặc hướng thịt.

Page 41: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

29

Bên cạnh việc lai tạo và lai cải tiến đàn bò địa phương, chúng ta cũng đã

nhập và nhân một số giống bò thịt như: Brahman, Droughtmaster.

Nguyễn Văn Thưởng và cs. (1985) đã nghiên cứu dùng bò đực Red Sindhi

lai cải tạo bò Vàng Việt Nam đã nâng khối lượng của bò cái sinh sản từ 200 kg lên

270 - 280 kg, bò đực từ 250 - 280 kg lên 380 - 420 kg, tỷ lệ thịt xẻ tăng 5%. Bò lai

Sind cũng được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam trong các nghiên cứu về lai

kinh tế với các giống bò hướng thịt ôn đới. Lai kinh tế giữa bò lai Sind với F1 Zebu,

F1 Brown Swiss, F1 Charolais, F1 Santa Gertrudis cho thấy bò lai F1 phát huy tác

dụng tốt ưu thế sản xuất thịt giống bố, khối lượng lúc 24 tháng tuổi tương ứng của

các giống này là 223,5; 241,5; 236,2 và 241,7 kg, cao hơn đàn lai Sind nuôi cùng

điều kiện từ 48,7 - 61,5 kg.

Vũ Văn Nội và cs. (1995) nghiên cứu lai giữa bò cái lai Sind với bò đực

chuyên dụng thịt đã nâng cao khối lượng bê lai, khối lượng bò lai F1 Charolais, F1

Hereford, F1 Limousine lúc 24 tháng tuổi vượt so với khối lượng F1 Red Sindhi từ

15 - 30%. Lê Viết Ly (1995) thăm dò các nhóm lai giữa bò lai Sind với các giống

bò chuyên thịt nhằm nâng cao khả năng cho thịt đã cho kết quả con lai đạt khối

lượng 200 - 240 kg trong thời gian nuôi 24 tháng, con lai F1 Charolais có triển vọng

nhất, nuôi đến 27 tháng (vỗ béo 3 tháng cuối) bò đạt khối lượng 280 - 300 kg, tỷ lệ

thịt tinh đạt 42 - 44%. Bò thuộc các công thức lai giữa đực các giống Zebu, Brown

Swiss, Charolais, Santa Gertrudis với cái lai Sind nuôi trong điều kiện có bổ sung

thức ăn củ quả khối lượng lúc 24 tháng lần lượt là 223,5; 241,5; 263,5 và 241,7 kg.

Nguyễn Quốc Đạt và Nguyễn Văn Diện (1995) nghiên cứu lai kinh tế bò thịt

tại thành phố Hồ Chí Minh và Bảo Lộc, Lâm Đồng. Kết quả về lai tạo bò thịt ở

miền Trung và Tây Nguyên cho thấy các cặp lai phương thức lai khác nhau thì ưu

thế lai khác nhau.

Nguyễn Văn Niêm và cs. (1999) đã tiến hành nghiên cứu đề tài "Một số đặc

điểm sinh học, khả năng sản xuất và phát triển chăn nuôi của giống bò vùng cao Hà

Giang tại các tỉnh vùng núi phía bắc". Các tác giả đã cho biết bò đực trưởng thành

có khối lượng cơ thể đạt 400 - 450 kg, bò cái trưởng thành có khối lượng cơ thể đạt

250-280 kg, tỷ lệ thịt xẻ đạt 52,12%, tỷ lệ thịt tinh 40,33% (so với bò Vàng thì tỷ lệ

Page 42: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

30

tương ứng là 42% và 33%).

Lê Viết Ly (2000) sử dụng tinh bò đực Droughtmaster, Belmont Red, Red

Brangus, Red Brahman với cái nền lai Sind tại Vĩnh Phúc. Phạm Thế Huệ và cs.,

(2009) cho thấy khối lượng lúc 24 tháng tuổi của Bò lai F1 (Charolais x lai Sind) và

F1 (Brahman x lai Sind) nuôi trong nông hộ tại Đăk Lăk đạt tương ứng 302,15 và

274,19 kg, cao hơn 32,1 và 20,5% so với bò lai Sind (227,87 kg).

Lê Xuân Cương và cs. (2001) nghiên cứu các nhóm bê lai F1 (Simmental x

lai Sind), F1 (Charolais x lai Sind), F1 (Brahman x lai Sind), nuôi theo phương thức

chăn thả kết hợp với bổ sung thức ăn tại chuồng cho thấy lúc 12 tháng tuổi, khối

lượng các nhóm bò lai F1 Charolais đạt 165,7 kg, F1 Simmental: 151 kg, F1

Brahman: 149 kg và lai Sind: 144,8 kg; từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi, sinh trưởng

tuyệt đối của con lai Charolais là 135,9%, lai Simmental 133,5% và lai Brahman

113,8% so với lai Sind; 6 - 12 tháng, sinh trưởng tuyệt đối của lai Charolais

111,6% và các nhóm còn lại 101,5 - 102,2% so với lai Sind; 12 - 18 tháng tuổi, sinh

trưởng tuyệt đối của lai Charolais băng 148,5% so với lai Sind.

Phạm Văn Quyến và cs. (2002) nghiên cứu sinh trưởng của các nhóm con lai

chuyên thịt trong những điều kiện nuôi dưỡng khác nhau cho thấy các nhóm bò lai

được nuôi theo phương thức bán chăn thả (thời gian thả từ 6-8 giờ/ngày), sau đó về

chuồng có bổ sung thức ăn tinh (14% protein và năng lượng trao đổi 2500 Kcal/kg)

và cỏ trồng (Ruzi, Guinea, Andropogon). Khối lượng các con lai lúc 18 tháng tuổi

như sau: con lai Charolais đạt 308,81 kg; lai Hereford: 291,63 kg; lai Simmental:

220,27 kg và lai Sind: 205,50 kg. So với lai Sind, các nhóm lai Charolais, Hereford

và Simmental cao hơn lần lượt là: 50,27%; 41,91% và 7,19%.

Vũ Chí Cương và cs. (2007) tiến hành lai tạo giữa bò chuyên dụng thịt với

bò lai Sind, con lai F1 Brahman và F1 Charolais đạt tăng khối lượng tương ứng 346

- 405 g/con/ngày, nuôi vỗ béo lúc 18 tháng tuổi cho tăng khối lượng 732 - 845

g/con/ngày.

Đinh Văn Tuyền và cs. (2009) nghiên cứu trên hai nhóm bò lai Sind và F1

(Red Angus x lai Sind), nuôi theo phương thức nuôi nhốt kết hợp vận động với

thức ăn chủ yếu cỏ Guinea và thức ăn hỗn hợp gồm hạt bông, bột sắn và urê, cho

Page 43: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

31

thấy khối lượng bê lai Red Angus luôn cao hơn khối lượng bê lai Sind cùng tuổi ít

nhất là 10% (lúc sơ sinh) và cao nhất là 32,7% lúc 18 tháng tuổi; sinh trưởng tuyệt

đối của bê lai Red Angus cũng luôn cao hơn của bê lai Sind trong cùng giai đoạn

sinh trưởng; tính cho giai đoạn từ sơ sinh đến 21 tháng tuổi thì bê lai Sind đạt mức

tăng khối lượng trung bình 336 g/con/ngày còn bê lai Red Angus đạt 459

g/con/ngày, cao hơn 36,7% so với bê lai Sind.

Hoàng Xuân Trường (2010) đã nghiên cứu một số giải pháp phát triển chăn

nuôi bò H’Mông tại vùng cao huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng cho biết loại bò này

thường được dân tộc H’Mông nuôi nhốt trên vùng cao, bò đực có khối lượng khá

lớn, có con nặng tới 625 kg.

Nguyễn Đàm Thuyên (2012) nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và

khả năng sản xuất thịt của bò H’Mông tại Mèo Vạc, Hà Giang đã công bố bò

H’Mông có khả năng cho thịt tốt, tỷ lệ thịt xẻ >41%; tỷ lệ thịt tinh >32%.

Đào Lan Nhi (2012) nghiên cứu bò H’Mông ở Đồng Văn, Hà Giang cho biết

giống bò này có khối lượng sơ sinh đực là 17 - 18 kg, cái 14 - 16 kg, lúc 2 năm tuổi

đực có khối lượng 233 - 275 kg và cái là 216 - 225 kg, khi trưởng thành đực 382 -

388 kg và cái là 250 - 270 kg; tỷ lệ thịt xẻ 50 - 52%, thịt tinh 38 - 40%. Nguyễn

Văn Hiền (2013) nghiên cứu tuyển chọn đàn bò cái và sử dụng bò đực H’Mông

khối lượng lớn làm giống đã nâng cao khối lượng cơ thể, khối lượng sơ sinh đực là

20,9 kg, cái 19,8 kg; lúc 6 tháng tuổi đực 82,1 kg, cái 80,1 kg.

Đoàn Đức Vũ (2015) nghiên cứu hoàn thiện quy trình nuôi bê đực hướng

sữa lấy thịt cho biết tuổi đưa vào vỗ béo là từ 16 - 18 tháng và thời gian vỗ béo

trong 3 tháng cho tăng khối lượng bình quân 464,7 g/con/ngày.

1.3.2.3. Nghiên cứu nuôi dưỡng bò thịt

Nghiên cứu khẩu phần nuôi dưỡng bò thịt

Hàm lượng dinh dưỡng và thành phần các loại thức ăn trong khẩu phần có

ảnh hưởng lớn đến tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn của bò vỗ béo.

Một số nghiên cứu trước đây cho thấy, khi tỷ lệ thức ăn tinh bổ sung trong khẩu

phần tăng thì khối lượng của bò vỗ béo cũng tăng lên (Nguyễn Tuấn Hùng và Đặng

Vũ Bình, 2003; Ba et al., 2008a; Ba et al., 2008b; Nguyễn Xuân Bả và cs., 2010).

Page 44: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

32

Phương thức cho ăn và nguồn thức ăn tinh khác nhau cũng ảnh hưởng đến

tăng khối lượng của bò vỗ béo. Vũ Chí Cương và cs. (1999) khi vỗ béo bò lai Sind

18 tháng tuổi cho thấy bò được cho ăn khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh có hàm

lượng rỉ mật cao (>45% chất khô khẩu phần) cho tăng khối lượng cao hơn bò ăn

khẩu phần gồm thức ăn tinh hỗn hợp, cỏ tươi và rơm khô nhưng cho ăn riêng rẽ.

Nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Hùng và Đặng Vũ Bình (2003) cho biết bò lai

Sind 18 tháng tuổi được vỗ béo bằng khẩu phần có bổ sung thức ăn tinh ở mức 1,8

kg/con/ngày cho tăng khối lượng (784,2 g/ngày) cao hơn đáng kể so với nhóm chỉ

được bổ sung 0,9 kg/ngày (561,3 g/ngày) mặc dù khẩu phần của nhóm sau có hàm

lượng protein cao hơn do được cho ăn tự do bẹ ngô ủ urê 4%.

Vũ Chí Cương và cs. (2007) nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn và hàm lượng

xơ khác nhau trong khẩu phần đến khả năng sản xuất của bò lai Sind vỗ béo cho

thấy các nguồn xơ và tỷ lệ xơ khác nhau không ảnh hưởng đến tăng khối lượng

(trung bình đạt 800 g/ngày) và hệ số chuyển hóa thức ăn (8 - 9 kg chất khô/kg tăng

khối lượng) của bò vỗ béo.

Ba et al. (2008b); Nguyễn Xuân Bả và cs. (2010) cho thấy, lượng thức ăn

tinh bổ sung trong khẩu phần vỗ béo bò Vàng có tương quan tuyến tính với tăng

khối lượng của bò; tăng lượng thức ăn tinh bổ sung trong khẩu phần vỗ béo bò

Vàng cũng làm giảm đáng kể chí phí thức ăn cho tăng khối lượng, đồng thời làm

tăng đáng kể diện tích cơ thăn. Vỗ béo bò lai Sind thì tác giả trên cho thấy việc bổ

sung tăng dần mức bột sắn (0,3 đến 2,0% so với khối lượng cơ thể) trong khẩu

phần gồm rơm và cỏ tự nhiên có ảnh hưởng phi tuyến tính đến lượng thức ăn ăn

vào và tăng khối lượng của bò với mức bổ sung 0,7 - 1,0%, bò cho tăng khối lượng

cao nhất.

Đinh Văn Dũng và cs. (2009) khi nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng

protein trong khẩu phần đến năng suất của bò Vàng địa phương vỗ béo, cho thấy bò

ăn khẩu phần có bổ sung thức ăn tinh 19% protein cho tăng khối lượng cao nhất

(815 g/con/ngày) và hệ số chuyển hóa thức ăn thấp nhất, trong khi bò ăn khẩu phần

được bổ sung thức ăn tinh 10% protein cho tăng khối lượng thấp nhất (583 g/ngày)

và hệ số chuyển hóa thức ăn cao nhất.

Page 45: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

33

Có thể nói việc sử dụng khẩu phần ăn trong nuôi dưỡng có vai trò quan

trọng đến khả năng sản xuất thịt của bò vỗ béo. Trong thực tế với điều kiện ở Việt

Nam, khi sử dụng các loại thức ăn có nguồn gốc từ các phụ phẩm nông nghiệp như

rơm lúa, lá sắn, sắn củ, cám gạo... nếu biết kết hợp với các loại thức ăn cung cấp

protein một cách hợp lý sẽ làm tăng năng suất, chất lượng thịt bò trước khi đưa vào

tiêu thụ.

Nghiên cứu về độ tuổi, thời gian vỗ béo

Nguyễn Văn Thưởng (1995) nghiên cứu ảnh hưởng của độ tuổi vỗ béo trên

con lai F1 giữa đực các giống Brown Swiss, Charolais, Santa gertrudis với cái lai

Sind; bò được nuôi vỗ béo ở 2 giai đoạn 15 - 18 và 24 - 27 tháng tuổi, thời gian nuôi

vỗ béo 2 tháng cho mỗi giai đoạn; kết quả bò vỗ béo giai đoạn 15 - 18 tháng tuổi đạt

tăng khối lượng (477 - 544 g/ngày) thấp hơn 24 - 27 tháng tuổi (444 - 622 g/ngày).

Đinh Văn Cải (2006) tiến hành nghiên cứu trên bò đực thuần giống

Brahman trắng 18 tháng tuổi và khối lượng trung bình 259 kg, thời gian nuôi vỗ

béo là 6 tháng cho thấy tăng khối lượng bình quân trong suốt giai đoạn vỗ béo đạt

cao (955 g/ngày). Tuy nhiên, tăng khối lượng ở 2 tháng đầu rất cao (trên 1.500

g/ngày), trong khi ở 3 tháng cuối bò tăng khối lượng giảm hẳn (giảm từ 823 g/ngày

vào tháng vỗ béo thứ 4 xuống 600 g/ngày vào tháng thứ 6). Tác giả kết luận, thời

gian vỗ béo chỉ kéo dài 3 tháng là phù hợp. Đinh Văn Cải và cs. (2006) nghiên cứu

vỗ béo 3 nhóm bò lai F1 (Brahman x lai Sind); F1 (Charolais x lai Sind) và lai Sind

ở độ tuổi 16 - 17 tháng tuổi cho thấy tăng khối lượng bình quân của lai Sind (833

g/ngày) thấp hơn F1 Brahman (1.104 g/ngày) và F1 Charolais (1.148 g/ngày), tỷ lệ

thịt xẻ của F1 Charolais (53,93%) cao hơn F1 Brahman (49,06%) và lai Sind

(47,92%), tỷ lệ thịt tinh của F1 Charolais (43,61%) cao nhất, sau đó là của F1

Brahman (39,95%) và thấp nhất là của lai Sind (38,35%).

Nguyễn Xuân Trạch và Trần Văn Nhạc (2008) nghiên cứu ảnh hưởng của độ

tuổi và mức sử dụng thức ăn tinh trong khẩu phần đến tăng khối lượng và hiệu quả

kinh tế nuôi vỗ béo bò thịt cho thấy nhóm bò lớn tuổi có tốc độ tăng khối lượng hàng

ngày cao hơn nhóm ít tháng tuổi (548 g so với 475 g/ngày), mức thức ăn tinh sử

dụng càng nhiều thì tăng khối lượng càng cao (tương ứng là 359; 570 và 606

Page 46: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

34

g/ngày). Tuy nhiên, khi sử dụng 3,5 kg thức ăn tinh/con/ngày thì hiệu quả kinh tế

không cao.

Đinh Văn Tuyền và cs. (2008) nghiên cứu khả năng tăng khối lượng và cho

thịt khi nuôi vỗ béo bò thuần Brahman và bò lai Sind cho thấy bò thuần Brahman

18 tháng tuổi cho tăng khối lượng (1,42 kg/con/ngày) cao hơn đáng kể so với bò lai

Sind có tuổi tương đương (0,97 kg/con/ngày); tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh của bò

Brahman vỗ béo tương ứng là 53,33% và 42,85% cũng cao hơn đáng kể so với các

tỷ lệ này của bò lai Sind (49,06 và 40,43%).

Phạm Thế Huệ và cs. (2009) vỗ béo bò 21 tháng tuổi trong thời gian 90 ngày

đối với 3 nhóm là F1 (Brahman x lai Sind); F1 (Charolais x lai Sind) và lai Sind cho

thấy bò F1 Charolais đạt tăng khối lượng cao nhất (917,78 g/ngày) đến F1 Brahman

(791,10 g/ngày) và thấp nhất là lai Sind (657,78 g/ngày). Hệ số chuyển hóa thức ăn

ở nhóm bò F1 Charolais là 7,33; bò F1 Brahman là 8,04 và lai Sind là 9,48. Tỷ lệ thịt

xẻ và tỷ lệ thịt tinh tương ứng là bò F1 Charolais đạt 55,20 và 44,05%; bò F1

Brahman là 52,52 và 43,46% và lai Sind là 48,93 và 42,34%.

Nguyễn Quốc Đạt và cs. (2013) nghiên cứu vỗ béo bò lai Sind, Brahman và

Droughtmaster cho biết vỗ béo bò có thể bắt đầu từ 18 tháng tuổi, thời gian vỗ béo

là 3 tháng đã cải thiện đáng kể khối lượng và chất lượng thịt bò, hiệu quả sử dụng

thức ăn của bò là từ 6,29 - 8,73 kg VCK/kg tăng khối lượng.

Đỗ Thị Thanh Vân (2014) nghiên cứu vỗ béo bò lai F1 (Droughtmaster x lai

Zebu) cũng cho biết vỗ béo bò ở 18 - 19 tháng tuổi trong 3 tháng cho tăng khối

lượng là 1,01 - 1,26 kg/con/ngày, tiêu tốn thức ăn là 8,11 - 9,53 kg VCK/kg tăng

khối lượng.

Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp nuôi bò thịt

Bên cạnh công tác nghiên cứu về giống, cũng có nhiều nghiên cứu về dinh

dưỡng, thức ăn, kỹ thuật vỗ béo bò thịt bằng những nguyên liệu sẵn có của địa

phương như rơm, thân cây ngô, lá sắn, bột lá sắn, rỉ mật… nhằm phát huy tối đa

tiềm năng di truyền của giống và nâng cao chất lượng thịt.

Vũ Văn Nội và cs. (1994) nghiên cứu trong điều kiện chăn thả còn hạn chế,

bổ sung thêm rơm ủ urê và bánh dinh dưỡng (MUB) có hàm lượng bột cá 20%, bê F1

Page 47: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

35

lai hướng thịt tăng khối lượng cao (402 - 429 g/con/ngày), trong khi chăn nuôi quảng

canh chỉ cho tăng trọng 210 - 240 g/con/ngày. Vũ Văn Nội và cs. (1999) nuôi vỗ béo

bò bằng nhiều nguồn nguyên liệu có sẵn là phụ phẩm nông, công nghiệp như khô

dầu lạc, hạt bông, rỉ mật đường, rơm, cỏ khô để nuôi vỗ béo đã cho thấy bê đực có

khả năng tăng khối lượng 610 - 700 g/con/ngày; các đối tượng bò vỗ béo khác nhau

với các khẩu phần thí nghiệm đều cho tăng trọng từ 550 - 750 g/con/ngày, tỷ lệ thịt

tinh đạt 36 - 38%, cao hơn bò cùng tuổi không được vỗ béo từ 3 - 6%.

Lê Viết Ly và Vũ Văn Nội (1995) vỗ béo bằng phụ phẩm nông nghiệp thì

khối lượng 24 tháng tuổi đạt 280 - 300 kg, tăng khối lượng là 600 - 700 g/con/ngày,

tỷ lệ thịt xẻ đạt 48 - 50%.

Nguyễn Văn Thưởng và cs. (1995) sử dụng phụ phẩm vỗ béo bò thu được

kết quả các cặp lai giữa bò lai Sind với F1 Zebu, F1 Brown Swiss, F1 Santa

Gertrudis đạt tăng khối lượng 400 - 622 g/con/ngày, trong đó bò lai F1 Charolais

đạt tăng khối lượng khá cao 544 - 630 g/con/ngày.

Vũ Văn Nội và cs. (1995) nuôi dưỡng một số bê lai F1 bằng cỏ cắt và bánh

dinh dưỡng (MUB) cho tăng khối lượng đối với F1 Charolais 556 g/ngày, F1

Simmental 520 g/ngày và F1 Red Sindhi 368 g/ngày. Vũ Chí Cương và cs. (2001)

đã tiến hành vỗ béo bò lai Sind bằng khẩu phần rỉ mật cao 45% chất khô của khẩu

phần với rơm khô, không cần cỏ xanh cho tăng khối lượng 650 - 700 g/con/ngày,

trong khi nuôi đại trà chỉ đạt tăng khối lượng 300 - 400 g/con/ngày. Nguyễn Văn

Hòa và cs. (2005) nghiên cứu vỗ béo bò lai Sind bằng phụ phẩm nông nghiệp cho

tăng khối lượng 600 - 760 g/con/ngày, tỷ lệ thịt xẻ tăng từ 43,6 lên 47,7%, tỷ lệ thịt

tinh tăng từ 34,9 lên 37,6%.

Nguyễn Văn Niêm (1996) nghiên cứu về phương thức chăn nuôi nhằm nâng

cao khả năng cho thịt và cải tiến chất lượng thịt cho thấy cần thiết phải vỗ béo bò

lai lúc 21 - 24 tháng tuổi bằng các thức ăn giàu protein và giàu năng lượng sẵn có

tại địa phương.

Tận dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp vào nuôi vỗ béo bò làm tăng năng

suất, chất lượng thịt bò hiện đang được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam. Sử dụng

các loại sản phẩm này không những nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, góp

Page 48: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

36

phần làm giảm giá thành và nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi mà còn góp

phần phát triển sản xuất nông nghiệp chế biến, làm giảm ô nhiễm môi trường và

tăng tính cạnh tranh của sản phẩm khi thị trường đang hướng tới sử dụng các loại

sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên (Lê Viết Ly, 1995; Vũ Chí Cương và cs., 2008).

Đã có nhiều nghiên cứu sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp như rơm lúa, bẹ

ngô, hạt bông, bã sắn, thân lá lạc sau thu hoạch... vỗ béo bò thịt (Vũ Văn Nội và

cs., 2001; Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004; Mai Thị Thơm và Bùi

Quang Tuấn, 2005; Phạm Kim Cương, 2008; Đỗ Thị Thanh Vân và cs., 2008). Do

các phụ phẩm nông nghiệp thường có hàm lượng dinh dưỡng thấp nên thường chỉ

được phối hợp trong khẩu phần ở tỷ lệ nhất định. Tăng khối lượng của bò vỗ béo

bằng khẩu phần có phụ phẩm nông nghiệp trong các nghiên cứu trên thường chỉ ở

mức khiêm tốn (dưới 1 kg/con/ngày) nhưng đều có thể đem lại lợi nhuận cho người

chăn nuôi (Vũ Văn Nội và cs., 2001; Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004;

Mai Thị Thơm và Bùi Quang Tuấn, 2005; Đỗ Thị Thanh Vân và cs., 2008). Mức

tăng khối lượng và hiệu quả kinh tế khi vỗ béo thường tăng lên khi khẩu phần xây

dựng từ phụ phẩm nông nghiệp được bổ sung thêm thức ăn tinh (Nguyễn Hữu

Minh và cs., 2006) và vỗ béo bò lai chuyên thịt (lai giữa bò ôn đới với bò cái lai

Sind) cho tăng khối lượng và năng suất thịt xẻ cao hơn so với vỗ béo bò lai nhóm

Zebu (Lê Viết Ly, 1995; Vũ Văn Nội và cs., 2001).

Lê Viết Ly và Vũ Văn Nội (1995) nghiên cứu sử dụng rỉ mật, hạt bông và

rơm xử lý 4% urê cho thấy: sau 6 tuần thí nghiệm, bò tăng trọng 568 g/con/ngày.

Vũ Chí Cương và cs. (2001) đã cho thấy với khẩu phần vỗ béo bò bằng rỉ mật

đường (45% chất khô của khẩu phần) kết hợp với hạt bông và rơm khô không cần

cỏ xanh, bò lai Sind có thể tăng trọng trong giai đoạn vỗ béo từ 650 - 700

g/con/ngày, trong khi đó nuôi đại trà bò chỉ tăng trọng 300 - 400 g/con/ngày.

Nguyễn Xuân Trạch (2004) khi theo dõi sự biến đổi thành phần hóa học của rơm

xử lý bằng urê và vôi với mức urê: 0%; 2%; 4% và mức CaO: 0%; 3%; 6% và thời

gian ủ là 21 ngày, cho thấy hàm lượng nitơ tăng lên rõ rệt, hàm lượng NDF,

hemicellulose giảm.

Lê Viết Ly (2001) sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn gia súc bằng

Page 49: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

37

nhiều kỹ thuật xử lý khác nhau cho thấy bò vỗ béo bằng thức ăn là phụ phẩm nông,

công nghiệp gồm rơm, hạt bông, rỉ mật... cho tăng khối lượng 556 - 700

g/con/ngày. Vũ Chí Cương và cs. (2001) nghiên cứu rỉ mật trong chăn nuôi bò cho

thấy khẩu phần có hàm lượng rỉ mật trên 45% dùng vỗ béo bò cho tăng khối lượng

600 - 700 g/con/ngày và tiêu tốn thức ăn 6,23 - 7,25 kg VCK/kg tăng khối lượng.

Vũ Chí Cương và cs. (2001) nuôi bò với hỗn hợp thức ăn gồm đậu tương,

bột sắn, hạt bông, khoáng, lá dâu, rơm, rỉ mật và urê, bò cho tăng khối lượng 554 -

583 g/con/ngày.

Trương La và Đậu Thế Năm (2002) sử dụng 2 khẩu phần làm thức ăn vỗ

béo bò tại Đắk Lắk có sử dụng rỉ mật và hạt bông làm nguyên liệu chính, kết quả

bò tơ cho tăng khối lượng 612 - 621 g/con/ngày (tăng hơn 2 lần so với đối chứng);

bò phế canh tăng khối lượng 517,5 - 544,8 g/con/ngày (tăng hơn 3 lần so với đối

chứng). Đinh Văn Cải và Phạm Văn Quyến (2007) sử dụng khô dầu hạt bông và rỉ

mật để nuôi vỗ béo bò lai tại Bình Dương, kết quả bò tăng khối lượng bình quân

833 - 1.148 g/con/ngày, tỷ lệ thịt xẻ đạt: 47,9 - 53,9%.

Nguyễn Tấn Hùng và Đặng Vũ Bình (2004) sử dụng rơm lúa và thân áo ngô

sau thu hoạch có ủ urê 4% để nuôi bò lai Sind giai đoạn xuất chuồng cho tăng khối

lượng 758 - 784 g/con/ngày.

Vũ Chí Cương và cs. (2007) vỗ béo bò thịt lai Sind tại Đắk Lắk cho thấy khi

sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp như rơm, cây ngô sau thu hoạch, lõi ngô, bẹ

bắp với khẩu phần rỉ mật cao (38%), bò ở các lô (4 lô) thí nghiệm cho tăng khối

lượng tương ứng: 583 g; 625 g; 795 g và 839 g/con/ngày.

Nguyễn Quốc Đạt và cs. (2008) vỗ béo bò lai Sind, Brahman,

Droughtmaster cho thấy tăng khối lượng tương ứng là 0,952; 1,183 và 1,552

kg/con/ngày.

Phạm Thế Huệ và cs. (2009) nghiên cứu vỗ béo 21 - 24 tháng tuổi đối với bò

lai F1 (Charolais x lai Sind) và F1 (Brahman x lai Sind) cho thấy bò đạt khối lượng

tương ứng 356,80 và 338,40 kg, cao hơn bò lai Sind (294,20 kg), tăng khối lượng

đạt 917,78 và 791,10 g/con/ngày cao hơn bò lai Sind (657,78 g/con/ngày), tỷ lệ thịt

xẻ 55,20 và 52,52%, cao hơn bò lai Sind (48,93%).

Page 50: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

38

Trương La (2010) nghiên cứu sử dụng phụ phẩm nông nghiệp vỗ béo bò cho

biết: (i) Nuôi vỗ béo bò lai Sind với các khẩu phần có tỷ lệ lõi ngô trong khẩu phần

10%; 20% và 30% thì tăng khối lượng của các nhóm bò tương ứng là 0,745; 0,689

và 0,633 kg/con/ngày; tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng tương ứng là 7,21;

7,77 và 8,51 kg VCK); tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh giảm dần theo sự tăng lên của lõi

ngô, tỷ lệ thịt xẻ 45,0 - 47,5%, thịt tinh 37,7 - 39,9%; (ii) Sử dụng 5%, 15% và 25%

thân cây ngô trong khẩu phần vỗ béo bò, tăng khối lượng của bò tương ứng là

0,738; 0,735; 0,658 kg/con/ngày; tiêu tốn thức ăn tương ứng là 7,32; 7,46; 8,40 kg

VCK/kg tăng khối lượng); (iii) Sử dụng vỏ quả ca cao khô nuôi bò với tỷ lệ 25%;

30% và 35% thay thế một phần bột ngô trong khẩu phần vỗ béo bò cho tăng khối

lượng tương ứng là 0,707; 0,689 và 0,679 kg/con/ngày.

1.3.2.4. Nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản tại Việt Nam

Ở Việt Nam, nghiên cứu chuỗi giá trị được tiến hành từ cuối những năm

1980 sau khi đã giải quyết được các vấn đề về lương thực thực phẩm trong nước

nhưng lúng túng về thị trường tiêu thụ khi chúng ta chuyển từ nền sản xuất tự cấp

tự túc sang nền kinh tế thị trường (Đào Thế Tuấn, 1989). Tuy nhiên, các nghiên

cứu này chỉ được phát triển mạnh mẽ từ những năm 2000 khi nhu cầu thị trường về

các sản phẩm chất lượng, sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng ngày càng tăng và người

tiêu dùng sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn nếu sản phẩm đảm bảo chất lượng và có

khả năng truy xuất nguồn gốc. Đây là cơ sở để phát triển các sản phẩm từ trang trại

đến bàn ăn theo chuỗi giá trị khép kín.

Ngô Thị Thủy (2004) nghiên cứu về liên kết kinh tế thông qua hợp đồng

giữa người sản xuất mía nguyên liệu và công ty mía đường Hòa Bình đã chứng

minh được sự liên kết giữa những người sản xuất mía nguyên liệu và công ty mía

đường Hòa Bình là phù hợp và đúng đắn.

Trần Văn Hiếu (2005) thực hiện đề tài nghiên cứu về liên kết kinh tế giữa

các hộ nông dân với các doanh nghiệp nhà nước đã chỉ ra rằng liên kết giữa các hộ

nông dân và các doanh nghiệp nhà nước chính là tạo lập sức mạnh để tác động, hỗ

trợ, giúp đỡ cho kinh tế hộ nông dân phát triển được năng lực bên trong và tạo lập

được môi trường kinh tế xã hội bên ngoài thuận lợi, thúc đẩy và định hướng phát

Page 51: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

39

triển kinh tế hộ nông dân chuyển sang sản xuất hàng hoá theo hướng thị trường.

Theo Đinh Xuân Tùng và cs. (2008), nghiên cứu về hiệu quả kinh tế kỹ

thuật chăn nuôi bò thịt ở bốn vùng sinh thái khác nhau thấy rằng các hộ chăn nuôi

cùng hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đều có thu nhập và hiệu quả cao hơn

các hộ chăn nuôi riêng lẻ và có sự khác nhau về quy mô và hiệu quả kinh tế, kỹ

thuật của các hệ thống chăn nuôi bò thịt ở các vùng sinh thái khác nhau.

Tổ chức SNV (2008) đã nghiên cứu chuỗi giá trị ngành cói của tỉnh Ninh

Bình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành cói qua phát triển chuỗi giá trị.

Sau khi tiến hành chương trình nghiên cứu tổ chức SNV đã hỗ trợ thành lập các

nhóm đại diện như nông dân trồng và chế biến cói, hiệp hội cói, phát triển thị

trường cho công nghệ sau thu hoạch, cải thiện việc tiếp cận thị trường…

Chương trình GTZ (2008) đã hỗ trợ triển khai dự án “Phân tích chuỗi giá

trị rau cải ngọt tại tỉnh Hưng Yên” với mục đích là cùng các bên liên quan đến

chuỗi cải ngọt tạo ra phương hướng phát triển và lập kế hoạch can thiệp trên cơ sở

yêu cầu thị trường nhằm thúc đẩy chuỗi gía trị rau cải ngọt thành công hơn, có

khả năng cạnh tranh cao hơn từ đó mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia

Theo Đào Thế Anh và Paule Moustier (2009) thì giá trị gia tăng đạt được từ

các hoạt động xây dựng thương hiệu, đóng gói, thiết kế và marketing đã mang lại

giá bán cao hơn cho người sản xuất và lượng hàng hoá tiêu thụ nhiều hơn. Trong

nhiều trường hợp, các sản phẩm đã có được thị trường mới ở các khu thương mại,

siêu thị lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, một số sản phẩm đã có được thị

trường xuất khẩu. Tiếp cận và phát triển thị trường được cải thiện thông qua các

hoạt động nâng cấp chuỗi và mối quan hệ hợp tác của các tác nhân trong chuỗi.

Bảo Trung (2009) nghiên cứu về cơ sở khoa học của việc hình thành và phát

triển thể chế giao dịch nông sản ở Việt Nam đã khẳng định thể chế giao dịch nông

sản là cơ sở khung pháp lý hay tập quán qui định về cấu trúc tổ chức và cơ chế vận

hành của các hoạt động giao dịch nông sản giữa 2 hay nhiều chủ thể tham gia phù

hợp với điều kiện vật chất nhất định.

Hoàng Thị Hương Trà và cs. (2010) phân tích chuỗi giá trị sản xuất bò thịt

trong các hệ thống chăn nuôi khác nhau ở tỉnh Bắc Kạn đã chỉ ra hoạt động chăn

nuôi này đã không phát triển mạnh như mong đợi mặc dù đã có các chính sách hỗ

Page 52: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

40

trợ, thị trường cho gia súc ở vùng cao vẫn còn chưa phát triển mặc dù tiếp thị gia

súc được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. Phân

tích chuỗi giá trị cho thấy sự hình thành các nhóm nông dân để tiếp cận một cách

tập thể và xây dựng các hoạt động chung là một lựa chọn quan trọng để cải thiện

năng lực đàm phán thị trường, vị thế và mối liên kết nông dân với các tác nhân

khác của chuỗi giá trị.

Trịnh Văn Tuấn và Hoàng Xuân Trường (2012) khi nghiên cứu tác động cho

chuỗi bò thịt H’mông Cao Bằng thì thấy rằng nếu liên kết các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ

lại với nhau thành các tổ hợp tác và liên kết các tổ hợp tác này với các tác nhân thị

trường, đồng thời xây dựng thương hiệu và gắn nhãn mác cho sản phẩm trước khi

đưa ra thị trường thì giá trị của sản phẩm toàn chuỗi tăng lên 22 - 25% tùy theo

mùa vụ, trong đó người chăn nuôi tăng 7.000đ/1kg thịt xô, tương đương gần 500

ngàn đồng/1 bò thịt khi bán ra thị trường.

Hoàng Xuân Trường và cs. (2012) khi nghiên cứu chuỗi giá trị bò thịt tại

Đắk Lắk đã cho thấy người chăn nuôi bò thịt thiếu thông tin thị trường và luôn luôn

bị ép giá do bán đơn lẻ, đồng thời tác giả cũng chỉ ra rằng hiệu quả chăn nuôi là rất

thấp, trung bình mỗi hộ thu nhập khoảng 4 triệu đồng từ chăn nuôi bò thịt/năm,

tương đương 21.928 đồng/ngày công chăn nuôi.

Hồ Cao Việt (2012) nghiên cứu chuỗi giá trị bò thịt vùng Duyên hải Nam

Trung Bộ đã chỉ ra chuỗi giá trị này thu hút sự tham gia của các nhóm tác nhân: hộ

chăn nuôi, thương lái thu mua bò, lò mổ, đại lý, nhà phân phối và một số tác nhân

khác như bán lẻ, cơ sở chế biến các sản phẩm từ thịt bò (khô bò, lòng, thuộc da).

Đinh Xuân Tùng và cs. (2015) nghiên cứu các giải pháp tổng hợp để phát

triển chăn nuôi bò thịt theo hướng sản xuất hàng hóa thấy rằng có sự khác biệt đáng

kể về lợi nhuận chăn nuôi bò thịt giữa các vùng sinh thái. Lợi nhuận từng trại trong

năm cao nhất được thấy ở Tây Bắc, sau đó là Đông Bắc, Đồng bằng Sông Hồng và

Duyên hải Nam Trung Bộ. Phương thức trồng cây thức ăn gia súc có tác động lớn

đến hiệu quả chăn nuôi. Đặc biệt, khi các hộ chăn nuôi tham gia nhóm liên kết,

mua bán thông qua hợp đồng với các thương lái đã nâng giá trị trong chuỗi giá trị

bò thịt lên gần 40% trong đó người chăn nuôi tăng khoảng 36% tương đương

Page 53: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

41

417,45 ngàn đồng/1 bò thịt.

1.4. KHÁI QUÁT VÙNG NGHIÊN CỨU

1.4.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng Tây Bắc

1.4.1.1. Vị trí địa lý

Tây Bắc là một

vùng lãnh thổ rộng lớn

nằm ở phía Bắc của Việt

Nam. Tây Bắc gồm 6

tỉnh với diện tích trên

5,64 triệu ha với 3,5

triệu dân. Phía Bắc giáp

Vân Nam (Trung Quốc);

phía Tây và Tây Nam

giáp Phong Sa Lỳ - Sầm

Nưa (Lào); phía Đông

giáp tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ; phía Nam và Đông Nam giáp các tỉnh

Ninh Bình, Thanh Hóa, thủ đô Hà Nội.

1.4.1.2. Địa hình

Tây Bắc là vùng núi, cao nguyên hiểm trở có mức độ chia cắt mạnh nhất

nước ta. Địa hình Tây Bắc rất phức tạp. Phía Đông và Đông Bắc là khối núi Hoàng

Liên Sơn; phía Tây và Tây Nam là dãy núi Sông Mã nằm giữa 2 khối núi khổng lồ

là 1 dải núi đá vôi chạy liên tục từ Phong Thổ đến Lạc Thủy (Hòa Bình). Ở Tây

Bắc, núi và cao nguyên chiếm 4/5 diện tích lãnh thổ, các dãy núi và cao nguyên đều

chạy song song nhau theo hướng Tây Bắc - Đông Nam trừ ở phía cực tây có nhiều

mạch núi rẽ theo hướng Đông Bắc.

Ở phía Đông và Đông Bắc của Tây Bắc là dãy núi cao Hoàng Liên Sơn, các

đỉnh núi đều cao từ 2800 m đến trên 3000 m. Trong đó có đỉnh Phanxipang cao

nhất (3143 m). Vùng núi Hoàng Liên Sơn còn có nhiều thung lũng rộng, đất phù sa

màu mỡ như thung lũng Mường Hum, thượng lưu sông Nậm Tà.

Về phía Tây và Tây Nam của vùng Tây Bắc lại là những núi trung, địa hình

Page 54: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

42

ở đây khá đồng nhất, khe sâu sườn dốc, có một số bề mặt bằng phẳng rộng như

Mường Nhé.

1.4.1.3. Khí hậu

Vùng Tây Bắc có khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa có sự

tương phản rõ rệt. Mùa hè với gió mùa Tây Nam, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, thời

tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa đông với gió mùa Đông Bắc, kéo dài từ tháng 11 đến

tháng 3 năm sau, có thời tiết lạnh, khô và ít mưa. Thời tiết lạnh kéo dài là trở ngại

lớn cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp của vùng. Độ ẩm tương đối trung bình hàng

năm của vùng Tây Bắc biến động không lớn, thường từ 78 - 93% ở các tiểu vùng có

độ chênh lệch từ 2 - 5%. Thời tiết đặc biệt ở vùng Tây Bắc là gió Lào, đây là loại gió

nóng khô, gây hạn hán, hỏa hoạn, làm trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt.

1.4.1.4. Dân cư

Tây Bắc là vùng có mật độ dân cư thưa thớt so với các khu vực khác trong

cả nước. So với khu vực Đông Bắc, vùng này được khai thác muộn hơn, dân cư

trong vùng chủ yếu là các dân tộc ít người, trong đó chủ yếu là người Thái, người

Mường, người H'mông… Bình quân mật độ dân cư toàn vùng là 61 người/km2.

Mật độ dân số tăng dần từ vùng cao xuống vùng thấp, từ những khu vực đi lại khó

khăn đến những nơi có đường giao thông đi lại thuận tiện.

1.4.2. Khái quát chung về nông nghiệp hai tỉnh Điện Biên và Sơn La

1.4.2.1. Đất đai

Điện Biên và Sơn La thuộc vùng Tây Bắc có đất đai tương đối rộng, thổ

nhưỡng phong phú, có tiềm năng lớn để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và thích

ứng cho phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, ôn đới, các loại rau, củ, quả vùng cao

như: gạo đặc sản, ngô, đậu tương, chè Shan Tuyết, bưởi, hồng, thảo quả, quế, táo, lê

và chăn nuôi trâu, bò, dê. Toàn vùng có 10 nhóm đất chính (đất phù sa, đất lầy, đất

đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ, đất mùn alit trên núi, đất mùn thô trên núi, đất đỏ

vàng bị biến đổi do trồng lúa, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá và đất dốc tụ).

1.4.2.2. Sản xuất nông nghiệp

Về trồng trọt: các loại cây trồng chính là lúa, ngô và cây sắn chiếm tỷ lệ lớn.

Ngoài ra, còn 1 số loại cây trồng khác như cây lạc, cây khoai lang hoặc cây đậu đỗ.

Page 55: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

43

Bảng 1.7. Diện tích một số cây trồng chính

TT Cây trồng Diện tích một số cây trồng chính (Nghìn ha)

Điện Biên Sơn La Tổng diện tích

1 Lúa 49,0 56,7 105,7

2 Ngô 29,3 162,8 192,1

3 Sắn 7,2 28,0 35,2

4 Lạc 1,5 1,4 2,9

5 Mía - 4,8 4,8

6 Đậu tương 5,4 2,7 8,1

7 Khoai lang 0,4 0,6 1,0

Tổng cộng 92,8 257,0 349,8

Nguồn: Thống kê Bộ NN&PTNT, 2013

Với các loại cây trồng phong phú thì sản lượng phụ phẩm cũng tương đối

lớn, đây là tiềm năng để phát triển chăn nuôi bò thịt nếu biết tận dụng hiệu quả

nguồn phụ phẩm. Hiện nay, rơm thường đốt tại ruộng, rất ít hộ đem rơm về để dự

trữ cho trâu bò trong vụ đông. Đối với lõi ngô và thân, lá cây ngô thì hầu như

không sử dụng mà chủ yếu đốt hủy sau khi thu hoạch và tách hạt.

Bảng 1.8. Số lượng gia súc, gia cầm chủ yếu

Vật

nuôi

Điện Biên (Nghìn con) Sơn La (Nghìn con)

2011 2012 2013 2014 2011 2012 2013 2014

Trâu 113,4 116,2 119,5 118,5 166,1 168,5 158,4 153,0

Bò 40,4 42,0 44,4 45,4 188,0 196,5 195,6 205,2

Lợn 289,3 288,6 295,6 303,3 544,3 535,3 473,7 514,4

Gia cầm 2.300 2.300 2.500 2.614 4.800 4.600 4.500 4.752

Nguồn: Thống kê Bộ NN&PTNT, 2014

Về chăn nuôi: có thể thấy rằng chăn nuôi bò ở Sơn La phát triển hơn chăn

nuôi trâu, trong khi đó thì ở Điện Biên chăn nuôi trâu lại phát triển hơn chăn nuôi

Page 56: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

44

bò. Đặc biệt, với nguồn phụ phẩm nông nghiệp rất lớn từ cây ngô và cây sắn thì

Sơn La đang chiếm ưu thế về phát triển chăn nuôi hơn so với Điện Biên.

1.5. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

- Có nhiều yếu tố tác động đến sự phát triển, năng suất và hiệu quả chăn

nuôi bò thịt nông hộ như: điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng địa phương.

Tây Bắc có đặc thù riêng của vùng, vì vậy đề tài luận án sẽ tập trung xác định

những trở ngại chính ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò thịt nông

hộ vùng này. Bên cạnh đó, đề tài luận án cũng xác định những tiềm năng của địa

phương để khắc phục trở ngại, nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi bò thịt.

- Nhiều giải pháp kỹ thuật có thể hạn chế những trở ngại đến năng suất, hiệu

quả và sự phát triển chăn nuôi bò thịt nông hộ. Đề tài luận án sẽ tập trung tiến hành

các thí nghiệm về giống và thức ăn nhằm tìm ra giải pháp kỹ thuật thích hợp để phát

huy tiềm năng của địa phương, nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò thịt.

- Ngoài những giải pháp kỹ thuật, đề tài luận án cũng thử nghiệm các giải

pháp về tổ chức liên kết sản xuất nhằm khắc phục các trở ngại về thị trường để

nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò thịt nông hộ theo hướng sản xuất hàng hóa.

Page 57: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

45

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

- Bò Vàng địa phương

- Rơm ủ urê

- Bột sắn và bột lá sắn; các thức ăn khác

- Các nhóm tác nhân tham gia chuỗi giá trị bò thịt và thí nghiệm giải pháp

thị trường: hộ chăn nuôi, thu gom, lò mổ, cửa hàng bán lẻ, người tiêu dùng.

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

Tại một số xã được lựa chọn thuộc 2 tỉnh Điện Biên, Sơn La và TP Hà Nội.

2.1.3. Thời gian nghiên cứu

Từ năm 2010 đến năm 2015

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1. Hiện trạng chăn nuôi và thị trường bò thịt vùng Tây Bắc

Mục tiêu: Xác định những trở ngại chính ảnh hưởng đến năng suất và hiệu

quả chăn nuôi bò thịt đồng thời tìm ra những tiềm năng của vùng Tây Bắc để khắc

phục trở ngại.

2.2.2. Thử nghiệm một số giải pháp về kỹ thuật nâng cao năng suất và hiệu

quả chăn nuôi bò thịt nông hộ

Mục tiêu: Xác định được một số giải pháp kỹ thuật thích hợp nhằm phát huy

tiềm năng về giống, nguồn thức ăn sẵn có và nguồn phụ phẩm nông nghiệp phong

phú của địa phương để nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò thịt.

Nội dung này gồm 3 thí nghiệm:

2.2.2.1. Thí nghiệm 1: Tuyển chọn bò đực khối lượng lớn làm giống nhằm nâng

cao tầm vóc và khả năng sinh trưởng của bò địa phương.

2.2.2.2. Thí nghiệm 2: Sử dụng rơm ủ urê và thức ăn tinh nâng cao khả năng

tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn cho bò sinh trưởng.

2.2.2.3. Thí nghiệm 3: Sử dụng bột sắn và bột lá sắn vỗ béo bò.

2.2.3. Thử nghiệm giải pháp thị trường

Liên kết nhóm chăn nuôi bò thịt với các tác nhân thị trường kết hợp hệ

Page 58: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

46

thống nhận diện sản phẩm

Mục tiêu: Xây dựng các mối liên kết giữa các tác nhân kết hợp hệ thống

nhận diện sản phẩm để nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị bò thịt Tây Bắc.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Hiện trạng chăn nuôi và thị trường bò thịt vùng Tây Bắc

2.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp thu thập thông tin đánh giá hiện trạng chăn nuôi

- Thu thập thông tin thứ cấp: Được thu thập từ niên giám thống kê, báo cáo nghiên

cứu, báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội của các cơ quan cấp tỉnh Sơn La,

Điện Biên và các điểm nghiên cứu được lựa chọn.

- Thu thập thông tin sơ cấp: Điều tra trực tiếp các hộ chăn nuôi tại mỗi điểm nghiên

cứu bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc. Tiêu chí để lựa chọn các điểm điều tra dựa trên

số lượng đàn bò, quy mô, thành phần dân tộc và vị trí phân bố khác nhau. Số lượng

mẫu điều tra: 105 hộ chăn nuôi bò tại Điện Biên và 82 hộ chăn nuôi bò tại Sơn La.

Phương pháp thu thập thông tin đánh giá hiện trạng thị trường

- Thu thập thông tin thứ cấp: Được thu thập từ niên giám thống kê, báo cáo nghiên

cứu, báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội của các cơ quan cấp tỉnh Sơn La,

Điện Biên và các điểm nghiên cứu được lựa chọn.

- Thu thập thông tin sơ cấp: Điều tra trực tiếp bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc được

xây dựng cho các nhóm tác nhân khác nhau. Số lượng và địa điểm điều tra như sau:

Tác nhân sản xuất: 45 hộ dựa trên các tiêu chí sau: i) Tham gia chăn nuôi bò

từ 3 năm trở lên; ii) Quy mô chăn nuôi khác nhau; iii) Đại điện cho các

nhóm dân tộc khác nhau. Tại mỗi tỉnh lựa chọn 2 xã, trong đó có 1 xã vùng

thấp và 1 xã vùng cao. Cụ thể tại Sơn La lựa chọn 2 xã Long Hẹ và Tà Hộc,

tại Điện Biên lựa chọn 2 xã Quài Cang và Tỏa Tình để điều tra

Tác nhân thu gom: 45 người thu gom bò trong xã, huyện, tỉnh Sơn La và

Điện Biên.

Tác nhân lò mổ: 15 lò mổ trên địa bàn tỉnh Sơn La, Điện Biên và Hà Nội.

Tác nhân bán lẻ: 25 tác nhân theo 2 kênh phân phối khác nhau (kênh phân

phối theo hướng chất lượng cao ở Hà Nội và kênh phân phối là những người

Page 59: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

47

bán lẻ trong các chợ dân sinh ở Sơn La, Điện Biên và Hà Nội).

Tác nhân tiêu dùng: 120 người tiêu dùng tại thị trường địa phương (thành

phố Sơn La và thành phố Điện Biên Phủ) và thành phố Hà Nội theo các mức

thu nhập bình quân đầu người/tháng là: (i) dưới 2 triệu đồng, (ii) từ 2 đến

dưới 5 triệu đồng, (iii) từ 5 đến dưới 10 triệu đồng và (iv) trên 10 triệu đồng.

Ngoài ra, tiến hành trao đổi với cán bộ xã, trưởng bản ở hai xã và các bản

khảo sát để thu thập những thông tin chung như: tình hình chăn nuôi bò của xã; tình

hình bán bò ở xã; chính sách và những hỗ trợ chăn nuôi và bán bò từ cấp tỉnh đến

cấp xã; tập quán chăn nuôi của người dân; khó khăn trong phát triển chăn nuôi và

bán bò thịt tại địa phương.

2.3.1.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin và xử lý số liệu

- Số liệu điều tra được phân tích theo phương pháp thống kê mô tả, xử lý trên phần

mềm Excel và phần mềm chuyên dụng SPSS.

- Phương pháp so sánh: so sánh theo thời gian và theo địa điểm nghiên cứu.

- Phương pháp xác định khối lượng phụ phẩm nông nghiệp được tính dựa trên

phương pháp ước tính khối lượng phụ phẩm ở Việt Nam của Tổng cục Thống kê

năm 2008 (Bảng 2.1)

Bảng 2.1. Ước tính khối lượng phụ phẩm nông nghiệp ở Việt Nam

Tên phụ phẩm Diện tích gieo trồng

(triệu ha/năm)

Khối lượng phụ phẩm

(triệu tấn VCK/năm)

- Rơm lúa 7,32 36,3

- Cây ngô sau thu hoạch 1,03 5,2

- Lõi ngô - 0,74

- Dây lạc 0,25 0,5

- Ngọn, lá sắn 0,48 2,65

- Dây khoai lang 0,18 2,15

- Lá mía 0,29 3

- Rỉ mật - 0,45

Tổng cộng - 50,99

Nguồn: Niên giám Thống kê, 2008

Page 60: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

48

- Phương pháp xác định VCK từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp được tính dựa trên

Bảng Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn gia súc, gia cầm Việt

Nam (Viện Chăn nuôi, 2001)

2.3.2. Thí nghiệm tuyển chọn bò đực khối lượng lớn làm giống nhằm nâng cao

tầm vóc và khả năng sinh trưởng của bò địa phương

2.3.2.1. Địa điểm và thời gian

- Địa điểm: xã Nậm Mằn, huyện Sông Mã, Tỉnh Sơn La

- Thời gian: 2008 - 2010

2.3.2.2. Bố trí thí nghiệm

Gia súc: Bò đực 5 - 6 tuổi, bò cái đang trong tuổi đẻ từ lứa 2 đến lứa 5.

Thí nghiệm được bố trí theo các nghiệm thức (NT):

- NT đối chứng (NTĐC): 3 bò đực đại trà phối với 30 bò cái đại trà.

- NT1: 3 bò đực khối lượng lớn phối với 30 bò cái đại trà.

- NT2: 3 bò đực khối lượng lớn phối với 30 bò cái tuyển chọn.

2.3.2.3. Phương pháp tiến hành

- Khảo sát, đánh giá đàn bò hiện có:

+ Cân khối lượng bò bằng cân điện tử Rudd weight - 1200.

+ Phỏng vấn nông dân về tình hình sinh sản, nuôi dưỡng đàn bò bằng các

câu hỏi đã chuẩn bị trước theo phương pháp điều tra nhanh nông thôn.

+ Đánh giá ngoại hình: Quan sát bằng mắt thường.

- Tuyển chọn những bò đực giống tốt của địa phương: Tuyển chọn những bò đực

giống có ngoại hình đẹp, có tính hăng tốt đã từng phối có con, tuổi 5 - 6 tuổi, khối

lượng cao nhất trong đàn.

- Tuyển chọn đàn bò cái sinh sản làm nền: Chọn những bò có ngoại hình đẹp, có đủ

tiêu chuẩn giống và đang trong tuổi đẻ từ lứa 2 đến lứa 5, khoảng cách hai lứa đẻ

ngắn, khối lượng cơ thể từ trung bình đàn trở lên.

- Theo dõi bò cái động dục, phối giống:

+ Theo dõi bò cái động dục bằng các biện pháp thông thường là quan sát

niêm dịch và niêm mạc âm đạo vào ban đêm, buổi sáng và những biểu hiện

nhảy nhau, bỏ ăn, theo đực khác, kêu rống ...

Page 61: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

49

+ Bò cái động dục được phối giống với bò đực theo các NT đã bố trí.

- Quản lý bò thí nghiệm:

+ Tất cả bò đực giống và bò cái sinh sản có sổ theo dõi theo từng nhóm,

từng nghiệm thức hàng ngày. Khi bò cái động dục được phối giống và giữ tại

nhà đến khi hết động dục mới cho đi chăn.

+ Gia súc thí nghiệm được nuôi dưỡng theo điều kiện của dân là chăn thả kết

hợp bổ sung thức ăn tại chuồng vào ban đêm theo quy trình kỹ thuật chăn nuôi

bò sinh sản kết hợp cày kéo.

- Theo dõi đàn bò sinh ra:

+ Mỗi lô chọn 10 bò đực và 10 bò cái sinh cùng thời điểm

+ Bê sinh ra được theo mẹ đến khi cai sữa (thường là 6 - 7 tháng).

+ Cân bò con sinh ra ở các mốc tuổi sơ sinh, 6, 12, 24 tháng tuổi bằng cân

điện tử Rudd weight - 1200.

2.3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi thu thập, số liệu được tính toán thô trên bảng Excel sau đó xử lý

bằng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) trên phần mềm Minitab 14.0.

Mô hình ANOVA tổng quát để phân tích số liệu là mô hình sau:

Yij = + Ai + ij

Trong đó: Yij là biến phụ thuộc, là trung bình tổng thể, Ai ảnh hưởng của

nghiệm thức, ij là sai số ngẫu nhiên.

Nếu ANOVA cho thấy có sự sai khác thì phương pháp so sánh cặp số trung

bình Tukey sẽ được áp dụng để xác định sai khác giữa các nghiệm thức.

Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá trong thí nghiệm này bao gồm:

- Phân tích mô tả khối lượng bò đực và bò cái giống: Khối lượng trung bình, độ

lệch chuẩn...

- Phân tích mô tả khối lượng bê sinh ra: Khối lượng trung bình, khối lượng tăng

lên, độ lệch chuẩn của khối lượng bê qua các giai đoạn sơ sinh, 6, 12 và 24 tháng

tuổi theo giới tính.

- Phân tích so sánh sự khác biệt về khối lượng bê theo các giai đoạn, giới tính giữa

các nghiệm thức.

- Phân tích mối tương quan giữa khối lượng trung bình của bê các giai đoạn với

Page 62: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

50

khối lượng bò đực, bò cái giống: hệ số tương quan, độ tin cậy, số mẫu.

- Phân tích hồi quy ảnh hưởng của khối lượng bò đực, bò cái giống đến khối lượng

bê theo các giai đoạn tuổi khác nhau.

2.3.3. Thí nghiệm sử dụng rơm ủ urê và thức ăn tinh nâng cao khả năng tăng

khối lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn cho bò sinh trưởng

2.3.3.1. Địa điểm và thời gian

- Địa điểm: xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, Tỉnh Điện Biên.

- Thời gian: 84 ngày từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2013

2.3.3.2. Bố trí thí nghiệm

Nghiên cứu này gồm hai nội dung: (i) Nội dung 1 là trong phòng thí nghiệm

(in vitro gas production) và (ii) Nội dung 2 là nuôi dưỡng trong nông hộ.

Nội dung in vitro gas production

Mục đích của nội dung này là xác định hàm lượng năng lượng trao đổi và

động thái phân giải của thức ăn trong điều kiện in vitro. Để xác định động thái lên

men của thức ăn và hàm lượng năng lượng trao đổi (ME - Metabolizable energy)

của rơm ủ urê và thức ăn tinh hỗn hợp. Nội dung in vitro gas production được tiến

hành theo phương pháp của Menke và Steingass (1988). Dịch dạ cỏ được lấy từ hai

bò mổ lỗ dò giống lai Sind ăn khẩu phần thức ăn (Cỏ voi, bột đậu tương, bột sắn,

bột ngô, cám gạo) theo tiêu chuẩn NRC (1996) (10 - 11 MJ ME/kg vật chất khô

thức ăn - VCK và 12 - 14% protein thô (Prth) trong khẩu phần nuôi cùng điều kiện,

trước khi cho ăn buổi sáng để đảm bảo thành phần vi sinh vật và hoạt lực enzym

của vi sinh vật trong dạ cỏ tương đối ổn định.

Lượng khí sinh ra trong điều kiện in vitro được đo lặp lại (3 lần lặp lại) ở

các thời điểm 3, 6, 9, 12, 24, 48, 72 và 96 h sau khi ủ các mẫu thức ăn (Menke and

Steingass, 1988) cho từng xylanh.

Động thái lên men của các khẩu phần: Được xác định theo phương trình của

Orskov và Mc Donald (1979). Phương trình có dạng như sau: Y = a+b(1- e-ct).

Trong đó: Y là thể tích khí sinh ra ở thời điểm t (ml); a là lượng khí sinh ra từ

các chất dễ hoà tan thường ở ngay tại thời điểm ban đầu khi ủ mẫu (ml); b là lượng

khí sinh ra từ các chất khó hoà tan trong suốt quá trình ủ (ml); a+b là tổng lượng khí

Page 63: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

51

sinh ra của khẩu phần đem ủ hay tiềm năng sinh khí của khẩu phần thức ăn đó (ml);

c là tốc độ sinh khí (%/giờ); t là thời gian ủ mẫu khẩu phần thức ăn thí nghiệm (giờ).

Các thông số trên được tính toán với phần mềm chuyên dụng NEWAY của

Cheng (1996) (Trích dẫn theo Orskov và Mc Donald (1979)).

Trên cơ sở khí tích lũy (ml) sau 24 giờ ủ thức ăn với dịch dạ cỏ (24 hours

gas production - GP24) và thành phần hóa học đã phân tích, NLTĐ được tính theo

công thức dưới đây:

NLTĐ (kcal/kg VCK) = 1885 + 21*GP24 + 2,49*VCK - 21,6*Prth (Đinh

Văn Mười, 2012).

Ở đây: GP24 là lượng khí tích lũy (ml) sau khi ủ thức ăn 24 h; VCK là %

chất khô của thức ăn; Prth là % protein thô của thức ăn.

Nội dung nuôi dưỡng trong nông hộ

Nội dung nuôi dưỡng trong nông hộ được tiến hành trong 84 ngày.

Bảng 2.2. Thiết kế thí nghiệm

Chỉ tiêu ĐVT Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3

Số gia súc Con 5 5 5

Thời gian nuôi chuẩn bị Ngày 15 15 15

Thời gian thí nghiệm Ngày 84 84 84

Thời gian chăn thả 8h - 16h 8h - 16h 8h - 16h

Rơm ủ urê 4% Không Tự do Tự do

Thức ăn tinh Không Không 0,5 % khối

lượng cơ thể

Chú thích: Nghiệm thức 1: Chăn thả; Nghiệm thức 2: Chăn thả + rơm ủ urê 4% tự do;

Nghiệm thức 3: Chăn thả + rơm ủ urê 4% tự do + thức ăn tinh 0,5% khối lượng cơ thể.

Tổng số 15 bò đực đang sinh trưởng, 15 tháng tuổi, giống bò Vàng Việt

Nam, khối lượng 176 - 178 kg được đưa vào thí nghiệm như bảng 2.2.

Thí nghiệm được thiết kế theo mô hình khối ngẫu nhiên hoàn toàn

(completely randomized block design - CRBD) với 3 nghiệm thức thí nghiệm:

- Nghiệm thức 1 (Đối chứng): Chăn thả không bổ sung thức ăn;

- Nghiệm thức 2: Chăn thả + bổ sung rơm ủ urê ăn tự do (ad libitum) tại chuồng;

Page 64: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

52

- Nghiệm thức 3: Chăn thả + bổ sung rơm ủ urê ăn tự do (ad libitum) + thức ăn tinh

tại chuồng (tương đương 0,5% khối lượng cơ thể).

2.3.3.3. Phương pháp tiến hành

Bò được tẩy giun, sán bằng Fasinex (Ciba Co., Switzerland) và được nuôi

chuẩn bị trong 15 ngày trước khi bước vào giai đoạn thí nghiệm chính thức. Bò

được cho ăn trong các máng riêng biệt sau khi chăn thả để kiểm soát lượng thức ăn

ăn vào. Nước uống được cung cấp tự do để bò uống vào mọi thời điểm.

Chuẩn bị thức ăn bổ sung:

- Rơm ủ urê được chuẩn bị như sau: Urê loại sử dụng làm phân bón trong trồng

trọt được hòa đều trong nước theo tỷ lệ 4 kg urê hòa trong 80 lít nước để dùng

cho 100 kg rơm khô - dạng sử dụng. Dung dịch nước đã hòa urê sau đó được tưới

đều lên từng lớp rơm khô trong các túi nylon. Rơm trong túi nylon sau khi đã

phun nước đã hòa urê được nén chặt và buộc kín để vào chỗ râm mát trong 14

ngày trước khi cho bò thí nghiệm ăn.

- Thức ăn tinh được chuẩn bị như sau: Bột ngô, bột đậu tương được trộn đều, sau

đó trộn với bột sắn khô. Hỗn hợp trên cuối cùng được trộn với cám gạo để sử

dụng. Tỷ lệ phối trộn thức ăn hỗn hợp được trình bày trong bảng 2.3.

Bảng 2.3. Thành phần của thức ăn tinh (% chất khô)

TT Nguyên liệu Tỷ lệ (%)

1 Cám gạo 50

2 Bột sắn 25

3 Bột ngô 10

4 Bột đậu tương 15

Phương pháp phân tích thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng:

Thành phần hóa học của các nguyên liệu và thức ăn như: rơm ủ urê, cám

gạo, bột sắn, bột ngô, bột đậu tương và thức ăn tinh phối trộn được phân tích: chất

khô; protein thô; mỡ (Crude fat-EE); xơ thô (Crude fiber-CF) theo các tiêu chuẩn

TCVN 4326 - 86, TCVN 4328 - 86, TCVN 4331-2001, TCVN 4329 - 86, TCVN

4327 - 86, riêng NDF, ADF được xác định theo phương pháp của Goering và Van

Page 65: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

53

Soest (1970).

Tất cả các chỉ tiêu phân tích được tiến hành tại phòng phân tích thức ăn và

sản phẩm chăn nuôi, Viện chăn nuôi.

Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tính

Thức ăn cho ăn và thức ăn thừa hàng ngày của từng bò được cân và ghi

chép hàng ngày cho từng cá thể ở hai nghiệm thức thí nghiệm để tính lượng thức

ăn ăn vào, lượng năng lượng ăn vào từ thức ăn bổ sung.

Khối lượng của từng cá thể bò được cân sau 28 ngày (4 tuần) một lần vào

buổi sáng trước khi cho ăn lúc 8h buổi sáng để xác định tăng khối lượng, tiêu tốn

thức ăn bổ sung cho 1 kg tăng trọng và hiệu quả kinh tế.

Để xác định tổng lượng năng lượng ăn vào từ chăn thả sử dụng tiêu chuẩn

của Kearl (1982) cho bò nhiệt đới tầm vóc nhỏ có tham khảo các tài liệu của

Agnew và cs. (2004) và NRC (2001). Theo Kearl (1982) nhu cầu duy trì/ngày

của bò thịt là: 0,5 MJ ME/kg khối lượng trao đổi (Metabolizable bodyweight -

BW0,75). Như vậy, nhân khối lượng trao đổi với nhu cầu ta sẽ có tổng nhu cầu

NLTĐ cho duy trì/ngày của bò. Còn theo Kearl (1982), Agnew và cs. (2004) và

NRC (2001) để tăng 1 kg khối lượng bò cần 25,5 MJ ME. Lấy tăng trọng nhân

với 25,5 MJ ME sẽ được nhu cầu NLTĐ cho tăng trọng. Lấy tổng hai nhu cầu

duy trì và tăng trọng/ngày chúng ta sẽ có tổng nhu cầu NLTĐ trên ngày ở cả ba

nghiệm thức. Lấy tổng hai nhu cầu duy trì và tăng trọng/ngày - tổng NLTĐ ăn

vào/ngày/bò ở hai nghiệm thức 2 và 3 chúng ta sẽ biết được một cách tương đối

chăn thả đã cung cấp bao nhiêu NLTĐ/con/ngày ở các nghiệm thức này. Đối với

nghiệm thức 1, vì không xác định được lượng cỏ gặm từ chăn thả nên lượng

NLTĐ ăn vào ở đây chính là tổng hai nhu cầu cho duy trì và tăng trọng đã tính

được trên cơ sở khối lượng và tăng trọng thực tế.

Để so sánh việc sử dụng các nhu cầu lý thuyết về NLTĐ có cho kết quả

tăng trọng gần đúng với tăng trọng lý thuyết không, tăng trọng lý thuyết đã được

ước tính như sau:

Tăng trọng lý thuyết theo NLTĐ = (Tổng nhu cầu NLTĐ - Nhu cầu NLTĐ

cho duy trì)/25,5 MJ NLTĐ.

Page 66: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

54

Nhằm xác định hiệu quả sử dụng thức ăn (HQSDTĂ), lượng chất khô ăn

vào cần phải được ước tính. Vì lượng cỏ ăn vào từ chăn thả và thành phần hóa

học của cỏ chăn thả không xác định được nên trong nghiên cứu này lượng chất

khô ăn vào từ chăn thả (kg VCK/con/ngày) được ước tính như sau:

Lượng chất khô ăn vào từ chăn thả (kg VCK/con/ngày) = NLTĐ

(MJ/con/ngày) thu nhận từ chăn thả/hàm lượng NLTĐ (MJ/kg chất khô) của cỏ

chăn thả. Giả thiết ở đây là cỏ tự nhiên từ chăn thả có chất khô là 17,67 %, 1 kg

chất khô có 8,5 MJ NLTĐ/kg VCK và tương đương với 5,7 kg cỏ tự nhiên tươi

(Đinh Văn Mười, 2012). Như vậy, công thức tính chất khô ăn vào cho từng

nghiệm thức là:

- VCK ăn vào (kg VCK/con/ngày) của bò ở nghiệm thức một = Tổng lượng

NLTĐ ăn vào (MJ/con/ngày)/8,5 MJ NLTĐ/kg VCK (của cỏ tự nhiên chăn thả)

- VCK ăn vào (kg VCK/con/ngày) của bò ở nghiệm thức hai = VCK ăn vào từ

rơm (VCK/con/ngày) + NLTĐ ăn vào từ chăn thả/8,5 MJ NLTĐ/kg VCK (của cỏ

tự nhiên chăn thả) - VCK ăn vào (kg VCK/con/ngày) của bò ở nghiệm thức ba =

VCK ăn vào từ rơm (VCK/con/ngày) + VCK ăn vào từ thức ăn tinh

(VCK/con/ngày) + (NLTĐ ăn vào từ chăn thả/8,5 MJ NLTĐ/kg VCK (của cỏ tự

nhiên chăn thả).

Cuối cùng sơ bộ ước tính hiệu quả bổ sung cũng được tính toán dựa vào

tổng thu sau 84 ngày trừ tổng chi phí.

2.3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi thu thập, số liệu được tính toán thô trên bảng Excel sau đó xử lý

bằng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) trên phần mềm Minitab 14.0.

Mô hình ANOVA tổng quát để phân tích số liệu là mô hình sau:

Yij = + Ai + ij

Trong đó: Yij là biến phụ thuộc, là trung bình tổng thể, Ai ảnh hưởng của

khẩu phần, ij là sai số ngẫu nhiên.

Nếu ANOVA cho thấy có sự sai khác thì phương pháp so sánh cặp số trung

bình Tukey sẽ được áp dụng để xác định sai khác giữa các nghiệm thức.

Page 67: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

55

2.3.4. Thí nghiệm sử dụng bột sắn và bột lá sắn vỗ béo bò

2.3.4.1. Địa điểm và thời gian

- Địa điểm: xã Nậm Mằn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

- Thời gian: 84 ngày từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2010

2.3.4.2. Đối tượng và vật liệu thí nghiệm:

- Bò tơ 18 tháng tuổi,

- Bột sắn: sắn lát phơi khô nghiền nhỏ,

- Bột lá sắn: lá sắn phơi khô, nghiền nhỏ,

- Cỏ xanh: cỏ tự nhiên được thu cắt hàng ngày.

2.3.4.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được thiết kế theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm được thể hiện qua bảng 2.4.

Bảng 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Chỉ tiêu ĐVT NTĐC Lô thí nghiệm

NT1 NT2

Số gia súc con 5 5 5

Tuổi gia súc tháng 18 18 18

Khối lượng bắt đầu thí nghiệm kg 154,0 4,02 153,8 4,21 156,4 4,83

Thời gian nuôi thích nghi ngày 15 15 15

Thời gian thí nghiệm ngày 84 84 84

Thức ăn dùng trong thí nghiệm

Cỏ xanh tự nhiên Tự do Tự do Tự do

Bột sắn kg - 1,0 0,5

Bột lá sắn kg - - 0,5

Tổng số 15 bò đực 18 tháng tuổi được phân thành 5 khối (block) theo khối

lượng cơ thể, mỗi block 3 bò (mỗi bò cho một nghiệm thức). Bò trong một khối có

khối lượng đồng đều nhau. Sau đó, bò được phân vào 3 nghiệm thức (NT) khác

nhau trong mỗi khối một cách hoàn toàn ngẫu nhiên. Bò được nuôi tại 5 hộ, mỗi hộ

3 con và mỗi con 1 NT.

Page 68: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

56

Khẩu phần ăn và chế độ nuôi dưỡng

- NTĐC: bò được nuôi bằng cỏ xanh tự nhiên cho ăn tự do

- NT1: bò được nuôi bằng cỏ xanh tự nhiên cho ăn tự do, bổ sung bột sắn.

- NT2: bò được nuôi bằng cỏ xanh tự nhiên cho ăn tự do, bổ sung bột sắn và

bột lá sắn.

Quản lý gia súc thí nghiệm

Bò được tẩy giun sán bằng Levisol 7,5% liều lượng 1ml cho 10 kg khối

lượng cơ thể, được nuôi riêng mỗi con một ngăn chuồng để theo dõi cá thể.

- Tất cả bò thí nghiệm và đối chứng được nuôi nhốt và cung cấp thức ăn

hàng ngày tại chuồng.

- Thức ăn cung cấp và thức ăn thừa được cân hàng ngày để xác định lượng

thức ăn thu nhận.

- Khối lượng cơ thể được cân đầu thí nghiệm, cuối tuần thứ 4, tuần thứ 8 và

khi kết thúc thí nghiệm.

Các chỉ tiêu theo dõi

+ Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của từng loại thức ăn.

+ Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày

+ Khả năng tăng khối lượng

+Tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng

Phương pháp theo dõi

- Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn:

Lấy mẫu phân tích: Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên theo TCVN 4325 -

2007, cỏ tự nhiên được lấy mẫu định kỳ mỗi tháng một lần để xác định thành phần

hóa học và giá trị dinh dưỡng.

Thức ăn tinh (bột sắn và bột lá sắn) chỉ lấy mẫu phân tích một lần vì các loại

thức ăn này bò ăn hết và thành phần hoá học tương đối ổn định.

Các chỉ tiêu phân tích: Thành phần hoá học của thức ăn đối với mỗi khẩu

phần gồm: VCK, protein thô (Pth) và xơ thô (Xth).

+ Vật chất khô của mẫu được xác định bằng phương pháp làm khô trong tủ sấy

điện (103 20C) theo TCVN 4326 - 2007.

Page 69: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

57

+ Protein thô được xác định bằng phương pháp Kjeldahl, theo TCVN 4328 - 2007.

+ Xơ thô được xác định bằng phương pháp Henneberg và Stoman, theo TCVN

4329 - 2007.

+ Giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn

Giá trị năng lượng trao đổi của khẩu phần được tính từ giá trị NLTĐ của các

nguyên liệu x tỷ lệ của nó trong khẩu phần. Giá trị NLTĐ của từng nguyên liệu

được xác định bằng phương pháp in vitro gas production của Menke and Steingass,

(1988). Trên cơ sở khí tích lũy (ml) sau 24 giờ ủ thức ăn với dịch dạ cỏ (24 hours

gas production - GP24) và thành phần hóa học đã phân tích, NLTĐ được tính theo

công thức dưới đây:

NLTĐ (kcal/kg VCK) = 1885 + 21*GP24 + 2,49*VCK - 21,6*Prth (Đinh

Văn Mười, 2012).

Ở đây: GP24 là lượng khí tích lũy (ml) sau khi ủ thức ăn 24 h;

VCK là % chất khô của thức ăn;

Prth là % protein thô của thức ăn.

- Lượng thức ăn thu nhận: thức ăn cung cấp và thức ăn thừa được cân hàng ngày để

xác định lượng thức ăn thu nhận.

Chất khô

ăn vào =

Thức ăn

cho ăn X

% chất

khô -

Thức ăn còn

thừa x

% chất

khô

- Khả năng tăng khối lượng của bò: Tất cả bò được cân vào 2 - 3 buổi sáng liên tục

trước khi cho bò ăn bằng cân điện tử Rudd weight - 1200. Tăng khối lượng của bò

được tính theo công thức sau:

P tăng khối lượng (g/con/ngày) = P2 - P1

x 1000 g T

Trong đó:

P: tăng khối lượng của bò ở giai đoạn thí nghiệm (g/con/ngày)

P1: khối lượng bò lần cân trước (kg)

P2: khối lượng bò lần cân sau (kg)

T: thời gian theo dõi (ngày)

- Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng: được xác định bằng cách lấy tổng

Page 70: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

58

lượng thức ăn ăn vào/tổng số kg tăng khối lượng của bò. Công thức như sau:

T = A

P

Trong đó: T: tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng (kg)

A: tổng khối lượng thức ăn tiêu thụ cả giai đoạn (kg)

P: khối lượng tăng cả giai đoạn (kg)

2.3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu theo dõi được tổng hợp và xử lý với công cụ Excel và phần mềm

SPSS 15. Các phương pháp phân tích bao gồm: thống kê mô tả, so sánh và phân

tích hồi quy tuyến tính.

Mô hình phân tích hồi quy sử dụng regression technique cho hàm hồi qui

bậc 1 có dạng:

Yij = + i + eij

Trong đó: Y: Giá trị quan sát thứ j của yếu tố thí nghiệm i;

: Hằng số;

i: Ảnh hưởng của yếu tố i (khẩu phần);

eji: Sai số ngẫu nhiên.

Nếu hệ số xác định R2 (hiệu chỉnh) có giá trị cao và xác xuất loại bỏ mô

hình nhỏ hơn 0,05 thì mô hình có ý nghĩa thống kê và yếu tố thí nghiệm i giải thích

được tỷ lệ % biến động của giá trị Y tương ứng giá trị R2.

2.3.5. Thí nghiệm liên kết nhóm chăn nuôi bò thịt với các tác nhân thị trường

kết hợp hệ thống nhận diện sản phẩm

2.3.5.1. Địa điểm và thời gian

- Địa điểm: xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La và Thành phố Hà Nội.

- Thời gian: 2012 - 2014

2.3.5.2. Đối tượng tham gia

- Các hộ chăn nuôi: quy mô chăn nuôi khá tương đồng với số lượng bò nuôi

hiện tại là 2 con trở lên và bán bò trong 3 năm gần đây ít nhất là 2 con.

- Lò mổ ở Sơn La.

- Các cửa hàng bán lẻ theo hướng chất lượng cao, an toàn thực phẩm

Page 71: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

59

(ATTP) tại Sơn La và Hà Nội.

2.3.5.3. Phương pháp thí nghiệm

Bố trí thí nghiệm

Các hộ tham gia thí nghiệm được chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 30 hộ:

Nhóm hộ I: giữ nguyên hệ thống bán sản phẩm như cũ, chăn nuôi và bán bò

riêng lẻ cho các thu gom xã, không liên kết, không chia sẻ thông tin.

Nhóm hộ II: áp dụng một số giải pháp thị trường, hộ chăn nuôi bò được tổ chức

thành tổ hợp tác chăn nuôi bò thịt (liên kết ngang), liên kết các nhóm này với thu

gom/lò mổ (liên kết dọc) để cùng bán sản phẩm. Tiến hành bán thử nghiệm thịt

bò Tây Bắc cùng hệ thống nhận diện sản phẩm tại 4 cửa hàng bán lẻ thịt bò Hà

Nội (Biggreen, Hà An, Greenlife và cửa hàng thực phẩm an toàn Hà Đông). Sơ

đồ mô phỏng mối liên kết của các tác nhân nhóm II.

Các bước tiến hành

Thí nghiệm được tiến hành qua 5 bước:

- Đánh giá hiện trạng chăn nuôi và thị trường tiêu thụ bò thịt của các nhóm hộ.

- Xây dựng liên kết giữa tổ hợp tác - lò mổ - cửa hàng bán lẻ Hà Nội.

- Thiết kế và đưa vào thử nghiệm hệ thống nhận diện sản phẩm tại các cửa hàng

bán lẻ (logo, nhãn mác và poster).

- Xây dựng kênh phân phối sản phẩm thịt bò có nguồn gốc từ nhóm II đến lò

mổ Sơn La và đến các cửa hàng bán lẻ Hà Nội.

- Theo dõi, đánh giá kết quả thí nghiệm về hiệu quả tiêu thụ bò giữa 2 nhóm.

Tổ hợp tác chăn nuôi bò thịt

Lò mổ Sơn La

Cửa hàng

Greenlife

Cửa hàng

Biggreen

Cửa hàng

Hà An

Cửa hàng TP

Hà Đông

Page 72: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

60

Chỉ tiêu đánh giá:

+ Liên kết của người chăn nuôi trong tổ hợp tác với nhau.

+ Liên kết giữa tổ hợp tác với người mua sản phẩm.

+ Tỷ lệ bán, tần suất, giá bán.

+ Hiệu quả chăn nuôi (thu nhập và phân phối thu nhập giữa các tác nhân

tham gia trong các kênh phân phối khác nhau).

Tính toán hiệu quả kinh tế

- Giá trị sản xuất (GO) của hộ: là phần giá trị sản xuất tạo ra trong năm của

hộ từ bò đã bán, bò đang nuôi hiện tại:

GO= QiPi

Trong đó: Q: số lượng bò thịt

P: Giá đơn vị của sản phẩm bò thịt

i: Loại bò thịt

- Tổng chi phí sản xuất trung gian (IC) gồm: giống đầu tư trong năm, thú y,

thức ăn, thuê lao động, vay lãi và các chi phí sản xuất vật chất khác.

- Giá trị gia tăng (VA): là toàn bộ phần giá trị sản xuất được tăng lên trong

quá trình sản xuất của 1 năm về chăn nuôi bò thịt

VA=GO - IC

Trong đó: VA: giá trị gia tăng

GO: giá trị sản xuất

IC: chi phí trung gian

Page 73: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

61

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ THỊ TRƯỜNG BÒ THỊT TÂY BẮC

3.1.1. Hiện trạng chăn nuôi bò thịt vùng Tây Bắc

3.1.1.1. Một số thông tin chung các hộ được điều tra

Tình hình chung của 187 hộ chăn nuôi bò thịt của hai tỉnh Điện Biên và Sơn

La được mô tả qua bảng 3.1:

Bảng 3.1. Một số thông tin các hộ được điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Điện Biên Sơn La

Số hộ điều tra hộ 105 82

Tuổi chủ hộ tuổi 42,05 46,57

Số nhân khẩu/hộ người 5,09 5,75

Số lượng vật nuôi chính

Số trâu con 1,13 0,85

Số bò con 3,51 5,44

Số lợn con 4,83 6,15

Số gia cầm con 35,87 39,46

Diện tích một số loại cây trồng chính

Diện tích lúa m2 6.675,6 6.120,4

Diện tích ngô m2 5.174,5 16.227,8

Diện tích sắn m2 479,1 5.172,3

Đặc điểm độ tuổi và nhân khẩu của hộ

Kết quả điều tra cho thấy, các chủ hộ có tuổi trung bình từ 42,05 đến trên

46,57 tuổi. Do trình độ dân trí thấp nên đã ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và

áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về chăm sóc, nuôi dưỡng và bán sản phẩm.

Số nhân khẩu bình quân của hộ là tương đối cao 5,09 người/hộ ở Điện Biên

và 5,75 người/hộ ở Sơn La.

Số lượng vật nuôi chính

Các loại vật nuôi chính trong nông hộ là trâu, bò, lợn và gia cầm, trong đó

hai đối tượng chính là bò và lợn. Bình quân số bò/hộ là 3,51 - 5,44 con, số lợn là

Page 74: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

62

4,83 - 6,15 con; số trâu là 0,85 - 1,13 con; số gia cầm là 35,87 - 39,46 con.

Diện tích cây trồng chính

Các cây trồng chính gồm lúa, ngô và sắn. Diện tích lúa trung bình/hộ là

6.120,4 - 6.675,6 m2. Ngô có diện tích trung bình/hộ là 5.174,5 - 16.227,8 m2. Sắn

có diện tích trung bình/hộ là 479,1 - 5.172,3m2.

3.1.1.2. Hiện trạng chăn nuôi bò tại các nông hộ

Quy mô chăn nuôi

Quy mô trung bình phổ biến tại Điện Biên và Sơn La theo thứ tự là 3,51

con/hộ và 5,44 con/hộ, trong đó quy mô dưới 5 con/hộ chiếm tỷ lệ lần lượt là

84,76% và 59,75%.

Quy mô 1 - 2; 3 - 5; 6 - 9 và từ 10 con trở lên/hộ ở Điện Biên chiếm tỷ lệ lần

lượt là 42,86%; 41,90%; 10,48% và 4,76%. Các tỷ lệ này ở Sơn La lần lượt là

19,51%; 40,24%; 29,27% và 10,98%.

Bảng 3.2. Quy mô chăn nuôi bò trong các hộ được điều tra

Quy mô

(con/hộ)

Điện Biên (n = 105) Sơn La (n = 82)

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

Từ 1 - 2 45 42,86 16 19,51

Từ 3 - 5 44 41,90 33 40,24

Từ 6 - 9 11 10,48 24 29,27

≥ 10 5 4,76 9 10,98

Trung bình 3,51 5,44

Theo Đinh Xuân Tùng và cs. (2015) thì quy mô nuôi bò ở 5 tỉnh Đồng Nai,

Bình Định, Đắk Lắk, Thanh Hóa và Bắc Giang (đại diện cho 5 vùng sinh thái) là

6,3 con/hộ, lớn hơn so với vùng Tây Bắc.

Giống bò

Trên 90% bò nuôi ở các nông hộ là giống địa phương (thường gọi là bò

Vàng) có tầm vóc nhỏ, khả năng thích nghi cao, chịu đựng kham khổ phù hợp với

phương thức chăn nuôi quảng canh. Hình thức phối giống tự nhiên (nhảy trực tiếp)

và không có sự quản lý qua nhiều thế hệ nên thoái hóa giống và tỷ lệ đồng huyết

Page 75: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

63

cao, do phương thức chăn thả ngoài bãi chăn nên không kiểm soát được.

Bảng 3.3. Tỷ lệ giống bò trong các hộ chăn nuôi

Chỉ tiêu ĐVT

Điện Biên (n=105) Sơn La (n=82)

< 5

con

6-9

con

Từ 10

con

< 5

con

6-9

con

Từ 10

con

Số hộ khảo sát Hộ 89 11 5 49 24 9

Tổng số bò Con 258 65 77 181 159 160

Bò Vàng Con 252 57 66 176 139 136

Tỷ lệ % 97,67 87,69 85,71 97,24 87,42 85,00

Bò lai Sind Con 1 3 5 2 9 11

Tỷ lệ % 0,39 4,62 6,49 1,10 29,27 14,00

Bò lai khác Con 5 5 6 3 11 13

Tỷ lệ % 1,90 7,69 7,79 1,70 6,90 8,10

Tỷ lệ trung bình

bò địa phương % 93,75 90,20

Phương thức chăn nuôi

Do đất lâm nghiệp đã được giao khoán nên bò không được thả rông như

trước đây, những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ thường có 3 kiểu là:

(i) Chăn dắt hàng ngày lúc mùa vụ,

(ii) Bán chăn thả lúc mùa vụ, có thời gian chăn dắt, có thời gian thả rông

(iii) Thả rông có kiểm soát sau khi thu hoạch. Hình thức chăn thả có kiểm

soát sẽ thuận lợi cho việc lai tạo giống, kiểm soát dịch bệnh và chăm

sóc nhưng cần phải có thức ăn dự trữ để cung cấp cho bò.

Bảng 3.4. Phương thức chăn thả bò trong các hộ

Hình thức chăn thả Điện Biên (n=105) Sơn La (n=82)

Chăn dắt (%) 65,71 68,87

Bán chăn thả (%) 20,00 25,47

Thả rông (%) 14,29 5,16

Page 76: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

64

Hình thức chăn thả bò tại các nông hộ chủ yếu là chăn dắt hàng ngày (Điện

Biên: 65,71%; Sơn La: 68,87%) và thả rông chiếm tỷ lệ nhỏ (Điện Biên: 14,29%;

Sơn La: 5,16%). Một số hộ chăn nuôi thả bò tự do trong rừng và chỉ kiểm tra hàng

tuần, đây là hình thức chăn nuôi gây nhiều khó khăn cho tiêm phòng, kiểm soát

dịch bệnh và phối giống.

Thực trạng và nguồn thức ăn cho bò

Thức ăn cho bò chủ yếu là nguồn thức ăn tự nhiên nên không ổn định, trong

giai đoạn từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau là giai đoạn thiếu thức ăn xanh. Theo

đánh giá tương đối của người chăn nuôi thì nguồn thức ăn tự nhiên qua các tháng

có thể chia thành 2 giai đoạn trong năm như hình 3.1.

Hình 3.1. Sự sẵn có của thức ăn thô xanh tự nhiên trong năm (%)

- Giải đoạn từ tháng 4 đến giữa tháng 11: là giai đoạn thuận lợi cho chăn

nuôi bò thịt trong năm, trong đó từ tháng 5 đến tháng 10 nguồn thức ăn thô xanh tự

nhiên không chỉ đủ mà còn dư thừa nhu cầu của đàn bò.

- Giai đoạn từ giữa tháng 11 đến tháng 3 năm sau: là giai đoạn thức ăn xanh

thiếu, chỉ đáp ứng được từ 12 đến 40% nhu cầu của đàn bò. Trong thời gian này

người chăn nuôi phải sử dụng đến các phụ phẩm nông nghiệp để nuôi bò.

Nguồn phụ phẩm nông nghiệp như rơm, thân lá cây ngô, ngọn lá sắn... có

trữ lượng lớn nhưng chưa được sử dung nhiều cho chăn nuôi bò thịt.

Page 77: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

65

Bảng 3.5. Trữ lượng phụ phẩm nông nghiệp trong các hộ

Loại phụ phẩm Khối lượng VCK (kg/hộ)

Điện Biên Sơn La

Rơm lúa 2.725 2.504

Thân, lá ngô 2.317 7.269

Lõi ngô 324 1.024

Ngọn, lá sắn 66 727

Tổng số 5.431 11.524

Trữ lượng phụ phẩm nông nghiệp ở vùng này là tương đối lớn, đặc biệt là ở

Sơn La lớn hơn gấp 2 lần ở Điện Biên, đây là tiềm năng mà các hộ chăn nuôi có thể

khai thác để khắc phục sự thiếu hụt của nguồn thức ăn tự nhiên và mở rộng quy mô

chăn nuôi bò thịt.

Thu nhập từ chăn nuôi bò thịt

Bình quân thu nhập từ chăn nuôi bò thịt/người/năm tăng theo quy mô chăn

nuôi, cụ thể đối với thu nhập này cao nhất ở hộ chăn nuôi có quy mô từ 10 con trở

lên 3892,45 nghìn đồng/người/năm cao gấp 2,7 lần đối với quy mô 6 - 9 con

(1416,71 nghìn đồng/người/năm), khoảng 8,5 lần đối với các quy mô 3 - 5 con và

9,6 lần đối với quy mô 1 - 2 con.

Bảng 3.6. Thu nhập trung bình từ chăn nuôi bò trong 5 năm

Chỉ tiêu ĐVT Quy mô

1-2 con 3-5 con 6-9 con > 10 con

Số hộ (n) Hộ 16 33 24 9

Số bò bán trong 5 năm con 0,65 0,90 2,15 5,80

Giá bán/bò 1.000 đ 15.000 15.000 15.000 15.000

Doanh thu bán bò 1.000 đ 9.750 13.500 32.250 87.000

Tổng chi phí 1.000 đ 708 790 657 587

Thu nhập 1.000 đ 9.041 12.709 31.592 86.412

Số thành viên/hộ người 4,47 5,52 4,46 4,44

Thu nhập/hộ/năm 1.000 đ 2.022 2.302 7.083 19.462

Thu nhập/người/năm 1.000 đ 404 460 1.416 3.892

Page 78: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

66

Kết quả điều tra thu được cho thấy quy mô chăn nuôi bò thịt càng lớn thì

hiệu quả thu được càng cao. Tuy nhiên, hiện nay số hộ chăn nuôi qui mô lớn còn

hạn chế nên cần phải liên kết các hộ với nhau thành các tổ hợp tác để họ cùng nhau

chăn nuôi, cùng nhau thực hiện kế hoạch chung thì mới cải thiện được hiệu quả

kinh tế.

3.1.2. Hiện trạng thị trường bò thịt vùng Tây Bắc

3.1.2.1. Thực trạng chung của thị trường tiêu thụ bò thịt vùng Tây Bắc

Thị trường nội tỉnh đóng vai trò quan trọng và chiếm trên 85% trong tiêu thụ

sản phẩm bò thịt của vùng Tây Bắc, 15% còn lại được tiêu thụ ở thị trường ngoại

tỉnh. Tham gia vào thị trường tiêu thụ bò thịt Tây Bắc bao gồm nhiều nhóm tác

nhân và được tổ chức theo sơ đồ (Hình 3.2).

Hình 3.2. Sơ đồ chuỗi giá trị bò thịt Tây Bắc

Hệ thống lò mổ trong tỉnh có ảnh hưởng lớn đến sự vận hành của thị trường,

là khách hàng tiêu thụ 65% khối lượng bò thịt của thu gom huyện và 85% của thu

gom tỉnh. Có mối liên hệ chặt chẽ trong chuỗi giá trị bò thịt của Sơn La và Điện

Biên, ngoài việc thu mua bò có nguồn gốc từ trong tỉnh, các tác nhân thu gom Sơn

La còn thu mua bò do người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên bán ra.

Hộ chăn nuôi

Thu gom huyện Thu gom xã Thu gom tỉnh

Lò mổ trong vùng Lò mổ ngoài vùng

Người bán lẻ Người bán lẻ

Người tiêu dùng

75%

100%

25%

35%

65% 15% 85%

Page 79: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

67

Thực trạng chung của chuỗi giá trị bò thịt Tây Bắc là:

- Thị trường cuối cùng của sản phẩm bao gồm: tại chỗ (cấp xã và huyện), huyện

khác, thành phố Sơn La và Điện Biên, ngoại tỉnh.

- Với các thị trường xa như Hà nội, sản phẩm được vận chuyển ở dạng bò sống

bởi các tác nhân thu gom huyện, tỉnh hoặc lò mổ Hà Nội.

- Lượng bò tiêu thụ ra ngoại tỉnh mới chiếm khoảng 15% tổng lượng tiêu thụ.

- Có 5 - 10% lượng bò được bán làm giống ở địa phương (những con còn khả

năng sinh sản).

3.1.2.2. Sự vận hành của các tác nhân trong chuỗi giá trị bò thịt vùng Tây Bắc

Tác nhân sản xuất

Hoạt động chăn nuôi bò của vùng Tây Bắc chưa mang tính hàng hóa cao, chỉ

có khoảng 62% số hộ có bán bò trong thời gian 5 năm (2007 - 2011), còn lại 38%

số hộ không bán. Hoạt động bán bò cũng không diễn ra thường xuyên trong năm,

bò được bán chủ yếu vào các tháng cuối năm (mùa lạnh) do nhu cầu tiêu dùng thịt

bò giai đoạn này tăng cao.

Bảng 3.7. Số lượng bò bán và tần suất bán bò của các hộ

Chỉ tiêu ĐVT Điện Biên (n=105) Sơn La (n=82)

Tỷ lệ hộ có bán bò từ 2007 - 2011 % 62,86 62,20

Tổng số bò bán từ năm 2007 - 2011 con 70 114

Trung bình số bò bán/năm con 0,21 0,35

Thời gian bán 1 con bò năm 4,67 2,85

Thời điểm bán bò tập trung chủ yếu trong các tháng 10, 11, 12 và tháng 1.

Có 2 lý do chính để người dân bán bò trong giai đoạn này là: (i) Đây là các tháng

mùa đông, nguồn thức ăn cho bò khan hiếm; (ii) Nhu cầu thị trường tăng cao nên

giá bán bò cao hơn so với các thời điểm khác trong năm.

Việc xác định khối lượng bò bán vẫn dựa trên cơ sở đánh giá cảm quan

(bằng mắt) nên người nông dân thường bị thiệt. Hồ Cao Việt (2012), nghiên cứu

chuỗi giá trị vùng Duyên hải Nam Trung Bộ cho biết việc xác định khối lượng

Page 80: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

68

thiếu chính xác làm nông dân thiệt hại 5 - 10 kg thịt/con.

Tác nhân thu gom

Hoạt động thu gom diễn ra mạnh nhất vào các tháng 10 đến 12 âm lịch với số

lượng bò thu gom tăng hơn 20 - 30% so với các thời điểm khác trong năm. Số

lượng bò thu mua trong tháng của một thu gom cùng cấp ở Sơn La lớn hơn ở Điện

Biên. Tác nhân thu gom Sơn La cũng có nhiều hoạt động thu gom bò tại nhiều

huyện Điện Biên giáp với Sơn La.

Bảng 3.8. Số lượng bò thu mua hàng tháng của tác nhân thu gom

Chỉ tiêu

Điện Biên Sơn La

Số người

(n)

Số lượng bò thu

mua (con/người)

Số người

(n)

Số lượng bò thu

mua (con/người)

Thu gom cấp xã 15 16 15 32

Thu gom cấp huyện 5 57 5 74

Thu gom cấp tỉnh 2 117 3 139

Hoạt động của các tác nhân thu gom như sau:

Thu gom cấp xã: Hoạt động như mạng lưới "chân rết" trong thu mua bò từ các

hộ chăn nuôi và bán lại cho các thu gom lớn (cấp huyện, tỉnh) hoặc lò mổ trên địa

bàn huyện và tỉnh. Sau khi mua bò từ người chăn nuôi, các thu gom cấp xã thường

tiến hành nuôi lưu bò tại nhà trong thời gian từ 1 - 2 tuần để có đủ số lượng cho 1

chuyến xe từ 10 - 15 con.

Thu gom cấp huyện: Hoạt động khá chuyên nghiệp, họ có nhiều vốn và sử

dụng phương tiện vận chuyển là ô tô. Do không thể tự đi thu mua bò tại các hộ

chăn nuôi nên các thu gom cấp huyện phải liên kết với các tác nhân thu gom cấp

xã. Sau khi thu gom đủ số lượng, các thu gom huyện sẽ vận chuyển bò từ các xã

đến các nơi tiêu thụ khác nhau (lò mổ, thu gom cấp tỉnh). Hình thức liên kết này

giúp giảm chi phí thu mua và chi phí vận chuyển trung gian, giảm rủi ro trong quá

trình nuôi lưu.

Thu gom cấp tỉnh: Hoạt động rất chuyên nghiệp, có nguồn cung cấp bò đầu

Page 81: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

69

vào và mạng lưới tiêu thụ ổn định. Họ xây dựng được mối liên kết chặt chẽ với các

thu gom cấp huyện để chủ động nguồn cung bò đầu vào thị trường tiêu thụ chính là

các lò mổ tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng... Trong điều kiện quy mô

nuôi nhỏ như hiện nay thì các hộ nông dân chưa thể xây dựng liên kết tiêu thụ sản

phẩm trực tiếp với các thu gom cấp tỉnh.

Để bán được bò trực tiếp cho các thu gom lớn hoặc lò mổ, các hộ chăn nuôi

cần liên kết với nhau để thống nhất bán bò ở cùng một thời điểm nhất định, đáp

ứng đúng yêu cầu về số lượng bò cho 1 chuyến xe. Việc bán bò theo hình thức này

sẽ giúp nâng cao giá bán bò và hiệu quả cho người chăn nuôi.

Tác nhân lò mổ

Có 3 nhóm lò mổ tham gia trong chuỗi giá trị bò thịt Sơn La và Điện Biên là

quy mô nhỏ, quy mô trung bình và quy mô lớn.

- Quy mô nhỏ: tập trung tại một số xã và thị trấn huyện, số lượng bò giết mổ

hàng tháng dưới 60 con/cơ sở giết mổ. Cơ sở vật chất không có nhà xưởng,

kho bãi và khu giết mổ riêng, thiếu hệ thống trang thiết bị bảo quản và vận

chuyển thịt bò đảm bảo tiêu chuẩn từ nơi giết mổ đến thị trường tiêu thụ. Vì

vậy, sản phẩm thịt bò từ các lò mổ này không thể bán cho các kênh phân phối

theo hướng chất lượng cao (siêu thị, cửa hàng an toàn thực phẩm).

- Quy mô trung bình và quy mô lớn: tập trung tại các huyện, thành phố Sơn La,

Điện Biên và Hà Nội. Số lượng bò giết mổ của quy mô trung bình là 60 - 90

con/tháng và của quy mô lớn là 90 - 300 con/tháng. Cơ sở vật chất có hệ

thống trang thiết bị phục vụ giết mổ, sơ chế, bảo quản, vận chuyển đảm bảo

các tiêu chuẩn vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

Bảng 3.9. Yêu cầu của các lò mổ ở Hà Nội đối với bò thịt vùng Tây Bắc

Yêu cầu ĐVT Quy mô giết mổ (con/ngày)

< 5 6-9 10-20 > 20

Khối lượng thịt xẻ Kg 90 -160 150 -180 90 -180 150-180

Độ tuổi Năm 2-3 2-3 Tất cả 2-5

Ngoại hình To, khỏe mạnh, ngoại hình đẹp, ưu tiên mua bò đực

Page 82: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

70

Một trong những nguyên nhân dẫn đến số lượng thịt bò Sơn La và Điện Biên

cung cấp cho thị trường Hà Nội chiếm tỷ lệ nhỏ là do nguồn cung cấp bò không ổn

định và chất lượng bò thịt chưa đáp ứng đúng yêu cầu của các lò mổ Hà Nội.

Nhìn chung bò thịt Tây Bắc chưa đáp ứng được các yêu cầu của thị trường

Hà Nội và thị trường cao cấp. Vì vậy, để xây dựng mối liên kết tiêu thụ bò thịt

vùng Tây Bắc đến thị trường Hà Nội thì cần ổn định nguồn sản phẩm cung cấp cho

thị trường và thực hiện các giải pháp kỹ thuật nâng cao tầm vóc, tăng khối lượng

hoặc vỗ béo bò trước khi bán. Ngoài ra, phải tăng cường quảng bá rộng rãi kết hợp

với hệ thống nhận diện sản phẩm để nâng cao uy tín với người tiêu dùng.

Tác nhân bán lẻ

- Người bán lẻ tại địa phương: Nguồn thịt bò được lấy trực tiếp từ các lò mổ

cấp xã, huyện. Tần suất hoạt động thường xuyên nhưng khối lượng thịt bán ra

mỗi ngày nhỏ, trung bình khoảng 10 kg/ngày. Những người bán lẻ có mối liên

kết khá chặt chẽ với các lò mổ.

- Người bán lẻ tại các chợ dân sinh của Hà Nội: Có khoảng 40% lượng thịt bò ở

các lò mổ Hà Nội cung cấp cho người bán lẻ, đây là khách hàng thường xuyên

của lò mổ. Khối lượng thịt bò bình quân bán mỗi ngày là 15 - 20 kg.

- Cửa hàng chuyên bán thực phẩm an toàn và siêu thị: Tiêu thụ khoảng 25% khối

lượng thịt bò của các lò mổ. Yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng của nhóm bán lẻ này

khá cao: chất lượng thịt tốt, được đóng gói, có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm

dịch và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong thời gian tới, cửa hàng thực

phẩm an toàn và siêu thị là một thị trường có nhiều tiềm năng để người nuôi bò

vùng Tây Bắc hướng đến xây dựng mối liên kết tiêu thụ sản phẩm ổn định.

3.1.2.3. Nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm thịt bò vùng Tây Bắc

Đặc điểm của người tiêu dùng theo thu nhập

Tiến hành điều tra 120 người tiêu dùng tại Hà Nội và vùng Tây Bắc thì thấy

rằng đặc điểm chung của người tiêu dùng có thể phân thành 4 nhóm chính có mức

thu nhập bình quân đầu người/tháng là: (i) dưới 2 triệu đồng, (ii) từ 2 đến dưới 5

triệu đồng, (iii) từ 5 đến dưới 10 triệu đồng và (iv) trên 10 triệu đồng. Kết quả thu

được qua bảng 3.10.

Page 83: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

71

Bảng 3.10. Tỷ lệ người tiêu dùng thịt bò theo các mức thu nhập khác nhau

Chỉ tiêu Hà Nội Tây Bắc

n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%)

Tổng số hộ điều tra 60 100 60 100

Thu nhập bình quân/người/tháng 5,83 100 3,05 100

Dưới 2 triệu 5 8,33 32 53,33

Từ 2 đến dưới 5 triệu 24 40,00 21 35,00

Từ 5 đến dưới 10 triệu 21 35,00 7 11,67

Từ 10 triệu trở lên 10 16,67 0 0,00

Thu nhập của người tiêu dùng thịt bò Hà Nội có mức thu nhập bình

quân/người/tháng cao lớn hơn so với vùng Tây Bắc (5,83 triệu đồng so với 3,05

triệu đồng). Số người tiêu dùng có mức thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng ở Hà Nội

là 48,33% trong khi đó ở Tây Bắc là 88,33%. Ngược lại, thu nhập từ 5 đến dưới 10

triệu đồng/tháng ở Hà Nội là 35% trong khi đó ở Tây Bắc là 11,67%. Không có

người nào ở Tây Bắc có thu nhập từ 10 triệu đồng/người/tháng trở lên trong khi ở

Hà Nội là 16,67%.

Lượng thịt bò tiêu thụ của người tiêu dùng theo thu nhập khác nhau

Là một loại thực phẩm có giá bán cao so với các loại thực phẩm khác nên

việc tiêu dùng thịt bò chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thu nhập của người tiêu dùng. Kết

quả khảo sát cho thấy lượng tiêu thụ thịt bò chịu ảnh hưởng lớn từ thu nhập, đặc

biệt là người tiêu dùng ở Hà Nội.

Bảng 3.11. Lượng thịt bò tiêu thụ/tháng của người tiêu dùng theo các

mức thu nhập khác nhau

Chỉ tiêu Hà Nội (kg) Tây Bắc (kg) So sánh Hà Nội/Tây Bắc (%)

Dưới 2 triệu 1,59 1,03 154,37

Từ 2 đến dưới 5 triệu 1,78 1,21 147,11

Từ 5 đến dưới 10 triệu 2,16 1,51 143,05

Từ 10 triệu trở lên 3,14 -

Page 84: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

72

Qua bảng 3.11 cho thấy người tiêu dùng ở Hà Nội tiêu thụ thịt bò nhiều hơn

người tiêu dùng ở Tây Bắc từ 43 đến 54%, điều này có thể được giải thích là do

người tiêu dùng Hà Nội có mức thu nhập bình quân cao hơn nên lượng thịt bò tiêu

dùng hàng tháng cũng cao hơn so với vùng Tây Bắc.

Bảng 3.12. Tỷ lệ người tiêu dùng chọn địa điểm mua thịt bò theo các tiêu chí

ĐVT: %

Chỉ tiêu Dưới 2

triệu

Từ 2 đến

dưới 5

triệu

Từ 5 đến

dưới 10

triệu

Từ 10

triệu trở

lên

Nội

Thuận tiện 80,00 79,17 71,43 50,00

Tin tưởng người bán 100,00 87,50 76,19 50,00

Giá bán hợp lý 100,00 100,00 66,67 30,00

Chất lượng 60,00 70,83 90,48 80,00

Nguồn gốc xuất xứ 40,00 50,00 90,48 100,00

Bao bì, nhãn mác 20,00 29,17 85,71 100,00

Tây

Bắc

Thuận tiện 93,75 95,24 100,00 -

Tin tưởng người bán 96,88 100,00 100,00 -

Giá bán hợp lý 90,63 95,24 85,71 -

Chất lượng 68,75 90,48 85,71 -

Nguồn gốc xuất xứ 46,88 61,90 28,57 -

Bao bì, nhãn mác 0,00 19,05 28,57 -

Các tiêu chí thuận tiện, tin tưởng người bán, giá bán hợp lý và chất lượng

thịt bò đóng vai trò quan trọng trong lựa chọn địa điểm mua thịt bò của người tiêu

dùng. Đa số người tiêu dùng ở hai thị trường đều căn cứ vào các tiêu chí này để lựa

chọn địa điểm mua thịt bò. Các tiêu chí nguồn gốc xuất xứ và bao bì, nhãn mác

được người tiêu dùng Hà Nội quan tâm hơn và người có thu nhập càng cao thì càng

quan tâm nhiều hơn. Từ đó cho thấy trong thời gian tới cần tăng cường thực hiện

các giải pháp quảng bá, giới thiệu giúp người tiêu dùng phân biệt, nhận biết đúng

về sản phẩm thịt bò Tây Bắc.

Page 85: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

73

Bảng 3.13. Tỷ lệ người tiêu dùng sẵn sàng chi trả giá cao hơn

ĐVT: %

Thay đổi giá Dưới 2

triệu

Từ 2 đến

dưới 5

triệu

Từ 5 đến

dưới 10

triệu

Từ 10

triệu trở

lên

Nội

Không thay đổi 60,00 29,17 9,52 0,00

Tăng dưới <5% 40,00 45,83 9,52 0,00

Tăng từ 5 đến dưới 10% 0,00 16,67 52,38 10,00

Tăng từ 10 đến dưới 15% 0,00 8,33 14,29 10,00

Tăng từ 15 đến dưới 20% 0,00 0,00 9,52 50,00

Tăng trên 20% 0,00 0,00 4,76 30,00

Tây

Bắc

Không thay đổi 78,13 57,14 0,00 -

Tăng dưới <5% 21,88 28,57 42,86 -

Tăng từ 5 đến dưới 10% 0,00 9,52 28,57 -

Tăng từ 10 đến dưới 15% 0,00 4,76 14,29 -

Tăng từ 15 đến dưới 20% 0,00 0,00 14,29 -

Tăng trên 20% 0,00 0,00 0,00 -

Ở cả hai thị trường, nhóm tiêu dùng có thu nhập dưới 5 triệu/người/tháng chỉ

sẵn sàng trả giá mua cao hơn từ 0 đến dưới 5% so với mức giá bán hiện nay. Đối

với người tiêu dùng có mức thu nhập cao hơn tại Hà Nội, mức giá sẵn sàng chi trả

cao hơn 5 đến dưới 10% chiếm 52,38% (nhóm thu nhập từ 5 đến dưới 10 triệu) và

cao hơn từ 15% trở lên chiếm 80% (nhóm thu nhập từ 10 triệu trở lên). Khi giá thịt

bò tăng càng cao thì mức độ sẵn sàng chi trả càng giảm.

Sơ bộ nhận định

- Trên 90% giống bò sử dụng ở địa phương là giống bò Vàng có tầm vóc nhỏ,

quy mô chăn nuôi nhỏ, phương thức chăn nuôi quảng canh.

- Trong các tháng mùa đông (từ tháng 12 đến tháng 3), nguồn thức ăn xanh tự

nhiên bị thiếu hụt nhiều (Hình 3.1)

Page 86: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

74

- Nguồn phụ phẩm nông nghiệp dồi dào về số lượng, đa dạng về chủng loại.

- Quy mô chăn nuôi nhỏ và tần suất bán bò không thường xuyên, giá bán không

ổn định, người chăn nuôi thường bán với giá thấp nên hiệu quả chăn nuôi

chưa cao.

- Sản phẩm thịt bò Tây Bắc chưa có bao bì, nhãn mác và chưa được quảng bá

rộng rãi nên người tiêu dùng không phân biệt được với các loại thịt bò khác vì

vậy lượng bán còn hạn chế và giá bán còn thấp.

3.2. TUYỂN CHỌN BÒ ĐỰC KHỐI LƯỢNG LỚN LÀM GIỐNG

NHẰM NÂNG CAO TẦM VÓC VÀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA

BÒ ĐỊA PHƯƠNG

3.2.1. Hiện trạng đàn bò địa phương trước thí nghiệm

Khảo sát, đánh giá chất lượng đàn bò địa phương trước thí nghiệm cho thấy

nhìn chung đàn bò địa phương có tầm vóc bé, khối lượng thấp. Đàn bò có khối

lượng thấp là do bản chất của giống bò Vàng Việt Nam, đồng thời trong nhiều năm

qua công tác chọn lọc, cải tạo giống chưa được chú ý, bò cái không được chọn lọc,

bò đực giữ lại từ trong đàn vừa có tầm vóc bé vừa không có sự hoán đổi nên xảy ra

hiện tượng đồng huyết trong đàn.

Bảng 3.14. Khối lượng cơ thể đàn bò địa phương ở các mốc tuổi (kg/con)

Tháng tuổi Đực Cái

n Mean ± SE n Mean ± SE

6 27 57,3 ± 1,10 46 53,5 ± 0,66

12 23 107,4 ± 1,75 67 101,6 ± 0,93

24 18 171,7a ± 3,18 91 137,3b ± 1,03

36 21 219,5a ± 3,34 124 165,6b ± 1,19

≥48 47 259,9a ± 3,33 147 187,8b ± 1,33

Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một hàng mang các chữ cái a,b khác nhau thì

sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)

Kết quả điều tra cho thấy bò thuộc sở hữu của dân nên bò nhỏ được giữ lại,

bò có khối lượng lớn đã bị bán đi mổ thịt để được nhiều tiền, mà không ai nghĩ đến

Page 87: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

75

phải giữ lại làm giống vì vậy đã xảy ra hiện tượng “chọn lọc ngược”. Đặc biệt, đàn

bò nuôi trong dân qua nhiều thế hệ không được chọn lọc và cải tạo giống nên tỷ lệ

đồng huyết cao gây thoái hóa giống nên tầm vóc bò ngày càng nhỏ, năng suất và

hiệu quả sản xuất ngày càng giảm.

Số liệu điều tra trên đàn bò địa phương cho thấy không có sự khác nhau

nhiều về khối lượng cơ thể giữa bê đực và bê cái lúc 6 và 12 tháng tuổi (57,3 kg đối

với bê đực và 53,5 kg đối với bê cái lúc 6 tháng tuổi; 107,4 kg đối với bê đực và

101,6 kg đối với bê cái lúc 12 tháng tuổi). Từ 24 tháng tuổi trở đi, có sự khác biệt

ngày càng lớn giữa khối lượng bò đực và khối lượng bò cái. Ở 24 tháng tuổi, khối

lượng của bò đực là 171,7 kg và bò cái là 137,3 kg, đến 48 tháng tuổi bò đực có

khối lượng là 259,9 kg và bò cái là 187,8 kg. Sự khác nhau này là do từ độ tuổi 18

tháng bò đã có hoạt động sinh dục, các hóc môn sinh sản đã ảnh hưởng đến tầm

vóc và khối lượng cơ thể của bò.

Khối lượng đàn bò địa phương nằm trong khoảng trung bình của bò Vàng

Việt Nam. Lê Quang Nghiệp (1984) cho biết bò Vàng Việt Nam có khối lượng khi

trưởng thành bò đực 237 kg và bò cái là 196 kg. Nguyễn Văn Thưởng và cs. (1985)

nghiên cứu cải tạo đàn bò Vàng Việt Nam cho biết bò Vàng Việt Nam bò đực khi

trưởng thành chỉ đạt 250 - 280 kg và bò cái là 200 kg. Lê Viết Ly và cs. (1995)

công bố rằng bò Vàng Việt Nam chỉ có một giống duy nhất và tầm vóc bé, bò đực

trưởng thành đạt 250 - 280 kg, bò cái 180 - 200 kg. Đinh Văn Cải (2007) nghiên

cứu trên bò Vàng Việt Nam cho rằng khối lượng bò đực là 250 kg và cái là 180 kg.

Một số tỉnh miền núi phía Bắc có bò H’Mông có tầm vóc lớn hơn. Theo kết

quả nghiên cứu Nguyễn Thị Thoa (2011) tiến hành điều tra về giống bò H’Mông tại

các huyện của tỉnh Bắc Kạn nhận thấy tại huyện Pắc Nặm, bò cái trưởng thành có

khối lượng bình quân là 222 kg, bò đực có khối lượng bình quân là 310 kg; tại

huyện Ba Bể, bò cái trưởng thành có khối lượng bình quân là 225 kg, bò đực là 371

kg; Huyện Chợ Đồn, bò cái trưởng thành có khối lượng bình quân là 226 kg, bò

đực là 316 kg. Theo Đào Lan Nhi (2012) bò H’Mông có khối lượng sơ sinh bê đực

17 - 18 kg và bê cái 14 -16 kg; lúc 24 tháng tuổi con đực đạt khối lượng 233 - 275

kg và con cái đạt 216 - 225 kg; khi trưởng thành (60 tháng tuổi) bò đực đạt 382 -

Page 88: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

76

388 kg và bò cái đạt 250 - 270 kg.

Nguyễn Đàm Thuyên (2012) nghiên cứu trên bò H'mông thì lại cho rằng lúc

24 tháng tuổi con đực đạt khối lượng 321 kg và con cái đạt 267 kg, đến 36 tháng

con đực đạt 371 kg và con cái đạt 280 kg.

Bảng 3.15. Tăng khối lượng trung bình của đàn bò điều tra (g/ngày)

Tháng tuổi Đực Cái

7-12 278 267

13-24 178a 100b

25-36 133a 79b

37- ≥48 112a 62b

Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một hàng mang các chữ cái a,b khác nhau thì

sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

Kết quả về tăng khối lượng trung bình của đàn bò điều tra ở bảng 3.15 cho thấy

ở giai đoạn 7 - 12 tháng tuổi tăng khối lượng trung bình là 278 g/ngày đối với bê đực

và 267 g/ngày đối với bê cái, nhưng ở giai đoạn 37 đến ≥ 48 tháng tuổi chỉ còn 112

g/ngày đối với bò đực và 62 g/ngày đối với bò cái. Trong thực tế, đàn bò ở vùng

nghiên cứu được nuôi dưỡng trong điều kiện nông hộ chưa đáp ứng được đầy đủ nhu

cầu dinh dưỡng của gia súc, thức ăn vẫn còn hạn chế và thiếu nhiều nhất là trong mùa

khô đã làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng bình thường của chúng. Tăng khối

lượng trung bình của đàn bò như trên phù hợp với quy luật sinh trưởng chung của gia

súc đó là tăng khối lượng tương đối giảm dần theo giai đoạn sinh trưởng.

Một trong những biện pháp nhằm nâng cao khả năng sản xuất thịt trong

chăn nuôi bò thịt đang được áp dụng rộng rãi ở nước ta là lai kinh tế giữa bò

chuyên dụng thịt với bò nội trong nước. Quá trình cải tiến đàn bò Vàng của Việt

Nam đã được thực hiện từ thế kỷ trước, đã trở thành chương trình quốc gia và được

gọi là Chương trình Sind hoá hoặc Zebu hóa đàn bò. Các giống bò Zebu đã được

nhập trong chương trình cải tạo đàn bò gồm bò Red Sindhi và bò Sahiwal nhập từ

Pakistan trong thời gian 1985 - 1987, bò Brahman đỏ và trắng nhập từ Cuba năm

1987 và từ Úc trong những năm 2001 - 2005. Mục đích là nâng cao tầm vóc của

Page 89: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

77

đàn cái nền, làm tiền đề cho những bước cải tiến tiếp theo là phối với những bò đực

chuyên dụng thịt.

Nghiên cứu lai tạo giống nhằm cải tiến năng suất và chất lượng thịt, Nguyễn

Văn Thưởng và cs. (1985) dùng bò đực Red Sindhi lai với bò Vàng Việt Nam nâng

khối lượng của bò cái sinh sản từ 200 kg lên 270 - 280 kg, bò đực từ 250 - 280 kg

lên 380 - 420 kg, tỷ lệ thịt xẻ tăng 5%. Phạm Thế Huệ (2010) cho biết khối lượng

bò lai Sind và F1 (Brahman x lai Sind) 24 tháng tuổi nuôi trong nông hộ Đăk Lăk

đạt tương ứng 302,15 và 274,19 kg.

3.2.2. Khối lượng bò đực bố và bò cái mẹ

Để đánh giá ảnh hưởng của khối lượng bò bố và bò mẹ đến khối lượng và

khả năng sinh trưởng của đàn con sinh ra thì các nghiệm thức thí nghiệm và đối

chứng đã được bố trí như trong bảng 3.16.

Bảng 3.16. Khối lượng bò đực bố và bò cái mẹ của các nghiệm thức (kg)

TT Loại bò

Khối lượng

NTĐC NT1 NT2

n Mean ± SE n Mean ± SE n Mean ± SE

1 Bò đực bố 3 260,53a ± 6,06 3 287,16b ± 5,73 3 294,26b ± 2,39

2 Bò cái mẹ 30 184,30a ± 1,73 30 185,07a ± 1,69 30 197,09b ± 2,15

Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một hàng mang các chữ cái a,b khác nhau thì

sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

Qua số liệu bảng 3.16 ta thấy khối lượng bò đực bố của NT1, NT2 là tương

đương nhau lần lượt là 287,16 kg và 294,26 kg và cao hơn NTĐC (260,53 kg).

Khối lượng bò cái mẹ của NT2 là 197,09 kg cao hơn NT1 (185,07 kg) và NTĐC

(184,30 kg). Sự khác nhau về khối lượng bò đực bố và bò cái mẹ giữa các nghiệm

thức là do bò đực bố của NT1, NT2 và bò cái mẹ ở NT2 đã được tuyển chọn những

con tốt nhất trong đàn. Những bò đực bố và bò cái mẹ được tuyển chọn có khối

lượng cao hơn trung bình đàn khoảng 10%.

Page 90: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

78

3.2.3. Khối lượng và sinh trưởng của đàn con sinh ra

3.2.3.1. Khối lượng cơ thể đàn con sinh ra qua các mốc tuổi

Khối lượng cơ thể là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự

sinh trưởng và phát dục của gia súc, đồng thời nó cũng biểu hiện khả năng sản xuất

của chúng. Qua khối lượng cơ thể sẽ phản ánh được tốc độ sinh trưởng của gia súc

ở từng giai đoạn khác nhau. Kết quả nghiên cứu về khối lượng đàn bò sinh ra được

thể hiện qua bảng 3.17.

Bảng 3.17. Khối lượng cơ thể bê ở các mốc tuổi sơ sinh đến 24 tháng tuổi

(kg/con)

Tháng

tuổi

Tính

biệt n

NTĐC

Mean ± SE

NT1

Mean ± SE

NT2

Mean ± SE

Sơ sinh Đực 10 13,83a±0,13 14,85b±0,13 15,38b±0,14

Cái 10 13,01a±0,17 13,84b±0,13 14,05b±0,21

6 tháng Đực 10 65,89a±1,07 68,82b±1,47 71,77b±0,77

Cái 10 61,29a±1,02 65,71b±1,11 67,14b±1,09

12 tháng Đực 10 103,90a±1,45 109,45b±1,47 113,33b±1,17

Cái 10 97,81a±1,16 103,83b±1,29 107,42b±1,15

24 tháng Đực 10 170,80a±1,40 182,09b±1,49 185,40b±1,67

Cái 10 156,77a±1,58 166,16b±0,43 171,38b±1,89

Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một hàng mang các chữ cái a,b khác nhau thì

sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

Các giai đoạn từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi, khối lượng cơ thể của đàn con

sinh ra ở các NT thí nghiệm luôn cao hơn so với NTĐC. Giai đoạn tuổi càng lớn thì

khác biệt càng thể hiện rõ ràng hơn đã cho thấy ảnh hưởng rõ rệt của khối lượng bò

bố, bò mẹ đến khối lượng và sinh trưởng của đàn con. Khối lượng cơ thể đàn con

sinh ra ở các giai đoạn tuổi của NT1 và NT2 không có sự khác biệt nhưng hoàn toàn

khác biệt với NTĐC.

Khối lượng cơ thể bê đực và bê cái trong cùng một NT thí nghiệm hoặc

NTĐC không có sự khác biệt rõ ràng từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi, đến 12 tháng tuổi

thì bắt đầu có sự khác biệt và đến 24 tháng tuổi khác biệt khá rõ ràng.

Khối lượng của bê hai NT thí nghiệm từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi đều cao

Page 91: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

79

hơn so với NTĐC 7 - 10%. Tuy vậy, sự chênh lệch có xu hướng giảm dần từ lúc sơ

sinh đến các giai đoạn sinh trưởng sau. Điều này có thể được giải thích là khối lượng

sơ sinh chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố di truyền, ảnh hưởng chủ yếu là từ khối lượng

bò bố, mẹ. Hệ số di truyền của tính trạng này là khá cao h2 = 0,34 - 0,41 (Nguyễn

Văn Thiện, 1995). Sau khi ra đời, bê chịu thêm ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh nên

sự khác biệt đã bị thu hẹp, điều này cho thấy vai trò của yếu tố ngoại cảnh đối với

khối lượng và sinh trưởng của bê (đặc biệt là yếu tố nuôi dưỡng). Vì vậy, việc cải

tiến di truyền luôn luôn phải đi đôi với cải tiến nuôi dưỡng nhằm đáp ứng đầy đủ nhu

cầu dinh dưỡng cho gia súc để phát huy cao nhất tiềm năng của giống.

Kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác về bò Vàng Việt Nam cho thấy

khối lượng bò Vàng qua các mốc tuổi là tương tự hoặc nhỏ hơn với NTĐC của

nghiên cứu này. Lê Quang Nghiệp (1984) cho thấy bò Vàng Việt Nam có khối

lượng khi sơ sinh đực là 15,56 kg, cái là 14,15 kg; 12 tháng tuổi đực là 100,25 kg,

cái là 97,08 kg; 24 tháng tuổi đực là 183,01 kg, cái là 168,07 kg. Đinh Văn Cải

(2007) nghiên cứu trên bò Vàng Việt Nam cho rằng khối lượng khi sơ sinh đực là

16 kg, cái là 11 kg; 12 tháng tuổi đực là 95 kg, cái là 85 kg; 24 tháng tuổi đực là

155 kg, cái là 140 kg.

So sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đã nghiên cứu trước đây

ta thấy khối lượng của bò Vàng qua các mốc tuổi đều nhỏ hơn so với các loại bò

khác, đặc biệt là các nhóm bò lai.

Lê Quang Nghiệp (1984) cho thấy F1 (Zebu×Bò Vàng) có khối lượng sơ

sinh 18,10 - 19,01 kg. Phạm Thế Huệ (2010) công bố bò lai Sind nuôi tại Đắk Lắk

có khối lượng sơ sinh là 19,2 kg; còn các nhóm bò lai ½ Brahman và ½ Charolais

có khối lượng sơ sinh là 23 kg. Vũ Chí Cương (2007) nghiên cứu trên các nhóm bò

lai tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk cho biết khối lượng sơ sinh của bò lai Sind ở

con đực là 18,9 kg và con cái là 16,8 kg; lai ½ Charolais là 23,9 kg ở con đực và

21,6 kg ở con cái.

Vũ Văn Nội (1994) đã nghiên cứu một số cặp lai và công bố bò F1 Zebu; F1

Charolais; F1 Brown Swiss có khối lượng sơ sinh tương ứng 20,5; 21,5 và 21,7 kg.

Phạm Văn Quyến (2001) thấy rằng F1 Charolais; F1 Hereford; F1 Simmental và lai

Page 92: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

80

Sind có khối lượng sơ sinh tương ứng 20,25; 20,06 và 19,78 kg. Hoàng Văn Trường

(2001) nghiên cứu trên bò F1 Brahman và F2 ¾ Brahman cho kết quả khối lượng sơ

sinh tương ứng 21,2 kg và 20,8 kg. Đối với bò thịt nhập nội thì Đinh Văn Cải (2006)

cho biết khối lượng bê Drought Master nuôi ở các địa phương khác nhau cho kết quả

từ 19,9 kg đến 27,2 kg, còn Đinh Văn Tuyền và cs. (2008) thì cho kết quả khối lượng

sơ sinh của bê Brahman và bê Droughtmaster là 21,6 và 20,7 kg.

Ở giai đoạn 12 tháng tuổi, Lê Viết Ly và Vũ Văn Nội (1995) cho biết: F1

Charolais lúc 12 tháng tuổi nuôi chăn thả là 121 kg, nuôi có bổ sung thức ăn tinh đạt

173 kg, tương ứng bê F1 Hereford đạt 126,9; 145,8 kg; bê F1 Simmental 130 và 168

kg. Đinh Văn Cải và cs. (2001) thấy rằng bê F1 Charolais lúc 12 tháng đạt khối lượng

164,6 kg, bê lai Sind 126,5 kg. Phạm Văn Quyến (2001) cho biết F1 Charolais đạt

150,75 kg; F1 Hereford 142,63 kg; F1 Simmental 138,86 kg và lai Sind 114,75 kg.

Một số các nghiên cứu ở nước ngoài như Hyder và cs. (1999) công bố về

khối lượng sơ sinh của con lai giữa bò đực Drought Master với bò cái Bhagnari tại

Pakistan trung bình là 23,49 ± 3,76 kg. Realini và cs. (2005) thì cho biết khối lượng

sơ sinh của bò Red Sindhi 22 kg. Simm (1998) cho thấy khối lượng sơ sinh của các

giống bò thịt phụ thuộc phẩm giống rõ rệt như Charolais 42,9 kg, Simmental 40,3

kg, Limousin 37,0 kg và Aberdeen Angus 31,7 kg.

Đào Lan Nhi (2012) nghiên cứu bò H’Mông cho biết khối lương sơ sinh đực

17 - 18 kg, cái 14 - 16 kg; Đến 2 năm tuổi đực đạt 233 - 275 kg, cái 216 - 225 kg.

Nguyễn Văn Hiền (2013) nghiên cứu tuyển chọn đàn bò cái và sử dụng bò

đực H’Mông khối lượng lớn làm giống đã làm tăng khối lượng sơ sinh, 3 và 6 tháng

tuổi của bê lên xấp xỉ 10 % so với bê sinh ra của bò đại trà; khối lượng của bê sơ

sinh ở lô thí nghiệm là 20,9 kg đối với bê đực và 19,8 kg đối với bê cái trong khi ở

lô đối chứng là 19,1 kg đối với bê đực và 18,4 kg đối với bê cái; lúc 6 tháng tuổi bê

ở lô thí nghiệm là 82,1 kg đối với bê đực và 80,1 kg đối với bê cái trong khi ở lô

đối chứng là 75,9 kg đối với bê đực và 74,1 kg đối với bê cái.

3.2.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của đàn con sinh ra

Tăng khối lượng của đàn con sinh ra giai đoạn 0 - 24 tháng tuổi giữa 2 NT

thí nghiệm là không có sự khác biệt nhưng cao hơn so với NTĐC (từ 5,90 - 9,37%

Page 93: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

81

đối với con cái và từ 6,61 - 8,48% đối với con đực). Qua đó cho thấy ảnh hưởng rõ

rệt của khối lượng bò bố, bò mẹ đến tăng khối lượng của đàn con. Theo quy luật

sinh trưởng của gia súc thì tuổi càng lớn tăng khối lượng tương đối càng giảm, gia

súc trong thí nghiệm này hoàn toàn phù hợp theo quy luật trên (ở giai đoạn 0 - 6

tháng tuổi tăng 268,72 - 313,27 g/ngày, đến giai đoạn từ 13 - 24 tháng tuổi chỉ tăng

từ 163,78 - 201,78 g/ngày).

Bảng 3.18. Tăng khối lượng của đàn con sinh ra (g/ngày)

Giai

đoạn

Tính

biệt

NTĐC NT1 NT2 So sánh (%)

Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE NT1/ĐC NT2/ĐC

0 - 6

tháng

Đực 287,94a ± 6,15 303,69b ± 7,93 313,27b ± 4,18 105,47 108,80

Cái 268,72a ± 5,07 288,27b ± 6,29 294,95b ± 5,21 107,28 109,76

7 - 12

tháng

Đực 211,17a ± 2,87 225,72b ± 8,54 230,89b ± 6,27 106,89 109,34

Cái 202,89a ± 5,46 211,78b ± 9,48 223,78b ± 4,51 104,38 110,30

13 - 24

tháng

Đực 185,83a ± 2,69 201,78b ± 3,16 200,19b ± 3,05 108,58 107,73

Cái 163,78a ± 2,15 173,14b ± 2,88 177,67b ± 3,85 105,71 108,48

0 - 24

tháng

Đực 217,69a ± 1,95 232,07b ± 1,98 236,14b ± 2,31 106,61 108,48

Cái 199,79a ± 2,09 211,57b ± 0,54 218,52b ± 2,39 105,90 109,37

Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một hàng mang các chữ cái a,b khác nhau thì

sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

So sánh mức độ sinh trưởng tuyệt đối của đàn con sinh ra ở hai NT thí

nghiệm thì NT2 có tăng khối lượng lớn hơn NT1, lý do là NT2 cả bò bố và bò mẹ

đều được tuyển chọn trong khi NT1 chỉ có bò bố được chọn còn bò cái mẹ không

được chọn. Qua kết quả nghiên cứu này cho thấy ảnh hưởng của khối lượng bò bố

đến khối lượng đàn con sinh ra là rõ ràng, từ đó trong thực tiễn sản xuất cần chọn

lọc đàn bò thường xuyên nhằm cải tạo tầm vóc và khối lượng đàn bò.

Kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác về tăng khối lượng của bò Vàng

Việt Nam cho thấy khối lượng bò qua các mốc tuổi là tương tự hoặc nhỏ hơn với

NTĐC của nghiên cứu này. Lê Quang Nghiệp (1984) cho tăng khối lượng từ sơ

sinh đến 6 tháng tuổi là đực 268 g/ngày, cái là 255 g/ngày; từ 7 đến 12 tháng tuổi

đực là 202 g/ngày, cái là 205 g/ngày; từ 13 - 24 tháng tuổi đực là 227 g/ngày, cái là

Page 94: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

82

194 g/ngày. Đinh Văn Cải (2007) thì cho rằng tăng khối lượng từ sơ sinh đến 6

tháng tuổi là đực 311 g/ngày, cái là 289 g/ngày; từ 7 đến 12 tháng tuổi đực là 128

g/ngày, cái là 122 g/ngày; từ 13 - 24 tháng tuổi đực là 164 g/ngày, cái là 151

g/ngày. Nguyễn Đàm Thuyên (2012) cho biết bò đực H’Mông từ 18 tháng đến 24

tháng tăng bình quân là 50,3 kg; từ 24 đến 36 tháng tuổi tăng bình quân 50,2 kg.

Nghiên cứu về tốc độ sinh trưởng của bê lai, Đinh Văn Cải và cs. (2001) đã

xác định được bê lai được tạo ra từ tinh bò đực Charolais, Abondance và Tarentaise

với bò cái lai Sind đạt tăng khối lượng tương ứng giai đoạn 9 - 12 tháng tuổi là

351,79 g/con/ngày; 283,85 g/con/ngày và 270,28 g/con/ngày. Hoàng Văn Trường

(2001) đánh giá khả năng sinh trưởng, cho thịt trong điều kiện chăn nuôi nông hộ tại

Bình Định của bò lai F1 (Brahman x lai Sind) và bò lai F2 (3/4 Brahman x ¼ lai Sind)

cho kết quả tăng khối lượng tương ứng 286,6 và 406,6 g/ngày. Vũ Chí Cương và cs.

(2007) cho biết con lai F1 Brahman và F1 Charolais đạt tăng khối lượng tương ứng

346 - 405 g/con/ngày.

Nghiên cứu của Phạm Thế Huệ (2010) ở hai nhóm Bò lai F1 (Charolais x lai

Sind) và F1 (Brahman x lai Sind) nuôi trong nông hộ tại Đăk Lăk sau cai sữa đạt

được tăng khối lượng cao nhất ở giai đoạn 12-18 tháng tuổi (361,99 - 436,52

g/con/ngày), trong khi ở bò lai Sind là 333,57 g/con/ngày.

3.2.4. Mối tương quan giữa khối lượng bò đực bố, bò cái mẹ và khối lượng con

sinh ra

Mối tương quan giữa khối lượng bò đực bố, bò cái mẹ và khối lượng con

sinh ra được thể hiện qua hệ số tương quan ở bảng 3.19. Kết quả thu được cho thấy

có mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê giữa khối lượng bò đực bố và khối

lượng con sinh ra ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Khối lượng bò đực bố

càng lớn thì khối lượng con sinh ra ở các giai đoạn cũng tăng theo. Hệ số tương

quan giữa khối lượng bò đực bố với con sinh ra lớn hơn hệ số tương quan giữa khối

lượng bò cái mẹ với khối lượng con sinh ra (0,350 - 0,554 so với 0,079 - 0,196).

Điều đó có nghĩa là ảnh hưởng của khối lượng bò đực bố đến khối lượng con sinh

ra lớn hơn ảnh hưởng của khối lượng bò cái mẹ.

Page 95: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

83

Bảng 3.19. Hệ số tương quan giữa khối lượng bò bố, bò mẹ và khối lượng con

TT Mối tương quan Hệ số tương quan Giá trị p

1

KL bò đực bố

Với KL con sơ sinh 0,383(**) 0,030

Với KL con 6 tháng tuổi 0,350(**) 0,006

Với KL con 12 tháng tuổi 0,554(**) 0,000

Với KL con 24 tháng tuổi 0,474(**) 0,000

2 KL bò cái mẹ

Với KL con sơ sinh 0,148 0,258

Với KL con 6 tháng tuổi 0,157 0,232

Với KL con 12 tháng tuổi 0,196 0,132

Với KL con 24 tháng tuổi 0,079 0,551

Sự ảnh hưởng của khối lượng bò đực bố đến khối lượng con sinh ra theo các

giai đoạn tuổi khác nhau được lượng hóa theo các phương trình hồi quy tuyến tính.

Các phương trình hồi quy thu được trong bảng 3.20 có giá trị p < 0,05 cho thấy các

phương trình hồi quy trên có ý nghĩa thống kê. Điều đó có nghĩa là khối lượng của

bò đực bố có ảnh hưởng đến khối lượng con sinh ra qua các mốc tuổi con sơ sinh;

6; 12 và 24 tháng tuổi với các hệ số ảnh hưởng lần lượt là 0,023; 0,102; 0,238 và

0,312. Đặc biệt, từ 12 tháng tuổi trở lên tương quan này càng thể hiện rõ sự sai

khác vì đến giai đoạn này ngoài yếu tố giống còn có các yếu tố khác ảnh hưởng đến

sự sai khác này như: thức ăn, nuôi dưỡng...

Phương trình hồi qui giữa khối lượng bò đực bố đến khối lượng đàn còn

sinh ra có kết quả như bảng 3.20.

Bảng 3.20. Phương trình hồi quy giữa khối lượng bò đực bố đến khối lượng

con sinh ra (n = 60)

TT Chỉ tiêu Phương trình R2 SE p

1 Giữa KL bò đực bố với KL

con sơ sinh Y1 = 7,631 + 0,023*X 0,146 0,906 0,003

2 Giữa KL bò đực bố với KL

con 6 tháng tuổi Y2 = 38,024 + 0,102*X 0,123 4,396 0,006

3 Giữa KL bò đực bố với KL

con 12 tháng tuổi Y3 = 40,726 + 0,238*X 0,307 5,755 0,000

4 Giữa KL bò đực bố với KL

con 24 tháng tuổi Y4 = 84,507 + 0,312*X 0,225 9,326 0,000

Ghi chú: Y: Khối lượng con theo các giai đoạn tuổi khác nhau; X: Khối lượng bò đực bố;

Page 96: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

84

R2: Cho biết mức độ phù hợp của mô hình hồi quy. SE: Sai số chuẩn; P: Xác suất để loại

bỏ mô hình hồi quy.

Mối quan hệ giữa khối lượng bò đực bố và khối lượng con sinh ra được thể

hiện trên đồ thị như sau (hình 3.3).

Căn cứ vào các phương trình trên, người ta cũng có thể ước tính khối lượng

bê các mốc tuổi dựa vào khối lượng của bò đực giống, điều này giúp cho chăn nuôi

thấy rõ vai trò của bò đực giống và thường xuyên tiến hành tuyển chọn bò đực

giống có khối lượng lớn ở địa phương kết hợp với việc tuyển chọn đàn bò cái sinh

sản trong công tác cải tạo giống để nâng cao tầm vóc của đàn bò nhỏ con ở địa

phương mình.

Boduc

300290280270260250

16

15

14

13

12

Besosinh

Boduc

300290280270260250

75

70

65

60

55

Be6thang

Boduc

300290280270260250

130

120

110

100

90

Be12thang

Boduc

300290280270260250

200

190

180

170

160

150

140

Be24thang

Hình 3.3. Mối quan hệ giữa khối lượng bò đực giống và khối lượng bê

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa khối lượng bố, mẹ và khối lượng con sinh

ra, các nhà khoa học khác đều có kết luận là có sự tương quan thuận giữa khối

lượng bê ở các mốc tuổi và khối lượng cơ thể của bố mẹ. Các giá trị về quan hệ

Kh

ối

lượ

ng

sơ s

inh

(k

g)

Khối lượng bò đực giống (kg) Khối lượng bò đực giống (kg)

Khối lượng bò đực giống (kg) Khối lượng bò đực giống (kg)

Kh

ối

lượ

ng

6 t

ng

(k

g)

Kh

ối

lượ

ng

24

th

án

g (

kg

)

Kh

ối

lượ

ng

12

th

án

g (

kg

)

Page 97: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

85

giữa khối lượng ở các mốc tuổi của bê với khối lượng của bố, mẹ đều đạt xác suất

ở mức độ tin cậy cao.

Nguyễn Đức Thạc (1983) khi nghiên cứu về sinh trưởng của nghé thấy rằng

khối lượng sơ sinh có tương quan thuận với khối lượng trâu mẹ, tính trên 65 lứa đẻ,

hệ số tương quan giữa khối lượng mẹ và khối lượng sơ sinh (R2 = 0,71). Topanurak

và cs. (1991) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng và sinh trưởng

của bê báo cáo rằng khối lượng của bê bị ảnh hưởng bởi khối lượng bò đực bố và

tính biệt của bê đặc biệt là khối lượng bê sơ sinh.

Nguyễn Văn Hiền (2013) nghiên cứu chọn lọc và sử dụng bò đực giống khối

lượng lớn để cải tạo tầm vóc và khả năng sản xuất thịt của bò H’Mông Hà Giang

thấy rằng chọn lọc bò đực khối lượng lớn phối với bò cái khối lượng lớn đã nâng

cao khối lượng sơ sinh và tốc độ sinh trưởng của bê. Khối lượng bê ở các mốc sơ

sinh, 3, 6 tháng của lô bò đực khối lượng lớn với bò cái khối lượng lớn luôn luôn

cao hơn khối lượng bê của lô bò đực đại trà và bò cái đại trà. Kích thước các chiều

đo cơ thể bê tuân theo quy luật tương tự như khối lượng. Khối lượng bò đực giống

bố và bò cái mẹ ảnh hưởng lớn đến khối lượng đàn con với mối quan hệ thuận và

chặt chẽ. Khối lượng sơ sinh của bê có mối quan hệ thuận và chặt chẽ với khối

lượng các giai đoạn sinh trưởng sau của bê.

Nghiên cứu của Mai Văn Sánh và cs. (2008) trên đàn trâu nội tại các địa

phương Ba Vì, Hà Nội và Thanh Chương, Nghệ An cũng cho thấy có mối quan hệ

thuận chiều và khá chặt chẽ giữa khối lượng nghé ở tất cả các mốc tuổi với khối

lượng của trâu bố. Hoàng Văn Phúc (2012) khi sử dụng trâu đực giống khối lượng

lớn cải tạo tầm vóc đàn trâu địa phương tại tỉnh Thanh Hóa cũng công bố giữa khối

lượng nghé ở các mốc tuổi sơ sinh tới 12 tháng tuổi với khối lượng của trâu bố có

mối quan hệ thuận chiều và khá chặt chẽ với hệ số xác định là 0,46 - 0,85.

Qua kết quả thu được về mối quan hệ giữa khối lượng bố, khối lượng mẹ và

khối lượng đời con có thể rút ra kết luận: muốn có khối lượng của bê đời con cao

thì phải sử dụng bò đực giống và bò cái giống khối lượng lớn. Trên thực tế, sử

dụng bò đực khối lượng to phối với bò cái được tuyển chọn sẽ cho khối lượng đời

con cao vì khối lượng bò đực giống và cái giống đều làm tăng khối lượng đàn con.

Page 98: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

86

3.3. SỬ DỤNG RƠM Ủ UREA VÀ THỨC ĂN TINH NÂNG CAO KHẢ

NĂNG TĂNG KHỐI LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CHO

BÒ SINH TRƯỞNG

3.3.1. Thành phần hóa học của thức ăn bổ sung

Thành phần hóa học và giá trị năng lượng trao đổi (NLTĐ-tính theo công

thức từ thí nghiệm in vitro gas production) của rơm ủ 4% urê và thức ăn hỗn hợp

bổ sung được trình bày ở bảng 3.21.

Bảng 3.21. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn bổ sung

Chỉ tiêu Rơm ủ urê 4% Thức ăn tinh

Vật chất khô (VCK, %) 61,49 88,92

Protein thô (Prth, % VCK) 11,00 15,40

Mỡ thô (EE, % VCK) 1,72 11,56

Xơ thô (CF, % VCK) 33,81 12,29

NDF (%) 74,52 31,36

ADF (%) 47,54 17,60

Khoáng tổng số (% VCK) 13,89 10,00

Năng lượng trao đổi (MJ/kg VCK) 8,9 9,8

Kết quả ở bảng 3.21 cho thấy nhờ xử lý urê 4% nên hàm lượng protein thô

đã tăng lên 11%, cao hơn so với kết quả này ở rơm không xử lý urê là: 5,3% (Đinh

Văn Mười, 2012). Giá trị năng lượng trao đổi (MJ/kg VCK) của rơm ủ urê 4% và

thức ăn tinh trong thí nghiệm tương ứng là 8,9 và 9,8 MJ/kg VCK.

Kết quả về hàm lượng NLTĐ/kg VCK của rơm ủ urê và thức ăn hỗn hợp

trong thí nghiệm này cũng không sai khác nhiều với kết quả nghiên cứu về hai loại

thức ăn tương tự trước đây ở Việt Nam. Theo Đinh Văn Mười (2012) rơm ủ urê 2%

và thức ăn hỗn hợp (Prth:17%) có giá trị NLTĐ tương ứng là: 6,31 và 9,83 MJ

NLTĐ/kg VCK.

Giá trị NLTĐ của thức ăn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong số đó thành

phần hóa học của thức ăn và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng có trong thức ăn đó.

Page 99: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

87

3.3.2. Động thái, đặc điểm sinh khí và giá trị năng lượng trao đổi của rơm ủ

urê và thức ăn hỗn hợp

Kết quả ở bảng 3.22 cho thấy: không có sự sai khác nhiều về tổng lượng khí

sinh ra sau 72 giờ giữa hai loại thức ăn, mặc dù tổng lượng khí sinh ra của thức ăn

tinh cao hơn số liệu này ở rơm ủ urê. Tuy nhiên động thái sinh khí có sự khác biệt

lớn. Trong khi giá trị a của rơm ủ thấp hơn, các giá trị b, a+b, L của rơm ủ cao hơn

các giá trị này của thức ăn tinh.

Bảng 3.22. Lượng khí sinh ra và động thái sinh khí của các thức ăn bổ sung

Thức

ăn

Chỉ

tiêu

Lượng khí sinh ra

(ml) ở các thời điểm

khác nhau

Đặc điểm sinh khí

24h 48h 72h a (ml) b (ml) a + b

(ml)

c

(fraction/h) L (h)

Rơm ủ

urê 4%

Mean

± SE

16,1b 36,6b 44,3 1,97b 63,93a 65,90a 0,016b 5,93a

0,3 1,2 1,6 0,03 4,49 4,46 0,001 0,17

Hỗn

hợp

Mean

± SE

27,4a 40,6a 44,4 2,83a 46,33b 49,17b 0,035a 4,50b

1,3 1,4 1,4 0,44 1,88 1,48 0,002 0,06

Chú thích: a là lượng khí sinh ra từ các chất dễ hoà tan thường ở ngay tại thời điểm ban đầu khi

ủ mẫu (ml); b là lượng khí sinh ra từ các chất khó hoà tan trong suốt quá trình ủ (ml); a+b là tổng

lượng khí sinh ra của khẩu phần đem ủ hay tiềm năng sinh khí của khẩu phần thức ăn đó (ml); c là

tốc tộ sinh khí (%/giờ); t là thời gian ủ mẫu khẩu phần thức ăn thí nghiệm (giờ), L: Thời gian trì

hoãn trước khi quá trình lên men bắt đầu.

Sự khác biệt này chứng tỏ các chất dễ hoà tan thường ở ngay tại thời điểm

ban đầu khi ủ mẫu (ml) ở rơm ủ thấp hơn lượng này ở thức ăn tinh; đồng thời b:

lượng khí sinh ra từ các chất khó hoà tan trong suốt quá trình ủ (ml); a+b: tổng

lượng khí sinh ra của khẩu phần đem ủ hay tiềm năng sinh khí của khẩu phần thức

ăn đó (ml); L: Thời gian pha chậm lên men bắt đầu của rơm ủ cao hơn thức ăn tinh.

Kết quả trên phản ánh một thực tế là có sự khác biệt về thành phần hóa học,

đặc biệt là thành phần cabonhydrate trong hai loại thức ăn. Kết quả (Hình 3.4) là do

có ít các phần cabonhydrate dễ lên men nên rơm ủ urê lên men chậm hơn thức ăn

tinh trong 12 giờ đầu ủ in vitro.

Page 100: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

88

Hình 3.4. Lượng khí sinh ra (ml) ở các thời điểm rơm ủ urê và thức ăn hỗn

hợp với dịch dạ cỏ trong điều kiện in vitro

3.3.3. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến tăng khối lượng của bò

Thay đổi khối lượng (KL) và tăng khối lượng (TKL) của bò được trình bày

ở bảng 3.23. Mặc dù khối lượng bò lúc bắt đầu thí nghiệm ở ba nghiệm thức là

tương đương: 176 - 178 kg, khối lượng sau 84 ngày thí nghiệm đã có khác biệt rõ

(P <0,05). Khối lượng kết thúc thí nghiệm ở ba nghiệm thức 1; 2 và 3 tương ứng là:

187,8, 201,0 và 218,5 kg.

Kết quả là tăng trọng của bò ở ba nghiệm thức cũng rất khác nhau, tăng

trọng trung bình cả giai đoạn thí nghiệm cho nghiệm thức 1, 2 và 3 tương ứng là:

0,125, 0,271 và 0,504 kg/con/ngày (P<0,05). Mức tăng trọng đương nhiên phụ

thuộc vào lượng thức ăn bổ sung và các yếu tố khác nữa. Sự khác biệt về tăng khối

lượng giữa bò chăn thả và bò chăn thả có bổ sung thức ăn có liên quan đến việc sử

dụng thức ăn bổ sung, chất lượng và số lượng cỏ sẵn có và các ảnh hưởng của khí

hậu thời tiết, các ảnh hưởng này trong điều kiện nhiệt đới và không có thức ăn bổ

sung sẽ rất lớn (Moore và cs, 1999).

Kết quả tăng trọng ở nghiệm thức chăn thả và chăn thả cộng rơm ủ urê là

khá thấp (0,125 và 0,271 kg/con/ngày) và do đó năng lượng thu được từ chăn thả là

khá thấp, đồng thời chỉ bổ sung rơm ủ urê cũng không giải quyết được nhiều. Ở

Việt Nam có rất ít các nghiên cứu về hiệu quả tăng trọng khi chỉ chăn thả không ở

Page 101: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

89

bò nên rất khó so sánh. Tuy nhiên, các kết quả ở nhiều nước khác cho thấy kết quả

về tăng trọng của bò chăn thả và bò chăn thả bổ sung rơm ủ urê trong thí nghiệm

này của cũng tương tự với kết quả nghiên cứu ở nhiều nước khác.

Bảng 3.23. Thay đổi khối lượng của bò thí nghiệm

Chỉ tiêu Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3

KL.đầu thí nghiệm (kg) 177,3ab ±20,51 178,2ab ±12,21 176,2a± 11,25

KL.sau 28 ngày TN (kg) 178,4bc ± 2,67 181,2ab ±16,31 187,2a ± 16,97

TKL sau 28 ngày TN

(kg/con/ngày)

0,04c ± 0,01 0,120b ± 0,04 0,396a ± 0,08

KL.sau 56 ngày TN (kg) 182,2c ± 22,25 191,6b ± 14,62 201,5a ± 17,93

TKL 29- 56 ngày TN

(kg/con/ngày)

0,14c ± 0,03 0,371b ± 0,08 0,509a ± 0,12

KL.sau 84 ngày TN (kg) 187,8c ± 23,59 201,0b ± 15,51 218,5a ± 15,95

TKL 57-84 ngày TN

(kg/con/ngày)

0,200c ± 0,08 0,340b ± 0,06 0,609a ± 0,10

TKL toàn thí nghiệm

(kg/con/ngày)

0,125c ± 0,12 0,271b ± 0,09 0,504a ± 0,09

Ghi chú: TN: Thí nghiệm; Kl: Khối lượng; TKL: Tăng khối lượng trung bình hàng ngày; Nghiệm

thức 1- Đối chứng: Chăn thả;, Nghiệm thức 2: Chăn thả + rơm ủ urê ăn tự do;, Nghiệm thức 3:

Chăn thả + rơm ủ urê ăn tự do + thức ăn hỗn hợp: 0,5% khối lượng; các giá trị trung bình mang

các chữ cái a, b, c khác nhau trong cùng một hàng sai khác thống kê (P<0,05).

Theo Dahlanuddin và cs. (2013) bò Bali (Indonesia) chỉ chăn thả trên đồng

cỏ tự nhiên tăng trọng 0,03 kg/ngày; còn chăn thả trên đồng cỏ tự nhiên bổ sung lá

cây Sesbania tăng trọng 0,07 kg/ngày). Theo Jones (1994) thì chỉ chăn thả trên

đồng cỏ tự nhiên Australia, bò chỉ tăng trọng từ 0,15 đến 0,23 kg/con/ngày. Bò

Ongol chăn thả trên đồng cỏ mùa khô ở Indonesia tăng trọng 0,14 kg/con/ngày

(Priyanti và cs., 2012).

Tăng khối lượng bò chăn thả phụ thuộc vào giống bò (Loại hình to hay nhỏ)

và chất lượng cỏ (Itavo và cs., 2007). Theo Jones (1994) thì nếu chăn thả trên đồng

cỏ Hyparrhenia rufa và có 10% Leucaena trên đồng cỏ bò có thể tăng trọng 0,35

Page 102: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

90

kg/con/ngày tương đương với tăng khối lượng ở nghiệm thức 2 chăn thả cộng bổ

sung rơm ủ urê 4% trong thí nghiệm này. Trong các điều kiện đồng cỏ tốt hơn ở

Brazil, bò Creolo có thể tăng trọng 0,27 kg/ngày (Asizua và cs., 2009)

Kết quả về tăng khối lượng của bò ở nghiệm thức 3 trong thí nghiệm này

(0,504 kg/con/ngày) tương đương với kết quả nghiên cứu trước đây của Bùi Văn

Chính và cs. (1992); Lê Viết Ly và cs. (1995); Vũ Văn Nội và cs. (1999) bò ăn

khẩu phần có phụ phẩm nông nghiệp tăng trọng là 0,51- 0,58 kg/con/ngày. Tương

tự như vậy, Vũ Chí Cương và cs. (2005) thấy bò lai Sind ăn khẩu có phụ phẩm

nông nghiệp tăng trọng: 0,53 - 0,70 kg/con/ngày.

Kết quả tăng trọng ở bò nghiệm thức 3 trong thí nghiệm này thấp hơn kết

quả của Clarke và cs. (1996), tăng trọng ở bò cái lai Sind vỗ béo là 0,60 - 0,66 kg ở

bò cái loại thải. Tăng khối lượng của bò ở nghiệm thức 3 trong thí nghiệm này cũng

thấp hơn kết quả của Zhang Weixian và cs. (1995) tại Trung quốc. Các tác giả này

cho thấy bò Vàng Trung quốc khối lượng bắt đầu thí nghiệm: 160 - 210 kg, 12 - 14

tháng tuổi cho ăn rơm ủ urê cộng với 1,0; 1,5 hoặc 2,0 kg khô dầu hạt bông có tăng

trọng sau 60 ngày thí nghiệm là 0,602, 0,687 và 0,733 kg/ngày.

Kết quả về tăng trọng trong thí nghiệm này không thấp hơn nhiều so với kết

quả của Li Ying và cs. (1993). Trong nghiên cứu này, các tác giả trên cho thấy bò

lai ở Trung quốc cho ăn khẩu phần rơm lúa mì, rơm lúa mì ủ urê, và thân cây ngô ủ

urê cộng với 1,5 kg hạt bông có tăng trọng tương ứng là: 0,35; 0,51; 0,64 và 0,74

kg/ngày.

Sự khác biệt về tăng trọng của bò ở nghiệm thức 3 trong thí nghiệm này so

với các kết quả của các tác giả khác có thể do nhiều nguyên nhân. Trước hết là sự

khác biệt về giá trị dinh dưỡng của khẩu phần, tỷ lệ tinh thô.

Cùng một giống nhưng bò được cho ăn các khẩu phần có giá trị dinh dưỡng

khác nhau thì kết quả tăng trọng cũng khác nhau. Jokhank (2013) khi nuôi bò giống

Fulani trắng với 5 khẩu phần là các phế phụ phẩm chế biến ngũ cốc khác nhau có

hàm lượng protein khác nhau, nhưng năng lượng trao đổi tương tự cho thấy tăng

trọng của bò rất khác nhau dao động từ 0,66 đến 0,40 kg/con/ngày. Scarr (1986)

cũng thấy các kết quả tương tự. Trong một thí nghiệm làm tại Bangladesh trên bò

Page 103: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

91

đỏ Chittagong (Red Chittagong), Barua và cs. (2008) cho thấy bò tơ giống này khi

nuôi bằng khẩu phần cơ sở là rơm ủ urê, rỉ mật + cỏ Đức được bổ sung 4 mức thức

ăn tinh khác nhau để tăng hàm lượng năng lượng và protein của khẩu phần đã có

tăng trọng lần lượt là: 0,10; 0,275; 0,333 và 0,291 kg/con/ngày. Theo Banerjee

(1998) khẩu phần có rơm ủ urê cho tăng trọng khoảng 0,3 kg/con/ngày. Còn theo

Dolberg và Finlayson (1995) bổ sung rơm ủ urê bò tăng trọng 0,236 kg/con/ngày.

Trong điều kiện nuôi nông hộ ở Tây nguyên, chăn thả cộng bổ sung thức ăn

thô và cám gạo hoặc cám ngô với một lượng nhỏ, tăng trọng của bò đực lai Sind

giai đoạn 13-18 tháng tuổi cũng chỉ đạt: 0,383 kg/con/ngày (Văn Tiến Dũng, 2002).

Cũng theo tác giả trên, trong điều liện nuôi nhốt thí nghiệm với khẩu phần ăn nhiều

dinh dưỡng hơn bò đực lai Sind trong độ tuổi này có thể đạt tăng trọng 0,610

kg/con/ngày.

Như vậy, kết quả tăng trọng của bò trong thí nghiệm này ở nghiệm thức 1:

(chăn thả), nghiệm thức 2: (Chăn thả + bổ sung rơm ủ urê 4%) và nghiệm thức 3:

(Chăn thả + bổ sung rơm ủ urê 4% + thức ăn tinh) tương đương với rất nhiều

nghiên cứu và là kết quả chấp nhận được.

3.3.4. Tăng khối lượng lý thuyết và khối lượng thực tế tính theo NLTĐ

Kết quả ước tính và so sánh tăng trọng thực tế với tăng trọng ước tính theo

nhu cầu NLTĐ cho tăng trọng ở bò được trình bày ở bảng 3.24.

Kết quả cho thấy, nếu sử dụng các nhu cầu NLTĐ cho duy trì của Kearl năm

(1982), nhu cầu NLTĐ duy trì = 0,5 MJ/kg khối lượng trao đổi và nhu cầu tăng

trọng của Agnew và cs, (2004) và NRC (2001): cứ 1kg khối lượng cơ thể tăng thêm

thì bò cần 25,5 MJ, thì tăng trọng lý thuyết và tăng trọng ước tính là khá gần nhau

và sai khác giữa các cặp giá trị lý thuyết ước tính và giá trị thực là không đáng tin

cậy về mặt thống kê. Như vậy, nếu áp dụng các nhu cầu NLTĐ cho duy trì của

Kearl (1982) và nhu cầu tăng trọng của Agnew và cs. (2004) và NRC (2001) kết

quả ước tính tăng trọng sẽ khá chính xác. Phương trình ước lượng mức tăng trọng

thực tế theo tăng trọng lý thuyết có dạng sau đây:

Tăng trong thực tế (kg/con/ngày) = 0,1001 + 0,9195 x tăng trọng lý thuyết

(kg/con/ngày); R-Sq(adj) = 88.8%, P<0,001.

Page 104: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

92

Bảng 3.24. Tăng khối lượng lý thuyết và khối lượng thực tế tính theo NLTĐ

Chỉ tiêu Tăng trọng tính theo NLTĐ (Mean ±SE)

Thực tế Lý thuyết P

TKL

0-28 ngày

Nghiệm thức 1 0,0390±0,001 0,0350±0,004 NS

Nghiệm thức 2 0,1070±0,105 0,0945±0,0928 NS

Nghiệm thức 3 0,3960±0,127 0,349±0,112 NS

TKL 29-

56 ngày

Nghiệm thức 1 0,1357±0,0385 0,1197±0,0340 NS

Nghiệm thức 2 0,3714± 0,0345 0,3277±0,0305 NS

Nghiệm thức 3 0,5085±0,0483 0,4487±0,0427 NS

TKL 57-

84 ngày

Nghiệm thức 1 0,2000±0,0368 0,1765± 0,0324 NS

Nghiệm thức 2 0,3357± 0,0290 0,2962±0,0256 NS

Nghiệm thức 3 0,6094±0,0462 0,5377±0,0408 NS

TKL

cả kỳ

Nghiệm thức 1 0,1250±0,0533 0,1103±0,0470 NS

Nghiệm thức 2 0,2714±0,0418 0,2395±0,0369 NS

Nghiệm thức 3 0,5045±0,0391 0,4451± 0,0345 NS

Trong một nghiên cứu khác trên bò lai, tác giả Văn Tiến Dũng (2002) cũng

có kết quả tương tự. Nghiên cứu cho thấy: khi áp dụng tiêu chuẩn Kearl (1982) chất

khô ăn vào, NLTĐ ăn vào và thậm chí protein ăn vào của bò lai thực tế và lý thuyết

có hồi qui tuyến tính rất chặt với độ chính xác cao như đưới đây:

Đối với VCK (kg/ngày): y1 = 0,6894x + 1,5478 (R2 = 0,899)

Đối với NLTĐ (MJ/ngày): y2 = 0,7058x + 15,303 (R2 = 0,875)

Đối với Prth (g/ngày): y3 = 0,814x + 63,849 (R2 = 0,797).

Trên trâu, Nguyễn Công Định (2012) cũng thấy: khi áp dụng tiêu chuẩn

Kearl (1982) chất khô ăn vào, NLTĐ ăn vào và thậm chí protein ăn vào của trâu

thực tế và lý thuyết có hồi qui tuyến tính rất chặt với độ chính xác cao như đưới

đây:

Đối với VCK (kg/con/ngày): y1 = 1,1264x – 0,4836 (R2 = 0,9764)

Page 105: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

93

Đối với NLTĐ (MJ/con/ngày): y2 = 1,2015x – 8,3767 (R2 = 0,8327)

Đối với Protein thô (g/con/ngày): y3 = 1,2773x – 122,03 (R2 = 0,9194)

Như vậy: Tiêu chuẩn của Kearl (1982) cho bò có tầm vóc nhỏ và trung bình

khá tốt khi áp dụng cho bò lai và bò nội Việt Nam.

3.3.5. Ước tính lượng năng lượng trao đổi ăn vào được từ chăn thả

Kết quả ước tính lượng năng lượng trao đổi và chất khô ăn vào thu được từ

chăn thả được trình bày ở bảng 3.25. Ở các tháng 8 và 10 thì bình quân một ngày từ

chăn thả bò ở nghiệm thức 2 và 3 thu nhận được bình quân: 11 - 12 MJ

NLTĐ/con/ngày ở giai đoạn 0 - 28 ngày, 8 - 13 MJ NLTĐ/con/ngày ở giai đoạn 28

- 56 ngày và 8 - 10 MJ NLTĐ/con/ngày ở giai đoạn 57 - 84 ngày thí nghiệm.

Trung bình chung trong toàn bộ thí nghiệm: một ngày từ chăn thả bò có bổ

sung thức ăn thu được 10 - 12 MJ NLTĐ/con/ngày.

Bò ở nghiệm thức 1 (đối chứng không có thức ăn bổ sung) thu được xấp xỉ

25 MJ NLTĐ/con/ngày ở giai đoạn 0 - 28 ngày, 28 MJ NLTĐ/con/ngày ở giai đoạn

28 - 56 ngày và 30 MJ NLTĐ/con/ngày ở giai đoạn 57 - 84 ngày thí nghiệm. Trung

bình chung trong toàn bộ thí nghiệm: một ngày từ chăn thả bò ở nghiệm thức 1 thu

được 28 MJ NLTĐ/con/ngày.

Lượng NLTĐ thu được từ chăn thả có xu hướng giảm khi bò được bổ sung

thức ăn (P<0,05). Trong khi ở nghiệm thức 1: chăn thả không bổ sung lượng NLTĐ

thu được từ chăn thả trung bình cả thí nghiệm là 27,62 MJ NLTĐ/con/ngày, thì ở

nghiệm thức 2, số liệu này là 11,54 và ở nghiệm thức 3 là 9,719 MJ

NLTĐ/con/ngày. Lượng NLTĐ thu nhận này là khá thấp nhưng cũng phù hợp vì

đồng cỏ tự nhiên ở đây thực chất chỉ là các bãi chăn tự nhiên không được kiểm soát

trong mùa khô và các bờ bãi ven ruộng lúa, ruộng ngô và các cây trồng khác.

Tương tự như lượng NLTĐ ăn vào từ chăn thả, lượng chất khô ăn vào từ

chăn thả cũng chịu ảnh hưởng của hiệu ứng thay thế thức ăn (P<0,05). Lượng chất

khô ăn vào từ chăn thả cao nhất ở nghiệm thức 1, giảm dần ở nghiệm thức 2 và 3

khi bò được bổ sung thức ăn. Lượng chất khô ăn vào từ chăn thả tính trung bình cả

thí nghiệm cho các nghiệm thức 1, 2 và 3 tương ứng là: 3,3; 1,4 và 1,1 kg

VCK/con/ngày (P<0,05).

Page 106: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

94

Bảng 3.25. Lượng năng lượng trao đổi (MJ/con/ngày) và vật chất khô thu

được (Kg VCK/con/ngày)

Chỉ tiêu Giai đoạn

thí nghiệm

Nghiệm

thức 1

Nghiệm

thức 2

Nghiệm

thức 3

Tổng nhu

cầu NLTĐ

ước tính*

Từ 0-28 ngày 25,21a±3,53 26,94b±2,82 33,63a±3,35

Từ 28-56 ngày 27,63a±1,23 33,57b±0,492 37,45a±1,53

Từ 58-84 ngày 29,55a±1,67 33,76b±1,14 41,281a±0,76

Bình quân cả TN 27,62a±1,77 31,65b±1,32 37,67a±1,35

NLTĐ từ

thức ăn bổ

sung

Từ 0-28 ngày - 15,91b±1,02 21,46a±0,915

Từ 28-56 ngày - 20,71b±1,27 29,35a±0,946

Từ 58-84 ngày - 23,70b±1,61 33,04a±0,343

Bình quân cả TN - 20,11b±1,13 27,95a±0,665

NLTĐ từ

chăn thả

Từ 0-28 ngày 25,21a±3,53 11,03b±3,03 12,18b±2,78

Từ 29-56 ngày 27,63a±1,23 12,85b±1,19 8,10c±0,916

Từ 57-84 ngày 29,55a±1,67 10,07b±0,590 8,24c±1,00

Bình quân cả TN 27,62a±1,77 11,54b± 0,951 9,72c±0,720

VCK ăn

vào từ thức

ăn bổ sung

Từ 0-28 ngày - 1,787b±0,114 2,337a±0,103

Từ 29-56 ngày - 2,327b±0,142 3,215a±0,104

Từ 57-84 ngày - 2,663b±0,181 3,6204a±0,036

Bình quân cả TN - 2,259b±0,127 3,0574a±0,073

VCK ăn

vào từ chăn

thả

Từ 0-28 ngày 2,980a±0,418 1,304b±0,358 1,439b±0,329

Từ 29-56 ngày 3,266a±0,145 1,519b±0,141 0,957c±0,108

Từ 57-84 ngày 3,493a±0,197 1,190b±0,0698 0,974c±0,118

Bình quân cả TN 3,265a±0,210 1,364b±0,112 1,149c±0,085

Ghi chú: TN: thí nghiệm; Các giá trị trung bình mang các chữ cái a, b, c khác nhau trong

cùng một hàng sai khác thống kê (P<0,05). (*): Ước tính dựa trên: Khối lượng 0,75 x 0,5

MJ/ngày + Tăng trọng (kg/con/ngày) x 25,5 MJ/kg tăng trọng.

Do có sự khác biệt về hàm lượng năng lượng trong thức ăn, thành phần hóa

học, khả năng tiêu hóa và có thể cả tính ngon miệng nên chất khô ăn vào từ thức ăn

bổ sung và do đó NLTĐ ăn vào từ thức ăn bổ sung cũng có sự khác biệt đáng kể ở

bò trong hai nghiệm thức 2 và 3 (P<0,05).

Page 107: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

95

Chất khô ăn vào từ thức ăn bổ sung, NLTĐ ăn vào từ thức ăn bổ sung cho

toàn thí nghiệm của bò ở hai nghiệm thức 2 và 3 tương ứng là: 2,259 kg

VCK/con/ngày - 20,11 MJ NLTĐ/con/ngày và 3,057 kg VCK/con/ngày - 27,949

MJ NLTĐ/con/ngày.

Tóm lại, trong điều kiện chăn thả vào các tháng 8 - 10 tại Điện Biên nếu chỉ

chăn thả không, bò chỉ thu được trung bình 3,3 kg VCK/con/ngày và 27,62 MJ

NLTĐ/con/ngày. Lượng thức ăn và NLTĐ này chỉ đủ cho bò duy trì cơ thể và tăng

trọng rất thấp xấp xỉ 0,125 kg/con/ngày. Kết quả thí nghiệm bổ sung thức ăn cho bò

đang sinh trưởng khối lượng 176 - 178 kg, đã có ảnh hưởng tốt đến tăng trọng của

bò, hiệu quả sử dụng thức ăn và hiệu quả chăn nuôi. Sau 3 tháng thí nghiệm bò

chăn thả, chăn thả + rơm ủ urê và chăn thả + rơm ủ urê ăn tự do + thức ăn tinh

(0,5% khối lượng cơ thể) có TKL tương ứng là: 0,125; 0,271 và 0,504 kg/con/ngày.

HQSDTĂ tương ứng của bò sau 3 tháng thí nghiệm là: 24,76; 15,07 và 8,446 kg

VCK/kg tăng trọng.

3.3.6. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến lượng thức ăn bổ sung ăn vào, tổng

lượng chất khô thức ăn ăn vào và hệ số chuyển đổi thức ăn

Kết quả ở bảng 3.26 dưới đây cho thấy: tổng NLTĐ ăn vào có sai khác rõ rệt

giữa các nghiệm thức (P<0,05) nên kết quả về tăng trọng cũng sai khác rõ. Bình

quân cả thí nghiệm, tổng lượng NLTĐ ăn vào cho các nghiệm thức: 1; 2 và 3 tương

ứng: 27,62; 31,65 và 37,67 MJ NLTĐ/con/ngày. Tương tự như NLTĐ ăn vào, tổng

chất khô ăn vào cho cả thí nghiệm cũng có sai khác có ý nghĩa (P<0,05) giữa các

nghiệm thức. Tổng lượng VCK ăn vào cho các nghiệm thức: 1; 2 và 3 tương ứng:

3,265; 3,623 và 4,206 kg VCK/con/ngày hay 1,9; 1,9 và 2,13% khối lượng cơ thể.

Kết quả ở bảng 3.26 cũng cho thấy: tổng NLTĐ ăn vào có sai khác rõ rệt

giữa các nghiệm thức (P<0,05) nên kết quả về tăng trọng cũng sai khác rõ. Bình

quân cả thí nghiệm, tổng lượng NLTĐ ăn vào cho các nghiệm thức: 1; 2 và 3 tương

ứng: 27,62; 31,65 và 37,67 MJ NLTĐ/con/ngày. Tương tự như NLTĐ ăn vào, tổng

chất khô ăn vào cho cả thí nghiệm cũng có sai khác có ý nghĩa (P<0,05) giữa các

nghiệm thức. Tổng lượng VCK ăn vào cho các nghiệm thức: 1; 2 và 3 tương ứng:

3,265; 3,623 và 4,206 kg VCK/con/ngày hay 1,9; 1,9 và 2,13% khối lượng cơ thể.

Page 108: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

96

Bảng 3.26. Lượng thức ăn ăn vào và hệ số chuyển đổi thức ăn

Chỉ tiêu Giai đoạn Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3

Tổng vật chất

khô ăn vào.

(kg

VCK/con/ngày)

0-28 ngày 2,980b±0,418 3,091b±0,333 3,776a±0,391

29-56 ngày 3,266c±0,145 3,8468b±0,056 4,172a±0,174

57-84 ngày 3,493c±0,197 3,853b± 0,126 4,5948a±0,091

Cả TN 3,265c±0,210 3,623b± 0,151 4,206a±0,154

HQSDTĂ (kg

VCK/kg tăng

trọng)

0-28 ngày 22,23b±9,00 26,40a±1,53 9,409c±0,980

29-56 ngày 31,09a±6,63 10,713b±0,981 8,398c±0,548

57-84 ngày 20,96a±5,07 11,717b±0,740 7,693c±0,519

Cả TN 24,76a±14,7 15,07b±2,92 8,446c±0,358

Chú thích: TN: Thí nghiệm; HQSDTĂ: Hiệu quả sử dụng thức ăn; Các giá trị trung bình

trong cùng một hàng mang các chữ cái a, b c khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê,

P< 0,05.

Do có khác biệt về tổng lượng NLTĐ và VCK ăn vào và khác biệt về tăng

trọng nên hiệu quả chuyển hóa thức ăn cũng khác biệt giữa các nghiệm thức

(P<0,05). HQSDTĂ cho các nghiệm thức 1; 2 và 3 tương ứng là: 24,76; 15,07 và

8,446 kg VCK thức ăn ăn vào/kg tăng trọng.

Tổng lượng VCK ăn vào cho các nghiệm thức: 1; 2 và 3 tương ứng: 3,265;

3,623 và 4,206 kg VCK/con/ngày hay 1,9; 1,9 và 2,13% khối lượng cơ thể với các

mức tăng trọng tương ứng là: 0,125; 0,271 và 0,502 kg/con/ngày trong thí nghiệm

là có thể hiểu được và tương đương với nhiều nghiên cứu khác.

Theo Kearl (1982) bò thịt khối lượng từ 150 - 200 kg; tăng trọng 0,25 và

0,50 kg/con trên ngày cần: 3,8 và 4,2 kg chất khô/con/ngày hay 2,5; 2,8 % khối

lượng cơ thể. Còn theo Preston và Willis (1967) bò đực khối lượng 200 kg cần ăn

2,8 đến 3 % khối lượng cơ thể.

Chất khô ăn vào thường rất biến động và phụ thuộc vào chất lượng khẩu

phần và thức ăn cho ăn. Nghiên cứu của Barua và cs. (2008) trên bò đỏ Chittagong

cho thấy, với 4 khẩu phần: (1) rơm ủ rỉ mật urê + cỏ German grass (Echinochloa

grousgalli), (2) rơm ủ rỉ mật urê + cỏ German grass + thức ăn tinh 10% chất khô ăn

Page 109: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

97

vào có hàm lượng protein thô 15%; (3) rơm ủ rỉ mật urê + cỏ German grass + thức

ăn tinh 10% chất khô ăn vào có hàm lượng protein thô 20% và (4) rơm ủ rỉ mật urê

+ cỏ German grass + thức ăn tinh 10% chất khô ăn vào có hàm lượng protein thô

25%, VCK ăn vào là 2,65; 3,06; 2,62 và 2,86% khối lượng cơ thể.

Jokhank (2013) cũng cho thấy trên bò White Fulani, khi sử dụng các khẩu

phần khác nhau từ các phụ phẩm ngũ cốc khác nhau làm khẩu phần cơ sở, lượng

thức ăn ăn vào rất khác nhau tùy thuộc vào giá trị dinh dưỡng của khẩu phần: VCK

ăn vào biến động từ 7,82 đến 9,14 kg/ngày.

Tóm lại, các kết quả về chất khô ăn vào trong thí nghiệm này là hoàn toàn

có thể giải thích được và cũng nằm trong khoảng chất khô ăn vào của bò có khối

lượng và mức tăng trọng tương đương trong nhiều nghiên cứu khác.

Hiệu quả sử dụng thức ăn trong nghiên cứu này cho các nghiệm thức 1, 2 và

3: 24,76; 15,07 và 8,446 kg VCK thức ăn ăn vào/kg tăng trọng là khá thấp cho

nghiệm thức 1, 2 và chấp nhận được cho nghiệm thức 3.

Tuy nhiên, kết quả này hoàn toàn không phải là một ngoại lệ. Barua và cs.

(2008) trên bò đỏ Chittagong cũng có kết quả tương tự, với khẩu phần: rơm ủ rỉ

mật urê + cỏ German grass (Echinochloa grousgalli) ăn tự do và khẩu phần rơm ủ rỉ

mật urê + cỏ German grass + thức ăn tinh (hàm lượng protein thô 15%) ở mức 10%

chất khô ăn vào cho thấy HQSDTĂ của bò này là 37,40 và 15,62 kgVCK/kg tăng

trọng. Ở các nước nhiệt đới đang phát triển bò có tăng trọng thấp, hiệu quả sử dụng

thức ăn thấp vì nguồn thức ăn chủ yếu cho chúng và các gia súc nhai lại khác chủ

yếu là các phế phụ phẩm nhiều xơ từ ngũ cốc, phụ phẩm công, nông nghiệp khác,

cỏ từ đồng cỏ tự nhiên, đồng cỏ trồng, lá một số loại cây, các loại thức ăn này

thường có tỷ lệ tiêu hóa thấp do hàm lượng cellulose, ligin cao, hàm lượng

cacbonhydrate, ni tơ và protein thoát qua thấp nên giá trị dinh dưỡng thấp (Preston

và Leng, 1987; Sundstol, 1988; Leng, 1984).

Theo ARC (1980); NRC (1984); INRA (1989); Rajan (1990); Perry (1990)

và AFRC (1993) bò thịt trong khoảng khối lượng 150 - 200 kg cần từ 7,1 đến 8,8

kg VCK/kg tăng trọng.

Page 110: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

98

Theo Norris và cs. (2002) cho thấy HQSDTĂ phụ thuộc vào tỷ lệ tinh thô ở

bò nuôi nhốt và có thể từ: 7; 9,3 và 11,5 kg VCK/kg tăng trọng khi cho ăn tỷ lệ

thô/tinh tăng từ thấp đến trung bình và cao ở bò lai thịt.

Theo Vũ Chí Cương và cs. (2007) thì HQSDTĂ dao động lớn (6,23 - 15,95)

tùy thuộc vào khẩu phần. Theo Lâm Thái Hùng và cs. (2011) thì HQSDTĂ của bò

lai Sind nuôi bằng khẩu phần có 0 - 20% vỏ đậu phộng là 12,1 - 15,7. Văn Tiến

Dũng (2002) cho biết khi nuôi vỗ béo bò lai Sind đực, 16-19 tháng có HQSDTĂ là:

11,2 kg VCK/kg tăng trọng.

Barua và cs. (2008) trên bò đỏ Chittagong cũng có kết quả tương tự, với

khẩu phần gồm rơm ủ rỉ mật urê + cỏ German grass + thức ăn tinh (hàm lượng

protein thô 20%) ở mức 10% chất khô ăn vào; và khẩu phần với rơm ủ rỉ mật urê +

cỏ German grass + thức ăn tinh (hàm lượng protein thô 25%) ở mức 10% chất khô

ăn vào cho HQSDTĂ tương ứng là 11,04 và 13,14 kg VCK/kg tăng trọng.

Theo Vũ Chí Cương và cs. (2001) khi nuôi vỗ béo bò lai Sind với 3 khẩu

phần: 1- vỗ béo của nông dân; 5 kg cỏ voi/ngày và 1 kg bột ngô, 1 kg cám gạo (10

% protein) và rơm ăn tự do, 2- khẩu phần TMR 1 có 14 % protein, gồm 48,7% rỉ

mật, 25,3% cám gạo, 18,8% hạt bông, 5,1% khô dầu lạc, 1% urê và 0,8%

vitamin/mineral premix (Hanimix B, Hanvet Company, Vietnam); 3- khẩu phần

TMR 2: 48,4% rỉ mật, 25,7% cỏ Pangola khô, 18,7% hạt bông, 5,6% khô dầu lạc,

0,8% urê và 0,8% vitamin/mineral premix, thấy HQSDTĂ tương ứng là: 17,9, 7,3

và 6,4 kg VCK/kg tăng trọng.

Theo Surano và cs. (2011) khi sử dụng khẩu phần hoàn chỉnh với hàm lượng

protein tăng dần để nuôi bò lai Simantal thấy HQSDTĂ giảm dần từ 12,79 đến 8,06

và 7,33; 7,53 rồi tăng lên 9,21 kg VCK/kg tăng trọng khi hàm lượng protein tăng

dần từ 9, 11, 12, 13 và 14%.

Jokhank (2013) trên bò White Fulani, khi sử dụng các khẩu phần khác nhau

từ các phụ phẩm ngũ cốc khác nhau làm khẩu phần cơ sở cho thấy lượng thức ăn ăn

vào và HQSDTĂ rất khác nhau tùy thuộc vào giá trị dinh dưỡng của khẩu phần:

VCK ăn vào từ 7,82 đến 9,14 còn HQSDTĂ từ 13,7 đến 22,4 kg chất khô/kg tăng

Page 111: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

99

trọng.

Bổ sung thức ăn cho bò chăn thả rõ ràng đã cải thiện được tăng trọng và làm

cho thức ăn được bò sử dụng có hiệu quả hơn. Theo McLennan và cs. (1985) khi

không có nhiều diện tích đồng cỏ để cải tạo thì lựa chọn hợp lý để nâng cao tăng

trọng và hiệu quả chăn nuôi bò ở các nước nhiệt đới là bổ sung thức ăn. Vấn đề là bổ

sung vào thời điểm nào, loại thức ăn nào, năng lượng hay protein hay cả hai mà thôi.

3.3.7. Ước tính hiệu quả kinh tế

Ước tính hiệu quả được tính toán trên cơ sở: giá mua thức ăn, urê, giá mua

bò, bán bò tại thời điểm bắt đầu và kết thúc thí nghiệm, không tính đến chi phí mua

rơm và công lao động. Các chi phí này được coi như ngang nhau cho cả ba NT.

Bảng 3.27. Ước tính hiệu quả kinh tế

Chỉ tiêu ĐVT NT1 NT2 NT3

Mua bò

Khối lượng Kg/con 177 178 176

Đơn giá 1.000 đ/kg 90 90 90

Thành tiền 1.000 đ/con 15.930 16.020 15.840

Mua urê

Khối lượng Kg/con - 12,3 12,2

Đơn giá 1.000 đ/kg - 10 10

Thành tiền 1.000 đ - 123 122

Mua thức ăn

tinh

Khối lượng Kg/con - - 77

Đơn giá 1.000 đ/kg - - 7,8

Thành tiền 1.000 đ - - 603

Bán bò

Khối lượng Kg/con 188 201 219

Đơn giá 1.000 đ/kg 110 110 110

Thành tiền 1.000 đ/con 20.680 22.110 24.090

Thu nhập 1.000 đ/con 4.750 5.967 7.525

So sánh với NT1 1.000 đ/con 0 1.217 2.775

Kết quả bảng 3.27 cho thấy tùy theo phương thức nuôi, lợi nhuận thu được

Page 112: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

100

tại 2 NT thí nghiệm cao hơn NTĐC từ 1.217.000 - 2.775.000 đồng/con/12 tuần

nuôi. Đặc biệt, phương thức nuôi này cho phép sử dụng hiệu quả nguồn phụ phẩm

nông nghiệp sẵn có của hộ và giải quyết hiệu quả vấn đề thiếu thức ăn xanh cho bò

thịt trong giai đoạn mùa đông.

Tại Đắk Lắk, Trương Tấn Khanh (2012) khi sử dụng bột lá họ đậu hoặc thức

ăn hỗn hợp có bột cá và cỏ để vỗ béo bò lai Sind có khối lượng bắt đầu thí nghiệm

lớn hơn bò nuôi trong thí nghiệm này cho thấy: Lợi nhuận tính trên một bò/tháng là

370.912 đến 435.542 đồng/con/tháng, tùy thuộc vào giá của nguồn thức ăn đầu vào.

Như vậy, dù ở thời điểm nào trong quá trình nuôi dưỡng, nhất là giai đoạn

thiếu thức ăn trong vụ đông thì bổ sung thức ăn hợp lý từ nguồn phụ phẩm nông

nghiệp qua sơ chế hợp lý đơn giản đều là phương án mang lại lợi ích về kinh tế cao

hơn cho người chăn nuôi bò thịt so với đối chứng.

Sơ bộ nhận định:

- Rơm ủ urê 4% có giá trị NLTĐ: 8,9 MJ NLTĐ/kg VCK, còn thức ăn tinh

phối hợp từ cám gạo, bột sắn, bột ngô, bột đậu tương có hàm lượng Prth: 15,4%, có

NLTĐ vào khoảng 9,8 MJ NLTĐ/kg VCK.

- Bổ sung thức ăn cho bò đang sinh trưởng khối lượng 176 - 178 kg, đã có

ảnh hưởng tốt đến tăng trọng của bò, hiệu quả sử dụng thức ăn và hiệu quả chăn

nuôi. Sau 3 tháng thí nghiệm bò chăn thả, chăn thả + rơm ủ urê và chăn thả + rơm ủ

urê ăn tự do + thức ăn tinh (5% khối lượng cơ thể) có TKL tương ứng là: 0,125;

0,271 và 0,504 kg/con/ngày. HQSDTĂ tương ứng của bò sau 3 tháng thí nghiệm là:

24,76; 15,07 và 8,446 kg VCK/kg tăng trọng.

- Do chất lượng đồng cỏ kém, vào các tháng 8 - 10 tại Điện Biên nếu chỉ

chăn thả không, bò đang sinh trưởng khối lượng 176 - 178 kg chỉ thu được trung

bình 3,3 kg VCK/con/ngày và 27,62 MJ NLTĐ/con/ngày. Lượng thức ăn và NLTĐ

này chỉ đủ cho bò duy trì cơ thể và tăng trọng rất thấp xấp xỉ 0,125 kg/con/ngày.

- Tiêu chuẩn của Kearl (1982) cho bò có tầm vóc nhỏ và trung bình khá tốt

khi áp dụng cho bò nội Việt Nam.

Nhằm nâng cao hiệu quả của chăn nuôi bò nông hộ tại Tây Bắc, nếu không

có điều kiện về tài chính, ba tháng trước khi bán, bò nên được bổ sung rơm ủ urê

Page 113: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

101

4% hoặc bổ sung rơm ủ urê 4% + thức ăn tinh (15% protein thô) 5% theo khối

lượng trong ba tháng.

3.4. SỬ DỤNG BỘT SẮN VÀ BỘT LÁ SẮN VỖ BÉO BÒ

3.4.1. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn làm thí nghiệm

Giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn, thành phần hóa học và giá trị năng

lượng trao đổi (NLTĐ-tính theo công thức từ thí nghiệm in vitro gas production)

của cỏ xanh tự nhiên, bột sắn và bột lá sắn được trình bày ở bảng 3.28.

Bảng 3.28. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn làm thí nghiệm

Chỉ tiêu Cỏ xanh tự

nhiên

Bột sắn Bột lá

sắn

Vật chất khô (%) 20,61 88,70 92,46

Protein thô (% VCK) 12,11 2,51 25,75

Mỡ thô (% VCK) 1,78 4,81 5,16

Xơ thô (% VCK) 31,13 11,45 23,51

Khoáng tổng số (% VCK) 7,96 6,73 8,95

Năng lượng trao đổi (MJ/kg VCK) 9,02 12,27 9,90

Kết quả ở bảng 3.28 cho thấy hàm lượng protein thô cao nhất là ở bột lá sắn

(25,75% VCK), tiếp đến là cỏ xanh tự nhiên (12,11% VCK) trong khi bột sắn là

thấp nhất (chỉ có 2,51% VCK).

Giá trị NLTĐ của thức ăn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong số đó thành

phần hóa học của thức ăn và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng có trong thức ăn đó.

Các loại thức ăn sử dụng ở thí nghiệm này có hàm lượng NLTĐ cao nhất là bột sắn

(12,27 MJ/kg VCK), bột lá sắn và cỏ xanh là tương đương nhau (9,90 và 9,02

MJ/kg VCK).

Kết quả về thành phần hóa học và giá trị năng lượng của các loại thức ăn thí

nghiệm cũng tương tự với các kết quả nghiên cứu trước đây ở Việt Nam.

3.4.2. Lượng thức ăn ăn vào

Lượng thức ăn ăn vào của bò thí nghiệm được thể hiện qua bảng 3.29.

Page 114: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

102

Bảng 3.29. Lượng vật chất khô, năng lượng trao đổi và protein thô mỗi cá thể

bò thu nhận hàng ngày

Tuần

tuổi Chỉ tiêu

NTĐC

Lô thí nghiệm

NT1 NT2

Mean SE Mean SE Mean SE

0 - 4

VCK (kg) 3,44a ± 0,02 3,94b ± 0,05 3,97b ± 0,03

NLTĐ (MJ) 31,03a ± 0,16 38,42b ± 0,48 37,67b ± 0,30

Pr. thô (g) 416,6a ± 2,16 391,8b ± 6,44 501,2c ± 4,05

5 - 8

VCK (kg) 3,80a ± 0,04 4,15b ± 0,02 4,22b ± 0,03

NLTĐ (MJ) 34,26a ± 0,33 40,32b ± 0,18 39,93b ± 0,26

Pr. thô (g) 459,6a ± 4,5 417,2b ± 2,35 531,4c ± 3,40

9 -12

VCK (kg) 3,65a ± 0,04 4,10b ± 0,06 4,26b ± 0,03

NLTĐ (MJ) 32,92a ± 0,34 39,86b ± 0,56 40,29b ± 0,23

Pr. thô (g) 441,6a ± 4,54 411,0b ± 7,46 536,4c ± 3,12

0 -12

VCK (kg) 3,63a ± 0,02 4,06b ± 0,04 4,15b ± 0,02

NLTĐ (MJ) 32,74a ± 0,15 39,53b ± 0,40 39,30b ± 0,20

Pr. thô (g) 439,3a ± 1,96 406,7b ± 5,33 523,0c ± 2,66

Ghi chú: VCK: vật chất khô; NLTĐ: năng lượng trao đổi; Pr. thô: Protein thô. Các giá trị

trung bình trong cùng một hàng mang các chữ cái a, b, c khác nhau thì có sự sai khác có ý

nghĩa thống kê (p<0,05)

Lượng VCK ăn vào hàng ngày của bò các NT thí nghiệm cao hơn so với

NTĐC (trung bình là 4,06 và 4,15 kg/ngày so với 3,63 kg/ngày) trong khi giữa hai

NT thí nghiệm lượng thức ăn ăn vào không có sự sai khác. Sự khác nhau có thể

được giải thích bò ở NTĐC ăn chỉ có cỏ xanh tự nhiên thì hệ số choán đã hạn chế

tổng lượng VCK ăn vào, còn các NT thí nghiệm được bổ sung một lượng thức ăn

tinh có hệ số choán thấp nên tổng số lượng VCK ăn vào được tăng lên.

Page 115: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

103

Tương tự như lượng VCK ăn vào, tổng năng lượng trao đổi thu nhận hàng

ngày của bò các NT thí nghiệm cao hơn so với NTĐC (trung bình là 39,53 MJ

NLTĐ/con/ngày và 39,30 MJ NLTĐ/con/ngày so với 32,74 MJ NLTĐ/con/ngày)

trong khi giữa hai NT thí nghiệm tổng năng lượng trao đổi thu nhận không có sự

sai khác. Sự khác nhau về tổng lượng năng lượng trao đổi thu nhận hàng ngày của

bò có thể được giải thích bò ở NT1 được bổ sung thêm 1 kg bột sắn/ngày và NT2

được bổ sung thêm 0,5 kg bột sắn và 0,5 kg bột lá sắn hàng ngày, đồng thời lượng

VCK ăn vào cao hơn so với NTĐC.

Đối với Protein thô lại có xu hướng khác, lượng Protein thô bò ăn vào hàng

ngày ở NT2 là cao nhất (523 g), tiếp theo là NTĐC (439,3 g) và thấp nhất là NT1

(406,7 g). Sự khác nhau giữa các NT có ý nghĩa thống kê. Sự khác nhau giữa các

NT có thể được giải thích NT2 được bổ sung 0,5 kg bột lá sắn/ngày mà hàm lượng

Protein thô trong bột lá sắn là khá cao (25,75%) vì vậy đã làm cho lượng Protein

thô ăn vào của NT này cao hơn các NT khác; trong khi NT1 được bổ sung 1 kg bột

sắn/ngày, hàm lượng Protein thô trong bột sắn là thấp (2,51%) dẫn đến tổng lượng

Protein thô trong khẩu phần thấp hơn các NT khác.

Theo tiêu chuẩn Kearl (1982) thì bò có khối lượng 250 kg, tăng 0,75 - 1

kg/con/ngày cần thu nhận lượng thức ăn 5,3 - 7,4 kg/con/ngày. Vũ Duy Giảng và

cs. (2008) cho rằng lượng chất khô thu nhận biến động từ 2 - 3% khối lượng cơ thể

tuỳ theo chất lượng thức ăn.

Phạm Thế Huệ (2010) sử dụng ngọn lá sắn ủ chua để vỗ béo bò đực lai Sind

20 tháng tuổi, khối lượng khoảng 190 kg cho biết lượng thức ăn ăn vào dao động từ

6,25 - 6,95 kg/con/ngày là khá cao, tuy nhiên bò cũng cho tăng khối lượng cũng

cao. Wanapat và cs. (1997) sử dụng thân cây sắn khô nuôi bò đực Holstein Friesian

thu nhận 11,2 kg chất khô/ngày và đạt 3,2% khối lượng cơ thể.

Nghiên cứu bổ sung bột sắn và bột lá sắn cho trâu, Đào Lan Nhi và cs.

(2003) sử dụng bột sắn và lá sắn chế biến bổ sung vào khẩu phần vỗ béo trâu tơ thì

lượng VCK ăn vào là 5,5 - 6,4 kg/con/ngày. Trịnh Văn Trung và cs. (2005) khi

nuôi trâu tơ ở các mức bổ sung bột sắn và bột lá sắn khác nhau thì lượng VCK ăn

vào là (4,20 - 5,46 kg/con/ngày).

Page 116: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

104

Bảng 3.30. Lượng vật chất khô, năng lượng trao đổi và protein thô bò

thu nhận trên 100 kg thể trọng

Tuần

tuổi Chỉ tiêu

NTĐC Lô thí nghiệm

NT1 NT2

Mean SE Mean SE Mean SE

0 - 4

VCK (kg) 2,12a ± 0,03 2,35b ± 0,05 2,31b ± 0,04

NLTĐ (MJ) 19,07a ± 0,25 22,89b ± 0,48 21,95b ± 0,39

Pr. thô (g) 256,2a ± 3,42 233,4b± 5,67 291,9c ± 5,22

5 - 8

VCK (kg) 2,23a ± 0,03 2,31b ± 0,03 2,27b ± 0,03

NLTĐ (MJ) 20,09a ± 0,29 22,44b ± 0,31 21,49b ± 0,31

Pr. thô (g) 269,5a ± 3,91 232,2b ± 3,41 286,0c ± 4,15

9 - 12

VCK (kg) 2,05a ± 0,02 2,16b ± 0,05 2,17b ± 0,03

NLTĐ (MJ) 18,52a ± 0,18 21,00b ± 0,47 20,50b ± 0,26

Pr. thô (g) 248,4a ± 2,46 216,5b ± 5,65 272,9c ± 3,47

0 - 12

VCK (kg) 2,13a ± 0,02 2,27b ± 0,04 2,25b ± 0,03

NLTĐ (MJ) 19,23a ± 0,19 22,11b ± 0,42 21,31b ± 0,31

Pr. thô (g) 258,0a ± 2,69 227,4b ± 4,88 283,7c ± 4,11

Ghi chú: VCK: vật chất khô; NLTĐ: năng lượng trao đổi; Pr. thô: Protein thô. Các giá trị

trung bình trong cùng một hàng mang các chữ cái a, b, c khác nhau thì có sự sai khác có ý

nghĩa thống kê (p<0,05)

Kết quả bảng 3.30 cho thấy không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về

lượng chất khô ăn vào trên 100 kg thể trọng của bò ăn các khẩu phần khác nhau,

lượng VCK ăn vào tính cả giai đoạn từ 2,13 - 2,27 kg/con/ngày.

Theo Kearl (1982) bò 200 - 300 kg, tăng trọng 0,75 kg/con/ngày cần 5,4 -

7,4 kg chất khô/con/ngày. Như vậy, lượng chất khô ăn vào bò thí nghiệm nằm

trong khoảng tiêu chuẩn khẩu phần. Lượng chất khô ăn vào tính trên 100 kg khối

lượng cơ thể của thí nghiệm biến động từ 2,13 - 2,27 kg thấp hơn so với kết quả

nghiên cứu của Preston và Willis (1967) trên bò tơ (200 kg) lượng chất khô thu

nhận xấp xỉ từ 2,8 - 3 kg tính trên 100 kg khối lượng cơ thể.

Page 117: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

105

3.4.3. Tăng khối lượng của bò thí nghiệm

Khối lượng bò bắt đầu thí nghiệm ở 3 NT là đồng đều và tương đương nhau

(trung bình 153 đến 156 kg), nhưng đến khi kết thúc thí nghiệm thì đã có sự khác

nhau trong đó bò ở NT2 bổ sung bột sắn và bột lá sắn đạt cao nhất (trung bình

196,6 kg), tiếp đến là NT 1 chỉ bổ sung bột sắn (trung bình 190 kg) và thấp nhất là

NTĐC chỉ cho ăn cỏ xanh (trung bình 177,8 kg).

Có sự khác nhau về khối lượng khi kết thúc thí nghiệm có thể giải thích

thông qua lượng thức ăn ăn vào ở bảng 3.31. Do lượng thức ăn ăn vào không khác

nhau nên tăng khối lượng của bò giữa hai NT thí nghiệm là không khác nhau (479

g/ngày và 431 g/ngày), tuy nhiên lượng thức ăn ăn vào của các NT thí nghiệm cao

hơn so với NTĐC vì vậy bò ở hai NT thí nghiệm tăng khối lượng cao hơn so với

NTĐC (479 g/ngày và 431 g/ngày so với 281 g/ngày).

Bảng 3.31. Tăng khối lượng bình quân của bò qua các giai đoạn thí nghiệm

Tiêu chí

NTĐC

(Mean SE)

Lô thí nghiệm

NT1

(Mean SE)

NT2

(Mean SE)

Khối lượng bắt đầu TN (kg) 154,2 ± 1,80 153,8 ± 1,88 156,4 ± 2,16

Khối lượng sau 4 tuần (kg) 162,7 ± 1,76 168,0 ± 2,19 171,8 ± 2,18

Khối lượng sau 8 tuần (kg) 170,6 ± 1,81 179,8 ± 2,16 185,9 ± 1,45

Khối lượng sau 12 tuần (kg) 177,8 ± 1,77 190,0 ± 2,19 196,6 ± 1,86

Tăng KL 0 - 4 tuần (g/con/ngày) 304 ± 10,73 507 ± 13,42 550 ± 8,94

Tăng KL 5 - 8 tuần (g/con/ngày) 281 ± 8,50 421 ± 7,16 503 ± 13,86

Tăng KL 9 - 12 tuần (g/con/ngày) 257 ± 7,16 364 ± 7,16 383 ± 7,16

Tăng KL 0 -12 tuần (g/con/ngày) 281 ± 3,13 431 ± 4,47 479 ± 5,81

Tốc độ tăng khối lượng của cả 3 NT đều cao nhất ở 4 tuần đầu (NTĐC, NT1

và NT2 lần lượt là 304 g/ngày, 507 g/ngày và 550 g/ngày) rồi giảm dần theo thời

gian vỗ béo (tăng khối lượng giai đoạn 9 - 12 tuần của NTĐC, NT1 và NT2 lần

lượt là 257 g/ngày, 364 g/ngày và 383 g/ngày). Điều này cũng phù hợp với hiện

Page 118: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

106

tượng sinh trưởng bù của bò, bò đưa vào thí nghiệm trước đó được nuôi theo

phương thức quảng canh, chăn thả tự do, nguồn thức ăn không đáp ứng đủ nhu cầu

dinh dưỡng, vì vậy khi được nuôi vỗ béo với mức dinh dưỡng cao, bò sẽ tăng khối

lượng nhanh trong thời gian đầu, sau đó giảm dần và đi vào ổn định.

Qua tốc độ tăng khối lượng của bò có thể thấy bột sắn và bột lá sắn có ảnh

hưởng rõ đến tăng khối lượng của bò thí nghiệm. Nếu chỉ bổ sung bột sắn thì chỉ

cải thiện năng lượng thu nhận được của bò (39,53 MJ/con/ngày so với 32,72

MJ/con/ngày), còn khi bổ sung cả bột sắn và bột lá sắn sẽ cải thiện cả năng lượng

và Protein thô trong khẩu phần (39,53 MJ/con/ngày so với 32,74 MJ/con/ngày và

523,0 g/con/ngày so với 439,3 g/con/ngày).

Đối với bò Vàng thì nghiên cứu vỗ béo còn hạn chế nhưng nhiều tác giả đã

nghiên cứu vỗ béo bò lai hướng thịt bằng các phụ phẩm nông nghiệp. Lê Viết Ly

(1995) khi nghiên cứu vỗ béo bò lai F1 hướng thịt bằng phụ phẩm có hàm lượng rỉ

mật cao (45%), bò tăng trọng từ 0,6 - 0,7 kg/con/ngày. Nguyễn Trọng Tiến (1991)

nuôi bò bằng cây ngô vụ đông và cây ngô già ủ với 2,5% urê, bò cho tăng trọng 0,5

kg/con/ngày. Vũ Văn Nội và cs. (1999) nuôi bò bằng nguồn phụ phẩm nông nghiệp

cho tăng trọng 0,53 - 0,7 kg/con/ngày. Kết quả nghiên cứu của Preston (2001) sử

dụng thân, lá sắn bổ sung rỉ mật và urê để vỗ béo bò thịt đạt tăng trọng 800 g/ngày.

Cao nhất là kết quả nghiên cứu của Vũ Chí Cương và cs. (2007) thì bò được vỗ béo

bằng rơm, lõi ngô cho tăng trọng 0,839 kg/con/ngày. Nguyễn Quốc Đạt và cs.

(2008) vỗ béo bò lai Sind, Brahman và Drought Master cho tăng trọng 952 - 1.552

g/con/ngày. Đỗ Thị Thanh Vân và cs. (2009) sử dụng thân lá lạc ủ chua nuôi vỗ

béo bò lai Sind cho kết quả tăng khối lượng 0,49 - 0,58 kg/con/ngày. Trương La và

cs. (2011) đã tiến hành vỗ béo bò lai Sind bằng phụ phẩm nông nghiệp cho kết quả

tăng trọng 553 g/con/ngày.

Nguyễn Văn Thưởng và cs. (1995) nghiên cứu bổ sung chế độ vỗ béo thu

được kết quả của các cặp lai giữa bò lai Sind với F1 Zebu, F1 Brown Swiss, F1 Santa

Gertrudis đạt tăng khối lượng 400 - 622 g/con/ngày, trong đó bò lai F1 Charolais đạt

tăng khối lượng khá cao 544 - 630 g/con/ngày. Nghiên cứu của Vũ Văn Nội và cs.,

(1995) về nuôi dưỡng một số bê lai F1 bằng cỏ cắt và bánh dinh dưỡng (MUB) cho

Page 119: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

107

tăng khối lượng đối với F1 Charolais 556 g/ngày, F1 Simmental 520 g/ngày và F1

Red Sindhi 368 g/ngày. Vũ Chí Cương và cs. (2001) vỗ béo bò lai Sind bằng khẩu

phần rỉ mật cao 45% chất khô của khẩu phần với rơm khô, không cần cỏ xanh cho

tăng khối lượng 650 - 700 g/con/ngày, trong khi nuôi đại trà chỉ đạt tăng khối lượng

300 - 400 g/con/ngày. Nguyễn Văn Hòa và cs. (2005) nghiên cứu vỗ béo bò lai Sind

bằng phụ phẩm nông nghiệp cho tăng khối lượng 600 - 760 g/con/ngày. Các nghiên

cứu về bò lai cho tăng khối lượng cao hơn bò trong nghiên cứu này là bình thường vì

bò trong nghiên cứu này là bò Vàng địa phương còn con lai có ưu thế lai.

Một số tác giả khác nghiên cứu trên một số giống bò khác cũng cho kết quả

tương tự. Rahman và cs. (1990) sử dụng lá keo dậu bổ sung nuôi bò đã cho tăng

khối lượng 341,2 g/con/ngày. Simon Quigley và cs. (2009) nuôi bò bằng bổ sung

keo dậu và keo dậu + ngô đã cho kết quả bò chỉ bổ sung keo dậu cho tăng khối

lượng là 0,336 kg/con/ngày trong khi đó bổ sung keo dậu + ngô thì cho tăng khối

lượng 0,614 kg/con/ngày. Virapol Jamsawat và cs. (2010) thí nghiệm trên bò tơ

Holstein Friesian trong đó 5 con/nghiệm thức được cho ăn: NT1 cỏ para (đối

chứng), NT2 cỏ para + sắn lát, NT3 cỏ para + lá keo dậu, NT4 cỏ para + lá keo dậu

+ sắn lát, kết quả cho thấy NT4 cho tăng khối lượng cao nhất: 0,56 kg/ngày, sau đó

là NT3: 0,54 kg/ngày, NT2: 0,53 kg/ngày và NT1: 0,42 kg/ngày. Agastin và cs.

(2012) nghiên cứu vỗ béo bò đực Creole trong 12 tháng, thí nghiện được chia ra hai

NT, NT1 (bò nuôi nhốt tại chuồng được cung cấp cỏ và thức ăn tinh), NT2 (bò

chăn thả và không được bổ sung gì), kết quả cho thấy bò vỗ béo nuôi nhốt tăng

khối lượng 786 g/con/ngày trong khi đó bò chăn thả chỉ đạt 517 g/con/ngày.

Huyen et al. (2012), Tan et al. (2012) nuôi bò với khẩu phần cơ sở là thức

ăn thô nghèo dinh dưỡng (rơm) bổ sung lá dâu dạng viên bò đã tăng khối lượng

600 g/ngày.

Nghiên cứu trên trâu tơ, một số tác giả cũng có những kết quả tương tự.

Nguyễn Đức Thạc (1983) nuôi nghé 7 đến 12 tháng tuổi cho tăng khối lượng 358 -

483 g/con/ngày. Đào Lan Nhi và cs. (1999) khi cho trâu ăn hỗn hợp bột lá sắn và

bột sắn cho tăng trọng từ 285 đến 600 g/ngày. Mai Văn Sánh (2005) khi nuôi trâu

tơ 18 tháng tuổi với các mức bổ sung lượng rơm ủ urê khác nhau thì tăng trọng từ

Page 120: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

108

488 - 544 g/con/ngày. Còn Trịnh Văn Trung và cs. (2005) khi nuôi trâu tơ ở các

mức bổ sung bột sắn và bột lá sắn khác nhau thì tăng trọng trong khoảng 342 - 578

g/con/ngày.

3.4.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn

Bổ sung thức ăn đã làm tăng khả năng tăng khối lượng của bò và giảm

lượng thức ăn tiêu tốn trên 1 kg tăng khối lượng. Kết quả thu được bảng 3.32.

Bảng 3.32. Tiêu tốn vật chất khô, năng lượng trao đổi, protein thô cho 1 kg

tăng khối lượng

Chỉ tiêu NTĐC

(Mean SE)

NT thí nghiệm

NT1

(Mean SE)

NT2

(Mean SE)

Tiêu tốn VCK/1kg TT 0 - 4 tuần (kg) 11,37a 0,43 7,79b 0,22 7,23b 017

Tiêu tốn VCK/1kg TT 5 - 8 tuần (kg) 13,53a 0,33 9,86b 0,22 8,42b 0,19

Tiêu tốn VCK/1kg TT 9 - 12 tuần (kg) 14,24a 0,43 11,26b 0,18 11,14b 0,21

Tiêu tốn VCK/1kg TT cả TN (kg) 13,05a 0,11 9,64b 0,12 8,93b 0,10

Tiêu tốn NLTĐ/1kg TT 0 - 4 tuần (MJ) 102,61a3,85 75,95b2,16 68,60b 1,55

Tiêu tốn NLTĐ/1kg TT 5 - 8 tuần (MJ) 122,00a2,94 95,73b2,08 79,61b 1,83

Tiêu tốn NLTĐ/1kg TT 9 - 12 tuần (MJ) 128,40a3,87 109,55b 1,72 105,33b 2,02

Tiêu tốn NLTĐ/1kg TT cả TN (MJ) 117,67a0,97 93,74b 1,16 84,51b 0,96

Tiêu tốn Protein thô/1kg TT 0 - 4 tuần (kg) 1,377a 0,05 0,775b 0,02 0,913b 0,02

Tiêu tốn Protein thô/1kg TT 5 - 8 tuần (kg) 1,636a0,04 0,991b0,02 1,059b 0,02

Tiêu tốn Protein thô/1kg TT 9-12 tuần (kg) 1,722a0,05 1,129b 0,02 1,402b 0,03

Tiêu tốn Protein thô/1kg TT cả TN (kg) 1,57a0,013 0,965b 0,01 1,125b 0,01

Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một hàng mang các chữ cái a, b, c khác nhau

thì có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Trong cả quá trình vỗ béo thì tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng thấp

nhất ở giai đoạn 0 - 4 tuần và tăng dần theo các giai đoạn sau. Hiệu quả sử dụng

thức ăn không có sự khác nhau giữa các NT thí nghiệm nhưng khác nhau rõ rệt

giữa các NT thí nghiệm và NTĐC.

Hiệu quả sử dụng VCK của bò ở NT2 (bổ sung cả bột sắn và bột lá sắn) là

Page 121: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

109

cao nhất, tăng 1 kg khối lượng tiêu tốn 8,93 kg VCK và thấp nhất là NTĐC (chỉ

cho ăn cỏ xanh tự nhiên) tăng 1 kg khối lượng tiêu tốn 13,05 kg VCK (không có sự

khác nhau giữa hai NT thí nghiệm).

Hiệu quả sử dụng NLTĐ của bò ở NT2 (bổ sung cả bột sắn và bột lá sắn) là

cao nhất, tăng 1 kg khối lượng tiêu tốn 84,51 MJ và thấp nhất là NTĐC (chỉ cho ăn

cỏ xanh tự nhiên) tăng 1 kg khối lượng tiêu tốn 117,67 MJ (không có sự khác nhau

giữa hai NT thí nghiệm).

Hiệu quả sử dụng Protein thô của bò ở NT1 (bổ sung bột sắn) là cao nhất,

tăng 1 kg khối lượng tiêu tốn 0,965 kg Pr.thô và thấp nhất là NTĐC (chỉ cho ăn cỏ

xanh tự nhiên) tăng 1 kg khối lượng tiêu tốn 1,57 kg Pr.thô (không có sự khác nhau

giữa hai NT thí nghiệm).

Qua bảng 3.32 cho thấy tiêu tốn VCK/kg tăng khối lượng của bò ở hai NT

thí nghiệm là từ 8,93 - 9,64 kg tương đối phù hợp với tiêu chuẩn của ARC (1980);

NRC (1984); INRA (1989); Rajan (1990); Perry (1990) và AFRC (1993).

Kết quả nghiên cứu trên phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả

khác đã công bố trước đây. Phạm Kim Cương và cs. (2001) cho biết tiêu tốn thức

ăn của bò biến động trong khoảng 6,3 - 7,9 kg chất khô/kg tăng khối lượng. Vũ Chí

Cương và cs. (2005) nuôi vỗ béo bê đực HF 12 tháng tuôi cho tiêu tốn thức ăn từ

8,54 - 8,68 kg/kg tăng khối lượng. Phạm Thế Huệ (2010) sử dụng ngọn lá sắn ủ

chua để vỗ béo bò đực lai Sind 20 tháng tuổi, khối lượng khoảng 190 kg cho biết

tiêu tốn thức ăn của bò nuôi vỗ béo dao động từ 11,35 kg đến 9,48 kg chất khô/kg

tăng khối lượng.

Nghiên cứu vỗ béo trêu tơ, một số tác giả cũng có kết quả tương tự. Đào Lan

Nhi và cs. (2003) khi nghiên cứu bổ sung bột sắn và lá sắn chế biến trong khẩu

phần vỗ béo trâu tơ thì tiêu tốn trong khoảng 10,6 - 19,2 kg VCK/1 kg tăng trọng.

Trịnh Văn Trung và cs. (2005) nghiên cứu trên trâu tơ tiêu tốn 9,44 - 12,3 kg chất

khô/kg tăng khối lượng. Mai Văn Sánh (2005) khi nuôi vỗ béo trâu tơ với các khẩu

phần ăn bổ sung lượng rơm ủ urê khác nhau thì tiêu tốn trong khoảng 8,43 - 9,59

kg VCK/1 kg tăng trọng.

Page 122: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

110

3.4.5. Mức dinh dưỡng thu nhận thực tế so với tiêu chuẩn Kearl (1982)

Muốn nâng cao năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi, điều quan trọng là

phải cung cấp cho gia súc đủ các chất dinh dưỡng. Hiện nay, chúng ta chưa có hệ

thống thống nhất nào để áp dụng tính toán nhu cầu dinh dưỡng cho bò.

Trong thực tế, chúng ta vẫn thường dựa vào các khuyến cáo từ các nước,

như ARC của Anh (1980); NRC của Mỹ (1984); INRA của Pháp (1989); AFCR

của Anh (1993) và Kearl của Mỹ (1982). Trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa trên

tiêu chuẩn của Kearl (1982). Tiêu chuẩn Kearl (1982) là tiêu chuẩn ăn được xây

dựng để áp dụng cho gia súc nhai lại vùng nhiệt đới. Việc tính toán mức dinh

dưỡng thu nhận thực tế đối chiếu với tiêu chuẩn của Kearl (1982) là cơ sở để xây

dựng khẩu phần ăn sát với thực tế hơn.

Kết quả tính toán mức dinh dưỡng thu nhận thực tế so với tiêu chuẩn của

Kearl (1982) được trình bày ở bảng 3.33.

Bảng 3.33. Mức dinh dưỡng thu nhận thực tế so với tiêu chuẩn Kearl (1982)

Chỉ tiêu Đơn

vị

Nghiệm thức

NTĐC NT1 NT2

Giai

đoạn 0

- 4 tuần

Tăng khối lượng thực tế kg 0,304 0,507 0,550

Nhu cầu NLTĐ theo Kearl MJ 30,54 36,26 37,75

NLTĐ thực tế thu nhận MJ 31,03 38,42 37,78

Chênh lệch thực tế - tiêu chuẩn MJ 0,49 2,16 0,03

Giai

đoạn 5

- 8 tuần

Tăng khối lượng thực tế kg 0,281 0,421 0,503

Nhu cầu NLTĐ theo Kearl MJ 30,78 35,30 37,99

NLTĐ thực tế thu nhận MJ 34,26 40,32 39,93

Chênh lệch thực tế - tiêu chuẩn MJ 3,48 5,02 1,94

Giai

đoạn 9

- 12

tuần

Tăng khối lượng thực tế kg 0,257 0,364 0,383

Nhu cầu NLTĐ theo Kearl MJ 30,90 34,88 36,01

NLTĐ thực tế thu nhận MJ 32,93 39,86 40,29

Chênh lệch thực tế - tiêu chuẩn MJ 2,02 4,98 4,28

Trung

bình cả

thí

nghiệm

Tăng khối lượng thực tế kg 0,281 0,431 0,479

Nhu cầu NLTĐ theo Kearl MJ 30,74 35,48 37,25

NLTĐ thực tế thu nhận MJ 32,74 39,53 39,30

Chênh lệch thực tế - tiêu chuẩn MJ 2,00 4,06 2,08

Page 123: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

111

Kết quả tại bảng 3.33 cho thấy: Lượng NLTĐ thu nhận trung bình của bò

ở cả 3 NT cao hơn so với mức tiêu chuẩn của Kearl. Khoảng chênh lệch cao hơn

của 3 NT lần lượt là 2; 4,06 và 2,08 MJ.

Hình 3.5. Sự chênh lệch năng lượng trao đổi giữa thực tế so với tiêu chuẩn

Kearl (1982)

3.4.6. Ước tính hiệu quả kinh tế

Kết quả bảng 3.34 dưới đây được tính toán trên cơ sở: giá mua thức ăn (cỏ

xanh, bột sắn, bột lá sắn), giá mua bò, bán bò tại thời điểm bắt đầu và kết thúc thí

nghiệm và không tính đến chi phí công lao động. Các chi phí này được coi như

ngang nhau cho cả ba lô thí nghiệm.

Kết quả này cho thấy tùy theo phương thức nuôi, lợi nhuận thu được tại 2

NT thí nghiệm cao hơn NTĐC từ 918.000 - 1.241.000 đồng/con/12 tuần nuôi.

Tại Đắk Lắk, Trương Tấn Khanh (2012) sử dụng bột lá họ đậu hoặc thức ăn

hỗn hợp có bột cá và cỏ để vỗ béo bò lai Sind có khối lượng bắt đầu thí nghiệm lớn

hơn bò nuôi trong thí nghiệm này cho thấy: Lợi nhuận tính trên một bò/tháng là

370.912 đến 435.542 đồng/con/tháng, tùy thuộc vào giá của nguồn thức ăn đầu vào.

Page 124: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

112

Bảng 3.34. Ước tính hiệu quả kinh tế để vỗ béo 1 con bò

Chỉ tiêu ĐVT NTĐC NT1 NT2

Mua bò

Khối lượng kg 154,2 153,8 156,4

Đơn giá 1.000 đ 90 90 90

Thành tiền 1.000 đ 13.878 13.842 14.076

Mua cỏ xanh

Khối lượng kg 1.090,9 1.042,2 1.065,2

Đơn giá 1.000 đ 1,2 1,2 1,2

Thành tiền 1.000 đ 1.309 1.250 1.278

Mua bột sắn

Khối lượng kg - 84,0 42,0

Đơn giá 1.000 đ - 4 4

Thành tiền 1.000 đ - 336 168

Mua bột lá

sắn

Khối lượng kg - - 42,0

Đơn giá 1.000 đ - - 5

Thành tiền 1.000 đ - - 210

Bán bò

Khối lượng kg 177,8 190,0 196,6

Đơn giá 1.000 đ 95 95 95

Thành tiền 1.000 đ 16.891 18.05 18.677

Thu nhập 1.000 đ 1.704 2.622 2.945

So sánh với NTĐC 1.000 đ 0 918 1.241

Như vậy, khoảng ba tháng trước khi bán, việc bổ sung bột sắn 1 kg/ngày

hoặc bổ sung bột sắn 0,5 kg/ngày + bột lá sắn 0,5 kg/ngày vào khẩu phần ăn vỗ béo

bò cho hiệu quả cao hơn so với đối chứng.

3.5. LIÊN KẾT NHÓM CHĂN NUÔI BÒ THỊT VỚI CÁC TÁC NHÂN THỊ

TRƯỜNG KẾT HỢP HỆ THỐNG NHẬN DIỆN SẢN PHẨM

3.5.1. Hiện trạng chung của 2 nhóm hộ trước thí nghiệm

Tổng số 60 hộ được lựa chọn tham gia thí nghiệm, mỗi nhóm là 30 hộ theo

Page 125: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

113

tiêu chí số bò nuôi/hộ từ 2 con trở lên và có bán bò trong 3 năm.

Bảng 3.35. Hiện trạng của 2 nhóm hộ tham gia thí nghiệm

TT Tiêu chí ĐVT Nhóm I Nhóm II

1 Số hộ tham gia Hộ 30 30

2 Tổng số bò (2013) Con 106 101

3 Quy mô nuôi trung bình Con/hộ 3,53 3,37

4 Số bò bán (2011 - 2013) Con 32 33

5 Số bò bán TB/hộ/năm Con 0,36 0,37

Trung bình quy mô nuôi bò thực tế của cả 2 nhóm hộ tham gia thí nghiệm là

3,53 và 3,37 con/hộ, số bò bán trung bình/hộ/năm của nhóm I là 0,36 con và của

nhóm II là 0,37 con. Với thời gian trung bình 3 năm mới bán 1 con bò nên người

chăn nuôi bò thịt ít quan tâm tới thị trường đầu ra cho sản phẩm. Vì vậy, muốn thu

hút được các tác nhân thị trường thì cần phải liên kết những người chăn nuôi lại với

nhau để tạo ra nguồn hàng đủ lớn và số lượng ổn định và liên kết họ với các tác nhân

thị trường. Những lý do cần phải liên kết là:

- Số lượng bò bán/lần ít, tần suất bán không thường xuyên.

- Chưa xây dựng được mối liên kết với người mua (thu gom, lò mổ).

- Chia sẻ các thông tin thị trường (giá, lượng, chất lượng) còn hạn chế.

- Phải bán bò cho các thu gom xã nên giá thấp hơn so với giá của các lò mổ Sơn

La, giá mua bò của các thu gom xã dao động từ 15 - 16 triệu đồng/con, trong

khi đó giá mua trung bình của các lò mổ từ 15,5 - 17 triệu đồng/con.

- Xác định khối lượng bò bán thường được ước lượng bằng mắt nên gây thua

thiệt cho người nông dân.

Việc xây dựng mối liên kết giữa sản xuất và thị trường kết hợp sử dụng hệ

thống nhận diện riêng cho sản phẩm để tạo lòng tin và nâng cao uy tín của sản

phẩm với người tiêu dùng nhằm tăng giá bán và hiệu quả cho các hộ chăn nuôi bò.

3.5.2. Kết quả xây dựng mối liên kết cho người chăn nuôi bò

Xây dựng các hoạt động chung cho nhóm

Trong thời gian thí nghiệm, mối liên kết giữa các hộ tham gia nhóm II đã có

Page 126: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

114

nhiều thay đổi như liên kết để cùng nhau thực hiện các hoạt động chung. So với các

hộ trong nhóm I, các tiêu chí về xác định thời gian, địa điểm bán bò có sự khác

nhau rõ ràng.

Bảng 3.36. Sự khác nhau về các hoạt động giữa hai nhóm

TT Chỉ tiêu Nhóm I Nhóm II

1 Xác định thời điểm

bán

Riêng lẻ theo từng hộ,

mọi thời điểm trong năm

Thống nhất chung cả

nhóm, bán vào cuối năm

2 Xác định địa điểm bán Tại nhà Tại 1 điểm tập trung

3 Xác định khối lượng Quan sát, ước lượng bằng

mắt thường

Dựa trên một số chiều đo

(VN2 x DTC)

4 Xác định giá bán Tự thỏa thuận Chung cả nhóm

5 Chia sẻ thông tin thị

trường

Không Có chia sẻ thông tin trong

nhóm

6 Người mua bò Thu gom xã Thu gom lớn/lò mổ

Hiệu quả của liên kết

Mối liên kết giữa các hộ chăn nuôi, các hoạt động trong nhóm II đã làm

giảm chi phí trung gian cho việc thu mua, tạo điều kiện để người thu gom đưa ra

mức giá thu mua cao hơn cho người nông dân.

Bảng 3.37. Hiệu quả bán bò từ mô hình liên kết sản xuất

TT Tiêu chí ĐVT Nhóm I

(n=30)

Nhóm II

(n=30)

1 Có chia sẻ thông tin thị trường

trong nhóm

% 0 86,67

2 Số bò bán thời gian thử nghiệm Con 36 42

3 Giá bán bò bình quân 1.000 đ/con 15.700 16.200

4 Doang thu từ bán bò Triệu đồng 560,2 680,4

So sánh với nhóm I 1.000 đ 0 500

Lợi ích của cả nhóm 1.000 đ 0 21.000

Page 127: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

115

Trước đây tất cả các hộ của hai nhóm đều bán bò cho các thu gom xã. Sau

khi liên kết giữa các hộ chăn nuôi thì các hộ trong nhóm II cùng nhau bán nên số

lượng bò bán/lần lớn hơn và đã xây dựng được liên kết bán trực tiếp cho thu gom

lớn/lò mổ Sơn La. Số lượng, giá bán trung bình và doanh thu từ bán bò giữa 2

nhóm có sự chênh lệch rõ rệt. Nhóm hộ I bán 36 con bò với giá bán trung bình là

15,7 triệu đồng/con và doanh thu là 560,2 triệu đồng. Nhóm hộ II bán ra 42 con bò,

giá bán trung bình là 16,2 triệu đồng/con và doanh thu đạt được 680,4 triệu đồng.

Giá bán trung bình 1 con bò của nhóm hộ II cao hơn 3,18% so với nhóm hộ I,

tương đương 500.000 đồng/1 bò thịt bán.

Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu của Trịnh Văn Tuấn và Hoàng Xuân

Trường (2012) trong nghiên cứu đa dạng các mô hình chăn nuôi bò thịt theo vùng

sinh thái và dân tộc khác nhau đã xác định việc liên kết nông dân nhỏ tham gia

chuỗi giá trị bò thịt đã góp phần tăng giá bán và giá trị gia tăng thêm 5.000 đ/kg thịt

bò xô, tương đương 500.000 - 600.000 đồng/1 con bò sống tùy theo khối lượng.

Đinh Xuân Tùng và cs. (2015) đã chỉ ra sau khi có những tác động cải thiện

mối liên kết ngang và liên kết dọc giúp thu nhập của người chăn nuôi tăng thêm

36% (tính chung cho 3 mô hình triển khai tại Thanh Hóa, Bình Định và Đắk Lắk),

tương đương mức tăng là 417,5 ngàn đồng/1 bò thịt.

3.5.3. Kết quả của sử dụng hệ thống nhận diện sản phẩm trên thị trường

Thiết kế hệ thống nhận diện sản phẩm

Những năm gần đây đã có khoảng 10 - 15% khối lượng thịt bò Sơn La được

tiêu thụ tại thị trường Hà Nội nhưng sản phẩm của nông dân hiện nay vẫn mang đặc

điểm sau đây: (i) Chất lượng không đồng đều về mẫu mã, (ii) Không bảo đảm vệ

sinh an toàn thực phẩm, (iii) Không bảo đảm chất lượng sản phẩm và (iv) Không

thương hiệu (không nhãn mác riêng, đóng gói...) nên khả năng cạnh tranh kém.

Do đó, để giúp người tiêu dùng phân biệt và nhận biết đúng nguồn gốc xuất

xứ của sản phẩm so với các sản phẩm thịt bò khác, hệ thống nhận diện gồm LOGO

và NHÃN MÁC sản phẩm đã được thiết kế và đưa vào áp dụng. Để nâng cao sự

hiểu biết cho người tiêu dùng trên thị trường thì các công cụ quảng bá cho sản

Page 128: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

116

phẩm như: biển quảng cáo tấm lớn, poster, tờ rơi... đã được đưa vào sử dụng. Hệ

thống này cung cấp đầy đủ thông tin sản phẩm thịt bò Sơn La trên thị trường.

Logo nhận diện

thịt bò Sơn La

Poster giới thiệu

thịt bò Sơn La

Nhãn mác giới thiệu

thịt bò Sơn La

Hình 3.6. Hệ thống nhận diện và quảng bá sản phẩm thịt bò Sơn La

Đây là công cụ góp phần nâng cao uy tín, tạo lòng tin và nâng cao khả năng

cạnh tranh và giá bán tại các thị trường tiềm năng.

Bảng 3.38. Hiệu quả sử dụng nhãn mác đến giá bán thịt bò

TT Chỉ tiêu ĐVT Không

nhãn mác

Sử dụng

nhãn mác

1 Giá bán của lò mổ Sơn La 1000 đ/kg 230 230

2

Chi phí vận chuyển lò mổ -> bán

lẻ

1000 đ/kg 9.5 9.5

3 Chi phí đóng gói, dán nhãn 1000 đ/kg 0 3

4 Chi phí bảo quản 1000 đ/kg 0.5 0.5

5 Tổng chi phí 1000 đ/kg 240 243

6 Giá bán của người bán lẻ 1000 đ/kg 255 290

7 Lợi ích người bán lẻ/1kg 1000 đ/kg 15 47

8 Tăng so với nhóm I/1kg thịt bò 1000 đ/kg 0 32

9 Tăng trung bình/1 bò thịt 1000 đ/con 0 2,240

Sản phẩm thịt bò của cả 2 nhóm sau khi được các lò mổ Sơn La thu mua,

giết mổ, bảo quản và tiến hành bán thử nghiệm tại thị trường Hà Nội. Thịt bò bán

thử nghiệm có sử dụng hệ thống nhận diện sản phẩm chỉ bán tại 4 cửa hàng cao

cấp, trong khi đó thịt bò không sử dụng hệ thống nhận diện này thì bán tại các chợ

Page 129: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

117

dân sinh và thì trường bình dân.

Kết quả bán thử nghiệm cho thấy, chi phí cho đóng gói và gắn nhãn mác của

nhóm thử nghiệm tăng thêm 3000 đồng/1kg, trong khi đó giá bán thì có sự khác

biệt nhau rõ rệt giữa nhóm không sử dụng nhãn mác và nhóm sử dụng nhãn mác

lần lượt là 255.000 đồng/kg và 290.000 đồng/kg tương đương với lợi nhuận thu

được/1kg của người bán lẻ 15.000 đồng và 47.000 đồng.

Các cửa hàng bán lẻ cao cấp Hà Nội bán sản phẩm thịt bò Sơn La đã sử

dụng hệ thống nhận diện cho sản phẩm, có đóng gói, gắn nhãn mác riêng nên tạo

lòng tin cho người tiêu dùng và uy tín cho sản phẩm, qua đó góp phần tăng giá bán.

Giá bán lẻ thịt bò Sơn La tại Hà Nội có sử dụng hệ thống nhận diện tăng lên

13,72% cho 1 kg thịt bò từ lò mổ đến người tiêu dùng tương đương 32.000 đồng.

3.5.4. Tỷ lệ phân bổ giá trị gia tăng theo kênh phân phối

Hai kênh hàng trung bình và kênh hàng dài đã được theo dõi và tính toán

phân phối giá trị gia tăng toàn kênh, kết quả thu được tại bảng 3.39.

Bảng 3.39. Tỷ lệ giá trị gia tăng tạo ra theo kênh phân phối

Diễn giải ĐVT

Người

chăn

nuôi bò

Thu

gom xã

Thu

gom/Lò

mổ lớn

Tác

nhân

bán lẻ

Kênh phân phối tại thị trường Sơn La

Tổng chi phí 1000 đ 515.996 584.200 633.172 698.100

Tổng doanh thu 1000 đ 565.200 605.200 665.100 753.550

Tổng giá trị gia tăng 1000 đ 49.204 21.000 31.928 55.450

Trung bình thu nhập/con 1000 đ/con 1.366,8 583,0 886,9 1.540,3

Tỷ lệ phân phối thu nhập % 31,23 13,32 20,26 35,19

Kênh phân phối đến thị trường Hà Nội

Tổng chi phí 1000 đ 610.994 - 695.100 790.340

Tổng doanh thu 1000 đ 689.400 - 745.710 874.120

Tổng thu nhập 1000 đ 78.406 - 50.610 83.780

Trung bình thu nhập/con 1000 đ/con 1.866,8 - 1.205 2.240

Tỷ lệ phân phối thu nhập % 35,15 - 22,68 42,17

Tăng với từng tác nhân % 3,92 - 2,42 6,98

Page 130: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

118

So sánh hiệu quả giữa 2 kênh phân phối sản phẩm cho 2 thị trường Sơn La

và Hà Nội (kênh có tham gia liên kết và sử dụng hệ thống nhận diện sản phẩm), kết

quả thu được như bảng 3.39 cho thấy việc xây dựng các mối liên kết và đưa vào sử

dụng hệ thống nhận diện sản phẩm trên thị trường không chỉ giúp tăng hiệu quả cho

người chăn nuôi mà còn góp phần tạo thêm giá trị gia tăng cho các nhóm tác nhân

tham gia khác. Cụ thể, khi tham gia mô hình liên kết nhóm với các tác nhân thị

trường đã làm tăng giá trị cho người chăn nuôi là 500 ngàn đồng/1 bò bán. Tác

nhân thu gom cũng tăng thu nhập là 318,1 ngàn đồng/1 bò, trong khi đó nhóm tác

nhân bán lẻ khi sử dụng hệ thống nhận diện thì tăng thu nhập là 2.240 ngàn đồng/1

bò bán. Tuy nhiên, giá trị gia tăng trung bình của 1 người bán lẻ cũng chỉ đạt được

là 320 ngàn đồng/1 bò thịt (trung bình 1 cửa hàng bán lẻ được 10kg thịt bò/ngày).

Như vậy, việc tham gia nhóm liên kết, mua bán dịch vụ đầu vào thông qua

các hoạt động chung của nhóm và bán bò chung và trực tiếp cho thu gom và lò mổ

cấp huyện/tỉnh (cấp 2) đã làm thay đổi phân bổ lợi ích giữa các tác nhân trong toàn

chuỗi. Bò được bán chủ yếu là trực tiếp cho thu gom cấp 2 thông qua hợp đồng

giúp cho thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận của 2 tác nhân này đều tăng. Nhờ các giải

pháp kỹ thuật như chế biến, dự trữ thức ăn, quy trình vỗ béo nên chất lượng và tỷ lệ

thịt bò đều tăng, tăng lợi ích cho cả các tác nhân: lò mổ, bán buôn và bán lẻ thịt bò.

Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả cho các tác nhân trực tiếp tham gia, kênh

phân phối sản phẩm đến thị trường Hà Nội còn góp phần nâng cao khả năng đáp

ứng nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng. Đó là người tiêu dùng được sử dụng

sản phẩm thịt bò Sơn La có đóng gói, gắn nhãn mác, đầy đủ thông tin về nguồn gốc

xuất xứ, chất lượng rõ ràng.

Sơ bộ nhận định

Thiết lập mối liên kết giữa người chăn nuôi với nhau và giữa những người

chăn nuôi với những tác nhân giết mổ, bán lẻ kết hợp với đưa vào sử dụng hệ thống

nhận diện, quảng bá sản phẩm tại thị trường Hà Nội đã góp phần giảm chi phí

thương mại trung gian, tăng giá bán và tăng thu nhập cho tất cả các tác nhân trong

đó người chăn nuôi được hưởng lợi cao hơn. Đây là cơ hội để mở rộng thị trường

tiêu thụ sản phẩm thịt bò cho vùng Tây Bắc nói chung và thịt bò Sơn La nói riêng.

Page 131: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

119

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. KẾT LUẬN

- Chăn nuôi bò thịt nông hộ ở Điện Biên, Sơn La phổ biến sử dụng Bò Vàng

có tầm vóc bé, sinh trưởng chậm, được nuôi với quy mô nhỏ, thức ăn chủ yếu dựa

vào tự nhiên và thiếu trầm trọng trong các tháng mùa đông, mối liên kết giữa sản

xuất với thị trường chưa xây dựng. Đây là những trở ngại chính ảnh hưởng đến

năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Tuy nhiên, vẫn có một số lượng nhỏ những bò

đực khối lượng lớn trong các hộ nuôi bò; nguồn phụ phẩm nông nghiệp dồi dào về

số lượng, đa dạng về chủng loại; có đủ điều kiện xây dựng các mối liên kết giữa

các tác nhân trong chuỗi giá trị là những tiềm năng để nâng cao năng suất và hiệu

quả chăn nuôi bò thịt vùng Tây Bắc.

- Tuyển chọn bò đực giống khối lượng lớn và đàn bò cái địa phương đã nâng

cao được khối lượng đàn con sinh ra lúc sơ sinh, 6, 12 và 24 tháng tuổi. Khối lượng

bò bố và bò mẹ có tương quan thuận và ảnh hưởng rõ đến khối lượng đàn con sinh

ra. Khả năng tăng khối lượng trung bình của đàn con từ 0 đến 24 tháng tuổi ở các

nghiệm thức có bò bố và bò mẹ được tuyển chọn cao hơn từ 8,48 đến 9,37% so với

đàn con ở nghiệm thức có bò bố và bò mẹ đại trà.

- Sử dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp rơm ủ urê phối hợp với thức ăn tinh

đã nâng cao khả năng tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn của bò sinh

trưởng. Tăng khối lượng hàng ngày của bò thí nghiệm là 504 g so với 125 g của bò

đối chứng. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của bò thí nghiệm là và 8,45

kg VCK so với bò đối chứng là 24,76 kg VCK.

- Sử dụng bột sắn và bột lá sắn vỗ béo bò đã làm tăng khối lượng và hiệu quả

sử dụng thức ăn của bò. Bò được ăn khẩu phần có bổ sung bột sắn và bột lá sắn đã

tăng khối lượng trung bình 479 g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng

là 8,93 kg VCK, trong khi bò không được bổ sung tăng khối lượng trung bình là 281

g/con/ngày và tiêu tốn thức ăn là 13,05 kg VCK cho 1 kg tăng khối lượng.

- Thiết lập các mối liên kết giữa người chăn nuôi với nhau và giữa những

người chăn nuôi với những tác nhân giết mổ, bán lẻ kết hợp với đưa vào sử dụng hệ

thống nhận diện, quảng bá sản phẩm tại thị trường Hà Nội đã làm giảm chi phí

Page 132: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

120

trung gian, tăng giá bán và tăng giá trị gia tăng cho các nhóm tác nhân trong chuỗi

giá trị, trong đó người chăn nuôi là nhóm tác nhân nhận được tỷ lệ giá trị gia tăng

cao hơn, giá trị gia tăng là 500.000 đồng/bò bán.

Kết hợp đồng bộ giữa các giải pháp kỹ thuật về giống, dinh dưỡng và giải

pháp thị trường đã khắc phục trở ngại, phát huy được tiềm năng sẵn có của địa

phương, nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò thịt trong nông hộ hướng tới

hình thành hệ thống sản xuất bò thịt hàng hóa vùng Tây Bắc.

2. ĐỀ NGHỊ

- Thường xuyên tuyển chọn bò đực và bò cái tốt để làm giống, sử dụng một cách

hiệu quả nguồn phụ phẩm nông nghiệp để nâng cao năng suất và hiệu quả trong

chăn nuôi bò thịt vùng Tây Bắc.

- Để phát triển chuỗi giá trị bò thịt Tây Bắc cần thiết bộ giải pháp tổng hợp kết hợp

giữa các giải pháp kỹ thuật và giải pháp thị trường thì hiệu quả trong chăn nuôi bò

thịt nông hộ vùng Tây Bắc mới được cải thiện.

- Tiếp tục nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật và thị trường khác với quy mô lớn hơn

nhằm tìm ra giải pháp thích hợp nhất nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò

thịt nông hộ.

Page 133: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

121

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. Trinh Van Tuan, Nguyen Thi Phuong, Hoang Xuan Truong, Dang Thi Hai

and Luong Anh Dung. February, 2014. Factors influencing the production

scale of fattening cattle of households in Sonla province. Trang: 65 - 73.

Journal of Animal Science and Technology. Vol .46.

2. Trinh Van Tuan, Hoang Xuan Truong, Dang Thi Hai and Nguyen Thi

Phuong. February, 2014. Current production and solutions for SonLa’s beef

development. Trang: 74 - 89. Journal of Animal Science and Technology.

Vol .46.

3. Trịnh Văn Tuấn, Phạm Kim Cương, Vũ Chí Cương, Stephen Ives, Aduli

Malau - Aduli, Nguyễn Duy Linh và Nguyễn Thị Thanh Hoài. Tháng 4,

2015. Ảnh hưởng của bổ sung rơm ủ urê hoặc rơm ủ urê cộng với thức ăn

tinh đến tăng khối lượng, hiệu quả sử dụng thức ăn của bò đang sinh trưởng

chăn thả tại Điện Biên. Trang 57 - 76. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn

nuôi. Năm thứ 10. Số 53.

Page 134: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

122

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

Đào Thế Anh và Paule Moustier. 2009. Liên kết nông dân nghèo với siêu thị và các

kênh phân phối chất lượng cao. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Nguyễn Xuân Bả, Đinh Văn Dũng, Nguyễn Hữu Văn, Lê Đình Phùng, Lê Đức

Ngoan và Vũ Chí Cương. 2010. Ảnh hưởng của lượng thức ăn tinh đến năng

suất và chất lượng thịt của bò Vàng Việt Nam. Tạp chí Khoa học Công nghệ

Chăn nuôi. Số 27. Tr. 37-44.

Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn, Vương Ngọc Long. 2001. Khả năng sinh trưởng

của bò lai giữa tinh bò đực Charolais, Abondance, Tarentaise với bò lai Sind.

Báo cáo khoa học Chăn nuôi - Thú y 1999-2000, TP Hồ Chí Minh 10-12

tháng 4 năm 2001. Tr. 229-235.

Đinh Văn Cải, Hoàng Văn Trường và Đoàn Trọng Tuấn. 2006. Kết quả nuôi thích

nghi và nhân thuần giống bò thịt Brahman trắng nhập từ Cu Ba nuôi tại Bình

Định. Tạp chí Khoa học Kĩ thuật Chăn nuôi. Số 10. Tr. 7-10.

Đinh Văn Cải. 2006. Kết quả nghiên cứu nhân thuần giống bò thịt Drought Master

nhập nội nuôi tại một số tỉnh phía Nam. Tạp chí Chăn nuôi. Số 1. Tr. 9 - 13.

Đinh Văn Cải. 2007. Nuôi bò thịt, Kĩ thuật - Kinh nghiệm - Hiệu quả. Nhà xuất bản

Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Đinh Văn Cải và Phạm Văn Quyến. 2007. Hiệu quả vỗ béo của các nhóm bò lai F1

giống thịt. Tạp chí Khoa học kỹ thuật chăn nuôi, số 5 - 2007. Tr. 9 - 12.

Lê Xuân Cương và cs. 2001. Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu xác định giống bò

lai hướng thịt và quy trình công nghệ nuôi bò thịt chất lượng cao ở vùng Lâm

Hà, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh.

Phạm Kim Cương, Vũ Chí Cương, Vũ Văn Nội, Đinh Văn Tuyền, Nguyễn Thành

Trung. 2001. Nghiên cứu sử dụng rơm lúa trong khẩu phần bò thịt. Báo cáo

khoa học. Đề tài KHCN 08-05. Tr. 174-187.

Phạm Kim Cương. 2008. Nghiên cứu sử dụng rơm lúa và nguồn thức ăn bổ sung

sẵn có ở địa phương để nuôi bò lấy thịt. Luận văn Tiến sỹ. Viện Chăn nuôi.

Vũ Chí Cương, Vũ Văn Nội, Greame Mc Crabb, Phạm Kim Cương, Nguyễn Thành

Page 135: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

123

Trung, Đinh Văn Tuyền, Đoàn Thị Khang. 1999. Nghiên cứu nâng cao năng

suất, chất lượng giống bò hướng sữa, hướng thịt trong điều kiện nhiệt đới

nóng ẩm của Việt Nam giai đoạn 1996-2000. Viện Chăn nuôi Quốc gia. Báo

cáo đề tài khoa học giai đoạn 1996-2000.

Vũ Chí Cương, Vũ Văn Nội, Graeme Mc Crabb, Phạm Kim Cương, Nguyễn Thành

Trung, Đinh Văn Tuyền, Đoàn Thị Khang. 2001. Nghiên cứu sử dụng rỉ mật

trong nuôi dưỡng bò thịt. Báo cáo Khoa học Chăn nuôi - Thú y, phần thức ăn

và dinh dưỡng, TP. HCM ngày 10 - 12/4/2001, trang: 13 - 20.

Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Nguyễn Thành Trung, Phạm Hùng Cường,

Nguyễn Thiện Trường Giang, Lưu Thị Thi. 2005. Ảnh hưởng các mức lõi ngô

trong khẩu phần có hàm lượng rỉ mật cao đến tỷ lệ phân giải chất khô inssaco

bông gòng, môi trường dạ cỏ và tăng trọng bò lai Sind vỗ béo. Tạp chí Nông

nghiệp và phát triển nông thôn, số 18 năm 2005 (Kỳ 2 tháng 9/2005). Số xuất

bản ISSN 0866-7020. Tr 43-46.

Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương và Phạm Hùng Cương. 2005. Sử dụng nguồn

thức ăn sẵn có để vỗ béo bò đực HF không dùng làm giống tại Sơn La. Tóm

tắt Báo cáo khoa học. Viện Chăn nuôi. Tr. 131.

Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Phạm Thế Huệ và Phạm Mạnh Hùng. 2007.

Ảnh hưởng của các nguồn xơ khác nhau trong khẩu phần vỗ béo đến tăng

trọng, hiệu quả sử dụng thức ăn của bò lai Sind tại Đắk Lắk. Viện Chăn nuôi.

Tạp chí Khoa học Công nghệ chăn nuôi. Số 4-2007.

Vũ Chí Cương. 2007. Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ

nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt và xác định một số bệnh nguy hiểm đối với

bò để xây dựng biện pháp phòng dịch bệnh ở Tây Nguyên. Viện Chăn nuôi.

Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật.

Vũ Chí Cương, Phạm Hùng Cường, Nguyễn Thành Trung và Phạm Thế Huệ. 2008.

Ảnh hưởng của tỷ lệ protein thực/nitơ phi protein trong khẩu phần đến tăng

trọng và hiệu quả kinh tế vỗ béo bò lai Brahman tại Đăk Lăk. Tạp chí Khoa

học kỹ thuật Chăn nuôi. Số 13. Tr. 20-26.

Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Nguyễn Thành Trung và Phạm Thế Huệ.

Page 136: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

124

2008. Ảnh hưởng của việc thay thế các mức protein thoát qua (by-pass

protein) trong khẩu phần đến khả năng tăng trọng và hiệu quả kinh tế của

bò lai Brahman vỗ béo tại Đắk Lắk. Viện Chăn nuôi. Tạp chí Khoa học

Công nghệ Chăn nuôi. Số 8-2008.

Đinh Văn Dũng, Nguyễn Xuân Bả, Nguyễn Hữu Văn, Lê Đình Phùng, Lê Đức

Ngoan và Vũ Chí Cương. 2009. Ảnh hưởng của mức protein thô trong thức ăn

tinh đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong giai đoạn nuôi vỗ béo

bò Vàng. Viện Chăn nuôi. Báo cáo khoa học.

Văn Tiến Dũng. 2002. Khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bê lai Sind và các

con lai ½ Drought Master, ½ Red Angus, ½ Limousine nuôi tại huyện Eaka,

tỉnh Đăk lăk. Luận án Tiến sỹ nông nghiệp. Viện chăn nuôi. Bộ nông nghiệp

và phát triển nông thôn, 2012

Nguyễn Quốc Đạt và Nguyễn Văn Diện. 1995. Một số kết quả lai kinh tế bò thịt tại

huyện Củ Chi và huyện Bảo Lộc, Lâm Đồng. Báo cáo khoa học Chăn nuôi

Thú y. Tháng 9 - 1995. Tr. 14 - 19.

Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Thanh Bình, Đinh Văn Tuyền. 2008. Khả năng tăng

trọng và cho thịt của bò lai Sind, Brahman và Drought Master nuôi vỗ béo tại

TP. Hồ Chí Minh. Viện Chăn nuôi. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi.

Số 15. Tr. 32-39.

Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Thanh Bình và Đinh Văn Tuyền. 2008. Khả năng tăng

trọng và cho thịt của bò lai Sind. Brahman. Droughtmaster nuôi vỗ béo tại TP.

Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi. Số 15. Tr. 1-8.

Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Thanh Bình, Đinh Văn Tuyền. 2013. Khả năng tăng

trọng và cho thịt của bò lai sind, Brahman và Droughtmaste thuần nuôi vỗ béo

tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu nổi bật trong lĩnh vực Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn những năm đầu thế kỷ 21. Bộ Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn. Tr. 400 – 411.

Nguyễn Công Định. 2012. Ảnh hưởng của khối lượng bố, mẹ và nuôi thâm canh

đến khối lượng, sinh trưởng và sản xuất thịt của trâu. Luận án Tiến Sỹ Nông

nghiệp. Viện Chăn nuôi.

Page 137: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

125

FAO. 2014. Số liệu thống kê Nông nghiệp, Lâm nghiệp và thủy sản.

Vũ Duy Giảng, Nguyễn Xuân Bả, Lê Đức Ngoan, Nguyễn Xuân Trạch, Vũ Chí

Cương, Nguyễn Hữu Văn. 2008. Dinh dưỡng và thức ăn cho bò. NXB Nông

nghiệp. Tr.71.

HAGL. 2014. Chiến lược đầu tư phát triển nông nghiệp của tập đoàn Hoàng Anh

Gia Lai. http://www.hagl.com.vn/AgriBusiness/AboutUs/6

Nguyễn Văn Hiền. 2013. Nghiên cứu ảnh hưởng của công tác chọn lọc giống đến

sinh trưởng của đàn bò H’Mông tại huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang. Luận văn

thạc sỹ đại học Nông lâm Thái Nguyên.

Trần Văn Hiếu. 2005. Liên kết kinh tế giữa các hộ nông dân với các doanh nghiệp

nhà nước. Luận án tiến sỹ kinh tế. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Nguyễn Văn Hòa, Đoàn Trọng Tuấn, Vũ Chí Cương. 2005. “Nghiên cứu vỗ béo bò

lai Sind bằng thức ăn là phế phụ phẩm của ngành Nông nghiệp ở huyện Nam

Đàn, tỉnh nghệ An”. Tóm tắt báo cáo Khoa học năm 2004.

Phạm Thế Huệ, Đinh Văn Chỉnh, Đặng Vũ Bình. 2009. Khả năng tăng trọng và cho

thịt của bò lai Sind, F1 (Brahman x lai Sind), F1 (Charolais x lai Sind) nuôi vỗ

béo tại Đắk Lắk. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tạp chí Khoa học và

Phát triển. Số 3. Tr. 291-298.

Phạm Thế Huệ. 2010. Khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò lai Sind, F1

(Brahman × lai Sind) và F1 (Charolais × lai Sind) nuôi tại Đăk Lăk. Luận án

Tiến Sỹ Nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Lâm Thái Hùng, Lý Thị Thu Lan, Võ Văn Sơn và Nguyễn Thị Hồng Nhân. 2011.

Ảnh hưởng của vỏ đậu phộng khô lên tăng trọng của bò lai Sind nuôi vỗ béo.

Tạp chí Khoa học và Kĩ thuật Chăn nuôi. Số 11. Tr 47-51

Nguyễn Tuấn Hùng và Đặng Vũ Bình. 2003. Sử dụng thân áo lá ngô sau thu hoạch

làm thức ăn vỗ béo bò lai Sind trong mùa khô hạn. Trường Đại học Nông

nghiệp Hà Nội.

http://www.hua.edu.vn:85/cnts/index.php?option=com_content&task=view&i

d=268&Itemid=218

Trương Tấn Khanh. 2012. Ảnh hưởng của bổ sung các nguồn protein khác nhau

Page 138: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

126

trong thức ăn hỗn hợp của khẩu phần đến tăng khối lượng và hiệu quả kinh tế

nuôi bò vỗ béo tại Ea Kar, Đắk Lắk. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông

thôn, 4. 2012. Tr. 515 - 522.

Trương La và Đậu Thế Năm. 2002. Nghiên cứu sử dụng rỉ mật và hạt bong làm

thức ăn vỗ béo bò tại Đắk Lắk. Kết quả nghiên cứu khoa học 2001 - 2002,

Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên. Tr. 310 - 316.

Trương La, Vũ Văn Nội, Trịnh Xuân Cư và Vũ Chí Cương. 2008. Tiềm năng

nguồn phụ phẩm nông công nghiệp làm thức ăn cho bò tại huyện Ea Kar, tỉnh

Đắk Lawsk. Tạp chí Khoa học công nghệ chăn nuôi – Viện Chăn nuôi, số 11,

tháng 4 – 2008. Tr. 34 – 39.

Trương La, Vũ Văn Nội, Trịnh Xuân Cư và Vũ Chí Cương. 2008. Đánh giá khả

năng phân giải chất khô của các khẩu phần sử dụng phụ phẩm nông công

nghiệp làm thức ăn vỗ béo bò. Tạp chí Khoa học công nghệ chăn nuôi – Viện

Chăn nuôi, số 12, tháng 6 – 2008. Tr. 26 – 33.

Trương La. 2010. Sử dụng một số phụ phẩm nông nghiệp để nuôi vỗ béo bò tại

huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp. Viện Chăn nuôi.

Trương La và cs. 2011. Nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm phát

triển nuôi bò cho đồng bào dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên. Báo cáo tổng kết đề

tài. Viện Khoa học Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.

Lê Viết Ly, Vũ Văn Nội, Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Nguyễn Quốc Đạt.

1995. Nuôi bê lai hướng thịt bằng thức ăn bổ sung từ nguồn phụ phẩm nông

nghiệp tại miền Trung. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1994

- 1995. NXB Nông nghiệp Hà Nội. Tr. 135-140.

Lê Viết Ly. 1995. Nuôi bò thịt và những kết quả nghiên cứu bước đầu ở Việt Nam.

NXB Nông nghiệp Hà Nội.

Lê Viết Ly, Vũ Văn Nội. 1995. Kết quả nghiên cứu bò lai hướng thịt ở Việt Nam.

Viện chăn nuôi, NXB Nông nghiệp 2002. Tr. 54 - 62.

Lê Viết Ly. 2000. Dự án chăn nuôi bò thịt có lãi cao do ACIAR của Australia tài

trợ, mã số AS2/1997/18

Nguyễn Hữu Minh, Nguyễn Kim Đường và Nguyễn Hữu Văn. 2006. Ảnh hưởng

Page 139: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

127

của bột sắn và khẩu phần ăn đến tiêu hoá thức ăn và hiệu quả chăn nuôi ở bò

lai Sind. Báo cáo khoa học. Viện Chăn nuôi.

Đinh Văn Mười. 2012. Nghiên cứu xác định tỷ lệ tiêu hóa, giá trị dinh dưỡng và

xây dựng phương trình chẩn đoán các giá trị này của một số loại thức ăn dùng

cho gia súc nhai lại. Luận án Tiến sỹ nông nghiệp. Viện chăn nuôi. Bộ nông

nghiệp và phát triển nông thôn.

Lê Quang Nghiệp. 1984. Một số đặc điểm chung về sinh trưởng, cày kéo, cho

thịt của bò Vàng Thanh Hóa và kết quả lai với bò Zebu. Luận án Phó Tiến

sỹ Nông nghiệp.

Lê Đức Ngoan và Đặng Thanh Giang. 2008. Hiện trạng chăn nuôi bò thịt thâm

canh trong nông hộ với quy mô nhỏ ở Quảng Ngãi. Tạp chí KH & CN Chăn

nuôi. Số 14, tháng 10/2008. Tr 15.

Đào Lan Nhi, Mai Văn Sánh, Tiến Hồng Phúc và Trịnh Văn Trung. 1999. Nghiên

cứu ảnh hưởng của khẩu phần đến tỷ lệ tiêu hóa, cân bằng nitơ trên trâu 18 -

24 tháng tuổi và khả năng vỗ béo chúng từ nguồn thức ăn sẵn có. Tuyển tập

báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1998-1999. Bộ nông nghiệp và phát triển

nông thôn. Hà Nội 1999. Tr. 40-53.

Đào Lan Nhi, Mai Văn Sánh, Tiến Hồng Phúc và Trịnh Văn Trung. 2003. Nghiên cứu

bổ sung bột sắn và lá sắn chế biến trong khẩu phần cơ sở là cây ngô hoặc cỏ tự

nhiên với rơm để vỗ béo trâu tơ. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Đào Lan Nhi. 2012. Đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen. dự án GEF SGP

Trung tâm đa dạng và an toàn sinh học.

Nguyễn Văn Niêm. 1996. “Dự thảo quy trình nuôi dưỡng bê F1 (Charolais × lai

Sind) từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi”. Nuôi bò thịt và những kết quả nghiên cứu

bước Đầu ở Việt Nam. NXB nông nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Văn Niêm, Đỗ Hữu Hoan, Lưu Công Khánh, Đỗ Xuân Cốn. 1999. Một số

đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất và phát triển chăn nuôi của giống bò

vùng cao Hà Giang tại các tỉnh vùng núi phía Bắc. Báo cáo khoa học Viện

chăn nuôi 1999.

Vũ Văn Nội, Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Nguyễn Quốc Đạt. 1994. Nuôi bò lai

Page 140: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

128

hướng thịt với thức ăn bổ sung là nguồn phụ phẩm nông nghiệp tại miền Trung.

Nuôi bò thịt và những kết quả bước đầu ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp Hà nội.

Vũ Văn Nội. 1994. Nghiên cứu khả năng sản xuất thịt của đàn bò lai Sind, bò lai

kinh tế hướng thịt trên nền bò lai Sind ở một số tỉnh miền Trung. Luận án Phó

Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp. Viện Chăn nuôi. Hà Nội.

Vũ Văn Nội, Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Nguyễn Quốc Đạt. 1995. Kết quả lai

kinh tế bò thịt tại các tỉnh phía Nam, Nuôi bò thịt. NXB Nông nghiệp. Tr. 62-70.

Vũ Văn Nội, Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Nguyễn Quốc Đạt. 1995. Nuôi bò

lai hướng thịt với thức ăn bổ sung là nguồn phụ phẩm nông nghiệp tại miền

Trung. Nuôi bò thịt. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Tr. 71-77.

Vũ Văn Nội, Phạm Kim Cương và Đinh Văn Tuyền. 1999. Sử dụng phế phụ phẩm

và nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương để vỗ béo bò. Báo cáo khoa học chăn

nuôi thú y. Huế (20-30/6/1999). Tr. 25-29.

Vũ Văn Nội, Nguyễn Văn Vinh, Phạm Kim Cương, Đinh Văn Tuyền. 2001.

Nghiên cứu nâng cao năng suất, chất lượng giống bò hướng sữa, hướng thịt

trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam giai đoạn 1996-2000. Viện

Chăn nuôi. Báo cáo đề tài khoa học giai đoạn 1996-2000.

Hoàng Văn Phúc. 2012. Đánh giá hiện trạng và sử dụng trâu đực giống khối lượng

lớn cải tạo tầm vóc đàn trâu địa phương tại tỉnh Thanh Hóa. Luận văn Thạc sĩ

khoa học nông nghiệp. Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Hoàng Mạnh Quân, Lê Đình Phùng và Nguyễn Xuân Bả. 2009. Hiện trạng và các giải

pháp phát triển chăn nuôi bò thịt ở các nông hộ đã được chuyển giao TBKT tại

Quảng Trạch, Quảng Bình. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, Số 52, 2009.

Phạm Văn Quyến. 2001. Khảo sát khả năng sinh trưởng, phát triển của một số

nhóm bò lai hướng thịt tại trung tâm nghiên cứu thực nghiệm chăn nuôi Sông

Bé. Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp.

Phạm Văn Quyến, Nguyễn Văn Bôn, Nguyễn Thị Liên. 2002. Khảo sát khả năng

sinh trưởng, phát triển của một số nhóm bò lai hướng thịt tại Trung tâm

Nghiên cứu

Mai Văn Sánh. 2005. Ảnh hưởng của chọn lọc đàn trâu cái và sử dụng trâu đực có

Page 141: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

129

khối lượng lớn làm giống đến khối lượng sơ sinh và sinh trưởng của nghé.

Mai Văn Sánh, Nguyễn Công Định và Trịnh Văn Trung (2008). “Sử dụng trâu đực

giống ngoại hình to nhằm cải tạo tầm vóc và khả năng sinh trưởng của đàn

trâu địa phương tại xã Ngọc Sơn-Thanh Chương-Nghệ An”, Tạp chí Khoa

học Công nghệ Chăn nuôi, Số 15, trang: 24- 31.

SNV. 2008. “Ngành cói Việt Nam - Hợp tác để tăng trưởng”. Hội thảo ngày

04/12/2008 tại Ninh Bình.

Tổng cục thống kê Việt Nam. 2008. Số liệu thống kê Nông nghiệp, Lâm nghiệp và

Thủy sản.

Tổng cục thống kê Việt Nam. 2014. Số liệu thống kê Nông nghiệp, Lâm nghiệp và

Thủy sản.

Thống kê Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 2013. Số liệu thống kê Nông

nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản.

Thống kê Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 2014. Số liệu thống kê Nông

nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản.

Nguyễn Đức Thạc. 1983. Một số đặc điểm về sinh trưởng, cho thịt sữa của loại

hình trâu to miền Bắc và khả năng cải tạo nó với trâu Murrah. Luận án PTS

khoa học NN.

Nguyễn Văn Thiện. 1995. Di truyền học số lượng ứng dụng trong chăn nuôi. Nhà

xuất bản Nông nghiệp. Tr. 7 - 204.

Nguyễn Thị Thoa. 2011. Nghiên cứu một số biện pháp khoa học và công nghệ để

phục hồi và phát triển đàn bò của đồng bào Mông tỉnh Bắc kạn. Báo cáo tổng

hợp đề tài khoa học công nghệ 2008 - 2011.

Mai Thị Thơm và Bùi Quang Tuấn. 2005. Sử dụng bã sắn ủ chua với cám

đỗ xanh để nuôi vỗ béo bò. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tạp chí

Khoa học Kỹ thuật.

http://www.hua.edu.vn:85/cnts/index.php?option=com_content&task=view&i

d=268&Itemid=218

Ngô Thị Thủy. 2004. Liên kết kinh tế thông qua hợp đồng giữa người sản xuất mía

nguyên liệu và công ty mía đường Hòa Bình. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại

Page 142: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

130

học Nông nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Văn Thưởng, Trần Doãn Hối, Vũ Văn Nội. 1985. Kết quả nghiên cứu

dùng bò đực Zebu giống Red Sindhi lai cải tạo đàn bò Vàng Việt Nam.

Tuyển tập công trình nghiên cứu chăn nuôi 1969-1984. Nxb Nông nghiệp

Hà Nội. Tr. 79-93.

Nguyễn Văn Thưởng. 1995. Kĩ thuật nuôi bò sữa, bò thịt ở gia đình. Nhà XB Nông

nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Văn Thưởng, Lê Viết Ly, Vũ Văn Nội, Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Văn

Niêm, Hồ Khắc Oánh, Phạm Kim Cương, Phú Văn Bộ. 1995. Những kết quả

nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất thịt của đàn bò nước

ta. Nuôi bò thịt và những kết quả bước đầu ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông

nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Đàm Thuyên. 2012. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và khả năng

sản xuất thịt của bò H’Mông nuôi tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Luận

văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp. Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

Nguyễn Trọng Tiến. 1991. Giáo trình Chăn nuôi trâu bò. Trường Đại học Nông

nghiệp I Hà Nội.

Nguyễn Xuân Trạch. 2004. Giáo trình chăn nuôi trâu, bò (Giáo trình cao học Chăn

nuôi). NXB Nông nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm. 2004. Nuôi vỗ béo bò lai Sind bằng rơm có

bổ sung cỏ xanh, urê, bã bia và cho uống dầu lạc. Tạp chí chăn nuôi

số12/2004.

Nguyễn Xuân Trạch và Trần Văn Nhạc. 2008. Ảnh hưởng của độ tuổi và mức thức

ăn tinh đến tăng trọng và hiệu quả kinh tế nuôi vỗ béo bò địa phương tại

huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Tạp chí

Khoa học và Phát triển. Số 4. Tr. 343 - 347.

Bảo Trung. 2009. Phát triển thể chế giao dịch nông sản ở Việt Nam. Luận án tiến

sỹ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh.

Trịnh Văn Trung, Mai Văn Sánh và Nguyễn Công Định. 2005. Ảnh hưởng của bổ

sung bột lá sắn trong khẩu phần ăn tới khả năng sinh trưởng và phát triển của

Page 143: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

131

trâu tơ. Tóm tắt báo cáo khoa học. Viện Chăn nuôi. Tr. 119 - 121.

Hoàng Xuân Trường. 2010. Một số giải pháp phát triển chăn nuôi bò H’Mông tại

vùng cao huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng. Luận văn thạc sỹ Khoa học nông

nghiệp đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Hoàng Xuân Trường, Vũ Văn Đoàn và Lê Trường Giang. 2012. Nghiên cứu phát

triển thị trường cho chuỗi bò thịt Đắk Nông. Dự án IFAD.

Hoàng Văn Trường. 2001. Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản của

bò lai Brahman nuôi tại tỉnh Bình Định. Báo cáo khoa học Chăn nuôi Thú y.

TP Hồ Chí Minh 4/2001. Tr. 220 - 228.

Đào Thế Tuấn. 1989. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất

hàng hóa và thị trường.

Trịnh Văn Tuấn, Hoàng Xuân Trường. 2012. Nghiên cứu đa dạng hóa mô hình

chăn nuôi bò thịt theo các vùng sinh thái khác nhau và tiếp cận thị trường tại

Cao Bằng và Hà Giang. Đề tài cấp Bộ NN và PTNT - nguồn vốn ADB theo

chương trình Nông nghiệp hướng tới khách hàng.

Trịnh Văn Tuấn, Phạm Thị Hạnh Thơ, Hoàng Xuân Trường, Đặng Thị Hải, Nguyễn

Thị Phương. 2013. Báo cáo đánh giá nhanh chuỗi giá trị bò thịt Tây Bắc, dự án

Aciar, LPS/2008/049. Khắc phục cản trở về kỹ thuật và thị trường để nâng cao

thu nhập cho người chăn nuôi bò tại vùng núi Tây Bắc của Việt Nam.

Đinh Xuân Tùng, Nguyễn Đăng Thanh, Đỗ Văn Đức, Nguyễn Vương Quốc, Mạc

Thị Quý, Trần Phùng Thanh Thủy và Nguyễn Thị Loan. 2008. Hiệu quả kinh

tế kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt ở 4 vùng sinh thái phía Bắc Việt Nam. Tạp

chí KHCNCN. Số 11, tháng 4/2008. Tr 68.

Đinh Xuân Tùng, Phạm Kim Cương, Lê Thị Thanh Huyền, Lê Tiến Dũng, Nguyễn

Đăng Thanh, Đỗ Văn Đức, Hàn Anh Tuấn, Đinh Khánh Thùy. 2015. Nghiên

cứu các giải pháp để phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng sản xuất hàng

hóa. Báo cáo tổng hợp Kết quả Khoa học và Công nghệ đề tài. Viện chăn nuôi

Đinh Văn Tuyền, Nguyễn Thành Nam, Phạm Hùng Cường và Nguyễn Thiện

Trường Giang. 2008. So sánh khả năng tăng trọng và cho thịt khi nuôi vỗ béo

Page 144: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

132

giữa bò thuần Brahman và bò lai Sind nuôi tại Tuyên Quang. Viện Chăn nuôi.

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Chăn nuôi. Số 14 tháng 10.

Đinh Văn Tuyền, Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Thanh Bình.

2008. Một số chỉ tiêu sinh sản của bò Brahman và Drought Master ngoại

nhập 3 lứa đầu nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh và khả năng sinh trưởng của

bò sinh ra từ chúng. Viện Chăn nuôi. Tạp chí Khoa học Công nghệ chăn

nuôi. Số 15. Tr. 16-23.

Đinh Văn Tuyền, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Tấn Vui. 2009. Sinh trưởng của bò lai ½

Red Angus x lai Sind và bò lai Sind nuôi tập trung và bán chăn thả tại Đắk

Lắk. Viện Chăn nuôi. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. Số 22.

Nguyễn Hữu Văn, Nguyễn Tiến Vởn, Nguyễn Xuân Bả và Tạ Nhân Ái. 2009.

Khả năng sinh trưởng từ sơ sinh đến trưởng thành của đàn bò địa phương và

Laisind hiện nuôi ở tỉnh Quảng Trị. Tạp chí KHCN&CN. Số 21, tháng

12/2009. Tr 14.

Đỗ Thị Thanh Vân, Lê Văn Hùng và Vũ Chí Cương. 2008. Nghiên cứu sử dụng

thân lá lạc ủ chua trong khẩu phần ăn của bò vỗ béo tại tỉnh Quảng Trị. Viện

Chăn nuôi. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Chăn nuôi.

http://www.vcn.vnn.vn

Đỗ Thị Thanh Vân, Nguyễn Thành Trung, Vũ Chí Cương, Lê Văn Hùng và Phạm

Bảo Duy. 2009. Ảnh hưởng của tỷ lệ sử dụng thân lá lạc ủ chua trong khẩu

phần nuôi vỗ béo bò thịt tại Quảng Trị. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn

nuôi. Số 18. Tr. 1-6.

Đỗ Thị Thanh Vân. 2014. Nghiên cứu xây dựng khẩu phần vỗ béo thích hợp cho bò

F1 ½ Droughtmaster. Báo cáo tổng kết khoa học công nghệ 2014. Bộ Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Hồ Cao Việt. 2012. Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị bò thịt vùng Duyên hải Nam

Trung Bộ.

http://iasvn.org/homepage/Chien-luoc-nang-cap-chuoi-gia-tri-bo-thit-vung-Duyen-

hai-Nam-Trung-Bo-1598.html

Đoàn Đức Vũ. 2015. Hoàn thiện quy trình nuôi bê đực hướng sữa lấy thịt. Dự án

Page 145: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

133

sản xuất thử nghiệm. Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2015.

Tài liệu tiếng Anh

AFRC. 1993. Energy and Protein Requirements for Ruminants, University Press,

Cambridge, UK.

Agnew, R.E, Park, R.S, Mayne, C.S. and Laidlaw, A.S. 2004. Potential of near

infrared pectroscopy to predict the voluntary intake of grazed grass, Animal

Feed Science and Technology 115: 169 - 178.

Agasti M. K, Choudhuri G. and Dhar N. L. 1984. “Genetic studyon some of the

physical traits of the Jersey × Hariana and Holstein × Hariana cross-bred

cows”, Indian - Veterinary - Journal. 61. 8.

Agastin, A.M. Naves, A. Farant, X. Godard, B. Bocage, G. Alexandre and M.

Boval. 2012. Effects of feeding system and slaughter age on the growth and

carcass characteristics of tropical-breed steers. J ANIM SCI August 2013 vol.

91 no. 8 3997 - 4006

ARC. 1980. The Nutrient Requirements for Ruminant Livestock. Suppl.1.

Commonwealth Agicultural Bureau, Slough.

Asizua D, Mpairwe D, Kabi F, Mutetikka D, Madsen J. 2009. Growth and slaughter

characteristics of Ankole cattle and its Boran and Friesian crossbreds. S. Afr. J.

Anim. Sci. 39:81 - 85.

Ba, N.X et al. 2008a. Amount of Cassava Powder Fed as a Supplement Affects

Feed Intake and Live Weight Gain in Laisind Cattle in Vietnam. Asian-Aust.

J. Anim. Sci. Vol. 21 No. 8: 1143-1150.

Ba, N.X et al. 2008b. Effects of amount of concentrate supplement on forage

intake, diet digestibility and live weight gain in Yellow cattle in Vietnam.

Asian-Aust.J.Anim. Sci. Vol.21, No 12: 1736 - 1744.

Banerjee, G. C. 1998. A Text Book of Animal Husbandry, 8 th ed, Oxford and IBH

Pub. Co. Ltd, New Delhi, India.

Barua, S, M. J. Khan, A. K. F. H. Bhuiyan, M. N. Islam and S. S. Islam.

Supplementation of concentrate with diferent levels of protein on nutritient

intake, digestibility and growth of Red Chitagong heifers. Bang. J. Anim. Sci.

Page 146: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

134

2008. 37 (1): 10 - 16 ISSN 0003 - 3588.

Burns, B.M, C. Gazzola, G.T. Bell, K. J. Murphy. 2001. Defining the market in

tropical Northern Australia. Enhancing tropical beef cattle genetics, reproduction

and animal breeding skill. Department of primary industries, Queensland.

Chenost and Kayuli. 1997. Roughage utilization on warm climates. FAO - Animal

production and health. Rome. pp 25 - 124.

Clarke, J.V, Le Ba Lich and Do Kim Tuyen. 1996. The results of transferring to use

cassava meal basal diet with 3% urea supplement for fattening culling cow in

Vetnam. The animal production and veterinary conference 1996. Hanoi

Agriculture Publishing House 1997, pages 41 - 48.

Cole, N. A and D. P. Hutcheson. 1990. Influence of dietary protein concentrations on

performance and nitrogen reple tion in stressed calves. J. Anim. Sci. 68:3488.

Dahlanuddin, O. Yanuarianto, D. P. Poppi, S. R. McLennan and S. P. Quigley. 2013.

Liveweight gain and feed intake of weaned Bali cattle fed grass and tree

legumes in West Nusa Tenggara, Indonesia. Animal Production Science 54 (7)

915-921 http://dx.doi.org/10.1071/AN13276

Dixon. 1998. “Reproductive performance of Swans Lagoon Brahman cross

breeder herds”, Appendix DAQ, 098, final report, September.

Dolberg, F. and Finlayson, P. 1995. Treated straw for beef production in China.

Wld. Anim. Rev. No 82, pp14 - 24.

Fearne, A. and D. Hughes (1998). Success Factors in the Fresh Produce Supply

chain: Some Examples from the UK. Executive Summary. London.

Fordyce G., Loxton I. D., Holroyd R. J. and Mayer R. J. 1993. The performance of

Brahman - Shorthorn and Sahiwal – Shorthorn cattle in the dry tropics of

north Queensland. 4. Postweaning growth and carcass traits. Autralian Journal

of Experimenttal Agriculture, 33, pp. 531 - 539.

Fordyce G. 1999. “Breeder herd management”, In Blakelys, NAD occasion no 8.

The north Australia program, 1998 review of reproduction and genetics

project, Meat and livestock Australia.

Gereffi, G and M. Korzeniewicz. 1994. The Organization of Buyer-Driven Global

Page 147: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

135

Commodity Chains: How U. S. Retailers Shape Overseas Production

Networks. Commodity Chains and Global Capitailism. London, Praeger.

Goering, H. K. and P. J. Van Soest. 1970. Forage Fiber Analysis (apparatus, reagents,

prosedures and some applications). USDA, Agricultural Handbook No. 379.

Holroyd. 1988. “Reproductive performance of 50% Bos indicus cattle grazing the

Mitchell grasslands of north Queensland 1973-80”, Proc.Aust, Rangle, Soc, 5.

Hyder A. U, Waheed A. and Khan M. S. 1999. Genetic analysis of the growth

performance of Bhagnari and Droughtmaster x Bhagnari crossbred cows in

Pakistan, Department of Animal Breeding and Genetics. University of

Agriculture, Faisalabad, Pakistan.

Huyen, Le Thi Thanh, Dang DinhTrung , Setianingrum Rinawati, Markemann

André, Valle Zárate, Anne. 2012. Can production of Yellow cattle on small

farms in the northern highlands of Vietnam be improved through feeding

management? International Scientific conference on “Sustainable Land Use

and Rural Development in Mountain Areas”. Hohenheim University,

Stuttgart, Germany, 16 - 18 April 2012.

INRA. 1989. Ruminant Nutrition recommended allowance and Feed Tables. INRA,

Paris, France.

Itavo L. C. V, Itavo C. C. B. F, Souza S. R. M. B. O, Dias A. M, Coehlo E. M,

Morais M. G, Silva F. F. 2007. Evaluation of production of calves in feed lot

or in creep feeding systems. Arq. Bras. Med. Vet. Zootec. 59:948 - 954.

Jaturasitha S, Norkeaw R, Vearasilp T, Wicke M. and Kreuzer M. 2009. “Carcass

and meat quality of Thai native cattle fattened on Guinea grass (Panicum

maxima) or Guinea grass - Legume (Stylosanthes guianensis) pastures”, Meat

Science, 81, p. 155 - 162.

Jokhank, G. E. 2013. Effect of Different Energy Sources on Intake and Weight

Gain of White Fulani Cattle. IMPACT: International Journal of Research in

Applied, Natural and Social Sciences (IMPACT: IJRANSS). ISSN 2321 -

8851. Vol. 1, Issue 5, Oct 2013, 1 - 8.

Jones R.J. 1994. Management of anti-nutritive factors-with special reference to

Page 148: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

136

leucaena. In: Gutteridge RC; Shelton HM, eds. Forage Tree Legumes in

Tropical Agriculture. CABI, Wallingford, UK. p. 216 - 231.

Kaplinsky R. and Morris M. 2000. A handbook for value chain research

Kearl, L. C. 1982. Nutrient requirements of ruminants in development countries.

International feedstuffs institude, Utah Agricultural experiment station, Utah

State University, Loga, Utah, USA.

Leng, R.A. 1984. The potential of solidified molasses based blocks for the

correction of multi-nutritional deficiencies in buffaloes and other ruminants

fed low quality agro-industrial by-products. In: The use of nuclear techniques

to improve domestic buffalo production in ASIA IAEA Vienna, p. 135 - 150.

Leng. 2003. Drought and dry season feeding strategies for cattle, sheep and goats.

Penambul books, Queensland, Australia, p. 85 - 118.

Li Ying, Gu Chuanxue, An Yongfu, Liu Rongchang and Cao Yufeng. 1993. Effects

of untreated and treated wheat straw and maize stover on performance of

crossbred cattle. The proceedings of the first international conference on

animal production with local resources, Beijing: 210 - 123.

Ly, Le Viet. 2001. Improved utilization of agricultural by - product for animal in

Viet Nam and Lao, p. 52 - 63.

McLennan, S.R. D.P. Poppi and B. Gulbransen. 1985. Supplementation to Increase

Growth Rates of Cattle in the Tropics - Protein or Energy. Recent Advances

in Animal Nutrition in Australia. July I995.

Menke K.H. and H. Steingass. 1988. “Estimation of the energetic feed value from

chemical analysis and in vitro gas production using rumen fluid”, Anim. Res.

Dev. 28, p. 7 - 55.

Moore J. E.,Brant M. H, Kunkle W. E, Hopkins D. I. 1999. Effects of

supplementation on voluntary forage intake, diet digestibility, and animal

performance. J. Anim. Sci. 77:122 - 135.

Norris, D. J Macala, J Makore and B Mosimanyana. 2002. Feedlot performance of

various breed groups of cattle fed low to high levels of roughage. Journal of

livestock research for rural development.14 (6) 2002.

Page 149: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

137

NRC. 1984. The nutrient requirements of beef cattle. Washington DC, USA.

NRC. 1996. The nutrient requirements of beef cattle. Washington DC.

NRC. 2001. The nutrient requirements of beef cattle. Washington DC.

Orskov. E. R. and I. McDonald. 1979. The estimation of protein degradability in

the rumen from incubation measurements weighted according to rate of

passage. J. Agric. Sci. Camb. 90:499 - 503.

Perry, T.W. 1990. Dietary nutrient allowance for beef cattle. Feedstuffs- Reference

issue, 62, 31: 46 - 56.

Porter, M. E. 1985. The Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior

Performance. NY: Free Press, (Republished with a new introduction, 1998.)

Porter, M.E. 2008. The five Competitive Forces that Shape Strategy.

http://hbr.org/2008/01/the-five-competitive-forces-that-shape-strategy/ar/1

Preston, T. R and Willis, M.B. 1967. Intensive Beef Production from Sugar Cane.

Preston, T.R and Leng, R.A. 1987. Matching ruminant production systems with

available resources in tropics and subtropics. PENAMBUL Book Ltd.

Armidale. NSW. Australia.

Preston. 1995. Tropical animal feeding, A manual for research worker FAO animal

production and health, p. 126.

Preston TR. 2001. Potential of cassava in integrated farming systems. cassava as

livestock feed (23 - 25 july 2001) in Khon Kaen University

Priyanti, A, I.G.A.P. Mahendri, F. Cahyadi and R. A. Cramb. 2012. Income over

feed cót for small to medium scale beef cattle fattening operations in East

Java. J. Indonesian Trop. Anim. Agric. 37(3) September 2012.

Rahman, M. M, M. R. Islam and M. Islam. 1990. Development of Fodder

production programme. 1st annual progress report, BLRI.

Rajan, S. K. 1990. Nutritional Value of Animal Feeds and Feeding of Animals,

ICAR, New Dehli.

Realini C. E, Duckett S. K, Hill N. S., Hoveland C. S, Lyon B. G, Sackmann J. R.

and Gillis M. H. 2005. “Effect of endophyte type on carcarss traits, meat

quality, and fatty acid composition of beef cattle grazinh tall fescue”. J. Anim.

Page 150: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

138

Sci, 83, p. 430 - 439.

Rodriguez-Voigt, A. Noguera, E. Rodriguez, N.O. Huerta-Leidenz, N.O. Moro’n-

Fuenmayor, O and Rinco’n-Urdaneta, E. 1997. Crossbreeding dual-purpose

cattle for beef production in tropical regions. Meat Science, 47, 177 - 185.

Rosi, J.E. Loerch, S.C. and Fluharty, F.L. 2000. Effects of crude protein

concentration in diets of feedlot steers fed to achieve stepwise increases in

rate of gain. Journal of Animal Science, 78, 3036 - 3044.

Rosi, J.E. Loerch, S.C. Keller, H.L and Willet, L.B. 2001. Effects of dietary crude

protein concentration during periods of feed restriction on performance,

carcass characteristics, and skeletal muscle protein turnover in feedlot steers.

Journal of Animal Science, 79, 3148 - 3157.

Scarr M.J. 1986. The optimal use of agro-industrial by-products and crop residues

in Nigeria. In: Little D.A and Said A.N. (eds). Utilization of Agricultural By-

products as livestock feeds for Nigeria. Proceedings of workshop by African

Research Network for Agricultural By-products (ARNAB) 1987.

International Livestock Centre for Africa

Schiere and Ibrahim. 1989. Feeding of urea-ammonia treated rice straw, Straw

Utilization Project Publication No. 3, Kandy, Sri Lanka, Centre for

Agricultủal Publishing and Documentation, Wageningen, p. 102.

Simm G. 1998. Genetics improvement of cattle and sheep, Farming press, Ipswich.

Simon Quigley, Dennis Poppi, Esnawan Budisantoso, Dahlanuddin, Marsetyo, Stu

McLennan, Dicky Pamungkas, Tanda Panjaitan and Atien Priyanti. 2009.

Final Report. ACIAR Project. Strategies to increase growth of weaned Bali

calves. LPS/2004/023. 2009. ACIAR pubblisged, GPO Bõ 1571. Canberra,

ACT. 2601, Australia.

Sundstol, F. 1988. Improvement of poor quality forages and roughages. In Orskov,

E.R. (ed) Feed Science. Flseviser Science Publishers B.V.Amsterdam.

Tan, ND. Wanapat M, Uriyapongson S, Cherdthong A, Pilajun R:Enhancing

mulberry leaf meal with urea by pelleting to improve rumen fermentation in

cattle. Asian-Aust J Anim Sci 2012,25:452 - 461.

Page 151: GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

139

Topanurak, S.J. Intaramongkol, P. Ratanapunna, S. Intaramongkol, S. Tumwasorn

and C. Chatalakhana. 1991. Factors affecting growth performance in Thai

swamp buffalo. Annual report. 1991. The national buffalo research and

development project, Bangkok, Thailand, p. 17 - 23.

Tra, Hoang Thi Huong et al. 2010. Value chain analysis of beef cattle production

feeding systems in Bac Kan province, the Northern Mountainous Region,

Vietnam. Contributed Paper prepared for presentation at the international

symposium on ‘Sustainable Land Use and Rural Development in

Mountainous Regions of Southeast Asia’, 21 - 23 July, Hanoi.

Tra, Hoang Thi Huong. 2011. Beef cattle systems in the context of sustainable

agriculture in Backan provice, the northẻn mountainous region of Vietnam.

PhD Thesis. Universite de Liege- Gembloux Agro-Biothech.

Virapol Jamsawat, Suranee Laowattanakul, and Jaruwat Chinsuwan. 2010.

Efficiency of Using Cassava Chip as Based Energy and Leucaena Leaf as

Protein Supplement for Dairy Heifer Feed, p. 328 - 333.RMUTP Research

Journal Special Issue. The 4th Rajamangala University of Technology

International Conference.

Wanapat, M, et al. 1997. “Cassava bay: A new strategic feed for ruminants during

the dry season” livestock Research for rural development, vol 9. No. 99.

Wright, Shirley Tarawali, Michael Bl¨ ummel, Bruno Gerard, Nils Teufel and

Mario Herrero. 2011. Integrating crops and livestock in subtropical

agricultural systems. J Sci Food Agric (2011). Published online in Wiley

Online Library, (wileyonlinelibrary.com) DOI 10.1002/jsfa.4556.

Zhang Weixian, Yuan Jingkai and Tian Hongli. 1995. Comparision on nutritive

value of urea, liquid ammonia treated straw and analysis of feeding benefit at

diferent supplement levels. In: The proceedings of the second international

conference on animal production with local resources.

Zhou, G.H, Liu, L, Xiu, X.L, Wang, L.Z, Sun, B.Z and Tong, B.S. 2001.

Productivity and carcass characteristics of pure and crossbred Chinese Yellow

Cattle. Meat Science, 58, 359 - 362.