20
http://baophapluat.vn | http://phapluatplus.vn | http://tvphapluat.vn | http://doanhnhan.vn | http://sao.baophapluat.vn BÁO PHÁP LUẬT VIỆT NAM PHÁT HÀNH TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN TRÊN TOÀN QUỐC l ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 098.344.0666 - 091.357.7883 l GIÁ: 6.800Đ Số 295 (8.008) Thứ Tư ngày 21/10/2020 XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TRONG SỐ NÀY 13 CHÀO NGÀY MớI T ừ 20/10, toàn bộ dự thảo các văn kiện trình Đại hội Đảng XIII đã được công bố, chính thức lấy ý kiến góp ý của nhân dân. Trong các dự thảo văn kiện lần này, dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng là báo cáo trung tâm của Đại hội XIII. (Trang 2) Mở rộng đối tượng được hỗ trợ do ảnh hưởng Covid-19 2 9 Nghề đan lát truyền thống Cơ Tu - đừng để chìm trong hoài niệm Việt Nam thu hơn 51 triệu USD từ giảm phát thải cacbon Nhân tố tạo nên sức mạnh dân tộc T heo ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân phải giám sát quyền lực mạnh hơn nữa, giám sát từ cán bộ đảm nhận chức vụ cao nhất và giám sát đầu tiên là ở địa bàn dân cư… (Trang 7) Nhân dân phải giám sát quyền lực mạnh hơn nữa l Toàn cảnh phiên khai mạc. Trình bày báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa XIV diễn ra hôm qua (20/10), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, năm 2020 là năm thành công của nước ta với những kết quả, thành tích đặc biệt hơn so với các năm trước. Niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước không ngừng được củng cố và nâng cao. H ôm qua (20/10), tại TP.Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp đã phối hợp cùng Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. (Trang 5) Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Đ ó là nhấn mạnh của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại buổi kiểm tra tình hình lũ lụt và vận hành xả lũ ở hồ Kẻ Gỗ (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) hôm qua (20/10). Tại buổi kiểm tra, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh báo cáo: Mưa lớn trên diện rộng dồn dập từ sáng 18/10 đến nay đã gây ngập lụt nhiều nơi tại các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà và Thành phố Hà Tĩnh. l Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 8 (Tr.2) l Cả nước hướng về miền Trung (Tr.6) lNhững chiếc bánh chưng ấm tình ngày lũ (Tr.11) (Trang 3) GÓP Ý CÁC DỰ THẢO VĂN KIỆN TRÌNH ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG (Trang 6) Linh hoạt trong vận hành hồ chứa Việt Nam tạo nhiều dấu ấn nổi bật trong năm 2020 KHAI MẠC KỲ HỌP THỨ 10 QUỐC HỘI KHÓA XIV:

GÓP Ý CÁC D TH O V N KI N TRÌNH I H I XIII C A NG Vit Nam to nhiu d u n T n i b t … · 1 day ago · T 20/10, toàn b d tho các vn kin trình i hi ng XIII ã c công b, chính

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

  • http://baophapluat.vn | http://phapluatplus.vn | http://tvphapluat.vn | http://doanhnhan.vn | http://sao.baophapluat.vn

    BÁO PHÁP LUẬT VIỆT NAM PHÁT HÀNH TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN TRÊN TOÀN QUỐC l ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 098.344.0666 - 091.357.7883 l GIÁ: 6.800Đ

    Số 295 (8.008) Thứ Tư ngày 21/10/2020XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985

    TRONG SỐ NÀY

    13

    CHÀO NGÀY MớI

    Từ 20/10, toàn bộ dự thảo các văn kiện trìnhĐại hội Đảng XIII đã được công bố, chínhthức lấy ý kiến góp ý của nhân dân. Trong các dựthảo văn kiện lần này, dự thảo Báo cáo chính trịtại Đại hội XIII của Đảng là báo cáo trung tâm củaĐại hội XIII. (Trang 2)

    Mở rộng đối tượng được hỗ trợ do ảnh hưởng Covid-19 2

    9

    Nghề đan lát truyền thống Cơ Tu -đừng để chìm trong hoài niệm

    Việt Nam thu hơn 51 triệu USD từ giảm phát thải cacbon

    Nhân tố tạo nên sức mạnhdân tộc

    Theo ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủyban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhândân phải giám sát quyền lực mạnh hơn nữa, giám sáttừ cán bộ đảm nhận chức vụ cao nhất và giám sát đầutiên là ở địa bàn dân cư… (Trang 7)

    Nhân dân phải giám sát quyền lực mạnh hơn nữa

    lToàn cảnh phiên khai mạc.

    Trình bày báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 10, Quốc hộiKhóa XIV diễn ra hôm qua (20/10), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh,năm 2020 là năm thành công của nước ta với những kết quả, thành tích đặc biệt hơn sovới các năm trước. Niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước không ngừng đượccủng cố và nâng cao.

    Hôm qua (20/10), tại TP.Hồ Chí Minh, Bộ Tư phápđã phối hợp cùng Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC)thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức Hội thảolấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định về bảo đảm thựchiện nghĩa vụ. (Trang 5)

    Tiếp tục hoàn thiện pháp luật vềbảo đảm thực hiện nghĩa vụ

    Đó là nhấn mạnh của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại buổi kiểm tratình hình lũ lụt và vận hành xả lũ ở hồ Kẻ Gỗ (huyện Cẩm Xuyên, tỉnhHà Tĩnh) hôm qua (20/10). Tại buổi kiểm tra, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh báo cáo:Mưa lớn trên diện rộng dồn dập từ sáng 18/10 đến nay đã gây ngập lụt nhiềunơi tại các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà và Thành phố Hà Tĩnh.

    lÁp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 8 (Tr.2)lCả nước hướng về miền Trung (Tr.6)lNhững chiếc bánh chưng ấm tình ngày lũ (Tr.11)

    (Trang 3)

    GÓP Ý CÁC DỰ THẢO VĂN KIỆN TRÌNH ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG

    (Trang 6)

    Linh hoạt trong vận hành hồ chứa

    Việt Nam tạo nhiều dấu ấn nổi bật trong năm 2020

    KHAI MẠC KỲ HỌP THỨ 10 QUỐC HỘI KHÓA XIV:

  • Ngày 20/10, Thủ tướng Nhật Bản SugaYoshihide và Phu nhân đã rời Hà Nội,kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thứcViệt Nam từ ngày 18-20/10 theo lời mờicủa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn XuânPhúc và Phu nhân. Đây là chuyến thămnước ngoài đầu tiên của Thủ tướng SugaYoshihide.

    Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủtướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã chàoxã giao Tổng Bí thư, Chủ tịch nướcNguyễn Phú Trọng; hội đàm với Thủtướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc;chứng kiến lễ trao đổi ký kết văn kiệnhợp tác và gặp gỡ báo chí; hội kiến Chủ

    tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân;tiếp Trưởng ban Tổ chức Trung ương,Chủ tịch Nhóm nghị sỹ hữu nghị Việt –Nhật Phạm Minh Chính; gặp gỡ nóichuyện với sinh viên Trường Đại họcViệt – Nhật; đặt vòng hoa, vào Lăngviếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặt vònghoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệtsỹ; thăm Nhà sàn Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Tại các cuộc tiếp xúc, hai bên bày tỏhài lòng trước sự phát triển mạnh mẽ,toàn diện của quan hệ Việt Nam – NhậtBản với sự tin cậy chính trị cao thời gianqua, cũng như việc hai nước đã tích cựcchia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy hợp

    tác quốc tế trong phòng chống dịchCovid-19; nhất trí về phương hướng lớnvà các biện pháp nhằm làm sâu sắc hơnnữa quan hệ đối tác chiến lược sâu rộngViệt Nam – Nhật Bản.

    Chuyến thăm của Thủ tướng SugaYoshihide và Phu nhân diễn ra trong bốicảnh quan hệ đối tác chiến lược sâu rộngViệt Nam-Nhật Bản đang tiếp tục pháttriển tốt đẹp, mạnh mẽ và thực chất trênnhiều lĩnh vực, sự tin cậy chính trị ngàycàng được củng cố, các chuyến thăm, tiếpxúc ở các cấp, nhất là cấp cao được duytrì thường xuyên ở các kênh Đảng, Nhànước, Chính phủ, Quốc hội. BẢO AN

    Thủ tướng Nhật Bản kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

    T ừ 20/10, toàn bộ dự thảo các vănkiện trình Đại hội Đảng XIII đã đượccông bố, chính thức lấy ý kiến góp ý củanhân dân. Trong các dự thảo văn kiện lầnnày, dự thảo Báo cáo chính trị (BCCT)tại Đại hội XIII của Đảng là báo cáotrung tâm của Đại hội XIII.

    Nhân dân có thể đóng góp nhữngnội dung gì? Trong số các nội dung cơbản của dự thảo BCCT cần lấy ý kiếncủa nhân dân có kết quả thực hiệnNghị quyết Đại hội XII và diện mạo đấtnước sau 35 năm đổi mới; tầm nhìn vàđịnh hướng phát triển: Quan điểm chỉđạo; mục tiêu phát triển tổng quát; cácchỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2021 - 2025; 12 địnhhướng phát triển đất nước giai đoạn

    2021 – 2030; Định hướng nhiệm vụ,giải pháp phát triển kinh tế. Ngoài ra,nhân dân góp ý về định hướng nhiệmvụ, giải pháp trên từng lĩnh vực: giáodục và đào tạo; khoa học và côngnghệ; văn hóa, xã hội, con người; địnhhướng nhiệm vụ, giải pháp xây dựng,chỉnh đốn Đảng.

    Về dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiệnChiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10năm 2011 - 2020, xây dựng Chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 –2030, nhân dân có thể góp ý nhiều nộidung; đặc biệt những nhận định, đánhgiá về kết quả đạt được, hạn chế, yếu kémvà nguyên nhân trong thực hiện Chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm2011 – 2020.

    Các quan điểm của chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội nước ta trong thờigian tới; về mục tiêu phát triển; về cácđột phá chiến lược; những nhiệm vụ,giải pháp về hoàn thiện thể chế kinh tếthị trường định hướng xã hội chủnghĩa, nhất là thị trường quyền sửdụng đất… cũng là những nội dung cầnsự góp ý của nhân dân.

    Ngoài ta, nhân dân có thể góp ý vềnhững nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế,chính sách về văn hóa, xã hội; các biệnpháp giảm nghèo bền vững, tạo việclàm, chính sách tiền lương; hệ thốngan sinh xã hội, nâng cao chất lượngkhám, chữa bệnh; xây dựng nền vănhóa, đạo đức con người Việt Nam; giáodục và đào tạo, phát triển nguồn nhânlực, tăng cường tiềm lực khoa học vàcông nghệ…

    Đối với dự thảo Báo cáo đánh giákết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển

    kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 vàphương hướng, nhiệm vụ phát triểnkinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025,những nhận định, đánh giá về kết quảđạt được, hạn chế, yếu kém vànguyên nhân trong thực hiện nhiệmvụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm2016 – 2020… cũng cần được nhândân góp ý.

    Về công tác xây dựng Đảng, nhândân có thể góp ý về nhiều nội dung,nhất là 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp;3 nhiệm vụ trọng tâm và 3 giải phápđột phá. Việc công bố, thảo luận, lấy ýkiến của nhân dân vào dự thảo các vănkiện nhằm tập hợp và phát huy trí tuệ,quyền làm chủ của nhân dân tham gia,có thể coi là một đợt sinh hoạt chính trịrộng lớn.

    Ý Đảng hợp với lòng dân bao giờcũng là nhân tố tạo nên sức mạnh củadân tộc.TỪ TÂM

    XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vnSố 295 (8.008) Thứ Tư 21/10/2020

    CHÀO NGÀY MỚI

    l Ngày 20/10, Văn phòngTrung ương Đảng đã tổ chứcHội nghị công bố quyết địnhcủa Bộ Chính trị về điều động,phân công cán bộ. Tại Hộinghị, ông Hà Ban - Phó TrưởngBan Tổ chức Trung ương đãcông bố quyết định của BộChính trị về việc điều động,phân công ông Lê Minh Hưng,Ủy viên Trung ương Đảng,Thống đốc Ngân hàng Nhànước Việt Nam giữ chức ChánhVăn phòng Trung ương Đảng.

    V.ANHl Ngày 20/10, Đại hội đại

    biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháplần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025đã bế mạc. Đồng chí Lê QuốcPhong, Ủy viên dự khuyết Trungương Đảng, nguyên Bí thư thứnhất Trung ương Đoàn đã đượcBộ Chính trị chỉ định tham giaBan Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ2020 - 2025. Như vậy, BanThường vụ Tỉnh ủy Đồng Thápkhóa mới có 13 đồng chí. Đồngchí Lê Quốc Phong được bầu giữchức Bí thư Tỉnh ủy với số phiếutuyệt đối (51/51 phiếu). T.T

    NHÂN SỰ MỚI

    2

    Nhân tố tạo nên sức mạnh dân tộc

    Ngày 20/10, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ)trên vùng biển Philippines đã mạnhlên thành bão, với tên quốc tế là Saudel. Dựbáo, bão Saudel sẽ đi vào biển Đông và trởthành cơn bão số 8 trong năm nay. Trướctình hình này, Văn phòng thường trực BanChỉ đạo Trung ương (BCĐTƯ) về Phòng,chống thiên tai (PCTT) đã tổ chức họp ứngphó với tình hình mưa lũ và bão.

    Thông tin về tình hình mưa lũ, ông TrầnQuang Năng, Trưởng phòng Dự báo, Trungtâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc giacho biết, tại các tỉnh Hà Tĩnh và QuảngBình mưa giảm nhanh, trong chiều và tối20/10 sẽ ngớt mưa. Mưa tiếp tục tăng lại tạicác tỉnh từ Quảng Trị đến Phú Yên vớilượng mưa từ 100-150mm. Đến ngày22/10, các tỉnh miền Trung mới chấm dứtmưa. Hiện nay, lũ tập trung tại các sôngtỉnh Quảng Bình với mức báo động 3.

    Tuy nhiên, trong ngày 20/10, ATNĐ đã

    mạnh lên thành cơn bão Saudel. Dự báo bãosẽ đi vào biển Đông và trở thành cơn bão số8. Bão có diễn biến phức tạp và là cơn bãomạnh khi vào biển Đông, có khả năng sẽ tăngcấp trong 3 ngày tới. Bão sẽ gây mưa ở cáctỉnh từ phía nam Đồng bằng Bắc Bộ tới khuvực Bắc và Trung Trung Bộ.

    Để chủ động ứng phó với bão, PhóChánh Văn phòng BCĐTƯ về PCTT VũXuân Thành đề nghị Tổng cục Thủy sản ràsoát, kiểm đếm và thông tin cho các tàuthuyền ở khu vực nguy hiểm về tình hìnhdiễn biến của bão, chia sẻ thông tin cho BộTư lệnh Bộ đội Biên phòng biết vị trí củacác tàu thuyền.

    Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chứckiểm đếm tàu thuyền và thông báo cho chủcác phương tiện, thuyền trưởng các tàu,thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trívà hướng di chuyển của bão để chủ độngphòng tránh. MẾN BÙI

    Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 8

    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số154/NQ-CP (NQ 154), sửa đổi, bổsung Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày9/4/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dângặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

    So với NQ 42 thì NQ 154 mới ban hànhđã mở rộng hỗ trợ cho người lao động tạicơ sở giáo dục dân lập, tư thục, cơ sở giáodục công lập tự bảo đảm chi thường xuyênở các cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học,trung học cơ sở, trung học phổ thông phảitạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động,nghỉ việc không hưởng lương từ 01 thángtrở lên do đại dịch Covid-19.

    Về nội dung hỗ trợ người sử dụng laođộng vay trả lương ngừng việc cho người lao

    động, NQ 154 bỏ điều kiện “đã trả trước tốithiểu 50% lương ngừng việc cho người laođộng theo khoản 3, Điều 98 Bộ luật Laođộng”. Bên cạnh đó, NQ 154 cũng sửa đổi nộidung hỗ trợ tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuấtnhư sau: Người sử dụng lao động bị ảnhhưởng bởi đại dịch Covid-19 dẫn đến phảigiảm từ 20% lao động tham gia bảo hiểm xãhội trở lên so với thời điểm cơ quan có thẩmquyền công bố dịch (kể cả lao động ngừngviệc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động,thỏa thuận nghỉ không hưởng lương) thìngười lao động và người sử dụng lao độngđược tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tửtuất không quá 3 tháng kể từ thời điểm nộphồ sơ đề nghị xét hưởng. ĐÔNG QUANG

    Mở rộng đối tượng được hỗ trợ do ảnh hưởng Covid-19

    Công bố bộ sách về bình đẳng giớidành cho thiếu nhi

    Ngày 20/10, bộ sách cổ tích hiện đạivề bình đẳng giới đầu tiên dànhcho thiếu nhi đã được Cơ quan LiênHợp quốc về Bình đẳng giới (UNWomen), ChildFund Việt Nam và Cra-bit Kidbooks công bố tới đông đảo bạnđọc sau gần một năm biên soạn.

    Bộ sách “Thế hệ bình đẳng –Những câu chuyện cổ tích thời hiệnđại” được ra đời trong bối cảnh các sảnphẩm đọc thúc đẩy bình đẳng giớidành cho thiếu nhi còn rất ít trên thịtrường. Khác với lối mòn truyềnthống, hệ thống nhân vật trong Bộ sáchhiện đại này đã được các tác giả xâydựng với tư duy sáng tạo, hiện đại, sẵnsàng thách thức những rào cản để đượclà chính mình và vượt lên mọi khókhăn để thành công. Thông qua Bộsách, UN Women muốn truyển tảithông điệp về một tương lai bền vữngvà bình đẳng - nơi mọi trẻ em dù ở bấtkỳ giới tính nào được lớn lên lànhmạnh, được tôn trọng, tự do phát triểnvà có thể theo đuổi mọi ước mơ màkhông bị bất kỳ định kiến, rào cản nàongăn trở.

    Lễ công bố bộ sách và chiến dịchgây quỹ “Thế hệ bình đẳng – Nhữngcâu chuyện cổ tích thời hiện đại” ngày20/10 là một trong những hoạt độngnhân kỷ niệm 10 năm thành lập UNWomen, Ngày Phụ nữ Việt Nam vàhưởng ứng Tháng hành động quốc giavề Bình đẳng giới và phòng ngừa, ứngphó bạo lực trên cơ sở giới. B.AN

    l UBND TP Hà Nội vừaban hành Quy định về quản lý,vận hành, khai thác và bảo trìtuyến đường sắt đô thị Hà Nội số2A Cát Linh - Hà Đông.

    Theo đó, Công ty TNHH MTVĐường sắt Hà Nội có trách nhiệmban hành biểu đồ chạy tàu tuyếnđường sắt đô thị Hà Nội số 2A CátLinh - Hà Đông để tổ chức triểnkhai thực hiện và gửi cơ quanchức năng để giám sát việc thựchiện biểu đồ chạy tàu chậm nhất10 ngày trước ngày biểu đồ chạytàu có hiệu lực thi hành. Sau khiban hành biểu đồ chạy tàu, Côngty TNHH MTV Đường sắt Hà Nộicó trách nhiệm công bố biểu đồchạy tàu trên phương tiện thôngtin đại chúng, trên trang thông tinđiện tử của doanh nghiệp và tạicác ga. Vé hành khách được thựchiện theo quy định tại khoản 2Điều 54 Luật Đường sắt…

    TUỆ MINH

    TIN VẮN

    THỜI SỰ

  • Số 295 (8.008) Thứ Tư 21/10/2020 3XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vn THờI Sự[email protected]

    Trình bày báo cáo về tìnhhình kinh tế-xã hội tạiphiên khai mạc Kỳ họpthứ 10, Quốc hội KhóaXIV diễn ra hôm qua(20/10), Thủ tướngChính phủ Nguyễn XuânPhúc nhấn mạnh, năm2020 là năm thành côngcủa nước ta với nhữngkết quả, thành tích đặcbiệt hơn so với các nămtrước. Niềm tin của Nhândân đối với Đảng, Nhànước không ngừng đượccủng cố và nâng cao.Năm thành công với nhữngkết quả đặc biệt

    Thủ tướng nhấn mạnh, nhờ sựvào cuộc quyết liệt của cả hệ thốngchính trị, các cấp, các ngành và sựchung sức, đồng lòng, nỗ lực vượtbậc của cộng đồng doanh nghiệp vàNhân dân cả nước dưới sự lãnh đạocủa Đảng, chúng ta đã vượt quanhiều khó khăn, thử thách và đạtđược những thành tựu rất quantrọng, khá toàn diện trên hầu hếtcác lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổibật trong năm 2020 và 5 năm2016 – 2020.

    Trong khi đại dịch Covid-19vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trêntoàn cầu, Việt Nam đã kiểm soát,khống chế được dịch bệnh, khôngđể lây lan, bùng phát trong cộngđồng; đồng thời đẩy mạnh hợp tácquốc tế, hỗ trợ kịp thời nhiều nướctrong phòng chống dịch.

    Tổ chức Y tế Thế giới, cộngđồng quốc tế đánh giá cao và chorằng Việt Nam nằm trong số ít cácquốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh,có cách làm đúng, kịp thời, hiệuquả, chi phí thấp. Quỹ Tiền tệ Quốctế đánh giá “Thành công của ViệtNam trong phòng, chống đại dịchCovid-19 cho thấy một minhchứng điển hình về cách một quốcgia đang phát triển có thể chống lạiđại dịch, đem đến một bài học ýnghĩa đối với các nước đang pháttriển khác”.

    Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phátđược kiểm soát ở mức thấp, chấtlượng tăng trưởng được nâng lên,các cân đối lớn của nền kinh tếđược cải thiện. Tốc độ tăng trưởnggiai đoạn 2016 - 2019 đạt khá cao,bình quân 6,8%/năm. Năm 2020,mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề củadịch bệnh, nhưng tăng trưởng 9tháng vẫn đạt 2,12%, cả năm ướcđạt 2 - 3%; là một trong những quốcgia tăng trưởng cao nhất trong khuvực và trên thế giới nhờ nội lực, tậndụng tốt các cơ hội và khả năng đadạng hoá, thích ứng linh hoạt củanền kinh tế.

    Quy mô GDP tăng khoảng 1,4lần so với năm 2015 (theo Quỹ

    Tiền tệ Quốc tế, năm 2020 ViệtNam có thể trở thành nền kinh tếđứng thứ 4 ASEAN); GDP bìnhquân đầu người năm 2020 ước đạtkhoảng 2.750 USD. Mô hình tăngtrưởng dần chuyển dịch từ chiềurộng sang chiều sâu, giảm dần sựphụ thuộc vào khai thác tàinguyên, xuất khẩu thô, lao độnggiá rẻ, mở rộng tín dụng…, từngbước chuyển sang dựa vào ứngdụng khoa học, công nghệ và đổimới sáng tạo…

    Cơ cấu lại nền kinh tế gắn vớiđổi mới mô hình tăng trưởng đượcđẩy mạnh và đạt nhiều kết quả. Pháttriển văn hóa, xã hội đạt kết quả tíchcực, an sinh xã hội cơ bản được bảođảm, đời sống nhân dân tiếp tụcđược cải thiện… Hiệu lực, hiệu quảquản lý nhà nước được nâng lên;cải cách hành chính chuyển biếntích cực, môi trường kinh doanhđược cải thiện; phòng chống thamnhũng được quyết liệt chỉ đạo vàđạt kết quả quan trọng. Quốcphòng, an ninh được tăng cường,chủ quyền quốc gia được giữ vững;đối ngoại và hội nhập quốc tế đượcchủ động đẩy mạnh, đạt nhiều kếtquả quan trọng.

    Thể chế pháp luật cần đitrước một bước

    Bên cạnh kết quả đạt được, Thủtướng Chính phủ thẳng thắn nhìnnhận nước ta vẫn còn những tồntại, hạn chế, bất cập. Đó là tốc độtăng trưởng kinh tế năm 2020không đạt kế hoạch đề ra do tácđộng, ảnh hưởng lớn, ngoài dự báocủa đại dịch Covid-19, dẫn đếntăng trưởng bình quân 5 năm 2016- 2020 không đạt mục tiêu đề ra.Khả năng chống chịu của nền kinhtế chưa thật vững chắc; năng lựccạnh tranh và tính tự chủ còn hạnchế... Ngoài ra, việc đổi mới lề lốilàm việc, tăng cường kỷ luật, kỷcương trong một số cơ quan, đơnvị chưa đáp ứng yêu cầu. Việc thựcthi, chấp hành pháp luật có nơichưa nghiêm. Tham nhũng, lãngphí ở một số nơi còn chưa được

    phát hiện, xử lý kịp thời. Khiếukiện về đất đai còn phức tạp, kéodài ở một số địa phương…

    Thủ tướng cũng nhấn mạnh, từthực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạođiều hành trong điều kiện tình hìnhthế giới, trong nước biến độngnhanh, phức tạp, nhất là trong côngtác phòng chống đại dịch Covid-19và phục hồi, phát triển kinh tế - xãhội thời gian qua chưa có tiền lệ,chúng ta rút ra nhiều bài học kinhnghiệm quý. Đặc biệt là bài họcphải phát huy tinh thần năng động,sáng tạo, quyết liệt, dám nghĩ, dámlàm, dám chịu trách nhiệm củangười lãnh đạo và đội ngũ cán bộ,công chức.

    Theo Thủ tướng, thể chế phápluật cần đi trước một bước, bảođảm tính đầy đủ, thống nhất, đồngbộ, khả thi với tư duy phát triểnmới, phù hợp với thực tiễn và phảiđược hướng dẫn kịp thời, tổ chứcthực hiện nghiêm túc, hiệu quả.Theo Thủ tướng, thời gian còn lạicủa năm 2020, các cấp, các ngànhcần tiếp tục quyết liệt hành động,đổi mới cách làm, nâng cao hiệulực, hiệu quả quản lý nhà nước,quản trị quốc gia, tranh thủ thời cơ,phát huy tinh thần đoàn kết, thểhiện bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam,triển khai đồng bộ, hiệu quả cácnhiệm vụ, giải pháp thực hiện“mục tiêu kép”, vừa phòng chốngdịch bệnh hiệu quả, bảo vệ sứckhoẻ nhân dân, vừa tận dụng tốtcác cơ hội, nỗ lực phục hồi và pháttriển kinh tế - xã hội trong trạngthái bình thường mới.

    “Chúng ta tuyệt đối không chủquan, thực hiện nghiêm túc, hiệuquả các giải pháp phòng, chốngdịch và kịp thời hỗ trợ doanhnghiệp, người lao động, người dângặp khó khăn; nỗ lực phấn đấu đạtmức cao nhất các mục tiêu, nhiệmvụ phát triển kinh tế - xã hội năm2020 và 5 năm 2016 - 2020, thiếtthực lập thành tích chào mừng Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ XIIIcủa Đảng” - Thủ tướng Chính phủkhẳng định. THỤC QUYÊN

    Những nội dung chínhsẽ được xem xét,

    thảo luậnSáng 20/10, Kỳ họp thứ 10 Quốc hội (QH)khóa XIV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốchội. Trong đợt 1 diễn ra từ ngày 20-27/10,gần 500 đại biểu Quốc hội sẽ họp trực tuyếnqua điểm cầu từ Nhà Quốc hội đến các đoànđại biểu Quốc hội.

    Tới dự phiên khai mạc tại Nhà Quốc hội có: Tổng Bí thư,Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư NôngĐức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Thủ tướngChính phủ Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Thủ tướng Chính phủNguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân;nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; nguyên Chủ tịchQuốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Cùng dự có các đồng chí lãnhđạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ươngMặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện các ban, bộ, ngành, cácđồng chí lão thành cách mạng, các vị khách quốc tế...

    Phát biểu khai mạc Kỳ họp, Chủ tịch QH Nguyễn Thị KimNgân nhấn mạnh, mặc dù tình hình trong nước và thế giới, khuvực diễn biến phức tạp, khó lường do đại dịch Covid-19, thiêntai, bão lũ, kinh tế suy thoái… nhưng nước ta đã thực hiện đồngbộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để sớm kiểmsoát dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi và pháttriển kinh tế - xã hội.

    Những ngày qua, nhiều tỉnh miền Trung của nước ta đangphải oằn mình gánh chịu những thiệt hại nặng nề về người, tàisản do mưa lũ gây ra. QH đánh giá cao sự quyết liệt, khẩntrương ứng phó linh hoạt, kịp thời của Chính phủ, các bộ,ngành, các cấp chính quyền địa phương, các lực lượng vũ trangtrong tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn để khắc phục, giảm thiểu thiệthại do thiên tai và biểu dương ý chí, nghị lực, tinh thần đoànkết, đùm bọc của người dân vùng lũ; sự quan tâm, ủng hộ, tinhthần “tương thân tương ái” của các nhà hảo tâm và cộng đồngxã hội…

    Chủ tịch QH cũng điểm lại những nội dung quan trọng sẽđược Kỳ họp tập trung xem xét, thảo luận. Cụ thể, QH xem xét,đánh giá kết quả phát triển KT – XH năm 2020, phương ánphân bổ ngân sách Trung ương năm 2021; xem xét đánh giáthực hiện các Nghị quyết của Quốc hội.

    Thứ hai, QH xem xét thông qua 7 dự án luật, 3 dự thảo Nghịquyết; cho ý kiến 4 dự án luật nhằm bảo đảm tốt hơn nữa quyềncon người, quyền công dân, bảo vệ Tổ quốc, giữ vững quốcphòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, hội nhập quốc tế, đáp ứngyêu cầu trong tình hình mới. Trong đó, đáng chú ý có Luật Cưtrú sửa đổi, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi.

    Thứ ba, QH cũng sẽ xem xét các báo cáo và tiến hành chấtvấn việc thực hiện các Nghị quyết của QH về giám sát chuyênđề và chất vấn trong nhiệm Kỳ khóa XIV, một số Nghị quyếttrong nhiệm kỳ Khóa XIII; xem xét các báo cáo kiến nghị cử tri,nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 10 và kết quả giám sát việc giảiquyết kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 9 QH Khóa XIV.

    Thứ tư, QH tiến hành thảo luận, đóng góp ý kiến vào cácvăn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; quyết định ngày bầu cửtoàn quốc đối với bầu cử đại biểu QH Khóa XV, đại biểuHĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 và tiến hành công tácnhân sự, thảo luận một số vấn đề quan trọng khác.

    Ngoài ra, theo Chủ tịch QH, một số báo cáo của Chính phủ,của các cơ quan QH, Chánh án TANDTC, Viện trưởngVKSND, Kiểm toán Nhà nước… đã được gửi đến đại biểu QHđể nghiên cứu, kết hợp thảo luận cùng với các nội dung liênquan. Chủ tịch QH đề nghị các đại biểu QH tiếp tục phát huyvai trò, trách nhiệm với cử tri, nhân dân, khắc phục khó khăn,dành toàn bộ thời gian để nghiên cứu, thảo luận, đóng góp nhiềuý kiến tâm huyết, trách nhiệm, góp phần vào thành công củaKỳ họp. HOÀNG THƯ

    Trước khi khai mạc kỳ họp, các đồng chí lãnh đạo Đảng,Nhà nước và các vị đại biểu Quốc hội đã vào Lăng đặt vònghoa, viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; tiến hành họp trù bị. Tạiphiên trù bị, Quốc hội đã dành 1 phút mặc niệm Thiếu tướngNguyễn Văn Man (đại biểu Quốc hội Đoàn Quảng Bình, Ủyviên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Phó Tư lệnhQuân khu 4) cùng các đồng chí cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh tronglúc tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn cùng đồng bào, cán bộ, chiến sĩ tửnạn do thiên tai.

    Việt Nam tạo nhiều dấu ấn nổi bật trong năm 2020

    lToàn cảnh phiên họp.

    KHAI MẠC KỲ HỌP THỨ 10 QUỐC HỘI KHÓA XIV

  • Hiện nay, việc xác định vàxử lý tài sản của ngườiphải thi hành án trongkhối tài sản chung của hộgia đình và của vợ chồngcòn nhiều cách áp dụngpháp luật khác nhau. Từđó gây ra những lúng túngcho cơ quan THADS khitổ chức thi hành án.Khó xác định công sức đóng góp của vợ chồng

    Cụ thể, theo quy định tại điểm ckhoản 2 Điều 24 Nghị định số62/2015/NĐ-CP của Chính phủ vàCông văn hướng dẫn số 1987/TC-THADS-NV1 ngày 6/6/2018 củaTổng cục THADS, trước khi thựchiện việc xử lý tài sản, Chấp hànhviên tiến hành phân chia tài sản củahộ gia đình, của vợ chồng. Sau khiphân chia, nếu các đương sự khôngđồng ý thì có quyền yêu cầu Tòa ángiải quyết.

    Thực tiễn tổ chức thi hành cácvụ việc đặc biệt là các vụ án thamnhũng kinh tế lớn thì việc áp dụngpháp luật để kê biên xử lý tài sảnchung của vợ chồng; tài sản chungcủa hộ gia đình còn gặp rất nhiềukhó khăn, vướng mắc, tiềm ẩnnhiều nguy cơ rủi ro xảy ra choChấp hành viên, cơ quan THADS.Tài sản trong các vụ việc nàythường là tài sản chung của ngườiphải thi hành án với nhiều ngườikhác và là những tài sản giá trị lớnở nhiều địa phương khác nhau nhưquyền sử dụng nhà đất, cổ phần, cổphiếu… Bởi vậy, việc Chấp hànhviên tự xác định và phân chia tài sảncòn gặp nhiều khó khăn.

    Cụ thể, việc phân chia tài sảnchung của vợ chồng được thực hiệntheo quy định của Luật Hôn nhânvà Gia đình. Theo đó, tại Điều 38của Luật này quy định việc phânchia tài sản chung của vợ chồngtrong thời kỳ hôn nhân dựa trênnguyên tắc thỏa thuận giữa vợchồng hoặc yêu cầu Tòa án giảiquyết. Đồng thời, theo khoản 2

    Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đìnhnăm 2014 thì khi ly hôn tài sảnchung của vợ chồng được chia đôinhưng phải tính đến các yếu tố:Hoàn cảnh của gia đình và của vợchồng; công sức đóng góp của vợchồng vào việc tạo lập, duy trì vàphát triển khối tài sản chung; bảo vệlợi ích chính đáng của mỗi bêntrong sản xuất kinh doanh và nghềnghiệp để các bên có điều kiện tiếptục lao động tạo thu nhập…

    Tuy nhiên, việc xác định côngsức đóng góp của vợ chồng vào việctạo lập, duy trì và phát triển khối tàisản chung là vấn đề không đơn giản.Đặc biệt, đối với tài sản là bất độngsản thì việc xác minh, làm rõ nguồngốc tài sản càng khó khăn hơn. Bởivậy, việc Chấp hành viên xác định,phân chia tài sản chung của vợchồng do đó cũng dễ tiềm ẩn nhữngthiếu sót, rủi ro.

    Lúng túng xác định thành viên hộ gia đình

    Còn đối với việc phân chia tàisản của hộ gia đình, Chấp hành viêncòn gặp khó khăn trong việc xácđịnh các thành viên của hộ. Hiệnnay, khái niệm hộ gia đình được quyđịnh tại nhiều văn bản pháp luậtkhác nhau như: Bộ luật Dân sự năm2015; Luật Đất đai năm 2013 cùngcác Nghị định, Thông tư hướng dẫncủa Bộ Tài nguyên và Môi trường...

    Theo đó, tài sản của các thànhviên gia đình cùng sống chung gồmtài sản do các thành viên đóng góp,cùng nhau tạo lập nên và những tàisản khác được xác lập quyền sở hữutheo quy định của Bộ luật này vàluật khác có liên quan. Hộ gia đìnhsử dụng đất là những người có quanhệ hôn nhân, huyết thống, nuôidưỡng theo quy định của pháp luậtvề hôn nhân và gia đình, đang sốngchung và có quyền sử dụng đấtchung tại thời điểm được Nhà nướcgiao đất, cho thuê đất, công nhậnquyền sử dụng đất; nhận chuyểnquyền sử dụng đất.

    Về vấn đề này, theo hướng dẫncủa Tổng cục THADS tại Công vănsố 1987/TCTHADS-NV1 ngày

    6/6/2018, căn cứ xác định thànhviên của hộ gia đình là hồ sơ đề nghịcấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất và các giấy tờ có liên quan. Tuynhiên, việc xác định thành viên hộgia đình theo hồ sơ gặp một số khókhăn như: Trên hồ sơ không thểhiện đầy đủ thành viên hộ gia đình;một số thành viên có tên trong hồ sơnhưng trên thực tế xác minh thì thờiđiểm cấp giấy chứng nhận một sốthành viên còn nhỏ, mới sinh... chưacó đóng góp vào tài sản chung củahộ gia đình...

    Xuất phát từ thực tiễn nêu trên,nếu việc nào cũng đề nghị Tòa ángiải quyết thì sẽ dẫn đến việc thihành án kéo dài, không được giảiquyết dứt điểm. Do đó, điểm ckhoản 2 Điều 24 Nghị định số 62quy định cho Chấp hành viên cóquyền tự phân chia tài sản chungvà thông báo cho đương sự về kếtquả phân chia. Nếu đương sựkhông đồng ý thì có quyền khởikiện tại Tòa án. Quy định nàykhông làm mất đi quyền tự địnhđoạt của đương sự đối với quyềnsở hữu tài sản của họ, đồng thờirút ngắn thời gian tổ chức thi hànhtrên vụ việc cụ thể.

    Tuy nhiên, trong bối cảnh các cơquan THADS phải tổ chức thi hànhngày càng nhiều vụ án kinh tế, thamnhũng lớn thì việc phân chia tài sảnchung của vợ chồng trong các loạiviệc này vô cùng phức tạp và khókhăn. Do đó, cần tiếp tục nghiêncứu, hoàn thiện pháp luật trongtrường hợp này. Theo đó, đối vớicác vụ việc kinh tế, tham nhũnglớn; vụ việc có giá trị thi hành lớnnên áp dụng quy định tại khoản 1Điều 74 Luật THADS năm 2014để thi hành.

    Ngoài ra cũng cần tiếp tụcnghiên cứu quy định rõ ràng và cụthể hơn về tiêu chí xác định các loạitài sản chung; có hướng dẫn cụ thểvề việc xử lý kê biên với tài sảnchung không chia được và tài sảnchung chia được nhưng không làmgiảm giá trị của tài sản và ảnhhưởng tới quyền sở hữu chung củacác chủ thể khác… HỒNG LÊ

    4 XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vnSố 295 (8.008) Thứ Tư 21/10/2020 Tư PHÁ[email protected]

    CHI CỤC THADS TÂN BÌNH, TP HCM:Phát động quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung

    Hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ người dân các tỉnh miềnTrung khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra của Trungương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, sáng 19/10, Chi cục THADS quận Tân Bình, TPHCM đã tổ chức phát động quyên góp ủng hộ đồng bào miềnTrung khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt trong toàn thể côngchức, người lao động đơn vị.

    Tại buổi quyên góp, tập thể Chi cục đã chia sẻ với những mấtmát, đau thương, khó khăn rất lớn của đồng bào miền Trung đangphải trải qua và bày tỏ sự trân trọng, biết ơn những cống hiến, hisinh của các cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ, nhân dân trên tuyến đầuchống lũ. Phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lànhđùm lá rách”, công chức, người lao động đơn vị đã quyên gópủng hộ đồng bào mỗi người từ một ngày lương trở lên, với tổngsố tiền quyên góp là 10.000.000 đồng.

    Bên cạnh đó, lãnh đạo đơn vị đã phát động công chức, ngườilao động đơn vị tích cực tham gia các hoạt động ủng hộ về cả vậtchất, tinh thần do ngành và địa phương tổ chức. Tin tưởng rằng vớisự chung sức, đồng lòng hướng về miền Trung thân yêu của đồngbào cả nước và tinh thần bất khuất, kiên cường, nhân dân miền Trungsẽ sớm vượt qua khó khăn, nhanh chóng khắc phục những thiệt hạido thiên tai gây ra để ổn định cuộc sống. CẨM TÚ

    QUẢNG NINH:Kiểm sát hoạt động thi hành án tại Chi cục huyện Cô Tô

    Vừa qua, Viện kiểm sát nhân dân huyện Cô Tô đã tiến hànhcông bố quyết định và kế hoạch trực tiếp kiểm sát hoạt độngTHADS đối với Chi cục THADS huyện Cô Tô. Thời điểm kiểmsát từ ngày 1/10/2019 đến ngày 30/10/2020, thời gian kiểm sát từngày 15/10/2020 đến ngày 16/10/2020.

    Báo cáo kết quả công tác năm 2020, đồng chí Bùi Đức Thái,Chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Cô Tô cho biết mặc dùnăm vừa qua gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnhCovid-19 nhưng với sự đoàn kết đồng lòng, tập thể cán bộ côngchức Chi cục THADS huyện Cô Tô đã hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ được giao. Cụ thể, về việc đạt tỷ lệ 86,11% (vượt chỉtiêu Tổng cục THADS giao 6%); về tiền đạt tỷ lệ 98,97% (vượtchỉ tiêu Tổng cục THADS giao 60%). Trong năm 2020, đơn vịkhông có đơn thư khiếu nại tố cáo liên quan đến công tác thihành án; việc ra quyết định thi hành án, xác minh phân loại ánđúng quy định và đảm bảo chính xác 100%; việc thu chi tiền thihành án và bảo quản xử lý tài sản vật chứng đúng quy định củapháp luật. Sau khi báo cáo, các đơn vị của Chi cục đã cung cấpđầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan để phục vụ cho đoàn kiểm tracủa Viện kiểm sát. B.NGỌC

    ĐỒNG THÁP: Giám sát kết quả THADS trên địa bàn huyện Cao Lãnh

    Thực hiện chương trình, kế hoạch giám sát năm 2020, mớiđây, Đoàn giám sát do đồng chí Trương Vĩnh Thiện,Trưởng Ban Pháp chế HĐND huyện Cao Lãnh làm trưởngđoàn đã tiến hành giám sát công tác THADS năm 2020 trênđịa bàn huyện.

    Tại buổi giám sát, đồng chí Trương Thành Út, Chi cục trưởngChi cục THADS huyện Cao Lãnh đã báo cáo với Đoàn công tácvề kết quả công tác THADS năm 2020. Theo đó, Chi cục THADShuyện đã thực hiện hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trịđược giao trong năm 2020, đặc biệt là đơn vị thực hiện vượt cả 2chỉ tiêu quan trọng về việc và về tiền. Cụ thể: về việc đạt 84,36%,vượt 4,36% so với chỉ tiêu được giao; về tiền đạt 48,5%, vượt10,5% so với chỉ tiêu được giao. Song, bên cạnh các kết quả đạtđược thì Chi cục cũng chỉ ra một số khó khăn, vướng mắc và giảipháp khắc phục trong thời gian tới.

    Đánh giá cao, biểu dương kết quả mà Chi cục đã đạt đượctrong năm 2020, ông Trương Vĩnh Thiện, Trưởng Ban Pháp chếHĐND huyện Cao Lãnh đã chia sẻ với những khó khăn, vướngmắc trong công tác THADS trên địa bàn, đồng thời ghi nhậnnhững kiến nghị, đề xuất của Chi cục THADS huyện. Thay mặtĐoàn giám sát, ông đề nghị Chi cục THADS huyện tiếp tục pháthuy những kết quả đạt được, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo củaHuyện ủy, HĐND, UBND huyện Cao Lãnh và sự phối hợp củacác cấp, các ngành để xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiệncó hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao năm 2021. K.Q

    Vướng mắc trong thi hành án liên quanđến tài sản chung

    lChấp hành viên làm thủ tục kê biên, xử lý tài sản thi hành án. (Ảnh minh họa).

    HƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI THI ĐUA

  • Số 295 (8.008) Thứ Tư 21/10/2020 5XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vn Tư PHÁ[email protected]

    Dự khai mạc trực tuyến cóThứ trưởng Bộ Tư phápNguyễn Khánh Ngọc, ông KyleF.Kelhofer, Giám đốc Quốc gia,Tập đoàn Tài chính quốc tế(IFC) khu vực Việt Nam, Cam-puchia và Lào.

    Đảm bảo tính đồng bộ,thống nhất, khả thi

    Tại Hội thảo, Thứ trưởngNguyễn Khánh Ngọc cho biết,trên cơ sở các quy định mớicủa Bộ luật Dân sự 2015, cácluật mới được Quốc hội banhành gần đây và kết quả tổngkết thi hành Nghị định163/2006/NĐ-CP về giao dịchbảo đảm, Chính phủ đã xácđịnh 4 chính sách để xây dựngNghị định mới.

    Cụ thể, hoàn thiện quy địnhpháp lý để xác định rõ hơn bênbảo đảm và bên nhận bảo đảm;hoàn thiện cơ chế pháp lý về tàisản dùng để bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ; hoàn thiện cơ chếpháp lý về xác lập, thực hiệngiao dịch bảo đảm, biện phápbảo đảm; hoàn thiện cơ chếpháp lý về xử lý tài sản bảođảm theo hướng tạo thuận lợi,hiệu quả, thống nhất, ít rủi ro vàtác động tiêu cực.

    Để cụ thể hoá các chínhsách được Chính phủ phêduyệt, Bộ Tư pháp đã phối hợpvới các Bộ và cơ quan liên quanthực hiện việc xây dựng dựthảo Nghị định về bảo đảmthực hiện nghĩa vụ theo đúngquy định của Luật Ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật.Thứ trưởng cho biết hiện tại, dựthảo Nghị định đang được gửixin ý kiến các Bộ, cơ quan, tổchức liên quan; đăng công khaitrên Cổng Thông tin điện tử củaChính phủ và Bộ Tư pháp đểlấy ý kiến rộng rãi của mọi cánhân, tổ chức.

    Do đó, Thứ trưởng nhấnmạnh Hội thảo là một trongnhững hoạt động quan trọng,nằm trong kế hoạch lấy ý kiếnđối với dự thảo Nghị định. Đâylà diễn đàn cho các chuyên gia,đại diện tổ chức hoạt độngtrong lĩnh vực tín dụng, ngânhàng, những người làm nghiêncứu và thực tiễn cùng chia sẻ ýkiến đóng góp hoàn thiệnnhững quy định của dự thảo

    Nghị định, bảo đảm các yêu cầupháp lý, an toàn giao dịch, tínhkhả thi, tháo gỡ khó khăn choviệc ký kết và thực hiện cácbiện pháp bảo đảm. Thông quađó, thúc đẩy cơ hội tiếp cận vốnphục vụ sản xuất, kinh doanh,sinh hoạt của người dân, doanhnghiệp, góp phần vào phát triểnkinh tế - xã hội của Việt Nam.

    Để đạt được mục đích củaHội thảo, Thứ trưởng Bộ Tưpháp đề nghị các đại biểu chủđộng, tích cực tham gia, đónggóp ý kiến, chia sẻ những quanđiểm, suy nghĩ của mình mộtcách có trách nhiệm đối vớinhững nội dung của dự thảoNghị định để Tổ biên tập tổnghợp, nghiên cứu tiếp thu. “Đâylà văn bản dưới luật nên chắcchắn có nhiều mong muốn đổimới mạnh mẽ nhưng khôngđược vượt quá quy định của Bộluật Dân sự và các luật củaQuốc hội đồng thời cần đồngbộ, thống nhất với cả hệ thốngpháp luật, khả thi trong điềukiện Việt Nam” - Thứ trưởngnhấn mạnh.

    Khắc phục những điểmbất cập, không còn phù hợp

    Báo cáo tại Hội thảo, ôngNguyễn Hồng Hải, Phó Cụctrưởng Cục Đăng ký Quốc giaGiao dịch bảo đảm, đại diệnthường trực Tổ biên tập xâydựng Nghị định cho biết: Bộluật Dân sự được Quốc hộithông qua năm 2015 đã quyđịnh nhiều nội dung mới liênquan đến bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ. Những quy định mớinày dẫn đến nhiều nội dung củaNghị định số 163/2006/NĐ-CPvề giao dịch bảo đảm khôngcòn phù hợp.

    Bên cạnh đó, thực tiễn sau

    gần 15 năm thi hành Nghị địnhsố 163 về giao dịch bảo đảmcho thấy những tồn tại, bất cậptừ ngay chính các quy định củaNghị định và thực tiễn áp dụngtrên thực tế. Trong thời gianqua, Bộ Tư pháp đã phối hợpvới các Bộ, ngành và địaphương tiến hành tổng kết thihành Nghị định 163 để đánh giáđầy đủ các mặt được và chưađược của Nghị định, làm cơ sởcho việc đề xuất Chính phủ xâydựng Nghị định mới thay thếNghị định 163.

    Trên cơ sở 4 chính sách đãđược Chính phủ thông qua, dựthảo Nghị định được xây dựnggồm 6 chương, 63 điều quyđịnh về các quy định chung;bên bảo đảm, bên nhận bảođảm; tài sản bảo đảm; xác lập,thực hiện biện pháp bảo đảm;xử lý tài sản bảo đảm và điềukhoản thi hành.

    Tại Hội thảo, Giáo sư luậtNguyễn Xuân Thảo, Giám đốcTrung tâm Sở hữu trí tuệ và đổimới sáng tạo, Trường LuậtRobert H.McKinney, Đại họcIndiana, Hoa Kỳ đã chia sẻ kinhnghiệm quốc tế trong việc xâydựng, hoàn thiện pháp luật vềbảo đảm thực hiện nghĩa vụ vàý kiến bình luận của IFC đốivới dự thảo Nghị định.

    Qua đó, các đại biểu trongngành ngân hàng, văn phòngđăng ký, các chuyên gia, nhàkhoa học đã trao đổi, nêu ý kiếnvề các vấn đề cụ thể như chia sẻkinh nghiệm pháp luật quốc tếtrong lĩnh vực bảo đảm bằngđộng sản; góp ý và nêu giảipháp cụ thể đối với những quyđịnh cần được hoàn thiện hơntrong dự thảo Nghị định về bảođảm thực hiện nghĩa vụ…

    THANH TRÀ

    HỘI THẢO QUỐC GIA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC & PHÁP LUẬT:Đẩy mạnh công tác truyền thôngNgày 20/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu đã họp vớimột số đơn vị để nghe báo cáo về việc tổ chức Hội thảo khoahọc cấp Quốc gia “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước & phápluật: Giá trị và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam”.

    Báo cáo tại cuộc họp, Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý NguyễnVăn Cương cho biết đến nay, các công việc chuẩn bị cho việc tổ chứcHội thảo đã được hoàn tất. Theo đó, Ban Tổ chức đã nhận được gần50 tham luận của các cơ quan, chuyên gia và nhà khoa học đến từ cácBan, Bộ, Ngành trung ương, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, UBNDmột số tỉnh, thành phố. Công tác xây dựng, biên tập Kỷ yếu của Hộithảo đã hoàn thành. Các công tác khác như: lập danh sách đại biểu,khách mời; xây dựng chương trình, kịch bản hội thảo; công tác truyềnthông; công tác lễ tân, khánh tiết, hậu cần … đều được chuẩn bị kỹlưỡng, chu đáo.

    Tại cuộc họp, thành viên Ban Tổ chức đã tập trung cho ý kiến vềthời gian, địa điểm tổ chức hội thảo. Phát biểu chỉ đạo, Thứ trưởngPhan Chí Hiếu yêu cầu Ban Tổ chức cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng cáctài liệu phục vụ Hội thảo. Theo kế hoạch, Hội thảo được dự kiến tổchức vào cuối tháng 10, song Ban Tổ chức cần tiếp tục liên hệ, nghiêncứu phương án để lựa chọn ngày tổ chức cụ thể, phù hợp. Ngoài ra,Thứ trưởng cũng yêu cầu cần đẩy mạnh công tác truyền thông về Hộithảo; chuẩn bị tốt công tác hậu cần, trong đó lưu ý phải đảm bảo antoàn phòng chống dịch bệnh Covid-19. BẢO NGỌC

    Tích cực hưởng ứng, tham gia cuộc thi“Pháp luật với mọi người”

    Để cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến “Pháp luật với mọingười” được tổ chức thành công, thiết thực hưởng ứng NgàyPháp luật Việt Nam năm 2020, mới đây, Ban Tổ chức Cuộc thi đãcó công văn gửi Tổ chức pháp chế các Bộ, ngành, đoàn thể Trungương, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổchức các hoạt động hưởng ứng, tham gia Cuộc thi.

    Theo đó, đề nghị các Tổ chức pháp chế, các Sở Tư pháp vậnđộng, khuyến khích, tạo điều kiện cho các cán bộ, công chức, viênchức, người lao động, người dân trên địa bàn, thuộc phạm vi quảnlý tích cực hưởng ứng, tham gia Cuộc thi. Đẩy mạnh công táctruyền thông về Cuộc thi trên các báo, cổng/trang thông tin điệntử hoặc hình thức phù hợp; chủ động cập nhật tin, bài truyền thôngvề Cuộc thi và gửi về Ban Tổ chức để theo dõi, đăng tải trên trangchủ Cuộc thi.

    Ngoài các giải thưởng của Ban Tổ chức, căn cứ điều kiện, thực tế,các Sở Tư pháp, các Tổ chức pháp chế tổ chức khen thưởng cá nhânđạt giải và các tập thể tích cực hưởng ứng, triển khai Cuộc thi trongphạm vi quản lý. Cùng với đó, phối hợp với Ban Tổ chức Cuộc thi thựchiện rà soát danh sách, thông tin của thí sinh tham gia dự thi đảm bảokhông vi phạm Thể lệ Cuộc thi và xác minh thông tin thí sinh đạt giảitại Cuộc thi theo đề nghị của Ban Tổ chức (nếu có). K.QUY

    Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp trao quàhỗ trợ người dân vùng lũ

    Trong những ngày qua, nhân dân các tỉnh miền Trung đã chịuthiệt hại vô cùng nặng nề về người và tài sản do những trậnmưa lớn, gây lũ quét và tình trạng sạt lở đất, ngập úng, cô lập xảyra tại nhiều địa phương. Với tinh thần “tương thân tương ái, lá lànhđùm lá rách”, được sự đồng ý của Đảng ủy Bộ Tư pháp, vừa qua,tại tỉnh Quảng Trị, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp đã phối hợp vớiSở Tư pháp tỉnh Quảng Trị, Chi cục THADS huyện Triệu Phong,Đoàn Thanh niên huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) và các cánhân, doanh nghiệp hảo tâm đã tổ chức cứu trợ, trao quà hỗ trợngười dân vùng lũ.

    Cụ thể, Đoàn đã trực tiếp trao 400 suất quà gồm lương thực, tiền vàcác nhu yếu phẩm cần thiết khác để hỗ trợ người dân vùng lũ tại xãTriệu An, xã Triệu Ái thuộc huyện Triệu Phong; xã Hải Trường thuộchuyện Hải Lăng và phường Đông Lương, phường Đông Lễ, phường 1thuộc thành phố Đông Hà. Tại những địa điểm Đoàn trực tiếp đến,hiện các xã vẫn còn bị ngập nước 100%, sâu từ 1m - 3 m, nhà cửa vàtoàn bộ hoa màu bị chìm trong nước, nhiều điểm quốc lộ và đườnggiao thông bị chia cắt, hàng nghìn ha lúa và hoa màu bị vùi lấp, thủysản và gia súc gia cầm bị chết, cuốn trôi.

    Với tinh thần xung kích, tình nguyên chung tay hỗ trợ người dânvùng lũ, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp hy vọng những món quà nhỏ,mang tình cảm đặc biệt của đoàn viên, thanh niên Bộ Tư pháp, cơ quanTư pháp, Thi hành án tỉnh Quảng Trị và các nhà hảo tâm đã kịp thờiquyên góp sẽ giúp chia sẻ một phần khó khăn với người dân vùng lũ,tiếp thêm động lực để khắc phục thiệt hại do lũ lụt gây ra, từng bướcổn định cuộc sống. K.Q

    TIN TứCTiếp tục hoàn thiện pháp luậtvề bảo đảm thực hiện nghĩa vụHôm qua (20/10), tạiTP.Hồ Chí Minh, Bộ Tưpháp đã phối hợp cùngTập đoàn Tài chính quốctế (IFC) thuộc NhómNgân hàng Thế giới(WB) tổ chức Hội thảolấy ý kiến đối với dựthảo Nghị định về bảođảm thực hiện nghĩa vụ.

    lThứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc phát biểu khai mạc Hội thảo trực tuyếngóp ý Dự thảo Nghị định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

    YÊU NƯỚC NGÀNH TƯ PHÁP LẦN THỨ V

  • Đó là nhấn mạnh củaPhó Thủ tướng TrịnhĐình Dũng tại buổi kiểmtra tình hình lũ lụt vàvận hành xả lũ ở hồ KẻGỗ (huyện Cẩm Xuyên,tỉnh Hà Tĩnh) hôm qua(20/10).

    Tại buổi kiểm tra, lãnh đạotỉnh Hà Tĩnh báo cáo: Mưa lớntrên diện rộng dồn dập từ sáng18/10 đến nay đã gây ngập lụtnhiều nơi tại các huyện CẩmXuyên, Thạch Hà và Thành phốHà Tĩnh. Tỉnh Hà Tĩnh đã sơ tánhơn 15.000 hộ dân với gần46.000 người đến vùng an toàn.Các hồ chứa thủy lợi, thủy điệntrên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã phảixả tràn, trong đó mức độ gây ảnhhưởng lớn nhất là hồ Kẻ Gỗ.

    Theo lãnh đạo Công ty TNHHMTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh chobiết: Ba ngày qua mưa lớn hồ KẻGỗ bắt đầu xả tràn lúc 13h ngày18/10 với lưu lượng 30 - 50m3/s;đến 20 giờ ngày 18/10, tăng lên250m3/s; đến 22 giờ 400m3/s; 7giờ ngày 19/10, tăng lên từ 750 -850 m3/s; đến 9 giờ ngày 19/10,tăng lên 1.050m3/s; đến 17h chiều19/10 xả 940 m3/s. Đến ngày20/10, khu vực Kẻ Gỗ mưa nhỏ,mực nước hồ đạt 32,83m/32,5m(mực nước dâng bình thường),tương ứng với dung tích 355 triệum3/345 triệu m3 (dung tích thiếtkế). Do lượng mưa giảm nênngày 20/10, hồ Kẻ Gỗ xả lũ giảmcòn dưới 500m3/s.

    Phó Thủ tướng Trịnh ĐìnhDũng nhấn mạnh, nhiệm vụ bảođảm an toàn là nhiệm vụ số 1,trong vận hành, vừa phải giữđược nước ngọt nhưng phải đảmbảo mức nước an toàn.

    Đánh giá cao chỉ đạo sát saocủa lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, PhóThủ tướng lưu ý hết sức linh hoạt,không chủ quan trong vận hànhhồ, Bộ NN&PTNT phối hợp vớiđịa phương và cơ quan liên quan

    thường xuyên theo dõi để cóphương án ứng phó; tập trungtheo dõi toàn bộ các tuyến đập,chỗ nào có sự cố xử lý kịp thời.Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũngyêu cầu địa phương: Tập trungbảo vệ tính mạng, tài sản củangười dân.

    Sau khi thị sát tại hồ Kẻ Gỗ,Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũngtiếp tục thăm hỏi và trao quà chobà con vùng lũ đồng thời làm việcvới lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, các lựclượng đang trực tiếp ứng phó vớimưa lũ.

    Tại Hà Tĩnh ngày 20/10, trờiđã ngớt mưa nhưng do lượngnước từ hồ chứa Kẻ Gỗ và một sốhồ chứa khác trên địa bàn tỉnhtiếp tục xả lũ nên tình trạng ngậplụt, chia cắt, cô lập diễn ra nghiêmtrọng. Nhiều phường, xã ở địabàn TP Hà Tĩnh đều bị nước chiacắt, cô lập hoàn toàn; nhà dân bịngập sâu từ 30cm đến hơn 1m.Các tuyến đường ngập nước sâutừ 40cm đến hơn 1m, thậm chí cónhiều điểm ngập gần 1,5m; tuyếnQuốc lộ 1A đoạn qua trung tâmTP Hà Tĩnh bị nước ngập sâu, gâychia cắt, giao thông tê liệt hoàn

    toàn. Tại địa bàn huyện CẩmXuyên và huyện Thạch Hà vùnghạ du hồ chứa Kẻ Gỗ cũng bịngập sâu. Những ngày qua chínhquyền địa phương và các lựclượng chức năng đã có mặt đểgiúp người dân di dời tài sản, conngười đến vị trí cao để đảm bảoan toàn, đồng thời hỗ trợ lươngthực, nhu yếu phẩm, nước sạchcho người dân.

    Sau khi kiểm tra tình hình hồKẻ Gỗ và làm việc với tỉnh HàTĩnh, Phó Thủ tướng Trịnh ĐìnhDũng và đoàn công tác tiếp tục dichuyển vào Quảng Bình... PhóThủ tướng và đoàn công tác đãtới thăm hỏi bà con phườngQuảng Thuận, thị xã Ba Đồnđang tập trung tránh trú bão tại trụsở HĐND phường. Phó Thủtướng đã tặng bà con các nhu yếuphẩm cần thiết như gạo, muối,dầu ăn, sữa… Phó Thủ tướngcũng thị sát khu vực hồ thủy lợisông Gianh, động viên các cánbộ, chiến sĩ lực lượng vũ trangđang làm nhiệm vụ hỗ trợ nhândân, trong đó lực lượng công anđã kịp thời hỗ trợ 3 người dân bịthương đi bệnh viện.

    Tại Quảng Bình, tính đếnchiều 20/10, theo số liệu từ BanChỉ huy PCTT&TKCN tỉnhQuảng Bình, mưa lũ đã làm 6người chết, khoảng 100.000 nhàdân bị ngập, 256 thôn bản bị côlập, chia cắt, gần 30.000 hộ dânphải di dời khẩn cấp trong lũ.Trong đó, huyện Lệ Thủy là địaphương chịu thiệt hại nặng nềnhất của mưa lũ với khoảng32.000 nhà bị ngập ở hầu hếtcác xã.

    Các huyện còn lại như huyệnQuảng Ninh có 13.067 nhà bịngập, 64 thôn bản bị lũ chia cắt,tập trung chủ yếu ở 2 xã miền núiTrường Sơn và Trường Xuân.Huyện Bố Trạch hiện có 13.897nhà bị ngập; thị xã Ba Đồn có tới22.032 nhà bị ngập; huyện QuảngTrạch có 7.845 nhà bị ngập, 17bản/3 xã bị cô lập, chia cắt.Huyện Tuyên Hóa có 6.649 nhàbị ngập, 23 thôn, bản/13 hiện vẫnđang bị cô lập, chia cắt; TP ĐồngHới 2.498 nhà dân bị ngập lụt tậptrung chủ yếu ở phường Phú Hải,Đồng Hải và xã Đức Ninh.

    Theo dự báo của Đài khítượng thủy văn tỉnh Quảng Bìnhtrong 24 giờ tới, trên địa bàn tỉnhtiếp tục có mưa, mưa vừa, có nơimưa to. Tổng lượng mưa đồngbằng phía bắc phổ biến từ 60-100mm, phía nam phổ biến từ100-200mm, có nơi lớn hơn. Lũtrên các sông xuống chậm và vẫnở mức rất cao.

    Còn tại Quảng Trị, mưa lũ vàsạt lở đã khiến 49 người chết, 8người mất tích và 25 người bịthương. Từ ngày 16 – 18/10, trênđịa bàn tỉnh có 54.161hộ/175.906 người bị ngập lụt.Lực lượng chức năng tỉnh nàyphải tiến hành triển khai sơ tán15.011 hộ/48.498 người đến cácđịa điểm an toàn. Tính đến chiều

    ngày 20/10, tình hình mưa lũ tạitỉnh Quảng Trị đã có nhiềuchuyển biến tích cực, mực nướctại các sông đang xuống chậm,nước lũ tại các địa phương cũngcơ bản đã rút ra khỏi nhà dân. Cáctuyến giao thông bị sạt lở đangtích cực được khắc phục và thôngtuyến, một số tuyến tiềm ẩn nguyhiểm như QL15D, QL49, tuyếnđường Hồ Chí Minh nhánh tâycũng đã được tiến hành rào chắnvà lắp biển cảnh báo. Tại một sốđiểm trường, giáo viên, họcsinh, phụ huynh cùng lực lượngvũ trang cũng đã tiến hành dọndẹp vệ sinh để đón học sinh trởlại sau lũ.

    Trong đợt mưa lũ vừa qua,tỉnh Thừa Thiên - Huế có 27người chết (12 người chết domưa lũ, 2 công nhân nhà máythủy điện Rào Trăng 3, 13người trong đoàn công tác tạikhu vực Trạm quản lý bảo vệrừng Tiểu khu 67), 15 côngnhân đang mất tích tại khu vựcthủy điện Rào Trăng 3; 13người bị thương. Gần 85.000nhà dân ngập trong nước, hàngchục ngôi nhà sập và hư hỏng,trên toàn tỉnh phải tiến hành sơtán 37.190 nhân khẩu.

    Đến nay, các hộ dân đã cơ bảnvề nhà, chỉ còn lại một số hộ neođơn, già yếu và các đối tượng dễbị tổn thương tiếp tục ở lại cáckhu an toàn phòng chống mưalũ trong những ngày tới. Đặcbiệt, tại khu vực thủy điện RàoTrăng 3, các lực lượng chứcnăng đến nay vẫn đang tích cựcthông tuyến đường 71 để đưaphương tiện, máy móc cơ giớivào hiện trường để tiến hànhtìm kiếm 15 công nhân đangmất tích.

    HỮU ANH-BẢO THIÊN-

    ĐĂNG KHOA

    6 XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vnSố 295 (8.008) Thứ Tư 21/10/2020 CHUYểN độ[email protected]

    Ngày 20/10, tại Giaoban Báo chí thường kỳ,Ban Tuyên giáo Trungương, Bộ Thông tin vàTruyền thông, Hội Nhàbáo Việt Nam đã phátđộng ủng hộ đồng bàomiền Trung bị ảnh hưởngdo thiên tai, bão lũ.

    Trước tình hình mưa lũnghiêm trọng, với phương châm“một miếng khi đói bằng một góikhi no”, Phó Trưởng Ban Tuyêngiáo Trung ương Lê Mạnh Hùngkêu gọi lãnh đạo các cơ quan báochí chỉ đạo, tuyên truyền, vậnđộng các doanh nghiệp, tổ chức,cá nhân có điều kiện giúp đỡ; cổvũ, quan tâm, tạo đồng thuận xãhội để có thêm nhiều hoạt độnghỗ trợ sớm nhất, hiệu quả nhấtgiúp đồng bào các tỉnh miềnTrung khắc phục hậu quả mưa lũ,sớm phục hồi sản xuất và ổn địnhđời sống.

    Ngay tại cuộc giao ban, lãnh

    đạo Ban Tuyên giáo Trung ương,Bộ Thông tin và Truyền thông,Hội Nhà báo Việt Nam; đại diệnlãnh đạo các ban, bộ, ngànhTrung ương, lãnh đạo các cơ quanchủ quản; lãnh đạo các cơ quanbáo chí tham dự giao ban đãquyên góp ủng hộ, hỗ trợ đồngbào các tỉnh miền Trung. Tổngsố tiền quyên góp được gần 60triệu đồng sẽ được lãnh đạo BanTuyên giáo gửi tới Ủy banTrung ương Mặt trận Tổ quốc(UBTƯ MTTQ) Việt Nam đểhỗ trợ đồng bào.

    Sáng 20/10, Ủy ban MTTQViệt Nam TP Hà Nội cũng tổchức tiếp nhận đợt 1 quyên gópủng hộ nhân dân miền Trungkhắc phục hậu quả mưa lũ, nhằmgóp phần chia sẻ, hỗ trợ đồng bàosớm ổn định cuộc sống.

    Tại đợt này, Ủy ban MTTQViệt Nam TP Hà Nội đã tiếp nhậnđăng ký và ủng hộ của 55 tổ chứccơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cánhân với tổng số tiền là hơn 22 tỷđồng và các hàng hóa gồm 700

    thùng sữa, 500kg xúc xích, 2 tấngạo... Cũng ngay tại chươngtrình, sau khi tiếp nhận ủng hộ từcác cơ quan, đơn vị, doanhnghiệp và các nhà hảo tâm, TP HàNội đã trao hỗ trợ đợt 2 cho tỉnhQuảng Bình 1 tỷ đồng, tỉnh HàTĩnh 1 tỷ đồng.

    Cũng trong ngày 20/10, Tỉnhủy Thanh Hóa đã tổ chức lễ phátđộng ủng hộ đồng bào miềnTrung bị lũ lụt. Theo đó, các lãnhđạo tỉnh và toàn thể cán bộ, côngchức người lao động Tỉnh ủy đãtrực tiếp ủng hộ, chia sẻ ít nhất1 ngày lương hoặc 1 ngày thunhập để ủng hộ người nghèo vànhân dân các tỉnh miền Trungsớm vượt qua khó khăn, ổn địnhcuộc sống.

    lHưởng ứng lời kêu gọi củacác cấp chính quyền và của Tậpđoàn Điện lực Việt Nam, TổngCông ty Phát điện 1 (GENCO1)đã tổ chức Lễ phát động “Chungtay ủng hộ đồng bào miềnTrung bị ảnh hưởng do mưa lũ”.Ngay sau lễ phát động, lãnh đạo

    và cán bộ công nhân viên tại cơquan GENCO1 đã quyên góp sốtiền 500 triệu đồng. Hoạt độngnày sẽ nhanh chóng được triểnkhai tại tất cả các đơn vị trongTổng công ty.

    Tổng Công ty Truyền tải điệnquốc gia (EVNNPT) cũng phátđộng toàn thể cán bộ công nhânviên chung tay góp sức giúp nhândân các tỉnh thành miền Trung.Toàn bộ số tiền sau khi đượcngười lao động ủng hộ sẽ đượcEVNNPT và các đơn vị thành

    viên chuyển đến UBTƯ MTTQViệt Nam và các tỉnh, thànhmiền Trung. Ngoài ra, Công tyTruyền tải điện 2 (PTC2) đã đithăm và tặng 400 suất quà chocác hộ dân sinh sống dọc tuyếnđường dây truyền tải điện đanggặp khó khăn do thiên tai, mưalũ (các tỉnh Thừa Thiên - Huế,Quảng Trị, Quảng Bình). Trongthời gian tới, PTC2 sẽ tiếp tụcthăm hỏi tại các tỉnh QuảngNam, Quảng Ngãi…

    BÙI MẾN-BẢO AN

    Cả nước hướng về miền Trung

    lVận chuyển nhu yếu phẩm lên thuyền, tiếp tế cho bên trong Thủy điện RàoTrăng 3 tại Thừa Thiên - Huế.

    Linh hoạt trong vận hành hồ chứa

    lPhó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng kiểm tra tình hình hồ Kẻ Gỗ.

  • XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vn Số 295 (8.008) Thứ Tư 21/10/2020 7THỜI SỰ[email protected]

    GÓP Ý CÁC DỰ THẢO VĂN KIỆN TRÌNH ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG

    Đánh giá về ba đột phá chiến lượcđược thể hiện tại dự thảo văn kiện trìnhĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII,GS.TS Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịchThường trực Hội đồng Lý luận Trungương cho rằng, trong chiến lược pháttriển đất nước, vấn đề rất quan trọng làđồng thời với việc xác định đúng cácnhiệm vụ trọng tâm, các nhiệm vụ toàndiện thì cần phải tìm ra trong các nhiệmvụ, giải pháp đó cái gì là trọng điểm cầnphải tập trung. Quan trọng hơn là từnhững nhiệm vụ đó chỉ cho ra nhữngkhâu đột phá chiến lược. Đột phá thìngành nào, địa phương nào cũng cókhâu đột phá, nhưng nhìn trên tầm toànthể đất nước thì cái quan trọng là pháttriển cho đúng đột phá chiến lược.

    Từ Đại hội XI, Đảng ta đã xác địnhđúng ba khâu đột phá chiến lược: đột phávào thể chế, đột phá vào nguồn nhân lựcvà đột phá vào hệ thống kết cấu hạ tầng.Đại hội XII tiếp tục khẳng định ba khâuđột phá chiến lược này. Và trong 10 nămqua, chúng ta đang phấn đấu để thực hiệncác khâu đột phá này đạt được những kếtquả quan trọng. Tuy nhiên, so với yêu cầuthì chưa thật đáp ứng đầy đủ. Về thể chế,chúng ta đã có những bước tiến trongviệc tạo ra môi trường đầu tư sản xuấtkinh doanh thông thoáng hơn. Tuy nhiênviệc sử dụng, phát huy các nguồn lựcchưa tốt và môi trường cũng chưa thật làminh bạch, thông thoáng. Vấn đề phâncấp, phân quyền cho các cấp từ Trungương đến địa phương chưa tốt. Vấn đề

    kiểm soát quyền lực để hạn chế tiêu cựcchưa chuyển biến bao nhiêu.

    Về nguồn nhân lực, tuy tỷ lệ lao độngqua đào tạo được nâng lên, nhưng chúngta chưa có những đột phá để tạo ranguồn nhân lực chất lượng cao. Thế giớiđánh giá là lao động Việt Nam cần cù,thông minh nhưng còn ít kinh nghiệmtiếp cận và triển khai nền sản xuất hiệnđại. Về hệ thống kết cấu hạ tầng, chúngta làm được rất nhiều. Tuy nhiên tính kếtnối đồng bộ chưa cao và chất lượng hiệuquả thực tế chưa được như mong muốn.Như thế, chúng ta xác định ba khâu độtphá chiến lược là đúng nhưng trong quátrình thực hiện còn nhiều hạn chế. Dovậy dẫn đến hệ quả là chúng ta dự kiếnđến năm 2020 sẽ đưa đất nước cơ bảntrở thành nước công nghiệp theo hướnghiện đại vẫn chưa thực hiện được.

    Lần này, trong dự thảo văn kiện tiếptục khẳng định là ba đột phá chiến lượcđã được xác định là đúng đắn, có ý nghĩalâu dài. Nhưng vấn đề là trong từng giaiđoạn phát triển phải xác định được nộihàm của từng khâu đột phá chiến lượcđó. Rút kinh nghiệm của 10 năm vừaqua thực hiện chiến lược 2011-2020,

    chúng ta xác định rõ hơn nội hàm củatừng khâu đột phá chiến lược. Ví dụ, lầnnày nói về đột phá thể chế, chúng tanhấn 3 điểm. Một là tiếp tục đổi mớihoàn thiện thể chế phát triển để tạo mộtmôi trường thông thoáng hơn, hiệu quảhơn cho sản xuất kinh doanh, cho thuhút đầu tư. Thứ hai là hệ thống thể chếphải làm thế nào để khai thác, phát huy,sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lựcphát triển. Thể chế phải làm thế nào đểkhai thác, sử dụng, phát huy tốt hơnnguồn lực. Thứ ba, thể chế này làm saophải phát huy được vai trò tự chủ, sángtạo của các cấp, các ngành.

    Do đó, phải có một thể chế để phânđịnh rõ việc phân cấp, phân quyền giữaTrung ương và địa phương; phát triển tốthơn sự chủ động, sáng tạo của địa phương;đồng thời phải tăng cường kiểm tra, giámsát và kiểm soát quyền lực. Như vậy, thểchế là tập trung vào 3 điểm đó. Ba điểmmà hiện nay có thể nói là những điểm vẫncòn nghẽn trong phát triển của đất nước.

    Cho ý kiến về những giải pháp đượcđề ra trong đột phá chiến lược thứ nhất(là tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểmsoát chặt chẽ quyền lực), ông Nguyễn

    Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy banTrung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ)Việt Nam khẳng định, giám sát quyềnlực - nhất là giám sát quyền lực do nhândân tiến hành đã giúp cho Đảng và Nhànước ngăn chặn một bước thoái hoá,biến chất. Điều này cho thấy cần quantâm, đẩy mạnh giám sát quyền lực. “Hầuhết các vụ án điểm vừa rồi đều do dânphát hiện, báo chí đưa tin, các cơ quanchức năng mới vào cuộc… Tôi thấyrằng giám sát quyền lực kỳ này đặt ramạnh hơn so với những kỳ trước.”- ôngNguyễn Túc nhận định.

    Theo ông Túc, nhân dân phải giámsát quyền lực mạnh hơn nữa. Giám sátcủa MTTQ và các tổ chức chính trị xãhội đối với đại biểu Quốc hội và HĐNDcần có quy chế mạnh mẽ hơn hiện nay.Bên cạnh đó, khi giám sát phải thực hiệntừ đồng chí cao nhất; giám sát đầu tiênlà giám sát tại địa bàn dân cư. Các đạibiểu Quốc hội muốn tham gia ứng cử thìMặt trận hiệp thương lựa chọn, giớithiệu nhưng trước hết phải lấy ý kiến ởđịa bàn dân cư. “Nếu các đồng chí đó ởđịa bàn dân cư không được 50% sốphiếu - tức là dân đóng góp ý kiến,chúng tôi xem xét và loại ra không đưara hiệp thương bàn bạc. Tôi nghĩ rằngtrong kỳ này đóng góp với Trung ươngnên đóng góp quyền làm chủ của nhândân trong việc giám sát những người dânđã cử ra và có trách nhiệm đối với ngườiđó”- ông Túc nói.

    Đề cập đến vấn đề “Đảng chịu sựgiám sát của nhân dân và chịu tráchnhiệm trước nhân dân về những quyếtđịnh của mình” được quy định trong cácdự thảo văn kiện, ông Túc cho biết, 5năm qua có một bước tiến lớn về tráchnhiệm của Đảng với dân, đồng thời niềmtin của dân đối với Đảng trong quá trìnhphát triển kinh tế-xã hội cũng như trongquá trình xây dựng Đảng ngày càngđược củng cố. “Bây giờ nhân dân đónggóp vào Dự thảo thì nên đóng góp gì?Tôi nghĩ rằng nên xem quyền của dânhiện nay có những cái gì còn cản trở,bên cạnh đó cũng phải thấy trách nhiệmcủa mình đối với việc thực hiện nghịquyết của Đảng. Đóng góp là tráchnhiệm của chúng ta.”- ông Túc chia sẻ.

    VÂN THANH

    Nhân dân phải giám sát quyền lực mạnh hơn nữa

    Theo ông Nguyễn Túc, Ủy viênĐoàn Chủ tịch Ủy ban Trungương Mặt trận Tổ quốc ViệtNam, nhân dân phải giám sátquyền lực mạnh hơn nữa, giámsát từ cán bộ đảm nhận chứcvụ cao nhất và giám sát đầutiên là ở địa bàn dân cư…

    l Cán bộ Mặt trận Tổ quốc xuống cơ sở nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân.

    Báo cáo tổng hợp ý kiến,kiến nghị của cử tri vànhân dân gửi đến Kỳ họpthứ 10, Quốc hội (QH) Khóa XIV,Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặttrận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ)Trần Thanh Mẫn cho biết, cử trivà nhân dân đánh giá cao vàhưởng ứng lời kêu gọi của TổngBí thư - Chủ tịch nước, sự quyếtliệt trong chỉ đạo của Bộ Chính trị,Ban Bí thư, QH, Chính phủ, sựvào cuộc chủ động của Đoàn Chủtịch Ủy ban Trung ương MTTQ;nhiều kết luận, nghị quyết, chỉ thịcác cấp, các ngành, địa phươngtập trung triển khai thực hiện“mục tiêu kép”, vừa quyết liệtphòng, chống dịch, vừa tập trungphục hồi, phát triển kinh tế - xãhội, bảo đảm an sinh xã hội.

    Tuy nhiên, cử tri cũng chorằng công cuộc đấu tranh chống

    tham nhũng còn nhiều khó khăn;tham nhũng vặt, nhũng nhiễu vẫntồn tại; việc tiết kiệm trong chitiêu công chưa đạt hiệu quả tíchcực. Cử tri và nhân dân còn bứcxúc về một số dự án đầu tư côngtiến độ triển khai rất chậm, chấtlượng thấp. Đặc biệt, việc pháthành và đưa vào sử dụng sáchgiáo khoa Tiếng Việt lớp 1, bộCánh Diều gây ra nhiều phản ứngtrong nhân dân…

    Cử tri và nhân dân vẫn bứcxúc về các hành vi nâng giá thiếtbị phục vụ phòng, chống dịch,nâng khống giá thiết bị, vật tư ytế, giá dịch vụ khám, chữa bệnhnhằm “trục lợi”. Đồng thời, bàytỏ lo lắng về tình hình tai nạngiao thông diễn biến phức tạp,tình trạng vi phạm trật tự, an toàngiao thông; tình trạng tắc đường,ngập úng, việc lấn chiếm trái

    phép lòng đường, hè phố vẫnchưa được khắc phục ở các thànhphố, đô thị lớn…

    Trên cơ sở ý kiến, kiến nghịcủa cử tri và nhân dân cả nước,ông Mẫn cho biết, Đoàn Chủ tịchđề nghị Chính phủ tiếp tục chỉđạo thực hiện có hiệu quả cácchính sách, biện pháp bảo đảman sinh xã hội, hỗ trợ sản xuấtkinh doanh; đề nghị tăng cườngđôn đốc, giám sát chặt chẽ,thường xuyên việc thực hiện cácnghị quyết của QH, theo dõi sátsao việc giải quyết các vụ án lớn,phức tạp, nhất là các vụ án thamnhũng đặc biệt nghiêm trọng,những vụ án phức tạp, kéo dài…

    Trình bày Báo cáo kết quảgiám sát việc giải quyết kiến nghịcủa cử tri, Trưởng Ban Dânnguyện của Ủy ban Thường vụ(UBTV) QH Dương Thanh Bìnhcho biết, số lượng kiến nghị củacử tri được tổng hợp gửi đến Kỳhọp thứ 9 là 2.390 kiến nghị, tăng13,7% so với Kỳ họp thứ 8. Các

    kiến nghị của cử tri đã đượcchuyển đến các cơ quan có thẩmquyền giải quyết, trả lời đạt95,86%. QH và các cơ quan củaQH đã tiếp nhận và trả lời 69/69kiến nghị. TANDTC và VK-SNDTC đã xem xét, trả lời 39/39kiến nghị.

    Đối với Chính phủ, các bộ,ngành Trung ương tiếp nhận2.265 kiến nghị của cử tri, đã giảiquyết, trả lời 2.166 kiến nghị, đạt95,63%. Trong đó, đã giải quyết,trả lời với trách nhiệm cao mộtkhối lượng lớn kiến nghị của cửtri một số vấn đề liên quan trựctiếp đến giáo dục - đào tạo, sảnxuất, kinh doanh, bảo đảm ansinh xã hội; một số vấn đề cử triđã kiến nghị nhiều lần chưa đượcgiải quyết dứt điểm tại một số kỳhọp trước, nay đã được xem xét,giải quyết tại kỳ họp này.

    Tuy nhiên, vẫn còn một số bộ,ngành chưa giải quyết, trả lờikiến nghị của cử tri đúng thờihạn; còn một số văn bản trả lời

    chưa đúng nội dung cử tri kiếnnghị; kiến nghị của cử tri chưađược giải quyết do còn có sựkhông thống nhất về trách nhiệmgiữa các cơ quan nhà nước…

    UBTV QH kiến nghị các cơquan của QH, Đoàn ĐBQH tiếptục tăng cường hoạt động giámsát nhất là giám sát việc ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật;giám sát trong lĩnh vực tư phápđặc biệt là giám sát những vụ ántham nhũng, tiêu cực lớn; thườngxuyên cập nhật và giải đáp ngayvới cử tri các thông tin liên quanđến quá trình xây dựng, thảoluận, tiếp thu, chỉnh lý và thôngqua các dự án luật; các chế độ,chính sách đã được ban hành vàcác kiến nghị của cử tri đã đượcgiải quyết, trả lời từ các kỳ họptrước; tăng cường giám sát việctriển khai thực hiện các lời hứacủa các bộ, ngành trong các vănbản trả lời cử tri; nâng cao hơnnữa chất lượng tổng hợp kiếnnghị của cử tri. GIA LÂM

    Tăng cường giám sát thực hiệncác “lời hứa” của các Bộ trưởng

  • 8 XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vnSố 295 (8.008) Thứ Tư 21/10/2020 THờI SựHƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG

    [email protected]

    Sáng 20/10, tại Hà Nội,Đại hội đại biểu Đảng bộKhối Doanh nghiệp T.Ưlần thứ III chính thứckhai mạc với 293 đạibiểu tham dự, đại diệngần 82.000 đảng viêncủa 35 đảng bộ trựcthuộc. Ông NguyễnXuân Thắng, Bí thư T.ƯĐảng, Giám đốc Họcviện Chính trị Quốc giaHồ Chí Minh, Chủ tịchHội đồng Lý luận T.Ư dựvà chỉ đạo Đại hội.

    Phát biểu khai mạc Đại hội,đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm,Ủy viên Dự khuyết T.Ư Đảng, Bíthư Đảng ủy Khối Doanh nghiệpT.Ư cho biết, với phương châm“Đoàn kết, dân chủ, đổi mới, pháttriển”, Đại hội đại biểu Đảng bộKhối Doanh nghiệp T.Ư lần thứIII có nhiệm vụ tổng kết thực hiệnNghị quyết Đại hội Đảng bộ Khốinhiệm kỳ 2015-2020; đề raphương hướng, mục tiêu, nhiệmvụ, giải pháp, chương trình hànhđộng thực hiện Nghị quyết Đạihội nhiệm kỳ 2020-2025. Đại

    hội thảo luận, đóng góp ý kiếnvào dự thảo các văn kiện Đại hộiXIII của Đảng; bầu Ban Chấphành Đảng bộ Khối Doanhnghiệp T.Ư nhiệm kỳ 2020-2025;bầu Đoàn đại biểu dự Đại hộiXIII của Đảng.

    Đại hội góp phần tạo độnglực, khí thế mới cho Đảng bộ, tậpthể cán bộ, đảng viên, người laođộng trong nhiệm kỳ mới; cùngcác doanh nghiệp, ngân hàng,đơn vị trực thuộc Đảng bộ Khốichung sức, đồng lòng, đổi mới,sáng tạo, nâng cao hiệu quảdoanh nghiệp nhà nước, giữ vữngvị trí then chốt trong nền kinh tế

    thị trường, định hướng xã hội chủnghĩa; cùng cả nước bước vàogiai đoạn phát triển mới, vì mụctiêu dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh.

    Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Bíthư T.Ư Đảng Nguyễn XuânThắng ghi nhận và biểu dươngthành tích đạt được của Đảng bộKhối Doanh nghiệp T.Ư trongnhiệm kỳ 2015-2020 về công tácxây dựng Đảng và lãnh đạo thựchiện nhiệm vụ chính trị.

    Ông Nguyễn Xuân Thắngnhấn mạnh, Đại hội Đảng bộKhối doanh nghiệp T.Ư lần thứIII diễn ra trong bối cảnh tình

    hình thế giới và khu vực diễn biếnnhanh chóng, phức tạp, khó dựđoán; kinh tế - xã hội trong nướcgặp nhiều khó khăn do tác độngtiêu cực của đại dịch Covid-19.

    Cán bộ, đảng viên, nhân dânvà cộng đồng doanh nghiệp cảnước đặt kỳ vọng vào quyết sáchđúng đắn, sáng tạo, đột phá mạnhmẽ, phát huy vai trò nòng cốt củalực lượng doanh nghiệp nhànước, nhất là các tập đoàn, tổngcông ty, ngân hàng để khôi phụcsản xuất, nâng cao hiệu quả kinhdoanh, bảo đảm việc làm và thunhập cho người lao động.

    Với tinh thần đoàn kết, thựchành dân chủ, phát huy trí tuệ, đổimới sáng tạo, siết chặt kỷ cương,thống nhất hành động, Đảng bộKhối đã có bước trưởng thànhtoàn diện; nắm vững và cụ thể hóachủ trương, đường lối của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhànước; tuân thủ sự lãnh đạo, chỉđạo của Ban Chấp hành T.Ư, BộChính trị, Ban Bí thư; nỗ lực phấnđấu, tranh thủ thời cơ thuận lợi,vượt qua khó khăn, thách thức.

    Đảng bộ Khối tập trung lãnhđạo, chỉ đạo và tổ chức thựchiện thắng lợi Nghị quyết Đạihội Đảng bộ Khối Doanhnghiệp T.Ư nhiệm kỳ 2015-2020; đóng góp vào kết quảphát triển kinh tế - xã hội đấtnước, góp phần quan trọng cùngtoàn Đảng, toàn dân, toàn quânthực hiện thắng lợi Nghị quyếtĐại hội XII của Đảng…

    Đồng chí Nguyễn Xuân Thắngđề nghị các đại biểu nêu cao tinhthần trách nhiệm, dân chủ và

    khách quan, sáng suốt lựa chọnbầu ra Ban Chấp hành khóa mớivới phương châm là “hạt nhân tiêubiểu”, đủ đức, đủ tài, đoàn kết,thống nhất, đảm bảo năng lực lãnhđạo, đáp ứng kỳ vọng gửi gắm củatoàn thể đảng viên, viên chức,người lao động. Đồng thời, Đạihội xem xét lựa chọn những đạibiểu xứng đáng, tiêu biểu, đại diệný chí, nguyện vọng của Đảng bộtham dự Đại hội toàn quốc lần thứXIII của Đảng.

    Trong nhiệm kỳ 2020-2025, ông Nguyễn Xuân Thắng tintưởng, Đảng bộ Khối sẽ có nhữngbước chuyển biến toàn diện, mạnhmẽ, có những mũi nhọn đột phátrong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụchính trị và công tác xây dựngĐảng; lập nhiều thành tích, đónggóp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội đất nước trong thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa và hội nhập quốc tế; xứngđáng với vai trò nòng cốt, dẫn dắtnền kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa.

    Thay mặt lãnh đạo Đảng Nhànước, đồng chí Nguyễn XuânThắng trao Huân chương Laođộng hạng Nhất tặng Đảng ủyKhối Doanh nghiệp T.Ư vì đã cóthành tích xuất sắc trong công tác,góp phần vào sự nghiệp xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời traoHuân chương Lao động các hạngtặng 4 cá nhân thuộc Đảngbộ Khối Doanh nghiệp T.Ư vìđã có thành tích xuất sắc trongcông tác, góp phần vào sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    T.DIỆP

    Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh là sự kiệnchính trị đặc biệt quan trọng nhằm tập trungsức mạnh, trí tuệ của toàn Đảng, toàn quân,toàn dân vào việc xây dựng, hoạch địnhchiến lược mới đưa tỉnh phát triển nhanh,bền vững; thực hiện thắng lợi Nghị quyết số54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựngvà phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm2030, tầm nhìn đến năm 2045.

    Ngay từ đầu năm 2020, Công an tỉnhđã chủ động xây dựng kế hoạch tổng thểtriển khai toàn diện các mặt công tác côngan đảm bảo ANTT phục vụ tổ chức đại hộiĐảng bộ các cấp, trọng tâm là đại hội tỉnhĐảng bộ tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XIII của Đảng, tạo quyết tâm caonhất và môi trường an ninh, an toàn phụcvụ Đại hội.

    Với tinh thần kiên quyết không để xảyra tình huống đột xu�