52
Tòa Thánh ngày 20 tháng 4 nhuần Nhâm Tuất (1982) GÓP NHẶT CHUYỆN ĐẠO QUYỂN VI Soạn Giả QUANG MINH ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH

GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

Tòa Thánh ngày 20 tháng 4 nhuần

Nhâm Tuất (1982)

GÓP NHẶT CHUYỆN ĐẠO

QUYỂN VI

Soạn GiảQUANG MINH

ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH

Page 2: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

2

Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info. Mọi góp ý, đề nghị bổ túc, sửa đổi những sơ sót, có thể có, xin vui lòng gởi điện thư vào địa chỉ: [email protected]

Thành thật tri ơn Soạn Giả QUANG MINH, Ban Phụ Trách Phổ Biến Kinh Sách Website daocaodai.info đã bỏ nhiều tâm-huyết và công sức trong việc sưu tập, biên khảo, đánh máy, in ấn hay phổ biến trên Website ngỏ hầu Giáo-Lý Đại-Đạo được phổ truyền rộng rãi, lưu lại di-sản tinh-thần vô-giá cho thế-hệ hiện tại và nhiều thế-hệ tiếp nối mai sau.

California, 24/08/2012Tầm Nguyên

Page 3: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

3

GÓP NHẶT CHUYỆN ĐẠOSoạn Giả: QUANG MINH

Page 4: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

4

Page 5: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

5

Mục Lục

LỜI TỰA � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 9

GÓP NHẶT CHUYỆN ĐẠO � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 111. HÒA BÌNH CHUNG SỐNG LUẬN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 112. HÙNG BIỆN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 153. MỤC ĐÍCH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 174. CHÂU VI LẠC CẢNH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .205. CHỮ ĐẠO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .246. CẦM HẠC TIÊU DAO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 277. DƯỠNG SANH TÁNH MẠNG (Lời dạy của Đức

Chí Tôn ) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 308. ĐẠO ĐỨC TINH THẦN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .349. LẤY TỪ BI LÀM CĂN BẢN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3610. SẮC TRẮNG CỦA TAM KỲ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3811. TIẾNG DƯƠNG CẦM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3912. TRUNG DUNG LÀ GÌ? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .4013. THI KIỀU (ĐHP luận về Chức Sắc Thiên

Phong phải phế đời hành Đạo) . . . . . . . . . . . . . . . . . . .4114. PHÁP CHÁNH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .4315. CỐNG XÙ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4516. DÂN QUÊ RA CÔNG LÝ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .4617. CÁI TRỐNG CƠM (Do ông Thoại thuật) . . . . . . . . . .48

Page 6: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

6

Page 7: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

7

Tòa-Thánh Tây-Ninh

Page 8: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

LỜI TỰA

8

Page 9: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

9

LỜI TỰA

Có những câu chuyện hoặc bằng hành vi, hoặc viết bằng văn xuôi, hoặc bằng văn vần hay Thánh Giáo, nếu không ghi nhận nó bằng bút mực thì nó sẽ vì thời gian mà quên lãng rất uổng, nên tôi bắt đầu từ nay cố viết nó lại thành một tập để làm tài liệu học Đạo. Lâu lâu xem lại cũng giải khuây trong lúc nhàn rỗi.

Trên bước đường hành Đạo, tôi đã nghe nói hoặc đọc được những gì đáng ghi nhớ tôi sẽ lưu lại cho quí độc giả cùng thưởng thức, có lẻ bổ ích phần nào trên đường tu tiến của chúng ta. Nhứt là những lời vàng tiếng ngọc của Đức Hộ Pháp nó làm kim chỉ nam để chúng ta nhắm cho đúng đường mà lập công bồi đức trao giồi tâm hồn hầu làm phương châm thoát tục.

Khởi viết tại Tòa Thánh ngày 16-7-Canh Thân (1980)QUANG MINH

Page 10: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

GÓP NHẶT CHUYỆN ĐẠO

10

Page 11: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

1. HÒA BÌNH CHUNG SỐNG LUẬN

11

GÓP NHẶT CHUYỆN ĐẠOQuyển VI

1. HÒA BÌNH CHUNG SỐNG LUẬN

Đức Hộ Pháp năm 1956 đã chủ trương Chánh Sách Hòa Bình Chung Sống để hòa giải Nam Bắc hầu tránh sự đỗ máu của dân tộc Việt Nam. Bên trời Âu, Liên Xô cũng chủ trương Sống Chung Hòa Bình để thống nhứt thế giới trong cộng đồng quốc tế nhơn loại.

Chúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết.

1.-Hòa Bình Chung Sống (Paix et Coexietence) chủ trương nhượng sống, xã hội không có người giàu quá, không có kẻ nghèo quá, tư tưởng tinh thần được tự do, ai muốn theo thì theo, ai không theo thì thôi, không ép buộc. Khi toàn dân được hòa rồi mới sống chung trong một chế độ công bằng đầy tình thương như anh em ruột trong một gia đình.

2.-Chung Sống Hòa Bình (Coexietence et Paix) chủ trương Đảng Cộng Sản lãnh Đạo, cả tài sản trong nước đều do một nhóm người quản lý. Nếu nhóm người ấy Đạo đức, chơn chánh thì dân được hạnh phúc, còn trái lại thì dân bị bóc lột khổ sở. Tư tưởng đều bị tập trung một chiều, bắt buộc dân chúng theo, chấp hành nghiêm chỉnh, mang tính chánh quyền, nếu nghịch lại là bị án phản động, phải bị trừng trị một cách nghiêm khắc.

Bàn về tình hình Việt Nam, toàn dân tranh đấu đòi độc lập. Người Pháp chịu trả độc lập nhưng 2 vị lãnh Đạo

Page 12: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

GÓP NHẶT CHUYỆN ĐẠO

12

của 2 khối không tương nhượng nhau. Hồ Chì Minh muốn Cộng Sản nắm chánh quyền từ Nam chí Bắc. Bảo Đại muốn hoàng đồ của ông cha nhà Nguyễn để lại phải được nắm trong tay của nhà Vua.

Thành thử vì tranh nhau ngôi thứ mà con cháu Lạc Hồng phải máu đỗ một cách vô lối.

Đức Hộ Pháp mang Thiên trách nơi mình chẳng lẻ ngồi yên nhìn đồng bào mình xâu xé nhau nên đề xướng hai bên ngưng bắn, nghĩa là hòa bình trước rồi chung sống bằng cách lập Uỷ Ban Hòa Giải dân tộc gồm 3 thành phần:

1. Thành phần Quốc Gia2. Thành phần Cộng Sản3. Thành phần Trung Lập

Phá vĩ tuyến 17, ai thích tự do được vào Nam, ai thích Cộng Sản được ra Bắc. Kế tổng tuyển cử tự do dưới sự kiểm soát của Liên Hiệp Quốc.

Chánh thể của Việt Nam sẽ do đa số quốc dân Việt Nam định đoạt.

Miền Bắc, Bác Hồ hoan nghinh đường lối Hòa Bình Chung Sống ấy nên đánh một điện tín lên Nam Vang bày tỏ thiện chí ủng hộ; đài phát thanh Hà Nội hằng tuần ca tụng Chánh Sách Hòa Bình Chung Sống.

Còn Miền Nam, Ngô Đình Diệm khủng bố thẳng tay, nên các khám đường đầy nghẹt kẻ yêu nước.

Đó là tình hình Việt Nam. Còn tình hình Quốc Tế, năm 1955 Tiệp Khắc chống lại Cộng Sản Nga bị xe tăng thiết giáp đàn áp mạnh. Hung Gia Lợi thấy mình bị bóc lột, dân nghèo đói vùng dậy cũng bị đàn áp luôn. Hai

Page 13: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

1. HÒA BÌNH CHUNG SỐNG LUẬN

13

nước nầy một thời gian cũng bị sơn đỏ lại như xưa vì yếu thế và vì lãnh Đạo bởi một người nên dễ bị mua chuộc.

Ở Nam Tư, Tito sau khi được độc lập, không chịu hệ thống của Liên Xô, tự áp dụng một đường lối Cộng Sản theo dân tộc tín của họ.

Ở Trung Quốc, sau cái chết của Mao Trạch Đông, Cộng Sản Trung Hoa lần lần bỏ Nga theo Mỹ, mặc dầu mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy theo Tư Bản nên đắc nhơn tâm và được nhơn tín.

Còn Ba Lan, nhờ lãnh Đạo tập thể của nhân dân chớ không phải quyền hành tập trung vào một người nên Liên Xô mua chuộc không được. Còn nếu đàn áp, chẳng lẻ giết hết dân nên Liên Xô đành thất bại ở Ba Lan.

Một yếu tố thắng lợi thứ 2 là, Đức Giáo Hoàng hiện nay mang quốc tịch Ba Lan nên Mặt Trận tinh thần quốc tế Công Giáo rất mạnh, súng đạn không đàn áp được.

Liên Xô chủ trương sống chung trước, hòa bình sau. Ai nếu không muốn sống chung thì phải đàn áp bằng sắt thép, hễ kẻ mạnh thắng thì hòa bình tự nhiên có, nhưng có trong nô lệ.

Nước nào khôn như Trung Quốc nhã khằn trước thì còn gở ách cho họ được, còn ưởm ờ ngoan ngoãn thì hết vẫy dụa, phải bị Cộng Sản lấy nhản hiệu Chung Sống Hòa Bình mà nuốt chửng.

Kết Luận:Hòa Bình Chung Sống của Cao Đài là một đường lối

Đạo đức, can giặc, tượng trưng quyền lợi quốc gia, lần lần đến quyền lợi quốc tế mà sống yên vui trong tình huynh

Page 14: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

GÓP NHẶT CHUYỆN ĐẠO

14

đệ đại đồng, trong nhân tâm và nhân tín.Đức Khổng Tử có dạy, bình thiên hạ có 3 cách:

1) Yếu tố quân sự,2) Yếu tố no cơm ấm áo,3) Yếu tố nhân tín.

Mà yếu tố nhân tính là yếu tố quan trọng hơn hết. Nếu trường hợp bất khả khán, ta không kiện toàn quốc sự được cũng không hại lắm; cùng chẳng đã, ta không lo cho dân no cơm ấm áo được cũng không đến đổi nào. Nhưng nếu dân không tin chánh quyền nữa thì chánh quyền phải đỗ.

Tôn Võ Tử có nói câu:“Thâu thành không bằng thâu lòng người”.Cộng Sản Việt Nam ép dân theo XHCN, hứa hẹn đủ

điều, mà từ 1930 đến nay không đem mãi mai hạnh phúc cho nhân dân, trái lại gieo tang tóc lầm than thì nhân tín đã mất. Yếu tố căn bản không còn thì không mong tồn tại. Trong tương lai gần đây, Hòa Bình Chung Sống của Cao Đài sẽ thắng Sống Chung Hòa Bình của Cộng Sản một cách danh dự, vì nó hạp nhân tâm, hòa nhân tín, dưới dân ưa, trên Trời giúp.

Lấy Việt Nam làm kiểu mẫu, nó sẽ được các nước đồ theo để trên thế gian chỉ còn:

1 nòi giống1 quốc gia1 Tôn GiáoY như lời Đức Chí Tôn đã tiên tri, chừng nào thế

Page 15: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

2. HÙNG BIỆN

15

giới đại đồng, Hòa Bình Chung Sống của Cao Đài mới chu toàn nhiệm vụ.

2. HÙNG BIỆN

Người hùng biện là người đừng trước đám đông ăn nói lưu loát, hấp dẫn, làm cho khán giả súc cảm theo ý trí của mình. Người Pháp hễ nói đến hùng biện biệt tài thường nhắc đến Démos Thène. Ông nầy làm gì mà được quần chúng nhắc đến vậy?

– Ông là một kẻ ngọng nghịu, nói đớt đát, nhưng có chí muốn trở thành một kẻ hùng biện. Trước tiên ông luyện giọng ông sao cho khỏi ngọng bằng cách bỏ đá vào miệng để tập cái lưỡi uốn éo theo ý muốn. Một thời gian bền chí, ông ăn nói như thường, hết tật ngọng. Kế ông tập diễn thuyết, ông ra bãi bể nơi sóng vỗ ào ạt mà nói lên tiếng để giọng nói có mãnh lực lấn át tiếng sóng vỗ. Một thời gian tiếng diễn thuyết của ông có giọng như chuông ngân. Thời ông chưa có micro để khuếch đại tiếng nói, nên nếu nói nhỏ thính giả ở xa không nghe được điều mình muốn nói thì thế nào quần chúng hưởng ứng được ý nghĩa của tư tưởng mình.

Kế ông ra trước đám cải nồi, dòm cái vườn mà tưởng tượng là đầu người lố nhố để tập tánh dạn dỉ, không bị khớp khi quần chúng quá đông đảo. Từ đó ông khởi nói chuyện với một số ít người để quen lần, để đến một khối người nhiều thì sự diễn thuyết càng hấp dẫn. Thời gian tập luyện không bao lâu ông thành công mỹ mãn, từ anh ngọng nghịu, Ông Démos Thène trở thành một kẻ hùng biện lừng danh ở Âu Châu.

Người ta phân tích có 6 loại hùng biện:

Page 16: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

GÓP NHẶT CHUYỆN ĐẠO

16

1) Hùng Biện Tòa Án, gồm diễn văn quan tòa, diễn văn Luật Sư.

2) Hùng Biện Chánh Trị, gồm diễn văn hội thảo hay mít tinh chánh trị.

3) Hùng Biện Quân Sự, gồm hịch đọc trước ba quân hay thuyết văn quân huấn.

4) Hùng Biện Hàn Lâm, hay văn chương của những văn gia Hàn Lâm Viện.

5) Hùng Biện Đại Học, là hùng biện văn của Giáo Sư Đại Học cho đồng nghiệp hay sinh viên nghe.

6) Hùng Biện Truyền Giáo, là những diễn văn Đạo của Các Mục Sư, Thượng Tọa hay Chức Sắc các nhà tu hành.

Chúng ta hãy chọn một loại diễn văn, rồi tự mình làm một người chuyên môn xử dụng loại ấy.

Trở lại bàn đến Đạo Cao Đài, Đức Hộ Pháp hồi sanh tiền đã ra lịnh cho các cơ quan trong nền chánh trị Đạo phải luân phiên nhau thuyết Đạo. Hễ một đêm Hành Chánh thì đến một đêm Phước Thiện, một đêm Pháp Chánh, một đêm Đức Ngài thuyết. Nhờ phương pháp ấy mà Chức Sắc phải tìm đề tài để tới phiên mình phải tròn phận sự, mở mang kiến thức, và người nghe cũng học hỏi được ý kiến thâm viễn về chánh trị, văn hóa, Đạo đức…hầu tiến bộ trên đường tu học.

Các quyển Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp được lưu truyền đến giờ đã làm phương châm hành Đạo của toàn Thánh thể Đức Chí Tôn cũng nhờ phương pháp ấy.

Page 17: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

3. MỤC ĐÍCH

17

Nếu chúng ta không tập cho được hùng biện thì khi đứng trước tín đồ hay quần chúng ngoại Đạo, chúng ta sẽ sợ sệt, rung rẫy, giọng nói kém cương quyết thì làm thế nào đem Giáo lý cao thâm của nền Đại Đạo mà lưu truyền khắp mặt địa cầu cho đặng.

Không có một ông Thủ Tướng hay một ông Tổng Thống hay một nhà lãnh Đạo Tôn Giáo nào mà không hùng biện. Dầu lời văn có kém phần bố cục mà diễn giả lôi kéo quần chúng với giọng phủ trầm của mình, với lời đanh thép của mình cũng có thể cảm hóa cho họ chấp nhận quan điểm của mình là đúng. Còn nhếu nháo như đọc sách, như trả bài thì dầu ý nghĩa của bài văn có sâu sắc đến đâu, thính giả cũng chán nản mà lảng đi, thành buổi thuyết trình phải thất bại.

Vậy sự hùng biện rất cần thiết cho Chức Sắc cũng như Chức Việc trong nhiệm vụ thề thiên hành hóa của mình. Nó là “Câu kinh vô tự độ người thiện duyên” đó vậy.

3. MỤC ĐÍCH

Người đời ai cũng sống nhấm vào một mục đích, Kẻ thiên về tiền bạc thì muốn trở nên một triệu phú; kẻ làm chánh trị thì muốn nắm chánh quyền; kẻ tu hành thì muốn đoạt Đạo.

Đức Hộ Pháp có nhắc một câu phương ngôn Pháp: “Chaque soldat a un bàton de Maréchal dam sa sacoche” (Mỗi quân nhân đều có một cây gậy Thống chế trong bị của nó). Bần Đạo lại nói: “Mỗi Tín Đồ đều có mão Giáo Tông hay Hộ Pháp trên đầu nó”. Đó là mục tiêu của chúng ta để nhắm nó để tiến dần hầu đoạt cho kỳ được. Muốn thỏa vọng chúng ta phải làm cách nào?

Page 18: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

GÓP NHẶT CHUYỆN ĐẠO

18

– Phải đi từ nấc dưới mà lần bước, đi bước nào vững bước nấy. Nếu bộn chộn, nữa đường phải vấp ngã, mà rủi vấp ngã thì khó mà đi một con đường mình định hướng. Trái lại nếu chểng mảng mà đợi thời cơ thuận tiện mới tiến thân thì e trễ nải, thời gian không cho phép chúng ta rờ tới cái đích ấy đặng. Vậy dù nghịch cảnh ngộ hay thuận thời cơ, chúng ta đều cũng phải cố gắng lập công bồi đức làm yếu tố căn bản. Mỗi người đều tùy khả năng tài đức mà tu tiến, chớ không ai có thể ra một phương tu gương mẫu thế nầy hay thế khác để đoạt mục đích.

Kinh Phật Mẫu có câu:“Tam Kỳ khai hiệp thiên thi,

“Khoa môn Tiên vị ngộ kỳ Phật duyên.”Trong kinh Đại Tường có câu:

“Trường thi Tiên Phật dượt kiếp khiên”.Vậy phẩm Giáo Tông hay Hộ Pháp là 2 phẩm Thần

Tiên gấm ghé Phật vị, nếu làm tròn bổn phận thì đặng thành Phật.

Chúng ta có 4 con đường đến Phật vị:1) Đường thứ nhứt là lập công bên Cửu Trùng Đài:

Đi từ Đạo Hữu lên Bàn Trị Sự, Lễ Sanh, Giáo Hữu, Giáo Sư, Phối Sư, Đầu Sư, Chưởng Pháp, Giáo Tông.

2) Đường thứ nhì là lập công bên Phước Thiện: Đi từ Minh Đức, Tân Dân, Thính Thiện, Hành Thiện, Giáo Thiện, Chí Thiện, Đạo Nhơn, Chơn Nhơn, Hiền Nhơn, Thánh Nhơn, Tiên Tử, Phật Tử.

3) Đường thứ ba lập công nơi cửa Tu Chơn: Vào nhà tịnh luyện Đạo, nhưng trước khi vào phải có Tam Lập là: Lập công, lập đức, lập ngôn cho xứng rồi mới mong

Page 19: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

3. MỤC ĐÍCH

19

đoạt được mục đích.4) Đường thứ tư là đi bên Hiệp Thiên Đài: Từ

Luật Sự, Sĩ Tải, Truyền Trạng, Thừa Sử, Giám Đạo, Cải Trạng, Chưởng Ấn, Tiếp Dẫn Đạo Nhơn, Thời Quân, Thượng Sanh, Thượng Phẩm, Hộ Pháp.

Ngoại lệ, nếu tiền kiếp chúng ta có công tu ở Đạo Phật, Đạo Lão, Đạo Nho hay Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo, Phật Đạo, được Đức Chí Tôn giáng cơ đặc cách phong thưởng thì mới qua Tân Luật và Pháp Chánh Truyền mà hưởng phận cao sang.

Còn một lối nữa là nếu may duyên ta phổ độ được một nước hay nhiều nước, số người cải tà qui chánh về với Chí Tôn càng đông thì cũng đổi được ngôi cao tước trọng.

Nếu trong hiện kiếp chúng ta chưa rớ tới cái mão Giáo Tông hay Hộ Pháp thì một hoặc vài kiếp tới, chơn linh chúng ta cứ nhắm mục đích đó mãi, thế nào rồi cũng có ngày nhắm được.

Hơn nữa, chúng ta nếu tạo được một công nghiệp phi thường, cũng có thể trong một kiếp chúng ta đoạt mục đích mong muốn.

Đức Thích Ca có thuyết trong Di Lạc Chơn Kinh rằng có hằng hà sa số chư Phật nơi các Cung Trời, tức trước ta đã có vô số người đoạt vị thì ta rất có hy vọng làm được như các Đấng ấy. Nho Giáo có nói:

“Mạc Đạo Thần Tiên vô học xíu,“Cổ kim đa thiểu thượng thăng nhơn”.

Nghĩa là đừng nói Thần Tiên không chốn học, vậy chớ xưa nay có ít nhiều người được đặt vị, hỏi học ở đâu mà được thế?

Page 20: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

GÓP NHẶT CHUYỆN ĐẠO

20

Người ta làm được, ắc mình cũng phải làm được. Ấy cũng do nơi ta cương quyết nhắm mục đích cho bền, chí cho vững, không hề ngã lòng trước mọi trở lực, không chống thì chầy chúng ta cũng sẽ đoạt kỳ sở nguyện.

4. CHÂU VI LẠC CẢNH

Nước Việt Nam từ 1945 trở về sau, chiến tranh Pháp Việt ngày càng dằn co nên các vị lãnh Đạo của các đoàn thể hoặc tông Giáo phải tìm cách gom góp người đồng chí đồng tâm của mình vào một nơi an toàn, hầu bảo đảm sanh mạng và tài sản của họ được nguyên vẹn. Đò là bổn phận tối trọng của đàn anh lo cho đoàn em.

Ngược dòng lịch sử, chúng ta quan sát thấy có 3 kiểu mẫu đã được áp dụng:

1) Kiểu thứ nhứt của Cao Đài là lập Châu Vi, gom Đạo lại rồi tổ chức các cơ cấu an ninh để chống chõi cho qua cơn hổn loạn.

2) Kiểu thứ hai là Ấp chiến lược của Ngô Đình Diệm lập, trước hết cho một triệu rưỡi tín đồ Thiên Chúa Giáo Bắc di cư trú ngụ, sao đề gom con chiên cùng quần chúng vào khỏi các vùng chiến đấu hầu đem dân về mình, cũng gọi là Khu Trù Mật.

3) Kiểu thứ 3 là Kinh Tế Mới của Cộng Sản, bung dân đô thị ra các vùng hoang vu để khai thác nông nghiệp, tránh nạn thất nghiệp ở các nơi quá đông đúc.

******

Bây giờ chúng ta lấy tánh cách khách quan mà phê phán trong 3 phương sách ấy, cái nào thấy lợi, cái nào có những cái ưu điểm, cái nào có những cái khuyết điểm và

Page 21: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

4. CHÂU VI LẠC CẢNH

21

tại sao nhắm mục đích thì hay đẹp mà đến lúc thật hành thì lại méo mó làm dân chúng khổ sở càng khổ sở thêm.

A.-Châu Vi, Đức Hộ Pháp đã lấy kiểu vở nào mà lập Châu Vi, nghĩa là nó ra thế nào mà tín đồ Ngài được an toàn sanh mạng, tài sản không hao hục lại kinh dinh thêm, cho đến đổi người ngoại Đạo phải xin vào Châu Vi để được che chở.

Cái Châu Vi lớn nhứt là Thánh Địa Tây Ninh, từ trước năm 1945 chỉ có 4 thôn mà nay đã có 20 Phận Đạo, mỗi Phận Đạo có một Thánh Thất, một Điện Thờ Phật Mẫu, nhà cửa san sát, mỗi phần đất 25-30 thước, cách 10 gia đình có đường xá xẻ dọc xẻ ngang, có thể biến nên đô thị.

Hành Chánh do Bàn Trị Sự có Cơ Thánh Vệ bảo đảm an ninh. Hễ 12 nhà có tổ chức Thập Nhị Gia Liên Bảo coi sóc về đời sống vật chất cho dân chúng sống an cư lạc nghiệp với một tinh thần tương thân tương trợ hòa cứ trong luật thương yêu và phép công bình.

Các Châu Vi nhỏ lại có Quản Lý, Quận Thôn lo về phần an ninh và sự sinh hoạt vật chất. Về tinh thần có Đầu Tộc, Bàn Trị Sự giúp đỡ đàn em khi hữu sự đau ốm, tang khó hay nghèo đói.

Có thể so sánh nếp sống trong Châu Vi là nếp sống của đời Nghiêu Thuấn hoặc nếp sống của đời Tây Bá Hầu Châu Văn Dương. Phải chăng Đức Hộ Pháp muốn biến vùng Đạo thành vùng nhân nghĩa, Đạo đức như đời nhà Châu nên Ngài đặt là Châu Vi. Châu là đời nhà Châu, Vi là làm, noi theo chước Châu Văn Vương mà làm cho xã hội tốt đẹp có thể thành Thiên Đàng tại thế.

Đời Tần Thuỷ Hoàng có Thương Uổng là Mưu

Page 22: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

GÓP NHẶT CHUYỆN ĐẠO

22

Thần đề xướng “Ngũ Gia Liên Bảo”, 5 nhà chỉ xài 1 con dao. Đời Đường Ngưu có Đường Bạch Thanh và Hồng Bạch Hương phá rừng lập ấp: Hễ 12 nhà thì đặt người coi sóc sự sống mà khai thác thêm nữa, đâu đó có qui cũ chuẩn thằng, người không gian tham, không kiện thưa, nhà không đóng cửa, đường không lượm của rơi, không hưởng lộc Vua chỉ hưởng lộc tạo hóa, nên nhân dân thái bình an vui lạc nghiệp.

Châu Vi của Cao Đài áp dụng Ngũ Gia Liên Bảo của Thương Uổng là 5 nhà có một người coi sóc làm trưởng, 10 nhà có 2 người coi sóc làm phó. Nghĩa là trong 12 nhà có một người quản lý, 1 phó quản lý. Trong 12 lý cử 1 Quản Thôn và 1 phó Quản Thôn. Đây là một sự phối hợp của các phương pháp Thương Uổng với Hồng Bạch Thanh nên không một người lạ mặt nào vào Châu Vi mà qua mặt được Đạo. Nhưng cái hay là tuy biết có kẻ lạ mặt mà Đạo không làm hại họ, chỉ đề phòng họ làm hại Châu Vi. Đó là nhân nghĩa thắng bạo tàn.

Thánh Địa Tây Ninh đã chứa lối 10.000 người trong đó có cả 1.000 Việt Minh, nhưng không khi nào Đạo đem họ nạp cho Pháp hay Ngô Đình Diệm. Đến ngày 30-4-1975 những cán bộ nằm vùng đã xác nhận những cái tốt đó.

Đức Ngài lấy cái hay đẹp của người xưa dung hòa với hoàn cảnh hiện tại mà lập Châu Vi nên đã thành công theo ý muốn.

B.- Khu Trù Mật được sự viện trợ dồi dào của Mỹ về vật liệu, tài chánh, nhưng sự tổ chức không qui cũ, nội dung nhầm mục đích ép dân chúng vào một khuôn khổ mà chúng chưa ý thức. Hoặc buộc người ngoại Giáo theo Đạo Thiên Chúa hoặc buộc người Cộng Sản theo

Page 23: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

4. CHÂU VI LẠC CẢNH

23

Quốc Gia. Thêm vào sự bóc lột của Ban Lãnh Đạo, tức tinh thần của Khu Trù Mật bị xáo trộn nội bộ, không rập ràng theo một kiểu nở tiên liệu. Nơi nầy kiểu nầy, nơi khác kiểu khác. Thường các Linh Mục lãnh Đạo không được dân chúng trong khu mến phục, nên tinh thần bối rối, nhân tâm bất nhứt. Vì sự sôi động của nhiều thành phần nên đối phương phá hoại dễ dàng, hoặc bị tấn công, hoặc bị đốt phá.

Cho nên, trong vài năm đầu thì có mòi nhộn nhịp, nhưng về sau dân chúng bỏ đi vì khó làm ăn, bị sưu cao thuế nặng, bị Cộng Sản hâm dọa kẻ nào bỏ chiến khu vào Ấp Chiến Lược là phản động, đắc tội với Tổ Quốc, trốn nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ kinh tế v.v…Lần lượt số người trở về chiến khu càng đông thì Ấp Chiến Lược thất bại.

Rốt cuộc tiền bạc hao hụt nhiều mà không gặt hái được kết quả mong muốn là kéo dân về Thành. Mãi đến 1-11-1957 Ngô Đình Diệm bị Dương Văn Minh đảo chánh tức khu Trù Mật cũng theo chủ nó mà xuống Diêm Đài.

C.-Khu Kinh Tế Mới, chánh quyền Cộng Sản bung dân khỏi Kinh Đô và các đô thị lớn, ào ào ạt ạt đem xe chở cả đoàn 5-7 chục chiếc đổ vào rừng, không có chương trình dự bị, buộc dân chúng tự xây nhà cửa, đốn rừng, ban gò mối để cuốc rẫy trồng khoai đỡ dạ, mặc ai khóc, mặc ai la. Chánh phủ đánh Mỹ, Pháp còn thắng, huống hồ bọn dân nghèo bị thua thì không cần nghe tiếng nói của họ mà làm gì.

Muỗi rừng rất dữ làm sốt rét nhiều người, nước rừng rất độc làm lớn bụng vàng da. Kẻ ở Thành uống nước phông tên không giống nước giếng, gạo chánh phủ cấp tháng đầu tháng sau đã hết mà hoa màu thì:

Page 24: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

GÓP NHẶT CHUYỆN ĐẠO

24

“Cải chửa ra cây, cà chửa nụ,“Bầu vừa rụng rún, mướp đương hoa”.

Thêm vào nạn rắn cắn, trăng quấn, heo rừng, khỉ sóc đến phá hoa màu, mối sâu bọ rầy không thương người lỡ bước. Đau không thuốc uống, đói chẳng gì ăn, vợ nhằn, con khóc, tương lai mịt mờ…thì còn có nước trốn về Thành đi ăn xin để sống.

Dầu hình phạt có gắt gao thế nào cũng không ngăn cản số người bỏ Kinh Tế Mới về Thành. Đói quá lại sinh ăn quịt, giựt đồ, làm điều tồi phong bại tục để sống qua ngày.

Vì chánh sách XHCN cương quyết thi hành cho kỳ được nên mỗi năm đều bắt dân chúng bun dân đi Kinh Tế Mới, nhưng thực tế nó phủ phàng, dầu cán bộ cũng phải lắc đầu bởi thiếu phương thức cho đúng mức nhu cầu.

Kết Luận:Cũng một mục đích gom dân chúng lập ấp mà tại sao

Cao Đài làm thành công còn Ngô Đình Diệm và Cộng Sản thất bại. Chúng tôi xin trả lời: Tại thiếu nhơn nghĩa, thiếu Đạo đức, thiếu tình thương, thiếu công bằng.

Hiện giờ (1982) các Châu Vi ở các tỉnh mọc lên Thánh Thất, Điện Thờ, chợ búa, trường học, nhà thương, nhà bảo sanh, các cơ quan từ thiện cho hòm thí, phát thuốc thí v.v…Chúng ta thử so sánh với Khu Trù Mật và Kinh Tế Mới coi cái nào hay, cái nào đẹp?

Xin miễn luận.

5. CHỮ ĐẠO

Khi Trời đất chưa sanh thì Đạo đã có, ấy là lẻ đương

Page 25: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

5. CHỮ ĐẠO

25

nhiên của Tạo Hóa. Vạn vật từ một khối Hư Vô hay là Thái Cực lại biến lưỡng nghi, âm dương tương hiệp với nhau mới biến sanh càn khôn vũ trụ. Khí thanh bay lên làm Trời, khí trượt lắng xuống làm đất.

Trời lại có 3 cái báu là Nhựt, Nguyệt, Tinh tức là Mặt Trời, Mặt Trăng và Ngôi Sao.

Đất có 3 cái báu là Thủy, Hỏa, Phong rồi đương nhiên vận hành mà biến cây cỏ, cây cỏ biến thú cầm, thú cầm biến hóa lên nhơn loại là loài người.

Người có 3 món báu là Tinh, Khí, Thần tức thể xác, trí não và linh hồn.

Người cổ cũng như kim luôn luôn khôn ngoan tìm tòi học hỏi nguyên do xuất phát ra xác thân trí não và linh hồn và hướng về khí Hư Vô là tầm Đạo vậy.

Vì trình độ nhơn sanh không đồng đều, sự tiến bộ của nhơn hồn không nhứt đẳng; nếu kẻ thấp nói điều cao xa thì không lãnh hội được, còn kẻ cao siêu mà dạy điều thấp thỏi thì hóa ra vô bổ, nên Chí Tôn sai các Đấng lập Ngũ Chi Đại Đạo để gom cả con cái của Thầy, không bỏ xót một hạng người nào.

Tuy có Nhơn Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo, Phật Đạo mà nhơn sanh cũng chưa chịu tu hành, mãi bôn xu theo đường vật chất mà biến ra một thuyết vô thần, không tin lẻ huyền vi tạo hóa và cho rằng chết là hết. Cứ hưởng thụ cho thỏa thích xác thân rồi đi đến cuối cùng là nằm xuống 3 tất đất. Bởi quan niệm như vậy mà cứ giật giành của cải, quyền thế đặng hưởng thụ, không kể tội phước, bất chấp luật vô vi, dầu các Đạo Giáo có gióng bể chuông thức tỉnh, có đánh tét trống Lôi Âm,

Page 26: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

GÓP NHẶT CHUYỆN ĐẠO

26

nhơn loại cũng vẫn điềm nhiên mà tranh đấu trong danh quyền lợi lộc.

Đấng Cha Lành mới tính sao khi con mình thất Giáo, lời đường mật không nghe thì phải roi đòn hầu cảnh tỉnh.

Chiến tranh thứ nhứt đã thức tỉnh một số người, nên họ lập hội Quốc Liên, đến chiến tranh thứ nhì thì mới này sinh ra Liên Hiệp Quốc để hạn chế sự tranh đấu, có nơi bàn cải về nạn tiêu diệt nhơn sanh. Nhưng dầu Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc có ngay chánh đến đâu cũng bị 2 khối siêu cường Nga/Tàu, Mỹ dùng quyền phủ quyết mà đặt ách thống trị các nước nhược tiểu một cách mới mẻ khoa học. Họ chia 2 thế giới để thống trị chớ không có tình thương yêu giúp đỡ. Cho nên lòng phẫn uất của nhơn sanh vẫn ngùn ngục không bao giờ tắt hẳn được.

Đức Chí Tôn thấy con cái của Ngài đi bên bờ vực sâu của sự tiêu diệt mới thả linh thoàn mà cứu vớt quần sanh.

Ngài dạy cặn kẻ phép vĩnh tồn bằng luật thương yêu và quyền công chánh. Ngài ký với nhơn loại Đệ Tam Hòa Ước và sở cậy 3 Đấng có uy tín nhứt của thế gian làm Trung Bảo.

Âu Châu Ngài chọn Victor Hugo.Á Châu Ngài chọn Tôn Văn.Việt Nam Ngài chọn Trạng Trình Nguyễn Bỉnh

Khiêm.Ngài hứa nếu các con thực hành luật thương yêu và

quyền công chánh thì Thầy sẽ đổi lại ngôi Thần, Thánh, Tiên, Phật.

Page 27: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

6. CẦM HẠC TIÊU DAO

27

Trong một đàn cơ, Thầy dạy:Đạo là rộng rải bao la,

Cứu đời thoát khỏi ải hà vực sâu.Đạo vô hình tạo bầu vũ trụ,Đạo vô thinh, vô xú, vô cầu.

Đạo là huyền bí nhiệm mầu,Sanh ngôi Chủ Tể một bầu càn khôn.

Đạo rộng lớn bao gồm vạn vật,Đạo thâu vào nhỏ nhặt ai hay?

Lớn hơn Thái Cực: Ngôi Thầy,Nhỏ như một điểm, ở ngay tâm người.

Ấy vậy muốn trọn Đạo, chúng ta phải vâng lời vàng tiếng ngọc của Đại Từ Phụ và thật hành luật thương yêu và quyền công chánh cho nghiêm minh thì chẳng những tránh đặng chiến tranh khóc hại mà còn nhẹ bước than mây mà trở về cùng Đấng đã tạo ra linh hồn của mình mà chớ.

6. CẦM HẠC TIÊU DAO

Triệu Thanh Hiếu đời Tống đi làm quan nơi đất Thục chỉ đem theo cây đàn và con hạc.

Cây đàn dùng để lúc nào buồn đem ra giải khuây, còn con hạc để nhắc cái thanh bạch nhàn nhã của kiếp người, không vì miếng ăn mà phải thúc phược như con gà bị úp bội. Gà thì chủ cho nước uống, thóc ăn no đủ cho mập mạp. Nhưng có ai nuôi gà để dòm chơi xem bộ lông mướt hay cái mồng đỏ, cái cựa bén mà nuôi gà để hôm nào để cực ăn hoặc có khách quí thì bắt nó ra làm thịt.

Page 28: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

GÓP NHẶT CHUYỆN ĐẠO

28

Nho Giáo có câu:“Lung kê hữu mễ than hoa cận,“Dã hạc vô lương thiên địa khoan.”

Thánh Giáo cũng có bài giải 2 câu trên:“Bụng trống thảnh thơi con hạc nội,“Chứa đầy túng thiếu phận gà lồng.”

Triệu Thanh Hiếu muốn giữ mình làm một ông quan thanh liêm, nên đem con hạc theo để nhắc chừng, đừng xa bản tánh của Trời ban cho mình để mãi mãi giữ cái giá trị cao khiết như con hạc. Đói thì bay từ đồng nầy qua đồng nọ thong thả kiếm ăn, tuy bửa đói bửa no, nhưng không lệ thuộc vào một áp lực nào của thế tục. Vì khi làm quan thì biết bao nhiêu cạm bẫy làm cho mình sa ngã.

Kẻ cường hào đúc lót của hối lộ để học thẳng tay bóc lột dân lành, bắt một số người làm nô lệ để ngồi mát ăn bát vàng. Dân trông nơi sự công bằng chánh trực mà quan để sống tự do.

Nếu mình hùa theo bọn ấy thì dân chúng sao khỏi khổ sở. Hơn nữa Triều Đình mục đích trấn mình đến địa phương đó để rải nhơn nghĩa cho dân nhờ, mình lại vì tư lợi mà làm trái với ý vua thì là kẻ nịnh thần rồi, chữ trung quân ái quốc không còn mang với danh từ hương tể được nữa.

Hễ có minh quân phải có hương tể. Nếu Tể Tướng mà tham nhũng thì có ngày dân chúng phải nổi loạn, triều đình phải sụp đỗ rồi Tể Tướng cũng phải đỗ theo.

Đạo Giáo nào cũng dạy người phải xu hướng theo tâm linh, lánh xa vật chất, nhưng ở đây Triệu Thánh Hiếu không đi xa đến thế, ông không nhằm việc siêu thoát linh

Page 29: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

6. CẦM HẠC TIÊU DAO

29

hồn nhưng xử kỷ về phần nhơn Đạo.Cổ Học Tinh Hoa có nhắc tích một ông quan đến

trấn nhậm địa phương, có người bưng mâm vàng đến trong đêm khuya để làm lễ ra mắt, quan từ chối, người biếu mãi nài nỉ và nói: “Đêm khuya không ai biết, ông cứ nhận để tôi được hài lòng”.

Quan trả lời: “Sao ông lại nói không ai biết? Tôi biết, ông biết, Trời biết, đất biết, sao lại nói không ai biết. Hơn nữa vàng lại là cái quí của ông, sự thanh liêm là cái quí của tôi. Ông cứ đem vàng về, chúng ta cùng giữ hai cái quí. Nếu trái lại đôi ta đều mất hai cái quí”.

Ông kia hổ thẹn lui ra mà trong lòng mến phục tánh thanh bạch của một Hương Tể.

Dân ở chế độ quân chủ, Cộng Hòa hay Xã Hội, người cán bộ luôn luôn phải liêm chính mới mong bền bỉ được. Ở cá nhân không thẹn với lương tâm, ở xã hội không hổ với dân chúng, đối với chánh quyền làm gương tốt cho sĩ phu, đối với Thần Linh không mắc tội với Trời Đất.

Người trong sạch như thế, tuy không thờ một tôn Giáo nào đi nữa, cũng được nhẹ nhàn khi lìa đời thoát tục.

Xin mượn bài thi của Nguyễn Công Trứ sau đây để kết luận:

Chẳng lợi danh gì lại hóa hay,Chẳng ai phiền lụy, chẳng ai rầy.Ngoài vòng cưỡng tỏa chân cao thấp,Trong thú yên hà mặc tỉnh say.Liếc mắt coi chơi người lớn bé,Vểnh râu bàn những chuyện xưa nay.

Page 30: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

GÓP NHẶT CHUYỆN ĐẠO

30

Của Trời trăng gió kho vô tận,Cầm hạc tiêu dao đất nước nầy.

7. DƯỠNG SANH TÁNH MẠNG (LỜI DẠY CủA ĐứC CHÍ TôN )

Đây Thầy giải qua “Dưỡng sanh tánh mạng”Thầy lập Đạo tại xứ Nam nầy nhầm thời kỳ cuối

cùng của nhơn loại.Các con ôi! Vách tường sấp đổ, nạn khô hầu kề, Thầy

há nở điềm nhiên tịnh tọa để cho bầy con sắp tận vong tiêu diệt sao? Thế nên Thầy không nài gay khổ nhọc nhắn đem mối Đạo mà cứu vớt các con trong hồi cứu cấp nầy. Các con khá biết Đạo có 3 Nguơn ấy là số cuối cùng của Trời Đất. Trước hết mở đầu là Thượng Nguơn. Thượng Nguơn chính là Nguơn Tạo Hóa là Nguơn đã gây dựng càn khôn vũ trụ, vậy khi mới tạo Thiên lập Địa nhơn loại sanh ra thì tánh chất con người rất đổi là hồn hồn ngạt ngạt còn đang phát thiện lương, nên chỉ có thuận tùng thiên lý mà hòa hiệp dưới trên, tương thân tương ái. Thời kỳ ấy người người đồng khí thiên nhiên nên đồng hạnh hưởng thanh nhàn khoái lạc mà vui say mùi Đạo tháng ngày, bởi đó mà đời Thượng Cổ mới có danh là đời Thượng Đức.

Kế đó bước qua Trung Nguơn thì nhơn tâm bất nhứt, tập quán theo thói đời thâm nhiễm theo nét xấu mới làm ra mất điểm thiên lương, bèn cậy ở sức mình mà hiếp bức lẫn nhau, chém giết hại nhau, tương sát tương tàn, mạnh còn yếu mất nên mới sanh biết bao trường quyết chiến, không còn đồng loại đồng chủng là gì, đã phai lợt tình nghĩa cốt nhục đồng bào. Bởi đó đời Thượng Cổ mới sanh ra đời Thượng Lực mà Trung Nguơn ấy cũng là Nguơn Tranh Đấu nữa.

Page 31: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

7. DƯỠNG SANH TÁNH MẠNG (LỜI DẠY CủA ĐứC CHÍ TôN )

31

Tiếp đến Hạ Nguơn, sự tranh đấu càng ngày càng ráo riết dữ tợn gớm ghê, thì nhơn loại chê sức mạnh mà dùng não cân, nên mới bày ra chước quỉ mưu tà, kế sâu, bẩy độc, thiệt là khốc liệt phi thường. Song đó là lẻ tự nhiên, càng tranh đấu mới càng tấn hóa. Ngặt càng tranh đấu lắm lại càng ác nghiệt lắm. Nếu tranh đấu thét mãi phải đi ngay đến thời kỳ tiêu diệt.

Bởi đó đời hiện tại là đời mạt kiếp, còn Hạ Nguơn nầy gọi là Nguơn Điêu Tàn.

Nhưng hết loạn thì tới trị, vong tắc hưng, nên Nguơn Tiêu diệt sẽ đến Nguơn bảo tồn là nguồn Đạo đức phục hưng để sấp lập lại như đời Thượng Cổ, nên cũng gọi là Nguơn Tái Tạo.

Đây bước qua thời kỳ nầy là thời kỳ qui nhứt thống, đại luân hồi của Thiên Địa đó, mà ngày đã đúng số định của Tạo Đoan đã tới Nguơn cuối cùng của Thiên Địa. Vì tính ra đã 12 vạn 9 ngàn 6 trăm năm (12.9.600) nên đã đến kỳ tạo Thiên lập Địa một lần nữa.

Các con, ngày nay Thầy đến rồi là Thầy muốn ngửa tay ra mà tế độ các con. Vậy các con phải nương níu lấy Đạo mầu, ráng luyện chơn tánh cho thuần dương thì ắc tránh khỏi cuộc vinh hư tiêu trưởng của đời sấp đến nghe các con!

Vã lại sự tu hành là phương giải thoát cuộc đời khốn nạn khổ tân, nên người quân tử hằng chú trọng về tinh thần mà cố gắn trao giồi đức hạnh.

Các con phải biết rằng, hễ muốn cho Chơn Thần đặng tinh khiết thì phải giữ gìn thân thể tráng cường, muốn dưỡng phần hồn thì phải mượn phần xác. Bởi thế

Page 32: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

GÓP NHẶT CHUYỆN ĐẠO

32

cho nên các con chẳng nên trọng vô bỏ hữu; trọng hữu mà bỏ vô, phải nương níu với nhau cho mật thiết mới được.

Phải tu hành mà đừng ép xác hủy mình. Vì thể xác phàm mà khương kiện thì linh hồn mới đặng Thông Tri.

Vậy Thầy nói muôn sự nuôi phần hồn cho các con hiểu rõ:

Phật Giáo thì chú trọng về Hư Vô Tịch Diệt để nuôi lấy tinh thần nên dùng phép Thiền Tọa mà gìn lòng không cho xao động.

Tiên Giáo thì thích sự Thanh Tịnh Vô Vi để tự nhiên tùy tùng Thiên Lý, cứ mãi gom Thần định trí cho đến chỗ yểu yểu minh minh, quyết không để cái tâm lưu luyến hồng trần mà trợ lịnh cho thất tình lục dục dấy lên làm quấy.

Nho Giáo thì cần Tu Tâm Dưỡng Tánh chỉ tịnh tọa mà bảo dưỡng cho cái Tâm Lạc Thiện Háo Đức, cái Tánh Tiết Độ Cao Siêu.

Còn Đạo Của Thầy các con biết tu luyện rồi thì bốn buổi công phu, lọc cái tinh cho trong đặng bổ dưỡng cho phần hồn. Vậy mỗi ngày các con công phu bốn buổi là nuôi linh hồn, các con chẳng nên bỏ một thời nào đặng linh hồn nhờ khí ấy mà sáng suốt khôn ngoan, cứng cát. Vậy thì giờ công phu của các con là giờ linh hồn ăn uống.

Ngoài ra các con nên dưỡng trau phần hồn cho thanh khiết, cốt thiết là đừng để cho tâm thần lay động phóng túng ra ngoài.

Cần phải giữ sao cho tự nhiên yên tịnh luôn luôn

Page 33: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

7. DƯỠNG SANH TÁNH MẠNG (LỜI DẠY CủA ĐứC CHÍ TôN )

33

mới được. Giã trong thân thể có bảo trọng cao quí bằng cái lương tâm nên lương tâm ấy ví không còn nữa, nếu để cho tán tận đi rồi thì con người còn chi quí báo nữa đâu; mà con người thường ấy tất có khác gì kiến, bọ, dế, trùng sống kia như chết, có cũng bằng không. Hỡi ôi là khổ! Nay Thầy đã truyền Giáo cho các con, các con phải ghi nhớ các lời Thầy dạy, ráng lo dưỡng tánh tu tâm lắm lắm mới nên. Hễ muốn linh hồn trong sạch nhẹ nhàn thì các con hằng ngày phải tập tánh cho thiệt thiệt không không, đừng ghen ghét giận hờn, buồn lo sợ sệt chi chi tất cả, để nuôi lấy tư tưởng cho thanh cao, phải ép kềm cái ý muốn, chớ để cho nó chấn động dậy bừng mà lâm vào điều sái quấy.

Trong thân thể con người cũng phải biết ra phần nào lớn, phần nào nhỏ đặng nuôi phần lớn bỏ phần nhỏ, cho lớn khỏi mất quyền mà nhỏ đừng lấn thế; chớ nên bơ thờ lại để cho phần nhỏ lẫy lừng đè phần lớn tất là hại lớn chẳng vừa.

Vậy phần lớn ấy là lương tâm, còn phần nhỏ ấy là tai với mắt. Lương Tâm ấy là Thần Minh của Trời Đất đã phú cho, còn tai mắt lại là mối giặc của lương tâm mới khổ cho các con. Nếu để cho tai mắt nó điều động cái tấm lòng dục vọng mà chôn lấp lương tâm rồi chôn năm hòm ngũ trượt thì ôi thôi! Có dễ gì đúc bối xối dỡ nó lên mà đem cái lương tâm ra khỏi được.

Bởi vậy làm người là cần phải chú ý lấy cái tâm cho lắm, đừng vọng niệm sự tà tâm, chẳng ghét ganh, không thù oán, cứ miễn sao cho tâm chí mãi mãi được yên vui là quí nhứt. Chớ vì miếng ngon của quí mà hại lấy linh hồn, thậm chí sắc đẹp, mùi thơm mà lắp chơn linh tánh.

Page 34: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

GÓP NHẶT CHUYỆN ĐẠO

34

Ta cũng cần cử kiên vật thực hằng ngày cho chính mới nên. Đã biết ăn cho ngon miệng mới nuôi được thân phàm, song nuôi thân cho béo mà hại đến linh hồn thì sao? Bởi vậy như loài ngũ uẩn là loài ăn dơ có thể làm yếu ớt linh hồn thì lẽ nào không cử.

Còn 4 vách của đời là sắc tài tửu khí mà người ta nếu hễ mang vào thôi có mong chi siêu rỗi nữa.

SẮC hễ gần rồi thì tinh thần hôn mê.TÀI hễ mang đến thì tâm chí lo xa.TỬU hễ say mê thì kim đơn hư hỏng.KHÍ hễ còn vướng thì xã hội phải tiêu tan.Mà độc nhứt là cái Giận, ví các con dẫu công phu

đến mấy chục năm song các con để cho lửa giận một phen bừng cháy thì cũng đã thiêu đốt kim đơn phải tan ra nước hết trơn. Thậm chí những việc tầm thường như thuốc trần mà không bỏ thì cũng có hại cho kim đơn nữa đó.

Thế nên các con khá rõ mà dè dặt tiểu tâm vậy.

8. ĐẠO ĐứC TINH THẦN

Có phải tinh thần Đạo đức là một tinh thần bạc nhược, ai hiếp cũng chịu, ai nói oan cũng làm thinh hay chăng?

– Xin thưa không phải như thế. Nó chẳng những có một tinh thần kiên nhẫn chịu khó để giải khổ, mà cái khổ cá nhân khi giải được rồi còn phải giải khổ cho gia đình, cho thôn lân, cho chủng tộc và hơn nữa cho toàn cả nhơn loại trên mặt địa cầu nầy mà chớ.

Đức Quan Thế Âm khi còn tại thế bị hàm oan là

Page 35: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

8. ĐẠO ĐứC TINH THẦN

35

bội tình, cố ý giết chồng. Khi đi tu lại bị Thị Mầu giá họa phải ra trước Cung Đường đòn roi sĩ mạ rồi phải lãnh một đứa trẻ sơ sinh mà nuôi dưỡng một cách khổ sở, lại bị đuổi ra hiên Chùa mà trú ngụ; bao nhiêu cái đau khổ ấy Bà chịu để đổi lấy cái chí tùng Đạo đức là đoạt Phật vị.

Đó là cái tinh thần Đạo đức.Đức Chúa Jesus bị tình nghi khuyến dụ dân chúng

chống lại cường quyền Romain nên phải bị cực hình trên Thập Tự Giá, giờ lâm chung còn cầu nguyện Đức Chúa Trời tha tội cho kẻ lầm lạc và dâng máu Thánh của mình mà chuộc tội cho cả sanh chúng trên toàn thế giới. Đó mới là tinh thần Đạo đức.

Ấy vậy, tinh thần Đạo đức căn bản trên sự bác ái và công bình chớ không bạc nhược đâu?

Đức Chí Tôn có dạy: “… Hễ nó tấn mình mình chống, căn sức cho bằng hay là trỗi hơn mới đắc thắng, các con chịu nổi là đạo thành, còn các con ngã thì Đạo suy…liệu lấy”.

Vậy chẳng những nó không bạc nhược mà nó còn hùng dũng, cường liệt. Nên chi Đức Thích Ca Mâu Ni đề xướng thuyết “Đại Hùng, Đại Lực, Đại Tử Bi”. Ba cái phải bổ cứu nhau mới nên tinh thần Đạo đức. Nếu có từ bi mà không có Hùng, không có Lực thì biết chừng nào mới độ rỗi nhơn sanh. Còn có Hùng, có Lực mà thiếu Từ Bi thì hóa ra ác đức.

Gương Âu Châu Tin Lành và Thiên Chúa giết nhau cả trăm năm (Guerrede Cent aus) vì đặt tinh thần Đạo đức thiếu Từ Bi mà ra. Hồi Giáo giết Ấn Giáo và ngược lại, cả triệu người thiệt mạng ở xứ phật cũng do tâm lý nói trên. Ở Việt Nam Việt Minh giết Hòa Hảo trôi đầy

Page 36: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

GÓP NHẶT CHUYỆN ĐẠO

36

sông Cửu Long cũng do thiếu từ bi mà sát hại sanh mạng đồng bào mình mà không gớm tay.

Còn Cao Đài có Quân Đội cầm súng tức có Hùng; có 3 triệu tín đồ một lòng một dạ xem nhau như ruột thịt tức có Lực; có thành tích yêu quê hương, yêu Tổ Quốc, trọng mạng sanh đồng bào, không oán thù kẻ cướp nước tức là có Từ Bi. Ba yếu tố đã đủ nên nó không bạc nhược, cũng không ác nghiệt nên nó phải tồn tại.

Đó là tinh thần Đạo đức vậy.Hiện thời nó chưa mạnh lắm nên chưa được gọi là

“Đại”. Chừng nào nó được bành trướng khắp cả thế giới thì chữ: “Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi” mới đúng ý nghĩa hoàn toàn của nó.

9. LẤY TỪ BI LÀM CĂN BẢN

Phép Phật tùng vô lượng vô biên, nhưng trừ lòng từ bi thì không có Phật, không có Bồ Tát mà cũng không có Phật Pháp nữa.

Một ví dụ đơn giản:Phật cũng như một Giáo Sư hướng dẫn sáng suốt.Pháp cũng như sách Giáo khoa, mà Chúng Sanh

nhơn loại cũng như học trò.Vì có học viên mới phải cần có Giáo Sư chỉ dẫn theo

kinh nghiệm tiến thủ. Nếu học viên đã sáng suốt như Giáo Sư thì không cần đến Giáo Sư và sách Giáo khoa nữa.

Trong các học đường, ai theo học cũng đều hy vọng thành tài cả. Nhưng người thông minh thì tiến nhanh, kẻ độn trí tiến chậm. Trừ những người quá lười, dĩ nhiên

Page 37: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

9. LẤY TỪ BI LÀM CĂN BẢN

37

họ bị dốt. Những người nào dầu đần độn đến đâu nếu cố gắng học tập, không phải họ không được hưởng một kết quả khá.

Chúng ta tu học và làm theo phương pháp chỉ Giáo của Đức Phật, đều có hy vọng thành Phật, nhưng tùy theo căn cơ cao thấp đặc biệt của mỗi người mà tiến hóa, giác ngộ nhanh hoặc chậm. Nếu luôn luôn tinh tiến tu tập đều đến thành tựu viên mãn là: Hoàn toàn an vui, giải thoát tuyệt đối như Đức Phật vậy.

Chúng sanh bị mê hoặc vì những vọng chấp nhỏ nhen Người và Ta nên lòng vị kỹ tràn đầy, át hết cả tâm tính chơn như, khiến ta chỉ mong: Nào giàu sang sung sướng, nào muốn hưởng mọi sự tốt đẹp hơn người, ngoài ra không còn gì hơn nữa.

Những cảnh sống, già, đau, chết kia có gì đáng mến đâu? Chẳng qua cảnh vật mộng huyển vô thường làm ta bị mê lầm, nhận sự vật là có thật mà chạy theo vật dục.

Muốn dập tắt lòng dục đó, để tâm hồn thanh thoát trong cõi lặng, ta hăng hái tích cực làm theo lòng Đại Từ Đại Bi của Phật dạy.(Trích quyển Khám Phá Vũ Trụ và Đời Người của Quốc Ánh, trang

238)

*******

Trên đây là Đức Thích Ca dạy chúng ta về Từ Bi; còn tín đồ Cao Đài cũng không khác, nhưng phải thêm vào căn bản từ bi ấy cho phép Tu Chơn Dưỡng Tánh của Đức Lão Tử, và luật Trung Dung của Đức Khổng Tử.

Trong bài kinh Khai Kinh có nói rõ:“Trung Dung Khổng Thánh chỉ rành,

Page 38: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

GÓP NHẶT CHUYỆN ĐẠO

38

“Từ Bi Phật dặn lòng thành, lòng nhơn.“Phép Tiên Đạo tu chơn dưỡng tánh,“Một cội sanh ba nhánh in nhau.”

Ông Thánh Hiển có giáng cơ cho một bài Bát Cú dạy chúng ta làm tròn phận sự học trò Xiển Giáo như sau:

Thi:

Cuộc đời có lắm nổi gay go,Các Đấng bao phen đã cặn dò.Hành Đạo Cao Đài cho phải Đạo,Học trò Xiểng Giáo đáng danh trò.Lợi quyền chóp nhoáng đừng mơ mộng,Đạo đức trường tồn gắn chí lo.Một kiếp phù sanh không mấy lác,Thật hành cho vẹn Thích, Tiên, Nho.

10. SẮC TRẮNG CủA TAM KỲ

Sắc trắng là giống mây lành bủa khắp bầu không khí. Thí dụ các nhóm mây:

Mây đen là mây giông tố bảo bùng,Mây hồng là lúc tỏ nắng mưa,Mây xanh là lúc trời thanh khiết, bình lặn càn khôn,Mây vàng là mây điềm,Chỉ có mây trắng là hiền hơn cả, không động, không

van (?), lại nữa gốc rễ của các màu mà muốn nhuộm thành các màu các phái đều nảy nở trong màu gốc mà ra.

Hôm nay, Chí Tôn chúa cả tôn giáo gom góp cả tinh thần chi nhánh làm một. Vì vậy mà Ngài ban cho ta màu

Page 39: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

11. TIẾNG DƯƠNG CẦM

39

trắng để tỏ vẻ rằng là nơi căn cội của các tôn giáo mà thôi.Trong ấy lại chuyển lại lẫn đến Chức Sắc, lại thay

màu tùy theo tín ngưỡng tiền kiếp mà ban phước. Vì các hạng ấy đều được thay mặt cho tôn giáo mình mà thi hành luật pháp của Chí Tôn hầu qui nguyên, khỏi phải chối rằng mình là tôn giáo khác.

Màu ấy Chí Tôn đã định cho cả con cái của Người mà thôi. Các tôn giáo đã có màu riêng biệt.

Ầy vậy chúng ta mặc áo trắng, ý nghĩa từ trong gốc mà đem ra, hoặc ngoài mà đem vào gốc. Nguyên lý của nó chẳng phải để chưng, mà làm giống hình tướng của Chí Tôn mà chớ.

(Tài liệu được tặng bởi Ông Phối Sư Ngọc Đại Thanh)

11. TIẾNG DƯƠNG CẦM

Nữ sĩ Công Tằng Tôn Nữ Hỹ Phương là con gái út của cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị, một thi sĩ lão thành Huế, đã sáng tác bài Tiếng Dương Cầm theo lối ngũ ngôn trường thiên để tăng nhạc sĩ Phan Thị Hồng Tuyến, kỷ niệm buổi trình diễn đầu tiên tại nhà hát Lê Lợi Huế.

Dáng hình ai tha thướt,Trong chiếc áo màu xanh,Tiếng đàn ai lã lướt,Dìu dặc lúc đêm thanh.

Nghe như chiêm mộng, hồn trinh nữ,Một sớm đầu thu gió gợi tình.

Đôi bàn tay thon nhỏ,Lướt trên dãy phiếm ngà,Dưới ánh đèn sáng tỏ,

Page 40: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

GÓP NHẶT CHUYỆN ĐẠO

40

Nghe gờn gợn âm ba.Tâm tư gắn gởi trong hồn nhạc,Mộng tưởng theo về tận nẻo xa.

Tiếng tơ reo róc rách,Như mạch sầu ngàn tuông,Lúc âm thầm rã rít,Như những giọt mưa buồn.

Du dương khúc nhạc khi trầm bổng,Âm hưởng lan ra mấy dậm trường.

Mỹ Khương(Trích nơi quyển Nhà Văn Việt Nam của Lương Ngọc Minh, trang 154)

12. TRUNG DUNG LÀ GÌ?

(Do dịch giả Phan Khoan giải thích)Trung Dung là một học thuyết dạy người ta trong

mọi động tác, phải giữ lấy thái độ ngay chánh, không thiên lệch và cái mức thích đáng theo lẻ phải, cốt thực hiện được cho cái thế bình hành giữa các tình cảm trong con người và giữa sự vật con người.

Đứng về Thiên Đạo mà nói, Trung là một điểm quan trọng, là một điều hòa mà vũ trụ vận chuyển, có như thế vạn vật mới sinh sinh hóa hóa được.

Đứng về mặt nhơn Đạo mà nói thì con người ăn ở cũng phải dựa theo lẽ Trung thì việc làm mới hợp lý hợp tình được.

Chân lý của vũ trụ nhân sinh, Đạo lý của con người là mực thước của TRUNG DUNG vậy.

Sau đây là một đoạn dịch nghĩa sách Trung Dung

Page 41: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

13. THI KIỀU (ĐHP LUẬN VỀ CHứC SắC THIÊN PHONG PHẢI PHẾ ĐỜI HÀNH ĐẠO)

41

do ông Chu Hy chia ra từng chương, từng câu của dịch giả Phan Khoan:

“Thầy Trình Tử nói rằng: Không lệch gọi là Trung, khoảng thay đổi gọi là Dung. Trung là đường chính trong thiên hạ. Thiên nầy là tâm đắc của học trò Đức Khổng Tử nghe Thầy dạy mà truyền lại nhau. Thầy Tử Tư sợ lâu ngày có sai đi nên chép vào sách mà truyền lại cho Thầy Mạnh Tử. Sách nầy bắt đầu nói về một lẻ, ở giữa tấn ra làm muôn việc, sau cùng lại hợp lại một lẻ, rải ra thì nó đầy cả 6 “ hộp”, cuốn lại thì nó trở về dấu nơi kín nhiệm, ý vị nó không cùng mà điều là điều thực học.

Kẻ theo học ngẫm nghĩ, tìm kiếm mà hiểu được thì dùng trọn đời cũng không hết vậy”.

Thật là một quyển sách giá trị cho kẻ hậu học.Qui Nhơn ngày 13-2-1970

Phan Khoan

13. THI KIỀU (ĐHP LUẬN VỀ CHứC SẮC THIÊN PHONG PHẢI PHẾ ĐỜI HÀNH ĐẠO)

(Trích trang 66 vi bằng hội tại HTĐ ngày 18-11-1949)Để Bần Đạo thuật lại vấn đề bị một trận khảo đảo

về tinh thần tâm lý không thể tỏa được là hồi thi hành Đạo Nghị Định của Đức Lý Giáo Tông buộc cả Chức Sắc Thiên Phong Hiệp Thiên và Cửu Trùng phải phế đời hành Đạo. Bần Đạo thắc mắc, một khi nhìn thấy bạn mình, con cái gia đình nghèo khổ túng thiếu không ai là có của. Nếu Bần Đạo quyết định buộc họ phế đời hành Đạo thì chẳng khác nào lấy sinh mạng của sấp nhỏ, của người thân họ mà liệng xuống biển hết, hay là đem đốt cho tiêu hạnh phúc của chúng nó hết.

Page 42: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

GÓP NHẶT CHUYỆN ĐẠO

42

Bần Đạo suy nghĩ không biết giải quyết thì ai ra lo Đạo, Bần Đạo dường như dở sống dở chết năm bảy tháng trường, tinh thần lẩn thẩn. Đêm nọ ra ngồi gần chuồng ngựa, ngồi trên cái ghế mây rách, Bần Đạo suy nghĩ đến đó thì dường như tinh thần bất định, không phải thức mà cũng không phải ngủ, bổng nghe bên tai hai tiếng “Thi Kiều”.

Nghe chỉ có 2 tiếng mà sao Bần Đạo hiểu liền. Hai tiếng Thi Kiều vừa nghe là có ý nhắc lại hồi quân Nhựt đổ bộ lên Thanh Bảo Thành. Thành nầy Đức chiếm lâu rồi, Thanh Bảo kiên cố lắm, ngoài thì có biển, trong thì cách sông, trên thành cứ bắn xuống mãi thì không tài nào hãm thành được. Hồi đó, vị Soái chỉ huy quân đội Nhựt đem cả binh đội cho đổ bộ xuống mé biển, rồi thối tàu ra để chết sống mặc kệ. Vị tướng Soái đó mới kêu ba quân đến mà bảo: “Đây là biển, kia là Thanh Bảo Thành, tiến lên đó cũng chết mà ở lại đây cũng chết, hỏi vậy muốn chết ở chỗ nào”. Toàn quân sĩ đều rút gươm hô tiến, họ tiến tràn qua sông, tốp trước chống gươm gục xuống chịu đạn, tốp sau đem mình làm thây chất đống lên! Tiến mãi, tiến mãi cho đến khi thây đầy sông, tốp sau dẫm lên thây lính làm cầu nên gọi là Thi Kiều. Nhờ vậy mới độ binh qua Thi Kiều mà lấy Thanh Bảo được.

Tiếng Thi Kiều nó có ý nghĩa bảo “thí một nước đầu”. Bần Đạo hiểu nên biểu cứ can đảm hành pháp, buộc Chức Sắc Thiên Phong phế đời hành Đạo. Hai tiến Thi Kiều thấy nó có giá trị hẳn hòi trọng hệ. Cái giá trị ấy do sự dám thí thân, thí cả gia đình đặng hành Đạo. Cái tinh thần ấy cũng không thua cái anh hùng của quân Nhựt Thi Kiều buổi nọ. Hỏi con cái Chí Tôn không có tinh thần anh

Page 43: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

14. PHÁP CHÁNH

43

dũng ấy thì có buộc được họ không? Không duyên phần thì không làm được mà không tinh thần quyết định thì cũng không qua bờ sông được. Hiện giờ nếu có người bảo ta đem thân ra làm Thi Kiều, rồi ta tính sao? Bảo làm Thi Kiều là việc khó làm.

Trước khi mở hội Bần Đạo đã có nói: Làm bầu hát cũng ta, mà kép cũng ta, mình làm chủ nợ mà cũng là người thiếu nợ nữa. Khéo mà tính, vì nếu chúng ta đòi nhiều thì chúng sanh nó đòi lại cũng nhiều, không có gì trả, coi chừng mà làm đa.

14. PHÁP CHÁNH

(Trích trang 51 Vi Bằng Hội tại Hiệp Thiên Đài ngày 18-11-1949)

Đức Hộ Pháp nói: Cơ quan Pháp Chánh là vai tuồng nhứt của Bần Đạo vì Bần Đạo là Hộ Pháp, là chủ về Pháp, vậy Bần Đạo xin minh tỏa cho toàn Đạo hiểu. Cơ quan Pháp Chánh là cây cân công bình Thiêng Liêng để tại mặt thế nầy. Cố giữ gìn được Pháp Chánh thì tôn Giáo không qui phàm, ấy là một mặt luật chí Thánh của Chí Tôn, không có gì làm cho nó lai chuyển, thay đổi được. Mặt luật của đời thì có thể thay đổi được vì nó là quyền luật hành chánh trị đời, trong Đạo có 3 luật tổng hiệp (Canon d’Eglise).

Bên Pháp Chánh nên hành 3 luật ấy cho đúng thì còn oai quyền hơn nữa. Luật chí thánh là Pháp Chánh, Thế Luật và Luật Hành Chánh. Nhưng hiện giờ giảm bớt 2 mặt là: Thế Luật và Hành Chánh Luật. Trong Hiệp Thiên Đài có 3 cơ quan đặc biệt thường tương khắc là Thế, Đạo, Pháp. Thế ít ưa Đạo, Đạo ít ưa Thế. Pháp cũng không ưa

Page 44: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

GÓP NHẶT CHUYỆN ĐẠO

44

hai cái kia. Ba cái đều khác nhau.Trong Pháp Chánh có Thượng Sanh có quyền đầu

cáo tất cả những ai làm ngăn trở bước tiến triển của nhơn sanh. Chi Đạo bảo vệ Thánh Thể không cho ai hiếp bức Chức Sắc. Chi Pháp mới thật là sửa trị.

Mấy vị Chức Sắc Hiệp Thiên Đài có khoa mục Hiệp Thiên Đài mà đắc phong thì nhiều, còn do cơ bút phong thưởng của Chí Tôn thì ít, vì Hiệp Thiên Đài chỉ muốn có những người tài tình, có học thức rộng, chớ không thích cầu phong. Bây giờ Bần Đạo nói, Bần Đạo là Tòa đây, Bần Đạo thiếu người nên Bần Đạo phải cho nhân viên của Pháp Chánh đi tới thôn quê, Bần Đạo muốn chỗ nào cũng có họ. Pháp Chánh đi từ trên xuống tới Đầu Sư, từ Đầu Sư chạy tuốt tới Thông Sự. Thành ra Chức Sắc Hiệp Thiên Đài phải có là để thay thế cho Hộ Pháp cầm cân công bình khắp nơi, nên trước khi đi hành quyền thì họ phải minh thệ trước Bát Quái Đài, giữ tâm chánh trực vô tư mà hành sự. Như ngoài đời, trước khi lãnh phận sự công thì phải minh thệ vô tư (Prestation de serment)

Còn về việc trách móc Luật Sự là nhơn viên Pháp Chánh, là việc khó nghĩ. Bần Đạo xét thấy sự có mặt của chúng nó là cần yếu. Nếu Bần Đạo sợ thì Bần Đạo không cho đi, thử hỏi nếu có người làm tai mắt cho Pháp Chánh ở khắp nơi thì Đạo có nên mừng không? Bởi thế nên Bần Đạo cho đi, mà trước khi đi thì buộc chúng phải minh thệ. Bên Hiệp Thiên Đài dầu Chức Sắc lớn nhỏ đều phải minh thệ vô tư.

Vậy Bần Đạo có cả một hồ sơ của Truyền Trạng Phước trong lúc nó hành pháp ở Miền Tây. Bần Đạo thấy Truyền Trạng Phước lúc ấy cố tìm chơn lý, mà trong lúc

Page 45: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

15. CỐNG XÙ

45

nó đang tìm chơn lý thì quyền trên cũng không quyền cản trở nó. Như Thừa Sử Hợi bị trách cứ và phạt quì 5 nhang, luôn ông chủ Pháp Chánh cũng bị 5 nhang biếm quở! Nó có ý muốn tìm chơn lý, dầu trả giá đắc thế nào cũng được. Nên vì thế mà nó phạm pháp bị khiển trách, Thừa Sử Phước bị xuống hàng Sĩ Tải. Phải biết trong lúc nó hành pháp, người ta không quyền cản trở. Còn như mấy em Luật Sự chưa được thông luật pháp, Bần Đạo cho chúng nó đi cũng như cho chúng nó đi thí nghiệm học hỏi, vì chúng nó ham học lắm. Nếu chúng nó có lỗi thì đổi đi hoặc rút về, chớ không lẽ lột chức chúng nó. Trong đề nghị có điều nầy là xin huấn luyện chúng nó lại. Đó là làm cảm xúc Bần Đạo nhiều. Pháp Chánh đã có chơn truyền mà tại nó cầm quyền còn thiếu quá.

Ngày kia muốn thi Luật Sự phải có Cử Nhân Luật Khoa mới được. Còn thời buổi nầy cũng như vã quàng, vừa làm vừa học. Không phải dễ, Luật Sự phải thông hiểu cả Luật Pháp của Đạo. Về Droit Canon của Thiên Chúa học một đời chưa xong, huống trong Đạo lại gồm cả Luật Pháp và Ngũ Chi Đại Đạo, ngày kia phải bỏ ăn, bỏ ngủ mà học. Dầu Cử Nhân vào đây chưa chắc đã kham được. Hiện giờ có hại là hại cho danh thể của những Chức Sắc Thiên Phong bị phạm tội. Nhưng thôi, Bần Đạo đã giải rõ bây giờ chấp nhận khoản A và thêm vào: Bên Pháp Chánh mỗi năm phải đòi cả nhơn viên địa phương về Tòa Thánh học luật trong một hạng lệ là 3 tháng.

15. CỐNG XÙ

Trên đường Á Du, cô Tư Tranh là ái nữ của Đức Hộ Pháp có đi theo Đức Ngài để săn sóc món ăn và sắp xếp

Page 46: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

GÓP NHẶT CHUYỆN ĐẠO

46

quần áo cho Đức Ngài.Những năm ấy, sắc lịch cô còn lộng lẫy lắm.Khi qua Đài Loan, phim ảnh chạy theo quay chụp

rần rần. Còn mấy cô Xẩm thấy áo dài Việt Nam rất lạ mắt, chạy theo nói: Cống xù, Cống xù….

Sĩ Tải Bùi Quang Cao và phái đoàn cũng không ai hiểu nghĩa là gì?

Khi về khách sạn hỏi lại ông Giáo Hữu Ngọc Trôi thì ông cắc nghĩa Cống Xù là Công Chúa.

Té ra người ta tán dương sắc đẹp của cô Tư mà mình không hay. Vì lễ rước Đức Hộ Pháp thuộc hàng quốc khách rất nên long trọng; Đức Ngài lại mặc Đạo Phục giống ông vua thì con gái của ông vua họ kêu là Công Chúa chớ sao.

Nhưng vì danh từ trùng âm với Cống Xù nên cô Tư hơi khoái mà cũng hơi thẹn vì không biết mình phải tuổi Tý không?

16. DÂN QUÊ RA CôNG LÝ

Có một nông dân đến thưa với quan xử dùm vụ trâu ai ăn lúa của tôi.

Quan hỏi: Anh có biết trâu của ai không?– Nếu tôi biết trâu của ai tôi đã bắt đền người đó rồi.

Vì không biết nên mới nhờ Quan điều tra dùm.Ông Quan có thiện chí tìm lại chỗ lúa bị hư hại liền

hỏi một nông dân thứ nhứt.Anh nầy bảo dẫn xem lúa thì thấy đống phân trâu,

lại có cái lỗ trong đống phân trâu. Anh ta quả quyết trâu nầy là trâu cái.

Page 47: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

16. DÂN QUÊ RA CôNG LÝ

47

– Sao anh biết được?– Trâu cái vả rồi đái trên đống phân nó nên mới có

cái lỗ chớ trâu đực đái xa đống phân làm gì có lỗ.Quan cho có lý một phần nào, nhưng trâu cái cả làng

biết trâu nào ăn lúa.Ông hỏi anh nông dân thứ nhì.Anh nầy cũng biểu dẫn lại chỗ lúa hư, anh để ý móng

trâu dưới đất, móng trước phía trong, móng sau phía ngoài nên anh quả quyết:

– Trâu nầy là trâu cái có chữa.– Sao biết được?– Vì trâu không chửa thì móng sau đạp với móng

trước hay ngang hàng với móng trước. Còn đây móng sau ở phía ngoài tức vì nó chữa bụng lớn nên chân sau phải vạt ra.

Ông Quan cho có lý, nhưng trâu chữa thiếu gì, biết con nào ăn lúa. Ông đi hỏi nông dân thứ ba.

Anh nầy cũng quan sát tại chỗ rồi kết luận:– Trâu nầy bị đuôi một con mắt bên trái.– Sao biết được?– Vì nó ăn ngay hàng rồi ăn mép mặt của dấu chân,

chớ mép trái của dấu chân không có hư lúa. Nên quyết định trâu nầy hư một mắt bên trái.

Đem 3 yếu tố trụ lại, ông Quan kết luận: Trâu ăn lúa nầy là trâu cái, có chữa, hư con mắt bên trái. Biểu trùm trưởng đi coi ai có trâu như vậy.

Thật khi gặp con trâu có vảy mắt trái, có chữa thì

Page 48: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

GÓP NHẶT CHUYỆN ĐẠO

48

ông chủ trâu xác nhận là trâu xúc vàm có ăn lúa người ta, nhưng không thấy chủ nhà bắt thường nên ông cũng không truy hô.

Kết luận: Điều chi lúc đầu mình tưởng vô phương phăng mối, nhưng có bền chí đeo đuổi tìm kiếm công phu, nó có thể giải đáp được ở một tương lai xa hay gần. Đây cũng là một câu chuyện pháp lý để các người cầm luật làm đề tài suy luận.

17. CÁI TRỐNG CƠM (DO ôNG THOẠI THUẬT)

Có một chàng thơ sinh đến Trường An thi. Anh thi rớt nhiều phen nên kiếm nhà gần trường thi để học. Vì nghèo phải cố gắng, quần áo rách rưới, ăn uống kham khổ.

Hằng bửa có một em bé đem cơm cho ăn, nhưng đến kỳ thi anh vẫn rớt. Một hôm anh nói với cô bé:

– Ngày mai tôi phải đi tìm Thầy học nữa, xin cô đừng đem cơm lại.

Cô bé trả lời: Cơm nầy không phải của tôi mà là của cô tôi, dặn tôi đem đến cho ông.

Anh nói với cô bé xin thưa lại là anh muốn gặp người tặng cơm để cảm tạ.

Thế là cuộc gặp gở giữa hai tâm hồn cao thượng bị ngăn cách bởi một cái hàng rào. Anh cảm ơn sự giúp đỡ của giai nhân và xin hẹn ngày công thành danh toại sẽ tái ngộ. Nàng tặng chàng một số vàng để làm quà tiễn biệt.

Sau một thời gian dồi mài kinh sử, chàng trở lại Trường An để dự thi thì hay tin nàng vì tương tư mà qui liễu.

Page 49: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

17. CÁI TRỐNG CƠM (DO ôNG THOẠI THUẬT)

49

Đau xót vì mối tình đầu dang dở, anh tìm cách đến tế nàng, nhưng ngại phận nghèo không được gia đình cô nàng tiếp nhận. Vã lại mối tình vụn trộm nói ra có ai tin, nên nghĩ một kế là tạo cái trống cơm, ý nghĩa là kẻ đói khổ không cơm ăn. Hai mặt trống vắt 2 vắt cơm, tượng trưng sự giúp đỡ của giai nhân. Tiếng trống lại kiêu: “Tình tang, tang tình, tang tang tình…” ý nghĩa từ đây tình chàng và nàng đã tan rã. Chàng lại dùng một sợi dây trắng cột ở hai đầu trống máng lên vai để tượng trưng miếng vải tang mà cha mẹ nàng dầu hiểu ý cũng khó bắt tội đặng.

Đó là tích cái trống cơm, tại sao phải có gắn cơm trên mặt trống mới kêu và tiếng kêu như khóc mối tình dang dở của đôi trai tài gái sắc.

******

Sau nầy nhân lúc buồn Quang Minh có làm bài thi:

CÁI TRỐNG CƠM

Chẳng đám đình nào vắng mặt tôi,Trống cơm xin bộc bạch đôi lời:Lưng trần chẳng có manh tơi rách,Bụng đói chỉ nài một nhúm xôi.Nào quấy trói thân năm bảy nuột,Tội chi vã má cả ngàn thôi.Tiễn Thần mong tấu lên Cung Ngọc,Rằng tớ trần gian lắm khổ rồi.

Quang Minh

Huệ Phong họa:

Đạo đời hằng chuộng cái danh tôi,

Page 50: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

GÓP NHẶT CHUYỆN ĐẠO

50

Khởi giọng bùm bum giống thốt lời.Rác mặt kêu đau người rởm lệ,Buộc mình chịu đấm kẻ ăn xôi.Lưng đai giềng mối y như rấm,Bụng giữ điều hòa tiếng tớ thoi.Trách vụ còn dài khi hữu sự,Cỗi tơi giúp chúng phận chưa rồi.

20-3-1983

Tử Trước họa:

Nợ cơm manh áo nát lòng tôi,Mở miệng thốt ra những ngượng lời.Ràng buộc chung thân nhân nghĩa trọng,Trong không ruột thắm ngẩm ơn xôi.Vai mang dây bạc, tâm không bạc,Mặt thốt tình tang dạ dứt thoi.Cửa vỏ thôi đành ra thổ vỏ,Liệt trinh chia cách ối thôi rồi.

(Tử Trước là bút hiệu của ông Thoại)

Quang Minh(viết xong ngày mùng 8–7– Nhâm Tuất (1982)

Xin xem tiếp Quyển VII

Page 51: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

51

Page 52: GÓP NHẶT - CaodaismChúng tôi xin so sánh 2 đường lối để đồng bào thấy rõ bên nào ưu, bên nào khuyết. ... mang danh XHCN nhưng cải tổ guồng máy

tk@08•24•2012 5:38 PM

GÓP NHẶT CHUYỆN ĐẠOSoạn Giả: QUANG MINH