20
| 279 GÓP PHN NHN DIN KHÔNG GIAN KHU TRUNG TÂM CM THÀNH THĂNG LONG GS. TS Nguyn Quang Ngc Vin Vit Nam hc và Khoa hc Phát trin, ĐHQGHN Ngay tngày đầu định đô Thăng Long, Lý Thái Tđã cho xây dng toà thành Thăng Long rng ln và mt hthng các đin, cung, chùa, quán, vi kvng đây slà nơi tchc qun lý và điu hành đất nước không chca vương triu ông, mà còn cho muôn đời sau. Tính tmùa Thu năm 1010 cho đến nay, Thăng Long - Hà Ni gn như liên tc là Thđô thiêng liêng, là trung tâm chính tr, trung tâm kinh tế và văn hoá đầu não ca cnước. Năm 2010, trong dp Đại lknim 1000 năm Thăng Long - Hà Ni, Khu trung tâm Hoàng thành (mà thc cht là khu trung tâm Cm thành) Thăng Long đã được UNESCO công nhn là Di sn Văn hóa Thế gii bi vì “nó là minh chng duy nht vtruyn thng văn hóa lâu đời ca người Vit châu thsông Hng và là trung tâm quyn lc chính trtrong sut 13 thế kcho đến ngày nay. Nhng tng văn hóa kho c, di tích kiến trúc và nghthut ca di sn phn ánh mt chui lch sni tiếp nhau liên tc ca các vương triu cai trđất nước Vit Nam trên các mt tư tưởng, chính tr, hành chính, lut pháp, kinh tế và văn hóa trong gn mt ngàn năm. Trên thế gii rt hiếm tìm thy mt di sn thhin được tính liên tc lâu dài như vy ca sphát trin chính tr, văn hóa như khu vc trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Ni” 1 . Khu Cm thành Thăng Long vcăn bn là khu di chkho chc và trong lch skho chc đô thVit Nam đây là ln đầu tiên tiến hành khai qut kho chc quy mô ln đến 40.000 m², vi hàng triu hin vt được phát hin. Kết qunghiên cu bước đầu cho phép hình dung quy 1 Tiêu chí ii (trong 3 tiêu chí: ii; iii, iv) được UNESCO ly làm cơ sxác nhn giá trni bt toàn cu ca khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

GÓP PHẦN NHẬN DIỆN KHÔNG GIAN KHU TRUNG TÂM CẤM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11449/1/279_PDFsam_25nam... · ngay tại khu đã khai quật khảo cổ học

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: GÓP PHẦN NHẬN DIỆN KHÔNG GIAN KHU TRUNG TÂM CẤM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11449/1/279_PDFsam_25nam... · ngay tại khu đã khai quật khảo cổ học

| 279

GÓP PHẦN NHẬN DIỆN KHÔNG GIAN KHU TRUNG TÂM CẤM THÀNH THĂNG LONG

GS. TS Nguyễn Quang Ngọc

Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, ĐHQGHN

Ngay từ ngày đầu định đô Thăng Long, Lý Thái Tổ đã cho xây dựng

toà thành Thăng Long rộng lớn và một hệ thống các điện, cung, chùa,

quán, với kỳ vọng đây sẽ là nơi tổ chức quản lý và điều hành đất nước

không chỉ của vương triều ông, mà còn cho muôn đời sau. Tính từ mùa

Thu năm 1010 cho đến nay, Thăng Long - Hà Nội gần như liên tục là Thủ

đô thiêng liêng, là trung tâm chính trị, trung tâm kinh tế và văn hoá đầu

não của cả nước. Năm 2010, trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long

- Hà Nội, Khu trung tâm Hoàng thành (mà thực chất là khu trung tâm Cấm

thành) Thăng Long đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế

giới bởi vì “nó là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của

người Việt ở châu thổ sông Hồng và là trung tâm quyền lực chính trị trong

suốt 13 thế kỷ cho đến ngày nay. Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến

trúc và nghệ thuật của di sản phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên

tục của các vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng,

chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hóa trong gần một ngàn

năm. Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục

lâu dài như vậy của sự phát triển chính trị, văn hóa như khu vực trung tâm

Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội”1.

Khu Cấm thành Thăng Long về căn bản là khu di chỉ khảo cổ học

và trong lịch sử khảo cổ học đô thị Việt Nam đây là lần đầu tiên tiến hành

khai quật khảo cổ học quy mô lớn đến 40.000 m², với hàng triệu hiện vật

được phát hiện. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho phép hình dung quy

1 Tiêu chí ii (trong 3 tiêu chí: ii; iii, iv) được UNESCO lấy làm cơ sở xác nhận giá trị nổi bật toàn cầu của khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

Page 2: GÓP PHẦN NHẬN DIỆN KHÔNG GIAN KHU TRUNG TÂM CẤM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11449/1/279_PDFsam_25nam... · ngay tại khu đã khai quật khảo cổ học

280 |

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

mô, cấu trúc, diện mạo của Cấm thành thành Thăng Long với những di

tích kiến trúc đồ sộ và những di vật tiêu biểu cho đời sống và sinh hoạt

cung đình. Tuy thế, diện tích khai quật khảo cổ học vẫn còn chiếm một

tỷ lệ rất nhỏ so với diện tích của toàn bộ khu Cấm thành. Đó là chưa nói

ngay tại khu đã khai quật khảo cổ học thì việc nghiên cứu, phân loại, phân

tích, đánh giá các di tích và di vật cũng chưa triển khai được là bao. Khi

ghi danh khu di tích này vào hàng các Di sản Văn hóa Thế giới, UNESCO

không quên khuyến cáo Việt Nam vừa phải tiếp tục đầu tư mở rộng khai

quật khảo cổ học, vừa phải đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học

để sớm có được những nhận thức đầy đủ, khách quan và xác thực về khu

di sản.

1. Khu trung tâm Cấm thành Thăng Long thời Lý

Chắc chắn ngay từ khi mới định đô Thăng Long, Lý Công Uẩn đã

cho xây dựng một hệ thống các cung điện ở trung tâm thành Thăng

Long và “dựng kho tàng, đắp thành, đào hào. Bốn mặt mở bốn cửa: Phía

đông gọi là cửa Tường Phù, phía tây gọi là cửa Quảng Phúc, phía nam

gọi là cửa Đại Hưng, phía bắc gọi là cửa Diệu Đức”1. Toà thành Thăng

Long là tòa thành quan trọng nhất có chức năng như là Hoàng thành

sau này. Tuy sử chưa chép đến tòa Cấm thành, nhưng qua vị trí của các

cung điện chính và hệ thống cửa đi ra các phía của chúng thì cũng có

thể hình dung được những nét rất cơ bản: “Phía trước dựng điện Càn

Nguyên (乾元) làm chỗ coi chầu, bên tả làm điện Tập Hiền (集賢), bên

hữu dựng điện Giảng Võ (講武). Lại mở cửa Phi Long (飛龍) thông với

cung Nghênh Xuân (迎春), cửa Đan Phượng (丹鳳) thông với cung Uy

Viễn (威遠), hướng chính nam dựng điện Cao Minh (高明), đều có Thềm

Rồng (龍墀), trong Thềm Rồng có hành lang dẫn ra xung quanh 4 phía.

Sau điện Càn Nguyên dựng hai điện Long An (龍安), Long Thụy (龍 瑞 )

làm nơi vua nghỉ. Bên tả xây điện Nhật Quang (日光), bên hữu xây điện

Nguyệt Minh (月明), phía sau dựng hai cung Thúy Hoa (翠华), Long

Thụy (龍瑞) làm chỗ ở cho cung nữ”2.

Trong 18 năm trị vì của mình, Lý Thái Tổ đã 3 lần cho xây đắp và sửa

chữa thành Thăng Long (vào các năm 1011, 1014 và 1024), hình thành cấu

1 Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993, TI, tr.2412 Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, TI, tr.241

Page 3: GÓP PHẦN NHẬN DIỆN KHÔNG GIAN KHU TRUNG TÂM CẤM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11449/1/279_PDFsam_25nam... · ngay tại khu đã khai quật khảo cổ học

| 281

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

trúc “tam trùng thành quách”, nhưng còn hết sức đơn sơ. Tòa thành trong

cùng lúc này được gọi là Long thành (龍城)1.

Sơ đồ 1: Vị trí các cung điện khoảng năm 1010-1011 dưới thời Lý Thái Tổ

(Những chữ viết tắt: Đ: Điện; C: Cung; L: Lầu; G: Gác; T: Thềm)

Vì thấy tòa Chính điện Càn Nguyên nhiều lần bị sét đánh, Lý Thái

Tổ phải chuyển sang coi chầu hết ở điện phía Đông (Tập Hiền) năm 1017,

lại sang điện phía Tây (Giảng Võ) năm 1024, rồi thậm chí phải dựng điện

ở phía trước để coi chầu, 2 điện phía sau để nghe chính sự mà tình hình

vẫn không yên. Lý Thái Tông mới lên ngôi đã quyết định phá bỏ điện Càn

1 Ngày 3 tháng 3 năm 1028, Lý Thái Tổ qua đời, Đông Chinh Vương, Dực Thánh Vương và Vũ Đức Vương nổi loạn định cướp ngôi báu của Thái tử Phật Mã. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép về sự kiện này tuy có nhắc đến “cấm thành”, nhưng đọc kỹ đoạn văn thì “cấm thành” ở đây là khái niệm chung chỉ khu vực cung cấm bao gồm cả Long thành (tòa thành trong cùng) và Thăng Long thành (tòa thành giữa). Sách chép: “Ba vương là Đông Chinh [Lực], Dực Thánh và Vũ Đức nghe tin đều đem quân ở phủ mình vào phục sẵn trong cấm thành (禁城). Đông Chinh Vương phục ở trong Long thành (龍城), hai vương Dực Thánh, Vũ Đức phục trong cửa Quảng Phúc (廣福), đợi Thái tử đến thì đánh úp. Một lát sau Thái tử từ cửa Tường Phù vào, đến điện Càn Nguyên, biết có biến, sai người hầu đóng hết các cửa điện và sai các vệ sĩ cùng phòng giữ…” (Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, TI, tr.248). Tuy nhiên cấu trúc của Long thành thế nào, mối quan hệ của nó với Cấm thành và Thăng Long thành ra sao, vấn đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu.

Page 4: GÓP PHẦN NHẬN DIỆN KHÔNG GIAN KHU TRUNG TÂM CẤM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11449/1/279_PDFsam_25nam... · ngay tại khu đã khai quật khảo cổ học

282 |

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Nguyên nhằm thực hiện một chủ trương chuyển tòa Chính điện (mà đã

chuyển tòa Chính điện tức là chuyển trung tâm của Cấm thành) sang vị trí

khác. Thế nhưng cuối cùng Lý Thái Tông không còn cách nào khác, vẫn

phải dựng lại tòa Chính điện trên nền cũ của điện Càn Nguyên. Sử chép

“Tháng 6, rồng hiện lên ở nền điện Càn Nguyên. Vua nói với tả hữu rằng:

“Trẫm phá điện ấy, san phẳng nền rồi mà rồng thần còn hiện. Có lẽ đó là

đất tốt, đức lớn hưng thịnh, ở chỗ chính giữa trời đất chăng?”. Bèn sai Hữu

ty mở rộng quy mô, nhắm lại phương hướng mà làm lại, đổi tên là điện

Thiên An (天安). Bên tả dựng điện Tuyên Đức (宣德), bên hữu dựng điện

Diên Phúc (延福), thềm trước điện gọi là Long Trì (龍墀 Thềm Rồng). Phía

đông Long Trì đặt điện Văn Minh (文明), phía tây đặt điện Quảng Vũ (廣

武), hai bên tả hữu Long Trì đặt lầu chuông đối diện nhau để dân chúng

ai có việc kiện tụng oan uổng thì đánh chuông lên. Bốn xung quanh Long

Trì đều có hành lang để tụ họp các quan và sáu quân túc vệ. Phía trước làm

điện Phụng Thiên (奉天), trên điện dựng lầu Chính Dương (正陽) làm nơi

trông coi tính toán giờ khắc, phía sau làm điện Trường Xuân (長春), trên

dựng gác Long Đồ (龍圖) làm nơi nghỉ ngơi du ngoạn. Bên ngoài đắp một

vòng thành bao quanh gọi là Long thành (龍城)”1. Đầu năm sau (năm 1030)

Lý Thái Tông lại cho “làm điện Thiên Khánh (天慶) ở trước điện Trường

Xuân để làm chỗ nghe chính sự. Điện làm kiểu bát giác, trước sau đều bắc

cầu Phượng Hoàng (鳳凰)”2.

Từ sau năm 1030 cho đến những năm cuối cùng của thế kỷ XII và năm

đầu tiên của thế kỷ XIII, có khá nhiều lần nhà Lý cho “sửa sang các điện vũ

ở Đại Nội (大内)” (năm 1055), xây dựng và sử dụng một số cung điện hay

công trình kiến trúc mới quan trọng như các điện Thủy Tinh (1055), Linh

Quang, Kiến Lễ, Sùng Nghi (1058), Vĩnh Thọ (1059), Hội Tiên (1072), Sùng

Uyên, Huy Dương, Ánh Thiềm (1098), đặc biệt là điện Vĩnh Quang khoảng

cuối thế kỷ XI và nửa đầu thế kỷ XII. Tuy vậy sử cũ lại hầu như không chép

đến những lần quy hoạch kinh thành lớn như vào các năm 1010-1011 và

1029-1030.

1 Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, TI, tr.254. Có lẽ đến đây tòa thành Long thành mới được xây đắp hoàn chỉnh. Long thành như sách mô tả là tòa thành trong cùng bao lấy cung cấm. Sách Việt sử lược chép vào tháng 12 năm 1212 Trần Tự Khánh đem quân đến Long thành sai Nguyễn Ngạnh đem các quan chức vào cả trong cung cấm (入禁中), hay tháng giêng năm sau (1213) Trần Tự Khánh lại dẫn quân vào trong cung cấm (入禁中). Có một số sách dịch “nhập cấm trung” là “vào Cấm thành” và cho Cấm thành là tòa thành nằm trong Long thành?. Đây là vấn đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu, thảo luận.

2 Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, TI, tr.254

Page 5: GÓP PHẦN NHẬN DIỆN KHÔNG GIAN KHU TRUNG TÂM CẤM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11449/1/279_PDFsam_25nam... · ngay tại khu đã khai quật khảo cổ học

| 283

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Mãi đến năm 1203, theo sách Việt sử lược, Lý Cao Tông cho “xây Tân

cung (新宮) tại phía tây Tẩm điện (寢殿), ở giữa đặt điện Thiên Thụy (天

瑞), bên trái dựng điện Dương Minh (陽明), bên phải dựng điện Thiềm

Quang (蟾光), phía trước xây điện Chính Nghi (正儀), ở trên xây điện

Kính Thiên (敬天), thềm gọi là Lệ Giao, ở giữa mở cửa Vĩnh Nghiêm (永

嚴), bên phải mở cửa Việt Thành (越城)1, thềm gọi là Ngân Hồng, phía

sau mở điện Thắng Thọ (勝壽), ở trên xây gác Nguyệt Bảo (月寶), chung

quanh dựng hành lang, thềm gọi là Kim Tinh. Bên phải gác Nguyệt Bảo

đặt tòa Lượng Thạch (涼石), phía tây gác xây Dục Đường (浴堂), phía sau

xây gác Phú Quốc (富國), thềm gọi là Phượng Tiêu, phía sau dựng cửa

1 Chúng tôi đồng ý với GS Momoki Shiro rằng của Việt Thành đã có từ trước và có thể đây là cửa Đại Thành.

Sơ đồ 2: Vị trí các cung điện khoảng năm 1029-1030 dưới thời Lý Thái Tông

Page 6: GÓP PHẦN NHẬN DIỆN KHÔNG GIAN KHU TRUNG TÂM CẤM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11449/1/279_PDFsam_25nam... · ngay tại khu đã khai quật khảo cổ học

284 |

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Thấu Viên (透垣), ao Dưỡng Ngư (養魚), trên ao xây đình Ngoạn Y (玩

漪). Ba mặt đình có trồng hoa thơm cỏ lạ, nước ao thông với sông, cách

chạm trổ trang trí khéo léo, công trình thổ mộc đẹp đẽ, xưa chưa từng

có vậy”1. Sách Việt sử lược và Đại Việt sử ký toàn thư đều chép do Lý Cao

Tông đã huy động cao độ sức người, sức của trong cả nước hoàn chỉnh

đại công trình này trong khoảng thời gian rất ngắn và “trăm họ vì thế

càng khốn khổ”2.

Việc Lý Cao Tông quyết định xây dựng cung điện mới phục vụ cho

cuộc sống xa hoa hưởng lạc là quá rõ ràng, nhưng theo bình luận của

Ngô Thì Sĩ còn vì ông vua này mỗi khi nghe thấy có tiếng sấm là kinh

hoàng, hồn siêu phách lạc, trong khi đó khu cung điện cũ “mưa bão

khác thường, sét đánh Thái miếu và điện các 3 lần…”3 nên không thể

không chuyển. Từng xảy ra trước đó 174 năm, cũng chỉ vì sét đánh điện

Càn Nguyên mà Lý Thái Tông quyết định chuyển tòa Chính điện Càn

Nguyên đi nơi khác. Tuy nhiên quyết định đó đã không trở thành hiện

thực chỉ vì Lý Thái Tông vẫn còn quá tin vào vị trí tối linh tối thiêng,

nơi chính giữa trời đất của tòa Chính điện Càn Nguyên này. Bây giờ thì

Lý Cao Tông dù vẫn tin đỉnh Núi Nùng là Rốn Rồng, không phá bỏ các

tòa Chính điện và Tẩm điện (có thể giữ lại làm nơi thờ cúng), nhưng

lại thực hiện được quyết tâm chuyển dời Chính điện và các điện, cung

quan trọng nhất ra khỏi trục chính tâm của tòa thành gần 200 năm tuổi.

Ông lấy Tẩm điện là khu cung điện dành riêng cho Hoàng đế, nằm ngay

sau Chính điện Thiên An4 làm chuẩn, di lệch sang phía tây một đoạn

đặt làm vị trí trung tâm để xây tòa Chính điện Thiên Thụy thay thế cho

điện Thiên An.

1 Việt sử lược, Nxb Thuận Hóa, 2001, tr.166

2 Việt sử lược, Sđd, tr.167.

3 Đại Việt sử ký tiền biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997, tr.304-305.

4 Dương Bá Cung trong sách Hà Nội địa dư cho biết Tẩm điện của triều Lý đặt ở chính vị trí Rốn Rồng trên Núi Nùng, nơi thông khí của núi sông (Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội (tuyển tập địa chí), Nxb Hà Nội, 2010, TI, tr.127). Như thế có thể hình dung Tẩm điện thời Lý là vị trí tiếp liền ngay phía sau nền điện Kính Thiên ngày nay.

Page 7: GÓP PHẦN NHẬN DIỆN KHÔNG GIAN KHU TRUNG TÂM CẤM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11449/1/279_PDFsam_25nam... · ngay tại khu đã khai quật khảo cổ học

| 285

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Tân cung được xây dựng vẫn theo nguyên tắc đối xứng qua trục chính

tâm và lấy điện Thiên Thụy làm trung tâm giống như mô hình của khu

Chính điện và Tẩm điện Càn Nguyên và Thiên An trước đây. Tuy nhiên về

quy mô, độ bề thế, chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật thì chắc chắn Tân cung

vượt xa các khu Chính điện và Tẩm điện Càn Nguyên, Thiên An kể trên.

Vậy thì chúng ta có thể đoán được Chính điện Thiên Thụy - trung tâm của

Tân cung do Lý Cao Tông xây dựng năm 12031 nằm rất gần phía tây của Tẩm

1 Theo kết quả khai quật Khảo cổ học thì khu vực này trước khi Lý Thái Tổ định đô Thăng Long cũng có cả một hệ thống các công trình kiến trúc và giếng nước có niên đại từ thế kỷ thứ VIII trở đi. Chúng tôi cũng tin rằng đấy là dấu tích còn lại của “An Nam Đô hộ phủ” thời Đường và “Phủ Đô hộ” của các thời Đinh, Tiền Lê và cả thời Lý nữa. Tân cung là kiến trúc tổng thể và quy mô nhất vào cuối thời Lý. Đến thời Lê, khu vực này có một tòa điện quan trọng được đánh dấu trên bản đồ Hồng Đức là điện Chí Kính. PGS Lê Văn Lan trong bài Vị trí, quy mô và vấn đề “trục chính tâm” của các công trình kiến trúc cung đình trong Hoàng thành Thăng Long thời Lý qua tài liệu văn bản cũng dự đoán khu vực khảo cổ học 18 Hoàng Diệu là quần thể kiến trúc cung đình được tạo dựng trong các năm 1203-1205.

Sơ đồ 3: Tân cung khoảng năm 1203-1205 dưới thời Lý Cao Tông

Page 8: GÓP PHẦN NHẬN DIỆN KHÔNG GIAN KHU TRUNG TÂM CẤM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11449/1/279_PDFsam_25nam... · ngay tại khu đã khai quật khảo cổ học

286 |

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

điện tức là ở hơi chếch về phía tây bắc của Núi Nùng, điện Thiên An1, chắc

chắn không thể nằm ngoài khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu. Điều

đáng bàn ở đây là Tân cung chỉ tồn tại trong khoảng thời gian rất ngắn và

dường như chỉ giữ vai trò quan trọng trong mấy năm cuối đời của Lý Cao

Tông mà thôi, nên sử sách dường như rất ít ghi chép đến Tân cung. Sách Việt

sử lược cho biết vào cuối năm 1214 Trần Tự Khánh “dẫn binh xâm phạm cửa

Khuyết”, “thả quân sĩ cướp tài vật của vua, đốt cả cung thất và nhà cửa của

dân kinh thành gần hết” đến nỗi khi Lý Huệ Tông về kinh sư “cung thất bị

đốt cháy hết, bèn ra cầu Thái Hòa ở cạnh đền Chúc Thánh, sai dựng căn nhà

tranh để ở”2. Có lẽ vì đã chuyển hẳn sang Tân cung mà Tẩm điện không mấy

được quan tâm nữa, nên khi tấn công đốt phá kinh thành, Trần Tự Khánh

cũng chỉ nhằm vào Tân cung mà không để ý đến điện Thiên An. Do đó điện

Thiên An may mắn còn sót lại sau lần tàn phá này. Vì thế, sau vài ba lần phải

dựng nhà tranh, thảo điện để ở và thiết triều, Lý Huệ Tông đã quyết định

quay về điện Thiên An cùng với việc cho tu sửa tòa Lượng Thạch và một số

kiến trúc còn sót lại ở Tân cung. Năm 1224, Lý Huệ Tông nhường ngôi cho

con gái là Lý Chiêu Hoàng, khu vực vua ở và thiết triều lại được chuyển hẳn

về điện Thiên An và Tẩm điện. Cuối năm sau, năm 1225, Lý Chiêu Hoàng

trút bỏ áo ngự, mời Trần Cảnh lên ngôi Hoàng đế lập ra vương triều Trần, kết

thúc 216 năm của vương triều Lý cũng tại tòa Chính điện Thiên An.

2. Khu trung tâm Cấm thành Thăng Long thời Trần

Sự kiện nhà Trần thay thế nhà Lý một cách êm thấm trong hòa bình cho

phép hình dung vương triều Trần được thừa hưởng gần như toàn bộ kinh

đô Thăng Long của vương triều Lý. Tuy nhiên mới hơn chục năm trước,

Trần Tự Khánh đã đốt phá hết cả cung thất, khiến Trần Thái Tông mới lên

ngôi không thể không xây dựng lại. Thế nhưng phải đợi đến 5 năm sau,

vào mùa xuân, tháng 3 năm 1230, Trần Thái Tông mới bắt đầu quy hoạch

lại kinh thành trên cơ sở thành Thăng Long thời Lý như định các phường

về hai bên tả, hữu kinh thành; mở rộng phía ngoài thành Đại La; quy định

việc bảo vệ và xây dựng các cung điện ở bên trong Phượng thành3. Sách Đại

1 Khi Lý Thái Tổ định đô Thăng Long, đây là điện Càn Nguyên. Đã ở vị trí cao nhất trong Cấm thành, lại tập trung khá nhiều các công trình kiến trúc đồ sộ, cây cối um tùm nên luôn bị sét đánh cũng là điều dễ hiểu.

2 Việt sử lược, Sđd, tr.191

3 Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Thăng Long Phượng thành 昇龍鳳城” (TII, Sđd, tr.12). Thời Trần sử sách không chỉ chép nhiều đến Phượng thành, mà còn xác định rõ tòa thành nằm ở bên trong của Thăng Long thành.

Page 9: GÓP PHẦN NHẬN DIỆN KHÔNG GIAN KHU TRUNG TÂM CẤM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11449/1/279_PDFsam_25nam... · ngay tại khu đã khai quật khảo cổ học

| 287

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Việt sử ký toàn thư cho biết: “trong thành dựng cung, điện, lầu, các và nhà

lang vũ ở hai bên phía đông và phía tây. Bên tả là cung Thánh Từ (聖慈 nơi

Thượng hoàng ở), bên hữu là cung Quan Triều (官朝 nơi vua ở)”1.

Tại khu vực trung tâm Cấm thành Thăng Long, điện Thiên An vẫn là tòa

Chính điện cổ kính, trên gò đất cao cây cối um tùm và nhiều lần bị sét đánh

(các năm 1256, 1262, 1362...). Đây vẫn là nơi thiết triều, đưa ra những quyết

sách lớn, cử hành nghi lễ quốc gia, ban thưởng, đãi yến, duyệt cấm quân…

Nằm gần điện Thiên An, trên trục chính tâm dường như hệ thống các điện,

cung, gác vẫn được duy trì như cuối thời nhà Lý. Đối xứng qua điện Thiên

An và trục chính tâm ở hai bên (tả/ hữu), hai phía (đông/ tây) là cung Thượng

hoàng và cung Vua. Sử chỉ chép rất vắn tắt việc xây dựng mới hai cung Thánh

Từ và Quan Triều, nhưng căn cứ vào quy chế tổ chức cung Thượng hoàng và

cung Vua nhà Trần, trên cơ sở phát hiện và khai quật khảo cổ học, có thể hình

dung những di tích, di vật thời Trần ở 18 Hoàng Diệu có nhiều khả năng liên

quan đến cung Quan Triều; còn các di tích, di vật thời Trần tìm thấy khi làm

đường Nguyễn Tri Phương và xây dựng trụ sở Bộ Quốc phòng có thể là dấu

tích của cung Thánh Từ. Điều mà chúng tôi muốn lưu ý là hai cung Thánh

Từ và Quan Triều là hai quần thể kiến trúc bao gồm các cung, điện, lầu, gác,

nhà lang vũ… quy mô lớn, được tổ chức, quản lý chặt chẽ và là bộ mặt mới,

tiêu biểu cho kiến trúc cung đình thời Trần.

Thời kỳ đầu, nhà Trần quy định đứng đầu hai cung Thánh Từ và Quan

Triều là Hành khiển ty và đều gọi là Nội mật viện. Đến năm 1325 thì đổi

Hành khiển ty thành Môn hạ sảnh và năm 1344 nâng cấp Hành khiển ty

ở cung Thánh Từ lên Thượng thư sảnh, còn vẫn giữ Hành khiển ty ở cung

Quan Triều là Môn hạ sảnh2.

Cung Thánh Từ còn được gọi là Bắc cung (北宮)3 và qua tập hợp bước

đầu có thể hình dung bao gồm các điện Diên Hiền, Diên Hồng (nơi năm 1284

Thượng hoàng Trần Thái Tông ban yến và hỏi kế đánh giặc các vị phụ lão trong

toàn quốc), Thụy Chương, các cung Vạn Thọ, Nhân Thọ, Bảo Nguyên, Lệ

Thiên (Thưởng Xuân), thềm Vọng Lâu, Thiên Trì, hành lang Thị Vệ, cửa Vĩnh

An… Cung Quan Triều có các điện Đại Minh, Bát Giác, Song Quế (Lạc Thanh),

Hoàng Nguyên, gác Nguyên Huyền, cửa Đại Triều, cửa Hoàng Phúc…

1 Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, TII, tr.12

2 Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, TII, tr.128

3 Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, TII, tr.31. Sách chép và giải thích rõ Bắc Cung tức là cung Thánh Từ, nơi Thượng hoàng ở.

Page 10: GÓP PHẦN NHẬN DIỆN KHÔNG GIAN KHU TRUNG TÂM CẤM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11449/1/279_PDFsam_25nam... · ngay tại khu đã khai quật khảo cổ học

288 |

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Năm 1243 Trần Thái Tông lại cho “đắp thành nội, gọi là thành Long

Phượng”1. Mùa hạ tháng 4 năm 1247 “làm cầu Lâm Ba ở chùa Chân Giáo,

qua hồ Ngoạn Thiềm, đến quán Thái Thanh cung Cảnh Linh cực kỳ tráng

lệ”. Chùa Chân Giáo trong Đại Nội, có nghĩa là ở trong Cấm thành và cung

Thái Thanh có mối quan hệ mật thiết với điện Thiên An2.

Sơ đồ 4: Khu chính điện Thiên An và hai cung Thánh Từ, Quan Triều thời Trần

Trước các cuộc tấn công xâm lược của quân Nguyên Mông, nhà Trần

thường chủ trương rút lui khỏi kinh thành, thực hiện kế “vườn không nhà

trống”, khiến cho kinh thành Thăng Long mấy lần bị quân Nguyên Mông

mặc sức tàn phá. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho hay: Sau đại thắng lần thứ

ba, tháng 4 năm 1288, hai vua trở về kinh sư, “cung điện bấy giờ đã bị giặc

đốt hết”, Thượng hoàng Trần Thánh Tông phải ngự ở hành lang Thị Vệ. Đó

là chưa kể không ít lần Chămpa “ùa vào thành, đốt phá cung điện”, “chúng

1 Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, TII, tr.19

2 Nhưng sách Tây Hồ chí và nguồn tư liệu dân gian ở khu Thập Tam trại lại giải thích những di tích này ở núi Voi, núi Cung, núi Chuối thuộc đất các trại Vạn Bảo, Vĩnh Phúc. Có tác giả cho rằng vùng này cũng nằm trong Cấm thành Thăng Long thời Lý. Có tác giả lại suy đoán lúc đầu chùa Chân Giáo, quán Thái Thanh, cung Cảnh Linh ở trung tâm của Cấm thành (gần điện Thiên An), sau mới được chuyển ra đây. Vấn đề cần được nghiên cứu thêm.

Page 11: GÓP PHẦN NHẬN DIỆN KHÔNG GIAN KHU TRUNG TÂM CẤM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11449/1/279_PDFsam_25nam... · ngay tại khu đã khai quật khảo cổ học

| 289

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

đốt trụi cung điện, nhà cửa”1. Thăng Long thời Trần phải bao lần từ đống

tro tàn mà xây dựng lại. Tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa tìm ra được các tư

liệu xác thực về việc xây dựng Cấm thành sau các sự cố này.

Đến cuối năm 1363, khu vực Hậu cung thành Thăng Long lại được xây

dựng mới quy mô lớn: “Trong hồ xếp đá làm núi, bốn mặt đều khai ngòi

cho chẩy thông nhau. Trên bờ trồng thông, tre và các thứ hoa thơm cỏ lạ.

Lại nuôi chim quý, thú lạ trong đó. Phía tây hồ trồng hai cây quế, dựng

điện Song Quế. Lại gọi tên điện là điện Lạc Thanh, tên hồ là hồ Lạc Thanh.

Lại đào một hồ nhỏ khác. Sai người Hải Đăng chở nước mặn vào đó, đem

các thứ hải vật như đồi mồi, cua, cá nuôi trong hồ. Lại sai người Hóa Châu

chở cá sấu đến thả vào đó. Lại có hồ Thanh Ngư để thả cá thanh phụ [cá

diếc]. Đặt chức khách đô để trông coi”2. Đầu năm sau lại cho “xây dãy

khách lang ở Tây điện, thẳng đến cửa Hoàng Phúc”3.

Càng về những năm cuối thời Trần, Thăng Long càng bị tàn phá nhiều

mà lại ít được tu sửa hay xây dựng thêm. Những năm cuối thế kỷ XIV, Hồ

Quý Ly dồn sức xây dựng Tây Đô ở An Tôn (Thanh Hóa), Thăng Long

không chỉ bị đổi gọi là Đông Đô mà đến cả một số cung điện cũng bị dỡ bỏ

gạch ngói, gỗ lớn đem vào xây dựng kinh đô mới4. Quân Minh hơn chục

năm đóng đại bản doanh trong thành Đông Quan, chúng triệt để khai thác

và sử dụng các kiến trúc cũ mà hầu như không xây dựng thêm một kiến

trúc mới nào ở khu vực trung tâm Cấm thành.

Các nhà Khảo cổ học gần đây sau khi có thêm cứ liệu để củng cố nhận

định: “Kinh thành Thăng Long thời Trần được xây dựng và mở mang trên

cơ sở vị trí và quy mô của kinh thành Thăng Long dưới thời Lý”, đã đi đến

nhận xét rất đáng được lưu ý là “về cơ bản diện mạo của kiến trúc kinh

thành đã thay đổi hoàn toàn so với thời Lý”5. Chúng tôi cũng thực tin như

vậy, đặc biệt là các khu Tả, Hữu, Hậu bên trong Cấm thành với hai cung

Thánh Từ và Quan Triều. Giữa các khu vực này chắc chắn phải có các bức

tường thành ngăn cách và hệ thống cửa nối thông nhau. Tuy nhiên lại

không tìm thấy một một tài liệu xác thực nào có thể cho phép nghĩ đến sự

1 Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, TII, tr.155

2 Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, TII, tr.143

3 Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, TII, tr.143

4 Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, TII, tr.193

5 Chiến thắng Đông Bộ Đầu và Thái sư Trần Thủ Độ, Nxb Thời đại, Hà Nội, 2010, tr.192-193 (Bài Dấu tích kiến trúc Thăng Long thời Trần)

Page 12: GÓP PHẦN NHẬN DIỆN KHÔNG GIAN KHU TRUNG TÂM CẤM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11449/1/279_PDFsam_25nam... · ngay tại khu đã khai quật khảo cổ học

290 |

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

thay đổi vị trí của tòa Chính điện Thiên An trong suốt hơn 250 năm vương

triều Trần1.

3. Khu trung tâm Cung thành Đông Kinh thời Lê

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép ngày 15 tháng 4 năm 1428 Lê Lợi từ

điện tranh ở Bồ Đề (nay thuộc quân Long Biên) vào đóng ở thành Đông

Kinh. Ông lên ngôi Hoàng đế, đại xá, đổi niên hiệu là Thuận Thiên, dựng

quốc hiệu là Đại Việt, đóng đô ở Đông Kinh (tức thành Thăng Long…)”2. Lê

Quý Đôn còn cho biết cụ thể là “ngày 15, Hoàng thượng lên ngôi vua tại điện

Kính Thiên”3. Khoảng 8 tháng sau, ngày 22 tháng 12 năm 1428 ông cho “làm

điện Vạn Thọ (萬壽), lại làm Tả, Hữu điện, điện Kính Thiên (敬天), điện Cần

Chính (勤政)”4. Sách Việt sử thông giám cương mục chép rõ ràng hơn vào năm

1428 “tháng 12, sửa điện Kính Thiên; làm điện Vạn Thọ, điện Cần Chính,

điện Tả và điện Hữu”, kèm theo là Lời chua: “Điện Kính Thiên: Theo Cố Lê dã

lục thì điện này ở trên đỉnh núi Nùng. Núi Nùng ở trong tỉnh thành Hà Nội

ngày nay”5. Thật ra khi xây dựng Tân cung năm 1203, Lý cao Tông đã cho

xây điện Kính Thiên, nhưng đây lại là một tòa điện hoàn toàn khác và chắc

chắn đã bị phá hoại từ năm 1214. Tòa chính điện ở trên đỉnh núi Nùng lúc

này tuy bị hỏng nhiều, nhưng có lẽ vẫn còn sử dụng được nên Lê Thái Tổ đã

chọn để làm lễ đăng quang (và có thể ngay từ khi đó đã đổi gọi là điện Kính

Thiên) và việc sử chép Lê Thái Tổ cho “sửa điện Kính Thiên” ở đây phải được

hiểu là sửa điện Thiên An cũ (nhưng đã được đổi gọi là điện Kính Thiên từ

1 Thành thử dù có một bức tường thời Trần đích thực chắn trước cửa Đoan Môn thời Lê thì cũng cần phải xác định cho được lý do xuất hiện, thời điểm tồn tại, cấu trúc, phạm vi và chức năng của bức tường đó trước khi xem xét liệu nó có liên quan gì đến khả năng chuyển đổi hay di dời vị trí của điện Thiên An. Đó là chưa nói suốt trong thời kỳ nhà Trần, hầu như không có lần nào sử nhắc đến cửa Đoan Môn. Chúng ta cũng không biết một cách đích xác là cửa Đoan Môn thời Trần liệu có nằm trên cùng một vị trí với cửa Đoan Môn thời Lê hay không. Hơn nữa khi đã quy hoạch Cấm thành ra thành 3 khu tương đối độc lập với nhau thì việc chia ô, xây tường và thiết kế hệ thống cửa sao cho vừa biệt lập lại vừa liên thông là hết sức cần thiết. Mấy dòng mô tả của sử cũ hay một vài phát hiện khảo cổ học đơn lẻ chưa cho phép hình dung một cách cụ thể và chính xác vị trí, cấu trúc, chức năng của các cung, điện và hệ thống đường, tường, cửa trong khu Cấm thành Thăng Long thời Trần. Vấn đề cần phải được tiếp tục đào sâu nghiên cứu và nhất là phải chờ đợi kết quả các cuộc khai quật khảo cổ học quy mô lớn ở khu vực trung tâm thành cổ hiện nay.

2 Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, TII, tr.293.

3 Lê Quý Đôn Toàn tập, T III (Đại Việt thông sử), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978, tr.73.

4 Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, TII, tr.298

5 Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998, T I, tr.844

Page 13: GÓP PHẦN NHẬN DIỆN KHÔNG GIAN KHU TRUNG TÂM CẤM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11449/1/279_PDFsam_25nam... · ngay tại khu đã khai quật khảo cổ học

| 291

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

8 tháng trước đó). Cũng bắt đầu từ đây chỉ thấy sử chép đến các hoạt động

ở điện Kính Thiên mà không một lần nào chép đến tên điện Thiên An nữa.

Khu vực Cấm thành Đông Kinh thời kỳ đầu nhà Lê dường như việc cải

tạo và xây dựng mới một số cung điện vẫn bám theo trục chính tâm của khu

Cấm thành từ thời Lý - Trần. Các tòa thành bao quanh cũng chỉ là sử dụng

lại những tòa thành đã có từ trước, bị đổ nát và không còn an toàn, cho nên

mới có chuyện Lê Nghi Dân “đang đêm bắc thang chia làm 3 đường, trèo

thành cửa Đông, lẻn vào cung cấm” giết chết vua Lê Nhân Tông và Thái hậu

Nguyễn Thị Anh hồi tháng 10 năm 14591. Đấy chính là lý do mà Lê Thành

Tông cho xây lại cả Hoàng thành và Cung thành vào các năm 14672, 14903.

Lê Thánh Tông lên ngôi Hoàng đế ở điện Tường Quang cuối năm

1459. Trước khi tập trung cải tạo Hoàng thành và Cung thành, năm 1465

ông cho xây lại điện Kính Thiên, làm lại Thềm Rồng4, dựng điện Cẩn Đức

và tháng 3 năm 1466 “vua ngự ra điện Kính Thiên, thân hành ra đề bài văn

sách hỏi các đế vương trị thiên hạ”5. Lê Thánh Tông còn cho dựng mới

nhiều điện khác như Tử Hà, Bảo Văn, Kim Loan, Bảo Quang…

Phương Đình Nguyễn Văn Siêu nghiên cứu về thành Thăng Long cho

biết: “Thái Tổ đã lấy được Đông Quan dựng điện Kính Thiên, điện Cần

Chính, điện Vạn Thọ thì quy chế của thành cùng tên điện từ đầu thời nhà

Lê đến đời Cảnh Hưng vẫn như cũ”6. Ông giải thích khá cụ thể và chính

1 Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, TII, tr.384. Chính Lê Thánh Tông cũng từng than phiền rằng kẻ gian lẻn vào trong cung cấm “như là vào chỗ không người” (Sđd, tr.385).

2 Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, TII, tr.430. Lê Thánh Tông giải thích sở dĩ ông đưa ra quyết định này là “vì Hoàng thành thấp hẹp” và “cửa ngõ thì sơ sài, tay không cũng phá nổi”. Lưu ý rằng đây cũng là lần đầu tiên các thuật ngữ “Hoàng thành 皇城” và “Cung thành 宮城” xuất hiện.

3 Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, TII, tr.508. Sách còn cho biết Lê Thánh Tông lấy làm răn việc Nhân Tông bị hại cho nên mới sai đắp thêm thành này.

4 Di tích Thềm Rồng 9 bậc có 4 lan can đá, chia làm 3 lối đi lên chính điện Kính Thiên còn lại đến ngày nay chắc chắn được làm trong thời kỳ này.

5 Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, TII, tr.409. Lê Thánh Tông là người đưa truyền thống khoa cử Nho học Việt Nam lên đỉnh cao, mà biểu tượng của nó là các cuộc thi Đình ngay trước tòa chính điện Kính Thiên.

6 Phương Đình Nguyễn Văn Siêu: Đại Việt địa dư toàn biên, Nxb Văn hoá, Hà Nội, 1997, tr.178. Sách Đại Nam nhất thống chí cho biết: “Núi Nùng: Ở trong tỉnh thành, có tên nữa là núi Long Đỗ, Lý Thái Tổ đóng kinh đô, dựng Chính điện ở trên núi, đời Lê gọi là điện Kính Thiên; bản triều đặt làm hành cung, vẫn gọi theo tên cũ; năm Thiệu Trị thứ ba đổi gọi là điện Long Thiên (điện đình ở núi Nùng có xây bệ rồng cao 9 bậc, tả hữu có 2 con rồng, dài hơn 1 trượng…” (Đại Nam nhất thống chí, T III, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971, 170).

Page 14: GÓP PHẦN NHẬN DIỆN KHÔNG GIAN KHU TRUNG TÂM CẤM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11449/1/279_PDFsam_25nam... · ngay tại khu đã khai quật khảo cổ học

292 |

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

xác từng địa danh trong Hồng Đức bản đồ: “Căn cứ vào bản đồ thành Thăng

Long đời Hồng Đức, thì thành này hình như thước thợ mộc. Ba mặt Đông,

Nam, Bắc vuông vắn, mặt tây và nam dài bằng một nửa. Cửa Đông bắt đầu

từ thôn Đức Môn (trước là thôn Đông Môn) tổng Đồng Xuân theo hướng

Bắc đến sông Tô Lịch đi bờ bên tả qua cửa Bắc về phía Tây đối với phường

Nhật Chiêu, theo về phía Nam là cửa Bảo Khánh, theo hướng Nam đến

phía trước bên hữu Văn Miếu, lại đến phía sau qua sang bên tả là Cửa

Nam, đi thẳng về phía Đông. Đấy là dấu cũ thành Thăng Long. Ở giữa là

Cung thành, trong cửa Cung thành là Đoan Môn. Trong Đoan Môn là điện

Thị Triều, trong điện Thị Triều là điện Kính Thiên. Bên hữu điện Kính Thiên

là điện Chí Kính, bên tả là điện Vạn Thọ. Bên hữu Đoan Môn là Tây Trường

An, bên tả là Đông Trường An. Trong có suối Ngọc. Ngoài Cung thành

là Hoàng thành. Về bên đông phía trước là Thái Miếu, phía sau là Đông

Cung. Bên tây qua núi Khán Sơn là điện Giảng Võ. Lại về phía Tây là đền

thờ Linh Lang. Trường thi hội đều ở đấy. Hoàng thành, Cung thành đều

xây bằng gạch. Nền điện Kính Thiên ở chỗ đất bằng có gò đất nổi lên cao

bằng vuông vắn. Sách địa lý nói rằng: Núi Nùng ở chính giữa, tức là nơi

này. Đằng sau lại mọc ra núi Tam Sơn, bên hữu lại mọc ra núi Khán Sơn”1.

Đoan Môn là cửa phía nam bên trong Cấm thành từ thời Lý. Văn bia

tháp Sùng Thiện Diên Linh năm 1121 nói về hội đèn Quảng chiếu cho biết

“dựng đài cao Quảng Chiếu, hướng sân trước Đoan Môn”2. Khi đó từ cửa

Đoan Môn có thể tiến thẳng vào quảng trường Long Trì, lên Thềm Rồng là

đến được chính điện Thiên An. Bây giờ Đoan Môn được xây dựng lại, trên

vòm cổng chính có tấm biển đá khắc hai chữ “Đoan Môn 端門”3. Phía ngoài

Đoan Môn là cửa Văn Minh Sùng Vũ (文明崇武)4 và hai dãy hành lang

Đông Trường An, Tây Trường An. Phía trong Đoan Môn là cửa Chu Tước

(朱雀)5 và đi qua của Chu Tước mới vào được sân Đan Trì (丹墀). Đấy chỉ

1 Phương Đình Nguyễn Văn Siêu: Đại Việt địa dư toàn biên, sđd, tr.177-178. Sách Đại Nam nhất thống chí và nhiều bộ sách địa lý lịch sử thời Nguyễn cũng đồng quan niệm về toà thành Thăng Long với Phương Đình Nguyễn Văn Siêu.

2 Văn bia thời Lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009, tr.170-171

3 Nhiều sách cho rằng hai chữ “Đoan Môn” này là nguyên bản thời Lý, nhưng theo chúng tôi tấm biển đá và hai chữ “Đoan Môn” treo trên vòm cổng chính Đoan Môn hiện nay chỉ được làm vào thời Lê.

4 Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, TII, tr.460

5 Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, TII, tr.494-495. Sách cho hay các quan vào chầu thì phải ở ngoài Đoan Môn, “không được như trước đây vào bừa cả cửa Chu Tước” hay theo nghi thức vào chầu tính thứ tự từ trong ra là Đan Trì - Chu Tước - Đoan Môn.

Page 15: GÓP PHẦN NHẬN DIỆN KHÔNG GIAN KHU TRUNG TÂM CẤM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11449/1/279_PDFsam_25nam... · ngay tại khu đã khai quật khảo cổ học

| 293

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

là trên đại thể, còn trong thực tế cửa Cấm thành cũng có nhiều tầng, nhiều

lớp; bên trong còn được chia ô và có các lớp cửa điện và cửa cung nữa1.

Điện Thị Triều (視朝) là nơi vua ngự để cho quần thần vào hầu ở ngay trước

Thềm Rồng lên chính điện Kính Thiên (敬天). Thềm Rồng và nền điện

Kính Thiên trên căn bản vẫn còn được giữ nguyên vị trí cho đến ngày nay.

Thời Lê Trung hưng cho đến khi Vương phủ thâu tóm mọi quyền

hành thì ở trong thành Thăng Long, hoạt động của Triều đình vua Lê vẫn

chủ yếu tập trung tại khu trung tâm Cấm thành.

Sơ đồ 5: Cấm thành Thăng Long phỏng theo Hồng Đức bản đồ

Samuel Baron trong cuốn Mô tả vương quốc Đàng Ngoài mô tả thành

Thăng Long khoảng giữa thế kỷ XVII: “Ấn tượng nhất là ba lớp tường thành

1 Phan Huy Chú còn cho biết vào thời Lê từ ngoài vào qua cửa Hoàng thành (các cửa Đông Hoa, Thiên Hựu, Đại Hưng, Bắc Thần), đến cửa Cấm thành (các cửa Đoan Minh (Đoan Môn), Tả Dực, Hữu Dực, Tường Huy, Đại Định, Trường Lạc, Đại Khánh, Kiến Bình, Huyền Vũ), rồi vào lớp cửa điện thứ nhất (các cửa Tộ Võ, Văn Minh, Thông Vân, Sùng Hóa), đến lớp cửa điện thứ hai (các cửa Gia Hữu, Thái Hòa) và trong cùng là cửa cung (các cửa Tả Dịch, Hữu Dịch, Vọng Vân) (Lịch triều hiến chương loại chí (Hình luật chí), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992, T II, tr.317)

Page 16: GÓP PHẦN NHẬN DIỆN KHÔNG GIAN KHU TRUNG TÂM CẤM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11449/1/279_PDFsam_25nam... · ngay tại khu đã khai quật khảo cổ học

294 |

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

cổ bảo vệ cung điện. Nhiều mảng tường tàn phế chứng tỏ đây là công sự

kiên cố với những cổng thành vĩ đại và mỹ quan được xây bằng cẩm thạch.

Khuôn viên cung điện có chu vi khoảng 6 hay 7 dặm1. Cổng ngõ, sân vườn

dinh thự khang trang nói lên vẻ nguy nga và tráng lệ xưa kia”.

Tháng 7 năm 1788, Nguyễn Huệ đánh tan quân Trịnh vào yết kiến vua

Lê vẫn “do cửa Đoan Môn đi vào, triều kiến vua Lê ở điện Kính Thiên”2.

Trước đó Nguyễn Huệ đã từng đi vào thẳng điện Vạn Thọ xin được yết

kiến vua Lê đang ốm nặng và sau đó mấy ngày ông lại đến điện Vạn Thọ

dâng biểu cầu hôn công chúa Ngọc Hân, được vua chấp thuận cho đặt

nghi trượng và nhã nhạc đại triều ở dưới thềm đông và thềm tây Đan Trì.

4. Khu trung tâm thành Thăng Long (Hà Nội) thời Nguyễn

Năm 1802, sau khi đánh bại Tây Sơn, vua Gia Long đã “hạ lệnh cho

quan Bắc Thành noi theo việc cũ của triều Lê, xây thêm điện vũ: Đặt điện

Cần Chính ở bên trong năm cửa (Đoan Môn) trước điện Kính Thiên, ngoài

cửa điện Cần Chính dựng một cái rạp dài, đằng trước đặt cửa Chu Tước”3

để tiến hành các nghi lễ bang giao quốc gia với nhà Thanh.

Tháng 5 năm 1805, Gia Long tiến hành xây dựng lại thành Thăng

Long, “sai xây các cửa thành Thăng Long (cửa Đông Nam, cửa Tây Nam,

cửa Đông, cửa Tây và cửa Bắc) mỗi cửa đều dựng bia để ghi”4. Hai tháng

sau đó, tháng 7 năm 1805, ông quyết định đổi tên thành Thăng Long (昇龍)

làm thành Thăng Long (昇隆)5.

Thành Thăng Long thời Nguyễn được xây dựng theo kiểu Vauban,

chu vi bên trong khoảng 4.000 m, về cơ bản trên quy mô của Cấm thành

Thăng Long thời Lê, nhưng được “tu sửa rộng rãi hơn”. “Thành chu vi

1958 tầm 2 thước 5 tấc, bệ xây bằng gạch đá, ngoài thành có hào, mở 5 cửa:

Đông Nam, Tây Nam, Chính Đông, Chính Nam, Chính Bắc… Thành nội

tức Núi Nùng, vâng mệnh dựng Hoàng cung gồm 5 tòa chính điện và 6 nhà

ở hai bên tả, hữu, xung quanh xây tường, mở 5 cửa, lại mở một cửa nách

1 Mỗi dặm dài 555 m và như thế chu vi của tòa Cấm thành khoảng từ 3.330 m đến 3.885 m. Giả sử tòa Cấm thành hình vuông thì mỗi cạnh khoảng 900 m

2 Ngô Cao Lãng: Lịch triều tạp kỷ, T II, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975, tr.331

3 Đại Nam thực lục, T I, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002, tr.535

4 Đại Nam thực lục, T I, Sđd, tr.632

5 Đại Nam thực lục, T I, Sđd, tr.640

Page 17: GÓP PHẦN NHẬN DIỆN KHÔNG GIAN KHU TRUNG TÂM CẤM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11449/1/279_PDFsam_25nam... · ngay tại khu đã khai quật khảo cổ học

| 295

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

để thông vào nội đình, từng bậc dẫn đến đường. Ngoài đường hẻm là cửa

Đoan Môn…”1. Trong thành Thăng Long thời Nguyễn còn có Kỳ Đài xây

trên nền cũ của Tam Môn (cổng ngoài Cấm thành Thăng Long thời Lê) và

điện Thị Triều được vua Minh Mệnh cho xây dựng lại vào năm 1820 (chắc

hẳn trên nền điện Thị Triều thời Lê).

Học giả Trương Vĩnh Ký trong Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876) mô

tả khu trung tâm thành Hà Nội: “Trong nội có hành cung chánh điện; hai

tòa có tả vu, hữu vu; mặt sau có 3 tòa điện, hai bên có tả hữu vu. Sau điện

có Tịnh Bắc lâu; bốn bề có xây thành gạch, trước chánh điện (là Kính Thiên

điện); sân xây đá Thanh, hai bên có hai con rồng lộn đầu xuống 9 cấp mà

lên điện. Ra ngoài có Ngũ Môn lâu đề chữ “Đoan Môn” đời nhà Lý để tích

lại. Ngoài nữa ngay cửa Nam có cột cờ xây đá gạch, trong ruột xây khu ốc

lên thang tới trên cao chót vót. Minh Mạng năm thứ 16, thấy thành cao quá

bớt xuống 1 thước 8 tấc”.

Thực ra từ năm 1841, điện Kính Thiên được vua Thiệu Trị cho tu sửa

lại và đổi tên thành điện Long Thiên2. Năm 1886, điện Long Thiên bị quân

Pháp phá hủy để xây Sở chỉ huy Pháo binh. Rồi năm 1897 thành Hà Nội

cũng bị phá bỏ. Tuy thế dấu tích nền điện Kính Thiên, Đoan Môn, Kỳ

Đài, Hậu Lâu, Chính Bắc Môn, khu tường bao và 8 cổng Hành cung thời

Nguyễn cùng các bản đồ, tranh ảnh và tư liệu còn lại cũng cho phép nhận

diện “nền cũ lâu đài” không chỉ trục chính tâm thành cổ Hà Nội, mà cả khu

trung tâm Cấm thành Thăng Long xưa.

Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội năm 2010 đã được

UNESCO ghi danh vào hàng Di sản Văn hóa thế giới và mặc nhiên mọi

người đều thừa nhận đây cũng chính là trung tâm của Cấm thành Thăng

Long các thời Lý, Trần, Lê. Cấm thành Thăng Long tuy có mở rộng hay

thu hẹp qua mỗi thời kỳ lịch sử, nhưng hầu như không có sự thay đổi

đáng kể và về cơ bản vẫn là khu vực thành nhà Nguyễn thế kỷ XIX và

khu trung tâm chính trị Ba Đình hiện nay. Trung tâm của Cấm thành

Thăng Long sau lần xây dựng đầu tiên vào các năm 1010-1011 dưới thời

Lý Thái Tổ, ít nhất còn có 6 lần tái cấu trúc hay xây dựng lại vào các năm

1029-1030 dưới thời Lý Thái Tông; 1203 dưới thời Lý Cao Tông; 1230 dưới

thời Trần Thái Tông; 1428 dưới thời Lê Thái Tổ; 1465-1467 dưới thời Lê

1 Lê Chất: Bắc Thành địa dư chí lục trong Tư liệu văn hiến Thăng Long – Hà Nội, Tuyển tập địa chí, T II, Nxb Hà Nội, 2010, tr.923

2 Đại Nam thực lục, TVI, Sđd, tr.276.

Page 18: GÓP PHẦN NHẬN DIỆN KHÔNG GIAN KHU TRUNG TÂM CẤM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11449/1/279_PDFsam_25nam... · ngay tại khu đã khai quật khảo cổ học

296 |

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Thánh Tông và 1803-1805 dưới thời Nguyễn Gia Long. Điều hết sức đặc

biệt là trong 6 lần tái cấu trúc hay xây dựng lại này, duy chỉ có một lần

tòa Chính điện và trục chính tâm bị dịch chuyển sang phía tây, cách Núi

Nùng và tòa Chính điện cũ vài trăm mét trong khoảng một thập kỷ đầu

thế kỷ XIII, còn tất cả các lần khác, thậm chí cả khi Thăng Long không còn

là kinh đô thì tòa Chính điện vẫn được duy trì và dù có xây dựng lại hoàn

toàn hay thay đổi một phần chức năng thì tòa Chính điện vẫn không bị

đưa ra khỏi khu vực Núi Nùng. Tương tự như vậy trục chính tâm (hay

trục Thần đạo) của tòa thành dù có được chuẩn chỉnh đôi chút theo quan

niệm phong thủy và chức năng của tòa thành mỗi thời thì vẫn trên cơ sở

vị trí cố định chính tâm là Núi Nùng (Rốn Rồng) mà tính toán cho phù

hợp và như thế trước sau hầu như không có sự thay đổi đáng kể nào1.

Cấm thành Thăng Long là trung tâm chính trị - quyền lực đầu não quan

trọng nhất của cả nước, nơi hội tụ và kết tinh trí tuệ và sức sống dân tộc

Việt Nam, trong đó Núi Nùng - điện Kính Thiên là trung tâm của trung

tâm, là hằng số các giá trị văn hóa và tâm linh của dân tộc, nghìn năm qua

đã thế và nghìn năm sau chắc vẫn còn như thế.

5. Mấy vấn đề xin được nêu ra để thảo luận

5.1. Tên gọi và phạm vi của Cấm thành Thăng Long thời Lý, Trần,

Lê: Long thành, Phượng thành, Long Phượng thành là Thăng Long thành

(tức Hoàng thành) hay Cấm thành. Kết cấu Thăng Long “tam trùng thành

quách” có phải đơn thuần chỉ là kết cấu ba vòng thành: La thành, Hoàng

thành và Cấm thành bao bọc lấy nhau hay chỉ riêng khu vực Cấm thành

cũng được chia ra thành nhiều ô, nhiều cửa, với nhiều tầng, nhiều lớp khác

nhau. Có sự phân biệt nào giữa Cung thành với Cấm thành và Cung cấm

trong khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long hay không?

5.2. Có sự thay đổi hay không vị trí của khu trung tâm Cấm thành

Thăng Long thời Lý, Trần, Lê và trục chính tâm của thành Hà Nội thời

Nguyễn? Giải thích như thế nào về vị trí của Đoan Môn và Long Trì, điện

Thiên An thời Trần nếu có một bức tường thời Trần đích thực chắn trước

cửa Đoan Môn?

1 Duy chỉ có một lần Lý Cao Tông cho xây dựng Tân cung là trục chính tâm của Cấm thành và vị trí của tòa Chính điện có bị chuyển sang phía tây vài trăm mét. Tuy thế sự chuyển đổi này diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn và chỉ hơn chục năm sau đó lại được trả về vị trí cũ và giữ mãi cho đến ngày nay.

Page 19: GÓP PHẦN NHẬN DIỆN KHÔNG GIAN KHU TRUNG TÂM CẤM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11449/1/279_PDFsam_25nam... · ngay tại khu đã khai quật khảo cổ học

| 297

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

5.3. Khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và Hội trường Ba Đình có phải là

Tân cung thời Lý Cao Tông không?. Các kiến trúc thời Trần ở đây liệu có

mối liên quan nào đến cung Quan Triều thời Trần?

5.4. Điện Chí Kính là gì, cấu trúc của nó ra sao và liệu có liên quan gì

đến hệ thống các kiến trúc thời Lê phát hiện ở khu vực 18 Hoàng Diệu và

Hội trường Ba Đình?

5.5. Kết quả thăm dò và khai quật khảo cổ học ở khu vực xung quanh

nền điện Kính Thiên thời gian gần đây có gì làm rõ thêm và có gì mâu

thuẫn với nhận thức lâu nay của chúng ta về không gian khu trung tâm

Cấm thành Thăng Long?

Chúng tôi xin trân trọng cám ơn tất cả những ý kiến đóng góp để có

cơ hội học hỏi, chỉnh sửa những sai sót, bất cập và hoàn thành bài viết này.

Hà Nội, Tháng Tám, Mùa Thu năm 2012

N-Q-N

Page 20: GÓP PHẦN NHẬN DIỆN KHÔNG GIAN KHU TRUNG TÂM CẤM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11449/1/279_PDFsam_25nam... · ngay tại khu đã khai quật khảo cổ học

298 |