Gs1vn Truy Tim Nguon Goc

Embed Size (px)

Citation preview

  • 8/18/2019 Gs1vn Truy Tim Nguon Goc

    1/377

    1

    GS1 có thể hỗ trợ gì cho việc xác định nguồn gốc 

     Xác định nguồn gốc là gì?  

    Trong nhiều ngành công nghiệp, nhà quản lý cần biết câu trả lời cho một loạt câu hỏi: lô hàng nàycó chứa những vật phẩm tôi đã đặt hàng?  Luồng vận chuyển hàng hóa của tôi có được tối ưu không?Tôi sẽ có thông tin cần thiết ngay khi có sự cố triệu hồi sản phẩm không?  

    Khả năng xác định nguồn gốc có thể trả lời nhiều câu hỏi  

    Trong bệnh viện và các trung tâm chăm sóc sứ khỏe, bác sỹ và y tá cần đảm bảo đúng thuốc,đúng trị liệu cho đúng bệnh nhân. 

    Trong siêu thị và trong bếp, người tiêu dùng luôn tự hỏi món thực phẩm này có an toàn không? cóchứa đúng những chất niêm yết trên bao bì không?  

    Trong cửa hàng và khách sạn, người dân thuộc nhiều tín ngưỡng tôn giáo khác  nhau đang tự hỏiliệu sản phẩm thực phẩm mà họ mua đã được chuẩn bị theo cách tôn trọng tín ngưỡng của họ không?  

    V.v… 

    Một vài cách thức xác định nguồn gốc đã trở thành yêu cầu pháp lý đối với các lĩnh vực nhất địnhtại Mỹ, Canada, EU và một số nước Châu Mỹ La Tinh, Châu Á và Châu Phi. Nhưng bên cạnh xác địnhnguồn gốc bắt buộc thì ngày càng nhiều ngành công nghiệp tự nguyện áp dụng chương trình xác địnhnguồn gốc để nâng cao hiệu quả và trợ giúp bảo vệ thương hiệu của họ và để đảm bảo thực phẩm,thuốc, thiết bị y tế hay đồ chơi là an toàn.  

    Tóm lại: hiện tại xác định nguồn gốc là một phần quan trọng của chuỗi cung ứng.  

    Nhưng xác định nguồn gốc chỉ có thể đạt được hiệu quả nếu được xây dựng trên các tiêu chuẩntoàn cầu có khả năng hoạt động như nền tảng để tất cả các bên liên quan cùng trao đổi thông tin rõràng, thấu đáo. 

    Đó là lý do tại sao GS1 tham gia vào xác định nguồn gốc 

    Tiêu chuẩn về xác định nguồn gốc toàn cầu của GS1 

    Sau 40 năm, chúng tôi tại GS1 đã cống hiến sự nghiệp để thiết kế và thực hiện các tiêu chuẩn toàncầu để sử dụng trong chuỗi cung ứng. Các tiêu chuẩn GS1 đảm bảo sự trao đổi hiệu quả giữa các côngty và tác động như hướng dẫn cơ bản tạo thuận lợi cho sự trao đổi lẫn nhau và đưa ra cấu trúc cho

    nhiều ngành công nghiệp. 

    Ti êu chuẩn về  xác định nguồn gốc  toàn cầu của GS1 là yếu tố tiên quyết cho  xác định nguồngốc  tự động với một bộ các công nghệ bổ sung 

    Được xây dựng trên hàng thập kỉ kinh nghiệm và khả năng lãnh đạo tầm quốc tế, GS1 đã xâydựng được Tiêu chuẩn về xác định nguồn gốc toàn cầu và là tài liệu tham khảo được thừa nhận chonhiều công ty có yêu cầu bất kì về xác định nguồn gốc. 

  • 8/18/2019 Gs1vn Truy Tim Nguon Goc

    2/377

    2

    Tiêu chuẩn về xác định nguồn gốc toàn cầu của GS1 làm cho các hệ thống xác định nguồn gốc trởthành khả thi trên toàn cầu đối với cả các tổ chức nhỏ và lớn, suốt chuỗi cung ứng, không tính đếnvấn đề về công nghệ (mã vạch, phân định bằng tần số song RFID, trao đổi dữ liệu điện tử EDI, mạngv.v…) được chọn 

    Tiêu chuẩn về xác định nguồn gốc của GS1 là tiêu chuẩn về quá trình kinh doanh. Nó được xâydựng trong một cộng động gồm hơn 800 công ty từ Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ, đại diện cho ngànhbán lẻ, ngành cung ứng, các tổ chức MSMV quốc gia và các nhà cung cấp giải pháp đến từ rất nhiềungành công nghiệp. Các tiêu chuẩn này luôn được đảm bảo tính chính xác, thiết thực và cập nhật.  

    Các tiêu chuẩn về xác định nguồn gốc của GS1 không trái với các tiêu chuẩn quốc tế khác của ISO,GLOBAL GAP, CIES Global Food Safety Initiative (GFSI), the British Retail Consortium (BRC) GlobalFood Standard, the Food Marketing Institute, hay các tiêu chuẩn chứng nhận khác về thực phẩm hữucơ. GS1 trợ giúp các công ty và tổ chức đáp ứng được các yêu cầu về xác định nguồn gốc nêu trênthông qua việc cung cấp công cụ (hướng dẫn áp dụng các công cụ này) để đạt được khả năng xác địnhnguồn gốc. 

    Nhờ tiêu chuẩn về xác định nguồn gốc của GS1, hàng tá trường hợp sử dụng thực tế về cácứng dụng và dịch vụ xác định nguồn gốc trở thành khả thi 

    GS1 làm cơ sở cho một chuỗi cung ứng hiệu quả hơn 

    Khả năng theo vết và xác định nguồn gốc hàng hóa, thông tin và nhanh chóng đáp ứng nhu cầucủa thị trường là chìa khóa để quản lý thành công và hiệu quả chuỗi cung ứng logistic ngày nay.  

    Nhà sản xuất, nhà cung cấp logistic và nhà bán lẻ đang đối mặt với nhiều khó khăn mới: giá xăngdầu lên xuống. Họ cần làm việc với các khoản đầu tư giảm thiểu trong khi vẫn duy trì được mức dịchvụ cao. Một chuỗi cung ứng mở rộng ngày càng “căng thẳng”, yêu cầu kế hoạch sản xuất chặt hơn,giám sát sản xuất chặt hơn và kế hoạch logistic hiệu quả hơn từ khâu thu mua nguyên vật liệu đầuchuỗi đến khâu tiêu dùng cuối cùng. Người tiêu dùng có kì vọng cao hơn bao giờ hết về chất lượng vàđộ an toàn sản phẩm. Nhà trức trách có yêu cầu pháp lý gia tăng phải đáp ứng nhanh và hiệu quả tấtcả các chất vấn về bất kì thành phần nào có trong sản phẩm.  Một nhu cầu để được gần như  ngay lậptức đáp ứngsẽ có được nhờ áp công nghệ cao, luôn luôn kết nối thế giới của chúng tôi. 

    Các tiêu chuẩn  xác định nguồn gốc  của GS1 là yếu tố cơ bản tạo thuận lợi cho các dịch vụđem lại tính minh bạch từ khi nhận đến khi phân phối hàng hóa 

    Nói ngắn gọn: họ cần sự khả năng truy cập ngay thông tin sản phẩm kinh doanh chính trong cáchoạt động của chuỗi cung ứng. Họ cần toàn cầu hóa khả năng theo vết và xác định nguồn  gốc mà cóthể đem lại tính minh bạch thực tế về hàng hóa.  

    Họ cần các ứng dụng và dịch vụ khả thi mà tiêu chuẩn về xác định nguồn gốc của GS1 mang lại.  

    Tiêu chuẩn về xác định nguồn gốc của GS1 cung cấp nền tảng cho việc tạo ra các hệ thống hợpnhất hơn có thể tối đa hóa hiệu quả của chuỗi cung ứng trong khi tối thiểu hóa khâu sản xuất và phânphối hàng hóa kém chất lượng và không an toàn. Tiêu chuẩn về xác định nguồn gốc của GS1 là yếu tố

    cơ bản tạo thuận lợi cho các dịch vụ cung cấp tính minh bạch cho chuỗi cung ứng từ khi nhận đến khiphân phối hàng hóa. 

    Các chương trình xác định nguồn gốc còn có thể trợ giúp việc theo vết và xác định nguồn gốc vậtphẩm từ các congteno hàng lớn đến các bao gói và thư tín nhỏ; theo cách này, chúng  có thể góp phầntăng cường tính bảo mật củadịch vụ logistic và hải quan. 

    Tăng độ an toàn thực phẩm 

  • 8/18/2019 Gs1vn Truy Tim Nguon Goc

    3/377

    3

    Thực phẩm gia đình bạn ăn đến từ đâu? Chúng đến chợ của bạn thế nào? Chúng đi qua những conđường nào? Có có chứa chất dị ứng với người thân bạn không?  

    Khả năng trả lời nhanh chóng và chính xác những câu hỏi này là tùy thuộc vào hệ thống và ứngdụng xác định nguồn gốc. 

    Để hoạt động, hệ thống xác định nguồn gốc thực phẩm cần biết tất cả mọi hoạt động xảy ra tạimỗi bước luân chuyển, từ trang trại đến bàn bếp. Nhưng trong chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng mởrộng cùng việc sử dụng gia tăng các hợp đồng sản xuất đa quốc gia thì việc theo vết sản phẩm thựcphẩm từ đầu này đến đầu kia trở nên khó khăn hơn.  

    Xác định nguồn gốc là rất quan trọng khi có vấn đề xảy ra và phải triệu hồi sản phẩm thực phẩm.Tiêu chuẩn xác định nguồn gốc của GS1 đóng một vai trò chủ chốt trong việc giải quyết vấn đề này vìnó được xây dựng trên các tiêu chuẩn toàn cầu, đáp ứng yêu cầu cho từng bước của chuỗi cung ứng,nó có thể đảm bảo cho việc truy cập ngay lập tức thông tin chính xác về sản phẩm – tạo thuận rợi choviệc triệu hồi nhanh chóng, toàn diện. Quan trọng hơn, tiêu chuẩn xác định nguồn gốc của GS1 còntạo thuận lợi cho việc đảm bảo chất lượng và kiếm soát hàng tồn kho chính xác và điều đó hạn chế tớimức có thể việc triệu hồi. 

    Các tiêu chuẩn về xác định nguồn gốc của GS1 có thể được sử dụng để trợ giúp người tiêu dùngđảm bảo thực phẩm là ăn chay hoặc hữu cơ hoặc theo tôn giáo. Trợ giúp ngành y tế chăm sóc bệnhnhân tốt hơn, gia tăng an toàn cho người bệnh.  

    Để hoạt động, các hệ thống xác định nguồn gốc thực phẩm cần biết mọi điều xảy ra tại mọi bướctrên hành trình của nó, từ trang trại đến bàn bếp. Nhưng với các  chuỗi cung ứng toàn cầu mức độ cao,ngày càng mở rộng và sự phát triển sử dụng các hợp đồng sản xuất, việc theo vết sản phẩm thựcphẩm đầu cuối ngày càng trở nên khó khăn hơn.  

    Tiêu chuẩn về xác định nguồn gốc của GS1 có thể đóng một vai trò quan trọng khi có vấn đềsai sót và phải triệu hồi sản phẩm thực phẩm

    Tiêu chuẩn về xác định nguồn gốc toàn cầu của GS1 làm cho các hệ thống xác định nguồn gốcthực phẩm trở thành khả thi trên phạm vi toàn cầu không tính đến số lượng bao nhiêu công ty liên

    quan hoặc bao nhiêu biên giới mà thực phẩm hay thành phần thực phẩm di chuyển từ đầu này củachuỗi cung ứng hết con đường tới người tiêu dùng. 

    Khả năng xác định nguồn gốc là cực kì quan trọng nếu có vấn đề sai sót và phải triệu hồi sản phẩmthực phẩm. Tiêu chuẩn về xác định nguồn gốc toàn cầu của GS1 còn có thể đóng một vai trò quantrọng ở đây: bởi được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn toàn cầu, tiếp cận từ một đầu này đến đầu kiacủa chuỗi cung ứng, nên tiêu chuẩn về xác định nguồn gốc toàn cầu của GS1 có thể đảm bảo việc truycập tức thời thông tin chính xác về sản phẩm –  tạo thuận lợi cho việc triệu hồi nhanh và toàn diện. 

    Nhưng có thể điều quan trọng hơn là các tiêu chuẩn của GS1 còn tạo thuận lợi cho việc kiểm soáthàng tồn kho chính xác và đảm bảo chất lượng. Điều đó sẽ góp phần làm cho việc triệu hồi trở thànhkhông cần thiết và không thường xuyên theo khả năng có thể.  

    Việc đảm bảo sự phù hợp của thực phẩm với các đặc tính cụ thể  

    Tiêu chuẩn về xác định nguồn gốc của GS1 có thể được sử dụng để trợ giúp khách hàng đảm bảođược rằng thực phẩm là theo một tôn giáo nào đó (halal, kosher), ăn chay hoặc hữu cơ 

    Các giải pháp về xác định nguồn gốc sử dụng tiêu chuẩn về xác định nguồn gốc của GS1 tạo ramột cách thức tuyệt vời để đảm bảo cho thực phẩm phù hợp với yêu cầu về niềm tin hay đạo đức tô ngiáo của người dân hay tôn trọng quyền lựa chọn lối sống của họ.  

  • 8/18/2019 Gs1vn Truy Tim Nguon Goc

    4/377

    4

    Ví dụ, ngày càng có nhiều nhười tìm kiếm thực phẩm tôn trọng tiêu chuẩn đạo đức nhất định, hàngloạt nhãn và dấu xuất hiện để đảm bảo thực phẩm bên trong là kết quả của hoạt động thương mạibình đẳng, có vị thế và bền vững.  

    Hàng tỷ người theo tín ngưỡng giáo lý của các tôn giáo của họ để đảm rằng thực phẩm họ mua vànhà hàng họ ăn tôn trọng các nguyên tắc và luật lệ đã xác định. Trong thực tế, ngoài chính bản thânsản phẩm thực phẩm, các cơ sở thực phẩm (nhà hàng, cửa hàng thực phẩm, bếp ăn thương mại, cửahàng bánh và bánh ngọt, nhà hàng ăn nhanh v.v…) và nhà giết mổ cũng được yêu cầu trở nên phùhợp vì họ như là các yếu tố được sử dụng để chuẩn bị thực phẩm.  

    Nhiều cơ quan trên thế giới đã được hình thành để chứng nhận thực phẩm và cơ sở thực phẩm làhalal, kosher, hữu cơ hay thân thiện với môi trường. Tiêu chuẩn về xác định nguồn gốc toàn cầu củaGS1 có thể làm cho công việc của các cơ quan này dễ dàng hơn.

    Những quan ngại tương tự về người ăn chay nghiêm ngặt và thuần chay: trong khi điều rõ ràng làbít tết bò không phù hợp với lựa chọn về lối sống của họ nhưng nhiều cơ sở sản xuất khác có thể trongthực tế vẫn đưa thịt hoặc dẫn xuất nguồn gốc động vật vào. Các giải pháp về xác định nguồn gốc cóthể được xây dựng thông qua việc sử dụng tiêu chuẩn xác định nguồn gốc toàn cầu của GS1 để táiđảm bảo cho nhóm khách hàng này việc sản phẩm họ mua hoàn toàn tôn trọng mong ước của họ.  

    Tăng độ an toàn bệnh nhân và chất lượng chăm sóc 

    Bệnh viện và các cơ sở chăm sóc sức khỏe là môi trường hết sức phức tạp nơi luôn phải lưu ý cẩnthận. 

    Việc thiết lập hệ thống xác định nguồn gốc trên cơ sở tiêu chuẩn là chìa khóa tạo thuận lợicho việc gia tăng độ an toàn cho bệnh nhân và cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe 

    Nhưng bác sỹ và y tá chỉ là con người và không may điều đó có nghĩa là luôn có sai sót. Đôi khi sailỗi đó lại xảy ra đối với bệnh nhân. Hoặc sử dụng thuốc sai, thiết bị y tế sai. Hoặc đúng liều dùng đúngthuốc đúng thiết bị v.v… nhưng lại cho sai người bệnh. 

    Hàng ngày, có nhiều người bị thiệt mạng hoặc bị tàn tật do sai lỗi về thuốc. Ngành dược phẩmđang tập trung làm việc để ngăn ngừa càng nhiều loại sai lỗi này càng tốt.  

    Việc thiết lập một hệ thống xác định nguồn gốc là chìa khóa tạo thuận lợi cho việc gia tăng độ antoàn cho bệnh nhân và cải tiến chất lượng chăm sóc sức khỏe.  

    Các hệ thống xác định nguồn gốc dựa trên tiêu chuẩn xác định nguồn gốc toàn cầu của GS1 sẽ tạothuận lợi cho việc kiểm tra xác nhận và xác thực dược phẩm suốt chuỗi cung ứng chăm sóc sức khỏetoàn cầu, làm cho việc thực hiện xác định nguồn gốc nhanh và hiệu quả hơn trong khi cải tiến được độan toàn và hợp nhất của chuỗi cung ứng. 

    Nhóm chăm sóc sức khỏe của GS1 (GS1 Healthcare) là một nhóm người sử dụng tự nguyện trêntoàn cầu chuyên về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bao gồm các bên tham gia tích cực đến từ khắp nơitrên thế giới, đại diện cho tất cả các bên về chăm sóc sức khỏe: nhà phân phối, các cơ quan lập pháp,nhà sản xuất thuốc và trang thiết bị y tế, các hội công nghiệp, bệnh viện, bác sỹ, học viện, cán bộ vềchăm sóc sức khỏe và các nhà bán lẻ.  

    Vào tháng 12 năm 2007, GS1 Healthcare đã thiết lập nhóm công tác “Xác định nguồn gốc tronglĩnh vực chăm sóc sức khỏe”. Nhóm công tác này đầu tiên tập trung vào xây dựng tiêu chuẩn về xácđịnh nguồn gốc toàn cầu về chăm sóc sức khỏe (GTSH) dựa trên tiêu chuẩn về xác định nguồn gốctoàn cầu của GS1. 

  • 8/18/2019 Gs1vn Truy Tim Nguon Goc

    5/377

    5

    GTSH hiện là một tiêu chuẩn đã được công bố và phục vụ như một điểm bắt đầu  cho việc phânđịnh các yêu cầu riêng biệt trong khi vẫn đảm bảo được cách tiếp cận nhất quán và nhận thức chungvề các nguyên tắc cơ bản. Bước tiếp theo của nhóm là xây dựng hướng dẫn thực hiện cho GTSH.  

    Chống lại nạn làm hàng giả 

    Túi và đồng hồ giả là một vấn đền. Sản phẩm thuốc giả là một vấn đề nghiêm trọng.  

    Tại hàng trăm nơi trên thế giới, các phòng thí nghiệm tạm đang sử dụng đường hoặc sáp hoặc chấttệ hơn để sản xuất thuốc viên giả trông giống hệt thuốc thật; các tổ chức làm giả khác đang sản xuấtra các giải thử đường máu vô nghĩa chỉ là giấy và thuốc nhuộm. Nạn hàng giả đã và đang trở thànhquá tinh vi đến mức một vài trường hợp, thậm trí cả công ty chủ sản phẩm bị nhái cũng không thểphân biệt được giữa hàng thật và hàng giả nếu không thực hiện các phép thử hóa học kiểm  tra.

    Mặc dù lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã có những cố gắng tốt nhất nhưng những sản phẩm vô giá trịhay thậm trí nguy hiểm như vậy vẫn ra được thị trường.  

    Tiêu chuẩn về xác định nguồn gốc của GS1 có thể gây khó khăn hơn cho những kẻ làm giảmuốn đưa hàng giả vào chuỗi cung ứng chăm sóc sức khỏe 

    GTSH, được xây dựng trên tiêu chuẩn về xác định nguồn gốc của GS1, có thể trợ giúp giải quyếtvấn đề này. Việc đưa ra một mã số phân định đơn nhất cho mỗi đơn vị và mọi bao gói sản phẩm dượckhi phù hợp sẽ tạo thuận lợi cho các hệ thống xác định nguồn gốc và chứng nhận với công nghệ sẵncó, khiến tổ chức làm giả khó khăn hơn khi xâm nhập vào chuỗi cung ứng chăm sóc sức khỏe.  

    Và tất nhiên, những nỗ lực của chúng ta trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sẽ đặt chúng ta vào mộtvị trí tuyệt vời để hỗ trợ cho các ngành công nghiệp khác mà sản phẩm của họ còn bị làm giả thườngxuyên hơn như mỹ phẩm, đồ điện và các bộ phận di động. 

    Cải tiến tính bền vững 

    Các nhà đầu tư và khách hàng, ngày càng thường xuyên hơn, xem xét hồ sơ của công ty trong việc

    bảo vệ môi trường như một phần của quá trình ra quyết định mua hàng của họ.  

    Chính phủ cũng đang đừng bước hỗ trợ phát triển tính bền vững: Ví dụ như Chính phủ UK đã thiếtlập mục tiêu lấy lại 70% rác bao bì của người tiêu dùng vào tháng 3 năm 2010.  

    Các chiến lược về bền vững có thể định hướng cho các bên đạt được giá trị và cung cấp lợinhuận tài chính tích cực  

    Bên cạnh các điều luật mới hoặc kì vọng đang thay đổi của khách hàng, ngày càng có nhiều bằngchứng rằng các chiến lược về bền vững cũng khiến cho các bên đạt được giá trị và cung cấp lợi nhuậntài chính tích cực. Tính bền vững nhanh chóng trở thành chiến lược kinh doanh quan trọng.  

    Nhà bán lẻ và nhà sản xuất có thể đạt được năng suất và tính bền vững hiệu quả thông qua hợp

    tác, cụ thể là về dữ liệu. Tiêu chuẩn về xác định nguồn gốc toàn cầu của GS1 có thể làm cho việc nàytrở nên dễ dàng và trôi chảy. 

    Khi đã có một chương trình dựa trên tiêu chuẩn về xác định nguồn gốc toàn cầu của GS1, các côngty có thể tránh được việc lãng phí nguồn lực vì có thể dễ dàng chọn đúng hàng để giao nhận vậnchuyển. Họ có thể khởi xướng các phát kiến về tái sử dụng và quản lý rác thải tốt hơn. Họ có thể kiểmsoát công tác sản xuất và giao hàng tốt hơn. Họ có thể hưởng lợi từ sự minh bạch mà các tiêu chuẩnmang lại. 

    Đáp ứng các yêu cầu về luật định 

  • 8/18/2019 Gs1vn Truy Tim Nguon Goc

    6/377

    6

    Được thúc đẩy bởi người dân và bởi sự quan ngại của chính họ về sự an toàn, các nhà lập pháp củachính phủ ở Châu Âu và ở Mỹ đã dự thảo các điều luật yêu cầu nhiều cấp độ về xác định nguồn gốc,đặc biệt là lĩnh vực thực phẩm và chăm sóc sức khỏe.  

    Các yêu cầu về lập pháp đang tạo ra một nhu cầu thực sự về xác định nguồn gốc  

    Những yêu cầu mới này về lập pháp đang ngày càng tạo ra nhiều hơn bao giờ hết nhu cầu về xácđịnh nguồn gốc. 

    Doanh nghiệp cần các hệ thống có thể cung cấp khả năng xác định nguồn gốc đầu cuối với thôngtin chính xác và sự phân định đúng sản phẩm và dịch vụ, địa điểm, và các bên liên quan.  

    Tiêu chuẩn về xác định nguồn gốc toàn cầu của GS1 có thể khiến cho các hệ thống như vậy trởthành khả thi. Nó cho phép các hệ thống xác định nguồn gốc từ mỗi đối tác kinh doanh trở thànhtương thích với nhau, tránh được mọi sự ngắt quãng về xác định nguồn gốc suốt chuỗi cung ứng, Đượcxây dựng dựa trên tiêu chuẩn này, các hoạt động kinh doanh có thể cung cấp khả năng xác địnhnguồn gốc với sự kiểm soát thực tế để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, các tổ chức bên ngoài và cáccơ quan lập pháp – trong khi vẫn cải thiện được hiệu quả và lợi nhuận.  

    GS1 hỗ trợ việc đánh giá và thực hiện 

    Tiêu chuẩn về xác định nguồn gốc toàn cầu của GS1 có thể làm cho nhiều ứng dụng và dịch vụ vềxác định nguồn gốc trở thành khả thi. Bởi vì tiêu chuẩn này không phụ thuộc vào công nghệ tạo thuậnlợi, nó cho phép người sử dụng triển khai các ứng dụng và dịch vụ dựa trên toàn bộ các tiêu chuẩn củaGS1, bao gồm các khóa phân định GS1, mã vạch GS1, thương mại điện tử của GS1, mã điện tử toàncầu cho sản phẩm GS1 EPCglobal và mạng đồng bộ hóa dữ liệu toàn cầu GDSN của GS1.  

    Cụ thể là, tùy thuộc vào tiêu chuẩn về xác định nguồn gốc của GS1, có một số yêu cầu bắt buộc vềmột hệ thống xác định nguồn gốc dựa vào tiêu chuẩn như sau:  

      Phải phân định tất cả các vật phẩm có thể theo vết bằng một số phân định phù hợp của GS1 tại điểmbắt đầu tạo ra chúng 

    GS1 có thể hỗ trợ các ngành công nghiệp xây dựng hướng dẫn về xác định nguồn gốc và cácthực hành tốt nhất phù hợp với nhu cầu đặc thù của họ 

      Phải duy trì sự phân định cùng với hoặc trên vật phẩm đến tận khi nó được sử dụng    Phải phân định tất cả các vị trí vật lý bằng số phân định phù hợp của GS1 suốt toàn bộ chuỗi cung ứng    Dữ liệu về sản phẩm và luồng thông tin về sản phẩm sẽ được thu nhận và chia sẻ giữa các đối tác kinh

    doanh (ví dụ như thông qua mạng đồng bộ hóa dữ liệu toàn cầu GDSN, gói tin thông báo gửi hàngDESADV, dịch vụ thông tin về mã điện tử cho sản phẩm EPCIS)  

    Sau đó, tùy thuộc vào đối tác kinh doanh hoặc ngành công nghiệp xác định cấp độ liên quan về sựchính xác và độ sâu của hệ thống xác định nguồn gốc của họ; họ có thể sử dụng tiêu chuẩn về xácđịnh nguồn gốc toàn cầu của GS1 để xây dựng hướng dẫn về xác định nguồn gốc đặc thù phù hợp

    hoàn hảo với nhu cầu đơn nhất của riêng họ.  

    GS1 trợ giúp công ty theo một cách khác với các chương trình xác định nguồn gốc của họ đó làthông qua Chương trình Phù hợp Khả năng Xác định nguồn gốc Toàn cầu. Chương trình nàycung cấp một phương pháp học và công cụ để kiểm tra và đánh giá hệ thống xác định nguồn gốc hiệncó căn cứ vào các quá trình đã được mô tả trong tiêu chuẩn về xác định nguồn gốc toàn cầu của GS1cũng như trong các tiêu chuẩn quốc tế khác như ISO và tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.  

    Chương trình Phù hợp Khả năng Xác định nguồn gốc Toàn cầu cung cấp cho chủ thương hiệu khảnăng có được một bên độc lập có thể đánh giá các hệ thống xác định nguồn gốc hiện có hoặc giúp đỡ

  • 8/18/2019 Gs1vn Truy Tim Nguon Goc

    7/377

    7

    thiết kế một hệ thống mới. Chương trình này còn đưa ra các biện pháp để bảo đảm rằng một hệ thốngxác định nguồn gốc sẽ tôn trọng các yêu cầu tối thiểu của ngành công nghiệp về khả năng xác địnhnguồn gốc như được quy định trong Tiêu chuẩn về xác định nguồn gốc toàn cầu của GS1.  

    Quan tâm?

    Bạn có mong muốn thực phẩm hữu cơ do bạn sản xuất sẽ được chứng nhận? Bạn đang nghĩ vềviệc khai chương một chương trình theo vết và xác định nguồn gốc trong công ty bạn? Bạn có một ứngdụng hoặc dịch vụ tạo thuận lợi hoặc cung cấp khả năng xác định nguồn gốc?  

    Đơn giản hãy liên hệ với tổ chức GS1 tại quốc gia bạn! 

    Tiêu chuẩn về xác định nguồn gốc toàn cầu của GS1 được làm nên khả thi bởi các chuyên gia thịtrường địa phương và kinh nghiệm của các tổ chức GS1 thành viên, bởi vì –  giống như tất cả các tiêuchuẩn toàn cầu, trung lập của GS1 – nó trợ giúp các hoạt động kinh doanh và các tổ chức cần chấpnhận áp dụng nó vào các lĩnh vực và nhu cầu đặc thù của họ và triển khai nó một cách thành công vàtrôi chảy 

    Đơn giản hãy liên hệ với tổ chức GS1 tại quốc gia bạn! 

    112 tổ chức thành viên của chúng tôi trên khắp thế giới có thể cung cấp: 

    · Sự đánh giá về hệ thống xác định nguồn gốc hiện thời của bạn hoặc các kế hoạch của bạn vềviệc đưa ra một hệ thống xác định nguồn gốc  

    · Cung cấp chi tiết đầy đủ về tất cả các hướng dẫn và tiêu chuẩn của chúng tôi 

    · Đào tạo về các chủ đề xác định nguồn gốc khác nhau 

    · Dịch vụ “Giải đáp thắc mắc” để trả lời các câu hỏi của bạn 

    · Hỗ trợ thực hiện 

    Chúng tôi còn mời bạn cùng tham gia vào Nhóm yêu cầu kinh doanh về xác định nguồn gốc: chúngtôi cần đóng góp của bạn để đảm bảo rằng công việc của chúng tôi phù hợp hoàn hảo với các yêu cầuthuộc lĩnh vực của bạn và công ty của bạn.  

    Hãy truy cập www.gs1.org/contact  để tìm tổ chức GS1 thành viên tại quốc gia bạnvà http://www.gs1.org/traceability để đọc mọi thông tin về tiêu chuẩn xác định nguồn gốc toàn cầu của GS1 và cách thức mà chúng tôi có thể giúp bạn đánh giá và thực hiện các chương trình xác địnhnguồn gốc 

    Chiến lược phân định thực phẩm tươi sống 

    Ủy ban GS1 phê duyệt kế hoạch về phân định thực phẩm tươi sống  

    Chủ đề: Chiến lược phân định thực phẩm tươi sống trên phạm vi toàn cầu 

    Người gửi từ: Greg Rowe, Nhà Quản lý Chương trình về GS1 DataBar  

  • 8/18/2019 Gs1vn Truy Tim Nguon Goc

    8/377

    8

    Ngày gửi: 01 tháng 6 năm 2008 

    Vào năm 2006, Ủy ban GS1 và Đại Hội đồng (GA) đã ấn định tháng 1 năm 2010 làm mốc chỉ tiêu phấnđấu (Ngày Bắt đầu) áp dụng (mã vạch) GS1 DataBar tại điểm bán lẻ (POS) trên phạm vi toàn cầu. Mãvạch này cho phép gán nhãn cho các sản phẩm nhỏ và tải dữ liệu về sự phân định sản phẩm cơ bản.Dựa trên các đặc tính này, GS1 DataBar mở ra những triển vọng mới để quản lý các sản phẩm là thựcphẩm tươi sống bằng việc sử dụng các công cụ phân định dùng cho những sản phẩm FMCG kể từnhững năm 70. Với khoảng 40 cách tiếp cận khác nhau để phân định thực phẩm tươi sống, việc chấpnhận công nghệ đã là không đủ nên Ủy ban GS1 đã chỉ thị cho GS1 tổ chức một Nhóm Công tácnghiên cứu để làm sao có thể triển khai được loại mã vạch mới nói trên và dữ liệu bổ sung mà nó cóthể mã hóa. Sau đây là báo cáo về các kết luận của Nhóm này sau khi đã được Lực lượng đặc nhiệmcủa GS1 xem xét và xác nhận. 

    Kế hoạch của Nhóm Công tác như sau: 

    · Đã có sẵn một giải pháp toàn cầu (GTIN) cho các sản phẩm có số đo cố định và phải duy trì nó  

    · Đối với sản xuất nhỏ, quá trình chuyển đổi việc sử dụng các Mã số lưu thông hạn chế (RCN’s) và cácphương pháp phân định khác sang sử dụng GTIN (Mã doanh nghiệp GS1 + số phân định vật phẩm)phải bắt đầu vào năm 2010 (Tổ chức thành viên của GS1 (MO) sẽ ấn định mốc chỉ tiêu phấn đấu cơbản để chuyển đổi sử dụng trên cơ sở của MO) 

    · Đối với các sản phẩm có số đo thay đổi, quá trình chuyển  đổi sang GTIN và việc sử dụng các số phânđịnh ứng dụng (AIs) vượt ra ngoài giới hạn của GTIN tại POS phải bắt đầu vào năm 2010 (MO sẽ ấnđịnh mốc chỉ tiêu phấn đấu riêng trên cơ sở của MO)  

    · Năm 2010 vẫn giữ mục tiêu nói trên đối với các nhà áp dụng và các nhà cung cấp dịch vụ trước hạnđịnh (xem tổng kết về sự ảnh hưởng như nêu dưới đây)  

    · 2014 là mốc chỉ tiêu phấn đấu được ấn định để tất cả các MO đều có khả năng hỗ trợ ngành bán lẻ ởđịa phương áp dụng và chuyển đổi sử dụng các tiêu chuẩn địa phương sang sử dụng cùng một tiêuchuẩn mở, toàn cầu (nếu mọi MO đồng ý về một thời gian sớm hơn thì có thể xem xét lại mốc 2014)  

    · Mọi MO sẽ được yêu cầu cam kết thực hiện ngày chuyển đổi các tiêu chuẩn địa phương và điều nàysẽ làm cơ sở cho việc đánh giá tính hiệu quả của GS1 từ một KPI hợp nhất.  

    Tổng kết về sự ảnh hưởng: Chi tiết về các công cụ và các tiêu chuẩn thực hiện sẽ được xây dựng trongquá trình thông qua Kế hoạch nêu trên, nhưng tổng kết về mục tiêu của việc thực hiện được nêu dướiđây: 

    Ngành công nghiệp: Việc đạt được các lợi ích về quản lý đối với sự phân định cấp của FMCG (ví dụ nhưsự rút ngắn, khả năng truy tìm nguồn gốc và sự quản lý danh bạ) không chỉ bao gồm các hệ thống mãvạch. Nó thậm trí còn liên quan đến việc căn chuẩn dữ liệu chủ.  

    Các nhà cung cấp giải pháp: Thời hạn vẫn là năm 2010 cho các nhà cung cấp phần cứng và phần mềmsẵn sàng chuyển đổi, nhưng hiện tại đã có cả ký kết từ các nhà bán lẻ về việc các dự án thiết kế lại hệthống đến giai đoạn phải thay thế sẽ bắt đầu vào 2009 và khai trương vào 2010. 

    Các nhà bán lẻ: Cần xây dựng các kế hoạch áp dụng theo giai đoạn đối với sản xuất nhỏ và sản phẩmcó số đo thay đổi bao gồm các hệ thống đã sẵn sàng và nhà cung cấp hàng lên tàu. Cần có các dự ánđang thực hiện với các nhà cung cấp thuộc hệ thống đến giai đoạn phải thay thế. Cần nghiên cứu thửnghiệm, đào tạo cán bộ và hiểu được sự ảnh hưởng đối với khách hàng (ví dụ việc tự thanh toán đầura).

  • 8/18/2019 Gs1vn Truy Tim Nguon Goc

    9/377

    9

    Các nhà cung cấp thực phẩm tươi sống: Tập trung vào hai phạm vi: 1) các yêu cầu về dán nhãn là kếtquả từ các quyết định về tiêu chuẩn vào cuối năm 2008; 2) Căn chuẩn dữ liệu về vật phẩm và về bêntham gia với các đối tác thương mại bán lẻ.  

    Các tổ chức thành viên: Tập trung vào hai phạm vi: 1) đảm bảo việc trao đổi liên tục với các nhà bánlẻ địa phương về tính sẵn sàng có máy quét; 2) các chương trình thực hiện được tập trung vào các nhàbán lẻ và các nhà cung cấp thực phẩm tươi sống.  

    Các hiệp hội thương mại: Sự cộng tác sẽ trợ giúp GS1 trao đổi với SMEs và xây dựng các chiến lược vềsự chuyển đổi có thể hoạt động được nơi mà các hiệp hội đã xây dựng được các công cụ dựa trên cơ sởsản phẩm hay vật liệu trao đổi trong thương mại.  

    Tiêu chuẩn truy tìm nguồn gốc của GS1 

    GS1 – Ngôn ngữ thương mại toàn cầu 

    2  Từ  chối trách nhiệm Mặc dù đã cố gắng đảm bảo các tiêu chuẩn của hệ thống GS1 trong tài liệu này là chính xác,GS1R  và các bên liên quan trong việc biên soạn tài liệu này khẳng định tài liệu được cung cấp mà không

    bảo đảm, dù ở dạng thể hiện rõ hay hàm ý, sự chính xác hay phù hợp cho mục đích nào đó, và không chịutrách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp đối với các thiệt hại hay mất mát liên quan đến việc sử dụng tài liệunày.

    Tài liệu có thể được bổ sung qua nhiều lần tuỳ theo sự phát triển của công nghệ, các thay đổi đốivới tiêu chuẩn hoặc theo các yêu cầu luật pháp mới. Tài liệu có thể tham chiếu đến thông tin của một bênthứ ba. GS1 và bất kỳ một bên liên quan biên soạn thảo tài liệu này sẽ không bảo đảm tính chính xác vàphù hợp mục đích của những nguồn thông tin nói trên.  

    Bản quyền Tài liệu do GS1 giữ bản quyền, tháng 1 năm 2007. Tất cả mọi quyền đã được bảo hộ. Không được

    sao chép, lưu trữ trong hệ thống để phục hồi hay truyền tải bằng bất cứ hình thức hay phương tiện gì, chodù là phương tiện điện tử, sao chụp, ghi chép hoặc phương tiện khác bất kỳ phần nào của tài liệu này khichưa được sự cho phép của nhà xuất bản. 

    Liên hệ:  

     Văn phòng Toàn Cầu GS1 Blue Tower 

    Đại lộ Louise, 326 bte 10 B – 1050, Brussles, Bỉ Điện thoại: 322.7887800 Fax: 3227887899 

    Website: www.gs1.org/traceability  Tham khảo trang web www.gs1.org/traceability để biết thêm thông tin. 

    KHA  ́I QUA  ́T TA   Ì LIỆ U Tiêu chuẩn Truy tìm nguồn gốc GS1-Những điều bạn cần biết 

    Tóm tắt thực hành Sơ lược vê   ̀GS1 

  • 8/18/2019 Gs1vn Truy Tim Nguon Goc

    10/377

    10

    3  Tìm hiểu truy tìm nguồn gốc Truy tìm nguồn gốc trong suốt chuỗi cung ứng Truy tìm nguồn gốc nội bộ Truy tìm nguồn gốc bên ngoài 

    Các bên tham gia quá trình truy tìm nguồn gốc Thế nào là một vật phẩm có thể truy tìm nguồn gốc? Các vật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc được phân định thế nào? Công cụ phân định nào được dùng? Dữ liệu truy tìm nguồn gốc: Dữ liệu gốc, Giao dịch, công và tư  Các yêu cầu dữ liệu tối thiểu 

    4  Thực hiện truy tìm nguồn gốc Quá trình truy tìm nguồn gốc 

    Bước 1 : Kế hoạch và tổ chức Bước 2: Sắp xếp dữ liệu gốc Bước 3: Ghi chép dữ liệu giao dịch Bước 4: Yêu cầu truy tìm Bước 5: Sử dụng thông tin 

    5  Các quy tắc quản lý truy tìm nguồn gốc Các nguồn gốc khác 

    6  Chú giải thuật ngữ  TÓM TẮT THỰC HÀNH 

    Truy tìm nguồn gốc là khả năng phân định địa điểm tại thời điểm trước và hiện tại của một vậtphẩm cũng như biết được lịch sử của vật phẩm đó. 

    Công dụng được biết đến nhiều nhất của Truy tìm nguồn gốc là định vị các loại thực phẩm, dượcphẩm hoặc các sản phẩm khác có khiếm khuyết và không an toàn nhằm nhanh chóng loại bỏ chúng khỏicác giá để hàng. Trong một số trường hợp, có thể nhanh chóng và dễ dàng tìm lại một vật phẩm (hoặc,nhóm vật phẩm) có thể cứu tính mạng con người. Việc tìm lại nhanh chóng này cũng làm giảm các tácđộng kinh tế tiêu cực tiềm ẩn và duy trì lòng tin của khách hàng đối với chất lượng nhãn hiệu ưa thích củahọ và tin tưởng vào hệ thống được thiết kế để bảo vệ sự an toàn của họ. 

    Tuy nhiên, có nhiều điều đối với việc Truy tìm nguồn gốc hơn là chỉ gọi lại. Chẳng hạn, các hệ

    thống Truy tìm nguồn gốc có thể cho thấy sự có hay vắng mặt của các thuộc tính quan trọng đối với kháchhàng như phương pháp nuôi trồng hữu cơ, thực phẩm ăn kiêng, mỹ phẩm không gây dị ứng hoặc các loạisản phẩm không đường. Truy tìm nguồn gốc đã trở thành công cụ trong cuộc đấu tranh chống hàng giảvà bảo vệ thương hiệu. Gần đây, truy tìm nguồn gốc còn trở thành một yêu cầu bắt buộc tại một số quốcgia trong việc chống lại khủng bố sinh học. 

    Triển khai hệ thống truy tìm nguồn gốc trong dây chuyền cung ứng yêu cầu tất cả các bên liênquan phải kết nối một cách hệ thống dòng nguyên vật l iệu và sản phẩm với dòng thông tin về chúng. Điềunày đòi hỏi phải có một cái nhìn toàn diện đối với chuỗi cung ứng đạt được tốt nhất bằng cách khai thácsử dụng một ngôn ngữ thương mại chung. 

  • 8/18/2019 Gs1vn Truy Tim Nguon Goc

    11/377

    11

    Mặc dù các doanh nghiệp công nhận giá trị của truy tìm nguồn gốc, nhưng họ không muốn sửdụng các hệ thống truy tìm nguồn gốc mâu thuẫn nhau hay tăng chi phí một cách không cần thiết. Các

    doanh nghiệp cũng nhận ra rằng mỗi một doanh nghiệp chỉ là một đối tác trong dây chuyền cung ứng vàdo đó dây chuyền cung ứng chỉ có thể vững mạnh khi mỗi mắt xích của nó bền vững. Tóm lại, các doanhnghiệp cần một hệ thống truy tìm nguồn gốc có thể dễ dàng chấp nhận và sử dụng được đối với tất cả các

    bên trong chuỗi cung ứng. Tiêu chuẩn truy tìm nguồn gốc toàn cầu GS1  đáp ứng được tiêu chí này. Nó có thể xác định

    các quy tắc thương mại và các yêu cầu tối thiểu cần phải tuân theo khi thiết kế và thực hiện hệ thống truytìm nguồn gốc. Các tiêu chuẩn GS1 (như Mã vạch GS1, Công cụ Thương mại Điện tử GS1, Gói tin thươngmại ...) cho phép dễ dàng triển khai Tiêu chuẩn Truy tìm Nguồn gốc GS1 này. 

    Tài liệu này cung cấp các thông tin cơ bản về: 

      Các bên tham gia trong quá trình truy tìm nguồn gốc, cả bên tham gia và vai trò các bên.   Định nghĩa vật phẩm truy tìm nguồn gốc   Số phân định đơn nhất toàn cầu GS1 dùng trên mỗi loại vật phẩm 

      Các tiểu quá trình và các bước của quá trình truy tìm nguồn gốc 

    SƠ LƯỢ C VÊ   ̀GS1 GS1 là một tổ chức trung lập, hoạt động không vì lợi nhuận, chuyên xây dựng và phổ biến áp dụng

    các tiêu chuẩn, công nghệ và giải pháp toàn cầu nhằm nâng cao hiệu quả của chuỗi cung cầu bằng cáchbổ sung thêm các thông tin hữu ích cho bất kỳ trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ nào.  

    GS1 được thành lập từ việc sát nhập EAN Quốc tế và UCC - Hội đồng mã thống nhất và ngày naylà hệ thống các tiêu chuẩn cho chuỗi cung ứng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. 

    GS1 có hơn 30 năm kinh nghiệm và có mặt trên 150 nước. Hơn một tỉ công ty có mặt ở mọi khâutrong dây chuỗi cung cầu và thực hiện hơn 5 triệu giao dịch mỗi ngày để điều hành hoạt động của tổ chức. 

    GS1 hoạt động trong hơn 20 ngành, gồm cả thực phẩm tiêu dùng nhanh, sản phẩm chăm sóc sứckhỏe, vận chuyển, giao nhận vận tải và quốc phòng. GS1 làm việc với các công ty vừa và nhỏ cũng như

    rất nhiều tập đoàn lớn nhất thế giới. Hệ thống tích hợp các tiêu chuẩn của GS1 là nền tảng/cơ sở cho việc phân định và kết nối chínhxác các thông tin liên quan đến sản phẩm, tài sản, dịch vụ và địa điểm. 

    Các sản phẩm GS1 bao gồm: l  Mã vạch GS1: các tiêu chuẩn toàn cầu cho việc phân định nhanh chóng và tự động các vật phẩm và

    tài sản cũng như địa điểm của chúng. l  GS1 eCom, tiêu chuẩn toàn cầu cho truyền gói tin thương mại điện tử, trao đổi dữ liệu nhanh chóng

    và chính xác giữa các doanh nghiệp. l  GS1 GDSN, là môi trường toàn cầu chuẩn hoá của đồng bộ hóa dữ liệu giữa các đối tác thương mại. l  GS1 EPC Global, các tiêu chuẩn toàn cầu cho việc phân định các vật phẩm và tài sản sử dụng RFID. 

    GS1 còn đư a ra các giải pháp kết hợp của một số các sản phẩm của GS1 ví dụ: l  Truy tìm nguồn gốc GS1 để truy tìm và lần vết vật phẩm như thực phẩm dược phẩm trong suốt

    chuỗi cung ứng. l   An toàn Bệnh nhân của GS1, đảm bảo ngăn chặn các sai sót trong y học và hàng giả trong suốt

    chuỗi cung ứng sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Hơn nữa, GS1 còn đưa ra một loạt các dịch vụ nhằm trợ giúp doanh nghiệp triển khai và áp dụng

    tiêu chuẩn của mình, gồm cả việc đào tạo cấp chứng chỉ, hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn thực hành. 

  • 8/18/2019 Gs1vn Truy Tim Nguon Goc

    12/377

    12

    104 tổ chức thành viên của GS1 là các tổ chức quốc gia cung cấp công cụ và hỗ trợ giúp côngty tại nước đó: Các tổ chức thành viên GS1, chẳng hạn, phân bổ mã số đơn nhất là cơ sở của hệ thốngtiêu chuẩn GS1. 

    Tham khảo trang web: www.gs1. org để biết thêm thông tin. 

    TÌM HIỂU VỀ TRUY TÌM NGUỒN GỐC Truy tìm nguồn gốc là khă năng truy lại lịch sử, sử dụng hoặc địa điểm của đối tượng đang được

    xem xét. 

    Tiêu chuẩn Truy tìm nguồn gốc GS1 là một tiêu chuẩn quá trình thương mại mà: l  Xác định quá trình truy tìm nguồn gốc l  Xác định các yêu cầu Truy tìm nguồn gốc tối thiểu cho tất cả các lĩnh vực và các loại sản phẩm  l  Xác định các tiêu chuẩn của GS1 cần sử dụng. 

    Các nguyên tắc Truy tìm nguồn gốc có thể áp dụng cho tất cả các ngành công nghiệp do GS1 phụcvụ. 

    Truy tìm nguồn gốc trong suốt chuỗi cung ứng. 

     Việc quản lý Truy tìm nguồn gốc trong suốt chuỗi cung ứng liên quan đến sự kết hợp dòng thôngtin với dòng vật chất các vật thể có thể Truy tìm nguồn gốc (xem H.1). Mỗi tác nhân tham gia phải thựchiện các vai trò khác nhau trong chuỗi cung ứng, nhưng tất cả phải tuân theo các bước cơ bản đã quy địnhtrong quá trình truy tìm nguồn gốc. 

  • 8/18/2019 Gs1vn Truy Tim Nguon Goc

    13/377

    13

  • 8/18/2019 Gs1vn Truy Tim Nguon Goc

    14/377

    14

    H  ǹh 1: Truy tìm nguồn gốc trong suốt chuỗi cung ứng 

  • 8/18/2019 Gs1vn Truy Tim Nguon Goc

    15/377

    15

    Để đạt được Truy tìm nguồn gốc trong suốt chuỗi cung ứng. Tất cả các bên tham gia phải thựchiện Truy tìm nguồn gốc nội bộ và bên ngoài. 

    Truy t  m̀ nguồn gốc nội bộ 

    Truy tìm nguồn gốc của nội bộ diễn ra khi một bên Truy tìm nguồn gốc nhận được một hoặc mộtsố trường hợp về vật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc là đầu vào cho các quá trình xử lý nội bộ trước khinhận được đầu ra là một hoặc nhiều vật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc (xem hình 2). 

    Hình 2: Truy tìm nguồn gốc nội bộ 

    Một quá trình xử lý nội bộ gồm một hoặc nhiều bước được thực hiện bởi cùng một bêntham gia hoặc không có sự tham gia của các bên thương mại khác.  

    Xử lý nội bộ ít nhất phải bao gồm 1 trong 4 bước sau đây: l  Di chuyển 

    l  Biến đổi l  Bảo quản l  Huỷ hoại 

    Mỗi Bên tham gia Truy tìm nguồn gốc có trách nhiệm duy trì dữ liệu kết nối đầu vào vào bước biếnđổi với đầu ra và kết nối địa điểm ban đầu với địa điểm cuối cùng sau khi di chuyển. 

    Tiêu chuẩn này khuyến nghị sử dụng các tiêu chuẩn toàn cầu của GS1 để thu nhận dữ liệu kết nốiđầu vào trong chu kỳ sống nội bộ của một sản phẩm. 

  • 8/18/2019 Gs1vn Truy Tim Nguon Goc

    16/377

    16

    Truy tìm nguồn gốc bên ngoài Truy tìm nguồn gốc bên ngoài diễn ra khi một vật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc được bên Truy

    tìm nguồn gốc này giao cho đối tác khác (xem hình 3) Nguồn  Vật phẩm có thể Truy tìm nguồn

    gốc 

    Người nhận  Vật phẩm có thể Truy tìm nguồn

    gốc Bên tham gia Truy tìm nguồn gốc 

    Bên tham gia Truy tìm nguồn gốc 

    Bên tham gia Truy tìm nguồn gốc 

    Vật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc Hình 3: 

    Truy tìm nguồn gốc bên ngoài 

    Hình 3: Truy tìm nguồn gốc bên ngoài 

    Mỗi bên tham gia Truy tìm nguồn gốc phải có khả năng tìm lại bên nguồn trực tiếp giao cho họ vàcó thể xác định được người nhận trực tiếp vật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc từ họ: đây là nguyên tắc “một bước trước, một bước sau”  

    Truy tìm nguồn gốc không có nghĩa là mỗi Bên tham gia Truy tìm nguồn gốc phải giữ và gửi đi tấtcả các thông tin Truy tìm nguồn gốc: tuy nhiên, Bên giao vật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc và Bên nhậnvật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc phải trao đổi và ghi chép lại thông tin nhận dạng của vật phẩm cóthể  truy tìm nguồn gốc ít nhất ở một cấp độ chung nào đó trong hệ thống tương quan của mình. Điều nàyđảm bảo tính hiệu quả của luồng thông tin hay dữ liệu phục vụ truy lại hoặc lần theo. 

    Tất cả vật phẩm có thể  truy tìm nguồn gốc phải mang mã số phân định và được gắn nhãn, mác

    hoặc thẻ tại nguồn (hoặc nơi chúng được tạo ra). Tiêu chuẩn này khuyến nghị sử dụng mã số thươngphẩm Toàn cầu (GTIN) hoặc Mã Công Tenơ vận chuyển theo xêri (SSCC). Chủ sở hữu nhãn hiệu phải đảm bảo tính đơn nhất của mã phân định vật phẩm có thể  truy tìm

    nguồn gốc. Khi có sự liên quan đến nhà thầu phụ hoặc người được cấp phép, thì chủ sở hữu nhãn hiệuphải tìm cách bảo đảm tính đơn nhất này và có thể dựa vào các thoả thuận của hợp đồng. 

     Vật mang số phân định (mác, thẻ, nhãn, tài liệu kèm theo) phải được duy trì trên vật phẩm cóthể  truy tìm nguồn gốc hoặc gắn với nó cho đến khi vật phẩm có thể  truy tìm nguồn gốc được tiêu dùnghoặc huỷ bỏ. 

  • 8/18/2019 Gs1vn Truy Tim Nguon Goc

    17/377

    17

    Các bên tham gia quá trình Truy tìm nguồn gốc Tiêu chuẩn Truy tìm nguồn gốc GS1 phân biệt rõ các bên tham gia và vai trò của họ. Một bên tham

    gia là sự tổng hợp của một pháp thể hoặc vật thể (ví dụ, một người bán lẻ). Vai trò là chức năng cụ thể của một bên trong một quá trình cụ thể tại một thời điểm cụ thể (ví dụ: người mua). 

     Vậy các bên tham gia vào quá trình Truy tìm nguồn gốc là ai? Các Bên thương mại có thể được phân biệt thành các bên như sau: - Người vận chuyển/ Nhà cung cấp hậu cần thứ ba (3PL): Bên chịu trách nhiệm về giao hàng hoặc

    vận chuyển vật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc - Nhà chế biến/ Nhà sản xuất/ Nhà sơ chế: Chủ yếu nhận đầu vào và biến đổi chúng. Ví dụ như

    chủ trang trại, lò mổ, người đóng gói, họ gộp sản phẩm từ người nuôi trồng, nhà sản xuất thực phẩm sauđó chế biến các thành phần thực phẩm này thành thành phẩm. Một chuỗi cung ứng có thể được tạo bởimột hoặc nhiều nhà chế biến, sản xuất, sơ chế. 

    - Nhà bán lẻ, điểm bán hàng hoặc dịch vụ: Người có quan hệ cuối cùng với khách hàng, người tiêu

    thụ. Chẳng hạn một người bán lẻ, người cung cấp sản phẩm ytế, viện hoặc dịch vụ khách hàng như khách

    sạn hoặc nhà hàng. - Nhà kho, trung tâm phân phối: Chịu trách nhiệm vận chuyển (có thể biến đổi vật phẩm có thểTruy tìm nguồn gốc ) và bảo quản vật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc . 

    - Cơ quan: Bên được pháp luật uỷ quyền bảo vệ lợi ích công. Một pháp thể có thể gồm nhiều hơn một bên. Chẳng hạn người cung cấp đơn vị hậu cần thứ ba

    có thể hoạt động như là một nhà kho hoặc trung tâm phân phối. Thật ra, các bên trong chuỗi cung ứng

    thường đóng nhiều vai trò khác nhau trong quá trình Truy tìm nguồn gốc. 

     Vai trò của các bên có thể đóng trong quá trình truy tìm nguồn gố c? Các bên khác nhau có vai trò

    khác nhau dựa vào các dòng xử lý thông tin và dòng vật chất. 

    - Vai trò dòng xử lý thông tin Các Bên thương mại được phân biệt theo các vai trò trong dòng xử lý thông tin như sau: Chủ sở hữu nhãn hiệu 

    l  Là bên chịu trách nhiệm phân bổ mã số và mã vạch thuộc hệ thống GS1 trên thương phẩmđược giao. Họ quản lý mã doanh nghiệp GS1. 

    l   Và/ hoặc là bên nắm quyền cao nhất đối với thương phẩm l   Và/ hoặc là chủ sở hữu của các đặc tính sản phẩm l   Và/ hoặc chịu trách nhiệm đưa vật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc vào kinh doanh. 

    Người tạo dữ liệu Truy tìm nguồn gốc: Bên tham gia truy tìm nguồn gốc tạo thông tin Truytìm nguồn gốc 

    Nguồn dữ liệu Truy tìm nguồn gốc: Bên tham gia Truy tìm nguồn gốc cung cấp thông tin Truytìm nguồn gốc. 

    Người nhận dữ liệu Truy tìm nguồn gốc: Bên tham gia Truy tìm nguồn gốc được uỷ quyềnxem xét, sử dụng và tải thông tin Truy tìm nguồn gốc . 

    Người đề  xuất  yêu cầu truy tìm: Là người đưa ra yêu cầu truy tìm. 

  • 8/18/2019 Gs1vn Truy Tim Nguon Goc

    18/377

    18

    - Vai trò dòng xử lý vật chất. Các Bên tham gia thương mại có thể được phân biệt có các vai trò sau trong dòng xử lý vật chất: Người tạo ra vật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc: Bên tham gia Truy tìm nguồn gốc tạo ra

    vật phẩm Truy tìm nguồn gốc hoặc chế biê  ń một vật phẩm Truy tìm nguồn gốc bằng cách biến đổi một

    hoặc nhiều vật phẩm Truy tìm nguồn gốc khác. Nguồn vật phẩm Truy tìm nguồn gốc: Bên tham gia Truy tìm nguồn gốc gửi hoặc cung cấp

    vật phẩm Truy tìm nguồn gốc. Người nhận vật phẩm Truy tìm nguồn gốc: Bên tham gia Truy tìm nguồn gốc nhận vật phẩm

    Truy tìm nguồn gốc. Người vận chuyển: Bên tham gia Truy tìm nguồn gốc nhận chở và giao một hoặc nhiều vật phẩm

    Truy tìm nguồn gốc từ điểm này tới điểm kia mà không làm biến đổi (các) vật phẩm Truy tìm nguồn gốc.Đặc biệt chỉ có quyền giữ, giữ tạm hoặc kiểm soát vật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc chứ không cóquyền sở hữu. 

     Vật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc là gì? Một vật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc là một vật có thể cần lấy lại thông tin về lịch sử, ứng

    dụng hoặc địa điểm của nó. Mức độ vật phẩm được phân định trong quá trình hậu cần hoặc đóng gói sản phẩm phụ thuộc vào

    ngành công nghiệp và mức độ kiểm soát yêu cầu. Một vật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc từ mức caonhất đến thấp nhất có thể là: 

     Vận chuyển/chuyến hàng l  Có thể gồm một hoặc nhiều đơn vị hậu cần. l   Ví dụ gồm xe tải hàng, tàu, 10 palét các vật phẩm khác nhau. Đơn vị hậu cần l  Có thể gồm nhiều đơn vị hậu cần khác. l  Có thể gồm một hoặc nhiều thương phẩm. l  Có thể là một thương phẩm. l   Ví dụ gồm Palét, công tenơ. Thương phẩm không qua điểm bán l  Một thương phẩm l  Lô thương phẩm l  Thương phẩm được đánh số xêri. l   Ví dụ như thùng Carton, túi, gói… Thương phẩm đã qua điểm bán 

    l   Ví dụ các đơn vị tiêu dùng 

    Các vật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc được phân định thế nào? Tất cả các vật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc phải mang một mã phân đị nh đơn nhất toàn cầu

    ngay trên vật phẩm, hoặc nếu không thì ít nhất cũng ở trên vật chứa nó hoặc trong tài liệu kèm theo. Số phân định đơn nhất toàn cầu GS1 nào được dùng? 

  • 8/18/2019 Gs1vn Truy Tim Nguon Goc

    19/377

    19

    GTIN là cơ sở cho việc phân định sản phẩm, phục vụ cho việc tham khảo tới toàn bộ thông tin vềsản phẩm. Vì mục đích Truy tìm nguồn gốc , nó có thể không đầy đủ, thì yêu cầu phải có thêm thông tinđể phân tích một cách duy nhất một sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm. (xem hình 4). 

    Độ chính xác của Truy tìm nguồn gốc Số phân định vận chuyển (SIN) 

    Không áp dụng Không áp dụng Không áp dụng Không áp dụng 

    SSCC GTIN + số xêri 

    SGTIN 

    GTIN + số Seri 

    SGTIN GTIN + số lô GTIN + số lô 

    GTIN GTIN 

    Hình 4: Ma trận vật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc 

    Thông tin thêm về việc sử dụng số phân định đơn nhất toàn cầu của GS1 - Nếu vật phẩm truy tìm nguồn gốc là hàng vận chuyển bằng tàu: 

  • 8/18/2019 Gs1vn Truy Tim Nguon Goc

    20/377

    20

    l  Tại mức độ phân định đơn nhất (Seri hoá), mã số phân định hàng vận chuyển (SIN) sẽ được sử dụng,ví dụ số vận đơn, số giấy báo gửi hàng, số hoá đơn, số phiếu đóng gói, số công tenơ, số chứng từgiao hàng. 

    - Nếu vật phẩm Truy tìm nguồn gốc là đơn vị hậu cần: l  Mã số xêri công tenơ vận chuyển (SSCC) sẽ được sử dụng. 

    - Nếu vật phẩm truy tìm nguồn gốc là một thương phẩm không qua điểm bán: l  Tại mức phân định chung, mã GTIN cho nhóm thương phẩm sẽ được sử dụng. l  Tại mức phân định cụ thể, số Truy tìm nguồn gốc + số lô sẽ được sủ dụng. l  Tại mức phân định đơn nhất (Seri hoá), số GTIN + số seri (SGTIN) sẽ được sử dụng. - Nếu vật phẩm có thể  truy tìm nguồn gốc là một thương phẩm qua điểm bán: l  Tại mức phân định chung, số GTIN cho đơn vị tiêu dùng sẽ được sử dụng. l  Tại mức phân định cụ thể (lô), số GTIN + số lô sẽ được sử dụng. l  Tại mức phân định đơn nhất (seri hoá), số GTIN + số seri (SGTIN) sẽ được sử dụng. 

    Các đặc tính về ma trận, cấp bậc vật phẩm có thể  truy tìm nguồn gốc: l  Tất cả các vật phẩm có thể  truy tìm nguồn gốc có thể cần phải được gắn mác với số lô nhằm phù hợp

    với các yêu cầu về luật pháp, ví dụ sản phẩm thực phẩm. l  Nếu phù hợp sẽ gắn thêm hạn dùng (như thực phẩm) hoặc ngày hết hạn và số lô. l  Khi mức chính xác yêu cầu được nâng cao, phân định vật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc bằng số

    xêri là thích hợp ví dụ: xe hơi, ma  ý giặt, máy vi tính cá nhân. l  Số xêri có thể cần cho các thương phẩm không qua điểm bán (như các trường hợp đơn vị tiêu dùng)

    cần được truy tìm lại mức thùng carton đựng thịt (ví dụ một khay hoa quả hoặc rau). 

    Khi đơn vị hậu cần là một thương phẩm nó cần được phân định bằng một mã số GTIN và sử dụng kết hợpcác tiêu chuẩn phân định “đơn vị hậu cần” và “thương phẩm không qua điểm bán”. 

    Dữ liệu truy tìm nguồn gốc Dữ liệu Truy tìm nguồn gốc có thể là dữ liệu gốc hoặc giao dịch phụ thuộc vào loại sản phẩm và

    có thể là thông tin chung (công) hoặc riêng (tư) phụ thuộc vào quan hệ hợp đồng(xem hình 5) . 

  • 8/18/2019 Gs1vn Truy Tim Nguon Goc

    21/377

    21

    Hình 5: Ma trận dữ liệu có thể  truy tìm nguồn gốc 

    Dữ liệu gốc Dữ liệu gốc có các đặc điểm sau: l  Tính chất lâu bền l  Tương đối bất biến theo thời gian, không phụ thuộc vào thay đổi thường xuyên. l  Được truy cập và dùng bởi nhiều quá trình thương mại và ứng dụng hệ thống. 

    l  Có thể có quan hệ trung lập hoặc phụ thuộc. l  Dữ liệu gốc mô tả: - Thông tin thương phẩm (GTIN, tên, phân loại. kích thước, khối lượng…). - Các bên và thông tin địa điểm (GLN, địa chỉ, liên hệ…) - Chi tiết sản phẩm theo kế hoạch (đặc điểm, sản phẩm, quá trình sản xuất thành phần, nguồn

    gốc nguyên liệu thô…). 

    Dữ liệu giao dịch Dữ liệu giao dịch được tạo ra trong quá trình di chuyển hàng hoá. Nó có thể thu thập khi các sự

    kiện xảy ra. Dữ liệu giao dịch tham chiếu đến. 

    l  Thông tin vận chuyển (số thông báo gửi hàng, ngày gửi hàng/ nhận hàng, tàu từ/ đến, sốphân định người vận chuyển..) l  Đơn vị giao nhận vận tải (SSCC, mô tả nội dung). l  Thông tin thương phẩm gắn lô/ xêri (số lô/ xêri số lượng, hạn dùng…) l  Chi tiết sản phẩm thực tế (ghi chép chất lượng, kết quả phân tích, số lô nguyên liệu thô phân

    định các thành phần có thể thay thế đã được sử dụng…). 

  • 8/18/2019 Gs1vn Truy Tim Nguon Goc

    22/377

    22

    Dữ liệu chung Thông tin chung có thể có trong hồ sơ Truy tìm nguồn gốc của người giữ vật phẩm có thể Truy

    tìm nguồn gốc (các nguồn hoặc người nhận vật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc đó). Dữ liệu chung cóthể là: 

    l  Thông tin các bên và địa điểm 

    l  Thông tin thương phẩm l  Thông tin vận chuyển l  Thông tin đơn vị giao nhận vận tải l  Thông tin thương phẩm đã gắn lô/ Seri Dữ liệu riêng: Thông tin riêng có thể có trong hồ sơ truy tìm nguồn gốc của một trong những đối tác thương mại

    trước đó hoặc tiếp theo. Dữ liệu riêng có thể là: l  Chi tiết sản phẩm theo kế hoạch l  Chi tiết sản phẩm thực tế  

    Các yêu cầu dữ liệu tối thiểu cho truy tìm nguồn gốc Để có quá trình Truy tìm nguồn gốc toàn cầu cần phải trao đổi dữ liệu Truy tìm nguồn gốc tối thiểu

    theo dòng hàng hoá. Mỗi ngành công nghiệp phải xem xét, phải mở rộng tiêu chuẩn chung này xem cócần yêu cầu phải đáp ứng các quy định dữ liệu cụ thể của họ hay không. 

    Thông tin tối thiểu phải có và các yếu tố dữ liệu cần thiết: Đối tác truy tìm nguồn gốc của tôi là ai? Các bên có thể hoạt động như là: l  Nguồn vật phẩm có thể  truy tìm nguồn gốc, thường là nguồn dữ liệu Truy tìm nguồn gốc

    (GLN). l  Người nhận vật phẩm có thể  truy tìm nguồn gốc, thường là người nhận dữ liệu Truy tìm nguồn

    gốc (GLN)/  Vật phẩm  có thể  truy tìm nguồn gốc là gì? Các yếu tố dữ liệu cần có phụ thuộc vào mức độ vật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc được lựa

    chọn: Khi vật phẩm truy tìm nguồn gốc là thương phẩm: 

    l  Số phân định thương phẩm (GTIN) l  Mô tả thương phẩm (GDD) l  Số lượng thương phẩm Khi vật phẩm có thể là truy tìm nguồn gốc là một lô thương phẩm: l  Số phân định thương phẩm (GTIN + số lô). 

    l  Mô tả thương phẩm (GDD). l  Lượng thương phẩm. Khi vật phẩm có thể  truy tìm nguồn gốc là một xêri thương phẩm: l  Số phân định thương phẩm (GTIN + số seri) l  Mô tả thương phẩm (GDD) l  Số lượng thương phẩm Khi vật phẩm có thể  truy tìm nguồn gốc là một đơn vị hậu cần: 

  • 8/18/2019 Gs1vn Truy Tim Nguon Goc

    23/377

    23

    l  Số phân định đơn vị hậu cần (SSCC + số phân định ứng dụng)  l  Số lượng đơn vị hậu cần Khi vật phẩm có thể  truy tìm nguồn gốc là vận chuyển bằng tàu: l  Số phân định vận chuyển (số phân định vận chuyển, SIN)  Vật phẩm có thể truy tìm nguồn gốc được vận chuyển từ đâu và tới đâu? l  Thông lệ - tốt nhất hoặc phần mở rộng cụ thể của các yêu cầu truy tìm nguồn gốc: số phân

    định “vận chuyển từ” hoặc “vận chuyển đến” (GLN). Khi nào tôi nhận/ gửi vật phẩm có thể truy tìm nguồn gốc? l  Ngày nhận và/ hoặc ngày gửi phụ thuộc vào vai trò tương ứng của các bên (DESADV) 

    Để việc truy tìm nguồn gốc có hiệu lực trong cả chuỗi cung ứng, và các yếu tố dữ liệu ở trên thực sự cóích, mỗi bên tham gia Truy tìm nguồn gốc phải tiến hành truy tìm nguồn gốc nội bộ. 

    QUA  ́ TRI  ǸH TRUY TI  M̀ NGUÔ   Ǹ GÔ  ́C Quá trình Truy tìm nguồn gốc tiêu chuẩn toàn cầu GS1, được cấu thành từ 5 tiểu quá trình và 18 bước. Phần này sẽ giải thích chi tiết hơn các tiểu quá trình và các bước này. Ghi chú: trong phần giải thích các từ   “PHẢI”, “YÊU CẦU”  và “SẼ”  có nghĩa định nghĩa này là qui định

    bắt buộc. Các từ   “CÓ THỂ”  hoặc tính từ   “LỰA CHỌN”  nghĩa là hành động đó có thể   được tuỳ chọn. 

    Quá trình thực hiện Truy tìm nguồn gốc có thể thấy trong hình 6 dưới đây: 

    Điều kiện tiên quyết 

  • 8/18/2019 Gs1vn Truy Tim Nguon Goc

    24/377

    24

    Giai đoạn tiếp theo 

    Hình 6: Quá trình truy tìm nguồn gốc 

    Năm tiểu quá trình (gồm 18 bước) Tiểu quá trình 1:  Kế hoạch và tổ chức  Tiểu quá trình 1 của quá trình truy tìm nguồn gốc xác định cách lập, thu thập, chia sẻ và lưu dữ

    liệu truy tìm nguồn gốc. Hơn nữa, nó còn xác định cách quản lý mắt xích giữa đầu vào, các bước xử lý nộibộ và đầu ra. Đây là giai đoạn tiên quyết. 

    Tiểu quá trình này bắt đầu  khi các Bên thương mại quyết định tiến hành truy tìm nguồn gốc. Bước 1 : Xác định cách cấp, thu thập, chia sẻ và lưu dữ liệu truy tìm nguồn gốc. Tác nhân

    chính là bên tham gia truy tìm nguồn gốc. Bước 2 : Xác định cách quản lý các mắt xích giữa đầu vào, các bước xử lý bên trong và

    đầu ra. Tác nhân chính là đối tác truy tìm nguồn gốc 

    Tiểu quá trình 1 (kế hoạch và tổ chức) kết thúc khi các phương pháp cấp mã số, thu thập, chia sẻlưu giữ và liên kết dữ liệu đã được quyết định. Đầu ra của tiểu quá trình này là các các bên tham gia Truytìm nguồn gốc đã lập được kế hoạch và tổ chức cho việc truy tìm nguồn gốc. 

    Tiểu quá trình 2:  Sắp xếp dữ liệu gốc  Tiểu quá trình 2: Xác định cách cấp mã số phân định giữa các bên và các địa điểm vật lý, các

    thương phẩm và nếu có thể cả với tài sản. Tiểu quá trình này cũng xác định làm thế nào để trao đổi dữliệu chủ giữa các bên thương mại. Ở đây khuyến nghị phải  sắp xếp dữ liệu gốc chung (công) trước khi dòngvật chất bắt đầu (xem hình 7). 

    Bước 3 : Cấp mã số phân định cho các bên. Tác nhân chính là các bên tham gia truy tìm nguồn gốc. Các bên tham gia Truy tìm nguồn

    gốc phải được phân định đơn nhất trên toàn cầu. Tiêu chuẩn GS1 tương ứng là mã số địa điểm toàn cầu

    GLN. Bước 4 : Cấp mã số phân định cho các địa điểm tự nhiên. Tác nhân chính là nơi cung cấp vật phẩm có thể  truy tìm nguồn gốc và người nhận vật phẩm truy

    tìm nguồn gốc. Tác nhân thứ cấp là người tạo ra vật phẩm có thể  truy tìm nguồn gốc, người vận chuyển, chủ sở

    hữu nhãn hiệu, người tạo dữ liệu truy tìm nguồn gốc, nguồn dữ liệu Truy tìm nguồn gốc và người nhận dữliệu truy tìm nguồn gốc. Bất kỳ địa điểm bên trong hay bên ngoài nào cần truy tìm PHẢI được phân địnhmột cách đơn nhất và toàn cầu. Điều này có thể là yêu cầu mức cao (địa điểm nhà kho) nhưng cũng cóthể ở mức chi tiết (địa điểm đặt chính xác của thùng) trong một nhà kho. Tiêu chuẩn GS1 tương ứng làmã địa điểm toàn cầu GLN. 

    Bước 5 :  Cấp mã số phân định cho tài sản. 

    Tác nhân chính là bên tham gia truy tìm nguồn gốc. Bất kỳ tài sản nào cần lần theo vết hoặc truytìm PHẢI được phân định một cách đơn nhất và toàn cầu. Tiêu chuẩn GS1 tương ứng là GIAI và là GRAIđối với tài sản có thể hoàn lại. 

    Bước 6:  Cấp mã số phân định cho thương phẩm. Tác nhân chính là chủ sở hữu nhãn hiệu. Bất kỳ thương phẩm nào cần truy tìm hoặc lần

    vết PHẢI được phân định một cách duy nhất và toàn cầu. Điều này áp dụng cho mọi mức độ cấp bậc sảnphẩm, ví dụ: đơn vị tiêu dùng hoặc một thương phẩm không qua điểm bán. Tiêu chuẩn GS1 tương ứng làGTIN. 

  • 8/18/2019 Gs1vn Truy Tim Nguon Goc

    25/377

    25

    Bước 7 : Trao đổi dữ liệu gốc Tác nhân chính là bên tham gia truy tìm nguồn gốc. 

    Sắp xếp dữ liệu gốc Cấp mã số phân định để sắp xếp dữ liệu gốc 

    Cấp mã số phân định cho tài sản 

    Trao đổi dữ liệu gốc Phân định đơn nhất các đối tác truy tìm nguồn gốc Phân định đơn nhất thương ph m 

    Phân định đơn nhất địa đi m vật lý (từ cấp mã số phân định cho MDA) 

     Người cung cấp vật phẩm có thể truy tìm nguồn gốc  Người nhận vật phẩm có thể truy tìm nguồn gốc 

    Chủ sở hữu tài sản Bên tham gia truy tìm nguồn gốc 

    Tiểu quá trình 2 (“Sắp xếp dữ liệu gốc”) kết thúc khi đã sắp xếp được dữ liệu gốc. Đầu ra của tiểuquá trình này là tất cả các bên tham gia Truy tìm nguồn gốc đã sắp xếp được dữ liệu gốc của mình. 

    Hình 7: Sắp xếp dữ liệu gốc 

  • 8/18/2019 Gs1vn Truy Tim Nguon Goc

    26/377

    26

    Tiểu quá trình 3:  Ghi chép dữ liệu  truy tìm nguồn gốc  Tiểu quá trình này xác định cách cấp, áp dụng và thu thập số phân định vật phẩm có thể Truy tìm

    nguồn gốc và làm thế nào để thu thập, chia sẻ và lưu giữ dữ liệu Truy tìm nguồn gốc trong suốt dòng hànghóa (xem hình 8)  

    Nó bắt đầu khi nhà sản xuất cần tạo ra hàng tồn kho hoặc hàng tồn kho do người bán quản lý đưara yêu cầu tạo hàng tồn kho. 

    Bước 8 : Phân chia số phân định cho vật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc khi nó được tạora. 

    Tác nhân chính là người tạo vật phẩm có thể  truy tìm nguồn gốc. Tác nhân thứ cấp là chủ sở hữunhãn hiệu và người tạo ra dữ liệu truy tìm nguồn gốc.  Chủ sở hữu nhãn hiệu PHẢI bảo đảm phân địnhduy nhất vật phẩm có thể  truy tìm nguồn gốc. Sự phân định vật phẩm có thể  truy tìm nguồngốc PHẢI được phân chia, muộn nhất là khi đã tạo ra các đối tác Truy tìm nguồn gốc PHẢI chấp nhậnmức chung của vật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc và thoả thuận trao đổi dữ liệu Truy tìm nguồn gốcliên tục trên mức chung đó. 

    - Khi vật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc là thương phẩm: Sự phân định thương phẩm PHẢI tối thiểu được xác định với một số GTIN. Vì mục đích truy tìmnguồn gốc điều này có thể chưa đầy đủ, và do đó cần có thêm thông tin để phân định duy nhất một sảnphẩm hoặc nhóm các sản phẩm như một số lô hoặc seri nếu tích hợp. Tiêu chuẩn GS1 tương ứng là GTIN,GTIN + số lô và GTIN + số seri/ SGTIN 

    -  Khi vật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc là một đơn vị giao nhận vận tải: Nó PHẢI được phân định đơn nhất. Tiêu chuẩn GS1 tương ứng là SSCC. Bước 9 :  Áp dụng phân định cho vật mang số phân định trên vật phẩm. Có thể Truy tìm nguồn gốc hoặc trong tài liệu kèm theo khi có biến chuyển Tác nhân chính là người tạo vật phẩm có thể  truy tìm nguồn gốc. Các tiêu chuẩn GS1 tương ứng khi sử dụng mã vạch. 

    l  Nếu vật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc là thương phẩm qua điểm bán (đơn vị tiêu dùng): EAN/RSS l  Nếu vật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc là thương phẩm không qua điểm bán (của nhóm các thương

    phẩm), GS1 – 128, ITF – 14, RSS, EAN/UPC (không dùng GTIN  – 8), nếu là một lô thương phẩmkhông qua điểm bán hoặc thương phẩm đã qua gắn seri không qua điểm bán: GS1 – 128, RSS. 

    l  Nếu vật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc là một đơn vị giao nhận vận tải: GS1 – 128, RSS. l  Nếu vật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc là một chuyến hàng: GS1 – 128. 

    Các tiêu chuẩn GS1 tương ứng khi sử dụng RFID: l  EPC loại một thê   ́hệ 2 UHF RFID để kết nối với tần số 860 – 960 MH2. l  Tiêu chuẩn dữ liệu đuôi toàn cầu FPC. l 

    Xin xem trang web http:// www. epcglobalinc. Org/standards để biết thêm thông tin. Mọi loại vật phẩm truy tìm nguồn gốc PHẢI mang một số phân định đơn nhất toàn cầu ngay trênvật phẩ m, hoặc nếu không thể, ít nhất là ngay trên tài sản chứa nó hoặc trong tài liệu đi kèm. 

     Vật phẩm mang số phân định PHẢI được ở trên hoặc đính kèm với vật phẩm Truy tìm nguồn gốccho đến khi vật phẩm Truy tìm nguồn gốc đã được tiêu thụ, bán cho tiêu dùng hoặc huỷ. 

     Vật mang số phân định PHẢI được giữ ở trên hoặc đính kèm với vật phẩm Truy tìm nguồn gốc khinó được đóng gói ở cấp đóng gói cao hơn. 

  • 8/18/2019 Gs1vn Truy Tim Nguon Goc

    27/377

    27

     Vật mang số phân định PHẢI mang một số thông tin liên kết với ít nhất một nguồn dữ liệu Truytìm nguồn gốc (như chủ sở hữu nhãn hiệu, nhà nhập khẩu). 

    Số phân định vật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc PHẢI xuất hiện trong tất cả các tài liệu đínhkèm hoặc gói tin chứa thông tin liên quan đến vật phẩm truy tìm nguồn gốc. 

    Bước 10 : Số phân định của vật phẩm Truy tìm nguồn gốc hoặc tài sản chứa nó từ vật

    mang số phân định khi gửi và nhận vật phẩm có thể  truy tìm nguồn gốc. Các nhân tố chính là nguồn vật phẩm Truy tìm nguồn gốc và người nhận vật phẩm truy tìm nguồn

    gốc. Các tác nhân thứ yếu là người tạo vật phẩm truy tìm nguồn gốc, người vận chuyển, nguồn dữ liệu truytìm nguồn gốc, người nhận dữ liệu truy tìm nguồn gốc. 

    Tất cả các nguồn vật phẩm Truy tìm nguồn gốc và người nhận vật phẩm Truy tìm nguồngốc PHẢI thu thập số phân định của vật phẩm Truy tìm nguồn gốc hoặ c tài sản chứa nó từ vật mang sốphân định. 

    Bước 11 : Thu thập các dữ liệu khác bao gồm thông tin Truy tìm nguồn gốc từ các nguồnbên ngoài và bên trong bằng mọi phương thức. 

    Tác nhân chính là người nhận dữ liệu truy tìm nguồn gốc. Các tác nhân thứ cấp là người tạo vậtphẩm truy tìm nguồn gốc, nguồn vật phẩm truy tìm nguồn gốc, người nhận vật phẩm truy tìm nguồn gốc,

    người vận chuyển, người tạo dữ liệu Truy tìm nguồn gốc và nguồn dữ liệu truy tìm nguồn gốc. Bước 12 : Chia sẻ dữ liệu Truy tìm nguồn gốc tương ứng: gửi thông tin bằng mọi phương

    pháp Tác nhân chính là nguồn dữ liệu truy tìm nguồn  gốc. Các tác nhân thứ yếu là người tạo vật

    phẩm truy tìm nguồn gốc, nguồn vật phẩm truy tìm nguồn gốc, người vận chuyển và người tạo dữ liệu truytìm nguồn gốc. 

    Tất cả các nguồn vật phẩm Truy tìm nguồn gốc và người nhận vật phẩm Truy tìm nguồngốc PHẢI ghi lại và CÓ THỂ  chia sẻ các yếu tố dữ liệu chi tiết trong yêu cầu dữ liệu tối thiểu về Truy tìmnguồn gốc ở trang 16 (thường được ghi lại trong chứng từ phân định vận chuyển). 

    Nguồn vật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc CÓ THỂ  phải chia sẻ hoặc cung cấp một số chi tiết vàthông tin chất lượng về vật phẩm có thể Truy tìm nguồn gốc  với một hoặc nhiều đối táctruy tìm nguồn

    gốc. Một quá trình hoặc sự kiện có thể cần truy lại thông tin thì  CÓ THỂ  được phân định đơn nhất. Bước 13 : Lưu giữ dữ liệu truy tìm nguồn gốc Tác nhân chính là đối tác truy tìm nguồn gốc C Tất cả người tạo vật phẩm và nguồn và người nhận PHẢI ghi lại sự kết nối giữa các vật phẩm Truy

    tìm nguồn gốc đã tạo ra, nhận được, xử lý và/ hoặc gửi đi. Dữ liệu Truy tìm nguồn gốcPHẢI lấy đượctrong thời gian tối thiểu đã quy định (như luật thực phẩm), thông lệ kinh doanh (ví dụ chính sách nội bộ,hợp đồng) hoặc các tiêu chuẩn GS1  

  • 8/18/2019 Gs1vn Truy Tim Nguon Goc

    28/377

    28

    Hình 8: Ghi chép dữ liệu truy tìm nguồn gốc Tiểu quá trình 3:  (“Ghi chép dữ  liệu truy tìm nguồn gốc”) kết thúc khi giao tới “phòng sau” hoặc

     “cửa sau” (nơi nhận của giai đoạn cuối của điểm bán hoặc dịch vụ), hoặc kết thúc khi vật bị huỷ hoại hoặcngoài phạm vị quá trình truy tìm nguồn gốc. Đầu ra của Tiểu quá trình 3 là các đối tác Truy tìm nguồn gốccó thể phân định các vật phẩm truy tìm nguồn gốc, và thu thập và ghi chép dữ liệu Truy tìm nguồn gốc

    tương ứng khi vật phẩm Truy tìm nguồn gốc di chuyển trong suốt dây chuyền cung ứng. Tiểu quá trình 4 : Yêu cầu truy tìm  Tiểu quá trình này xác định cách đề xướng và đáp ứng một yêu cầu truy tìm nguồn gốc. Bất kỳ

    đối tác Truy tìm nguồn gốc nào cũng có thể đề xướng yêu cầu của các cơ quan luật pháp có thể xem là lýdo để các đối tác Truy tìm nguồn gốc tiến hành yêu cầu tuy tìm để gọi lại hoặc thu về các sản phẩm khiếmkhuyết (xem hình 9). 

    Một yêu cầu truy tìm có thể   kéo theo các yêu cầu sau đó lên hoặc lưu nhiều bậc trong dây chuyềnTruy tìm nguồn gốc nhằm hoàn thành yêu cầu gốc. Việc này hoàn thành yêu cầu thường có bao gồm trongcác quy định về hiệu quả mà Truy tìm nguồn gốc phải đạt được theo nguyên tắc “một bước tiến, một bướclùi” trong dây truyền cung ứng. Yêu cầu truy tìm có thể nhảy một bậc để liên hệ với đối tác Truy tìm nguồngốc cao hơn hoặc thấp hơn để lấy thông tin nhanh hơn.  

    Tiểu quá trình này bắt đầu khi có nhu cầu truy tìm. Thông tin không có sẵn trong nội bộ và thôngtin phải được yêu cầu đến đối tác thương mại bên ngoài. 

    Bước 14 : Đề xướng yêu cầu truy tìm Tác nhân chính là người khởi xướng yêu cầu truy tìm. Các tác nhân thứ yếu là người tạo vật

    phẩm truy tìm nguồn gốc, nguồn vật phẩm truy tìm nguồn gốc, người nhận vật phẩ m truy tìm nguồn gốc,người vận chuyển chủ sở hữu nhãn hiệu, người tạo dữ liệu  truy tìm nguồn gốc, nguồn dữ liệu Truy tìmnguồn gốc và người nhận dữ liệu truy tìm nguồn gốc. 

  • 8/18/2019 Gs1vn Truy Tim Nguon Goc

    29/377

    29

    Mọi đối tác Truy tìm nguồn gốc CÓ THỂ gửi yêu cầu truy tìm đến nguồn vật phẩm truy tìm nguồngốc, người nhận vật phẩm truy tìm nguồn gốc, nguồn dữ liệu Truy tìm nguồn gốc hoặc người nhận dữliệu truy tìm nguồn gốc. 

    Các đối tác Truy tìm nguồn gốc muốn đề xướng yêu cầu truy tìm PHẢI liên lạc với nguồn dữ liệuTruy tìm nguồn gốc ít nhất một thông tin từ danh sách liệt kê dưới đây để giúp nguồn dữ liệu Truy tìmnguồn gốc tìm ra thông tin được yêu cầu.

     l  Phân định vật phẩm Truy tìm nguồn gốc (hoặc một số thuộc tính vật phẩm truy tìm nguồn gốc) l  Phân định đối tác Truy tìm nguồn gốc (hoặc một số thuộc tính đối tác truy tìm nguồn gốc) l  Phân định địa điểm (hoặc một số thuộc tính về địa điểm) l  Ngày/ tháng, khoảng thời gian l  Phân định quá trình hoặc sự kiện (hoặc một số thuộc tính quá trình)  

    Bước 15 : Nhận yêu cầu truy tìm Tác nhân chính là đối tác truy tìm nguồn gốc Bước 16 : Gửi câu trả lời cho việc truy tìm đã yêu cầu.  Bước 17 : Nhận câu trả lời cho truy tìm đã yêu cầu.  

    Tác nhân chính là người khởi xướng yêu cầu truy tìm. Các tác nhân thứ yếu là người tạo vậtphẩm truy tìm nguồn gốc, nguồn vật phẩm truy tìm nguồn gốc, người nhận vật phẩm truy tìm nguồn gốc,người vận chuyển, chủ sở hữu nhãn hiệu, người tạo dữ liệu truy tìm nguồn gốc, nguồn dữ liệu Truy tìmnguồn gốc và người nhận dữ liệu truy tìm nguồn gốc. 

    Tiểu quá trình 4:  (“yêu cầu truy tìm”) kết thúc khi người đề xướng yêu cầu truy tìm nhận đượcthông tin hoặc thông điệp không tìm thấy thông tin. 

    Đầu ra của tiểu quá trình này là dữ liệu Truy tìm nguồn gốc có sẵn và đối tác Truy tìm nguồn gốccó thể cung cấp thông tin tổng hợp, chính xác và kịp thời cho bên được uỷ quyền theo đề nghị về vậtphẩm truy tìm nguồn gốc. 

  • 8/18/2019 Gs1vn Truy Tim Nguon Goc

    30/377

    30

    Hình 9: Yêu cầu truy tìm Tiểu quá trình 5:  Sử dụng thông tin  Tiểu quá trình này cho phép sử dụng các quá trình trước đó để đưa ra hành động chính xác theo

    các yêu cầu luật pháp hoặc kinh doanh. Nó bắt đầu khi đối tác thương mại quyết định sử dụng thông tin. Bước 18 : Hành động Tác nhân chính là đối tác truy tìm nguồn gốc Tiểu quá trình này kết thúc khi hành động thoả mãn các yêu cầu luật pháp vào kinh doanh. Đầu

    ra của tiểu quá trình này là các đối tác Truy tìm nguồn gốc đã thực hiện Truy tìm nguồn gốc và đáp ứngcác yêu cầu luật pháp và kinh doanh. 

    Thực hành hệ thống Truy tìm nguồn gốc trong dây chuyền cung ứng.Yêu cầu các bên liênquan phải kết nối một cách hệ thống dòng nguyên liệu và sản phẩm với dòng thông tin về chúng.  

  • 8/18/2019 Gs1vn Truy Tim Nguon Goc

    31/377

    31

    Xác địnhcáchphân

    chia, thut hập, chiasẻ và lưugiữ l  dữ

    liệu TRUYTÌM

    NGUồNGốC  

    Xác

    địnhcáchquản

    lýcácmắtxíchgiữađầuvào,cácquátrình

    bêntrongđầura  

    Phânchiasố

    phânđịnhchocácbên  

    Phânchiasố

    phânđịnhchođịa

    điểmtự

    nhiên  

    Phânchiasố

    phânđịnhchotàisản  

    Phânchi a sốphânđịnhcho

    thươngphẩm  

    Traođổidữliệugốc  

    Phânchia sốphân

    định chovật  phẩmTruy tìmnguồngốc khinó đượctạo ra  

     Ápdụngsố

    phânđịnhchovật

    mangsố

    phânđịnhtrênvật