95
HC VIN CÔNG NGHBƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ***** BÀI GING (Phương pháp đào tạo theo tín ch) TÊN MÔN HC: KTHUT NHIP NH Mã môn hc: CDT1313 (03 tín ch) Biên son KHOA THIT KVÀ SÁNG TẠO ĐA PHƯƠNG TIỆN ThS. PHÍ CÔNG HUY Hà Ni, 6/2014 PTIT

H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

*****

BÀI GIẢNG

(Phương pháp đào tạo theo tín chỉ)

TÊN MÔN HỌC: KỸ THUẬT NHIẾP ẢNH

Mã môn học: CDT1313

(03 tín chỉ)

Biên soạn

KHOA THIẾT KẾ VÀ SÁNG TẠO ĐA PHƯƠNG TIỆN

ThS. PHÍ CÔNG HUY

Hà Nội, 6/2014

PTIT

Page 2: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

2

LỜI NÓI ĐẦU:

Giáo trình “Kỹ thuật Nhiếp ảnh” dùng cho sinh viên tham khảo, trong chuyên ngành truyền

thông Đa phương tiện, thuộc lĩnh vực Công nghệ Đa phương tiện, với ba tín chỉ. Nội dung tài

liệu đề cập Tổng quan về Nhiếp ảnh; Căn bản về máy ảnh - trang thiết bị ngành ảnh; Các yếu

tố tạo hình trong Nhiếp ảnh; và Một số kỹ thuật chụp.

Một số hình vẽ và bảng biểu trong các chương có giá trị minh hoạ. Một số hình vẽ được trích

từ các tài liệu tham khảo, để tiện đối chiếu và có thông tin sâu hơn. Tài liệu này được biên

soạn với mong muốn đem đến cho người đọc những hiểu biết về kỹ thuật nhiếp ảnh, những

ứng dụng thiết thực cho người yêu thích nhiếp ảnh có thể chụp được những bức ảnh ưng ý

một cách dễ dàng hơn.

Do nội dung cần trình bày bao quát nhiều vấn đề về kĩ thuật, liên quan đến phần mềm, phần

cứng các thiết bị ngành ảnh, nên một số khái niệm mới chỉ trình bày sơ lược, chưa có những

cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục trong giáo trình, người ta có thể đọc thêm các tài liệu lí

thuyết để trang bị cơ sở lí thuyết. Trong các chương có một số thuật ngữ được nhắc lại, để tiện

cho việc theo dõi. Một số thuật ngữ cần chú thích bằng tiếng Anh sẽ được đặt trong cuối

trang.

Nội dung về các thiết bị máy móc gắn liền với công nghệ. Một số thông tin liên quan đến kĩ

thuật, thiết bị chỉ có ý nghĩa thời đoạn, mang tính minh họa. Sinh viên có thể sử dụng các thiết

bị và phần mềm tương đương để thực hiện thao tác thực tế.

Tác giả xin chân thành cám ơn các cán bộ Viện công nghệ Thông tin và Truyền thông CDIT,

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông PTIT đã trợ giúp để hoàn thành tài liệu này.

PTIT

Page 3: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

3

MỤC LỤC

1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHIẾP ẢNH .................................................................. 9

1.1. Sơ lược về Nhiếp ảnh:...................................................................................................... 9

1.2. Lược sử ngành ảnh: ........................................................................................................ 11

1.3. Một số thể loại nhiếp ảnh: .............................................................................................. 16

2. CHƯƠNG 2: CĂN BẢN VỀ MÁY ẢNH - TRANG THIẾT BỊ NGÀNH ẢNH ............ 21

2.1. Nguyên lý quang học: .................................................................................................... 21

2.1.1 Nguyên lý hộp đen: .................................................................................................. 21

2.1.2. Cấu tạo một máy ảnh đơn giản:............................................................................... 22

2.2. Máy ảnh chụp phim: ...................................................................................................... 24

2.2.1 Phân loại: .................................................................................................................. 24

2.2.2. Cấu trúc máy ảnh chụp phim SLR (Single Lens Reflex) ........................................ 27

2.3 Máy ảnh Kỹ thuật số: ...................................................................................................... 31

2.3.1 Cảm biến (Sensor): ................................................................................................... 31

2.3.2. Điểm ảnh: ................................................................................................................ 34

2.3.3. Độ phân giải: ........................................................................................................... 35

2.3.4 Độ nhạy sáng ISO: ................................................................................................... 36

2.3.5 Định dạng file ảnh: ................................................................................................... 39

2.3.6. Cân bằng trắng (White Balance): ............................................................................ 42

2.3.7. Các chế độ chụp ảnh trên thân máy thường gặp: .................................................... 45

2.4. Ống kính máy ảnh: ......................................................................................................... 46

2.4.1. Nguyên tắc quang học: ............................................................................................ 46

2.4.2. Tiêu cự ống kính: .................................................................................................... 47

2.4.3. Khẩu độ ống kính: ................................................................................................... 52

2.4.4. Xích độ: ................................................................................................................... 54

2.4.5. Vùng ảnh rõ (DOF - Depth Of Field) ...................................................................... 55

2.5. Trang thiết bị phụ trợ ..................................................................................................... 57

2.5.1. Đèn .......................................................................................................................... 57

2.5.2. Chân máy (Tripods) ................................................................................................ 61

2.5.3. Báng pin (Battery grip) ........................................................................................... 64

3. Chương 3: Các yếu tố tạo hình trong nhiếp ảnh ................................................................ 65

3.1. Bố cục ............................................................................................................................ 65

PTIT

Page 4: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

4

3.1.1. Khái niệm ................................................................................................................ 65

3.1.2. Phân loại .................................................................................................................. 65

3.1.3. Vai trò ...................................................................................................................... 65

3.1.4. Một số loại bố cục chính ......................................................................................... 65

3.2. Ánh sáng (Hướng ánh sáng – hướng nguồn sáng) ......................................................... 72

3.2.1. Vai trò của ánh sáng ................................................................................................ 72

3.2.2. Phân loại các nguồn sáng chính .............................................................................. 73

3.2.3. Phân loại các hướng sáng chính .............................................................................. 74

3.3. Đường nét và tính biểu cảm trong nhiếp ảnh ................................................................. 75

3.3.1. Khái niệm ................................................................................................................ 75

3.3.2. Phân loại .................................................................................................................. 75

3.3.3. Vai trò ...................................................................................................................... 77

3.3.4. Một số đường nét phổ biến ...................................................................................... 79

3.4. Không gian ảnh .............................................................................................................. 80

3.4.1. Tiêu cự ..................................................................................................................... 80

3.4.2. Góc độ ..................................................................................................................... 81

3.4.3. Sắc độ ...................................................................................................................... 82

3.4.4. Màu sắc ................................................................................................................... 83

4. Chương 4: Một số lưu ý trong các kỹ thuật chụp .............................................................. 85

4.1. Chụp đặc tả ................................................................................................................ 85

4.1.1. Yêu cầu đặc thù .................................................................................................. 85

4.1.2. Một vài phương pháp chụp cơ bản ..................................................................... 86

4.2. Chụp chân dung ......................................................................................................... 88

4.2.1. Yêu cầu đặc thù .................................................................................................. 88

4.2.2. Một vài phương pháp chụp cơ bản: .................................................................... 88

4.3. Chụp phong cảnh ....................................................................................................... 89

4.3.1. Yêu cầu đặc thù .................................................................................................. 89

4.3.2. Một vài phương pháp chụp cơ bản: .................................................................... 90

4.4. Chụp đời thường ........................................................................................................ 90

4.4.1. Yêu cầu đặc thù .................................................................................................. 90

4.4.2. Một vài phương pháp chụp cơ bản ..................................................................... 91

4.5. Chụp phơi sáng .......................................................................................................... 92

PTIT

Page 5: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

5

4.5.1. Yêu cầu đặc thù .................................................................................................. 92

4.5.2. Một vài phương pháp chụp cơ bản ..................................................................... 92

4.6. Chụp sản phẩm – mẫu vật .......................................................................................... 93

4.6.1. Yêu cầu đặc thù .................................................................................................. 93

4.6.2. Một vài phương pháp chụp cơ bản ..................................................................... 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 95

PTIT

Page 6: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

6

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1-1: Những bức họa được khắc trên đá ........................................................................ 9

Hình 1-2: Tranh vẽ ngựa được khắc trên đá ........................................................................ 10

Hình 1-3: Raffaello Santi (1483 - 1520) .............................................................................. 10

Hình 1-4: Michelangelo (1475 - 1564) ................................................................................ 11

Hình 1-5: Nguyên tắc hộp tối (“Camera obscura box”) ...................................................... 11

Hình 1-6: Triển lãm ảnh Nghệ thuật 1952 ........................................................................... 12

Hình 1-7: Bức ảnh đầu tiên Joseph Niepce chụp năm 1826 ................................................ 13

Hình 1-8: Ảnh cụ Phan Thanh Giản chụp tại Paris, người Việt Nam đầu tiên chụp ảnh 186313

Hình 1-9: Ảnh chân dung kỷ niệm ...................................................................................... 16

Hình 1-10: Chân dung đặc tả ............................................................................................... 17

Hình 1-11: Ảnh báo chí ....................................................................................................... 17

Hình 1-12: Ảnh đời thường ................................................................................................. 18

Hình 1-13: Ảnh phong cảnh ................................................................................................ 18

Hình 1-14: Ảnh kiến trúc ..................................................................................................... 19

Hình 1-15: Ảnh sản phẩm .................................................................................................... 19

Hình 1-16: Ảnh nội thất ....................................................................................................... 20

Hình 2-1: Nguyên lý hộp đen: Ánh sáng trong môi trường đồng nhất đi từ điểm A tới B theo 1

đường thẳng, chủ thể bị xoay ngược trong lớp kính mờ bên trong hộp đen ....................... 21

Hình 2-2: Tạo một chiếc hộp đen ........................................................................................ 22

Hình 2-3: Cấu tạo máy ảnh đơn giản ................................................................................... 23

Hình 2-4: Máy ảnh cơ của Canon ........................................................................................ 24

Hình 2-5: Loại máy khung ngắm thẳng ............................................................................... 27

Hình 2-6: Loại máy ngắm qua ống kính .............................................................................. 27

Hình 2-7: Các chỉ số của Tốc độ màn trập .......................................................................... 28

Hình 2-8: Cấu tạo phim ....................................................................................................... 29

Hình 2-9: Kích thước tương đối của cảm biến nhỏ nhất được sử dụng trong loại máy compact

............................................................................................................................................. 31

Hình 2-10: Cảm biến ảnh của Sony đang được sử dụng trong nhiều thiết bị số cao cấp. ... 33

Hình 2-11: Cảm biến CMOS Exmor full-frame 24.3MP của Sony A99. ........................... 33

Hình 2-12: Điểm ảnh trên cảm biến .................................................................................... 34

Hình 2-13: Độ phân giải ghi trên thân máy Samsung ......................................................... 35

PTIT

Page 7: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

7

Hình 2-14: Sự khách nhau của ảnh với từng độ nhạy sáng ................................................. 36

Hình 2-15: Độ nhiễu (hay sạn) của bức ảnh với thông số ISO khác nhau .......................... 37

Hình 2-16: Mối liên hệ giữa các thông số kỹ thuật về ánh sáng ......................................... 39

Hình 2-17: Ảnh JPEG .......................................................................................................... 39

Hình 2-18: ảnh Hồ thu. ........................................................................................................ 40

Hình 2-19: Phong cảnh ........................................................................................................ 41

Hình 2-20: Bước sóng ......................................................................................................... 42

Hình 2-21: Các chế độ cân bằng trắng ................................................................................ 44

Hình 2-22: Tiêu cự F ........................................................................................................... 47

Hình 2-23: Ống kính tiêu cự trung bình .............................................................................. 48

Hình 2-24: Ống kính mắt cá (Fish-Eye) và hiệu ứng mắt cá ............................................... 49

Hình 2-25: Ống kính Tele .................................................................................................... 50

Hình 2-26: Ống kính có tiêu cự thay đổi ............................................................................. 50

Hình 2-27: Với các ống tiêu cự dài, việc trang bị chân máy để hạn chế rung là rất cần thiết52

Hình 2-28: ống nikon 50mmf1.4 ......................................................................................... 53

Hình 2-29: Xích độ .............................................................................................................. 54

Hình 2-30: Khẩu độ thay đổi DOF của ảnh ......................................................................... 55

Hình 2-31: Tiêu cự ảnh hưởng tới DOF .............................................................................. 56

Hình 2-32: Yếu tố xích độ ................................................................................................... 57

Hình 2-33: Flash loại nhỏ .................................................................................................... 58

Hình 2-34: Flash cao cấp ..................................................................................................... 59

Hình 2-35: Flash vòng chuyên cho Macro .......................................................................... 60

Hình 2-36: Đèn cho studio .................................................................................................. 60

Hình 2-37: Tấm hắt sáng ..................................................................................................... 61

Hình 2-38: Pocket tripod ..................................................................................................... 62

Hình 2-39: Tabletop tripod .................................................................................................. 62

Hình 2-40: Portable tripod ................................................................................................... 63

Hình 2-41: Medium duty tripod .......................................................................................... 63

Hình 2-42: Báng pin ............................................................................................................ 64

Hình 3-1: Bố cục cân đối theo đường thẳng đứng ............................................................... 65

Hình 3-2: bố cục cân đối theo đường nằm ngang ................................................................ 66

Hình 3-3: bố cục cân đối theo đường chéo .......................................................................... 66

PTIT

Page 8: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

8

Hình 3-4: bố cục cân đối theo đường cong .......................................................................... 67

Hình 3-5: Vùng mạnh .......................................................................................................... 69

Hình 3-6: Vùng tựa .............................................................................................................. 70

Hình 3-7: bố cục hỗn hợp sự hài hòa của ½ và 1/3 ............................................................. 71

Hình 3-8: bố cục phá cách, không theo khuôn khổ cụ thể nào ............................................ 72

Hình 3-9: Ánh sáng tự nhiên ............................................................................................... 73

Hình 3-10: Hiệu ứng của ánh sáng ...................................................................................... 74

Hình 3-11: ánh sáng tạt ngang ............................................................................................. 75

Hình 3-12: đường ziczac ..................................................................................................... 79

Hình 3-13: đường cong hội tụ ............................................................................................. 79

Hình 3-14: không gian ảnh rộng với tiêu cự của ống mắt cá .............................................. 80

Hình 3-15: Góc chụp từ dưới lên tạo cảm giac cao vút và thẳng đứng ............................... 81

Hình 3-16: Góc chụp từ trên xuống, hiện thị các chi tiết rõ ràng ........................................ 81

Hình 3-17: thiên nhiên Pù Luông - Thanh Hóa, áp dụng hiệu ứng “gần đậm, xa nhạt” tạo ảnh

có chiều sâu. ........................................................................................................................ 82

Hình 3-18: Ảnh với nhiều màu xanh tạo cảm giác rộng rãi và thoáng đạt .......................... 83

Hình 3-19: Ảnh với nhiều màu nóng (nâu, đỏ) tạo cảm giác ấm cúng nhưng chật hẹp ...... 83

Hình 3-20: Ảnh với nhiều màu sáng (xanh, xanh lơ) tạo cảm giác thoáng mát và rộng rãi 84

Hình 4-1: Tất cả nằm ở đôi mắt ........................................................................................... 86

Hình 4-2: ánh sáng là yếu tố sống còn................................................................................. 87

Hình 4-3: Sử dụng ống tele .................................................................................................. 87

Hình 4-4: Ảnh chân dung .................................................................................................... 88

Hình 4-5: Ảnh phong cảnh .................................................................................................. 89

Hình 4-6: Ánh sáng và màu sắc trong ảnh phong cảnh ....................................................... 89

Hình 4-7: Ảnh đời thường ................................................................................................... 91

Hình 4-8: Ảnh phơi sáng làm giảm tốc độ chụp để tạo sự mềm mại của suối chảy ........... 92

Hình 4-9: Phơi sáng tạo các hiệu ứng ánh sang từ đèn điện và xe cộ ................................. 93

Hình 4-10: Ảnh sản phẩm .................................................................................................... 94

Hình 4-11: Các thiết bị và hộp chụp sản phẩm.................................................................... 94

Hình 4-12: Ảnh sản phẩm .................................................................................................... 94

PTIT

Page 9: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

9

1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHIẾP ẢNH

1.1. Sơ lược về Nhiếp ảnh:

Trong các bộ môn nghệ thuật, nghệ thuật Nhiếp ảnh là bộ môn nghệ thuật có sự gắn bó gần

gũi với chu kỳ sống của chúng ta nhất.

Mỗi con người chúng ta đều trải qua những thời kỳ thay đổi đáng nhớ. Những hình ảnh từ

tuổi bé thơ, những nụ cười như thiên thần trong chiếc nôi ấm áp, rồi qua những ngày chập

chững biết bò và biết đi…, tiếp tục những hình ảnh lớn hơn: ngày bé được tặng phiếu bé

ngoan, hồi hộp và tự hào trong lễ tốt nghiệp, những đôi lứa bên nhau trong thời gian hò hẹn,

ngày hai họ kết thân cho cặp uyên ương…, ngày từ giã cõi đời v.v…Không chỉ dừng lại đó,

những hình ảnh được chụp trong gia đình, trong ngày lễ tết. Thêm nữa, những ảnh chụp còn

phục vụ nghiên cứu khoa học kỹ thuật, ảnh tư liệu lịch sử v.v…Tất cả những điều đó, nó đã

khẳng định nhiếp ảnh là một phần tất yếu của cuộc sống.

“Trăm nghe không bằng một thấy”, với sự bùng nổ của Công nghệ Thông tin. Những thiết bị

máy ảnh ngày càng phát triển. Nó giúp con người càng tiếp cận với nhiếp ảnh dễ dàng hơn và

nó trở thành một nhu cầu của đông đảo các tầng lớp xã hội hôm nay.

Với mục đích ghi nhận và lưu giữ hình ảnh, từ thời tiền sử, con người đã có nhu cầu ghi lại tất

cả những hình ảnh họ thấy được trong sinh hoạt, trước thiên nhiên. Họ hiểu được những hình

ảnh đó có giá trị rất quan trọng trong việc truyền đạt lại thông tin từ thế hệ này qua thế hệ

khác. Ví dụ như những bức họa khắc trên đá, giờ trở thành vật vô giá của nhân loại.

Hình 1-1: Những bức họa được khắc trên đá

PTIT

Page 10: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

10

Hình 1-2: Tranh vẽ ngựa được khắc trên đá

Từ những nhu cầu lưu giữ đơn thuần đó, trong quá trình con người phát triển và hoàn thiện,

các ngành mỹ thuật đã ra đời, có thể kể đến như: cùng với nền văn minh vổ Hy Lạp đã có

những ngành điêu khắc và hội họa phát triển đồng thời. Qua đó, con người không chỉ dừng lại

ở những nhu cầu lưu giữ hình ảnh mà còn phác họa lên những ý tưởng, suy nghĩ và ước mơ

của mình

Hình 1-3: Raffaello Santi (1483 - 1520)

PTIT

Page 11: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

11

Hình 1-4: Michelangelo (1475 - 1564)

1.2. Lược sử ngành ảnh:

Trước Công nguyên người Trung Quốc và Hy Lạp đã khám phá nguyên tắc cơ bản về quang

học và kỹ thuật ghi nhận hình ảnh. Tiếp sau đó, giữa thế kỷ thứ XV nhà danh họa Leonard de

Vinci đã ứng dụng nguyên tắc “hộp tối” (có tên gọi “camera obscura box”) để ghi nhận hình

ảnh trong quá trình thực hiện những bức tranh của ông thay cho việc phác thảo. Sau đó, nhiều

nhà khoa học đã ứng dụng thêm những phản ứng quang hóa trong việc lưu lại những hình ảnh

trên bề mặt kim loại hoặc kính và về sau là phim nhựa và giấy ảnh.

Hình 1-5: Nguyên tắc hộp tối (“Camera obscura box”)

Khi du nhập vào Việt Nam bởi quan sứ thần Đặng Huy Trứ (1903), công nghệ ghi hình có tên

Photography (theo tiếng Hy Lạp, Photo có nghĩa là vẽ, Graphy có nhĩa là ánh sáng) được dịch

là Nhiếp ảnh, chữ “Nhiếp” theo từ Hán Việt nghĩa là “thay thế”, như vậy nhiếp ảnh ban đầu

PTIT

Page 12: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

12

chỉ được hiểu theo đặc tính ghi nhận sự việc thay thế bằng bức ảnh. Chiếc máy ảnh thời kỳ đó

được sử dụng như một phương tiện kỹ thuật sao chép.

Năm 1952, lần đầu tiên, 21 nhà nhiếp ảnh Việt Nam gồm có: Trịnh Văn Bách, Phạm Ngọc

Chất, Nguyễn Văn Chiêm, Đỗ Văn Cương, Nguyễn Cao Đàm, Nguyễn Lê Giang, Nguyễn

Đạo Hoan, Nguyễn Đức Hồng, Đỗ Huân…triển lãm hơn 100 tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật

tại Nhà Hát Lớn Hà Nội với tựa đề: “Triển lãm ảnh Mỹ thuật 1952”. Cuộc triển lãm này là

mốc khởi đầu quan trọng của Nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam

Hình 1-6: Triển lãm ảnh Nghệ thuật 1952

Cùng với thời gian, nhiếp ảnh đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực của đời sống. Trong khi

tính chân thực được tôn vinh trong ảnh báo chí, ảnh tài liệu, thì bên cạnh đó, nhu cầu khám

phá cái đẹp vốn dĩ là một thiên hướng của con người. Khi những hiệu ứng về nguồn sáng, ánh

sáng được khai thác khi chụp ảnh, những tiến bộ quang học được ứng dụng để sản xuất ống

kính với nhiều tiêu cự khác nhau, thì các nhà mỹ học đã hiểu ra rằng chiếc máy ảnh là phương

tiện tuyệt với để thể hiện những rung cảm, những “ngôn ngữ tâm hồn” thông qua nghệ thuật

tạo hình, khai thác ánh sáng để hình thành một môn nghệ thuật mới mẻ nhưng vô cùng hấp

dẫn, đó là nghệ thuật nhiếp ảnh.

PTIT

Page 13: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

13

Hình 1-7: Bức ảnh đầu tiên Joseph Niepce chụp năm 1826

Hình 1-8: Ảnh cụ Phan Thanh Giản chụp tại Paris, người Việt Nam đầu tiên chụp ảnh 1863

PTIT

Page 14: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

14

Một số máy ảnh tiêu biểu qua các thời kỳ:

PTIT

Page 15: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

15

PTIT

Page 16: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

16

1.3. Một số thể loại nhiếp ảnh:

Cuộc sống không ngừng phát triển, nhu cầu của các lĩnh vực trong xã hội cũng thay đổi, nhiếp

ảnh cũng không ngoại lệ. Các thể loại ảnh cũng được hình thành để phục vụ cho mục đích nhu

cầu của con người.

Có thể kể đến như:

- Ảnh chân dung

o Ảnh kỷ niệm để lưu lại nhưng kỷ niệm đẹp những khoảnh khắc của con

người;

o Ảnh đặc tả để lột tả sâu được những suy nghĩ cảm xúc bên trong tâm hồn con

người;

- Ảnh báo chí để thể hiện tính chân thực và thời sự của sự việc;

- Ảnh đời thường mô tả những khoảnh khắc bình dị của con người của xã hội;

- Ảnh phong cảnh thể hiện nét đẹp sự hùng vĩ của tạo hóa thiên nhiên;

- Ảnh sản phẩm mô tả những đường nét chi tiết của vật;

- Ảnh kiến trúc mô tả những hình khối, ý nghĩa và vẻ đẹp của công trình…

Hình 1-9: Ảnh chân dung kỷ niệm

PTIT

Page 17: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

17

Hình 1-10: Chân dung đặc tả

Hình 1-11: Ảnh báo chí

PTIT

Page 18: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

18

Hình 1-12: Ảnh đời thường

Hình 1-13: Ảnh phong cảnh

PTIT

Page 19: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

19

Hình 1-14: Ảnh kiến trúc

Hình 1-15: Ảnh sản phẩm

PTIT

Page 20: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

20

Hình 1-16: Ảnh nội thất

PTIT

Page 21: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

21

2. CHƯƠNG 2: CĂN BẢN VỀ MÁY ẢNH - TRANG THIẾT BỊ NGÀNH ẢNH

2.1. Nguyên lý quang học:

2.1.1 Nguyên lý hộp đen:

Theo tài liệu của nghệ sỹ nhiếp ảnh Bùi Minh Sơn, có đề cập tới nguyên lý hộp tối như sau:

- Trong môi trường không khí đồng nhất, ánh sáng sẽ truyền theo một đường thẳng

- Một vật thể được nhìn thấy khi nó phát ra ánh sáng hoặc phản chiếu ánh sáng từ một

hay những nguồn sáng chiếu lên nó

Hình 2-1: Nguyên lý hộp đen: Ánh sáng trong môi trường đồng nhất đi từ điểm A tới B theo 1 đường

thẳng, chủ thể bị xoay ngược trong lớp kính mờ bên trong hộp đen

PTIT

Page 22: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

22

Và cách ghi hình ảnh sử dụng hộp đen như sau:

- Hộp đen là một chiếc hộp được thiết kế như một hình lập phương kín, một bề mặt đục

lỗ tròn nhỏ và mặt đối diện được dán một lớp giấy kính mờ hoặc gắn một miếng kính

đục. Khi ánh sáng đi từ chủ thể sẽ chui qua lỗ tròn và ảnh của chủ thể sẽ hiện trên kính

mờ của mặt đối diện.

Hình 2-2: Tạo một chiếc hộp đen

2.1.2. Cấu tạo một máy ảnh đơn giản:

Những chiếc máy ảnh từ phổ thông cho tới chuyên nghiệp hiện nay đều được cấu tạo từ một

nguyên lý cơ bản, đó là nguyên lý hộp tối. Như đã giới thiệu ở chương 1 về lịch sử của nhiếp

ảnh, từ xa xưa con người đã biết sử dụng nguyên lý hộp tối để tạo ra những hình dáng và sự

phản chiếu của chủ thể. Về sau, con người đã biết cách hoàn thiện những bức ảnh phản chiếu

một cách chi tiết hơn bằng cách bổ sung vào hộp tối bằng những thấu kính có chất lượng

quang học tốt. Nhờ đó, chi tiết và màu sắc của ảnh được thể hiện rõ nét và thật nhất.

Dựa trên những nguyên lý hộp đen, thì ta có thể hiểu được cấu tạo cơ bản của một chiếc máy

ảnh đơn giản bao gồm những thứ sau:

- Thấu kính hội tụ giúp cho phản chiếu hình ảnh được thật và sắc nét nhất

- Cửa điều sáng (còn gọi là khẩu độ) để điều chỉnh ánh sáng của chủ thể

- Mặt kính nhận hình ảnh để có thể nhận ảnh phản chiếu

- Và không thể thiếu là một chiếc hộp tối.

PTIT

Page 23: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

23

Hình 2-3: Cấu tạo máy ảnh đơn giản

PTIT

Page 24: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

24

2.2. Máy ảnh chụp phim:

2.2.1 Phân loại:

Máy ảnh chụp phim là loại máy chụp hình ảnh dùng phim âm bản đã có nguồn gốc từ cuối

thế kỷ 11. Lúc đó, nó còn thô sơ cho phép in ra giấy những hình ảnh. Sau vài khâu xử lý

sẽ nhận được hình ảnh chính xác của vật chụp, được gọi là buồng tối. Từ đầu những thập

niên thế kỷ 20, máy chụp phim cuộn ra đời. Các tiến trình phát triển của máy ảnh phim có

thể kể đến những mốc thời gian sau: năm 1568, ông Danielo Barbaro đã chế ra chiếc máy

ảnh có thể thay đổi đường kính để tăng độ nét của ảnh, năm 1802, ông Toms Erdward và

ông Gamphri Devid bằng cách in tiếp xúc đã cho ra ảnh trên một loại giấy đặc biệt tuy

nhiên những ảnh này không bền. Năm 1816, ông Zozep Nips đã sáng chế ra một chiếc

máy ảnh kiểu hộp cho phép thu âm bản và đến 1835, ông William Tabot là người đầu tiên

đã cho ảnh dương bản từ âm bản và những bức ảnh này rất nét.

Hình 2-4: Máy ảnh cơ của Canon

Và đến năm 1988 - 1914, với sự đột phá trong sáng chế của Kodak kết hợp cùng những

nghiên cứu của hãng Leica, máy ảnh chất lượng cao chụp phim cuộn 35mm (còn gọi là

phim 135) đã giúp nhiếp ảnh tiếp cận được công chúng và máy ảnh được sử dụng dễ dàng

hơn.

Có thể chia máy ảnh ra làm 3 loại tùy theo cách sử dụng loại phim nào hoặc 2 loại theo

cách thức ứng dụng quang học.

Phân loại theo phim sử dụng:

- Loại sử dụng phim 35mm: là những loại máy nhỏ gọn và thông dụng giá thành vừa

phải

- Loại sử dụng loại phim cuộn khổ lớn 70mm (phim 120): là những loại máy lớn, chất

lượng cao, nhà nghề và giá thành khá cao.

PTIT

Page 25: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

25

- Loại sử dụng phim cuộn 70mm và miếng rời: là những loại máy chuyên dùng cho

những yêu cầu chất lượng hình ảnh đặc biệt cao, thao tác phức thạp, máy lớn và nặng,

giá thành thường rất cao.

PTIT

Page 26: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

26

Phân loại theo ứng dụng quang học:

- Loại máy khung ngắm thẳng: là máy có khung ngắm trực tiếp, sáng, nhưng hệ thống

lấy nét phức tập, hình ảnh qua khung ngắm và hình ảnh nhận được trên phim ít nhiều

có độ lệch về góc nhìn (tùy theo nhà sản xuất). Hiện nay có rất ít hãng máy ảnh sản

xuất máy ảnh chuyên nghiệp loại này, ngoại trừ một số máy nghiệp dư tự động lấy nét.

- Loại máy khung ngắm qua ống kính (SLR - single lens reflex): là những máy mà hình

ảnh qua khung ngắm và hình ảnh ghi lại từ ống kính hoàn toàn giống nhau, có thể thay

đổi ống kính dễ dàng, rất thông dụng hiện nay. Và có thể hiểu đơn giản là những máy

ảnh có thể tháo dời được ống kính với thân máy.

PTIT

Page 27: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

27

Hình 2-5: Loại máy khung ngắm thẳng

Hình 2-6: Loại máy ngắm qua ống kính

2.2.2. Cấu trúc máy ảnh chụp phim SLR (Single Lens Reflex)

Cấu trúc của một máy ảnh chụp phim SLR được dựa trên những cấu trúc cơ bản của một

chiếc máy ảnh đơn giản, đó là:

- Buồng tối máy ảnh: Nằm trong thân máy là một hộp đựng phim tuyệt đối kín, phim

chụp là chất bắt nhạy ánh sáng. Vì thế, buồng tối máy ảnh phải thật kín. Có trục kéo,

trục cuốn phim vận hành bằng tay (máy cơ học), bằng mô tơ (máy điện tử).

- Ống kính máy ảnh: Là vật chủ yếu để ghi nhận ảnh, định vị khoảng cách, sửa sai độ

méo hình, chống loé sáng (halô). Có rất nhiều kiểu ống kính khác nhau để đáp ứng

nhu cầu của người cầm máy.

- Tốc độ(Temps de poses): Là thang số mở khép của màn chập nhanh chậm theo thời

gian đã được quy chuẩn sẵn được cấu tạo bởi các lực của đòn bẩy, tay đẩy thông qua

lò xo hoặc dơle (B, 1, 2, 4, 8, 15, 30, 60, 125, 250, 500, 1000, 2000/giây, đó là những

chỉ số tốc độ màn trập biểu thị thời gian ánh sáng từ chủ thể được chụp ghi vào mặt

phim). Ví dụ: chỉ số tốc độ là 2 nghĩa là thời gian màn trập mở ra là ½ giây. Với đặc

thù, tốc độ B = BULD hoặc Bottom nghĩa là màn trập sẽ mở trong suốt thời gian bấm

máy, còn tốc độ T đồng nghĩa với màn trập được mở thường trực và chỉ có máy

chuyên nghiệp mới có tốc độ này

PTIT

Page 28: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

28

Hình 2-7: Các chỉ số của Tốc độ màn trập

- Khẩu độ (dia phram): Bộ phận này gồm các lá thép mỏng, mở ra khép lại theo thang

số. Tùy theo khẩu độ của ống kính. Số nhỏ là số mở lớn, số lớn là độ khép nhỏ (F:1;

1,4; 2; 2,8; 4; 5,6; 8; 11; 16; 22). Cũng có loại khẩu độ (cửa điều sáng) là những lỗ to

nhỏ cố định trên một lá kim loại đục sẵn, hoặc chỉ đơn giản là một cửa lọt sáng cố

định. Khẩu độ khép càng nhỏ thì sự rõ nét trên ảnh càng kéo dài ra. Ngược lại, khẩu

độ càng mở lớn thì sự rõ nét trong ảnh càng nông

- Phim: Được cấu tạo bằng nhiều lớp, trải trên một bề mặt nhựa trong suốt. Có loại

phim trắng đen và có loại phim màu, có nhiều kích cỡ khác nhau nhưng thông dụng

nhất là phim cỡ 35mm. Độ nhạy được quy chuẩn theo hai hệ DIN và ASA nhưng

không còn thông dụng, hiện nay dùng theo thông số viết tắt là ISO. ISO càng lớn thì

phim bắt sáng càng nhạy. ISO có những chỉ số sau: 25-5-100-200-400-800-1600-

3200-6400. Phim màu bán đảo âm (hay phim âm bản) gồm nhiều lớp tráng trên mặt

nhựa (đế phim). 1, Lớp bắt nhạy màu lam; 2, Lớp Gélatine lọc màu vàng; 3, Lớp bắt

nhạy màu lục; 4, Lớp bắt nhạy màu đỏ; 5, Chất trụ của phim; 6, Lớp chống loé

PTIT

Page 29: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

29

Hình 2-8: Cấu tạo phim

PTIT

Page 30: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

30

PTIT

Page 31: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

31

2.3 Máy ảnh Kỹ thuật số:

Máy ảnh kỹ thuật số (KTS) là một phương tiện ghi hình hiện đại được dựa trên những nguyên

tắc cơ bản của máy ảnh chụp phim truyền thống. Điều khác biệt giữa máy ảnh chụp phim và

máy KTS đó là máy ảnh KTS không dùng phim để lưu giữ và ghi nhận hình ảnh mà sử dụng

phương tiện vi điện tử hoạt động theo cơ chế tổ hợp những tế bào quang điện hay còn gọi là

cảm biến (sensor). Bộ phận này ghi nhận hình ảnh qua ống kính chụp, sau đó số hóa các dữ

liệu hình ảnh và ghi vào trong thẻ nhớ dưới các dạng file ảnh.

Tương tự như máy phim, thì độ nhạy sáng của bộ cảm biến cũng tương tự như độ nhạy sáng

của phim nhựa. Nhưng máy KTS có cải tiến hơn đó là có thêm chế độ tự động cho ISO (máy

tự động nhận biết độ nhạy sáng cho từng môi trường ánh sáng), giúp thuận tiện cho người

chụp. Máy KTS được chia làm 2 loại, gần giống cách phân loại của máy ảnh chụp phim đó là:

- Loại máy có ống kính cố định gắn vào thân máy, tương đương với máy ảnh chụp phim

ngắm quan khung ngắm thẳng (những máy compact)

- Loại máy có ống kính tháo rời.

2.3.1 Cảm biến (Sensor):

Bộ cảm biến máy ảnh còn được gọi là “trái tim” của máy ảnh, đó là một chip silicon nhạy

cảm với ánh sáng. Cảm biến là nơi có chức năng ghi lại hình ảnh đối tượng muốn chụp. Kích

cỡ của những chip này hình chữ nhật và thay đổi tùy thuộc loại máy ảnh. Ví dụ: trong máy

compact cảm biến này tương đối nhỏ, đôi khi không lớn hơn so với kích thước của móng tay

út.

Các cảm biến sử dụng phép đo đường chéo dưới dạng số thập phân và thường không cho

thông số kích thước cảm biến chính xác, đặc biệt làm máy ảnh compact. Bạn có thể hiểu rõ

hơn điều này qua sơ đồ hiển thị kích thước tương đối của các loại cảm biến.

Hình 2-9: Kích thước tương đối của cảm biến nhỏ nhất được sử dụng trong loại máy compact

PTIT

Page 32: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

32

Có 2 loại cảm biến hình ảnh chính, đó là: CCD và CMOS. Ngoại trừ những kỹ sư điện tử

hoặc những người yêu thích kỹ thuật, CCD tồn tại trong tiềm thức của đông đảo người tiêu

dùng từ lúc chúng bắt đầu xuất hiện trên các "mét" giá và các trang quảng cáo mầu mè của

các siêu thị. CMOS thì rất lâu sau đó, trong vòng 5 năm trở lại đây. Không phải ai cũng biết

rằng CCD được sáng chế và đưa vào sử dụng từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước. CMOS

còn sớm hơn thế nữa.

CCD và CMOS là hai công nghệ khác nhau dùng trong các phần tử nhậy sáng được sử dụng

trong các lĩnh vực xử lý hình ảnh như vô tuyến truyền hình, nhiếp ảnh số, các máy móc văn

phòng (scaners, copyers), thiên văn, hàng không vũ trụ, cũng như các ngành công nghiệp

khác.

Cả CCD và CMOS đều thực hiện một nhiệm vụ giống nhau: biến các tín hiệu ánh sáng thành

các tín hiệu điện tử. Sự khác nhau cơ bản của chúng (về nguyên lý hoạt động) nằm ở cách

chuyển các tín hiệu điện tử đó ra khỏi phần tử nhạy sáng nhằm mục đích xử lý tiếp và lưu trữ.

Bộ cảm biến CCD: (charge coupled device)

CCD là một mắt điện tử giao tiếp kết cấu và khối của đối tượng. Nhìn chung, CCD có điểm

ảnh hiệu quả cao hơn có thể cho ra hình ảnh phong phú hơn với chi tiết sắc nét. Hệ thống

3CCD sử dụng một lăng kính phân tách ánh sáng truyền qua thấu kính thành ba màu cơ bản

(đỏ, xanh lá cây, xanh) và mỗi màu sẽ được truyền tới CCD của thiết bị. Nhờ đặc điểm này,

hệ thống 3CCD tái tạo màu có độ chính xác cao.

Bộ cảm biến CMOS: (complementary metal oxide semiconductor)

So với CCD, bộ cảm biến CMOS cho phép đọc nhanh hơn lượng thông tin điểm ảnh lớn hơn

khi sử dụng đầu ra đa kênh và đọc ra bổ sung. Ngoài ra, đặc điểm cấu trúc của bộ cảm biến

CMOS tạo ra các hình ảnh không nhòe và cho phép chuyển đổi điện tích thành tín hiệu điện

tử và tiêu thụ điện ít hơn.

Bộ cảm biến CMOS của Sony, kết hợp với mạch xử lý tín hiệu đã thiết kế ban đầu của Sony,

Enhanced Imaging Processor (Bộ Xử Lý Tạo Ảnh Tăng Cường) (EIP), có các ưu điểm phạm

vi động lớn hơn, độ nhạy cao hơn, độ nhiễu thấp, đọc tốc độ cao, và tiêu thụ điện thấp. Bộ

cảm biến CMOS giảm thiểu ép đen hoặc bật hơi và cho hình ảnh có sự phân cấp phong phú.

PTIT

Page 33: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

33

Hình 2-10: Cảm biến ảnh của Sony đang được sử dụng trong nhiều thiết bị số cao cấp.

Hình 2-11: Cảm biến CMOS Exmor full-frame 24.3MP của Sony A99.

PTIT

Page 34: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

34

Từ đặc điểm của 2 loại cảm biến, các nhà sản xuất máy ảnh cũng đã sản xuất ra 2 dòng máy

tương ứng đó là full frame và crop. Những đặc điểm của 2 dòng máy này như sau:

- Fullframe và Crop cơ bản dựa trên khổ phim cỡ 35mm và APS-C trước kia, với diện

tích bắt sáng của FF lớn hơn nhiều so với crop

- Fullframe nhìn chung sẽ cho hình ít nhiễu hơn, thị trường rộng hơn và vì có khả năng

di chuyển lại gần chủ thể hơn nên DoF mỏng hơn

- Crop nhìn chung là rẻ hơn nhiều, gọn nhẹ hơn, nếu tương tự số megapixel thì sẽ "lợi"

hơn về hệ số tiêu cự, có cảm giác phóng lớn hơn (tiêu cự thực sự vẫn vậy, chỉ có góc

nhìn là bị "gọt" đi)

- Sử dụng ống kính tốt, kỹ thuật chụp tốt thì sự chênh lệch là không đáng kể ở phần lớn

bối cảnh chụp.

Để hiểu rõ về 2 dòng máy, các bạn có thể xem thêm tại:

https://www.youtube.com/watch?v=PpFTPvAarns

2.3.2. Điểm ảnh:

Cảm biến được "đóng gói" với số điểm ảnh cho biết số lượng ánh sáng chiếu vào một phần

của tấm silicon. Nói cách khác, số lượng và mức độ của điểm ảnh trên cảm biến ảnh hưởng

tới độ phân giải của hình ảnh được chụp.

Mỗi thấu kính rất nhỏ nằm ở trên mỗi điểm ảnh có chức năng hội tụ các tia sáng từ ống kính

máy ảnh đến các điểm ảnh.

Mỗi điểm ảnh lại tạo ra một tín hiệu điện rất nhỏ khi bị ánh sáng chiếu vào, sau đó được

khuếch đại và trở thành một tín hiệu kĩ thuật số sử dụng cùng với các tín hiệu từ tất cả các

điểm ảnh khác nhau để tạo ra một hình ảnh. Đó là nguyên tắc tương tự việc thu thập ánh sáng

và tế bào hình nón có trong võng mạc của mắt người.

Hình 2-12: Điểm ảnh trên cảm biến

PTIT

Page 35: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

35

2.3.3. Độ phân giải:

Độ phân giải của máy chụp ảnh số thường được quyết định bởi bộ cảm biến, đó là phần đổi

ánh sáng thành những tín hiệu rời rạc. Bộ cảm biến gồm hàng triệu lỗ nhỏ. Những lỗ nhỏ này

phản ứng với một màu ánh sáng tùy theo kính lọc màu của nó. Mỗi lỗ đó gọi là một pixel.

Chúng được sắp xếp xen vào nhau sao cho ba chấm màu RGB - Red, Green, Blue (đỏ-lục-

lam) ghép lại thành một chấm có đủ màu.

Một thuộc tính quan trọng của máy chụp ảnh số là số pixel của nó, tính theo hàng triệu gọi là

megapixel. Nhưng số pixel không chưa đủ quyết định độ phân giải thật của ảnh. Còn phải xét

đến kích thước của bộ cảm biến, chất lượng của ống kính, và cách sắp xếp các pixel. Nhiều

máy chụp ảnh số gọn có số pixel rất lớn nhưng kích thước bộ cảm biến lại nhỏ nên kích thước

của mỗi pixel quá nhỏ, nhỏ hơn khả năng ống kính có thể phân biệt được, như vậy thì độ nét

của ảnh không thật sự bằng số pixel đó.

Quá nhiều pixel có khi còn làm giảm chất lượng của ảnh theo một cách khác. Do pixel quá

nhỏ, nó nhận được quá ít ánh sáng nên tín hiệu nó sinh ra quá yếu dễ bị lẫn với nhiễu của

mạch điện tử. Kết quả là bức ảnh không rõ, nhất là ở những vùng chuyển màu.

Khi công nghệ càng tiến bộ, giá thành càng giảm đi nhiều. Người ta tính số pixel trên mỗi đô-

la như một trong các chỉ số của máy chụp ảnh số.

Thường thông số của độ phân giải hiện ngay trên thân máy KTS, ví dụ: Máy nikon D80 có độ

phân giải 10.2 megapixel…

Hình 2-13: Độ phân giải ghi trên thân máy Samsung

PTIT

Page 36: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

36

2.3.4 Độ nhạy sáng ISO:

ISO là viết tắt của cụm từ International Standards Organization (Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc

tế), một cơ quan của Châu Âu chuyên ban hành các tiêu chuẩn cho nhiều loại sản phẩm khác

nhau. Sở dĩ dùng tên gọi này là vì các nhiếp ảnh gia và hãng sản xuất muốn có một tên gọi

chuẩn mực cho giá trị độ nhạy trên tất cả các dòng máy ảnh. Trước đây, ISO còn được biết

đến dưới tên gọi ASA (American Standards Association) – Hiệp hội tiêu chuẩn Hoa Kỳ.

Những người mê máy ảnh chụp phim chắc hẳn vẫn còn nhớ những loại phim ASA 50, 100,

200, 800, và 1600.

Hình 2-14: Sự khách nhau của ảnh với từng độ nhạy sáng

ISO cùng với tốc độ màn trập và khẩu độ là ba giá trị thông số quan trọng nhất quyết định đến

kết quả phơi sáng và chất lượng của một tấm hình. Ngày nay, dải ISO thường dao động trong

khoảng 25 cho tới 6400 (và còn hơn thế nữa) trên các dòng máy ảnh phổ thông. Giá trị này

càng thấp thì phim hoặc cảm biến càng ít nhạy với ánh sáng và ngược lại. Điều này có nghĩa,

ISO thấp thường được dùng trong điều kiện sáng mạnh, hoặc khi phơi sáng, còn ISO cao

dùng khi chụp thiếu sáng hoặc tốc độ cao.

Với ảnh phim, nếu là loại có ISO thấp, sau khi chụp xong, ngay khi soi dưới ánh sáng bạn đã

có thể thấy phim rất mịn, và lúc in ảnh ra cũng vậy. Nhưng với loại ISO cao thì khác, các hạt

sạn lấm tấm có thể thấy rõ bằng mắt thường dù là trên phim hay khi ảnh ra. Với máy ảnh số,

nguyên lý cũng tương tự. Khi đủ sáng, độ nhạy ISO thấp, cảm biến máy ảnh không cần làm

việc nhiều, do đó ảnh rất mịn. Ngược lại, khi không đủ sáng vào cảm biến, bộ phận này phải

PTIT

Page 37: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

37

làm việc nhiều hơn để dựng lên một bức ảnh đầy đủ chi tiết, do đó sẽ xuất hiện những hạt sạn

“kỹ thuật số”. Vậy khái niệm sạn “số” này là gì?

Cảm biến trong máy ảnh số sẽ tiếp nhận ánh sáng đi qua từ thấu kính và tái tạo chúng thành

file ảnh. Trước tiên, ánh sáng sau khi qua ống kính sẽ tới màng lọc màu, hiện nay đa phần

máy ảnh sử dụng màng lọc theo kiểu Bayer với 3 màu cơ bản là đỏ, lục, và lam. Mỗi sensor

gồm hàng triệu các ô nhỏ (pixel), mỗi ô của Sensor phát ra lượng điện được nạp tương ứng

với phần ánh sáng đập vào (thực chất là các lượng tử ánh sáng – photon). Tùy vào số lượng

photon ánh sáng tới từng ô mà máy sẽ phân tích đưa ra số liệu về màu sắc của từng ô. Tất cả

chúng tạo thành một ma trận điểm ảnh, vi xử lý của máy sẽ có nhiệm vụ chuyển đổi các tín

hiệu điện thu nhận được này thành một file ảnh và ghi vào thẻ nhớ. Khi lượng ánh sáng đến

cảm biến là quá nhỏ, không đủ để tạo thành các dòng tín hiệu điện, tức là có nhiều ô không

nhận được photon ánh sáng, chúng sẽ không có màu sắc riêng biệt, mà chỉ là các chấm đen li

ti, mà ta gọi là sạn. Lúc này vi xử lý hình ảnh phải dựa vào dữ liệu từ những điểm ảnh gần

nhất để nội suy ra giá trị của ô đó, cho nên màu có vẻ hơi khác so với thực tế.

Hình 2-15: Độ nhiễu (hay sạn) của bức ảnh với thông số ISO khác nhau

Ngày nay, đa phần các hãng máy ảnh đều chế tạo cảm biến có thể làm việc tốt nhất ở mức

ISO thấp, thường là 100, với các máy DSLR cao cấp thì là 25 hoặc 50. Tuy độ sạn thường

khiến chúng ta khó chịu, nhưng khá nhiều người lại thích yếu tố này, thậm chí còn phải dùng

phần mềm hiệu chỉnh để tạo ra chúng, đơn giản vì sạn cũng khiến ảnh có chút gì đó tâm trạng

và xưa cũ hơn.

PTIT

Page 38: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

38

Giá trị ISO càng thấp đồng nghĩa với ảnh càng nét, mịn, và độ chính xác màu sắc càng cao, tất

nhiên điều này đòi hỏi phải có nguồn sáng đủ mạnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng gặp

được điều kiện thuận lợi như thế. Ta vẫn thường xuyên phải chụp trong môi trường thiếu

sáng, hoặc chụp những chuyển động nhanh của xe cộ hay động vật. Những tình huống đó,

đương nhiên tăng ISO để có một bức ảnh sáng sủa, hoặc để giảm thời gian đóng màn trập là

điều cần thiết. Nói cách khác, ISO cao sẽ giúp loại bỏ được những chuyển động nhanh bị

nhòe. Nếu bạn muốn tận dụng hiệu ứng mờ, nhòe để nhấn mạnh một chuyển động nào đó thì

đơn giản là giảm ISO xuống, thời gian đóng màn trập sẽ tự động tăng lên, và bạn sẽ có một

tấm hình như ý.

Mối quan hệ giữa các thông số như: ISO, tốc độ và khẩu độ có thể hiểu bằng hình như bên

dưới:

PTIT

Page 39: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

39

Hình 2-16: Mối liên hệ giữa các thông số kỹ thuật về ánh sáng

2.3.5 Định dạng file ảnh:

Máy ảnh lưu trữ và xử lý hình ảnh theo 3 định dạng đó là: JPEG, TIFF và RAW. Định dạng

JPEG tốn ít dung lượng, xem và mở dễ dàng, lưu trữ thuận tiện, do vậy rất phổ thông. Các

định dạng TIFF và RAW tốn nhiều chỗ, xem hay mở chậm, nhưng có ưu điểm là cho phép

chỉnh sửa mà không ảnh hưởng đến chất lượng.

JPEG (Joint Picture Experts Group)

Hình 2-17: Ảnh JPEG

PTIT

Page 40: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

40

Là những file ảnh nén được ứng dụng rất rộng rãi và có hiệu quả với các loại máy ảnh số

compact (máy ảnh gọn nhẹ, máy du lịch) vì các file ảnh này nhỏ và không đòi hỏi chất lượng

ảnh quá cao. Các tệp ảnh ở dạng JPEG (có đuôi là .jpg), có thể mở được với hầu hết các phần

mềm xem và xử lý ảnh. Với chế độ nén trung bình, các tệp ảnh này vẫn cho những bức ảnh

chất lượng khác tốt. Hầu hết các loại máy ảnh số đều cho phép lưu ảnh ở định dạng JPEG,

thậm chí nhiều máy ảnh nghiệp dư chỉ có định dạng này mà thôi. Không có định dạng nào

thích hợp và tiện dụng như JPEG vì nó phù hợp với việc chụp nhiều ảnh, ảnh du lịch, sinh

hoạt gia đình, hay ta thường gọi là ảnh dịch vụ. Ngoài ra, với định dạng JPEG, việc gửi ảnh

qua thư điện tử hay đưa ảnh lên mạng trở nên dễ dàng hơn. Với người cầm máy sáng tác,

JPEG cũng là định dạng được khuyên nên dùng vì nó giúp máy xử lý nhanh, tốn ít chỗ và nếu

biết cách xử lý trên vi tính thì chất lượng ảnh cũng dễ đạt yêu cầu cho triển lãm hoặc dự thi.

Trong lĩnh vực đồ họa, JPEG không thích hợp lắm vì file ảnh bị nén, những đường thẳng, đặc

biệt là những đường viền dễ bị nhòe, nghĩa là xuất hiện lỗi, làm giảm đáng kể chất lượng của

bản vẽ.

Về mặt bản chất, mỗi lần nén JPEG sẽ dấn đến sự hao hụt về thông tin. Nếu ta mở một file

ảnh JPEG để xử lý, rồi tiếp tục lưu lại file, ảnh sẽ được nén lần thứ hai. Nhắc đi nhắc lại vài

lần như thế, chất lượng ảnh sẽ giảm một cách đáng kể. Đó là một việc không nên làm.

Khi chụp ảnh với định dạng JPEG, người ta còn có thể đặt ở nhiều mức độ nén khác nhau. Độ

nén càng cao bao nhiêu, file càng nhỏ bấy nhiêu (càng ít tốn chỗ) và tất nhiên chất lượng càng

giảm và chỉ in ra được những bức ảnh nhỏ bấy nhiêu. Ngược lại, độ nén càng thấp, file ảnh

càng lớn, in ra được ảnh to hơn. Ví dụ, với máy có 5 triệu điểm ảnh chưa nén có khoảng 15

MB, nén ở mức độ trung bình còn 1,5 MB, vẫn còn có thể in được ảnh thông thường 10 x 15

cm với chất lượng khá tốt. Mức nén của JPEG cho chất lượng tốt nhất thường được biểu thị

bằng "superfine", thấp hơn là "fine", mức trung bình là "normal" hoặc "standard".

TIFF (Tagged Image File Format)

Hình 2-18: ảnh Hồ thu.

Một số máy ảnh kỹ thuật số loại đắt tiền, cho phép chụp ảnh với định dạng TIFF (có đuôi file

là .tif), cho ta nhiều thông tin về ảnh hơn JPEG. Hiện nay người ta chỉ ứng dụng định dạng

TIFF không nén. Định dạng TIFF có thể biểu thị được độ sau màu lớn hơn JPEG, nó hỗ trợ

đến 48 bit màu, nghĩa là mỗi kênh màu 16 bit (trong không gian RGB). Vì thế, định dạng

PTIT

Page 41: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

41

TIFF có thể tái hiện đến 281 triệu giá trị màu sắc. Song hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số chỉ

hỗ trợ đến 24 bit màu, nghĩa là mỗi kênh màu cơ bản chỉ có 8 bit vì đa số các phần mềm xử lý

ảnh không hỗ trợ cao hơn. Do các file TIFF không nén nên mỗi lần nhớ lại dưới dạng định

dạng này (trong quá trình chỉnh sửa), lượng thông tin hầy như không thay đổi, chất lượng ảnh

không bị suy giảm.

Định dạng TIFF có một nhược điểm đáng kể đó là trọng lượng tin học quá cao so với JPEG.

Ví dụ, chụp một bức ảnh với máy ảnh chuyên nghiệp có 8 triệu điểm ảnh, bằng định dạng

JPEG ở mức độ nén ít nhất sẽ có file ảnh vào khoảng 5 MB, cũng file ảnh này ở định dạng

TIFF là 23 MB. Do vậy các quá trình từ chụp đến nạp vào card, chụp liên tục, xem lại ảnh sau

khi chụp... sẽ chậm nhiều so với chụp ở định dạng JPEG. Vì thế, việc chụp ảnh ở định dạng

TIFF là việc không nên làm.

Trên thực tế, nếu chụp ảnh với định dạng JPEG ở mức độ nén ít nhất, về mặt chất lượng, cũng

không thua kém TIFF là bao nhiêu và gần như ta không nhận biết được sự chênh lệch đó.

RAW

Hình 2-19: Phong cảnh

Các máy ảnh chuyên nghiệp thường cho phép chụp ảnh với định dạng RAW. Không phải máy

sẽ chụp ra các file có đuôi là "raw" mà là RAW của máy, mỗi hãng sản xuất cho ra một loại

file RAW khác nhau và từ đó cũng có đuôi khác nhau. Ví dụ, RAW của Sony đuôi là SRF,

của Kodak là DCR, Canon là CRW hoặc CR2, Minolta là MRW, Nikon là NEF... và chỉ có

các phần mềm của hãng đó mới mở được file RAW của mình. Không những thế, các hãng sản

xuất lại hay thay đổi, cải tiến các file RAW của mình nên đôi khi các phần mềm cũ lại trở nên

lỗi thời với các file RAW thế hệ mới của chính mình.

Các file RAW chứa dữ liệu "thô" mà bộ cảm biến (CCD) và sau đó là bộ chuyển đổi

(converter) từ analog sang digital đã thực hiện được, với toàn bộ số lượng thông tin về ảnh mà

ống kính và máy có thể đạt được, và đương nhiên là không nén. Mọi xử lý tín hiệu như cân

PTIT

Page 42: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

42

bằng trắng, làm tăng độ nét, thay đổi độ tương phản hay cân bằng màu... đều chỉ được thực

hiện sau đó trên máy tính. Nếu các dữ liệu này được chuyển sang định dạng JPEG hoặc TIFF

để có cân bằng trắng hoặc độ tương phản thích hợp thì sẽ dẫn đến sự hao hụt về dữ liệu so với

file RAW trước đó.

RAW có ưu điểm hơn TIFF ở chỗ cho chất lượng ảnh cao hơn vì nó có thể chuyển tải được

toàn bộ thông tin về ảnh mà máy ảnh có thể thu nhận được và chiếm ít chỗ hơn do vấn đề nội

suy màu. Mỗi bức ảnh trong môi trường màu RGB chứa đựng 3 giá trị màu sắc là đỏ, lục,

lam. Trong RAW, mỗi điểm ảnh chỉ biểu trưng cho một màu vì ở đây, bộ cảm biến CCD chỉ

chuyển đổi được một màu cho mỗi điểm ảnh. Hai màu còn lại sẽ được tính thêm bằng thuật

toán, nghĩa là được nội suy (ngoại trừ bộ cảm biến Foveon CMOS của Sigma).

Như vậy, định dạng RAW là định dạng tốt nhất cho việc xử lý ảnh sau chụp và là công cụ sắc

bén cho các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp có trình độ cao. Nhưng vì RAW là một file ảnh thô,

lại không được chuẩn hóa, mỗi nhà sản xuất có một loại RAW khác nhau, nên nó mang lại

khá nhiều phiền phức cho người sử dụng và không phải ai cũng nắm bắt được nó một cách

hoàn hảo. Mặt khác, tuy nhỏ hơn file TIFF, nhưng để lưu trữ, file RAW cũng còn rất lớn. Ví

dụ: cùng một bức ảnh, JPEG ở mức nén trung bình là 3,5 MB; RAW sẽ là 17 MB và TIFF là

23 MB.

2.3.6. Cân bằng trắng (White Balance):

Khi bộ cảm biến ghi nhận ánh sáng từ vật thể chụp, ánh sáng sẽ được xử lý thành 3 màu đỏ,

lam, lục, sau đó được phối hợp lại để có được màu của vật thể. Do màu sắc chuẩn hay không

còn tùy thuộc vào màu của nguồn sáng, ví dụ: dưới ánh nắng mặt trời buổi trưa, nguồn sáng

được xem là trắng; dưới đèn neon ánh sáng có màu xanh lá cây nhạt. Do vậy, máy KTS cần

phải có bộ phận cân bằng trắng để hiệu chỉnh với mục đích cho ra một file ảnh đúng màu. Tùy

theo những tình trạng của nguồn sáng mà người chụp sẽ lựa chọn chế độ cân bằng trắng khác

nhau. Một trong những khái niệm luôn gắn liền với cân bằng trắng đó là Nhiệt độ màu.

Nhiệt độ màu mô tả quang phổ tương ứng với nhiệt độ bề mặt vật đen khi được phát ra từ vật

đen (là vật hấp thụ hoàn toàn tất cả các bức xạ điện từ chiếu đến nó, bất kể bước sóng nào.

Điều này có nghĩa là sẽ không có hiện tượng phản xạ hay tán xạ trên vật đó, cũng như không

có ánh sáng đi xuyên qua vật). Trong cuộc sống hàng ngày ta có thể thấy một hiện tượng

tương tự khi kim loại hay đá bị tăng nhiệt độ: người ta sẽ gọi là thép "nóng đỏ" ("red hot") khi

đạt được một nhiệt độ nào đó, và sẽ trở thành "nóng trắng" ("white hot") khi nhiệt độ còn

được đưa lên cao hơn. Mặc dù gọi là trắng nhưng ta cần phải hiểu là ánh sáng dù có vẻ là màu

trắng vẫn có thể chứa một lượng màu sắc không đồng đều trên quang phổ.

Hình 2-20: Bước sóng

PTIT

Page 43: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

43

5000 K (độ K - Kelvin) phát ra ánh sáng trung tính, trong khi 3000 K và 9000 K lần lượt phát

ra các quang phổ chuyển nhiều hơn về phía bước sóng da cam và xanh. Các bước sóng ngắn

hơn chứa ánh sáng có mức năng lượng cao hơn, và nhiệt độ tăng thì màu có chiều hướng

"lạnh" đi.

Bảng sau có thể được coi là bản tra tương đối cho nhiệt độ màu của các nguồn sáng thường

gặp:

Nguồn sáng Nhiệt độ màu

Trời xanh, quang 10.000 - 15.000 K

Trời âm u nhiều 9.000 - 10.000 K

Ánh sáng ban ngày (trời quang, mặt trời cao) 6.500 K

Ánh sáng mặt trời (trung bình) 5.400 - 6.000 K

Đèn flash 5.400 - 6.000 K

Đèn huỳnh quang 4.000 - 5.000 K

Mặt trời mọc/lặn 3.000 - 4.000 K

Đèn chiếu sáng gia dụng 2.500 - 3.000 K

Đèn dây tóc 200W 2.980 K

Đèn dây tóc 100W 2.900 K

Đèn dây tóc 75W 2.820 K

Đèn dây tóc 60W 2.800 K

Đèn dây tóc 40W 2.650 K

Nến 1.200 - 1.500 K

Dưới đây là một số các thiết lập cân bằng trắng cơ bản, bạn sẽ tìm thấy trên máy ảnh:

Auto - Thiết lập tự động, máy ảnh sẽ tự nhận biết và điều chỉnh cân bằng trắng tự

động. Bạn sẽ thấy nó hoạt động tốt trong nhiều tình huống, nhưng thỉnh thoảng sẽ

không đúng đối với các nguồn ánh sáng phức tạp hơn.

Tungsten/Incandescent - Thiết lập này thường có biểu tượng là một bóng đèn nhỏ và

được dùng khi chụp trong nhà, đặc biệt là dưới ánh sáng của bóng đèn tròn (tungsten).

Nó thường làm lạnh các màu sắc trong ảnh.

PTIT

Page 44: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

44

Fluorescent - Ánh đèn huỳnh quang (Neon), chế độ này sẽ bù đắp cho ánh sáng 'mát

mẻ' của đèn huỳnh quang và sẽ làm ấm dần lên bức ảnh của bạn.

Daylight/Sunny - Ánh sáng ban ngày/nắng, không phải tất cả máy ảnh náo cũng có

thiết lập này vì nó sẽ thiết lập cân bằng trắng theo ánh sáng bình thường.

Cloudy – Trời có mây, thiết lập này thường làm ấm hơn chế độ "ánh sáng ban ngày.

Flash - Đèn flash của máy ảnh có thể là một ánh sáng khá mát mẻ do đó, trong thiết

lập cân bằng sáng Flash, bạn thấy nó sẽ làm ấm lên bức ảnh của bạn.

Shade – Bóng râm, ánh sáng trong bóng râm mát hơn so với chụp trong ánh sáng mặt

trời trực tiếp, thiết lập này sẽ làm ấm hình ảnh lên một chút.

Hình 2-21: Các chế độ cân bằng trắng

PTIT

Page 45: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

45

2.3.7. Các chế độ chụp ảnh trên thân máy thường gặp:

Hầu hết các máy ảnh số đều có nút chọn chế độ chụp và thường có dạng xoay tròn lần lượt

với các chức năng sau:

- Auto: Chụp tự động hoàn toàn, tất cả các thông số đều do máy quyết định, các nút

chức năng khác đều bị vô hiệu. Chế độ này thích hợp với người mới sử dụng, chưa

nắm rõ các chức năng của máy.

- Manual: Điều chỉnh tay, người chụp có thể sử dụng tất cả các nút chức năng của máy

để thiết lập các thông số như tốc độ chụp, độ mở của ống kính (khẩu độ), ánh sáng...

Chế độ này thích hợp với những người chuyên nghiệp, biết cách tính toán các thông số

để chụp được tấm ảnh như ý.

- Program: Chương trình lập sẵn, máy sẽ tự tính toán và đưa ra các thông số đã được lập

trình sẵn, chỉ có một số ít nút chức năng hoạt động để hỗ trợ thêm. Đây là chế độ bán

tự động, thích hợp với người chụp vừa muốn sử dụng chế độ tự động nhưng cũng

muốn thiết lập thêm vài thông số (ánh sáng, đèn Flash...) để phù hợp với điều kiện

thực tế.

- Tv (Time Value) hoặc S (Shutter Priority): Ưu tiên tốc độ, người chụp sẽ chọn tốc độ

muốn chụp và máy sẽ tính toán thông số khẩu độ của ống kính để đạt được độ sáng

cần thiết. Chế độ này thích hợp để chụp các cảnh có tốc độ cao (chụp đối tượng đang

chuyển động...).

- Av (Aperture Value) hoặc A (Aperture Priority): Ưu tiên khẩu độ, người chụp sẽ chọn

khẩu độ muốn chụp và máy sẽ tính toán thông số tốc độ của ống kính để đạt được độ

sáng cần thiết. Chế độ này thích hợp để nhấn mạnh đối tượng muốn chụp (chỉ có đối

tượng chính rõ nét còn các đối tượng khác và hậu cảnh bị mờ...).

- Movie: Quay video, có thể sử dụng chế độ này để thư những đoạn phim bằng máy ảnh

số, tùy theo máy mà thời gian cho phép thu khác nhau, có hoặc không có âm thanh.

- Portrait: Chụp chân dung, máy sẽ tính toán để làm nổi bật chân dung (hoặc đối tượng)

muốn chụp. Chế độ này thích hợp chụp ảnh chân dung.

- Landscape: Phong cảnh, máy sẽ điều chỉnh độ nét vô cực để toàn bộ cảnh chụp sẽ có

độ nét cao. Chế độ này dùng để chụp phong cảnh.

PTIT

Page 46: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

46

- Night Scene: Cảnh đêm, máy sẽ tính toán các thông số ánh sáng và tốc độ chụp để làm

sáng đối tượng được chụp và hậu cảnh xung quanh. Chế độ này dùng để chụp lúc trời

tối, ban đêm.

- Fast Shutter (Sport): Chụp tốc độ nhanh, máy sẽ chụp với tốc độ cao và đồng thời tính

toán các thông số để đảm bảo có đủ ánh sáng cho ảnh chụp. Chế độ này dùng để chụp

các đối tượng đang di chuyển nhanh.

- Slow Shutter: Chụp tốc độ chậm, máy sẽ chụp với tốc độ thấp và đồng thời tính toán

các thông số để đảm bảo cho ảnh chụp không bị quá sáng. Chế độ dùng để chụp các

đối tượng đang di chuyển và làm nhòe các đối tượng này để tạo cảm giác đối tượng

đang di chuyển.-

- Stitch Assist (Panorama): Chụp toàn cảnh, dùng chế độ này để chụp 2 hoặc nhiều cảnh

liên tiếp kế nhau sau đó ráp nối lại thành một cảnh duy nhất rộng hơn mức cho phép

của máy ảnh.

- SCN (Special Scene): Chọn chế độ này sau đó sử dụng các nút mũi trên trái hoặc phải

để chọn tiếp các kiểu chụp được lập trình sẵn dành cho các cảnh đặc biệt:

o Foliage: Chụp cây, hoa, lá...

o Snow: Chụp giữa trời có tuyết.

o Beach: Chụp ở bãi biển.

o Fireworks: Chụp pháo hoa.

o Underwater: Chụp dưới nước.

o Indoor: Chụp trong nhà.

o Kids & Pets: Chụp trẻ em và các con vật.

o Night Snapshot: Chụp cảnh ban đêm.

Các chế độ chụp khác (Drive Mode)

- Single Shooting: Chế độ chụp 1 ảnh, đây là chế độ chụp thông thường, mỗi khi nhấn

nhút chụp chỉ có một ảnh được chụp.

- Continuous Shooting: Chế độ chụp nhiều ảnh liên tiếp, đây là chế độ chụp đặc biệt,

khi nhấn nhút chụp máy sẽ chụp liên tiếp nhiều ảnh cho đến khi nào không nhấn nút

chụp nữa mới ngưng.

- Self-timer (Chụp hẹn giờ): Chọn chế độ này để định thời gian cho máy tự động chụp.

- Macro (Cận cảnh): Chụp các đối tượng ở khoảng cách rất gần, khoảng từ 5cm đến

50cm.

2.4. Ống kính máy ảnh:

2.4.1. Nguyên tắc quang học:

Một ống kính đơn giản dùng để ghi hinh thường là một thấy kính hội tụ, nhưng chỉ một thấu

kính hội thụ hình ảnh sẽ không được tốt do bị hạn chế bởi những yếu tố như: cầu sai, quang

PTIT

Page 47: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

47

sai, sắc sai…nên nhà sản xuất phải hiệu chỉnh những khuyết điểm đó bằng một “ống kính”.

Nó bao gồm hệ thống thấu kính gồm nhiều thấu kính hội tụ và phân kỳ.

2.4.2. Tiêu cự ống kính:

Tiêu cự là khoảng cách nằm trên trục thấu kính được tính từ tâm thấu kính đến điểm hội tụ

của nguồn sáng được chiếu từ vô cực (tia sáng song song).

Hình 2-22: Tiêu cự F

Có thể phân chia làm 2 loại tiêu cự:

- Tiêu cự trung bình (còn gọi là ống kính Normal hoặc Standar): Một ống kính có tiêu

cự trung bình khi tiêu cự đó có chiều dài tương đương với đường chéo của khung

phim máy ảnh. Ví dụ: máy chụp phim 35mm, kích thước khung phim là

24mmx36mm, tiêu cự trung bình sẽ là 45mm-50mm.

PTIT

Page 48: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

48

Hình 2-23: Ống kính tiêu cự trung bình

PTIT

Page 49: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

49

- Tiêu cự ngắn (còn gọi là ống kính góc rộng, wide hoặc rantant): Một ống kính có tiêu

cự ngắn khi tiêu cự ống kính đó ngắn hơn tiêu cự trung bình (ngắn hơn 45mm). Đặc

biệt những ống kính có tiêu cự cực ngắn (dưới 14mm) được gọi là kính “mắt cá” hoặc

Fish - eye.

Hình 2-24: Ống kính mắt cá (Fish-Eye) và hiệu ứng mắt cá

PTIT

Page 50: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

50

- Tiêu cự dài (ống kính tê-lê hoặc ống kính tầm xa): Một ống kính có tiêu cự dài khi tiêu

cự ống kính đó dài hơn tiêu cự trung bình (dài hơn 50mm).

Hình 2-25: Ống kính Tele

- Tiêu cự thay đổi (ống kính zoom): Một ống kính có tiêu cự thay đổi khi tiêu cự của

ống kính đó có thể thay đổi dải tiêu cự. Nếu tiêu cự thay đôi trong khoảng tiêu cự ngắn

thì được gọi là Zoom Wide; nếu tiêu cự thay đổi trong khoảng tiêu cự dài thì được gọi

là Tele Zoom; nếu tiêu cự thay đổi được từ tiêu ngắn đến tiêu cự dài thì được gọi đơn

giản là Zoom.

Hình 2-26: Ống kính có tiêu cự thay đổi

PTIT

Page 51: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

51

Tiêu cự ống kính quyết định trường nhìn (hay góc nhìn) của ảnh. Khái niệm trường nhìn ở

đây có thể hiểu đơn giản là số lượng vật thể đặt trên cùng một mặt phẳng mà máy có thể thu

nhận được. Trường nhìn càng nhỏ thì số lượng các vật thể trên ảnh càng giảm. Các ống góc

rộng có tiêu cự nhỏ, trong khi các ống tele lại có tiêu cự lớn hơn nhiều lần. Ống mắt cá (fish

eye) có tiêu cự cực nhỏ, ngoài khả năng bao quát một trường nhìn rộng lớn đôi khi còn đem

lại những hiệu ứng đặc biệt như bẻ các đường thẳng thành đường cong (và ngược lại) hay cho

ảnh các vật thể không tuân theo tỷ lệ xa gần như nhìn bằng mắt thường.Việc lựa chọn tiêu cự

ống kính có vai trò quyết định trong phối cảnh, vốn là yếu tố cơ bản của nhiếp ảnh. Một ống

góc rộng có thể lấy được toàn bộ khung cảnh trong một phòng họp, tuy nhiên, không thể chụp

được dòng chữ li ti trên màn hình máy chiếu nếu bạn đứng ở cuối hội trường. Ngược lại, các

ống tiêu cự dài cũng sẽ gặp khó khăn khi lấy trọn vẹn một đoàn người dài vào trong khung

hình trừ khi bạn có điều kiện chạy ra rất xa để chụp.

Bảng phân loại sau sẽ đưa ra một số gợi ý cho bạn khi lựa chọn tiêu cự ống kính.

Tiêu cự Thuật ngữ Thể loại phù hợp

Dưới 20 mm Extreme Wide Angle Kiến trúc

21-35 mm Wide Angle Phong cảnh

35-70 mm Normal Ảnh đời thường và ảnh tư liệu

70-135 mm Medium Telephoto Chân dung

135-300+ mm Telephoto Thể thao và động vật hoang dã

Một số yếu tố khác cũng bị ảnh hưởng bởi tiêu cự ống kính. Chẳng hạn, các ống tele thường

gây rung rất lớn khi nhìn qua ống ngắm do sự rung của bản thân máy ảnh. Khi chụp với các

ống này, người ta thường chỉnh thời gian phơi sáng xuống rất thấp hoặc dùng chân máy để

hạn chế nhòe ảnh. Nguyên tắc chung để tính thời gian phơi sáng tối đa để ảnh không bị nhòe

(đối với máy phim 35 mm) là lấy 1 chia cho tiêu cự ống ở đơn vị milimét. Ví dụ, thời gian

phơi sáng đối với các ống 200 mm tối đa chỉ khoảng 1/200 giây nếu không sử dụng tripod.

Đến nay, các hãng đã nhanh chóng tích hợp công nghệ chống rung ngay trong thân máy hoặc

ống kính giúp tăng thời gian phơi sáng mà ảnh vẫn không bị nhòe. Công nghệ này cho phép

tăng tốc độ chụp lên từ 2 đến 4 stop so với bình thường.

PTIT

Page 52: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

52

Hình 2-27: Với các ống tiêu cự dài, việc trang bị chân máy để hạn chế rung là rất cần thiết

Các ống góc rộng thường chống được chóe sáng tức hiện tượng phản xạ ánh sáng mạnh giữa

các thấu kính trong lòng ống với nhau. Bù lại, các ống này sẽ làm hơi méo 4 góc ảnh tương tự

như các ống fisheye (tuy nhiên, hiện tượng này không rõ bằng, có khi còn bị triệt tiêu hoàn

toàn). Việc lựa chọn tiêu cự là điều quan trọng khi mua ống kính do phụ thuộc nhiều vào nhu

cầu. Người ham du lịch chắn hẳn sẽ chọn cho mình một ống góc rộng có tiêu cự nhỏ nhất dao

động từ 17-28 mm trong khi các phóng viên thể thao hay người thích chụp động vật hoang dã

lại thích hợp với những ống tele "hầm hố" có tiêu cự 200-500 mm hoặc hơn thế.

2.4.3. Khẩu độ ống kính:

Khẩu độ là một lỗ hổng trong ống kính được hình thành bởi những lá thép chồng lên nhau.

Các lá thép này sẽ di động để tạo ra độ mở lớn hay nhỏ cho khẩu độ. Một nguyên tắc hoạt

động giống như con ngươi của mắt chúng ta. Khẩu độ mở lớn ra sẽ cho ánh sáng đi qua ống

kính nhiều hơn, đóng nhỏ lại sẽ cho ánh sáng đi qua ít hơn. Một vòng chỉnh trên máy ảnh sẽ

điều khiển mọi đóng mở này gọi là vòng chỉnh khẩu độ.

Tương tự như hộp tối được đục lỗ nhỏ hay lớn để ánh sáng vào ít hay nhiều. Vòng điều chỉnh

khẩu độ có những chỉ số và được tính toán như sau:

- OF là độ dài tiêu cự ống kính

- D là đường kính của vòng tròn khẩu độ

PTIT

Page 53: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

53

- Chỉ số của khẩu độ (F) là kết quả của OF/D

Vậy ta sẽ có công thức: 𝐹 =𝑂𝐹

𝐷

Hình 2-28: ống nikon 50mmf1.4

Ví dụ: Nếu ta có một ống kính có độ dài tiêu cự là 50mm, đường kính khẩu độ khi mở lớn

nhất là 35mm thì ta sẽ có số F = 50/35 = 1.428; và lấy làm tròn sẽ là F=1.4. Đó là kết quả của

chỉ số khẩu độ.

PTIT

Page 54: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

54

Số càng nhỏ thì độ mở của khẩu càng lớn. Mỗi nấc được gọi là 1 khẩu (f-stop). Xoay vòng

chỉnh khẩu độ từ f5.6 sang f8 là đóng một khẩu, xoay từ f5.6 sang f4 là mở một khẩu. Lượng

sáng đi qua một nấc khẩu độ nào đó sẽ luôn lớn hơn gấp đôi khi đi qua nấc kế tiếp và chỉ bằng

một nửa khi đi qua nấc trước đó.

2.4.4. Xích độ:

Xích độ là khoảng cách từ mặt phim đến vật thể được chụp (rõ nét). Một ống kính có xích độ

tốt khi điều chỉnh xích độ ở vô cực (∞, infiny) hình ảnh nhận được luôn rõ nét. Thông thường

ống kính có xích độ tối thiểu, đó là chụp rõ nét ở khoảng cách gần nhất khoảng 50cm đến

30cm; những ống kính Macro chuyên dùng chụp cận cảnh sẽ có xích độ tối thiểu ngắn hơn.

Hình 2-29: Xích độ

PTIT

Page 55: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

55

2.4.5. Vùng ảnh rõ (DOF - Depth Of Field)

Vùng ảnh rõ hay còn gọi là độ sâu trường ảnh nói theo cách đơn giản nhất là khoảng nét trong

khung hình. Vật hay người được chụp ở trong khoảng này sẽ có độ nét cao, trong khi những

đối tượng nào ngoài khoảng nét này sẽ bị mờ.

DOF về cơ bản có thể chia làm hai phần: nông và sâu. DOF nông có khoảng nét rất ngắn, vì

thế, khi chụp phải đảm bảo những gì quan trọng của người hoặc vật cần chụp phải ở trong

khoảng này. DOF sâu có vùng nét lớn hơn, vì thế đối tượng dù có phải dịch chuyển vị trí một

chút, độ nét vẫn được đảm bảo.

Để chụp với DOF nông, máy ảnh phải để ở độ mở f/2.8 hoặc f/3.5, trong khi để có được DOF

sâu, độ mở phải khép rất nhỏ, từ f/11 tới f/16.

Vùng ảnh rõ nông hay sâu (độ nét nhiều hay ít) tùy thuộc vào yếu tô sau:

- Yếu tố khẩu độ:

o Khẩu độ càng nhỏ (8 -11 -16 - 22 - 32) vùng ảnh càng sâu, hậu cảnh rõ.

o Khẩu mở càng lớn (2 - 2.8 - 3.5 - 4…) vùng ảnh rõ càng nông, hậu cảnh mờ

Hình 2-30: Khẩu độ thay đổi DOF của ảnh

PTIT

Page 56: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

56

- Yếu tố tiêu cự:

o Tiêu cự càng ngắn (…28mm - 20mm - 17mm…) vùng ảnh rõ càng sâu

o Tiêu cự càng dài (…105mm - 135mm - 200mm - 300mm…) vùng ảnh rõ càng

nông

Hình 2-31: Tiêu cự ảnh hưởng tới DOF

- Yếu tố xích độ:

o Xích độ là khoảng cách từ mặt khung phim đến điểm lấy nét

o Xích độ càng dài vùng ảnh rõ càng sâu

o Xích độ càng ngắn vùng ảnh rõ càng nông

o Do đó, khi chụp càng xa vùng ảnh rõ càng sâu, khi chụp gần, cận cảnh vùng

ảnh rõ càng nông

o Phân biệt độ mờ - rõ của ảnh. Vận dụng yếu tố về khoảng cách rõ để làm mờ

hậu cảnh.

PTIT

Page 57: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

57

Hình 2-32: Yếu tố xích độ

Một số công thức tính tính khoảng cách lấy nét:

- Khoảng cách siêu nét của DOF (hyperfocal distance):

𝐻 ≈𝑓2

𝑁𝑐

f: tiêu cự của ống kính

N: chỉ số khẩu độ của ống kính

C: vòng tròn outnet (circle of confusion); chỉ số này phụ thuộc vào định dạng ảnh. Có thể nhớ

như sau: C của máy Fullframe = 0.03mm, C của máy Crop 1.6 = 0.019mm

Công thức có thể tham khảo và tính trên website:

http://www.cambridgeincolour.com/tutorials/dof-calculator.htm

2.5. Trang thiết bị phụ trợ

2.5.1. Đèn

Ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với nhiếp ảnh. Không có ánh sáng đồng nghĩa với

không có nhiếp ảnh. Ngoài việc trang bị đèn flash trên thân máy của những máy ảnh kỹ thuật

số hiện nay, người ta còn dùng nhiều loại đèn hỗ trợ cho máy ảnh, chúng ta có thể tham khảo

qua những mẫu đèn sau

Lựa chọn đèn flash rời gắn trên hotshoe máy ảnh không quá phức tạp đối với người dùng.

Mỗi hãng máy ảnh đều đưa ra các mẫu đèn flash đi kèm, người dùng đơn thuần chỉ cần xem

xét một số thông tin và lựa chọn mẫu sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

Cả hai hệ thống Nikon và Canon và cho phép đèn flash có thể giao tiếp với máy ảnh trong

thời gian thực. Với kết nối không dây, tất cả đèn flash bây giờ đều có tính năng “pre-flash”

hay còn gọi là nháy đèn để kiểm tra ánh sáng xung quanh. Flash của Canon hoặc Nikon bây

PTIT

Page 58: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

58

giờ đều hỗ trợ TTL (through the len) hay còn gọi là đo sáng qua ống kính. Đây là khả năng

của đèn Flash tính được cường độ ánh sáng phù hợp với môi trường xung quanh. Nếu trong

một studio, nơi mà hệ thống đèn cũng như ánh sáng được thiết lập cẩn thận thì đôi lúc cũng

không cần tính năng TTL trên flash.

Flash loại nhỏ: loại đèn rời này không có công suất lớn nhưng tốt hơn rất nhiều loại flash

“pop-up” gắn kèm trên thân máy. Phù hợp với các loại máy cỡ nhỏ, tầm trung thì có Canon

Speedlite 270EX hoặc Nikon SB-400 AF Speedlight hay Sony Nex HVLF20S.

Flash tầm trung: Hiệu năng và tốc độ của đèn phù hợp với hầu hết người chơi ảnh. Những sản

phẩm đáng chú ý như Canon 580EX II, Nikon SB600, Sigma EF 500DG, Metz 54-MZ4,

Pentax AF560FGZ, Sony HVL F56AM, Olympus FL50, Sunpak PZ40X.

Hình 2-33: Flash loại nhỏ

Flash cao cấp: Những đèn flash dạng này có công suất phát nguồn sáng mạnh, nhiều tính năng

và đôi lúc người dùng cũng không cần mua thiết bị chiếu sáng phòng thu chuyên nghiệp.

Canon Speedlite 580EX II, Nikon SB-900 AF Speedlight hay Sony HVL-F58AM là những

đèn Flash cao cấp hiện nay.

PTIT

Page 59: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

59

Hình 2-34: Flash cao cấp

Ngoài ra trên thị trường có có một số dòng flash rời chuyên nghiệp khác, đáng kể như flash

“đầu búa”. Thiết bị này được gắn bên cạnh máy ảnh, hệ thống TTL chuyên dụng và điều kiển

thông qua cáp kết nối với hotshoe. Flash “đầu búa” với các tính năng các tính năng như độ

nghiêng và khả năng điều hướng dễ dàng, lợi thế chính là công suất đèn và do không nằm

cùng trục với ống kính nên hiện tượng máy đỏ hầu như được loại bỏ. Một số sản phẩm tiêu

biểu như Metz 45-CL4, Metz 76-MZ5, Quantum T5D.

PTIT

Page 60: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

60

Flash vòng chuyên cho ảnh Macro

Dòng sản phẩm này được phổ biến từ những năm 1980, thời điểm của máy ảnh phim với thiết

kế ban đầu cho nhiếp ảnh Macro, flash vòng được gắn xung quanh ống kính, với một kết nối

đến hotshoe. Đèn flash macro thường có thể được điều chỉnh riêng để kiểm soát các mô hình

và bóng trên các đối tượng nhỏ hơn trong điều kiện tương đối khó khăn ngay cả hệ thống đèn

chiếu sáng phòng ảnh chưa chắc có thể xử lý được. Một số lựa chọn tiêu biểu như: Nikon

R1C1, Canon MR-14 EX,Olympus STF-22

Hình 2-35: Flash vòng chuyên cho Macro

Flash dành cho studio

Với các phòng ảnh, studio chuyên nghiệp thì cần có một hệ thống đèn để các nhiếp ảnh gia có

thể kiểm soát tuyệt đối ánh sáng khi chụp. Flash Studio có công suất mạnh hơn rất nhiều các

dòng flash phổ thông, sử dụng các softboxe, brollies, grills, reflectors không chỉ giúp kiểm

soát được cường độ ánh sáng mà còn có chất lượng ánh sáng, độ phủ và độ cứng của ánh

sáng. Những sản phẩm đáng chú ý để phục vụ studio của bạn như: Elinchrom US FX, Bowens

Esprit Gemini.

Hình 2-36: Đèn cho studio

PTIT

Page 61: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

61

Luôn đi song hành cùng đèn flash, tấm hắt sáng (phản quang) là một thiết bị hỗ trợ để bù sáng

khi chụp ảnh, vai trò của tấm hắt sáng như sau:

- Chụp xuôi sáng, bù những góc tối (phía kia của hướng mặt trời)

- Xuôi sáng tạo nguồn sáng chính

- Ngược sáng tạo nguồn sáng chính, giả lập ánh sáng tự nhiên: giúp làm sáng khuôn

mặt, tạo khối và tạo điểm sáng trong mắt (catch light)

- Tấm vải trong có thể giúp ánh sáng đi qua nhưng không bị chói nắng

- Hắt sáng còn có thể để … che nắng che mưa và quạt thổi tóc

Hình 2-37: Tấm hắt sáng

2.5.2. Chân máy (Tripods)

Tripods hỗ trợ camera ở những khung hình có ánh sáng yếu mà không cần đèn flash hay phục

vụ nhu cầu ảnh liền mạch có tốc độ chụp thấp, ảnh pháo hoa... Tripods cho phép người dùng

thực hiện tính năng phơi sáng, sử dụng khẩu độ nhỏ và tốc độ màn trập chậm mà không sợ

hình ảnh thu được bị rung. Có tám đặc điểm chung cho tất cả các tripods mà người dùng nên

biết để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn phù hợp với nhu cầu: Kích thước, số đoạn chân, khả

năng chịu tải, loại đầu nối, chân máy, cơ chế khóa chân, và chất liệu cấu thành. Có nhiều loại

tripods khác nhau nhưng có thể chia ra thành 5 nhóm cơ bản bao gồm: Pocket, Tabletop,

Portable, Medium Duty, và Duty Sturdy/Studio.

PTIT

Page 62: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

62

Dòng Tripods Pocket

Đây là loại chân đỡ nhỏ gọn phục vụ cho nhóm gia đình có kích thước khoảng 15cm, dễ dàng

bỏ vào túi xác tiện dụng với các không gian nhỏ hẹp. Dòng sản phẩm này thường được sử

dụng với các loại máy ảnh số nhỏ gọn.

Hình 2-38: Pocket tripod

Dòng Tabletop Tripods

Dòng sản phẩm phục vụ cho các buổi chụp có địa hình bằng phẳng, tương đối nhỏ gọn và dễ

dàng mang đi trong các chuyến du lịch. Ngoài ra còn khá hữu ích khi người dùng muốn chụp

từ khoảng cách dưới 15cm hay hỗ trợ rất tốt trong việc chụp ảnh macro.

Hình 2-39: Tabletop tripod

Dòng Portable Tripods

Sản phẩm này có kích thước khá lớn, trọng lượng nhẹ, chịu trọng tải được đối với dòng máy

bán chuyên. Trong trường hợp nhất định có thể hỗ trợ người chụp về khả năng xử lý tốc độ

hay trong điều kiện rất thiếu ánh sáng. Máy quay video nhỏ gọn cũng có thể được sử dụng

trên loại giá đỡ này. Nhưng phải thận trọng nếu sử dụng zoom tele dài hoặc quá nặng, đặc biệt

là nếu phần nặng nghiêng về phía trước có thể gây mất thăng bằng và làm đổ tripods.

PTIT

Page 63: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

63

Hình 2-40: Portable tripod

Dòng Medium Duty Tripods

Tripods tầm trung này lấp đầy khoảng cách giữa việc dễ dàng di chuyển và chân đế vững

chắc. Loại giá đỡ có thể được sử dụng để chụp ảnh thiên nhiên, chụp ảnh chân dung… Hầu

hết loại tripods này có chiều cao ngang tầm mắt ngoài ra người dùng có thể dễ dàng thay thế

đầu nối với máy ảnh để phù hợp với thiết lập của mình.

Hình 2-41: Medium duty tripod

Dòng Duty Sturdy / Studio Tripods

Nhu cầu trong phòng studio luôn là các sản phẩm chuyên dụng tùy thuộc vào tính chất công

việc.

Ngoài ra còn một số giá đỡ đặc biệt khác như Monopods. Đây là dòng chân máy chỉ sử dụng

1 chân thường được phổ biến với các nhiếp ảnh gia thể thao - những người cần phải di chuyển

nhanh.

PTIT

Page 64: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

64

Gorillapods là một dạng của dòng tripods pocket bởi tương đối nhỏ gọn. Gorillapod bao gồm

khớp nhựa dẻo có thể được uốn cong vào xung quanh vị trí muốn đặt máy như hàng rào, lan

can hoặc cành cây.

2.5.3. Báng pin (Battery grip)

Báng pin là một phụ kiện cho một máy ảnh SLR / DSLR, cho phép máy ảnh lưu giữ nhiều pin

để kéo dài tuổi thọ pin của máy ảnh, cùng một số chức năng để chụp đứng kèm theo như nút

điều khiển tốc độ, khẩu độ và nút chụp ảnh, tạo thuận lợi cho việc quay chụp ảnh chân dung.

Nó thường gắn với thân máy thông qua ngăn chứa pin riêng của máy ảnh và cung cấp nguồn

để giữ pin bổ sung để tăng tuổi thọ pin cho máy ảnh. Pin sử dụng kèm theo đó là dạng pin

AA.

Hình 2-42: Báng pin

PTIT

Page 65: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

65

3. Chương 3: Các yếu tố tạo hình trong nhiếp ảnh

3.1. Bố cục

3.1.1. Khái niệm

Bố cục là sự bố trí, sắp xếp những yếu tố tạo hình trên một cục diện, không gian nhất định nào

đó. Những ý thức về bố cục đã được hình thành thời tiền sử.

3.1.2. Phân loại

Sản phẩm của nhiếp ảnh là những hình ảnh thể hiện trên một mặt phẳng (không gian 2 chiều)

thông thường được giới hạn bởi một hình chữ nhật hoặc vuông. Cũng như những môn tạo

hình khác, nhiếp ảnh cũng có quy luật căn bản về tạo hình. Trong nhiếp ảnh bố cục được chia

ra làm 3 loại tổng quan:

- Bố cục ánh sáng

- Bố cục vị trí vật thể

- Bố cục màu sắc

3.1.3. Vai trò

Văn minh Hy lạp cổ đại đi đầu trong việc nguyên tắc hóa bố cục. Trong các thời kỳ phát triển

của mỹ thuật, bố cục luôn được coi trọng, đôi khi trở thành kinh điển giáo điều. Ngày nay, bố

cục được nhìn cởi mở hơn, quan niệm về “khuôn vàng thước ngọc” không còn tồn tại một

cách cứng nhắc và bố cục bây giờ là sự hài hòa, hợp nhãn, đôi khi còn là sự “phá phách”,

phục vụ cho ý tưởng sáng tạo của tác giả

3.1.4. Một số loại bố cục chính

Trong nhiếp ảnh, những yếu tố tạo hình gồm những điểm, đường, vùng, mảng (khối), lưu ý là

nhiều điểm có thể tạo thành một đường. Bố cục trong không gian phẳng là dạng bố cục nằm

trong bố cục vị trí vật thể, nó có thể phân loại như sau:

- Bố cục cân đối: Là bố cục chia không gian ảnh làm hai phần tương đương nhau theo

đường thẳng đứng, đường năm ngang, đường chéo hoặc đường cong. Một bố cục được

xem là cân đối khi chủ thể được đặt vào giữa ảnh. Người ta thường dùng bố cục cân

đối trong các chủ để về kiến trúc dinh thự, quảng trường, công trình kiến trúc tôn giáo,

tượng đài…

Hình 3-1: Bố cục cân đối theo đường thẳng đứng

PTIT

Page 66: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

66

Hình 3-2: bố cục cân đối theo đường nằm ngang

Hình 3-3: bố cục cân đối theo đường chéo

PTIT

Page 67: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

67

Hình 3-4: bố cục cân đối theo đường cong

- Bố cục chuẩn mực: Đây là hình thức bố cục sử dụng phổ biến nhất, nó được xem là

“tỷ lệ vàng” là chuẩn mực kinh điển không riêng gì cho nhiếp ảnh mà cả những ngành

kỹ thuật khác nữa. Bố cục chuẩn mực tạo nên một không gian sắp đặt hài hòa, có

chính, có phụ. Nhằm cụ thể và hệ thống hóa phương thức bố cục này, người ta xác

định các đường mạnh, điểm yếu nhằm tạo các điểm nhấn, điểm dừng của mắt. Trong

bố cục chuẩn mực có chia ra 2 phần để dễ phân biệt đường mạnh/điểm mạnh và vùng

mạnh/vùng tựa. Đường mạnh là khi ta chia một bức ảnh làm 3 phần bằng nhau, ta đều

sẽ có 2 đường nằm ngang (hoặc thẳng đứng), ta gọi đó là 2 đường mạnh nằm ngang

hoặc 2 đường mạnh thẳng đứng. Những đường mạnh giao nhau thì tại các điểm giao

nhau đó ta gọi là điểm mạnh. Vậy tạo sao chúng ta lại gọi các đường như vậy là đường

mạnh và điểm mạnh, lý do vì nó tạo ra cho chúng ta những “ trọng lượng thị giác”,

những điểm nhân bố cục.

Vùng mạnh là những vùng được hình thành bởi một đường mạnh và 2 điểm mạnh nằm

trên đường mạnh đó. Như vậy trên 4 trục của các đường mạnh chúng ta có 4 vùng

mạnh tương ứng.

Vùng tựa là vùng nằm tại 4 góc của không gian ảnh, trong những trường hợp nếu ứng

dụng vùng tựa, bố cục ảnh sẽ vững vàng hơn, vùng tựa còn rất hiệu quả khi dùng để

“gói” không gian khi hậu cảnh quá trống trải, dư thừa

Tại mỗi phần như vậy đều có sự kết hợp của các đường gồm giống như bố cục cân

đối, đó là: đường thẳng đứng, đường nằm ngang, đường chéo, đường cong.

PTIT

Page 68: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

68

PTIT

Page 69: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

69

Hình 3-5: Vùng mạnh PTIT

Page 70: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

70

Hình 3-6: Vùng tựa

- Bố cục hỗn hợp: Trong thực tế, nhiều trường hợp để tạo bố cục phong phú, uyển

chuyển, chúng ta có thể vận dụng một lúc 2 hay nhiều phương thức bố cục. Thông

thường bố cục cân đối (1/2) và bố cục chuẩn mực (1/3) được vận hành song song với

nhau. Hình thức bố cục này rất sinh động và ứng dụng ngày càng phổ biến. PTIT

Page 71: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

71

Hình 3-7: bố cục hỗn hợp sự hài hòa của ½ và 1/3

- Bố cục phá cách: Một khi bức ảnh có bố cục không theo một phương thức nào cụ thể

hoặc phá bỏ các quy phạm, tạo được cú sốc, ấn tượng đặc biệt trong tạo hình, chúng ta

có thể xem đó là bố cục phá cách. Vì vậy bố cục phá cách thường rất khó và ít khi xuất

hiện, muốn thực hiện một bức ảnh có bố cục phá cách, người cầm máy phải có bản

lĩnh. Hơn nữa, bố cục phá cách còn phải chứa đựng một ngôn ngữ ảnh rất đặc biệt thì

tác phẩm mới được xem là thành công. PTIT

Page 72: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

72

Hình 3-8: bố cục phá cách, không theo khuôn khổ cụ thể nào

3.2. Ánh sáng (Hướng ánh sáng – hướng nguồn sáng)

3.2.1. Vai trò của ánh sáng

Ta đều biết rằng ánh sáng là nguồn gốc của nhiếp ảnh. Có ánh sáng thì có nhiếp ảnh, không

có ánh sáng thì không có nhiếp ảnh. Ánh sáng mà chúng ta đề cập tới có thể là ánh sáng leo

lét của ngọn đèn dầu soi sáng khuôn mặt đầy nhọc nhằn, chịu đựng của người cô phụ... cũng

có thể là ánh sáng âm u của một ngày mưa dầm gió bấc, làm ướt át từ đầu đến chân, đến cả

cái gầm cầu tối tăm của kẻ không nhà... cũng có thể là ánh sáng hồng ngoại, tử ngoại... mắt

người không nhìn thấy, dùng trong việc do thám, chiến tranh...

Ánh sáng tạo ra vùng sáng ở một phía của cảnh vật, ánh sáng cũng tạo ra vùng tối ở phía bên

kia. Ánh sáng tạo ra bóng đổ, bóng dài hay bóng ngắn, có lợi hay hại còn tùy theo cách sử

dụng. Ánh sáng rọi lên vật chất, tạo ra vân thể, sần sùi hay nhẵn nhụi, trình ra hay dấu diếm đi

ít nhiều chi tiết, chi tiết hay hay dở tùy theo khả năng hay ý thức của người cầm máy. Ánh

sáng tạo ra không gian ba chiều, nghĩa là tạo ra khối lượng, tạo hình thể. Ánh sáng cũng tạo ra

ý nghĩa, với những mảng đậm u buồn, nặng nề, đe dọa, hay những mảng sáng nhẹ nhàng, cởi

mở, vui tươi...

Tổng hợp lại, ánh sáng có những vai trò như sau:

- Tăng độ tương phản của bức ảnh

- Nhấn mạnh hình khối trong bức ảnh

PTIT

Page 73: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

73

- Tạo nghệ thuật và hiệu ứng trong bức ảnh

3.2.2. Phân loại các nguồn sáng chính

Có 2 nguồn sáng chính:

- Nguồn sáng nhân tạo (đèn cày, đèn dầu, đèn flash…): Chúng ta có thể điều khiển và

thay đổi ánh sáng nhân tạo một cách dễ dàng.

- Nguồn sáng tự nhiên (mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao): Chúng ta không thể điều

khiển ánh sáng tự nhiên nhưng có thể thay đổi ánh sáng bằng cách chọn những thời

gian và không gian khác nhau (sáng, trưa, chiều, tối, dưới đám mây, trong sương

mù…)

Nhiếp ảnh gia có thể dùng 2 nguồn sáng cùng lúc. Ví dụ: dùng đèn flash để phụ thêm ánh

sáng thiên nhiên.

Ánh sáng được chia làm 3 loại:

- Ánh sáng thẳng (direct light): Đi thẳng từ nguồn sáng đến chủ đề, rất mạnh, bóng đổ

sắc cạnh.

- Ánh sáng phân tán (diffuse light) : Ánh sáng đi qua đám mây, mà sương, lớp vải…và

phân tán đi nhiều hướng. Ánh sáng này dịu, bóng đổ không còn sắc nét.

- Ánh sáng phản chiếu (bounce light): Ánh sáng chiếu vào mặt phẳng , rồi phản chiếu

đến chủ đề. Tùy sự cấu tạo mặt phẳng, ánh sáng có thể mạnh hay yếu khi phản chiếu

lại chủ thể

Hình 3-9: Ánh sáng tự nhiên

PTIT

Page 74: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

74

3.2.3. Phân loại các hướng sáng chính

Hướng đi của ánh sáng chia làm 5 loại:

- Ánh sáng trực diện (front lighting): Ánh sáng đi từ sau lưng nhiếp ảnh gia, chiếu thẳng

vào chủ đề. Ánh sáng này soi rõ cac chi tiết, còn gọi là ánh sáng phẳng vì không có

bóng đổ.

- Ánh sáng tạt ngang (side lighting): Ánh sáng ngang tạo hình tranh tối tranh sáng, nhờ

đó ta có thể thấy độ sâu, hình thể, vân thể và bóng đổ. Đó còn gọi là ánh sáng không

gian ba chiều.

- Ánh sáng ngược còn gọi là ngược sáng (back lighting): Ánh sáng chiếu từ sau lưng

chủ đề chiếu thẳng tới ống kính. Lối xử dụng ánh sáng này cần nhiều kinh nghiệm về

khẩu độ và tốc độ, hình chụp đúng cách thường rất đẹp, nếu chủ đề là chân dung thì

ánh sáng trên mặt rất dịu. Ánh sáng ngược còn được sử dụng tạo bóng đen khi hoàng

hôn

- Ánh sáng chếch: Ánh sáng chiếu trên chủ đề với góc xiên 30-60 độ. Chụp ảnh chân

dung ngoài trời hoặc trong studio, nguồn sáng thường được đặt ở vị trí 45 độ.

- Ánh sáng tổng hợp: Ta có thể phối hợp nhiều nguồn sáng khác nhau để sáng tạo

những hình ảnh như ý khi muốn chụp ảnh chân dung ngoài trời hay studio.

Hình 3-10: Hiệu ứng của ánh sáng

PTIT

Page 75: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

75

Hình 3-11: ánh sáng tạt ngang

3.3. Đường nét và tính biểu cảm trong nhiếp ảnh

3.3.1. Khái niệm

Đường nét luôn là một phần quan trọng khi được khai thác trong một bối cảnh, ngoài yếu tố

tạo hình, đường nét còn giữ vai trò “phát ngôn” cho nội dung bức ảnh.

Theo Trần Công Nhung thì: "Đường" trong nhiếp ảnh là phần cụ thể của sự vật, "Nét" là biểu

hiện cảm xúc, tâm hồn của người chụp

3.3.2. Phân loại

Có 4 loại dùng trong bố cục:

- Đường nét cong

- Đương nét chéo

- Đường nét ngang

- Đường nét dọc

PTIT

Page 76: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

76

PTIT

Page 77: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

77

3.3.3. Vai trò

Những đường nét trong nhiếp ảnh đều hướng tới một mục đích đó là tạo chiều sâu, điểm nhấn

và tính cách trong Nhiếp ảnh

PTIT

Page 78: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

78

Ví dụ:

PTIT

Page 79: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

79

3.3.4. Một số đường nét phổ biến

Hình 3-12: đường ziczac

Hình 3-13: đường cong hội tụ

PTIT

Page 80: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

80

3.4. Không gian ảnh

3.4.1. Tiêu cự

Luật viễn cận theo tiêu cự ống kính ảnh hưởng đặc biệt tới không gian ảnh. Với ống kính gốc

rộng, tiêu cự càng ngắn các khoảng cách được kéo dài ra càng nhiều hơn so với thực tế, vì thế

không gian ảnh rộng hơn, sâu hơn (đặc biệt hiệu quả với đường viễn vọng); xa xăm, trống

vắng hơn; cũng vì thế sự tương phản về tỉ lệ rõ ràng và ấn tượng hơn. Những yếu tố này được

ứng dụng nhiều và rất hiệu quả khi chụp kiến trúc, nhất là chụp nội thất, phong cảnh, báo chí

(tạo những vùng nhấn thì giác nơi tiền cảnh); chụp theo khuynh hướng bán siêu thực. Với tiêu

cự tele chiều sâu của không gian ảnh bị thu hẹp lại.

Hình 3-14: không gian ảnh rộng với tiêu cự của ống mắt cá

PTIT

Page 81: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

81

3.4.2. Góc độ

Chọn lựa góc độ máy rất cần được lưu ý, khi chụp ảnh từ góc độ trên cao thì các chi tiết và

đường nét trên mặt phẳng ngang sẽ được hiện thị đầy đủ hơn. Vì thế không gian ảnh được thể

hiện rộng hơn góc máy ngang, góc máy ngangh sẽ làm cho không gian bị thu hẹp lại. Với

máy chụp ở góc độ thấp (chụp từ dưới hắt lên) sẽ cho không gian lạ mắt, tạo hiệu quả cao vút

cho những đường nét thẳng đứng.

Hình 3-15: Góc chụp từ dưới lên tạo cảm giac cao vút và thẳng đứng

Hình 3-16: Góc chụp từ trên xuống, hiện thị các chi tiết rõ ràng

PTIT

Page 82: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

82

3.4.3. Sắc độ

Một bức ảnh có sắc độ nhạt sẽ làm cho bức ảnh có không gian thoáng đạt, rộng mở hơn so với

bức ảnh có sắc độ đậm. Với bức ảnh có hậu cảnh sáng, không gian bức ảnh sẽ có chiều sâu

hơn nếu ta sử dụng hiệu ứng “gần đậm, xa nhạt”. Ngược lại nếu hậu cảnh tối, muốn không

gian ảnh có chiều sâu ta lại phải sử dụng hiệu ứng “gần nhạt, xa đậm”.

Nói tóm lại, khi những mảng sắc độ tạo thành nhip điệu hòa vào hậu cảnh, bức ảnh sẽ có

không gian sâu hơn

Ngoài ra sắc độ nhẹ (ảnh có phần không gian màu nhạt, trắng, xám nhạt chiếm đa phần) sẽ

cho cảm giác tinh khiết, êm đềm, mênh mang, lãng mạng…

Trong khi ảnh sắc độ nặng (ảnh có phần không gian màu đậm, đen, xám đậm chiếm đa phần)

sẽ có cảm giác u buồn, trăn trở hoặc mạnh mẽ…

Hình 3-17: thiên nhiên Pù Luông - Thanh Hóa, áp dụng hiệu ứng “gần đậm, xa nhạt” tạo ảnh có chiều

sâu.

PTIT

Page 83: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

83

3.4.4. Màu sắc

Không gian ảnh sẽ thoáng đạt, rộng rãi với bối cảnh màu lạnh (các màu xanh) và sẽ cho cảm

giác chật hẹp với bối cảnh màu nóng (cam, đỏ, nâu…)

Hình 3-18: Ảnh với nhiều màu xanh tạo cảm giác rộng rãi và thoáng đạt

Hình 3-19: Ảnh với nhiều màu nóng (nâu, đỏ) tạo cảm giác ấm cúng nhưng chật hẹp

PTIT

Page 84: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

84

Hình 3-20: Ảnh với nhiều màu sáng (xanh, xanh lơ) tạo cảm giác thoáng mát và rộng rãi

PTIT

Page 85: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

85

4. Chương 4: Một số lưu ý trong các kỹ thuật chụp

4.1. Chụp đặc tả

4.1.1. Yêu cầu đặc thù

Để thành công ở thể cách chụp này cần nhấn mạnh được:

- Bố cục

- Ánh sáng

- Màu sắc

- Thần thái và cảm xúc

PTIT

Page 86: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

86

4.1.2. Một vài phương pháp chụp cơ bản

Phương pháp:

- Tất cả nằm ở đôi mắt

- Ánh sáng là yếu tố sống còn

- Sử dụng ống tele

- Duy trì trò chuyện

Hình 4-1: Tất cả nằm ở đôi mắt

PTIT

Page 87: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

87

Hình 4-2: ánh sáng là yếu tố sống còn

Hình 4-3: Sử dụng ống tele

PTIT

Page 88: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

88

4.2. Chụp chân dung

4.2.1. Yêu cầu đặc thù

Để thành công ở thể cách chụp này cần nhấn mạnh được:

- Bố cục

- Ánh sáng

- Màu sắc

- Khuôn mặt và hình dáng

4.2.2. Một vài phương pháp chụp cơ bản:

Các phương pháp chụp cơ bản tương tự như ở ảnh chân dung đặc tả.

Hình 4-4: Ảnh chân dung

PTIT

Page 89: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

89

4.3. Chụp phong cảnh

4.3.1. Yêu cầu đặc thù

Để thành công ở thể cách chụp này cần nhấn mạnh được:

- Bố cục

- Ánh sáng, màu sắc

- Thiết bị

- Điểm lấy nét

- Đo sáng

- Chống rung

Hình 4-5: Ảnh phong cảnh

Hình 4-6: Ánh sáng và màu sắc trong ảnh phong cảnh

PTIT

Page 90: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

90

4.3.2. Một vài phương pháp chụp cơ bản:

Chụp ảnh phong cảnh cần lưu ý tới 1 số thông số cơ bản sau:

- ISO: Đối với ảnh phong cảnh, thông thường người chụp đều sử dụng chân máy nên có

thể hạ ISO càng thấp càng tốt, 100 hoặc 200 chẳng hạn, để chất lượng bức ảnh được

hoàn hảo hơn. Tất nhiên, cài đặt ISO luôn phải tương xứng với từng điều kiện sáng

cũng như đối tượng chụp. Với ánh sáng yếu, tăng ISO là điều tất yếu nếu khung hình

và đối tượng bạn định chụp cần phải có tốc độ hay độ mở cố định.

- Chống rung: Chế độ ổn định hình ảnh cho phép người chụp có thể tạm xa rời chân

máy để cầm tay chụp, kể cả trong những trường hợp ánh sáng yếu hay phải sử dụng

tốc độ chậm mà không lo rung máy. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý, một khi đã gắn vào

chân máy, thì tốt nhất nên tắt chế độ này để hạn chế tối đa khả năng chính tính năng

chống rung có thể khiến hình ảnh không được sắc nét.

- Kiểm tra chế độ bù sáng: Trước khi bấm máy, đừng quên kiểm tra chế độ bù sáng đã

về 0 chưa, nếu không bạn rất dễ chụp một bức ảnh quá thừa hoặc quá thiếu sáng do

các cài đặt bù sáng từ lần chụp trước để lại.

- Kiểm tra máy đặt thẳng chưa: Mặc dù nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực ra yếu tố

này rất dễ bị bỏ quên và kết cục là một bức ảnh với đường chân trời xiên xẹo hay cây

cối nghiêng ngả. Nếu sử dụng chân máy, bạn nên để ý tới các chức năng phụ trợ chụp

thẳng như thước cân bằng tích hợp hoặc gắn rời. Hoặc bạn có thể kích hoạt chế độ

đường lưới (Gridline) để đảm bảo các đối tượng luôn ở đúng phương vị phù hợp của

mình.

- Chọn điểm lấy nét: Đây cũng là điểm dễ bị bỏ quên. Hãy kiểm tra điểm lấy nét của

máy ảnh. Chế độ tự động lấy nét có thể hiệu quả, nhưng đối với một số chủ thể, chế độ

tự động dễ bị đánh lừa và không biết ý đồ thực sự của người chụp sẽ tập trung vào

đâu. Vì thế, tốt nhất nên sử dụng chế độ chọn điểm nét tay (Manual AF selection) để

chủ động hoàn toàn ý đồ của mình. Chế độ này cho phép bạn chọn từng điểm lấy nét

cụ thể mà bạn muốn. Nếu điểm lấy nét không hẳn trùng với chủ thể trong một khuôn

hình định sẵn, bạn có thể lấy nét đối tượng, dùng chế độ khóa nét, sau đó dịch chuyển

khung hình về vị trí phù hợp. Còn để hoàn hảo, nên chuyển luôn về chế độ lấy nét tay

(Manual Focus).

4.4. Chụp đời thường

4.4.1. Yêu cầu đặc thù

Chụp ảnh đời thường cần 3 yếu tố sau:

- Một là “tinh” để phát hiện đề tài

- Hai là “nhanh” để phân tích tính triết lý đề tài đó.

- Ba là “nhậy bén” trong thao tác cho cú bấm máy.

PTIT

Page 91: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

91

4.4.2. Một vài phương pháp chụp cơ bản

Có một gợi ý khi sử dụng chụp ảnh đời thường đó là:

Gợi ý sử dụng chế độ ưu tiên tốc độ S (ở máy Nikon) Hay Tv (ở máy Canon) Giúp người

chụp quản lý tốt hiện tượng rung tay máy khi cầm chụp. Nhiều người chụp thường đặt ở tốc

độ từ 1/125s-1/250s để đạt được điều này. Kể cả trong điều kiện ánh sáng môi trường điều

hòa, không quá gắt và không quá yếu, hay các trường hợp chụp trong nhà có ánh sáng môi

trường tương đối ổn định, không phải chụp ngược sáng, v.v… chế độ S/Tv cũng cho phép

người chụp giản thiểu tính toán phơi sáng bằng cách đặt một tốc độ chụp cố định (cùng ISO

và WB cố định).

Hình 4-7: Ảnh đời thường

PTIT

Page 92: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

92

4.5. Chụp phơi sáng

4.5.1. Yêu cầu đặc thù

Có 3 yếu tố ảnh hưởn tới phơi sáng, hay nói cách khác là ảnh hưởng tới ánh sáng tạo nên bức

ảnh, đó là:

- Tốc độ cửa trập (shutter speed)

- Độ mở ống kính (aperture)

- Độ nhạy sáng (ISO)

4.5.2. Một vài phương pháp chụp cơ bản

Một số kinh nghiệm để chụp phơi sáng:

- Cần có tripod

- Chỉnh ISO = 100 hoặc 200 (ISO càng thấp ảnh sẽ được mịn hơn)

- Điều chỉnh chế độ chụp về S hoặc M (M thì chủ động hơn, S thì chỉ chọn được thời

gian chụp)

- Chọn chế độ đo sáng Matrix (để tự động chỉnh cân bằng ánh sáng xung quanh, nếu

hiểu rõ về đo sáng có thể chọn các chế độ khác như đo sáng Spot hoặc Center

Weighted)

- Chụp bằng dây bấm mềm hoặc đặt máy ở chế độ hẹn giờ

- Đặt tốc độ và khẩu chụp cụ thể như: tốc = 30 giây, khẩu = f13 (tùy theo ánh sáng để

điều chỉnh tốt nhất). Nếu khếp khẩu từ f11 tới f22 sẽ làm tia sáng tỏa ra từ những điểm

ánh sáng cố định.

Hình 4-8: Ảnh phơi sáng làm giảm tốc độ chụp để tạo sự mềm mại của suối chảy

PTIT

Page 93: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

93

Hình 4-9: Phơi sáng tạo các hiệu ứng ánh sang từ đèn điện và xe cộ

4.6. Chụp sản phẩm – mẫu vật

4.6.1. Yêu cầu đặc thù

Những lưu ý khi chụp ảnh sản phẩm:

- Không sử dụng ống kính góc rộng vì hình ảnh sản phẩm sẽ bị méo

- Sử dụng khẩu độ phù hợp, ví dụ: với khẩu độ mở như f2.8 hoặc f4.5 sẽ tạo chiều sâu

của ảnh và tập trung vào chi tiết của sản phẩm. Với khẩu độ đóng như f8 hoặc f11 sản

phẩm sẽ được chụp toàn bộ sắc nét.

- Trong trường hợp sử dụng đèn hỗ trợ bạn cần chỉnh cân bằng trắng hợp lý.

4.6.2. Một vài phương pháp chụp cơ bản

Trước khi chụp sản phẩm cần phải thiết lập bối cảnh và thiết bị như:

- Ánh sáng cho từng sản phẩm, ví dụ: chụp chai rượu cần thiết lập ánh sáng khác so với

chụp một cái điện thoại.

- Hộp chụp sản phẩm (có thể mua hoặc từ làm, đảm bảo ánh sáng phản chiếu tốt)

- Chụp ảnh bằng dạng file RAW để có thể chỉnh sửa sau khi chụp

- Và hãy kiên nhẫn

PTIT

Page 94: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

94

Hình 4-10: Ảnh sản phẩm

Hình 4-11: Các thiết bị và hộp chụp sản phẩm

Hình 4-12: Ảnh sản phẩm

PTIT

Page 95: H C VI N CÔNG NGH N THÔNG BÀI GIẢNG - dlib.ptit.edu.vndlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1525/1/BG Ky thuat nhiep anh.pdf · cơ sở lí thuyết. Theo các đề mục

95

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Minh Sơn, Căn bản kỹ thuật Nhiếp ảnh, NXB Thời đại, 2010

2. Hội nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam, Kỹ thuật nhiếp ảnh, NXB Công nhân kỹ thuật (Thư viện

Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội)

3. Bectôn bai lơ, Suy nghĩ về nhiếp ảnh, NXB Văn hóa, 1986

4. Trần Mạnh Thường, Nhiếp ảnh và cuộc sống, NXB Văn hóa, 2003

5. Lê Thanh Đức, Nhiếp ảnh màu hiện đại, NXB Văn hóa, 1998

6. Lê Phức, Nhiếp ảnh phê bình và tiểu luận, NXB Thông tấn, 2002

7. Trần Mạnh Thường, Lịch sử nhiếp ảnh thế giới, NXB Văn hóa thông tin, 1997

8. Adrian Bailey & Adrian Holloway, The book color photography, Alfred A Knopf, 1979

9. Diễn đàn nhiếp ảnh: : Xomnhiepanh.vn; vnphoto.com

PTIT