20
Đặc San Trà Vinh Năm KSu 2009 101 Ba nay ging y như ngày gi. Cht tôi lnh phn thphng hương ha. Ông rt vui pha chút hnh din khi mi được rt đông thành phn gia tc đến d. Người Vit sng đây cũng có nhiu dp gn gi thân mt vi người Khmer. Săn Tết Khmer vào tháng tư, lÔng bà vào tháng chín vi bánh tét bánh ếch y như mình. Ri mình có Tết Đoan Ngtháng năm, lVu Lan tháng by, Tết trung Thu tháng tám. Mi người ai cũng có tinh thn khoang dung, ci m, hòa hp, không độc tài gian manh trưởng tc kiu Hán len men đây. Con người đây phn đấu vi đất rung vi nước sông chkhông đi hc để làm quan, làm bác, làm cha thiên h, hoc lo tp mưu lp kế để vt sc, cướp sc, trá hình cướp ca người khác như dân vùng cơm tù si đá. Nhìn vô cái lThanh Minh, đã thy ngay mt trong nét nhân bn ca bà con quê tôi. Trong cuc sng hàng ngày cùng chia cơm sáo. Vui bun gn bó vi nhau. Chkhi nào “trung ương” xung mi tìm cách định hướng quy nát cái tình keo sơn có sn tmy thế knày. Dù sao, cũng may mn cho tôi đã được sanh ra và ln lên ti phn đất hin hòa Sông Cu. Cám ơn Tri Đất. L. T. 8/2008 Phchú: - Có nhiu tiếng xưng hô gc Khmer hay gc Triu Châu được Vit hóa, ví dnhư: Cn: ông Ni. P: bác trai. Úm: Bác gái, tc là vca ông Bác. Cht: Chú , em trai ca Ba, đôi khi dùng để gi cha, Chêt- thím. – C: Cu, tc là em hay anh trai ca m. Kim: M, tc là vca C. Tĩa: Dượng, tc là chng ca Dí hay ca Cô. Ý: Dì, tc là em hay chca má. - Hia: anh. Chế: ch, S: chdâu Đặc bit, con cái ca hàng chu bác, hai sanh trước thi làm ln, chkhông có cái cnh mt anh cháu nôi có vcon phi kêu đứa bé mi sanh (con ca Bác nó) bng anh Vài tiếng Khmer: P: Cu, Chú. Ma: Dượng. Mi-ing: Dì. Thơm (thôm): Bác. Tà: Ông. Bòn: anh hay ch. Uôn: em. Lc Tà, Lc bòn..là tiếng dùng để tstôn kính người đã tng đi tu. Luc (ông luc). Thêm vô tiếng lc. Cây bù hút là loi cây ging măng cc, trái chín vàng tròn vo như trái cam, vrt chua. Bù-hút là tiếng nói tri tKh-hút, có nghĩ là màu VÀNG. Còn tiếng Cà Mau là phát âm ca tiếng Kh- Mau, tc là màu ĐEN. (Cà Mau Bc Liêu). Tiếng Ca- hom có gc là tiếng Kh-Hom, thc la màu ĐỎ. Vnh Trăng Già Thp sáng đêm đen quá tuyt vi! Ánh trăng vàng úa ta nơi nơi Tri cao đất rng hn nhân thế, Lp lánh muôn sao mt góc tri. Luyến tiếc trn gian bao biến thái, Bên tri tĩnh mch quá chơi vơi. Còn đây chút nghĩa tình hòai vng, Nguyt lão bun thương thế gii người!! Nguyt Lão Trà Vinh Hi Tiếc Ai Thp nén hương long vng tưởng ai! Xót thương thương xót mt đời trai. Ri xa bn hc vào quân ngũ, Chiến địa sa trường kiếp nn tai! Cũng bi tình si chưa tha mng, Đơn phương sm chuc hn bi ai! Nam thanh ntú duyên tao ng, “Tly vì tình”bi li ai? Nguyt Lão Trà Vinh Cung Chuùc Taân Xuaân Năm hết Tết đến. Rước hên vào nhà. Quà cáp bao la. Mi nhà no đủ. Vàng bc đầy hũ. Gia chphát tài. Già trgái trai. Sum vy hnh phúc. Cu tài chúc phúc. Lc đến quanh năm. An khang thnh vượng

H i Ti c Ai - Ai Huu Tra Vinhaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_101.pdf2- Về Trà Vinh may áo quần: Ngày sau chở vải và giày về Trà Vinh, Cụ Vương Hảo Thuận

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: H i Ti c Ai - Ai Huu Tra Vinhaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_101.pdf2- Về Trà Vinh may áo quần: Ngày sau chở vải và giày về Trà Vinh, Cụ Vương Hảo Thuận

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 101

Bữa nay giống y như ngày giỗ. Chệt tôi lảnh phần thờ phụng hương hỏa. Ông rất vui pha chút hảnh diện khi mời được rất đông thành phần gia tộc đến dự. Người Việt sống ở đây cũng có nhiều dịp gần gụi thân mật với người Khmer. Sẽ ăn Tết Khmer vào tháng tư, lễ Ông bà vào tháng chín với bánh tét bánh ếch y như mình. Rồi mình có Tết Đoan Ngọ tháng năm, lễ Vu Lan tháng bảy, Tết trung Thu tháng tám. Mọi người ai cũng có tinh thần khoang dung, cởi mở, hòa hợp, không độc tài gian manh trưởng tộc kiểu Hán len men vô đây. Con người ở đây phấn đấu với đất ruộng với nước sông chứ không đi học để làm quan, làm bác, làm cha thiên hạ, hoặc lo tập mưu lập kế để vắt sức, cướp sức, trá hình cướp của người khác như dân vùng cơm tù sỏi đá. Nhìn vô cái lễ Thanh Minh, đã thấy ngay một trong nét nhân bản của bà con quê tôi. Trong cuộc sống hàng ngày cùng chia cơm sẻ áo. Vui buồn gắn bó với nhau. Chỉ khi nào “trung ương” xuống mới tìm cách định hướng quậy nát cái tình keo sơn có sẳn từ mấy thế kỷ này. Dù sao, cũng may mắn cho tôi đã được sanh ra và lớn lên tại phần đất hiền hòa Sông Cữu. Cám ơn Trời Đất.

L. T. 8/2008

Phụ chú: - Có nhiều tiếng xưng hô gốc Khmer hay gốc Triều Châu được Việt hóa, ví dụ như: Cốn: ông Nội. Pề: bác trai. Úm: Bác gái, tức là vợ của ông Bác. Chệt: Chú , em trai của Ba, đôi khi dùng để gọi cha, Chêt- thím. – Củ: Cậu, tức là em hay anh trai của mẹ. Kiểm: Mợ, tức là vợ của Củ. Tĩa: Dượng, tức là chồng của Dí hay của Cô. Ý: Dì, tức là em hay chị của má. - Hia: anh. Chế: chị, Số: chị dâu

Đặc biệt, con cái của hàng chu bác, hễ ai sanh trước thi làm lớn, chớ không có cái cảnh một anh cháu nôi có vợ con phải kêu đứa bé mới sanh (con của Bác nó) bằng anh

Vài tiếng Khmer: Pụ: Cậu, Chú. Mịa: Dượng. Mi-iệng: Dì. Thơm (thôm): Bác. Tà: Ông. Bòn: anh hay chị. Uôn: em. Lục Tà, Lục bòn..là tiếng dùng để tỏ sự tôn kính người đã từng đi tu. Luc (ông luc). Thêm vô tiếng lục.

Cây bù hút là loại cây giống măng cục, trái chín vàng tròn vo như trái cam, vị rất chua. Bù-hút là tiếng nói trại từ Kh-hút, có nghĩ là màu VÀNG. Còn tiếng Cà Mau là phát âm của tiếng Kh-Mau, tức là màu ĐEN. (Cà Mau Bạc Liêu). Tiếng Ca-hom có gốc là tiếng Kh-Hom, thức la màu ĐỎ.

Vịnh Trăng Già

Thắp sáng đêm đen quá tuyệt vời! Ánh trăng vàng úa tỏa nơi nơi

Trời cao đất rộng hồn nhân thế, Lấp lánh muôn sao một góc trời.

Luyến tiếc trần gian bao biến thái, Bên trời tĩnh mịch quá chơi vơi.

Còn đây chút nghĩa tình hòai vọng, Nguyệt lão buồn thương thế giới người!!

Nguyệt Lão Trà Vinh

Hối Tiếc Ai

Thắp nén hương long vọng tưởng ai! Xót thương thương xót một đời trai.

Rời xa bạn học vào quân ngũ, Chiến địa sa trường kiếp nạn tai! Cũng bởi tình si chưa thỏa mộng, Đơn phương sớm chuốc hận bi ai! Nam thanh nữ tú duyên tao ngộ,

“Tử lụy vì tình”bởi lỗi ai?

Nguyệt Lão Trà Vinh

Cung Chuùc Taân Xuaân

Năm hết Tết đến. Rước hên vào nhà. Quà cáp bao la. Mọi nhà no đủ. Vàng bạc đầy hũ. Gia chủ phát tài. Già trẻ gái trai. Sum vầy hạnh phúc. Cầu tài chúc phúc. Lộc đến quanh năm.

An khang thịnh vượng

Page 2: H i Ti c Ai - Ai Huu Tra Vinhaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_101.pdf2- Về Trà Vinh may áo quần: Ngày sau chở vải và giày về Trà Vinh, Cụ Vương Hảo Thuận

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 102

Một Nhà Mô Phạm Đạo Đức Nguyễn Minh Cần

Tôi muốn nhắc lại dĩ vãng của một vị Thầy đã có nhiều công với ngành giáo dục Việt Namvà nói riêng cho tỉnh Trà Vinh.: đó là cụ Vương Hảo Thuận, cựu Thanh Tra hàng tỉnh tại Ty Giáo Huấn Trà Vinh. Cụ Vương Hảo Thuận cũng là vị Hiệu Trưởng đầu tiên của Trung Học Bán Công Trần Trung Tiên Trà Vinh khoảng năm 1956.

Hiệu Trưởng Vương Hảo Thuận, GS Bùi Thành Phụng,

GS Hoàng Hoa Lê, GS Lương Hương Sương. Tôi được biết Cụ từ thuở tôi còn là học sinh lớp Nhì hai năm khoảng 1940, lúc đó Cụ là Hiệu Trưởng Trường Tiểu Học Trà Vinh. Sau đó Tôi rời Trà Vinh năm 1946 để sang Cần Thơ lên Trung Học. Tôi không còn liên lạc với Trà Vinh và cho đến năm 1952 trở lại Trà Vinh tôi lại gặp Cụ là Thanh Tra Tiểu Học hàng tỉnh. Tôi có may mắn làm việc cộng tác với Cụ từ 1952 đến 1956 và Cụ là người trưởng nhiệm sở đầu tiên của tôi. Thời nầy, tôi được giao trách nhiệm Phòng Thanh Niên Học Đường của tỉnh với số tuổi còn non 22, nhưng nhờ sự thúc đẩy của Cụ mà đã thành lập được một Đoàn Thanh Niên Học Đường có đồng phục quần ngắn xanh dương, áo ngắn ka-ki, đội mủ bê-rê; nữ sinh thì mặc váy (jupe) xanh dương, áo trắng, cũng đội mủ bê rê xanh. Đặc biệt là chỉ trong vài tháng ngắn ngủi mà Đoàn Thiếu Niên Học Đường được khoảng 1000 ( một ngàn em Nam Nữ ) đã có đồng phục hẵn hòi. Nhớ lại kỷ niệm nầy tôi rất kính mến Cụ Vương Hảo Thuận vì nhờ sự sốt sắng và lòng đạo đức của Cụ tuy rất bận rộn trong việc giáo huấn

mà còn nghĩ đến việc thành lập một Đoàn Thiếu Niên đông đúc như thế. Mỗi tuần, ngày nghỉ tôi vào trường vui chơi với các em Thiếu Niên, dẫn đi cắm trại, du ngoạn. Và tôi còn nhớ ba cuộc du ngoạn rầm rộ nhứt đều có Cụ Vương Hảo Thuận đến cùng đi chung với học sinh:

1- Cuộc Du Ngoạn Ao Bà Om năm 1954 : Khoảng trên 150 nữ sinh và gần 20 giáo chức đều mặc đồng phục. Các nữ giáo chức thì mặc quần tây dài, áo ngắn và cũng đội bê rê như nữ sinh. Nam giáo chức thì quần short, áo kaki như nam sinh.

2- Cuộc Du Ngoạn Bến Đáy năm 1955 : Với khoảng trên 150 nam và nữ sinh.

3- Cuộc Du Ngoạn Ba Động: Khoảng trên 200 nam và nữ sinh và vài mươi nam và nữ giáo chức. Trong mỗi cuộc du ngoạn Cụ Vương Hảo Thuận và tôi đã hướng dẩn các em học sinh trong một bầu không khí vui tươi. Ngoài sinh hoạt thanh niên, trò chơi, Cụ Vương Hảo Thuận thường có ít nhứt 30 phút nói chuyện với học sinh hướng về đạo đức. I - Làm sao để có đồng phục cho cả ngàn học sinh :

1- Lên Sài Gòn mua sắm : Cụ Vương Hảo Thuận xinTỉnh cấp xe để lên Sàgòn, Chợ Lớn mua vải theo giá sĩ vài chục ca6y vải xanh và kaki. Sau đó đến một hảng giày bố và vớ (bí tất) mua cả ngàn đôi giày đủ cở. Dĩ nhiên là có tôi theo Cụ để tìm mua những vật dụng đó và them vài cây nỉ xanh để may bê rê. Nếu không làm cách nầy thì học sinh không thể nào mua nổi.

2- Về Trà Vinh may áo quần : Ngày sau chở vải và giày về Trà Vinh, Cụ Vương Hảo Thuận đã gọi một vài tiệm may giao vải và nỉ, kaki cho chủ nhân đặt may áo quần và thêm cả ngàn bê rê. - Cho Nam Sinh : Quần short xanh, áo kaki ngắn tay có túi và cầu vai.

- Cho Nữ Sinh : Váy (jupe) xanh, áo ngắn tay màu trắng.

Thợ phải may khoảng bốn cở : nhỏ, vừa, lớn và rộng. Giày bố màu trắng từ số 35 đến 43 vì học sinh từ lớp Nhì đến lớp Nhứt thì có đủ cở nhỏ lớn cao thấp ốm mập…

3- Bán đồng phục lại cho học sinh : Khi thợ may xong, chở vào Ty Giáo Huấn giao hàng, phải chất đầy mấy thùng lớn quần áo đủ cở và giày vớ. Cụ Vương Hảo Thuận giao cho tôi bán đồng phục cho học sinh với giá rẻ đặc biệt theo giá

Page 3: H i Ti c Ai - Ai Huu Tra Vinhaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_101.pdf2- Về Trà Vinh may áo quần: Ngày sau chở vải và giày về Trà Vinh, Cụ Vương Hảo Thuận

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 103

vốn đã mua. Học sinh rất vui vẻ được một bộ đồng phục với cả giày bố, vớ trắng mà giá cả phải chăng. Giá cả đồng phục ở ngoài chợ thời ấy thì quá cao, các tiệm may cũng đã vui lòng nhận công rẻ vì con em của họ cũng là học sinh cả.

4- Ngày trình diện đồng phục : Thật sự thì không phải trình diện cho một cơ

quan công quyền nào cả, ngày trình diện được tổ chức như sau :

- Từ sáng sớm, học sinh mặc đồng phục sắp thành từng toán bốn hàng, mỗi lớp là một toán khoảng 40 em học sinh, từ lớp Nhứt, lớp Nhì đến lớp Ba. Tất cả có khoảng 20 toán. - Khởi hành từ Trường Tiểu Học Trà Vinh, tất cả học sinh đi đều bước ra Chợ bằng con đường hàng me đến sở Công Chánh quẹo phải, đến trước Tòa Tỉnh quẹo trái vòng qua tiệm thuốc Bắc Bang Bèn rồi quẹo phải để theo con đường Gia Long ngang qua chợ Trà Vinh tới Bến Xe Chùa Ông Bổn rồi vòng trở lại đường Lê Lợi để trở về trường. Có lẽ Cụ Vương Hảo Thuận muốn trưng bày sự tốt đẹp của việc đoàn ngũ hóa học sinh cho tất cả đồng bào tại Thị Xã Trà Vinh mà hầu hết đều có con em trong hàng ngũ đang diễu hành với bộ đồng phục cùng với vài mươi vị Thầy Cô của các em tất cả khoảng 1000 người. Nhớ lại, thật là hiếm có tỉnh nào đã làm như vậy. Từ trước, chỉ có trường Trung Hoa trong tỉnh mới có đồng phục. Tóm lại Đoàn Thiếu Sinh Học Đường Trà Vinh được tổ chức trong âm thầm, không cần phải báo cáo với ai ở trung ương hay thông báo cho cơ quan chính quyền Tỉnh mà chỉ là một ngày ra mắt đồng bào Trà Vinh mà đa số là phụ huynh của các em nam nữ học sinh thế thôi. Tất cả đều nhờ cụ Vương Hảo Thuận và Cụ đã có ra Phan Thiết tham dự một tháng khóa huấn luyện Thanh Niên ( ESCJIC) nên tuy là một nhà mô phạm rất đa đoan với trọng trách điều khiển ngành giáo huấn mà còn chú trọng đặc biệt đến lảnh vực Thanh Niên Học Đường.

Thiếu Sinh Học Đường cắm trại Ao Bà Om 11/11/1954

II - Vài Điểm Đặc Biệt Về Thanh Niên Học Đường Trà Vinh :

1- Chen phần Thanh Niên vào giờ học : Điều nầy cũng rất đặc biệt mà chắc chắn là ít có

hoặc không có tỉnh nào đã làm như vậy. Trường Tiểu Học Trà Vinh có bốn dảy lớp và văn phòng bao quanh một sân rộng vuông.

Dảy chánh là Văn phòng Thanh Tra và phòng để các giáo chức đến sớm ngồi nghỉ, cạnh một phòng nhạc do Thầy Võ Văn Hợi phụ trách.

Trong sân có một Miếu Tiền Vãng thờ quý Thầy Cô quá cố và ba dảy cạnh khác là lớp học. Có lớp riêng cho học sinh Việt gốc Khmer. Các em nầy cũng vẫn có đồng phục.

Cụ Vương Hảo Thuận cho treo ống loa hướng về các lớp học. Thỉnh thoảng Cụ cho mở máy phóng thanh gọi quý Thầy, Cô cho học sinh ra xếp hàng dưới sân trước lớp. Xong Cụ từ văn phòng ra nói chuyện khoảng 10 hay 15 phút, thường là một vài câu hoặc lời khuyên dạy về đạo đức, tác phong.

Ảnh chụp 2/6/1995 Cụ Vương Hảo Thuận 93 tuổi

Tiếp theo Cụ trao máy vi âm cho tôi để điều khiển một bài hát thanh niên và có khi tập một vài động tác để cho tay chân co giãn cử động thoải mái thay vì ngồi gò lưng mãi trong lớp học ngủ gục, nhất là những buổi trưa Hè nóng bức.

Đó là những kỷ niệm vui và khó quên trong thời gian tôi cộng tác với Cụ Vương Hảo Thuân.

2- Hoạt đông hằng ngày : Mỗi ngày, học sinh đều tập thể dục trong sân

trường (nữ sinh) trước khi vào lớp. Còn Nam sinh thì được quý Thầy dạy lớp dẩn ra sân bóng tròn ngay

Page 4: H i Ti c Ai - Ai Huu Tra Vinhaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_101.pdf2- Về Trà Vinh may áo quần: Ngày sau chở vải và giày về Trà Vinh, Cụ Vương Hảo Thuận

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 104

trước trường Nữ Tiểu Học Trà Vinh để tập thể dục xong mới về nhà.

Sân cỏ nầy về sau được xây cất Trường Trung Học Công Lập Trà Vinh, Còn Trường Nữ thì đã trở thành Trung Học Bán Công Trần Trung Tiên từ năm 1956 trước khi có Trung Học Công Lập.

3- Cuối tuần : Có những buổi cắm trại ở Ao Bà Om, du ngoạn ở

Vàm và ba cuộc du ngoạn đông đảo nhứt mà tôi vừa kể ở trên .

Sau năm 1956 tôi về Sàigòn, rời Trường Tiểu Học và Trung Học Trần Trung Tiên nên từ năm 1957 trở đi tôi không rõ ra sao ?”

Kết Luận : Những điều vừa kể trên mà tôi cho là những kỷ

niệm vui nhứt của tôi thời thanh xuân (22 đến 26 tuổi tức là từ 1952 đến 1956) và thời gian nầy tôi đã được cộng tác với một người rất đạo đức : Cụ Vương Hảo Thuận. Cụ rất mến tôi và xưng Chú và tôi cũng gọi Cụ bằng Chú.

Có một mùa Hè , tất cả học sinh đều nghỉ học nhưng Cụ và Tôi vẫn đến văn phòng làm việc hằng ngày. Một buổi chiều tôi rủ bạn là Thầy Vân (dạy lớp Nhứt C) ra chợ mua hai con khô mực, xong đạp xe đạp lên Sâm Bua, rẻ qua con đường làng vắng vẻ có hai hàng còng mà từ đó băng qua Tri Tân ngang qua xóm Phú De (đường số 1). Chúng tôi dựng xe đạp bên bờ ruộng ngồi chuyện trò, ăn khô mực, hóng gió đồng mát mẻ nhìn ruộng lúa xanh tươi. Thình lình có một xe chạy đến và dừng lại trước mặt chúng tôi, thì ra chính là “Chú Đốc Thuận”. Chú cũng tìm nơi thanh vắng chở gia đình ra hóng gió đồng. Cụ rất ngạc nhiên sao nơi quá vắng vẻ nầy mà lại có hai thanh niên ngồi bơ vơ bên bờ ruộng. Chúng tôi đứng lên chào Cụ thì Cụ vui vẻ nói : “Hai cháu được quá, còn trẻ mà biết chọn cách giải trí , Chú khen lắm đó” rồi Chú cho xe chạy về trước.

Có một thời gian tôi ở sát nhà Cụ Vương Hảo Thuận, được biết Cụ ăn trường chay. Hằng ngày hết giờ làm việc về nhà, sau bửa ăn chiều Cụ thường lên chiếc võng phía sau nhà đong đưa đến tối mới lên nhà nghỉ.

Mỗi buổi sáng, Cụ đạp xe đến Ty Giáo Huấn làm việc, chiều đạp về…hình ảnh một nhà mô phạm hiền đức rất có tâm đạo mà đến nay tôi đã 79 tuổi, tức là gần 60 năm qua vẫn còn lưu lại trong tâm tư.

Vie61t lại những giòng kỷ niệm nầy để tưởng nhớ đến Cụ Vương Hảo Thuận một người “Chú” đáng kính mến, một nha2 mô phạm rất đạo đức.

NGUYỄN MINH CẦN Paris Mùa Thu 2008

VAÃN NHÖ MOÃI LAÀN…

Tôi trở về thăm lại quê xưa. Vẫn những con đường mang tên con số.

Tôi đi qua mà trong lòng cứ ngỡ… Những bước chân mình còn in dấu đâu đây…

Tôi trở về thăm lại trường xưa.

Cùng bạn bè trải qua thời thơ ấu Sân trường xưa luôn ngập tràn ánh nắng. Rộn rã tiếng cười hoà lẫn tiếng chim ca.

Tôi thương trường xưa như một mái nhà.

Có những người thầy như cha, một đời tận tuỵ. Có những người cô dịu dàng như mẹ, sớm hôm…

Thương học trò như thương chính đàn con!

Tôi nhớ làm sao những vết mực loang… Trên dãy bàn dài in nhiều dấu khắc…

…Tên bạn, tên mình…ngày xưa xa lắc. Tên ai còn, ai mất bởi thời gian?

Tôi trở về thăm lại đường xưa...

Nhớ quắt quay những buổi chiều tan lớp. Những tà áo thướt tha như bướm trắng..

Tan tác gió chiều, me rớt lá trên vai

Tôi một mình thăm lại chốn đây. Vẫn lối cũ, đường xưa mà sao xa lạ ? Thầy cũ xa rồi, bạn cũng chẳng còn ai.

Chỉ chút nắng trên đầu và những lá me bay…

Kỷ niệm xưa giờ như những bóng mây. Trôi bồng bềnh, lang thang trong ký ức. Có nỗi nhớ quắt quay trong lồng ngực. …Vẫn như mỗi lần tôi trở lại Trà Vinh.

CAHACHE

Page 5: H i Ti c Ai - Ai Huu Tra Vinhaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_101.pdf2- Về Trà Vinh may áo quần: Ngày sau chở vải và giày về Trà Vinh, Cụ Vương Hảo Thuận

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 105

Laøng Queâ Trong Kyù Öùc Huệ Tường

Sau khi về Việt Nam trở qua, con tôi hỏi: Ba thường nói, ba chăn trâu từ lúc 6 cho tới 12- 13 tuổi. Vậy kỷ niệm thời đó, hình ảnh mấy con trâu chắc ghi đậm trong tâm trí? Bây giờ sau gần ba mươi năm trở về quê, tâm trạng của ba như thế nào, khi trên những cánh đồng vắng bặt hình ảnh đàn trâu gặm cỏ? Đúng, tôi đã nao nao, bồi hồi khi xe chạy xuyên qua cánh đồng quê tôi. Nơi mà thời thơ ấu, ngày ngày, sáng sớm lùa trâu ra cho ăn, chiều tối lùa về… . Cả cánh đồng rộng, tôi xác định được dây đất nào của ai, trên đồng nào cạn, dưới đồng nào sâu. Trâu ăn trên cánh đồng cũng phân biệt được trâu của ai, thằng chăn tên là gì… Thế mà nay không bóng dáng một con trâu, ruộng để cấy lúa có thể nói không còn bao nhiêu, nông dân đã đào đất ruộng thành ao để nuôi tôm, cá. Cảnh đã đổi thay, ruộng xưa nay biến thành … hồ. Đó là hình ảnh đầu tiên làm tôi xa lạ với chính làng quê của mình.

Nhiều người tỏ ra hài lòng về sự xây dựng nhà cửa, cầu đường, nhứt là T.V, điện thoại, những nhu cầu này xuống tận nông thôn, ruộng… rừng. Thật ra, đó là sự phát triển bình thường. Không còn chiến tranh hơn 30 năm rồi, nhưng dân làng quê tôi chỉ vừa thoát đói. Có những đoạn đường thông thương từ hơn 60 năm về trước, như đoạn Bến Giá- Láng Chim- Ba Động, mãi tới hôm nay cầu Láng Chim xây vẫn chưa xong. Có phải vì tiềm năng kinh tế của đoạn đường này thấp mà không được quan tâm, hay vì trở ngại thiên nhiên do địa hình, dù công trình đã bắt đầu từ lâu? Người ta chỉ thấy hai trụ chân cầu bắc nhịp cho hai móng vẫn đứng chơ vơ trong dòng nước chảy xiết. Tuy nhiên, có những công trình xây dựng đáp ứng nhu cầu thiết thực cho người dân trong tỉnh: Một loạt các trường Đại Học, trường Cao Đẳng, trường Huấn Nghệ

được thành lập. Thường hai xã kề nhau là có một trường Trung Học Cấp III.

Dù là kẻ ly hương, nhưng lòng luôn mơ ước đất nước trở mình, để người dân thoát khỏi cảnh nghèo của quốc gia chậm tiến thuộc thế giới thứ ba. Có một điều mà thâm tâm tôi hằng cầu mong đừng mau thay đổi, đừng bao giờ thay đổi, đó là : Tình bạn thời thơ ấu của chúng tôi.

Tôi tới thăm ông bạn thời chăn trâu, anh ta chỉ lớn hơn tôi vài tuổi nhưng đã chống gậy. Không nói tôi là ai, tới giựt cây gậy , anh ta la chói lói: Tôi già rồi, ông là ai sao giựt gậy của tôi? Tôi trêu, ông chỉ hơn 60 cứ nghĩ mình già. Tôi tới rủ ông vật lộn đây! Úy trời! Nghe giọng điệu ông nói, tôi biết ai rồi. Anh ta ôm chằm lấy tôi: Mầy về hồi nào, mạnh khoẻ không, hổng thấy mầy già…? Anh ta hỏi một hơi dài, chợt như nhớ ra điều gì, rồi gọi tôi bằng ông, tiếp tục hỏi thêm một chặp nữa, dường như thấy không ổn, lại đổi cách xưng hô, gọi tôi bằng chú…. Rồi lại gọi bằng mầy, bằng ông… lộn xà ngầu! Tôi hiểu tâm tình của anh ta. Thì anh cứ gọi tôi bằng thằng như thuở nào đi, tôi đề nghị. Ậy! Đâu có kêu như vậy được, bây giờ tụi mình ngoại lục tuần hết rồi. Tình cảm của những người bạn thời chăn trâu của chúng tôi là vậy, mộc mạc và chân thật… .

Những người bạn chăn trâu tôi đi thăm giáp, thật ra chẳng còn bao nhiêu, phần thì tản lạc tứ phương, phần thì không còn trên dương thế.. ! Riêng bạn học, nàng là người đầu tiên tôi tới thăm.

Cô bạn Nguyễn thị thu Giang, học chung từ lớp Ba trường làng. Ngay ở tuổi ấu thơ, nàng có cách xưng hô rất dễ thương, gọi tôi chỉ bằng một tiếng „anh“, không kèm theo thứ như người dân quê, cũng không kèm theo tên. Giọng nói nàng nhỏ nhẹ, âm thanh trong trẻo. Lúc nhỏ, tiếng „anh“ nàng gọi nghe sao ngọt ngào, thân mật. Rồi tuổi đời lớn dần theo thời gian, có lẽ vào năm học lớp Nhứt, vừa tròn 14 tuổi …tây. Tôi cảm nhận được tiếng anh nàng gọi sao mà êm đềm, tha thiết…

Chưa kịp chào hỏi, nàng thân thiết bày tỏ: Đã biết tôi về mấy hôm nay, nhưng chưa có dịp lại thăm. Người ta ai cũng về hoài, riêng tôi gần 30 năm vẫn chưa thấy về, cũng thường hỏi thăm, biết công việc làm ăn của tôi bên đó rất vất vả, bôn ba.. .

Phải, mấy mươi năm với đôi bàn tay trắng, lăn lóc nơi xứ người, chữ nghĩa chẳng bao nhiêu, thợ không ra thợ, thầy chẳng ra thầy. Gần hai mươi năm sau này, chỉ biết: Sáng đầu bếp, tối đầu giường… . Nếu không, có lẽ về thường xuyên như những người

Page 6: H i Ti c Ai - Ai Huu Tra Vinhaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_101.pdf2- Về Trà Vinh may áo quần: Ngày sau chở vải và giày về Trà Vinh, Cụ Vương Hảo Thuận

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 106

khác. Khi nói đến chữ „thường xuyên“, tôi nhìn vào mắt nàng, xem nàng còn nhớ chút gì về thời xa xưa?

Chúng tôi, lớp Nhứt, gần chục đứa đi học bằng xe đạp từ Bến Giá lên Hiệp Mỹ, có lần xe nàng bị hư, tôi xung phong đèo nàng, dù gò lưng đạp nhưng lòng hân hoan, phơi phới, cầu trời xe đạp hư “ thường xuyên“.

Do sự tương thông nào đó hay phản ứng từ trong tiềm thức, nàng nhớ lại ý đồ thiếu lương thiện của tôi ngày xưa… . Nàng cười và nói như lời xóa tội: Cái xe đạp mắt gió đó cứ hư hoài, tôi nhờ anh Hồ sửa nhiều lần, ảnh làm biếng, chỉ làm cho có… .

Cái xe đạp đèo nàng dạo đó, nó vẫn còn gắn bó với tôi cho hết những năm Trung Học, đồng thời chứng kiến ngần ấy năm với „cảnh tình“ con cá vàng lơ lửng… .

Từ trường Tiến Đức, sau giờ học, tôi cọc cạch đạp riết đón nàng tan trường trước cổng Trần Trung Tiên…. Để rồi hai chúng tôi, hai người đi hai bên, chiếc xe đạp cùn của tôi làm vật „ngăn đôi“! E ấp, ngượng ngùng đi dưới hàng me… Chúng tôi đi như vậy để đếm mùa me thay… lá! Vì tình tôi hãy còn phong kín, chưa một lần thố lộ. Duy có điều, trong mắt nàng tôi đọc được, đôi mắt ấy muốn nói rằng: Tôi biết từ lâu anh đã mến tôi!. Khi yêu, ai cấm mình võ đoán?

Hàng me bên đường rợp bóng, lá me trải đường hai chúng tôi đi. Có hôm dường như muốn khiêu khích, thách thức đo nhịp tim của tôi, vài chiếc lá me rơi đan vào mái tóc mượt mà của nàng. Tôi vói tay nhặt chiếc lá me, lúng ta, lúng túng thế nào, làm đứt mấy sợi tóc của nàng quấn cuộn vào chiếc lá me. Nhìn sợi tóc trong lòng bàn tay, tôi chợt quên cả bước đi.. Nàng hỏi tôi sao mà ngơ ngẩn ra vậy. Vội vàng buông sợi tóc và mấy lá me bay theo gió… .

Trời làm cho ngọn gió lay Lá me rơi rụng tôi bay mất hồn… . Có chi đâu, tôi vội chống chế: Tại sao người

ta không đặt tên đường này là đường Hàng Me? Tôi không quan tâm tới con đường mang tên gì, chỉ biết mấy bác xe lôi đạp gọi là đường Kho Bạc. Nàng nhìn lên ngọn cây như tìm vài tia nắng hiếm hoi xuyên qua cành chiếu xuống, cười hồn nhiên, ngập ngừng nhìn tôi: Anh lãng mạn ghê! Đâu có lãng mạn, đang si đó.. . Tôi thì thầm với chính tôi.

Cũng con đường hàng me tình tứ này, ngày hôm đó không có những chiếc lá me nhẹ nhàng, la đà chao lượn rồi êm ái vướng vào vai, vào tóc nàng như bao lần, chúng tức tưởi rời cành, cuồn cuộn từng cụm, tả tơi cuốn hút theo những cơn gió lốc.

Nàng đi bên tôi dường như có tâm sự não nề, mắt nàng rười rượi bâng khuâng. Sau cùng thố lộ: Nàng sẽ nghỉ học, đã nộp đơn tình nguyện làm Giáo viên Ấp Chiến Lược, bởi gia đình bỏ làng quê, lên tỉnh sống, mấy người anh thì động viên, nhập ngũ, cha mẹ lớn tuổi, chạy gạo ăn đong từng bữa, nàng không nỡ tiếp tục đi học….

Nàng tủi phận vì việc học bị dang dở, tôi thì xót xa, quặn thắt con tim. Nàng sẽ là cô giáo, tôi vẫn còn mài đũng quần trên ghế nhà trường. Hai hoàn cảnh, hai môi trường, tình tôi dang dở từ đây! Kế đó không bao lâu, tôi cũng sang tỉnh khác học. Hơn năm sau về ghé thăm, nàng cho biết sẽ gởi thiệp hồng đến tôi. Dù đã dự đoán điều này sẽ xảy ra, nhưng tâm trạng vẫn thấy cay đắng não nề. Tự trách mình: Sao không ngỏ? Rồi tự nén lòng: Đôi bàn tay trắng, trắng đôi bàn tay. Đành vậy!

Nói là tới thăm nàng, thật ra hỏi han chẳng bao nhiêu, trong đầu chỉ cứ cuồn cuộn tuôn ra những kỷ niệm xưa giữa chúng tôi. Độ chừng cũng khá lâu, thoáng thấy đứa cháu nội của nàng thập thò sau cửa nhà bếp, tự biết, tôi đứng dậy giã từ. Nàng ân cần mời lại ăn cơm, dường như sợ tôi từ chối, nàng ngần ngừ thấp giọng và bật mí: Mấy hôm trước ông xã nàng đốn cây dừa đuông ăn, lấy củ (cổ) hũ, hôm nay nhân tôi tới thăm, nàng sai con dâu lấy củ hũ dừa thế củ hũ chà là, xào thịt cua đãi tôi. Vô tình hay cố ý, nàng gợi cho tôi nhớ thêm một kỷ niệm...

Dù đã lên tỉnh học từ lâu nhưng khi nghỉ lễ hay cuối tuần, về nhà là phải thay thế anh bạn coi trâu cho nhà tôi, để anh ấy phụ việc nặng nhọc hơn trong gia đình.

Bình thường khi lúa ngoài đồng đã gặt xong, bọn tôi sáng lùa trâu ra đồng, chiều tối lùa về. Tới mùa đồng „chẹt“, cả cánh đồng đã cấy lúa, chúng tôi phải cỡi, cho ăn theo mấy „con giồng“, trên mấy „miếng rộc“. Không thì lùa tuông xuống rừng. Trâu thả rừng hay trâu lùa ra đồng là khoẻ thằng chăn nhứt, chỉ việc sáng lùa đi, tối lùa về…

Có thể có người sẽ thắc mắc, trâu thả vào rừng bị lạc không? Lạc đường nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu! Trong rừng có gì ăn và cả ngày nước đâu uống? Trong rừng có cỏ nước mặn, lá cóc kèn.. Có vài con trâu ăn cả dây tơ hồng, loại dây không

Page 7: H i Ti c Ai - Ai Huu Tra Vinhaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_101.pdf2- Về Trà Vinh may áo quần: Ngày sau chở vải và giày về Trà Vinh, Cụ Vương Hảo Thuận

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 107

trồng … mà mọc! Còn nước trâu uống? Đúng vào thời gian đồng chẹt, tức là mưa đã già, nước sông làng tôi „pha chè“, trâu có thể uống đỡ nước sông, mong chiều về uống nước…giếng!

Khi trâu lùa xuống rừng rồi, bọn tôi rất thong thả, nếu siêng, chia nhau đi bắt cá, bắt cua, bắt vọp… Gom lại cho mấy chị, mấy cô nấu nướng, chúng tôi giấu sẵn nồi trong rừng, chỉ cần mỗi đứa tự mang theo cơm. Có lần tôi giựt 6-7 đọt chà là, sau đó vạch mấy đống sống lá, bắt được 3-4 con cua bạ. Tôi nghĩ nên đi một vòng để biết tại sao gọi là cua bạ và làm thế nào để bắt? Gọi cho đúng là cua ở bạ. Vào những ngày nước rông, nước lên ngập hang, anh chị cua rời hang đi tìm mồi, sau đó du sơn du thủy, đồng thời tìm „đối tượng“, mãi ham vui „lạc lối về“, kịp khi nước ròng, không tìm được hang cũ, cua nhà ta đành tìm nơi nào kin kín như bộng cây, lỗ mội, dưới đống sống lá chẳng hạn, sống tạm trong thời gian đào hang mới. Và ở đâu, tại sao có đống sống lá? Người thợ rừng chặt những tàu lá dừa nước, gom lại một chỗ, sau đó róc lấy lá, cái sống của tàu lá bỏ lại thành đống, không ai động tới. Đó là nơi lý tưởng cho những giáp sĩ hai càng tám ngoe „ở bạ“. Củ hũ chà là và cua tôi vừa bắt được, đem biếu gia đình nàng, vì trâu của bọn tôi thả trong khu rừng cạnh bên. Hôm đó tôi được gia đình nàng giữ lại ăn cơm với món ăn chính tôi đem biếu. Chuyện đã xảy ra vào thuở … xa xưa, nay được mời ăn lại bữa cơm với thịt cua xào củ hũ dừa…

Hơn 40 năm, tôi vẫn còn vương vấn với mối

tình đơn phương của tuổi học trò, đúng hơn là mối „tình câm“. Nếu thằng con tôi biết được tâm tình của ba nó như vậy, sẽ mỉm cười mỉa mai không ít! Không sao, mọi phong tục, lễ nghi, những suy nghĩ của con người đều bị chi phối bởi không gian và thời gian. Thời của cha nó khác, nơi cha nó sống ngày xưa không phải Âu Mỹ ngày nay. Cũng có thể nhờ những mối tình khép kín, thầm lặng như cha nó, “cái tình“ mới tiềm tàng được mấy mươi năm trong tâm thức. Trái lại, với những mối tình nóng bỏng chiếu chăn chỉ tính tháng, tính ngày!

Trên đường về từ nhà nàng, lòng tôi cứ mãi hồ đồ. Thật ra nàng có hiểu được tình mình không? Nếu không, sao nàng nhớ những sự việc xảy ra giữa chúng mình như nhớ một Kỷ Niệm? Thôi ta hãy coi cuộc tình đi qua như MÂY TRỜI CHẲNG ĐỊNH NƠI.

Huệ Tường

Teát Xa Nhaø Thân tặng Bá Ngọc

Huỳnh Tâm Hoài

Tết nầy tao vẩn chưa về được Hơn mười năm rồi ăn tết xa Cứ hẹn với lòng về quê tết

Mà cứ dây dưa chẳng thề về

Cành mai xa xứ mai thay lá Đất lạ mai ta nở trái kỳ

Nụ búp chào xuân sao chưa thấy? Ngoài trời gíó buốt lạnh thấu da

Tết nầy tao vẩn ở rất xa

Quê hương nhớ quá buồn ngẩn ngơ Rượu uống một mình sao lạt quá Đón Tết thế nầy chẵng thiết tha!

Giao thừa ,mấy đứa con ngủ sớm Chỉ còn chồng vợ nhớ hương xưa Nhắc chuyện bên nhà hồi năm củ Trăm nổi buồn vương mái tóc già

Xa xa có tiếng pháo giao thừa

Tiếng pháo đì đùng nổ lưa thưa Đồng hương chắc cũng như ta vậy

Nhóm chút tình quê để gọi là

Tết nầy tao chẵng được ở nhà Sáng chưa hoảnh mắt đã “rồ ga” Tới hảng “cày bừa” cho hết buỗi

Xứ lạ quê người đâu Tết ta!

Tết nầy đành vậy ở xứ xa Thì thôi cuộc sống tháng ngày qua

Cứ hẹn với mầy…tao hẹn mãi Đừng có trách tao “thằng hứa mà”!

Huỳnh tâm Hoài

Page 8: H i Ti c Ai - Ai Huu Tra Vinhaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_101.pdf2- Về Trà Vinh may áo quần: Ngày sau chở vải và giày về Trà Vinh, Cụ Vương Hảo Thuận

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 108

Thö Chuùc Teát Coâ GiaùoKính gởi Bà Trần Xiên Uôi, SACRAMENTO, USA

Dương Chiêu AnhBakewell - Bắc Úc, 31/10/2008

Kính thưa Cô,

Mới đây mà đã hết năm nữa rồi. Tờ lịch trên tường đã mỏng te, sắp phải thay tờ lịch mới. Thời gian qua lẹ thật ! Nhớ lại hơn một năm qua, từ khi em liên lạc được với cô, tuy cách nhau nửa vòng trái đất, nhưng em cảm thấy như rất gần gũi. Mỗi khi nhận được thơ cô, nhìn nét chữ thân quen, em thật vô cùng xúc động. Kính thưa cô, em rất sung sướng khi nhận được thơ hồi đáp của cô lần đầu tiên, lúc cô vừa nhận được thơ của em. Ngay khi đọc tên em, cô đã nhớ ra em là con cháu của ai, nhà cửa ở đâu, cô lại còn cho em biết tin tức những người thân của em còn lại ở quê nhà khi cô chưa sang đoàn tụ cùng con cháu ở Mỹ. Thật cảm động biết chừng nào ! Bấy nhiêu đủ chứng tỏ cô rất thương em, vì đã hơn nửa thế kỷ rồi mà cô vẫn còn giữ hình ảnh đứa học trò bé bỏng của cô thuở nào. Sung sướng làm sao mỗi khi nhận được thơ cô, đọc những điều cô thăm hỏi em, được biết về đời sống hiện tại của cô và tin tức một số học trò cũ mà cô đã liên lạc được! Nhờ cô, em mới biết các bạn hiện đang ở rải rác khắp nơi trên thế giới tự do đầy ánh sáng văn minh. Tất cả đều có đời sống ổn định, con cháu đã thành đạt trong mọi ngành nghề chuyên môn. Những điều này gợi cho em biết bao kỷ niệm thân thương của thời thơ ấu lúc còn đi học. Tự nhiên những hình ảnh xa xưa hiện lên trong trí nhớ của em thật rõ ràng. Em nhớ từng gương mặt ngây thơ non trẻ, giọng nói tiếng cười của từng bạn, nhớ cả những lời trách móc những khi hờn giỗi, cãi lẫy, nghỉ chơi, rồi lại làm quen, nhớ cả những trò chơi nghịch ngợm của tuổi nhứt quỷ nhì ma... Ôi hạnh phúc biết bao ! Thuở ấy em là cô gái nhỏ Tuổi học trò chưa vướng bụi ưu tư ... Em cảm thấy như trẻ lại, lòng em dâng lên một niềm vui háo hức rộn ràng khó tả. Em nhớ cô vô cùng ! Ước gì em có đôi cánh để bay đến bên cô tỏ bày niềm biết ơn sâu xa của lòng em lúc này. Càng nhớ càng nghĩ lại càng thương cô hơn, vì lúc nhỏ chúng em quá nghịch ngợm làm cô phải phiền lòng, đôi khi cô phải xử phạt, phải răn đe. Nhưng rồi lúc nào cô cũng khoan dung, dịu dàng nhắc nhở chúng em phải siêng năng lo học hành, nhất là phải rán để được lên

lớp nhứt vào cuối năm này, phải lo học thi để lấy bằng Sơ học, chuẩn bị ra trường, rồi còn phải lo thi vào những trường Trung học ở Saigon, hay học một ngành nghề để mai sau vào đời có công ăn việc làm giúp ích cho gia đình, xã hội. Vâng lời cô dạy bảo, từ đó chúng em bớt chơi, ham học. Riêng em phải cố gắng hết sức, vì em hay bịnh hoạn bất thường luôn vắng mặt, học hành bữa treo bữa trễ. Nhờ cô thương luôn quan tâm nâng đỡ em, nhắc nhở, ôn tập cho em từng môn học để em theo kịp chương trình, không thua kém chúng bạn. Cuối cùng em cũng đủ điểm để lên lớp nhứt. Lúc đó cô Đẹp phụ trách lớp nhứt mà các bạn ai cũng ngán vì tiếng đồn cô rất nghiêm. Vì vậy, tuy em được lên lớp mà em rất lo. Em tự biết sức học của em quá lôi thôi, chỉ ở hạng “me dốt” (médiocre), giỏi tới passable là cùng, không biết cô Đẹp có thương em như cô vậy không ? Ngày tựu trường vào niên khóa mới, chúng em thấy cô đứng trước cửa lớp nhứt trò chuyện cùng với quý cô các lớp khác mà không thấy cô Đẹp đâu. Sau đó chúng em mới rõ là cô Đẹp được thuyên chuyển sang dạy trường khác và cô lên thay thế cô Đẹp dạy lớp nhứt. Em mừng thầm vì em được học với cô thêm một niên khoá nữa. Hai niên khóa vừa qua Cours Moyen 1ère và 2è année chương trình học đã khá cao, các môn học khó hơn nhiều vì là cuối chương trình hết cấp Tiểu học, lên Cours Supérieur kể là lớp lớn rồi. Trong thời Pháp thuộc tất cả mọi môn học toán, văn, sử địa, khoa học, v.v... toàn bằng tiếng Pháp. Học sinh thời đó học tới lớp này phải biết viết được rành rẽ, nói khá trôi chảy tiếng Pháp. Nhờ cô tận tụy hướng dẫn, dạy dỗ nên chúng em đua nhau học hành không dám biếng trễ. Năm đó cô rất vui vì chúng em đều thi đậu bằng Sơ học. Nhiều bạn thi đậu có cả học bổng vô trường Trung học Nữ Học Đường Saigon. Thật là vui ! Riêng em khó mà tưởng tượng được: chẳng những em đã thi đậu, mà còn được lãnh Prix d’Excellent mới là kỳ diệu ! Cả nhà ông bà ngoại em đều rất mừng cho em. Tiếc vì em bị tật chưn do di chứng bịnh sốt tê liệt trẻ con từ mới lên ba, đi học phải có người nhà cõng đưa đến trường, vì vậy em không thể tiếp tục sự học nữa. Em rời ghế nhà trường từ đó. Thời gian đã quá lâu xa... Trên 60 năm rồi còn gì ! Nhưng kỷ niệm thời thơ ấu vẫn sống mãi trong tiềm thức của em. Tình thương của cô cũng như của quý thầy cô đã dạy em học, mở mang trí tuệ cho em, ban bố cho em số vốn kiến thức

Page 9: H i Ti c Ai - Ai Huu Tra Vinhaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_101.pdf2- Về Trà Vinh may áo quần: Ngày sau chở vải và giày về Trà Vinh, Cụ Vương Hảo Thuận

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 109

đủ làm hành trang để vào đời. Suốt thời thơ ấu em được sống trong tình thương yêu của gia tộc, tình thương yêu của quý thầy cô cùng bạn hữu, tất cả là suối nguồn hạnh phúc thiêng liêng tưới mát đời em, cho em có được cuộc sống an bình, vững niềm tin ở tình người cao đẹp. Ân sư nghĩa trọng, tình thương và ơn nghĩa của cô, em chưa có chi báo đáp, mà nay, cô vừa biết tin em sang Úc đoàn tụ, được Bộ Di Trú cho học Anh Văn, cô liền tìm mua quyển Anh Văn Đàm Thoại, có cả CD của Giáo sư Nguyễn Phú Lâm để em tập nghe tập nói. Cô không nệ tuổi cao sức yếu đến bưu điện gởi cho em. Cô đối với em vẫn như thuở nào, cô thật quá đỗi thương em. Cô như người mẹ hiền lúc nào cũng quan tâm lo lắng sự học hành cho con trẻ. Tình cao tày non Thái Nghĩa rộng tợ biển Đông Nhớ ơn cô, em hằng cầu nguyện, mong sao cho cô luôn được ăn ngon ngủ dễ, sức khỏe an khang, tinh thần minh mẫn. Em xin mượn câu: Thọ tỷ Nam San, Phước như Đông Hải kính mừng tuổi cô năm Kỷ Sửu 2009 này, kính chúc cô ăn Tết vui vẻ cùng quý quyến, vui hưởng mùa Xuân tràn đầy hạnh phúc, vô lượng kiết tường như ý.

Ki ́nh Möøng Thöôïng Tho ̣ Còn bốn mùa Xuân trọn bách niên Trên đời Thượng thọ phước vô biên Tinh thần minh mẫn luôn khang kiện Con cháu thành danh vẹn hiếu hiền Chín sáu mùa Xuân đẹp tuổi trời Tinh thần sáng suốt khỏe xơi ngơi Thân luôn điều độ hằng thơ thới Trí chẳng âu lo được thảnh thơi Con cháu sum vầy yên cuộc sống Học trò mến trọng vẹn niềm vui Tân niên Kỷ Sửu dâng lời chúc Thọ tỷ Nam San, Phước tuyệt vời Tuyệt vời Phước Lộc Thọ Tam Đa Tại cõi nhơn gian hưởng tuổi già Tới xứ tự do vui cảnh lạ Rời nơi quê quán xót tình nhà Đón Xuân con cháu về mừng tuổi Chúc Tết học trò gởi thiệp hoa Năm mới đôi vần thơ trân trọng Kính dâng quý tặng Cô làm quà.

Kính thơ, Em Dương Chiêu Anh, học trò cũ của Cô.

Thơ Xuân Kỷ Sửu 2009

Xuaân Kyû Söûu 2009

Chuột lui về ổ, đón Ngưu Vương Ngôi vị cao sang tột bực thường Chiến sự bãi binh yên thế giới

Hòa bình xây dựng đẹp quê hương Nhơn tâm đoàn kết tan thù hận

Quyền lợi quân phân dứt nhiễu nhương Bác ái đệ huynh tình gắn bó

Sống chung hạnh phúc cõi Thiên Đường Chiêu Anh Chuùc Nhau Naêm Môùi

Chuột mãn nhiệm kỳ lui xuống hang Trâu lên thay thế đón Xuân sang

Hương ngàn vườn ruộng đơm hoa trái Đồng nội đường quê trổ lúa vàng

Tấp nập chợ đêm mừng lễ hội Rộn ràng họp bạn tiệc liên hoan

Chúc nhau năm mới cùng vui Tết Hạnh phúc an khang khắp xóm làng

Chiêu Anh

Chiêu Anh - Trong sân trường Charles Darwin

University 26/4/2008

Page 10: H i Ti c Ai - Ai Huu Tra Vinhaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_101.pdf2- Về Trà Vinh may áo quần: Ngày sau chở vải và giày về Trà Vinh, Cụ Vương Hảo Thuận

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 110

CON TRAÂU CUI ( Chuyện Người thôn nữ Cà Tum ) Võ Vĩnh Kim

Thân tặng Nhựt & Cầm Trong một chung cư khang trang đắc tiền vùng ngoại ô Los Angeles, bao bọc chung quanh bởi từơng cao, xe ra vào đều phải dùng mã số để mở cổng rào tự động. Sau ngày ly dị Bob, Tammy nhận việc làm tại đây không phải vì nơi đây có nhiều Việt Kiều mà chính vì lý do khí hậu thì đúng hơn. Hai mươi mấy năm chung sống với Bob qua mau như là một giấc mộng, chỉ còn một vật hữu hình là thằng con mang hai dòng máu, nhưng nó cũng đã trửơng thành, lập gia đình và làm việc tại Dallas. Những ngày cuối tuần là những ngày cô đơn nhứt đối với Tammy, và cũng là thời gian đem về những kỷ niệm khó quên trong thời niên thiếu. Tammy từ từ để ly cà phê trên bàn trong khi Christina lật các trang từ phía sau cuốn Đặc San Hội Ái Hưũ Trà Vinh. Christina dùng ngón tay trỏ chỉ vào trang sách, nói : - Đây chị, tên của chả đó chị. Tammy vói tay lấy cặp mắt kiếng đeo vào, kéo quyển đặc san quay xưôi về hứơng nàng : - Ủa ảnh tên Danny à? họ Nguyễn nữa à? - Nguyễn , Danny Nguyễn đó. Chị đọc chữ Nguyễn đựơc đó. Tammy hơi ngựơn, nhưng thật thà đáp : - Thì chị đã nói với em là chị đọc chữ Việt chút ít thôi. - Chỉ cần thông thạo tiếng Anh là đủ rồi, Tiếng Việt không cần lắm chị ơi.. - Có khi cũng cần chớ em, biết nhiều ngôn ngữ thì vẫn tốt hơn. - Như chị đó, đâu cần đọc thông thạo chữ Việt mà chị cũng đậu BẠ. ( bằng Cử Nhơn ) như thừơng, và làm boss nhiều ngừơi Việt khác và cả ngừơi Mỹ nữa.. - Thì ngừơi nào việc nấy, ở Mỹ ngừơi nhân viên nào cũng có tinh thần trách nhiệm lắm em à, cũng như em vậy thôi, em cũng là nhân viên có nhiều trách nhiệm và chăm chỉ của hảng vậy, nhưng em hơn chị nhiều vì ngoài tiếng Anh ra em còn thông thạo Việt ngữ nữa. Còn tên Việt của ảnh là gì? - Chả nói chả tên Dân . Tammy hơi thắc mắc : - Ủa sao mà chả nói, bộ em không biết tên Việt của anh Danny à ? - Hồi quen nhau , thì cứ gọi chả là Danny, hỏi tên Việt thì chả nói tên Dân thế thôi. - Còn tên trong hôn thú thì sao.? Christina kiên nhẩn làm vừa lòng bạn cũng là boss đáng kính :

- Dạ, trong hôn thú cũng là Danny Nguyễn ạ. Christina lúc nào cũng cay cú khi nhắc đến tên ngừơi chồng đã ly dị nầy. Tammy cũng ly dị. Phải chăng vì hoàn cảnh cùng giống nhau mà hai ngừơi trở nên thân nhau, Tammy là supervisor của Châu, Châu là tên khai sanh ở Việt Nam, nhưng sau đó nàng đổi thành Christina cho ngừơi Mỹ dễ gọi. Dù quen và thân nhau nhưng Châu chưa bao giờ biết tên Việt Nam của chị Tammy.

Chị Tammy là ngừơi nghiêm trang , trong giờ làm việc tại sở làm nàng dùng tiếng Anh với nhân viên thuộc cấp, nàng nói tiếng Anh rất lưu loát và gịong nói như nột ngừơi đàn bà Mỹ, nếu không gặp nàng mà nhìn vào tên họ và nghe nàng nói thì mọi người cứ nghĩ nàng là một ngừơi đàn bà Mỹ với tên Tammy D. Anderson. Mặc dù đã ly dị chồng nhưng nàng vẫn còn mang họ Anderson, vì thông thừơng ngừơi đàn bà Mỹ lấy chồng thì tự nhiên họ trở thành chữ lót ở giữa, và vắn tắt Tammy Anderson. Châu và Tammy cùng hoàn cảnh ly dị, nhưng có khác là Châu ly dị chồng, còn Tammy thì chồng ly dị Tammy, nghĩa là khi ngừơi chồng Mỹ không còn yêu vợ nữa thì họ nạp đơn ly dị không hờn không ghen không ghét. Còn Châu thì vẫn còn hờn ghét ngừơi chồng ly dị mỗi khi nói đến ông ta. Có lần Tammy nói đùa với Châu rằng hãy coi hôn thú như là một thứ giao kèo mà thôi, trong đó bao gồm luôn điều kiện thể xác, nếu thể xác xuống cấp thì giao kèo cũng từ từ hết giá trị… Tammy uống thêm một hớp cà phê : - Ngày mai em chỉ cho chị biết mặt ảnh nhé.

Page 11: H i Ti c Ai - Ai Huu Tra Vinhaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_101.pdf2- Về Trà Vinh may áo quần: Ngày sau chở vải và giày về Trà Vinh, Cụ Vương Hảo Thuận

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 111

- Thông thừơng thì hồi chưa ly dị nhau, năm nào tụi em cũng đi dự Tiệc Xuân của Đồng Hương Trà Vinh, những năm sau nầy, sau khi ly dị, không biết chả còn đi nữa không, vì mấy năm liền em không có đi, em đâu phải ngừơi Trà Vinh, em ở Bến Tre mà. Tammy nhờ Châu tìm trong Đặc san Trà Vinh, nơi danh sách đồng hương, để tìm ngừơi thân của nàng ngày xưa. Nhưng nàng thất vọng vì chẳng có tên Nguyễn văn Dán . Vâng, nàng có ý định tìm Dán từ lâu rồi, ý định nầy trổi dậy trong trí nàng khi còn sống chung với Bob. Hình ảnh của Dán lúc nào cũng sống mãi trong tim nàng. Hình ảnh đó đã đeo đuổi nàng mấy chục năm nay từ ngày nàng rời bỏ miền quê đi Sài Gòn, rồi bị đem đi Mỹ , lấy chồng –Bob, ly dị, và bây giờ thì cô đơn. Từng chi tiết trong đời nàng không sao quên đựơc. Trong ngày làm việc, sự bận rộn đã xua đuổi hình ảnh Dán nhưng rồi những kỷ niệm xưa lại về với tim nàng trong lúc cô đơn.

*

Tammy nhớ rõ lắm, ngày đầu tiên theo Dì Năm về Cà Tum sống chung với gia đình của Dựợng Năm, khi gần tới nhà thì nàng thấy con trâu cui đứng một mình trên sân ăn rơm khô, trong khi dứơi ruộng thì thằng nhỏ độ hơn mừơi tuổi đang đứng coi bầy trâu đang ăn cỏ tươi. Thằng nhỏ chỉ trân tráo nhìn, rồi Dựơng Năm nói với nó: Ngày mai , thằng Dán lùa bầy trâu đi ăn cỏ còn con Tằm thì dẫn con trâu cui theo.

Rồi từ đó hai đứa trẻ quen nhau và thân nhau hơn. Dán là con của ông Từ ở đình, nhà nghèo nên cha mẹ đợ con để lấy lúa hàng năm, Dán đã ở đợ cho gia đình Dựơng Năm hồi mừơi tuổi nay nó cũng mừơi hai tuổi rồi, nó lội sông giỏi như rái. Ngày ngày, sáng dậy sớm, theo Dượng Năm ra ruộng đi cày, Dựơng Năm cày trứơc nó cày sau, có khi vì nhỏ con quá, nó không kìm giữ đựơc cặp trâu cày, nên hai con trâu kéo cái cày chạy qua bên ruộng hàng xóm, Dựơng năm phải để hai con trâu kia đứng nghỉ mà phụ giúp nó. Đến khi thả cày thì đi coi trâu, vừa giữ con trâu cui riêng rẽ để đàn trâu kia không chém con trâu cui. Chiều đến, cột

trâu, lấy rơm làm đống un, un khói cho trâu khỏi bị muỗi cắn. Đến mùa lúa thì nó làm tất cả mọi việc như Dựơng Năm vậy, nghĩa là nó cũng chống xuồng chở lúa từ ngoài đồng về sân, phơi lúa, cột trâu và đánh trâu đạp lúa, vê luá, xúc lúa ví vô bồ, trong khi Tằm thì phụ với Dì Năm giữ em nhỏ, chụm lửa rơm nấu cháo heo. Ngày tháng dần qua. - Dán, leo bẻ trái dừa giùm đi, dựơng năm biểu đó. Tằm nói với Dán. Dán liếc nhìn Tằm đáp lại : - Dừa gì, dừa khô, dừa cứng cạy, hay dừa nạo ? - Còn hỏi nữa, dừa khô mới nạo làm bánh tét đựơc chớ, Dán trêu : - Bộ dừa nạo, nạo không đựơc à.? Tằm thật thà đáp : - Người ta nói làm bánh tét thì cần dừa khô chớ bộ, còn dưà nạo thì để cho khách uống giải khát kià. - Thì ngừơi ta nói dừa nạo, nạo cũng đựơc chớ bộ. Tầm nũng nĩu : - Thôi đi, làm khó ngừơi ta hoài. Dán đựơc thế nói thêm : - Làm khó gì đâu . Nếu làm khó sao ngừơi ta lội qua sông đuổi con trâu cui giùm ai hồi năm xưa đó. Tằm vén tóc, nói: - Thì hồi đó ngừơi ta còn nhỏ mà, ngừơi ta chưa biết lội, - Còn bây giờ thì lội hay quá rồi phải hôn? Phải biết vậy ngừơi ta không thèm tập cho lội thử bây giờ có ai biết lội hôn à. Tằm bẻn lẻn nhớ lại gần một năm trứơc đây, Tằm nằm trên hai cánh tay của Dán, hai tay bơi trong nứơc, hai chân đập đùng, Dán nâng nàng trên mặt nứơc, lúc đầu thân thể nàng chìm lĩm xuống nứơc, Dán nâng nàng lên rất tự nhiên, Dán đã cố công tập cho nàng, nhờ vậy nàng cũng tự lộị một mình để theo con trâu cui. Nhưng có điều là bây giờ nàng không còn giữ con trâu cui nữa, Dán thì kiêm nhiệm giữ luôn con trâu cui, vì dựơng Năm nói Dán năm nay lớn rồi. Tằm hơi ngựơng khi nghe Dán nhẳc lại việc Dán dạy cho nàng bơi lội: - Phải biết vậy, ngừơi ta không thèm học lội. Dán hối hận: - Thôi thì mình bỏ qua chuyện hồi còn con nít ấy đi nhé, chịu hôn ? Tằm im lặng. Rồi Dán thoăn thoắt trèo lên cây dừa nhanh nhẹn như là con khỉ trong khi Tằm đứng nhìn lên, rồi chợt Tằm bẻn lẻn đi nhanh vào nhà . Đã ba năm sống gần gũi bên nhau, tình thân càng ngày càng nhiều. Từ khi gọi nhau bằng thằng Dán, con Tằm; rồi hai đứa bẻn lẻn khi gọi tên nhau xưng

Page 12: H i Ti c Ai - Ai Huu Tra Vinhaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_101.pdf2- Về Trà Vinh may áo quần: Ngày sau chở vải và giày về Trà Vinh, Cụ Vương Hảo Thuận

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 112

“tui” và bây giờ thì tự nhiên xưng là “ngừơi ta” khi đối đáp với nhau. Và tiếng “ngừơi ta” nầy không biết ai gọi ai trứơc. Có những buổi chiều, sau khi trời tạnh mưa, ánh mặt trời còn le lói về hứơng Sóc Mẩn, trong khi ngồi chụm lửa rơm nồi cháo heo, Tằm hay suy nghĩ mông mênh không thứ tự thời gian. Bà ngoại mất rồi thì đựơc Dì Năm, em của mẹ dẫn về đây, còn ba và mẹ? Tằm chưa biết mặt bao giờ. Có lần nghe chú Tư nói với Dựơng Năm “nghĩ ra con nầy trời cứu thật, má nó chết, tất cả mười ngừơi trong xe lam đều bị mìn nổ tan xác, chỉ còn nó mà thôi, nhờ nó văng vô rẫy bí, bí đở nó đó chớ”, và sau đó Dì Năm cho biết thêm : thuỡ ấy Tằm chỉ mới năm tháng, mẹ ẵm nàng về nội để dự đám mãn tang ba. Thế thì Tằm mồ côi mẹ từ lúc ấy. Còn ba? Dì Năm nói rằng ba đã bị lính phục kích bắn chết trong lúc mẹ mang thai. Thế thôi, Tằm cũng không tìm hiểu gì thêm. Hàng ngày Tằm chỉ làm việc mình phaỉ làm, và lớn dần trong những công việc đồng quê quen thuộc ấy.

Những ngày còn nhỏ chưa biết nấu cơm thì Tằm dẫn con trâu cui đi ăn cỏ trên bờ đê, trong khi thằng Dán thì coi đàn trâu kia, vì con trâu cui hiền quá, nó nhìn không giống con trâu nào. Mình thì tương đối to tròn hơn con trâu thừơng, cặp sừng thì quặp xuống và bổ về phiá trước mà lại ngắn hơn sừng con trâu cái còn tơ, con trâu cui nầy rất sợ những con trâu kia, mỗi khi nó đến gần con nào thì con ấy xịt và rựơt chém nó bằng cặp sừng bén nhọn. Một đặc điểm đáng nói là con trâu cui nầy rất thích ăn bông lúa chín trong ruộng lúa, và cũng rất thích ăn lúa hột phơi trên sân, chính vì vậy mà Dựơng Năm bảo Tằm giữ nó riêng ra. Một

ngày nọ Tằm bận giữ em , thằng Dán coi luôn con trâu cui, đến khi Dựơng Năm la lớn lên “ Thằng Dán đâu mà con trâu cui ăn lúa đám kià”. Nghe thế thì Tằm đưa em cho Dì Năm ẳm rồi chạy vội ra đuổi con trâu cui thì thấy Dán đang nằm ngủ ngon lành trên bờ đê. Tằm lẩm bẩm: Mừơi bốn tuổi rồi , còn ngủ hoài. Thời gian qua, rồi nàng biết vo gạo nấu cơm, phụ Dì Năm làm thức ăn thông dụng và đơn sơ như canh cải, canh bầu, canh bí hầm dừa, canh chua, tép rang, cá kho, trứng vịt chưng mấm vv…Và ngày nay, chẳng những Tằm làm lấy rất thuần thuộc mà còn biết gói các lọai bánh làm từ gạo nếp như bánh tét, bánh dừa, bánh ích ... Trong gia đình, Tằm quán xuyến mọi việc, đóng vai chị cả trông giữ ba đưá em

* Một ngày kia. Mưa như thác đổ, gió thổi mạnh, thỉnh thoảng có tiếng sét ầm vang với những tia sáng loé lên trên nền trời , nứớc chảy mạnh hơn trong con kinh đào dẫn nứơc từ sông vào ruộng. Dán cố hết sức mình chóng chiếc xuồng đầy luá bó trong khi Tằm ngồi phiá trứơc ướt đẩm người dù mang một chiếc áo mưa cũng ráng sức bơi phụ với Dán ngựơc dòng nứơc chảy và cũng ngựơc chiều gió thổi. Hôm nay Dựơng Năm bận đi đám cưới ngừơi cháu, nên Tằm và Dán phải đi chở luá từ ruộng sâu về sân, ban trưa trời còn nắng, nhưng xế lại trời vụt đổ mưa. Dán nói lớn như gào trong gió : - Ráng lên , trời sắp tối rồi Tằm đưa ý kiến như báo động : - Nứơc chảy mạnh qúa, xuồng khẩm qúa. - Tát nứơc đi, để “ngừơi ta” chóng một mình đựơc mà. Tằm gác dầm lên xuồng, quay ngừơi ra phiá sau dùng gào bện bằng lá dừa nứơc múc từng gào nứơc trong xuồng đổ ra. Một luồn gió mạnh, Dán kho6ng thể kìm giữ cho xuồng đi thẳng , xuồng quay ngang, nứơc chảy đẩy mạnh làm xuồng mất thăng bằng. Tằm la lớn trong hoản hốt : - Anh ! ! !. Xuồng ...chìm. Tằm bị mất thăng bằng, té xuống kinh. Dán nhanh nhẹn nhảy ầm xuống nứơc , nhưng Tằm tĩnh táo lội và Dán nắm lấy tay Tằm cùng lội vào bờ.... Sau khi hai ngừơi vớt xong xuồng luá thì trời đã tối và mưa cũng tạnh, gió giảm dần. Dán hỏi trỏng không kêu tên: - Lạnh không ? Tằm nhỏ nhẹ đáp trong khi run lặp cặp: - Lạnh... lạnh lắm. Còn. . . anh? - Cũng lạnh. Sắp tới nhà rồi, vô nhà đốt lửa hơ thì hết lạnh à. Đêm hôm đó, Tằm bị cảm lạnh. Dựơng Năm không có ở nhà, Dì Năm bảo Dán đi lại tiệm tạp hóa

Page 13: H i Ti c Ai - Ai Huu Tra Vinhaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_101.pdf2- Về Trà Vinh may áo quần: Ngày sau chở vải và giày về Trà Vinh, Cụ Vương Hảo Thuận

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 113

hàng xóm mua thuốc cảm hiệu 3 con cò đem về cho Tằm uống. Dì Năm nói với Dán: - Thì mầy đem vô cho nó uống đi, rót nứơc trà trong bình tích , tao mới nấu hồi nảy đó. - Dạ, nhưng Tằm còn ngủ mà Dì - Nó nóng nên nằm mê chớ không phải ngủ đâu, con trai mười sáu tuổi mà còn khờ qúa vậy. Dán cầm gói thuốc cảm hiệu 3 con cò và tách nứơc trà nóng rón rén bứơc vào phòng riêng của Tằm. Đã lâu lắm rồi Dán đâu dám vào phòng nầy kể từ khi hồi còn chơi trò trốn kiếm cùng với thằng con lớn của Dì Năm những năm trứơc. Đây là lần đầu tiên Dán vào phòng một co6 gái. Vén cửa màng vải bông, tim Dán đập mạnh, chiếc đèn dầu leo lét trên bàn gổ nhỏ, Dán thấy lờ mờ quần áo máng trên sợi dây cột trong góc phòng từ phía vách nầy qua phiá vách kia. Không biết taị sao Dán muốn thấy những y phục của ngừơi con gái rõ hơn. Có phải các y phục nầy che khuất thân thể huyền bí của Tằm? Chợt Tằm cất tiếng hỏi nho nhỏ vừa đủ hai ngừơi nghe: - Ai đó ? Dán ngập ngừng đáp : - Nè, thuốc nè. Uống đi có nứơc trà nóng nè - Đưa đây ! Đâu.?. Giọng Dán dừơng như nghen lại. : - Đây ! đây.!!.. - Đưa vô trong nầy không đựơc à ?. - Đựơc hả. ? Tằm đưa tay ra đở lấy ly nứơc vo6 tình đụng bàn tay Dán, Dán im lặng không nói gì nữa, chợt Dán ngã toàn thân vào trong mùng, ôm lấy Tằm, thân mình Tằm nóng hổi, sức nóng làm cho Dán phản ứng tự nhiên buông lỏng Tằm ra, Tằm ghì chặc cánh tay Dán làm ly nứơc trên tay Dán đỗ trên nền nhà. Dán vội cầm cái tách cạn nứơc bứơc ra khỏi phòng để đi lấy thêm nứơc. Tằm nói như mời mọc Dán trở lại, gịọng khô khan : - Không cần uống thuốc đâu, “ ngừơi ta” khoẻ rồi. Không cần nứơc nữa. Từ đó, hai ngừơi ít nhìn nhau trong những bửa cơm ăn chung. Tằm thừơng hay diện dẫn lý do đút cơm cho em bé để ăn cơm sau một mình cốt để tránh cái nhìn có ý dò xét cuả Dì Năm, còn Dượng Năm hầu như không để ý gì, tối ngày cứ la hét mấy đứa nhỏ và cả Dán nữa mỗi khi con trâu cui ăn bông lúa chín. Dù sao thì Dựơng Năm cũng cải tiến nhiều, nay chỉ còn la hét Dán mà thôi không còn chửi thề lổ mãng hay bạt tay vào mặt Dán mỗi khi con trâu cui ăn lúa.Dựơng Năm không có cái tính chất phát thật thà của ngừơi nông dân, mà có tánh độc đoán, cộc cằn và thô lổ nên Dán rất sợ Dựơng Năm. Tằm thì không thích Dựơng Năm, chỉ thương Dì Năm mỗi khi bị Dựơng Năm la chửi và mến các em nhỏ. Tằm cũng chẳng biết phải

làm gì hơn để giúp Dì Năm. Hàng năm, một cái áo trắng mới với cái quần đen mỗi khi Tết đến, cùng số tiền rất nhỏ Dì Năm cho cộng với cơm ăn hàng ngày nuôi thân thể Tằm cao lớn, đó là công lao của Dì Năm nuôi dưỡng Tằm vậy. Nghĩ ra thì thân phận của Dán và Tằm cũng chẳng khác gì nhau. Dán phụ việc đồng áng với Dựơng Năm còn Tằm thì lo phụ Dì năm trong việc nội trợ, Dán ngoài việc đem sức lao động của mình để nuôi thân còn đền đáp lại công ơn cha mẹ, còn Tằm thì chỉ đem sự lao động nuôi chính bản thân mình mà thôi. Tằm là cô gái có suy nghĩ sâu sắc hơn Dán. Phải chăng sự sống gần gủi bên nhau trong cùng một hoàn cảnh đã dẫn đến tình cảm mến nhau? Đã trưa rồi mà Dựơng Năm còn nằm ngủ ngáy khò khò trên bộ ván gỏ nhà trên, vì hôm qua là ngày giổ, Dựơng Năm vui quá với bạn hàng xóm, uống nhiều rựơu say mèm. Dựơng ngủ suốt đêm, sáng ra , uống một ly nứơc lạnh rồi ngã lăng ra ngủ nữa. Dượng Năm không đi ruộng với Dán. Hôm nay một mình Dán phải giữ bầy trâu kia và con trâu cui và cũng phải vớt hết hai công lúa bó còn nằm nứơc từ hôm qua. Dì Năm trông từng phút đợi Dựơng Năm dậy ăn cơm và đi ruộng đồng thời cũng đem cơm trưa cho Dán luôn, nhưng đợi mãi đến trưa rồi mà Dựơng Năm vẫn còn ngaý ngủ tỉnh bơ, chợt Dì Năm nói : - Tằm à, hay là mầy chóng xuồng đem cơm cho thằng Dán đi. Tằm ngần ngừ : - Hồi sáng, y ta có mang theo đòn bánh tét, con nghĩ anh ta ăn đủ no mà Dì. - Không no đâu, con trai mười sáu nó ăn như cọp vậy đó. Tằm cũng muốn nhân cơ hội nầy đề nói chuyện riêng với Dán, nhưng nói thêm, thử ý Dì Năm: - Chút xíu nữa thì Dựơng Năm dậy hè. - Không dậy nổi đâu, tao biết ổng mà, nếu ổng dậy thì ăn cơm rồi ngủ nữa, thôi mầy đi đi. Tằm nói giọng miển cửơng : - Dạ !. Tằm không nói gì, lấy chiếc nón lá đội lên đầu, bưng thau cơm đầy với vài cục thịt heo kho trong đó, Tằm thấy Dì Năm ngó theo. Chiếc xuồng nhẹ nhàng lướt theo dòng nứơc, trời nóng bức, thỉnh thoảng , một luồng gió nhẹ làm mát mặt nàng, lòng sung sứơng. Trên cánh đồng rộng bao la, hầu hết lúa còn đầy đồng, bông quằn nặng trĩu, xen lẩn vài thửa ruộng đã gặt xong còn trơ gốc rạ. Kìa Dán kia rồi, trên vai gánh hai bó lúa nặng nhọc bứơc từng bứơc dứơi thửa ruộng lầy lội, trong khi đàn trâu kia đang ăn những gốc rạ còn lại sau vụ gặt hôm qua, còn con trâu cui thì đang cột trên bờ đìa cũng ăn gốc rạ cắt sẵn. Dán vừa để hai bó lúa xuống bờ ruộng xếp thành

Page 14: H i Ti c Ai - Ai Huu Tra Vinhaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_101.pdf2- Về Trà Vinh may áo quần: Ngày sau chở vải và giày về Trà Vinh, Cụ Vương Hảo Thuận

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 114

hàng phơi dứơi nắng, thì ngẩn đầu lên thấy Tằm cũng vừa cắm xào đậu xuồng. Tằm nói gịong ân cần : - Đói bụng hôn, ăn cơm đi. - Thôi để ngừơi ta vớt hết lúa bó rồi sẽ ăn. Tằm nói như năn nỉ : - Trời xế rồi, ngừơi ta biết ... anh đói mà. Ăn rồi sẽ vớt sau, có muộn đâu. Dán cắt nghĩa : - Nứơc lớn rồi đó, nếu hôm nay vớt không hết lúa bó thì Dựơng Năm chửi chết. - Nhưng mà bụng đói thì làm sao vớt nổi. Dán như nhận ra thực tế: - Ừ, ăn thì ăn. Ngồi cạnh bụi trăm bầu, Tằm bẻ mấy nhánh lá trăm bầu lót trên mặt đất , quay lưng về phía con trâu cui cách nó chừng vài chục bứơc. Dán ăn tự nhiên, không nói một lời, thỉnh thoảng liếc nhìn Tằm, Tằm mở lời : - Đói hả.? - Ừ, Hồi sáng tới giờ, một đòn bánh tét không đủ.

Tằm nhỏ nhẹ : - Ngừơi ta biết mà, ăn nữa đi, bới thêm cho. - Thơi, no rồi. Dán nhìn lên thì thấy Tằm chăm chú nhìn mình, Tằm mĩm cừơi duyên dáng, đặt chiếc nón lá bên cạnh, tay vén mấy cọng tóc may, Dán hồi hợp qúa, để cái chén xuống trong lúc Tằm vói tay kéo cành trăm bầu, chén rơi nhẹ trên tay Tằm, Dán chụp lấy tay Tằm, Tằm để yên bàn tay không cử động, bốn mắt đăm đăm nhìn nhau. Chợt Dán trừơn mình tới tay kia vồ lấy cổ Tằm, Tằm mềm nhũn ngừơi. Hai ngừơi ôm sát nhau hơn. Thời gian như lắng đọng lai..Khung trời đồng quê dừơng như chỉ dành riêng cho hai tâm hồn . . . Tằm nhìn thân hình lực lửơng của Dán, tay vỗ vai Dán, nói trong âu yếm : - Dậy, dậy đi, chiều rồi, nứơc lớn ngập rồi . Dán giựt mình ngồi bật dậy vẻ hốt hoảng: - Chết rồi, chết rồi, con trâu cui, con trâu cui... - Con trâu cui sao? - Con trâu cui đâu ?

Tằm bây giờ mới nhớ ra, nhìn về phiá sau lưng nơi cột con trâu cui thì không thấy nó đâu hết, nàng lo lắng : - Nó đâu rồi, còn mấy con trâu kia đâu ? Dán vừa chỉ bầy trâu kia vừa nói : - Đó đó, tụi nó vẫn còn ăn và nằm trong ruộng đó. Còn con trâu cui đâu? - Làm sao ngừơi ta biết, mình lội vòng vòng kiếm nó coi, nứơc lớn , nứơc dâng cao quá rồi. Chợt Dán nhanh nhẹn nhảy xuống ruộng lúa lội về phía sau rặng trăm bầu. Gío thổi nhiều hơn, mặt trời xế chiều, nắng nhạt. Tằm cảm thấy lành lạnh, trong khi Dán vẫn mình trần lội kiếm con trâu cui. Tằm nôn nóng chờ đợi, bỗng có tiếng Dán hét lên bên kia rặng trăm bầu.: - Trời ơi, nó chết rồi - Anh nói gì? Con trâu cui sao rồi ? - Nó chết rồi nè. Mau mau chóng xuồng qua đây coi. Tằm vội vã chóng xuồng qua bên kia rặng trăm bầu, nàng điến hồn; con trâu cui đang bị ngộp nứơc chết vì mắc lầy. Cả hai đều lúng túng chẳng biết làm sao. Dán nói trong sợ hãi : - Làm sao bây giờ? Tằm bình tĩnh hơn : - Về kêu Dựơng Năm - Không đựơc đâu , ổng đánh chết, làm sao bây giờ ? Dán gầm thét kêu trời nhiều lần. Trong một thóang , Tằm đề nghị : - Bình tĩnh lại, hay là ngừơi ta về kêu Dựơng Năm, nói tại ngừơi ta dẫn nó đi, nó mắc lẫy nên nó chết. Dán vẫn còn bối rôí : - Không đựơc đâu, tui coi nó, bây giờ tui để nó bị ngộp nứơc nó chêt là tại tui mà. Dựơng Năm sẽ giết tui. Tằm bạo dạn cầm lấy tay Dán : - Dán, bình tĩnh lại đi, để ngừơi ta tính coi. - Tính gì , nó chết rồi thì tui cũng chết thôi. Dựơng Năm sẽ giết tui. Tằm ôm lấy Dán, cố an uĩ, : - Anh ... anh Dán, chuyên lở rồi, mình bây giờ về cho dựơng Năm biết . - Không đựơc, ổng sẽ giết tui mà .Không đựơc mà. - Vậy chớ anh muốn thế nào ? Dán noí như không suy nghĩ : - Tui trốn về ngoại tui ở. - Ở đâu ? - Mỏ Cày. - Không đựơc đâu. Tằm tìm ra giãi pháp, và bảo Dán : - Bậy giờ em chóng xuồng về để . . .

Page 15: H i Ti c Ai - Ai Huu Tra Vinhaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_101.pdf2- Về Trà Vinh may áo quần: Ngày sau chở vải và giày về Trà Vinh, Cụ Vương Hảo Thuận

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 115

Dán bối rối cắt lời Tằm : - Còn con trâu cui thì sao ? - Anh ở đây, lùa đàn trâu kia về chuồng, em sẽ lo việc con trâu cui. - Lo thế nào, Dựơng Năm sẽ giết tui mà. - Anh bình tĩnh để em lo mà. Dán im lặng không nói gì nữa, đứng trơ trơ nhìn con trâu cui. Tằm chóng xuồng về nhà, con nứơc lớn , gío nhiều, xuồng đi ngựơc gío, ngựơc dòng, lòng cũng lo lắng, và vạch ra trong đầu những câu trả lời sẳn sàng khi Dựơng Năm hỏi trong khi nổi giận. Trời đã tối, nứơc bây giờ đã vực ròng, Dựơng Năm sau con giận la lối um sùm, bây giờ ông ta và Tằm chóng xuồng ngựơc lại nơi Dán còn chờ cùng với xác của con trâu cui, miệng vẫn lải nhải chửi Dán. Nhưng khi hai ngừơi đến nơi rọi đèn dầu thì thấy xác con trâu cui nằm đó, Dựơng Năm và Tằm kêu gào mãi mà không nghe Dán trả lời. Linh tính báo cho Tằm biết rồi. Mấy ngày liền, Dán không về nhà, Dựơng Năm có nổi giận , rôì thì xẻ thịt con trâu cui, chia thịt cho hàng xóm và một bửa tiệc nhậu cũng vui, Dựơng Năm nói con trâu cui già rồi chỉ dùng để đạp lúa giống mà thôi cũng không có gì phải tiếc nó lắm. Như vậy là Dựơng bỏ qua rồi. Nhưng tại sao Dán không về, Tằm buồn qúa. Phải chi mấy ngày trứơc nàng không đem cơm cho Dán thì đâu thể nông nổi nầy, nàng vừa trách mình vừa luyến tiếc những giây phút êm đềm thần tiên ấy. Dì Năm đi gặp má Dán hỏi thì bà nói bà không biết. Dán còn quanh quẩn đâu đây đợi cho Dựơng Năm hết giận rồi về, nhưng tại sao đã mấy ngày rồi mà Dán không về ? Hay là trốn về Mỏ Cày rồi ? Ngày qua ngày, một tuần, rồi mừơi ngày rồi nữa tháng, Dán vẫn không trở lại. Bây giờ thì Tằm phải làm công việc của Dán, nghĩa là ngày ngày Tằm phải đi coi đàn trâu kia, ở ngoài đồng suốt ngày, dù mưa hay nắng, nhưng không có con trâu cui, Tằm cảm thấy như mất một thứ gì quen quen. Còn Dựơng Năm thì làm nhiều việc hơn nên trở nên cao có và la mắng đàn con nhiều hơn dù với lý do không gì quan trọng . Tằm cảm thấy chán ghét cảnh sống nầy qúa rồi. . . Từ ngày Tằm đựơc một ngừơi hàng xóm làm trong hảng dệt vải giới thiệu với Cô Tám cho nàng một việc làm nấu cơm và giặt ủi quần áo trong nhà Cô Tám đến nay đã hơn một tháng, ngoài miếng ăn hàng ngày còn đựơc trả tiền nhiều hơn .Nhà Cô Tám còn có

tài xế lái xe cho Dựơng Tám nữa, hơn tháng nay, Dựơng Tám chưa bao giờ hỏi chuyện gì với nàng. Nàng nhận lệnh trực tiếp từ Cô Tám mà thôi. Ngừơi giàu có ở Saì Gòn thật là sứơng qúa. Mọi việc trong nhà thì có ngừơi ở đợ làm hết, mọi ngừơi trong nhà muốn đi đâu cũng có tài xế đưa đi, chỉ trừ nàng, tuy biết vậy, nhưng nàng cố gắng làm vài tháng kiếm thêm số tiền nữa, rồi nàng xin phép Cô Tám nghỉ vaì hôm để về Mỏ Cày tìm Dán vì ngừơi ta nói Dán đã về quê ngoại ở Mỏ Cày rồi. Nhưng dòng đời đâu có trôi theo ý nghĩ và sự mong muốn của nàng. Mấy ngày nay Sai Gon giới nghiêm, giới nghiêm đối với nàng chẳng có nghĩa gì, vì suốt ngày cũng như đêm nàng chỉ biết có cái bếp và cái giếng nứơc trong nhà mà thôi. Hôm nay, Cô Tám bảo nàng lo phụ dọn đồ đạt gọn ghẽ theo Dựơng về Cần Thơ. Nàng vâng lời. Rồi anh tài xế chở gia đình Cô Tám gồm năm ngừơi và nàng nữa cùng với một số quần áo, Nàng ẩm thằng nhỏ nhứt lên ba tuổi, Cô Tám dẫn hai đứa lớn, đứa 10 tuổi và 5 tuổi, còn Dựơng Tám thì xách caí cặp da rất gọn nhưng trông hơi nặng nặng. Khi ra ngoài đừơng nàng mới thấy nhiều ngừơi đi tới đi lui vẻ hấp tấp, xe chạy bóp kèn inh ỏi. Ra đến Bến Tàu, nàng thấy có rất nhiều ngừơi ở đó chen lấn nhau lên tàu. Nàng cũng lên tàu cùng gia đình Cô Tám về Cần Thơ trừ anh tài xế. Nhưng sự thật thì sang qua tàu Mỹ rồi gia đình Cô Tám đi Mỹ, nàng cũng bị đi Mỹ. Sau mấy lần chuyển trại, cuối cùng nàng và gia đình Cô Tám định cư tại một thành phố nhỏ gần biên giới Canada dứơi sự bảo trợ cuả Ông Bà Anderson, cha mẹ của Bob. Ngừơi bảo trợ mứơn cho gia đình Cô Tám một nhà ở riêng. Mấy tháng đầu tiên sống ở đây, nàng cũng vẫn làm những công việc như hồi ở Việt Nam, nhưng có máy giặt, maý sấy điện chỉ còn ủi quần áo bằng tay mà thôi. Nấu nứơng thì có bếp ga, không còn chụm than như ngày xưa nữa. Chỉ có điều khác là nàng không đựơc trả tiền. Đến mùa khai giảng niên học mới, vì tuổi 17 , ngừơi bảo trợ ghi danh cho nàng học lớp 11. Đây là lần đầu tiên trong đời nàng đi học, nàng phải học và nói tiếng Anh. Những ngày đi học thật là chán nản. Trong lớp toàn là học sinh Mỹ trắng, những gì chúng nói chúng làm, nàng chẳng hiểu gì, nàng thật là ngơ ngác trong một xã hội hoàn toàn xa lạ. Nhưng dần dần, nàng nghe và hiểu chút ít qua cảm quan . Tằm thật ngạc nhiên khi nghe Bob nói chuyện với Dựơng Tám bằng tiếng Việt Nam rất thông thạo. Đôi khi Dựơng Tám cũng nói tiếng Anh với Bob, nàng không hiểu gì. Lần đầu tiên Bob chậm rãi hỏi nàng bằng tiếng Việt : - Chào cô, cô có nhớ nhà không ? Nàng đáp liền không suy nghĩ: - Nhớ chớ.

Page 16: H i Ti c Ai - Ai Huu Tra Vinhaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_101.pdf2- Về Trà Vinh may áo quần: Ngày sau chở vải và giày về Trà Vinh, Cụ Vương Hảo Thuận

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 116

- Cô có nhớ Ba Mẹ cô không ? Tự nhiên Tằm hoà lên khóc. Bob không nói gì thêm, Bob đưa cho nàng chiếc khăn giấy, nàng cầm chiếc khăn giấy tay trái trong khi nàng dùng tay phải quẹt nứơc mắt. Bob hiểu ý, nói như an ũi : - Tôi xin lỗi cô, cô Tằm, tôi sơ ý qúa. Sorry, Truely sorry. Tằm ngẩn mặt lên nhìn Bob, nói trong thổn thức : - Ba Má tôi chết hết rồi. - Xin lỗi, xin lỗi Cô Tằm, tôi sẽ không hỏi nữa. Nàng lấy lại bình tĩnh : - Ông nói tiếng Việt hay quá Bob sửa ngay : - Cám ơn cô Tằm, xin cô gọi tôi bằng Bob, tên tôi là Bob, đừng gọi bằng ông. OK ? Tằm gặt đầu. Bob đề nghị thân thiện : - Từ nay tôi gọi cô là TAM, thân mật hơn , TAMMY. OK ? Cô gọi tôi là BOB. OK? Tằm mĩm cừơi nói ngập ngừng: ok ! ok ! Bob. Hàng đêm Bob chở Tammy đi học thêm Anh Văn cơ bản , ban ngày thì theo học lớp 11 tại trừơng trung học. Bob là giáo sư giãng dạy môn Quản Trị Kinh Doanh tại một đại học cộng đồng tại thành phố nầy, là con trai của ông bà bảo trợ cho gia đình Cô Tám. Bob rất tận tâm dạy kèm cho Tammy bắt buộc Tammy phải nói tiếng Anh với Bob mỗi khi trò chuyện, nhờ vậy Anh Văn của Tammy càng ngày càng cải tiến. Muà đông bắt đầu, trời trở nên giá lạnh, gia đình Cô Tám ngỏ ý dời đi tiểu bang khác, nơi ấm áp hơn, nhưng không muốn đem Tằm cùng đi. Bob cho nàng biết ý định đó, Tammy buồn lắm, dù sao thì xứ lạ quê ngừơi, gia đình Cô Tám vẫn là thân thiết nhứt đối với Tammy, nàng khóc nhiều, Bob ôm nàng trong tay, Tammy đã quen với lối ôm và hôn theo kiểu Mỹ mà không phải là vợ chồng hay ngừơi yêu. Gia đình Cô Tám đi rồi, Tammy về ở chung với ngừơi bảo trợ, cha mẹ của Bob, để tiếp tục học hết trung học. Tammy là cô gái thông minh, chăm chỉ chịu khó, và nhờ sự hứơng dẫn giúp đở của Bob, hai năm sau nàng tốt nghiệp bằng trung học, và với sự khuyến khích của Bob, nàng ghi danh học đại học cộng đồng khoa quản trị kinh doanh, bấy giờ nàng trở thành học trò chính thức của Bob. Sau hai năm, nàng lại đựơc học bổng theo học viện đại học của Tiểu Bang New York. Ông bà bảo trợ Anderson hết lòng hổ trợ cho Tammy. Cũng như hầu hết những học sinh

đại học khàc, Tammy cũng đi làm part time tại một department store để ứng dụng kiến thức học đựơc ở trừơng. Trong thời gian nầy, tình yêu chân thật đã đến với Bob và Tammy. Và một ngày nọ trong một bửa ăn tối tại nhà hàng sang trọng, Bob đã qùy trứơc mặt nàng đưa ra chiếc nhẩn kim cương xin cứơi nàng làm vợ. Nàng vô cùng sung suớng, nhưng hẹn hôn lễ sẽ đến sau ngày nàng tốt nghiệp. Rồi việc gì đến đã đến. Tammy ra trrường, có việc làm ngay, rồi trở thành vợ của Bob, Cô Dương thị Tằm đã trở thành bà Tammy D. Anderson. Tammy từ một cô gái quê, ở đợ cho ngừơi có tiền, vì hoàn cảnh bất ngờ phải bỏ quê hương, và chỉ có sáu năm học đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời

* Tammy cho xe rẻ vào xa lộ cao tốc, Châu mở lời : - Hôm nay chủ nhật, ít xe hén chị. - Ờ há. Ngày thừơng con đùơng nầy mỗi bên 5 lanes, bên nào xe cũng đầy ngẹt, nối đuôi nhau chạy chậm như kiến bò vậy. Tammy vẫn giữ tốc độ nhàn hạ 70 mile/ giờ, trong khi Châu ngồi bên cạnh nhìn ra cửa sổ nói : - Chắc muà đông trên New york lạnh lắm phải không chị ? - Chẳng những lạnh mà tuyết nhiều lắm em à. - À, mà sao hồi đó Cô Tám không dẫn chị đi theo? Tammy vừa lái vừa nói vẻ ngập ngừng: - Chị nghĩ là hồi ấy, có lẻ Cô Tám khai với chính phủ Mỹ số vàng nào đó Dựơng Tám mang theo, nên không nhận đựơc sự trợ giúp của Welfare, Cô phải xài tiền túi, mà phải nuôi thêm chị nữa ...nên .. - Có thể là Cô nghĩ qua Mỹ, chị vẫn là ngừơi ở chớ gì ? - Maybe. Thôi, đời mà em, ngừơi có tìền ai mà không muốn bảo vệ túi tiền của họ. . . À chừng nửa giờ nữa thì tới Little Saigon chớ gì? Trong khi đó vài chiếc xe ở lane bên kia vựợt qua mặt, Châu đáp : - Dạ, chỉ khoảng thời gian ấy thôi vì chị lái hơi chậm đó. - Tay lái an toàn là số một đó em à. Châu nói sang chuyện khác: - Nếu anh Dán ngày xưa của chị ở Mỹ mà nhập tịch thì cũng đổi thành Danny cũng như tên Dân của chả vậy. - Bất cứ tên gì, có thể là Donald. Nhưng anh ta quê mùa, nghèo nàn có tiền đâu trả để vựơt biên như gia đình em vậy. Xe từ từ chậm lại, rẻ vào exit tiến tới Little Saigon, xe chạy đầy đừơng, nhưng không bóp còi inh ỏi như thành phố Saigon bên Việt Nam, vì ngừơi laí xe ngoài việc dùng luật ưu tiên còn biết nhừơng nhau để tránh tai nạn nữa.

Page 17: H i Ti c Ai - Ai Huu Tra Vinhaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_101.pdf2- Về Trà Vinh may áo quần: Ngày sau chở vải và giày về Trà Vinh, Cụ Vương Hảo Thuận

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 117

Trứơc cửa nhà hàng, địa điểm họp mặt thừơng niên của Đồng Hương Trà Vinh, ngừơi tấp nập, và trông hớn hở nói nói cừơi cừơi, parking lot gần đầy, Tammy đậu xe xong , hai ngừơi vẻ ngần ngại, Châu nói với Tammy : - Chút nữa khi vào ghi danh, chị đưa miếng giấy nầy cho Ban Tổ Chức, biết đâu chị tìm đựơc. - Không hy vọng gì em ơi, việc nầy còn khó hơn là trúng số độ đắc nữa.

Tiếng nhạc vọng ra ồn ào. Đây là lần đầu tiên Tammy dự Tiệc Xuân với toàn là ngừơi Việt , hai ngừơi không gặp một ai quen, đặc biệt là Châu không gặp chả là Châu mừng rồi. Trong nhà hàng, khách tham dự gần như ngồi đầy đủ, một số ngừơi trong ban tổ chức vần còn đi tới đi lui. Tammy và Châu đựơc hứớng dẫn đến bàn khoảng giữa nhà hàng. Tiếng nhạc tưng bừng, hoa mai, hoa cúc trưng bày trên sân khấu, ngừơi ngừơi cừơi nói xôn xao, nét mặt vui đón Xuân về dù về chậm trên đất khách. Châu kề tai nói với Tammy: - Khi nào em thấy chả, em chỉ cho chị , còn em thì lặng không cho chả thấy. Tammy khẻ gật đầu. Sau những nghi lễ thừơng thức, thức ăn đầu tiên đựơc dọn ra, và màng văn nghệ ca hát tưng bừng song song với các món ăn kế tiếp. Tiếng trống ,tiếng đờn, lời ca xuân vui vẻ, hoà lẫn tiếng nói gịong cừơi tạo thành một thứ âm thanh ồn ào náo nhiệt mà vui nhộn . Tammy vô cùng thích thú vì chưa bao giờ nàng tham dự một bửa tiệc xuân như thế nầy trong đời nàng. Đã hơn hai tiếng đồng hồ trôi qua, thức ăn còn dọn ra theo thực đơn, món thứ năm, tiếng ngừơi ca sĩ vẫn vang vang cùng tiếng trống tiếng nhạc, thì Châu xin phép Tammy và nói nàng sẽ trở lại ngay . Ngồi trong phòng vệ sinh, Châu nghe văng vẳng bên ngoài, gịong xứơng ngôn viên “ Chúng tôi xin phép qúi khách một phút để loan tin tìm ngừơi nhà. - Chú ý, chú ý, Dương thị Tằm tìm Ông Nguyễn văn Dán trứơc năm 75 ở Cà Tum, Vậy xin mời ai là

Nguyễn văn Dán lên sân khấu để gặp chị Dương thị Tằm”. Nghe thế, Châu mĩm cừơi cho caí tên Dán quê quê kia. Tiếng hát tiếng đàn vẫn còn ầm vang trong nhà hàng, nhưng ngừơi thì xôn xao, kẻ đi tới ngừơi đi lui, lối đi chật nứt, Châu phải đứng lại nhừơng khách đi ngựơc chiều mấy lần, và cuối cùng thì cũng đến bàn của nàng. Nhưng vưà ngẩn ngừơi lên thì thấy có ngừơi đàn ông đang ngồi chiếc ghế của Châu. Tammy vui mừng nói như giới thiệu: - Châu, đây là anh Danny, tức anh ... Châu cướp lời Tammy : - Tức Danny Nguyễn, Nguyễn văn Dán phải không ? Ngừơi đàn ông ngồi lặng yên, Tammy dừơng như không hiểu gì, hỏi : - Ủa, hai ngừơi biết nhau à? Châu đáp lời Tammy trong ngỡ ngàng : - Chị... Chả là ... chồng ly dị của em đó! Tammy : ! ! ! Danny: ? ? ? Trong tiếng nhạc nhịp nhàng, vút lên gịong lảnh lót của ca sĩ “ VỪƠN XUÂN ONG BỨƠM NGẤT NGÂY NGẤT NGÂY TÌNH YÊU . . .”

Võ Vĩnh Kim ( Mùa Thanksgiving 2008)

Teát Xa Tết tận trời Âu dưới tiết Đông, Tết về không đợi, chẳng buồn trông . Tết nơi đất khách... luôn thương, tiếc, Tết o quê nguoi ... mai nho, mong. Xa biêt Quê-huong, lià tô-âm, Xa roi tô-quôc, cach non sông. Xa-xam chôn cu ngày xua ây, Xa ... tam âm-thâm trai buôi Xuân.

Nguyên-Minh-Cần Paris, môt muà Xuân tha-hương )

Page 18: H i Ti c Ai - Ai Huu Tra Vinhaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_101.pdf2- Về Trà Vinh may áo quần: Ngày sau chở vải và giày về Trà Vinh, Cụ Vương Hảo Thuận

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 118

Nhöõng Ngaøy Xöa Thaân AÙi (TT)

Văn Tường Mục nầy viết được 7 lần, mà lần nào cũng viết

đêm Thanksgiving. Đêm nay cũng không ngoại lệ. Vì bản tính con người hay quên, nên chăng năm nào cũng có lễ Tạ Ơn để giúp người ta nhớ. Ngoài đường vắng lặng, người người quây quần trong mái ấm gia đình. Không khí của ngày nầy thật dễ giúp mình nhớ về dĩ vãng. Nhà quê Việt Nam chọn ngày mùng 5 tháng 5 để vật heo ăn mừng để tạ ơn trời đất trong năm vừa qua gió hòa mưa thuận khiến lúa thóc, trồng trọt được mùa. Tôi còn nhớ, vào năm 1977, lúc làm ruộng ờ Ấp 6 An Trường Càng Long, vào ngày nầy , khi gần sáng, bỗng nghe tiếng en - ét lợn la như bị chọc tiết, thì ra nhà gần bên vừa đang cùng nhiều người hàng xóm xẻ thịt một con heo lớn hơn một tạ, rồi chia chác với nhau. Nhớ dạo nầy, mình bị đì, sau khi bị nhốt ở Rừng Bến Giá quận Long Toàn đúng một năm được thả ra với điều cấm kỵ là không được ở thành thị phải kiếm chỗ về nhà quê sống. Bên vợ lúc đó có ruộng đất ở miệt nầy dàn xếp cho mượn hai công đất và cho cất một căn nhà lá nhỏ bên cạnh hàng rào trong vườn nhà Cô Chín Đúng.

Nói thiệt mà nghe, hồi nhỏ đến lớn ở thành thị, theo cha mẹ tập buôn bán, đi học, rồi đi dạy. Tay cầm phấn, cầm viết, đi lại thì lòng vòng trong tỉnh. Sức khỏe yếu đuối trói gà không chặt, đến khi, bị đưa vào trại “cải tạo” ngày đầu tiên xếp hàng đi “lao động” vác trấu cho nhà bếp, vác trấu thôi mà còn vác té lên té xuống. May phước, vài hôm sau có vài học trò cũ còn chút tình thầy trò, chúng cử cho làm trưởng trại (trại 2) và xếp cho vào toán trồng rau (chuyên trồng cải củ) thế là lây lất qua ngày đoạn tháng cho đến ngày thả về. Trở lại chuyện hai công đất Cô Dượng Chín cho mượn làm mà để sinh sống: Một vợ với năm con ( Hùng, Huyền, Huy, Hằng, Hân). Cảnh nầy cũng same same Tú Xương:

“Quanh năm buôn bán ở ven sông Nuôi đủ năm con với một chồng… “ Gia đình Tú Xương thì bám vào bờ sông

Nam Định để nuôi bảy miệng ăn, nhưng chỉ có bà vợ lo toan, còn gia đình tôi thì bám vào hai công đất và đương kinh ấp 6, cũng bảy miệng ăn nhưng khá hơn một chút là hai vợ chồng cùng làm. Nhưng các bạn nghĩ coi, cách sinh sống ở nhà quê là hoàn toàn xa lạ với tụi nầy, vì thế cho nên, vừa học hỏi, vừa “sáng tạo” mà tôi sẽ kể ra đây bạn đọc tới đó khó mà nhịn cười!

Lúc bấy giờ câu thơ “ Sách vở ích gì cho buổi ấy” sao mà nó quá đúng với hoàn cảnh mình hiện tại.

Ngâm lúa, gieo mạ...nhất nhất người ta chỉ mình thật tình nhưng thực hành thì thu hoạch chẳng là bao. Còn phương tiện thì chẳng có gì, bạn tưởng tượng, hai vợ chồng cắt lúa xong, bó lại chở về nhà bằng xe đạp, chế biến thành xe thồ , cảnh nầy chắc chắn là trò cười cho nhiều người. Chiều tối cắm 50 cần câu chung quanh bờ ruộng của mình, 5, 6 giờ sáng lưng cõng Tường Huy đi thăm câu, về ngang quán cà phê thiên hạ chỉ chõ cười thầm. Câu tục ngữ ta nói “cái khó nẫy cái khôn” ở một trường hợp sau đây quả nhiên ứng nghiệm. Bản thân tôi chẳng có biết bơi lôi gì cả, nhưng cũng ráng mua cái chài nhỏ, học quăng, học chài đặng đi chài kiếm tôm cá về cho con ăn. Không biết lội thì làm sao dám ra sông mà chài , dượng Chín an ủi “ Con cứ chờ nước lớn đứng ngay bờ đập mà chài”. Ngặt nỗi, các nhà gần bờ đập, hễ nước lớn thì họ túa ra chài có nhường cho mình đâu. Nhiều đêm

ngẫm nghĩ và đem vốn liếng giờ vạn vật ra nghiên cứu, rồi đem áp dung, kết quả không lường được. Cả xóm ngạc nhiên, họ nói với nhau, không biết bằng

cách nào. Cô Chín Đúng nói “nó” ý ám chỉ tôi, ngày nào nó cũng đầy giõ, không vác chài đi thì thôi, đi chừng một hai tiếng đồng hồ về là đầy giõ, không cần nước lớn nước ròng, mà không đi đâu xa, thấy nó đứng chài dọc theo bờ kinh thôi, vậy mới là lạ. Nhiều người hỏi sao mà hay vậy, tôi chỉ cười, họ cũng tưởng là may mắn rồi cũng không bận quan tâm đến. Nhưng sự thưc , thưa các bạn, đó là cả một sự nghiên cứu có bài bản hợp tình hợp lý theo với địa chất và tâm lý loài vật chớ không phải tầm ruồng. Số là từ mặt đập , bờ kinh chạy dài ra tới ruộng khoảng một cây số. Khi nước ròng sát, tôi mới đi điều nghiên đất cát ở dưới lòng kinh và đem theo một số cọc cây và búa để đóng làm dấu gần mé hai bên bờ. Chỗ nào giáp mí của hai loại đất là tôi làm dấu. Thí dụ đang đất bùn tới đất cát , đây là chỗ giáp mí thì tôi đóng cọc làm dấu, từ chỗ đất vừa cát vừa bùn đến chỗ đất toàn là bùn thì làm dấu...nguyên tắc là như vậy. Tôi đặt tôi vào tâm lý của tôm cá, nước lớn hay nước ròng, tôm cá cũng thả theo dòng, trên đường tiến bước nhởn nhơ vui vẻ thả minh theo con nước nó cũng như người mà thôi, đang đi

Page 19: H i Ti c Ai - Ai Huu Tra Vinhaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_101.pdf2- Về Trà Vinh may áo quần: Ngày sau chở vải và giày về Trà Vinh, Cụ Vương Hảo Thuận

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 119

trên đường bình thường bắt đầu tới đường sao mà cảm thấy hơi là lạ, hoặc là chậm bước để thăm dò, quần tụ

chỗ giáp ranh xem tình hình trước khi phóng mình lướt qua. Những tụ điểm nầy là tôi quăng chài, không có chài nào là không có tôm cá, mặc cho nước trong sông chảy vô hay nước ngoài

ruộng chảy ra, mỗi ngày tôi , đều vác chài đứng quăng chỗ mình làm dấu xong xuôi đi về giống y như khi xưa tới giờ dạy hết vô lớp nầy rồi vô lớp khác, cứ bài bản cũ mà làm tới, riết rồi người lối xóm nói tôi là “Tay sát cá” tôi cũng cười trừ không buồn giải thích và mang theo cho tới bây giờ. Đó là một chuyện của ngày xưa thân ái kể ra để bổ túc chuyện mà trong bài “Gặp lại Trà Vinh” mà Người Phương Xa NG.V.A đã viết trong đặc san Xuân Đinh Hợi nói về tôi giả làm Tôn Tẩn . Anh A khi ngồi trong tù chắc nghe người ta kể tôi và Huỳnh Đạt Bửu đi bỏ thuốc lá ở các quận huyện, Bửu thì đội nón rách tả tơi, tôi thì chạy xe đạp chỉ có một tay cầm mà hễ gặp nhau là quên nhà quên cửa... Ông trời không sợ mà sợ chú cai!!!

Nhường đất viết cho bà con, xin hẹn mùa Thanksgiving năm 2008 .

Cali 23/11/2007

TUOÅI BONUS Văn Tường

(để tặng các Anh Chị ban hợp ca lục, thất, bát, cữu tuần của Trà Vinh và Thầy Cô)

Tuổi xuân hồng, tuổi ô mai, tuổi đá buồn, tuổi biết yêu... đã qua rồi. Bây giờ là tuổi Bonus, tuổi trời cho. Được sống thêm để nhìn ngẫm cuộc đời, để nhìn bên ngoài thưởng thức những bông hoa tươi đẹp đua nở, và nhìn bên trong để hân hoan đón nhận những thành công rực rở của cháu con, của những thế hệ thứ hai, thứ ba nối tiếp. Muốn hưởng được những ân huệ nầy, chúng ta cần có một sức khoẻ tốt , đó là điều kiện tiên quyết phấi lưu tâm đến. Nói về đội mắt thì bác sĩ Diệp Tuấn Khải đã nói chi tiết và rất là chuyên môn rồi. Riêng bài nầy, xin được viết lại với một tấm lòng thành thật qua kinh nghiệm cuộc sống bản thân, chư quý liệt vị , nếu thấy hay hay thì thử cho vui. Vào truyện: Trước đây, nghĩ rằng tuổi ngày càng cao, ngũ quan đã làm việc cật lực quá lâu rồi, bây giờ hãy thương nó mà tự chế cho làm việc ít lại do đó phải kiêng cử.

Thôi thì một chương trình được vẽ ra làm tâm niệm cho cuộc sống: kiên ăn, cử uống và thức ăn nặng về chay lạt. Cứ thế ngày qua ngày, cũng ok thôi, tuy nhiên hình như cảm thấy một điều gì đó cam lòng với thời gian. Giơ hai bàn tay, nhìn thấy mu bàn tay da nhăn nhúm, nhìn chòm tóc trước trán thấy vài sợi trắng vàng, liếc chân mày có vài sợi lông bạc. Ngồi xuống đứng dậy thấy một sự bất thường, mưa gió trở trời thấy đau nhức nhiều nơi. Tôi không biết là may mắn hay ơn trên dẫn dắt, tự nhiên tôi xoay qua đọc nhiêu sách loại “cách trí, vạn vật” và một dung rủi tình cờ tôi cũng chiêm nghiệm năm thức luyện trường sanh của người Tây Tạng. Từ bấy giờ tôi thay đổi chương trình cho cuộc sống như sau: - Chăm sóc các phần của thân thể như chăm sóc cây kiểng, từng phần của cơ thể đều được quan tâm đến., điều nầy trước kia đã bỏ sót. Thí du như phải giúp máu lưu thông đến môi, trán, vành tay, sóng mũi, từng ngón tay, ngón chân.. - Mỗi buồi sáng tập 5 thức của Tây Tạng và uống khoảng 12/ lít nước lạnh, rồi đi và chạy bộ một mile (khoảng 23 phút) sau đó chơi bóng rổ 15 phút. Tắm xoa bóp, điểm tâm . - Mỗi buổi chiều thì đi và chạy bộ cũng một mile sau đó chơi vũ cầu 15 phút - Tối đánh ba ván banh bong rồi 10giờ 30 tập lại 5 thức Tây Tạng. Tắm. Ngủ. - Mỗi ngày buổi sáng uống ly sữa đậu nành nóng tự (xay lấy), buổi trưa uống 1 ly canh dưỡng sinh ca-rớt, củ cải, ngưu báng, nấm đông cô) 1 ly nước trái cây (1 trái táo, 1 chùm nho, 1 trái chuối, 1 khoanh đu đủ, 1 trái cam) - Ăn cơm gạo lứt với thức ăn thit ,cá tôm cua…… .. không kiêng cử gì cả. Ngày nào cũng áp dụng rất đúng như vậy, thêm vào đó là tôi đọc sách vui cười, coi chương trình truyền hình funiest. Phương châm hằng ngày là không lấy bất kỳ sự việc gì làm nghiêm trọng cả. Bây giờ, những sợi tóc nhuốm bạc của tôi đã đen trở lại, da tay, da mặt thẳng ra và tôi thấy “cuộc đời vẫn đẹp sao” mặc dù có ai đem chuyện “soc”' đến cho mình. Thưa quý bạn, cái tôi là cái đáng ghét, nhưng tôi viết về tôi chỉ vì mình có tấm lòng

Page 20: H i Ti c Ai - Ai Huu Tra Vinhaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_101.pdf2- Về Trà Vinh may áo quần: Ngày sau chở vải và giày về Trà Vinh, Cụ Vương Hảo Thuận

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 120

Traø Vinh Vaø Toâi Tôi về gom hết mưa ngâu Giữ trong lòng để nỗi sầu thôi rơi Tôi đi nhặt hết bùi ngùi Ở trong xác phượng hồng rơi, mùa hè Con đường xưa với hàng me Bao nhiêu lá rụng não nề bấy nhiêu Mình tôi đi giữa phố chiều Ngang qua lối cũ mang nhiều vấn vương Hoàng hôn rơi xuống mái truờng… Trên cây phượng vĩ, trên đường me xanh. Trà Vinh chiều xuống an lành Mắt tôi sao lại long lanh giọt buồn? Chợt nghe kỷ niệm trào tuôn Một mình ngơ ngẩn, nhớ thương, một mình! Còn đây bến cũ Long Bình Một lần đưa tiễn…thành tình thiên thu Người xưa giờ đã xa mù Còn tôi vẫn nhớ…cho dù cố quên Mỗi lần thăm lại Trà Vinh Làm sao quên được bóng hình năm xưa? Ao Bà Om đó, ngày xưa… Vẫn còn in dấu chiều mưa hẹn hò Tôi về khơi lại tàn tro Ngậm ngùi bếp lanh…bơ vơ một mình Chỉ còn tôi với Trà Vinh… Cho tôi hơi ấm bởi Tình Quê Hương Cám ơn tỉnh nhỏ thân thương Như vòng tay mẹ, thiên đường ấm êm…

[email protected]

Con Chim Nhoû

Vaø Coäi Mai Gìaø

Có con chim nho nhỏ Đậu nhánh cội mai gìa Mùa xuân vừa mới đến Cội mai vừa nở hoa Những chồi mềm mỡ cửa Cành lá xoè xôn xao Con chim nhìn trời rộng Hót vang lời thánh ca Mây trời xanh bích ngọc Gió dâng trào hương hoa Cội mai bừng sức sống Chim hát hòa cơn say Qua mùa xuân năm ấy Chim vội bay rất xa Nắng chói chang vào hạ Gío hực nồng mưa sa Côi mai già tơi lá Hắc hiu vào thu xưa Cây trơ vơ cành nhỏ Chim trời xa bay xa Rồi mùa đông tàn rũ Cội mai vàng xác xơ Cánh chim trời mây rộng Vui ca hát không ngừng Trước hiên nhà hiu hắc Gốc mai già rêu phong

Huỳnh Văn Luận Sacramento11/08