37
NHÓM 5 BẢN BÁO CÁO DỰ ÁN NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG VỀ DỊCH VỤ HỌC TIẾNG ANH CỦA TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ E4LIFE” NHÓM 5_ Lớp : HVNTD-01 Giáo viên hướng dẫn: TS Phạm Thị Lan Hương Bài nghiên cứu được thực hiện bởi các thành viên của nhóm Số 5: 1. TRƯƠNG TỪ HUY 2. LANG VĂN HÓA 3. ĐINH TÚ QUYÊN 4. PHẠM NGỌC ÂU 1

Hành vi người tiêu dùng-thái độ E4Life-DỰ ÁN CUỐI KÌ-NHÓM 5

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Thái độ của sinh viên kinh tế tai trung tâm tiếng anh E4Life

Citation preview

NHÓM 5

BẢN BÁO CÁO DỰ ÁN NGHIÊN CỨU

“THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG VỀ DỊCH VỤ HỌC TIẾNG ANH CỦA TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ

E4LIFE”

NHÓM 5_ Lớp : HVNTD-01Giáo viên hướng dẫn:

TS Phạm Thị Lan Hương

Bài nghiên cứu được thực hiện bởi các thành viên của nhóm Số 5:

1. TRƯƠNG TỪ HUY2. LANG VĂN HÓA3. ĐINH TÚ QUYÊN4. PHẠM NGỌC ÂU

  

1

NHÓM 5

     

M C L CỤ ỤPHẦN I. GIỚI THIỆU:.....................................................................................2

I. Lí do chọn đề tài:.......................................................................................3

II. Mục tiêu nghiên cứu:............................................................................4

PHẦN II. CƠ SỞ LÍ LUẬN:..........................................................................4

I. Các khái niệm cơ bản:..............................................................................4

a. Thái độ là gì?.........................................................................................4

b. Các đặc điểm của thái độ:.................................................................5

c. Các biến số thành phần thái độ:..........................................................5

II. Một số nguồn dữ liệu thứ cấp:.............................................................6

a. Mô hình đo lường thái độ Fishbein:....................................................6

b. Một vài nét về trung tâm E4LIFE:..................................................7

III. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu:.........................................................9

PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:.............................................10

I. Phương pháp nghiên cứu:......................................................................10

II. Nguồn gốc dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu:.....................11

III. Kế hoạch chọn mẫu và tiếp xúc ứng viên..........................................11

IV. Hạn chế:...............................................................................................12

PHẦN IV. KẾT QUẢ XỬ LÍ SỐ LIỆU:......................................................12

I. Phân tích dữ liệu và hạn chế của trung tâm:........................................12

II. Kiểm định giả thuyết:.........................................................................17

PHẦN V. KẾT LUẬN:.................................................................................19

I. Tóm tắt kết quả nghiên cứu:..................................................................19

II. Đóng góp cho Marketing....................................................................20

III. Hướng phát triển trong tương lai......................................................21

IV. Hạn chế.................................................................................................21

PHẦN VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................22

PHẦN VII. PHỤ LỤC..................................................................................22

PHẦN VIII. ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN.....................................................24

2

NHÓM 5

PH N I.Ầ GI I THI U:Ớ Ệ

Một trong những thực trạng đáng lo ngại hiện nay đối với giáo dục hệ Đại học là tình trạng sinh viên thiếu kiến thức Tiếng anh cơ bản cũng như chuyên ngành (đối với các trường không chuyên ngữ) đang chiếm tỉ lệ rất cao mặc dù đã có nhiều đổi mới trong phương pháp dạy và học ở nhiều trường Đại học, Cao đẳng.

Theo thông tin mới đây, nhiều cuộc hội thảo khoa học về vấn đề đào tạo ngoại ngữ căn bản và chuyên ngành ở các trường Đại học và Cao đẳng đã diễn ra. Một trong những vấn đề được bàn đến tại các hội nghị là tình trạng học ngoại ngữ hiện nay của sinh viên, rằng việc dạy và học ngoại ngữ (nhất là Tiếng anh) đang trở nên “báo động”.Sinh viên mất nhiều kiến thức về từ vựng, ngữ pháp và kể cả “mất gốc” môn tiếng Anh ngay từ khi còn học THPT.

Trong tình hình hiện nay, thực tế để có được một công việc như mong muốn ở tất cả mọi lĩnh vực thì không thể thiếu một trong những điều kiện “tiên quyết” đó là phải có vốn ngoại ngữ – tiếng Anh. Điều này cũng đã và đang góp phần thúc đẩy cho việc dạy và học ngoại ngữ ở các trường Đại học, Cao đẳng luôn trở nên “nóng”, nhất là trong mấy năm trở lại đây. Từ đó là nhu cầu học tiếng Anh ở các trung tâm cũng tăng vọt nhằm mục đích nâng cao trình độ ngoại ngữ ngoài chương trình cơ bản học trên lớp để sau khi ra trường cùng với những kiến thức chuyên ngành có được cộng với vốn ngoại ngữ sẽ giúp sinh viên dễ dàng tìm được công việc, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của nhiều nhà tuyển dụng. Với nhu cầu này người người đua nhau học ngoại ngữ dẫn đến số lượng trung tâm ngoại ngữ mọc lên rất nhiều, phong phú, đa dạng. Thế nhưng, số lượng nhiều, chất lượng lại đang bị… thả nổi, thậm chí nhiều địa chỉ treo bảng đào tạo, nhưng lại không có chương trình đào tạo bài bản nào mà vẫn sẵn sàng cấp chứng chỉ khi học viên có nhu cầu. Đó là thực trạng khá phổ biến hiện nay.Hầu hết nơi nào cũng mở thêm trung tâm đào tạo ngoại ngữ và tin học. Nhưng những trung tâm ngoại ngữ như thế này chủ yếu là do tư nhân mở ra mà cái nào cũng rất hoành tráng, cũng được quảng cáo là chất lượng hàng đầu, độc quyền về các phương pháp giảng dạy tiếng Anh hiện đại nhất…Đường phố “loạn” các bảng hiệu Á, Âu, Mỹ, Úc...nhìn ngoài vào cũng được trang hoàng rất khang trang và bề thế nhưng chất lượng chẳng biết đâu mà lần. Nhiều người mất oan hàng triệu đồng vì cứ nghĩ cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng cũng sẽ tương ứng. Nhưng chỉ khi vào học khoảng một tuần thì người học đã bị “vỡ mộng”, bởi đội ngũ giáo viên được nói là tuyển chọn kỹ lưỡng nhưng thực chất giáo viên bản ngữ là những anh Tây ba lô không có bằng cấp hay nghiệp vụ sư phạm. Giáo viên Việt Nam thì đa số là giáo viên trẻ mới ra trường, họ nhiệt tình nhưng trình độ còn hạn chế. Nhiều người dạy tiếng Anh mà phát âm sai cơ bản, không có phương pháp truyền dạy hợp lý, chưa kể có những trung tâm còn tự ý trưng biển gắn với tên các tổ chức uy tín hay giảng viên nổi tiếng để lừa bịp những người học. Nói thế không có nghĩa ở Việt Nam chúng ta toàn là trung tâm ngoại ngữ kém chất lượng, song song vẫn có rất nhiều địa chỉ học tiếng Anh đáng tin cậy, giáo trình đạt tiêu chuẩn cao, giảng viên có trình độ sư phạm và

3

NHÓM 5

chuyên môn cao, chất lượng được đánh giá bởi thực tế từ kết quả của mỗi học viên khi học xong và ứng dụng vào thực tế.

Xã hội có “cầu” ắt sẽ có “cung”, do vậy trước nhu cầu quá lớn của xã hội, việc các trung tâm, trường ngoại ngữ mọc lên như nấm là điều hiển nhiên. Nhìn ở khía cạnh nào đó thì phải công nhận việc gia tăng đáng kể số lượng trường ngoại ngữ đã góp phần rất lớn trong việc đào tạo, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người dân. Xã hội hoá giáo dục là một chủ trương lớn của Nhà nước, việc gia tăng số lượng trường, trung tâm ngoại ngữ hiện nay cũng không nằm ngoài chủ trương đó, tuy nhiên đào tạo cái gì, đào tạo như thế nào thì chỉ có trung tâm và người học mới biết được.

Vì vậy, trước tình trạng mọc lên như nấm của các trung tâm cạnh tranh và nhận thức về tình trạng băn khoăn, lo lắng và cân nhắc của học viên có nhu cầu học tiếng Anh hiện nay trước nhiều phương án lựa chọn, một giải pháp đổi mới phù hợp hơn nữa của các trung tâm sẽ phải được đưa ra.

I. Lí do ch n đ tài:ọ ề Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì nhu cầu học tiếng Anh ngày càng

được quan tâm đáng kể. Đa số đều nhận định học tiếng Anh là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Đối tượng học tiếng Anh mỗi ngày mỗi phong phú về độ tuổi và trình độ. Từ các em nhỏ tới những người đi làm, từ người dân thường đến các cán bộ quản lý, từ người bán hàng rong đến các doanh nhân, từ học sinh trong nước đến sinh viên chuẩn bị đi học nước ngoài... Mức độ nhu cầu cũng thật phong phú. Các câu hỏi: “Học tiếng Anh ở đâu cho tốt?” “Học tiếng Anh như thế nào là hiệu quả?” “Làm sao để tự tin giao tiếp tốt tiếng Anh?”, “Phương pháp học tiếng Anh là gì?”… luôn là vấn đề băn khoăn trăn trở của nhiều tầng lớp đối tượng học viên với nhiều mục đích học khác nhau.

Để nắm bắt được những nhu cầu, nguyện vọng cũng như thái độ của sinh viên đối với các trung tâm Anh ngữ nói chung và với trung tâm E4life nói riêng, giúp khắc phục được những khuyết điểm hiện tại của trung tâm và phát hiện những sai sót giúp cải thiện mình hơn, tạo được uy tín giúp giữ chân các khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng tiềm năng.

Ngoài ra, hiện trên thị trường còn ít những trung tâm Anh ngữ có tên tuổi, uy tín, chất lượng đảm bảo, giá cả “sinh viên” trong khi đòi hỏi của các học viên đang có xu hướng tăng mạnh. Làm sao để đáp ứng tối đa những nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng (sinh viên) và giúp trung tâm có cái nhìn rõ hơn về thái độ của khách hàng.

Từ những lí do trên nhóm chúng tôi đã quyết định thực hiện một nghiên cứu với đề tài là “thái độ của sinh viên Đại học kinh tế Đà Nẵng đối với việc học tiếng Anh ở trung tâm tiếng Anh E4Life”.

4

NHÓM 5

II. M c tiêu nghiên c u:ụ ứ Các hoạt động nghiên cứu nói chung có thể nhằm đến việc phát triển, mở rộng

kiến thức giúp nhận dạng các vấn đề chưa rõ ràng trong hiện tại hoặc có thể nảy sinh trong tương lai hoặc để nhằm ứng dụng, giải quyết những vấn đề thực tiễn, những ứng dụng cụ thể trong thực tế. Với nghiên cứu này chúng ta có cái nhìn rõ hơn về thái độ của sinh viên đại học Kinh tế Đà Nẵng đối với dịch vụ học tiếng Anh tại trung tâm E4life từ đó đưa ra các giải pháp marketing giúp các nhà làm thị trường tiếp xúc rõ hơn với khách hàng, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Qua đó xây dựng và thực hiện chiến lược các chương trình marketing nhằm thỏa mãn những nhu cầu, thu hút được nhiều học viên, đem lại uy tín, lợi nhuận cao nhất cho trung tâm.

Biến số hành vi người tiêu dùng: thái độ của sinh viên đại học Kinh Tế Đà Nẵng đối với trung tâm Anh ngữ E4life.

Sản phẩm: dịch vụ tiếng Anh. Đối tượng tiêu dùng: sinh viên trường ĐH kinh tế Đà Nẵng.Kết quả cần đạt: Qua nghiên cứu xác định được yếu tố và mức độ ảnh hưởng của

dịch vụ đến hành vi của người tiêu dùng.Xác định những điểm mạnh và hạn chế của trung tâm, từ đó đưa ra những kiến nghị những giải pháp cho nhà quản trị trung tâm nhằm nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng.

PH N II.Ầ C S LÍ LU N:Ơ Ở Ậ

I. Các khái ni m c b n:ệ ơ ả

a. Thái đ là gì?ộ

i. Thái độ là sự đánh giá thuận lợi hay bất lợi về sản phẩm, dịch vụ, vấn đề, hành động, cá nhân hay sự kiện.

ii. Thái độ có đặc điểm thuận lợi / bất lợi, tính có thể tiếp cận, sự tin tưởng, sự bền bỉ và tính kháng cự.

b. Các bi n s thành ph n thái đ :ế ố ầ ộ

Thái độ đối với một đối tượng dựa trên nền tảng lý trí, còn gọi là thành phần thái độ lý trí và nền tảng cảm xúc, còn được gọi là thành phần thái độ cảm xúc.

iii. Thái độ lý trí là những niềm tin của người tiêu dung về một đối tượng (thuộc tính hay lợi ích chức năng). Những niềm tin tập hợp toàn bộ những thông tin về các thuộc tính hay lợi ích của đối tượng khi người tiêu dung tìm kiếm những giải pháp thỏa mãn nhu cầu chức năng. Có hai laoij niềm tin: niềm tin lien quan đến thuộc tính hữu hình (niềm tin hữu hình) của sản phẩm (ví dụ,

5

NHÓM 5

thành phần hương vị, bao gói…), hay lợi ích chức năng (niềm tin đánh giá) của sản phẩm (tương ứng với các thuộc tính là sức khỏe, có vị ngọt, dể sử dụng…).

iv. Thái độ cảm xúc là những phản ứng cảm xúc hay tình cảm của người tiêu dung đối với một đối tượng.

II. M t s ngu n d li u th c p:ộ ố ồ ữ ệ ứ ấ

a. Mô hình đo l ng thái đ Fishbein:ườ ộMô hình Fishbein:

Trong đó, cho mỗi niềm tin, có trọng lượng hay tầm quan trọng là (Wi) của niềm tin đó và nhân nó với đánh giá của nó (Xib). Trong thực tế, người tiêu dùng có xu hướng có nhiều niềm tin vì vậy phải được thêm vào để có được một phép đo chính xác.

Thái độ của người tiêu dùng là một sự kết hợp của người tiêu dùng (1) niềm tin, (2) cảm xúc, (3) ý định hành vi đối với một số đối tượng trong bối cảnh tiếp thị, thường là một thương hiệu, hay cửa hàng bán lẻ. Các thành phần này được xem với nhau và được đánh giá phụ thuộc lẫn nhau và cùng nhau đại diện cho yếu tố ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

6

NHÓM 5

Niềm tin. Thành phần đầu tiên là niềm tin. Một người tiêu dùng có thể giữ cả hai niềm tin tích cực đối với một đối tượng (ví dụ, vị cà phê tốt) cũng như niềm tin tiêu cực (ví dụ cà phê có thể dễ dàng bị đổ và gây các vết bẩn trên giấy tờ). Ngoài ra, một số niềm tin có thể trung lập (cà phê thì màu đen), và một số có thể khác nhau tùy thuộc vào người hoặc tình huống (ví dụ, cà phê nóng và kích thích thì thích hợp vào một buổi sáng lạnh, nhưng không tốt về một buổi tối mùa hè nóng nục và khi muốn ngủ). Cũng lưu ý rằng một số niềm tin người tiêu dùng không cần phải được chính xác (ví dụ, thịt lợn có chứa ít chất béo).

Ảnh hưởng . Người tiêu dùng cũng giữ cảm xúc nhất định đối với thương hiệu hoặc các đối tượng khác. Đôi khi những cảm giác này được dựa trên niềm tin (ví dụ, một người cảm thấy buồn nôn khi nghĩ về một chiếc bánh hamburger do lượng lớn chất béo trong nó), nhưng cũng có thể có cảm giác tương đối độc lập đối với niềm tin. Ví dụ, một môi trường cực đoan có thể tin rằng chặt cây là vi phạm về mặt đạo đức, nhưng có thể có ảnh hưởng tích cực đối với cây Giáng sinh vì anh hoặc cô ấy một cách vô thức liên kết những cây này với những kinh nghiệm mà họ đã trải Giáng sinh như khi còn là đứa trẻ.

Ý định Hành vi. Ý định hành vi là những gì người tiêu dùng có kế hoạch để làm đối với đối tượng (ví dụ, mua hay không mua thương hiệu). Với ảnh hưởng, điều này đôi khi là một hệ quả hợp lý của niềm tin (hoặc ảnh hưởng), nhưng đôi khi có thể phản ánh trường hợp khác - ví dụ, mặc dù người tiêu dùng không thực sự chọn một nhà hàng, người đó sẽ đi đến đó bởi vì nó là một nơi gặp gỡ cho mình hoặc bạn bè của mình.

b. M t vài nét v trung tâm E4LIFE:ộ ềTrung tâm Ngoại ngữ - Tin học E4Life tự hào là một trong những đơn vị đào tạo Ngoại ngữ và Tin học chất lượng hàng đầu trên địa bàn TP.Đà nẵng. E4Life xác định lấy Tâm làm ý chí, lấy Trách nhiệm làm phương châm và tạo điểm tựa Tin cậy cho học viên và Quý phụ huynh; luôn cam kết mang đến chất lượng và sự thành công cho từng học viên, điều này

7

NHÓM 5

được thể hiện qua các kết quả học tập của học viên tại Trung tâm.

Chương trình đào tạo:

* Ngoại ngữ:

    - Tiếng Anh thiếu nhi.

   - Tiếng Anh tổng quát.

    - Tiếng Anh đàm thoại, giao tiếp quốc tế.

    - Luyện thi: B1, TOEIC, IELTS, TOEFL, ...

* Tin học:

    - Tin học A.

    - Tin học B.

    - Kỹ thuật viên Tin học (khối ngành Kinh tế, Kỹ thuật).

    - Chuyên đề Kế toán máy.

    - Chuyên đề Photoshop.

    - Chuyên đề CorelDraw.

Đối tượng:

- Học sinh, sinh viên

- Nhân viên văn phòng

- Học viên cao học, …     

Đội ngũ giáo viên nhiệt tình và giàu kinh nghiệm, áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, phương tiện hiện đại.

Cơ sở vật chất:

Tất cả phòng học được trang bị: màn hình LCD 32'-42', máy vi tính, máy điều hòa nhiệt độ, hệ thống loa âm thanh kỹ thuật số, camera theo dõi chất lượng đào tạo. Không gian phòng học rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, ghế ngồi cá nhân kết hợp với bàn linh động, thỏa mái trong các hoạt động giao tiếp.

8

NHÓM 5

III. Xây d ng gi thuy t nghiên c u:ự ả ế ứGiả thuyết 1:Giả thuyết H10: Có >= 50% số sinh viên của trường đại học Kinh tế Đà Nẵng đã học tại trung tâm E4life.

9

NHÓM 5

Đối thuyết H21: Có <50% số sinh viên của trường đại học Kinh tế Đà Nẵng chưa từng học tại trung tâm E4life.Giả thuyết 2:H20: Số sinh viên biết E4life qua bạn bè và người thân nhiều hơn qua quảng cáo và kênh truyền thông khác.H21: Số sinh viên biết E4life qua quảng cáo và kênh truyền thông khác nhiều hơn qua bạn bè và người thân.Giả thuyết 3:H30: Người ảnh hưởng đến quyết định học ở trung tâm là bạn bè nhiều hơn là ba me, anh/chị/em, người yêu.H31: Người ảnh hưởng đến quyết định học ở trung tâm là ba mẹ, anh/chị/em, người yêu nhiều hơn là bạn bè.Giả thuyết 4:H40: Số sinh viên muốn giới thiệu cho bạn bè, người thân sử dụng dịch vụ tại trung tâm nhiều hơn số sinh viên không muốn giới thiệu.H41: Số sinh viên không muốn giới thiệu cho bạn bè, người thân sử dụng dịch vụ tại trung tâm nhiều hơn số sinh viên muốn giới thiệu.Giả thuyết 5:H50: Số người biết đến trung tâm nhưng chưa học nhiều hơn những người chưa biết đến trung tâm H51: Số người biết chưa biết đến trung tâm nhiều hơn những người biết đến trung tâm nhưng chưa học.Giả thuyết 6:H60: Nếu sinh viên có điều kiện thì số sinh viên có thể học ở trung tâm nhiều hơn số sinh viên sẽ không học.H61: Nếu sinh viên có điều kiện thì số sinh viên không học ở trung tâm nhiều hơn số sinh viên có thể học.

PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

I. Ph ng pháp nghiên c u:ươ ứ

Đối chiếu với mục tiêu nghiên cứu, nhóm sử dụng phương pháp mô tả và tiến hành như sau:

- Nghiên cứu sơ bộ: Nhóm chúng tôi tiến hành tìm hiểu các thông tin về tiêu chuẩn, mô hình để đánh giá thái độ của khách hàng, các thông tin về sự đánh giá của các học viên đang theo học ở các trung tâm tiếng anh khác nhau trên địa bàn, tại trung tâm E4Life. Những thông tin thu thập được, được tổng hợp để thiết kế bảng câu hỏi, phục vụ cho qua trình điều tra.

10

NHÓM 5

- Nghiên cứu chính thức: Nhóm chúng tôi tiến hành điều tra bằng cách phát bảng câu hỏi tới từng người, hướng dẩn họ trả lời câu hỏi ở trong bảng.

II. Ngu n g c d li u và ph ng pháp thu th p d li u:ồ ố ữ ệ ươ ậ ữ ệ

Nguồn gốc dữ liệu:

o Dữ liệu sơ cấp từ quá trình phỏng vấn bảng câu hỏi.

o Dữ liệu thứ cấp từ báo chí, internet, và các phương tiện truyền thông khác.

Phương pháp thu thập dữ liệu:

o Dữ liệu sơ cấp thu thập qua điều tra bảng câu hỏi.

o Dữ liệu thứ cấp thu thập qua báo chí, truyền thông, internet.

Thiết kế công cụ thu thập dữ liệu:

o Công cụ thu thập dữ liệu: Bảng câu hỏi, với câu hỏi sâu và câu hỏi đóng.

o Qúa trình thiết kế: Bước 1 : Xác định các dữ liệu riêng biệt cần tìm: bao gồm:

Thông tin về đối tượng được phỏng vấn(tên, tuổi, giới tính, thu nhập,…)

Đã từng sử dụng dich vụ chưa? Phân loại người đã sử dụng và chưa sử dụng

Thiết kế câu hỏi phù hợp từng đối tượng

….

Bước 2 : Xác định phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp.Bước 3: Đánh giá nội dung câu hỏi:

Sữa đổi, loại bỏ những câu hỏi không rõ ràng, không cần thiết, hoặc những câu hỏi mà người được phỏng vấn không muốn trả lời.

Bước 4: Quyết định dạng câu hỏi và câu trả lời: câu hỏi mở và đóng.Bước 5: Xác định cấu trúc bảng câu hỏi.Bước 6: Kiểm tra, sữa chữa.

III. Kế hoạch chọn mẫu và tiếp xúc ứng viên. Phương pháp thu thập: phỏng vấn cá nhân trực tiếp. Phạm vi phỏng vấn: tại trường đại học kinh tế. Thời gian thực hiện: 1 tuần. Số lượng nhân viên phỏng vấn: 3 người.

Phương pháp lấy mẫu (quy mô mẫu):

11

NHÓM 5

o Tiến hành điều tra 30 sinh viên trường đại học kinh tế Đà Nẵng (tương ứng 30 bản câu hỏi).

o Cách tiến hành: Trực tiếp đưa bản câu hỏi cho sinh viên, hướng dẫn họ trả lời câu hỏi, thời gian trung bình cho 1 người trả lời là 5 phút. Đối tượng được chọn là hoàn toàn ngẫu nhiên.

o Kết quả: Phát ra 33 bản, thu về 30 bản.IV. Hạn chế:

Vì địa điểm thu thập là ở khu vực trường nên kết quả không khách quan lắm. Thông tin thu thập số lượng nhỏ nên mức độ bao phủ và chính xác chưa cao đem lại những ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều tra và nghiên cứu

Khó khăn trong quá trình thu thập dữ liệu như: Bảng câu hỏi còn gây khó hiểu, dễ nhầm lẫn cho đáp viên.

Các đáp viên trả lời không chân thành, nên kết quả của cuộc khảo sát không

mấy khách quan và hiệu quả, ít phản ánh được thực trạng.

Kinh nghiêm non nớt nên việc xử lý dữ liệu thu thập còn chưa tố

PHẦN IV. KẾT QUẢ XỬ LÍ SỐ LIỆU:

Với mẫu thu được là 30 bảng câu hỏi - với mẫu khá nhỏ. Chúng tôi căn cứ vào mẫu dữ liệu này để phân tích theo phương pháp định tính và định lượng.

I. Phân tích dữ liệu và hạn chế của trung tâm:

Đã từng học hay chưa từng học ở trung tâm E4life?

Đã từng học 11/30 36,7%Chưa học 19/30 63,3%

Dựa vào số liệu thu thập được thì ta thấy số người chưa học tại trung tâm chiếm 63,3% nhiều hơn số người học ở trung tâm là 36,7%.

a. Số liệu với những người đã từng học:

Sinh viên biết đến E4life qua

12

NHÓM 5

Bạn bè 6/11 54,5 %Người thân 1/11 9,1 %Quảng cáo 2/11 18,2 %

Khác 2/11 18,2 %

bạn bè54%

quảng cáo18%

người thân9%

khác18%

Số người biết E4life chủ yếu là qua bạn bè chiếm 54,5 % ( hơn ½ ). Dịch vụ học anh văn thường được biết và truyền miệng qua bạn bè, vì sinh viên thường hỏi nhau nơi mà bạn mình đã từng học qua, hỏi về chất lượng và nhiều thông tin khác. Những kênh truyền thông còn lại như quảng cáo, qua người thân,… thì phân tán đều cho các kênh này.

Qua đây cho thấy được là hoạt động Marketting của trung tâm còn hạn chế, chưa tiếp cận nhiều với khách hàng, chưa làm ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng.

13

NHÓM 5

Người ảnh hưởng đến quyết định?

ba mẹ anh chị bạn bè người yêu không có 0

1

2

3

4

5

6

7

tổng số 11 sinh viên

Người anh hưởng đến quyết định chủ yếu là bạn bè chiếm 6/11 sinh viên (54,5%), ba mẹ chỉ chiếm 3/11sinh viên ( 27,3%). Người yêu không có ảnh hưởng đến quyết định học anh văn, 1/11 người có ảnh hưởng từ anh chị, và 1/11 người là không chịu sự ảnh hưởng của bất kì người nào.

Bạn bè chính là kênh truyền thông tốt nhất mà ta nên khai thác, hầu như sinh viên nào khi hỏi về học tập đều nghiên cứu ý kiến bạn bè nhiều hơn.

Muốn giới thiệu dịch vụ của trung tâm cho bạn bè không?

Có 10/11 90,9 %Không 1/11 9,1 %

90,9% số sinh viên muốn giới thiệu dịch vụ của trung tâm cho bạn bè người thân.Vì họ thấy được là học phí ở trung tâm vừa túi tiền với sinh viên, mà chất lượng giảng dạy lại khá tốt, đa số là sinh viên thích khóa học cơ bản và sẽ giới thiệu cho bạn bè nếu có nhu cầu. Và 1 sinh viên là không giới thiệu cho bạn bè vì không có ai hỏi đến, không có ý kiến về trung tâm.

Cảm nhận về thông điệp:

14

NHÓM 5

Đa số điều cho rằng thông điệp của E4Life là đúng như những gì đã nêu lên. Chỉ có 1 ý kiến đánh giá là bình thường như nhũng trung tâm khác. 1 ý kiến cho rằng chưa tin cậy và 1 ý kiến cho rằng chất lượng chưa đảm bảo.

Đo lường thái độ theo công thức FISHBEIN:

MAX MINTRUNG

BÌNHNGUYỄN VĂN QUANG 420 500 100 300NGÔ THỊ TUYẾT 460 500 100 300PHẠM THỊ BÍCH NGỌC 365 500 100 300LÊ ĐỨC QUANG LƯU 302 500 100 300DƯƠNG THỊ KHÁNH HÒA 465 500 100 300LÊ NGUYỄN PHƯƠNG DUNG 350 500 100 300NGUYỄN THỊ TẤN TỚI 420 500 100 300PHAN THỊ BẢO NGỌC 400 500 100 300TRẦN THỊ TRÀ MY 376 500 100 300PHẠM THỊ NGỌC ÂU 460 500 100 300PHẠM THỊ LIÊN 285 500 100 300

Có 6/11 sinh viên (chiếm 54,4% ) có thái độ khá tốt về trung tâm ở tất cả các phương diện. Có 1/11 có thái độ không tốt, đánh giá trung tâm kém hơn mức trung bình. 4/11 sinh viên cho rằng trung tâm chỉ ở mức trung bình.

Dựa vào bảng thu thập excel (đính kèm) ta thấy được: 4 sinh viên cho rằng tiêu chí chất lượng đào tạo có tầm quan trọng cao 4 sinh viên cho rằng tiêu chí cơ sở vật chất mới là tiêu chí có tầm quan

trọng cao hơn. 5 sinh viên lại chọn tiêu chí trình độ chuyên môn của giáo viên có tầm

quan trọng cao nhất. Trong các tiêu chí thì cơ sở vật chất được đánh giá cao, có trọng số cao

nhất là 270 điểm. Tiếp đến là chất lượng đào tạo 201 điểm và trình độ chuyên môn của giáo viên là 185 điểm.

Tiêu chí hoạt động ngoại khóa được đánh giá thấp nhất chỉ có 76 điểm. Sinh viên chỉ cần học vào các buổi cố định, chứ không cần các hoạt động thoát khỏi việc học.

b. Số liệu về những người chưa học tại trung tâm:

Vì sao chưa học tại trung tâm ?

Chưa biết đến trung tâm 6/19 31,6 %15

NHÓM 5

Chưa cần đến 3/19 15,8 %Biết nhưng còn nghi ngờ 4/19 21,1 %

Biết nhưng học phí còn quá cao 1/19 5,2 %Khác 5/19 26,3 %

Nhìn vào bảng số liệu thu được thì số sinh viên chưa biết đến trung tâm là cao nhất chiếm 31,6%. Qua đây cho thấy trung tâm khá gần trường đại học kinh tế Đà Nẵng nhưng bộ phận marketing chưa làm tốt công việc của mình, chưa làm thương hiệu của trung tâm trở nên phổ biến, chưa là một trong những phương án để sinh viên lựa chọn học anh văn.

Chỉ có 1 sinh viên (chiếm 5,2%) cho rằng giá ở trung tâm quá cao nên không học, với giá hiện tại thì sinh viên có thể chấp nhận được. Lý do có trường hợp này là vì 4/11 sinh viên biết đến trung tâm nhưng còn nhiều nghi ngờ.

Dù chưa học ở trung tâm nhưng có 7 sinh viên cho rằng chất lượng không tốt (con số khá cao). Trung tâm Marketing chưa đúng hướng dẫn đến suy nghĩ sai hướng theo chiều hướng không tốt làm khách hàng không muốn sử dụng dịch vụ của trung tâm.

Có 7 sinh viên cho rằng chất lượng khá tốt, 4 sinh viên cho rằng học phí hợp lí. Cần làm tăng các con số này, tăng số người có suy nghỉ tích cực đến dịch vụ của trung tâm.

Suy nghỉ về dịch vụ của trung tâm:Đa số mọi người khi được hỏi thêm về biết thông tin từ các trung tâm từ ai, thì

điều cho biết là qua bạn bè nhiều hơn.Mọi người điều nghỉ chất lượng và học phí tại trung tâm E4Life là bình thường hoặc kém, đánh giá học phí cao (không tương đương với chất lượng)

Chỉ có 2 ý kiến đánh gía cơ sở hạ tầng đảm bảo và uy tín, và tương đối nổi tiếng.

Nếu có điều kiện thì sinh viên có học ở trung tâm hay không?Số lượng: Chắc chắn có 1/19 5,3%Có thể 15/19 78,9%Không 3/19 15,8%

Lý do:Chắc chắn có Vì đáp ứng nhu cầuCó thể Gần nhà

Muốn thử nghiệm, học thử xem như thế nàoNghe người khác nói về trung tâm

16

NHÓM 5

Học phí thấpKhông Chất lượng không tốt

Chưa tin tưởngCó nơi tốt hơn

Số người có thể học là 15/19 sinh viên chiếm 84,2%.

Đo lường thái độ theo công thức FISHBEIN:

MAX MINTRUNG BÌNH

NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO 392 500 100 300TRẦN THỊ HÀ THANH 385 500 100 300LÊ NGHIÊM 435 500 100 300NGUYỄN THỊ BÍCH VÂN 395 500 100 100PHẠM HUỲNH NHÂN 390 500 100 300NGUYỄN THỊ QUỲNH LINH 450 500 100 300ĐOÀN THỊ VÂN DUNG 420 500 100 300HỒ THỊ ÁNH TRANG 460 500 100 300PHẠM THỊ QUỲNH 455 500 100 300NGUYỄN THỊ LUẬN 350 500 100 300NGUYỄN THỊ LỘC 308 500 100 300HỒ MINH TÚ 425 500 100 300TRẦN THỊ KIM LỆ 375 500 100 300HUỲNH QUANG THỨC 440 500 100 300NGUYỄN PHƯỚC BẢO KHA 365 500 100 300ĐOÀN ĐỨC TRUNG 450 500 100 300NGUYỄN THỊ KIM CHUNG 435 500 100 300THI LÂM ÁI NHI 445 500 100 300ĐINH THANH NHÃ 370 500 100 300

8/19 sinh viên có thái độ trung lập đối với các tiêu chí lựa chọn trong quyết định chọn trung tâm.

11/19 sinh viên đồng ý với các tiêu chí trong quyết định chọn trung tâm. Dựa vào só liệu excel, ta thấy được:

Có 10 sinh viên chọn tiêu chí chất lượng đào tạo là tiêu chí có tầm quan trọng nhất trong quyết định chọn trung tâm.

4 sinh viên chọn tiêu chí trình độ chuyên môn của giảng viên mới là tiêu chí có tầm quan trọng cao hơn trong quyết định lựa chọn trung tâm.

17

NHÓM 5

Trong các tiêu chí đánh giá, chất lượng đào tạo được đánh giá cao nhất, chiếm trọng số tới 586 điểm, tiếp theo là trình độ chuyên môn của giang viên đạt 364 điểm.

Tiêu chí hoạt động ngoại khóa được đánh giá thấp nhất chỉ được 131 điểm.

II. Kiểm định giả thuyết:

Giả thuyết 1:Giả thuyết H10: Có >= 50% số sinh viên của trường đại học Kinh tế Đà Nẵng đã học tại trung tâm E4life.Đối thuyết H11: Có <50% số sinh viên của trường đại học Kinh tế Đà Nẵng chưa từng học tại trung tâm E4life.

Đã từng học 11/30 36,7Chưa học 19/30 63,3

GIẢ THUYẾT H10 KHÔNG ĐƯỢC CHẤP NHẬN. CHẤP NHẬN ĐỐI THUYẾT H1

Số sinh viên của trường đại học Kinh tế Đà Nẵng chưa từng học tại trung tâm E4life chiếm gần gắp đôi số sinh viên đã từng học ở trung tâm.Bởi vậy cần nâng cao tiến trình Marketing để thu hút them lượng sinh viên đến với trung tâm.

Giả thuyết 2:H20: Số sinh viên biết E4life qua bạn bè và người thân nhiều hơn qua quảng cáo và kênh truyền thông khác.H21: Số sinh viên biết E4life qua quảng cáo và kênh truyền thông khác nhiều hơn qua bạn bè và người thân.

Bạn bè người thân 7/11 63,6Quảng cáo và khác 4/11 36,4

GIẢ THUYẾT H20 ĐƯỢC CHẤP NHẬN Số sinh viên biết E4life qua bạn bè và người thân nhiều gần gắp đôi qua

quảng cáo và các kênh truyền thong khác.Trung tâm cần đẩy mạnh kênh truyền thông là qua học viên,khuyến khích học viên giới thiệu them bạn bè và người thân đến học ở trung tâm.Học viên sẽ được giảm học phí theo tỉ lệ số người giới thiệu.các kênh quảng cáo cần được sử dụng hiệu quả hơn thông tin xác thực và bắt mắt hơn đánh vào nhu cầu của sinh viên.

18

NHÓM 5

Giả thuyết 3:H30: Người ảnh hưởng đến quyết định học ở trung tâm là bạn bè nhiều hơn là ba me, anh/chị/em, người yêu.H31: Người ảnh hưởng đến quyết định học ở trung tâm là ba mẹ, anh/chị/em, người yêu nhiều hơn là bạn bè.Bạn bè 6/11 54,5%Ba mẹ, anh/chị/em, người yêu 5/11 45,5%

GIẢ THUYẾT H30 ĐƯỢC CHẤP NHẬN Người ảnh hưởng đến quyết định học ở trung tâm là bạn bè nhiều hơn là ba

me, anh/chị/em, người yêu 9%Bởi vậy trung tâm có thể tuyển cộng tác viên là các sinh viên của Trường Đại Học Kinh Tế để thu hút lượng học viên mới và giữ chân các học viên cũ

Giả thuyết 4:H40: Số sinh viên muốn giới thiệu cho bạn bè, người thân sử dụng dịch vụ tại trung tâm nhiều hơn số sinh viên không muốn giới thiệu.H41: Số sinh viên không muốn giới thiệu cho bạn bè, người thân sử dụng dịch vụ tại trung tâm nhiều hơn số sinh viên muốn giới thiệu.

Có 10/11 90,9 %Không 1/11 9,1 %

GIẢ THUYẾT H40 ĐƯỢC CHẤP NHẬN Số sinh viên muốn giới thiệu cho bạn bè, người thân sử dụng dịch vụ tại

trung tâm nhiều hơn 10 lần so với số sinh viên không muốn giới thiệu trung tâm cần tạo điều kiện cho các học viên giới thiệu về các khóa học cũng như giới thiệu về trung tâm vì sinh viên là nguồn truyền thông tốt nhất.

Giả thuyết 5:H50: Số người biết đến trung tâm nhưng chưa học nhiều hơn những người chưa biết đến trung tâm H51: Số người biết chưa biết đến trung tâm nhiều hơn những người biết đến trung tâm nhưng chưa học.

Chưa biết 6/19 31,6 %Biết nhưng chưa học 13/19 78,4 %

19

NHÓM 5

GIẢ THUYẾT H50 ĐƯỢCCHẤP NHẬN Số người biết đến trung tâm nhưng chưa học nhiều hơn 47.2% những

người chưa biết đến trung tâm .Giả thuyết 6:H60: Nếu sinh viên có điều kiện thì số sinh viên có thể học ở trung tâm nhiều hơn số sinh viên sẽ không học.H61: Nếu sinh viên có điều kiện thì số sinh viên không học ở trung tâm nhiều hơn số sinh viên có thể học.

Có thể học 16/19 84,2 %Không 3/19 15,8%

GIẢ THUYẾT H60 ĐƯỢC CHẤP NHẬN Nếu sinh viên có điều kiện thì số sinh viên có thể học ở trung tâm nhiều hơn

gấp 5 lần số sinh viên sẽ không học.Trung tâm cần tạo điều kiện tốt nhất theo mong muốn của sinh viên để thu hút được lực lượng muốn học này.

PHẦN V. KẾT LUẬN:

I. Tóm tắt kết quả nghiên cứu:Qua quá trình nghiên cứu và phân tích thái độ của người tiêu dùng chúng tôi nhận

thấy rằng dịch vụ dạy học tiếng Anh uy tín, lấy được lòng tin của khách hàng là rất quan trọng, và với trung tâm E4life đa số người tiêu dùng có thái độ khá tốt về dịch vụ học ở đây. Họ cho rằng đó là một dịch vụ mới mở và có chất lượng không tốt so các nơi khác, và có người sợ không dám thử khi học với các khóa nâng cao với lo ngại chất lượng không tốt sẻ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng, trình độ tiếng Anh của họ, ngày nay khi nền kinh tế phát triển nhất là một thành phố năng động và phát triển như Đà Nẵng sinh viên họ chú ý nhiều hơn tới chất lượng học tập và kinh nghiệm thực tiễn vì thế mà giá rẻ chỉ là chiếm một trọng số nhỏ ảnh hưởng đến hàng vi lựa chọn của sinh viên mà thôi.

Qua các thông tin có được thì chúng tôi thấy rằng chất lượng đào tạo và cơ sở vật chất là khá quan trọng với khách hàng, thực sự dịch vụ tại đây có chất lượng không vượt trội với các trung tâm khác thật vì vậy mà theo chúng tôi E4life nên có những chính sách thay đổi chất lượng của sản phẩm để phục vụ nhu cầu của khách hàng, lấy lại niềm tin từ họ, khẳng định vị thế trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

20

NHÓM 5

II. Đóng góp cho Marketing

Về sản phẩm:

Vì đa số sinh viên cho rằng chất lượng đào tạo là quan trọng nhất (trọng số 586 điểm), và trình độ chuyên môn giảng viên (364 điểm) đối với lựa chọn một trung tâm và trung tâm E4life chỉ được đánh giá ở mức khá. Nhiều sinh viên được hỏi giới thiệu trung tâm cho người khác hay không, điều nói là giới thiệu về các khóa học cơ bản, do đó nên cần:

Ưu tiên cải tiến, thay đổi chất lượng đào tạo. Bên cạnh phần nội dung cần quan tâm đổi mới về phương pháp dạy và học để gây hứng thú, học viên dễ tiếp thu.

Đội ngũ giảng viên có trình độ, uy tín, có kinh nghiệm cao và có cách dạy khoa học, dễ tiếp thu, cuốn hút học viên.

Đưa ra các giải pháp thu hút sự quan tâm của học viên tìm đến với trung tâm nhiều hơn, như: Cho người bản xứ tới giao lưu với học viên nhiều hơn (1 lần/tháng); đưa ra các hoạt động ngoại khóa kể cả với các lớp sơ cấp...

Về giá:Chỉ có 1 sinh viên (chiếm 5,2%) cho rằng giá ở trung tâm quá cao nên không học,

nên với giá hiện tại thì sinh viên có thể chấp nhận được. Nhưng muốn thu hút hơn các đối thủ cạch tranh cần:

Thường xuyên tổ chức các lớp học thử miễn phí để những ai chưa biết đến có cơ hội tìm hiểu, tiếp xúc thực với trung tâm hơn mà không phải sợ rủi ro khi đăng kí trực tiếp trong khi chưa thật sự tin tưởng.

Giảm học phí vào các đợt lễ, hè, …Đưa ra các gói khuyến mãi như học theo nhóm 4 ngươi sẽ giảm 20% học phí của

khóa, nhóm 8 người thì giảm 30%…Tặng phiếu giảm học phí đăng kí khóa học sau cho học viên đang học khóa đầu tại

trung tâm.

Về truyền thông:

Số sinh viên chưa biết đến trung tâm là cao nhất chiếm 36,7% nên công tác truyền thông là đặt biệt quan trọng.

Dựa vào số liệu thu thập được thì ta thấy số người chưa học tại trung tâm chiếm 63,3% nhiều hơn số người học ở trung tâm là 36,7%. Số người biết E4life chủ yếu là qua bạn bè chiếm 54,5 % ( hơn ½ ). Người ảnh hưởng đến quyết định chủ yếu là bạn bè chiếm 6/11 sinh viên (54,5%). Vậy nên:

Đầu tư truyền thông bằng nhiều cách khác nhau để cung cấp thông tin đến đông đảo sinh viên như:

21

NHÓM 5

Sinh viên thường hay tiếp xúc các phương tiện như internet nên đẩy mạnh cung cấp hình ảnh trung tâm trên mạng

Phát tờ rơi về trung tâm ở khu vực cổng trường, gần trường, quanh khu vực gầntrung tâm như khu vực Quận Ngũ Hành Sơn, Chợ Bắc Mỹ An, các trường cao đẳng đại học gần đó…Khuyến khích học viên tham gia học thử tại trung tâm để trải nghiệm, tìm hiểu

hơn về trung tâm và có thái độ tốt đối với trung tâm hơn.

III. Hướng phát triển trong tương lai

Đây là một đề tài mà theo chúng tôi nó có tính thực tế cao, đáp ứng nhu cầu ngày một gia tăng hiện nay và chắc chắn trong tương lai cũng vậy. Trong tương lai nếu có điều kiện sẽ mở rộng quy mô ra các trường ĐH, CĐ khác nhau và cả những đối tượng khác như phụ huynh có nhu cầu cho con em đi học, những đối tượng đi làm, ….

Sau khi áp dụng các phương pháp marketing đã đề ra nếu còn có những hạn chế nhất định chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển chương trình nghiên cứu này thành một dự án lớn với phạm vi rộng giúp trung tâm lấy lại niềm tin ở khách hàng. Đồng thời chúng tôi sẽ thực hiện thường niên các nghiên cứu này để hiểu rõ thêm khách hàng và những thay đổi từ nhu cầu của khách hàng từ đó phục vụ tốt nhất cho họ.

Không dừng lại ở thái độ mà chúng tối sẽ tiếp tục phát triển các nghiên cứu khác về các biến số như: nhu cầu, hành vi,… để hiểu rõ hơn về người tiêu dùng.

IV. Hạn chếQua quá trình nghiên cứu khoảng 1 tháng chúng tôi đã tìm hiểu được rất nhiều

thông tin và được tiếp cận với nhiều thái độ khác nhau của sinh viên đối với trung tâm. Đã đưa ra những kết luận khách quan hơn so với trước khi điều tra và nhất là chúng tôi đã tìm ra được một số phương án để cải thiện tình trạng mà hiên giờ E4life đang mắc phải. Nhưng bên cạnh đó nghiên cứu này còn có rất nhiều hạn chế đó là:

Do thời gian quá gấp mà chỉ có thể triên Nguồn lực của chúng tôi còn hạn chế, nhóm chỉ có 4 thành viên trong khi yêu cầu nghiên cứu để cụ thể và xác thực cần có thời gian.

Trình độ của chúng tôi còn kém nên việc xử lí thông tin, dữ liệu có được còn nhiều sai sót

Đây là cuộc điều tra nghiên cứu đầu tiên của chúng tôi về thị trường nên không thoát khỏi nhưng sai sót trong quá trình nghiên cứu và điều tra, như chưa biết cách khai thác hết thông tin từ khách hàng.

Phương pháp nghiên cứu bằng phiếu điều tra thì ít được sự hợp tác của người tiêu dùng, còn mang tính ngẫu nhiên nên cũng mang rủi ro cao. Thông tin thu thập số

22

NHÓM 5

lượng nhỏ nên mức độ bao phủ và chính xác chưa cao đem lại những ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều tra và nghiên cứu.Kinh phí thấp nên không thể đi sâu vào nghiên cứu thái độ của khách hàng.

PHẦN VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) ĐỀ TÀI : NGHIÊN CỨU LIÊN TƯỞNG - THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỀ THƯƠNG HIỆU XE AIR BLADE CỦA HONDA của nhóm thực hiện Dream High, tháng 11/2011. GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:TS. PHẠM THỊ LAN HƯƠNG

(2)Website của Trung tâm Ngoại Ngữ và Tin Học E4Life – Đà Nẵnghttp://e4lifedanang.com

(3)  Đề tài Tìm hiểu sự biết đến và đánh giá của sinh viên đối với trung tâm Anh ngữ Minh Phương. Tại Website

http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-tim-hieu-su-biet-den-va-danh-gia-cua-sinh-vien-doi-voi-trung-tam-anh-ngu-minh-phuong-8183/

PHẦN VII. PHỤ LỤC

BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRAXin chào các bạn!Chúng tôi là nhóm sinh viên đến từ Khoa Thương Mại - Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng. Hiện tại chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm khảo sát “Thái độ của sinh viên đại học Kinh tế Đà Nẵng về trung tâm ngoại ngữ – tin học E4life”. Dưới đây là Bảng Câu Hỏi với mục đích có được những thông tin khách quan nhất nhằm đạt được một kết quả chính xác về thái độ đối với trung tâm của các bạn hiện nay. Trong cuộc khảo sát này, không có quan điểm, thái độ nào là đúng hay sai mà tất cả đều là thông tin hữu ích. Vậy nên chúng tôi mong được câu trả lời theo đúng quan điểm của các bạn. Cảm ơn các bạn dành một ít thời gian quý báu giúp chúng tôi hoàn thành bảng câu hỏi dưới đây!Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Thông tin cá nhânHọ và tên :…………………………………………………………………Lớp :………………..Ngành :………………………Giới tính : Nam/Nữ

Phần bắt buộc:1/ Bạn đã từng học ở trung tâm E4life chưa?

o Có o Không23

NHÓM 5

2/ Xin vui lòng chia 100 điểm trong số các tiêu chí sau đây để phản ánh tầm quan trọng tương đối của họ với bạn khi thực hiện một quyết định chọn dịch vụ học anh văn trong trung tâm.Học phí ……………Trung tâm nổi tiếng ……………..Kiểm tra đầu vào ……………..Cơ sở vật chất ……………..Chất lượng đào tạo …………….Trình độ chuyên môn của GV ……………..Hoạt động ngoại khóa …………….

100 điểm

3/ Khi sử dụng dịch vụ học anh văn ở các trung tâm, theo bạn những tiêu chí nào sau đây có tầm quan trọng với bạn như thế nào trong quyết định chọn trung tâm?

CácTiêu chí

Hoàn toàn không đồng ý

Không đồng ý

Trung lập

Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý

Học phí Trung tâm nổi tiếngKiểm tra đầu vàoChất lượng đào tạoCơ sở vật chất Trình độ chuyên môn của GVHoạt động ngoại khóa

Nếu bạn đã từng học ở E4LIFE thì trả mục bên trái, nếu không thì trả lời mục bên phải của bảng dưới:Với những bạn đã học ở trung tâm Với những người chưa học ở trung

tâm 4/ Bạn biết E4life thông qua ai?

o Quảng cáo o Bạn bè

o Người thân o Khác

8/ Vì sao anh/ chị chưa học ở trung tâm E4life?

o Do chưa biết đến trung tâm

24

NHÓM 5

5/Người có ảnh hưởng đến việc lựa chọn trung tâm là ai?

o Ba mẹ o Người yêu

o Anh/chị/em o Bạn bè

6/ Bạn cảm nhận như thế nào về thông điệp của E4life? TẬN TÂM * TRÁCH NHIỆM * TIN CẬY........................................................................................................................................................................................................................................

7/ Bạn có giới thiệu cho người thân và bạn bè sử dụng dịch vụ ở trung tâm không? Vì sao?

o Có o Không

Vì……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

o Do chưa cần đến

o Biết, nhưng vẫn còn nghi ngờ

o Biết nhưng học phí quá cao

o Khác:………………………………………..

9/ Tuy chưa sử dụng dịch vụ nhưng anh chị nghĩ dịch vụ học anh văn ở trung tâm như thế nào?( về học phí, chất lượng, …..)…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………10/ Nếu có điều kiện anh chị có học ở trung tâm không? Vì sao?

o Chắc chắn có

o Có thể

o Không

Vì……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

PHẦN VIII. ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

Công việc Người thực hiện

Đề xuất các ý tưởng nghiên cứu PHẠM NGỌC ÂU

Thống nhất ý tưởng nghiên cứu CẢ NHÓM

Lập và trình kế hoạch nghiên cứu TRƯƠNG TỪ HUYKế hoạch nghiên cứu được phê chuẩn CẢ NHÓM

Thiết kế và trình bày bảng câu hỏi LANG VĂN HÓA25

NHÓM 5

ĐINH TÚ QUYÊNSửa, hoàn thiện & in bảng câu hỏi TRƯƠNG TỪ HUY

Kế hoạch lấy mẫu CẢ NHÓMThu thập dữ liệu và nhập dữ liệu, thống kê vào EXCEL PHẠM NGỌC ÂU

LANG VĂN HÓALàm phần giới thiệu, giải pháp Marketing PHẠM NGỌC ÂU

Làm phần cơ sở lý luận LANG VĂN HÓAPhân tích số liệu ĐINH TÚ QUYÊN

Tổng hợp, bổ sung phần còn lại, kết luận TRƯƠNG TỪ HUYSlide LANG VĂN HÓA

TỔNG KẾT, TRÌNH BÀY BÁO CÁO, THUYẾT TRÌNH

ĐINH TÚ QUYÊNTRƯƠNG TỪ HUY

Đánh giá điểm các thành viên:- TRƯƠNG TỪ HUY 25%- ĐINH TÚ QUYÊN 25%- PHẠM NGỌC ÂU 25%- LANG VĂN HÓA 25%

26