21
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- HOÀNG THỊ DUNG HÁT THEN Ở LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học dân gian Hà Nội, năm 2014

HÁT THEN Ở LẠNG SƠN - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4206/1/Noi dung luan van R.pdfTỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ... Lạng Sơn (theo thống kê,

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HÁT THEN Ở LẠNG SƠN - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4206/1/Noi dung luan van R.pdfTỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ... Lạng Sơn (theo thống kê,

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----------------------------------------------------

HOÀNG THỊ DUNG

HÁT THEN Ở LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Văn học dân gian

Hà Nội, năm 2014

Page 2: HÁT THEN Ở LẠNG SƠN - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4206/1/Noi dung luan van R.pdfTỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ... Lạng Sơn (theo thống kê,

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------

HOÀNG THỊ DUNG

HÁT THEN Ở LẠNG SƠN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học dân gian

Mã số: 60 22 01 25

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. LÊ CHÍ QUẾ

Hà Nội, 2014

Page 3: HÁT THEN Ở LẠNG SƠN - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4206/1/Noi dung luan van R.pdfTỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ... Lạng Sơn (theo thống kê,

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài:Hát Then ở Lạng Sơnvà toàn bộ nội dung

luận văn không sao chép bất cứ một công trình khoa học hay luận văn nào

đã được công bố trong và ngoài nước. Các tài liệu sử dụng tham khảo

được trích nguồn đầy đủ và chính xác.

Xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, tháng 10 năm 2014

Người viết luận văn

Hoàng Thị Dung

Page 4: HÁT THEN Ở LẠNG SƠN - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4206/1/Noi dung luan van R.pdfTỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ... Lạng Sơn (theo thống kê,

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn “Hát Then ở lạng Sơn” Tôi xin được gửi lời

cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Lê Chí Quế, người đã

dành nhiều thời gian quý báu tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá

trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý thầy côgiáo Khoa Văn học, Trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội; Sở Văn

hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn; Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh

Lạng Sơn, trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở huyện Hữu

Lũng tỉnh Lạng Sơn đã góp ý tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình

nghiên cứu đề tài.

Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự

giúp đỡ, động viên củanhững người thân trong gia đình, đồng nghiệp, bạn

bè. Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 10 năm 2014

HỌC VIÊN

Hoàng Thị Dung

Page 5: HÁT THEN Ở LẠNG SƠN - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4206/1/Noi dung luan van R.pdfTỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ... Lạng Sơn (theo thống kê,

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài 3

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

4. Mục đích nghiên cứu 12

5. Phương pháp nghiên cứu 13

6. Cấu trúc luận văn 13

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1. Khái quát về vị trí địa lý, lịch sử tỉnh Lạng Sơn 15

1.1.1. Khái quát về vị trí địa lý 15

1.1.2. Khái quát về lịch sử 15

1.2. Con người, địa bàn cư trú và đặc trưng văn hóa Tày, Nùng

tỉnh Lạng Sơn

18

1.2.1. Con người và địa bàn cư trú 18

1.2.2. Đặc trưng văn hóa Tày, Nùng 20

1.2.2.1. Nhà ở 20

1.2.2.2. Ẩm thực 21

1.2.2.3. Trang phục 22

1.2.2.4. Ngôn ngữ 22

1.2.2.5. Văn hóa tinh thần 23

1.2.2.6. Văn hóa dân gian 24

1.3. Khái quát về hát then của người Tày, người Nùng ở tỉnh

Lạng Sơn

25

1.3.1. Khái niệm Then 25

1.3.2. Sự hình thành và phát triển Then 28

1.3.3. Then của dân tộc Tày, dân tộc Nùng tỉnh Lạng Sơn 30

1.3.3.1. Then Tày ở Lạng Sơn 30

1.3.3.2. Then Nùng ở Lạng Sơn 34

CHƯƠNG 2

NGHIÊN CỨU HÁT THEN Ở LẠNG SƠN TỪ GÓC ĐỘ

VĂN HỌC DÂN GIAN 2.1. Nội dung lời hát Then ở tỉnh Lạng Sơn 37

Page 6: HÁT THEN Ở LẠNG SƠN - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4206/1/Noi dung luan van R.pdfTỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ... Lạng Sơn (theo thống kê,

2.1.1. Lời then phản ánh cuộc sống lao động, chân thực bình dị

của người Tày, Nùng xưa

38

2.1.2. Lời Then thể hiện niềm tin thiêng liêng vào thế giới thần

linh

42

2.1.3 Lời Then chứa đựng mơ ước khát vọng về cuộc sống bình

yên, ấm no, hạnh phúc

45

2.1.4 Lời Then đề cao giá trị con người 47

2.2. Một số đặc điểm nghệ thuật lời hát Then 48

CHƯƠNG 3

NGHIÊN CỨU HÁT THEN Ở LẠNG SƠN TỪ GÓC ĐỘ

VĂN HÓA DÂN GIAN 3.1. Nghệ nhân hát Then 61

3.2. Diễn xướng hát Then 71

3.2.1. Thời gian diễn xướng 71

3.2.2. Không gian diễn xướng 72

3.2.3 Các yếu tố bổ trợ khi diễn xướng 73

3.2.3.1. Trang phục diễn xướng 73

3.2.3.2. Vật phẩm cúng tế khi diễn xướng 74

3.2.3.3. Âm nhạc trong diễn xướng 76

3.2.3.4. Vũ đạo diễn xướng 79

PHẦN KẾT LUẬN 84

PHỤ LỤC 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

Page 7: HÁT THEN Ở LẠNG SƠN - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4206/1/Noi dung luan van R.pdfTỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ... Lạng Sơn (theo thống kê,

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc sinh sống trên cùng một lãnh thổ.

Cộng đồng các dân tộc Việt Nam sống đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn

nhau như anh em ruột thịt, trong đó có người Tày, Nùng.

Người Tày ở Việt Nam có số dân 1.626.392 người, là dân tộc có dân

số đứng thứ 2 trên đất nước; có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố. Người Tày cư

trú tập trung tại các tỉnh: Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn,

Thái Nguyên, Lạng Sơn (theo thống kê, năm 2009). Số người dân tộc Tày

ở Lạng Sơn là 259.532 người, chiếm 35,4% dân số toàn tỉnh và 31,5% tổng

số người Tày tại Việt Nam.

Tuy nhiên trong tỉnh Lạng Sơn số người dân tộc Tày ít hơn số người

dân tộc Nùng.Người Nùng ở Lạng Sơn là 314.295 người, chiếm 42,9% dân

số toàn tỉnh và 32,4% tổng số người Nùng tại Việt Nam. Địa bàn cư trú tập

trung ở các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái

Nguyên, Lạng Sơn.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử hình thành và phát triển, với đời

sống tinh thần phong phú, hòa nhập dân tộc Tày, dân tộc Nùng đã có sự

giao lưu hòa trộn văn hóa với nhau đặc biệt là trong các hoạt động hát

Then, Sli, Lượn… Những bài Then, Sli, Lượn… ấy đã làm nên nét đặc

trưng văn hóa rất riêng của núi rừng Việt Bắc đại ngàn.

Người Tày, người Nùng đã tạo nên một kho tàng văn hóa, văn nghệ

dân gian vô cùng phong phú, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể

khẳng định rằng những đặc trưng văn hóa mang tính truyền thống lâu đời

của hai tộc người Tày, Nùng là một trong những đặc trưng của Văn học

Dân gian và Văn hóa Dân gian trong cộng đồng các dân tộc trên đất nước

Page 8: HÁT THEN Ở LẠNG SƠN - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4206/1/Noi dung luan van R.pdfTỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ... Lạng Sơn (theo thống kê,

Việt Nam và đó cũng chính là một thành tố quan trọng của Văn hóa Dân

gian (folklore)

Văn học Dân gian từ lâu đã được các nhà sưu tầm, nghiên cứu tìm

hiểu và cho ra đời nhiều công trình có ý nghĩa lớn. Tuy nhiên việc sưu tầm,

nghiên cứu và tìm hiểu Văn học Dân gian của người dân tộc thiểu số vẫn

chưa được quan tâm nhiều. Thậm chí những đặc trưng Văn học Dân gian

của người Tày, người Nùng như hình thức cúng bái trong các nghi lễ hát

Then, thầy Mo, thầy Tào làm phép trong các đám ma người chết, gọi hồn

49 ngày, cầu xin đẻ con trai…một thời gian đã bị coi là hình thức mê tín dị

đoan, hủ tục của người dân tộc.

Cho đến những năm gần đây khi Đảng và Nhà nước mở rộng chính

sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần

đồng thời bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống của người dân tộc thiểu

số thì các giá trị truyền thống của họ mới được chú ý nhiều hơn. Những

người sưu tầm, nghiên cứu đã quan tâm nhiều hơn đến văn học dân gian

của người dân tộc thiểu số đồng thời đánh giá, nhìn nhận lại các giá trị

truyền thống của người dân tộc một cách đúng đắn hơn.

Mặt khác, xuất phát từ tôn chỉ mục đích: “Sưu tầm, nghiên cứu, phổ

biến và truyền dạy vốn văn hóa, văn nghệ dân gian các tộc người Việt

Nam” Bộ Nội vụ ra Quyết định số 82/NV, ngày 01/3/1967 thay mặt Chính

phủ cho phép thành lập Hội Văn nghệ dân gian hoạt động trên phạm vi toàn

quốc và có mối liên hệ nghề nghiệp với các tổ chức trong và ngoài nước.

Qua chặng đường dài hoạt động cho ra đời nhiều công trình có giá trị lớn

về Văn học dân gian, Văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số trên phạm

vi cả nước. Những giá trị sáng tạo đó thể hiện mối quan hệ của các tộc

người với thiên nhiên thông qua các tri thức sản xuất nông nghiệp, phong

tục tập quán, mối quan hệ của con người với thế giới tự nhiên.

Page 9: HÁT THEN Ở LẠNG SƠN - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4206/1/Noi dung luan van R.pdfTỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ... Lạng Sơn (theo thống kê,

Trong các công trình sưu tầm nghiên cứu, các tác giả cũng đã ít

nhiều tập trung đến hát Then của người dân tộc Tày, dân tộc Nùng. Thực

hiện được nhiệm vụ trên không những góp phần vào việc bảo tồn phát huy

các giá trị văn hóa của dân tộc Tày trong quá khứ mà còn góp phần thiết

thực trong công cuộc xây dựng nền Văn hóa Xã hội mới- Xã hội Chủ

nghĩa.

Trước hết, nói đến hát Then là nói đến một loại hình sinh hoạt văn

hóa tín ngưỡng lâu đời của các cư dân Tày-Thái (bao gồm các dân tộc Tày,

Nùng, Thái). Hát Then là thành tố quan trọng trong đời sống tinh thần của

người dân tộc Tày vì sự linh thiêng của nghi lễ nên hát Then chỉ tồn tại

trong không gian và môi trường diễn xướng nghi lễ tín ngưỡng. Thực tế,

hát Then có từ bao giờ?, ở đâu?, khi nào?còn là vấn đề gây nhiều tranh

luận. Tạm thời, các tác giả khẳng định Then có nguồn gốc hình thành, phát

triển ở tỉnh Cao Bằng và được lưu truyền sang các địa phương khác do sự

giao lưu văn hóa, hôn nhân giữa các dân tộc nên ngoài Cao Bằng có thể

thấy hát Then có mặt ở các tỉnh khác trên đất nước song nhiều nhất có thể

kể đến như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang.

Sau năm 1954, hát then không còn bó hẹp trong môi trường diễn

xướng của nghi lễ tâm linh cúng bái của các ông then, bà then mà đã bước

ra khỏi làn khói hương nghi ngút xuất hiện trên các sân khấu biểu diễn

được công chúng đón chào nồng nhiệt qua các ca khúc mang âm hưởng của

làn điệu then, ca ngợi cuộc sống mới, tình yêu quê hương đất nước.

Văn học dân gian của các dân tộc thiểu số mới chỉ được các nhà

nghiên cứu quan tâm, công bố những công trình nghiên cứu từ những năm

50 của thế kỷ XX trở lại đây nhưng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn có

giá trị trong đời sống văn hóa của người dân tộc nói riêng cũng như việc

bản tồn giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung thể

Page 10: HÁT THEN Ở LẠNG SƠN - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4206/1/Noi dung luan van R.pdfTỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ... Lạng Sơn (theo thống kê,

hiện trí tuệ của tập thể của nhân dân. Như vậy có thể nói: Then là loại hình

văn hóa phổ biến và hấp dẫn, ở đâu có người Tày ở đó có hát Then. Người

dân tộc Tày có những câu ca thể hiện tình yêu đối với làn điệu, nét đẹp văn

hóa của dân tộc mình như: “Ké quá tàng nghìn tiếng lượn then/Mừa lườn

táng piến pền báo ón” dịch là (Ra đường nghe tiếng Lượn Then/Về nhà tóc

bạc hóa đầu xanh trai trẻ); hay “Ra đường nghe tiếng Lượn Then/Ăn phở

không mỡ vẫn thấy ngon lành”.

Về Then Tày, đã có một số công trình nghiên cứu song Then Nùng

hầu như chưa có, mặt khác khi nghiên cứu về Then các nhà sưu tầm,

nghiên cứu thường đi sâu vào nghiên cứu về mặt âm nhạc và văn hóa tâm

linh còn bộ phận văn học (phần lời hát) ít được nghiên cứu. Vì vậy, luận

văn này kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước và cố gắng đi

sâu hơn vào phần văn học (phần lời) của các làn điệu Then.

Lạng Sơn là một trong những tỉnh miền núi mang dấu ấn văn hóa

bản địa đặc sắc của người dân tộc Tày, dân tộc Nùng. Ở đây người dân tộc

sống trên các triền đồi, núi, trong thung lũng. Lạng Sơn cũng là nơi có nền

văn học phát triển tương đối sớm, được coi là một trong những nơi sản sinh

ra các loại hình văn hóa của dân tộc Tày, dân tộc Nùng, người dân tộc Tày,

dân tộc Nùng luôn tự hào về những nét đặc trưng văn hóa của dân tộc mình

với các làn điệu Sli, Lượn, Then, Quan làng, Phong Slư…mang đậm bản

sắc dân tộc. Nhưng đặc sắc hơn cả là những làn điệu Then ăn sâu vào tiềm

thức của người dân tộc Tày, dân tộc Nùng xứ Lạng trong đời sống xưa và

nay. Dù đi đâu, về đâu, bất cứ nơi nào trên đất nước, ở nước ngoài hay

chính ngay tại quê hương Lạng Sơn, người dân tộc Tày, dân tộc Nùng như

nuôi trong mình những làn điệu Then ngọt ngào, suối nguồn của đất mẹ

chảy trong cơ thể của họ.

Page 11: HÁT THEN Ở LẠNG SƠN - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4206/1/Noi dung luan van R.pdfTỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ... Lạng Sơn (theo thống kê,

Bản thân tôi là người dân tộc Tày sinh ra, lớn lên, trưởng thành, công

tác tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học Cơ sở; hiện nay gia

đình sinh sống tại Lạng Sơn. Là một giáo viên người dân tộc, thực hiện

nhiệm vụ giáo dục dân tộc, tất cả học sinh trong trường đều là dân tộc Tày,

Nùng và có 5% học sinh là dân tộc Cao Lan, Sán Chỉ, Rắc Lay…nên việc

tiếp cận đề tài này sẽ đem đến cơ hội để hiểu biết về con người cũng như

phong tục, tập quán, tín ngưỡng của dân tộc. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu

nội dung lời hát của các làn điệu Then sẽ giúp cho quá trình giáo dục, bảo

tồn, giữ gìn bản sắc dân tộc góp phần truyền bá cái hay, cái đẹp của hát

Then trong trường Phổ thông Dân tộc nội trú đối với thế hệ trẻ là một việc

làm quan trọng và cần thiết trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin như

hiện nay.Vì vậy việc lựa chọn nghiên cứu “Hát Then ở Lạng Sơn” cùng

với những vấn đề đã nên ở trên chúng tôi muốn một lần nữa được đưa cái

nhìn bao quát hơn, toàn diện hơn về nội dung lời hát Then phản ánh cũng

như việc giữ gìn bảo tồn những nét đẹp của văn học dân gian, văn hóa dân

gian của người dân tộc Tày, dân tộc Nùng tỉnh Lạng Sơn.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Ngày nay việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, văn học của

các dân tộc đang là một vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm. Đặc biệt

là trong những năm gần đây, trước xu thế hiện đại hóa diễn ra ngày càng

mạnh mẽ, những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đang có nguy cơ

mai một thì việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền

thống của dân tộc là một vấn đề thực sự cấp bách các giá trị văn hóa của

đồng bào dân tộc nói chung và dân tộc Tày, dân tộc Nùng nói riêng.

Là một làn điệu trong kho tàng văn hóa, văn học dân gian của dân

tộc Tày, dân tộc Nùng, từ lâu hát Then đã nhận được sự quan tâm của các

nhà nghiên cứu, sưu tầm. Then Tày ở Việt Nam rất phong phú và luôn tồn

Page 12: HÁT THEN Ở LẠNG SƠN - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4206/1/Noi dung luan van R.pdfTỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ... Lạng Sơn (theo thống kê,

tại trong đời sống hiện thực, nó có vị trí đặc biệt trong quan trọng trong văn

hóa, văn học dân gian Việt Nam. Nói đến Then Tày các nhà sưu tầm,

nghiên cứu và những người yêu thích Then nghĩ ngay đến vùng Việt Bắc;

nơi từ lâu được coi là cái nôi của văn hóa, văn học dân gian. Có thể kể đến

các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn. Làn điệu

Then của người Tày ở phía bắc đã góp phần không nhỏ trong việc xây

dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Trước năm 1945, thời kỳ này hầu như không có các công trình sưu

tầm, nghiên cứu trực tiếp về Then. Sau năm 1945, số công trình nghiên cứu

về Then tăng về số lượng và tập trung vào chiều sâu căn bản của Then

nhiều hơn. Trong cuốn Lời hát Then của tác giả Dương Kim Bội (1975),

Nxb Việt Bắc. Đây được coi là cuốn sách đầu tiên giới thiệu về lời hát

Then dưới dạng nguyên bản bằng tiếng Tày, có lẽ cuốn sách được tác giả

sưu tầm trong lễ Then cấp sắc. Nó góp phần to lớn khẳng định vai trò, giá

trị của hát Then trong đời sống người dân tộc Tày. Điều đáng tiếc trong

cuốn sách là tác giả chỉ trích dịch được một phần ít ở phụ lục, chưa dịch

được nhiều sang tiếng phổ thông. Do vậy việc tiếp cận văn bản không tránh

khỏi theo ý kiến chủ quan của tác giả; toàn bộ tác phẩm toát lên âm điệu lạc

quan tin tưởng vào cuộc sống chứ không phải nghèo khổ bất hạnh như

trong thực tế của các chương đoạn, cửa then đã mô tả. Tuy nhiên đây là tác

phẩm sưu tầm trong dân gian, ở mặt nào đó có giá trị to lớn nhưng khi đặt

nó trong tổng thể hát Then thì tính xã hội hóa chưa được cao.

Trong cuốn Mấy vấn đề về Then Việt Bắc của nhiều tác giả (1978),

Nxb Văn hóa dân tộc, cuốn sách tập hợp các bài viết trên phạm vi rộng,

nhiều khía cạnh được các bài viết đề cập đến: nguồn gốc, loại hình, nghệ

thuật diễn xướng, hiện thực sinh hoạt, tín ngưỡng…của các tác giả đã

nghiên cứu về Then từ trước năm 1978, trong đó có bài viết của nhà nghiên

Page 13: HÁT THEN Ở LẠNG SƠN - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4206/1/Noi dung luan van R.pdfTỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ... Lạng Sơn (theo thống kê,

cứu Lê Chí Quế về Bước đầu tìm hiểu những yếu tố hiện thực sinh hoạt và

yếu tố tín ngưỡng nghi lễ. Bằng những luận điểm có tính khoa học cao, tác

giả đã đưa ra hai yếu tố hiện thực sinh hoạt và tín ngưỡng trong hát Then.

Hai yếu tố đó tồn tại song song và đan cài vào nhau trong các nghi lễ là

một trong những cơ sở để tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu hát Then trong văn

học dân gian và văn hóa dân gian tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên yếu tố tín

ngưỡng không được đề cập một cách thỏa đáng.

Ngoài ra có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về then Tày

như: “Mùa xuân và phong tục Việt Nam” (1976) của nhóm tác giả Trần

Quốc Vượng, Lê Văn Hảo, Dương Tất Từ; “Hội Lồng tồng (dân tộc Tày ở

Bắc Thái)” của tác giả Dương Kim Bội; “Hội Lồng tồng (tiếng Tày: Hội

Lồng Tồng)” (1983) của tác giả Lục Văn Pảo; “Hội Lồng tồng” của tác giả

Thu Linh; “Pụt Tày” (1992) của tác giả Lục Văn Pảo; “Lễ hội cầu mùa của

các dân tộc ở Việt Nam” (1993) của nhóm tác giả Phan Hữu Dật, Lê Ngọc

Thắng, Lê Sĩ Giáo, Lâm Bá Nam; “Phong tục tập quán của dân tộc Tày

Việt Bắc” (1994) của nhóm tác giả Hoàng Quyết, Tuấn Dũng; “Ai lên Xứ

Lạng” của nhóm tác giả Hà Văn Thư, Hoàng Nam, Vi Hồng Nhân, Vương

Toàn; “Ngày xuân đi hội Lồng tồng” (1995) của tác giả Trần Hoàng; “Trẩy

hội Lồng tồng” (1996) của tác giả Nguyễn Hải Hà; “Khảo sát tín ngưỡng

Then, Tào, Mo của người Tày ở Việt Nam” (1999) của tác giả Hà Đình

Thành; “Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam” (2000) của nhiều tác giả; “Lễ

hội Lồng tồng của người Tày bản Chu, xã Hưng Đạo, huyện Bình Gia, tỉnh

Lạng Sơn” (2002) của tác giả Hoàng Văn Páo; Lễ Cấp sắc Nụt Nùng”

(2004) của nhóm tác giả Nguyễn Thiên Tứ, Nguyễn Thị Yên; “Đặc trưng lễ

hội truyền thống của người Tày, Nùng Việt Bắc” (2005) của tác giả

Nguyễn Ngọc Thanh. Các tác giả đã có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm

hiểu về Then của Việt Bắc cũng nhu Then của Lạng Sơn qua các lễ hội để

Page 14: HÁT THEN Ở LẠNG SƠN - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4206/1/Noi dung luan van R.pdfTỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ... Lạng Sơn (theo thống kê,

phản ánh bức tranh chân thực về cuộc sống, lao động sản xuất tín ngưỡng

của người Tày. Qua các công trình có thể thấy tính bao quát về đời sống xã

hội của người Tày chưa cao, chưa nêu được một cách toàn diện, hệ thống

về các nghi lễ hát Then.

Trong cuốn “Người diễn xướng Then - Nghệ nhân hát dân ca và thầy

Shaman” (1998) của tác giả Nguyễn Thị Hiền, đã nêu rõ người làm then là

nghệ nhân hát dân ca vừa là thầy cúng - thầy Shaman thực thụ; Luận văn

tốt nghiệp khoa Sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn của tác giả

Đoàn Thị Tuyến với nội dung “Đạo Then trong đời sống tâm linh của

người Tày-Nùng Lạng Sơn” và năm 2000 tác giả có bài: “Then một hình

thức shamam giáo”phân tích Then như một hình thức tín ngưỡng, có đóng

góp khá mới mẻ trong việc tìm hiểu đời sống và thế giới tâm linh của người

làm Then.

Trong các cuốn: “Lễ cầu tự của người Tày ở Cao Bằng” (2001), Nxb

Văn hóa Thông tin, của tác giả Triệu Thị Mai đã chỉ rõ sự tin tưởng vào thế

giới thần linh của con người mặc dù khoa học ngày nay phát triển, việc

sinh con theo ý muốn đã được kết quả nhưng ở mức độ nào đó một số lễ

thức về việc cầu tự vẫn được khá nhiều người duy trì không chỉ đối với

người Tày ở miền Đông Cao Bằng mà với cả dân tộc Tày-Nùng tỉnh Lạng

Sơn nghi thức đó vẫn đang được thực hiện.

Năm 2010 nhà Nghiên cứu Nguyễn Thị Yên công bố công trình sưu

tầm, nghiên cứu về “Then Tày”, Nxb Văn hóa Dân tộc. Có thể nói đây là

một trong công trình tiêu biểu, có tính toàn diện về Then của người dân tộc

Tày. Công trình đã khái quát, nhìn nhận, đánh giá về Then và mô tả diễn

biến buổi lễ Then cấp Sắc cho ông Nguyễn Văn Ngời tại bản Phú Nà, xã

Tự Do, huyện Quản Hòa (nay là huyện Quảng Yên), tỉnh Cao Bằng có đầy

đủ tuần tự từng lời, bước, đoạn, chương trong Then cấp sắc.

Page 15: HÁT THEN Ở LẠNG SƠN - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4206/1/Noi dung luan van R.pdfTỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ... Lạng Sơn (theo thống kê,

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảo Anh, Hội hè trên đất Lạng Sơn, Tạp chí Dân tộc và Thời đại

(33), Hà Nội, tr11-12-36, 2001.

2. Đặng Thế Anh. Nét đẹp văn hóa xứ Lạng. NXB Văn hóa Dân tộc.

Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lạng sơn 2012.

3. Triều Ân, chủ biên, Then Tày những khúc hát, Nxb Văn hóa dân

tộc Hà Nội, 2000.

4. Dương Kim Bội, Những yếu tố dân ca, ca dao trong lời Then Tày,

Nùng, Tạp chí Dân tộc số 2-1978.

5. Dương Kim Bội, Lời hát Then, Nhà xuất bản Việt Bắc 1975.

6. Hoàng Tuấn Bắc, Vài nét về nhũng ngày hội ở Lạng Sơn, Sở Văn

hóa Thông tin Lạng Sơn, tr33-36, 1985.

7. Ban Dân tộc TW, Ủy ban Dân tộc của Chính Phủ. Bốn mươi năm

dân tộc Tày tiến lên dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng (1945-1985).

8. Hoàng Tuấn Cư - Hoàng Hạc - Nguyễn Thanh Huyền. Then Tày.

Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc 2012.

9. Nông Minh Châu, Bước đầu tìm hiểu về vốn văn nghệ Việt Bắc,

Sở Văn hóa Thông tin Việt Bắc xuất bản 1974.

10. Ma Ngọc Dung, Nhà sàn truyền thống của người Tày vùng Đông

Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, 2013.

11. Nhiều tác giả, Mấy vấn đề về Then Việt Bắc, Nxb Văn hóa dân

tộc Hà Nội, 1978.

12. Nhiều tác giả, Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam, Viện Dân tộc

học Hà Nội xuất bản, 1992.

Page 16: HÁT THEN Ở LẠNG SƠN - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4206/1/Noi dung luan van R.pdfTỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ... Lạng Sơn (theo thống kê,

13. Nhiều tác giả, Giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa các dân tộc

thiểu số ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội,1996.

14. Nhiều tác giả, Địa chí Lạng Sơn, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội,

1999.

15. Nhóm tác giả sưu tầm, biên dịch, Then Bách điểu, Nxb Văn hóa

Dân tộc Hà Nội.

16. Đỗ Đình Hãng, chủ biên, Lễ hội truyền thống các dân tộc Tày-

Nùng ở Việt Bắc nước ta trong giai đoạn hiện nay, Học việc Chính trị

Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Hà Nội, 2002.

17. Đỗ Đình Hãng, Giang Thị Huyền, Giá trị của lễ hội truyền thống

Tày, Nùng ở Lạng Sơn, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội tr28-32, 2003.

18. Nguyễn Thị Hiền, Lên đồng ở Việt Nam - Một sinh hoạt văn hóa

tâm linh mang tính trị liệu, Nxb Khoa học Xã hội, 2004.

19. Nguyễn Thị Hiền, Đạo mẫu và các hình thức Shanman trong các

tộc người ở Việt Nam và Châu Á, Nxb Khoa học Xã hội, 2004.

20. Nguyễn Thị Hiền, Hát Sli, lượn trong lễ hội lồng tồng Bủng

Kham xã Đại Đồng, huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn, Luận văn tốt nghiệp

cao học, Đại học Sư phạm Hà Nội 2007.

21. Lê Huy- Lê Trân,Nhạc khí dân tộc Việt nam, Nxb Văn hóa 1984.

22. Nguyễn Chí Huyên (chủ biên), Hoàng Hoa Toàn, Lương Văn

Bảo Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, Nxb

Văn hóa dân tộc Hà Nội, 2000.

23. Vũ Ngọc Khánh, Trong kho tàng diễn xướng dân gian Việt Nam,

Nxb Văn hóa Thông tin, 1997.

Page 17: HÁT THEN Ở LẠNG SƠN - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4206/1/Noi dung luan van R.pdfTỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ... Lạng Sơn (theo thống kê,

24. Đỗ Hồng Kỳ, Những biểu hiện tôn giáo tín ngưỡng trong truyện

thơ Nôm Tày - Nùng, Tạp chí Văn học dân gian (3), 68-75, 1997.

25. Hoàng Ngọc La, chủ biên, Văn hóa dân gian Tày, Nxb Sở Văn

hóa Thông tin Thái Nguyên, 2002.

26. Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Nguyễn Văn Diệu, Văn hóa các

dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb Giáo dục Hà Nội, 1998.

27. Lã Văn Lô, Hà Văn Thư Văn hoá Tày - Nùng, NXB Văn hoá,

1984.

28. Lã Văn Lô Một số kinh nghiệm làm bánh trong dịp tết của đồng

bào Tày-Nùng vùng Lạng Sơn, Tạp chí Dân tộc học, tr37-40, 1998.

29. Lã Văn Lô, Nguyễn Hữu Thấu và nhóm tác giả, Các dân tộc

thiểu số ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Hà Nội,1959.

30. Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn, Sơ lược giới thiệu các các nhóm

dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội, 1986.

31. Thu Linh, Hội Lồng Tồng, Văn hóa Việt Nam tổng hợp 1989-

1995, Ban Văn hóa văn nghệ TW, 1989.

32. Triệu Thị Mai, Lễ cầu tự của người Tày ở Cao Bằng, Nxb Văn

hóa Thông tin, 2013.

33. Hoàng Nam, Then - Cái nhìn từ hệ thống tín ngưỡng, Tạp chí

Dân tộc học (3), 13-17, 2006.

34.Vi Hồng Nhân, Văn hóa các dân tộc thiểu số, Nxb Văn hóa dân

tộc 2004.

35. Nguyễn Thị Nhin, Hiện tượng Vượt biển (Khảm hải) trong đời

sống văn hóa dân gian Tày, Luận văn tốt nghiệp cao học, Đại học Sư phạm

Hà Nội 2003.

Page 18: HÁT THEN Ở LẠNG SƠN - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4206/1/Noi dung luan van R.pdfTỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ... Lạng Sơn (theo thống kê,

36. Nông Thị Nhình, Nét chung và riêng của âm nhạc trong diễn

xướng Then Tày Nùng, Nxb Văn hoá dân tộc, 2004.

37. Nông Thị Nhình, Âm nhạc dân gian các dân tộc Tày, Nùng, Dao

Lạng Sơn, Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội, 2000.

38. Lê Trường Phát, Đặc điểm thi pháp truyện thơ của các dân tộc

thiểu số, Luận án Tiến sĩ Đại học Sư phạm Hà Nội, 1997.

39. Lê Chí Quế, Những yếu tố tín ngưỡng - nghi lễ và hiện thực -

sinh hoạt trong Then ở Việt Bắc, Tạp chí Vănhọc số 4,1976

40. Hoàng Quyết, Ma Khánh Bằng, Hoàng Huy Phách, Cung Văn

Lược, Vương Toàn, Văn hóa truyền thống Tày, Nùng, Nxb Văn hóa dân

tộc, 1993.

41. Hoàng Quyết, Tuấn Dũng, Phong tục tập quán dân tộc Tày ở

Việt Bắc, Nxb Văn hóa Dân tộc

42. Hoàng Văn Páo, Quan niệm tâm linh của người Tày-Nùng Lạng

Sơn, Tín ngưỡng và mê tín, Cục Văn hóa Thông tin cơ sở xuất bản, 2001.

43. Hoàng Văn Páo (chủ biên), Lễ hội dân gian Lạng Sơn, Nxb Sở

Văn hóa Thông tin Lạng Sơn, 2002.

44. Hoàng Văn Páo (chủ biên), Lượn Tày, Nxb Văn hóa dân tộc Hà

Nội, 2003.

45. Hoàng Văn Páo, Vai trò của Then và hát Then trong đời sống

văn hóa tinh thần của người Tày tỉnh Lạng Sơn. Nxb Sở Văn hóa Thể thao

và Du lịch tỉnh Lạng Sơn, 2011.

46. Lục Văn Pảo sưu tầm, biên soạn và dịch, Bộ Then tứ bách, Nxb

Văn hóa dân tộc Hà Nội, 1996.

Page 19: HÁT THEN Ở LẠNG SƠN - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4206/1/Noi dung luan van R.pdfTỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ... Lạng Sơn (theo thống kê,

47. Dương Sách, Cây đàn tính trong dân ca Cao Bằng, Nxb Hội Văn

nghệ Dân gian Cao Bằng, 1993.

48. Hoàng Tuấn, Âm nhạc Tày, Nxb Âm nhạc Hà Nội, 2000.

49. Đoàn Thị Tuyến, Đạo Then trong đời sống tâm linh của người

Tày, Nùng Lạng Sơn, Khóa luận tốt nghiệp khoa Sử, Đại học KHXH&NV

Hà Nội, 1999.

50. Nguyễn Thiên Tứ, Nguyễn Thị Yên, Lễ cấp sắc Pụt Nùng, 2004

51. Đoàn Thị Tuyến, Then một hình thái Shanman giáo, Tạp chí Văn

hóa dân gian (2), 39-44, 2000.

52. Tôcare, Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của

chúng, (người dịch Lê Thế Thép), Nxb Chính trị Quốc gia, 1994.

53. Hà Diệu Thu, Múa Then cấp sắc của người Tày ở lạng Sơn, Tạp

chí Dân tộc học (4), 26-32, 1976.

54. Hà Đình Thành (chủ biên), Văn hóa tín ngưỡng Then, Tà, Mo

của người Tày-Nùng ở Việt Nam, Viện nghiên cứu Văn hóa, 1999.

55. Hà Đình Thành, Then của người Tày - Nùng với tín ngưỡng tôn

giáo dân gian, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (5), 35-39, 2000.

56. Hà Đình Thành, Tình hình sưu tầm, nghiên cứu tín ngưỡng Then,

Mo, Tào, Pụt của người Tày - Nùng ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tôn

giáo (3), 36-44, 2000.

57. Ngô Đức Thịnh, Then - Một hình thức shanman giáo của dân tộc

Tày ở Việt Nam, Tạp chí Văn hóa dân gian (3), 3-20, 2002.

58. Hà Diệu Thu, Múa Then cấp sắc của người Tày ở Lạng Sơn, Tạp

chí Dân tộc học (4), 26-32, 2006.

Page 20: HÁT THEN Ở LẠNG SƠN - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4206/1/Noi dung luan van R.pdfTỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ... Lạng Sơn (theo thống kê,

59. Hà Văn Thư, Lã Văn Lô, Văn hóa Tày - Nùng, Nxb Văn hóa,

1994.

60. Viện Dân tộc học, Về vấn đề xác định thành phần dân tộc các

dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, 1957.

61. Viện Dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam, Nxb Khoa

học Xã hội, 1978.

62. Viện Dân tộc học, Góp phần tìm hiểu bản lĩnh bản sắc các dân

tộc ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, 1980.

63. Viện Dân tộc học, Những biến đổi về kinh tế - Văn hóa các tỉnh

miền núi phía Bắc, Nxb Khoa học Xã hội, 1996.

64. Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Sở Văn hóa Thông tin Lạng Sơn,

Tục lệ Lạng Sơn trước năm 1920, Nxb Văn hóa dân tộc, 1998.

65. Viện KHXH và Viện dân tộc học Các dân tộc Tày, Nùng ở Việt

Nam, 1992.

66. Phạm Vĩnh, Lạng Sơn - Vùng Văn hóa đặc sắc, Nxb Văn hóa

Thông tin Hà Nội, 2001.

67. Nguyễn Thị Yên, Shanman giáo trong Then của người Tày, Tạp

chí nguồn sáng dân gian (2), 39-44, 2004.

68. Nguyễn Thị Yên, Lịch sử vấn đề sưu tầm, nghiên cứu Then ở

miền Bắc Việt Nam, Tạp chí Văn hóa dân gian (5), 48-60, 2004.

69. Nguyễn Thị Yên, Về sự hình thành và biến đổi của Then Tày,

Tạp chí Văn hóa dân gian (2) 19-30, 2006.

70. Nguyễn Thị Yên, Khảo sát đối tượng thờ cúng Then - Thông báo

Văn hóa dân gian, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

71. Nguyễn Thị Yên, Then Tày, Nxb Khoa học Xã hội, 2007.

Page 21: HÁT THEN Ở LẠNG SƠN - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4206/1/Noi dung luan van R.pdfTỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ... Lạng Sơn (theo thống kê,

72. Nguyễn Thị Yên, Giao lưu ảnh hưởng của tam giáo vào trong

các hình thức cúng bái của người Tày-Nùng, Tạp chí Văn hóa dân gian (5),

36-46, 2007.

73. Nguyễn Thị Yên, Dấu ấn cổ xưa trong các hình thức cúng bái

Then, Pụt của người Tày, Nùng, Tạp chí Tôn giáo (2), 53-58, 2008.

74. Then Tày Đăm, Nxb Văn hóa Thông tin, 2006 của tác giả Phạm

Tuất, Hoàng Hữu Sang