47

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO PHONG CÁCH LÀM …

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO

ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN ĐỀ

PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI CÁN

BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU

TRONG ĐƠN VỊ.

Thực hiện:

Bùi Thị Long Cảnh

Tam Kỳ, ngày 06 tháng 4 năm 2021

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO

TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

A. MỞ ĐẦU

B. NỘI DUNG

I. XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA

NGƯỜI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO QUAN ĐIỂM

CỦA BÁC

II. XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU THEO QUAN ĐIỂM CỦA BÁC

III. ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO

PHONG CÁCH LÀM VIỆC, PHONG CÁCH LÃNH

ĐẠO CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

IV. MỘT SỐ TẤM GƯƠNG VỀ PHONG CÁCH

LÃNH ĐẠO CỦA NGƯỜI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU HIỆN NAY

V. LIÊN HỆ THƯC TẾ

MỞ ĐẦU

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng,

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng về

phương pháp, tác phong làm việc khoa học, thiết

thực, hiệu quả. Người cũng thường xuyên quan tâm

chăm lo xây dựng, bồi dưỡng, rèn luyện phương

pháp, tác phong làm việc của người đứng đầu, cán

bộ, đảng viên để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ

được giao.

Hiện nay, nghiên cứu, tìm hiểu tác phong,

phong cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh để

học tập, vận dụng vào đổi mới tác phong, phong cách

làm việc của người cán bộ, đảng viên, nhất là người

đứng đầu trong tình hình mới luôn là vấn đề có ý

nghĩa quan trọng và cấp thiết.

Thể hiện ở 3 phong cách

1. Phong cách dân chủ,

quần chúng

Chủ tịch Hồ Chí Minh

cho rằng, phong cách

dân chủ hay “cách làm

việc dân chủ” là phong

cách hàng đầu mà người

cán bộ cần phải có.

I. PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI CÁN BỘ,

ĐẢNG VIÊN THEO QUAN ĐIỂM CỦA BÁC

Bác Hồ và đại biểu phụ nữ dân tộc thiểu số tại Đại

hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ III, tháng 3-1961.

Người chỉ rõ: Đảng ta thực hiện “Nguyên tắc tập trung dân

chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của các cơ quan nhà

nước trong chế độ ta”.

Vì thế cần lắng

nghe và khơi gợi cho

cán bộ, đảng viên, quần

chúng, cấp dưới nói hết

quan điểm, ý kiến của

mình. Được như vậy thì

cấp dưới và quần chúng

mới hăng hái đề ra sáng

kiến, “học hỏi sáng kiến

của quần chúng để lãnh

đạo quần chúng”.

I. PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI CÁN BỘ,

ĐẢNG VIÊN THEO QUAN ĐIỂM CỦA BÁC

1. Phong cách dân chủ, quần chúng

Người có phong cách dân chủ là thực hành

tốt nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ

trách”, đó cũng là cách “để phát huy trí tuệ và kinh

nghiệm của nhiều người”. Cán bộ không bao giờ

được “độc tôn chân lý”, phải thành thực lắng nghe

ý kiến phê bình của cấp dưới và nghiêm túc sửa

mình với tinh thần cầu thị.

Phong cách dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí

Minh là dân chủ có định hướng, có lãnh đạo, dân

chủ phải đi đến sự tập trung chứ không phải dân

chủ quá trớn, dân chủ vô tổ chức.

I. PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI CÁN BỘ,

ĐẢNG VIÊN THEO QUAN ĐIỂM CỦA BÁC

1. Phong cách dân chủ, quần chúng

I. PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI CÁN

BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO QUAN ĐIỂM CỦA BÁC

1. Phong cách dân chủ và quần chúng

Gắn bó mật thiết với phong cách dân chủ là phong

cách quần chúng, Phong cách quần chúng yêu cầu

người cán bộ phải gần gũi quần chúng, lắng nghe

và thấu hiểu mong muốn của quần chúng.

Người cán bộ phải thường xuyên đi xuống cơ sở

mà mình phụ trách, tìm hiểu thực trạng đời sống,

tâm tư, nguyện vọng của quần chúng.

Người khẳng định: Nếu “cách xa dân chúng, không

liên lạc chặt chẽ với dân chúng, cũng như đứng lơ

lửng giữa trời, nhất định thất bại”.

Một số hình ảnh về gần gủi với quần chúng của Bác

Một số câu chuyện cảm động của Bác Hồ về dân

chủ.

Gs, Ts Hoàng Chí Bảo (kể)

Lê Lâm (ghi)

Lúc bác làm việc trong T.Ư Đảng, Cán bộ T.Ư Đảng

đi làm bằng xe đạp, thấy Bác liền xuống xe chào Bác,

có những đồng chí nữ còn xúc động ngã xe, Bác lại

tiến gần đỡ lên và nói: Các cháu lúc nào cũng gặp

Bác ở đây, cứ đi làm bình thường, chỉ cần gật đầu

với Bác, mỉm cười với Bác, gọi Bác là được rồi, việc

gì phải xuống xe, Bác có phải là vua đâu mà các cô,

các chú hạ mã mãi thế!

Mẩu chuyện “Không ai được vào đây” của tác giả

Nguyễn Việt Hồng về tính dân chủ của Chủ tịch Hồ

Chí Minh.

Chuyện kể rằng: Sinh thời khi Bác Hồ tham gia

bầu cử, Bác đi bỏ phiếu bầu hội đồng nhân dân cấp

huyện tại khu phố Ba Đình, Hà Nội.

Khi Bác đến đã có nhiều cử tri đang bỏ phiếu. Tổ bầu

cử thấy Bác đến, ra hiệu để đồng bào tạm dừng và tạo

“điều kiện” để Bác bỏ phiếu trước. Biết ý Bác nói:

Ai đến trước, viết trước và bỏ phiếu trước, Bác đến

sau, Bác chờ. Bác chờ cho đến hàng mình mới nhận

phiếu và vào “buồng” phiếu.

Một số câu chuyện cảm động của Bác Hồ về

dân chủ.

Gs, Ts Hoàng Chí Bảo (kể)

Lê Lâm (ghi)

Năm 1961, lần thứ 2 Bác về thăm quê Nam Đàn,

Nghệ An, khi nói chuyện với cán bộ, nhân dân Bác

đứng giữa trời nắng động viên nhân dân lao động,

sản xuất. Thấy vậy, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy lấy ô

che cho Bác, Bác nói ngay:

“Liệu chú có đủ 1 vạn cái ô ở đây không?”, “Bác

muốn hòa vào dân, chịu đựng những vất vả, khó

khăn cùng dân nên chú cất ô đi. Dân chịu được thì

Bác cũng chịu được; để Bác nói chuyện với nhân

dân còn kết thúc sớm cho dân đỡ nắng”.

Phong cách làm việc khoa học đòi hỏi khi xem xét

và quyết định mọi việc đều phải điều tra, nghiên

cứu, phân tích toàn diện, phải tôn trọng quy trình

ra quyết định, tranh thủ ý kiến của tập thể lãnh

đạo và quần chúng. Người chỉ rõ: “Gặp mỗi vấn

đề, ta phải đặt câu hỏi: Vì sao có vấn đề này? xử

trí như thế này, kết quả sẽ ra sao? Phải suy tính

kỹ lưỡng. Chớ hấp tấp, chớ làm bừa, chớ làm

liều. Chớ gặp sao làm vậy”.

I. PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO

QUAN ĐIỂM CỦA BÁC

2. Phong cách khoa học

II. PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI CÁN BỘ,

ĐẢNG VIÊN THEO QUAN ĐIỂM CỦA BÁC

2. Phong cách khoa học Theo Bác, phong cách làm việc khoa học đòi hỏi

người cán bộ phải có cách đánh giá đúng người,

đúng việc, sắp xếp công việc cho hợp lý; lại phải

biết cách kiểm tra, giám sát công việc và cấp

dưới một cách hiệu quả, Người nói: “Tình hình

khách quan thay đổi hàng giờ hàng phút, một chủ

trương của ta hôm nay đúng, hôm sau đã không

hợp thời, nếu ta không tỉnh táo kiểm điểm những

tư tưởng hành vi của ta để bỏ đi những cái quá

thời, sai hỏng, nhất định ta sẽ không theo kịp tình

thế”.

Một số câu chuyện của Bác Hồ về phong cách

khoa học:

Ðầu năm 1941, Bác Hồ về căn cứ địa Cao Bằng

để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng.

Nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt lên hàng

đầu. Công tác huấn luyện cán bộ càng trở nên

cấp bách. Nhiều học trò của Bác đã trưởng thành

và được Người giao mở các lớp huấn luyện cán

bộ cho phong trào. Chương trình và kế hoạch các

lớp huấn luyện được Người chỉ ra thật ngắn gọn

nhưng rất khoa học và chu đáo: Một là, huấn

luyện cho ai? Hai là, huấn luyện những gì? Ba là,

huấn luyện bao lâu? Bốn là, huấn luyện ở đâu?

Năm là, lấy gì ăn mà huấn luyện?

Một số câu chuyện của Bác Hồ về phong cách khoa học:

Thời kỳ hoạt động bí mật tại căn cứ địa Việt Bắc,

Bác đặc biệt chú trọng công tác giữ bí mật. Trong

cơ quan, Bác giao việc cho từng người, ai biết việc

người ấy. Các bộ phận công tác cũng rất gọn nhẹ,

cơ động. Bác yêu cầu mỗi người có một túi đựng

đồ dùng cá nhân và tài liệu lúc nào cũng mang bên

người, khi cần thiết có thể nhanh chóng di chuyển

địa điểm mà không để lại dấu vết.

Theo Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên đều phải làm

gương trong mọi công việc, nói phải đi đôi với làm.

Người yêu cầu tất cả cán bộ, đảng viên đều phải nêu

gương trên ba mối quan hệ với mình, với người, với việc.

- Với mình phải không tự cao tự đại mà luôn học tập cầu

tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để sửa đổi.

- Đối với người, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn,

đoàn kết, thật thà, khoan dung, độ lượng.

- Đối với việc, dù trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ

nguyên tắc đặt việc công lên trên, lên trước

II. PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI CÁN BỘ,

ĐẢNG VIÊN THEO QUAN ĐIỂM CỦA BÁC

3. Phong cách nêu gương

II. PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI CÁN BỘ,

ĐẢNG VIÊN THEO QUAN ĐIỂM CỦA BÁC

3. Phong cách nêu gương

Trong gia đình, cha mẹ phải là tấm gương cho các

con, anh chị là tấm gương đối với các em. Trong nhà

trường, thầy giáo, cô giáo là tấm gương cho học trò.

Trong cơ quan, tổ chức thì cán bộ lãnh đạo là tấm

gương cho cấp dưới, người này có thể nêu gương

cho người khác. Trong cuộc sống hằng ngày, người

cán bộ, đảng viên phải có trách nhiệm tự tu dưỡng

tốt để trở thành con người có đời tư trong sáng, làm

tấm gương cho nhân dân.

Câu chuyện về Bác trong phong cách nêu gương

“Năm 1945, khi vừa giành được độc lập, đứng

trước nạn đói đang hoành hành, Bác kêu gọi

toàn dân diệt “giặc đói” bằng một hành động cụ

thể, mười ngày nhịn ăn một bữa để lấy số gạo

đó cứu những người bị đói và chính Bác đã làm

gương thực hiện trước và thực hiện nghiêm túc,

có lần đến bữa Bác nhịn ăn thì được mời đi ăn

cơm khách, ngày hôm sau bác lại nhịn bù

.

Sau ngày hòa bình lập lại, có lần Bác đến thăm một

ngôi chùa, vị sư chủ trì ra đón và xin Bác đừng cởi

dép khi vào trong chùa, Bác không đồng ý và cởi

dép ra để ở ngoài đúng như quy định đối với khách

thập phương đến lễ chùa.

Trên đường về, xe Bác đi đến một ngã tư thì vừa lúc

đèn đỏ bật, đồng chí bảo vệ định chạy lại đề nghị

đồng chí Công an giao thông bật đèn xanh để Bác

đi, Bác hiểu ý nên ngăn lại và nói: “ Các chú không

được làm thế, phải tôn trọng và gương mẫu chấp

hành luật lệ giao thông. Không được bắt luật pháp

dành quyền ưu tiên riêng cho mình”.

Câu chuyện về Bác trong phong cách nêu gương

II. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH, XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU. 1. Phong cách dân chủ nhưng quyết đoán:

Bác Hồ yêu cầu người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ

chức phải: “Gom góp mọi ý kiến rời rạc, lẻ tẻ của quần

chúng, rồi phân tích nó, nghiên cứu nó, sắp xếp nó

thành những ý kiến có tính hệ thống. Rồi đem nó tuyên

truyền, giải thích cho quần chúng, làm nó thành ý kiến

của quần chúng, và làm cho quần chúng giữ vững và

thực hành ý kiến đó

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: Một người

dù có tài giỏi đến đâu, cũng không thể nắm được

hết mọi mặt của một vấn đề, cũng không thể biết

hết được mọi việc trong đơn vị cũng như đời sống

của xã hội. Do đó, cần có cách làm việc tập thể để

phát huy trí tuệ của tập thể, trí tuệ của đông đảo

quần chúng nhằm hoàn thành nhiệm vụ của một

tập thể mà nếu chỉ riêng người cán bộ lãnh đạo,

quản lý thì không làm nổi.

II. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC,

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH, XÂY DỰNG PHONG

CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU.

1. Phong cách dân chủ nhưng quyết đoán:

II. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH, XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU. 2. Phong cách lãnh đạo sâu sát

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại là tấm gương sáng về

phong cách lãnh đạo sâu sát, theo tài liệu tại Bảo

tàng Hồ Chí Minh, chỉ tích trong 10 năm xây dựng

CNXH ở Miền Bắc (1955-1965), mặc dù tuổi đã cao,

sức yếu, công việc lại bộn bề. Nhưng Bác Hồ đã đi

thăm trên 700 địa điểm ở các địa phương, nông

trường, xí nghiệp, đơn vị bộ đội, Hợp tác xã nông

nghiệp, từ miền núi đến hải đảo xa để thăm hỏi đồng

bào, chiến sỹ, xem xét tình hình, kiểm tra công việc.

II. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH, XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU. 2. Phong cách lãnh đạo sâu sát

Hàng ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo, đọc thư

của đồng bào gửi đến, thấy những ý kiến hay, cần

tiếp thu, những việc cần giải quyết, Chủ tịch Hồ Chí

Minh đêu dùng bút đỏ đóng khung lại, chuyến đến

cơ quan có trách nhiệm, yêu cầu nghiên cứu và giải

quyết.

Theo Người, lãnh đạo sâu sát sẽ nâng cao tính

khách quan, minh bạch, tăng cương được công tác

kiểm tra, giám sát, từ đó kiểm soát tốt hơn với việc

thực thi quyền lực.

Theo Bác cần nhanh chóng biểu dương

những tấm gương người tốt việc tốt, việc tốt, động

viên khuyến khích bằng vật chất hoặc tinh thần

nhằm phát triển cái tốt. Thời đó, mỗi khi đọc báo chí

thấy tấm gương “Người tốt, việc tốt” nào, nhất là

người đi đầu khởi xướng phong trào, Chủ tịch Hồ

Chí Minh liền cử cán bộ đi xác minh và tặng “Huy

hiệu Bác Hồ” cho người đã có thành tích xứng đáng.

Cả nước đã có 5.000 người được Chủ tịch Hồ Chí

Minh tặng huy hiệu

II. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC,

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH, XÂY DỰNG PHONG

CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU.

2. Phong cách lãnh đạo sâu sát

Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: Việc dùng người

phải hợp lý, đúng năng lực và sở trường của họ,

đúng người, đúng việc, chớ “dùng thợ mộc làm

nghề thợ rèn” và phải cho họ hiểu rõ mọi mặt

các công việc họ phải phụ trách. Dùng người

mà không đúng công việc sẽ không chạy, làm

thui chột nhân tài, có hại cho Đảng và cũng thể

hiện sự yếu kém trong công tác cán bộ của

Đảng.

II. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC,

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH, XÂY DỰNG PHONG CÁCH

LÃNH ĐẠO CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU.

3. phong cách khéo dụng người, trọng dụng người tài:

II. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC,

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH, XÂY DỰNG PHONG CÁCH

LÃNH ĐẠO CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU.

4. Phong cách cách mạng, khoa học, năng động, sáng

tạo

Theo Bác Hồ, cán bộ lãnh đạo, quản lý, phải là

người vừa “hồng” vừa “chuyên”, có đạo đức

cách mạng, có tinh thần anh dũng, gương mẫu,

chịu đựng gian khổ, hy sinh và có năng lực

thực thi nhiệm vụ được giao.

II. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC,

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH, XÂY DỰNG PHONG CÁCH

LÃNH ĐẠO CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU.

4. Phong cách cách mạng, khoa học, năng động, sáng

tạo

Để có tri thức khoa học, người đứng đầu phải chịu

khó học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ về

chính trị, văn hóa, nghiệp vụ.

Bác Hồ nhắc nhở: “Học hỏi là việc phải tiếp tục,

suốt đời. Suốt đời phải gắn lý luận với công tác thực

tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết

hết rồi. Thế giới ngày ngày thay đổi mới, nhân dân

càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và

hành để tiến bộ”.

Những câu chuyện của Bác về phong cách người đứng đầu: Dân chủ, sâu sát:

Khi chuẩn bị cho ngày 2/9/1945, đến ngày 30 tháng

8, bản Tuyên ngôn Độc lập được dự thảo xong. Bác

đưa ra tranh thủ ý kiến các đồng chí Trung ương.

Sáng 31 tháng 8, Bác hỏi đồng chí cận vệ:

- Chú Cần có biết Quảng trường dự định họp mít

tinh như thế nào không?

Rồi Bác bảo tôi vẽ phác bản đồ cho Bác. Xem bản

đồ xong. Bác hỏi:

- Liệu được bao nhiêu người?

Đồng chí Cần thưa với Bác: Được vài chục vạn

người đấy ạ.

Những câu chuyện của Bác về phong cách người đứng đầu:

Bác hỏi tiếp:

- Thế các chú định bố trí để đồng bào đi vệ sinh ở

đâu?

Đồng chí cận vệ sững sờ trước câu hỏi của Bác

và lúng túng không biết trả lời thế nào, thì Bác nói

tiếp:

- Việc nhỏ, nhưng nếu không chú ý bố trí cho tốt

thì rất đễ mất trật tự.

- Bác còn dặn đồng chí Cần nói với Ban tổ chức

nếu trời có mưa thì kết thúc míttinh sớm hơn,

tránh cho đồng bào khỏi bị ướt, nhất là đối với các

cụ già và các cháu nhỏ.

Những câu chuyện của Bác về phong cách người

đứng đầu:

Trọng người tài, đức:

Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành

công, với cương vị là Chủ tịch nước Việt Nam Dân

chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có một văn

bản với tiêu đề “Tìm người tài đức”. Văn bản nêu rõ:

“Nhà nước cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có

nhân tài”. Và Người “tự nhận khuyết điểm” là đã

“nghe không đến, thấy không khắp”, khiến người tài

đức chưa được biết tới, Người đề nghị các địa

phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài

đức, báo cáo ngay cho Chính phủ biết. Báo cáo phải

nói rõ: tên tuổi, nghề nghiệp, tài năng, nguyện vọng.

Cụ thể:

Cuối năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh 2 lần đánh

điện mời cụ Huỳnh Thúc Kháng ra Hà Nội nhận

chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Lần thứ 2 đích thân Hồ Chủ tịch và Võ Nguyên Giáp

ký tên với nội dung: “Chúng tôi khẩn khoản mời cụ

ra Hà Nội nhận chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ!”.

Sau này vào cuối tháng 5/1946, Chủ tịch Hồ Chí

Minh rời Hà Nội đi thăm hữu nghị nước Pháp Người

đã ủy nhiệm cụ Huỳnh Thúc Kháng giữ vị trí quyền

Chủ tịch nước trong thời gian Người đi vắng.

Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gửi điện mời một

vị nhân sĩ yêu nước nổi danh khắp Nam đó là Cao

Triều Phát, đã theo tiếng gọi của Hồ Chủ tịch tập kết

ra Bắc và giữ nhiều chức vụ quan trọng.

IV. Đẩy mạnh học tập và làm theo phong cách làm việc,

phong cách lãnh đạo của chủ tịch hồ chí minh

1.Tăng cường giáo dục, rèn luyện xây dựng phong

cách làm việc, phong cách lãnh đạo trong cán bộ,

đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp, các ngành

2.Giữ vững các nguyên tắc“tập trung dân chủ” và “tập

thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”

3.Tăng cường công tác quản lý cán bộ, đảng viên

4.Xây dựng các quy định về đạo đức công vụ, phong

cách làm việc, phong cách lãnh đạo

5.Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

Thực tiễn hiện nay cho thấy, đã có những sự

chuyển động tích cực trong phòng cách lãnh đạo của

cán bộ, đảng viên và người đứng đầu

IV. MỘT SỐ TẤM GƯƠNG VỀ PHÒNG CÁCH LÃNH

ĐẠO CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NGƯỜI DỨNG

ĐẤU HIỆN NAY

Trên VOV Bài viết ngày 03/04/2021, Một nhiệm kỳ nhiều dấu

ấn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

“Bám sát thực tiễn, sâu sát cơ sở và đời sống người dân”

là cảm nhận của đại biểu Hoàng Đức Thắng, đoàn Quảng

Trị, bởi lẽ, trong nhiệm kỳ qua, lãnh đạo Chính phủ đã

thực hiện 570 chuyến công tác “lên rừng, xuống biển”,

không kể nắng, mưa, ngày lễ... Những lúc gian khổ, khó

khăn đều có sự hiện diện của người đứng đầu Chính phủ

và Thủ tướng đã gần như dành trọn cả ngày nghỉ thứ bảy,

chủ nhật để làm việc, để về cơ sở, về các địa phương giải

quyết những điểm nghẽn, những khó khăn, vướng mắc

và hỗ trợ cho việc điều hành của Chính phủ thông suốt.

“Với tôi thì Thủ tướng còn là con người rất dung dị, dễ

gần và đáng mến" - ông Thắng cảm nhận.

Thủ tướng tiếp xúc cử tri Hải Phòng tháng 11/2020.

(Ảnh: TTXVN)

BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ Bài viết Dấu ấn về phong cách lãnh đạo: Gương

mẫu, quyết liệt, hành động DĂNG 31/3/2021 Xung kích chống dịch, hoàn thành lời hứa, nói về Bí

thư Thành ủy Vương Đình Huệ

Ngược thời gian, trở lại ngày 6/3/2020, vào lúc 18h,

thành phố được thông báo về ca bệnh COVID-19 đầu

tiên tại phố Trúc Bạch, quận Ba Đình. Ngay trong đêm,

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ triệu tập và chủ trì

một cuộc họp khẩn để bàn các biện pháp chống dịch

và truy vết. “Hà Nội phải an toàn, để cả nước được an

toàn”, là yêu cầu mà Bí thư Thành ủy đặt ra cho toàn

bộ cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị của

thành phố trước đợt dịch đầu tiên mà Hà Nội phải đối

mặt

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đứng máy cấy, động viên

nông dân xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất sản xuất đầu năm 2021. Ảnh: Hanoimoi

Báo Điện tử chính Phủ: Bài viết: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ điều ước

giản dị của các thầy cô

Phó Thủ tướng Vũ Đức

Đam mong muốn sẽ có

phong trào “5 điều ước”,

kêu gọi toàn xã hội hỗ

trợ thiết thực cho các

điểm trường còn khó

khăn, thiếu thốn ở vùng

sâu, vùng xa, vùng

đồng bào dân tộc thiểu

số. Ảnh: VGP/Đình

Nam

4h sáng ngày 28/1/2021 các Bác sĩ CDC Quảng Ninh

vẫn miệt mài bàn phương án phòng chống dịch

Ngành y trong chống dịch COVID-19

Những tấm gương sáng nơi tuyến đầu phòng

chống dịch COVID-19 (Website BYT Thứ sáu, 26/02/2021 16:53)

bác sĩ Trần Thị Oanh, bệnh viện Hùng Vương

cho biết: “Với sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm

và sự tận tụy trong công việc, bác sĩ Trần Thị

Oanh luôn được lãnh đạo khoa và Ban Giám đốc bệnh viện tin tưởng, đánh giá cao”.

“Làm bác sĩ dịch tễ là vậy, chúng tôi luôn

trong tâm thế sẵn sàng lên đường đến bất cứ

nơi đâu”

bác sĩ Bùi Thanh Nam, Khoa Kiểm soát bệnh

truyền nhiễm (CDC Quảng Ninh)

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam là

đơn vị vừa thực hiện chức năng dự phòng vừa thực

hiện chức năng KCB và các dịch vụ y tế khác nên việc

xây dựng phong cách làm việc của Cán Bộ, Đảng viên

và người đứng đầu là nhiệm vụ hết sức quan trọng có

ý nghĩa trong sự phát triển của trung tâm.

Trong thời gian qua trung tâm đã có nhiều hoạt

động thể hiện như các đồng chí lãnh đạo, các đội cơ

động đã xuống tận địa bàn để chống dịch, trực tiếp

hướng dẫn cho người dân về phòng bệnh,...

BCH công đoàn, Đoàn thanh niên đã có những

hoạt động tích cực trong chống dịch cũng như các

hoạt động khác,…

V. LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐƠN VỊ

Nổi bậc trong phòng chống COVID-19

Trong phòng chống COVID-19

"

Tác phòng của người đứng đầu

CDC trong phòng chống

COVID-19

Hình ảnh CB xét nghiệm, đội cơ động CDC

Hình ảnh hoạt động của Công đoàn, ĐTN

CÁM ƠN CÁC ĐỒNG CHÍ

ĐÃ LẮNG NGHE