21
HƯỚNG DN SDNG MÁY CY LÚA HAMCO HAMCO.,LTD HƯỚNG DN SDNG MÁY CY LÚA HAMCO Cảm ơn quý khách hàng đã chọn la sdng sn phm máy cy lúa HAMCO ca công ty chúng tôi. Vì mục đích an toàn và chính xác khi sử dng sn phm này, xin quý khách đọc khướng dn sdng ca sn phm, tránh gây ảnh hưởng ti hiu sut làm vic của máy cũng như những scgp phi trong quá trình sdng. Sau khi đọc xong, xin bo qun tài liu này cùng máy, tin cho việc tra đọc. 1. Trước khi thao tác máy cần đọc khướng dn sdng, biết phương pháp điều chnh, kiểm tra cũng như cách sử dng máy. 2. Trước khi sdng máy cn kim tra klưỡng, xác nhn xem các bphn có hot động bình thường không (các ốc vít đã vặn chặt chưa, các vị trí cần điều chỉnh đã điều chỉnh chưa, động cơ và hộp sđã đổ dầu chưa, những vtrí cn có du bôi trơn đã có chưa . . .) mi tiến hành khởi động máy. 3. Trước khi khởi động máy gt cn ly hp vvtrí “phân ly” 4. Khi di chuyển trên đường bcn lp 2 bánh cao su bc sắt và bánh hơi cao su, không dùng bánh bám li ruộng để đi trên đường. 5. Khi máy hoạt động không được tiếp xúc vi tay cấy cũng như các bộ phn công tác cy. 6. Khi di chuyn vào vòng cua hoc r1 góc ln hơn 55 độ, phi tt chế độ cy ca tay cy và di chuyn vi mc ga nh. 7. Nguy hiểm: sau khi máy đã khởi động không được đứng phía trước máy, tránh bthương. 8. Việc điều chnh, kiểm tra hay đổ thêm du phải được tiến hành sau khi máy đã tắt. 9. Nhm nâng cao chất lượng, tính năng và độ an toàn ca máy, công ty chúng tôi có ththay đổi, ci tiến 1 slinh kiện. Lúc đó 1 shình nh, chviết ca cun sách hướng dn sdng này có thcó 1 vài điểm không đồng nht vi máy.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CẤY LÚA HAMCO€¦ · việc của máy cũng như những sự cố gặp phải trong quá trình sử dụng. Sau khi đọc xong, xin bảo

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CẤY LÚA HAMCO HAMCO.,LTD

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CẤY LÚA HAMCO

Cảm ơn quý khách hàng đã chọn lựa sử dụng sản phẩm máy cấy lúa HAMCO của

công ty chúng tôi. Vì mục đích an toàn và chính xác khi sử dụng sản phẩm này, xin quý

khách đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của sản phẩm, tránh gây ảnh hưởng tới hiệu suất làm

việc của máy cũng như những sự cố gặp phải trong quá trình sử dụng. Sau khi đọc xong,

xin bảo quản tài liệu này cùng máy, tiện cho việc tra đọc.

1. Trước khi thao tác máy cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, biết phương pháp điều

chỉnh, kiểm tra cũng như cách sử dụng máy.

2. Trước khi sử dụng máy cần kiểm tra kỹ lưỡng, xác nhận xem các bộ phận có hoạt

động bình thường không (các ốc vít đã vặn chặt chưa, các vị trí cần điều chỉnh đã

điều chỉnh chưa, động cơ và hộp số đã đổ dầu chưa, những vị trí cần có dầu bôi

trơn đã có chưa . . .) mới tiến hành khởi động máy.

3. Trước khi khởi động máy gạt cần ly hợp về vị trí “phân ly”

4. Khi di chuyển trên đường bộ cần lắp 2 bánh cao su bọc sắt và bánh hơi cao su,

không dùng bánh bám lội ruộng để đi trên đường.

5. Khi máy hoạt động không được tiếp xúc với tay cấy cũng như các bộ phận công

tác cấy.

6. Khi di chuyển vào vòng cua hoặc rẽ 1 góc lớn hơn 55 độ, phải tắt chế độ cấy của

tay cấy và di chuyển với mức ga nhỏ.

7. Nguy hiểm: sau khi máy đã khởi động không được đứng phía trước máy, tránh bị

thương.

8. Việc điều chỉnh, kiểm tra hay đổ thêm dầu phải được tiến hành sau khi máy đã tắt.

9. Nhằm nâng cao chất lượng, tính năng và độ an toàn của máy, công ty chúng tôi có

thể thay đổi, cải tiến 1 số linh kiện. Lúc đó 1 số hình ảnh, chữ viết của cuốn sách

hướng dẫn sử dụng này có thể có 1 vài điểm không đồng nhất với máy.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CẤY LÚA HAMCO HAMCO.,LTD

PHẦN I

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

1. Thông số kỹ thuật

Loại 2Z-8238BG-E-D

Kích thước (mm) 2145*2760*1300

Trọng lượng (kg) 330

Động cơ Diesel 17FS Khởi động điện + giật nổ

Hộp số bộ phận di chuyển Cơ cấu dẫn động bánh răng

Truyền động bộ phận công tác Trục truyền chuyển động

Số hàng lúa cấy 8

Khoảng cách tim hàng lúa (mm) 238

Khoảng cách tim khóm lúa (mm) 120; 140; 160; 190

Tần số, tần suất cấy (lần/phút) 240

Độ sâu khi cấy(mm) 10-35

Tốc độ làm việc (m/s) 0.35-0.58

Tốc độ di chuyển trên đường

(km/h)

7.8-10.7

Năng suất (ha/h) 0,23-0,29

Chia mạ trên 1 hành trình ngang 14 lần

Bánh lội ruộng Đường kính ngoài 680

Bánh cao su (2.75 – 18) Đường kính ngoài 705

Góc quay tối đa khi máy di chuyển

và tay cấy làm việc (trái, phải) (độ)

60

Tiêu hao nhiên liệu(lít/ha) 6 – 6,5

Khi máy hoạt động, tốc độ quay

của động cơ giới hạn

<= 2000 vòng/phút

2. Điều kiện làm việc

Nhằm đảm bảo cho máy hoạt động hiệu quả, chất lượng tốt, ngoài việc giữ trạng thái

kỹ thuật tốt và sử dụng đúng cách còn phải xem xét tới các yếu tố về ruộng, mạ có phù

hợp với điều kiện sử dụng máy không.

a. Ruộng

Thích hợp Không thích hợp

Độ sâu bùn 10-40cm Độ sâu bùn>40cm hoặc <10cm

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CẤY LÚA HAMCO HAMCO.,LTD

Độ sâu nước

Thấp hơn 4cm

Mặt ruộng hơi xe bùn là tốt

nhất

Ruộng có nước mặt hoặc độ sâu nước >

4cm

Chất đất Đất thịt, đất cát pha, đất đồi Đất ruộng pha quá nhiều cát

Độ lắng bùn

Sau khi bừa phải có 1 thời

gian để lắng, ngâm (Người đi

vết chân không bị lấp)

Cấy ngay sau khi bừa đất ruộng cấy;

Ruộng chưa lắng bùn (người đi vết chân

bị lấp ngay)

Tạp vật

Không có sỏi, đá và những tạp

vật khác

Ruộng có nhiều thân, rễ cây, hoặc những

thân cây còn sót sau khi sử dụng các loại

máy thu hoạch mà chưa phân hủy hết . . .

Đất làm mạ

Thích hợp Không thích hợp

Đất làm mạ

Độ dày đồng đều, thảm mạ

được cắt cho vào cấy đều

nhau.

Đất không được có tạp vật,

lượng nước thích hợp, độ dày

khoảng 1,6-2cm

Độ rộng khay mạ 22cm

Đất nhiều cát, không đủ độ kết dính

Chân rễ không tốt, thảm mạ lỏng lẻo, dễ

tách rời

Chân rễ rất tốt do phải cắt gốc, thảm mạ

dễ tách rời

Độ dày thảm đất làm mạ <1,6cm hoặc >

2,5cm

Trong đất có nhiều vật cứng, tạp vật như

sỏi, đá, rễ cây

Thảm mạ quá rộng hoặc quá hẹp

Cây mạ cao 10-20cm Độ cao mạ >20cm hoặc <10cm

Tố chất cây

mạ

Màu xanh, không sâu bệnh

sinh trưởng đồng đều, cứng

cây, đanh rảnh.

Sinh trưởng mềm, yếu

Mật độ gieo mạ quá không đồng đều

Sinh trưởng không đều; trên thảm mạ có

những khoảng đất trống

Lượng hạt

giống khi

gieo

Gieo mạ đồng nhất và chính

xác:

- Với loại hạt có trọng lượng

1.000 hạt 20 gram là 0,33

kg hạt thóc giống/ m2 đất

gieo;

- Với các loại giống có trọng

lượng 1000 hạt lớn hơn hoặc

nhỏ hơn, thì trọng lượng hạt

giống gieo được nhân với tỷ

trọng chênh lệch

Gieo mạ không đều, trên thảm mạ có

những khoảng đất trống.

Nếu mật độ hạt quá nhiều, khi cấy sẽ

nhiều rảnh hoặc phải chỉnh lại trên máy

mất nhiều thời gian.

Nếu mật độ quá thưa, khi cấy sẽ bị hiện

tượng bị thiếu khóm lúa trên ruộng

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CẤY LÚA HAMCO HAMCO.,LTD

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CẤY LÚA HAMCO HAMCO.,LTD

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CẤY LÚA HAMCO HAMCO.,LTD

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CẤY LÚA HAMCO HAMCO.,LTD

3. Tên các bộ phận máy cấy và các cần điều khiển.

a. Tên các bộ phận máy cấy

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CẤY LÚA HAMCO HAMCO.,LTD

b. Các cần điều khiển

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CẤY LÚA HAMCO HAMCO.,LTD

Có 3 cần điều khiển:

Cần ly hợp.

Cần điều khiển tay cấy.

Cần điều chỉnh chế độ di chuyển và khoảng cách khóm

Cần ly hợp: có 3 vị trí:

Vị trí 1: Nối chuyển động từ động cơ đến hộp số

Vị trí 2: Cắt toàn bộ chuyển động của động cơ với hộp số và các bộ phận công tác.

Vị trí 3: Phanh.

Cần điều khiển tay cấy: có 2 vị trí:

Vị trí 1: Tay cấy hoạt động.

Vị trí 2: Tay cấy ngừng hoạt động.

Cần điều chỉnh chế độ di chuyển và khoảng cách khóm

Chế độ di chuyển trên đường: di chuyển ở 5 chế độ 120, 140, 160, 190 mm và

FAST. Chế độ Fast là chế độ di chuyển nhanh, chỉ sử dụng với đường rộng và mặt

đường bằng phẳng. Các chế độ còn lại là di chuyển chậm. Khi di chuyển vượt bờ,

lên dốc, xuống dốc, qua ruộng lầy thụt, hoặc những trạng thái khó khăn phải di

chuyển ở chế độ 120 mm.

Chế độ di chuyển và cấy lúa dưới ruộng: Có thể sử dụng 4 chế độ cấy 120, 140,

160, 190 mm tùy thuộc vào từng loại chân đất, giống lúa, và yêu cầu của người

trồng lúa.

Chú ý không sử dụng chế độ di chuyển FAST khi:

o Cấy lúa.

o Di chuyển dưới ruộng.

o Đường xấu, gồ gề.

4. Dầu bôi trơn

Hàng ngày trước khi khởi động máy phải tra dầu bôi trơn 1 số bộ phận sau, bổ xung

hoặc tháo bớt dầu khi chưa đúng yêu cầu kỹ thuật. Thay mới theo hướng dẫn dưới đây :

Loại Bộ phận Lượng dầu Loại dầu Ghi chú

Đổ

dầu

1 Dầu bôi trơn động cơ 0,8 đến 1 lít Dầu HD 50 Thay mới

2 Hộp số 4,2 lít Dầu 90 EP Thay mới

3 Hộp số tay cấy 3 lít Dầu 90 EP Thay mới

4 Hộp xích 0, 4 lít Dầu 90 EP Thay mới

5 Tay cấy 0,2 lít Dầu 90 EP Thay mới

6 Dầu thủy lưc 3 Lít Dầu VG 68M Thay mới

Tra

dầu

7 Rãnh trượt Tra dầu Dầu 90 EP

8 Giá đỡ bàn chứa mạ Tra dầu Dầu 90 EP

9 Vòng lăn đẩy mạ Tra dầu Dầu 90 EP

10 Trục chuyển hướng Tra dầu Dầu 90 EP

11 Vòng bi 2 bánh di chuyển

bọc cao su phía sau

Tra dầu Dầu 90 EP

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CẤY LÚA HAMCO HAMCO.,LTD

Loại dầu sử dụng cho máy cấy lúa HAMCO bán sẵn trên thị trường:

a) Dầu bôi trơn động cơ:

Để máy ở vị trí thăng bằng, tháo thước

thăm dầu và kiểm tra, mức dầu ở giữa

thước thăm (Giữa max và min trên

thước) là đạt yêu cầu.

Nếu dầu bôi trơn ở gần mức Min hoặc ít

hơn nữa cần phải bổ xung ngay dầu bôi

trơn động cơ trước khi nổ máy.

Nếu dầu bôi trơn ở mức Max hoặc cao

hơn, cần phải tháo bớt dầu bôi trơn ra

khỏi động cơ trước khi nổ máy.

Loại dầu bôi trơn động cơ là dầu HD

50.

Trước khi vào đầu vụ cấy, cần thay dầu

bôi trơn động cơ để máy hoạt động tốt

và tuổi thọ được lâu dài.

b) Dầu bôi trơn hộp số di chuyển:

Để máy ở vị trí thăng bằng, tháo thước thăm dầu và kiểm tra,

mức dầu ở giữa thước thăm (Giữa max và min trên thước) là

đạt yêu cầu.

Nếu dầu bôi trơn ở mức Min hoặc ít hơn nữa cần phải bổ

xung.

Nếu dầu bôi trơn bổ xung ở mức Max hoặc cao hơn, phải

tháo bớt dầu bôi trơn.

Sau một năm thay toàn bộ dầu mới.

Loại dầu bôi trơn hộp số là dầu EP 90.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CẤY LÚA HAMCO HAMCO.,LTD

c) Dầu bôi trơn hộp số tay cấy:

Để máy ở vị trí thăng bằng và bàn trượt ở

vị trí nằm ngang. Tháo thước thăm dầu và

kiểm tra, mức dầu ở giữa thước thăm

(Giữa max và min trên thước) là đạt yêu

cầu.

Nếu dầu bôi trơn ở mức Min hoặc ít hơn

nữa cần phải bổ xung.

Nếu dầu bôi trơn bổ xung ở mức Max

hoặc cao hơn, phải tháo bớt dầu bôi trơn.

Sau một năm thay toàn bộ dầu mới.

Loại dầu bôi trơn là dầu EP 90.

d) Đổ dầu bôi trơn hôp xích tay cấy:

Đảm bảo xích luôn có dầu để đảm bảo truyền chuyển động.

Loại dầu bôi trơn xích là dầu EP 90, có thể sử dụng mỡ nhờn công nghiệp.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CẤY LÚA HAMCO HAMCO.,LTD

e) Đổ dầu bôi trơn tay cấy:

Đảm bảo trong tay cấy luôn chứa 1 lượng dầu bôi trơn ít nhất là 100 ml, kiểm tra

thường xuyên, nếu thiếu dầu bôi trơn phải bổ xung ngay. Lượng dầu bôi trơn tốt nhất

ở trong tay cấy là 200ml

Loại dầu bôi trơn tay cấy là dầu EP 90.

f) Dầu thủy lực cho hệ thống thủy lực:

Vị trí đổ dầu thủy lực Van điều khiển hệ thống thủy lực

Kiểm tra dầu thủy lực thường xuyên:

Khi điều khiển xy lanh thủy lực phía sau hoặc nghiêng bàn trượt, nếu xy lanh thủy lực

ra không đều hoặc không hết chiều dài hành trình, như vậy là thiếu dầu thủy lực, khi

đó phải bổ xung lượng dầu thủy lực. Khi hành xy lanh đẩy ra hết hành trình và đều,

khi đó lượng dầu thủy lực mới đủ.

Sau một năm thay toàn bộ dầu thủy lực mới.

Loại dầu sử dụng là loại VG 68M.

g) Tra dầu cho các chi tiết làm việc:

Trong quá trình làm việc của máy, cần tra dầu bôi trơn vào những chi tiết chuyển động

để chúng hoạt động êm ái, tuổi thọ được bền lâu.

Loại dầu bôi trơn là dầu EP 90, hoặc sử dụng mỡ nhờn công nghiệp.

Dưới đây là các hình ảnh và vị trí tra dầu

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CẤY LÚA HAMCO HAMCO.,LTD

Bánh răng cơ cấu lái Vòng bi cơ cấu lái + đầu trục truyền

Cơ cấu điều chỉnh nông sâu Vòng bi, bạc bánh xe

Cơ cấu kéo băng tải cao su Con lăn tỳ bàn chứa mạ

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CẤY LÚA HAMCO HAMCO.,LTD

5. Kiểm tra và thử máy.

a. Kiểm tra máy cấy.

Kiểm tra toàn bộ máy ở trạng thái không hoạt động và thực hiện theo các bước dưới

đây:

Tất cả những vị trí cố định, bắt vít đặc biệt là động cơ, giá động lực, giá kéo… phải

được kiểm tra kỹ và đảm bảo không có hiện tượng lỏng ốc.

Kiểm tra lượng dầu đã đủ chưa, chỗ nào thấy thiếu bổ xung thêm dầu.

Kiểm tra các vị trí cần bôi trơn đã tra dầu chưa.

Bộ phận tay cấy di chuyển trái, phải không bị cản trở, mũi cấy hoạt động bình thường,

không bị vướng mắc vào đầu dưới bàn để mạ. Khoảng cách giữa 2 khe vào khoảng

1,25- 1,75mm.

b. Khi quay động cơ của máy cấy để kiểm tra (không được phép quay nổ)

Kéo cần ly hợp về vị trí “làm việc”.

Cần điều chỉnh chế độ di chuyển và khoảng cách khóm ở vị trí phân ly.

Cần điều khiển tay cấy ở vị trí cấy.

Đóng giảm áp, kéo dây chậm và quan sát các bộ phận làm việc, chú ý tay cấy chuyển

động theo kéo dây.

Tất cả tay cấy hoạt động đồng nhất.

Khi bàn chứa mạ di chuyển tịnh tiến trái – phải tới các vị trí cuối của hành trình. Khe

hở nhỏ nhất giữa mũi cấy và đầu tấm đệm (tấm ngăn) trên bàn mạ để không nhỏ hơn

1mm.

Tấm cao su đẩy mạ mỗi lần đẩy mạ xuống, cự ly di chuyển không nhỏ hơn 1,2cm.

Tất cả bộ phận chuyển động quay vận hành linh hoạt, không trở ngại, không kẹt.

c. Nổ máy

Trước khi nổ máy kiểm tra lại vị trí các cần, không đứng phía trước máy.

Người lái trước khi lái cần phải:

Khởi động động cơ theo sách hướng dẫn.

Kiểm tra dây ga, cố định vị trí, sau đó cho động cơ chạy ở tốc độ thấp.

Gạt cần ly hợp, cần điều chỉnh chế độ di chuyển và khoảng cách khóm ở cùng vị trí

“làm việc” và quan sát, không có hiện tượng gì bất thường thì từ từ tăng ga. Thay đổi

liên tục các chế độ để quan sát, sau đó gạt cả 2 cần về vị trí “phân ly”.

Người lên lái (một người) thử máy:

Chạy thử các chế độ cấy 120, 140, 160, 190 mm kết hợp với tay cấy hoạt động

trong khoảng thời gian 5 phút.

Dừng hoạt động tay cấy và cho chạy thử nấc “FAST - tốc độ nhanh” khoảng 3 phút,

đường xấu không chạy thử chế độ này.

Khi dừng máy, toàn bộ các cần điều khiển phải để ở vị trí “phân ly”.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CẤY LÚA HAMCO HAMCO.,LTD

6. Kiểm tra, bảo dưỡng hàng ngày

Động cơ Dầu bôi trơn Giữa que

Dây đai Độ căng dây đai Dùng ngón tay ấn xuống 10- 20mm

Bộ phận

công tác

Đầu hộp truyền độ Giữa que thăm dầu

Khe giữa mũi cấy và cửa dưới

bàn chứa mạ

1,25- 1.75mm

Khe giữa mũi cấy và vách

nghiêng trên bàn chứa mạ Không nhỏ hơn 1mm

Lượng mạ Độ sâu của các mũi cấy khi lấy mạ

như nhau

Khe giữa mũi cấy và bộ phận

đẩy mạ

Không quá 2mm

Hành trình của bộ phận đẩy mạ Không nhỏ hơn 16mm, khi đẩy ra

không được vượt quá mũi cấy 3mm

Đai ốc, vít của các bộ phận

truyền động, bộ phận công tác Không được lỏng

Hộp xích Không để xích khô dầu

Tay cấy Không được để thiếu dầu

7. Điều chỉnh máy cấy

Tất cả thao tác điều chỉnh phải được tiến hành khi đã tắt máy

a. Kiểm tra độ lỏng, chặt của dây curoa:

Có thể dễ dàng tiến hành bằng tay bằng cách di chuyển động cơ diesel trên khung

giá động lực (trước, sau).

Cách điều chỉnh: nới lỏng con ốc cố định đế động cơ, sau đó điều chỉnh độ căng

thích hợp rồi lại vặn vào.

b. Điều chỉnh máy ly hợp ma sát.

Trong trường hợp cần ly hợp đang ở vị trí “làm việc” mà động lực từ động cơ

không thể truyền xuống hộp truyền động di chuyển (đã điều chỉnh dây curoa) hoặc

khi mà ở vị trí “phân ly” không thể cắt động lực từ động cơ diesel thì phải tiến

hành điều chỉnh máy ly hợp ma sát.

Phương pháp điều chỉnh: tháo nắp đậy bánh đai ly hợp, nới lỏng bu long (M16x1,5)

tháo bánh đai ly hợp, điều chỉnh miếng đệm ít đi (trong trường hợp không truyền

được động lực) hoặc tăng lên (không thể cắt truyền động) sau đó lắp lại.

c. Điều chỉnh cự ly giữa mũi cấy và đầu dưới bàn chứa mạ

Trong quá trình máy làm việc khoảng ½ ngày kiểm tra 1 lần, thông thường khoảng

cách vào 1,25- 1,75 mm, nếu nhỏ hơn thì phải điều chỉnh.

Phương pháp điều chỉnh: nới lỏng ốc hãm cán cong và ốc hãm con lắc cố định trên

tay cấy, di chuyển ( lắc nhẹ) tay cấy, gõ nhẹ cán cong ra, điều chỉnh sao cho thích

hợp rồi lắp lại.

d. Điều chỉnh khoảng cách giữa mũi cấy và đầu vách ngăn trên bàn chứa mạ

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CẤY LÚA HAMCO HAMCO.,LTD

Khi bàn chứa mạ di chuyển tịnh tiến sang 2 bên tới lúc hết mỗi hành trình thì

khoảng cách giữa mũi cấy và đầu vách ngăn trên bàn chứa mạ thường sẽ đều nhau.

Biên độ nhỏ nhất nhỏ hơn 1mm. Trong quá trình máy làm việc thì ½ ngày nên

kiểm tra 1 lần nếu thấy nhỏ hơn 1mm thì phải tiến hành điều chỉnh.

Phương pháp điều chỉnh: di chuyển bàn chứa mạ (không khởi động động cơ) tới vị

trí cuối hoặc đầu của hành trình, nới lỏng ốc cố định 2 đầu trục, điều chỉnh thích

hợp rồi vặn lại, di chuyển bàn mạ tới 1 vị trí đầu hoặc cuối hành trình khác để kiểm

tra.

e. Điều chỉnh tay cấy vị trí dừng

Khi tay cấy ngừng hoạt động, sau khi chuyển cần định vị phân ly sang chế độ

“phân ly” tay cấy ngừng hoạt động, lúc này đầu mũi cấy cách bàn trượt khoảng

7cm, nếu không đủ 7cm phải tiến hành điều chỉnh.

Phương pháp:

Tháo ốc, nới lỏng bộ phận công tác truyền động và nắp an toàn, đẩy tổ hợp bánh

rang ra 2cm.

Gạt cần định vị phân ly sang vị trí “phân ly” dùng tay quay quay động cơ (không

nổ) kết hợp với cần ly hợp làm cho trục chuyển hướng chuyển động tới vị trí

“ngừng chuyển động”.

Dùng tay quay tay cấy (theo đúng chiều) tới vị trí mà đầu mũi cấy nằm trên cửa ra

dưới của bàn để mạ.

Đẩy lại tổ hợp bánh rang côn vào trong hộp truyền động công tác, sau đó vặn chặt

các ốc vít lại.

Kiểm tra lại vị trí ngừng hoạt động của tay cấy đến khi phù hợp thì thôi.

f. Chú ý: Sau khi điều chỉnh xong, lắp lại bộ phận an toàn tránh làm bị thương người.

g. Điều chỉnh cao su đẩy mạ

Khi mà cao su đẩy mạ trên bàn chứa mạ quá căng (Làm rãn cao su nhanh) hoặc

quá lỏng (bàn chứa mạ rung, trơn, không đẩy được mạ) thì phải tiến hành điều

chỉnh lại cao su cho phù hợp.

h. Điều chỉnh lượng, tốc độ đẩy mạ

Khi mà bàn chứa mạ di chuyển tịnh tiến trái, phải tới điểm cuối của hành trình, cao

su đẩy mạ đã đẩy mạ xuống, 1 đầu của thảm mạ đã phải tiếp giáp với cửa ra dưới

(trường hợp không có mạ có thể thử bằng tay, mỗi lần cao su đẩy mạ hoạt động sẽ

đẩy thảm mạ di chuyển xuống dưới 1 khoảng cách lớn hơn 12mm). Nếu như quá

nhỏ (không tới 12mm hoặc thảm mạ vẫn chưa tiếp giáp với cửa ra mạ) thì phải

điều chỉnh.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CẤY LÚA HAMCO HAMCO.,LTD

PHẦN II

AN TOÀN LAO ĐỘNG

1. Những yếu tố nguy hiểm đối với người sử dụng

Bao gồm những yếu tố có nguy cơ gây ra tai nạn lao động đối với người sử dụng

máy và những người xung quanh:

1.1. Các bộ phận truyền động và chuyển động

Các bộ phận truyền động, chuyển động và các loại cơ cấu truyền động khác thiếu

thiết bị che chắn như: bánh răng, dây đai chuyền, trục máy xay xát, máy bơm, máy

tuốt lúa...gây ra cuốn, cán, kẹp người sử dụng máy.

Sự chuyển động của bản thân máy như: Máy kéo, các loại máy nông nghiệp tự

hành, phương tiện vận chuyển,… cũng tạo ra nguy cơ cán, kẹp,… Tai nạn gây ra

làm cho người sử dụng máy bị chấn thương hoặc chết.

1.2. Nguồn nhiệt Các ống xả của động cơ đốt trong, lò đốt và các bộ phận trao đổi nhiệt

máy sấy,… tạo nguy cơ bỏng và cháy nổ.

1.3. Nguồn điện Theo từng mức điện áp và cường độ dòng điện tạo nguy cơ điện giật,

điện phóng, điện từ trường, cháy do chập điện… làm tê liệt hệ thống hô hấp, tim

mạch. Dây dẫn điện hở hoặc các bộ phận của máy, thiết bị b ị dò điện hoặc do

không được nối đất, nối không đúng qui định hoặc do tùy tiện sử dụng điện vào

mục đích bẫy chuột, bắt cá…đã gây ra tai nạn điện giật.

1.4. Vật rơi, đổ, sập Thường là hậu quả của trạng thái không bền vững, không ổn định

gây ra trong quá trình sử dụng máy như: lật đổ máy kéo và máy nông nghiệp, sập

máy do kê kích không chắc chắn khi sửa chữa, các chi tiết máy rơi vào người khi

tháo lắp sửa chữa…

1.5. Vật văng bắn Vật văng bắn vào người sử dụng thường gặp như: - Bu lông, đai ốc,

vít hãm đầu trục của các bộ phận chuyển động quay; khớp nối truyền lực từ động

cơ đến máy công tác,… không được che chắn đảm bảo an toàn; - Các chi tiết của

máy công tác như: Lưỡi phay, răng trống đập…; - Sản phẩm như: Thóc, ngô… bắn

vào mắt;

1.6. Các dụng cụ để ở trên bàn máy của máy đập lúa, trên băng tải của máy thái nghiền,

máy tuốt lúa hoặc thùng chứa nguyên liệu của máy thái nghiền, máy xay xát,… khi

máy đang chạy những dụng cụ này bị cuốn vào máy hoặc rơi vào các bộ phận

chuyển động của máy, văng ra gây tai nạn.

2. Những yếu tố có hại đến sức khỏe người sử dụng

Điều kiện lao động xấu, không thuận lợi, vượt quá giới hạn của tiêu chuẩn vệ sinh

lao động cho phép, làm giảm sức khỏe người sử dụng máy gây bệnh nghề nghiệp. Đó là

vi khí hậu xấu; tiếng ồn; rung động; chiếu sáng không hợp lý; bụi; các hóa chất độc; các

yếu tố về cường độ lao động, tư thế lao động gò bó và đơn điệu trong lao động không phù

hợp với hoạt động tâm sinh lý bình thường và nhân trắc của cơ thể người lao động trong

sử dụng máy.

2.1. Vi khí hậu xấu

Vi khí hậu là trạng thái vật lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp

ở nơi làm việc, bao gồm các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ vận

chuyển của không khí.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CẤY LÚA HAMCO HAMCO.,LTD

Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định phù hợp với sinh lý con người.

Vi khí hậu nóng là nơi có nhiệt độ bằng và lớn hơn 320C (đối với lao động nhẹ

340C, lao động nặng 30

0C).

Vi khí hậu lạnh là nơi có nhiệt độ bằng và nhỏ hơn 180C (đối với lao động nhẹ

200C, lao động nặng 16

0C). Vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng

máy như nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép làm suy nhược cơ

thể, làm tê liệt sự vận động, do đó, làm tăng mức độ nguy hiểm khi sử dụng máy

móc thiết bị…

Nhiệt độ quá cao sẽ gây bệnh thần kinh, tim mạch, say nóng, say nắng, đục nhân

mắt nghề nghiệp, kiệt sức (mệt lả), mất muối, mất nước, viêm da, cháy da do tiếp

xúc với ánh nắng mặt trời, viêm khớp, bệnh da liễu….

Nhiệt độ quá thấp sẽ gây ra các bệnh về hô hấp, bệnh thấp khớp, khô niêm mạc,

cảm lạnh…

Các yếu tố tốc độ gió, bức xạ nhiệt, nếu cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho

phép đều ảnh hưởng đến sức khỏe, gây bệnh tật và giảm khả năng lao động của

người sử dụng máy.

2.2. Tiếng ồn và rung xóc

Tiếng ồn là âm thanh gây khó chịu cho con người, nó phát sinh do sự chuyển động

va chạm của các chi tiết hoặc bộ phận của máy …

Tiếng ồn tác hại tới hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy nhược thần kinh, làm nặng thêm

một số bệnh, giảm năng suất lao động và tăng tỷ lệ tai nạn lao động.

Rung thường do các dụng cụ cầm tay bằng khí nén, các động cơ nổ… tạo ra. Rung

toàn thân thường gặp ở người sử dụng máy kéo, phương tiện vận chuyển… rung

cục bộ thường do các máy nông nghiệp điều khiển bằng tay gây ra như máy xới,

máy gặt lúa rải hàng,…

Làm việc trong điều kiện có tiếng ồn và rung xóc quá giới hạn cho phép dễ gây ra

các bệnh nghề nghiệp như: điếc, viêm thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác, rối

loạn phát dục, tổn thương về xương khớp và cơ; hoặc giảm khả năng tập trung

trong lao động sản xuất, giảm khả năng nhạy bén… Người mệt mỏi, cáu gắt, buồn

ngủ…

Tiếp xúc với tiếng ồn lâu có thể gây ù tai, điếc nghề nghiệp hoặc bệnh thần kinh,

tình trạng trên dễ dẫn đến tai nạn lao động.

Tiếp xúc với rung ở tần số cao có thể mắc bệnh rung nghề nghiệp; tiếp xúc với

rung ở tần số thấp mắc bệnh có tính nghề nghiệp, ở giai đoạn nhẹ có thể hồi phục.

2.3. Chiếu sáng không hợp lý (chói quá hoặc tối quá)

Trong đời sống và lao động, con mắt người đòi hỏi điều kiện ánh sáng thích hợp.

Chiếu sáng thích hợp sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi, tránh tai nạn lao động.

Khi chiếu sáng không đảm bảo tiêu chuẩn qui định (thường là quá thấp) ngoài tác

hại làm giảm năng suất lao động…

Về mặt kỹ thuật an toàn còn gây tai nạn lao động tăng lên, do không nhìn rõ hoặc

chưa đủ thời gian để mắt nhận biết sự vật (thiếu ánh sáng) hoặc do lóa mắt (ánh

sáng chói quá).

2.4. Bụi

Bụi là các hạt rắn, nhỏ có kích thước dưới 100μm tồn tại trong không khí, trong đó

đáng lưu ý là bụi hô hấp có kích thước dưới 5μm có thể vào tới phế nang, vào phổi

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CẤY LÚA HAMCO HAMCO.,LTD

làm tổn thương phổi hoặc gây ra các bệnh bụi phổi nghề nghiệp. Trong lao động

nông nghiệp chủ yếu tiếp xúc với các bụi của các hỗn hợp hóa chất nông nghiệp,

bụi hữu cơ và bụi sinh học.

Nguồn gốc phát sinh bụi trong nông nghiệp như quá trình làm đất, làm vệ sinh máy

móc, nhà xưởng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón; bụi thảo mộc và hữu cơ

như bụi lúa, gạo trong xay xát; bụi sinh học như vi sinh vật, nha bào, nấm mốc

trong trồng trọt và chăn nuôi.

Mức độ nguy hiểm của bụi phụ thuộc vào tính chất vật lý học, hóa học của chúng

như:

Bụi thực vật như bụi lá mía, bỏng, bột gạo, đay, rơm, chè, thuốc lá, gỗ là những

chất có thể gây dị ứng cho người hít phải, có thể gây hen, sốt rơm hoặc ban

mày đay;

Bụi lúa gạo, các loại hạt có thể gây viêm phế quản mãn;

Bụi mang các mầm bệnh nấm, vi rút hoặc vi khuẩn trong chăn nuôi gia súc, gia

cầm có thể gây nhiễm khuẩn;

Bụi còn gây ra một số bệnh khác như: Viêm da, viêm niêm mạc, dị ứng, ung

thư…

Về mặt kỹ thuật an toàn, bụi có thể gây tác hại dưới dạng:

Gây cháy hoặc nổ ở nơi có điều kiện thích hợp;

Gây biến đổi về sự cách điện, làm giảm khả năng cách điện của bộ phận cách

điện gây chạm mạch…

Gây mài mòn thiết bị trước thời hạn.

Về vệ sinh lao động, bụi gây tác hại dưới nhiều dạng:

Tổn thương cơ quan hô hấp như: Làm xây xát, viêm kinh niên, tùy theo loại bụi

có thể dẫn đến viêm phổi, ung thư phổi;

Bệnh ngoài da: bịt lỗ chân lông, lở loét, ghẻ…;

Tổn thương mắt.

2.5. Các hóa chất độc

Hóa chất ngày càng được dùng nhiều trong sản xuất nông nghiệp. Hóa chất độc có

thể ở trong trạng thái rắn, lỏng, khí, bụi… tùy theo điều kiện nhiệt độ và áp suất.

Khi tiếp xúc với hóa chất độc, người lao động có thể b ị nhiễm độc qua đường tiêu

hóa, đường hô hấp hoặc qua da.

Trong ba đường xâm nhập đó thì theo đường hô hấp là nguy hiểm nhất và chiếm

tới 95% trường hợp nhiễm độc. Chất độc xâm nhập vào cơ thể và tham gia các quá

trình sinh hóa có thể đổi thành chất không độc, nhưng cũng có thể biến thành chất

độc hơn như CH3CO thành Focmandehyt. Một số chất độc xâm nhập vào cơ thể

còn tích đọng ở một số cơ quan như: Pb tích đọng ở xương… khi có điều kiện

thuận lợi chúng sẽ gây độc.

Mặt khác chất độc cũng có thể được thoát ra khỏi cơ thể qua da, hơi thở, nước tiểu,

mồ hôi, qua sữa… tùy theo tính chất của mỗi loại hóa chất. - Ảnh hưởng tới sức

khỏe:

Nhiễm độc cấp tính: Tiếp xúc với các chất có độ độc tính mạnh, ở nồng độ

cao trong một thời gian ngắn có thể bị nhiễm độc cấp tính;

Nhiễm độc mãn tính: Tiếp xúc với các chất có độ độc tính nhẹ, ở nồng độ

thấp trong một thời gian dài có thể bị nhiễm độc mãn tính.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CẤY LÚA HAMCO HAMCO.,LTD

Hóa chất độc có thể gây hại cho người lao động dưới các dạng:

Vết tích nghề nghiệp như: Mụn cóc, mụn chai, da biến màu…;

Nhiễm độc cấp tính khi nồng độ chất độc cao;

Bệnh nghề nghiệp: Khi nồng độ chất độc thấp dưới mức độ cho phép nhưng

thời gian tiếp xúc với chất độc lâu đối với cơ thể suy yếu hoặc trên mức cho

phép vào mức đề kháng cơ thể yếu.

Hóa chất độc thường được phân loại thành các nhóm sau:

Nhóm 1: Chất gây bỏng kích thích da;

Nhóm 2: Chất kích thích đường hô hấp;

Nhóm 3: Chất gây ngạt;

Nhóm 4: Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương;

Nhóm 5: Chất gây độc cho hệ thống cơ quan của cơ thể.

2.6. Các yếu tố về cường độ lao động

Tư thế lao động gò bó và đơn điệu trong lao động không phù hợp với hoạt động

tâm sinh lý bình thường và nhân trắc của cơ thể người lao động trong lao động.

Các yếu tố về cường độ lao động, tư thế lao động gò bó và đơn điệu trong sử dụng

máy có thể ảnh hưởng lớn đến an toàn và sức khỏe của người sử dụng máy kéo,

máy nông nghiệp như gây tai nạn lao động, gây đau mỏi cơ lưng, đau cột sống…

Do yêu cầu của mùa vụ và tổ chức lao động mà người sử dụng máy có thể phải

vươn người quá xa khi tuốt lúa và đập lúa… trong thời gian dài, hoặc gây căng

thẳng về thần kinh tâm lý.

Do bố trí thời giờ lao động và nghỉ ngơi không hợp lý dẫn đến phải làm việc quá

sức, làm việc ngoài trời trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt dễ gây mệt mỏi và tai

nạn lao động.

3. An toàn lao động khi vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy cấy lúa HAMCO

3.1. Những người sử dụng máy phải được huấn luyện về kỹ thuật sử dụng và an toàn

trong sản xuất.

3.2. Trong khi làm việc, phải sử dụng đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động cá nhân

(quần áo lao động, găng tay, ủng, mũ, khẩu trang …), phải ăn mặc gọn gàng, phụ

nữ phải vấn tóc gọn gẽ.

3.3. Khi máy làm việc ở ngoài đồng phải có túi thuốc cấp cứu mang theo.

3.4. Máy phải đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, các thiết bị an toàn trên máy hoạt động

bình thường. Khi di chuyển trên đường, xuống ruộng hoặc lên bờ phải đảm bảo an

toàn mới được vận hành.

3.5. Chỉ được tiến hành chăm sóc kỹ thuật, sửa chữa khi máy đã tắt hẳn, theo đúng các

qui trình kỹ thuật qui định.

3.6. Khi đổ nhiên liệu vào máy cấm không được dùng các vật cứng bằng kim loại,

dao… để đập tháo nắp thùng xăng, không đổ nhiên liệu vào máy đang làm việc

hoặc ở ngoài đồng khi có giông bão sấm chớp; Không hút thuốc, soi đèn dầu hay

để các vật gây cháy gần nhiên liệu, dầu mỡ. Khi phát động máy (nổ máy) phải thực

hiện: không được quấn dây vào tay;

3.7. Khi máy đang làm việc, người điều khiển phải có mặt tại vị trí làm việc, không

được rời khỏi máy. Khi máy đang di chuyển cấm không được nhảy lên nhảy xuống

hoặc đứng, ngồi ở chỗ không quy định. Không để người không có phận sự đến gần

hoặc điều khiển máy.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CẤY LÚA HAMCO HAMCO.,LTD

3.8. Khi di chuyển người lái máy phải quan sát chướng ngại trên đường, phải báo hiệu

mới cho máy di chuyển. Trường hợp trên máy còn có công nhân khác làm việc,

người lái máy cần kiểm tra xem họ đã sẵn sàng chưa và khi báo hiệu phải nhận

được tín hiệu trả lời mới cho máy di chuyển.

3.9. Khi chạy trên đường phải tuân theo luật giao thông đường bộ. Khi qua ngã ba, ngã

tư, đường vòng, đường xe lửa, qua cầu cống, chỗ đông người... phải giảm tốc độ,

báo hiệu, nếu cần phải dừng máy, xuống quan sát, chú ý không để máy công tác

treo hoặc móc phía sau va quyệt vào người và vật trên đường đi.

3.10. Khi làm việc ban đêm máy phải có hệ thống đèn chiếu sáng tốt.

3.11. Phải tuân theo quy trình sử dụng máy ở ruộng đặc biệt phải nghiêm chỉnh thực

hiện các quy đinh sau:

Lắp bánh vấu đúng chiều thoát đất khi di chuyển.

Không sử dụng số FAST khi di chuyển.

3.12. Khi vượt bờ hoặc lên, xuống ruộng phải cho máy đi cân bằng, thẳng góc với bờ

ruộng, độ dốc lối lên xuống ruộng không quá 30 độ. Trong trường hợp cần thiết

phải di chuyển phải đảm bổ xung các cơ cấu chống lật. chống trượt ngang, trọng

vật cân bằng để máy di chuyển được an toàn, điều chỉnh hệ thống thủy lực hợp lý

tạo cho máy được an toàn. Khi lên, xuống dốc phải đi với tốc độ thấp và hỗ trợ

bằng sức người để kéo máy.

3.13. Chăm sóc, kiểm tra, sửa chữa và bảo quản máy

Việc tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa máy chỉ được tiến hành khi đã tắt máy và ở

nơi có đủ điều kiện về an toàn kỹ thuật.

Khi tháo lắp máy phải sử dụng đúng các công cụ và phương tiện tháo lắp: Khi

tháo lắp phải sử dụng các loại cờ lê và lực siết quy định, đề phòng bị trượt

hoặc gẫy cờ lê, đứt bu lông làm mất đà gây thương tật;

Khi tháo lắp các cụm máy có lò xo cần phải sử dụng những trang bị chuyên

dùng để lò xo không bật ra gây thương tật cho người tháo, lắp máy;

Khi sử dụng đèn cầm tay cấm dùng đèn có diện áp cao hơn 36 vôn;

Khi kê kích tháo lắp máy phải đặt kích trên nền cứng phẳng và phải kê chắc

chắn, không được dùng kích thay vật kê.

3.14. Sau mỗi khi sử dụng, máy phải được vệ sinh sạch sẽ và bảo quản nơi khô ráo, có

mái che mưa nắng./.

KẾT THÚC !

Tài liệu do “Công ty TNHH máy nông nghiệp và khuyến nông Hà Nội” biên soạn.

Mọi chi tiết xin xem tại website: www.maynongnghiep.pro.vn

Hoặc liên hệ trực tiếp theo số điện thoại: 0466 587 587; 0968 688 688