13
1 HƯỚNG DN THC HIN ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN MÔN TING ANH TIU HC THEO QUY ĐỊNH CA THÔNG TƯ 22 (Bài viết có sdng mt sthông tin, ví dtrong tài liu “Hướng dn kim tra đánh giá thường xuyên và định k, đánh giá đầu ra môn Tiếng Anh tiu hc” do nhóm tác gica VGiáo dc Tiu hc, Đại hc Ngoi Ng- Đại hc Huế, và Đại hc Sư phm Hà Ni thc hin) Các thy cô giáo kính mến, Để đổi mi toàn bchương trình, sách giáo khoa, BGiáo dc và Đào to đã la chn đổi mi kim tra đánh giá (KTĐG) là mt xích quan trng, là khâu đột phá để thc hin đổi mi căn bn toàn din. Ti sao li chn KTĐG là khâu đột phá? Vì chúng ta vn thường nói KTĐG như nào thì sdy và hc như thế. Do vy, nếu thay đổi cách tiến hành KTĐG, người giáo viên đồng thi thay đổi luôn phương pháp dy hc, cách tchc các hot động hc tp, cách qun lýđể phù hp vi hình thc KTĐG mi. Trong tim thc ca nhiu GV, khi nhc ti hot động KTĐG là hgn vi các bài kim tra, các bài thi. Trên thc tế, KTĐG theo hướng phát trin năng lc hc sinh, tiếp cn vi nn giáo dc hin đại rng hơn phm vi “bài kim tra” rt nhiu. Trong KTĐG hc sinh tiu hc theo quy định ca Thông tư 22/TT-BGDĐT năm 2016 có 02 hình thc đánh giá là đánh giá thường xuyên (ĐGTX) và đánh giá định k(ĐGĐK). Có thví von vic ĐGTX và ĐGĐK ging như là quá trình nu ăn ti gia đình chúng ta. ĐGTX, người mcùng htrcon trong quá trình nu nướng, hướng dn, quan sát con thc hin các thao tác, nếm món ăn cùng con và cùng nhau điu chnh như cho thêm gia vnếu nht, cho thêm nước nếu mn… vi mc đích hoàn thành được món ăn sao cho ngon nht có thtrong điu kin ca gia đình. Trong khi đó, ĐGĐK có thví như mgiao vic cho con nu ăn nhưng mkhông tham gia. Sau khi con nu hoàn thin, lúc ăn là lúc mđánh giá xem con nu ngon hay không. Như vy có ththy, ĐGTX (hay là quá trình người mhướng dn, htrcon) sgiúp tác động trc tiếp vào kết qusn phm. Trong khi ĐGĐK có mt vai trò khác, chtp trung vào kết qucui cùng và không còn tác động được vào quá trình làm ra sn phm y na. Đối vi HS, đặc bit là HS tiu hc, vic thc hin ĐGTX quan trng hơn ĐGĐK bi chvi ĐGTX, GV mi htrtrc tiếp cho các em hc tp và tác động lên kết quca quá trình y. Vic kết qu, đim s… ca ĐGĐK chnhm xác định xem quá trình ĐGTX có đem li kết qutt hay không.

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN MÔN … · niềm yêu thích môn học nên hoạt động đánh giá chủ yếu để khuyến khích và tạo tự

  • Upload
    others

  • View
    12

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN MÔN … · niềm yêu thích môn học nên hoạt động đánh giá chủ yếu để khuyến khích và tạo tự

1

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN MÔN TIẾNG ANH TIỂU HỌC

THEO QUY ĐỊNH CỦA THÔNG TƯ 22 (Bài viết có sử dụng một số thông tin, ví dụ trong tài liệu “Hướng dẫn kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ, đánh giá đầu ra môn Tiếng Anh tiểu học” do nhóm tác giả của Vụ Giáo dục

Tiểu học, Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Huế, và Đại học Sư phạm Hà Nội thực hiện)

Các thầy cô giáo kính mến, Để đổi mới toàn bộ chương trình, sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã

lựa chọn đổi mới kiểm tra đánh giá (KTĐG) là mắt xích quan trọng, là khâu đột phá để thực hiện đổi mới căn bản toàn diện. Tại sao lại chọn KTĐG là khâu đột phá? Vì chúng ta vẫn thường nói KTĐG như nào thì sẽ dạy và học như thế. Do vậy, nếu thay đổi cách tiến hành KTĐG, người giáo viên đồng thời thay đổi luôn phương pháp dạy học, cách tổ chức các hoạt động học tập, cách quản lý… để phù hợp với hình thức KTĐG mới.

Trong tiềm thức của nhiều GV, khi nhắc tới hoạt động KTĐG là họ gắn với các bài kiểm tra, các bài thi. Trên thực tế, KTĐG theo hướng phát triển năng lực học sinh, tiếp cận với nền giáo dục hiện đại rộng hơn phạm vi “bài kiểm tra” rất nhiều.

Trong KTĐG học sinh tiểu học theo quy định của Thông tư 22/TT-BGDĐT năm 2016 có 02 hình thức đánh giá là đánh giá thường xuyên (ĐGTX) và đánh giá định kỳ (ĐGĐK). Có thể ví von việc ĐGTX và ĐGĐK giống như là quá trình nấu ăn tại gia đình chúng ta. Ở ĐGTX, người mẹ cùng hỗ trợ con trong quá trình nấu nướng, hướng dẫn, quan sát con thực hiện các thao tác, nếm món ăn cùng con và cùng nhau điều chỉnh như cho thêm gia vị nếu nhạt, cho thêm nước nếu mặn… với mục đích hoàn thành được món ăn sao cho ngon nhất có thể trong điều kiện của gia đình. Trong khi đó, ĐGĐK có thể ví như mẹ giao việc cho con nấu ăn nhưng mẹ không tham gia. Sau khi con nấu hoàn thiện, lúc ăn là lúc mẹ đánh giá xem con nấu ngon hay không. Như vậy có thể thấy, ĐGTX (hay là quá trình người mẹ hướng dẫn, hỗ trợ con) sẽ giúp tác động trực tiếp vào kết quả sản phẩm. Trong khi ĐGĐK có một vai trò khác, chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng và không còn tác động được vào quá trình làm ra sản phẩm ấy nữa.

Đối với HS, đặc biệt là HS tiểu học, việc thực hiện ĐGTX quan trọng hơn ĐGĐK bởi chỉ với ĐGTX, GV mới hỗ trợ trực tiếp cho các em học tập và tác động lên kết quả của quá trình ấy. Việc kết quả, điểm số… của ĐGĐK chỉ nhằm xác định xem quá trình ĐGTX có đem lại kết quả tốt hay không.

Page 2: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN MÔN … · niềm yêu thích môn học nên hoạt động đánh giá chủ yếu để khuyến khích và tạo tự

2

Vậy thực hiện ĐGTX trong các giờ học như thế nào? Hoạt động này có làm “nặng” thêm cho giờ dạy của GV không?

Bài viết này xin được trình bày tới các thầy cô giáo những lưu ý khi thực hiện ĐGTX, một số kỹ thuật ĐGTX và việc vận dụng chúng trong một giờ học cụ thể.

1. Những lưu ý khi đánh giá thường xuyên môn tiếng Anh tiểu học.

Khi thực hiện hoạt động ĐGTX môn tiếng Anh cho HS tiểu học, GV cần lưu ý:

- Sử dụng nhiều kỹ thuật ĐGTX khác nhau để có thông tin toàn diện về mức độ

phát triển kiến thức, kỹ năng của HS cũng như phát huy hết các khả năng của các em

và xây dựng, duy trì sự hứng thú với môn học;

- Đánh giá thường xuyên cần được thực hiện liên tục và thường xuyên trong

suốt các hoạt động học tập, là quá trình gắn liền với hoạt động dạy – học chứ không

tách rời;

- Vì giai đoạn đầu học ngoại ngữ, học sinh rất cần sự tự tin và được nuôi dưỡng

niềm yêu thích môn học nên hoạt động đánh giá chủ yếu để khuyến khích và tạo tự tin

cho học sinh, không nhằm phân loại, không chê bai hay gây áp lực;

- Các hoạt động ĐGTX phải gắn liền với nội dung dạy-học, quan tâm đánh giá

các năng lực, phẩm chất của học sinh;

- Chú ý tính cá nhân hoá, quan tâm đến từng học sinh cụ thể trong hoạt động

đánh giá, nhấn mạnh vào những điều học sinh có thể làm được;

- Cần phản hồi kịp thời cho HS kết quả đánh giá. Giáo viên nên bắt đầu bằng

việc khen ngợi những điều học sinh đã thực hiện tốt hoặc các nỗ lực của học sinh để

thực hiện nhiệm vụ trước khi góp ý hoặc chỉ ra những chỗ học sinh cần nỗ lực hơn.

- GV chủ yếu sử dụng hình thức phản hồi nhận xét bằng lời ngay tại chỗ với HS.

Tuy nhiên, tùy tình hình thực tế mà giáo viên nhận xét bằng chữ viết vào vở hoặc sản

phẩm học tập của HS. Tùy theo trình độ HS mà những nhận xét này có thể bằng ký

hiệu hoặc những câu tiếng Anh đơn giản. GV có thể quy ước với HS một số câu nhận

xét bằng tiếng Anh cơ bản hay sử dụng ngay từ đầu năm học.

- GV sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh và cải thiện hoạt động dạy-học,

luôn suy nghĩ đến trách nhiệm về phía mình trước tiên nếu học sinh không hoặc chưa

hoàn thành nhiệm vụ.

2. Một số kỹ thuật đánh giá thường xuyên thường sử dụng.

Page 3: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN MÔN … · niềm yêu thích môn học nên hoạt động đánh giá chủ yếu để khuyến khích và tạo tự

3

Có thể có nhiều kỹ thuật ĐGTX khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, tác giả

giới thiệu một số kỹ thuật sau đây GV có thể cân nhắc lựa chọn để thực hiện đánh giá

thường xuyên môn TA. Tuy nhiên, GV cần lưu ý là không phải trong cùng 1 giờ học

có thể thực hiện hết các kỹ thuật này. Tùy vào nội dung từng bài và loại hình hoạt

động mà GV chọn lựa các kỹ thuật phù hợp để đánh giá nhằm hỗ trợ học sinh.

Kỹ thuật 1: Quan sát

Trong quá trình HS thực hiện các nhiệm vụ, GV tiến hành quan sát HS để đưa ra

các nhận định của mình về từng HS hoặc nhóm HS.

Các bước tiến hành cho hoạt động quan sát thường là:

- Xác định các nội dung chính cần đánh giá. Có thể lập bảng cho các nội dung

này kèm theo những ghi chú về HS (nếu cần).

- Tổ chức một hoạt động học tập, qua đó GV có thể quan sát và đưa ra các nhận

định, đánh giá học sinh về việc hiểu, phản hồi và sử dụng các kiến thức ngôn ngữ và

các năng lực, phẩm chất liên quan.

- GV lưu ý hỗ trợ tại chỗ cho những HS cần giúp đỡ. Một số trường hợp đặc biệt

có thể được ghi chép lại để có kế hoạch giáo dục tiếp theo.

(Xem ví dụ phần 3)

Kỹ thuật 2: Trò chơi

Các trò chơi đơn giản có thể dùng để đánh giá mức độ nhớ, hiểu của học sinh. Kỹ

thuật đánh giá này vừa giúp HS được học tập, rèn luyện, vừa mang đến sự hứng thú và

niềm vui cho HS – điều rất cần thiết trong việc học TA ở tiểu học. Kết quả tham gia

trò chơi sẽ giúp GV có được những nhận định về mức độ hoàn thành của học sinh.

VD: Bingo

(Chủ đề School Things. GV có thể thay đổi trò chơi này theo hướng gia tăng cơ

hội HS được thực hành với những từ vựng thuộc chủ đề School Things bằng cách cho

HS viết tên các đồ dùng học tập vào các ô vuông. Sau đó HS đổi vở cho nhau. Quản

trò sẽ lần lượt hô các từ và HS nào có được 3 từ trên 1 đường thẳng (dọc, ngang, chéo)

sẽ thắng cuộc.)

Now you write 9 school things in the squares then give them to your friend.

Page 4: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN MÔN … · niềm yêu thích môn học nên hoạt động đánh giá chủ yếu để khuyến khích và tạo tự

4

Khi HS thực hiện ghi từ, GV quan sát và sẽ nắm được HS nào gặp khó khăn trong

việc nhớ các từ đã học. GV hỗ trợ nếu cần. Việc HS tráo vở cho nhau vừa giúp HS

thực hiện cross-check (kiểm tra chéo) và sửa nếu cần vừa giúp HS hào hứng hơn khi

chơi trên bảng bạn mình lập. Quá trình HS chơi cũng giúp GV xác định được các nội

dung liên quan như cách phát âm (khi hô từ); nhận ra từ khi nghe bạn đọc; sự nhanh

nhạy…

Kỹ thuật 3: Hỏi đáp đơn giản

Có 2 hình thức hỏi đáp đơn giản: lời nói hoặc chữ viết. GV có thể sử dụng các

dạng hỏi đáp giữa GV-HS và HS-HS. Tùy theo trình độ HS mà GV thiết kế các câu

hỏi cho phù hợp. Căn cứ vào câu trả lời của HS, GV biết được HS đã nắm được bài

hay chưa. GV khuyến khích HS đưa ra câu hỏi, qua đó GV cũng đánh giá được mức

độ hiểu của HS. Tăng cường hỏi đáp bằng lời đối với HS, đặc biệt là ở giai đoạn đầu

học TA.

Việc hỏi đáp có thể diễn ra trong bất cứ giai đoạn nào của giờ học. Căn cứ vào đó,

GV có thể nắm được mức độ hoàn thành của học sinh và có kế hoạch hỗ trợ kịp thời

nếu cần.

Kỹ thuật 4: Tự đánh giá

GV tạo các biểu mẫu để HS tự đánh giá mình hoặc tham gia đánh giá bạn,

nhóm bạn. Các biểu mẫu có thể đơn giản ở dạng tô màu, tick vào ô tương ứng, viết từ

đơn giản hoặc viết câu… phụ thuộc khả năng của HS. Khi cho HS tham gia đánh giá

bạn, GV cần lưu ý tránh để HS rơi vào hoạt động phán xét lẫn nhau mà mục đích là để

hỗ trợ nhau học tập và HS tự rút kinh nghiệm cho chính bản thân mình khi thấy lỗi sai

của bạn.

VD: Biểu tự đánh giá

Page 5: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN MÔN … · niềm yêu thích môn học nên hoạt động đánh giá chủ yếu để khuyến khích và tạo tự

5

Biểu tự đánh giá sau đây có rất nhiều tính năng: HS tự đánh giá những gì mình đã

làm được so với yêu cầu của bài học, qua đó HS ý thức hơn việc bổ sung phần kiến

thức, kỹ năng nào mình còn thiếu; HS thực hành kỹ năng đọc; GV qua đó có được các

thông tin (để tham khảo) về việc hoàn thành bài học của HS.

Kỹ thuật 5: Dự án

Các dự án nhỏ và đơn giản có thể dùng để đánh giá thường xuyên. Các dự án

này ngoài khai thác tính sáng tạo, cá nhân hoá việc học và phát triển các năng lực,

phẩm chất khác, còn khai thác tối đa kiến thức về từ vựng và khả năng sử dụng ngôn

ngữ. Dự án là một kỹ thuật đánh giá thường xuyên tuyệt vời, tích hợp rất nhiều nội

dung cần đánh giá mà HS thực hiện cũng rất tự nhiên, thú vị.

Page 6: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN MÔN … · niềm yêu thích môn học nên hoạt động đánh giá chủ yếu để khuyến khích và tạo tự

6

VD: Stick a photo of your family here and tell your class about your family.

Kỹ thuật 6: Hồ sơ học tập (portfolio)

Hồ sơ học tập portfolio là hình thức đánh giá hiệu quả, cá nhân hoá hoạt động

học, giúp học sinh tự học và phần nào tự đánh giá được tiến bộ học tập của mình. GV

tạo các portfolio ứng theo từng bài học hoặc các hoạt động cụ thể của HS. Portfolio

cần được sử dụng như một công cụ hữu dụng cho mục đích đánh giá thường xuyên.

GV yêu cầu HS lưu giữ lại các phiếu học tập trong một kẹp file (hoặc túi clear…) để

thấy được mức độ tiến bộ và những điều HS đã đạt được qua các bài học đồng thời là

các minh chứng đánh giá hữu hiệu.

PHOTO

Page 7: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN MÔN … · niềm yêu thích môn học nên hoạt động đánh giá chủ yếu để khuyến khích và tạo tự

7

- Khi sử dụng bài kiểm tra cần lưu ý cân bằng giữa các nội dung / nhiệm vụ

đánh giá khả năng trí nhớ (ví dụ về từ vựng, phát âm, nghĩa, cấu trúc ngữ pháp) và nội

dung / nhiệm vụ đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ.

- Khi có thể, nên tăng tối đa số lượng nhiệm vụ đánh giá khả năng sử dụng

ngôn ngữ và giảm tối thiểu nội dung/nhiệm vụ chỉ đánh giá khả năng ghi nhớ ngôn

ngữ.

- Không nên dùng quá 5 bài kiểm tra/học kỳ.

(Xem ví dụ phần 3)

3. Ví dụ về sử dụng các kỹ thuật đánh giá thường xuyên trong tiết học tiếng

Anh.

Sau đây là ví dụ về việc sử dụng các kỹ thuật ĐGTX trong một giờ dạy tiếng

Anh. Các bước chỉ mang tính chất minh họa. GV có thể sáng tạo theo điều kiện của

mình.

Page 8: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN MÔN … · niềm yêu thích môn học nên hoạt động đánh giá chủ yếu để khuyến khích và tạo tự

8

Tiếng Anh 3 – Unit 6 – Lesson 1

1. Mục tiêu:

- Hiểu, đưa ra yêu cầu và làm theo được một số mệnh lệnh thức trong lớp học,

bao gồm: sit down, be quiet, stand up, come here, open your book, close your book.

2. Tóm tắt các bước cơ bản trong giờ dạy.

2.1. Warm up.

2.2. Look, listen and repeat.

- GV cùng HS mô tả tranh và dự đoán nội dung.

- GV thực hiện các kỹ thuật dạy từ mới của bài hội thoại.

- GV cùng HS nghe hội thoại.

- HS thực hành nhắc lại theo hội thoại.

2.3. Point, say and do the action.

- GV thực hiện các kỹ thuật dạy từ mới.

- HS luyện tập theo các hoạt động trong sách.

2.4. Let’s talk.

- HS luyện tập theo các hoạt động trong sách.

3. Các kỹ thuật ĐGTX có thể áp dụng trong bài.

3.1. Quan sát.

- Giai đoạn thực hiện: phần 2.3. Point, say and do the action, ở giai đoạn luyện

tập, sau khi GV đã thực hiện kỹ thuật dạy từ mới. Nếu thực hiện kỹ thuật quan sát sâu

ở giai đoạn này thì GV sẽ có thể có các hoạt động hỗ trợ tích cực ở các giai đoạn tiếp

theo cho 1 số học sinh mà thông qua quan sát GV phát hiện chưa nắm được bài học.

- Mục đích: Quan sát xem HS có nắm được các mệnh lệnh thức để có kế hoạch

hỗ trợ HS tại chỗ.

- Cách thức thực hiện:

+ Xác định các nội dung chính về ngôn ngữ cần đánh giá. stand up / be quiet /

come here / open your book / close your book và đánh giá sự chủ động trong tham gia

hoạt động của HS.

Page 9: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN MÔN … · niềm yêu thích môn học nên hoạt động đánh giá chủ yếu để khuyến khích và tạo tự

9

Date: …/…./….

Learning objectives: Giving and responding to classroom instructions:

Stand up / Sit down / Be quiet / Don’t talk / Come here / Open your book / Close your book

NAMES stand

up

be quiet come

here

open

your

book

close

your

book

positivity NOTE

+ Lập bảng như trong mẫu dưới đây.

+ Tổ chức một hoạt động để đánh giá học sinh xem có thể hiểu, phản hồi và sử

dụng các cấu trúc đó chưa và thái độ của HS có tích cực tham gia không. GV có thể

cho HS chơi trò “Simon says…”. GV (ở lượt đầu và HS ở các lượt chơi sau) làm quản

trò đưa ra 1 mệnh lệnh. HS trong lớp nhắc lại mệnh lệnh đó và làm theo. Ví dụ:

GV: Simons says open your book.

HS: Open your book (và mở sách ra).

+ GV quan sát chung cả lớp nhưng tập trung vào nhóm HS (khoảng 4-5 em).

Đó có thể là nhóm HS luân phiên đến lượt quan sát kỹ, nhóm HS thường xuyên không

hoàn thành bài học hoặc nhóm theo chủ định nào đó của GV.

+ Sau khi quan sát, GV hoàn thành bảng quan sát theo các qui ước sau:

P= achieved objective (đạt);

? = not there yet (chưa đạt);

~ = getting there (ở mức sắp đạt);

O = absent (vắng mặt);

Page 10: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN MÔN … · niềm yêu thích môn học nên hoạt động đánh giá chủ yếu để khuyến khích và tạo tự

10

Date: …/…./….

Learning objectives: Giving and responding to classroom instructions:

Stand up / Sit down / Be quiet / Don’t talk / Come here / Open your book / Close your book

NAMES Stand up

Be

quiet

Come

here

Open

your

book

Close

your

book

Positivi-ty NOTE

Hà Vinh P P P P P P

Ngọc Hân P P P ? ? P

?

Phúc Khánh P P P ~ P P ~

Lan Vy O O O O O O O

Minh Quân P P P P P P

 

P= achieved objective

? = not there yet

~ = getting there

O = absent

Positivity: P (good) O (need to improve)

 

Positivity: P (good) O (need to improve)

Ví dụ:

+ Với những HS vắng mặt: Buổi sau GV có trách nhiệm hướng dẫn, đảm bảo HS lĩnh hội kiến thức của bài; Với những HS ở mức chưa đạt (not there yet), GV hỗ trợ giúp đỡ HS luyện tập tại chỗ và lưu ý kèm HS ở hoạt động sau; Với những HS sắp đạt được (getting there), GV chỉ cần cho HS luyện tập thêm 1-2 lần là HS sẽ đạt được yêu cầu đề ra. GV có thể cho HS thực hành theo đôi thêm lần nữa nếu quan sát thấy nhiều HS trong lớp chưa đạt. + GV lưu ý giữ lại bảng quan sát làm căn cứ cho các kế hoạch học tập tiếp theo cho từng HS và làm minh chứng đánh giá.

Lưu ý: Tùy theo hoạt động mà giáo viên tổ chức để quan sát, giáo viên có thể tích hợp các năng lực, phẩm chất phù hợp cần có và cần được phát triển thông qua hoạt động và bổ sung vào bảng quan sát và thu thập thông tin về mức độ đạt được của các năng lực phẩm chất này.

3.2. Tự đánh giá. - Giai đoạn thực hiện: Cuối bài.

Page 11: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN MÔN … · niềm yêu thích môn học nên hoạt động đánh giá chủ yếu để khuyến khích và tạo tự

11

- Mục đích: HS tự đánh giá mình để tự thấy mình đạt được gì sau giờ học và có kế hoạch luyện tập tiếp theo. GV qua đó nắm bắt được một phần tình hình HS của mình có hoàn thành bài học không.

- Cách thức thực hiện. + GV cung cấp cho HS 1 tờ giấy sau (1/2 giấy A4):

Unit 6 – Lesson 1

Name:………………………………………… Date:…………………………………………..

1. What do you think about the lesson today?

2. Write 3 new words you learn today:

…………………………………………………………………………………….

3. Draw a picture of a new word or phrase that you like.

Your word(s): …………………………………………..

+ Trong quá trình HS thực hiện bảng tự đánh giá, GV quan sát, nhận xét bằng

lời và hỗ trợ tại chỗ cho HS, đồng thời ghi chép lại trong sổ theo dõi của mình (nếu

cần – hoặc công việc này thực hiện cuối giờ) với những trường hợp cần sự trợ giúp

đặc biệt. GV cũng có thể tận dụng thời gian quan sát HS làm việc để nhận xét bằng

chữ viết vào 1 số sản phầm học tập (hoặc vở của HS), như một kênh thông tin giữa

GV-HS và GV-PHHS.

+ Bảng tự đánh giá này GV trả lại cho HS sau khi xem xét toàn bộ xong để lưu

vào portfolio (cặp file) của HS.

3.3. Kiểm tra.

Page 12: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN MÔN … · niềm yêu thích môn học nên hoạt động đánh giá chủ yếu để khuyến khích và tạo tự

12

(Nếu GV không thích sử dụng tự đánh giá thì có thể sử dụng hình thức kiểm tra ngắn 5-7 phút. Lưu ý không nên thực hiện cả kỹ thuật 3.2 lẫn 3.3 vì có thể làm gia tăng áp lực cho giờ học.)

- Giai đoạn thực hiện: Cuối bài. - Mục đích: Đánh giá xem HS có lĩnh hội được kiến thức của bài học không.

Cung cấp thông tin cho HS và PHHS về mức độ hoàn thành bài học. - Cách thức thực hiện: + GV phát cho HS 1 bài test nhanh và ngắn (khoảng 5 câu tương ứng với 5

mệnh lệnh thức đã học) VD: Read and match (5 cụm từ và 5 tranh tương ứng cho HS nối)

Unit 6 – Lesson 1 Name:………………………………….. Date:………………………………. Read and match

1. Open your book

A

2. Stand up

B

3. Close your book

C

4. Come here

D

5. Be quiet

E

+ Cho HS thời gian khoảng 5 phút để hoàn thành (mỗi câu 1 phút)

+ GV thu lại để xem sau hoặc nếu còn thời gian thì cho HS kiểm tra chéo nhau.

Hoạt động này có thể là một kênh hỗ trợ tại chỗ đối với những HS chưa nắm vững

kiến thức của bài học.

Trên đây là một số kỹ thuật và cách áp dụng các kỹ thuật đó vào giờ học. Hy

vọng sẽ hỗ trợ được các thầy cô trong quá trình thực hiện ĐGTX môn TA tiểu học.

Nếu các thầy cô có thắc mắc gì, vui lòng liên hệ với BigSchool để được các chuyên

gia cố vấn giải đáp.

Page 13: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN MÔN … · niềm yêu thích môn học nên hoạt động đánh giá chủ yếu để khuyến khích và tạo tự

13