10
Hành Quân Toàn Thắng 2/71 1 Hành Quân Toàn Thắng 2/71 (Hành Quân Toàn Thắng 1/71- Đại Bàng 2 - Giai đoạn 5/ SĐND) Tngày 29/09/1971 đến ngày 07/11/1971 1. Tổng Quát: Sau Tết Mậu Thân, tình hình an ninh tại Miền Nam rất bi đát, quân địch ở khắp mọi nơi từ thành thị đến nông thôn. Quân chánh qui cộng sản Bắc Việt xuất hiện ngay trong các trung tâm thành phố lớn như Sài Gòn, Chợ Lớn, Biên Hòa v.v… Trung Tướng Đỗ Cao Trí đang là Đại Sứ VNCH ở Nam Hàn, Ông tình nguyện xin trở về nước sau Tết Mậu Thân để ra trận ngày 5/8/1968, Ông thay Trung Tướng Lê Nguyên Khang làm Tư Lệnh Quân Đoàn III kiêm Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Với tài thao lược xuất chúng, chỉ trong một thời gian ngắn, vừa bình định xong lãnh thổ đem lại an ninh ở nông thôn, vừa mở các cuộc hành quân tấn công liên tục các Sư Đoàn Cộng Sản Bắc Việt: Công Trường 5, 7, 9, và các Trung Đoàn Địa Phương Việt Cộng ở các tỉnh Biên Hòa, Hậu Nghĩa, Bình Dương, Tây Ninh, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Long và Phước Long, gây cho chúng nhiều tổn thất nặng nề buộc chúng phải rút chạy qua trú ẩn trên lãnh thổ Campuchia. Kể từ tháng 3-1970, Trung Tướng Đổ Cao Trí đã đưa chiến tranh ra khỏi lãnh thổ Vùng 3 Chiến Thuật. Ngay sau đó, Ông liên tục mở các cuộc "Hành Quân Toàn Thắng" lần lượt bứng tận gốc các căn cứ của Quân Cộng Bắc Việt dọc theo bên kia biên giới Việt - Campuchia ở khu Mỏ Vẹt và Lưỡi Câu, đồng thời đẩy Cục "R" (Trung ương Cục Miền Nam) và các Sư Đoàn Cộng Sản Bắc Việt chy lên tận Đông Bắc Campuchia ở Dambe và Chlong. Thừa thắng, ngày 18-2-1971, Ông trực thăng vận Chiến Đoàn 5 Biệt Động Quân cùng Ông xuống Chlong, đồng thời điều động Lực Lượng Xung Kích QĐIII và Chiến Đoàn 333 Biệt Động Quân tấn công, chiếm và càn quét Dambe, buộc quân địch phải co về thế thủ. Nhưng mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất trong cuộc "Hành Quân Toàn Thắng 1/71" này là Kratié, căn cứ chiến lược chủ yếu của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Ông nói nếu ta chiếm Kratié, chúng ta sẽ cắt đứt con đường tiếp vận huyết mạch chính từ Miền Bắc xuống tận vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ông dự định sử dụng Sư Đoàn Nhảy Dù trực thăng vận xuống Kratié, đồng thời Lực Lượng Xung Kích QĐIII sẽ tấn công từ Chlong lên phía Bắc giao tiếp với Dù ở Kratié. Liên Đoàn 30 Công Binh được lệnh của Ông vào Dambe chuẩn bị bắc cầu ở Chlong yểm trợ Lực Lượng Xung Kich QĐIII vượt sông. Nhưng ngày 23-2-1971 Trung Tướng Đỗ Cao Trí bttrn vì tai nạn trực thăng ở phía Bắc Tây Ninh trên đường ra mặt trận. Cái chết đột ngột của Tướng Đỗ Cao Trí là mt khúc quanh của cuộc chiến tranh ở Miền Nam Việt Nam tạo điều kin thun lợi cho quân CSBV tái hoạt động trên đất Campuchia để thúc đẩy cuộc xâm lăng miền Nam và tiếp tục phát triển các kho tàng tích trử lương thảo và tuyến hành lang vận chuyển. Vào tháng 9 năm 1971, gần đến kỳ bầu cTng Thng VNCH, tình hình chiến stại mt trận Đông bộ Campuchia vụt trở nên sôi động. Quân Cng Sn Bắc Việt đã tung 2 Sư Đoàn vào mt trn ny. Địch quân đã lên kế hoạch áp dụng chiến thut cđiển bao vây, chia ct và công đồn đã viện: Công Trường 5 tấn công mạnh vào Krek, nơi BTL tiền phương SĐ25 Bộ Binh VNCH đặt bản doanh, nhằm mục đích cô lp và tiêu diệt các lực lượng Bạn tham dcuc hành quân vượt biên giới. Trong khi đó, Công Trường 7 bao vây và tấn công các Căn Cứ Hoả Lực Pace, Thiện Ngôn, Hưng Đạo được thiết lập dọc QL22 gần biên gii Vit - Campuchia trong phía Tây Bc Tỉnh Tây Ninh để đóng cửa Quốc lộ ny chận đường tiếp viện các đơn vị Bạn đang bị cô lập tại Krek. Các đơn vị tham chiến:

Hành Quân Toàn Thắng 2/71 - nhaydu.comnhaydu.com/index_83hg_files/left_files/T-Chien/1971-HanhQuanToanThang-2-71.pdf · Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù hoạt động ở phía Tây

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hành Quân Toàn Thắng 2/71 - nhaydu.comnhaydu.com/index_83hg_files/left_files/T-Chien/1971-HanhQuanToanThang-2-71.pdf · Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù hoạt động ở phía Tây

Hành Quân Toàn Thắng 2/71 1

Hành Quân Toàn Thắng 2/71 (Hành Quân Toàn Thắng 1/71- Đại Bàng 2 - Giai đoạn 5/ SĐND)

Từ ngày 29/09/1971 đến ngày 07/11/1971

1. Tổng Quát: Sau Tết Mậu Thân, tình hình an ninh tại Miền Nam rất bi đát, quân địch ở khắp mọi nơi từ

thành thị đến nông thôn. Quân chánh qui cộng sản Bắc Việt xuất hiện ngay trong các trung tâm thành phố lớn như Sài Gòn, Chợ Lớn, Biên Hòa v.v…

Trung Tướng Đỗ Cao Trí đang là Đại Sứ VNCH ở Nam Hàn, Ông tình nguyện xin trở về nước sau Tết Mậu Thân để ra trận ngày 5/8/1968, Ông thay Trung Tướng Lê Nguyên Khang làm Tư Lệnh Quân Đoàn III kiêm Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Với tài thao lược xuất chúng, chỉ trong một thời gian ngắn, vừa bình định xong lãnh thổ đem lại an ninh ở nông thôn, vừa mở các cuộc hành quân tấn công liên tục các Sư Đoàn Cộng Sản Bắc Việt: Công Trường 5, 7, 9, và các Trung Đoàn Địa Phương Việt Cộng ở các tỉnh Biên Hòa, Hậu Nghĩa, Bình Dương, Tây Ninh, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Long và Phước Long, gây cho chúng nhiều tổn thất nặng nề buộc chúng phải rút chạy qua trú ẩn trên lãnh thổ Campuchia.

Kể từ tháng 3-1970, Trung Tướng Đổ Cao Trí đã đưa chiến tranh ra khỏi lãnh thổ Vùng 3 Chiến Thuật. Ngay sau đó, Ông liên tục mở các cuộc "Hành Quân Toàn Thắng" lần lượt bứng tận gốc các căn cứ của Quân Cộng Bắc Việt dọc theo bên kia biên giới Việt - Campuchia ở khu Mỏ Vẹt và Lưỡi Câu, đồng thời đẩy Cục "R" (Trung ương Cục Miền Nam) và các Sư Đoàn Cộng Sản Bắc Việt chạy lên tận Đông Bắc Campuchia ở Dambe và Chlong.

Thừa thắng, ngày 18-2-1971, Ông trực thăng vận Chiến Đoàn 5 Biệt Động Quân cùng Ông xuống Chlong, đồng thời điều động Lực Lượng Xung Kích QĐIII và Chiến Đoàn 333 Biệt Động Quân tấn công, chiếm và càn quét Dambe, buộc quân địch phải co về thế thủ.

Nhưng mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất trong cuộc "Hành Quân Toàn Thắng 1/71" này là Kratié, căn cứ chiến lược chủ yếu của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Ông nói nếu ta chiếm Kratié, chúng ta sẽ cắt đứt con đường tiếp vận huyết mạch chính từ Miền Bắc xuống tận vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ông dự định sử dụng Sư Đoàn Nhảy Dù trực thăng vận xuống Kratié, đồng thời Lực Lượng Xung Kích QĐIII sẽ tấn công từ Chlong lên phía Bắc giao tiếp với Dù ở Kratié. Liên Đoàn 30 Công Binh được lệnh của Ông vào Dambe chuẩn bị bắc cầu ở Chlong yểm trợ Lực Lượng Xung Kich QĐIII vượt sông.

Nhưng ngày 23-2-1971 Trung Tướng Đỗ Cao Trí bị tử trận vì tai nạn trực thăng ở phía Bắc Tây Ninh trên đường ra mặt trận. Cái chết đột ngột của Tướng Đỗ Cao Trí là một khúc quanh của cuộc chiến tranh ở Miền Nam Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho quân CSBV tái hoạt động trên đất Campuchia để thúc đẩy cuộc xâm lăng miền Nam và tiếp tục phát triển các kho tàng tích trử lương thảo và tuyến hành lang vận chuyển.

Vào tháng 9 năm 1971, gần đến kỳ bầu cử Tổng Thống VNCH, tình hình chiến sự tại mặt trận Đông bộ Campuchia vụt trở nên sôi động. Quân Cộng Sản Bắc Việt đã tung 2 Sư Đoàn vào mặt trận nầy. Địch quân đã lên kế hoạch áp dụng chiến thuật cổ điển bao vây, chia cắt và công đồn đã viện: Công Trường 5 tấn công mạnh vào Krek, nơi BTL tiền phương SĐ25 Bộ Binh VNCH đặt bản doanh, nhằm mục đích cô lập và tiêu diệt các lực lượng Bạn tham dự cuộc hành quân vượt biên giới. Trong khi đó, Công Trường 7 bao vây và tấn công các Căn Cứ Hoả Lực Pace, Thiện Ngôn, Hưng Đạo được thiết lập dọc QL22 gần biên giới Việt - Campuchia trong phía Tây Bắc Tỉnh Tây Ninh để đóng cửa Quốc lộ nầy chận đường tiếp viện các đơn vị Bạn đang bị cô lập tại Krek.

Các đơn vị tham chiến:

Page 2: Hành Quân Toàn Thắng 2/71 - nhaydu.comnhaydu.com/index_83hg_files/left_files/T-Chien/1971-HanhQuanToanThang-2-71.pdf · Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù hoạt động ở phía Tây

Hành Quân Toàn Thắng 2/71 2

Lực Lượng địch: - Bộ tư lệnh Miền VC do Trần Văn Trà làm Tư lệnh. - Sư đoàn Công Trường 7 CSBV thành lập ngày 13/06/1966, gồm hai trung đoàn 141 và 165 từ Thái Nguyên vượt Trường Sơn vào miền Nam, trung đoàn 209 từ Tây Nguyên vào. Ba trung đoàn này đã hình thành Sư đoàn 7, lấy mật danh là “Công Trường 7”. - Tiểu đoàn 4, Trung đoàn pháo binh 71 nhiệm vụ pháo yễm tầm xa, phòng không. - SĐ Công Trường 9 làm lực lượng trừ bị.

Chiến Trường Kampuchea năm 1971

Sư đoàn 7 CSBV, gồm các Trung đoàn 141, 165 và 209, được giao nhiệm vụ phong toả Quốc

lộ 22. Tiểu đoàn 4, Trung đoàn pháo binh 71, ngoài việc cung cấp hỏa lực cho các trung đoàn CSBV, còn có nhiệm vụ phòng không. Tận dụng lợi thế của thời tiết khắc nghiệt gây ra bởi thời gian dài của gió mùa Tây Nam, Sư đoàn 7 nhanh chóng triển khai lực lượng của mình, đặt các đơn vị QL-VNCH vượt biên giới vào vị trí nguy hiểm.

Nhận ra tầm quan trọng của mối đe dọa, Tư Lệnh Quân Đoàn III đã chuẩn bị chiến trường và điều động Sư Đoàn Nhảy Dù VN mở cuộc Hành Quân Toàn Thắng 2/71 để chống lại quân địch đang cố bám sát dọc theo Quốc lộ 22, đồng thời giải toả các Căn Cứ Yễm Trợ Hoả Lực đang bị bao vây. Chỉ khi nào khắc phục được khó khăn nầy, các cuộc hành quân vượt biên giới mới có thể tiếp tục với những cơ hội thành công. Vào ngày 29 tháng 9 năm 1971, Sư Đoàn Nhảy Dù đã được khai triển vào khu vực Hành Quân và ngay lập tức chạm địch ác liệt. Lực Lượng Bạn: - Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Sư Đoàn Nhảy Dù dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Hồ Trung Hậu, Tư Lệnh Phó SĐND đóng tại Trung Tâm Hành Quân Chi Khu Trãng Bàng. Tây Ninh. - Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù: do Đại Tá Trần Quốc Lịch làm Lữ Đoàn Trưởng. gồm 3 Tiểu Đoàn 5, 6, 11 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh và Đại Đội 2 Trinh Sát.

* Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu

Page 3: Hành Quân Toàn Thắng 2/71 - nhaydu.comnhaydu.com/index_83hg_files/left_files/T-Chien/1971-HanhQuanToanThang-2-71.pdf · Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù hoạt động ở phía Tây

Hành Quân Toàn Thắng 2/71 3

* Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Nguyễn Văn Đĩnh * Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Nguyễn Đình Bảo * Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Bùi Đức Lạc * Đại Đội 2 Trinh Sát Nhảy Dù, Đại Đội Trưởng là Đại Úy Trương Văn Út

- Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù: do Trung Tá Trương Vĩnh Phước làm Lữ Đoàn Trưởng gồm 3 Tiểu Đoàn 1, 2, 7 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh và Đại Đội 1 Trinh Sát.

* Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá La Trịnh Tường. * Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Lê Văn Mạnh * Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Trần Đăng Khôi * Đại Đội 1 Trinh Sát Nhảy Dù, Đại Đội Trưởng là Đại Úy Nguyễn Văn Dũng

Nhiệm vụ của Sư Đoàn Nhảy Dù là vô hiệu hóa áp lực địch dọc theo Quốc lộ 22 và sau đó

bảo vệ và sửa chữa con đường một khi địch quân bị đánh bại. Để hoàn thành nhiệm vụ này, Sư Đoàn Nhảy Dù đã khai triển hai Lữ Đoàn với tổng cộng 6 Tiểu Đoàn cơ động, 2 Tiểu Đoàn Pháo Binh và 2 Đại Đội Trinh Sát. Bằng cách cung cấp các cố vấn xuống cho đến cấp Đại Đội, Toán Cố vấn SĐND-VN đã chứng tỏ khả năng trong việc sử dụng hiệu quả các hoạt động hỗ trợ không quân, pháo binh và trực thăng tấn công. Các phân bộ yểm trợ cho SĐND cung cấp các hổ trợ kịp thời trong suốt cuộc hành quân.

Cuộc Hành Quân Toàn Thắng 2/71, chia thành ba giai đoạn riêng biệt: Trong giai đoạn đầu tiên, từ ngày 29/9/1971 đến ngày 11/10/1971, Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù bảo

vệ Quốc lộ 22 giữa thành phố Tây Ninh và Thiện Ngôn và xóa bỏ áp lực của địch đối với các căn cứ yểm trợ Hoả Lực Thiên Ngôn và Hưng Đạo. Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù hoạt động ở phía Tây của Lữ đoàn 3 để ngăn chặn việc tăng cường các thành phần quân địch được triển khai dọc theo Quốc Lộ 22.

Trong giai đoạn thứ hai, từ ngày 12/10/1971 đến ngày 23/10/1971, cả hai Lữ Đoàn đều được yêu cầu bảo vệ an ninh dọc theo QL 22 nhằm ngăn chận lực lượng địch trốn chạy về phía Tây.

Trong giai đoạn thứ ba, từ ngày 24/10/1971 đến ngày 7/11/1971, cả hai Các Lữ Đoàn tiến hành các hoạt động truy đuổi Sư đoàn 7 Cộng quân khi họ chém vè trốn khỏi chiến trường và rút sâu vào Campuchia.

Vào ngày 28/9/1971, Bộ chỉ huy Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn 7, Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù,

Đại Đội 3 Trinh Sát, và Tiểu Đoàn Pháo Binh Nhảy Dù (-) đã vận chuyển từ Phước Vĩnh vào phi trường Tây Ninh. Sự chuyển vận này được thực hiện chỉ trong vòng 8 giờ, chứng tỏ tinh thần chiến đấu và khả năng chuyên môn của các đơn vị Nhảy Dù Việt Nam.

Ngay lập tức khi đến Tây Ninh, Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù đã thiết lập cơ sở chỉ huy tại Trãng Sụp, khai triển hai pháo đội, và trải rộng Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù bao quanh căn cứ Phù Đổng. Riêng Tiểu đoàn 7 Nhảy Dù vẫn đóng quân tại thành phố Tây Ninh như một lực lượng trừ bị.

Vào ngày 29 tháng 9 năm 1971, Tiểu đoàn 1 Nhảy Dù và Đại đội 1 Trinh Sát Nhảy Dù được vận chuyển từ Phước Vĩnh để làm Lực lượng phản ứng nhanh của Sư Đoàn. Giai đoạn di chuyển này của chiến dịch Lữ Doàn 3 Nhảy Dù minh họa khả năng tồn tại không thể nghi ngờ của các thành phần của Sư đoàn Nhảy Dù là một lực lượng trừ bị chiến lược mạnh mẽ, có động lực cao, có thể triển khai và chiến đấu trong một thời gian ngắn.

Địch quân đã phát động kế hoạch của chúng vào ngày 25/9 bằng các cuộc tấn công bằng hỏa lực ở vùng lân cận chung quanh căn cứ Hưng Đạo. Vào ngày 27/9/1971, lệnh hành quân khẩn được đưa đến cho Lữ đoàn 3 Dù. Vào ngày 28/9/1971, phương tiện không vận được cung cấp cho Lữ Đoàn và đã được triển khai vào hoạt động dọc theo Quốc lộ 22 cùng ngày. Khả năng của Sư Đoàn Nhảy Dù phản ứng nhanh như vậy với lực lượng chiến đấu mạnh là kết quả của việc lập kế hoạch hợp lý và thực hiện kịp thời một kế hoạch chiến thuật được thiết kế tốt.

Page 4: Hành Quân Toàn Thắng 2/71 - nhaydu.comnhaydu.com/index_83hg_files/left_files/T-Chien/1971-HanhQuanToanThang-2-71.pdf · Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù hoạt động ở phía Tây

Hành Quân Toàn Thắng 2/71 4

Phóng đồ Hành Quân Toàn Thắng 2/71

2. Diển Tiến Cuộc Hành Quân:

Vào ngày 1/10/1971, Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù đã giao tranh với các thành phần của Trung đoàn 141 Cộng quân. Cuộc chiến khốc liệt này đã mở màn cho một trận đánh kéo dài một tháng với Sư đoàn 7 Cộng quân, dẫn đến sự thảm bại của địch quân và buộc họ phải từ bỏ nhiệm vụ.

Page 5: Hành Quân Toàn Thắng 2/71 - nhaydu.comnhaydu.com/index_83hg_files/left_files/T-Chien/1971-HanhQuanToanThang-2-71.pdf · Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù hoạt động ở phía Tây

Hành Quân Toàn Thắng 2/71 5

Trong chiến dịch này, Sư Đoàn Nhảy Dù đã hạ tại trận 748 VC và bắt giữ 137 tù binh và tịch thu nhiều vũ khí cá nhân. Phía Ta 112 Binh Sĩ Nhảy Dù tử trận và 453 người bị thương. Cuộc giao chiến được mô tả rất ác liệt và do sự cố thủ của địch quân. Tổng kết có 216 phi vụ trực thăng, 996 phi vụ oanh kích và bắn hơn 163.000 quả đạn pháo, trận chiến cuối cùng đã được quyết định bởi những chiến sĩ dũng cảm Nhảy Dù và các Cố Vấn của họ. Liên tục sử dụng tất cả hỏa lực yểm trợ tối đa, cuối cùng quân địch buộc phải rút lui vì sư quyết tâm và khả năng của các đơn vị Không quân có thể áp sát kẻ thù và loại bỏ kẻ địch khỏi các công sự kiên cố.

Sự Thiện chiến và tính chuyên nghiệp vô song của Sư Đoàn Nhảy Dù và Toán Cố vấn 162 của Sư Đoàn Dù, có thể được mô tả qua lời tường thuật chi tiết về hành động khi họ hoạt động trong khu vực chiến đấu. Vào ngày 30 tháng 9, Tiểu đoàn 5 Dù đã thực hiện một cuộc tấn công dài ba cây số vào phía tây Quốc lộ 22 ở vùng lân cận Toạ độ XT 066758. Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù đã giao chiến với TĐ1/4 của Trung đoàn 141 CSBV vào ngày 1 tháng 10 năm 1971.

Việc đổ quân Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù vào khu chiến bị súng phòng không của địch tấn công dữ dội và 4 trực thăng chuyển quân bị hư hại. Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù nhanh chóng di chuyển khoảng 1.200 mét về phía Bắc của bãi đáp đến quanh toạ độ XT 068770. Tại vị trí đó, Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù đã giao chiến với khoảng một tiểu đoàn của Trung đoàn 141 CSBV. Khi Tiểu Đoàn bắt đầu chạm địch, đã phải hứng chịu trận pháo mạnh mẽ và súng cối 82 ly, buộc Tiểu Đoàn phải thiết lập một vị trí phòng thủ. Đến chiều ngày 1/10, Tiểu Đoàn bị bao vây, chỉ còn một lối thoát hiểm về phía Nam. Tiểu Đoàn đã bị hơn bốn mươi thương vong do hỏa lực phòng không của địch, mọi nỗ lực sơ tán vào ngày 1/10 đều không thành công. Nhận ra vị trí lâm nguy, Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù tiếp tục chuẩn bị việc phòng thủ qua đêm.

Chiều tối ngày 1/10, các đơn vị Cộng quân đã khởi động một cuộc tấn công biển người mạnh mẽ, thành công trong việc xâm nhập vào vành đai phòng thủ. Cuộc tấn công chỉ dừng lại ở vị trí Bộ Chỉ Huy của Tiểu Đoàn và địch buộc phải rút về vị trí ban đầu. Ba mươi ba xác VC đã bỏ lại trận địa bên trong vành đai sau cuộc tấn công này. Sau đó, Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù đã phải hứng chịu hỏa lực súng cối của địch kéo dài tới sáng. Có ba vị trí súng cối khác nhau được bảo vệ bởi pháo phòng không 12,7mm. Địch quân đã sử dụng hiệu quả vũ khí phòng không, ngăn chặn nhiều nỗ lực tản thương trong đêm. Vào sáng ngày 2 tháng 10, bốn chiếc trực thăng khác đã bị hư hại do hỏa lực súng máy của địch khi chúng cố gắng sơ tán thương vong của Tiểu Đoàn. Cuối cùng, vào lúc 15:00giờ, hai trực thăng tản thương đã thành công trong việc hạ cánh và di tản ba mươi thương binh nghiêm trọng hơn, trong đó có hai cố vấn Hoa Kỳ bị thương trong trận đánh ngày hôm trước.

Được cởi bớt gánh nặng vi những thương binh, Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn đã điều động Sĩ quan Điều hành của Tiểu đoàn tới phía Đông Bắc với một đội đặc nhiệm để cố gắng đột phá vòng vây. Lực lượng đặc nhiệm đã tiến lên chỉ 250 mét thì hỏa lực súng cối của địch pháo tới tấp. Cố gắng tiến lên, lực lượng đặc nhiệm lại bị dàn đại liên của địch khai hoả ác liệt từ vị trí cố thủ. Hỏa lực địch dữ dội đến mức lực lượng đặc nhiệm phải bị 8 người chết và hai mươi lăm người bị thương trong hai phút đầu trận đánh.

Lực lượng đặc nhiệm cố gắng thiết lập một vị trí phòng thủ tạm thời chờ đến khi thương vong có thể được sơ tán. Trong khi lực lượng đặc nhiệm chuẩn bị vị trí phòng thủ, hỏa lực súng cối địch quân vẫn pháo liên tục. Lúc này, Tiểu Đoàn Trưởng yêu cầu các trực thăng võ trang, và Không quân chiến thuật yễm trợ. Các Cố Vấn Mỹ và Sĩ quan không trợ liên tục điều chỉnh mục tiêu để tiêu diệt hai vị trí súng cối và một vị trí súng đại liên, để Đại đội 51 tiếp cận lực lượng đặc nhiệm và hộ tống họ trở lại vành đai Tiểu Đoàn vào sáng ngày 3/10.

Đến 16 giờ, hỏa lực địch đã được dập tắt đủ để các trực thăng medivac có thể một lần nữa sơ tán những người lính Nhảy Dù bị thương và chết. Tính đến thời điểm này, Tiểu đoàn 5 Dù đã

Page 6: Hành Quân Toàn Thắng 2/71 - nhaydu.comnhaydu.com/index_83hg_files/left_files/T-Chien/1971-HanhQuanToanThang-2-71.pdf · Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù hoạt động ở phía Tây

Hành Quân Toàn Thắng 2/71 6

liên tục chạm địch nặng nề trong 72 giờ. Phần lớn thời gian này, Tiểu Đoàn đã phân tán thành từng tổ chiến đấu để tránh hỏa lực súng cối của địch.

Mặc dù bị áp đảo, Tiểu Đoàn vẫn liên tục giao chiến với Trung đoàn 141CSBV. Tiểu Đoàn Trưởng và Sĩ quan Điều Hành, với sự hỗ trợ của các Cố Vấn Hoa Kỳ, đã gọi Pháo Binh cơ hữu và không quân hỗ trợ. Những hỏa lực hỗ trợ này được sử dụng một cách hiệu quả, ngăn chặn địch quân tấn công và phá vở vành đai chiến đấu. Mặc dù có ưu thế về số lượng, địch quân không thể buộc Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù từ bỏ vị trí phòng thủ đêm và rút lui. Đến 16:00 giờ ngày 3/10, giai đoạn tồi tệ nhất của trận đánh này đã kết thúc và VC buộc phải từ bỏ cuộc chiến vì nguy cơ thất bại nghiêm trọng.

Trong lúc Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù chiến đấu, Lữ Đoàn Trưởng Lữ đoàn 2 Dù đã điều động các Tiểu Đoàn Nhảy Dù khác vào các vị trí ngăn chặn dọc theo ngoại vi của khu chiến. Đến tối ngày 3 tháng 10, Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù di chuyển từ phía Đông Bắc đến án ngữ trong phạm vi 300 mét cách Tiểu đoàn 5 Dù và các Thành phần của Trung đoàn 141 CSBV. Họ nhận ra rằng họ đang bị bao vây.

Vào lúc 24 giờ ngày 3/10, địch đã mở ra một cuộc tấn công bằng súng cối rộng khắp vào các Tiểu Đoàn Dù và bắt đầu rút các lực lượng của chúng chạy về phía Tây. Một hoả lực bao gồm một súng cối, một súng đại liên 12,7mm và một khẩu súng máy đồng loạt khai hoả để bao vùng cho cuộc tháo chạy nầy. Cường độ của cuộc tấn công bằng súng cối của địch, gây thêm mười bốn thương vong cho Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù. Địch quân đã che giấu ý định một cách hiệu quả, và phải đến ngày 4/10, TĐ 5 mới biết được hoả lực của địch bị giảm trong khu vực chiến đấu. Nhận thấy địch quân đã bỏ chạy, Tiểu Đoàn Trưởng ngay lập tức cố gắng thiết lập lại liên lạc.

Tuy nhiên, chỉ có liên lạc nhỏ đạt được nhờ các Toán Tiền Thám của Tiểu Đoàn liên lạc được với TĐ6ND ở phía Bắc và yêu cầu Tiểu đoàn 6 Dù trợ giúp. Trong bốn ngày chiến đấu liên tục với lực lượng quân địch vượt trội về số lượng, Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù đã giết chết khoảng 150 lính địch và bắt được 30 vũ khí, bao gồm 2 RPG, 2 bệ phóng tên lửa và một súng máy hạng nặng. Mười hai lính Nhảy Dù đã tử thương và bảy mươi người khác bị thương nặng và yêu cầu tản thương. Cả bốn cố vấn của Tiểu Đoàn cũng bị thương trong cuộc Hành Quân này.

Khi đã xác định liên lạc được với Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù đang giao chiến dữ dội với địch, Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù được gởi tới tăng cường, vào chiều tối ngày 3/10. Trong khi hoàn thành nhiệm vụ này, Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù cũng đã chạm mạnh với các lực lượng địch đang quanh quẩn ở phía tây căn cứ yểm trợ hỏa lực Hưng Đao. Vào lúc 11 giờ 15 ngày 30/9, Tiểu đoàn 11 Dù đã mở cuộc tấn công vào một bãi đáp tại Xt 120767 nhưng không găp môt sự chống trả nào. Di chuyển về phía Tây nơi Tiểu Đoàn đã chạm địch lúc ban đầu tại Xt 092763. nhưng không tìm thấy địch quân.

Đến lúc này, Tiểu đoàn 5 Dù đã liên lạc được một ngày và bắt buộc phải nhanh chóng củng cố lực lượng. Vào ngày 2 tháng 10, Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù tiếp tục truy lùng nhưng không tìm thấy bất kỳ vị trí nào của kẻ địch. Tuy nhiên, Tiểu Đoàn đã bắt đầu dè chừng sự hiện diện của địch, như tìm thấy một khẩu súng cối mà quân địch đã tấn công vào tiểu đoàn tại IT 086785 trong một nỗ lực để ngăn chặn bước tiến của Nhảy Dù. Vài cuộc chạm súng lẻ tẻ cũng xảy ra trong ngày nhưng không đáng kể.

Vào ngày 3 tháng 10, Đại đội 114 cuối cùng đã đụng độ với một đơn vị địch đang cố thủ quanh tọa độ Xt 087766. Cố găng lẩn tránh đối đầu với Tiểu đoàn 11 Dù, lực lượng địch cố thủ đã gây ra hai mươi thương vong cho đơn vị bạn. Nhờ hỏa lực vũ khí tự động bao vùng, Đại đội 114 Nhảy Dù gây áp đảo tinh thần địch quân, cho phép Tiểu đoàn 11 Dù di chuyển vào các vị trí tăng cường cho Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù. Sau khi thiết lập liên lạc với Tiểu đoàn 5 Dù, Tiểu đoàn 11 Dù đã sơ tán những thương vong và bắt đầu mở rộng hành quân thám sát về phía bắc.

Page 7: Hành Quân Toàn Thắng 2/71 - nhaydu.comnhaydu.com/index_83hg_files/left_files/T-Chien/1971-HanhQuanToanThang-2-71.pdf · Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù hoạt động ở phía Tây

Hành Quân Toàn Thắng 2/71 7

Vào lúc 06: 35 giờ ngày 5/10, Tiểu Đoàn 11 Dù đã bị tấn công tại Xt 075776. Quân địch đã liên tục gây áp lực mạnh quanh vị trí của Tiểu Đoàn. Một súng cối của địch, hỏa tiển và vũ khí cá nhân của địch đã khai hỏa quanh vành đai của Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù và một số Binh Sĩ đã bị thương vong. Tiểu Đoàn Trưởng đã gọi không yễm nhiều lần, và trong mười hai giờ tiếp theo, hơn bốn mươi phi suất chiến thuật đã được thực hiện bởi yêu cầu của các Cố Vấn của Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù. Kết quả mười một tên địch đã bị hạ tại trận, một bệ phóng tên lửa RPG-2, ba súng trường AK-47 và bốn mươi hỏa tiển B-10 đã bị tịch thu. Sau khi thoát ra khỏi vòng vây của địch, Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù đã mở cuộc truy kích địch quân đang rút lui về phía Tây và Tây Bắc. Mặc dù chịu tổn thất nặng nề, Tiểu Đoàn 11 Dù đã giải tỏa thành công áp lực lên Tiểu Đoàn 5 Dù và buộc các lực lượng địch phải lẩn trốn dọc theo Quốc lộ 22 và phân tán thành các đơn vị nhỏ, để rút lui vào Campuchia.

Cuộc chiến đấu của Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù đăc biêt bởi sự dũng cảm vô song của người chiến binh và các cấp chỉ huy của họ. Kẻ địch luôn vẫn bám sát các đơn vị bạn để giảm thiểu nguy cơ của các cuộc không kích. Sự áp sát chiến tuyến này đòi hỏi sự quyết định từ phía các cấp chỉ huy đơn vị nhỏ. Các binh sĩ của Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này và liên tục tấn công kẻ thù trong trận chiến ngày 5 – 6/10/1971. Hành động của các đơn vị nhỏ bé thiện chiến này, được hỗ trợ bởi các cuộc không yễm liên tục được các Cố Vấn Hoa Kỳ yêu cầu, đã cho giúp các Tiểu Đoàn Nhảy Dù hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ.

Trong khi các Tiểu Đoàn 5 và 11 Nhảy Dù đang giao chiến với địch quân, Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù đã được Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù giữ lại để làm trừ bị. Vào ngày 2/10, Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù đã tiến hành một cuộc tấn công vào mục tiêu của tọa độ Xt 042828. Đại đội 62 Nhảy Dù vẫn trừ bị tại căn cứ tại Đề Thám. Sau khi an ninh khu vực đổ bộ và tiến hành các cuộc thám sát xung quanh, Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù băt đầu một cuộc truy lùng về phía Bắc. Nhưng không gặp sự chống cự nào đáng kể.

Vào ngày 4/10, Tiểu Đoàn đã chạm nhẹ với một đơn vị địch không rõ kích cỡ tại AT 043830, 3 tên địch bị hạ tại trận và hai khẩu AK-47 bị tịch thu. Cùng ngày hôm đó, Đại đội 62 đã được đưa đến một bãi đáp ở vùng lân cận tọa độ XT047793 để thực hiện đánh giá sự thiệt hại của bom B-52 oanh kích ở khu vực đó hôm trước. Trong khi tham gia cuộc càn quét qua khu vực, 62 Đại đội đã va chạm với một đơn vị địch và một binh sĩ đã bị tử thương.

Vào ngày 5/10, Tiểu Đoàn tiếp tục di chuyển về phía Bắc với những giao tranh lẻ tẻ, trong khi Đại đội 62 được tách ra để hỗ trợ cho Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù. Vào lúc 08:50 giờ, Đại đội 62 đã giao chiến với lực lương địch quân đã từng đụng độ với Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù. Cuộc giao tranh này sớm phát triển thành một cuộc chiến khốc liệt kéo dài cả ngày. Đến thời điểm này, Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù đã không còn chạm địch nên đã tăng phái hai Đại Đội 53 và 54 lên phía Bắc để hỗ trợ cho Đại Đội 62. Di chuyển nhanh chóng, lực lượng đặc nhiệm từ Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù đã thiết lập liên lạc tại tọa độ XT 056764 vào ngày 6 tháng 10. Ba tên địch đã bị băn hạ trong trận chiến chớp nhoáng. Sau đó Đại Đội 62 và các lực lượng bạn rút lui theo hướng căn cứ hỏa lực Hung Đạo.

Khi Sư Đoàn Nhảy Dù điều động các đơn vị của mình, sơ khởi dự trù sẽ án ngữ dọc theo Quốc lộ 22 đến phía Bắc căn cứ hỏa lực Hưng Đạo và giữa các căn cứ hỗ trợ hỏa lực Thiên Ngôn và Pace. Nhiệm vụ chính của các Tiểu Đoàn 5 và 11 là cung cấp lực lượng ngăn chặn về phía Tây đường QL22. Bổng nhiên, các Tiểu Đoàn này được đặt một cách tình cờ ngay trên con đường di chuyển của các đơn vị thuộc các Trung đoàn 141 và 165 CSBV. Chiến đấu trong điều kiện rất khó khăn, địch quân buộc phải rút những đội quân này khỏi chiến địa. Tuy nhiên, một lực lượng đáng kể của địch đã hiện diện dọc theo đường cao tốc.

Ngày 6/10, Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù đã sẵn sàng trở lại đặt dưới quyền điều động của Sư Đoàn như một lực lượng trừ bị. Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù tiếp tục chạm súng lẻ tẻ ở phía tây Hưng Đao,

Page 8: Hành Quân Toàn Thắng 2/71 - nhaydu.comnhaydu.com/index_83hg_files/left_files/T-Chien/1971-HanhQuanToanThang-2-71.pdf · Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù hoạt động ở phía Tây

Hành Quân Toàn Thắng 2/71 8

nhưng không có các trận đánh lớn với địch quân. Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù cũng có những va chạm nhe ở phía tây bắc Thiên Ngôn.

Ngày 7/10, Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù đã được không vận vào căn cứ hỗ trợ hỏa lực Pace, đã phải hứng chịu các cuộc pháo kích liên tục khiến các khẩu pháo binh hạng nặng đặt tại Pace không thể hoạt động.

Ngày 8/10, Đại Đội 61 đã bị địch phục kích tại XT 036835 làm 5 binh sĩ bị thương. Tuy nhiên, Đại Đội 61 ngay lập tức gọi hỏa lực yễm trợ và tấn công ngay vào các vị trí của địch, giết chết 12 tên địch và tịch thu một súng cối 61mm. Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù tiếp tục chế ngự khu vực này bằng các cuộc tuần tra và đã thành công trong việc truy lùng và tiêu diệt kẻ địch.

Vào lúc 15:45 giờ ngày 8/10, Đại Đội 21 giao chiến với một đơn vị địch tại XT 080769, về phía Tây Bắc của Hưng Đạo. Kết quả không đáng kể nhưng sự va chạm này đã mở ra một thời kỳ trận chiến dọc theo Quốc lộ 22, được chú ý bởi sự quyết tâm của địch quân tranh giành từng tấc đất trên chiến địa.

Vào ngày 9/10 lúc 10:35, Đại Đội 22 đã va chạm với khoảng một trung đội địch ẩn núp trong các vị trí chiến đấu được chuẩn bị kỹ lưỡng. Sau khi được trực thăng vỏ trang bao vùng, Đại đội 22 bắt đầu tiến quân về phía Đông Bắc, nhưng ngay lập tức hỏa lực súng trường và súng máy của địch khai hoả dữ dội từ phía Tây. Rõ ràng là lực lượng của địch lớn hơn sức mạnh cấp đại đội và họ có ý định bao vây và tiêu diệt Đại Đội 22.

Thêm nhiều trực thăng vỏ trang được gởi đến, nhưng buộc phải rời khỏi khu vực sau khi bị hỏa lực phòng không khai hoả. Nhận thấy tình hình nguy cấp của đơn vị của mình, ngay lập tức vị Đại Đội Trưởng 22 đã phát động một cuộc tấn công trực diện vào các vị trí hầm trú ẩn của địch quân. Một phần của phòng tuyến địch đã bị phá vỡ, nhưng những người lính Nhảy Dù đã sớm trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công bằng súng cối liên tục. Đến lúc này, địch đã triển khai quân tới bao vây phía Bắc, Nam và Tây của Đại Đội 22, và bắt đầu gây áp lực liên tục lên đơn vị khi Đại Đội chuyển sang tấn công cuối cùng.

Trong trận chiến này, Đại đội 21 đã cố gắng kết nối với Đại đội 22 để lập thành một lực lượng mạnh mẽ để chống lại đơn vị địch quân hiện được ước tính là cấp tiểu đoàn. Sự kết nối này được thực hiện trước 16:30 giờ và ngay lập tức tiến hành một cuộc tấn công khốc liệt để chống lại địch quân trong các công sự phòng thủ.

Quân địch cố thủ các vị trí của mình và lực lượng đặc nhiệm Nhảy Dù buộc phải chuẩn bị các vị trí phòng thủ đêm. Lực lượng đặc nhiệm vẫn giao tranh lẻ tẻ suốt đêm. Vào lúc 06:50 giờ ngày 10/10, địch đã pháo bằng súng cối dữ dội vào các vị trí của lực lượng đặc nhiệm để mở ra một ngày giao chiến liên tục khác. Phần lớn thời gian trong ngày, lực lượng đặc nhiệm đã thăm dò các tuyến quân địch và đến 17:00 giờ đã tiến hành một cuộc tấn công khác buộc địch quân phải bắt đầu sơ tán khỏi khu vực chiến địa. Lực lượng đặc nhiệm củng cố vị trí của địch quân bỏ lại, nhưng đã bị gián đoạn trong đêm bởi các cuộc pháo tập của kẻ địch. Trong đêm 10/10, các trạm kiểm thính của lực lượng đặc nhiệm đã nghe thấy sự di chuyển của địch quân trong khu vực chiến trường khi quân địch di tản các xác chết và các thiết bị. Bất chấp các hoạt động trong đêm, một cuộc càn quét vào sáng ngày 11/10 đã phát hiện mười ba xác địch bị giết, một khẩu RPG-2, ba súng trường AK-47 và một điện thoại dã chiến Chicom bị tịch thu.

Tận dụng lợi thế của sự tan vở có thể xảy ra với địch quân gây ra bởi các hoạt động vào ngày 9-10 tháng 10, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù tiếp tục di chuyển các Đơn Vị của mình về phía Bắc dọc theo đường cao tốc. Vào khoảng 09:00 giờ ngày 12/10, các đơn vị của Đại Đội 23 đã bị một lực lượng địch tấn công trong vùng lân cận tọa độ XT080780. Rõ ràng là địch quân ít nhất là có sức mạnh đại đội, và ẩn núp trong các công sự chiến đấu cách xa 50 đến 75 mét về phía Tây đường cao tốc. Bằng cách chuẩn bị những vị trí trong khu vực trống trải này, địch quân đã buộc Đại Đội 23 phải điều động băng qua một địa hình mở rộng. Sau khi sử dụng những trực

Page 9: Hành Quân Toàn Thắng 2/71 - nhaydu.comnhaydu.com/index_83hg_files/left_files/T-Chien/1971-HanhQuanToanThang-2-71.pdf · Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù hoạt động ở phía Tây

Hành Quân Toàn Thắng 2/71 9

thăng vỏ trang bao vùng, Đại Đội đã tiến hành một cuộc tấn công về phía Bắc dọc theo đường hầm của địch. Vị trí của kẻ địch đã bị tràn ngập, và hai mươi mốt cán binh địch đã bị giết, và bốn tên bị bắt sống trong trận cận chiến. Tiếp tục di chuyển về phía bắc, các Đại Đội 22 và 23 lại giao chiến với địch ở các vị trí chuẩn bị dọc theo đường cao tốc. Sử dụng thành công các loại trực thăng vỏ trang, Không quân chiến thuật và pháo binh, các Đại Đội Nhảy Dù đã tấn công quân địch và buộc họ phải rút về phương Tây. Sau đó, thẩm vấn các tù binh xác định rằng lực lượng phục kích của địch là Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 141 CSBV. Hành động quyết định của Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù đã đưa đến một thất bại vang dội của tiểu đoàn CSBV này và đã khiến nó không còn khả năng để tiếp tục chiến đấu.

Trong khi Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù tham chiến dọc theo Quốc lộ 22, các Tiểu Đoàn 6 và 11 tiếp tục có những cuộc giao tranh nhỏ với địch quân. Các trận đánh của Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù nằm ở phía Tây của Hưng Đao và có lẽ là hậu quả của cuộc hành quân của Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù. Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù giao tranh ở vùng lân cận Căn cứ hỏa lực Pace, tuy nhiên, đã phát triển thành một cuộc giao chiến quyết liệt khi địch quân cố gắng từ bỏ Pace để chặn đường cao tốc giữa Pace và Thiện Ngôn. Một hệ thống hầm trú ẩn của quân địch được xây dựng bằng gỗ tròn và cỏ khô đã được tìm thấy dọc theo cả hai bên đường cao tốc phía Nam Pace.

Trong suốt cuộc hành quân, địch liên tục pháo kích vào Pace, cuối cùng buộc pháo đội 8/175mm của Mỹ phải ngừng hoạt động. Tiến hành các hoạt động trinh sát ở phía Tây đường cao tốc, Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù liên tục chạm súng với các đơn vị địch. Vào ngày 9/10, Đại Đội 61 đã bị địch tấn công tại XT 051855. Vào ngày 10/10, Đại đội 63 và 64 đã chạm địch lẻ tẻ suốt cả ngày. Căn Cứ yễm trợ hoả lực Pace đã bị pháo kích vào ngày 10, 11 và 12 tháng 10. Vào ngày 13, Đại đội 63 và 64 đã chạm địch tại XT 053853 và Đại Đội 12 từ Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù đã giết chết ba cán binh địch trong một cuộc đụng độ tại XT 076856. Vào ngày 14 tháng 10, hoạt động trong khu vực này đã diễn ra dồn dập. Đại Đội 62 đã chạm địch nhẹ khi di chuyển ra khỏi vị trí đêm tại Xt 044837 và nhanh chóng giết chết năm tên địch. Cùng ngày, một lực lượng đặc nhiệm của Tiểu đoàn 1 Nhảy Dù đã giao chiến với một lực lượng địch cố thủ trong một khu vực hầm trú ẩn ở gần XT 076856. Lực lượng địch, ước tính là hai Đại đội Cộng quân có vũ khí nặng, đã bắn thẳng vào các đơn vị bạn, buộc họ phải rút lui. Lực lượng đặc nhiệm Nhảy Dù đã khai triển các hỏa lực yểm trợ liên tục, sau đó tấn công kiểm soát chiến trường trước 14:00 giờ.

Đại Đội 14 cũng chạm súng với một đơn vị địch cấp đại đội cố thủ trong các hầm trú ẩn và bị cuốn vào một trận chiến khốc liệt suốt cả ngày. Đại Đội 14 sau đó được lệnh di chuyển về phía Bắc và liên kết với hai Đại Đội 62 và 63. Liên kết này đã được thực hiện thành công trong trân tấn công đêm táo bạo quanh sườn quân địch. Cả hai Tiểu Đoàn 6 và 1 Nhảy Dù vẫn liên tục chạm súng tại phía Nam của Căn cứ hỏa lực Pace vào 2 ngày 15-16 tháng 10. Các cuộc giao tranh này biểu thị đặc biệt bởi hành động chớp nhoáng và táo bạo của các đơn vị cả hai phía bạn và kẻ địch.

Quân địch đã cố thủ vững chắc dọc theo Quốc lộ 22 giữa XT077846 và XT082867 và quyết tâm bám sát vị trí của mình càng lâu càng tốt. Cả hai Tiểu Đoàn Nhảy Dù đã sử dụng tối đa các cuộc không kích bằng B-52 và các cuộc oanh kích chiến thuật để đánh bật quân địch. Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù có một trận giao chiến quyết định với quân địch đang cố thủ vào ngày 18/10 tại XT 036853. Vào lúc 07:20, Hai Đại Đội 63 và 64 bắt đầu chạm súng với một lực lượng quân địch đáng sợ và giết chết hai mươi tám bộ đội địch trong cuộc oanh kích chiến thuật, theo sau là một cuộc tấn công trực tiếp vào quân địch. Mặc dù có một vài vụ pháo kích tại Pace và vài cuộc chạm súng với các Đại Đội cơ động của Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, và cuộc cham súng sau cùng ngày 18/10 do hai Đại Đội 63 và 64 khởi động là trận chiến quan trọng cuối cùng của chiến dịch.

Giai đoạn cuối cùng của Toàn Thắng 2/71 được biểu thị đặc biệt bởi các hoạt động truy lùng khi các lực lượng Nhảy Dù cố gắng tăng cường các cuộc chạm súng với tàn quân của Sư đoàn 7

Page 10: Hành Quân Toàn Thắng 2/71 - nhaydu.comnhaydu.com/index_83hg_files/left_files/T-Chien/1971-HanhQuanToanThang-2-71.pdf · Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù hoạt động ở phía Tây

Hành Quân Toàn Thắng 2/71 10

CSBV đã được ghi nhận trong cuộc chiến. Thành công lớn của việc sử dụng hoả lực hỗ trợ của Sư Đoàn Nhảy Dù đã được chứng minh trong giai đoạn cuối của chiến dịch này.

Vào ngày 21/10, Đại Đội 12 đã tìm thấy 19 xác địch còn sót lại tại XT 077857, Các Đại Đội 32 và 34 đã phát hiện ra 21 thi thể đã phân huỷ vẫn còn trên chiến điạ. Vào ngày 22/10, Đại Đội 11 đã tìm thấy 19 xác địch tại XT 077850. Đại Đội 12 đã phát hiện thêm mười xác địch tại XT 076860 và Đại Đội 32 đã tìm thấy 26 xác địch tại XT 072863. Những khám phá này đã là những bằng chứng xác thực về hiệu quả thực sự của cuộc hành quân Nhảy Dù

Vào ngày 28 tháng 9 năm 1971, Sư Đoàn Nhảy Dù Việt Nam được giao nhiệm vụ vô hiệu

hóa áp lực của địch dọc theo QL22 giữa Hưng Đạo và biên giới Campuchia. Bất chấp sự kháng cự quyết liệt của quân địch, nhiệm vụ này đã được hoàn thành vào ngày 19 tháng 10 năm 1971.

Những trận chiến thư hùng nầy diễn ra trên một mặt trận trãi rộng hơn 800 Km2 giửa các đơn vị thuộc SĐND và quân CSBV. Các đơn vị thuộc SĐND đã hoàn toàn làm chủ tình hình tại khu vực hành quân, giải toả QL 22. Cuộc hành quân đã chấm dứt mưu toan của Cộng Sản nhằm tạo ra một trận chiến Snool thứ 2 không thể thực hiện nổi. Số thương vong của địch quân khá cao và kế hoạch hành quân của địch hoàn toàn bị phá vở.

Sau khi buộc địch phải rút lui, lực lượng Nhảy Dù đã cung cấp an ninh cho các đơn vị Công Binh của Quân Đoàn khi đường Quốc Lộ được sửa chữa. Nhiệm vụ này đã được hoàn thành và đến ngày 2 tháng 11, con đường đã mở cửa cho xe cộ hạng nặng lưu thông. Các quân nhân của Sư Đoàn Nhảy Dù Việt Nam và Toán Cố vấn 162/Sư Đoàn Nhảy Dù, liên tục thể hiện thầm lặng hành động dũng cảm và khả năng chuyên nghiệp trong suốt cuộc hành quân. Nhiều hành động dũng cảm cá nhân liên tục được kết hợp với sự dũng cảm của Sư Đoàn Nhảy Dù nói chung. Tổng kết: Phiá địch: - 748 xác giặc bị hạ bỏ lại trên chiến địa. có một đại đội trưởng. - 137 tù binh bị bắt sống, có 1 đại đội trưởng. - Tich thu: 13 súng cộng đồng, 53 súng cá nhân, 101 lựu đạn chày, 5 đạn súng cối 61 ly, 60

đạn 81 & 82 ly, 30 đạn B40, 3 đạn 75 ly, 1 máy truyền tin, 1 điện thoại, 1 mìn định hương, 300 kg gạo, 1 tấn muối, nhiều loại thuốc men và quân trang quân dụng.

- Phá hủy: 200 hầm hố (mỗi hầm chứa 3 người), 10 căn nhà, 5 vị trí đặt súng cối, 8 mìn chống chiến xa.

Phía Bạn: - 112 Binh Sĩ bị hy sinh. - 453 bị thương trong số nầy có 2 Cố Vấn Mỹ. - 4 Trực thăng bị hư hại Tham Khảo: * Tài liệu Narrative of Action của Toán Cố Vấn 162 Nhảy Dù (do Mê Linh cung cấp) * Đại Tướng Đổ Cao Trí của Võ Long Triều trên dongsongcuwordpress.com * Cuộc Hành Quân Toàn Thắng 1/71 Truy lùng Trung Ương Cục Miền Nam trên lãnh thổ Campuchia của Hoàng Sa Nguyễn văn Nam ĐĐT/ĐĐTS/LĐ5BĐQ * Kỷ niệm 19 năm thành lập và thành tích của SĐND do phòng TLC/SĐND phát hành năm 1974. * Phỏng vấn trực tiếp một số chiến hữu và Niên Trưởng trong SĐND.

Binh Chủng Nhảy Dù – 20 Năm Chiến Sự Đại Úy Võ Trung Tín - Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714-856-9202

California 3/14/2019