16
CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG hào năm mới * www.baolamdong.vn * Tòa soạn: 38 Quang Trung - Đà Lạt * Điện thoại: 3822472 - 3822473 * Fax: 3827608 * E-mail: [email protected] * Đường dây nóng: 3811383 - 01645477577

hào năm mớibaolamdong.vn/upload/others/201801/26953_BLD_so_duong... · 2018-01-02 · bộ, Quy định về tiêu chuẩn chức danh và tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: hào năm mớibaolamdong.vn/upload/others/201801/26953_BLD_so_duong... · 2018-01-02 · bộ, Quy định về tiêu chuẩn chức danh và tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

hào năm mới

* www.baolamdong.vn * Tòa soạn: 38 Quang Trung - Đà Lạt * Điện thoại: 3822472 - 3822473 * Fax: 3827608 * E-mail: [email protected] * Đường dây nóng: 3811383 - 01645477577

Page 2: hào năm mớibaolamdong.vn/upload/others/201801/26953_BLD_so_duong... · 2018-01-02 · bộ, Quy định về tiêu chuẩn chức danh và tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh

2 THỨ HAI 1 - 1 - 2018Xuân 2018

HỮU TOÀN

Nhìn lại chặng đườngĐể đổi mới phương thức lãnh

đạo của Đảng và xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, cũng như thành lập các đoàn khảo sát, nghiên cứu, nắm tình hình để có cơ sở chỉ đạo thực hiện sâu sát. Theo thống kê của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, thời gian qua, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã tổ chức hàng chục cuộc khảo sát trực tiếp với hơn 700 phiếu góp ý của 147 Ban Thường ủy cấp ủy cơ sở, 12 Ban Thường vụ Huyện ủy, Thành ủy. Đó là một trong những cơ sở quan trọng để Tỉnh ủy Lâm Đồng ban hành nhiều quyết định trong lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị ở địa phương trong thời gian qua như: Chỉ đạo cải cách việc ban hành nghị quyết; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn với cải cách hành chính trong các cơ quan Đảng, giảm thời gian hội họp, chuyển đổi các cuộc họp, hội nghị từ hình thức trực tiếp sang trực tuyến; tăng cường đi cơ sở với phương châm “tỉnh bám tới xã, huyện bám thôn, tổ dân phố, xã bám sát tới từng hộ dân”; tiếp tục chỉ đạo đổi mới hoạt động của MTTQ và các đoàn thể theo hướng gần dân, sát dân, khắc phục bệnh hành chính; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị,…

Về tổ chức bộ máy, Lâm Đồng tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng chủ động. Theo đó, nhiều mô hình có tính đột phá đã được thực hiện như: Tiến hành rà soát, giải thể, sắp xếp, kiện toàn lại một số tổ chức đảng; chỉ đạo sắp xếp các tổ chức đảng khối Đảng, đoàn thể và chính quyền cấp huyện (12 huyện, thành ủy sau khi thực hiện còn 25 TCCS đảng, giảm 161 TCCS đảng so với trước đây). Chỉ đạo rà soát các chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn (đến nay toàn tỉnh còn 6 chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn). Thực hiện tốt chủ trương bí thư đồng thời là chủ tịch HĐND và thí điểm bí thư đồng thời là chủ tịch UBND cấp xã (14 địa phương bí thư đồng thời là chủ tịch UBND, 107 địa phương có bí thư đồng thời là chủ tịch HĐND xã, phường, thị trấn); chỉ

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, chủ động sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn,

hoạt động hiệu lực, hiệu quảTrong những năm qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có nhiều chủ trương, nghị quyết để đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở hoạt động có hiệu quả. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, lòng tin của nhân dân với Đảng được nâng lên; hoạt động của hệ thống chính trị được củng cố và tăng cường, diện mạo đô thị và nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao...

đạo sắp xếp các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập, giảm 22 đơn vị so với năm 2011. Sáp nhập một số đơn vị như Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng tại chức tỉnh vào Trường Chính trị tỉnh; chuyển đổi Phòng công chứng sang Văn phòng công chứng đầu tiên trên cả nước. Chỉ đạo sắp xếp các đơn vị sự nghiệp khối đoàn thể cấp tỉnh; sắp xếp tổ chức bộ máy của một số đơn vị cấp huyện: Trung tâm Thú y, Trung tâm Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông thành Trung tâm nông nghiệp,...; thực hiện tốt một số mô hình như Trưởng Ban Dân vận kiêm Chủ tịch Mặt trận cấp huyện; Trưởng Ban Tuyên giáo kiêm Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện, sắp xếp chức danh kế toán, văn thư Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện là kiêm nhiệm...

Ngoài ra, từ năm 2012 đến nay, Lâm Đồng đã dừng việc giao bổ sung biên chế khối Đảng, đoàn thể; chấn chỉnh công tác giao, quản lý và sư dụng biên chế; giải quyết các hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ; đổi mới hoạt động, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, dần thay thế

trả lương từ ngân sách nhà nước băng việc trả lương từ nguồn thu sự nghiệp…

Những bước đi tiếp theoTiếp thu các Nghị quyết Hội

nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, trong thời gian tới, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng đang tiếp tục chỉ đạo để sớm bổ sung, hoàn thiện Quy chế làm việc của cấp ủy, ban hành các văn bản chỉ đạo, cụ thể hóa các tiêu chuẩn, nguyên tắc, quy định, gắn với phát huy vai trò của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy, vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện Quy định về phân cấp quản lý cán bộ, Quy định về tiêu chuẩn chức danh và tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý, Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cư… Bên cạnh đó, chủ động đổi mới công tác cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tăng cường luân chuyển cán bộ từ tỉnh xuống huyện, huyện xuống xã và ngược lại để thư thách, đào tạo và tạo nguồn cán bộ cho các nhiệm kỳ tiếp theo. Triển khai

tốt việc thí điểm thi tuyển cán bộ lãnh đạo cấp sở, phòng cấp tỉnh, huyện để rút kinh nghiệm thực hiện. Thí điểm sát hạch cán bộ, công chức, viên chức các cấp làm cơ sở thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy.

Về tổ chức bộ máy, tiếp tục sắp xếp lại tổ chức bộ máy từ tỉnh đến cơ sở theo hướng tinh gọn, giảm bớt đầu mối, hoạt động hiệu quả; chỉ đạo giải quyết dứt điểm số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vượt quá số lượng biên chế được giao; phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, vai trò điều hành của chính quyền các cấp, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương nhăm tuyên truyền, vận động, thống nhất về nhận thức và hành động, tạo sự đồng thuận cao trong toàn hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở.

Đối với các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, thực hiện hợp nhất hoặc sáp nhập một số phòng, ban, đơn vị sự nghiệp trực thuộc các sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể cấp tỉnh gắn với sắp xếp lại đội ngũ cán bộ; sắp xếp lại tổ chức bên trong của từng cơ quan, đơn vị theo hướng nghiên cứu thực hiện chế độ chuyên viên, giảm tối đa đầu mối trực thuộc và bộ

phận trung gian; xây dựng các đề án, kế hoạch để thực hiện các Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII; nghiên cứu thực hiện thí điểm mô hình “Văn phòng cấp ủy - HĐND - UBND” thành một văn phòng chung, hoặc mô hình “Văn phòng HĐND - UBND cấp huyện” phục vụ chung cho các phòng, ban của huyện, nhăm giảm bớt bộ máy hành chính…

Đặc biệt, trong giai đoạn 2015-2021, tất cả các cơ quan, địa phương, đơn vị (kể cả khối Đảng, đoàn thể và chính quyền các cấp) phải đảm bảo đúng yêu cầu mỗi năm giảm trên 1,67% và đến năm 2021 giảm ít nhất 10% biên chế so với năm 2015. Thực hiện tốt và nhân rộng mô hình bí thư đồng thời là chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã. Đối với các xã, phường, thị trấn, tiếp tục rà soát lại các chức danh, tiến tới thí điểm không bố trí một số chức danh chuyên trách cấp xã, mà nhiệm vụ các chức danh này hợp nhất cho các chức danh công chức có nhiệm vụ tương đồng đảm nhiệm hoặc phân công cấp phó các đoàn thể kiêm nhiệm; khắc phục tình trạng bố trí cán bộ, công chức theo kiểu bình quân theo phân loại đơn vị hành chính cấp xã như hiện nay; tăng cường thực hiện chế độ kiêm nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, gắn với chế độ khoán chi một số khoản đối với cấp xã để từng bước giảm dần số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, phấn đấu đến năm 2020 giảm khoảng 15% số cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Tiếp tục sáp nhập các thôn, tổ dân phố có quy mô dân cư ít và địa bàn hẹp; chỉ đạo thực hiện mô hình bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, tổ trưởng dân phố hoặc kiêm Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, chỉ đạo các đơn vị đăng ký lộ trình đến năm 2021 giảm 10%, phấn đấu có ít nhất 10% trở lên số đơn vị tự chủ về tài chính. Khuyến khích các đơn vị có điều kiện chuyển sang tự chủ, nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ. Tiếp tục sáp nhập các trường, các điểm trường trên địa bàn cho phù hợp.

Từ những định hướng, chủ trương của Trung ương và thực tiễn địa phương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa phương thức lãnh đạo của Đảng và sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Lãnh đạo từ cấp tỉnh đến cơ sở thực hiện phương châm gần dân, sát dân đã góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng và chính quyền địa phương. (Trong ảnh: Đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy về thăm

và làm việc với bà con Thôn 5, xã Rô Men, huyện Đam Rông). Ảnh Ngọc Ngà

Page 3: hào năm mớibaolamdong.vn/upload/others/201801/26953_BLD_so_duong... · 2018-01-02 · bộ, Quy định về tiêu chuẩn chức danh và tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh

THỨ HAI 1 - 1 - 2018 3 Xuân 2018

NGỌC NGÀ

Nhiều đổi mới trong thực hiệnĐồng chí Trần Duy Hùng - Ủy

viên BTV, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy cho biết: Toàn tỉnh hiện có 35.778 cán bộ công chức, viên chức (chưa tính lực lượng vũ trang). Cán bộ nữ, trẻ, dân tộc thiểu số được quan tâm, có cơ cấu tương đối hợp lý. Đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở cơ bản đảm bảo về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong từng giai đoạn. Đặc biệt, sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII; tập thể lãnh đạo, người đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị thể hiện tốt vai trò lãnh đạo, điều hành thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào sự phát triển của địa phương.

Để nâng cao chất lượng cán bộ, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã đổi mới trong nhiều biện pháp thực hiện. Trong công tác đánh giá cán bộ, các tiêu chí đánh giá được xây dựng cụ thể, có tính định lượng; trong đó, xác định tỷ lệ khối lượng, tiến độ hoàn thành và hiệu quả công việc được giao, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao để đánh giá cán bộ. Đối với các đồng chí lãnh đạo cấp

ủy, việc phân loại cán bộ còn gắn với đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và vai trò, trách nhiệm của cấp ủy viên theo quy chế làm việc. Hằng năm việc đánh giá cán bộ được thực hiện theo quy trình đánh giá cán bộ, gắn với phân tích chất lượng đảng viên, kiểm điểm tự phê bình và phê bình. Đồng thời, nhấn mạnh một số tiêu chí: hiệu quả công tác của cán bộ; mức độ tín nhiệm của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân; kết quả khắc phục hạn chế, khuyết điểm sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình… Bên cạnh đó, việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ được thực hiện theo quy định giúp người được lấy phiếu tín nhiệm tự điều chỉnh trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, vừa đảm bảo cơ chế giám sát, đánh giá cán bộ.

Công tác quy hoạch cán bộ đảm bảo cơ cấu 3 độ tuổi, tỷ lệ cán bộ trẻ đạt từ 30%, cán bộ nữ đạt từ 20%, tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số, cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực phù hợp. Việc thực hiện quy hoạch “mở”, “động” nguồn cán bộ để xem xét đưa vào quy hoạch dồi dào đã góp phần khắc phục tư tưởng cục bộ trong công tác cán bộ. Nhân sự trong quy hoạch luôn được bổ sung, đổi mới, từ đó phát hiện được những nhân tố mới để đưa vào quy hoạch, đồng

thời đưa ra khỏi quy hoạch đối với cán bộ giảm ý chí phấn đấu, góp phần làm trong sạch đội ngũ cán bộ. Cùng với đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy còn triển khai thực hiện có hiệu quả việc luân chuyển cán bộ. Nhiệm kỳ 2015-2020, số cán bộ luân chuyển từ tỉnh về huyện, thành phố có 6 đồng chí; 3 đồng chí luân chuyển từ huyện, thành phố về tỉnh; luân chuyển từ huyện, thành phố về xã, phường, thị trấn 42 đồng chí… Điều này đã tạo động lực mới trong công tác cán bộ, khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín…

Thách thức đặt raTuy nhiên, cũng theo Trưởng

Ban Tổ chức Tỉnh ủy, cơ cấu đội ngũ cán bộ có nơi chưa hợp lý; thiếu cán bộ đầu ngành, cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, có khả năng dự báo và xử lý tốt những vấn đề phức tạp trên một số lĩnh vực, như: nông nghiệp, môi trường, quy hoạch... Qua kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và XII, vẫn còn một bộ phận cán bộ sa sút về phẩm chất chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật kém, tính chiến đấu, tính tự phê bình và phê bình trong xây dựng Đảng chưa cao. Bên cạnh đó, công tác bố trí, sử dụng, tạo nguồn và quy hoạch cán bộ mỗi

Đổi mới trong công tác cán bộCán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Xác định rõ điều đó, thời gian qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm triển khai có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 3 (NQ TW3) khóa VIII về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Qua đó, tạo sự chuyển biến trong cán bộ, công chức, đặc biệt là người đứng đầu, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ của tỉnh “vừa hồng vừa chuyên”.

giai đoạn có nơi còn chủ quan, bố trí một số trường hợp còn nặng về cơ cấu, thời gian công tác, chưa mạnh dạn cất nhắc, đề bạt cán bộ trẻ, có nơi còn bị động trong công tác cán bộ.

Tuy những mặt tiêu cực trên xảy ra không phổ biến, nhưng từng cấp, từng ngành chưa kịp thời có biện pháp ngăn chặn và khắc phục. Tình hình trên đã làm ảnh hưởng uy tín lãnh đạo, sức mạnh của tổ chức đảng, giảm lòng tin của nhân dân. Bởi thế, còn nhiều nhiệm vụ, thách thức đặt ra trong thực hiện công tác cán bộ trên địa bàn toàn tỉnh.

Ghi nhận tại huyện Đức Trọng sau 20 năm thực hiện NQ TW3, đồng chí Phạm Thanh Quan - Bí thư Huyện ủy Đức Trọng thẳng thắn nhìn nhận: “Hiện tại, ở Đức Trọng, công tác đánh giá cán bộ, công chức còn một số bất cập, khó khăn nhất là việc nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức có lúc, có nơi chưa thật sự phát huy tốt. Nhiều nơi còn xem xét, đánh giá cán bộ, công chức mang tính hình thức, “dĩ hòa vi quý”, nể nang, ngại va chạm; có tư tưởng “dê người dê ta”. Việc điều động, luân chuyển cán bộ còn hạn chế. Chính sách thu hút, sử dụng lao động có trình độ cao, chuyên môn giỏi về công tác tại địa phương còn hạn chế, hiệu quả chưa cao; số con em địa phương

sau khi tốt nghiệp ở các trường đại học về địa phương không bố trí được việc làm. Đặc biệt, công tác quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng đội ngũ cán bộ ở một số tổ chức cơ sở đảng còn yếu nên còn cán bộ, đảng viên vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật”.

Còn tại Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh, công tác cán bộ nói chung còn hạn chế khi công tác quy hoạch cán bộ chưa thực sự gắn với đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ; cơ chế quản lý, giám sát và chế độ chính sách đối với cán bộ luân chuyển chưa được quy định cụ thể, dẫn đến việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ sau luân chuyển ở một vài tổ chức cơ sở đảng còn có trường hợp bất cập, thiếu chính xác...

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, xây dựng tỉnh Lâm Đồng ngày càng phát triển nhanh, toàn diện, bền vững, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định việc xây dựng đội ngũ cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương trong tình hình mới, phải gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, thực hiện các quy định, quy chế, cơ chế công tác cán bộ, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ giữa các khâu, liên thông giữa các cấp. Đẩy mạnh phát huy dân chủ trong công tác cán bộ, quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của mỗi tổ chức, mỗi cấp trong xây dựng đội ngũ cán bộ.

XUÂN TRUNG

Theo báo cáo của HĐND tỉnh, thực hiện chức năng quyết định của

HĐND, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành 76 nghị quyết, trong đó có 51 nghị quyết quy phạm pháp luật. Qua đó, các nghị quyết của HĐND tỉnh đã được xây dựng dân chủ, công khai với tinh thần trách nhiệm cao. Hơn nữa, các nghị quyết của HĐND tỉnh được ban hành kịp thời phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, phát huy hiệu lực, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người dân. Đặc biệt, việc ban hành nghị quyết của

Hiệu quả từ hoạt động của Hội đồng Nhân dân tỉnh Sau hơn một năm đi vào hoạt động, Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh đã thực hiện ban hành nhiều chính sách, văn bản quy phạm pháp luật cũng như các hoạt động giám sát những vấn đề dân sinh bức xúc một cách hiệu quả.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng khác đó là việc Thường trực HĐND tỉnh duy trì thường xuyên hoạt động tiếp công dân định kỳ hàng tháng tại tỉnh, cùng với việc các đại biểu còn lại tiếp tại trụ sở tiếp công dân của huyện, thành phố nơi đại biểu ứng cử. Báo cáo của HĐND tỉnh cho biết, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức 18 đợt tiếp công dân định kỳ với tổng số công dân đến đăng ký là 184 trường hợp. Trong đó, Hội đồng tiếp, xem xét và kết luận 37 trường hợp; bộ phận tiếp nhận hướng dẫn về thủ tục, thẩm quyền là 147 trường hợp. Đồng thời đã xử lý 639/663 đơn, đạt 96,3%, trong đó, chuyển đơn đến các cơ quan chức năng 194 trường hợp; trả lời hướng dẫn 192 trường hợp; đôn đốc, yêu cầu, kiến nghị phúc tra 43 trường hợp và xếp lưu 210 trường hợp đối với đơn không đủ điều kiện xử lý theo quy định.

Với các kết quả nêu trên, hoạt động của HĐND tỉnh ngày càng bám sát đời sống nhân dân và không ngừng nâng cao chất lượng hiệu lực, hiệu quả của người đại biểu nhân dân.

HĐND tỉnh được thực hiện đúng quy trình, thủ tục và thẩm quyền.

Bên cạnh đó, hoạt động giám sát tại kỳ họp của HĐND được triển khai thực hiện đảm bảo các quy định của pháp luật, nhất là hoạt động chất vấn tại các kỳ họp luôn được chú trọng thực hiện. Theo HĐND tỉnh, qua 3 kỳ họp thường lệ hàng năm, đã có 41 lượt ý kiến chất vấn đối với các sở, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND tỉnh. Nội dung chất vấn được đánh giá đề cập đến các vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội, nhu cầu bức thiết của người dân trên địa bàn tỉnh, như: công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi triển khai thực hiện các dự án thủy điện; các dự án xây dựng hạ tầng giao thông; các chính sách an sinh xã hội, môi trường, đào tạo nghề và giải quyết việc làm... Các phiên chất vấn được truyền hình trực tiếp để nhân dân và cử tri theo dõi. Sau phiên chất vấn là phiên giải trình của Chủ tịch UBND tỉnh đối với những vấn đề cử tri trong tỉnh đặt ra. Riêng về hoạt động giám sát chuyên đề của

Thường trực và các Ban HĐND tỉnh, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực HĐND tỉnh đã tiến hành giám sát 2 chuyên đề về vệ sinh an toàn thực phẩm và công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh. Song song đó, các Ban của HĐND cũng đã tổ chức giám sát 10 chuyên đề liên quan đến việc chấp hành pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách. Các kiến nghị qua giám sát được UBND tỉnh, UBND cấp huyện và các sở, ngành liên quan tiếp thu và có giải pháp thực hiện. Các cơ quan, địa phương được giám sát đã xây dựng kế hoạch khắc phục những hạn chế, tồn tại đã nêu trong các báo cáo kết quả giám sát chuyên đề, đồng thời gửi kế hoạch khắc phục đến Thường trực và các Ban của HĐND tỉnh để theo dõi việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát. Qua đó, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã xây dựng và ban hành 3 báo cáo giám sát kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri trình kỳ họp HĐND tỉnh. Thường trực tổ chức giám sát hoặc giao Ban pháp chế giám sát một số vụ việc

khiếu nại phức tạp, kéo dài trên địa bàn tỉnh nhằm chấm dứt khiếu nại, ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương.

Theo kế hoạch đặt ra, trước và sau các kỳ họp thường lệ, Thường trực HĐND tỉnh đã phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức cho đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri và xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trình kỳ họp theo quy định. Vì vậy, trong thời gian qua, đã tổ chức 6 đợt tiếp xúc cử tri với 14.018 lượt cử tri tham dự, đóng góp 2.642 lượt ý kiến, kiến nghị, trong đó có 298 kiến nghị đã được chuyển đến UBND tỉnh và các ngành có liên quan để giải quyết và trả lời cử tri theo quy định.

Tỷ lệ đại biểu tham dự tiếp xúc cử tri đạt trên 90% và 100% các kiến nghị đã được UBND tỉnh và các ngành tiếp thu giải quyết, tỷ lệ kiến nghị đã được giải quyết dứt điểm đạt trên 40%.

Page 4: hào năm mớibaolamdong.vn/upload/others/201801/26953_BLD_so_duong... · 2018-01-02 · bộ, Quy định về tiêu chuẩn chức danh và tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh

4 THỨ HAI 1 - 1 - 2018Xuân 2018

LAN HỒ

Với quyết tâm đột phá vươn lên, trong năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế

của Lâm Đồng đạt 8,16%, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch, tăng so với cùng kỳ. Đơn cử: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 6.078 tỷ đồng (NQ 5.797 tỷ đồng), bằng 104,9% dự toán địa phương. GRDP bình quân đầu người 54,2 triệu đồng. Kim ngạch xuất khẩu 552 triệu USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều tăng: cà phê nhân (+55,3%), rau (+19,5%), hoa tươi các loại (+9,8%), hàng dệt may (+16,5%). Khách du lịch đạt 5,9 triệu lượt, tăng 8,7% so với cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế 400 ngàn lượt (tăng 35,6%); ngày lưu trú bình quân 2,1 ngày. Một số thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Nga, Thái Lan, Hàn Quốc, Canada, Úc… tăng nhanh. Trên lĩnh vực thu hút đầu tư, toàn tỉnh có 47 dự án được cấp mới, với tổng vốn đăng ký 5.595 tỷ đồng, quy mô diện tích trên 510 ha, bằng 87% về số dự án, bằng 227,3% về vốn và bằng 93,8% về diện tích so với năm 2016. Trong đó, có 7 dự án vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 1.331 tỷ đồng, 40 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 4.264 tỷ đồng. Năm 2016, có thêm 34 dự án đi vào hoạt động tuy nhiên cũng phải thu hồi 28 dự án. Đến nay, toàn tỉnh có 926 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 128.132 tỷ đồng, quy mô diện tích 74.421 ha… Dẫu nền kinh tế chưa thực sự mạnh nhưng với quan điểm đầu tư để tạo điều kiện bứt phá, năm qua, tổng mức đầu tư

Kinh tế Lâm Đồng năm 2017 - bức tranh sáng

toàn xã hội của tỉnh đạt 23.500 tỷ đồng (NQ: 23.000-23.500 tỷ đồng), bằng 100% KH, tăng 2,2% so với cùng kỳ, chiếm khoảng 33,2% GRDP. Tuy chưa như sự mong mỏi chủ quan mà do ảnh hưởng của yếu tố khách quan (thiên tai, dịch bệnh, thị trường…) tác động nhưng một con số cũng hết sức ấn tượng, thể hiện tâm huyết cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, đó là: Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm 1,3% (NQ: 1-1,5%), trong đó tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số giảm 2,5% (NQ 2-3%).

Nhằm phát huy tiềm năng và thế mạnh, Lâm Đồng tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu kinh tế, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý. Trong cơ cấu kinh tế, ngành nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ lệ 46,8%, ngành công nghiệp - xây dựng 17,8% và ngành dịch vụ đạt 35,6%. Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp đã thúc đẩy năng suất, sản lượng nông sản tăng so với cùng kỳ. Tổng diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) mở lên gần 51.800 ha, chiếm 20% tổng diện tích đất

nông nghiệp. Nhiều mô hình liên kết sản xuất đạt kết quả cao. Số hộ nông dân liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản với doanh nghiệp tăng 59% so với năm 2016, tăng gần 2 lần so với KH đề ra. Một số mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC kết hợp hình thành loại hình du lịch nông nghiệp thu hút sự quan tâm của du khách. Kinh tế tập thể thành lập thêm 58 HTX (tăng 163% so với KH, tăng 100% so với năm 2016), doanh thu bình quân 6,8 tỷ đồng/HTX, lợi nhuận bình quân 80 triệu đồng/

XEM TIẾP TRANG 15

HTX, thu nhập bình quân của lao động thường xuyên khoảng 6 triệu đồng/tháng. Do ban hành nhiều cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp nên số lượng đăng ký thành lập mới 1.050 doanh nghiệp (tăng 14,5%), với số vốn đăng ký 6.700 tỷ đồng…

Vừa qua, Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII cũng là dịp vinh danh “Hoa Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” đã khẳng định uy tín thương hiệu nông sản Đà Lạt - Lâm Đồng với trong nước, quốc tế. Khi chủ đương, đường lối của Đảng đi vào cuộc sống, hợp với lòng dân, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã được nhân dân đồng thuận, phát huy sức dân là chính nên toàn tỉnh đã có 72/117 xã đạt chuẩn NTM (61,54%) với những kết quả thực chất.

Tuy còn đó những bất cập, hạn chế như: tăng trưởng kinh tế trên một số lĩnh vực chưa bền vững; liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị còn lúng túng; công nghiệp chế biến phát triển chậm… song kết quả phát triển kinh tế năm qua đã tạo nền tảng vững chắc để tiếp tục tháo gỡ khó khăn và nhân lên quyết tâm “Hành động mạnh mẽ - đồng bộ của hệ thống chính trị” như chủ đề năm 2018 Tỉnh ủy đề ra nhằm đưa Lâm Đồng vững bước trên đường hội nhập. Niềm tin ấy sẽ là nguồn sức mạnh để các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở nỗ lực thể hiện quyết tâm chính trị cao nhất, bám sát chủ đề, phấn đấu hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2018, góp phần quan trọng hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ.

DIỄM THƯƠNG

Đa dạng hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp Theo thống kê của UBND tỉnh,

năm 2017, Lâm Đồng có 1.050 doanh nghiệp (DN) thành lập mới, tăng hơn 14% so với năm 2016. Với con số này tính đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 8.000 DN đang hoạt động, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế năm 2017. Với vai trò là cơ quan đầu mối về hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM), Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch (TTXTĐTTM&DL) Lâm Đồng đã có những hỗ trợ tích cực cho các DN tỉnh nhà trong việc tiến ra các sân chơi lớn và hội nhập kinh tế.

Ông Nguyên Xuân Hùng - Phó Giám đốc Phụ trách TTXTĐTTM&DL Lâm Đồng

Tạo những “cú hích” từ xúc tiến thương mạiNăm 2017, việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại, du lịch được đánh giá như đòn bẩy hữu hiệu giúp các doanh nghiệp tìm được đầu ra cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, mở rộng thị trường và quảng bá hình ảnh Lâm Đồng đến du khách trong và ngoài nước.

nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực, địa bàn và quy mô khác nhau nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm, mở rộng thị trường cả trong nước và xuất khẩu.

Song song với các hoạt động

hội chợ, triển lãm, Trung tâm còn tích cực hỗ trợ DN tìm kiếm thông tin, phân tích thị trường, nghiên cứu xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm, dịch vụ thông qua việc triển khai Chương trình Thương hiệu quốc gia. Tiếp đến là hoạt động cung cấp thông tin thị trường cho DN trực tiếp khai thác thông tin thông qua các hình thức trực tuyến, các ẩn phẩm XTTM phục vụ thương mại, du lịch; xây dựng mạng lưới chia sẻ thông tin XTTM giữa các tổ chức XTTM, hiệp hội, địa phương, DN, hướng dẫn, khuyến khích việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động XTTM...

Năm 2017, Trung tâm đã triển khai hiệu quả, để lại dấu ấn cho không ít mô hình, đề án XTTM như: Xúc tiến ra nước ngoài, đưa hàng Việt về nông thôn; phối hợp các công ty tổ chức sự kiện, truyền thông tổ chức hội chợ triển lãm, phát triển thị trường trong nước, hỗ trợ DN quảng bá thương hiệu; khuyến khích “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt

Nam”, tổ chức các hội nghị kêu gọi Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch vào tỉnh Lâm Đồng.

Ông Đinh Minh Quý - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Lâm Đồng nhận xét: Có thể nói các hoạt động XTTM được triển khai rất tích cực và đem lại bước tiến rõ rệt, là chất xúc tác quan trọng, kích thích sự phát triển kinh tế địa phương. Nhờ đó mà các DN tự tin, phát huy tối đa nội lực vượt qua thách thức tiếp tục gặt hái thành công, đón tiếp không ít đối tác, khách hàng trong, ngoài nước tìm đến ký kết hợp đồng kinh tế.

Xúc tiến thương mại cần có trọng điểmĐánh giá về vấn đề này, ông

Nguyên Văn Yên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Trong bối cảnh nền kinh tế càng phát triển đa dạng, cạnh tranh cao thì việc XTTM và cả du lịch cần phải được thực hiện có trọng điểm. Để làm được việc này phải đánh giá đúng tiềm năng, thế mạnh của địa phương,...

cho biết: Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, các hoạt động XTTM đã được Trung tâm phối hợp với các sở, ngành, các hiệp hội, ngành hàng… triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả, tận dụng tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước,

Xúc tiến thương mại tại TP Hà Nội.

Năm 2017, Lâm Đồng cũng như nhiều địa phương trong cả nước tuy gặp nhiều thuận lợi nhưng bên cạnh đó tình hình trong nước, quốc tế cũng nảy sinh không ít khó khăn, thách thức, phức tạp… Song với sự nỗ lực cố gắng, tích cực, chủ động, quyết tâm chính trị cao của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân trong tỉnh, Lâm Đồng đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, xây dựng Đảng đạt kết quả toàn diện. Trong đó, điều ghi nhận lớn lao là nền kinh tế tiếp tục phát triển.

Thu hoạch hoa trong nhà kính. Ảnh: V.Báu

Page 5: hào năm mớibaolamdong.vn/upload/others/201801/26953_BLD_so_duong... · 2018-01-02 · bộ, Quy định về tiêu chuẩn chức danh và tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh

THỨ HAI 1 - 1 - 2018 5 Xuân 2018

Phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đạiĐAN THANH

Tiềm năng, thế mạnh được khai thácVới 278.882 ha đất canh tác, Lâm

Đồng có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp. Dựa trên điều kiện sinh thái, tỉnh đã hình thành 4 vùng sinh thái, sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, toàn tỉnh có 49.089 ha/278.882 ha (17,6%) đất canh tác sản xuất ứng dụng CNC. Trong đó, sản xuất nông hộ 42.878 ha (87,3%), doanh nghiệp 5.535 ha (11,3%) và hợp tác xã (HTX) 676 ha (1,37%).

Điểm qua các loại cây trồng chủ lực cho thấy: Về cây cà phê, Lâm Đồng hiện có 155.239 ha, năng suất 29,6 tạ/ha, sản lượng trên 429.592 tấn; diện tích chỉ đứng sau Đắk Lắk về cà phê Robusta, nhưng đứng đầu về sản lượng cà phê Arabica (khoảng 1.600 ha) là loại cà phê có chất lượng và giá trị cao. Đứng thứ hai về sản xuất cà phê nhưng cà phê Lâm Đồng có chất lượng cao, giá thành thấp hơn so với các địa phương trong cả nước. Sản lượng xuất khẩu năm 2016 đạt 64,85 ngàn tấn cà phê nhân, giá trị đạt 117,32 triệu USD. Diện tích cây chè lớn nhất nước với 21.131 ha, sản lượng 242.367 tấn; trong đó hơn 3.000 ha trồng chè chất lượng cao (Ô Long, Kim Tuyên, Thúy Ngọc, Tứ Quý). Tỉnh đã hình thành một ngành hàng mang tính khép kín. Sản lượng xuất khẩu (chè chế biến) hàng năm 16,9 ngàn tấn, giá trị 35,87 triệu USD. Lâm Đồng dẫn đầu cả nước về sản xuất rau, đặc biệt là các loại rau ôn đới; có diện tích chuyên canh 19.500 ha. Sản lượng năm 2016 đạt trên 2,1 triệu tấn nhưng mới xuất khẩu 9,5 ngàn tấn rau, quả tươi và đông lạnh sang 14 nước (chiếm 0,45% sản lượng), giá trị 19,51 triệu USD. Hiện nay, Hoa Đà Lạt là thương hiệu nổi tiếng được người tiêu dùng hết sức ưa chuộng. Với diện tích canh tác 2.100 ha, sản lượng năm 2016 đạt 2,9 tỷ cành hoa các loại, tăng gấp đôi năm 2010; năm 2016 xuất khẩu 268 triệu cành hoa tươi các loại, chiếm 9,2% sản lượng.

Ngành chăn nuôi tương đối ổn định và phát triển mạnh mẽ với việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi sang các loại có giá trị kinh tế cao như bò thịt cao sản, bò sữa, heo chất lượng cao. Từng bước hình thành chăn nuôi tập trung, trang trại theo hướng an toàn sinh học, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tốc độ tăng đàn vật nuôi bình quân 4,6%/năm, tổng giá trị sản xuất năm 2016 theo giá hiện hành đạt 7.555 tỷ đồng. Thế mạnh chăn nuôi là phát triển đàn bò sữa. Đàn bò sữa tăng nhanh từ 3.400 con năm 2010 lên 19.235 con năm 2016 (tăng 5,5 lần), chăn nuôi quy mô công nghiệp 20%. Ngoài các hộ chăn nuôi, toàn tỉnh có 40 trang trại chăn nuôi bò sữa với số lượng 3.800 con; trong đó có 1 trang trại chăn nuôi theo hướng hữu cơ của Công ty CP Sữa Việt Nam. Trong tỉnh đã có 1 nhà máy chế biến sữa với công nghệ thanh trùng, công suất 40 tấn/ ngày và 12 trạm thu mua sữa của các doanh nghiệp tập trung ở huyện Đơn Dương và các huyện Đức Trọng, Lâm Hà, TP Bảo Lộc.

Đối với lĩnh vực thủy sản, tổng diện tích mặt nước có khả năng nuôi thủy sản theo quy hoạch khoảng 3.000 ha. Diện tích nuôi chủ yếu là các đối tượng thủy sản truyền thống (rô phi, trắm cỏ, chép, mè…). Từ năm 2008 phát triển cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi vân) với diện tích nuôi thâm canh công nghệ cao 50 ha, sản lượng 784 tấn/năm.

Sau 10 năm (2005 - 2015), ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) của Lâm Đồng đã phát triển toàn diện cả chiều rộng lẫn bề sâu; trình độ canh tác phát triển vượt bậc, chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện… Phát huy thành quả này, ngày 11/11/2016, Tỉnh ủy Lâm Đồng ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU về “Phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025”. Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngành nông nghiệp tỉnh đã có những bước chuyển biến đáng kể.

Đẩy mạnh các hình thức liên kết sản xuấtThời gian qua, Lâm Đồng tập trung phát

triển các chuỗi sản xuất, sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn.

Đến nay, toàn tỉnh có 54 chuỗi sản xuất, bao gồm 29 chuỗi rau, 3 chuỗi hoa, 1 chuỗi quả, 17 chuỗi chè, 4 chuỗi chăn nuôi. So với năm 2016, số lượng các chuỗi không tăng nhưng quy mô diện tích và số lượng các hộ tham gia liên kết đều tăng. Sản lượng tiêu thụ thông qua chuỗi đạt 54.326 tấn (trên 43.753 tấn rau, 6.126 tấn chè búp tươi, 91 triệu cành hoa các loại, 2.000 tấn trái cây và 2.356 tấn heo hơi). Dự kiến đến cuối năm 2017 sẽ tăng thêm 14 chuỗi nông sản an toàn. Các đơn vị sản xuất, sơ chế, chế biến tham gia mô hình chuỗi sản xuất đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, thực hiện tốt mối liên kết giữa người sản xuất với nhà sơ chế, chế biến, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, thực hiện kiểm soát ATTP theo chuỗi, kết quả phân tích mẫu các chỉ tiêu về ATTP đều đạt yêu cầu theo quy định. Hiện toàn tỉnh có 46.893,5 ha sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn; trong đó, 1.780 ha rau, 497 ha chè, gần 181 ha cây ăn quả, 500 ha lúa, 44.000 ha cà phê và 35,5 ha dược liệu sản xuất theo UTZ, 4C, có khoảng 74.670 đầu heo chăn nuôi theo VietGAHP.

Về phát triển kinh tế tập thể, kinh tế trang trại, toàn tỉnh đã có 139 HTX nông nghiệp (tăng 24 HTX so với năm 2016), với 5.619 thành viên, bao gồm: 76 HTX làm dịch vụ nông nghiệp, 54 HTX trồng trọt, 8 HTX chăn nuôi, 1 HTX nuôi trồng thủy sản. Có 2 liên hiệp HTX (Liên hiệp HTX số 1 Lâm Đồng và Liên hiệp HTX rau hoa Hưng Phát Đà Lạt) với 13 HTX thành viên. Có 249 tổ hợp tác với trên 5.400 tổ viên hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi. Doanh thu trung bình đạt 6.431 triệu đồng/năm, có 45 HTX sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có lãi (39,82%), 40 HTX hoạt động trung bình (35,4%), 28 HTX mới thành lập (24,78%).

Toàn tỉnh có 945 trang trại (tăng 168

trang trại so với năm 2016), trong đó: 534 trang trại chăn nuôi, 368 trang trại trồng trọt, 2 trang trại thủy sản, 43 trang trại tổng hợp; có 205 trang trại được cấp giấy chứng nhận (tăng 89 trang trại so với năm 2016), 155 trang trại tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm; thu nhập bình quân 2,9 tỷ đồng/năm. Hiện, toàn tỉnh có 8 doanh nghiệp được công nhận doanh nghiệp NNCNC canh tác 278,6 ha/679,1 ha quy mô sản xuất, chủ yếu sản xuất rau, hoa cao cấp. Trong đó có 1 công ty 100% vốn nước ngoài sản xuất 111 ha hoa công nghệ cao, xuất khẩu 60%. Các doanh nghiệp sản xuất NNCNC liên kết với nông dân mở rộng quy mô sản xuất trên 247 ha. Dự kiến năm 2017 có 3 - 5 doanh nghiệp được công nhận ứng dụng CNC.

Một số định hướng, giải pháp phát triển quan trọng Mục tiêu đến năm 2020, Lâm Đồng sẽ

duy trì diện tích đất canh tác nông nghiệp khoảng 300.000 ha, giá trị sản xuất bình quân đạt trên 170 triệu đồng/ha/năm; có trên 20% diện tích canh tác ứng dụng CNC, đạt 35-40% giá trị sản xuất của ngành; đồng thời tiếp tục phát triển đàn trâu, bò thịt, bò sữa cao sản, heo và diện tích nuôi cá nước lạnh… Để đạt mục tiêu trên, một số định hướng, giải pháp phát triển quan trọng đã đặt ra đối với ngành nông nghiệp tỉnh.

Trước hết, phải tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững, phát huy lợi thế cạnh tranh, tăng trưởng nhanh và ổn định. Theo đó, phải quy hoạch, rà soát, quản lý theo quy hoạch, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Ngành phải thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp chế biến và dịch vụ. Rà soát quy hoạch phát triển nông nghiệp để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới, đảm bảo đồng bộ, phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Rà soát lại các vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp tập trung

để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Triển khai quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung; quy hoạch vùng NNCNC cho cây chè, cà phê, nhân rộng và phát triển các mô hình NNCNC hiệu quả. Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống nhà kính, nhà lưới của TP Đà Lạt và vùng phụ cận theo hướng bền vững, trên cơ sở quy hoạch diện tích nhà kính, nhà lưới phù hợp, lâu dài, đảm bảo cảnh quan môi trường; ban hành các chính sách phù hợp để thực hiện; có cơ chế, chính sách về đất đai trong phát triển nông nghiệp.

Bên cạnh đó, phải đảm bảo cơ cấu nông nghiệp hợp lý; tiếp tục phát triển mạnh trồng trọt, nhất là những cây trồng chủ lực theo hướng thâm canh, tăng năng suất, ứng dụng KH-CN; tăng tỷ trọng chăn nuôi, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung… Trong những năm tới phải duy trì diện tích đất canh tác nông nghiệp khoảng 300.000 ha. Ổn định diện tích cà phê 150.000 ha, chè 25.000 ha, dâu tằm 5.000 - 6.000 ha, điều 10.000 ha, rau 58.000 ha, hoa 7.800 ha. Phát triển cây dược liệu và cây đặc sản để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị sản xuất, thu nhập. Trồng xen cây mắc ca trong vườn cà phê, chè, nhằm hình thành các mô hình canh tác bền vững, tăng thu nhập cho người dân. Đến năm 2020, tổng đàn bò thịt đạt 100.000 con, đàn bò sữa trong nhân dân đạt từ 40.000 - 50.000 con và khoảng 20.000 con chăn nuôi tập trung tại các trang trại doanh nghiệp, nâng sản lượng sữa tươi lên 200.000 tấn/năm. Phát triển các giống bò sữa cao sản HF thuần để nâng sản lượng sữa bình quân đạt 5.900 lít/con/chu kỳ. Mở rộng quy mô chăn nuôi heo, gà theo hướng trang trại sản xuất lớn, giảm diện tích sản xuất manh mún. Mở rộng diện tích trồng cỏ lên 4.000 ha để đảm bảo nguồn thức ăn phát triển chăn nuôi. Tạo điều kiện để các hộ nông dân, trang trại hình thành doanh nghiệp tư nhân, dần phát triển thành các công ty TNHH, công ty CP ở vùng nông thôn. Chuyển đổi diện tích canh tác hiệu quả thấp (dưới 50 triệu đồng/ha/năm) sang các loại cây trồng hiệu quả cao hơn hoặc chăn nuôi. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, phát triển các vệ tinh cung cấp nguyên liệu, hình thành vùng sản xuất nguyên liệu lớn, đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường cao cấp; gắn sản xuất với chế biến các sản phẩm nông nghiệp.

Vấn đề tiếp theo, ngành phải tập trung nguồn lực đầu tư phát triển NNCNC đối với các sản phẩm chủ lực (rau, hoa, chè, cà phê, cây đặc sản, dược liệu, bò sữa, bò thịt, cá nước lạnh). Tăng cường tiếp cận, chuyển giao, ứng dụng công nghệ mới một cách đồng bộ, hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, gắn với dịch vụ du lịch, phát triển các làng nghề truyền thống, tiếp tục hình thành và nhân rộng mối liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp một cách hiệu quả. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng trọng điểm sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi chất lượng cao bằng cách: xây dựng hệ thống thủy lợi đầu mối cung cấp nước sạch; hệ thống giao thông nội đồng; hệ thống dịch vụ…; có chính sách hỗ trợ ưu đãi trong thời gian đầu để phát triển và ổn định sản xuất. Hình thành, thu hút đầu tư và phát triển có hiệu quả Khu nông nghiệp CNC tỉnh Lâm Đồng, Khu công nghiệp nông nghiệp Tân Phú và khoảng 19 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC gắn với phát triển các mô hình du lịch canh nông.

Toàn tỉnh hiện có hơn 49.000 ha đất canh tác được sản xuất theo hướng công nghệ cao. Ảnh: V.Báu

Page 6: hào năm mớibaolamdong.vn/upload/others/201801/26953_BLD_so_duong... · 2018-01-02 · bộ, Quy định về tiêu chuẩn chức danh và tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh

6 THỨ HAI 1 - 1 - 2018Xuân 2018

Ghi chép: VĂN VIỆT

Nước xanh, trà xanh như ngọcTrong những ngày diên ra

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII-năm 2017, dạo gót quanh phố trà - cà phê - rượu vang trên đường Hồ Tùng Mậu, quan khách thường ngồi lại lâu hơn để cảm nhận những giọt trà Long Đỉnh xanh như ngọc kết tinh kỳ diệu từ đất lành Phúc Thọ, Lâm Hà. Trong hơn 15 sản phẩm trà Olong Long Đỉnh giới thiệu dịp này, ấn tượng mới nhất là sản phẩm trà sữa chế biến lá hồng trà nguyên liệu sản xuất vùng đất đồi thấp ở xã Phúc Thọ. Vị thuần khiết thiên nhiên của dòng nước trà sữa Olong Long Đỉnh bất chợt như ngưng đọng lại bởi từng hạt trân châu mềm dẻo chất bột năng, phối trộn hài hòa các loài thảo dược quý hiếm trên cao nguyên Lâm Đồng, được ghi nhận có những tác dụng hỗ trợ bảo vệ khỏe mạnh đôi mắt và lá gan… Và điều đặc biệt hơn hết đối với quan khách thưởng thức bất kỳ sản phẩm trà Olong Long Đỉnh trong Festival Hoa Đà Lạt năm 2017 đều đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm theo hướng hữu cơ.

Trước đó, tôi đã có một buổi sáng trải nghiệm khó quên giữa không gian hữu cơ ở khu đồi trà Olong Long Đỉnh khoáng đạt một màu xanh mênh mông. Cuối đông, nước hồ Phúc Thọ trong xanh như ngọc bởi đồi trà và bầu trời in bóng, chàng kỹ sư nông nghiệp trẻ Lục Thiện Vương của Long Đỉnh hướng dẫn tôi khám phá từng nụ chồi non tơ, từng phiến lá còn đẫm hơi sương của trời, mùi của đất đỏ bazan trộn lẫn trong hương trà. “Bắt sâu bằng bẫy dính, nhổ cỏ bằng tay, không bón phân hóa học, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật…”, kỹ sư Vương khẳng định thêm lần nữa cho tôi vô tư ngắt một đọt trà nhâm nhi chút đắng, chút ngọt, chút chát nhẹ dâng lên đầu lưỡi. Rồi đến giữa một hàng cây mộc hương, hái một chùm hoa li ti đượm hương thơm, kỹ sư Vương thuyết minh: “Mộc hương là một trong những loại cây, hoa đối kháng xua đuổi sâu bọ, côn trùng gây hại cây trà Olong. Cây mộc hương ăn dưỡng chất rơm rạ, các loại cây thân mộc, vỏ cà phê xay nghiền… cùng phối trộn chế phẩm sinh học ủ hoai mục; uống nước sạch từ hồ nước Phúc Thọ bơm lên phun mưa cung cấp chung với cây trà Olong…”. Tôi nhìn sang hàng cây xen canh kế bên, dê dàng nhận ra tên của mỗi loài cây “đồng minh” với cây mộc hương xua đuổi dịch hại, bảo vệ an toàn cho cây trà Olong Long Đỉnh như: hương nhu, kinh giới, vạn thọ, sả, gừng…

Nhưng đâu phải mọi loài dịch

Lâm Hà có trà - rau hữu cơCách xa Đà Lạt tám mươi cây số có dư, vùng Phúc Thọ, Lâm Hà bây giờ không chỉ hướng đến 100 ha trà Olong hữu cơ mà còn đang mở rộng những khu nhà kính “che chở” cho từng luống rau, củ, quả ngày ngày xanh tươi, cung cấp thực phẩm an toàn tuyệt đối cho người tiêu dùng.

hại đều “sợ hãi” trước mùi hương của cây đối kháng, nên Trang trại trà Olong Long Đỉnh còn nghiên cứu, pha chế hỗn hợp các dung dịch chiết xuất từ lá sầu đông, ớt, tỏi… phun định kỳ hàng tuần, hàng tháng trên những luống trà bị nhiêm bệnh. “Mà quan trọng nhất vẫn phải đáp ứng đủ đầy dinh dưỡng hữu cơ cho cây trà sinh trưởng tốt nhất để tự đề kháng, miên nhiêm trước xâm nhập quanh năm từ các loại bệnh hại…”, kỹ sư Vương nói thêm. Cụ thể những cành, tán lá trà sau khi cắt tỉa đều thu gom, tủ lên gốc cây để giữ độ ẩm cần thiết. Đồng thời định kỳ bón cân đối lượng phân hữu cơ, tưới đều nước lên trên các loại nước ép từ thân cây chuối hòa với mật mía, bột xương bò, sữa đậu nành…

Tính ra thì cây trà Olong Long Đỉnh chuyển đổi hướng sản xuất hữu cơ mới từ năm 2015 theo kỹ thuật tư vấn, chuyển giao của các chuyên gia nông nghiệp đến từ châu Âu. Trước đó là 5 năm thực hành quy trình VietGAP đồng bộ 20 tiêu chí sản xuất trà Olong an toàn. Chủ Doanh nghiệp Long Đỉnh, chị Trần Phương Uyên (người gốc xứ chè Cầu Đất Đà Lạt nổi tiếng) cho biết, đến nay, Trang trại trà Olong Long Đỉnh ổn định sản xuất theo hướng hữu cơ trên diện tích 10 ha tọa lạc theo những triền đồi thoai thoải, bao bọc xung quanh hồ nước tự nhiên Phúc Thọ diện tích khoảng 50 ha.

Cứ trung bình 50 ngày một lần thu hái 3 tấn trà búp tươi/ha, trừ

số ngày cho cây “nghỉ dưỡng”, còn lại mỗi năm thu từ 5-6 đợt, đạt tổng sản lượng từ 15-18 tấn. So sánh thì năng suất trà hữu cơ này thấp hơn 25-30% so với năng suất trà VietGAP. “Do cây trà Olong sinh trưởng theo môi trường hữu cơ chưa tới 3 năm nên khả năng hấp thu còn chậm. Phải từ năm thứ 7 trở đi, cây trà Olong mới thích nghi môi trường hữu cơ ở đây, năng suất sẽ phục hồi trên dưới 20 tấn búp tươi/ha/năm…”, chị Uyên nhận định.

Hái rau xanh giữa ngàn xanhNghỉ chân trên sảnh gác gỗ nhìn

toàn cảnh Trang trại Long Đỉnh xanh ngát, anh Hồ Tất Và, chồng chị Uyên cầm theo nắm rau bồ công anh vừa hái lên giữa ngàn xanh của nương trà hữu cơ. Ăn sống rau bồ công anh, uống trà Olong sóng sánh giữa ngàn xanh hữu cơ, lòng người như thư thái, nhẹ tênh.

Lại tiếp tục trải nghiệm với kỹ sư Vương vào khu nhà kính 5.000 m2 sản xuất theo hướng hữu cơ nằm giữa ngàn xanh trà hữu cơ của Trang trại Long Đỉnh. Nào cà chua, dâu tây, dưa leo, bồ công anh, xà lách, cải xoăn... với cách thức xuống giống luân canh, cuốn chiếu, gần như ngày nào cũng có thể thu hoạch và ngày nào du khách cũng có thể vào đây trải nghiệm làm đất tơi xốp bằng cuốc, nỉa, vận hành hệ thống tưới nước nhỏ giọt, hệ thống đèn đổi màu thu hút côn trùng, hệ thống quạt

điều hòa nhiệt độ; cùng hái dâu, cà chua, rau xanh và ăn tươi trực tiếp. “Đầu tư và đi vào sản xuất hơn một năm qua, mục đích trước mắt tạo thêm không gian hữu cơ nhà kính đa dạng các loại rau ôn đới, bên cạnh không gian lớn là đồi trà hữu cơ và hồ nước sinh thái Phúc Thọ. Về lâu dài, rau nhà kính hữu cơ Long Đỉnh sẽ hoàn chỉnh các quy trình tối ưu nhất để cùng trao đổi, chia sẻ với nhà nông địa phương theo nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng giá trị kinh tế cao hơn…”, anh Hồ Tất Và bày tỏ mong muốn của mình.

Gần mười năm trước, tôi về doanh nghiệp trà Olong Long Đỉnh ghi nhận chỉ mới vài hecta trồng mới ven hồ Phúc Thọ. Đồng hành lúc đó gồm 10 ha của nông hộ bắt đầu chuyển đổi dần dần cà phê sang trồng các giống trà Olong do ngành nông nghiệp huyện Lâm Hà hỗ trợ 60%, doanh nghiệp Long Đỉnh 40%. Nhìn lại đã qua mười năm, Long Đỉnh từng giai đoạn vững chắc đi lên, nâng tổng số 45 nông hộ liên kết sản xuất khoảng 50 ha sản xuất theo quy trình từ

VietGAP chuyển đổi sang quy trình hữu cơ sinh học gắn với chế biến và tiêu thụ, đảm bảo khoản lãi hàng năm 250-300 triệu đồng/ha. Không chỉ đầu tư dây chuyền thiết bị hiện đại, đạt công suất lên đến 80 tấn sản phẩm trà Olong mỗi năm (tiêu thụ chiếm 80-90% xuất khẩu, 10-20% nội địa); mà Long Đỉnh đang mở rộng liên kết không gian du lịch trà - rau hữu cơ kết tinh kỳ diệu từ các vùng đất lành Phúc Thọ, Hoài Đức thuộc huyện Lâm Hà.

Ghi nhận sự vươn mình ấn tượng ấy, trong những ngày diên ra Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII năm 2017, chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã quyết định tôn vinh doanh nghiệp Long Đỉnh là một trong 125 tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, tiêu biểu 4 sản phẩm kết tinh kỳ diệu từ đất lành là rau, hoa, cà phê Arabica và du lịch canh nông. Động lực mới này sẽ giúp doanh nghiệp Long Đỉnh sớm đạt mức phấn đấu 100 ha trà Olong với rau nhà kính hữu cơ thương phẩm kết hợp phục vụ du lịch canh nông vào năm 2020.

Đà Lạt - Lâm Hà ngày cuối năm 2017

Không gian xanh giữa đồi trà hữu cơ Long Đỉnh. Ảnh: V.V

Công đoạn “quay thơm” trà Olong hữu cơ trong dây chuyền chế biến hiện đại ở Doanh nghiệp Long Đỉnh. Ảnh: V.V

Hàng ngày đều có sản phẩm rau hữu cơ thu hoạch. Ảnh: V.V

Page 7: hào năm mớibaolamdong.vn/upload/others/201801/26953_BLD_so_duong... · 2018-01-02 · bộ, Quy định về tiêu chuẩn chức danh và tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh

THỨ HAI 1 - 1 - 2018 7 Xuân 2018

Khởi sắc “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Tiếp tục hiện đại hóa nền hành chính Lâm Đồng Một trong những điểm nổi bật trong cải cách hành chính năm 2017 của Lâm Đồng chính là việc tiếp tục hiện đại hóa nền hành chính, tăng cường kết nối từ cấp tỉnh đến cơ sở.

Sau một năm triển khai thực hiện, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã phát huy được tính tích cực, sáng tạo và nội lực của người dân, cộng đồng dân cư, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - trật tự ở từng địa bàn khu dân cư.

NGUYỆT THU

Việc triển khai thực hiện tốt Kế hoạch số 54/KH-MTTQ-BTT ngày

14/10/2016 về triển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020 đã khơi dậy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái trong các tầng lớp nhân dân, tăng cường củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân thông qua hình thức tự quản ở cơ sở, tích cực xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Thực hiện cuộc vận động này, Lâm Đồng sẽ xây dựng TP Đà Lạt trở thành “đô thị văn minh”, huyện Đức Trọng xây dựng “nông thôn mới” và 24 xã, phường, thị trấn trong tỉnh xây dựng các mô hình có cách làm hay, sáng tạo, trở thành điểm sáng nhân rộng trong toàn tỉnh.

Để triển khai có hiệu quả cuộc vận động, thời gian qua, MTTQ các cấp đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân “Đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng”. Đồng thời,

động viên các hộ gia đình tích cực thi đua lao động sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tham gia các hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ giúp nhau vốn, kinh nghiệm sản xuất, tiếp cận ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng, nâng cao thu nhập… Điển hình như mô hình “Chuyển đổi cây trồng, sản xuất theo hướng công nghệ cao” do Hội Nông dân xã Ninh Loan (Đức Trọng); xã Lạc Lâm (Đơn Dương) và xã Đạ Sar

(Lạc Dương) vận động các hộ nông dân đầu tư sản xuất rau, hoa thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao...

Trong công tác vận động nhân dân “Đoàn kết chấp hành pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội” phải kể tới là mô hình camera an ninh ở Phường 1 (Đà Lạt); mô hình “Tiếng kẻng an ninh” do Hội Cựu chiến binh ở xã Ninh Loan (Đức Trọng); hay mô hình “Tổ tuần tra dân cử, dân nuôi” ở xã Gia Lâm (Lâm Hà), Phường 2 (Bảo Lộc)… đã góp phần hạn chế tình trạng vi phạm

GIA KHÁNH

Kết nối từ tỉnhđến cơ sởĐể hoàn thiện khung kiến trúc

chính quyền điện tử, Lâm Đồng đã không ngừng đầu tư, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn từ cấp tỉnh đến cơ sở.

Về cơ bản, tỉnh đã đồng loạt cáp quang hóa mạng truyền số liệu chuyên dùng dành riêng cho các cơ quan khối Đảng và Nhà nước trên địa bàn đến 59 cơ quan cấp tỉnh và cấp huyện, 147 điểm cấp xã. Hệ thống cáp quang, mạng toàn cầu (Internet) băng thông rộng cũng như các dịch vụ viễn thông khác đã nối kết đến tất cả các xã trong tỉnh, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu sử dụng của các tổ chức và cá nhân.

Đến nay, toàn bộ các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến huyện đều được trang bị máy tính làm việc; tất cả 147 UBND xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã

pháp luật, không để xảy ra điểm nóng trên địa bàn.

Bên cạnh đó, MTTQ các cấp còn vận động nhân dân “Đoàn kết tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp”, đây là nội dung được các địa phương, cơ sở triển khai thực hiện khá hiệu quả. Theo đó, tại các khu dân cư, Ban công tác Mặt trận và các chi hội đoàn thể triển khai xây dựng các mô hình tự quản bảo vệ môi trường, tổ chức đăng ký, cam kết tham gia bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm. Đồng thời, tích cực vận động đoàn viên, hội viên, các hộ gia đình tham gia xây dựng các công trình nhằm xây dựng khu dân cư sáng, xanh, sạch, đẹp.

Việc vận động nhân dân “Đoàn kết phát huy dân chủ, tích cực tham gia giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch vững mạnh” đã được MTTQ triển khai thực hiện khá hiệu quả, tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Trong đó, phải kể tới mô hình MTTQ các xã, thị trấn ở huyện Đức Trọng tổ chức “Giám sát

công tác bình xét hộ nghèo, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, thực hiện Luật người cao tuổi”. Tại các phường, xã ở thành phố Đà Lạt tổ chức “Giám sát cán bộ, công chức, viên chức về đạo đức, tác phong, lề lối làm việc và trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ được giao”. Huyện Di Linh tổ chức “Giám sát việc huy động nguồn lực trong nhân dân đóng góp xây dựng nông thôn mới”. Thành phố Bảo Lộc “Giám sát các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh”…

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Ánh Đông - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh khẳng định: Quá trình triển khai thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã huy động được nội lực trong nhân dân tham gia xây dựng được nhiều mô hình, công trình thiết thực, góp phần nâng cao tính tự quản trong cộng đồng, được đông đảo người dân hưởng ứng. Đặc biệt, giúp cho các địa phương, cơ sở nhận diện rõ mô hình, xác định đúng tên gọi, nội dung, chủ thể, đối tượng tham gia, tiêu chí và các bước xây dựng mô hình, đánh giá, công nhận và nhân rộng mô hình. Cuộc vận động đã thu hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân và mang lại nhiều khởi sắc, có sức lan toả rộng rãi.

Biểu dương các tập thể, đơn vị thực hiện tốt Cuộc vận động. Ảnh: N.Thu

kết nối với mạng toàn cầu; tất cả 12 UBND huyện, thành có mạng nội bộ (LAN); tất cả cơ quan, đơn vị nhà nước và UBND tỉnh đã được kết nối với mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Riêng Trung tâm Hành chính tỉnh, hệ thống mạng CAMPUS tại đây đang phục vụ cho 54 đơn vị (gồm 18 đơn vị cấp sở, 36 đơn vị trực thuộc sở), trên 1.700 người dùng với 54 máy chủ tập trung, 37 đường kết nối Internet FTTH do Trung tâm Quản lý cổng Thông tin điện tử thuộc Sở Thông tin Truyền thông quản lý. Hệ thống cổng thông tin điện tử và thư điện tử công vụ (trên 6.000 tài khoản) đến nay luôn hoạt động ổn định, phục vụ tốt công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của tất cả các cơ quan, đơn vị trong tỉnh.

Với các hội nghị trực tuyến, toàn tỉnh hiện có 32 điểm cầu sử dụng đường truyền cáp quang, phục vụ tốt các hội nghị trực tuyến của Tỉnh ủy, UBND tỉnh với các đơn vị trong tỉnh.

Tỉnh cũng triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ trên toàn tỉnh cho khối Đảng, Đoàn ĐBQH tỉnh, HĐND, khối các cơ quan nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn. Đến nay toàn bộ cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện và 90/147 xã, phường, thị trấn trong

tỉnh đã sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành.

Tỉnh cũng đã hoàn thiện trục kết nối liên thông hệ thống quản lý văn bản, điều hành 4 cấp (trung ương, tỉnh, huyện, phường, xã), đồng thời hoàn thiện kết nối phần mềm quản lý văn bản giữa khối Đảng, HĐND và cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh qua trục liên thông, đảm bảo việc gửi, nhận văn bản điện tử thông suốt từ cấp tỉnh tới cấp xã. Riêng Văn phòng UBND tỉnh và Sở Thông tin Truyền thông đến nay đã liên thông phần mềm quản lý văn bản với Văn phòng Chính phủ.

Tăng cường dịch vụ công trực tuyếnĐể giảm các thủ tục bằng giấy,

đi lại mất thời gian, trong nhiều năm nay tỉnh đã đưa ra mục tiêu tăng cường sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Đến nay, Lâm Đồng đã tích hợp cổng thông tin điện tử của tỉnh cùng các trang thông tin điện tử thành viên của các cơ quan nhà nước bao gồm khối Đảng và chính quyền; liên thông hai cấp từ tỉnh xuống huyện, đồng thời tích hợp các dịch vụ công trực tuyến của các sở, ngành, địa phương và các đơn vị trực thuộc lên Cổng thông tin một cửa điện tử của tỉnh và cổng

dịch vụ công quốc gia. Tỉnh cũng cập nhật kịp thời

các thủ tục hành chính (TTHC) cùng các dịch vụ công trực tuyến để giúp người dân và doanh nghiệp có thể giao dịch với cơ quan hành chính nhà nước qua mạng một cách thuận lợi. Đồng thời, công khai hóa toàn bộ TTHC của các sở, ban, ngành và địa phương trên cổng thông tin tỉnh, trong đó có danh sách bộ TTHC đã được phê duyệt kèm mức độ của từng dịch vụ, được phân loại theo ngành, lĩnh vực để thuận tiện cho người sử dụng. Tỉnh cũng công khai kết quả giải quyết TTHC tại cổng thông tin một cửa điện tử của tỉnh cho người dân biết.

Trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tính đến cuối tháng 10/2017, hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đã kết nối với 18 sở ngành, 12 huyện thành và 49 xã, phường, thị trấn của tỉnh với 1.537 TTHC, trong đó cấp tỉnh cung cấp 1.162 thủ tục (có 265 mức độ 3, 77 thủ tục mức độ 4); cấp huyện cung cấp 277 thủ tục (có 52 thủ tục mức độ 3, 13 mức độ 4); cấp xã cung cấp 98 thủ tục (có 3 thủ tục mức độ 3, 2 thủ tục mức độ 4).

Trong năm 2017, Lâm Đồng đã giải quyết 99.754 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; 37.284 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

mức độ 4. Đến cuối 2017, Lâm Đồng đã triển khai toàn bộ dịch vụ công trực tuyến cần ưu tiên.

Cùng đó, toàn bộ các sở, ban, ngành của tỉnh và UBND cấp huyện đến nay đã hợp đồng với Bưu điện tỉnh để triển khai việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC thông qua dịch vụ bưu chính công ích. Tỉnh đã công khai danh sách những TTHC được thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích trên trang thông tin điện tử của các đơn vị, công khai tại bộ phận một cửa các cấp. Bưu điện Lâm Đồng cũng đã có những hướng dẫn cụ thể cho người sử dụng tại bộ phận một cửa của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Đến nay tỉnh cũng triển khai được 51 trong tổng số 83 phần mềm hệ thống thông tin dùng chung từ cấp bộ đến các sở cho các Sở Tài chính, Tài nguyên - Môi trường, Y tế, Cục thuế, Kho bạc Nhà nước, Chi cục Hải quan Đà Lạt, Bảo hiểm Xã hội tỉnh... Tỉnh cũng phối hợp với Ban cơ yếu Chính phủ triển khai chữ ký số cho các cơ quan nhà nước thuộc khối Đảng và khối chính quyền từ cấp tỉnh tới cấp xã, góp phần tăng cường sử dụng văn bản điện tử, tiết kiệm thời gian, kinh phí và nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo điều hành.

Page 8: hào năm mớibaolamdong.vn/upload/others/201801/26953_BLD_so_duong... · 2018-01-02 · bộ, Quy định về tiêu chuẩn chức danh và tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh

8 THỨ HAI 1 - 1 - 2018Xuân 2018

TRÀ MY 1.Sáng nay nắng bất chợt trở về

phố núi. Sau bao ngày mưa gió ảm đạm. Nắng ngập trong sân. Hoang tràn trên những cây cỏ ngoài vườn. Nắng nhảy nhót reo mừng như đã đi đâu xa lâu lắm.

Mới ngày hôm qua, anh ngồi giữa mùa đông Hà Nội hỏi: - Trong đó thế nào? Hết mưa chưa? Tiếng của gió hun hút trong điện thoại.

Tôi ngán ngẩm lắc đầu: - Vẫn đang mưa anh ạ!

Anh kêu: - Sao kỳ vậy? Tháng 12 rồi mà sao vẫn còn mưa?

Tôi cũng thấy kỳ. Thường thì tháng 11 đến, khi dã quỳ nở vàng rực khắp núi đồi cao nguyên cũng là mùa khô tới.

Mưa đã rơi suốt 6 tháng. Những tưởng đã hết. Vậy mà không! Dã quỳ cứ nở, mưa vẫn cứ rơi. Dường như chẳng liên quan gì đến nhau.

Những cơn bão bất chợt ngang qua đâu đó. Những trận áp thấp nhiệt đới bỗng dưng làm phố núi mưa ào ạt. Những cơn mưa to sầm sập suốt đêm khiến người ta tưởng như mới bắt đầu bước vào mùa mưa. Chứ không phải mưa đã cuối mùa.

Nhưng rồi nắng cũng trở lại sáng nay. Cả phố rạo rực. Nắng len lỏi trong vòm hoa giấy tím sẫm trước nhà. Hoan hỉ lan tỏa trên từng chiếc lá cây anh đào đang mùa rơi rụng. Nắng trùm lấy vườn rau đang bắt đầu lên lá non. Vàng rộm.

Em đến với khuôn mặt đã có chút hồng hào. Khuôn mặt của người đàn bà còn quá trẻ, vẫn đang loay hoay hướng đi cho cuộc đời mình. Đi tiếp hay là quay trở lại? Đôi lúc thấy em quá xanh xao thiếu sức sống. Như những ngày mưa sụt sùi, thiếu nắng.

Tôi đã gặp em trong một sáng mùa đông Hà Nội. Ngây thơ, thánh thiện. Trông em hiền lành quá đỗi giữa một chốn xô bồ náo nhiệt. Sau này mới biết em sinh ra ở Đà Lạt. Rối lấy chồng ở Hà Nội.

Chẳng hiểu dòng đời xô đẩy thế nào chúng tôi gặp lại nhau ở đây. Một cuộc hội ngộ không báo trước. Giữa phố núi yên ả diệu kỳ.

Em đã bỏ lại thành phố lớn để

Đào nguyên lạc lối

Đi qua những mùa nắng

- Mùa của nắng đã về rồi chị nhỉ?

Em cười. Nụ cười đầy ắp nắng. Khuôn mặt em chỉ còn nắng lan tỏa. Dường như mọi nỗi buồn đều bị tan chảy hết.

Vậy mà em sắp phải rời xa nơi này…

Những người đàn bà đã từng chờ nắng lên như chờ hạnh phúc cho cuộc đời mình. Em sẽ chẳng quên được phố núi đâu. Em nhỉ?

Rồi sẽ có những nỗi nhớ chợt quay quắt trở về.

Đã có biết bao nhiêu người đã đến đây. Đã bay trên cánh đồng cỏ dại này. Mỗi khi mùa nắng về. Đã có bao nhiêu giấc mơ được nuôi dưỡng ở đây? Để rồi xa, nhớ điên dại và hỏi: - Đã đến mùa cỏ đỏ chưa chị? Em nhớ Đà Lạt đến phát điên chị ạ!

Ừ! Đà Lạt mùa này đẹp nhất trong năm làm sao mà không nhớ cho được.

Em nhoẻn nụ cười từ phía xa xăm: - Phố núi đẹp thế này mà em sắp phải xa mất rồi…

3.Anh vẫn ở đâu đó giữa mùa đông

Hà Nội. Co ro trong đống chăn đệm. Húng hắng ho. Mùa đông ngoài Bắc khắc nghiệt vô cùng. Đêm đông nằm trong đống chăn dày cộp mà tay vẫn lạnh buốt.

Rồi anh lại hỏi: -Trong đấy thế nào?

- Nắng cực đẹp anh ạ. Ban ngày nhiệt độ tầm hơn 20 độ khá ấm áp. Nhưng buổi tối nhiệt độ hạ khá nhiều. Có những hôm thấp tới 10 độ.

Anh bảo: - Ừ gần Nô en bao giờ cũng lạnh vậy. Nhiệt độ xuống thấp hơn. Em nhớ mặc ấm và đi tất.

Tôi vẫn nhớ mỗi sáng anh vẫn nhìn chân tôi và hỏi: - Đi tất chưa? Tại sao lại không chịu đi tất?

Tôi có thói quen để chân trần. Chỉ khi nào thật lạnh mới xỏ đôi tất. Nhưng chỉ đi được một lát lại tháo ra. Chẳng hiểu sao cứ thấy bí chân không chịu được. Chỉ hôm nào gió vần vũ như bão tôi mới chịu đi tất nguyên ngày.

Mới đó mà đã hết năm. Cái nắng thế này gió thế này là đủ biết sắp sang một năm mới. Đời người đi đâu mà nhanh khủng khiếp.

Ngoài phố mùa Ban trắng đã về, trông như những cánh bướm trắng chấp chới trên bầu trời ăm ắp nắng. Những con đường Cẩm tú cầu lấp lánh từng giọt nắng đọng lại. Có những chiều hanh hao tôi cứ bước đi theo những giọt nắng ấy. Đôi khi chẳng biết là đi đâu...

Nắng đang loang dần phía tận cuối chân trời... trên những miền mênh mông cỏ dại..., trên mọi nẻo đường phố núi. Những đôi tình nhân ấm áp trong những chiếc áo len nắm chặt tay nhau đi giữa mùa mênh mông nắng…

Có nên gọi là nắng thiên đường không anh nhỉ?

Tự dưng nhớ đến những câu thơ của ai đó. Lại thấy nao nao về những ngày cuối cùng của năm:

Anh thấy không thành phố vẫn bình yên

Tháng 12 lại ấm màu lễ hội…Có một chút nhớ nhau trong

dòng đời rất vộiVà những ngày dài lắm để quên

nhau!...

trở về nơi em đã sinh ra. Bỏ lại cuộc sống đã từng gọi là gia đình.

Không biết phố núi có làm em nguôi ngoai kỷ niệm? Có làm em quên đi người đàn ông ấy?

Em đến giữa cái nắng ngạo nghễ. Nhưng lại kèm với một câu chuyện không có gì mới mẻ:

- Em sắp ra Hà Nội sống chị ạ!Tôi sững lại: - Thật sao? Bao

giờ em đi? Vậy là chị em mình ít có cơ hội gặp nhau rồi sao?

Em gật đầu. Nắng bỗng run rẩy. Mắt em đang đong đầy nắng? Hay đầy ưu tư? Tôi cũng không biết nữa. Chỉ thấy nắng như lửa, rực cháy.

Không biết em có mong nắng như tôi?

Người đàn bà đã từng ngồi chờ nắng về rất lâu. Có những hôm cốc café đã nguội ngắt mà nắng vẫn chưa tới. Cốc café tôi vẫn thường tự pha mỗi sáng. Tôi ngồi trong sân, trên chiếc ghế mây. Trước mặt là chiếc xích đu quấn dây thừng màu trắng với những chiếc gối màu tím sẫm nhạt khác nhau. Chiếc xích đu Inox mà vào một ngày trở gió tôi đã mua dây thừng trắng quấn kín chúng lại. Để rồi sau đó mỗi khi ai đi ngang qua đều gật gù vì trông nó độc quá!

Nhiều hôm nắng ghé bất chợt mang theo khuôn mặt nhợt nhạt như người đàn bà đang bệnh. Rồi tắt. Có đôi khi nắng tới rất nhanh. Bừng sáng rực rỡ rồi đi. Chỉ có gió là mê mải. Gió lật tung những chiếc lá ngoài sân, thổi ngược vào trong nhà. Càng cố quét chúng ra xa thì chúng lại càng thổi bật lại. Những bông hoa giấy màu hồng nhạt bay tứ tung.

Người đàn bà xứ Huế hàng xóm hay đi qua nhà tôi dừng lại. Mỗi ngày bà lại mang đến một câu chuyện khác nhau. Rằng thời tiết dạo này lạ nhỉ? Sao mùa nắng rồi mà vẫn cứ mưa? Nhưng ngày nào bà cũng bảo: lá rụng nhiều quét mệt nhỉ?

Tôi cũng thấy mệt khi mọi thứ cứ thổi tung trở lại. Gió khiếp gì đâu. Như bão.

Mãi rồi cho đến hôm nay nắng mới thực sự như người đàn bà đầy năng lượng. Rừng rực sức sống. Trọn vẹn cả ngày. Mùa của nắng đã về! Tôi nghe rõ tiếng hoan ca đang reo lên đâu đó.

2.Tôi kéo em đến sân bay Cam

Ly. Mỗi năm vào mùa này tôi

lại đến nơi đây như có một cuộc hẹn sẵn. Không chính xác vào ngày nào. Chỉ biết ngày nào đó trong tháng 12 và nhất định có nắng.

Nơi này trước là một sân bay quân sự. Giờ bỏ hoang. Những bãi đất hoang hoa cỏ dại mọc ngút ngàn. Có vô vàn những bông hoa tím nhỏ xíu, những bông màu trắng mỏng manh... chẳng biết tên tranh nhau nở. Sắc tím vương vào buổi chiều thương nhớ. Tôi không đếm được có bao nhiêu thứ hoa dại mọc. Mỗi loài hoa mang một hương sắc khác nhau. Chúng đua nhau nở, chen nhau mọc tạo thành một bức tranh thiên nhiên đẹp không tưởng. Phố núi thật sự quyến rũ hơn nhiều vì những cánh đồng hoa dại ấy. Những thứ hoa cỏ bình dị ấy là một nguồn năng lượng dồi dào cho những kẻ ở thành phố tới. Họ đến đây đi giữa cánh đồng cỏ tuyết dưới sương sớm, những chiếc mũ nồi xanh đỏ ẩn hiện giữa những lúp xúp cỏ dại… như để nạp đầy năng lượng rồi trở về thành phố tiếp tục công việc. Nơi đó đã hút hết sinh lực của họ.

Chỉ sợ một ngày không còn những cánh đồng hoa cỏ dại nữa! Mỗi năm quay lại đây đã thấy những khu nhà lồng trồng rau và hoa ngày một nhiều hơn.

Tự nhiên tôi lại nhớ đến tuổi thơ của mình chơi trốn tìm giữa những bụi cúc tần và rặng tre đầu ngõ. Lũ trẻ con chạy đuổi nhau bên những ao hồ đầy bèo nở và những hàng râm bụt mọc khắp ngõ xóm. Giờ nhà cửa mọc san sát. Hà Nội đến bãi đất trống còn khó nữa là một bụi cúc tần.

May mắn sao còn có những nơi như thế này. Trời ơi miên man là cỏ dại. Có một thứ cỏ màu đỏ đang mọc tràn khắp chốn. Cứ như hẹn sẵn cho tháng 12. Thứ cỏ mà người ta hay gọi là cỏ đuôi chồn.

Những đám cỏ phấp phới bay theo gió. Gặp nắng chúng như được tô vẽ thêm sắc màu. Lung linh huyền ảo. Cái màu đỏ như màu rượư vang mà anh hay rót trong mỗi bữa cơm. Anh thích rượư vang

Đà Lạt. Không cần phải thứ rượư đắt tiền từ Chile hay Pháp. Anh bảo chỉ cần vang Đà Lạt là đủ.

Cũng như tôi chỉ cần ngắm những thứ cỏ dại hoang tràn như thế kia là đủ. Chợt nhớ mình đã bỏ xa chốn thị thành, nơi có những vườn hoa bên sông Hồng được chăm bẵm xanh tươi để rồi người ta kinh doanh cho việc chụp ảnh.

Ở đây hoa dại cứ bung nở với sức sống mãnh liệt trên đất cằn khô. Chẳng cần chăm sóc. Thế mà chúng vẫn đẹp ngất ngây. Ai đến đây cũng không khỏi mang lòng thương nhớ rồi hẹn ngày trở lại.

Em hỏi: - Đấy là cỏ hồng hả chị?

- Không phải cỏ hồng, mà là cỏ đỏ, cỏ đuôi chồn. Hay còn gọi cỏ Noel vì nó nở đúng mùa Giáng sinh đang về.

Tôi cũng chẳng rõ mình đã dẫn bao nhiêu người đến đây. Chỉ biết vào mùa, những cô nàng nhìn thấy cỏ đỏ đều rú rít reo mừng: - Trời ơi! Cỏ đỏ kìa!

Tôi nhớ đến những triền đê Long Biên ở Hà Nội trắng xóa cỏ lau. Mỗi mùa cuối năm thế này tôi hay cùng đám bạn chạy ra đấy chụp ảnh. Nhưng chỉ là cỏ lau trắng thôi. Chứ không có thứ cỏ màu đỏ như thế này.

Nắng đang loang trên những miền cỏ dại. Bầu trời xanh thẫm lại. Những đám mây trắng phiêu bồng phía xa. Em đang nhảy múa trên miền hoang dại ấy. Những đóa Dã quỳ cuối mùa còn sót lại đâu đó. Vàng sẫm. Nhiều bông cánh rụng hết chỉ còn trơ lại nhụy to tròn cứng nhắc. Gai góc.

Cỏ quấn lấy chân em, vướng đầy trên váy áo. Em hái cỏ bó đỏ cầm trên tay tung tẩy. Chiếc váy trắng bồng bềnh. Trông em như một nàng công chúa lạc trong rừng đang chờ hoàng tử tới. Trông em vẫn hồn nhiên như thế. Dù đã 5 năm trôi qua, kể từ lần gặp đầu tiên ấy.

... Và gió hoang hoải đến lạ lùng. Nắng càng rực thì gió càng mạnh. Cả cánh đồng cỏ dại ràn rạt gió. Tự dưng tôi muốn bay trên cánh đồng ấy. Bay như những con chim đang khao khát trời mây. Bay giữa nắng và gió lạnh. Chiếc váy đỏ rực rỡ đang bay giữa mùa đông ngọt ngào của cao nguyên.

Minh họa: Internet

Page 9: hào năm mớibaolamdong.vn/upload/others/201801/26953_BLD_so_duong... · 2018-01-02 · bộ, Quy định về tiêu chuẩn chức danh và tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh

THỨ HAI 1 - 1 - 2018 9 Xuân 2018

ĐỨC TÚ

Chúng tôi vào Cổng Trời khi tiết trời đã vào xuân, hai bên đường những khóm hoa dại nằm e ấp

trong nắng sớm của miệt Nam Tây Nguyên. Một không khí mới, tràn đầy sức sống thể hiện trên những mảnh vườn cà phê trĩu quả, những nương dâu tằm đâm chồi non.

Bà Cill K’Ba (1960) vui mừng khi được khách lạ ghé thăm vườn dâu của mình, vì đây là cây trồng mới của thôn Cổng Trời và gia đình bà là hộ tiên phong với cây trồng này. Thử nghiệm trên 1,5 sào cà phê già cỗi, bước đầu dâu tằm xanh tốt, không bị sâu bệnh. Bà Cill K’Ba hồ hởi: “Đây là cây trồng mới, được Hội Nông dân, Hội Phụ nữ của địa phương vận động thay đổi, đến nay có 4 hộ thực hiện trồng, hy vọng thời gian tới có nhiều hộ trồng hơn nữa. Vì thực chất qua quá trình gia đình tôi trồng thử nghiệm thì thấy rất thuận lợi, chăm sóc cũng không phức tạp và mất nhiều công sức như các loại khác”.

Thôn Cổng Trời có 152 nóc nhà với 818 nhân khẩu, đa phần bà con sinh sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Ông Ha Jum, làm công tác mặt trận ở thôn kể về lịch sử của cái thôn mang tên đặc biệt này: Ngày xưa bà con ở xã Lát (huyện Lạc Dương), cuộc sống khó khăn, vả lại theo thói quen du canh du cư đến mảnh đất này vào

Cổng Trời vào xuânĐược sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thời gian qua đời sống người dân thôn Cổng Trời (xã Mê Linh, huyện Lâm Hà) đã có nhiều thay đổi. Nếu như những mùa xuân trước bà con còn phải bì bõm lội bùn để ra trung tâm xã thì giờ đây đường sá được bê tông hóa, con em được học hành trong những ngôi trường khang trang, sạch đẹp. Đối với họ, những con người thôn Cổng Trời thì đúng là một mùa xuân ơn Đảng.

năm 1989. Đầu tiên các hộ dân đặt chân vào vùng đồi Tùng, đến năm 1991 thì định cư hẳn ở vùng đất mà bây giờ gọi là thôn Cổng Trời. Khi mới đặt chân đến đồi Tùng, chúng tôi đốt nương làm lúa rẫy, tốt được một mùa đầu, rồi đói khát xuất hiện, bà con sống lay lắt, chờ qua ngày, khó, khổ lắm. Cho đến khi có chủ trương định canh, định cư xây dựng cuộc sống mới, rời xa cám cảnh như những “con thú” đi lượm trái cây rừng thì bà con ổn định hẳn. Ai cũng vui mừng, thầm

cám ơn Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương.

Đến nay, cả thôn còn 40 hộ nghèo, tỉ lệ này so với các địa phương khác là khá cao nhưng đối với thôn Cổng Trời thì đây là một sự thay đổi ngoạn mục, vì chỉ cách đây vài năm thôi, nhắc đến Cổng Trời là nhắc đến nghèo, đói. Để minh chứng sự thay đổi của thôn xóm, ông Ha Jum chỉ tay về những ngôi nhà khang trang, được xây dựng mới hoàn toàn, trị giá đến chín, mười con số: “Này

nhé, cái nhà sơn xanh, mái ngói đỏ thắm kia là của Dơng Gur Ha Tang, xây hơn 500 triệu đồng đó, mà hơn 500 triệu đồng là hơn nửa tỷ đồng, nghe hoành tráng đấy chứ. Còn bên kia, bên kia nữa là nhà của Cill Ha Ba, Cill Ha Thủy, Lơ Mu Ha Thiên cũng vậy, nhà nào cũng to, rộng, đẹp cả. Rồi từ từ nhà nào cũng vậy thôi, vì bà con mình tích cực làm ăn, lao động sản xuất mà, hết rồi cái thời màn tranh chiếu đất”.

Có được cơ ngơi ngày hôm nay, trong thâm tâm ông Dơng Gur Ha Tang luôn cảm ơn Đảng và Nhà nước đã cho gia đình ông và bà con thôn Cổng Trời này những mùa xuân tươi thắm. Một thời cực khổ ông đã can qua, càng cực khổ, càng bế tắc thì có những kẻ xấu lợi dụng, chúng bảo rằng không làm cũng có ăn, cần gì phải làm. Nhưng, minh chứng của thời gian và những chủ trương, chính sách đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng đã đánh bật tất cả. Ông so sánh: “Nếu không làm mà có ăn thì chỉ có đi làm việc xấu, du canh du cư thì đến nay chỉ có tấm bạt để che mưa che nắng thôi, làm gì có nhà to, xe máy, ti vi, tủ lạnh, con em làm gì được

học hành tử tế để mà cống hiến cho địa phương, cho đất nước”.

Xuân mới này, thôn Cổng Trời có nhiều thay đổi. Điện, đường, trường, trạm được đầu tư một cách bài bản, khang trang. Trẻ con không phải học hành trong những lớp học tạm bợ, tranh, tre, nứa, lá... mà có hẳn trường mẫu giáo và điểm trường dành cho học sinh cấp I được xây dựng bằng bê - tông, cốt thép, kiên cố hóa. Những thay đổi này bà con thôn Cổng Trời và nhất là vị Bí thư Chi bộ đáng kính của thôn là ông MBon Ha K’Lê hiểu rất rõ. Trước đây, ông MBon Ha K’Lê được gọi là thầy thuốc của bản làng, của thôn, xóm vì một lý do rất đơn giản, đường sá khó khăn, trạm y tế nằm cách xa nên với khả năng của mình ông đã ra trung tâm mua thuốc cho bà con mỗi khi đau ốm. Đến nay, nhiệm vụ cao cả đó của ông hầu như chấm dứt; chấm dứt được nhiệm vụ này, Bí thư MBon Ha K’Lê mừng lắm, vì bây giờ bà con đau ốm thì chỉ cần 10 phút có thể ra trung tâm của xã và ở thôn cũng có quầy thuốc, dụng cụ y tế.

Một mùa xuân mới lại đến. Với quyết tâm cao độ trong lao động sản xuất, tuyệt đối tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thì thời khắc nào Cổng Trời cũng vào xuân. Đó là lời khẳng định của ông Đào Xuân Dũng - Chủ tịch UBND xã Mê Linh.

Niềm vui của con trẻ thôn Cổng Trời khi được học tập, vui chơitrong những ngôi trường khang trang, kiên cố. Ảnh: Đ.T

NGUYỄN THANH ĐẠM

Hùng khí Trường SaMột lần, tôi đến Trường Sa“Bãi cát vàng” - tiền nhân gọi mấy trăm năm trướcThời những đội Hùng binh Bắc HảiĐể lại đảo Lý Sơn nước mắt người thân, những ngôi mộ gióChí trượng phuCon cháu Rồng Tiên đạp sóng bạc đầu tiếc gì mạng sốngSá chi bão giật trùng dươngVì chủ quyền nước Việt Trống đồng dội vọng về hùng khí Trường Sa…

Ơi Len Đao, Sơn Ca, Sinh Tồn, Nam Yết…Những “núm ruột” của Tổ quốc yêu thương bất chấp bao năm chang chang nắng hạ. trùng trùng giá đông

VƯƠNG TÙNG CƯƠNG

Đà Lạt đêm Anh đẫm xanh vào đêm Đà Lạtmộng mơ thông gió hát đến nao lòngsương giăng màn ru nỗi hồ Than Thởmặc phố đèn. Thuyền đợi phía em mong

Đà Lạt đêm đắm anh trong cõi mộngchập chùng hoa gội ngát tóc hươngtrăng trốn núi tan mình cùng sóngthuyền chòng chành ly rót tự tay tiên vô tình đấy hay là em đã biếtmà lời Gọi Đò hát gửi trao nhauQuan họ sông Cầu quê anh da diếtcó bao giờ anh kể với em đâu cho anh xin không là lữ kháchĐà Lạt đêm vòng tay ấm nhau rồiđắm đuối thế làm sao anh xa cáchnhớ sông Cầu đành hát Gọi Đò thôi.

Dòng dõi Lạc Hồng, vững thành đồng giữa biển“Nam quốc sơn hà, Nam đế cư…”*Xua hung tinh, sóng dữ chồm chồm nhe nanh trắng nhởn cuồng mộng ngoặm Biển Đông Không chút ngả nghiêngCây bàng miệt mài kết trái vuông, vươn cành hiên ngang chắn gióRâm ran ve ngân, náo nức trẻ học bàiLàn gió dìu ngọn hương trầm lan bốn bểNhịp chuông chùa thanh thản ngọt trăng thanh…

Từ Lũng Cú chập chùng biên cương phên dậu đáĐến Mũi Cà Mau quật khởi thân đước, thân tràm Cao ngất Trường Sơn, lồng lộng Trường SaPhần phật cờ đỏ sao vàng reo quấn quýt ôm giọt đàn bầu thon thả Đất nước hình chữ S căng một cánh cungMũi tên kết ngàn hoa lướt về Hạnh phúc!

Nhấp ngụm nước biển khơi, dịu vơi nỗi khátTâm hồn nhẹ nhàng tung cánh hải âuMùa Xuân đến, mai, đào rực ấm đảo chìm, đảo nổi…Đất Mẹ, vọng hướng vềCon đã gặp Trường Sa.

* “Nam quốc sơn hà, Nam đế cư…”(Sông núi nước Nam, vua Nam ở),trích thơ Thần của Lý Thường Kiệt

Page 10: hào năm mớibaolamdong.vn/upload/others/201801/26953_BLD_so_duong... · 2018-01-02 · bộ, Quy định về tiêu chuẩn chức danh và tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh

10 THỨ HAI 1 - 1 - 2018Xuân 2018

QUỲNH UYỂN

Một bức tranhsơn thủyChiếc xe chở chúng tôi cùng

đoàn CCB Hội truyền thống bộ đội Trường Sơn từ Đà Lạt về thăm Di tích lịch sử Khu VI Cát Tiên vào một ngày nắng đẹp. 20 CCB đã ở vào độ tuổi xấp xỉ “xưa nay hiếm” từng có một thời “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” trên đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại gặp nhau với tâm trạng háo hức như ở tuổi đôi mươi. Ngoài ô cửa kính, mảng cao nguyên trời xanh vời vợi trên đầu, những lời ca tiếng hát của họ lúc hào hùng, khi dồn dập làm sống lại một thời đạn bom, những ngày cùng đồng đội ào ào ra trận. Những người đi qua chiến tranh, giờ đây tóc không còn xanh, nhưng lâu ngày gặp nhau, họ cùng nhau nhớ lại những ngày tháng, những trận đánh, đồng đội, những cuộc hành quân, những trận chiến ác liệt và người còn người mất trên tuyến đường Trường Sơn, Tây Nguyên, miền Đông Nam bộ và Khu VI. Quãng đường hơn 200 km như ngắn lại, khi mặt trời chưa lên đến đỉnh đầu chúng tôi đã có mặt ở Cát Tiên. Đường từ trung tâm huyện vào Di tích chừng 7 km đã được đổ nhựa đi qua vùng đồi thấp điệp trùng uốn lượn quanh co giữa những quả đồi tròn như những chiếc bát úp nhấp nhô giữa những ruộng lúa xanh mượt. Những ngôi nhà có chái lợp ngói của đồng bào Tày tựa lưng vào đồi quay mặt ra ruộng lúa gợi khung cảnh bình yên, đẹp như tranh. Căn cứ địa Khu VI Cát Tiên hiện ra như một bức tranh với đồng ruộng, kênh mương, hồ nước và rừng tràm.

Đã có những người con gái, con trai xa gia đình khi tuổi chưa đến đôi mươi từng đến chiến đấu ở đây và nằm lại nơi này. Trong màu xanh hôm nay vẫn còn in dấu chân băng rừng vượt suối đến với đồng bào các dân tộc trên khắp dải đất Nam Tây Nguyên và Cực Nam Trung bộ, những người con đã cống hiến trọn tuổi thanh xuân của mình ở vùng “rừng thiêng nước độc” cho sự nghiệp thống nhất đất nước, cho cuộc sống hòa bình hôm nay. Trên đỉnh đồi cao nhất, một tượng đài sừng sững đang được xây dựng, nhìn ra xung quanh là

Về nguồn thăm Di tích lịch sử Khu VIĐược công nhận là di tích lịch sử quốc gia, căn cứ địa Khu VI - Cát Tiên hôm nay còn in dấu tích một thời “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” với những hầm hào, những khu nhà gỗ mục nát cùng thời gian. Theo chân đoàn cựu chiến binh (CCB) Hội truyền thống bộ đội Trường Sơn thành phố Đà Lạt về nguồn thăm căn cứ địa Khu VI, lắng nghe trong mạch đất những xúc cảm về một thời khói lửa, một thế hệ đã sẵn sàng cống hiến tuổi xuân để làm nên chiến thắng.

toàn căn cứ địa và cánh đồng lúa xanh ngát trải rộng trên diện tích 48 ha thuộc xã Đức Phổ, một phần giáp ranh với xã Phước Cát 2 và Tiên Hoàng. Nhà lưu niệm đã được hoàn thành xây dựng mang dáng dấp kiến trúc truyền thống của đồng bào Mạ bản địa. Đường mòn xưa quanh co dưới chân đồi nối từng khu ở của các cơ quan Khu ủy, cơ quan Bộ Tư lệnh Quân Khu VI được phục dựng với lối đi nhỏ, dần định hình một điểm đến.

CCB Phạm Hữu Liên từng chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn và ngay sau ngày đất nước thống nhất ông là một trong những cán bộ đầu tiên có mặt ở Cát Tiên làm nhiệm vụ xây dựng quân đội chính quy; từng một thời ăn rừng ở rừng trải qua bom đạn và chứng kiến những khó khăn của một thời khai mở vùng đất mới, mái tóc bạc xúc động không nói thành lời. Căn cứ địa năm xưa - Cát Tiên hôm nay đã đổi thay khoác trên mình màu xanh của mồ hôi lao động, đất đã ấm hơn người. Chúng tôi được nghe những câu chuyện đẹp về đức hy sinh và lòng dũng cảm của những đảng viên trung kiên, những cán bộ nằm vùng, cùng dân trồng khoai mì, cùng dân sản xuất,

cùng dân chiến đấu. Nước sông Đồng Nai và những vùng đất bằng phẳng là “nguồn sống” chính của căn cứ vừa lao động vừa chiến đấu; những ngọn đồi là nơi che chở cho toàn khu khi địch lùng sục “tìm diệt”. Sự dũng cảm hy sinh, lòng kiên trung của những chiến sĩ cộng sản có sức thuyết phục tập hợp đồng bào các dân tộc đứng lên giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Được nghe những câu chuyện về ý chí kiên cường của đồng bào Mạ một lòng tin yêu Đảng, đi theo cách mạng, càng

thấu hiểu sức mạnh của lòng dân, khiến những cựu binh một thời vào sinh ra tử mường tượng ra sự gian khổ của đồng đội cũng phải rưng rưng.

Những chiến côngcòn in dấuKhu VI (cũ) gồm địa bàn các

tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Ninh Thuận, Bình Thuận là địa bàn có vị trí chiến lược về mặt quân sự trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, là hành lang kết nối giữa Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và miền Đông Nam bộ. Trong 4 năm, từ 1963 - 1966, Khu ủy Khu VI (cũ) đóng chân trên địa bàn huyện Cát Tiên ngày nay, tuy thời gian không dài nhưng quan trọng nhất tạo đà cho chiến lược kháng chiến của Đảng và Nhà nước ta trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thời gian đầu năm 1963, Khu ủy Khu VI đã tập trung củng cố và chuẩn bị những điều kiện cần thiết nhằm phối hợp với toàn miền Nam chuẩn bị chuyển lên tiến công địch, phá ấp chiến lược, mở rộng vùng làm chủ, vùng giải phóng. Đông - Xuân năm 1964 - 1965, phong trào cách mạng ở Khu VI có bước phát triển nhảy vọt cả chiều rộng lẫn chiều sâu; quân và dân Khu VI đã chủ

động tích cực phối hợp với toàn miền Nam tiến công địch trong chiến dịch Đồng Xoài (hè 1965), góp phần làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ. Mùa khô năm 1965 - 1966, quân và dân Khu VI đã đánh thắng cuộc phản công lần thứ nhất của địch ở chiến trường Khu VI; từ đây liên tục làm thất bại kế hoạch bình định, “tìm diệt” của địch trong cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai (1966 - 1967), đến mùa khô 1967 - 1968, quân và dân Khu VI đã đẩy mạnh các cuộc tiến công và giành được những thắng lợi to lớn. Từ giữa năm 1965 đến cuối năm 1968, Đảng bộ, quân và dân Khu VI đã phối hợp với toàn miền đánh thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Không có địa bàn nào không lập được chiến công, không có buôn làng dân tộc nào không có người tham gia kháng chiến. Cộng đồng các dân tộc: Mạ, K’Ho, Stiêng, M’Nông, Chăm... sống trên dải đất Khu VI đã đặt trọn niềm tin theo Đảng, đoàn kết keo sơn, kiên cường, bất khuất, làm nên những chiến công vang dội là minh chứng rõ ràng nhất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, góp phần làm nên mùa xuân đại thắng 1975, thống nhất đất nước.

Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, thời gian làm vật đổi sao rời, dấu tích của một vùng căn cứ địa kháng chiến xưa phần lớn đã bị “đất lở sông bồi”, nhưng dấu tích in trong lòng người thì không thể xóa nhòa. Đằng sau những chiến công của quân và dân Khu VI, còn là câu chuyện nhường cơm sẻ áo, câu chuyện đùm bọc, nuôi giấu cán bộ, phát triển lực lượng cách mạng trong đồng bào nhân dân các dân tộc. Hình ảnh những người cán bộ cách mạng được đến với buôn làng rồi đi vội vã còn in đậm trong tâm trí những người già như mới hôm qua. Trong cuộc chiến đấu ấy, đã có những người con nằm lại nơi này vì bom đạn phản công của kẻ thù, vì sốt rét rừng, máu xương các anh đã hòa vào lòng đất Cát Tiên... Nghiêng mình trước anh linh của những người con đã ngã xuống càng thấy giá trị của hòa bình, càng thấy rõ trách nhiệm phải bảo vệ và gìn giữ cuộc sống thanh bình.

Với ý nghĩa lịch sử to lớn, năm 2009, căn cứ Khu VI Cát Tiên được Bộ VH-TT-DL công nhận là Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia. Ngay sau đó, di tích đã được đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo, đến nay đã dần hoàn thành những hạng mục cuối. Không chỉ khẳng định công lao to lớn của thế hệ đi trước, giáo dục truyền thống yêu nước, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn cho các thế hệ nối tiếp; Khu di tích lịch sử Căn cứ kháng chiến Khu VI - Cát Tiên sẽ cùng với Khu di tích khảo cổ Cát Tiên và Vườn quốc gia Cát Tiên hợp thành một quần thể du lịch thu hút các tầng lớp nhân dân và du khách đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu các giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống cách mạng, đa dạng sinh học.

Lãnh đạo huyện Cát Tiên chụp hình lưu niệm cùng Hội truyền thống bộ đội Trường Sơn thành phố Đà Lạt trong chuyến về nguồn.

Về nguồn thăm Di tích căn cứ cách mạng Khu VI - Cát Tiên.

Toàn cảnh căn cứ nhìn từĐài tưởng niệm căn cứKhu ủy Khu VI.

Page 11: hào năm mớibaolamdong.vn/upload/others/201801/26953_BLD_so_duong... · 2018-01-02 · bộ, Quy định về tiêu chuẩn chức danh và tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh

THỨ HAI 1 - 1 - 2018 11 Xuân 2018

TUẤN HƯƠNG

Trong quản lýÔng Huỳnh Quang Long - Phó

Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo (GDĐT) cho biết: ngành Giáo dục Lâm Đồng bắt đầu triển khai ứng dụng CNTT từ năm 2007. Sở GDĐT đã ưu tiên phát triển hệ thống phần mềm quản lý trực tuyến như: quản lý trường học, hệ thống văn phòng điện tử, phần mềm quản lý “một cửa” phục vụ việc cải cách hành chính, quản lý tài chính, nhân sự, thiết bị, cơ sở vật chất, thư viện, khảo thí, văn bằng... Nhờ đó, công tác quản lý, điều hành từ Sở, Phòng và cấp trường đã từng bước số hóa, tin học hóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới hội nhập và phát triển trong lĩnh vực giáo dục.

Năm 2010, Sở GDĐT Lâm Đồng đã hoàn thành việc xây dựng cổng thông tin điện tử. Đến nay đã có được một cơ sở dữ liệu ổn định phục vụ cho việc khai thác. Đối với dịch vụ công trực tuyến của Sở đã tích hợp trên cổng thông tin một cửa của tỉnh với 39 thủ tục. Về ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính năm 2016, Sở GDĐT được Hội đồng xét duyệt của UBND tỉnh xếp hạng 4/28 trong toàn tỉnh.

Giáo dục thông minh hướng đến thành phố thông minhLà một trong những lĩnh vực được triển khai trong quá trình xây dựng thành phố thông minh Đà Lạt, ngành Giáo dục Lâm Đồng đang đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý, dạy và học... để sớm “về đích” tiêu chí của mình.

Năm 2013, Sở GDĐT đã ban hành quyết định triển khai sử dụng đồng bộ phần mềm Quản lý trường học online (VNPT school) trong toàn tỉnh. Từ đó, mọi hoạt động quản lý về học sinh, dạy học, thống kê, báo cáo, điểm số... hoàn toàn hoạt động trên hệ thống phần mềm, đảm bảo tính liên thông cho các cấp quản lý, tạo được cơ sở dữ liệu tập trung cho toàn ngành khai thác. Dựa vào các yếu tố điểm mạnh của phần mềm này, trong các năm học qua, Sở GDĐT đã phối hợp với Viễn thông Lâm Đồng phát triển các Module thi học sinh giỏi, thi nghề phổ thông, xét tốt nghiệp THCS, tuyển sinh vào lớp 10... Năm 2014, Sở GDĐT đã khai thác và ban hành quyết định triển khai đồng bộ phần mềm Văn phòng điện tử online cho toàn ngành. Đến nay đã hoạt động ổn định và thay thế mọi hoạt động công tác văn phòng truyền thống bằng hệ thống phần mềm, các sổ sách công tác văn thư được in ra từ phần mềm để lưu trữ.

Trong dạy và họcTheo ông Long, đối với ngành

Giáo dục Lâm Đồng, việc ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy và học thuận lợi do hạ tầng cơ sở, các thiết bị cần thiết được trang

bị tương đối đầy đủ. Đối với bậc trung học, hiện 100% các trường THCS, THPT, PT DTNT có ít nhất 1 phòng máy vi tính được kết nối mạng Internet và cơ bản đã trang bị được phương tiện trình chiếu phục vụ việc giảng dạy bằng giáo án điện tử. Do vậy, việc ứng dụng phần mềm trong quản lý, giảng dạy và thi cử của cán bộ, giáo viên như chuyển phát công văn, tài liệu qua mạng, qua email, công tác phổ cập, quản lý chuyên môn, quản lý tài chính, soạn giảng, thí nghiệm ảo... diễn ra thuận lợi. Đối với học sinh được học tập bằng các phương pháp dạy học tích cực, qua đó, giúp học sinh tiếp cận kiến thức tốt hơn, sinh động và cuốn hút hơn với môn học.

Để nâng cao hiệu quả toàn diện chất lượng dạy và học bằng giáo án điện tử, ngành Giáo dục Lâm Đồng đã hợp tác cùng Chương trình Giáo dục của Intel từ năm 2006. Qua đó, xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng chuẩn kiến thức về CNTT cho cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức chuyên trách về CNTT. Đến nay, có 97,6% giáo viên mầm non, tiểu học, THCS và THPT đã qua các khóa tập huấn ứng dụng CNTT trong dạy học theo Chương trình Giáo dục của Intel.

Bên cạnh đó, Sở GDĐT thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn phần mềm soạn bài giảng E-Learning, tổ chức cho giáo viên soạn bài giảng E-learning trực tuyến, tổ chức các khóa học trên mạng... Từ năm 2009 đến nay, Sở GDĐT Lâm Đồng luôn tổ chức thành công cuộc thi “Thiết kế bài giảng E-Learning” nhằm tạo phong trào ứng dụng CNTT trong soạn giảng và thiết kế bài giảng theo mô hình trực tuyến. Qua đó, có nhiều giải quốc gia về cuộc thi “Thiết kế bài giảng E-Learning”, có nhiều sản phẩm đóng góp vào tài nguyên của Bộ GDĐT. Song song với hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy, Sở GDĐT cũng đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá trong dạy học. Do vậy, ngoài việc trang bị phần mềm, thiết bị trong hoạt động dạy học, Sở đã trang bị cho các đơn vị phần mềm tổ chức thi trắc nghiệm qua mạng LAN, mạng Internet.

Và xây dựng giáo dục thông minhTrong lĩnh vực giáo dục, xây

dựng giáo dục thông minh tập trung vào 5 nhóm giải pháp: Cổng thông tin điện tử giáo dục công bố thông tin cho người dân và hệ thống đào tạo trực tuyến E-Learning; Lớp học tương tác thông minh; Thẻ học sinh thông minh; Cơ sở dữ liệu liên thông, tích hợp ngành giáo dục; Phân tích dữ liệu giáo dục thông minh, định

hướng học tập cá nhân hóa. Trong đó, giải pháp Cổng thông tin công bố thông tin ngành giáo dục, tích hợp đào tạo trực tuyến là 1 trong 18 nhóm giải pháp trọng điểm cùng các lĩnh vực khác tỉnh ưu tiên triển khai trong giai đoạn 2017 - 2020.

Để thực hiện giải pháp này, vừa qua, Sở GDĐT đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về CNTT - Viễn thông với Viettel Lâm Đồng giai đoạn 2017 - 2020. “Viettel sẽ xây dựng và triển khai hệ thống cổng thông tin điện tử tập trung đến các đơn vị giáo dục trong toàn tỉnh, đảm bảo cho việc liên thông, kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin từ các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành. Đồng thời, triển khai hệ thống học tập và luyện thi trực tuyến cho học sinh, triển khai hệ thống soạn bài giảng điện tử giúp cán bộ, giáo viên có điều kiện soạn giáo án dễ dàng và đơn giản hơn với các công cụ tiện ích sẵn có của hệ thống”, Thượng tá Đoàn Văn Việt - Giám đốc Viettel Lâm Đồng chia sẻ.

Phát biểu tại buổi ký kết giữa Sở GDĐT và Viettel Lâm Đồng, ông Lê Thanh Liêm - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh: Với việc tích cực ứng dụng CNTT trong hoạt động của ngành Giáo dục, đặc biệt qua các nội dung ký kết giữa Sở GDĐT và Viettel, ngành Giáo dục sẽ sớm “về đích” lĩnh vực của mình, góp phần vào việc xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành thành phố thông minh.

HỒNG THẮM

Vừa trở về từ Hà Nội sau Lễ tuyên dương người có uy tín, nhân sĩ trí thức, doanh

nhân dân tộc thiểu số (DTTS) tiêu biểu toàn quốc năm 2017, già làng Ya Loan (thôn R’Lơm, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương) đãi chúng tôi ấm trà nóng và dĩa sấu bao tử muối - món quà do những người bạn Hà Nội gửi tặng và trải lòng mình với không ít tiếng thở dài.

Vị già làng 73 tuổi bảo rằng, giống như việc người trẻ Việt “sính” dùng ngoại ngữ trong giao tiếp thì nay trong buôn làng của người Churu, không còn là ngôn ngữ thuần tiếng dân tộc mà những người trẻ đều chủ yếu dùng ngôn ngữ phổ thông.

“Ngoại trừ tiếng mẹ đẻ thì không có bất kỳ một ngôn ngữ nào dễ học. Nhưng dù có là tiếng mẹ đẻ đi chăng nữa nhưng nếu không có chữ viết thì không thể bảo tồn được đầy đủ tất cả đặc trưng của ngôn ngữ, qua đó ghi lại cuộc sống, sinh hoạt của dân tộc mình”, già làng Ya Loan trải lòng.

Chính vì thế, ông quyết tâm tìm hiểu để khôi phục và bảo vệ ngôn ngữ của dân tộc mình. Và có lẽ từ trong huyết mạch người thầy giáo năm xưa đã có niềm đam mê với ngôn ngữ nên ngay từ khi còn trẻ, ông đã tìm hiểu và nắm bắt được

những căn bản về phát âm, nguyên âm, cấu trúc của từ… trong chữ viết người Churu.

Từ năm 2005, già làng Ya Loan bắt đầu tham gia biên soạn giáo trình và đứng lớp đào tạo chứng chỉ tiếng Churu cho cán bộ, công chức huyện Đơn Dương. Đồng thời cùng với các già làng người Churu khác tham gia biên soạn cuốn từ điển Việt - Churu với

khoảng 10.000 từ làm cơ sở cho những người có mong muốn tìm hiểu ngôn ngữ truyền thống của người dân tộc Churu.

Trong suốt 10 năm đứng lớp dạy tiếng Churu, ông đặt trọn tâm huyết của mình, kiên nhẫn phân tích, diễn giải cho học viên dễ tiếp thu. Bởi ông biết rằng chỉ cần là thấu hiểu ngôn ngữ thì khoảng cách tự nhiên giữa con người dù có xa lạ cũng sẽ

được thu hẹp, đưa con người xích lại gần nhau hơn. Và đó cũng là cách để những người cán bộ thấu hiểu tâm tư, tình cảm của cộng đồng người DTTS.

“Muốn đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào vùng đồng bào thì ngoài việc cùng ăn, cùng ở thì còn phải cùng hiểu tiếng nói của người đồng bào thì mới có thể đi sâu, đi sát vào cuộc sống. Không chỉ cán bộ nói đồng bào nghe mà cán bộ cũng còn phải nghe đồng bào nói nữa”, Ya Loan nói.

Hai năm trở lại đây, căn bệnh đau khớp gối tái phát khiến ông trở nên khó khăn hơn trong việc di chuyển qua quãng đường ghồ ghề từ nhà ra ngoài ủy ban. Chính vì thế, bên vườn rau ao cá, ông dành phần lớn thời gian rảnh của mình để nghiên cứu về việc bảo vệ ngôn ngữ của dân tộc mình. Ông cũng thường xuyên giúp đỡ sinh viên đại học thực hiện các bài luận văn

tốt nghiệp với chủ đề dân tộc học, đặc biệt là về ngôn ngữ của người dân tộc thiểu sổ.

Hiện ông đang cùng với nhà Đà Lạt học Nguyễn Hữu Tranh và các già làng khác biên soạn cuốn từ điển Churu - Việt. Ông bảo rằng quá trình này khó khăn hơn nhiều lần so với cuốn từ điển Việt - Churu trước đó ông đã tham gia biên soạn.

Không phải ai ở độ tuổi như ông cũng rành rẽ về chữ viết và tiếng nói. Người trẻ hiện nay nói tiếng Churu do cha mẹ, ông bà truyền dạy nhưng chỉ là tiếng nói chứ ngay bản thân những ông bố, bà mẹ ấy cũng chẳng thể đặt bút viết nên chữ viết dân tộc mình. Ông thường xuyên phải tìm đến những người già làng, thầy cúng để hỏi về những từ mình không hiểu nghĩa, hay để sưu tầm lại các câu chuyện cổ, những câu hát dân gian…

“Mình phải tìm tất cả những từ của người Churu, đem dịch nghĩa ra tiếng Việt rồi ghi chép lại. Kể cả khi đang làm vườn, nhớ đến từ nào, câu nói nào là chạy về nhà ghi ngay vào cuốn sổ tay. Những người lớn tuổi biết am hiểu về tiếng nói nhưng lại không biết về chữ viết nên mình phải ngồi trò chuyện với họ, hỏi cụ thể nghĩa của từng từ và cẩn thận ghi chép từng chút một”, già làng Ya Loan giải thích.

Già làng gìn giữ ngôn ngữ ChuruÔng bảo rằng điều tối thiểu là mỗi một dân tộc phải có ngôn ngữ của riêng mình. Vậy nên dẫu tuổi ngày một cao, sức khỏe ngày một yếu thì ông vẫn hằng ngày ghi chép, tìm tòi để lưu lại ngôn ngữ của người Churu cho thế hệ mai sau.

Anh Ya Si Môn - một người trẻ Churu đang tự học chữ viếtthỉnh thoảng lại tìm đến nhờ ông chỉ dạy. Ảnh: H.T

Page 12: hào năm mớibaolamdong.vn/upload/others/201801/26953_BLD_so_duong... · 2018-01-02 · bộ, Quy định về tiêu chuẩn chức danh và tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh

12 THỨ HAI 1 - 1 - 2018Xuân 2018

MINH ĐẠO

Tại Hội thảo “Phát triển đô thị Đà Lạt gắn với bảo tồn theo định hướng quy hoạch chung thành phố Đà Lạt

và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, ngày 27/12/2017, rất nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã rất tích cực nêu lên nhiều báo động thách thức và kèm theo những kiến giải làm thế nào để bảo tồn giữ gìn được di sản đô thị Đà Lạt nói chung và quỹ biệt thự nói riêng. Nhiều nguyên nhân được chỉ ra, các giải pháp nhiều chiều được đặt vấn đề. Đó là ý kiến của ông Lê Quang Trung - Chủ tịch Hội đồng Quy hoạch - Kiến trúc tỉnh Lâm Đồng và nhiều KTS như TS Lê Quang Ninh - chuyên gia quy hoạch; Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch, phát triển đô thị Việt Nam; TSKH Ngô Viết Nam Sơn-chuyên gia quy hoạch phát triển đô thị; TS Nguyễn Thanh Nhã - Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh; Trần Văn Việt - Phó Chủ tịch Hội KTS tỉnh Lâm Đồng; PGS,TS Doãn Minh Khôi - Hội Kiến trúc sư Việt Nam… Trong xu thế phát triển đô thị theo quy hoạch tại Quyết định số 704/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tính nhất quán vẫn là làm sao giữ được tài nguyên kiến trúc của thành phố để bảo tồn được giá trị đặc biệt của đô thị “rừng trong thành phố - thành phố trong rừng”.

Quỹ biệt thự đã có quy định quản lý, bảo vệ và sử dụngMột trong những nét đặc thù làm nên đô thị Đà Lạt đặc sắc, chứa trong mình nó sự kỳ diệu chính là di sản kiến trúc với khoảng 2.500 biệt thự đặc sắc khác nhau, được xây dựng theo phong cách châu Âu và châu Mỹ ở thế kỷ XX. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, nguồn tài nguyên này ngày càng mất đi. Vì vậy, một hành lang pháp lý đầy đủ của UBND tỉnh Lâm Đồng quy định bảo tồn, quản lý, sử dụng quỹ biệt thự thuộc sở hữu nhà nước chính thức ban hành, có hiệu lực.

Theo Phòng Quản lý nhà, Sở Xây dựng Lâm Đồng, Trưởng phòng Nguyễn Văn Anh cho chúng tôi biết, tại thời điểm này, số lượng biệt thự do Nhà nước quản lý trên địa bàn thành phố Đà Lạt là 162 biệt thự. Theo đó, được chia làm 3 nhóm 1, 2 và 3; trong đó nhóm 1 có 5 dinh thự: Dinh I, II, III và số 04 Hùng Vương, số 01 Lý Tự Trọng, là những biệt thự gắn với di tích lịch sư, chính trị, văn hóa hoặc biệt thự có giá trị điển hình về kiến trúc. Nhóm 2 gồm 74 biệt thự, là những biệt thự có giá trị về kiến trúc, lịch sư, văn hóa và số còn lại thuộc nhóm 3 gồm 83 biệt thự.

Vậy, để quản lý, bảo tồn và sư dụng quỹ biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Lạt nêu trên, hành lang pháp lý

đặt ra cụ thể như thế nào? Căn cứ Quyết định số 47/2017/QĐ-UBND do Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt ký ban hành, Quy định được xây dựng bởi 3 chương với 16 điều cụ thể. Một trong những nguyên tắc là “Bảo tồn quỹ biệt thự là bảo tồn kiến trúc đặc trưng, theo hướng bảo tồn gắn với sự phát triển nối tiếp…”. Tiêu chí bảo tồn, bao gồm những giá trị về lịch sư, văn hóa nghệ thuật kiến trúc và quy hoạch, cảnh quan đô thị. Trên cơ sở này, nhiều quy định cụ thể được đặt ra, trong đó mỗi biệt thự đều được có một “vé thông hành” rõ ràng như: được cấp giấy chứng nhận; hồ sơ quản lý và lưu trữ. Theo đó, Quy định của UBND tỉnh cũng nêu rõ trách nhiệm cụ thể của cơ quan, đơn vị quản lý, sư dụng biệt thự;

trách nhiệm của cá nhân, tổ chức được thuê biệt thự; trách nhiệm của người sư dụng không phải là chủ sở hữu biệt thự.

Và các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý sư dụng biệt thự bao gồm: “Tự ý phá dỡ hoặc cải tạo làm thay đổi mật độ xây dựng, số tầng và độ cao, kiểu dáng kiến trúc, màu sắc, thay đổi kết cấu chịu lực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị của biệt thự; cơi nới, chiếm dụng diện tích, không gian hoặc làm hư hỏng, thay đổi khuôn viên biệt thự dưới mọi hình thức”. Đó còn là cấm gây tiếng ồn quá mức quy định; xả thải rác, nước thải, khí thải, chất độc hại không đúng quy định; chăn nuôi gia súc, gia cầm và các vật nuôi khác trong khuôn viên làm ảnh hưởng tới trật tự, mỹ quan và môi trường; quảng cáo, viết, vẽ trái pháp quy; chia tách khuôn viên trái quy định; chặt cây xanh, xây thêm công trình mới không được phép… Mặt khác, quy định còn đặt ra chặt chẽ, rõ ràng về việc bảo trì biệt thự đối với đơn vị được giao, thuê biệt thự; về quản lý, đầu tư khai thác theo từng nhóm biệt thự cụ thể.

Tại Quy định bảo tồn, quản lý và sư dụng biệt thự thuộc sở hữu nhà nước ở Đà Lạt, UBND còn giao trách nhiệm cụ thể đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan như các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và môi trường, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; UBND thành phố Đà Lạt. Và, “Tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định về quản lý, sư dụng biệt thự thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xư lý theo quy định của pháp luật; tổ chức, cá nhân vi phạm nếu gây thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường theo quy định hiện hành của pháp luật”…

Biệt thự đường Quang Trung, kiến trúc theo phong cách Tây Ban Nha đã phục chế lại. Ảnh: M.Đạo

AN NHIÊN

Kết hợp du lịch tâm linh, du lịch văn hóa, thỏa mãn óc tò mò khám phá, chùa Linh Phước từ lâu đã trở thành

điểm đến của du khách trong và ngoài nước. Trong hành trình đi xe lưa từ ga Đà Lạt đến Trại Mát 7 km, khách Tây, khách ta đều xuống ga, điểm dừng chân từ đây có 30 phút để du khách thăm thú xung quanh và một trong những điểm đến chính là chùa Linh Phước. Có nhiều ngả đường, nhiều lý do để người ta đến với chùa Linh Phước và hầu hết có lẽ vì tò mò về các kỷ lục ở đây. Có đợt bà con nô nức đến chùa để tìm hiểu khám phá công trình kiến trúc tái hiện cảnh Mục Liên tìm mẹ qua 18 tầng địa ngục lớn nhất Việt Nam (chiều dài đường hầm địa ngục khoảng 300 m).

Kể từ năm 2000 đến nay, chùa Linh Phước là điểm đến của du khách với nhiều sức hút kỳ lạ về sự độc đáo của các tác phẩm, công trình. Chùa đã được xác lập 13 kỷ lục, trong đó có 11 kỷ lục Việt Nam, 1 kỷ lục châu Á và 1 kỷ lục thế giới. Có thể nói, chùa Linh Phước là điểm đến của du khách vì tò mò, vì bản năng khám phá của con người được kích hoạt bởi hàng chục kỷ lục được xác lập ở đây.

Công trình kiến trúc đậm đà bản sắc Á Đông, với sự kết hợp hài hòa giữa chùa và tháp, từ nhiều năm qua, chùa Linh Phước là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Nếu ai đã từng du lịch khám phá lăng tẩm xứ Huế, sẽ thấy kiến trúc của chùa Linh Phước Đà Lạt có lối kiến trúc sư dụng vật liệu như lăng vua Khải Định là kiến trúc khảm sành độc đáo.

Chùa Linh Phước được xây dựng từ năm 1949, đến năm 1990 chùa được xây dựng lại với qui mô lớn hơn nhiều lần. Điều tạo nên

sự khác biệt của chùa Linh Phước là toàn bộ các công trình trong khuôn viên của chùa đều được khảm các mảnh sành, sứ, mảnh

chai bên ngoài. Chùa được xác lập kỷ lục Việt Nam là ngôi chùa tạo tác băng miếng sành nhiều nhất. Chính lối kiến trúc khác biệt này nên chùa còn được dân gian gọi là “chùa ve chai”. Chùa có diện tích 6.666,84 m2, chánh điện chùa dài 33 m, rộng 12 m, có 2 hàng cột rồng khảm sành, bên trên là nhiều bức phù điêu khảm sành giới thiệu về lịch sư Phật Thích Ca và những điển tích trong các kinh Pháp hoa, kinh A di đà. Bên cạnh đó, chùa còn có tượng rồng dài 49 m, rộng 1,3 m. Để tạo nên đường nét uốn lượn cho thân rồng, các nghệ nhân không chạm trổ trên bê tông mà dùng đến 12.000 vỏ chai bia để làm thân rồng.

Sở hữu kiến trúc độc đáo như vậy nên chùa còn là nơi giúp tâm hồn người thư thái, tĩnh tâm trong chốn thiền cổ kính. Ở chốn thiền môn này, khách du chiêm bái những công trình Phật giáo đặc sắc được xác lập kỷ lục như: Tháp chuông cao nhất Việt Nam với tòa Linh tháp 7 tầng cao 36 m có treo đại hồng chung cao 4,3 m; miệng chuông rộng 2,33 m; nặng 8,5 tấn được đúc vào năm 1999 và cũng được xem là chuông nặng nhất Việt Nam. Nhóm nghệ nhân Huế đã có 3 đời đúc chuông được mời đến chùa trong vòng hơn một năm để tạo khuôn, đúc và chạm khắc những hình ảnh trên chuông như: hình ảnh các ngôi chùa nổi tiếng của nước ta, tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay, các thắng cảnh…

Tượng Phật Quán Thế Âm cao 17 m làm từ 650 ngàn bông hoa bất tử vừa được xác lập kỷ lục thế giới.

Ảnh: An Nhiên

Thành phố Đà Lạt không những là trung tâm du lịch của cả nước với nhiều thắng cảnh nổi tiếng và khí hậu mát mẻ quanh năm mà còn là điểm hành hương tâm linh Phật giáo của phật tử và du khách thập phương. Nhắc đến những danh thắng Phật giáo tỉnh Lâm Đồng không thể không nhớ đến Tổ đình Linh Quang cổ kính trang nghiêm, Thiền viện Trúc Lâm nhẹ nhàng u tịch và đặc biệt là chùa Linh Phước với kiến trúc nghệ thuật độc đáo, có nhiều kỷ lục được xác lập.

Nổi bật nhất là pho tượng Phật Quán Thế Âm làm băng hoa bất tư được xác lập 3 kỷ lục: Kỷ lục Việt Nam, kỷ lục châu Á và mới đây nhất là kỷ lục Thế giới. Tượng được làm băng 650.000 bông hoa bất tư, cao 17 m do 600 phật tư và 30 nghệ nhân làm việc trong 36 ngày. Cứ 2 năm/lần thay mới hoàn toàn hoa trên tượng nên hiện nay sắc hoa vẫn tươi nguyên, màu vàng của hoa bất tư khiến đường nét pho tượng sinh động, mới lạ, độc đáo. Chùa Linh Phước còn có nhiều tượng được xác lập kỷ lục như: Tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát trong nhà băng bê tông cốt thép cao nhất Việt Nam, tượng cao 17 m là điểm nhấn trung tâm quần thể công trình điện thờ 324 tượng Quán Thế Âm cao 3,7 m; tượng Bồ đề Đạt Ma băng gỗ lớn nhất Việt Nam.

Chùa Linh Phước còn sở hữu nhiều kỷ lục nữa khiến du khách trầm trồ thán phục như: Tượng Khổng tước vương (chim công) băng gỗ sao lớn nhất Việt Nam; gốc cây băng gỗ trâm chạm bộ Kinh pháp cú lớn nhất Việt Nam; bộ phản băng gỗ sao lớn nhất Việt Nam, dài 15 m; “Song tùng bách hạc”- tác phẩm điêu khắc gỗ thể hiện cây tùng và chim hạc làm băng gỗ sao lớn nhất Việt Nam; bộ bàn ghế băng gốc cây gỗ sao chạm 12 con giáp lớn nhất Việt Nam…

Thượng tọa Thích Tâm Vị - Trụ trì chùa Linh Phước Đà Lạt cho biết: “Vẫn biết răng tôn chỉ của đạo Phật là không cần cầu “âm thanh sắc ước”. Tuy nhiên, với mục đích “hoăng dương đạo pháp” và thị hiện nhăm kính giáo cho chúng sinh, đồng thời, để lưu truyền cho hậu thế, cũng như phát huy văn hóa truyền thống của nước nhà, nên chùa Linh Phước mới dày công tâm huyết xây dựng để đạt được những thành quả và những kỷ lục hôm nay”.

Ngôi chùa nhiều kỷ lục độc đáo

Page 13: hào năm mớibaolamdong.vn/upload/others/201801/26953_BLD_so_duong... · 2018-01-02 · bộ, Quy định về tiêu chuẩn chức danh và tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh

THỨ HAI 1 - 1 - 2018 13 Xuân 2018

ĐÔNG ANH

Tăng trưởng mạnh mẽNăm 2017 được xem là năm

thành công của huyện Bảo Lâm khi có 13/13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng đã đạt và vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, điểm nổi bật được rất nhiều người quan tâm chính là giá trị sản xuất trên địa bàn huyện tăng gấp đôi, đặc biệt giá trị ngành công nghiệp xây dựng tăng gấp 4 lần so với chỉ tiêu kế hoạch. Nếu như kế hoạch đề ra mức tăng trưởng chỉ đạt từ 7 - 8% thì trên thực tế, giá trị sản xuất đã tăng 16,5%. Trong đó, giá trị ngành công nghiệp - xây dựng tăng 31% so với kế hoạch đề ra chỉ là 7 - 8%. Các ngành công nghiệp có thế mạnh của huyện Bảo Lâm là khai khoáng, chế biến, sản xuất và phân phối điện, nước, may công nghiệp, chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng… Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng trong năm của huyện đạt hơn 5.600 tỷ đồng. Trong đó, nhóm ngành sản xuất và phân phối điện, nước có mức tăng cao nhất trên 65%, tiếp theo là ngành khai khoáng với mức tăng gần 23% và ngành công nghiệp chế biến tăng 12,5%. Sở dĩ ngành công nghiệp - xây dựng có mức tăng trưởng mạnh trong năm là do nhiều nhà máy thủy điện trên địa bàn huyện đã đi vào hoạt động và hòa vào lưới điện quốc gia. Bên cạnh đó, Nhà máy alumin thuộc Tổ hợp Bauxite Nhôm Lâm Đồng cũng dần đi vào hoạt động ổn định, gần đạt với công suất thiết kế với sản lượng sản xuất trên 580.000 tấn alumin và xuất khẩu trên 520.000 tấn alumin, trên 100.000 tấn hydroxit nhôm với tổng giá trị đạt trên 193 triệu USD. Theo ông Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm, trong năm qua, kim ngạch xuất khẩu của huyện Bảo Lâm, chủ yếu tập trung trong ngành công nghiệp, đã vượt 10 triệu USD so với kế hoạch đề ra. Với giá trị này, huyện Bảo Lâm hiện đang chiếm 30% giá trị công nghiệp của toàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện tại Cụm công nghiệp Lộc Thắng của huyện vẫn còn gặp một số khó khăn trong công tác thu hút đầu tư, do đó, trong thời gian tới huyện sẽ thực hiện quyết liệt các giải pháp để thu hút nhà đầu tư vào cụm công nghiệp này. Ngoài ra, huyện cũng kêu gọi đầu tư theo hình thức BT đối với một số dự án tại khu vực Minh Rồng, Cát Quế, Lộc An.

Mặc dù ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của huyện Bảo Lâm có mức tăng trưởng thấp hơn so với kế hoạch nhưng điều quan trọng là đã có nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được triển khai. Ngoài 2 cây trồng chủ lực là chè và cà phê đã được huyện lập kế hoạch khảo sát, xây dựng vùng sản xuất công

Đô thị vệ tinh Bảo LâmTrong quy hoạch xây dựng vùng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, huyện Bảo Lâm xác định sẽ trở thành đô thị động lực của tỉnh Lâm Đồng và sẽ là đô thị “vệ tinh” của TP Bảo Lộc. Hiện, huyện Bảo Lâm đã đặt những nền tảng vững chắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội để có thể đạt được những định hướng này trong tương lai.

nghệ cao tại thị trấn Lộc Thắng, xã Lộc Quảng và Lộc Đức thì một số mô hình sản xuất công nghệ cao với các loại cây trồng khác như: Rau thủy canh tại xã Lộc Ngãi, dâu tây tại xã Lộc Tân, trồng ớt, hoa đồng tiền trong nhà kính tại xã Lộc Đức, Lộc An cũng đã được nông dân mạnh dạn đầu tư. Đây chính là tiền đề để huyện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn. Ngoài ra, mô hình phát triển kinh tế vườn hộ bền vững cũng đã được huyện đưa vào nghị quyết và triển khai trên thực tế. Nhờ mô hình này mà nhiều hộ dân, đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Lộc Bắc, Lộc Bảo đã có điều kiện phát triển trên chính mảnh đất của mình.

Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế thì chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bền vững cũng được huyện Bảo Lâm đặc biệt quan tâm. Đến nay, toàn huyện đã có 8 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và hiện có 2 xã là Lộc Nam và Lộc Tân đã đạt 19/19 tiêu chí và đang trình hồ sơ đề nghị tỉnh thẩm định, công nhận. Các xã còn lại như Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Lâm đã đạt được 14/19 tiêu chí nông thôn mới. Một số tiêu chí mà các xã này chưa đạt là nhà ở, thu nhập, hộ nghèo, tổ chức sản xuất, hệ thống chính trị. Đối với chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, trong năm qua, tổng vốn để thực hiện chương trình này là hơn 12,6 tỷ đồng. Nguốn vốn này dùng để đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, duy tu, bảo dưỡng các công trình và nhân rộng các mô hình giảm nghèo... Nhờ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, đến cuối

năm 2017, toàn huyện còn 3,62% hộ nghèo, giảm 1,5% so với năm 2016. Riêng hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn 8,96% (giảm 2%).

Hướng đến đô thị vệ tinhTrong kỳ họp cuối năm, HĐND

huyện Bảo Lâm đã thông qua Nghị quyết về Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện Bảo Lâm đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Theo đó, phạm vi lập quy hoạch xây dựng vùng gồm toàn bộ ranh giới hành chính của huyện Bảo Lâm bao gồm 1 thị trấn và 13 xã với diện tích đất tự nhiên khoảng 1.463 km2. Việc lập quy hoạch này nhăm xác định mục tiêu phát triển vùng; dự báo quy mô dân số, nhu cầu về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho từng giai đoạn phát triển; xây dựng tầm nhìn và các mục tiêu chiến lược gắn với đa ngành, phát triển toàn diện và cân băng.

Theo ông Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm, quy hoạch xác định tính chất của huyện Bảo Lâm là một trong các đô thị động lực của tỉnh Lâm Đồng, là trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh và cả khu vực Tây Nguyên.

Với tính chất đó thì vùng huyện Bảo Lâm sẽ có chức năng và vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa khu vực Tây Nguyên với trung tâm kinh tế TP Hồ Chí Minh và vùng duyên hải Nam Trung bộ. Trong tương lai, huyện Bảo Lâm sẽ là đô thị vệ tinh của TP Bảo Lộc.

Để đạt các mục tiêu trên thì huyện Bảo Lâm cũng đã đề ra định hướng quy hoạch không gian vùng Bảo Lâm. Dự kiến, có 6 tiểu vùng được hình thành trong tương lai phù hợp với định

hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng. Đó là: Tiểu vùng thị trấn Lộc Thắng và 3 xã B’Lá, Lộc Quảng, Lộc Ngãi với định hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao, trong đó ưu tiên xây dựng khu công nghiệp Tổ hợp Bauxite - Alumin; tiểu vùng thị trấn Lộc An, Lộc Đức và Tân Lạc với định hướng phát triển dịch vụ, công nghiệp chế biến và nông nghiệp công nghệ cao; tiểu vùng xã Lộc Thành và Lộc Nam với định hướng phát triển là thâm canh cây công nghiệp, phát triển kinh tế trang trại, trồng và bảo vệ rừng để sư dụng đất bền vững; tiểu vùng xã Lộc Lâm và Lộc Phú với định hướng phát triển công nghiệp năng lượng, chế biến nông lâm sản; tiểu vùng xã Lộc Bắc và Lộc Bảo với định hướng hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp; tiểu vùng xã Lộc Tân với định hướng phát triển chè chất lượng cao, phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với nghề truyền thống. Bên cạnh định hướng về không gian vùng thì không gian đô thị cũng được xác định với việc xây dựng thị trấn Lộc Thắng đạt tiêu chí đô thị loại IV, làm tiền đề phát triển thành thị xã trong tương lai; nâng cấp xã Lộc An lên thị trấn và đạt tiêu chí đô thị loại V.

Theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện Bảo Lâm lần thứ V (nhiệm kỳ 2015 - 2020) thì Bảo Lâm có 3 công trình trọng điểm Quốc lộ 20 đi Lộc Thành với chiều dài khoảng 20 km, nút giao thông Vòng xoay Ngã 5, nâng cấp hồ Lộc Thắng và đường ven hồ. Đến hiện tại, đã có 2/3 công trình được đầu tư triển khai là đường từ Quốc lộ 20 đi Lộc Thành với tiến độ đạt khoảng 50%, nút giao thông Vòng xoay Ngã 5 đã được tỉnh bố trí vốn và sẽ khởi công trong năm nay. Riêng đối với dự án hồ Lộc Thắng, do cần nguồn kinh phí lớn nên huyện sẽ kêu gọi đầu tư theo hình thức BT. Ông Trương Hoài Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm cho biết: Việc đầu tư các công trình trọng điểm ngoài có ý nghĩa quan trọng đối với huyện Bảo Lâm thì còn tăng cường sự gắn kết với TP Bảo Lộc về mặt giao thông và phát triển dịch vụ, du lịch. Huyện Bảo Lâm xác định, dù quy hoạch như thế nào thì cũng không thể tách rời Bảo Lộc. Vai trò đô thị vệ tinh của huyện Bảo Lâm được thể hiện ở chỗ Bảo Lâm là vùng cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến của Bảo Lộc vì các nhà máy chủ yếu tập trung tại đây. Trong tương lai, Bảo Lâm sẽ là vùng công nghiệp phụ trợ cung cấp nguyên liệu để Bảo Lộc phát triển công nghiệp chế biến sâu như luyện nhôm. Đối với Dự án hồ Lộc Thắng, cũng rất cần sự kết nối với Bảo Lộc để phát triển du lịch, nghỉ dưỡng.

Một góc đô thị Bảo Lâm. Ảnh: Đ.Anh

Phát triển công nghiệp năng lượng (thủy điện) là một trong những định hướng phát triển của huyện Bảo Lâm. Trong ảnh: Công trình thủy điện Đồng Nai 5 (xã Lộc Bảo, huyện

Bảo Lâm). Ảnh: Đ.Anh

Page 14: hào năm mớibaolamdong.vn/upload/others/201801/26953_BLD_so_duong... · 2018-01-02 · bộ, Quy định về tiêu chuẩn chức danh và tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh

14 THỨ HAI 1 - 1 - 2018Xuân 2018

HOÀNG YÊN

Những ngày gian khóNgót nghét hơn 20 năm trôi qua, kể từ

khi ông Lê Văn Diện (76 tuổi) - một trong 7 người dân Bến Tre đầu tiên đặt chân tới vùng đất R’Lơm, xã Đạ Đờn (Lâm Hà) và nay đã hình thành xóm Bến Tre như ngày nay. Ngôi nhà của ông Diện được xây cất băng vật liệu gỗ đặc trưng của xứ Bến Tre nổi bật giữa những ngôi nhà khang trang.

Đã bước sang tuổi 76, ông Diện vẫn còn nhớ như in những ngày đầu gian khó đặt chân đến vùng đất hoang vu xã Đạ Đờn. Ông Diện tâm sự, ông là một trong 7 người Bến Tre đầu tiên vào vùng đất này, bởi khi quê hương ông đất chật người đông, đất canh tác không có ông đành tìm tới miền đất này để phát triển kinh tế. Và hiển nhiên những người Bến Tre mới chân ướt chân ráo vào vùng đất mới, rời xa nơi mà mình từng sống gắn bó với ruộng đất của tổ tiên, với mái nhà, với mảnh vườn, với làng xóm láng giềng biết bao đời ắt hẳn mang trong mình nỗi nhớ thương và gặp phải vô vàn khó khăn nơi ở mới. Miền Tây quanh năm nóng vậy mà lên vùng đất mới trời lạnh thấu xương, những chiếc chăn bông dày không đủ làm ấm lòng chúng tôi bởi cái lạnh của thời tiết, lạnh của nỗi cô đơn, nhớ nhà… Những ngày mới đặt chân vào đây chỉ là vùng rừng núi hoang vu xung quanh là rừng tre, nứa, xa xa có tiếng nước chảy ầm ào của dòng sông quanh năm tuôn đổ. Cuộc sống khó khăn, cộng với thời tiết khắc nghiệt nhưng ban ngày chúng tôi làm thuê mướn để lấy tiền ăn, đêm xuống chúng tôi thay nhau chặt tre, khai hoang lấy đất sản xuất tỉa thêm bắp, đậu để có thêm lương thực sống qua ngày, dần dà tạo lập vườn tược. Sau thời gian có hoa lợi, mọi người lại tiếp tục khai phá thêm. Người Bến Tre ở đây sinh sống đoàn kết, cùng nhau khai phá, chia đất cho nhau sản xuất và cùng giúp nhau dựng nhà sinh sống.

“Thuở mới vô đất này, nhìn ba bên bốn bề

Xóm Bến Tre ở Lâm ĐồngNhững người con quê hương Bến Tre đã lên vùng đất Đạ Đờn (Lâm Hà) để sinh sống và lập nghiệp. Biết bao giọt mồ hôi, nước mắt trộn lẫn đất đai đã biến nơi đây từ vùng đất hoang sơ trở nên trù phú...

toàn là cây rừng. Thế nhưng, người Bến Tre ở đây vẫn bám đất và những giọt mồ hôi, nước mắt đổ xuống đã nở hoa trên đất này. Từ đôi bàn tay, chúng tôi đã biến vùng rừng núi trở nên trù phù xanh mướt những nương rẫy cà phê tươi tốt” - ông Diện tự hào.

Trong hành trình tìm hiểu về cuộc sống cũng như văn hóa của cư dân nơi đây, chúng tôi bắt gặp các chị, các em với những nụ cười rạng rỡ và đôi tay thoăn thoắt hái cà phê. Chị Võ Thị Mai Ly (Mỏ Cày, Bến Tre) thổ lộ cùng chúng tôi bên những cây cà phê chín mọng răng, trong tâm hồn người xa quê từ những ngày thơ bé như chị, hai tiếng Bến Tre giờ chỉ còn trong câu chuyện và hoài niệm xa xôi. Tuy nhiên, vài ba năm gia đình lại lặn lội về quê, nhất là dịp lễ, tết đi tảo mộ ông bà tổ tiên, thắp những nén nhang bái tạ công đức tiền nhân để thấy lòng ấm hơn, bước chân

rắn rỏi hơn nơi xứ người.

Quê hương “Đồng Khởi” không phai nhạtNgười Bến Tre vốn nổi tiếng cần cù, chịu

khó, chịu khổ và kiên cường. Sau khi làm chủ đất đai, họ nhanh chóng gây dựng thành một cộng đồng giàu có và thành đạt. Ông Võ Văn Tài, Trưởng xóm Bến Tre tự hào nói: “Xa quê chính là một thiệt thòi nhưng cũng là động lực để cộng đồng người Bến Tre yêu thương, đùm bọc, kiên cường trong mọi hoàn cảnh. Từ 7 hộ cư dân đầu tiên sinh sống, đến nay xóm Bến Tre đã có hơn 90 hộ, dần dần một số người dân xứ Quảng, ngoài Bắc đổ về đây sinh sống làm cho vùng đất trở nên trù phú hơn bao giờ hết.

Trong ký ức của những thế hệ người Bến Tre đầu tiên ở vùng đất Lâm Hà như ông Tài, ông Diện, dù đã sống trọn vẹn 20

năm trên cao nguyên Lâm Đồng nhưng không hề phai mờ ký ức với quê hương xứ sở. “Tôi năm nào cũng về thăm quê nhưng vẫn luôn nhớ khôn nguôi dòng sông, con đò quê mình. Đó còn là ký ức về quê nghèo mãi không bao giờ mất đi”. Ông Tài nói răng, dường như trong lòng mỗi người Bến Tre xa quê luôn có một dòng sông quê hương để thương nhớ. Đó cũng chính là bài học làm người đầu tiên và giản dị nhất: luôn nhớ về quê hương, về nguồn cội tổ tiên.

Ông Tài còn hẹn chúng tôi ăn cái tết đậm chất Bến Tre ngay trên vùng đất Nam Tây Nguyên này với các loại đặc sản từ dừa, cơm dừa, đuông dừa, kẹo dừa, bánh xèo ốc gạo, chuối đập… là những món ăn dân dã thơm ngon tuyệt hảo như chính bản tính con người nơi xứ dừa Bến Tre.

Câu chuyện về cuộc di dân của người Bến Tre trở thành giai thoại trên mảnh đất Nam Tây Nguyên này. Ông Lê Hồng Quang, Phó Chủ tịch UBND xã Đạ Đờn cho biết, là người từ Bến Tre lên Lâm Hà lập nghiệp nên người dân ở xóm Bến Tre rất chịu khó làm ăn. Khi có chủ trương đầu tư tuyến đường rải đá cấp phối với hơn 4,5 tỷ đồng, người dân vô cùng phấn khởi bởi có con đường đời sống của họ sẽ ổn định hơn, con em học hành tốt hơn. Người dân được bố trí đất ở, đất sản xuất đã có điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đầu tư sản xuất nông - lâm nghiệp. Từ đây, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của dân di cư tự do, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và phát triển bền vững của xã.

Ân tình của người Bến Tre dành cho quê cũ cứ mãi bám níu tôi. Để khi trở về, chầm chậm đi qua những ngôi nhà gỗ, có hàng dừa, mương nước, ao hồ xung quanh hay những chùm hoa giấy mọc trên nhà gỗ cũ ngay trên vùng đất thôn R’Lơm, xã Đạ Đờn (Lâm Hà) mà cứ có cảm giác đang ở đâu đó trong làng quê xứ sở “ai đứng như bóng dừa…”.

Ông Tài và ông Diện là những cư dân Bến Tre đầu tiên vào Lâm Đồng. Ảnh: H.Y

NDONG BRỪM

Trong chuyến công tác đưa khoa học kỹ thuật về với vùng sâu của Trung tâm Nông nghiệp huyện Di Linh,

chúng tôi có dịp gặp gỡ và đến tham quan mô hình tái canh cà phê băng hình thức ghép cải tạo của anh K’Hỏi, đây là mô hình được chính quyền địa phương đánh giá cao và hiệu quả nhất ở xã Gia Bắc đến thời điểm này; đồng thời, cũng là một trong những điểm chọn để tham quan, học tập kinh nghiệm cho bà con trên địa bàn xã.

Sau khi được UBND xã Gia Bắc chọn cư đi tham quan thực tế các mô hình sản xuất hiệu quả cũng như tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật về các mô hình tái canh… ở các địa phương trong và ngoài huyện, được cán bộ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng về chuyển giao khoa học kỹ thuật ghép cải tạo cà phê cho người dân địa phương, năm 2014, đảng viên trẻ K’Hỏi đã mạnh dạn áp dụng vào vườn cà phê của gia đình.

Anh K’Hỏi phấn khởi: “Vườn cà phê của gia đình tôi mới 10 năm tuổi, chưa phải là

Người trưởng thôn đi đầu trong tái canh cà phêLà một đảng viên trẻ năng nổ, ham học hỏi, áp dụng thành công khoa học kỹ thuật vào sản xuất, những năm gần đây, anh K’Hỏi - Trưởng thôn Hà Giang, xã Gia Bắc (Di Linh) luôn tận tình hướng dẫn, vận động bà con trong thôn mạnh dạn tái canh, chuyển đổi cà phê giống mới cho năng suất cao vào sản xuất.

già cỗi nhưng đã cho năng suất thấp, nên tôi chọn giải pháp ghép cải tạo là hợp lý nhất. Được sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, gia đình tôi đăng ký ghép 2.100 chồi và đến nay tôi đã tự ghép đại trà trên diện tích 1 ha. Niên vụ 2016, tôi thu được 2,7 tấn nhân và dự kiến năm 2017 này thu được 3 tấn nhân/ha. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp

tục cải tạo trước 8 sào của diện tích 1 ha còn lại cũng băng giống TR4”.

Sau khi chuyển đổi thành công, năng suất cà phê ổn định và được nâng lên, năm 2015, 2016, anh K’Hỏi đã vận động bà con trong thôn đăng ký chồi ghép với Trung tâm Nông nghiệp huyện. Theo đó, trong năm 2016, bà con trong thôn Hà Giang đã đăng ký hơn

7.000 chồi cà phê giống cao sản. Hiện nay, một số vườn đã được bà con cải tạo sinh trưởng, phát triển tốt, có vườn đã cho thu bói. Ngoài việc vận động bà con chuyển đổi giống cây trồng, anh K’Hỏi còn tận tình phân tích những điểm hạn chế của bà con trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật, nhất là khâu chăm sóc như: xư lý tuyến trùng hại rễ, việc lạm dụng quá mức thuốc diệt cỏ là tác nhân gây mất cân băng hệ sinh vật trong đất, gây xói mòn đất, phân bón bị rưa trôi… dẫn đến hiện tượng rụng trái.

Để hạn chế tình trạng trên, K’Hỏi khuyến cáo bà con cần hạn chế xịt thuốc cỏ, tăng cường bón phân chuồng, trồng xen cây bắp, đậu nhăm giữ độ ẩm cho đất, tránh hiện tượng rưa trôi, xói mòn đất… Nhờ cách làm này, những năm qua, anh K’Hỏi không chỉ có thêm nguồn thu từ cây hoa màu, tăng cường nguồn hữu cơ tự nhiên cho đất, mà vườn cà phê của gia đình anh còn luôn xanh tốt và cho năng suất ổn định.

Anh K’Giải, cán bộ khuyến nông xã Gia Bắc nhận xét: “K’Hỏi là người trẻ tuổi, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và bước đầu mang lại hiệu quả. Qua mô hình này, chúng tôi cũng đã chọn làm điểm học tập kinh nghiệm và tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho bà con để nhân rộng mô hình này.

Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật nên vườn cà phê của K’Hỏi đã cho năng suất ổn định. Ảnh: Ndong Brừm

Page 15: hào năm mớibaolamdong.vn/upload/others/201801/26953_BLD_so_duong... · 2018-01-02 · bộ, Quy định về tiêu chuẩn chức danh và tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh

THỨ HAI 1 - 1 - 2018 15 Xuân 2018

Tình yêu Đà Lạt và tâm niệm về khu du lịch sinh thái, homestay rất riêng

Đang ăn nên làm ra với quán Cà phê Phol, anh Hồ Trung Hoàng sang cho chủ khác khiến ai cũng thắc mắc. Còn anh chỉ cười bảo: Đành rằng quán đẹp, hấp dẫn, có nguồn thu lớn, nhưng đã yêu Đà Lạt thì phải luôn luôn có ý tưởng mới lạ, góp phần làm cho Đà Lạt ngày càng đẹp đẽ, độc đáo, hấp dẫn khách du lịch trong, ngoài nước hơn.

Homestay làm bằng chất liệu gỗ lũa tại khu du lịch sinh thái của anh Hồ Trung Hoàng.

HOÀNG KIẾN GIANG

Từ ý tưởng và suy nghĩ như vậy, cùng với số tiền khá lớn của việc bán cơ

sở cà phê Phol ở đường Đinh Tiên Hoàng, anh Hồ Trung Hoàng dồn toàn bộ vốn tích lũy được của quá trình kinh doanh bất động sản, điện thoại, cà phê… để mua 4 ha đất của 8 hộ dân tại 45/2 đường Đặng Thái Thân, Phường 3, Đà Lạt và bắt đầu quá trình dốc sức cùng những người thợ tạo dựng khu du lịch sinh thái, homestay độc đáo, hấp dẫn ngay đầu đèo Prenn. Họa hoằn mới gặp anh và lần nào cũng vậy, anh xòe bàn tay, vốn một thời mượt mà, ấm áp, nay chai sạn, sần sùi vì những ngày tháng lao động miệt mài, cần mẫn. Anh Hoàng nói: Từ hai bàn tay này, rồi đây sẽ có khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng độc đáo, hấp dẫn. Muốn làm giàu chân chính từ mảnh đất Đà Lạt phải có tình yêu Đà Lạt đích thực và quyết tâm lớn trong lao động trí óc, cũng như trong lao động chân tay bằng chính sức mình. Anh nói không sai, sau khi bỏ vốn mua đất và “vắt óc” suy nghĩ tạo dựng mô hình, cùng dốc lực đầu tư cơ sở hạ tầng với tổng số tiền lên đến hơn 70 tỷ đồng, để rồi sau 4 năm bám trụ giữa rừng, đến nay, khu du lịch sinh thái, Homestay của anh đã nên hình nên vóc. Theo đó, trong tổng diện tích 4 ha, anh Hoàng chia thành nhiều tiểu khu, với nhiều dịch vụ, du lịch khác nhau. Khu nghỉ ngơi ngắm cảnh rộng gần 2.000 m2 với hoa

THÔNG BÁOVề việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu nội địa hóa hệ thống điều khiển tự động nhà kính trồng rau, hoa công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” lần 2

Sở Khoa học và Công nghệ thông báo đến các đơn vị, cá nhân có đủ năng lực đăng ký tham gia dự tuyển chủ trì thực hiện nhiệm vụ: “Nghiên cứu nội địa hóa hệ thống điều khiển tự động nhà kính trồng rau, hoa công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”

* Mục tiêu: - Nội địa hóa một số thiết bị điều khiển trực tiếp thông số nhiệt độ, độ ẩm, cường độ sáng... bảo đảm tính

đồng bộ cho toàn hệ thống điều khiển.- Hoàn thiện hệ thống điều khiển tự động nhà kính trồng rau, hoa công nghệ cao với nguyên vật liệu chủ

động trong nước.- Xây dựng 2 mô hình áp dụng hệ thống cho các sản phẩm rau, hoa.* Sản phẩm: - Hệ thống điều khiển tự động trong nhà kính trồng rau, hoa.- Báo cáo đánh giá hiệu quả của hệ thống.- Tài liệu kỹ thuật thiết kế hệ thống.- 2 mô hình áp dụng hệ thống cho đối tượng rau, hoa với diện tích 1.000 m2/ mô hình.- Bộ tiêu chuẩn nhà kính phù hợp với hệ thống điều khiển tự động.* Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn:Theo mẫu quy định đăng trên website: www.lamdongdost.gov.vn gồm:1. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức đăng ký chủ trì;2. Thuyết minh đề cương theo mẫu quy định;3. Đơn đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN;4. Tóm tắt hoạt động KH&CN của tổ chức đăng ký chủ trì nhiệm vụ;5. Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm và các cá nhân tham gia thực hiện chính;6. Quyết định cử chủ nhiệm nhiệm vụ của cơ quan chủ trì;7. Văn bản xác nhận về sự đồng ý của các tổ chức đăng ký phối hợp nghiên cứu (nếu có);8. Các văn bản pháp lý cam kết và giải trình khả năng huy động vốn từ nguồn khác để thực hiện đề tài

(nếu có).Dự toán kinh phí thực hiện theo Quyết định 46/2016/QĐ-UBND ngày 19/8/2016 của UBND tỉnh Lâm

Đồng về việc ban hành định mức chi đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước tại tỉnh Lâm Đồng.

Số lượng hồ sơ tham gia tuyển chọn đối với nhiệm vụ: gồm 15 bộ (trong đó có 2 bản chính, 13 bản sao); hồ sơ được niêm phong và gửi về Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng, Tầng 9 Trung tâm Hành chính tỉnh Lâm Đồng, số 36 Trần Phú, Đà Lạt. Điện thoại: (0263) 3822106 - 3821377.

Ngoài bì thư ghi rõ: Hồ sơ tham gia dự tuyển chủ trì đề tài, dự án KH&CN năm 2017; Tên đề tài, dự án KH&CN dự tuyển; Tên đơn vị tham gia dự tuyển chủ trì thực hiện; Họ và tên cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài, dự án KH&CN.

Thời gian nhận hồ sơ: trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày ra thông báo đến hết 17h ngày 08/02/2018 (theo dấu bưu điện).

vàng trên thảm cỏ xanh và nhiều tảng đá có hình thù đa dạng chất lượng, màu sắc khác nhau cho du khách ngồi ngắm cảnh, sưởi nắng, thư giãn vào buổi sáng sớm cũng như chiều tà... Theo anh Hoàng, có lẽ khu du lịch của anh là địa điểm có nhiều đá nhất trên địa bàn TP Đà Lạt. Khu cắm trại ngoài trời với diện tích trên 3.000 m2, thông thoáng, bằng phẳng nằm cạnh hồ bơi dành cho trẻ em rộng gần 1.000 m2. Đây là bể bơi thuộc vào hàng hiện đại, hấp dẫn, bởi nguồn nước được lấy từ thác nước cao gần 30 m từ nguồn nước thiên nhiên đầu nguồn, quanh năm tuôn trào, xanh

trong, sạch sẽ và được sưởi ấm từ hệ thống sử dụng điện từ hiệu ứng nhà kính hiện đại. Khu homestay, với 6 ngôi nhà gỗ lũa rộng rãi (200 m2/ngôi nhà), thấp thoáng giữa rừng thông, kết hợp giữa phong cách cổ điển với hiện đại, tăng sức hấp dẫn đối với du khách khi sử dụng homestay.

Điều đáng nói nữa là, từ một vùng đất hoang sơ, đi lại rất khó khăn, bởi hệ thống giao thông hầu như không có, nhưng dưới bàn tay và sự quyết tâm của chủ đầu tư, khu du lịch sinh thái đã có hệ thống đường giao thông nội bộ và đường giao thông kết nối bên ngoài với

chiều dài lên đến hơn 2 km. Trong đó, đường giao thông nội bộ có chiều dài khoảng 700 m, giúp du khách có thể đi lại dễ dàng, thuận lợi từ khu này đến khu khác. Đặc biệt, đường giao thông dân sinh với chiều dài trên 1,3 km, nối khu du lịch của anh Hoàng với khu dân cư bên ngoài đường Đặng Thái Thân, mặt đường rộng gần 5 m bê tông xi măng, có rãnh mương thoát nước, giúp cho trên 30 hộ dân đi lại thuận lợi cả về mùa nắng, lẫn mùa mưa. Để có hệ thống đường giao thông này, anh Hoàng phải đầu tư gần 4 tỷ đồng. Ghi nhận những đóng góp này cho cộng đồng, UBND Phường

3 - Đà Lạt khen ngợi anh Hồ Trung Hoàng là gương sáng trong xã hội hóa xây dựng đường giao thông đô thị. Theo anh Hoàng cho biết: Đây là việc làm ích nước, lợi nhà, bởi có hệ thống giao thông thuận lợi, du khách gần xa sẽ dễ dàng hơn khi đến tham quan, nghỉ dưỡng tại khu du lịch sinh thái, homestay của anh ngày càng đông. Đó là điều kiện quan trọng để anh thực hiện ước mơ làm giàu chân chính từ mảnh đất Đà Lạt thơ mộng, vốn là nơi anh sinh ra, lớn lên, gắn bó suốt cuộc đời mình và nguyện sẽ dốc hết sức mình để góp một phần nhỏ bé vào việc tạo nên một Đà Lạt ngày càng xanh - sạch - đẹp - văn minh, xứng đáng với tầm vóc thành phố du lịch, nghỉ dưỡng lý tưởng của cả nước, trong khu vực, trên thế giới.

Điều muốn nói nữa là, mặc dù trong giai đoạn đầu tư, phải đến Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, khu du lịch sinh thái homestay của anh Hồ Trung Hoàng mới hoàn thiện đi vào hoạt động, nhưng hiện nay nhiều người, kể cả bạn bè thân hữu đến thăm tỏ ra ngạc nhiên trước sự mới lạ, độc đáo, hấp dẫn của khu du lịch này và không hết lời ngợi ca. Chính đó là niềm động viên, cổ vũ đối với anh Hoàng, để anh toàn tâm, toàn ý cho công việc đầu tư hiện nay, cũng như quá trình quản lý, sử dụng, tôn tạo, nâng cấp khu du lịch sinh thái, homestay sau này, sẽ là điểm đến khi du khách đến với thành phố hoa Đà Lạt. Anh nói: “Đây là “đứa con tinh thần” của tôi, nên tôi sẽ hết mình vì nó. Cũng có nghĩa là hết mình góp phần vì thành phố đặc thù trên cao nguyên, mang đến cho mọi người những ngày tháng du lịch, nghỉ dưỡng lý tưởng”. Tin rằng, tâm nguyện của nhà đầu tư, của người con Đà Lạt sẽ mãi mãi trở thành hiện thực và không ngừng phát triển.

Tạo những “cú hích”... TIẾP TRANG 4

... hiểu rõ tiềm lực của doanh nghiệp tỉnh nhà sẽ giúp công tác XTTM thực hiện một cách trọng điểm, đi vào chiều sâu, phát huy tối đa hiệu quả “cầu nối” của mình.

Thực tế, mặc dù đã được chú ý nhưng những hoạt động xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch vẫn mang tính đơn lẻ, thiếu liên kết trong quá trình triển khai. Ông Huỳnh Ngọc Hải - Giám đốc Sở Công thương Lâm Đồng phân tích: Chưa phát huy hết hiệu quả hỗ trợ cho DN, mới chỉ thực hiện các hoạt động xúc tiến ngắn hạn mà chưa xây dựng chiến lược dài hạn, cơ sở hạ tầng, dữ liệu phục vụ hoạt động xúc tiến (phòng trưng bày, trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế, trung tâm thiết kế mẫu sản phẩm) còn thiếu, nhân lực mỏng… đang làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch của tỉnh. Và nhìn nhận được vấn đề đó, Lâm Đồng cũng đang có những định hướng tiếp theo trong các hoạt động xúc tiến của địa phương.

Ông Nguyễn Xuân Hùng cho biết thêm: Năm 2018, để thực hiện tốt chủ trương của UBND tỉnh, hoạt động xúc tiến sẽ tập trung xây dựng hệ thống cơ sở

dữ liệu trong 3 lĩnh vực là đầu tư, thương mại, du lịch; triển khai và củng cố việc xây dựng cơ sở dữ liệu về toàn bộ các dự án trên địa bàn tỉnh kêu gọi đầu tư, từng bước thu thập cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực thương mại, trong đó đặc biệt ưu tiên những ngành hàng mà DN Lâm Đồng thế mạnh như nông sản, rau hoa, trà, cà phê, du lịch canh nông… Đồng thời, thu thập dữ liệu thống kê về lượng khách du lịch đến các điểm du lịch cũng như xu hướng tiềm năng phát triển của du lịch. Song song với những hoạt động này, là làm đầu mối phối hợp các cơ quan quản lý Nhà nước, qua đó giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc của DN...

XTTM là lĩnh vực đầy thách thức, không ít cam go, song lại là nhân tố quan trọng, có tác động tích cực vào quá trình xây dựng và phát triển thương mại nói riêng và kinh tế tỉnh nhà nói chung. Việc xác định xúc tiến một cách có trọng điểm với những chiến lược dài hạn, đi vào chiều sâu chắc chắn sẽ là bước “chuyển mình” của hoạt động XTTM, là đòn bẩy cho DN, tạo ra những “cú hích” ngoạn mục để lại dấu ấn đậm nét trong năm 2018.

Page 16: hào năm mớibaolamdong.vn/upload/others/201801/26953_BLD_so_duong... · 2018-01-02 · bộ, Quy định về tiêu chuẩn chức danh và tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh

16 THỨ HAI 1 - 1 - 2018Xuân 2018

GIAÙ5.000ñ

ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP PHUÏ TRAÙCH: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Những khoảnh khắc lưu lại ở Festival Hoa Đà Lạt 2017 VÕ TRANG

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII - năm 2017, diễn ra tại thành phố hoa Đà Lạt từ ngày 23 đến 27/12, tạm khép lại với đêm bế mạc, tổng kết và chia tay đầy lưu luyến của hàng nghìn người dân cùng du khách trong “Giai điệu thiên nhiên” mang đậm chất thơ Đà Lạt.

Mặc dù lễ hội hoa diễn ra trong những ngày có thời tiết không được thuận lợi, nhưng với sự nỗ lực của các cấp chính quyền cùng người dân địa phương, nhiều hình ảnh đẹp về Festival Hoa Đà Lạt vẫn còn đọng lại trong lòng du khách và người dân địa phương.

Báo Lâm Đồng giới thiệu cùng bạn đọc một số hình ảnh đẹp ở Festival Hoa Đà Lạt năm 2017.

ưư

LỜI TÒA SOẠN:Ấn phẩm Báo Lâm Đồng “Chào năm mới 2018” gộp số báo Thứ Hai 4953 và

số báo Thứ Ba 4954. Báo Lâm Đồng sẽ phát hành trở lại vào Thứ Tư 3/1/2018.Trong thời gian nghỉ Tết Dương lịch, mọi thông tin sẽ được cập nhật trên

baolamdong.vn. Bài vở cộng tác trong những ngày này xin gửi về địa chỉ [email protected].

Kính thông báo đến quý bạn đọc. BÁO LÂM ĐỒNG