63
1 VÔ THƯỜNG HC TP NGUYÊN VĂN : KHỔNG T? Hc tp : Hunh Hiếu Hu 2014

HỌC TẬP - trungtamdienquang.com · tán dương việc này như chắp thêm cánh cho Kinh Dịch bay cao hơn và hậu thế gọi nó là Thập Dực “, còn có trường

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

VÔ THƯỜNG

HỌC TẬP

NGUYÊN VĂN : KHỔNG TỬ ?

Học tập : Huỳnh Hiếu Hữu

2014

2

NỘI DUNG SƠ LƯỢC

Kinh Dịch hiện nay được lưu truyền từ đời Chu nên thường có tên là ‘ Chu Dịch ‘ gồm có

các đồ hình Thái Cực, Tiên Thiên Bát Quái, Hậu Thiên Bát Quái, Đại Diễn, đồ vuông tròn 64 quẻ

Tiên Thiên, bảng 64 quẻ Hâu Thiên với Thoán từ của Văn Vương và 384 hào từ của Chu Công.

Có thuyết nói “ Đức Khổng Tử sau khi học có bổ sung 10 truyện về Dịch, nhờ đó những ý

của Kinh quá vắn tắt và khó hiểu, được Ngài giải thích giúp cho người đời sau thấu rõ hơn nên

tán dương việc này như chắp thêm cánh cho Kinh Dịch bay cao hơn và hậu thế gọi nó là Thập

Dực “, còn có trường phái tôn thờ Ngài với cách gọi Đại Tượng truyện là Khổng Dịch.

Lại có thuyết nói “ Dịch truyện không phải có 10 mà chỉ có 7, dường như đã có trước khi

Đức Khổng Tử học Dịch “.Các truyền thuyết này hiện nay chưa được nhận định rõ, xin tồn nghi :

- Thoán truyện : Chú giải Thoán từ. Kinh Dịch sau này thường ghép nó sau Thoán từ như để

giải thích.

- Tiểu Tượng thượng hạ truyện: Chú giải hào Từ. Kinh Dịch sau này thường ghép sau hào Từ

như để giải thích.

(Khổng Tử làm Thoán truyện và Tiểu Tượng truyện chẳng những chú giải mà còn bổ khuyết các

điều tiền nhân chưa nói hết. Hầu hết người học Dịch đều đã đọc các truyện này đồng thời với

Thoán từ và Hào từ theo bản dịch của các vị tiền bối như Phan Bội Châu, Ngô Tất Tố, Nguyễn

Hiến Lê .v.v.. ; Tôi cũng không ngoài thông lệ này nên không thuật lại nơi đây).

- Đại Tượng truyện:hướng dẫn quân tử học làm người, rèn luyện đạo đức theo tượng 64 quẻ.

[trang 03-21].

- Văn Ngôn truyện : Công năng của 2 hào Cương Nhu (tuy Dịch có 64 quẻ, 384 hào nhưng

chẳng qua là Dụng có hệ thống 2 hào Cương Nhu mà thôi).[22 – 28].

- Hệ Từ truyện Thượng và Hạ : Luận giải ý nghĩa của Hệ Từ, cơ cấu và hiệu năng của Kinh Dịch

đối với Đạo học và Khoa học. [29 – 41 ; 42 – 51]

- Thuyết Quái truyện : nói về công năng của Bát Quái. [52 – 56].

- Tự Quái truyện : chỉ bày tính nhân quả thứ tự của 64 quẻ Hậu Thiên. [ 57 – 62].

- Tạp Quái truyện : nêu lên có đối chiếu tính tạp của 64 quẻ. [63].

---#---

3

ĐẠI TƯỢNG TRUYỆN

Đức Khổng Tử viết Đại Tượng truyện để hướng dẫn làm người quân tử.Nội dung truyện có

nét đặc thù, không lệ thuộc việc chú giải KInh Dịch. Về sau có người tách riêng chuyện này đặt

tên là Khổng Dịch (Dịch của Đức Khổng).

Lúc đầu đọc truyện này, tôi không giải nổi, nhưng rồi lại nhớ Đạo Đức Kinh, chương 35, có

nói : “Chấp Đại Tượng, Thiên hạ vãng, vãng nhi bất hại, an bình thái”. Nghĩa là nắm Đại Tượng

thiên hạ đi ra (vòng tròn tùy duyên), đi ra mà không bị hại (vì nắm cả Âm Dương); an tại ngọn

hiện tượng [Âm Dương đối lập], bình tại gốc bản chất [Âm Dương thống nhất cũng là hổ căn],

thái là tất cả sự vật với 2 qui luật Âm Dương thống nhất và Âm Dương đối lập [Âm Dương an

bình, cũng là bình hành]. Chữ Thái (太) bắt nguồn từ chữ Đại (大) (tượng của vòng tròn tùy

duyên gồm các cặp Âm Dương Đối lập) và một chấm (.) (tượng Tâm thống nhất). Từ đó tôi mới

dần dà hiểu được truyện Đại Tượng không những chỉ là truyện dạy người quân tử học Dịch theo

tượng của 64 quẻ Hậu Thiên mà chữ ‘ Đại ’ còn hàm nghĩa mỗi tượng quẻ gồm cả tượng quẻ

Dịch hoặc Âm hoặc Dương đối lập với nó. Sau đây tôi dịch truyện này theo thứ tự từng quẻ

bằng cách :

- Trước hết ghi lại Nguyên Văn (dịch Âm).

- Kế tiếp Chú Giải nội dung rèn luyện bằng các tượng Tâm.(tượng Âm Dương thống nhất), vòng

tròn o (tượng các Âm Dương đối lập) và Bát Quái ( , , , , , , ).

- Sau cùng là Dịch Nghĩa.

.

1. BÁT THUẦN CÀN (đối lập Bát Thuần Khôn)

- Nguyên Văn : Thiên hành KIỆN, quân tử dĩ tự cường bất tức.

- Chú Giải : Tự cường bất tức.

O

- Dịch Nghĩa : Trời vận hành rất khỏe, người quân tử học tượng quẻ này để rèn Đức tự

cường không ngừng.

4

2. BÁT THUẦN KHÔN (đối lập Bát Thuần Càn)

- Nguyên Văn : Địa thế KHÔN, quân tử dĩ hậu đức tải vật.

- Chú Giải : Hậu Đức tải Vật.

- Dịch Nghĩa : Thế Đất (vị) Khôn (thuận), người quân tử học tượng quẻ này để vun bồi

đạo đức, gánh vác sự vật.

3. THỦY LÔI TRUÂN (đối lập Hỏa Phong Đỉnh)

- Nguyên Văn : Vân Lôi TRUÂN, quân tử dĩ kinh luân.

- Chú Giải : Kinh Luân.

- Dịch Nghĩa : Mây sấm mới họp, khó khăn lúc đầu, người quân tử học tượng quẻ này để

luyện tài thao lược, dọc ngang.

4. SƠN THỦY MÔNG (đối lập Trạch Hỏa Cách)

- Nguyên Văn : Sơn hạ xuất Tuyền MÔNG, quân tử dĩ quả Hạnh dục Đức.

- Chú Giải : Quả Hạnh dục Đức.

- Dịch Nghĩa : Suối chảy dưới núi, MÔNG, người quân tử học tượng quẻ này quyết tâm

học hành và nuôi dưỡng Đức Hạnh.

5. THỦY THIÊN NHU (đối lập Hỏa Địa Tấn)

- Nguyên Văn : Vân thướng ư Thiên, NHU, quân tử dĩ ẩm thực yến lạc.

- Chú Giải : Ẩm thực yến lạc.

5

- Dịch Nghĩa : Mây bay lên trời, NHU, người quân tử học tượng quẻ này để dưỡng thân

đợi thời ăn uống vui chơi.

6. THIÊN THỦY TỤNG (đối lập Địa Hỏa Minh Di)

- Nguyên Văn : Thiên dữ Thủy vi hành, TỤNG, quân tử dĩ tác sự mưu thỉ.

- Chú Giải : Tác sự mưu thỉ.

- Dịch Nghĩa : Trời và nước đi ngược nhau, TỤNG, người quân tử học tượng quẻ này để

thận trọng khi làm việc, toan tính từ đầu.

7. ĐỊA THỦY SƯ (đối lập Thiên Hỏa Đồng Nhân)

- Nguyên Văn : Địa trung hữu Thủy, SƯ, quân tử dĩ dung dân súc chúng.

- Chú Giải : Dung dân súc chúng.

- Dịch Nghĩa : Trong đất có nước, SƯ, người quân tử học tượng quẻ này để dung chứa

dân và qui tụ chúng.

8. THỦY ĐỊA TỶ (đối lập Hỏa Thiên Đại Hữu)

- Nguyên Văn : Địa thượng hữu Thủy, TỶ, Tiên Vương dĩ kiến vạn quốc, thân chư hầu.

.

- Chú Giải : Kiến vạn quốc, thân chư hầu.

- Dịch Nghĩa : Trên đất có nước, TỶ, bậc Tiên Vương dùng tượng quẻ này để kiến thiết

muôn nước và gần gũi các vị hầu.

9. PHONG THIÊN TIỂU SÚC (đối lập Lôi Địa Dự)

- Nguyên Văn : Phong hành Thiên thượng, TIỂU SÚC, quân tử dĩ ý văn Đức.

6

- Chú Giải : Ý văn Đức.

- Dịch Nghĩa : Gió thổi trên trời, TIỂU SÚC, người quân tử học tượng quẻ này để xây dựng

hành chánh, tô điểm văn Đức.

10. THIÊN TRẠCH LÝ (đối lập Địa Sơn Khiêm)

- Nguyên Văn : Thượng Thiên hạ Trạch, LÝ, quân tử dĩ biện thượng hạ, định dân chí.

- Chú Giải : Biện thượng hạ, định dân chí.

- Dịch Nghĩa : Trên trời dưới đầm, LÝ, người quân tử học tượng quẻ này để biện xét trên

dưới, ổn định dân tình.

11. ĐỊA THIÊN THÁI (đối lập Thiên Địa Bỉ)

- Nguyên Văn : Thiên Địa giao THÁI, hậu dĩ tài thành Thiên Địa chi Đạo, phụ tướng Thiên

Địa chi Nghi, dĩ tả hữu dân.

- Chú Giải : Tài thành Thiên Địa chi Đạo, phụ tướng Thiên Địa chi

.

nghi, dĩ tả hữu dân.

o

- Dịch Nghĩa : Trời Đất giao THÁI, bậc Hậu dùng tượng quẻ này để cắt xén cho thành một

Đạo của Trời Đất, phụ tá cho vừa 2 nghi của Trời Đất, để trị dân.

12. THIÊN ĐỊA BỈ (đối lập Địa Thiên Thái)

- Nguyên Văn : Thiên Địa bất giao, BỈ, quân tử dĩ kiệm đức tỵ nạn, bất khả vinh dĩ lộc.

- Chú Giải : Kiệm đức tỵ nạn, bất khả vinh dĩ lộc.

7

- Dịch Nghĩa : Trời Đất không giao, BỈ, người quân tử học tượng quẻ này tiết kiệm Đức để

tránh nạn, không thể vinh thân hưởng lộc.

13. THIÊN HỎA ĐỒNG NHÂN (đối lập Địa Thủy Sư)

- Nguyên Văn : Thiên dữ HỎA, ĐỒNG NHÂN, quân tử dĩ loại tộc biện vật.

- Chú Giải : Loại tộc biện vật.

- Dịch Nghĩa : Trời với lửa, ĐỒNG NHÂN, người quân tử học tượng quẻ này để phân loại

dòng giống, biện giải các vật.

14. HỎA THIÊN ĐẠI HỮU (đối lập Thủy Địa Tỷ)

- Nguyên Văn : Hỏa tại Thiên Thượng, ĐẠI HỮU, quân tử dĩ át ác dương thiện, thuận

Thiên hưu mệnh.

- Chú Giải : Át ác dương thiện, thuận thiên hưu mệnh.

- Dịch Nghĩa : Lửa tại trên Trời, ĐẠI HỮU, người quân tử học tượng quẻ này để ngăn dữ

đốc lành, thuận với Trời để được tốt mạng.

15. ĐỊA SƠN KHIÊM (đối lập Thiên Trạch Lý)

- Nguyên Văn : Địa trung hữu Sơn, KHIÊM, quân tử dĩ biều đa ích quả, xứng vật bình thí.

- Chú Giải : Biều đa ích quả, xứng vật bình thí.

- Dịch Nghĩa : Trong Đất có núi, KHIÊM, người quân tử học tượng quẻ này để bớt nhiều

thêm ít, tùy vật mà bốt hí công bằng.

16. LÔI ĐỊA DỰ (đối lập Phong Thiên Tiểu Súc)

- Nguyên Văn : Lôi xuất Địa phấn, DỰ, Tiên vương dĩ tác nhạc sùng đức, ân tiến chi

thượng đế, dĩ phối tổ khảo.

8

- Chú Giải : Tác nhạc sùng đức, ân tiến chi thượng đế, dĩ phối tổ khảo.

.

- Dịch Nghĩa : Sấm ra khỏi Đất, DỰ, bậc Tiên vương dùng tượng này làm nhạc, vun bồi đức

độ, dân lên thượng đế để nối gót tổ tiên.

17. TRẠCH LÔI TÙY (đối lập Sơn Phong Cổ)

- Nguyên Văn : Trạch trung hữu lôi, TÙY, quân tử dĩ hướng hối nhập yến tức.

- Chú Giải : Hướng hối nhập yến tức.

- Dịch Nghĩa : Trong đầm có sấm, TÙY, người quân tử học tượng quẻ này hướng theo

đêm tối để đi vào an nghỉ.

18. SƠN PHONG CỔ (đối lập Trạch Lôi Tùy)

- Nguyên Văn : Sơn hạ hữu Phong, CỔ, quân tử dĩ chấn dân dục đức.

- Chú Giải : Chấn dân dục đức.

- Dịch Nghĩa : Dưới núi có gió, CỔ, người quân tử học tượng quẻ này để hưng chấn lòng

dân, nuôi dưỡng đức hạnh.

19. ĐỊA TRẠCH LÂM (đối lập Thiên Sơn Độn)

- Nguyên Văn : Trạch thượng hữu Địa, LÂM, quân tử dĩ giáo tứ vô cùng, dung bảo dân vô

cương.

- Chú Giải : Giáo tứ vô cùng, dung bảo dân vô cương.

. o

- Dịch Nghĩa : Trên đầm có đất, LÂM, người quân tử học tượng quẻ này để dạy dỗ không

ngừng, dung nạp và bảo vệ dân không giới hạn.

9

20. PHONG ĐỊA QUAN (đối lập Lôi Thiên Đại Tráng)

- Nguyên Văn:Phong hành Địa thượng,QUAN,tiên vương tỉnh phương,quan dân thiết giáo.

- Chú Giải : Tỉnh phương, quan dân thiết giáo.

- Dịch Nghĩa : Gió thổi trên đất, QUAN, bậc tiên vương dùng tượng quẻ này đi tuần hành,

xem xét dân tình và thiết lập kế hoạch giáo dục.

21. HỎA LÔI PHỆ HẠP (đối lập Thủy Phong Tỉnh)

- Nguyên Văn : Lôi Điện PHỆ HẠP, tiên vương dĩ minh phạt sắc pháp.

- Chú Giải : Minh phạt sắc pháp.

- Dịch Nghĩa : Sấm điện một lúc, PHỆ HẠP, bậc tiên vương dùng tượng quẻ này định rõ

hình phạt, ban hành luật pháp.

22. SƠN HỎA BÍ (đối lập Trạch Thủy Khốn)

- Nguyên Văn : Sơn hạ hữu Hỏa, BÍ, quân tử dĩ minh thứ chính, vô cảm chiết ngục.

- Chú Giải : Minh thứ chính, vô cảm chiết ngục.

- Dịch Nghĩa : Dưới núi có lửa, BÍ, người quân tử học tượng quẻ này để định rõ các chính

sự nhỏ, không dám quyết đoán hình ngục.

23. SƠN ĐỊA BÁC (đối lập Trạch Thiên Quải)

- Nguyên Văn : Sơn phụ ư Địa, BÁC, Thượng dĩ hậu hạ an trạch.

- Chú Giải : Hậu hạ an trạch.

10

- Dịch Nghĩa : Núi dựa vào đất, BÁC, bậc Thượng dùng tượng quẻ này để hậu đãi kẻ dưới,

an bày thổ trạch.

24. ĐỊA LÔI PHỤC (đối lập Thiên Phong Cấu)

- Nguyên Văn : Lôi tại Địa trung, PHỤC, tiên vương dĩ chí nhật bế quan, thương lữ bất

hành, Hậu bất tỉnh phương.

- Chú Giải : Chí nhật bế quan, thương lữ bất hành, Hậu bất tỉnh phương.

- Dịch Nghĩa : Sấm ở trong đất, PHỤC, bậc tiên vương dùng tượng quẻ này ngày đông chí

đóng cửa, nhà buôn không đi xa, bậc Hậu không tuần hành.

25. THIÊN LÔI VÔ VỌNG (đối lập Địa Phong Thăng)

- Nguyên Văn: Thiên hạ lôi hành, vật dữ VÔ VỌNG, tiên vương dĩ mậu đối thì, dục vạn vật.

- Chú Giải : Mậu đối thì, dục vạn vật.

- Dịch Nghĩa : Dưới trời sấm nổ, vạn vật theo đó mà VÔ VỌNG, bậc tiên vương dùng

tượng này để tùy thời nuôi dưỡng vạn vật.

26. SƠN THIÊN ĐẠI SÚC (đối lập Trạch Địa Tụy)

- Nguyên Văn : Thiên tại Sơn trung, ĐẠI SÚC, quân tử dĩ đa thức tiền ngôn vãng hành, dĩ

súc kỳ đức.

- Chú Giải : Đa thức tiền ngôn vãng hành, dĩ súc kỳ đức.

- Dịch Nghĩa : Trời ở trong núi, ĐẠI SÚC, người quân tử học tượng quẻ này tiếp thu nhiều

trí thức, nói sao làm vậy để huân tập đạo đức.

.

11

27. SƠN LÔI DI (đối lập Trạch Phong Đại Quá)

- Nguyên Văn : Sơn hạ hữu Lôi, DI, quân tử dĩ thận ngôn ngữ, tiết ẩm thực.

- Chú Giải : Thận ngôn ngữ, tiết ẩm thực.

- Dịch Nghĩa : Dưới núi có sấm, DI, người quân tử học tượng quẻ này để nói năng cẩn

thận, ăn uống điều độ.

28. TRẠCH PHONG ĐẠI QUÁ (đối lập Sơn Lôi Di)

- Nguyên Văn : Trạch diệt MỘC, ĐẠI QUÁ, quân tử dĩ độc lập bất cụ, độn thế vô muộn.

- Chú Giải : Độc lập bất cụ, độn thế vô muộn.

- Dịch Nghĩa : Nước đầm cao quá chết cả cây, ĐẠI QUÁ, người quân tử học tượng quẻ này

để rèn đức đứng một mình không sợ sệt, trốn đời cũng không buồn.

29. BÁT THUẦN KHẢM (đối lập Bát Thuần Ly)

- Nguyên Văn : Thủy tấn chí, tập KHẢM, quân tử dĩ thường đức hạnh, tập giáo sự.

- Chú Giải : Thường đức hạnh, tập giáo sự.

- Dịch Nghĩa : Nước dâng tới, tập KHẢM, người quân tử học tượng quẻ này để luôn trau

dồi đức hạnh, tập luyện dạy học.

30. BÁT THUẦN LY (đối lập Bát Thuần Khảm)

- Nguyên Văn : Minh lưỡng tác LY, đại nhân dĩ kế minh, chiếu vu tứ phương.

- Chú Giải : Kế minh, chiếu vu tứ phương.

12

- Dịch Nghĩa : Hai minh họp thành LY, bậc đại nhân dùng tượng quẻ này để tiếp nối sự

sáng, chiếu rọi bốn phương.

31. TRẠCH SƠN HÀM (đối lập Sơn Trạch Tổn)

- Nguyên Văn : Sơn Thượng hữu Trạch, HÀM, quân tử dĩ hư thụ nhân.

- Chú Giải : Hư [tâm] thụ nhân [tánh].

[.] [o]

- Dịch Nghĩa : Trên núi có đầm, HÀM, người quân tử học tượng quẻ này để mở rộng lòng

tiếp nhận người.

32. LÔI PHONG HẰNG (đối lập Phong Lôi Ích)

- Nguyên Văn : Lôi Phong, HẰNG, quân tử dĩ lập bất dịch phương.

- Chú Giải : Lập bất dịch phương.

- Dịch Nghĩa : Sấm gió đồng thời HẰNG, người quân tử học tượng quẻ này để lập thân

không đổi phương hướng.

33. THIÊN SƠN ĐỘN (đối lập Địa Trạch Lâm)

- Nguyên Văn : Thiên hạ hữu Sơn, ĐỘN, quân tử dĩ viễn tiểu nhân, bất ác nhi nghiêm.

- Chú Giải : Viễn tiểu nhân, bất ác nhi nghiêm.

- Dịch Nghĩa : Dưới trời có núi, ĐỘN, người quân tử học tượng quẻ này để xa lánh tiểu

nhân, không dữ mà nghiêm khắc.

34. LÔI THIÊN ĐẠI TRÁNG (đối lập Phong Địa Quan)

- Nguyên Văn : Lôi tại Thiên thượng, ĐẠI TRÁNG, quân tử dĩ phi lễ phất lý.

13

- Chú Giải : Phi lễ phất lý.

- Dịch Nghĩa : Sấm ở trên trời, ĐẠI TRÁNG, người quân tử học tượng quẻ này để biết việc

trái lẽ trời quyết không làm.

35. HỎA ĐỊA TẤN (đối lập Thủy Thiên Nhu)

- Nguyên Văn : Minh xuất Địa thượng, TẤN, quân tử dĩ tự chiêu minh đức.

- Chú Giải : Tự chiêu minh đức.

- Dịch Nghĩa : Mặt trời lên khỏi đất, TẤN, người quân tử học tượng quẻ này để tự hội tụ

đức sáng.

36. ĐỊA HỎA MINH DI (đối lập Thiên Thủy Tụng)

- Nguyên Văn : Minh nhập Địa trung, MINH DI, quân tử dĩ lỵ chúng dụng hối nhi minh.

- Chú Giải : Lỵ chúng dụng hối nhi minh.

- Dịch Nghĩa : Mặt trời lặn vào đất, MINH DI, người quân tử học tượng quẻ này để thống

ngự quần chúng bằng cách làm như tối tăm nhưng thật sự rất sáng suốt.

37. PHONG HỎA GIA NHÂN (đối lập Lôi Thủy Giải)

- Nguyên Văn:Phong tự Hỏa xuất, GIA NHÂN,quân tử dĩ ngôn hữu vật,nhi hành hữu hành.

- Chú Giải : Ngôn hữu vật, nhi hành hữu hằng.

- Dịch Nghĩa : Gió ra từ trong lửa, GIA NHÂN, người quân tử học tượng quẻ này để nói

chân thật và làm lâu bền.

14

38. HỎA TRẠCH KHUÊ (đối lập Thủy Sơn Kiển)

- Nguyên Văn : Thượng Hỏa hạ Trạch, KHUÊ, quân tử dĩ đồng nhi dị.

- Chú Giải : Đồng nhi dị.

. o

- Dịch Nghĩa : Trên lửa dưới đầm, KHUÊ, người quân tử học tượng quẻ này để phân hiểu

tuy đồng mà dị.

39. THỦY SƠN KIỂN (đối lập Hỏa Trạch Khuê)

- Nguyên Văn : Sơn thượng hữu Thủy, KIỂN, quân tử dĩ phản thân tu đức.

- Chú Giải : Phản thân tu đức.

- Dịch Nghĩa : Trên núi có nước, KIỂN, người quân tử học tượng quẻ này để quay lại tự xét

và tu dưỡng đạo đức.

40. LÔI THỦY GIẢI (đối lập Phong Hỏa Gia Nhân)

- Nguyên Văn : Lôi Vũ tác, GIẢI, quân tử dĩ xá quá hữu tội.

- Chú Giải : Xá quá hữu tội.

- Dịch Nghĩa : Sấm mưa thành tượng, GIẢI, người quân tử học tượng quẻ này để bỏ lỗi

(nhỏ) giảm tội (lớn).

41. SƠN TRẠCH TỔN (đối lập Trạch Sơn Hàm)

- Nguyên Văn : Sơn hạ hữu Trạch, TỔN, quân tử dĩ trừng phận trất dục.

- Chú Giải : Trừng phẩn trất dục.

15

- Dịch Nghĩa : Dưới núi có đầm, TỔN, người quân tử học tượng quẻ này để ngăn cơn giận

hờn, chặn lòng tham muốn.

42. PHONG LÔI ÍCH (đối lập Lôi Phong Hằng)

- Nguyên Văn : Phong Lôi ÍCH, quân tử dĩ kiến thiện tắc thiên, hữu quá tắc cải.

- Chú Giải : Kiến thiện tắc thiên, hữu quá tắc cải.

- Dịch Nghĩa : Gió và sấm họp thành, ÍCH, người quân tử học tượng quẻ này thấy thiện

liền đến, có lỗi liền sửa.

43. TRẠCH THIÊN QUẢI (đối lập Sơn Địa Bác)

- Nguyên Văn : Trạch thượng ư Thiên, QUẢI, quân tử dĩ thí lộc cập hạ, cư đức tắc kỵ.

- Chú Giải : Thí lộc cập hạ, cư đức tắc kỵ.

- Dịch Nghĩa : Đầm lên trên trời, QUẢI, người quân tử học tượng quẻ này để ban phát tài

lộc đến khắp kẻ dưới, nghiêm khắc giữ gìn đạo đức nơi mình.

44. THIÊN PHONG CẤU (đối lập Địa Lôi Phục)

- Nguyên Văn : Thiên hạ hữu Phong, CẤU, hậu dĩ thi mệnh cáo tứ phương.

- Chú Giải : Thi mệnh cáo tứ phương.

- Dịch Nghĩa : Dưới trời có gió, CẤU, bậc Hậu dùng tượng quẻ này ban hành mệnh lệnh,

bố cáo khắp bốn phương.

45. TRẠCH ĐỊA TỤY (đối lập Sơn Thiên Đại Súc)

- Nguyên Văn : Trạch thượng ư Địa, TỤY, quân tử dĩ trừ nhung khí, giới bất ngu.

.

16

- Chú Giải : Trừ nhung khí, giới bất ngu.

- Dịch Nghĩa : Đầm ở trên đất nên gọi là TỤY, người quân tử học tượng quẻ này chuẩn bị

võ khí, ngăn chận kẻ không thật.

46. ĐỊA PHONG THĂNG (đối lập Thiên Lôi Vô Vọng)

- Nguyên Văn : Địa trung sanh Mộc, THĂNG, quân tử dĩ thuận đức, tích tiểu dĩ cao đại.

- Chú Giải : Thuận đức, tích tiểu dĩ cao đại.

- Dịch Nghĩa : Cây sanh từ trong đất, THĂNG, người quân tử học tượng quẻ này biết

thuận đức, tích tiểu để được cao đại.

47. TRẠCH THỦY KHỐN (đối lập Sơn Hỏa Bí)

- Nguyên Văn : Trạch vô Thủy, KHỐN, quân tử dĩ trí mệnh toại chí.

- Chú Giải : Trí mệnh toại chí.

- Dịch Nghĩa : Đầm không có nước, KHỐN, người quân tử học tượng quẻ này dốc hết

mạng sống mới toại chí thỏa lòng.

48. THỦY PHONG TỈNH (đối lập Hỏa Lôi Phệ Hạp)

- Nguyên Văn : Mộc thượng hữu Thủy, TỈNH, quân tử dĩ lạo dân khuyến tướng.

- Chú Giải : Lạo dân khuyến tướng.

- Dịch Nghĩa : Trên cây có nước, TỈNH, người quân tử học tượng quẻ này biết ủy lạo dân

chúng, khuyến khích tướng sĩ.

17

49. TRẠCH HỎA CÁCH (đối lập Sơn Thủy Mông)

- Nguyên Văn : Trạch trung hữu Hỏa, CÁCH, quân tử dĩ trì lịch minh thì.

- Chú Giải : Trì lịch minh thì.

- Dịch Nghĩa : Trong đầm có lửa, CÁCH, người quân tử học tượng quẻ này biết làm lịch để

thấu rõ thì giờ.

50. HỎA PHONG ĐỈNH (đối lập Thủy Lôi Truân)

- Nguyên Văn : Mộc thượng hữu Hỏa, ĐỈNH, quân tử dĩ chính vị ngưng mệnh.

- Chú Giải : Chính vị ngưng mệnh.

- Dịch Nghĩa : Trên cây có lửa, ĐỈNH, người quân tử học tượng quẻ này đoam chính ngôi

vị rồi mới ban hành mệnh lệnh.

51. BÁT THUẦN CHẤN (đối lập Bát Thuần Tốn)

- Nguyên Văn : Tấn Lôi, CHẤN, quân tử dĩ khủng cụ tu tỉnh.

- Chú Giải : Khủng cụ tu tỉnh.

- Dịch Nghĩa : Sấm dồn, CHẤN, người quân tử học tượng quẻ này biết sợ sệt, lo tu xét bản

thân.

52. BÁT THUẦN CẤN (đối lập Bát Thuần Đoài)

- Nguyên Văn : Kiêm Sơn, CẤN, quân tử dĩ tư bất xuất kỳ vị.

- Chú Giải : Tư bất xuất kỳ vị.

18

- Dịch Nghĩa : Hai núi kề nhau, CẤN, người quân tử học tượng quẻ này biết suy tư không

ra khỏi vị.

53. PHONG SƠN TIỆM (đối lập Lôi Trạch Qui Muội)

- Nguyên Văn : Sơn thượng hữu Mộc, TIỆM, quân tử dĩ cư hiền đức thiện tục.

- Chú Giải : Cư hiền đức thiện tục.

- Dịch Nghĩa : Trên núi có cây, TIỆM, người quân tử học tượng quẻ này biết ăn ở hiền

lành, khéo léo giữ trọn phong tục.

54. LÔI TRẠCH QUI MUỘI (đối lập Phong Sơn Tiệm)

- Nguyên Văn : Trạch thượng hữu Lôi, QUI MUỘI, quân tử dĩ vĩnh chung trị tệ.

- Chú Giải : Vĩnh chung tri tệ.

- Dịch Nghĩa : Trên đầm có sấm, QUI MUỘI, người quân tử học tượng quẻ này để bền chí

đến cùng, biết sửa trị cái xấu.

55. LÔI HỎA PHONG (đối lập Phong Thủy Hoán)

- Nguyên Văn : Lôi Điện giai chí, PHONG, quân tử dĩ chiết ngục trí hình.

- Chú Giải : Chiết ngục trí hình.

- Dịch Nghĩa : Sấm điện cùng đến, PHONG, người quân tử học tượng quẻ này biết quyết

định giam giữ và xếp đặt hình phạt.

56. HỎA SƠN LỮ (đối lập Thủy Trạch Tiết)

- Nguyên Văn: Sơn thượng hữu Hỏa,LỮ,quân tử dĩ minh thận dụng hình, nhi bất lưu ngục.

-

19

- Chú Giải : Minh thận dụng hình, nhi bất lưu ngục.

- Dịch Nghĩa : Trên núi có lửa, LỮ, người quân tử học tượng quẻ này biết sáng suốt thận

trọng dùng hình phạt mà không cầm tù.

57. BÁT THUẦN TỐN (đối lập Bát Thuần Chấn)

- Nguyên Văn : Tùy Phong, TỐN, quân tử dĩ thân mệnh hành sự.

- Chú Giải : Thân mệnh hành sự.

- Dịch Nghĩa : Gió liên tiếp, TỐN, người quân tử học tượng quẻ này biết ban phát mệnh

lệnh, thi hành phận sự.

58. BÁT THUẦN ĐOÀI (đối lập Bát Thuần Cấn)

- Nguyên Văn : Lệ Trạch, ĐOÀI, quân tử dĩ bằng hữu giảng tập.

- Chú Giải : Bằng hữu giảng tập.

- Dịch Nghĩa : Hai đầm dính liền, ĐOÀI, người quân tử học tượng quẻ này biết cùng bạn

hữu học tập.

59. PHONG THỦY HOÁN (đối lập Lôi Hỏa Phong)

- Nguyên Văn : Phong hành Thủy thượng, HOÁN, tiên vương dĩ hưởng vu đế, lập miếu.

- Chú Giải : Hưởng vu đế, lập miếu.

- Dịch Nghĩa : Gió đi trên nước, HOÁN, bậc tiên vương dùng tượng quẻ nàydâng cúng trời

và lập miếu thờ.

20

60. THỦY TRẠCH TIẾT (đối lập Hỏa Sơn Lữ)

- Nguyên Văn : Trạch thượng hữu Thủy, TIẾT, quân tử dĩ chế số độ, nghị đức hạnh.

- Chú Giải : Chế số độ, nghị đức hạnh.

- Dịch Nghĩa : Trên đầm có nước, TIẾT, người quân tử học tượng quẻ này để làm ra số độ,

luận bàn đức hạnh.

61. PHONG TRẠCH TRUNG PHU (đối lập Lôi Sơn Tiểu Quá)

- Nguyên Văn : Trạch thượng hữu Phong,TRUNG PHU, quân tử dĩ nghị ngục hoãn tử.

- Chú Giải : Nghị ngục hoãn tử.

- Dịch Nghĩa : Trên đầm có gió, TRUNG PHU, người quân tử học tượng quẻ này đề nghị tù

giam làm chậm tội chết.

62. LÔI SƠN TIỂU QUÁ (đối lập Phong Trạch Trung Phu)

- Nguyên Văn : Sơn thượng hữu lôi, TIỂU QUÁ, quân tử dĩ hạnh quá hồ cung, tang quá hồ

ai, dụng quá hồ kiệm.

- Chú Giải : Hạnh quá hồ cung, tang quá hồ ai, dụng quá hồ kiệm.

- Dịch Nghĩa ; Trên núi có sấm, TIỂU QUÁ, người quân tử học tượng quẻ này biết đối hạnh

quá ư cung kính, tang ma quá ư bi ai, tiêu dùng quá ư tiết kiệm.

63. THỦY HỎA KÝ TẾ (đối lập Hỏa Thủy Vị Tế)

- Nguyên Văn : Thủy tại Hỏa thượng, KÝ TẾ, quân tử dĩ tư hoạn nhi dự phòng chi.

- Chú Giải : Tư hoạn, nhi dự phòng chi.

21

- Dịch Nghĩa : Nước ở trên lửa, KÝ TẾ, người quân tử học tượng quẻ này biết nghĩ đến

hoạn nạn để đề phòng.

64. HỎA THỦY VỊ TẾ (đối lập Thủy Hỏa Ký Tế)

- Nguyên Văn : Hỏa tại Thủy thượng, VỊ TẾ, quân tử dĩ thận biện vật cư phương.

- Chú Giải : Thận biện vật cư phương.

- Dịch Nghĩa : Lửa ở trên nước, VỊ TẾ, người quân tử học tượng quẻ này biết cẩn thận

biện giải vật nào ở phương nấy.

---*---

22

VĂN NGÔN TRUYỆN

Đức Khổng Tử dùng truyện này để nói rõ vai trò của các hào cương nhu cấu tạo thành 64

quẻ Dịch, điển hình là các hào thuộc 2 quẻ Càn (thuần Dương) và Khôn (thuần Âm). Được biết

cụ Việt Nhân Lưu Thủy sinh quán tại Quảng Nam có tên thật là Nguyễn Văn Ngôn, lúc đầu chúng

tôi thấy tên cụ tầm thường nhưng sau khi đọc truyện này chúng tôi mới thấy tên Văn Ngôn rất

sâu sắc, xứng danh một bậc kỳ tài. Sau đây xin lần lượt tạm dịch truyện này :

BÁT THUẦN CÀN

THIÊN [

NHÂN[

ĐỊA[

Văn Ngôn viết :

1.

Nguyên giã, Thiện chi trưởng dã : Nguyên là đức lành ngày càng lớn.

Hanh giã, Gia chi hội dã : Hanh là sự lành ngày thêm tụ hội.

Lợi giã, Nghĩa chi hòa dã : Lợi là vì Nghĩa chia đều.

Trinh giã, Sự chi cán dã : Trinh là đảm đang mọi sự.

2.

Quân tử thể nhân túc dĩ trưởng nhân : Người quân tử thể hiện lòng nhân đủ để nuôi dạy người

khác.

Gia hội túc dĩ hiệp lễ : Tụ hội điều lành đủ để hiệp lý.

Lợi vật túc dĩ hòa nghĩa : Làm lợi sự vật đủ để điều hòa nghĩa vụ trong xã hội.

Trinh cố túc dĩ cán sự : Bền vững chính Đạo đủ để đảm đang mọi việc.

Quân tử hành thử tứ đức giã, cố viết ‘ Càn, Nguyên Hanh Lợi Trinh ‘ : Người quân tử cần phải

làm 4 đức này nên Thoán Từ nói “Càn, Nguyên Hanh Lợi Trinh”.

Thượng cửu

Cửu ngũ

Cửu tứ

Cửu tam

Cửu nhị

Sơ cửu

23

3.

Sơ cửu viết,Tiềm long vật dụng hà vị dã : Hào từ sơ cửu nói “Tiềm long vật dụng” là bảo làm

sao ?

Tử viết, Long đức nhi ẩn giã dã, bất dịch hồ thế, bất thành hồ danh, độn thế vô muộn, bất

kiến thị nhi vô muộn, lạc tắc hành chi, ưu tắc vi chi, xác hồ kỳ bất khả bạt, tiềm long dã :

Đức Khổng Tử nói : Vốn có long đức mà còn ở ẩn, không ra giúp đời, không ham danh lợi, lánh

đời mà không buồn, chẳng ai biết mình cũng không buồn, gặp thời an ninh thì ra làm, gặp thời

hoạn nạn thì né tránh, quyết không lai chuyển được, đó là tiềm long vậy.

Tiềm chi vi ngôn dã, ẩn nhi vị hiện, hành nhi vị thành, thị dĩ quân tử phất dụng dã : nói rõ

Tiềm là : ẩn mà chưa hiện, làm mà chưa thành, cho nên người quân tử không dùng vậy.

4.

Cửu nhị viết, hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân hà vị dã : Hào từ cửu nhị nói : Rồng hiện tại

ruộng, đại nhân gặp thời được lợi, nghĩa là sao ?

Tử viết : Long đức nhi chính trung dã, dung ngôn chi tín, dung hạnh chi cẩn, nhàn tà tồn kỳ

thành, thiện thế nhi bất phạt, đức bác nhi hóa : Đức Khổng Tử nói : Vốn có long đức mà thành

thật, lời nói đáng tin, việc làm cẩn thận, thong thả rốt lại thành công, sử thế khéo léo mà không

trừng phạt, đức rộng lớn để nuôi tốt.

Quân tử học dĩ tụ chi, vấn dĩ biện chi, khoan dĩ cư chi, nhân dĩ hành chi : người quân tử học để

thu thập kiến thức, hỏi để biện luận nan đề, rộng rãi trong cư xử, nhân từ trong hành động.

Dịch viết : hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân, quân đức dã : Dịch nói : Rồng hiện tại ruộng,

đại nhân gặp thời được lợi, nhờ có đức của quân tử vậy.

5.

Cửu tam viết : Quân tử chung nhật càn càn, tịch dịch nhược lệ, vô cựu, hà vị dã : Hào từ cửu

tam nói : Người quân tử suốt ngày lo tiến hóa, chiều tối như sợ sệt thì không có lỗi ; bảo như

vậy là sao ?

Tử viết : Cửu tam, trùng cương nhi bất trung, thượng bất tại thiên, hạ bất tại điền ; cố càn

càn nhân kỳ thời nhi dịch, tuy nguy vô cửu dã : Đức Khổng Tử nói : Cửu tam thời vị đều cương

mà bất trung, trên không thuộc Trời, dưới không thuộc Đất, cho nên suốt ngày phải lo sợ, tuy có

nguy hiểm nhưng không lỗi vậy.

24

6.

Cửu tứ viết : hoặc dược tại uyên, vô cựu, hà vị dã : Hào từ cửu tứ nói : hoặc bơi lội ngang dọc,

hoặc ở yên nơi vực, không lỗi, bảo như thế là sao ?

Tử viết : Cửu tứ, cương nhi bất trung, thượng bất tại thiên, hạ bất tại điền, trung bất tại

nhân, cố hoặc chi, nghi chi, thị cố vô cửu : Đức Khổng nói : Cửu tứ cương mà không trung, trên

không thuộc Trời, dưới không thuộc Đất, giữa không thuộc người, cho nên cần nghi hoặc, nhờ

thế không lỗi.

7.

Cửu ngũ viết : Phi long tại thiên, lợi kiến đại nhân, hà vị dã ? : Hào từ cửu ngũ nói : Rồng bay

trên trời, đại nhân gặp thời được lợi, là thế nào ?

Tử viết : Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, thủy lưu thấp, hỏa tụ táo, vân tòng

long, phong tòng hổ, thánh nhân tác nhi vạn vật đỗ, bản hồ thiên dã thân thượng, bản hồ địa

dã thân hạ, tắc các tòng kỳ loại dã : Đức Khổng rằng : Đồng thanh thì ứng nhau, đồng khí thì

cầu nhau, nước ẩm thấp, lửa khô ráo, mây theo rồng, gió theo cọp, thánh nhân tạo tác mà vạn

vật trông theo, gốc nơi trời thì gần gủi ở trên, gốc nơi đất thì gần gủi ở dưới, mọi vật đều tùy

theo loại vậy.

Phù đại nhân giã, dữ thiên địa hiệp kỳ đức, dữ nhật nguyệt hiệp kỳ minh, dữ tứ thời hiệp kỳ

tự, dữ quỷ thần hiệp kỳ cát hung. Tiên thiên nhi thiên phất vi, hậu thiên nhi phụng thiên thời,

thiên thả phát vi, nhi huống ư nhân hồ, huống ư quỷ thần hồ ! : Phàm là đại nhân, đức hiệp

cùng thiên địa, sự sáng hiệp với mặt trời mặt trăng, trật tự hiệp với 4 mùa, với quỷ thần hiệp

lành dữ. Làm trước cũng không ngược trời, làm sau cũng chỉ vâng mệnh trời ; trời còn chẳng

trái, huống chi là người, huống chi là quỷ thần !

8.

Thượng cửu viết : Kháng long hữu hối, hà vị dã ? : Hào từ thượng cửu nói : Rồng đã đến chỗ

cùng cực (không được như cửu ngũ) nên phải hối tiếc, nghĩa là sao ?

Tử viết : Quý nhi vô vị, cao nhi vô dân, hiền dân tại hạ nhi vô phụ : Đức Khổng rằng : quý hiếm

mà không địa vị, trên cao mà không dân, người hiền ở dưới lại không giúp đỡ.

Kháng chi vi ngôn dã, tri tấn nhi bất tri thối, tri tồn nhi bất tri vong, tri đắc nhi bất tri táng, Tri

tiến thoái tồn vong nhi bất thất kỳ chính giã, kỳ duy thánh nhân hồ : Nói kháng có nghĩa là biết

tiến mà không biết thoái, biết còn mà chẳng biết hết, biết được mà không biết mất. Biết tiến

thoái, còn mất mà không sai lệch chính đạo, chỉ có thánh nhân mới làm được.

25

9.

Tiềm long vật dụng, dương khí tiềm tàng : Rồng ẩn chớ dùng, dương khí ẩn chứa.

Hiện long tại điền, thiên hạ văn minh : Rồng hiện nơi ruộng, thiên hạ văn minh.

Chung nhật càn càn, dữ thời giai hành : Suốt ngày nơm nớp, mỗi lúc đều lo.

Hoặc dược tại uyên, càn đạo nãi cách : Hoặc bơi lặn hoặc tại vực, đạo càn cải cách tùy thời.

Phi long tại thiên, vị hồ thiên đức : Rồng bay trên trời, ngôi vị bởi thiên đức.

Kháng long hữu hối, dữ thì giai cực : Rồng kháng phải hối, do thời đã cực.

Càn nguyên dụng cửu, nãi kiến thiên tắc : Càn bắt đầu dùng hào cương, cho thấy quy tắc của

trời.

Nguyên văn dùng vần nên Cụ Phan cũng dịch vần như vầy :

- Rồng ngầm chớ dụng là tượng hào sơ

Khí Dương ở dưới rồng chữa mây mưa

- Rồng ra ở ruộng hào nhị bây giờ

Rõ ràng văn hóa khắp cả gần xa

- Nửa trên nửa dưới buổi phải âu lo

Chiêu càn tịch dịch thì thời nghĩa rất to

- Qua hào cửu tứ hoặc dược tại uyên

Đạo càn sắp đổi từ dưới lên trên

- Hào cửu ngũ, tượng rồng bay

Đức trời trọn vẹn, đúng ngay ngôi trời

- Hào thượng cửu, long tột vời

Ngôi cao nhưng cũng theo thời nên lui

- Sáu dương đã biến cả rồi

Quần long bình đẳng, đạo trời hiển nhiên

26

Càn Nguyên giã, thỉ nhi Hanh dã : Nguyên Hanh là bắt đầu mà thông sướng.

Lợi Trinh giã, tính tình dã : Lợi Trinh là tính tình vậy.

Càn thỉ năng dĩ mỹ lợi thiên hạ, bất ngôn sở lợi, đại hỷ tai : Càn thường hay dùng cái đẹp để

làm lợi thiên hạ mà không nói đến lợi, to lớn thay !

Đại tai Càn hồ, cương kiện trung chính thuần túy tinh dã : Lớn thay đạo Càn, với 7 đức gồm

“cương kiện trung chính thuần túy tinh “.

Lục hào phát huy, bàng thông tình dã : Phát huy 6 hào thấu suốt tính tình sự vật.

Thời thừa lục long, dĩ ngự thiên dã, vân hành vũ thí, thiên hạ bình dã : tùy thời cởi 6 con rồng

để ngự trị vùng trời, mây bay mưa tưới, thiên hạ thái bình.

Quân tử dĩ thành đức vi hạnh, nhật khả kiến chi hạnh dã : Người quân tử dùng đức đã thành

để hành động, ngày càng thấy rõ hạnh này.

-------##--------

BÁT THUẦN KHÔN

THIÊN[

NHÂN[

ĐỊA[

Văn Ngôn viết, Khôn chí nhu nhi động dã cương, chí tịnh nhi đức phương, hậu đắc chủ nhi

hữu thường, hàm vạn vật nhi hóa quang. Khôn đạo kỳ thuận hồ, thừa thiên nhi thời hành :

Văn Ngôn nói, Khôn rất nhu mà động lại cương, rất tịnh mà đức hướng ra, theo sau thì được

chủ, đó là thường ; hàm chứa vạn vật mà hóa thành sáng. Đạo Khôn là thuận theo, thừa mệnh

trời mà làm theo thời.

1. SƠ LỤC :

Tích thiện chi gia tất hữu dư khương, tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương, thần khí kỳ

quân, tử thí kỳ phụ, phi nhất chiêu nhất tịch chi cố, kỳ sở do lai giã tiệm hỷ, do biện chi bất

tảo biện dã. Dịch viết : “ Lý sương kiên băng chí, cái ngôn thận dã “. : Nhà tích trữ việc tốt ắt

Thượng lục

Lục ngũ

Lục tứ

Lục tam

Lục nhị

Sơ lục

27

có dư điều lành, nhà tích trữ việc xấu ắt có dư điều dữ, tôi giết vua, con giết cha chẳng phải là

cớ một sớm một chiều mà nguyên do đã từ lâu không biện xét sớm. Dịch nói (hào từ sơ nhị) “

Đạp phải sương liền đoán trước băng cứng sẽ đến, nên có lời khuyên cẩn thận vậy ”.

2. LỤC NHỊ :

Quân tử kính dĩ trực nội, nghĩa dĩ phương ngoại, kính nghĩa lập, nhi đức bất cô, trực phương

đại, bất tập vô bất lợi, tắc bất nghi kỳ sở hành dã : Quân tử dùng đạo kính để vào trong, dùng

nghĩa hòa để ra ngoài ; nhờ lập đạo kính nghĩa mà đức người quân tử không cô đơn. Từ tiểu ở

ngoài vào đại ở trong, không cần thu gom cũng được lợi, không thể ngờ vực hành động của

người quân tử.

3. LỤC TAM :

Âm tuy hữu mỹ hàm chi, dĩ tòng vương sự, phất cảm thành dã, địa đạo dã, thê đạo dã, thần

đạo dã ; địa đạo vô thành nhi đại hữu chung dã : Âm tuy có đẹp nhưng hàm chứa không phơi

bày, chỉ để thuận theo sự việc của vua trên, không dám chuyên quyền thành công, đó là đạo

của đất đối với trời, đạo của vợ đối với chồng, đạo của bề tôi đối với vua ; đạo của đất không tự

thành công nhưng thay vào đó được kết quả chung cuộc.

4. LỤC TỨ :

Thiên Địa biến hóa, thảo mộc phồn, thiên địa bế, hiền nhân ẩn. Dịch viết : Quát nang vô cựu

vô dự, cái ngôn cẩn dã : Trời đất tương giao biến hóa, cây cỏ sum sê, trời đất đóng cửa không

giao thì người hiền phải ẩn cư. Dịch nói : Thắt miệng túi thì không đổi, cũng không vinh dự, ý nói

nên dè dặt hành động.

5. LỤC NGŨ :

Quân tử hoàng trung thông lý, chính vị cư thể, mỹ tại kỳ trung nhi sướng ư tứ chi, phát ư sự

nghiệp, mỹ chi chí dã : Người quân tử đến thời hoàng trung thông suốt đạo lý nhờ đức đẹp ở

trong mà thông sướng ra đến tay chân, phát triển thành sự nghiệp, nét đẹp tuyệt vời vậy.

6. THƯỢNG LỤC :

Âm nghi ư Dương tất chiến, vị kỳ hiềm ư vô dương dã ; cố xưng long yên, do vị ly kỳ loại cố

xưng huyết yên. Phù huyền hoàng giã, thiên địa chi tạp giã, thiên huyền nhi địa hoàng : Âm

kình địch Dương ắt có chiến tranh, vì nó tỵ hiềm mình không có Dương nên tự xưng là long

nhưng do nó vẫn là loại Âm nên gọi là huyết. Phàm huyền hoàng là tạp sắc của trời đất trộn lẫn,

thiên sắc huyền mà địa sắc hoàng.

28

Khổng Tử sở dĩ bất thích dụng lục hào từ giã, phù Dương ức Âm chi ý dã. Cái nhược phù

Âm tắc Âm đẳng ư Dương, Khôn địch ư Càn, Huyết chiến chi họa vô thời khả tức, cố văn

ngôn bất tán dụng lục. : Đức Khổng sở dĩ không giải thích hào từ dụng lục là có ý phù trợ

Dương ức chế Âm. Bởi vì nếu phù trợ Âm thì Âm sẽ bằng Dương, Khôn kình địch với Càn,

Họa Huyết chiến sanh ra không dứt, cho nên văn ngôn không bàn luận hào dụng lục.

----**----

29

HỆ TỪ THƯỢNG TRUYỆN

(Truyện hệ từ thượng)

Kinh Dịch là một trong số sách rất xưa của nền Triết học Phương Đông. Những nhận định

của loài người về vũ trụ và nhân sinh được truyền tải rất sớm trong đời sống từ khi chưa có chữ

viết. Nó đã lưu lại trong dân gian bằng những ký ức về hình tượng và số đếm cho nên sau này

có người còn gọi môn Triết Đông là tượng số học. Khi đã có chữ viết thì việc truyền tải dùng từ

nhưng ý mô tả lại không tách rời tượng số nên các từ này được gọi là Hệ Từ. Vì thế, học tập

Kinh Dịch tất yếu phải hiểu Hệ Từ mới có thể thấu suốt cơ cấu của nó.

1. CHƯƠNG THỨ NHẤT :

Tiết thứ nhất :

Tiết thứ hai :

Thị cố, cương nhu tương ma, bát quái tương đảng : Cho nên cứng mềm ma sát nhau, bát

quái đối đãi nhau.

Tiết thứ ba :

Cổ chi dĩ lôi đình ,nhuận chi dĩ phong vũ , nhật nguyệt vận hành, nhất

hàn nhất thử : Cổ động dùng sấm sét, nhuận trạch dùng gió mưa, mặt trời mặt trăng xoay vần,

một lạnh một nắng.

Tiết thứ tư :

Càn đạo thành nam, Khôn đạo thành nữ : Dịch nói ‘ Càn đạo thành nam ‘ tức là dụng hào

cương tại thể Khôn thì thành tượng con trai- ví dụ dụng cương ở dưới là trưởng nam ,

Thiên tôn Địa ty, Càn Khôn định hỷ ,

Trời cao Đất thấp định bởi 2 tượng Càn Khôn

Ty cao dĩ trần, quý tiện vị hỷ ,

Cao thấp đã bày, xếp đặt chỗ sang hèn

Động tĩnh hữu thường, cương nhu đoán hỷ ,

Động tĩnh thường đoán, bằng dụng cương nhu

Phương dĩ loại tụ, vật dĩ quần phân, cát hung sinh hỷ ,

Loài tụ theo phương, vật chia theo bầy, sinh ra lành dữ

Tại Trời thành tượng, tại Đất thành hình, hiện biến hóa

30

dụng cương ở giữa là trung nam , dụng cương ở trên là thiếu nam . Lại nói ‘ Khôn đạo

thành nữ tức là dùng hào nhu tại thể Càn thì thành tượng con gái – ví dụ dụng nhu ở dưới là

trưởng nữ , dụng nhu ở giữa là trung nữ , dụng nhu ở trên là thiếu nữ .

Tiết thứ năm :

Càn tri thái thỉ, Khôn tác thành vật : Càn chủ động trước hết, rồi sau Khôn mới làm thành vật.

Tiết thứ sáu :

Càn dĩ dị tri, Khôn dĩ giản năng : Càn là Dương dùng nhu (dễ dàng) để chủ trị, Khôn là Âm

dùng cương (đơn giản) để hành động.

Tiết thứ bảy :

Dị tắc dị tri, Giản tắc dị tòng ; Dị tri tắc hữu thân, dị tòng tắc hữu công ; Hữu thân tắc khả

cửu, hữu công tắc khả đại ; khả cửu tắc hiền nhân chi đức, khả đại tắc hiền nhân chi nghiệp :

Dễ dàng thì dễ biết, đơn giản thì dễ theo ; dễ biết thì có người thân, dễ theo thì có công lao ; có

người thân thì được bền lâu, có công lao thì được lớn mạnh ; bền lâu là đức của người hiền, lớn

mạnh là nghiệp của người hiền.

Tiết thứ tám :

Dị giản nhi thiên hạ chi lý đắc hỷ, thiên hạ chi lý đắc nhi thành vị hồ kỳ trung hỷ : Dị (dễ

dàng) Giản (đơn giản) rồi được hiệp lý với thiên hạ vì dị giản chính là 2 thuộc tính của Âm

Dương (Âm dị mà Dương giản), hiệp lý rồi được thành vị từ trong đó vậy (thuận lý tam tài thể

hiện bằng đạo tam cực, đất ở dưới, người ở giữa, trời ở trên ; thành vị cũng như đắc trung,

hoặc đắc vị chính đáng).

2. CHƯƠNG THỨ HAI :

Tiết thứ nhất :

Thánh nhân thiết quái, quan tượng, hệ từ yên, nhi minh cát hung : Bậc thánh thiết lập quái

hào, quan sát các tượng rồi hệ từ để tỏ rõ dự triệu lành dữ.

Tiết thứ hai :

Cương nhu tương thôi, nhi sinh biến hóa : Dương hữu hình là cương, Âm hữu hình là nhu,

cương nhu đun đẩy nhau sinh hiện tượng Âm Dương biến hóa.

31

Tiết thứ ba :

Thị cố, cát hung giã, đắc thất chi tượng dã ; hối lẫn giã, ưu ngu chi tượng dã : Cho nên,

lành dữ là tượng được mất,hối tiếc lầm lẫn là tượng âu lo [biết hối] hoặc chai lì [không biết hối].

Tiết thứ tư :

Biến hóa giã, tấn thối chi tượng dã ; cương nhu giã, trú dạ chi tượng dã : Biến hóa là

tượng tiến thối [Âm hóa Dương là tượng tiến hóa, trái lại Dương biến Âm là tượng biến thoái] ;

cương nhu là tượng ngày đêm [ngày sáng là Dương, đêm tối là Âm].

Tiết thứ năm :

Lục hào chi động, tam cực chi đạo dã : 6 hào biến hóa sống động là thể hiện đạo tam cực

gồm 2 cực Âm Dương đối lập + 1 cực Âm Dương thống nhất.

Tiết thứ sáu :

Thị cố, quân tử sở cư nhi an giã, dịch chi tự dã ; sở lạc nhi ngoạn giã, hào chi từ dã : Cho

nên, người quân tử an cư theo trật tự của quẻ Dịch ; vui thưởng thức các lời từ của hào.

Tiết thứ bảy :

Thị cố, quân tử cư tắc quan kỳ tượng nhi ngoạn kỳ từ ; động tắc quan kỳ biến nhi ngoạn

kỳ chiêm ; thị dĩ tự thiên hựu chi, cát vô bất lợi : Cho nên, người quân tử khi ẩn cư thì quan sát

tượng quẻ và thưởng thức lời hào ; lúc hành động thì xem xét sự biến hóa và theo dõi việc

chiêm bói ; vì thế mọi việc cũng như tự được trời giúp, tốt lành không gì là không lợi.

3. CHƯƠNG THỨ BA :

Tiết thứ nhất :

Thoán giã, ngôn hồ tượng giã dã ; hào giã, ngôn hồ biến giã dã : Lời thoán là nói về tượng

[hình như] của sự vật ; Lời hào là nói về sự biến hóa của sự vật.

Tiết thứ hai :

Cát Hung giã, ngôn hồ kỳ thất đắc dã ; Hối Lẫn giã, ngôn hồ kỳ tiểu tì dã ; Vô cựu giã, thiện

bổ quá dã : Lành dữ là nói về sự được mất ; hối tiếc lầm lẫn là nói về có lỗi nhỏ [nhưng biết ăn

năn thì được lành, không biết ăn năn thì phải chịu dữ] ; không có tội là nói khéo sửa chữa lỗi

lầm.

.

32

Tiết thứ ba :

Thị cố, liệt quý tiện giã, tồn hồ vị ; tề tiểu đại giã, tồn hồ quái ; biện cát hung giã, tồn hồ

từ : Cho nên, sắp xếp sang hèn dựa theo vị ; quyết định nhỏ lớn dựa theo quẻ ; biện luận lành

dữ dựa theo lời từ [vị dương là quý, vị âm là tiện ; âm quái là tiểu, dương quái là đại ; còn như

biện luận cát hung thì dựa theo lời từ tốt xấu].

Tiết thứ tư :

Ưu hối lẫn giã tồn hồ giới ; chấn vô cựu giã tồn hồ hối : Biết âu lo việc hối lẫn là biết giữ giới

giữa 2 xu hướng cát hung ; Làm cho không có tội là biết hối tiếc ăn năn.

Tiết thứ năm :

Thị cố, quái hữu tiểu đại, từ hữu hiểm dị ; từ giã dã, các chỉ kỳ sở chi : Cho nên quẻ có lớn

nhỏ [tiểu đại], lời từ có khó dễ [hiểm dị] ; mỗi từ là một chỉ dẫn người học đường lối chọn lành

[xu cát] lánh dữ [tỵ hung].

4. CHƯƠNG THỨ TƯ :

Tiết thứ nhất :

Dịch dữ thiên địa chuẩn, cố năng di luân thiên địa chi đạo : Dịch cùng mực thước với Trời

Đất nên có khả năng chỉnh đốn Đạo ngang dọc của Trời Đất [trời thuộc dương, đất thuộc âm,

dịch thống quát cả âm dương nên có khả năng như vậy].

Tiết thứ hai :

Ngưỡng dĩ quan ư thiên văn, phủ dĩ sát ư địa lý, thị cố tri u minh chi cố ; nguyên thỉ phản

chung cố tri tử sanh chi thuyết ; tinh khí vi vật, du hồn vi biến, thị cố tri quỷ thần chi tình

trạng : Ngữa lên để xem thiên văn, cúi xuống để xét địa lý nên biết duyên cớ sáng tối hoặc kín

tỏ của trời đất ; Cầu tìm xuôi ngược từ thỉ đến chung nên biết lý thuyết sinh tử ; Tinh khí tạo

nên thần vật, du hồn biến thành quỷ phách nên biết được tình trạng của quỷ thần.

Tiết thứ ba :

Dữ thiên địa tương tợ, cố bất vi ; tri chu hồ vạn vật nhi đạo tế thiên hạ cố bất quá ; bàng

hành nhi bất lưu, lạc thiên tri mệnh cố bất ưu ; an thổ đôn hồ nhân cố năng ái : Với trời đất

tương tợ nên không trái, biết khắp muôn loài mà đạo trời đất giúp cả thiên hạ nên luôn vừa

phải, không thái quá ; tùy duyên hành động không lưu đảng, vui theo mệnh trời nên không phải

âu lo, an tâm nuôi lớn lòng nhân nên thành bác ái.

33

Tiết thứ tư :

Phạm vi thiên địa chi hóa nhi bất quá, khúc thành vạn vật nhi bất di ; thông hồ trú dạ chi

đạo nhi tri, cố thần vô phương nhi dịch vô thể : Làm khuôn khổ chuyển hóa của trời đất mà

không thái quá, uốn nắn muôn loài mà không bỏ sót loài nào, nhờ thông đạo trú dạ mà biết cho

nên nhận định được thần [tâm] không phương và dịch [thân] không thể.

5. CHƯƠNG THỨ NĂM :

Tiết thứ nhất :

Nhất Âm nhất Dương chi vị Đạo : 1 Âm 1 Dương gọi là Đạo [Thái cực thị sinh lưỡng nghi].

Đạo là thể của muôn loài (vạn vật đồng nhất thể, thể đó là 1 Âm và 1 Dương).

Tiết thứ hai :

Kế chi giã, thiện dã ; thành chi giã, tính dã : Kế thừa được đạo là thiện [tâm]; Thành tựu

được đạo do sửa tánh.

Tiết thứ ba :

Nhân giã kiến chi vị chi nhân, trí giã kiến chi vi chi trí, bách tính nhật dụng nhi bất tri, cố

quân tử chi đạo tiển hỷ : Người có lòng nhân thấy đạo gọi nó là nhân, người có trí thấy đạo gọi

nó là trí, trăm họ hằng ngày dùng nó mà không biết cho nên đạo của người quân tử rất hiếm

vậy.

Tiết thứ tư :

Hiển chư nhân, tàng chư dụng, cổ vạn vật nhi bất dữ thánh nhân đồng ưu, thịnh đức đại

nghiệp chí hỷ tai ! : Hiển hiện lòng nhân từ trong ra ngoài, tàng chứa chư dụng từ ngoài vào

trong, cổ động muôn loài mà không phải ưu tư như thánh nhân, Dịch như Trời Đất sinh tạo

thịnh đức đại nghiệp đến cực điểm.

Tiết thứ năm :

Phú hữu chi vị đại nghiệp, nhật tân chi vị thịnh đức : Giàu có gọi là đại nghiệp, ngày một

mới [tốt thêm] gọi là thịnh đức.

Tiết thứ sáu :

Sinh sinh chi vị Dịch ; Thành tượng chi vị Càn ; Hiệu pháp chi vị Khôn ; Âm Dương bất trắc

chi vị Thần: Sinh ra và biến hóa trong đời sống gọi là Dịch; Hiện thành tượng do bởi Càn; Bắt

chước theo do bởi Khôn;Âm Dương biến hóa khôn lường,tại thể gọi là Thần,tại dụng gọi là Diệu.

34

6. CHƯƠNG THỨ SÁU :

Tiết thứ nhất :

Phù Dịch quảng hỷ đại hỷ, dĩ ngôn hồ viễn, tắc bất ngự, dĩ ngôn hồ nhĩ tắc tịnh nhi chính,

dĩ ngôn hồ thiên địa chi gian tắc bị hỷ : Ôi ! Dịch thật rộng, thật lớn nếu nói về xa thì không thể

chế ngự, nếu nói về gần thì tĩnh lặng mà chân chính, nếu nói về trời đất thì rất đầy đủ.

Tiết thứ hai :

Phù Càn kỳ tĩnh dã chuyên, kỳ động dã trực, thị dĩ đại sinh yên. Phù Khôn kỳ tĩnh dã hấp,

kỳ động dã tịch,thị dĩ quảng sinh yên. Quảng đại phối thiên địa, biến thông phối tứ thời, âm

dương chi nghĩa phối nhật nguyệt, dị giản chi thiện phối chí đức : Ôi ! Càn lúc tĩnh chuyên, lúc

động là thẳng ; vì thế sinh ra lớn [đại]. Ôi ! Khôn lúc tĩnh thì hấp thu, lúc động thì khép lại vì thế

sinh ra rộng [quảng]. Rộng lớn phối hợp trời đất, biến thông phối hợp tứ thời, nghĩa của âm

dương phối hợp mặt trời mặt trăng, tánh thiện của dị giản phối hợp đức lớn.

7. CHƯƠNG THỨ BẢY :

Tiết thứ nhất :

Tử viết : Dịch kỳ chí hỷ hồ ; phù ! dịch thánh nhân sở dĩ sùng đức nhi quảng nghiệp dã. Tri

sùng, lễ ti, sùng hiệu thiên, ty pháp địa : Đức Khổng nói : Dịch tinh diệu cực điểm. Ôi Dịch là

phương tiện cho thánh nhân nêu cao thiên đức và mở rộng sự nghiệp. Nâng cao đức, giữ thấp

lễ, sùng ngưỡng mộ trời, ty bắt chước đất.

Tiết thứ hai :

Thiên Địa thiết vị nhi Dịch hành hồ kỳ trung hỷ ; thành tính tồn tồn, đạo nghĩa chi môn :

Trời Đất lập nên vị cao thấp mà Dịch lưu hành nơi giữa ; dần dần muôn loài thành tính mở lớn

cửa đạo nghĩa.

8. CHƯƠNG THỨ TÁM :

Tiết thứ nhất :

Thánh nhân hữu dĩ kiến thiên địa chi trách, nhi nghĩ chư kỳ hình dung, tượng kỳ vật nghi

thị cố vị chi tượng : Bậc Thánh nhân từ chỗ thấy muôn loài trong thiên địa mà suy xét các hình

dạng của nó ghi lại những nét tương tự, cho nên gọi đó là tượng [thoán từ].

.

35

Tiết thứ hai :

Thánh nhân hữu dĩ kiến thiên hạ chi động, nhi quán kỳ hội thông, dĩ hành kỳ điển lễ, hệ

từ yên dĩ đoán kỳ cát hung, thị cố vị chi hào. : Bậc Thánh nhân thấy các sống động trong thiên

hạ mà quán xét chỗ hội thông của mọi sự, theo đó hệ từ để đoán việc lành dữ cho nên gọi là

hào [hào từ].

Tiết thứ ba :

Ngôn thiên hạ chi chí trách, nhi bất khả ố dã, ngôn thiên hạ chi chí động, nhi bất khả loạn

dã ; Nghĩ chi nhi hậu ngôn, nghị chi nhi hậu động, nghĩ nghị dĩ hành kỳ biến hóa : Nói nhiều

vật rất phức tạp trong thiên hạ mà không chán ghét, luận những việc rất sống động mà không bị

rối loạn ; Suy xét rồi mới nói, bàn luận rồi mới làm, suy xét bàn luận cho thích hợp với sự biến

hóa của Âm Dương.

Tiết thứ tư :

Minh hạc tại Âm kỳ tử hòa chi, ngã hữu hảo tước, ngô dữ nhữ my chi. Tử viết, quân tử cư

kỳ thất, xuất kỳ ngôn thiện, tắc thiên lý chi ngoại ứng chi, huống kỳ nhỉ giã hồ ; cư kỳ thất,

xuất kỳ ngôn bất thiện, tắc thiên lý chi ngoại vi chi, huống kỳ nhỉ giã hồ. Ngôn xuất hồ thân,

gia hồ dân, hành phát hồ nhỉ, kiến hồ viễn ; Ngôn hành quân tử chi khu cơ, khu cơ chi phát,

vinh nhục chi chủ dã ; Ngôn hành quân tử chi sở dĩ động thiên địa dã, khả bất thận hồ ! : Quẻ

Trung Phu, hào từ cửu nhị nói ‘ Chim hạc hót trong bóng râm con nó hòa theo, ta có món chim

sẻ ngon, mẹ với con chia nhau ‘. Đức Khổng nói, người quân tử ở trong nhà phát lời thiện thì

ngoài ngàn dặm hưởng ứng, huống hồ là gần ; ở trong nhà phát lời chẳng lành thì ngoài ngàn

dặm theo đó làm trái, huống chi là gần. Lời nói phát nơi thân, lan ra nơi dân ; hành động ở gần

hậu quả thấy xa ; lời nói và hành động của người quân tử như then chốt [khu cơ], khu cơ đã

phát là chủ của vinh nhục ; Sở dĩ lời nói và việc làm của người quân tử động đến trời đất là vậy,

có thể không cẩn thận chăng ?

Tiết thứ năm :

Đồng nhân, tiên hào đào nhi hậu tiếu. Tử viết, quân tử chi đạo, hoặc xuất hoặc xử, hoặc

mặc hoặc ngữ, nhị nhơn đồng tâm kỳ lợi đoạn kim, đồng tâm chi ngôn kỳ xú như lan. : Đồng

Nhân, hào từ cửu ngũ nói ‘ trước đó kêu gào rồi sau lại cười ‘ . Đức Khổng nói, đạo của người

quân tử hoặc hành động hoặc nghỉ ngơi, hoặc im lặng, hoặc nói năng đều thích ứng ; hai người

đồng tâm thì có lợi lớn như cắt đứt được kim loại, lời nói của họ thơm như hoa lan.

.

36

Tiết thứ sáu :

Đại Quá, sơ lục, tạ dụng bạch mâu, vô cựu. Tử viết, cẩu thác chư địa nhi khả hỷ, tạ chi

dụng mâu, hà cửu chi hữu ? Thận chi chí dã ; phù mâu chi vi vật bạc nhi dụng khả trọng dã ;

thận tư thuật dã dĩ vãng kỳ vô sở thất hỷ. : Đại Quá, hào từ sơ lục, nhờ dùng cỏ tranh, không

có lỗi. Đức Khổng nói, nếu té xuống đất có thể, nhờ dùng cỏ tranh mà được an toàn, thì đâu có

lỗi mà còn là rất mực cẩn thận. Ôi cỏ tranh là vật tầm thường mà biết dùng thì công dụng của

nó lại lớn ; Thận trọng dùng thuật này để sinh hoạt thì không chỗ sai, mất.

Tiết thứ bảy :

Khiêm, cửu tam, lao khiêm quân tử hữu chung, cát. Tử viết, lao nhi bất phạt, hữu công nhi

bất đức, hậu chi chí dã ; ngữ dĩ kỳ công hạ nhơn dã. Đức ngôn thạnh, lễ ngôn cung, khiêm giã

dã ; Trí cung dĩ tồn kỳ vị giã dã. : Khiêm, hào từ cửu tam, lao nhọc vẫn khiêm tốn là người quân

tử được kết quả, tốt lành. Đức Khổng nói, mệt nhọc mà không kêu than, có công mà không

khoe khoang, đức rất dày vậy. Kể công là người hèn kém. Đức cần nên thạnh, lễ cần phải khiêm

tốn, khiêm tốn rất mực để giữ gìn ngôi vị.

Tiết thứ tám :

Càn, thượng cửu, kháng long hữu hối. Tử viết, quý nhi vô vị, cao nhi vô dân, hiền nhân tại

hạ vị nhi vô phụ, thị dĩ động nhi hữu hối dã : Càn, hào từ thượng cửu, rồng bay quá cao, phải

hối tiếc. Đức Khổng nói, tuy quý mà không được vị, tuy cao mà không có dân, không được hiền

nhân ở dưới giúp đỡ cho nên hành động lỗi lầm đến phải hối tiếc.

Tiết thứ chín :

Tiết, sơ cửu, bất xuất hộ đình, vô cửu. Tử viết, loạn chi sở sinh dã, tắc ngôn ngữ dĩ vi giai ;

quân bất mật tắc thất thần, thần bất mật tắc thất thân, cơ sự mất mật tắc hại thành, thị dĩ

quân tử thận mật nhi bất xuất dã : Hào từ sơ cửu quẻ Tiết, không ra khỏi cửa thì không có lỗi.

Đức Khổng nói, cớ sự sinh loạn đều do bởi ngôn ngữ, vua không kín đáo thì mất bề tôi, bề tôi

không kín đáo thì mất mạng sống, cơ sự không kín đáo thì dễ bị hại và khó có kết quả, vì thế

người quân tử cần phải thận trọng kín đáo khi nói năng hoặc ra ngoài.

Tiết thứ mười :

Tử viết, tác Dịch giã kỳ tri đạo hồ ! Dịch viết, phụ thả thừa, trí khấu chí, phụ giã dã tiểu

nhân chi sự dã ; thừa giã dã quân tử chi khí dã ; tiểu nhân nhi thừa quân tử chi khí, đạo tư

đoạt chi ; thượng mạn hạ bạo, đạo tư phạt chi hỷ ; mạn tàng hối đạo, trị dung hối dâm. Dịch

viết, phụ thả thừa, trí khấu chí, đạo chi chiêu dã :

37

Đức Khổng nói, người làm Dịch biết rõ nguyên nhân hấp dẫn kẻ trộm. Dịch rằng (quẻ Giải,hào

từ lục tam) vác lại còn cởi đến nổi bị trộm cướp ; vác là việc của tiểu nhân, cởi là khí cụ của

người quân tử ; tiểu nhân mà cởi khí cụ của người quân tử kẻ trộm theo đó cướp đoạt ; trên

khinh mạn dưới tất ác bạo hành khiến kẻ trộm nghĩ đến cướp giật. Cất chứa lỏng lẻo là mời gọi

trộm, làm đẹp dung nhan là mời gọi kẻ dâm. Dịch rằng, vác lại còn cởi đến nổi bị cướp là do mời

gọi kẻ trộm vậy.

9. CHƯƠNG THỨ CHÍN :

Tiết thứ nhất :

Thiên nhất, Địa nhị, Thiên tam, Địa tứ, Thiên ngũ, Địa lục, Thiên thất, Địa bát, Thiên cửu,

Địa thập. Thiên số ngũ, Địa số ngũ, Ngũ vị tương đắc nhi các hữu hiệp. Thiên số nhị thập hữu

ngũ, Địa số tam thập, phàm Thiên Địa chi số ngũ thập hữu ngũ, thử sở dĩ thành biến hóa nhi

hành quỷ thần dã. Đại diễn chi số ngũ thập, dụng kỳ tứ thập hữu ngũ, phân nhi vi nhị dĩ đối

tượng lưỡng, quải nhất dĩ tượng tam, thiệt chi tứ dĩ tượng tứ thời, qui cơ ư lặc [?], dĩ tượng

nhuận, ngũ tuế tái nhuận cố tái lặc nhi hậu quải : Trời 1, Đất 2, Trời 3, Đất 4, Trời 5, Đất 6, Trời

7, Đất 8, Trời 9, Đất 10. Số Trời có 5, số Đất cũng có 5, các số Trời Đất được vị liên tiếp từng cặp

hiệp nhau. Số Trời 25, số Đất 30, phàm số Trời Đất là 55, nhờ thế thành biến hóa hành quỷ thần

vậy. Số Đại Diễn 50, dùng 45, chia 2 để tượng lưỡng, dành 1 để tượng tam, đếm 4 để tượng tứ

thời, qui cơ ư lặc [?], để tượng nhuận, 5 năm lại nhuận nên lại lặc rồi tiếp đó quải. (?)

Tiết thứ hai :

Càn chi sách nhị bách nhất thập hữu lục, Khôn chi sách bách tứ thập hữu tứ ; phàm tam

bách hữu lục thập đương kỳ chi nhật, nhị thiên chi sách, vạn hữu nhất thiên ngũ bách nhị

thập đương vạn vật chi số dã ; thị cố, tứ doanh nhi thành dịch, thập hữu bát biến nhi thành

quái, bát quái nhi tiểu thành, dẫn nhi thân chi, súc loại nhi trưởng chi, thiên hạ chi năng sự

tất hỷ. : Sách (thẻ tre) Càn có 216, sách Khôn có 144 ; phàm 360 tương đương số ngày trong

năm, 2 thiên sách 11.520 tương đương số vạn vật ; cho nên, làm đầy 4 bên cho thành Dịch, biến

18 lần cho thành quẻ, bát quái là tiểu thành, mở ra cho rộng, phân loại để nuôi lớn hoàn tất

được mọi việc trong thiên hạ vậy.

Tiết thứ ba :

Hiển Đạo Thần Đức Hạnh, thị cố, khả dữ thù tạc, khả dữ hựu thần hồ ! Tử viết, tri biến hóa

chi đạo giã, kỳ tri thần chi sở vi hồ ! : Thể hiện Đạo Thần Đức Hạnh, cho nên có thể áp dụng

Dịch để thù tạc trong xã hội, có thể dùng nó giúp việc thần. Đức Khổng nói ’ biết được Đạo tiến

hóa thì biết việc thần làm vậy ! ‘

38

10. CHƯƠNG THỨ MƯỜI :

Tiết thứ nhất :

Dịch hữu thánh nhân chi đạo tứ yên. Dĩ ngôn giã thượng kỳ từ, dĩ động giã thượng kỳ

biến, dĩ chế khí giã thượng kỳ tượng, dị bốc phệ thượng kỳ chiêm : Đạo Dịch của thánh nhân

có 4 việc. Dùng để nói thì chuộng lời từ, dùng để hành động thì chuộng sự biến, dùng để chế

tạo đồ dùng thì chuộng các tượng, dùng để xem bói thì chuộng lời chiêm.

Tiết thứ hai :

Thị dĩ quân tử tương hữu vi giã, tương hữu hành giã, vấn yên nhi dĩ ngôn, kỳ thọ mệnh dã

như hưởng, vô hữu viễn cận u thâm, toại tri lai vật, phi thiên hạ chi chí tinh, kỳ thục năng dữ

ư thử : Vì thế, người quân tử khi sắp sửa làm, khi sắp sửa đi, đều hỏi Dịch và được nó vâng

mệnh trả lời rất nhanh, chẳng kể xa gần sâu kín, bèn biết sự vật tương lai ; nếu chẳng phải bậc

chí tinh trong thiên hạ thì làm sao được như vậy ?

Tiết thứ ba :

Tham ngũ dĩ biến, thác tổng kỳ số, thông kỳ biến, toại thành thiên địa chi giao, cực kỳ số

toại định thiên hạ chi tượng ; phi thiên hạ chi chí biến, kỳ thục năng dữ ư thử : Sắp xếp hàng

ngũ để thông biến hóa, nghiệm sự thác tổng, để tỏ rõ con số ; thông biến hóa mới thành sự

tương giao của trời đất ; biết hết các con số mới định được các tượng trong thiên hạ ; nếu

chẳng phải là bậc chí biến trong thiên hạ thì làm sao được như vậy ?

Tiết thứ tư :

Dịch vô tư dã, vô vi dã, mặc nhiên bất động, cảm nhi toại thông thiên hạ chi cố ; phi thiên

hạ chi chí thần, kỳ thục năng dữ ư thử : Dịch vô tư, vô vi, mặc nhiên không động, mà cảm

thông mọi duyên cớ trong thiên hạ ; nếu chẳng phải bậc chí thần trong thiên hạ thì làm sao

được như vậy ?

Tiết thứ năm :

Phù Dịch, thánh nhân chi sở dĩ cực thâm nhi nghiên cơ dã. Duy thâm dã, cố năng thông

thiên hạ chi chí ; duy cơ dã, cố năng thành thiên hạ chi vụ ; duy thần dã, cố bất tật nhi tốc, bất

hành nhi chí : Ôi Dịch để làm gì ? Tài liệu để thánh nhân nghĩ sâu, nghiền cơ ; chỉ có nghĩ sâu

mới có thể thông được chí của thiên hạ ; chỉ có nghiền cơ mới thành được vụ việc trong thiên

hạ ; chỉ có tài như thần mới không hấp tấp mà vẫn nhanh, không đi mà vẫn đến.

.

39

Tiết thứ sáu :

Tử viết, Dịch hữu thánh nhân chi đạo tứ yên giã, thử chi vị dã : Đức Khổng nói, đạo Dịch

của thánh nhân có 4, là như thế.

11. CHƯƠNG THỨ MƯỜI MỘT :

Tiết thứ nhất :

Tử viết, Phù Dịch hà vi giã dã. Phù Dịch khai vật thành vụ, mạo thiên hạ chi đạo như tư, nhi

dĩ giã dã : Đức Khổng nói, ôi Dịch là làm cái gì ? Dịch triển khai sự vật thành vụ việc, trùm khắp

đạo nơi thiên hạ, như thế mà thôi !

Thị cố Thánh nhân dĩ thông thiên hạ chi chí, dĩ định thiên hạ chi nghiệp, dĩ đoán thiên hạ

chi nghi, thị dĩ thi chi đức viên nhi thần, quái chi đức phương dĩ tri ; lục hào chi nghĩa dị nhi

cống : Cho nên Thánh nhân nhờ nó để cảm thông chí khí của thiên hạ, để ổn định nghề nghiệp

trong thiên hạ, để giải đoán mọi hồ nghi trong thiên hạ, vì thế đức của cỏ thi tròn đầy mà thần

diệu, đức của quẻ cụ thể mà biết tương lai do nghĩa của 6 hào dễ dàng cống hiến.

Tiết thứ hai :

Thánh nhân dĩ thử tẩy tâm thối tàng ư mật, cát hung dữ dân đồng hoạn, thần dĩ tri lai, trí

dĩ tàng vãng, kỳ thục năng dữ ư thử tai ? Cổ chi thông minh duệ trí, thần vũ nhi bất sát giã

phù ! : Bậc Thánh nhờ nó tẩy rửa tâm tánh, thoái ẩn nơi kín đáo, lành dữ cùng với dân đồng lo

chịu hoạn nạn ; dùng thần để biết tương lai, dùng trí để rút kinh nghiệm, nếu không phải Thánh

thì ai có thể làm như vậy ? Phải chăng là những bậc thánh xưa thông minh duệ trí, uy vũ thần

diệu mà không giết hại !

Thị dĩ minh ư thiên chi đạo nhi sát ư dân chi cố, thị dữ thần vật dĩ tiền dân dụng. Thánh

nhân dĩ thử trai giới, dĩ thần minh kỳ đức phù : Vì thế tỏ sáng đạo trời mà kiểm soát cớ sự nơi

dân, dùng trước thần vật cho dân bắt chước. Bậc Thánh dùng nó trai giới để làm cho thần diệu

và cao sáng đức của mình.

Tiết thứ ba :

Thị cố, hạp hộ vị chi Khôn, tịch hộ vị chi Càn, nhất hạp nhất tịch vị chi biến, vãng lai bất

cùng vị chi thông, kiến nãi vị chi tượng, hình nãi vị chi khí, chế nhi dụng chi vị chi pháp ; lợi

dụng xuất nhập, dân hàm dụng chi vị chi thần : Cho nên, đóng cửa gọi là Khôn, mở cửa gọi là

Càn, một đóng một mở gọi là biến, qua lại không dứt gọi là thông, thấy bóng dáng gọi là tượng,

rõ hình thể gọi là khí, chế biến để dùng gọi là pháp ; xuất nhập để cho dân chúng đều dùng

được lợi gọi là thần.

40

Tiết thứ tư :

Thị cố, Dịch hữu thái cực thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh Bát

quái ; Bát quái định cát hung, cát hung sinh đại nghiệp : Cho nên, Dịch có thái cực là toàn thể

sự vật đã sinh lưỡng nghi rồi lưỡng nghi sinh tứ tượng, rồi tứ tượng sinh Bát Quái ; Bát Quái

định cát hung và do đó cát hung sinh đại nghiệp.

Tiết thứ năm :

Thị cố, Pháp tượng mạc đại hồ thiên địa, biến thông mạc đại hồ tứ thời, huyền tượng trứ

minh mạc đại hồ nhật nguyệt, sùng cao mạc đại hồ phú quý, bị vật trí dụng lập thành khí, dĩ vi

thiên hạ lợi mạc đại hồ thánh nhân, thám trách sách ẩn câu thâm trí viễn dĩ định thiên hạ chi

cát hung, thành thiên hạ chi vỹ vỹ giã mạc đại hồ thi qui : Cho nên, bắt chước [pháp] tượng

không gì lớn bằng trời đất, biến thông không gì lớn bằng 4 mùa (tứ thời), treo hình tượng chiếu

sáng không gì lớn bằng mặt trời mặt trăng (nhật nguyệt), tôn cao lên không gì bằng giàu sang

(phú quý), chuẩn bị vật thành đồ dùng có lợi cho thiên hạ không gì bằng thánh nhân ; thăm vật

hiện, dò vật ẩn, tận nơi sâu, đến chỗ xa để định việc lành dữ trong thiên hạ, để hoàn thành mọi

sự việc không gì bằng cỏ thi và mai rùa (2 vật để chiêm bói).

Tiết thứ sáu :

Thị cố, thiên sinh thần vật thánh nhân tắc chi, thiên địa biến hóa, thánh nhân hiệu chi.

Thiên thùy tượng hiện cát hung, thánh nhân tượng chi ; hà xuất đồ, lạc xuất thư thánh nhân

tắc chi. Dịch hữu tứ tượng sở dĩ thị chi, hệ từ yên sở dĩ cáo dã, định chi dĩ cát hung sở dĩ

đoán dã : Cho nên, trời sinh thần vật để thánh nhân làm bằng chứng, trời đất biến hóa để

thánh nhân noi theo. Trời buông rủ dung dáng, hiện lành dữ để thánh nhân tượng theo, hà xuất

đồ, lạc xuất thư thánh nhân lấy làm bằng. Dịch có tứ tượng để chỉ thị, rồi hệ từ để báo cáo, định

ra 2 hướng lành dữ để người người quyết đoán vậy !

12. CHƯƠNG THỨ MƯỜI HAI :

Tiết thứ nhất :

Dịch viết, Tự thiên hựu chi, cát vô bất lợi. Tử viết, hựu giã trợ dã, thiên chi sở trợ giã thuận

dã, nhân chi sở trợ giã tín dã. Lý tín, tư hồ thuận hựu dĩ thượng hiền dã, thị dĩ tự thiên hựu

chi, cát vô bất lợi dã : Kinh Dịch, hào từ thượng cửu quẻ Đại Hữu nói ‘ Tự trời giúp cho, tốt lành

không gì không lợi ‘. Đức Khổng rằng ‘ hựu là trợ giúp, được trời giúp là nhờ biết thuận, được

người giúp nhờ giữ lòng tin ; được tin, hiếu thuận lại biết chuộng người hiền vì thế tự được trời

giúp tốt lành không gì không lợi.

.

41

Tiết thứ hai :

Tử viết, thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý, nhiên tắc thánh nhân chi ý, kỳ bất khả kiến hồ ? :

Đức Khổng nói, ‘ Sách chẳng hết lời, lời chẳng hết ý, vậy thì không thể thấy ý của thánh nhân

chăng ?

Tiết thứ ba :

Tử viết, thánh nhân lập tượng dĩ tận ý, thiết quái dĩ tận tình ngụy, hệ từ yên dĩ tận kỳ

ngôn, biến nhi thông chi dĩ tận lợi, cổ chi vũ chi dĩ tận thần : Đức Khổng rằng ‘ Thánh nhân lập

tượng để bày tỏ hết ý (tận ý), thiết quái để tường tận đúng sai (tình ngụy), hệ thêm từ để nói

hết lời, nắm vững sự biến hóa và thông suốt mọi lẽ để có lợi lớn, cổ vũ để được thần diệu rất

mực.

Tiết thứ tư :

Càn Khôn kỳ Dịch chi uẩn da, Càn Khôn thành liệt nhi Dịch lập hồ kỳ trung hỷ. Càn Khôn hủy

nhi vô dĩ kiến Dịch ; Dịch bất khả kiến tắc càn khôn hoặc cơ hồ tức hỷ : Càn Khôn là túi chứa

Dịch, Càn Khôn an bày thì Dịch thiết lập trong đó, Càn Khôn bị hủy thì lấy gì thấy Dịch. Một khi

Dịch không thể thấy thì Càn Khôn dường như nghĩ việc.

Tiết thứ năm :

Thị cố, hình nhi thượng giã vị chi đạo, hình nhi hạ giã vị chi khí, hóa nhi tài chi vị chi biến,

thôi nhi hành chi vị chi thông, cử nhi thố chi thiên hạ chi dân, vị chi sự nghiệp : Cho nên, từ

hình đến thượng gọi là đạo, từ hình đến hạ gọi là khí (dụng cụ), cải hóa và cắt xén gọi là biến,

đun đẩy cho tiến hành gọi là thông, đem đặt khắp dân trong thiên hạ gọi là sự nghiệp.

-----***-----

42

HỆ TỪ HẠ TRUYỆN

(Truyện Hệ Từ Hạ)

1. CHƯƠNG THỨ NHẤT :

Tiết thứ nhất :

Bát quái thành liệt, tượng tại kỳ trung hỷ, nhân nhi trùng chi, hào tại kỳ trung hỷ ; cương

nhu tương thôi, biến tại kỳ trung hỷ ; hệ từ yên nhi mệnh chi, động tại kỳ trung hỷ : Bát quái

xếp thành thứ tự, tượng ở trong đó ; nhân đó trùng lên, hào ở trong đó, cứng mềm đẩy nhau,

biến ở trong đó, hệ từ như truyền mệnh lệnh, động ở trong đó.

Tiết thứ hai :

Cát hung hối lẫn giã, sinh hồ động giã dã. Cương nhu giã, lập bản giã dã ; biến thông giã,

thú thời giã dã. Cát hung giã, trinh thắng giã dã ; thiên địa chi đạo, trinh quan giã dã ; nhật

nguyệt chi đạo trinh minh giã dã ; thiên hạ chi động, trinh phù nhất giã dã : Lành dữ, hối tiếc

lầm lẫn phát sinh do hành động. Hào quẻ cương nhu là thiết lập cái gốc, biến thông là tùy theo

thời. Lành dữ là dựa theo sự thắng thua ; đạo của trời đất là dựa theo sự quan sát ; đạo của

mặt trời mặt trăng là dựa theo sự sáng tối ; hành động của thiên hạ là dựa theo một trong

những thứ đó.

Tiết thứ ba :

Phù Càn xác nhiên thị nhân dị hỷ, phù Khôn đồi nhiên thị nhân giản hỷ. Hào dã giã, hiệu

thử giã dã ; tượng dã giã, tượng thử giã dã. Hào tượng động hồ nội, cát hung kiến hồ ngoại,

công nghiệp kiến hồ biến, thánh nhân chi tình kiến hồ từ : Ôi Càn chắc chắn chỉ thị người sự dễ

dàng ; Ôi Khôn khẳng định chỉ thị người việc đơn giản. Hào là phỏng theo đó ; tượng là hình

dung theo đó. Hào tượng động ở bên trong, cát hung hiện ra ngoài. Công nghiệp thấy nơi biến

động, tình cảm của thánh nhân thấy nơi lời từ.

Tiết thứ tư :

Thiên Địa chi đại đức viết sinh, thánh nhân chi đại bảo viết vị ; hà dĩ thủ vị viết nhân, hà dĩ

tụ nhân viết tài ; lý tài chính từ cấm dân vi phi viết nghĩa : Đức lớn của Trời Đất là sự sống, cái

quý lớn của bậc thánh là ngôi vị ; cái để giữ ngôi vị là lòng nhân, cái để tụ tập người là tài sản,

quản lý tài sản, đoan chính mệnh lệnh cấm dân làm điều sai trái là đạo nghĩa.

.

43

2. CHƯƠNG THỨ HAI :

Tiết thứ nhất :

Cổ giã, Bào Hy thị chi vượng thiên hạ dã, ngưỡng tắc quan tượng ư thiên, phủ tắc quan

pháp ư địa, quan điểu thú chi giao, dữ thiên địa chi nghi, cận thủ chư thân, viễn thủ chư vật ;

ư thị thỉ tác bát quái, dĩ thông thần minh chi đức, dĩ loại vạn vật chi tình, tác kết thằng nhi vi

võng cổ, dĩ điền dĩ ngư, cái thủ chư Ly : Người xưa, họ Bào Hy trị thiên hạ, ngước lên để xem

tượng nơi trời, cúi xuống để nghiệm pháp nơi đất ; quan sát chim muông giao tế ; sống thích

nghi với trời đất, gần thì chọn lấy thân, xa thì chọn nơi vật ; từ đó bắt đầu làm ra bát quái để

thông với đức của thần minh, để phân loại tình của vạn vật ; kết dây làm thành lưới bẫy để cày

ruộng, đánh cá bởi vì biết dùng tượng quẻ Ly.

Tiết thứ hai :

Bào Hy thị một, Thần Nông thị tác, trác mộc vi tỷ, nhu mộc vi lỗi, lỗi nậu chi lợi, dĩ giáo

thiên hạ, cái thủ chư Ích : Họ Bào Hy chết, họ Thần Nông lên thay, đẽo gổ làm lưỡi cày, đốn cây

làm thân cày, rồi dạy thiên hạ cái lợi của cày bừa bởi vì biết dùng tượng quẻ Ích .

Tiết thứ ba :

Nhật trung vi thị, trí thiên hạ chi dân, tụ thiên hạ chi hóa, giao dịch nhi thoái, các đắc kỳ

sở, cái thủ chư Phệ Hạp : Giữa trưa họp chợ, dân trong thiên hạ đến, tụ họp hàng hóa, giao

dịch rồi ra về, mỗi người được như ý bởi vì biết dùng tượng quẻ Phệ Hạp.

Tiết thứ tư :

Thần Nông thị một, Hoàng Đế, Nghiêu Thuấn thị tác, thông kỳ biến sử dân bất quyện, thần

nhi hóa chi, sử dân nghi chi ; Dịch cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu, thị dĩ tự thiên

hựu chi, cát vô bất lợi : Họ Thần Nông chết, họ Hoàng Đế, Nghiêu Thuấn lên thay, thông biến

khiến cho dân không mệt, thần diệu biến hóa làm cho dân thích nghi ; Dịch cùng thì biến, biến

thì thông, thông thì lâu dài, vì thế cho nên được trời trợ giúp, tốt lành không gì không lợi.

Hoàng Đế, Nghiêu Thuấn thùy y thường nhi thiên hạ trị, cái thủ chư Càn Khôn : Hoàng Đế,

Nghiêu Thuấn rũ áo xiêm mà trị được thiên hạ bởi vì biết dùng tượng 2 quẻ Càn Khôn.

Tiết thứ năm :

Khô mộc vi chu, diệm mộc vi tập, chu tập chi lợi, dĩ tế bất thông, trí viễn dĩ lợi thiên hạ cái

thủ chư Hoán : Mổ cây làm thuyền, đẽo cây làm chèo, dùng lợi ích của thuyền chèo để giao

thông đến chỗ xa bởi vì biết dùng tượng quẻ Hoán.

44

Phục ngưu thừa mã dẫn trọng trí viễn dĩ lợi thiên hạ cái thủ chi Tùy : Đánh trâu, cởi ngựa

chở nặng đi xa để làm lợi thiên hạ bởi vì biết dùng tượng quẻ Tùy.

Trùng môn kích thác dĩ đãi bạo khách, cái thủ chư Dự : Đóng cửa đánh mỏ để chờ kẻ cướp

bởi vì biết dùng tượng quẻ Dự.

Đoạn mộc vi chữ, quật địa vi cửu, cửu chữ chi lợi, vạn dân dĩ tế, cái thủ chư Tiểu Quá :

Chặt cây làm chày, đào đất làm cối, làm lợi cho vạn dân bằng chày cối bởi vì biết dùng tượng

quẻ Tiểu Quá.

Huyền mộc vi cung, diệm mộc vi thỉ, cung thỉ chi lợi, dĩ uy thiên hạ, cái thủ chư Khuê : Uốn

cây làm cung, vót cây làm tên, dùng cái lợi của cung tên để ra oai với thiên hạ, bởi vì biết dùng

tượng quẻ Khuê.

Tiết thứ sáu :

Thượng cổ, huyệt cư nhi dã sử, hậu thế thánh nhân dịch chi dĩ cung thất ; thượng đống hạ

vũ, dĩ đãi phong vũ, cái thủ chư Đại Tráng : Thời thượng cổ, ở trong hang và làm nơi hoang dã,

đời sau thánh nhân đổi lại dùng cung thất, trên cột dưới kèo đề phòng mưa gió bởi vì biết dùng

tượng quẻ Đại Tráng.

Cổ chi táng giã, hậu y chi dĩ tân, táng chi trung dã, bất phong, bất thụ, tang kỳ vô số ; hậu

thế thánh nhân dịch chi dĩ quan quách, cái thủ chư Đại Quá : Ngày xưa khi chôn cất, dùng củi

để thiêu hoặc chôn giữa nơi hoang dã, không lấp kín, không trồng cây, thời gian tang chế vô số ;

đời sau thánh nhân đổi lại dùng quan quách, bởi vì biết dùng tượng quẻ Đại Quá.

Thượng cổ, kết thằng nhi trị, hậu thế thánh nhân dịch chi dĩ thư khế, bách quan dĩ trị, vạn

dân chi sát, cái thủ chư Quải : Thời thượng cổ, kết thằng để trị , đời sau thánh nhân đổi lại

dùng thư khế, trăm quan cai trị, muôn dân kiểm soát, bởi vì biết dùng tượng quẻ Quải.

3. CHƯƠNG THỨ BA :

Thị cố Dịch giã, tượng dã. Tượng giã, tượng dã. Thoán giã, tài dã ; Hào giã, hiệu thiên hạ

chi động giã dã ; thị cố, cát hung sinh nhi hối lẫn trứ dã : Cho nên Dịch là tượng vậy. Tượng là

hình dung vậy ; Thoán là tài liệu ; Hào là phỏng theo những hành động của thiên hạ, từ đó lành

dữ sinh mà lộ rõ 2 hướng hối tiếc hoặc lầm lẫn.

4. CHƯƠNG THỨ TƯ :

Dương quái đa âm, âm quái đa dương, kỳ cố hà dã ? Dương quái cơ, Âm quái ngẫu, kỳ

đức hạnh hà dã. Dương nhất quân nhi nhị dân, quân tử chi đạo dã. Âm nhị quân nhi nhất

dân, tiểu nhân chi đạo dã : Quẻ Dương nhiều hào Âm, quẻ Âm nhiều hào Dương, cớ sao như

45

vậy? Quẻ Dương thì hào Dương lẻ [hệ Bát quái có 8 quẻ 3 hào, quẻ Dương gồm 1 hào dụng

dương cương + 2 hào thể âm nhu], quẻ Âm thì hào Dương chẳn [quẻ Âm gồm 1 hào dụng âm

nhu + 2 hào thể dương cương], đức hạnh của chúng như thế nào ? Quẻ Dương 1 vua mà 2 dân

là đạo của người quân tử ; quẻ Âm 2 vua mà 1 dân là đạo của kẻ tiểu nhân.

5. CHƯƠNG THỨ NĂM :

Tiết thứ nhất :

Dịch viết, xung xung vãng lai, bằng tòng nhỉ tư. Tử viết, thiên hạ hà tư hà lự, thiên hạ

đồng qui nhi thù đồ, nhất trí nhi bách lự ; thiên hạ hà tư hà lự, nhật vãng tắc nguyệt lai,

nguyệt vãng tắc nhật lai, nhật nguyệt tương thôi nhi minh sinh yên. Hàn vãng tắc thử lai, thử

vãng tắc hàn lai, hàn thử tương thôi nhi tuế thành yên. Vãng giã khuất dã, lai giã tín [thân]

dã, khuất tín [thân] tương cảm nhi lợi sinh yên : Kinh Dịch, hào từ cửu tứ quẻ Hàm nói ‘ phân

vân chẳng quyết, đi đi lại lại,bạn bè thuận theo suy nghĩ của mình ’.Đức Khổng rằng, thiên hạ cớ

gì nghĩ, cớ gì lo ?! thiên hạ cùng quay về một mà khác lối đi, cùng đến một nơi mà nghĩ ngợi

trăm đường; thiên hạ cớ gì lo cớ gì nghĩ ?! mặt trời đi thì mặt trăng đến, mặt trăng lặn thì mặt

trời mọc, mặt trời mặt trăng thay nhau chiếu sáng. Lạnh đi thì nắng tới, Nắng đi thì lạnh lại, lạnh

nắng thay nhau để làm thành năm tháng. Vãng là co khuất, lai là duỗi hiện, co duỗi cảm nhau

thì sinh ra lợi.

Xích hoạch chi khuất, dĩ cầu thân dã ; long xà chi trập, dĩ tồn thân dã. Tinh nghĩa nhập

thần dĩ trí dụng dã, lợi dụng an thân dĩ sùng đức dã. Quá thử dĩ vãng, vị chi hoặc tri dã, cùng

thần tri hóa, đức chi thạnh dã : Sâu đo co để cầu duỗi, rồng rắn ẩn nấp để bảo vệ mạng sống.

Bậc Thánh học tập tinh nghĩa nhập Thần đến khi dùng được, lợi dụng an thân để rèn đức, theo

đó để hành động, kinh nghiệm đến chỗ thần diệu, thấy biết mọi biến hóa, đó là thịnh đức vậy !

Tiết thứ hai :

Dịch viết, Khốn vu thạch, cứ vu tật lê, nhập vu kỳ cung, bất kiến kỳ thê, hung. Tử viết, phi

sở khốn nhi khốn yên, danh tất nhục, phi sở cứ nhi cứ yên, thân tắc nguy, tử kỳ tương chí,

thê kỳ khả đắc kiến da ? : Kinh Dịch, hào từ lục tam quẻ Khốn nói ‘ Khốn như bị đá đè, cứ như

đạp phải gai tật lê, vào nhà không thấy vợ, là điềm dữ. Đức Khổng rằng ‘ Chẳng phải chỗ khốn

mà bị khốn thì danh ắt phải nhục ; chẳng phải chỗ đặt chân mà đặt vào thì thân ắt phải nguy,

chết sắp đến nơi sao còn thấy được vợ ?

Tiết thứ ba :

Dịch viết, công dụng xạ chuẩn vu cao dung chi thượng, hoạch chi vô bất lợi. Tử viết,

chuẩn giã, thú dã ; cung thỉ giã, khí dã, xạ chi giã, nhơn dã. Quân tử tàng khí ư thân đãi thời dĩ

46

động, hà bất lợi chi hữu, động nhi bất quát, thị dĩ xuất nhi hữu hoạch, ngữ thành khí nhi động

giã dã : Kinh Dịch, hào từ thượng lục quẻ Giải nói ‘ 1 vị Công bắn chim chuẩn đậu trên tường

cao, được thu hoạch, không gì không lợi. Chim Chuẩn là thú, cung tên là dụng cụ, kẻ bắn là

người. Bậc quân tử chuẩn bị dụng cụ nơi thân, đợi thời hành động thì đâu còn bất lợi ; những

hành động không bị bó buộc nên ra tay thì có thu hoạch, ý nói nên luyện tập thành thục khí cụ

rồi mới hành động.

Tiết thứ tư :

Tử viết, tiểu nhân bất sỉ bất nhân, bất úy bất nghĩa, bất kiến lợi bất cần, bất uy bất trừng,

tiểu trừng nhi đại giới, thử tiểu nhân chi phúc dã : Đức Khổng rằng ‘ đứa tiểu nhân làm chuyện

bất nhân không biết xấu hổ, không sợ việc bất nghĩa, không thấy lợi thì không siêng làm, không

ra oai, không trừng phạt thì nó không sợ ; được trừng phạt nhẹ [tiểu trừng] mà ngăn cấm nhiều

(đại giới), đó là phúc cho kẻ tiểu nhân.

Dịch viết, lý giảo diệt chỉ vô cựu, thử chi vị dã : Kinh Dịch, hào từ sơ cửu quẻ Phệ Hạp nói ‘

tội nhẹ như đạp phải cùm bị đứt ngón chân không có lỗi ‘ , là như thế !

Tử viết, thiện bất tích, bất túc dĩ thành danh, ác bất tích bất túc dĩ diệt thân. Tiểu nhân dĩ

tiểu thiện vi vô ích nhi phất vi dã, dĩ tiểu ác vi vô thương nhi phất khứ dã ; cố ác tích nhi bất

khả yểm, tội đại nhi bất khả giải : Việc lành không tích chứa không đủ để thành danh, việc ác

không tích chứa không đủ để mất mạng. Kẻ tiểu nhân cho việc thiện nhỏ vô ích nên không làm,

việc ác nhỏ không có hại nên chẳng từ bỏ cho nên chứa việc ác nhiều không thể che dấu, tội lỗi

lớn không thể giải cứu ;

Dịch viết, hạ giảo diệt nhỉ, hung, thử chi vị dã : Kinh Dịch, hào từ thượng cửu quẻ Phệ Hạp

nói ‘ mang gông bị đứt tai, điềm dữ ‘ là như thế !

Tiết thứ năm :

Dịch viết, kỳ vong kỳ vong, hệ vu bao tang. Tử viết, nguy giã, an kỳ vị giã dã ; vong giã, bảo

kỳ tồn giã dã; loạn giã, hữu kỳ trị giã dã ; thị cố quân tử an nhi bất vong nguy, tồn nhi bất

vong vong, trị nhi bất vong loạn ; thị dĩ thân an nhi quốc gia khả bảo dã : Kinh Dịch, hào từ cửu

ngũ quẻ Bỉ nói ‘ Coi chừng mất, coi chừng mất ! Nên bám chắc như rễ dâu ‘ . Đức Khổng rằng ‘

bị nguy do khinh thường vì đã an được vị, bị mất do khinh thường vì đã giữ được còn ; bị loạn

do khinh thường vì đã trị ổn ; cho nên người quân tử khi an không quên phòng nguy, khi còn

không quên phòng mất, khi trị không quên phòng loạn ; vì thế được an thân mà còn gìn giữ

được nước nhà.

47

.

Tiết thứ sáu :

Dịch viết, đỉnh chiết túc, phúc công tốc, kỳ hình ốc hung ; ngôn bất thắng kỳ nhậm dã. Tử

viết, Đức bạc nhi vị tôn, trí tiểu nhi mưu đại, lực tiểu nhi nhậm trọng, tiễn bất cập hỷ : Kinh

Dịch, hào từ cửu tứ quẻ Đỉnh nói ‘ đỉnh vạc gãy chân,lật đổ thức ăn của bậc Công, bị hình phạt

nặng, xấu ‘ ; Ý nói không đảm trách nổi nhiệm vụ được giao. Đức Khổng rằng ‘ đức mỏng mà

ngôi cao, trí nhỏ mà mưu đồ lớn, sức nhỏ mà nhiệm vụ nặng thì không đảm trách nổi ‘ .

Tiết thứ bảy :

Dịch viết, giới vu thạch, bất chung nhật, trinh cát. Tử viết, giới như thạch yên, ninh dụng

chung nhật, đoán khả thức hỷ. Quân tử tri vi tri chương, tri nhu tri cương, vạn phu chi vọng :

Kinh Dịch, hào từ lục nhị quẻ Dự nói ‘ giữ giới vững như đá, không cần hết ngày cũng được

nguyên lành (trinh cát). Đức Khổng rằng ‘ giữ giới hạn như đá không cần dùng hết ngày cũng có

thể đoán biết kết quả. Người quân tử biết việc tối việc sáng, biết mềm biết cứng, muôn người

đợi mong.

Tử viết, tri cơ kỳ thần hồ ! Quân tử thượng giao bất hãm, hạ giao bất độc, kỳ tri cơ hồ ! Cơ

giã, động chi vi, cát tiên kiến giả dã ; quân tử kiến cơ nhi tác bất sĩ chung nhật : Đức Khổng

rằng sớm biết cơ thì rất thần kỳ, người quân tử giao tế với trên không hạ mình, giao tế với dưới

không ác độc, đó là biết thời. Cơ là hành động còn nhỏ trước khi thấy kết quả lành dữ ; người

quân tử thấy biết cơ liền hành động không cần đợi hết ngày.

Tiết thứ tám :

Dịch viết, bất viễn phục vô kỳ hối, nguyên cát. Tử viết, Nhan thị chi tử, kỳ đãi thứ hồ, hữu

bất thiện vị thường bất tri, tri chi vị thường phục hành giã, thiên địa nhân uân, vạn vật hóa

thuần, nam nữ cấu tinh, vạn vật hóa sinh : Kinh Dịch, hào từ sơ cửu quẻ Phục nói ‘ sớm quay

lại không phải hối tiếc lớn, được an lành. Đức Khổng rằng ‘ học trò họ Nhan [Nhan Hồi] không

đợi người tha thứ ; có hành động bất thiện chưa từng không biết, đã biết chưa từng tái phạm.

Trời Đất un đúc nguyên khí đầy dẫy, vạn vật biến hóa thuần khiết, nam nữ giao cấu, hiệp tinh

muôn loài sinh trưởng.

Tiết thứ chín ;

Dịch viết, tam nhân hành tắc tổn nhất nhân ; nhất nhân hành tắc đắc kỳ hữu, ngôn trí

nhất dã. Tử viết, quân tử an kỳ thân nhi hậu động, dị kỳ tâm nhi hậu ngữ, định kỳ giao nhi

hậu cầu. Quân tử tu thử tam giã cố toàn dã ; nguy dĩ động, tắc dân bất dữ dã ; cụ dĩ ngữ, tắc

dân bất ứng dã, vô giao nhi cầu tắc dân bất dữ dã ; mạc chi dữ, tắc thương chi giã chí hỷ :

48

Kinh Dịch quẻ Tổn, hào từ lục tam nói ‘ 3 người cùng đi thì tổn mất 1 người ; 1 người đi thì được

thêm 1 bạn, ý nói trong 3 hào bát quái có 2 hào thể và chỉ 1 hào dụng. Đức Khổng rằng ‘ người

quân tử an thân rồi sau mới hành động, sạch tâm rồi sau mới nói năng, giao thiệp ổn định rồi

sau mới mong cầu. Người quân tử tu tập 3 thứ đó nên thành toàn mọi việc ; đợi tới nguy, mới

hành động thì dân không theo ; đợi tới sợ, mới nói thì dân không hưởng ứng, không có giao tình

mà yêu cầu thì dân không thể đồng ý ; chẳng có người theo cùng thì ắt phải bị tổn thương.

Dịch viết, mạc ích chi, hoặc kích chi, lập tâm vật hằng, hung : Kinh Dịch quẻ Ích, hào từ

thượng cửu nói ‘ chẳng được ích, mà còn bị đả kích, do lập tâm chẳng thường hằng nên phải

gặp điều xấu ‘.

6. CHƯƠNG THỨ SÁU :

Tử viết, Càn Khôn kỳ Dịch chi môn da, Càn dương vật dã, Khôn âm vật dã ; Âm Dương

hiệp đức nhi cương nhu hữu thể, dĩ thể thiên địa chi soạn, dĩ thông thần minh chi đức ; kỳ

xưng danh dã tạp, nhi bất việt ư kê kỳ loại, kỳ suy thế chi ý da !? : Đức Khổng nói ‘ Càn Khôn là

cửa của Dịch. Càn là Dương vật, Khôn là Âm vật ; Âm Dương hiệp đức nên cương nhu có hình

thể, để biểu hiện muôn loài trong trời đất, để thông với đức của thần minh ; việc gọi tên rất

phức tạp nhưng không ra ngoài các loại đã thống kê, đó là ý nghĩ lúc đời suy chăng ?

Phù Dịch, chương vãng nhi sát lai, nhi vi hiển, xiển u, khai nhi đáng danh biện vật, chính

ngôn đoán từ, tắc bị hỷ. Kỳ xưng danh dã tiểu, kỳ thủ loại dã đại, kỳ chỉ viễn, kỳ từ văn, kỳ

ngôn khúc nhi trúng, kỳ sự tứ nhi ẩn ; nhân nhị dĩ tế dân hành, dĩ minh thất đắc chi báo : Phù

Dịch, soi sáng dĩ vãng và quan sát tương lai, làm hiện cái vi tế, phát triển cái thâm u, mở ra cách

gọi tên và phân loại muôn vật, đầy đủ mà chính đáng ngôn từ. Gọi tên thì chia nhỏ, xếp loại thì

gom lớn, chỉ thấy xa, chữ dùng sáng, lời nói trúng ; mọi sự được nêu mà vẫn kín, nhân 2 mặt đối

lập để giúp dân hành động, để sáng tỏ việc báo cáo được mất.

7. CHƯƠNG THỨ BẢY :

Tiết thứ nhất :

Dịch chi hưng dã, kỳ ư trung cổ hồ ; tác dịch giã kỳ hữu ưu hoạn hồ. Thị cố, Lý, đức chi

cơ dã ; Khiêm, đức chi bính dã ; Phục, đức chi bản dã. Hằng, đức chi cố dã ; Tổn, đức chi tu

dã; Ích, đức chi dũ dã. Khốn, đức chi biện dã ; Tĩnh, đức chi địa dã ; Tốn, đức chi chế dã : Dịch

hưng thịnh vào thời Trung cổ, người viết Dịch ắt có lo lắng. Cho nên chú tâm rèn luyện đạo đức

cho dân. Lý là lễ, nền tảng của đức, Khiêm là chổ nắm chặt để rèn đức, Phục là nguồn cội của

đức. Hằng là sự bền chắc của đức, Tổn là sự sửa đổi để rèn đức, Ích là sự nảy nở của đức. Khốn

là biện xét về đức, Tỉnh là nơi phát triển đức, Tốn là chế độ luyện đức.

.

49

Tiết thứ hai :

Lý hòa nhi chí, Khiêm tôn nhi quang, Phục tiểu nhi biện ư vật. Hằng tạp nhi bất yếm, Tổn

tiên nan nhi hậu dị, Ích trưởng dụ nhi bất thiết. Khốn cùng nhi thông, Tĩnh cư kỳ sở nhi thiên,

Tốn xứng nhi ẩn : Lý, hòa thuận từ đầu đến cuối ; Khiêm, được tôn vinh mà tỏa sáng ; Phục,

nhỏ mà trùm khắp mọi vật. Hằng, phức tạp nhưng không nản ; Tổn, trước khó mà sau dễ ; Ích,

lớn mà không do sắp đặt. Khốn, thân cùng mà đạo vẫn thông ; Tĩnh, ở một chỗ mà lợi khắp nơi ;

Tốn, xứng đáng mà khiêm tốn.

Tiết thứ ba :

Lý dĩ hòa hạnh, Khiêm dĩ chế lễ, Phục dĩ tự tri. Hằng dĩ nhất đức, Tổn dĩ viễn hại, Ích dĩ

hưng lợi. Khốn dĩ quả oán, Tĩnh dĩ biện nghĩa, Tốn dĩ hành quyền : Lý, để điều hòa đức hạnh ;

Khiêm, để chế tác lễ độ ; Phục, để tự biết mình. Hằng, để bền vững một đức ; Tổn, để tránh xa

tai họa ; Ích, để chấn hưng lợi ích. Khốn, để ít thù oán ; Tĩnh, để luận nghĩa đối đãi ; Tốn, để tùy

cơ ứng biến.

8. CHƯƠNG THỨ TÁM :

Dịch chi vi thư dã, bất khả viễn, vi đạo dã lũ thiên, biến động bất cư, chu lưu lục hư,

thượng hạ vô thường, cương nhu tương dịch, bất khả vi điển yếu, duy biến sở thích, kỳ xuất

nhập dĩ độ, ngoại nội sở tri cụ, hựu minh ư ưu hoạn, dữ cố, vô hữu sư bảo như lâm phụ mẫu,

sơ suất kỳ từ, nhi quỷ kỳ phương, ký hữu điển thường, cẩu phi kỳ nhân, đạo bất hư hành :

Sách Dịch không thể rời xa, vì nó là đạo dời đổi, biến động không ngừng, chu lưu khắp lục hư,

lên xuống không chừng đổi, cứng mềm thay nhau, không thể lấy làm điển yếu mà phải dựa theo

tính biến hóa của nó để thích nghi. Ra vào để đo lường trong ngoài những việc nên biết và nên

sợ, lại tỏ sáng được sự lo lắng cùng các cớ sự, không thầy dạy bảo mà như gặp được cha mẹ,

ban đầu dùng lời rồi chỉ xu hướng, người thụ hưởng như đã có điển thường ; nếu chẳng phải là

thánh nhân (kỳ nhân) thì đạo Dịch không lưu hành được ở thế gian.

9. CHƯƠNG THỨ CHÍN :

Dịch chi vi thư dã, nguyên thỉ yếu chung dĩ vi chất dã, lục hào tương tạp, duy kỳ thời vật

dã. Kỳ sơ nan tri, bản mạt dã. Sơ từ nghỉ chi, tốt thành chi chung ; nhược phù tạp vật soạn

đức, biện thị dữ phi, tắc phi kỳ trung hào bất bị : Nội dung sách Dịch từ đầu đến cuối làm

thành bởi các quẻ 6 hào xen tạp thay đổi tùy theo thời vật. Hào sơ khó biết, vì Dịch bắt đầu từ

bản rồi biến hóa đến mạt vậy. Cứu xét hào sơ, từ đầu đến lúc cuối mới xong. Nếu như muốn

cách vật trí tri hoặc rèn luyện đức hạnh, biện luận đúng sai nếu không nhờ đến các hào ở giữa

thì không đầy đủ vậy !

50

Y, diệc yếu tồn vong cát hung, tắc cư khả tri hỷ ; tri giã dã, quan kỳ thoán từ, tắc tư quá

bán hỷ. Nhị dữ tứ đồng công nhi dị vị, kỳ thiện bất đồng, nhị đa dự, tứ đa cụ, cận dã. Nhu chi

vi đạo, bất lợi viễn dã, kỳ yếu vô cựu, kỳ dụng nhu trung dã. Tam dữ ngũ đồng công nhi dị vị,

tam đa hung, ngũ đa công, quý tiện chi đẳng dã, kỳ nhu nguy, kỳ cương thắng da : Ôi ! nếu

muốn biết còn mất, lành dữ thì an cư mà xem xét thì có thể biết được ; người trí quan sát

Thoán từ có thể suy đến quá nửa. Hào nhị với hào tứ đồng công nhưng khác vị, sự tốt xấu của

chúng không đồng, nhị nhiều danh dự, tứ nhiều điều đáng sợ vì ở gần hào ngũ. Đạo dùng hào

nhu, đi xa không có lợi, cần được không có lỗi và nên dùng nhu trung. Hào tam cùng với hào

ngũ đồng công nhưng khác vị, tam nhiều dữ, ngũ nhiều công do xét theo vị quý tiện, hào nhu

thì nguy (vì không đáng vị), hào cương thì được thắng (nhờ đáng vị).

10. CHƯƠNG THỨ MƯỜI :

Dịch chi vi thư dã, quảng đại tất bị, hữu thiên đạo yên, hữu nhân đạo yên, hữu địa đạo

yên ; Kiêm tam tài nhi lưỡng chi cố lục, lục giã phi tha dã, tam tài chi đạo dã. Đạo hữu biến

động cố viết hào, hào hữu đẳng cố viết vật, vật tương tạp cố viết văn, văn bất đáng cố cát

hung sinh yên : Kinh Dịch rộng lớn và đầy đủ, có thiên đạo, có nhân đạo, có địa đạo ; Kiêm tam

tài mà nhân đôi cho nên mỗi thành quẻ có 6 hào, 6 hào chẳng gì khác, chỉ là 2 lần đạo tam tài.

Đạo Dịch biến động gọi là hào, hào khác nhau gọi là vật, vật xen lẫn nhau, gọi là văn, tùy theo

văn chính đáng hoặc không chính đáng mà sinh ra lành dữ.

11. CHƯƠNG THỨ MƯỜI MỘT :

Dịch chi hưng dã, kỳ đương Ân chi mạt thế, Chu chi thịnh đức da. Đương Văn Vương dữ

Trụ chi sự da ; Thị cố kỳ từ nguy, nguy giã sử bình, dị giã sử khuynh, kỳ đạo thậm đại, bách

vật bất phế, cụ dĩ chung thỉ, kỳ yếu vô cựu, thử chi vị, Dịch chi đạo dã : Dịch vào thời hưng

thịnh đương lúc cuối đời Ân, đời Chu thịnh đức. Đương lúc Văn Vương với Trụ có tranh chấp,

cho nên lời từ của nó phần nhiều là nguy ; nguy hiểm nên cần phải làm cho bình an, dễ dàng thì

khinh thường khiến cho nghiêng ngã ; Đạo này rất lớn, không phế bỏ vật nào, dạy biết sợ từ

đầu đến cuối, cần thiết là không có lỗi vì thế gọi là đạo Dịch.

12. CHƯƠNG THỨ MƯỜI HAI :

Phù Càn, thiên hạ chi chí kiện dã, đức hạnh hằng dị dĩ tri hiểm. Phù Khôn, thiên hạ chi

chí thuận dã, đức hạnh hằng giản dĩ tri trở ; năng duyệt chư tâm, năng nghiên chư hậu chi lự,

định thiên hạ chi cát hung, thành thiên hạ chi vĩ vĩ dã : Ôi ! Càn là vật chí kiện (mạnh rất mực)

trong thiên hạ, đức hạnh thường dị [dụng nhu trung ] để trị hiểm [dụng cương trung ].

Ôi ! Khôn là vật chí thuận (thuận rất mực)trong thiên hạ, đức hạnh thường giản [dụng cương

trung ] để trị trở ngại [dụng nhu trung ] ; Càn lẫn Khôn thường hay kiểm duyệt những

51

tánh động của Tâm, thường hay nghiền ngẫm các triệu chứng của tư lự, hay quyết định lành

dữ, thành toàn mọi việc trong thiên hạ.

Thị cố, biến hóa vân vi, cát sự hữu tường, tượng sự tri khí, chiêm sự tri lai ; thiên địa

thiết vị, thánh nhân thành năng, nhân mưu quỷ mưu, bách tính dữ năng. Bát Quái dĩ tượng

cáo, hào thoán dĩ tình ngôn, cương nhu tạp cư nhi cát hung khả kiến hỷ : Cho nên, biến hóa

biểu hiện đủ thứ, việc cát hung có điềm lành dữ, tượng quẻ được dùng chế dụng cụ, việc bói

toán để biết tương lai ; trời đất đã thiết lập vị trí, từ đó thành khả năng của các thánh, các tính

toán của người, của quỷ và của trăm họ. Bát Quái dùng tượng để báo cáo, hào thoán dùng tính

tình ưa ghét để nói ra, hào cương hào nhu xen lẫn giúp cho có thể thấy việc lành dữ.

Biến động dĩ lợi ngôn, cát hung dĩ tình thiên ; thị cố ái ố tương công nhi cát hung sinh,

viễn cận tương thủ, nhi hối lẫn sinh, tình ngụy tương cảm, nhi lợi hại sinh. Phàm dịch chi tình

cận nhi bất tương đắc tắc hung, hoặc hại chi, hối thả lẫn : Các biến hóa hành động dùng sự lợi

hại để nói, việc lành dữ dùng tính tình ưa ghét để xem xét ; cho nên hai mặt ưa ghét chọi nhau

mà sinh ra lành dữ, sự xa gần giành nhau mà sinh ra hối lẫn, việc đúng sai cảm nhau mà sinh lợi

hại. Phàm các hào của quẻ Dịch gần nhau mà chẳng tương đắc thì hoặc hung hoặc hại hoặc hối

hoặc lẫn.

Tương phản giã kỳ từ tàm, trung tâm nghi giã kỳ từ chi ; cát hung chi từ quả ; táo nhân chi

từ đa ; vu thiện chi nhân kỳ từ du ; thất kỳ thủ giã kỳ từ khuất : Người sắp làm phản thì lời của

nó tủi thẹn, trong tâm hồ nghi thì lời của nó lí nhí, lời từ lành dữ thì ít, lời từ của người nóng vội

thì nhiều,kẻ thiện giả dối thì lời của nó đu đưa ; người mất tự chủ thì lời của nó quanh co.

----***----

52

THUYẾT QUÁI TRUYỆN

1. CHƯƠNG THỨ NHẤT :

Tích giã, thánh nhân chi tác dịch dã, u tán ư thần minh nhi sinh thi, tham thiên lưỡng địa

nhi ỷ số, quan biến ư âm dương nhi lập quái, phát huy ư cương nhu nhi sinh hào, hòa thuận

ư đạo đức nhi lý ư nghĩa, cùng lý tận tính, dĩ chí ư mệnh : Tích rằng, mục đích của thánh nhân

làm dịch, là để tán thán về thần minh mà sinh ra cách xem cỏ thi, trời là 3 [3 = 1 + 2] đất là 2 mà

các số còn lại phỏng theo đó [5 = 1 + 4 ; 7 = 1 + 6 ; 9 = 1 + 8], quan sát sự biến hóa của Âm

Dương để thiết lập quẻ, phát huy đặc tính dương cương âm nhu để sinh hào ; hòa thuận đạo

đức để chỉnh lý về nghĩa, tận cùng chân lý thấu suốt tâm tính để rốt ráo mệnh trời.

2. CHƯƠNG THỨ HAI :

Tích giã, thánh nhân chi tác dịch dã, tương dĩ thuận tính mệnh chi lý ; thị dĩ, lập thiên chi

đạo viết âm dữ dương, lập địa chi đạo viết nhu dữ cương, lập nhân chi đạo viết nhân dữ trí.

Kiêm tam tài nhi lưỡng chi cố dịch lục hoạch nhi thành quái, phân âm phân dương, điệc dụng

nhu cương cố dịch lục vị nhi thành chương : Tích rằng, thánh nhân làm dịch cốt để thuận chân

lý của tính mệnh ; vì thế, lập thiên đạo nói âm với dương, lập địa đạo nói nhu với cương, lập

nhân đạo nói nhân với trí. Kiêm tam tài rồi nhân đôi nên dùng 6 hào thành 1 quẻ dịch, phân ra

Âm Dương, thay nhau dùng các hào nhu cương nên có 6 vị [6 hệ gồm hệ 1 hào có 2 quẻ gọi là

Lưỡng Nghi, hệ 2 hào có 4 quẻ gọi là Tứ Tượng, hệ 3 hào có 8 quẻ gọi là Bát Quái, hệ 4 hào có

16 quẻ chưa được hệ tên, nay nhận định là Tạng Tượng, hệ 5 hào có 32 quẻ chưa được hệ tên,

hệ 6 hào có 64 quẻ đã được hệ tên gọi là Tượng của vạn vật] mà thành chương nơi Kinh Dịch.

3. CHƯƠNG THỨ BA

Tiết thứ nhất :

Thiên Địa định vị, sơn trạch thông khí, lôi phong tương bác, thủy hỏa bất tương xạ :

Bát Quái chia ra 4 cặp Quái Âm Dương đối lập :

Trời Đất [tượng Kiền Khôn] định thành 2 vị cao thấp,

Núi cao Đầm thấp [tượng Cấn Đoài] thông nhau bằng khí.

Sấm Gió [tượng Chấn Tốn] đối đãi nhau,

Thủy Hỏa [tượng Khảm Ly] không tiêu diệt nhau.

53

Tiết thứ hai :

Bát Quái tương thác, sổ vãng giã thuận, tri lai giã nghịch ; thị cố, Dịch nghịch sổ dã :

4. CHƯƠNG THỨ TƯ :

Lôi dĩ động chi, Phong dĩ tán chi, Vũ dĩ nhuận chi, Nhật dĩ huyên chi, Cấn dĩ chỉ chi, Đoài

dĩ duyệt chi, Càn dĩ quân chi, Khôn dĩ tàng chi : Sấm sét ( ) để cổ động, Gió ( ) để phân

tán, Mưa ( ) để nhuận mát, Mặt trời ( ) để sưởi ấm, Cấn ( ) để dừng lại, Đoài

( ) để vui cười, Càn ( ) để thống đốc, Khôn ( ) để cất giữ.

5. CHƯƠNG THỨ NĂM :

Đế xuất hồ Chấn, tề hồ Tốn, tương kiến hồ Ly, trí dịch hồ Khôn, duyệt ngôn hồ Đoài,

chiến hồ Càn, lao hồ Khảm, thành hồ Cấn :

Vạn vật xuất hồ Chấn ; Chấn, Đông phương dã. Tề hồ Tốn ; Tốn, Đông Nam dã, tề dã giã,

ngôn vạn vật chi khiết tề dã. Ly dã giã, minh dã, vạn vật giai tương kiến, Nam phương chi quái

dã. Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ, hướng minh nhi trị, cái thủ chư thử dã. Khôn dã,

vạn vật giai trí dưỡng yên, cố viết trí dịch hồ Khôn. Đoài chính Thu dã, vạn vật chi sở duyệt dã

cố viết duyệt ngôn hồ Đoài. Chiến hồ Càn ; Càn tây bắc chi quái dã, ngôn Âm Dương tương

Bát Quái chia thành 4 cặp quẻ Âm Dương đối lập gọi là tương thác ;

Đếm nửa vòng Âm thuận chiều kim đồng hồ gọi là sổ vãng,

Đếm nửa vòng Dương nghịch chiều kim đồng hồ gọi là tri lai.

Cho nên, Kinh Dịch đọc tượng Bát Quái bắt đầu từ Dương gọi là

sổ nghịch.

Luận theo trật tự của hậu thiên bát quái khởi động từ Chấn

[hành dương mộc] :

Vua ra từ Chấn – chỉnh tề nơi Tốn.

Gặp nhau tại Ly – nuôi dưỡng ở Khôn.

Vui chơi tại Đoài – chinh chiến nơi Càn.

Lao nhọc tại Khảm – thành tựu ở Cấn.

54

bác dã. Khảm giã, Thủy dã, chính bắc phương chi quái dã, lao quái dã, vạn vật chi sở qui dã,

cố viết lao hồ Khảm. Cấn, Đông Bắc chi quái dã, vạn vật chi sở thành chung nhi sở thành thỉ

dã, cố viết thành hồ Cấn : Vạn vật ra nơi Chấn thuộc phương Đông. Tề tại Tốn, thuộc Đông

Nam, Tề là nói muôn loài thanh khiết tề chỉnh. Ly là sáng, muôn loài gặp nhau, quái thuộc

phương Nam. Bậc Thánh quay mặt hướng Nam mà nghe thiên hạ, hướng ra sáng để trị, vì thế

nên chọn như thế. Khôn là nơi vạn vật đều được nuôi dưỡng rất mực nên nói ‘ trí dịch hồ Khôn ‘

Đoài thuộc mùa chính Thu, nơi vạn vật vui vẻ tươi cười nên nói ‘ duyệt ngôn hồ Đoài ‘ . Chiến

đấu nơi Càn, quẻ thuộc phương Tây Bắc, nói Âm Dương tranh đấu nhau. Khảm là Thủy, quẻ

thuộc phương chính Bắc tượng lao nhọc, nơi vạn vật quay về nên nói ‘ lao hồ Khảm ‘ . Cấn, quẻ

thuộc phương Đông Bắc, nơi chung thủy của muôn loài nên nói ‘ thành hồ Cấn ‘ .

6. CHƯƠNG THỨ SÁU :

Tiết thứ nhất :

Thần dã giã, diệu vạn vật nhi vi ngôn giã dã. Động vạn vật giã mạc tật hồ Lôi, nhiêu vạn

vật giã mạc tật hồ Phong, táo vạn vật giã mạc hán hồ Hỏa, duyệt vạn vật giã mạc duyệt hồ

Trạch, nhuận vạn vật giã mạc nhuận hồ Thủy, chung vạn vật thủy vạn vật mạc thạnh hồ Cấn :

Thần là nói khả năng làm cho muôn loài trở nên linh diệu. Cổ động vạn vật không gì bằng sấm,

lai động vạn vật không gì bằng gió, khô ráo vạn vật không gì bằng lửa, tươi vui vạn vật không gì

bằng sông hồ, nhuận mát vạn vật không gì bằng nước, hưng thạnh vạn vật từ thỉ đến chung

không gì bằng núi non [Cấn].

Tiết thứ hai :

Cố Thủy Hỏa tương đãi, Lôi Phong tương bội, Sơn Trạch thông khí, nhiên hậu năng biến

hóa ký thành vạn vật dã : Cho nên Thủy Hỏa đợi nhau, Lôi Phong thay nhau, Sơn Trạch thông

khí nhau, rồi từ đó muôn loài biến hóa sinh thành.

7. CHƯƠNG THỨ BẢY :

Càn, kiện dã ; Khôn, thuận dã ; Chấn, động dã ; Tốn, nhập dã ; Khảm, hãm dã ; Ly, lệ dã ;

Cấn, chỉ dã ; Đoài, duyệt dã : Đức của Càn là kiện, Đức của Khôn là thuận, Đức của Chấn là

động, Đức của Tốn là nhập, Đức của Khảm là hãm hạ, Đức của Ly là lệ thượng, Đức của Cấn là

dừng lại, Đức của Đoài là vui tươi.

8. CHƯƠNG THỨ TÁM :

Càn vi mã, Khôn vi ngưu, Chấn vi long, Tốn vi kê, Khảm vi thỉ, Ly vi trỉ, Cấn vi cẩu, Đoài vi

dương : Càn là ngựa, Khôn là bò, Chấn là rồng, Tốn là gà, Khảm là heo, Ly là chim trỉ, Cấn là chó,

Đoài là dê.

55

9. CHƯƠNG THỨ CHÍN :

Càn vi thủ, Khôn vi phúc, Chấn vi túc, Tốn vi thối, Khảm vi nhỉ, Ly vi mục, Cấn vi thủ, Đoài

vi khẩu : Càn là đầu, Khôn là bụng, Chấn là chân, Tốn là đùi, Khảm là tai, Ly là mắt, Cấn là tay,

Đoài là miệng.

10. CHƯƠNG THỨ MƯỜI :

Càn, thiên dã, cố xưng hồ phụ. Khôn, địa dã, cố xưng hồ mẫu. Chấn, nhất sách nhi đắc

nam cố vị chi trưởng nam. Tốn, nhất sách nhi đắc nữ cố vị chi trưởng nữ. Khảm, tái sách nhi

đắc nam cố vị chi trung nam. Ly, tái sách nhi đắc nữ cố vị chi trung nữ. Cấn, tam sách nhi đắc

nam cố vị chi thiếu nam. Đoài, tam sách nhi đắc nữ cố vị chi thiếu nữ : Càn tượng trời nên gọi

nó là cha. Khôn tượng đất nên gọi nó là mẹ. Chấn dùng cương tại hào thứ nhất được con trai

nên gọi là trưởng nam. Tốn dùng nhu tại hào thứ nhất được con gái nên gọi là trưởng nữ. Khảm

dùng cương tại hào thứ hai được con trai nên gọi là trung nam. Ly dùng nhu tại hào thứ hai

được con gái nên gọi là trung nữ. Cấn dùng cương tại hào thứ ba được con trai nên gọi là thiếu

nam. Đoài dùng nhu tại hào thứ ba được con gái nên gọi là thiếu nữ.

11. CHƯƠNG THỨ MƯỜI MỘT :

Tiết thứ nhất :

Càn vi thiên, vi viên, vi phụ, vi ngọc, vi kim, vi hàn, vi băng, vi đại xích, vi lương mã, vi

lão mã, vi tích mã, vi bác mã, vi mộc quả : Càn là trời, là vườn, là ngọc, là kim loại, là lạnh, là

nước đá, là đỏ sậm, là ngựa giỏi, là ngựa già, là ngựa gầy, là ngựa lang, là mộc quả.

Khôn vi địa, vi mẫu, vi bố, vi phủ, vi lẫn sáp, vi quân, vi tử mẫu ngưu, vi đại dư, vi văn,

vi chúng, vi bính, kỳ ư địa dã vi hắc : Khôn là đất, là mẹ, là vải bố, là cái búa, là keo kiệt, là quân

bình, là bò cái con, là xe tải, là văn, là dân chúng, là chuôi cán, là đất màu đen.

Tiết thứ hai :

Chấn vi lôi, vi long, vi huyền hoàng, vi đại đồ, vi trưởng tử, vi quyết tháo, vi thương lang

trúc, kỳ ư mã dã vi thiện minh, vi mã túc, vi đích tảng, kỳ ư giá dã vi phản sinh, kỳ cứu vi kiến

vi thẩm tường : Chấn là sấm, là rồng, là màu đen vàng [huyền hoàng] của trời đất, là đường

lớn, là con trai trưởng, là cương quyết nóng nảy, là tre sanh non, là ngựa thường hay hí, là chân

ngựa, là trán lộ, là cây lúa sống lại, là sự việc rốt cục đã xây dựng và xem xét rõ ràng.

Tốn vi mộc, vi phong, vi trưởng nữ, vi thằng trực, vi công, vi cửu, vi trường, vi cao, vi tiến

thoái, vi bất quả, vi sú, kỳ ư nhơn dã vi quả phát, vi quảng tảng, vi đa bạch nhãn : Tốn là mộc,

56

là phong, là trưởng nữ, là dây thẳng, là thợ, là cối, là dài, là cao, là tiến thoái, là không kết quả,

là mùi, là người ít tóc, trán rộng, nhiều lòng trắng mắt.

Tiết thứ ba :

Khảm vi thủy, vi câu độc, vi ẩn phục, vi kiểu tích, vi cực tâm, vi bạc đế, vi duệ, kỳ ư dư dã

vi đa sảnh, vi nguyệt, vi dật, kỳ ư mộc dã, vi kiên đa tâm : Khảm là thủy, là sông rạch, là ẩn

núp, là lệch cột sống cần nắn thẳng, là thâm tâm, là gót chân mỏng, là mệt nhọc, là xe cộ có

nhiều tai nạn, là mặt trăng, là đầy tràn, là cây cứng có lỏi lớn.

Ly vi hỏa, vi nhật, vi điện, vi trung nữ, vi qua binh, kỳ ư nhân dã vi đại phúc, vi giải, vi luy,

vi phong, vi quy, kỳ ư mộc dã vi khoa thượng cảo : Ly là hỏa, là mặt trời, là điện, là trung nữ, là

binh khí, nơi người là bụng to, là cua, là gầy, là con ong, là con rùa, là cây cao.

Tiết thứ tư :

Cấn vi sơn, vi kỉnh lộ, vi tiểu thạch, vi môn khuyết, vi quả cô, vi hôn tự, vi chỉ, vi cẩu, vi

thử, kỳ ư mộc dã vi kiên đa tiết : Cấn là núi, là đường hẹp, là đá nhỏ, là cửa lớn, là lúa cô, là

cửa chùa, là ngón tay, là con chó, là con chuột, là cây cứng có nhiều mắt.

Đoài vi trạch, vi thiếu nữ, vi vu, vi khẩu thiệt, vi hủy chiết, vi phụ quyết, kỳ ư địa dã vi

cương diêm, vi thiếp, vi dương : Đoài là ao hồ, là thiếu nữ, là thầy cúng, là miệng lưỡi, là phá

gãy, là sông nhánh, nơi đất là muối cứng, là vợ bé, là con dê.

----****----

57

TỰ QUÁI TRUYỆN

--oOo—

Ý NGHĨA THỨ TỰ 64 QUẺ HẬU THIÊN

Thứ tự 64 quẻ Hậu Thiên đã được Đức Khổng Tử trình bày nơi Tự Quái truyện với ý

nghĩa Nhân Quả liên tục rõ ràng, còn được ông nói thêm tính đối lập của các quẻ này nơi Tạp

Quái truyện. Ở đây chỉ nói thêm 1 vài ý về truyền tải Kinh Dịch được chia thành Thượng Kinh có

30 quẻ và Hạ Kinh có 34 quẻ, và nếu chia 64 quẻ theo 6 dãy mỗi dãy 10 quẻ là Tượng của 1 hào

thì hiệp với quẻ Dịch 6 hào, còn thừa 4 quẻ sau cùng.

1- Ý NGHĨA CỦA THƯỢNG HẠ KINH (TƯỢNG NHỊ PHÂN): Kinh Dịch có cả thảy 64 quẻ 6 hào,

Hệ Từ truyện đã khẳng định quẻ Dịch 6 hào là 2 lần Đạo Tam Cực. Truyền thống của Kinh

Dịch qua nhận định của nhiều học giả cũng cho thấy Kinh Dịch hàm chứa 2 nội dung cốt lõi

là Vũ trụ quan và Nhân sinh quan, chúng ta có thể thấy rõ ràng phần tổng quát của vạn vật

nơi Thượng Kinh, phần chuyên luận về đời sống loài người nơi Hạ Kinh.

2- Ý NGHĨA CỦA 6 DÃY 10 QUẺ (TƯỢNG QUẺ 6 HÀO):

a. Dãy 1,từ quẻ 1 đến quẻ 10: luận sinh thành có nhu cầu trật tự.

b. Dãy 2,từ quẻ 11 đến quẻ 20 : luận tương giao cần hòa đồng và lãnh đạo.

c. Dãy 3,từ quẻ 21 đến quẻ 30: luận sinh hoạt trong giới hạn và điều hòa.

3 dãy 10 quẻ trên gồm có 30 quẻ nơi Thượng Kinh chủ luận tổng quát về Vũ trụ quan

khởi đầu bằng Càn Khôn là cha mẹ sinh thành vạn vật, chấm dứt bằng Khảm Ly với ý vạn vật

sinh hoạt trung hòa.

d. Dãy 4,từ quẻ 31 đến quẻ 40: luận đời sống loài người trong xã hội có cảm thông (Hàm,

Hằng); dù khó khăn cũng cần giải quyết (Kiển, Giải).

e. Dãy 5,từ quẻ 41 đến quẻ 50: luận tham sân si nên bớt, phương tiện sống cần thêm (Tổn,

Ích); phong tục nên sửa đổi, nhu cầu ấm no phải vun bồi (Cách, Đỉnh).

f. Dãy 6,từ quẻ 51 đến quẻ 60: luận có tiến phải có dừng (Chấn, Cấn); từ tốn và vui vẻ biết

kiềm chế không để phải tan tác chia lìa (Hoán, Tiết).

30 quẻ này thuộc Hạ Kinh chủ luận Nhân sinh quan với ý đời sống cần cảm thông

đoàn kết, không tiến thoái thái quá gây chia rẽ hận thù.

58

3- Ý NGHĨA CỦA 4 QUẺ SAU CÙNG: Sau cùng chỉ có 4 quẻ nhưng nói lên 1 ý nghĩa rất sâu xa,

vạn vật cũng như loài người dù có tiến bộ đến đâu cũng không thể ra ngoài qui luật vừa phải

và hợp thời (Trung Phu, Tiểu Quá) Thủy Hỏa dù có tương khắc cũng cần đáng vị để thành

hữu dụng (Ký Tế, Vị Tế). Ký Tế là quá khứ đã xong, Vị Tế là tương lai chưa tới,hiện tại cần

tinh tấn để tiến hóa.

4- NHẬN ĐỊNH:

Tuy Dịch là dời đổi vô thường nhưng hiện tượng Âm Dương dù có dời đổi thế nào

cũng ở trong 1 cơ cấu bất Dịch thường hằng. Ý nghĩa thứ tự của 64 quẻ Hậu Thiên này đã khẳng

định khuôn phép đạo lý tiến thoái của vạn vật cũng như của loài người.

BẢNG THỨ TỰ 64 QUẺ HẬU THIÊN

1 Bát Thuần

CÀN

2 BátThuần

KHÔN

3 Thủy Lôi TRUÂN

4 Sơn Thủy

MÔNG

5 ThủyThiên

NHU

6 ThiênThủy

TỤNG

7 Địa Thủy

8 Thủy Địa

TỶ

9 PhongThiên

TIỂU SÚC

10 ThiênTrạch

11 Địa Thiên

THÁI

12 Thiên Địa

BỈ

13 ThiênHỏa

ĐỒNGNHÂN

14 Hỏa Thiên ĐẠI HỮU

15 Địa Sơn KHIÊM

16 Lôi Địa

DỰ

17 Trạch Lôi

TÙY

18 Sơn Phong

CỔ

19 Địa Trạch

LÂM

20 Phong Địa

QUAN

21 Hỏa Lôi

PHỆ HẠP

22 Sơn Hỏa

23 Sơn Địa

BÁC

24 Địa Lôi PHỤC

25 Thiên Lôi VÔ VỌNG

26 Sơn Thiên ĐẠI SÚC

27 Sơn Lôi

DI

28 TrạchPhong

ĐẠI QUÁ

29 Bát Thuần

KHẢM

30 Bát Thuần

LY

31 Trạch Sơn

HÀM

32 Lôi Phong

HẰNG

33 Thiên Sơn

ĐỘN

34 Lôi Thiên

ĐẠI TRÁNG

35 Hỏa Địa

TẤN

36 Địa Hỏa MINH DI

37 PhongHỏa GIA NHÂN

38 Hỏa Trạch

KHUÊ

39 Thủy Sơn

KIỂN

40 Lôi Thủy

GIẢI

41 Sơn Trạch

TỔN

42 PhongLôi

ÍCH

43 Trạch Thiên

QUẢI

44 ThiênPhong

CẤU

45 Trạch Địa

TỤY

46 Địa Phong

THĂNG

47 TrạchThủy

KHỐN

48 Thủy Phong

TỈNH

49 Trạch Hỏa

CÁCH

50 Hỏa Phong

ĐỈNH

51 Bát Thuần

CHẤN

52 BátThuần

CẤN

53 Phong Sơn

TIỆM

54 Lôi Trạch

QUI MUỘI

55 Lôi Hỏa PHONG

56 Hỏa Sơn

LỮ

57 Bát Thuần

TỐN

58 Bát Thuần

ĐOÀI

59 Phong Thủy

HOÁN

60 Thủy Trạch

TIẾT

61 PhongTrạch TRUNGPHU

62 Lôi Sơn

TIỂUQUÁ

63 Thủy Hỏa

KÝ TẾ

64 Hỏa Thủy

VỊ TẾ

59

Tự Quái truyện - Thượng Thiên

1. CHƯƠNG THỨ NHẤT :

Hữu Thiên Địa, nhiên hậu vạn vật sinh yên, doanh thiên hạ chi gian giã duy vạn vật ; cố

thọ chi dĩ Truân. Truân giã doanh dã,Truân giã vật chi thỉ sinh dã, vật sinh tất mông cố thọ chi

dĩ Mông. Mông giã vật chi trỉ dã. Vật trỉ bất khả bất dưỡng dã, cố thọ chi dĩ Nhu ; Nhu giã ẩm

thực chi Đạo dã. Ẩm thực tất hữu tụng, cố thọ chi dĩ Tụng. Tụng tất hữu chúng khởi ; cố thọ

chi dĩ Sư ; Sư giã chúng dã. Chúng tất hữu sở tỷ, cố thọ chi dĩ Tỷ ; Tỷ giã tỷ dã. Tỷ tất hữu sở

súc, cố thọ chi dĩ Tiểu Súc. Vật súc nhiên hậu hữu lễ, cố thọ chi dĩ Lý : Có Trời Đất, rồi muôn

loài sinh nở, đầy thiên hạ trong trời đất chỉ là vạn vật, nên thọ dụng tượng Truân ; Truân là

doanh, là vật mới sinh. Vật mới sinh ắt còn mông muội nên thọ dụng tượng Mông, Mông là vật

còn ấu trỉ. Vật còn ấu trỉ không thể không nuôi dưỡng nên thọ dùng tượng Nhu ; Nhu là đạo ăn

uống vậy. Ẩm thực ắt có tranh tụng, nên thọ dùng tượng Tụng. Tụng ắt có dân chúng nổi dậy

nên thọ dụng tượng Sư ; Sư là chúng. Một tập thể chúng ắt có chỗ so sánh nên thọ dụng tượng

Tỷ ; Tỷ là so sánh. So sánh ắt phải có tổ chức nên thọ dụng tượng Tiểu Súc. Vật trong tổ chức ắt

phải có lễ, nên thọ dụng tượng Lý.

2. CHƯƠNG THỨ HAI :

Lý nhi thái nhiên hậu an, cố thọ chi dĩ Thái ; Thái giã thông dã. Vật bất khả dĩ chung

thông, cố thọ chi dĩ Bĩ. Vật bất khả dĩ chung bĩ, cố thọ chi dĩ Đồng Nhân. Dữ nhân đồng giã vật

tất qui yên, cố thọ chi dĩ Đại Hữu. Hữu đại giã bất khả dĩ doanh, cố thọ chi dĩ Khiêm. Hữu đại

nhi năng khiêm tất dự, cố thọ chi dĩ Dự. Dự tất hữu tùy, cố thọ chi dĩ Tùy. Dĩ hỷ tùy nhân giã

tất hữu sự, cố thọ chi dĩ Cổ ; Cổ giả sự dã. Hữu sự nhi hậu khả đại, cố thọ chi dĩ Lâm ; Lâm giả

đại dã. Vật đại nhiên hậu khả quan, cố thọ chi dĩ Quan : Trật tự lễ phép rồi được an ổn, nên

thọ dụng tượng Thái ; Thái là thông vậy. Vật không thể thông mãi, nên thọ dụng tượng Bĩ [Bĩ là

tắt] . Vật không thể tắt mãi, nên thọ dụng tượng Đồng Nhân. Biết cùng đồng với người khác,

vạn vật ắt theo về, nên thọ dụng tượng Đại Hữu. Người được lớn không thể để đầy tràn, nên

thọ dụng tượng Khiêm. Được lớn mà còn hay khiêm ắt được vui nên thọ dụng tượng Dự. Dự ắt

có người theo nên thọ dụng tượng Tùy. Dùng vui để người theo ắt có sự việc nên thọ dụng

tượng Cổ ; Cổ là sự việc. Đảm trách sự việc rồi mới được lớn, nên thọ dụng tượng Lâm ; lớn vậy.

Vật lớn rồi sau mới có thể xem xét mọi việc, nên thọ dụng tượng Quan.

3. CHƯƠNG THỨ BA :

Khả quan nhi hậu hữu sở hiệp cố thọ chi dĩ Phệ Hạp ; Hạp giã hiệp dã. Vật bất khả dĩ cẩu

hiệp nhi dĩ, cố thọ chi dĩ Bí ; Bí giã sức dã. Chí sức nhiên hậu hanh tắc tận hỷ, cố thọ chi dĩ Bác;

Bác giã bác dã. Vật bất khả dĩ chung tận, bác cùng thượng phản hạ, cố thọ chi dĩ Phục. Phục

60

tắc bất vọng hỷ, cố thọ chi dĩ Vô Vọng. Hữu vô vọng nhiên hậu khả súc, cố thọ chi dĩ Đại Súc.

Vật súc nhiên hậu khả dưỡng, cố thọ chi dĩ Di ; Di giã dưỡng dã. Bất dưỡng tất bất khả động,

cố thọ chi dĩ Đại Quá. Vật bất khả dĩ chung quá, cố thọ chi dĩ Khảm ; Khảm giả hãm dã. Hãm

tất hữu sở lệ, cố thọ chi dĩ Ly ; Ly giã lệ dã : Quan được rồi sau mới có chỗ hiệp nên thọ dụng

tượng Phệ Hạp ; Hạp là hiệp vậy. Vật không thể chỉ hiệp mà thôi nên thọ dụng tượng Bí ; Bí là

trang sức. Trang sức rất mực rồi sau được hanh thông thì phải mòn hết nên thọ dụng tượng Bác

; Bác là mòn vậy. Vật không thể hết ráo, bác thượng rồi phản lại hạ nên thọ dụng tượng Phục.

Phục thì không vọng nên thọ dụng tượng Vô Vọng. Vô vọng rồi sau mới có thể súc, nên thọ

dụng tượng Đại Súc. Vật súc rồi sau mới có thể dưỡng nên thọ dụng tượng Di ; Di là nuôi

dưỡng. Không dưỡng thì không thể hành động, nên thọ dụng tượng Đại Quá. Vạn vật không thể

quá đến cùng, nên thọ dụng tượng Khảm, Khảm là hãm xuống. Hãm ắt có chỗ bám lên, nên thọ

dụng tượng Ly, Ly là bám dính lên.

---o0o---

Tự Quái truyện - Hạ Thiên

4. CHƯƠNG THỨ TƯ :

Hữu Thiên Địa nhiên hậu hữu vạn vật, hữu vạn vật nhiên hậu hữu nam nữ, hữu nam nữ

nhiên hậu hữu phu phụ, hữu phu phụ nhiên hậu hữu phụ tử, hữu phụ tử nhiên hậu hữu quân

thần, hữu quân thần nhiên hậu hữu thượng hạ, hữu thượng hạ nhiên hậu lễ nghĩa hữu sở

thố, cố thọ chi dĩ Hàm. Phu phụ chi đạo bất khả dĩ bất cửu dã, cố thọ chi dĩ Hằng ; Hằng dã

cửu dã. Vật bất khả dĩ cửu cư kỳ sở, cố thọ chi dĩ Độn ; Độn giã thoái dã. Vật bất khả dĩ chung

độn, cố thọ chi dĩ Đại Tráng. Vật bất khả dĩ chung tráng, cố thọ chi dĩ Tấn ; Tấn giã tiến dã.

Tiến tất hữu sở thương, cố thọ chi dĩ Minh Di ; Di giã thương dã. Thương ư ngoại giã tất phản

kỳ gia, cố thọ chi dĩ Gia Nhân. Gia đạo cùng tất quai, cố thọ chi dĩ Khuê ; Khuê giã quai dã.

Quai tất hữu nan, cố thọ chi dĩ Kiển ; Kiển giã nan dã. Vật bất khả dĩ chung nạn, cố thọ chi dĩ

Giải ; Giải giã hoản dã : Có Trời Đất rồi sau mới có muôn loài, có vạn vật rồi sau mới có trai gái,

có nam nữ rồi sau mới có chồng vợ, có phu phụ rồi sau mới có cha con, có phụ tử rồi sau mới có

vua tôi, có quân thần rồi sau mới có trên dưới, có thượng hạ rồi sau có lễ nghĩa để đối đãi, cố

thọ dụng tượng Hàm. Đạo chồng vợ không thể không lâu dài, nên thọ dụng tượng Hằng, Hằng

là lâu dài. Vạn vật không thể ở mãi một nơi nên thọ dụng tượng Độn, Độn là thoái lui. Vạn vật

không thể thoái lui đến cùng, nên thọ dụng tượng Đại Tráng. Vạn vật không thể lớn mạnh mãi,

nên thọ dụng tượng Tấn, Tấn là tiến tới. Tiến tới ắt có thương tổn, nên thọ dụng tượng Minh Di,

Di là thương tổn. Bị thương ở ngoài ắt phải quay về nhà, nên thọ dụng tượng Gia Nhân. Gia đạo

cùng mạt ắt phải chia lìa, nên thọ dụng tượng Khuê, Khuê là chia lìa. Chia lìa ắt có khó khăn, nên

61

thọ dụng tượng Kiển, Kiển là khó khăn. Vạn vật không thể khó khăn mãi, nên thọ dụng tượng

Giải, Giải là nới lỏng vậy.

5. CHƯƠNG THỨ NĂM :

Hoản tất hữu sở thất, cố thọ chi dĩ Tổn. Tổn nhi bất dĩ tất ích, cố thọ chi dĩ Ích. Ích nhi

bất dĩ tất quyết, cố thọ chi dĩ Quải ; Quải giã quyết dã. Quyết tất hữu sở ngộ, cố thọ chi dĩ Cấu

; cấu giã ngộ dã. Vật tương ngộ nhi hậu tụ, cố thọ chi dĩ Tụy ; Tụy giã tụ dã. Tụ nhi thượng giã

vị chi thăng, cố thọ chi dĩ Thăng. Thăng nhi bất dĩ tất khốn, cố thọ chi dĩ Khốn. Khốn hồ

thượng giã tất phản hạ, cố thọ chi dĩ Tĩnh. Tĩnh đạo bất khả bất cách, cố thọ chi dĩ Cách. Cách

vật giã mạc nhược đỉnh, cố thọ chi dĩ Đỉnh : Nới lỏng ắt có chỗ mất mát, nên thọ dụng tượng

Tổn. Tổn mãi thì phải ích, nên thọ dụng tượng Ích. Ích mãi ắt phải quyết, nên thọ dụng tượng

Quải, Quải là quyết. Quyết ắt có chỗ gặp, nên thọ dụng tượng Cấu, Cấu là gặp. Vạn vật gặp nhau

rồi sau tụ tập, nên thọ dụng tượng Tụy, Tụy là tụ tập. Tụ rồi lên cao gọi là thăng, nên thọ dụng

tượng Thăng. Thăng không dứt ắt phải khổ, nên thọ dụng tượng Khốn. Khốn ở trên ắt quay

xuống dưới, nên thọ dụng tượng Tĩnh. Tĩnh đạo không thể không đổi mới, nên thọ dụng tượng

Cách. Đổi mới vật thực không gì bằng đỉnh vạc, nên thọ dụng tượng Đỉnh.

6. CHƯƠNG THỨ SÁU :

Chủ khí giã mạc nhược trưởng tử, cố thọ chi dĩ Chấn ; Chấn giã động dã. Vật bất khả dĩ

chung động nhi chỉ chi, cố thọ chi dĩ Cấn ; cấn giã chỉ dã. Vật bất khả dĩ chung chỉ, cố thọ chi dĩ

Tiệm ; Tiệm giã tiến dã. Tiến tất hữu sở qui, cố thọ chi dĩ Qui Muội. Đắc kỳ sở qui giã tất đại,

cố thọ chi dĩ Phong ; Phong giã đại dã. Cùng đại giã tất thất kỳ cư, cố thọ chi dĩ Lữ. Lữ nhi vô

sở dung, cố thọ chi dĩ Tốn ; Tốn giã nhập dã. Nhập nhi hậu duyệt chi, cố thọ chi dĩ Đoài ; Đoài

giã duyệt dã. Duyệt nhi hậu tán chi, cố thọ chi dĩ Hoán ; Hoán giã ly dã. Vật bất khả dĩ chung

ly, cố thọ chi dĩ Tiết. : Làm chủ khí cụ không ai bằng trưởng tử, nên thọ dụng tượng Chấn, Chấn

là động. Vật không thể động mãi mà phải ngừng, nên thọ dụng tượng Cấn, Cấn là ngừng nghỉ.

Vạn vật không thể ngừng đến cùng, nên thọ dụng tượng Tiệm, Tiệm là tiến chậm. Tiệm tiến ắt

có chỗ về, nên thọ dụng tượng Qui Muội. Được chỗ quay về ắt được lớn nên thọ dụng tượng

Phong, Phong là lớn. Lớn hết cỡ ắt mất chỗ ở, nên thọ dụng tượng Lữ. Lang thang không có chỗ

dung thân nên thọ dụng tượng Tốn, Tốn là nhập vào. Nhập vào rồi sau được vui vẻ, nên thọ

dụng tượng Đoài, Đoài là vui vẻ. Vui rồi sau đó tản mác, nên thọ dụng tượng Hoán, Hoán là chia

lìa, tản mác. Vạn vật không thể chia lìa đến cùng, nên thọ dụng tượng Tiết.

7. CHƯƠNG THỨ BẢY :

Tiết nhi tín chi, cố thọ chi dĩ Trung Phu. Hữu kỳ tín giã tất hành chi, cố thọ chi dĩ Tiểu Quá.

Hữu quá vật giã tất tế, cố thọ chi dĩ Ký Tế. Vật bất khả cùng dã, cố thọ chi dĩ Vị Tế. Chung yên !

: Tiết chế mà được lòng tin, nên thọ dụng tượng Trung Phu. Có tín nhiệm ắt được phép hành

62

động, nên thọ dụng tượng Tiểu Quá. Qua được vật ắt đã tới nơi, nên thọ dụng tượng Ký Tế. Vạn

vật không thể cùng tận, nên thọ dụng tượng Vị Tế. Hết !

---*****---

63

TẠP QUÁI TRUYỆN

[ Do Tạp Quái truyện dùng thể văn vần nếu dịch nghĩa thì rất khó xứng hợp với Nguyên Văn nên

chỉ dịch âm mà không dịch nghĩa ].

Sách tham khảo :

Chu Dịch – Phan Bội Châu , nhà xuất bản Khai trí Sài gòn.

Kinh Dịch – Đạo của người quân tử - Nguyễn Hiến Lê. NXB – TPHCM.

Kinh Dịch – Chính Văn, Nguyễn Văn Ba, nhà xuất bản Trí Tri. Sài Gòn.

Từ điển Kinh Dịch – Trương Thiện Văn. NXB – KHXH.

Tự điển Hán Việt -Thiều Chửu. NXB Đuốc Tuệ - Khai trí.

Hoa Việt tự điển – Khổng Lạc Long. NXB Thanh hóa.

Càn cương Khôn nhu

Tỷ lạc Sư ưu

Lâm Quan chi nghĩa

Hoặc dữ hoặc cầu

Truân kiến nhi bất thất kỳ cư

Mông tạp nhi trứ.

Chấn, khởi dã. Cấn, chỉ dã.

Tổn, Ích thạnh suy chi thỉ dã.

Đại Súc thời dã. Vô Vọng, tai dã.

Tụy tụ nhi Thăng bất lai dã.

Khiêm khinh nhi Dự đãi dã.

Phệ Hạp, thực dã. Bí, vô sắc dã.

Đoài hiện nhi Tốn phục dã.

Tùy, vô cố dã. Cổ tắc sức dã.

Bác lạn dã. Phục phản dã.

Tấn trú dã. Minh Di thù dã.

Tĩnh thông nhi Khốn tương ngộ dã.

Hàm tốc dã. Hằng cửu dã.

Hoán ly dã. Tiết chỉ dã.

Giải hoãn dã. Kiển nan dã.

Khuê ngoại dã. Gia Nhân nội dã.

Bĩ Thái phản kỳ loại dã.

Đại Tráng tắc chỉ. Độn tắc thối.

Đại hữu chúng dã. Đồng Nhân thân dã.

Cách khứ cổ dã. Đỉnh thủ tân dã.

Tiểu Quá quá dã. Trung Phu tín dã.

Phong đa cố dã. Lữ thân quả dã.

Ly thượng nhi Khảm hạ dã.

Cấu ngộ dã, nhu ngộ cương dã.

Tiệm nữ qui đãi nam hành dã.

Di dưỡng chánh dã. Ký tế định dã.

Qui Muội nữ chi chung dã.

Vị Tế nam chi cùng dã.

Quải quyết dã, cương quyết nhu dã.

Quân tử đạo trưởng,

Tiểu Nhân đạo ưu dã.