28
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ LAN chÊt lîng lao ®éng cña ®éi ngò trÝ thøc gi¸o dôc ®¹i häc ViÖT NAM hiÖn nay Chuyên ngành : Chủ nghĩa xã hội khoa học Mã số : 62 22 85 01 tãm t¾t LuËn ¸n tiÕn sÜ triÕt häc Hµ Néi - 2014

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ẦN THỊ LANhcma.vn/Uploads/2014/6/4/tran_thi_lan_vi.pdfVới tư cách là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ LAN

chÊt l­îng lao ®éng cña ®éi ngò trÝ thøcgi¸o dôc ®¹i häc ViÖT NAM hiÖn nay

Chuyên ngành : Chủ nghĩa xã hội khoa học

Mã số : 62 22 85 01

tãm t¾t LuËn ¸n tiÕn sÜ triÕt häc

Hµ Néi - 2014

C«ng tr×nh ®­îc hoµn thµnh

t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh

Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: GS.TS hoµng chÝ b¶o

Ph¶n biÖn 1:

Ph¶n biÖn 2:

Ph¶n biÖn 3:

LuËn ¸n sÏ ®­îc b¶o vÖ tr­íc Héi ®ång chÊm luËn ¸n cÊp Häc viÖn

häp t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh.

Vµo håi giê ngµy th¸ng n¨m 2014

Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i: Th­ viÖn Quèc gia

vµ Th­ viÖn Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tàiBước vào thế kỷ XXI, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức và cuộc

cách mạng khoa học - công nghệ đã không những xác định vị trí của conngười ở hàng đầu trong lực lượng sản xuất mà còn định hình ngày càng rõhơn vai trò đặc biệt quan trọng của nguồn lực trí tuệ đối với việc phát triểnnội lực của mỗi quốc gia, dân tộc.

Việt Nam đang ở thời kỳ bước ngoặt của phát triển với việc đẩy mạnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bối cảnh của thế giới và thời đại đang mở ranhững triển vọng, điều kiện thuận lợi cho Việt Nam đồng thời cũng đặt nướcta trước nhiều nguy cơ, thách thức nghiệt ngã trên tiến trình hội nhập, trongđó, sự lạc hậu, tụt hậu về trí tuệ là điều đáng sợ nhất.

Với tư cách là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, GDĐH ViệtNam có trọng trách to lớn trong quá trình tạo lập, phát triển tiềm lực trí tuệcho dân tộc. Điều này lý giải tại sao giờ đây, khắc phục điểm nghẽn về nguồnnhân lực trình độ cao thông qua việc cải biến chất lượng lao động của đội ngũtrí thức GDĐH được đặt ra như một giải pháp chiến lược cho sự phát triển,chấn hưng dân tộc mà Việt Nam phải hết sức quan tâm. Đó là kết quả trực tiếpcủa sự gia tăng nguồn lực trí tuệ được Việt Nam cũng như các quốc gia đặc biệtchú trọng trước tính cạnh tranh trong nền kinh tế dựa trên sức mạnh của tri thức,khoa học và công nghệ.

Vấn đề hệ trọng này còn được cắt nghĩa từ chính những yếu kém kéo dài,chậm được khắc phục trong chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của GDĐH ởnước ta. Càng đi sâu vào hội nhập, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở ViệtNam càng bị chi phối bởi qui luật cạnh tranh và những tác động tiêu cực từmặt trái của cơ chế thị trường. Đáng lo ngại là tình trạng bất cập về trình độ,năng lực và những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, lao động hìnhthức, thiếu tận tâm, tận lực của không ít trí thức nhà giáo trước trọng trách vinhquang của sự nghiệp “trồng người”. Đặc biệt là những thách thức được đặt ra từchất lượng nguồn nhân lực được đào tạo đại học chưa đáp ứng tốt yêu cầu thịtrường lao động trong nước và quốc tế. Điều đó xa lạ với bản chất lao độngkhoa học sư phạm sáng tạo và phẩm chất cao qúi của nhà giáo, nếu không kịpthời khắc phục chắc chắn sẽ để lại “di chứng” cho nguồn lực con người khôngchỉ hiện hữu ở thực tại mà còn trong tương lai.

Để vượt qua lực cản và thách thức này cần đến những giải pháp đồng bộ,nhất là những giải pháp mang tính đột phá nhằm cải biến hiện trạng đã nêu.Chính yêu cầu tìm kiếm chìa khoá cho sự phát triển nguồn nhân lực đã đưavấn đề chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH trở thành mối quantâm thường trực, hàng đầu của các chủ thể lãnh đạo, quản lý cũng như toànxã hội trong quá trình thực hiện cuộc cách mạng về giáo dục. Mặt khác, đó

2

cũng là điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển bền vững của cơ sở đàotạo đại học Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập quốc tế, trướcnhững kỳ vọng của xã hội vào sự cách tân từ các chủ thể giáo dục, từ chươngtrình, phương pháp giáo dục đại học mà mục đích cao nhất là cải biến chấtlượng nguồn nhân lực được đào tạo. Đây là đòi hỏi bức xúc của xã hội, làcông việc khó khăn, phức tạp, tốn kém nhiều công sức, thời gian, tâm lực, trílực và tiền bạc.

Trên một bình diện cao hơn, thuộc về trách nhiệm, lương tâm xã hội, quantâm đến chất lượng lao động của trí thức GDĐH là chăm lo cho sự nghiệpđào tạo nguồn lực trí tuệ của dân tộc. Để đảm bảo độ tin cậy cho chiến lượcphát triển, bền vững của quốc gia cần thiết phải tìm ra khâu đột phá từ tiềmlực của con người trên cái giá đỡ vật chất của sự phát triển kinh tế. Cơ sở để tạonên nguồn lực trí tuệ không thể nằm ngoài GDĐH mà mấu chốt là ở chất lượnglao động của đội ngũ trí thức nhà giáo.

Chỉ với cái nhìn biện chứng như vậy mới thấy hết tầm quan trọng và tínhbức thiết vì sao phải đổi mới GDĐH, bắt đầu từ những cải biến trong chấtlượng lao động của đội ngũ cán bộ quản lý cũng như các thế hệ giảng viênđại học. Luận giải, khảo sát vấn đề này để tìm giải pháp phát triển không chỉcó ý nghĩa lý luận mà còn góp phần thực hiện chủ trương kiểm định chấtlượng các trường đại học theo hệ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạonhằm “đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục” theo tinh thần Nghị quyếtTrung ương 8 khóa XI của Đảng.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả chọn vấn đề “Chất lượng laođộng của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay” làm đề tàiluận án tiến sĩ của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án2.1. Mục đích nghiên cứu của luận ánXác định một quan niệm có tính hệ thống về chất lượng lao động của trí

thức GDĐH để xây dựng luận cứ khoa học đánh giá thực trạng vấn đề này ởViệt Nam, qua đó đề ra những giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao chấtlượng hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam trongnhững thập kỷ đầu thế kỷ XXI.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận ánĐể đạt được mục đích nêu trên, ngoài việc tổng quan tình hình nghiên cứu có

liên quan đến vấn đề trí thức, trí thức GDĐH, luận án tập trung giải quyết nhữngnhiệm vụ cơ bản sau:

- Làm rõ cơ sở lý luận về chất lượng lao động của trí thức GDĐH Việt Namtừ quan niệm chung đến việc chỉ ra những đặc điểm lao động, tiêu chí đánhgiá và tính tất yếu nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH ởnước ta hiện nay.

3

- Đánh giá thực trạng chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH ViệtNam và những vấn đề đặt ra.

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng lao động củađội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, phát triểnkinh tế tri thức và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án3.1. Đối tượng nghiên cứuLuận án nghiên cứu về chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH ở

Việt Nam trong điều kiện của đổi mới, của đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước,với tác động của xu thế hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của kinhtế tri thức.

3.2. Phạm vi nghiên cứu- Chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH có nội dung rất rộng.

Tuy nhiên, luận án chỉ giới hạn nghiên cứu trên ba phương diện chủ yếu:giảng dạy; NCKH; quản lý giáo dục của đội ngũ trí thức GDĐH ở các trườngĐại học công lập của Việt Nam.

- Về thời gian, luận án khảo sát thực trạng chất lượng lao động của đội ngũ tríthức GDĐH Việt Nam giai đoạn 2000 - 2013 và xây dựng giải pháp nâng caochất lượng lao động của đội ngũ đó cho những năm tới.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án4.1. Cơ sở lý luậnLuận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước về trí thức, trí thức giáo dục, trí thức GDĐH; về vấn đề laođộng và động lực lao động nói chung.

Luận án còn kế thừa hợp lý những kết quả nghiên cứu có liên quan đến luậnán của các tác giả trong và ngoài nước.

4.2. Phương pháp nghiên cứuLuận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật

biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đồng thời chú trọng sử dụng phươngpháp logic - lịch sử cùng các phương pháp có tính liên ngành như phân tích, tổnghợp, điều tra xã hội học, so sánh, khái quát hoá.

5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án- Luận án nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề chất lượng lao động của trí

thức GDĐH dưới góc độ triết học - chính trị - xã hội - giáo dục.- Luận án xây dựng tiêu chí đánh giá đối với chất lượng lao động của trí

thức GDĐH trong hoạt động nghề nghiệp.- Luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng

lao động của đội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam trong điều kiện của đổimới, của đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, trước tác động của xu thế hộinhập, toàn cầu hóa và phát triển kinh tế tri thức.

4

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án- Luận án góp phần phát triển hướng nghiên cứu mới về lý luận và thực tiễn

đối với vấn đề chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam từ sựkết hợp cách tiếp cận triết học - chính trị - xã hội và giáo dục.

- Luận án góp phần củng cố vững chắc luận cứ khoa học làm cơ sở choviệc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tríthức GDĐH trong điều kiện mới.

- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạynhững chuyên đề liên quan đến trí thức, trí thức GDĐH.

7. Kết cấu của luận ánNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận

án gồm 4 chương, 11 tiết.

Chương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN

1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC CÓ LIÊNQUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.1.1. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu bàn luận trực tiếp đến trí thứcTrước bối cảnh gia tăng mối quan tâm về các nguồn lực phát triển đất nước

trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, có rất nhiều các đề tài khoa học cấp Nhànước, các công trình chuyên khảo và các luận án cùng với không ít bài báokhoa học luận giải về các khía cạnh khác nhau của vấn đề trí thức. Tiếp tụclàm rõ bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin và nhậnthức đúng đắn của Đảng ta trong quan điểm về trí thức, những công trìnhnghiên cứu đã có sự luận giải xác đáng về vai trò, nhiệm vụ của trí thức trongsự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Từ các kiến giải về tiềm năng củatrí thức Việt Nam, với thái độ tôn trọng trí thức, các tác giả đã đề xuất nhữnggiải pháp thiết thực nhằm phát huy vai trò của đội ngũ này đáp ứng yêu cầuhội nhập và phát triển kinh tế tri thức.

1.1.2. Những công trình nghiên cứu về trí thức giáo dục đại học, đặcđiểm và chất lượng lao động của trí thức giáo dục đại học

Một là, những công trình nghiên cứu khái quát về trí thức GDĐH:Xuất phát từ quan điểm coi trí thức GDĐH là nhân tố quyết định trực tiếp

đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhiều nhà nghiên cứu đã tập trungluận giải vị trí, vai trò của trí thức GDĐH, đồng thời tìm ra hệ thống giảipháp cơ bản tạo động lực lao động cho đội ngũ nhà giáo ở bậc đại học.

Hai là, những công trình nghiên cứu bước đầu bàn luận trực tiếp về đặcđiểm lao động của trí thức GDĐH, tiêu biểu là:

Bài viết “Đặc điểm lao động của giáo viên đại học và dạy nghề”, Tạp chí

5

Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, số 5/2000 của Tác giả Đỗ Văn Phức chủyếu nhấn mạnh đến lao động sáng tạo, lao động trí óc, với một số yếu tố độchại và những căng thẳng đặc thù của trí thức GDĐH.

Xác định tính chất lao động của trí thức GDĐH, PGS, TS Nguyễn Thị MỹLộc và TS Đặng Xuân Hải với chuyên đề “Người dạy ở bậc đại học và giaotiếp sư phạm”, “Phương pháp dạy học ở bậc đại học” trong tài liệu bồidưỡng “Giáo dục học đại học”, Hà Nội, 2003 đã đưa ra quan niệm: Ở đạihọc, sự sáng tạo sư phạm đi liền với sự sáng tạo khoa học”.

PGS, TS Phạm Hồng Quang - tác giả cuốn sách “Môi trường giáo dục”, NxbGiáo dục, 2006 khẳng định: chức năng lao động sư phạm là tái sản xuất sức laođộng cho xã hội; đó là dạng thức lao động trí óc chuyên nghiệp.

Khi luận giải “Bản chất của hoạt động sáng tạo trong nghiên cứu khoahọc” (tài liệu nghiên cứu), Hà Nội, 2006, GS, TS Hoàng Chí Bảo nhấn mạnh,GDĐH gắn liền giảng dạy với NCKH và phục vụ sản xuất. Lao động của tríthức GDĐH thể hiện rõ tính sáng tạo với những sắc thái biểu hiện phongphú, đa dạng và phức tạp của nó.

Tiếp cận đặc điểm của GDĐH, TS Nguyễn Bá Cần với Luận án tiến sĩ Kinhtế: “Hoàn thiện chính sách phát triển Giáo dục đại học Việt Nam hiện nay”, HàNội, 2009 đã cho rằng, sản phẩm dịch vụ GDĐH có tính đặc thù - đó là nhữngngười công dân có trách nhiệm với gia đình, xã hội và quốc gia.

Ba là, những công trình nghiên cứu bước đầu đề cập đến chất lượng laođộng của trí thức GDĐH, đáng chú ý là:

Đề tài trọng điểm cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006, mã số:QGTĐ.02.06: “Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động giảngdạy đại học và NCKH của giảng viên trong Đại học Quốc gia” do GS, TSNguyễn Đức Chính và PGS, TS Nguyễn Phương Nga chủ trì và đã nghiệmthu; Báo cáo“GDĐH và kỹ năng cho tăng trưởng”, 2008 của Phòng Pháttriển con người Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng thế giới.Đây là những nghiên cứu về lĩnh vực đo lường và đánh giá hiệu quả thực hiệnchức trách, nhiệm vụ của đội ngũ nhà giáo do các chuyên gia thực hiện nên kếtquả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong việc gợi mở hướng đánh giá tổngthể chất lượng lao động của trí thức GDĐH ở nước ta hiện nay.

Ngoài ra còn nhiều bài viết độc lập của các nhà khoa học nghiên cứu vềchất lượng GDĐH nói chung, tiêu biểu như: Nguyễn Đức Chính, NguyễnPhương Nga: “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạođại học”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, 2000, số 7; Tạ ThịThu Hiền: “Hệ thống đảm bảo chất lượng trong trường đại học theo quanđiểm của mạng lưới các trường đại học khu vực Đông Nam Á”, Tạp chí Lýluận chính trị và Truyền thông, số 8/2011; Lê Hữu Ái, Lâm Bá Hòa: “Giáodục đại học ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp nâng cao chấtlượng”, Tạp chí Triết học, 2010, số 9; Phạm Ngọc Trung: “Chất lượng giáo

6

dục trong các trường đại học ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị vàTruyền thông, 2011, số 8.

Thông qua việc nghiên cứu những quan niệm khác nhau về chất lượngtrong các lĩnh vực, các tác giả đã đưa ra quan niệm chung về chất lượngGDĐH .Trên cơ sở đó, xác định tiêu chí đánh giá và đề xuất một số giải phápnâng cao hiệu quả lao động của trí thức GDĐH ở nước ta hiện nay.

1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN ĐẾNLUẬN ÁN

Ở hầu hết các quốc gia, trí thức GDĐH được nhà nước rất coi trọng. Nhiềuchủ thể nghiên cứu thường nhận thấy sự cần thiết phải quan tâm đến trí thứcnhà giáo, nhất là đội ngũ giảng viên. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này cóthể kể đến: J.Vial trong cuốn “Lịch sử và Thời sự về các phương pháp sưphạm”, 1993; J.A Centra với các công trình nghiên cứu: “Tự đánh giá củagiảng viên đại học: Một so sánh với đánh giá của sinh viên”, Tạp chí Đánh giáGiáo dục, số 13 năm 1973; Ph.N.Gônôbôlin: “Những phẩm chất tâm lý củangười giáo viên”, Nxb Giáo dục, 1979; Franz Emanuel Weinert : “Sự phát triểnnhận thức học tập và giảng dạy”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998; Đặc biệt,UNESCO đã tổ chức những hoạt động tập trung trí tuệ nhân loại suy nghĩ vềmột nền giáo dục cho thế kỷ XXI mà đỉnh cao là “Higher Education in theTwenty - First Century - vision and Action”, World Conference on HigherEducation, Paris, October, 1998. Tổng hợp những công trình nghiên cứu nêutrên đã xác định một quan điểm mới về đặc điểm lao động của trí thức nhà giáoở bậc đại học. Theo đó, chất lượng GDĐH được hình dung là một khái niệm đachiều, bao trùm mọi chức năng và hoạt động của nhà trường.

1.3. NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨUCÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TIẾP TỤCLÀM SÁNG TỎ

Từ tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án, tác giả xinđưa ra những đánh giá khái quát như sau:

Một là, các công trình nghiên cứu đã vạch ra một hệ thống phương pháptiếp cận về trí thức và trí thức GDĐH. Đáng chú ý là những quan điểm xemtrí thức như một lực lượng xã hội, một nhóm xã hội - nghề nghiệp được nhậndiện và phân định bởi tính chất lao động trí óc, sáng tạo và phức tạp.

Hai là, những nghiên cứu lý luận về trí thức, trí thức GDĐH là khá phongphú nhưng chưa có công trình nghiên cứu chuyên khảo hay các đề án,chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, chưa có luận án, luận vănnào trực tiếp đi sâu luận giải một cách có hệ thống về vấn đề chất lượng laođộng của trí thức GDĐH ở Việt Nam.

Ba là, dưới các góc độ, bình diện, phạm vi nghiên cứu khác nhau, nhữngcông trình nghiên cứu đã đề cập đến đặc điểm lao động của giảng viên ở từngkhía cạnh cụ thể, chủ yếu luận bàn đến chức trách, nhiệm vụ, đối tượng, côngcụ tác động, tính chất lao động của giảng viên và nhà khoa học.

7

Bốn là, trên bình diện chất lượng lao động của trí thức GDĐH, những côngtrình nghiên cứu đã công bố chủ yếu chỉ chú trọng đánh giá nhiệm vụ giảng viêntheo góc độ tiếp cận giáo dục học. Trên thực tế, lý luận về chất lượng lao độngcủa trí thức GDĐH chưa được nghiên cứu theo quan điểm toàn diện, hệ thốngvới giác độ tiếp cận liên ngành triết học - chính trị - xã hội - giáo dục.

Năm là, nhiều khía cạnh thực tiễn về nâng cao chất lượng lao động củađội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam chưa được làm sáng tỏ như: thực trạng,những vấn đề đặt ra từ thực trạng; việc qui chế hoá chất lượng lao động củađội ngũ trí thức GDĐH ở các cơ sở đào tạo trên phạm vi cả nước; cơ chế,mức độ, hiệu quả tác động của chủ trương, chính sách, pháp luật đến việcnâng cao chất lượng lao động của đội ngũ này ở nước ta hiện nay.

Sáu là, việc làm rõ chất lượng lao động của đội ngũ trí thức quản lý giáodục ở bậc đại học nước ta còn là vấn đề mới mẻ, chưa có những công trìnhnghiên cứu chuyên sâu theo hướng xây dựng thành lý luận và tổng kết thực tiễnvề chất lượng lao động của đội ngũ này đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàndiện GDĐH Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Bảy là, còn có nhiều vấn đề chưa được luận chứng mà tác giả luận án sẽtập trung giải quyết như:

- Với phương pháp tiếp cận liên ngành triết học - chính trị - xã hội - giáodục, luận án hình thành quan niệm mới có tính hệ thống về chất lượng laođộng của trí thức GDĐH.

- Xây dựng luận cứ khoa học cho tính tất yếu nâng cao chất lượng lao độngcủa trí thức GDĐH Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

- Luận án xác lập những tiêu chí đánh giá chất lượng lao động của trí thứcGDĐH làm cơ sở khoa học cho việc khảo sát thực trạng chất lượng lao động củađội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam ở một số trường đại học công lập.

- Luận án chỉ rõ một số vấn đề đặt ra đối với chất lượng lao động của độingũ trí thức GDĐH Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nângcao chất lượng lao động của đội ngũ này ở nước ta hiện nay.

Chương 2CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG

CỦA TRÍ THỨC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

2.1. QUAN NIỆM VỀ TRÍ THỨC, TRÍ THỨC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ LAOĐỘNG CỦA TRÍ THỨC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

2.1.1. Quan niệm về trí thứcTrí thức là một thuật ngữ, một khái niệm khoa học với những hàm nghĩa

khác nhau. Theo đó, khi xem xét quan niệm về trí thức đòi hỏi phải chú ý đếntính lịch sử - cụ thể và giác độ tiếp cận. Thống nhất với quan niệm của chủnghĩa Mác - Lênin, của Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức, chúng tôi cho

8

rằng, trí thức là một tầng lớp xã hội được đặc trưng bởi phương thức laođộng trí óc, sáng tạo. Họ là lực lượng chủ yếu tham gia trực tiếp vào việcphát kiến, giữ gìn và truyền bá tri thức góp phần thúc đẩy sự phát triển nhậnthức khoa học và sự tiến bộ của xã hội.

Cần nhận diện trí thức ở một số đặc trưng nổi trội sau: Trí thức không phảilà một giai cấp mà là một tầng lớp xã hội đặc biệt và đặc thù; trí thức cầnđược xem như một cá thể - chủ thể mang nhân cách sáng tạo; học vấn, họcthức của người trí thức được gây dựng qua đào tạo, được bồi dưỡng và pháttriển không ngừng bằng con đường tự đào tạo, tự trau dồi và hoàn thiện củacá nhân trong lao động và hoạt động sáng tạo; với trí thức chân chính, hiểubiết phải gắn liền với cống hiến; lý tưởng chính trị và trách nhiệm xã hội phảiđược biểu hiện thông qua lý tưởng nghề nghiệp, qua hoạt động chuyên mônđặc thù, gắn bó sâu nặng với Tổ quốc và nhân dân.

2.1.2. Quan niệm về trí thức giáo dục đại học Việt NamTrí thức GDĐH Việt Nam là một lực lượng xã hội hay một nhóm xã hội -

nghề nghiệp đặc thù, tiêu biểu của trí thức; là chủ thể của hoạt động sư phạmtrong lĩnh vực GDĐH, có nhiệm vụ giảng dạy; NCKH, ứng dụng, chuyển giaocông nghệ; tổ chức, quản lý hoạt động sư phạm nhằm cao dân trí, đào tạo nguồnnhân lực có trình độ cao và phát triển nhân tài cho đất nước.

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, vai trò, nhiệmvụ của đội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam ngày càng được định hình rõ nét:

Một là, trí thức GDĐH Việt Nam phải trực tiếp gắn kết đào tạo với NCKH, liênkết các hoạt động của nhà trường với sản xuất và dịch vụ cộng đồng.

Hai là, trí thức GDĐH Việt Nam là lực lượng xung kích, nòng cốt trực tiếpxây dựng nền Giáo dục đại học Việt Nam tiên tiến, góp phần quan trọng vàochấn hưng giáo dục nước nhà.

Ba là, với tư cách là nguồn lực trí tuệ, trí thức GDĐH Việt Nam trực tiếptham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ chuyên gia,những nhà khoa học đáp ứng yêu cầu về chất lượng lao động của nền kinh tế- xã hội.

Bốn là, trí thức GDĐH Việt Nam góp phần nâng cao tiềm lực khoa học -công nghệ quốc gia.

Năm là, trí thức GDĐH Việt Nam là lực lượng đem tài năng sáng tạo, nhiệthuyết, trách nhiệm của mình vào việc xây dựng các luận cứ khoa học làm cơ sởcho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

2.1.3. Quan niệm về lao động của trí thức giáo dục đại họcLao động của trí thức GDĐH là quá trình tác động có mục đích của nhà

giáo đến đối tượng người học nhằm đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồnnhân lực chất lượng cao. Lao động của trí thức GDĐH cần được nhìn nhậntrên các bình diện chủ yếu sau:

9

Thứ nhất, với ý nghĩa là một công việc, lao động của trí thức GDĐH làhoạt động lao động nghề nghiệp chuyên môn - giáo dục và đào tạo ở bậc đạihọc mà đặc trưng nổi bật là hoạt động khoa học sư phạm, là truyền thụ họcvấn, đào tạo hướng nghiệp và đào tạo con người.

Thứ hai, lao động của trí thức GDĐH là lao động sáng tạo bậc cao, có vaitrò đặc biệt quan trọng nhằm tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần. Mỗithành công trong giảng dạy hay mỗi đóng góp mới trong nghiên cứu cũngnhư trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của trí thức GDĐH đều góp phần xâydựng tiềm lực trí tuệ cho dân tộc và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội củađất nước.

Thứ ba, tiếp cận lao động của trí thức GDĐH trên bình diện chức năng, cóthể xem dạy chữ - dạy người - dạy nghề là ba hoạt động thống nhất trong quátrình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Thứ tư, cần xem lao động của trí thức GDĐH, trước hết là lao động cá nhânnhưng chính đặc thù nghề nghiệp đã mang lại và đòi hỏi một cách nghiêmngặt tính tập thể, tính phổ biến, tính tương tác và đồng thuận.

2.2. TÍNH ĐẶC THÙ CỦA LAO ĐỘNG TRÍ THỨC GIÁO DỤC ĐẠI HỌCVIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

2.2.1. Lao động của trí thức giáo dục đại học là lao động trí óc, sáng tạoLao động của trí thức GDĐH trước hết là lao động trí óc. Tính đặc thù

trong lao động của họ biểu hiện ở việc thường xuyên phải huy động trí lực,phát huy sức sáng tạo của tư duy, ở hàm lượng chất xám cao kết tinh trongsản phẩm. Đó là những phát minh, sáng chế, sáng kiến, thậm chí là nhân cáchngười học, là trình độ, kỹ năng lao động của nguồn nhân lực.

Nếu như sáng tạo trong giảng dạy của trí thức GDĐH là năng lực hệ thốnghóa, kế thừa, lựa chọn thông tin gắn với các thao tác phân tích, tổng hợp,diễn giảng làm cho người học lĩnh hội và thâu thái tri thức thì sáng tạo trongNCKH là đi tìm cái mới, đưa ra kiến giải mới hay một đề xuất mới đóng gópvào vấn đề mà Lênin gọi là hạt chân lý của nhận thức.

Với tư cách là khoa học dùng người, hoạt động lãnh đạo, quản lý giáo dụccủa trí thức GDĐH cũng là lao động trí óc, sáng tạo. Nó đòi hỏi chủ thể lãnhđạo, quản lý phải khéo léo sử dụng tài năng, trí tuệ và tình cảm, bằng nhữngphương pháp khoa học, tư duy sáng tạo mới có sức thuyết phục trong việcđiều hành các hoạt động lao động của cả tập thể nhà giáo đại học.

2.2.2. Lao động của trí thức giáo dục đại học là lao động sư phạm bậc caoCốt lõi để phân biệt tính đặc thù này biểu hiện ở chức năng nghề nghiệp, ở

mục tiêu, phương thức lao động, tập trung trong yêu cầu phát triển trí tuệ,hình thành năng lực tư duy, kỹ năng lao động cho nguồn nhân lực chất lượngcao đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của đất nước trong bối cảnh đẩy mạnh CNH,

10

HĐH, hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức. Điều này đòi hỏi ở mỗitrí thức nhà giáo đại học những kỹ năng lao động sư phạm cấp cao - kỹ năngđịnh hướng hoạt động nhận thức, kỹ năng đào tạo nghề và kỹ năng cảm hóacon người bằng đạo đức, nhân cách và tất cả tâm hồn mình.

Yêu cầu được đánh giá cao ở lao động sư phạm của người trí thức giảngdạy bậc đại học là khả năng dẫn dắt sinh viên vào môi trường sáng tạo để tựhọ lao động trí tuệ và tự họ tìm đến tri thức trên cơ sở hướng dẫn của ngườithầy. Đối với trí thức GDĐH, mọi tri thức và sự hiểu biết cần phải đượcchuyển hóa thành phương pháp để một mặt sản sinh ra tri thức và làm mới trithức được sở hữu, mặt khác có thể định hướng, tổ chức hoạt động nhận thứccủa người học, tạo ra bước chuyển hóa từ giáo dục sang tự giáo dục, từ đàotạo sang tự đào tạo.

2.2.3. Giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ song hànhcủa phần lớn trí thức giáo dục đại học

Tuy không phải mọi trí thức GDĐH đều tham gia giảng dạy và NCKHnhưng phần lớn trí thức là giảng viên và ngay cả lực lượng lãnh đạo, quản lýgiáo dục trong các trường đại học cũng tham gia giảng dạy, NCKH ở mộtmức độ nhất định. Do vậy, có thể xem giảng dạy và NCKH là hai nhiệm vụsong hành của phần lớn trí thức GDĐH.

Gắn bó biện chứng giữa giảng dạy với NCKH thực chất là yêu cầu có kiếnthức và biết truyền thụ kiến thức. Suy đến cùng, bồi dưỡng cho người họcnăng lực tư duy, tự học, tự nghiên cứu chính là bồi dưỡng phương phápNCKH. Điều này đòi hỏi mỗi trí thức GDĐH chẳng những phải có hai cặpphẩm chất, năng lực quan trọng nhất của người giảng viên, đó là xu hướngnghề nghiệp sư phạm và năng lực sư phạm mà còn gắn liền với xu hướngnghề nghiệp NCKH và năng lực NCKH. Trước hết, họ phải biết tổ chức quátrình nhận thức của sinh viên bằng hoạt động giảng dạy, đồng thời phải biếttự nghiên cứu, triển khai các ý tưởng khoa học, phát triển những năng lực,phẩm chất tốt đẹp của một chuyên gia.

2.2.4. Sản phẩm lao động của trí thức giáo dục đại học góp phần pháttriển nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước

Cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn đều tất yếu đòi hỏi trường đại học cần trởthành nơi tiêu biểu cho đời sống trí tuệ và văn hóa tinh thần của xã hội. Đó lànhững vườn ươm các tài năng khoa học tương lai, là cái nôi nuôi dưỡngnhững trí tuệ khoa học thuộc nhiều thế hệ. Bằng tài năng, sự cống hiến vàcách thức riêng của mình, mỗi trí thức nhà giáo cần tham gia vào quá trìnhsản xuất tri thức, kiến tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao của nước mìnhtừ mặt bằng chung tới mỗi nấc thang phát triển của nó để từng bước đáp ứngnhững đòi hỏi khắt khe của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa. Sự lớn mạnh của đội ngũ trí thức GDĐH nước ta cùng với sản phẩm

11

lao động của họ sẽ là nguồn bổ sung trực tiếp, lớn nhất để phát triển đội ngũtrí thức và nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước.

2.3. QUAN NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG VÀ CHẤT LƯỢNG LAOĐỘNG CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

2.3.1. Quan niệm về chất lượng lao độngTính nhiều mặt, nhiều cấp độ, tính chất đa nghĩa của phạm trù “chất lượng

lao động” về mặt phương pháp luận đòi hỏi phải nghiên cứu nó từ quan điểmtoàn diện, từ phương pháp tổng hợp và hệ thống. Theo chúng tôi, chất lượnglao động là khái niệm dùng để chỉ mức độ thỏa mãn, khả năng đáp ứng các tiêuchí, yêu cầu đặt ra của một công việc cụ thể nào đó. Chất lượng lao động baohàm trong bản thân nó hàng loạt các yếu tố, truớc hết là sự thỏa mãn, đáp ứng,sự trùng khớp giữa kết quả lao động thực tế với nhu cầu, mong muốn của cácchủ thể hay mục tiêu định sẵn và những tiêu chuẩn xác định.

Chất lượng lao động của bất kỳ chủ thể nào cũng phản ánh giá trị lao độngthực tế của mỗi cá nhân. Trên phạm vi rộng lớn hơn, nó còn góp phần tạothành tấm gương phản chiếu giá trị lao động của toàn xã hội ở từng giai đoạnlịch sử nhất định.

2.3.2. Quan niệm về chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dụcđại học

Có thể nói, chất lượng lao động của trí thức GDĐH là một khái niệm đachiều, bao trùm chức trách, nhiệm vụ của nhà giáo ở bậc đại học, biểu hiệnkết quả tổng hợp các mặt hoạt động nghề nghiệp của người giảng viên.Chúng tôi cho rằng, chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH cầnphải được xem xét như là kết quả từ việc hoàn thành chức trách của đội ngũgiảng viên, đội ngũ cán bộ quản lý ở các cơ sở GDĐH với hiệu quả biến đổitrình độ, năng lực tư duy, phát triển nhân cách của người học theo hướngtích cực và tiến bộ; là đặc tính thỏa mãn tốt nhất và đáp ứng được yêu cầucủa khách hàng - những chủ thể hưởng lợi từ hoạt động nghề nghiệp chuyênmôn của trí thức nhà giáo ở bậc đại học.

Chất lượng giảng dạy của đội ngũ nhà giáo đại học ở nước ta hiện naykhông đơn thuần biểu hiện ở khối lượng thông tin truyền đạt mà được đánhgiá cao ở mức độ và hiệu quả hình thành năng lực nhận thức, tư duy, thựchành cũng như khả năng tự tạo việc làm hay khả năng thích ứng và hội nhậpquốc tế của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Chất lượng NCKH, chuyển giao công nghệ của đội ngũ trí thức GDĐH đượcbiểu hiện ở mức độ sáng tạo, hiệu quả triển khai, ứng dụng kết quả nghiên cứu,những phát minh, sáng kiến vào thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhàtrường cũng như nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Chất lượng hoạt động quản lý của đội ngũ trí thức GDĐH được phảnchiếu ở hiệu quả xây dựng, triển khai, giám sát việc thực hiện kế hoạchgiảng dạy, học tập, NCKH và chuyển giao công nghệ của đội ngũ trí thức giữ

12

chức vụ lãnh đạo hoặc đảm trách một số các hoạt động kiêm nhiệm như cốvấn học tập, chủ nhiệm lớp, công tác đoàn, hội.

2.3.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng lao động của trí thức giáo dục đạihọc Việt Nam hiện nay

Đánh giá chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH về thực chất làsự phán đoán giá trị lao động nhằm làm rõ mức độ đóng góp trí tuệ cho xãhội của đội ngũ giảng viên và những chủ thể quản lý giáo dục ở bậc đại học.Đánh giá chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH cần tập trung vàocác tiêu chí cơ bản sau:

Một là, mức độ đáp ứng tiêu chuẩn nhà giáo của đội ngũ trí thức GDĐH.Hai là, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ trí thức GDĐH theo chức

trách được giao.Ba là, kết quả lao động thực tế của trí thức GDĐH.Bốn là, mức độ hài lòng của giảng viên, sinh viên và các chủ thể sử dụng sản

phẩm GDĐH đối với kết quả lao động của đội ngũ trí thức GDĐH.Năm là, khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực được đào tạo đối với thị

trường lao động. Tiêu chí này được lượng hóa ở tỷ lệ có việc làm của sinhviên sau khi tốt nghiệp, ở chất lượng lao động của nguồn nhân lực được đàotạo đại học.

2.4. TÍNH TẤT YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA ĐỘI NGŨTRÍ THỨC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

2.4.1. Nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đạihọc Việt Nam là đòi hỏi tất yếu từ yêu cầu phát triển của đất nước

Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam với mục tiêu giải phóngvà phát triển con người, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội dựa trên cơ sởcủa khoa học và công nghệ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nướcgắn với phát triển kinh tế tri thức, cùng với đó là sức ép nâng cao năng lựccạnh tranh của nền kinh tế đòi hỏi GDĐH phải cung ứng cho xã hội nguồnnhân lực chất lượng cao. Chỉ có thể đảm bảo được yêu cầu ấy, nếu chấtlượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH được nâng cao với tư cách làđiều kiện căn bản, có ý nghĩa quyết định trực tiếp chức năng sản xuất, táisản xuất ra “hàng hoá” với sản phẩm đặc biệt - con người trí tuệ để đáp ứngnhu cầu phát triển của đất nước.

2.4.2. Nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đạihọc là yêu cầu nội tại của quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo đụcdại học ở Việt Nam hiện nay

Có thể nói, ở bất cứ cơ sở đào tạo đại học nào, chất lượng giáo dục yếukém cũng là mối đe dọa thường xuyên đến sự tồn tại, phát triển bền vững củanhà trường. Cần nhận thức sâu sắc một thực tế, GDĐH Việt Nam đang đứngtrước đòi hỏi vô cùng hệ trọng - đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH với mụctiêu: tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, trong đó có những trường và

13

ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế; nâng cao chất lượng theo yêucầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Đểtriển khai thành công chiến lược đó thì nâng cao chất lượng lao động của độingũ trí thức GDĐH đã trở thành nhu cầu thiết yếu.

Mặt khác, chủ trương đào tạo theo phương thức tín chỉ, xu hướng tăngquyền tự chủ và yêu cầu về việc nâng cao tính tự chịu trách nhiệm củatrường đại học cùng với yêu cầu triển khai qui trình kiểm định chất lượngtrường đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang trở thànhđộng lực hối thúc mạnh mẽ việc nâng cao chất lượng lao động của trí thứcGDĐH. Điều này cũng đặt trí thức nhà giáo ở bậc đại học đứng trước nguycơ, thách thức bị đào thải nếu chất lượng lao động của họ không đáp đứngđược yêu cầu của người học hay của các chủ thể sử dụng nguồn nhân lực.

2.4.3. Nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đạihọc nhằm khai thác tốt mọi tiềm năng, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệuquả các nguồn lực của giáo dục đại học

Hiệu quả đào tạo của trường đại học bị chi phối bởi việc khai thác tiềmnăng, sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn lực của GDĐH. Nếu không nângcao chất lượng lao động của trí thức GDĐH thì việc đầu tư cơ sở vật chất kỹthuật, việc hiện đại hóa các phương tiện dạy học, đổi mới cơ chế, chính sáchphát triển GDĐH hay đổi mới nội dung chương trình đào tạo, phương phápgiảng dạy cũng trở nên vô nghĩa, thậm chí còn là sự lãng phí nghiêm trọngcủa GDĐH nói riêng và quản lý kinh tế - xã hội nói chung trong điều kiệnkinh phí và ngân sách đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp như hiện nay.

Chất lượng GDĐH do nhiều yếu tố tạo thành nhưng các yếu tố khác chỉđóng vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện để trí thức GDĐH thực hiện chức năng,nhiệm vụ của mình. Xét đến cùng, nâng cao chất lượng lao động của đội ngũtrí thức GDĐH được xem như tâm điểm không chỉ gắn bó các yếu tố củagiáo dục trong một chỉnh thể mà còn quyết định trực tiếp đến hiệu quả sửdụng các nguồn lực của GDĐH.

Chương 3THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ

THỨC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAYVÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨCGIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1.1. Mức độ đáp ứng tiêu chuẩn nhà giáo của đội ngũ trí thức giáodục đại học Việt Nam hiện nay

Cùng với sự nghiệp đổi mới toàn diện ở nước ta và sự mở rộng qui mô đàotạo nguồn nhân lực, đội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam đã không ngừng được

14

bổ sung lực lượng, nâng cao về chất lượng, từng bước đáp ứng tiêu chuẩntheo luật định về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, về năng lực và phẩm chấtđạo đức nhà giáo, qua đó hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, NCKH, giữ gìndanh dự, uy tín, bồi dưỡng phẩm chất, chính trị và đạo đức nghề nghiệp.

Tuy nhiên, tỷ lệ trí thức nhà giáo đại học chưa đạt chuẩn về trình độchuyên môn theo luật định (do không qua đào tạo bậc sau đại học) vẫn chiếm38,75%. Hơn nữa, tình trạng thiếu hụt thế hệ cán bộ kế cận có trình độ caođang tạo ra sự mất cân đối về cơ cấu lứa tuổi, trình độ và tính kế tục của độingũ trí thức GDĐH. Thêm vào đó, tình trạng phai nhạt lý tưởng, xuống cấpvề đạo đức cộng với những biểu hiện lao động hình thức, tắc trách ở một bộphận không nhỏ giảng viên chưa được khắc phục không chỉ gây ảnh hưởngxấu tới danh dự, uy tín nhà giáo mà còn hạn chế chất lượng lao động của độingũ trí thức GDĐH ở nước ta hiện nay.

3.1.2. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ trí thức giáo dục đạihọc Việt Nam hiện nay

Một là, hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, NCKH theo mục tiêu, chươngtrình đào tạo.

Theo số liệu điều tra xã hội học, có 64,1% giảng viên tích cực tham giavào hoạt động giảng dạy theo mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo. Tuyệtđại bộ phận nhà giáo đều nỗ lực hoàn thành giờ chuẩn giảng dạy, NCKHtheo chức danh. Nhưng trên thực tế, nhiệm vụ biên soạn giáo trình, sách thamkhảo và các tư liệu phục vụ hoạt động giáo dục, đào tạo của đội ngũ trí thứcGDĐH chưa được hoàn thành ở mức độ cao. Vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ tríthức GDĐH chưa đáp ứng được yêu cầu công bố kết quả nghiên cứu trên cáctạp chí khoa học trong và ngoài nước.

Hai là, mức độ hoàn thành nhiệm vụ định kỳ học tập, bồi dưỡng nâng caotrình độ của đội ngũ trí thức GDĐH.

Những năm qua, đội ngũ trí thức GDĐH ở nước ta đã có nhiều cố gắng nỗlực trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, chuyênmôn nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, hạn chế có tính phổbiến trong đội ngũ trí thức GDĐH hiện nay là chỉ coi trọng đào tạo, bồidưỡng trình độ chuyên môn, không ít giảng viên chưa tích cực bồi dưỡngnâng cao trình độ lý luận chính trị, năng lực nghiên cứu, ứng dụng côngnghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của hoạt động chuyênmôn, nghiệp vụ.

Ba là, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của trí thức GDĐH tham gia công tácquản lý giáo dục.

Trí thức GDĐH tham gia công tác quản lý đã hoàn thành nhiệm vụ xâydựng, triển khai, giám sát việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập, NCKH

15

của đội ngũ giảng viên. Nhiều trí thức GDĐH trẻ đã hăng hái, nhiệt tâm vàhoàn thành tốt công tác kiêm nhiệm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chúng tacòn thiếu những nhà quản lý giáo dục tài năng ở các cơ sở đào tạo.

3.1.3. Kết quả lao động của trí thức giáo dục đại học Việt nam hiện nayKhông thể phủ nhận một thực tế rằng, lao động của đội ngũ trí thức GDĐH

ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực góp phần quan trọng tạo nên sựtăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hộinhập quốc tế. Hàng năm, đội ngũ trí thức GDĐH đã trực tiếp tham gia đàotạo hàng chục nghìn cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ góp phần quan trọng vào việcthực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ sựnghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Kết quả NCKH, lãnh đạo, quản lýcủa đội ngũ trí thức GDĐH đã góp phần nâng cao trình độ khoa học, côngnghệ của đất nước, góp phầnquan trọng vào việc hoạch định đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước, bước đầu giải đáp những vấn đềmới phát sinh trong sự nghiệp đổi mới.

Hạn chế chủ yếu trong kết quả lao động của trí thức GDĐH ở nước ta làchất lượng giáo dục còn thấp; đào tạo phi chính quy còn nhiều yếu kém; việcđổi mới nội dung, chương trình đào tạo ở các trường đại học chưa theo kịpyêu cầu của thực tiễn sản xuất; hiệu quả ứng dụng của những công trình khoahọc chưa cao, với khoảng 40% kết quả nghiên cứu phải “trùm mền”; sự quảnlý của đội ngũ trí thức GDĐH còn nhiều bất hợp lý, biểu hiện chủ yếu ở tìnhtrạng còn thụ động trước sự chỉ đạo của cấp vĩ mô dẫn đến hạn chế tính tựchủ, sáng tạo trong hoạt động giáo dục và đào tạo.

3.1.4. Mức độ hài lòng của giảng viên, sinh viên và các chủ thể sửdụng sản phẩm GDĐH đối với kết quả lao động của đội ngũ trí thức nhàgiáo đại học ở nước ta hiện nay

Mặc dù mức độ hài lòng của sinh viên và giảng viên về kết quả lao độngcủa trí thức GDĐH đạt tỷ lệ cao với trên 70% ý kiến biểu lộ sự hài lòng.Riêng kết quả đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nướccòn không ít ý kiến phản hồi thể hiện sự trăn trở và chưa hài lòng. Điềunày lý giải tại sao có tới 60% doanh nghiệp được khảo sát tỏ ra không hàilòng về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở các trường đại học.

3.1.5. Khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực được đào tạo đối với thịtrường lao động

Có thể khẳng định, đội ngũ trí thức GDĐH thông qua lao động nghềnghiệp đã góp phần quan trọng vào chiến lược nâng cao dân trí, đào tàonguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Hiện nay, mỗi năm,GDĐH cung cấp cho xã hội khoảng hơn 10 nghìn người có trình độ sau đạihọc” Đội ngũ này đang là lực lượng nòng cốt tham gia lao động ở hầu hết cáclĩnh vực khác nhau của xã hội.

16

Nhìn vào bức tranh GDĐH ở Việt Nam hiện nay rất dễ nhận thấy mộttrong những hạn chế, bất cập lớn nhất là chưa tạo ra lớp người lao động cókhả năng thích ứng nhanh, chủ động, sáng tạo, đủ năng lực đáp ứng yêu cầucủa kinh tế tri thức. Đa số các nhà quản lý doanh nghiệp đều có chung nhậnxét: kỹ sư công nghệ thông tin phần lớn trình độ đều thấp hơn rất nhiều sovới tiêu chuẩn quốc tế; sinh viên mới ra trường ngành quản trị kinh doanhthì còn non nớt, nặng về kiến thức sách vở. Hiện trạng này cho thấy chẳngnhững có sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao ở cáclĩnh vực cần thiết phải tạo ra sự đột phá trong bối cảnh hội nhập, cạnhtranh toàn cầu mà còn là khoảng cách ngày càng xa giữa chất lượng laođộng của đội ngũ trí thức GDĐH so với yêu cầu của thực tiễn và sự kỳvọng của xã hội.

3.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦAĐỘI NGŨ TRÍ THỨC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY

3.2.1. Nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về trình độ, năng lực của đội ngũtrí thức giáo dục đại học trước yêu cầu hội nhập quốc tế

Thực tế cho thấy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực của đội ngũ tríthức GDĐH Việt Nam còn nhiều hạn chế, biểu hiện sự bất cập trước yêu cầunghề nghiệp, trước đòi hỏi phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế.

So với các nước phát triển có nền GDĐH tiên tiến thì trình độ chuyên môn,nghiệp vụ của đội ngũ trí thức GDĐH ở nước ta biểu hiện rõ xu hướng tụthậu. Đáng lưu ý là tỷ lệ đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ hoặc có chứcdanh khoa học GS, PGS ở nước ta còn rất thấp. Trí thức tinh hoa và hiền tàicòn ít, chuyên gia đầu ngành còn thiếu nghiêm trọng, đội ngũ kế cận hụthẫng, chưa có nhiều tập thể khoa học mạnh, có uy tín đủ sức cạnh tranh trênphạm vi toàn cầu. Không chỉ yếu ngoại ngữ, trí thức GDĐH ở nước ta cònthiếu năng lực sáng tạo ở mức độ cần thiết để tạo ra những sản phẩm, nhữngcông trình khoa học có thể cạnh tranh bình đẳng với đồng nghiệp quốc tế.

3.2.2. Sự mất cân đối về cơ cấu trong chất lượng lao động của trí thứcgiáo dục đại học Việt Nam hiện nay

Yêu cầu tạo lập tính đồng thuận trong đội ngũ trí thức GDĐH đòi hỏi phảitạo ra sự tiếp nối, kế tục, tác động cùng chiều tới đối tượng người học từnhững giảng viên khác nhau về tuổi đời, thâm niên, trình độ, năng lực, họchàm, học vị, thậm chí là những nhà giáo ở các chuyên ngành đào tạo khácnhau, rộng hơn là ở các vùng, miền trong cả nước. Đáng tiếc là thực trạngchất lượng lao động của trí thức GDĐH đang tỏ rõ sự bất cập trước yêu cầutạo lập tính đồng thuận của toàn đội ngũ. Đó là tình trạng mất cân đối trongcơ cấu về trình độ, năng lực, trong kết quả lao động của đội ngũ trí thứcGDĐH giữa các vùng, miền, giữa các ngành và lĩnh vực đào tạo ; thêm vàođó là sự hẫng hụt nghiêm trọng đội ngũ kế cận có trình độ cao.

17

3.2.3. Trí thức giáo dục đại học cần kết hợp giảng dạy và nghiên cứukhoa học trong khi khuynh hướng xem nhẹ nghiên cứu khoa học đangdiễn ra phổ biến

Theo kết quả điều tra xã hội học, có 61,1% ý kiến cho rằng, phần lớngiảng viên chỉ chuyên tâm vào hoạt động giảng dạy. Số liệu này phù hợpvới đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “có đến 50 - 60% giảng viênkhông dành hoặc dành rất ít thời gian làm NCKH”. Không ít giảng viênchọn cách tăng thu nhập bằng cách giảng dạy, thậm chí sẵn sàng dạy nhiềuđể bù vào số tiết bị khấu trừ do thiếu giờ NCKH hơn là tự nguyện say mênghiên cứu. Đây là biểu hiện đáng báo động về hiện trạng của đội ngũ tríthức GDĐH nước ta trong quá trình triển khai chương trình đào tạo gắngiảng dạy với nghiên cứu, gắn lý thuyết với thực tiễn, đào tạo theo nhu cầuxã hội và định hướng nghề nghiệp.

Sự tách rời giảng dạy và nghiên cứu làm cho việc học tập của sinh viênvà thậm chí việc giảng dạy của trí thức nhà giáo đại học không được đặttrong môi trường nghiên cứu - môi trường của phương pháp tư duy sángtạo, của sự suy luận và phán đoán. Điều này đang làm giảm đi giá trị, tiềmnăng, trí tuệ, sức sáng tạo của đội ngũ trí thức GDĐH mà đáng lẽ nó phảiđược coi trọng và phát huy.

3.2.4. Mâu thuẫn giữa yêu cầu giải phóng năng lực sáng tạo, tâmhuyết của trí thức giáo dục đại học với những rào cản trong tư duy, cơchế, chính sách và các điều kiện đảm bảo chất lượng

Đặt vấn đề giải phóng triệt để năng lực sáng tạo và sự tâm huyết với nghềcủa trí thức GDĐH là xuất phát từ những đòi hỏi của khoa học sư phạm chứkhông phải đề cao hay tuyệt đối hóa vai trò của sáng tạo và tâm huyết như mộtcái gì thái quá. Tuy nhiên, tình trạng chậm đổi mới tư duy, thiếu những điềukiện cần thiết để đảm bảo phát triển năng lực sáng tạo đang là những rào cảnkhiến một bộ phận nhà giáo chưa tập trung sức lực cho giảng dạy, NCKH, tổchức, quản lý giáo dục và chưa thật sự gắn bó, phụng sự hết mình cho lýtưởng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Rào cản lớn nhất lúc này là sự hạn chế trong chính sách đầu tư, trong cơ chếđãi ngộ cùng với tư duy ngại đổi mới và những yếu kém về trình độ, năng lựcchuyên môn của không ít giảng viên đã gây trở ngại cho sự khai thông mối liênhệ giữa NCKH với thực tiễn giảng dạy và sản xuất, chưa tạo ra tiềm lực mạnh đểphát huy sự sáng tạo lao động của trí thức GDĐH.

Mặt khác, trong khi phương thức quản lý vĩ mô về lao động chuyên môncủa đội ngũ trí thức GDĐH chưa đoạn tuyệt với cơ chế hành chính bao cấp,chưa đòi hỏi nghiêm ngặt tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi trí thứcnhà giáo thì tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường cộng với tâmlý trọng bằng cấp một cách hình thức và cơ chế tính lương theo bằng cấp,

18

theo thâm niên đang là những rào cản không nhỏ trước yêu cầu thực học đểcó thực lực, thực tài, thực cống hiến của trí thức GDĐH.

3.2.5. Chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học đượcđảm bảo bởi trách nhiệm của nhà giáo nhưng cơ chế kiểm tra, giám sát,đánh giá chưa được coi trọng đúng mức

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực nghiên cứu là nhân tố quyếtđịnh chất lượng lao động của trí thức GDĐH, song tinh thần trách nhiệmcũng là yêu cầu quan trọng mà mỗi trí thức nhà giáo phải quan tâm đáp ứng,nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi cơ chế thị trường đang chi phối đến đờisống của con người và tác động mặt trái của nó cũng để lại không ít nhữngtiêu cực và hệ lụy xã hội. Vấn đề bất cập hiện nay là tiêu chí kiểm định chấtlượng giáo dục chưa được xây dựng phù hợp với những đặc thù nhất định ởtừng trường; hoạt động đánh giá ngoài, nhất là sự tham gia kiểm định chấtlượng đào tạo từ các chủ thể sử dụng sản phẩm của GDĐH chưa được coitrọng đúng mức. Việc đánh giá, kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môncủa hiệu trưởng và cán bộ quản lý từng trường đại học còn bỏ ngỏ nên chấtlượng tổ chức, lãnh đạo, quản lý giáo dục của đội ngũ trí thức GDĐH ở nướcta chưa được xem xét, đánh giá toàn diện và khoa học. Cơ chế sa thải nhữnggiảng viên yếu kém chưa trở thành yếu tố căn bản trong văn hóa và khoa họclãnh đạo, quản lý giáo dục. Điều này lý giải tại sao trí thức GDĐH chưa nhậnthấy áp lực thực sự từ trách nhiệm và bổn phận của một nhà giáo, nhà khoa họctrước những yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn cũng như sự mong đợi, kỳ vọngcủa xã hội.

Chương 4QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

LAO ĐỘNG CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC GIÁO DỤC ĐẠI HỌCVIỆT NAM HIỆN NAY

4.1. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦAĐỘI NGŨ TRÍ THỨC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1.1. Nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đạihọc phải gắn với nhu cầu phát triển đất nước

Để đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao phục vụ quá trình đẩy mạnhCNH, HĐH, phát triển kinh tế tri thức, tích cực và chủ động hội nhập quốctế, lao động của trí thức GDĐH cần hướng tới việc cung ứng nguồn nhân lựcđáp ứng yêu cầu của thị trường. Đó là các nhà lãnh đạo quản lý, đội ngũcông nhân, viên chức, công nhân kỹ thuật bậc cao, các doanh nhân tâm huyếtvới đất nước, lực lượng lao động tinh hoa, đặc biệt là các chuyên gia có khảnăng phát minh, sáng chế, chuyển giao công nghệ. Nhìn chung, đó là đội ngũnhân lực có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, có kiến thức

19

hiện đại, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, có tác phong lao động công nghiệp vàkỷ luật lao động tự giác, có đủ năng lực ứng dụng thành tựu khoa học kỹthuật hiện đại để nâng cao năng suất lao động.

Ở một yêu cầu cao hơn, cần phấn đấu có đội ngũ trí thức GDĐH đủ trình độ,năng lực để còn có khả năng đảm trách nhiệm vụ chuyên môn và quản lý giáodục ở một số trường, ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Điều đó đòihỏi phải nâng cao chất lượng lao động của trí thức GDĐH theo hướng chuyênnghiệp hóa và quốc tế hóa chất lượng giảng dạy, NCKH, ứng dụng, chuyểngiao công nghệ và chất lượng quản lý giáo dục tạo điều kiện để trí thức nhàgiáo tham gia tích cực vào thị trường phân công lao động quốc tế.

4.1.2. Nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH ViệtNam cần gắn liền với yêu cầu chuẩn hóa để hội nhập quốc tế

Chuẩn hóa trí thức GDĐH được xem là quá trình thực hiện những qui tắc cótính chuẩn mực thể hiện giá trị lao động của nhà giáo. Yêu cầu cấp bách đượcđặt ra là cần xây dựng một tập thể trí thức nhà giáo đại học đạt chuẩn về trìnhđộ, về năng lực, đồng thuận về ý thức trách nhiệm phụng sự Tổ quốc, phụngsự nhân dân và cùng thống nhất trong mục tiêu, lý tưởng đào tạo nguồn nhânlực đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Chuẩn hóa trí thức GDĐH về mặt số lượng, trình độ, năng lực đòi hỏi phảikiểm soát và xóa bỏ triệt để tình trạng giảng viên giảng dạy quá nhiều họcphần hoặc không đúng với chuyên môn được đào tạo, dẫn tới hạ thấp chấtlượng và tầm thường hóa khoa học. Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hóa hiệnnay, ngoài việc chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo qui địnhcủa Điều lệ trường đại học, cần đặt vấn đề chuẩn hóa năng lực sử dụng ngoạingữ và tin học của trí thức GDĐH vào giảng dạy, NCKH, lãnh đạo, quản lýgiáo dục như một yêu cầu cấp thiết.

Chuẩn hóa trí thức GDĐH về phẩm chất đạo đức đòi hỏi phải chú trọngđến lòng yêu người, yêu nghề; thái độ tích cực, tự giác, trách nhiệm trong laođộng của mỗi nhà giáo.

Chuẩn hóa chất lượng lao động của trí thức GDĐH cần hướng vào việcđào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo giáo dục theo định hướngnghề nghiệp, theo nhu cầu xã hội.

4.1.3. Nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại họcphải trên cơ sở hình thành thái độ lao động tích cực của mỗi nhà giáo

Chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH phụ thuộc rất nhiều vàothái độ tích cực, tự giác, tận tâm của mỗi nhà giáo mà nếu thiếu nó, lao độngsư phạm sẽ trở nên nhàm chán, thụ động, gượng ép và kém hiệu quả. Nângcao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH phải trên cơ sở hìnhthành và củng cố bền vững thái độ lao động tích cực của mỗi giảng viên cũngnhư từng cán bộ quản lý giáo dục.

20

Trên cương vị là lực lượng thực hiện sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chấtlượng cao cho đất nước, trí thức GDĐH hình thành, phát triển thái độ laođộng xã hội chủ nghĩa với tư cách là lao động tự giác, tích cực, sáng tạo. Đâylà thái độ lao động đúng đắn đảm bảo ở mức độ cao của sự phù hợp với cáchtổ chức lao động và kỷ luật lao động mới.

4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNGCỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY

4.2.1. Thống nhất và nâng cao nhận thức của toàn xã hội về chấtlượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học

Thống nhất nhận thức của toàn xã hội từ sự thấu hiểu giá trị lao động củatrí thức GDĐH là tiền đề khoa học, tư tưởng quan trọng hàng đầu, là độnglực làm nảy sinh khát vọng cống hiến ở mỗi nhà giáo trong điều kiện kinh tếthị trường. Đặc trưng của công tác này là làm sao thể hiện được sự đồngthuận giữa tư duy lãnh đạo của Đảng với tư duy quản lý của nhà nước và tưduy của các chủ thể khác trong xã hội về tính đặc thù lao động trí óc, sángtạo của trí thức GDĐH gắn với thiên chức của đội ngũ này trong công tácđào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước; về mối quan hệ gắn bóhữu cơ, biện chứng giữa hoạt động giảng dạy và NCKH; về phương thứcđánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH; về tính tất yếu nâng caochất lượng lao động của trí thức GDĐH ở nước ta hiện nay.

4.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước vàtrách nhiệm của các cơ sở đào tạo đối với chất lượng lao động của độingũ trí thức giáo dục đại học

Đây là một trong những yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng laođộng của đội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam trong nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa. Trước hết, Đảng phải không ngừng nâng cao tầm trítuệ và trách nhiệm lãnh đạo của mình đối với chất lượng lao động của tríthức GDĐH. Cùng với yêu cầu đó, Nhà nước cần thực hiện đúng chức năngđịnh hướng phát triển GDĐH; hoàn thiện cơ chế tự chủ đối với các cơ sởGDĐH; xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng đào tạo, tăng cường giám sát,thanh tra, kiểm tra chất lượng đào tạo, hoàn thiện luật pháp, chính sách tiềnlương trong các cơ sở đào tạo đại học…

Để đảm bảo chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH ở nước tahiện nay, yêu cầu nâng cao trách nhiệm của các cơ sở đào tạo tất yếu đượcđặt ra. Nó đòi hỏi nhà trường, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý phải xácđịnh rõ sứ mạng, nhiệm vụ, mục tiêu và phải thực hiện các giải pháp để thựchiện những cam kết về chất lượng đã đề ra.

4.2.3. Hiện đại hóa giáo dục đại học là khâu đột phá để nâng cao chấtluợng lao động của đội ngũ trí thức nhà giáo Việt Nam hiện nay

Trước hết, cần hiện đại hóa mục tiêu, nội dung chương trình GDĐH theohướng xác định những chuẩn giá trị về nguồn nhân lực được đào tạo. Trọng

21

tâm trong khâu này là việc tinh giản, sàng lọc, làm mới những tri thức đảmbảo tính hiện đại, tránh tình trạng quá tải, trùng lặp đã được đặt ra như mộtđòi hỏi khoa học trong qui trình hiện đại hóa nội dung giảng dạy.

Hiện đại hóa phương pháp giáo dục - đào tạo ở bậc đại học cần thiết đượcxem là điểm cốt yếu, là khâu then chốt để một mặt, thanh toán tình trạng lạchậu của các phương pháp giáo dục cũ, mặt khác để khoa học hóa, trí tuệ hóaphương pháp mới, lấy học trò làm trung tâm. Vấn đề cấp bách hiện nay làcần chấm dứt tình trạng các trường đại học sư phạm lạc hậu về nội dung,phương pháp giảng dạy so với thực tiễn.

Hiện đại hóa GDĐH còn bao hàm đổi mới và nâng cao chất lượng, trình độcủa các thiết chế giáo dục. Không chỉ tập trung hiện đại hóa trường học, thưviện, phòng thí nghiệm, các phương tiện thiết bị phục vụ giảng dạy, học tậpmà cần thiết phải hiện đại hóa hoạt động tổ chức, quản lý trí thức nhà giáo vàxây dựng thiết chế “GDĐH mở” theo hướng tăng cường hoạt động hợp tácquốc tế.

4.2.4. Tạo chuyển biến căn bản trong công tác đào tạo, bồi dưỡng độingũ trí thức giáo dục đại học đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

Mục tiêu chủ yếu của công tác đào tạo, bồi dưỡng trí thức GDĐH là tạo rasự biến đổi ở mỗi giảng viên về kiến thức, kỹ năng và thái độ, hướng tới xâydựng đội ngũ giảng viên thực lực, thực tài. Đặc biệt, cần thiết phải quan tâmđào tạo, bồi dưỡng các chuyên gia đầu ngành, các trí thức tinh hoa, các tập thểkhoa học sư phạm, tập trung đào tạo tài năng trẻ với sự đầu tư đủ mạnh cácnguồn lực của nhà nước - một vấn đề thuộc về trách nhiệm không thể lơ là đểtạo nên nguồn lực trí tuệ GDĐH ở tầm chiến lược trong tương lai.

Đi đối với đổi mới nội dung cần tạo sự chuyển biến trong phương pháp đàotạo, bồi dưỡng trí thức GDĐH theo hướng đa dạng hóa các loại hình: tập huấncập nhật kiến thức, hội thảo chuyên đề, đào tạo tập trung và không tập trung,chính qui và không chính qui, bồi dưỡng dài hạn và ngắn hạn, đào tạo trongnước kết hợp với đào tạo ở các cơ sở đại học danh tiếng trên thế giới.

4.2.5. Đổi mới chính sách trọng dụng, đảm bảo đãi ngộ xứng đáng đốivới lao động của trí thức giáo dục đại học

Bài toán đặt ra đối với chất lượng lao động của trí thức GDĐH là làm saocơ chế, chính sách đãi ngộ phải thể hiện sự tôn vinh, trọng dụng giá trị đíchthực của sáng tạo khoa học, là chất xúc tác góp phần nuôi dưỡng niềm đammê, tâm huyết cho mỗi trí thức nhà giáo.

Hiện nay, tiền lương đang đóng vai trò nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sựlựa chọn nghề nghiệp, việc làm, sự hài lòng công việc hay quyết định thuyênchuyển công tác của trí thức GDĐH. Phương thức tính phụ cấp cho trí thứcGDĐH đơn thuần theo thâm niên, chức vụ đảm nhận hay trình độ, chức danhnhư hiện nay thực chất vẫn chưa giải phóng khỏi tư tưởng cào bằng trong

22

phân phối. Đây là sự lãng phí lớn mà ngành giáo dục cần sớm kiên quyếtkhắc phục bằng cách trả lương và phụ cấp theo năng lực, theo mức độ đónggóp hay chất lượng lao động của từng nhà giáo.

Về nguyên tắc, cần tập trung trả thù lao cao hơn và có chính sách khenthưởng, tôn vinh, đãi ngộ cả về vật chất và tinh thần đối với trí thức GDĐHhoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có những phát minh, sáng kiến, sáng chế,những công trình, sản phẩm khoa học, công nghệ có giá trị. Cùng với côngtác thi đua, khen thưởng cần tạo cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệpcho giảng viên.

4.2.6. Đổi mới căn bản công tác quản lý, coi trọng kiểm định chấtlượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học

Trên thực tế, công tác quản lý GDĐH ở Việt Nam còn bộc lộ không ít yếukém, hạn chế. Điều này đòi hỏi phải chú trọng đến khâu quản lý với yêu cầuđổi mới tư duy cùng với những cải cách sâu rộng theo xu hướng tăng quyền tựchủ, tự chịu trách nhiệm xã hội của các cơ sở GDĐH ở nước ta trong bối cảnhhội nhập và gia tăng cạnh tranh toàn cầu.

Kiểm định chất lượng lao động của trí thức GDĐH được xem là biện phápquản lý hiệu quả nhằm xác định một cách có hệ thống giá trị lao động củagiảng viên và cán bộ quản lý giáo dục trong tổng thể các hoạt động sư phạm.Do vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu, xây dựng và ban hànhchuẩn chất lượng lao động của trí thức GDĐH , bổ sung và thực hiệnnghiêm túc tiêu chí đánh giá ngoài gồm các cơ quan, doanh nghiệp, công tysử dụng sản phẩm của GDĐH, các đơn vị đánh giá độc lập, những cơ sở đàotạo khác ở trong nước và quốc tế theo thang điểm cụ thể, đặc biệt cần thiết phảiấn định bằng con số hay thứ hạng để phản ánh một cách tường minh chất lượnglao động của trí thức GDĐH.

KẾT LUẬN

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đại đang phát triển như vũbão; toàn cầu hóa diễn ra sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực, tác động sâu xa đếnsự phát triển của các quốc gia dân tộc. Các nước, dù với chế độ chính trị khácnhau đều phải chủ động xác định chiến lược phát triển cho riêng mình mộtcách phù hợp mới mong tránh khỏi nguy cơ tụt hậu trong cuộc chạy đua toàncầu. Đối với Việt Nam trên hành trình mở cửa và hội nhập, đẩy nhanh tốc độphát triển để vươn tới một nước công nghiệp, đòi hỏi phải phát huy hết thảymọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực trí tuệ và chất lượng lao động của độingũ trí thức nhà giáo ở bậc đại học. Đây là về một vấn đề vốn chứa đựng tínhphức tạp, nhạy cảm, khó đo lường. Qua nghiên cứu, tác giả luận án rút ra mộtsố nhận định khái quát sau:

23

1. Trí thức GDĐH là lực lượng nòng cốt trực tiếp tham gia vào quá trìnhđào tạo ở bậc cao nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân, góp phần quantrọng vào việc thực hiện “ba đột phá”, trong đó có đột phá xây dựng nguồnnhân lực và điển hình là nguồn nhân lực chất lượng cao của quốc gia, dântộc; không chỉ trực tiếp tham gia phát triển khoa học - công nghệ mà cònđem tài năng, sáng tạo, nhiệt huyết xây dựng các luận cứ khoa học cho việchoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là các chínhsách GDĐH.

2. Lao động của trí thức GDĐH là lao động nghề nghiệp chuyên môn, đólà lao động khoa học sư phạm bậc cao, là truyền thụ học vấn và đào tạohướng nghiệp đồng thời là giáo dục, trau dồi nhân cách, ở đó giảng dạy,NCKH gắn bó chặt chẽ với nhau và được đảm bảo chủ yếu bởi lao động trítuệ, sáng tạo. Đây là đặc trưng cần tính đến khi hoạch định chính sách nângcao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH ở nước ta hiện nay.

3. Chất lượng lao động của trí thức GDĐH là một khái niệm đa chiều,phản ánh mức độ đáp ứng chức trách, nhiệm vụ của nhà giáo; là thước đochủ yếu khả năng cống hiến tâm lực, trí lực của toàn thể đội ngũ nhà giáo vàochiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho quốc gia, dân tộc.Đánh giá chất lượng lao động của đội ngũ này cần tập trung làm rõ mức độđáp ứng tiêu chuẩn giảng viên, mức độ hoàn thành nhiệm vụ, kết quả laođộng thực tế, sự hài lòng của các chủ thể thụ hưởng thành quả của GDĐH,hiệu quả lao động của trí thức GDĐH trong tương quan so sánh với các điềukiện đảm bảo. Đặc biệt, khả năng đáp ứng nguồn nhân lực được đào tạo vớithị trường lao động và việc làm được xem là tiêu chí đánh giá quan trọng.

4. Hiện nay, chúng ta đang cùng với nhân loại ở vào những thập kỷ đầucủa thiên niên kỷ mới - thời đại của nền văn minh trí tuệ. Bối cảnh ấy cộngvới yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã khách quan hóa vai trò có ýnghĩa quyết định của đội ngũ trí thức GDĐH trong chiến lược đào tạonguồn nhân lực. Bằng tài năng, trí tuệ, sự cống hiến của mình, trí thứcGDĐH Việt Nam đang tích cực, chủ động tham gia vào quá trình sản xuấtra tri thức, kiến tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước, từ mặtbằng chung tới mỗi nấc thang phát triển của nó để từng bước đáp ứngnhững yêu cầu, đòi hỏi của xã hội văn minh. Đó vừa là hệ giá trị, vừa làtrách nhiệm công dân, là lý tưởng sống mà phần lớn trí thức GDĐH chânchính đều nhận thức một cách thấu đáo. Tuy nhiên, chất lượng lao động củađội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam đang bộc lộ không ít những bất cập vàhạn chế khắc sâu thêm khoảng cách ngày càng xa giữa kỳ vọng của xã hộivới kết quả đào tạo đạt được ở các trường đại học. Yêu cầu nâng cao chấtlượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH ở nước ta đã trở thành tất yếukhông chỉ để đáp ứng đòi hỏi của khoa học sư phạm mà còn được hối thúcbởi những thời cơ, thách thức do thời đại và thời cuộc đặt ra.

24

5. Lao động của đội ngũ trí thức GDĐH trước yêu cầu phải thực hiệnnhững giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng đã bao quát cả một hệ vấnđề rộng lớn và phức tạp. Đó là giáo dục nhận thức; tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng, sự quản lý của Nhà nước; nâng cao trách nhiệm của các cơ sở đàotạo để hình thành dư luận tích cực, đồng thuận sao cho toàn xã hội và cả dântộc đều quan tâm tới chiến lược nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ tríthức GDĐH. Đó còn là yêu cầu rất cao đòi hỏi sự công phu trong quá trình tổchức, hoạch định, tìm tòi, thực hiện cơ chế, chính sách tạo động lực cho laođộng sáng tạo và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đảmbảo chất lượng lao động của trí thức nhà giáo. Không những thế, công tácđào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạođức nghề nghiệp cùng với việc hình thành thái độ lao động tích cực, tự giác,trách nhiệm của nhà giáo cũng cần thiết phải được nhấn mạnh trong mốiquan tâm đến chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH.

6. Để làm sáng tỏ chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH ViệtNam, còn nhiều vấn đề tác giả luận án sẽ tập trung nghiên cứu, luận giảitrong thời gian tới như:

- Thời cơ, thách thức đối với việc nâng cao chất lượng lao động của trí thứcGDĐH Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển kinh tế tri thức;

- Những điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng lao động của đội ngũtrí thức GDĐH Việt Nam hiện nay;

- Hoàn thiện phương thức đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐHViệt Nam theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu hội nhậpquốc tế…

Đó là những vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đang đặt ra trong tiếntrình thực hiện Nghị quyết quan trọng của Đảng về đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục - đào tạo ở nước ta mà tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu tiếp theocông trình luận án này.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢLIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Trần Thị Lan (2010), "Một số vấn đề đặt ra từ việc nhìn nhận về đặcđiểm lao động của đội ngũ giảng viên", Tạp chí Khoa học & Côngnghệ, (3)

2. Trần Thị Lan (2010), "Phát huy vai trò của trí thức giáo dục đại họctrong đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta - xét từ bình diện tính tấtyếu khách quan", Tạp chí Báo cáo viên, (9).

3. Trần Thị Lan (2011), "Quan niệm về chất lượng lao động của trí thứcgiáo dục đại học ở nước ta trong điều kiện hiện nay", Tạp chíGiáo dục, (9).

4. Trần Thị Lan (2013), "Trách nhiệm và thái độ lao động của đội ngũ trí thứcGiáo dục đại học Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa", Tạp chí Giáo dục Lý luận, (7).

5. Trần Thị Lan (2013), Ý nghĩa phương pháp luận từ quan điểm của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề xây dựngđội ngũ trí thức ở nước ta hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo Khoa họcTrường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

6. Trần Thị Lan (2013), "Phương thức đánh giá chất lượng lao động củatrí thức giáo dục đại học theo hướng chuẩn hóa ở nước ta hiệnnay", Tạp chí Tạp chí Khoa học & Công nghệ (12).

7. Trần Thị Lan (2013), "Nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ tríthức giáo dục đại học ở nước ta - khâu đột phá để thực hiện chiếnlược phát triển nguồn nhân lực theo quan điểm của Đảng tại Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ XI", Tạp chí Phát triển nhân lực, (10).