23
HI/ĐÁP VQUY TC BIÊN MC AACR2, DDC, TIÊU ĐỀ CHĐỀ VÀ MARC 21 LEAF-VN nhn được nhng câu hi vbiên mc bao gm Quy tc biên mc Anh-MAACR2, Khung phân loi DDC, Tiêu đề chđề LC và MARC 21. Chúng tôi đã trli trc tiếp cho người hi, và xin tng hp li và niêm yết trên trang nhà ca Hi LEAF-VN để các đồng nghip khác dù không gi câu hi, nhưng nếu có cùng mt thc mc cũng có thxem và hc hi tnhng bài trli này Ngày 28-4-2013 Lâm Vĩnh Thế Phm ThL-Hương HI/ĐÁP K8 Hi 1: [23-4-2013] Xin hi chkhi nào thì làm phiếu mc lc theo li dòng treo, và hình thc ca dòng treo có được mô ttrong AACR2 hay không? Em có cun sách đính kèm thư này, và em nghĩ là khi làm biên mc em sdùng CAACR2 và dùng nhan đề làm dn mc chính (title main entry) và do đó khi in phiếu mc lc thì em sphi dùng dòng treo – sách có nhng thông tin trên trang nhan đề như sau đây: Nhan đề: Bình yên cho Đin biên Tác gi: nhiu tác giMt sau trang nhan đề: ghi 14 tác githeo thtttrên xung: HPhương, Ma Văn Kháng, Văn Phan, Nguyn Thanh Phong, Nguyn Đình Tú, Như Bình, Trn Thanh Hà, Nguyn Đức Mu, Vương Trng, Anh Ngc, Nguyn Hu Quý, Phan ThThanh Nhàn, Phm Văn Thch. - 1 -

Hỏi/Đáp kỳ 8

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hỏi/Đáp kỳ 8

HỎI/ĐÁP VỀ QUY TẮC BIÊN MỤC AACR2, DDC, TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ VÀ MARC 21

LEAF-VN nhận được những câu hỏi về biên mục bao gồm Quy tắc biên mục Anh-Mỹ AACR2, Khung phân loại DDC, Tiêu đề chủ đề LC và MARC 21. Chúng tôi đã trả lời trực tiếp cho người hỏi, và xin tổng hợp lại và niêm yết trên trang nhà của Hội LEAF-VN để các đồng nghiệp khác dù không gửi câu hỏi, nhưng nếu có cùng một thắc mắc cũng có thể xem và học hỏi từ những bài trả lời này Ngày 28-4-2013 Lâm Vĩnh Thế Phạm Thị Lệ-Hương

HỎI/ĐÁP KỲ 8

Hỏi 1: [23-4-2013] Xin hỏi chị khi nào thì làm phiếu mục lục theo lối dòng treo, và hình thức của dòng treo có được mô tả trong AACR2 hay không?

Em có cuốn sách đính kèm thư này, và em nghĩ là khi làm biên mục em sẽ dùng CAACR2 và dùng nhan đề làm dẫn mục chính (title main entry) và do đó khi in phiếu mục lục thì em sẽ phải dùng dòng treo – sách có những thông tin trên trang nhan đề như sau đây:

Nhan đề: Bình yên cho Điện biên Tác giả: nhiều tác giả Mặt sau trang nhan đề: ghi 14 tác giả theo thứ tự từ trên xuống: Hồ Phương, Ma Văn

Kháng, Văn Phan, Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Đình Tú, Như Bình, Trần Thanh Hà, Nguyễn Đức Mậu, Vương Trọng, Anh Ngọc, Nguyễn Hữu Quý, Phan Thị Thanh Nhàn, Phạm Văn Thạch. 

- 1 -

Page 2: Hỏi/Đáp kỳ 8

Hình 1: trang nhan đề Hình 2: Trang mặt sau trang nhan đề có ghi tên 14 tác giả

- 2 -

Hình 3: Trang cuối sách ghi nám xuất bản, lưu chiểu: 2004

Hình 4: Phiếu mục lục em làm với dòng treo, và mô tả dữ liệu theo CAACR2 [theo Cẩm Nang Hướng Dẫn Sử Dụng CAACR2, 2004, tr. 67 (http://leaf-vn.org/CamNang-CAACR2/Phan-1-I-A-4-Tren%203TacGia-67-91.pdf)]

Page 3: Hỏi/Đáp kỳ 8

- 3-

Tuy nhiên, bạn đồng nghiệp của em ở đây nói là em làm như vậy là sai vì theo quy tắc ISBD thì dòng treo và dữ liệu phải được thể hiện trên phiếu mục lục như sau đây (xem Hình 5: Phiếu mục lục làm với dòng treo, và mô tả dữ liệu theo ISBD)

Xin chị giải thích thêm về vấn đề dòng treo này như thế nào.

Hình 5: Phiếu mục lục làm với dòng treo, và mô tả dữ kiện theo ISBD

TRẢ LỜI (26-4-2013) I. Định nghĩa của “Lề treo/Dòng treo” trong ngữ cảnh của ngành thông tin thư viện là gì? 1.Theo Từ điển trực tuyến: ODLIS: Online Dictionary of Library and Infor-mation Science / Joan M. Reitz (http://www.abc-clio.com/ODLIS/odlis_u.aspx) “Hanging indention: A form of indention in which the opening line is flush with the left-hand margin and subsequent lines are indented one or more spaces. Used in type or printed catalog cards and in some styles of bibliographic entry. Hanging indention is used for the terms and definition in this online dictionary.” “Lề treo/Dòng treo: Một hình thức của sự lui hàng/thụt hàng trong đó dòng đầu tiên được dồn về phía lề trái và những dòng kế tiếp nó được lui vào một hay nhiều khoảng cách. Nó được dùng trong việc đánh máy các thẻ thư mục [phiếu mục lục] và dùng trong một vài lối làm các dẫn mục thư tịch. Lề treo/dòng treo được dùng làm thuật ngữ và cho định nghĩa của từ điển trực tuyến này.” 2/ Khi nào thì sử dụng lề treo/dòng treo trong thư viện: theo Quy tắc biên mục CAACR2/AACR2 – thư viện Mỹ làm lề treo/dòng treo khi nhan đề của tài liệu được dùng làm dẫn mục chính (main entry) v.v…dữ kiện của tài liệu được mô tả theo các quy tắc dưới đây, còn cách thức làm thẻ thư mục/phiếu mục lục thì do thư viện thực hiện (không quy định trong AACR2) nhưng các chỉ dẫn làm lề treo như thế nào thì những sách cẩm nang hay sách giáo khoa về biên mục đều có chỉ dẫn:

I. Quy tắc mô tả [trích sách Michael Gorman. Bộ Quy Tắc Biên Mục Anh-Mỹ Rút Gọn, 1988 / tác giả Michael Gorman, dịch giả: Lâm Vĩnh Thế, Phạm Thị Lệ Hương. McLean, LEAF-VN, 2002, tr.13- ] : Quy tắc Quy tắc số 0D: dấu chấm câu [dấu phân cách] trong phần mô tả: Bạn hãy dùng một trong các cách sau đây để phân biệt các vùng mô tả nêu ra trong quy tắc 0C. Hoặc là bạn dùng một dấu chấm, một khoảng trống, một gạch dài, một khoảng trống để khởi đầu cho một vùng (trừ vùng đầu tiên) theo cách sau đây:

Page 4: Hỏi/Đáp kỳ 8

- 4 -

Nhan đề và minh xác về trách nhiệm. — Ấn bản [Lần xuất bản]. — Vùng đặc biệt. — Xuất bản, v.v... — Mô tả vật chất. — Tùng thư. — Ghi chú. — Ghi chú. — Số tiêu chuẩn và điều kiện thủ đắc

hoặc khởi đầu một đoạn văn mới cho một số vùng theo cách sau đây:

Nhan đề và minh xác về trách nhiệm. — Ấn bản [Lần xuất bản]. — Vùng đặc biệt. — Xuất bản, v.v... Mô tả vật chất. — Tùng thư Ghi chú (mỗi ghi chú chiếm một đoạn văn riêng, mặc dù nhiều ghi chú có thể gom lại làm một) Số tiêu chuẩn và điều kiện thủ đắc [có được tài liệu]

Trong mỗi vùng, mỗi yếu tố (một phần của một vùng), ngoại trừ yếu tố đầu tiên, được bắt đầu bằng một dấu chấm câu [dấu phân cách] đặc biệt đề ra ở đầu của các qui tắc dành cho vùng đó (1A1, 2A1, v.v...). Bạn hãy loại bỏ vùng hay yếu tố nào không áp dụng cho tài liệu mà bạn đang làm biên mục. Bạn cũng loại bỏ luôn dấu chấm câu [dấu phân cách] khởi đầu của nó. Sau đây là hai thí dụ về các phần mô tả thật đơn giản (một cho một quyển sách, và một cho một đĩa ghi âm). Mỗi thí dụ đều được thực hiện theo hai lối trình bày đã nêu trên. Thí dụ 1. Lối trình bày thứ nhất

The fair garden and the swarm of beasts : the library and the young adult / Margaret A. Edwards. — [Ấn bản (Lần xuất bản)] duyệt lại và mở rộng. — New York : Hawthorn, c1974. — 194 tr. ; 22 cm. — Ấn bản [lần xuất bản] trước 1969

Thí dụ 1. Lối trình bày thứ hai

The fair garden and the swarm of beasts : the library and the young adult / Margaret A. Edwards. — [Ấn bản (Lần xuất bản)] duyệt lại và mở rộng. — New York : Hawthorn, c1974 194 tr. ; 22 cm. Ấn bản trước 1969

Thí dụ 2. Lối trình bày thứ nhất

A night on the town [sound recording] / Rod Stewart. — London : Riva Records : Do WEA Records phát hành, 1976. — 1 đĩa âm thanh (39 ph.) : tương tự, 33 1/3 vmp, âm thanh nổi ; 12 in.

Page 5: Hỏi/Đáp kỳ 8

Thí dụ 2. Lối trình bày thứ hai

A night on the town [sound recording] / Rod Stewart. — London : Riva Records : Do WEA Records phát hành, 1976 1 đĩa âm thanh (39 ph.) : tương tự, 33 1/3 vmp, âm thanh nổi ; 12 in.

Như tôi đã trả lời qua e-mail nhiều câu hỏi tương tự, nhiều lần trên những bài Hỏi/Đáp về Biên mục trong những năm 2004 và những năm kế tiếp sau khi đã giảng xong tại Hà Nội và Saigon và đã niêm yết trên trang nhà của LEAF-VN, tại URL này: (http://www.leaf-vn.org) Tại Việt Nam các thư viện theo lối trình bày thứ 1: các thông tin trong phần mô

tả đã được ghi một lèo từ đầu đến cuối [không xuống hàng từng phần] làm cho chúng ta khi nhìn vào thông tin theo lối trình bày này thành “rối mắt”, và áp dụng quy tắc ISBD/AACR2 [có khi áp dụng đúng quy tắc này, có khi áp dụng “nửa vời” và không nhất quán, nên làm cho những biên mục viên khác ở các thư viện nhỏ [không được học hành chính quy] bị “nhiễu thông tin” – lung tung chẳng biết cái nào đúng cái nào sai để mà theo, v.v…

Tại Mỹ các thư viện áp dụng lối trình bày thứ 2 để trình bày các thông tin mô tả theo đó các phần mô tả được ngắt xuống hàng từng phần [tức là từng trường theo MARC 21] nên nhìn vào thấy nó thông thoáng và rõ ràng hơn.

[Xin coi Bài Hỏi/Đáp kỳ 1: http://leaf-vn.org/AACR2-FAQs-rev10-18-04.pdf (trang 6-8); kỳ 6: http://www.leaf-vn.org/FAQ-LCSH-2of2Rev.pdf (trang 1-6)]

II. Về hình thức dùng lề treo/dòng treo (hanging indention)

Quy tắc số 23C: Làm Bản mô tả [chính] theo nhan đề: [CAACR2 trang 57]: Làm bản mô tả chính cho một tác phẩm theo nhan đề khi: 1) tác giả không được biết (tác phẩm khuyết danh) và không có tập thể nào chịu trách nhiệm cả (xem quy tắc 23B2) 2) tác phẩm có trên ba tác giả và không có người nào là tác giả chính cả (xem quy tắc 25C2) và không có tập thể nào chịu trách nhiệm cả (xem quy tắc 23B2) 3) tác phẩm là một sưu tập hoặc là một tác phẩm do soạn giả [người biên tập] chịu trách nhiệm và có một nhan đề chung (xem quy tắc 26B) 4) tác phẩm không do tác giả cá nhân và do một tập thể ấn hành nhưng không thuộc về một trong các loại ấn phẩm liệt kê trong quy tắc 23B2 5) tác phẩm là một thánh thư (như Kinh Thánh, Kinh Koran, hoặc Kinh Talmud) hoặc một tác phẩm cổ điển khuyết danh (như Beowulf hay Truyện Một Ngàn Lẻ Một Đêm).”

Khi mô tả tài liệu cần phải theo ISBD hay AACR2 đều giống nhau, bạn nên nhớ là AACR2 đặt căn bản trên ISBD theo Nguyên Tắc Của Hội nghị Quốc tế Về Biên Mục (International Conference on Cataloguing Principles), Paris năm 1961, nhưng AACR2 đắc dụng hơn nhờ ở việc khai triển và sử dụng các điểm truy dụng cần thiết để cho độc giả có thể tìm kiếm dưới nhiều tiêu đề/điểm truy dụng khác nhau.

- 5 -

Page 6: Hỏi/Đáp kỳ 8

Khi mô tả tài liệu, biên mục viên phải áp dụng các dấu chấm câu trong phần mô tả một cách triệt để, như tác giả Gorman đã viết ở trang 13-14 CAACR2. Lưu ý: TVQG cũng xuất bản Tài Liệu Hướng Dẫn Miêu Tả Ấn Phẩm Theo Tiêu Chuẩn Quốc Tế (ISBD) Dùng Cho Mục lục Thư Viện), in năm 1985, trong tài liệu mỏng này lại không có chỉ dẫn việc làm “thẻ thư mục/ phiếu mục lục theo lối lề treo/ dòng treo” như thế nào bởi thế có thể vị đồng nghiệp này đã nhầm lẫn khi làm mô tả theo ISBD nhưng lại không trình bày theo lối “lề treo/dòng treo” trong trường hợp này. Coi hình 5 trang 3 không thấy làm “lề treo/dòng treo” theo đúng nghĩa ở phần nào cả. Theo chỉ dẫn trong Cẩm Nang Hướng Dẫn Sử Dụng Bộ Quy Tắc CAACR2, Phần A. Tác giả cá nhân, đoạn 4.1. Trên 3 tác giả: Làm bản mô tả chính theo nhan đề (23C), bản mô tả phụ cho tác giả đầu tiên, và đặt dấu phẩy sau họ (26B), xin coi trang 67-68 tại URL:

http://leaf-vn.org/CamNang-CAACR2/Phan-1-I-A-4-Tren%203TacGia-67-91.pdf Trong phần minh hoạ (hình 4, tr. 2) bạn gửi cho tôi, bạn đã áp dụng đúng quy tắc AACR2 về mô tả: các dấu chấm câu trong phần mô tả, v.v.. Nếu bạn coi tên của tác giả thứ nhất Hồ Phương là bút hiệu, thì bạn làm đúng. Tham khảo Việt Wikipedia thì tác giả này là một Thiếu tướng của quân đội VN, tên thật là Nguyễn Thế Xương, sinh năm 1931 (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93_Ph%C6%B0%C6%A1ng) tác giả đó có bút hiệu là Hồ Phương thì khi làm tiêu đề phụ/tiêu đề bổ sung trong phần kê dẫn tiêu đề (tracings) [Quy tắc 25C2], không để dấu phẩy sau họ và cần ghi năm sinh sau bút hiệu: Hồ Phương, 1931- (Quy tắc 32A và 43). Phần ghi chú vì nhiều tác giả có tên ghi ở mặt sau trang nhan đề nên ghi là “Tên các tác giả [hay Tên14 tác giả] ghi ở mặt sau trang nhan đề...” Nếu bạn muốn làm chi tiết thì phần minh xác trách nhiệm cho thêm tên tác giả đầu tiên trích từ trang mặt sau của trang nhan đề và cần làm ghi chú với chi tiết cho 3 tác giả đầu: Hồ Phương, Ma Văn Kháng, Văn Phan …, với 3 dấu chấm lửng để rồi làm thêm tên tác

giả đầu tiên mà thôi [Quy tắc số 25C2] I. Hồ Phương, 1931- Thẻ thư mục/phiếu mục lục được trình bày như sau (theo lối trình bày thứ hai, sách CAACR2 của Gorman.)

- 6 -

Bình yên cho Điện Biên / nhiều tác giả [Hồ Phương … [và những người khác]]. — [Hà Nội] : Công an Nhân dân, 2004. 415 tr. : 7 ảnh chụp ; 19 cm. Tên 14 tác giả ghi ở mặt sau trang nhan đề : Hồ Phương, Ma Văn Kháng, Văn Phan …

. I. Hồ Phương, 1931-

Hình 6: Thẻ thư mục làm theo lối lề treo trong thư viện Mỹ, theo lối trình bày thứ 2, sách CAACR2 của Gorman.)

Ghi chú: gạch dài được dùng ở đây là hai dấu gạch nối (hyphen) khi dùng MS Publisher nó tự động đổi thành cái gạch dài. Trong thẻ do bạn làm bạn chỉ dùng 1 dấu gạch nối (hyphen) mà Quy tắc CAACR2 dùng gạch dài [—]

Page 7: Hỏi/Đáp kỳ 8

Bình yên cho Điện Biên / nhiều tác giả [Hồ Phương … [và những người khác]]. — [Hà Nội] : Công an Nhân dân, 2004. — 415 tr. : 7 ảnh chụp ; 19 cm. Tên 14 tác giả ghi ở mặt sau trang nhan đề: Hồ Phương, Ma Văn Kháng, Văn Phan … I. Hồ Phương, 1931-

Hình 7: Thẻ thư mục làm theo lối lề treo, và theo lối trình bày thứ 1 (sách CAACR2 của Gorman)

- 7 -

Ghi chú: gạch dài được dùng ở đây là hai dấu gạch nối (hyphen) khi dùng MS Publisher nó tự động đổi thành cái gạch dài. Trong thẻ bạn chỉ dùng1 dấu gạch nối (hyphen) mà Quy tắc CAACR2 dùng gạch dài [—].

Nếu làm lề treo/dòng treo theo lối thứ 1 thì các thông tin sẽ phải thể hiện trên thẻ thư mục lề treo/dòng treo như sau :

Nếu làm theo MARC 21 thì biểu ghi trong hình 6 sẽ hiển thị như sau:

245 00 $a Bình yên cho Điện Biên / $c nhiều tác giả [Hồ Phương … [và những người khác]]

260 ## $a [Hà Nội] : $b Công an Nhân dân, $c 2004.

300 ## $a 415 tr. : $b 7 ảnh chụp ; $c 19 cm. 500 ## $a Tên 14 tác giả ghi ở mặt sau trang nhan đề: Hồ Phương, Ma Văn Kháng, Văn Phan …

700 00 $a Hồ Phương, $d 1931-

Page 8: Hỏi/Đáp kỳ 8

Sau đây là mẫu thư mục/mục lục theo MARC (21?) do Thư viện Quốc Gia VN làm (Hình 8 tr. 9) [trích ra ngày 26-4-2013] Các thông tin của sách Bình yên cho Điện Biên trong phần mô tả chính được ghi ở phần (1) - Nhan đề minh xác về trách nhiệm / $c [trường 245 00 ….. / $c (MARC)]

- Nơi xuất bản [trường 260 ## … (MARC)] - Mô tả vật lý [trường 300 ## … (MARC)]

Phần (1) mô tả chính: Nhan đề minh xác về trách nhiệm [trường 245 00 …. / $c (MARC)] được liệt kê với nhiều tên của tác giả và có tên của tác giả Đậu Quang Chín ghi trong phần minh xác về trách nhiệm sau / $c trường 245 00 ….. / $c Đậu Quang Chín, Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Đình Tú … khác với tên của 14 tác giả đã ghi trên trang mặt sau trang nhan đề (mà không có ghi chú ở trường 500).

Phần (2) mô tả bổ sung [trường 700 10 MARC] được liệt kê với nhiều tên của tác giả khác với tên của tác giả đã ghi trong trường 245 00 ….. / $c ….. (và không có làm ghi chú ở trường 500), Hồ Phương, Ma Văn Kháng, Văn Phan mà không theo thứ tự của từng tác giả được ghi trên trang mặt sau của trang nhan đề Tôi không hiểu lý do tại sao biên mục viên của TVQG trong trường hợp này lại làm như thế, họ có áp dụng ISBD hay AACR2 tại thời điểm làm biên mục sách này hay không?, và tên của tác giả Đậu Quang Chín lấy từ nguồn thông tin nào?

- 8 -

Page 9: Hỏi/Đáp kỳ 8

- 9 -

( 1 )

( 2 )

Hình 8 : mẫu thư mục/mục lục theo MARC (?) do Thư viện Quốc Gia làm

?

Page 10: Hỏi/Đáp kỳ 8

Sau đây là mẫu thư mục/mục lục theo MARC 21 của sách Bình yên cho Điện Biên do Thư viện Đ.H. Cornell làm theo MARC 21 (trích dẫn ngày 26-4-2013] : phần mô tả chính trong trường 245 chỉ lấy thông tin có trên trang nhan đề, không ghi tên tác giả nào: ... / $c nhiều tác giả và không có ghi chú trong trường 500 [Hình 9]

- 10 -

Page 11: Hỏi/Đáp kỳ 8

Sau đây là mẫu thẻ thư mục/phiếu mục lục do Thư viện Quốc Hội Mỹ (LC card), và mẫu thẻ do công ty OCLC làm lề treo [Hình 10-11, xin coi thêm Hình 12 trang kế tiếp]

Hình 10: Mẫu thẻ thư mục do LC làm theo lối lề treo theo lối trình bày thứ 2 (sách CAACR2 của Gorman)

Hình 11: Mẫu thẻ thư mục do OCLC làm theo lối lề treo, và theo lối trình bày thứ 2 (sách CAACR2 của Gorman)

- 11 -

Page 12: Hỏi/Đáp kỳ 8

Hình 12: Mẫu thẻ thư mục của cùng một nhan đề với sách trong hình 10 nói trên, là ấn bản cũ (1968) do Thư viện trường Modesto Jr. College đánh máy trên thẻ trắng, làm theo lối lề treo, và theo lối trình bày thứ 2 (sách CAACR2 của Gorman)

Các sách giáo khoa về biên mục (cataloging textbook) ở Mỹ đều có chỉ dẫn cách dùng lề treo/dòng treo cũng như tóm tắt các quy tắc ISBD về cách dùng các dấu chấm câu/dấu ngăn cách (punctuation marks) - đây là chỉ là những quy ước trong ngành thông tin thư viện [khác với quy ước của việc trình bày văn bản thông thường]. Bạn có thể tham khảo Phụ đính B (Appendix B) về cách đánh máy thẻ thư mục của sách: Introduction to Cataloging and Classification / Bohdan S. Wy-nar, 8th ed. / by Arlene Taylor. Englewood, Colorado : Library Unlimited, 1992, trang 558-571, có tại URL này: http://www.pitt.edu/~agtaylor/articles/ICC8-appendixB.pdf - Sách giáo khoa về biên mục ở VN chỉ minh họa phần mô tả thư tịch (bibliographic description) mà không chỉ dẫn cách dùng lề treo/dòng treo như thế nào.

- 12 -

(1) Nhan đề là dẫn mục chính: lề treo thứ nhất

(2) Nhan đề là dẫn mục chính: lề treo thứ hai

Hình 13: Mẫu thẻ thư mục dùng nhan đề làm dẫn mục chính (title main entry) được đánh máy theo lối lề treo (trích sách B. Wynar, trang 561)

Page 13: Hỏi/Đáp kỳ 8

- 13 -

Theo sách Handbook for AACR2 : explaining and illustrating Anglo-American Cataloguing Rules / by Margaret Maxwell. 2nd ed Chicago, ALA, 1980, tr. 253 thì lề treo/dòng treo được minh họa theo lối thứ 2 như sau (Hình 14):

Hình 14: Mẫu trang 253-254 Cẩm Nang của Maxwell chỉ dẫn cách đánh máy lề treo [theo lối thứ 2, sách CAACR2 của Gorman] - việc lui hàng từ dòng thứ 2 được thư viện ấn định cần lui mấy khoảng cách (spaces).

Page 14: Hỏi/Đáp kỳ 8

HỎI 2 : Bây giờ mới là năm 2011 và bên thư viện em đã và đang nhập sách ngoại văn xuất bản 2011, nhưng lại có một ít sách dù phát hành năm nay là năm 2011, nhưng năm xuất bản ghi 2012 trên tờ bên trong lại ghi copyright 2012. Kèm đây là bản scan trang nhan đề và trang mặt sau của trang nhan đề. Chị phó giám đốc thư viện em có liên hệ với nhà cung cấp hỏi vì sao sách mới xuất bản năm 2011 mà ghi 2012, thì được trả lời là do họ mua bản quyển của cuốn sách đó đến năm 2012. Vậy theo cô ở trường 260 ,$c em nên ghi 2012 hay 2011 (vì năm 2012 chưa đến, em sợ bạn đọc hiểu nhầm mình ghi sai?)

Hình 1: Trang bìa nhan đề Hình 2 : Trang mặt sau của trang nhan đề có ghi năm xuất bản là © Pearson Education Limited 2012, sớm hơn năm hiện hữu là 2011 một năm

- 14 -

Page 15: Hỏi/Đáp kỳ 8

TRẢ LỜI 2: 1. Bản quyền của sách xuất bản ở Mỹ, được đăng ký tại Copyright Office, Library of Congress và có hiệu lực suốt đời của tác giả + 70 năm (cho những ấn phẩm xuất bản kể từ ngày 1-1-1978 trở đi) - không có vấn đề "mua bản quyền đến năm 2012 cho những sách xuất bản 2011 như bạn viết trong thư) - Xin coi URL này: (http://www.copyright.gov/help/faq/faq-duration.html#duration) [How Long Does Copyright Protection Last? How long does a copyright last? Do I have to renew my copyright? The term of copyright for a particular work depends on several factors, including whether it has been published, and, if so, the date of first publication. As a general rule, for works created after January 1, 1978, copyright protection lasts for the life of the author plus an additional 70 years. ] 2. Vấn đề sách in ra năm 2011 và ghi c2012: theo thư của ông William Neidem-meyer thuộc LC Copyright Office trả lời cho chị Liên Hương Fiedler, Hội trưởng Hội LEAF-VN thì: ‘Copyright Office cho phép các nhà xuất bản ghi năm xuất bản sách của họ trên sách trước 1 năm, [vì vấn đề quảng cáo bán sách] độc giả cần có những thông tin cập nhật trong sách. Copyright Office KHÔNG cho phép ghi năm xuất bản sớm quá năm hiện hành 1 năm vì như thế là cho độc giả một ấn tượng sai." [(Publishers are allowed to use one year in advance to ready their books for publishing etc. They like to do that because people look at the date to see how up to date the material is in the book. If it is more than one year we are required to call the publishers and tell them not to use any dates more than one year in advance, because it is miss-leading.)] 3. Vấn đề ghi thông tin này vào trường 260 : Quy tắc CAACR2 (Bộ Quy Tắc Biên Mục Anh-Mỹ Rút Gọn) số 4E2b Thí dụ: New York : Knof, c1954 [chữ “c“ ở trước năm 1954 là chữ tắt của "copyright"] Theo trang sách mà bạn scan gửi cho tôi thi trường 260 có thể ghi năm xuất bản là c2012 [cho dù năm hiện hành là 2011] vì đó là thông tin duy nhất về năm xuất bản có trên sách này để làm biên mục. Đọc kỹ trang mặt sau của trang nhan đề, tôi thấy sách này cũng được nhà xuất bản Prentice Hall xuất bản tại Mỹ với số ISBN 978-013-21-36839 [ghi ở đọan thứ 2 dưới dòng chữ ghi © Pearson Education Limited 2012]

- 15 -

Page 16: Hỏi/Đáp kỳ 8

Hình 4: Sách này cũng được nhà xb Prentice Hall xuất bản tại Mỹ với số ISBN 978-013-21-36839 [ghi ở đọan thứ 2 dưới dòng chữ ghi © Pearson Education Limited 2012, ISBN 987- 0-13-21-3683-9]

Tóm lại, khi bạn cần tìm những biểu ghi có sẵn trên các trang nhà tại các thư viện Mỹ, bạn vào thư mục trực tuyến (OPAC) của họ rồi tìm dưới tên nhan đề, hay tên tác giả, bạn có thể thấy đúng cuốn sách mà bạn cần tìm, hay đúng một phần [như là ấn bản mới/cũ hơn bản mà bạn có] thì cứ dùng biểu ghi đó, hoặc hạ tải (download) biểu ghi đó theo MARC 21 và theo UTF-8 rồi nhập liệu vào máy của bạn để đỡ mất thì giờ công việc gõ lại từng chữ trong từng trường, rồi sửa lại trên máy của bạn và hoàn tất công việc làm biên mục. Muốn hạ tải biểu ghi MARC 21 từ LC, ở phần Select Download Format ở cuối khung hình và bạn cần đổi MARC và UTF-8, rồi bấm nút Press to Save or Print.

- 16-

Hình 5: Cách hạ tải biểu ghi MARC 21 từ LC

Page 17: Hỏi/Đáp kỳ 8

Sau đây là mâu biểu ghi biên mục của LC cho sách này in tại Mỹ [Hìhh 6]:

- 17 -

Xin lưu ý : các trường trong biểu ghi CIP (biên mục trong khi xuất bản = Cata-loging-In-Publication) của LC: (CIP: xem thêm: http://leaf-vn.org/ChuongTrinh-CIP-LamVinhThe.pdf va http://leaf-vn.org/leafnews.htm#Celli ) trường số 260: dành cho dữ kiện về xb của sách (imprint) thì LC cũng có ghi năm

c2012, trường số 263: dành cho tháng/năm xuất bản được dự tính (Projected publication

date) là 1101 tức là năm 2011 tháng 1 trường số 300: dành cho việc mô tả vật chất của tài liệu như số trang, kích thước,

v.v… còn bỏ trống.

Page 18: Hỏi/Đáp kỳ 8

HỎI 3: Ở biểu ghi kèm đây có 2 trường 700, nhưng em thấy nó xa lạ quá. Cô giải thích cho em nhé, cả cái indicator của nó nữa.

- 18 -

Page 19: Hỏi/Đáp kỳ 8

TRẢ LỜI 3: Vì trường 245 có ghi HAI nhan đề sách: The adventures and the memoirs of Sherlock Holmes tức là hai cuốn The adventure [of Sherlock Holmes] và cuốn The Memoirs of Sherlock Holmes hợp lại làm 1. Xem ghi chú ở trường 500 thì thấy là cuốn sách này đã được xuất bản trước đó với hai nhan đề riêng rẽ là The adventures of Sherlock Holmes và The memoirs of Sherlock Holmes] nên cần làm thêm hai trường 700 theo hình thức gọi là hình thức tên/nhan đề (Name/Title added entry) [Quy tắc 29B4] Quy tắc biên mục CAACR2, số 29B4 được áp dụng trong trường hợp này: 29B4. Các tác phẩm có liên hệ. Làm một bản mô tả phụ theo tiêu đề bản mô tả chính của một tác phẩm mà tác phẩm đang được làm biên mục có liên hệ chặt chẽ (xem các quy tắc 26C, 27 và 28 để được hướng dẫn về những trường hợp cụ thể). Làm các bản mô tả này theo hình thức tiêu đề của bản mô tả chính cho người hoặc tập thể hoặc nhan đề của tác phẩm có liên hệ. Nếu tiêu đề này là cho một người hoặc tập thể, và nhan đề của tác phẩm có liên hệ khác với nhan đề của tác phẩm đang được làm biên mục, thì thêm nhan đề của tác phẩm có liên hệ vào tiêu đề để tạo ra một tiêu đề theo hình thức tên/nhan đề. Gore Vidal’s Caligula : a novel based on Gore Vidal’s original screenplay / by William Howard Bản mô tả chính theo tiêu đề cho Howard Bản mô tả phụ theo tiêu đề cho phim điện ảnh Caligula Bản mô tả phụ (tên/nhan đề) theo tiêu đề cho Vidal The long riders : original motion picture sound track / music composed and arranged by Ry Cooder Bản mô tả chính theo tiêu đề cho Cooder Bản mô tả phụ theo tiêu đề cho phim điện ảnh The long riders Nếu thích hợp, dùng một nhan đề đồng nhất (xem các quy tắc 57-61) thế vào cho nhan đề chính trong tiêu đề của bản mô tả phụ theo hình thức tên/nhan đề. Adventures of Tom Sawyer / by Mark Twain ; rewritten for young readers by Felix Sutton

- 19 -

Page 20: Hỏi/Đáp kỳ 8

Bản mô tả chính theo tiêu đề cho Sutton Bản mô tả phụ (tên/nhan đề) theo tiêu đề cho Twain theo sau là nhan đề đồng nhất cho tác phẩm Tom Sawyer: Twain, Mark. Adventures of Tom Sawyer [Xem Cẩm Nang Hương dẫn CAACR2 [ Phần C. Hình thức đặc biệt của một tiêu đề: 9. 2. Tác phẩm có liên hệ: http://leaf-vn.org/CamNang-CAACR2/Phan1-I-C-9-TacPhamCoLienHe-p-364-390.pdf trang 369] Lối làm biên mục theo AACR2 với Tên/Nhan đề này ở trường 700 rất thông dụng ờ TV Mỹ. 700 1 $a Họ, tên gọi, $d năm sinh-tử. $t Nhan đề 700 12 $a Doyle, Arthur Conan, $c Sir, $d 1859-1930. $t Adventures of Sherlock Homes. 700 12 $a Doyle, Arthur Conan, $c Sir, $d 1859-1930. $t Memoirs of Sherlock Homes. Thắc mắc của bạn về chỉ thị thứ nhất và thứ hai trong trường 700 này: luôn luôn phải tham khảo các hướng dẫn về MARC 21 trường 700 ở website của LC: http://www.loc.gov/marc/bibliographic/bd700.html

700 - Added Entry-Personal Name (R)

MARC 21 Bibliographic - Full October 2009

Chỉ thị thứ 1 có số 1 theo MARC 21 là dành cho Họ của tác giả (Surname) Chỉ thị thứ 2 có số 2 theo MARC 21 là dành cho dẫn mục phân tích [Vì biểu ghi này được làm theo hình thức dẫn mục phân tích (Analytical entry) theo quy tắc 29B4 CAACR2]

First Indicator Type of personal name entry element 0 - Forename 1 - Surname 3 - Family name

Second Indicator Type of added entry # - No information provided 2 - Analytical entry

- 20 -

Page 21: Hỏi/Đáp kỳ 8

HỎI 4: Em nhìn thấy biểu ghi này của LC và em không hiểu tại sao họ không cung cấp số phân loại LC ở trường 050 mà lại ghi mã số là MLCME 2008/00965(J) và họ cũng không cung cấp tiêu đề chủ đề của LC ở trường số 650 0 như những biểu ghi khác của LC mà lại cung cấp từ khóa ở trường 653 0 $aĐảng cộng sản Việt Nam $a party work. Xin chị giải thích giúp em hiểu thêm về việc làm biên mục của LC như thế này.

TRẢ LỜI 4: Tôi không làm việc cho LC vì thế không biết chính sách về biên mục của họ ra sao. Tôi có hỏi chị Liên Hương Fiedler, Hội trưởng Hội LEAF-VN, làm tại Southeast Asia Specialist Southeast Asia Section, Asian Division của LC để chị ấy tìm hiểu nơi chị Theresa Phạm là Biên mục viên của LC và được trả lời, xin tóm tắt như sau: Đó là lối làm biên mục tối thiểu (MLC=Minimal Level Cataloging) cung cấp giới hạn về mô tả tài liệu, tiêu đề chủ đề, và số phân loại của LC cho các tài liệu tồn kho, chưa làm biên mục, hay thuộc về một dự án đặc biệt, với mục đích tiết kiệm và chỉ cung cấp thông tin tối thiểu cho độc giả nên biên mục viên chỉ bằng cứ trên nhan đề và vài từ khoá cho vào trường 653 mà thôi.

- 21 -

653 0_$aĐảng cộng sản Việt Nam $a party

050 00 $aMLCME 2008/00965(J)

Page 22: Hỏi/Đáp kỳ 8

HỎI 5 : Em có một biểu ghi này kèm đây, trong đó họ ghi trường 082 với số phân loại DDC là 082: ##^a300^bL5433864 và trường 153 với số phân loại DDC là 153: ##^a306.759 7 Em thấy trong MARC 21 làm gì có trường 153? Xin giải thích cho em hiểu thêm về MARC 21 và DDC. MFN1 005: 20110722161736 008: 201107s2010||||vm #|||g##|||#001#||vie#d 020: ##^c35000đ., 1000b. 028: ##^a463-18/QĐXB/NXBDT 037: ##^a20/2011##^a20/2011##^a20/2011 040: ##^aPycb4-a^bvie^eAACR2 041: 0#^avie 043: ##^aa-vt^ba-vt-py^2Pycb4-a 082: ##^a300^bL5433864 100: 1#^aLý Khắc Cung 153: ##^a306.759 7 245: 10^aVăn hóa phồn thực Việt Nam^hG 260: ##^aH.^bDân trí^c2010 300: ##^a211tr.^c20cm^3Sách 521: 2#^aBạn đọc phổ thông 650: 14^aVăn hóa^xVăn hóa phồn thực^zViệt Nam 651: #4^aViệt Nam 850: ##^aThư viện tỉnh Phú Yên 852: 42^a101^b503^p0025679

42^aM^bVNX.^p035338 42^aM^bVNX.^p035339 42^a101^b532^p0017139 42^a101^b532^p0017140

- 22 -

Page 23: Hỏi/Đáp kỳ 8

TRẢ LỜI 5: Bạn nói đúng, trong MARC 21 Format for Bibliographic Data về mô tả thư tịch trong biên mục KHÔNG CÓ trường 153. (http://www.loc.gov/marc/bibliographic/bd1xx.html) :

100 - Main Entry - Personal Name (NR) Full | Concise

110 - Main Entry - Corporate Name (NR) Full | Concise

111 - Main Entry - Meeting Name (NR) Full | Concise

130 - Main Entry - Uniform Title (NR) Full | Concise

Trường đúng là phải ghi 083 dành cho số DDC thêm vào với số DDC ghi ở trường 082 tuỳ theo ý của biên mục viên muốn chi tiêt hơn [083 - Additional Dewey Decimal Classification Number (R) Full | Concise >> http://www.loc.gov/marc/bibliographic/bd083.html ] và có thể người nhập liệu đánh máy sai hoặc hiểu nhầm rồi sử dụng MARC 21 Format for Classification Data (http://www.loc.gov/marc/classification/eccdhome.html) có trường 153 xen vào khi mô tả thư tịch

Ngoài ra tôi còn thấy có trường 650 với chỉ thị thứ 1 và thứ 2 là 14 nên xin bàn thêm về vấn đề cung cấp tiêu đề ở trường 650 14 của biểu ghi này. 650 14 $a Văn hoá $x Văn hoá phồn thực $z Viêt Nam Tại sao không tách nó ra làm 2 tiêu đề là: 650 14 $a Văn hoá. 650 14 $a Văn hoá phồn thực $z Việt Nam. Vì theo ý định tìm kiếm của độc giả dù không biết thư viện làm như thế nào, nhưng họ nghĩ đến việc tìm kiếm tài liệu thì cụm từ “Văn hoá” hay “Văn hoá phồn thực” nó sẽ chủ động làm cho họ phải tìm về hai khái niệm này “Văn hoá” ở nghĩa rộng, và “Văn hóa phồn thực ở nghĩa hẹp hơn [tức là đúng với khái niệm về tiêu đề chủ đề (subject headings), đi từ tổng quát đến chi tiết.]

-- HẾT --

- 23- 4-28-2013-LHP