81
HÔN NHÂN HẠNH PHÚC (Tài Liệu Giáo Lý) Hôn nhân phải chăng là duyên nợ? Con người khi tới tuổi lớn khôn, thấy mình thay đổi và hướng về người khác phái. Nếu thấy hợp nhau, có duyên với nhau sẽ đem lòng yêu nhau. Mời các bạn nghe những diễn tả rất thương của ca dao Việt Nam: Ðó đây trước lạ sau quen, Chẳng gần qua lại đôi phen cũng gần. Hoặc như anh chàng kia tự thú: Trên trời có cây xanh hóa kiểng, Dưới biển có cá hóa long, Anh đi lục tỉnh giáp vòng, Tới đây trời khiến đem lòng thương em. Rồi hai người muốn hợp với nhau thành vợ chồng: Ði đâu cho thiếp đi cùng, Ðói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam. Ðược thành vợ chồng, hai người sẽ sung sướng: Ðói no có thiếp có chàng, Còn hơn chung đỉnh giầu sang một mình. Hôn phối Công Giáo là ơn gọi Trong Giáo Hội: -Có ơn gọi sống bậc gia đình khởi đầu bằng Bí Tích Hôn phối -Có ơn gọi độc thân trong đời tu trì {linh mục, tu sĩ nam nữ} -Cũng có ơn gọi sống quả phụ, hoặc độc thân trong cuộc đời {GH số 41} Muốn sống đời tu trì, phải qua những năm thử luyện, muốn sống đời hôn nhân cũng cần có thời gian chuẩn bị. Có người đã phát biểu về việc cần thiết chuẩn bị hôn nhân như sau: Nếu bạn tính làm bác sĩ hay kỹ sư, giáo sư hay ký giả... hay bất cứ nghề nào bạn thích, bạn phải mất nhiều năm học hỏi chuẩn bị. Trong thực tế, dù đã học vất vả, nghề nào bạn không thích nữa, bạn có thể bỏ.

HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

HÔN NHÂN HẠNH PHÚC (Tài Liệu Giáo Lý)

Hôn nhân phải chăng là duyên nợ? Con người khi tới tuổi lớn khôn, thấy mình thay đổi và hướng về người khác phái. Nếu thấy hợp nhau, có duyên với nhau sẽ đem lòng yêu nhau. Mời các bạn nghe những diễn tả rất thương của ca dao Việt Nam:

Ðó đây trước lạ sau quen,Chẳng gần qua lại đôi phen cũng gần.

Hoặc như anh chàng kia tự thú:

Trên trời có cây xanh hóa kiểng,Dưới biển có cá hóa long,Anh đi lục tỉnh giáp vòng,Tới đây trời khiến đem lòng thương em.

Rồi hai người muốn hợp với nhau thành vợ chồng:

Ði đâu cho thiếp đi cùng,Ðói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam.

Ðược thành vợ chồng, hai người sẽ sung sướng:

Ðói no có thiếp có chàng,Còn hơn chung đỉnh giầu sang một mình.

Hôn phối Công Giáo là ơn gọi

Trong Giáo Hội: -Có ơn gọi sống bậc gia đình khởi đầu bằng Bí Tích Hôn phối -Có ơn gọi độc thân trong đời tu trì {linh mục, tu sĩ nam nữ} -Cũng có ơn gọi sống quả phụ, hoặc độc thân trong cuộc đời {GH số 41}

Muốn sống đời tu trì, phải qua những năm thử luyện, muốn sống đời hôn nhân cũng cần có thời gian chuẩn bị. Có người đã phát biểu về việc cần thiết chuẩn bị hôn nhân như sau: Nếu bạn tính làm bác sĩ hay kỹ sư, giáo sư hay ký giả... hay bất cứ nghề nào bạn thích, bạn phải mất nhiều năm học hỏi chuẩn bị. Trong thực tế, dù đã học vất vả, nghề nào bạn không thích nữa, bạn có thể bỏ.

Hôn phối không phải là một nghề, hôn phối là một Ơn gọi, Ơn gọi từ đời độc thân tới đời đôi bạn. Bắt đầu đời đôi bạn, mọi lãnh vực về sinh lý, tâm lý, gia đình, xã hội đều đổi thay từ căn gốc..... và đổi mãi. Do đó. thật xứng đáng dành một thời gian để chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân.

Tại sao hôn Phối Công giáo quan trọng?

Hôn phối Công giáo quan trọng vì những lý do sau đây:

a} Vì chính Thiên Chúa thiết lập đời sống vợ chồng, b} Vì ích lợi của vợ chồng,

Page 2: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

c} Vì ích lợi của con cái, d} Vì ích lợi của Giáo Hội và xã hội, cá nhân không thể tự ý bãi bỏ giao ước hôn nhân {covenant of marriage} đã được thành lập do lí trí và ý muốn tự do. Chính Chúa Giêsu đã tuyên bố: “Sự gì Thiên Chúa liên kết loài người không được phân ly” {Mt 19,6}.

Do đó, trước Thiên Chúa và xã hội, đời hôn nhân có một định chế vững chắc (Nên đọc thêm hiến chế mục vụ số 47-52)

Chuẩn bị Tinh Thần:

Khi chuẩn bị thành hôn, người Công giáo cần phải làm gì?

Vì là việc quan trọng cho cuộc đời tương lai, đôi hôn nhân cần: - Cầu nguyện, - suy nghĩ, - tìm hiểu nhau, - bàn hỏi với cha mẹ và người khôn ngoan đứng đắn, - theo lớp Dự hôn để ôn lại giáo lý, nhất là giáo lý Bí Tích Hôn Phối, - và gắng sống đứng đắn trong sạch” (MV 49, GL 1063)

Thời gian chuẩn bị:

Thông thường các giáo phận đòi thời gian ít là 6 tháng kể từ khi gặp linh mục hữu trách tới ngày cưới.

Trong thời gian này, hai bên tiếp tục tìm hiểu tình yêu, tính tình, tương quan chung sống và các vấn đề khác.

Hai người có thực yêu nhau, tính tình hợp nhau, nếu không hợp hoàn toàn, có nhịn nhau được không, có giúp nhau cải tiến được không? có thể chung sống hạnh phúc với nhau được không? Ðừng hy vọng hão huyền rằng sau ngày cưới mọi chuyện sẽ ổn thỏa, hạnh phúc sẽ tự nhiên đến với các bạn.

Chuẩn bị Hồ sơ:

Bạn sẽ đến với linh mục hữu trách để làm bản Lý lịch Cá nhân( Prenuptial Investigation), cần đem theo:

1- Giấy chứng Chỉ Rửa Tội và Thêm Sức, hoặc giấy thế. Nếu không có 2 Chứng chỉ này, cần cha mẹ hoặc người thân nhất tới ký tên xác nhận bạn đẫ lãnh 2 Bí Tích này. 2- Cần cha mẹ hoặc người thân nhất ký nhận Tình Trạng tự Do Kết Hôn ( Affidavit of free status), [ Nếu vợ hay chồng cũ của bạn đã qau đời, cần đưa Giấy khai tử. Nếu bạn đã được Tòa Thánh thủ tiêu hôn phối trước, cần đưa Giấy Tiêu hôn ( An Ecclesiastical Declaration of Nullity)]

Ðiều tra và Rao hôn phối:

Mục đích của việc điều tra khi làm Lý lịch Cá nhân và rao trong nhà thờ ( hoặc đăng trong tờ Thông tin giáo sứ, cộng đoàn) là để biết đôi hôn nhân có mắc ngăn trở nào làm cho hôn phối bất thành không.

Page 3: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

Những ngăn trở làm cho hôn phối bất thành hay vô hiệu ( invalid):

Có thể chia các ngăn trở vô hiệu thành 3 nhóm:

Ngăn trở vì trái ý nuốn tự do của đương sự:

-Bị bắt cóc hay bị giam giữ để ép buộc kết hôn; -Lầm lẫn về người ( ví dụ: định lấyngười nọ hóa ra người kia; ngày xưa đôi khi có trường hợp này, vì bị gia đình tráo đổi), hoạc về một tư cách trực tiếp và chính yếu ( ví dụ: định lấy người giầu, hóa ra người nghèo); -Bị lường gạt ( ví dụ: định lấy bác sĩ, hóa ra y tá)

( Xin coi thêm Bộ Giáo Luật, do NS. Trái Tim Ðức Mẹ xuất bản, 1986, nếu cần, từ điều 1089, 1097, 1098) (Có thể coi thêm John M. Huels, O.S.M., J.C.D. the pastoral Companion, Francisan Press, 1997, tr. 239-0 về dụ giải thích)

Ngăn trở vì họ hàng:

Sơ lược họ hàng: - Với người có họ máu (Consanguinity) hàng dọc, ví dụ : cha mẹ tính kết hôn với con cái, cháu chắt... ruột của mình. - Với người có họ máu hàng ngang cấp 2, ví dụ: A1 và B1 ( anh chị em ruột) tính kết hôn với nhau. - Với người có họ máu hàng ngang chưa ngoài cấp 4, ví dụ: A1 ( con ruột ông bà cụ O) tính lấy B2 ( Cháu ruột ông bà cụ O),

Tóm Lại: Nếu ông bà cụ O có 2 con A1 và B1, thì cháu của hai người đó, tức là A3 và B3, cũng là chắt ông bà cũ O, cò thể lấy nhau, vì đã tới 6 cấp. - Với người có họ kết bạn ( còn gọi là thông gia: affinity) hàng dọc, ví dụ: cha (mẹ) tính lấy con gái (con trai) riêng của vợ (chồng) mình, bất cứ ở cấp nào.

(xin coi thêm GL các điều 1092-092) - Với người có họ nuôi ( dưỡng hệ: Legal relationship) đã được pháp lý nhìn nhận, thì ngăn trở trong hàng dọc,hay trong cấp hai của hàng ngang ( coi GL diều 1094).

Các ngăn trở khác:

Bất lực có trước khi kết hôn và kéo dài vĩnh viễn, - Khi còn vướng hôn phối trước, - Kết hôn giữa người đã rửa tội trong Giáo Hội Công Giáo ( hay đã được nhận vào giáo Hội Công Giáo) với người không rửa tội, khi chưa được phép chuẩn, - Kết hôn với người đã chịu chức thánh, -Kết hôn với người đã khấn công khai giữ khiết tịnh trọn đời, khi không có phép Tòa Thánh, -Kết hôn sau khi cộng tác với tình nhân để giết vợ hay chồng mình, - Kết hôn khi đã bị ô danh ( public honesty) giữa nam nữ hàng dọc cấp 1, ví dụ, người chồng đã chung sống (như vợ chồng) với mẹ hay con gái của vợ, rồi định kết hôn. (xin coi thêm GL các điều 1083-093)

Ðôi đỡ đầu (Sponsor Couple):

Ðể việc chuẩn bị dễ dàng và hữu hiệu, khi đôi tân hôn bước vào đời sống mới, sẽ cần đến kinh nghiệm, khích kệ, hướng dẫn ... của người đi trước, nên cần có một Ðôi Ðỡ đầu.

Page 4: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

[Ðôi Ðỡ Ðầu sẽ thăm hỏi, chia sẻ, thông cảm, nhắc nhớ, và làm những gì có thể để nâng đỡ, khích lệ tinh thần đôi hôn nhân. Họ sẽ gặp nhau và đôi bên trao đổi tư tưởng về cuộc sống vợ chồng, cha mẹ con cái, cách dạy dỗ, ngân quĩ gia đình, tôn giáo, sở thích, họ hàng...Ðôi Ðỡ đầu sẽ chứng hôn, dự tiệc cưới, nhắc nhớ ngày kỉ niệm thành hôn, nếu cần...]

Làm giấy thú hôn:

Trong vòng một tháng trước ngày cưới, đôi hôn nhân sẽ tới County Clerk thành phố để làm Giấy Hôn thú (Marriage License) rồi đưa về linh mục phụ trách ( tại Hoa Kỳ, nếu làm lễ thành hôn trong nhà thờ, không có Giấy Hôn thú, chủ lễ và đôi hôn nhân có thể bị truy tố).

Vài Ðề Nghị Chọn bạn Trăm Năm

Những điều không nên:

Ðừng hoàn toàn phó mặc cha mẹ: Nhiều trường hợp thụ động, cam chịu “ Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, đã phát sinh nhiều đổ vỡ. Ðừng:

Ðánh liều nhắm mắt đưa chân,Thử xem xon tạo xoay vần nơi nao. (Nguyễn Du)

Ðừng qúa đặt nặng vấn đề của cải: Thực ra, nghèo qúa, vay mượn cả đời, vợ chồng còn gì hạnh phúc. Nhưng lựa chọn gửi thân nơi nhiều tiền lắm của lại có thể mang họa. Người đời chế nhạo:

Ham giầu có được giầu chưa?Vừa ăn, vừa khóc như mưa cả ngày.

Ðừng qúa đặt nặng yếu tố nhan sắc: Không nên qúa “siêu” nói rằng hôn nhân không cần nhân sắc. Nhưng cũng không nên hy sinh các gía trị khác, nhất là giá trị tinh thần để kết hôn chỉ vì nhan sắc, vì nhiều khi: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

Những điều nên lưu ý

Sức khoẻ: vợ chồng được khoẻ mạnh cũng góp phần tạo hạnh phúc lứa đôi rất nhiều.

Học thức: Tục ngữ nói: Làm đầy tớ người khôn, hơn làm thầy người dại.

Người ta thường quan niệm: nếu vợ chồng tương xứng về học vấn cách tương đối, sẽ nói chuyện với nhau hơn, sẽ dễ thông cảm, dễ đem lại hòa khí gia đình hơn.

Ðức hạnh: Có đức hạnh là có một kho tàn qúi gía. Mỗi người đều cố gắng trau dồi đức hạnh để nâng cao gía trị, và đem lại hạnh phúc gia đình. Thật khó sống vui khi vợ sạch sẽ chồng ở dơ, hsy khi chồng ngăn nắp, vợ cẩu thả bừa bãi.

Tuổi tác: Nhiều người nhận xét: Qúa xa nhau về tuổi tác cũng xa nhau về lối suy nghĩ, về cách sống. Ví dụ, vợ trẻ ăn xong, muốn đi dạo phố, chồng già ăn xong muốn nằm coi TV.

Tín ngưỡng: Yêu nhau không phải là ngồi nhìn nhau,nhưng là cùng nhìn về một hướng (Saint-Exupery)

Page 5: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

Khi lửa tình phừng phực cháy, người ta để Trời, phật ra một bên. Nhưng nên nhớ: Vợ chồng khác biệt nhau về tín ngưỡng, thường cũng khó mà hòa hợp với nhau về tư tưởng, về cách dạy dỗ con cái, về cảm thông, nhất là ở tuổi già.

Tâm tình, quan điểm: Vợ chồng càng đồng quan điểm trên nhiều phương diện càng tốt. Ðiều căn bản là cả hai biết cùng thông cảm về đường hướng cuộc đời, về gía trị cuộc sống để có một thái độ chung.

Gia đình đôi bên ( môn đăng hộ đối): Kinh nghiệm của cha ông ta ngày trước: Giống nhau về giai cấp và nghề sống tránh được coi thường nhau.

Các cụ khuyên:

Lấy vợ xem tông, Lấy chồng xem giống.

Khác miền, khác xứ khác dân tộc: Không ai muốn chia rẽ Bắc, Trung, Nam, nhưng đừng coi thường những ảnh hưởng tâm lý, hòan cảnh, địa dự, kinh tế tạo ra cho người mỗi miền. Ngày nay, vì sống chung nhau trong một cộng đòan mới, ảnh hưởng miền đãû mờ nhạt nhiều.

Nếu khác nhau về miền trong một nước là điều đáng để ý, thì khác nhau về quốc gia càng đáng để ý hơn, vì hai nền văn hóa khác biệt.

Thời gian quen nhau: Khi hai người có một thời gian khá dài đề làm quên, họ sẽ nhìn thấy nhau đúng hình ảnh thực của nhau. Nhờ đó các ảo tưởng dần dần sẽ biến tan. Người ta nói: Kết hôn vội vàng là một trò chơi may rủi với hạnh phúc , vì: Khi yêu yêu vội, khi lìa lìa xa.

Biết chọn lựa: Vô số gia đình lủng củng vì lựa chọn thiếu sáng suốt. Nhớ rằng:

Ðã mang lấy một chữ tìnhKhư khư mình lại buộc mình vào trong( Nguyễn Du)

Phải tìm hiểu người yêu để lựa chọn, nhưng đừng quên rằng “Trên đời này không có người chồng, người vợ nào tuyệt đối”. Lựa chọn qúa coi chừng thất bại, bị mỉa mai:

Chê đây lấy đấy sao đành!Tưởng chê cam sành lại gặp quít hôi.

Ôn Giáo Lý:

Những Ðiều Tin Về Thiên Chúa Tình Yêu

Cầu nguyện: Tin Mừng theo thánh Gioan 20, 24-29 “Phúc cho những ai không thấy mà tin”.

1. Trình bày đề tài:

Truyện mở đầu: Con gà hay quả trứng? Một luật sư từ Paris (nước Pháp) về vùng quê, ông gặp một em bé đeo ảnh Chúa, ông hỏi: - Tại sao em tin có Chúa?

Page 6: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

- Em bé hỏi lại: Sao ông lại không tin? - Trước kia tôi cũng tin, nhưng bây giờ học cao, tôi không tin nữa. - Cháu không được học, vậy ông học giỏi, xin ông giải nghĩa cho cháu: cái trứng bởi đâu mà ra? - Sao cháu hỏi kỳ vậy? Cái trứng bởi con gà mà ra chứ bởi đâu? - Thế con gà bởi đâu? - Bởi cái trứng. - Vậy cái nào có trước, cái trứng hay con gà? - Con gà. - Thế thì có một con gà không bởi cái trứng. - Xin lỗi, cái trứng có trước. - Thế thì có một cái trứng không bởi con gà. - Nhưng chính là...bởi vì...cháu có thấy không...? - Thưa ông, cháu thấy là ông không không biết cái trứng có trước hay con gà có trước... - Nhưng... với cái trứng, với con gà của cháu, cháu muốn coi tôi như cô gái chăn gà sao? - Thưa ông, cháu không dám thế, nhưng cháu chỉ muốn rằng: ông không tin Chúa nữa, thì xin ông giải giùm cho cháu: cái gì đã đẻ ra cái trứng, hay cái gì đã sinh ra con gà đầu tiên. Cháu nghĩ rằng khi người ta bỏ Thiên chúa đi thì mọi sự đều ra vô lý cả.

(Văn Qui, Ði về đâu, NS.TTÐM tái bản 1985, trang 85)

1.1. Giáo lý Công giáo được tóm lại trong bốn mối:

Giáo lý và kinh nguyện trong đạo Công giáo có rất nhiều, người ta nói vui: “Kinh nhà đạo, gạo nhà chùa”, nhưng để dễ nhớ, theo cách trình bày của sách Giáo lý Giáo hội Công giáo 92, giáo lý Công giáo được tóm lại vào 4 mối sau: 1. Những điều phải TIN được tóm lại trong kinh Tin kính - 2. Những điều phải cầu XIN được tóm lại trong kinh Lạy Cha- 3. Những điều phải Tuân GIỮ được tóm lại trong kinh Mười Ðiều răn - 4. Những điều phải nhận LÃNH được tóm lại trong kinh bảy Bí tích. (Học lại 4 kinh trên).

1.2 . Những điều phải TIN trong đạo:

Trước hết chúng ta tin Một Thiên Chúa Ba ngôi, là Cha, và Con, và Thánh Thần.

Thiên Chúa là Ðấng Tự hữu, tự mình mà có (Xh 3,14) - Thiêng liêng, không thể xác - Quyền phép, dựng nên vạn vật- Nhân từ, hằng yêu thương loài người- Công bằng, thưởng người lành phạt kẻ dữ tùy công tội mỗi người - Thương xót, muốn cứu rỗi mọi người.

1.3. Ngôi Hai là Chúa Con cứu chuộc.

Sau khi Tổ tông loài người phạm tội trong vườn địa đàng, Thiên Chúa Tình thương đã không bỏ mặc. Sau thời gian chờ đợi, Người đã sai Con là Ngôi Hai xuống thế làm người, chịu chết chuộc tội, để đem loài người về làm con Chúa, cho hưởng phúc đời đời, nhờ công nghiệp Ngôi Hai đã lập.

Chúa Kitô vừa là Chúa, vừa là người. Người giống như ta: “Người đã làm việc với bàn tay con người, đã suy nghĩ bằng trí óc con người, đã hành động với ý chí con người, đã yêu mến bằng quả tim con người. Người đã tự ý đổ máu mình ra để chúng ta được sống...và để sự sống sự chết của ta có một ý nghĩa mới (MV 22).

1.4. Chúa Thánh Thần

Page 7: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa. Người tiếp tục công việc cứu chuộc của Ngôi Hai. Người hướng dẫn, thánh hóa Giáo hội và các tín hữu. Người dạy bảo ta qua tiếng lương tâm mỗi người.

1.5. Giáo hội Công giáo

“Những ai biết rằng Giáo hội Công giáo được Thiên Chúa thiết lập nhờ Chúa Giêsu Kitô như phương tiện cứu rỗi cần thiết mà vẫn không muốn gia nhập hoặc không muốn kiên trì sống trong Giáo hội này thì không thể được cứu rỗi” (GH 14).

Là con Giáo hội, ta phải yêu mến, vâng phục, bênh vực Giáo hội, nhất là cộng tác với hàng giáo phẩm (Hierarchy) để xây dựng Giáo hội, tùy theo bậc sống và địa vị mình.

1.6. Ðức Mẹ Maria

Thiên Chúa đã chọn thiếu nữ tên là Maria, người làng Nagiaret, nước Do thái làm Mẹ Ngôi Hai. Ðức Mẹ thụ thai Chúa Giêsu là do quyền phép Chúa Thánh Thần, nên vẫn còn đồng trinh, vì “Thiên Chúa quyền phép vô cùng làm được mọi sự Người muốn” (Lc 1, 37).

Ðức Trinh nữ Maria là Mẹ Giáo hội, Mẹ chúng ta: “Trên Thánh Giá, Chúa Kitô đã trao phó Ðức Mẹ cho Thánh Gioan, tức là trao Mẹ Ngài làm Mẹ chúng ta (Ga 19,26-27). “Với tình mẹ hiền, Người chăm sóc những anh em của Con Người đang đi trên dương thế và đang gặp bảo nguy hiểm thử thách, cho đến khi họ đạt tới hạnh phúc quê trời (GH 62).

Là con Ðức Mẹ, ta phải đặc biệt tôn kính, mến yêu, trông cậy, cầu xin Ðức Mẹ, nhất là noi theo các nhân đức của Người.

1.7. Các Thánh thông công

Tín điều này nói lên sự liên kết, trợ giúp giữa những tín hữu còn đang sống trong Giáo hội chiến đấu ở trần gian với các Thánh đang hưởng phúc trên Thiên đàng và các linh hồn đang đền tội trong luyện ngục.

Ta có thể cứu linh hồn trong luyện ngục bằng cách cầu nguyện, hy sinh, dâng công phúc, việc lành, ân xá (indulgence)... kinh Mân Côi, nhất là dự lễ Misa và xin lễ cầu cho các linh hồn sớm được tha thứ, về Thiên đàng. Mục đích đời sống Công giáo là đạt được hạnh phúc đời đời trên Thiên đàng. Chúa Giêsu đã phán:

“Ðược lời lãi cả thế gian mà thiệt mất sự sống linh hồn nào được ích gì!” (Mt 16,26)

2. Thảo luận:

* Người Công giáo có được cứu rỗi cả không? Người ngoài Công giáo có mất phần rỗi cả không? Tại sao?

ÐCoi Hiến chế Tín lý về Giáo hội của Công đồng Vatican II số 14

3. Câu hỏi ôn:

Page 8: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

1. Giáo lý Công giáo được tóm lại trong bốn điều nào? (coi 1,1) 2. Thiên Chúa Cha là Ðấng nào? (1.2) 3. Ngôi Hai là Ðấng nào? (1.3) 4. Chúa Thánh thần làm gì cho Giáo hội? cho ta? (1.4) 5. Bổn phận người tín hữu đối với Giáo hội (1.5) 6. Bổn phận người tín hữu đối với Mẹ Maria (1.6) 7. Nói về ý nghĩa Các thánh thông công? (1.7)

Ðề nghị:

- Mỗi người viết ra những câu hỏi chưa hiểu về giáo lý, để rồi sẽ được giải đáp dần trong các giờ sau. - Xin lễ cầu nguyện cho Tổ tiên, ông bà, cha mẹ...trong những dịp đặc biệt như Tháng Cầu hồn (Tháng 11), Tết Việt nam, ngày giỗ.

Bài đọc thêm

Tại Sao Có Ðau Khổ, Sự Dữ Trên Thế Gian?

Vấn đề: Thiên Chúa nhân từ, dựng nên thế giới trật tự và tốt lành, tại sao lại có điều dữ, có đau khổ? (GlCg92 số 309-314)

Ðáp: Toàn bộ đức tin Kitô giáo là lời giải đáp cho câu hỏi này: Cuộc tạo dựng tốt lành, tội lỗi, tình yêu kiên tâm của Thiên Chúa đối với loài người qua cuộc nhập thể cứu chuộc của Chúa Con, ơn Chúa Thánh Thần, Giáo hội, các Bí tích và lời mời sống hạnh phúc...đã nói lên ơn thánh vượt xa tội lỗi.

Nên phân biệt: Với quyền năng vô biên, Thiên Chúa đã tạo dựng thế giới hướng về hoàn hảo cuối cùng. Trong hành trình này: một số còn một số mất, một số hoàn hảo một số kkiếm khuyết, có xây dựng có phá hoại, có tốt thể lý có xấu thể lý, có thiên thần và con người. Ðịnh mệnh sau cùng trong tự do và tình yêu hướng thiện. Thực tế thiên thần và loài người đã lạc đường, do đó đã có sự dữ luân lý (ý định xấu) lọt vào thế giới. Sự dữ này nặng hơn sự dữ thể lý (hành động thể hiện).

Thiên Chúa không là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của sự dữ luân lý, tuy nhiên Ngài cho phép xảy ra vì Ngài tôn trọng tự do của tạo vật, và thật là huyền diệu, Ngài luôn biết cách rút ra điều tốt từ điều xấu.

Ngay cả từ điều xấu luân lý do tạo vật gây ra (St 45,8 50,20). Từ phạm tội lỗi tới ban ơn thánh, Nhưng điều xấu không vì thế trở thành điều tốt (GlCg92 số 312). Tất cả đều trở thành điều tốt cho những ai yêu mến Chúa (Rm 8, 28).

Thiên Chúa là chủ của thế giới và lịch sử. Không ai biết được đường lối quan phòng của Ngài, chỉ vào ngày “diện đối diện” ta mới được rõ (GlCg92 số 314)

Ba

Chuẩn Bị Tinh Thần

Ôn Giáo Giáo Lý: Những Ðiều Xin Cùng Thiên Chúa Tình Yêu Cầu nguyện: Tin mừng theo thánh Matthêu 6, 5-15 Chúa dạy cầu nguyện.

Page 9: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

1. Trình bày đề tài:

Truyện mở đầu: Cha cho cả bộ yên ngựa không?Một hôm, cha sở vào nhà thờ, ngài thấy một thanh niên đang quì cầu nguyện. Thấy cha, anh trông ngang. Cha ghé tai anh, nói nhỏ:- Cầu nguyện sốt sắng nhé, đừng chia trí.- Thưa cha, con không chia trí đâu.- Tốt lắm, thế bây giờ tôi đố anh đọc kinh Lạy Cha, nếu anh đọc từ đầu đến cuối mà không chia trí, tôi sẽ thưởng cho anh một con ngựa đẹp.

Chàng thanh niên vui vẻ nhận lời ngay, và bắt đầu đọc: Lạy Cha chúng con ở trên trời. . ., bỗng một tư tưởng thoáng hiện ra trong trí, anh nhớ tới bộ yên, anh ngừng lại hỏi:- Thưa cha, cha cho ngựa, cha có cho cả bộ yên không?- Này anh bạn, anh mất cả ngựa cả yên rồi!

1.1. Cầu nguyện là hành động của Thiên Chúa và của con người, cầu nguyện phát sinh từ Chúa Thánh Thần và từ chúng ta. Tất cả lời cầu nguyện hướng tới Chúa Cha và kết hợp với ý muốn Chúa Kitô (GlCg92 số 2564)

Việc Cầu nguyện của ta rất quan trọng, vì Chúa Giêsu phán: “Không có Thày, các con không thể làm được việc gì” (Ga 15,5). Ta phải cầu nguyện luôn để xin ơn trợ giúp mà làm lành, lánh dữ, để đạt đích cuối cùng là sự cứu rỗi.

“Gia đình Công giáo là môi trường giáo dục đầu tiên về cầu nguyện. Dựa trên Bí tích Hôn nhân, gia đình là “Giáo hội tại gia”, nơi đây con cái Thiên Chúa học cầu nguyện, và kiên tâm cầu nguyện. . .”(GlCg92 số 2685, số 2691).

Những điều phải cầu xin cùng Thiên Chúa Tình yêu được Chúa Kitô tóm lại trong kinh Lạy Cha.

1.2. Ý nghĩa kinh Lạy Cha: (GlCg92 từ số 2777-2865)

- Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng: Ý nói ước ao cho Danh Cha được hiển thánh, và ta phải sống thánh thiện, không tì vết trước nhan Cha”.- Nước Cha trị đến: Xin cho triều đại Cha, vương quốc Cha lan truyền đến.- Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời: Ý Cha chúng ta là “tất cả mọi người được cứu độ và đạt tới sự nhận biết chân lý” (1 Tm 2,3-4). Ai làm theo Ý Cha thì Cha nhận lời người đó.- Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày: Cho chúng con cơm bánh để chúng con khỏi lo lắng, cho chúng con sống bằng Lời Cha và Mình Thánh Cha.- Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con: Cha nhân từ sẽ tha cho ta, khi ta tha cho anh chị em làm mất lòng ta. Cha không nhận hy lễ của những kẻ gây chia rẽ.- Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ: Muốn không sa chước cám dỗ” đòi phải có quyết tâm. “Không một sự cám dỗ nào xảy đến cho anh em, vượt quá sức anh em.- Nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ: Sự dữ đây là Satan, là Kẻ Dữ, là thiên thần chống lại Thiên Chúa. Nhưng nó đã thua Mẹ Maria là Evà mới, nó quay lại cắn gót chân Bà. Xin được cưú thoát mọi sự dữ hiện nay, đã qua và sẽ đến.

1.3. Lợi ích của việc cầu nguyện bằng Kinh Thánh.

Cầu nguyện bằng Kinh Thánh giúp cải tiến con người theo đường hoàn hảo, vì mục đích Kinh

Page 10: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

Thánh (The Bible) là Lời Chúa (The Word of The Lord) được Chúa Thánh Thần linh hứng (inspiration) cho một số người ghi chép lại những điều Thiên Chúa muốn dạy để cứu rỗi loài người. (MK 9 -11).

1.4. Các sách Cựu Ước (Old Testament) có 46 cuốn, trình bày cho mọi người biết Thiên Chúa là ai, và con người là ai, đồng thời trình bày Thiên Chúa công bình và nhân từ đối xử với loài người như thế nào” (MK 15)

1.5. Các sách Tân Ước (New Testament) có 27 cuốn, trình bày Lời Chúa Kitô giảng dạy, những phép lạ Chúa làm , và cuộc đời của Người.

1.6. Giáo hội, qua các Ðức Giáo hoàng, nhất là thời nay, luôn đề cao sự cần thiết và lợi ích của việc học Kinh Thánh. Công đồng Vatican II cũng đã tha thiết khuyên nhủ các tín hữu, nhất là các tu sĩ nam nữ “đọc và học hỏi Kinh Thánh để đời sống thiêng liêng được đổi mới (MK 26).

1.7. Vì Kinh Thánh chứa đựng những chân lý vượt trên trí năng nhân loại, nên trong việc chú giải, tìm hiểu Kinh Thánh, không được theo ý riêng của mình, nhưng phải khiêm nhường theo những lời giáo huấn của Giáo hội. Giáo hội có trách nhiệm gìn giữ và giải thích Lời Chúa. (MK 10).

2. Thảo luận:

* Việc cầu nguyện trong đời sống người Công giáo có quan trọng như thế nào?

Câu hỏi ôn:1. Mục đích việc cầu nguyện? (1.1)2. Nói qua về ý nghĩa từng câu kinh Lạy Cha. (1.2)3. Lợi ích của việc cầu nguyện bằng Kinh Thánh? (1.3)4. Các sách Cựu Ước trình bày điều gì? Có bao nhiêu cuốn? (1.4)5. Các sách Tân Ước trình bày điều gì? Có bao nhiêu cuốn? (1.5).6. Các Ðức Giáo hoàng và Công đồng khuyến khích giáo dân đọc Kinh Thánh để làm gì? (1.6.)7. Quyền giải thích Kinh Thánh thuộc về ai? Tại sao? (1.7.)

Ðề nghị:

Trong tủ sách gia đình cần có một cuốn Kinh Thánh, cuốn Công đồng Vatian II, cuốn Giáo luật, cuốn Giáo lý Công giáo 92. Mỗi ngày đọc một đoạn Kinh Thánh để cầu nguyện và tìm nguyên tắc sống đạo.

Bài đọc thêmCầu Nguyện Bằng Kinh Thánh

(Viết theo Peter Kreeft trong National Cath.Register 7/ 88). Ðọc Kinh Thánh, cầu nguyện, dự thánh lễ là những hành vi tôn giáo rất quan trọng đối với chúng ta. Chớ gì mỗi ngày chúng ta dành ít ra năm phút để đọc Kinh Thánh và cầu nguyện. Vừa nghe Chúa nói, vừa nói với Chúa. Chúng ta không bắt đầu đọc sách Sáng thế, nhưng bắt đầu đọc sách Giảng viên (Ecclesiastes hay Qohelet), vì tất cả phần còn lại của Kinh Thánh là câu trả lời của sách Giảng viên. Ðời sống là “hư vô trên hư vô” hay Ðời sống có mục đích gì? Người thời nay cần tìm ra câu hỏi này hơn các vấn đề khác.

Kinh Thánh có nguyên nghĩa là “Cuốn Sách”, nhưng Kinh Thánh không phải là một cuốn sách mà

Page 11: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

là nhiều sách khác nhau của nhiều người viết khác nhau, trong nhiều thời gian và nhiều lối văn khác nhau: Lịch sử, thơ phú, bi ai, triết lý, luật pháp. . .

Tuy nhiên tất cả các khác biệt được qui định thành đồng nhất. Từ căn bản, Kinh Thánh là cuốn truyện về những biến cố có thực đã xảy ra trong lịch sử. Ðó là câu truyện Tình yêu, vì “Thiên Chúa là Tình yêu”. Ðây là chủ đích của Chúa trong mọi việc Chúa làm. Kinh Thánh là chuyện Tình vĩ đại của Thiên Chúa và dân Người.

Câu chuyện Tình được các nhà thần học gói ghém trong ba màn: Tạo dựng, Sa ngã, và Cứu chuộc. Câu chuyện này hợp với các giai đoạn của bất cứ chuyện nào thường được kể. Thoạt tiên là hoàn cảnh được xây dựng lên rồi đổ vỡ sau cùng là giải quyết. Nói cách khác là ba giai đoạn: Thiên đàng, mất Thiên đàng rồi Tái chiếm Thiên đàng. Tái chiếm Thiên đàng là hoàn cảnh nói ở đây. Giai đoạn thứ ba bắt đầu thật sớm kể từ chương ba của sách Sáng thế, khi Chúa bắt đầu việc cứu chuộc lại loài người sa ngã.

Màn ba này lại chia ra ba cảnh: Cảnh 1: Thiên Chúa tỏ mình ra như người cha trong Cựu Ước cảnh 2: Chúa Giêsu tỏ mình ra như người con trong Tân Ước, và cảnh 3: Chúa Thánh Thần tỏ mình trong Tông đồ Công vụ và các thời kế tiếp, thời kỳ của Giáo hội Chúa Kitô trên dương thế. Ðây là phần của câu chuyện có chúng ta ở trong đó.

Ðề nghị cầu nguyện bằng Kinh Thánh:

1. Dành giờ kính cẩn đọc một đoạn Kinh Thánh. 2. Suy niệm và cầu nguyện, tự hỏi: Ðoạn Kinh Thánh nói gì, Chúa muốn tôi làm gì? 3. Quyết định: Tôi sẽ làm gì theo lời Chúa vừa dạy tôi?

Bốn

Chuẩn Bị Tinh Thần

Ôn Giáo Lý: Những Ðiều Giáo Lý: Những Ðiều Lãnh Từ Thiên Chúa Tình Yêu Cầu nguyện: Tin Mừng theo thánh Matthêu 28, 16-20: Chúa sai các tông đồ đi giảng đạo.

1. Trình bày đề tài:

Truyện mở đầu: Tôi mới lên hai. Linh mục De Smet de Termonde, vị thừa sai miền đồi núi, kể chuyện một cụ già 80 tuổi đã cúi đầu nhận dòng nước tha thứ qua Bí tích Rửa tội. Cụ hết sức cảm động, và từ đó cụ thay đổi cuộc sống, cụ sống rất tốt lành, khác hẳn cuộc sống trước kia. Hai năm sau, lúc sắp tắt thở, người ta hỏi xem cụ bao nhiêu tuổi? Cụ già khả ái đáp: - Tôi mới lên hai. đời tôi chỉ bắt đầu tính từ ngày tôi lãnh Bí tích Rửa tội, còn 80 năm về trước là quãng đời chết khô. (M. Arami, Sống, NS. TTÐM tái bản 1993, trang 29). * Bác sĩ Tissot là một bác sĩ nổi tiếng ở Thụy Sĩ. Mặc dù là một người Tin lành, nhưng ông cũng kính trọng và công nhận sức chữa bệnh của Bí tích Cáo giải thực hành trong Giáo hội Công giáo.

Ngày kia, ông được mời đến trị bệnh cho một phu nhân ngoại quốc, trẻ tuổi mắc bệnh trầm trọng. Vì nàng là một tín hữu Công giáo, nên cũng đã mời linh mục ban Bí tích Cáo giải và Bí tích Xức dầu bệnh nhân. Ngay tức khắc, nàng cảm thấy thay đổi, dễ chịu. Lúc này, nàng trở nên êm dịu và trầm tĩnh, khác với lúc trước luôn tỏ vẻ hốt hoảng và sợ chết. . Sáng hôm sau, bác sĩ Tissot thấy cơn sốt giảm dần và bệnh nhân bình phục.

Page 12: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

Bác sĩ Tissot thường nhắc lại biến cố này và bao giờ ông cũng thêm vào một lòi thán phục chân thành:” . . . nhờ sức mạnh toà Cáo giải của người Công giáo”.

1.2 Những điều Lãnh nhận từ Thiên Chúa Tình Yêu được tóm lại trong kinh bảy Bí tích.

“Bảy Bí tích đều do Chúa Kitô thiết lập. Các Bí tích có mục đích thánh hoá và giáo huấn con người, xây dựng thân thể Chúa Kitô, và để thờ phượng Thiên Chúa. (PV 59). “Bảy Bí tích gắn liền với mọi giai đoạn quan trọng của đời tín hữu: sinh ra và lớn lên, chữa trị và trao phó một sứ vụ trong cuộc sống Kitô giáo. Qua đó ta thấy có điểm tương đồng giữa những giai đoạn của đời tự nhiên và cuộc sống siêu nhiên” (GlCg92 số 1210).

- Thứ nhất là Phép Rửa tội: (Sacrament of Baptism):

Như hài nhi chào đời làm con người, hài nhi được rửa tội làm con Chúa, con Giáo hội. Chúa Giêsu lập Bí tích Rửa tội (Mt 28,19) để tha tội Tổ tông và tội riêng (người lớn), ban ơn Thánh hoá. Nhờ ơn Thánh hóa, ta được làm con Chúa, đáng hưởng Thiên đàng nhờ công nghiệp Chúa Kitô (GlCg92 số 1250). Bổn phận cha mẹ Công giáo: “Cha mẹ liệu cho con được rửa tội trong những tuần lễ đầu tiên”, và “Nếu hài nhi gặp cơn nguy tử, phải rửa tội cho nó ngay, đừng trì hoãn” (GL điều 867). Rửa tội khi sẩy thai: Trường hợp sẩy thai (miscarriage), người mẹ nên bình tĩnh lấy nước rửa tội cho con. Ngay cả khi nghi ngờ bào thai còn sống hay đã chết, cũng nên lấy nước lã vừa đổ vừa đọc: “Nếu con còn sống thì mẹ rửa con Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần”.

Ai có quyền rửa tội?

a/ Lúc bình thường thì linh mục và phó tế rửa tội, b/ Lúc nguy tử (danger of death) thì ai rửa cũng được, kể cả người ngoài Công giáo, miễn là làm theo cách Giáo hội Công giáo dậy, nghĩa là lấy nước lã đổ trên đầu kẻ lãnh đồng thời đọc lời này: “Tôi rửa. . .nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần”. (GlCg92 số 1256). (Ðối với người lớn nguy tử, trước khi rửa tội, nếu có thể, cần hỏi họ những điều sau: - Có tin Thiên Chúa dựng nên trời đất không?, - Có tin Thiên Chúa thưởng phạt công bằng không?, - Có tin một Chúa Ba ngôi, ngôi Hai ra đời chuộc tội không?, - Có tin Thiên đàng thưởng kẻ lành, Hoả ngục phạt kẻ dữ đời đời không?, - Nếu bệnh nhân khỏe mạnh lại có bằng lòng đi học giáo lý không? Khi họ được khỏe lại, thưa với linh mục giúp giáo lý cho họ). Có bạn trẻ nói: để con cái lớn lên, tự nó xin rửa tội, nếu nó muốn! Trả lời: Cha mẹ có bổn phận lo cho con những điều tốt về phần xác cũng như phần hồn. Rửa tội, được làm con Chúa là điều tốt. Vậy cha mẹ nên rửa tội cho con cái ngày chúng mới sinh.

1.2. Thứ hai là Phép Thêm sức. (Sacrament of Confirmation)

Như con người lớn lên, phải bảo vệ quốc gia, con Chúa đủ tuổi khôn cũng được thêm sức để làm chứng nhân (witness) cho Chúa Kitô.

Chúa Kitô lập Bí tích Thêm sức (Ga 14, 16) để tín hữu lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần, trở nên chứng nhân trung thành của Chúa Kitô trong cuộc sống và tích cực xây đắp Giáo hội Ngài (GlCg92 số 1302).

1.3. Thứ ba là Phép Mình Thánh Chúa. (Sacrament of The Eucharist)

Page 13: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

Như con người cần của ăn nuôi xác, con Chúa cần lãnh Mình Thánh Chúa (Thánh Thể) để nuôi linh hồn. Chúa Giêsu lập Bí tích Mình Thánh Chúa (Lc 22, 19-20) để nuôi dưỡng linh hồn tín hữu đời này và bảo đảm hưởng phúc Thiên đàng đời sau.

Ð- Rước Lễ cách tử tế sẽ được bốn ơn này (GlCg92 số 1391-1395): 1/ Ðược kết hợp với Chúa, 2/ Ðược xoá bỏ các tội nhẹ, 3/ Ðược thêm sức chống cám dỗ, 4/ Ðược bảo đảm sống đời đời. Mỗi ngày được Rước lễ một lần, nếu dự thêm thánh lễ nữa trong cùng ngày, sẽ được Rước lễ lần nữa miễn là giữ các điều kiện.

Ð- Ba điều kiện để được rước lễ: 1/ Sạch tội trọng, 2/ Có ý ngay lành, 3/ Giữ chay một giờ trước khi rước lễ (trong giờ đó chỉ được uống nước lã, uống thuốc khi cần, ngoài ra không ăn uống thứ gì khác.

1.4. Thứ bốn là Phép Giải tội. (Sacrament of Reconciliation)

Như con người cần tha thứ sau khi lầm lỗi với tha nhân, con Chúa cần Bí Tích Hòa giải để được tha thứ, làm hòa cùng Chúa và Giáo hội.

Chúa Giêsu lập Bí tích Hoà giải (Ga 20, 22-23) là để tha tội, ban ơn thánh hoá cho hối nhân thành thực ăn năn trở về cùng Chúa và Giáo hội Ngài (GlCg92 số 1440).

Ð- Tín hữu đã phạm tội trọng cần phải lãnh Bí tích Hoà giải để xin lại ơn Thánh hoá, nhưng ai chỉ mắc tội nhẹ mà lãnh Bí tích này vì lòng sốt sắng cũng được thêm nhiều ơn thánh.

ÐTội trọng là khi biết mà còn cố tình phạm điều cấm hay buộc trọng. Ví dụ: Tự ý bỏ lễ Chúa nhật (GlCg92 số 1857).

1.5. Thứ năm là Phép Xức dầu thánh. (Sacrament of Anoiting of the Sick)

Như con người đau yếu cần bổ sức, con Chúa cần bổ sức qua Bí Tích Xức dầu Bệnh nhân.

Chúa Giêsu lập Bí tích Xức dầu Bệnh nhân qua thánh Giacôbê (Gc 5,14-15) để ban sức mạnh nâng đỡ bệnh nhân phần hồn, phần xác.

Mọi tín hữu đã đến tuổi khôn (thông thường từ 7 tuổi trở lên) bị đau nặng, hoặc người già nua kiệt sức, cần lãnh Bí tích Xức dầu không nên trì hoãn. Khi trở bệnh nặng hơn, dù đã được xức dầu, cũng được xin xức dầu lần khác (GlCg92 số 1514 -1515). Người trông coi bệnh nhân cần để ý giúp họ lãnh các Bí tích cuối đời.

1.6. Thứ sáu là Phép Truyền chức thánh. (Sacrament of Holy Orders)

Như các viên chức phục vụ xã hội, con Chúa lãnh Bí Tích Truyền chức để phục vụ Giáo hội Chúa.

Chúa Giêsu lập Bí tích Truyền chức (Lc 22, 19) để thông quyền linh mục của Chúa cho một số người được chọn làm giám mục, linh mục, phó tế để các vị phân phát ơn phúc cho dân Chúa qua nhiệm vụ (GlCg92 số 1536).

Ð- Các tín hữu cần cầu nguyện, tôn kính, vâng phục các linh mục trong những điều hợp đạo cộng tác với các ngài để xây dựng Nước Chúa nâng đỡ các ngài về tinh thần và vật chất.

Page 14: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

1.7. Thứ bảy là Phép Hôn phối. (Sacrament of Marriage)

Như người nam nữ kết hôn để sinh sản con người, con Chúa lãnh Bí Tích Hôn phối để sinh sản con Chúa.

1* Ý định Thiên Chúa về Hôn phối thế nào? - Thiên Chúa sáng tạo con người, có nam có nữ để trợ giúp nhau, và chúc phúc cho họ sinh sản. (GlCg92 số 1602-05). Nhưng hôn phối đã bị đe dọa bởi tội lỗi. Ðể chữa lành, người ta cần nhờ ơn Chúa (GlCg92 số 1606).

2* Chúa Kitô dạy gì về hôn phối? - Chúa Kitô đã đưa hôn phối trở về ý nghĩa nguyên thủy: một vợ một chồng, trung thành mãi mãi. Vì chính Thiên Chúa đã kết hợp người nam và người nữ, nên không ai có thể tự ý tháo gỡ. Ðể trung thành với đòi hỏi này, đôi hôn nhân rất cần ơn trợ giúp của Chúa hầu vác thập giá theo Người (GlCg92 số 614-15).

3* Không kết hôn có được không? - Từ những ngày đầu của Giáo hội, đã có những người tình nguyện sống trinh khiết vì nước Trời, để tự do lo việc Chúa và Giáo hội. Chính Chúa Kitô là mẫu gương cho những người này (GlCg92 các số 1618-1620).

4* Mục đích Bí tích Hôn phối là gì? Mục đích Bí tích Hôn phối (Mt 19,6 Ep 5, 25) là để đôi vợ chồng lãnh nhận ơn thánh hướng về lợi ích của đôi bạn, và lợi ích cho con cái qua việc sinh sản và dưỡng dục chúng.

Tự bản chất, hôn phối và tình yêu vợ chồng hướng về sinh sản và giáo dục con cái. Ðây là đỉnh cao của hôn nhân (GlCg92 số 1652). Cha mẹ truyền lại cho con đời sống luân lý, tinh thần và siêu nhiên. Cha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên của con cái (GlCg92 số 1653).

Ð-Dù không được Chúa ban con cái, vợ chồng vẫn có cuộc đời hôn nhân đầy đủ ý nghĩa. Cuộc hôn nhân của họ tỏa sáng sự phong phú của bác ái vì đón nhận và hi sinh (GlCg92 số 1654).

5* Ðiều kiện để lập giao Ước Hôn nhân thành sự là gì? - Là một người nam, một người nữ, đã được Rửa tội, được tự do kết hôn, phải nói lên sự ưng thuận này (GlCg92 số 1625).

Tự do nghĩa là không bị cưỡng ép, không bị cản trở luật tự nhiên hoặc luật Giáo hội. Ưng thuận tự do là điều không thể thiếu trong việc thành hôn. Không có sự ưng thuận, sẽ không có hôn phối (GlCg92 số 1626). Sự ưng thuận là hành vi ý chí, không bị bạo lực hoặc sợ hãi nghiêm trọng (GlCg92 số 1628).

(Sự ưng thuận phải là hành vi nhân linh (gồm trí khôn và ý muốn), nói lên vợ chồng hiến thân cho nhau:

“Anh (em) nhận em (anh). . . làm vợ (chồng) và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em (anh) khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em (anh) mọi ngày suốt đời anh (em”.

6* Có cần chuẩn bị thành hôn không?

Page 15: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

- Ðể lời thưa ưng thuận của hai vợ chồng thật sự là một hành vi tự do và có trách nhiệm, và để giao ước hôn nhân có những nền tảng con người và người Công giáo được vững chắc bền bỉ, rất cần chuẩn bị hôn nhân (GlCg92 số 1632).

7* Ðặc tính của Bí tích Hôn phối là gì? Hai đặc tính của Hôn nhân là Duy nhất (unity) và Bất khả hủy (indissolubility) (GlCg92 số 1644). Nói cách khác là yêu Mãi- Một người, không li dị.

8* Cử hành Bí tích Hôn phối thế nào? - Nghi thức Hôn phối thường được cử hành trong Thánh lễ. Sự hiến thân cho nhau trọn đời của hai người được kết hợp với việc Chúa Kitô hiến thân cho Giáo hội, họ rước Mình Máu Chúa để làm nên một thân thể trong Chúa Kitô (GlCg92 số 1621)

Ð-Trước khi lãnh Bí tích Hôn nhân thành hiệu, xứng đáng và sinh hoa trái, đôi vợ chồng cần lãnh nhận Bí tích Cáo giải (GlCg92 số 1622) và Bí tích Thêm sức, nếu chưa lãnh, và nếu không có khó khăn nặng (GL điều 1065).

9* Ai là thừa tác viên trong nghi thức Hôn phối? - Chính đôi vợ chồng là thừa tác viên cho nhau, họ bày tỏ sự ưng thuận của mình trước Giáo hội (GlCg92 số 1623).

10* Thừa tác viên của Giáo hội đứng đó làm gì? - Linh mục và Phó tế chỉ là người chứng kiến nhân Danh Giáo hội, ban phép lành, sự hiện diện này nói lên hôn nhân Công giáo là một thực tại của Giáo hội (GlCg92 số 1630).

11* Tại sao Giáo hội buộc tín hữu cử hành hôn phối theo thể thức của Giáo hội? - Vì 4 lý do sau: - 1.Bí tích hôn nhân là hành vi phụng vụ, - 2. Hôn nhân là một bậc sống trong Giáo hội, có quyền lợi và bổn phận giữa vợ - chồng, cha mẹ - con cái, 3. Cần phải có sự chắc chắn về sự kết hôn nên cần người làm chứng, - 4. Tính chất công khai của sự ưng thuận sẽ giúp cho dễ trung thành hơn với lời hứa ưng thuận của hai người hơn (GlCg92 số 1631).

12* Giáo hội có cho kết hôn với người ngoài Công giáo không? - Giáo hội cho phép kết hôn với người rửa tội ở tôn giáo khác, hoặc những người không rửa tội, nhưng Giáo hội đòi hỏi sự chú ý đặc biệt thận trọng của người phối ngẫu và các vị chủ chăn. Giáo hội khuyên không nên “coi nhẹ những khó khăn của những cuộc hôn nhân hỗn hợp này, thảm kịch chia rẽ tôn giáo ngay tại gia đình mình, quan niệm về hôn phối, sẽ trở thành căng thẳng trong hôn nhân, trong việc giáo dục con cái. Có thể từ đó sinh ơ hờ với đạo của mình (GlCg92 số 1633-1635).

13* Ðâu là hiệu quả của Bí tích Hôn Phối? - Hôn phối đã thành, sinh ra hiệu quả là Sự Ràng buộc Ðộc quyền và Vĩnh viễn, như là đặc tính của Bí tích Hôn phối. Hôn phối này được Chúa ban sức mạnh, được thánh hiến bằng Bí tích đặc biệt để lo các bổn phận và sự quí trọng của bậc sống (GlCg92 số 1638).

“Sau khi thành hôn “Cả hai vợ chồng đều có nhiệm vụ và quyền lợi bằng nhau trong tất cả những gì liên hệ đến đời sống chung của vợ chồng” (GL điều 1135).

14* Những lợi ích và những đòi hỏi của tình yêu Phu thê là gì? - Tình yêu này đòi tính bất khả đoạn tiêu và sự trung thành trong việc trao ban dứt khoát cho nhau và mở ra về hướng sinh sản con cái (GlCg92 số 1643-1654).

Page 16: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

Ð- Dù xem ra khó, vì phải trói buộc suốt đời với một người, điều quan trọng là loan báo Tin mừng Thiên Chúa yêu thương bằng một tình yêu chung thủy. Với ân sủng của Chúa, họ là chứng nhân, họ đáng được biết ơn và được cộng đoàn Giáo hội nâng đỡ (GlCg92 1648).

15* Giáo hội có chấp nhận cho ly thân không? - Có những tình trạng không thể duy trì sự sống chung được, vì nhiều lý do, khi ấy Giáo hội chấp nhận cho ly thân, nhưng họ không được kết hôn với người khác. Họ rất nên hoà giải với nhau (GlCg92 số 1649). Có thể coi thêm GL các điều 1151-1155.

16* Giáo hội có thể tuyên bố hôn nhân vô hiệu không? - Nếu cuộc hôn phối không thành, Giáo hội sẽ tuyên bố vô hiệu, sau khi toà án có thẩm quyền của Giáo hội đã xem xét tình trạng đó. Khi đã tuyên bố bằng giấy tờ rồi, hai người được tự do thành hôn với người khác, những nghĩa vụ tự nhiên của sự phối hợp trước đó được bãi bỏ (discharged)(GlCg92 số 1629).

17* Khi tái hôn trái luật Giáo hội, có được Rước lễ không? - Nhiều người Công giáo dựa vào ly dị dân luật để tái hôn. Giáo hội không thể nhận hôn phối mới này là thành hiệu, nếu cuộc hôn nhân trước đã thành. Do đó, họ không thể được Rước lễ bao lâu còn tình trạng này. Họ cũng không được thi hành một số trách nhiệm trong Giáo hội. Họ chỉ được lãnh Bí tích Cáo giải, nếu họ thành thực hối hận và quyết chí sống trong khiết tịnh.

Ð- Tuy nhiên, Giáo hội và cộng đồng vẫn mời họ tham dự sinh hoạt của Giáo hội, mời họ Nghe Lời Chúa, dự Thánh lễ, kiên trì cầu nguyện, đóng góp công việc từ thiện, giáo dục con cái trong đức tin, hằng ngày sám hối xin ơn tha thứ (GlCg92 số 1650-51)đ.

18* Sao gọi gia đình là Giáo hội tại gia? - Vì Chúa Kitô đã sinh ra và lớn lên trong gia đình thánh, vì thế các gia đình cũng cần trở nên các Giáo hội nhỏ, trong đó các phần tử thánh hoá nhau, truyền giáo cho nhau bằng lời nói và gương sáng đức tin: cầu nguyện, từ bỏ mình (tập chịu đựng), và bác ái (GlCg92 số 1655-57).

Các Phụ tích (Sacramentals) trong đạo Công giáo có ý nghĩa gì? (GlCg92 số 1671)

Ngoài bảy Bí tích kể trên, Giáo hội còn có những nghi thức dâng hiến, làm phép ảnh tượng, người và đồ vật, trừ quỉ. . . Những nghi thức này gọi là Phụ tích. Theo giáo huấn của Công đồng Vatican II : “ Nhờ các Phụ tích (còn gọi là Á Bí tích), con người được chuẩn bị lãnh nhận hiệu quả chính của các Bí tích và thánh hoá những hoàn cảnh khác biệt trong cuộc sống” (PV 60).

2. Thảo luận:

* Thánh lễ Misa đem lại những lợi ích gì cho người Công giáo? Tại sao nhiều người không muốn dự lễ và Rước lễ?

3. Câu hỏi ôn: 1. Rửa tội khi sẩy thai thế nào? (1.1) 2. Mục đích của Bí tích Thêm sức là gì (1.2) 3. Những ơn ích của việc Rước lễ (1.3.) 4. Ai cần lãnh Bí tích Cáo giải? (1.4.). 5. Ai cần lãnh Bí tích Xức dầu Bệnh nhân? (1.5). 6. Mục đích của Bí tích Truyền chức? (1.6.)

Page 17: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

7. Mục đích của Bí tích Hôn phối? (1.7)

Ðề nghị - Thực tập cách rửa tội - Tìm hiểu truyện thánh Bổn mạng của mỗi người.

Bài đọc thêm Ðiều Thiên Chúa Ðã Liên Kết

Chúa Kitô dạy: “Ðiều gì Thiên Chúa kết hợp loài người không được phân ly” (Mt 19, 6). Nhưng trong thực tế, “nơi nhiều quốc gia, biết bao người Công giáo đã li dị theo dân sự và kí kết hôn ước mới theo dân sự” (GlCg92 số 1650).

Hướng dẫn của Giáo hội về điều này: - Khi một bên ngoại tình mà bên vô tội không tha thứ rõ ràng hoặc hiểu ngậm (nếu trong 6 tháng, kể từ khi bên vô tội biết việc người phối ngẫu ngoại tình, mà họ không nói gì, hoặc họ tự ý chấp nhận giao hợp với người ấy, thì coi như họ tha). Nếu bên vô tội tự ý không sống chung nữa, thì trong 6 tháng phải trình lên Bản quyền Giáo phận. - Nếu một bên gây nguy hiểm nặng phần hồn hoặc phần xác cho bên kia hoặc cho con cái, - Nếu làm cho đời sống chung nên quá cơ cực, thì có thể xin Ðấng Bản quyền để li thân (separation) (GL các điều 1152- 1153). Khi đã li thân, phải liệu việc chu cấp và giáo dục con cái theo lẽ phải (GL điều 1154).

Sách Giáo lý Công giáo 92 nói thêm:

“Giáo hội cho phép vợ chồng li thân và đình chỉ việc sống chung, nhưng họ vẫn luôn là vợ chồng trước Thiên Chúa. Họ không được tự do ký kết một cuộc hôn nhân mới. “Ai li dị mà cưới vợ khác, chồng khác là phạm tội ngoại tình” Mc 10,11-12). Trung thành với lời dạy của Ðức Kitô, Giáo hội không thể nhìn nhận hôn ước mới thành sự, nếu hôn ước đầu đã thành. Những người li dị rồi tái hôn theo dân sự, họ sẽ lâm vào tình trạng tự ý phạm luật Chúa. Do đó, họ không được lãnh Bí tích Thánh Thể bao lâu còn tình trạng đó. . .Giáo hội cũng chỉ ban ơn Bí tích Hoà giải cho những tín hữu đã hối lỗi đã xúc phạm đến giao ước và lòng trung thành với Ðức Kitô, để trở về sống hoàn toàn tự chế.

“Trong tình trạng khó khăn này, giải pháp tốt nhất vẫn là cố gắng hoà giải. . . “Giáo hội mời họ lắng nghe Lời Chúa, dự thánh lễ, kiên tâm cầu nguyện, đóng góp việc bác ái từ thiện, đóng góp cho cộng đoàn theo lẽ công bình, nuôi dạy con cái theo đức tin Công giáo, thực tập tinh thần sám hối để kêu cầu ơn Chúa mỗi ngày (GlCg92 các số 1649-1651).

Tại Hoa kỳ và một số quốc gia, ít có li thân theo giáo luật, người ta thường tự li thân hoặc li dị toà đời. Những người li thân và li dị này, nếu sống đạo và không tái kết hôn ngoài Giáo hội, họ vẫn có thể lãnh Bí tích (John M. Huels, The Canon Law for The Laity, Franciscan Herald Press, 1983, p. 87).

NămChuẩn Bị Tinh Thần

Ôn Giáo Lý: Những Ðiều Tuân Giữ Ðể Sống Trong Tình Yêu Thiên Chúa. Cầu nguyện: Tin Mừng theo thánh Marcô 10, 17-22 Thanh niên giầu có muốn sống đời đời.

1. Trình bày đề tài:

Page 18: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

Truyện mở đầu: Con khỏi phải giữ điều răn thứ bốn.Trong một làng kia, ở bên Italia, có một nông dân rất khô khan nguội lạnh, không sống đạo theo đức tin của mình. Một sáng Chúa Nhật nọ, ông bảo đứa con trai lên 11 tuổi rằng:- Sáng nay con ra đồng làm việc với ba nhé.

Cậu bé điềm tĩnh trả lời:- Thưa ba, hôm nay là Chúa Nhật mà !

Người cha ngạc nhiên hỏi lại:- Chúa Nhật thì sao chứ ? Bộ Chúa Nhật không làm việc được hả ? Ý con thế nào?- Thưa ba, con muốn nói là có giới răn thứ 3 Chúa dậy phải thánh hoá ngày Chúa nhật, phải cầu nguyện và nghỉ ngơi trong ngày này.

Nghe vậy, người cha bực tức gắt lên:- Giới răn cái quái gì ! Các giới răn là để cho mấy đứa con nít kia. Còn mày đã lớn rồi, đâu cần nữa !

Một ý tưởng lóe lên trong trí, cậu bé nhanh nhẩu thưa lại:- Thưa ba, nếu ba nói vậy thì con không phải tuân giữ các giới răn của Chúa nữa. Ðiều đó cũng có nghĩa là con khỏi phải giữ giới răn thứ bốn: Chúa dậy phải vâng lời cha mẹ !

Người cha đành im lặng, không biết phải trả lời làm sao, và ông không bắt đứa con ra đồng làm việc nữa. Trong bụng, ông thầm nghĩ là con mình có lý !. (Trích cuốn Góp nhặt 4, số 280)

1. 1. Ðiều kiện để sống muôn đời:

- “Thưa thầy, tôi phải làm gì để được sống muôn đời? Nếu anh muốn được sống, hãy giữ các Giới răn” (Mt 19,16-17).- Như đường phố cần đèn lưu thông và bảng stop để giữ an toàn cho hành khách, đường về trời cũng cần các giới răn để con Chúa an toàn tới đích.

Ðạo Ðức Chúa Trời có mười điều răn

Thứ nhất thờ phượng một Ðức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự (GlCg92 số 2083-2141)Nhờ điều răn này, người ta không thờ cúng tà thần, nhưng thờ Chúa chân thật.Ðiều răn này đòi buộc: Tin, cậy, kính mến một mình Thiên Chúa, tôn kính Ðức Mẹ Maria và các Thánh là những con cái yêu dấu của Chúa.

Vài điều thực tế:

a/ Ðôi hôn nhân, cử hành lễ hôn phối trong nhà thờ, rồi tới chùa lạy Phật để làm vui lòng bên cha mẹ cô dâu hoặc chú dể bên đạo Phật được không?

Nguyên tắc: “Chỉ thờ Một Chúa, nhưng “khi cần có những cử chỉ, thái độ, lễ nghi có tính cách thế tục, xã giao để tỏ lòng hiếu thảo, tôn kính và tưởng niệm các Tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ, thì được tham dự và thi hành cách chủ động” (Thông cáo của bảy Giám mục VN ngày 14.11.74 tại Nha Trang). Vào chùa lạy Phật, nằm ngoài Thông cáo này, chỉ được tham dự cách bất đắc dĩ, và thụ động. Sách Giáo lý Công giáo 92 viết:”Ðiều răn thứ nhất cấm không được tôn kính thần linh nào khác ngoài Thiên Chúa độc nhất” (GlCg92 số 2110).

Page 19: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

b/ Có được coi chỉ tay, coi bói, xin xăm, nhờ thầy giải bùa không?

Nguyên tắc: “Tất cả những hình thức bói toán đều phải được loại bỏ: như nhờ đến Satan hoặc ma quỉ, gọi hồn người chết, hoặc các cách thực hành giả tạo khác: tra cứu tử vi, chiêm tinh, xem chỉ tay, phân tích điềm trời, gieo quẻ, đồng cốt, để thấy tương lai”. (GlCg92 số 2116).c/ Khi nào phạm tội Ðiều răn thứ Nhất?

Nguyên tắc: Phạm tội điều răn thứ nhất “Khi không thờ Chúa (vô thần), thờ Chúa giả dối (tà thần), thờ cách giả dối (dị đoan), thờ mà không tin, không cậy (tự phụ, thất vọng) không kính mến Chúa (giận ghét, phạm thánh) bên trong bên ngoài”.

1.2. Ðiều răn Hai: (GlCg92 số 2142-2167)

Nhờ điều răn này, ta biết tôn vinh Danh Chúa cho phải đạo.Ðạo Chúa không cấm kêu Danh Chúa cách kính trọng, mà còn khuyên cầu khẩn Danh Ngài.

Vài điều thực tế:

a/ Khi nào kêu Tên Chúa vô cớ thì có tội? Kêu Giêsu Maria. . .có tội không?b/ Khấn mà không giữ được thì sao?

Nguyên tắc: “Người ta phạm điều răn thứ hai khi sử dụng Danh Chúa cách bất xứng, phạm thánh, thề gian” (GlCg92 số 2162-63).

1.3. Ðiều răn Ba: (GlCg92 số 2168-2195)

a) Nhờ điều răn này, ta được nghỉ ngơi phần xác để hưởng “ngày của Chúa”.b) Ðiều răn này dạy:

1o) Dự thánh lễ (GlCg92 số 2180). Giáo hội muốn ta dự Thánh lễ các Chúa Nhật và Lễ Trọng cách ý thức, tự tình (để kính nhớ sự chết và sống lại của Chúa Kitô, để thờ phượng, tạ ơn, xin lỗi, và xin ơn cần thiết cho mình).2o) Kiêng việc xác nặng, (để vun trồng đời sống tôn giáo, gia đình, xã hội) (GlCg92 số 2184).* Vài điều thực tế:

a) Khi nào được miễn dự lễ?

Nguyên tắc luân lý: “Luật buộc, không buộc nữa, khi gặp bất tiện nặng”.Khi có lý do quan trọng như bị bệnh, chăm sóc trẻ sơ sinh. . .được chủ chăn của mình miễn chuẩn cho mình (GlCg92 số 2181), không có xe đi lễ, hỏng xe bất ngờ, đi đường xa nhỡ giờ lễ. . . thì không buộc đi dự lễ. Giáo lý khuyên (GlCg92 số 2183) “Hãy đọc kinh cầu nguyện trong một thời gian thích hợp” để bù lại (chẳng hạn: Ðọc mấy chục kinh Kính mừng hoặc đọc Kinh Thánh mươi phút và cầu nguyện)đ.

b) Khi nào được miễn kiêng việc xác? (GlCg92 số 2185-88)

Nguyên tắc: “Khi có những chuyện khẩn cấp hoặc lợi ích của gia đình, xã hội, thì không buộc kiêng việc xác, nhưng đừng để thành thói quen”.Không nên tham lam, tự ý làm những việc xác nặng nhọc, làm lấy tiền hoặc ngăn cản người khác

Page 20: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

giữ ngày của Chúa. Trái lại, nên dùng thời giờ ngày nghỉ để cầu nguyện, làm việc thiện theo tinh thần bác ái tông đồ.

1.4. Ðiều răn Bốn: (GlCg92 số 2197-2257)

Nhờ điều răn này, ta thực hiện công bằng với những ai ta có bổn phận:

a) Con cái phải yêu mến, kính trọng, giúp đỡ cha mẹ khi các ngài còn sống cũng như khi đã qua đời. - Cha mẹ sinh, dưỡng, dạy con theo luật Chúa.

Người Việt rất trọng đạo hiếu:- Sống Tết, chết giỗ.- Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.- Thờ cha kính mẹ trước sau,

Anh em hoà thuận mới hầu làm nên,Vợ chồng đạo nghĩa cho bền,. . .

b) Tôn kính thầy dạy, người có quyền hành trên cộng đoàn.

* Vài điều thực tế:

a) Khi nào phải vâng lời cha mẹ? - Khi còn ở với cha mẹ, phải vâng lời những điều tốt.(GlCg92 số 2217)b) Khi nào phải giúp đỡ cha mẹ? - Khi có thể, sống tết chết giỗ, giúp xác, giúp hồn.c) Ðiều răn Bốn cũng buộc cha mẹ sinh, dưỡng, dạy dỗ con cái nên “con người” và nên “con Chúa” thầy cô với học trò chính quyền với công dân chủ nhân với thợ thuyền.d) Ngoài ra, phải tôn trọng phẩm giá những người ngoại quốc, không kì thị mầu da, giai cấp. . .

1.5. Ðiều răn Năm: (GlCg92 số 2258-2330).

Nhờ điều răn này mạng sống ta và mạng sống tha nhân được bảo vệ.Giáo hội Công giáo tôn trọng mạng sống con người “từ khi còn nằm trong lòng mẹ cho tới khi chôn vào lòng đất”, vì “sinh mạng con người là thánh thiêng, thuộc quyền Chúa”.

* Vài điều thực tế:

a) Phá thai: “Phá thai là phạm tội ác nặng nề” (Công đồng Vatican II). Phá thai mắc tội và mắc vạ.b) Tự sát cũng là tội nặng và gây gương xấu.

Nguyên tắc: “Con người không có quyền trên mạng sống mình và người vô tội”.c) Vô điều độ: lạm dụng ăn uống, rượu chè, thuốc hút, thuốc uống, lái xe khi say rượu, ham lái xe quá lẹ gây nguy hiểm tính mạng người cùng xe, sử dụng hay buôn bán ma tuý.

Người Việt thường nói: Mạng sống quý hơn đống vàng.Nhưng được phép:

Page 21: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

a) Tự vệ cứu mình, nhất là những ai có nhiệm vụ với gia đình, công ích (GlCg92 số 2265), dù gây cái chết cho kẻ thù đang xông đánh.

b) Tặng các phần cơ thể của mình sau khi đã qua đời (GlCg92 số 2301).

1.6. Ðiều răn Sáu (GlCg92 số 2331-2400):

a) Nhờ điều răn này, năng lực và phái tính mỗi người được tôn trọng.b) Ðiều răn này cấm nghe, nói, làm sự tà dâm (bên ngoài).

* Vài điều thực tế:

a) Giáo hội không chấp nhận sống chung như vợ chồng trước khi lãnh Bí tích Hôn phối,b) Tình chung thuỷ vợ chồng không chấp nhận “ngoại tình”.c) Những lỗi phạm trong hôn nhân: - “Mọi hành động trước, trong hay sau khi giao hợp nhằm cản trở truyền sinh là xấu”.d) Tặng tinh hay trứng, mua bán tinh hoặc trứng, mang thai mướn. . . đều là những hành vi phạm luân lý trầm trọng.

Ðôi hôn nhân nên cùng nhau giữ gìn trinh tiết chờ ngày thành hôn để được Chúa chúc phúc:

Mẫu đơn nở cạnh nhà thờ,Ðôi ta trinh tiết đợi chờ lấy nhau.

1.7. Ðiều răn Bảy (GlCg92 số 2401-2463)

a) Nhờ điều răn này, của cải của ta và tha nhân được tôn trọng.b) Ðiều răn này cấm lấy của cải tha nhân bất công (bên ngoài).

* Vài điều thực tế:

Những hình thức lỗi phạm:a) Lấy của cải của người, đầu cơ trục lợi, buôn bán “cắt cổ” khách hàngb) Giữ của cải của người mà không trảc) Trốn thuếd) Gian lận khi trao đổi.

Về điểm này, cha ông ta dạy:

Tham chi những của phù vân,Lỡ ra công nợ nhiều phần xấu xa.

Ðức công bằng của đạo Chúa buộc khi đã chiếm đoạt của cải người ta cách bất công, phải xưng tội và sau đó phải đền trả.

1.8. Ðiều Răn Tám: (GlCg92 số 2464-2513)

Nhờ điều răn này, ta sống trong sự thật.* Vài điều thực tế:

Page 22: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

a) Nói dối để lừa đảob) Làm chứng gian dốic) Không giữ lời thề, hứad) Ðoán xét càn làm hại tha nhân

đ ) Nói xấu, vu khống.Mọi lỗi phạm danh giá đều phải đền trả theo lương tâm. Cha ông ta thường khuyên con cháu:- Ăn mặn nói ngay, Còn hơn ăn chay nói dối.- Một điều nói dối, sám hối bảy ngày.

1.9. Ðiều Răn Chín (GlCg92 số 2514- 2533)

Nhờ điều răn này, tâm hồn được thanh sạch.Ðiều răn này cấm ước muốn tà dâm (bên trong). * Vài điều thực tế:

a) Phim ảnh, sách báo xấu dễ đưa đến ước muốn tà dâmb) Mặc hở hang dễ khêu gợi lòng dục tha nhân.

1.10. Ðiều răn Mười (GlCg92 số 2534- 2557)

Nhờ điều răn này, tâm hồn thanh thoát khỏi tham lam của cải trần gian.Ðiều răn này cấm ước ao chiếm đoạt của người (bên trong). * Vài điều thực tế:

a) Ước ao chiếm đoạt của cải tha nhânb) Ghen tương tha nhân giầu có hơn mình.

Nên tập sống quảng đại, khiêm tốn, sống phó thác, mong giầu ơn đức trong Chúa.

1.11. Ðiều Răn Hội Thánh (GlCg92 số 2041 - 2043)

Giáo hội đặt thêm một ít điều, và chỉ buộc những người Công giáo đã đến tuổi khôn, thường từ 7 tuổi trở lên phải giữ (GL 11).1.11.1. Dự lễ ngày lễ buộc:

Tại Hoa Kỳ, tín hữu sẽ đi dự thêm sáu (6) lễ sau: 2 lễ kính Chúa: Lễ Chúa Giáng sinh (25/12), lễ Chúa Lên Trời (thứ 5/5) 3 lễ kính Ðức Mẹ: Lễ Mẹ Thiên Chúa (1/1), lễ Mẹ Lên Trời (15/8), lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội (8/12) 1 lễ kính các Thánh (1/11).

(Khi dự lễ Chúa nhật, bạn sẽ được nhắc bảo, hoặc đăng trong tờ Thông tin giáo xứ, cộng đoàn về các lễ này. Theo thói quen bên Hoa Kỳ: không buộc kiêng việc xác nếu Lễ buộc rơi vào ngày thường trong tuần).

1.11.2. Xưng tội một năm ít là một lần.

Ðể thuận tiện rước lễ Mùa Phục sinh, giáo dân thường xưng tội vào Mùa Chay. Nhiều người có thói quen tốt, xưng tội Mùa Vọng để đón mừng Chúa Giáng sinh, và xưng tội Mùa Chay để đón mừng Chúa Phục sinh, và còn xưng đôi ba lần nữa trong năm. Dù chỉ có tội nhẹ, Giáo hội vẫn khuyên nên xưng để linh hồn được nhiều ơn qua Bí tích này (GL 988, 2).

Page 23: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

1.11.3. Rước lễ (Mình Thánh Chúa) trong mùa Phục sinh:

Mùa Phục sinh theo lịch Phụng vụ được tính từ Lễ Chúa Phục sinh tới lễ Chúa Thánh Thần xuống. Theo Luật Giáo hội hiện hành, nếu vì lý do chính đáng, không rước lễ trong Mùa Phục sinh được, có thể rước lễ vào mùa khác trong năm (GL 920).

1.11.4. Giữ chay, kiêng thịt những ngày Hội Thánh dạy (mục đích là thống hối, hãm mình) (GL điều 1252):

1. Giữ chay: Ngày giữ chay Công giáo là ngày chỉ ăn một bữa no, còn một hay hai bữa kia ăn lơ lửng, bụng còn đói.

Luật Giáo hội hiện nay chỉ buộc giữ chay và kiêng thịt ngày Thứ Tư lễ Tro và Thứ Sáu Tuần thánh.

Luật giữ chay buộc các người Công giáo từ 18 tuổi tới bắt đầu 60 tuổi (GL điều 1252), trừ những người yếu đau bệnh nạn, bà mẹ nuôi con thơ, người lao công nặng nhọc.

2. Kiêng thịt: Tại Hoa Kỳ, chỉ phải kiêng thịt các thứ Sáu trong Mùa Chay. Ngày hôm đó không được ăn thịt các loài máu nóng nhưng được ăn mỡ, nước thịt (broth), trứng, sữa, các đồ gia vị.

Luật kiêng thịt buộc người Công giáo từ 14 tuổi trở lên tới chết, không giới hạn (GL điều 1252), trừ những bệnh nhân không thể ăn thứ khác, hoặc bệnh viện chỉ cho ăn thịt.

1.11.5. Ðóng góp công, của xây dựng Giáo hội, làm việc bác ái, tông đồ (GL điều 222).

Câu hỏi ôn:1. Ðiều răn 1 dạy gì và cấm gì? (1,1).2. Giáo hội muốn ta dự các lễ Chúa nhật và các lễ trọng thế nào? (1,3).3. Ðiều răn 4 buộc con cái đối với cha mẹ thế nào và ngược lại? (1,4).4. Phân biệt Ðiều răn 6 và 9 (1,4 1,9).5. Phân biệt Ðiều răn 7 và 10 (1,7 1,10).6. Sau khi xưng tội Ðiều răn 7 và 8 còn phải làm gì? (1,7 và 1.8.).7. Kể 6 lễ buộc tại Hoa Kỳ (1,11,1).

Ðề nghị:

* Mỗi người lần lượt đọc kinh Mười Ðiều răn hoặc kinh sáu Ðiều Răn.

Bài Ðọc ThêmGiáo Hội Kêu Gọi Mọi Người Nên Thánh

“Bậc vợ chồng và cha mẹ Kitô giáo, nhờ ơn Chúa, họ phải suốt đời nâng đỡ và trung thành yêu thương nhau đối với con cái mà trong yêu thương họ đã nhận từ Thiên Chúa, họ phải làm cho chúng hấp thụ những học thuyết Kitô giáo và những nhân đức của Phúc Âm. Nhờ đó họ nêu gương cho mọi người về tình yêu bền vững và quảng đại, họ xây dựng đức ái huynh đệ, họ trở nên dấu chỉ tình yêu Chúa Kitô đối với Giáo hội, Hiền Thê Người.

“Bậc quả phụ và độc thân cũng nêu lên một gương tương tự: họ có thể góp phần không ít vào sự thánh thiện và hoạt động của Giáo hội.

Page 24: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

“Những người thường làm lụng vất vả, công việc của con người phải là phương thế để đào tạo chính mình, trợ giúp đồng loại, thăng tiến toàn thể xã hội và tạo vật và sau cùng, hân hoan trong niềm hy vọng và kiên nhẫn chịu đựng lẫn nhau, với đức ái sống động, họ phải noi gương Chúa Kitô, Ðấng đã làm việc tay chân và không ngừng cùng với Chúa Cha đem ơn cứu độ cho mọi người và nhờ công ăn việc làm, họ phải tiến xa hơn trên đường thánh thiện, một sự thánh thiện còn có tính cách tông đồ.

“Ước gì những người chịu đau khổ vì nghèo đói, tật nguyền, đau yếu và những thử thách khác, bị bách hại vì sự công chính, cũng biết kết hợp cách đặc biệt với Chúa Kitô, Ðấng đã chịu đau khổ để cứu chuộc thế giới, vì trong Phúc Âm Chúa đã tuyên bố họ là người có phúc. . .” (GH 41).

Sáu

Chuẩn Bị Tâm Lý Quyền Lợi Vợ Chồng Trong Hôn Phối

Cầu nguyện: Thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ gửi giáo dân Côrinhtô (1 Cr 7, 1-5):

1. Trình bày đề tài:

Truyện mở đầu: Lại tràn đầy hạnh phúc.

Thành hôn với nhau trên 20 năm, ba năm đầu, đời sống gia đình thật êm đềm hạnh phúc. Chúng tôi có được một cháu gái gần 2 tuổi, và vợ chồng hân hoan chờ đón tặng vật quý báu thứ hai mà Chúa trao ban. . .Nhưng có thêm một đứa con là cả một hy sinh cho chúng tôi về mọi phương diện, như lo cho ăn, cho tắm, thay tã, dỗ con ngủ, săn sóc con khi đau yếu. Về tài chánh, gia đình phải tốn kém thêm. . .ngoài ra còn lo cơm nước cho chồng, đủ thứ việc không tên, không thể nào đếm xuể, ngày nào cũng vậy, từ sáng tới đêm khuya, bận rộn và bận rộn. . .chính vì vậy mà tôi chẳng thiết tha gì việc chăn gối. Mỗi tối ông xã cần tới, tôi thường hay từ chối, viện cớ cả ngày làm việc mệt quá rồi. Tôi tiếp tục cho chàng “ăn chay trường”. . . Từ đó chàng bất mãn, bực bội và cau có với tôi, mặc kệ tôi làm gì thì làm, chê bai đủ thứ. Phần tôi, tôi bắt đầu qui lỗi về chàng. Hố ngăn cách giữa chúng tôi ngày càng sâu. Tình trạng đau khổ này kéo dài cả năm.Một ngày Mùa Chay, tôi cầu nguyện, xin Chúa soi sáng. Ngày nào tôi cũng dành nửa giờ để cầu nguyện. Tôi cảm động thấy Chúa yêu thương, hy sinh cả chính mình cho tôi. . .Tôi giật mình, thấy không làm tròn bổn phận người vợ.Tôi đã tìm gặp một linh mục để tâm sự. Ngài đã nhắc lại cho tôi ý nghĩa Bí tích Hôn nhân Công giáo, việc chăn gối, hiến thân cho nhau. . .Tôi trở về nhà, quyết định thi hành điều đã hứa. Dọn dẹp cửa nhà sạch sẽ, cắm bông thật đẹp để trên bàn thờ, dọn bữa cơm ngon lành, trang điểm đợi chàng về. Tôi ra đón chàng. . . chúng tôi đã cầu nguyện trước bàn thờ. Tối hôm đó, chúng tôi ăn bữa cơm ngon hơn bao giờ hết.Cuộc đời tôi từ ngày đó lại tràn trề hạnh phúc. Tôi không còn cho việc chăn gối là xấu xa, nhưng là một việc cao quý mà Chúa muốn chúng tôi có với nhau. . .để cả hai được hạnh phúc.(Tóm tắt bài Ðừng Từ chối nhau của Sương Mai, NS. TTÐM, tháng 8/91, trang 41)

1.1. Giáo huấn của thánh Phaolô: 1 Cr 7,1-5

1. Bây giờ tôi xét tới điều anh em đã viết hỏi tôi. Người nam không đụng tới người nữ là điều tốt.2. Nhưng để tránh dâm ô, người nam hãy có vợ, người nữ hãy có chồng.3. Chồng hãy trả nợ cho vợ, và vợ cho chồng.

Page 25: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

4. Vợ không có quyền trên xác mình, nhưng là chồng. Cũng thế, chồng không có quyền trên xác mình, nhưng là vợ.5. Ðừng từ chối nhau, trừ khi là đồng ý tạm thời, để cầu nguyện. Rồi lại cùng ăn ở với nhau, kẻo vì tiết dục, mà Satan cám dỗ anh chị em. (Theo bản Hy ngữ)1.2. Nam nữ: Từ đầu tiên, Thiên Chúa dựng nên loài người có nam, có nữ, và Chúa chúc phúc cho họ sinh sản đầy mặt đất (St 1,27-28).

Thiên Chúa dựng nên người nam người nữ khác biệt về thể xác, tâm tình. . . để đôi bên trợ giúp nhau. . .Nơi người đàn ông, cơ quan sinh dục gồm bộ phận sản xuất tinh trùng, khi được kích thích, bộ phận này sẽ xuất ra từ 300 tới 500 triệu tinh trùng mỗi lần và bộ phận đưa tinh trùng vào âm đạo phụ nữ. Nơi người phụ nữ, cơ quan sinh dục gồm hai buồng trứng (noãn sào), bộ phận để nuôi bào thai (tử cung), bộ phận tiếp nhận tinh trùng và đưa hài nhi ra khỏi lòng mẹ (âm đạo). Người nữ từ ngày còn nhỏ đã có sẵn từ 300 tới 500 trứng nằm trong buồng trứng. Trong thời gian thụ thai (khoảng 12 - 50 tuổi), mỗi tháng một trứng từ buồng trứng rụng xuống, qua ống dẫn trứng đi vào tử cung.

Nếu trứng của người nữ được phối hợp với tinh của người nam, gọi là đậu thai (conception). Trứng đậu thai mất độ 3, 4 ngày để di chuyển từ ống dẫn vào tử cung để phát triển thành thai nhi. Ngược lại, nếu trứng không phối hợp được với tinh trùng, sau 24 giờ cả hai loại sẽ tự diệt trở thành kinh. Kinh này phải được tống ra ngoài theo chu kì kinh nguyệtđ.

1.3. Giao hợp vợ chồng (sexual intercourse) được coi như tác động yêu thương chính yếu của đời sống hôn nhân.

- Chúa Kitô đã phán: “Từ ban đầu, Thiên Chúa đã dựng nên người nam và người nữ. Vì lẽ đó, đàn ông sẽ rời bỏ cha mẹ mà quyến luyến vợ mình, họ sẽ không còn là hai, nhưng là một thân xác” (Mc 10, 7).

1.4. Giao hợp vợ chồng là một ân huệ Chúa ban cho bậc gia đình. Tác động này cần được cả hai đồng ý thể hiện cách yêu thương, tương kính. Làm sao cho “Những tác động kết hợp phu thê trong tình thân mật và thanh khiết, là những tác động cao quý và đáng trọng” (noble and honorable) (MV 49).

- Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI đã viết trong Thông điệp Sự Sống Con Người về việc vợ chồng như sau:

“Ðó là những tác động hợp pháp, ngay cả trong trường hợp hai vợ chồng có thể đoán trước được là chúng sẽ không có hiệu năng sinh sản vì những lý do ngoài ý muốn của mình, những động tác ấy vẫn có mục đích biểu lộ và làm cho sự liên kết của đôi vợ chồng thêm bền chặt” (SSCN 11).Vì có những khác biệt thể lý và tâm lý giữa người nam và người nữ, nên mỗi bên cần được trau dồi qua việc học hỏi, để không ai có cảm tưởng mình bị lạm dụng, làm bên kia nhàm chán, bất bình.

Muốn được vậy, cần chuẩn bị khung cảnh, tâm lý và sinh lý: Từ phòng ngủ, giường nệm sạch sẽ, bầu khí riêng tư an toàn, công việc xong xuôi, thân thể sạch sẽ, mát mẻ. . . những lời nói yêu đương chân thành cộng với những cử chỉ thân mật để đi vào những giai đoạn khởi đầu, cao điểm, suy tànđ.

1.5. Lợi ích: Nhờ những dấu yêu thương, vợ chồng nuôi dưỡng tình yêu “một vợ một chồng” và “mãi mãi có nhau”. Sự thoả mãn tình dục giúp đôi hôn nhân phấn khởi đương đầu với những khó

Page 26: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

khăn trong cuộc sống lứa đôi.

Ngược lại, thiếu sự thoả mãn này, tâm lý đôi bên sẽ bị khủng hoảng không ít, nhiều khi đưa đến tật thủ dâm hoặc ngoại tình để giải quyết sinh lý cách bất hợp pháp.

1.6. Những khó khăn có thể xảy ra trong việc vợ chồng yêu thương như: Say sưa rượu chè, mệt mỏi, lo âu, tức giận,. . . lãnh cảm, ít thích thú, đau đớn vì bộ phận nhiễm trùng, sợ thụ thai khi không muốn.

1.7. Có thể tạm ngưng quyền lợi vợ chồng vì những lý do sau:

1. Lý do thể xác: Những ngày kinh nguyệt, trước và sau kỳ sinh nở, khi đau bệnh.2. Lý do tinh thần: Ðồng ý hãm mình để cầu nguyện xin ơn.3. Ðồng ý kiêng cữ theo kế hoạch gia đình.4. Bị đòi hỏi vô lý, ví dụ, đang bận rộn, lộ liễu trước con cái.5. Bị đòi hỏi, sau khi đã đi ngoại tình.

2. Thảo luận:

* Anh chị hiểu thế nào về thanh khiết vợ chồng? Tại sao gọi là bổn phận, quyền lợi vợ chồng? Khi nào được từ chối nhau, khi nào không?

3. Câu hỏi ôn1. Chúa dựng nên người nam người nữ khác biệt để làm gì? (1,2).2. Giao hợp có giá trị thế nào trong đời sống vợ chồng? (1,3).3. Chúa Giêsu nói gì về người nam khi thành hôn? (1,3).4. Ðức Giáo hoàng Phaolô VI qua Thông điệp Sự sống Con người đã nói gì về vấn đề quyền lợi vợ chồng? (1,4).5. Những ích lợi của việc “chăn gối” vợ chồng? (1,5).6. Những khó khăn nào có thể xảy ra? (1,6).7. Những trường hợp nào được từ chối việc “chăn gối”? (1,7).

Ðề nghị- Mời một bác sĩ nói thêm về kế hoạch gia đình theo tinh thần Công giáo.

Bài Ðọc ThêmKhởi Ðầu Và Tiếp Diễn Hành Vi Tính Dục (Theo Lm. Vũ Hùng Tôn, Chuẩn Bị Sống Ðời Sống Hôn Nhân Công giáo, trang 37)

Giai đoạn một được gọi là giai đoạn khởi đầu, hoặc gợi tình. Trong giai đoạn này vợ chồng phải làm sao tạo được bầu khí thích hợp để cả hai cùng hứng thú đi vào cuộc tình. Ðiều cần thiết nhất là cả hai người cùng phải bằng lòng, thích thú, để rồi giao hoan mới trở thành một hành động trao đổi tình yêu thực sự và đem đến khoái lạc thoả mãn chung. Nếu một người muốn, một người không, thì không thể nào tình yêu được trao đổi, và chưa chắc đã có ai được thoả mãn. Trong những ngày tháng mới cưới, có thể vì mới lạ chưa quen, đôi tân hôn dễ cảm thấy hứng thú, do đó gợi tình là một việc dễ. Nhưng rồi năm này qua năm khác, vì quen quá hoá ngán, vợ chồng có thể khinh thường giai đoạn khởi đầu này, và không ý thức nổi việc gợi tình là cần thiết nữa. Có thể là chồng không để ý xem vợ có vui vẻ khoẻ mạnh hay không, để rồi cứ đòi hỏi cho được hoặc cũng có thể là vợ không tìm hiểu xem tại sao hôm này chàng cau có, khó chịu, để rồi cứ nhất mực từ chối. Cả hai thái độ đều thiếu thông cảm, tìm hiểu nhau.

Page 27: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

Khi một người muốn giao hoan, một người không muốn thì sao? Dĩ nhiên người muốn sẽ dùng tất cả tình thân mật âu yếm mà làm cho cả hai có cùng một ý muốn.

Vấn đề khó ở đây là khi hai vợ chồng cùng bận rộn tối ngày với con cái, với công ăn việc làm, họ không còn giờ nghĩ tới đời sống tính dục nữa để rồi đêm đến, hoặc sáng dậy, họ chỉ còn đủ thì giờ để giao hợp với nhau trong vài phút như một tác động sinh hoạt thường ngày cũng giống như rửa mặt, chải đầu, chứ không mảy may ý thức được rằng họ phải cùng một tâm tình, một ý nghĩ, một rung cảm trong việc trao đổi tình yêu. . . Ðây là một vấn đề khó khăn và tế nhị. Trong điểm này, chúng ta nên nhớ “nhai kỹ, no lâu” còn hơn “ăn mau, chóng đói”. Nhiều vợ chồng dễ ngoại tình cũng chỉ vì điểm tế nhị này. Họ ngoại tình, vì khi giao hoan với một người khác, họ đã có đủ thời giờ để được gợi tình và có nhiều hứng thú, trong khi giữa vợ chồng, họ chỉ làm một việc cho qua lần. Do đó, thà giảm bớt lần giao hoan để diễn tiến hành động được trọn vẹn trong một hành động, còn hơn!

Khi giai đoạn đầu đã tạo được bầu khí thích hợp, vợ chồng sẽ dìu nhau vào ngay cảnh ái ân, với những nụ hôn, những vuốt ve âu yếm, những vòng tay siết chặt. Ðây là giai đoạn mà mỗi người có cảm tưởng như mình được yêu bởi vì mình đáng yêu, đáng mến, do con người toàn diện của mình, chứ không phải vì mình là một dụng cụ thoả mãn khoái lạc cho người khác. Chồng sẽ nhờ cảnh ái ân này mà giúp cho vợ được hạnh phúc thoả mãn, cũng như vợ tìm cách đáp ứng với những thân mật ân ái của chồng để tạo cho chồng được khoái lạc, thoải mái.

Khi thấy người vợ đã được chuẩn bị cả tâm hồn và thể xác để kết hợp nên một với chồng, người chồng sẽ dìu vợ vào phần giao hợp với nhau. Sau khi chấm dứt giao hợp, người chồng biết điều sẽ tiếp tục mơn trớn để tạo cho vợ được cảm giác yêu thương.

Bảy Chuẩn Bị Tâm Lý Sinh Sản Và Dưỡng Dục Con Cái

Cầu nguyện: Tin Mừng theo thánh Luca (2, 1-19): Chúa Kitô giáng sinh tại Belem.

1. Trình bày đề tài:

Truyện mở đầu: “Thôi” là hết.

Chuyện xẩy ra một hôm thứ bẩy. Ỷ Lan đang ngồi ăn cơm tối với các anh chị trong văn phòng, thì có anh Thôi đến chơi. Anh Thôi là người Mỹ tho, mạnh khoẻ to lớn. Anh là em út trong gia đình 14 con, toàn là con trai!! Mấy anh lớn đều được cha mẹ đặt tên nghe du dương hay oai hùng, đầy ý nghĩa như Anh, Hùng, Hào, Kiệt, Tiến, Quốc. . ., nhưng sau bao nhiêu năm “sản xuất vượt chỉ tiêu”, cha mẹ vừa mệt mỏi vừa cạn ý, đặt tên mấy đứa sau là “Út anh, Út em, Út ít”, khi tới phiên anh thì chỉ còn lại chữ “Thôi” là hết!! (Ỷ Lan, Quê Nhà, Quê Mẹ, 1989, trang 25).

1.1. Sau khi dựng nên loài người có nam có nữ, Thiên Chúa phán: “Hãy sinh sản và nên đầy dẫy trên mặt địa cầu” (St 1,28). Ðó là một trong những sứ mệnh Thiên Chúa trao ban cho loài người. Sứ mệnh đó cũng là một hồng ân Chúa ban cho đôi vợ chồng được cộng tác với Chúa trong việc tạo dựng sự sống.

1.2. Tình yêu hôn nhân tự căn bản hướng về sự sinh sản, nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Con cái

Page 28: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

là ơn huệ cao quý nhất của hôn nhân, và là sự đóng góp lớn lao tạo nên hạnh phúc của cha mẹ (MV 50).

1.3. Việc định đoạt số con cái tuỳ thuộc ở phán đoán ngay thẳng của cha mẹ, chứ không do nhà nước định đoạt. Ðể có sự phán đoán ngay thẳng đòi vợ chồng phải có:

a/ Một lương tâm được huấn luyện ngay thẳng, b/ Một trách nhiệm đúng đắn và chính xác (MV 50), c/ Phải tôn trọng luật Chúa, vâng phục Giáo hội, và đồng tâm hiệp lực với nhau, d/ Phải xét đến lợi ích riêng của họ, cũng như của con cái đã sinh hay tiên liệu sẽ sinh, nhận định về hoàn cảnh vật chất hay tinh thần của thời đại và bậc sống, nghĩ đến lợi ích cho gia đình, xã hội và Giáo hội (MV 50).

1.4. Tiến trình bào thai:

Ð- Ðậu thai (Conception): Tinh trùng hợp với trứng tạo thành mầm sống mới (Zygote), Ð- Phôi thai (Embryo): Thai nhi trong tháng đầu, Ð- Bào thai (Fetus): Thai nhi trong các tháng kế tiếp, Ð- Bào thai 3 tháng đã có đầy đủ các bộ phận con người, Ð- Bào thai 4 tháng bắt đầu bài tiết qua thận, Ð- Bào thai 5 tháng bắt đầu cựa quậy mạnh trong bụng mẹ, Ð- Bào thai 6 tháng cựa quậy cả trăm lần trong một giờ, chừng 4 - 8 giờ mỗi ngày, còn lại là ngủ, Ð- Bào thai 7 tháng đã lớn đủ kích thước, chỉ chờ ngày chào đời. Thời kỳ này em bé rất ảnh hưởng những đam mê của mẹ: Mẹ nghiện ngập, con sẽ say sưa. . .

1.5. Ðiều hoà sinh sản (Birth regulation):

Nguyên tắc:

- Hoãn thụ thai: “Công đồng biết rằng, muốn tổ chức đời sống vợ chồng cho thuận hoà, đôi bạn thường vấp phải một số tình trạng sinh sống khó khăn hiện tại, và có thể lâm vào những cảnh khiến họ không thể gia tăng số con cái, ít là trong một thời gian” (MV 51). - Theo lương tâm chân chính: “Nhưng trong cách thế hành động, vợ chồng Kitô hữu hãy ý thức rằng mình không thể làm theo sở thích, nhưng phải luôn luôn tuân theo tiếng nói của lương tâm khuôn đúc theo luật Chúa, và vâng phục giáo huấn Giáo hội (MV 50). - Vô hiệu hoá: “Do đó không thể chấp nhận việc trực tiếp vô hiệu hoá (direct sterilization) khả năng sinh sản nơi người chồng hay người vợ, dù là tạm thời hay vĩnh viễn (SSCN 14) (Có ý nói: người chồng cột ống dẫn tinh, hoặc người vợ buộc buồng trứng). - Ngăn chặn thụ thai: “Cũng không có quyền chấp nhận bất cứ một động tác nào có mục đích hay phương tiện ngăn chận việc sinh sản, trước hoặc đang khi làm tác động hôn nhân (SSCN 14).

1.6. Giáo hội không chấp nhận ngừa thai nhân tạo:

1/ Diệt tinh bằng uống thuốc ngừa thai (birth control pill), hoặc tiêm thuốc (norplant), rửa âm đạo, kem diệt tinh trùng (vaginal spermicides), 2/ Cản tinh bằng túi bọc (condom), màng chắn cửa mình (cervical caps), vòng xoắn (IUD: intra-uterine device), giao hợp nửa chừng (coitus interruptus).

1.7. Trừ việc chữa bệnh: “Giáo hội không coi là trái phép việc sử dụng những phương tiện y khoa, y dược xét ra thực cần thiết để chữa bệnh của cơ thể, dù người ta đoán trước rằng việc sử dụng ấy

Page 29: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

cản trở sinh sản, miễn là việc cản trở ấy không phải do chính đương sự trực tiếp ưng muốn (SSCN 14).

1.8. Giáo hội chấp nhận ngừa thai tự nhiên:”Trong những hoàn cảnh, với những lý do vật lý, tâm lý hoặc ngoại cảnh đòi hỏi vợ chồng phải hạn chế bớt việc sinh con, Giáo hội cho biết có thể căn cứ vào các chu kỳ tự nhiên cố hữu của cơ năng sinh sản để giao hợp trong những thời kỳ không thụ thai, và chỉ có phương pháp điều chế sinh sản ấy mới không đi ngược lại những nguyên tắc luân lý căn bản (SSCN 16).

1.8.1. Phương pháp ghi kinh kỳ (Calendar method)

Năm 1930, nhờ công trình khảo cứu của hai bác sĩ: Kyusaku Ogino ở Nhật Bản và Herman Knaus ở Úc, đã xác định được khoảng thời gian có thể thụ thai và khoảng thời gian không thụ thai cho hai vợ chồng có thể giao hợp, và được phát biểu như sau: Nơi người phụ nữ, trứng rụng lối chừng vào ngày thứ 14 sau ngày bắt đầu có kinh nguyệt. Phương pháp này có kết quả tới 90%, nếu ghi đúng, giữ đúng. Thực hành: Ghi số ngày kinh của mỗi tháng cho đủ 12 tháng liên tiếp để biết kinh kỳ mình đều đặn hay không. - Ðối với phụ nữ kinh kỳ đều đặn, thời gian dễ thụ thai xảy ra từ 10-18 ngày trước khi xảy ra kinh kỳ kế tiếp. - Ðối với phụ nữ kinh kỳ không đều, thời gian dễ thụ thai sẽ từ 7-20 ngày trước kinh kỳ kế tiếp.

Kinh kỳ có thể bị xáo trộn vì thể xác làm việc quá mệt nhọc, tâm thần quá lo âu xao xuyến, ốm bệnh. . .

1.8.2. Phương Pháp Ðo Nhiệt Ðộ (Basal body temperature)

Tới năm 1940, bác sĩ người Bỉ đầu tiên khuyên dùng phương pháp đo nhiệt độ mỗi ngày trong cơ thể để kiểm soát lại sự chính xác của phương pháp Ogino. Ð- Nhiệt độ trong cơ thể phụ nữ thông thường là 96-98o F trước khi trứng rụng, nó sẽ tăng lên, nhưng một ngày trước khi trứng rụng, nó sẽ giảm xuống, rồi lại tăng lên ít nhất trong ba ngày sau khi trứng rụng. Ð-Ðể tránh thụ thai, bạn nên tránh giao hợp khi thấy nhiệt độ giảm, và tiếp tục kiêng cữ như thế cho đến khi nhiệt độ đã tăng được 3 ngày. Thực hành: Dùng ống thuỷ để lấy nhiệt độ chính xác mỗi ngày, vào giờ nhất định: - Cần phải đi ngủ trước 12 giờ đêm - Lấy nhiệt độ (khoảng 3 phút) khi vừa mới thức dậy, lúc còn ở trên giường.

Biểu Ðồ Nhiệt Ðộ

1.8.3. Phương Pháp Coi Chất Nhờn (Billings Ovulation Method)

Bác sĩ Billings đã tìm ra sự liên hệ giữa lúc trứng rụng và sự thay đổi của chất nhờn tiết ra mỗi chu kỳ kinh nguyệt.

Lúc khởi đầu, chất nhờn lỏng, rồi dần dần trong dẻo, trơn, dễ dính và đặc sệt, rồi sau đó sẽ bớt dần và mất đi. Chính ngày chất nhờn trong dẻo đặc sệt là ngày tột đỉnh của chất nhờn. Nhờ chất nhờn mà tinh trùng có thể di chuyển qua ống dẫn, đến gặp trứng để đậu thai. Như thế theo phương pháp của Billings, thời gian có thể thụ thai hoặc phải kiêng cữ, nếu không muốn có con, là lúc khởi sự có chất nhờn đến hết ngày thứ ba sau ngày tột đỉnh.

Page 30: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

Trứng có thể rụng bất cứ ngày nào trong thời gian đó, nhất là ở ngày tột đỉnh và trước sau một ngày. Ðôi khi chất nhờn phát hiện cách quãng hay hoà lẫn trong máu, vì thế mỗi khi nhận thấy chất nhờn hay máu rỉ ra, phải kiêng giao hợp. Các bà có gia đình cho biết: Dù kinh kỳ đều đặn hay không, cứ quan sát chất nhờn là tiện: Nếu không muốn thụ thai, nên kiêng “việc vợ chồng” vào ngày có chất nhờn. Ngược lại, những cặp vợ chồng khó có con có thể lựa gần ngày tột đỉnh nhất của chất nhờn để cho thụ thai.

1.9. Sẩy thai (miscarriage):

Cố ý để sẩy thai làm chết đứa con là phạm tội giết người. Nhưng cũng có trường hợp bị sẩy thai hoặc sinh con chưa đủ ngày tháng, hoặc khi sinh ra đứa trẻ yếu sức, hay vì ngăn trở đến nỗi Linh mục không rửa tội được, lúc ấy nếu không có ai quen việc thì chính cha mẹ phải đổ nước rửa tội cho con (GL 871). Sau nếu nó khoẻ lại sẽ đưa đến Linh Mục làm phép bù. Ð- Khi đổ nước rửa tội sẽ làm như sau: lấy nước lã vừa đổ trên trán nó, vừa đọc rằng: “Mẹ rửa con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Hoặc “Nếu con còn sống, mẹ rửa con, nhân danh. . .”

1.10. Phá thai (abortion):

Thiên Chúa đã trao cho con người nhiệm vụ cao cả là bảo tồn sự sống, và họ phải chu toàn bổn phận ấy cách xứng hợp. Do đó, sự sống ngay từ lúc thụ thai đã phải được giữ gìn hết sức cẩn thận. “Phá thai và giết con nít là phạm tội ác đáng ghê tởm” (MV 51). Không gì ghê sợ bằng cha mẹ giết con.

“Không thể nào chấp nhận việc điều hoà sinh sản bằng cách trực tiếp huỷ diệt bào thai đã thành hình, đó là mầm sống đang diễn tiến, nhất là cố ý phá thai, dù với lý do y tế cũng không được (SSCN 14). (Phá thai hại về thể lý cũng như tâm lý:

Thống kê cho biết: 72.1% những người đàn bà sau khi phá thai cảm thấy hối hận và đau đớn tái tê vì những hành động họ đã làm. . . Bác sĩ Eloise Jones, một nhà tâm bệnh học ở Toronton, cho biết: “Không một phụ nữ nào đã phá thai mà tôi đã tiếp xúc còn giữ được bản chất cũ của mình. . .Một bà từ ngày phá thai, nỗi sợ hãi mỗi ngày mỗi tăng, bà trở nên oán hận và lãnh đạm với chồng”.

Một phụ nữ khác nói:

“Trước đây ít năm, khi tôi còn rất trẻ tôi đã trải qua một cuộc tình và kết quả là một đứa con, một đứa con không bao giờ được sinh ra. . . Người chồng tôi hiện nay là một người rất tốt, lịch sự và giầu có. Chúng tôi đã có với nhau hai con, chúng rất đẹp, thông minh và sung sướng. Nhưng hình như tôi thiếu tất cả, bởi vì tôi cần sự bình yên cho tâm hồn, một sự bình yên mà tôi không thể nào có được kể từ ngày tôi phá thai. Không một phụ nữ nào, tôi nhấn mạnh, không một phụ nữ nào giết con mà có thể quên được. Họ sẽ không bao giờ quên được! Mỗi khi tôi nhìn hai đứa con đẹp đẽ của tôi, tôi tự nhủ: Tại sao chúng nó được sống, còn “đứa kia” phải chết? Câu trả lời bao giờ cũng là: Tại vì mẹ nó là một kẻ sát nhân!” (Rev. Dominici, Việt Nam Quê Hương Tôi, 1987)

2. Thảo luận:

* Theo anh , chị con cái là vinh dự hay gánh nặng của cha mẹ trong xã hội hiện tại?

Ðề nghị - Mời một ông hay một bà có khả năng tới nói chuyện với lớp để cho những kinh nghiệm về cuộc

Page 31: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

sống gia đình.

3. Câu hỏi ôn

1. Tình yêu Hôn nhân tự căn bản hướng về điều gì? (1.2.) 2. Con cái là vinh dự của cha mẹ ở chỗ nào? (1.2.). 3. Việc định đoạt số con cái tuỳ thuộc ở đâu? Muốn có một lương tâm ngay thẳng để quyết định số con cái, cha mẹ cần xét tới những điều kiện nào? (1.3.). 4. Thế nào là trực tiếp vô hiệu hoá khả năng sinh sản nơi đàn ông hay đàn bà dù tạm thời hay vĩnh viễn? Ðược hay không? (1.5.). 5. Thế nào là ngăn chặn việc sinh sản trước hoặc đang khi làm tác động hôn nhân? Ðược hay không? (1.6 và 1.8.) 6. Giáo hội chấp nhận phương pháp điều hoà sinh sản nào? Tại sao chỉ có phương pháp ấy? (1.8.). 7. Ngăn chặn mầm sống đang diễn tiến là tội nặng nhẹ thế nào? (1.10.). Bài Ðọc Thêm Dưỡng Thai Và Dưỡng Nhi (Bài nghiên cứu của một nữ tu y tá tại Houston, TX)

Làm sao biết bạn có thai?

Thường dấu hiệu đầu tiên là tắt kinh. Nếu kinh kỳ bạn vẫn đều đặn từ trước đến giờ, nay đã qua 10 ngày rồi mà bạn chưa có lại, có thể bạn đã có thai. Bạn thấy buồn nôn, ói mửa vào buổi sáng, hay thường đi tiểu luôn, bạn nên đi thăm bác sĩ của bạn. Những dấu chứng khác như bộ nhũ hoa lớn thêm, vòng nâu chung quanh vú lớn rộng, khám nghiệm cửa mình để chẩn đoán bạn có thai hay không, mặc dầu đôi khi khó biết chắc được trước tháng thứ ba. Trong một vài trường hợp, vì căng thẳng thần kinh, bạn có thể mất luôn một kỳ kinh hay buồn nôn, muốn ói mỗi buổi sáng và tưởng rằng có thai mà thật sự không phải.

Muốn cho chính xác, bác sĩ thường thử nước tiểu hay máu, nhưng kết quả thử nước tiểu chỉ rõ rệt 42 ngày, kết quả thử máu 22 ngày, sau ngày đầu tiên của kinh kỳ cuối cùng.

* Lịch trình thăm thai

Trong nửa thai kỳ đầu, nếu không có gì xảy ra, bạn nên thăm bác sĩ gia đình hay bác sĩ sản khoa mỗi tháng một lần. Trong nửa thai kỳ sau, phải đi nhiều hơn theo kỳ hẹn. Trong khi đi thăm thai, bạn hãy hỏi thẳng xem sinh sản tốn kém bao nhiêu để dễ bề lo liệu, vì nhiều hãng bảo hiểm không chịu trả phí tổn cho bạn. Bất kể dù mới có thai hoặc đã có 4,5 tháng trở lên, nếu thấy bào thai có gì lạ (cứng. . .), thấy mình khó ngồi hoặc nằm, vì đau bụng dưới, cần phải đi bác sĩ liền, để tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra, cho dù lần khám gần nhất bác sĩ nói là em bé khoẻ.

* Những dấu chứng cần báo bác sĩ - Sưng mặt, sưng bàn tay hay chân, - Mắt mờ, nhìn không rõ, - Ðau răng, - Ðau bụng, - Sốt và ớn lạnh, - Băng huyết, - Mửa liên tục không ngừng, - Nhức đầu liên tục hay dữ dội, - Nước ở cửa mình ra nhiều, - Tiểu đau và rát.

* Ðiều nên tránh khi có thai

Khi có thai, bạn nên tránh làm việc mệt mỏi quá sức. Bạn hãy nghỉ ngơi trước khi thấy mệt, chứ

Page 32: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

không phải đợi tới khi mệt rồi mới nghỉ.

* Du hành được không?

Những hành trình ngắn hơn một giờ xe thường không đáng ngại. Trái lại nếu bạn trù tính đi xa, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi quyết định.

* Uống rượu được không?

Rượu tuy thêm calori, nhưng không bổ dưỡng. Trong một vài trường hợp có hại cho thai nhi: trẻ bị lên kinh co giật, hôn mê, chậm lớn, thiếu linh hoạt và biến dạng cơ thể.

* Uống thuốc

Nên tránh những loại thuốc có chất ma túy, hại cho thai nhi. Chỉ nên dùng những thuốc bác sĩ đã ghi theo toa.

* Làm sao tránh táo bón?

Nếu bạn thường xuyên táo bón - chứng này gia tăng khi bạn có thai- bạn hãy ăn những trái cây, nước ép trái mận (prune juice). . . cam, hay những rau xanh..

Nếu vẫn dai dẳng, bạn hãy:

1. Uống một ly nước ấm mỗi buổi sáng khi thức dậy 2. Ăn những trái cây hay thức ăn nhuận trường 3. Ăn một vài trái cây trước khi đi ngủ, đồng thời xoa nắn các bắp thịt bụng trước khi đi ngủ vào buổi sáng trước khi thức dậy 4. Nếu điều 1 & 3 không hiệu nghiệm, bạn hãy tới thăm bác sĩ của bạn. Bạn đừng nên uống bất cứ thuốc xổ nào, trừ những thuốc đã ghi trong toa cho bạn.

* Nên ăn những thứ gì?

Nên ăn những thực phẩm có những chất bổ, hoặc uống thuốc dưỡng thai, uống sữa giúp cho xương của thai nhi tăng trưởng. Nếu có thể, tránh ăn những thức ăn hâm lại. Nhưng để tránh những biến chứng, bạn đừng ăn quá nhiều, quá lên cân. Thường cân tăng 4.5 lbs mỗi tháng là vừa.

* Thận và sự bài tiết

Ðể việc bài tiết tốt đẹp, bạn nên uống nước cho đủ mỗi ngày, thường từ 6 tới 8 ly nước mỗi ngày cộng thêm một lít sữa nữa, tổng cộng là 3 lít nước. Thường giai đoạn đầu và cuối của thai kỳ, người mẹ đi tiểu nhiều hơn. Ðiều này được coi như bình thường.

* Săn sóc nhũ hoa

Nhũ hoa cần được lau rửa mỗi buổi sáng, và luôn giữ cho sạch sẽ. Sau tháng thứ tư, nhũ hoa có thể tiết ra một chất nhờn bất cứ lúc nào.

* Vết lằn trên bụng

Page 33: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

Vì sự dãn nở của bào thai gây nên, bạn thường thấy xuất hiện những đường nhăn trên bụng, đôi khi chúng chạy dài cả xuống tận đùi. Muốn cho những lằn này nhỏ, bạn nên tránh lên cân đột ngột. Những lằn này có thể nhỏ lại, nhưng không bao giờ hoàn toàn biến mất sau khi sinh.

* Quần áo

Bạn có thể mặc bất cứ loại quần áo nào bạn thích, tuy nhiên bạn nên chọn kiểu nào bạn thấy thoải mái mà không thắt xiết thai nhi nơi bụng.

* Ngủ nghỉ

Bạn cần ngủ đủ 8 tiếng đồng hồ trong một ngày hay hơn nữa nghỉ ngơi khi nào bạn mệt, đừng làm quá sức bạn.

* Nếu bạn phải làm việc

Bạn hãy dự trù thời gian bạn cần phải nghỉ để dưỡng thai nhi. Thường hai tháng cuối cùng trước khi sinh, bạn nên nghỉ và đừng quá hấp tấp làm lại sau khi sinh xong. Bạn nên nghỉ làm ít nhất 6 tuần và hơn nữa nếu bạn cho con bú. Trừ khi công việc thực sự quan trọng, bạn hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi rời đứa bé để giao cho người khác săn sóc mỗi ngày. Ðứa bé rất cần bạn, công việc nhiều khi không bù lại được những thương tổn cũng như những phí tổn mà bạn phải trả sau này.

Một Vài Sự Khó Chịu Khi Mang Thai

* Buồn nôn và ói mửa

Thường xảy ra vào buổi sáng lúc bụng đói, nhất là trong nửa thai kỳ đầu. Những biến chứng này sẽ biến mất hoặc bằng lối ăn kiêng cữ hay thuốc uống. Bạn hãy giữ cho bao tử được lưng lửng bằng cách ăn 6 bữa một ngày, giảm thiểu thức ăn mỡ, tăng thêm tinh bột hay đồ ngọt.

* Cồn ruột và khó tiêu

Bạn hãy tránh những thức ăn nào làm bạn cồn cào ruột gan. Một vài loại antacid như Malox, Mylenta giúp bạn rất nhiều để trị chứng trên.

* Trĩ

Khi mang thai, bệnh trĩ của bạn có thể tăng thêm. Tĩnh mạch của bạn sẽ trương lên, bạn sẽ thấy chảy máu, đau đớn nơi hậu môn. Cách tốt nhất để ngừa bệnh gia tăng là đừng để bị táo bón. Nếu bạn thấy đau và chảy máu, hãy đến thăm bác sĩ của bạn.

* Ngứa ngáy và huyết trắng

Khi có thai, người mẹ thường thấy huyết trắng gia tăng đó là hiện tượng thông thường không cần chữa trị. Tuy nhiên, bạn hãy báo cho bác sĩ biết khi bạn thấy ngứa ngáy, hay đau đớn khó chịu nơi cửa mình.

* Da tàn nhang, tóc gẫy

Page 34: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

Cùng trong lúc sinh, trên mặt bạn xuất hiện những vết lốm đốm nâu nhạt hay sậm, chúng sẽ biến mất sau khi sinh. Tóc bạn một đôi khi cũng trở nên khô và dễ gãy, bạn đừng quá lo âu, chúng sẽ trở nên bình thường khi sinh xong.

* Ðau các bắp thịt

Những tháng cuối cùng khi gần sinh, bạn thường thấy những bắp thịt nhất là ở mông, ở cẳng chân co thắt lại. Chứng này thường do sự tuần hoàn huyết không được lưu thông vì thiếu sự vận động của các cơ, hoặc cũng có thể thiếu chất calcium. Bạn hãy nói điều đó cho bác sĩ của bạn biết.

* Sưng chân và mắt cá chân

Gần khi sinh, bạn thường thấy mắt cá hay chân sưng lên, nhất là sau khi ngồi hay đứng một thời gian lâu. Chứng này thường biến mất nếu bạn nằm gối chân lên cao hay dùng một băng đàn hồi về đêm khi ngủ.

* Chứng khó thở

Khi lớn dần, thai nhi đè lên những cơ quan thuộc bộ hô hấp và tuần hoàn làm bạn thấy khó thở. Ðiều này tự nhiên và thường xảy ra ở ban đêm. Nếu quá khó thở, bạn hãy báo ngay cho bác sĩ của bạn biết. Thường tới tháng thứ 9, thai nhi di động xuống hố của xương chậu, bạn sẽ thấy nhẹ nhõm, dễ thở lại: đó là một trong những dấu hiệu báo trước bạn sắp sinh.

* Sắp sinh con

Dễ thở trở lại và bụng đau thắt là những dấu chứng báo hiệu sắp sinh con. Việc này thật sự xảy ra khi: 1. Băng huyết mầu hồng nơi cửa mình 2. Ðau thắt bụng dưới do sự co thắt của các cơ bụng và tử cung sự co thắt này càng ngày càng mãnh liệt và mau chóng 3. Vỡ túi nước, đau nhói. Thường ít khi tự nó xảy ra mà do bác sĩ bạn thực hiện để khơi động việc lâm bồn. Lúc này bạn không nên ăn gì cả, để bụng đói để tránh những ói mửa khi cần phải gây mê.

* Một sự hy sinh lớn lao

Lo lắng cho em bé có những vật dụng cần thiết như tã lót, giường nôi, nệm khăn, áo lót, áo ấm, những vật dụng pha sữa, v.v. . . cũng như ngân khoản cho vấn đề sinh đẻ là một sự hy sinh lớn lao của cha mẹ, nhất là những gia đình không được khá giả lắm. Bù lại, sự xuất hiện của người con trong gia đình sẽ đem lại những nguồn vui mới.

* Sữa mẹ hay sữa bò

Khỏi cần phải nói chắc bạn cũng biết, sữa mẹ bao giờ cũng lành mạnh hơn sữa bò. Sữa mẹ có đủ những chất lượng cần thiết, trừ chất sắt và sinh tố D, để em bé có thể phát triển trong vài tháng đầu. Lại nữa sữa mẹ rất tiện lợi, không tốn kém, lúc nào cũng sẵn có, được hâm nóng sẵn ở nhiệt độ thích hợp với cơ thể của em bé. Sữa mẹ lại vô trùng, trẻ ít mắc bệnh kiết lyï, tiêu chảy hay nổi mề đay. Dùng sữa mẹ còn làm tăng thêm tình mẫu tử, nhờ vậy người mẹ cũng như em bé cảm thấy thoải mái hoàn toàn về phương diện tâm lý. Chỉ có một vài trường hợp bạn không nên cho con bú như:

Page 35: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

- Trẻ sinh thiếu tháng, quá còm yếu - Trẻ bị sứt môi hay khiếm khuyết màng khẩu cái - Nhũ hoa bị lở loét đau đớn, mắc bệnh yếu đuối kinh niên, nhất là bệnh lao.

* Cho bú sữa mẹ

Nếu bạn đã quyết định cho con bú, bạn không nên cho bú quá 15 hay 20 phút cho một bên, không quá 5 tới 10 phút cho bên kia. Bạn nên nhớ số lượng sữa của bạn có tuỳ thuộc số lượng em bé cần bú mỗi ngày. Nếu sau khi bú, em bé còn đòi muốn bú thêm, bạn nên cho bú ngay. Số lượng sữa sẽ tăng nếu bạn: ăn uống đầy đủ và cho bú luôn, càng bú, sữa càng được tạo thêm.

* Nuôi con bằng sữa bình

Nếu dùng sữa bình, bạn nên pha loãng sữa trong ba tuần lễ đầu, vì lúc đó em bé chưa đủ khả năng tiêu hoá chất calcium phosphate, cũng như thận chưa đủ khả năng bài tiết hết nước.

* Cho bú cách nào?

Thử lại nhiệt độ trước khi cho bú. Ðừng nên cho bú quá 20 phút. Sau khi bú nên bế đứng, đặt nghiêng hay nằm sấp để tránh sữa ọc vào cuống phổi.

* Vài trở ngại khi cho bú

c sữa, nấc cục: Khi nuốt nhanh quá, ăn nhiều quá hay nuốt nhiều hơi quá, em bé có thể bị nấc. Thường chỉ vài phút sau khi xả hơi bằng cách bế đứng hay cho uống một vài thìa nước ấm, em bé sẽ trở lại trạng thái bình thường. Nhiều khi em bé hay ọc ra sữa ngay khi bú xong vì bú nhiều quá, thiếu sự xả hơi, hay sữa không thích hợp.

* Một vài vấn đề của em bé

Một vài ngày sau khi sinh, da em bé thường trở nên vàng dấu chứng này thường biến mất sau một tuần. Nếu da vàng ngay sau khi sinh hay kéo dài một tuần, bạn hãy báo cho bác sĩ biết.

* Ðại tiện

Trong vài ngày đầu mới sinh, em bé thường bài tiết ra chất dẻo xanh đậm, sau đó mới tới phân. Với sữa mẹ, em bé gần như không bao giờ bón và thường tiêu hóa sau mỗi lần bú, chừng 5-6 lần mỗi ngày trong 6 tuần lễ đầu. Với sữa bình (bò), trẻ thường bị bón vì hoặc không đủ nước hay thiếu chất đường trong sữa. Nếu không biết, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ bạn.

* Tiêu chảy

Nếu em bé tiêu nhiều trong một ngày, và phân trở nên lỏng như nước, có mầu xanh lạt, nhiều mùi, được coi như là chảy. Có lẽ vì đồ ăn quá ngọt. Bạn hãy giảm chất ngọt, nước trái cây hay mọi thứ thực phẩm. Bạn hãy dùng sữa không có chất béo (skim milk) từng lượng nhỏ. Nếu không hết, bạn hãy hỏi cho bác sĩ.

* Em bé sưng nhũ hoa:

Page 36: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

Ở bé trai cũng như bé gái, nhũ hoa có thể sưng lên sau khi chào đời, nhất là ở bé gái đôi khi còn có băng huyết nơi cửa mình. Trong trường hợp nhũ hoa của em bé sưng lên và chảy sữa, bạn hãy để tự nó sẽ hết không cần chữa trị.

* Giấc ngủ:

Em bé ngủ nhiều hay ít bạn đừng ngại gì cả hãy để em bé yên tĩnh lúc ngủ cũng như lúc thức. Nên đặt chúng trên tấm nệm êm ái ở vị thế nghiêng hay sấp và nhớ nên thỉnh thoảng trở mình cho chúng.

* Kêu khóc:

Thật khó biết ngay tại sao em bé khóc vì có rất nhiều nguyên nhân: Có thể là bụng chúng có quá nhiều hơi. Có thể là chúng đói quá. Có thể vì tã ướt quá. Một trong những nguyên nhân thường khiến em bé khóc không dứt là chúng nhiễm trùng nơi tai. Tuy nhiên, cũng có thể do chứng sa ruột, sữa quá đặc, thức ăn không hợp, hay bí tắc đường tiểu. Vậy nếu trẻ khóc không dứt, bạn hãy tìm những nguyên nhân tiềm ẩn, hay hỏi ý kiến bác sĩ nếu cần.

* Mút ngón tay:

Chứng này được coi như bình thường tới tháng thứ 12. Chúc bạn gặp được nhiều may mắn và thành công.

Tám

Chuẩn Bị Tâm Lý Giáo Huấn Con Cái

Cầu nguyện: Ðọc Phúc âm theo Luca (2,41-52): Cha Mẹ tìm Con trong Ðền thờ.

1. Trình bày đề tài:

Truyện mở đầu: Bố nó hay bố tôi?

Tại Qui đức, cạnh thị xã Qui Nhơn, có một gia đình đông con mà nhà chật chội. Hai cô gái lớn còn ngồi đó chưa ai ngó ngàng. Hai cậu trai tiếp theo, và một cô bé nữa ra đời. Sống cảnh nóng bức của trời mùa hạ, Tài, 13 tuổi, nhân vật chính trong truyện, lúc nào cũng muốn nhảy ra khỏi nhà đi chơi với bạn bè. Một hôm, hình như không phải là ngày đẹp trời. Ông bố của Tài đi làm về với dáng mệt mỏi, chân đi khập khiễng, vết thương của chiến tranh để lại. Nhìn không thấy Tài, ông quát lớn: Bớ Tài. Không một tiếng trả lời. Ông lại quát to hơn: Bớ Tài, mày đi đâu rồi! Tài đang chơi bắn bi ở nhà gần đó, vội chạy về. Kết quả là một trận đòn tê tái. Ðau đớn, Tài khóc la inh ỏi, nhưng ông bố chưa nguôi, ông giục: - Mẹ mày, không đi rửa mặt hả?

Tài vẫn đứng nguyên thút thít dưới dàn mướp được làm bằng mấy khúc cây sơ sài. - Mẹ mày có đi rửa mặt không! Ông lên giọng cao hơn.

Page 37: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

Hai ba lần mẹ mày, mẹ mày. Mẹ Tài ngồi trước cửa cạnh giếng nước, bà đang nhặt sạn ra khỏi thúng gạo, bỗng bà nổi nóng: - Rửa hay không rửa thì kệ thằng bố nó, việc gì phải nói lôi thôi mãi.

Quá bực bội, ông quát: - Thằng bố nào? Bà nói thằng bố nó hay thằng bố tôi?

Biết là không yên, Mẹ Tài đành im lặng. Thấy cuộc chiến quay hướng khác, Tài nhách mép cười, giảm dần tiếng khóc. Lợi dụng cơ hội, Tài lủi mất.

1.1. Cho con được Rửa tội: Vợ chồng đã cộng tác với Chúa để sinh con. Bổn phận đầu tiên cha mẹ làm ơn cho con là lo cho con trở thành CON CHÚA, con Giáo hội qua Bí tích Rửa tội.

Giáo hội dạy: “Sau khi sinh con, cha mẹ phải lo cho con mình được rửa tội ngay trong những tuần lễ đầu tiên. Nếu hài nhi gặp cơn nguy tử, phải rửa tội cho nó ngay, không chút trì hoãn”, sau đó trình Linh Mục xứ để ghi sổ Rửa tội, và nếu nó còn sống thì linh mục sẽ bổ túc nghi lễ Rửa tội. (Coi thêm GL các điều 867-869) Ð-Tên Thánh Bổn mạng: Có thể lấy tên vị thánh kính trong tháng đặt làm bổn mạng cho con, hoặc vị thánh được dòng họ sùng kính Thánh Tử đạo Việt Nam. . . để các Thánh nước ta được tôn vinh hơn, tránh cảnh “Bụt nhà không thiêng”. Có thể, nhưng không buộc lấy cùng tên Thánh của người đỡ đầu.

1.2. Giáo huấn con thành con người, con Chúa:

- Cha ông ta đã nói:

Sinh con chẳng dạy chẳng răn, Thà rằng nuôi lợn cho ăn lấy lòng. * Con cái đã được cha mẹ sinh ra, có quyền sống khoẻ mạnh, phát triển các năng khiếu, trở thành “con người” hữu dụng cho mình, cho nhà, cho nước:

“Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Ðông”

* Quan trọng hơn nữa, cha mẹ lo dạy con thành “con Chúa”: Biết sống đạo công bằng, bác ái. Nhất là biết giá trị cuộc sống đời đời như lời Chúa Kitô răn dạy:

“ Ðược lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn, nào được ích gì!” (Mt 16,26). - Giáo hội dạy: “Cha mẹ có bổn phận hết sức quan trọng là giáo dục con cái. Họ được coi là những là giáo dục đầu tiên và chính yếu.” (GD 3).

“Vợ chồng đã lãnh nhận phẩm giá và chức vụ làm cha mẹ, sẽ chăm lo chu toàn bổn phận giáo dục, nhất là về phương diện tôn giáo, vì bổn phận này liên hệ đến họ trước” (MV 48).

1.3. Dạy con theo thời gian:

A. Con ở trong gia đình:

- “Trong gia đình, cũng như các nơi khác, cha mẹ phải tận tâm canh chừng những phương tiện

Page 38: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

truyền thông (Tivi, báo chí, internet, xinê) để con cái được giải trí lành mạnh (TT 10). - “Chính cha mẹ có nhiệm vụ tạo cho gia đình một bầu khí thấm nhuần tình yêu cũng như lòng thành kính đối với Thiên Chúa và tha nhân (GD 3).

* Tạo bầu khí giáo dục lành mạnh:

“Nếu đứa trẻ sống trong bầu khí chỉ trích, nó sẽ thích kết án người khác. - Nếu đứa trẻ sống trong bầu khí hận thù, nó sẽ bướng bỉnh, hiếu chiến. - Nếu đứa trẻ sống trong bầu khí chế diễu, nó sẽ nhút nhát rụt rè. - Nếu đứa trẻ sống trong bầu khí sợ sệt, nó sẽ mặc cảm tội lỗi. - Nếu đứa trẻ sống trong bầu khí tha thứ, nó sẽ hiền hoà, thông cảm. - Nếu đứa trẻ sống trong bầu khí khuyến khích, nó sẽ tự tin. - Nếu đứa trẻ sống trong bầu khí cởi mở, nó sẽ bộc lộ cảm nghĩ riêng tư. - Nếu đứa trẻ sống trong bầu khí khích lệ, nó sẽ phát triển tài năng. - Nếu đứa trẻ sống trong bầu khí công bằng, nó sẽ bênh vực sự thật. - Nếu đứa trẻ sống trong bầu khí bác ái, nó sẽ biết thương người. - Nếu đứa trẻ sống trong bầu khí cầu nguyện, nó sẽ tìm thấy Niềm Tin. - Nếu đứa trẻ sống trong bầu khí có Chúa ngự trị, nó sẽ phát triển toàn diện nhân cách”. (Theo Dorothy L. Nolte)

* Chọn phương pháp giáo dục

1)- Cha mẹ tránh thái quá, bất cập: Không nên quá mềm dẻo nhu nhược để con muốn gì cũng chiều, cũng không nên quá cứng rắn cái gì cũng cấm cách, mắng phủ đầu. Thánh Phaolô khuyên bậc cha mẹ: “Ðừng áp bức con cái, nhưng hãy dưỡng dục, biết răn bảo sửa dạy theo đạo Chúa” (Ep 6,4).

2)- Cha mẹ hướng dẫn: Ngày nay, phương pháp dung hòa là: “Tự do có hướng dẫn”. Tùy tuổi mà giải thích công việc chúng phải làm hay không được làm, rồi để chúng tự do theo sáng kiến.

3) - Cha mẹ hợp nhất với nhau:

“Thuận vợ thuận chồng, tát biển Ðông cũng cạn” Ðừng: “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, “Ông nói gà, bà nói vịt, ông bảo làm thịt, bà bảo để nuôi”, con cái sẽ không biết theo bên nào. Giáo hội dậy: “ Ðể gia đình có thể sống trọn vẹn và chu toàn sứ mệnh mình, cần phải biết hoà hợp tâm hồn: vợ chồng phải cùng nhau bàn định, cũng như cha mẹ phải ân cần cộng tác trong việc giáo dục con cái” (MV 52).

4)- Cha mẹ làm gương sáng:

Cây xanh thì lá cũng xanh, Cha mẹ hiền lành để đức cho con. Gắng kiềm chế bản thân, tránh sửa phạt con lúc nóng nảy, tránh thiên tư, tránh bất nhất. Công đồng dạy: “Ðược cha mẹ hướng dẫn bằng gương sáng và kinh nguyện gia đình, con cái và những ai sống trong gia đình sẽ gặp được con đường nhân ái, cứu độ và thánh thiện” (MV 48).

B. Con đến tuổi đi học:

Khi con tới tuổi đi học, Giáo hội ước mong cha mẹ cẩn thận chọn trường, chọn thầy cho con: “Cha mẹ phải được thực sự tự do chọn trường học cho con em. . .Họ phải theo dõi, cộng tác và nâng đỡ nhà trường, nhất là theo dõi việc giáo dục luân lý tại đây” (GD 6). “Nếu hoàn cảnh và thời gian cho phép, cha mẹ có bổn phận ký thác con em vào các trường Công giáo” (GD 8).

Page 39: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

C. Cho con tham gia hội đoàn Công giáo:

Cha mẹ lưu tâm dạy con lương tâm ngay thẳng, biết công bằng, bác ái, nhất là với người nghèo. Lo đưa con đi học Giáo lý, Việt ngữ trong các lớp của cộng đoàn, giáo xứ để con được hiểu về đạo, về quê hương. Cha mẹ rất nên cho con em gia nhập các đoàn thể Công giáo, để các em thăng tiến kiến thức, đức tính, và đạo đức.

D. Con đã lớn, cha mẹ dạy về phái tính:

“Cha mẹ phải biết hợp thời và hợp cách giáo dục thanh thiếu niên về phẩm giá, phận sự và hành vi thể hiện tình vợ chồng, tốt nhất là trong chính khung cảnh gia đình, nhờ vậy một khi đã được rèn luyện để giữ đức khiết tịnh, đến tuổi thích hợp, chúng có thể từ thời đính hôn đứng đắn tiến tới hôn nhân”.. (MV 49).

Ð. Con đã trưởng thành:

“ Phải giáo dục con cái thế nào để khi đến tuổi trưởng thành, chúng có thể chọn bậc sống và theo ơn gọi, ngay cả ơn gọi tu trì, với ý thức trách nhiệm đầy đủ, và nếu kết hôn, chúng có thể lập gia đình riêng trong những điều kiện luân lý, xã hội và kinh tế đầy đủ. Bổn phận cha mẹ hay người giám hộ là hướng dẫn những người trẻ khi lập gia đình, dùng lời khuyên nhủ khôn ngoan sao cho họ sẵn sàng nghe theo, tuy nhiên, phải cẩn thận, không được dùng áp lực trực tiếp hay gián tiếp ép buộc họ kết hôn hay chọn bạn đường”. (MV 52). Thật là rõ ràng. Cha ông ta cũng dạy: Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên! Ðàng khác, đi tu cũng phải có ơn Chúa kêu gọi và kén chọn, đâu phải ai cũng có ơn gọi này.

1.4. Khổ gieo thì vui gặt: Cần dành giờ săn sóc con, hạn chế việc lo làm giầu. Nhiều tiền của mà mất con nào có lợi gì! Ðầu tư giáo dục con cái, lợi hơn đầu tư tiền bạc.

Cha mẹ cần cầu tiến, học hỏi, đọc sách báo. Nhớ lại thời trước của mình để rút kinh nghiệm. Nhất là phó thác con cái cho Chúa, cầu nguyện nhiều cho con, tốt hơn là la lối con nhiều, cửa nhà ầm ĩ. Nên có tủ sách gia đình, trong đó có các sách, báo, phim ảnh đạo đời đứng đắn, xây dựng, cho con cái học hỏi.

2. Thảo luận:

- Qua kinh nghiệm gia đình, anh chị thấy cách giáo dục nào có lợi cho con em hơn? Nuông chiều hay thẳng nhặt? Nhịn nhục hay nóng nảy?

Ðề nghị Mời một bà mẹ đã có 2 hoặc 3 con tới nói chuyện về kinh nghiệm gia đình, qua tiếng nói nữ giới.

Câu hỏi ôn: 1. Sau khi sinh con, cha mẹ cần làm gì cho con trước? (1.1.) 2. Tại sao giáo dục con cái là trách nhiệm rất quan trọng của cha mẹ? (1.2.)3. Nên có bầu khí gia đình thế nào? ( 1.3.) 4. Cách giáo dục nào có lợi cho con em? (1.3. A.) 5. Cha mẹ có nên dạy con cái về tính dục không? (1.3.D.)

Page 40: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

6. Cha mẹ không được trực tiếp hay gián tiếp ép buộc con cái kết hôn, nếu chuyện này xảy ra, con cái nên làm thế nào? (1.3.Ð.) 7. Tại sao người ta nói “Khổ gieo thì vui gặt”? Ðúng hay sai?(1.4.)

Bài Ðọc thêm Các Giai Ðoạn Phát Triển Con Người (Theo tâm lý gia Erik Erikson, hoàn cảnh chung quanh ảnh hưởng rất mãnh liệt trong việc phát triển tính tình con người. Ông phân chia cuộc sống con người theo 8 giai đoạn tâm lý căn bản, và nhấn mạnh rằng người ta chỉ có thể phát triển đầy đủ ở một giai đoạn nào đó về phương diện tình cảm, tâm lý, xã hội, nếu giai đoạn trước đó không bị gián đoạn).

1. Tuổi O-1: Trong năm đầu, em bé cần tạo được và phát triển mối liên hệ với thế giới chung quanh em mới bước vào, nhất là cha mẹ và những người trong gia đình - đặc biệt là người mẹ. Tình yêu và mơn trớn của cha mẹ rất cần thiết để giúp em có được niềm yêu mến và tin tưởng với tha nhân sau này. Nếu không được âu yếm, em bé sẽ trở nên thiếu tin tưởng nơi chính mình cũng như với người khác sau này nữa.

2. Tuổi 2-3: Ở tuổi này, em bé bắt đầu khám phá ra những hoàn cảnh chung quanh xem chúng liên quan với mình như thế nào. Em bắt đầu “thử xem” mình có thể làm được những gì. Tuy nhiên vì còn quá nhỏ và chưa có kinh nghiệm để “thành công”, cha mẹ cần ủng hộ và khuyến khích em hơn là làm cho em sợ. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên quá bảo vệ em đến nỗi không dám để cho em được tự do khám phá và hành động một mình. Trong thời gian này, một là em có được tinh thần tự tin và độc lập, hoặc em sẽ trở thành con người liều lĩnh hoặc tự ti mặc cảm.

3. Tuổi 3-5: Em bé bắt đầu quan sát người khác để học hỏi và bắt chước, em cũng tìm cách hành động theo cách thế riêng của mình. Em bắt đầu tập đương đầu với những khó khăn do ngoại cảnh, tập tranh đấu và thi đua với bạn bè. Cha mẹ và người lớn cần phải để cho em có cơ hội thắc mắc và được hướng dẫn hơn là khiển trách hoặc coi thường. Hơn nữa, đôi khi em cũng cần có kinh nghiệm thất bại để học hỏi thêm, nhưng quá nhiều thất bại có thể biến em thành con người mất tự tin. Nếu làm gì cũng bị la, hay hơi sai lỗi một tí là bị khiển trách, em sẽ dễ bị mặc cảm tội lỗi, trở thành đóng kín, dần dần đi đến bi quan yếm thế và không dám tự ra tay làm lấy điều gì.

4 Tuổi 6-12 (Thiếu niên): Ở tuổi này em bắt đầu một mình bước vào xã hội với các cuộc giao tiếp và ganh đua với bạn bè tại trường học và các nơi khác. Em tập phát triển các tài năng và năng khiếu riêng nhờ các sinh hoạt chung và tiếp xúc. Nếu giai đoạn này thành công, em sẽ có nhiều nghị lực và kinh nghiệm để đương đầu với những khó khăn và khủng hoảng sau này trong cuộc đời. Nếu không phát triển trong giai đoạn này, trong tương lai, em sẽ dễ cảm thấy mình thua kém bạn bè, nhát đảm khi gặp những thử thách khó khăn.

5. Tuổi 13 - 19 (Thanh Thiếu niên): Khi hoạt động với bạn bè trong một nhóm, người trẻ này chập chững làm người lớn, khám phá ra vai trò và địa vị mình trong mối tương quan với tha nhân và xã hội. Nếu học hỏi và có thêm những cảm nghiệm tích cực về bản thân, người trẻ bắt đầu hãnh diện và tự trọng, đồng thời biết tôn trọng người khác. Nếu không được như vậy, người trẻ sẽ mất cảm thức về giá trị và địa vị chính mình trong mối tương quan với xã hội.

6. Tuổi 20- 35 (Thanh niên): Người thanh niên bây giờ có khuynh hướng tạo mối tương quan với người khác một cách riêng tư và thân mật hơn. Nếu thất bại, người thanh niên sẽ vụng về trong giao tế xã hội và khó kết thân với người khác, nhất là những người khác phái.

7. Tuổi 35 - 60 (Trung niên): Ở tuổi trung niên này, người ta bắt đầu quan tâm đến tha nhân trong

Page 41: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

xã hội và thế giới hơn là chính mình. Người ta muốn làm hoặc để lại một cái gì cho thế hệ mai sau. Nếu không được phát triển tốt, người ta sẽ có khuynh hướng ích kỉ và qui về cuộc sống cá nhân cho riêng mình hơn là cho tha nhân.

8. Tuổi 60- (Cao niên): Nhìn lại cuộc đời quá khứ, người ta nhìn thấy và cảm nghiệm rõ hơn về địa vị của mình trong vũ trụ. Một là họ chấp nhận sự chết sắp đến như một điều phải đến và hài lòng về cuộc sống quá khứ của mình hai là họ hối hận đau buồn và bất mãn thất vọng về quá khứ của họ.

(Tham khảo Erik Homburger Erikson, Joan Mowat Erikson, The Life Cycle Completed , Norton & Company)

Chín Chuẩn Bị Tâm Lý Giữ Lấy Nhau: Yêu Thương, Thông Cảm Qua Những Khác Biệt

Cầu nguyện: Thư thánh Phêrô (1 Pr 3, 1-7): Vợ chồng cư xử tốt đẹp với nhau.

1. Trình bày đề tài:

Truyện mở đầu: Hãy tập nhịn nhục.

Thần thoại Ấn độ kể: Ðể dựng nên người đàn bà đầu tiên, Trời đã thâu góp nét tròn của mặt trăng, uyển chuyển của mình rắn, vẻ mịn của hoa hồng, cái rơi nhẹ nhàng của chiếc lá, nỗi e thẹn của con thỏ, tính thích phô trương của con công, vẻ lạnh lùng của băng tuyết, sức nóng hừng hực của lửa. . .Trời hãnh diện nhìn ngắm công trình của mình. Ngài dẫn người đàn bà đến ban tặng cho người đàn ông.Tám ngày sau, người đàn ông ngượng ngùng dẫn người đàn bà đến trả lại cho Trời. Hắn nói:- Lạy Ngài, xin Ngài giữ nàng lại, tôi không thể chung sống với nàng. Nàng lải nhải luôn miệng, phàn nàn, than vãn, khóc cười, đòi hỏi. . .suốt ngày, thật là rầy rà làm tôi không được rảnh rỗi phút nào.

Trời nhân từ giữ nàng lại bên cạnh Ngài.Tám ngày sau chàng lại đến trước nhan Trời vái lạy:- Lạy Ngài, xin cho lại tôi người đàn bà, thiếu nàng, tôi cảm thấy cô đơn không tả xiết, đêm ngày nhớ mong. Xin Ngài thông cảm.

Trời nhân từ trả lại nàng cho chàng.Tám ngày nữa qua đi, chàng lại dẫn nàng đến van lạy Trời mà thưa:- Lạy Ngài, tôi không thể chịu đựng những rắc rối của nàng được nữa, tôi xin trả lại nàng cho Ngài và xin vĩnh viễn xa nàng.

Lần này Trời nổi giận phán:- Này anh chàng kia, hãy đem ngay vợ anh trở về lều và hãy tập nhịn nhục vợ anh. Nếu Ta giữ vợ anh lại đây, tám ngày nữa anh lại đến quấy rầy ta.

Chàng lủi thủi cùng nàng rút lui, miệng lẩm bẩm: Khốn khổ thân tôi, tôi không thể sống yên với nàng, mà cũng không thể vắng bóng nàng được. (Truyện cổ Ấn độ)

1.1. Sau khi đã thành hôn và chung sống với nhau một thời gian, hai người đều biết nhau từ thể

Page 42: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

xác tới tính tình, từ những điều đại cương đến những chi tiết tỉ mỉ. Có thể hai người sẽ yêu nhau hơn, nhưng cũng có thể hai người bắt đầu chán nhau.

Ðiều rất quan trọng là hai người cần luôn nhớ rằng:

Có Những Ðiểm Hoàn Toàn Khác Biệt Giữa Con Người Nam Và Người Nữ Về Thể Lý Lẫn Tâm Lý.Ù Chính cái khác biệt này tô điểm cho trần gian thêm đẹp, nhưng cũng đem lại bao nhiêu khốn khổ cho đời sống lứa đôi, đời sống lẽ ra phải hạnh phúc. Tìm ra những khác nhau này và nhớ lấy nó, sẽ giúp giảm bớt nhiều khốn khổ trong gia đình, mà khốn khổ cuối cùng là “Tình nghĩa đôi ta có thế thôi”.

1.2. Nam nữ có những điểm khác nhau:

1.2.1. Khác về thể lý (thân xác). Ðã trình bày trong Tuần Sáu số 1.2).

1.2.2. Khác về tâm lý (tâm hồn, tính tình):

Năm luật tâm lý khác nhau giữa nam nữ:

1. Luật Ưu tiên: Nam xác, nữ hồn.

Người đời thường nói: “Gái ham tài, trai ham sắc”, “Ðàn ông ưa đẹp mắt, đàn bà thích bùi tai”. Nam ưu tiên nhìn cái đẹp nơi thân xác nữ và tìm cách chiếm đoạt- Nữ ưu tiên nhìn cái tài ba, cao thượng nơi tâm hồn nam. Ð- Cái đẹp thân xác nữ, có thể là một khuôn mặt, một mái tóc, một nụ cười, một lời nói, một cái nhìn, một thân hình, một làn da, một lối đi đứng, một mùi thơm, một vẻ duyên dáng rất đàn bà. . . Ð- Nam làm việc rất hăng, cực nhọc, gian nan, xốc vác. . .oai hùng ngoài mặt trận, nhưng lại yếu mềm, mất hết khí phách trước một người đẹp, trước lời nỉ non, trước dòng nước mắt của một “bông hoa biết nói”. Ð- Cái đẹp tâm hồn nam, có thể là tính tình hiền lành, chịu khó, đứng đắn, cao thượng, thành thật, vui vẻ, hài hước, ăn nói có duyên, việc làm tốt., can đảm, khéo léo, hát hay, đàn giỏi, có học thức, dễ thương, nghề nghiệp vững chắc (bằng cấp, tàu càng, kỹ sư, bác sĩ. . .), có tương lai, có thể tin tưởng, có thể trao thân gửi phận. Ð- Từ sự tin tưởng, phục tài ba (dù nhiều khi là giả tạo, sở khanh. . .Việt kiều về nước. . .Nữ có cảm tình, thấy an toàn vì có người yêu thương mình, an toàn cho tương lai mình, có nghề nghiệp bảo đảm cho đời mình, nữ chấp nhận trao thân, nhiều khi quá sớm. . .sợ mất chàng. Chấp nhận có bầu. Tất cả cuộc đời từ nay là của chàng. Tự an ủi mình: “Thân con gái 12 bến nước, trong nhờ, đục chịu”đ.

2. Luật Phân cách: Nam xã hội, nữ gia đình

Ðàn ông ngoài chuyện gia đình, còn lo công danh chức phận trong xã hội, Ðàn bà chuyên chú lo chuyện gia đình. Ð- Sở thích của đàn ông: lịch sử, chính trị, nghệ thuật, thể thao, cờ bạc, rượu chè, trai gái, nghiện hút. Chàng đi ra ngoài căn nhà để tìm bạn bè, lo chuyện làng nước. . . Ðầu chàng có nhiều ngăn: Vợ, Việc, Vị (địa vị chính trị, xã hội, cộng đoàn), Vui chơi theo sở thích. Chàng cần có bạn sở, bạn nhậu, bạn cờ, . . . Ngược lại, nhiều đàn ông không muốn vợ xã giao rộng!!! Ð-Sở thích của đàn bà: muốn mình đẹp nhất, thích thời trang, mỹ phẩm, hoa, cảnh, vàng, kim cương, hạt xoàn. . ., bếp núc, con cái, gia đình, tình yêu, kỷ niệm. . . Ð- Ðàn bà có một mối tình, có một ngôi nhà, nàng yêu đời sống gia đình, suốt ngày chỉ nghĩ tới yêu,

Page 43: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

yêu chồng, yêu con, mọi sự vì yêu, nên họ cũng muốn được yêu lại. Nếu được yêu lại. . . nàng sẽ sống chết cho chồng mà không ân hận.

3. Luật Chi tiết: Nam đại cương, Nữ chi tiết.

Ð- Tục ngữ người Phi châu nói: “Ðàn ông thấy rừng, đàn bà thấy cả cây lẫn lá”. Ðàn ông đi chợ tới chỗ đặt hàng mua rồi về, đàn bà đi coi từng món đồ, so sánh giá cả. Ð-Ðàn ông yêu con bằng kiếm tiền mua sữa. Ðàn bà yêu con bằng lo thuốc men, cơm cháo, áo quần, tắm rửa. Lo trang hoàng nhà cửa, lo cho chồng con từng chi tiết. . . Ð- Ðàn bà mong muốn chồng để ý đến mình trong mọi chuyện: Khi khoẻ, khi bệnh, khi nhàn, khi bận, khi vui, khi buồn. . .dễ cảm kích về quà tặng. Nếu được chồng để ý tới qua những món quà nhỏ khi đi xa về, những dịp kỷ niệm sinh nhật của nàng, ngày kỷ niệm thành hôn, nàng sẽ vô cùng cảm động, quên hết mệt nhọc. . . Thánh Phêrô, người đã có kinh nghiệm gia đình khuyên:”Anh em là chồng thì hãy biết điều mà sống cảnh gia đình với họ, hợp với thân phận nữ tính của họ (1 Pr 3,1-7).

4. Luật bất đồng cảm: Nam mau phát mau tàn, Nữ chậm phát chậm tàn.

Ð- Ðàn ông, “Việc đã qua cho qua luôn”, nhưng đàn bà, việc đã qua rồi, họ vẫn còn để tâm suy nghĩ. . .. Ð- Trong phạm vi tình: Ðàn ông yêu lẹ. . . đàn bà yêu chậm nhưng chắc. . . đàn bà khi yêu, tim họ rung động dần dần, nhưng đến một cường độ bền bỉ. Khi bị phản bội, họ khổ sở, nhớ mãi không quên. Ð- Trong phạm vi dục: đàn ông mau phát mau tàn. . ..đàn bà chậm phát lâu tan. Rất đúng trong việc chăn gối vợ chồng, và là cớ sinh nhiều bực bội.

5. Luật thính giác: Nam yêu nhưng ngại nói, Nữ lại thích nghe yêu.

Ð- Chồng yêu vợ, tận tâm đi làm kiếm tiền, nhưng dần dần không để ý tới những lời nói, cử chỉ nữa, mà vẫn Nghĩ là yêu. Vợ lại muốn chồng Nói Yêu, Tỏ Ra Yêu. Ð- Nhiều ông khi đã có vợ rồi ra như tiếc lời yêu đương, khen ngợi vợ, xin lỗi, nhưng đôi khi lại buông ra những lời cộc cằn. Ð- Nhiều bà thích nghe những lời đường mật. Có những chàng “sở khanh” dẻo mép đã thành công, vì biết tâm lý “Ðàn bà thích bùi tai”.

1.3. Những sở thích của đàn ông:

Ðàn ông thích vợ luôn là đàn bà, nghĩa là: - Thân xác đàn bà: Mềm mại, tươi mát, sạch sẽ, thơm tho, không cần trang điểm quá đáng như tài tử cải lương. - Tư tưởng đàn bà: Luôn hướng về chồng con. - Lời nói đàn bà: Êm dịu, nhẹ nhàng, cảm thông khích lệ chồng, không cằn nhằn đay nghiến, dây dưa, không la lối om xòm, không ngồi lê đôi mách, không bình phẩm chuyện thiên hạ. - Hành động đàn bà: Săn sóc cơm nước ngon lành, đúng giờ nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng áo quần chồng con tươm tất tận tụy với gia đình - Tính tình đàn bà: Tiền: không tiêu xài hoang phí, đề phòng lúc hoạn nạn, biết tiết kiệm tránh cho gia đình khỏi thiếu hụt. Tình: Thuỷ chung. Luôn yêu chồng con, chiều chồng chốn phòng riêng, kính trọng chồng, không hạ nhục chồng trước người khác, không lấn lướt coi thường chồng như đầy tớ. Không ghen bừa bãi. Tiếng: Ðược coi là phụ nữ có đức hạnh, biết cư xử đẹp với họ hàng, khách xá.

Page 44: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

1.4. Những sở thích của đàn bà: Ðàn bà thích chồng luôn là đàn ông, nghĩa là: - Thân xác đàn ông: cứng rắn, khoẻ mạnh, sạch sẽ, không lù khù, bạc nhược. - Tư tưởng đàn ông: Luôn hướng về vợ con, chung thuỷ trọn vẹn, không chia sẻ. (Ðàn ông đừng quá thiên về lý trí mà quên rằng vợ sống về tình cảm, cảm giác, lý luận theo cảm giác, ưa thực tế hơn lý luận dài dòng). - Lời nói đàn ông: ăn nói có duyên, cương quyết nhưng không gắt gỏng, chửi thề, la lối, quát nạt, lấn át vợ, cảm thông khích lệ vợ, chia sẻ với vợ những vui buồn trong ngày. Nói với vợ những lời yêu đương, biết ơn, khen vợ vì đẹp, vì nết. (Ðừng chê họ. Chê họ, họ bị tổn thương. Họ thích đẹp, thích trẻ mãi, thích diện - thà chịu lạnh, chịu khổ, chịu đói, chịu mất tiền, mất giờ trang điểm hơn là chịu xấu). - Hành động đàn ông: Âu yếm, săn sóc, giúp đỡ vợ khi khoẻ khi bệnh, giúp đỡ, chia sẻ khi với vợ khi nấu ăn, rửa chén, cho vợ những săn sóc bất ngờ. . . nhất là những ngày kinh nguyệt, họ mệt nhọc, khó chịu, nóng nảy. Bảo vệ họ, đừng để họ cô đơn, buồn tủi, vì họ không “bạo gan” mấy. - Tính tình đàn ông: Tiền: không cờ bạc - rượu chè - trai gái - hút xách, Tình: Ðàn bà sinh ra để yêu, lúc nào cũng yêu và cũng muốn được yêu. Họ muốn chồng tuyệt đối yêu họ, không ngoại tình. Yêu chiều vợ mỗi lúc, mỗi ngày. Khi đàn bà yêu là họ cho, cho hết, đừng trả lại. Họ muốn được yêu lại, cho lại bằng những món quà nhỏ nhân ngày kỷ niệm sinh nhật của vợ, ngày kỷ niệm thành hôn. . ., chiều vợ chốn phòng riêng, kính trọng vợ, không hạ nhục vợ trước người khác, không lấn lướt coi thường vợ như đầy tớ. Hiểu biết những cảm giác, tâm tình, nỗi lòng của vợ. Không ghen vợ bừa bãi. Tiếng: Ðược coi là đàn ông có đức hạnh, biết cư xử đẹp với họ hàng, khách xá.

(Bạn có thể đọc thêm các tác phẩm sau để thêm kiến thức: Hoàng Xuân Việt, Ðời Uyên Ương Giấu tên, Hôn nhân và gia đình dưới ánh sáng Tin Mừng Barbara De Angeles, Secrets about Men, A Dell book, 1990 William F. Harley, Jr. His Needs, Her Needs, Revell, 1986 John Gray, Ph. D., Men are from Mars, Women are from Venus, Harper Collins,1992 John Gray, What your mother couldnt tell you & your father didnt know, Harper Collins, 1994):

2. Thảo luận: * Anh, chị muốn người yêu của mình có những ưu điểm nào?

3. Câu hỏi ôn:

1. Sau khi thành hôn, vợ chồng thường gặp vấn đề gì? (1.1). 2. Khác nhau về tâm lý luật thứ nhất như thế nào? (1.2). 3. Khác nhau về tâm lý luật thứ ba thế nào (1.2). 4. Khác nhau về tâm lý luật thứ năm (1.2). 5. Sở thích của đàn ông về tình của đàn bà thế nào? (1.3). 6. Nói về sở thích của đàn bà về tiền (1.4). 7. Sở thích của đàn bà về tình của đàn ông thế nào? (1.4).

Mười Chuẩn Bị Tâm Lý Giữ Lấy Nhau:

Ngăn Ngừa Những Bất Ðồng, Làm Mới Tình Yêu

Cầu nguyện: Thư thánh Phaolô gửi giáo đoàn Ephesô (5,21-33): Chồng yêu vợ, vợ kính chồng.

Page 45: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

1. Trình bày đề tài:

Truyện mở đầu: Bảng kết tội nhau:

Tạp chí Readers Digest, số xuất bản tháng 11, năm 1985, có đăng một chuyện ngắn, nhưng đầy ý nghĩa về gia đình: Ðôi vợ chồng đã nhiều lần cãi nhau, và lần này đang lúc hai người cãi nhau hăng say, người chồng đề nghị với vợ: “Này, chúng ta đừng cãi nhau nữa, mỗi người lấy giấy viết ra tất cả những lỗi lầm, những tật xấu của người kia rồi trao cho nhau”. Người vợ đồng ý. Người chồng cầm lấy tờ giấy, nhìn vợ rồi cúi xuống viết một câu. Vợ thấy chồng mình bắt đầu viết, cúi xuống hối hả viết lia lịa, dường như cố ý tranh với chồng để kể ra nhiều tật xấu hơn. Người chồng chỉ viết một câu rồi ngừng lại nhìn vợ. Sau vài phút, trang giấy của người vợ đầy những dòng chữ kể ra tật xấu của người chồng và người vợ xem ra hả dạ, vì đã viết nhiều hơn. Ðến lúc không còn gì để viết nữa, họ trao cho nhau bảng kể tội nhau. Sau khi nhìn vào tờ giấy của chồng, nét mặt của vợ bỗng đổi vì xúc động. Bà vội vã đòi lại tờ giấy đã đưa cho chồng và có thái độ làm hoà ngay. Trong tờ giấy của chồng, bà chỉ đọc có một câu: Anh yêu em.

1.1. Nuôi Dưỡng Tình Yêu:

Một trong những đặc tính căn bản của hôn nhân Công giáo là thuỷ chung với nhau đến chết. “Sự gì Thiên Chúa đã liên kết, con người không được phân ly” (Mt 19,6). Chẳng nói gì đến Công giáo đòi buộc, tình yêu chân thật tự nó đòi buộc “mãi mãi” không chia sẻ, không chấm dứt: Vợ chồng là nghĩa già đời, Ai ơi chớ nói những lời thiệt hơn.

Nó đã được thắt chặt bằng lời thề nguyền, với sự chứng giám của trời đất: Trời cao đất rộng, Em vọng lời nguyền, Ðất trời còn đó, Em giữ tuyền thuỷ chung. Hoặc lời thề thốt nói lên giữa đêm trăng: Ðêm hè gió mát trăng thanh, Em ngồi chẻ lạt cho anh chắp thừng, Lạt chẳng mỏng sao thừng được tốt, Duyên đôi ta đã trót cùng nhau, Trăm năm thề những bạc đầu, Chớ ham phú quý, chớ cầu trăng hoa. Và cả hai nhất quyết rằng: Chừng nào đá nát vàng phai, Biển hồ lấp cạn mới sai lời thề, Trăm năm lòng gắn dạ ghi, Dẫu ai đem bạc đổi chì cũng không.

Nhưng trên đời này không có người chồng nào tuyệt đối, hoặc người vợ nào tuyệt vời: Thế gian được vợ hỏng chồng, Ðâu phải như rồng mà được cả đôi.

Nên đã yêu là yêu cả cái tốt lẫn cái xấu của người yêu, thế mới đúng nghĩa “Yêu nhau yêu cả đường đi” và rồi “một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng.

Page 46: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

Muốn duy trì tình yêu vợ chồng, nên để ý: Ðề phòng những bất đồng và Nuôi dưỡng tình yêu.

1.2. Ðề phòng những bất đồng:

Vì quen quá hoá nhàm: tình yêu ban đầu có thể phai lạt, gây nên những bất đồng lủng củng trong đời sống lứa đôi. Những bất đồng có thể do những nguyên nhân sau:

1.2.1. Bất đồng khi tình yêu lạnh nhạt

Alfred De Vigny, một văn sĩ Pháp đã phát biểu khá đúng như sau: Tình chỉ vui khi còn dang dở. Tình hết vui khi đã vẹn lời thề. Và một triết gia khác cũng nói: Người ta thường muốn cái gì khác cái hiện đang có, vì trong cái hiện có, người ta thấy nó khiếm khuyết. - Trước khi lấy nhau: hai người là “tình nhân, là bồ của nhau, hai người theo đuổi nhau, rạo rực, hăng hái muốn chiếm đoạt nhau, giữ ý, giữ lời, e lệ, làm duyên, làm đẹp, có thể đi với nhau bất cứ nơi nào, dù cha mẹ ngăn cản, thường hỏi ý nhau chuyện này chuyện nọ, nhớ ngày kỷ niệm sinh nhật của nhau, rồi quà tặng, hoa hồng. . .quí hóa món quà người yêu trao tặng.

Rồi khi mới lấy nhau, tình yêu còn nồng, anh chị chia sẻ với nhau từng phần ăn lẫn niềm vui, nỗi buồn, công việc trong nhà, - Anh chị thông cảm, yên ủi, khích lệ nhau, - Mỉm cười tha thứ khi gặp điều không hài lòng - Có chút ghen khi người yêu nhìn chằm chằm vào ai khác - Sung sướng bên nhau - Ra mở cửa khi người yêu về - Săn sóc người yêu dù chỉ nhức đầu một chút. Bây giờ đã qua thời gian rạo rực, tân hôn, bộ mặt thực xuất hiện, anh chị thấy khuyết điểm của nhau quá rõ ràng, vì không để ý tới những khác biệt nam nữ, tính tình, anh muốn biến chị thành như anh, chị muốn cải hóa anh thành như chị! - Gia tăng những bất đồng: về mọi phương diện (tiền bạc, phái tính, con cái, sở thích, nếp sống, giải trí. . .). Ðúng là:

Yêu nhau chia áo chia quần,Ghét nhau kể nợ kể nần nhau ra.

- Gia tăng những bất kính: to tiếng cãi lẫy, nói quá lời, moi móc gia đình nhau, làm nhục, đoán xấu, ghen bóng gió, căn vặn đay nghiến. - Từ chỗ chán nhau, anh chị giữ kín vui buồn cho riêng mình, nhưng lại chia sẻ với người ngoài, tử tế với người láng giềng, người cùng sở, người gọi điện thoại đến. Rồi đi xa hơn: tìm những hình ảnh mới, tình yêu mới, từ đó có những gặp gỡ thầm lén, có thể ngoại tình, rồi đòi ly thân, ly dị.

Coi chừng: “Khi xưa ngọc ở tay ta, bởi vì chểnh mảng, ngọc ra tay người”.

1.2.2. Bất đồng trong việc chăn gối

Bác sĩ G. Hamilton để ra bốn năm tìm hiểu đời sống gia đình của 200 ông và bà qua 400 câu hỏi, đã kết luận: Thiếu hoà hợp trong chuyện chăn gối là nguyên nhân hàng đầu sự bất hoà trong đời sống vợ chồng. Ông Hoffman, chánh án Toà Cincinnati, bang Ohio, tuyên bố: Có tới 9/10 vụ ly dị là do thiếu hoà hợp trong việc yêu đương. Ðừng ngại nói cho nhau biết ý thích của mình. Sự cô đơn, ham chuộng mới lạ, khiến người chồng tìm vui thú ở ngoài, có khi mang về những chứng bệnh hiểm nghèo cho sinh mạng đôi bên (ví dụ, bệnh Aids. . .)

1.2.3. Bất đồng trong tổ chức gia đình

Page 47: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

Vì không biết cách tổ chức sinh hoạt hàng tuần, hàng tháng, từ đó cuộc sống gia đình mất trật tự. Vì phân chia không đồng đều. Không san sẻ, săn sóc, nâng đỡ nhau, nhất là khi cả hai cùng đi làm, về nhà vợ lại vất vả đủ chuyện, chồng cứ lè phè hưởng thụ nằm coi TV, football, đọc báo. . ..

1.2.4. Bất đồng về con cái

a) Lấy nhau lâu mà không có con, có thể là do nguyên nhân nào đó mà không ai muốn. b) Sinh con cái quá đông, cha mẹ không đủ tiền bạc lo cho các con ăn, học.. c) Cũng có khi cha mẹ bất đồng vì cách dạy con.

1.2.5. Bất đồng về tiền bạc chi tiêu

Cha ông ta nói lên sự quan trọng của tiền bạc như sau: Có tiền mua tiên cũng được, Không tiền mua lược cũng không.

a) Có thể vì lợi tức thu vào, hoặc chi tiêu không đồng đều, không cho nhau biết những món chi quan trọng (mua sắm, quà tặng cho gia đình cha mẹ, anh em, họ hàng đôi bên. . .), b) Có thể vì không bàn bạc nhau về cách giữ tiền, không sổ sách chi thu rõ ràng, c) Có thể vì cờ bạc. . . mà đâm nợ nần, chơi hụi, mất mát khi cho vay, d) Có thể vì “ganh đua” cho bằng người mà không lượng sức gia đình mình,

Người Công giáo không khinh chê tiền của, cũng không nên tìm kiếm cách tham lam, bất công, trái phép (Mt 6,19), nhưng cần cù làm việc nuôi thân (St 2,1) trong niềm trông cậy vào Chúa Quan Phòng (Mt 6,24). Ðề nghị: Ðể tránh những cãi vã, nghi kyï về tiền bạc: - Anh chị nên đứng tên chung trong một chương mục. Chị giữ tiền chung thì hợp lý hơn anh, nhưng anh cũng nên có ít tiền xăng nhớt phòng hoạn nạn bất ngờ. - Rất nên lập sổ Chi thu hàng tháng để biết rõ lợi tức của gia đình. - Làm dự chi cho gia đình với sự góp ý của cha mẹ con cái. Con cái sẽ biết giá trị đồng tiền, biết giữ gìn đồ đạc. - Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua đồ trả góp bằng thẻ tín dụng. Ðây là một hình thức nợ nần. Kinh Thánh nói: “Người vay làm tôi chủ nợ” (sách Huấn đạo 22,7).

1.2.6. Bất đồng về cách cư xử với họ hàng đôi bên

Vợ chồng đã nên một xác hồn, họ tên. Do đó, ông bà, cha mẹ anh chị em, họ hàng của bên này cũng là của bên kia, không nên kỳ thị phân chia, cư xử thiếu tế nhị, nhưng nên coi trọng cả hai. Giúp đỡ đôi bên những gì có thể. Những dịp tết, lễ, giỗ. . . là những dịp để tỏ ra niềm tôn kính, quý mến.

1.2.7. Cho bạn bè ở chung nhà, chia phòng

- Cho bạn bè ở chung nhà dễ có nguy cơ bất hòa cho vợ chồng. Khi họ chỉ là bạn, họ vô trách nhiệm. . .Họ biết cách săn đón. . . vợ chồng chủ nhà.

1.3. Nuôi dưỡng tình yêu:

Tình nghĩa vợ chồng đúng nghĩa cao quý biết bao trước xã hội cũng như trước Thiên Chúa: Trước

Page 48: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

khi lấy nhau đã mất bao nhiêu công theo đuổi, khi lấy nhau rồi, đừng để mất đi cách oan uổng. Khi lãnh Bí tích Hôn phối, là lãnh nhận một “mầm cây hạnh phúc”. Mầm cây này cần được tưới bón, che chở để không bị khô héo, chết nghẹt, nhưng triển nở. Nuôi dưỡng Tình yêu gia đình là một nghệ thuật đòi nhiều học hỏi, công lao, cần được trau dồi mỗi ngày.

Dù thời gian cưới nhau mau hay đã lâu, dù có những bất bình gì đi nữa, nếu anh chị không muốn chấm dứt, không muốn bóp chết tình yêu, thì tình yêu vẫn tồn tại.

Những điều nên làm có thể là:

1.3.1. Ðẹp mãi trong thể xác:

Ban đầu khi chưa cưới, anh chị lôi cuốn nhau vì điều gì? Bây giờ hãy lôi cuốn nhau vì cái đó: một mái tóc, một nụ cười, vẻ thuỳ mị đoan trang, tính hiền lành, dễ dãi, quảng đại, sạch sẽ, đạo hạnh. . .

Anh đừng lấy vợ rồi, để người ta nói: Cúi đầu lạy Chúa Ba Ngôi, Con lấy được vợ, con thôi nhà thờ. . . Chị đừng bận rộn bếp núc gia đình, rồi để người ta chê: Gái một con trông mòn con mắt, Gái hai con vú quặt đàng sau, Gái ba con chỉ đâu ngồi đấy. . .

1.3.2. Ðẹp mãi trong tâm hồn

Chồng phải thật tình yêu vợ, đừng vì ham những cái mới lạ đâu đâu mà bỏ vợ “bơ vơ” ở nhà, hoặc coi vợ chỉ như người giúp việc. Ngược lại, vợ cũng thật tình yêu chồng, giữ chồng không phải bằng cách kiểm duyệt thư, nghe điện thoại, thăm dò đường đi nước bước của chồng, rồi ghen tương, đay nghiến. . . - Ðẹp mãi trong tư tưởng, lời nói, việc làm: * Luôn đoán tốt cho nhau. * Luôn nói lịch sự, kính trọng nhau “tương kính như tân”. Không làm mất mặt nhau trước bất cứ ai, dù trong nhà hay ngoài ngõ.

Luôn biết nói lời “cám ơn” sau khi vợ hoặc chồng đã làm tốt cho mình. Cũng đừng ngại nói lời “xin lỗi” khi mình làm chuyện gì gây khó chịu bực tức cho người mình yêu. Luôn nhường nhịn nhau: Chồng giận thì vợ bớt lời, Cơm sôi nhỏ lửa chẳng đời nào khê. Luôn biết nghe nhau, vì: Một nhà hai chủ không hoà, Hai vua một nước ắt là không yên Những việc quan trọng phải bàn nhau: Vợ chồng “Ðều có nhiệm vụ và quyền lợi bằng nhau trong tất cả những gì có liên hệ đến đời sống chung của vợ chồng” (GL 1135). Luật đối thoại là: có nói có nghe, có giải quyết hợp tình hợp lý. Không ai nên độc tài, độc đoán. Nói cho nhau những điều mình muốn hay không và nghe những điều bên kia nói. Hai ý kiến giải quyết tốt hơn một ý. Thêm chút vui vẻ, hài hước cho cuộc sống bớt căng thẳng. Nụ cười dễ thương hơn là nhăn nhó, lời nói vui gây cảm hứng hơn lời chỉ trích: Chồng giận thì vợ làm lành, Miệng cười hớn hở rằng anh giận gì,

Page 49: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

Thưa anh anh giận em chi, Muốn cưới vợ bé em thì cưới cho.

* Luôn xây dựng cho nhau: Qua Bí tích Hôn phối, dù có con hay không, hôn nhân vẫn tồn tại như một cuộc sống chung và vẫn giữ được giá trị cùng đặc tính bất khả phân ly của mình (MV 50).

Ðó cũng là điều người Việt mình thường nói: Xét ra trong đạo vợ chồng,Cùng nhau nương tựa đề phòng nắng mưa. “Hạnh phúc gia đình làm bằng những cái nhỏ li ti”. Cái nhỏ li ti là gì, nếu không phải là những hi sinh liên lỉ của cả đôi bên được cô đọng trong mấy câu ca dao sau đây: Vì chàng thiếp phải bắt cua, những như thân thiếp thiếp mua ba đồng. Vì chàng thiếp phải mua mâm, những như thân thiếp bốc ngầm cũng xong. Vì chàng thiếp phải long đong, những như thân thiếp cũng xong một bề. Vì chàng nên phải gắng công, nào ai xương sắt da đồng chi đây. Nếu nàng hi sinh như vậy thì chàng cũng không kém: Anh về hái đậu tương cà, để em đi chợ kẻo mà lỡ phiên. Và cùng nhau: Rủ nhau xuống biển mò cua, Ðem về nấu quả mơ chua trên rừng, Em ơi chua ngọt đã từng, Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau. Thật là êm đềm, thật là thú vị, thật là hạnh phúc. Hạnh phúc ấy ở trong tình yêu chân chính, tình yêu biết hi sinh, biết nhường nhịn, dù trong cảnh nghèo: Ðầu tôm nấu với ruột bầu, Vừa chan vừa húp gật đầu khen ngon. Và: Ðói no có thiếp có chàng, còn hơn chung đỉnh giầu sang một mình. Sự hoà thuận ấy, tình yêu thương ấy cần phải được bảo vệ bằng mọi giá. Ðừng bên nào nghe lời đàm tiếu xúi bẩy của người ngoài cuộc, vội tin ngay, không kiểm chứng để rồi mặt nặng mặt nhẹ với nhau, hoặc đi xa hơn nữa. Vợ chồng là nghĩa già đời, Ai ơi chớ nói những lời thiệt hơn. Nấu ăn, may vá và chăn gối: Nếu gia đình mà người vợ khéo tay, biết nấu ăn vừa ngon vừa bổ, vừa rẻ vừa lành, biết thay đổi món ăn cho vừa miệng người nhà thì còn gì quý bằng, quý gấp mấy lần người vợ sợ vào bếp, nay rủ đi ăn tiệm, mai mua hamburger, vừa tốn tiền vừa ít thú vị. Phụ nữ Việt Nam “có giá” thêm một phần cũng ở chỗ đó. Ð- Sơ Germana, người Ý, phụ trách mục Nấu ăn trong lớp Dự bị Hôn nhân, sau 20 năm kinh nghiệm, khi mọi người vào bếp coi bà nấu, ai cũng đều thích thú. Bà viết trong cuốn “Khi các thiên thần nấu ăn” như sau: “Nấu ăn ngon làm cho mọi người vui vẻ và yêu đời. Nấu ăn ngon, sức khoẻ tốt, làm cho đời đáng sống hơn. Chúa Kitô cũng đã làm những điều tốt đẹp nơi bàn ăn”. ______________________ Quando Cucinano gli Angeli, Ed. Piemme, The English translation: Italian Cookbook, Catholic Book Pub., 1988.

Page 50: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

Tác giả Ngọc Quỳnh trong cuốn Người Ðàn Bà Tuyệt Vời đã viết: “Người vợ tuyệt vời là người vợ vui vẻ trong phòng khách, khéo léo trong nhà bếp, và khéo léo trong phòng ngủ”. Thật là của trời ban. Tác giả còn thêm: “Gia đình mà người chồng được tôn sùng như ông vua và người vợ được cưng chiều nâng niu như ái khanh, gia đình đó nhất định có hạnh phúc, người vợ không cần đi mỹ viện cũng trẻ đẹp hoài hoài”.

- Ðẹp trong cuộc sống đạo:

Vì sự khác biệt của hai phái, cuộc sống hôn nhân không dễ dàng, vì thế Chúa đã tiên liệu ban ơn cho cuộc sống này qua Bí tích Hôn phối. Về phía gia đình cũng phải cộng tác bằng cách Noi gương Thánh gia xưa: sống đời sống Cầu nguyện, Hy sinh, và Yêu mến. Với Chúa mọi chuyện đều xong, Quên Chúa long đong tối ngày. Và: Với Mẹ mọi lẽ đều xuôi, Quỉ ma đừng hóng thò đuôi vào rờ. Luôn cầu nguyện ở mọi nơi với lời đơn sơ như: “Giêsu Maria Giuse, con mến yêu, xin cứu rỗi các linh hồn” hoặc “xin cho gia đình con. . .”. Chấp nhận những đau khổ Chúa gửi đến, với lòng yêu mến to tát để tôn vinh Chúa và cứu các linh hồn. Mẹ Têrêsa Calcuta nói:”Tình yêu phải bắt đầu từ trong gia đình, và từ đó tới những người hàng xóm, những người cùng phố, cùng thôn xóm chúng ta sinh sống” (Mother Teresa, One Heart full of Love, Servant Books, Ann Arbor, MI, 1984, p. 23). Mẹ còn nói thêm: “ Chúng ta phải nên thánh. Thánh không phải là điều xa xỉ dành cho một số người. Thánh là nhận tất cả những gì Chúa Giêsu ban, và cho lại tất cả những gì Chúa Giêsu đòi, với một nụ cười thật tươi”. (Sách trên trang 22). Ðây là lúc phải thực hiện lời cam kết trước cộng đoàn giáo dân và đại diện Giáo hội ngày thành hôn: “Anh (em) nhận em (anh) làm vợ (chồng) và hứa sẽ giữ lòng chung thuỷ với em (anh) khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc khỏe mạnh để yêu thương và tôn trọng em (anh) mọi ngày suốt đời anh (em)” .

Phần thực hành, nên có:

1. Bữa cơm tối với nhau:

Bữa ăn chung gia đình buổi tối là thời gian tuyệt vời. Còn cảnh nào đẹp bằng “Con cái bạn như những chồi non của khóm ôliu vây quanh bàn ăn của bạn” (Tv 127).

2. Cầu nguyện tối với nhau:

Dưới ánh nến lung linh, gia đình đồng tâm cầu nguyện. Còn cảnh nào đẹp bằng. (Chỉ cần mươi phút: - nghe một đoạn Kinh Thánh, - gia trưởng nói vài lời giải nghĩa, khuyến khích, - dâng lời cầu nguyện, tạ ơn, thống hối, dâng gia đình cho Thánh gia). Gia đình cầu kinh, gia đình bình an.

3. Chúa nhật dự lễ chung với nhau, Rước Thánh thể là của ăn nuôi linh hồn.

Chở con đi học giáo lý-Việt ngữ, sinh hoạt đoàn thể, thăm viếng bệnh nhân.

4. Mùa Vọng, mùa Chay xưng tội, dự tĩnh tâm, học hỏi do cộng đoàn tổ chức.

Page 51: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

5. Luôn hành động theo nguyên tắc:

“Ðược lời lãi cả thế gian mà thiệt mất sự sống linh hồn, nào được ích gì?” (Mt 16,26) Tóm tắt nghệ thuật sống chung hạnh phúc:

1. Ăn:”Ðừng ăn thua đủ”. Ðừng muốn tranh cãi thắng ai. 2. Sống: “Nương nhau mà sống”.Tế nhị chiều ý nhau. 3. Làm: “Làm cho người, điều muốn người làm cho mình”(Mt 7,12). 2. Thảo luận

* Anh hay chị nghĩ khi vợ chồng bất hòa, làm sao hàn gắn mau lẹ lại được?

Ðề nghị * Mời một thương gia nói về kế hoạch tài chánh gia đình.

3. Câu hỏi ôn: 1. Tại sao cần duy trì tình yêu vợ chồng? (1.1) 2. Những điều nào gây bống đồng? (1,2,1-1.2.7) 3. Thể xác cần đẹp mãi là sao? (1.3.1) 4. Tâm hồn cần đẹp ở chỗ nào? (1.3.2) 5. Nấu ăn ngon đem lại ích lợi gì? (1.3.2) 6. Phần thực hành cuộc sống đạo gồm điều gì? (1.3.2) 7. Tóm tắt cuộc sống hạnh phúc? (cuối bài)

Bài Ðọc Thêm Vợ Chồng Với Nhau Và Với Gia Ðình (Theo Dale Carnegie, Tâm Lý Vợ Chồng)

Thái độ người chồng: Làm người con trai thường có hai chuyện khó khăn nhất khi lập gia đình là làm thế nào vừa lòng cả hai bên: cha mẹ và vợ. Nếu bạn là một người con chí hiếu, nghiêng hẳn về cha mẹ thì khó bảo toàn được tình yêu vợ ngược lại, nếu bạn quá yêu vợ thì người đời kết án bạn là người xem thường cha mẹ. Tình gia đình và tình chồng vợ, hai phương diện khác biệt nhưng cần một mình bạn giải quyết cho bằng được, thái độ của bạn trong lúc đầu là cả một vấn đề nan giải, thành bại là ở lần đầu, nếu bạn nghiêng về cha mẹ thì tình yêu của vợ bị sứt mẻ, người vợ luôn luôn buồn lòng vì có mặc cảm là mình không được chồng thương, cha mẹ chồng hà hiếp và đám anh em chồng hành hạ. Ngược lại, nếu bạn nghiêng lòng yêu về vợ thì chính cha mẹ bạn sẽ buồn lòng vì cho rằng bạn là người con bất hiếu, nhu nhược, anh em bạn bè cũng coi thường bạn, cho rằng bạn là một người coi nặng tình hơn là hiếu. Bạn phải sáng suốt nhận định, bạn phải nhìn nhận tội của vợ cũng như công của vợ nếu vợ có lỗi lầm gì, phải sáng suốt nhận xét, chớ nên chuyện gì bạn cũng nghe theo lời một bên để gây chuyện hành hung với vợ, vì trong chuyện thường ngày, cha mẹ và vợ cũng như anh chị em trong nhà thường hay có những chuyện không vừa ý, nhất là anh em trong nhà, người con gái nào cũng chịu nhiều đau khổ vì nhà chồng, nhà chồng thường thì những cô em chồng là những người hay gây sự, làm cho người vợ bạn nhiều khi phải ngậm đắng nuốt cay. Trong tình cảnh ấy, bạn phải thông cảm cho tình đó, khi đi làm về, bạn có nghe cô em hay bà chị hoặc mẹ rầy la vợ mình, bạn nên sáng suốt nhìn vào sự thật, xem đâu là lỗi, đâu là phải. Nếu vợ có lỗi, bạn cũng tỏ ra người sáng suốt, khoan dung, trong những khi cùng nhau chung sống trong tình

Page 52: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

chăn gối, hai mái đầu kề bên nhau, bạn hãy lợi dụng lúc ấy mà dùng những lời hơn lẽ thiệt khuyên vợ nên hiểu và phục thiện. Nếu vợ bạn là một người khôn ngoan và giầu lòng phục thiện thì nhất định nàng sẽ làm vừa lòng bạn ngay, và chẳng bao lâu gia đình bạn sẽ chiếm được nhiều hạnh phúc. Trường hợp khác hơn, nếu vợ bạn là người độc đoán, nhất thiết không nghe, trong trường hợp đó bạn nên cố khuyên thêm một vài lần. Nếu vợ bạn vẫn ngoan cố, bạn hãy cảnh cáo một lần, sau lần đó nếu còn tái phạm bạn hãy quyết định những ý kiến sau cùng. Như thế gia đình bạn dễ tìm hạnh phúc hơn. Ðó là chuyện khó. Trong trường hợp nếu như anh em, chị em bạn có lỗi đối với vợ bạn, thái độ của những cô em bạn có vẻ hà hiếp vợ bạn, bạn phải thẳng tay trừng trị, thái độ đó là một thái độ cần phải có, nhưng không phải bạn thẳng tay trừng trị có nghĩa là đánh đập, chửi mắng. . . Bạn phải rầy các em bạn và làm cho các cô em thấy rằng họ là một người em của chồng. Có như vậy bạn sẽ chiếm được hạnh phúc.

Thái độ người vợ: Ðối với bạn là người con gái, khi có chồng, bạn phải mềm mỏng, khôn ngoan. Thái độ của bạn là lời ăn tiếng nói, chính lời ăn tiếng nói là một thái độ cần thiết đối với người con gái khi có chồng. Lúc lập gia đình xong, bạn nên khôn ngoan tìm những lời lẽ nhã nhặn đối xử với cha mẹ nhà chồng cũng như anh chị em bên chồng. Trường hợp cha mẹ chồng khó, bạn cần nhẫn nhịn và chứng tỏ con người khôn ngoan nhiều can đảm. Khi có lỗi, bạn nên can đảm chấp nhận và phục thiện. Thái độ phục thiện của bạn làm cho gia đình nhà chồng càng thêm hạnh phúc. Ðối với em chồng, bạn nên có lòng khoan dung và nhiều kiên nhẫn tha thứ: bạn nên coi họ là những người của bạn thì hơn, bạn nên khôn ngoan lựa lời hơn lẽ thiệt nói cho họ biết. Có như vậy bạn sẽ chiếm được hạnh phúc. Trường hợp những cô em chồng ngoan cố, bạn nên nói lại cho chồng bạn nghe, nhờ chồng can thiệp có thể dễ dàng hơn. - Trong gia đình, người vợ nên luôn luôn chứng tỏ sự hiểu biết, óc khôn ngoan và lòng xả kỷ của mình đối với chồng con. Nên hoà mình vào cuộc sống để hy sinh cho chồng con và chứng tỏ cho người bạn đời hiểu rằng mình là một người luôn luôn tận tụy với gia đình. - Trong gia đình, người vợ nên thành thực với chồng. Bất cứ chuyện gì, người vợ cũng không nên lừa dối chồng, vì như thế gia đình không bao giờ giữ được hạnh phúc, mà trái lại nó còn làm cho tình vợ chồng thêm phai lạt mà thôi. - Người vợ cũng phải ý thức được vai trò của mình trong gia đình, nên hiểu chồng, không nên ghen bừa bãi, phải biết áp dụng tính ghen của mình cho đúng lúc, đúng chỗ. Nếu bạn không biết ghen, bạn sẽ đưa gia đình đến chỗ suy vong, khó mà tìm lại được. - Ðối với bạn của chồng, bạn phải tế nhị và ý tứ, khôn ngoan, biết cách cư xử, và làm đẹp lòng bạn, để cho người bạn phải kính nể bạn, và đừng bao giờ để cho người đời, cũng như chồng bạn chán nản vì sự kém xã giao của bạn. - Ðiểm cuối cùng là tính nết của bạn trong gia đình, nên khôn ngoan đối với chồng, cũng như đối với gia đình chồng và những người chung quanh, luôn luôn hiền hoà, nhẫn nhịn, ý tứ, chiều chuộng, khôn ngoan, không lắm lời, và nhiều tài tháo vát, cộng thêm lòng yêu thương và nết vui tính của bạn.

Mười Một Chuẩn Bị Tâm Lý:

Gia Ðình Trong Giáo Hội Và Xã Hội

Cầu nguyện: Ðọc Phúc âm theo Matthêu (25, 31-46): Làm cho kẻ hèn kém là làm cho chính Ta.

1. Trình bày đề tài:

Page 53: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

Truyện mở đầu: Tôi biết Chúa quá muộn.

Một bà cụ ở Tân định, Sài gòn, gần 80 tuổi. Bà không có cảm tình với Công giáo. Ðược tin con dâu cụ đau nặng, mấy chị quân binh thuộc Ðạo Binh Ðức Mẹ (Legio Mariae) đến thăm. Vừa thấy họ, cụ đã la oai oái: - Xéo, xéo, con dâu tôi không bệnh tật gì hết. Nó vô phúc muốn bỏ đạo cha ông hả? Ðứa nào đến rủ rê nó bà cho biết tay!

Các chị quân binh vui vẻ chịu trận, thầm cầu xin cùng Ðức Mẹ cho gia đình cụ, rồi ra về. Lần thứ hai các chị đến, mang theo ảnh Áo Ðức Mẹ. Bà cụ thấy các chị đến, bà vẫn chửi xéo như trước. Các chị đưa Áo Ðức Mẹ cho cụ coi và nói về lòng nhân lành Chúa, quyền phép và tình thương của Ðức Mẹ. . . Bà cụ nghe xuôi tai và nhận Áo Ðức Mẹ. Lần thứ ba các chị tới thăm, và lạ lùng chưa, cụ còn vạch cổ cho xem Áo Ðức Mẹ cụ đang đeo. Dần dần bà cụ đã được nghe giáo lý, đã biết khá nhiều những điều cần. Thời gian sau cụ yếu liệt, xin chịu phép Rửa tội, các chị Legio đề nghị rửa tội ở nhà, nhưng cụ xin ra nhà thờ dù đang yếu liệt, để làm sáng Danh Chúa. Rửa tội xong cụ nói: Tiếc rằng tôi biết Chúa quá muộn. Con cháu cụ đã trở thành hội viên tán trợ của Ðạo Binh Ðức Mẹ miền Sài gòn. (Báo Legio Mariae số 168, trg 846).

1.1. Giáo hội khuyến khích:

Giáo hội khuyến khích gia đình làm việc tông đồ. Trong Sắc lệnh Tông đồ Giáo dân (TÐ) của Công đồng Vatican II đã viết: Ð- “Thời đại chúng ta, nhất là những hoàn cảnh hiện tại đòi hỏi người giáo dân làm những việc tông đồ mạnh mẽ và sâu rộng hơn”. (TÐ 1). Lý do khác là: “Vì Thiên Chúa đã đặt gia đình làm nguồn gốc và nền tảng cho xã hội loài người. . . nên việc tông đồ của vợ chồng và của các gia đình có tầm quan trọng đặc biệt đối với Giáo hội cũng như xã hội”. (TÐ 11).

1.2. Tông đồ tại nhà:

Vì đức Ái phải bắt đầu từ gia đình, nên Sắc lệnh viết: “Vợ chồng Công giáo là chứng nhân của đức tin đối với nhau, cũng như với con cái. . .Bằng lời nói và gương sáng, họ huấn luyện con cái sống đời Kitô giáo và làm việc tông đồ. Họ thận trọng giúp đỡ con cái lựa chọn ơn gọi, và nếu thấy chúng có ơn gọi tu trì, hãy nuôi dưỡng ơn gọi đó.” (TÐ 11)

1.3 Tông đồ tại Cộng đoàn, giáo xứ, xã hội:

“Trong các việc tông đồ của gia đình, cần phải kể các việc như sau: nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi, cho khách trọ nhờ, cộng tác với học đường, giúp thanh thiếu niên, đỡ đầu các đôi hôn nhân, giúp dạy giáo lý, nâng đỡ những gia đình gặp khó khăn về vật chất và tinh thần, lo cho người già những điều cần thiết và tiện nghi chính đáng. . .”. (TÐ 11) Ðừng ngại đóng góp công của, con cái cho Giáo hội. “Chúa ban cho nhiều, phải trả lại nhiều”.

1.4. Tông đồ cấp cao hơn:

“Ngoài việc tông đồ điạ phương, nếu có khả năng, cũng nên tham gia hoạt động tông đồ trong giáo phận, quốc gia và quốc tế. . .” (TÐ 17, 18, 19). Giáo hội mong muốn người Công giáo đem tinh thần Kitô giáo thấm nhuần tư tưởng, phong tục,

Page 54: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

luật lệ và cơ cấu của cộng đoàn nơi họ đang sống. . . qua đức tin và đức ái của mình, bằng đời sống lương thiện như ánh sáng trần gian, tìm cách cộng tác với mọi người, đối thoại với họ. . . để phổ biến những gì là chân thật, công bằng. . . (coi TÐ 14).

Sắc lệnh nhấn mạnh: “Nhiệm vụ chính của giáo dân, nam cũng như nữ, là làm chứng về Chúa Kitô, làm chứng bằng đời sống và lời nói trong gia đình, trong các đoàn thể xã hội, cũng như trong môi trường nghề nghiệp. Họ phải biểu lộ con người mới đã được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, trong sự công chính và thánh thiện của chân lý. Nhưng họ phải diễn tả nếp sống mới đó trong môi trường xã hội và văn hoá của quê hương, theo truyền thống của dân tộc mình. . .” (TÐ 21). Tinh thần truyền giáo: “Họ cũng phải gieo rắc đức tin vào Chúa Kitô giữa những người có liên lạc với họ trong đời sống và nghề nghiệp. Ðiều bó buộc này càng khẩn thiết hơn, vì nhiều người chỉ có thể nghe Phúc âm và nhận biết Chúa Kitô nhờ các giáo dân sống gần họ. Hơn nữa, nơi nào có thể, giáo dân phải được chuẩn bị để cộng tác trực tiếp hơn với hàng Giáo phẩm trong việc hoàn tất sứ mệnh đặc biệt là loan báo Phúc âm và truyền thông giáo lý Kitô giáo” (TG 21).

1.5. Cộng tác với hàng Giáo phẩm trong Hội Thánh:

Nhất là với các linh mục địa phương để xây dựng nhiệm thể Chúa Chúa Kitô ở trần gian. Linh mục Giáo phận hoặc Dòng tu được cử đến để phục vụ dân Chúa trong mọi hoàn cảnh cuộc đời giáo dân từ khi Rửa tội tới khi An táng và cầu nguyện cho cả sau khi qua đời. Nên cộng tác với các linh mục, dù đôi khi không hợp ý mình, để xây dựng chung, hơn là bất cộng tác, điều đó hại cho bản thân, gia đình, cho Ơn gọi tu trì và cho Giáo hội. . . Cần ghi tên gia nhập giáo xứ địa phương, hoặc cộng đoàn, để các linh mục giúp đỡ tinh thần cho gia đình mình, nhất là ban các Bí tích.

1.6. Tôn kính Ðức Mẹ:

Giáo hội luôn khuyến khích giáo dân tôn kính Ðức Mẹ là Mẹ Chúa Giêsu và Mẹ Giáo hội. Lòng tôn kính Ðức Mẹ là bảo đảm phần rỗi đời đời của các phần tử trong gia đình và là thành công trong việc tông đồ. Ðừng ngày nào bỏ cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi. Ðây là việc đẹp lòng Ðức Mẹ, được Giáo hội khuyến khích. Nên tham gia Hội đoàn, nhất là hội đoàn Ðức Mẹ, dự các lễ trọng kính Ðức Mẹ, gia nhập Hội Gia Ðình Ðền Tạ Trái Tim Ðức Mẹ tại địa phương. Thánh Bênađô ca ngợi: “Theo Mẹ, bạn không lạc cầu Mẹ, bạn không thất vọng được Mẹ bênh, bạn không sợ gì, vì Chúa đã trao kho tàng ơn phúc cho Ðức Mẹ, Mẹ muốn ban cho ai bao nhiêu, lúc nào tuỳ ý Mẹ”.

2. Thảo luận:

* Trong hoàn cảnh cụ thể, anh/chị có thể làm việc rao giảng Tin mừng bằng cách nào để đáp lời kêu mời của Chúa và Giáo hội?

Câu hỏi ôn: 1. Giáo hội khuyến khích làm việc tông đồ thế nào? (1.1). 2. Tại nhà, có thể làm việc tông đồ thế nào? (1.2) 3. Việc tông đồ tại cộng đoàn, giáo xứ? (1.3). 4. Việc tông đồ cao cấp hơn? (1.4) 5. Cộng tác với hàng giáo phẩm? (1.5)

Page 55: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

6. Lòng tôn kính Ðức Mẹ? (1.6) 7. Mỗi năm đến ngày kỷ niệm thành hôn, vợ chồng nên làm gì để tạ ơn Chúa? (Tuỳ ý)

Ðề nghị: Theo các câu hỏi cuối mỗi bài, nên có bài sát hạnh cuối khóa học.

Mười HaiCải Tiến Ðể Duy Trì Hạnh Phúc Hôn Nhân

Cầu nguyện: Tin Mừng theo thánh Matthêu (19, 1-9): Ðiều gì Thiên Chúa đã liên kết, loài người không được phân ly.

1. Trình bày đề tài:

Truyện mở đầu: Giết chó khuyên chồng.

Xưa có hai anh em, anh giầu còn em nghèo. Anh không giúp em mà chỉ hay rượu chè cờ bạc, cho bạn bè nịnh hót vay mượn tiền. Người em âm thầm chịu đựng. Vợ thấy thế đã nhiều lần khuyên chồng phải trọng tình ruột thịt, nhưng chồng không nghe.Một hôm chồng đi vắng, vợ đánh chết một con chó, bó chiếu để ở ngoài góc vườn. Tối chồng về, vợ làm vẻ sợ hãi nói là đã lỡ đánh chết người, không biết chôn táng thế nào cho khỏi lộ.Thấy tình thế nguy ngập, chồng vội đi tìm những người bạn thiết đã vay mượn nhiều tiền đến giúp, nhưng ai cũng khéo từ chối. Chồng lo sợ, buồn bã trở về. Vợ đề nghị sang nhờ chú em đem đi chôn giùm. Chú em vội đến giúp anh chị, khiêng xác chết đi chôn. Nhân cơ hội, vợ nhắc cho chồng về tình nghĩa anh em. Chồng có vẻ tỉnh ngộ.Sáng hôm sau, bạn bè chồng kéo đến đầy nhà, đòi ăn hối lộ, dọa nếu không đưa tiền sẽ đi cáo quan. Chồng định đút lót cho yên chuyện, nhưng vợ can ngăn.Chuyện giết người đã tới tai quan. Quan đòi vợ chồng lên xử. Trước toà, người vợ khai rõ ràng sự việc, có ý giết chó để thử bạn chồng. Nghe chuyện lạ, quan cho người đi đào xác chết lên, quả thực là xác chó.Mấy người bạn chồng bị phạt đòn khốn khổ vì tội cáo gian, còn người vợ được ban khen vì đã biết cách khuyên chồng trở về đường chính.(Nguyễn Văn Ngọc, Truyện Cổ Nước Nam, trang 82-84)

1.1. Cải tiến luôn mãi:

Ðôi hôn nhân có thể đọc hàng ngàn sách vở viết về “nghệ thuật thành công trong hôn nhân” nhưng sẽ không thành công, nếu không hồi tâm ôn lại những điều đã học biết.Mỗi năm một lần (vào ngày kỷ niệm thành hôn) bạn nên dành thời giờ ôn lại những câu hỏi này để tự thẩm định, hoặc vợ chồng giúp nhau thẩm định.Không phải tội ác tầy trời mới làm cho đời sống hôn nhân mất hạnh phúc, nhưng chính tại những cử chỉ tồi tàn, những thái độ cẩu thả vô ý, những cử chỉ lạnh lùng, những chấp nhất lặt vặt, những kèo nhèo tiền bạc, những bất đồng về cách dạy dỗ con cái, cãi vã những chuyện không đâu. . .làm cho đời sống hôn nhân mất hạnh phúc.Ðôi hôn nhân sẽ cải tiến tính tình và đời sống gia đình nếu biết trả lời đúng đắn những câu hỏi sau đây do cha Edwin C. Haungs, dòng Tên biên soạn.

Người Chồng Tự Hỏi

Page 56: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

A. Tôi là người đàn ông nào?

Công việc1. Tại sở làm, tôi có tránh những lời thô tục, tránh nói xấu người vắng mặt. Tôi có nói những lời hợp công bình bác ái không? Tôi có dám lên tiếng nói về đạo Chúa, bênh vực đạo Chúa, Giáo hội khi có dịp không? Tôi có làm việc tận tụy như một giáo dân tốt không?2. Tôi có cư xử đứng đắn với nữ giới cùng sở hay đã có những lời nói, cử chỉ thiếu đứng đắn?

Thân thể3. Tôi có tắm rửa, cạo râu, cắt tóc, ăn mặc sạch sẽ không?4. Tôi có vất quần áo giày vớ bừa bãi trong nhà không?

Trí khôn5. Tôi có đọc sách báo lành mạnh, sách báo Công giáo, học hỏi thêm để cải tiến trình độ hiểu biết của tôi không?

Tinh thần6. Vào những mùa Vọng, mùa Chay, tôi có dọn mình xưng tội không? Tôi xưng cho qua lần hay thành tâm cải thiện?7. Tôi có dự lễ đúng giờ vào các ngày Chúa Nhật, lễ trọng không? Có bao giờ dự Thánh lễ ngày thường không? Có dự lễ tử tế trọn lễ không, có vào muộn ra sớm? Có đứng xó xỉnh cho qua lần không?8. Tôi có năng rước lễ không?9. Tôi có chầu Mình Thánh Chúa, viếng đàng Thánh Giá, đi kiệu, hay dự nghi lễ nào khác bao giờ không?10. Ði qua nhà thờ, khi có thể, tôi có vào viếng Mình Thánh Chúa bao giờ không?11. Tôi có dự khoá hội thảo, tĩnh tâm để cải tiến đời sống tinh thần không?12. Tôi có siêng năng cầu nguyện, nhất là buổi sáng và buổi tối không? Trước bữa ăn và sau bữa ăn có cầu nguyện và cám ơn Chúa không?13. Tôi có để tội trọng trong linh hồn hàng tuần, hàng tháng không?

B. Tôi là người chồng nào?

1. Tôi có sửa chữa, trang trí, làm cho căn nhà tôi trở thành mái ấm vợ chồng? hay tôi thích đi chơi ở ngoài với bạn bè?2. Tôi có khó chịu khi vợ tôi dọn cơm trễ? tôi có biết thông cảm, cám ơn người vợ đã vất vả dọn bữa, đổi món ăn cho tôi?3. Tôi còn yêu vợ như hồi mới cưới không? (qua lời nói, cử chỉ. . .)4. Tôi còn nhớ ngày kỷ niệm thành hôn, ngày sinh của nàng, mua món quà nhỏ tặng cho nàng để chứng tỏ tình yêu nàng không? 5. Tôi có bao giờ bàn với nàng về việc mua bán đồ vật cho mình, cho gia đình không? 6. Tôi có bắt nàng phải hỏi tôi trước khi mua sắm đồ vật cho cá nhân nàng không? Tôi có cám ơn nàng đã làm những gì cho tôi, cho gia đình không, ví dụ, sinh con, dọn dẹp nhà cửa, trông coi con, mua bán, nấu ăn, giặt giũ? 7. Tôi có nhận ra bộ quần áo mới nàng mặc, để có lời khen ngợi không? 9. Tôi có khen nàng, có xin lỗi nàng bao giờ không? 8. Tôi có cằn nhằn nàng về tiền bạc chi tiêu không? 10. Tôi có giữ bí mật với nàng những việc lẽ ra là vợ, nàng phải biết không? 11. Tôi có liệu cho nàng có đủ tiền chi tiêu về thực phẩm, áo quần, chăm sóc con cái không?

Page 57: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

12. Tôi có liệu cho gia đình có bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm nhà cửa không? 13. Tôi có tìm cách cho nàng giải trí, nghỉ ngơi ở nơi nào đó ngoài căn nhà quen thuộc không? 14. Tôi có nói với nàng cách yêu thương và kính trọng không? 15. Tôi có chê bai, làm mất mặt nàng trước mặt người khác không? 16. Tôi có biết chia sẻ những công việc trong nhà, nhất là những việc của mình như tự treo quần áo v.v. . . không? 17. Khi có chuyện bất đồng, tôi có bàn giải lịch sự, tử tế với nàng không, hay tôi gắt gỏng, giận dữ khi nàng có ý kiến khác với ý kiến tôi? 18. Trong việc “chăn gối” có để ý tới làm vui lòng nàng hay chỉ nghĩ đến thoả mãn mình thôi? 19. Tôi có cư xử tử tế với họ hàng và bạn bè của nàng không? 20. Tôi có giúp nàng sống đạo tử tế, hay tôi ngăn cản, kêu ca không cho nàng đi nhà thờ, đọc kinh nhiều, tham gia hội đoàn? C. Tôi là người cha nào? 1. Tôi có ý thức về sự cao cả và trách nhiệm của người cha trong gia đình, có vui vẻ chấp nhận những tốn kém chi phí, không được tự do khi có con cái không? 2. Có ý thức vai trò người cha phải cung cấp nhu cầu cho gia đình, tạo cho gia đình được hạnh phúc, đứng đầu chịu trách nhiệm. . . không? 3. Có gắng cải tiến (đọc sách báo, học hỏi, vợ chồng bàn nhau) để trở thành một người cha tốt không?4. Có nói ngược lại lời vợ trước mặt con cái, làm giảm thế giá nàng không? 5. Có cho con cái theo học lớp giáo lý, Việt ngữ không? Có dạy con về đạo trong những năm đầu đời của chúng không? 6. Có cho con cái dự những cuộc giải trí lành mạnh không? 7. Có biết quan niệm của con cái về cuộc đời thế nào không? 8. Có khuyến khích chúng hỏi và trả lời chúng cách đàng hoàng không? 9. Có dạy con cái để chuẩn bị cho tuổi dậy thì của chúng không? 10. Khi thấy con muốn theo ơn kêu gọi tu trì, có khuyến khích, hay đã làm ngãng trở ơn gọi của chúng? 11. Có chuyện trò vui vẻ với vợ con trong bữa ăn và sau bữa ăn không? 12. Có biết con tôi chơi với bạn nào không? Chúng đọc sách báo gì, hay đi chơi ở đâu không? Về nhà lúc mấy giờ đêm? 13. Có khuyến khích con cái thăm viếng các gia đình để làm quen với những người Công giáo tốt không? Thăm viếng bệnh viện, nhà dưỡng lão? 14. Có khuyến khích con cái làm bài nhà trường đã chỉ định không? Có giúp con làm bài ở nhà không? 15. Có ký lấy lệ vào sổ điểm của con cái hay xem xét theo dõi kỹ lưỡng? Có khuyến khích chúng cố gắng và khen thưởng khi chúng đã cố gắng không? 16. Có cộng tác với nhà trường nơi con cái đang học không? Có biết tên thầy cô đang dạy con cái không? 17. Có khuyến khích con cái năng xưng tội, rước lễ không? Có làm gương sáng cho con cái về việc năng xưng tội, rước lễ không? 18. Con cái có bao giờ thấy tôi say sưa rượu chè, xì ke, ăn nói thô tục không? 19. Có chỉ trích, bình phẩm các Ðấng bậc trong Giáo hội trước mặt chúng không? Có hợp tác với các ngài không? 20. Có chia sẻ trách nhiệm nuôi dưỡng con cái, hay bỏ mặc cho vợ?

Người Vợ Tự Hỏi

A. Tôi là người đàn bà nào?

Thân thể 1. Tôi có năng tắm rửa, điểm trang, giữ vẻ duyên dáng. . . như khi chưa lấy chồng không? 2. Có vui tươi, dễ thương không?

Page 58: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

3. Có ăn mặc sạch sẽ, thơm tho, nhã nhặn, kín đáo tuỳ theo tuổi tác không?

Trí khôn 1. Tôi có gắng học hỏi, cải tiến trí óc (qua sách báo, nhất là sách báo Công giáo, dự hội thảo..) không? Tinh thần 2. Tôi có năng xưng tội, rư ớc lễ không? 3. Có đi dự lễ đúng giờ các Chúa Nhật, Lễ Trọng không? hay tôi đến muộn về sớm? 4. Có bao giờ đi lễ ngày thường không? 5. Có lần hạt Mân Côi tôn kính Ðức Mẹ mỗi ngày không? 6. Có cầu nguyện, nhất là ban sáng và ban tối không? 7. Có tránh những lời thô tục, chửi rủa, nói phạm, nói xấu ai không? 8. Có ở độc ác với ai không? Nghĩ xấu, vu oan, làm ác? 9. Có tỏ ra bác ái, quảng đại với gia đình, với họ hàng, bạn bè, láng giềng, cả kẻ thù nghịch không?

10. Trong ý tưởng, lời nói, việc làm, có nhìn ngắm Ðức Mẹ là gương mẫu không? 11. Có giữ cẩn mật những điều phải giữ kín, những điều người ta căn dặn không? 12. Có dễ nổi khùng, bất nhẫn không? 13. Có sống ích kỷ, hay rộng rãi, quảng đại với người nghèo, với cộng đoàn, giáo xứ, với Giáo hội, với công việc truyền giáo, từ thiện không?

B. Tôi là người vợ nào?

1. Tôi còn cảm thấy yêu chồng, kính trọng chồng không? 2. Có gắng làm những cái nho nhỏ cho chồng để duy trì tình nghĩa vợ chồng không? 3. Có khuyến khích và kiên tâm giúp chồng nên tốt không? 4. Có biết bỏ qua lỗi lầm của chồng không? Có đem lỗi lầm của chồng ra nói với bạn bè không? 5. Có tỏ ra ghen chồng cách vô lý không? 6. Có làm nhục chồng trước mặt người khác không? 7. Có giữ lòng thù hận với chồng và không thèm nói chuyện không? 8. Có giữ chặt túi tiền không cho chồng tiêu gì không? Có tránh những món chi tiêu không cần không? Có giữ sổ chi tiêu hay hoá đơn rõ ràng không? 9. Có tỏ ra lịch thiệp với họ hàng bạn bè của chồng không? 10. Có giúp chồng trong công việc của chồng không? 11. Có từ chối “việc chăn gối” khi không có lý do chính đáng không. Có làm việc yêu thương này chỉ vì miễn cưỡng không? Có được thoải mái khi chia sẻ sự thân mật vợ chồng với chồng không? Nếu không, tôi có cho chồng biết không? 12. Khi đôi bên có điều khác ý, có bình tĩnh phân giải với chồng không? 13. Khi gặp vấn đề luân lý tội phúc, có biết đi bàn hỏi với linh mục khôn ngoan thành thạo không?

Bàn ăn

14. Nhà bếp, bàn ăn nhà tôi có sạch sẽ, bữa ăn có dọn đúng giờ cho chồng không? 15. Tôi có tìm hiểu cách nấu nướng, thay đổi món ăn cho chồng không, hay nấu hoài một vài món trong nhiều ngày? 16. Trước bữa ăn, gia đình tôi có cầu nguyện và sau khi ăn có cám ơn Chúa không? 17. Có chịu khó lau chùi dọn dẹp nhà cửa, đồ đạc sắp đặt ngăn nắp hay để dơ bẩn, ngổng ngang bừa bãi, chuột dán chui rúc? 18. Có đọc sách báo, học hỏi để biết cách làm đẹp nhà cửa, phòng ngủ, phòng khách bằng mầu sắc của màn gió, khăn trải giường, hoa cảnh, tranh ảnh trên tường không? Có Ảnh, tượng Chúa, Ðức Mẹ, thánh Bổn mạng, Thánh Giá, nước phép, tràng hạt. . ..không?

Page 59: HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

C. Tôi là người mẹ nào?

1. Tôi có hiểu biết chức vụ làm mẹ cao cả, và vui vẻ đón nhận không? 2. Công việc làm ngoài nhà để sinh sống, để tham gia đoàn hội, có ngăn trở tôi trông coi săn sóc con cái không? 3. Gia đình tôi có được ăn uống vui vẻ,ngon lành không? 4. Có gắng cải tiến bản thân bằng đọc sách báo, dự khoá hội thảo, bàn bạc với chồng những vấn đề của con cái không? 5. Có “nhất tâm thuận ý” với chồng trong việc dạy dỗ con cái không? 6. Có dạy con cái bằng gương tốt, bằng những nhắc nhở lịch sự không? 7. Có để ý dạy con về đạo Chúa ngay khi chúng còn nhỏ không? Con cái được theo học trường Công giáo, hoặc theo lớp giáo lý Công giáo không? 8. Có nói gì phản đối các cha, các sơ, các thầy cô trước mặt con cái không? 9. Có dạy con cái cách bảo vệ đức trong sạch Công giáo, nhất là con cái khi tới tuổi “lớn đủ” không? 10. Có biết con chơi với bạn bè nào, đọc sách báo nào, thích coi phim gì, thích đi nơi nào giải trí chỗ nào không? 11. Có dễ dãi cho con cái hỏi những vấn đề của chúng không? Có trả lời con cái cách bình tĩnh, nhã nhặn hay gắt gỏng, đe dọa? 12. Có giúp con cái làm bài ở nhà không? Có khuyến khích và khen thưởng khi con cái có kết quả tốt ở trường không? Có cộng tác với nhà trường trong việc giáo dục con cái không? Có biết các thầy cô giáo của chúng không? 13. Có thấy con cái năng xưng tội, rước lễ không? Có năng xưng tội rước lễ để làm gương sáng cho con không? 14. Con cái có thể thấy hình ảnh nhân đức của Ðức Mẹ qua lời nói, việc làm, sự tuân phục Thánh ý Chúa trong mọi biến cố mẹ nó gặp không? 15. Có nói tục tĩu, nói xấu, nói hành người ta, làm gương xấu cho con cái không? Có ăn mặc thiếu nết na trước mặt con không? 16. Có nuông chiều con cách thiếu khôn ngoan, làm chúng hư thân mất nết, và làm cho cuộc sống mới lớn của chúng khó khăn thêm không? 17. Khi con cái được Chúa gọi đi tu, tôi có khuyến khích hay ngăn cản chúng? 18. Có tập cho con những việc nhà như nấu ăn, giặt giũ, khâu vá, cách tiêu xài tiền nong, và những gì giúp cho tương lai chúng không?