9
HSEQ NEWSLETTER số 10 - Quý II, 2015 www.pvdrilling.com.vn PV DRILLING NGƯỜI TIÊN PHONG CỦA NGÀNH KHOAN DẦU KHÍ VIỆT NAM 3 TRONG SỐ NÀY TIN HOẠT ĐỘNG HSEQ CẬP NHẬT VĂN BẢN PHÁP LUẬT VĂN HÓA HSE: BEHAVIOR-BASED SAFETY TIẾP CẬN DỰA TRÊN RỦI RO TRONG HTQL CHẤT LƯỢNG CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG HSE QUÝ II-2015 12 15 14 16 THƯ BAN BIÊN TẬP BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ 8 2 7 THƯỞNG AN TOÀN

HSEQ NEWSLETTER

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HSEQ NEWSLETTER

HSEQ NEWSLETTERsố 10 - Quý II, 2015

www.pvdrilling.com.vn

PV DRILLINGNGƯỜI TIÊN PHONG CỦA NGÀNH KHOAN DẦU KHÍ VIỆT NAM

3TRONG SỐ NÀY TIN HOẠT ĐỘNG HSEQ

CẬP NHẬT VĂN BẢN PHÁP LUẬT

VĂN HÓA HSE: BEHAVIOR-BASED SAFETY

TIẾP CẬN DỰA TRÊN RỦI RO TRONG HTQL CHẤT LƯỢNG

CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG HSE QUÝ II-2015

12

1514 16

THƯ BAN BIÊN TẬP

BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ 8

2

7 THƯỞNG AN TOÀN

Page 2: HSEQ NEWSLETTER

NGƯỜI TIÊN PHONG CỦA NGÀNH

KHOAN DẦU KHÍ Việt NamNGƯỜI TIÊN PHONG CỦA NGÀNH

KHOAN DẦU KHÍ Việt Nam

32

1 CHIẾN DỊCH AN TOÀN “LÀM VIỆC TRÊN CAO- WORKING AT HEIGHT”

Chiến dịch an toàn quý II/2015 với chủ đề “Working At Height” đã được triển khai tại các giàn khoan do PV Drilling sở hữu, tiếp nối chiến dịch “Slip, Trip & Fall”. Theo đó, cách thức làm việc an toàn trên cao và các bài học kinh nghiệm thực tế đã được giới thiệu đến người lao động làm việc trên giàn khoan thông qua nhiều hình thức, như trình chiếu video, thuyết trình và thảo luận tại các buổi họp an toàn hàng tuần. Bên cạnh đó, các poster chủ đề an toàn khi làm việc trên cao cũng được dán tại các khu vực làm việc nhằm nâng cao nhận thức người lao động. Các nội dung an toàn khác vẫn được hướng dẫn song song cho người lao động nhằm đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và hiệu quả. Chủ đề tiếp theo “Hand & Finger Injuries” sẽ được thực hiện trong quý III. Chương trình do phòng An toàn Chất lượng- Xí nghiệp Điều hành Khoan thực hiện.

2 TRIỂN KHAI ÁP DỤNG PHẦN MỀM JSA TRÊN CÁC GIÀN KHOAN

Trong quý II, việc lắp đặt các máy chủ nội bộ phục vụ cho chương trình JSA trên các giàn khoan biển của PV Drilling đã hoàn tất. Các chuyên viên của phòng An toàn Chất lượng, ban MIS và công ty Lạc Việt đã trực tiếp ra các giàn để hướng dẫn sử dụng phần mềm cho nhân sự trên giàn. Việc đồng bộ hóa dữ liệu JSA của tất cả các giàn đã được hoàn tất vào đầu tháng 6/2015, qua đó, phần mềm đã chính thức triển khai áp dụng. Đây là phần mềm hỗ trợ một cách hệ thống cho hoạt động đánh giá rủi ro trước khi thực hiện các công việc theo yêu cầu (Job Safety Analysis). Hệ thống JSA được xây dựng trên cơ sở dữ liệu JSA của từng giàn nên việc làm quen với cách sử dụng cũng như nội dung JSA đều rất dễ dàng cho các nhân sự trên giàn. Qua một thời gian vận hành, nhóm dự án đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người sử dụng về thiết kế cũng như nội dung của hệ thống JSA.

JACK-UP RIG PV DRILLING I

KHÁCH HÀNG: CUU LONG JOCVỊ TRÍ: Mỏ Sư Tử Nâu, South WHP - F Location, Block 15-1

Zero-LTI: 8 năm

JACK-UP RIG PV DRILLING II

KHÁCH HÀNG: LAM SON JOC VỊ TRÍ: Mỏ Đông Đô, Block 01-02/97

Zero-LTI: 5 năm

JACK-UP RIG PV DRILLING III

KHÁCH HÀNG: VIETSOVPETROVỊ TRÍ: Mỏ Bạch Hổ, Platform BK-10

Zero-LTI: 5 năm

TAD RIG PV DRILLING V

KHÁCH HÀNG: BIEN DONG POCVỊ TRÍ: Mỏ Hải Thạch 1, Block 05-02.

Zero-LTI: 2 năm

LAND RIG PV DRILLING 11

KHÁCH HÀNG: Operator GBRSVỊ TRÍ: Giếng BRS#23, Block 433a/416b, Sahara Platform

Zero-LTI: 0 năm

JACK-UP RIG PV DRILLING VI

KHÁCH HÀNG: PVEP POCVỊ TRÍ: Mỏ Lạc Đà Vàng, Block 15-1/05

Zero-LTI: 0 năm

T hân gửi toàn thể Cán bộ nhân viên Tổng Công ty PV Drilling,

Chúng ta đã đi được nửa chặng đường của năm 2015. Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong hoàn cảnh giá dầu thế giới đang sụt giảm, PV Drilling vẫn đang nỗ lực, từng bước khắc phục và ổn định hoạt động. Nhờ thực hiện tốt công tác hoạch định cùng những nỗ lực hướng đến phát triển bền vững, chúng ta đã có thể thích nghi tốt với những thay đổi của thị trường. Việc áp dụng các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý đã thực sự phát huy tác dụng, hoạt động An toàn-Sức khỏe-Môi trường-Chất lượng trong toàn Tổng Công ty vẫn được duy trì tốt với hàng loạt hoạt động đào tạo, tập huấn, hội thảo chuyên môn và kiểm tra định kỳ. Công tác an toàn trên các giàn khoan của PV Drilling luôn được đặt lên hàng đầu và trong quý II/2015, đều giữ vững thành tích Zero-LTI;

Với mục tiêu phát triển Văn hóa An toàn, Chuyên san kỳ này gửi đến bạn đọc bài viết về “An toàn tựa hành vi”, đề cập đến các nguyên tắc và biện pháp có thể thực hiện nhằm hạn chế sự cố, tai nạn có nguyên nhân bắt nguồn từ hành vi không an toàn của người lao động. Để chuẩn bị cho việc chuyển đổi việc áp dụng phiên bản mới của ISO 9001, Chuyên đề Chất lượng phân tích về phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro, áp dụng vào hệ thống quản lý chất lượng.

Một số bài viết trong Chuyên san các kỳ trước đã từng đề cập đến vấn đề Phát triển Bền vững và Biến đổi khí hậu. Để nâng cao hơn nữa nhận thức bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất và hưởng ứng cuộc vận động bảo vệ động vật hoang dã, Chuyên mục Môi trường kỳ này xin gửi đến quý bạn đọc những thông tin bổ ích về 5 loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ tại Việt Nam. Bên cạnh đó, như thường lệ, các chuyên mục tin tức, cập nhật văn bản pháp luật và Thưởng An toàn sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin về hoạt động HSEQ tại PV Drilling trong quý vừa qua.

Thay mặt Ban Biên tập, tôi xin gửi lời chúc cho công việc của tất cả cán bộ nhân viên Tổng Công ty PV Drilling luôn an toàn và đạt hiệu quả cao.

Trân trọng,Phó Tổng Giám đốcNguyễn Xuân Cường

Page 3: HSEQ NEWSLETTER

NGƯỜI TIÊN PHONG CỦA NGÀNH

KHOAN DẦU KHÍ Việt NamNGƯỜI TIÊN PHONG CỦA NGÀNH

KHOAN DẦU KHÍ Việt Nam

Tin hoạt động HSEQ

4 5

Hội thảo trao đổi kinh nghiệm công tác HSEQ giữa PV Drilling và PVEP

8 HỘI THI AN TOÀN VỆ SINH VIÊN GIỎI PV DRILLING III - 2015

Trong hai ngày 22-23/5 tại TP Vũng Tàu, PV Drilling đã tổ chức thành công Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi lần thứ III. Đến dự có bà Nguyễn Thị Thu Hồng, Phó Chủ tịch TLĐ Lao động Việt Nam; bà Nghiêm Thùy Lan Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam, Ông Lê Hồng Thái, Trưởng ban AT-SK-MT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Về phía Tổng Công ty có ông Đỗ Đức Chiến - Chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Xuân Cường - Phó TGĐ phụ trách HSEQ và Ban lãnh đạo Tổng Công ty và các đơn vị thành viên.

Hội thi năm nay có 10 đội thi đến từ 13 đơn vị, văn phòng trong PV Drilling cùng nhau tranh tài lần lượt 5 nội dung thi bao gồm: thực hành kỹ năng PCCC, thực hành kỹ năng sơ cấp cứu, thi tiểu phẩm, thi trắc nghiệm, trả lời câu hỏi và xử lý tình huống về kiến thức ATVSLĐ. Hội thi ATVSV giỏi PV Drilling lần III năm 2015 đã kết thúc thành công tốt đẹp với giải nhất toàn đoàn thuộc về PVD Logging; giải nhì thuộc về PVD HO; và giải ba là PVD Offshore.

Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao giải nhất từng phần thi cho các đơn vị:• Phần thi tiểu phẩm: PVD

Logging và PVD Well Services• Phần thi kiến thức ATVSLĐ: PVD

Logging.• Phần thi thực hành sơ cấp cứu:

PVD DD & Deep water.• Phần thi thực hành Phòng cháy

chữa cháy: PVD Training.

4 PVD DD: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRÊN CÁC GIÀN KHOAN BIỂN

Trong tháng 5/2015, phòng An toàn Chất lượng đã tiến hành đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu quản lý HSEQ trên giàn PV DRILLING I và II, nhằm tìm ra các điểm không phù hợp và thực hiện các hành động khắc phục và cải tiến hệ thống quản lý An toàn-Sức khỏe-Môi trường-Chất lượng trên các giàn khoan. Cũng trong quý II, các giàn khoan biển cũng đã đón tiếp các đoàn đánh giá của khách hàng. Ngoại trừ giàn PV DRIILING VI mới đi vào hoạt động, các giàn PV DRILLING I, III và V đều đạt kết quả khá cao. Nội dung đánh giá của khách hàng bao gồm 8 mảng: ATSK, hoạt động khoan, vận hành giàn, thiết bị, môi trường, dịch vụ cung cấp suất ăn, nhân viên và các cấp quản lý. Thông tin cụ thể như sau:

3 CÔNG TÁC DUY TRÌ HỆ THỐNG QUẢN LÝ HSEQ TRONG QUÝ

Trong hai ngày 15-16/04/2015, Ban ATCL đã tổ chức kiểm tra đột xuất công tác HSE tại các cơ sở sản xuất trực tiếp đóng tại Cảng PTSC, KCN Đông Xuyên và KCN Phú Mỹ. Đây là hoạt động thường xuyên nhằm đánh giá một cách khách quan công tác HSE của các đơn vị. Nhận xét chung, các đơn vị đã nỗ lực và quan tâm hơn đến công tác HSE, thể hiện qua tổng số ghi nhận tích cực tăng 3 lần so với năm 2014, môi trường làm việc tại các đơn vị đã từng bước được xanh hóa. Kết quả đánh giá cho thấy, 11/12 đơn vị đạt tỷ lệ tuân thủ các yêu cầu HSE trên 90%, trong đó 7 đơn vị đạt trên 95%. Tuy vậy cũng có nhiều điểm chưa đạt các đơn vị cần phải khắc phục liên quan đến các vấn đề ƯPTHKC, vệ sinh công nghiệp, hành vi an toàn và điều kiện an toàn nơi làm việc.

Trong hai ngày 9 và 11/06, PVD Logging đã tổ chức đánh giá nội bộ hệ thống quản lý HSEQ tại tất cả các bộ phận, phòng ban tại văn phòng thành phố Hồ Chí Minh và căn cứ Vũng Tàu. Hoạt động đánh giá nội bộ được duy trì hàng năm tại PVD Logging nhờ cam kết mạnh mẽ của Ban Giám đốc và lãnh đạo các phòng ban trong công ty.

Bên cạnh đó, hoạt động đánh giá hệ thống quản lý HSEQ của khách hàng và nhà thầu tại các đơn vị thành viên đã được thực hiện nghiêm túc. Một số đợt đánh giá quan trọng như: Biển Đông POC đánh giá Căn cứ tràn dầu – PVD Offshore và PVD DeepWater; GE đánh giá Xưởng cơ khí – PVD Offshore; Hoàng Long Hoàn Vũ và Baker Hughes đánh giá PVD Offshore.

Họp đánh giá nội bộ tại PVD Logging

Ngày Giàn KH Điểm 14/4 PVD I CLJOC 124/12518/6 PVD III VSP 125/12522/6 PVD VI PVEP 108/12530/6 PVD V BDPOC 112/125

5 PVD-DD: KIỂM TRA NỒNG ĐỘ CỒN VÀ CHẤT KÍCH THÍCH

Nhằm đảm bảo sự tuân thủ “Chính sách sử dụng rượu bia và chất kích thích”, định kỳ 6 tháng/lần, phòng An toàn Chất lượng Xí nghiệp Điều hành Khoan tiến hành kiểm tra nồng độ cồn và chất kích thích đối với nhân sự làm việc trên các giàn PVD tại sân bay Vũng Tàu. Trong tháng 5 và 6/2015, bác sĩ Ariel Aroulandom đã tiến hành kiểm tra 110 nhân sự của các giàn PVDI, PVDII, PVDIII, PVDV và PVDVI. Kết quả đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và qui định của PV Drilling.

6 CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO CHUYÊN MÔN HSEQ QUÝ I

Ngày 17/04/2015 tại Vũng Tàu, hội thảo nội bộ HSEQ quý 01/2015 đã được tổ chức thành công với sự tham gia của khối cán bộ quản lý hệ thống HSEQ trong toàn Tổng Công ty. Hội thảo lần này tập trung vào các nội dung chính như báo cáo kết quả kiểm tra đột xuất công tác HSE các đơn vị, cập nhật và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật mới. Hội thảo cũng lấy ý kiến góp ý về Quy chế thưởng an toàn điều chỉnh, chương trình xây dựng checklist kiểm tra công tác HSEQ và một số nội dung hoạt động khác trong năm 2015.

7 HỘI THẢO TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM GIỮA PV DRILLING & PVEP

Ngày 12/6/2015 tại tp.HCM, Ban ATCL đã phối hợp với Ban ATKSMT Tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí PVEP tổ chức thành công Hội thảo trao đổi kinh nghiệm trong công tác HSEQ. Đến tham dự hội thảo, ngoài hơn 30 cán bộ quản lý HSEQ của hai Tổng công ty còn có ông Nguyễn Xuân Cường - Phó TGĐ PV Drilling và ông Ngô Hữu Hải - Phó TGĐ thường trực PVEP. Tại hội thảo, hai bên đã cùng chia sẻ kinh nghiệm quản lý HSEQ, đặc biệt về hoạt động đào tạo và phát triển nhân sự chất lượng cao; công tác quản lý an toàn trong điều hành các dự án dầu khí ở nước ngoài và các bài học kinh nghiệm từ sự cố giàn PVD 11 xảy ra vào tháng 01/2015. Trong không khí cởi mở và thân thiện, các vấn đề nêu lên đều được thảo luận sôi nổi. Với sự thành công của hội thảo lần này, PV Drilling và PVEP thống nhất việc duy trì, tăng cường các hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa hai Tổng công ty trong thời gian tới.

Hội thi An toàn Vệ sinh viên Giỏi PV Drilling lần thứ 3

Page 4: HSEQ NEWSLETTER

NGƯỜI TIÊN PHONG CỦA NGÀNH

KHOAN DẦU KHÍ Việt Nam

Thưởng An toàn

NGƯỜI TIÊN PHONG CỦA NGÀNH

KHOAN DẦU KHÍ Việt Nam

Tin hoạt động HSEQ

Diễn tập ứng phó tình huống khẩn cấp tại PVD-Expro

6

PV Drilling hưởng ứng đạp xe vì Môi trường – Green Bike 2015 12 HUẤN LUYỆN VỀ ỨNG PHÓ SCTD - GOT TRAINING VIII

Từ ngày 19-21/5/2015 tại khách sạn BEST CM, TP. Cà Mau, Ban ATCL đã phối hợp với NASOS tổ chức thành công chương trình huấn luyện về UPSCTD, thuộc khuôn khổ của chương trình hợp tác UPSCTD vùng vịnh Thái Lan. Đây là chương trình thường niên dành cho cán bộ phụ trách UPSCTD tại 14 tỉnh ven biển khu vực miền Nam, Cảng vụ hàng hải và một số đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam như PVEP, PVGas, PVOil, PVFCCo, PVCFC. Chương trình còn có sự tham gia của đại diện UBQG Tìm kiếm Cứu nạn và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Đặc biệt, trong khóa huấn luyện lần này có sự tham gia của bà Diane Factuar, đại diện tổ chức PEMSEA, chia sẻ kinh nghiệm về dự án xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ khu vực vịnh Thái Lan.

Chương trình GOT Training VIII tập trung vào các nội dung chính như hướng dẫn làm sạch đường bờ, lựa chọn phương pháp ứng phó phù hợp thông qua việc sử dụng kỹ thuật phân tích lợi ích mạng lưới môi trường (NEBA) và hướng dẫn các tỉnh xây dựng đề cương Kế hoạch UPSCTD cấp cơ sở cũng như thẩm định Kế hoạch UPSCTD cấp cơ sở. Bên cạnh các bài giảng và bài tập nhóm, học viên còn tham gia khảo sát đường bờ tại khu vực đường sông từ Năm Căn đến Đất Mũi.

7

Huấn luyện về ứng phó sự cố tràn dầu GOT TRAINING VIII t ại Cà Mau

9 HƯỞNG ỨNG NGÀY MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI & GREEN BIKE 2015

Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới (5/6/2015), với vai trò Nhà tài trợ Bạc, PV Drilling đã tham gia hoạt động đạp xe vì môi trường (Green Bike 2015) do Intel – AmCham kết hợp với Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên đồng tổ chức vào ngày 30/5/2015 tại Phú Mỹ Hưng, quận 7, Tp. Hồ Chí Minh. Chương trình có sự tham gia của hơn 1.000 người đến từ 60 công ty, tổ chức và các trường đại học trên địa bàn thành phố. Đoàn vận động viên PV Drilling bao gồm 25 thành viên đến từ phòng/ban thuộc văn phòng Tổng Công ty và các đơn vị thành viên như PVD Tech, PVD Logging, PVD Well Services. Chương trình có 02 hoạt động chính là đạp xe vì môi trường và triển lãm giới thiệu về 05 loài động vật quý hiếm tại Việt Nam gồm: Hổ Đông dương, Voi châu Á, Rùa biển, Sếu đầu đỏ và Sao la.

Bên cạnh đó, chiến dịch vận động “Tiêu dùng có trách nhiệm” cũng đã được phát động trong toàn Tổng Công ty. Đặc biệt, chủ đề sử dụng năng lượng tiết kiệm tại văn phòng đã được truyền tải đến cán bộ công nhân viên toàn Tổng Công ty thông qua một đoạn video/slide ngắn do Ban An toàn Chất lượng thực hiện.

10 PVD EXPRO: DIỄN TẬP PCCC & CNCH; VÀ THOÁT HIỂM

Ngày 12/06/2015 tại Vũng Tàu, PVD Expro đã tự tổ chức thành công buổi diễn tập PCCC và CNCH. Đây là hoạt động được thiết lập nhằm kiểm tra mức độ sẵn sàng, hiệu quả ứng phó của con người và thiết bị, thông qua đó nâng cao vai trò, trách nhiệm và kỹ năng ứng phó tình huống khẩn cấp cho toàn thể cán bộ nhân viên. Trong quá trình diễn tập, các lực lượng PCCC cơ sở, cán bộ nhân viên đều tuân thủ nghiêm túc theo kế hoạch ứng phó tình huống khẩn cấp và hiệu lệnh của Ban chỉ đạo. Ngay sau khi kết thúc diễn tập, đơn vị cũng đã tổ chức họp phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm hoàn thiện phương án PCCC của đơn vị.

Do Xuan Chi, Utility PV DRILLING III

Cu Thanh Nhan, Head Painter PV DRILLING III

Lai Van Hai, Driller Trainee PV DRILLING III

Dinh Duc Tien, Able Seaman PV DRILLING V

Tran Van Nhan, Floorman PV DRILLING V

Phan The Lam - Head Roustabout PV DRILLING VI

Tran Van Huy, Storeman PV DRILLING VI

Phan Quoc Quan - Derrickman PV DRILLING VI

11 CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NỘI BỘ MẢNG HSEQ QUÝ II

Trong quý 02/2015, công tác đào tạo huấn luyện về HSEQ được thực hiện nghiêm túc tại các đơn vị trong PV Drilling. Ngoài những khóa đào tạo an toàn cơ bản thực hiện định kỳ, các đơn vị đã lần lượt tổ chức các khóa đào tạo nội bộ có sự tham gia của đông đảo cán bộ nhân viên như: đào tạo về đánh giá rủi ro, huấn luyện an toàn theo yêu cầu thông tư 27/2013/BLĐTBXH, đào tạo an toàn vật liệu nổ, đào tạo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, API Q1 và hệ thống quản lý ATSKMT theo ISO14001:2004 và OHSAS 18001:2007, tuyên truyền kiến thức về PCCC. Tổng số lượt đào tạo HSE trong quý 2/2015 của Tổng Công ty là 1802 lượt.

Page 5: HSEQ NEWSLETTER

Tên khoa học: ChelonioideaChiều dài: 76cm - 180cm tùy loàiTrọng lượng: từ 30kg - 907kg tùy loàiTuổi thọ: đến 80 năm.

Tên khoa học: Grus antigone sharpiiChiều cao: 150- 180 cmTrọng lượng: 8 - 10 kgSải cánh: 220 – 250 cmSinh cảnh: Đầm lầy, vùng nước nông hoặc đất ngập nước.

Thuộc Sách Đỏ IUCN. Hiện tại chỉ còn 3200 cá thể thuộc 6/9 phân loài trên toàn thế giới. Kể từ năm 1990, số lượng Hổ Đông Dương đã giảm 97%. Ba phân loài đã bị tuyệt chủng vào thế kỷ trước. Trong hơn một thập kỷ vừa qua, số lượng loài Hổ đã bị giảm 70%. Sáu quốc gia: Thái Lan, Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc, Myanmar và Việt Nam là ngôi nhà chung cho 350 cá thể hổ Đông Dương.

SẾU ĐẦU ĐỎ VOI CHÂU Á

RÙA BIỂN

HỔ ĐÔNG DƯƠNG

SAO LATên khoa học: Pseudoryx nghetinhensisKích thước: cao 90 cm; dài 130-150 cmTrọng lượng: 80 - 100 kgSinh cảnh: Rừng rậm, khu vực gần suối ở độ cao 200– 600m dọc dãy Trường SơnSừng dài và mảnh, hướng thẳng về phía sau, có thể dài đến 51 cm

Tên khoa học: Elephas maximus indicusChiều cao: 2-3,5 mTrọng lượng: trung bình 5 tấnSinh cảnh: Vùng rừng đất thấp

Tên khoa học: Panthera tigris corbettiTrọng lượng: 180 – 249kgChiều dài: trung bình 2,7mSinh cảnh: Rừng nhiệt đới lá rộng, rừng cận nhiệt đới, rừng khô.

Voi là loài động vật có vú lớn nhất còn sinh sống trên mặt đất ngày nay. Trong tự nhiên, voi gần như không có kẻ thù, ngoài con người săn bắt để lấy ngà. Voi có thể sống được tới 80 năm và có chu kỳ mang thai dài nhất trong

các loài động vật là 22 tháng. Loài voi thường sống gần các nguồn nước ngọt do chúng cần uống nước mỗi ngày một lần, và các loại thức ăn yêu thích của chúng bao gồm cỏ, vỏ cây, rễ, lá và các cành nhỏ và các loại hoa màu khác như chuối, lúa, mía.

Voi châu Á sống theo bầy đàn; hình thành các nhóm gồm 6-7 voi cái, do một voi cái lớn tuổi nhất dẫn dầu. Tương tự như loài voi châu Phi, các nhóm này có thể tạm thời nhập đàn cùng với các nhóm khác để tạo thành một bầy lớn.

Hiện nay, chỉ còn khoảng 1.000 cá thể loài Sếu đầu đỏ phương Đông phân bố tại khu vực Đông Nam Á. Là loài lớn nhất trong họ sếu, chúng có chế độ ăn tạp, có thể ăn các thức ăn thô thường gặp tại đầm lầy và các vùng nước nông như rễ, củ cây, côn trùng, động vật giáp xác và một số loài thú có vú nhỏ. Mỗi cặp sếu đầu đỏ khi kết đôi sẽ sống với nhau trọn vẹn cả đời. Khi một con mất đi, con còn lại sẽ thuỷ chung và thậm chí "tuyệt thực" để đi theo bạn đời.

Tại Việt Nam, những năm gần đây, Sếu đầu đỏ đã trở lại vùng Đồng Tháp Mười rộng lớn do sinh cảnh đất ngập nước nơi đây đã được phục hồi gần với điều kiện tự nhiên trước đây, giúp cho các bãi thức ăn của chúng phát triển trở lại. Hàng năm, có khoảng gần 20 cá thể xuất hiện tại khu vực này.

Ở Việt Nam có 5 loài rùa biển quý hiếm, bao gồm: Vích-Chelonia mydas; Đồi mồi - Eretmochelys imbricata; Quản đồng - Caretta caretta; Rùa da - Dermochelys coriaces; Đồi mồi dứa - Lepichochelys olivacea).

Mặc dù có khả năng đẻ rất nhiều trứng trong một mùa sinh sản nhưng do chọn lọc tự nhiên, số lượng rùa trưởng thành rất ít. Ước tính trung bình, cứ 1.000 rùa con được sinh ra, chỉ có 1 cá thể có thể sống sót đến lúc trưởng thành. Bên cạnh yếu tố chọn lọc tự nhiên, sự suy giảm mạnh mẽ quần thể Rùa biển trong vòng 200 năm qua có sự tác động rất lớn của con người. Cụ thể là sự suy giảm và mất sinh cảnh; môi trường nước bị ô nhiễm; hoạt động đánh bắt không chủ ý hoặc săn bắt và buôn bán rùa biển bất hợp pháp…

Sao la là loài thú còn lại từ thời cổ đại nhưng mới được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới tại Việt Nam vào năm 1992 tại Vườn Quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh,

gần biên giới Việt – Lào. Sao la là loài thú hiếm, chỉ phân bố tại miền Trung Việt Nam và Nam Lào, được mệnh danh là “Kỳ lân Châu Á” và là biểu tượng của núi rừng Trường Sơn. Hiện tại, số lượng cá thể Sao la trong tự nhiên vẫn chưa xác định được. Loài thú quý hiếm này đang bị nhiều mối đe dọa về sinh cảnh và số lượng do nạn săn bắt trộm.

BẢO VỆĐỘNG VẬT

HOANG DÃNgày 04/6/2015 vừa qua, WWF đã tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm tham gia công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. Trong suốt chặng đường hoạt động đã qua, WWF đã mang lại nhiều thành quả đáng ghi nhận cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam cũng như thu thập được bài học kinh nghiệm quý giá cho tổ chức WWF nói chung và hoạt động tại Việt Nam nói riêng. WWF cam kết sẽ duy trì và phát triển mạnh hơn nữa các hoạt động nhằm nâng cao ý thức con người về tầm quan trọng của công tác bảo tồn loài và đa dạng sinh học tại Việt Nam. Chuyên mục Môi trường kỳ này xin giới thiệu đến bạn đọc 05 loài động vật quý hiếm ở Việt Nam mà tổ chức WWF đã và đang thực hiện nhiều hoạt động bảo tồn trong thời gian qua.

Page 6: HSEQ NEWSLETTER

NGƯỜI TIÊN PHONG CỦA NGÀNH

KHOAN DẦU KHÍ Việt Nam

Văn hóa HSE

NGƯỜI TIÊN PHONG CỦA NGÀNH

KHOAN DẦU KHÍ Việt Nam

11

Có thể nói, lịch sử phát triển của bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng gắn liền với sự phát triển các giải pháp an toàn của ngành đó. Trước đây,

để nâng cao thành tích an toàn và giảm thiểu thiệt hại tài chính liên quan đến tai nạn lao động, các tổ chức thường chỉ tập trung vào các biện pháp kỹ thuật, nỗ lực tạo ra một môi trường không có mối nguy (hazard-free facilities) thông qua việc thiết kế nhà xưởng hay sử dụng trang thiết bị và dụng cụ lao động tốt hơn. Tuy nhiên cho nỗ lực đầu tư vào giải pháp kỹ thuật bao nhiêu, các sự cố gây thương tổn vẫn xảy ra, để rồi người ta phải nhận ra rằng: 1) con người vốn không hoàn hảo và vẫn sẽ phạm sai lầm kể cả khi được làm việc trong môi trường tốt và họ thực sự có mong muốn làm việc an toàn; và 2) hính văn hóa làm việc kém an toàn khi đó đã tác động và khuyến khích các hành vi vốn gây ra rủi ro cao.

Kể từ vài thập kỷ gần đây, phương thức tiếp cận “An toàn tựa hành vi” đã được phát triển nhằm giảm thiểu tai nạn sự cố thông qua việc phân tích và hiểu rõ hành vi của người lao động trong bối cảnh của tổ chức mình. Theo thống kê của Dupont, có đến 96% tai nạn xảy ra mà nguyên nhân xuất phát từ những hành vi không an toàn của người lao động. Hành vi (theo E.Scott Geller) chính là những việc làm hay hành động của một cá nhân, có thể quan sát được bởi người khác. Nói cách khác, đó là những gì một người làm hay nói, biểu hiện ra bên ngoài so với những gì người ấy nghĩ, cảm nhận hoặc tin tưởng.

Có nhiều mô hình tiếp cận để hiểu nguyên lý và thực hành BBS trong tổ chức. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ xin được giới thiệu sơ lược về nguyên lý cơ bản và một số phương pháp tiếp cận đó.

Nguyên lý ABC (The ABC of BBS): lLà một quá trình từ những yếu tố ảnh hưởng có trước (Antecedent: Tiền tố)

khiến một hành vi (Behavior) nào đó xảy ra để rồi đối diện với những hậu quả (Consequence: Hậu tố) và bị chính những yếu tố có sau này tác động lại hành vi. Nói cách khác, đó là một tiến trình từ A dẫn đến B gặp C và tác đông lại B.

Trong khi chúng ta thường có xu hướng đề cập đến tiền tố khi phân tích hành vi, nhưng chính hậu tố mới thực sự gây ra ảnh hưởng lớn, tác động đến hành vi.

Thật vậy, khi nghiên cứu một bản báo cáo tai nạn sự cố và đặt một số câu hỏi liên quan đến hành vi mất an toàn, chúng ta thường có xu hướng nhìn vào TIỀN TỐ - những yếu tố có trước hành vi. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu hành vi từ góc nhìn HẬU TỐ, chúng ta sẽ có được một bức tranh rõ nét hơn về lý do tại sao hành vi mất an toàn đó lại xảy ra. Ví dụ, khi có một sự cố gây thương tổn mắt vì cá nhân không đeo kính bảo hộ, chúng ta cần tập trung vào các yếu tố hệ quả của việc đeo kính bảo hộ (đeo vào cũng được nhưng chắc gì có sự cố gây ra cho mắt?) và cả việc không đeo (sẽ dễ chịu, thoải mái hơn, nhìn rõ hơn khi làm việc...) Như thế, để nâng cao hành vi an toàn, ngoài việc trang bị cho người lao động các kiến thức, kỹ năng, quy trình, chính sách…, chúng ta cần chú trọng hơn đến các yếu tố hậu hành vi, cần tìm hiểu tại sao người lao động phải thực hiện, và không cần thực hiện một loại hành vi nào đó và điều gì đã giúp củng cố các yếu tố này khiến hành vi đó có xu hướng tái diễn, hoặc thay đổi trong tương lai.

Các hậu tố củng cố hành vi có thể là những biện pháp mà tổ chức áp dụng nhằm hướng vào sự thành công như sự ghi nhận, tiền thưởng hoặc hướng đến sự tuân thủ như các biện pháp cảnh cáo, kỷ luật, tương tự như chương trình Thẻ quan sát An toàn đang áp dụng tại PV Drilling. Mục tiêu của các chương trình này là khuyến khích sự gia tăng các hành vi an toàn được mong đợi từ người lao động, giúp họ hiểu rằng họ sẽ nhận được một thứ gì đó tích cực, đồng thời sẽ không phải đối mặt với một thứ gì đó tiêu cực khi có hành vi tương ứng. Bằng cách giúp người lao động hiểu thấu các hậu tố này, hành vi an toàn của họ sẽ được củng cố bền vững. Bên cạnh đó, có một số hậu tố giúp thay đổi hành vi. Các hậu tố này dù chủ động (các hình thức kỷ luật) hay bị động (bỏ mặc, không quan tâm) đều khiến một hành vi nào đó của người lao động bị thay đổi hoặc biến mất hoàn toàn. Đó có thể là hành vi tích cực hay tiêu cực, tuy nhiên hành vi thay thế sau đó của người lao động, trong trường hợp này, sẽ rất khó dự đoán trước.

Từ nguyên lý An toàn tựa hành vi, các tổ chức xây dựng các chương trình an toàn của mình dựa trên một số phương pháp tiếp cận, bao gồm:

1. Tiếp cận vi mô - Micro approach to BBS: tập trung vào việc cải thiện thành tích an toàn dựa và sự thay đổi hành vi cá nhân trong từng công việc hàng ngày.

2. Tiếp cận vĩ mô - Macro approach to BBS: giúp cải thiện bền vững thành tích an toàn thông qua việc thay đổi văn hóa an toàn.

3. Tiếp cận tích hợp - Integrated approach to BBS: làm hài hòa giữa các nét văn hóa an toàn của tổ chức với hành vi của mỗi cá nhân.

Để xây dựng văn hóa hành vi an toàn tại nơi làm việc thì không thể thiếu một chương trình huấn luyện, hướng dẫn đạt hiệu quả cao. Chương trình huấn luyện phải được thiết kế nhằm khuyến khích sự tham gia tích cực của mọi nhân viên; khuyến khích các hành vi an toàn; và không khuyến khích các hành vi không an toàn trên cơ sở từng cá nhân cũng như các đơn vị, bộ phận. Mục đích cuối cùng của chương trình huấn luyện này là làm cho mọi người được an toàn, và đây không chỉ là trách nhiệm của lãnh đạo mà là của tất cả mọi người. Do vậy, việc tất cả mọi người đều cùng tham gia vào các quá trình thay đổi hành vi an toàn là rất quan trọng. Để nhấn mạnh phương pháp huấn luyện (Coach), các bước của quá trình được thực hiện như sau:

We Care Chúng ta quan tâm đến mọi người

We Observe each otherChúng ta quan sát lẫn nhau

We Analyze our actionsChúng ta phân tích các hành động

We Communicate feedbackChúng ta phản hồi thông tin

We Help to prevent injuriesChúng ta giúp ngăn ngừa tai nạn

Điều đó có nghĩa là chúng ta nhận biết về rủi ro liên quan đến công việc, quan tâm giữ gìn cho bản thân và cho đồng nghiệp (We Care) bằng cách quan sát lẫn nhau trước và trong khi thực hiện công việc (We Observe), từ đó chúng ta phân tích và hiểu rõ các điều kiện làm việc/hành vi an toàn/không an toàn đang được thực hiện (We Analyze); chúng ta nhắc nhở đồng nghiệp thực hiện an toàn hoặc báo cáo người giám sát/quản lý để đưa ra biện pháp khắc phục, ngăn ngừa (We Communicate); như vậy chúng ta đang tham gia tích cực vào việc ngăn ngừa các tai nạn (We Help).

Hành vi của mỗi cá nhân trong công việc đóng vai trò then chốt, quyết định thành tích an toàn của một tổ chức. Bằng việc hiểu rõ quy luật chi phối hành vi cá nhân, chúng ta có thể đưa ra những biện pháp can thiệp hợp lý nhằm đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và bền vững, góp phần nâng cao vị thế của Tổng Công ty PV Drilling trong lĩnh vực dịch vụ mà chúng ta cung cấp.

10

BEHAVIOR BASED SAFETYan toàn tựa hành vi

“An toàn tựa hành vi là một giải pháp an toàn đề cập đến một chuỗi các biện pháp can thiệp như: tiến trình, chương trình, chiến lược, thủ thuật… được thực hiện dựa trên tâm lý hành vi của người lao động nhằm điều chỉnh một hành vi cụ thể nào đó.”

Antecedent - Tiền tố Behavior - Hành vi Consequence - Hậu tố

Một tác nhân hay sự kiện, hoặc các yếu tố có trước hành vi, các yếu tố có thể tác động để hành vi xảy ra: mục tiêu, chính sách, đào tạo, hỗ trợ hoặc các chỉ dẫn công việc...

Bất kỳ những gì mà ta thấy một cá nhân hành động hoặc nói.

Sự kiện, hiện tượng xuất hiện sau khi hành vi được thực hiện, có thể củng cố hoặc triệt tiêu hành vi đó trong tương lai, tùy thuộc vào việc hành vi đó được khuyến khích hay răn đe bởi tổ chức.

INTERNAL HUMAN FACTOR

WORK ENVIRONMENT

BEHAVIOR

Knowledge, Skills, Ability, Motives,

Intelligence...

Equipment, Tools, Machines, Housekeeping,

TOTAL SAFETY

CULTUREComplying, Reporting,

Comunicating, Actively Caring

feedbackfeed-forward

Page 7: HSEQ NEWSLETTER

NGƯỜI TIÊN PHONG CỦA NGÀNH

KHOAN DẦU KHÍ Việt Nam

Chuyên đề Chất lượng

NGƯỜI TIÊN PHONG CỦA NGÀNH

KHOAN DẦU KHÍ Việt Nam

12 13

Hiện nay, phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro đã được giới thiệu như là một lợi thế của hệ thống quản lý bằng cách tích hợp các

hoạt động đánh giá rủi ro đối với các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng và trong suốt quá trình cung ứng dịch vụ. Đây là một yêu cầu quan trọng không chỉ từ các chuẩn quốc tế như ISO 9001:2015, ISO 55001:2014, ISO 14001:2015 mà còn xuất hiện trong phiên bản API Q1-9th và API Q2-1st để kiểm soát và xử lý các rủi ro liên quan. Các yêu cầu tiếp cận dựa trên rủi ro sẽ được tích hợp như một công cụ phòng ngừa trong đánh giá rủi ro về chất lượng sản phẩm, tiến trình giao hàng, quá trình cung ứng dịch vụ, kế hoạch dự phòng để ứng phó với các kịch bản khi rủi ro xảy ra và trong quá trình quản lý các thay đổi có thể tác động đến sự toàn vẹn của hệ thống quản lý HSEQ .

Cách tiếp cận dựa trên rủi ro là một yêu cầu mới trong phiên bản ISO 9001:2015, được đề cập đến trong tất cả các khía canh của PDCA. Yêu cầu này được quy định cụ thể trong quá trình hoạch định hệ thống quản lý chất lượng và các quá trình của nó, quá trình hướng vào khách hàng bằng cách đảm bảo rằng những rủi ro và cơ hội có thể ảnh hưởng đến sự phù hợp của sản phẩm/dịch vụ và khả năng tăng cường sự hài lòng của khách hàng phải được xác định và giải quyết. Hơn nữa, yêu cầu còn đề cập việc xử lý các rủi ro liên quan đến các hoạt động sau giao hàng và hiệu lực của các hành động để giải quyết các rủi ro đó trong quá trình xem xét của lãnh đạo. Phiên bản mới ISO 9001:2015 thì một trong những mục đích quan trọng của việc thực hiện một hệ thống quản lý chất lượng là một công cụ phòng ngừa rủi ro, sự không

phù hợp. Kết quả là các yêu cầu chính thức liên quan đến hành động phòng ngừa không còn tồn tại, được thay thế bằng các phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro. Yêu cầu cách tiếp cận dựa trên rủi ro này sẽ là một phần đổi mới và không thể thiếu của hệ thống quản lý như ISO 9001:2015, ISO 14001:2015, ISO 55001:2014 hệ thống quản lý tài sản và ISO 45001 (phiên bản mới của OHSAS 18001-2007).

Đánh giá rủi ro cũng là yêu cầu bổ sung rất quan trọng để kiểm soát rủi ro được giới thiệu trong phiên bản API Q1-9th và API Q2-1st. Việc thực hiện chuyển đổi từ phiên bản 8 sang phiên bản thứ 9 của API Q1 bằng cách tích hợp các hoạt động đánh giá rủi ro đối với các qúa trình hệ thống quản lý chất lượng. Và sau sự cố Macondo trong năm 2010, API đã công bố API Q2 đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ trong ngành công nghiệp dầu khí. Những yêu cầu này để đảm bảo rằng các công ty cung cấp dịch vụ cho hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí chuyển đổi từ một hệ thống quản lý dựa trên việc tiếp cận theo quá trình thành hệ thống quản lý theo phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro. Một HTQL hiệu quả có thể đảm bảo giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng dịch vụ. Hệ thống mới này là tập trung vào việc phân tích các nguyên nhân gốc rễ của các sự cố gây mất thời gian (NPT) và các hư hỏng của thiết bị nhằm cải thiện độ tin cậy của công cụ và thiết bị, công nghệ cũng như công tác ngăn ngừa gián đoạn dịch vụ. Các công ty được chứng nhận bởi API Q2 sẽ có cơ hội để chứng minh rằng các dịch vụ mà họ đang cung cấp đáng tin cậy trong mọi khía cạnh. Bài học từ sự cố Deepwater Horizon năm 2010 vẫn còn đó trong công tác phòng ngừa và xử lý rủi ro.

Các yêu cầu bổ sung của kế hoạch dự phòng trong API Q1-9th và API Q2-1st nhằm hỗ trợ các tổ chức thực hiện các biện pháp ứng phó với các kịch bản mà các rủi ro liên quan có thể xảy ra. Các nhà cung cấp dịch vụ cũng phải tích hợp kế hoạch này vào trong các quá trình trong chuỗi cung ứng dịch vụ của họ với nhà cung cấp và khách hàng của mình. Kế hoạch dự phòng là một quá trình liên tục và phải được cập nhật định kỳ để giảm thiểu rủi ro của sự đổ vỡ và sự cố. Lập kế hoạch dự phòng được tích hợp vào dịch vụ và quy trình hỗ trợ giữa các tổ chức, các nhà cung cấp và khách hàng. Việc lập kế hoạch dự phòng được dựa trên rủi ro đánh giá liên quan đến thực hiện dịch vụ và có tác động đến tiến độ giao hàng cũng như chất lượng của sản phẩm.

Phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro cũng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro tác động đáng kể đến chất lượng dịch vụ, an toàn và môi trường nhằm cải thiện hiệu quả và trao đổi thông tin trong chuỗi cung ứng dịch vụ của tổ chức thông qua công tác hoạch định - yêu cầu ban đầu của đánh giá rủi ro, kiểm soát quá trình cung ứng trong đó đầu vào bao gồm kết quả từ đánh giá rủi ro, thực hiện cung ứng dịch vụ - tích hợp đánh giá rủi ro vào quá trình cung ứng dịch vụ, Quản lý Thay đổi - yêu cầu quản lý rủi ro trước khi thực hiện thay đổi, Xem xét của lãnh đạo để xem xét kết quả của quá trình đánh giá rủi ro. Hơn nữa, việc tăng cường và nâng cao năng lực của đội ngũ thực hiện dịch vụ và các chương trình bảo trì ngăn ngừa, kiểm tra và kiểm định cho các thiết bị / công cụ để giảm thiểu NPT từ hư hỏng của các thiết bị đó để cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ, độ tin cậy của

dụng cụ/thiết bị và hiệu suất cũng như quản lý hiệu quả những thay đổi trong tổ chức.

Do đó, phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro đã trở thành một phần thiết yếu và không thể tách rời trong hệ thống quản lý HSEQ và thực hiện như một công cụ phòng ngừa hiệu quả trong hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ.

CustomerRequirement

Contract Review PlanningRisk Assessment and ManagementDesign and DevelopmentContingency PlanningPurchasing ControlExecution of Service/ProductControl of Testing, Monitoring and Detecting EquipmentService Performance ValidationControl of NonconformitiesManagement of Change

TIẾP CẬN rủi roDỰA TRÊNtrong hệ thống quản lý chất lượng

CustomerSatisfaction

CONTINUALIMPROVEMENT

SERVICE/PRODUCT REALIZATION

MANAGEMENT OF CHANGE

End of Process

Change in Personnel &

Suppliers

Process Execution Changes

Management System

Changes

SRP & Design

Changes

Risk Assessment

Customer Notification

Customer Accept?

higher risk?

NO

YES

YES

NO

Management of Change

Process- and Risk-based Quality Management System

Page 8: HSEQ NEWSLETTER

NGƯỜI TIÊN PHONG CỦA NGÀNH

KHOAN DẦU KHÍ Việt Nam

Cập nhật VBPL

NGƯỜI TIÊN PHONG CỦA NGÀNH

KHOAN DẦU KHÍ Việt Nam

1514

Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu; có hiệu lực từ ngày 15/6/2015.

Theo đó, chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường theo một trong các cách thức: lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký; tích hợp trong báo cáo quản lý chất thải nguy hại hoặc đăng ký trực tuyến. Ngoài ra phải có biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải nguy hại và phải có khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại, v.v..

Chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được phân định, phân loại riêng, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định. Nước thải thì phải được quản lý thông qua các hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng, thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Tổ chức, cá nhân phát sinh nước thải phải nộp phí, giá dịch vụ xử lý nước thải theo quy định của pháp luật.

Thông tư 22/2015/TT-BTNMT ngày 28/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường trong sử dụng dung dịch khoan; quản lý chất thải và quan trắc môi trường đối với các hoạt động dầu khí trên biển; có hiệu lực từ ngày 20/7/2015.

Theo quy định tại Thông tư này, đối với các tổ chức khoan thăm dò dầu khí có sử dụng dung dịch khoan nền không nước ở khu vực cách bờ nhỏ hơn 03 hải lý và khu vực nhạy cảm môi trường phải thực hiện quan trắc môi trường nền 01 lần trước khi thực hiện chương trình khoan thăm dò và 01 lần trong thời gian 01 năm kể từ khi kết thúc hoạt động khoan thăm dò. Riêng đối với tổ chức dầu khí chỉ sử dụng dung dịch khoan nền nước khi khoan thăm dò dầu khí trên biển thì không phải thực hiện quan trắc môi trường trước và sau khi kết thúc khoan thăm dò.

Về yêu cầu thu gom, xử lý và thải bỏ đối với các nguồn nước thải phát sinh từ công trình dầu khí trên biển, Thông tư quy định, nguồn nước thải sinh hoạt cách bờ nhỏ hơn 03 hải lý phải được thu gom, xử lý, thải bỏ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; nước thải sinh hoạt cách bờ từ 3 - 12 hải lý được thu gom, thải bỏ và có Giấy chứng nhận ngăn ngừa ô

nhiễm nước sinh hoạt theo quy định và nước rửa máy móc, thiết bị, nước rửa khoang chứa dầu phải được thu gom, xử lý đạt hàm lượng dầu tối đa không vượt quá 15 mg/l trước khi thải xuống biển cách bờ trên 12 hải lý.

Thông tư 04/2015/TT-BXD ngày 3/4/2015 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải; có hiệu lực ngày 19/5/2015; thay thế Thông tư 09/2009/TT-BXD.

Trong đó, đáng chú ý là quy định về các tiêu chí lựa chọn công nghệ để xử lý nước thải phi tập trung như: quy mô công suất trạm/ nhà máy xử lý nước thải; thành phần và tính chất nước thải phát sinh, mức độ ô nhiễm, sức chịu tải nguồn tiếp nhận, vị trí xả nước thải sau xử lý từ nơi phát sinh nước thải; mức độ sử dụng năng lượng cần thiết cho thu gom xử lý; các yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước thải sau xử lý; điều kiện về kỹ thuật, tài chính và năng lực quản lý, vận hành trạm/nhà máy xử lý nước thải; điều kiện về khí hậu, địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn; khả năng mở rộng hoặc nâng công suất và khả năng kết nối với hệ thống xử lý nước thải tập trung trong tương lai và các yếu tố khác về môi trường có liên quan.

Việc quản lý, sử dụng nước thải sau xử lý phải hướng tới việc tiết kiệm tài nguyên nước, sử dụng an toàn, đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe cộng đồng và vệ sinh môi trường. Chủ sở hữu công trình thoát nước có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, phương án và thực hiện việc sử dụng nước thải sau xử lý hoặc sử dụng tuần hoàn; rà soát, đánh giá ảnh hưởng và tác động môi trường đối với hoạt động sử dụng nước thải sau xử lý; tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện và tổ chức việc giám sát, quan trắc, định kỳ kiểm tra phân tích chất lượng nước thải sau xử lý theo quy định, v.v..

Thông tư 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản; có hiệu lực từ ngày 15/7/2015, thay thế các thông tư số 01/2012/TT-BTNMT và 22/2014/TT-BTNMT.

Thông tư này quy định chi tiết Khoản 3 Điều 22 Nghị định 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Theo đó, đối tượng phải lập đề án chi tiết là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động trước ngày 01/4/2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Khoản 1 Điều 12

Nghị định số 18/2015/NĐ- CP nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (Phụ lục 1a); Đối tượng phải lập đề án đơn giản là các cơ sở đã đi vào hoạt động trước ngày 01/4/2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng không có bản cam kết bảo vệ môi trường (Phụ lục 1b).

Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết gồm: 01 văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này; 07 bản đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này và 01 đĩa CD ghi nội dung của đề án chi tiết. Thời hạn tối đa để thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết được rút ngắn xuống còn 25 hoặc 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ tùy thuộc vào từng đề án.

Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; có hiệu lực ngày 15/7/2015;

Bên cạnh các quy định về việc đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cần lưu ý đến quy định về việc lập Kế hoạch bảo vệ môi trường khi xây mới hoặc mở rộng quy mô sản xuất. Việc xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường, tùy vào hoạt động của doanh nghiệp, sẽ do Sở Tài nguyên Môi trường, hoặc UBND phường xã xác nhận. Tuy nhiên, nếu được UBND phường xã ủy quyền, Ban quản lý KCN có quyền xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.

Thông tư 07/2015/TT-BGTVT ngày 7/4/2015 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về báo hiệu hàng hải và thông báo hàng hải; có hiệu lực từ ngày 01/6/2015, bãi bỏ Thông tư số 54/2011/TT-BGTVT.

Cụ thể, ngoài việc phải có nội dung rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, phản ánh một cách đầy đủ, chính xác các thông tin cần cung cấp, thông báo hàng hải còn phải đáp ứng các yêu cầu khác như: Vị trí được lấy theo hệ tọa độ VN-2000 và hệ tọa độ WGS-84, độ chính xác đến 1/10 giây; độ sâu được tính bằng mét đến mực nước “số 0 hải đồ”, độ chính xác đến 1/10 mét; địa danh trong thông báo hàng hải được lấy theo địa danh đã được ghi trên hải đồ hoặc trong các tài liệu hàng hải khác đã xuất bản hoặc tên thường dùng của địa phương (trường hợp địa danh chưa được ghi trong các tài liệu nói trên), v.v..

Về báo hiệu hàng hải, các tổ chức, cá nhân phải thiết lập báo hiệu hàng hải khi quản lý khai thác luồng hàng hải chuyên dùng hoặc sử dụng vùng khoan thăm dò

địa chất, khai thác dầu mỏ, khí đốt; vùng đánh bắt, nuôi trồng hải sản; vùng công trình đang thi công, trục vớt cứu hộ; vùng đặt đường cáp hoặc đường ống ngầm, công trình ngầm, thiết bị ngầm có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải; vùng giải trí, du lịch và thể thao, v.v.

Thông tư 20/2015/TT-BGTVT ngày 29/5/2015 của Bộ Giao thông Vận tải về việc quy định về quản lý tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải; có hiệu lực ngày 01/8/2015; thay thế Thông tư số 47/2011/TT-BGTVT.

Theo đó, giàn khoan hoạt động ngoài khơi phải tuân thủ các quy định về quản lý, tiếp nhận truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải theo quy định về cấp độ an ninh hàng hải. Khi vào hoạt động trong vùng nước cảng biển, phải nhận thông báo từ Cảng vụ Hàng hải về cấp độ an ninh đang được áp dụng tại cảng biển và biện pháp an ninh cần áp dụng trên tàu biển. Ngoài ra, nếu được thông tin đe dọa hoặc có nguy cơ đe dọa an ninh hàng hải phải thông báo ngay cho Cảng vụ Hàng hải và Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải. Về thực tập kết nối thông tin an ninh hàng hải, Thông tư quy định, hàng năm, công ty tàu biển phải thực tập kết nối, xử lý với Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải ít nhất 01 lần/năm. Trước khi thực hiện thực tập, thuyền trưởng hoặc công ty tàu biển phải báo cáo với Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải về kế hoạch thực tập theo quy định.

T rong kỳ này, chuyên mục tổng hợp các nội dung đáng chú ý từ một số văn bản pháp quy liên quan đến lĩnh

vực quản lý HSEQ, đã được đăng tải trên Bản tin pháp luật do Ban Pháp Chế thực hiện trong quý vừa qua, từ lĩnh vực bảo vệ môi trường, quản lý chất thải, lập đề án bảo vệ môi trường và quan trắc môi trường đến lĩnh vực an toàn an ninh hàng hải. Để tải văn bản, các Anh/Chị vui lòng bấm vào tên của văn bản, hoặc liên hệ Ban biên tập.

Page 9: HSEQ NEWSLETTER

PV DRILLINGNGƯỜI TIÊN PHONG CỦA NGÀNH KHOAN DẦU KHÍ VIỆT NAM

Lầu 4, Sailing Tower, 111A đường Pasteur, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

tel: (84-8) 39142012fax: (84-8) 39142021

email: [email protected]

Chỉ số hoạt động

PVD I

PVD II

PVD III

PVD V

PVD VI

PVD 11

PVD WS

PVD LOG CỘNG

Chết người/LTI 0 0 0 0 0 1 0 0 1Điều trị y tế 0 0 0 0 0 1 0 0 1Sơ cấp cứu 0 0 2 1 3 0 0 0 6Cận nguy 1 1 0 2 0 0 1 1 6Hư hỏng tài sản 0 1 0 2 2 0 0 0 5CỘNG 1 2 2 5 5 2 1 1 19

Fatality/LTI: 1 | MTO/RWTC: 1 | Môi trường: 0

THỐNG KÊ SỰ CỐ: 19

TỔNG GIỜ CÔNG: 2.998.700PVD CARDS: 30.746

ĐÀO TẠO HSE: 3.733 LƯỢT

THƯỞNG AN TOÀN PVD Khách hàng

Giàn Lượt Số tiền (đ) Lượt Số tiền (đ)PVD I 405 1.600.610.000 56 26.000.000

PVD II 326 386.360.000PVD III 317 376.800.000PVD V 274 482.930.000

PVD VI 171 156.200.000PVD 11 21 12.150.000

PVDO: 31,3%

PVD-LOGGING: (64.2%)

PVD-WS

PVD-TECH

PVDOPVD-DD

35.8%3.754

1843

57

150

39

PVD V: 6,3%

PVD III: 5,7%PVD II:5,4%

PVD I: 5,9%

PVD-HO: 5,6% PVD-DD: 4,5%

PVD-WS: 5,2%PVD 11: 6,6%

PVD-LOGGING:9,3%

PVD-TECH: 8%PVD- INVEST: 1,7%

PVD-DW: 0,8%

PVD VI: 3,7%

PVD IIPVD I

PVD VPVD III

PVDO

PVD DD

PVD LOGGIN

G

PVD WS

PVD TECHPVD 11

PVD HO

PVD INVEST

0

400

800

430 366287 304

529

21

218 277157

23 23

PVD VI

PVD DW

967

10121

PVD I

PVD II

PVD III

PVD V

PVD 11 778

2773

5548

4976

5073

PVD VI

5755

0 1000 3000

PVD II

PVD I

SCC: 1 CẬN NGUY: 2HHTS: 2

PVD VPVD VI

SCC: 2

SCC: 3HHTS: 2

PVD 11

CẬN NGUY: 1

CHẾT NGƯỜI: 1 ĐTYT: 1

PVD WS

PVD LOG

CẬN NGUY: 1CẬN NGUY: 1

PVD III

SCC: 1 CẬN NGUY: 1

5000