23
Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG ****** HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản Yêu cầu chung: - Sinh viên phải thực hiện những quy định về mặt hình thức cũng như nội dung khi viết Báo cáo thực tập tốt nghiệp theo hướng dẫn này và theo hướng dẫn chung Khoa Tài chính – Ngân hàng. - Sinh viên có thể liên hệ với Giảng viên (để sửa tên đề tài, đề cương chi tiết và bài viết của từng Sinh viên) thông qua địa chỉ mail: [email protected] - Sinh viên chú ý theo dõi thông báo của GVHD trên địa chỉ website: https://sites.google.com/site/buitoanffb - Hạn nộp bài: Theo thông báo của Khoa (Nộp trực tiếp cho Khoa). THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2015

Huong Dan BCTT

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Huong Dan BCTT

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

******

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Giảng viên: ThS. Bùi Ngọc Toản

Yêu cầu chung:

- Sinh viên phải thực hiện những quy định về mặt hình thức cũng như nội dung khi viết Báo

cáo thực tập tốt nghiệp theo hướng dẫn này và theo hướng dẫn chung Khoa Tài chính – Ngân

hàng.

- Sinh viên có thể liên hệ với Giảng viên (để sửa tên đề tài, đề cương chi tiết và bài viết của

từng Sinh viên) thông qua địa chỉ mail: [email protected]

- Sinh viên chú ý theo dõi thông báo của GVHD trên địa chỉ website:

https://sites.google.com/site/buitoanffb

- Hạn nộp bài: Theo thông báo của Khoa (Nộp trực tiếp cho Khoa).

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2015

Page 2: Huong Dan BCTT

Trang 2

Lưu ý khi liên hệ qua mail với Giảng viên:

- Chủ đề của mail: BCTT_Tên lớp_Họ và tên_Nội dung

Nội dung ở đây có thể là DC nếu là đề cương, C1 nếu là chương 1, C2 nếu là chương

2, C3 nếu là chương 3, HC nếu là bài hoàn chỉnh hoặc để trống nếu là nội dung hỏi

thông thường (không phải các chương hoặc đề cương).

Ví dụ: Bạn Nguyễn Văn A, lớp DHTN6 muốn hỏi về vấn đề đề cương chuyên đề tốt

nghiệp sẽ gửi mail với chủ đề: BCTT_DHTN6_Nguyễn Văn A_DC

- Nội dung mail bắt buộc phải có các vấn đề sau:

Họ và tên, MSSV, lớp của sinh viên

Tên đề tài

Số điện thoại

Nội dung cần hỏi

File word đính kèm (nếu có – trình bày trên Microsoft Word 2003)

- Quy định về tên file khi gửi:

Tên file phải được đặt theo quy định sau: tên.họ và tên đệm.MSSV.noidung.doc;

Ví dụ: Bạn Nguyễn văn A có MSSV là 09111111 khi gửi file nội dung chương 1 sẽ có tên

file là: A.NguyenVan. 09111111.C1.doc

Page 3: Huong Dan BCTT

Trang 3

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1.Mục đích

Tạo điều kiện cho sinh viên có dịp đi thực tế nhằm học tập, so sánh, đánh giá

mối liên hệ giữa thực tế và lý luận của ngành TCNH (gồm Tài chính Doanh nghiệp và

Ngân hàng): Nghiệp vụ NHTM, QTNHTM, TTQT, TCDN, đầu tư tài chính, quản lý

các dự án đầu tư, phân tích tài chính, bảo hiểm, thị trường chứng khoán, thuế, … được

tiếp cận tình hình quản lý tài chính tại các doanh nghiệp, các ngân hàng, các quỹ đầu

tư, thuế, cơ quan hành chính,… để dễ dàng đáp ứng yêu cầu về thực hành của thị

trường lao động. Đây là vấn đề cần thiết đối với sinh viên chuyên ngành Tài chính-

Ngân hàng.

1.2. Hướng dẫn chung

Chọn đề tài: Sinh viên chọn đề tài và vấn đề liên quan đến nghiệp vụ thực tế

phòng/ban/tổ được tiếp cận trong quá trình thực tập với nội dung thụôc ngành tài

chính-ngân hàng (gồm Tài chính Doanh nghiệp và Ngân hàng) như: Nghiệp vụ

NHTM, QTNHTM, TTQT, TCDN đầu tư chứng khoán, đầu tư tài chính, thị trường

chứng khoán, thuế, bảo hiểm xã hội, kinh doanh bất động sản, tài chính doanh nghiệp,

tài chính quốc tế, đầu tư tài chính, phân tích tài chính, hoạch định ngân sách vốn, quản

lý danh mục đầu tư, quản trị rủi ro….Đề tài báo cáo phải thông qua giảng viên hướng

dẫn và được hướng dẫn đồng ý .

Viết đề cương chi tiết: Sau khi báo cáo đơn vị và phòng ban thực tập và được

giảng viên hướng dẫn đồng ý, sinh viên viết đề cương chi tiết (theo hướng dẫn); giảng

viên hướng dẫn góp ý, chỉnh sửa.

1.3.Độ dày của một Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Báo cáo thực tập tốt nghiệp dày tối thiểu là 45 trang và tối đa 60 trang, nội dung

tính từ trang đầu tiên của chương thứ 1

Page 4: Huong Dan BCTT

Trang 4

1.4.Số bản in của Báo cáo thực tập tốt nghiệp.

Sinh viên phải in 2 bản Báo cáo thực tập tốt nghiệp nộp Khoa theo đúng thời

gian quy định.

Riêng đối với sinh viên hệ chất lượng cao thì phải in 4 bản nộp cho khoa (2

tiếng Anh và 2 tiếng Việt).

1.5. Font và size chữ trong bài Báo cáo thực tập tốt nghiệp:

Nội dung Báo cáo thực tập tốt nghiệp phải được đánh trên khổ giấy A4 với cỡ

chữ 13 font chữ Time New Roman.

1.6. Chấm điểm: (Theo quy định chấm Báo cáo thực tập tốt nghiệp)

2. NỘI DUNG VÀ CÁCH TRÌNH BÀY

2.1. Bố cục nội dung

Nhật ký thực tập: In theo mẫu tại trang 13. Nên in nhiều tờ và đóng lại thành

cuốn để lưu trữ và thực hiện trong suốt quá trình thực tập. Sau thời gian thực tập, Nhật

ký thực tập sẽ được đóng vào Báo cáo (xem mẫu).

Nhật ký thực tập phải được mang theo khi đến cơ sở thực tập và khi gặp giảng viên

hướng dẫn để cập nhật ngày, nội dung và kết quả thực tập (cột 1,2 và 3) và chữ ký xác

nhận của người hướng dẫn thực tập tại đơn vị thực tập (cột 4) và giảng viên hướng dẫn

(cột 5).

Chú ý: nên chỉnh khoảng trống giữa các ngày thực tập rộng đảm bảo đủ chỗ để ghi rõ

nội dung thực tập.

Chương 1 :

Hệ thống lý thuyết liên quan mật thiết đến nội dung báo cáo thực tập; các chỉ tiêu

đánh giá của báo cáo, các nhân tố ảnh hưởng, nêu những vấn đề còn tồn tại; chỉ ra

những vấn đề mà đề tài nhắm tới.

Chương 2: Nội dung thực tập

Giới thiệu nơi thực tập

- Lịch sử hình thành và phát triển, sơ đồ hệ thống tổ chức, các quy định nội bộ.

- Giới thiệu chi tiết về phòng ban thực tập: Tổ chức, vai trò, chức năng và nhiệm

vụ của phòng ban.

Giới thiệu về các nghiệp vụ cơ bản mà phòng ban thực tập thực hiện.

Page 5: Huong Dan BCTT

Trang 5

- Mô tả công việc thực hiện và phân tích số liệu liên quan đến nghiệp vụ đang đề

cập.

- Nhận xét về những nghiệp vụ phát sinh tại nơi thực tập (đạt được và tồn tại).

Chương 3: Đánh giá nội dung thực tập và gợi ý

Đánh giá nội dung thực tập:

- Tổ chức bộ phận thực hiện nghiệp vụ hợp lý khoa học ?

- Quy trình, biểu mẫu khoa học ?

- Mối quan hệ đồng nghiệp ở phòng ban thực tập;

- Kết quả thu nhận được sau khi thực tập.

Gợi ý : Trình bày những gợi ý liên quan đến các nghiệp vụ thực tế đã được thực tập

và trình bày trong Chương 2 nhằm hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn nghiệp vụ này ở

đơn vị thực tập.

Kết luận: trình bày kết quả báo cáo một cách ngắn gọn

Danh mục tài liệu tham khảo:

Bao gồm các tài liệu (sách chuyên khảo, tham khảo, tài liệu trên mạng, giáo trình,

tài liệu hội thảo, hội nghị, bài báo... hay báo cáo của đơn vị thực tập) được trích dẫn,

sử dụng và đề cập tới

2.2 Cách trình bày

2.2.1 Soạn thảo văn bản

Sử dụng kiểu chữ Times New Roman (Unicode) cỡ 13 của hệ soạn thảo

Winword; mật độ chữ bình thường; không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa

các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1.5 lines; lề trên 3.5 cm; lề dưới 3cm; lề trái 3.5 cm; lề

phải 2cm.

Số trang được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy. Nếu có bảng, biểu,

hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng

nên hạn chế trình bày theo cách này.

Báo cáo được in trên một mặt giấy trắng, khổ A4 (210 x 297mm).

2.2.2 Tiểu mục

Các tiểu mục của luận văn được trình bày và đánh số và nhóm chữ số, nhiều

nhất gồm 03 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (Thí dụ: 1.1.2, nhóm tiểu mục 2,

Page 6: Huong Dan BCTT

Trang 6

mục 1, Chương 01). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất 02 tiểu mục, nghĩa là

không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo.

2.2.3. Bảng biểu, hình vẽ, phương trình

Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương (Thí dụ

hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong Chương 3). Mọi bảng biểu, đồ thị lấy từ các

nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ (ví dụ: Nguồn: Tr.35, Báo cáo Kết quả Kinh

doanh của Vietcombank (2013), nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác

trong Danh mục tài liệu tham khảo.

Đầu đề của bảng, biểu ghi phía trên bảng, biểu; đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới

hình. Thông thường những bảng ngắn và đồ thị nhỏ phải đi liền với phần nội dung đề

cập tới các bảng và đồ thị này ở lần thứ nhất. Các bảng dài có thể để ở những trang

riêng nhưng cũng phải tiếp ngay theo phần nội dung đề cập tới bảng này ở lần đầu tiên.

Khi đề cập đến các bảng, biểu hoặc hình vẽ phải nêu rõ số của hình và bảng,

biểu đó.

Việc trình bày phương trình toán học trên một dòng đơn hoặc dòng kép là tùy ý,

tuy nhiên phải thống nhất trong toàn chuyên đề. Khi có ký hiệu mới xuất hiện lần đầu

tiên thì phải có giải thích và đơn vị tính đi kèm ngay trong phương trình có ký hiệu đó.

2.2.4. Viết tắt

Không lạm dụng việc viết tắt. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được

sử dụng nhiều lần trong Báo cáo. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề

hoặc những cụm từ ít xuất hiện. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan,

tổ chức... thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc

đơn. Nếu có quá nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo

thứ tự A, B, C) ở phần đầu Báo cáo thực tập tốt nghiệp.

2.2.5. Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn

Mọi ý kiến, khái niệm, phân tích, phát biểu, diễn đạt... có ý nghĩa, mang tính

chất gợi ý không phải của riêng tác giả và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn

và chỉ rõ nguồn trong danh mục Tài liệu tham khảo.

Nếu người dẫn liệu không có điều kiện tiếp cận được một tài liệu gốc mà phải

trích dẫn thông qua một tài liệu khác của một tác giả khác, thì phải nêu rõ cách trích

dẫn (lưu ý phải ghi đúng nguyên văn từ chính tài liệu tham khảo và hạn chế tối đa hình

thức này).

Page 7: Huong Dan BCTT

Trang 7

Nếu cần trích dẫn dài hơn thì phải tách phần này thành một đoạn riêng khỏi

phần nội dung đang trình bày, in nghiêng, với lề trái lùi vào thêm 2 cm. Khi mở đầu và

kết thúc đoạn trích này không phải sử dụng dấu ngoặc kép.

2.2.6. Phụ lục

Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc hỗ trợ cho nội

dung báo cáo như số liệu, biểu mẫu, tranh ảnh. . . . nếu sử dụng những câu trả lời cho

một bảng câu hỏi thì bảng câu hỏi mẫu này phải được đưa vào phần Phụ lục ở dạng

nguyên bản đã dùng để điều tra, thăm dò ý kiến; không được tóm tắt hoặc sửa đổi.

Các tính toán mẫu trình bày tóm tắt trong các biểu mẫu cũng cần nêu trong Phụ lục của

Báo cáo.

2.2.7. Cách xếp danh mục Tài liệu tham khảo:

a. Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, …); hoặc

chia thành hai phần: Tiếng Việt, Tiếng nước ngoài. Nếu tác giả là người Việt

nhưng tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài, thì liệt kê tài liệu trong khối tiếng

nước ngoài. Tên các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không

phiên âm, không dịch. Số thứ tự được ghi liên tục giữa các tài liệu tiếng Việt và

tiếng nước ngoài.

b. Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ của từng

nước:

Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.

Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên, nhưng vẫn giữ nguyên thứ

tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ.

Tài liệu không có tên tác giả, thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan

chịu trách nhiệm ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục thống kê

xếp vào vần T, Bộ giáo dục và đào tạo xếp vào vần B,…

c. Cách viết và sắp xếp tài liệu tham khảo:

Sử dụng References của Word để sắp xếp tự động theo đúng chuẩn quốc tế, sau

dó xuất ra theo ví dụ sau:

Ví dụ :

Tiếng Việt

Page 8: Huong Dan BCTT

Trang 8

1. Quách Ngọc A (1992), “Nhìn lại sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt nam

giai đọan sau đổi mới”, Tạp chí Thương mại, 98(1), tr. 10-16.

2. Bộ Tài chính (1996), Báo cáo tổng kết 5 năm (1992-1996)thu hút vốn đầu tư

nướ ngòai, Hà Nội.

3. Nguyễn Hữu D, Đào Thanh B, Lâm Quang D (2007), @ – Cơ sở lý luận và ứng

dụng, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị G (2009), Phát hiện và đánh giá một số rủi ro trong ứng dụng công

nghệ thông tin trong họat động của ngân hàng, Luận văn thạc sĩ , khoa Ngân

hàng, Học viện Tài chính, Hà Nội.

……….

23. Võ Thị Kim H (2007), Thu hút vốn đầu tư phát triển thị trường Bất động

sản…, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường đại học Ngân hàng, TP.Hồ Chí Minh.

24. ……….

Tiếng Anh

28. Anderson J.E. (1985), The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case,

American Economic Review, 75(1), pp. 178-90.

29. Boulding K.E. (1955), Economics Analysis, Hamish Hamilton, London.

30. Central Statistical Oraganisation (1995), Statistical Year Book, Beijing.

31. FAO (1971), Agricultural Commodity Projections (1970-1980), Vol. II. Rome.

32. Institute of Economics (1988), Analysis of Expenditure Pattern of Urban

Households in Vietnam, Departement pf Economics, Economic Research

Report, Hanoi.

Page 9: Huong Dan BCTT

Trang 9

(Mẫu 1: TRANG BÌA)

BỘ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO (Bold, size 14) BỘ CÔNG THƯƠNG (Bold, size 14)

TRỪƠNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM (Bold, size 14)

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG (Bold, size 14)

******

KHÓA LUẬN/CHUYÊN ĐỀ/BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

(Bold, size 16)

TÊN ĐỀ TÀI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP (Bold, size 24)

Người hướng dẫn: ThS. BÙI NGỌC TOẢN (Bold, size 14, in hoa)

Người thực hiện: NGUYỄN THỊ B (Bold, size 14, in hoa)

Lớp : ………(Bold, in hoa, size 14)

Khoá : .…........(Bold, in hoa, size 14)

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM … (Bold, size 14)

Page 10: Huong Dan BCTT

Trang 10

(Mẫu 2: TRANG PHỤ BÌA)

BỘ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO (Bold, size 14) BỘ CÔNG THƯƠNG (Bold, size 14)

TRỪƠNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM (Bold, size 14)

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG (Bold, size 14)

******

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

(Bold, size 16)

TÊN

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

(Bold, size 24)

Người hướng dẫn: ThS. BÙI NGỌC TOẢN (Bold, size 14, in hoa)

Người thực hiện: NGUYỄN THỊ B (Bold, size 14, in hoa)

Lớp : ………(Bold, in hoa, size 14)

Khoá : .…........(Bold, in hoa, size 14)

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM … (Bold, size 14)

Page 11: Huong Dan BCTT

Trang 11

LỜI CẢM ƠN (Bold, size 14)

Page 12: Huong Dan BCTT

Trang 12

NHẬN XÉT (Bold, size 14)

(Của cơ quan thực tập)

Page 13: Huong Dan BCTT

Trang 13

NHẬN XÉT (Bold, size 14)

(Của giảng viên hướng dẫn)

Page 14: Huong Dan BCTT

Trang 14

NHẬT KÝ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Nội dung thực tập Kết quả

đạt được

Đơn vị

thực tập

GV

hướng

dẫn

Tuần thứ 1

Ngày.......

Ngày........

Ngày........

.....................

Tuần thứ 2

Ngày.......

Ngày........

Ngày........

........................

Tuần thứ ......

.......................

Page 15: Huong Dan BCTT

Trang 15

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU (Bold, size 14)

BẢNG 1.1 : SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC.

BẢNG 1.2 : QUI TRÌNH CHO VAY

BẢNG 2.1 : SẢN PHẨM TÍN DỤNG NGẮN HẠN.

. . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Chữ số đầu tiên chỉ tên chương.

- Chữ số thứ hai chỉ thứ tự bảng trong chương.

Page 16: Huong Dan BCTT

Trang 16

MỤC LỤC (Bold, size 14)

(Chỉ liệt kê đến 3 chữ số tiểu mục)

1. CHƯƠNG 1…………………………………………………………………

1.1……………………………………………………………………………

1.1.1…………………………………………………………………..

1.1.2…………………………………………………………………..

1.2……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………….

2. CHƯƠNG 2…………………………………………………………………

2.1……………………………………………………………………………….

2.2

3. CHƯƠNG 3…………………………………………………………………

3.1……………………………………………………………………………….

3.2

Page 17: Huong Dan BCTT

Trang 17

NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP

Page 18: Huong Dan BCTT

Trang 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO (Bold, size 14)

Page 19: Huong Dan BCTT

Trang 19

PHỤ LỤC (Bold, size 14)

(Các tài liệu thu thập trong thực tế hoặc các bảng biểu bổ sung- Đánh số thứ tự để dễ

tra cứu )

4. MỘT SỐ ĐỀ TÀI GỢI Ý

1. Hoạt động thẩm định Tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh NH NN & PTNT Sài

gòn

2. Hoạt động thanh toán thẻ tại VIETCOMBANK

3. Hoạt động tín dụng ngắn hạn cho Doanh Nghiệp vừa và nhỏ tại VPBANK

4. Hoạt động Thanh toán Quốc Tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ACB

5. Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại NH đầu tư và phát triển Việt nam-

CN Sài gòn

6. Hoạt động Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại MB

7. Hoạt động huy động và sử dụng vốn tại NH TM CP quân đội , PGD Nguyễn Oanh

8. Hoạt động khai thác vốn tại ngân hàng CP Sài gòn

9. Hoạt động quản lý thu thuế GTGT ở khu vực kinh doanh cá thể trên địa bàn Q. Gò

Vấp

10. Hoạt động huy động vốn thông qua trái phiếu chính phủ (TPCP) ở Kho bạc nhà

nước (KBNN) TP.Hồ Chí Minh

11. Phát triển sản phẩm dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng Tiên phong

12. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại TECHCOMBANK

13. Hoạt động Kinh doanh chứng khoán tại cty CP Chứng khoán Bảo Việt

14. Hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh…. Ngân hàng Hàng hải

15. Quản lý hoạt động ngoại hối của NH nhà nước Việt nam

16. Hoạt động xử lí nợ quá hạn tại Ngân hàng ACB-CN Nam Sài gòn

17. Sử dụng vốn lưu động tại Công ty Sách-Thiết bị trường học

18. Kinh doanh tiền tệ làm dịch vụ NH với nội dung nhận và sử dụng tiền gửi để cấp

tín dụng cung ứng các dịch vụ thanh toán

19. Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn tại công ty CP dầu khí Petrosin

20. Xây dựng chính sách tín dụng thích hợp trong doanh nghiệp.

21.Quản lý và phòng ngừa (hedging) rủi ro tài chính.

22.Phương pháp định giá doanh nghiệp.

23.Đầu tư dài hạn tại doanh nghiệp.

Page 20: Huong Dan BCTT

Trang 20

24.Tìm hiểu cho thuê tài chính và các nghiên cứu ứng dụng cho thuê tài chính tại Viêt

Nam.

25.Quản lý tài chính tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

26.tài trợ ngắn hạn thích hợp cho các doanh nghiệp VN trong xu thế hội nhập.

27.Vấn đề thua lỗ của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam và tình trạng định giá chuyển

giao.

28.Vấn đề quản lý tài chính tại các tổng công ty 90, 91.

29.Quản lý tài chính tại các công ty đa quốc gia đang đầu tư tại Việt Nam.

30.Quản lý tài sản ngắn hạn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt

Nam.

31.Đánh giá tác động của chính sách bán chịu đối với sự phát triển của doanh nghiệp

trong nền kinh tế thị trường.

32.Hoạch định ngân sách tiền mặt và tác dụng của việc hoạch định ngân sách trong

quản lý tài chính ngắn hạn trong doanh nghiệp.

33.Bán trả góp và các mô hình bán trả góp của doanh nghiệp.

34.Mô hình của công ty tài chính trong tổng công ty ở Việt Nam.

35.Vấn đề kết hợp quyết định đầu tư và quyết định tài trợ trong việc hoạch định tài

chính ở doanh nghiệp…..

36.Các chiến lược quản lý vốn luân chuyển tại doanh nghiệp.

37.Hoạch định chiến lược tài chính doanh nghiệp thích hợp cho giai đoạn phát triển

của doanh nghiệp từ giai đoạn khởi sự, tăng trưởng, bảo hòa và suy thoái.

38.Chính sách phân phối cổ tức đối với giá trị doanh nghiệp.

39.Ứng dụng nghiệp vụ thuê tài sản ở các doanh nghiệp Việt Nam.

40.Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn trong doanh nghiệp.

41.Ứng dụng kỹ thuật phân tích tỷ giá để dự báo tỷ giá trong nền kinh tế Việt Nam.

………………….

Chú thích: Trên đây chỉ là những đề tài mang tính định hướng. Sinh viên được quyền

chọn đề tài ngoài danh mục trên nếu được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn.

Page 21: Huong Dan BCTT

Trang 21

ĐỀ CƯƠNG GỢI Ý

Đề tài:

HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH THẺ TẠI NGÂN HÀNG …..- CHI NHÁNH…...

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

2. Mục tiêu nghiên cứu

3. Phương pháp nghiên cứu

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5. Kết cấu của bài

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI

1.1 Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

1.1.1 Khái niệm về thanh toán không dùng tiền mặt

1.1.2 Ý nghĩa của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

1.1.3 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt nam hiện nay

1.2 Những vấn đề cơ bản về thẻ thanh toán

1.2.1 Sự hình thành và phát triển của thẻ thanh toán

1.2.2 Khái niệm và hình thức thẻ thanh toán

1.2.3 Phân loại thẻ thanh toán

1.2.4 Chủ thể tham gia phát hành và thanh toán thẻ

1.2.5 Quy trình nghiệp vụ thanh toán thẻ

1.2.6 Lợi ích khi sử dụng thẻ thanh toán

1.2.7 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ và biện pháp phòng ngừa

1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM

1.3.1 Yếu tố khách quan

a. Điều kiện pháp lý

b. Điều kiện khoa học công nghệ

Page 22: Huong Dan BCTT

Trang 22

c. Điều kiện dân cư

d. Các điều kiện về mặt kinh tế

1.3.2 Yếu tố chủ quan

a. Nguồn lực con người

b. Mạng lưới chấp nhận thẻ

c. Tiềm lực về vốn và công nghệ của ngân hang

d. Thủ tục giấy tờ

CHƯƠNG 2

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG …..- CHI NHÁNH ……

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển NH thương mại ……..

2.1.2. Giới thiệu về NH thương mại …….. chi nhánh ………..

2.1.3 Giới thiệu về phòng thanh toán và kinh doanh dịch vụ

2.2 NỘI DUNG THỰC TẬP TẠI NGÂN HÀNG…..CHI NHÁNH……

2.2.1. Quy trình thực tập và công việc thực tế tại NH thương mại …. chi nhánh ………

2.2.3 Các biểu mẫu áp dụng

2.2.4. Phân tích tình hình hoạt động thanh toán thẻ của NH thương mại .. chi nhánh …

2. 2.5. Đánh giá kết quả hoạt động thanh toán thẻ của NH thương mại .. chi nhánh …

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG THỰC TẬP VÀ GỢI Ý MỘT SỐ VẤN ĐỀ

3.1. Nhận thức của sinh viên sau thời gian thực tập ở NH thương mại….. chi nhánh ..

3.2. Nhận xét về tổ chức bộ phận

3.3. Nhận xét về qui trình

3.4. Nhận xét biểu mẫu bảng biểu chứng từ

3.5. Mối quan hệ làm việc

3.6. Học hỏi từ các quy định ở NH thương mại….. chi nhánh ..

3.7. Nhận xét về kết quả thu nhận được sau khi kết thúc thực tập

Page 23: Huong Dan BCTT

Trang 23

3.8. …..

Kết luận