28
Hướng dẫn cài đặt và sử dụng XAMPP Tháng Hai 20, 2009 — cuongvttt 1. Cài đặt XAMPP Chạy tập tin cài đặt XAMPP. Chọn ngôn ngữ cài đặt. Bấm Next để tiếp tục. Chọn thư mục cài đặt trên máy rồi bấm vào nút Install. Chờ đợi quá trình cài đặt hoàn tất. Màn hình MS-DOS cấu hình PHP với Windows hiện ra. Bấm Finish để hoàn tất. Chọn Yes để cài đặt XAMPP như dịch vụ trong Windows. Màn hình MS-DOS cài đặt xuất hiện.

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng XAMPP

Tháng Hai 20, 2009 — cuongvttt

1. Cài đặt XAMPPChạy tập tin cài đặt XAMPP.Chọn ngôn ngữ cài đặt.

Bấm Next để tiếp tục.

Chọn thư mục cài đặt trên máy rồi bấm vào nút Install.

Chờ đợi quá trình cài đặt hoàn tất.

Màn hình MS-DOS cấu hình PHP với Windows hiện ra.

Bấm Finish để hoàn tất.

Chọn Yes để cài đặt XAMPP như dịch vụ trong Windows.

Màn hình MS-DOS cài đặt xuất hiện.

Tiếp tục chọn Yes để cài đặt Apache như dịch vụ trong Windows.

Page 2: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng

Chờ đợi quá trình cài đặt dịch vụ Apache trong Windows.

Bấm OK khi thông báo thành công hiện ra.

Chọn Yes để cài đặt MySQL như dịch vụ trong Windows.

Chờ đợi quá trình cài đặt dịch vụ MySQL trong Windows.

Bấm OK khi thông báo thành công hiện ra.

Chọn Yes để cài đặt FileZilla như dịch vụ trong Windows và tiếp tục chọn Yes khi các thông báo Install Server?, Start server? và Autostart server? hiện ra.

Chọn tiếp OK khi thông báo cài đặt FileZilla thành công hiện ra.

Chọn Yes khi thông báo cài đặt XAMPP thành công hiện ra và khởi động bảng điều khiển XAMPP (XAMPP Control Panel).

Page 3: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng

Với bảng điều khiển này, bạn có thể điều khiển ngưng hay khởi động các thành phần từ XAMPP. Đánh dấu vào ô kiểm Svc nếu bạn muốn chạy thành phần đó như là một dịch vụ trong Windows. Bảng điều khiển này mặc định có một Shortcut trên Desktop, hoặc bạn có thể chạy nó từ thư mục cài đặt XAMPP với đường dẫn: /xampp/xampp-control.exe

Nếu trong quá trình cài Apache ở trên, hộp thoại tường lửa Windows có hiện ra, hãy chọn Unblock. Nếu không, server trên localhost sẽ bị tường lửa Windows chặn lại.

2. Quản lý và sử dụng XAMPPChuyển đến thư mục bạn vừa cài đặt XAMPP. Thư mục bạn cần chép các tập tin khi sử dụng trên localhost, tương tự như thư mục root trên host, chính là thư mục /xampp/htdocs.

Gõ vào trình duyệt địa chỉ http://localhost/, http://127.0.0.1 hoặc http://localhost/xampp, http://127.0.0.1/xampp đều cho ra bảng công cụ của XAMPP.

Bạn có thể bấm vào từng mục trên menu bên trái để xem các công cụ có sẵn trong XAMPP.

Thậm chí, XAMPP còn có một công cụ cảnh báo bảo mật tại http://localhost/security/

Hay thống kê số lượt khách truy cập tại http://localhost/webalizer/

Có thể bạn thấy những công cụ này không cần thiết khi cài localhost trên máy tính cá nhân, nhưng XAMPP được tạo ra không chỉ dành cho mục đích thử nghiệm trên máy tính cá nhân, nó có thể được sử dụng để cài đặt các dịch vụ trên máy chủ thực sự và những công cụ này lúc đó sẽ rất cần thiết.

Page 4: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng

3. Chuyển đổi qua lại giữa PHP4 và PHP5Để chuyển đổi qua lại PHP4 và PHP5, giả sử bạn đang sử dụng PHP5 như mặc định trong XAMPP, trước hết bạn cần tắt dịch vụ Apache của XAMPP.

Hãy mở bảng điều khiển của XAMPP (XAMPP Control Panel) ở trên ra và bấm vào nút Stop kế bên mục Apache để tắt Apache.

Để tắt Apache, có thể bạn phải chờ một chút hơi lâu cho đến khi chữ Running nền xanh lá biến mất.

Sau đó vào thư mục cài đặt XAMPP và chạy công cụ PHP Switch theo đường dẫn /xampp/php-switch.bat

Gõ vào màn hình MS-DOS số 4, bấm Enter và chờ đợi.

Khi thông báo thành công hiện ra, bấm bất kỳ phím nào để đóng màn hình MS-DOS lại.

Khởi động lại Apache bằng cách bấm vào nút Start kế bên chữ Apache trong bảng điều khiển của XAMPP.

Chờ đến khi chữ Running hiện ra lại, bấm Exit để đóng bảng điều khiển lại.

Trước khi chuyển từ PHP5 sang PHP4, trong bảng công cụ của XAMPP, bạn sẽ thấy thông báo phiên bản của PHP5.

Page 5: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng

Bây giờ hãy nạp lại trang này, bạn sẽ thấy phiên bản đã chuyển sang của PHP4.

Để chuyển từ PHP4 sang PHP5 bạn cũng làm tương tự như trên, nhưng gõ vào số 5 trong màn hình MS-DOS của tập tin php-switch.bat.

4. Cập nhật phiên bản mới cho XAMPPĐể cập nhật phiên bản mới của XAMPP, bạn không cần phải tải hết bản cài đặt mới, bạn chỉ cần tải về bản cập nhật đến phiên bản mới nhất.

Trước khi cập nhật, hãy tắt hết toàn bộ dịch vụ của XAMPP.

Sau khi đã tắt hết, hãy chạy tập tin cập nhật và chọn ngôn ngữ như khi cài đặt mới.

Bấm Next để tiếp tục.

Chọn đường dẫn như lúc ban đầu bạn cài đặt XAMPP rồi bấm vào nút Install.

Chờ đợi quá trình cập nhật hoàn tất.

Bấm Finish khi thông báo thành công hiện ra.

Chạy lại XAMPP Control Panel và khởi động lại các dịch vụ.

Page 6: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng

Khi bạn cài một dịch vụ mới lần đầu, bạn phải bấm vào Unblock nếu thông báo tường lửa của Windows hiện ra, nếu không dịch vụ sẽ bị tường lửa của Windows chặn lại.

5. Kiểm tra SSL với XAMPPBạn có thể kiểm tra SSL (XAMPP sử dụng OpenSSL) truy cập vào các đường dẫn HTTP bảo mật (bắt đầu bằng https://) ngay trên localhost với XAMPP. Hãy truy cập thử vào https://localhost/xampp.

Bấm vào Continue khi thông báo xác thực của trình duyệt hiện ra.

Lựa chọn chấp nhận xác thực trong trình duyệt.

Bấm vào View Certificate để xem thông tin.

Thông tin xác thực SSL trên localhost từ trình duyệt.

Địa chỉ HTTP bảo mật hiện ra với khung màu vàng, có biểu tượng ổ khóa như khi bạn truy cập vào các địa chỉ https:// khác trên Internet.

6. Gõ bỏ XAMPP

Để gỡ bỏ XAMPP, bạn cũng vào Control Panel > Add or Remove Programs như các phần mềm bình thường khác.

Bấm vào Uninstall để bắt đầu gỡ bỏ XAMPP.

Page 7: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng

Bấm Yes để xác nhận.

Nếu bạn chưa tắt các dịch vụ trước khi gỡ bỏ, chương trình gỡ bỏ sẽ tắt các dịch vụ này tự động.

Bấm OK khi có các thông báo gỡ bỏ dịch vụ xuất hiện.

Chọn No nếu có thông báo Start server? hiện ra bởi vì bạn đang gỡ bỏ nó.

Chọn Yes khi thông báo Uninstall Service? hiện ra.

Chọn Yes nếu bạn muốn gỡ bỏ hết các cơ sở dữ liệu MySQL đã tạo với XAMPP. Bạn nên chọn No để giữ lại nếu bạn chưa kịp backup các cơ sở dữ liệu này. Chọn Yes, bạn sẽ mất hết các cơ sở dữ liệu mà mình đã làm việc với XAMPP.

Chọn Yes nếu bạn muốn gỡ bỏ hết các tập tin đã chép vào thư mục htdocs khi sử dụng localhost. Bạn nên chọn No để giữ lại nếu bạn chưa kịp đem các tập tin này đi chỗ khác. Chọn Yes, bạn sẽ mất hết các tập tin trong thư mục htdocs mà mình đã làm việc với XAMPP.

Chờ đợi việc gỡ bỏ hoàn tất.

Page 8: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng

Bấm Close để hoàn tất việc gỡ bỏ.

Bạn có thể tìm lại các tập tin đã làm việc với XAMPP trong thư mục htdocs nếu chọn No ở trên và các cơ sở dữ liệu MySQL trong thư mục xampp/mysql/data/ nếu cũng chọn No ở trên.

__________________

Posted in LAMPP. 6 phản hồi »LikeBe the first to like this post.

6 phản hồi tới “Hướng dẫn cài đặt và sử dụng XAMPP”

1. Tuấn Dũng nói: Tháng Tư 9, 2009 lúc 5:43 chiều

Các bạn đi trước thật tuyệt vời. Tôi tìm mãi không ra cách khắc phục lỗi convert từ MSAccess sang MySQL, hỏi nhiều trên mạng bị các Prô trách mắng mà tủi quá đành tâm lo tìm và may thay đã thấy những tuyệt tác của các bạn.Nhiều lần cám ơn!

Trả lời

2. Thanh Hoa nói: Tháng Chín 17, 2009 lúc 4:50 chiều

Chào bạn, mình đã cài đặt Xampp nhưng giờ muốn gỡ đi mà vào add or remove programs lại ko thấy hiện Xampp ở đó. Nếu mình delete folder Xampp trong ổ C thì có đc ko?

Trả lời

o Thanh Hoa nói: Tháng Chín 15, 2010 lúc 4:06 chiều

bạn vào start->program->xampp for window->Uninstall thế là ok thui

Trả lời

Page 9: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng

3. help me! nói: Tháng Mười Một 8, 2009 lúc 2:18 sáng

mình đang xài SQL 2005 cài Xamp vào đã đổi port 80 thành 84 và 443 thành 4449. kết quả apache start được còn sql thì ko?và chạy localhost ko được.nó báo port 3306 đang bị trùng.như vậy thì giờ mình phải làm sao thì mới xài Xamp được.mình cũng đang dùng IIS.mong các bạn giúp mình sớm.

Trả lời

4. Trinh Nghia nói: Tháng Mười Hai 2, 2010 lúc 4:44 sáng

minh cai xampp len nhung khong mo duoc chuong trinh ko thay file hostdoc dau ca gio muon go bo thi ko co cho nao de go bo dcvao program…xampp…. hay vao addremo .. cung ko thay co kai gi de ma xoa .

Trả lời

5. Hồ Văn Thùy nói: Tháng Tư 8, 2011 lúc 4:11 chiều

sao em không thấy được hình ảnh.toàn hiện dấu nhân

Trả lời

Cách tạo Database bằng phpMyAdmin trên localhost

Database là cơ sở dữ liệu được tạo ra để sử dụng cho các trang web động, nó chứa các thông tin và nội dung do người sử dụng hoặc do các ứng dụng web tạo ra. Các Web Site động sẽ truy xuất các dữ liệu trong Database để hiển thị lên trang web khi được yêu cầu.

Sau đây là các bước cơ bản để tạo Database bằng phpMyAdmin trên Localhost Wamp5 và Xampp ta làm như sau:

Khởi động chương trình Web Server Wamp5 hoặc Xampp. Mở chương trình duyệt web (Internet Explorer, Firefox...) và nhập http://localhost/phpmyadmin/ vào dòng địa chỉ để mở phpMyAdmin. Đối với Wamp5 có thể nhấn chuột trái vào biểu tượng Wamp5 (nằm ở góc dưới trên phải màn hình) và chọn phpMyAdmin.

Page 10: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng

Trong phpMyAdmin chọn MySQL connection collation là utf8_unicode_ci, trong Create new database đặt tên cho Database, có thể đặt bất cứ tên gì nhưng không được có khoảng trống giữa các ký tự, và chọn Collation ở bên dưới là utf8_general_ci để hỗ trợ tiếng Việt (Font Unicode), sau khi chọn xong nhấn Create.

Sẽ có một Database được tạo ra với tên vừa đặt (ở đây tôi sẽ đặt là joomla), các thông số của Database này như sau (thông tin này rất quan trọng vì bạn sẽ phải cần đến nó để khai báo khi muốn kết nối với Database):

Server: localhost (đây là tên mặc định) Database: joomla (hoặc tên do bạn đặt) User: root (đây là tên mặc định) Password: (mặc định không có, để trống phần này)

Page 11: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng

 

Có thể tạo thêm nhiều Database khác theo các bước như trên.

Backup (sao lưu) các bảng dữ liệu của Database :

Chọn Database -> chọn bảng dữ liệu muốn Backup hoặc chọn Check All (nằm phía dưới) sau đó chọn Export (nằm phía trên).

Đánh dấu vào Save as file, nếu muốn nén dữ liệu thì chọn "zipped" hoặc "gzipped" trong Compression. Nhấn Go để Backup.

Chọn Save và đặt tên cho File Backup khi xuất hiện bảng thông báo.

 

Restore (phục hồi) các bảng dữ liệu của Database :

Page 12: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng

Chọn Database -> chọn Import (nằm phía trên) -> nhấn Browse -> chọn Fie Backup và nhấn Go.

Xóa Database :

Chọn Database muốn xóa -> nhấn Drop

Xuất hiện bảng cảnh báo -> nhấn Ok để đồng ý.

Xóa các bảng dữ liệu   trong Database :

Chọn Database muốn xóa -> Nhấn vào biểu tượng X (màu đỏ) tương ứng với bảng dữ liệu để xóa bảng đó. Nếu muốn xóa hết các bảng dữ liệu thì chọn Check All (nằm phía dưới) sau đó chọn Drop trong With Selected.

Page 13: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng

Xuất hiện bảng cảnh báo -> nhấn Yes để đồng ý.

1 - Giới thiệu- Localhost là gì ?Localhost có thể hiểu là host trên local tức là host trên máy tính của mình- Host là cái gì ấy nhỉ ?Có thể hiểu host là một địa chỉ của một máy chủ (Server) hoặc không gian trên mạng dùng để chứa dữ liệu và các máy tính khác có thể kết nối đến host theo một phương thức nào đó- Rút cuộc localhost là cái chi chi ?Localhost rút cuộc nó là địa chỉ của một máy chủ (Server) cho phép các máy trong mạng LAN có thể truy xuất thông tin theo một phương thức nào đó, dĩ nhiên trong đó có máy của mình rồi.Thông thường localhost hiểu là một Server trên máy của mình dùng vào một số mục đích nhất định nào đó.- Thế localhost dùng để làm cái gì vậy ?Như chúng ta biết một số ngôn ngữ lập trình như PHP, ASP ... là những ngôn ngữ dành cho Server tức là những ngôn ngữ chỉ thực thi trên Server (hay còn gọi là host)Nhưng không phải ai cũng có điều kiện và tiền bạc để thuê host của các nhà cung cấp, hoặc đơn giản là dùng host free, lý do là vì ... máy không nối mạng.Vậy thì muốn chạy được PHP hoặc ASP thì phải làm sao khi không có mạng ... giải pháp đưa ra đó là cài đặt localhost.Localhost là giải pháp đưa ra để có thể chạy PHP, ASP ngay trên máy tính của mình, và các máy tính khác trong mạng LAN có thể truy cập vào máy mình theo giao thức HTTPBiến máy tính của mình thành một Server và như vậy bạn có thể tha hồ học lập trình PHP, ASP... và cao hơn bạn có thể cài đặt các Website thử nghiệm trên máy mình để "vọc" như là : Nukeviet, Joomla, BoBlog ....- Localhost thật tuyệt, thế cài xong localhost tôi có thể chạy được PHP hoặc cài Nukeviet, Joomla hoặc Boblog được chưa ?Rất tiếc là chưa ...Muốn chạy được PHP thì cần phải cài thêm PHP vào máy

Page 14: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng

Muốn cài được Nukeviet, Joomla hoặc Boblog thì cần cài thêm MYSQL nữa- Híc ! rắc rối quá ! ... vậy rút cuộc tôi phải cài những gì mới chạy được những thức như Nukeviet mà tôi yêu thích ... (vì mới có bài hướng dẫn cài mà )Một Server (host) hoàn chỉnh để chạy được PHP bao gồm các thành phần.

+ Web server : hỗ trợ giao thức HTTP, dùng để truy cập dữ liệu như bạn truy cập vào websiteCó thể dùng : Server Apache, IIS ...+ Database server : là server quản lý quy xuất cơ sở dữ liệu+ PHP : hỗ trợ ngôn ngữ PHP+ ASP : hỗ trợ ngôn ngữ PHP (nếu có thì càng tốt, nếu học PHP thì ko cần cái này )+ Perl : hỗ trợ ngôn ngữ Perl+ ...

- Ôi phức tạp quá ! tôi phải kiếm những thứ đó ở đâu và cài đặt chúng như thế nào ?Cài đặt localhost trên nền Window có rất nhiều cách, may mắn là những thứ ... phức tạp ở trên có được cài đặt rất đơn giản.Hiện nay có những gói cài đặt, được tích hợp tất cả những thứ cần thiết để cài đặt một localhost như : Apache server, MYSQL, PHP, Perl ...Các gói cài đặt dạng này có thể kết đến như : XAMPP, LAMPP, Appserv ...Nổi trội trong số đó là XAMPP với những ưu điểm vượt trội : Nhỏ gọn, tiện lợi, dễ cài đặt và sử dụng, ít lỗi2 - Cài đặt localhost với XAMPPa - Giới thiệu về XAMPP- XAMPP là gói cài đặt localhost được tích hợp tất cả những thành phần cần thiết như : Apache, MYSQL, PHP, Perl ...- Bản XAMPP V1.6.3a với những thông số như sau :Các thành phần trong XAMPP 1.6.3a

+ Apache 2.2.4+ MySQL 5.0.45+ PHP 5.2.3 + PHP 4.4.7 + PEAR+ PHP-Switch win32 1.0 (please use the "php-switch.bat")+ XAMPP Control Version 2.5+ XAMPP Security 1.0+ SQLite 2.8.15+ OpenSSL 0.9.8e+ phpMyAdmin 2.10.3+ ADOdb 4.95+ Mercury Mail Transport System v4.01b+ FileZilla FTP Server 0.9.23+ Webalizer 2.01-10+ Zend Optimizer 3.3.0+ eAccelerator 0.9.5.1 for PHP 5.2.3 (comment out in the php.ini)

Yêu cầu hệ thống : + 64 MB RAM (RECOMMENDED)

Page 15: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng

+ 200 MB free fixed disk

+ Windows 98, ME

+ Windows NT, 2000, XP (RECOMMENDED)

Xampp là chương trình tạo máy chủ Web (Web Server) trên máy tính cá nhân (Localhost) được tích hợp sẵn Apache, PHP, MySQL, FTP Server, Mail Server và các công cụ như PHPmyadmin. Xampp được download và sử dụng miễn phí tại: http://www.apachefriends.org/en/xampp-windows.html(Nếu ko thích thì đây là bản Portable, giải nén và chạy luôn khỏi cài đặt: http://portableapps.com/apps/development/xampp)Cách cài đặt như sau:

* Chạy chương trình cài đặt XAMPP Installer, khi xuất hiện bảng chọn ngôn ngữ, chọn English và nhấn Ok.* Khi xuất hiện bảng Welcome to the Xampp Setup Wizard, nhấn Next.* Trong License Agrement chọn I accept the Agreement, nhấn Next.* Trong Select Destination Location, chọn nơi cài đặt Xampp. Lưu ý ở bước này nên chọn ổ dĩa khác với ổ dĩa cài Windows để sau này dễ cài đặt cấu hình cho Wampp. Chọn đường dẫn là D:\xampp (cài trên thư mục xampp của ỗ dĩa D), nhấn Next.

* Trong XAMPP Options, để nguyên mặc định của Xampp và nhấn Install.* Chương trình sẽ tiến hành cài đặt và sau cùng nhấn Finish để kết thúc việc cài đặt, chương trình sẽ hỏi bạn có muốn mở bảng điều khiển của Xampp hay không, hãy chọn

Page 16: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng

No vì chúng ta cần chỉnh thêm một vài thông số nữa.

Thư mục gốc (Web Root) để chứa các trang web mặc nhiện của Xampp là D:\xampp\htdocs. Tất cả các Website hoặc thư mục chứa Website đều phải được đặt vào thư mục Web Root (htdocs) thì mới hoạt động được.Nếu muốn bạn có thể thay đổi thư mục Web Root, bạn nên tạo một thư mục Web Root khác nằm ở bên ngoài thư mục Xampp để dễ sử dụng.

* Thí dụ tạo thư mục Web Root nằm ở ổ dĩa D: có tên là WWW bằng cách mở File httpd.conf nằm trong thư mục cài đặt Xampp D:\xampp\apache\conf\ (D:\xampp\apache\conf\httpd.conf) bằng chương trình Notepad hoặc bất cứ chương trình soạn thảo văn bản nào. Tìm đến dòng DocumentRoot "D:/xampp/htdocs" sửa lại thành DocumentRoot "D:/www" và dòng <Directory "D:/xampp/htdocs"> sửa lại thành <Directory "D:/www">, Save và đóng File này lại. Lưu ý dấu sổ / và \ của đường dẫn phải chính xác.

Mở bảng điều khiển của chương trình Xampp bằng cách nhấn đúp chuột vào Icon XAMPP Control Panel nằm trên Desktop. Nếu xuất hiện bảng xuất hiện bảng Windows Security Alert thì chọn Unblock.Trong bản điều khiển Xampp, chọn Start để khởi động Apache và MySQL. Nhấn vào nút X (góc trên bên phải) để tắt bảng điều khiển, bạn có thể mở bảng điều khiển này bất cứ lúc nào bằng cách nhấn chuột và biểu tượng của Xampp nằm ở khay hệ thống (góc dưới bên phải màn hình).

Bây giờ thư mục gốc (Web Root) để chứa các trang web là D:\www. Bạn cũng có thể Copy các File trong thư mục D:\xampp\htdocs vào thư mục D:\www, sau đó mở chương trình duyệt web (Internet Explorer, Firefox...), trong ô địa chỉ bạn nhập vào: http://localhost nếu hiện lên bảng thông số của Xampp là việc cài đặt đã thành công

Page 17: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng

3 - Một số lưu ý khi sử dụng XAMPPa - PASSWORDS:

1) MYSQL:User: rootPassword: (không có password)2) FileZilla FTP:User: newuserPassword: wamppUser: anonymousPassword:3) Mercury:Postmaster: postmaster (postmaster@localhost)Administrator: Admin (admin@localhost)TestUser: newuserPassword: wampp4) WEBDAV:User: wamppPassword: xampp

b - Thư mục gốc của host : host root- Khi cài đặt XAMPP theo mặc định thư mục gốc của host sẽ là : ... Thư mục cài đặt XAMPP\htdocs

Ví dụ : C:\XAMPP\htdocs

Như vậy muốn thực thi mã PHP hay cài đặt gì đó thì bạn phải copy chúng vào thư mụchtdocs- Có thể thay đổi được thư mục gốc của host không (host root) ?

Hoàn toàn có thể thay đổi được thư mục gốc của host, tuy nhiên các thay đổi hơi phức tạp, nếu làm không chính xác có thể gây lỗi khi chạy XAMPP, vì thế nếu không cần thiết thì tốt nhất không nên đụng vào.

Nếu bạn nào đó muốn tò mò khám phá hoặc muốn thay đổi thư mục gốc của host thì làm như sau

+ Tạo thư mục muốn làm host root+ Trong thư mục này tạo thêm một thư mục với tên là : cgi-bin+ Vào thư muc XAMPP\apache\conf+ Sao lưu lại file httpd.conf bằng cách Copy ra đâu đó.+ Mở file httpd.conf bằng notepad+ Tìm chuỗi : DocumentRoot sửa giá trị DocumentRoot thành thư mục muốn đặt làm host rootVí dụ :

Page 18: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng

Nguyên gốc : DocumentRoot "C:/xampp/htdocs"

Sửa thành : DocumentRoot "D:/wwwroot"

+ Tìm chuỗi : <Directory và sửa giá trị thành thư mục muốn làm host rootVí dụ :

Nguyên gốc : <Directory "C:/xampp/htdocs">

Sửa thành : <Directory "D:/wwwroot">+ Tìm chuỗi ScriptAlias /cgi-bin/ sửa giá trị thành thư mục muốn làm host rootVí dụ :

Nguyên gốc : ScriptAlias /cgi-bin/ "C:/xampp/htdocs"

Sửa thành : ScriptAlias /cgi-bin/ "D:/wwwroot/cgi-bin/"+ Tìm chuỗi : <Directory sửa giá trị thành thư mục muốn làm host rootVí dụ :

Nguyên gốc : <Directory "C:/xampp/cgi-bin">

Sửa thành : <Directory "D:/wwwroot/cgi-bin">+ Lưu file httpd.conf lại+ Tắt XAMPP rồi khởi động lại là được+ Bật trình duyệt gõ vào : localhost, nếu trình duyệt hiện lên danh sách file trong host root là ok+ Bây giờ host root của bạn sẽ là thư mục mới, muốn chạy PHP hoặc cài đặt website bạn cần copy chúng vào host root rồi tiến hành cài đặt từ trình duyệt.----------------------------------------------------------Đây là phần giới thiệu tớ copy từ một trang khác. Khá là hữu ích cho những người mới vọc PHP.Nếu thấy hay thì Thank phát nhé^^

Hướng dẫn kết hợp MySQL và PHP

CHƯƠNG I : HIỂU BIẾT CHUNG VỀ MySQL

MySQL là gì ?

MySQL là một chương trình dùng để quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL), CSDL là một hệ thống lưu trữ thông tin ! Giống như một file text chứ gì ? Không, hoàn toàn không ! Điều quan trọng ở đây là CSDL là một hệ thống được sắp xếp, phân lớp rõ ràng ngăn nắp những thông tin mà

Page 19: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng

mình lưu trữ.

Nếu tớ không thích sắp xếp gọn gàng ngăn nắp thì sao ? Tớ thích cứ bừa ra hỗn độn thế đấy ! Có ai kề dao vào cổ bắt tớ phải sắp xếp thông tin lưu trữ cho có trật tự lại không ? Không ! Chả ai ép bạn sắp xếp lại cả, nhưng cuối cùng rồi chính bạn là người sẽ tự kề dao vào cổ mình thôi ! Hãy thử tưởng tượng nhé : khi bạn bước vào một căn phòng, bạn chứng kiến một cảnh tượng hỗn độn chưa từng thấy trên đời : nồi niêu xoong chảo bừa cả trên giường, chăn màn chiếu gối dồn cục ở xó bếp, bát đĩa đầy dầu mỡ ngỗn ngang trong bồn chưa được rửa, tủ chứa đầy sách bị đổ cả ra ngoài không còn lối đi, chiếc máy tính được tìm thấy dưới một lớp vỏ chai bia, nước ngọt, trái cây, vỏ kẹo,…thì bạn có thấy dễ chịu không ? Tôi thà không thèm trỡ về còn hơn là chui vô đó để ngủ ! Chẳng hạn trong hình này, đố bạn tìm được hộp cơm của tôi đấy, đố bạn biết tôi ngồi ở đâu để đánh máy vi tính !

Sự ngăn nắp thì có lợi như thế nào ? Tưởng tượng một cái tủ hồ sơ nhé ! Tất cả hồ sơ được cất trong đó, ngăn trên cùng chứa hồ sơ khách hàng, ngăn dưới chứa hồ sơ nhân sự trong công ty, ngăn dưới nữa chứa các catalogues sản phẩm của công ty. Và trong mỗi ngăn hồ sơ lại được sắp xếp theo một thứ tự nào đó, chẳng hạn khách hàng thì được sắp xếp theo mẫu tự ABC, nhân sự thì được sắp xếp theo cấp bậc trong công ty, và mỗi cấp bậc lại được sắp xếp theo mẫu tự ABC nữa, tên sản phẩm cũng được sắp xếp theo vần ABC hoặc theo lĩnh vực sử dụng (giải trí, ăn uống, du lịch, thời trang, thương mại,…). Như vậy, chuyện tìm ra một hồ sơ để xử lý

Page 20: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng

không còn là vấn đề khó khăn nữa đúng không ?Thông tin cũng vậy, nếu bạn sắp xếp tốt thông tin mà bạn sưu tập và lưu trữ, thì sau đó bạn sẽ dễ dàng tìm ra thông tin cần thiết để xử lý !

PHP làm việc cùng với MySQLNói nhiều vậy đâu có ích gì phải không ? Nói thiệt đọc xong mấy đoạn trên tôi cũng chưa tưởng tượng ra rốt cụt thì MySQL là cái gì !Cho tới bây giờ mình chỉ biết mỗi PHP, dùng để ra lệnh cho server làm gì đó ! Và mình ra lệnh bằng tiếng PHP (ngôn ngữ PHP) ! Với MySQL, mình sẽ ra lệnh cho nó bằng « tiếng SQL » ! Đừng hoảng, tạm thời bạn hãy nhớ điều này, rồi tôi sẽ giải thích ngôn ngữ SQL là gì.Vấn đề là không hiểu sao mình không có cách nào để ra lệnh trực tiếp cho MySQL, có lẽ thằng MySQL không hiểu tiếng của mình nên nó nhờ thằng PHP làm thông dịch giúp ! Và vì vậy mà mình mới phải nhờ PHP làm trung gian để mình ra lệnh cho MySQL. Ví dụ mình bảo PHP như thế này : "mày đi mà nói với thằng MySQL rằng tao muốn lấy tài liệu số 4 hàng thứ 2" ! Đại khái như vậy.Sơ đồ hóa quá trình làm việc của PHP và MySQL như thế này :

Ở đây mình không thấy client đâu cả, mình chỉ quan tâm đến những gì server làm khi phát sinh một trang web từ php mà thôi.Đây là những gì diễn ra khi client yêu cầu server cho phép post một tin nhắn mới lên forum :

Server sử dụng PHP để thực hiện việc chuyển tải tin nhắn PHP thực hiện việc cần làm của nó, rồi báo cáo là nó cần đến MySQL

để lưu trữ tin nhắn đó, thế là PHP gọi « alo, anh MySQL cho em gửi

Page 21: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng

nhờ tin nhắn này trong cơ sở dữ liệu nhé, để sau này cần thì em còn lấy lại »

MySQL nhận lời gửi thác của PHP, làm chút việc của nó, rồi trả lời lại PHP rằng « mọi việc OK, chú có thể lấy dữ liệu lúc nào cũng được » !

PHP quay lại nói với Server rằng MySQL đã chấp nhận yêu cầu, lệnh đã được gửi ! Server có thể in nội dung tin nhắn ra được rồi !

Đại khái quá trình làm việc song hành của PHP và MySQL là như vậy! Bây giờ chúng ta cùng ngâm cứu xem CSDL được sắp xếp tổ chức như thế nào nhé!Cấu trúc của một cơ sở dữ liệu

Chú ý chú ý: cẩn thận ở phần này, những gì sau đây là vô cùng quan trọng để lãnh ngộ được ruột gan của CSDL!Tôi chưa yêu cầu bạn phải nhớ nằm lòng từ ngữ nào cả phải không? Vậy lần đầu tiên tôi xin các bạn hãy nhớ các thuật ngữ sau đây, bởi vì với CSDL mình cần phải dùng từ chính xác! Để dễ nhớ mình có thể tưởng tượng một cái tủ chứa đồ nhé, và những từ in đậm sau đây là những thuật ngữ mà bạn buộc phải nhớ và dùng chính xác :

CSDL, data base (gọi tắt là base)là một cái tủ mà mấy bà thư kí hay chứa thông tin tài liệu trong đó

Trong tủ có rất nhiều ngăn kéo, một ngăn kéo theo ngôn ngữ MySQL gọi là một table. Mỗi ngăn kéo chứa nhiều loại dữ liệu khác nhau, ví dụ một ngăn kéo chứa nick name, thông tin, bài viết của các thành viên trong forum chẳng hạn! Một table cũng tương tự, nó chứa các loại dữ liệu khác nhau, mình có thể tưởng tượng nó như một cái bảng, trong đó các cột gọi là các trường (fields) còn các hàng gọi là row hay record. Ví dụ một table tên là visitors như sau:

Page 22: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng

Đây là bảng chứa dữ liệu của một table (hay một ngăn kéo)! Bảng gồm 4 trường (4 fields): stt, nickname, email và age! 4 record (4 hàng), thực tế một bảng có thể chứa hàng trăm, hàng nghìn record (row) như vậy! Mỗi record chứa thông tin của một người chẳng hạn!

Khi tạo một bảng như vậy, thường mình nên tạo một cột số thứ tự hay “id”, cái này rất tiện lợi về việc quản lý, chúng ta sẽ thấy sự tiện lợi này sau! Bây giờ hãy tóm tắt lại sơ sơ về CSDL nhé:Một CSDL chứa nhiều table, ( nhiều bảng), mỗi table chứa dữ liệu được xếp vào các hàng (row, record) và các cột (fields)! Ví dụ một forum có thể có các table sau đây:

Một table chứa tin tức mới (news) Một table chứa bài viết cho sổ lưu bút Một table chứa thông tin thành viên Một table chứa nội dung bài viết Một table news letters chứa email các thành viên đăng kí vào news

letters …

Help! Tớ có câu hỏi!

MySQL lưu dữ liệu ở đâu?

Page 23: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng

Lĩnh vực này hơi trừu tượng một chút, cái bảng mà tôi đã trình bày ở trên chỉ là một cách tưởng tượng để mình “nhìn” dữ liệu bên trong. Thực ra MySQL lưu dữ liệu ở một nơi nào đó, trong một file!Vậy mấy file đó nằm ở đâu?

Ở trong một thư mục mà MySQL được cài đặt, trong bài viết này mình đã cài wamp, trong đó nó cài luôn Mysql, mặc định thì những file đó nằm ở : C:\wamp\mysql\dataNhưng mà tớ bảo này, mình chả cần đụng đến mấy file đó đâu, mọi thao tác lưu, đọc, truy xuất, sắp xếp này nọ mình đều dùng ngôn ngữ SQL để cho MySQL làm gì thì làm, mình không trực tiếp mò đến nó!