26
PH N M M EPIDATA NHP SLIU Nguyn Quc Phong Email:[email protected]

Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata

  • Upload
    phongnq

  • View
    7.944

  • Download
    9

Embed Size (px)

DESCRIPTION

This document aims providing a guideline for people who need to learn a basic method for data entry.

Citation preview

Page 1: Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata

P HẦN MỀM E P I D A T A

NHẬP SỐ LIỆU

Nguyễn Quốc Phong Email:[email protected]

Page 2: Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata

GIỚI THIỆU PHẦN MỀM EPIDATA

• Epidata được phát triển nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu và học tập, hỗ trợ cho quy trình quản trị số liệu.

• Có giao diện người dùng thân thiện và tạo ra tiến trình làm việc đơn giản.

• Là sản phần hoàn toàn miễn phí, người sử dụng có thể tải chương trình cài đặt từ trang Web http://www.epidata.dk.

• Có thể chạy trên các máy tính cài đặt hệ điều hành Microsoft Windows

• Có thể xuất số liệu sang nhiều dạng khác nhau để sử dụng cho phân tích số liệu bằng các phần mềm như Stata, Spss,.v.v.

Page 3: Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata

CÀI ĐẶT EPIDATA Kích đúp chuột trái tệp chương trình cài đặt setup_epidata.exe

Page 4: Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata

THANH CÔNG CỤ

Trên thanh công cụ này có 6 nút lệnh thể hiện 6 bước của tiến trình làm việc với Epidata.

1. Định nghĩa dữ liệu (Define Data),

2. Tạo tệp dữ liệu (Make Data File),

3. Thiết lập các kiểm tra lỗi số liệu (Checks)

4. Nhập dữ liệu (Enter Data),

5. Tạo các báo cáo mô tả dữ liệu (Document)

6. Xuất tệp số liệu sang các định dạng khác (Export Data).

Page 5: Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata

TỆP LIÊN ĐỚI

Tệp liên đới là các tệp Epidata được sinh ra và được sử dụng

trong khi người sử dụng làm việc với phần mềm.

Page 6: Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata

CÁC TỆP LIÊN ĐỚI

• Tệp .QES (QUESTIONAIRE): được Epidata sử dụng để lưu trữ các dòng khai báo bộ câu hỏi. Một bộ câu hỏi có nhiều câu hỏi và nhiều đáp án. Việc người sử dụng viết lại các câu hỏi và đáp án vào trong tệp .QES, theo quy tắc do Epidata quy định, để sau đó làm cơ sở cho Epidata sinh ra tệp .REC theo mong muốn của người sử dụng, được gọi là khai báo bộ câu hỏi.

• Tệp .REC (RECORD): chứa số liệu do người nhập liệu nhập số liệu từ

các bộ câu hỏi vào Mẫu biểu nhập liệu. Tệp .REC được sinh ra trên cơ sở nội dung của tệp .QES. Tệp .REC là cơ sở để Epidata tạo ra Mẫu biểu nhập số liệu khi nhập số liệu.

• Tệp .CHK (CHECK): chứa các dòng lệnh khai báo các ràng buộc số

liệu nhằmhạn chế lỗi trong khi nhập số liệu.

• Ngoài các tệp trên, tệp .NOT và tệp .LOG cũng là những tệp liên đới.

Các tệp này lưu lại ghi chú và thông tin về phiên làm việc của người sử dụng như thông báo lỗi của việc sinh tệp .REC từ tệp .QES, …

Page 7: Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata

TẠO TỆP QES

• Để tạo tệp QES, trên cửa sổ chương trình Epidata đang mở, chọn 1.Define data và chọn New .QES file trên thanh công cụ.

Page 8: Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata

MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU

Dữ liệu

Kiểu dữ liệu số

Kiểu dữ liệu ngày

tháng

Kiểu dữ liệu số tự

động

Kiểu dữ liệu chữ

Page 9: Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata

KIỂU DỮ LIỆU SỐ (NUMERIC)

• Là kiểu dữ liệu số dùng để khai báo cho các trường số liệu dạng

số như tuổi, thu nhập, chiều cao, cân nặng .v.v.

• Chuỗi định dạng sử dụng kí tự #

• Trường được khai báo kiểu số chỉ chấp nhận số liệu nhập vào ở

dạng số.

• Độ rộng của trường được xác định bằng số kí tự # được khai

báo.

• Kích cỡ lớn nhất số liệu nhập vào một trường có kiểu số là 14 chữ

số.

Ví dụ: C1 “Tong thu nhap” ########

Page 10: Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata

KIỂU DỮ LIỆU CHỮ (TEXT)

• Là kiểu dữ liệu văn bản (còn gọi là kiểu chuỗi ký tự),

thường được sử dụng khai báo cho các trường số liệu

dạng văn bản như họ và tên, địa chỉ, ghi chú .v.v.

• Chuỗi định dạng là sử dụng ký tự <A >

• Chuỗi văn bản nhập vào có thể gồm các ký tự a, b, c, …

và kể cả các chữ số.

• Độ rộng của trường lớn nhất là 80 kí tự.

• Độ rộng của trường tương ứng với số kí tự “trống” (dấu

cách) giữa hai dấu “<” và “>”.

Ví dụ: C3 Ho va ten <A >

Page 11: Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata

KIỂU NGÀY THÁNG (DATE)

• Được sử dụng để khai báo cho các trường số liệu dạng

ngày tháng

• Chuỗi định dạng là <dd/mm/yyyy>, hoặc

<mm/dd/yyyy>, hoặc <yyyy/mm/dd>

• Trường được khai báo kiểu Date chỉ chấp nhận giá trị

nhập vào dạng ngày tháng theo định dạng đã khai

báo.

• Kiểu số liệu ngày tháng có độ rộng là 10 kí tự gồm cả ký

tự ngăn cách (“/” hoặc “-“) giữ các thành phần ngày,

tháng và năm.

Ví dụ: C5 “Ngay sinh” <dd/mm/yyyy>

Page 12: Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata

KIỂU DỮ LIỆU SỐ TỰ ĐỘNG (ID NUMBER)

• Chuỗi định dạng là <IDNUM>

• Một trường số liệu được khai báo kiểu ID number thì giá trị số

liệu của trường sẽ được tự động nhập khi nhập số liệu.

• Kiểu ID number thường được sử dụng để khai báo cho trường

khóa.

• Đặc điểm của trường khóa là trong tất cả các bản ghi của

một tệp dữ liệu sẽ không có cặp bản ghi nào có cùng giá trị tại

trường khóa. Dựa vào số liệu của trường khóa, ta luôn tìm được bản ghi duy nhất tương ứng với nó trong tệp số liệu.

Ví dụ: Masophieu <IDNUM>

Page 13: Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata

SOẠN THẢO TỆP QES

Quy tắc viết khai báo.

Tên biến

Nhãn biến

Kiểu/Chuỗi định dạng

Chú thích

Page 14: Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata

SOẠN THẢO TỆP QES (TIẾP)

Ví dụ: Khai báo trường số liệu cho thông tin “Câu 2. Họ tên người được phỏng vấn”

• Tên trường: C2

• Nhãn biến: Ho va ten

• Kiểu:Text

• Định dạng: <A >

• Chú thích: Viet day du ho ten

C2 Ho va ten <A > (viết day

du ho ten)

Page 15: Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata

SOẠN THẢO TỆP QES

Page 16: Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata

TẠO TỆP REC TỪ TỆP QES

Page 17: Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata

TẠO TỆP CHECK

Page 18: Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata

THIẾT LẬP RÀNG BUỘC SỐ LIỆU

Page 19: Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata

CÁC Ô KHAI BÁO

Page 20: Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata

HAI LOẠI CÂU HỎI

• Câu hỏi một lựa chọn

• Câu hỏi nhiều lựa chọn

Page 21: Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata

NHẬP SỐ LIỆU

Page 22: Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata

XEM DỮ LIỆU

Để xem dữ liệu chọn 5. Document, chọn View data và sau đó chọn tệp REC ở hộp thoại Open và chọn Open.

Page 23: Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata

GHÉP SỐ LIỆU

Để ghép các bộ số liệu của hai hay nhiều người nhập

• Append là phương thức nối tiếp danh sách các bản ghi

của tệp thứ hai vào danh sách các bản ghi của tệp thứ

nhất. Tệp được ghép có số bản ghi bằng tổng số bản ghi

của hai tệp thành phần cộng lại.

• Merge là phương thức hợp nhất hai tệp số liệu, trong đó,

tệp số liệu được tạo ra có các biến là hợp của tập hợp

các biến trong tệp thứ nhất và tập hợp các biến trong

tệp thứ hai hợp lại.

Page 24: Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata

THỰC HIỆN GHÉP SỐ LIỆU

Page 25: Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata

XUẤT SỐ LIỆU

Xuất ra những định dạng file mong muốn phục vụ cho quản lý và xử lý dữ liệu

Page 26: Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata

• Cảm ơn các anh chị đã chú ý lắng nghe!