15
1 TỔNG CÔNG TY VIGLACERA CÔNG TY CP KD GẠCH ỐP LÁT VIGLACERA ************* V/v: Hướng dẫn thi công Xây – Trát tường bằng Gạch Bê tông khí chưng áp AAC Viglacera. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ********************* Hà Nội, ngày 04 tháng 07 năm 2016 HƯỚNG DẪN THI CÔNG XÂY - TRÁT TƯỜNG BẰNG GẠCH BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP AAC - VIGLACERA Nhằm hoàn thiện hơn trong công tác bán hàng đồng thời cũng để phục vụ khách hàng được tốt nhất, Công ty Cổ phần Kinh doanh Gạch ốp lát Viglacera xin gửi tới Quý khách hàng Hướng dẫn thi công chi tiết tướng xây trát bằng gạch Bê tông khí chưng áp Viglacera, dựa theo bộ tiêu chuẩn TCVN 7959:2011 và kinh nghiệm thực tế được đúc kết từ các công trình đã được đưa vào sử dụng đang thi công, cụ thể như sau: Hà Nội -7/2016

HƯỚNG DẪN THI CÔNG XÂY TRÁT TƯỜNG BẰNG …Hướng dẫn thi công chi tiết tướng xây – trát bằng gạch Bê tông khí chưng áp Viglacera, dựa theo bộ

  • Upload
    lykhanh

  • View
    233

  • Download
    9

Embed Size (px)

Citation preview

1

TỔNG CÔNG TY VIGLACERA

CÔNG TY CP KD GẠCH ỐP LÁT

VIGLACERA

*************

V/v: Hướng dẫn thi công Xây – Trát tường bằng

Gạch Bê tông khí chưng áp AAC Viglacera.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*********************

Hà Nội, ngày 04 tháng 07 năm 2016

HƯỚNG DẪN THI CÔNG XÂY - TRÁT TƯỜNG

BẰNG GẠCH BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP AAC -

VIGLACERA

Nhằm hoàn thiện hơn trong công tác bán hàng đồng thời cũng để phục vụ khách hàng

được tốt nhất, Công ty Cổ phần Kinh doanh Gạch ốp lát Viglacera xin gửi tới Quý khách hàng

Hướng dẫn thi công chi tiết tướng xây – trát bằng gạch Bê tông khí chưng áp Viglacera,

dựa theo bộ tiêu chuẩn TCVN 7959:2011 và kinh nghiệm thực tế được đúc kết từ các công

trình đã được đưa vào sử dụng và đang thi công, cụ thể như sau:

Hà Nội -7/2016

2

Phần I

1 Phạm vi áp dụng

Chỉ dẫn kỹ thuật thi công (CDKTTC) này áp dụng cho công tác xây, trát và nghiệm thu các

tường xây bằng block bê tông khí chưng áp (AAC).

2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu sau là cần thiết cho việc áp dụng chỉ dẫn kỹ thuật. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm

ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng

phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

- TCVN 3121:2003 Vữa xây dựng – Phương pháp thử.

- TCVN 4085:2011 Kết cấu gạch đá – Quy phạm thi công và nghiệm thu.

- TCVN 4314:2003 Vữa xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật.

- TCVN 7572:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử.

- TCVN 7959:2011 Block bê tông khí chưng áp (AAC).

3 Quy định chung

3.1 Thực hiện các quy định của thiết kế

- Khi xây, trát tường AAC, cần được thực hiện đúng các quy định sau của thiết kế.

- Mác (hoặc cấp), khối lượng thể tích của AAC.

- Loại, mác vữa xây, vữa trát.

- Chiều dày tường.

- Đặt cốt thép trong khối xây.

- Các liên kết góc tường và tường với kết cấu khác.

- Cấu tạo chống thấm tường.

- Cấu tạo khe co dãn trong tường.

- Và các quy định khác.

3.2 Thực hiện các quy định về thi công và nghiệm thu

- Công tác xây, trát và nghiệm thu tường xây bằng block AAC, nếu không có chỉ định khác của

thiết kế, được thực hiện theo chỉ dẫn kỹ thuật này.

- Khi xây bằng vữa xây mạch mỏng nên dùng các block AAC khô; Khi xây bằng vữa xây thông

thường nên dùng vữa loãng hơn so với vữa xây gạch đỏ ngay trước khi rải vữa xây. Không ngâm hoặc

tưới ướt các block AAC trước khi xây.

- Khi trát, nên thực hiện lớp trát trên tường AAC khô đã được quét nước xi măng (hồ dầu

mỏng 0,5 - 1,0mm) hoặc được quét chất tạo dính đối với vữa trát thông thường.

- Cần hạn chế bắt giáo xuyên qua tường AAC, không được bắt giáo tì vào tường đang xây.

- Các quy định khác áp dụng chung cho tường xây bằng mọi loại viên xây được thực hiện theo

TCVN 4085:2011 Kết cấu gạch đá – Quy phạm thi công và nghiệm thu.

4 Chọn block AAC và vữa xây, trát

4.1 Chọn block AAC - Các chỉ tiêu kỹ thuật của block AAC thường được các cơ sở sản xuất công bố theo một trong các

tiêu chuẩn sau:

+ TCVN 7959:2011 Block bê tông khí chưng áp (AAC).

+ Tiêu chuẩn cơ sở của người sản xuất.

- Căn cứ quy định của thiết kế (thường gồm mác, khối lượng thể tích của block AAC, chiều dày

tường xây), đối chiếu các chỉ tiêu kỹ thuật của AAC được các cơ sở sản xuất công bố, chọn loại, kích

thước block AAC phù hợp.

4.2 Chọn vữa xây, trát

- Căn cứ qui định của thiết kế (thường gồm loại và mác vữa), chọn vữa như sau:

- Vữa xây block AAC dùng một trong các loại sau:

- Vữa xây thông thường: Như vữa xây gạch đất sét nung, phù hợp TCVN 4314:2003, Vữa xây dựng

3

- Yêu cầu kỹ thuật (xem Phụ lục B).

- Vữa xây mạch mỏng: Vữa chuyên dùng xây block AAC, thường có mác 25 đến 100, mạch vữa

dày 2 - 5mm, được chế tạo bằng xi măng, chất tạo dẻo, keo hữu cơ, cát hoặc chất độn mịn; một số

loại vữa mạch mỏng đang sử dụng (tham khảo ở Phụ lục B).

- Vữa trát khối xây AAC dùng một trong các loại sau:

- Vữa trát thông thường: Như vữa trát tường gạch đất sét nung (trong trường hợp cần tăng độ bám

dính có thể thêm chất tạo dính).

- Vữa trát chống thấm: Vữa trát có thêm chức năng chống thấm (hoặc dùng vữa trát thông thường

kết hợp với lớp chống thấm riêng).

5 Thiết bị, dụng cụ thi công Một số thiết bị và dụng cụ thông dụng dùng để xây, trát tường blốc AAC tham khảo ở (Phụ

lục C).

5.1 Trình tự thi công khối xây bê tông khí chưng áp

5.1.1 Vận chuyển và bảo quản

- Block AAC khi vận chuyển tới công trình nên đóng thành kiện trên pallet phẳng, kiện block

được chùm, đai chặt, bọc kín bằng nilon để tránh mưa, giữ kiện block ổn định trong quá trình vận

chuyển.

- Kiện block AAC nên xếp dỡ bằng xe có tay nâng. Khi dùng cẩu thì nên dùng dây mềm và

tránh để dây cọ sát, tỳ đè vào thành kiện gây sứt block.

- Kiện block AAC cần được bảo quản nơi khô ráo, trên nền bằng phẳng, vững chắc. Có thể

xếp một hoặc nhiều kiện chồng lên nhau theo chỉ dẫn của người sản xuất (thường không nên cao

quá 2,5m).

- Tại công trường, nếu chưa dùng ngay, nên giữ lại phần nắp hoặc che đậy phần trên và mở

phần nilon bọc xung quanh kiện để làm khô thêm block.

- Tháo nắp đậy kiện AAC khi bắt đầu sử dụng block để xây.

4

Phần II

I - TRỘN VỮA - Trộn vữa xây, vữa trát chuyên dụng cho block AAC

- Khi dùng block AAC với sai lệch kích thước nhỏ trong giới hạn tiêu chuẩn (cắt block bằng

máy) thì dùng vữa xây mạch mỏng hiệu quả hơn về tốc độ xây và chất lượng tường xây.

* Trộn vữa theo trình tự sau:

- Đổ nước vào thùng trộn nhựa . Lượng nước theo hướng dẫn

của nhà sản xuất hoặc ghi trên vỏ bao vữa.

- Dùng máy khuấy chuyên dụng hoặc máy khoan cầm tay kẹp

cánh khuấy, vừa khuấy vừa đổ từ từ vữa khô vào thùng trộn.

- Khuấy trộn liên tục cho đến khi hỗn hợp vữa dẻo đều (nhìn

thấy đều màu, không còn bột vữa khô, không còn vón cục).

- Sau 10 - 15 phút khấy thêm một lần. Trong quá trình xây, để vữa dẻo đều có thể khấy trộn

lại.

- Vữa khô chưa dùng tới được bảo quản trong bao kín như bảo quản xi măng bao.

II - TIẾN HÀNH XÂY

- Xây hàng gạch đầu tiên đặc biệt quan trọng. Hàng đầu tiên nếu được xây với độ thẳng và

độ ngang bằng càng cao thì càng dễ xây các hàng tiếp theo. Tránh được hiện tượng giật khúc (không

mấp mô), dẫn đến khi xây hàng tiếp theo dẫn đến gãy gạch.

1. Xây hàng đầu tiên tiến hành như sau

- Rải đều vữa theo mốc đã bắt. Nếu nền không phẳng

thì có thể dùng vữa xi măng cát (mác tương đương) cán

tạo phẳng mạch vữa đầu tiên.

- Bắt mốc lấy phẳng mạch vữa và lấy thẳng hàng hàng

đầu tiên.

- Dùng bàn trải quét sạch bụi trên bề

mặt gạch để đảm bảo cho vữa bám dính

trên bề mặt gạch là tốt nhất.

2. Xây hàng tiếp theo

- Xây bằng vữa chuyên dụng cho mạch vữa xây dày từ 2 - 5mm.

- Block ở đầu hàng tiếp theo cần chọn có chiều dài phù

hợp để mạch vữa đứng của hàng này so le với hàng phía

dưới (nên là ≥ 10cm).

- Đặt bay răng cưa chứa vữa lên trên hàng gạch xây, sao

cho răng cưa của bay vuông góc và tiếp xúc với bề mặt

gạch và kéo đều cho hết bề mặt viên gạch.

Hình 8

5

- Dùng búa cao su và thước Nivo kiểm tra căn chỉnh độ thăng bằng đứng và thăng bằng ngang của block

mới xây.

+ Trong quá trình thi công dùng Nivo kiểm tra

độ ngang bằng của block đã xây, dùng búa cao

su chỉnh nếu block bị nghiêng.

+ Kiểm tra thăng bằng đứng cho viên gạch.

- Tiếp tục như vậy đến block cuối hàng, đo

khoảng cách còn lại, nếu không vừa cả

block thì cắt block cho vừa đủ khoảng

còn lại.

- Mài phẳng mặt toàn bộ hàng xây bằng bàn chà

nhám để loại bỏ sự giật gấp (mấp mô) giữa các

block..

- Dùng chổi, bàn chải vệ sinh sạch bụi bám trên

bề mặt hàng block đã được mài phẳng và chuẩn bị

xây hàng tiếp theo.

III - THI CÔNG CÁC CHI TIẾT LIÊN KẾT

- Để đảm bảo bức tường được định vị vững chắc bởi các dâu thép hoặc các bass neo, mà không

chịu các lực tỳ đè khi chuyển vị dầm, sàn hay biến dạng khung khi tòa nhà chuyển vị. Nhằm triệt tiêu

hiện tượng nứt tường sau khi hoàn thiện. Đặc biệt đối với những tầng trên cao của tòa nhà thì chịu tác

động này rất rõ, do quá trình rung lắc và chuyển vị kết cấu khung của tòa nhà.

- Các liên kết đó được tạo bởi các khe đàn hồi (bơm keo, chèn mút xốp...) mà vẫn đảm bảo được

yếu tố kỹ thuật của bức tường, nhưng triệt tiêu được các ngoại lực gây biến dạng lên bức tường.

1. Liên kết tường – tường

Các góc tường được xây gạch so le với nhau.

1.1. Phương án a: dùng cho tường ngoài xây trước, tường trong xây sau

- Tấm bass neo tường 0,8x250x30mm được đục nhiều lỗ nhằm bám vữa tốt hơn. Dùng đinh

thép hoặc đinh vít đóng vào 2 đến 3 đinh vào mỗi bên tường.

- Trong trường hợp tường cũ. Dùng tấm bass neo cấy vào tường cũ, nhưng khoảng cách là 02

6

hàng gạch là 1 bass neo (40cm/bass neo).

a. Bằng cách đóng đinh hoặc bắt vít.

b. Dùng vữa để gắn bass neo nhiều lỗ.

c. Gắn Bass neo tường bằng vít.

d. Sau khi bắt bass neo, phủ vữa lên bề mặt

e. Tường mới được tạo khoảng cách với bức tường còn lại với khe hở 5 - 10mm để bơm keo hoặc chèn

mút xốp, tạo khe co dãn (khe liên kết mềm).

7

1.2 Phương án b: dùng cho tường ngoài và tường trong cùng xây đồng thời

- Các viên gạch được gối đầu so le nhau ở vị trí góc (chữ V), vị trí liên kết tường ngăn (chữ T).

2. Liên kết tường – cột

- Tường được xây cách cột từ 5 - 10 mm để tạo khe co dãn, khe co dãn sử dụng keo làm đầy. Để liên

kết tường với cột ta sử dụng 2 phương pháp chính là dùng thép neo và bass neo.

1. Sử dụng thép neo khoảng 2 hàng gạch 1

thép neo (40cm/1 thép neo).

2. Sử dụng bass neo 2 hàng gạch 1 bass neo (40cm/1

bass neo), giữa khe hở giữa tường và cột được bơm keo

đàn hồi.

3. Liên kết đỉnh tường - dầm/sàn

3.1. Liên kết giữa tường với dầm/sàn

- Liên kết giữa tường với dầm, giữa tường với

sàn bằng các bass neo tường khoảng 1,2m/cái.

- Giữa tường và dầm hoặc tường với sàn phải để

khe hở khoảng 10 - 15mm để tạo khe co dãn.

*Lưu ý: Không được chèn cứng điểm tiếp giáp ở

trần và tường bằng vữa mác cao, gạch đỏ và gạch

bê tông cốt liệu.

8

3.2. Bơm keo vào khe giữa tường và trần tạo liên kết đàn hồi

- Bơm keo/chèn mút xốp ở vị trí khe tiếp giáp giữa tường và dầm/trần. Nhằm làm kín mà vẫn giữ

được sự đàn hồi, khi dầm hoặc sàn chuyển vị (võng xuống hay dao động) thì sẽ triệt tiêu lực tỳ đè lên

bức tường, hạn chế gây nứt.

- Keo bơm vào khe 3 - 5 phút đã được ổn định thì

dùng bay để cắt hết những ba via của keo hoặc xốp

còn lại.

- Hoặc chèn khe tiếp giáp bằng mút xốp có độ dày

10 - 15mm đã được chuẩn bị.

- Sau các thao tác chèn mút xốp và bằng keo thì

dùng vữa chuyên dụng bả, trát lại các khe tiếp giáp

bình thường.

4. Đặt cốt thép trong tường xây

- Cốt thép trong tường xây (thường để hạn chế nứt)

được đặt theo chỉ định của thiết kế. Tại cao độ hàng

xây bố trí cốt thép giằng theo trình tự sau:

+ Tạo các rãnh dọc theo mặt trên của hàng xây bằng dụng

cụ khoét rãnh thủ công hoặc bằng máy khoét rãnh. Tốt nhất

là tạo rãnh trên block trước khi xây.

+ Dùng chổi hoặc bàn chải vệ sinh sạch rãnh đã khoét.

+ Đo và chuẩn bị khung thép đủ chiều dài cần thiết.

+ Sau đó đưa vào khung thép vào rãnh đã được khoét.

+ Rải vữa lên mặt trên tường và phủ kín cốt thép đã

đặt, tiếp tục xây hàng trên.

* Chú ý: Khoảng cách để đặt cốt thép từ 1,2m đến 1,5m

theo chiều cao bức tường

9

5. Tạo cột phụ cho khẩu độ bức tường

- Nhằm chống nứt tường với khẩu độ dài.

- Đối với bức tường dày 100mm, dài trên 3,6m và tường dày 200mm, dài trên 4,8m thì nên tạo thêm một

cột phụ (bê tông cốt thép) để giữ ổn định tường theo chiều dài.

6. Chiều cao bức tường

- Với chiều cao bức tường bê tông khí > 3,2m phải bố trí

giải pháp đổ giằng tường bằng bê tông cốt thép chạy ngang

bức tường.

- Quy cách giằng tường như sau: dày 10cm, rộng theo

kích thước viên gạch.

7. Đà lanh tô (dầm lanh tô)

- Đà lanh tô được đặt lên tường tối thiểu 300mm và khoảng cách đến mép viên gạch kế tiếp tối thiểu

100mm.

- Phương án thi công chống nứt góc tường dưới cửa sổ:

+ Phương án 1: tạo đà Lanh tô (như mục 7).

10

+ Phương án 2: tạo một hoặc hai rãnh sâu từ 2 - 3cm, rộng 3cm dài hơn chiều dài cửa sổ mỗi bên

0,5m tại hàng gạch phía dưới cửa sổ, sử dụng thanh sắt Φ12 hoặc Φ14 để gia cố.

8. Đặt hệ thống kỹ thuật ngầm

- Tạo lỗ, xẻ rãnh để lắp đặt hệ thống kỹ thuật chỉ nên

bắt đầu sau khi xây xong tường từ 5 đến 7 ngày. Trình

tự thực hiện như sau:

1 - Đo và đánh dấu các vị trí cần tạo rãnh, vị trí cần

khoét lỗ

2 - Dùng máy cắt cầm tay

- Cắt theo đường kẻ đã đánh dấu. Chiều sâu

đường cắt không nên quá 1/3 chiều dày

block bê tông.

3 - Dùng dụng cụ khoét rãnh

- Để tạo rãnh lắp đặt đường điện, nước; dùng

máy khoan đục tạo lỗ lắp ổ điện.

4 - Lắp đặt ổ điện, dây điện hệ thống ống nước

- Sau khi hoàn thiện kỹ thuật đặt hệ thống

ngầm cần trám đầy vữa vào rãnh đã lắp xong.

11

10

0

9. Ghim (dán) lưới chống nứt

- Tại các vị trí tiếp giáp giữa tường - dầm, tường - trần, tường - cột hoặc tiếp giáp giữa tường

xây - tường xây, tường xây với các vật liệu khác, sau khi tạo rãnh đi đường điện nước và đoạn tiếp giáp

hai đầu vị trí lanh tô, phải dùng lưới chống nứt để tăng hệ số đàn hồi cho các điểm tiếp giáp.

- Thường dùng vải sợi thủy tinh chịu kiềm hoặc lưới thép để chống nứt.

* Dùng lưới thủy tinh.

* Dùng lưới thép.

a. Dán lưới vào liên kết giữa tường và cột

100

3 4

1

1

2 2

100

GHI CHÚ:

1. Cột bê tông cốt thép 2. Lưới chống nứt;

3. Block AAC 4. Đinh hoặc vít (mật độ 300 mm/cái)

12

b. Dán lưới chống nứt vào vị trí sau khi đi đường điện nước

c. Dán lưới chống nứt phần tiếp giáp ở vị trí dầm, Lanh tô.

d. Dán lưới chống nứt giữa các điểm vật liệu khác nhau

- Các vị trí khoan bắt khung cửa có thể sử dụng các cục bê tông đúc sẵn hoặc gạch đặc được tổ hợp tại

vị trí này. Ở vị trí tiếp giáp hai loại vật liệu với nhau được dán lưới chống nứt

13

V - CÔNG TÁC TÔ TRÁT

- Không nên trát ngay sau khi xây. Khi tường còn quá ẩm do bị ướt hoặc do mưa (có các vết

ẩm, sẫm màu) thì cần đợi đến khi bề mặt tường khô và có màu sáng đều thì mới bắt đầu trát.

- Chất lượng lớp trát phụ thuộc rất nhiều vào bề mặt cần trát, bề mặt tường cần trát phải đạt một

độ cứng ổn định, chắc chắn rồi mới tiến hành trát.

1. Trát tường trong nhà

Có thể dùng bằng vữa chuyên dụng hoặc vữa xi măng cát thông thường

- Trám vá các vết sứt trên toàn bộ bề mặt tường bằng

vữa xây.

- Mài bề mặt tường bằng bàn chà nhám để loại bỏ

các mấp mô trên mặt tường, để có thể trát vữa mỏng

hơn.

- Vệ sinh sạch bề mặt trước khi trát.

- Dùng bàn soa răng cưa trát vữa chuyên dụng

lên toàn bộ bề mặt tường, sau đó dùng thước

thợ (gỗ, nhôm) cán, gạt tạo phẳng, cuối cùng

xoa nhẵn, đều bề mặt tường.

* Lưu ý: Ngay sau khi trát hoặc bả Skim Coat những bức tường trên, người thợ thi công dùng dụng cụ

rạch một đường trên bề mặt lớp trát tại vị trí tiếp giáp giữa cột, dầm bê tông với bức tường gạch AAC để tạo

một khe co giãn (tương ứng với khe hở giữa tường gạch và cột, dầm bê tông) đề phòng trường hợp có sự

chuyển vị về kết cấu của tòa nhà thì không gây nứt bức tường gạch AAC. Tại khe co giãn đó, đơn vị thi công

nên bơm đầy keo sau đó sơn bả bên ngoài như thông thường.

2. Trát tường ngoài nhà

- Trát tường ngoài cũng thực hiện theo trình

tự như trát tường trong, nhưng phải trám hết các

khe hở của mạch xây đứng và xây ngang.

- Khi trát tường ngoài nhà có tiếp xúc với

nước mưa, cần trát hoặc bằng vữa chống

thấm, hoặc bằng vữa thông thường, sau đó

sơn chống thấm theo chỉ định của thiết kế.

Lưu ý: khi trát bên ngoài (nơi tiếp xúc với nắng –

mưa): cần trộn chất chống thấm vào vữa khi trát

như Sika Latex hoặc Sika Light hoặc các chất

chống thấm phổ thông nhằm gia tăng khả năng

chống thấm và co dãn của lớp vỏ áo. Sau khi trát

vẫn sử dụng các biện pháp quét phụ gia chống thấm

bên ngoài như xây bằng gạch đỏ.

14

3. Chống thấm khu dùng nước

- Trám đầy các mạch vữa bị khuyết, các vết

lõm và các khe hở sau khi xây và lắp đặt hệ

thống kỹ thuật, thiết bị ngầm trong tường.

- Mài phẳng và vệ sinh bề mặt tường.

- Quyét sơn chống thấm.

- Đắp mốc và trát phẳng tường.

- Ốp gạch mặt tường.

VI - TREO ĐỒ TRÊN TƯỜNG AAC

- Trọng lượng, cách liên kết vật treo lên tường theo

chỉ định của thiết kế hoặc do người sản xuất blốc

AAC quy định.

- Một số loại vít treo thông dụng.

Sản phẩm gạch bê tông khí có cường độ chịu nén

trung bình lớn hơn 3.5Mpa hoàn toàn có thể đáp ứng

cho việc khoan, treo bắt các vật dụng thông thường như:

Thiết bị vệ sinh, bình nước nóng, tivi, máy điều hòa

nhiệt độ, tủ bếp,... với tải trọng có thể lên tới 200 ÷ 300

kg.

- Việc khoan, treo bắt các vật dụng phải sử dụng vít nở, không dùng đinh đóng trực tiếp vào tường gạch

AAC.

- Đối với các vị trí treo bắt, lắp đặt các vật dụng khác như: Tủ bếp, loa đài, tranh ảnh cỡ lớn có thể dùng

phương pháp như đối với cửa (như mục 9.d) hoặc dùng vít nở bằng sắt, tacke, con sơn tùy theo công năng sử

dụng của từng loại vật dụng.

VII - NGHIỆM THU

1. Nghiệm thu vật liệu

- Đối chiếu với yêu cầu của thiết kế về block AAC và vữa xây trát:

- Block AAC được nghiệm thu (về khối lượng thể tích, mác và yêu cầu khác (nếu có)) theo kết

quả thí nghiệm mẫu thực tế hoặc theo chứng chỉ thí nghiệm của cơ sở sản xuất block AAC.

- Vữa xây, vữa trát được nghiệm thu (về mác) theo kết quả thí nghiệm mẫu đúc hoặc theo

chứng chỉ thí nghiệm của cơ sở sản xuất vữa.

2. Nghiệm thu tường xây

- Công tác kiểm tra, nghiệm thu tường xây được thực hiện theo TCVN 4085:2011. Ngoài ra,

tường xây bằng block AAC cần đáp ứng thêm các yêu cầu sau:

- Công tác xây, trát phù hợp với Chỉ dẫn kỹ thuật này.

- Block xây so le nhau trên các hàng xây liền kề.

- Độ đầy vữa của mạch ngang: ≥ 80%.

- Độ đầy vữa của mạch đứng: ≥ 70%.

- Các yêu cầu khác về liên kết, chống thấm, tạo khe co dãn, đặt ngầm đường ống – thiết

bị…: phù hợp với các quy định của thiết kế.

15

Hướng dẫn thi công này sẽ tiếp tục được hoàn thiện và sửa đổi bổ sung trong quá trình thực tiễn thi

công!