61
HUYỆT RỒNG 007 Câu1: Triệu chứng lâm sàng thường gặp và các phương pháp điều trị gãy xương hàm dưới....2 Câu1: Triệu chứng lâm sàng thường gặp và các phương pháp điều trị gãy xương hàm dưới....2 Câu2:Chỉ định , chống chỉ định, kỹ thuật cố định hai hàm điều trị gãy xương hàm dưới bằng cung móc..............................5 Câu3: Các thế chụp XQ chẩn đoán gãy xương hàm dưới .Chỉ định , kỹ thuật cố định 2 hàm bằng nút buộc Ivy..........................6 Câu 4: Nguyên nhân , phân loại gãy xương tầng giữa mặt..............................8 Câu5: Triệu chứng lấm sàng chung gãy xương tầng giữa mặt . Các phương pháp chụp XQ chẩn đoán......................................10 Câu6: Nguyên tắc và phương pháp xử trí vết thương vùng hàm mặt do hỏa khí............12 Câu7: Đặc điểm lâm sàng vết thương vùng hàm mặt do hỏa khí............................15 Câu8: N tắc x trí vết thương vùng hàm mặt do hỏa khí . Kỹ thuật xử trí ngạt thở do phù nề 1

HuyỆt rỒng 007

Embed Size (px)

Citation preview

HUYỆT RỒNG 007

Câu1: Triệu chứng lâm sàng thường gặp và các phương pháp điều trị gãy xương hàm dưới..................................................................2Câu1: Triệu chứng lâm sàng thường gặp và các phương pháp điều trị gãy xương hàm dưới..................................................................2Câu2:Chỉ định , chống chỉ định, kỹ thuật cố định hai hàm điều trị gãy xương hàm dưới bằng cung móc.............................................5Câu3: Các thế chụp XQ chẩn đoán gãy xương hàm dưới .Chỉ định , kỹ thuật cố định 2 hàm bằng nút buộc Ivy...................................6Câu 4: Nguyên nhân , phân loại gãy xương tầng giữa mặt............8Câu5: Triệu chứng lấm sàng chung gãy xương tầng giữa mặt . Các phương pháp chụp XQ chẩn đoán........................................10Câu6: Nguyên tắc và phương pháp xử trí vết thương vùng hàm mặt do hỏa khí..............................................................................12Câu7: Đặc điểm lâm sàng vết thương vùng hàm mặt do hỏa khí 15Câu8: N tắc x trí vết thương vùng hàm mặt do hỏa khí . Kỹ thuật xử trí ngạt thở do phù nề vùng thanh khí quản............................17Câu 9: Nguyên nhân và phương pháp xử trí các loại ngạt thở trong vết thương vùng hàm mặt do hỏa khí.................................18Câu 10: Đặc điểm lâm sàng và phương pháp xử trí cấp cứu chảy máu trong vết thương vùng hàm mặt do hỏa khí.........................19Câu 11: Nguyên nhân gây viêm nhiễm vùng hàm mặt................21Câu 12: Lâm sàng và các pp điều trị viêm tấy lan tỏa vùng hàm mặt...............................................................................................23Câu 13: Phương pháp chích rạch tháo mủ vùng hàm mặt: Yêu cầu đường rạch và kỹ thuật cụ thể......................................................26

1

HUYỆT RỒNG 007Câu14: Triệu chứng lâm sàng và phương pháp nắn chỉnh sai khớp thái dương hàm dưới mới.............................................................28Câu 15: Bệnh sinh các khe hở môi vòm miệng bẩm sinh............30Câu16: Triệu chứng chung KHM-VM bẩm sinh.........................32Câu17: Nguyên tắc chung , yêu cầu và tuổi phẫu thuật tạo hình khe hở môi vòm miệng bẩm sinh.................................................33Câu19: Lâm sàng và điều trị áp xe vùng góc hàm cơ cắn...........35Câu 20: Ls, c đoán , điều trị viêm tuyến nước bọt dưới hàm do sỏi.....................................................................................................37

2

HUYỆT RỒNG 007Câu1: Triệu chứng lâm sàng thường gặp và các phương pháp điều trị gãy xương hàm dướiI: Cơ năng-Có lực chấn thương vào vùng hàm dưới-Thấy đau tại chỗ gãy , niêm mạc lợi chỗ gãy rách, chảy máu -Thấy có cử động bất thường khi ngậm rồi há miệngII: Thực thể1:Vết gãy: Do thân xương và ngành xương gãy liên quan mật thiết tới hệ thống răng nên bao giờ cũng gãy hở vì lợi dính bám vào xương hàm rất mỏng1.1: Gãy vùng cằm: Giữa 2 răng nanh và 4 răng cửa có hai mức-Gãy chính giữa : Ít gặp vì khớp bất động , chỗ đó cứng-Gãy bên vùng cằm : Hoặc giữa răng cửa giữa với vùng cửa bên hoặc giữa răng cửa bên với răng nanh1.2: Gãy thân xương : Từ răng nanh đến góc hàm ,đường gãy chéo từ sau ra trước , từ trên xuống dưới1.3: Gãy góc hàm: Gãy từ trên xuống dưới và từ trước ra sau, bao gồm cả gaỹ xuyên qua răng số 81.4: Gãy cành cao : Gãy dọc ít gặp , chủ yếu gãy ngang1.5: Gãy lồi cầu: Có thể 1 bên hoặc hai bên-Gãy cổ lôi cầu thấp-Gãy cổ lồi cầu cao-Vỡ lồi cầu2: Di lệch: theo không gian 3 chiều : dọc , ngang , trước sau2.1: Gãy giữa cằm : Thường ít di lệch do các lực thuộc cơ hàm móng và cơ cắn cân bằng

3

HUYỆT RỒNG 0072.2: Gãy thân xương-Sự xô lệch: mảnh sau kéo ra trước và lên cao do cơ thái dương , cơ cắn cơ chân bướm trong . mảnh trước kéo xuống thấp do cơ sàn miệng làm mở miệng . LS khớp cắn hình tam giác-Di lệch chồng: Do cơ chân bướm ngoài nếu đầu gãy gần nhau-Di lệch gãy góc : Do cơ chân bướm ngoài , cơ hàm trong2.3: Gãy góc hàm: Di lệch ít do góc hàm được bao bọc bởi tổ chức chắc Có thể gặp: mảnh trên kéo ra trước, lên trên và ra ngoài ; mảnh dưới kéo xuống , ra sau do cơ mở miệng2.4: Gãy cành cao-Gãy ngang: Mảnh trên ra trước , lên trên vào trong; đoạn dưới lên trên ra trước-Gãy dọc: Mảnh trước kéo lên trên , vào trong ; mảnh sau kéo ra ngòai 2.5: Gãy lồi cầu -Dạng cổ lồi c âu thấp: Mảnh dưới kéo lên trên ra sau; Mảnh trên kéo lên trên , ra trước vào trong do cơ chân bướm ngoài -Dạng cổ lội cầu cao không di lệch nhiều-Vỡ lồi cầu : Lồi cầu không nguyên vẹn thành 2 hay nhiều mảnhIII: Điều trị1: Gãy xương ổ răng *Gây tê vùng gãy bằng lidocain 1-2%. Nắn chỉnh răng cùng xương ổ răng về vị trí giải phẫu đúng khớp cắn*Buộc cố định các răng nằm trong xương ổ răng gãy vào răng còn chắc

4

HUYỆT RỒNG 007Có thể sử dụng các nút buộc: -Nuốt buộc số 8 có từ thời Hypocrat-Buộc kiểu hình thang-Nẹp cố định các răng chắc bên ngoài đường gãy bằng cách buộc dây thép qua cổ răng. Sau đó buộc cố định cổ răng , các răng trong xương ổ gãy vào nẹp-Máng hở mặt nhai: Bất động tốt , vệ sinh dễ , có thể nhai2: Điều trị gãy xương hàm dưới2.1: Điều trị không phẫu thuật:-Gãy không di lệch : Có thể cố định bằng 1 cung trơn hàm dưới, hoặc cố định 2 hàm bằng các nút buộc Ivy-Gãy di lệch: Gây tê ổ gãy, nắn chỉnh về vị trí giải phẫu -Gãy di lệch lớn , chấn thương cũ: Cần chỉnh hình bằng lực kéo . Đơn giản là dùng cung móc . Cũng có thể dùng máng , đầu máng có móc, vòng cao su kéo theo hướng cần thiết2.2: Phẫu thuật kết xương hàm: -Trường hợp không thể nắn chỉnh hay cố định dụng cụ được; trường hợp lộ ổ gãy-Kết xương chắc bệnh nhân tập nhai sớm, vế sinh răng miệng tốt3: Chăm sóc-T bất động 4-8 tuần-Đề phòng biến chứng viêm xương tủy xương-Chế độ ăn giàu dinh dưỡng , mềm: Sữa , súp…-Sau mổ vài ngày cho bệnh nhân tập ăn nhai từ từ tăng dần

5

HUYỆT RỒNG 007

Câu2:Chỉ định , chống chỉ định, kỹ thuật cố định hai hàm điều trị gãy xương hàm dưới bằng cung mócI: Chỉ định-Chống chỉ đinhII: Kỹ thuật*Thường dùng cố định hai hàm để điều trị gãy xương hàm dưới. Vừa mang tính chất chỉnh hình vừa mang tính chất cố định*Cách cố định: -Hàm trên đặt 1 cung móc chạy suốt hàm , hướng móc quay lên trên. Hàm dưới tương ứng với một đoạn gãy đặt một đoạn cung. Gãy một đường có 2 đoạn, gãy 2 đường có 3 đoạn cung, đương nhiên gãy góc hàm chỉ có 1 cung ; Hướng của móc quay xuống dưới-Thông qua từng cặp móc ta mắc các vòng dây cao su để nắn chỉnh và cố định hàm lại. Những vòng dây mắc thẳng để cố định 2 hàm khít với nhau , những vòng dây mắc chéo để nắn chỉnh , ta tăng dần các vòng dây cao su giữ các móc như trên để chỉnh hình cho ổ gãy về đúng khớp cắn. Tiếp tục duy trì trong vòng 4-6tuần tùy theo vị trí gãy, tuổi bệnh nhân đu cho xương can vững*Giá trị của cung móc cho phép chỉnh hình cố định với những trường hợp gãy xương hàm có di lệch lớn mà cung trơn không giải quyết nổi. Cung móc còn dùng để cố định và nắn chỉnh trong những trường hợp-Gãy một phần xương hàm trên: Lúc này xương hàm dưới để nguyên một cung , hàm trên đặt 2 cung ngắn tương ứng với một đoạn xương . Dùng các vòng cao su kéo biến xương hàm dưới trở thành cố định. Đoạn gãy hàm trên sẽ nắn chỉnh theo khớp cắn

6

HUYỆT RỒNG 007hàm dưới-Chỉnh khớp cắn sau khi phẫu thuật kết hợp xương , treo adam trong gãy xương tầng giữa mặt kiểu Le Fort mà khớp cắn vẫn chưa đạtCâu3: Các thế chụp XQ chẩn đoán gãy xương hàm dưới .Chỉ định , kỹ thuật cố định 2 hàm bằng nút buộc IvyI: Cá tư thế chụp XQ-Phim thẳng mặt(Face): thấy tổn thương trực tiếp vùng cằm; tổn thương gián tiếp đường gãy hàm dưới chỗ khác-Phim hàm chếch (Maxillaire de file) : Thấy rõ tổn thương ngành ngang ,từ góc hàm lên lồi cầu-Chụp tòan cảnh(Panorama, Panorex): Thấy rõ tòan bộ , trực tiếp đường gãy hàm dưới-Phim Schuller: xác định thêm tổn thương lội cầu , khớp TD hàmII:Chỉ đinhIII: Kỹ thuật:*Nút Ivy dùng để cố định 2 hàm , tối thiểu phải buộc mỗi hàm một nút , rồi buộc 2 nút ấy lại với nhau bằng 1 dây thép không rỉ *Kỹ thuật buộc -Dùng dây thép loại không rỉ kích thước khoảng 0,3mm dài 15cm. Gập đôi và xoắn ở giữa một vòng tròn đường kính 1mm , luồn 2 đầu dây thép vào cùng một khe răng từ ngoài vào trong miệng, tiếp tục luồn ngược lại hai đầu dây từ trong ra ngoài miệng , qua 2 bên của 2 răng . Sau cùng dùng 1 đầu dây luồn qua vòng tròn nhỏ và cố định xoắn với đầu kia ở phía bên của nhóm răng

7

HUYỆT RỒNG 007-Cũng làm như trên đối với 2 răng tương ứng của hàm đối diện . Thông qua 2 vòng tròn của 2 nút dùng 1 sợi dây thép buộc hai hàm lại cho đúng khớp cắn-Ta có thể dùng nhiều nút Ivy để cố định cho vững *như vậy nút Ivy có td cố định 2 hàm lại với nhau thành từng nhóm 2 răng một , đúng vị trí tương ứng khớp cắn. Mặt khác khi cần cho bệnh nhân há miệng để làm vệ sinh răng miệng chỉ cần cắt sợi dây thép nối 2 nút ra, sau đó vẫn tiếp tục thay sợi dây nối khác để buộc 2 hàm lại nhưng thông qua các vòng tròn tả trên

8

HUYỆT RỒNG 007

Câu 4: Nguyên nhân , phân loại gãy xương tầng giữa mặt*Tầng giữa mặt là một khối xương bất động : Xương hàm trên, xương gò má, xương mũi, xương bướm khẩu cái.Các xương dính với nhau bởi khớp cố định hình răng cưa . Các xương có hình thù đa dạng được xắp xếp chồng chéo lên nhau , từ trước ra sau , từ trên xuống dưới nên không thể nhìn thấy được trên phim quy ước do bị che khuấtI:Nguyên nhân1:Trực tiếp-Tai nạn giao thông hoặc tai nạn sinh hoạt đập trực tiếp vùng mặt xuống nền cứng-Bị đánh bằng vật cứng vào vùng giữa mặt-Nguyên nhân do hỏa khí: Mảnh bom, mìn … bắn vào2:Gián tiếp: Lực chấn thương hàm dưới đập lên hàm trênII: Phân loại1: Gãy một phần:-Ở nhánh lên đồng thời với gãy xương mũi hàm tổn thương tới ống lệ -Gãy xương ổ răng-Gãy xương gò má: Bị đẩy lùi vào làm vỡ mặt ngoài xương hàm , làm thông xoang với miệng, có khi bị viêm xoang do chấn thương

9

HUYỆT RỒNG 007-Gãy cung tiếp : Cung lún sập lún hình chữ M , tỳ vào mỏm vẹt hàm dưới làm bệnh nhân khó há miệng-Gãy lõm răng nanh: Làm thông miệng với xoang hoặc làm tổn thương dây thần kinh dưới ổ mắt hay thần kinh răng trước2: Gãy toàn bộ-Gãy dọc: Do lực chấn thương trực tiếp hoặc lực chấn thương từ dưới lên đập vào cằm . Hàm dưới đập vào hàm trên, gãy thẳng đường răng cửa tới nền mũi phía trước và phía sau lan tới gai sau của khẩn cái-Gãy ngang: .Gãy Le Fort I: Gãy ngang qua xương ổ răng , khi chấn thương đập thẳng vài gai mũi , nét gãy chạy dưới gai mũi lan sang 2 bên cho tới trụ sau hàm làm gãy 1/3 giữa và dưới trụ sau hàm .Gãy Le Fort II: Còn gọi là gãy trung tâm , rời mặt và sọ thấp . Đường chính qua xương mũi, dưới xương trán 1cm chéo xuống dưới và ra sau 1cắt nhánh lên xương hàm qua hốc xương hàm ra phía sau giữa trụ sau hàm . Đường này đi qua khớp xương gò má –hàm trên (gãy thấp ) hoặc vào một phần xương gò má , đường phía trong cắt rãnh giữa mũi , qua xương xoăn mũi giữa và xương xoang mũi dưới.Gãy Le Fort III: Tách rời mặt-sọ trên xương gò má (gãy cao). Đường gãy qua xương mũi ngay sát xương trán hoặc 1 phần xương trán, qua khớp xương trán-gò má , gò má-thái dương. Phía trong tổn thương khối xương bướm , sàn ổ mắt

10

HUYỆT RỒNG 007

Câu5: Triệu chứng lấm sàng chung gãy xương tầng giữa mặt . Các phương pháp chụp XQ chẩn đoán*Tầng giữa mặt là một khối xương bất động : Xương hàm trên, xương gò má, xương mũi, xương bướm khẩu cái.Các xương dính với nhau bởi khớp cố định hình răng cưa . Các xương có hình thù đa dạng được xắp xếp chồng chéo lên nhau , từ trước ra sau , từ trên xuống dưới nên không thể nhìn thấy được trên phim quy ước do bị che khuấtI: Triệu chứng lâm sàng1: Gãy một phần*Với gãy nhánh lên , gãy xương mũi: -Mắt bị tím, có chảy máu mũi và các biến chứng do ống lệ tỵ bị tắc-Nếu không điều trị sớm về sau nơi gãy bị lõm*Thủng khẩu cái nhỏ thì tự nhiên khỏi , Thủng to thì thông với mũi , ăn uống khó khăn*Gãy mỏm tiếp và xương gò má : Mới đầu thấy lõm , sau nề, há miệng khó khăn*Nếu thủng xoang hàm có thể gây tràn khí mô lỏng lẻo ở má , có chảy máu mũi2: Gãy toàn bộ *Gãy dọc khẩu cái thường phối hợp với gãy ngang :Niêm mạc rách, có chỗ tím , niêm mạc tiền đình cũng rách , khớp răng ảnh

11

HUYỆT RỒNG 007hưởng, có khi sai hai bên hoặc bên đúng bên sai, răng chếch ra ngoài hoặc vào trong*Gãy Le Fort I: Di chuyển hàm ra trước , khớp cắn sai do hàm trên tụt xuống , nhóm răng hàm trong chạm trước , nhóm răng cửa hở. Khám thấy.Có dấu hiệu ngăn kéo.Tím móng ngựa ở vùng môi và tiền đình trên.Ấn đau vùng trụ sau hàm*Gãy Le Fort II, III: Thường bị shock có nhiều vết thương phần mềm , có khi nói mũi động đậy, giữ chặt đầu thấy di chuyển xương sang một bên hoặc 2 bên di chuyển từ trước ra sau hay từ sau ra trước . Cần khám các chấn thương ở phần gò má , nhất là sọ nãoII: Phương pháp chụp XQ1:Tư thế thẳng mặt Face2:Blondeau*Tư thế bệnh nhân: Nằm sấp , miệng há tối đa, mũi và cằm chạm phim. Tia đi từ chẩm ra trước*Tiêu chuẩn: Nhìn rõ hốc mắt 2 bên, Hai bờ trên xương gò má không vượt quá đáy xoang hàm, Vách ngăn mũi chiếu thẳng giữa 2 răng số 1 hàm trên*Bình thường: -Hốc mũi có khoảng sáng khe thở rõ-Xoang hàm , xoang trán sáng đều , các thành xoang đều rõ3: Tư thế Hirtz*Tư thế bệnh nhâ:Nằm ngửa , đầu thả ra khỏi thành bàn, đỉnh đầu chạm phim, tia đi từ đầu tới đỉnh*Tiêu chuẩn phim -Nhìn rõ khoang miệng và lỗ chẩm

12

HUYỆT RỒNG 007-Vách ngăn mũi giữa chiếu thẳng giữa 2 răng số 1-Cung răng hàm trên và dưới trùng nhau thành một hình vòng cung -Mốc phân định xoang sàng trước và sau là đường nối khe 2 răng 6, 7*Bình thường-Các xoang sàng sáng đều,-Vách ngăn tb sáng rõCâu6: Nguyên tắc và phương pháp xử trí vết thương vùng hàm mặt do hỏa khíI:Nguyên tắc*Việc xử trí vết thương vùng hàm mặt ngoài việc phục hồi chức năng cơ quan vùng hàm mặt còn đòi hỏi phục hồi chức phận thẩm mỹ . Do đó đảm bảo các nguyên tắc sau:-Tuân thủ nguyên tắc chung xử trí vthk-Hết sức t kiệm khi cắt lọc bằng cách tẩy rửa sạch sẽ sau đó mới xử trí-Khi có hiện tượng nhiễm trùng thì phải dẫn lưu sớm , da để hởII: Phưong pháp xử trí: Tùy thuộc các giai đoạn1: Giai đoạn cấp cứu bước đầu: Chú ý tới nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhân1.1: Chống ngạt thở : Thương tổn hàm mặt dễ gây tắc khí đạo trước do mất vùng cằm, sàn miệng , gây tụt lưỡi. Phù nề chèn ép khí đạo-Nếu có nguy cơ tụt hoặc tụt lưỡi: Khâu đầu lưỡi kéo ra ngoài cố định -Vết thương phần mềm tạo vạt tổ chức có cuống lớn như van một chiều che kín đường thở do đó cũng phải khâu kéo , cố định ra ngoài ,

13

HUYỆT RỒNG 007-Lấy sạch dị vật , cho BN nằm đầu nghiêng sang một bên hoặc nằm sấp -Đôi khi chèn ép do phù nề cần phải mở khí quản hoặc dùng kim to chọc vào khí quản tạo điều kiện lưu thông khi không thể mở KQ1.2:Chống chảy máu-Cầm máu tạm thơi bằng cách đè ngón tay vào các mạch máu -Sử dụng mọi biện pháp cầm máu : Băng ép ,băng chèn , khâu tạm mép vết thương, kẹp mạch , thắt mạch-Trên nguyên tắc phải tìm được đầu mạch máu chảy tại chỗ, nếu không thì phải tìm ĐM cảnh ngoài hoặc cảnh gốc chi phối đê thắt1.3:Chống shock-Truyền dịch và máu nếu mất máu nhiều , -Chống rối loạn điện giải và trợ tim cho bệnh nhân*Công việc chống ngạt, chống chảy máu, chống shock tiến hành đống thời để cứu sống bệnh nhân1.4: Băng bó và dùng kháng sinh mục đích-Tránh tiếp xúc môi trường xung quanh, -Cầm máu, có định gãy xương tạm thời2: Giai đoạn cấp cứu vết thương hàm mặt 2.1:Xử trí vết thương phần mềm -Nguyên tắc: Tiết kiệm tổ chức , tẩy rửa sạch trước khi can thiệp. Cố gắng giữ mảnh tổ chức còn chân nuôi tốt -Kỹ thuật: Khâu từ sâu vào nông, khâu xong phải dẫn lưu. -Với vết thương mới thiếu hổng tổ chức lớn có thể cắt lọc hoại tử , bóc tách rộng 2 mép vết thương khâu chéo. Vết thương quá lớn có thể chuyển vạt da kế cận , các đường rạch phụ để bảo vệ khuyết hổng-Vết thương ở lưỡi phải kiểm tra kỹ và khâu 3 lớp

14

HUYỆT RỒNG 0072.2: Xử trí vết thương xương-Nguyên tắc tiết kiệm xương còn dính cốt mạc không lấy đi mà xếp lại-Xoang má vỡ: Theo dõi nhiễm trùng mới dẫn lưu vào ngách mũi dưới -Xương tầng giữa mặt : Nắn chỉnh và cố định sớm -Xương hàm dưới gãy có thể cố định với hàm trên , trước đó nắn chỉnh đúng khớp cắn3: Giai đoạn tạo hình thứ kỳ-Bắt đầu từ ngày thứ 7 vt có tổ chức hạt hồng tươi dễ chảy máu-Bóc tách rộng tổ chức xung quanh, che phủ khuyết hổng . Có thể sd vạt da có chân nuôi , hoặc vạt niêm mạc tổ chức kế cận .Nếu quá rộng có thể ghép da rời 4: Giai đoạn tạo hinh muộn*Tạo hình bằng tổ chức da kế cận có chân nuôi : Vạt da xoay, tạo hình chư. Vạt trượt, tạo hình V-Y. Vạt da chập đôi .Vạt lật. Vạt đảo. Trụ Filatop khi không thể sd các vạt trên*Thủ thuật ghép da rời : Ghép da mỏng dễ sống nhưng biến dạng. Ghép da dày.Ghép da toàn bộ ít biến dạng nhưng diện tích hạn chế*Thủ thuật vá niêm mạc: Dùng vạt nm có chân nuôi thay thế vùng khuyết hổng*Thủ thuật ghép xương: Có thể sử dụng xương tự thân(mào chậu) hoặc xương đồng loại

15

HUYỆT RỒNG 007

Câu7: Đặc điểm lâm sàng vết thương vùng hàm mặt do hỏa khí1: Tòan thân: -Chấn thương vùng hàm mặt thường kết hợp với chấn thương sọ não đặc biệt là chấn thương do hỏa khí nên bệnh nhân có thể ở trong tình trạng shock chấn thương do đau đớn, mất máu, CTSN… -Trong trường hợp đến muộn gây ra tình trạng nhiễm khuẩn toàn thân: Biểu hiện sốt cao, mạch nhanh , huyết áp tuột2: Cơ năng-Chảy máu vùng hàm mặt đặc biệt là chảy máu mũi khi có tổn thương mũi xoang.Máu có thể chảy ra mũi trước hoặc mũi sau xuống họng. Nếu nặng có thể gây nên tình trạng khó thở do máu chảy vào thanh khí quản gây bít tắc đường thở hoặc tình trạng phù nề tổ chức gây chèn ép đường thở.-Đau đớn do gãy xương như: gãy xương gò má, xương hàm…đau tăng lên khi cử động nhai, nói…

16

HUYỆT RỒNG 007-Bệnh nhân khó khăng trong việc thực hiện vận động bình thường hàm dưới: há , đưa hàm sang bên khi nhai, nói3: Thăm khám -Biến dạng vùng hàm mặt: Vết thương hỏa khí có thể làm mất vùng cằm ,làm thay đổi khuôn mặt bệnh nhân .Biến dạng mũi có thể sập tháp mũi , vỡ xương chính mũi và vách ngăn mũi làm tẹt , lệch mũi. Máu từ động mạch (mặt, sàng , bướm khẩu cái…)chảy ra làm bầm tím, sưng nề vùng mặt. Mất sự cân đối gò má-Mất sự liên tục xương khi thăm khám, tìm thấy điểm đau chói cố định .Có thể thấy đầu xương gãy nhô ra ngoài-Lệch khớp cắn:Gặp trong gãy thể nhìn thấy xương hàm dưới-Lệch hàm khi há miệng hàm dưới có thể bị lệch hẳn về một bên-Tiếng kêu ở khớp thái dương hàm khi có sai khớp .Tiếng lạo xạo xương gãy khi vận động hàm-Bệnh nhân cảm thấy hết sức khó khăn khi vận động hàm dưới như : há , đưa hàm sang bên. Biên độ vận động hàm dưới hạn chế. Vỡ sàn ổ mắt tức vỡ thành trên xoang hàm mà phía ngoài là xương gò má ảnh hưởng đến sự vận động nhãn cầu và gây song thị

17

HUYỆT RỒNG 007

Câu8: N tắc x trí vết thương vùng hàm mặt do hỏa khí . Kỹ thuật xử trí ngạt thở do phù nề vùng thanh khí quảnI:Nguyên tắc*Việc xử trí vết thương vùng hàm mặt ngoài việc phục hồi chức năng cơ quan vùng hàm mặt còn đòi hỏi phục hồi chức phận thẩm mỹ . Do đó đảm bảo các nguyên tắc sau:-Hết sức tiết kiệm khi cắt lọc bằng cách tẩy rửa sạch sẽ sau đó mới x trí-Khi có hiện tượng nhiễm trùng thì phải dẫn lưu sớm , da để hởII: Kỹ thuật xử trí ngạt thở do phù nề thanh khí quản*Thương tổn hàm mặt dễ gây tắc khí đạo trước do mất vùng cằm, sàn miệng , gây tụt lưỡi. Dị vật, máu chảy vào miệng mũi , phù nề quanh hầu họng gây chèn ép khí đạo-Nếu có nguy cơ tụt hoặc tụt lưỡi: Khâu đầu lưỡi , cách đầu lưỡi 1,5cm kéo đầu chỉ ra ngoài cố định .Khâu vào vùng cằm, cổ , buộc vào khuy áo, hay que đũa sao cho không tụt lưỡi trở lại

18

HUYỆT RỒNG 007-Vết thương phần mềm tạo vạt tổ chức có cuống lơn ;khi bệnh nhân hít vào nó như van một chiều che kín đường thở do đó cũng phải khâu kéo , cố định ra ngoài , để thông đường thở-Lấy sạch dị vật chất bẩn , đờm máu. Cho BN nằm đầu nghiêng sang một bên hoặc nằm sấp để tránh khi nôn vào khí quản-Đôi khi sự chèn ép do phù nề cần thiết phải mở khí quản hoặc dùng kim to chọc vào khí quản tạo điều kiện lưu thông khi điều kiện không cho phép mở khí quản-Xử trí thoát hơi dưới da: Do thương tổn hệ thống khí đạo hơi thoát gây tràn khí dưới da cũng gây khó thở . Nếu có sự chèn ép nhiều càn phải hút hơi bằng bơm tiêm ; Đôi khi phải rạch thóat hơi nhưng chú ý đường rạch tránh vào mạch máu làm nặng thêm tình trạng mất máu của bệnh nhânCâu 9: Nguyên nhân và phương pháp xử trí các loại ngạt thở trong vết thương vùng hàm mặt do hỏa khíI: Nguyên nhân-Mất vùng cằm, sàn miệng gây tụt lưỡi làm tắc khí đạo trước-Dị vật bẩn , máu chảy trực tiếp từ vết thương vào miệng , mũi sau khí quản sau đó đông lại gây bít tắc đường thở -Phù nề sau vết th quanh vùng hầu họng gây nên sự chèn ép khí đạo-Vết thương phần mềm tạo vạt có cuống lớn II: Phương pháp xử trí ngạt thở *Thương tổn hàm mặt dễ gây tắc khí đạo trước do mất vùng cằm, sàn miệng , gây tụt lưỡi. Dị vật, máu chảy vào miệng mũi , phù nề quanh hầu họng gây chèn ép khí đạo-Nếu có nguy cơ tụt hoặc tụt lưỡi: Khâu đầu lưỡi , cách đầu lưỡi 1,5cm kéo đầu chỉ ra ngoài cố định .Khâu vào vùng cằm, cổ , buộc vào khuy áo, hay que đũa sao cho không tụt lưỡi trở lại

19

HUYỆT RỒNG 007-Vết thương phần mềm tạo vạt tổ chức có cuống lơn ;khi bệnh nhân hít vào nó như van một chiều che kín đường thở do đó cũng phải khâu kéo , cố định ra ngoài , để thông đường thở-Lấy sạch dị vật chất bẩn , đờm máu. Cho BN nằm đầu nghiêng sang một bên hoặc nằm sấp để tránh khi nôn vào khí quản-Đôi khi sự chèn ép do phù nề cần thiết phải mở khí quản hoặc dùng kim to chọc vào khí quản tạo điều kiện lưu thông khi điều kiện không cho phép mở khí quản-Xử trí thoát hơi dưới da: Do thương tổn hệ thống khí đạo hơi thoát gây tràn khí dưới da cũng gây khó thở . Nếu có sự chèn ép nhiều càn phải hút hơi bằng bơm tiêm ; Đôi khi phải rạch thóat hơi nhưng chú ý đường rạch tránh vào mạch máu làm nặng thêm tình trạng mất máu của bệnh nhânCâu 10: Đặc điểm lâm sàng và phương pháp xử trí cấp cứu chảy máu trong vết thương vùng hàm mặt do hỏa khí 1: Tòan thân: -Chấn thương vùng hàm mặt thường kết hợp với chấn thương sọ não đặc biệt là chấn thương do hỏa khí nên bệnh nhân có thể ở trong tình trạng shock chấn thương do đau đớn, mất máu, CTSN… -Da niêm mạc nhợt do mất máu ; hoa mắt chóng mặt.-Trong trường hợp đến muộn gây ra tình trạng nhiễm khuẩn toàn thân: Biểu hiện sốt cao, mạch nhanh , huyết áp tuột2: Cơ năng-Chảy máu vùng hàm mặt đặc biệt là chảy máu mũi khi có tổn thương mũi xoang.Máu có thể chảy ra mũi trước hoặc mũi sau xuống họng. Nếu nặng có thể gây nên tình trạng khó thở do máu

20

HUYỆT RỒNG 007chảy vào thanh khí quản gây bít tắc đường thở hoặc tình trạng phù nề tổ chức gây chèn ép đường thở3: Thực thể-Khuôn mặt có thể bị biến dạng do chấn thương có máu tụ tím bầm dưới da; hai hốc mắt có thể thâm quầng. Thấy đầu xương gãy nhô ra ngoài qua vết thương -Thấy máu chảy ra mũi trong trường hợp chấn thương xoang hàm tổn thương động mạch sàng , động mạch bướm khẩu cái rất khó cầm -Khớp cắn lệch-Há miệng hạn chế cử động hàm dưới khó khăn do đau và mất liên tục xương4: Điều trị*Cầm máu tạm thời có thể dùng ngón tay bóp hai cánh mũi lại làm điểm kisselbach được đè ép , ấn rìa xương hàm dưới, trước chỗ bám cơ cắn để đè ép đm măt; ở trên mỏm tiếp đè vào mạch thái dương*Nguyên tắc phải tìm và kẹp được đầu mạch máu chảy tại chỗ , nếu không tìm được thì phải thắt động mạch cảnh ngoài hoặc động động mạch cảnh gốc chi phói để thắt.Vết thương rộng ở mặt muốn cầm máu vào động mạch cảnh ép vào cổ ngang cột sống cổ 6*Chảy máu trong sâu nặng cấm máu tích cực bằng cách nhét meche mũi trước hoặc mũi sau. Kỹ thuật nhét mèche mũi sau

21

HUYỆT RỒNG 007-Dụng cụ: đèn clar, nỉa khuỷu, đè lưỡi, 1 ống nelaton, 2 kìm koche, 1 cục gạc trụ đường kính 3 cao 3cm buộc vào 2 đầu dây dài chắc, và cục gạc đường kinh 1cao 1cm-Tiến hành: Đặt ống nelaton vào bên mũi chảy máu đẩy xuống họng. Bảo bn há miệng, dùng kìm cặp đầu nelaton kéo ra khỏi miệng. Buộc chỉ cục gạc to vào đầu nelaton. Kéo ngược nelaton từ họng lên , cục gạc bị qua eo màn hầu bị vướng lại , thầy thuốc dùng ngón tay đẩy cục gạc lên trên và ra sau giúp vượt qua eo hẹp . Xong rồi tháo chỉ và cố định vào cục gạc nhỏ phía trưới mũi

Câu 11: Nguyên nhân gây viêm nhiễm vùng hàm mặt*Vệ sinh răng miệng không bảo đảm, không điều trị hoặc không tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ khi mắc các bệnh ở hàm mặt là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những bệnh lý viêm nhiễm vùng hàm mặt. Trong nhiều trường hợp bệnh nặng gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vệ sinh răng miệng tốt và khám răng miệng định kỳ là một biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất.

1:Do răng: Các viêm nhiễm do răng thường tiến triển theo các con đường sau:

22

HUYỆT RỒNG 007-Có thể bắt đầu từ một răng sâu không được hàn (trám) gây viêm tủy răng và biến chứng viêm quanh chóp răng. --U hạt hoặc nang chân răng nhiễm khuẩn lan sang tổ chức phần mềm.

-Răng sang chấn do tai nạn, hoặc nghề nghiệp hoặc do khớp cắn mòn không đều dẫn tới hoại tử tủy răng gây viêm mô tế bào.

-Tai nạn do mọc răng: răng sữa, răng vĩnh viễn và đặc biệt là răng khôn (răng số 8), gây viêm nhiễm tại vùng răng mọc và có thể lan rộng.

-Nhổ răng gây sang chấn huyệt ổ răng gây viêm ổ răng sau nhổ.

2:Do điều trị:

-Khi điều trị tủy răng các tổ chức nhiễm khuẩn, hóa chất hoặc chất hàn có thể qua lỗ chóp răng gây viêm quanh chóp răng;

-Làm răng giả tháo lắp không đúng kỹ thuật làm tổn thương hàm, sang chấn phần mềm gây viêm loét hoặc làm mủ tại chỗ;

-Các cầu chụp răng không chuẩn kích cỡ, hoặc không đúng vị trí làm cho dễ giắt thức ăn lâu ngày gây viêm nhiễm vùng quanh răng;

-Biến chứng sau các loại phẫu thuật hàm mặt: các phẫu thuật nha chu, cắm ghép implant...

3:Nguyên nhân khác:

-Bội nhiễm từ các u - nang xương hàm;

23

HUYỆT RỒNG 007-Các chấn thương hàm mặt: gãy xương hàm, gãy hở, các vết thương phần mềm mặt, giập nát, dị vật, vết thương do động vật cắn;

-Nhiễm khuẩn các tuyến nước bọt: viêm tuyến, sỏi tuyến gây viêm phần mềm; nhiễm khuẩn da, niêm mạc, nhọt ở mặt, đinh râu, viêm nang lông..; Viêm amidan gây áp-xe quanh amidan, thành họng...

4:Ngoài các nguyên nhân trên còn có các yếu tố thuận lợi tạo điều kiện gây ra viêm nhiễm lan nhanh như: Mạch máu phong phú, đặc biệt là hệ thống tĩnh mạch mặt có vòng nối rất đa dạng và nối trực tiếp với hệ thống tĩnh mạch nội sọ. Hệ thống bơm của các cơ vùng mặt rất đa dạng, tạo điều kiện cho các yếu tố viêm nhiễm lan đi và biểu hiện ở các vị trí xa hơn so với vị trí gây bệnh (di cư). Hơn nữa miệng là cửa ngõ đi vào của thức ăn, tiếp xúc đa dạng với môi trường nên dễ nhiễm khuẩn. Vi khuẩn trong môi trường miệng phong phú, đặc biệt là vi khuẩn yếm khí (gram âm).

Câu 12: Lâm sàng và các pp điều trị viêm tấy lan tỏa vùng hàm mặtI: Triệu chứng 1. Lâm sàng chung: tuỳ mức độ, vị trí viêm có hình ảnh chung+Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân: + Hội chứng nhiễm trùng tại chỗ: sưng nóng đỏ đau mức độ khác nhau+ Rối loạn chức năng: thường gặp-Há miệng hạn chế, khít hàm, trạng thái nửa há nửa ngậm (trong viêm tấy sàn miệng)

24

HUYỆT RỒNG 007-Hoảng hốt mê sảng2. Viêm tấy vùng cơ cắn góc hàm*Lâm sàng: + Hình ảnh nhiễm trùng toàn thân: sốt cao, ăn khó, đau nhức. Có thể rất mệt mỏi. Bệnh nhân có thể khó thở, hạn chế há miệng, khít hàm.+ Tại chỗ: sưng nóng đỏ đau ở vị trí gãy, hoặc răng, lan tràn ra vùng góc hàm và xung quanh (xuống thấp hoặc lên trên) tại chỗ đau nhức liên tục, căng tức, không dám há miệng tăng cảm giác ngoài da.+ Khám trong miệng: niêm mạc góc hàm phù nề đỏ có khi che lấp răng, sờ đau. ấn bờ lợi góc hàm có thể có mủ trào ra.Có thể thấy răng nguyên nhân là răng hàm dưới viêm quanh cuống hoặc răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, viêm quanh cuống.3. Viêm tấy vùng máVùng má được giới hạn bởi: Phía trớc là rãnh mũi – má và môi má và đường thẳng từ mép môi đến bờ dưới xương hàm, phía trên là bờ dưới ổ mắt và phía dưới là bờ dưới xương hàm dưới. *Triệu chứng: -Toàn thân bệnh nhân mệt mỏi, sốt 38 – 39˚,có phản ứng hạch dư-ới hàm. Tại chỗ: Những ngày đầu thấy sưng, nóng, đỏ, đau vùng má, rãnh tự nhiên bị xoá. Khi viêm đã tụ mủ thỡ bệnh nhân đỡ đau.-Khám trong miệng thấy: Niêm mạc má phồng đỏ. Có thể thấy răng nguyên nhân là một răng hàm nhỏ bị viêm quanh cuống hoặc răng răng khôn đang mọc có viêm quanh thân răng. Khi mủ đã tụ, sờ thấy có đấu hiệu chuyền sóng bằng cách dùng ngón tay trỏ và ngón cái để phía trong miệng và ngoài da bóp để tìm dấu hiệu này.4. Viêm tấy toả lan vùng sàn miệng (angine de ludwig)*Triệu chứng toàn thân:

25

HUYỆT RỒNG 007- Bệnh nhân trong những ngày đầu sốt rất cao 39 – 40C sau đó xuất hiện tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng. Mạch nhiệt độ phân ly, bệnh nhân thao cuồng, vật vã, khó thở, khó nuốt.- Các xét nghiệm cho thấy bạch cầu tăng cao đặc biệt là bạch cầu đa nhân trung tính, urê máu tăng, đường máu tăng, tốc độ máu lắng tăng cao, có thể có Albumin và đường niệu. Cấy máu có thể dương tính.*Triệu chứng tại chỗ:- Sưng to vùng dưới hàm sàn miệng một bên sau đó lan nhanh sang bên đối diện. Vùng sưng có thể lan rộng xuống cổ ngực, lên vùng cơ cắn, mang tai, thái dương. Mặt hình quả lê, da đỏ, căng chắc, sờ có thể thấy dấu hiệu lạo xạo hơi dưới da( do hoại th sinh hơi).- Miệng ở tư thế nửa há (há không được to, ngậm không được kín) lưỡi bị đẩy gò lên cao và tụt ra sau gây khó thở, khó nuốt và khó nói. Nước bọt chảy nhiều, mùi hôi thối. -Khám trong miệng có thể gặp răng nguyên nhân hay gặp là răng hàm lớn hàm dưới bị chết tuỷ, viêm quanh cuống. II:Điều trị:+Toàn thân: Chống nhiễm trùng: Dùng kháng sinh liều cao.Chống viêm.Chống truỵ mạch: Truyền dịch .Chống ngạt thở bằng đặt nội khí quản hoặc mở khí quản.+Tại chỗ:- Rạch dẫn lưu rộng, càng sớm càng tốt. Đường rạch da từ góc hàm bên này sang góc hàm bên kia theo kiểu móng ngựa. Làm thông thương giữa các vùng với nhau. Bơm rửa sạch bằng oxy già 5 – 10 thể tích.- Đặt dẫn lưu to qua đường rạch và bơm rửa nhiều lần trong ngày bằng huyết thanh mặn đẳng trương, oxy già.-Nhổ răng nguyên nhân.-Phát hiện sớm và điều trị sớm các biến chứng như:

26

HUYỆT RỒNG 007

Câu 13: Phương pháp chích rạch tháo mủ vùng hàm mặt: Yêu cầu đường rạch và kỹ thuật cụ thể*Mủ vùng hàm mặt cũng như mủ nói chung được tạo nên từ xác bạch cầu; tổ chức hoại tử , xác vi khuẩn. Mủ có thể rò ra ngoài da, rò vào các xoang hốc tự nhiên hoặc rò vào máu gây nên nhiễm trùng huyết. Do vậy cần phải tháo mủ tốt để tránh các tai biến và biến chứng do mủ gây nên1: Yêu cầu của rạch tháo mủ-Dường rạch phải đủ rộng -Vị trí dẫn lưu thấp để tháo mủ triệt để

27

HUYỆT RỒNG 007-Vùng mặt là vùng thẩm mỹ rất quan trọng với con người khi rạch nên khi rạch nên đi theo các nếp tự nhiên và nếp nhăn-Tuân theo các mốc giải phẫu của mạch máu thần kinh2: Kỹ thuật chung-phương pháp vô cảm: tê tại chỗ , tê vùng , mê tĩnh mạch. Có thể dùng lidocain 1-2%-Rạch da vào ổ abces-Bơm rửa ổ abces bằng dung dịch NaCl 9‰ và kháng sinh -Đặt dẫn lưu bằng cổ găng , ống máng hoặc rửa nhỏ giọt liên tục NaCl + Kháng sinh(Betadin)-Sau mổ: kháng sinh toàn thân chống bội nhiễm, giảm đau, giảm nề , chống viêm. Truyền dịch và nâng đỡ cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng tốt 3:Kỹ thuật các đường rạch cụ thể*Áp xe tiền đình: Rạch 1,5-2cm tới màng xương . Đặt lam cao su dẫn lưu 24-48h*Áp xe vòm miệng: Rạch song song với tiền đình thấu niêm mạc và màng xương dẫn lưu bằng iodofoc 24-48h*Áp xe quanh hàm ngòai:Rạch 1,5-2cm chỗ phồng to nhất dưới bờ nền ;luồn kẹp tolse mở rộng .Dẫn lưu 24-48h*Áp xe quanh hàm trong: Rạch dài 1-1,5cm chỗ mủ phồng về phía ngoài song song với nếp lưỡi, lưỡi dao hướng về xương , không chạm vào trong để tránh ống Wharton*Áp xe vùng má:Rạch 2-3cm chỗ niêm mạc phồng , dùng kẹp cotse mở rộng, dẫn lưu 24-48h. Rạch ngoài miệng sử dụng đường rạch dưới hàm dài 5-6cm song song bờ nền, cách bờ nền 2cm.

28

HUYỆT RỒNG 007Rạch da và cơ bám da , dùng cotse bóc tách mở rộng tổ chức vào ổ mủ, luồn ngón tay nới rộng mủ . Dẫn lưu bằng 2 ống cao su *Ap xe vùng cắn:-Mủ nông: sd đường rạch dưới hàm -Mủ sâu: Tách thớ cơ cắn đi sát mặt ngoài cành cao, dẫn lưu ổ mủ-Đường trong miệng : Rạch 3-4cm từ vùng sau răng hàm dưới lên trên ra ngoài theo dọc bờ truớc cành cao. Luồn cotse cho tới khi vào ổ mủ .Dẫn lưu bằng lam cao su*Áp xe dưới hàm: sd dường rạch dưới hàm *Áp xe vùng sâu có thể-Rạch ngoài da, đường rạch dưới hàm, -Đường sau xhàm trên: Rạch ở rãnh tiền đình. Chọc cotse đi sát dọc mặt sau và mặt ngoài lồi củ , xướng sát lồi củ xhàm trên , Dẩn lưu 3-4 ngày-Đường cung tiếp: Làm mủ ở thái dương và má .Rạch trên và dưới cung tiếp luồn cotse vào trong xuống dưới vào hố chân bướm hàm; lên trên vào vùng thái dươngCâu14: Triệu chứng lâm sàng và phương pháp nắn chỉnh sai khớp thái dương hàm dưới mới*Sai khớp thái dương hàm là hiện tượng trệch lồi cầu ra khỏi hõm khớp 1 hoặc 2 bên. Kết hợp với đau đớn và hạn chế di động hàm dướiI: Triệu chứng lấm sàng*Nhìn: Hàm dưới luôn trễ xuống có thể lệch về một bên nếu sai khớp một bên ; không tự ngậm miệng được ,mặt như dài ra . Trước bình nhĩ thấy gồ cao, nước bọt chảy ra nhiều ở miệng

29

HUYỆT RỒNG 007*Sờ: Phía trước bình tai hoặc thọc đầu ngón tay trỏ vào thành trước ống tai ngoài không tìm thấy chỏm khớp khi bảo bệnh nhân há, ngậm miệng*Vận động-Chủ động: BN không tự ngậm miệng đước-Thụ động: Thấy dh lò xo khi đẩy hàm lên trên*XQ: Phim Schuller hoặc Pnorama thấy hình ảnh lội cầu nằm phía trước rẽ ngang cùng gò má (Trước lồi cầu xương thí dương) . II: Phương pháp nắn chỉnh sai khớp thái dương hàm mới *Những giờ đầu ngay sau khi sai khớp cần điều trị ngay thường là chỉnh hình bằng tay .1: Chỉnh hình bằng tay-Bệnh nhân ngồi trên đẩu tựa vào tường . -Thầy thuốc đứng trước mặt bn . Đưa 2 ngón cái có đeo găng quấn gạc đặt vào mặt nhai răng hàm dưới 2 bên răng 6,7,8 .Đầu mút ngón tay chạm vào mặt trước ngành lên xương.Cón ngón tay còn lại ôm thân xương hàm phía ngoài miệng . Từ từ dùng lực dồn lên 2 ngón tay cái , ấn hàm xuống và đẩy ra sau, đến khi nghe tiếng ‘khục’ là được.Từ từ rút ngón cái ra khỏi miệng , đồng thời các ngón ngoài miệng nâng hàm lên và bn ngậm miệng lại dễ dàng2: Chỉnh hình bằng dụng cụ dựa trên nguyên tắc Nelaton-Lùa một con suốt tròn bằng gỗ bọc cao su , đường kính khoảng 1,5cm vào mặt nhai răng hàm . Ngoài miệng dùng bàn tay ấn liên

30

HUYỆT RỒNG 007tục vào cằm từ dưới lên, cho đến khi ngậm được thì bỏ suốt đệm trong miệng ra-Sau nắn băng cố định đỉnh –cằm bằng băng thun 5-7 ngày . Cho bệnh nhân ăn sữa , súp, cháo. Sau tháo băng cho bn ăn thức ăn mềm trong 2 tuần 3: Chỉnh hinh bằng phẫu thuật-Rạch bộc lộ vùng khớp theo hình thước thợ (Đường Rauwer) .Dùng móc kim loại kéo lồi cầu vào hõm khớp -Nếu sai quá lâu không đưa được vào thì cắt bỏ hai lồi cầu tái taọ khớp mới

Câu 15: Bệnh sinh các khe hở môi vòm miệng bẩm sinhI: Nguyên nhân1: Nguyên nhân bên ngoài -Nhiễm trùng : Trong gđ 3 tháng đầu người mẹ mang thai bị nhiễm virus nhất là cúm , nhiễm khuẩn.Có 2 ytố tác động vào thai nhi

31

HUYỆT RỒNG 007.Độc tố vi khuẩn, VR.Mẹ sốt nhiệt độ cơ thể tăng Hai yếu tố này tác động làm rối loạn và cản trở qtrình phát triển của bào thai ở vùng hàm mặt-Tác nhân lý hóa.Nhiễm xạ trong và trước mang thai.Nhiễm các loại chất độc hóa học: Chất độc từ công nghiêp như tiếp xúc TNT. Hóa chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu , chất độc màu da cam-Chế độ dinh dưỡng và những chấn thương tâmlý2: Nguyên nhân trong-Tình trạng không hòan chỉnh của tb sinh duc-Tuổi mẹ khi mang thai thường > 35tuổi-Chủng tộc: Da trắng> da đen-Khe hở môi vòm miệng do di truyền từ thế hệ trước . Những bn bị nhiễm tia xạ, chất độc có thể gây đột biến ghen tb sinh dục truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác II: Cơ chế bs*Có nhiều thuyết giải thích KHM-VM trong quá trình mang thai trong đó có thuyết ‘các nụ mặt’ là được công nhận và đáng tin cậy nhất*Theo thuyết các nụ mặt ở tháng thứ 2 thời kỳ bào thai môi trên , mũi , vòm miệng đã được hình thành và phát triển tương đối đầy đủ. Trong giai đoạn này ở đầu của ống phôi nguyên thủy thuộc trung bì xuất hiện 5 trung tâm phát triển là 5 nụ mặt gồm: nụ trán ở giữa , 2 nụ hàm trên , nụ hàm dưới 2 bên. Từ mỗi bên nụ trán

32

HUYỆT RỒNG 007phát triển ra 2 nụ ‘mũi giữa’ và nụ ‘mũi bên’. Ba nụ mũi giữa bên và hàm trên phát triển dần , đến gần và hợp nhất với nhau để hình thành pt thành mũi , hàm trên và môi trên . Quá trinh pt của các cơ quan này diễn ra một cách hoàn chỉnh nếu không có tác động từ ngoài vào*Các tác nhân ở trên tác động và ngăn cản làm chậm hoặc không cho các nụ mặt ở 1 vị trí nào đó pt không hòan chỉnh , để lại các di chứng là khe hở ở môi trên và vòm miệng. Đó là các dị tật bẩm sinh KHM-VM

Câu16: Triệu chứng chung KHM-VM bẩm sinh1: Những rối loạn chức năng

33

HUYỆT RỒNG 007- Rối loạn về ăn uống: Khi mới sinh trẻ bú rất khó khăn , không mút được vú, khi bú hay bị sặc. Có khi sặc gây ngạt, viêm phế quản phổi phải cấp cứu-Rối loạn phát âm: Tập nói khó khăn , nói ngọng hoặc phát âm không chuẩn ở một số âm mũi do KHM-VH-Rối loạn hô hấp: Thở hỗn hợp qua cả mũi và miệng . hay bị viêm mũi họng do thức ăn vướng lại ở vòm họng , amidan phì đại gây ra thở rít , ngủ ngáy to, nói giọng mũi kín 2: Tổn thương thực thể-Ở môi trên: Có 1 hoặc 2 khe hở chia môi thành các phần không cân đối. Khe hở hình tam giác đáy ở phía cung môi , đỉnh tam giác hướng về phía lỗ mũi hoặc thông với mũi và vòm miệng. Khe hở càng rộng hơn khi BN cười hoặc khóc-Những thay đổi ở mũi: Tùy thuốc vào mức độ khe hở , thường thấy khe hở môi độ II,III.Cánh mũi bị xẹp thấp ở bên khe hở, hai lỗ mũi mất cân đối , chân cánh mũi bị kéo doãng rộng ra ngoài và xuống thấp so với bên lành.Trụ mũi bị lệch và xoắn vặn kéo lệch đầu mũi, có khi lại ngắn kéo đầu mũi sát môi trên trong các KHM 2 bên-Những thay đổi ở xương hàm và cung răng : phía ngòai bên có khe hở

34

HUYỆT RỒNG 007Câu17: Nguyên tắc chung , yêu cầu và tuổi phẫu thuật tạo hình khe hở môi vòm miệng bẩm sinh. Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều trường hợp trẻ em bị hở

hàm ếch bẩm sinh, mặc dù đã được phẫu thuật nhưng vẫn gây ra

tật nói ngọng. Nếu không được điều trị, tật này có thể gây ảnh

hưởng rất nhiều đến cuộc sống các em hiện tại cho đến khi

trưởng thành.

1: Nguyên tắc phẫu thuật là vá lại khe hở này với các vạt cơ –

niêm lân cận trong miệng thường làm nhất hoặc lấy màng cân,

màng xương từ nơi khác đến (ít khi làm, chỉ làm khi khe hở quá

lớn).Mục đích tạo ra các vạt tổ chức có chân nuôi hình tam giác

hoặc tứ giác .Di chuyển , xoay đâỷ và lật các vạt , lắp ráp vào

nhau , khâu tái tạo hình thể môi vòm miệng. Thời gian mổ trung

bình là 60 phút.

2: Yêu cầu tuổi phẩu thuật

*Tuổi phẫu thuật khe hở môi

-Thời gian thích hợp để phẫu thuật sửa chữa dị tật này là từ một

đến hai tuổi; tuổi trung bình phẩu thuật KHM ở Việt Nam là 5-6

35

HUYỆT RỒNG 007tuổi .Đây là giai đoạn trẻ có thể khắc phục nhanh những rối loạn

về phát âm.

-Nếu để đến 10-15 tuổi khi những lỗi phát âm đã trở thành thói

quen mới đi phẫu thuật thì khả năng khắc phục tình trạng nói

ngọng rất khó khăn. Nhưng nếu rèn luyện kiên trì và theo học

các lớp phục hồi chức năng cũng sẽ cải thiện được nhiều.

*Tuổi phẫu thuật KHVM-Việt Nam khe hở vòm miệng được mổ khi trẻ 5-6 tuổi . -Tùy theo sức khỏe của trẻ , cân nặng, huyết sắc tố, khả năng gây mê và hồi sức sau mổ ở cơ sở có thể mổ lúc 2,5-3 tuổi

36

HUYỆT RỒNG 007Câu19: Lâm sàng và điều trị áp xe vùng góc hàm cơ cắn*Áp xe vùng góc hàm cơ cắn thường do nhiễm trùng tử răng khôn , mủ tụ giữa cân và xương, ở mặt ngoài cơ và tiến triển qua da1:Triệu chứng -Ngoài miệng : Sưng từ góc hàm đến cung tiếp . Da căng nề có thể lan tới má , mi mắt hoặc vùng thái dương, dưới hàm, sờ án đau. Nếu apce ở nông có thể có dấu hiệu chuyển sóng-Trong miệng: khít hàm dữ dội , xung huyết dọc bờ trước cành cao xương hàm , tòan thân sốt và nhiễm trùng .Ấn vùng răng số 8 có thể có mủ chảy ra 2: Chẩn đoán phân biệt -Viêm tuyến mang tai , sưng nhiều phía sau cành cao xương hàm , ấn có mủ chảy ra từ ống stenon , lỗ ống stenon tấy đỏ-Viêm xương tủy ở góc hàm hoặc cành cao : Dựa trên hình ảnh XQ có thể thấy ha xương chết-Ap xe vùng má -Viêm hạch vùng trước nắp tai : khởi đầu hạch sưng và to dần 3: Điều trị: Khi có dấu hiệu làm mủ , có chỉ định rạch dẫn lưu*Trong trường hợp mủ nông : Gây tê tại chỗ hoặc gây mê thoáng rạch 5-6cm ở dưới bờ nền vòng quanh góc hàm , vén da và cơ bám da lên trên .Luòn kẹp Cotse lên trên và hơi ra trước vào ổ mủ , nặn mủ , bơm rửa và dẫn lưu mủ bằng lam cao su*Nếu mủ ở sâu : Tách thớ cơ cắn đi sát mặt ngoài cành cao , dẫn lưu ổ mủ , đặt ống cao su hoặc lam cao su dẫn lưu ổ mủ *Đường trong miệng : Gây tê bằng lidocain1-2% ở niêm mạc bờ trước cành cao , rạch khoảng 3-4cm. Đi từ vùng sau của răng hàm

37

HUYỆT RỒNG 007dưới lên trên và ra ngoài theo dọc bờ trước cành cao , luồn kẹp cotse vào mặt ngòai cành lên cho tới khi vào tới ổ mủ .Không ấn vào sâu quá dễ gây nhiễm trùng vùng tuyến mang tai. Dẫn lưu bằng lam cao su*Tòan thân: Nâng đỡ thể trạng , chống nhiễm trùng bằng kháng sinh . Xử trí răng nguyên nhân

38

HUYỆT RỒNG 007

Câu 20: Ls, c đoán , điều trị viêm tuyến nước bọt dưới hàm do sỏi I: Triệu chứng*Lúc đầu sỏi dưới hàm có thể trầm lặng trong thời gian dài . Dần dần nó biểu hiện bằng những triệu chứng tắc nước bọt và nhiễm khuẩn+Thoát vị nước bọt : xảy ra trong bữa ăn , tự nhiên tuyến dưới hàm sưng to phồng lên do sỏi là tắc nước bọt , ứ lại trong tuyến . Khi thoát ra được sẽ hết sưng tuyến ,không đau+Cơn đau nước bọt : Giữa bữa ăn bn thấy đau chói ở lưỡi và sàn miệng . Đồng thời thấy phồng khá to và rất nhanh vùng trên xương móng đẩy cao niêm mạc dưới lưỡi . - Những cơn đau có thể kế tiếp nhau và có khi tự tống ra được qua lỗ ống một vài viên sỏi -Khám thấy sàn miệng cương nề , lỗ ống nề đỏ. Sờ dọc ống Wharton đôi khi thấy sỏi cứng thường lẫn tron niêm mạc bị sưng , -Ống Wharton bị viêm , đau dọc ống và sờ đau , nhất là vùng trên của sỏi . Vuốt dọc ống có thể thấy mủ đặc chảy qua miệng lỗ ống. +Viêm tấy vùng sàn miệng: Bn đau dữ dội vùng sàn miệng lan lên tai , không ăn, nuốt , nói được. Đau suốt ngày đêm làm bn không ngủ được . Há miệng hạn chế.BN khạc nhổ luôn miệng đôi khi lẫn cả mủ . Sốt nhẹ or nặng sức khỏe bị ảnh hưởng -Khám thấy vùng dưới hàm có xưng , gồ , đôi khi kèm hạch nhỏ. Há miệng hạn chế khoảng 2cm vì đau nhức. Lưỡi bị đẩy lên cao và sang bên lành , hạn chế cử động, ko thè ra được , vì hãm lưỡi bị kéo vào giữa đám xưng tấy ở sàn miệng. Sàn miệng cương nề , sưng đỏ bên có sỏi , đôi khi lan sang cả vùng đối diện trước ống. -Chỗ sỏi khu trú , nề đỏ , sưng hơn , lỗ ống nổi gồ , loét , rỉ mủ đặc. Sờ bằng 2 tay trong và ngòai miệng thấy vùng gồ đau liên

39

HUYỆT RỒNG 007tục , suốt từ lỗ ống , dọc ống Wharton vào tới tuyến , nề , hơi cứng, ít khi phát hiện ra sỏi vì cả vùng đó đang viêm nhiễm -Diễn biến tốt hơn khi mủ thoát ra được cùng sỏi+Viêm tuyến dưới hàm : Thường do viêm nhiễm từ ống Wharton hiếm hơn có thể do sỏi trong tuyến gây ra -Đột nhiên BN đau dữ dội vùng dưới hàm , có thể lan lên tai , nuốt vướng, đau , có thể sốt nhẹ , tuyến dưới hàm gồ , sưng đau. Vùng sàn miệng cương đỏ , nề , sưng đau II: Chẩn đoán-Dựa vào tiền sử những cơn thoát vị và cơn đau nước bọt .-Dựa vào triệu chứng khi thăm khám-Hình ảnh Xquang:.Tư thế Belot: Thấy rõ sỏi ở ống Wharton , nhất là phàn truớc.Tư thế Bonneau: Có thể thấy rõ cả tuyến và ống Wharton.Tư thế chếch hàm sau khi tiêm Lipiodol qua ống Wharton có thể thấy ống viêm giãn ko đều , có khi ống bị ngấm phía trước sỏi rồi tắc lại chỗ sỏi*Chẩn đoán phân biệt: Phản xạ giãn ống W -Viêm tấy Ludwig -Viêm quanh hạch nhất là do laoIII: Điều trị:Chủ yếu là vệ sinh răng miệng và dùng ks nếu nk 1: Sỏi ống W-Sỏi nhỏ : Dùng thuốc lợi tiết nước bọt như cồn Jaborandi nồng độ 1/5 có thể tống sỏi ra-Tốt nhất p t theo đường trong miệng .Phải khu trú được sỏi bằng kiêm tiêm ko để sỏi di chuyển và chiềm mất trong mô lỏng lẻo. Sau đó dùng kẹp Leriche kẹp ngang ống W cố định sỏi. Sau đó gây tê, rạch ngang hay dọc trên hòn sỏi lấy sỏi-Trường hợp viêm cấp chỉ cần rạch tháo mủ ở sàn miệng 2: Sỏi ở sâu trong tuyến -Sỏi ở sâu rất khó lấy qua đường trong miệng , đôi khi qua đường ngoài da thường phải cắt bỏ tuyến dưới hàm.

40

HUYỆT RỒNG 007-Chỉ nên cắt bó tuyến khi đã không còn khả năng điều trị phục hồi đảm bảo chức năng . Tuyến viêm nhiễm nhiều lần xơ hóa rõ rệt trên lâm sàng và X

41