8
XEM TIẾP TRANG 2 UBND tỉnh vừa khen thưởng 8 tập thể và 7 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức thực hiện Luật Bình đẳng giới giai đoạn 2007-2017, trong đó có UBND xã Hiệp Thạnh - Đức Trọng. ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT BẢO LỘC: Người dân chặn xe, hàng trăm tấn rác ứ đọng TRANG 6 Đại diện VietJet Air trao tặng lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mô hình máy bay VietJet . Ảnh: D.Q BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4898 - THỨ HAI, NGÀY 16/10/2017 Công ty Xổ số kiến thiết Lâm Đồng ủng hộ Quỹ Vì người nghèo. Ảnh: N.Thu TRANG 7 NHỚ LỜI BÁC DẠY Khó khăn ở một ngôi trường mô hình lớp nhô TRANG 4 TRANG 5 Cán bộ và đảng viên càng phải nâng cao tinh thần phụ trách, nêu gương “Cần, kiệm, liêm, chính” không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân, phải chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh là nguồn gốc sinh ra tham ô, lãng phí. (XÂY DỰNG NHỮNG CON NGƯỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, 3/1961, T.10, TR. 310, 313, 314, 315) Mở đường bay Đà Lạt - Bangkok, cơ hội cho du lịch Đà Lạt ĐỨC TRỌNG 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới “Tấm áo” đẹp Hà Lâm Họp báo Ngày Cà phê Việt Nam lần thứ I tại Đà Lạt HƯỞNG ỨNG THÁNG CAO ĐIỂM “NGÀY VÌ NGƯỜI NGHÈO” TỪ 17/10 - 18/11/2017 Tiếp sức cho người nghèo Từ truyền thống “Tương thân, tương ái”, Quỹ “Vì người nghèo” đã thực sự trở thành nguồn trợ lực quan trọng để tiếp sức, thắp sáng niềm tin cho người nghèo. Sáng 13/10, đại diện UBND tỉnh Lâm Đồng, đại diện Cảng Hàng không Liên Khương và đại diện Công ty Cổ phần Hàng không VietJet đã cùng ngồi lại bàn bạc để hướng đến mục tiêu chung: mở đường bay thẳng từ Sân bay Liên Khương, Đà Lạt với Bangkok, thủ đô Thái Lan. Ông Lương Trường An, Phó Tổng Giám đốc Liên doanh Thái - VietJet Air cho biết, qua nghiên cứu của hãng, Đà Lạt là một điểm đến hấp dẫn của khách du lịch Thái Lan. Mỗi năm, Việt Nam đón chừng 250 ngàn khách du lịch Thái và con số này ngày càng tăng lên. Ở miền Bắc, khách du lịch Thái Lan thường chọn tam giác du lịch Hà Nội - Sa Pa - Ninh Bình. Còn phía Nam, khách du lịch Thái yêu thích cung thành phố Hồ Chí Minh - Mũi Né - Đà Lạt. Bởi vậy, mở đường bay thẳng nối Đà Lạt với Bangkok được đánh giá là tuyến bay đầy tiềm năng. Không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho du khách Thái Lan ở khu vực phía Nam,... XEM TIẾP TRANG 3 TRANG 2 Chuyện ở Hải Hà Là một thôn thuộc xã Hoài Đức (Lâm Hà), Hải Hà hiện có 180 hộ dân sinh sống yên bình với nghề sản xuất nông nghiệp. Cùng với việc chăm chỉ làm ăn, thời gian qua, người dân trong thôn Hải Hà luôn chung sức đồng lòng xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, do nhập nhằng trong việc thanh, quyết toán tài chính theo quy định khi xây dựng nông thôn mới nên đã tạo ra những đợt “sóng ngầm” trong nội bộ Chi bộ thôn. Bởi thế, hệ thống chính trị thôn cũng bị ảnh hưởng, hoạt động thiếu hiệu quả... KINH TẾ LÂM HÀ: Vươn mình từ “kén” TRANG 3 VĂN HÓA - XÃ HỘI Phát huy vai trò “Tuổi cao - gương sáng” TRANG 4 Ngày 13/10, tại Đà Lạt, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam phối hợp UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Họp báo Ngày Cà phê Việt Nam lần thứ I năm 2017 tại Đà Lạt, chủ đề “Thời kỳ phát triển mới của ngành cà phê Việt Nam”. Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam Lương Văn Tự và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S chủ trì họp báo. 65 lãnh đạo và phóng viên các cơ quan báo chí trung ương và địa phương tham dự. Thông cáo báo chí cho biết, Ngày Cà phê Việt Nam lần thứ I năm 2017 diễn ra từ ngày 9 - 11/12/2017 tại Đà Lạt với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn và thiết thực. Đặc biệt tổ chức Hội thảo quốc tế về thời kỳ phát triển cà phê Việt Nam với sự hiện diện của Chủ tịch tổ chức cà phê Thế giới. Hội thảo nêu bật mục tiêu Việt Nam giữ vững vị trí nước sản xuất và chế biến cà phê nhân lớn thứ 2 thế giới. Trong đó với phương châm 8 chữ: Năng suất - Chất lượng - Giá cả - Giá trị, Việt Nam tiếp tục nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê nhân và cà phê chế biến lên gấp đôi hiện nay ( khoảng 6 tỷ USD/năm)...

Đại diện VietJet Air trao tặng lãnh đạo XEM TIẾP TRANG 3 ...baolamdong.vn/upload/others/201710/25972_BLD_ngay_16.10.2017.pdf · kỷ luật “khiển trách” vì không

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

XEM TIẾP TRANG 2

UBND tỉnh vừa khen thưởng 8 tập thể và 7 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức thực hiện Luật Bình đẳng giới giai đoạn 2007-2017, trong đó có UBND xã Hiệp Thạnh - Đức Trọng.

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTBẢO LỘC:

Người dân chặn xe, hàng trăm tấn rác ứ đọng

TRANG 6

Đại diện VietJet Air trao tặng lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mô hình máy bay VietJet . Ảnh: D.Q

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4898 - THỨ HAI, NGÀY 16/10/2017

Công ty Xổ số kiến thiết Lâm Đồng ủng hộ Quỹ Vì người nghèo. Ảnh: N.Thu TRANG 7

NHỚ LỜI BÁC DẠY

Khó khăn ở một ngôi trường mô hình

lớp nhôTRANG 4

TRANG 5

Cán bộ và đảng viên càng phải nâng cao tinh thần phụ trách, nêu gương “Cần, kiệm, liêm, chính” không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân, phải chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh là nguồn gốc sinh ra tham ô, lãng phí.

(XÂY DỰNG NHỮNG CON NGƯỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, 3/1961, T.10, TR. 310, 313, 314, 315)

Mở đường bay Đà Lạt - Bangkok, cơ hội cho du lịch Đà Lạt

ĐỨC TRỌNG

10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới

“Tấm áo” đẹp Hà Lâm

Họp báo Ngày Cà phê Việt Nam lần thứ I tại Đà Lạt

HƯỞNG ỨNG THÁNG CAO ĐIỂM “NGÀY VÌ NGƯỜI NGHÈO” TỪ 17/10 - 18/11/2017

Tiếp sức cho người nghèoTừ truyền thống “Tương thân, tương ái”, Quỹ “Vì người nghèo” đã thực sự trở thành nguồn trợ lực quan trọng để tiếp sức, thắp sáng niềm tin cho người nghèo.

Sáng 13/10, đại diện UBND tỉnh Lâm Đồng, đại diện Cảng Hàng không Liên Khương và đại diện Công ty Cổ phần Hàng không VietJet đã cùng ngồi lại bàn bạc để hướng đến mục tiêu chung: mở đường bay thẳng từ Sân bay Liên Khương, Đà Lạt với Bangkok, thủ đô Thái Lan.

Ông Lương Trường An, Phó Tổng Giám đốc Liên doanh Thái - VietJet Air cho biết, qua nghiên cứu của hãng, Đà Lạt là một điểm đến hấp dẫn của khách du lịch Thái Lan. Mỗi năm, Việt

Nam đón chừng 250 ngàn khách du lịch Thái và con số này ngày càng tăng lên. Ở miền Bắc, khách du lịch Thái Lan thường chọn tam giác du lịch Hà Nội - Sa Pa - Ninh Bình. Còn phía Nam, khách du lịch Thái yêu thích cung thành phố Hồ Chí Minh - Mũi Né - Đà Lạt. Bởi vậy, mở đường bay thẳng nối Đà Lạt với Bangkok được đánh giá là tuyến bay đầy tiềm năng. Không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho du khách Thái Lan ở khu vực phía Nam,...

XEM TIẾP TRANG 3

TRANG 2

Chuyện ở Hải HàLà một thôn thuộc xã Hoài Đức

(Lâm Hà), Hải Hà hiện có 180 hộ dân sinh sống yên bình với nghề sản xuất nông nghiệp. Cùng với việc chăm chỉ làm ăn, thời gian qua, người dân trong thôn Hải Hà luôn chung sức đồng lòng xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, do nhập nhằng trong việc thanh, quyết toán tài chính theo quy định khi xây dựng nông thôn mới nên đã tạo ra những đợt “sóng ngầm” trong nội bộ Chi bộ thôn. Bởi thế, hệ thống chính trị thôn cũng bị ảnh hưởng, hoạt động thiếu hiệu quả...

KINH TẾLÂM HÀ:

Vươn mình từ “kén”TRANG 3

VĂN HÓA - XÃ HỘIPhát huy vai trò

“Tuổi cao - gương sáng”TRANG 4

Ngày 13/10, tại Đà Lạt, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam phối hợp UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Họp báo Ngày Cà phê Việt Nam lần thứ I năm 2017 tại Đà Lạt, chủ đề “Thời kỳ phát triển mới của ngành cà phê Việt Nam”. Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam Lương Văn Tự và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S chủ trì họp báo. 65 lãnh đạo và phóng viên các cơ quan báo chí trung ương và địa phương tham dự.

Thông cáo báo chí cho biết, Ngày Cà phê Việt Nam lần thứ I năm 2017 diễn ra từ ngày 9 - 11/12/2017 tại Đà Lạt với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn và thiết thực. Đặc biệt tổ chức Hội thảo quốc tế về thời kỳ phát triển cà phê Việt Nam với sự hiện diện của Chủ tịch tổ chức cà phê Thế giới.

Hội thảo nêu bật mục tiêu Việt Nam giữ vững vị trí nước sản xuất và chế biến cà phê nhân lớn thứ 2 thế giới. Trong đó với phương châm 8 chữ: Năng suất - Chất lượng - Giá cả - Giá trị, Việt Nam tiếp tục nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê nhân và cà phê chế biến lên gấp đôi hiện nay ( khoảng 6 tỷ USD/năm)...

2 THỨ HAI 16 - 10 - 2017

Chuyện ở Hải HàLà một thôn thuộc xã Hoài Đức (Lâm Hà), Hải Hà hiện có 180 hộ dân sinh sống yên bình với nghề sản xuất nông nghiệp. Cùng với việc chăm chỉ làm ăn, thời gian qua, người dân trong thôn Hải Hà luôn chung sức đồng lòng xây dựng nông thôn mới (NTM). Tuy nhiên, do nhập nhằng trong việc thanh, quyết toán tài chính theo quy định khi xây dựng NTM nên đã tạo ra những đợt “sóng ngầm” trong nội bộ Chi bộ thôn. Bởi thế, hệ thống chính trị thôn cũng bị ảnh hưởng, hoạt động thiếu hiệu quả. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới việc Chi bộ thôn Hải Hà phải tiến hành đại hội chi bộ muộn gần 2 tháng so với kế hoạch.

Chuyện qua nhiều năm“Sóng ngầm” bắt đầu từ năm 2011, khi Hoài

Đức là một trong 4 xã được huyện Lâm Hà chọn làm điểm xây dựng NTM. Ông Nguyễn Văn Đức - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hoài Đức cho biết: “Năm 2012, các hoạt động xây dựng NTM bắt đầu được triển khai. Thời điểm này phong trào tại Hải Hà cũng diễn ra sôi nổi. Tuy nhiên, giai đoạn đầu còn nhiều bỡ ngỡ trong công tác chỉ đạo thực hiện cả ở cấp xã cũng như thôn. Riêng ở thôn Hải Hà đã để xảy ra việc quyết toán tài chính trong xây dựng NTM chưa kịp thời”.

Bà Lê Thị Bích - Phó Bí thư Đảng ủy xã Hoài Đức nói thêm: “Công tác tổ chức sinh hoạt chi bộ tại Hải Hà không chặt chẽ trong thời gian dài, nhất là không có sự ghi chép đầy đủ các cuộc họp chi bộ. Các nội dung thực hiện của chi bộ không được ban hành cụ thể trong nghị quyết. Các đảng viên không đồng thuận trong thực hiện nhiệm vụ của thôn. Công tác kiểm tra đảng viên không được tiến hành kịp thời, chặt chẽ hàng năm. Trách nhiệm nêu gương của đảng viên chưa cao, thậm chí có đảng viên còn có dấu hiệu lôi kéo, gây mất đoàn kết nội bộ, nhiều đảng viên chán nản, không tham gia sinh hoạt chi bộ đầy đủ… Bởi thế, nội bộ chi bộ thiếu thống nhất, mất đoàn kết dẫn đến kiện tụng, khiếu kiện… gây ảnh hưởng đến tâm lý đảng viên cũng như chất lượng hoạt động của chi bộ”.

Cuối năm 2015, Đảng ủy xã Hoài Đức vào làm việc với Chi bộ Hải Hà để giải quyết mâu thuẫn. Song, Chi bộ Hải Hà không còn sổ Nghị quyết. Do kết quả xếp loại đảng viên hàng năm tiến hành không chặt chẽ, mang tính cả nể “tất cả đều tốt”…, Đảng ủy xã không có căn cứ để xử lý trách nhiệm từng đảng viên, nên mâu thuẫn vẫn tồn tại.

Cũng từ việc nội bộ không thống nhất, dẫn đến vai trò lãnh đạo điều hành của chi bộ không tốt và ngày càng kém hiệu quả. Cũng từ đó mà hệ thống chính trị dần bị buông lỏng, gần như không hoạt động. Một số cán bộ đoàn thể trong thôn như: Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Chữ thập đỏ lần lượt xin nghỉ… “Bởi vậy rất khó khăn khi bầu lại vị trí trưởng thôn của Hải Hà”, Chủ tịch UBND xã Hoài Đức nói.

Củng cố hệ thống chính trị tại thôn Hải HàSau khi nắm được tình hình, cuối tháng 3

năm 2017, Huyện ủy Lâm Hà quyết định thành lập Tổ công tác củng cố hệ thống chính trị tại thôn Hải Hà với mục đích khảo sát, nắm chắc tình hình để tham mưu, đề xuất Ban Thường

Một con đườngnông thôn mới ở Hải Hà. Ảnh: N.Ngà

vụ Huyện ủy phương án củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị tại thôn Hải Hà.

Qua quá trình thăm nắm tình hình, tổ công tác đã phối hợp với Thanh tra huyện tiến hành giải quyết đơn thư về việc quyết toán tài chính trong xây dựng NTM chưa kịp thời tại thôn Hải Hà. Theo đó, đã thu hồi được số tiền gần 136 triệu đồng do UBND xã Hoài Đức và Ban phát triển thôn Hải Hà chưa thực hiện thanh, quyết toán theo đúng quy định. Cùng với đó các đồng chí từng đảm nhiệm vị trí bí thư chi bộ thời điểm đó cũng bị chịu hình thức kỷ luật “khiển trách” vì không kịp thời trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo quyết toán kinh phí và ngày công trong làm đường bê tông thôn năm 2012, 2014 với chiều dài 2,1 km. Kết quả này được thông báo và dán công khai tại hội trường thôn, UBND xã.

Tiếp đó, tổ công tác tiếp tục đề xuất Ban Thường vụ Huyện ủy hướng dẫn Đảng ủy xã Hoài Đức thực hiện phương án tăng cường thêm đảng viên vào hỗ trợ chi bộ củng cố lại sự đoàn kết nội bộ cũng như gây dựng lại hệ thống chính trị thôn Hải Hà. Theo đó, đồng chí Nguyễn Văn Tý - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã được điều động tăng cường vào đảm nhận chức vụ Bí thư Chi bộ thôn Hải Hà. Đồng chí Hoàng Lê Ánh Ngọc, cán bộ văn hóa xã vào làm Chi ủy viên của Chi bộ thôn.

Sau một thời gian dài diễn ra “sóng ngầm” , nhiều đảng viên, cán bộ thôn không còn “mặn mà” với công việc chung của thôn. “Bởi vậy, khi các đảng viên được điều động vào bổ sung cho chi bộ, việc cấp bách đầu tiên là gây dựng lại hệ thống chính trị thôn. Các cuộc vận động, dân vận với tần suất cao đã diễn ra để lấy lại lòng tin của các cá nhân trong việc chung tay gây dựng lại hệ thống chính trị”, ông Nguyễn Văn Tý nói.

Khi các vị trí trong thôn đã tìm được người đảm nhiệm, chi bộ thôn đã tổ chức nhiều buổi họp dân với số lượng tham gia tương đối đầy

đủ để thông tin những vấn đề trong thôn cũng như lấy ý kiến để thực hiện các nhiệm vụ mới. Và, chính sự dân chủ, công khai, minh bạch đó đã dần dần lấy lại niềm tin của người dân trong thôn. Nhờ vậy, khi Hải Hà có chủ trương xây dựng tiếp 1,4 km đường giao thông nông thôn mới, 100% hộ dân trong thôn đã đóng góp 51% kinh phí đối ứng (gần 600 triệu đồng) và thống nhất bỏ công sức tự tham gia làm đường.

Một thời gian dài các đảng viên trong chi bộ có tâm lý chán nản dẫn tới việc sinh hoạt chi bộ không đều. “Rút kinh nghiệm từ những năm trước đây, sau khi chi ủy mới được tăng cường, các buổi họp chi bộ đã đánh giấy mời để yêu cầu sự có mặt đầy đủ các đảng viên. Sổ ghi chép sinh hoạt của chi bộ được thực hiện nghiêm túc. Để thực hiện nhiệm vụ chính trị của thôn, các nghị quyết đã được ban hành. Nhờ vậy, chất lượng sinh hoạt chi bộ dần được nâng cao” - Bí thư Chi bộ thôn Hải Hà chia sẻ.

Chi bộ thôn Hải Hà hiện có 7 đảng viên, trong đó có cả những đảng viên trẻ và trình độ đại học. Chi bộ đã đi vào hoạt động trở lại, hệ thống chính trị cũng dần được gây dựng lại ổn định. Tuy nhiên, Đảng bộ xã Hoài Đức vẫn chưa vội rút các đảng viên tăng cường trở về lại, nhằm mục đích củng cố thật vững chắc hoạt động của chi bộ đảng tại đây. Và việc Chi bộ thôn Hải Hà tổ chức đại hội chi bộ thành công vào những ngày cuối tháng 9 vừa qua là minh chứng cho sự dần đi vào ổn định trở lại của Chi bộ thôn Hải Hà.

“Đó mới là tín hiệu vui ban đầu, nhưng để củng cố hệ thống chính trị thật vững chắc lâu dài thì còn rất nhiều nhiệm vụ cần phải thực hiện trong thời gian tới. Chi bộ có vững mạnh thì mới lãnh đạo thực hiện thành công các nhiệm vụ chính trị của địa phương và nhất là mới tạo được niềm tin của nhân dân”, Bí thư Chi bộ thôn Hải Hà khẳng định.

NGỌC NGÀ

ĐẢNG ỦY KHỐI DOANH NGHIỆP TỈNH: Tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong khối đạt 8.868 tỷ đồng

Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Lâm Đồng vừa tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành nhằm sơ kết tình hình công tác 9 tháng đầu năm,

triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2017. Theo báo cáo tại hội nghị, trong 9 tháng

đầu năm nay, tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong khối đạt 8.868 tỷ đồng, tăng 4,5% so với cùng kỳ; lợi nhuận đạt 1,091

tỷ đồng, tăng 6% so cùng kỳ; nộp ngân sách 1,027 tỷ đồng, tăng 14% so cùng kỳ;

đóng góp các quỹ từ thiện trên 14 tỷ đồng; thu nhập bình quân của người lao động

từ 3 triệu - 32 triệu đồng/người/tháng… Bên cạnh nhiệm vụ sản xuất kinh doanh,

các cấp ủy còn chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo doanh nghiệp thực hiện bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện quy chế dân chủ

ở cơ sở và công tác an sinh xã hội...Để hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

trong năm 2017, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh yêu cầu trong 3

tháng cuối năm, cấp ủy các tổ chức cơ sở đảng cần rà soát kết quả thực hiện trong

9 tháng đầu năm, đồng thời thực hiện tốt công tác dự báo, dự đoán những thuận lợi, khó khăn, thách thức để điều chỉnh các chỉ tiêu phù hợp sát thực tế; tiếp tục củng cố tổ chức, bộ máy doanh nghiệp; nâng cao năng

lực quản lý và quản trị doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí hợp lý, cải thiện thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động… Đối với công tác xây dựng Đảng,

tiếp tục quán triệt, học tập Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

gắn với việc triển khai các biện pháp thực hiện tốt Chỉ thị 05-CT/TW về học tập và

làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh…

TRẦN VĂN THẾ

Giao lưu văn nghệ kỷ niệm Ngày truyền thống các Ban Xây dựng Đảng và Văn phòng cấp ủy

Tối ngày 12/10, Khối thi đua các cơ quan Đảng Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức Chương trình giao lưu văn nghệ chào mừng và trao giải thưởng hội thao nhân kỷ niệm Ngày truyền thống các Ban Xây dựng Đảng và Văn phòng cấp ủy.

Tới dự chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ và trao giải thưởng hội thao có các đồng chí: Trần Văn Hiệp - UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Dương Công Hiệp - UVBTV, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy; Nguyễn Thị Lệ - UVBTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; các đồng chí lãnh đạo cùng

đông đảo cán bộ, công chức, viên chức trực thuộc Khối thi đua các cơ quan Đảng Tỉnh ủy Lâm Đồng.

Tại buổi giao lưu, các đơn vị trong khối thi đua đã mang đến cho khán giả 10 tiết mục văn nghệ đặc sắc ca ngợi về tình yêu quê hương, đất nước, biển đảo; tôn vinh cuộc sống lao động, sản xuất trong thời kỳ đổi mới. Cũng trong dịp này, Ban tổ chức đã trao giải thưởng của hội thao của khối thi đua các ban Đảng chào mừng kỷ niệm 72 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, kỷ niệm 40 năm ngày Báo Lâm

Đồng phát hành số đầu tiên. Cụ thể, môn bóng đá nam, giải nhất được

trao cho Đội bóng liên quân Văn phòng và Nhà khách Tỉnh ủy; giải nhì thuộc về đội bóng liên quân Ban Tuyên giáo, UBKT và Ban Nội chính Tỉnh ủy; giải ba được trao cho đội bóng liên quân Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Ban Dân vận và Đảng ủy Khối Cơ quan. Ở nội dung kéo co, giải nhất được trao cho Ban Tổ chức Tỉnh ủy; giải nhì thuộc về Báo Lâm Đồng và giải ba được trao cho UBKT và Nhà khách Tỉnh ủy. Ngoài ra, Ban tổ chức cũng đã trao các giải nhất, nhì, ba cho các nội dung ở môn bóng bàn, quần vợt cho các vận động viên đoạt giải. VĂN BÁU

Đồng chí Trần Văn Hiệp (bên trái) trao giải nhất nội dung bóng bàn đôi nam. Ảnh: V.Báu

Họp báo... TIẾP TRANG 1

...Đáng kể, Ngày Cà phê Việt Nam lần thứ I năm 2017 được giới thiệu các mô hình sản xuất, chế biến cà phê năng suất, chất lượng cao tại các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai, Nghệ An, Sơn

La…, qua đó chia sẻ kinh nghiệp, quảng bá, kết nối đối tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ

trong và ngoài nước…Họp báo đã trao đổi với gần 10 nhóm ý

kiến của các nhà báo xung quanh việc gắn kết sản xuất với tiêu thụ cà phê theo chuỗi

sản phẩm; việc quy hoạch, mở rộng các vùng nguyên liệu cà phê vối và cà phê chè trong nước nói chung, tỉnh Lâm Đồng nói riêng; các giải pháp kỹ thuật phát triển cà

phê Việt Nam theo hướng bền vững; cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến cà phê chất lượng cao, định hướng mở

rộng thị trường xuất khẩu… VĂN VIỆT

3 THỨ HAI 16 - 10 - 2017KINH TẾ

Ông Trương Quốc Khánh, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lâm Hà hồ hởi chia sẻ: “Giá kén tằm hiện đang giúp nông dân chúng

tôi làm giàu. Và thực sự nông dân Lâm Hà đang phát triển diện tích dâu rất đều đặn, theo đúng kế hoạch phát triển cây trồng của huyện”. Ông Khánh cho biết, sau một thời gian nghề trồng dâu nuôi tằm suy thoái do giá kén giảm và tằm bị bệnh, nông dân bắt đầu gây lại vườn dâu dù giá kén còn thấp. Ông cung cấp: “Lâm Hà xác định cây dâu là một trong 3 cây trồng chủ lực của huyện bên cạnh cây cà phê và cây chè. Bởi vậy, việc phát triển cây dâu tằm luôn nằm trong lộ trình phát triển của huyện, với từng bước đi phát triển vững chắc”.

Vốn là vùng đất phù hợp cho sự sinh trưởng của cây dâu, những người dân vùng kinh tế mới Lán Tranh, Tân Hà, Nam Ban mang vào Lâm Hà cả một truyền thống trồng dâu nuôi tằm. Bởi vậy, dù trải qua nhiều thăng trầm, nghề tằm vẫn gắn bó với nông dân vùng đất này và hiện thành quả đã đơm hoa kết trái. Không chỉ dừng lại ở các xã có truyền thống trồng dâu nuôi tằm như Tân Hà, Nam Ban, Đông Thanh, hiện diện tích dâu tằm được trải đều toàn huyện Lâm Hà, cả trong nhiều gia đình người dân tộc K’Ho, Cil. Tính tổng diện tích, toàn huyện Lâm Hà có xấp xỉ 2.000 ha dâu tằm, là địa phương có diện tích dâu lớn nhất, vượt qua cả Bảo Lộc, “thủ phủ dâu tằm” một thuở.

Giá kén lên, người trồng dâu chăn tằm Lâm Hà cũng phát triển nghề nghiệp theo hướng chuyên môn hóa, từng khâu một đều được chuyên biệt và khép kín dẫn đến năng suất và chất lượng kén tăng. Ông Nguyễn Văn Đông, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Nam Ban, một trong những địa phương có diện tích dâu lớn của Lâm Hà chia sẻ: “Nông dân hiện giờ chăn tằm không vất vả như xưa vì áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại, phân chia từng khâu một nên nuôi tằm ăn cơm đứng mà vẫn nhàn. Ngoài giảm công lao động, kỹ thuật chăn tằm hiện đại còn giúp chất lượng kén tốt, giá tăng và cả nhà ươm cũng được hưởng lợi”. Nông dân hiện tại một số nhà có điều kiện, kỹ thuật tốt, nuôi tằm con

cung cấp cho các nhà nuôi tằm lớn đại trà. Bởi vậy, thời gian của một lứa tằm rút ngắn từ 30 ngày xuống còn 18 ngày, tằm khỏe, ít bệnh, ít chết. Bà con áp dụng kỹ thuật nuôi tằm trên sàn đất, trên giàn lưới, bớt hẳn công chăm sóc tằm hàng ngày. Các loại né cũng chuyển sang né gỗ, dùng máy bóc kén. Ngay cả cây dâu, hiện nhiều gia đình có rất ít tằm nhưng trồng diện tích dâu lớn, chuyên hái lá bán cho các hộ nuôi tằm khác với giá tới 12 ngàn đồng/kg lá.

Không chỉ trồng dâu nuôi tằm, Lâm Hà đã khép kín quy trình trồng dâu - chăn tằm - se tơ với việc kén được sử dụng để se tơ ngay tại địa phương. Hiện tại, theo thông tin từ Sở Công thương Lâm Đồng, mỗi năm Lâm Đồng xuất khẩu hàng triệu đô la tơ se từ chính những nhà máy đóng ngay trên đất Lâm Đồng. Lâm Hà vốn có nhiều xưởng ươm tơ quy mô nhỏ và vừa như Cường Hoàn, Vạn Hạnh chuyên làm tơ se xuất khẩu sang Nhật. Và vừa qua, nhà máy se tơ lớn vừa đi vào hoạt động tại xã Đông Thanh, Lâm Hà đã đảm bảo lượng kén của huyện được tiêu thụ hết, không cần vận chuyển đi xa. Đặc biệt, hầu hết các xưởng ươm tơ quy mô nhỏ

của Lâm Hà đều nằm trong chuỗi làng nghề dâu tằm Đông Anh 3 và Đông Anh 5 (Nam Ban), hai làng nghề dâu tằm được công nhận của huyện Lâm Hà, nơi gần như 100% cư dân sống bằng nghề tằm. Việc khép kín sản xuất - tiêu thụ đã giúp đường đi của những con kén thuận lợi, mang lại lợi ích cho cả người trồng dâu nuôi tằm và người sản xuất.

Để nghề tằm phát triển bền vững, Lâm Hà sẽ làm gì? Ông Trương Quốc Khánh trả lời câu hỏi bằng sự chia sẻ: “Giá kén thì nông dân chúng tôi không thể đảm bảo sẽ tăng hay giảm. Nhưng Lâm Hà xác định, sẽ cố gắng hết sức nâng cao năng suất, chất lượng kén tằm nhằm đảm bảo chất lượng tơ. Chúng tôi động viên bà con trồng dâu song song với trồng các loại cây trồng khác, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật mới trong trồng dâu nuôi tằm thông qua các tổ chức nông dân”. Nghề tằm Lâm Hà đã trải qua nhiều thăng trầm nhưng với sự nỗ lực của những người làm nghề, của địa phương, Lâm Hà đang vươn mình trở thành vùng dâu tằm lớn, mang lại thu nhập ổn định cho nông dân từ những chiếc kén tằm trắng.

DIỆP QUỲNH

LÂM HÀ: Vươn mình từ “kén”Những ngày tháng 10/2017, giá kén tằm lên tới mức kỷ lục, đạt 190 ngàn đồng/kg. Niềm vui của những người nông dân trồng dâu nuôi tằm lớn dần theo tuổi tằm ăn tằm ngủ. Và, nông dân Lâm Hà đang vươn mình từ những con kén nhỏ.

Lên nén tằm Lâm Hà. Ảnh: D.Q

Bảo Lộc hoàn thành các hạng mục công trình trọng điểm

Bảo Lộc đã hoàn thành thi công nhiều hạng mục chính thuộc nhóm công trình

trọng điểm trên địa bàn. Cụ thể, công trình Bệnh viện II Lâm Đồng đã giải ngân gần

478 tỷ đồng kinh phí, trong đó đã và đang hoàn thành các gói thầu như: khối công

trình chính, xây dựng các cầu nối, lắp đặt trạm biến áp, trang thiết bị y tế…

Công trình đường Lý Thường Kiệt khởi công từ tháng 5/2017, đến nay đã và đang thi công các phần móng cấp phối đá dăm,

phần nền hạ và hệ thống thoát nước ngang.Công trình giao thông này dài 6.700 m, tổng

vốn đầu tư gần 37 tỷ đồng. Riêng tuyến đường B’Lao Sirê (xã Đại

Lào) thuộc tiêu chuẩn cấp V miền núi dài 3.300 m, khởi công tháng 12/2015, hiện đã

thi công hoàn thành và đưa vào sử dụng với tổng mức đầu tư hơn 14 tỷ đồng.

Ngoài ra, công trình Công viên Hồ Nam Phương 2, tổng mức đầu tư hơn 39 tỷ đồng

với 3 gói thầu đang hoàn thành thi công gồm: xây bờ kè xung quanh hồ, ốp mái

taluy, trồng cây xanh…MẠC KHẢI

Sản xuất cà phê bền vữngthích ứng biến đổi khí hậu

Đó là nội dung của buổi hội thảo do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm

Đồng phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng tổ chức tại TP Bảo Lộc vào sáng

12/10/2017. Tại hội thảo, trên 100 hộ sản xuất cà phê từ các huyện Di Linh, Bảo Lâm và TP Bảo Lộc đã được Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng báo cáo thực trạng và giải

pháp để phát triển ngành sản xuất cà phê Lâm Đồng thích ứng với biến đổi khí hậu và

hội nhập quốc tế. Theo đó, để nâng cao vị thế của các sản phẩm cà phê Lâm Đồng, cần thúc đẩy hình thành và phát triển các liên kết theo chuỗi giá trị trên cơ sở liên kết giữa các

doanh nghiệp, các cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh từ cung ứng các yếu tố đầu vào đến sản xuất và chế biến sâu, tạo ra sản phẩm

tiêu dùng cuối cùng có giá trị gia tăng và chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Bên cạnh đó, cần thúc đẩy tập quán canh tác bền vững cho nông dân trước tình hình biến

đổi khí hậu ngày càng phức tạp, trong đó chú ý cải thiện cảnh quan nông nghiệp và bảo vệ

cảnh quan tự nhiên. QUANG NGỌC

... đây còn là tuyến bay kết nối du lịch hai miền, tạo thành một tua trọn vẹn, giúp du khách thuận lợi nhất trong việc khám phá những điểm đến toàn Việt Nam.

Không chỉ nhằm tới khách du lịch Thái, mỗi năm Bangkok là nơi đón tới 35-37 triệu khách du lịch khắp thế giới. Bởi vậy, nếu làm tốt, đây sẽ là điểm “nút”, là cửa ngõ quốc tế đón khách du lịch khắp nơi đến với Đà Lạt. Bởi vậy, VietJet Air xúc tiến mở đường bay thường xuyên nối liền hai thành phố với mục tiêu lâu dài và bền vững. Ông Lương Trường An cho biết: “Hãng VietJet đã mở một số đường bay quốc tế tới Cảng Hàng không Liên Khương nhưng mới chỉ là những chuyến bay charter, những chuyến bay thuê riêng của các hãng lữ hành. Còn chúng tôi mở đường bay thẳng Đà Lạt - Bangkok là bay thường xuyên, đường bay ổn định. Vì vậy, việc đi lại của khách từ hai quốc gia sẽ rất thuận lợi, kể cả là vui chơi, du lịch hay đầu tư làm ăn..., nói chung là mang lại lợi ích rất lớn cho Lâm Đồng”.

Tuy nhiên, do kinh phí mở đường bay thường xuyên rất tốn kém, VietJet Air đề nghị Lâm Đồng hỗ trợ kinh phí khi mới khai thác

số tiền là 5 tỷ đồng, đồng thời đề nghị tỉnh đề xuất với Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam, Cảng Hàng không Liên Khương giảm 50% chi phí cất hạ cánh và các chi phí liên quan trong 1-2 năm đầu khai thác. VietJet Air cũng đề nghị được tỉnh chú trọng hỗ trợ về mặt truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng cũng như pano quảng cáo ngoài trời để giới thiệu với cộng đồng đường bay mới.

Thay mặt UBND tỉnh Lâm Đồng, ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định Lâm Đồng sẽ làm hết sức để hỗ trợ VietJet Air mở đường bay thẳng Đà Lạt - Bangkok. Ông Phạm S xác nhận, tỉnh sẽ đề xuất với TCT Cảng Hàng không Việt Nam về việc giảm chi phí cảng cho VietJet đồng thời đảm bảo về mặt thông tin, quảng cáo cho đường bay. Về số tiền 5 tỷ đồng hỗ trợ, Lâm Đồng xác nhận sẽ hỗ trợ cho VietJet bằng hình thức xã hội hóa, đề nghị các hãng lữ hành, du lịch, khách sạn hưởng lợi từ đường bay hỗ trợ lại cho hãng. Bà Nguyễn Thị Hồng Phượng, Giám đốc Cảng Hàng không Liên Khương cũng cho biết, Cảng sẽ hết sức hỗ trợ VietJet mở đường bay mới đồng thời tái khẳng định

Mở đường bay Đà Lạt - Bangkok... TIẾP TRANG 1

cảng đủ tiêu chuẩn để có thể phục vụ tốt các chuyến bay quốc nội cũng như quốc tế.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng xác nhận, khách du lịch Thái Lan rất thích Đà Lạt và ngành Du lịch Lâm Đồng đã có nhiều cuộc tiếp xúc, xúc tiến giao lưu hợp tác với ngành du lịch Thái Lan. Nếu có đường bay thẳng, Đà Lạt sẽ có điều kiện để trở thành một điểm đến yêu thích của người Thái. Lâm Đồng sẽ tích cực quảng bá hình ảnh và thu hút du lịch ở hai điểm đầu Đà Lạt - Bangkok nhằm thu hút một lượng khách du lịch Thái vốn nhã nhặn, văn minh, lưu trú lâu dài và sẵn sàng chi tiêu.

Ông Lương Trường An xác nhận, nếu mọi hoạt động phối hợp thuận lợi, đường bay thẳng Đà Lạt - Bangkok sẽ được mở trong tháng 12/2017 với tần suất dự định 3 chuyến/tuần. Bởi tháng 12 là mùa du lịch trong năm của cả hai quốc gia. Nếu không kịp mở tháng 12/2017, đường bay sẽ phải hoãn tới tháng 12/2018. Ông rất mong muốn các bên tiến hành công việc thuận lợi để có thể mở đường bay ngay trong năm 2017.

Du lịch Đà Lạt đang chờ thêm một đường bay mới, nối liền với một đất nước du lịch nổi tiếng để tìm kiếm cơ hội cất cánh.

D.QUỲNH

Tháng 12/2017: Mở đường bay thẳng Đà Lạt - Hàn QuốcÔng Phạm Lê Việt, Phó Tổng Giám đốc mặt đất của VietJet Air cho biết, theo kế hoạch, tháng 12/2017, hãng sẽ mở tuyến bay thẳng Đà Lạt - Hàn Quốc, nối từ Cảng Hàng không quốc tế Liên Khương tới Sân bay Quốc tế Incheon và Sân bay quốc tế Cheongju Hàn Quốc. Đây là các chuyến bay charter do các hãng lữ hành tổ chức, giúp du khách hai nước có thêm sự lựa chọn điểm đến. Được biết, lượng du khách Hàn Quốc tới Việt Nam có dấu hiệu tăng và Đà Lạt cũng là một trong những điểm đến yêu thích của du khách Hàn tại Việt Nam.

4 THỨ HAI 16 - 10 - 2017 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Năm học 2016-2017, quy mô Trường TH (và THCS) K’Nai có 13 lớp, gồm 8 lớp

TH với 226 HS và 5 lớp THCS với 162 HS; trong đó 60% là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và HS hoàn thành chương trình TH vào lớp 6 đều đạt 100% là kết quả khẳng định sự nỗ lực vượt bậc của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường. Tuy nhiên, Hiệu trưởng Võ Văn Tình chia sẻ chân thành với chúng tôi rằng: Việc duy trì sĩ số rất khó khăn, mặc dù nhà trường thực hiện nhiều giải pháp, từ vận động, kêu gọi tài trợ, hỗ trợ các điều kiện học tập, trợ cấp học phí, hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội... Tại thời điểm tháng 10/2017, so với đầu năm học 2017-2018, với tổng số 417 HS, TH & THCS đang có 6 HS bỏ học (4 HS THCS, 2 HS TH, đều là HS dân tộc thiểu số). “Hiện tại, nhà trường chưa vận động được và đang tiếp tục vận động”, Hiệu trưởng Tình khẳng định. Thầy giáo Võ Văn Tình cũng cho biết thêm, tình trạng HS thích thì học không thích thì bỏ nửa chừng, do đó hàng tuần, hàng tháng luôn có HS nghỉ học, không thể giữ được ổn định tỉ lệ HS ra lớp. Mặt khác, cũng là hệ quả từ việc bỏ học, số HS thi lại còn cao, thậm chí có HS bỏ cả thi, không ra lớp trong kỳ hè.

Nguyên nhân trước hết về khách quan, đó là nhận thức của các bậc cha mẹ HS. Mặc dù, đã triển khai nhiều giải pháp tích cực về tài trợ, hỗ trợ; cùng đó là địa phương và phòng giáo dục phối hợp với nhà trường sâu sát những vùng khó khăn nhất. Năm học mới 2017-2018, TH K’Nai có 9 lớp TH với 262 HS và 5 lớp THCS với 149 HS; trong đó, nữ 188 HS; dân tộc thiểu số 222 HS; thuộc hộ nghèo có 16 hộ; cận nghèo có 9 và cận nghèo khuyết tật 1 hộ. Về mặt chủ quan, điều kiện học tập còn thiếu những sự thu hút cần và đủ. “Điểm yếu” mà Hiệu trưởng Võ Văn Tình nêu ra là: Trường có hai cấp học nên khó khăn cho ban giám hiệu trong công tác lãnh chỉ đạo vì công việc chồng chéo. Hiện nhà trường vẫn còn 3 phòng học đã xuống cấp nhiều, không đảm bảo cho hoạt động giảng dạy, sinh hoạt và làm việc. Mặt khác, trường còn thiếu nhiều phòng chức năng như nhạc, nghe-nhìn, lý-hóa-sinh...Tổng diện tích mặt bằng còn thiếu so với quy định trường chuẩn quốc gia (mới đạt 1/3: 3.997m2/6.165m2). Rảo một vòng quanh trường, cảnh đập vào mắt chúng tôi là toàn bộ các khoảng sân trống vừa hẹp vừa nền đất cây cỏ um tùm, vì vậy việc duy trì các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể, thể dục cho HS

thực sự rất khó khăn, nhất là vào mùa mưa. “Muốn đầy đủ HS phải có phòng chức năng mới có thể thu hút, giữ chân các em được thông qua các hoạt động dạy - học nhạc, ngoại ngữ, nghe - nhìn, giáo dục văn hóa thể chất - thẩm mĩ...”, Hiệu trưởng Tình tâm tư. Theo Phó phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đức Trọng Hoàng Sỹ Hòa, Trường TH K’Nai hiện có 3 phòng xây dựng từ những năm 1988 qua nhiều năm sử dụng nay đã bị mục nhiều chỗ, thấm nước vào mùa mưa; tường bị mục, nứt và bong tróc nhiều chỗ; toàn bộ khung cửa đi và cửa sổ gỗ đều đã mục; nền cũng bị bong tróc; trần ván ép, đà

trần gỗ cũng bị mục nhiều chỗ. Thế nhưng do thiếu phòng nên trường vẫn phải làm các phòng thư viện, thiết bị và học tin học. “Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp Phòng Tài chính Kế hoạch tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn trên địa bàn huyện giai đoạn 2010-2020, trong đó có TH K’Nai, tuy nhiên đến nay chưa được bố trí vốn để xây dựng”, ông Hòa cho biết.

Ngoài ra, cũng cần nghiêm túc đánh giá về đội ngũ, đặc biệt là giáo viên trẻ còn thiếu sự vững vàng trong tổ chức hoạt động dạy-học, chưa có nhiều kỹ năng để khích lệ tinh thần

Khó khăn ở một ngôi trường mô hình lớp nhôĐó là Trường Tiểu học (TH) K’Nai, xã Phú Hội, trường duy nhất còn duy trì mô hình lớp nhô bậc THCS ở huyện Đức Trọng. Trường thành lập từ năm 1989, do đặc điểm vùng địa hình khó khăn đi lại nên huyện Đức Trọng phải mở lớp nhô THCS để tạo thuận lợi cho học sinh (HS) ra lớp. Nơi đây còn không ít khó khăn, từ cơ sở vật chất đến duy trì sĩ số...

Sinh hoạt ngoài trời của thầy và trò Trường TH & THCS K’Nai. Ảnh: Đ.P

học tập trong HS và hướng dẫn HS tự học ở nhà. Hiệu trưởng Tình cho rằng: Vẫn còn hiện tượng ở một bộ phận giáo viên chưa yên tâm công tác lâu dài tại trường nên ý chí phấn đấu chưa cao, chưa phát huy hết năng lực cá nhân... Dĩ nhiên khó khăn còn nhiều, Hiệu trưởng Võ Văn Tình khẳng định: Chúng tôi cũng không than thở, làm đến đâu hay đến đó theo khả năng của mình. Toàn đội ngũ đều tiếp tục phấn đấu vươn lên. Năm học 2017-2018, trên cơ sở 9 nhiệm vụ và 5 giải pháp của ngành, trường đang cụ thể hóa từng nội dung - giải pháp phù hợp với tình hình thực tế. Bao gồm, phát huy hiệu quả, tiếp tục thực hiện nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua; thực hiện chương trình giáo dục; đổi mới công tác quản lý; nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và xây dựng trường chuẩn quốc gia; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên trong ứng dụng công nghệ thông tin... Chỉ tiêu đặt ra là: Tập thể trường lao động tiên tiến; chi bộ trong sạch vững mạnh; liên chi đội mạnh cấp tỉnh; chiến sĩ thi đua cấp cơ sở từ 2-3 người; lao động tiên tiến 18-20 người; tỷ lệ huy động 99,5%; 100% HS TH hoàn thành chương trình lớp học, cấp học và 96% HS THCS lên lớp thẳng... Dĩ nhiên, rất cần sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời và tích cực của bên ngoài về cơ sở vật chất và trang thiết bị, lộ trình tách trường THCS và sự đồng hành của địa phương, các bậc phụ huynh HS...

ĐẠO PHAN

Với lịch sử hình thành 40 năm của một vùng đất, lớp người cao tuổi đã trải qua một thời tuổi trẻ đi

khai hoang lập nghiệp, mà thành quả gần một đời của họ là những vườn cà phê trĩu quả, những vườn cây hoa trái tốt tươi, và lớp con cháu lớn lên, đang trưởng thành ở Nam Ban trù phú. Hiện nay toàn thị trấn có 1.464 hội viên NCT, sinh hoạt tại 20 chi hội tổ dân phố, chiếm trên 90% tổng số NCT trong thị trấn; trong đó hội viên từ 60 tuổi trở lên là 1.034 cụ, hội viên 55 - 59 tuổi 430 cụ, 2 hội viên trên 100 tuổi. Phát huy vai trò “Tuổi cao - gương sáng” của hội viên, hàng năm Hội NCT thị trấn đã bám sát nội dung các phong trào thi đua, chủ động triển khai đến từng chi hội. Cùng với việc quan tâm xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, Hội NCT thị trấn Nam Ban đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các cụ.

Mỗi năm, Hội đã vận động Quỹ “Toàn dân chăm sóc phát huy vai trò người cao tuổi” quyên góp được hàng chục triệu đồng tặng quà các

các cụ có hoàn cảnh khó khăn; 100% hội viên tham gia đóng quỹ được 69,5 triệu đồng. Nhằm tôn vinh vai trò của lớp người cao tuổi trong gia đình và cộng đồng, hàng năm thị trấn tổ chức lễ mừng thọ trang trọng cho các cụ. Đây vừa là nét đẹp văn hóa truyền thống cần được gìn giữ vừa khích lệ động viên người cao tuổi trong thị trấn sống vui, sống khỏe, sống có ích. Trong năm 2017, Hội đã tổ chức lễ chúc thọ 120 cụ; thăm hỏi 112 cụ ốm đau, phúng viếng 22 cụ qua đời. Hướng

dẫn thông tin và tuyên truyền cho người cao tuổi đến tuổi 80 làm hồ sơ hưởng chính sách bảo trợ xã hội theo quy định. Vận động các nhà hảo tâm trong và ngoài địa phương hỗ trợ thường xuyên hàng tháng cho các cụ có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn không nơi nương tựa.

Đa số hội viên tự rèn luyện thân thể hàng ngày nhằm nâng cao sức khỏe, phong trào dưỡng sinh không ngừng phát triển, ngày càng đông các cụ hưởng ứng việc đi bộ buổi sáng. Câu lạc bộ (CLB) văn nghệ -

dưỡng sinh của NCT hoạt động tích cực, hiệu quả, 20/20 chi hội đều gây dựng được phong trào văn nghệ - dưỡng sinh. Đồng thời sử dụng nhà sinh hoạt cộng đồng tổ dân phố làm nơi luyện tập, phát triển môn bóng chuyền hơi trong hội, nhiều cụ đã tham gia luyện tập và tổ chức giao lưu, thi đấu. Các hoạt động của Hội luôn có sức lan tỏa sâu rộng, phát huy vai trò của NCT trên mọi vấn đề đặt ra của cơ sở.

Hội viên người cao tuổi tại thị trấn chủ yếu chung sống và lao động, giúp đỡ con cháu trong gia đình 3 - 4 thế hệ. Ngoài một số cụ hưởng lương chế độ hưu trí, đa số các cụ còn lại vẫn làm việc tự nuôi sống bản thân, không phụ thuộc kinh tế vào con cháu. Với kinh nghiệm tích lũy trong lao động sản suất, phong trào thi đua phát triển kinh tế của NCT không ngừng được lan tỏa, từ khả năng dẻo dai bền bỉ thời trẻ mở đất, nhiều cụ hiện là chủ trang trại cà phê, vườn đồi có hiệu quả kinh tế cao, được công nhận danh hiệu nông dân sản xuất giỏi.

Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, NCT đã

gương mẫu đi đầu đóng góp và vận động con cháu hưởng ứng việc bê tông hóa đường giao thông nông thôn, xây dựng các công trình dân sinh ở thôn, xóm, khu dân cư làm cho bộ mặt thị trấn không ngừng khang trang hơn.

Góp phần quan trọng trong xây dựng đời sống văn hóa, tại gia đình, NCT luôn nêu gương là người gìn giữ nếp nhà, bảo vệ thuần phong mỹ tục, chuẩn mực đạo đức, giáo dục con cháu truyền thống yêu quê hương đất nước, yêu lao động, sống có tình có nghĩa, đoàn kết, gắn bó tình làng nghĩa xóm, giữ cốt cách của người Hà Nội trên quê mới.

Hội đã thành lập được CLB “Liên thế hệ tự giúp nhau” tại tổ dân phố Thăng Long làm mô hình điểm. CLB đã phát huy sức sáng tạo của NCT cùng với Chi hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên mang lại hiệu quả thiết thực, tạo cơ hội để NCT sống có ích, đóng góp tích cực cho xã hội. Tham gia CLB, các cụ không chỉ được vay vốn sản xuất và hỗ trợ ngày công lao động mà còn được chăm sóc sức khỏe định kỳ, tham gia tập dưỡng sinh, hoạt động văn nghệ, TDTT. Từ hiệu quả của CLB đầu tiên, sắp tới Hội NCT thị trấn sẽ tiếp tục cho ra mắt 3 CLB “Liên thế hệ tự giúp nhau” ở 3 tổ dân phố và dần sẽ nhân rộng ra toàn thị trấn - bà Hoàng Thị Khương, Chủ tịch Hội NCT thị trấn Nam Ban cho biết. THÁI AN

HỘI NGƯỜI CAO TUỔI THỊ TRẤN NAM BAN - LÂM HÀ:

Phát huy vai trò “Tuổi cao - gương sáng”Phát huy 18 chữ vàng “Tuổi cao chí càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, những năm qua, Hội Người cao tuổi (NCT) thị trấn Nam Ban (Lâm Hà) không ngừng tập hợp lớn mạnh, đóng góp công sức, trí tuệ khẳng định vai trò gương mẫu trong lao động sản xuất và thực hiện phong trào thi đua “Tuổi cao - gương sáng”.

Tặng quà cho người cao tuổi khó khăn nhân Tháng Hành động Vì người cao tuổi. Ảnh: T.A

5 THỨ HAI 16 - 10 - 2017VĂN HÓA - XÃ HỘI

Bà Phạm Thị Thanh Thúy - Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng đánh giá ưu điểm của việc thi hành

Luật BĐG tại địa phương là nhận thức, hành động về BĐG của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trên địa bàn có chuyển biến tích cực. Vì vậy, việc thực hiện Luật BĐG trong 10 năm qua đã đem lại những kết quả đáng khích lệ, tạo điều kiện cho nữ giới vươn lên bằng năng lực, trí tuệ, bản lĩnh của mình; phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo trong lao động, học tập, công tác trong các tầng lớp phụ nữ. Công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ nữ trẻ ngày càng được quan tâm, chú trọng...

Phụ nữ được tạo điều kiện nhiều hơn để tham gia vào các hoạt động gia đình và xã hội. Đồng thời, chị em cũng nhận thức được vai trò, trách nhiệm, quyền lợi của mình rõ ràng, cụ thể hơn. Sự quan tâm chia sẻ, cách ứng xử với phụ nữ và trẻ em gái trong mỗi gia đình, cộng đồng có chuyển biến rõ rệt, vị thế của người phụ nữ trong xã hội ngày càng được nâng cao.

(Theo bà Phạm Thị Thanh Thúy - Phó Chủ tịch UBND

huyện Đức Trọng)

Trong lĩnh vực chính trị, UBND huyện Đức Trọng xác định việc quan tâm bố trí, sử dụng cán bộ nữ (CBN) tham gia lãnh đạo, quản lý các cấp, các cơ quan, đơn vị là một yêu cầu quan trọng giúp cho việc hoàn thành các mục tiêu BĐG, là điều kiện phát huy vai trò, trí tuệ và nâng cao địa vị xã hội của phụ nữ. Tạo điều kiện cho CBN tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị nhằm nâng cao năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu công việc và đảm bảo đủ tiêu chuẩn cho

ĐỨC TRỌNG

10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giớiUBND tỉnh vừa khen thưởng 8 tập thể và 7 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức thực hiện Luật Bình đẳng giới (BĐG) giai đoạn 2007-2017, trong đó có UBND xã Hiệp Thạnh - Đức Trọng.

các chức danh đã quy hoạch. Hiện nay tỉ lệ nữ tham gia Ban

Chấp hành Đảng bộ huyện Đức Trọng, khóa XII, nhiệm kỳ 2015 -2020 có 8/43 đồng chí (chiếm 18,6%); tỉ lệ nữ đại biểu HĐND huyện nhiệm kỳ 2016-2021 có 12/40 đại biểu (chiếm 30%); tỉ lệ nữ là lãnh đạo chủ chốt của UBND huyện nhiệm kỳ 2016-2021 có 2 đồng chí (chiếm 66,6%); có 69/81 cơ quan, tổ chức trên địa bàn huyện có tỉ lệ 30% trở lên là nữ cán bộ, công chức, viên chức có lãnh đạo chủ chốt là nữ (chiếm 85,19%).

Thực hiện BĐG trong lĩnh vực kinh tế, lao động, 10 năm qua đã giải quyết việc làm cho 36.888 lao động, trong đó có 20.293 lao động nữ (chiếm 55%). Tổ chức 138 lớp đào tạo nghề cho 5.435 lao động nông thôn, trong đó có 3.291 học viên nữ (chiếm 60%). Có 37% nữ làm chủ các doanh nghiệp trên địa bàn. Phụ nữ ở vùng nông thôn nghèo, vùng DTTS được giải quyết nhu cầu vay vốn, trên 80% chị em tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi. Qua 10 năm thực hiện đã hỗ trợ phụ nữ vay vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hơn 118,5 tỷ đồng cho 6.022 lượt phụ nữ vay.

Trong lĩnh vực Giáo dục - Đào

tạo, tiếp tục duy trì 15/15 xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỉ lệ nữ được tiếp cận, hưởng thụ giáo dục ngày càng cao, số trẻ em gái đến trường tăng, đặc biệt là con em đồng bào DTTS. Số CBN được đào tạo thạc sĩ ngày càng nhiều, hiện tỉ lệ nữ thạc sĩ trên tổng số cán bộ công chức trong các cơ quan hành chính huyện là 6/58 công chức, viên chức nữ (chiếm 10,3%).

Lĩnh vực Y tế, thực hiện tốt các hoạt động nhằm đảm bảo BĐG trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Quan tâm đến đội ngũ cán bộ y tế nữ trên địa bàn. Đến nay, 100% trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi, có dịch vụ tư vấn sức khỏe sinh sản. Tỉ lệ giới tính khi sinh khá cân bằng với 98 bé trai/100 bé gái; tỉ lệ tử vong mẹ liên quan đến thai sản là 36/100.000 trẻ đẻ sống; tỉ lệ phụ nữ có thai được quản lý thai đạt 97,4%; có 100% bà mẹ sinh con được nhân viên y tế qua đào tạo đỡ đẻ; tỉ lệ phụ nữ có thai được tiếp cận các dịch vụ y tế và khám thai trước khi sinh đạt 99,8%.

Thực hiện BĐG trong lĩnh vực Văn hóa - Thông tin, Thể dục - Thể thao, thường xuyên truyền thông về chủ đề phòng chống bạo lực gia đình,

bạo lực giới trên Đài huyện và hệ thống truyền thanh của xã, thị trấn. Từ năm 2014 đến nay, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện liên tục xây dựng phóng sự chuyên đề pháp luật BĐG. Ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ của huyện đã cấp phát trên 350 cuốn sách về BĐG, 150 băng rôn có nội dung BĐG và hàng ngàn tờ rơi, áp phích về phòng chống bạo lực gia đình, BĐG cho cơ sở. Khuyến khích nữ giới tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch, gia đình; đặc biệt là thể dục thẩm mỹ, bơi lội, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn… Hàng năm, địa phương tổ chức hàng chục giải bóng đá, bóng chuyền, cầu lông cho chị em phụ nữ có sân chơi.

Để thực hiện BĐG trong lĩnh vực gia đình, các tổ chức chính quyền, ban ngành, đoàn thể đã vận động, tuyên truyền triển khai đến các hộ gia đình đăng ký thực hiện chuẩn mực xây dựng gia đình văn hóa, gắn với gia đình hạnh phúc, xây dựng “Gia đình 5 không 3 sạch”, gia đình 4 chuẩn mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Thành lập các CLB gia đình văn hóa, Phòng chống bạo lực gia đình, lồng ghép triển khai nội dung BĐG; toàn huyện đã có 130 CLB Gia đình văn hóa tổ chức sinh hoạt định kỳ, trang bị kỹ năng cho phụ nữ về tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, xây dựng gia đình đạt 4 chuẩn mực.

Trong những năm qua, các quy định trong Luật BĐG và Luật Phòng chống bạo lực gia đình đã được cụ thể hóa và áp dụng để xử phạt đối tượng có hành vi bạo lực gia đình cũng như việc đối xử bất bình đẳng giữa nam và nữ, tình trạng bạo lực gia đình tại địa phương đã giảm rõ rệt, từ 63 vụ bạo lực gia đình năm 2011 đã giảm còn 24 vụ năm 2016, hầu hết các vụ bạo lực gia đình đã được chính quyền, đoàn thể hòa giải tại địa phương.

AN NHIÊN

Có 99,8% phụ nữ được tiếp cận dịch vụ y tế và khám thai định kỳ. Ảnh: A.N

Nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2017), 7 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam, kỷ niệm 30 năm thành lập huyện Lâm Hà và hướng tới chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII năm 2017, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng tổ chức giải bóng chuyền nữ truyền thống năm 2017 tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Lâm Hà.

Đây là giải truyền thống thực hiện Chương trình phối hợp giữa hai ngành nhằm duy trì, phát triển phong trào thể dục thể thao, rèn

luyện sức khỏe, thể chất cho chị em phụ nữ trong toàn tỉnh nói chung, góp phần thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2012 - 2020 nói riêng.

Giải bóng chuyền tỉnh năm nay có 14 đội tuyển tham gia đến từ Hội LHPN các huyện, thành phố, Trường Đại học Đà Lạt và doanh nghiệp trong tỉnh. Giải đấu được chia làm 4 bảng, đấu vòng loại. Sau 3 ngày thi đấu, hạng nhất thuộc về Hội LHPN huyện Lâm Hà. Hạng nhì là Hội LHPN thành phố Đà Lạt. Đồng hạng ba: đơn vị huyện Đạ Tẻh và Trường Đại học Đà Lạt.

NGUYỄN THỊ THỦY

Tổ chức giải bóng chuyền nữ truyền thống

Trao cúp, cờ, huy chương và giải thưởng cho đội tuyển vô địch năm 2017.

ĐÀ LẠT: Kiểm tra chặt việc huy động học sinh đóng góp

UBND thành phố Đà Lạt vừa yêu cầu Phòng Giáo dục Đào tạo

Đà Lạt kiểm tra chặt chẽ việc huy động học sinh và phụ huynh học sinh các trường học trên địa bàn đóng góp tiền theo phương

thức xã hội hóa hiện nay. UBND thành phố nêu rõ tuyệt đối không để xảy ra tình trạng ép buộc phụ huynh đóng góp kinh phí để xây

dựng cơ sở vật chất và các nội dung có liên quan.

Trong trường hợp nếu có xảy ra, thành phố yêu cầu Phòng cần chấn

chỉnh, khắc phục, xử lý kịp thời. V.TRỌNG

15 biệt thự đấu giá quyền cho thuêtại Đà Lạt

UBND thành phố Đà Lạt vừa gửi đến Sở Xây dựng Lâm Đồng

1 danh sách 15 biệt thự để đấu giá quyền cho thuê đối với một số cơ sở nhà, đất biệt thự thuộc sở hữu

nhà nước trên địa bàn. Trong danh sách này có 4 biệt

thự trên đường Hàn Thuyên, 3 biệt thự trên đường Huyền

Trân Công Chúa, 3 biệt thự trên đường Nguyễn Viết Xuân, 2 trên

đường Hoàng Diệu, 3 biệt thự còn lại nằm trên các đường Hồ Tùng Mậu, Hoàng Văn Thụ và

Trạng Trình. Hầu hết các biệt thự này hiện là

nhà tập thể của nhiều hộ gia đình sinh sống với tổng cộng 107 hộ, trong đó 35 hộ có hợp đồng, các

hộ còn lại không có hợp đồng. Theo đánh giá của ngành chức

năng, các biệt thự dự kiến thu hồi đưa ra đấu giá này hầu hết đều hư

hỏng, xuống cấp, ít có giá trị về mặt kiến trúc. Do chật hẹp nên nhiều gia đình tự ý cơi nới trái phép trong đất khuôn viên biệt

thự; nhiều hộ dân trong các biệt thự này đã đề nghị với ngành chức

năng được mua nhà để chuyển đi tái định cư.

VT

Xây dựng, sửa chữa 32 căn nhà cho hộ nghèo

Theo UBND huyện Đức Trọng, từ đầu năm đến nay, từ các nguồn vốn hỗ trợ, UBND huyện đã thực

hiện xây dựng, sửa chữa 32 căn nhà cho hộ nghèo với kinh phí

911,7 triệu đồng. Trong đó, xây dựng 9 căn nhà đại đoàn kết với

số tiền 225 triệu đồng; các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 23 căn với số

tiền 686,7 triệu đồng.Ngoài ra, năm 2017 huyện Đức

Trọng được UBND tỉnh phân bổ xây dựng và sửa chữa 21 căn nhà

theo Đề án 654/UBND-XD. Hiện, UBND huyện đã phê duyệt đợt

1/2017 là 13 căn (12 căn xây mới, 1 căn sửa chữa) và đang chờ kinh

phí hỗ trợ 25 triệu đồng/căn của UBMTTQVN huyện để triển khai

thực hiện.N.MINH

6 THỨ HAI 16 - 10 - 2017

Nhà máy xử lý rác thải thuộc Công ty nêu trên chính thức đi vào hoạt

động từ ngày 21/2/2017 bằng phương pháp đốt với công suất 150 tấn/ngày đêm. Tuy nhiên, do khối lượng rác cũ còn tồn đọng đang lưu giữ tạm thời tại nhà máy rất lớn khoảng 22.000 tấn nên Công ty đã cam kết xử lý 22.000 tấn rác bị tồn đọng trong thời gian 6 tháng và nếu không thực hiện đúng như đã cam kết sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước chính quyền xã và nhân dân Thôn 2.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, đến thời điểm hiện tại đã quá thời gian, nhưng Công ty không những không thực hiện đúng cam kết mà còn phát sinh một số bất cập gây ô nhiễm môi trường khiến người dân bức xúc. Theo giám sát của bà con ở đây, 22.000 tấn rác lưu giữ tại nhà máy vẫn chưa xử lý. Cùng với đó, trong quá trình đốt rác, Công ty để khói bụi và nước thải từ nhà máy chảy trực tiếp ra môi trường làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân nên bà con rất bức xúc.

Ông Phạm Văn Vinh phản ánh: “Nhà máy xử lý rác chỉ cách khu dân cư chúng tôi khoảng 1 km, nên mỗi khi hoạt động khói bụi, mùi hôi đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân. Cùng với đó, nhà máy còn xả nước thải trực tiếp ra đầu nguồn suối Cát gây ô nhiễm là việc làm không thể chấp nhận. Chúng tôi vẫn biết, ra đường tụ tập đám đông chặn xe chở rác là không đúng, nhưng do nhà máy không thực hiện đúng cam kết và quy trình xử lý rác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của gần 100 hộ dân trong thôn nên chúng tôi phải làm vậy”.

Việc người dân ra đường chặn xe chở rác đã và đang khiến lượng rác trên địa bàn TP Bảo Lộc bị ứ đọng với khối lượng

BẢO LỘC: Người dân chặn xe, hàng trămtấn rác ứ đọng Suốt 4 ngày qua, hàng chục người dân xóm 5 (Thôn 2, xã Đại Lào, TP Bảo Lộc) đã ra đường chặn xe chở rác vào Nhà máy xử lý rác thải khiến hàng trăm tấn rác trên địa bàn TP Bảo Lộc bị ứ đọng. Nguyên nhân được xác định là do người dân bức xúc trước việc Nhà máy xử lý rác thải của Công ty TNHH Môi trường Xanh Cao nguyên Đà Lạt (Công ty) đóng trên địa bàn thôn xử lý rác không đúng quy trình như đã cam kết gây ô nhiễm môi trường.

Người dân chặn xe khiến rác tại TP Bảo Lộc bị ứ đọng nghiêm trọng. Ảnh: Hải Đường

lên đến hàng trăm tấn chưa thể thu gom vừa gây ô nhiễm, mất vệ sinh và cản trở giao thông. Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo Công ty cho biết: Từ khi người dân chặn xe rác đến nay đã 4 ngày. Trung bình mỗi ngày, lượng rác không thể thu gom bị ứ đọng khoảng 65 - 70 tấn. Trước mắt, Công ty đang vận động người dân lưu giữ rác tại nhà. Riêng đối với các điểm tập kết, Công ty đang cho người

dùng vôi, thuốc khử trùng để xử lý mùi. Hiện, Công ty đang phối hợp với chính quyền địa phương để tìm điểm xử lý tập kết tạm thời để thu gom đảm bảo vệ sinh môi trường.

Theo ông Nguyễn Quốc Bắc, Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc, ngay sau khi nhận được thông tin người dân chặn xe chở rác, bản thân ông Bắc cùng các ngành chức năng địa phương đã xuống làm việc với người dân để nắm

ĐÀ LẠT: Vận động dân không vứt rác xuống suối

Thành phố Đà Lạt vừa yêu cầu các đơn vị có chức năng gồm Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế, UBND các phường, xã trên địa bàn phối hợp các đơn vị liên quan cùng tổ chức tuyên truyền, vận động người dân, nhất là người dân sinh sống, sản xuất nông nghiệp dọc 2 bên bờ suối không vứt rác xuống dòng suối gây ô nhiễm nguồn nước; thường xuyên nạo vét, thu gom rác, phát quang lòng suối để đảm bảo môi trường, cảnh quan, chống ngập úng, phòng chống thiên tai.

Đà Lạt cũng yêu cầu ngành chức năng tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân phân loại bao bì hóa chất bảo vệ thực vật sau sử dụng trước khi cho vào bể chứa để vận chuyển, xử lý theo qui định; hướng dẫn nông dân tự xử lý hoặc tái chế các loại rác, phế phẩm nông nghiệp do phát sinh trong sản xuất.

Thành phố cũng yêu cầu các đơn vị chức năng và UBND các phường, xã triển khai tốt công tác thu gom, xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn; yêu cầu Công ty Cổ phần dịch vụ Đô thị Đà Lạt khẩn trương triển khai xây dựng kho lưu chứa bao bì, tập trung gom toàn bộ bao bì tại các bể chứa để xử lý theo qui định nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.

VT

LẠC DƯƠNG: Giải tỏa đất lấn chiếm trái phép tại nghĩa trang

Ngày 13/10, UBND huyện Lạc Dương thông tin, trong tháng 10/2017, các phòng, ban chức năng của huyện sẽ tiến hành giải tỏa toàn bộ diện tích đất người dân lợi dụng lấn chiếm trái phép tại nghĩa trang thị trấn trong thời gian qua.

Theo đó, qua nhiều lần kiểm tra, rà soát hiện trạng sử dụng đất, UBND thị trấn Lạc Dương xác định có 29 hộ gia đình cá nhân lấn chiếm trên 32.200 m2 để sản xuất và dựng một số chòi tạm tại nghĩa trang thị trấn. Số đất này không có giấy tờ hợp lệ và các hộ cũng không chứng minh được nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất. Trong đó, 19 hộ gia đình, cá nhân khai báo lấn chiếm đất từ năm 2001 trở lại đây với diện tích 14.757 m2. Các hộ này đã đồng ý trả lại đất nhưng đề nghị chính quyền địa phương cho phép người dân giải tỏa sau khi đã thu hoạch xong rau màu. Còn lại 10 hộ gia đình, cá nhân lấn chiếm hơn 17.400 m2 từ năm 2001 đổ về trước mong muốn chính quyền địa phương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trên cơ sở kết quả rà soát, UBND huyện Lạc Dương chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện và UBND thị trấn kiên quyết giải tỏa thu hồi diện tích đất gồm 14.757 m2 đất lấn chiếm từ sau năm 2001 trong tháng 10/2017. Riêng các trường hợp chưa thu hoạch xong mùa màng huyện sẽ xem xét gia hạn thời gian để người dân giải tỏa sau khi đã thu hoạch.

Với 10 hộ gia đình, cá nhân lấn chiếm hơn 17.400 m2 từ năm 2001 đổ về trước, huyện cho biết trong thời gian sớm nhất sẽ xem xét giải quyết theo quy định.

C.THÀNH

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng cho biết, đã phối hợp với đoàn kiểm tra cải cách hành chính tỉnh kiểm tra việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) tại UBND huyện Đạ Tẻh và UBND huyện Cát Tiên.

Theo đoàn kiểm tra, việc áp dụng, duy trì HTQLCL tại 2 đơn vị này tương đối tốt, cả 2 đơn vị đã công bố lại HTQLCL sau khi có sự thay đổi thủ tục hành

chính và sử dụng phần mềm máy tính để kiểm soát quá trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001.

Chi cục còn tham gia đoàn kiểm tra của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng kiểm tra tình hình xây dựng, áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại 3 đơn vị hành chính của tỉnh là UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp Phát

triển nông thôn. Cả 3 đơn vị này đều đang áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, tuy nhiên do các đơn vị này đang triển khai các phần mềm đặc thù chuyên ngành nên chưa có sự thống nhất trong áp dụng HTQLCL và phần mềm.

Đến thời điểm này, Lâm Đồng đã có 45/47 đơn vị hành chính triển khai áp dụng và công bố HTQLCL phù hợp theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008, chỉ còn 2 đơn vị do những đặc

thù nên chưa thực hiện là Ban Tôn giáo và Chi cục Văn thư lưu trữ. Trong số này đã có 37/45 đơn vị áp dụng HTQLCL cho tất cả các thủ tục hành chính với tổng số thủ tục hành chính đã áp dụng HTQLCL là 3.646/4.011 thủ tục hành chính đã được phê duyệt. Hiện các đơn vị còn lại đang rà soát, sửa đổi, bổ sung bộ thủ tục hành chính và sẽ thực hiện công bố lại sau khi bộ thủ tục hành chính được phê duyệt.

VIẾT TRỌNG

Kiểm tra việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tại các cơ quan hành chính

bắt, ghi nhận những phản ánh của bà con. Tuy nhiên, đến hiện tại, việc thỏa thuận giữa chính quyền và người dân vẫn chưa có kết quả. “Qua kiểm tra tại nhà máy xử lý rác thải thì hiện tại do nhà máy đang gặp sự cố nên không thể tiến hành đốt. TP đã yêu cầu trong vòng 10 ngày, nhà máy phải khắc phục xong sự cố để tiếp tục hoạt động trở lại. Trong thời gian này, TP chỉ đạo Công ty không chở rác vào nhà máy. Trước mắt, để xử lý lượng rác bị tồn đọng, TP đã làm việc với huyện Bảo Lâm và tạm thời sẽ gửi lượng rác bị tồn đọng vào bãi rác của Bảo Lâm. Tối 12/10, Công ty Công trình Đô thị Bảo Lộc tiến hành thu gom. Về lâu về dài, TP sẽ đôn đốc Công ty Môi trường Xanh Cao nguyên Đà Lạt nhanh chóng hoàn thành dây chuyền thứ 2 tại nhà máy xử lý rác để đưa vào hoạt động; đồng thời, yêu cầu họ thực hiện đúng những gì đã cam kết để tạo niềm tin đối với người dân” - ông Bắc cho biết.

HẢI ĐƯỜNG

Rác tràn lòng đường. Ảnh: Hải Đường

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Thực tế, hàng năm, số hộ nghèo, hộ cận nghèo, số hộ có nguy cơ tái nghèo trên địa bàn tỉnh vẫn còn. Họ gặp nhiều khó

khăn trong cuộc sống. Đâu đó, vẫn còn tình trạng trẻ em bỏ học, áo chưa đủ ấm, cơm chưa đủ no. Trong cuộc sống hàng ngày vẫn bắt gặp nhiều cụ già neo đơn không nơi nương tựa rất cần được trợ giúp từ xã hội, nhiều hộ không có nguồn thu nhập ổn định duy trì cuộc sống, nhiều hộ vẫn thiếu nhà ở, thiếu đất sản xuất… Vì thế, nghĩa cử cao đẹp “Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” vẫn luôn sáng ngời trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Hàng năm, từ những tấm lòng hảo tâm của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân đều chung tay quyên góp, ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” trên tinh thần tự nguyện. Người có nhiều góp nhiều, người có ít góp ít, tùy theo điều kiện của mỗi hộ, mỗi người.

Tính đến 31/8/2017, Quỹ “Vì người nghèo” cấp tỉnh còn trên 2 tỷ đồng, Quỹ “Vì người nghèo” cấp huyện, xã còn trên 12,4 tỷ đồng. Cơ quan MTTQ tỉnh và các huyện, thành phố đã phối hợp triển khai xây dựng được 145 căn nhà đại đoàn kết cho người nghèo với tổng kinh phí khoảng gần 4 tỷ đồng. Ngoài ra, các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh và huyện đã phối hợp triển khai các hoạt động hỗ trợ tặng học bổng cho học sinh nghèo, chăm lo tặng quà tết, kịp thời giúp đỡ người nghèo lúc ốm đau, bệnh tật trị giá trên 3,5 tỷ đồng. Mọi hoạt động dù nỗ lực đến mấy cũng chỉ như muối bỏ biển, bởi nguồn quỹ rất có hạn và những khó khăn đối với hộ nghèo thì không thể nào kể hết. Riêng dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, với quyết tâm không để hộ nghèo không có tết, phải giúp người nghèo, người khó khăn được đón tết vui xuân ấm áp, UBMTTQ tỉnh đã trích từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo” để kịp thời thăm hỏi, động viên, tặng được 17.605 suất quà cho hộ nghèo với tổng số tiền trên 3,5 tỷ đồng. Hơn thế, UBMTTQ tỉnh còn phối hợp các ban, ngành huy động trực tiếp trong nhân dân, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh được trên 9,8 tỷ đồng để chăm lo tết cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Từ nguồn quỹ hỗ trợ của xã hội này đã phần nào giúp các hộ nghèo có thêm điều kiện để vượt khó. Đây chính là điểm tựa để họ vươn lên, vượt qua khó khăn và tiếp

HƯỞNG ỨNG THÁNG CAO ĐIỂM “NGÀY VÌ NGƯỜI NGHÈO” TỪ 17/10 - 18/11/2017

Tiếp sức cho người nghèoTừ truyền thống “Tương thân, tương ái”, Quỹ “Vì người nghèo” đã thực sự trở thành nguồn trợ lực quan trọng để tiếp sức, thắp sáng niềm tin cho người nghèo.

tục có động lực để thoát nghèo.Tuy nhiên, trong quá trình vận động và thực

hiện chính sách chăm lo cho người nghèo, mới đây theo phân tích, đánh giá và góp ý của các cơ quan liên quan thì vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn nhất định. Đó là về kết quả vận động Quỹ “Vì người nghèo” cấp tỉnh và một số địa phương còn thấp. Vẫn còn tình trạng một số nơi quỹ tồn đọng, nhất là ở các phường. Mức hỗ trợ cho các hộ nghèo theo quy định chung còn thấp so với giá cả thị trường, chưa đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng thiết thực của các hộ nghèo. Kinh phí để xây dựng một căn nhà còn thấp so với mặt bằng chung, vì thế cũng gặp khó khăn cho hộ nghèo.

Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn nêu trên, theo các cơ quan liên quan phân tích thì chủ yếu do công tác tuyên truyền, vận động chưa thực sự mạnh mẽ, hiệu quả. Đôi lúc, việc triển khai vận động các nguồn quỹ còn chồng chéo, vận động huy động cùng lúc nhiều loại quỹ xã hội, quỹ từ thiện khác nhau hoặc các cơ quan, tổ chức vận động tự nguyện nhưng lại quy định mức đóng góp tối thiểu, quy định chỉ tiêu đóng góp… gây sự thiếu đồng thuận trong nhân dân.

Trong thời gian tới, để tiếp tục huy động được nguồn hỗ trợ vì người nghèo một cách tích cực và hiệu quả hơn, thiết nghĩ cách làm và phương pháp làm sẽ cần phải được tính toán một cách khoa học hơn. Mức hỗ trợ cần thiết phải nâng lên mức phù hợp với thời điểm

giá cả thị trường để việc hỗ trợ thực sự có ý nghĩa, là nguồn vật chất thiết thực giúp hộ nghèo ổn định.

Cũng có ý kiến cho rằng nên dành nguồn kinh phí lớn để hỗ trợ có trọng tâm cho hộ nghèo, không nên tặng quà lẻ tẻ, quá nhiều đợt trong năm làm nguồn quỹ bị phân tán mà nên tập trung vào những việc lớn hơn như thêm nguồn kinh phí để xây nhà có giá trị hơn cho người nghèo, vì với mức 25 triệu đồng/căn như hiện nay sẽ chỉ giúp hỗ trợ phần nào cho việc xây nhà, trong khi đó người nghèo lại rất thiếu thốn, thậm chí vay ngân hàng cũng rất khó có khả năng trả nợ vì không có nguồn thu nhập ổn định. Là những hộ nghèo thì hầu như đi làm thuê làm mướn, thiếu đất sản xuất, nên vẫn chưa thể thoát nghèo bền vững.

Với dự kiến đến hết năm 2017, toàn tỉnh huy động được khoảng 11 tỷ đồng vào Quỹ “Vì người nghèo” để tiếp tục chăm lo cho người nghèo, hộ cận nghèo thì rất cần sự vào cuộc của toàn xã hội. Nêu cao tinh thần nhân văn “một miếng khi đói bằng một gói khi no” thiết nghĩ mọi người, mọi ngành, mọi tổ chức, đơn vị nên phát huy trách nhiệm trong việc ủng hộ quỹ. Đối với các địa phương có nguồn vận động thuận lợi, còn ít đối tượng nghèo nên tiếp tục chia sẻ hỗ trợ cho hộ nghèo, người nghèo ở các huyện, các xã có khó khăn trong vận động quỹ và các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo còn cao, để nguồn quỹ thực sự tiếp sức, thắp sáng niềm tin cho người nghèo. NGUYỆT THU

Công ty Xổ số kiến thiết Lâm Đồng ủng hộ Quỹ Vì người nghèo năm 2015. Ảnh: N.Thu

ĐAM RÔNG: Gần 600 thanh niên khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự năm 2018

Thực hiện Kế hoạch số 104 ngày 4 tháng 10 năm 2017 của UBND huyện

Đam Rông về việc “Khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự năm 2018”, từ

ngày 10 đến ngày 19/10/2017, Hội đồng nghĩa vụ quân sự 8 xã trên địa bàn huyện

đã tiến hành khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự cho thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ.

Theo đó, đợt khám sơ tuyển lần này toàn huyện có gần 600 thanh niên đủ điều kiện

tham gia. Các thanh niên trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự từ 18 đến 25 tuổi đối với

thanh niên chưa có trình độ đại học, cao đẳng và thanh niên trong độ tuổi từ 18 đến

27 tuổi đối với thanh niên có trình độ đại học, cao đẳng sẽ được khám sơ tuyển về

thể lực chung như chiều cao, cân nặng, huyết áp, ngoại khoa, da liễu, thị lực, thính giác, răng hàm mặt và một số bệnh về tâm

thần kinh và dị tật, dị hình. Được biết, ngay sau khi hoàn thành khám sơ tuyển tại các

xã, Hội đồng nghĩa vụ quân sự huyện Đam Rông sẽ phát lệnh gọi và tổ chức khám

tuyển tại huyện, nhằm tuyển chọn những thanh niên có đủ tiêu chuẩn sức khỏe,

văn hóa, đạo đức, phẩm chất chính trị lên đường nhập ngũ năm 2018.

LÊ TUẤN

13 hộ tiểu thương trong chợ Đạ R’sal chuyển ra ngoài kinh doanh

Theo Ban quản lý chợ Đạ R’sal, xã Đạ R’sal (Đam Rông) cho biết, từ đầu năm

đến nay, đã có 13 hộ tiểu thương buôn bán các mặt hàng quần áo, giày dép ở chợ Đạ

R’sal đã bỏ quầy, sạp chuyển ra ngoài thuê mặt bằng hoặc lấn chiếm lòng lề đường để kinh doanh. Nguyên nhân được các hộ tiểu thương chia sẻ, đó là việc buôn bán ở trong

chợ không thuận tiện, các quầy, sạp nằm sâu phía trong, lượng khách hàng đến mua không nhiều, doanh thu hàng tháng không đạt. Bên cạnh đó, việc quy hoạch chợ lồng trước đây chủ yếu để buôn bán thực phẩm không phù hợp với việc kinh doanh quần

áo, giày dép. Trước thực trạng đó, xã Đạ R’sal đang

xin ý kiến của UBND huyện Đam Rông phân bổ nguồn vốn tu sửa lại khu vực

trong chợ để vận động các hộ tiểu thương vào kinh doanh, buôn bán.

VĂN TÂM

Không thể bắt mọi người phải phục vụ một người

7 THỨ HAI 16 - 10 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Từ năm 2011 đến nay, bà Phạm Thị Trâm ở thôn Tân Lạc 3, xã Đinh Lạc liên tục có đơn gửi các cấp, các ngành khiếu kiện gia đình ông Nguyễn Đức Thành bít con đường đi trong thôn, khiến việc đi lại của gia đình bà và hàng chục hộ phía sau gặp nhiều khó khăn, vất vả.

Tại hiện trường, chúng tôi được “mục sở thị” một con đường rộng chừng 0,7-1 m đã được bê tông hóa từng chặng, nối thông giữa thôn Tân Lạc 3 ra công trường khai thác đá, qua thôn Tân Phú ra Quốc lộ 20 đã bị gia đình ông Thành “chặt đứt” đoạn giữa, bằng việc xây một bức tường chắn cao 0,6 m, biến thành sân nhà ông Thành. Thành thử, mọi người dân khi lưu thông qua đoạn đường này, nếu tiếp tục đi thì buộc phải đi vào sân nhà ông Thành, hoặc phải quẹo lên một triền dốc bên cạnh rất khó khăn.

Trao đổi với chúng tôi, bà Trâm bức xúc: Đã một vài lần cán bộ chính quyền xã Đinh

Lạc và Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện vào đưa ra hướng giải quyết: Mở con đường mới nằm trong phạm vi vườn của bà Trâm. Tuy nhiên, khi bà Trâm dẫn chúng tôi lên đồi chỉ con đường mới, thì thật sự bất ngờ, vì với con đường này không thể lưu thông đi lại được, bởi chỉ toàn đá và đá, cục to, cục nhỏ lô nhô, lổm nhổm, xe máy cày, xe công nông lưu thông còn rất khó khăn, nói gì đến việc lưu thông bằng xe máy.

Làm việc với chúng tôi, ông Nguyễn Trường Giang, Chủ tịch UBND xã Đinh Lạc cho hay: Trước đây có một văn bản thỏa thuận mở con đường mới và bà Phạm Thị Trâm đã đồng ý, ký vào văn bản. Khi được Chủ tịch xã yêu cầu cung cấp cho chúng tôi văn bản đó, nhưng cán bộ địa chính xã - Đinh Văn Nam loay hoay tìm mãi vẫn không thấy. Tiếp đó, ông Nam khẳng định: Con đường đi đã được bê tông xi măng từng đoạn có từ trước, được người dân đóng

góp công sức, vật tư để bê tông hóa và việc gia đình ông Thành xây tường cao khoảng 0,6 m để biến một đoạn đường thành sân nhà là có thật. Tuy nhiên, mọi người dân đồng ý mở một khúc đường quẹo lên đồi cao để né sân nhà ông Thành, với điều kiện gia đình ông Thành phải san ủi bằng phẳng (Trong thực tế đoạn đường quẹo này không hề được san ủi). Ngoài ra, bà Phạm Thị Trâm cũng đã đồng ý mở con đường mới lưu thông ra thôn Tân Phú như đã nói.

Tuy nhiên, khi chúng tôi đưa ra hình ảnh con đường mới dự định sẽ mở không thể lưu thông được, thì ông Nam giải thích về mùa nắng vẫn có thể đi lại được. Nghe cán bộ địa chính giải thích như vậy, chúng tôi nêu ý kiến: Tại sao con đường đã được bê tông hóa thuận tiện cho việc đi lại như vậy, mà chính quyền địa phương lại cho gia đình ông Nguyễn Đức Thành xây tường chắn lại để làm sân nhà, lại đi mở một con đường mới đầy khó khăn, vất

vả trong việc lưu thông hai mùa mưa nắng. Và việc làm đơn giản là chỉ cần giải tỏa bức tường chắn của gia đình ông Thành thì không làm lại chọn việc làm khó khăn, khó thực hiện được là mở con đường mới. Đây có phải là mọi người buộc phải vì một người hay không?.

Trước việc chúng tôi đặt câu hỏi nói trên, Chủ tịch xã Nguyễn Trường Giang cho hay, sẽ tổ chức kiểm tra thực tế, vì có thể gia đình ông Thành mới xây bức tường chắn, còn cán bộ địa chính Đinh Văn Nam thì cho biết: Sẽ kiểm tra, buộc gia đình ông Thành phải san gạt bằng phẳng khúc đường quẹo né sân nhà ông Thành.

Thiết nghĩ, cái gì thuận lợi, đỡ tốn kém cho người dân thì nên làm, cái gì khó khăn, gây tốn kém cho người dân thì không nên làm. Và, trong trường hợp này, chỉ cần giải tỏa bức tường chắn ngang đường của gia đình ông Nguyễn Đức Thành là đơn giản và hiệu quả nhất. HOÀNG ĐẠI HUYNH

THÔNG BÁO BÁN ĐẤU GIÁ CẢ LÔ CỔ PHẦN CỦA SCIC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ LÂM ĐỒNG-----o0o-----

Căn cứ Quyết định số 299/QĐ-ĐTKDV ngày 22/8/2017 của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) về việc bán cổ phần của SCIC tại Công ty Cổ phần Chè Lâm Đồng, Ban tổ chức đấu giá bán cổ phần thông báo về việc tổ chức bán đấu giá như sau:

1. Tên tổ chức có cổ phần chào bán: Công ty Cổ phần Chè Lâm Đồng. Địa chỉ: 01 Quang Trung, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm ĐồngĐiện thoại: (84-263) 3717799; Fax: (84-263) 38637802. Ngành nghề kinh doanh chính: Kinh doanh, chế biến các sản phẩm chè, cà phê.3. Vốn điều lệ công ty: 45.000.000.000 đồng (Bốn mươi lăm tỷ đồng)4. Vốn thực góp của SCIC: 20.250.000.000 đồng (hai mươi tỷ hai trăm năm mươi triệu đồng)5. Số lượng cổ phần chào bán ra bên ngoài: 2.025.000 cổ phần (chiếm tỷ lệ 45% vốn điều lệ) 6. Điều kiện tham dự đấu giá: Tất cả các nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện theo Quy định tại Quy chế bán

đấu giá cả lô cổ phần của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần Chè Lâm Đồng do Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ban hành.

7. Tên, địa chỉ tổ chức bán đấu giá: Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí MinhĐịa chỉ: Số 16 Võ Văn Kiệt, Quận 1, phường Nguyễn Thái Bình, TP.HCM8. Tổ chức tư vấn: Công ty cổ phần Chứng khoán MB9. Cổ phần chào bán ra công chúng thông qua đấu giá - Loại cổ phần chào bán: Cổ phần phổ thông, tự do chuyển nhượng - Giá khởi điểm: 14.000 đồng/cổ phiếu - Mệnh giá: 10.000 đồng - Bước giá: 100 đồng - Tổng số lượng cổ phần đấu giá: 2.025.000 cổ phần - Phương thức chào bán: Đấu giá công khai cả lô - Tỉ lệ đặt cọc: 10% giá khởi điểm10. Cung cấp đơn đăng ký tham gia đấu giá, Công bố thông tin, Nộp tiền đặt cọc: Tại Công ty cổ phần

Chứng khoán MBLầu 6, 259 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP Hồ Chí Minh và tại các Đại lý đấu giá khác theo quy định trong Quy

chế bán đấu giá.11. Thời gian phát đơn, đăng ký và nộp tiền đặt cọc: từ 8h00 ngày 13/10/2017 đến 16h00 ngày 31/10/2017

tại các Đại lý đấu giá.12. Thời gian nộp phiếu tham dự đấu giá: trước 15h00 ngày 6/11/2017 tại các Đại lý đấu giá13. Thời gian tổ chức đấu giá: 9h00 ngày 8/11/2017 tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.14. Thời gian nộp tiền mua cổ phần: Bắt đầu 8h00 đến 16h00 các ngày từ 09/11/2017 đến 18/11/2017 tại

các Đại lý đấu giá.15. Thời gian hoàn trả tiền cọc: Từ 8h00 ngày 9/11/2017 đến 16h00 ngày 15/11/2017 tại các Đại lý đấu giá.Bán thỏa thuận cổ phần của SCIC tại Công ty Cổ phần Chè Lâm Đồng được thực hiện trong trường hợp chỉ

có 1 (một) nhà đầu tư đăng ký.16. Thời gian thông báo cho 1 nhà đầu tư tham gia đấu giá theo hình thức thỏa thuận: Ngày 3/11/201717. Thời gian nhận văn bản chấp thuận mua cổ phần thỏa thuận của nhà đầu tư: Từ ngày 6/11/2017 đến ngày

7/11/201718. Thời gian thông qua kết quả nhà đầu tư đồng ý mua thỏa thuận: Từ ngày 7/11/2017 đến ngày 8/11/201719. Thời gian gửi thông báo và thu tiền mua cổ phần của các nhà đầu tư: Từ ngày 9/11/2017 đến 16h ngày

18/11/201720. Thời gian hoàn trả tiền cọc cho các nhà đầu tư: Từ ngày 9/11/2017 đến ngày 15/11/2017Chào giá cạnh tranh cả lô cổ phần của SCIC tại Công ty Cổ phần Chè Lâm Đồng được thực hiện sau khi cuộc

bán đấu giá cả lô cổ phần có hơn một nhà đầu tư đặt giá cao nhất bằng nhau.21. Thời gian phát trực tiếp Phiếu tham dự chào bán cạnh tranh: Từ ngày 9/11/2017 đến 16h00 ngày 14/11/2017

tại các Đại lý đấu giá.22. Thời gian tổ chức chào giá cạnh tranh: 9h00 ngày 20/11/201723. Thời gian nộp Phiếu tham dự chào bán cạnh tranh: chậm nhất 9h30 ngày 20/11/2017 tại Sở Giao dịch

Chứng khoán TP.HCM 24. Địa điểm tổ chức chào giá cạnh tranh: Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM - Địa chỉ: Số 16 Đường Võ

Văn Kiệt, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh25. Thời gian mở hòm phiếu tham dự chào bán cạnh tranh: 09h45 ngày 20/11/201726. Thời gian nộp tiền thanh toán mua cổ phần: Từ ngày 21/11/2017 đến 16h00 ngày 27/11/2017.27. Thời gian hoàn trả tiền đặt cọc cho nhà đầu tư không được mua CP: Từ ngày 21/11/2017 đến ngày

27/11/2017. (Nhà đầu tư tham gia đấu giá mua cổ phần có thể nhận Bản công bố thông tin, Quy chế đấu giá trên website:

www.scic.vn; www.mbs.com.vn; www.hsx.vn)

Giải pháp kinh doanh chuyên biệt

8 THỨ HAI 16 - 10 - 2017

GIAÙ2.500ñ

ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

* “Hiện nay Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai thành phố Đà Lạt đang lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho ông (bà) Trần Dự - Trần Thị Thùy Trang tại một phần thửa 20, tờ bản đồ số 14, Phường 6, TP Đà Lạt, do ông Trần Văn Bằng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: P311707 được UBND thành phố Đà Lạt cấp ngày 16/9/1999. Ngày 12/4/2000 được Phòng Tài nguyên Môi trường (Địa chính Đà Lạt cũ) điều chỉnh trang IV lần cuối ngày 12/4/2000. Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai TP Đà Lạt thông báo, sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo và đăng tin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai TP Đà Lạt lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyển cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho ông (bà) Trần Dự - Trần Thị Thùy Trang và thu hồi Giấy chứng nhận số: P311707 được UBND thành phố Đà Lạt cấp ngày 16/9/1999. Mọi thắc mắc khiếu nại về sau, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai thành phố Đà Lạt không chịu trách nhiệm giải quyết”.

Sau khi hoàn tất thủ tục, đề nghị ông (bà) liên hệ Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai thành phố Đà Lạt để được giải quyết hồ sơ.

THÔNG BÁO MỜI CHÀO HÀNG1. Tên gói thầu: Gói thầu số 1: Mua sắm máy chủ (Server) của Trung

tâm Y tế Lâm Hà.- Loại gói thầu:Xây lắp □ Mua sắm hàng hóa □ Phi tư vấn □ Hỗn hợp □- Nội dung chính của gói thầu: Mua sắm máy chủ lưu trữ thông tin

khám chữa bệnh, phục vụ cho công tác khám chữa bệnh.- Thời gian thực hiện hợp đồng: 45 ngày.2. Tên dự án hoặc tên dự toán mua sắm đối với mua sắm: Mua sắm

máy chủ Server của Trung tâm Y tế Lâm Hà.3. Nguồn vốn: Nguồn kết dư Quỹ khám, chữa bệnh BHYT theo định

xuất của Trung tâm Y tế huyện Lâm Hà.4. Hình thức lựa chọn nhà thầu: Chào hàng cạnh tranh.5. Phương thức lựa chọn nhà thầu: 1 giai đoạn, 1 túi hồ sơ.6. Thời gian phát hành HSYC: từ 08 giờ 00”, ngày 18 tháng 10 năm

2017 đến trước 14 giờ 00”, ngày 25 tháng 10 năm 2017 (trong giờ hành chính).

7. Địa điểm phát hành HSYC: Phòng TCHC Trung tâm Y tế Lâm Hà, Đc: Thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, ĐT: 02633850331. Gặp Đ/c Phú nhân viên Phòng TCHC.

8. Giá bán 1 bộ HSYC: 1.000.000 đồng (bằng chữ: Một triệu đồng)9. Thời điểm đóng thầu: 14giờ 00”, ngày 25 tháng 10 năm 2017;10. Thời điểm mở thầu: 14 giờ 30”, ngày 25 tháng 10 năm 2017;11. Thời gian đăng báo: đăng 3 kỳ liên tiếp bắt đầu từ ngày 12 tháng

10 năm 2017

V

Thông báo cấp giấy chứng nhận QSDĐ

* Vừa qua Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Bảo Lộc có tiếp nhận hồ sơ nhận QSDĐ của bà Nguyễn Thị Như Hằng đối với thửa đất số 153, tờ bản đồ số 13, diện tích 6.422 m2 đất CLN, xã Đam Bri. Thửa đất này được bà Nguyễn Thị Như Hằng nhận sang nhượng của hộ ông Dương Văn Lợi năm 2003 bằng giấy tay (có giao GCN), tuy nhiên chưa thực hiện thủ tục chuyển nhượng theo quy định.

Nay Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP Bảo Lộc thông báo: hộ ông Dương Văn Lợi đang ở đâu đề nghị liên hệ Chi nhánh để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Căn cứ vào điểm b, khoản 2, Điều 82, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày niêm yết thông báo này trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Bảo Lộc, UBND xã Đam Bri, nếu hộ ông Lợi, các tổ chức, cá nhân không đến liên hệ cũng như không có bất kỳ khiếu nại phản ánh nào liên quan đến thửa đất nói trên thì Chi nhánh sẽ tiến hành lập thủ tục đăng ký QSDĐ cho bà Nguyễn Thị Như Hằng theo quy định.

Mọi thắc mắc, kiến nghị về sau, chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Bảo Lộc không giải quyết.

UBND huyện Lâm Hà đã có văn bản gửi đến các phòng, ban chuyên môn của huyện và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn yêu cầu cần có giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế; cải thiện và nâng cao chỉ số cải cách hành chính (CCHC) tại đơn vị mình thông qua bảng kết quả chấm điểm chỉ số CCHC cấp xã năm 2016 vừa được công bố.

Trước đó, ngày 20/9, Lâm Hà đã công bố chỉ số CCHC cấp xã của huyện năm 2016, với chỉ số CCHC bình quân đạt 73,45%, tăng 1,37% so với năm 2015. Trong đó có 7/16 xã, thị trấn đạt cao hơn chỉ số bình quân trên. Dẫn đầu bảng chỉ số này là xã Đông Thanh với 83,37%; thấp nhất trong bảng là xã Tân Văn, chỉ đạt 65,08%.

Theo đánh giá của huyện, chỉ số CCHC cấp xã 2016 cho thấy hầu hết các lĩnh vực CCHC tại các xã, thị trấn trên địa bàn đều có tiến bộ, có những cải thiện hơn so với những năm trước. Hầu hết các xã, thị trấn đều tổ chức đánh giá chặt chẽ, đúng qui trình và tuân thủ thời gian theo qui định, kết quả điểm tự chấm qua thẩm định tương đối phù hợp với tình hình thực hiện tại đơn vị.

Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị chậm tự đánh giá và chậm cung cấp danh sách cá nhân, tổ chức phục vụ điều tra xã hội học dẫn đến việc triển

khai điều tra xã hội học của huyện bị chậm theo. Một số xã đã bị tụt điểm CCHC trong năm 2016 như Tân Hà, Gia Lâm, Mê Linh, Nam Hà, Tân Văn; đặc biệt thông qua điều tra xã hội học cho thấy mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công tại các xã, thị trấn còn thấp, nhiều xã có chỉ số hài lòng của người dân giảm so với năm 2015 như: Phi Tô, Phúc Thọ, Mê Linh, Phú Sơn, Liên Hà.

Nhằm nâng cao chỉ số CCHC trong năm 2017 và những năm đến, UBND huyện Lâm Hà đã yêu cầu các đơn vị chuyên môn cấp huyện cần kịp thời tham mưu UBND huyện trong việc ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành, liên quan đến công tác CCHC thuộc lĩnh vực mình phụ trách, đảm bảo chất lượng, thời gian đúng qui định.

Với cấp xã, thị trấn; huyện yêu cầu chủ tịch UBND các xã, thị trấn cần rà soát các tiêu chí, tiêu chí thành phần thấp điểm hoặc chưa đạt điểm tối đa, làm rõ nguyên nhân để kịp thời có giải pháp khắc phục những tồn tại hạn chế trong các lĩnh vực CCHC đang triển khai hiện nay; có giải pháp cụ thể để cải thiện những nội dung mà người dân còn đánh giá thấp nhằm từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công trong thời gian đến. VT

LÂM HÀ: Tìm giải pháp cải thiện và nâng cao chỉ số cải cách hành chính cấp xã