244
i ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1965 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62 22 03 13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ CUNG HUẾ - NĂM 2016

ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

i

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM

VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ

TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1965

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 62 22 03 13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ CUNG

HUẾ - NĂM 2016

Page 2: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu và kết quả

nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ

công trình nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thanh Huyền

Page 3: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

iii

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, Khoa

Lý luận Chính trị trường Đại học Khoa học - Đại học Huế đã quan tâm, tạo điều kiện

để chúng tôi được tham gia và hoàn thành khóa đào tạo Tiến sĩ (2012-2015).

Xin trân trọng cảm ơn Khoa Lịch sử, Phòng Đào tạo Sau Đại học trường Đại

học Sư phạm - Đại học Huế và Ban Đào tạo Sau Đại học - Đại học Huế đã quan

tâm và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa đào tạo.

Xin trân trọng cảm ơn Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II Thành phố Hồ Chí

Minh, phòng Lưu trữ Tỉnh ủy các tỉnh: Biên Hòa, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Thư

viện trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà

Nẵng, Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ nhiệt tình

về tư liệu để chúng tôi hoàn thành luận án.

Đặc biệt tôi xin được bày tỏ sự kính trọng, biết ơn sâu sắc PGS. TS. Lê Cung là

người thầy đã tận tụy giúp đỡ, hướng dẫn tôi trên bước đường học tập và nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn động viên giúp

đỡ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành luận án này

Huế, tháng 4 năm 2016

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thanh Huyền

Page 4: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

iv

NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT

CQNĐD Chính quyền Ngô Đình Diệm

CQSG Chính quyền Sài Gòn

ĐTMN Đô thị miền Nam

HLĐGP Hội Lao động giải phóng miền Nam Việt Nam

LSQS Lịch sử quân sự

NCLS Nghiên cứu Lịch sử

NXB Nhà xuất bản

PTT Phủ Tổng thống

TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh

TTLT Trung tâm Lưu trữ

VNCH Việt Nam Cộng hòa

Page 5: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

v

MỤC LỤC

Trang phụ bìa .............................................................................................................. i

Lời cam đoan .............................................................................................................. ii

Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii

Những cụm từ viết tắt ................................................................................................ iv

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................... 1

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................. 3

3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ................................................ 4

4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 4

5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN ........................................................................... 5

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN ................................................................................. 6

Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 7

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................. 7

1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về công nhân và phong trào công nhân Việt

Nam ...................................................................................................................... 7

1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về công nhân và phong trào công nhân ở

các đô thị miền Nam .......................................................................................... 17

1.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục được nghiên cứu .................................. 22

Chương 2. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM

(1954-1960) .............................................................................................................. 23

2.1. Khái quát truyền thống đấu tranh của công nhân miền Nam trước năm

1954 ....................................................................................................................... 23

2.2. Chính sách của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm đối với công nhân ở

các đô thị miền Nam (1954-1960) ....................................................................... 27

2.2.1. Khái quát về tình hình miền Nam Việt Nam (1954-1960) ...................... 27

2.2.2. Chính sách của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm đối với công nhân ở

các đô thị miền Nam .......................................................................................... 29

2.2.2.1. Về tư tưởng - chính trị....................................................................... 29

2.2.2.2. Về kinh tế .......................................................................................... 33

2.2.2.3. Về văn hoá - xã hội ........................................................................... 34

2.3. Đội ngũ và đời sống công nhân ở các đô thị miền Nam (1954-1960) ....... 36

Page 6: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

vi

2.3.1. Đội ngũ công nhân ở các đô thị miền Nam ............................................. 36

2.3.2. Đời sống công nhân ở các đô thị miền Nam ............................................ 38

2.3.2.1. Thời gian và điều kiện lao động ........................................................ 38

2.3.2.2. Tình trạng thất nghiệp ....................................................................... 40

2.3.2.3. Lương công nhân .............................................................................. 43

2.4. Diễn biến phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1960 .... 46

2.4.1. Chủ trương của Đảng ............................................................................... 46

2.4.2. Diễn biến phong trào .............................................................................. 50

2.4.2.1. Phong trào công nhân vì mục tiêu dân sinh ...................................... 50

2.4.2.2. Phong trào công nhân vì mục tiêu dân chủ ....................................... 64

TIỂU KẾT ................................................................................................................ 73

Chương 3. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM (1961-1965) .. 75

3.1. Chính sách của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với công nhân ở các đô

thị miền Nam (1961-1965) ................................................................................... 75

3.1.1. Khái quát về tình hình miền Nam Việt Nam (1961-1965) ...................... 75

3.1.2. Chính sách của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với công nhân ở các đô

thị miền Nam ..................................................................................................... 77

3.1.2.1. Về tư tưởng - chính trị....................................................................... 77

3.1.2.2. Về kinh tế .......................................................................................... 80

3.1.2.3. Về văn hóa - xã hội ........................................................................... 82

3.2. Đội ngũ và đời sống công nhân ở các đô thị miền Nam (1961-1965) ....... 83

3.2.1. Đội ngũ công nhân ở các đô thị miền Nam ............................................. 83

3.2.2. Đời sống công nhân ở các đô thị miền Nam ............................................ 85

3.2.2.1. Thời gian và điều kiện lao động của công nhân ............................... 87

3.2.2.2. Tình trạng giải công, sa thải và thất nghiệp ...................................... 85

3.2.2.3. Lương công nhân .............................................................................. 89

3.3. Diễn biến phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam (1961-1965) ..... 91

3.3.1. Chủ trương của Đảng ............................................................................... 91

3.3. 2. Diễn biến phong trào ............................................................................... 92

3.3.2.1. Phong trào công nhân vì mục tiêu dân sinh ...................................... 95

3.3.2.2. Phong trào công nhân vì mục tiêu dân chủ ..................................... 107

TIỂU KẾT .............................................................................................................. 120

Page 7: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

vii

Chương 4. TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA PHONG

TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM (1954-1965) ................... 121

4.1. Tính chất của phong trào ........................................................................... 121

4.1.1. Tính chất dân tộc ................................................................................... 121

4.1.2. Tính chất dân chủ và dân sinh ............................................................... 124

4.2. Đặc điểm của phong trào ........................................................................... 127

4.2.1. Quy mô rộng lớn, sự liên tục và quyết liệt của phong trào ................... 127

4.2.2. Hình thức và phương pháp đấu tranh phong phú, linh hoạt .................. 130

4.2.3. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa công nhân các ngành ở các đô thị; giữa

công nhân đô thị với công nhân đồn điền cùng giai cấp nông dân và các tầng

lớp nhân dân miền Nam ................................................................................... 133

4.3. Ý nghĩa của phong trào .............................................................................. 137

4.3.1. Phong trào chứng minh tinh thần đấu tranh bất khuất của công nhân ở

các đô thị miền Nam trong tinh thần đấu tranh dân tộc ................................... 137

4.3.2. Phong trào chứng minh tính đúng đắn của phương châm đấu tranh “hai

chân, ba mũi”, “ba mũi giáp công”, “ba vùng chiến lược” trong cách mạng

miền Nam ......................................................................................................... 138

4.3.3. Phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam góp phần làm rối loạn hậu

phương của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, tạo điều kiện cho cách mạng miền

Nam phát triển ................................................................................................. 140

4.3.4. Phong trào góp phần làm phong phú thêm những bài học kinh nghiệm

đối với sự nghiệp giữ nước và dựng nước của dân tộc .................................... 142

4.3.4.1. Mục tiêu và khẩu hiệu đấu tranh cụ thể .......................................... 142

4.3.4.2. Sự đoàn kết, thống nhất, kiên trì đấu tranh ..................................... 143

4.3.3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ hạn chế của phong trào ........ 145

TIỂU KẾT .............................................................................................................. 146

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ............................................. 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 153

PHỤ LỤC ...................................................................................................... 180

Page 8: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

1

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong dòng chảy lịch sử Việt Nam hiện đại, phong trào công nhân ở các đô

thị miền Nam (ĐTMN) (1954-1975) là bộ phận của phong trào ĐTMN, của phong

trào cách mạng Việt Nam, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng miền

Nam, thống nhất đất nước.

Phong trào công nhân ở các ĐTMN từ năm 1954 đến năm 1965 diễn ra liên

tục, sôi nổi và quyết liệt, thu hút hầu hết công nhân các ngành tham gia như công

nhân hỏa xa, công nhân thủy điện, công nhân bến tàu, công nhân ngành dệt, công

nhân taxi, công nhân xăng dầu, công nhân Savon, công nhân vô tuyến viễn thông,...

Mặc dầu, bị Mỹ và chính quyền Sài Gòn (CQSG) dùng mọi âm mưu, thủ đoạn để

kìm kẹp, khủng bố và đàn áp quyết liệt nhưng phong trào công nhân ở các ĐTMN

vẫn luôn được giữ vững và tiếp tục phát triển theo hướng đi lên của cách mạng miền

Nam. Phong trào công nhân ở các ĐTMN là một trong những nét đặc sắc của tiến

trình lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta, ghi dấu ấn quan trọng trong lịch sử

Việt Nam hiện đại. Phong trào đã chứng minh tinh thần yêu nước và tinh thần đấu

tranh cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam.

Phong trào còn biểu thị sự thống nhất hành động giữa giai cấp công nhân và

các tầng lớp nhân dân lao động khác ở thành thị, trong đó công nhân ở các ĐTMN

luôn là lực lượng nòng cốt, dẫn đầu và có tác dụng cổ vũ đồng bào đô thị cũng như

nông thôn trong cuộc đấu tranh chung vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống

nhất đất nước. Cùng với phong trào của các tầng lớp nhân dân ĐTMN, phong trào

công nhân ở các ĐTMN đã giáng những đòn mạnh mẽ vào hậu cứ an toàn của Mỹ,

và CQSG. Sự tiến công ở thành thị, nòng cốt là phong trào công nhân, có tác dụng

từng bước phá lỏng thế kìm kẹp của địch ở đô thị, cô lập địch về chính trị, làm cho

hậu phương của địch trở nên rối loạn, đẩy Mỹ và CQSG từng bước rơi vào tình

trạng khủng khoảng nghiêm trọng. Phong trào công nhân ở các ĐTMN góp phần

tạo nên một thế trận mới, biến các đô thị bị địch tạm chiếm thành tiền phương của

phong trào cách mạng miền Nam, thuận lợi cho việc xây dựng lực lượng cách mạng

Page 9: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

2

ở nội đô, tạo điều kiện tiến đến giải phóng các đô thị, giải phóng hoàn toàn miền

Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).

Tuy nhiên, cho tới nay, ngoài phong trào công nhân cao su miền Nam đã được

nghiên cứu khá đầy đủ, có tính hệ thống, còn lại một mảng trống phong trào công

nhân ở các ĐTMN Việt Nam (1954-1975) vẫn chưa được giới sử học Việt Nam quan

tâm nghiên cứu. Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu phong trào công nhân ở các

ĐTMN (1954-1975), trước hết là giai đoạn từ sau Hiệp định Genève (21-7-1954) đến

thời điểm cuộc “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ bị phá sản ở miền Nam (6-1965) là rất

cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn. Với lý do đó, chúng tôi

chọn đề tài: “Phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam Việt Nam trong kháng

chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965” làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến

sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.

Về ý nghĩa khoa học, luận án góp phần làm rõ hơn, đầy đủ hơn về các giai

đoạn lịch sử hết sức vẻ vang của dân tộc trong sự nghiệp giải phóng miền Nam,

thống nhất đất nước; về bản chất của CQSG do Mỹ điều khiển trong tham vọng tiêu

diệt phong trào kháng chiến của nhân dân miền Nam; về những chủ trương của

Đảng các cấp trong việc lãnh đạo phong trào công nhân ở các ĐTMN; về tính đúng

đắn và sáng tạo của Đảng với phương châm đấu tranh “hai chân, ba mũi”, “ba mũi

giáp công”, “ba vùng chiến lược” trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975);

hiểu được bản chất của phong trào công nhân ở các ĐTMN, một phong trào diễn ra

trong điều kiện chiến tranh giải phóng dân tộc, thông qua đó thấy được tính đa

dạng, phong phú về hình thức và biện pháp đấu tranh của phong trào; về những kết

quả đạt được của phong trào trên các lĩnh vực dân sinh, dân chủ; hiểu hơn về phong

trào công nhân ở từng ngành, sự phối hợp chung của công nhân trong toàn ngành,

cũng như sự liên kết giữa phong trào công nhân ở các ĐTMN với phong trào đấu

tranh của các tầng lớp nhân dân.

Về ý nghĩa thực tiễn, hiện nay trong sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng

khởi xướng, trong đó công nghiệp hóa, hiện đại hóa giữ vị trí then chốt. Vì vậy,

luận án góp thêm một số kinh nghiệm cho các nhà chính trị - xã hội vận dụng vào

việc hoạch định những chính sách đối với công nhân. Mặt khác, luận án góp phần

Page 10: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

3

nâng cao niềm tự hào cho giai cấp công nhân, giáo dục lịch sử truyền thống cách

mạng cho công nhân để họ làm tốt nhiệm vụ bảo vệ thành quả cách mạng và xây

dựng đất nước theo đường lối đổi mới của Đảng mà nhân dân ta đang thực hiện.

Luận án góp phần bổ sung tư liệu về phong trào công nhân miền Nam trong cuộc

kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Mặt khác, kết quả của luận án có

thể sử dụng làm tài liệu cho giáo viên, sinh viên, học sinh trong các trường đại học,

cao đẳng, trung học phổ thông vận dụng nghiên cứu và giảng dạy lịch sử dân tộc và

lịch sử địa phương; góp phần vào việc biên soạn lịch sử công nhân Việt Nam nói

chung, công nhân đô thị trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) nói riêng.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của luận án là phong trào công nhân ở các ĐTMN trong kháng

chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965, trong đó tập trung nghiên cứu mục tiêu,

diễn biến, hình thức, biện pháp, kết quả các cuộc đấu tranh của công nhân ở các

ĐTMN cũng như làm rõ tính chất, đặc điểm và ý nghĩa của phong trào công nhân ở

các ĐTMN từ năm 1954 đến năm 1965. Để làm rõ những nội dung này, luận án chú ý

đến việc trình bày, phân tích cơ cấu, đội ngũ, đời sống công nhân ở các ĐTMN dưới

chế độ Mỹ và CQSG.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian, luận án nghiên cứu phong trào công nhân ở các ĐTMN

(1954-1965). Miền Nam ở đây được hiểu theo nghĩa là hai miền Nam Bắc theo quy

định Hiệp định Genève năm 1954. Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung nghiên cứu phong

trào công nhân ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Biên Hòa, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế,

đây là những đô thị tiêu biểu - nơi tập trung đông đảo công nhân và diễn ra những

cuộc đấu tranh điển hình.

Về thời gian, luận án giới hạn từ năm 1954 đến năm 1965, cụ thể là từ khi

Hiệp định Genève (21-7-1954) được ký kết đến thời điểm cuộc “Chiến tranh đặc

biệt” của Mỹ bị phá sản với chiến thắng Ba Gia ở Quảng Ngãi (6-1965). Những vấn

đề trình bày trong luận án được sắp xếp theo quá trình phát triển lịch sử, thể hiện tính

liên tục từ năm 1954 đến năm 1965.

Page 11: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

4

3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận án là tái hiện bức tranh lịch sử về phong trào công nhân ở

các ĐTMN trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965 một cách có

hệ thống. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp những luận cứ cho các

nhà chính trị - xã hội trong việc hoạch định chính sách đối với công nhân hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Một là, làm rõ những chính sách của Mỹ và CQSG, đời sống công nhân ở

các ĐTMN từ năm 1954 đến năm 1965, từ đó lý giải nguồn gốc của phong trào.

Hai là, trình bày và phân tích những chủ trương của Đảng các cấp đối với

công nhân ở các ĐTMN. Quá trình đấu tranh, mục tiêu, hình thức và biện pháp của

phong trào công nhân ở các ĐTMN qua các giai đoạn: 1954-1960, 1961-1965.

Ba là, phân tích, làm rõ một số tính chất, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử của

phong trào công nhân ở các ĐTMN từ năm 1954 đến năm 1965.

4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Nguồn tài liệu

Luận án chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các nguồn tài liệu sau đây:

- Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tác phẩm của các đồng chí

lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam viết về cách mạng giải phóng dân tộc, về cuộc

kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, về công nhân và phong trào công nhân. Những

tài liệu này cung cấp cho tác giả cơ sở lý luận để thực hiện luận án.

- Các công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của

Viện Sử học, Viện Lịch sử Đảng, Viện Lịch sử quân sự và các chuyên khảo của tập

thể các nhà nghiên cứu hoặc riêng từng nhà nghiên cứu.

- Các tài liệu lưu trữ liên quan tới cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và

phong trào công nhân miền Nam hiện đang lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ (TTLT)

Quốc gia II tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), TTLT của các thành phố Biên

Hòa, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế.

- Luận án cũng chú ý tham khảo các công trình luận án Tiến sĩ, luận văn

Thạc sĩ và những bài viết trên các tạp chí có nội dung liên quan đến đề tài.

Page 12: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

5

- Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng một số tư liệu thu thập được từ việc khảo

sát thực địa và phỏng vấn nhân chứng.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, luận án sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic là

chủ yếu. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh,

phân tích trên cơ sở khảo cứu các nguồn tài liệu văn bản. Ngoài ra, chúng tôi còn

sử dụng phương pháp liên ngành, kế thừa thành quả của các bộ môn khoa học

khác như chính trị học, kinh tế học,... để nghiên cứu và trình bày luận án.

5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

Một là, luận án là một công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống về phong

trào công nhân ở các ĐTMN từ năm 1954 đến năm 1965, góp phần bổ sung tư liệu

cùng một số luận điểm nhằm làm rõ hơn về lịch sử phong trào ĐTMN nói riêng và

lịch sử Việt Nam cùng khung thời gian.

Hai là, luận án làm rõ chính sách của Mỹ và CQSG đối với công nhân ở các

ĐTMN, để từ đó giải thích cho sự nảy sinh phong trào đấu tranh của giai cấp công

nhân ở các ĐTMN từ năm 1954 đến năm 1965. Hiểu được tính dân tộc và đặc điểm

phong trào công nhân ở các ĐTMN - một phong trào diễn ra trong điều kiện chiến

tranh giải phóng dân tộc, thông qua đó thấy được tính đa dạng, phong phú về hình

thức và biện pháp đấu tranh của phong trào.

Ba là, luận án chỉ rõ những mục tiêu đấu tranh của công nhân ở các ĐTMN

và kết quả đạt được của phong trào trên các lĩnh vực dân sinh, dân chủ,... Hiểu hơn

về sự đoàn kết đấu tranh của phong trào công nhân ở từng ngành, công nhân các

ngành, công nhân ở các ĐTMN với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao

động trên toàn miền.

Bốn là, luận án nêu bật tính chất, đặc điểm cùng những đóng góp của phong

trào công nhân ở các ĐTMN trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất

nước; chỉ rõ phong trào công nhân ở các ĐTMN là một bộ phận của phong trào

ĐTMN dưới sự lãnh đạo Đảng, rộng hơn là một bộ phận của phong trào cách mạng

miền Nam. Luận án còn góp phần giáo dục truyền thống đấu tranh yêu nước, nâng

Page 13: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

6

cao niềm tự hào cho giai cấp công nhân hiện nay, kết quả nghiên cứu của luận án có

thể cung cấp nguồn tư liệu tương đối hoàn chỉnh về phong trào công nhân ở các

ĐTMN (1954-1965).

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu (6 trang), kết luận (3 trang), tài liệu tham khảo (26

trang), nội dung luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan (17 trang)

Chương 2: Phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam giai đoạn

1954-1960 (51 trang).

Chương 3: Phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam giai đoạn

1961-1965 (46 trang).

Chương 4: Tính chất, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử của phong trào công nhân

đô thị miền Nam từ năm 1954 đến năm 1965 (27 trang).

Page 14: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

7

Chương 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Vấn đề công nhân nói chung, phong trào công nhân ở các ĐTMN trong cuộc

kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) nói riêng lâu nay đã trở thành một đề

tài hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Vấn đề này đã được

phản ánh trong nhiều công trình nghiên cứu, sách, tạp chí, luận án Tiến sĩ, luận văn

Thạc sĩ. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án có thể phân thành

hai nhóm tiêu biểu sau:

1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về công nhân và phong trào công

nhân Việt Nam

Trước năm 1975, nghiên cứu về công nhân và phong trào công nhân Việt

Nam có các công trình sau:

Trần Văn Giàu (1958), Giai cấp công nhân Việt Nam sự hình thành và phát

triển của nó từ giai cấp “tự mình” đến giai cấp “cho mình”, Nhà xuất bản (NXB)

Sự Thật, Hà Nội. Có thể xem đây là công trình nghiên cứu khá công phu về lịch sử

hình thành và phát triển giai cấp công nhân Việt Nam. Công trình đi sâu phân tích

những chính sách trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục của thực

dân Pháp đối với công nhân Việt Nam; những điều kiện chính trị mới của phong trào

công nhân Việt Nam từ 1919 đến 1929. Công trình có giá trị lớn không những đối với

việc nghiên cứu lịch sử công nhân mà còn đối với lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng và

lịch sử tư tưởng Việt Nam. Mặt khác, công trình đã chỉ rõ chủ nghĩa Mác - Lênin là

sức mạnh tinh thần và là lý luận khoa học của giai cấp công nhân.

Vũ Ngọc Nguyên (1959), Công nhân Nam Bộ trong khói lửa, NXB Lao

Động, Hà Nội. Là người trong cuộc đã từng tham gia phong trào công nhân Nam

Bộ, tác giả đã ghi lại những cuộc đấu tranh quyết liệt, mạnh mẽ nhưng cũng hết sức

khó khăn của công nhân Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954); công

trình là bức tranh sinh động về phong trào công nhân Nam Bộ trong Cách mạng

tháng Tám năm 1945, tiêu biểu là công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn. Đặc biệt, công

Page 15: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

8

trình chỉ rõ, tuy phong trào công nhân Nam Bộ gặp không ít khó khăn, thử thách

trong quá trình đấu tranh nhưng dù ở bất cứ tình huống nào công nhân Nam Bộ vẫn

luôn thể hiện tinh thần bất khuất, kiên cường trong đấu tranh, khẳng định được vai

trò, vị trí của giai cấp mình trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.

Hoàng Quốc Việt (1959), Những nét sơ lược về lịch sử phong trào công

nhân và công đoàn Việt Nam 1860-1945, NXB Lao Động, Hà Nội. Công trình

nghiên cứu một cách có hệ thống về lịch sử phong trào công nhân và công đoàn

Việt Nam từ năm 1860 đến năm 1945 và chỉ rõ qua từng giai đoạn lịch sử, phong

trào công nhân và công đoàn Việt Nam đã có những bước phát triển vững mạnh

và đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Võ Nguyên (1961), Phong trào công nhân miền Nam, NXB Sự Thật, Hà Nội.

Công trình nghiên cứu về cuộc đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm

(CQNĐD) của giai cấp công nhân miền Nam từ tháng 7-1954 đến tháng 7-1961,

trong đó có các nội dung chính như: sự bần cùng hóa giai cấp công nhân miền Nam

dưới chế độ Mỹ và CQNĐD như nạn thất nghiệp tràn lan, đồng lương rẻ mạt, điều

kiện lao động khắc nghiệt. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh

của công nhân miền Nam. Công trình khẳng định, phong trào công nhân miền Nam

phát triển được trong giai đoạn 1954-1961 là do gắn liền với những điều kiện tiên

quyết như giai cấp công nhân miền Nam ngày càng trưởng thành và phát huy được

truyền thống giai cấp mình, mặt khác đó còn là sự phối hợp đấu tranh của các tầng

lớp nhân dân yêu nước ở miền Nam, là sự hỗ trợ của miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Khi

đánh giá về vai trò của giai cấp công nhân miền Nam giai đoạn 1954-1961, tác giả

khẳng định: “Trong sự nghiệp cách mạng chung của nhân dân miền Nam 7 năm qua,

lực lượng có tổ chức và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân miền Nam đã

giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Trong những điều kiện cực kỳ khó khăn, giai cấp

công nhân miền Nam đã tiến hành một cuộc đấu tranh anh dũng, đầy tinh thần chống

Mỹ - Diệm và đã thu được những thành tích lớn, góp phần xứng đáng đưa cách mạng

miền Nam tiến lên” [178; tr. 3].

Trần Văn Giàu (1962), (1963), Giai cấp công nhân Việt Nam từ Đảng Cộng

sản thành lập đến cách mạng thành công (1930-1945), (3 tập), NXB Sử Học, Hà

Page 16: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

9

Nội. Đáng chú ý là ở Tập 1 (1930-1935), tác giả đã chỉ ra sự khủng khoảng kinh tế

là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống vật chất của công nhân, viên chức

và các tầng lớp nhân dân lao động Việt Nam trong những năm 1930-1935, đó là

tình trạng thất nghiệp, ăn mày, chết đói, tiền công thấp, giá cả sinh hoạt đắt đỏ. Bên

cạnh đó, công trình đi sâu phân tích ý thức giác ngộ và có tổ chức của phong trào

công nhân trong những năm 1930-1931; cuộc vận động công khai, hợp pháp của

giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong giai đoạn 1932-1935; đặc điểm nổi

bật cũng như ưu điểm của phong trào công nhân là mối quan hệ có ý thức giữa

phong trào công nhân và phong trào nông dân. Đồng thời, công trình cũng chỉ ra

những nhược điểm của phong trào công nhân trong giai đoạn 1930-1935.

Diệp Liên Anh (1963), Máu trắng máu đào, NXB Lao Động Mới, Sài Gòn,

phản ánh một số nét về hoàn cảnh sống và làm việc của người công nhân cao su

dưới sự áp bức bóc lột của thực dân, tư bản và phong kiến.

Lê Nguyên Khôi, Dương Phẩm (1965), Công nhân miền Nam đấu tranh

chống Mỹ - Diệm, NXB Phổ Thông, Hà Nội. Công trình đã khái quát tình cảnh công

nhân miền Nam dưới ách thống trị của Mỹ và CQNĐD luôn phải gánh chịu tình

trạng thất nghiệp, lương không đủ sống, vật giá tăng nhảy vọt, thuế má phạt vạ

chồng chất và điều kiện lao động cực khổ. Bên cạnh đó Mỹ và CQNĐD còn thực

hiện chính sách “tố Cộng”, đốt nhà, lập ấp, lập khóm “chiến lược”, bắt lính, bắt

phu. Cuộc sống bị áp bức, bị bóc lột khiến công nhân miền Nam đã không ngừng

đứng lên đấu tranh để đòi cải thiện đời sống, đòi tự do dân chủ, đòi độc lập dân tộc,

đòi thống nhất đất nước. Qua đấu tranh, công nhân miền Nam từng bước trở thành

giai cấp tiên phong, đóng vai trò hết sức quan trọng đối với phong trào cách mạng

miền Nam, công trình khẳng định: “Tác dụng của phong trào công nhân miền Nam

trong những năm qua đối với phong trào của các tầng lớp nhân dân khác từ nông

thôn đến thành thị đã nói rõ vai trò tiền phong cách mạng của giai cấp công nhân

trong cuộc đấu tranh chung hiện nay ở miền Nam” [130; tr. 25].

Trần Tử Bình (1965), Phú Riềng đỏ, NXB Lao Động, Hà Nội. Với tư cách là

một công nhân cao su nòng cốt trong xây dựng cơ sở cách mạng ở đồn điền Phú

Riềng, đồng thời cũng là người lãnh đạo cuộc đấu tranh của 5.000 công nhân Phú

Page 17: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

10

Riềng, tác giả đã đặc tả lại tình cảnh công nhân cao su đồn điền Phú Riềng dưới chế

độ thực dân Pháp; những phản kháng của công nhân trong những ngày tháng đầu

tiên đến sống và làm việc ở đồn điền; những hành động đấu tranh đòi quyền dân

chủ của công nhân với giới chủ như cấm đánh đập, cấm cúp phạt, miễn sưu thuế, trả

lương cho nữ công nhân khi nghỉ sinh, ngày làm 8 giờ, bồi thường cho công nhân

khi bị tai nạn lao động.

Lê Duẩn (1968), Vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam và nhiệm vụ của

công đoàn trong giai đoạn trước mắt, NXB Sự Thật, Hà Nội. Bàn về sự hình thành

giai cấp công nhân Việt Nam, tác giả chỉ rõ: “Nó sinh ra và lớn lên không phải từ

khi có thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa của giai cấp tư sản dân tộc, mà ngay từ

khi có sự khai thác đầu tiên của tư bản nước ngoài trên đất nước ta” [82; tr. 26].

Đặc biệt, công trình đi sâu phân tích vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam,

nhiệm vụ của công đoàn trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Ban Sử cận hiện đại, Viện Sử học (1974), Một số vấn đề về lịch sử giai cấp

công nhân Việt Nam, NXB Lao Động, Hà Nội. Đây là một công trình nghiên cứu

với nhiều bài viết bàn về sự hình thành giai cấp công nhân và đặc điểm của giai

cấp công nhân Việt Nam, đáng chú ý là các bài viết: Sự hình thành người công

nhân và đặc điểm lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam của Vũ Huy Phúc;

Tình hình công nhân Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến chiến tranh thế giới thứ

nhất của Dương Kinh Quốc.

Văn Tạo - Đinh Thu Cúc (1974), Giai cấp công nhân miền Bắc Việt Nam

1955-1960, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. Đây được xem là công trình nghiên

cứu chuyên sâu về công nhân miền Bắc trong thời kỳ khôi phục, cải tạo và phát

triển kinh tế, phát triển văn hóa từ năm 1955 đến năm 1960, với các nội dung chính

như: Sự phát triển đội ngũ công nhân miền Bắc trong thời kỳ khôi phục và cải tạo

kinh tế; quá trình đào tạo, bồi dưỡng văn hóa, kỹ thuật cho giai cấp công nhân; đời

sống công nhân từng bước được cải thiện về thu nhập, về phúc lợi xã hội, về bảo hộ

lao động và các dịch vụ xã hội; đặc biệt, công trình đi sâu phân tích quá trình công

nhân miền Bắc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến và bảo vệ xây dựng miền Bắc

xã hội chủ nghĩa, đấu tranh cải tạo giai cấp tư sản dân tộc và quan hệ sản xuất tư

Page 18: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

11

bản chủ nghĩa; công nhân tham gia quản lý sản xuất, quản lý xí nghiệp, từng bước

hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; xây dựng công đoàn trở thành chỗ

dựa vững chắc của Nhà nước chuyên chính vô sản và đẩy mạnh công tác xây dựng

Đảng trong công nhân.

Sau năm 1975, nghiên cứu về công nhân và phong trào công nhân Việt Nam

có các công trình sau:

Cao Văn Lượng (1977), Công nhân miền Nam Việt Nam trong kháng chiến

chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. Đây là công

trình nghiên cứu có tính hệ thống về phong trào công nhân miền Nam trong kháng

chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong đó tác giả đã tập trung khái quát về sự phát triển

đội ngũ công nhân miền Nam Việt Nam từ 1954-1975; đi sâu phân tích những thủ

đoạn của Mỹ và CQSG đối với công nhân miền Nam; đời sống công nhân miền

Nam dưới chính quyền Mỹ và Ngô Đình Diệm; phong trào đấu tranh của công nhân

miền Nam trong giai đoạn “Chiến tranh một phía” (1954-1960); phong trào đấu

tranh của công nhân miền Nam trong giai đoạn “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965);

phong trào đấu tranh của công nhân miền Nam trong giai đoạn “Chiến tranh cục

bộ” (1965-1968); phong trào đấu tranh của công nhân miền Nam từ 1969-1972;

phong trào công nhân miền Nam với cuộc đấu tranh nhằm hoàn thành triệt để sự

nghiệp giải phóng miền Nam Việt Nam. Dù bất cứ giai đoạn nào, phong trào

công nhân miền Nam diễn ra hết sức quyết liệt với những hình thức đấu tranh

phong phú. Hạn chế của công trình này là tác giả chưa khai thác được nhiều

nguồn tài liệu lưu trữ.

Một vài ý kiến về đội ngũ công nhân lao động miền Nam và công tác công

đoàn vùng giải phóng (1978), NXB Lao Động, Hà Nội. Có thể coi đây là công trình

nghiên cứu khá đầy đủ về đội ngũ công nhân lao động miền Nam và công đoàn

vùng giải phóng. Nét nổi bật là công trình đã nêu rõ truyền thống đấu tranh bất

khuất của giai cấp công nhân lao động miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu

nước (1954-1975); những hoạt động của công đoàn vùng giải phóng.

Ngô Văn Hoà, Dương Kinh Quốc (1978), Giai cấp công nhân Việt Nam

trước khi thành lập Đảng, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. Công trình tập trung

Page 19: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

12

phân tích vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, của giai cấp công nhân

Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng. Vai trò của phong trào công nhân với tư

cách là một trong ba yếu tố dẫn đến sự thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương.

Những đặc điểm của quá trình phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam từ tự

phát đến tự giác.

Lê Sắc Nghi (1980), Đất đỏ miền Đông, NXB Công ty cao su Đồng Nai.

Thành Nam (1982), Phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân cao su

miền Đông Nam Bộ, NXB Lao Động, Hà Nội. Ngoài nội dung trình bày về lịch sử

hình thành cây cao su và đời sống vật chất, tinh thần của công nhân miền Đông Nam

Bộ, cả hai công trình đã tái hiện phong trào đấu tranh của công nhân cao su miền Đông

Nam Bộ diễn ra sôi động, hòa trong phong trào đấu tranh chung của giai cấp công nhân

và nhân dân cả nước trong suốt 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và

chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).

Nguyễn Hữu Hợp - Phạm Quang Toàn (1987), Giai cấp công nhân Việt Nam

thời kỳ 1945-1954, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu có

tính hệ thống về sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam từ 1945-1954, trong

đó tập trung trình bày cấu trúc của giai cấp công nhân trước khi kháng chiến toàn

quốc bùng nổ, sự phát triển đội ngũ công nhân vùng tự do, chất lượng đội ngũ công

nhân vùng tự do; nguồn gốc và sự phát triển của đội ngũ công nhân vùng địch tạm

chiếm. Đặc biệt, phần 2 của công trình đã đi sâu phân tích phong trào công nhân

Việt Nam trong công cuộc khôi phục kinh tế, xây dựng và bảo vệ chính quyền dân

chủ nhân dân (8-1945-12-1946), phong trào công nhân vùng tự do (1947-1954),

phong trào công nhân vùng tạm chiếm (1947-1954) với mục tiêu đấu tranh cho độc

lập tự do và các quyền lợi về đời sống dân chủ và đòi thực hiện các luật lệ lao động,

đấu tranh chống việc thành lập nghiệp đoàn mới của địch, đấu tranh chống âm mưu

mở rộng, kéo dài chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ,

đấu tranh chống phá hoại và di chuyển máy móc của công nhân. So sánh sự phát

triển giai cấp công nhân và phong trào công nhân thời kỳ 1945-1954 với các giai

đoạn trước đó, công trình khẳng định: “Đối với sự phát triển của giai cấp công

nhân và phong trào công nhân Việt Nam thời kỳ 1945-1954 là một thời kỳ hoàn

Page 20: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

13

toàn mới so với trước đó. Đây là thời kỳ giai cấp công nhân đã trở thành người chủ

của Nhà nước, có chính quyền cách mạng trong tay để tổ chức, lãnh đạo,... Phong

trào công nhân Việt Nam ở vùng tự do cũng như vùng địch tạm chiếm càng đóng

vai trò là một phong trào tiên phong, một lực lượng chủ lực của cuộc kháng chiến

kiến quốc” [126; tr. 322].

Huỳnh Lứa (1993), Lịch sử phong trào công nhân cao su Việt Nam 1906-1990,

NXB Trẻ. Công trình đã làm rõ lịch sử đấu tranh của công nhân cao su miền Nam qua

các thời lỳ lịch sử từ 1906 đến năm 1990. Đặc biệt, trong giai đoạn kháng chiến chống

Mỹ, cứu nước (1954-1975), tác giả đã phân tích khá rõ về những thủ đoạn khống chế

công nhân của Mỹ và CQSG, đội ngũ và đời sống công nhân cao su dưới chính sách

của Mỹ và CQSG, phong trào đấu tranh của công nhân cao su đòi thi hành Hiệp định

Genève, đòi thực hiện quyền dân sinh, dân chủ,... diễn ra hết sức mạnh mẽ.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1995), Phong trào công nhân lao động

và hoạt động công đoàn giải phóng miền Nam Việt Nam 1954-1975, NXB Lao

Động. Công trình đã làm rõ truyền thống đấu tranh anh dũng của giai cấp công nhân

miền Nam (1954-1975). Với những thắng lợi trong đấu tranh vì dân sinh, dân chủ,

công nhân miền Nam và công đoàn giải phóng miền Nam đã góp phần không nhỏ

vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Liên đoàn lao động Quảng Nam - Đà Nẵng (1996), Lịch sử phong trào đấu

tranh cách mạng của công nhân lao động và hoạt động công đoàn Quảng Nam - Đà

Nẵng (1954-1975), NXB Đà Nẵng. Công trình đã tái hiện lại phong trào của công nhân

và lao động tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975).

Mặc dầu, trong quá trình đấu tranh, công nhân và lao động Quảng Nam - Đà Nẵng

gặp không ít khó khăn như bị Mỹ và CQSG mua chuộc, dụ dỗ, đàn áp và khủng

bố,... nhưng phong trào của công nhân lao động Quảng Nam - Đà Nẵng vẫn diễn ra

mạnh mẽ, tạo được những dấu ấn đậm nét trong phong trào cách mạng giải phóng

dân tộc (1954-1975). Công trình khẳng định, phong trào công nhân và lao động

Quảng Nam - Đà Nẵng thiết thực góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam,

thống nhất đất nước.

Page 21: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

14

Nguyễn Thị Đảm (1996), Công nhân Long Thọ Huế dưới thời thuộc Pháp

(1896-1945), NXB Thuận Hóa, Huế. Hình thành và phát triển cùng với sự xuất hiện

của xí nghiệp, công nhân Long Thọ Huế là đội ngũ công nhân công nghiệp đầu tiên

gắn liền với sự xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa ở Huế. Cuộc sống bị áp bức, bị

bóc lột là nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của công nhân Long Thọ qua

các thời kỳ lịch sử như: phong trào đấu tranh của công nhân Long Thọ trước khi có

chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng (1896-1929); phong trào công nhân Long Thọ

dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng. Trên cơ sở phân tích

phong trào công nhân Long Thọ (1896-1945), công trình cũng rút ra những nhận xét

chung về cơ cấu đội ngũ công nhân, tính chất của phong trào công nhân, ý thức

chính trị của công nhân công nhân Long Thọ, Huế (1896-1945).

Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế (1998), Lịch sử phong trào công

nhân lao động và công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Tập 1 (1930-1975), NXB Lao động,

Hà Nội. Công trình đã phân tích sự hình thành đội ngũ công nhân lao động tỉnh Thừa

Thiên Huế qua các thời kỳ; công đoàn và phong trào công nhân lao động Thừa Thiên

Huế trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), trong kháng chiến chống

Mỹ, cứu nước (1954-1975). Công trình khẳng định: “Công nhân lao động những

người gắn cuộc sống đô thị đã liên tục bền bỉ đấu tranh cách mạng trong lòng địch,

hoạt động bí mật trong các xí nghiệp, công sở, khu phố,... với những hoàn cảnh khác

nhau và bằng mọi cách đã là nòng cốt nhiều phong trào đấu tranh cách mạng của

quần chúng đô thị, làm thất bại các âm mưu thủ đoạn cụ thể của địch ở thành phố và

trong tỉnh” [135; tr. 195].

Đặng Văn Vinh (2000), 100 năm cao su ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp,

TPHCM. Đây là công trình nghiên cứu có tính hệ thống về lịch sử công nhân cao

su Việt Nam. Công trình tập trung phân tích quá trình hình thành đội ngũ công

nhân cao su; những biến động thành phần công nhân, các hoạt động đấu tranh vì

lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc của công nhân cao su Việt Nam trong hai

cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai

(2003), Lịch sử giai cấp công nhân ở Đồng Nai, NXB Tổng hợp Đồng Nai. Công

Page 22: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

15

trình đã cung cấp nhiều nội dung liên quan đến chính sách khai thác thuộc địa và sự

ra đời của giai cấp công nhân Đồng Nai; phong trào đấu tranh của công nhân Đồng

Nai qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), chống Mỹ

(1954-1975); trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975-1985); thời kỳ

đổi mới (1986-2000). Công trình khẳng định: “Với truyền thống đấu tranh của

dân tộc, ngay khi ra đời, giai cấp công nhân ở Đồng Nai đã liên tục đấu tranh

chống áp bức bóc lột của tư bản. Khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, công

nhân Đồng Nai đấu tranh từ tự phát vươn lên đấu tranh tự giác, trở thành giai

cấp tiên tiến, là lực lượng quan trọng trong đấu tranh giải phóng dân tộc; đấu

tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống

nhất đất nước” [238; tr. 7].

Lịch sử phong trào công nhân lao động và công đoàn tỉnh Quảng Nam:

1929-2000 (2005), NXB Lao Động, Hà Nội. Công trình đã phản ánh sự ra đời của

đội ngũ công nhân Quảng Nam. Phong trào đấu tranh của công nhân lao động Quảng

Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954), chống Mỹ (1954-1975) và vai trò

của công nhân lao động Quảng Nam trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay.

Ngoài các công trình trên, nghiên cứu về công nhân và phong trào công nhân

Việt Nam còn được thể hiện trong một số luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ hoặc

được công bố trên tạp chí NCLS.

Phan Đình Dũng (2001), Phong trào đấu tranh của công nhân Đồng Nai

trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), luận văn Thạc sĩ trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM. Luận văn đi sâu phân tích những chính

sách của Mỹ và CQSG trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội,

một mặt làm cho đội ngũ công nhân Đồng Nai tăng lên nhanh chóng, mặt khác,

dưới chế độ Mỹ và CQSG đời sống công nhân Đồng Nai ở trong tình trạng thiếu

thốn, nghèo khổ và bị bóc lột nặng nề; những chủ trương của Đảng đối với phong

trào công nhân Đồng Nai; phong trào đấu tranh của công nhân Đồng Nai qua hai

giai đoạn 1954-1965 và 1965-1975.

Nguyễn Thị Mộng Tuyền (2009), Phong trào đấu tranh của công nhân cao

su Thủ Dầu Một trong 30 năm chiến tranh giải phóng (1945-1975), luận án Tiến sĩ,

Page 23: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

16

Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ TPHCM. Luận án đã trình bày một cách hệ

thống, tương đối toàn diện lịch sử hình thành vùng đất và con người Thủ Dầu Một;

về sự thành lập, phát triển các đồn điền cao su; sự hình thành và thành phần đội ngũ

công nhân cao su Thủ Dầu Một; phong trào đấu tranh của công nhân đồn điền cao

su Thủ Dầu Một trước năm 1945; phong trào đấu tranh của công nhân Thủ Dầu Một

trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954); phong trào đấu tranh của công

nhân cao su Thủ Dầu Một trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975). Bên cạnh đó,

công trình bước đầu nêu lên một số đặc điểm và rút ra những bài học lịch sử nhằm

phát huy vai trò của công nhân cao su Thủ Dầu Một trong giai đoạn cách mạng mới

hiện nay.

Về bài nghiên cứu được công bố trên tạp chí NCLS, có thể kể đến Cao Văn

Lượng (1964), Vấn đề liên minh công nông trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở

miền Nam Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (NCLS) số 64. Bài viết

tập trung nghiên cứu về sự phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau giữa phong trào đấu tranh của

công nhân thành thị với phong trào đấu tranh của nông dân ở nông thôn. Công nhân

tập trung phần lớn ở đô thị, những vị trí quan trọng, yết hầu của nền kinh tế, chính trị

của Mỹ và CQSG, vì vậy phong trào công nhân có tác dụng làm tê liệt các hoạt động

kinh tế đưa đến sự suy yếu về chính trị của đối phương, phong trào nông dân ở nông

thôn chiếm một lực lượng đông đảo nhất, không có phong trào đấu tranh mạnh mẽ

của nông dân thì cách mạng miền Nam không thể thắng lợi được. Khi nhận xét về

mối quan hệ liên minh công nông trong cách mạng miền Nam, bài báo nhấn mạnh:

“Liên minh công nông là phương thức chủ yếu để đánh bại đế quốc Mỹ và bè lũ tay

sai hiện nay, là kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, là cơ sở

để mở rộng Mặt trận Dân tộc giải phóng. Từ ngày Mặt trận Dân tộc giải phóng

miền Nam Việt Nam ra đời, sự liên minh giữa giai cấp công nhân và nông dân lại

được củng cố và phát triển thêm” [151; tr. 26].

Cao Văn Lượng (1969), Công nhân miền Nam trên tuyến đầu chống Mỹ, Tạp

chí NCLS, số 119, tập trung làm rõ những âm mưu thủ đoạn của Mỹ và CQSG đối

với công nhân, lao động miền Nam. Dưới chế độ Mỹ và CQSG, tình trạng công

nhân miền Nam luôn bị sa thải, thất nghiệp. Đối với những công nhân có việc làm

Page 24: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

17

thì phải làm việc trong những điều kiện hết sức khắc nghiệt với đồng lương thấp,

chế độ bảo hộ lao động không được đảm bảo cùng với tình trạng tai nạn lao động,

thuế má nặng nề đè lên vai người công nhân miền Nam. Đó là những nguyên nhân

dẫn đến phong trào đấu tranh của công nhân miền Nam chống Mỹ và CQSG từ năm

1954 đến năm 1968. Trên cơ sở phân tích những cuộc đấu tranh tiêu biểu của công

nhân miền Nam, tác giả đã rút ra những đặc điểm lớn của phong trào công nhân

miền Nam đồng thời khẳng định: “Phong trào đấu tranh của công nhân, lao động

miền Nam đã thực sự trở thành nòng cốt của mọi phong trào yêu nước ở đô thị. Nó

hỗ trợ tích cực và kết hợp chặt với phong trào học sinh, sinh viên, Phật giáo tạo

thành một mặt trận rộng rãi chống Mỹ - ngụy” [152; tr. 57].

Nguyễn Hữu Đạo (1985), Nhìn lại sự phát triển của đội ngũ giai cấp công

nhân Việt Nam trong 40 năm qua, Tạp chí NCLS số 223. Bài viết đã làm rõ sự phát

triển đội ngũ công nhân Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm

1985. Riêng những năm 1954-1965 để phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược và

tạo cơ sở kinh tế cho VNCH, Mỹ và CQSG đã chú ý tới sự phát triển một số ngành

công nghiệp, vì vậy lực lượng công nhân miền Nam cũng phát triển. Phát triển trong

điều kiện chiến tranh, đội ngũ công nhân miền Nam luôn bị Mỹ và CQSG thi hành

nhiều biện pháp như đàn áp, khủng bố, mua chuộc, chia rẽ nhưng công nhân miền

Nam đã tiến hành đấu tranh bằng mọi hình thức và biện pháp. Nhận định về lực

lượng công nhân và phong trào công nhân miền Nam, tác giả cho rằng: “Cùng với

sự vươn mình lớn mạnh của cả dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng

thành nhanh chóng về cả số lượng lẫn chất lượng. Mặc dầu bị thực dân và đế quốc

lũng đoạn, bóc lột nhưng phong trào công nhân Việt Nam vẫn diễn ra rầm rộ, quyết

liệt, góp phần xứng đáng vào những thắng lợi chung của cách mạng” [102; tr. 17].

Từ các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi có nguồn sử liệu thực tế về lịch

sử hình thành giai cấp công nhân, cơ cấu công nhân và các hoạt động đấu tranh của

công nhân Việt Nam.

1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về công nhân và phong trào công

nhân ở các đô thị miền Nam

Trần Bút (1965), Công nhân Đà Nẵng chĩa thẳng mũi nhọn đấu tranh vào

đầu bọn xâm lược Mỹ, NXB Lao Động, Hà Nội. Công trình đã phản ánh các cuộc

Page 25: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

18

đấu tranh chống Mỹ trong năm 1965 ở Đà Nẵng của công nhân bến tàu, công nhân

lái ô tô, nhân viên các tư sở, công nhân xích lô,... những cuộc đấu tranh của công

nhân Đà Nẵng nhận được sự cổ vũ của đông đảo các tầng lớp nhân dân Đà Nẵng, vì

vậy, phong trào đã góp phần làm thất bại những âm mưu xâm lược, gây chiến của

Mỹ tại Đà Nẵng trong giai đoạn này.

Hữu Tuấn (1965), Công nhân đô thị trên tuyến đầu Tổ quốc, NXB Lao

Động, Hà Nội. Công trình chỉ rõ, dưới chế độ Mỹ và CQSG đời sống công nhân đô

thị hết sức túng quẫn, quyền tự do dân chủ bị bóp nghẹt, đời sống bần cùng, thuế

má nặng nề, thất nghiệp, đồng lương rẻ mạt, lao động khổ cực là những vấn đề

thường xuyên đe dọa đời sống công nhân ở các ĐTMN. Đây cũng chính là nguyên

nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của công nhân ở các ĐTMN. Phong trào công

nhân ở các ĐTMN từ năm 1954 đến 1965 diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ, liên tục với mục

tiêu đòi quyền lợi kinh tế, chính trị và đã giành được những thắng lợi quan trọng.

Nhận xét về vai trò và vị trí của công nhân ở các ĐTMN, tác giả khẳng định: “Phong

trào đấu tranh của công nhân và lao động miền Nam trong hơn 10 năm qua đã

chứng minh lòng yêu nước nồng nàn, ý thức giác ngộ giai cấp ngày càng sâu sắc và

biểu thị sự thống nhất ngày càng vững chắc của giai cấp công nhân. Phong trào đó

còn một mặt biểu thị sự thống nhất hành động ngày càng chặt chẽ giữa giai cấp công

nhân và các tầng lớp nhân dân khác ở thành thị, trong đó giai cấp công nhân là lực

lượng nòng cốt, dẫn đầu” [249; tr. 4].

Lê Thị Quý (1988), Nghiệp đoàn Sài Gòn và phong trào công nhân, NXB

TPHCM. Đây là một công trình nghiên cứu về nghiệp đoàn và phong trào công nhân

Sài Gòn dưới chế độ Mỹ và CQSG với nhiều tư liệu có giá trị. Tác giả đi sâu phân

tích những âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và CQSG trong việc tổ chức và sử dụng các

nghiệp đoàn ở miền Nam nhằm kéo công nhân ra khỏi quỹ đạo cách mạng. Tuy

nhiên, trong bất cứ hoàn cảnh nào, công nhân Sài Gòn luôn thể hiện tính thống nhất

giai cấp trong đấu tranh, cùng nhân dân thành phố hoàn thành sự nghiệp vẻ vang giải

phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động TPHCM (1993), Công nhân Sài Gòn -

Chợ Lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, NXB Lao Động, TPHCM. Công trình

Page 26: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

19

làm rõ bối cảnh ra đời công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn, phân tích khá chi tiết phong

trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra

đời cho đến năm 1975, rằng: “Nửa thế kỷ - tính từ khi có Công hội năm 1925 đến

năm 1975 - đối mặt trực tiếp với chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới,

phong trào công nhân luôn quyện chặt với phong trào nông dân và các phong trào

yêu nước khác, đã phản ánh khá đầy đủ và hài hòa tính dân tộc, tính giai cấp và tính

thời đại của phong trào cách mạng thành phố” [2; tr. 1].

Phạm Hồng Thụy, Mỹ Hà, Đinh Thu Xuân (1998), Lịch sử xí nghiệp liên hợp

Ba Son 1863-1998, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu

khá chi tiết và đầy đủ về sự hình thành xí nghiệp Ba Son cũng như phong trào đấu

tranh của công nhân xí nghiệp Ba Son qua các thời kỳ kháng chiến chống thực dân

Pháp, kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Cùng với phong trào đấu tranh của công

nhân các ngành ở Sài Gòn - Chợ Lớn, công nhân Ba Son đã giành được những

thắng lợi trên các lĩnh vực dân sinh, dân chủ, góp phần vào sự phát triển của phong

trào công nhân ở các ĐTMN từ năm 1945 đến năm 1975.

Cùng với, các công trình trên, nghiên cứu về công nhân và phong trào công

nhân ở các ĐTMN còn có một số công trình luận văn Thạc sĩ và các bài viết trên tạp

chí NCLS, tạp chí LSQS.

Trần Xuân Thảo (2000), Phong trào đấu tranh của nữ công nhân Sài Gòn -

Gia Định 1954-1975, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn TPHCM. Luận văn đã làm rõ chính sách của Mỹ và CQSG đối với nữ công

nhân Sài Gòn - Gia Định. Những chính sách của Mỹ và CQSG tác động rất lớn đến

đời sống nữ công nhân, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các phong trào đấu tranh

của nữ công nhân Sài Gòn - Gia Định trong suốt giai đoạn 1954-1975. Phong trào

của nữ công nhân Sài Gòn - Gia Định chống Mỹ và các CQSG đã góp phần không

nhỏ vào sự thắng lợi của cách mạng miền Nam.

Nguyễn Thị Thu Huyền (2013), Phong trào đấu tranh của công nhân Sài

Gòn (1954-1975), luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm TPHCM. Luận văn

khái quát sự phát triển, biến đổi của đội ngũ công nhân Sài Gòn dưới chế độ Mỹ và

CQSG (1954-1975); những âm mưu và biện pháp của Mỹ và CQSG đối với công

Page 27: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

20

nhân Sài Gòn. Đặc biệt, tác giả đi sâu phân tích phong trào đấu tranh vì hòa bình,

chống chiến tranh xâm lược, đấu tranh vì quyền lợi kinh tế, đấu tranh vì quyền lợi

dân chủ, tự do nghiệp đoàn của công nhân Sài Gòn (1954-1975).

Về các bài công bố trên các tạp chí NCLS, tạp chí LSQS có thể kể, Cao Văn

Lượng (1974), Bước đầu tìm hiểu về cơ cấu công nhân, lao động ở các thành thị

miền Nam Việt Nam hiện nay, Tạp chí NCLS, số 159. Bài báo đã phân tích về sự

phát triển đội ngũ công nhân, lao động ở các thành thị miền Nam Việt Nam trong 20

năm 1954 đến 1974, đồng thời tác giả cũng chỉ ra những đặc điểm của đội ngũ công

nhân, lao động ở các thành thị miền Nam Việt Nam.

Lê Cung (2000), Phong trào công nhân Huế những năm đầu sau Hiệp định

Genève 1954, Tạp chí NCLS, số 1, đã cho người đọc nhìn thấy bức tranh sinh động

về phong trào của công nhân Huế với nhiều ngành khác nhau: công nhân lái xe ô tô,

công nhân hỏa xa, công nhân đóng giày, công nhân ngành thủy điện. Tác giả

khẳng định các cuộc đấu tranh của công nhân Huế trong thời gian này diễn ra liên

tục và khá đều khắp ở tất cả các ngành. Mục tiêu đấu tranh được xác định một

cách cụ thể, rõ ràng đúng với tính chất giai cấp của mình như đòi tăng lương,

chống sa thải, tự do nghiệp đoàn. Hình thức đấu tranh phù hợp với những chủ

trương của Đảng. Những cuộc đấu tranh của công nhân Huế đã góp phần vạch trần

bộ mặt phi dân tộc, phi dân chủ của CQNĐD.

Lê Cung (2006), Cuộc đấu tranh của công nhân ngành thủy điện miền Nam

những năm đầu sau Hiệp định Genève (1954), Tạp chí Lịch sử quân sự (LSQS), số

2, đã trình bày diễn biến, kết quả của cuộc đấu tranh sôi nổi, mạnh mẽ của công

nhân thủy điện Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra chính những

chính sách của CQNĐD trên tất cả các lĩnh vực đã tác động đến đời sống công nhân,

làm cho họ luôn chìm đắm trong sự túng quẫn, đồng lương chết đói, làm việc quá sức,

bệnh nghề nghiệp, mất tự do... đó là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh của công

nhân thủy điện miền Nam.

Lê Cung (2012), Phong trào công nhân vì mục tiêu dân sinh ở các ĐTMN Việt

Nam giai đoạn 1954-1959, Tạp chí NCLS, số 4. Dựa vào nguồn tài liệu gốc đã thu

thập được tại TTLT Quốc gia II và các nguồn tài liệu đáng tin cậy khác, tác giả đã

làm rõ mục tiêu đấu tranh vì mục tiêu dân sinh của công nhân sau Hiệp định Genève

Page 28: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

21

diễn ra khắp nơi ở các ĐTMN. Hình thức và biện pháp đấu tranh hết sức phong phú

từ đấu tranh hòa bình bằng việc nêu các yêu sách, lấy chữ ký đến lãng công, đình

công và tiến lên tổng bãi công. Phong trào đã thu hút công nhân nhiều ngành nghề

khác nhau tham gia.

Tham khảo các công trình trên đây về cơ bản giúp chúng tôi nắm được

nguồn gốc hình thành công nhân ở các ĐTMN, chính sách của Mỹ và CQSG đối

với công nhân ở các ĐTMN, các cuộc đấu tranh vì quyền lợi giai cấp và lợi ích dân

tộc của công nhân ở các ĐTMN.

Tựu trung các công trình nghiên cứu về công nhân và phong trào công nhân

Việt Nam cũng như các công trình nghiên cứu về công nhân và phong trào công

nhân ở các ĐTMN đã giải quyết được những vấn đề cơ bản sau:

Một là, khái quát lịch sử hình thành và phát triển đội ngũ công nhân Việt

Nam qua các giai đoạn lịch sử từ trước khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đến

cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) và kháng chiến chống Mỹ, cứu

nước (1954-1975).

Hai là, hầu hết các công trình nghiên cứu cũng chỉ ra những chính sách

thống trị trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của thực dân

Pháp, đế quốc Mỹ đối với công nhân Việt Nam; dưới chính sách thực dân Pháp và

đế quốc Mỹ, đời sống công nhân Việt Nam hết sức cực khổ.

Ba là, các công trình đã trình bày phong trào công nhân Việt Nam trong

kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) và kháng chiến chống Mỹ, cứu

nước (1954-1975); đồng thời, các nghiên cứu đã đưa ra những nhận xét, đánh giá về

đặc điểm phong trào công nhân Việt Nam qua các thời kỳ.

Bốn là, một số công trình tuy trình bày khá chi tiết một số cuộc đấu tranh của

công nhân ở các ĐTMN thời kháng chiến chống Mỹ nhưng chỉ giới hạn ở một số

ngành, ở một số địa phương hoặc ở khung thời gian hẹp mà thôi.

Tuy nhiên, các công trình chưa khai thác được nhiều nguồn tư liệu về chính

sách của Mỹ và CQSG đối với công nhân ở các ĐTMN, về chính bản thân phong

trào hiện đang được lưu giữ tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia và địa phương, vì

vậy, cách nhìn nhận, đánh giá chưa toàn diện, có chỗ chưa thật sự khách quan. Tuy

vậy, các công trình trên đây đã gợi mở cho chúng tôi cả về ý tưởng và thực tiễn để

thực hiện luận án.

Page 29: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

22

1.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục được nghiên cứu

Như đã đề cập ở trên, mặc dầu đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về

công nhân nói chung và công nhân miền Nam nói riêng nhưng việc nghiên cứu

phong trào công nhân ở các ĐTMN từ năm 1954 đến năm 1965 vẫn chưa có

một công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu trên bình diện toàn cảnh đi từ nguyên

nhân, diễn biến đến tính chất, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử của phong trào. Vì vậy,

luận án nhằm hướng đến giải quyết một số nội dung sau:

- Phân tích về những âm mưu và biện pháp của Mỹ và CQSG đối với công

nhân ở các ĐTMN từ năm 1954 đến năm 1965, với nhiều chính sách và nhiều biện

pháp trên tất cả các lĩnh vực chính trị tư tưởng, quân sự, kinh tế và văn hóa giáo

dục, từ đó, làm rõ những thủ đoạn vừa mua chuộc, vừa đàn áp phong trào công nhân

ở các ĐTMN của Mỹ và CQSG để nắm bắt về nguyên nhân chung của phong trào.

- Trên cơ sở khai thác nguồn tư liệu từ nhiều phía, tư liệu từ phía CQSG được

lưu trữ tại TTLT Quốc gia II, TPHCM cũng như từ phía Trung ương Cục miền Nam,

luận án luận giải, tái hiện một cách chi tiết về mục tiêu và diễn biến phong trào công

nhân ở các ĐTMN từ năm 1954 đến 1965 như: phong trào đấu tranh vì mục tiêu dân

sinh; phong trào đấu tranh đòi tự do nghiệp đoàn, phản đối bắt bớ, tra tấn, đòi giải

tán các trại tập trung, đấu tranh bảo vệ nghiệp đoàn; phong trào đấu tranh đòi thi

hành Hiệp định Genève, đòi hòa bình, thống nhất đất nước; phong trào chống chính

sách “tố Cộng”,... Các phong trào đấu tranh này được khai thác trên các khía cạnh

cụ thể về mục tiêu đấu tranh, lực lượng đấu tranh cũng như ý nghĩa và mặt hạn chế

của các phong trào đấu tranh đó.

- Rút ra những tính chất, đặc điểm của phong trào công nhân ở các ĐTMN.

Qua đó, thấy được bức tranh sinh động của phong trào công nhân miền Nam trong

kháng chiến chống Mỹ (1954-1975).

- Chứng minh và khẳng định vai trò to lớn của phong trào công nhân ở các

ĐTMN trong việc góp phần đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở miền

Nam Việt Nam từ năm 1954 đến 1965. Mặt khác, rút ra ý nghĩa lịch sử của phong

trào công nhân ở các ĐTMN; trên cơ sở đó có thể giúp các nhà chính trị - xã hội

hoạch định những chính sách đối với giai cấp công nhân hiện nay.

Page 30: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

23

Chương 2

PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM

(1954-1960)

2.1. Khái quát truyền thống đấu tranh của công nhân miền Nam trước

năm 1954

Từ cuối thế kỷ XIX, Việt Nam trở thành thuộc địa của đế quốc Pháp.

Chính các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động sâu sắc đến xã

hội Việt Nam, đặc biệt là dẫn đến sự ra đời và phát triển của giai cấp công nhân.

Sau khi thiết lập bộ máy cai trị tại Việt Nam, thực dân Pháp đầu tư xây dựng

các cơ sở công nghiệp tại các đô thị lớn miền Nam, tiêu biểu là Sài Gòn - Chợ Lớn,

Đà Nẵng, Huế,... Vì vậy, các cơ sở công nghiệp này bắt đầu mang dáng dấp của

những đô thị công nghiệp. Bến cảng, đường xá, kênh đào, nhà máy điện được chú

trọng xây dựng đầu tiên, tiếp đó là các nhà máy và xưởng thủ công. Lực lượng công

nhân miền Nam Việt Nam cũng ra đời và lớn mạnh dần từ đó. Qua cuộc khai thác

thuộc địa lần thứ nhất, đội ngũ công nhân không những đông đảo thêm về số lượng

mà còn tham gia phong trào giải phóng dân tộc với tư cách là một bộ phận của dân

tộc. Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, từ năm 1901 đã viết: “Sự phát triển

của những đô thị lớn như Sài Gòn, Chợ Lớn làm nảy sinh một thứ vô sản thành thị

và ngoại ô mà thái độ và hành động của họ làm cho số người Âu và giai cấp giàu

có người bản xứ đều lo sợ một cách nghiêm trọng và có lý” [284].

Năm 1920, Tôn Đức Thắng thành lập Công hội là một sự kiện rất có ý nghĩa

đối với phong trào công nhân. Đây là Công hội đầu tiên của giai cấp công nhân Việt

Nam, Những cơ sở đầu tiên của Công hội được thành lập ở Cảng Sài Gòn, Xưởng

Ba Son, Xưởng FACI, Nhà máy đèn Sài Gòn, Nhà máy đèn Chợ Quán,…Đặc biệt,

với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930), phong trào công nhân Việt

Nam nói chung và phong trào công nhân miền Nam nói riêng phát triển mạnh mẽ.

Tháng 4-1930, đại biểu công hội của các ngành đã họp và thành lập Tổng Công hội

Nam Kỳ. Dưới sự lãnh đạo của Tổng Công hội, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân

miền Nam diễn ra với khẩu hiệu: phản đối đánh đập, cúp lương, đòi ngày làm 8

Page 31: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

24

giờ,... nổi bật nhất là cuộc bãi công của công nhân hãng dầu Nhà Bè (1-2-1930); cuộc

bãi công của 5.000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng (3-2-1930); cuộc đấu tranh

công nhân Ba Son (21-4-1930); cuộc bãi công của công nhân Đề pô xe lửa ở Dĩ An

(27 và 28-4-1930); cuộc bãi công của công nhân nhà máy đèn Chợ Lớn (1-5-1930);

cuộc bãi công lần thứ 2 của công nhân Đề pô xe lửa Dĩ An (1-5-1930); cuộc bãi

công của 300 công nhân làm đường lộ Cần Thơ (13-5-1930); cuộc bãi công của 400

công nhân hãng dầu Nhà Bè (23-3-1931) [116; tr. 530].

Mặc dầu cuối năm 1931, phong trào công nhân miền Nam tạm thời lắng

xuống do sự khủng bố trắng của thực dân Pháp. Nhưng, sang năm 1932, phong trào

công nhân dần dần được phục hồi. Từ tháng 6-1932 đến tháng 1-1933, 5 cuộc đấu

tranh của công nhân đồn điền thuộc các tỉnh Biên Hòa, Hà Tiên, Gia Định, Quảng

Nam đã nổ ra. Năm 1934, trên cở sở bước đầu hồi phục ở 2 năm trước, phong trào

công nhân miền Nam đã có những bước phát triển mới. Riêng Sài Gòn - Chợ Lớn

trong 2 năm 1934-1935, có 40 cuộc đấu tranh của công nhân đã nổ ra.

Đến năm 1936 nhiều cuộc bãi công đã diễn ra như: cuộc bãi công của công

nhân hãng cưa Vĩnh Hội phản đối chủ hạ lương từ 0,70 đồng xuống 0,35 (9-1-1936);

cuộc bãi công của 200 công nhân Ba Son cũng phản đối việc chủ hạ lương từ 0,70

đồng xuống 0,40 đồng (11-4-1936); cuộc bãi công đòi tăng lương của công nhân

hãng dầu Texaco Nhà Bè (20-5-1936), cuộc bãi công của thợ may tiệm Adam Mode

đòi làm 8 giờ, phản đối đuổi thợ vô cớ (20-11-1936), cuộc bãi công của 600 thợ

nhuộm Gia Định và thợ giặt Sài Gòn đòi nghỉ Chủ Nhật có lương (12-12-1936);

cuộc bãi công của 1.000 công nhân Ba Son đòi tuần làm 10 giờ và 13 ngày phép

/năm có lương (4-12-1936).

Sang năm 1937, phong trào bãi công của công nhân miền Nam tiếp tục phát

triển với số lượng cuộc bãi công ngày càng tăng với khẩu hiệu đòi tăng lương, nghỉ

ngày Chủ nhật và ngày lễ có lương, đòi thi hành luật lao động và tự do nghiệp đoàn,

tiêu biểu như cuộc bãi công của 4.000 công nhân Ba Son (6-4-1937), cuộc bãi công

của toàn thể công nhân xe lửa Sài Gòn, Đề phô xe lửa Dĩ An, phối hợp với công

nhân xe lửa Đà Nẵng, Nha Trang (10-4-1937). Cuộc bãi công của công nhân xe lửa

gây thiệt hại lớn cho ngành xe lửa Đông Dương, trong những ngày công nhân bãi

Page 32: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

25

công, các chuyến tàu Sài Gòn - Nha Trang, Sài Gòn - Biên Hòa, Sài Gòn - Mỹ Tho

ngừng chạy. Tính ra Sở xe lửa thiệt hại mỗi ngày từ 2 đến 3 ngàn đồng Đông

Dương.

Bước sang những năm 1938-1939 phong trào bãi công của công nhân gặp

nhiều khó khăn, số lượng các cuộc bãi công giảm sút nhưng quy mô bãi công rộng

lớn hơn. Ngày 29-2-1938, 5.500 công nhân chuyên chở ở Cảng Sài Gòn bãi công;

ngày 18-5-1939, 300 công nhân quét rác Sài Gòn bãi công đòi tăng lương, đòi được

nghỉ Chủ nhật, không được tăng giờ làm; ngày 1-6-1939, gần 2.000 công nhân Ba

Son bãi công phản đối chủ cắt giảm phụ cấp ngoài giờ.

Như vậy, từ năm 1930 đến năm 1939, phong trào công nhân miền Nam diễn

ra khá liên tục, với mục tiêu chủ yếu vì quyền lợi kinh tế, tuy nhiên, một số ít cuộc

đấu tranh của công nhân vẫn có mục tiêu chính trị, như phong trào bỏ phiếu trắng

trong cuộc bầu cử Hội đồng quản hạt Nam Kỳ để phản đối chính quyền thực dân

ngăn cản đại biểu của Mặt trận dân chủ ra tranh cử. Cuộc vận động đã thu được

thắng lợi: “Có 2.585 cử tri bỏ phiếu trắng” [128; tr. 58].

Trong những năm 1940-1944, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nhân miền

Nam và Hội Công nhân Cứu quốc1 đẩy mạnh phong trào đấu tranh ở cả đô thị và

nông thôn. Tháng 11-1941, 500 công nhân Xóm Chiếu và bến tàu Sài Gòn đình

công phản đối chủ hãng Nhật đánh đập công nhân. Đáng chú ý trong năm 1941 là

cuộc bãi công chống Nhật của công nhân hãng cưa Xăng Cô; cuộc bãi công của

công nhân xưởng may quân phục cho Nhật ở đường Se-nhô [2; tr. 42-43]; cuộc đấu

tranh của thợ giày công ty Đại Nam (14-8-1944) [127; tr. 24].

Bước sang giai đoạn 1945-1954, được sự động viên cổ vũ bởi thắng lợi của

Cách mạng tháng Tám 1945 và cuộc kháng chiến chống Pháp, phong trào công

nhân miền Nam diễn ra mạnh mẽ, liên tục và đều khắp, có sự kết hợp với các tầng

lớp nhân dân lao động. Đáng chú ý là trong phong trào chống thực dân Pháp ở Nam

Bộ, công nhân và lao động dưới sự lãnh đạo của Tổng công đoàn Nam Bộ đã tổng

bãi công, bãi thị, bãi khóa và đặt kế hoạch “tiêu thổ kháng chiến”, đẩy thực dân

1. Ngày 19-5-1941, Mặt trận Việt Minh chính thức thành lập, bao gồm các tổ chức quần chúng yêu nước chống đế quốc,

lấy tên là “Hội cứu quốc”. Do đó “Hội công nhân phản đế” đổi tên thành “Hội công nhân cứu quốc”.

Page 33: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

26

Pháp vào tình thế bị bao vây cô lập về mọi mặt. Đồng thời, công nhân còn tổ chức

phá hoại kinh tế địch với quy mô lớn, tiêu biểu là tại Sài Gòn - Chợ Lớn.

Tại các đồn điền cao su Nam Bộ, công nhân cũng hăng hái tham gia kháng

chiến. Ngày 25-12-1945, khi quân Pháp tiến chiếm các đồn điền chúng đã vấp phải

sự chống trả quyết liệt của công nhân. Hơn 34.000 công nhân đồn điền tham gia

kháng chiến. Toàn bộ 55.000 công nhân cao su đã tổng đình công, bất hợp tác với

giặc [128; tr. 88]. Với ý chí sắt đá vì độc lập tự do của Tổ quốc, công nhân miền Nam

đã đi đầu trong sự nghiệp kháng chiến và ngăn chặn một bước trong âm mưu của

thực dân Pháp, khi chúng định nhanh chóng đánh chiếm Nam Bộ. Phong trào góp

phần to lớn vào cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền nhân dân, chủ quyền dân tộc.

Khi thực dân Pháp chiếm đóng trở lại, phong trào công nhân miền Nam tiếp

tục diễn ra sôi nổi. Năm 1947, ở Nam Bộ có 15 cuộc đấu tranh lớn đòi tăng lương,

giảm giờ làm của công nhân hãng Soda, hãng bia nước ngọt, hãng thuốc lá,… Năm

1948, có hơn 40 cuộc đấu tranh lớn của công nhân các đô thị, thành phố Sài Gòn -

Chợ Lớn, Gia Định,… Năm 1949, có 54 cuộc đấu tranh lớn của công nhân, trong đó

đa phần là những cuộc đấu tranh đòi tăng lương giảm giờ làm, chống cúp phạt ở Sài

Gòn, Huế,…

Ngày 12-1-1950, tại Sài Gòn - Chợ Lớn, 5.000 công nhân kéo lên Thanh tra

lao động Sài Gòn đòi can thiệp với chủ nhà máy tăng lương, cải thiện đời sống.

Ngày 3-4-1950, 2.500 công nhân Dầu Giây, An Lộc, Bình Lộc đấu tranh đòi tăng

lương 40%, làm việc đúng giờ như Thanh tra lao động quy định, giảm phần cây cạo

[238; tr. 100-101]; trong các ngày 10-7, 26-7, 18-9 và 11-10-1950, công nhân hãng

Bastos đấu tranh đòi tăng lương, chống đánh đập và đuổi công nhân, kết quả thắng

lợi. Từ tháng 8 đến tháng 11-1950, công nhân Caric đấu tranh đòi tăng lương phụ

cấp, chống đánh đập, chống đuổi thợ. Tháng 9-1950, công nhân Đề pô xe lửa Chí

Hòa đòi phát tiền truy lãnh, kết quả chủ chấp nhận phát tiền truy lãnh cho cả Chí

Hòa và Dĩ An. Ngày 12-11-1951, 2.000 công nhân hãng Caric, Eiffel đình công.

Ngày 9-9-1953, 1.000 công nhân Sở Mộ bãi công đòi hưởng phụ cấp sinh hoạt,

cuộc bãi công này được 2.400 công nhân sở Capitaine Couveur hưởng ứng. Ngày 3-

11-1953, 2.000 công nhân nhà binh bãi công đòi tăng lương 35%. Sang đầu năm

Page 34: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

27

1954, tại Sài Gòn một loạt cuộc bãi công tiếp tục nổ ra ở các xí nghiệp lớn. Ngày

22-2-1954, 400 công nhân xưởng cơ khí Asem bãi công được nhiều nghiệp đoàn

miền Nam ủng hộ. Ngày 20-4-1954 công nhân Ô tô buýt bãi công, cũng trong tháng

4-1954, 200 thợ giày ở 7 tiệm giày lớn trên đường Bonard (nay là đường Lê Lợi)

bãi công phản đối chủ hà khắc [5; tr. 343, 345].

Tóm lại, phong trào công nhân miền Nam trước năm 1954, thu hút hầu hết

công nhân các ngành và nhiều tầng lớp nhân dân tham gia, phong trào công nhân đã

gắn mục tiêu đấu tranh đòi quyền lợi dân sinh, dân chủ với mục tiêu đấu tranh

chống thực dân Pháp, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, phong trào đã sử dụng

nhiều hình thức đấu tranh phong phú như bãi công, đình công, lãn công,… với mục

tiêu cụ thể như đòi tăng lương, bớt giờ làm, chống sa thải, chống đánh đập,… thiết

thực góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi. Phong trào công

nhân miền Nam trước năm 1954 vừa tạo dựng được truyền thống tốt đẹp vừa đem

lại những kinh nghiệm quý báu để công nhân miền Nam vững bước phát triển đi lên

trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).

2.2. Chính sách của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm đối với công nhân ở

các đô thị miền Nam (1954-1960)

2.2.1. Khái quát về tình hình miền Nam Việt Nam (1954-1960)

Trước nguy cơ thất bại của Pháp, Mỹ ngày càng can thiệp sâu hơn vào cuộc

chiến tranh Đông Dương. Ngày 7-5-1954, Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ, Mỹ tăng

cường thế lực thay chân Pháp ở Đông Dương. Nhân vật Mỹ chọn làm Thủ tướng

“Quốc gia Việt Nam” là Ngô Đình Diệm.

Thực hiện chủ trương của Mỹ, sau khi nắm lấy chính quyền ở miền Nam

(7-7-1954), một mặt, CQNĐD từ chối hiệp thương tổng tuyển cử, từ chối việc tái

lập quan hệ bình thường giữa hai miền Nam - Bắc; tổ chức tuyển cử riêng rẽ, bầu cử

Quốc hội Lập hiến (4-3-1956), ban hành Hiến pháp (26-10-1956), lập đảng Cần Lao

nhân vị, phong trào Cách mạng Quốc gia, Thanh niên cộng hòa, Phụ nữ liên đới,…

Mặt khác, CQNĐD ra sức khủng bố những người tán thành hòa bình, những người

tham gia kháng chiến và những người đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Genève.

Dưới chiêu bài “tố Cộng”, CQNĐD đã kiện toàn bộ máy đàn áp. Tháng 3-1955,

Page 35: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

28

Tổng ủy “Công dân vụ” được thành lập, hoạt động của tổ chức này là chuyên theo

dõi, phát hiện và đàn áp các tổ chức chính trị đối lập, đặc biệt là đối với những

người thuộc lực lượng kháng chiến. Các luật lệ phát - xít được ban hành, trong đó

có Dụ số 6 (11-1-1956) về việc lập lại các trại tập trung để giam giữ những người

gọi là “nguy hiểm cho quốc phòng và an ninh”. Chính sách khủng bố điên cuồng

của Mỹ và CQNĐD đã gây cho cách mạng miền Nam nhiều tổn thất nghiêm trọng.

Tính đến cuối năm 1958, trên toàn miền Nam, Mỹ và CQNĐD đã giết hại khoảng

68.800 cán bộ, đảng viên, bắt giam 466.000 người và tra tấn thành thương tật

680.000 người [103; tr. 61].

Song song với chiến dịch “tố Cộng” và luật lệ hà khắc, ngày 6-5-1959, Ngô

Đình Diệm ban hành Luật 10/59. Tới ngày 3-7-1959, Ngô Đình Diệm tuyên bố “đặt

cộng sản ra ngoài vòng pháp luật” và thành lập các tòa án quân sự đặc biệt ở Sài

Gòn, Buôn Ma Thuột, Huế. Chỉ trong một thời gian ngắn cuối năm 1959, tòa án

quân sự đặc biệt Sài Gòn đã lưu động trong 9 tỉnh Nam Bộ và tuyên bố 20 án tử

hình, 27 án khổ sai chung thân [103; tr. 61]. Cùng với những chính sách trên là các

chương trình “Khu dinh điền”, “Khu trù mật”. Tất cả những chính sách này về thực

chất là chống lại khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước của nhân dân

miền Nam. Đó là những nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào đấu tranh cách

mạng của nhân dân miền Nam.

Tháng 8-1954, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, các

đại biểu trí thức và lao động thành phố cho ra đời tổ chức “Phong trào Hòa bình

Sài Gòn - Chợ Lớn”. Tôn chỉ mục đích của phong trào là đấu tranh cho hòa bình ở

Đông Dương được củng cố, quyền tự do dân chủ được bảo đảm, nước Việt Nam

được thống nhất bằng tuyển cử tự do trong cả nước. Từ Sài Gòn - Chợ Lớn, phong

trào lan rộng ra một số đô thị như Huế, Đà Nẵng. Phong trào Hòa bình tổ chức

nhiều cuộc mít tinh, hội họp đưa yêu cầu đòi CQNĐD thi hành nghiêm chỉnh Hiệp

định Genève. Trong lúc Mỹ và CQNĐD tập trung tuyên truyền xuyên tạc Hiệp định

Genève, phá hoại đường lối thống nhất bằng phương pháp tuyển cử thì Phong trào

Hòa bình là tiếng nói chính nghĩa, công khai bênh vực Hiệp định Genève, bênh vực

đường lối thống nhất đất nước thông qua hiệp thương tổng tuyển cử. Bằng những

Page 36: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

29

hoạt động văn hóa xã hội, Phong trào Hòa bình đã tập hợp đông đảo các tầng lớp

nhân dân hướng đến cuộc đấu tranh chống chiến tranh, đòi hòa bình, chống chia cắt

đất nước.

Tiếp theo, trong những năm 1956-1958, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân

diễn ra trên khắp các thành phố, thị xã miền Nam, nhất là vào dịp kỷ niệm ngày

Quốc tế Lao động 1-5 hằng năm. Nổi bật, ngày 1-5-1958, gần 50 vạn công nhân Sài

Gòn xuống đường biểu tình với những khẩu hiệu đấu tranh phù hợp với quyền lợi

của mọi tầng lớp nhân dân, như đòi tăng lương, giải quyết nạn thất nghiệp, hạn chế

nhập cảng những hàng hóa mà trong nước sản xuất được, triệt để giảm tô đúng mức,

thực hiện đầy đủ khẩu hiệu “người cày có ruộng, thống nhất đất nước”.

Cuối năm 1959 đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” diễn ra. Từ Bến

Tre, phong trào “Đồng khởi” lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi

miền Trung Trung Bộ. “Đồng khởi” thắng lợi đánh dấu bước nhảy vọt của cách

mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, đưa đến sự

ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 20-12-1960.

Mặt trận chủ trương đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống Mỹ và

CQNĐD, thành lập chính quyền liên minh dân tộc, tự do dân chủ, cải thiện dân

sinh, giữ vững hòa bình, thi hành chính sách trung lập, tiến tới hòa bình, thống

nhất Tổ quốc.

Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” ảnh hưởng lớn trong đồng bào đô thị

và làm thất bại một hình thức thống trị điển hình của chủ nghĩa thực dân mới. Mâu

thuẫn nội bộ CQNĐD ngày càng gia tăng. Ngày 11-11-1960, cuộc đảo chính lật đổ

CQNĐD do Đại tá Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh Lữ đoàn dù cầm đầu tuy không thành

nhưng đã “đánh một đòn mạnh mẽ vào quyền uy của Mỹ - Diệm” [207; tr. 223].

2.2.2. Chính sách của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm đối với công

nhân ở các đô thị miền Nam

2.2.2.1. Về tư tưởng - chính trị

Hệ tư tưởng của CQNĐD là chủ nghĩa nhân vị. Từ năm 1956, CQNĐD cho

phép các linh mục giảng dạy chủ nghĩa nhân vị tại Đại học Văn khoa Sài Gòn và

tiếp theo Ngô Đình Diệm cho thành lập Trung tâm huấn luyện nhân vị Vĩnh Long.

Page 37: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

30

Ban Giám đốc và Ban Giảng huấn đều là các linh mục hoặc là tín đồ Thiên Chúa

giáo. Đối với công nhân ở các ĐTMN, Mỹ và CQNĐD mở các lớp huấn luyện để

tuyên truyền và phổ biến “lý tưởng nghiệp đoàn Thiên Chúa giáo”. Trần Quốc

Bửu, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam2 đã tuyên bố:“Trong các lớp

huấn luyện cán bộ nghiệp đoàn, chúng tôi chú trọng nhất đến việc trau dồi lý tưởng

nghiệp đoàn Thiên Chúa giáo”, “Tổng Lao công là một phong trào được Giáo hội

ủy thác trách nhiệm truyền giáo trong giới lao động” [21].

Bên cạnh tuyên truyền tư tưởng Thiên Chúa giáo, Mỹ và CQNĐD còn tuyên

truyền thuyết “lao tư lưỡng đồng, lưỡng lợi”, “hòa hợp giai cấp”, “dân chủ” hay

chủ trương “thăng tiến cần lao”. Ngày 8-9-1956, tại Đại hội toàn quốc Tổng Liên

đoàn Lao công Việt Nam, Trần Quốc Bửu đã khẳng định: “Nói đến dân chủ kinh tế

tức là nói một nền kinh tế trong đó công nhân tùy theo năng lực đóng góp có quyền

dự phần quản lý. Quan niệm này không phải là một quan niệm mới nhưng muốn

thực hiện được, chúng ta không được quên một yếu tố khác quan trọng bậc nhất là

chủ trương thăng tiến cần lao” [222; tr. 8].

Về chính trị, dưới chế độ Mỹ và CQNĐD, quyền tự do của công nhân bị xâm

phạm. Quyền hội họp, quyền đình công bị hạn chế triệt để. Khi nói đến đình công,

Điều 98 của Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa quy định: “Trong nhiệm kỳ lập pháp đầu

tiên, Tổng thống có thể đình chỉ sự sử dụng những quyền tự do đi lại và cư trú, tự do

ngôn luận và báo chí, tự do hội họp và lập hội, tự do nghiệp đoàn và đình công để thỏa

mãn những đòi hỏi đích đáng của an toàn chung, trật tự công cộng và quốc phòng”

[120; tr. 76]. Điều 379 “Bộ luật lao động tân tiến” của CQSG ghi rõ: “Một người nào

hoặc tham dự vào hoặc xúi giục một vụ đình công trong một sở hữu ích công cộng sẽ bị

phạt tù 6 ngày đến 6 tháng và bị phạt vạ từ 60 đến 24.000 đồng” [178; tr. 34].

Bên cạnh chế độ pháp luật độc tài là hệ thống tổ chức quân đội, cảnh sát, đặc

vụ. Ngày 4-5-1956, tờ báo Le Figaro (Pháp) viết: “Chế độ ông Diệm là một chế độ

cảnh sát,... quyền hạn về tự do của mỗi người đều có thể bị thủ tiêu vào bất cứ lúc

2. Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam là hội viên của nghiệp đoàn Công giáo quốc tế. Tên gọi của tổ chức này được dịch

sang tiếng nước ngoài là Confédération Vietnamienne des travailleurs chrétiens, viết tắt là CVTC. Tổ chức này trực

thuộc Tổng Liên đoàn quốc tế các nghiệp đoàn Công giáo CISC, nghiệp đoàn lớn nhất ở miền Nam và được Nghiệp đoàn

AFL-CIO của Mỹ bảo trợ. Đây là tổ chức nghiệp đoàn lớn nhất thời Đệ nhất VNCH.

Page 38: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

31

nào” [249; tr. 31]. Còn theo Hãng Thông tấn Mỹ UPI, ngày 11-1-1960 cho rằng, số

cảnh sát ở Sài Gòn lên đến 10.000 người. Tại các xí nghiệp, nhà máy và khu vực gia

đình công nhân, CQNĐD bố trí mạng lưới mật thám, an ninh. Hệ thống gián điệp

này chuyên trách theo dõi hành động của công nhân. Trong các khu gia đình công

nhân, CQNĐD còn bắt chia thành từng nhóm “liên gia” chịu trách nhiệm dò xét lẫn

nhau, gây nên tình trạng nghi ngờ trong công nhân.

Dựa vào chế độ luật pháp độc tài và tổ chức quân đội, cảnh sát, mật vụ, Mỹ

và CQNĐD sử dụng biện pháp đàn áp, khủng bố là chủ yếu. CQNĐD liên tiếp mở

những đợt khủng bố nghiệp đoàn. Dưới chiêu bài “thanh khiết nghiệp đoàn” và

chính sách “tố Cộng”, hàng loạt nghiệp đoàn bị vu là “bất hợp pháp”, “thân

Cộng” buộc phải giải tán. Ngày 7-11-1957, Ngô Đình Diệm ký Dụ số 23 chủ

trương thanh lọc các tổ chức nghiệp đoàn, ra lệnh giải tán 30 nghiệp đoàn cơ sở, bắt

giam 200 cán bộ nghiệp đoàn bị xem là “Việt cộng nằm vùng” [120; tr. 113].Tháng

7-1960, 36 Công hội và Hiệp hội ở Sài Gòn - Chợ Lớn bị giải tán [249; tr. 42].

Nguy hiểm và thâm độc hơn, Mỹ và CQNĐD lũng đoạn các tổ chức nghiệp

đoàn còn lại, thực hiện chủ trương “lấy phong trào để phá phong trào, nắm nghiệp

đoàn để nắm quần chúng”, chúng lén lút đưa tay chân vào giữ vị trí cầm đầu nhằm

biến các tổ chức nghiệp đoàn thành công cụ của Mỹ và CQNĐD.

Dưới thời Mỹ và CQNĐD, các nghiệp đoàn ở miền Nam đều thuộc hệ thống

3 Tổng Liên đoàn [105; tr. 59-60]: Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam, Tổng Liên

đoàn Lao động Việt Nam3, Tổng Liên đoàn Lực lượng thợ thuyền

4. Trong 3 Tổng

Liên đoàn này, Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam là lớn nhất, được chính quyền

VNCH giành nhiều quyền lợi về cả chính trị và kinh tế. Để có thể khống chế, lũng

đoạn phong trào công nhân, Mỹ và CQNĐD ra sức nắm chặt Tổng Liên đoàn Lao

công, gây “thanh thế” cho tổ chức này, mở nhiều lớp đào tạo cán bộ nghiệp đoàn,

mở rộng nghiệp đoàn lao động ra các tỉnh, xí nghiệp, đồn điền để tranh thế lực với

Tổng Liên đoàn Lao động và Lực lượng thợ thuyền.

3. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành lập năm 1953, là nghiệp đoàn lớn thứ 2 ở miền Nam dưới thời VNCH. Tổ

chức này là hội viên của Liên hiệp quốc tế các công đoàn tự do (tên nghiệp đoàn vàng quốc tế). Đứng đầu tổ chức này là

Trương Lễ, Lê Đình Cư, Nguyễn Văn Của. 4. Tổng Liên đoàn Lực lượng thợ thuyền được thành lập năm 1953, chủ yếu tập hợp các lực lượng công nhân làm việc

trong các cơ sở quân đội Pháp, Hải quân công xưởng, là tổ chức nghiệp đoàn lớn thứ 3 sau hai tổ chức trên.

Page 39: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

32

Về mặt khách quan, sự ra đời của các tổ chức nghiệp đoàn nói trên cũng

phản ánh thắng lợi quan trọng của phong trào công nhân, do sức mạnh đấu tranh,

công nhân miền Nam buộc Mỹ và CQNĐD thừa nhận quyền tự do nghiệp đoàn.

Điều quan trọng hơn nữa là sau khi các tổ chức nghiệp đoàn ra đời, công nhân miền

Nam đã biết kịp thời lợi dụng tổ chức Tổng Liên đoàn để tập hợp lực lượng, biến

công cụ phá hoại cách mạng của Mỹ và CQNĐD thành những tổ chức có lợi cho

cách mạng.

Nhìn chung, những tay chân của Mỹ và CQNĐD trong các nghiệp đoàn miền

Nam không công khai hoạt động mà gián tiếp phá hoại phong trào một cách vừa

trắng trợn, vừa tinh vi, thâm độc. Một mặt, chúng tỏ ra đối lập với chính quyền,

nhưng sau lưng chúng tiến hành các hoạt động khiêu khích, chia rẽ, phá hoại sự

đoàn kết thống nhất hàng ngũ giai cấp công nhân. Mặt khác, chúng làm ra vẻ đứng

về phía lợi ích công nhân xúi giục công nhân đấu tranh chống lại tư sản dân tộc và

tầng lớp tiểu chủ, tiểu thương miền Nam, hòng đánh lạc hướng đối tượng chính của

công nhân ở các ĐTMN là Mỹ và CQNĐD. Trong trường hợp công nhân ở các

ĐTMN đấu tranh chống Mỹ và CQNĐD thì cán bộ “công đoàn vàng”5 lại tìm cách

xen vào “hướng dẫn” và thủ đoạn của chúng là lái những cuộc đấu tranh đó đi chệch

các yêu sách đã đề ra hoặc tìm cách kéo dài thời gian, làm cho quần chúng mỏi

mệt, nửa chừng phải bỏ cuộc hoặc thất bại. Do vậy, vai trò của nghiệp đoàn ở đây

không phải để bảo vệ quyền lợi chính đáng của công nhân mà chủ yếu là xoa dịu,

hòa giải mâu thuẫn giữa chủ và thợ bằng cách thỏa hiệp [195; tr. 26].

Bên cạnh các tổ chức “công đoàn vàng”, Mỹ và CQNĐD còn dựng lên “Tòa

án lao động”, “Hội đồng trọng tài” mà thành phần là chủ hãng, chủ xưởng. Còn

“Ban Thanh tra lao động” là các sĩ quan trong quân đội VNCH, tổ chức này trực

thuộc “Tổng Thanh tra Lao động và An ninh xã hội”.

Tóm lại, trong giai đoạn 1954-1960, về tư tưởng - chính trị, một mặt, Mỹ và

CQNĐD âm mưu trang bị chủ nghĩa nhân vị mang màu sắc Thiên Chúa giáo trong

công nhân, mặt khác, thi hành chính sách phát xít bóp nghẹt mọi quyền tự do dân

5. “Công đoàn vàng” là tên gọi của 2 tổ chức Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam (hội viên của nghiệp đoàn Công giáo

quốc tế) và tổ chức Tổng Liên đoàn Lao động (hội viên của Liên hiệp quốc tế các công đoàn tự do). Tổ chức nghiệp đoàn

Công giáo quốc tế và Liên hiệp quốc tế các công đoàn tự do là tên 2 nghiệp đoàn vàng quốc tế.

Page 40: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

33

chủ tối thiểu của công nhân hoặc chúng cho bọn tay chân chui vào các nghiệp đoàn

để chia rẽ công nhân. Nguy hiểm hơn là chúng tìm mọi cách tuyên truyền chủ nghĩa

cải lương để hòng đánh lạc hướng đấu tranh của công nhân ở các ĐTMN, làm cho

công nhân ở các ĐTMN quên rằng nguyên nhân sâu xa gây nên đời sống khổ cực

chính là những chính sách của Mỹ và CQNĐD, tiến đến xa rời hàng ngũ cách mạng,

xa rời sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

2.2.2.2. Về kinh tế

Ngoài viện trợ quân sự, Mỹ còn viện trợ kinh tế cho chế độ Ngô Đình Diệm.

Vì vậy, nền công nghiệp miền Nam Việt Nam trong giai đoạn này có bước phát

triển mới so với thời thực dân Pháp. Dưới thời Pháp, công nghiệp Nam Bộ chỉ có

một số cơ sở sản xuất thuốc lá, bia, nước ngọt, đường, cao su, cơ khí, một số nhà

máy xay xát, dệt, thủy tinh, chế biến thực phẩm,... chủ yếu là của người Hoa. Còn tư

sản người Việt chỉ có một số cơ sở sản xuất nhỏ làm gốm, sứ, nước chấm, bánh kẹo,

xà phòng,… Từ năm 1955, CQNĐD mua lại một số cơ sở công nghiệp của Pháp, từ

đó xây dựng một số nhà máy mới có kỹ thuật tương đối hiện đại của Mỹ như Dệt

Khánh Hội, Vinatexco6, Vimytex

7, Dacotex, giấy Cogido, bột giấy Cobogido, giấy

viết Nagico, Cogimeko, ắc quy Vabco, hóa chất Vicaco, xi măng Hà Tiên, điện lực.

Cùng với sự phát triển công nghiệp, đội ngũ công nhân ở các ĐTMN tăng

lên nhanh chóng, chủ yếu là ở các ngành công nghiệp nhẹ (dệt, thực phẩm) hoặc

xây dựng, vận tải được kích thích bởi những đơn đặt hàng của các cơ quan hậu cần

Mỹ và CQNĐD.

Khách quan mà thừa nhận rằng, dưới chế độ Mỹ và CQNĐD, nền công

nghiệp bước đầu phát triển và được áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến. Do vậy,

cường độ lao động của công nhân tăng lên nhiều so với thời Pháp. Tuy cường độ

lao động tăng nhưng lương công nhân không được tăng tương ứng, đời sống của

công nhân và người lao động vẫn không được cải thiện, trái lại càng bị bóc lột nặng

nề và tinh vi hơn.

6. Là công ty sợi dệt lớn nhất miền Nam có vốn của tư bản Mỹ, thông qua Cơ quan “viện trợ” Mỹ và “trung tâm khuyếch

trương kỹ nghệ” của chính quyền tay sai ở Sài Gòn. 7. Là một công ty dệt tư bản ở miền Nam thành lập do sự cấu kết giữa tư bản Mỹ, Tưởng Giới Thạch và gia đình Ngô

Đình Diệm

Page 41: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

34

Mặt khác, Mỹ và CQNĐD còn dùng nhiều thủ đoạn nhằm kìm hãm sự phát

triển công thương nghiệp dân tộc, gây khó khăn trong kinh doanh, tăng thuế, làm

cho hàng trong nước không cạnh tranh được với hàng nước ngoài nhập khẩu.

Tình trạng trên làm cho sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp dân tộc

từng bước bị phá sản. Hơn 60% trong số 32.000 khung dệt ngừng sản xuất, ngành

làm đường phá sản kéo theo sự phá sản của ngành trồng mía, các ngành kinh doanh

khác đều gặp khó khăn [95; tr. 17]. Điều này dẫn đến tình trạng thất nghiệp ngày

càng trầm trọng, gây khó khăn ngày càng tăng cho đời sống của hàng chục vạn công

nhân, nhân dân lao động ở thành thị. Báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt

Nam (Sài Gòn), ngày 1-7-1956 viết: “Nạn thất nghiệp ngày càng đông, chủ nhân lợi

dụng cơ hội việc ít người đông, sa thải công nhân, con số thất nghiệp do đó tăng thêm.

Công nhân thất nghiệp đang sống trong hoàn cảnh sống dở, chết dở” [228; tr. 2]. Năm

1959, riêng ở Nam Bộ số người thất nghiệp ước lượng khoảng trên nửa triệu [95; tr. 17].

Không chỉ có tình trạng thất nghiệp mà hệ quả của các chính sách về kinh tế

còn kéo theo tình trạng giá sinh hoạt đắt đỏ, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống công

nhân ở các ĐTMN. Trong bảng ngân sách gia đình của một công nhân thủy điện có

vợ và 2 con, lương chỉ có 1.500$00, nhưng với việc giá sinh hoạt tăng cao thì để đủ

sống gia đình này hàng tháng phải có 3.185$00 [246; tr. 1].

2.2.2.3. Về văn hoá - xã hội

Nhằm cuốn hút nhân dân miền Nam, nhân dân các đô thị, trong đó có công

nhân, về mặt văn hóa, dưới chế độ Mỹ và CQSG, phim nước ngoài nhập vào miền

Nam ngày càng nhiều, đặc biệt là phim Mỹ. Riêng năm 1958, trong số 500 bộ phim

chiếu ở miền Nam thì đã có tới 211 bộ phim là của Mỹ, 192 bộ phim của Đài Loan.

Các phim nhập từ nước ngoài, đặc biệt là phim Mỹ mang tính gợi dục, những quảng

cáo giật gân không phù hợp với văn hóa Việt Nam, gây ảnh hưởng không nhỏ đến

tâm lý của công nhân đặc biệt là giới công nhân trẻ, làm nảy sinh ở họ tâm lý hưởng

thụ và vọng ngoại, có phần xao lãng ý thức đấu tranh chống áp bức bất công.

Mục tiêu của chính sách văn hóa của Mỹ và CQNĐD là tạo ra mặt “tích

cực” để lôi kéo công nhân vào guồng quay của một nền văn hóa mới - nền văn hóa

Mỹ, từ đó biến công nhân ở các ĐTMN thành công cụ thực hiện chính sách thực

dân mới của Mỹ ở Việt Nam.

Page 42: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

35

Trên lĩnh vực xã hội, CQNĐD cho rằng, chính quyền rất quan tâm các chính

sách xã hội nhằm nâng cao đời sống cho công nhân như thực hiện quỹ bù trừ, chính

sách đối với nữ công nhân khi sinh nở, phụ cấp thôi việc cho công nhân, chế độ

lương hưu đối với công nhân hết tuổi lao động, tìm việc làm cho công nhân thất

nghiệp,... Tuy nhiên, sự quan tâm đó nhiều khi chỉ là trên giấy tờ, còn trong thực tế

thì khác xa, về tình hình này, bài “Làm thế nào bù trừ đúng mức” đăng trên báo

Dân Nguyện (Sài Gòn) ngày 11-5-1957 phản ánh: “Với danh nghĩa là quỹ bù trừ,

nhứt định quỹ không có tiền dư. Tiền ấy là của chủ nhân đóng góp để phụ cấp cho

công nhân thì phải dùng làm những việc có lợi cho công nhân mới làm thỏa mãn

được chủ nhân đóng góp” thế nhưng, quỹ Bù trừ đã không thực hiện đúng chức

năng, nhiệm vụ của mình, ngược lại quỹ còn sử dụng tiền của quỹ để “cho vay ăn

lời và người có trách nhiệm xem đó là một công trạng đối với quỹ” [14].

Đối với nữ công nhân, Luật Lao động của CQNĐD quy định, nữ công nhân

làm công trong các xí nghiệp thương mại kỹ nghệ hay nông nghiệp đều được quyền

nghỉ 8 tuần lễ trong một thời gian từ trước đến sau ngày sinh sản, trong thời gian

này vẫn được hưởng lương. Tuy nhiên, trong một thống kê của Bộ Lao động (Sài

Gòn) trong năm 1958 chỉ có 508 trường hợp nữ công nhân được hưởng chế độ thai

sản, nếu so sánh giữa số lượng nữ công nhân trên toàn miền Nam với số lượng nữ

công nhân được hưởng chế độ thai sản thì không đáng là bao.

Theo báo VTX (Việt Nam Thông tấn xã) (Sài Gòn) ngày 15-2-1957, để nâng

cao đời sống giới công nhân, CQNĐD đã cho xây dựng các công trình vệ sinh và an

ninh công nhân như nhà ở, quán cơm rẻ tiền, nhà trẻ, nhà giải trí. Có 8 xí nghiệp xây

dựng quán cơm rẻ tiền cho công nhân, 12 xí nghiệp có bệnh viện với 27 bác sĩ, 143 y

tá và 17 nữ hộ sinh [262; tr. 4]. Riêng ở Đô Thành Sài Gòn, nhà ở cho công nhân có

khoảng 600 nhà gạch và 4 cư xá (gồm 28 phòng cho công nhân độc thân và 93 căn

nhà cho công nhân có gia đình).

Năm 1959, CQNĐD đã cho xây dựng khá nhiều công trình văn hóa phục vụ

công nhân: “Giải trí: 22 câu lạc bộ, 40 phòng đọc sách, 23 rạp chiếu bóng, 8 rạp hát,

14 sân quần vợt, 20 sân bóng rổ, 92 sân bóng chuyền, 53 sân bóng tròn, 52 phòng

Page 43: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

36

bóng bàn” [263; tr. 6]. Trong các xí nghiệp, chính phủ khuyến khích thực hiện những

tiện nghi: “Nhà ở vệ sinh 13.872; trường học 108 với 196 lớp; câu lạc bộ 22; rạp hát

31; phòng đọc sách 44; y viện 159 với 143 y tá và 33 bác sĩ” [244; tr. 7].

Nếu chỉ nhìn vào những công trình được xây dựng trên, người ta nghĩ rằng,

người công nhân miền Nam dưới CQNĐD khi làm việc không còn phải lo âu về

cuộc sống thiếu thốn của mình nữa, đó là “ưu điểm” của chế độ Cộng hòa nhân vị.

Tuy nhiên, đây chỉ là sự hào nhoáng trang trí bên ngoài, trên thực tế thì khác xa,

tình trạng công nhân thường xuyên bị thất nghiệp, không có việc làm, hoặc lương

không đủ sống, làm việc với điều kiện lao động khổ cực, ốm đau không được khám

bệnh, sống trong những ngôi nhà chật chội, bẩn thỉu khá phổ biến ở các ĐTMN.

2.3. Đội ngũ và đời sống công nhân ở các đô thị miền Nam (1954-1960)

2.3.1. Đội ngũ công nhân ở các đô thị miền Nam

Những chính sách về kinh tế của Mỹ và CQNĐD đã tác động đến công nhân ở

các ĐTMN mà trước hết là số lượng công nhân ngày càng tăng. Tính đến năm 1956,

tổng dân số miền Nam khoảng 12.068.000 người, trong đó công nhân xí nghiệp8

khoảng 206.000. Về độ tuổi, công nhân nam và nữ từ 18 tuổi trở lên khoảng 196.000

người, còn công nhân dưới 18 tuổi khoảng 10.000 người [105; tr. 22]. Riêng ở Sài

Gòn, năm 1958 có 178.000 công nhân đến năm 1960 có 191.030 công nhân.

Trong đội ngũ công nhân ở các ĐTMN, lực lượng nữ công nhân chiếm một tỷ

lệ đáng kể. Tại Sài Gòn, năm 1960, trong tổng số 191.030 công nhân thì nam chiếm

78%, nữ chiếm 19%, công nhân trẻ em từ 14 đến 18 tuổi chiếm 3%. Tuy vậy, trong

một số ngành như: đường, bột giặt, bột ngọt, đay sợi, khách sạn,… công nhân nữ

chiếm từ 40%-50%, có ngành đến 70%-80%, riêng ngành dệt công nhân nữ chiếm tỉ

lệ khá cao, có nhà máy lên đến 90%-95% là công nhân nữ. Trong hãng thầu RMK-

BRJ có 45.000 công nhân Việt Nam thì nữ công nhân chiếm 70% [154; tr. 29].

Ở các ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, các ngành dịch vụ,

số lượng công nhân ngày càng tăng. Riêng công nhân ngành công nghiệp chế tạo

năm 1955 là 54.000 công nhân, đến năm 1960 là 59.300 công nhân. Năm 1960, trên

8. Công nhân xí nghiệp được Lê Văn Đồng định nghĩa trong cuốn sách “Sơ lược về hiện tình các vấn đề lao động ở Việt

Nam” do Bộ Lao động Sài Gòn công bố năm 1956 thì đó những người công nhân (thợ, chức viên, phu) ngoài công nhân

nông nghiệp và công nhân nội dịch.

Page 44: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

37

toàn miền Nam có 125.000 công nhân công nghiệp, 53.000 công nhân xây dựng,

điện nước [154; tr. 27].

Như vậy, sự phát triển đội ngũ công nhân ở các ĐTMN gắn liền với sự biến

động của nền công nghiệp miền Nam trong điều kiện Mỹ chuẩn bị chiến tranh. Sự

phát triển đó không theo quy luật kinh tế mà theo yêu cầu của chiến tranh. Vì vậy,

nguồn gốc xuất thân của công nhân ở các ĐTMN do những nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, sau Hiệp định Genève (1954), bằng thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng, dụ

dỗ, mua chuộc, cưỡng ép, Mỹ và CQNĐD đã đưa hàng vạn đồng bào Thiên Chúa

giáo từ miền Bắc di cư vào Nam. Đây là nguồn bổ sung vào đội ngũ công nhân ở các

ĐTMN, trong Công văn số 85 của Bộ trưởng Bộ Tài chính gửi Tổng thống VNCH

ngày 10-1-1956 thấy rõ điều này: “Đồng bào Bắc Việt di cư vào Nam Việt không

những gồm nông dân và tiểu thương lại còn một số nhân công về các nghề khác, làm

tăng số nhân công ở Nam Việt lên nhiều” [50; tr. 1].

Hai là, lớp công nhân mới ở các ĐTMN còn xuất thân từ thợ thủ công, dân

nghèo thành thị, tiểu thương, tiểu chủ bị phá sản, công tư chức mất việc, từ những

học sinh là con em công nhân và các tầng lớp lao động khác ở thành thị vì gia đình

nghèo túng không có đủ điều kiện học tập phải đi làm để sinh sống. Lớp công nhân

trẻ này, một bộ phận làm việc trong các ngành, các xí nghiệp trang bị máy móc hiện

đại, kỹ thuật cao, một bộ phận còn lại làm việc trong các xí nghiệp nhỏ, sản xuất có

tính chất thủ công, các ngành phục dịch của Mỹ. Lớp công nhân này đều bị chủ tư

bản bóc lột sức lao động với tiền lương hạn chế. Chính thực tế cuộc sống cơ cực

trong các xí nghiệp làm cho lớp công nhân trẻ này tiếp thu nhanh ý thức giai cấp,

tinh thần đấu tranh cách mạng, chống áp bức, chống bóc lột [154; tr. 41].

Ba là, lớp công nhân lớn tuổi, làm việc lâu năm, lành nghề thường tập trung ở

các xí nghiệp cơ khí chiến lược, các xí nghiệp của tư bản Pháp, các xí nghiệp “công

quản”, quốc phòng, các xí nghiệp có vị trí then chốt của nền kinh tế thực dân kiểu

mới của Mỹ. Hầu hết họ đều bị Mỹ và CQSG, bọn tư bản o ép, bóc lột.

Ngoài ra, trong các xí nghiệp, hải cảng, còn có một số binh lính giải ngũ,

thương phế bịnh, quả phụ, một số công an mật vụ, do thám, chỉ điểm do Mỹ và

CQNĐD cài vào để theo dõi, giám sát, kìm kẹp công nhân.

Page 45: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

38

Như vậy, lực lượng công nhân ở các ĐTMN xuất thân từ nhiều nguồn gốc,

thành phần không thuần nhất, ý thức giai cấp, trình độ giác ngộ cách mạng và tinh

thần đấu tranh ở họ có sự khác nhau, nhưng do bị áp bức, bóc lột lại có tinh thần

yêu nước nên đa số công nhân ở các ĐTMN đều có ý thức đấu tranh vì sự nghiệp

giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

2.3.2. Đời sống công nhân ở các đô thị miền Nam

2.3.2.1. Thời gian và điều kiện lao động

Về thời gian lao động, Luật lao động của CQNĐD quy định công nhân ngày

làm 8 giờ, tuần làm 48 giờ, mỗi năm được nghỉ 6 ngày có lương hoàn toàn và 12

ngày hưởng nửa lương trung bình. Nhưng trên thực tế, những quy định này không

được thực hiện. Để bóc lột công nhân lao động, giới chủ thường kéo dài thời gian

làm việc đến mức phải báo động. Điều này được khẳng định trong bản kiến nghị

ngày 27-7-1956 của công nhân hãng Société Générale de Surveillance: “Bọn chủ

nhơn ông (các hãng chuyên vận tải vùng Khánh Hội, Sài Gòn) tham công cướp việc

kẻ làm công. Làm nhiều giờ mà không trả tiền giờ trễ. Theo luật lao động, làm việc

hằng ngày: ban mai, từ 7g.30 đến 11g.30, chiều từ 14g.30 đến 17g.30 nhưng bọn chủ

nhơn ông hàng vận tải thì: Ban mai: 7g đến 12g hoặc 13g, chiều 14g đến 18g hoặc

18g.30” [66; tr. 2]. Chính Báo Cách mạng quốc gia (Sài Gòn), ngày 25-5-1959 phải

thú nhận: “Công nhân bị bắt làm việc trung bình 11 giờ một ngày, Chủ Nhật không

được nghỉ và quanh năm cũng không có ngày nghỉ lễ, làm việc với thời gian hết sức

khắc nghiệt” [250; tr. 10].

Tại cảng Đà Nẵng, công nhân khuân vác phải làm việc quần quật suốt 13-14

tiếng đồng hồ một ngày. Công nhân nhà máy điện làm quần quật từ 9 đến 12 tiếng

một ngày [134; tr. 16].

Không chỉ bị bóc lột bởi thời gian lao động mà công nhân ở các ĐTMN còn

làm việc với điều kiện hết sức tồi tệ. Bản yêu sách của công nhân ngành thủy điện

gởi CQNĐD ngày 19-2-1959 thấy rõ điều này: “Điều kiện làm việc của chúng tôi

rất khổ cực. Thợ ngành lò, ngành máy, thường phải làm việc cả ngày trong những

căn nhà nóng đến 40 độ, do đó anh em mắc bệnh nhiều. Những khi mắc bệnh anh

em không dám nghỉ, vì nghỉ không có lương để sống” [68; tr. 2].

Page 46: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

39

Không những công nhân người lớn bị làm việc trong những điều kiện khắc

nghiệt mà trẻ em làm trong các xí nghiệp cũng chịu hoàn cảnh như vậy: “Em

Nguyễn Văn Cho, 13 tuổi, ở Biên Hòa, đã bị chính quyền kết án 2 tháng tù.

Nguyên nhân vì: Em Cho bị bắt buộc làm quá sức mệt mỏi không được nghỉ. Khi

mãn giờ làm, đợi cho mấy trăm thợ đi về hết, em bò lấy rựa chặt đứt sợi giây trần

chuyền trong máy với ý định làm cho máy ngừng làm việc thì em mới được nghỉ. Quả

thật vì bị đứt giây trần nên nhà máy nghỉ hai ngày và em Cho cũng nghỉ đủ hai ngày.

Trước tòa, em Cho đã nhận tội và giải thích nguyên nhân như kể trên. Tòa phạt

Nguyễn Văn Cho 2 tháng tù và gia đình phải bồi thường 13.000đ” [178; tr. 22].

Một điều đáng lưu ý đến đời sống công nhân ở các ĐTMN là tình cảnh bi

đát của chị em nữ công nhân: “Người ta không còn lạ gì khi thấy một nữ công

nhân mỗi tuần luân phiên làm 3 loại nghề khác nhau: 3 ngày làm ở hãng thuốc

lá, 4 ngày làm nghề dệt và ban đêm phải gánh chè, cháo đi bán rong. Chúng ta

chú ý người công nhân này làm việc 7 ngày liền trong một tuần lễ với số giờ thì

không thể kể được” [249].

Hậu quả của việc không ngừng tăng thời gian lao động, cộng với các điều kiện

an toàn lao động không được bảo đảm nên tai nạn lao động thường xuyên xảy ra.

Bảng 2.1: Tỷ lệ các vụ tai nạn lao động trong các xí nghiệp xảy ra và được xem xét [178; tr. 25]

Bảng trên cho thấy từ năm 1955 đến năm 1959, công nhân bị tai nạn lao

động tăng liên tục qua các năm. Tuy nhiên, trong số 8.194 vụ tai nạn lao động thì

chỉ có 393 vụ được xem xét, nghĩa là được CQNĐD nhận đơn đòi bồi thường. Tất

nhiên, từ chỗ nhận đơn để xem xét đến việc công nhân tai nạn được trợ cấp, không

phải là chuyện dễ dàng.

Page 47: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

40

Mặc dầu tai nạn lao động xảy ra khá phổ biến nhưng những biện pháp cấp cứu

hầu như không có. Theo tài liệu “Thành tích 5 năm” của CQNĐD, năm 1955, trong

số hàng ngàn xí nghiệp và đồn điền lớn nhỏ ở miền Nam chỉ có 20 tủ thuốc cấp cứu,

năm 1956 có 27 cái, năm 1958 có 29 cái. Đó là chưa kể đến tình trạng có tủ thuốc

nhưng không có thuốc để điều trị cấp cứu, chính báo chí Sài Gòn thừa nhận: “Phần

đông các hãng, sở cũng xứng danh là xí nghiệp vẫn còn sao lãng trong công việc bảo

đảm sức khỏe cho công nhân. Một số hãng, sở cũng có đặt tủ thuốc, nhưng hầu như

vô dụng vì không bao giờ có đủ các thứ thuốc cần thiết” [24].

2.3.2.2. Tình trạng thất nghiệp

Điều dễ nhận thấy ở các ĐTMN sau ngày đình chiến là nạn thất nghiệp diễn

ra khá phổ biến trong các xí nghiệp, nhà máy.

Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp của công nhân miền Nam,

chính Tờ trình của Bộ Xã hội và Y tế (Sài Gòn) ngày 16-7-1955 gửi Tổng thống

VNCH đã chỉ rõ:

“- Thứ nhất là do việc giải ngũ một phần quân đội Quốc gia Việt Nam và

các lực lượng bổ túc như Bảo Chính Đoàn, Địa phương quân, trừ những người

công chức bị động viên nay trở lại sở cũ của họ, đại đa số anh em binh sĩ giải ngũ

đều thiếu việc làm.

- Thứ hai, do công nhân miền Bắc di cư vào Nam. Các người này không thể đi về

các nơi định cư để làm ruộng hay khai thác lâm sản. Họ đành ở lại Sài Gòn - Chợ Lớn

để kiếm công việc làm.

- Thứ ba, việc hồi hương một phần lớn quân đội viễn chinh Pháp cũng đã

ảnh hưởng nhiều đến thị trường lao công ở đây. Không kể đến những ảnh hưởng

gián tiếp gây nên bởi sự ra đi của một số người tiêu thụ, việc binh gia Pháp sa thải

công nhân người Việt Nam trong các cơ sở của họ cũng đã gây ra nhiều sự xáo trộn

ở đây và tăng cường đạo binh thất nghiệp quá nhiều.

- Thứ tư, vì sự biến chuyển của tình hình chính trị, một số quan trọng trong

các xí nghiệp kỹ nghệ hay thương mại của người Pháp ở đây đã và sẽ đóng cửa.

Ngoài ra chắc chắn rằng các xưởng xưa nay vẫn làm việc cho quân đội Pháp sẽ

thải dần một số lớn của họ.

Page 48: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

41

Thêm vào các nguyên nhân đặc biệt và rõ rệt ấy còn phải kể những nguyên

nhân thường trực của nạn thất nghiệp như: thiếu một chính sách tận dụng nhân

công, thiếu tổ chức hướng nghiệp, thiếu sự kiểm tra chính xác và tường tận về

cung cầu của thị trường lao công, những sự biến đổi của kinh tế, kỹ thuật, thời

thượng” [54; tr. 1].

Một sự thật mà CQNĐD không công bố nhưng là nguyên nhân trực tiếp dẫn

đến tình trạng thất nghiệp đó là chính sách “viện trợ Mỹ”. Với chính sách này nhiều

ngành sản xuất hàng hóa ở miền Nam bị đình đốn dẫn đến công nhân thất nghiệp

ngày càng tăng, chiếm một tỉ lệ hiếm có. Riêng năm 1958, vì vải “viện trợ” tràn

vào quá nhiều, ứ đọng đến 5,6 triệu thước trong kho, nên ngành dệt miền Nam lâm

vào tình trạng bế tắc. Vì thế, hơn 80% công nhân toàn ngành dệt đã bị sa thải. Còn

các ngành sản xuất khác như ngành gốm, gạch, ngói, xi măng, do chính sách chèn

ép, độc quyền kinh tế của CQNĐD, nên cũng bị phá sản. Trong các ngành này, có

từ 50% đến 70% công nhân bị mất việc làm [178; tr. 9].

Trong phiên họp ngày 28-3-1955 của Ủy ban Liên bộ (Sài Gòn), đại diện Bộ

Lao động đã thống kê tổng số công nhân thất nghiệp được báo cáo từ các Tổng Liên

đoàn Sài Gòn: “Tổng Liên đoàn Lao động: 17.362; Tổng Liên đoàn Lao công:

20.000; Tổng Liên đoàn lực lượng thợ thuyền: 10.000” [54; tr. 4]. Riêng số công

nhân mà nhà binh Pháp sa thải có thể lên tới 23.000. Như vậy con số thất nghiệp ước

chừng khoảng 70.000 người và dự kiến có thể tăng lên nữa. Riêng Sài Gòn - Chợ

Lớn, tính đến tháng 8-1955 có đến 56.000 người thất nghiệp [91; tr. 374]. Ở Huế,

trong phiên họp ngày 10-11-1955, Khu trưởng hỏa xa Trung Việt đã tuyên bố sa thải

một phần ba nhân viên [164]. Về nạn thất nghiệp của công nhân ở các ĐTMN, Chỉ

thị của Xứ ủy Nam Bộ ngày 25-8-1955 chỉ rõ: “Từ chiến tranh chuyển sang hòa

bình, công nhân và viên chức làm trong các binh công xưởng hoặc các cơ sở phục vụ

cho chiến tranh bị sa thải nhiều” [91; tr. 374].

Sang năm 1956, tình trạng thất nghiệp vẫn còn tiếp diễn. Tại Sài Gòn đã có

25.000 công nhân các xí nghiệp nhà binh Pháp và hơn 80% công nhân ngành dệt

bị sa thải, có tới 40%-70% công nhân các ngành khác mất việc làm. Trong kiến

nghị ngày 1-7-1956 gởi CQNĐD, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nêu rõ tình

Page 49: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

42

trạng bi đát này: “Nạn thất nghiệp ngày càng đông, chủ nhân lợi dụng cơ hội

khan hiếm nguyên liệu cần thiết và việc ít người đông, sa thải công nhân, con số

công nhân thất nghiệp do đó tăng thêm” [228; tr. 3]. Tại Đà Nẵng, đầu năm

1956, Nha công tác quân sự Đà Nẵng cùng một lúc sa thải 500 công nhân mà

không có khoản tiền bồi thường nào [134; tr. 28]. Ngoài ra, ở nhiều nơi, việc sa

thải công nhân với bất cứ lý do gì cũng thường xuyên xảy ra, đe dọa trực tiếp

đến đời sống của công nhân miền Nam.

Tháng 11-1958, Nha Tổng Giám đốc kế hoạch của CQNĐD đã phải thừa

nhận: “Ở miền Nam có tới 58% số dân đến tuổi lao động không có việc làm. Hơn

60% ngành dệt bị sa thải. 50% các ngành như gạch ngói, xi măng mất việc làm.

Cứ trung bình 8 người dân có một người thất nghiệp” [128; tr. 159].

Năm 1959, các vụ sa thải công nhân lại tiếp tục xảy ra. Chỉ tính riêng 21 vụ

sa thải lớn, số công nhân bị đuổi khỏi xưởng có tới 7.350 người.

Tờ “Tuần san Phòng thương mại” Sài Gòn, số 168, ra ngày 9-9-1960 cho

biết: “Trong 8 tháng đầu năm 1960, ở miền Nam có thêm 784 xí nghiệp đóng cửa,

trên 5.000 công nhân bị vứt ra đường” [178; tr. 8].

Mặc dầu, tình trạng thất nghiệp ngày càng phổ biến, nhưng Bộ Xã hội và Y

tế (Sài Gòn) lại cho rằng hiện tượng đó không đáng lo ngại, số lượng người thất

nghiệp chưa lớn lắm, và cho rằng, nếu đưa ra một giải pháp cho vấn đề thất nghiệp

thì giải pháp mang tính chất chính trị hơn là kinh tế: “Nếu vấn đề thất nghiệp tại

Việt Nam chưa đến nỗi trầm trọng về phương diện kinh tế thì trái lại, về phương

diện chính trị, vấn đề ấy đã là một đe dọa nặng nề. Chúng ta đang ở một tình trạng

chính trị đặc biệt, tình trạng hai chế độ song song tranh giành ảnh hưởng trong dân

chúng. Tuyên truyền đối phương sẽ không bỏ lỡ cơ hội khai thác tình trạng khốn

quẫn của các công nhân mất việc và lợi dụng số người bất mãn ấy để tổ chức đạo

binh gây rối ở đây” và “có sự cấp bách chính trị phải đưa ngay ra một vài biện

pháp để giải quyết nạn thất nghiệp” [54; tr. 3].

Sau khi bị mất việc làm, hàng vạn công nhân phải tìm kiếm công việc ở các

xí nghiệp khác. Lợi dụng tình trạng đó, các chủ xí nghiệp đã tìm cách sa thải số

công nhân đang làm việc lấy người thất nghiệp vào thay thế để trả lương hạ hơn,

Page 50: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

43

hay tăng cường độ lao động. Do đó, các công ty hỗn hợp của Mỹ hay CQNĐD và

chủ các xí nghiệp đã thu được món lợi nhuận kếch xù. Tóm lại, nạn thất nghiệp phổ

biến nghiêm trọng và kéo dài đã gây cho cuộc sống của công nhân ở các ĐTMN

ngày càng túng quẫn.

2.3.2.3. Lương công nhân

Theo Nghị định số 76 BLĐ/LĐ/NĐ năm 1956 của Bộ Lao động (Sài Gòn)

quy định: lương tối thiểu có bảo đảm tại Sài Gòn và các vùng phụ cận thì đàn ông

41$,00, đàn bà 36$10, trẻ em dưới 18 tuổi 31$60 [29; tr. 60]. Tuy nhiên, trên thực

tế, không phải lúc nào công nhân ở các ĐTMN cũng được hưởng đủ mức lương

theo quy định đó. Ngoài việc ốm đau bị mất lương, họ còn có thể bị cắt nửa lương,

nghỉ việc không lương, bị thải không bồi thường vì bất cứ lý do gì tùy vào giới chủ.

Tại công ty công quản Ô tô buýt, công nhân đau ốm nghỉ một ngày là bị cúp lương,

nghỉ quá một ngày là bị đuổi [249; tr. 16].

Dưới chế độ Mỹ và CQNĐD, khi nói đến vấn đề tiền lương thì cần phải phân

biệt giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế. Mức độ của tiền lương danh

nghĩa hoàn toàn không thể phản ánh được mức thu nhập về tiền lương thực tế của

công nhân được nhận. Thu nhập từ tiền lương không theo kịp giá cả thực phẩm và

hàng tiêu dùng hàng ngày.

Để thấy rõ tiền lương thực tế của công nhân miền Nam bị giảm sút đến mức

độ nào, trước hết, cần nhìn qua tình hình giá sinh hoạt ở miền Nam. Từ tháng 7-1954,

giá sinh hoạt trên thị trường miền Nam không ngừng tăng vọt. Năm 1955, giá sinh

hoạt ở thành thị tăng từ 150% đến 200% so với trước khi đình chiến [91; tr. 374]. Tại

Huế, đầu năm 1955, giá gạo là 300 đồng/tạ, thì cuối 1955 là 2.000 đồng/tạ tăng gấp

hơn 6 lần. Tại Đà Nẵng, giá gạo từ 3,8 đồng/kg năm 1955 lên 10 đồng/kg năm 1956,

tức là tăng gần 3 lần [134; tr. 14].

Sang năm 1956, nếu so với giá cả năm 1955 thì gạo tăng 26,3%, cá tăng 15%,

vải tăng 13% [199]. Mặc dầu giá cả sinh hoạt tiếp tục leo thang nhưng chỉ số gia tăng

lương bổng của công nhân lại không tăng: “Lương trung bình của công nhân xí

nghiệp tư năm 1956, tại Sài Gòn - Chợ Lớn, theo tài liệu của Viện thống kê là 47$80,

so với lương năm 1939 là 0$75; giá sinh hoạt căn bản năm 1939 tại Sài Gòn - Chợ

Page 51: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

44

Lớn là 101 và năm 1956 là 10.883. Như vậy, chỉ số gia tăng vì lương bổng chưa theo

kịp được chỉ số gia tăng về giá sinh hoạt (chỉ số gia tăng lương bổng chỉ mới tăng 64

lần mà chỉ số gia tăng giá tiêu thụ tăng 107 lần” [38; tr. 3] và kể từ khi tăng lương

tháng 8-1955 đến tháng 7-1956, theo viện thống kê thì chỉ số sinh hoạt tăng lên rất

nhiều: “Chỉ số sinh hoạt của cấp trung đã tăng đến 19%, và thợ thuyền đã lên đến

21%. Nhưng theo sự nhận xét của các giới thì chỉ số sinh hoạt thật sự đã tăng lên cách

biệt với số phần trăm của viện thống kê rất nhiều” [189; tr. 4]. Còn theo Nhật báo

Công nhân ngày 9-8-1956: “Chỉ giá tăng sinh hoạt đã lên tới cấp trung 19%, cấp thợ

thuyền trên 21%, thực phẩm có thứ đã lên trên 100%. Do đó tăng lương 15% thì công

nhân vẫn không thể chịu đựng nổi” [187; tr. 4].

Năm 1958, các thứ hàng thiết yếu không có xu hướng giảm mà còn tăng cao

hơn. Đặc biệt là giá gạo tăng từ 380 đồng/tạ năm 1956 lên 540 đồng/tạ năm 1958. Ở

Đà Nẵng, giá gạo cũng tăng 54 đồng/kg. Đã thế, gạo lại khan hiếm, khu vực công

nhân và lao động ở xóm Cũi (Sài Gòn), mỗi ngày trung bình cần tiêu thụ 4.000 bao

gạo nhưng nguồn cung chỉ được vài trăm bao [178; tr. 15]. Do đó, nạn tích trữ, đầu

cơ đã diễn ra làm cho giá gạo lại tiếp tục tăng lên.

Năm 1959, giá cả vẫn tiếp tục leo thang: “Chỉ cách nhau vài tuần, giá thịt

bò tăng 8%, thịt lợn xô tăng 14%, tôm tăng 28%. Các thứ khác như khoai, bắp

cải cũng đều tăng. Còn điện, nước, vải, than, củi có thứ tăng đến 50%” [208].

Sang năm 1960, giá cả vẫn tăng mạnh: “Từ đầu năm đến cuối năm, tính chung

các thứ hàng hóa tăng 23%. Đặc biệt các nhu yếu phẩm tăng nhanh, thóc gạo tăng

56%” [191]. Sở dĩ vật giá trong năm 1960 tăng một cách nhảy vọt như vậy do nhiều

nguyên nhân, đặc biệt là do nạn lạm phát kéo dài. Đến giữa năm 1960, nạn lạm phát

đã đưa tới tình trạng đồng bạc miền Nam mất giá một cách nghiêm trọng. Khối lượng

giấy bạc lưu hành trong tháng 9-1960 tăng lên 21% so với tháng 9-1959. Tổng tiền tệ

miền Nam trong tháng 9-1960 cũng tăng lên 10% so với tháng 9-1959. Do đó, tiền

lương thực tế của công nhân lại càng cách biệt rất xa so với giá cả hàng tiêu dùng.

Theo báo Ngôn Luận (Sài Gòn) (5-10-1960), chính Trần Quốc Bửu thú nhận: “Trong

mấy tháng gần đây, giá sinh hoạt lại đột ngột tăng vọt một cách quá sức chịu đựng

của giới lao động. Kết quả là mãi lực của đồng lương bị vật giá bỏ cách quá xa.

Page 52: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

45

Chúng tôi đã cố gắng giới hạn sự đòi hỏi của công nhân, nhưng chúng tôi không

chắc còn có thể kêu gọi sự hi sinh của giới lao động được bao nhiêu nữa” [16].

Nghị quyết của Hội nghị đại biểu các nghiệp đoàn Sài Gòn và các tỉnh miền Nam

ngày 8-11-1960 cũng khẳng định: “Từ ngày ban hành Nghị định số 8 ngày 1- 7-1956, ấn

định giá tiền lương tối thiểu cho công nhân đến nay, mức lương bổng của giới công

nhân không được điều chỉnh để kịp theo giá sinh hoạt thị trường tiêu thụ của giới lao

động” [25]. Hội nghị còn cho biết, giá sinh hoạt thị trường so với mức lương tối

thiểu của giới công nhân cách biệt 2 lần nghĩa là lương thực tế giảm 50%.

Nguyên nhân quan trọng thứ hai làm cho tiền lương thực tế của công nhân

miền Nam giảm sút một cách nghiêm trọng là thuế má và phạt vạ rất nặng nề.

Thuế phản ánh một cách khá đúng bản chất của một chế độ Nhà nước. Trong

6 năm cầm quyền (1954-1960), CQNĐD đã bắt nhân dân miền Nam phải đóng góp

rất nặng nề: “Một gia đình công nhân mỗi năm phải đóng nhiều thứ thuế: thuế đất,

thuế nóc nhà, thuế phụ thu Đô Thành, thuế giá thuê nhà hàng tháng 200 đồng, thuế

cống, thuế rác mỗi năm 100 đồng mặc dầu không bao giờ được đổ rác” [17].

Bên cạnh thuế trực thu (thuế đất, thuế nóc nhà, thuế phụ thu Đô Thành, thuế giá

thu nhà hàng tháng, thuế cống, thuế rác) là thuế gián thu (đánh vào các thứ hàng hóa

bán ra hoặc gộp thêm vào các thứ như vé xe, tàu điện). Hai loại thuế này đã giảm bớt

rất nhiều tiền lương và thu nhập thực tế của công nhân.

Vật giá đắt đỏ, lương không tăng cộng với thuế má các loại như đã đề cập ở

trên là nguyên nhân trực tiếp khiến đời sống công nhân ở các ĐTMN rơi vào tình

trạng túng quẫn. Đơn của anh chị em công nhân hãng Societe Généralede de

Surveillance gửi Quốc hội Sài Gòn ngày 27-7-1956 vạch rõ tình trạng này: “Các

anh em chị em lao động rất kham khổ đời sống. Làm việc vất vả, tất tưởi, vì bọn chủ

nhơn chẳng có nhơn tình. Đời sống, sự sinh hoạt thường xuyên đồ ăn đắt đỏ. Lương

công nhựt không kịp theo đà mức sống. Con buôn hay theo dõi đồng lương của

nhơn công. Sự sống Đô Thành không tài nào sống nổi” [66; tr. 1].

Như vậy, việc thực hiện chính sách trên các mặt tư tưởng - chính trị, kinh tế,

văn hóa - xã hội của Mỹ và CQNĐD cùng với chính sách can thiệp Mỹ ở miền Nam

Việt Nam làm cho đời sống công nhân ở các ĐTMN gặp nhiều khó khăn, túng quẫn

Page 53: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

46

khi cả đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần đều bị giới hạn, độc lập dân tộc cũng

như quyền lợi giai cấp đã bị xâm phạm. Vì vậy, sự bùng nổ các cuộc đấu tranh của

công nhân ở các ĐTMN vì mục tiêu dân sinh, dân chủ và chống lại các chính sách

của Mỹ và CQNĐD như là một tất yếu.

2.4. Diễn biến phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam (1954-1960)

2.4.1. Chủ trương của Đảng

Sau Hiệp định Genève, Đảng bộ miền Nam phải rút vào bí mật, hoạt động

không hợp pháp. Bên cạnh đó, các tổ chức quần chúng ở miền Nam, trong đó có tổ

chức công đoàn cũng phải giải tán. Lực lượng vũ trang miền Nam phải tập trung để

tập kết ra Bắc. Cách mạng miền Nam từ đấu tranh vũ trang chuyển sang đấu tranh

chính trị.

Trong khi đó, Mỹ và CQNĐD ngày càng ngang nhiên phá hoại Hiệp định

Genève. Chúng dùng nhiều thủ đoạn khác nhau, thẳng tay khủng bố những người

yêu nước, những người kháng chiến, những người cộng sản.

Trước tình hình đó, Chỉ thị của Bộ Chính trị ngày 6-9-1954 đề ra yêu cầu đối

với tổ chức công đoàn cần phải: “Bỏ công đoàn bí mật, các chiến sĩ công đoàn của

ta cần chui vào các công đoàn vàng mà hoạt động và tùy điều kiện có thể biến

những công đoàn đó thành của ta, tranh lấy tự do tổ chức công đoàn, lợi dụng khả

năng hợp pháp mà tổ chức công đoàn” [90; tr. 280].

Thực hiện chủ trương trên của Bộ Chính trị, một số cán bộ, đảng viên tham

gia hợp pháp vào Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Sài Gòn) để có thể duy

trì phong trào cách mạng. Một số cán bộ, đảng viên khác tìm cách thâm nhập các

tổ chức công đoàn do CQSG lập ra như các nghiệp đoàn cơ sở nằm trong hệ

thống Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam của Trần Quốc Bửu [120; tr. 112].

Để đối phó với âm mưu của Mỹ và CQNĐD về việc tổ chức các “công

đoàn vàng” trong công nhân, Đảng chủ trương thực hiện hình thức “xanh vỏ đỏ

lòng”, đưa đảng viên hoặc cơ sở nòng cốt vào nắm các cương vị chủ chốt, lợi

dụng danh nghĩa nghiệp đoàn công khai để đấu tranh. Tại Sài Gòn, từ đầu năm

1955, nhiều chi bộ Đảng được thành lập trong các xí nghiệp, nhà máy quan trọng

và trong các khu xóm lao động như Chi bộ Ba Son, Chi bộ Faci, Chi bộ Nhà Đèn

Page 54: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

47

Chợ Quán, chi bộ xe buýt,... Đây là những hạt nhân lãnh đạo và là chỗ dựa vững

chắc của phong trào công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn trong những năm tháng đấu

tranh trực diện với CQNĐD, đòi thi hành Hiệp định Genève [122; tr. 224]. Tại Đà

Nẵng, Đảng trực tiếp lãnh đạo công đoàn và phong trào công nhân ở thành phố, thị

xã, thị trấn trong toàn tỉnh. Như ở hỏa xa Đà Nẵng, các cơ sở Đảng, cơ sở công

vận hầu như nắm được các phân bộ nghiệp đoàn bên dưới. Nghiệp đoàn hỏa xa Đà

Nẵng trong những năm đầu sau Hiệp định Gèneve là “nghiệp đoàn đỏ”.

Tiếp theo, trong Chỉ thị số 26 ngày 15-6-1955, Bộ Chính trị chỉ rõ:“Cần đề

phòng bọn công đoàn vàng, bọn tờrốtkít khiêu khích, đưa những giọng ta đầu lưỡi

ra lôi kéo quần chúng đấu tranh tự phát, dùng những khẩu hiệu và hình thức quá

cao, tạo cớ cho địch ngụy đàn áp, hòng dập tắt phong trào. Và trong mỗi cuộc đấu

tranh phải nâng cao cảnh giác đề phòng khủng bố và có kế hoạch chống khủng bố

của địch” [91; tr. 392]. Đối với các nghiệp đoàn, Đảng yêu cầu cần chú trọng:

“Phái cán bộ chui vào các tổ sẵn có và phát triển tổ chức ra những nơi ta nắm

được những nghiệp đoàn công nhân, nghiệp đoàn nông lao, chú trọng nhất là các

nghiệp đoàn” [19; tr. 403].

Tiếp đến ngày 1-8-1956, trong công điện gởi Xứ ủy Nam Bộ và Khu ủy miền

Nam Trung Bộ, Trung ương yêu cầu: “Ở miền Nam, dựa trên cơ sở phong trào

công nhân hiện nay ở mỗi nơi, kết hợp lãnh đạo phổ biến và giải thích rõ mục đích

của cuộc đấu tranh này. Đề phòng và chống lại các luận điệu xuyên tạc chia rẽ và

phá hoại của địch như rêu rao và đề cao các nghiệp đoàn miền Nam, xuyên tạc mục

đích chính nghĩa của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam” [92; tr. 372]. Đồng thời,

do tình hình Mỹ và CQNĐD đang ra sức phá hoại phong trào công nhân miền Nam,

vì vậy Trung ương nhấn mạnh: “Hiện nay địch đang ra sức phá hoại phong trào

công nhân miền Nam, do đó cần phải đề phòng khuynh hướng nóng vội không cân

nhắc kỹ, tự động hưởng ứng trong khi chưa có đủ điều kiện, làm bộc lộ lực lượng có

hại cho sự duy trì và phát triển của phong trào. Vì vậy, việc định ra những khẩu

hiệu và hình thức đấu tranh phối hợp với miền Bắc như thế nào, cần phải được Xứ

ủy và Khu ủy xem xét thận trọng” [92; tr. 373].

Page 55: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

48

Tháng 1-1959, trong nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (mở rộng), để

giữ vững vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, nghị quyết chỉ rõ: “Đưa phong trào

công nhân trên bước đường công khai hợp pháp của nó tiến lên thành một lực lượng

cách mạng chính trị quyết định trong các đô thị, nhất là Sài Gòn - Chợ Lớn, chống

lại khuynh hướng cải lương và phiêu lưu, mạo hiểm” [95; tr. 74].

Thực hiện những chủ trương trên của Trung ương Đảng, tháng 11-1954, Khu

ủy Sài Gòn - Chợ Lớn họp ở Cà Mau, đánh giá tình hình Sài Gòn - Chợ Lớn đang

có nhiều thuận lợi và phải triệt để khai thác để tổ chức lực lượng dấy lên phong trào

đấu tranh. Trước mắt, cần tiếp tục đòi thi hành Hiệp định Genève, bảo vệ hòa bình,

đòi hiệp thương để tiến tới tổng tuyển cử thống nhất nước nhà và đấu tranh cho các

quyền lợi dân sinh, dân chủ. Theo chủ trương của hội nghị này, các tổ chức quần

chúng, đoàn thể đã được xây dựng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp

đều giải tán và thành lập lại theo hệ thống tổ chức mới. Đối với công nhân, về mặt

tổ chức, Công đoàn Sài Gòn - Chợ Lớn không còn mang tên Liên hiệp Công đoàn

Sài Gòn - Chợ Lớn như trước đây. Đảng tổ chức bộ phận Công vận giúp cấp ủy chỉ

đạo phong trào. Lúc này, ở Sài Gòn - Chợ Lớn, các tổ chức nghiệp đoàn công khai

đang mở rộng hoạt động. Ngoài một số cán bộ được ta bố trí vào cơ quan trung

ương của các Tổng Liên đoàn, còn có nhiều cán bộ vào các nhà máy, xí nghiệp hoạt

động trong các nghiệp đoàn cơ sở [122; tr. 224].

Ngày 25-8-1955, Chỉ thị của Xứ ủy Nam Bộ nhấn mạnh việc:“Chú trọng củng

cố và phát triển phong trào công nhân ở Sài Gòn - Chợ Lớn để đủ sức làm đầu tàu cho

phong trào đấu tranh chung. Tập trung khả năng cán bộ cho công đoàn Sài Gòn - Chợ

Lớn” [91; tr. 757].

Sang năm 1957, khi Mỹ và CQNĐD công khai từ chối hiệp thương tổng

tuyển cử, thống nhất đất nước, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, biến miền Nam

thành thuộc địa và căn cứ quân sự của Mỹ. Căn cứ vào tình hình này, Nghị quyết

của Xứ ủy Nam Bộ về nhiệm vụ công tác năm 1957 đã đề ra nhiệm vụ của cách

mạng miền Nam trong đó khẩu hiệu được đặt ra: “Về chính trị, ở thành thị đặc biệt

đòi ban hành các quyền tự do tổ chức, tự do nghiệp đoàn, tự do lập hội, lập đảng;

Page 56: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

49

về kinh tế đòi hạ giá sinh hoạt, tăng lương, giải quyết nạn thất nghiệp cho thợ

thuyền lao động” [93; tr. 890]. Ở đô thị, nghị quyết nhấn mạnh cần: “Đi sâu vô nắm

nghiệp đoàn làm cho nghiệp đoàn, lao động đi hẳn về cách mạng” [93; tr. 890].

Đối với những nơi đã có tổ chức công đoàn công khai thì cần phải “sử dụng những

tờ nội san mà tuyên truyền giáo dục” [93; tr. 896].

Năm 1959, phong trào công nhân ở các ĐTMN có những bước phát triển, hàng

chục vạn công nhân nhân dân lao động biểu tình tuần hành với các khẩu hiệu đòi tăng

lương, phụ cấp, chống thất nghiệp sa thải, đòi tự do nghiệp đoàn. Trước tình hình này,

Nghị quyết hội nghị Xứ ủy Nam Bộ lần thứ tư (4-1959) xác định nhiệm vụ:“Ở đô thị đi

sâu nắm quần chúng công nhân trong các xí nghiệp... đẩy phong trào đấu tranh của

công nhân, phát triển mạnh mẽ sâu rộng và liên tục hơn nữa” [95; tr. 997].

Đến năm 1960, do nắm rõ tình hình ở các đô thị, nhất là Sài Gòn - Chợ Lớn,

phong trào dân chủ, đặc biệt là phong trào công nhân phát triển ngày càng rộng rãi,

quyết liệt, chuyển lên mức độ mới với các hình thức đại hội công nhân, đình công

chiếm xưởng, hưởng ứng hỗ trợ giữa các hãng xưởng gồm vài chục ngàn công nhân

và với hành động xô xát quyết liệt với công an, cảnh sát, Nghị quyết hội nghị Trung

ương Cục miền Nam lần thứ nhất năm 1960 chỉ rõ: “Phải dựa vào quần chúng công

nhân lao động” [96; tr. 696]. Về hình thức đấu tranh, cần phải: “Sử dụng phổ biến

các hình thức tổ chức và đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp còn cần phải áp dụng

những hình thức bất hợp pháp như đình công, canh giữ xưởng, kết hợp với hình thức

tự vệ của quần chúng trong đấu tranh chống đuổi nhà, xây dựng các tổ chức quần

chúng cách mạng các tổ chức tự vệ ngầm ở các nơi xung yếu của địch” [96; tr. 696].

Đối với công tác Đảng, Đoàn, nghị quyết yêu cầu: “Phải chú ý đến xí nghiệp then

chốt. Chú ý thu hút Đảng, Đoàn những người công nhân, lao động nhưng với phương

châm gọn, nhẹ, bí mật” [96; tr. 697].

Như vậy, trong giai đoạn 1954-1960, Đảng chú ý tập trung vào hướng lợi dụng

các tổ chức nghiệp đoàn công khai, đồng thời phát triển hình thức rộng rãi bán hợp

pháp để vận động, tập hợp công nhân từng bước đấu tranh chống Mỹ và CQNĐD.

Page 57: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

50

2.4.2. Diễn biến phong trào

2.4.2.1. Phong trào công nhân vì mục tiêu dân sinh

Ngay sau Hiệp định Genève (1954), phong trào đấu tranh vì mục tiêu dân

sinh9 của công nhân ở các ĐTMN diễn ra sôi nổi, đều khắp các đô thị lớn miền Nam

như Sài Gòn - Chợ Lớn, Biên Hòa, Đà Nẵng, Huế, thu hút công nhân nhiều ngành

tham gia.

Mở đầu là cuộc đình công của 30.000 công nhân và thợ thuyền nhà binh Pháp

cuối năm 1954, đòi sửa đổi về lương bổng, đòi trả tiền truy cấp, tiền Tết và hưởng

lương khi bị sa thải. Hưởng ứng cuộc đấu tranh này, ngày 7-12-1954, công nhân Biên

Hòa tổng bãi công ủng hộ [238; tr. 151]. Trước sức ép của phong trào, trong 3 ngày

(18, 21, 23-12-1954), ba cuộc họp giữa đại diện công nhân với đại diện Tổng ủy Pháp

diễn ra nhưng vẫn không đem lại kết quả. Ngày 24-12-1954, công nhân đã đưa ra đề

nghị gồm 5 điểm: “Trả tiền truy cấp; sửa đổi lương bổng theo tinh thần Nghị định

739/NV, kể từ ngày 1-7-1954; hủy bỏ 3 phần 4 mượn tiền Tết, và tiền mượn trước

phát hồi tháng 10-1954; những ngày đình công sẽ được trả lương; nếu gặp trường

hợp bị sa thải, nhân công nào làm việc dưới 5 năm sẽ được hưởng 45 ngày lương

trước khi thôi sở; với những điều kiện trên đây và trong trường hợp chúng tôi đi làm

lại ngày 24-12-1954, chúng tôi sẽ được lãnh tiền truy cấp tháng 11 và tiền lương đầy

đủ tháng 12 trước ngày 31-12-1954. Còn tiền truy lĩnh những tháng 7, 8, 9 và 10 sẽ

được trả trước ngày 15-1-1955 và sau khi đi làm lại không một sự trả thù nào được

thi hành đối với những người đình công hay những người lãnh đạo” [247; tr. 1].

Trước những đòi hỏi hợp lý của công nhân, đại diện Chính phủ Pháp thỏa

thuận điểm 3: “Không đòi tiền vay Tết còn lại (3/4 tháng lương) và tiền đã ứng trước,

điểm này đại biểu Pháp đã nhượng bộ” [247; tr. 2]. Tuy vậy, phía công nhân nêu yêu

sách chỉ đi làm khi có lời cam kết chấp thuận tất cả 5 điểm. Ngày 2-1-1955, Lực

lượng thợ thuyền Việt Nam gởi công văn đến Đặc sứ Lưu động Chánh phủ Quốc gia

Việt Nam yêu cầu:

- Nâng đỡ về vật chất để nâng cao tinh thần đoàn viên trong khi chờ đợi kết

quả sự can thiệp của Cao ủy Việt Nam tại Pháp.

9. Xem phụ lục 1.

Page 58: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

51

- Nếu sự can thiệp ấy không đem lại kết quả phần nào, yêu cầu Ngài đệ trình

lên Thủ tướng cho phép chúng tôi phát động một cuộc tổng đình công toàn diện

trong 4 tiếng đồng hồ [148; tr. 1].

Tuy nhiên, theo Công văn số 32 - HCSV ngày 3-1-1955, của Đại biểu Chính

phủ tại Nam Việt thì: “Không cho phép tổ chức một cuộc biểu tình ngày 4-1-1955

trên nhiều đường lộ Sài Gòn” [87; tr. 1]. Ngày 4-1-1955, đại diện chính phủ Pháp

phải nhượng bộ, công nhân được tăng lương và lãnh tiền truy cấp [238; tr. 151].

Song song với cuộc đấu tranh công nhân và thợ thuyền nhà binh Pháp là cuộc

đấu tranh của công nhân lái xe tuyến đường Đông Ba - Bao Vinh Huế. Nguyên

nhân trực tiếp dẫn đến cuộc đấu tranh là cuối tháng 6-1954, Tiểu đoàn 606 của địch

đóng tại Địa Linh cho rào thêm vị trí để giữ cầu Bao Vinh. Vì vậy, bến xe buộc phải

dời đến khoảng đất ngoài sông trước mặt chợ Bao Vinh. Mỗi khi có mưa to, bến xe

trở nên lầy lội, trở ngại cho việc đậu xe. Các lái xe đã chủ động tạm thời thay đổi vị

trí bến xe. Viên Quận trưởng Hương Trà triệu tập các lái xe về quận đường và buộc

họ phải sửa chữa lại bến xe để tránh khó khăn, nhưng các lái xe cho rằng việc sửa chữa

bến xe là trách nhiệm của các nhà chức trách nên không thực hiện. Ngày 16-12-1954,

các lái xe kéo đến quận đường Hương Trà đấu tranh đòi Quận trưởng giải quyết. Cuối

cùng, Quận trưởng phải nhượng bộ bằng cách giải quyết bến đậu xe tại ngã ba Cửa

Hậu Ba Đình, một vị trí thuận lợi hơn [217; tr. 2].

Cũng tại Huế, ngày 25-3-1955, nghiệp đoàn thủy điện10

họp hội nghị bất

thường tại trụ sở nghiệp đoàn Trung Việt (35 đường Hàng Bè)11

vì lý do chủ hãng

thủy điện Huế sa thải công nhân một cách tùy tiện và vô cớ, trả lương cho công

nhân dưới mức tối thiểu, không trả tiền phụ cấp gia đình. Hội nghị kêu gọi toàn thể

công nhân thủy điện Huế đình công ngay lập tức và cử ban đại diện đến tỉnh đường

Thừa Thiên nêu yêu sách. Tỉnh trưởng Thừa Thiên buộc phải mở ngay cuộc hòa

giải giữa đại diện công nhân với chủ hãng thủy điện Huế. Đến 18 giờ 30 cùng ngày,

một số nguyện vọng của công nhân được giải quyết, nhưng hôm sau (26-3-1955)

cuộc đối thoại vẫn tiếp tục. Kết quả, chủ hãng phải chấp nhận: “Thu nhận 6 nhân

10

. Những năm sau Hiệp định Genève (1954), ngành thủy điện không giống như hiện nay mà bao gồm nhà máy cung cấp

nước và nhà máy nhiệt điện (thường gọi là Nhà đèn). 11. Nay là đường Huỳnh Thúc Kháng.

Page 59: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

52

viên đã bị đuổi; trả lương theo quy chế lương tối thiểu do Chính phủ quy định; trả

phụ cấp gia đình cho nhân viên” [113; tr. 4]. Về vụ tranh chấp trên đây, trong Công

văn số 334/LĐ/ANXH ngày 29-3-1955, của Thanh tra Lao động và An ninh xã hội

Trung Việt gởi Thanh tra Lao động và An ninh Xã hội Việt Nam (Sài Gòn) cho

biết: “Trong vụ này, các công nhân đã tự động một cách quá đáng do Liên hiệp

Nghiệp đoàn Trung Việt xúi dục, đã bất chấp cả pháp luật mà tổng đình công, bên

chủ nhân đã phản kháng kịch liệt” [88; tr. 1].

Ngày 10-11-1955, trong một phiên họp tại Huế khi Khu trưởng hỏa xa Trung

Việt tuyên bố: “Do ngân sách thiếu hụt nên cần sa thải một phần ba nhân viên”.

Hai ngày sau (12-11-1955), toàn thể đoàn viên nghiệp đoàn công nhân hỏa xa Việt

Nam địa phương Huế họp phiên bất thường tại ga Huế đồng thanh quyết nghị: “Cực

lực phản đối lời tuyên bố trên của ông Khu trưởng hỏa xa Trung Việt” và “yêu cầu

Chánh phủ tìm mọi biện pháp thích ứng để cứu vãn tình thế nguy ngập của sở hỏa

xa để giới công nhân chúng tôi khỏi phải lo âu vì đời sống không được bảo đảm;

yêu cầu Chánh phủ cho sát nhập ngay Sở Hỏa xa vào cơ quan của Chánh phủ”

[164; tr. 101-102]. Bản kiến nghị có tới 101 chữ ký.

Tiếp theo cuộc đấu tranh của công nhân hỏa xa Huế, ngày 24-11-1955, toàn

thể công nhân Sở thủy điện Đà Nẵng đình công [183; tr. 3]. Nguyên nhân cuộc đình

công là do Ban Giám đốc Nhà đèn Đà Nẵng không thỏa mãn những yêu cầu của

công nhân về tăng lương. Cuộc đình công làm cho điện trong thành phố bị cúp 2

ngày. Trước tinh thần đấu tranh của công nhân, hai ngày sau (26-11-1955), Ban

Giám đốc thủy điện Đà Nẵng phải chấp nhận: “Công nhân đều được tăng lương

theo tỷ lệ 10% từ ngày 24-9-1955. Ngày 26-11-1955, ngày chấm dứt vụ đình công

và là ngày công nhân đi làm việc lại từ 11 giờ trưa, chủ nhân phải trả suốt cả ngày

lương” [183; tr. 7].

Sang năm 1956, phong trào công nhân ở các ĐTMN vì mục tiêu dân sinh

chuyển lên một bước mới. Các cuộc đấu tranh được tổ chức chặt chẽ hơn, các khẩu

hiệu dân sinh hết sức thiết thực. Phong trào diễn ra khắp các đô thị Huế, Đà Nẵng, Sài

Gòn - Chợ Lớn, Biên Hòa, thu hút công nhân nhiều ngành cùng tham gia, tiêu biểu

nhất là những cuộc đấu tranh của công nhân ngành thủy điện. Mở đầu là cuộc đấu tranh

Page 60: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

53

của toàn thể công nhân thủy điện Sài Gòn ngày 2-1-1956 đòi: “Trả phụ cấp gia đình

cho các công nhân đồng cấp trệt trên căn bản thống nhất; áp dụng luật lao động và

quyền nghỉ hằng năm; ấn định một biểu thanh toán về tiền thưởng cuối năm; ấn định

một sự bảo đảm tối thiểu đối với các công nhân đau ốm, không phải lâm tai nạn lao

động; thống nhất thời giờ làm việc cho các ngành trong công ty; chỉnh đốn lương bổng

để công nhân có thể đương đầu với giá sinh hoạt” [68; tr. 1].

Ngày 22-2-1956, dưới sự hòa giải của trọng tài, chủ hãng chỉ chấp nhận yêu

sách trả phụ cấp gia đình và áp dụng luật lao động. Với bản án này, công nhân thủy

điện không chấp nhận. Vì vậy, ngày 26-2-1956, toàn thể công nhân công ty thủy

điện đại hội bất thường và đồng thanh quyết nghị: “Biểu quyết nguyên tắc đình

công để đòi thỏa mãn các yêu sách chánh đáng và hợp lý của mình. Phó cho Tổng

Liên đoàn Lao công Việt Nam ấn định ngày giờ bằng cách phối trí với Ủy ban đình

công của xí nghiệp, để thực hành nguyên tắc đình công đã biểu quyết” [70; tr. 3].

Ngày 29-2-1956, Tổng trưởng Bộ Lao động (Sài Gòn) gởi công văn đến Tổng thống

VNCH yêu cầu: “Cần phòng bị việc hòa giải của Nha và Bộ Lao động không có kết

quả, như vậy công nhân sẽ đình công và có thể làm đình trệ việc cung cấp điện và

nước cho thành phố” [52; tr. 9].

Sau hơn 4 tháng tranh chấp, chủ nhân đã chấp nhận các yêu sách:

- Về thời gian làm việc: mỗi ngày công nhân nhà đèn Chợ Quán vẫn làm 8

giờ như trước, được nghỉ chiều thứ 7, chi trả tiền phụ trội với tỷ lệ 2.

- Về tiền thưởng Tết: làm việc từ 6 tháng đến 1 năm được hưởng 15 ngày

lương; làm việc trên 1 năm đến 2 năm được hưởng 1 tháng lương; làm việc trên 2

năm đến 5 năm được hưởng 1,5 tháng lương; làm việc trên 5 năm được hưởng 2

tháng lương.

- Biểu thanh toán được áp dụng từ ngày 1-12-1955. Còn về tiền thưởng thêm,

được chấp nhận hoàn toàn và áp dụng năm 1956 [53; tr. 43].

Cùng với cuộc đấu tranh của công nhân thủy điện Sài Gòn, cuộc đấu tranh của

công nhân thủy điện Huế cũng diễn ra hết sức quyết liệt. Ngày 1-3-1956, khi chủ

hãng thủy điện Huế sa thải 22 công nhân. Lập tức công nhân gởi kiến nghị đến Nha

Thanh tra Lao động và An ninh Xã hội Trung Việt đòi chủ hãng phải: “Thâu dụng lại

Page 61: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

54

22 công nhân vừa bị sa thải vô cớ ngày 1-3-1956. Hoàn lại số tiền lương đã khấu trừ

sau ngày Tết, làm 4 kỳ. Trả phụ cấp gia đình theo hạng nhì cho thư ký và thợ chuyên

môn. Yêu cầu thỏa mãn từ nay cho đến hết ngày 14-3-1956, nếu không công nhân sẽ

có biện pháp cứng rắn đối phó” [203; tr. 2].

Trước thái độ kiên quyết của công nhân, chủ hãng phải thu nhận lại 22 công

nhân. Việc khấu trừ lương (15 ngày) đã cho mượn vào dịp Tết, chủ hãng cho khấu lại

làm hai kỳ và hứa sẽ xét các khoản khác. Những đáp ứng nhỏ giọt này không làm

công nhân thủy điện thỏa mãn, khiến cuộc đấu tranh vẫn tiếp tục và gây tác động lớn

đối với công nhân ngành thủy điện ở hầu hết các tỉnh miền Trung. Chính Công điện

(mật, khẩn) số 314 - LĐ/ANXH ngày 31-3-1956 của Thanh tra Lao động và An ninh

Xã hội Trung Việt gửi Tổng Thanh tra Lao động Việt Nam cũng phải thừa nhận tình

hình này: “Trân trọng trình Quý Nha vụ cộng đồng phân tranh Nhà đèn Huế hiện do

Hội đồng trọng tài xét xử. Đến ngày 4-4 sẽ có bản án trọng tài. Hiện Tòa Đại biểu

Chính phủ tại Trung Việt cũng tìm cách dàn xếp. Có thể có sự đình công tại Huế và

công nhân các Nhà đèn Quảng Trị, Hội An, Đà Nẵng, Nha Trang và Phan Rang sẽ

cũng có thể đình công hưởng ứng theo.” [204; tr. 3].

Riêng ở Đà Nẵng, đề phòng cuộc đình công của công nhân thủy điện Đà Nẵng

hưởng ứng cuộc đình công của công nhân thủy điện Huế, CQNĐD tại đây đã ra chỉ thị

cho 3 cơ quan (Công an, Cảnh sát và Bảo an đoàn) phối hợp, tăng cường việc canh

phòng trong đô thị. Phân công phụ trách bảo vệ ngày đêm 13 nhà máy chứa điện. Thị

đoàn bảo an tăng cường thêm binh sĩ đề phòng và bảo vệ nhà máy [212; tr. 2].

Lo sợ cuộc đấu tranh sẽ diễn ra trên một diện rộng, ngày 5-4-1956, CQNĐD

phải mở cuộc hòa giải giữa công nhân với chủ hãng. Án trọng tài của CQNĐD buộc

phải tuyên bố: “Việc sa thải 22 công nhân là bất hợp pháp vì không có lý do chính

đáng và truyền chủ nhân phải trả ngoài phụ cấp theo luật định tiền bồi thường thiệt

hại về bãi ước quá lạm” [89; tr. 4] và buộc chủ hãng thi hành trong 15 ngày. Tới

ngày 23-4-1956, đã quá thời hạn, song chủ hãng không chịu thi hành, Liên hiệp

Nghiệp đoàn Thừa Thiên đã gởi công văn đến Thanh tra Lao động và An ninh Xã hội

Trung Việt (Huế) vạch rõ sự bội ước của chủ xưởng và tuyên bố: “Nếu đến hết 12

giờ trưa ngày 25 tháng 4 năm 1956 mà chủ Sở Thủy điện vẫn giữ thái độ ngoan cố

Page 62: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

55

thì chúng tôi sẽ cương quyết đối phó bằng những biện pháp cứng rắn và hợp pháp”

[146; tr. 2]. Đến 12 giờ trưa ngày 25-4-1956, chủ hãng ngoan cố không chịu thi hành

bản án trọng tài ngày 5-4-1956, tất cả công nhân sở thủy điện Huế đình công theo

lệnh của Liên hiệp Nghiệp đoàn Thừa Thiên. Cuối cùng, chủ hãng buộc phải nhận

thỏa mãn mọi điều khoản được ghi trong án trọng tài ngày 5-4-1956.

Song song với cuộc đấu tranh của công nhân ngành thủy điện, ở Sài Gòn,

ngày 23-3-1956, Nghiệp đoàn tài xế taxi cũng tiến hành đại hội phản đối lệnh đóng

thuế đặc biệt về xăng dầu. Do giá sinh hoạt ngày càng tăng, công nhân ở các ngành

khác đã được tăng lương từ 25 đến 40%. Thế nhưng, giới tài xế taxi, không những

không được tăng lương mà còn phải bị đóng thêm tiền thuế đặc biệt về xăng

(1$24/lít). Đáng lẽ ra, khoản tiền này phải do chủ nhân chi trả. Lương không tăng

lại phải nộp thêm khoản tiền thuế khiến đời sống của công nhân lái xe taxi đã khó

khăn lại càng bi đát [173; tr. 1]. Ngày 28-3-1956, Nghiệp đoàn tài xế taxi đã gởi

công văn đến Đô trưởng Đô Thành Sài Gòn, Chợ Lớn với yêu cầu: “Cho triệu tập

hội nghị tay ba, giữa chính quyền, chủ nhân và đại diện tài xế taxi để tìm một biện

pháp hợp lý và công bằng, hầu cứu vãn anh em tài xế taxi” [174; tr. 1].

Khi cuộc đấu tranh của công nhân thủy điện Huế, công nhân tài xế taxi Sài

Gòn chưa kết thúc, ngày 26-3-1956, 800 công nhân Nhà máy đèn Chợ Quán cũng

đình công chống chủ sa thải và khủng bố 3 công nhân. Khi Ngô Đình Diệm đưa lính

thợ vào thay thế công nhân bị sa thải và chiếm giữ nhà máy, lập tức ngày hôm sau

(27-3-1956) công nhân xe lửa Dĩ An cùng với gần 200.000 công nhân, lao động, các

tầng lớp nhân dân ở Sài Gòn - Chợ Lớn hưởng ứng cuộc đấu tranh của công nhân

Nhà máy Đèn Chợ Quán [120; tr. 61]. Cuộc bãi công kéo dài 2 ngày làm cho cả thành

phố Sài Gòn - Chợ Lớn, Gia Định, Biên Hòa, không có điện, nước, mọi hoạt động

công nghiệp bị đình đốn; các rạp hát, rạp chiếu bóng phải đóng cửa; sáu tờ báo hằng

ngày không ra được; đài phát thanh phải im lặng 48 tiếng đồng hồ. Trước tình hình

đó, Ngô Đình Diệm phải đồng ý thu nhận những công nhân đã bị sa thải [32; tr. 93].

Ngày 13-5-1956, công nhân khuân vác kho 5 bến tàu Nhà Rồng đồng loạt

đình công đòi hãng Stic điều chỉnh chênh lệch giữa lương của dân phu có chân

trong “nghiệp đoàn phu khuân vác” (55$ mỗi ngày) và dân phu không vào nghiệp

Page 63: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

56

đoàn (46$ mỗi ngày). Đồng thời, công nhân cũng yêu cầu chủ hãng Stic bãi bỏ chế

độ cai thầu trung gian. Lo sợ nếu không chấp nhận yêu sách, cuộc đình công kéo dài

làm cho bến tàu tê liệt, buộc Thanh tra Lao động phải đứng ra dàn xếp. Cuối cùng,

chủ hãng phải chấp nhận: “Công nhân được hưởng đồng đều 55$ mỗi ngày kể từ

ngày 15-5-1956. Kể từ ngày 1-6-1956 lương của họ sẽ được tăng lên 65$ mỗi

ngày, chế độ cai thầu sẽ được bãi bỏ” [182; tr. 2]. Kết quả này cũng được báo

Dân chủ (Sài Gòn) đưa tin: “Công nhân bến tàu Nhà Rồng được tăng lương từ

18% đến 22%” [13; tr. 3]. Toàn thể công nhân đã đi làm lại chiều ngày 15-5-1956.

Tiếp theo cuộc đình công của công nhân công nhân khuân vác kho 5 bến

tàu Nhà Rồng là cuộc đấu tranh của công nhân hãng dầu Standard Vacuum Oil

ngày 19-7-1956 yêu cầu Ban Giám đốc giải quyết các yêu sách: “Chỉnh đốn

lương bổng; y tế; trả lương giờ phụ trội” [140; tr. 12].

Ngày 10-8-1956, Nội vụ đưa vấn đề này ra giải quyết tại Nha Thanh tra Lao

động, tuy nhiên, sau nhiều lần hòa giải, giới chủ ngoan cố không chấp nhận yêu sách

mà còn ngang ngược tăng giờ làm việc của công nhân. Hòa giải không thành, Nha

Thanh tra Lao động lập biên bản gửi đến Hội đồng trọng tài. Ngày 25-10-1956, Hội

đồng trọng tài phân xử: “Về lương bổng (như bên Shell đã chấp thuận trong phiên

hòa giải tại Nha Thanh tra Lao động). Về thời gian làm việc (muốn tăng giờ phải trả

thêm lương, đúng theo các án lệ). Giờ phụ trội (trả đúng theo các tỷ lệ bên Shell). Y

tế thi hành các quy chế đã được áp dụng tại hãng Shell từ năm 1955” [140; tr. 2-3].

Tuy nhiên, chủ hãng hết sức ngoan cố không chịu thi hành và yêu cầu nếu

công nhân rút lại yêu sách về y tế thì chủ hãng sẽ chấp nhận những yêu sách còn lại.

Sự ngoan cố của chủ hãng càng làm cho công nhân phẫn uất, cuộc tranh chấp này đã

kéo dài 3 tháng 24 ngày. Theo Liên hiệp nghiệp đoàn Đô Thành Sài Gòn - Chợ Lớn

thì: “Thái độ của Ban Giám đốc là không thể chấp nhận được và nếu cuộc đình công

có xảy ra là hoàn toàn do lỗi của Ban Giám đốc hãng mà thôi” [140; tr. 4].

Song song với cuộc đấu tranh của công nhân hãng dầu Standard Vacuum

Oil, ngày 3-8-1956, 400 công nhân hãng Stic (Thương khẩu Sài Gòn) đình công

đòi tăng lương. Cuộc đình công ảnh hưởng lớn đến hoạt động của bến tàu. Vì vậy,

ngày 7-8-1956, Nha Thanh tra Lao động (Sài Gòn) phải đứng ra can thiệp, cuối

Page 64: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

57

cùng, chủ nhân đồng ý tăng lương 15%. Công nhân đã chấm dứt đình công lúc 17

giờ 30 cùng ngày [261; tr. 40]. Về vụ đình công này, Nhật báo Tin Diễn khẳng

định: “Bản án của hội đồng trọng tài không phải để giải quyết riêng vụ tranh chấp

giữa chủ và công nhân hãng Stic, nó còn là mẫu mực cho nhiều cuộc tranh chấp

của các ngành ở bến tàu từ lâu tạm gác lại để chờ lấy vụ Stic làm một bản án

chung” [190].

Tiếp theo cuộc đình công của công nhân Stic là cuộc đấu tranh toàn thể công

nhân vô tuyến viễn thông Việt Nam. Ngày 30-10-1956, công nhân gởi yêu sách đến

Ban Quản trị hội đồng hãng viễn thông và Giám đốc đề nghị các yêu sách: “Tăng

lương cho công nhân; trả phụ cấp gia đình theo công chức; tăng phụ cấp tiền nhà;

sửa đổi tiền lương theo hạng; ấn định thời gian thăng trật; tiền lương và chế độ

điều trị khi công nhân và vợ con đau ốm; chống sa thải không lý do chính đáng;

tiền thưởng cuối năm; tiền lương công nhân khi bị động viên” [219; tr. 2].

Hơn 1 tháng từ kể từ ngày đưa yêu sách nhưng công nhân không nhận được

phúc đáp của Ban Giám đốc, vì vậy, ngày 10-12-1956, đại diện công nhân vô tuyến

viễn thông Việt Nam gởi đơn đến Nha Thanh tra Lao động yêu cầu can thiệp để

được thỏa mãn các yêu sách [184; tr. 43]. Trước yêu cầu của công nhân, Nha Thanh

tra Lao động đã mở 4 phiên hòa giải vào các ngày (28-12-1956), (4, 10, 17-1-1957).

Trong phiên hòa giải ngày 10-1-1957, Nha Thanh tra Lao động yêu cầu Ban Giám

đốc: “Cho công nhân biết các tỷ lệ tăng lương để tránh mọi sự nghi ngờ hầu tiến

hành nhanh chóng công việc hòa giải” [184; tr. 44]. Trước đề nghị của Nha Thanh

tra Lao động và tình hình đang căng thẳng của công nhân, ngày 21-1-1957, Hội

đồng Quản trị đã đồng ý những điểm trong bản yêu sách như sau:

- Đối với tăng lương (Lương dưới 1.500$ tăng 13%; lương từ 1.500$ tới

2.500$ tăng 15%; lương từ 2.500$ tới 4.500$ tăng 10%; lương trên 4.500$ tăng 8%).

- Đối với phụ cấp gia đình (sẽ điều chỉnh lại đối với những công nhân lãnh

phụ cấp dưới mức áp dụng).

- Đối với phụ cấp tiền nhà ở (công nhân và thuộc viên 100$/tháng trước đây,

nay tăng lên 250$/tháng; hạng phu 60%/tháng trước đây, nay tăng lên 150$/tháng).

- Đối với sửa đổi tiền lương tùy theo hạng (hai bên đồng ý để vấn đề này xét

trong nội bộ giữa 2 bên công nhân và Ban Giám đốc).

Page 65: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

58

- Đối với thời gian thăng trật (hai bên đồng ý để vấn đề này xét trong nội bộ

giữa 2 bên công nhân và Ban Giám đốc).

- Đối với tiền lương và thuốc men cho công nhân đau ốm (đồng ý theo yêu

cầu của công nhân).

- Đối với vấn đề sa thải (đồng ý tuân theo luật lao động).

- Đối với tiền thưởng cuối năm (vấn đề này được thông qua).

- Đối với tiền lương khi công nhân động viên (đồng ý công nhân được

hưởng lương sai biệt trong thời gian huấn luyện quân sự, sau đó không được

hưởng nữa) [184; tr. 47-48].

Khi cuộc đấu tranh của công nhân vô tuyến viễn thông chưa kết thúc thì cuộc

đấu tranh của công nhân hỏa xa ngày 13-1-1957 đòi tiền Tết và tiền thưởng cuối

năm tiếp diễn. Theo Quyết định số 96/BTC - KT ngày 27-12-1956 của CQNĐD,

nhân viên lương tháng dưới 6.000$ được quyền mượn tiền Tết là 2.000$, tiền

thưởng cuối năm phải được phân phối xong trước ngày 15-11 mỗi năm là trễ nhất.

Tuy nhiên, sau thời gian quy định 2 tháng nhưng công nhân chưa hề biết kết quả

phân phối tiền Tết và tiền thưởng. Vì vậy, ngày 14-1-1957, 2.500 công nhân sở hỏa

xa tiến hành lãn công. Trước tình trạng lãn công của công nhân hỏa xa, các Bộ có

liên quan đã tiến hành họp và có ý kiến khác nhau. Bộ Kinh tế (Sài Gòn) đề nghị:

“Nên chấp thuận bằng cách cho công nhân lương thấp được mượn tiền tiêu Tết,

mức tối đa không quá 2.000$, những nhân viên nào mà số nguyệt bổng không quá

2.000$ cũng được mượn một số tiền bằng một tháng lương kể cả phụ cấp. Còn việc

trả tiền thưởng cho các nhân viên, nếu quỹ hỏa xa thiếu hụt thì nên đình chỉ trong

năm nay”. Tuy nhiên, Bộ Tài chính (Sài Gòn) lại cho rằng: “Nếu không đủ cho vay

Tết thì cũng không đồng ý cho tiền thưởng”. Còn Bộ Công chánh và Giao thông

(Sài Gòn) trả lời: “Đa số Hội đồng Quản trị đã biểu quyết năm nay không cho vay

Tết, và đình chỉ việc phát tiền thưởng cuối năm” [29; tr. 1]. Dựa trên ý kiến các Bộ,

ngày 17-1-1957, Hội đồng Quản trị hỏa xa Việt Nam đã quyết định: “Vì tình hình

tài chính eo hẹp của hỏa xa, nay cho phép Nha hỏa xa Việt Nam đình chỉ hai việc

sau: Việc cho nhân viên mượn trước một số tiền để chi tiêu vào dịp Tết Đinh Dậu.

Việc trả cho nhân viên tiền thưởng cuối năm thuộc về năm 1956” [124; tr. 3]. Trước

Page 66: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

59

quyết định của Hội đồng Quản trị hỏa xa Việt Nam, ngày 19-1-1957, tại trụ sở Tổng

Liên đoàn Lao công Việt Nam hơn 2.000 công nhân hỏa xa đã tiến hành đại hội bất

thường yêu cầu Nha Giám đốc trước ngày 25-1-1957 phải: “Tuân hành quyết định

của chính phủ về tiền mượn Tết; thi hành luật lao động về tiền nghỉ hàng năm của

công nhân công nhật. Yêu cầu Nha Giám đốc hỏa xa triệu tập trước ngày 25-1-1957

hội đồng đại diện nhân viên để phân phối tiền thưởng cuối năm, số tiền này công

nhân chịu hi sinh chỉ lãnh tối đa là 2.000$ cho bất cứ cấp bậc nào, và sẵn sàng để

qua Tết sẽ lãnh, trước kỳ lương tháng 2-1957. Hội đồng Quản trị Trung ương

nghiệp đoàn tiếp xúc ngay với báo chí Đô Thành và chuẩn bị mọi phương diện cần

thiết để tránh những trở ngại cho đồng bào dùng xe lửa làm phương tiện lưu thông

trong dịp Tết, nếu xảy ra trường hợp bất đắc dĩ công nhân hỏa xa Việt Nam phải

đình công” [224; tr. 2].

Khi cuộc đấu tranh của công nhân hỏa xa đang diễn ra quyết liệt thì cuộc bãi

công đòi tăng lương của trên 3.500 công nhân cảng Sài Gòn ngày 24-1-1957 tiếp

diễn. Cuộc đình công làm cho bến tàu Sài Gòn hoàn toàn tê liệt, buộc chủ hãng phải

chấp nhận tăng lương 15% cho công nhân [178; tr. 115].

Ngày 26-12-1957, Nghiệp đoàn công nhân Ô tô buýt tổ chức đại hội bất

thường tại trụ sở Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam để thảo luận tiền thưởng Tết, tiền

thưởng cuối năm. Đại hội đồng thanh quyết nghị: “Nếu cuộc hòa giải tại Nha Thanh

tra Lao động lúc 16 giờ chiều (26-12-1957) bất thành hoặc chủ nhân không thỏa mãn

thì toàn thể công nhân sẽ lãng công toàn diện vào ngày 27-12-1957” [111; tr. 1]. Cùng

ngày (26-12-1957), Nha Thanh tra Lao động mở phiên hòa giải giữa Ban Thụ ủy

công nhân12

và Ban Giám đốc. Trong phiên hòa giải, phía công nhân đưa ra yêu

sách về tiền thưởng cuối năm là: “Công nhân lương tháng hưởng 1 tháng lương;

công nhân lương ngày hưởng 25 ngày” [111; tr. 2].

Sau hai tiếng đồng hồ thảo luận hết sức căng thẳng, Ban Giám đốc chỉ chấp

thuận: “Công nhân lương tháng được hưởng 20 ngày; công nhân lương ngày

được hưởng 17 ngày rưỡi; công nhân mới vào làm chưa được một năm chỉ được

hưởng 2/3 số tiền thưởng 20 ngày của công nhân lương tháng và sẽ phát vào ngày

15-1-1958” [111; tr. 2]

12. Ban thụ ủy công nhân tức Ban đại diện của công nhân được cử ra để đấu tranh với giới chủ.

Page 67: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

60

Tuy nhiên, chấp thuận này của Ban Giám đốc không được Ban Thụ ủy công

nhân đồng ý với lý do: “Quyết định của đại hội là giữ vững lập trường” [111; tr. 2].

Công nhân quyết định ngưng việc vào 5 giờ sáng ngày 27-12-1957 để bảo vệ

yêu sách.

Sang năm 1958, phong trào công nhân ở các ĐTMN tiếp tục diễn ra mạnh

mẽ. Tuy nhiên, phong trào diễn ra chủ yếu là ở Sài Gòn - Chợ Lớn thu hút công

nhân nhiều ngành như công nhân vô tuyến viễn thông, công nhân vận tải, công nhân

bến tàu, công nhân thủy điện, công nhân ngành dệt,… đấu tranh.

Mở đầu, ngày 8-1-1958, Nghiệp đoàn công nhân vô tuyến viễn thông họp để

lấy quyết nghị đình công truy tố Ban Giám đốc đã chặn bớt lương của công nhân và

dùng lời lẽ đàn áp, mạt sát công nhân [112; tr. 1]. Cuộc tranh chấp này kéo dài gần

3 tháng. Ngày 8-4-1958, Ban Giám đốc đồng ý: “Tăng lương cho công nhân tùy

theo số lời mà hãng thu được. Số lời này phỏng độ 50.000$00. Chủ nhân bằng lòng

giao quyền cho công nhân sắp xếp việc tăng lương cùng cho họ lãnh khoản tiền nầy

kể từ ngày 1-1-1958” [186; tr. 3].

Tiếp theo cuộc đấu tranh của công nhân vô tuyến viễn thông, ngày 25-5-1958,

170 đại biểu công nhân của 150 xưởng dệt Sài Gòn - Chợ Lớn và Gia Định kiến nghị

lên Chính phủ:

- Yêu cầu CQNĐD cấm nhập cảng tất cả các loại hàng vải đồng loại với

hàng nội hóa sản xuất được để tạo một sự thúc đẩy tự túc mãnh liệt, vượt bực thâu

dụng nhiều nhân công.

- Yêu cầu CQNĐD tích cực giúp đỡ để hạ giá hàng vải nội hóa.

- Yêu cầu CQNĐD hướng dẫn nâng đỡ các nhà nhập cảng vải ngoại hóa trở

về nhập cảng nguyên liệu ngành dệt, phục vụ sản xuất, hướng dẫn địa chủ qua hoạt

động công kỹ nghệ dệt, vận động tư bản ngoại quốc đầu tư ngành chỉ sợi, tạo công

ăn việc làm cho công nhân.

- Khuyến khích, giúp đỡ nông dân tăng gia trồng bông, dâu, nuôi tằm; phát

động mạnh chiến dịch dùng hàng vải nội hóa do các tổ chức quần chúng làm nòng

cốt [229; tr. 3].

Page 68: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

61

Ngày 11-8-1958, toàn thể công nhân tài xế hãng dầu Stanvac13

(Nhà Bè) đã

lãng công do Ban Giám đốc không thực hiện đúng quy định về 1 tài xế và 1 lơ phụ

trên xe của hãng [242]. Trước sức ép của công nhân, ngày hôm sau (12-8-1958),

Thanh tra Lao động Nam Phần đứng ra hòa giải và hai bên đã ký kết bản thỏa hiệp

bao gồm các điều khoản: “Công nhân sẽ chấm dứt cuộc đình công và trở vào làm

việc vào lúc 13 giờ ngày 12-8-1958; công nhân bằng lòng đi làm việc lại theo điều

kiện ngày 8-8-1958 nghĩa là tài xế đã chạy tình nguyện trong Đô Thành không có

lơ phụ sẽ tiếp tục chạy lại để chờ đợi sự hòa giải của Nha Thanh tra Lao động

Nam Phần; các xe mà hãng đã giao cho hãng Costa sẽ được lấy lại cho tài xế của

hãng chạy ngoại trừ một chiếc mà sau này hãng sẽ có chiếc khác thay thế để cho

tài xế của hãng chạy” [215; tr. 2].

Cuối năm 1958, tại Sài Gòn, ngày 23-12-1958, công nhân hãng B.G.I14

Cầu

Kho đình công phản đối Ban Giám đốc sa thải công nhân vô cớ. Ngay lập tức, cuộc

đình công của công nhân B.G.I Cầu Kho được toàn thể công nhân hãng B.G.I Sài

Gòn ủng hộ, theo Công văn của Giám đốc Cảnh sát Đô Thành gửi Đô trưởng Sài Gòn

ngày 24-12-1958 thì: “Để ủng hộ cuộc tranh chấp của công nhân chi nhánh hãng

B.G.I Cầu Kho, ngày hôm qua 23-12-1958, toàn thể công nhân các chi nhánh hãng

B.G.I trong Đô Thành kể sau đã đình công; hãng B.G.I số 6 đường Hai Bà Trưng với

106 công nhân; hãng B.G.I đường J.J Rousseau với 232 người; hãng B.G.I bến Hàm

Tử với 80 người hưởng ứng đình công” [106; tr. 1]. Trước tinh thần liên hiệp đấu

tranh của công nhân, cùng ngày (23-12-1958), Nha Tổng Thanh tra Lao động Nam

Việt phải triệu tập cuộc họp giữa Ban Giám đốc và đại diện của công nhân. Cuối

cùng, Ban Giám đốc đã đồng ý: “Thâu hồi 2 công nhân lương tháng và hứa đến Tết

1959 không sa thải công nhân hãng B.G.I Cầu Kho” [106; tr. 2]. Toàn thể công nhân

đình công thuộc hãng B.G.I đi làm việc lại lúc 14 giờ ngày 23-12-1958.

Cuộc đấu tranh của công nhân B.G.I vừa chấm dứt, 3 ngày sau (26-12-1958),

công nhân đay sợi hãng Delignon tiếp tục bãi công đòi tăng lương. Trước tình trạng

13

. Hãng dầu Stanvac còn gọi là hãng “Con ngựa bay”, một hãng dầu có chi nhánh ở hầu khắp các nước Đông Nam Á, là

hãng dầu có thế lực của tư bản Mỹ ở miền Nam. Nó có hàng trăm đại lý ở Sài Gòn và các tỉnh khác, độc quyền cung cấp

xăng dầu cho các sân bay quân sự, các đơn vị cơ giới của Mỹ và CQNĐD. 14. Là một nhà máy bia của tư bản Pháp xây dựng năm 1875.

Page 69: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

62

công nhân bãi công, ngày 29-12-1958, Nha Thanh tra Lao động Nam Phần mở cuộc

hòa giải giữa chủ hãng và Ban Thụ ủy công nhân. Kết quả, chủ hãng chỉ đồng ý:

“Tăng lương lên 5% cho những công nhân trên 2 năm thâm niên, và lãnh không quá

50$00 mỗi ngày, ngoài ra không tăng lương cho các hãng khác” [62; tr. 3]. Sau khi

có kết quả cuộc hòa giải, 1 ngày sau (30-12-1958), tại trụ sở Tổng Liên đoàn Lao

công Việt Nam, toàn thể công nhân thuộc nghiệp đoàn công nhân đay sợi hãng

Delignon đã nhóm họp bất thường để nghe Ban Thụ ủy báo cáo kết quả cuộc hòa giải

(29-12-1958). Trong cuộc họp này, Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam kêu gọi anh

chị em công nhân hãy: “Siết chặt hàng ngũ để bảo vệ yêu sách, cho đến khi thắng

lợi” và “thu thập tài liệu về việc thương mãi của hãng, coi có phải hãng có lời mà

không chịu tăng lương cho nhân công, để tìm mọi biện pháp đối phó” [62; tr. 3].

Ngày 17-1-1959, 729 công nhân Nhà đèn Chợ Quán gởi đơn yêu cầu Sở Lao

động Đô Thành can thiệp với công ty Cee để được thỏa mãn các yêu sách: “Tăng

lương tổng quát 15% mỗi ngày/công nhân; công nhân đau nặng được gởi đến bệnh

viện điều trị, các phí tổn do công ty đài thọ; trả phụ cấp gia đình trên căn bản duy

nhất; trả tiền phụ trội theo thủ tục cho công nhân làm phiên” [43; tr. 1]. Trước yêu

cầu của công nhân, ngày 26-3-1959, Sở Lao động Đô Thành đã tổ chức hòa giải

nhưng không thành công. Vụ việc này kéo dài đến ngày 18-6-1959 khi Hội đồng

trọng tài tuyên xử: “Bác lời yêu cầu của bên công nhân về điểm tăng lương tổng

quát mỗi ngày cho toàn thể công nhân; bác lời yêu cầu được hưởng phụ cấp gia

đình trên căn bản duy nhất; ghi rằng chủ nhân và công nhân đồng thỏa thuận về

điểm chủ nhân phải đài thọ tất cả tiền khám bệnh và thuốc men do bác sỹ của công

ty thủy điện cho toa” [241; tr. 2]. Mặc cho những phúc quyết của Hội đồng trọng

tài, công nhân vẫn không chấp thuận vì họ cho rằng, Hội đồng trọng tài đã bác hết các

yêu sách của họ nên quyết định sẽ đi đến một cuộc đình công và yêu cầu Bộ Lao

động tìm biện pháp hòa giải. Cuộc tranh chấp kéo dài mãi đến ngày 10-11-1959, khi

Bộ Công Chánh và Bộ Lao động quyết định:“Thỏa mãn yêu sách công nhân, nếu

không ảnh hưởng nhiều đến giá điện; tăng giá điện vừa đủ để đài thọ phí tổn thêm

về nhân công; công ty phải mở mục kế toán riêng về sự thâu do gia tăng giá điện và

xuất để đài thọ phí tổn mới về công nhân” [36; tr. 2]. Căn cứ vào đề nghị của Bộ

Page 70: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

63

Công chánh và Bộ Lao động, ngày 24-11-1959, Ủy ban Vật giá Quốc gia đã đề

nghị: “Tạm thời tăng giá điện và mở mục kế toán riêng biệt để ghi sự thâu do gia

tăng giá điện và xuất để đài thọ phí tổn mới về yêu sách của công nhân; chấp thuận

tổng số phí tổn về công nhân dự định là 554.279$ hàng tháng; số lượng điện lực

trung bình bán ra hàng tháng là 17 triệu KWH để làm căn bản cho việc tính số gia

tăng giá điện; hiệu lực áp dụng để trả phụ cấp gia đình và đài thọ phí tổn lương và

bệnh viện cho công nhân, kể từ ngày đầu của tháng có quyết định của thưởng cấp”

[37; tr. 2-3]. Kết quả, Bộ Kinh tế đã chấp thuận các đề nghị của Ủy ban Vật giá quốc

gia về đồng ý tăng phụ cấp gia đình và tiền viện phí khi công nhân đau ốm [37; tr. 4].

Khi cuộc bãi công của công nhân Nhà đèn Chợ Quán chưa chấm dứt, thì

ngày 14-1-1959, toàn thể công nhân xe lửa Sài Gòn đưa yêu sách đòi mượn tiền

Tết. Trong đấu tranh, công nhân xe lửa Sài Gòn vừa nêu yêu sách vừa gây dư luận

bàn tán, thúc ép CQNĐD phải giải quyết. Kết quả, công nhân xe lửa Sài Gòn được

mượn 10 triệu đồng miền Nam [178; tr. 132].

Tiêu biểu nhất trong năm 1959 là cuộc đấu tranh của công nhân hãng dầu

Shell. Ngày 15-10-1959, hơn 500 công nhân của hãng nhất loạt đình công để phản

đối việc chủ tư bản Mỹ sa thải công nhân. Bất chấp các âm mưu xoa dịu lẫn đe dọa

của chủ hãng cũng như của CQNĐD (Bộ trưởng Bộ Lao động Sài Gòn đã trực tiếp

đến công ty buộc anh em công nhân trở lại làm việc), công nhân vẫn cương quyết

tiếp tục đòi chủ phải chấp nhận yêu sách. Ngày 21-10-1959, toàn thể công nhân

trong hãng dầu Shell họp đại hội bất thường và quyết định trưng dụng tiền quỹ của

nghiệp đoàn để trường kỳ đấu tranh cho đến khi thắng lợi. Đồng thời, công nhân các

xí nghiệp bạn, đặc biệt là công nhân các công ty tư bản nước ngoài như các hãng

dầu Svoc, Cantex, hãng B.G.I,… cũng tổ chức bãi công hưởng ứng và hỗ trợ cho

cuộc đấu tranh của anh em công nhân hãng dầu Shell [249; tr. 48].

Do ảnh hưởng của cuộc bãi công, nhiều cây xăng ở Sài Gòn bị thiếu xăng.

Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt của công nhân hãng dầu Shell và sự đoàn kết

giai cấp của công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn, buộc chủ hãng phải nhượng bộ thu nhận

những công nhân đã bị sa thải trở lại làm việc.

Page 71: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

64

Sang năm 1960, phong trào vì mục tiêu dân sinh của công nhân ở các ĐTMN

vẫn tiếp tục diễn ra. Một số cuộc đấu tranh tiêu biểu như ngày 7-1-1960, 200 công

nhân hãng Ô tô buýt họp đại hội đấu tranh đưa yêu sách đòi tiền thưởng, tiền công

những giờ làm thêm và phụ cấp gia đình. Sau bốn ngày đấu tranh, chủ hãng đã đồng

ý những yêu sách của công nhân [178; tr. 140].

Bên cạnh cuộc đấu tranh của công nhân Ô tô Buýt, ngày 10-7-1960, 150 đại

biểu công nhân thuộc 60 tổ chức nghiệp đoàn ở Sài Gòn - Chợ Lớn, họp hội nghị đòi

CQNĐD có biện pháp giải quyết tình trạng công nhân bị bắt buộc làm nhiều giờ. Tiếp

đến, ngày 7-8-1960, 140 công nhân thuộc 15 xưởng dệt ở Sài Gòn họp hội nghị đấu

tranh chống CQNĐD chèn ép các nhà dệt, hội nghị đã vạch trần tổ chức “công ty kỹ

nghệ bông vải Việt Nam”15

đã độc quyền tơ sợi, tích trữ nguyên liệu. Ngày 3-11-1960,

tại Sài Gòn diễn ra hội nghị các đại biểu nghiệp đoàn miền Nam nhằm tố cáo chính

sách bóc lột công nhân của CQNĐD, tình trạng giá sinh hoạt tăng gấp đôi trong khi

mức lương từ 1-7-1956 đến tháng 11-1960 vẫn không hề thay đổi [178; tr. 142].

Tóm lại, giai đoạn 1954-1960, phong trào công nhân vì mục tiêu dân sinh đã

diễn ra rộng khắp ở các ĐTMN và hầu hết các mục tiêu dân sinh của công nhân đều

giành được thắng lợi.

2.4.2.2. Phong trào công nhân vì mục tiêu dân chủ

Song song với đấu tranh vì mục tiêu dân sinh, công nhân ở các ĐTMN còn

đấu tranh vì mục tiêu dân chủ16

với nội dung chủ yếu chống khủng bố, đàn áp đoàn

viên nghiệp đoàn, đòi tự do nghiệp đoàn và bảo vệ nghiệp đoàn.

Trước tình trạng Mỹ và CQNĐD bắt bớ, đàn áp, chia rẽ công nhân, quyền tự

do nghiệp đoàn bị vi phạm, công nhân ở các ĐTMN đã đứng lên đấu tranh để bảo vệ

quyền lợi của mình. Trong ngày Quốc tế Lao động 1-5-1955, công nhân các thành

phố Sài Gòn - Chợ Lớn, Biên Hòa, Đà Nẵng, Huế đã tổ chức nhiều cuộc mít tinh,

biểu tình đòi tự do hội họp, tự do ngôn luận, chống đàn áp, khủng bố [32; tr. 92].

Ngày 1-2-1956, Thường vụ Chi đoàn Hỏa xa ga Sài Gòn đã gởi công văn

đến Thường vụ Liên đoàn Trung ương Công chức Cách mạng Quốc gia (Sài Gòn)

15. Đây là công ty của Ngô Đình Diệm, có vốn đầu tư của Mỹ. 16

. Xem phụ lục 1.

Page 72: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

65

nêu rõ tình trạng Nha Giám đốc hỏa xa độc quyền, khủng bố đoàn viên, bóp nghẹt

đời sống công nhân về tinh thần, đồng thời, ra lời hiệu triệu gởi đến toàn thể anh

chị em công nhân hỏa xa Việt Nam với yêu cầu cấp tốc: “Phải ấn định một

phương pháp tranh đấu khả dĩ giúp nguyện vọng của chúng ta sớm được thực

hiện, và thực hiện trong vòng pháp luật hiện hành; bầu cử sẵn sàng ở mỗi địa

phương một đại biểu để cùng thảo luận và ấn định với Ủy ban tạm thời một kế

hoạch chung. Các đại diện này sẽ họp với Ủy ban tạm thời trong dịp Đại hội Liên

đoàn hỏa xa ngày 28 và 29-4-1956” [73; tr. 3].

Tiếp theo, ngày 21-6-1956, Liên hiệp nghiệp đoàn địa phương Chợ Lớn gởi

công văn đến CQNĐD vạch rõ quyền tự do nghiệp đoàn đã bị xâm phạm bởi

những hành động trắng trợn, nhục mạ, bắt cóc đàn áp tra tấn các cán bộ nghiệp

đoàn của chính quyền Thủ Dầu Một và yêu cầu: “Chính phủ Cộng hòa ra lệnh

tống giam tức khắc những kẻ phá hoại quyền tự do nghiệp đoàn, đã bắt bớ, tra tấn

các cán bộ nghiệp đoàn; yêu cầu trả tự do lập tức cho các cán bộ nghiệp đoàn

hiện đang bị nha cầm quyền Thủ Dầu Một giam giữ” [138; tr. 1].

Ngày Quốc tế Lao động 1-5-1957, mặc dù CQNĐD ra lệnh cấm biểu tình,

nhưng tại Sài Gòn, đông đảo quần chúng, trong đó đa phần là công nhân tỏa ra các

ngả đường biểu tình, nêu cao khẩu hiệu đòi quyền lợi, trong đó có quyền “Tự do

nghiệp đoàn”.

Vào những tháng cuối năm 1957, những cuộc đấu tranh vì mục tiêu dân chủ

của công nhân ở các ĐTMN vẫn tiếp diễn, ngày 24-10-1957, 194 đại biểu công

nhân thuộc 62 nhà máy, xí nghiệp họp và nêu kiến nghị đòi CQNĐD trả tự do cho

cán bộ nghiệp đoàn bị bắt và không được hạn chế tự do nghiệp đoàn [122; tr. 230].

Ngày 8-11-1957, 31 đại diện thuộc 12 nghiệp đoàn (nằm trong hệ thống Lực

lượng thợ thuyền) tại Sài Gòn tổ chức hội nghị bàn về quyền tự do nghiệp đoàn

[179; tr. 36] đồng thời ra quyết nghị:

“- Yêu cầu Tổng thống Cộng hòa Việt Nam và ông Chủ tịch Quốc hội bãi bỏ

ngay Dụ số 2317

đề ngày 16 -11-1952, vì dụ này chỉ có hiệu lực trong thời kỳ chiến

tranh, nay không còn hợp thời nữa.

17. Dụ 23 được ban hành năm 1952, nội dung quy định về thể lệ nghiệp đoàn.

Page 73: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

66

- Xin Tổng thống và Quốc hội sớm ban hành một chế độ tự do nghiệp đoàn

rộng rãi và dân chủ phù hợp với sức tiến bộ và giác ngộ của lao động Việt Nam.

- Xin ra lệnh cho các nhà cầm quyền địa phương đình chỉ việc uy hiếp các

cơ sở nghiệp đoàn” [3; tr. 38].

Cùng ngày (8-11-1957), Lực lượng thợ thuyền Việt Nam tiếp tục ra thông cáo:

“Quyền tự do nghiệp đoàn là một gia tài chung mà công nhân thợ thuyền xứ ta đã

tốn bao công lao tranh đấu mới có thì không bao giờ có thể ai xâm phạm đến hoặc

làm mất thứ khí giới độc nhất của chúng ta. Bảo vệ quyền tự do nghiệp đoàn là bổn

phận mỗi người công nhân… Quyền tự do nghiệp đoàn phải được áp dụng cho tất cả

mọi người công dân có nghề nghiệp, trong sự tôn trọng tinh thần dân chủ từ dưới lên

trên, trái lại quyền tự do thiêng liêng này không thể tập trung vào tay một cá nhân

hay một lãnh tụ nào để lũng đoạn và chi phối lao động” [4; tr. 39].

Tiếp đến, ngày 16-11-1957, 23 đại diện nghiệp đoàn thuộc hệ thống Lực

lượng thợ thuyền Việt Nam tiếp tục họp để bàn về vấn đề tự do nghiệp đoàn. Tại

buổi họp này, Tổng Thư ký Lực lượng thợ thuyền Việt Nam cho biết, vấn đề tự do

nghiệp đoàn được Bộ trưởng Lao động (Sài Gòn) đồng ý “các nghiệp đoàn chưa có

phái lai vẫn được hoạt động, nhưng với điều kiện không ra ngoài phạm vi nghiệp

đoàn” [185; tr. 3].

Nhưng ngày hôm sau (17-11-1957), CQNĐD tổ chức khủng bố các nghiệp

đoàn, nhiều trụ sở nghiệp đoàn bị phá, các cuộc họp của công nhân bị giải tán, nhiều

công nhân bị bắt, vì vậy phong trào chống khủng bố, đòi tự do nghiệp đoàn đã nổ ra

khắp các ĐTMN. Đến ngày 24-11-1957, có tới 194 đại biểu của 62 nghiệp đoàn họp

đại hội và ra nghị quyết đòi CQNĐD trả tự do cho các cán bộ nghiệp đoàn hỏa xa

đang bị giam cầm.

Cuộc đấu tranh này vẫn tiếp tục diễn ra, kéo dài đến ngày 29-8-1958, 450

nghiệp đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động tổ chức đại hội đòi CQNĐD mở rộng tự

do dân chủ và đòi hủy bỏ Dụ 23, mở rộng các quyền tự do, dân chủ [122; tr. 230].

Tiếp đến, ngày 22-10-1958 trong điện tín số 2035 của Tổng Liên đoàn Lao

động Việt Nam (Sài Gòn) gởi CQNĐD cho biết: “Từ ngày 13-10-1958 đến nay

Tổng Liên đoàn nhận được rất nhiều báo cáo của cơ sở Nghiệp đoàn (thành - tỉnh)

Page 74: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

67

số đoàn viên bị bắt rất nhiều, những anh em đoàn viên đã bị bắt đều có công ăn

việc làm hằng ngày, đàng hoàng, trong khi bị bắt gia đình (cha mẹ vợ con) ngơ

ngác đến yêu cầu Tổng Liên đoàn hỏi thăm can thiệp với Chính phủ. Chúng tôi

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam rất băn khoăn trước sự than khóc khẩn khoản

yêu cầu của gia đình những đoàn viên bị bắt không biết phải trả lời làm sao cha mẹ

vợ con họ yên dạ” [230; tr. 2]; đồng thời, yêu cầu Ngô Đình Diệm: “Cứu xét số

đoàn viên Tổng Liên đoàn bị bắt, không có hành động phá hoại an ninh công cộng

Quốc gia mà bị tình nghi hoặc bị khai cử vì tư thù. Tổng Liên đoàn xin Tổng thống

cho họ về, hoặc cho Tổng Liên đoàn xin lãnh họ về đoàn tụ với gia đình” [230; tr. 2].

Tiếp đó, ngày 9-11-1958, Hội nghị đại biểu gồm 250 nghiệp đoàn thuộc Liên đoàn

Lao động Việt Nam (Sài Gòn) ra quyết nghị lên án tình trạng khủng bố nghiệp đoàn ở

các địa phương, các tổ chức nghiệp đoàn bị cấm tổ chức, cấm hội họp, cấm hoạt động

mặc dầu đúng theo luật lệ thủ tục hiện hành và yêu cầu chính quyền phải thực hiện:

“Tự do nghiệp đoàn trên thực tế. Không được ép buộc nghiệp đoàn vô phong trào

cách mạng quốc gia,… Chấm dứt khủng bố, bắt bớ cán bộ đoàn viên Tổng Liên đoàn

không có lý do chính đáng, nhứt là đương khi tranh đấu,…” [231; tr. 2].

Cùng với việc ngăn cấm các nghiệp đoàn hoạt động, Mỹ và CQNĐD dùng

thủ đoạn mua chuộc, chia rẽ nội bộ trong nghiệp đoàn, giữa công nhân và cán bộ

nghiệp đoàn, giữa nghiệp đoàn này với nghiệp đoàn khác. Tuy vậy, trái với ý muốn

của Mỹ và CQNĐD, công nhân ở các ĐTMN tiến hành đấu tranh không chỉ bảo vệ

nghiệp đoàn mà còn vận động công nhân tham gia vào các nghiệp đoàn, bởi vậy số

lượng nghiệp đoàn ngày càng tăng. Năm 1958, trong khi CQNĐD chỉ cấp giấy phép

cho thành lập 311 nghiệp đoàn, nhưng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tổng

Liên đoàn Lao công và Lực lượng thợ thuyền đã tổ chức được tới 809 nghiệp đoàn

và 10 liên đoàn bao gồm 1.902.000 đoàn viên [130; tr. 12].

Trước sự phát triển của phong trào đòi tự do nghiệp đoàn, CQNĐD đã tìm

cách kiểm soát chặt chẽ hơn nữa như ra thông tư nhắc các cấp chú ý thi hành Dụ

23. Ngày 16-2-1959, Đô Trưởng Sài Gòn bắt các nghiệp đoàn khai danh sách

ban quản trị. Một số nghiệp đoàn tuy có giấy phép nhưng vẫn bị cấm hoạt động,

những cán bộ nghiệp đoàn hoạt động tích cực bị CQNĐD bắt bớ, tù đày. Dù vậy,

Page 75: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

68

cuộc biểu tình vào ngày Quốc tế Lao động 1-5-1959 vẫn thu hút 21 vạn công

nhân Sài Gòn tham gia, các khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ, chống khủng bố như

“hủy bỏ Dụ 23” vẫn được nêu cao.

Bằng các biện pháp đấu tranh linh hoạt và chặt chẽ, phong trào công nhân ở các

ĐTMN liên kết được với nhau khiến CQNĐD không thể đàn áp chúng ngụy tạo lý do

“Cộng sản lũng đoạn nghiệp đoàn” để tiếp tục khống chế và đánh phá ác liệt phong

trào công nhân. Đến giữa năm 1959, các cơ sở Đảng trong các nghiệp đoàn, xí nghiệp

bị tan vỡ, vì vậy phong trào tạm lắng xuống, tuy nhiên nhiều cuộc mít tinh biểu dương

lực lượng có từ 700 đến 1.000 công nhân tham gia vẫn diễn ra tại Sài Gòn và các

ĐTMN, với các khẩu hiệu: “Đả đảo Mỹ Diệm”, “Thành lập chính quyền liên hiệp dân

tộc dân chủ”, “Hòa bình thống nhất Tổ quốc” [249; tr. 49].

Như vậy, phong trào công nhân ở các ĐTMN vì mục tiêu dân chủ trong giai

đoạn 1954-1960 diễn ra khá mạnh mẽ. Phong trào sử dụng thế hợp pháp của nghiệp

đoàn như Tổng Liên đoàn Lao động, Lực lượng thợ thuyền để đấu tranh đòi quyền

lợi cho công nhân.

2.4.2.3. Phong trào đấu tranh đòi thực hiện Hiệp định Genève và chống

chính sách “tố Cộng”

Nguyện vọng cao nhất của nhân dân Việt Nam từ sau Hiệp định Genève

(21-7-1954) là hòa bình, thống nhất đất nước. Cùng với mọi tầng lớp xã hội khác ở

miền Nam, công nhân ở các ĐTMN đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Genève chú

trọng vào hai điểm:

Thứ nhất, đòi Mỹ và CQNĐD hiệp thương với Chính phủ Việt Nam dân chủ

Cộng hòa, tiến tới tổng tuyển cử, thống nhất đất nước vào tháng 7-1956.

Thứ hai, đòi thi hành điều 14C của Hiệp định Genève, chống Mỹ và

CQNĐD khủng bố người yêu nước và kháng chiến.

Tại Sài Gòn - Chợ Lớn ngày 1-8-1954, 50.000 đồng bào, phần đông là công

nhân nhà đèn, bến cảng, công nhân làm việc trong các đơn vị hậu cần của Pháp và

các tầng lớp khác, biểu tình tại đường Kitchener (hiện nay là đường Nguyễn Thái

Học). Đoàn biểu tình vừa đi vừa hoan hô hòa bình, giương cao các biểu ngữ đòi thi

hành nghiêm chỉnh Hiệp định Genève. Cùng ngày (1-8-1954), được sự chỉ đạo của

Page 76: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

69

Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, các đại biểu trí thức và lao động đã thành lập “Phong

trào Hòa bình Sài Gòn - Chợ Lớn”, ra tuyên bố tôn chỉ, mục đích của phong trào là

đấu tranh cho hòa bình ở Đông Dương được củng cố, quyền tự do dân chủ được bảo

đảm, nước Việt Nam được thống nhất bằng tuyển cử tự do trong cả nước. Hưởng ứng

Phong trào Hòa bình, lực lượng công nhân, thợ thuyền các xí nghiệp ấn loát, các xí

nghiệp hậu cần Pháp, công ty thủy điện đã tham gia tích cực [32; tr. 85-86].

Cũng trong ngày (1-8-1954), tại Đà Nẵng, phong trào đấu tranh đòi thi hành

Hiệp định Genève của công nhân hỏa xa diễn ra sôi nổi. Công nhân hỏa xa đã ký vào

bản kiến nghị hoan nghênh Hiệp định Genève đã đem lại hòa bình cho đất nước và yêu

cầu các bên phải nghiêm chỉnh thi hành. Chỉ trong một ngày, phong trào đã thu hút

1.000 chữ ký của công nhân hỏa xa và quần chúng nhân dân ký vào bản kiến nghị gởi

lên Tòa thị chính và Ủy hội quốc tế Đà Nẵng. Sự kiện này đã gây tiếng vang lớn trong

thành phố lúc bấy giờ [134; tr. 21].

Sang năm 1955, phong trào công nhân ở các ĐTMN đấu tranh đòi thi hành

Hiệp định Genève diễn ra sôi nổi, đều khắp các đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn, Biên

Hòa, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế.

Tại Huế, nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5-1955, một cuộc mít tinh lớn diễn ra

tại quảng trường Phu Văn Lâu với khoảng ba vạn người, trong đó công nhân tham gia

rất đông đảo. Tại diễn đàn cuộc mít tinh, đại diện công nhân nhà máy đèn kêu gọi

công nhân, nhân dân lao động và các tầng lớp nhân dân đấu tranh cho quyền lợi dân

sinh, dân chủ, hòa bình và thống nhất đất nước [135; tr. 40]. Cùng ngày (1-5-1955),

tại Biên Hòa, nghiệp đoàn Lao động Nhà máy cưa BIF tổ chức biểu tình với hơn 600

công nhân tham gia. Đoàn biểu tình tuần hành qua các đường phố chính của Biên

Hòa với các băng cờ, khẩu hiệu đòi hòa bình thống nhất Tổ quốc [238; tr. 155].

Tại Sài Gòn - Chợ Lớn, ngày 15-5-1955, công nhân và nhân dân đã tẩy chay

cuộc biểu tình do CQNĐD tổ chức để phá hoại Hiệp định Gèneve. Cuộc biểu tình

dự tính với khoảng 20 vạn người tham gia nhưng chỉ có 200 người bị bắt ép đến dự.

Tiếp đó, ngày 22-5-1955 một cuộc biểu tình lớn của hơn 30.000 công nhân, nhân

dân lao động và các giới xuống đường đòi CQNĐD phải cứu tế, bồi thường thiệt hại

và bảo vệ tài sản, tính mạng cho dân chúng, đòi thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định

Page 77: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

70

Genève, tiến tới hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước. CQNĐD lo sợ, tìm

mọi biện pháp để đối phó, ngăn chặn.

Ngày 3-7-1955, hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận Liên Việt Nam Bộ và

ủng hộ lập trường của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về hiệp thương

tổng tuyển cử thống nhất đất nước, công nhân lao động Sài Gòn - Chợ Lớn tổ

chức mít tinh, biểu tình đòi CQNĐD hiệp thương tổng tuyển cử, đòi trả tự do cho

các thành viên của Ủy ban Cứu tế bị bắt. Phong trào này nhanh chóng lan rộng

khắp miền Nam, liên kết các ngành, các giới [122; tr. 225].

Ngày 19-7-1955, khi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đề nghị

CQNĐD mở hội nghị hiệp thương từ ngày 20-7-1955 để bàn về vấn đề tổ chức tổng

tuyển cử trong cả nước vào tháng 7-1956 [120; tr. 60]; để ủng hộ, công nhân trong

nhiều xí nghiệp ở Sài Gòn đã xuống đường biểu tình, lập kiến nghị, gửi văn bản đến

CQNĐD yêu cầu phải tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất nước. .

Ở Đà Nẵng, ngày 21-8-1955, công nhân cảng, nhà đèn, hỏa xa tiến hành rải

truyền đơn, treo biểu ngữ khắp nơi trong thành phố. Khẩu hiệu, biểu ngữ có nội

dung vô cùng phong phú như đòi CQNĐD phải thi hành Hiệp định Genève, đòi tổ

chức hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất nước, chống Mỹ can thiệp vào nội

bộ Việt Nam [134; tr. 24].

Tại Huế, ngày 22-8-1955, công nhân cùng với nhân dân lao động các huyện

phụ cận đã đình công bãi thị kéo về Phu Văn Lâu mít tinh đòi hiệp thương tổng tuyển

cử. CQNĐD đưa lực lượng cảnh sát đàn áp khốc liệt, bắn vào người dự mít tinh,

nhiều công nhân lao động bị thương. Mặc dầu bị đàn áp, nhân dân vẫn hô vang khẩu

hiệu: “Phải hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà; đả đảo khủng bố đàn

áp” [135; tr. 142]. Một số công nhân bãi công bị CQNĐD bắt giam. Còn ở các xí

nghiệp, nhất là công nhân nhà máy đèn, nhà máy vôi Long Thọ, ga Huế đấu tranh buộc

CQNĐD phải sa thải Dương Công Lượng, một tay sai đắc lực của CQNĐD thường có

những hành động ức hiếp công nhân [135; tr. 143]. Có thể nói, ngày 22-8-1955 là sự

vùng lên mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân Huế, trong đó vai trò quan trọng của

công nhân vừa có nhiệm vụ tổ chức, vừa là lực lượng tham gia thu hút nhân dân đấu

tranh chống chia cắt đất nước của Mỹ và CQNĐD.

Page 78: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

71

Cùng với Huế và Đà Nẵng, ngày 28-8-1955, cuộc bãi công của công nhân

Nha Trang phối hợp với các tầng lớp nhân dân đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển

cử, thống nhất đất nước.

Sang năm 1956, cuộc đấu tranh đòi hiệp thương, tổng tuyển cử của công

nhân ở các ĐTMN vẫn tiếp diễn sôi nổi. Trong tháng 4, 5-1956, ở Sài Gòn bùng lên

đợt đấu tranh công khai đòi hiệp thương tổng tuyển cử, dẫn đến cuộc mít tinh

200.000 người trong ngày Quốc tế Lao động 1-5-1956 dưới khẩu hiệu “Thống nhất

nước nhà bằng phương pháp hòa bình”, “Nước Việt Nam độc lập và thống nhất

vạn tuế” [2].

Cũng tại Sài Gòn, ngày 1-7-1956, 300 đại biểu của 174 nghiệp đoàn công

nhân họp đại hội để kiến nghị nhiều nội dung, nhưng trong đó nội dung được ưu

tiên là hòa bình, thống nhất Tổ quốc.

Gần đến ngày 20-7-1956, ngày mà Hiệp nghị Genève đã quy định có cuộc

tổng tuyển cử để thống nhất hai miền Nam - Bắc, phong trào đấu tranh chính trị ở

các đô thị Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn - Chợ Lớn cũng diễn ra sôi nổi với hàng chục

cuộc bãi công. Tiêu biểu là cuộc bãi công kéo dài hàng tháng của của 5.000 công

nhân ngành hỏa xa, của 5.5000 công nhân các kho, bến tàu Sài Gòn [32; tr. 93].

Như vậy, sau khi Hiệp định Genève được ký kết, nhằm biểu hiện ý chí và

nguyện vọng của mình đối với sự nghiệp thống nhất đất nước như Hiệp định Genève

đã quy định, công nhân ở các ĐTMN đã hưởng ứng khá sôi nổi từ Sài Gòn - Chợ Lớn

đến Nha Trang, Đà Nẵng và Huế, với nhiều hình thức phong phú như lấy chữ ký, đơn

kiến nghị, mít tinh, biểu tình, rải truyền đơn, treo áp phích,… phong trào đã thu hút

nhiều tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh.

Đi đôi với phong trào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Gèneve, đòi hiệp

thương tổng tuyển cử và đấu tranh đòi quyền lợi về dân sinh và dân chủ, công nhân ở

các ĐTMN tham gia đấu tranh chống chính sách “tố Cộng” của Mỹ và CQNĐD.

Giữa năm 1955, Mỹ và CQNĐD triển khai chiến dịch “tố Cộng” giai đoạn I, nhân

dân miền Nam dưới nhiều hình thức công khai, hợp pháp và cả bất hợp pháp đã liên

tục đấu tranh chống địch. Địch bắt người đi học “tố Cộng”, đồng bào viện đủ lý do

trì hoãn, không đi. Ở Phú Vang (Thừa Thiên Huế), địch cho lính bắt 300 người đến

Page 79: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

72

lớp học. Đồng bào kiên quyết đấu tranh đòi trở về nhà sản xuất, nếu không để ruộng

đồng bỏ hoang, mất mùa, dân đói. Địch buộc giải tán lớp học [103; tr. 85].

Sang năm 1956, CQNĐD tiếp tục tiến hành tổ chức nhiều cuộc “tố Cộng” để

khủng bố những người yêu nước, những người kháng chiến. Ngày 11-11-1956, Ngô

Đình Diệm ra Đạo dụ số 6 cho phép “bắt bất cứ ai xét thấy nguy hiểm đến nền an

ninh quốc gia. Do vậy, cả cán bộ và kể cả thường dân bị chúng tình nghi đều bị bắt.

Tài liệu Lầu Năm Góc thừa nhận: “Trong chiến dịch tố Cộng bắt đầu từ mùa hè

1955, có từ 50 ngàn đến 100 ngàn người bị bắt vào các trại giam. Nhưng nhiều

người bị giam chẳng phải là Cộng sản” [285; tr. 71], còn Alexander Kendrick cho

một con số lớn hơn, trong đó phần lớn là bị giết: “Hơn 50.000 người bị bắt và

75.000 người bị giết” [283; tr. 73].

Trong đợt II của chiến dịch “tố Cộng”, địch dùng một lực lượng lớn càn

quét liên tục, dài ngày để triệt phá các thôn xóm mà chúng nghi là có cộng sản .

Sau đó, chúng chia lực lượng thành những bộ phận nhỏ chà đi xát lại nhiều lần.

Tuy vậy, đồng bào miền Nam đã trải qua đấu tranh quyết liệt với địch, hiểu rõ bản

chất của chúng nên kiên trì tiếp tục đấu tranh.

Trong máu lửa của chiến dịch“tố Cộng” của Mỹ và CQNĐD, phong trào

công nhân ở các ĐTMN vẫn phát triển, góp phần giữ vững lực lượng cách mạng.

Ở Đà Nẵng, Mỹ và CQNĐD đưa một số phần tử phản động đứng ra “tố

Cộng” hoặc tuyên bố ly khai, xé cờ Đảng hay kêu gọi cán bộ, đảng viên ra hàng cố

làm cho quần chúng hoang mang, dao động. Nhưng, hầu hết công nhân Đà Nẵng

vẫn kiên định lập trường. Tiêu biểu là công nhân khuân vác cảng Đà Nẵng đào hầm,

che chở các đồng chí đảng viên bám cơ sở, xây dựng phong trào. Nhiều gia đình

công nhân hết lòng che chở đảng viên nằm vùng. Trong trường hợp hoạt động bị lộ,

cơ sở lại được anh em công nhân tạo điều kiện chuyển vùng, tránh sự lùng bắt của

địch. Bên cạnh đó, công nhân Đà Nẵng còn tham gia vào việc tổ chức các đường

dây liên lạc, đưa đón cán bộ đảng viên từ trong ra ngoài một cách an toàn. Ở hỏa xa,

cán bộ công vận của Thành ủy phụ trách phong trào công nhân hỏa xa xây dựng đường

dây liên lạc giữa Thành ủy Đà Nẵng với Thành ủy Huế nhằm phục vụ cho cấp trên hoạt

động [134; tr. 40-41].

Page 80: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

73

Tại Huế, giữa năm 1956, Mỹ và CQNĐD tiếp tục tiến hành “tố Cộng” ở nội

thành và ngoại ô như các phường Xuân Phú, Phú Nhuận, Trường An, Vĩ Dạ, Phù

Cát,… nhằm lùng bắt cán bộ Thành ủy. Trước tình hình này, công nhân Huế đã

dùng xe lam, xích lô, chở cán bộ từ nội thành ra cơ sở của ta ở Hương Trà, Quảng

Điền, Hương Thủy, Phú Vang,… [135; tr. 143].

Ngày 11-11-1957, núp dưới chiêu bài “tố Cộng”, Mỹ và CQNĐD tiến hành

một đợt khủng bố nghiệp đoàn trên toàn thành phố Sài Gòn. Với chủ trương đó, tại

xí nghiệp Ba Son, Mỹ và CQNĐD tuyên bố giải tán nghiệp đoàn Hải quân công

xưởng Ba Son, khẩn cấp ra lệnh truy nã những người lãnh đạo nghiệp đoàn. Chiến

dịch “khủng bố trắng” này đã gây cho phong trào công nhân Ba Son gặp nhiều khó

khăn. Mặc dầu vậy, ngày 1-5-1958, công nhân Ba Son vẫn tiếp tục xuống đường

tham gia đấu tranh. Tháng 5-1959, khi Mỹ và CQNĐD ban hành Luật “10-59” đặt

cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, ở công xưởng Ba Son, CQNĐD buộc nghiệp đoàn

giải tán, phong trào công nhân tạm thời lắng xuống, phản ứng của công nhân lúc này

là cáo ốm, không dự học, hoặc nếu đến lớp thì gây ồn ào, mất trật tự, một số công

nhân lợi dụng sơ hở của “thuyết trình viên” để chất vấn, đấu lý,… [211; tr. 251- 252].

TIỂU KẾT

Nhằm chống lại khát vọng độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân

ta đúng như nội dung Hiệp định Genève 1954 quy định, đồng thời bóc lột được lợi

nhuận cao, đối với công nhân ở các ĐTMN, Mỹ và CQNĐD đã tiến hành hầu hết

các chính sách từ tư tưởng - chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, điều cốt yếu là tách

công nhân ra khỏi quỹ đạo cách mạng Việt Nam.

Vượt qua những âm mưu của kẻ thù, giai đoạn 1954-1960, công nhân ở các

ĐTMN đã liên tục dấy lên nhiều cuộc đấu tranh vì mục tiêu dân sinh, dân chủ hoặc

đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước, chống các cuộc khủng bố của

địch qua các chiến dịch “tố Cộng”, tạo nên phong trào khá sâu rộng trên hầu hết

các ngành, trên khắp các đô thị, nhất là những đô thị lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng,

Biên Hòa, Huế,...

Page 81: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

74

Trong điều kiện cách mạng miền Nam đang gặp phải những khó khăn, nhất

là ở các năm 1955 -1956, phong trào công nhân ở các ĐTMN giai đoạn 1954-1960

đã thực sự cỗ vũ các giai cấp, tầng lớp xã hội khác ở các ĐTMN vùng lên đấu tranh,

thiết thực góp phần gìn giữ lực lượng để khi có thời cơ, cách mạng miền Nam

chuyển sang thế tiến công trực tiếp vào thành trì của Mỹ và CQNĐD.

Page 82: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

75

Chương 3

PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM

(1961-1965)

3.1. Chính sách của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với công nhân ở các đô

thị miền Nam (1961-1965)

3.1.1. Khái quát về tình hình miền Nam Việt Nam (1961-1965)

Để tiếp tục giữ vững miền Nam trong quỹ đạo của Mỹ, năm 1961, sau khi

bước vào Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Kennedy đã quyết định loại bỏ chiến lược

“trả đũa ồ ạt” và chấp nhận chiến lược quân sự “phản ứng linh hoạt” toàn cầu mới

do Maxwell Taylor đề xướng. “Chiến tranh đặc biệt” là một trong ba loại hình

chiến tranh của chiến lược “phản ứng linh hoạt” (Chiến tranh đặc biệt, Chiến

tranh cục bộ, Chiến tranh thế giới), là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân

mới của Mỹ, được tiến hành bằng quân đội bản xứ, dưới sự chỉ huy của hệ thống

“cố vấn” quân sự Mỹ và dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến

tranh của Mỹ, nhằm chống lại phong trào cách mạng miền Nam. Dựa vào lực

lượng quân sự và bằng những cuộc hành quân càn quét, Mỹ và CQNĐD ráo riết

dồn dân lập “Ấp chiến lược”, coi “Ấp chiến lược là quốc sách”. Mỹ và CQNĐD

dự định thực hiện mục tiêu “Chiến tranh đặc biệt” bằng kế hoạch Staley - Taylor,

gồm ba giai đoạn. Giai đoạn 1 dự kiến trong vòng 18 tháng, bắt đầu từ giữa năm

1961 và kết thúc vào cuối năm 1962; giai đoạn 2 dự kiến trong năm 1963; giai

đoạn 3 dự kiến trong hai năm 1964 và 1965.

Song những âm mưu và hành động của Mỹ và CQNĐD không cản được

bước tiến của cách mạng miền Nam. Trên cả hai mặt quân sự và chính trị, quân và

dân miền Nam liên tục tiến công và giành được những thắng lợi có ý nghĩa chiến

lược. Chiến thắng Ấp Bắc (2-1-1963), chiến thắng mà giới báo chí Mỹ có mặt tại

chỗ xem như là “trận đánh đẫm máu nhất của Nam Việt Nam trong 4 năm đánh

Việt Cộng” và “một trong những sự thất bại tốn kém nhất và nhục nhã cho quân

đội Nam Việt Nam và các cố vấn Mỹ” [281; tr. 63]. Tiếp theo là phong trào đô thị

dâng lên cao trào, nổi bật phong trào Phật giáo năm 1963, đẩy mâu thuẫn giữa Nhà

Page 83: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

76

Trắng và CQNĐD trở nên gay gắt không thể khắc phục được đưa đến cuộc đảo

chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm (1-11-1963), kéo theo sự phá sản kế hoạch

Staley - Taylor.

Sau khi Tổng thống Kennedy bị ám sát (22-11-1963), Johnson lên thay ngày

24-11-1963, trên cương vị mới, Johnson triệu tập cuộc họp với các cố vấn cấp cao Việt

Nam. Trong cuộc họp này, Johnson khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi các chính sách mà

Mỹ đã cam kết với VNCH. Chuẩn bị cho nỗ lực chiến tranh mới, tháng 12-1963,

Johnson cử phái đoàn do McNamara dẫn đầu đến Sài Gòn sau khi xem xét tình hình và

đề xuất ba biện pháp để cải thiện tình hình ảm đạm đang bao phủ VNCH:

- Yêu cầu CQSG bố trí lại toàn bộ lực lượng quân đội theo hướng bảo đảm cho

các tỉnh chung quanh Sài Gòn và vùng châu thổ có quân số tăng gấp đôi.

- Tăng nhân viên quân sự, nhân viên phái đoàn hành quân Mỹ (USOM) đến

mức số người Mỹ có ở Nam Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng đem lại cho các cơ

quan điều hành chiến tranh của Mỹ sự đánh giá độc lập, đáng tin cậy về các mặt

hoạt động trên chiến trường.

- Chuẩn bị các chương trình bình định thiết thực, đồng thời nỗ lực để đảm

bảo an ninh cho các vùng do “VNCH” hiện còn đang kiểm soát và sau đó, mở rộng

ra vùng gần đó.

Những biện pháp do McNamara đề xuất được Hội đồng Tham mưu

trưởng liên quân Mỹ đồng ý [279; tr. 119]. Ngày 17-3-1964, báo cáo đã được

Johnson phê chuẩn và được gọi là Kế hoạch Johnson - McNamara. Kế hoạch

thực hiện gồm hai bước:

Bước một, từ 1-4-1964 đến 31-12-1965: Bình định có trọng điểm ở các vùng

chiến thuật.

Bước hai, bắt đầu từ 1966: Tiến công vào các vùng căn cứ, tiêu diệt các đơn

vị chủ lực quân giải phóng, phá hủy các cơ sở quân sự của cách mạng.

Về phía cách mạng miền Nam, thực hiện những nghị quyết của Đảng và

hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, đồng

thời lợi dụng mâu thuẫn nội bộ địch đang gia tăng, nhất là từ sau cuộc đảo chính lật

đổ chế độ Ngô Đình Diệm (1-11-1963) trên cả ba vùng chiến lược, rừng núi, nông

Page 84: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

77

thôn, đồng bằng và đô thị, lực lượng cách mạng miền Nam tiếp tục tiến công địch.

Ở đô thị, phong trào chống dư đảng Cần lao, phong trào chống chính quyền

Nguyễn Khánh dâng cao; Ở rừng núi, nông thôn, đồng bằng, Quân giải phóng

giành được nhiều thắng lợi lớn như chiến thắng Bình Giã ở Bà Rịa - Vũng Tàu

(12-1964), chiến thắng An Lão ở Bình Định (12-1964), chiến thắng Đồng Xoài ở

Bình Phước (6-1965), chiến thắng Ba Gia ở Quảng Ngãi (6-1965). Tất cả đã đẩy

chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ đi đến chỗ phá sản hoàn toàn.

Để cứu lấy CQSG, Mỹ thay thế chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bằng chiến

lược “Chiến tranh cục bộ”. Chiến tranh cách mạng chuyển sang một bước ngoặt mới.

3.1.2. Chính sách của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với công nhân ở

các đô thị miền Nam

3.1.2.1. Về tư tưởng - chính trị

Trong quá trình thực hiện chính sách thực dân kiểu mới, nhất là từ khi tiến

hành “Chiến tranh đặc biệt” (vào giữa năm 1961), đế quốc Mỹ đã tìm mọi cách

biến ĐTMN thành những căn cứ vững chắc, làm bàn đạp tiến công cách mạng ở

nông thôn. Đối với công nhân ở các ĐTMN, Mỹ và CQSG thực hiện chính sách 2

mặt, vừa dùng những biện pháp mua chuộc, lôi kéo và chia rẽ, vừa dùng thủ đoạn

đàn áp, khủng bố.

Về mặt tư tưởng, nhằm phục vụ chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền

Nam, bằng nhiều biện pháp, phương thức khác nhau, CQSG tiếp tục truyền bá tư

tưởng cần lao nhân vị trong công nhân miền Nam, với những ngôn từ “độc lập”,

“dân chủ”, “bình đẳng”, “dân tộc”, “khai phóng”. Điều này được thể hiện rõ trong

bài phát biểu với tiệu đề “Đời sống cần lao dưới chính thể cộng hòa” của Ngô Đình

Diệm năm 1961: “Chính sách lao động của VNCH là ‘thăng tiến cần lao’, ‘đồng tiến

xã hội’, ‘để giải phóng lao động và con người Việt Nam’, ‘tôn trọng triệt để nguyên

tắc dân chủ, chính phủ không bao giờ can thiệp và sự sinh hoạt của nghiệp đoàn” và

“Chính phủ luôn luôn khuyến khích giới kinh doanh và các đại diện công nhân cùng

nhau bình đẳng thảo luận” [244; tr. 2].

Thâm độc và tinh vi hơn, Mỹ và CQSG còn cho bọn tay sai trong Tổng Liên

đoàn Lao công xuất bản thường xuyên nội san báo chí công nhân để tuyên truyền

Page 85: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

78

các luận điệu phản động như: “Tư bản nhân dân”, “hòa bình giai cấp”, “hợp tác

giai cấp”, “hữu sản hóa vô sản”.

Về chính trị, để mua chuộc công nhân ở các ĐTMN, một mặt, Mỹ và CQSG

đẩy mạnh chính sách lôi kéo công nhân tham gia vào các tổ chức như đảng Cần lao

nhân vị, Phong trào cách mạng quốc gia, phong trào phụ nữ liên đới, Thanh niên

cộng hòa, nghiệp đoàn vàng. Mặt khác, thông qua các tổ chức nghiệp đoàn Tổng

Liên đoàn Lao động, Tổng Liên đoàn Lao công, Lực lượng thợ thuyền và Tổng

Liên đoàn công nhân, Mỹ và CQSG tìm cách nắm chặt công nhân. Bốn tổ chức này

đẩy mạnh hoạt động trong các nhà máy, xí nghiệp để tranh giành ảnh hưởng lẫn

nhau, tranh giành đoàn viên với âm mưu chia rẽ giai cấp công nhân, làm suy yếu lực

lượng của công nhân. Ngoài ra, chúng sử dụng một số tay sai trong các tổ chức

nghiệp đoàn chui vào phong trào công nhân để tiến hành những hoạt động chia rẽ,

phá hoại, tiếp tục phương châm “lấy phong trào, phá phong trào, nắm nghiệp đoàn

để nắm quần chúng”. Năm 1964, CQSG còn cho dựng thêm một trung tâm nghiệp

đoàn mới là Tổng Công đoàn tự do bên cạnh các tổ chức cũ, mục đích vừa khống

chế hoạt động nghiệp đoàn, vừa gây chia rẽ giai cấp công nhân, vừa được tiếng là tự

do nghiệp đoàn [122; tr. 247].

Đáng chú ý là để ngăn chặn sự thống nhất về mặt tổ chức của phong trào, Mỹ

và CQSG cho thành lập đủ loại nghiệp đoàn, trong đó có những nghiệp đoàn bao

gồm cả lao động lẫn tư sản để kiềm chế lẫn nhau. Đến đầu năm 1962, theo tài liệu

của cơ quan lao động Sài Gòn, trên toàn miền Nam đã có tất cả 561 nghiệp đoàn,

trong số này có 464 nghiệp đoàn công nhân và 97 nghiệp đoàn chủ nhân. Riêng về

các nghiệp đoàn công nhân, nếu so sánh với năm 1955 thì số nghiệp đoàn này tăng

gấp đôi (năm 1955 có 239 nghiệp đoàn công nhân) [265; tr. 3].

Khi công nhân tiến hành đấu tranh, Mỹ và CQSG tìm mọi cách xoa dịu bằng

cách sử dụng tay sai trong các Tổng Liên đoàn đứng ra hòa giải, hoặc chấp nhận

giải quyết một vài yêu sách. Đa số các cuộc đấu tranh, giới chủ đều cố kéo dài thời

gian giải quyết bằng cách đòi hỏi phải có thỏa thuận tam giác giữa công nhân với

Tổng Liên đoàn và Thanh tra Lao động. Điều này, gây tâm lý chán nản, uể oải trong

công nhân, làm cho khí thế đấu tranh lắng xuống.

Page 86: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

79

Cùng với lừa phỉnh, dụ dỗ, mua chuộc công nhân, Mỹ và CQSG tiếp tục sử

dụng biện pháp khủng bố, kìm kẹp. Thực hiện âm mưu này, Mỹ và CQSG vừa tăng

cường thành lập các “Khóm chiến lược”, “Khu công nông”. Riêng Sài Gòn, ngày

22-12-1961, CQNĐD quyết định lập 7 “Khóm chiến lược” thí điểm ở Quận II và

đến ngày 30-101963, lập xong các “Khóm chiến lược” trong 4 quận [80; tr. 14].

Từ năm 1961, một mạng lưới công an mật vụ được gài sâu vào các hãng

xưởng, xí nghiệp, nghiệp đoàn để ráo riết theo dõi hoạt động của công nhân nhằm

phát hiện và đàn áp phong trào công nhân. Riêng Sài Gòn - Chợ Lớn, cảnh sát lên

đến 20.000, nghĩa là cứ 100 người dân thì có 1 cảnh sát [152; tr. 43] và “tổ chức

công an, cảnh sát ở Sài Gòn - Chợ Lớn là một tổ chức hoàn chỉnh không kém gì

những kinh thành phương Tây” [10]. Tại khu Kỹ nghệ Biên Hòa, Mỹ và CQSG

tăng cường mật vụ thám báo, công an để kiểm soát, khống chế, cô lập, chia rẽ sự

đoàn kết trong công nhân, nhằm tách công nhân ra khỏi cách mạng [238; tr. 172]. Ở

Quảng Nam - Đà Nẵng, Mỹ và CQSG cũng tăng cường đàn áp, khống chế về mọi

mặt với hệ thống an ninh, mật vụ được cài cắm trong các xí nghiệp, cơ sở, đặc biệt

là các cơ sở có vị trí quan trọng, tập trung đông đảo công nhân như cảng Đà Nẵng,

nhà máy điện, hỏa xa, Sicovina Hòa Thọ [134; tr. 49].

Với bộ máy cảnh sát khổng lồ này, Mỹ và CQNĐD sẵn sàng mở những cuộc

hành quân khủng bố, đàn áp các cuộc đấu tranh của công nhân. Nhiều cuộc vây ráp,

khủng bố công nhân liên tiếp diễn ra. Đối với công nhân, nhất là cán bộ nghiệp đoàn

tham gia đấu tranh, phát hiện được, chúng tìm cách sa thải hoặc thuyên chuyển và

nguy hiểm hơn là vu khống, nói xấu, bắt cóc thủ tiêu bí mật. Tháng 4-1961, nhằm

ngăn cản công nhân đấu tranh phá trò “bầu cử Tổng thống” nhiệm kỳ II, quân lính

của CQSG đã bao vây, bắt giam và tra tấn hàng nghìn công nhân Sài Gòn - Chợ

Lớn [130; tr. 9]. Tháng 1-1964, Mỹ và CQSG huy động quân đội bắt bớ, bắn giết

hàng trăm công nhân hãng dệt Vinatexco [249; tr. 35].

Từ sau cuộc “chỉnh lý” lật đổ Dương Văn Minh (30-1-1964), Nguyễn Khánh

thực hiện thủ đoạn kềm kẹp, đàn áp phong trào công nhân. Kế thừa “di sản” của

Ngô Đình Diệm, sau khi lên nắm chính quyền, Nguyễn Khánh vẫn chủ trương bắt

công nhân học tập “tố Cộng” [2; tr. 305]. Tại hãng Ba Son, CQSG bắt công nhân

Page 87: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

80

học tập “tố Cộng” mỗi tuần một buổi. Đối với cán bộ nghiệp đoàn tích cực đấu

tranh chúng tìm cách sa thải, thuyên chuyển, thậm chí bị gán tội “Cộng sản nằm

vùng” để bắt cóc và bị thủ tiêu bí mật.

Bên cạnh đó, CQSG còn bố trí hệ thống công an chìm, công an nổi, lực

lượng ngầm để điều tra, theo dõi hành tung của công nhân từ sinh hoạt tại xưởng

đến nhà ở. Tại các xí nghiệp, để kềm kẹp và đàn áp phong trào công nhân các chủ

hãng cấu kết chặt chẽ với chính quyền để đề ra các luật lệ, nội quy ngày càng hà

khắc. Có trường hợp chủ hãng xây dựng cư xá công nhân ngay tại hãng để dễ kiểm

soát [120; tr. 334-345]. Bản điều trần của Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam gởi

CQSG năm 1964 thấy rõ điều này: “Quyền tự do nghiệp đoàn và quyền đình công

bị ngăn cấm trong khi tại Sài Gòn và các tỉnh nhiều chủ nhân xí nghiệp ác ý sa thải

cán bộ nghiệp đoàn, dùng thế lực của tiền bạc, lợi dụng hoàn cảnh khẩn trương

khủng bố, vu cáo, áp đảo công nhân, bất chấp luật lệ lao động (trường hợp công

nhân hãng nút áo Tavico, Vinatexco, Vimytex” [136; tr. 2].

Để đáp ứng mục tiêu của cuộc“Chiến tranh đặc biệt” và bù đắp thiệt hại

về quân số, Mỹ và CQSG cho bắt công nhân đi lính, đây là mối đe dọa thường

xuyên đối với công nhân ở các ĐTMN. Việc bắt lính diễn ra một cách công khai

ngay cả ban ngày ở các bến xe, bến tàu, xí nghiệp [122; tr. 247].

Như vậy, trong hai mặt lừa bịp và khủng bố thì chính sách của Mỹ và CQSG

đối với công nhân và lao động ngày càng nặng về khủng bố. Chính sách khủng bố

của CQSG đã gây tổn thất nghiêm trọng đối với cơ sở cách mạng trong công nhân

và gây khó khăn lớn cho phong trào công nhân ở các ĐTMN. Tất cả nhằm thủ tiêu

tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh của công nhân, kéo họ ra khỏi quỹ đạo cách

mạng. Song điều dễ nhận thấy là dù bị khủng bố nặng nề, nhưng phong trào công

nhân không hề bị dập tắt, trái lại vẫn phát triển liên tục và quyết liệt.

3.1.2.2. Về kinh tế

Để thực hiện “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ tăng cường viện trợ cho CQSG với

hai hình thức chủ yếu viện trợ kinh tế và viện trợ quân sự. Chỉ trong năm 1963, Mỹ

viện trợ kinh tế cho CQSG là 175 triệu USD. Bên cạnh “viện trợ”, Mỹ và CQSG

còn đề ra một số chính sách nhằm thúc đẩy nền công nghiệp miền Nam phát triển

Page 88: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

81

trong guồng quay của chủ nghĩa thực dân mới và phục vụ trực tiếp cho cuộc chiến

tranh xâm lược của Mỹ, đó là:

- Tiếp tục khuyến khích tư bản ngoại quốc và tư bản trong nước mạnh dạn bỏ

vốn ra đầu tư ở miền Nam.

- Thành lập các khu kỹ nghệ và xí nghiệp công bao gồm nhiều nhà máy, xí

nghiệp công nghiệp.

- Có chính sách hỗ trợ kỹ thuật và biện pháp kinh tế. Thành lập các cơ quan

tín dụng hoặc các ngân hàng tài trợ kỹ nghệ [129].

Thực hiện chủ trương trên, CQSG đã ban hành Sắc luật số 2-2963 (ngày

14-2-1963) quy định chế độ bảo vệ sự đầu tư của các doanh nhân, thành lập các

khu kỹ nghệ và các xí nghiệp công để hỗ trợ cho sự đầu tư phát triển của các

doanh nhân Việt Nam. Tuy nhiên, các khu kỹ nghệ được Mỹ và CQSG xây dựng

chủ yếu ở các vùng mà chúng cho là “an toàn”. Ở Nam Bộ, có 3 khu công nghiệp

tương đối lớn là Sài Gòn - Chợ Lớn, Gia Định và Biên Hòa “80% các khu kỹ nghệ

nằm quanh quẩn gần Sài Gòn hay xa lộ Biên Hòa” [153; tr. 16]. Ở Trung Bộ, các

xí nghiệp công nghiệp quan trọng tập trung vào hai khu vực An Hòa - Nông Sơn

(Quảng Nam) và Đa Nhim - Cam Ranh.

Bằng mọi biện pháp, CQSG đã giành mọi sự ưu tiên cho tư bản Mỹ và tư bản

ngoại quốc đầu tư vào miền Nam Việt Nam, tuy rằng lương nhân công tại miền Nam

Việt Nam rất rẻ, chỉ bằng 3/5 Mã Lai, 2/3 ở Hồng Kông, 4/5 ở Nam Triều Tiên,

nhưng do tình hình chính trị miền Nam không ổn định, nên các nhà tư bản không dám

mạnh dạn bỏ vốn kinh doanh. Từ 1961-1964, tổng số vốn đầu tư của tư bản nước

ngoài vào miền Nam là 480 triệu đồng Sài Gòn, trong đó tư bản tư nhân Mỹ chiếm

đến 319 triệu đồng. Hướng đầu tư chủ yếu của tư bản ngoại quốc vào miền Nam là

các ngành vừa ít vốn nhưng nhanh chóng đem lại lợi nhuận kếch xù như thương mại,

ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ. Mỹ và CQSG chỉ chú ý đầu tư vào hai ngành công

nghiệp dệt và công nghiệp thực phẩm.

Còn đối với các nhà tư bản miền Nam hướng kinh doanh vẫn không khác

trước, vẫn tập trung vào các ngành thương nghiệp, dịch vụ, vào những ngành quy

Page 89: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

82

mô nhỏ, tiểu công nghệ, những xí nghiệp có tính chất gia đình, những xí nghiệp nhỏ

sử dụng không quá 10 công nhân.

Đó là sự phản ánh tính chất què quặt của nền công nghiệp miền Nam dưới

chế độ Mỹ và CQSG. Tổng trưởng kinh tế CQSG thú nhận: “Chúng ta không thể

chấp nhận tình trạng kỹ nghệ sản xuất nghèo nàn, chỉ tập trung vào vài sản phẩm.

Chúng ta không thể chấp nhận một nền kinh tế mà trong đó lave nước ngọt đã

chiếm từ 50% trong tổng số sản xuất kỹ nghệ bản xứ” [153; tr. 9-10].

Giai đoạn này, thị trường miền Nam, hàng nước ngoài bao giờ cũng nhiều

hơn hàng nội địa. Năm 1964, ở miền Nam cứ 1 đầu người nhập 1 mét vải; thuốc tân

dược nhập 30 triệu USD/năm; lương thực và chất đốt cũng phải nhập. Nền kinh tế

miền Nam thực chất là nền kinh tế nhập cảng. Vì vậy, đến cuối năm 1965, ngành

công nghiệp bị suy giảm do không đương đầu nổi với sự cạnh tranh của hàng hóa

nước ngoài nhập cảng ồ ạt vào miền Nam, dẫn đến nhiều xí nghiệp phải đóng cửa vì

bị thua lỗ. Vì vậy, hiện tượng công nhân thất nghiệp diễn ra phổ biến ở các ĐTMN.

3.1.2.3. Về văn hóa - xã hội

Khi quyền tự do kinh tế, chính trị tối thiểu đã bị xâm phạm, cố nhiên quyền

tự do về văn hóa - xã hội cũng bị ảnh hưởng. Sống dưới chế độ Mỹ và CQSG, công

nhân miền Nam chịu sự tác động của thuyết hiện sinh, sống gấp, sống vội, đồi trụy

mê hoặc họ trong môi trường tràn ngập văn hóa Mỹ từ sách báo đến phim ảnh, hàng

nội cũng như hàng ngoại tất cả đều xoay quanh chủ đề cao bồi, tình ái, nhất là mục

tiêu chiến tranh, “chống Cộng”. Điểm qua một số tác phẩm văn nghệ chỉ với tiêu đề

“Cuồng vọng”, “Sở khanh khát máu”, “Tôi thích vấy máu đàn bà”, “Thép hận”,...

có nội dung xuyên tạc Cách mạng Tháng Tám 1945 và kháng chiến chống Pháp

(1945-1954). Điều này cũng được báo chí Sài Gòn lên tiếng, như báo Người Việt tự

do ngày 5-4-1964 chỉ trích: “Thưa Thủ tướng, dù lạc quan đến bao nhiêu, không một

ai dám nói sinh hoạt văn hóa văn nghệ của chúng ta phồn thịnh bởi vì nói như vậy là

nói dối, là lừa bịp,... sinh hoạt báo chí, một phương diện sinh hoạt văn hóa đã cho ta

thấy rõ nét nhất sự băng hoại đến độ phá sản của văn hóa dân tộc” [249; tr. 36].

Page 90: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

83

Với nội dung văn hóa trên đã tác động lớn đến tư tưởng, lối sống của tầng

lớp công nhân trẻ, làm cho họ không nhận thức đúng về bản chất của chế độ Sài

Gòn, quên đi thân phận của người dân mất nước dẫn đến xa rời truyền thống dân

tộc, hiểu sai về cách mạng.

Trên lĩnh vực y tế, trên toàn miền Nam có 70 xí nghiệp có y sĩ và khoảng

200 xí nghiệp khác có y tá và bệnh xá. Như vậy, tính trung bình cứ trên 4.000 công

nhân mới có 1 y sĩ và 3 y tá, gần 15.000 công nhân điều trị trong một bệnh xá. Hàng

năm, trung bình gần 900 công nhân thì có 1 người được khám bệnh, trên 450 công

nhân thì có 1 người được tiêm thuốc phòng bệnh [249; tr. 31]. Điều này cho thấy

CQSG đã xem thường đời sống sức khỏe của giới công nhân.

Ngay cả nguồn nước phục vụ dân sinh cũng không được CQSG quan tâm.

Trong phóng sự nhan đề “Những hang chuột Đô Thành và giọt nước mắt cần lao”

đăng trên báo Thiện Chí (Sài Gòn) ngày 1 và 2-3-1964 đã phản ánh về tình trạng

giới cần lao thiếu nước một cách trầm trọng: “Nước là cả vấn đề nặng nhọc, nan

giải đối với giới cần lao sống giữa Thủ đô. Có hẻm dân cư đông đúc, sức tiêu thụ

phải nhiều. Vậy mà đã từ bao năm, đã bao lời hứa hẹn, bao thời gian chờ đợi nay vẫn

như xưa… có nơi tình trạng đầu nậu nước hành động” [249; tr. 28]. Không chỉ thiếu

nước, công nhân ở các ĐTMN phải sống trong những khu nhà tăm tối, dột nát, bẩn

thỉu. Ba, bốn gia đình chen chúc trong 1 gian nhà lá nhỏ hẹp, thiếu điện, thiếu nước.

Tóm lại, Mỹ, CQSG và giới chủ đặc biệt là bộ phận tư sản mại bản, đã cấu

kết chặt chẽ cùng nhau đàn áp và khống chế công nhân trên tất cả các phương diện

từ tư tưởng - chính trị đến kinh tế và văn hóa - xã hội. Hệ quả tất yếu là áp bức bóc

lột ngày càng đè nặng lên đời sống công nhân ở các ĐTMN.

3.2. Đội ngũ và đời sống công nhân ở các đô thị miền Nam (1961-1965)

3.2.1. Đội ngũ công nhân ở các đô thị miền Nam

Những chính sách về kinh tế, nhất là những chính sách về công thương nghiệp

làm cho số lượng công nhân ngày càng gia tăng. Năm 1961, riêng Sài Gòn - Chợ Lớn

số công nhân lên tới 225.230 người, tăng 33% so với năm 1960 [154; tr. 28]. Đến

năm 1965, công nhân ở các ĐTMN đã có khoảng 613.000 người, trong đó Sài Gòn

chiếm gần một nửa.

Page 91: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

84

Công nhân ở các ĐTMN tập trung chủ yếu ở một số ngành như công nghiệp

chế tạo, công kỹ nghệ, xây cất, điện nước, công nhân vận tải. Ngành công nghiệp

chế tạo thu hút lớn lượng công nhân có tay nghề vào làm việc, năm 1960 khoảng

59.000 công nhân thì đến cuối năm 1965 khoảng gần 110.000 công nhân. Nếu so

với sự tăng lên của công nhân trong ngành chế tạo thì công nhân xây dựng tăng

nhanh hơn nhiều, năm 1960, miền Nam có 50.000 công nhân xây dựng thì đến năm

1966 tăng lên 131.000 công nhân, năm 1964, riêng ở Sài Gòn, có 22.557 công nhân

xây dựng [154; tr. 26]. Số công nhân làm việc trong ngành công nghiệp phục vụ

chiến tranh hoặc gián tiếp phục vụ chiến tranh cũng tăng mạnh, riêng tổng kho

Long Bình ở Biên Hòa - kho hậu cần lớn nhất miền Nam có đến 2.000 công nhân.

Tại các đô thị lớn Sài Gòn, Biên Hòa, Huế, công nhân làm việc trong các

công ty, công sở Mỹ ngày càng tăng lên nhanh chóng. Năm 1964 có 7.600 người

đến năm 1965 lên 51.000 người [154; tr. 27]. Ở Huế, số công nhân này lên tới 1.000

người [135; tr. 128].

Bên cạnh công nhân làm việc trong các công ty, công sở Mỹ, công nhân làm

việc trong các công ty tư bản người Hoa cũng tăng lên. Những xí nghiệp quan trọng

ở khu vực tư, trừ kỹ nghệ dược phẩm, đều do người Việt gốc Hoa nắm giữ. Tư bản

người Hoa nắm 80% cơ sở xí nghiệp chế biến vùng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.

Trong ngành dệt, họ làm chủ 3 công ty dệt sợi lớn nhất là Vimytex (có 3.000 công

nhân), Vinatexco (hơn 2.000 công nhân), Vinafinco (gần 500 công nhân). Đó là

chưa kể đến một số công ty ngành hóa học, luyện kim,... [154; tr. 38-39]

Nói tóm lại, trong giai đoạn 1961-1965, cùng với sự phát triển của đội ngũ

công nhân miền Nam nói chung, đội ngũ công nhân ở các ĐTMN tăng lên nhanh

chóng với trình độ kỹ thuật tương đối cao, hầu hết công nhân ở các ĐTMN làm

việc trong các xí nghiệp, nhà máy nên sống tập trung. Những nơi tập trung lớp

công nhân này lại là những cơ sở kinh tế then chốt của chủ nghĩa thực dân mới của

Mỹ và tư bản nước ngoài, những trung tâm chính trị, quân sự của Mỹ và CQSG. Ở

đó, công nhân phải trực tiếp đương đầu cả tư bản nước ngoài, tư sản thân Mỹ và

CQSG. Sống trong điều kiện, hoàn cảnh như vậy, công nhân ở các ĐTMN sớm

nhận rõ kẻ thù của dân tộc, của giai cấp, thấy rõ sự cần thiết phải kết hợp đấu

Page 92: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

85

tranh kinh tế với đấu tranh chính trị, kết hợp chặt chẽ khẩu hiệu dân tộc, dân chủ,

dân sinh và hòa bình thống nhất Tổ quốc.

3.2.2. Đời sống công nhân ở các đô thị miền Nam

3.2.2.1. Thời gian và điều kiện lao động

Lợi dụng thất nghiệp, bán thất nghiệp, giới chủ tư bản ra sức gia tăng

cường độ lao động của công nhân. Vì vậy, tình trạng bóc lột công nhân tinh vi

thông qua việc tăng giờ lao động đã trở thành hiện tượng phổ biến. Mặc dầu, theo

“Luật lao động” của CQSG, công nhân được qui định làm việc mỗi ngày 8 giờ, mỗi

tuần 48 giờ, mỗi năm được nghỉ 6 ngày có lương. Nhưng, trên thực tế nhiều khi

công nhân ở các ĐTMN phải thường xuyên làm việc từ 11, 12 tiếng/ngày, công

nhân ở cảng Đà Nẵng làm việc trên 11 giờ/ngày, còn công nhân tài xế taxi Sài Gòn

làm việc trên 15 giờ/ngày [137; tr. 1].

Không chỉ có nam công nhân phải làm việc với thời gian quá quy định mà nữ

công nhân và trẻ em cũng thường xuyên làm việc với thời gian quá dài. Có trường

hợp phải làm đêm như ở hãng Savon Việt Nam, công nhân nữ và trẻ em phải làm

việc thường xuyên từ 22 giờ đến 5 giờ sáng [61; tr. 3]. Ngày 10-7-1960, 150 đại

biểu công nhân thuộc 60 tổ chức nghiệp đoàn ở Sài Gòn - Chợ Lớn, họp hội nghị

đòi CQNĐD: “Có biện pháp giải quyết tình trạng nhiều công nhân cũ bị bắt buộc

làm nhiều giờ” [178; tr. 111].

Giai đoạn này, nhiều nhà máy lớn thay thiết bị tối tân, vì vậy công nhân

thường bị buộc tăng cường độ lao động theo chế độ khoán công, khoán việc. Công

nhân làm việc với cường độ công nghiệp cao ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, không

có điều kiện nghỉ ngơi để phục hồi sức lao động. Mặt khác, do đa số thanh niên nam

bị bắt đi lính, các chủ hãng tăng cường sử dụng lao động nữ, trẻ em dưới 18 tuổi và

trả lương rẻ mạt, đời sống công nhân bị hạ thấp, cơ cực [120; tr. 344-345].

Bên cạnh đó, tai nạn lao động thường xuyên rình rập, đe dọa đến cuộc sống

công nhân và đẩy nhiều gia đình công nhân vào cảnh tang thương, cùng quẫn.

Theo thống kê của Bộ Lao động (Sài Gòn), trong tháng 1-1961, miền Nam có 219

vụ tai nạn, trong đó: “Nam Phần có 183 vụ tai nạn, trong đó tử nạn là 3 trường

hợp, Trung nguyên Trung Phần là 34 vụ, tử nạn là 3 vụ”. Trong số 219 vụ tai nạn

thì chỉ có 8 vụ là được xét và chữa [31; tr. 27].

Page 93: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

86

Bộ Luật lao động Sài Gòn quy định tai nạn lao động là:“Tai nạn xẩy đến cho

công nhân bởi sự làm việc hay nhân dịp làm việc bất cứ vì duyên cớ gì, mặc dù

công nhân có lỗi hay không. Cũng kể như tai nạn lao động, tai nạn xảy ra cho công

nhân trên quãng đường họ đi từ chỗ ở đến chỗ làm việc và lúc trở về” [264; tr. 2].

Khi công nhân bị tai nạn lao động thì chủ nhân xí nghiệp phải chịu trách nhiệm:

“Khai báo tai nạn với nhà chức trách; đưa nạn nhân đi điều trị và đài thọ những

phí tổn về y sĩ, thuốc men và bệnh viện; trả phụ cấp hằng ngày; trả tiền bồi thường

về tàn tật hoặc tử thương và tiền táng phí” [264; tr. 3]. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều

vụ tai nạn lao động không được giới chủ khai báo hoặc khai báo chậm trễ. Khi công

nhân bị tai nạn nhiều chủ hãng không đưa công nhân đến bệnh viện điều trị, không

chi trả bất cứ phí tổn nào. Một số chủ hãng đưa công nhân đến bệnh viện nhưng

không đóng trước tiền viện phí theo thể lệ bắt buộc hoặc không cam kết với bệnh

viện là sẽ trả phí tổn, vì vậy, bệnh viện không cho công nhân nằm ở hạng có tiền mà

cho nằm ở hạng không tiền, do đó, công nhân không được săn sóc đúng theo quy

định mà quyền lợi họ đáng được hưởng [264; tr. 4].

Không chỉ có tình trạng tai nạn lao động, với cường độ làm việc cao cộng

với tình trạng công nhân không có các phương tiện bảo hộ trong quá trình làm việc

nên hiện tượng công nhân bị bệnh nghề nghiệp cũng thường xuyên xảy ra. Tại các

nhà máy in, công nhân thường bị nhiễm chất chì, vì vậy, tháng 1-1961, Bộ Lao

động (Sài Gòn) đã phải nhờ viện Pasteur phân tích máu của công nhân vì tình nghi

bị nhiễm độc chì [31; tr. 9].

Phần đông những người phu vác lúa gạo, trong các nhà máy Chợ Lớn đều bị

ho lao vì phải hít bụi lúa, những công nhân này thường không làm được quá năm

mùa phải xin nghỉ việc. Còn đối với những công nhân làm việc ở các phòng lạnh

trong các xí nghiệp chế tạo nước giải khát thì việc nhiễm ho là chuyện thường xảy

ra. Tháng 2-1961, Hội Bài lao đã thông báo lần thứ 2 kết quả việc chụp phim phổi lưu

động cho 8 xí nghiệp tại Sài Gòn như sau: “Trong 8 xí nghiệp này, số công nhân mắc

bệnh lao phổi18

nhất tại công ty Đường Việt Nam với tỷ số 18,5%” [31; tr. 11].

Trường hợp công nhân Nhà đèn cũng không thoát khỏi tình cảnh này, theo tài liệu

18. Bệnh lao phổi thời bấy giờ rất khó chữa, được xem là bệnh nguy hiểm đối với tính mạng con người.

Page 94: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

87

của Hội Lao động Giải phóng miền Nam năm 1964 và Ban Công vận Khu Sài Gòn -

Gia Định năm 1965, tại Nhà đèn Chợ Quán, Xí nghiệp công quản điện nước nói

chung, trong 780 công nhân thì có tới 138 công nhân bị lao phổi, trong đó 29 người

đã đến thời kỳ trầm trọng phải nghỉ việc.

Luật lao động của CQSG cũng ấn định khi công nhân đau ốm có thể được

nghỉ đến sáu tháng không mất việc, người lao động có nhà dưỡng bệnh và cho thuốc

không lấy tiền. Tuy nhiên, trong thực tế số giường bệnh không thấm vào đâu so với

tổng số công nhân. Theo thống kê của Bộ Lao động Sài Gòn trong tháng 1-1961, cả

miền Nam chỉ có 38 xí nghiệp kiểm soát về vệ sinh và y tế, số công nhân được

khám bệnh là 27 trường hợp, số lần tiêm thuốc và băng bó là 45 trường hợp, số xí

nghiệp tiếp xúc với phòng y tế lao động về các vấn đề vệ sinh y tế, hoặc nhờ chỉ dẫn

các biện pháp phòng ngừa các nguy cơ nghề nghiệp là 25 [31; tr. 9].

3.2.2.2. Tình trạng giải công, sa thải và thất nghiệp

Tình trạng giải công19

, sa thải và thất nghiệp là mối đe dọa thường xuyên đối

với đời sống công nhân ở các ĐTMN giai đoạn 1961-1965.

Bất chấp tình cảnh đói khổ, điêu đứng của công nhân, các chủ hãng vẫn

thường xuyên tự ý giải công vô điều kiện [227; tr. 2]. Ngày 10-8-1964, chỉ trong

một ngày, chủ xưởng Vimytex kiếm cớ giải công tập thể hàng ngàn công nhân.

Trước tình hình này, ngày 3-9-1964, Liên hiệp Nghiệp đoàn Đô Thành Sài Gòn và

Gia Định đã gởi công văn đến Tổng Trưởng Lao động vạch rõ tình trạng bi đát của

công nhân hãng dệt Vimytex sau khi bị chủ giải công [142; tr. 7].

Không chỉ giải công mà tình trạng sa thải công nhân cũng diễn ra phổ biến ở

các ĐTMN. Từ tháng 1 đến tháng 3-1961, hầu hết các hãng xưởng đều sa thải công

nhân từ 20 người trở lên. Tháng 9-1961, hãng dầu Stanvac đã sa thải hàng loạt công

nhân. Đặc biệt là tình trạng nhiều ngành tiểu thủ công bị phá sản, phải đóng cửa do

thuế nặng và không cạnh tranh nổi với hàng ngoại hóa, nhiều chị em công nhân mất

việc trong các hãng xưởng buộc phải làm những công việc linh tinh, nặng nhọc, kể

cả làm phu khuân vác.

19

. Giải công có 2 hình thức cơ bản: một là khi công nhân đòi tăng lương nhưng chủ nhân chỉ đáp ứng 1 phần nào đó, việc

tranh chấp được đưa ra trọng tài giải quyết nếu công nhân thắng và chủ nhân không đủ sức tăng lương buộc phải đóng cửa xí

nghiệp. Hai là, khi công nhân đình công và phá phách làm hư máy móc trong xưởng, chủ nhân phải đóng của xí nghiệp.

Page 95: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

88

Bên cạnh giải công, sa thải là tình trạng công nhân thất nghiệp, năm 1961, vì bị

hàng Mỹ chèn ép nên 23.900 khung cửi ở các xưởng dệt miền Nam ngừng hoạt động,

làm cho 30.000 công nhân ngành dệt bị mất việc làm. Riêng các ngành gốm, gạch ngói

và xi măng, số công nhân bị mất việc làm chiếm từ 50% - 70% [249; tr. 19].

Theo số liệu của Bộ Lao động (Sài Gòn), tổng số công nhân toàn miền Nam

năm 1962 là 618.000 người, trong đó chỉ có 200 ngàn người có việc làm tại xí

nghiệp, số còn lại là thất nghiệp và nửa thất nghiệp. Theo một số liệu khác thì năm

1962, ở các ĐTMN, số người bị thất nghiệp chiếm 40% dân số. Riêng Sài Gòn, chỉ

trong vòng 14 ngày (từ ngày 7 đến ngày 2-2-1962), hãng dệt Vimytex đã đuổi 150

công nhân và tháng 3-1963, có thêm 5.000 khung cửi phải ngừng hoạt động, kéo

theo 10.000 công nhân ngành dệt thất nghiệp, xưởng Ba Son trước đây cần 3.360

công nhân, đến năm 1963 chỉ còn 300 công nhân. Cũng trong thời gian đó, 22 hãng

nhuộm, hãng giày bị đóng cửa làm cho trên 1.000 công nhân khác bị thất nghiệp.

Điều này cũng được báo chí miền Nam phản ánh: “Nạn thất nghiệp hiện nay đã hiển

nhiên là một vấn đề nan giải. Các xí nghiệp làm ăn thua lỗ, theo nhau đóng cửa, đẩy

ra ngoài lề đường một số lớn anh em lao động, khiến họ một sớm một chiều đã mất

kế mưu sinh” [249; tr. 19-20].

Tình trạng công nhân nhân thất nghiệp đã ảnh hưởng đến những công nhân

đang có việc làm. Lợi dụng tình trạng thất nghiệp, núp dưới chiêu bài “chọn lọc”,

“phân nhiệm”, “chỉnh lý tổ chức công việc” và “cải thiện nhân sự trong các xí

nghiệp”, giới chủ đuổi hàng loạt những công nhân có hành động phản kháng, những

công nhân lương “cao” hoặc những công nhân lớn tuổi thay thế bằng công nhân thất

nghiệp, công nhân nữ, trẻ em nhằm giảm bớt tiền lương và tăng cường độ lao động.

Như vậy, nạn giải công, sa thải, thất nghiệp kéo dài và phổ biến đã đẩy một bộ

phận công nhân bi quan ở các ĐTMN đi đến những hành động tiêu cực, một số cam

chịu đi lính làm bia đỡ đạn cho Mỹ, một số khác rơi vào tình trạng trở thành tội phạm,

cũng có những người bi quan lại tìm đến cái chết [249; tr. 23]. Đây là bằng chứng

phản ánh chính sách bần cùng hóa công nhân của Mỹ và CQSG.

Page 96: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

89

3.2.2.3. Lương công nhân

So với giai đoạn 1954-1960, giai đoạn 1961-1965 lương cơ bản của công

nhân các ĐTMN hầu như không tăng. Nghị định số 8 BLĐ - LĐ.NĐ ngày 1-7-1956

của CQNĐD quy định lương đàn ông 41 đồng, đàn bà 36 đồng, trẻ em dưới 18 tuổi

31 đồng 60 xu [42; tr. 3], nhưng mức lương đó cho đến giai đoạn 1961-1965 không

hề thay đổi là bao. Vấn đề này cũng được báo Tự do (Sài Gòn) ngày 12-3-1963 cho

biết: “Hầu hết công nhân trong ngành hàng hải miền Nam hiện đang còn hưởng

một giá lương rất kém” [238; tr. 14]. Ở hãng Savon Việt Nam, một hãng có thời

gian hoạt động trên 30 năm, giá lương ngày của công nhân từ 1 năm đến 30 năm chỉ

từ 41$00 đến 43$00 (đối với nam công nhân) và 36$00 đến 37$00 (đối với nữ

công nhân) [61; tr. 2].

Công nhân ở các ĐTMN không chỉ chịu sức ép từ việc lương không tăng mà

còn có tình trạng bất bình đẳng về tiền lương, đặc biệt là đối với nữ công nhân lao

động và trẻ em. Điều 2 trong Nghị định số 76 BLĐ/LĐ/NĐ ngày 29-2-1956, ấn định

lương tối thiểu: “Giá mục lương tối thiểu ấn định cho công nhân đàn ông cũng thi

hành cho công nhân đàn bà hoặc trẻ em em nếu làm việc bằng công nhân đàn ông về

phẩm cũng như về lượng” [30; tr. 69]. Tuy nhiên, nhìn chung nữ công nhân bao giờ

cũng nhận được mức lương ít hơn nam công nhân, họ chỉ nhận trung bình 35$/ngày.

Nói đến mức lương công nhân là nói đến một phần về đời sống công nhân,

nhưng, vẫn còn thiếu nếu như không nhắc đến vật giá so với mức thu nhập ấy. Trong

giai đoạn 1961-1965, ở các ĐTMN giá cả tiếp tục tăng cao. Tháng 5-1961, Liên hiệp

nghiệp đoàn Đô Thành Sài Gòn gởi yêu sách đến Bộ Lao động (Sài Gòn) đề

nghị:“Giải tỏa lương bổng vô điều kiện và ấn định lại mức lương tối thiểu với lý do giá

tiêu thụ của giới lao động tại Đô Thành tăng giá” [10].

Công văn số 308 - BLĐ/LĐ/M.8 của Bộ trưởng Bộ Lao động (Sài Gòn) gởi

Bộ trưởng tại PTT Đặc phối an ninh (Sài Gòn) ngày 22-8-1961, cũng phải thừa nhận

rằng: “Nguyên nhân của nhiều vụ tranh chấp là sự lên giá của thực phẩm và vật

phẩm thường dùng. Bộ Lao động ước mong Bộ Kinh tế làm sao cho giá sinh hoạt trở

lại mức bình thường của những năm 1958-1959, Việt Cộng không còn duyên cớ nghề

Page 97: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

90

nghiệp để thúc đẩy công nhân tranh chấp. Các nghiệp đoàn sẽ không còn cớ nói là bị

đoàn viên thúc đẩy, sự xin tăng lương không thể ngăn cản nổi” [44].

Sang năm 1962, giá sinh hoạt vẫn tiếp tục tăng, theo Nhật báo Tự do (Sài

Gòn), ngày 6-9-1962: “Ngay cả anh chị em công nhân, lao động có công ăn việc

làm cũng đang gặp khó khăn, nhiều người mỗi ngày làm việc trên 10 giờ vẫn

không đủ sống. Đồng lương đã không tăng, các thứ hàng hóa cần thiết cho đời

sống như gạo, vải, than, củi, mắm, muối, thuốc tây, thuốc lá lại tăng giá, riêng giá

gạo tăng 50%” [27].

Theo báo “Cách mạng Quốc gia” (Sài Gòn), từ tháng 4-1962 đến tháng 4-

1963, tỷ số tiền lương ngạch lao động tăng 6,3% trong lúc đó giá nhu yếu phẩm

tăng từ 30% đến 100%. Gạo từ 560$ đến 750$/tạ, 850$ đến 900$/tạ, cá từ 30 lên 45-

50$/kg; thịt từ 60$ lên 80-90$/kg; than từ 160$ lên 240$/tạ. Báo Tiếng chuông (Sài

Gòn) ngày 4-2-1964 cũng ca thán: “Có nhiều trường hợp, giá sinh hoạt tăng lên

một cách khó hiểu. Đại để như giá đường chẳng hạn. Trước kia đường trắng nhập

cảng được phép bán lẻ 14,50 đồng/kg. Nhưng gặp mùa trung thu, giá vụt tăng lên

35 đồng” [249; tr. 18].

Như vậy, dưới chế độ Mỹ và CQSG, đời sống công nhân ở các ĐTMN luôn

ở trong tình trạng thất nghiệp, giải công, lương thấp, thời gian làm việc khắc nghiệt,

tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là những vẫn đề thường xuyên đe dọa đời sống

công nhân. Trong thư của công nhân hãng Savon ngày 5-5-1961 gửi báo chí Sài

Gòn đề cập rõ tình trạng này: “Các công nhân đã đem mồ hồi nước mắt để bán một

cách rẻ thúi cho hãng này từ mấy chục năm nay cộng vào chủ trương bóc lột rất

khoa học của chủ nhân, nên đời sống các công nhân vì đó mà cất đầu lên không

nổi, quanh năm chỉ biết bán sức lao động, hay nói một cách khác là bán xương

máu cho hãng này để đổi lấy chén cơm nguội, manh áo rách, mà hãng này đã quy

định cho công nhân đã vậy mà chớ, mỗi khi có tranh chấp thì khủng bố, hăm dọa,

sa thải” [48; tr. 9].

Như đã trình bày và phân tích trên đây, trong giai đoạn 1961-1965, tình cảnh

công nhân ở các ĐTMN vẫn ở trong tình trạng túng quẫn cộng với những chính sách

độc tài, phát xít của Mỹ và CQSG và việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược của Mỹ,

khiến bùng nổ các cuộc đấu tranh của công nhân ngày càng nhiều và quy mô hơn.

Page 98: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

91

3.3. Diễn biến phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam (1961-1965)

3.3.1. Chủ trương của Đảng

Giai đoạn 1961-1965, nhằm đưa phong trào công nhân ở các đô thị tiến kịp

phong trào cách mạng miền Nam, Đảng đã đề ra những chủ trương cụ thể sau.

Một là, Đảng đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng tổ chức, đoàn ngũ hóa công

nhân trước lúc tiến hành các cuộc đấu tranh. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Cục

miền Nam lần thứ I (tháng 10-1961) chỉ rõ: “Tiến hành tổ chức các đoàn thể cách

mạng trong công nhân, nhân dân lao động” và về mặt võ trang: “Xây dựng lực lượng

ngầm ở cơ quan, xí nghiệp” [101; tr. 627-628].

Thực hiện chủ trương của Đảng, sau khi Mặt trận dân tộc giải phóng miền

Nam Việt Nam ra đời (20-12-1960) ngày 27-4-1961, Hội Lao động giải phóng miền

Nam (HLĐGP) được thành lập. HLĐGP là tổ chức quần chúng của giai cấp công

nhân hoạt động nhằm tập hợp và đoàn kết công nhân lao động miền Nam chống Mỹ

và CQSG. Ngay từ khi mới ra đời, HLĐGP đã xác định mục tiêu của mình là:

“HLĐGP đoàn kết chặt chẽ toàn thể giai cấp công nhân và những người lao động

miền Nam, chân tay cũng như trí óc; không phân biệt chánh kiến, tôn giáo, không

phân biệt đồng bào đa số hay thiểu số. Hội đoàn kết anh chị em công nhân lao động

Hoa kiều cùng đang bị Mỹ và CQNĐD áp bức, bóc lột thậm tệ. Hội kiên quyết cùng

với anh chị em nông dân, các nhà tư sản và tiểu tư sản cùng các tầng lớp đồng bào

khác trong Mặt trận Dân tộc giải phóng, đẩy mạnh cao trào đấu tranh bảo vệ và

giành giật các quyền lợi kinh tế chính trị thiết thân hàng ngày, tiến lên đánh đổ chế

độ thuộc địa đẫm máu ở miền Nam, thành lập chính quyền liên minh dân tộc, dân

chủ, thi hành chính sách độc lập, hòa bình trung lập, thực hiện các quyền tự do và

cải thiện đời sống cho toàn dân” [155; tr. 71].

HLĐGP ra đời đã đáp ứng yêu cầu bức thiết của phong trào công nhân ở các

ĐTMN. Tổng Công đoàn Việt Nam đã đánh giá cao sự ra đời của HLĐGP: “Việc

HLĐGP được thành lập, hoạt động ngày càng rộng rãi, việc đại biểu của HLĐGP

lần đầu tiên có mặt ở diễn đàn Đại hội Liên hiệp công đoàn thế giới là những nhân

tố mới thúc đẩy phong trào đấu tranh phát triển” [9]

Page 99: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

92

Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ (1-11-1963), để thúc đẩy hơn nữa

việc thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng HLĐGP, tháng 7-1964, Hội nghị

cán bộ Trung ương Cục cho rằng, cần đẩy mạnh việc kiện toàn cơ quan vận động

công nhân các cấp làm cho HLĐGP trở thành tổ chức quần chúng cách mạng vững

mạnh của công nhân lao động và làm chỗ dựa tốt cho Đảng. Trong Chỉ thị tháng 10-

1964, Trung ương Cục nhấn mạnh: “HLĐGP là một tổ chức quần chúng, là sợi dây

nối liền giữa Đảng với đông đảo quần chúng, tiếp nhận chủ trương, chính sách của

Đảng phổ biến ra quần chúng để Đảng lãnh đạo quần chúng thực hiện mọi công

tác của cách mạng. Tổ chức hội lấy nhà máy, xí nghiệp, xóm lao động… làm đơn vị

tổ chức. Điều kiện phát triển hội viên là hăng hái hoạt động cho cách mạng và tán

thành chương trình điều lệ của Hội, phải là công nhân và lao động có lý lịch rõ

ràng, có quan hệ chặt chẽ với quần chúng ở xí nghiệp” [74].

Thực hiện chỉ thị của Trung ương Cục, HLĐGP đã nhanh chóng phát triển

cơ sở, thành lập các chi hội ở các nhà máy lớn như Vimytex, Vinatexco, xí nghiệp

Cầu Voi,…

Hai là, Đảng đề ra chủ trương cần thiết phải thành lập Ban Công vận. Ở giai

đoạn này, mặc dầu Ban Công vận miền Nam chưa thành lập chính thức nhưng

Trung ương Cục miền Nam đã chỉ định đồng chí Phan Xuân Thái - Chủ tịch

HLĐGP phụ trách công tác này. Vì vậy, công tác vận động công nhân cho từng

vùng đô thị, đồn điền bước đầu tiến lên từng bước nhằm đánh bại quốc sách “Ấp

chiến lược” của Mỹ và CQSG, giữ vững những quyền lợi của công nhân đã giành

được, qua đó vận động công nhân lao động vào HLĐGP.

Năm 1962, Trung ương Cục miền Nam xác định nhiệm vụ trọng tâm của công

tác công vận là: “Xây dựng HLĐGP vững mạnh, trở thành nòng cốt trong việc thống

nhất lực lượng công nhân trong đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, đồng thời chuẩn bị

lực lượng vững mạnh trong lòng địch, phá hoại, tấn công địch khi có điều kiện” [249].

Đầu năm 1963, Hội nghị thành lập Ban Công vận miền chính thức được triệu

tập ở Bình Long. Đồng chí Bùi San (Phó Chủ tịch HLĐGP miền Nam Việt Nam)

được cử làm Trưởng Ban Công vận. Cuối năm 1963, Hội nghị Cán bộ công vận Miền

họp đề ra mục tiêu là trong thời gian ngắn, các tỉnh phải có HLĐGP miền Nam Việt

Page 100: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

93

Nam nhằm tiến tới hình thành tổ chức HLĐGP trên quy mô toàn miền, trọng tâm vẫn

là Sài Gòn - Chợ Lớn, Cần Thơ.

Ba là, song song với việc xây dựng, tổ chức HLĐGP và thành lập Ban Công

vận, đối với phong trào công nhân ở các ĐTMN giai đoạn 1961-1965, Đảng đặc biệt

chú trọng đến việc đề ra những chủ trương thích hợp. Trong tình hình đế quốc Mỹ ráo

riết tăng cường can thiệp vào miền Nam, nghiêm trọng hơn là việc đế quốc Mỹ ráo

riết chuẩn bị dư luận để đưa quân Mỹ vào miền Nam Việt Nam, ngày 31-10-1961,

Ban Bí thư ra Thông tri số 45-TT/TW, cần phải: “Mở một đợt đấu tranh chính trị

rộng rãi và mạnh mẽ, kịch liệt lên án bước can thiệp mới và nghiêm trọng này của đế

quốc Mỹ, nghiêm khắc cảnh cáo mọi sự chuẩn bị của Mỹ - Diệm cho việc đưa quân

Mỹ vào miền Nam Việt Nam” [101; tr. 555].

Hội nghị R (Trung ương Cục miền Nam) lần thứ I (mở rộng) tháng 10-1961

ra nghị quyết, xác định công tác cụ thể:“Tiếp tục lợi dụng mọi tổ chức hợp pháp,

tạo ra nhiều tổ chức hợp pháp là hình thức có khả năng tập hợp rộng rãi quần

chúng, đồng thời tiến hành tổ chức các đoàn thể cách mạng trong công nhân,

nhân dân lao động” và về mặt võ trang ở đô thị: “Xây dựng lực lượng ngầm ở cơ

quan, xí nghiệp” [101; tr. 627-628]. Đối với công tác Đảng và Đoàn, yêu cầu xây

dựng nhanh chóng nhưng vững chắc. Chú trọng các đô thị quan trọng, trong mỗi

đô thị cần chú ý đến những xí nghiệp then chốt. Chú ý thu hút vào Đảng, Đoàn

những công nhân ưu tú.

Sau đảo chính Ngô Đình Diệm (1-11-1963), Nghị quyết Hội nghị Trung

ương Cục miền Nam lần thứ II (tháng 3-1964) đề ra phương châm chiến lược và

nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam. Về mặt đấu tranh dân chủ, nghị

quyết chỉ rõ: “Cần dựa vào dư luận chung đòi xóa bỏ các hình thức của chế độ độc

tài Diệm. Lợi dụng những mâu thuẫn tranh giành ảnh hưởng giữa các phe phái

trong giai cấp thống trị mà ra sức đấu tranh làm tan rã, tê liệt lỏng lẻo các tổ chức

kềm kẹp ở các phường các xóm, các hãng xưởng mở rộng tổ chức và hoạt động của

nghiệp đoàn” [101; tr. 993].

Tới tháng 7-1964, Thường vụ Trung ương Cục miền Nam triệu tập hội nghị

công vận và ra nghị quyết về công tác công vận. Nghị quyết nêu lên những nhiệm vụ

Page 101: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

94

chung, nhiệm vụ cụ thể, phương châm công tác công vận, tuyên truyền giáo dục công

nhân lao động, xây dựng lực lượng đấu tranh, giải quyết mối quan hệ giữa bí mật với

công khai, giữa bất hợp pháp với nửa hợp pháp và hợp pháp, lãnh đạo quần chúng đấu

tranh chống thế kềm kẹp của địch, giành quyền dân sinh, dân chủ cho quần chúng, thực

hiện đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng, tiến lên đánh đổ đế quốc Mỹ xâm

lược và tập đoàn tay sai bán nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Đối với các tổ chức nghiệp đoàn công khai hoạt động ở Sài Gòn, Nghị quyết

Trung ương Cục chỉ rõ là phải nắm chặt bên dưới, nắm chặt cơ sở đồng thời dùng

áp lực quần chúng đấu tranh cô lập, loại trừ bọn phản động, tranh thủ người lừng

chừng, vận động đưa quần chúng tốt tham gia các ban lãnh đạo và các tổ chức

nghiệp đoàn [122; tr. 248].

Cuối năm 1964, trước âm mưu của Mỹ và CQSG tổ chức hàng loạt nghiệp

đoàn để lôi kéo và phân hóa giai cấp công nhân, Thường vụ Trung ương Cục miền

Nam đã vạch trần âm mưu của chúng, đồng thời chỉ đạo các cấp ủy phải: “Lập

nhiều tổ chức biến tướng, liên hệ với công nhân thì liên hệ từ nơi ở tới gia đình chứ

không phải chỉ ở xí nghiệp. Đối với các công Đoàn vàng, ta không cần tham gia

Ban Chấp hành bên trên vì vào đấy dễ bị lộ. Hiện nay ta phải dùng các tổ chức biến

tướng, lợi dụng các phong trào công khai để tránh địch phát hiện phá hoại, thông

qua đó để liên hệ từ nơi ở, từ gia đình” [237; tr. 132].

Tháng 1-1965, Nghị quyết Hội nghị Trung ương Cục miền Nam lần thứ III

chỉ rõ: “Ra sức xây dựng và phát triển đội ngũ có tổ chức của quần chúng, trước

nhất là trong công nhân, lao động nghèo” và “đẩy mạnh công tác phát triển Đảng,

đoàn, nòng cốt trong nội thành, chú ý công nhân, lao động” [101; tr. 1101-1102].

Ngày 6-3-1965, Trung ương Cục miền Nam ra nghị quyết về “Công tác phụ

vận”. Nghị quyết đề ra nhiệm vụ, phương hướng công tác vận động phụ nữ, đặc

biệt tại vùng đô thị, cần phải: “Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục sâu rộng

trong các tầng lớp quần chúng phụ nữ chủ yếu là phụ nữ công nhân, lao động,…

nâng cao giác ngộ sâu sắc quyền lợi giai cấp, dân tộc và giới, thấy kẻ thù chính là

đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai” [101; tr. 1109].

Page 102: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

95

Như vậy, trong giai đoạn 1961-1965, Đảng đặc biệt chú trọng đến việc xây

dựng tổ chức, đoàn ngũ hóa công nhân trước lúc tiến hành các cuộc đấu tranh. Đồng

thời, lợi dụng tổ các chức nghiệp đoàn công khai để vận động, giáo dục công nhân

đấu tranh. Đẩy mạnh công tác phát triển đảng nòng cốt trong công nhân các nhà

máy, xí nghiệp ở đô thị.

3.3.2. Diễn biến phong trào

3.3.2.1. Phong trào công nhân vì mục tiêu dân sinh

Sự ra đời Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960)

và tiếp đó là HLĐGP (27-4-1961) đã giáng đòn mạnh mẽ vào âm mưu chia rẽ giai

cấp công nhân của Mỹ và CQSG. Phong trào công nhân ở các ĐTMN vì mục tiêu

dân sinh20

giai đoạn 1961-1965 có bước phát triển mới, ngày càng sôi nổi hơn,

quyết liệt hơn.

Mở đầu là cuộc đình công của 400 công nhân hãng Savon ngày 6-3-1961 đòi

thỏa mãn lương bổng và chấm dứt việc sa thải công nhân vô cớ. Toàn thể công nhân

ký tên vào bản yêu sách gởi đến ông Chánh Sự vụ Sở Lao động Đô Thành Sài Gòn

yêu cầu can thiệp:

1, Điều chỉnh lương bổng cho toàn thể công nhân.

2, Đàn bà và trẻ em, xin áp dụng đúng theo luật, thay vì làm từ 22 giờ đến 5

giờ sáng như hiện nay.

3, Xin được nghỉ có ăn lương những ngày lễ mà công chức được nghỉ để có

thể họp mặt vào các công tác có ích chung cho xã hội và nghiệp đoàn.

4, Xin số tiền phụ trội 50% và 100% như từ trước, làm việc phụ trội từ 22

giờ đến 5 giờ sáng, phải trả 100% phụ trội.

5, Thời gian nghỉ phép hằng năm, phải do công nhân, chọn lựa ngày giờ, để

có thể lo việc riêng tư gia đình của mỗi người.

6, Về những người gác máy, phải hưởng lương thợ và mỗi người chỉ gác một

máy như từ trước.

7, Yêu cầu giải quyết và áp dụng thi hành biên bản hòa giải ngày 13-5-1960

[61; tr. 3].

20

. Xem phụ lục 2.

Page 103: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

96

Trước yêu cầu của công nhân, 7 phiên hòa giải đã diễn ra tại Thanh tra Lao

động Sài Gòn. Ngày 14-3-1961, chủ hãng không những khước từ các yêu sách mà

còn tiếp tục sa thải 22 nữ công nhân. Trước thái độ ngang ngược của chủ hãng, toàn

thể công nhân hãng Savon Việt Nam đình công toàn diện bắt đầu ngày 28-4-1961.

Để cuộc đình công thêm vững mạnh và yêu sách hợp lý được giải quyết thỏa đáng,

anh chị em công nhân đã tổ chức ăn uống tại hãng, luân phiên nhau giữ chặt các

cánh cửa ra vào của hãng.

Tiếp đến, ngày 3-5-1961, Nghiệp đoàn công nhân hãng Savon Việt Nam gởi

thông tư đến các nghiệp đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để giúp đỡ:

“Yêu cầu quý đồng nghiệp Ban Chấp hành nghiệp đoàn bạn viết thơ khuyến khích và

vận động toàn thể anh em công nhân trong các xí nghiệp ngưng việc một giờ, để tỏ tình

đoàn kết, hưởng ứng với cuộc đình công chánh đáng của chúng tôi; yêu cầu quý Ban

Chấp hành nghiệp đoàn bạn, vận động tiền bạc, quà, vật, gởi ủng hộ chúng tôi trong

lúc đình công có đủ điều kiện theo đuổi đến ngày hoàn toàn thắng lợi” [163; tr. 4].

Đáp lời công nhân hãng Savon Việt Nam, ngày 3-6-1961, Tổng Liên đoàn Lao

động Việt Nam gởi thông tư đến Ban Chấp hành các liên đoàn, nghiệp đoàn, phân đoàn

và ủy viên, cán bộ các cấp thuộc hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để vận

động, lạc quyên và ủng hộ cuộc đình công [232; tr. 20-21].

Trước tinh thần đấu tranh của công nhân hãng Savon Việt Nam và các

nghiệp đoàn bạn, chủ hãng Savon gởi thư đến Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Nha Tổng

Giám đốc Cảnh sát và Công an Sài Gòn yêu cầu giải tán công nhân đình công. Ngày

20-6-1961, Bộ trưởng Bộ Nội vụ gởi công văn đến Bộ trưởng Bộ Lao động với ý

kiến nước đôi “Thiểm bộ xét lời yêu cầu của hãng Savon cũng không có gì quá

đáng, vả lại Nha Tổng Giám đốc Cảnh sát và Công an nhận thấy rằng nếu cuộc

đình công kéo dài, thì chỉ có lợi cho Cộng sản và có thể phương hại đến an ninh

công cộng. Vậy yêu cầu quý bộ xem xét vấn đề trên” [48; tr. 9]. Cuộc đấu tranh

giằng co cho đến ngày 12-12-1961, buộc Sở Lao động Đô Thành phải mở cuộc hòa

giải giữa Ban Giám đốc và toàn thể công nhân hãng Savon Việt Nam. Tuy nhiên,

cuộc hòa giải bất thành. Ngày 16-12-1961, Ban Giám đốc hãng Savon Việt Nam tiếp

tục ra thông cáo sa thải Thụ ủy công nhân và đuổi nhà những công nhân bị sa thải.

Page 104: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

97

Hành động thiếu thiện chí và ngang ngược của Ban Giám đốc đã gây uất hận cho toàn

thể công nhân hãng Savon. Theo Công văn số 1453/TB/M ngày 20-12-1961 của

Giám đốc Cảnh sát Đô Thành thì công nhân hãng Savon tuyên bố: “Sẽ đổ máu để

rửa hận chớ không chịu thua” [108; tr. 35].

Khi cuộc đấu tranh của công nhân hãng Savon chưa kết thúc, tại Dĩ An, ngày

30-6-1961, Nghiệp đoàn công nhân Hỏa xa Dĩ An đại hội bất thường. Đến tham dự

đại hội, còn có mặt của Chủ tịch Nghiệp đoàn công nhân xa xưởng Sài Gòn và đại

diện Cựu học viên cơ xưởng Hỏa xa Chí Hòa. Nguyên nhân dẫn đến đại hội là do

tiền thưởng cuối năm từ năm 1956 đến năm 1960 công nhân vẫn chưa được nhận,

thêm vào đó tình trạng Ban Quản trị Trung ương lao động bất lực trước những đòi

hỏi chính đáng của đoàn viên. Đại hội ra quyết nghị:

“- Yêu cầu Ban Quản trị Trung ương lao động đòi Nha Giám đốc phải cấp

tốc thanh toán tiền thưởng cuối năm 1956 cho anh em cấp nhỏ, vì đó là một đòi hỏi

hợp lý và một quyền lợi thiết thực nhất của công nhân toàn quốc.

- Kỳ hẹn trong vòng 48 tiếng đồng hồ Ban Quản trị Trung ương lao động

phải trả lời cho đoàn viên rõ sẽ: tranh đấu hay không.

- Nếu quá điều kiện trên mà Ban Quản trị Trung ương lao động không trả

lời, thì chúng tôi sẽ đứng ra tranh đấu cho anh em công nhân toàn quốc về điểm

nêu trên.

- Yêu cầu Ban Quản trị Trung ương lao động cấp tốc triệu tập Đại hội toàn

quốc kỳ 6 trong vòng tháng 7 dương lịch năm 1961” [64; tr. 1].

Đồng thời, đại hội gởi kiến nghị đến Nha Giám đốc hỏa xa Việt Nam với yêu

cầu: “Nha gấp rút thanh toán tiền thưởng cuối năm 1956 cho công nhân toàn quốc từ

trật 0 đến 5, vì những cấp bậc đó túng thiếu nhất; nha không viện cớ này hay cớ nọ

để tình trạng này kéo dài thêm nữa; chúng tôi triệt để theo dõi và sẽ kêu gọi sự ủng

hộ của các nghiệp đoàn địa phương trong hệ thống hỏa xa để cùng tranh đấu cho

nguyện vọng chánh đáng kể trên” [165; tr. 5]. Trước tinh thần đấu tranh của công

nhân hỏa xa Dĩ An và sự hưởng ứng của các nghiệp đoàn hỏa xa buộc Nha Giám đốc

phải chấp nhận: “Đồng ý tất cả nhân viên hỏa xa từ trật 0 đến 5 được lãnh tiền

thưởng cuối năm 1956 và 47 anh em thợ trật 2 và 3 được thăng thưởng” [256; tr. 15]

Page 105: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

98

Tiếp theo, cuộc đấu tranh của công nhân hỏa xa Dĩ An là là cuộc đình công

của công nhân hãng dầu Stanvac ngày 6-9-1961. Theo cam kết của hãng Stanvac và

công nhân ngày 29-8-1959, khi nào hai hãng dầu Shell và Caltex tăng lương cho

công nhân thì hãng dầu Stanvac sẽ mời đại diện nghiệp đoàn họp để thảo luận điều

chỉnh lương. Tuy nhiên, khi 2 hãng dầu Shell và Caltex đã tăng lương cho công

nhân21

nhưng chủ hãng Stanvac không những không tăng lương cho công nhân mà

còn bắt công nhân ký kết khế ước dài hạn 36 tháng. Phản đối việc ký kết khế ước,

ngày 6-9-1961, công nhân tiến hành đình công. Hai ngày sau (8-9-1961) chủ hãng

đã giải công. Trước lệnh giải công của chủ hãng, công nhân cho rằng: “Giải công vi

phạm hiến pháp vì hiến pháp không nhìn nhận quyền giải công; phản bội tờ cam kết

ngày 29-8-1959, không chịu tăng lương mặc dầu 2 hãng cạnh tranh đã điều chỉnh

lương cho công nhân họ; thủ đoạn trói buộc công nhân bằng một khế ước 36 tháng, ép

công nhân đưa ra tất cả các yêu sách để rồi thỏa hiệp một vài điểm và buộc công nhân

cam kết không tranh chấp trong thời gian khế ước 36 tháng về tất cả các điểm đã nêu

ra, mặc dầu có thỏa mãn hay không” [240; tr. 84].

Cuộc đình công của công nhân hãng dầu Stanvac được sự đồng tình, ủng hộ

của hàng vạn công nhân cao su Biên Hoà, Thủ Dầu Một, trên 100 nghiệp đoàn ở Sài

Gòn - Chợ Lớn, 40.000 lái xe và bà con nông dân. Một số báo chí ở Sài Gòn cũng

chỉ trích thái độ của chủ hãng Stanvac. Cuộc đấu tranh ngày càng trở nên quyết liệt

hơn, công nhân chiếm giữ hầu hết các kho dầu, không cho Mỹ và CQNĐD đến chở

dầu đi, vì vậy, việc cung cấp dầu cho các máy bay hầu như bị tê liệt. Trong Công

văn của Bộ trưởng Công chánh và Giao thông (Sài Gòn) gởi Bộ trưởng Lao động

(Sài Gòn) cho biết: “Việc tiếp tế nhiên liệu cho phi cảng Tân Sơn Nhất rất khó khăn

do vụ đình công của công nhân hãng Stanvac. Mặc dầu các công ty hàng không đã

có biện pháp đối với các phi cơ đến Tân Sơn Nhất nhưng không thể giải quyết nổi

việc tiếp tế xăng cho các chuyến từ Sài Gòn đi các trạm lân cận vì bắt đầu từ ngày

18-9-1961, nhiên liệu dự trữ ở cảng Tân Sơn Nhất hết và các công ty sẽ bắt buộc

ngưng chuyến bay ghé Tân Sơn Nhất” [34; tr. 85]. Nhiều tàu chở xăng không dám

21. Ngày 30-12-1960, hãng Shell đã tăng lương cho công nhân. Tiếp theo, ngày 30-9-1961, hãng Caltex cũng tăng lương

cho công nhân.

Page 106: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

99

vào cảng Sài Gòn, chủ hãng Stanvac buộc phải thông báo cho các hãng hàng không

quốc tế tự cung cấp lấy xăng dầu trước khi vào Việt Nam. Tính trung bình mỗi

ngày, Mỹ và CQNĐD thiệt hại từ 3-5 triệu đồng Sài Gòn22

. Kế hoạch quân sự của

Mỹ và CQNĐD vì vậy cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trước sức ép của phong trào, ngày 21-9-1961, Bộ Lao động (Sài Gòn) tổ

chức cuộc hòa giải. Phía chủ hãng đề nghị nghiệp đoàn hãy rút lệnh đình công và họ

sẽ rút lệnh giải công, còn yêu sách của công nhân sẽ được giải quyết trong vòng 2

tháng sau. Còn phía công nhân yêu cầu chủ hãng đưa ra điều kiện đảm bảo mới

chấm dứt cuộc đình công. Trước sự cương quyết của công nhân, chủ hãng buộc phải

hứa sẽ tăng lương cho công nhân theo 3 hạng: 12%, 8% và 6%. Còn vấn đề thâm

niên hứa sẽ tăng cho công nhân nào làm việc trên 3 năm. Tuy nhiên, chủ hãng lại

không chịu ký tên vào bản thỏa hiệp. Điều kiện này không được phía công nhân

chấp nhận, vì vậy, cuộc tranh chấp vẫn tiếp diễn và hết sức căng thẳng. Để dung hòa

lập trường của 2 bên, Đổng Lý văn phòng Bộ Lao động nhân danh CQSG yêu cầu:

“Chủ hãng rút ngay lệnh giải công vào sáng ngày 22-9-1961 và nghiệp đoàn cũng

phải thu hồi lệnh đình công trong 24 giờ sau” [109; tr. 87]. Công nhân tiếp tục đề

nghị, nếu trong vòng 1 tháng, yêu sách của công nhân không được giải quyết thì họ sẽ

tiếp tục tranh chấp trở lại. Công nhân hãng dầu Stanvac Sài Gòn đã đi làm việc trở lại

ngày 22-9-1961. Một ngày sau (23-9-1961), toàn thể công nhân Stanvac Nhà Bè đã

chấm dứt đình công và đi làm lại cùng ngày [107; tr. 87].

Nối tiếp cuộc đấu tranh của công nhân hãng Stanvac, ngày 11-11-1961, công

nhân tài xế taxi mướn xe của ông Lê Văn Lượm đình công đòi chủ hãng thâu nhận

tài xế Huỳnh Văn Bình bị thu hồi xe trước đó 3 tháng. Công nhân tài xế taxi đem xe

xếp hàng trước cửa hãng chờ kết quả hòa giải. Ngày hôm sau (12-11-1961), 43 công

nhân tài xế taxi gởi yêu sách 11 điểm đến chủ hãng yêu cầu: “Thâu nhận tài xế

Huỳnh Văn Bình bằng cách luân phiên hoặc giao xe cho y chạy và yêu cầu được

thỏa mãn các nguyện vọng về giá mượn xe, tiền sửa chữa, bồi thường khi bán xe

hoặc sa thải” [60; tr. 1]. Trước sức ép của công nhân, ngày 14-11-1961, chủ hãng

mở cuộc hòa giải trước sự có mặt của đại diện công nhân tài xế, Chủ tịch Tổng Liên

22. Năm 1961, 35 đồng Sài Gòn bằng 1 USD.

Page 107: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

100

đoàn Lao động Việt Nam và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Công thương Việt Nam.

Cuộc hòa giải đi đến thống nhất: “Chủ nhân bằng lòng chấp thuận 9 điểm trong số 11

điểm ghi trong bản yêu sách. Về điểm 8 và 923

thì chủ nhân không đồng ý” [60; tr. 2].

Cùng ngày (14-11-1961), tất cả các tài xế đem xe vào hãng lau chùi sạch sẽ và dự định

ngày 15-11-1961 lấy xe chạy lại như trước. Tuy nhiên, ngày hôm sau (15-11-1961),

khi tài xế taxi lấy xe chạy lại thì chủ hãng ra lệnh đóng cửa và lánh mặt. Do thái độ

thiếu thiện chí của chủ hãng, toàn thể tài xế quyết định tiếp tục đình công để bảo vệ

yêu sách của họ. Trước tinh thần đấu tranh kiên quyết của công nhân, một tuần sau

(ngày 22-11-1961), chủ hãng phải tiếp tục mở cuộc hòa giải và kết quả: “Chủ nhân

đã chấp thuận về điểm 9 trong bản yêu sách là khi bán xe hoặc sa thải thì phải bồi

thường cho tài xế chạy xe ấy 1.500$00; đôi bên đã đồng ý hòa giải và ký kết một

bản thỏa hiệp24

chung gồm 11 điểm” [60; tr. 3]. Ngày 23-11-1961, toàn thể tài xế

taxi đã đi làm lại bình thường.

Sang năm 1962, phong trào công nhân ở các ĐTMN vì mục tiêu dân sinh

tiếp tục diễn ra. Mở đầu là cuộc đấu tranh của công nhân xích lô, cuối tháng 2-1962,

khi Mỹ và CQNĐD ra lệnh, trong thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn cấm xe xích lô đưa

đón hành khách và thay thế bằng xe Lam bơ rét ta 3 bánh do hãng Vinaco - một cơ

sở kinh doanh độc quyền trong đó có cổ phần của gia đình Ngô Đình Diệm. Để

chèn ép công nhân xích lô, ngày 23-2-1962, hãng Vinaco cho xe chạy tranh khách

không lấy tiền trong 10 ngày. Phản đối hành động cạnh tranh không lành mạnh của

hãng Vinaco, 500 công nhân xích lô tổ chức biểu tình kéo đến Tòa Thị chính Sài

Gòn. Hưởng ứng cuộc đấu tranh của công nhân xích lô, ngày 25-2-1962, trên 6.000

công nhân xích lô máy, xích lô đạp và tài xế taxi cũng biểu tình ủng hộ. Trước tinh

thần đấu tranh quyết liệt của công nhân, Đô trưởng Sài Gòn - Chợ Lớn phải thu hồi

giấy phép chuyên chở nói trên của hãng Vinaco [249; tr. 66].

Sau cuộc đấu tranh của công nhân xích lô giành thắng lợi, ngày 5-4-1962,

5.000 công nhân lái xe taxi, xích lô Sài Gòn - Chợ Lớn tiếp tục đại hội nhằm biểu

dương lực lượng và ý chí đấu tranh chống lại các âm mưu độc quyền kinh doanh vận

23. Điểm 8 của bản yêu sách là tài xế khi bị bán xe được luân phiên chạy và ưu tiên khi có xe trong mộ. Điểm 9 khi bị bán

xe và bị sa thải, chủ phải bồi thường cho tài xế 1.500$, trước khi giao xe cho người khác. 24. Xem phụ lục 12.

Page 108: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

101

tải của Mỹ và CQNĐD. Anh em công nhân đã lái hàng nghìn chiếc xe taxi, xích lô đi

dự đại hội chật cả đường phố. Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của công nhân, Mỹ

và CQNĐD huy động hàng trăm công an, mật vụ, cảnh sát và quân đội vũ trang vây

quanh phòng họp, đồng thời cho tay chân tìm cách phá hoại đại hội. Mật vụ của Ngô

Đình Diệm còn kiểm duyệt bài diễn văn của đại biểu công nhân và cấm đại hội không

được hô khẩu hiệu đấu tranh. Tuy nhiên, với tinh thần đoàn kết của công nhân và

được đồng bào Đô Thành hưởng ứng, đại hội đã tổ chức thành công [249; tr. 66-67].

Sang năm 1963, khí thế phong trào công nhân ở các ĐTMN được nâng lên.

Hàng nghìn cuộc đấu tranh vì mục tiêu dân sinh tiếp tục diễn ra. Tại Sài Gòn, cuộc

đấu tranh của Nghiệp đoàn công nhân Autobus (thuộc Tổng Liên đoàn Lao công

Việt Nam) diễn ra quyết liệt. Nguyên nhân của cuộc đấu tranh là do Ban Quản đốc

công quản chuyên chở không trả tiền thưởng Tết cho công nhân. Theo Nghiệp đoàn

công nhân Autobus thì tiền thưởng Tết được áp dụng từ năm 1954 cho tới năm

1961, đây trở thành một tập quán trong xí nghiệp. Tuy nhiên, cho đến năm 1963,

Ban Quản đốc lấy lý do hãng bị lỗ nên không phát khoản tiền này. Nhưng, theo công

nhân thì hãng công quản chuyên chở không hề lỗ mà đến cuối năm 1962, công quản

chuyên chở đạt được một mức phồn thịnh chưa từng thấy [45; tr. 5]. Ngày 9-1-1963,

công nhân Autobus đại hội quyết định sẽ đình công nếu yêu sách không được thỏa

mãn. Ngày 14-1-1963, trước sự chứng kiến của Tổng Thư ký Tổng Liên đoàn Lao

công Việt Nam, Ban Quản đốc công quản chuyên chở đã ký bản thỏa ước với Nghiệp

đoàn công nhân Autobus với nội dung: “Công quản sẽ ứng trước một tháng lương

Tết cho toàn thể công nhân theo những căn bản năm 1961; tánh chất số tiền ấy,

thưởng hay là mượn, sẽ được quyết định sau trong vòng 3 tháng vì việc nầy vẫn còn

trong vòng tranh chấp; trong khi chưa có quyết định nói trên số tiền ứng trước

chưa phải trừ; vì ích lợi của sự xây dựng xí nghiệp, nhân danh đại diện nghiệp

đoàn, văn phòng Trung ương hứa sẽ sinh hoạt với tất cả anh em để thúc đẩy tinh

thần phục vụ hầu mang lại thịnh vượng cho công quản” [115; tr. 1]. Về vấn đề này,

Bộ Lao động (Sài Gòn) gởi Công văn số 631/BLĐ/LĐ đến Bộ trưởng Công chánh

(Sài Gòn) đề nghị: “Bộ Công chánh nên đồng ý cho công nhân hưởng tiền thưởng

Tết vì nếu quyết định không cho công nhân hưởng khoản gì vào dịp Tết thì e rằng

Page 109: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

102

công nhân sẽ phẫn uất, điều này sẽ ảnh hưởng bất lợi cho việc điều hành công quản

và có thể tổng số thu hoạch sẽ giảm sút còn tốn kém hơn số tiền thưởng” [45; tr. 3].

Ngày 4-3-1963, Bộ Công chánh (Sài Gòn) gởi Công văn số 059/CC/CQTT/M đến

Phó Tổng thống VNCH đồng ý đề nghị của Bộ Lao động (Sài Gòn): “Tôi cũng đồng

ý với Bộ Lao động, vì thực ra công quản chuyên chở đã tấn tới rất nhiều. Vì vậy,

thưởng cho họ một tháng lương cũng là phải, và có lẽ cứ để cuối năm phát thêm cho họ

tiêu Tết cũng là một sự khích lệ đáng kể” [35; tr. 8]. Sự việc này kéo dài đến đầu năm

1964 mới được Bộ Lao động (Sài Gòn) giải quyết: “Cho công nhân ứng trước hai

chục ngày lương, nếu trong trường hợp công quản làm ăn tiến triển, khả quan thì

công nhân sẽ được hưởng trọn hai chục ngày lương kể trên, nếu không hai chục ngày

lương đó sẽ phải hoàn cho công quản chuyên chở bằng cách trừ vào lương tháng,

trước tháng 12-1964” [276; tr. 6].

Tại Đà Nẵng, ngày 10-11-1963, hòa nhịp cùng với phong trào của công nhân

miền Nam nhất là được kích thích bởi sự sụp đổ của CQNĐD (1-11-1963), 38 nữ

công nhân hãng dệt Sicovina Hòa Thọ đấu tranh đòi tăng lương. Để đối phó, chủ

hãng đưa nhân viên tay sai hăm dọa, cưỡng hiếp một số chị em công nhân. Ngày

hôm sau (11-11-1963), để lên án hành động ngang ngược của chủ hãng, 900 công

nhân Hòa Thọ kết hợp cùng lực lượng học sinh Đà Nẵng, Hội An, Hòa Vang và

quần chúng lao động đồng loạt kéo đến nhà máy. Cuộc đấu tranh kéo dài cả ngày,

khiến chủ hãng vô cùng hoảng sợ, chúng phải nhờ lực lượng quân đội đến can

thiệp. Trước khí thế đấu tranh của công nhân, chủ hãng buộc phải sa thải 4 nhân

viên tay sai, đồng thời, để xoa dịu công nhân, ngày 13-11-1963, CQSG cử phái

đoàn ra Đà Nẵng trực tiếp tiếp xúc với công nhân [134; tr. 63]. Cuộc đấu tranh của

công nhân Hòa Thọ không chỉ dừng lại ở năm 1963 mà còn kéo dài đến đầu năm

1964. Ngày 15-1-1964, khi chủ hãng tuyên bố sẽ sa thải một số công nhân, họ đã

phản ứng dữ dội và quyết tâm đình công toàn thể. Sự đoàn kết của toàn thể công nhân

khiến chủ hãng không dám thực hiện kế hoạch, cuộc đấu tranh coi như thắng lợi.

Cuối năm 1963, 1.800 công nhân hãng dệt Vimytex (thuộc phân bộ của

nghiệp đoàn thợ dệt Sài Gòn - Chợ Lớn và Gia Định trong hệ thống Tổng Liên

đoàn Lao công Việt Nam) tiến hành đình công. Nguyên nhân dẫn đến cuộc đình

Page 110: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

103

công là do Ban Giám đốc không giải quyết các yêu sách của công nhân về: “Vấn

đề lương bổng; hạ tuổi ứng cử viên đại biểu công nhân từ 25 xuống 21 tuổi; nghỉ

hàng tuần; lương làm ngày chủ nhật; điều chỉnh lương bổng cho nam và nữ công

nhân; sửa đổi Quản trị ký túc xá bằng cách giao cho đại diện công nhân; vấn đề

tiền cơm” [270; tr. 24].

Cuộc đình công kéo dài hơn một tháng và trải qua 7 phiên hòa giải, cuối cùng

Ban Giám đốc buộc phải giải quyết:

1, Về nữ công nhân gồm lối 1.500 người thuộc 4 hạng học viên được lương từ

ngày nhận việc đến hết tháng thứ 3 là 35 đồng/ngày; từ tháng thứ 4 đến hết tháng thứ

6 là 45 đồng/ngày; từ tháng thứ 7 đến hết tháng thứ 12 là 55/ngày; trên 12 tháng là 60

đồng/ngày. Ngoài ra, những quyền lợi thụ đắc của công nhân vẫn được giữ nguyên.

2, Về nam công nhân trực tiếp sản xuất lương 45 đồng/ngày trong tháng đầu;

từ tháng thứ 2 đến hết tháng thứ 3 lương 50 đồng/ngày; từ tháng thứ 4 đến hết tháng

thứ 6 lương 55 đồng/ngày; từ tháng thứ 7 đến hết tháng thứ 9 lương 60 đồng/ngày;

từ tháng thứ 9 đến hết tháng thứ 12 lương 65 đồng/ngày và trên 12 tháng lương 70

đồng/ngày.

3, Chỉ những công nhân thuần túy chuyên môn và biết sửa máy sẽ được ăn

lương tháng kể từ tháng thứ 19. Lương tháng sẽ tính bằng cách lấy lương ngày nhân

cho 26. Về nữ công nhân phụ trách Trưởng ban, Trưởng toán và chỉ huy sẽ được áp

dụng lương bổng như nam công nhân chuyên môn [269; tr. 9]

Tuy nhiên, còn điểm cuối cùng mà hai bên chưa thỏa thuận được là vấn đề tiền

cơm. Ngày 26-12-1963, dưới sự hướng dẫn của Bộ Lao động (Sài Gòn), chủ hãng và

công nhân đã ký thỏa hiệp: “Kể từ ngày 1-12-1963, hãng Vimytex sẽ không khấu trừ

tiền cơm vào lương của toàn thể công nhân thường xuyên. Hãng vẫn cung cấp cho

công nhân mỗi ngày một bữa ăn lót dạ vào buổi sáng và hai bữa ăn chính, buổi trưa và

buổi chiều” [270; tr. 24].

Sang năm 1964, phong trào đấu tranh vì mục tiêu dân sinh của công nhân ở

các ĐTMN tiếp tục diễn ra mạnh mẽ ở nhiều ngành, nhiều đô thị lớn miền Nam.

Cuộc đấu tranh tiêu biểu nhất, có sức lan tỏa nhất là của công nhân ngành dệt diễn

ra tại Sài Gòn - Chợ Lớn, Gia Định.

Page 111: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

104

Ngày 7-1-1964, khoảng 300 công nhân hãng dệt Thanh Hòa (Gia Định) đình

công. Nguyên nhân trực tiếp là từ tháng 12-1963, công nhân hãng dệt Thanh Hòa

gởi Ban Giám đốc bản yêu sách gồm 5 điểm: “Điều chỉnh lương bổng và một phần

phụ khoản làm đêm. Trả phụ cấp tiền cơm 10 đồng thay vì 4 đồng. Thêm phương

tiện đưa rước công nhân. Sắp xếp việc nghỉ hằng năm. Trả lương khoán làm đêm

50%” [130; tr. 9].

Dưới sự hòa giải của Ty Lao động Gia Định, Ban Giám đốc chỉ đồng ý 4 điểm

trong bản yêu sách, còn điểm “điều chỉnh lương bổng và một phần phụ khoản làm

đêm” hứa sẽ thảo luận sau [270; tr. 10].

Khi cuộc đấu tranh của công nhân dệt Thanh Hòa chưa kết thúc, ngày 14-1-

1964, khoảng 2.000 công nhân hãng dệt Vinatexco và xưởng nhuộm Vinatefinco

tiếp tục đình công [278; tr. 2]. Nguyên nhân dẫn đến cuộc đình công này là ngày

28-12-1963, công nhân gởi yêu sách yêu cầu: “Điều chỉnh lương bổng, trả tiền trợ

cấp làm quá giờ, đại biểu công nhân được thực sự quản lý quỹ cứu tế phúc lợi và

hợp tác xã do công nhân đóng góp, thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ và hợp vệ

sinh, làm nhà nghỉ trưa cho công nhân thường trực, thay đổi bác sĩ và y tá thiếu

lương tâm” [249; tr. 79]. Đáp lại yêu sách của công nhân, ngày 3-1-1964, chủ

hãng đóng cửa một số phân xưởng và sa thải một số công nhân, trước hết là những

công nhân hăng hái đấu tranh. Để chống lại thái độ ngoan cố của chủ hãng, ngay

trưa ngày (3-1-1964), toàn thể 2.000 công nhân Vinatexco đình công trước cửa

hãng. CQSG lo sợ phải đưa Thanh tra Lao động (Sài Gòn) đến dàn xếp. Mãi đến

18 giờ cùng ngày khi chủ hãng hứa giải quyết những yêu sách thì công nhân mới

chịu giải tán và đến tối 4-1-1964 họ mới chịu đi làm trở lại. Tuy nhiên, đến ngày

5-1-1964, trước thái độ dây dưa của chủ hãng, công nhân hãng dệt Vinatexco và

xưởng nhuộm Vinatefinco đại hội để thống nhất đấu tranh, kiên trì giữ vững các

yêu sách. Qua 2 lần hòa giải, phía chủ vẫn tỏ ra ngoan cố không chịu giải quyết

các yêu sách mà còn đánh 1 nữ công nhân bị thương. Trước thái độ ngang ngược

của chủ hãng, ngày 17-1-1964, công nhân đã đình công để bảo vệ yêu sách của họ.

10 giờ hôm đó, phó Tỉnh trưởng Nội an Gia Định cùng cố vấn Mỹ đưa một đại đội

thủy quân lục chiến đến đàn áp công nhân, biến xưởng dệt Vinatexco thành một

Page 112: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

105

chiến trường đẫm máu, một số chị em công nhân nữ bị đâm chết, nhiều người

khác bị thương. Mặc dầu bị đàn áp nhưng công nhân vẫn tiếp tục kháng cự mãnh

liệt, công nhân dùng bàn ghế, thoi dệt, gậy gộc chống trả quyết liệt, không cho

địch chiếm cổng nhà máy và hô vang các khẩu hiệu: “Phản đối khủng bố, phản

đối đàn áp công nhân”, “chính quyền phải can thiệp với chủ nhân giải quyết các

yêu sách của công nhân”, “trả lại tự do cho những người bị bắt”, “bồi thường

thỏa đáng cho các công nhân bị giết và bị thương tật” [249; tr. 83].

Ngay sau khi vụ đàn áp công nhân hãng dệt Vinatexco diễn ra, ngày 26-1-1964,

HLĐGP ra lời kêu gọi tố cáo tội ác của Mỹ và CQSG gởi đến công nhân miền Nam:

“Đây là vụ đàn áp công nhân đẫm máu và dã man nhất trong hơn 9 năm qua, một

vụ đàn áp bằng quân đội và phương tiện chiến tranh làm cho nhiều người chết và bị

thương giữa thành phố Sài Gòn. Đế quốc Mỹ xâm lược và bọn tự xưng là “Hội

đồng Quân nhân Cách mạng” tay sai của chúng, đã trắng trợn tước đoạt những

quyền nhỏ nhất của công nhân... hãy tổ chức nhiều đại hội công nhân, đại hội

nghiệp đoàn, đưa kiến nghị phản đối bọn cầm quyền! Hãy tổ chức quyên góp giúp

đỡ anh chị em công nhân và gia đình bị nạn! Hãy tổ chức nhiều cuộc viếng thăm,

viết thơ an ủi! Hãy sẵn sàng biểu dương sức mạnh đoàn kết và đấu tranh cương

quyết của chúng ta” [249; tr. 84-85].

Lời kêu gọi của HLĐGP đã được công nhân miền Nam hưởng ứng mạnh mẽ.

Hơn 20 nghiệp đoàn cùng trên 20.000 công nhân ngành dệt, 7.000 công nhân khuân

vác bến tàu, 6.000 công nhân đường sắt, 2.000 công nhân lái xe Ô tô buýt, taxi và

hàng vạn công nhân cao su Tây Ninh, Thủ Dầu Một họp mít tinh, biểu tình ra kiến

nghị, quyên góp tiền bạc ủng hộ công nhân Vinatexco [205; tr. 375]. Dưới áp lực

đấu tranh của công nhân và dư luận, Mỹ và CQSG buộc phải trả tự do cho những

người bị bắt và chủ hãng phải chấp nhận tăng lương từ 6% đến 8%, đồng thời mở

lại cửa xưởng cho công nhân đi làm.

Tại Đà Nẵng, để ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân Vinatexco, ngày

17-1-1964, 900 công nhân dệt Hòa Thọ đã liên tiếp đấu tranh đòi tăng lương, đòi

tuyển dụng chính thức, đòi phát tiền trước Tết và tiền phép cuối năm. Khí thế

đấu tranh của công nhân dệt Hòa Thọ lên cao khiến bọn chủ nhà máy không còn

Page 113: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

106

cách nào khác là nhận đơn và chấp nhận tăng lương cho công nhân cũng như

phát tiền Tết:“Công nhân điện nước được tăng lương từ 50 đồng lên 60 đồng,

công nhân kỹ thuật được tăng lương từ 50 đồng lên 55 đồng và công nhân đứng

máy được tăng từ 48 đồng lên 50 đồng. Ngoài ra, tiền Tết của mỗi công nhân

cũng được hưởng với tổng số tiền là 1.000.000 đồng” [134; tr. 68].

Hòa trong không khí cuộc đấu tranh của công nhân dệt Vinatexco, cùng ngày

(17-1-1964), toàn thể công nhân tài xế taxi (thuộc nghiệp đoàn công nhân tài xế taxi

Sài Gòn) tổ chức đại hội và gởi 12 nguyện vọng đến Chính phủ VNCH. Tuy nhiên,

những nguyện vọng trên trong một thời gian dài chưa được phúc đáp và giải quyết.

Vì vậy, ngày 29-9-1964, toàn thể công nhân tài xế taxi họp và sửa đổi từ 12 nguyện

vọng còn 6 nguyện vọng đến CQSG yêu cầu:

1, Thực hiện quy chế mướn xe taxi công bằng, hợp lý và nhân đạo.

2, Hữu sản hóa công nhân tài xế taxi.

3, Hạn chế cho ra thêm xe taxi và giành quyền ưu tiên khai thác taxi thêm

cho những công nhân tài xế taxi được hữu sản.

4, Sửa đổi quy chế hành nghề được công bằng.

5, Thay biện pháp rút bằng lái xe bằng biện pháp “giáo dục trừng trị”

6, Có đại diện tài xế trong những kỳ xét đồng hồ và xét thắng [137; tr. 1-2].

Theo phiếu trình ngày 13-10-1964 của Ban Lãnh đạo Lâm thời Quốc gia và

Quân lực thì 6 nguyện vọng trên đã được Đô trưởng giải quyết gần như trọn vẹn

thuộc phạm vi Đô Thành [7; tr. 9].

Khi cuộc đấu tranh của công nhân tài xế taxi Sài Gòn chưa kết thúc, ngày

5-10-1964, nhân lúc chủ nhà máy Dofitex Biên Hòa sa thải 22 công nhân, Ban

Lãnh đạo nghiệp đoàn Dofitex Biên Hòa nêu yêu sách 4 điểm để đấu tranh với chủ

“Chủ phải nhận lại 22 công nhân bị sa thải. Tăng lương cho thợ. Trả phụ cấp đắt đỏ

cho công nhân do vật giá thị trường tăng. Có xe đưa rước công nhân” [238; tr. 178].

Mười ngày sau (15-10-1964), yêu sách vẫn chưa được chủ hãng giải quyết, Ban

thường trực nghiệp đoàn lãnh đạo công nhân đình công. Trước tình hình này, chủ

hãng nhờ Ty Cảnh sát can thiệp để khống chế, hù dọa công nhân. Mặc dầu vậy, công

nhân kiên quyết đấu tranh, cuối cùng chủ hãng phải nhận lại 22 công nhân bị sa thải,

Page 114: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

107

tăng 30% lương và phụ cấp đắt đỏ, giải quyết xe đưa đón công nhân [238; 179]. Cuộc

đấu tranh của công nhân Dofitex góp phần thúc đẩy phong trào công nhân trong toàn

Khu Kỹ nghệ Biên Hòa.

Sang năm 1965, tuy phong trào công nhân ở các ĐTMN, về mặt công khai

chưa sôi động như các phong trào khác ở miền Nam, nhưng ngày càng vươn lên

trở thành lực lượng nòng cốt trong phong trào đấu tranh ở ĐTMN, tiếp tục góp

phần đánh bại âm mưu thủ đoạn mới của Mỹ và CQSG. Tiêu biểu là cuộc lãng

công ngày 17-1-1965 của công nhân nhà máy xay lúa số 277 Bến Bình Đông đòi

chủ hãng trả 8 ngày nghỉ có lương trong năm 1964; ngày 27-2-1965, cuộc đại hội

bất thường của công nhân thuộc phân bộ y dược bào chế Tevéte đòi tăng lương,

lập trụ sở đại diện công nhân xí nghiệp và lập phòng y tế, bồi thường nếu có tai

nạn, tiền thưởng cuối năm, yêu cầu thu nhận những công nhân đã bị sa thải; ngày

4-3-1965, 1.000 công nhân hỏa xa thuộc ga Sài Gòn và Chí Hòa lãn công để phản

đối Ban Giám đốc chưa phát lương tháng 2-1965, cuối cùng Ban Giám đốc hứa sẽ

phát lương vào ngày 5-3-1965 [127; tr. 71].

Tóm lại, giai đoạn 1961-1965, mặc dầu Mỹ mở rộng chiến tranh, với chiến

lược “Chiến tranh đặc biệt” tăng cường nhiều biện pháp nhằm đẩy lùi phong trào

công nhân song phong trào vì mục tiêu dân sinh của công nhân ở các ĐTMN tiếp tục

diễn ra ở nhiều ngành với những nội dung hết sức phong phú như đòi tăng lương, đòi

tiền phụ trội, đòi bồi thường lao động, chống sa thải, giải công, đòi thực hiện những

quy định trong luật lao động. Với khí thế đấu tranh sôi nổi, quyết liệt gần như hầu hết

các cuộc đấu tranh đều giành thắng lợi.

3.3.2.2. Phong trào công nhân vì mục tiêu dân chủ

Trong giai đoạn 1961-1965, cùng với mục tiêu vì dân sinh, công nhân ở

các ĐTMN tiếp tục đấu tranh vì mục tiêu dân chủ25

. Bên cạnh nội dung đòi tự do

nghiệp đoàn, tự do hội họp, quyền đại diện nghiệp đoàn phải được tôn trọng, các

Tổng Liên đoàn phải được phép xuất bản tờ báo hằng ngày như các đoàn thể

chính trị khác, phong trào công nhân ở các ĐTMN vì mục tiêu dân chủ ở giai

đoạn 1961-1965 còn có nội dung mới như vạch trần âm mưu của những phần tử

25

. Xem phụ lục 2.

Page 115: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

108

phản công nhân trong nghiệp đoàn, ly khai khỏi tổ chức nghiệp đoàn cũ và tham

gia nghiệp đoàn mới, chống chia rẽ nghiệp đoàn, đặc biệt là chống lại luật cấm

đình công, hội họp của CQSG.

Mở đầu là cuộc đấu tranh bảo vệ nghiệp đoàn của anh chị em công nhân

thuộc Tổng Liên đoàn Lao động quyết giành lại tổ chức và trụ sở Tổng Liên đoàn

Lao động Việt Nam từ tay Trần Kim Tuyến, Lê Đình Cư. Nguyên nhân dẫn đến

cuộc đấu tranh này là tại đại hội, ngày 17-1-1960, Tổng Liên đoàn Lao động Việt

Nam đã bầu Ban Chấp hành mới gồm Nguyễn Văn Của, Lê Văn Thốt, Đặng Đức

Hào, đây là những công nhân tiến bộ, tuy nhiên, sang năm 1961, Lê Đình Cư và

Trần Kim Tuyến dùng áp lực chính quyền để lấy lại tổ chức này. Vì vậy, tại đại hội

tháng 1-1961, công nhân đã kiên quyết đấu tranh: “Anh Lê Đình Cư là thiếu tá mật

vụ... đề nghị xóa tên trong danh sách ứng cử,...” [209; tr. 509]. Kết quả, Nguyễn

Văn Của, Lê Văn Thốt, Đặng Đức Hào vẫn giành được đại đa số phiếu bầu.

Ngày 3-7-1961, Cựu học viên trường tập nghề địa phương Chí Hòa (Sài Gòn) ra

thông cáo gởi đến toàn thể công nhân địa phương Chí Hòa với nội dung: “Đả phá mọi

bất công của Nha Giám đốc đối với quyền lợi công nhân. Vạch mặt những phần tử

bịp bợm và thối nát của Ban Quản trị Trung ương để xây dựng lại một hệ thống tổ

chức và lành mạnh hóa tinh thần tranh đấu cho quyền lợi công nhân. Quyết tâm

bảo vệ công nhân đến cùng. Quyết tâm thanh trừng nội bộ và loại bỏ những phần tử

phản công nhân để đi đến thành công” [104; tr. 11].

Tiếp theo, ngày 9-10-1961, Nghiệp đoàn công nhân Ô tô buýt (thuộc công

quản chuyên chở công cộng dưới hệ thống Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam) tổ

chức đại hội bất thường tại trụ sở Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (197 Lý Thái

Tổ, Sài Gòn). Đại hội có sự tham dự của Tổng Thư ký Tổng Liên đoàn Lao động và

các ký giả báo chí. Nội dung chính được trình bày tại đại hội là nghiệp đoàn công

nhân Ô tô buýt muốn ly khai khỏi Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam vì họ cho

rằng: “Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam không can thiệp việc Ban Quản đốc sa

thải công nhân vô cớ; vu khống đoàn viên để kẻ bị tù đầy người bị hạ tầng công tác,

kẻ bị sa thải hoặc thuyên chuyển bất ngờ” [107; tr. 2]. Nghiệp đoàn công nhân Ô tô

buýt sẽ thành lập một nghiệp đoàn mới, thuộc hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động

Page 116: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

109

Việt Nam; đồng thời, đại hội cho ra đời Ủy ban vận động thành lập nghiệp đoàn

dưới hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Tiếp đó, ngày 14-10-1961, Ủy ban Vận động triệu tập đại hội và gởi thông

tư đến toàn thể đoàn viên của nghiệp đoàn kêu gọi: “Gạn mục khơi trong, thanh

lọc hàng ngũ công nhân, loại các con chiên ghẻ ra ngoài nghiệp đoàn; thành lập

nghiệp đoàn công nhân công quản chuyên chở công cộng; đả phá mưu đồ chia rẻ

của bọn phá hoại nghiệp đoàn, lợi dụng lao động” [252; tr. 7] .

Ngày 19-10-1961, 100 công nhân Ô tô buýt và đại diện các nghiệp đoàn

thuộc hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp tục tổ chức đại hội. Diễn

văn của đại hội có nội dung đả kích Ban Quản trị nghiệp đoàn đã: “Lợi dụng nghiệp

đoàn để củng cố địa vị và thỏa mãn cá nhân; nắm mớ quyền hành trong tay đã

dùng áp lực chuyên môn đi hùn bắt, khủng bố và cuối cùng triệt hạ những anh em

không chịu phục tùng mình; độc đoán giải quyết các vấn đề trọng hệ của nghiệp

đoàn như vụ sa thải công nhân và khai trừ 2 Ban Quản trị của 2 phân bộ văn phòng

cơ xưởng; bóc lột công nhân bằng các thứ tiền được đặt ra quá nặng nề mà công

nhân phải đóng góp hàng tháng đến 50$. Trong khi đó các ngành khác cùng hệ

thống chỉ đóng 15$ nguyệt liễm” [63; tr. 19-20]. Đại hội đã bầu được Ban Chấp hành

mới và chấm dứt lúc 23 giờ 10.

Sang năm 1962, với âm mưu khủng bố, sa thải những công nhân“không

trung thành” và tuyển công nhân mới vào làm để trả lương rẻ hơn, vào các ngày 10,

16, 17-2-1962, chủ hãng Vimytex nhờ cảnh sát bắt công nhân vô cớ về trụ sở công

an để tra hỏi. Vì vậy, ngày 17-2-1962, 800 công nhân hãng dệt Vimytex bãi công

chống hành động khủng bố của chủ tư bản và tay sai. Để uy hiếp tinh thần đấu tranh

của công nhân, chủ hãng liên tiếp đuổi những công nhân mà chúng cho là nòng cốt

của phong trào và tuyên bố ai muốn tiếp tục làm việc phải nộp hồ sơ xin việc lại.

Đồng thời, CQNĐD đưa lính đến đàn áp, bắt bớ nhiều công nhân khác chở đi. Nhận

rõ sức mạnh đoàn kết của mình, 800 công nhân hãng dệt Vimytex cùng gia đình

khẳng định đấu tranh đến cùng để đạt được những mục tiêu đề ra. Hỗ trợ công nhân

hãng dệt Vimytex, công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn, Gia Định và công nhân đồn điền

cao su đã liên tiếp tổ chức bãi công đòi hủy bỏ lệnh sa thải công nhân, trước sức ép

Page 117: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

110

của công nhân, buộc chủ hãng phải nhượng bộ, đồng ý thu hồi những công nhân bị sa

thải trước đó và thả tất cả những công nhân bị bắt vào ngày 21-2-1962 [249; tr. 69].

Cuối tháng 8-1962, cuộc đấu tranh của công nhân Vimytex chống chủ Mỹ

đuổi thợ lại một lần nữa bùng nổ. Để khủng bố và tìm cách sa thải công nhân, chủ

hãng Vimytex không trừ bất cứ thủ đoạn nào, sử dụng ngay cả thủ đoạn về y tế.

Lần này, dưới sự giúp đỡ của CQNĐD, chúng trả thù bằng cách mượn danh nghĩa

“Hội bài lao” để sa thải, khủng bố những công nhân tham gia đấu tranh trước đó.

Tuy nhiên, âm mưu này của tư bản Mỹ và tay sai đã bị 800 công nhân vạch trần

chống lại. Ngày 27-8-1962, chủ hãng buộc phải thu nhận những công nhân đã bị

sa thải [249; tr. 70].

Năm 1963 đánh dấu bước ngoặt chuyển đổi về chất của phong trào công

nhân ở các ĐTMN từ nội dung yêu cầu đấu tranh cho đến phương thức tiến hành.

Phong trào đã chuyển hẳn sang khẩu hiệu chính trị với quy mô hàng vạn, hàng chục

vạn người tham gia, xuống đường mít tinh, tuần hành, tuyệt thực kể cả đánh nhau

với lực lượng đàn áp trên đường phố, chống chế độ độc tài, gia đình trị Ngô Đình

Diệm. Tại Huế, ngày 7-5-1963, khi cảnh sát hạ cờ Phật giáo trong ngày Lễ Phật

Đản, lên án hành động này của CQNĐD ngay lập tức ngày 8-5-1963, công nhân

thành phố Huế cùng với Tăng ni, Phật tử liên tiếp biểu tình, tuần hành trên các

đường phố, đưa yêu sách tới Tòa Tỉnh trưởng đòi chấm dứt kỳ thị tôn giáo và những

hành động chà đạp tín ngưỡng [135; tr. 149]. Để ủng hộ cuộc đấu tranh của Phật

giáo Huế, tại Đà Nẵng công nhân kết hợp với Tăng ni, Phật tử biểu tình mặc cho

CQNĐD rải lính canh gác, tung mật vụ, cảnh sát ngăn cản [134; tr. 61]. Sự tham gia

của công nhân ở các đô thị cùng Phật giáo góp phần đẩy chế độ Ngô Đình Diệm đi

đến sụp đổ (1-11-1963).

Sang năm 1964, phong trào công nhân ở các ĐTMN vì mục tiêu dân

chủ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt hơn, đặc biệt là những cuộc đấu tranh

của công nhân ngành vận tải, ngành dệt. Tại Sài Gòn, ngày 5-2-1964, nhân vụ

lính Mỹ giết chết 3 lái xe taxi, 12.000 công nhân taxi, xích lô máy xuống

đường biểu tình, đòi trừng trị những tên Mỹ giết người, bồi thường sinh

mạng. Công nhân tổ chức tuần lễ tẩy chay không chở Mỹ, đón đánh Mỹ trên

Page 118: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

111

đường phố, nhiều quán treo bảng không tiếp Mỹ khiến nhiều lính Mỹ không

dám ra đường [120; tr. 346].

Để đối phó phong trào đấu tranh của công nhân có chiều hướng lan rộng khắp

miền Nam, ngày 16-7-1964, Nguyễn Khánh26

ban hành Sắc luật 18/64, cấm các cuộc

hội họp, đình công, biểu tình. Sắc luật vừa ban hành đã gặp phải phản đối quyết liệt

của công nhân ở các ĐTMN. Mở đầu, ngày 27-7-1964, hơn 200.000 công nhân Sài

Gòn - Gia Định gồm các ngành dệt, điện, nước, xăng dầu, xích lô, taxi, xe buýt,...

tổng đình công, xuống đường tuần hành, bất chấp lệnh thiết quân luật của CQSG,

công nhân trương khẩu hiệu đòi bãi bỏ Sắc luật 18/64, đòi tự do, dân chủ, đòi Mỹ cút

về nước (US go home). Cả ngày hôm đó, thành phố Sài Gòn bị tê liệt, không điện,

không nước, nhiều nhà hàng, tiệm buôn đóng cửa, giao thông ngưng trệ, liên lạc

trong nước và quốc tế bị gián đoạn. Trước sức ép của công nhân, Nguyễn Khánh

buộc phải thu hồi Sắc luật 18/64 [120; tr. 347].

Tháng 8-1964, khi mà giáo chức đại học, sinh viên, học sinh, Tăng ni và Phật

tử miền Nam dấy lên cao trào chống chính quyền Nguyễn Khánh thì phong trào

công nhân ngành dệt, nhất là ở Sài Gòn, diễn ra hết sức quyết liệt. Ngày 9-8-1964,

chủ hãng dệt Vimytex kiếm cớ sửa chữa máy móc để đóng cửa nhà máy và sa thải

hàng loạt công nhân. Ngày 10-8-1964, khoảng 1.000 công nhân tập trung tại xưởng

yêu cầu Trưởng ty Lao động Gia Định can thiệp chủ mở máy để công nhân làm việc

trở lại. Chính quyền Nguyễn Khánh cho lực lượng gồm 1 tiểu đoàn bộ binh cùng

cảnh sát, đàn áp công nhân bằng vòi rồng, ma trắc, lưỡi lê, báng súng, khiến cho hàng

trăm chị em ngất xỉu tại chỗ, một số cán bộ nghiệp đoàn bị hành hung và bị bắt. Mặc

cho CQSG và chủ tư bản khủng bố nhưng công nhân vẫn tiếp tục đấu tranh và tuyên

bố nếu không dừng ngay việc khủng bố và thả những công nhân bị bắt thì toàn thể họ

sẽ tuyệt thực và tự thiêu. Từ ngày 11 đến ngày 25-8-1964, hàng ngày công nhân chia

nhau từng tốp, kéo đến Văn phòng Ban Giám đốc, Bộ Lao động, Văn phòng Tổng

Liên đoàn Lao động đòi giải quyết những yêu sách. Để tranh thủ dư luận, công nhân

đến tòa báo Sài Gòn tố cáo chính sách khủng bố của giới chủ và CQSG.

26

. Ngày 30-1-1964, tướng Nguyễn Khánh tiến hành “cuộc chỉnh lý” lật đổ Dương Văn Minh, đưa Nguyễn Khánh lên vị

trí đứng đầu CQSG.

Page 119: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

112

Ngày 1-9-1964, tại Sài Gòn, Ban Chấp hành Trung ương Tổng Liên đoàn

Lao động Việt Nam và các nghiệp đoàn họp đồng thời ra kiến nghị đòi CQSG phải

giải quyết: “Tự do nghiệp đoàn; tự do hội họp; quyền đại diện nghiệp đoàn phải

được tôn trọng; các Tổng Liên đoàn được phép xuất bản tờ báo hằng ngày như các

đoàn thể chính trị khỏi phải qua thủ tục thông thường của thông tin” [233; tr. 2].

Tiếp đó, ngày 4-9-1964, để ủng hộ công nhân Vimytex, Liên hiệp nghiệp đoàn Đô

Thành gởi thông tri đến nghiệp đoàn và Phân bộ nghiệp đoàn thuộc Liên hiệp

nghiệp đoàn Đô Thành yêu cầu: “Chúng ta phải có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ sự

sống còn cho công nhân Vimytex, đồng thời tố cáo hành vi bạo ngược ấy trước dư

luận đồng bào các giới nhất là giới lao động và báo động cùng toàn thể tổ chức

nghiệp đoàn chúng ta” [141; tr. 6].

Tiếp đến, ngày 6-9-1964, phối hợp với sinh viên, học sinh và Phật tử dự đám

tang những người bị Mỹ và CQSG giết hại, công nhân Vimytex tập trung khoảng

1.000 người tại công trường Quách Thị Trang27

với những khẩu hiệu được trương

lên: “Yêu cầu chấm dứt lệnh giải công của chủ xưởng Vimytex. Trừng trị thủ phạm

vụ đàn áp công nhân Vimytex ngày 10-8. Phản đối chủ hãng lợi dụng chính quyền

ban hành lệnh khẩn cấp28

để tiếp tục chủ trương sa thải tập thể công nhân. Yêu cầu

thanh trừng bọn dư đảng cần lao trong hãng Vimytex. Phản đối Bộ Thông tin bênh

vực cho chủ hãng, bóp nghẹt tiếng nói của công nhân” [2].

Ngày 10-9-1964, đại biểu của hầu hết tổ chức Nghiệp đoàn trong hệ thống

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã biểu quyết một cuộc đình công trong tất cả

các ngành hoạt động ở Đô Thành Sài Gòn và tỉnh Gia Định. Đến ngày 12-9-1964

Liên hiệp Nghiệp đoàn Đô Thành Sài Gòn và Gia Định gởi Công văn đến CQSG

yêu cầu: “Việc cấm đình công và hội họp, việc này đã tạo cơ hội cho một số chủ

nhân dùng thủ đoạn đàn áp và thanh trừng làm xáo trộn đời sống công nhân và tiêu

diệt tổ chức Nghiệp đoàn. Công nhân bị cấm đình công mà chủ nhân không bị cấm

giải công đã là một sự bất công của Chánh phủ do đó đã xảy ra vụ Vimytex. Do

vậy, công nhân đòi hỏi được tự do phản ứng bằng hình thức đình công khi bị chủ

nhân tấn công” [144; tr. 2].

27

. Quách Thị Trang, nữ học sinh bị bọn cảnh sát dã chiến bắn chết trong cuộc biểu tình chống chính sách khủng bố Phật

giáo ngày 25-8-1964 tại bùng binh chợ Bến Thành Sài Gòn. 28. Lệnh khẩn cấp tức là Sắc luật 18/1964.

Page 120: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

113

Ngày 11-9-1964, trước sức đấu tranh bền bỉ, dẻo dai của công nhân

Vimytex và áp lực của các nghiệp đoàn ở Đô Thành, Tổng Liên đoàn Lao động

Việt Nam mở đại hội bất thường với sự tham gia của 1.200 đại biểu thuộc 100

doanh nghiệp ở Đô Thành tham dự. Với khí thế đấu tranh sục sôi, nội dung đại hội

đi từ chỗ ủng hộ công nhân Vimytex đến chỗ tố cáo lệnh khẩn cấp của CQSG ,

đồng thời thông qua nghị quyết 5 điểm trình lên Bộ Lao động và CQSG:

1, Triệt để ủng hộ các cuộc đấu tranh của các nghiệp đoàn, nhất là cuộc đấu

tranh của công nhân Vimytex phải được giải quyết thỏa mãn.

2, Phải được hội họp tự do tại các trụ sở Tổng Liên đoàn và tất cả các

nghiệp đoàn.

3, Công nhân có quyền tự do tranh chấp bảo vệ quyền lợi của mình, có quyền

đình công.

4, Phải trả lời các điểm trên đây trong một thời gian ngắn.

5, Toàn thể công nhân sẽ tổng bãi công và biểu tình để thực hiện các nghị

quyết trên và bảo vệ quyền lợi của công nhân [2].

Tiếp đến, ngày 12-9-1964, cùng với gởi thông báo đến đồng bào Sài Gòn và

các vùng lân cận về tình trạng nhiều chủ nhân uy hiếp nghiệp đoàn và tố cáo chính

quyền tỉnh Gia Định tiếp tay cho giới chủ đàn áp, bắt bớ, tra tấn công nhân, Liên

hiệp nghiệp đoàn Đô Thành gởi công văn tới Ban Lãnh đạo lâm thời Quốc gia và

Quân lực Việt Nam báo tin sẽ có tổng đình công ở Sài Gòn để phản đối Chính phủ

về: “Việc cấm đình công và hội họp (việc này đã tạo cơ hội cho chủ nhân dùng thủ

đoạn đàn áp và thanh trừng công nhân như vụ Vimytex); không giải quyết minh

bạch vụ giải công ở hãng Vimytex (tòa tỉnh trưởng Gia Định dùng quân đội đàn áp

gây thương tích và bắt giữ 1 số công nhân hãng này); điều lệ mới về vấn đề nhân

công tại thương cảng Sài Gòn” [144; tr. 8].

Hai hôm sau (14-9-1964), Ban Chấp hành Trung ương Tổng Liên đoàn Lao

động Việt Nam và các nghiệp đoàn dự đại hội. Đại hội gởi kiến nghị lên Chánh phủ

yêu cầu giải quyết: “Tự do nghiệp đoàn. Tự do hội họp. Quyền đại diện nghiệp đoàn

phải được tôn trọng. Các Tổng Liên đoàn được phép xuất bản tờ báo hằng ngày như

các Đoàn thể chính trị khỏi phải qua thủ tục thông thường của thông tin” [233; tr. 2].

Page 121: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

114

Để đẩy lùi phong trào, ngày 15-9-1964, Nguyễn Khánh ra tiếp lệnh thiết

quân luật. Nhưng lệnh thiết quân luật như lửa đổ thêm dầu, càng thúc giục công

nhân kiên quyết đấu tranh đòi tổng đình công, biểu tình. Phong trào đã thu hút được

sự quan tâm của giới báo chí. Ngày 18-9-1964, báo Công nhân (Sài Gòn) đưa tin:

“Vì tự do nghiệp đoàn một quyền sanh tử của công nhân bị xâm phạm. Vì thái độ kỳ

thị nghiệp đoàn của một số chủ nhân, điển hình nhứt là chủ nhân Vimytex. Vì luật

lao động bị chà đạp, uy quyền của Bộ Lao động không còn được tôn trọng. Vì phải

bảo vệ phong trào nghiệp đoàn.... Toàn thể công nhân đoàn viên hoạt động trong

các ngành nghề nghiệp tại Đô Thành Sài Gòn - Chợ Lớn và Gia Định đã quyết định

tổng đình công trong ngày gần đây” [12; tr. 1].

Đến ngày 19-9-1964, toàn thể công nhân Sài Gòn và công nhân hãng dệt

Vimytex kiến nghị lên CQSG yêu cầu: “Bãi bỏ lập tức Sắc luật 18/1964 về việc cấm

công nhân đình công hội họp. Phải thừa nhận quyền tự do đình công, tự do hội họp,

tự do ngôn luận, tự do nghiệp đoàn của công nhân lao động. Phải chấm dứt ngay mọi

cuộc khủng bố đàn áp, bắt bớ công nhân và làm khó dễ nghiệp đoàn” [220; tr. 23].

Đồng thời, yêu cầu CQSG phải giải quyết ngay lập tức những yêu sách chánh

đáng và bức thiết của toàn thể anh chị em công nhân hãng dệt Vimytex như: “Nghiêm

trị tên chủ hãng Tôn Nhơn Khanh, Giám đốc Houng Pau Jen và ông Phó Tỉnh trưởng

Gia Định là những kẻ chủ mưu trong vụ đàn áp đẫm máu ngày 10-8-1964; phải thả lập

tức những công nhân còn bị giam cầm vô tội; phải lập tức và thừa nhận vô điều kiện

cho toàn thể công nhân Vimytex được vào làm việc như cũ; chủ hãng phải trả lương

đầy đủ cho công nhân bị giải công vô cớ; bồi thường những tổn hại vật chất do vụ giải

công gây ra; yêu cầu chính phủ thanh trừng bọn quen dựa thế lực Ngô triều từ trước

trong hãng dệt Vimytex đã hãm hại công nhân nữ” [220; tr. 23].

Trước khí thế đấu tranh sôi sục của công nhân và áp lực của các nghiệp đoàn,

đồng thời với mưu đồ vớt vát chút ít uy tín để tranh giành ảnh hưởng với các Tổng

Liên đoàn khác, Trần Quốc Bửu và phe cánh ở Tổng Liên đoàn Lao công buộc phải

chấp nhận một cuộc tổng bãi công, nhưng chúng cũng tìm mọi cách để hạn chế bớt

tính chất quyết liệt và qui mô lớn của phong trào. Nhưng trái với điều mong muốn

của Tổng Liên đoàn Lao công, sáng sớm ngày 21-9-1964, công nhân đã tập hợp

Page 122: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

115

đông đảo tại các xí nghiệp và kéo đến trụ sở Tổng Liên đoàn Lao công, dẫn đầu là

công nhân xe buýt, công nhân dệt, điện, nước. Đến 11 giờ, có tới 30.000 người tập

trung trước phủ Thủ tướng đòi gặp Nguyễn Khánh, tuy Tổng trưởng Lao động ra

trước quần chúng giải thích Nguyễn Khánh đi vắng và yêu cầu công nhân trở về trụ

sở Tổng Liên đoàn Lao công nhưng đồng bào các giới vẫn tiếp tục kéo đến ủng hộ

công nhân và mang quà bánh đến tiếp tế. Đến 17 giờ 30, trời đổ mưa, công nhân

vẫn không chịu giải tán, một vài người yếu bị ngất xỉu phải chở đi cấp cứu. Tổng

trưởng Lao động và Trần Quốc Bửu ra xoa dịu một lần nữa và trước áp lực của

quần chúng, Trần Quốc Bửu đồng ý ngày mai tiếp tục đấu tranh. Đoàn biểu tình giải

tán lúc 19 giờ ngày 21-9-1964, và sáng hôm sau họ tiếp tục tập hợp tại Tổng Liên

đoàn Lao công với lực lượng được tăng cường bởi công nhân xe lô Biên Hòa, Vũng

Tàu, xe đò Hóc Môn, Tây Ninh, xe vận tải, xe taxi. Cuối cùng, chủ phải chấp nhận

những vấn đề sau đây:

1, Công nhân có quyền tự do hội họp, nhưng tại trụ sở nghiệp đoàn.

2, Chịu cấp phát lại cho nghiệp đoàn trong đó có nghiệp đoàn thương cảng.

3, Hứa trừng trị tên Phó Tỉnh trưởng Gia Định đã đàn áp công nhân Vimytex.

4, Thu hồi vô điều kiện công nhân Vimytex, có báo trước cho công nhân 12 ngày.

5, Ra lệnh cho các chủ nhà máy, xí nghiệp không được làm khó dễ công

nhân trong những ngày tham gia tổng đình công biểu tình.

6, Công nhân nào bị đàn áp, bị mất giấy tờ, tiền bạc thì lấy giấy chứng

thương của y tế, mời cảnh sát đến lập biên bản, đưa ra tòa truy tố chủ nhân và đòi

bồi thường [2].

Cuộc tổng đình công ngày 21-9-1964, làm cho Sài Gòn không có điện nước

trong 2 ngày, xe buýt cũng không chạy. Cuộc bãi công là đỉnh cao của phong trào

công nhân miền Nam trong giai đoạn 1961-1965. Lần đầu tiên trong lịch sử chống

Mỹ, cứu nước, giai cấp công nhân miền Nam đã tiến hành một cuộc đấu tranh to

lớn, toàn diện, dùng bạo lực của quần chúng, tiến hành biểu tình của quần chúng để

chống trả lại lệnh cấm biểu tình, dùng bãi công để chống lại lệnh cấm bãi công.

Cuộc bãi công này làm nổi bật sức mạnh, vai trò của công nhân ở các ĐTMN

trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước; đánh dấu một bước trưởng thành của công

Page 123: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

116

nhân ở các ĐTMN và làm cho kẻ thù phải run sợ trước tinh thần đấu tranh quyết liệt,

mạnh mẽ của công nhân [257; tr. 308]. Tinh thần đó càng được chứng minh bởi hành

động dũng cảm của người công nhân thợ điện Nguyễn Văn Trỗi khi ra pháp trường

(15-10-1964), trước niềm tin tất thắng của chính nghĩa. Ngày 2-5-1964, Nguyễn Văn

Trỗi cùng đồng đội nhận nhiệm vụ đặt mìn phá cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn

Trỗi) để giết Bộ trưởng Quốc phòng McNamara, trưởng Phái đoàn quân sự cấp cao

của Chính phủ Mỹ sang kiểm tra kế hoạch bình định miền Nam Việt Nam. Việc

không thành, 22 giờ, ngày 9-5-1964, Nguyễn Văn Trỗi bị bắt và bị kết án tử hình.

Ngày 15-10-1964, Anh bị xử bắn tại nhà lao Chí Hòa, trước khi chết người công nhân

ấy đã làm cho kẻ thù phải khiếp sợ. Trong phút cuối cùng của đời mình, anh giật phắt

mảnh băng đen mà kẻ thù bịt mắt và hô to: "Hãy nhớ lấy lời tôi!, Đả đảo đế quốc

Mỹ!, Đả đảo Nguyễn Khánh! Hồ Chí Minh muôn năm!, Hồ Chí Minh muôn năm!, Hồ

Chí Minh muôn năm!, Việt Nam muôn năm!”... [154; tr. 84]. Sự hy sinh anh dũng

của công nhân Nguyễn Văn Trỗi làm chấn động dư luận quốc tế, sáng ngời chủ

nghĩa anh hùng cách mạng và khẳng định cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc

Việt Nam trong sự nghiệp độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Cái chết của Nguyễn

Văn Trỗi là tấm gương cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của quân và dân cả nước.

9 phút chiến đấu và hy sinh anh dũng của anh tại pháp trường đã trở thành bất tử,

Nguyễn Văn Trỗi là biểu tượng của công nhân miền Nam nói riêng, thanh niên Việt

Nam nói chung trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).

Sau cuộc tổng bãi công ngày 21-9-1964 của công nhân Sài Gòn và tấm gương

Nguyễn Văn Trỗi, phong trào công nhân ở các ĐTMN tiếp tục được thắp sáng, ngày

6-11-1964, Nghiệp đoàn công nhân Autobus đã gởi thông tri số 174/HĐQT/TT - 64

đến toàn thể anh em đoàn viên các phân bộ trực thuộc nghiệp đoàn, kêu gọi: “Triệt để

chống trả thủ đoạn độc tài bóc lột; thừa hành phương pháp “bất cộng tác” bất bạo

động với bằng những ý chí đoàn kết sẵn có của chúng ta” [161; tr. 2]. Sau khi bản

thông tri được phát đi, hai ngày sau (8-11-1964), tại trụ sở Tổng Liên đoàn Lao công

Việt Nam, 1.700 công nhân công quản xe buýt Sài Gòn tiến hành đại hội bất thường

nhằm tố cáo hành vi tham ô, lũng đoạn xí nghiệp của Ban Giám đốc. Sau khi thảo

luận sôi nổi, toàn thể công nhân đồng tâm quyết nghị:

Page 124: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

117

1, Cực lực phản đối Ban Giám đốc hiện hữu và lên án các hành vi độc tài,

bóc lột quyền lợi chánh đáng, chà đạp công nhân và thực hành phương pháp “bất

cộng tác, bất bạo động” cho đến khi nào có sự dân chủ công bằng, quyền lợi vật

chất và tinh thần của toàn thể công nhân được tôn trọng.

2, Yêu cầu thanh toán thâm niên theo luật định, đồng thời công chức hóa

toàn thể công nhân được bảo đảm quyền lợi vật chất và tinh thần cũng như trách

nhiệm và nghĩa vụ của quy chế công chức.

3, Thực thi dân chủ hóa bằng cách cho công nhân “cộng đồng quản trị xí

nghiệp” trực tiếp góp phần xây dựng xí nghiệp và điều hành cùng góp ý, kiểm soát,

hầu tránh nạn phe phái tham nhũng, độc tài, bất công và bóc lột mồ hôi nước mắt

người công nhân đã và đang tiếp diễn.

4, Cho tư nhân đấu thầu, buộc họ ký kết với Chánh phủ bản yêu sách,

ràng buộc quyền lợi và nhiệm vụ đôi bên bảo đảm vai trò của một dịch vụ công

cộng [168; tr. 37-38].

Sang năm 1965, phong trào công nhân vì mục tiêu dân chủ tiếp tục diễn

ra. Với nội dung, đấu tranh bảo vệ nghiệp đoàn, đấu tranh loại bỏ âm mưu chia

rẽ, thao túng các nghiệp đoàn diễn ra sôi nổi. Mở đầu là cuộc đấu tranh của

những đoàn viên tiến bộ trong Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đầu năm

1965. Họ gửi thông tư tới Ủy viên các nghiệp đoàn thuộc hệ thống Tổng Liên

đoàn Lao động Việt Nam và các nghiệp đoàn miền Nam vạch rõ: “Đứng trước

âm mưu chia rẽ lao động, bọn con buôn lao động đang hoành hành thao túng

các nghiệp đoàn bằng tiền bạc để làm lạc hướng đấu tranh của lao động, như

chủ trương làm thất bại các cuộc tranh chấp lao động bằng cách đặt yêu sách

không sát, như chia rẽ nội bộ, như tranh giành địa vị, không mở rộng cửa cho

các chiến sĩ lao động đã dày công tranh đấu cho lao động vào trong các tổ

chức hợp pháp của lao động, dựng lên các tổ chức bù nhìn, tay sai,... ở chế độ

cũ, chúng ta có một phần đã là con cờ chính trị tranh giành, xâu xé nhau, đánh

đập nhau, sự sai lầm ấy không nên diễn ra nữa.” [236; tr. 1]. Ngày 27-4-1965,

Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp tục gửi thông tư đến

Ủy viên, cán bộ, đoàn viên các cấp thuộc hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động

Việt Nam tố cáo Trần Quốc Bửu, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam:

Page 125: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

118

“Hơn 10 năm nay, nhứt là dưới thời kỳ Nhu - Diệm Tổng Liên đoàn Lao động

Việt Nam nói riêng, phong trào lao động toàn quốc nói chung luôn luôn bị phá

hoại do bàn tay Trần Quốc Bửu”, “Hỡi các bạn lao động chúng ta hãy đồng

tâm cương quyết bảo vệ bảng hiệu Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tổng

Liên đoàn bất chấp những lời xuyên tạc của bọn tay sai Trần Quốc Bửu thay

mặt cho 50 nghiệp đoàn hợp pháp toàn quốc vùng đứng lên cương quyết bảo vệ

quyền lợi lao động cho đến khi thắng lợi” [236; tr. 3].

Với mục tiêu dân chủ, công nhân ở các ĐTMN không chỉ dừng lại đấu

tranh với những nội dung đơn thuần, mà phong trào công nhân ở các ĐTMN giai

đoạn 1961-1965 còn thể hiện rõ ý thức dân tộc, vạch mặt tính chất phản dân tộc

của các CQSG và cả “có ý nghĩa chống Mỹ rõ rệt” [256; tr. 92].

Ngày 30-1-1964, Nguyễn Khánh lên nắm chính quyền, đến ngày 16-8-

1964, Nguyễn Khánh cho ra đời “Hiến chương Vũng Tàu”. Chống “Hiến chương

Vũng Tàu”, phong trào công nhân ở các ĐTMN phản ứng mau lẹ. Tại Đà Nẵng,

ngày 24-8-1964, công nhân trong các cơ sở, xí nghiệp, nhà máy tham gia biểu tình

đông đảo, đoàn biểu tình có hàng chục ngàn người, kéo qua các ngả đường Hùng

Vương, Thống Nhất, Nguyễn Hoàng, Lê Lợi rồi dọc theo đường Đống Đa, Bạch

Đằng và tiến đến Tòa thị chính Đà Nẵng, giương cao các khẩu hiệu đòi Nguyễn

Khánh từ chức, hủy bỏ Hiến chương Vũng Tàu [134; tr, 54, 69]. Tại Sài Gòn, ngày

21-9-1964, 20 vạn công nhân Sài Gòn lại tiến hành cuộc tổng bãi công toàn diện

chống Mỹ và CQSG.

Tiếp đến, ngày 25-10-1964, Phan Khắc Sửu được cử giữ chức Quốc Trưởng

và Trần Văn Hương được chọn làm Thủ tướng (31-10-1964). Chính phủ Trần Văn

Hương không tránh khỏi mũi nhọn của phong trào của công nhân ở các ĐTMN, nổi

bật nhất là Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế.

Sang năm 1965, phong trào công nhân ở các ĐTMN chống Mỹ và CQSG càng

được thể hiện rõ, ngày 4-1-1965, 20.000 công nhân, lao động, sinh viên, học sinh và

đồng bào Phật tử Sài Gòn đã kéo đến “Tòa án mặt trận” của Mỹ và Nguyễn Khánh ở

bến Bạch Đằng đấu tranh đòi chính phủ Trần Văn Hương không được xét xử một

cách trái phép sinh viên, học sinh và đồng bào Phật tử yêu nước.

Page 126: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

119

Tại Huế, ngày 7-1-1965, cuộc bãi công của công nhân đã kéo theo cuộc bãi thị,

bãi khóa của 3.000 học sinh, sinh viên, trí thức, tiểu thương, công chức,... quần chúng

nhân dân đô thị Huế đã tuần hành hô vang các khẩu hiệu chống Mỹ. Đến ngày 23-1-

1965, công nhân Huế tiếp tục cùng với chị em tiểu thương chợ Đông Ba, sinh viên, học

sinh tổ chức biểu tình trước Nhà hát lớn, với biểu ngữ: “Taylor hãy cút về nước; chúng

tôi cần 1 viên Đại sứ chứ không cần 1 viên Toàn quyền; Taylor phản lại đường lối của

nhân dân Hoa Kỳ; độc lập hay chết”. Đoàn người biểu tình sau đó kéo đến trước Lãnh

sứ quán Hoa Kỳ hô to khẩu hiệu: “Down with maxwell Taylor; kick out Taylor; Taylor

go home”. Tiếp đó, xe phóng thanh chạy dọc đường tuyên truyền nội dung: “Kể từ 00

giờ ngày 24-1-1965 đến 00 giờ ngày 27-1-1965, tuyệt đối chống giao dịch mua bán

người Mỹ, không nhận thư từ của người Mỹ, xe cộ và hàng không không chuyên chở

người Mỹ, các Bar không tiếp đón người Mỹ” [239; tr. 1-2]. Hưởng ứng cuộc biểu tình

này Chủ tịch nghiệp đoàn vận tải công cộng Huế đã đề nghị các tài xế ngưng chạy để

tham gia biểu tình. Khi tuần hành qua Phòng Thông tin Hoa Kỳ, công nhân đã dùng đá,

củi ném vào đây và dùng xăng để đốt [239; tr. 1, 2].

Ở Đà Nẵng, ngày 27-1-1965, công nhân nhiều nhà máy, xí nghiệp cũng đình

công chống Trần Văn Hương, chống Mỹ với các khẩu hiệu như: “Đả đảo Taylor

đại sứ Mỹ”, “Tống cổ Mỹ xâm lược ra khỏi miền Nam Việt Nam”, “Nội bộ Việt

Nam để người Việt Nam giải quyết”, “Trần Văn Hương từ chức” [134; tr. 70-71].

Tiếp đến, ngày 8-2-1965, khi Mỹ đưa tiểu đoàn tên lửa phòng không “Hock” và

ngày 8-3-1965, những đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng, phong trào

chống Mỹ đã lên cao với những cuộc biểu tình, đình công nổ ra liên tiếp. Những

khẩu hiệu: “Chúng tôi cần chim bồ câu chứ không cần diều hâu” (tên gọi các tên

lửa Mỹ) được trương lên khắp các đường phố [55].

Tại Sài Gòn, ngày 11-4-1965, công nhân các cơ sở quân sự Mỹ bãi công làm

tê liệt mọi hoạt động trong thành phố. Hàng ngàn chị em công nhân lao động tập

trung trước cửa Nhà hát thành phố hô vang khẩu hiệu:“Đả đảo Mỹ và chính quyền

tay sai và đốt ảnh tên thủ tướng ngụy quyền Sài Gòn”. Tiếp đến, ngày 5-5-1965,

hàng chục ngàn công nhân Sài Gòn, Gia Định xuống đường đấu tranh chống Mỹ và

tay sai. Tuần tẩy chay Mỹ đã mở rộng thành phong trào trừng trị Mỹ, cô lập Mỹ

khắp miền Nam. Phong trào ngày càng lan rộng, khí thế và hình thức đấu tranh

ngày càng cao và quyết liệt hơn.

Page 127: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

120

TIỂU KẾT

Giai đoạn 1961-1965, với việc tiến hành “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam,

để giữ vững địa bàn đứng chân của mình, Mỹ và CQSG ra sức triển khai bộ máy

kềm kẹp ở đô thị. Địa bàn trọng điểm là nhà máy, xí nghiệp và đối tượng chủ yếu là

công nhân. Mặc cho, bị khủng bố nặng nề, nhưng phong trào công nhân không bị

dập tắt mà vẫn phát triển liên tục. Nhiều lúc, nhiều nơi, công nhân đứng lên đấu

tranh giành giật với địch từng quyền lợi chính đáng của mình, có những cuộc đấu

tranh của công nhân diễn ra rất quyết liệt cả khi địch ban hành lệnh giới nghiêm và

có khi phải đổ máu như cuộc bãi công chiếm xưởng của công nhân Stanvac 1961,

như cuộc biểu tình tẩy chay Mỹ của 12.000 công nhân taxi năm 1964. Từ sau cuộc

đảo chính (1-11-1963), phong trào công nhân càng trở nên rầm rộ, sôi nổi quyết liệt,

mà đỉnh cao là cuộc tổng đình công biểu tình 2 ngày 21 và 22-9-1964.

Nhìn chung, phong trào công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng vẫn được duy

trì, giữ vững và phát triển, góp phần làm sụp đổ các CQSG nối tiếp nhau, từ

CQNĐD đến Nguyễn Khánh, Trần Văn Hương. Phong trào đóng vai trò quan trọng

trong việc làm cho hậu phương của địch trở nên rối loạn, mất ổn định, tạo điều kiện

cho phong trào cách mạng miền Nam ở rừng núi, nông thôn đồng bằng phát triển,

góp phần tích cực trong việc làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ

ở miền Nam.

Thực tế, phong trào công nhân ở các ĐTMN giai đoạn 1961-1965 đã khẳng

định được vai trò, vị trí tiên phong và khả năng cách mạng lớn lao của mình. Đánh

giá về phong trào cách mạng của công nhân ở các ĐTMN (1961-1965), Liên hiệp

Công đoàn giải phóng miền Nam Việt Nam đã khẳng định: “Phong trào đấu tranh

cách mạng của công nhân ở đô thị và đồn điền trong 5 năm qua, nhất là từ năm

1964 đến nay đánh dấu một bước chuyển biến sâu sắc và những bước nhảy vọt

không ngừng về tinh thần cách mạng sôi sục của quần chúng với nội dung chính trị

cao, với hình thức vô cùng phong phú, sáng tạo mà còn là bài học sâu sắc trong nội

bộ phong trào công nhân, làm sáng tỏ vai trò, vị trí tiên phong và khả năng cách

mạng lớn lao của công nhân lao động” [128; tr. 193].

Page 128: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

121

Chương 4

TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA PHONG

TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM (1954-1965)

4.1. Tính chất của phong trào

4.1.1. Tính chất dân tộc

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), độc lập dân

tộc là mục tiêu chủ yếu của phong trào cách mạng miền Nam cũng như toàn thể dân

tộc Việt Nam từ Bắc chí Nam. Nói cụ thể, đối tượng của phong trào cách mạng miền

Nam là Mỹ và CQSG. Vì vậy, mọi phong trào cách mạng và yêu nước, ở những mức

độ khác nhau, không thể không đặt mục tiêu độc lập dân tộc lên hàng đầu.

Phong trào công nhân ở các ĐTMN (1954-1965), mang đậm tính chất dân

tộc, thể hiện trước hết là sự tham gia đông đảo của công nhân nhiều ngành như công

nhân thủy điện, công nhân ngành dệt, công nhân hỏa xa, công nhân vô tuyến viễn

thông, công nhân taxi, công nhân bến tàu,… đặc biệt là phong trào công nhân ở các

ĐTMN đã thu hút sự tham gia của đông đảo các giai cấp, tầng lớp nhân dân, tiêu

biểu là cuộc đấu tranh của 800 công nhân Nhà máy đèn Chợ Quán ngày 26-3-1956

[120; tr. 61], công nhân Vimytex ngày 17-2-1962 [247; tr. 69], công nhân

Vinatexco ngày 17-1-1964 [205; tr. 375],…

Tính chất dân tộc của phong trào công nhân ở các ĐTMN không chỉ giới hạn

ở việc thành phần tham gia đông đảo mà còn thể hiện trong việc họ đã hưởng ứng chủ

trương của Trung ương Đảng sau Hội nghị Genève (21-7-1954) là đấu tranh chính trị,

hòa bình nhằm thống nhất nước nhà theo đúng tinh thần hiệp định [120; tr. 38]. Trong

những năm 1954-1956, dù Mỹ và CQNĐD ra sức đàn áp những người yêu nước,

những người kháng chiến, những người tán thành hòa bình nhưng cùng với mọi giới

đồng bào, công nhân ở các ĐTMN đã dấy lên sôi nổi những cuộc mít tinh, biểu tình

đòi thi hành Hiệp định Genève, đòi hiệp thương tổng tuyển cử.

Ở Sài Gòn, đô thị lớn nhất miền Nam, sau Hiệp định Genève được ký kết

(7-1954), phong trào công nhân đấu tranh đòi thi hành hiệp định, đòi thống nhất đất

nước diễn ra mạnh mẽ, tiêu biểu là những cuộc đấu tranh của công nhân nhà đèn,

Page 129: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

122

công nhân bến cảng, công nhân làm việc trong các cơ sở hậu cần của quân Pháp,

các xí nghiệp ấn loát, Lực lượng thợ thuyền [32; tr. 85,86,93,95]. Tại Đà Nẵng,

phong trào thu hút công nhân hỏa xa, công nhân nhà đèn [134; tr. 2]. Tại Huế,

phong trào của công nhân nhà máy vôi Long Thọ, công nhân hỏa xa và công nhân

nhà máy điện cũng diễn ra sôi nổi. Trong đấu tranh, công nhân ở các ĐTMN đã sử

dụng các biểu ngữ, truyền đơn, với khẩu hiệu đòi “phải hiệp thương tuyển cử thống

nhất nước nhà” [135; tr. 142].

Cùng với phong trào đòi thi hành Hiệp định Gèneve, công nhân ở các ĐTMN

còn tham gia đấu tranh chống chính sách khủng bố, đàn áp, đặc biệt là chống chiến

dịch “tố Cộng” của CQNĐD. Phong trào chống chiến dịch “tố Cộng” của công

nhân ở các ĐTMN diễn ra khá sôi nổi tiêu biểu là Sài Gòn - Chợ Lớn, Đà Nẵng và

Huế. Hoạt động chủ yếu của công nhân trong phong trào này là tham gia bảo vệ

đảng viên nằm vùng, đưa đón cán bộ đảng viên từ nội thành ra các cơ sở trước sự

lùng sục, bắt bớ và khủng bố của CQNĐD [124; tr. 40-41], [135; tr. 143].

Ngày 15-12-1957, khi CQNĐD công bố dự luật “đặt Cộng sản ra ngoài

vòng pháp luật”, công nhân ở các ĐTMN cùng giai cấp nông dân và các tầng lớp xã

hội ở miền Nam tổ chức cuộc đấu tranh chống lại dự luật đó. Cuộc đấu tranh diễn ra

quyết liệt với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, truyền đơn, biểu ngữ… được rải

khắp các xí nghiệp miền Nam, gây sôi nổi trong dư luận.

Không chỉ đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Genève, chống chính sách “tố

Cộng” của Mỹ và CQSG mà phong trào công nhân ở các ĐTMN (1954-1965) tiến

xa hơn khi khẩu hiệu nhằm trực tiếp vào Mỹ và CQSG.

Tiến hành cuộc “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam, Mỹ tăng

cường đầu tư vào miền Nam bằng cách phát triển một số ngành công nghiệp phục

vụ chiến tranh, quân sự hóa nền kinh tế miền Nam. Chúng buộc các công ty, xí

nghiệp phải sản xuất các mặt hàng chiến lược như quân trang, quân dụng, kho chứa

dầu,… Các công ty dầu Sheell, Esso, Caltex phải đảm bảo cung cấp dầu cho các

máy bay và các loại xe vận tải; các công ty dệt như Vimytex, Vinatexco phải bán

vải kaki cho quân nhu may quần áo dân vệ, các xí nghiệp “công quản” của CQSG,

các công ty quân sự, các căn cứ quân sự của tư bản Mỹ được lệnh phải “huy động

Page 130: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

123

khả năng tại chỗ”, sử dụng tối đa sức lao động của công nhân để phục vụ “nhu cầu

quân sự” [152; tr. 46]. Do vậy, phong trào công nhân đấu tranh chống chính sách

của Mỹ và CQSG phát triển mạnh mẽ như cuộc bãi công ngày 4-9-1961 của 400

công nhân thuộc 4 cơ sở của hãng dầu Stanvac Mỹ nổ ra và kéo dài trên 3 tháng,

làm tê liệt 100 trạm bán dầu, làm ngưng trệ việc cung cấp dầu máy cho máy bay phản

lực Mỹ. Từ sau cuộc đấu tranh này, hàng loạt cuộc đấu tranh của công nhân liên tiếp

diễn ra ở trong các xí nghiệp, công ty của Mỹ và CQSG. Chỉ trong 4 tháng đầu năm

1963, đã có hàng vạn công nhân, viên chức trong các công ty dầu lửa, nhà máy dệt may

của tư bản Mỹ và các xí nhiệp “công quản” của CQNĐD như công ty công quản Ô tô

buýt, công ty điện nước,… tham gia đình công, biểu tình, chiếm xưởng [18].

Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ (1-11-1963), tính chất dân tộc của

phong trào công nhân ở các ĐTMN trở nên quyết liệt hơn, Mỹ và CQSG đã trở

thành đối tượng trực tiếp của phong trào công nhân. Không giống như giai đoạn

trước, công nhân chỉ giới hạn đấu tranh trong nội bộ nhà máy, xí nghiệp. Trong

giai đoạn này công nhân đã xem các CQSG như là một thế lực phi dân tộc, khi

chống các CQSG thì cũng có nghĩa phong trào công nhân ở các ĐTMN còn chống

cả thế lực ngoại bang, tức chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, mà CQSG chỉ là kẻ tay

sai, thừa hành. Dù là công nhân vận tải, công nhân xăng dầu, công nhân Savon,

công nhân thủy điện hay vô tuyến viễn thông, họ đã thực sự “dậy mà đi”, từng

bước vạch trần bản chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt

Nam và đấu tranh không khoan nhượng với CQSG từ CQNĐD đến chính quyền

Nguyễn Khánh, Trần Văn Hương. Như cuộc đấu tranh ngày 24-8-1964 của công

nhân trong các cơ sở, xí nghiệp, nhà máy ở Đà Nẵng đòi Nguyễn Khánh từ chức,

đòi hủy bỏ “Hiến chương Vũng Tàu” [134; tr, 54, 69]; cuộc tổng bãi công toàn

diện ngày 21-9-1964 của 20 vạn công nhân Sài Gòn chống Mỹ và CQSG; những

cuộc đấu tranh trong tháng 1-1965 của công nhân cùng với giai cấp nông dân và

các tầng lớp nhân dân Đà Nẵng, Huế chống Trần Văn Hương, chống Mỹ với các

khẩu hiệu: “Đả đảo Taylor đại sứ Mỹ”, “Tống cổ Mỹ xâm lược ra khỏi miền Nam

Việt Nam”, “Nội bộ Việt Nam để người Việt Nam giải quyết”, “Trần Văn Hương

từ chức” [134; tr. 70-71], [238; tr. 1, 2].

Page 131: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

124

Như vậy, khi công nhân ở các ĐTMN dấy lên những cuộc đấu tranh để tấn

công vào CQSG thực chất cũng là tấn công vào chính sách xâm lược Mỹ. Tổng Bí

thư Lê Duẩn chỉ rõ: “Trong việc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền

Nam, khẩu hiệu độc lập dân tộc không chỉ có nghĩa là đánh bại quân xâm lược Mỹ

mà còn phải đánh đổ chính quyền tay sai, một công cụ xâm lược mà Mỹ khoác cái

chiêu bài độc lập giả hiệu” [84; tr. 171].

4.1.2. Tính chất dân chủ và dân sinh

Để bóp chết phong trào cách mạng miền Nam, đè bẹp những người đối lập,

CQNĐD ban hành và thực hiện nhiều luật lệ phát xít. Sống trong một chế độ như vậy

thì yêu cầu tự do, dân chủ đã trở thành nguyện vọng thiết tha nhất của nhân dân miền

Nam. Do đó, bất cứ một phong trào nào mang tính nhân dân không thể không đặt vấn

đề tự do dân chủ như là mục tiêu cơ bản trong cương lĩnh hành động của mình. Phong

trào công nhân ở các ĐTMN (1954-1965) không nằm ngoài quỹ đạo đó.

Trên lĩnh vực dân sinh, nhằm đòi cải thiện đời sống, chống chính sách bần

cùng hóa của Mỹ và CQSG, công nhân ở các ĐTMN đã đấu tranh xoay quanh các

khẩu hiệu thiết thực như: đòi tăng lương, đòi ngày làm tám giờ, chống sa thải,

chống giải công, đòi tiền thưởng Tết, tiền phụ trội, đòi cải thiện điều kiện làm việc,

phản đối tăng thuế và phạt vạ,...

Về đấu tranh đòi tăng lương, tiền thưởng Tết và tiền phụ trội, đây là mục tiêu

đặt ra thường xuyên, thường trực của phong trào công nhân ở các ĐTMN. Những

cuộc đấu tranh vì nội dung này đã diễn ra liên tục qua các năm từ 1954 đến 1965 ở

các đô thị như Sài Gòn, Biên Hòa, Đà Nẵng, Huế. Tại Đà Nẵng, ngày 24-11-1955,

công nhân thủy điện đình công đòi tăng lương và khi Ban Giám đốc thủy điện Đà

Nẵng chịu giải quyết tăng lương 10% cho công nhân, cuộc đình công mới kết thúc.

Tại Sài Gòn, ngày 13-5-1956, công nhân khuân vác kho 5 và bến tàu Nhà Rồng đều

đồng loạt đình công để đòi hãng Stic thực hiện chi trả lương đồng đều cho công

nhân. Cuộc đấu tranh ngày 30-6-1961 của Nghiệp đoàn công nhân Hỏa xa Dĩ An

đòi Nha Giám đốc thanh toán tiền thưởng cuối năm [64; tr. 1].

Sau cuộc đảo chính 1-11-1963, phong trào công nhân vì mục tiêu dân sinh

càng được đẩy mạnh, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân Vinatexco (28-12-

Page 132: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

125

1963) với yêu sách đòi tăng lương và cải thiện chế độ sinh hoạt, ăn uống. Kết cục,

cuộc đấu tranh giành được thắng lợi khi chủ hãng phải tăng lương từ 6% đến 8% và

mở lại cửa xưởng cho công nhân đi làm.

Về chống sa thải, giải công trong những năm 1954-1965, các công ty hỗn

hợp của Mỹ, CQNĐD và chủ các xí nghiệp các công ty tư bản lợi dụng tình trạng

công nhân mất việc làm đã tìm cách sa thải số công nhân đang làm việc lấy người

thất nghiệp vào thay thế để trả lương thấp, đồng thời tăng cường độ lao động. Vì

vậy, trong đấu tranh, công nhân ở các ĐTMN luôn đặt ra mục tiêu chống sa thải,

giải công. Ngày 28-2-1958, công nhân hãng dầu Caltex của Mỹ bãi công 10 ngày để

chống chủ hãng sa thải công nhân. Cuộc bãi công đã thu hút hàng ngàn công nhân ở

các hãng dầu khác ủng hộ. Ngày 17-2-1962, khi chủ hãng Vimytex ra lệnh sa thải

100 công nhân, ngay lập tức 800 công nhân của hãng đình công. Trước tinh thần

đấu tranh quyết liệt của công nhân, chủ hãng phải hủy bỏ lệnh sa thải và hứa giải

quyết các yêu sách do công nhân nêu ra.

Song song với những cuộc đấu tranh đòi tăng lương, đòi tiền thưởng Tết, tiền

phụ trội hay chống sa thải, giải công; công nhân ở các ĐTMN còn đấu tranh đòi cải

thiện điều kiện làm việc, đòi làm việc 8 giờ, được hưởng các chế độ theo quy định

của luật đã đề ra. Tại Huế, ngày 25-3-1955, công nhân thủy điện Huế đình công đòi

chủ hãng trả tiền phụ cấp gia đình. Kết quả, chủ hãng phải thỏa mãn những nguyện

vọng của công nhân. Cuối năm 1958, công nhân thủy điện Chợ Quán đưa đơn yêu

cầu Sở Thanh tra Lao động Đô Thành can thiệp với công ty thủy điện để thỏa mãn

các yêu sách về chế độ viện phí cho những công nhân bị bệnh, trả phụ cấp gia đình,

trả tiền phụ trội. Cuối cùng, các yêu sách của công nhân đã được đáp ứng. Cuộc đấu

tranh của công nhân hãng Savon Việt Nam (6-3-1961) đòi phải có y tá thường trực

tại phòng khám để khám chữa bệnh kịp thời cho công nhân khi đau ốm.

Về mục tiêu dân chủ của phong trào công nhân ở các ĐTMN (1954-1965)

hết sức phong phú, trong đó nổi bật là đòi quyền tự do nghiệp đoàn vì có tự do

nghiệp đoàn mới đảm bảo quyền dân chủ cho công nhân, chính đây là tổ chức công

khai của công nhân trong cuộc đấu tranh đòi CQSG và giới chủ phải thực thi những

yêu sách mà công nhân đã đề ra nhằm đảm bảo quyền lợi của mình trên hầu hết các

Page 133: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

126

lĩnh vực như tư tưởng - chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Vì vậy, khi Mỹ và CQNĐD

có hành động ngăn cấm nghiệp đoàn hoạt động, công nhân ở các ĐTMN đấu tranh đòi

tự do nghiệp đoàn, như cuộc đấu tranh ngày 8-11-1957 của 31 đại diện thuộc 12 nghiệp

đoàn Sài Gòn trong hệ thống Lực lượng thợ thuyền, yêu cầu CQNĐD ban hành chế độ

tự do nghiệp đoàn [150; tr. 1]; cuộc đấu tranh ngày 1-9-1964 của các nghiệp đoàn

thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Sài Gòn) đòi CQSG phải giải quyết tự

do nghiệp đoàn, quyền đại diện nghiệp đoàn phải được công nhận [141; tr. 6].

Song song với đấu tranh đòi tự do nghiệp đoàn, công nhân ở các ĐTMN đấu

tranh phản đối bắt bớ, tra tấn, đấu tranh bảo vệ nghiệp đoàn mà tiêu biểu là cuộc đấu

tranh ngày 21-6-1956 của Liên hiệp nghiệp đoàn địa phương Chợ Lớn phản đối chính

quyền Thủ Dầu Một có hành động bắt cóc, đàn áp cán bộ nghiệp đoàn [138; tr.1];

cuộc đấu tranh ngày 22-10-1958 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Sài Gòn)

yêu cầu CQNĐD cứu xét những trường hợp đoàn viên bị bắt vô cớ [230; tr. 2]; cuộc

đấu tranh ngày 3-7-1961 của Cựu học viên tập nghề địa phương Chí Hòa (Sài Gòn)

nhằm chống lại hành động phá hoại, chia rẽ công nhân của những phần tử phản công

nhân, của bọn cán bộ công đoàn vàng, tay sai của Mỹ và CQNĐD [104; tr. 11].

Bên cạnh đó, công nhân ở các ĐTMN còn đấu tranh đòi tách khỏi nghiệp

đoàn cũ để thành lập nghiệp đoàn mới nhằm lành mạnh hóa nghiệp đoàn của mình

không để những phần tử xấu lợi dụng như cuộc đấu tranh ngày 9-10-1961 của

nghiệp đoàn Ô tô buýt [107; tr. 2].

Sau cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm (1-11-1963), chính quyền

Nguyễn Khánh, Trần Văn Hương đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để nắm lấy

công nhân ở các ĐTMN, nhưng cuộc đấu tranh vì dân chủ của công nhân ở các

ĐTMN ngày càng được tăng cường. Mục tiêu dân chủ không chỉ dừng lại ở chỗ đòi

tự do nghiệp đoàn, chống khủng bố nghiệp đoàn, bảo vệ nghiệp đoàn mà còn đấu

tranh chống lại luật cấm đình công và hội họp của CQSG, đòi thừa nhận quyền tự

do đình công, tự do hội họp, tự do ngôn luận, tự do nghiệp đoàn, trước sức ép của

công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động, buộc CQSG phải thu hồi sắc luật cấm

hội họp, đình công [120; tr. 347].

Page 134: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

127

Với mục tiêu đấu tranh đòi tăng lương, đòi tiền thưởng Tết, giảm giờ làm,

chống sa thải, đòi các chế độ phụ cấp, đòi tự do nghiệp đoàn, chống bắt bớ, tra tấn,

khủng bố, bảo vệ nghiệp đoàn,... phong trào công nhân ở các ĐTMN vì mục tiêu

dân sinh, dân chủ từ năm 1954 đến 1965 phản ánh tính chất giai cấp sâu sắc.

4.2. Đặc điểm của phong trào

4.2.1. Quy mô rộng lớn, sự liên tục và quyết liệt của phong trào

Về quy mô rộng lớn của phong trào, đặc điểm này được thể hiện trước hết là

ở mặt không gian và thời gian.

Về không gian, phong trào công nhân ở các ĐTMN (1954-1965) diễn ra trên

một quy mô rộng lớn, ở hầu hết các trung tâm công nghiệp, những đô thị lớn miền

Nam, như Sài Gòn - Chợ Lớn, Đà Nẵng, Huế, Biên Hòa,...

Về mặt thời gian, quy mô rộng lớn của phong trào công nhân ở các ĐTMN

càng được khẳng định, vì rằng từ năm 1954 đến năm 1965 không có năm nào không

diễn ra những cuộc đấu tranh của công nhân ở các ĐTMN, có những cuộc đấu tranh

diễn ra dai dẳng nhiều ngày, nhiều tháng, kéo dài hết đợt này đến đợt khác như cuộc

đấu tranh đòi tăng lương của công nhân ty thủy điện (Sài Gòn) diễn ra kéo dài hơn 4

tháng [53; tr. 43]; cuộc đấu tranh của công nhân hãng dầu Standard tháng 7-1956

kéo dài 3 tháng 24 ngày [140; tr. 14]; cuộc bãi công chiếm xưởng của 30.000 công

nhân Hỏa xa Dĩ An, Chí Hòa kéo dài hàng tháng trong năm 1957; cuộc đấu tranh

của công nhân vô tuyến viễn thông năm 1958 cũng gần 3 tháng [185; tr. 3]; cuộc

đấu tranh của công nhân hãng dầu Stanvac ngày 4-9-1961 kéo dài trên 3 tháng; cuộc

đình công chiếm xưởng của 2.000 công nhân hãng dệt Vinatexco ngày 17-1-1964

kéo dài 45 ngày.

Về lực lượng tham gia, phong trào công nhân ở các ĐTMN (1954-1965) thu

hút hầu hết công nhân các ngành đấu tranh. Cụ thể như công nhân ngành điện, công

nhân hỏa xa, công nhân ngành dệt, công nhân vô tuyến viễn thông, công nhân taxi,

công nhân khuân vác bến tàu,… có lúc những cuộc đấu tranh của công nhân đô thị

lôi kéo được công nhân đồn điền tham gia như cuộc bãi công ngày 17-2-1962 của

công nhân hãng Vimytex [249; tr. 69]; hoặc cả nông dân cũng nhập cuộc, điển hình

là cuộc đình công của công nhân hãng dầu Stanvac ngày 6-9-1961.

Page 135: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

128

Quy mô rộng lớn của phong trào công nhân ở các ĐTMN còn được thể ở sự

ủng hộ rộng rãi của nhân dân miền Bắc và nhân dân thế giới. Ngày 17-1-1964 khi

cuộc đấu tranh của công nhân hãng dệt Vinatexco đòi tăng lương diễn ra, công nhân

và nhân dân lao động miền Bắc, Đài phát thanh Giải phóng, Đài Tiếng nói Việt

Nam đều kịp thời lên tiếng ủng hộ công nhân, đánh giá cao tinh thần đấu tranh dũng

cảm của công nhân và tố cáo trước dư luận thế giới chính sách phát xít của Mỹ và

CQSG [80; tr. 61]. Cuộc đấu tranh của công nhân Vinatexco không chỉ được đồng

bào trong nước ủng hộ mà công nhân và nhân dân lao động các nước như Liên Xô,

Cuba, Triều Tiên cũng bày tỏ sự đồng tình cao, còn Liên hiệp Công đoàn thế giới và

công đoàn các nước trong đó có Tổng Liên đoàn Lao động Pháp đã đánh điện, ra

tuyên bố lên án Mỹ và CQSG [205; tr. 61].

Cũng cần nói thêm rằng trong sự hậu thuẫn, ủng hộ phong trào công nhân ở

các ĐTMN những năm 1954-1965, báo chí tiến bộ miền Nam đã góp phần tạo ra

sức ép buộc giới chủ phải thỏa mãn yêu sách của công nhân. Ngày 26-3-1956, công

nhân công ty thủy điện Sài Gòn bãi công phản đối CQNĐD sa thải và khủng bố 3

công nhân. Bình luận về cuộc bãi công này, báo Dân chủ (Sài Gòn), số Tết Bính

Thân (1956), viết: “Vụ đình công nhất loạt và cương quyết gần như chưa từng có

của anh em công nhân thủy điện, chống lại sự khắc nghiệt của giới chủ nhân ngoại

kiều thường biết tăng giá điện nước, mà ít khi chịu tăng lương thợ thuyền đã xảy ra.

Trong mấy ngày liền, toàn thể Đô Thành không có ánh sáng… Cuộc đình công này

biểu lộ được tính chất quyết liệt lẫn tinh thần kỷ luật của công nhân Việt Nam đã

trưởng thành” [178; tr. 112].

Tháng 11-1957, khi công nhân hãng vô tuyến viễn thông đấu tranh đòi chủ

hãng trả số tiền lương mà chủ hãng đã biển thủ, cuộc đấu tranh đã thu hút sự quan

tâm của giới báo chí Sài Gòn. Đưa tin về cuộc đấu tranh này, báo Sài Gòn mới (16-

11-1957), báo Ngôn Luận (17 và 18-11-1957) cùng khẳng định: “Hãng vô tuyến

viễn thông đã ‘biển thủ’ mất một số tiền là 16.928.000$ từ ngày 1-1-1954 tới nay

(mỗi tháng 368.000$ cho tới nay là 46 tháng)” [123; tr. 12]. Trước sức ép của công

nhân và báo chí, ngày 20-3-1958, Hội đồng trọng tài thuộc Tòa án Sài Gòn đã tổ

chức cuộc họp giữa công nhân và chủ hãng. Cuối cùng, chủ hãng đã đồng ý tăng

lương cho công nhân tùy theo số lời mà hãng thu được [186; tr. 176].

Page 136: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

129

Về sự liên tục và quyết liệt của phong trào, theo dõi diễn biến của phong trào

công nhân ở các ĐTMN (1954-1965), chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy tính liên

tục và quyết liệt của nó.

Sự liên tục của phong trào công nhân ở các ĐTMN được thể hiện rõ khi cuộc

đấu tranh của công nhân ngành này vừa kết thúc đã dấy lên cuộc đấu tranh công

nhân ngành khác, như tháng 11-1955, cuộc đấu của công nhân hỏa xa Huế vừa kết

thúc thì cuộc đình công của toàn thể công nhân Sở thủy điện Đà Nẵng lại diễn ra

[202; tr. 3], [164; tr.101]; cuối tháng 12-1958, cuộc đấu tranh của công nhân B.G.I

vừa chấm dứt, 3 ngày sau (26-12-1958) công nhân đay sợi hãng Delignon tiếp tục

bãi công [62; tr. 3], [106; tr. 4]; sau cuộc đấu tranh của công nhân xích lô giành

thắng lợi, ngày 5-4-1962, 5.000 công nhân lái xe taxi, xích lô Sài Gòn - Chợ Lớn

đại hội nhằm chống âm mưu độc quyền kinh doanh vận tải của Mỹ và CQNĐD.

Có lúc cùng một thời gian nhưng diễn ra cuộc đấu tranh của công nhân

nhiều ngành hoặc nhiều đô thị, có sự hưởng ứng của công nhân đô thị khác hoặc

đấu tranh độc lập. Tháng 3-1956 khi cuộc đấu tranh của công nhân ngành thủy điện

miền Nam chưa kết thúc thì Nghiệp đoàn tài xế taxi cũng tiến hành đại hội phản đối

lệnh đóng thuế đặc biệt về xăng dầu [173; tr. 1]; tháng 12-1958 song song với cuộc

bãi công của công nhân Delignon, 729 công nhân Nhà đèn Chợ Quán cũng đấu

tranh đòi chủ hãng thỏa mãn các yêu sách về lương, tiền phụ trội,… [241; tr. 1],

[62; tr. 3]; cùng với cuộc đấu tranh của công nhân dệt Vinatexco ngày (17-1-1964),

là đại hội bất thường của công nhân tài xế taxi (thuộc nghiệp đoàn công nhân tài xế

taxi Sài Gòn) [137; tr. 1-2].

Mặt khác, số lượng các cuộc đấu tranh năm sau cao hơn năm trước, chỉ tính

riêng Sài Gòn - Chợ Lớn nếu năm 1959 có 8 cuộc bãi công thì chỉ trong 5 tháng đầu

năm 1960 có đến 99 cuộc bãi công [22].

Phong trào công nhân ở các ĐTMN (1954-1965) diễn ra hết sức quyết liệt.

Các cuộc đấu tranh của công nhân ở các ĐTMN không nửa vời, không khoan

nhượng với giới chủ, có lúc trọng tài đã ra phán quyết nhưng nếu yêu sách không

được thỏa mãn thì họ vẫn tiếp tục đấu tranh, như cuộc đấu tranh ngày 30-12-1958 của

729 công nhân Nhà đèn Chợ Quán, mặc cho Hội đồng trọng tài đã đưa ra phán

Page 137: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

130

quyết bác bỏ những yêu sách của công nhân nhưng họ vẫn quyết định: “Sẽ đình

công nếu như những yêu sách của họ không được chấp nhận” [241; tr. 3]; cuộc đấu

tranh ngày 26-12-1958 của công nhân đay sợi hãng Delignon, mặc cho chủ hãng đã

đồng ý một số yêu sách, nhưng toàn thể công nhân hãng Delignon vẫn tổ chức cuộc

họp bất thường nhằm“Siết chặt hàng ngũ để bảo vệ yêu sách, cho đến khi thắng

lợi” [62; tr. 3]; ngày 6-3-1961, khi Ban Giám đốc hãng Savon Việt Nam sa thải

công nhân vô cớ, không chịu giải quyết lương bổng, công nhân hãng Savon Việt

Nam đã luân phiên giữ chặt các cánh cửa ra vào của hãng và tuyên bố “sẽ đổ máu

để rửa hận chớ không chịu thua” [108; tr. 35]; cuộc đấu tranh ngày 6-11-1964 của

Nghiệp đoàn công nhân Autobus với tinh thần: “Triệt để chống trả thủ đoạn độc tài

bóc lột; thừa hành phương pháp “bất cộng tác” bất bạo động với bằng những ý chí

đoàn kết sẵn có của chúng ta” [162; tr. 2].

4.2.2. Hình thức và phương pháp đấu tranh phong phú, linh hoạt

Trong điều kiện các ĐTMN đang bị Mỹ và CQSG kiểm soát gắt gao, so sánh

lực lượng ở các đô thị, giữa Mỹ cùng với CQSG và lực lượng cách mạng, rõ ràng là

bất lợi cho các cuộc đấu tranh của công nhân. ĐTMN là địa bàn mà Mỹ và CQSG có

thể cơ động lực lượng để trấn áp phong trào đấu tranh của công nhân bất cứ lúc nào.

Trong lúc đó, công nhân ở các ĐTMN không có một tấc sắt trong tay thì việc phong

trào công nhân ở các ĐTMN áp dụng đa dạng về hình thức và biện pháp đấu tranh là

điều dễ hiểu. Thật vậy, trong phong trào công nhân ở các ĐTMN (1954-1965) đã

xuất hiện nhiều hình thức đấu tranh khác nhau, có thể kể như: họp đại hội, đưa yêu

sách, kiến nghị, mạn đàm, gây dư luận, lãng công và tiến lên đình công hoặc kết

hợp với bãi công, biểu tình thị uy.

Mỗi loại hình đấu tranh lại gồm nhiều dạng khác nhau, như biểu tình cũng

được tiến hành từng bước từ thấp đến cao, từ chỗ biểu tình của công nhân một nhà

máy, một xí nghiệp đến chỗ có sự tham gia của nhiều nhà máy, xí nghiệp khác nhau

và cả các tầng lớp nhân dân như cuộc biểu tình ngày 1-8-1954 của 50.000 đồng bào

Sài Gòn - Chợ Lớn đòi thi hành Hiệp định Genève [32; tr. 85]; cuộc đình công

chống chủ sa thải và khủng bố công nhân ngày 26-3-1956 của 800 công nhân Nhà

máy đèn Chợ Quán [120; tr. 61]

Page 138: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

131

Những cuộc hội họp, thương lượng, ký kết là để xác định vị thế của công

nhân ở các ĐTMN với CQSG, với chủ tư bản, là cơ sở pháp lý để công nhân ở các

ĐTMN buộc CQSG và giới tư bản phải thực thi những điều đã cam kết, nếu ngược

lại là lý do dẫn đến các cuộc đấu tranh, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân

hãng dầu Standard Vacuum Oil ngày 19-7-1956 [140; tr. 4, 12]; cuộc đấu tranh

ngày 26-12-1957 của Nghiệp đoàn công nhân ô tô buýt [111; tr. 1]; cuộc đình công

của công nhân hãng dầu Stanvac ngày 6-9-1961 [240; tr. 84].

Bãi công là hình thức đấu tranh đặc thù của công nhân. Nó phản ánh sự

trưởng thành về ý thức tổ chức, kỷ luật, tinh thần chiến đấu của công nhân. Khi bãi

công, công nhân ở các ĐTMN cũng sử dụng nhiều hình thức bãi công ngày càng

mới lạ. Thông thường bãi công tức là công nhân bỏ xưởng không chịu đi làm.

Nhưng có nhiều cuộc bãi công, công nhân ở các ĐTMN còn dùng hình thức kết hợp

với biểu tình thị uy để đấu tranh đòi thỏa mãn yêu sách như cuộc đấu tranh ngày 1-

8-1954 của 50.000 đồng bào, phần đông là công nhân nhà đèn, bến cảng, công nhân

làm việc trong các đơn vị hậu cần của Pháp và các tầng lớp khác [32; tr. 85]; cuộc

đấu tranh ngày 23-2-1962 của 500 công nhân xích lô Sài Gòn [249; tr. 66]. Có cuộc

bãi công, công nhân ở các ĐTMN còn dùng hình thức chiếm giữ xí nghiệp cho đến

khi yêu sách được thỏa mãn. Những cuộc bãi công này thường buộc CQSG và giới

chủ phải nhượng bộ và thỏa mãn yêu sách của công nhân, tiêu biểu như cuộc đình

công chiếm xưởng của 400 công nhân hãng dầu Stanvac (4-9-1961) chống chủ Mỹ

bạc đãi công nhân Việt Nam và đòi tăng lương [240].

Những cuộc bãi công kết hợp với đấu tranh bằng nhiều hình thức phong phú

của công nhân ở các ĐTMN như đã đề cập ở trên, chứng tỏ trình độ giác ngộ, tinh

thần cách mạng của giai cấp công nhân ngày càng cao. Đây là hình thức chuẩn bị

tinh thần và tập dượt lực lượng cho giai cấp công nhân ở các ĐTMN để giai cấp

công nhân làm tròn vai trò tiên phong trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam,

thống nhất đất nước.

Về phương pháp đấu tranh, phong trào công nhân ở các ĐTMN từ năm 1954

đến năm 1965 thể hiện tính chiến đấu và tính năng động sáng tạo khá cao trong việc

lợi dụng thế công khai hợp pháp cũng như đấu tranh bán hợp pháp và bất hợp pháp.

Page 139: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

132

Về lợi dụng thế công khai hợp pháp, mặc dầu Mỹ và CQSG cố nắm các tổ

chức nghiệp đoàn ở miền Nam như Tổng Liên đoàn Lao công để khống chế, kìm

kẹp công nhân nhưng khi gia nhập vào Tổng Liên đoàn Lao công, phần đông công

nhân ở các ĐTMN đã hiểu được bản chất của tổ chức này. Trong nhiều cuộc đấu

tranh, họ đã vạch trần bộ mặt của những kẻ đội lốt, mang danh bảo vệ quyền lợi công

nhân nhưng sau lưng tìm mọi cách đàn áp, tiêu biểu là cuộc đấu tranh ngày 3-7-1961

của Cựu học viên trường tập nghề địa phương Chí Hòa (Sài Gòn) [104; tr. 11]. Công

nhân gia nhập Tổng Liên đoàn Lao công không phải là để ủng hộ những kẻ đứng

đầu, mà trái lại họ lợi dụng tổ chức này để làm cái thế cho họ đấu tranh công khai.

Việc vận dụng công khai hợp pháp trong đấu tranh chống Mỹ và CQSG

không chỉ với khẩu hiệu dân sinh mà cả với khẩu hiệu dân chủ. Đại hội bất thường

đêm 10-9-1964, của 1.200 đại biểu thuộc 100 nghiệp đoàn nhằm tìm biện pháp ủng

hộ cuộc đấu tranh của công nhân Vimytex đã diễn ra tháng 8-1964. Việc ủng hộ

công nhân Vimytex không những rất hợp pháp mà còn rất hợp tình hợp lý vì chị em

Vimytex đã đấu tranh nhiều tháng, bị đàn áp dã man. Nhưng để ủng hộ công nhân

Vimytex có hiệu quả thì phải tìm mọi biện pháp thích hợp như tố cáo Sắc luật

18/1964 của Nguyễn Khánh là biện pháp hợp lý của công nhân, bởi với lệnh khẩn

cấp đó, giới chủ ỷ thế, áp bức bóc lột công nhân. Với lý lẽ này làm cho Trần Quốc

Bửu - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam và phe nhóm kể cả công an,

mật vụ, cảnh sát không thể bảo vệ lệnh khẩn cấp của chính quyền Nguyễn Khánh,

hoặc buộc tội những người phản đối lệnh khẩn cấp; hay cuộc tổng đình công hai

ngày 21 và 22-9-1964 của công nhân ở các ĐTMN nổ ra ngay khi CQSG vừa ban

lệnh thiết quân luật 15-9-1964 về cấm đình công biểu tình, đây là đòn tấn công trực

diện vào chính sách phát xít của chúng nhưng lại mang thế hợp pháp vì bắt nguồn từ

quyền lợi chính đáng của công nhân. Mỹ và CQSG còn phải công nhận trên giấy

trắng mực đen quyền tự do hội họp của công nhân.

Về kết hợp phương pháp đấu tranh hợp pháp, bất hợp pháp, trong những năm

1954-1965, việc đưa những đoàn viên ưu tú, có tinh thần cách mạng luồn vào các tổ

chức Tổng Liên đoàn Lao công, Tổng Liên đoàn Lao động và các tổ chức nghiệp

đoàn công khai đã tạo thuận lợi cho việc vận động công nhân một cách có hiệu quả.

Page 140: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

133

Trong các thời kỳ này ngoài việc ra báo bí mật của tổ chức công đoàn, cách mạng

còn ra sức lợi dụng những báo chí công khai để đưa tin tức, bài vở có nội dung giáo

dục vận động công nhân.

Sự phong phú và đa dạng về các hình thức và phương pháp đấu tranh đã tạo

điều kiện cho công nhân ở các ĐTMN và các tầng lớp nhân dân tùy theo điều kiện

và hoàn cảnh của mình mà tham gia phong trào. Mặt khác, chính sự đan xen giữa

các hình thức đấu tranh đó đã tạo cho phong trào có thêm sức mạnh để đương đầu

với Mỹ và CQSG.

4.2.3. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa công nhân các ngành ở các đô thị;

giữa công nhân đô thị với công nhân đồn điền cùng giai cấp nông dân và các

tầng lớp nhân dân miền Nam

Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, trong đấu tranh

chống mọi kẻ thù xâm lược, đoàn kết mọi giai cấp, mọi tầng lớp xã hội là nhân tố

hàng đầu để làm nên thắng lợi. Trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm

1965, công nhân ở các ĐTMN đã kế thừa, vận dụng nhân tố đoàn kết trong các cuộc

đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ và dân sinh. Chúng ta có rất nhiều sử

liệu để minh chứng cho lập luận này.

Về sự phối hợp đấu tranh giữa công nhân cùng ngành, ngày 26-3-1956, khi

chủ hãng thủy điện Chợ Quán quyết định sa thải 3 công nhân, ngay lập tức 35 công

nhân làm trong lò lửa ngưng làm việc để phản đối. Trước tình hình đó, CQNĐD

buộc phải giải quyết một số yêu sách của công nhân trong cùng xí nghiệp; đầu năm

1957, khi công nhân Hỏa xa Sài Gòn đình công phản đối quyết nghị của Ban Giám

đốc hỏa xa không phát tiền thưởng cuối năm và tiền Tết, ngay lập tức cuộc đấu

tranh nhận được sự hưởng ứng của công nhân các Sở Hỏa xa khác trên toàn miền

Nam, đặc biệt là Sở Hỏa xa Đà Nẵng; ngày 23-12-1958, khi công nhân chi nhánh

hãng B.G.I Cầu Kho đình công để phản đối Ban Giám đốc đã sa thải công nhân vô

cớ, cùng ngày hơn 500 công nhân thuộc các chi nhánh hãng B.G.I trong Đô Thành

đã tiến hành đình công để ủng hộ [106]; ngày 1-7-1961, đáp lời kêu gọi của nghiệp

đoàn địa phương Dĩ An, công nhân địa phương xa xưởng Sài Gòn tổ chức đại hội

để tỏ:“Lập trường và yêu sách tranh đấu của nghiệp đoàn địa phương Dĩ An; đại

Page 141: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

134

hội cương quyết đoàn kết chặt chẽ với địa phương Dĩ An chống mọi thúi nát của

Ban Quản trị Trung ương lao động công nhân hỏa xa Việt Nam; đại hội cương

quyết ủng hộ và đoàn kết với địa phương Dĩ An cả tinh thần lẫn vật chất; đại hội

thành thật yêu cầu các địa phương bạn hưởng ứng mạnh mẽ; kể từ giờ phút này địa

phương xa xưởng chúng tôi không còn tín nhiệm văn phòng Trung ương cho đến

ngày bầu lại Ban Chấp hành Trung ương niên khóa mới” [65; tr. 2].

Về sự liên kết giữa công nhân các ngành, trải qua quá trình đấu tranh chống

Mỹ và CQSG, ý thức đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc của giai cấp công nhân ở

các ĐTMN cũng phát triển với mức độ cao hơn. Nó không không còn nhỏ hẹp trong

phạm vi từng xí nghiệp, mà đã nâng cao bằng những hành động liên hiệp đấu tranh

giữa công nhân các ngành không cùng lĩnh vực.

Ngày 13-5-1956, khi công nhân khuân vác kho 5 và bến tàu Nhà Rồng đồng

nghỉ việc để đòi lãnh lương đồng đều như nhau (vì có sự chênh lệch về lương) thì

ngày hôm sau (14-5-1956), công nhân hãng đường Hiệp Hòa ngưng việc 2 tiếng

đồng hồ để ủng hộ cuộc đình công; ngày 28-2-1958, công nhân hãng dầu Caltex ở

Nhà Bè (của Mỹ) bãi công, ngay lập tức không chỉ công nhân hãng dầu Svoc (của

Mỹ) và Shell (của Anh) đã từ chối không chở hàng cho hãng Caltex mà toàn thể

công nhân các nhà máy điện, nhà máy nước Sài Gòn, Gia Định, Chợ Quán và

nghiệp đoàn Gia Định cũng lên tiếng ủng hộ cuộc đấu tranh của anh em công nhân

hãng Caltex [273]; ngày 16-7-1958, hàng trăm công nhân Nhà đèn Đà Nẵng đồng

loạt nổi dậy đấu tranh dưới hình thức bãi công, đưa kiến nghị nêu yêu sách. Để tạo

áp lực, công nhân Nhà đèn Đà Nẵng kêu gọi sự ủng hộ của công nhân toàn miền

Nam. Lập tức không những công nhân ở Quảng Nam - Đà Nẵng mà công nhân Huế,

Nha Trang,... đều lên tiếng ủng hộ. Đặc biệt, công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn với 73

nghiệp đoàn thay mặt cho hàng vạn lao động tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ cuộc đấu

tranh của công nhân Nhà đèn Đà Nẵng đi đến thắng lợi cuối cùng. Không chỉ ủng

hộ về mặt tinh thần mà công nhân miền Nam còn góp tiền gởi đến công nhân Nhà

đèn Đà Nẵng; cuối năm 1963, khi công nhân hãng dệt Vimytex bãi công, thì 10 vạn

công nhân thuộc 40 nghiệp đoàn Sài Gòn - Chợ Lớn tích cực ủng hộ, quyên góp

trên 52.000 đồng Sài Gòn giúp đỡ công nhân bãi công; ngày 17-1-1964, khi cuộc

Page 142: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

135

bãi công của 2.000 công nhân hãng dệt Vinatexco bùng nổ thì không những công

nhân các ngành dệt sôi nổi tiếp ứng, lạc quyên giúp đỡ, mà cả 21 nghiệp đoàn Sài

Gòn, công nhân các đồn điền Dầu Tiếng, Bình Sơn đã liên tiếp đấu tranh, tố cáo Mỹ

và CQSG đàn áp dã man công nhân hãng dệt Vinatexco đồng thời quyên góp 1 triệu

đồng giúp những công nhân bãi công; nổi bật nhất về sự phối hợp đấu tranh của

công nhân ở các ĐTMN giai đoạn 1961-1965 là cuộc đấu tranh của công nhân hãng

dệt Vimytex ngày 6-9-1964. Cuộc đấu tranh này đã thu hút sự ủng hộ toàn thể công

nhân miền Nam. Thông tri của Liên hiệp nghiệp đoàn Đô Thành gởi Nghiệp đoàn

và Phân bộ nghiệp đoàn thuộc Liên hiệp nghiệp đoàn Đô Thành (9-1964) nêu rõ:

“Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi quý bạn khi nhận được thông tri này, hãy kịp thời

chuẩn bị hưởng ứng cuộc đấu tranh về phương diện ủng hộ tinh thần và tổ chức

ngay sự đóng góp của anh chị em đoàn viên từ tiền bạc và thực phẩm gởi về Văn

phòng Liên hiệp, để chúng tôi có phương tiện giúp đỡ anh chị em Vimytex. Chúng

ta cương quyết đập tan âm mưu có tổ chức của chủ nhân lợi dụng tình trạng khẩn

trương để giải công công nhân, và chúng ta phải có thái độ quyết liệt ủng hộ cuộc

đấu tranh của công nhân Vimytex đến thắng lợi thành công bằng bất cứ một giá

nào. Ngay bây giờ chúng ta hãy sốt sắn giúp đỡ và chuẩn bị hưởng ứng. Thân ái

chào “quyết tâm tranh đấu” [141; tr. 3].

Về sự đoàn kết với giai cấp nông dân, phong trào công nhân ở các ĐTMN

luôn luôn kết hợp đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình với bảo vệ quyền lợi chung

của các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân, người bạn đồng minh trung thành nhất

của giai cấp công nhân. Đây là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng miền

Nam. Để đảm bảo cho khối liên minh công nông vững chắc, công nhân ở các

ĐTMN luôn chú ý đấu tranh giải quyết những quyền lợi thiết thân cho nông dân. Sự

trưởng thành trong đấu tranh của giai cấp công nhân đã có tác dụng thúc đẩy phong

trào nông dân phát triển mạnh mẽ. Trong nhiều cuộc đấu tranh của nông dân, công

nhân ở các ĐTMN đã có những hành động phối hợp tích cực ủng hộ. Ở nhiều nơi

công nhân và nông dân đã cùng đứng trong một tổ chức chiến đấu.

Nổi bật nhất về liên minh công nông trong phong trào công nhân ở các ĐTMN

là cuộc đình công chiếm xưởng của công nhân hãng dầu Stanvac ngày 6-9-1961 đã

Page 143: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

136

được trên 100 nghiệp đoàn, đại diện cho 10 vạn đoàn viên và đông đảo nông dân

ủng hộ; cuộc đấu tranh của công nhân hãng dệt Vinatexco ngày 14-1-1964 được

đông đảo bà con nông dân sôi nổi hưởng ứng,… Đây là một trong những hình ảnh

sinh động về liên minh công nông trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền

Nam Việt Nam (1954-1965) [151; tr. 28].

Phong trào đấu tranh của mỗi giới, mỗi giai cấp đều có những đặc điểm

riêng, vai trò riêng, song qua các cuộc đấu tranh của công nhân ở các ĐTMN chứng

tỏ vai trò nòng cốt xuyên suốt của công nhân ở các ĐTMN và mối quan hệ mật thiết

giữa phong trào công nhân ở các ĐTMN với phong trào nông dân, tạo nên khối liên

minh công nông bền vững làm nòng cốt cho Mặt trận đoàn kết dân tộc trong toàn bộ

sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã góp phần tạo nên sự thắng lợi

của cách mạng miền Nam

Đối với các tầng lớp lao động thành thị, phong trào công nhân ở các ĐTMN

càng có một tác dụng quan trọng. Với giai cấp tư sản dân tộc, công nhân ở các

ĐTMN đã chủ trương đoàn kết với họ trên cơ sở thương lượng, giải quyết mọi tranh

chấp giữa công nhân và chủ tư bản để tập trung mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu của

dân tộc là đế quốc Mỹ và CQSG. Do đó, công nhân đã lôi kéo được tư sản dân tộc

cùng tham gia. Những khẩu hiệu đấu tranh đòi bãi bỏ độc quyền kinh tế của Mỹ và

tay sai, đòi xây dựng một nền kinh tế và tài chính độc lập, tự chủ, đòi giúp đỡ công

thương gia khôi phục và phát triển công nghệ và tiểu công nghệ, đòi tích cực bảo vệ

hàng nội hóa, bãi bỏ thuế sản xuất, hạn chế hoặc đình chỉ nhập cảng hàng hóa trong

nước sản xuất được đã đưa đến sự phối hợp hành động chung giữa công nhân ở các

ĐTMN với tư sản dân tộc. Trong các tháng 3, 6 và 11 năm 1958, hàng vạn công

nhân của 150 xưởng dệt ở Sài Gòn, Chợ Lớn đã liên kết cùng với các chủ xưởng

đấu tranh chống “viện trợ” Mỹ [229].

Tác dụng của phong trào công nhân ở các ĐTMN (1954-1965) đối với các

phong trào của các tầng lớp nhân dân, từ nông thôn đến thành thị đã khẳng định vị

trí của công nhân ở các ĐTMN trong phong trào cách mạng miền Nam. Lực lượng

đoàn kết có tổ chức của giai cấp công nhân với sự giác ngộ chính trị và tinh thần

cánh mạng đã nâng cao vai trò vị trí của công nhân trong cách mạng miền Nam.

Page 144: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

137

Điều này giải thích tại sao ngay từ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15

(1-1959) Bộ Chính trị đã khẳng định tính tiên phong của giai cấp công nhân đô thị

trong phong trào đấu tranh của nhân dân thành thị miền Nam: “Trong mấy năm qua

giai cấp công nhân miền Nam đã huy động lực lượng mình đứng lên kiên quyết đấu

tranh,... Họ là lực lượng đi đầu trong các cuộc biểu tình 1-5 năm 1957, 1958 ở

miền Nam nêu cao khẩu hiệu hòa bình thống nhất cùng các khẩu hiệu về ruộng đất

hỗ trợ nông dân, các khẩu hiệu về bảo vệ nội hóa hỗ trợ cho giai cấp tư sản dân

tộc. Đó là đặc điểm nổi bật nhất của tình hình giai cấp công nhân và lao động

nghèo ở thành thị trong mấy năm sau hòa bình” [95; tr. 36-37].

4.3. Ý nghĩa của phong trào

4.3.1. Phong trào chứng minh tinh thần đấu tranh bất khuất của công nhân ở

các đô thị miền Nam trong tinh thần đấu tranh dân tộc

Được hun đúc bởi truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc, sự tiếp nối

từ phong trào đấu tranh đầy tính cách mạng và quyết liệt, triệt để của công nhân

Việt Nam những năm 20 và 30 của thế kỷ XX; hơn thế nữa, phong trào công nhân ở

các ĐTMN lại diễn ra trong một thời kỳ mà cả dân tộc đang làm cuộc cách mạng

giải phóng dân tộc vĩ đại. Chính sự đan xen của những nguồn tinh lực này cho phép

công nhân ở các ĐTMN (1954-1965) cùng mọi giai cấp, tầng lớp miền Nam phát

huy cao nhất tinh thần yêu nước và giai cấp, để đương đầu với Mỹ và CQSG. Điều

đó giải thích tại sao trước sự đàn áp hết sức khốc liệt của kẻ thù, công nhân ở các

ĐTMN vẫn kiên trì giữ vững ý chí đấu tranh. Có biết bao hình ảnh hào hùng trong

cuộc đấu tranh này mãi là niềm tự hào đối với những thế hệ mai sau, như cuộc đình

công ngày 26-3-1956 của 800 công nhân Nhà máy đèn Chợ Quán, mặc cho Ngô

Đình Diệm đưa lính thợ vào thay thế những công nhân bị sa thải và chiếm giữ nhà

máy nhưng công nhân vẫn kiên quyết đấu tranh đến cùng [32; tr. 93]; hay hình ảnh

2.000 nữ công nhân hãng dệt Vinatexco và xưởng nhuộm Vinatefinco ngày 14-1-

1964 nằm chắn đường kể cả khi Mỹ và CQSG, giới chủ tìm mọi cách ngăn chặn,

bắt bớ, tra tấn, đánh đập, sử dụng đến cả quân đội nhưng chị em công nhân đã

chống trả quyết liệt bằng cách dùng bàn ghế, thoi dệt, gậy gộc không cho địch

chiếm cổng nhà máy [249; tr. 83]; ngày 10-8-1964, mặc dù chính quyền Nguyễn

Page 145: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

138

Khánh cho quân đội và cảnh sát đến đàn áp bằng vòi rồng, súng, lưỡi lê làm cho

hàng trăm chị em công nhân hãng dệt Vimytex bị ngất xỉu, nhưng vẫn không làm

giảm đi tinh thần đấu tranh của họ, ngược lại chính sự khủng bố, đàn áp của chính

quyền và giới chủ càng nung nấu thêm chí căm thù trong mỗi một công nhân; hay

cuộc đấu tranh ngày 5-10-1964 của công nhân nhà máy Dofitex Biên Hòa chống

chủ sa thải công nhân, mặc cho chủ hãng và Ty Cảnh sát khống chế, hù dọa nhưng

công nhân vẫn kiên quyết đấu tranh đến cùng [238; 179]. Cao hơn hết là hình ảnh

người công nhân Nguyễn Văn Trỗi đối diện với cái chết trong gang tấc vẫn hiên

ngang hô vang khẩu hiệu “Đả đảo đế quốc Mỹ”, “Đả đảo Nguyễn Khánh”, “Việt

Nam muôn năm”, “Hồ Chủ tịch muôn năm” [154; tr. 84]. Và như vậy, công nhân ở

các ĐTMN hết thế hệ này đến thế hệ khác vẫn không ngừng tiến lên. Điều này đã tỏ

rõ vai trò của công nhân ở các ĐTMN về việc phát huy truyền thống đấu tranh bất

khuất của dân tộc trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước (1954-1975).

4.3.2. Phong trào chứng minh tính đúng đắn của phương châm đấu tranh

“hai chân, ba mũi”, “ba mũi giáp công”, “ba vùng chiến lược” trong cách

mạng miền Nam

Xét toàn cục tương quan lực lượng giữa ta và địch, thì về quân sự địch

mạnh hơn ta, nhưng về chính trị thì Mỹ và CQSG yếu hơn ta rất nhiều, chỗ yếu này

không khắc phục được và ngày càng khoét sâu. Nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp

để chiến thắng một đối thủ có tiềm lực quân sự và kinh tế đứng đầu các nước tư bản

chủ nghĩa, cách mạng miền Nam (1954-1975), đề ra phương châm đấu tranh “hai

chân, ba mũi”, “ba mũi giáp công”, “ba vùng chiến lược”.

Trong điện mật của Trung ương Đảng gởi Xứ ủy Nam Bộ năm 1960, Trung

ương nhận định rằng: “Trong tình hình giằng co hiện nay, phải thấy rõ tình hình so

sánh lực lượng chung giữa địch và ta ở miền Nam, đồng thời cũng phải thấy lực

lượng so sánh ấy biểu hiện ở mỗi vùng trong miền Nam có khác nhau. Vì vậy,

Trung ương đề ra phương hướng công tác cho ba vùng khác nhau căn cứ vào vị trí

chính trị, địa hình, địa thế và phương tiện chiến đấu khác nhau” [96; tr. 294].

Ngày 30-4-1960, Điện của Trung ương Đảng gởi Xứ ủy Nam Bộ và Khu ủy

V, tiếp tục khẳng định:“Phải tăng cường lãnh đạo đô thị. Rõ ràng phong trào đô thị

Page 146: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

139

lên cao có khả năng làm cho bộ máy cai trị của địch bị tê liệt và địch không thể tàn

sát cực kỳ hung bạo như ở nông thôn. Ở đô thị căn bản là phải nắm những phong

trào công nhân và nhân dân lao động, phong trào đô thị ở miền Nam nước ta khi có

thể đưa lên cao như vậy thì phải có sự phối hợp chặt chẽ và tương xứng giữa ba

vùng. Và khi đó cục diện miền Nam sẽ có một sự thay đổi căn bản” [96; tr. 308].

Nghị quyết Bộ Chính trị ngày 31-1-1961 về “Phương hướng và nhiệm vụ

trước mắt của cách mạng miền Nam” xác định: “Đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh

chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính

trị, tiến công địch bằng cả hai mặt quân sự và chính trị”. Về phương châm đấu

tranh ở ba vùng chiến lược nghị quyết chỉ rõ: “Ở các vùng rừng núi lấy đấu tranh

quân sự làm chủ yếu và đề ra nhiệm vụ tiêu diệt sinh lực địch để mở rộng thêm căn

cứ và xây dựng lực lượng của ta. Ở các vùng đồng bằng, đấu tranh chính trị và đấu

tranh quân sự ngang nhau, tùy tình hình cụ thể ở từng nơi ở đồng bằng mà cân

nhắc mức độ giữa hai hình thức và mức độ tiêu hao và tiêu diệt sinh lực địch. Ở

vùng đô thị, lấy đấu tranh chính trị làm chủ yếu, gồm cả hai hình thức hợp pháp và

không hợp pháp” [97; tr. 158].

Thật vậy, phong trào công nhân ở các ĐTMN từ năm 1954 đến năm 1965,

chứng minh sự đúng đắn của phương châm đấu tranh “hai chân, ba mũi”, “ba mũi

giáp công”, “ba vùng chiến lược” của Đảng. Thực chất đây là phong trào đấu

tranh chính trị, diễn ra ở các ĐTMN, tiến công từ gián tiếp đến trực tiếp vào thành

trì của chế độ VNCH do Mỹ chỉ huy. Từ năm 1954 đến năm 1965, phong trào

công nhân ở các ĐTMN phát triển ngày càng mạnh mẽ, góp phần làm suy giảm

những cố gắng chiến tranh của Mỹ. Từ cuộc biểu tình lớn của nửa triệu công nhân

Sài Gòn ngày 1-5-1958 đến phong trào đình công dài ngày của 20 vạn công nhân

Sài Gòn xuống đường ủng hộ công nhân hãng dệt Vimytex ngày 21, 22-9-1964, đã

cho thấy sự trưởng thành nhanh chóng về mặt tổ chức của công nhân ở các ĐTMN

và vai trò của họ trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. Phong trào đã chứng tỏ rằng

công nhân ở các ĐTMN là lực lượng nòng cốt của phong trào đô thị với sức bật

mạnh mẽ, trong lúc kẻ thù ngày càng đi vào bước đường suy sụp; phong trào công

nhân kết hợp hợp với phong trào đấu tranh của các thành phần xã hội khác, hình

Page 147: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

140

thành mũi đấu tranh chính trị ở đô thị, góp phần phá lỏng thế kìm kẹp của địch ở đô

thị, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng cách mạng luồn sâu vào nội đô mà hoạt

động, xây dựng phong trào trên hầu hết các lĩnh vực, tiến công địch ngay tại sào

huyệt của chúng. Đó là đòn đánh công khai vào hậu phương của kẻ thù. Nói phong

trào công nhân ở các ĐTMN từ năm 1954 đến 1965 góp phần chứng minh tính đúng

đắn của phương châm đấu tranh “hai chân, ba mũi”, “ba mũi giáp công”, “ba vùng

chiến lược” trong cách mạng miền Nam là nói theo ý nghĩa đó.

Như vậy, trong những năm 1954-1965, phong trào công nhân ở các ĐTMN

đã thu được những kết quả đáng kể, thúc đẩy phong trào ĐTMN phát triển, góp

phần hỗ trợ phong trào đấu tranh của nông dân ở nông thôn, điều này chứng minh

sự đúng đắn về chủ trương của Đảng các cấp trong việc lãnh, chỉ đạo đối với công

nhân ở các ĐTMN.

4.3.3. Phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam góp phần làm rối loạn hậu

phương của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, tạo điều kiện cho cách mạng miền

Nam phát triển

Đối với cách mạng miền Nam cũng như đối với Mỹ và CQSG, đô thị giữ

một vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Đô thị là hậu phương của địch nơi tập

trung những cơ quan đầu não cả về chính trị và quân sự từ trung ương xuống địa

phương, để từ đó mở các cuộc hành quân càn quét ra vùng rừng núi và nông thôn

đồng bằng. Đô thị là nơi tập trung những cơ sở kinh tế trọng điểm của Mỹ và

CQSG, kể cả những cơ quan văn hóa - giáo dục, là nơi mà công nhân có mặt ở hầu

hết nền kinh tế yết hầu của đối phương. Vì vậy, phong trào đô thị nói chung, phong

trào công nhân nói riêng mỗi khi diễn ra đã góp phần làm rối loạn hậu phương của

Mỹ và CQSG và một khi như thế, lực lượng cách mạng không chỉ có điều kiện phát

triển ở đô thị mà ngay cả nông thôn đồng bằng và rừng núi.

Đối với lực lượng cách mạng thì cố làm sao biến hậu phương của địch thành

tiền phương của mình, ngày càng tiến sát vào đô thị, ra sức củng cố và phát triển tổ

chức cách mạng đô thị, tiến tới phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền.

Vì vậy, từ năm 1954 đến năm 1965, trong khi Mỹ và CQSG ra sức khủng bố công

nhân ở các ĐTMN, thì ngay từ đầu và suốt cả thời gian tiếp theo, cách mạng đã phát

động công nhân ở các ĐTMN đấu tranh với những mục tiêu cụ thể dưới nhiều hình

Page 148: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

141

thức và biện pháp khác nhau.

Phong trào công nhân ở các ĐTMN (1954-1965) thực tế đã góp phần làm

suy yếu CQSG về mặt chính trị, phong trào đã chỉ cho Mỹ thấy rằng trên thực tế

CQSG không thu phục nông dân ở nông thôn mà ngay ở thành thị, chính quyền này

cũng mất hết chỗ dựa xã hội. Trên thực tế, phong trào công nhân ở các ĐTMN

(1954-1965) ngày càng phát triển mạnh mẽ, đã hợp lực với nông dân và các tầng

lớp nhân dân khác, đưa phong trào đô thị từng bước tiến lên cao trào, đẩy mạnh chế

độ Mỹ và CQSG ngày càng suy yếu thêm, làm cho bộ máy chính quyền địch ở đô

thị ngày càng suy yếu, khủng khoảng. Cuối năm 1959, Ban Chấp hành Trung ương

Đảng họp hội nghị lần thứ 15, đã xác định nhiệm vụ cơ bản và nhiệm vụ trước mắt

của cách mạng miền Nam. Đối với giai cấp công nhân, nghị quyết nhận định: “Đây

là lực lượng sản xuất trong các xí nghiệp đồn điền, các cơ sở kinh tế quan trọng

của địch… bị áp bức bóc lột nặng nề hơn cả, cho nên dưới ngọn cờ của Đảng ta,

phong trào công nhân đang ngày càng lớn mạnh… Đó là một phong trào đấu tranh

có tác dụng làm suy yếu địch và cuối cùng sẽ tiến lên làm nguy khốn địch ngay

trong những nơi xung yếu nhất của chúng” [95; tr.74].

Sau đảo chính 1-11-1963, phong trào đô thị nói chung, phong trào công nhân

nói riêng lên cao, CQSG ở miền Nam chẳng những không ổn định mà trái lại càng

khủng hoảng trầm trọng: “Tình trạng VNCH còn tồi tệ hơn hồi chính quyền Diệm:

Kinh tế suy sụp, vật giá leo thang, tiền sụt giá so với Mỹ kim, nạn thất nghiệp, đầu

cơ tích trữ và tham nhũng gia tăng” [200; tr. 132]. Tình hình này đã tạo ra cơ hội

hết sức thuận lợi cho phong trào cách mạng miền Nam phát triển. Chính: “Tuyên

cáo của Hội đồng Quân lực VNCH” ngày 27-1-1965 thú nhận: “Trong ba tháng

vừa qua, tình hình hậu phương vẫn không được ổn định như ý mong mỏi của toàn

dân. Mặc dầu phải đối phó với áp lực ngày một gia tăng của Cộng sản, nhiều đơn

vị nòng cốt của Quân lực VNCH vẫn bị cầm chân tại Thủ đô và những thị xã lớn để

đảm nhiệm những nhiệm vụ duy trì trật tự mà đáng lý ra phải thuộc phạm vi khả

năng của cơ quan công lực dân sự. Tình trạng này làm suy giảm tiềm năng chiến

đấu của Quân lực, đồng thời tạo nên điều kiện để kẻ thù của dân tộc lợi dụng. Mặc

dầu, trong phạm vi thuần túy quân sự, Quân lực VNCH, vẫn nắm quyền chủ động

Page 149: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

142

trên mọi chiến trường nhưng tình trạng bất an của hậu phương chẳng những không

yểm trợ được sự cố gắng ở tiền tuyến mà lại còn có thể làm hư hại đến sự đoàn kết

dân tộc” [125]. Sự rối loạn ở đô thị đã tạo điều kiện cho cách mạng ở rừng núi và

nông thôn, đồng bằng phát triển hết sức vượt bậc. Thông cáo của Liên hiệp Công

đoàn giải phóng về thành tích 5 năm đấu tranh (1961-1965) của công nhân lao động

miền Nam đã khẳng định: “Phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân lao

động miền Nam đang biểu thị một khí thế sục sôi cách mạng, ngày càng liên kết

chặt chẽ với phong trào chung của các tầng lớp nhân dân đô thị và đang đóng vai

trò nòng cốt làm cho đô thị và đồn điền, hậu phương an toàn của địch chẳng những

luôn luôn bị khấy động mà còn bị đánh những đòn đau điếng. Phong trào cách

mạng của công nhân lao động lại không ngừng kết chặt với phong trào to lớn của

anh chị em nông dân đã làm cho địch đi từ thất bại này đến thất bại khác, sa lầy

đến tận bùn đen” [23].

4.3.4. Phong trào góp phần làm phong phú thêm những bài học kinh nghiệm

đối với sự nghiệp giữ nước và dựng nước của dân tộc

4.3.4.1. Mục tiêu và khẩu hiệu đấu tranh cụ thể

Trong giai đoạn 1954-1975, mục tiêu chung của cách mạng miền Nam là đấu

tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Với mục tiêu chung này thì trong

từng cuộc đấu tranh, trong từng phong trào, ở miền Nam có những mục tiêu khác

nhau, song những mục tiêu riêng đều phục vụ mục tiêu chung của cách mạng miền

Nam. Đối với giai cấp công nhân mục tiêu giải phóng giai cấp là cần thiết, tuy

nhiên, mục tiêu giải phóng giai cấp gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc, lợi

ích giai cấp công nhân đặt trong lợi ích tối cao của dân tộc. Và mục tiêu đấu tranh

này đã vươn tới được sự phối hợp đấu tranh giữa công nhân trong ngành, giữa công

nhân đô thị, nông dân,… tạo thành một mặt trận liên hoàn, kiên cố, dồn đối phương

vào thế bị động và thất thủ hoàn toàn. Những mục tiêu này hết sức cụ thể như đòi

cải thiện điều kiện làm việc, đòi làm việc 8 giờ như cuộc đấu tranh của công nhân ty

thủy điện Sài Gòn ngày 2-1-1956 [68; tr. 1]; đòi tự do nghiệp đoàn tiêu biểu là cuộc

đấu tranh ngày 1-2-1956 của Thường vụ Chi đoàn Hỏa xa ga Sài Gòn [74; tr. 3];

chống sa thải, giải công như cuộc đấu tranh của công nhân B.G.I ngày 23-12-1958

Page 150: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

143

[106; tr. 2]; đòi thi hành Hiệp định Genève, hòa bình thống nhất đất nước, độc lập

dân tộc, chống chính sách “tố Cộng”; đòi tăng lương, đòi tiền thưởng Tết như cuộc

đấu tranh của công nhân Autobus ngày 9-1-1963 [45; tr. 5]. Tuy nhiên, cũng có

những cuộc đấu tranh các mục tiêu đan xen lẫn nhau như cuộc đấu tranh của công

nhân Vimytex ngày 10-8-1964 [233; tr. 2].

Về khẩu hiệu, phong trào công nhân ở các ĐTMN (1954-1965) đã đưa ra các

khẩu hiệu phù hợp với mục tiêu đề ra như cuộc đấu tranh ngày 1-5-1958 của 500.000

công nhân Sài Gòn kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động trong đó khẩu hiệu nêu lên là

“Tinh thần 1-5 muôn năm”, “Tự do nghiệp đoàn trên thực tế”, “Tôn trọng quyền tự

do cá nhân”, “Giải quyết nạn thất nghiệp”, “Giảm thuế, giảm ngân sách quốc

phòng”, “Phải thống nhất đất nước bằng phương pháp hòa bình” [178; tr. 128]. Tuy

nhiên, tùy từng lúc, từng nơi, công nhân ở các ĐTMN đã đưa ra những khẩu hiệu

đấu tranh thích hợp cho từng cuộc đấu tranh, ngày 22-8-1955, công nhân thành phố

Huế đấu tranh và hô vang khẩu hiệu: “Phải hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất

nước nhà; đả đảo khủng bố đàn áp” [135; tr. 142]; cuộc đấu tranh ngày 1-5-1959 của

21 vạn công nhân Sài Gòn lại nêu cao khẩu hiệu“hủy bỏ Dụ 23”; còn cuộc đấu tranh

của công nhân Vinatexco và xưởng nhuộm Vinatefinco ngày 17-1-1964 với khẩu hiệu:

“Phản đối khủng bố, phản đối đàn áp công nhân, ‘Chính quyền phải can thiệp với chủ

nhân giải quyết các yêu sách của công nhân’, ‘Trả lại tự do cho những người bị bắt’,

‘Bồi thường thỏa đáng cho các công nhân bị giết và bị thương tật” [249; tr. 83].

Việc kết hợp khẩu hiệu dân sinh và dân chủ có tác dụng trong việc tập hợp lực

lượng, rèn luyện đội ngũ, bảo vệ lực lượng, vừa đảm bảo thắng lợi và đưa phong trào

công nhân ở các ĐTMN tiến lên. Tuy nhiên, các khẩu hiệu đấu tranh cho từng giai

đoạn phải phục tùng khẩu hiệu có tính chiến lược của cách mạng miền Nam. Thông

qua các cuộc đấu tranh với các khẩu hiệu phù hợp với nguyện vọng bức bách của mọi

tầng lớp nhân dân (chống sa thải, đòi tăng lương, cải thiện đời sống, chống thuế).

4.3.4.2. Sự đoàn kết, thống nhất, kiên trì đấu tranh

Nhìn lại phong trào đấu tranh của công nhân ở các ĐTMN (1954-1965),

chúng ta thấy một đặc điểm nổi bật là có rất nhiều cuộc đấu tranh của công nhân

diễn ra dai dẳng, quyết liệt, kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng và đã giành được

Page 151: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

144

những thắng lợi, buộc chủ phải chấp nhận yêu sách của công nhân. Trong điều kiện

Mỹ và CQSG khống chế, kìm kẹp, đàn áp, trong lúc bản thân công nhân đang gặp

nhiều khó khăn trong đời sống, thì làm sao họ có thể kéo dài cuộc đấu tranh cho tới

khi giành thắng lợi. Sỡ dĩ phong trào công nhân vẫn được duy trì như vậy, trước hết

là nhờ tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong đấu tranh. Đó là chất miễn dịch

chống mọi khuynh hướng, mọi âm mưu chia rẽ đoàn kết của Mỹ và CQSG đối với

công nhân ở các ĐTMN. Khi Mỹ và CQSG ban hành tự do dân chủ giả hiệu, tự do

nghiệp đoàn giả hiệu với nguyên tắc nghiệp đoàn đa nguyên mong chia rẽ, phá hoại

tính thống nhất giai cấp của công nhân thì công nhân ở các ĐTMN đã chống lại âm

mưu đó một cách có ý thức rõ rệt. Nếu giữa các trung tâm nghiệp đoàn công khai

thường xuyên có mâu thuẫn, trung tâm này muốn loại trừ trung tâm kia thì đó là

việc của thủ lĩnh nghiệp đoàn, của những phần tử xấu hoặc phản động tranh giành

ảnh hưởng của nhau. Còn công nhân ở các ĐTMN bao giờ cũng đoàn kết nhất trí.

Có những phong trào, những cuộc đấu tranh chỉ có vài trăm người nhưng lại được

sự ủng hộ, thu hút hàng chục, hàng trăm đơn vị bao gồm hàng ngàn người như cuộc

đấu tranh của 500 công nhân xích lô Sài Gòn - Chợ lớn tháng 2-1962 được hơn

6.000 công nhân xích lô và công nhân taxi hưởng ứng [249; tr. 66]. Đó là sự thống

nhất của giai cấp công nhân về tư tưởng và tổ chức mặc dù công nhân thuộc các hệ

thống nghiệp đoàn khác nhau. Một điều nổi bật rất đáng lưu ý là tình trạng thất

nghiệp và nửa thất nghiệp rất trầm trọng, nhưng chưa thấy có trường hợp nào người

thất nghiệp tranh việc của người đình công. Tất nhiên cũng có một số cuộc đấu

tranh của công nhân ở các ĐTMN bị Mỹ và CQSG phá hoại vì vậy chưa quy tụ

được đông đảo công nhân tham gia, không giành được thắng lợi, nhưng tình hình đó

rất hạn hẹp, không phản ảnh bản chất của phong trào công nhân.

Sự phối hợp đoàn kết chặt chẽ trong đấu tranh của công nhân ở các ĐTMN

đã tạo nên sức mạnh, đập tan mọi kế hoạch của Mỹ và CQSG làm cho chúng ngày

càng lún sâu vào thế bị động và thất bại. Trong giai đoạn hiện nay, bài học này càng

có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt

Nam đang thực hiện đường lối đổi mới tập trung nhất là đổi mới kinh tế, trong đó

giai cấp công nhân đô thị giữ vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh đội ngũ công

Page 152: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

145

nhân cũ, xuất hiện một đội ngũ công nhân mới giữ vai trò then chốt trong quá trình

công nghiệp hóa hiện đại hóa trong nhiều ngành, nghề khác nhau. Vì vậy, đòi hỏi

đội ngũ công nhân hơn bao giờ hết phải siết chặt hàng ngũ, thống nhất về tư tưởng

và hành động theo đường lối đổi mới của Đảng.

4.3.3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ hạn chế của phong trào

Bên cạnh những ưu điểm như đã đề cập cũng cần thấy rằng phong trào công

nhân ở các ĐTMN từ năm 1954 đến năm 1965 cũng có những hạn chế, chỉ ra những

hạn chế cũng có nghĩa là đem lại những bài học kinh nghiệm cho giai cấp công

nhân thế hệ sau, để họ làm tròn vai trò tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước mà nhân dân ta xem đó là một mục tiêu tất yếu cần phải thực

hiện cho kỳ được.

- Một là, sau khi Hiệp định Genève ký kết (21-7-1954), một bộ phận đảng

viên và nhân dân chưa nhận thức đúng về bản chất của Mỹ và CQNĐD, họ cho rằng

có hiệp định Genève tất nhiên sẽ có hòa bình, do nhận thức như vậy nên có nơi, có

lúc trong công tác giáo dục, vận động và chỉ đạo của tổ chức Đảng các cấp chưa kịp

thời nên phong trào công nhân ở các ĐTMN chưa tạo được sự phối hợp rộng rãi,

chặt chẽ giữa công nhân các ngành ở các đô thị; giữa công nhân đô thị với công

nhân đồn điền cùng giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân miền Nam cùng

tham gia đấu tranh chống Mỹ và CQNĐD, giới chủ. Một số cuộc đấu tranh diễn ra

còn lẻ tẻ, rời rạc chưa giành được thắng lợi như mục tiêu đã đề ra. Chính Chỉ thị của

Xứ ủy Nam Bộ về nhiệm vụ công tác cho toàn Nam Bộ từ tháng 8 đến cuối năm

1955, nêu rõ những hạn chế trong chỉ đạo đối với phong trào công nhân: “Phong

trào công đoàn,... ở đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn có đà phát triển, xuyên qua các cuộc

đấu tranh vừa rồi, nhưng nó cũng chưa đủ sức lôi kéo các tầng lớp khác thành

phong trào mạnh được. Nguyên do công tác tuyên truyền giáo dục của ta còn kém

nên chính bản thân của khối thợ thuyền cũng chưa rộng rãi, mạnh mẽ, vững chắc

nên nó chưa làm đầu tàu lôi kéo được các giới khác trong đấu tranh” [91; tr. 746].

- Hai là, đối với phong trào công nhân, vai trò của tổ chức công đoàn là hết

sức quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế cho đến năm 1960, tổ chức công đoàn cách

mạng chưa được hình thành trên quy mô toàn miền Nam. Chủ yếu, công đoàn cách

mạng mới phát triển được ở một số đồn điền cao su và một số ít ở đô thị, hoạt động

bí mật. Đến giai đoạn 1961-1965, hệ thống tổ chức HLĐGP (Sau này là Liên hiệp

Page 153: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

146

Công đoàn giải phóng miền Nam) được kiện toàn, chấn chỉnh, song vẫn còn một số

hạn chế, tổ chức HLĐGP chưa được hình thành đồng bộ, nhất quán trên toàn miền

Nam, chủ yếu HLĐGP mới chỉ phát triển được một số ít ở đô thị hoặc từng xí

nghiệp, từng ngành, từng loại công nhân mà thôi, chính báo cáo “Phong trào công

nhân lao động miền Nam năm 1965” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam viết:

“Từ dưới lên trên, cả Trung ương chưa xây dựng được hệ thống tổ chức Công

đoàn. Mọi điều kiện đều qua chỉ thị nghị quyết của Đảng. Ở các đô thị bên cạnh chi

bộ Đảng chưa có Ban chấp hành Công đoàn” [235]. Do hạn chế về mặt tổ chức và

hoạt động của công đoàn cách mạng nên phong trào công nhân ở các ĐTMN hoạt

động hết sức khó khăn vì thiếu một tổ chức trực tiếp chỉ đạo, giáo dục, vận động

phong trào một cách kịp thời, sâu sát nhất.

TIỂU KẾT

Trong tình hình miền Nam đang bị chủ nghĩa thực dân mới thống trị, đất

nước đang bị chia cắt, vì vậy phong trào công nhân ở các ĐTMN (1954-1965) mang

tính dân tộc, dân sinh và dân chủ hết sức đậm nét.

Phong trào công nhân ở các ĐTMN (1954-1965) diễn ra với quy mô rộng lớn

về cả mặt thời gian, không gian và cả lực lượng tham gia. Mặc dầu, Mỹ và CQSG

tập trung lực lượng và mọi điều kiện mạnh nhất để trấn áp nhưng phong trào vẫn

diễn ra liên tục, quyết liệt, với hình thức và biện pháp đấu tranh đa dạng, phong

phú. Phong trào có sự phối hợp của công nhân cùng ngành, công nhân các ngành,

công nhân giữa các đô thị, công nhân với nông dân và các tầng lớp nhân dân lao

động trên toàn miền Nam.

Phong trào chứng minh tinh thần đấu tranh bất khuất của công nhân ở các

ĐTMN trong tinh thần đấu tranh dân tộc; tính đúng đắn của phương châm đấu tranh

“hai chân, ba mũi”, “ba mũi giáp công”, “ba vùng chiến lược” trong cách mạng

miền Nam; phong trào công nhân ở các ĐTMN góp phần làm rối loạn hậu phương

của Mỹ và CQSG, tạo điều kiện cho cách mạng miền Nam phát triển; góp phần làm

phong phú thêm những bài học kinh nghiệm đối với sự nghiệp giữ nước và dựng

nước của dân tộc, đó là bài học về mục tiêu và khẩu hiệu đấu tranh cụ thể, về sự

Page 154: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

147

đoàn kết, thống nhất, kiên trì đấu tranh.

KẾT LUẬN

1. Với âm mưu giữ chặt miền Nam trong quỹ đạo của chủ nghĩa thực dân

mới, biến miền Nam thành “tiền đồn” chống Cộng ở Đông Nam Á, ngăn chặn sự

nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của nhân dân ta; ngoài những

chính sách chung để đối phó với cách mạng miền Nam, từ năm 1954 đến năm 1965,

Mỹ và CQSG có những chính sách riêng cho từng giai cấp, từng tầng lớp nhân dân

miền Nam, trong đó tập trung nhất là chính sách đối với công nhân và phong trào

công nhân.

Đối với công nhân và phong trào công nhân ở các ĐTMN từ năm 1954 đến

năm 1965, chính sách của Mỹ và CQSG thể hiện trên nhiều lĩnh vực từ tư tưởng -

chính trị; kinh tế đến văn hóa - xã hội; ngoài bóc lột về kinh tế, cúp phạt, sa thải,

giải công… Mỹ và CQSG thi hành chính sách “chiếc gậy và củ cà rốt”, phá hoại

phong trào công nhân bằng cách lừa bịp và khủng bố, gây chia rẽ nội bộ, lũng đoạn

nghiệp đoàn, khống chế hoạt động nghiệp đoàn. Tất cả nhằm thủ tiêu tinh thần yêu

nước và ý chí cách mạng của công nhân, kéo họ ra khỏi quỹ đạo cách mạng.

Trước chính sách hai mặt của Mỹ và CQSG, để đưa phong trào công nhân ở

các ĐTMN phát triển, Đảng, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam,

HLĐGP các cấp đã nắm bắt tình hình, tùy vào từng thời điểm cụ thể, tùy theo

chuyển biến, tương quan lực lượng cách mạng và phản cách mạng mà đề ra chủ

trương, biện pháp đấu tranh kịp thời nhằm lãnh đạo, chỉ đạo công nhân ở các

ĐTMN đấu tranh vì mục tiêu đòi hòa bình theo nội dung của Hiệp định Genève (21-

7-1954), chống chính sách “tố Cộng” của Mỹ và CQSG, đòi quyền lợi dân sinh,

dân chủ, vừa kiên quyết chống lại âm mưu lũng đoạn tổ chức nghiệp đoàn, lung lạc

và mua chuộc công nhân.

2. Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân

Việt Nam, của phong trào đấu tranh cách mạng, quyết liệt của công nhân Việt Nam

trước năm 1954, phong trào công nhân ở các ĐTMN từ năm 1954 đến năm 1965

diễn ra liên tục, có lúc sôi nổi, có lúc trở thành cao trào, nhưng cũng có lúc phong

Page 155: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

148

trào tạm lắng nhưng gắn mục tiêu đấu tranh phổ biến là đòi quyền lợi dân sinh, dân

chủ với mục tiêu dân tộc. Nội dung và khẩu hiệu của phong trào cụ thể như đòi tăng

lương, đòi tiền thưởng Tết, tiền phụ cấp, đòi khám chữa bệnh kịp thời cho công

nhân ốm đau; đòi quyền tự do hội họp, tự do nghiệp đoàn, quyền đại diện nghiệp

đoàn phải được tôn trọng, các Tổng Liên đoàn phải được phép xuất bản tờ báo

hằng ngày như các đoàn thể chính trị khác, chống chia rẽ nghiệp đoàn, đặc biệt

là chống lại luật cấm đình công, hội họp của CQSG; chống giao dịch buôn bán

với người Mỹ, không chuyên chở người Mỹ, không đón tiếp người Mỹ; đòi Mỹ

không được can thiệp vào nội bộ của người Việt Nam. Như vậy, có thể khẳng định

rằng, phong trào công nhân ở các ĐTMN từ năm 1954 đến năm 1965 dù tự phát hay

tự giác, đều thể hiện rõ tính chất dân tộc, dân sinh và dân chủ sâu sắc. Vì thế khi có

sự tác động, chi phối hay lãnh đạo của Đảng, phong trào công nhân ở các ĐTMN

phát triển với các biện pháp quyết liệt, nội dung, khẩu hiệu theo xu hướng cách

mạng, lúc đó phong trào sẽ diễn tiến theo quy luật từ “tự phát” chuyển sang “tự

giác” và phong trào mang tính chất cách mạng. Mục tiêu đấu tranh của công nhân ở

các ĐTMN thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa hai tính chất dân tộc và giai cấp, giữa

mục tiêu lâu dài với mục tiêu cụ thể trước mắt trong từng thời điểm cụ thể, góp

phần đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và CQSG, giải phóng miền Nam, thống

nhất đất nước.

3. Phong trào công nhân ở các ĐTMN từ năm 1954 đến năm 1965 diễn ra

đều khắp, trước hết là những thành phố lớn như Sài Gòn - Chợ Lớn, Huế, Đà Nẵng,

Biên Hòa; bao gồm hầu hết mọi ngành từ công nhân thủy điện, hỏa xa, công nhân

dệt, công nhân viễn thông, đến công nhân bến tàu, công nhân taxi,... phong trào

công nhân ở các ĐTMN đã sáng tạo nhiều phương thức đấu tranh phong phú, đa

dạng, từ những cuộc tập hợp lực lượng, tổ chức hội nghị đưa yêu sách, lấy chữ ký,

tổ chức các diễn đàn, rồi lãn công, biểu tình thị uy, đình công và tiến lên tổng bãi

công,… qua đó phong trào đã phát triển nhanh chóng và thực sự trở thành một mũi

xung kích trong các phong trào đấu tranh yêu nước ở các ĐTMN. Những hình thức,

biện pháp đấu tranh cho thấy phong trào công nhân ở các ĐTMN thể hiện linh hoạt

và sáng tạo, vừa lợi dụng thế công khai hợp pháp, bán hợp pháp và bất hợp pháp.

Page 156: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

149

Sự phong phú và đa dạng về các hình thức và biện pháp đấu tranh đã tạo điều kiện

cho công nhân ở các ĐTMN và các tầng lớp nhân dân tùy theo điều kiện và hoàn

cảnh của mình mà tham gia phong trào. Mặt khác, chính sự đan xen giữa các hình

thức đấu tranh đó đã tạo cho phong trào có thêm sức mạnh để đương đầu với Mỹ và

CQSG.

4. Đương nhiên, để có được những hình thức, biện pháp đấu tranh đa dạng,

phong phú, phong trào công nhân ở các ĐTMN đã phải gắn bó chặt chẽ, phải hòa

nhập cùng phong trào ĐTMN. Hầu hết các cuộc đấu tranh của công nhân ở các

ĐTMN từ năm 1954 đến năm 1965, cho dù bộ phận công nhân nào khởi xướng thì

cũng có sự tham gia hoặc ủng hộ công nhân các ngành, của công nhân đồn điền, của

giai cấp nông dân và các tầng lớp xã hội miền Nam như học sinh, sinh viên, Phật

tử,… “Một sự hội tụ dân tộc” như thế đã nói lên vai trò, vị trí, tính “tiền phong”

của phong trào công nhân ở các ĐTMN, như cuộc biểu tình rầm rộ ngày ngày 1-5-

1958 của 50 vạn người ở Sài Gòn - Chợ Lớn, cuộc đình công chiếm xưởng của

công nhân hãng Xtanvac, Vinatexco, làn sóng đấu tranh của 12.000 công nhân taxi,

cuộc tổng bãi công và biểu tình tuần hành ngày 21-9-1964,… đã thể hiện sự đoàn

kết, gắn bó của công nhân ĐTMN với giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân

lao động. Đoàn kết giai cấp, đoàn kết mọi tầng lớp xã hội trong đấu tranh là bài học

kinh nghiệm đắt giá đối phong trào công nhân ở các ĐTMN, rộng ra là đối với

phong trào công nhân miền Nam trong cuộc đấu tranh rộng lớn vì mục tiêu giải

phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Sự hợp lực giữa phong trào công nhân ở các ĐTMN với công nhân đồn điền,

với giai cấp nông dân và các tầng lớp xã hội đã đưa phong trào ĐTMN tiến lên cao

trào, góp phần làm sa sút ý chí của quân đội Sài Gòn, từ đó góp phần làm sụp đổ các

CQSG nối tiếp nhau, từ CQNĐD đến Nguyễn Khánh, Trần Văn Hương. Vì vậy, điều

khẳng định là trong phong trào ĐTMN từ năm 1954 đến năm 1965, phong trào công

nhân giữ một vai trò quan trọng, làm cho hậu phương của địch trở nên rối loạn, mất

ổn định, tạo điều kiện cho phong trào cách mạng miền Nam ở rừng núi, nông thôn

đồng bằng phát triển, tiến đến làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ

ở miền Nam, góp phần đưa phong trào cách mạng miền Nam không ngừng phát triển,

Page 157: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

150

tiến đến hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-

1975). Nếu hiểu được “vùng đô thị là vùng căn cứ đầu não của địch, thế lực của

địch còn mạnh, chúng sẽ ra sức bảo vệ đến cùng và gây khó khăn lâu dài cho cách

mạng” [97; tr. 695] thì chúng ta mới nhận thức đầy đủ ý nghĩa của phong trào công

nhân ở các ĐTMN từ năm 1954 đến năm 1965 đối với sự phát triển của cách mạng

miền Nam.

5. Phong trào công nhân ở các ĐTMN từ năm 1954 đến năm 1965 chứng

minh sự đúng đắn phương châm đấu tranh “hai chân, ba mũi”, “ba mũi giáp

công”, “ba vùng chiến lược” của Đảng trong cách mạng miền Nam. Đây là nét độc

đáo trong phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam dưới sự lãnh

đạo của Đảng. Từ thực tiễn phong trào giúp cho công nhân ở các ĐTMN nhận rõ

bản chất của kẻ thù, đồng thời tích lũy và đúc rút được những bài học kinh nghiệm

quý báu để tiến đến đấu tranh quyết liệt với kẻ thù trong giai đoạn tiếp theo.

Tự hào về quá khứ là chính đáng, là điều đáng trân trọng, nhưng niềm tự hào

đó chỉ có ý nghĩa khi nó trở thành những hành động hiện thực, vì một nước Việt

Nam giàu mạnh, văn minh, hiện đại hơn. Trong sự nghiệp này công nhân Việt Nam

phải thực sự là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước, đó là điều mà giai cấp công nhân Việt Nam luôn luôn ghi nhớ và quyết

tâm thực hiện cho bằng được.

Page 158: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

151

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ

CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2013), “Sự liên kết, phối hợp giữa phong trào công nhân và phong

trào Phật giáo trong cuộc đấu tranh chống CQSG (1963-1965)”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học trẻ,

lần thứ VIII, Trường Đại học Khoa học Huế, (T11/2013).

2. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2014), “Phong trào công nhân vì mục tiêu dân sinh, dân chủ và tự do

ở các đô thị miền Nam giai đoạn 1961-1964”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 283 (6/2014).

3. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015), “Công nhân Sài Gòn - Gia Định trong chiến dịch Hồ Chí

Minh”, Hội thảo Khoa học: 40 năm thống nhất đất nước và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc (1975-

2015), Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, (4/2105).

4. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015), “Cuộc đấu tranh của công nhân hỏa xa miền Nam những năm

đầu sau Hiệp định Genève”, Tạp chí KH & CN Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, chuyên

san Xã hội và Nhân văn, (7/2015).

5. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015), “Tìm hiểu phong trào đấu tranh của công nhân ngành dệt ở

miền Nam Việt Nam (1963-1964)”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 296, (7/2015).

6. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015), Phong trào công nhân Sài Gòn - Gia Định (1961-1964) in

trong sách “Về phong trào đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)”, NXB

Tổng hợp TPHCM.

7. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Hoài Xuân (2015), “Sự đoàn kết giữa

giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1965”, Hội thảo

Khoa học: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc, Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế - Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học

Khoa học, Đại học Huế, (T9/2015).

8. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Lê Cung (2015), “Phong trào công nhân Sài Gòn - Gia Định trong

giai đoạn chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ (1961-1965), Tạp chí NCLS, số 473

(9/2015).

9. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Phương (2016), phong trào vì mục

tiêu dân chủ của công nhân đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1960, Tạp chí KH & CN Trường

Đại học Khoa học, Đại học Huế, chuyên san Xã hội và Nhân văn, (7/2016) (đã nhận đăng).

10. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2016), phong trào vì mục tiêu dân sinh của công nhân đô thị miền

Nam giai đoạn 1954-1960, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, chuyên san Xã hội và Nhân văn (đã

nhận đăng).

11. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Thu Hà, Đặng Nữ Hoàng Quyên (2016), đời sống công

nhân đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1960, Tạp chí KH & CN Trường Đại học Khoa học, Đại

học Huế, chuyên san Xã hội và Nhân văn, (7/2016) (đã nhận đăng).

Page 159: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

152

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Diệp Liên Anh (1963), Máu trắng máu đào, NXB Lao Động Mới, Sài Gòn.

2. Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động TPHCM (1993), Công nhân Sài Gòn -

Chợ Lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, NXB Lao Động, TPHCM.

3. Ban Chấp hành Lực lượng thợ thuyền Việt Nam (1957), Kiến nghị của 31 đại

diện các nghiệp đoàn thuộc hệ thống Lực lượng thợ thuyền Việt Nam nhóm

họp ngày 8-11-1957, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: Phủ Tổng

thống (PTT) Đệ nhất Cộng hòa, 16508 .

4. Ban Chấp hành Lực lượng thợ thuyền Việt Nam (1957), Thông cáo của Lực

lượng thợ thuyền Việt Nam ngày 8-11-1957, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký

hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16508.

5. Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam TPHCM (1995), Lịch sử

Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam TPHCM, Tập 1 (1930-1945), NXB

TPHCM.

6. Ban Lãnh đạo Lâm thời Quốc gia và Quân lực (1964), Phiếu trình ngày

16-9-1964 gởi Trung tướng Chủ tịch về tổng đình công, TTLT Quốc gia II,

TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: Hội đồng Quân nhân Cách mạng, 194.

7. Ban Lãnh đạo Lâm thời Quốc gia và Quân lực (1964), Phiếu trình Trung

tướng Chủ tịch về 6 nguyện vọng của công nhân taxi ngày 13-10-1964, TTLT

Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: Hội đồng Quân nhân Cách mạng, 200.

8. Ban Sử cận hiện đại, Viện Sử học (1974), Một số vấn đề về lịch sử giai cấp

công nhân Việt Nam, NXB Lao Động, Hà Nội.

9. Ban Thư ký Tổng Công đoàn (1962), Báo cáo tại Hội nghị Ban Chấp hành

Tổng công đoàn Việt Nam tháng 2-1962, Ký hiệu N02, Lưu trữ tại Tổng Liên

đoàn Việt Nam.

10. Báo Buổi Sáng Sài Gòn, ngày 28-11-1961.

11. Báo cáo tình hình phong trào công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn từ hòa bình lập

lại của Tư Nam, Tài liệu lưu trữ.

Page 160: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

153

12. Báo Công Nhân, thứ 6 ngày 18-9-1964, số 96, Cùng đồng bào và anh chị em

lao động tại Thủ Đô, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: Hội đồng

Quân nhân Cách mạng, 193.

13. Báo Dân Chủ (1956), số 701 ngày 10-8-1956, TTLT Quốc gia II, TPHCM,

Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16226.

14. Báo Dân Nguyện, ngày 11-5-1957.

15. Báo Lao Động, ngày 25-1-1962.

16. Báo Ngôn Luận, ngày 5-10-1960.

17. Báo Ngôn Luận, ngày 8-12-1960.

18. Báo Nhân Dân, ngày 2-5-1963.

19. Báo Nhân Dân, ngày 1-5-1964.

20. Báo Nhân Dân, ngày 28-5-1965.

21. Báo Sài Gòn, ngày 22-4-1960.

22. Báo Thống Nhất, ngày 24-2-1961.

23. Báo Thống Nhất, ngày 20-12-1965.

24. Báo Tiếng Chuông, ngày 6-2-1960.

25. Báo Tiếng Chuông, ngày 9-11-1960.

26. Báo Tiếng Chuông, ngày 25-2-1961.

27. Báo Tự Do, ngày 6-9-1962.

28. Trần Tử Bình (1965), Phú Riềng đỏ, NXB Lao Động, Hà Nội.

29. Bộ Công chánh và Giao thông (1957), Công văn số 66 - CC/M ngày 17-1-1957

gởi Giám đốc hỏa xa Việt Nam, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ:

PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16503.

30. Bộ Lao Động (1956), Nghị định số 76 BLĐ/LĐ/NĐ ngày 29-2-1956 ấn định lương

tối thiểu có bảo đảm tại vùng Sài Gòn và các vùng phụ cận trong khóa 1956, TTLT

Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17893.

31. Bộ Lao Động (1961), Hoạt động của Bộ Lao động năm 1961, TTLT Quốc gia

II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17629.

32. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự (2015), Lịch sử kháng chiến chống

Mỹ, cứu nước 1954-1975, Tập 2 (chuyển chiến lược), NXB Chính trị quốc gia

- Sự Thật, Hà Nội.

Page 161: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

154

33. Bộ trưởng Công chánh và Giao thông (1957), Công văn số 2348/CC ngày

25-5-1957 gởi Bộ trưởng Lao động về việc tranh chấp của công nhân Nhà

đèn Chợ Quán, TTLT quốc gia II, TPHCM, ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng

hòa, 16506.

34. Bộ trưởng Bộ Công chánh và Giao thông (1961), Công văn số 5503, ngày

18-9-1961 gởi Bộ trưởng Bộ Lao động, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu

hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17640.

35. Bộ trưởng Bộ Công chánh (1963), Công văn số 059/CC/M gởi Phó Tổng

thống Chủ tịch Hội đồng Liên bộ về việc tranh chấp công nhân công quản

chuyên chở công cộng Sài Gòn về tiền thưởng Tết, TTLT Quốc gia II,

TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 15831.

36. Bộ trưởng Bộ Kinh tế (1959), Công văn số 13946/BKT/NNT/KS ngày

21-11-1959 gởi Tổng thống VNCH về việc tranh chấp của 729 công nhân

Nhà đèn chợ Quán, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất

Cộng hòa, 17126.

37. Bộ trưởng Bộ Kinh tế (1959), Công văn số 1506/BKT/NNHT/M ngày

27-11-1959 gởi Tổng thống VNCH về việc tranh chấp giữa công nhân Nhà

đèn và công ty thủy điện, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ

nhất Cộng hòa, 17126.

38. Bộ trưởng Bộ Lao động (1956), Công văn số 99/BLĐ/LĐ/M gởi Bộ trưởng

Tài chính, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng

hòa, 16226.

39. Bộ trưởng Bộ Lao động (1956), Công văn số 91 BLĐ/LĐ/M ngày 20-8-1956

gởi Bộ trưởng Tài chính về việc công nhân hãng Shell xin tăng lương, TTLT

Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16226.

40. Bộ trưởng Bộ Lao động (1957), Công văn số 1002/BLĐ/LĐ gởi Tổng thống

VNCH về Dự án Luật ấn định những ngành hoạt động mà quyền đình công

không được Hiến pháp thừa nhận, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ

sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 14762.

Page 162: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

155

41. Bộ trưởng Bộ Lao động (1957), Công văn số 37 BLĐ/LĐ/M ngày 13-5-1957

gởi Phó Tổng thống VNCH về vụ công nhân thủy điện quyết định nguyên tắc

đình công, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng

hòa, 16506.

42. Bộ trưởng Bộ Lao động (1957), Nghị định số 8 - BLĐ/LĐ/ND ấn định giá

biểu lương tối thiểu có bảo đảm tại các tỉnh Nam Phần trong khóa 1956,

TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16479.

43. Bộ trưởng Bộ Lao động (1959), Công văn số 4244-BLĐ/M ngày 17-1-1959

gởi Phó Tổng thống kiêm Bộ trưởng Kinh tế về việc tranh chấp 729 công

nhân Nhà đèn Chợ Quán, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT

Đệ nhất Cộng hòa, 17126.

44. Bộ trưởng Bộ Lao động (1961), Công văn số 308 - BLĐ/LĐ/M.8 gởi Bộ

trưởng tại PTT Đặc phối An ninh Sài Gòn ngày 22-8-1961, TTLT Quốc gia

II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 14326.

45. Bộ trưởng Bộ Lao động (1963), Công văn số 631/BLĐ/LĐ gởi Bộ trưởng

Công chánh về việc tranh chấp công nhân công quản chuyên chở công cộng

Sài Gòn về tiền thưởng Tết, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT

Đệ nhất Cộng hòa, 15831.

46. Bộ trưởng Bộ Nội vụ (1957), Gởi ông Bộ trưởng Bộ Lao động về việc tranh

chấp giữa công nhân và Ban Giám đốc công ty thủy điện Huế năm 1957,

TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16501.

47. Bộ trưởng Bộ Nội vụ (1957), Công văn số 3318 - XX/NA/MP2 ngày 6-6-1957

gởi Bộ trưởng Công chánh và Giao thông về việc công nhân thủy điện dự

định đình công, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất

Cộng hòa, 16506.

48. Bộ trưởng Bộ Nội vụ (1961), Công văn số 3319 BNV/KS/M ngày 20-6-1961

của Bộ trưởng Lao động Sài Gòn gởi Bộ trưởng Lao động Sài Gòn về cuộc

đình công tại hãng sà bông Việt Nam, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu

hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17639.

Page 163: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

156

49. Bộ trưởng Bộ Nội vụ (1961), Tài liệu của Bộ Nội vụ về việc ông Trần Sanh

Bửu, Tổng thư ký Liên đoàn Lao động Việt Nam triệu tập bất hợp pháp một

buổi đại hội công nhân hãng Savon Việt Nam năm 1961, TTLT Quốc gia II,

TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17634.

50. Bộ trưởng Bộ Tài chính (1956), Công văn số 85 - BTC/NC ngày 10-1-1956

gởi Tổng thống VNCH về nạn thất nghiệp, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký

hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16231.

51. Bộ trưởng tại PTT (1959), Công văn gởi Bộ trưởng Lao động về tranh chấp

giữa công nhân và Ban Giám đốc hỏa xa, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký

hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17128.

52. Bộ trưởng Tổng trưởng Bộ Lao động (1956), Công văn số 00349 BLĐ/LĐ gởi

Tổng thống VNCH về cộng đồng phân tranh của 1.900 công nhân thuộc công

ty thủy điện, Chánh phủ Quốc gia Việt Nam, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký

hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16230.

53. Bộ trưởng Tổng trưởng Bộ Lao động (1956), Công văn số 00587 BLĐ/LĐ

ngày 10-4-1956 gởi Tổng thống VNCH về vụ tranh chấp của công nhân Sở

Thủy điện Sài Gòn, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất

Cộng hòa, 16230.

54. Bộ Xã hội và Y tế (1955), Tờ trình ngày 16-7-1955 về việc thất nghiệp tại

Việt Nam, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng

hòa, 16231.

55. Trần Bút (1965), Công nhân Đà Nẵng chĩa thẳng mũi nhọn đấu tranh vào đầu

bọn xâm lược Mỹ, NXB Lao Động, Hà Nội.

56. Cảnh sát Cuộc Quận Nhứt (1959), Công văn số 1742 ngày 22-3-1959 gởi

Giám đốc Cảnh sát Đô Thành, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ:

PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17130.

57. Cảnh sát Cuộc Quận V (1961), Công văn số 4406/Q5/M ngày 8-12-1961 gởi

Giám đốc Cảnh sát Đô Thành Sài Gòn về việc tranh chấp chống sa thải của

nghiệp đoàn công nhân hãng Savon Việt Nam năm 1961, TTLT Quốc gia II,

TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17639.

Page 164: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

157

58. Cảnh sát Cuộc Quận V (1961), Công văn số 12.513.Quận V ngày 11-12-1961

gởi Giám đốc Cảnh sát Đô Thành Sài Gòn về việc Ban Giám đốc hãng Savon

Việt Nam tiếp tục sa thải các công nhân, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký

hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17639.

59. Cảnh sát Cuộc Quận V (1961), Bản sao phúc trình số 12.694/Q5 ngày

14-12-1961 về cuộc hòa giải giữa Ban Giám đốc và các công nhân hãng

Savon Việt Nam tại Sở Lao động ngày 12-12-1961, TTLT Quốc gia II,

TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17639.

60. Cảnh sát Quận V (1961), Công văn số 4269-05/M gởi Giám đốc Cảnh sát Đô

Thành Sài Gòn về việc tổng kết cuộc đình công của các tài xế taxi mướn xe

của ông Lê Văn Lượt, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ

nhất Cộng hòa,17645.

61. Cảnh sát Quận V (1961), Bản sao phúc trình số 1415 - Q5/M ngày 6-5- 1961

của Cảnh sát Quận V về việc đình công tại hãng Savon Việt Nam, TTLT

Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17639.

62. Cảnh sát trưởng Quận VI (1958), Công văn số 1494/M ngày 30-12-1958 gởi

Giám đốc Cảnh sát Đô Thành về buổi nhóm họp bất thường của nghiệp đoàn

công nhân đay sợi hãng Delignon, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ

sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17131.

63. Công nhân công quản chuyên chở công cộng (1961), Diễn văn của công nhân

công quản chuyên chở công cộng tại Đại hội ngày 19-10-1961, TTLT Quốc

gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17641.

64. Công nhân công xưởng xưởng Hỏa xa Dĩ An (1961), Quyết nghị ngày

5-7-1961 của đại hội toàn thể anh em công nhân công xưởng Dĩ An, TTLT

Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17636.

65. Công nhân địa phương xa xưởng Sài Gòn (1961), Quyết nghị ngày 1-7-1961

về việc ủng hộ công nhân Nghiệp đoàn Hỏa xa Dĩ An, TTLT Quốc gia II,

TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17636.

66. Công nhân hãng Société Générale de Surveillance Sài Gòn (1956), Bản kiến

ghị gởi Ông Dân biểu Quốc hội quận Nhứt Sài Gòn ngày 27-7-1956, TTLT

Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16235.

Page 165: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

158

67. Công nhân Hồ Kim Thuận (1961), Bức thư gởi báo chí sài Gòn về tình cảnh

khốn khổ của công nhân, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ

nhất Cộng hòa, 17639.

68. Công nhân ngành thủy điện (1959), Bản yêu sách của công nhân ngành thủy

điện gởi CQNĐD ngày 19-2-1959, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ

sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17126.

69. Công nhân phu xe xích lô (1964), Bản thỉnh nguyện ngày 27-10-1964 gởi

Quốc Trưởng VNCH, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, TTLT Quốc gia II,

TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: Hội đồng Quân nhân Cách mạng 200.

70. Công ty thủy điện (1956), Quyết nghị ngày 26-2-1956 về đời sống của công

nhân giúp việc cho công ty thủy điện, Chánh phủ Quốc gia Việt Nam, TTLT

Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16230.

71. Công nhân vô tuyến viễn thông (1957), Bản kiến nghị gởi Tổng thống VNCH,

TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 11657.

72. Chấn hưng kinh tế, ngày 6-4-1970.

73. Chi đoàn hỏa xa ga Sài Gòn (1956), Công văn số 91/CĐ-HXGSG ngày

1-2-1956 gởi Thường vụ Liên đoàn Trung ương Công chức Cách mạng Quốc

gia về việc Nha Giám đốc hỏa xa bóp nghẹt công nhân, TTLT Quốc gia II,

TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16224.

74. Chỉ thị “Tổ chức thực lực cách mạng của Trung ương Cục 1964” (1964), số

10/TW, Lưu trữ tại Văn phòng Trung ương Đảng, Ký hiệu 1882.

75. Trường Chinh (1963), Tiến lên dưới lá cờ của Đảng, NXB Sự Thật, Hà Nội.

76. Chủ tịch nghiệp đoàn phu khuân vác thương cảng Nam Việt (1956), Đơn

khiếu nại gởi Bộ trưởng Bộ Lao động, Chánh phủ Quốc gia Việt Nam, TTLT

Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16836.

77. Lê Cung (2006), “Cuộc đấu tranh của công nhân ngành thủy điện miền Nam

những năm đầu sau Hiệp định Genève (1954)”, Tạp chí LSQS, số 2/2006.

78. Lê Cung (2006), “Phong trào đấu tranh của công nhân Huế”, Tạp chí NCLS,

số 2/2006.

79. Lê Cung (2008), Phong trào ĐTMN Việt Nam 1954-1960, Đề tài khoa học và

công nghệ cấp bộ, mã số: B2006 - ĐHH03-12, Trường Đại học Sư phạm Huế.

Page 166: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

159

80. Lê Cung (2011), Phong trào ĐTMN Việt Nam 1961-1965, Đề tài khoa học và

công nghệ cấp bộ, mã số: B2010 - ĐHH03 - 59, Trường Đại học Sư phạm Huế.

81. Lê Cung (2012), “Phong trào công nhân vì mục tiêu dân sinh ở các ĐTMN

Việt Nam giai đoạn 1954-1959”, Tạp chí NCLS, số 4/2012.

82. Lê Duẩn (1968), Vai trò của giai cấp công nhân và nhiệm vụ công đoàn trong

giai đoạn trước mắt, NXB, Sự Thật, Hà Nội.

83. Lê Duẩn (1976), Giai cấp công nhân Việt Nam và liên minh công nông, NXB

Sự Thật, Hà Nội.

84. Lê Duẩn (1985), Thư vào Nam, NXB Sự Thật, Hà Nội.

85. Phan Đình Dũng (2001), Phong trào đấu tranh của công nhân Đồng Nai

trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), luận văn Thạc sĩ trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM.

86. Nguyễn Thị Đảm (1996), Công nhân Long Thọ Huế dưới thời thuộc Pháp

(1896-1945), NXB Thuận Hóa, Huế.

87. Đại biểu Chính phủ Nam Việt (1955), Công văn số 32 - HCSV gởi Tổng thư

ký Lực lượng thợ thuyền Việt Nam, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ

sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16508.

88. Đại biểu Chính phủ Trung Việt (1955), Công văn số 334/LĐ/ANXH ngày

29-3-11955 gởi CQNĐD, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: Trung

nguyên Trung Phần, 21316.

89. Đại biểu Chính phủ Trung Việt (1956), Điện mật ngày 4-10-1956 gởi

CQNĐD tại Sài Gòn, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ

nhất Cộng hòa, Trung nguyên Trung Phần, 21316.

90. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 15 (1954),

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

91. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 16 (1955),

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

92. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 17 (1956),

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

93. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 18 (1957),

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 167: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

160

94. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 19 (1958),

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

95. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 20 (1959),

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

96. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 21 (1960),

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

97. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 22 (1961),

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

98. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 23 (1962),

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

99. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 24 (1963),

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

100. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 25 (1964),

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

101. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đảng về chống Mỹ cứu nước, Tập

1 (1954-1965), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

102. Nguyễn Hữu Đạo (1985), “Nhìn lại sự phát triển của đội ngũ giai cấp công

nhân Việt Nam trong 40 năm qua”, Tạp chí NCLS, số (223/1985), tr. 17-27.

103. Trần Bá Đệ, Lê Cung (2007), Giáo trình Lịch sử Việt Nam, Tập VII, 1954-

1975, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

104. Đoàn cựu học viên trường tập nghề Chí Hòa (1961), Thông cáo ngày

3-7-1961 về việc Ban Quản trị Trung ương Liên đoàn công nhân hỏa xa vu

cáo và xuyên tạc để gây chia rẽ nội bộ, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu

hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17636.

105. Lê Văn Đồng (1956), Sơ lược về hiện tình các vấn đề lao động Việt Nam,

TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16245.

106. Giám đốc Cảnh sát Đô Thành (1958), Công văn số 6888TK/M/V về việc công

nhân chi nhánh hãng B.G.I Sài Gòn - Chợ Lớn đình công năm 1958, TTLT

Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16829.

Page 168: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

161

107. Giám đốc Cảnh sát Đô Thành (1961), Công văn số 7820 - TK/M/V gởi Đô

trưởng Sài Gòn về buổi đại hội bất thường của đoàn viên nghiệp đoàn công

nhân ô tô buýt, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất

Cộng hòa, 17641.

108. Giám đốc Cảnh sát Đô Thành (1961), Công văn số 1453/TB/M ngày

20-12-1961 gởi Đô trưởng Sài Gòn về việc Ban Giám đốc hãng Savon Việt Nam

ra thông cáo sa thải Thụ ủy công nhân và đuổi nhà những công nhân bị sa thải,

TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17639.

109. Giám đốc Cảnh sát Đô Thành (1961), Công văn số 7548 - TK/M/V gởi Đô

Trưởng Sài Gòn về việc tranh chấp của công nhân hãng dầu Stanvac, TTLT

Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17640.

110. Giám đốc Cảnh sát và Công an Nam Phần (1957), Công văn số 28685/PC1/M

về 31 đại diện 12 nghiệp đoàn thuộc hệ thống Lực lượng thợ thuyền Việt Nam

họp ngày 8-11-1957, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ

nhất Cộng hòa, 16508.

111. Giám đốc Cảnh sát và Công an Nam Phần (1957), Công văn số 33305/PC/M

gởi Đổng Lý sự vụ Nội an Sài Gòn ngày 28-12-1957, TTLT Quốc gia II,

TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16198.

112. Giám đốc Cảnh sát và Công an Nam Phần (1958), Công văn số 733/PC1/M

ngày 8-1-1958 gởi Đổng Lý sự vụ Nội an, Đại tá Tổng Giám đốc Cảnh sát và

Công an Việt Nam về cuộc tranh chấp của Nghiệp đoàn công nhân vô tuyến

viễn thông Việt Nam, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ

nhất Cộng hòa, 16830.

113. Giám đốc Cảnh sát và Công an Quốc gia Trung Việt (1955), Công văn số

2118/CSCA/TBI/M ngày 31-3-1955 gởi Đại biểu Chính phủ tại Trung Việt (Huế)

và Tổng Giám đốc Nha Cảnh sát và Công an Quốc gia Việt Nam (Sài Gòn), TTLT

Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: Trung nguyên Trung Phần, 10312.

114. Giám đốc Cảnh sát và Công an Quốc gia Việt Nam (1955), Công văn số

6929 - PC.1.M ngày 3-8-1955 về công nhân nhà binh Pháp sắp sa thải ngày

15-8-1955, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng

hòa, 16231.

Page 169: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

162

115. Giám đốc công quản chuyên chở công cộng (1963), Bản thỏa ước sơ khởi

ngày 14-1-1961, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất

Cộng hòa, 15831.

116. Trần Văn Giàu (1958), Giai cấp công nhân Việt Nam sự hình thành và phát

triển của nó từ giai cấp “tự mình” đến giai cấp “cho mình”, NXB Sự Thật,

Hà Nội.

117. Trần Văn Giàu (1962), (1963), Giai cấp công nhân Việt Nam từ Đảng Cộng

sản thành lập đến cách mạng thành công (1930-1945), (3 tập), NXB Sử Học,

Hà Nội.

118. Trần Văn Giàu (1964), Miền Nam giữ vững thành đồng, Tập 1, NXB Khoa

học, Hà Nội.

119. Ngô Văn Hoà, Dương Kinh Quốc (1978), Giai cấp công nhân Việt Nam trước

khi thành lập Đảng, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

120. Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (2011), Lịch sử

Nam Bộ kháng chiến, Tập 2 (1954-1975), NXB Chính trị quốc gia - Sự Thật,

Hà Nội.

121. Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (2011), Biên niên sự

kiện Lịch sử Nam Bộ kháng chiến(1945-1975), NXB Chính trị quốc gia - Sự

Thật, Hà Nội.

122. Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (2011), Những vấn

đề chính yếu trong Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (1945-1975), NXB Chính trị

quốc gia - Sự Thật, Hà Nội.

123. Hội đồng Quản trị hội Việt Nam viễn thông (1957), Công văn gởi Bộ trưởng

Công chánh và Giao thông, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT

Đệ nhất Cộng hòa, 11474.

124. Hội đồng Quản trị hỏa xa Việt Nam (1957), Quyết định số 3/HĐQT ngày

17-1-1957 của Bộ trưởng Công chánh và Giao thông, TTLT Quốc gia II,

TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16503.

125. Hội đồng Quân lực VNCH (1965), Tuyên cáo ngày 27-1-1965, TTLT Quốc

gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 4614.

Page 170: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

163

126. Nguyễn Hữu Hợp - Phạm Quang Toàn (1987), Giai cấp công nhân Việt Nam

thời kỳ 1945-1954, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

127. Nguyễn Thị Thu Huyền (2013), Phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn

(1954-1975), luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm TPHCM.

128. Đỗ Quang Hưng (2011), “Lịch sử giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn

Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XXI”, NXB Lao Động, Hà Nội.

129. Khoa Lịch sử Đại học Tổng hợp TPHCM, “Sự phát triển công nghiệp Sài

Gòn - Chợ Lớn 1954-1975”, số 1 la, Lưu trữ tại Đại học Tổng hợp TPHCM.

130. Lê Nguyên Khôi, Dương Phẩm (1965), Công nhân miền Nam đấu tranh

chống Mỹ - Diệm, NXB Phổ Thông, Hà Nội.

131. Huỳnh Lứa (1993), Lịch sử phong trào công nhân cao su Việt Nam

1906-1990, NXB Trẻ.

132. Lịch sử phong trào công nhân lao động và công đoàn tỉnh Quảng Nam:

1929-2000 (2005), NXB Lao Động, Hà Nội.

133. Lịch sử Đảng bộ TPHCM 1930-1975 (2014), NXB Chính trị quốc gia - Sự

Thật, Hà Nội.

134. Liên đoàn lao động Quảng Nam - Đà Nẵng (1996), Lịch sử phong trào đấu

tranh cách mạng của công nhân lao động và hoạt động công đoàn Quảng

Nam - Đà Nẵng (1954-1975), NXB Đà Nẵng.

135. Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế (1998), Lịch sử phong trào công

nhân lao động và công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế, (1930-1975), Tập 1, NXB

Lao Động, Hà Nội.

136. Liên đoàn vận tải Việt Nam (1964), Bản điều trần ngày 28-9-1964 gởi Trung

tướng Chủ tịch, Trung tướng Thủ tướng, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu

hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, Hội đồng Quân nhân Cách mạng, 194.

137. Liên đoàn vận tải Việt Nam (1964), Bản nguyện vọng ngày 30-9-1964 của

toàn thể công nhân tài xế taxi, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ:

PTT Đệ nhất Cộng hòa, Hội đồng Quân nhân Cách mạng, 200.

138. Liên hiệp Nghiệp đoàn địa phương Chợ Lớn (1956), Công văn số

130/VPLHCL ngày 21-6-1956 gởi Tổng thống VNCH về tự do nghiệp đoàn,

TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16238.

Page 171: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

164

139. Liên hiệp Nghiệp đoàn Đô Thành Sài Gòn - Chợ Lớn và vùng phụ cận (1956),

Bản kiến nghị ngày 20-6-1956, TTLT Quốc gia II, TP HCM, ký hiệu hồ sơ:

PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16238.

140. Liên hiệp Nghiệp đoàn Đô Thành Sài Gòn - Chợ Lớn và vùng phụ cận (1956),

Báo cáo ngày 13-11-1956 về vụ cộng đồng phân tranh tại hãng dầu Standard

Vacuum oil, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng

hòa, 16229.

141. Liên hiệp Nghiệp đoàn Đô Thành Sài Gòn và Gia Định (1964), Thông Tri số

23/LH - ĐT/TT - 64 gởi nghiệp đoàn và phân bộ nghiệp đoàn thuộc Liên hiệp

nghiệp đoàn Đô Thành về việc ủng hộ công nhân Vimytex bị giải công, TTLT

Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: Hội đồng Quân nhân Cách mạng, 193.

142. Liên hiệp Nghiệp đoàn Đô Thành Sài Gòn và Gia Định (1964), Công văn số

300/LH - ĐT - 64 ngày 3-9-1964 gởi Tổng trưởng Bộ Lao động về vấn đề giải

công ở hãng dệt Vimytex năm 1964, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ

sơ: Hội đồng Quân nhân Cách mạng,193.

143. Liên hiệp Nghiệp đoàn Đô Thành Sài Gòn và Gia Định (1964), Công văn số

305/LH-ĐT ngày 5-9-1964 gởi ông Tổng trưởng Bộ Lao động về nguyện vọng

của công nhân Vimytex, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: Hội

đồng Quân nhân Cách mạng 193.

144. Liên hiệp Nghiệp đoàn Đô Thành Sài Gòn và Gia Định (1964), Công văn số

314/LH - ĐT ngày 12-9-1964 gởi Ban Lãnh đạo lâm thời Quốc gia và Quân

lực Việt Nam về báo tin sẽ có đình công ở Sài Gòn, TTLT Quốc gia II,

TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: Hội đồng Quân nhân Cách mạng, 194.

145. Liên hiệp Nghiệp đoàn Đô Thành Sài Gòn và Gia Định (1964), Trích yếu gởi

Ban Lãnh đạo lâm thời Quốc gia và Quân lực Việt Nam về việc báo tin sẽ có

tổng đình công ở Sài Gòn, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: Hội

đồng Quân nhân Cách mạng,193.

146. Liên hiệp Nghiệp đoàn Thừa Thiên (1956), Công văn số 313 LH/TT ngày

23-4-1956 gởi Thanh tra Lao động và An ninh Xã hội Trung Việt, Huế, TTLT

Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: Trung nguyên Trung Phần, 21316.

Page 172: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

165

147. Lực lượng thợ thuyền Việt Nam (1954), Công văn số 6/UBDC ngày

23-12-1954 gởi Ngài Thủ tướng Chánh phủ Quốc gia Việt Nam về 30.000

thợ thuyền và nhà binh pháp đình công, TTLT Quốc gia II, TP HCM, ký hiệu

hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16508.

148. Lực lượng thợ thuyền Việt Nam (1955), Công văn số 12/UBDC ngày

2-1-1955 gởi Đặc sứ Lưu động Chánh phủ Quốc gia Việt Nam về tổng đình

công toàn diện, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất

Cộng hòa, 16508.

149. Lực lượng thợ thuyền Việt Nam (1957), Bản Hiệu triệu ngày 27-10-1957 gởi

Cựu công chức và Cựu quân nhân Liên hiệp Pháp, đồng bào Thủ Đô, anh chị

em lao động các giới, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ

nhất Cộng hòa, 16508.

150. Lực lượng thợ thuyền Việt Nam (1957), Thông cáo của Lực lượng thợ thuyền

Việt Nam ngày 8-11-1957, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT

Đệ nhất Cộng hòa, 16508.

151. Cao Văn Lượng (1964), “Vấn đề liên minh công nông trong cuộc cách mạng

dân tộc dân chủ ở miền Nam Việt Nam hiện nay”, Tạp chí NCLS, số

(64/1964), tr. 23-28.

152. Cao Văn Lượng (1968), “Công nhân miền Nam trên tuyến đầu chống Mỹ”,

Tạp chí NCLS, số (119/1968), tr. 37-58.

153. Cao Văn Lượng (1974), “Bước đầu tìm hiểu về cơ cấu công nhân, lao động ở

các thành thị miền Nam Việt Nam hiện nay”, Tạp chí NCLS, số (159/1974),

tr. 8-20.

154. Cao Văn Lượng (1977), Công nhân miền Nam Việt Nam trong kháng chiến

chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

155. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1960), NXB Sự Thật, Hà Nội.

156. Một vài ý kiến về đội ngũ công nhân lao động miền Nam và công tác công

đoàn vùng giải phóng (1978), NXB Lao Động, Hà Nội.

157. Thành Nam (1982), Phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân cao su

miền Đông Nam Bộ, NXB Lao Động, Hà Nội.

Page 173: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

166

158. Lê Sắc Nghi (1980), Đất đỏ miền Đông, NXB Công ty cao su Đồng Nai.

159. Nghị quyết công tác Công vận của Thường vụ Anh Tiến (Anh Tiến là tên bí

mật của khu Sài Gòn - Gia Định lúc đó), Tài liệu lưu trữ của Ban Công vận

Khu Sài Gòn - Gia Định.

160. Nghiên cứu Kinh tế, số 6-1964.

161. Nghiệp đoàn công nhân Autobus (1964), Thông tri số 174/HĐQT/TT - 64

ngày 6-11-1964 gởi toàn thể anh em đoàn viên các phân bộ về những vấn đề

của Ban Quản trị, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất

Cộng hòa, Hội đồng Quân nhân Cách mạng, 194.

162. Nghiệp đoàn công nhân địa phương xa xưởng Sài Gòn (1961), Biên bản Đại

hội ngày 1-7-1961 về việc ủng hộ công nhân nghiệp đoàn Hỏa xa Dĩ An,

TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17636.

163. Nghiệp đoàn công nhân hãng Savon Việt Nam (1961), Thông tư ngày

3-5-1961 gởi Ban Chấp hành nghiệp đoàn, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký

hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17639.

164. Nghiệp đoàn công nhân Hỏa xa Việt Nam địa phương Huế (1955), Bản kiến

nghị ngày 12-11-1955 gởi Tổng thống nước VNCH, TTLT Quốc gia II,

TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 9472.

165. Nghiệp đoàn công nhân Hỏa xa Dĩ An (1961), Bản quyết nghị ngày

30-6-1961, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng

hòa, 17636.

166. Nghiệp đoàn công nhân Hỏa xa Dĩ An (1961), Đại hội ngày 30-6-1961, TTLT

Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17636.

167. Nghiệp đoàn công nhân Hỏa xa Dĩ An (1961), Kiến nghị ngày 30-6-1961,

TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17636.

168. Nghiệp đoàn công nhân ô tô buýt (1964), Quyết nghị ngày 8-11-1964 gởi

Quốc trưởng VNCH, TTLT Quốc gia II, TPHCM, ký hiệu hồ sơ: Hội đồng

Quân nhân Cách mạng, 194.

169. Nghiệp đoàn công nhân tài xế taxi (1964), Bản điều trần nguyện vọng gởi

Trung tướng chủ nhơn, Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, TTLT Quốc gia II,

TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: Hội đồng Quân nhân Cách mạng, 200.

Page 174: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

167

170. Nghiệp đoàn công nhân thủy điện phân bộ Sài Gòn (1956), Bản Kiến nghị gởi

Ngô Tổng thống, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất

Cộng hòa, 16230.

171. Nghiệp đoàn công nhân vô tuyến viễn thông Việt Nam (1962), Công văn số

177-NĐ/VT ngày 25-11-1962 gởi Chính phủ VNCH, TTLT Quốc gia II,

TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17891.

172. Nghiệp đoàn hỏa xa (1957), Thông cáo ngày 10-11-1957 gởi Tổng Liên đoàn

và các nghiệp đoàn bạn, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ

nhất Cộng hòa, 16505.

173. Nghiệp đoàn tài xế taxi (1956), Biên bản Đại hội ngày 23-3-1956, TTLT

Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16232.

174. Nghiệp đoàn tài xế taxi (1956), Công văn số 004/TX ngày 28-3-1956 gởi Đô

trưởng Đô Thành Sài Gòn - Chợ Lớn về vấn đề thuế đặc biệt về dầu xăng,

TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16232.

175. Nghiệp đoàn thợ dệt Đô Thành, Gia Định phân bộ công nhân Vimytex

(1964), Bản kiến nghị ngày 18-11-1964 gởi Tổng trưởng Bộ Lao động, TTLT

Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: Hội đồng Quân nhân Cách mạng, 193.

176. Nghiệp đoàn thợ thuyền Sài Gòn (1955), Bản kiến nghị năm 1955, TTLT

Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16027.

177. Vũ Ngọc Nguyên (1959), Công nhân Nam Bộ trong khói lửa, NXB Lao

Động, Hà Nội.

178. Võ Nguyên (1961), “Phong trào công nhân miền Nam”, NXB Sự Thật, Hà Nội.

179. Nha Cảnh sát và Công an Nam Phần (1957), Bản sao Công văn số 28685-

PC1/M ngày 11-11-1957 phúc trình về buổi họp ngày 8-11-1957 của 31 đại

diện 12 nghiệp đoàn thuộc Lực lượng thợ thuyền Việt Nam, Chánh phủ Quốc

gia Việt Nam, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng

hòa, 16508.

180. Nha Cảnh sát và Công an Nam Phần (1957), Công văn gởi ông Đổng Lý sự vụ

Nội an ngày 27-12-1957, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ

nhất Cộng hòa, 16498.

Page 175: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

168

181. Nha Hành chánh Sự vụ (1956), Công văn số 370/HCSV ngày 27-3-1956 gởi

Bộ trưởng Nội vụ về việc nhân công Nhà đèn Chợ Quán đình công, Chánh

phủ Quốc gia Việt Nam, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ

nhất Cộng hòa, 16226.

182. Nha Hành chánh Sự vụ (1956), Công văn số 1960/HCSV/P2 ngày 26-5-1956

gởi ông Bộ trưởng PTT về 2 cuộc đình công xảy ra tại Sài Gòn, TTLT Quốc

gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16226.

183. Nha Hành chánh Sự vụ (1956), Công văn số 1241- LĐ/ANXH gởi ông đại

biểu Chính phủ tại Trung Việt về vụ đình công của toàn thể công nhân Sở

Thủy điện Đà Nẵng, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất

Cộng hòa, 16226.

184. Nha Thanh tra Lao động và An ninh xã hội Việt Nam (1957), Biên bản hòa giải về

cộng đồng phân tranh của 136 công nhân vô tuyến viễn thông Việt Nam, TTLT

Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16830.

185. Nha Tổng Giám đốc Cảnh sát và Công an (1957), Công văn số

16525/TCSCA/TBNC/M ngày 28-11-1957 gởi Bộ trưởng Nội vụ về việc Lực

lượng thợ thuyền Việt Nam dự định tổ chức một cuộc biểu tình đòi nợ Pháp,

TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16508.

186. Nha Tổng Giám đốc Cảnh sát và Công an VNCH (1958), Công văn số

4617/TCSCA/TBNC/M ngày 8-4-1958 gởi Bộ trưởng Nội vụ, TTLT Quốc gia

II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16830.

187. Nhật báo Công nhân ngày 9-8-1956, Liệu có tránh khỏi cuộc đình công thứ hai,

TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16226.

188. Nhật báo “Thời Luận” số 312 ngày 21-6-1956, “Sẽ tổng đình công tổng bãi

thị để bảo vệ quyền tự do nghiệp đoàn”, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu

hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16238.

189. Nhật báo Tin Diễn ngày 9-8-1956, Cuộc đình công bến tàu có thể tái

diễn..nếu cuộc dàn xếp ngày 9-8 của Hội đồng trọng tài không đem lại kết

quả tốt, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng

hòa, 16226.

Page 176: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

169

190. Nhật báo Tin Diễn ngày 9-8-1956 (1956), Nếu cuộc đình công tái diễn chắc

chắn sẽ lớn lao hơn, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ

nhất Cộng hòa, 16226.

191. Nhật báo Viễn Đông, ngày 2-1-1960.

192. Những văn kiện của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1966),

NXB Sự Thật, Hà Nội.

193. Đặng Phong (2004), Kinh tế miền Nam Việt Nam thời kỳ 1955-1975, NXB

Khoa học Xã hội, Hà Nội.

194. Lê Thị Quý (1988), Nghiệp đoàn Sài Gòn và phong trào công nhân, NXB

TPHCM.

195. Nguyễn Quang Quỳnh (1974), Những vấn đề lao động xã hội hiện đại, NXB

Lửa Thiêng, Sài Gòn.

196. Võ Văn Sen (1996), Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam Việt Nam

(1954-1975), NXB TPHCM.

197. Sở Hành chính Sự vụ (1956), Công văn số 3797 HC/SV gởi Bộ trưởng tại

PTT về Bức thư số 169 - LH/ĐN ngày 1-5-1956 của Liên hiệp nghiệp đoàn

Đà Nẵng gởi Tổng thống VNCH về yêu sách của công nhân Đà Nẵng, TTLT

Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16497.

198. Văn Tạo - Đinh Thu Cúc (1974), Giai cấp công nhân miền Bắc Việt Nam

1955-1960, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

199. Tập san kinh tế miền Nam, ngày 15-3-1956.

200. Đỗ Đức Thái, Thảm họa Việt Nam (Chính trường và chiến trường 1954-1975)

(1985), NXB Mùa Thu, Chicago, Illinois.

201. Thanh tra Lao động và An ninh xã hội Nam Việt (1956), Phúc trình ngày

8-9-1956 về cuộc điều tra hãng Societe Généralede de Surveillance khiếu nại

bị bóc lột năm 1956, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ

nhất Cộng hòa, 16235.

202. Thanh tra Lao động và An ninh xã hội Trung Việt (1955), Công văn số 1241 -

LĐ/ANXH ngày 27-11-1955 gởi Đại biểu Chính phủ tại Trung Việt về vụ

đình công của toàn thể công nhân Sở Thủy điện Đà Nẵng, TTLT Quốc gia II,

TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16226.

Page 177: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

170

203. Thanh tra Lao động và An ninh Xã hội Trung Việt (1956), Công văn số

245/LA/ANXH ngày 13-3-1956 gởi Tổng Thanh tra Lao động và An ninh Xã

hội về kiến nghị của công nhân Nhà đèn Huế, TTLT Quốc gia II, TPHCM,

Ký hiệu hồ sơ: Trung nguyên Trung Phần, 10312.

204. Thanh tra Lao động và An ninh xã hội Trung Việt (1956), Công điện (Mật,

Khẩn) số 314 - LĐ/ANXH ngày 31-3-1956 gởi Tổng Thanh tra Lao động Việt

Nam về vụ cộng đồng phân tranh Nhà đèn Huế, TTLT Quốc gia II, TPHCM,

Ký hiệu hồ sơ: Trung nguyên Trung Phần 10312.

205. Lưu Phương Thanh, Trần Hải Phụng (1994), Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia

Định kháng chiến, NXB TPHCM.

206. Trần Xuân Thảo (2000), Phong trào đấu tranh của nữ công nhân Sài Gòn -

Gia Định 1954-1975, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn TPHCM.

207. Luật Sư Nguyễn Hữu Thọ cả nước tôn vinh anh (1995), NXB Văn Học, Hà Nội.

208. Thời báo Việt Nam, ngày 2-11-1959.

209. Lê Văn Thốt (1993), Tổng Liên đoàn Lao dộng trong mũi tiến công vùng chiến

lược đô thị, Chung một bóng cờ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

210. Vũ Quốc Thúc (1971), Kế hoạch Lilienta, Bộ Ngoại thương Việt Nam Dân

chủ Cộng hòa xuất bản.

211. Phạm Hồng Thụy, Mỹ Hà, Đinh Thu Xuân (1998), Lịch sử xí nghiệp liên hợp

Ba Son 1863-1998, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội.

212. Thị trưởng Đà Nẵng (1956), Công văn số 433/VP/CT.M ngày 2-4-1956 gởi

ông đại biểu Chính phủ tại Trung Việt, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu

hồ sơ: Trung nguyên Trung Phần, 10312.

213. Nguyễn Thị Mộng Tuyền (2009), Phong trào đấu tranh của công nhân cao su

Thủ Dầu Một trong 30 năm chiến tranh giải phóng (1945-1975), luận án Tiến

sĩ, Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ TPHCM.

214. Tỉnh trưởng Thừa Thiên (1959), Công văn số 326/BT/M gởi Bộ trưởng tại

PTT Sài Gòn, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng

hòa, 12307.

Page 178: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

171

215. Tỉnh trưởng tỉnh Gia Định (1958), Công văn số 250/VP ngày 12-8-1958 gởi

ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT

Đệ nhất Cộng hòa, 16833.

216. Tỉnh trưởng tỉnh Gia Định (1958), Công văn số 255/VP ngày 18-8-1958 gởi

ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công nhân hãng dầu Svoc (Nhà bè) đình

công ủng hộ ngành tài xế, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT

Đệ nhất Cộng hòa, 16833.

217. Tỉnh trưởng tỉnh Thừa Thiên Huế (1955), Công văn số 397BC/I ngày

13-1-1955 gởi Ủy ban Đại biểu Chính phủ tại Trung Việt Huế, TTLT Quốc

gia II, TPHCM, ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, Trung nguyên Trung

Phần 21316.

218. Tỉnh trưởng tỉnh Thừa Thiên Huế (1957), Gởi Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc

công ty thủy điện Huế sa thải công nhân, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký

hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16501.

219. Toàn thể công nhân hãng viễn thông (1956), Bản yêu sách ngày 30-10-1956

gởi Ban Quản trị Hội đồng vô tuyến Việt Nam viễn thông, TTLT Quốc gia II,

TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa,16830.

220. Toàn thể công nhân lao động và anh chị em công nhân hãng dệt Vimytex

(1964), Kiến nghị ngày 19-9-1964 đến Thủ Tướng Chính phủ, TTLT Quốc gia

II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, Hội đồng Quân nhân

Cách mạng, 193.

221. Tổng Liên đoàn chủ nhân Việt Nam (1964), Công văn số 367/TLĐ ngày

24-9-1964 gởi Trung tướng Chủ tịch về việc sắc luật cấm chỉ mọi hình thức

giải công, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: Hội đồng Quân nhân

Cách mạng, 194.

222. Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam (1956), Bài diễn văn khai mạc của Trần

Quốc Bửu, tại Đại hội toàn quốc Tổng Liên đoàn ngày 8-9-1956, TTLT Quốc

gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16233.

223. Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam (1956), Bản kiến nghị về việc Tỉnh

trưởng tỉnh Thủ Dầu Một khủng bố nghiệp đoàn năm 1956, TTLT Quốc gia

II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16238.

Page 179: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

172

224. Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam (1957), Quyết nghị của Tổng Liên đoàn

Lao công Việt Nam ngày 19-1-1957, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ

sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16503.

225. Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam (1959), Công văn gởi Bộ trưởng Bộ Nội

vụ về việc tự do nghiệp đoàn bị xâm phạm và phong trào nghiệp đoàn nông

dân bị khủng bố năm 1959, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT

Đệ nhất Cộng hòa,17129.

226. Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam (1959), Công văn số 904/LC-9 ngày

26-8-1959 gởi Bộ trưởng Bộ Nội vụ Sài Gòn, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký

hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17129.

227. Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam (1964), Bản điều trần gởi Trung tướng

Chủ tịch, Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia và Quân lực VNCH, TTLT Quốc gia II,

TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: Hội đồng Quân nhân Cách mạng, 193.

228. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1956), Bản kiến nghị ngày 1-7-1956 gởi

Tổng thống VNCH về nguyện vọng của công nhân, TTLT Quốc gia II,

TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16231.

229. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1958), Bản kiến nghị của 170 đại biểu

công nhân 150 xưởng dệt Đô Thành Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định trong

phiên Đại hội ngày 25-5-1958 gởi Phó Tổng thống Cộng hòa Việt Nam,

TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 11474.

230. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1958), Điện tín số 2035 ngày 22-10-1958

gởi Tổng thống Cộng hòa Việt Nam về việc anh em lao động đoàn viên Tổng

Liên đoàn bị bắt, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất

Cộng hòa, 16831.

231. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1958), Kiến nghị của Hội nghị đại biểu

2500 nghiệp đoàn thuộc hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ngày

9-11-1958, TTLT Quốc gia II, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa 5973.

232. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1961), Thông tư số 230/TLĐ ngày

3-6-1961 về việc lạc quyên ủng hộ cuộc đình công hãng Savon Việt Nam,

TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17639.

Page 180: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

173

233. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1964), Công văn số 1341 ngày

14-9-1964 gởi Trung tướng Dương Văn Minh, TTLT Quốc gia II, TPHCM,

ký hiệu hồ sơ: Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, 566.

234. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1964), Thông tri về việc lạc quyên ủng

hộ cuộc đình công hãng Savon Việt Nam, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký

hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17639.

235. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1965), Báo cáo phong trào công nhân

lao động miền Nam năm 1965, số 15/A7, Lưu trữ tại Tổng Liên đoàn.

236. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1965), Thông tư số 162-Đ/TLĐ ngày

27-4-1965 gửi Ủy viên, cán bộ, đoàn viên các cấp thuộc hệ thống Tổng Liên

đoàn Lao động Việt Nam, TTLT Quốc gia II, TPHCM, ký hiệu hồ sơ: Ủy ban

Lãnh đạo Quốc gia, 566.

237. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1995), Phong trào công nhân lao động

và hoạt động công đoàn giải phóng miền Nam Việt Nam 1954-1975, NXB

Lao Động, Hà Nội.

238. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai

(2003), Lịch sử giai cấp công nhân ở Đồng Nai, NXB Tổng hợp Đồng Nai,

Đồng Nai.

239. Tổng Nha Cảnh sát quốc gia (1965), Công văn số 738/L6/B ngày 25-1-1965

gửi Bộ Nội vụ Sài Gòn, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ

nhất Cộng hòa.

240. Tổng Thanh tra Lao động (1961), Cuộc thương thuyết giữa Ban Giám đốc và

đại diện công nhân hãng Stanvac ngày 27-10-1961, TTLT Quốc gia II,

TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17640.

241. Tổng Thanh tra Lao động và An ninh Xã hội (1959), Tờ trình ngày 16-11-1959

về việc tranh chấp của công nhân Nhà đèn Chợ Quán, TTLT Quốc gia II,

TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17126.

242. Tổng thống VNCH (1958), Công văn của tỉnh Gia Định về việc công nhân

hãng dầu Stanvac (Nhà Bè) đình công ủng hộ ngành tài xế năm 1958, TTLT

Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16833.

Page 181: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

174

243. Tổng thống VNCH (1959), Công văn số 1440/TCSCA/TBNC ngày 13-1-1959

gởi Bộ trưởng Bộ Nội vụ về cuộc tranh chấp của nghiệp đoàn công nhân hỏa

xa Việt Nam năm 1959, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ

nhất Cộng hòa, 17128.

244. Tổng thống VNCH (1961), Bài nói chuyện của Tổng thống về “Đời sống cần

lao dưới Chánh thể Cộng hòa” năm 1961, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký

hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17638.

245. Tổng trưởng Bộ Lao động (1955), Công văn số 117- LĐTN/LĐ/M ngày

3-9-1955 gởi Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về cơ quan binh bị Pháp sa thải

12.000 công nhân mới, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ

nhất Cộng hòa, 16231.

246. Tổng trưởng Bộ Lao động (1957), Công văn số 1127 BLĐ/LĐ ngày 29-5-2957

gởi Tổng thống Cộng hòa Việt nam về vụ tranh chấp giữa công nhân và công

ty thủy điện Sài Gòn, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ

nhất Cộng hòa, 16506.

247. Tổng trưởng Bộ Lao động và Thanh tra (1954), Công văn số 99/LĐTN/M

ngày 24-12-1954 gởi Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về việc công nhân nhà

binh đình công, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất

Cộng hòa, 16508.

248. Trung ương Cục miền Nam, Báo cáo của Trung ương Cục về tình hình miền

Nam tháng 10-1961 đến tháng 12-1963, số 07/TW, lưu trữ TPHCM.

249. Hữu Tuấn (1965), Công nhân đô thị trên tuyến đầu Tổ quốc, NXB Lao Động,

Hà Nội.

250. Tuần san phòng Thương mại phòng kỹ nghệ Sài Gòn, ngày 8-5-1970.

251. Tuần san Phòng Thương mại Sài Gòn, ngày 20-10-1959.

252. Ty Hành chánh và nhơn viên (1961), Thông tư số 01-B-V-Đ ngày 19-10-1961,

TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17641.

253. Ủy ban Quản trị lâm thời nghiệp đoàn công nhân hãng dệt Vimytex (1964),

Bản kiến nghị ngày 23-9-1964 gửi Trung tướng Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo

Lâm thời Quốc gia và Quân lực, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ:

Hội đồng Quân nhân Cách mạng, 193.

Page 182: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

175

254. Ủy ban tạm thời Hỏa xa Dĩ An (1956), Hiệu triệu của Ủy ban tạm thời Hỏa

xa Dĩ An, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng

hòa, 16224.

255. Ủy ban tranh đấu của toàn thể nhân viên hỏa xa Đà Nẵng (1964), Biên bản

Đại hội Ủy ban tranh đấu của toàn thể nhân viên Hỏa xa Đà Nẵng ngày

21-9-1964, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: Hội đồng Quân nhân

Cách mạng, 194.

256. Ủy viên Ban Chấp hành địa phương xa xưởng Sài Gòn (1961), Bức thư gởi

Văn phòng Trung ương Liên đoàn công nhân Hỏa xa Việt Nam, TTLT Quốc

gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17636.

257. Viện Mác - Lênin, Viện Lịch sử Đảng (1985), Những sự kiện lịch sử Đảng,

Tập 3, NXB Thông tin Lý luận, Hà Nội.

258. Viện Lịch sử Đảng (1985), Những sự kiện lịch sử Đảng, Tập 4, NXB Thông

tin Lý luận, Hà Nội.

259. Nguyễn Khắc Viện (1963), “Miền Nam từ sau Điện Biên Phủ” (Diệu Bình

dịch), NXB Tri Thức, Hà Nội.

260. Hoàng Quốc Việt (1959), Những nét sơ lược về lịch sử phong trào công nhân

và công đoàn Việt Nam 1860-1945, NXB Lao Động, Hà Nội.

261. VTX (1956), thứ 4 ngày 8-8-1956, Vụ đình công của 400 công nhân tại

thương khẩu Sài Gòn đã chấm dứt, TTLT Quốc gia II, TPHCM, ký hiệu hồ

sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16226.

262. VTX (1957), ngày 15-2-1957, số 2176, TTLTQG II, TPHCM, Ký hiệu Đệ

nhất Cộng hòa, 19569.

263. VTX (1959), thứ 6 ngày 23-10-1959, Chế độ an ninh xã hội của Việt Nam,

TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 19569.

264. VTX (1962), ngày 20-3-1962, số 4031, Vấn đề bồi thường tai nạn lao động tại

Việt Nam, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa.

265. VTX (1962), thứ Năm ngày 26-4-1962, số 4068, Nhìn qua sự phát triển của

phong trào nghiệp đoàn tại Việt Nam, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu

hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 19257.

Page 183: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

176

266. VTX (1962) thứ 7 ngày 16-12-1962, Liên hiệp nghiệp đoàn Sài Gòn họp

phiên họp bất thường, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ

nhất Cộng hòa, 19568.

267. VTX (1963), Bản tin của VTX về vấn đề lương bổng cho công nhân tại các

công ty, xí nghiệp năm 1963, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ:

PTT Đệ nhất Cộng hòa, 19567.

268. VTX (1963), ngày 14-10-1963.

269. VTX (1963), thứ 5 ngày 12-12-1963, số 4661, Công nhân hãng dệt Vimytex

đã đi làm trở lại từ sáng hôm nay, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ

sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 3135.

270. VTX (1963), thứ 5 ngày 26-12-1963, số 4675, Cuộc tranh chấp lao động của

công nhân hãng dệt Vimytex (Thủ Đức) đã được giải quyết hoàn toàn thỏa đáng,

TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 3135.

271. VTX (1964), thứ 6 ngày 10-1-1964, Liên đoàn công chức cách mạng Quốc

gia họp đại hội bất thường biểu quyết vấn đề giải tán liên đoàn, TTLT Quốc

gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 4690.

272. VTX (1964), thứ 3 ngày 21-1-1964, số 4701, Liên Hiệp nghiệp đoàn Sài Gòn

nghiên cứu việc hướng dẫn cuộc tranh chấp tại Vinatexco, TTLT Quốc gia II,

TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 3135.

273. VTX (1964), thứ 3 ngày 21-1-1964, số 4701, Nghiệp đoàn công nhân hãng

dầu phát động cuộc tranh chấp tại kho dầu Caltex Nhà Bè, TTLT Quốc gia II,

TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 3135.

274. VTX (1964), thứ 3 ngày 21-1-1964, số 4701, Công nhân hãng dệt Thanh Hòa

có thể sắp đi làm trở lại, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ

nhất Cộng hòa, 3135.

275. VTX (1964), thứ 5 ngày 23-1-1964, số 4703, Hội đồng trọng tài sẽ giải quyết

vụ tranh chấp tại hãng dệt Thanh Hòa, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu

hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 3135.

276. VTX (1964), Chủ Nhật 26-1-1964, số 4706, Thông cáo của Bộ Lao động về

vụ tranh chấp tại công quản chuyên chở, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký

hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 3135.

Page 184: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

177

277. VTX (1964), ngày 27-1-1964, Ban Giám đốc hãngdệt Thanh Hòa đã chấp

thuận lại 4 điểm trong bản yêu sách 5 điểm của công nhân, TTLT Quốc gia

II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 3135.

278. VTX (1964), thứ 2 ngày 27-1-1964, số 4707, Chung quanh cuộc tranh chấp

tại hãng dệt Vinateco, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ

nhất Cộng hòa, 3135.

279. VTX (1971), Tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ về cuộc chiến tranh xâm

lược Việt Nam, Tập I.

280. Nguyễn Văn Vịnh (1961), Cuộc đấu tranh cho hòa bình, thống nhất, độc lập,

dân chủ của nhân dân ta tiến lên một bước mới, NXB Sự Thật, Hà Nội.

281. Phạm Kim Vinh (1988), Cái chết của Nam Việt Nam, NXB Xuân Thu, Los

Alamitos, CA, USA.

282. Đặng Văn Vinh (2000), 100 năm cao su ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp,

TPHCM.

Tiếng Anh

283. Alexander Kendrick (1984), The wound within (Vết thương trong lòng), The

Ten Thousand Day War, NXB Thames Methuen, London.

284. P.Doumer (1901), R.De Lamothe: Note surlasitution de la Cochin de 1897 à

1901.

285. The Pentagon Papers (Tài liệu Lầu Năm Góc) (1971), NXB Bantam Books,

New York.

Nhân chứng

286. Nguyễn Thị Tố Nga, nguyên cán bộ công vận Nhà máy Đèn Đà Nẵng. Địa chỉ

Kiệt 89/5, Thanh Sơn, Đà Nẵng.

287. Ông Phan Trung Kế, nguyên Tỉnh Ủy viên, Ủy viên Ban chấp hành Tổng Liên

đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế

Page 185: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

178

PHỤ LỤC

Page 186: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

179

Phụ lục 1: Bảng thống kê các cuộc đấu tranh vì mục tiêu dân sinh của công nhân ở

các đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1965.

Phụ lục 2: Bảng thống kê các cuộc đấu tranh vì mục tiêu dân chủ của công nhân ở

các đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1965.

Phụ lục 3: Công văn số 6929-PC.1.M ngày 3-8-1955 của Giám đốc Cảnh sát và

Công an quốc gia Việt Nam (1955) về công nhân nhà binh Pháp sắp sa thải ngày

15-8-1955.

Phụ lục 4: Vụ đình công của toàn thể công nhân sở thủy điện Đà Nẵng tháng 11-1955.

Phụ lục 5: Báo cáo ngày 13-11-1956 của Liên hiệp nghiệp đoàn Đô Thành Sài Gòn

- Chợ Lớn và vùng phụ cận về vụ cộng đồng phân tranh tại hãng dầu Satndard

Vacuum Oil.

Phụ lục 6: Bản kiến nghị của công nhân vô tuyến viễn thông gửi Tổng thống

VNCH ngày 3-11-1957.

Phụ lục 7: Thông cáo ngày 10-11-1957 của nghiệp đoàn hỏa xa gởi Tổng Liên đoàn

và các nghiệp đoàn bạn.

Phụ lục 8: Công văn số 16525/TCSCA/TBNC/M ngày 28-11-1957 của Nha Tổng

Giám đốc Cảnh sát và Công an gởi Bộ trưởng Nội vụ về việc lực lượng thợ thuyền

Việt Nam dự định đình công đòi nợ Pháp.

Phụ lục 9: Công văn số 6888 TK/M/V của Giám đốc Cảnh sát Đô Thành gửi Đô

trưởng Sài Gòn về việc công nhân chi nhánh hãng B.G.I Sài Gòn - Chợ Lớn đình

công năm 1958.

Phụ lục 10: Bản kiến nghị của 170 đại biểu công nhân 150 xưởng dệt Đô Thành Sài

Gòn - Chợ Lớn và Gia Định trong phiên Đại hội ngày 25-5-1958 gởi Phó Tổng

thống VNCH.

Phụ lục 11: Lời kêu gọi của HLĐGP miền Nam gửi anh chị em công nhân, lao

động miền Nam trong cả nước và lao động thế giới nhân dịp ngày Quốc tế lao

động 1-5-1961.

Phụ lục 12: Bản thỏa hiệp 11 điểm của công nhân tài xế taxi tháng 11-1961.

Phụ lục 13: Công văn số 4406/Q5/M ngày 8-12-1961 của Cảnh sát trưởng quận V

gởi Giám đốc Cảnh sát Đô Thành Sài Gòn về việc tranh chấp chống sa thải của

Page 187: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

180

nghiệp đoàn công nhân hãng Savon Việt Nam năm 1961.

Phụ lục 14: Bức thư ngỏ ngày 3-9-1964 của Liên hiệp nghiệp đoàn Đô Thành Sài

Gòn và Gia Định Gởi Tổng trưởng Bộ Lao động về vấn đề giải công ở hãng dệt

Vimytex năm 1964.

Phụ lục 15: Bản điều trần của Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam gởi Trung tướng

Chủ tịch, Ủy ban lãnh đạo Quốc gia và Quân lực VNCH ngày 19-9-1964.

Phụ lục 16: Quyết nghị ngày 8-11-1964 của nghiệp đoàn công nhân Ô tô buýt gởi

Quốc trưởng VNCH.

Phụ lục 17: Bản kiến nghị ngày 18-11-1964 của nghiệp đoàn thợ dệt Đô Thành,

Gia Định phân bộ công nhân Vimytex gởi Tổng trưởng Bộ Lao động.

Phụ lục 18: Một số hình ảnh về phong trào đấu tranh của công nhân đô thị miền Nam.

Phụ lục 19: Một số hình ảnh tác giả chụp cùng nhân chứng lịch sử.

Page 188: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

181

Phụ lục 1: Bảng thống kê các cuộc đấu tranh vì mục tiêu dân sinh của công nhân ở các đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1965

Nguồn: Tác giả luận án lập dựa trên tài liệu tham khảo

Thời gian Địa điểm Loại hình công nhân Nội dung Hình thức

4-12-1954 Sài Gòn Công nhân và thợ

thuyền nhà binh Pháp

Đòi sửa đổi về lương bổng, tiền truy cấp, tiền Tết Đình công

7-12-1954 Biên Hòa Công nhân nhiều ngành Hưởng ứng cuộc đấu tranh công nhân thợ thuyền

nhà binh Pháp

Tổng bãi công

16-12-1954 Huế Công nhân lái xe Đòi giải quyết bến đậu xe thuận lợi Tập hợp đấu tranh

25-3-1955 Huế Công nhân thủy điện Chống sa thải, đòi trả tiền lương đúng quy định,

tiền phụ cấp gia đình

Họp đại hội, tổng đình công

10-11-1955 Huế Công nhân hỏa xa Chống sa thải Họp đại hội, đưa kiến nghị

24-11-1955 Đà Nẵng Công nhân Sở thủy điện Đòi tăng lương Đình công

2-1-1956 Sài Gòn Công nhân công ty thủy

điện

Đòi phụ cấp gia đình, đòi áp dụng luật lao động,

tiền thưởng cuối năm, đòi chỉnh đốn lương bổng

Họp đại hội, đưa yêu sách

1-3-1956 Huế Công nhân thủy điện Chống sa thải, đòi tiền Tết, phụ cấp gia đình, Đình công, đưa kiến nghị

26-3-1956 Sài Gòn Công nhân Nhà đèn Chống sa thải Đình công

23-3-1956 Sài Gòn Nghiệp đoàn tài xế taxi Phản đối lệnh đóng thuế xăng dầu Đại hội

13-5-1956 Sài Gòn Công nhân khuân vác

kho 5 bến tàu

Đòi điều chỉnh lương và bãi bỏ chế độ cai thầu

trung gian

Đình công

Page 189: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

182

19-7-1956 Sài Gòn Công nhân hãng dầu

Standard Vacuum Oil

Đòi chỉnh đốn lương bổng, y tế, trả lương giờ phụ

trội

Đưa yêu sách

3-8-1956 Sài Gòn Công nhân hãng Stic Đòi tăng lương Đình công

30-10-1956 Sài Gòn Công nhân vô tuyến

viễn thông

Đòi tăng lương, trả phụ cấp gia đình, tăng phụ cấp

tiền nhà, y tế, chống sa thải, tiền thưởng cuối

năm,…

Đưa yêu sách

13-1-1957 Sài Gòn Công nhân hỏa xa Đòi tiền Tết và tiền thưởng cuối năm Lãn công, đại hội, đưa yêu

sách

24-1-1957 Sài Gòn Công nhân cảng Đòi tăng lương Bãi công

26-12-1957 Sài Gòn Nghiệp đoàn công nhân

ô tô buýt

Đòi tiền Tết và tiền thưởng cuối năm Đại hội, lãng công

8-1-1958 Sài Gòn Nghiệp đoàn công nhân

vô tuyến viễn thông

Truy tố Ban Giám đốc chặn bớt lương công nhân,

mạt sát, đàn áp công nhân

Đình công

25-5-1958 Sài Gòn -

Chợ Lớn

Đại biểu công nhân các

xưởng dệt

Đòi cấm nhập hàng vải ngoại, hạ giá hàng vải nội

hóa,…

Họp địa hội, đưa kiến nghị

11-8-1958 Nhà Bè Công nhân tài xế hãng

dầu Stanvac

Đòi thực hiện quy định về tài xế và lơ phụ Lãng công

23-12-1958 Sài Gòn Công nhân hãng B.G.I Chống sa thải công nhân Đình công

Page 190: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

183

26-12-1958 Sài Gòn Công nhân đay sợi

Delignon

Đòi tăng lương Bãi công, đại hội

30-12-1958 Sài Gòn Công nhân Nhà máy đèn Đòi tăng lương, phụ cấp gia đình, tiền phụ trội,… Bãi công, đưa yêu sách

14-1-1959 Sài Gòn Công nhân xe lửa Đòi mượn tiền Tết Đưa yêu sách, gây dư luận

15-10-1959 Sài Gòn Công nhân hãng dầu Sen Chống chủ tư bản Mỹ sa thải công nhân Đình công, họp đại hội

7-1-1960 Sài Gòn Công nhân ô tô buýt Đòi tiền thưởng, tiền công giờ làm thêm, phụ cấp

gia đình

Đại hội đấu tranh

10-7-1960 Sài Gòn

Chợ Lớn

Đại biểu thuộc 60 tổ

chức nghiệp đoàn

Phản đối công nhân bị bắt àm việc nhiều giờ Họp hội nghị

7-8-1960 Sài Gòn Đại biểu công nhân của

15 xưởng dệt

Chống CQNĐD chèn ép các nhà dệt, chống độc

quyền

Họp hội nghị đấu tranh

3-11-1960 Sài Gòn Công nhân nhiều ngành Tố cáo chính sách bóc lột công nhân của

CQNĐD, giá sinh hoạt tăng

Hội nghị

6-3-1961 Sài Gòn Công nhân hãng Savon Đòi thỏa mãn về lương bổng, chấm dứt việc sa

thải, chấp hành luật lao động,…

Đình công

30-6-1961 Dĩ An Nghiệp đoàn công nhân

hỏa xa

Đòi tiền thưởng cuối năm Đại hội

Page 191: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

184

6-9-1961 Sài Gòn Công nhân hãng dầu

Stanvac

Đòi tăng lương, chống giải công Đình công

11-11-1961 Sài Gòn Công nhân tài xế taxi Đòi chủ hãng thu nhận công nhân bị sa thải, thỏa

mãn giá mượn xe, tiền sửa chữa, bồi thường khi

bán xe và sa thải

Đình công

Cuối tháng

2-1962

Sài Gòn Công nhân xích lô Đòi CQNĐD thu hồi giấy phép chuyên chở hãng

Vinaco vì cạnh tranh không lành mạnh

Biểu tình

5-4-1962 Sài Gòn -

Chợ Lớn

Công nhân lái xe taxi,

xích lô

Chống âm mưu độc quyền kinh doanh vận tải của

Mỹ và CQNĐD

Đại hội, biểu dương lực

lượng

9-1-1963 Sài Gòn Nghiệp đoàn công nhân

Autobus

Đòi tiền thưởng Tết Họp đại hội

10-11-1963 Đà Nẵng Công nhân dệt Sicovina

Hòa Thọ

Đòi tăng lương, chống sa thải, đòi tiền nghỉ phép Đình công

Cuối năm

1963

Sài Gòn Công nhân hãng dệt

Vimytex

Giải quyết lương bổng, hạ tuổi ứng cử viên đại

biểu công nhân, nghỉ hàng tuần, nghỉ Chủ nhật,…

Đình công

7-1-1964 Gia Định Công nhân hãng dệt

Thanh Hòa

Đòi điều chỉnh lương bổng, trả phụ cấp tiền cơm,

phương tiện đưa rước công nhân, nghỉ hàng

năm,…

Đình công

Page 192: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

185

14-1-1964 Sài Gòn Công nhân hãng dệt

Vinatexco và xưởng

nhuộm Vinatefinco

Đòi điều chỉnh lương bổng, làm nhà nghỉ trưa, y

tế,…

Đình công

1-1964 Công

nhân miền

Nam

Công nhân nhiều ngành Hưởng ứng cuộc đình công của công nhân hãng

dệt Vinatexco và xưởng nhuộm Vinatefinco

Mít tinh, biểu tình, ra kiến

nghị, quyên góp tiền bạc

17-1-1964 Đà Nẵng Công nhân dệt Hòa Thọ Ủng hộ công nhân hãng dệt Vinatexco và xưởng

nhuộm Vinatefinco, đấu tranh đòi tăng lương, đòi

phép, tiền Tết,…

Họp hội nghị, nêu yêu sách

17-1-1964 Sài Gòn Công nhân taxi Đòi thực hiện các quy định về quy chế mướn xe,

hành nghề công bằng,…

Đại hội, đưa kiến nghị

5-10-1964 Biên Hòa Công nhân nhà máy

Dofitex

Đòi tăng lương, chống sa thải, xe đưa rước công

nhân,…

Nêu yêu sách đấu tranh,

đình công

7-1-1965 Huế Công nhân nhiều ngành Đòi dân sinh, dân chủ Bãi công, bãi thị, bãi khóa

1965 Đà Nẵng Công nhân và các tầng

lớp nhân dân Đà Nẵng

Đòi Mỹ cút về nước, đòi trục xuất Taylor Bãi công, bãi thị, bãi khóa

5-5-1965 Sài Gòn -

Gia Định

Công nhân nhiều ngành Đấu tranh chống Mỹ và tay sai Xuống đường đấu tranh

Page 193: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

186

Phụ lục 2: Bảng thống kê các cuộc đấu tranh vì mục tiêu dân chủ của công nhân ở các đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1965

Nguồn: Tác giả luận án lập dựa trên tài liệu tham khảo

Thời gian Địa điểm Loại hình công

nhân

Nội dung Hình thức

1-5-1955 Sài Gòn - Chợ Lớn, Biên

Hòa, Đà Nẵng, Huế

Công nhân nhiều

ngành

Đòi tự do hội họp, tự do ngôn luận,

chống đàn áp, chống khủng bố

Tổ chức mít ting

1-2-1956 Sài Gòn Chi đoàn hỏa xa Phản đối Nha Giám đốc khủng bố đoàn

viên, bóp nghẹt đời sống công nhân, tình

trạng độc quyền

Gởi công văn, ra hiệu

triệu

21-6-1956 Chợ Lớn Liên hiệp nghiệp

đoàn địa phương

Chợ Lớn

Đòi tự do nghiệp đoàn, phản đối bắt cóc,

đàn áp, tra tấn cán bộ nghiệp đoàn

Gởi công văn

1-5-1957 Sài Gòn Công nhân nhiều

ngành

Đòi tự do nghiệp đoàn Biểu tình

24-10-

1957

Sài Gòn Đại biểu công nhân

thuộc 62 xí nghiệp,

nhà máy

Đòi tự do nghiệp đoàn, trả tự do cán bộ

nghiệp đoàn bị bắt

Họp đại hội, đưa kiến

nghị

8-11-1957 Sài Gòn Đại diện 12 nghiệp

đoàn thuộc hệ

thống Lực lượng

thợ thuyền

Đòi tự do nghiệp đoàn Họp hội nghị, ra quyết

nghị

16-11-

1957

Sài Gòn Đại diện nghiệp

đoàn thuộc hệ

thống Lực lượng

thợ thuyền

Đòi tự do nghiệp đoàn Họp hội nghị

Page 194: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

187

17-11-

1957

Sài Gòn Công nhân hỏa xa Phản đối CQNĐD khủng bố nghiệp đoàn,

đòi tự do nghiệp đoàn

Họp đại hội đấu tranh

29-8-1958 Sài Gòn Nghiệp đoàn thuộc

Tổng Liên đoàn

Lao động Việt

Nam

Đòi tự do dân chủ, đòi hủy bỏ Dụ 23 Họp đại hội

22-10-

1958

Sài Gòn Tổng Liên đoàn

Lao động Việt

Nam

Yêu cầu cứu xét đoàn viên bị bắt Gửi điện tín

9-11-1958 Sài Gòn Nghiệp đoàn thuộc

Tổng Liên đoàn

Lao động Việt

Nam

Lên án hành động khủng bố nghiệp đoàn,

cấm nghiệp đoàn hội họp, hoạt động

Hội nghị

1-5-1959 Sài Gòn Công nhân Đòi tự do, dân chủ, chống khủng bố, hủy

bỏ Dụ 23

Biểu tình

Giữa năm

1959

Các ĐTMN Công nhân nhiều

ngành

Đòi hòa bình thống nhất Tổ quốc, đòi

thành lập chính quyền liên hiệp dân tộc,

dân chủ,…

Mít tinh

3-7-1961 Sài Gòn Cựu học viên

trường tập nghề địa

phương Chí Hòa

Đấu tranh vạch trần âm mưu những phần

tử phản công nhân

Ra thông cáo

9-10-1961 Sài Gòn Nghiệp đoàn công

nhân ô tô buýt

Đòi ly khai khỏi Tổng Liên đoàn Lao

công để thành lập nghiệp đoàn mới

Đại hội

17-2-1962 Sài Gòn Công nhân hãng

dệt Vimytex

Chống hành động khủng bố của chủ tư

bản và tay sai, chống sa thải công

nhân,…

Bãi công

Page 195: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

188

8-1962 Sài Gòn Công nhân

Vimytex

Chống chủ Mỹ đuổi thợ, khủng bố Bãi công

7-5-1963 Huế Công nhân nhiều

ngành

Đòi chấm dứt hành động kỳ thị tôn giáo

của CQSG

Biểu tình, tuần hành

5-2-1964 Sài Gòn Công nhân nhiều

ngành

Đòi trừng trị lính Mỹ, bồi thường sinh

mạng, tẩy chay không chở Mỹ

Biểu tình

27-7-1964 Sài Gòn - Gia Định Công nhân nhiều

ngành

Phản đối sắc luật 18/64, đòi tự do, dân

chủ, đòi Mỹ cút về nước,…

Tổng đình công

10-8-1964 Sài Gòn Công nhân

Vimytex

Đòi chấm dứt khủng bố, đòi thả người bị

bắt,

Tập trung đấu tranh,

tranh thủ dư luận

1-9-1964 Sài Gòn Ban Chấp hành

Trung ương Tổng

Liên đoàn Lao

động Việt Nam và

các nghiệp đoàn

Đòi tự do nghiệp đoàn, tự do hội họp,

quyền đại diện nghiệp đoàn,…

Họp đại hội, ra kiến nghị

4-9-1964 Sài Gòn Liên hiệp nghiệp

đoàn Đô Thành

Ủng hộ công nhân Vimytex Ra thông tri

6-9-1964 Sài Gòn Công nhân

Vimytex cùng với

sinh viên, học sinh,

Phật tử,…

Chống đàn áp, thanh trừng bọn du đảng

cần lao,…

Tập hợp đấu tranh

10-9-1964 Sài Gòn Các nghiệp đoàn

trong hệ thống

Tổng Liên đoàn

Lao động Việt

Nam

Đòi CQSG hủy bỏ Sắc luật cấm đình

công và hội họp, đòi tự do,…

Họp đại hội biểu quyết

đình công, gởi công văn

Page 196: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

189

12-9-1964 Sài Gòn Liên hiệp nghiệp

đoàn Đô Thành

Tố cáo chính quyền tỉnh Gia Định, phản

đối lệnh cấm đình công và hội họp,…

Gửi thông cáo

14-9-1964 Sài Gòn Ban Chấp hành

Trung ương Tổng

Liên đoàn Lao

động Việt Nam và

các nghiệp đoàn

Đòi tự do nghiệp đoàn, tự do hội họp,… Đại hội, đưa kiến nghị

19-9-1964 Sài Gòn Công nhân

Vimytex

Đòi bãi bỏ Sắc luật 18/64, đòi tự do hội

họp, tự do nghiệp đoàn,…

Gửi kiến nghị

21-9-1964 Sài Gòn - Chợ Lớn Công nhân nhiều

ngành

Ủng hộ công nhân Vimytex, đòi tự do

nghiệp đoàn, tự do hội họp,…

Tổng đình công

6-11-1964 Sài Gòn Công nhân

Autobus

Tố cáo hành vi tham ô, lũng đoạn xí

nghiệp, thực thi dân chủ hóa,…

Gửi thông tri

27-4-1965 Sài Gòn Ban Chấp hành

Trung ương Tổng

Liên đoàn Lao

động Việt Nam

Đấu tranh bảo vệ nghiệp đoàn Ra thông tư, gửi thông

báo

Page 197: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

190

Phụ lục 3: Công văn số 6929-PC.1.M ngày 3-8-1955 của Giám đốc Cảnh sát và

Công an quốc gia Việt Nam (1955) về việc “công nhân nhà binh Pháp sắp sa thải

ngày 15-8-1955”

Nguồn: TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16231.

Page 198: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

191

Page 199: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

192

Phụ lục 4: Vụ đình công của toàn thể công nhân sở thủy điện Đà Nẵng tháng 11-

1955

Nguồn: TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16226.

Page 200: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

193

Page 201: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

194

Phụ lục 5: Báo cáo ngày 13-11-1956 của Liên hiệp nghiệp đoàn Đô Thành Sài Gòn

- Chợ Lớn và vùng phụ cận về “vụ cộng đồng phân tranh tại hãng dầu Satndard

Vacuum Oil”

Nguồn: TTLT Quốc Gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16229

Page 202: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

195

Page 203: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

196

Page 204: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

197

Page 205: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

198

Phụ lục 6: Bản kiến nghị của công nhân vô tuyến viễn thông gửi Tổng thống

VNCH ngày 3-11-1957

Nguồn: TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 11657.

Page 206: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

199

Page 207: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

200

Page 208: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

201

Phụ lục 7: Thông cáo ngày 10-11-1957 của nghiệp đoàn hỏa xa gởi Tổng Liên

đoàn và các nghiệp đoàn bạn

Nguồn: TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16505

Page 209: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

202

Page 210: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

203

Phụ lục 8: Công văn số 16525/TCSCA/TBNC/M ngày 28-11-1957 của Nha Tổng

Giám đốc Cảnh sát và Công an gởi Bộ trưởng Nội vụ về việc “lực lượng thợ thuyền

Việt Nam dự định đình công đòi nợ Pháp”

Nguồn: TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16508

Page 211: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

204

Page 212: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

205

Page 213: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

206

Page 214: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

207

Phụ lục 9: Công văn số 6888 TK/M/V của Giám đốc Cảnh sát Đô Thành gửi Đô

trưởng Sài Gòn về việc “công nhân chi nhánh hãng B.G.I Sài Gòn - Chợ Lớn đình

công năm 1958”

Nguồn: TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16829

Page 215: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

208

Phụ lục 10: Bản kiến nghị của 170 đại biểu công nhân 150 xưởng dệt Đô Thành Sài

Gòn - Chợ Lớn và Gia Định trong phiên Đại hội ngày 25-5-1958 gởi Phó Tổng

thống VNCH

Nguồn: TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 11474.

Page 216: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

209

Page 217: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

210

Page 218: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

211

Phụ lục 11: Lời kêu gọi của HLĐGP miền Nam gửi anh chị em công nhân, lao

động miền Nam trong cả nước và lao động thế giới nhân dịp ngày Quốc tế lao

động 1-5-1961.

Nguồn: Võ Nguyên (1961), “Phong trào công nhân miền Nam”, NXB Sự Thật, Hà Nội.

Page 219: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

212

Page 220: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

213

Page 221: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

214

Page 222: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

215

Page 223: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

216

Page 224: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

217

Page 225: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

218

Page 226: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

219

Phụ lục 12: Bản thỏa hiệp 11 điểm của công nhân tài xế taxi tháng 11-1961

Nguồn: TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa,17645.

Page 227: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

220

Phụ lục 13: Công văn số 4406/Q5/M ngày 8-12-1961 của Cảnh sát trưởng quận V

gởi Giám đốc Cảnh sát Đô Thành Sài Gòn về việc “tranh chấp chống sa thải của

nghiệp đoàn công nhân hãng Savon Việt Nam năm 1961”

Nguồn: TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17639.

Page 228: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

221

Page 229: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

222

Phụ lục 14: Bức thư ngỏ ngày 3-9-1964 của Liên hiệp nghiệp đoàn Đô Thành Sài

Gòn và Gia Định gởi Tổng trưởng Bộ Lao động về vấn đề giải công ở hãng dệt

Vimytex năm 1964

Nguồn: TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: Hội đồng Quân nhân Cách

mạng,193.

Page 230: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

223

Page 231: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

224

Page 232: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

225

Page 233: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

226

Page 234: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

227

Phụ lục 15: Bản điều trần của Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam gởi Trung tướng

Chủ tịch, Ủy ban lãnh đạo Quốc gia và Quân lực VNCH ngày 19-9-1964

Nguồn: TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: Hội đồng Quân nhân Cách

mạng, 193.

Page 235: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

228

Page 236: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

229

Page 237: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

230

Phụ lục 16: Quyết nghị ngày 8-11-1964 của nghiệp đoàn công nhân Ô tô buýt gởi

Quốc trưởng VNCH

Nguồn: TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: Hội đồng Quân nhân Cách

mạng, 194.

Page 238: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

231

Page 239: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

232

Page 240: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

233

Phụ lục 17: Bản kiến nghị ngày 18-11-1964 của nghiệp đoàn thợ dệt Đô Thành,

Gia Định phân bộ công nhân Vimytex gởi Tổng trưởng Bộ Lao động

Nguồn: TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: Hội đồng Quân nhân Cách

mạng, 193.

Page 241: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

234

Page 242: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

235

Phụ lục 18: Một số hình ảnh về phong trào đấu tranh của công nhân đô thị miền

Nam

Công nhân và nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn biểu tình chống Mỹ - Diệm (1958),

Nguồn: http://thieulongtexas.blogspot.com

Hình ảnh ngày Quốc tế Lao động 1/5/1960 tại Sài Gòn)

Nguồn: http://vungtau.baria-vungtau.gov.vn

Page 243: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

236

Công nhân và các tầng lớp nhân dân Sài Gòn - Gia Định

xuống đường đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ.

Nguồn: Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TPHCM 65 năm thi đua yêu nước (2013),

NXB Tổng hợp TPHCM, tr.94

Page 244: ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG … · 2020-02-20 · PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

237

Phụ lục 19: Bà Nguyễn Thị Tố Nga, nguyên cán bộ công vận Nhà máy Đèn Đà Nẵng

Nguồn: Tác giả

Phụ lục 20: Ông Phan Trung Kế, nguyên Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban chấp hành Tổng

Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế

Nguồn: Tác giả