31
ĐỐI THOẠI NƯỚC MÊ KÔNG Đối thoại về Các Vấn đề Chính sách trong Quản lý Môi trƣờng Làng Nghề Tỉnh Bắc Ninh

Đối thoại về Các Vấn đề Chính sáchhành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc,

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đối thoại về Các Vấn đề Chính sáchhành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc,

ĐỐI THOẠI NƯỚC MÊ KÔNG

Đối thoại về Các Vấn đề Chính sách

trong Quản lý Môi trƣờng Làng Nghề

Tỉnh Bắc Ninh

Page 2: Đối thoại về Các Vấn đề Chính sáchhành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc,

Việc xác định các thực thể

địa lý trong ấn phẩm này

và cách trình bày các số

liệu không phản ánh bất

cứ quan điểm nào của

IUCN, Bộ Ngoại giao Phần

Lan, hay Trung tâm Bảo tồn

và Phát triển Tài nguyên

Nƣớc (WARECOD) về tƣ

cách pháp lý của bất kỳ

quốc gia, vùng lãnh thổ hay

khu vực, hoặc thẩm quyền,

hoặc quan điểm về phân

định ranh giới hay biên giới

của các quốc gia, lãnh thổ

hay khu vực đó.

Các quan điểm trình bày

trong ấn phẩm này không

nhất thiết phản ánh các

quan điểm của IUCN, Bộ

Ngoại giao Phần Lan, hay

WARECOD.

Đây là báo cáo kết quả của

hợp đồng tƣ vấn đƣợc thực

hiện trong năm 2010 trong

khuôn khổ Đối thoại Nƣớc

Khu vực Mê Kông do IUCN

triển khai. IUCN và nhân

viên của IUCN không chịu

trách nhiệm về bất kỳ thiệt

hại nào xảy ra do sự thiếu

chính xác hoặc chƣa đầy

đủ của các thông tin đƣợc

cung cấp trong báo cáo.

Ấn phẩm này là một phần

kết quả trong dự án đƣợc

Bộ Ngoại giao Phần Lan tài

trợ.

Cơ quan xuất bản: IUCN,

Thụy Sỹ,Băng-cốc, Thái-lan

và Hà Nội, Việt Nam.

Bản quyền: © 2011

International Union for

Conservation of Nature and

Natural Resources.

Các tổ chức hoặc cá nhân

có thể tái bản ấn phẩm này

vì mục đích giáo dục hoặc

phi lợi nhuận mà không cần

sự đồng ý trƣớc bằng văn

bản của cơ quan giữ bản

quyền, với điều kiện phải

trích dẫn nguồn đầy đủ.

Nghiêm cấm tái bản ấn

phẩm này để bán lại hoặc

vì các mục đích thƣơng mại

khác mà không đƣợc sự

đồng ý trƣớc bằng văn bản

của cơ quan giữ bản

quyền.

Trích dẫn: Trung tâm Bảo

tồn và Phát triển Tài

nguyên Nƣớc (2011). Đối

thoại về các vấn đề chính

sách trong quản lý môi

trường làng nghề tỉnh Bắc

Ninh, Chƣơng trình Đối

thoại Nƣớc Mê Kông.

Gland, Thụy Sĩ: IUCN.

26trang.

ISBN: 978-2-8317-1343-4

Ảnh bìa: WARECOD.

Dàn trang: Nguyễn Đức Tú

và Nguyễn Thùy Anh

Cơ quan xuất bản: Văn

phòng IUCN Việt Nam

Cơ quan tài trợ: Bộ Ngoại

giao Phần Lan và IUCN.

Nơi cung cấp:

IUCN

Văn phòng tại Việt Nam

IPO Box 60

Villa 44/4, Vạn Bảo

Hà Nội

Việt Nam

ĐT: ++844-37261575/6

Fax: ++844-37261561

E-mail:

[email protected]

Web:

www.iucn.org/vietnam

Page 3: Đối thoại về Các Vấn đề Chính sáchhành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc,

iii

MỤC LỤC

TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................................................. iii

1 GIỚI THIỆU CHUNG ............................................................................................................ 1

2 TIẾP CẬN ĐỐI THOẠI .......................................................................................................... 1

2.1 Phƣơng pháp và quy trình ............................................................................................ 1

2.2 Các bên liên quan ......................................................................................................... 3

3 KẾT QUẢ ĐỐI THOẠI ........................................................................................................... 3

3.1 Luật và các quy đinh dƣới luật ...................................................................................... 3

3.2 Thể chế ......................................................................................................................... 5

3.3 Quy trình ....................................................................................................................... 7

4 BÀI HỌC RÖT RA TỪ CUỘC ĐỐI THOẠI ............................................................................ 8

5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 8

5.1 Kết luận về vấn đề quản lý môi trƣờng làng nghề xã Khắc Niệm .................................. 8

5.2 Những khuyến nghị để cải thiện thực trạng tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh ................. 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 11

PHỤ LỤC 1: CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM ............................................................................. 12

PHỤ LỤC 2: CHƢƠNG TRÌNH HỘI THẢO .............................................................................. 13

PHỤ LỤC 3: NGHỊ ĐỊNH 67/2003/NĐ-CP ................................................................................ 15

PHỤ LỤC 4: DỰ THẢO QUY CHẾ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH ..... 19

TỪ VIẾT TẮT

UNESCAP Ủy ban Liên Hợp Quốc về Kinh tế Xã hội Khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng

BORDA Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển Bremen

DEWATS Hệ thống Xử lý Nƣớc thải Phân tán

IUCN Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

UBND Ủy ban Nhân dân

WARECOD Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên Nƣớc

Page 4: Đối thoại về Các Vấn đề Chính sáchhành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc,

1

1 GIỚI THIỆU CHUNG

Dự án đối thoại về vấn đề quản lý môi trƣờng làng nghề tỉnh Bắc Ninh đƣợc thực hiện bởi

Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên Nƣớc (WARECOD) từ tháng 5 đến tháng 8 năm

2010. Hoạt động này là bƣớc tiếp theo của nghiên cứu ô nhiễm môi trƣờng làng nghề khu vực

Bắc Đuống, tỉnh Bắc Ninh đƣợc thực hiện bởi Giáo sƣ Đặng Kim Chi, Đại Học Bách Khoa Hà

Nội trong năm 2009 trong khuôn khổ Đối thoại Nƣớc sông Mê Kông đƣợc điều phối bởi Tổ

chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tại Việt Nam từ cuối năm 2008. Mục tiêu chung của

chƣơng trình đối thoại này là cải thiện an ninh sinh kế, sức khỏe con ngƣời và hệ sinh thái vùng

sông Mê Kông thông qua việc cải thiện quản lý nguồn nƣớc. Trong khuôn khổ chƣơng trình

này, báo cáo của Giáo sƣ Đặng Kim Chi đã cung cấp những bằng chứng định tính và định

lƣợng của thực trạng ô nhiễm môi trƣờng tỉnh Bắc Ninh từ mức độ nguy hiểm thấp đến cao.

Mức độ ô nhiễm đang ngày càng tăng nhanh hơn và nghiêm trọng hơn, đặc biệt từ những hoạt

động sản xuất. Trong ba nguồn bị ô nhiễm lớn, nguồn nƣớc (bao gồm nƣớc mặt và nƣớc

ngầm) bị ảnh hƣởng nhiều nhất bởi nƣớc thải từ hoạt động sản xuất cũng nhƣ sinh hoạt hàng

ngày của ngƣời dân: 100% hộ sản xuất không có biện pháp xử lý nƣớc thải; một vài hệ thống

xử lý nƣớc thải cho toàn làng cũng đã đƣợc đầu tƣ nhƣng không hoạt động hiệu quả. Báo cáo

cũng đã liệt kê những rào cản chính trong quá trình hạn chế và giảm ô nhiễm tại các làng nghề

khu vực Bắc Đuống nhƣ hệ thống luật định không cập nhật, sự thiếu trách nhiệm và hành động

kịp thời từ lãnh đạo, những cơ quan ban ngành có liên quan, khả năng hạn chế của các cơ

quan địa phƣơng, thiếu công nghệ, tài chính cũng nhƣ thông tin, không có sự tham gia của

nguời dân trong quá trình hoạch định... Dựa trên những kết quả nghiên cứu trên, báo cáo đã

đƣa ra những khuyến nghị nhƣ những hành động cần thiết để tăng cƣờng hiểu biết cộng đồng

về mức độ ô nhiễm môi trƣờng trong khu vực, năng lực của các cơ quan nhà nƣớc, điều chỉnh

khung pháp luật tại địa phƣơng... Tất cả những khuyến nghị đó đều hƣớng tới mục đích phát

triền bền vững cho làng nghề tỉnh Bắc Ninh.

Không thể phủ nhận rằng báo cáo trên đã cung cấp những thông tin chi tiết nhất về thực

trạng môi trƣờng làng nghề tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, do nhiều vấn đề nhạy cảm về chính trị,

một báo cáo kĩ thuật khó có thể đề cập hết các vấn đề quản lí môi trƣờng. Với nhiều kinh

nghiệm làm việc với cộng đồng, WARECOD tin rằng việc tổ chức hoạt động đối thoại giữa các

bên liên quan tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh sẽ giúp hoàn thiện mục tiêu dự án cũng nhƣ cung

cấp bài học thực tế trong báo cáo kĩ thuật giúp cho việc xác định các vấn đề nghiêm trọng nhất

về môi trƣờng thành thị và khu công nghiệp ở các địa bàn khác tại Việt Nam.

2 TIẾP CẬN ĐỐI THOẠI

2.1 Phương pháp và quy trình

Để phân tích các vấn đề quản lý môi trƣờng của các làng nghề tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi đã

sử dụng mô hình ma trận quản lý nƣớc do IUCN phát triển:

Bảng 1: Ma trận quản lý nước (IUCN)

Thành phần/Yếu tố Tính minh

bạch

Mức độ tham

gia

Trách nhiệm

giải trình

Quy tắc pháp

luật

Luật và các quy phạm hoặc hoặc hoặc hoặc

Thể chế hoặc hoặc hoặc hoặc

Quy trình hoặc hoặc hoặc hoặc

Page 5: Đối thoại về Các Vấn đề Chính sáchhành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc,

2

Với mỗi yếu tố Luật và các quy phạm, Thể chế, Quy trình, đánh giá sẽ dựa trên bốn tiêu

chuẩn: Tính minh bạch, Mức độ tham gia, Trách nhiệm giải trình và Quy tắc pháp luật.

Định nghĩa cung cấp bởi Ủy ban Liên Hợp Quốc về Kinh tế Xã hội Khu vực châu Á-Thái Bình

Dƣơng (UNESCAP) cũng đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo trong báo cáo này để hƣớng tới

mục đích quản lý tốt trong tƣơng lai.

Sơ đồ 1: Các tính chất của quản lý tốt (UNESCAP)

Việc quản lý tốt giúp đảm bảo giảm thiểu tham nhũng, nhìn nhận của những nhóm thiểu số

đƣợc đƣa vào cân nhắc và tiếng nói của những đối tƣợng bị ảnh hƣởng nhất trong xã hội đƣợc

đƣa vào quá trình hoạch định chính sách. Quản lý tốt rõ ràng là một mục tiêu lý tƣởng mà bất

cứ quốc gia nào cũng khó có thể đạt đƣợc toàn vẹn. Tuy nhiên, để đảm bảo phát triển bền

vững, những hành động cụ thể cần phải hƣớng tới mục tiêu này, để biến nó trở thành sự thật.

Hoạt động đối thoại đƣợc thiết kế tập chung chủ yếu vào xã làm bún Khắc Niệm. Tuy nhiên

do một vài thay đổi trong quá trình thực hiện, đối thoại đã đƣợc nâng lên tầm quản lý cao hơn ở

cấp tỉnh. Quy trình đối thoại nhƣ sau:

Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị:

Nhóm làm việc của WARECOD bao gồm ba nhân viên và một tình nguyện viên đã thực hiện

những công tác sau:

Gặp mặt nhóm làm việc trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội, thảo luận về vấn đề quản lý

đƣợc phát hiện trong quá trình nghiên cứu tại Bắc Đuống.

Xem xét lại các báo cáo, tạp chí, báo... để tìm kiếm thêm thông tin về ô nhiễm môi trƣờng

làng nghề.

Tổ chức đến thăm khu vực Bắc Đuống, gặp gỡ những đối tƣợng cộng đồng chính ở xã

Khắc Niệm để có cái nhìn ban đầu về bối cảnh địa phƣơng, giới thiệu và lên kế hoạch đối

thoại với những ngƣời tham gia.

Bước 2: Quy trình đối thoại:

Tổ chức một loạt buổi gặp mặt với những bên liên quan trong làng bún.

Ở cấp cộng đồng, các buổi gặp đƣợc tổ chức riêng lẻ với những bên liên quan ở làng bún

Khắc Niệm bao gồm dân làng, các hộ sản xuất, lãnh đạo làng xã. Những buổi gặp mặt này

đƣợc tổ chức với mục đích lấy thông tin thực tế và cụ thể hơn về quy trình sản xuất cũng nhƣ

hành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm

nƣớc, sau đó tóm tắt kết quả, phân tích vấn đề và thảo luận những giải pháp công nghệ, luật lệ,

quy định và cơ chế quản lý phù hợp dƣới cái nhìn của ngƣời dân. Hoạt động đối thoại cuối

QUẢN LÍ

TỐT

Minh bạch

Có trách

nhiệm

Công bằng và

bao quát Hiệu quả

Tuân thủ quy

định pháp

luật

Có sự tham

gia

Hướng tới sư

đồng thuận

Có trách nhiệm

giải trình

Page 6: Đối thoại về Các Vấn đề Chính sáchhành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc,

3

cùng mang tên ”Giải pháp chính sách cho vấn đề quản lý ô nhiễm môi trƣờng làng nghề tỉnh

Bắc Ninh” đã đƣợc tổ chức thành công tại thành phố Bắc Ninh ngày 13 tháng 8 năm 2010. 50

đại diện của các cơ quan ban ngành liên quan và cộng đồng đã tham dự buổi họp. Dựa vào

những thông tin đƣợc cung cấp và những hiểu biết, kinh nghiệm của những ngƣời tham gia,

một cuộc đối thoại tích cực đã đƣợc thực hiện. Những ngƣời tham gia đƣợc chia thành bốn

nhóm dựa vào kiến thức và vị trí công tác (Nhóm cộng đồng, nhóm các lãnh đạo cấp huyện,

nhóm các lãnh đạo cấp tỉnh và nhóm các chuyên gia kĩ thuật) để thảo luận về những rào cản

chính sách chủ yếu và những đề xuất thực tế để cải thiện thực trạng ô nhiễm (xem câu hỏi ở

Phụ lục 1).

2.2 Các bên liên quan

Nhƣ đã nêu ở trên, cuộc đối thoại đa bên này là một phƣơng thức chia sẻ thông tin ở các

cấp trong tỉnh Bắc Ninh. Một số lƣợng đáng kể các bên liên quan đã đƣợc khuyến khích tham

gia vào quá trình đối thoại. Ở xã Khắc Niệm, các hộ sản xuất bún, lãnh đạo làng xã, lãnh đạo

hội Thanh Niên, Hội Phụ Nữ, Hội Ngƣời Cao Tuổi, trạm y tế và ngƣời dân trong xã đã tham gia

vào các buổi gặp mặt. Trong lúc đó, nhiều buổi gặp khác với các tổ chức nhƣ Hiệp hội Nghiên

cứu và Phát triển Bremen (BORDA), Viện Khoa học Thủy Lợi đã tham gia vào dự án DEWATS

tại xã Khắc Niệm cũng đã đƣợc tổ chức. Ở cấp tỉnh, ngƣời tham gia bao gồm đại diện từ cộng

đồng làng nghề, lãnh đạo địa phƣơng và các tổ chức xã hội dân sự. 10 hộ sản xuất bún từ các

làng nghề khác nhau đại diện cho tiếng nói cộng đồng, cùng với sự tham gia của các đại diện

đến từ Hiệp Hội Làng nghề, Ủy Ban Nhân Dân, Chi cục bảo vệ môi trƣờng, Trung tâm Quốc gia

Nƣớc sạch và Vệ sinh Môi trƣờng Nông thôn, Trung tâm Y tế dự phòng ở cấp tỉnh và huyện.

Với sự tham gia đa phƣơng nhƣ trên, cơ hội thất bại của dự án là rất nhỏ (Chƣơng trình chi tiết

ở Phụ lục 2).

3 KẾT QUẢ ĐỐI THOẠI

Nhƣ đã nói, hoạt động đối thoại đã tạo cơ hội nhìn nhận một cách tổng quan về vấn đề quản

lý môi trƣờng tỉnh Bắc Ninh dựa trên ma trận quản lý nƣớc của IUCN.

3.1 Luật và các quy đinh dƣới luật

Tính minh bạch Đã rõ ràng ở cấp tỉnh cho vấn đề môi trường nói chung

nhưng còn thiếu các văn bản đặc thù phù hợp với làng

nghề và nhiều quy định còn chung chung, khó áp dụng

Mức độ tham gia Người dân chưa được tham gia vào quá trình xây dựng

luật, các quy định, không nắm bắt được các thông tin liên

quan tới quy định của pháp luật

Trách nhiệm giải trình Rất hạn chế

Tuân thủ quy định của Pháp luật Thấp

Môi trƣờng làng nghề tỉnh Bắc Ninh đƣợc điều chỉnh bởi các Luật, văn bản dƣới luật về bảo

vệ môi trƣờng do Quốc Hôi, chính phủ, các bộ chủ quản ban hành và các quy chế, quy định do

UBND tỉnh ban hành. Luật Bảo vệ Môi trƣờng (sửa đổi 2005) là văn bản pháp luật quan trọng

nhất điều chỉnh các hoạt động bảo vệ môi trƣờng quốc gia trong đó có điều 38 quy định về việc

bảo vệ môi trƣờng làng nghề. Bên cạnh đó, Luật Tài Nguyên Nƣớc, Luật Đa dạng sinh học

cùng với một loạt các nghị định, thông tƣ trong đó đáng chú ý là nghị định 67/2003/ND-CP (chi

tiết xem Phụ lục 3) đã đƣợc ban hành trong 2 thập kỷ qua cũng là cơ sở pháp lý quan trọng đối

Page 7: Đối thoại về Các Vấn đề Chính sáchhành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc,

4

với việc bảo vệ môi trƣờng làng nghề tại Bắc Ninh. Ở cấp tỉnh, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban

hành Quy chế bảo vệ môi trƣờng làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ năm 2009 (Phụ lục

4). Hiện tại, Quy định quản lý nƣớc thải làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công

nghiệp làng nghề đã đƣợc Chi cục bảo vệ môi trƣờng soạn thảo và gửi cho các cơ quan quản

lý cấp huyện và UBND xã lấy ý kiến tham vấn. Theo dự kiến của Chi cục bảo vệ Môi trƣờng

tỉnh Bắc Ninh, quy định này sẽ đƣợc hoàn thiện và đƣa vào áp dụng vào cuối năm nay. Cơ

quan quản lý môi trƣờng cấp tỉnh đã có rất nhiều nỗ lực trong việc thể chế hóa và hoàn thiện

khung pháp lý cho việc quản lý môi trƣờng làng nghề.

Mặc dù đã có nhiều văn bản pháp luật đƣợc ban hành nhƣng hiệu quả thực thi trên thực tế

rất thấp và môi trƣờng làng nghề chƣa có dấu hiệu cải thiện hơn trong thời gian qua. Theo ý

kiến của các đại biểu tại cuộc đối thoại cấp tỉnh, hiện vẫn thiếu văn bản dƣới luật quy định cụ

thể về công tác bảo vệ môi trƣờng phù hợp với đặc thù của làng nghề. Các quy định hiện hành

áp dụng chung cho các cơ sở gây ô nhiễm rất khó thực hiện với làng nghề do có sự khác biệt

về địa bàn sản xuất, điều kiện kinh tế, xã hội và quan hệ làng xã. Các văn bản quy phạm pháp

luật hiện hành cũng chƣa quy định chế tài xử phạt cụ thể. Ngoài ra, nhiều điều khoản trong các

văn bản hƣớng dẫn thực thi pháp luật liên quan tới môi trƣờng làng nghề còn sử dụng nhiều từ,

thuật ngữ đa nghĩa, chung chung, chƣa rõ ràng. Các cụm từ thƣờng gặp nhƣ ”cơ quan chức

năng”, ”cấp có thẩm quyền” hay ”xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành” (mục 1,2,

4,5,8 - điều 17, chƣơng 5 và điều 20 của Quy chế bảo vệ môi trƣờng làng nghề, khu công

nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bắc Ninh). Những tồn tại trên khiến cho cán bộ địa phƣơng lúng túng và

gặp khó khăn trong việc thực thi pháp luật. Ngƣời dân lại càng khó hiểu và không biết rõ những

cơ quan chức năng nào mình có thể tiếp cận, những quy định cụ thể nào sẽ đƣợc áp dụng để

xử phạt vi phạm. Điều này dẫn tới việc thiếu các cơ sở, chỉ số để giám sát, đánh giá trách

nhiệm giải trình của các cơ quan chức năng có liên quan. Bên cạnh đó, trong nghị định về thu

phí nƣớc thải lại có điều khoản miễn trừ áp dụng với các vùng chƣa tiếp cận đƣợc nƣớc sạch.

Điều này dẫn tới việc triển khai áp dụng thu phí ở các khu vực làng nghề gây ô nhiễm nặng ở

các vùng nông thôn không thực hiện đƣợc và ngƣời dân nhận thấy không công bằng khi cùng

là ngƣời sản xuất thì ngƣời này phải đóng phí, còn ngƣời khác thì lại không. Hơn thế nữa,

chƣa có sự thống nhất, đồng bộ thậm chí mâu thuẫn giữa các quy định quản lý về môi trƣờng

và các quy định về phát triển kinh tế làng nghề, quy định thu thuế, lệ phí. Theo luật thuế 2008,

các hộ gia đình có thu nhập thấp đƣợc miễn trừ thuế trong khi đó Luật bảo vệ môi trƣờng quy

định ngƣời gây ô nhiễm phải có nghĩa vụ đóng phí và trả tiền cho việc gây ô nhiễm. Do ảnh

hƣởng của tƣ duy ƣu tiên phát triển kinh tế từ trung ƣơng tới cấp cơ sở nên vấn đề thu phí môi

trƣờng không đƣợc thực hiện và ngƣời gây ô nhiễm vẫn tiếp tục hoạt động gây ô nhiễm.

Điều đáng chú ý là đối tƣợng tiếp cận của các luật, quy đinh hiện có mới chỉ hạn chế ở các

cơ quan quản lý nhà nƣớc có liên quan ở cấp tỉnh, huyện và các cán bộ đầu ngành ở cấp xã.

Kết quả của các cuộc đối thoại với nhóm ngƣời dân, các hộ sản xuất, cán bộ xã Khắc Niệm cho

thấy, ngƣời dân thƣờng và các hộ sản xuất không nắm đƣợc các thông tin về các quy định hiện

hành liên quan tới bảo vệ môi trƣờng làng nghề. Tình trạng này cũng phổ biến ở các làng nghề

khác trong tỉnh. Dù ngƣời dân quan tâm tới vấn đề ô nhiễm tại làng xã nhƣng còn thờ ơ với các

quy định về quản lý và kiểm soát môi trƣờng. Ngƣời dân chƣa đƣợc khuyến khích tham gia và

cũng chƣa có ý thức chủ động tham gia vào quá trình xây dựng các văn bản pháp luật trong

lĩnh vực này vì quan niệm từ xƣa tới nay việc này thuộc trách nhiệm của các cơ quan chức

năng. Các luật và quy định hiện hành trong lĩnh vực này đƣợc ban hành trƣớc khi có quy định

mới về tham vấn cộng đồng trong Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi có

Page 8: Đối thoại về Các Vấn đề Chính sáchhành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc,

5

hiệu lực từ tháng 1/20091. Quá trình soạn thảo quy định về quản lý nƣớc thải làng nghề của

tỉnh Bắc Ninh hiện nay cần tuân thủ theo quy định của Luật trên nhƣng cũng mới chỉ lấy ý kiến

tới cán bộ huyện, xã thông qua đƣờng công văn. Ngƣời dân và các hộ kinh doanh sản xuất

trong làng nghề chƣa có tiếng nói trong quá trình này. Cách thức tiến hành tham vấn vẫn giới

hạn trong hình thức giao tiếp truyền thống một chiều, chƣa sử dụng các hình thức và phƣơng

pháp tham vấn trực tiếp để huy động đƣợc những ý kiến đóng góp, phản hồi kịp thời,tích cực

và có ý nghĩa.

Những hạn chế trong việc truyền thông, phổ biến pháp luật cũng là rào cản cho việc tiếp cận

thông tin và cơ hội tham gia của cộng đồng. Theo đánh giá của lãnh đạo UBND xã Khắc Niệm,

trong thời gian qua, công tác phổ biến pháp luật đã đƣợc thực hiện thƣờng xuyên hơn cho các

trƣởng ban ngành ở cấp xã thông qua hình thức cán bộ phụ trách cấp huyện về phổ biến. Tiếc

rằng những hoạt động để phổ biến rộng rãi và có hiệu quả các thông tin, kiến thức pháp luật

cho các cá nhân, các hộ gia đình tại cộng đồng sau đó chƣa đƣợc triển khai. Tại xã Đào Xá,

thỉnh thoảng các thông tin liên quan tới chính sách, pháp luật đƣợc phát qua hệ thống loa đài

truyền thanh xã và các cuộc họp thôn. Tuy nhiên, các cán bộ xã tham dự đối thoại cho rằng các

hình thức truyền thông truyền thống này chƣa thu hút đƣợc sự quan tâm của ngƣời dân vì tính

đơn điệu, thiếu phản hồi.

Ở cấp cộng đồng, vấn đề bảo vệ môi trƣờng cũng đã đƣợc đƣa vào trong hƣơng ƣớc thôn

nhƣng còn mang tính chiếu lệ, hình thức, thiếu tính ràng buộc pháp lý. Mặt khác, phí nƣớc thải

không đƣợc áp dụng đồng bộ đối với các hộ sản xuất. Khi đƣợc hỏi vì sao không tuân thủ luật,

một ngƣời dân ở xã Khắc Niệm nói: ”Tại sao tôi phải nộp tiền trong khi hộ khác không nộp?”.

Một lí do nữa có thể đến từ mối quan hệ cá nhân, đặc biệt là ở cấp làng xã, khiến ngƣời thi

hành luật pháp ngần ngại trong việc xử lý những hộ, cá nhân mà họ quen biết. Hoặc, chính

những ngƣời thi hành công vụ cũng không hoàn thành trách nhiệm, ví dụ nhƣ không giám sát

chặt chẽ các hoạt động sản xuất của các hộ, công ty. Do đó, việc thực thi các quy định ở cấp

thấp kém hiệu quả, dẫn đến khoảng cách giữa quá trình quyết định và thực tế.

Có thể thấy rằng, các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trƣờng làng nghề đang trong quá

trình hoàn thiện. Cần có nhiều nỗ lực từ cơ quan xây dựng pháp luật, từ các đơn vị thực thi và

từ phía cộng đồng để tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời dân vào việc xây dựng và thực thi

pháp luật đồng thời đảm bảo thúc đẩy trách nhiệm giải trình, tính công bằng, minh bạch của

pháp luật.

3.2 Thể chế

Tính minh bạch Đạt ở cấp tỉnh và huyện nhưng hạn chế ở cấp xã

Mức độ tham gia Hạn chế, chưa huy động được các tổ chức đoàn thể và

cộng đồng

Trách nhiệm giải trình Chưa có chế tài quy định trách nhiệm của các cơ quan có

liên quan không tuân thủ theo quy định

Tuân thủ quy định của pháp luật Rất hạn chế

Theo Quy chế bảo vệ Môi trƣờng làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bắc Ninh, Sở

Tài Nguyên và Môi Trƣờng là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong vấn đề quản lý môi trƣờng

làng nghề trong tỉnh. Nhiệm vụ chính của Sở Tài Nguyên và Môi trƣờng bao gồm: xây dựng

1 Luật số: 17/2008/QH12: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 03 tháng 6 năm 2008

Page 9: Đối thoại về Các Vấn đề Chính sáchhành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc,

6

chƣơng trình, kế hoạch bảo vệ môi trƣờng, quan trắc môi trƣờng, truyền thông, kiểm tra, đánh

giá để xác định và phân loại các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng. Sở này cùng phối hợp với các

cơ quan có liên quan tại cấp tỉnh bao gồm Sở Công An, Sở Kế Hoạch và Đầu tƣ, Sở Công

Thƣơng, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Xây Dựng, Công ty điện lực Bắc Ninh, Ngân Hàng

Nhà Nƣớc trong việc bảo vệ môi trƣờng. Trách nhiệm của các Sở, ban ngành liên quan đƣợc

quy định rõ trong Quy chế.

Ở cấp quản lý thấp hơn, công tác quản lý môi trƣờng làng nghề thuộc trách nhiệm của Ủy

ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân xã, chƣa có quy định cụ thể cho các ban ngành

chuyên môn. Vai trò chính của UBND huyện là tổ chức đăng ký và xác nhận Bản cam kết bảo

vệ môi trƣờng của các đơn vị sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ cấp hộ, cá nhân, truyền thông,

phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại,

tố cáo trên địa bàn về bảo vệ môi trƣờng. Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo việc xây dựng Quy ƣớc

thôn, làng có gắn các tiêu chí về vệ sinh môi trƣờng vào việc xét duyệt gia đình văn hóa, thôn

văn hóa. Tại cấp xã, có 1 cán bộ công chức địa chính-xây dựng đảm nhiệm chức năng quản lý

nhà nƣớc về môi trƣờng, giúp UBND xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nƣớc về

bảo vệ môi trƣờng tại địa bàn xã. Nhƣ vậy, từ cấp huyện trở xuống, không có đơn vị phụ trách

riêng về vấn đề môi trƣờng làng nghề mà tập trung vào UBND huyện và xã với quyền hạn rất

hạn chế trong khi vấn đề ô nhiễm làng nghề chủ yếu xảy ra ở cấp cộng đồng. Theo ý kiến của

lãnh đạo Ủy ban các xã, do kiêm nhiệm, cán bộ địa chính – môi trƣờng xã trên thực tế chủ yếu

giải quyết các vấn đề liên quan tới đất đai, vai trò tham mƣu, phát hiện các vấn đề liên quan tới

môi trƣờng để báo cáo với chính quyền địa phƣơng chƣa đƣợc thực hiện. Vì vậy công tác

quản lý môi trƣờng tại cấp xã rất hạn chế, chủ yếu giải quyết các mâu thuẫn, đơn kiện của

ngƣời dân chứ chƣa làm đƣợc công tác kiểm tra, phát hiện và ngăn ngừa ô nhiễm. Nhiều đại

biểu cấp xã đã kiến nghị việc thu phí môi trƣờng của các hộ sản xuất tại làng nghề cần đƣợc

chuyển giao cho cấp xã thu thay vì cấp huyện hoặc Sở Tài Nguyên Môi trƣờng nhƣ hiện nay.

Bên cạnh đó, vai trò của các tổ chức Hội, đoàn thể trong công tác bảo vệ môi trƣờng rất mờ

nhạt và chƣa đƣợc đƣa vào trong văn bản pháp luật hiện tại. Trên thực tế, các tổ chức quần

chúng ở nhiều địa phƣơng khác đã làm rất tốt công tác truyền thông, huy động cộng đồng địa

phƣơng thực hiện các hành vi tích cực bảo vệ môi trƣờng. Tại địa bàn các làng nghề Bắc Ninh,

nhóm các tổ chức này đóng vai trò rất thụ động thiếu tích cực trong công tác bảo vệ môi

trƣờng. Chủ thể này cần đƣợc xem xét để khuyến khích phát huy vai trò truyền thông bảo vệ

môi trƣờng tại cấp cộng đồng.

Hơn nữa, việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý các cấp chƣa đồng bộ và chặt chẽ. Theo

quy định, Công ty điện lực sẽ phải ngừng cung cấp điện cho cơ sở sản xuất gây ô nhiễm

nghiêm trọng cho đến khi đơn vị này áp dụng hệ thống xử lý ô nhiễm đạt tiêu chuẩn đƣợc xác

nhận bởi cơ quan chuyên môn về môi trƣờng, nhƣng trên thực tế nhiều cơ sở gây ô nhiễm bị

phát hiện vẫn đƣợc cấp điện để tiếp tục sản xuất. Tƣơng tự, Ngân hàng cũng không đình chỉ

việc cấp vốn hoặc rút vốn vay của cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sau khi cơ quan bảo vệ môi

trƣờng phát hiện cơ sở này có vi phạm. Tại xã Đào Xá, việc cấp đăng ký kinh doanh cho các

cơ sở sản xuất không thông qua UBND xã xác nhận nên UBND xã không nắm rõ đƣợc hoạt

động của cơ sở này để kiểm tra, giám sát. Công tác phối hợp khi kiểm tra, xử lý tại đây cũng

không đƣợc thƣờng xuyên và chính quyền cấp xã nhiều khi không đƣợc biết về các quyết định

xử lý của các cơ quan cấp trên về các trƣờng hợp vi phạm. Những rào cản và tồn tại nêu trên

đã hạn chế sự tham gia của các bên liên quan trong việc quản lý môi trƣờng làng nghề đồng

thời cho thấy rõ cần nhiều cải tiến về mặt pháp luật, thể chế cần đƣợc triển khai ở cấp cơ sở để

hƣớng tới tính minh bạch và trách nhiệm giải trình cũng nhƣ tính công bằng của pháp luật.

Page 10: Đối thoại về Các Vấn đề Chính sáchhành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc,

7

3.3 Quy trình

Tính minh bạch Có quy định rõ ràng các thủ tục bắt buộc trước khi triển

khai các dự án

Chưa có quy định rõ về cơ chế giám sát thực hiện các

bước thực hiện tiến trình đưa ra

Mức độ tham gia Không đạt

Trách nhiệm giải trình Không đạt

Tuân thủ Quy định của Pháp luật Không được thực hiện

Quy trình quản lý môi trƣờng làng nghề đƣợc hiểu là các bƣớc, các lộ trình, quy định đƣợc

đƣa ra và cần đƣợc áp dụng trong các hoạt động, dự án có liên quan và có tác động tới môi

trƣờng của các làng nghề. Quy trình bảo vệ môi trƣờng làng nghề bao gồm các bƣớc diễn ra

trƣớc, trong và sau khi các hoạt động, dự án có ảnh hƣởng tới môi trƣờng làng nghề. Theo

nghị định 20/2006/NĐ-CP2 và nghị định 21/2008/NĐ-CP3, mọi đối tƣợng sản xuất, kinh doanh

dịch vụ đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng hoặc cam kết bảo vệ môi trƣờng

(với cơ sở đầu tƣ mới) hoặc phải lập đề án bảo vệ môi trƣờng (với các cơ sở đang hoạt động).

Quy trình này đã đƣợc quy định rất rõ ràng nhƣng cho đến nay, hầu hết các hộ sản xuất trong

làng nghề đều không áp dụng và tuân thủ quy trình này nhƣng chính quyền địa phƣơng cũng

không thể áp dụng các chế tài xử phạt theo quy định. Công tác thanh kiểm tra các cơ sở sản

xuất đã đƣợc nhắc đến nhƣng trên thực tế quy trình này chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên,

kiểm tra giám sát và xử lý vi phạm chƣa đƣợc công bố công khai. Nhà nƣớc và chính quyền địa

phƣơng đã có chủ trƣơng xã hội hóa công tác bảo vệ môi trƣờng, khuyến khích cộng đồng, các

tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện các dự án xử lý môi trƣờng làng nghề. Tuy

nhiên, chính quyền cơ sở, các doanh nghiệp và các hộ sản xuất và ngƣời dân chƣa nắm đƣợc

các cơ chế, quy trình liên quan tới xây dựng đề án, xin vốn đầu tƣ và quản lý giám sát đối với

các dự án này. Những tồn tại trong dự án xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải cho 2 thôn Tiền

Trong, Tiền Ngoài đƣợc triển khai tại xã Khắc Niệm là minh chứng cụ thể cho bất cập trên. Dự

án đƣợc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp vốn đầu tƣ xây dựng mô hình thí điểm,

Viện khoa học Thủy Lợi là chủ dự án chịu trách nhiệm thiết kế, thi công và quản lý ngân sách

dự án. Ủy ban nhân dân xã cùng phối hợp và có trách nhiệm huy động vốn ngân sách địa

phƣơng để đối ứng 30% ngân sách để thực hiện các hạng mục trong dự án. Dự án đã hoàn

thành xây dựng từ cuối năm 2009 nhƣng cho tới tháng 8 năm 2010 vẫn chƣa đi vào hoạt động.

Ngƣời dân và lãnh đạo của 2 thôn cũng không biết vì sao công trình không hoạt động đƣợc, họ

cũng không đƣợc biết thông tin về dự án. Lãnh đạo địa phƣơng thì cho rằng công trình chƣa

vận hành đƣợc vì còn chờ Viện Khoa học Thủy Lợi tập huấn vận hành công trình. Viện thì nói

rằng đang chờ Ủy ban nhân dân xã để tổ chức tập huấn. Thực ra, dự án này đã không làm rõ

vai trò của từng bên liên quan chính trong việc vận hành, bảo dƣỡng dự án ngay từ đầu.

Tóm lại, quy trình quản lý môi trƣờng làng nghề tỉnh Bắc Ninh đã đƣợc quy định rõ trong văn

bản pháp luật tuy nhiên trên thực tế triển khai còn gặp nhiều trở ngại vì chƣa có sự tham gia

của cộng đồng trong giai đoạn triển khai các dự án, trách nhiệm giải trình cũng chƣa rõ và vì

thế hiệu lực thực thi của các quy định không thực tế. Chính vì những hạn chế này nên những

2 Nghị định số 20/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20 tháng 02 năm 2006 quy định chi tiết Luật thƣơng

mại về kinh doanh dịch vụ giám định thƣơng mại. 3 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 02 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số

điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết

và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng

Page 11: Đối thoại về Các Vấn đề Chính sáchhành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc,

8

dự án tƣởng nhƣ có thể đƣa lại giải pháp cải thiện ô nhiễm lại có nguy cơ trở nên vô ích hoặc

bị “đắp chiếu” chậm trễ trong việc đƣa vào sử dụng.

4 BÀI HỌC RÚT RA TỪ CUỘC ĐỐI THOẠI

Khó khăn từ thực tế địa phƣơng

Trong quá trình thực hiện đối thoại tại tỉnh Bắc Ninh, WARECOD đã phải đối mặt với một số

thách thức. Trƣớc đó đã có nhiều dự án, nghiên cứu đã đƣợc thực hiện ở tỉnh này mà không

đem lại sự cải thiện đáng kể nào cho thực trạng ô nhiễm, do đó ngƣời dân Bắc Ninh đã mất

lòng tin rằng những dự án nhƣ thế có thể giúp ích. Với tâm lý đó, ngƣời dân không muốn hợp

tác, hoặc bắt tay với thái độ thờ ơ. Chất lƣợng của thông tin thu thập đƣợc vì thế bị giảm đi và

đội ngũ thực hiện dự án phải cố gắng hơn để tiếp cận với cộng đồng. Cũng vì lí do đó, trong

các buổi gặp mặt tại xã Khắc Niệm, lãnh đạo địa phƣơng, các tổ chức xã hội dân sự và những

nhân vật trọng yếu khác trả lời những câu hỏi đƣa ra nhƣ đã học thuộc lòng từ trƣớc. Tất cả

câu trả lời rất chung chung, tránh đi thẳng vào vấn đề. Cuộc đối thoại cũng diễn ra vào thời gian

khá nhạy cảm, khi chính quyền địa phƣơng đang chuẩn bị cho Đại Hội Đảng và một dự án xử lý

nƣớc thải đang trong quá trình xây dựng. Tất cả những vấn đề nhạy cảm có thể “đụng chạm”

đến chất lƣợng quản lý đều bị né tránh. Nói chung, nhóm làm việc WARECOD nhận đƣợc rất ít

sự ủng hộ, đôi khi cả thái độ không hợp tác từ cả cộng đồng lẫn chính quyền tỉnh Bắc Ninh.

Kinh nghiệm làm việc với các cấp chinh quyền và cộng đồng

Vì những lí do trên, chúng tôi phải thay đổi bƣớc cuối cùng của trong hoạt động đối thoại, từ

cấp huyện lên cấp tỉnh. Tuy nhiên, sự thay đổi này đã đem lại cho chúng tôi một bài học khác.

Khi làm việc từ các cấp quản lý thấp đến cấp cao hơn, chúng tôi nhận thấy đƣợc khoảng cách

giữa việc xây dựng luật và thực tế thực thi của những luật đó. Trong suốt thời gian làm việc ở

cấp chính quyền xã hay huyện, chúng tôi nhận thấy có rất ít mối tƣơng tác giữa các bên liên

quan cũng nhƣ cộng đồng. Chúng tôi đi vào chi tiết các vấn đề, tìm hiểu thái độ của ngƣời dân,

đặc biệt là các hộ sản xuất đối với luật định, các vấn đề môi trƣờng cũng nhƣ thái độ của

những cán bộ có trách nhiệm. Ngƣời dân địa phƣơng có nhận thức về thực trạng ô nhiễm môi

trƣờng nghiêm trọng ở địa phƣơng họ, họ cũng lo lắng và mong đợi những biện pháp giải quyết

từ chính quyền và các tổ chức khác, nhƣng bản thân họ cũng vẫn có những hành động gây ô

nhiễm. Các cán bộ nhà nƣớc cũng có biết về những hành động đó, nhƣng vẫn không có phản

ứng, bởi “không có luật nào cụ thể từ trên đƣa xuống”. Lỗ hổng đó càng trở nên rõ nét khi

chúng tôi đƣa các cấp từ thấp đến cao cùng làm việc với nhau ở bƣớc tiếp theo. Ở cấp tỉnh,

chúng tôi có cái nhìn tổng quan về tỉnh Bắc Ninh, các vấn đề môi trƣờng cũng nhƣ thực tế biên

soạn và thực thi các văn bản dƣới luật mà không có thông tin chi tiết cho từng xã, huyện.

Chúng tôi cũng học hỏi đƣợc những phƣơng thức làm việc với các cấp chính quyền khác nhau

và làm cách nào kết hợp thông tin từ các cấp để đạt đƣợc mục đích cuối cùng của dự án. Cuối

cùng, đây cũng là một cơ hội quý giá cho chúng tôi nâng cao và bổ sung kinh nghiệm làm việc

với cộng đồng, giúp đảm bảo thành công và giảm bớt rào cản trong những dự án tiếp theo.

5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.1 Kết luận về vấn đề quản lý môi trƣờng làng nghề xã Khắc Niệm

Mặc dù vấn đề ô nhiễm môi trƣờng ở các làng nghề tại Việt Nam đã đƣợc nhận thức rộng

rãi, có rất ít tiến triển trong việc giảm thiểu thực trạng này. Nghiên cứu của Đặng Kim Chi

(2010) đã xác định các rào cản trong việc cải thiện điều kiện môi trƣờng ở làng nghề Bắc Ninh.

Page 12: Đối thoại về Các Vấn đề Chính sáchhành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc,

9

Các rào cản đối với việc cải thiện điều kiện môi trường làng nghề (Đặng Kim Chi 2010):

Dân làng không thay đổi các phƣơng pháp sản xuất truyền thống, và lo lắng về mức độ

rủi ro của những phƣơng pháp sản xuất mới;

Thiếu vốn đầu tƣ trang thiết bị xử lý và các phƣơng pháp sản xuất mới;

Lo lắng về khả năng chi trả cho chi phí của phƣơng pháp mới hoặc không trả nợ đƣợc vì

không thể tăng giá;

Thiếu thông tin về các phƣơng thức sán xuất ít gây ô nhiễm;

Thiếu các luật định cụ thể;

Thiếu sự quyết đoán trong xử lý những đối tƣợng gây ô nhiễm từ chính quyền địa

phƣơng;

Ngƣời dân không chấp nhận hi sinh mục tiêu sản xuất để giảm ô nhiễm;

Ngƣời dân không báo cho các cơ quan chức năng về những hành động gây ô nhiễm của

các hộ khác;

Họ lo lắng rằng thuế sẽ tăng nếu đầu tƣ thêm vào trang thiết bị mới; và

Ngƣời dân không chấp nhận chuyển đến địa điểm mới để xử lý nƣớc thải tập trung.

Những yếu tố trên đều rất quan trọng, tuy nhiên có thể nhận thấy rõ rằng rào cản cơ bản

nhất chính là sự mâu thuẫn giữa phát triền kinh tế và mục tiêu bảo vệ môi trường. Nếu

ngƣời dân cũng nhƣ chính quyền không tin rằng họ cần phải chọn lựa giữa một bên là phát

triển kinh tế, giảm đói nghèo và một bên là kiểm soát ô nhiễm, rất khó có thể đạt đƣợc tiến triển

trong quá trình giảm ô nhiễm môi trƣờng.Sự phát triển không có kiểm soát và bằng mọi giá

chắc chắn sẽ làm giảm sút các nguồn sinh kế của các làng nghề, cũng nhƣ tổn hại đến sức

khỏe và sự thịnh vƣợng của ngƣời dân. Thế hệ trẻ cũng không đƣợc khuyến khích để tiếp tục

những truyền thống của làng nghề đã có.

Từ kết quả phân tích các số liệu, bảng biểu cũng nhƣ các thông tin thu thập đƣợc từ tất cả

các cấp chính quyền về vấn đề môi trƣờng tại tỉnh Bắc Ninh, có thể khẳng định vấn đề quản lý

môi trƣờng làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh dù đã có rất nhiều nỗ lực của cơ quan chức năng cấp

tỉnh nhƣng vẫn còn khoảng cách xa với những tiêu chí quản lý tốt đã mô tả trong sơ đồ 1.

Luật lệ và các quy định dƣới luật cũng nhƣ quy trình chƣa đƣợc minh bạch.

Ngƣợc lại với mức độ tham gia ở các cấp quản lý bên trên, ở cấp cộng đồng, ngƣời dân ít

có cơ hội đóng góp ý kiến và băn khoăn lo lắng của họ vào quá trình xây dựng văn bản

pháp luật cũng nhƣ tham gia vào quy trình quản lý môi trƣờng.

Trách nhiệm giải trình của các cơ quan liên quan chƣa đƣợc thể hiện rõ trong các quy định

của Luật cũng nhƣ trên thực tế.

Nhƣ một phần của văn hóa Việt Nam, quan hệ cá nhân có thể ảnh hƣởng đến quá trình

thực thi luật định trong cộng đồng.

Bên cạnh đó cũng thiếu đi sự hợp tác chặt cẽ giữa những cấp khác nhau trong quá trình

hoạch định chính sách, dẫn đến khoảng cách giữa lý thuyết pháp luật và thực tế.

5.2 Những khuyến nghị để cải thiện thực trạng tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh

Để nâng cao hiệu quả quản lý cũng nhƣ đảm bảo thành công cho những chính sách, nỗ lực

bảo vệ môi trƣờng của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua, cần xem xét áp dụng những góp ý

sau đây:

Page 13: Đối thoại về Các Vấn đề Chính sáchhành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc,

10

Tăng cƣờng sự tham gia của cộng đồng để cải thiện tính minh bạch trong quản lý

Cần đạt đƣợc tính minh bạch bằng cách thu hút nhiều hơn nữa sự tham gia từ các cấp

chính quyền cơ sở cũng nhƣ từ cộng đồng trong quá trình soạn thảo luật. Cần có những buổi

gặp mặt nhỏ ở các cấp cơ sở để lấy ý kiến đóng góp của cộng đồng cho các văn bản dự thảo

luật và có những điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng của từng địa phƣơng. Bằng cách đó,

không những ngƣời dân có hiểu biết hơn về các luật môi trƣờng mà còn thực hiện tích cực hơn

những quy định mà chính họ đã tham gia xây dựng.

Bổ sung thêm nhân lực và năng lực cho cấp xã đồng thời huy động các tổ cộng đồng tham

gia hoạt động quản lý môi trƣờng

Để trách nhiệm giữa các bên rõ ràng hơn, những luật định hiện hành cần thêm điều khoản

về nhân lực trong hoạt động quản lý môi trƣờng. Theo những ý kiến tham vấn từ buổi đối thoại,

ở cấp xã, một đội quản lý môi trƣờng cần đƣợc thành lập tách biệt từ cộng đồng gồm từ 2 đến

3 ngƣời, có trách nhiệm quản lý, giám sát các dự án xử lý nƣớc thải, phát hiện các hoạt động

gây ô nhiễm và giúp thực hiện khen thƣởng và xử phạt theo luật định. Những ngƣời này sẽ

đƣợc trả lƣơng nhƣ các cán bộ nhà nƣớc. Ở cấp làng xã, một ngƣời và hai tổ chức (đƣợc chọn

thay đổi mỗi tháng) sẽ thành lập một nhóm thu phí nƣớc thải từ các hộ sản xuất và các công ty.

Sự tham gia của các bên liên quan và cả những ngƣời đang phải chịu hậu quả từ ô nhiễm sẽ

đƣợc cải thiện.

Quản lý cung cấp điện sản xuất cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại làng nghề nên

đƣợc coi là một công cụ hỗ trợ bảo vệ môi trƣờng

Quản lý cung cấp điện cho các hộ sản xuất nên đƣợc xem xét và gắn với những điều kiện về

bảo vệ môi trƣờng và cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành điện với chính quyền sở tại.

Chính quyền xã là những ngƣời hiểu rõ nhất về thực trạng sản xuất và mức độ gây ô nhiễm

của các hộ có quyền đề nghị tạm cắt điện hoặc ngừng cung cấp điện của các cơ sở sản xuất

gây ô nhiễm. Đó cũng là mong muốn lớn của một số lãnh đạo xã trong buổi đối thoại, vì nhƣ thế

họ có thể có trong tay phƣơng thức hiệu quả hơn trong quản lý các hoạt động gây ô nhiễm ở

địa phƣơng họ.

Thực hiện nghiêm minh các quy định của pháp luật, không để quan hệ cá nhân ảnh hƣởng

đến quá trình thực thi pháp luật liên quan tới quản lý ô nhiễm làng nghề

Việt Nam đang trong quá trình xây dựng Nhà nƣớc Pháp quyền. Luật pháp và các quy định

của pháp luật cần đƣợc thực thi một cách công bằng, nghiêm minh với tất cả các đối tƣợng

chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Để hạn chế việc quan hệ cá nhân ảnh hƣởng tới việc thực thi

pháp luật, cần có các chế tài quy định rõ trách nhiệm giải trình của cơ quan thực thi pháp luật

và những quy định này cần đƣợc phổ biến rộng rãi tới tận ngƣời dân và sử dụng các cơ chế

cộng đồng giám sát để thúc đẩy tăng trách nhiệm giải trình.

Khoảng cách giữa luật định và thực tiễn có thể sẽ đƣợc rút ngắn hơn khi áp dụng những

thay đổi trên. Ngƣời dân địa phƣơng sẽ hài lòng hơn và tin tƣởng hơn vào chính quyền. Kết

quả quan trọng nhất là quản lý môi trƣờng làng nghề tại tỉnh Bắc Ninh sẽ tốt hơn giúp thúc đẩy

giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng tại những khu vực sản xuất mang đậm văn hóa truyền thống

này.

Page 14: Đối thoại về Các Vấn đề Chính sáchhành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc,

11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đặng Kim Chi (2010), Báo cáo nghiên cứu làng nghề khu vực Bắc Đuống 2009, Đại học Bách

Khoa Hà Nội. Báo cáo không xuất bản trình IUCN.

Nghị định 67/2003/NĐ-CP

Nghị định 20/2006/NĐ-CP

Nghị định 21/2008/NĐ-CP

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, 2008

Quy chế bảo vệ môi trƣờng làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh:

Dự thảo Quy định quản lý nƣớc thải làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ.

Page 15: Đối thoại về Các Vấn đề Chính sáchhành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc,

12

PHỤ LỤC 1:

CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM

Hội thảo Giải pháp chính sách cho vấn đề ô nhiễm làng nghề tỉnh Bắc

Ninh, thành phố Bắc Ninh

STT Nhóm Câu hỏi

1. Các chuyên gia kĩ

thuật

- Các sáng kiến công nghệ và quản lý đã đƣợc triển khai để

giải quyết ô nhiễm làng nghề ở Việt Nam? Thành công,

hạn chế và tính phù hợp.

2. Cơ quan quản lý cấp

tỉnh

- Cần có những thay đổi cụ thể nào trong các cơ chế, chính

sách hiện tại về quản lý môi trƣờng làng nghề nói chung?

- Chính quyền cấp xã và cộng đồng, hộ sản xuất cần có

những hành động gì để có thể thực hiện thành công Quy

chế Bảo vệ môi trƣờng của tỉnh đã ban hành?

3. Cơ quan quản lý cấp

huyện

Nhƣ câu hỏi trên

4. Đại diện cấp xã - Cần có cơ chế, chính sách nhƣ thế nào để thành lập tổ

cộng đồng bảo vệ môi trƣờng?

- Cần có các phƣơng pháp truyền thông nhƣ thế nào giúp

mọi ngƣời dân hiểu rõ về Quy chế Bảo vệ môi trƣờng, các

mức nƣớc thải và xử lý vi phạm ô nhiễm môi trƣờng

- Cần có các cơ chế, chính sách nhƣ thế nào giúp ngƣời

dân có tiếng nói trong vấn đề quản lý ô nhiễm môi trƣờng.

Page 16: Đối thoại về Các Vấn đề Chính sáchhành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc,

13

PHỤ LỤC 2: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO

Giải pháp chính sách cho vấn đề ô nhiễm làng nghề tỉnh Bắc Ninh,

thành phố Bắc Ninh Ngày…. tháng ….. năm 2010

I. Mục tiêu:

1. Chia sẻ ý kiến và mong muốn của các bên liên quan trong vấn đề giải quyết ô nhiễm

nguồn nƣớc ở các làng nghề trong tỉnh.

2. Chia sẻ và cập nhật về các giải pháp công nghệ cho làng nghề.

3. Phát hiện các rào cản về chính sách và giải pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm làng

nghề một cách bền vững

II. Thành phần đại biểu (50 ngƣời)

1. Đại diện của 1 số cơ quan tổ chức đã thực hiện dự án liên quan tại địa phƣơng

2. Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Bắc Ninh và Chi cục bảo vệ Môi trƣờng Bắc

Ninh.

3. 01 Đại diện Trung tâm Nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn tỉnh Bắc Ninh.

4. 01 Đại diện Phòng tài nguyên và Môi trƣờng thị xã Bắc Ninh và các huyện trong tỉnh.

5. 02 Đại diện UBND tỉnh và thị xã Bắc Ninh.

6. 02 Đại diện Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bắc Ninh và thị xã Bắc Ninh.

7. Lãnh đạo UBND các xã có làng nghề và cán bộ chuyên trách môi trƣờng của xã

8. Đại diện Hiệp hội làng nghề

9. 10 hộ gia đình sản xuất tại các làng nghề

Chương trình

Thời gian Hoạt động Phƣơng pháp Ngƣời điều hành

7h-7h30 Tiếp đón đại biểu Chi cục bảo vệ môi

trƣờng Bắc Ninh

WARECOD

7h30-8h00 Khai mạc: giới thiệu đại

biểu, mục tiêu hội thảo,

phƣơng pháp tiến hành

- Chi cục khai mạc, chào

mừng đại biểu

- Ngƣời điều hành giới thiệu

mục tiêu, chƣơng trình và

phƣơng pháp tiến hành

WARECOD

Page 17: Đối thoại về Các Vấn đề Chính sáchhành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc,

14

8h00-8h20 Ô nhiễm làng nghề ở Bắc

Ninh: thực trạng, hệ lụy

đối với sức khỏe và sự

phát triển kinh tế, xã hội

Giáo sƣ Đặng Kim Chi trình

bày

WARECOD

8h20-8h40 Chủ trƣơng, chính sách

của tỉnh trong việc giải

quyết vấn đề ô nhiễm

làng nghề

Đại diện chi cục BV môi

trƣờng tỉnh

WARECOD

8h40-9h30 Giới thiệu một số công

nghệ, dự án áp dụng giải

quyết vấn đề nƣớc thải

làng nghề tại địa phƣơng

- Viện Khoa học Thủy Lợi

- Viện môi trƣờng nông

nghiệp và Borda

WARECOD

9h30-9h45 Nghỉ giải lao

9h45-10h30 Các rào cản, khó khăn

trong việc thực hiện chính

sách bảo vệ môi trƣờng

tại các làng nghề ở Bắc

Ninh.

- WARECOD trình bày

- Thảo luận nhóm

WARECOD

10h30-

11h30

Lộ trình, cơ hội và các

giải pháp cần thực hiện

để khắc phục các trở ngại

Thảo luận nhóm và các

nhóm trình bày

WARECOD

11h30-

11h45

Bế mạc Đại diện chi cục bảo

vệ Môi trƣờng Bắc

Ninh

Page 18: Đối thoại về Các Vấn đề Chính sáchhành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc,

15

PHỤ LỤC 3: NGHỊ ĐỊNH 67/2003/NĐ-CP

CHÍNH PHỦ

-------------

Số: 67/2003/NĐ-CP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----- o0o -----

Hà Nội, Ngày 13 tháng 06 năm 2003

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;

Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;

Nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường từ nước thải, sử dụng tiết kiệm nước sạch và tạo nguồn

kinh phí cho Quỹ Bảo vệ môi trường thực hiện việc bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Nghị định này quy định về phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải; chế độ thu, nộp,

quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải.

Điều 2.

1. Đối tƣợng chịu phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải quy định tại Nghị định này là nƣớc

thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt.

2. Nƣớc thải công nghiệp là nƣớc thải ra môi trƣờng từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ

sở chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản.

3. Nƣớc thải sinh hoạt là nƣớc thải ra môi trƣờng từ các hộ gia đình, tổ chức khác không

thuộc đối tƣợng quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 3. Tổ chức, hộ gia đình có nƣớc thải quy định tại Điều 2 Nghị định này là đối tƣợng nộp

phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải.

Điều 4. Không thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải trong các trƣờng hợp sau:

1. Nƣớc xả ra từ các nhà máy thuỷ điện, nƣớc tuần hoàn trong các nhà máy điện;

2. Nƣớc biển dùng vào sản xuất muối xả ra;

3. Nƣớc thải sinh hoạt của hộ gia đình ở địa bàn đang đƣợc Nhà nƣớc thực hiện chế độ bù

giá để có giá nƣớc phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội;

4. Nƣớc thải sinh hoạt của hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn và những nơi chƣa có

hệ thống cấp nƣớc sạch.

Điều 5. Trƣờng hợp Điều ƣớc quốc tế mà Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã

ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của

Điều ƣớc quốc tế đó.

Page 19: Đối thoại về Các Vấn đề Chính sáchhành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc,

16

Chương II

MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG

PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI

Điều 6. Mức thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải quy định nhƣ sau:

1. Mức thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải sinh hoạt đƣợc tính theo tỷ lệ phần trăm

(%) trên giá bán của 1m3 (một mét khối) nƣớc sạch, nhƣng tối đa không quá 10% (mƣời phần

trăm) của giá bán nƣớc sạch chƣa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Đối với nƣớc thải sinh hoạt

thải ra từ các tổ chức, hộ gia đình tự khai thác nƣớc để sử dụng (trừ hộ gia đình ở những nơi

chƣa có hệ thống cấp nƣớc sạch), thì mức thu đƣợc xác định theo từng ngƣời sử dụng nƣớc,

căn cứ vào số lƣợng nƣớc sử dụng bình quân của một ngƣời trong xã, phƣờng nơi khai thác

và giá cung cấp 1m3 nƣớc sạch trung bình tại địa phƣơng.

2. Mức thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp tính theo từng chất gây ô

nhiễm đƣợc quy định nhƣ sau:

STT

CHẤT GÂY Ô NHIỄM CÓ TRONG

NƯỚC THẢI

MỨC THU

(đồng/kg chất gây ô nhiễm có trong nƣớc thải)

Tên gọi Ký hiệu Tối thiểu Tối đa

1 Nhu cầu ô xy sinh hoá ABOD 100 300

2 Nhu cầu ô xy hoá học ACOD 100 300

3 Chất rắn lơ lửng ATSS 200 400

4 Thuỷ ngân AHg 10.000.000 20.000.000

5 Chì APb 300.000 500.000

6 Arsenic AAs 600.000 1.000.000

7 Cadmium ACd 600.000 1.000.000

Điều 7.

1. Căn cứ quy định về mức thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải sinh hoạt tại khoản 1

Điều 6 Nghị định này và tình hình kinh tế - xã hội, đời sống, thu nhập của nhân dân ở địa

phƣơng, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng quyết định cụ thể mức thu

phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải sinh hoạt áp dụng cho từng địa bàn, từng loại đối

tƣợng tại địa phƣơng.

2. Căn cứ khung mức thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp quy định tại

khoản 2 Điều 6 Nghị định này, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định

cụ thể mức thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với từng chất gây ô nhiễm trong nƣớc thải công

nghiệp cho phù hợp với từng môi trƣờng tiếp nhận nƣớc thải, từng ngành nghề; hƣớng dẫn

việc xác định số phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp phải nộp của đối tƣợng

nộp phí.

Điều 8. Phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải là khoản thu thuộc ngân sách nhà nƣớc, đƣợc

quản lý, sử dụng nhƣ sau:

Page 20: Đối thoại về Các Vấn đề Chính sáchhành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc,

17

1. Để lại một phần số phí thu đƣợc cho cơ quan, đơn vị trực tiếp thu phí để trang trải chi phí

cho việc thu phí; trang trải chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nƣớc thải phục vụ cho việc kiểm

tra định kỳ hoặc đột xuất đối với nƣớc thải công nghiệp từ lần thứ hai trở đi.

2. Phần còn lại nộp vào ngân sách nhà nƣớc và phân chia cho các cấp ngân sách nhƣ sau:

a) Ngân sách trung ƣơng hƣởng 50% để bổ sung vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trƣờng

Việt Nam theo Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2002 của Thủ tƣớng

Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam;

b) Ngân sách địa phƣơng hƣởng 50% để sử dụng cho việc bảo vệ môi trƣờng, đầu tƣ mới,

nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo dƣỡng hệ thống thoát nƣớc tại địa phƣơng.

3. Bộ Tài chính hƣớng dẫn cụ thể việc quản lý, sử dụng tiền phí bảo vệ môi trƣờng đối với

nƣớc thải quy định tại Điều này.

Điều 9. Chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nƣớc thải lần đầu phục vụ cho việc xác định số phí

bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp do ngân sách nhà nƣớc bảo đảm.

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định việc đánh giá, lấy mẫu phân tích nƣớc thải công

nghiệp để xác định số phí phải nộp theo quy định tại Nghị định này.

Điều 10.

1. Đối tƣợng nộp phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải sinh hoạt có nghĩa vụ nộp đủ,

đúng hạn số tiền phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải cho đơn vị cung cấp nƣớc sạch.

Hàng tháng, đơn vị cung cấp nƣớc sạch có nghĩa vụ nộp số tiền phí thu đƣợc vào ngân sách

nhà nƣớc, sau khi đã trừ đi một phần số phí đƣợc để lại theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị

định này.

2. Đối tƣợng nộp phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp có nghĩa vụ:

a) Kê khai số phí phải nộp hàng quý với Sở Tài nguyên và Môi trƣờng nơi thải nƣớc theo

đúng quy định và bảo đảm tính chính xác của việc kê khai;

b) Nộp đủ, đúng hạn số tiền phí phải nộp vào tài khoản phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc

thải tại Kho bạc Nhà nƣớc địa phƣơng theo thông báo;

c) Quyết toán tiền phí phải nộp hàng năm với Sở Tài nguyên và Môi trƣờng.

Điều 11. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng có nhiệm vụ thẩm định tờ khai phí bảo vệ môi trƣờng

đối với nƣớc thải công nghiệp, ra thông báo số phí phải nộp, tổ chức việc thu, nộp số tiền phí

thu đƣợc vào ngân sách nhà nƣớc và quyết toán số tiền phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc

thải công nghiệp của đối tƣợng nộp phí.

Điều 12. Hàng năm, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm dƣơng lịch, đơn vị

cung cấp nƣớc sạch, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng phải thực hiện quyết toán việc thu, nộp,

quản lý và sử dụng tiền phí thu đƣợc trên địa bàn của năm trƣớc với cơ quan thuế theo đúng

chế độ quy định.

Điều 13. Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, quyết toán việc thu, nộp, quản lý và

sử dụng tiền phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải của đơn vị cung cấp nƣớc sạch và Sở Tài

nguyên và Môi trƣờng.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thu, nộp, quản lý và sử dụng

phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải tại Nghị định này đƣợc thực hiện theo quy định của

pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về phí, lệ phí.

Page 21: Đối thoại về Các Vấn đề Chính sáchhành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc,

18

Điều 15. Đối tƣợng nộp phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải vi phạm các quy định của Nghị

định này thì bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí. Nếu có vi phạm cả các

quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng và pháp luật về tài nguyên nƣớc, thì còn bị xử lý

vi phạm theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng và pháp luật về tài nguyên nƣớc.

Điều 16. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2004.

Điều 17. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng hƣớng dẫn thi hành

Nghị định này.

Điều 18. Các Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trƣởng cơ quan thuộc Chính phủ,

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chịu trách nhiệm thi hành

Nghị định này./.

CHÍNH PHỦ

Thủ Tướng Phan Văn Khải (Đã ký)

Page 22: Đối thoại về Các Vấn đề Chính sáchhành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc,

19

PHỤ LỤC 4: DỰ THẢO QUY CHẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ

TỈNH BẮC NINH

UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH BẮC NINH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY CHẾ

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ, KHU CÔNG NGHIỆP VỪA

VÀ NHỎ TỈNH BẮC NINH

(Ban hành kèm theo quyết định số 48/2008/QĐ-UBND

ngày 9 tháng 4 năm 2008 của UBND tỉnh)

Chƣơng I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định trách nhiệm về công tác bảo vệ môi trƣờng của các Sở, Ban, ngành

chức năng, UBND các huyện, thành phố, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản

xuất, kinh doanh, dịch vụ tại các làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Việt Nam; tổ

chức, hộ gia đình, cá nhân ngƣời nƣớc ngoài có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh,

dịch vụ tại làng nghề, các khu công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dƣới đây đƣợc hiểu nhƣ sau:

1. Ô nhiễm môi trƣờng: là sự biến đổi của các thành phần môi trƣờng không phù hợp với

tiêu chuẩn môi trƣờng, gây ảnh hƣởng xấu đến con ngƣời, sinh vật.

2. Ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng: Là trƣờng hợp hàm lƣợng của một hoặc nhiều hóa

chất, kim loại nặng vƣợt quá tiêu chuẩn về chất lƣợng môi trƣờng từ 03 lần trở lên hoặc hàm

lƣợng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vƣợt quá tiêu chuẩn về chất lƣợng môi

trƣờng từ 05 lần trở lên.

3. Ô nhiễm môi trƣờng đặc biệt nghiêm trọng: Là trƣờng hợp hàm lƣợng của một hoặc nhiều

hóa chất, kim loại nặng vƣợt quá tiêu chuẩn về chất lƣợng môi trƣờng từ 05 lần trở lên hoặc

hàm lƣợng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vƣợt quá tiêu chuẩn về chất lƣợng môi

trƣờng từ 10 lần trở lên.

4. Sản xuất sạch hơn: Là quá trình cải tiến liên tục hoạt động sản xuất công nghiệp, sản

phẩm và dịch vụ để giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa ô nhiễm môi trƣờng,

giảm phát sinh chất thải tại nguồn, giảm thiểu rủi ro cho con ngƣời và môi trƣờng.

5. Phát triển bền vững: Là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con ngƣời

nhƣng không làm tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tƣơng lai.

6. Chất thải nguy hại: Là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn

mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.

Page 23: Đối thoại về Các Vấn đề Chính sáchhành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc,

20

7. Danh sách đen: Danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi

trƣờng nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

Chƣơng II

TRÁCH NHIỆM CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Điều 4: Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường

1. Hàng năm, tiến hành điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng môi trƣờng, xây dựng các Dự

án giảm thiểu, xử lý ô nhiễm đối với các làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ trình cấp có

thẩm quyền phê duyệt.

2. Lập Dự án Quy hoạch khu tập kết chất thải rắn và hƣớng dẫn quy trình phân loại, thu

gom, vận chuyển, xử lý, chôn lấp chất thải đối với các làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ.

3. Lựa chọn mô hình và áp dụng giải pháp công nghệ xử lý khí thải, nƣớc thải đối với các

làng nghề phát sinh khí thải độc hại, nƣớc thải sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng.

4. Thống kê, phân loại và công khai danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng tại các

làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ.

5. Xây dựng kế hoạch hàng năm về hoạt động kiểm tra, thanh tra cơ sở sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ trong các làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ.

Điều 5. Quan trắc môi trường

1. Thiết kế và xây dựng mạng lƣới quan trắc chất lƣợng môi trƣờng không khí, nƣớc mặt,

nƣớc ngầm. Thực hiện kế hoạch quan trắc hàng năm tại các làng nghề, khu công nghiệp vừa

và nhỏ.

2. Cập nhật hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về chất lƣợng môi trƣờng tại các làng nghề,

khu công nghiệp vừa và nhỏ.

Điều 6. Truyền thông môi trường

1. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao năng lực quản lý

môi trƣờng cho cán bộ quản lý, các tổ chức đoàn thể; nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng cho

các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

2. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ áp dụng các biện pháp sản xuất

sạch hơn, các công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trƣờng, tăng cƣờng tái sử dụng chất thải

nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.

3. Công khai thông tin về tình trạng ô nhiễm môi trƣờng của các làng nghề, khu công nghiệp

vừa và nhỏ đến chính quyền địa phƣơng và cộng đồng dân cƣ xung quanh.

4. Hàng năm, công bố “Danh sách đen” trên hệ thống các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

Tổ chức khen thƣởng các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi

trƣờng.

Điều 7. Phân loại các cơ sở gây ô nhiễm môi trường

1. Hàng năm, tổ chức đánh giá, phân loại ô nhiễm môi trƣờng theo ba (03) mức độ:

+ Ô nhiễm môi trƣờng,

+ Ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng,

Page 24: Đối thoại về Các Vấn đề Chính sáchhành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc,

21

+ Ô nhiễm môi trƣờng đặc biệt nghiêm trọng.

2. Trong thời gian ba (03) tháng kể từ ngày đƣợc kiểm tra, cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng

phải đầu tƣ xây dựng hoàn thiện và đƣa vào vận hành các công trình xử lý ô nhiễm môi trƣờng.

3. Đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng phải áp

dụng ngay các giải pháp công nghệ cần thiết để ngăn chặn nguồn phát sinh chất gây ô nhiễm

ra môi trƣờng, hạn chế ảnh hƣởng đến sức khỏe và đời sống cộng đồng dân cƣ xung quanh.

Chƣơng III

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, BAN NGÀNH CÓ LIÊN QUAN

Điều 8: Trách nhiệm của ngành Công an

1. Xây dựng kế hoạch phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi, vi

phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng.

2. Thiết lập phƣơng án sẵn sàng phối hợp với chính quyền địa phƣơng ứng phó các sự cố

môi trƣờng xảy ra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các làng nghề, khu công

nghiệp vừa và nhỏ.

3. Công an các huyện, thành phố có trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan, kiểm tra,

xử lý theo quy định của Pháp luật đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm

môi trƣờng nghiêm trọng trong các làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ.

4. Tăng cƣờng công tác kiểm soát hoạt động của các phƣơng tiện vận chuyển chất thải

nguy hại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Điều 9: Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư

1. Hàng năm, lập kế hoạch ngân sách đầu tƣ xây dựng các công trình xử lý môi trƣờng tập

trung tại các làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ, ƣu tiên các làng nghề ô nhiễm môi

trƣờng nghiêm trọng.

2. Tổ chức thẩm tra, báo cáo UBND cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ theo quy định của Luật

Đầu tƣ đối với các dự án của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đầu tƣ sản xuất trong các

khu công nghiệp vừa và nhỏ sau khi dự án đã đƣợc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi

trƣờng hoặc xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trƣờng theo quy định của Luật Bảo vệ môi

trƣờng.

3. Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan báo cáo UBND tỉnh thu hồi Giấy chứng nhận

đầu tƣ đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các khu

công nghiệp vừa và nhỏ gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng sau khi

cơ quan chuyên môn về môi trƣờng đã thẩm tra, xác định mức độ ô nhiễm tại cơ sở.

Điều 10: Trách nhiệm của Sở Công thương

1. Hàng năm, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển sản xuất làng

nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp

tỉnh Bắc Ninh.

2. Phối hợp với Điện lực Bắc Ninh xây dựng Chƣơng trình phát triển mạng lƣới điện phục vụ

phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sinh hoạt của các đô thị, khu công nghiệp vừa và nhỏ, khu

vực nông thôn gắn với chiến lƣợc phát triển bền vững.

Page 25: Đối thoại về Các Vấn đề Chính sáchhành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc,

22

3. Chủ trì hoặc phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng Đề án phát triển năng lƣợng

từ nguồn nguyên liệu tái chế, năng lƣợng không sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch, năng

lƣợng mặt trời, triển khai các Dự án đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp vừa và

nhỏ, xây dựng lộ trình di chuyển các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi

trƣờng ra khỏi khu vực dân cƣ.

4. Hƣớng dẫn tổ chức triển khai việc áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn đối với các tổ

chức, cá nhân hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề, khu

công nghiệp vừa và nhỏ.

5. Thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về việc giám định thiết bị công nghệ nhập khẩu.

Ngăn chặn từ gốc các công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trƣờng.

6. Xây dựng chính sách ƣu đãi về việc áp dụng giá điện sinh hoạt để vận hành các công

trình xử lý môi trƣờng tập trung tại các làng nghề trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 11. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ

1. Xây dựng chƣơng trình triển khai nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công

nghệ và các giải pháp kỹ thuật đối với hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại

các làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trƣờng tỉnh

Bắc Ninh.

2. Đề xuất chính sách ƣu đãi, hỗ trợ đối với việc đầu tƣ ứng dụng khoa học công nghệ xây

dựng công trình xử lý ô nhiễm môi trƣờng tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong

làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ.

3. Triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình giải pháp xử lý ô

nhiễm môi trƣờng đối với nƣớc thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại phù hợp với quy

mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại các làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ.

Điều 12. Trách nhiệm của Sở Xây dựng

1. Rà soát Quy hoạch làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ hiện đang hoạt động sản

xuất, kinh doanh, trong đó đặc biệt chú trọng công tác quy hoạch, xây dựng các công trình xử lý

ô nhiễm môi trƣờng phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi

trƣờng tỉnh Bắc Ninh.

2. Quy hoạch mới các khu công nghiệp vừa và nhỏ phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ

với kết cấu hạ tầng hệ thống các công trình xử lý môi trƣờng phải đi cùng với việc xây dựng

nhà xƣởng của các dự án đầu tƣ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

3. Chỉ xem xét việc cấp Giấy phép xây dựng đối với các dự án đầu tƣ, cơ sở sản xuất kinh

doanh đã đƣợc cấp giấy phép môi trƣờng.

Điều 13. Trách nhiệm của Điện lực Bắc Ninh

1. Hợp đồng cung ứng nguồn điện phục vụ đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nhu

cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền cấp Giấy phép

đăng ký kinh doanh.

2. Ngừng cung cấp điện có thời hạn đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng theo quyết định

của cơ quan có thẩm quyền, cho đến khi thực hiện xong việc đầu tƣ xây dựng các hệ thống xử

lý ô nhiễm đạt Tiêu chuẩn môi trƣờng Việt Nam đƣợc cơ quan chuyên môn về môi trƣờng xác

nhận.

Page 26: Đối thoại về Các Vấn đề Chính sáchhành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc,

23

Điều 14. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước tỉnh

1. Đề xuất với cơ quan có thẩm quyền chính sách ƣu đãi về tín dụng đối với các dự án đầu

tƣ của tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực phòng, chống suy thoái, khắc phục ô nhiễm

và sự cố môi trƣờng.

2. Các ngân hàng thƣơng mại chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan

tổ chức thẩm định và xét chọn các chƣơng trình, dự án, hoạt động trong lĩnh vực xử lý ô nhiễm

môi trƣờng đƣợc tài trợ hoặc vay vốn ngân hàng.

3. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các tổ chức, các nhân sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng

cho các chƣơng trình, dự án hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.

4. Đình chỉ việc cho vay hoặc rút vốn vay trƣớc thời hạn đối với các cơ sở sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng theo thông báo của cơ quan chuyên môn

về môi trƣờng cho đến khi thực hiện xong việc đầu tƣ kinh phí và các giải pháp kỹ thuật công

nghệ xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trƣờng Việt Nam, đƣợc cơ quan chuyên môn về môi

trƣờng xác nhận.

Chƣơng IV

TRÁCH NHIỆM CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, CẤP XÃ

Điều 15. Trách nhiệm của UBND cấp huyện

1. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục, tập huấn nâng cao nhận thức về công tác

bảo vệ môi trƣờng đối với cán bộ quản lý, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ trong các làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ.

2. Chỉ đạo các phòng, Ban phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh thực hiện quy hoạch

phát triển khu công nghiệp vừa và nhỏ để di chuyển các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

gây ô nhiễm môi trƣờng ra ngoài khu vực dân cƣ.

3. Chỉ đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp cấp huyện xây dựng các Dự án xử lý nƣớc thải

tập trung đối với các khu công nghiệp vừa và nhỏ.

4. Đề xuất chính sách hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân hoạt động công ích trong

lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng nhƣ: Thành lập các Công ty môi trƣờng, Hợp tác xã dịch vụ…

5. Lập chƣơng trình quy hoạch tổng thể và chỉ đạo UBND cấp xã quy hoạch khu trung

chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt đối với các khu dân cƣ; chất thải công nghiệp, chất thải nguy

hại đối với làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ tại địa phƣơng.

6. Tổ chức việc đăng ký và xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trƣờng đối với các dự án đầu

tƣ quy mô hộ gia đình tại các làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ.

7. Chỉ đạo các phòng, Ban chức năng và UBND cấp xã triển khai công tác kiểm tra, thanh

tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến

nghị về bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

8. Chỉ đạo phòng Văn hóa thông tin, Đài truyền thanh cơ sở xây dựng chƣơng trình truyền

thông, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trƣờng đối với cộng đồng dân cƣ, đặc biệt là tổ chức,

cá nhân, hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh.

9. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý các vấn đề môi

trƣờng.

Page 27: Đối thoại về Các Vấn đề Chính sáchhành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc,

24

Điều 16. Trách nhiệm của UBND cấp xã (phường, thị trấn)

1. Đề xuất quy hoạch phát triển khu công nghiệp vừa và nhỏ; thƣờng xuyên kiểm tra và xử lý

các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trƣờng.

2. Chỉ đạo chính quyền các thôn, làng, khu phố xây dựng Quy ƣớc thôn, làng, khu phố bảo

vệ môi trƣờng gắn kết tiêu chí về vệ sinh môi trƣờng trong việc xét duyệt, công nhận danh hiệu

“Gia đình văn hóa” và “Làng văn hóa”.

3. Giao công chức Địa chính - Xây dựng đảm nhiệm chức năng quản lý nhà nƣớc về môi

trƣờng và an toàn lao động, giúp UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà

nƣớc về bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn.

4. Tổ chức tiếp nhận và đối ứng kinh phí các dự án đầu tƣ xử lý môi trƣờng cộng đồng; xây

dựng định mức chi phí và phân bổ kinh phí từ nguồn đóng góp của các cơ sở sản xuất công

nghiệp trên địa bàn nhằm duy trì vận hành hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung đảm bảo tiêu

chuẩn môi trƣờng Việt Nam.

5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, quy ƣớc thôn, làng, khu phố đối với cá

nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

6. Đề xuất, kiến nghị UBND cấp huyện và các cơ quan chuyên môn xử lý vi phạm đối với

các cơ sở gây ô nhiêm môi trƣờng trên địa bàn.

3. Thành lập và duy trì hoạt động của các tổ, đội làm công tác vệ sinh môi trƣờng; xây dựng

mạng lƣới thu gom, tuyến đƣờng vận chuyển, địa điểm tập kết trung chuyển, quy định thời gian

thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp đến nơi xử lý, tiêu hủy.

4. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trƣờng, biểu dƣơng

gƣơng ngƣời tốt, việc tốt; thông báo kịp thời các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình không chấp

hành các quy định về bảo vệ môi trƣờng trên hệ thống loa truyền thanh của thôn, làng, khu phố.

Chƣơng V

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỢI CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH

Điều 17. Trách nhiệm bảo vệ môi trường

1. Đối với các dự án đầu tƣ vào các khu công nghiệp vừa và nhỏ chỉ đƣợc phép triển khai

dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo

đánh giá tác động môi trƣờng hoặc xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trƣờng.

2. Đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đang hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các

làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ phải lập Đề án bảo vệ môi trƣờng trình cấp có thẩm

quyền phê duyệt.

3. Áp dụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ tiên tiến, tiêu tốn ít nguyên, nhiên liệu và năng

lƣợng trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

4. Xây dựng đồng bộ hệ thống xử lý các nguồn thải và báo cáo với cơ quan quản lý có thẩm

quyền kiểm tra, xác nhận trƣớc khi đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

5. Chấp hành chế độ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của các cơ quan có thẩm quyền đối

với công tác bảo vệ môi trƣờng.

Page 28: Đối thoại về Các Vấn đề Chính sáchhành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc,

25

6. Đóng góp kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp vừa và nhỏ; kinh phí vận

hành hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung; nộp phí và lệ phí theo quy định về công tác vệ sinh

môi trƣờng.

7. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng cho cán bộ, công nhân lao

động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

8. Khắc phục ô nhiễm, sự cố môi trƣờng do hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ

sở mình gây ra và báo cáo ngay với cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền để phối hợp chỉ

đạo khắc phục.

9. Chủ động tìm hiểu, nghiên cứu các chính sách, pháp luật của nhà nƣớc liên quan đến

công tác bảo vệ môi trƣờng; áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến, sử dụng hợp lý và tiết

kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Điều 18. Quyền lợi của các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình

1. Đƣợc phép đăng ký và hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các khu công

nghiệp vừa và nhỏ đã đƣợc quy hoạch.

2. Sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội đảm bảo phát triển bền vững.

3. Đƣợc áp dụng chế độ vay vốn ƣu đãi từ các tổ chức tín dụng thông qua dự án đầu tƣ

ngăn ngừa, giảm thiểu, xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lƣợng môi trƣờng.

4. Tham gia giải thƣởng chất lƣợng Việt Nam, đƣợc cung cấp các tài liệu hƣớng dẫn áp

dụng tiêu chuẩn ISO 14.000, tiêu chuẩn nhãn sinh thái, sản phẩm thân thiện môi trƣờng.

Chƣơng VI

KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 19. Khen thưởng

Hàng năm, tổ chức đánh giá, tổng kết công tác bảo vệ môi trƣờng đối với các làng nghề, khu

công nghiệp vừa và nhỏ; biểu dƣơng, khen thƣởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc

trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng.

Điều 20. Xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân vi phạm một trong các điều khoản của Quy chế này thì tuỳ theo mức độ

vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Việc xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trƣờng đƣợc thực hiện theo các quy định

của Nhà nƣớc và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan.

Chƣơng VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 21. Tổ chức thực hiện

1. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng có trách nhiệm phối hợp với các ngành chức năng có liên

quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã hƣớng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân,

hộ gia đình thực hiện nghiêm túc bản Quy chế này.

Page 29: Đối thoại về Các Vấn đề Chính sáchhành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc,

26

2. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vƣớng mắc, cần phản ánh

kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trƣờng để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ

sung cho phù hợp./.

Page 30: Đối thoại về Các Vấn đề Chính sáchhành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc,

Giới thiệu về loạt ấn phẩm này

Đây là ấn phẩm đƣợc xuất bản trong khuôn khổ Đối thoại nƣớc Khu vực Mê Kông đƣợc Bộ

Ngoại giao Phần Lan tài trợ và Chƣơng trình Nƣớc và Đất ngập nƣớc, Văn phòng IUCN Khu

vực châu Á hỗ trợ. Đối thoại nƣớc Khu vực Mê Kông sẽ cho phép sự tham gia của nhiều bên

hữu quan hơn vào các quá trình liên quan đến quản trị nƣớc. Chúng tôi tin tƣởng rằng quản trị

nƣớc tốt sẽ gắn với các sinh kế bền vững và bảo tồn hệ sinh thái. Thông qua loạt ấn phẩm này

chúng tôi mong muốn các bên hữu quan bắt đầu suy nghĩ về các chiến lƣợc và các hoạt động

hƣớng tới quản lý bền vững các tài nguyên nƣớc trong Khu vực Mê Kông.

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN)

IUCN, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế qui tụ các quốc gia, các tổ chức Chính phủ và

mạng lƣới rộng khắp các Tổ chức Phi chính phủ trong một môi trƣờng hợp tác độc đáo. Là một

tổ chức với nhiều thành viên, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế hoạt động nhằm gây ảnh

hƣởng, khuyến khích và hỗ trợ các quốc gia trên thế giới bảo tồn tính thống nhất và đa dạng

của thiên nhiên, đồng thời đảm bảo quá trình sử dụng tài nguyên thiên nhiên đƣợc công bằng

và bền vững sinh thái.

Giới thiệu về Dự án Đối thoại Nước Mê Kông

Thông qua các cuộc Đối thoại nƣớc Khu vực Mê Kông, IUCN mong muốn hỗ trợ quản trị

nƣớc công bằng trong khu vực thông qua việc áp dụng các cơ chế bền vững nhằm:

Cải thiện các quá trình ra quyết định xung quanh các đầu tƣ liên quan đến nƣớc trong Khu

vực Mê Kông;

Cung cấp những cơ hội cho Chính phủ, doanh nghiệp và xã hội dân sự trong Khu vực Mê

Kông tham gia vào các cuộc đối thoại; và

Cho phép các quan điểm khác nhau về các phát triển liên quan đến nƣớc trong Khu vực Mê

Kông đƣợc xem xét trong quá trình ra quyết định.

www.iucn.org/asia

Page 31: Đối thoại về Các Vấn đề Chính sáchhành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc,

TỔ CHỨC BẢO TỒN

THIÊN NHIÊN QUỐC TẾ IUCN

VĂN PHÕNG TẠI VIỆT NAM

IPO Box 60

Villa 44/4, Vạn Bảo

Hà Nội, Việt Nam

[email protected]

ĐT: +844-37261575/6

Fax: +844-37261561

www.iucn.org/vietnam