24
1 VIỆN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHNG QUN L TNG HP ____________________________________ CHƯƠNG TRNH V K HOCH ĐO TO NCS

ietvn.vnietvn.vn/Admin/Content/file/Dao tao/Chuong trinh dao tao... · Web viewTrao đổi thường xuyên với NHD về tiến độ công việc theo kế hoạch NC. Tổ chức

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ietvn.vnietvn.vn/Admin/Content/file/Dao tao/Chuong trinh dao tao... · Web viewTrao đổi thường xuyên với NHD về tiến độ công việc theo kế hoạch NC. Tổ chức

1

VIỆN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

PHONG QUAN LY TÔNG HƠP____________________________________

CHƯƠNG TRINH

VA KÊ HOACH ĐAO TAO NCS

HÀ NỘI, 2009

Page 2: ietvn.vnietvn.vn/Admin/Content/file/Dao tao/Chuong trinh dao tao... · Web viewTrao đổi thường xuyên với NHD về tiến độ công việc theo kế hoạch NC. Tổ chức

1

PHẦN IGIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ ĐAO TAO TRINH ĐÔ TIÊN SI

o Tên đơn vị: VIỆN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNGo Tên cơ quan chủ quản : Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

o Địa chỉ: 18 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. o ĐT: 04 3756 9134 (Viện trưởng) hoặc 04 3756 9136 (Văn phòng)

o Fax: 04 3791 1203; website: www.iet.ac.vn

Viện Công nghệ môi trường trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện KH&CNVN) được thành lập ngày 30 tháng 10 năm 2002 theo quyết định số 148/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ.

Quyết định số 1594/QĐ-TTg ngày 5 tháng 11 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sỹ cho Viện Công nghệ môi trường.

Quyết định số 8148/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc giao cho Viện Công nghệ môi trường đào tạo chuyên ngành Công nghệ môi trường nước và nước thải trình độ tiến sỹ (Mã số 62 85 06 01).

I.1. Cơ cấu tổ chức – quản lý đào tạo trinh đô Tiên si

Tham gia công tác tổ chức và quản lý đào tạo trình độ Tiến sĩ tại Viện Công nghệ môi trường bao gồm các bộ phận và cá nhân:

1. Viện Công nghệ môi trường

2. Phòng Quản lý Tổng hợp

3. Hội đồng Khoa học Viện

4. Phòng nghiên cứu/thí nghiệm, Trung tâm nghiên cứu

5. Giảng viên, người hướng dẫn LATS.

1. Phòng Quản lý Tổng hợp

Phòng Quản lý Tổng hợp có trách nhiệm tư vấn cho Lãnh đạo Viện về những chủ trương lớn trong công tác đào tạo Tiến sĩ, bên cạnh những chức năng quan trọng và chiến lược khác đối với Viện CNMT.

Chức năng: Phòng Quản lý tổng hợp có chức năng giúp Viện trưởng trong việc xây dựng quy chế, quy định TC-QL, quy trình và quy phạm về giảng dậy, học tập và thực hiện chức năng TC-QL đào tạo và bồi dưỡng NCS của Viện CNMT.

Nhiệm vụ: Đề xuất và thực hiện các biện pháp tổ chức - quản lý công tác đào tạo Tiến sĩ. Giám sát việc thi hành bản quy định này. Chịu trách nhiệm trước Viện

Page 3: ietvn.vnietvn.vn/Admin/Content/file/Dao tao/Chuong trinh dao tao... · Web viewTrao đổi thường xuyên với NHD về tiến độ công việc theo kế hoạch NC. Tổ chức

1

trưởng về quản lý chất lượng đào tạo Tiến sĩ. Phối hợp với các Trường đại học/Viện nghiên cứu quản lý chuyên ngành, quản lý chuyên môn trong công tác TC-QL đào tạo và bồi dưỡng NCS. Những nhiệm vụ chính của Phòng QLTH:

Xây dựng và trình Viện trưởng phê duyệt phương án, kế hoạch phát triển đào tạo TS và bồi dưỡng NCS cho các chuyên ngành đào tạo.

Soạn thảo và trình Viện trưởng ra quyết định ban hành “Quy định về đào tạo trình độ Tiến sĩ” của Viện Công nghệ môi trường. Soạn thảo các quy định, quy trình, quy phạm và hướng dẫn thực hiện “Quy định về đào tạo trình độ Tiến sĩ”.

Xác định chuyên ngành đào tạo, quy mô đào tạo, đối tượng tuyển sinh, môn học chuyển đổi, bổ sung kiến thức và xây dựng CTĐT trình các cấp có thẩm quyền xét duyệt.

TC-QL công tác tuyển sinh NCS. Trình Viện trưởng ký duyệt danh sách trúng tuyển NCS. Làm cáo thủ tục báo cáo tình hình tuyển sinh và thủ tục công nhận kết quả thi tuyển với Bộ GDĐT. Làm thủ tục để Viện trưởng ra quyết định tập thể NHD và đề tài LATS của NCS.

Lập kế hoạch giảng dạy, lập thời khoá biểu. Tổ chức giảng dạy, kiểm tra theo dõi tiến độ và chất lượng đào tạo các lớp NCS của Viện.

Thực hiện các công việc quản lý học tập của NCS:

-Tổ chức đăng ký nhập học, đăng ký PTN.

-Trình Viện trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng bảo vệ CĐTS.

-Theo dõi kiểm tra tiến độ học tập – nghiên cứu của NCS

-Trình Viện trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng đánh giá LATS cấp BM và thực hiện thủ tục tổ chức Hội đồng chấp LATS các cấp.

-Trình Viện trưởng xem xét quyết định việc chuyển cơ sở đào tạo, điều chỉnh, thay đổi tên đề tài LATS, bổ sung hoặc thay đổi NHD, gia hạn học tập, bảo vệ LATS sau khi hết thời hạn dào tạo, trả NCS về cơ quan hoặc địa phương.

Tổng hợp các nhu cầu, điều kiện cần thiết cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu của NCS do Viện quản lý.

Theo dõi, kiểm tra, xác nhận khối lượng giảng dạy, tính thù lao giảng dạy cho GV và NHD đối với các hoạt động của đào tạo trình độ Tiến sĩ.

Đề xuất với Lãnh đạo Viện về kế hoạch sử dụng các nguồn kinh phí đào tạo trình độ Tiến sĩ.

Đảm bảo thông tin về đào tạo và bồi dưỡng NCS của Viện.

Page 4: ietvn.vnietvn.vn/Admin/Content/file/Dao tao/Chuong trinh dao tao... · Web viewTrao đổi thường xuyên với NHD về tiến độ công việc theo kế hoạch NC. Tổ chức

1

2. Hôi đồng khoa học Viện

Chức năng: HĐKH của Viện có trách nhiệm tư vấn cho Viện về công tác đào tạo trình độ Tiến sĩ cho các chuyên ngành do Viện quản lý.

Nhiệm vụ: Giúp Viện thẩm định về mặt chuyên môn các vấn đề do Viện quản lý chuyển ngành:

- Đề xuất các chuyên ngành đào tạo NCS.- Xác định đối tượng tuyển sinh, môn học chuyển đổi, bổ sung.- Xây dựng và cập nhật chương trình đào tạo.- Xây dựng CTĐT, CN đào tạo NCS mới- Xây dựng danh sách các nhà khoa học thuộc Viện có đủ điều kiện để hướng dẫn

NCS.

3. Phòng nghiên cứu/thí nghiệm/Trung tâm nghiên cứu

Trong quá trình học tập NCS được xem là thành viên của bộ môn hoặc phòng nghiên cứu (sau đây gọi chung là Bộ môn) tại Viện Công nghệ môi trường.

Chức năng: Trực tiếp quản lý NCS về mặt chuyên môn khi có NCS đăng ký làm việc. Thực hiện các nhiệm vụ NC có liên quan đến LATS. Hướng dẫn thực hành-thí nghiệm (nếu có) của học phần.

Nhiệm vụ:

- Có trách nhiệm đảm bảo điều kiện TH-TN cho các môn học do Viện quản lý.- Tạo điều kiện làm việc cho NCS về mặt chuyên môn như một cán bộ NC theo

quy định chung của Viện.- Xác định kế hoạch NC của NCS phù hợp với công việc của PTN và đề tài luận án.- Trao đổi thường xuyên với NHD về tiến độ công việc theo kế hoạch NC.- Tổ chức các hoạt động chuyên môn để NCS cùng tham gia.- Quản lý NCS theo chế độ NC viên trong quá trình NC. Theo dõi và kiểm tra

việc thực hiện kế hoạch NC.

4. Giảng viên

GV giảng dạy NCS phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn giảng viên NCS theo quy định của Bộ GDĐT và của Viện Công nghệ môi trường.

- Có bằng TS, TSKH, hoặc chức danh PGS, GS đối với FV dạy các MH, các chuyên đề.

- Có bằng ThS đối với GV hướng dẫn TH-TN.

GV có trách nhiệm biên soạn đầy đủ bài giảng MH theo đề cương đã được phê duyệt. Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của Viện trong giảng dạy. Đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ kế hoạch, CTĐT của MH (lên lớp, kiểm tra, tổ chức thi kết thúc MH, nộp điểm…)

Page 5: ietvn.vnietvn.vn/Admin/Content/file/Dao tao/Chuong trinh dao tao... · Web viewTrao đổi thường xuyên với NHD về tiến độ công việc theo kế hoạch NC. Tổ chức

1

5. Người hướng dẫn

Người hướng dẫn LATS là nhà khoa học đáp ứng đầy đủ quy định của Bộ GDĐT và Viện CNMT về tiêu chuẩn người hướng dẫn LATS. Người hướng dẫn LATS do Viện trưởng quyết định.

Đề xuất người hướng dẫn:

- NCS được tự chọn nhà khoa học có hướng chuyên sâu, hoặc có hướng nghiên cứu phù hợp với hướng của đề tài, hoặc có điều kiện hỗ trợ kinh phí (từ nguồn đề tài NC cấp cơ sở, cấp Bộ, cấp Nhà nước, hay nguồn dự án hợp tác NCS) để NCS thực hiện đề tài.

- Trường hợp NCS không thể tự chọn, Phòng QLTH sẽ đề xuất NHD cho NCS để trình Viện trưởng quyết định.

Hàng năm (2 đợt vào cuối tháng 6 và 12 đối với NCS) NHD sẽ viết nhận xét về NCS vào báo cáo của NCS và gửi về Viện CNMT.

I.2. Đôi ngũ giảng viên cơ hữu cua Viện CNMT:Viện Công nghệ môi trường có đội ngũ giảng viên gồm 1 giáo sư, 3 Phó Giáo sư,

17 Tiến sĩ đã, đang chủ nhiệm và tham gia nhiều dự án về môi trường và các lĩnh vực liên quan, tham gia giảng dạy sau đại học tại một số cơ sở đào tạo trong cả nước. Cụ thể là:

TT Họ và tên

Chức danh khoa

họcChuyên ngành Số điện thoại

1. Đặng Đình Kim GS.TS Sinh vật học 3791 0365

2. Nguyễn Thị Phương Thảo PGS.TS Hóa phân tích 0913571483

3. Nguyễn Hồng Khánh PGS.TS

Cung cấp nhiệt, cấp không khí, thông gió,

và điều hòa không khí

3762 5254

4. Ngô Quốc Bưu PGS.TS Hóa phân tích 2241 1409

5. Đặng Hoàng Phước Hiền TS Sinh hóa thực vật.

6. Nguyễn Hoài Châu PGS.TS Vật lý 37569 1347. Trần Văn Tựa TS Sinh lý thực vật 3836 16238. Nguyễn Việt Dũng TS Vật lý9. Nguyễn Minh Sơn TS Thủy động học 3756 013310. Phan Đỗ Hùng TS Kĩ thuật hóa học 6663 713711. Trịnh Văn Tuyên TS Quá trình thiết bị

công nghệ Hóa học, Công nghệ môi

3756 9135

Page 6: ietvn.vnietvn.vn/Admin/Content/file/Dao tao/Chuong trinh dao tao... · Web viewTrao đổi thường xuyên với NHD về tiến độ công việc theo kế hoạch NC. Tổ chức

1

trường12. Nguyễn Thị Huệ TS Hóa học 3791 651213. Tăng Thị Chính TS Vi sinh vật 090418710614. Đặng Lan Anh TS Điện hóa

15. Nguyễn Quang Trung TS Công nghệ môi trường 0912141580

16. Dương Thị Thủy TS Thủy sinh học 0976567900

17. Hoàng Đức Hạnh TS Công nghệ môi trường 0948595967

18. Hà Ngọc Hiến PGS.TS Động lực học chất lỏng 37628405

19. Đặng Thanh Tú TS Quản lý môi trường 090325175920. Nguyễn Thành Đồng TS Hóa phân tích 0934591273

I.3.Đôi ngũ giảng viên thỉnh giảng:Ngoài ra, Viện Công nghệ môi trường còn có đôi ngũ giảng viên thỉnh giảng là

các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiên si hiện đang giảng dạy và công tác tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu và các cơ quan như Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Công nghệ thuôc Đại học Quốc gia, Viện Hoá học, Viện Công nghệ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật... cụ thể là :

TT Họ và tên Chức danh khoa học Đơn vị công tác Chuyên môn

1. Phan Ngọc Hồ GS.TS Khoa Môi trường, ĐHKHTN

Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường

2. Bùi Duy Cam PGS.TS Trường ĐHKHTN-ĐHQG Hóa học

3. Nguyễn Xuân Nguyên PGS.TSKH Viện Hoá học các Hợp chất TN

Các quá trình và thiết bị công nghệ hóa học

4. Nguyễn Thế Đồng TS Cục Bảo vệ môi trường, Bộ TNMT

Quá trình thiết bị công nghệ

Hóa học, Công nghệ môi

trường

5. Lê Xuân Cảnh PGS.TS Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật Sinh Thái học

6. Thái Hoàng PGS.TS Viện Kỹ thuật nhiệt đới Hóa môi trường

7. Ngô Đình Quang Bính PGS.TS. Viện Công nghệ sinh học Vi sinh vật học

8. Chu Đình Kính PGS.TS Viện Hoá học Hóa phân tích

Page 7: ietvn.vnietvn.vn/Admin/Content/file/Dao tao/Chuong trinh dao tao... · Web viewTrao đổi thường xuyên với NHD về tiến độ công việc theo kế hoạch NC. Tổ chức

1

9. Lê Quốc Hùng GS.TS. Viện Hoá học Hóa môi trường10. Mai Trọng Nhuận GS.TS Đại học Quốc gia

11. Nguyễn Đức Thành PGS.TS Viện Công nghệ Sinh học Sinh vật học

12. Nguyễn Văn Dũng TS Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng

Kỹ thuật môi trường

13. Đỗ Quang Trung PGS.TSTrường ĐH Khoa

học Tự nhiên – ĐH QG Hà Nội

Phân tích

I.3. Về điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiêt bị:

Viện Công nghệ môi trường có các hệ thống máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy đại học và sau đại học.

Ngoài ra, Viện còn có cơ sở vật chất tốt về phòng học, phòng hội thảo, thư viện, máy tính và hệ thống internet đáp ứng nhu cầu quản lý tra cứu và cập nhật thông tin khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trên thế giới. Đặc biệt là các phòng thí nghiệm với các trang thiết bị hiện đại đạt chuẩn quốc tế. Hệ thống thông tin của Viện được trang bị khá qui mô và hiện đại với hệ thống truy cập thông tin nối mạng vào tận các phòng thí nghiệm. Viện có đủ tài liệu phục vụ cho nghiên cứu sinh với đầy đủ các tài liệu nghiên cứu và sách tham khảo.

Page 8: ietvn.vnietvn.vn/Admin/Content/file/Dao tao/Chuong trinh dao tao... · Web viewTrao đổi thường xuyên với NHD về tiến độ công việc theo kế hoạch NC. Tổ chức

1

PHẦN IICHƯƠNG TRINH VA KÊ HOACH ĐAO TAO

II.1. MỤC TIÊU ĐAO TAO

o Tiến sĩ phải có trình độ cao về lý thuyết và thực hành: có năng lực sáng tạo, độc lập nghiên cứu; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn; phát hiện và giải quyết được những vấn đề khoa học-công nghệ.

II.2. HINH THỨC ĐAO TAO:

o Đào tạo tiến sĩ được thực hiện theo hai hình thức tập trung và không tập trung.

II.3. CÁC CHUYÊN NGANH ĐAO TAO NCS:

o Công nghệ môi trường nước và nước thải; Mã số: 62 85 06 01

II.4. CHƯƠNG TRINH ĐAO TAO TIÊN SI:

Sau khi thí sinh dự tuyển đã đáp ứng được những yêu cầu về điều kiện tuyển sinh do Viện Công nghệ môi trường đưa ra, các NCS sẽ phải hoàn thành những nhiệm vụ thực hiện kế hoạch đào tạo của Viện như sau:

Đối với NCS có bằng tốt nghiệp đại học: thời gian học tập 4 ~ 5 năm.

o Phần 1: Tham gia học chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Môi trường mà Viện và Trường KHTN phối hợp thực hiện. Sau khi kết thúc chương trình học tập NCS không làm luận văn Cao học mà sẽ tiếp tục nghiên cứu, viết chuyên đề chuyên sâu và viết luận án tốt nghiệp Tiến sĩ.

o Phần 2: Cac hoc phân ơ trinh đô Tiên si: NCS phải học 3 học phần theo chuyên ngành mình nghiên cứu. Chuyên ngành Công nghệ môi trường nước và nước thải gồm 3 môn sau:

1. Công nghệ xử lý nước thải (3 đơn vị học trình)2. Phân tích môi trường (3 đơn vị học trình)3. Các quá trình và thiết bị môi trường (3 đơn vị học trình)

o Phần 3: Cac chuyên đê tiên si va tiêu luân tông quan

Cac chứng chỉ chuyên đê tiên si: Các chuyên đề tiền sĩ nhằm trang bị cho NCS năng lực nghiên cứu khoa học, cập nhật và nâng cao kiến thức liên quan trực tiếp đến đề tài, giúp NCS có đủ trình độ giải quyết đề tài luận án. Mỗi NCS phải hoàn tất ít nhất 3 chứng chỉ chuyên đề tiến sĩ.

Tiêu luân tông quan: Thể hiện kết quả NC phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết.

Page 9: ietvn.vnietvn.vn/Admin/Content/file/Dao tao/Chuong trinh dao tao... · Web viewTrao đổi thường xuyên với NHD về tiến độ công việc theo kế hoạch NC. Tổ chức

1

o Phần 4: Luân an tiên si: Luận án tiến sĩ phải là một công trình khoa học chứa đựng những đóng góp mới có giá trị trong lãnh vực khoa học chuyên ngành, thể hiện khả năng độc lập, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của NCS. Đóng góp mới của luận án có thể là:

Những kết quả mới hay đề xuất mới có tác dụng bổ sung, phát triển hoặc làm phong phú thêm vốn kiến thức đã có của chuyên ngành.

Những ứng dụng sáng tạo và phát triển có cơ sở khoa học dựa trên các thành tựu đã có nhằm giải quyết những yêu cầu thiết thực của kinh tế – xã hội, khoa học – công nghệ.

Đối với NCS có bằng thạc si: thời gian học tập 3 ~ 4 năm

o Phần 1: Các học phần ở trình độ Tiến sĩ

o Phần 2: Các chứng chỉ chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan

o Phần 3: Luận án tiến sĩ

Đối với NCS có bằng thạc si chuyên ngành khác: NCS phải học bổ sung các chứng chỉ trong chương trình đào tạo cao học của chuyên ngành đăng ký dự thi với thời lượng là 8 đến 10 đơn vị học trình. NCS phải hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức này trong 2 năm đầu tiên sau khi có QĐ trúng tuyển NCS.

o Phần 1: Học bổ sung các chứng chỉ thuộc chương trình cao học của chuyên ngành đăng ký dự thi. Các học phần ở trình độ tiến sĩ.

o Phần 2: Các chứng chỉ chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan

o Phần 3: Luận án tiến sĩ.

Các môn học bổ sung bao gồm: Đối với nghiên cứu sinh đã có bằng thạc sĩ nhưng ở chuyên ngành gần với

chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, hoặc có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành nhưng tốt nghiệp đã nhiều năm hoặc do cơ sở đào tạo khác cấp thì phải học bổ sung các môn cần thiết (từ 8 đến 10 tín chỉ), và sẽ được xem xét cụ thể cho từng trường hợp để có kiến thức tương đương với người có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành. Danh mục các học phần bổ sung và chuyển đổi kiến thức như sau:

TT Mã số Tên học phần Tín chỉ

1 EV6011 Quá trình cơ bản trong công nghệ môi trường 3

2 EV6021 Vi hóa sinh ứng dụng trong môi trường 3

3 EV6031 Kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm không khí 3

4 EV6041 Kỹ thuật xử lý nước thải 3

5 EV6051 Hóa học môi trường 2

Page 10: ietvn.vnietvn.vn/Admin/Content/file/Dao tao/Chuong trinh dao tao... · Web viewTrao đổi thường xuyên với NHD về tiến độ công việc theo kế hoạch NC. Tổ chức

1

6 EV6101 Kỹ thuật phản ứng 2

7 EV6071 Ưng dụng mô hình trong kỹ thuật môi trường 3

8 EV6203 Quản lý chất thải răn và chất thải nguy hại 3

9 EV6091 Kỹ thuật xử lý nước cấp 2

10 EV6283 Sinh thái học công nghiệp 2

II.5. QUAN LY VA ĐAO TAO:

Quản lý NCS:

o Trên cơ sở đề cương đã được thông qua, NCS xây dựng đề cương chi tiết và trình bày trước người hướng dẫn của mình để thống nhất trước khi triển khai. NCS phải lên kế hoạch học tập và nghiên cứu cho toàn khóa học trên cơ sở kế hoạch của Viện và chương trình nghiên cứu của từng NCS. Nội dung kế hoạch bao gồm:

Nội dung công việc, thời gian hoàn thành;

Tên các chuyên đề chuyên sâu cấp tiến sĩ;

Các bài báo khoa học là kết quả của việc nghiên cứu đề tài;

Thời gian dự kiến bảo vệ luận án cấp bộ môn…

o Kế hoạch này phải được những người hướng dẫn khoa học cho NCS ký xác nhận và báo cáo cho phòng QLTH để quản lý.

o NCS phải hoàn thành chương trình đào tạo đúng thời hạn qui định.

o NCS chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ môn trong suốt khóa học, NCS tham gia mọi công tác, học tập, nghiên cứu do Bộ môn phân công. Khi văng mặt do đi học các chứng chỉ hoặc nghiên cứu ở nơi khác phải xin phép Bộ môn.

o NCS không hoàn thành kế hoạch học tập trong một học kỳ hoặc đã hết thời gian học tập theo qui định hoặc không nộp học phí một năm thì Viện sẽ báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định đình chỉ việc học tập theo đề nghị của Bộ môn và Phòng QLTH.

o NCS phải có kế hoạch học tập, nghiên cứu và phải báo cáo kết quả học tập, nghiên cứu định kỳ mỗi 6 tháng cho Phòng QLTH (phụ trách đào tạo).

o Trong quá trình học tập NCS được xem là thành viên của Bộ môn và chịu sự quản lý của Bộ môn. Bộ môn có nhiệm vụ xác nhận kế hoạch đào tạo, hướng dẫn NCS, tạo điều kiện và kiểm tra việc học tập và thực hiện đề tài luận án.

Nhiệm vụ cua người hướng dẫn nghiên cứu sinh

o Duyệt kế hoạch học tập và nghiên cứu của nghiên cứu sinh.

o Xác định các HP cần thiết trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ bao gồm: các học phần ở trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ, các chuyên đề

Page 11: ietvn.vnietvn.vn/Admin/Content/file/Dao tao/Chuong trinh dao tao... · Web viewTrao đổi thường xuyên với NHD về tiến độ công việc theo kế hoạch NC. Tổ chức

1

tiến sĩ cho nghiên cứu sinh; đề xuất với HĐKH Viện để trình Viện trưởng quyết định.

o Lên kế hoạch tuần, tháng, quý, năm làm việc với nghiên cứu sinh. Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và đôn đốc nghiên cứu sinh học tập và thực hiện đề tài luận án, tham gia hội nghị khoa học, duyệt và giúp nghiên cứu sinh công bố các kết quả nghiên cứu.

o Giúp đỡ nghiên cứu sinh chuẩn bị báo cáo chuyên đề theo lịch trình của đơn vị chuyên môn; chuẩn bị bài giảng, tài liệu giảng dạy để tham gia giảng dạy, trợ giảng; hướng dẫn sinh viên thực hành, thực tập và nghiên cứu khoa học.

o Nhận xét về tình hình học tập, nghiên cứu, tiến độ đạt được của NCS trong các báo cáo định kỳ của NCS trước BM.

o Duyệt luận án của NCS, xác nhận các kết quả đã đạt được và đề nghị cho nghiên cứu sinh bảo vệ, nếu luận án đã đáp ứng các yêu cầu quy định.

Thực hiện các chuyên đề tiên si (hoàn thành trong 2 năm đầu của CTĐT TS):

o NCS thực hiện các chuyên đề tiến sĩ bằng tự học và tự nghiên cứu dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn. NCS trình bày chuyên đề tiến sĩ trước Tiểu ban chấm chuyên đề gồm 3 thành viên (GS, PGS, TSKH, TS). Viện trưởng ra quyết định thành lập Tiểu ban chấm chuyên đề tiến sĩ theo danh sách đề nghị của NHD.

Thực hiện tiểu luận tổng quan (hoàn thành trong 2 năm đầu của CTĐT TS):

o NCS thực hiện bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án bằng tự học và tự nghiên cứu dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn. Trên cơ sở đề xuất của NHD, Viện trưởng Viện CNMT ra quyết định thành lập Hội đồng đánh giá bài TLTQ gồm 3 thành viên: Chủ tịch, Thư ký và Ủy viên Hội đồng. NCS trình bày bải TLTQ trước Hội đồng chuyên ngành, có đánh giá. Bài tiểu luận tổng quan này được đánh giá theo các mức: xuất săc, tốt, đạt, không đạt.

Thực hiện đề tài luận án:

o NCS phải báo cáo đề cương nghiên cứu, kế hoạch học tập, nghiên cứu, tiến độ thực hiện đề tài luận án cho người hướng dẫn và Bộ môn. Ngoài ra, NCS tham gia nghiên cứu khoa học, viết bài báo khoa học theo sự phân công của Bộ môn.

Nôi dung và hinh thức luận án:

o Về nôi dung:

Luận án phải đạt được các mục tiêu nghiên cứu, có đóng góp mới. Nội dung luận án phải được trình bày khúc chiết, chặt chẽ theo trình tự: Mở đầu. Chương 1: Tổng quan tài liệu. Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu. Chương 4: Bàn luận. Kết luận và kiến nghị. Danh mục các công trình công bố của tác giả. Tài liệu tham khảo. Phụ lục (nếu có).

o Về hinh thức:

Luận án phải được trình bày mạch lạc, rõ ràng, sạch sẽ, không được tẩy xóa, có đánh số trang, đánh số bảng, biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ. Tác giả luận án cần có lời

Page 12: ietvn.vnietvn.vn/Admin/Content/file/Dao tao/Chuong trinh dao tao... · Web viewTrao đổi thường xuyên với NHD về tiến độ công việc theo kế hoạch NC. Tổ chức

1

cam đoan danh dự về công trình NCKH của mình. Luận án đóng bìa cứng, in chữ nhũ, đủ dấu tiếng Việt.

Luận án được in trên một mặt giấy trăng khổ A4 (210x290mm) và không được quá 150 trang (khoảng 4.500 chữ) không kể Danh mục. Tài liệu tham khảo và Phụ lục.

Luận án soạn thảo theo kiểu chữ Times New Roman cỡ 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo Windword hoặc tương đương, mật độ chữ ở chế độ bình thường: dãn dòng đặt ở chế độ 1.5 lines: lề trên 3.5cm, lề dưới 3cm, lề trái 3.5cm, lề phải 2cm. Số trang được đánh ở giữa lề trên của mỗi trang giấy.

Tiểu mục: Các tiểu mục của luận án được trình bày theo kiểu chữ số Ả Rập và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (Thí dụ: 4.1.2.1 tức là tiểu mục 1 nhóm tiểu mục 2 mục 1 chương 4)

Bảng, biểu đồ, sơ đồ, hình, phương trình: Các bảng, biểu đồ, sơ đồ, hình, phương trình được đánh số thành nhóm 2 chữ số, số đầu là số chương và số sau là số thứ tự (Thí dụ: Bảng 3.18 tức là bảng thứ 18 của chương 3)

Lưu ý: Số thứ tự được đánh số tăng dần từ đầu luận án đến cuối luận án và thứ tự của bảng, biểu đồ, sơ đồ, hình, phương trình được đánh số độc lập nhau. Số thứ tự phương trình để trong ngoặc đơn, đặt trong phía lề phải. Bảng, biểu đồ, sơ đồ, hình lấy từ nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ. Thí dụ: “Nguồn: Bộ tài chính, 1996”[25]. Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong phần Tài liệu tham khảo. Đầu đề hoặc tên của bảng đặt ở phía trên bảng, còn đầu đề hoặc tên biểu đồ, sơ đồ, hình ghi ở bên dưới biểu đồ, sơ đồ, hình.

Viết tăt: Trong luận án, chỉ viết tăt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong luận án. Nếu luận án có nhiều chữ viết tăt thì phải có bảng danh mục các chữ viết (xếp theo thứ tự A, B, C) ở phần đầu luận án.

Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn: việc trích dẫn, tham khảo chủ yếu nhằm thừa nhận nguồn của những ý tưởng có giá trị và giúp cho người đọc năm được vấn đề của tác giả trình bày.

Khi cần trích dẫn một đoạn ít hơn hai câu hoặc bốn dòng đánh máy thì có thể sử dụng dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn. Nếu cần trích dẫn dài hơn thì phải tách phần này thành một đoạn riêng khỏi phần nội dung đang trình bày với lề trái lùi vào thêm 2cm.

Mỗi tài liệu tham khảo được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông và nhiều tài liệu tham khảo thì phải xếp theo thứ tự tăng dần, giữa các tài liệu tham khảo có dấu phẩy. Thí dụ: [1], [12], [23].

Luận án được viết bằng tiếng Việt, do đó phải xếp tài liệu tham khảo tiếng Việt trước rồi sau đó đến tài liệu tham khảo tiếng Anh, tài liệu tham khảo tiếng Pháp, v.v…

Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự A, B, C theo tên, không được đảo ngược tên lên trước họ.

Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự A, B, C theo họ.

Page 13: ietvn.vnietvn.vn/Admin/Content/file/Dao tao/Chuong trinh dao tao... · Web viewTrao đổi thường xuyên với NHD về tiến độ công việc theo kế hoạch NC. Tổ chức

1

Tài liệu tham khảo không có tên tác giả: xếp theo thứ tự A, B, C theo từ đầu của tên cơ quan phát hành. Thí dụ: Viện Công nghệ môi trường xếp vào vần V.

o Cách trinh bày tài liệu tham khảo:

Tài liệu tham khảo là bài báo đăng trong tạp chí, bài đăng trong một quyển sách: Tên tác giả hoặc cơ quan phát hành. Năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn). “Tên bài báo”. [Tên bài báo không in nghiêng và đề trong ngoặc kép]. Các số trang.

- Thí dụ:

44. Nguyễn Hoài Châu (2005). “Một số kết quả nghiên cứu xử lý nước nhiễm mặn bằng thiết bị điện thẩm tách tự chế tạo”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, tập 43 (2), tr.13-18.

Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo: Tên tác giả hoặc cơ quan phát hành. (Năm xuất bản). Tên sách, luận án, báo cáo (in nghiêng). Nhà xuất bản. Nơi xuất bản. Số tái bản. Trang [TLTK tiếng Việt viết tăt tr.20-30. Hoặc TLTK tiếng Anh viết tăt pp.20-30].

Chú ý: Nếu tài liệu dài hơn 1 dòng thì trình bày dòng thứ hai lùi vào trong 1cm so với dòng thứ nhất.

- Thí dụ;

3. Nguyễn Hữu Đống, Đào Thanh Bằng (1997). Đột biến- cơ sở lý luận và ứng dụng. Nxb Nông nghiệp. Hà Nội, tr.45-60.

30. Nguyễn Hồng Khánh (2003), Giám sát môi trường không khí và nước - Lý luận và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam. Nxb Khoa học Kỹ thuật. Hà Nội.

Nôi dung và hinh thức quyển tóm tắt luận án:

o Về nôi dung:

Tóm tăt luận án cần phải phản án trung thực kết cấu, bố cục và những nội dung chính của luận án. Nội dung tóm tăt luận án phải được trình bày theo trình tự. Giới thiệu luận án: Đặt vấn đề: Tính cấp thiết của đề tài: Những đóng góp mới của luận án: Bố cục của luận án: Chương 1: Tổng quan tài liệu: Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu; Chương 3: Kết quả nghiên cứu; Chương 4: Bàn luận; Kết luận và kiến nghị.

Riêng phần kết luận và kiến nghị không được viết dưới dạng tóm tăt mà phải ghi đầy đủ toàn văn kết luận và kiến nghị của luận án.

o Về hinh thức:

Tóm tăt luận án phải được in chụp với số lượng ít nhất 50 bản trở lên, kích thước 140x210mm (khổ giấy A4 gấp đôi). Tóm tăt luận án phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa. Đánh số các bảng, biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ phải có cùng số thứ tự như trong luận án.

Tóm tăt luận án được trình bày nhiều nhất trong 24 trang, in trên 2 mặt giấy: Kiểu chữ Times New Roman cỡ 11 của hệ soạn thảo Windword hoặc tương đương. Mật độ chữ bình thường, chế độ dẫn dòng là Exactly 17pt. Lề trên, lề

Page 14: ietvn.vnietvn.vn/Admin/Content/file/Dao tao/Chuong trinh dao tao... · Web viewTrao đổi thường xuyên với NHD về tiến độ công việc theo kế hoạch NC. Tổ chức

1

dưới, lề phải, lề trái đều là 2cm. Các bảng, biểu trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang. Số trang được đánh ở giữa lề trên của mỗi trang giấy.

Hình thức và nội dung bìa 1, bìa 2 và bìa 3 của tóm tăt luận án theo quy định chung của Bộ GDĐT.

o Trích yêu luận án:

Yêu cầu:

- Bản trích yếu cần phản ánh trung thực và khách quan những nội dung chính của luận án, cần phải diễn đạt chính xác, ngăn gọn, súc tích và sử dụng các thuật ngữ đã được tiêu chuẩn hóa.

- Bản trích yếu luận án không dài quá 2 trang giấy A4.

- Phần kết quả của luận án dài khoảng 200-300 chữ.

Cấu trúc cua bản trích yêu:

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

Phần mở đầu:

+ Họ tên NCS

+ Tên đề tài luận án

+ Chuyên ngành: Mã số

+ Người hướng dẫn (chức danh khoa học, học vị)

+ Cơ sở đào tạo: Viện Công nghệ môi trường

Phần nôi dung:

+ Mục đích và đối tượng nghiên cứu

+ Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng.

+ Các kết quả chính và kết luận.

Cuối bản trích yếu có chữ ký của NCS và người hướng dẫn.

Những thay đổi trong quá trinh đào tạo:

- Thay đổi đề tài luận án: trong nửa thời gian đầu đào tạo NCS

- Bổ sung hoặc thay đổi người hướng dẫn: chậm nhất một năm trước khi hết hạn học tập.

- Chuyển cơ sở đào tạo: thời gian học tập còn ít nhất một năm.

- Gia hạn thời gian học tập NCS: trước khi hết hạn ba tháng.

Tất cả những thay đổi trên NCS phải làm đơn xin phép với lý do chính đáng và trong đơn phải có ý kiến của người hướng dẫn và bộ môn quản lý NCS.

Page 15: ietvn.vnietvn.vn/Admin/Content/file/Dao tao/Chuong trinh dao tao... · Web viewTrao đổi thường xuyên với NHD về tiến độ công việc theo kế hoạch NC. Tổ chức

1

II.6. HƯỚNG DẪN TÔ CHỨC ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN TIÊN SI:

Đánh giá luận án tiến sĩ được tiến hành qua 2 bước:

+ Đánh giá luận án cấp Bộ môn.

+ Bảo vệ luận án cấp Nhà nước.

Đánh giá luận án cấp Bô môn:

- NCS đã có đầy đủ các chứng chỉ và hoàn thành luận án theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã công bố nội dung chủ yếu của luận án trong ít nhất một bài báo đăng trên các tạp chí khoa học cấp ngành và một bài báo đăng trên tạp chí quốc tế, Viện sẽ tổ chức đánh giá luận án cấp Bộ môn cho NCS.

- Viện trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng đánh giá kuận án cấp Bộ môn bao gồm 7 thành viên có chức danh GS. PGS hoặc học vị TSKH. TS (Chủ tịch Hội đồng, hai người giới thiệu luận án, một ủy viên thư ký và ba ủy viên). Danh sách đề nghị Hội đồng đánh giá luận án cấp Bộ môn gồm 11 thành viên do Chủ nhiệm Khoa/ Bộ môn đề nghị và trực tiếp thông qua Viện trưởng.

- Luận án đạt yêu cầu Viện sẽ chuẩn bị hồ sơ, thủ tục cần thiết trình Viện trưởng Viện CNMT đề nghị cho NCS bảo vệ luận án cấp Nhà nước. Do đó, NCS phải bổ sung, sửa chữa luận án và hoàn tất hồ sơ gửi Viện CNMT, trong thời gian không quá 3 tháng kể từ khi luận án được thông qua cấp Bộ môn.

Bảo vệ luận án cấp Nhà nước:

o Phản biện đôc lập:

- Trước khi thành lập Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước. Viện CNMT mời hai phản biện độc lập để đánh giá luận án. Phản biện độc lập có bản nhận xét về luận án, bài báo, công trình khoa học đã công bố của NCS.

- Nếu luận án được phản biện độc lập đánh giá đạt yêu cầu, Viện CNMT sẽ gửi toàn văn hai bản nhận xét của phản biện độc lập về BM để NCS nghiên cứu, tiếp thu, sửa chữa hoặc bảo lưu quan điểm của mình. Trong thời gian không quá một tháng, NCS phải giữ Bản giải trình về việc sửa chữa, bổ sung hoặc bảo lưu theo nhận xét của phản biện độc lập. Thông tin những kết luận mới đưa lên mạng chỉ được trình bày trong 1 trang A4 theo mẫu, một quyển luận án đóng bìa cứng chữ nhủ và ba quyển tóm tăt luận án có đầy đủ thông tin về Viện CNMT để thành lập Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Nhà nước.

- Nếu cả hai phản biện độc lập đánh giá luận án chưa đạt yêu cầu, Viện CNMT sẽ mời thêm hai phản biện độc lập khác, nếu 1 trong 2 phản biện độc lập này đánh giá luận án chưa đạt yêu cầu thì Viện sẽ gởi văn bản thông báo NCS bổ sung, sửa chữa luận án và tổ chức đánh giá lại luận án cấp Bộ môn sớm nhất là 12 tháng và muộn nhất là 24 tháng. Không tổ chức đánh giá luận án cấp Bộ môn lần thứ ba.

o Hôi đồng chấm luận án cấp Nhà nước: - Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước gồm 7 thành viên là những nhà khoa học có học vị tiến sĩ (từ 3 năm trở lên), TSKH hoặc chức danh GS.PGS có phẩm chất đạo đức tốt, am hiểu vấn đề nghiên cứu của luận án. Hội đồng gồm: chủ tịch, 3 phản

Page 16: ietvn.vnietvn.vn/Admin/Content/file/Dao tao/Chuong trinh dao tao... · Web viewTrao đổi thường xuyên với NHD về tiến độ công việc theo kế hoạch NC. Tổ chức

1

biện, 1 ủy viên thư ký và các ủy viên. Số thành viên thuộc cơ sở đào tạo không quá 3 người.

o Điều kiện bảo vệ luận án cấp Nhà nước:- Có đủ các bản nhận xét của các thành viên trong Hội đồng chấm luận án cấp Nhà

nước gửi về Viện trước khi bảo vệ 15 ngày.- Có ít nhất 10 bản nhận xét tóm tăt luận án của các nhà khoa học có học vị

TS.TSKH, hoặc chức danh GS.PGS.- Đề tài luận án, chuyên ngành NCS, thời gian, địa điểm bảo vệ luận án cấp Nhà

nước, được đăng trên báo Nhân Dân chậm nhất 10 ngày trước khi bảo vệ.o Tổ chức bảo vệ luận án cấp Nhà nước:

- Luận án được bảo vệ công khai, mang tính chất trao đổi khoa học, bảo đảm tính nguyên tăc và nêu cao đạo đức khoa học.- Luận án được chấm bằng cách bỏ phiếu kín. Các thành viên Hội đồng chỉ được bỏ phiếu tán thành, xuất săc hoặc không tán thành. Phiếu trăng bị coi là phiếu không tán thành. Căn cứ vào những đóng góp mới của luận án, thành viên Hội đồng có thể cho ý kiến xếp loại xuất săc.- Luận án đạt yêu cầu và được Hội đồng thông qua nếu từ ¾ trở lên số thành viên Hội đồng có mặt bỏ phiếu tán thành. Nếu 100% thành viên Hội đồng có mặt bỏ phiếu tán thành và đánh giá xuất săc thì luận án đạt loại xuất săc.- Nếu luận án không được Hội đồng thông qua, NCS được phép sửa chữa luận án và bảo vệ lần thứ hai sớm nhất sau 12 tháng và muộn nhất trong 24 tháng kể từ ngày bảo vệ luận án lần thứ nhất. Thành phần Hội đồng như cũ. Không tổ chức bảo vệ luận án lần thứ ba.

o Thẩm định và cấp bằng tiên si:- Chậm nhất hai tuần sau khi bảo vệ luận án. Viện sẽ chuyển đến Bộ Giáo dục và Đào tạo toàn bộ hồ sơ buổi bảo vệ luận án.- Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm tra kết quả bảo vệ luận án. Trường hợp cần thiết Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thành lập Hội đồng thẩm định chất lượng luận án, quá trình đào tạo và quá trình hoạt động của Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Nhà nước.

o Khiêu nại, tố cáo về luận án và bảo vệ luận án:- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khiếu nại, tố cáo hoặc góp ý kiến gửi về Viện hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời hạn hai tháng kể từ ngày bảo vệ theo quy định của luật khiếu nại, tố cáo.