33
CURRICULUM ON INTELLECTUAL PROPERTY Professor Michael Blakeney Queen Mary Intellectual Property Research Institute University of London TÀI LIU GING DY VSHU TRÍ TUGiáo sư Michael Blakeney Vin nghiên cu Shu trí tuQueen Mary Đại hc London Provided and translated by the EC-ASEAN Intellectual Property Rights Co-operation Programme (ECAP II) Tài liu này do Chương trình hp tác EC-ASEAN vshu trí tu(ECAP II) dch và cung cp

Intellectual Property Unit3 Patents

  • Upload
    qtc-hlu

  • View
    60

  • Download
    6

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Intellectual Property Unit3 Patents

CURRICULUM ON INTELLECTUAL PROPERTY

Professor Michael Blakeney

Queen Mary Intellectual Property Research Institute

University of London

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Giáo sư Michael Blakeney

Viện nghiên cứu Sở hữu trí tuệ Queen Mary

Đại học London

Provided and translated by the EC-ASEAN Intellectual Property Rights Co-operation Programme (ECAP II)

Tài liệu này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) dịch và cung cấp

Page 2: Intellectual Property Unit3 Patents

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

2

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ cung cấp Bài 3 Sáng chế và mẫu hữu ích 1 Luật nội dung của các nguyên tắc sáng chế

Lịch sử Hệ thống cấp bằng độc quyền sáng chế hiện đại đầu tiên được thiết lập ở thành quốc Venice vào giữa thế kỷ thứ XV nhằm khuyến khích sáng tạo. Quy chế năm 1474 đã giải thích rằng “Xung quanh chúng ta có nhiều thiên tài, có khả năng sáng tạo và nghĩ ra những thiết bị tinh xảo … Bây giờ, nếu đặt ra các quy định về các tác phẩm và thiết bị do những người đó tạo ra, để người khác khi thấy những thứ đó không thể bắt chước và lấy đi vinh dự của tác giả sáng chế, thì nhiều người sẽ phát huy tài năng của mình hơn, sẽ nghĩ ra và làm ra các thiết bị vô cùng hữu ích và có lợi cho Khối thịnh vượng chung của chúng ta”. [Trích từ Mandich, ‘Venetian Patents (1450-1550)’ (1948) 30 Journal of the Patent Office Society 166 đến 177.] Tại Anh, từ thế kỷ thứ XIV, các quốc vương Anh đã dành sự bảo hộ cho cả thợ thủ công ngoại quốc nhằm khuyến khích luồng kỹ năng công nghệ vào nước này. [Xem Hulme, ‘The History of the Patent System under the Prerogative and at Common Law’ (1896) 12 Law Quarterly Review 141.] Cho đến cuối thế kỷ thứ XVI, việc bán các bằng độc quyền sáng chế đối với cả việc bán và sản xuất hàng hóa cũng đã trở thành một nguồn thu lớn cho các quốc vương Anh. Trong một nỗ lực hạn chế việc bán quyền đối với sáng chế một cách thái quá, năm 1624 Nghị viện Anh đã ban hành Quy chế về Độc quyền làm cơ sở cho các luật sáng chế hiện đại của những nước xây dựng pháp luật dựa trên thông luật. Quy chế này chứa đựng quy định chung về cấm độc quyền, các bằng độc quyền sáng chế được cấp cho: “việc độc lập làm ra hoặc tạo ra hàng hóa mới bằng phương pháp bất kỳ trong phạm vi vương quốc” và quy định rằng độc quyền bằng sáng chế chỉ được cấp trong thời hạn tối đa là 14 năm. Vì thế, theo hệ thống thông luật của Anh, bằng độc quyền sáng chế chỉ được cấp cho các sáng chế hữu ích.

Page 3: Intellectual Property Unit3 Patents

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

3

Tại châu Âu lục địa, văn bản pháp luật hiện đại đầu tiên về sáng chế là Luật của Pháp ngày 7 tháng 01 năm 1791. Luật này chịu ảnh hưởng lớn của tinh thần cách mạng thời kỳ đó và trong phần lời nói đầu có nhận định rằng “mọi ý tưởng mới, mà việc bộc lộ hoặc phát triển chúng có thể là hữu ích cho xã hội thuộc về người đầu tiên nghĩ ra, và sẽ là xâm phạm quyền thực chất của một người nếu không coi một sáng chế về kỹ thuật và hàng hóa hữu ích là tài sản của tác giả sáng chế đó”. [Nguồn T. Regnauld, De la Législation et de la Jurisprudence concernant les Brevets d’invention de Perfectionnement et d’Importation Paris, Antione Bavoux, 1825, 135] Tinh thần cách mạng tương tự và sự tôn trọng quyền con người ảnh hưởng đến luật của Pháp cũng đã tác động đến Hiến pháp của Hoa Kỳ năm 1787, trong đó tại Mục 8 quy định rằng “Quốc hội có thẩm quyền … thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật hữu ích, bằng việc bảo đảm cho các tác giả và nhà sáng chế các quyền độc quyền đối với các tác phẩm và phát hiện của họ trong một thời hạn nhất định”

Câu hỏi tự đánh giá Câu 1 Theo lịch sử về bằng độc quyền sáng chế, mục đích chính của bằng

độc quyền sáng chế là gì?

Trả lời Mục đích của bằng độc quyền sáng chế là dành sự bảo hộ cho các tiến bộ công nghệ (sáng chế). Đó là phần thưởng cho việc bộc lộ sự sáng tạo ra cái mới cũng như việc phát triển tiếp theo, hoặc cải tiến những công nghệ đã có.

Cơ sở lý luận cho việc bảo hộ sáng chế

Nguồn gốc lịch sử của luật sáng chế gợi ra một số thuyết giải thích cho việc bảo hộ sáng chế. Những thuyết đó bao gồm: 1. Thuyết phần thưởng. Các tác giả sáng chếcần được thưởng cho việc tạo ra các

sáng chế hữu ích và luật pháp phải được sử dụng để bảo đảm việc thưởng này. 2. Thuyết khuyến khích. Cơ chế theo đó sáng chế được khen thưởng, sẽ khích lệ sự

tạo ra sáng chế mới cho nghiên cứu và phát triển. 3. Thuyết hợp đồng hoặc bộc lộ. Bằng việc đưa ra hệ thống bảo hộ, các nhà sáng

chế sẽ được khuyến khích bộc lộ các sáng chế của họ, giới thiệu công chúng, sau một thời gian độc quyền.

Page 4: Intellectual Property Unit3 Patents

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

4

4. Thuyết luật tự nhiên. Các cá nhân có quyền sở hữu đối với các ý tưởng của mình.

Gần đây, do ảnh hưởng của các cuộc đàm phán vượt ra ngoài khuôn khổ của Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ của Tổ chức Thương mại thế giới (TRIPs), thuyết báo hiệu đã được phát triển, theo đó chế độ bảo hộ sáng chế sẽ báo hiệu một môi trường đầu tư có thể chấp nhận được, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Câu hỏi tự đánh giá Câu hỏi 2 Lý thuyết về bảo hộ sáng chế có đưa ra các biện giải hữu ích cho việc

bảo hộ sáng chế?

Trả lời Ngoài mục đích khuyến khích và tưởng thưởng cho sự đổi mới, bảo hộ sáng chế còn là mong muốn hợp pháp của các tác giả sáng chế và sự tồn tại việc bảo hộ này là dấu hiệu của một hệ thống pháp luật tiên tiến.

Yêu cầu về hiệu lực

Tiêu chuẩn quốc tế đối với việc bảo hộ sáng chế trong phạm vi quốc gia được quy định tại Điều 27.1 của Hiệp định TRIPs, theo đó, “bằng độc quyền sáng chế phải được cấp cho sáng chế bất kỳ, dù là sản phẩm hay quy trình, trong tất cả các lĩnh vực công nghệ, với điều kiện nó phải mới, có trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp”. Pháp luật sáng chế quốc gia , phù hợp với Điều 27(1) của TRIPs, cấp bằng độc quyền sáng chế cho các sáng chế có tính mới, khả năng áp dụng công nghiệp và trình độ sáng tạo.

Khái niệm sáng chế Yêu cầu đầu tiên cho việc bảo hộ sáng chế là đối tượng bảo hộ phải là một sáng chế. Điều này xuất phát từ yêu cầu về “phương pháp sản xuất” trong Quy chế về Độc quyền. Nói chung, yêu cầu này được hiểu là sáng chế phải có đặc tính kỹ thuật hay nói cách khác, phải có đóng góp về mặt kỹ thuật cho nền kỹ nghệ. Vì thế, nếu đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế chỉ đơn thuần liên quan đến một phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học, quy tắc và phương pháp tư duy, phương pháp kinh doanh hoặc chương trình máy tính hoặc, thì bằng độc quyền sáng chế sẽ không được cấp.

Page 5: Intellectual Property Unit3 Patents

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

5

Tại Hoa Kỳ, để làm ví dụ, một sáng chế phải thuộc một trong số năm “nhóm luật định” về đối tượng có thể được cấp bằng độc quyền sáng chế, đó là: quy trình, máy móc, hàng hóa (tức là các vật thể được tạo ra bởi con người hoặc máy móc), các thành phần kết cấu của một đối tượng, và việc sử dụng vào mục đích mới của đối tượng bất kỳ nêu trên. Tương tự, ở châu Âu, các ý tưởng lý thuyết phi kỹ thuật là đối tượng bị loại trừ khỏi ra khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế . Tuy nhiên, các đại diện sáng chế đã đặc biệt sáng tạo khi mở rộng giải thích khái niệm “sáng chế” để khẳng định những ứng dụng kỹ thuật của đối tượng bị loại trừ. Điều này được minh họa dưới đây. (a) Phát minh Hầu hết các hệ thống bảo hộ sáng chế đều chỉ ra sự khác biệt giữa sáng chế và phát minh. Phát minh được xem là những khám phá về sự vật hoặc hiện tượng đã tồn tại trong tự nhiên, ngược lại, sáng chế là việc áp dụng kiến thức đó để giải quyết một vấn đề thực tiễn. Tuy nhiên, sự khác biệt này trở nên khá mơ hồ khi áp dụng do có rất nhiều ví dụ về khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế của các phát minh, nếu chúng được kết hợp với các ứng dụng kỹ thuật. Ví dụ, các phát minh liên quan đến cấu trúc và vị trí của ADN đã được cho là có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế nếu chúng được áp dụng trong công nghệ gen. Thực vậy, kỹ thuật phân lập đơn thuần một phần của trình tự gen đã được xem là có thể được cấp bằng độc quyền sáng chế, thậm chí ngay cả khi tính hữu ích chức năng của trình tự đó chỉ mang tính suy đoán. (b) Lý thuyết khoa học Cùng với các phát minh, lý thuyết khoa học, ví dụ như tuyết tương đối của Einstein, không có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế. Mặt khác, một thiết bị hoạt động trên cơ sở một lý thuyết khoa học lại được xem là một sáng chế. Câu hỏi tự đánh giá Câu hỏi 3 Ý tưởng giảm hiệu ứng nổ của sự cháy trong xi-lanh, bằng cách đệm

thêm không khí vào, có khả năng được bảo hộ không?

Trả lời Có, nếu ý tưởng được thể hiện trong một thiết bị như động cơ đốt trong. (c) Chương trình máy tính

Page 6: Intellectual Property Unit3 Patents

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

6

Nếu một ý tưởng là cơ sở của một sáng chế có thể không có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế như phương pháp toán học, thì yêu cầu bảo hộ một quy trình kỹ thuật trong đó có sử dụng phương pháp toán học lại có thể được chấp nhận do đây không phải là yêu cầu bảo hộ phương pháp toán học. Do đó, Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO) cho rằng máy chụp X-quang cùng với bộ xử lý dữ liệu hoạt động theo một chương trình máy tính có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế. Yếu tố cốt yếu ở đây là xem xét sáng chế trong một tổng thể. Tương tự, một sáng chế bao gồm nhiều yếu tố chức năng được thực hiện bởi phần mềm (chương trình máy tính) không bị xếp vào các đối tượng loại trừ nếu các yếu tố kỹ thuật có liên quan tới các chi tiết của giải pháp cho vấn đề mà sáng chế giải quyết là không thể thiếu để có thể thực hiện được sáng chế đó. Câu hỏi tự đánh giá Câu hỏi 4 Các yếu tố nào được tính đến khi xác định liệu một phương pháp do một

chương trình máy tính thực hiện nhằm bổ sung nguyên lý góc quay vào hệ thống biểu đồ tương hỗ có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế?

Trả lời Vấn đề mấu chốt là liệu các yếu tố chức năng của hệ thống được cho là

liên quan đến phương pháp toán học và liệu việc sử dụng hệ thống, theo sự điều khiển của một chương trình máy tính, có mang lại hiệu quả kỹ thuật nào đó giúp giải quyết vấn đề được xem là có liên quan đến các yếu tố kỹ thuật hay không.

Phạm vi và bản chất của một sáng chế được xác định từ yêu cầu bảo hộ như được giải thích trong bản mô tả. Thường sẽ có sự chồng chéo đáng kể giữa việc phản đối dựa trên cơ sở đối tượng yêu cầu bảo hộ không phải là một sáng chế với các phản đối khác như thiếu tính mới, thiếu trình độ sáng tạo và không có khả năng áp dụng công nghiệp. Câu hỏi tự đánh giá

Page 7: Intellectual Property Unit3 Patents

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

7

Câu hỏi 5 Các sáng chế nào dưới đây có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế?

(a) phương pháp diệt cỏ dại trong cỏ khô bằng hóa chất? (b) một vi khuẩn lai tạo được sử dụng trong việc xử lý ô nhiễm dầu? (c) phương pháp nhận biết kim cương nhờ vào ảnh chụp của X-quang

của mẫu vật; (d) một hệ thống kế toán kinh doanh được vi tính hóa.

Trả lời các đối tượng từ (a) đến (c) đều đã được cho là có thể được cấp bằng độc quyền sáng chế bởi vì các đối tượng đó đều là các ứng dụng kỹ thuật hữu ích trong sản xuất công nghiệp. (d) mặc dù có vẻ không có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế do chỉ đơn thuần là phương pháp kinh doanh, nhưng đã được xem là có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế tại Hoa Kỳ. [State Street Bank & Trust Co. v Signature Financial Group, Inc. 149 F.2d 1368 (Fed Cir 1968)]. Những ví dụ này cho thấy sự linh hoạt của các tòa án sáng chế và thực tế rằng danh mục các sáng chế có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế là không có giới hạn.

Các sáng chế bị loại trừ

Nhiều điều ước quốc tế về sáng chế quy định rõ rằng có thể vì chính sách công cộng hoặc đạo đức mà các sáng chế có thể bị loại trừ ra khỏi khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế. Ví dụ, Điều 27.2 của Hiệp định TRIPs quy định rằng các sáng chế có thể bị loại trừ khỏi khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế nhằm bảo vệ trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội, bao gồm việc bảo vệ cuộc sống của con người, động vật, thực vật, sức khỏe hoặc tránh những tổn hại nghiêm trọng cho môi trường”. Thêm vào đó, Điều 27.2(b) cho phép loại trừ khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế của “(a) phương pháp chẩn đoán, chữa bệnh và phẫu thuật để điều trị bệnh cho người và động vật; (b) giống cây trồng và vật nuôi mà không phải là vi sinh, và quy trình nhân giống cây trồng và vật nuôi chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình phi sinh học và vi sinh”. (a) trật tự công cộng và đạo đức Cơ sở loại trừ này đã trở nên khá có ý nghĩa trong những năm gần đây với những đổi mới trong công nghệ gen. Một ví dụ như quyết định về trường hợp

Page 8: Intellectual Property Unit3 Patents

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

8

Harvard/Oncomouse của Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO). Quyết định liên quan đến một đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế việc thay đổi gen của chuột hoặc động vật có vú khác để làm cho chúng đặc biệt nhạy cảm với chất gây ung thư để nghiên cứu bệnh ung thư. Ban Giải quyết khiếu nại đã được yêu cầu phải cân bằng giữa yếu tố đạo đức và môi trường với các lợi ích đối với con người thu được từ việc nghiên cứu dược phẩm. Hơn nữa, các đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế trong lĩnh vực này đã làm cho Ủy ban châu Âu trong Chỉ thị về Công nghệ sinh học, phải loại trừ các đối tượng sau: quy trình nhân bản vô tính người hoặc biến đổi gen quy định đặc điểm của con người; việc sử dụng phôi người vì mục đích công nghiệp hoặc thương mại; và quy trình biến đổi gen quy định đặc điểm của động vật có thể gây ra cho chúng sự đau đớn mà không mang lại lợi ích nào cho xã hội. Mối nguy hiểm đối với môi trường do một quy trình biến đổi gen nhằm tăng khả năng kháng bệnh cho các cây trồng, theo Cơ quan Sáng chế châu Âu thuộc vấn đề về trật tự công cộng. [Plant Genetic Systems [1995] EPOR 357]. Câu hỏi tự đánh giá Câu hỏi 6 Một sáng chế nhằm sản xuất vũ khí nhiệt hạch có thuộc trường hợp ngoại

lệ trật tự công cộng không?

Trả lời

Nói chung, khái niệm “trật tự công cộng” được hiểu theo hướng bảo vệ an ninh công cộng và sự nguyên vẹn về mặt thể chất của mỗi cá nhân với tư cách là một phần của xã hội. Tại Hoa Kỳ, sáng chế liên quan đến vũ khí nguyên tử bị loại trừ một cách trực tiếp, nhưng loại sáng chế như vậy có thể rơi vào trường hợp ngoại lệ trật tự công cộng.

(b) Phương pháp chẩn đoán, chữa bệnh và phẫu thuật để điều trị bệnh cho người

hoặc động vật Việc loại trừ phương pháp chẩn đoán, chữa bệnh và phẫu thuật để điều trị bệnh cho con người hoặc động vật phản ánh quan điểm rằng những đối tượng này là rất quan trọng đối với xã hội tới mức phải từ chối sự độc quyền đối với việc tư nhân hoá hoặc thương mại hoá chúng. Có một số sự nhầm lẫn, tuy nhiên, ranh giới giữa thuốc trị bệnh không có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế với các loại dược phẩm có

Page 9: Intellectual Property Unit3 Patents

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

9

khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế được sử dụng trong điều trị. Vì thế, ví dụ như thuốc tránh thai được xem là có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế. (c) giống thực vật và động vật mà không phải là chủng vi sinh, và quy trình nhân

giống thực vật hoặc động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình phi sinh học và quy trình vi sinh".

Để giải thích cho việc loại trừ động vật và quy trình nhân giống động vật chủ yếu mang bản chất sinh học thì những quan niệm đạo đức trong thời gian trước đó là xác đáng nhất. Chỉ thị về Công nghệ sinh học của Ủy ban châu Âu đã trực tiếp loại trừ các đối tượng sau do trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức: (a) quy trình nhân bản vô tính người; (b) quy trình biến đổi phôi theo hướng làm thay đổi đặc điểm của con người; (c) sử dụng phôi người vì mục đích công nghiệp và thương mại; và (d) quy trình biến đổi gen quy định đặc tính của động vật có thể gây cho chúng những

đau đơn mà không đem lại lợi ích bền vững nào cho người hoặc động vật, và cả những động vật do các quy trình đó tạo ra.

Câu hỏi tự đánh giá Câu hỏi 7 Một sáng chế, trong đó cấy vào những con chuột dùng cho mục đích

nghiên cứu một loại gen làm cho chúng tự mọc lên một khối u có thể được cấp bằng độc quyền sáng chế không?

Trả lời

Nói chung, câu trả lời là tuỳ thuộc vào quan niệm đạo đức phổ biến trong phán quyết. Quan điểm của EPO trong vụ việc HARVARD/Onco-mouse [1991] EPOR 525 là để cân bằng, sáng chế phải làm giảm mức đau đớn, nhưng vấn đề vẫn chưa được các toà án xem xét. Rõ ràng là, có một số điều kiện để hài hoà hoá luật sáng chế trong lĩnh vực này.

Thông thường, một quy trình chủ yếu mang bản chất sinh học thì không có sự can thiệp đáng kể của con người. Do đó, yêu cầu bảo hộ quy trình chuẩn bị lai giống cây trồng sẽ không phải là một ngoại lệ của khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế nếu các quy trình đó có sự thay đổi đáng kể so với quy trình sinh học đã biết và quy trình cũ của những người nhân giống, với sự kết hợp giữa năng suất và hoa lợi cao do đặc điểm kỹ thuật quan trọng.

Page 10: Intellectual Property Unit3 Patents

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

10

Mặt khác, quy trình vi sinh lại không chỉ bao gồm quy trình lên men truyền thống và quy trình chuyển hoá sinh học, mà còn bao gồm cả việc vận dụng kỹ thuật vi sinh trong công nghệ gen hoặc kỹ thuật pha trộn và việc sản xuất hoặc thay đổi sản phẩm trong hệ thống kết hợp. Nói cách khác, chúng bao gồm tất cả các hoạt động trong đó có sự kết hợp công nghệ hoá sinh và công nghệ vi sinh, bao gồm công nghệ gen và hoá học, nhằm khai thác khả năng của các vi khuẩn và các tế bào nuôi.

Tính mới Nếu luận điểm về sự bộc lộ, theo luật sáng chế, yêu cầu sáng chế phải chưa được công chúng biết đến; nghĩa là nó vẫn chưa từng được sử dụng bởi các công nghệ hiện có. Luật sáng chế thường yêu cầu tính mới so với tình trạng kỹ thuật đã biết. Do đó, Công ước Sáng chế châu Âu (Điều 54.1 và 2) quy định rằng

"Một sáng chế sẽ được xem là có tính mới nếu sáng chế không phải là một phần của tình trạng kỹ thuật. Tình trạng kỹ thuật được xem là bao gồm tất cả mọi thứ mà công chúng có thể tiếp cận được, dưới dạng mô tả bằng văn bản hoặc lời nói, dưới hình thức sử dụng hoặc các hình thức khác, trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế.”

Luật Sáng chế Hoa Kỳ(35 U.S.C. § 102) quy định rằng

"Một người được cấp bằng độc quyền sáng chế trừ phi – sáng chế đã được người khác biết đến hoặc sử dụng ở nước này, hoặc đã được cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc mô tả trong ấn phẩm được xuất bản ở nước này hoặc nước khác, trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế."

Tương tự, Điều 29 Luật Sáng chế Nhật Bản cũng quy định rằng

Người bất kỳ tạo ra sáng chế có khả năng áp dụng công nghiệp có thể được cấp bằng độc quyền sáng chế trừ các trường hợp sau:

(i) sáng chế đã được công chúng biết đến ở Nhật Bản trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế; (ii) sáng chế đã được công chúng thực hiện tại Nhật Bản trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế;

Page 11: Intellectual Property Unit3 Patents

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

11

(iii) sáng chế đã được mô tả trong ấn phẩm được phân phối tại Nhật Bản hoặc nơi bất kỳ trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế.

(a) Tình trạng kỹ thuật đã biết Tính mới được hiểu là cái gì bất kỳ không tạo thành một phần của tình trạng kỹ thuật. Hầu hết luật của các quốc gia đều đưa ra tiêu chuẩn chung về tình trạng kỹ thuật trong đó tình trạng kỹ thuật được đánh giá trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên, các nước cũng có thể đánh giá tính mới trên cơ sở chỉ tham khảo tình trạng kỹ thuật ở nước đó. (b) Tri thức đã được công bố hoặc công chúng có thể tiếp cận được Tình trạng kỹ thuật để đánh giá tính mới bao gồm tất cả những gì đã được công bố hoặc công chúng có thể tiếp cận được. Công bố một sáng chế là bổ sung vào kho tri thức mà công chúng có hoặc có thể có được bằng cách tham khảo những nguồn thông tin mở. Những nguồn thông tin này bao gồm: sách, tài liệu dạng giấy, ảnh, phim, hoặc các thiết bị mang sáng chế cũng như sự bộc lộ bằng lời nói. Công bố là việc phổ biến cho công chúng. Trong trường hợp mô tả dưới dạng văn bản, như tài liệu sáng chế hoặc sách, việc công bố được xem là đã xảy ra khi cuốn sách được đặt ở các thư viện công cộng hoặc các tổ chức mà tại đó công chúng có thể tiếp cận được. Các tài liệu dưới dạng văn bản trong bưu phẩm, nói chung không được xem là được công bố trước công chúng. Một bức ảnh được xem là sử dụng được khi bức ảnh đó làm cho người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật này có thể làm theo ảnh đó, và, không cần tự thêm vào một sáng chế nào, phác thảo được các hình vẽ cần thiết và cuối cùng với một quy trình thử nghiệm và sai số có thể tạo ra được một cỗ máy có thể hoạt động được, trong đó có sự kết hợp tất cả các phần trong yêu cầu bảo hộ. Nếu một hàng hóa đã được công chúng sử dụng, các yếu tố có thể nhìn thấy được của hàng hoá đó sẽ được xem là đã trở thành một phần của tình trạng kỹ thuật.

Page 12: Intellectual Property Unit3 Patents

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

12

Việc xác định liệu hành động công bố đã được thực hiện hay chưa là vấn đề về bằng chứng, thường được xác định dựa trên sự cân bằng các khả năng. Là một vấn đề thực tiễn của công tác thẩm định, thông tin được xem là đã được công bố nếu việc tiếp cận thông tin đó được xem là quyền và không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ bảo mật nào. (c) Phương pháp bộc lộ Để làm mất tính mới, phạm vi bộc lộ của một sáng chế trước công chúng phải vì mục đích sử dụng thực tiễn, tương ứng với yêu cầu trong bản mô tả sáng chế, ví dụ như kiến thức mà dựa vào đó công chúng có thể xác định được sáng chế. Việc bộc lộ có thể kèm theo bản mô tả dạng giấy, hoặc thậm chí cả ảnh chụp. Pháp luật của từng nước sẽ quyết định số lần một đối tượng được công bố trước khi nó có thể được xem là đã được công chúng tiếp cận. (d) Trình độ chuyên môn của người đọc Tòa án đánh giá mức độ bộc lộ bằng cách tham khảo ý kiến của người đọc có trình độ trong lĩnh vực kỹ thuật có liên quan, có kiến thức mới nhất về tình trạng kỹ thuật này ở thời điểm nhất định.

(e) Bộc lộ mà không làm mất tính mới

Hầu hết luật sáng chế của các quốc gia đều bảo vệ việc bộc lộ sáng chế tại các cuộc triển lãm hoặc trước các cộng đồng học thuật để không làm mất tính mới. Ý nghĩa của “triển lãm được công nhận” thường được hiểu theo Điều 11 của Công ước Paris hoặc Điều 1 của Công ước về triển lãm quốc tế được thông qua tại Paris vào ngày 22 tháng 11 năm 1928 quy định: "(1) Các nước thành viên của Liên minh sẽ, phù hợp với luật pháp quốc gia mình, dành sự bảo hộ tạm thời cho các sáng chế, mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, và nhãn hiệu có khả năng được bảo hộ, gắn với các hàng hóa được trưng bày tại các triển lãm chính thức hoặc được chính thức công nhận trên lãnh thổ của quốc gia bất kỳ trong Liên minh.” Điều 1 Công ước về triển lãm quốc tế quy định rằng: (1) Triển lãm là một cuộc trưng bày, dưới tên gọi bất kỳ mà mục đích chủ yếu của nó là nhằm giáo dục công chúng: nó có thể là triển lãm trưng bày các phương tiện để cho

Page 13: Intellectual Property Unit3 Patents

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

13

con người sử dụng của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu của nền văn minh, hoặc trình diễn những tiến bộ đạt được trong một hoặc nhiều lĩnh vực có nỗ lực của con người, hoặc thể hiện các triển vọng tương lai. (2) Triển lãm quốc tế khi có nhiều hơn một quốc gia được mời tham dự. Việc bộc lộ cho các cơ quan công quyền nhằm mục đích thử nghiệm cần thiết cũng có thể được xem là không làm mất tính mới. Thông tin mang tính cá nhân, nội bộ hoặc bí mật sẽ không được xem là đã được bộc lộ trước công chúng. Do đó, thông tin được công bố mà không hạn chế việc sử dụng tiếp đó có thể được xem là kiến thức mà công chúng có thể tiếp cận được. Câu hỏi tự đánh giá Câu hỏi 8 Các hành vi dưới đây có được xem là đã được công bố cho công chúng,

do đó, đã làm mất tính mới không:

(a) Công bố dưới hình thức lời nói.

Trả lời: Trong trường hợp không có bằng chứng chứng minh ngược lại, các đặc điểm chính của sáng chế bộc lộ trong công bố, thì được xem là đã được bộc lộ dưới hình thức lời nói.

(b) Một bản thỏa thuận hợp tác nội bộ

Trả lời: Một thông báo không nhằm vào công chúng không được xem là công bố cho công chúng

(c) Việc bộc lộ bằng lời cho một người không có trình độ trong lĩnh

vực kỹ thuật tương ứng.

Trả lời: Đây không được xem là đã công bố cho công chúng.

Câu hỏi tự đánh giá Câu hỏi 9 Khi nào thì những việc sau được xem là công bố cho công chúng?

(a) việc đệ trình một đề án khoa học để công bố sau đó.

Page 14: Intellectual Property Unit3 Patents

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

14

Trả lời: ngày công bố

(b) Sách hướng dẫn có đề ngày công bố

Trả lời: tại ngày đề trên tài liệu đó, trừ phi có bằng chứng chứng minh ngược lại

(c) bản mô tả sáng chế của nước ngoài

Trả lời: ngày được công bố công khai.

(f) Các tài liệu liên quan với nhau Một số quốc gia đã nỗ lực để công bố thông tin trong ít nhất hai tài liệu liên quan hoặc thông qua ít nhất hai hành động liên quan nếu mối quan hệ giữa các loại tài liệu hoặc các hành động đạt tới mức độ mà người có trình độ trong lĩnh vực tương ứng cho rằng đó là một nguồn thông tin duy nhất. (g) Tính mới và Quy trình thẩm định sáng chế Nhiệm vụ của đại diện sáng chế là thuyết phục Phòng thẩm định Sáng chế về tính mới của sáng chế. Cách tiếp cận thực tế mà thẩm định viên thực hiện sẽ được sử dụng để kiểm tra tính mới của sáng chế được yêu cầu bảo hộ dựa trên các nội dung cơ bản của sáng chế đã được bộc lộ trong báo cáo tra cứu về tình trạng kỹ thuật. Sáng chế hoặc yêu cầu bảo hộ sáng chế có tính mới nếu các thông số cơ bản chưa được bộc lộ trong tình trạng kỹ thuật đã biết. Để xác định xem liệu một điểm yêu cầu bảo hộ có tính mới so với tình trạng kỹ thuật hay không, thẩm định viên phải: (a) lập báo cáo tra cứu trong lĩnh vực kỹ thuật có liên quan có thể được xem xét để

phản đối do thiếu tính mới; b) giải thích báo cáo tra cứu để xác định những gì đã được bộc lộ cho công chúng

vào ngày công bố; c) xác định xem liệu báo cáo tra cứu có bộc lộ tất cả các dấu hiệu được yêu cầu

bảo hộ không; d) khẳng định liệu có sự khác biệt nào giữa các dấu hiệu của sáng chế được yêu

cầu bảo hộ với những gì đã được bộc lộ trong báo cáo tra cứu không;

Page 15: Intellectual Property Unit3 Patents

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

15

(e) phân tích bản mô tả và yêu cầu bảo hộ này và xác định xem các nội dung đó có phải là cơ bản (không cơ bản) của sáng chế hay không;

e) xác định xem liệu báo cáo tra cứu có bộc lộ tất cả các nội dung cơ bản của sáng chế được yêu cầu bảo hộ không.

Nếu các nội dung cơ bản của sáng chế không được bộc lộ trong báo cáo tra cứu về tình trạng kỹ thuật, yêu cầu bảo hộ đó sẽ được xem là có tính mới và sau đó thẩm định viên sẽ xem xét liệu sáng chế có trình độ sáng tạo hay không. Khi phân tích báo cáo tra cứu, thẩm định viên phải đọc và giải thích báo cáo tra cứu từ góc độ của một người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật đó vào ngày công bố. Do đó, thẩm định viên được khuyến khích là nhìn từ góc độ của công chúng. Báo cáo tra cứu sẽ được đọc với trình độ hiểu biết trung bình đã được biết đến vào ngày lập báo cáo. Trình độ hiểu biết trung bình bao gồm sự hiểu biết có được do đào tạo, kinh nghiệm, quan sát và đọc tài liệu và sẽ được xác định dựa trên các căn cứ của người có trình độ trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Các từ và cụm từ được sử dụng trong tài liệu này sẽ được hiểu theo nghĩa mà một người có trình độ trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng hiểu tại thời điểm có liên quan. Tòa án đã chấp nhận mức độ bộc lộ dưới dạng phi ngôn ngữ nhất định, bằng cách bao gồm những dạng thí nghiệm, thử nghiệm, loại thử sai số, mà có thể được thể hiện dưới dạng văn bản. Để dự đoán trước yêu cầu của người nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế, tài liệu công bố trước phải gồm các nội dung rõ ràng và không thể nhầm lẫn để thực hiện những gì mà người nộp đơn tuyên bố đã sáng tạo ra. Do đó, thông tin bất kỳ liên quan đến sáng chế có liên quan được đề cập trong tài liệu công bố trước đều phải vì các lợi ích thực tế, tương ứng với những gì sáng chế sẽ mang lại sau đó. Việc bộc lộ này phải đầy đủ đến mức mà người có trình độ trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế. Câu hỏi tự đánh giá Câu hỏi 10. Khi yêu cầu bảo hộ đối với một hợp chất hóa học, trong đó không chỉ ra

độ nguyên chất, thì độ nguyên chất nào được đề cập đến trong bản mô tả.

Page 16: Intellectual Property Unit3 Patents

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

16

Trả lời Nếu toàn bộ bản mô tả và bản chất của vấn đề so với giải pháp kỹ thuật đã biết hướng tới độ nguyên chất, thì đó chính là dấu hiệu được yêu cầu bảo hộ. Nếu không thì độ nguyên chất không phải là một dấu hiệu của yêu cầu bảo hộ.

Trình độ sáng tạo – tính không hiển nhiên

(a) Tổng quan Để được bảo hộ, một cải tiến về công nghệ phải có trình độ sáng tạo, xét về phương diện hành vi sáng tạo thì là không hiển nhiên đối người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Nói cách khác, không có sự khác biệt về ý nghĩa giữa tính hiển nhiên và việc thiếu trình độ sáng tạo. Trình độ sáng tạo có thể liên quan đến giải pháp cho một vấn đề đã có từ lâu hoặc thỏa mãn một nhu cầu đã có trong thời gian dài. Sự đơn giản của sáng chế được xem như không có sự phản đối về khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế. Sáng chế có thể tồn tại ở dạng ý tưởng, thậm chí trong đó phương pháp thực hiện ý tưởng rõ ràng. Mặt khác, sáng chế có thể là một sự nhận thức về các phương pháp mới để thực hiện một ý tưởng đã có trong thực tế. Hoặc đó có thể là sự kết hợp giữa hai yếu tố này. Do vậy, một sáng chế có thể nằm trong việc bộc lộ một hóa chất mới, miễn là việc khám phá không liên quan đến chu trình hóa học thông thường. Một hợp chất mới để được cấp bằng độc quyền sáng chế phải có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các dấu hiệu độc lập được kết hợp để tạo ra kết quả mong muốn. Người ta cho rằng sẽ là không có trình độ sáng tạo khi áp dụng một cơ chế hoặc kỹ thuật đã biết cho một mục đích tương tự, nhưng nếu cách thức sử dụng kéo theo việc sử dụng các đặc tính chưa hề được biết của một chất hoặc cơ chế phổ biến thì đó cũng có trình trình độ sáng tạo. Khi một sáng chế trước đó yêu cầu bảo hộ một số chất hoặc sản phẩm, thì tác giả sáng chế được lựa chọn trong số các sáng chế này do ưu thế hiển nhiên mà chúng có được trong nhóm đầu tiên. Để được cấp bằng độc quyền sáng chế, sự lựa chọn này phải mang lại những ưu thế vượt trội có tính cá biệt đối với nhóm được chọn. Tri thức liên quan làm căn cứ để đánh giá tính hiển nhiên là những tri thức của những người thợ lành nghề có đầy đủ kỹ năng theo giả thuyết trong bản công bố về tình trạng kỹ thuật tồn tại vào ngày ưu tiên của sáng chế. Chúng ta thường gặp một câu hỏi hóc búa về mức độ thông thái của người thợ lành nghề trong việc đánh giá tri thức. Một số tòa án viện dẫn đến tri thức của nhà nghiên cứu thông thái, trong khi một số khác lại tập trung vào tri thức của người công nhân có kỹ năng nhưng không có khả năng sáng tạo. Một vấn đề khác biệt giữa các nước là liệu tri thức mà người thợ lành nghề có kỹ năng theo giả thuyết có tồn tại tại nước của tác giả sáng chế hay không, hoặc là tri thức đó có thể tồn tại ở nơi bất kỳ trên thế giới hay không.

Page 17: Intellectual Property Unit3 Patents

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

17

Xem xét vấn đề về tính hiển nhiên, báo cáo tra cứu không chỉ là tri thức được công bố mà còn là tri thức về các vật chất và máy móc đã được công khai sử dụng. Những đối tượng bị loại trừ ra khỏi việc xem xét này có thể đang được sử dụng bí mật hoặc đang trong giai đoạn thử nghiệm. (b) Đánh giá trình độ sáng tạo Các tòa án thường miễn cưỡng đánh giá một cách tổng thể về tính hiển nhiên hoặc trình độ sáng tạo khi xem xét tất cả các khía cạnh trong từng trường hợp cụ thể. Tòa phúc thẩm Vương quốc Anh đã đưa ra phương pháp sau để đánh giá trình độ sáng tạo trong vụ Windsurfing kiện Tabur Marine [năm 1985] RPC 59: (i) Xác định ý tưởng sáng tạo của sáng chế được yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng

chế; (ii) Giả thiết về trình độ tri thức của người có trình độ kỹ thuật, nhưng người đó lại

không có thật, người đó phải tự cho là có trình độ hiểu biết trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng và người đó phải được giả định là đã đọc kỹ tài liệu, bao gồm các bản mô tả sáng chế có liên quan đã được công bố;

(iii) Xác định, nếu có thể, những khác biệt tồn tại giữa các đối tượng đã biết hoặc đã được sử dụng và sáng chế đó; và

(iv) Quyết định, không cần kiến thức về sáng chế đó, liệu những khác biệt đó có tạo thành mức độ hiển nhiên đối với người có trình độ hoặc liệu chúng có cần đến trình độ sáng chế hay không.

Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO) thông qua “phương pháp và giải pháp tiếp cận” gồm ba giai đoạn sau: 1. xác định tình trạng kỹ thuật; 2. xác định vấn đề kỹ thuật cần được giải quyết; và 3. cân nhắc xem liệu sáng chế được yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế, khởi

đầu từ trình độ kỹ thuật gần nhất, và vấn đề kỹ thuật có là hiển nhiên đối với người có trình độ kỹ thuật hay không.

Giải pháp kỹ thuật gần nhất được công bố là sự kết hợp các dấu hiệu nảy sinh từ một nguồn tham khảo duy nhất là cơ sở tốt nhất để đánh giá tính hiển nhiên. Trong giai đoạn thứ hai, vấn đề kỹ thuật được lý giải như mục đích và nhiệm vụ cải tiến hoặc làm thích ứng giải pháp kỹ thuật gần nhất nhằm đánh giá các ảnh hưởng kỹ thuật mà sáng chế tác động đến giải pháp kỹ thuật gần nhất. Điều này bao gồm việc đánh giá khách quan trình độ kỹ thuật đã biết, có thể khác với giải pháp kỹ thuật mà người nộp đơn trên thực tế biết được khi nộp đơn. Trong giai đoạn thứ ba, vấn đề cần được giải quyết là liệu có chỉ dẫn nào trong giải pháp kỹ thuật đã biết sẽ (trái với có thể) khiến cho người có trình độ phải .kỹ thuật đối mặt với vấn đề kỹ thuật, để cải tiến hoặc làm thích ứnggiải pháp kỹ thuật gần nhất, khi xem xét chi dẫn này thì tìm được điều gì đó trong thời hạn yêu cầu bảo hộ và đạt đuợc những gì mà sáng chế đạt được.

Page 18: Intellectual Property Unit3 Patents

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

18

(c) Phương pháp tiếp cận của thẩm định sáng chế Đối với đại diện sáng chế, rõ ràng là sẽ rất hữu ích khi biết được các phương pháp luận mà thẩm định viên sáng chế sẽ áp dụng để giải quyết vấn đề liên quan đến trình độ sáng tạo. Dưới đây là các bước thông thường mà một thẩm định viên thường tuân thủ khi áp dụng phương pháp vấn đề - giải pháp thông tiếp cận: a) hiểu được bản mô tả trong quá trình thẩm định và xác định vấn đề mà sáng chế

được yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế giải quyết; b) xác định tình trạng kỹ thuật cơ bản; c) xác định người có tình độ kỹ thuật trong lĩnh vực có vấn đề cần giải quyết; d) xác định xem liệu, trong phạm vi của vấn đề, người có trình độ kỹ thuật có thể xác

định được, hiểu được và được xem là có liên quan đến tài liệu trích dẫn nêu trong báo cáo tra cứu hay không;

e) xác định xem liệu, trong phạm vi của vấn đế, sáng chế được yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế là một trong số các trường hợp sau: - giải pháp kỹ thuật tương đương của tài liệu trích dẫn trong báo cáo tra cứu; - sự cải tiến kỹ thuật so của tài liệu trích dẫn đó - một tập hợp rõ ràng hoặc một sự quy nạp đặc biệt; hoặc - một sự kết hợp rõ ràng các dấu hiệu của kiến thức chung thông thường

f) xem xét xem liệu yêu cầu bảo hộ có bao gồm: - giải pháp nêu trong tài liệu trích dẫn của báo cáo tra cứu đó khác với giải pháp - những khó khăn thực tế cần giải quyết khi tìm kiếm giải pháp đó; - xác định “bản chất thực” của vấn đề;

g) nếu có liên quan, xem xem liệu có nhu cầu nhận biết được trước đó khi sử dụng các thử nghiệm về: - nhu cầu đã có từ lâu - sự thất bại của người khác - sao chép sáng chế có dựa vào tình trạng kỹ thuật - thành công thương mại

(d) Xác định cơ sở của tình trạng kỹ thuật Trong quá trình xác định cơ sở tình trạng kỹ thuật để đánh giá trình độ sáng tạo, kiến thức chung thông thường vào ngày ưu tiên của yêu cầu bảo hộ được coi là chuẩn mực. Trong quá trình đánh giá tính mới, báo cáo về tình trạng kỹ thuật được diễn giải như tại thời điểm công bố nó ngoại trừ các thông tin được phát hiện ra sau đó. Liên quan đến trình độ sáng tạo, báo cáo tra cứu được diễn giải bởi người có trình độ kỹ thuật trong lĩnh vực tương ứng khi cố gắng giải quyết vấn đề – nghĩa là, vào ngày ưu tiên của đơn đang được thẩm định. Điều này có nghĩa là, đối với trình độ sáng tạo, việc bộc lộ báo cáo tra cứu có thể được mở rộng một cách có hiệu quả thông qua việc xem xét các kiến thức chung thông thường có được trong giai đoạn giữa thời điểm công bố báo cáo tra cứu và ngày ưu tiên của yêu cầu bảo hộ đang được xem xét.

Page 19: Intellectual Property Unit3 Patents

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

19

Khái niệm về kiến thức chung thông thường được hiểu là việc sử dụng những điều đã biết hoặc từng được sử dụng trong hoạt động thương mại có liên quan. Kiến thức này bao gồm cả kiến thức cơ bản và kinh nghiệm sẵn có đối với mọi người trong hoạt động thương mại khi cân nhắc việc tạo ra các sản phẩm mới hoặc những cải tiến trong quá khứ, và nó phải được xem như đang được một cá nhân sử dụng tương tự như một thể nhân chung về kiến thức. Các chứng cứ bằng văn bản phải được nêu ra cho thẩm định viên để xác định kiến thức thông thường bao gồm những gì trong từng lĩnh vực cụ thể. Do vậy, tài liệu tham khảo sẽ bao gồm: • các sách giáo khoa và sách tham khảo chuẩn; • các từ điển ngôn ngữ chuẩn; • các từ điển kỹ thuật có liên quan; • các trao đổi liên quan đến sáng chế yêu cầu cấp bằng độc quyền đang được thẩm

định; • các tạp chí hoặc các ấn phẩm trong lĩnh vực cụ thể; và • các bản mô tả sáng chế. Chứng cứ cần cung cấp cho thẩm định viên sẽ cũng được chấp nhận là những tài liệu được bộc lộ trong các ấn phẩm được chấp nhận một cách rộng rãi bởi những người trực tiếp tham gia vào hiện trạng kỹ thuật liên quan đến việc bộc lộ. Nhìn chung, trong thực tiễn quốc gia, nếu ấn phẩm in ấn ở nước ngoài dựa trên chỉ dẫn về kiến thức chung thông thường, chứng tỏ rằng ấn phẩm đã được biết đến một cách rộng rãi trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng ở nước sở tại. Một điều bắt buộc chung đối với các thẩm định viên là phải dựa vào các bản mô tả sáng chế riêng lẻ và nội dung của chúng như một phần của kiến thức chung thông thường, trừ khi nó là một điều thông thường đối với mọi người trong một lĩnh vực cụ thể phải dựa vào. Ngoài ra, nếu một số bản mô tả được nộp bởi những người nộp đơn khác nhau, đề cập đến một khía cạnh kiến thức thì có thể được xem như là kiến thức chung. (e) Phương pháp tiếp cận vấn đề/giải pháp đối với trình độ sáng tạo Điểm khởi đầu của phương pháp tiếp cận vấn đề/giải pháp đối với trình độ sáng tạo là xác định vấn đề mà sáng chế được yêu cầu cấp bằng độc quyền giải quyết. Vấn đề này sẽ là trọng tâm việc phân tích và đưa ra bối cảnh để: a) xác định người có trình độ kỹ thuật trong lĩnh vực có liên quan; b) xác định kiến thức chung thông thường có liên quan; c) xác định xem liệu thông tin nêu trong báo cáo tra cứu có phải là thông tin mà người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật có thể, trước ngày ưu tiên của điểm yêu cầu bảo hộ sẽ biết được, hiểu được và được coi là có liên quan đến công việc trong lĩnh vực kỹ thuật có liên quan đến sáng chế; và

Page 20: Intellectual Property Unit3 Patents

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

20

d) đánh giá sự liên quan của tài liệu trích dẫn nêu trong báo cáo tra cứu và xem xét liệu sáng chế có giải quyết được vấn đề đặt ra hay không. Vấn đề mà sáng chế được yêu cầu cấp bằng độc quyền giải quyết sẽ được xác định thông qua việc đọc hiểu bản mô tả. Những bản mô tả bàn về tình trạng kỹ thuật có thể nêu các khó khăn mà sáng chế được yêu cầu cấp bằng độc quyền sẽ phải giải quyết và qua đó, trực tiếp tìm ra vấn đề mà sáng chế sẽ giải quyết. Tuyên bố về "mục đích của sáng chế" cũng chỉ ra vấn đề cần được giải quyết bởi sáng chế. Nếu không có sự tham khảo cụ thể nào về tình trạng kỹ thuật hoặc mục đích của sáng chế, vấn đề sẽ phải được tìm ra từ các điểm yêu cầu bảo hộ, thường là từ các dấu hiệu quan trọng của điểm yêu cầu bảo hộ độc lập rộng nhất. Khi đã xác định được vấn đề, thẩm định viên sẽ tìm hiểu từ bản mô tả các dấu hiệu cần thiết để giải quyết vấn đề. Sau đó, thẩm định viên phải kiểm tra xem yêu cầu bảo hộ được phân tích có xác định tất cả các dấu hiệu này hay không. Nếu không đúng, vấn đề sẽ phải được thay đổi cho đúng với vấn đề mà điểm yêu cầu bảo hộ đó giải quyết. (f) Xác định người có trình độ trong lĩnh vực kỹ thuật đó(PSA) Người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật đó phải được xác định theo vấn đề mà sáng chế định giải quyết mà không theo giải pháp kỹ thuật được yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế. Các quy tắc cơ bản để xác định ai là người có trình độ trong lĩnh vực kỹ thuật đó cũng tương tự như các quy tắc xác định đối tượng mà bản mô tả hướng đến. Như vậy, đó là người có trình độ trong lĩnh vực kỹ thuật đó, đó là, người lao động có kỹ năng nhưng không có khả năng sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ có liên quan ở nộp đơn với những kiến thức chung thông thường về lĩnh vực kỹ thuật đó. Câu hỏi tự đánh giá (SAQ) Câu hỏi 11 Thông tin nào sẽ được thẩm định viên xem xét để được người có trình

độ kỹ thuật phát hiện ra trong một tài liệu trích dẫn của báo cáo về tình trạng kỹ thuật?

Trả lời. a. thông tin đã được bộc lộ trong báo cáo tra cứu các tài liệu sáng chế, gồm các

bản mô tả sáng chế của các nước có số lượng đơn nộp lớn; b. thông tin có trong tài liệu bất kỳ khi tra cứu để đánh giá tính mới; c. thông tin trong báo cáo liên quan đến giải pháp của vấn đề kỹ thuật được bộc lộ

trong yêu cầu bảo hộ. (g) Đánh giá trình độ sáng tạo Do sự phản đối về việc thiếu trình độ sáng tạo chỉ phát sinh nếu nó chỉ ra rằng một người có trình độ trong lĩnh vực kỹ thuật đó khi giải quyết vấn để sẽ thực hiện các bước cần thiết để tạo ra sáng chế được yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế, nên thẩm định viên sẽ phải kiểm tra liệu sáng chế được yêu cầu cấp bằng độc quyền có thuộc một trong số các trường hợp sau:

Page 21: Intellectual Property Unit3 Patents

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

21

a) giải pháp kỹ thuật tương đương nêu trong tài liệu trích dẫn của báo cáo tra cứu; b) sự cải tiến kỹ thuật so với giải pháp kỹ thuật đó; c) một tập hợp rõ ràng hoặc một sự quy nạp đặc biệt; hoặc d) một sự kết hợp rõ ràng các dấu hiệu của kiến thức chung thông thường Trong trường giải pháp kỹ thuật tương đương, nó phải là một phần của kiến thức chung thông thường và phải không có các khó khăn thực tế khi thực hiện giải pháp được yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế. Giải pháp kỹ thuật tương đương xuất hiện khi các điểm yêu cầu bảo hộ được thay thế bởi một hay nhiều dấu hiệu, và: a) các dấu hiệu thay thế là một phần của kiến thức chung thông thường của người có trình độ kỹ thuật và tạo ra cùng một chức năng trong phạm vi của vấn đề đó; b) việc thay thế bởi các dấu hiệu đósẽ được người có trình độ trong lĩnh vực kỹ thuật đó ngay lập tức nghĩ ra; c) toàn bộ sự kết hợp đóvẫn có được cùng một chức năng trong phạm vi của vấn đề; và d) không có vướng mắc hoặc khó khăn gì cần được giải quyết khi thực hiện thay thế. Do đó, sự thay thế một dấu hiệu trong tổng thể kết hợp với một giải pháp kỹ thuật tương đương sẽ không làm phát sinh trình độ tạo trừ khi tạo ra sự kết hợp mới. Việc kiểm tra để xác định xem liệu có tạo ra một sự kết hợp mới hay không, và từ đó, có trình độ sáng tạo hay không, chính là việc xem xét xem liệu đặc tính cơ bản của sản phẩm đã được thay đổi hay không. Nếu giải pháp được yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế là một sự cải tiến kỹ thuật so với giải pháp kỹ thuật đã biết nêu trong tài liệu trích dẫn để phản đối, tài liệu trích dẫn nêu trong báo cáo tra cứu phải chứa đựng một vấn đề nữa mà: - dễ thấy (cả về hình thức hay về thực hiện giải pháp kỹ thuật đã biếtnêu trong tài liệu trích dẫn); - được chỉnh sửa thông qua việc áp dụng các kiến thức chung thông thường; và - không có khó khăn nào khi chỉnh sửa. Điều này có thể xảy ra khi giải pháp kỹ thuật đã biết nêu trong tài liệu trích dẫn : a) giải quyết triệt để vấn đề được xác định; b) không đưa ra giải pháp cho vấn đề được xác định, theo nghĩa là giải pháp ngay lập tức gợi ý giải pháp đó cho người có trình độ trong lĩnh vực kỹ thuật này; hoặc c) giải quyết vấn đề tương tự trong lĩnh vực công nghệ có liên quan, và người có trình độ kỹ thuật công nhận giải pháp đó có thể được áp dụng để giải quyết vấn đề đó mà không gặp trở ngại thực tế nào nào khi thực hiện triển khai giải pháp đó. Trường hợp sáng chế thuộc lĩnh vực trong đó giải pháp kỹ thuật đã biết nêu trong tài liệu trích dẫn cho thấy chỉ có một giải pháp hiển nhiên để giải quyết vấn đề, thì việc phản đối về trình độ sáng tạo chỉ có thể được áp dụng nếu: a) vấn đề đó sẽ được giải quyết khi sử dụng kiến thức chung thông thường

Page 22: Intellectual Property Unit3 Patents

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

22

b) không có chỉ dẫn khác với giải pháp đó thông qua giải pháp kỹ thuật đã biết nêu trong tài liệu trích dẫn cũng như kiến thức chung thông thường; và c) không có trở ngại nào trong khi thực hiện giải pháp được yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế. Để kiến thức chung thông thường độc lập trở thành cơ sở cho việc phản đối về trình độ sáng tạo thì tất cả các dấu hiệu phải là kiến thức chung thông thường; giải pháp phải là sự kết hợp các dấu hiệu đó; và tập hợp các dấu hiệu được kết hợp phải rõ ràng. Theo tác giả Blanco White, việc đánh giá tính hiển nhiên có thể được tiến hành theo cách thức sau “liệu giải pháp đó hiển nhiên đối với nhà hoá học có trình độ trung bình bất kỳhay không, trong mặt bằng kiến thức về hoá học hiện có vào thời điểm nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế, rằng chất bất kỳ trong yêu cầu bảo hộ sẽ là bước cải tiến cơ bản so với các chất đã được tạo ra trước đây để biện hộ cho những chi phí (về thời gian và tiền bạc) cần thiết cho việc tìm kiếm chúng? Nếu điều này là không hiển nhiên, sáng chế sẽ phải được cấp bằng độc quyền sáng chế nếu nó được yêu cầu bảo hộ một cách hợp lý". Câu hỏi tự đánh giá Câu hỏi 12 Khi xem xét vấn đề về trình độ sáng tạo, có hợp lý không khi thẩm định

viên đặt ra câu hỏi “liệu có là hiển nhiên đối với người được giả sử lựa chọn trước đó cho các bản mô tả đã biết mà các dấu hiệu của chúng có thể được kết hợp để tạo ra quy trình hoặc sản phẩm mới.”

A. Đúng hơn là, dù nó là hiển nhiên đối với người có kỹ năng nhưng không có trình độ sáng tạo, nên lựa chọn từ một phạm vi rộng rãi các ấn phẩm để có được một tập hợp các dấu hiệu kỹ thuật từ các ấn phẩm lựa chọn được. Trường hợp một bằng độc quyền sáng chế cấp cho sự kết hợp, thì sáng chế sẽ nằm ở sự lựa chọn các dấu hiệu kỹ thuật, một quy trình cần thiết phản đối các dấu hiệu kỹ thuật có thể khác. Việc tồn tại trước đó của các ấn phẩm bộc lộ các dấu hiệu kỹ thuật này, như các nội dung riêng biệt, và các dấu hiệu kỹ thuật có thể khác tự chúng sẽ không làm cho các sáng chế trở thành hiển nhiên. Đó là sự lựa chọn các dấu hiệu kỹ thuật vượt quá giới hạn của nhiều khả năng mà có thể trở thành hiển nhiên.

Câu hỏi tự đánh giá Câu hỏi 13 Nếu giải pháp kỹ thuật đã biệt nêu trong tài liệu trích dẫn hoặc kiến thức

chung thông thường khác với giải pháp được yêu cầu bảo hộ, thì yêu cầu bảo hộ có trình độ sáng tạo hay không so với giải pháp kỹ thuật đã biết nêu trong tài liệu trích dẫn đó?

Page 23: Intellectual Property Unit3 Patents

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

23

Trả lời Không, chi chỉ dẫn trong giải pháp kỹ thuật đã biết nêu trong tài liệu trích dẫn dựa trên một số vấn đề mà người có trình độ trong lĩnh vực kỹ thuật thừa nhận là sai và có thể sửa chữa.

Câu hỏi tự đánh giá Câu hỏi 14 Một giải pháp giải quyết vấn đề sẽ đươc coi là không có trình độ sáng tạo

hay không nếu nó có thể là một lộ trình rõ ràng để làm theo, nhưng có những trở ngại thực tế trong việc đưa giải pháp đó thành hiện thực mà cần phải có sự khéo léo sáng tạo mới vượt qua được?

A. Không, nếu chứng cứ cho thấy rằng người bất kỳ người có trình độ trong lĩnh vực kỹ thuật có liên quan cũng đều thừa nhận rằng giải pháp đề xuất là rất đáng để thử nghiệm và rằng vấn đề bất kỳ nảy sinh thì giải pháp đó sẽ cũng được dễ dàng giải quyết bởi người bất kỳ có trình độ trong lĩnh vực kỹ thuật.

Câu hỏi tự đánh giá Câu hỏi 15 Một giải pháp giải quyết vấn đề có được coi là có trình độ sáng tạo hay

không nếu trước đây nó chưa từng là một giải pháp? A. Không nhất thiết, việc không rhừa nhận một giải pháp rõ ràng cho vấn đề cơ khí

hoặc kỹ thuật khác có thể nảy sinh từ nhiều nguyên nhân. Ví dụ, sự tồn tại của vấn đề có thể đã không được thừa nhận, hoặc không có nhu cầu thương mại bức xúc đối là giải pháp cho vấn đề đó. Mặt khác, nếu yêu cầu bảo hộ nhằm giải quyết một nhu cầu đã có trong một thời gian dài thì thường được giả định rằng yêu cầu bảo hộ là không hiển nhiên. Tương tự, nếu các tác giả sáng chế khác cố gắng giải quyết vấn đề mà không thành công thì yêu cầu bảo hộ có lẽ sẽ không có trình độ sáng tạo. Điều này được nhấn mạnh trong trường hợp người khác sao chép sáng chế, chứ không phải là giải pháp kỹ thuật đã biết.

Khả năng áp dụng công nghiệp - tính hữu ích

Yêu cầu này có thể phát sinh trong luật cũ, theo đó cho rằng các sáng chế phải liên quan đến phương thức sản xuất. Yêu cầu này được quy định tại Công ước Strasbourg 1963 nhằm mở rộng phạm vi các đối tượng được cấp bằng độc quyền sáng chế, bao gồm lĩnh vực nông nghiệp và loại trừ các phương pháp chữa bệnh cho người và động vật. Thuật ngữ công nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó, bao gồm hầu hết các hình thức hoạt động có đặc tính kỹ thuật của con người. Yêu cầu này phân biệt các ngành kỹ thuật ứng dụng và kỹ thuật thực hành, so với thẩm mỹ và mỹ thuật. Cho đến

Page 24: Intellectual Property Unit3 Patents

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

24

nay, yêu cầu về áp dụng công nghiệp không phải là một trở ngại thực tế quan trọng đối với khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế, do các chi phí và nỗ lực để tuân thủ quy trình đăng ký sáng chế dường như không được thực hiện mà không có khả năng thu hồi những chi phí nghiên cứu và phát triển đó. Tuy nhiên, các văn kiện pháp lý như Chỉ thị về Đa dạng sinh học của châu Âu yêu cầu một cách cụ thể phải có một tuyên bố về áp dụng công nghiệp của các trình tự hoặc các bộ phận của trình tự gen liên quan đến sáng chế được yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế. Yêu cầu này là cần thiết nhằm ngăn ngừa hệ thống bảo hộ sáng chế ứng dụng các thông tin khoa học mà ứng dụng thực tiễn này còn chưa được tìm hiểu một cách chắc chắn, ví dụ cấu trúc gen, mà chưa có kiến thức nào về ứng dụng chức năng của nó.

Tác giả sáng chế Quyền nộp đơn và nhận được bằng độc quyền sáng chế nhìn chung được trao cho tác giả sáng chế hoặc các đồng tác giả sáng chế hoặc cho người bất kỳ có yêu cầu theo thoả thuận giữa các tác giả sáng chế hoặc cho người kế thừa hợp pháp bất kỳ. Luật sáng chế của Hoa Kỳ yêu cầu rằng bằng độc quyền sáng chế phải được yêu cầu cấp với danh nghĩa (các) tác giả thực tế. Việc cố ý không xác định tất cả các tác giả sáng chế thực thụ trong đơn yêu cầu cấp sáng chế có thể được sử dụng làm cơ sở cho việc huỷ bỏ bằng độc quyền sáng chế. Trong hầu hết các luật sáng chế, tác giả sáng chế hoặc đồng tác giả sáng chế có quyền được nêu tên trong văn bằng bảo hộ bất kỳ được cấp cho sáng chế đó. Một "sáng chế" bao gồm cả "ý tưởng" và "việc áp dụng thực tiễn". Ý tưởng được cho là liên quan đến việc trình bày suy nghĩ và việc tác giả sáng chế bộc lộ một ý tưởng hoàn chỉnh về một sản phẩm hoặc quy trình sản xuất. Những gợi ý đơn thuần về cách thức thực hiện ý tưởng sẽ là không đầy đủ. Do đó, người thực hiện công việc đơn giản theo chỉ dẫn sẽ không được coi là tác giả sáng chế. Điều này không phụ thuộc vào việc cần có bao nhiêu kỹ năng và nỗ lực, có bao nhiêu tài trợ cho hoạt động hay không, có phối hợp hay sở hữu các phương tiện sử dụng cho nghiên cứu hay không, có công bố tác phẩm có liên quan trước đó hay không, hay có tham gia đóng góp cho công việc chung và sự trợ giúp chung hay không. Để là tác giả sáng chế, một cá nhân phải có tham gia đóng góp về khởi nguồn và ý tưởng và nguồn cho ít nhất là một trong các điểm yêu cầu bảo hộ hoặc các dấu hiệu cấu thành. Để là tác giả duy nhất, cần chịu trách nhiệm về ý tưởng sáng chế như được mô tả trong tất cả các điểm yêu cầu bảo hộ sáng chế. Một minh chứng về khái niệm tác giả sáng chế là vụ Tập đoàn Englehard Minerals và Chem. kiện Tập đoàn Anglo-American Clays. 233 USPQ 755, 762 (M.D. Ga. 1984). Trong vụ đó, có ý kiến là sáng chế phải bị huỷ bỏ vì người nộp đơn không ghi đúng tên tác giả sáng chế. Sáng chế bị kiện liên quan đến một chất màu được sử dụng cùng với giấy. Chất màu được yêu cầu bảo hộ dựa trên việc sử dụng kao-lanh đất sét. Bị đơn yêu cầu rằng người triển khai

Page 25: Intellectual Property Unit3 Patents

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

25

thực tế các thí nghiệm mới là tác giả thực tế. Tuy nhiên, toà án, với chứng cứ về tác giả sáng chế thật sự đã được đề cập, tuyên bố rằng các thí nghiệm được thực hiện theo chỉ đạo của người đứng tên là tác giả sáng chế bởi một người không nhận thức được rằng việc nung kaolanh sẽ diễn ra trong quá trình sản xuất giấy. Do đó, một người chỉ đơn thuần làm theo sự chỉ dẫn của người khác để thực hiện các thí nghiệm thì không phải là tác giả sáng chế. Một thông tin được tạo ra mà cho phép một người thợ cơ khí bình thường không cần thực hiện sự khéo léo hoặc kỹ năng đặc biệt bất kỳ trong lĩnh vực của mình, có thể xây dựng và thực hiện thành công sự cải tiến thì sẽ không được xem là tác giả sáng chế. "Việc áp dụng thực tế" liên quan đến việc tiến hành trình diễn thử nghiệm mà sáng chế có thể hoạt động được trong môi trường giả định. Đó cũng có thể là việc áp dụng có tính xây dựng trong thực tế, xuất hiện khi một đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế của Mỹ với việc bộc lộ đầy đủ được nộp cho một sáng chế. Ý tưởng về sáng chế được yêu cầu bảo hộ, chứ không phải việc áp dụng sáng chế vào thực tế, tạo thành quyền tác giả sáng chế. Có thể chỉ có một tác giả sáng chế, điều này xảy ra khi chỉ có một người nghĩ ra toàn bộ sáng chế. Nếu sáng chế là kết quả của một quá trình hợp tác, liên quan đến hai hay nhiều người, thì mỗi người đều được coi là đồng tác giả. Các đồng tác giả không cần thiết phải làm việc cùng nhau trong việc tạo ra sáng chế. Sẽ cần có một sự hợp tác nào đó, tuy nhiên, các tác giả sáng chế phải làm việc về cùng một đối tượng và phải có những đóng góp về ý tưởng đối với sáng chế như được yêu cầu bảo hộ trong bằng độc quyền sáng chế. Tất cả các đồng tác giả sáng chế không phải là tác giả của mọi điểm yêu cầu bảo hộ, nhưng nếu một cá nhân đóng góp một ý tưởng cho thậm chí chỉ một điểm yêu cầu bảo hộ trong sáng chế, cá nhân đó vẫn là tác giả sáng chế. Đồng tác giả sáng chế đòi hỏi phải có sự liên hệ (theo một số hình thức) giữa các tác giả sáng chế. Tuy nhiên, các tác giả sáng chế không nhất thiết phải làm việc cùng nhau để các ý tưởng nảy sinh cùng một lúc với hai tác giả sáng chế, mỗi tác giả sáng chế nghĩ ra một phần tương tự của sáng chế cuối cùng hoặc có những đóng góp như nhau, hoặc các đóng góp có tầm quan trọng như nhau. Một hệ thống bảo hộ sáng chế không cố đánh giá hoặc xếp hạng các đóng góp tương đối của cá nhân đồng tác giả sáng chế, mỗi đồng tác giả sáng chế có lợi ích pháp lý như nhau đối với sáng chế chung. Một cá nhân không có đóng góp về ý tưởng đối với sáng chế sẽ không được nêu trong bằng độc quyền sáng chế là tác giả sáng chế ở Mỹ. Việc nêu tên những người như tác giả sáng chế trong bằng độc quyền sáng chế, với nhận biết rằng người đó không phải là tác giả sáng chế, có thể dẫn đến việc huỷ bỏ bằng độc quyền sáng chế đó.

Quyền sở hữu Nếu không có hợp đồng thoả thuận hoặc nhiệm vụ nhằm chuyển giao bằng độc quyền sáng chế, thì tác giả sáng chế được nêu tên sẽ là chủ sở hữu của bằng độc quyền sáng

Page 26: Intellectual Property Unit3 Patents

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

26

chế đó. Chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế có quyền ngăn cản người khác chế tạo, sử dụng, bán, chào bán hoặc nhập khẩu sáng chế được bảo hộ bởi bằng độc quyền sáng chế đó. Mặc dù tác giả sáng chế là chủ sở hữu đầu tiên của sáng chế, trong hầu hết trường hợp, quyền sở hữu các quyền của sáng chế sẽ chuyển từ (các) tác giả sáng chế sang (những) người thuê việc tương ứng theo thoả thuận lao động. Trường hợp này xảy ra khi thực hiện bình thường các nhiệm vụ của một người làm thuê tạo ra sáng chế hoặc khi hợp đồng lao động có quy định như vậy. Nếu người lao động làm một bộ phận của một công ty tạo ra sáng chế, thì điều quan trọng là phải tìm hiểu chắc chắn liệu người lao động có liên quan trong thực tế là có phải là người lao động của công ty nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế hay không, ví dụ, công ty trực thuộc hoặc công ty dịch vụ. Nếu một phần hay toàn bộ công việc nghiên cứu được thực hiện bởi một viện nghiên cứu hoặc trường đại học, thì có thể một số trong các tác giả sáng chế (ví dụ, nghiên cứu sinh tiến sỹ hoặc các nhà khoa học thỉnh giảng), trên thực tế có thể không phải là người làm thuê. Cũng có khả năng là các nhà nghiên cứu này bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ về sở hữu trí tụê trong hợp đồng làm việc với viện nghiên cứu hoặc trường đại học đó. Quyền sở hữu cũng sẽ được xác định thông qua hợp đồng trong trường hợp nghiên cứu sáng tạo được thực hiện bởi một nhà thầu phụ hoặc thông qua một người tư vấn. Một minh họa về tầm quan trọng của các vấn đề liên quan đến quyền tác giả sáng chế và quyền sở hữu đối với sáng chế xảy gần đây trong vụ Công ty Ethicon kiện Tập đoàn United States Surgical 135 F.3d 1456, 45 U.S.P.Q.2d 1545 (Tòa án khu vực liên bang 1998). Vụ việc này liên quan đến việc chuyển giao cho Ethicon bằng độc quyền sáng chế, bởi tác giả sáng chế duy nhất là Tiến sỹ In Bae Yoon thực hiện yêu cầu bảo hộ sáng chế về dùi chọc hút (một dụng cụ phẫu thuật được sử dụng để tạo ra các vết rạch nhỏ trên cơ thể nhằm sử dụng thiết bị nội soi) được trang bị thiết bị an toàn nhằm ngăn chặn chấn thương đối với các bộ phận của cơ thể. Trong quá trình thiết kế dùi học hút an toàn, Tiến sỹ Yoon đã cộng tác với ông Young Jae Choi, một kỹ thuật viên điện tử. Ông Choi đã không được thanh toán tiền cho công việc của mình và không được nêu tên là tác giả sáng chế trong Bằng độc quyền sáng chế. Ethicon, là công ty được li-xăng độc quyền, đệ đơn kiện US Surgical về việc xâm phạm các điểm yêu cầu bảo hộ số 34 và 50 của bằng độc quyền sáng chế đó. Trong khi vụ kiện bị đình trệ, US Surgical biết được về sự tham gia của ông Choi và đạt được một li-xăng “hồi tố” từ ông Choi cho việc sử dụng sáng chế đó. Sau đó, họ gửi một bản kiến nghị nhằm điều chỉnh về chủ sở hữu của bằng độc quyền sáng chế để bổ sung ông Choi vào làm đồng tác giả sáng chế. Bản kiến nghị được phép khi tòa án thấy rằng ông Choi có đóng góp cho sáng chế trong các điểm yêu cầu bảo hộ số 33 và 47. Khi ông Choi đã được xác nhận là đồng tác giả sáng chế, US Surgical bỏ qua việc kiện tụng của Ethicon trên cơ

Page 27: Intellectual Property Unit3 Patents

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

27

sở có được li-xăng từ ông Choi. Tòa án quận cho phép thực hiện kiến nghị nhằm kết thúc vụ việc và Tòa Phúc thẩm khu vực liên bang cũng tán thành quyết định này. Quyết định của tòa án chống lại Ethicon được dựa trên thực tế là, vì ông Choi là đồng tác giả, ông ta có quyền cấp li-xăng cho US Surgical trong phạm vi toàn bộ sáng chế, thậm chí không cần có sự đồng ý của Tiến sỹ Yoon hoặc Ethicon. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi Choi không phải là tác giả sáng chế của toàn bộ yêu cầu bảo hộ và thậm chí không phải là tác giả sáng chế của các điểm yêu cầu bảo hộ bị cho là xâm phạm. Tòa án cũng cho rằng Ethicon không thể kiện US Surgical về việc xâm phạm sáng chế, thậm chí đối với các hành vi xảy ra trước ngày có li-xăng của Choi. Vì một hành vi xâm phạm cần phải có các nguyên đơn là tất cả các đồng chủ sở hữu của sáng chế đã được cấp bằng độc quyền sáng chế. Vì ông Choi sẽ không đồng ý với việc kiện chống lại US Surgical, nên vụ kiện của Ethicon đối với hành vi xâm phạm diễn ra trước khi có li-xăng của ông Choi bị hủy bỏ.

Câi hỏi tự đánh giá Câu hỏi 15 Công ty A có một dự án nghiên cứu để tìm ra chất ức chế proteaza mới

của các enzym chủ yếu trong huyết áp người nhằm điều chỉnh hệ tuần hoàn máu. Ông B, là một nhà nghiên cứu, làm thuê cho Công ty A, cho rằng việc gắn các nhóm lấy chọn lọc vào các nhóm a-xít amino nhất định có thể làm gia tăng hiệu lực và giảm tác dụng phụ. Dựa trên các phương pháp tổng hợp đã biết, ông B giải thích cho đồng nghiệp, nhà nghiên cứu C về quy trình gắn các nhóm đó vào các “phân tử chính” của chúng. Ông C sau khi bắt đầu tổng hợp, thấy rằng với nhiệt độ cao hơn và một dung môi thơm khác sẽ cho các lần phản ứng được cải thiện hơn, và sản phẩm khá khác biệt so với giải pháp ban đầu.

B và C gửi các mẫu hợp chất mới đi thử nghiệm về hoạt tính enzym bởi D, một đồng nghiệp là người làm thuê, người đã thiết kế quy trình thử nghiệm khi còn làm thuê tại Công ty E cũ của mình. Các hợp chất có đặc tính sinh học và B đã trình đề xuất về sáng chế đối với bộ phận sáng chế của Công ty. Các điểm yêu cầu bảo hộ được đề xuất sẽ bao gồm các điểm yêu cầu bảo hộ đối với các chế phẩm mới.

Ai là tác giả sáng chế/ đồng tác giả sáng chế? Trả lời B là tác giả sáng chế duy nhất vì B đã thể hiện ý tưởng cấu trúc,

bao gồm cách tiếp cận tổng hợp có căn cứ và khuyến nghị về việc sử dụng các hợp chất được đề xuất. Quy trình cải tiến của C không liên quan đến quyền tác giả sáng chế vì quy trình này không có trong các yêu cầu bảo hộ được nêu ra. D không phải là tác giả sáng chế vì D chẳng làm gì ngoài việc làm theo các chỉ dẫn của B và áp dụng biện pháp đã biết.

Page 28: Intellectual Property Unit3 Patents

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

28

Sự việc Công ty E đã phát triển phương pháp trước đó là không có liên quan.

Câu hỏi tự đánh giá Câu hỏi 16 Trong câu hỏi 15, giả sử E, một nhà hóa sinh khác làm thuê khác cho

Công ty A đề xuất rằng các hợp chất cũng có thể hoạt động như các tác nhân kháng vi-rút và E nhận thấy rằng chúng có hoạt tính đó. E có phải là tác giả sáng chế không?

Trả lời Nếu đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế đầu tiên đã được nộp, E

có thể nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế đối với việc sử dụng hợp chất với như các tác nhân kháng vi rút. Nếu ý tưởng được tạo ra trong quá trình Blàm việc, đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế đầu tiên có thể được mở rộng nhằm bao hàm cả tác dụng phụ, với E là đồng tác giả sáng chế.

Câu hỏi tự đánh giá Câu hỏi 17 Trong câu hỏi 16, hãy cho biết lý do lý do tại sao Công ty A lại có thể

muốn chia sáng chế của E làm 2 trường hợp. Trả lời 17 Ví dụ, (i) Công ty A có thể hợp tác nghiên cứu với một đối tác nhằm

phát triển các chế phẩm mới với tác dụng của các chất gây ức chế của proteaza đối với các enzym được chọn, khi đó bằng độc quyền sáng chế bất kỳ dựa trên công việc sẽ được coi là sở hữu chung. Do vậy, tất cả các đơn khác đều có thể thuộc về mình công ty A; (ii) Công ty A có thể quyết định khai thác quy trình kháng vi rút với bên thứ ba; hoặc Công ty A có thể quyết định tiến hành riêng biệt tại Hoa Kỳ và thành lập các mối quan hệ đối tác khác để phát triển quy trình kháng vi rút ở thị trường nước ngoài.

2. Mẫu hữu ích

Tổng quan Ở nhiều nước, việc bảo hộ có thể được dành cho "mẫu hữu ích" hoặc các “sáng chế nhỏ”. Hình thức bảo hộ này được dành cho sáng chế, thường là trong lĩnh vực cơ khí. Ý tưởng hình thành loại bảo hộ này là nhằm làm giảm khoảng cách giữa luật sáng chế và luật kiểu dáng. Đó cũng là sự khuyến khích quan trọng đối với hoạt động sáng tạo,

Page 29: Intellectual Property Unit3 Patents

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

29

đặc biệt ở các nước đang phát triển, nơi hoạt động sáng tạo ban đầu luôn đóng góp nhỏ bé cho công nghệ hiện tại. Con số thống kê sở hữu công nghiệp cho thấy ở những nước có quy định bảo hộ đối với mẫu hữu ích thì phần lớn người nộp đơn là công dân và cư dân nước đó.

So sánh bảo hộ mẫu hữu ích với bảo hộ sáng chế Mẫu hữu ích khác với sáng chế, theo đó bằng độc quyền được cấp cho mẫu hữu ích chủ yếu thông qua ba khía cạnh: 1) Tiêu chuẩn tính mới thấp hơn nhiều so với sáng chế, ví dụ tình trạng kỹ thuật

được xem xét chỉ trong phạm vi nước nộp đơn; 2) Yêu cầu về tiến bộ công nghệ thấp hơn so với tiến bộ công nghệ (“trình độ sáng

tạo ") được yêu cầu đối với bằng độc quyền cấp cho sáng chế; 3) Thứ hai, thời hạn bảo hộ tối đa quy định trong luật nhìn chung là ngắn hơn

nhiều so với thời hạn bảo hộ quy định trong luật đối với bằng độc quyền cấp cho sáng chế. Văn bằng mà tác giả sáng chế nhận được có thể được gọi là “mẫu hữu ích” hoặc “sáng chế nhỏ” hoặc “bằng độc quyền giải pháp hữu ích."

4) Nhìn chung, sự bảo hộ đối với mẫu hữu ích không được cấp cho các quy trình. 5) Do thiếu sự thẩm định về tính mới và trình độ sáng tạo, việc đăng ký sẽ nhanh

hơn và đơn giản hơn (trung bình là 6 tháng). Mặt khác, một bằng độc quyền sáng chế cần 4 năm để xử lý. Việc đăng ký nhanh này cũng cho phép việc khai thác thương mại nhanh hơn đối với sáng chế, kể cả việc thông qua li-xăng hoặc sử dụng trực tiếp.

6) Nếu sáng chế là đối tượng được bảo hộ cả dưới dạng mẫu hữu ích và độc quyền sáng chế, nó có thể rút ngắn thời gian cấp bằng độc quyền sáng chế thông qua một mẫu hữu ích được nộp song song.

7) Hơn thế nữa, mẫu hữu ích tiết kiệm chi phí hơn, vì đối với mẫu hữu ích, trái với bằng độc quyền sáng chế, sẽ không phải thẩm định tính mới và trình độ sáng tạo. Vấn đề chi phí sẽ là quan trọng đối với sáng chế khi sự thành công về kinh tế khó đánh giá được.

Giải pháp có khả năng được đăng ký

Nhìn chung, hầu hết luật mẫu hữu ích đều không bảo hộ các giải pháp bị luật sáng chế loại trừ, đó là: phát minh, lý thuyết khoa học và phương pháp toán học, các sáng tạo mang tính mỹ thuật, các kế hoạch, các quy luật và phương pháp thực hiện hoạt động tinh thần hoặc trò chơi; và sự thể hiện thông tin. Các sáng chế liên quan đến vấn đề sinh học, đến các chất hoặc quy trình hóa học hoặc dược phẩm và đến chương trình máy tính thường cũng bị loại trừ.

Tính mới

Page 30: Intellectual Property Unit3 Patents

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

30

Để được cấp bằng độc quyền mẫu hữu ích, tính mới tuyệt đối là điều bắt buộc, ví dụ: giải pháp được yêu cầu bảo hộ dưới dạng mẫu hữu ích phải mới so với tình trạng kỹ thuật, bao gồm điều bất kỳ được công bố công khai cho công chúng thông qua các bản viết hoặc lời nói, bằng cách sử dụng hoặc theo các cách khác, trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền mẫu hữu ích. Ngoài ra, nội dung của các đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền mẫu hữu ích sớm hơn chưa được công bố cũng được coi là một phần của tình trạng kỹ thuật đối với tính mới. Tuy nhiên, hầu hết các nước đánh giá tính mới chỉ thông qua việc tham khảo tình trạng kỹ thuật của quốc gia đó.

Trình độ sáng tạo Việc kiểm tra trình độ sáng tạo đối với mẫu hữu ích sẽ phần nào thấp hơn so với việc đánh giá trình độ sáng tạo đối với sáng chế. Mẫu hữu ích sẽ chỉ được coi là có trình độ sáng tạo nếu mẫu hữu ích đó: (a) có hiệu quả đặc biệt trong việc áp dụng hoặc sử dụng; hoặc (b) có lợi ích thực tế hoặc công nghiệp.

Khả năng áp dụng công nghiệp Cũng như bảo hộ sáng chế, việc bằng độc quyền mẫu hữu ích không được cấp cho các giải pháp mà không có “khả năng áp dụng công nghiệp". Điều này có thể bao gồm các sáng chế liên quan đến các phương pháp hoặc quy trình phẫu thuật hoặc chữa bệnh cho người hoặc cho các bộ phận của động vật và quy trình chẩn đoán được tiến hành trên cơ thể người và động vật.

Các yêu cầu về hình thức đối với đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền mẫu hữu ích

Đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền mẫu hữu ích tương tự như đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế, theo đó, sẽ bao gồm bản mô tả sáng chế, một hay nhiều yêu cầu bảo hộ, hình vẽ (nếu có) và bản tóm tắt. Đơn cũng phải chỉ ra tác giả mẫu hữu ích. Đơn chỉ được liên quan đến một giải pháp duy nhất hoặc một nhóm giải pháp tạo thành một ý tưởng sáng tạo duy nhất. Bản mô tả phải bộc lộ giải pháp một cách rõ ràng và đầy đủ nhất mà căn cứ vào đó người có trình độ trong lĩnh vực kỹ thuật có thể thực hiện được. Không giống như sáng chế, đó là số lượng điểm yêu cầu bảo hộ sẽ bị hạn chế đến mức cần thiết để thấy được nội dung của giải pháp.

Thẩm định đơn đăng ký mẫu hữu ích Đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền mẫu hữu ích được thẩm định để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các yêu cầu về hình thức (ví dụ: tất cả các đơn phải có bản tóm tắt). Thông thường, người nộp đơn sẽ được tạo cơ hội để sửa chữa thiếu sót bất kỳ trong đơn.

Page 31: Intellectual Property Unit3 Patents

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

31

Việc tra cứu thường không được tiến hành và không có các thủ tục tương tự như thẩm địinh nội dung đơn sáng chế.

Quyền được cấp Quyền được cấp cho mẫu hữu ích rộng tương đương với quyền được cấp cho sáng chế. Câu hỏi tự đánh giá Câu hỏi 18 Hãy giải thích các quy tắc liên quan đến đăng ký mẫu hữu ích đã hoàn

thành được các mục tiêu chính sách của hình thức bảo hộ này như thế nào.

Trả lời Việc bảo hộ mẫu hữu ích được coi là đặc biệt quan trọng đối với các

ngành công nghiệp, như - công nghiệp đồ chơi, công nghiệp chế tạo đồng hồ, ngành quang học, công nghệ vi mô và vi cơ học – và đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Nhu cầu này tồn tại vì việc bảo hộ sáng chế không phù hợp đối với một số loại hình sáng chế cụ thể, ví dụ, các sáng chế kỹ thuật có tính sáng tạo thấp hơn. Các tác giả sáng chế và các SMEs cũng quan ngại các vấn đề về nội dung quản lý và chi phí cao như hậu quả của các hệ thống bảo hộ quốc gia khác nhau. Điều này hạn chế hoạt động đổi mới của các công ty. Sự linh hoạt trong các tiêu chuẩn về tính mới và trình độ sáng tạo cho phép có được sự bảo hộ dựa trên cơ sở đổi mới nhiều hơn về nội dung.

Các điều ước quốc tế về sáng chế Ban đầu, các cuộc đàm phán trong Liên minh Paris mong muốn thiết lập một hệ thống đăng ký sáng chế toàn cầu, theo đó, một đơn đăng ký sáng chế có thể nộp cho tất cả các nước trong Liên minh Paris. Các cuộc thảo luận này sa lầy trên sự khác biệt của hệ thống sáng chế quốc gia, đặc biệt là sự khác biệt giữa hệ thống “cấp bằng độc quyền sáng chế cho người tạo ra sáng chế” (first-to-invent) của Hoa Kỳ với hệ thống “cấp bằng độc quyền sáng chế cho người nộp đơn trước” (first-to-file) của phần còn lại của thế giới. Hiệp ước Hợp tác sáng chế 1970 (PCT), thể hiện một sự thỏa hiệp, theo đó một đơn đăng ký sáng chế nộp cho nhiều nước sẽ được nộp cho WIPO và sau khi tra cứu quốc tế, đôi khi sau giai đoạn thẩm định quốc tế, đơn sẽ được xử lý bởi cơ quan quốc gia của các nước được chỉ định. Sau sự khởi đầu chậm chạp, hệ thống PCT đã trở thành một hệ thống rất quan trọng. Theo Thỏa ước Strasbourg về Phân loại quốc tế năm 1971, một hệ thống quốc tế về phân loại công nghệ dành cho các cơ quan sáng chế đã được xây dựng. Hệ thống này là đặc biệt hữu ích cho cả việc tra cứu và truy vấn thông tin về các tài liệu sáng chế. Mục tiêu ban đầu của IPC là một công cụ tra cứu hữu hiệu đối với việc truy vấn thông

Page 32: Intellectual Property Unit3 Patents

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

32

tin sáng chế cho các cơ quan sở hữu công nghiệp và người sử dụng khác nhằm thiết lập tính mới và đánh giá trình độ sáng tạo (bao gồm việc đánh giá trình độ công nghệ và các kết quả hữu ích hoặc tính hữu ích) của đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế. Nhằm giảm chi phí và sự phức tạp gia tăng trong việc bộc lộ thông tin sáng chế liên quan đến chủnh vi sinh thông qua việc nộp lưu chủng vi sinh ở mỗi quốc gia mà sáng chế muốn được bảo hộ tại đó, Hiệp ước Budapest về Công nhận quốc tế về nộp lưu chủng vi sinh nhằm tiến hành các thủ tục về sáng chế năm 1977 đã quy định về việc nộp lưu tập trung. Hiệp ước Luật sáng chế (PLT) năm 2000 giới thiệu quá trình hài hòa hóa một số thủ tục của cơ quan sáng chế quốc gia trong quá trình xử lý đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế và việc hài hòa hóa này có tính đến các thủ tục của PCT. Hiệp ước Luật sáng chế nội dung (SPLT) hiện tại đang được thảo luận tại WIPO, cố gắng hài hòa hóa các nguyên tắc nội dung của luật sáng chế mà hiện đang khác nhau giữa các quốc gia. Các nội dung chính của luật sáng chế nội dung, liên quan đến thực tiễn y học, là cách tiếp cận của Hoa Kỳ nhằm cho phép bảo hộ sáng chế “bất kỳ cái gì tồn tại dưới ánh nắng mặt trời”, bao gồm cả phương pháp kinh doanh và có thể cả phương pháp y học. Ngoài ra, phạm vi ngoại lệ đối với nghiên cứu, điều mà gần đây bị thu hẹp tại Hoa Kỳ, loại trừ các nghiên cứu của trường đại học với việc áp dụng thương mại sẽ có tác động đến nghiên cứu y học ở nước đó. Cuối cùng, cần phải đạt được thỏa thuận về việc liệu các nước nguồn tài nguyên sẽ được ghi nhận trong đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế liên quan đến vật liệu di truyền hay không.

Page 33: Intellectual Property Unit3 Patents

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

33

Tài liệu tham khảo Patent Cooperation Treaty (PCT) International Bureau of WIPO, Patent Cooperation Treaty (PCT) and Regulations under the PCT, WIPO Pub. No. 274, 2004 International Bureau of WIPO, Basic Facts about the Patent Cooperation Treaty, WIPO Pub. No. 433 (updated periodically) Patent Law Treaty What is the PLT (Patent Law Treaty)? WIPO Pub. No. L450PLT, 2000 (leaflet) International Bureau of WIPO, Patent Law Treaty (PLT), and Regulations under the Patent Law Treaty, WIPO Pub. No. 258 Treaty on Classification International Bureau of WIPO, Strasbourg Agreement Concerning the International Patent Classification 1971, as amended up to September 1979, WIPO Pub. No. 275 International Bureau of WIPO, General Information on the Seventh Edition of the International Patent Classification, WIPO Pub. No. 409, 1998 Budapest Treaty on the International Recognition of the Deposit of Microorganisms for the Purposes of Patent Procedure and Regulations nternational Bureau of WIPO, Budapest Treaty on the International Recognition of the Deposit of Microorganisms for the Purposes of Patent Procedure and Regulations 1977, as amended up to January 1981, WIPO Pub. No. 277 International Bureau of WIPO, Guide to the Deposit of Microorganisms under the Budapest Treaty, WIPO Pub. No. 661 (updating service)