12
Chuyên đề 8 : Những kết quả đạt được và hạn chế của cải cách hành chính ở TPHCM trong thời gian qua Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện do Đảng khởi xướng và lãnh đạo từ sau Đại hội VI (năm 1986) đến nay; và xuất phát từ nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò quan trọng của thành phố nên Lãnh đạo Đảng và Chính quyền các cấp của TP. Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác cải cách hành chính (CCHC) trên tất cả các lĩnh vực về thể chế, bộ máy, nhân sự và tài chính công như đã được đề ra trong Chương trình tổng thể CCHC quốc gia giai đoạn 2001-2010 của nước ta. 1. Tiến trình CCHC ở TP. Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến nay có thể chia theo các giai đoạn sau : - Từ năm 1986-1990 : Tiến hành sắp xếp, củng cố lại tổ chức chính quyền cơ sở; chuyển đổi chức năng từ quản lý hành chính nhà nước và sản xuất-kinh doanh còn một chức năng duy nhất là quản lý hành chính nhà nước. Thực hiện giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước cả về vốn, thị trường và sản phẩm, đồng thời tiến hành củng cố, sắp xếp lại doanh nghiệp, giải thể các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thí điểm thành lập các công ty cổ phần và doanh nghiệp nhà nước có Hội đồng quản trị, thành lập Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Công thương. - Từ năm 1990-1995 : Thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy các phòng, ban của UBND các quận-huyện và các sở, ban, ngành theo hướng gọn nhẹ, đa ngành, giảm đầu mối. Tiếp tục sắp xếp, củng cố các doanh nghiệp nhà nước và thành lập một số tổng công ty chuyên ngành. - Từ năm 1995-2000 : Triển khai thực hiện CCHC theo tinh thần Nghị quyết số 38/CP ngày 04 tháng 05 năm 1994 của Chính phủ. Bước đột phá đầu tiên là thực hiện cơ chế hành chính “một cửa, một dấu” ở các quận-huyện và cơ chế “một cửa” ở các sở-ngành trọng điểm có mối quan hệ trực tiếp với tổ chức và nhân dân. - Từ năm 2001 đến nay, công tác CCHC tiến hành theo 5 mục tiêu chính, đó là : + Tiếp tục hoàn thiện thể chế về kinh tế và hành chính phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý hành chính nhà nước của một đô thị lớn. Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy hợp lý theo hướng quản lý đa

Kết Quả & Hạn Chế Cải Cách Hành Chính ở TP

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Chính trị

Citation preview

Page 1: Kết Quả & Hạn Chế Cải Cách Hành Chính ở TP

Chuyên đề 8: Những kết quả đạt được và hạn chế của cải cách hành chính ở TPHCM trong thời gian qua

Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện do Đảng khởi xướng và lãnh đạo từ sau Đại hội VI (năm 1986) đến nay; và xuất phát từ nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò quan trọng của thành phố nên Lãnh đạo Đảng và Chính quyền các cấp của TP. Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác cải cách hành chính (CCHC) trên tất cả các lĩnh vực về thể chế, bộ máy, nhân sự và tài chính công như đã được đề ra trong Chương trình tổng thể CCHC quốc gia giai đoạn 2001-2010 của nước ta.

1. Tiến trình CCHC ở TP. Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến nay có thể chia theo các giai đoạn sau :

- Từ năm 1986-1990 : Tiến hành sắp xếp, củng cố lại tổ chức chính quyền cơ sở; chuyển đổi chức năng từ quản lý hành chính nhà nước và sản xuất-kinh doanh còn một chức năng duy nhất là quản lý hành chính nhà nước. Thực hiện giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước cả về vốn, thị trường và sản phẩm, đồng thời tiến hành củng cố, sắp xếp lại doanh nghiệp, giải thể các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thí điểm thành lập các công ty cổ phần và doanh nghiệp nhà nước có Hội đồng quản trị, thành lập Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Công thương.

- Từ năm 1990-1995 : Thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy các phòng, ban của UBND các quận-huyện và các sở, ban, ngành theo hướng gọn nhẹ, đa ngành, giảm đầu mối. Tiếp tục sắp xếp, củng cố các doanh nghiệp nhà nước và thành lập một số tổng công ty chuyên ngành.

- Từ năm 1995-2000 : Triển khai thực hiện CCHC theo tinh thần Nghị quyết số 38/CP ngày 04 tháng 05 năm 1994 của Chính phủ. Bước đột phá đầu tiên là thực hiện cơ chế hành chính “một cửa, một dấu” ở các quận-huyện và cơ chế “một cửa” ở các sở-ngành trọng điểm có mối quan hệ trực tiếp với tổ chức và nhân dân.

- Từ năm 2001 đến nay, công tác CCHC tiến hành theo 5 mục tiêu chính, đó là :+ Tiếp tục hoàn thiện thể chế về kinh tế và hành chính phù hợp với yêu cầu phát

triển kinh tế - xã hội và quản lý hành chính nhà nước của một đô thị lớn. Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy hợp lý theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, phân cấp và ủy quyền mạnh hơn cho cấp dưới và sở-ngành.

+ Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức với số lượng và cơ cấu hợp lý, chất lượng chuyên môn cao và có phẩm chất đạo đức tốt. Đầu tư nhiều hơn cho công tác đào tạo, bồi dưỡng để thực hiện kế hoạch, quy hoạch; chú ý tạo nguồn cán bộ dự trữ.

+ Từng bước hiện đại hoá nền hành chính theo chủ trương chung của Chính phủ là xây dựng hệ thống thông tin nội bộ và nối mạng diện rộng, phục vụ yêu cầu quản lý hành chính nhà nước kịp thời và thông suốt.

 + Đổi mới cơ chế tài chính theo tiến trình của cả nước, đồng thời có những bước đi phù hợp để hỗ trợ và phục vụ cho chương trình CCHC của thành phố.

2. Kết quả quan trọng đã đạt được  - Việc thực hiện các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính theo quy định

của Chính phủ:Đến nay, Ủy ban nhân dân thành phố đã hoàn thành việc thực thi những thủ tục

hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân thành phố là 197/197 thủ tục hành chính (tỷ lệ 100%).

- Việc công bố, công khai và kịp thời cập nhật thủ tục hành chính:

Page 2: Kết Quả & Hạn Chế Cải Cách Hành Chính ở TP

Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành 10 Quyết định công bố 192 thủ tục hành chính, trong đó thủ tục hành chính ban hành mới là 62, sửa đổi, bổ sung là 20, bãi bỏ là 110 thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở ngành thành phố và bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại Ủy ban nhân dân quận-huyện, phường, xã, thị trấn (Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Lao động Thương binh và Xã hội).

Ủy ban nhân dân thành phố đã ký ban hành gồm: 03 báo cáo quý I, II, III năm 2013 về tình hình thực hiện Quyết định số 945/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Báo cáo số 108/BC-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2013 về kết quả rà soát thủ tục hành chính trọng tâm (theo Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 05 tháng 03 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ) là 112 thủ tục đã được rà soát, kết quả đã đề xuất kiến nghị nội dung đơn giản hóa là 77 thủ tục, trong đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung là 41; bãi bỏ, hủy bỏ là 36 thủ tục và các bộ phận cấu thành thủ tục, với chi phí tiết kiệm hơn 110 tỷ đồng/ năm.

Tổng số thủ tục hành chính hiện nay là 2.172 thủ tục. Trong đó, số thủ tục áp dụng tại Sở, ban, ngành là 1.577 thủ tục; áp dụng tại Ủy ban nhân dân quận-huyện là 471 thủ tục; áp dụng tại Ủy ban nhân dân phường-xã, thị trấn là 124 thủ tục.

- Cải tiến thủ tục, quy trình hành chính  theo cơ chế “một cửa, một dấu” và cơ chế “một cửa”

Cơ chế  “một cửa, một dấu” đã được thống nhất triển khai diện rộng đến tất cả Ủy ban nhân dân các quận-huyện từ cuối năm 1997 theo Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở kết quả thí điểm thành công tại Quận 1, Quận 5 và huyện Củ Chi từ đầu năm 1996.

Cơ chế “một cửa” đã được triển khai thực hiện ở các sở-ngành trọng điểm;  theo đó, phần lớn các thủ tục, quy trình hành chính trước đây không còn phù hợp đều đã được cải tiến hoặc bãi bỏ, giảm bớt đầu mối bằng việc phân công một đầu mối chịu trách nhiệm chính. Mọi khâu liên quan đến các sở- ngành khác theo quy định của thủ tục sẽ do cơ quan đầu mối liên hệ giải quyết, còn mọi công đoạn liên quan khác do các cơ quan chuyên môn thuộc sở thực hiện; tổ chức và người dân không còn phải đi lại liên hệ nhiều phòng, ban của sở như trước đây.

Ví dụ: Từ quý I/1997 đồng thời với tiến trình thực hiện cơ chế “ một cửa, một dấu”, TP. Hồ Chí Minh cũng đã tiến hành thí điểm cả cơ chế “một cửa”, đầu tiên là tại 6 đơn vị cấp sở, ngành thuộc Ủy ban nhân dân thành phố để giải quyết các thủ tục hành chính về xây dựng, nhà, đất, quy hoạch, đầu tư, cấp giấy pháep kinh doanh... có liên quan đến cá nhân và tổ chức. Đến năm 1998, cơ chế “một cửa” đã được thực hiện thống nhất tại hầu hết các sở-ngành và từ đầu năm 2005 tất cả các phường, xã, thị trấn của thành phố đều đã đồng loạt triển khai thực hiện cơ chế này.

Khi thực hiện cơ chế “một cửa” thí điểm tại  một số cơ quan hành chính công quyền cấp sở-ngành thành phố, phần lớn các thủ tục hồ sơ hành chính đã được đơn giản hoá, một số thủ tục không còn phù hợp được loại bỏ. Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân cán bộ, được rõ ràng. Mối quan hệ phối hợp trong giải quyết công việc từng bước đồng bộ, chặt chẽ. Điển hình nhất là việc giải quyết hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích ở Sở Tài nguyên và Môi trường; giải quyết hồ sơ xin cấp phép đối với các dự án có vốn đầu tư trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài tại Sở Kế hoạch và Đầu tư và làm thủ tục cấp mã số thuế và hoàn thuế tại Cục Thuế thành phố,v.v...

- Về sắp xếp lại tổ chức bộ máy hành chính

2

Page 3: Kết Quả & Hạn Chế Cải Cách Hành Chính ở TP

+ Qua tổ chức, sắp xếp, hiện nay thành phố có 317 phường-xã, thị trấn, với 7.800 cán bộ công chức, trong đó có 1.529 cán bộ bán chuyên trách. Tổ chức từ 9 ban, nay còn 3 ban và giảm được 2.108 biên chế.

+ Cấp quận-huyện : Hiện nay, thành phố có 24 quận-huyện với gần 3.000 cán bộ công chức. Bộ máy Ủy ban nhân dân từ 21 phòng, ban chuyên môn, hiện còn 13 phòng, ban.

+  Sở-ngành : Hiện nay thành phố có 46 cơ quan, đơn vị trực thuộc, trong đó có 25 cơ quan chuyên môn, đến nay, còn 22 sở, cơ quan ngang sở, 14 cơ quan trực thuộc, 7 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, với trên 3.000 cán bộ công chức.

+ Các đơn vị sự nghiệp và sản xuất-kinh doanh : Từ 408 doanh nghiệp nhà nước, đến nay thành phố đã sắp xếp lại hiện có 9 Tổng Công ty, 5 Công ty mẹ-Công ty con, 85 doanh nghiệp độc lập, 150 doanh nghiệp cổ phần và 50 doanh nghiệp hoạt động công ích. Nhìn chung, các doanh nghiệp với nhiều hình thức sở hữu đã nâng cao năng lực cạnh tranh theo cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

-  Tăng cường đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ công chứcQua quá trình sắp xếp, tổ chức lại hoạt động của bộ máy, đã xuất hiện nhu cầu đào

tạo và đào tạo lại đối với đội ngũ cán bộ công chức để đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức cần thiết về quản lý hành chính nhà nước, về pháp luật; từng bước khắc phục tình trạng đào tạo tràn lan, không đúng đối tượng, không đúng mục tiêu. Công tác đào tạo và tổ chức thi tuyển cán bộ công chức đã từng bước đi vào nền nếp. Kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy hành chính nhà nước từ thành phố đến cơ sở tiếp tục được chấn chỉnh.

Trong hơn 10 năm qua đã có 1.409 công chức được bồi dưỡng về quản lý nhà nước, 66 công chức học trung cấp hành chính, 14 076 lượt người được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, 392 công chức được bồi dưỡng về công tác tổ chức. Chỉ tính riêng trong 5 năm trở lại đây, thành phố đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trên 53.000 lượt cán bộ công chức về trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng tác nghiệp. Triển khai Đề án Bảo đảm nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị của thành phố giai đoạn 2001-2005; trong đó, có chương trình đào tạo 300 tiến sĩ, thạc sĩ và 1.000 giám đốc doanh nghiệp. Thành phố cũng đã triển khai thực hiện Đề án Quản lý và phát triển cán bộ nữ.

Nhìn chung, qua hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhất là từ khi triển khai Chương trình tổng thế về CCHC quốc gia trên địa bàn thành phố từ năm 2001đến nay, hàng chục vạn cán bộ công chức đã được nâng cao về trình độ lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, góp phần nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ công chức ở các cấp, các ngành của thành phố.

Ví dụ: Q1 đầu tư vào yếu tố con người bằng tăng cường sự giám sát, đánh giá của người dân qua hệ thống điện tử thì quận Tân Bình lại xây dựng cho mình những mô hình cụ thể, ngắn gọn, dễ nhớ trong văn hóa ứng xử nơi công sở như 4 biết, 4 không, 5 phải,.. Trong đó nêu rõ: ở nơi công sở, người cán bộ, công chức phải biết cười, biết xin lỗi, biết lắng nghe và sửa chữa,… Chính những yếu tố này đã mang đến sự hài lòng cao từ phía người dân dành cho cơ quan hành chính nhà nước. Và đó cũng chính là mục tiêu mà công tác cải cách hành chính Tp đã đề ra.

- Đẩy mạnh phân cấp quản lý cho sở- ngành và quận-huyện.Từ nhiều năm qua, Ủy ban nhân dân thành phố đã thực hiện việc phân công, phân

cấp và uỷ quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận-huyện và Giám đốc các sở-ngành trên nhiều lĩnh vực. Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 93/2001/NĐ-CP ngày 12

3

Page 4: Kết Quả & Hạn Chế Cải Cách Hành Chính ở TP

tháng 12 năm 2001 về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho TP. Hồ Chí Minh, công tác này đã được đẩy mạnh. Theo Nghị định này, Ủy ban nhân dân thành phố được quyền chủ động phân cấp cho Ủy ban nhân dân quận-huyện, uỷ quyền cho Giám đốc các sở-ngành theo nguyên tắc những việc gì cấp nào có thể làm tốt, hiệu quả hơn thì giao cho cấp đó. Kết quả là Ủy ban nhân dân thành phố giảm bớt các công việc cụ thể thuộc lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ của các ngành, các cấp để tập trung vào công tác chỉ đạo điều hành; các sở-ngành tập trung vào công tác tham mưu quản lý phát triển ngành. Các cấp cơ sở gần dân hơn đã được quyền chủ động trong việc giải quyết tốt và nhanh hơn những vấn đề bức xúc của nhân dân.

-  Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin gắn với công tác CCHC.Đến nay, hầu hết các ngành, các cấp từ thành phố đến cơ sở đều đã ứng dụng công

nghệ thông tin trong quản lý và phục vụ nhân dân theo hướng từng bước hiện đại hoá nền hành chính. Mạng thông tin diện rộng của Văn phòng Chính phủ và Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố đã được kết nối đến các đơn vị cơ sở. Đã có 26 sở-ngành và quận-huyện tham gia CityWeb, qua đó cung cấp các thông tin pháp luật, thông tin của ngành, địa phương mà người dân quan tâm; cung cấp một số dịch vụ cho tổ chức và người dân qua mạng, đặc biệt là các quy định pháp luật, thủ tục, quy trình hành chính và đối thoại giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền.

Đến nay, trang Web thành phố đã có 14 dịch vụ trên mạng, trong đó có 2 đơn vị thực hiện thành công việc cấp phép qua mạng, bình quân mỗi ngày có trên 2.000 lượt người truy cập, 100.000 lượt người truy cập các trang tin và 9.000 trang tin được xem chi tiết và tải xuống.

Ví dụ: Hiện nay, 24 quận huyện trên địa bàn Tp đều đã có website riêng. Qua đó cung cấp thông tin về tình hình phát triển kinh tế xã hội, công bố các quy trình thủ tục hành chính, và thực hiện liên kết các phần mềm liên thông trên hệ thống để người dân tự tra cứu tình trạng hồ sơ của mình. Q.Tân Bình, Q7 hiện đang dẫn đầu Tp về tỷ lệ ứng dụng phần mềm so với mô hình chuẩn của Tp đều trên 80%. Các phần mềm này được sử dụng trong cả công tác chỉ đạo điều hành, tác nghiệp chuyên ngành tại các phòng - ban và trong giao dịch với người dân, doanh nghiệp. Với sự hỗ trợ của công nghệ, thế mạnh của cơ chế hành chính 1 cửa, 1 cửa liên thông được phát huy tối đa. 

Những thủ tục hành chính đã giảm đi đáng kể sự rườm rà vốn có, tạo thuận tiện cho cả cán bộ thụ lý hồ sơ và người dân, doanh nghiệp đến giao dịch. Huyện Hóc môn cũng là 1 trong những địa bàn có tỷ lệ ứng dụng công nghệ thông tin cao, trên 70% so với mô hình chuẩn, giúp công tác cải cách hành chính đạt kết quả cao. Chia sẻ về kết quả triển khai thực hiện cơ chế 1 cửa, 1 cửa liên thông trên địa bàn huyện, bà Võ Thị Yến - Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Hóc Môn nói:

Ngoài ứng dụng công nghệ, các quận huyện còn chủ động áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Điển hình như Tân Bình đã chủ động xây dựng phần mềm vi tính nhằm quản lý, cập nhật thông tin nhà đất trên địa bàn và áp dụng quy trình ISO, đảm bảo các loại hồ sơ nhà đất đúng hạn trên 90%. So với tổng số 24.000 hồ sơ mỗi năm thì đây quả là 1 nỗ lực rất lớn của quận Tân Bình. Hay việc liên thông giữa phòng tài nguyên môi trường với Chi cục thuế về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Q1 đã giảm thời gian xử lý hồ sơ của người dân từ 5 ngày xuống còn 30 phút. Cải cách hành chính giúp cho cán bộ thụ lý hồ sơ giảm tải công việc mà người dân cũng không mất công sức, giảm chi phí đi lại. Nhờ có cơ chế 1 cửa, 1 cửa liên thông, hồ sơ giải quyết đúng hạn của các quận đều đạt trên 90%, riêng quận 5 đạt dến 98%. 

4

Page 5: Kết Quả & Hạn Chế Cải Cách Hành Chính ở TP

Anh Cao Thanh Lâm công tác trong lĩnh vực bất động sản chia sẻ với chúng tôi, từ khi cải cách hành chính, những thủ tục đất đai nhà ở trước đây khiến anh và khách hàng rất ngán ngẩm giờ đã thuận tiện hơn rất nhiều. Cả anh và khách hàng đều ít phải đi lại hơn, anh Cao Thanh Lâm chia sẻ:

Ví dụ: việc áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) của Bình Thạnh - một quận đông dân nhất nước hiện nay, để giải quyết các loại hồ sơ của người dân và bước đầu đã đem lại những hiệu quả rõ rệt. Người dân chỉ cần ngồi ở nhà, bấm số điện thoại là biết tiến độ hồ sơ của mình đến đâu: như áp dụng hình thức in mã vạch trên mỗi biên nhận hồ sơ, người dân có nhu cầu kiểm tra, theo dõi hồ sơ của mình được giải quyết đến đâu chỉ việc đến Tổ Tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ để quét mã vạch bằng một động tác đơn giản là đưa biên nhận quét qua máy là có thể biết hồ sơ đang được giải quyết đến giai đoạn nào. Nâng cấp lên, phần mềm sẽ cài đặt sẵn tín hiệu tự động qua hệ thống điện thoại, người dân chỉ cần ngồi ở nhà bấm số điện thoại, bấm mã số ghi trên biên nhận là có thể biết được hồ sơ của mình đang ở đâu, đang được giải quyết như thế nào (đã được áp dụng vào năm 2004). Ưu điểm của việc áp dụng CNTT là minh bạch hơn trong việc giải quyết thủ tục hành chính, loại bỏ được nạn "cò" khi nhận làm hồ sơ cho người dân, hạn chế được việc móc nối "trong - ngoài" khi giải quyết hồ sơ...

-  Thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính; giao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu.

Đến nay, đã có 24/24 quận-huyện và 16/37 đơn vị thành phố đã được phê duyệt thực hiện khoán biên chế và kinh phí hành chính theo Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ với định mức khoán hiện nay là 30 triệu/người/năm đối với sở-ngành và quận-huyện; có 24 phường, xã của 20/24 quận-huyện đã thực hiện phương án khoán định biên và kinh phí hoạt động, được Ủy ban nhân dân thành phố cho phép thực hiện trong 3 năm, từ 2004 đến 2006, mức kinh phí khoán do Ủy ban nhân dân quận-huyện xem xét cân đối và giao định mức. Thực hiện phương thức khoán, hầu hết các đơn vị đều thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, tinh giản biên chế, tổ chức sắp xếp lại bộ máy, tiết kiệm kinh phí hành chính...  Qua đó, tăng thu nhập thêm cho cán bộ công chức từ 300.000 đến 500.000đ/người/ tháng.

Hiện tại, thành phố có  1.331 đơn vị sự nghiệp có thu, trong đó có 1.168 đơn vị đã được giao quyền tự chủ về tài chính theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ. Hầu hết các đơn vị  này đã chủ động khai thác tối đa các nguồn thu, tiết kiệm các khoản chi và mở rộng đầu tư phát triển, từ đó hiệu quả hoạt động của đơn vị không ngừng tăng lên, thu nhập của cán bộ công chức từng bước được cải thiện và giảm được chi từ ngân sách cho các đơn vị.

3. Hạn chếTuy nhiên, người ta vẫn thấy có một số bất cập cần phải nhanh chóng được khắc

phục - Thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên; nào là việc bố trí, sắp xếp con người vẫn

còn thiếu tính đồng bộ; nào là vẫn còn phải chờ đợi, đi lại nhiều lần khi làm các thủ tục hành chính trong đó nhiều nhất là ở thủ tục đăng ký kinh doanh. Người dân thì phàn nàn phải chờ đợi lâu và bị phiền nhiễu trong khi cán bộ thì kể khổ: số lượng công việc quá tải, lượng người phụ trách quá mỏng, áp lực lớn, căng thẳng, trình độ dân trí thấp... nên không tránh khỏi bức xúc, va chạm... Chẳng hạn như tại Sở Kế hoạch - Đầu tư TP Hồ Chí Minh, vẫn còn có bức xúc trong người dân khi đến làm thủ tục đăng ký kinh doanh, từ bức xúc đó, họ đã kiến nghị: nên bố trí một cán bộ nhân viên chuyên nhiệm vụ chuyển giao tài liệu, giấy tờ của người dân đến các bộ phận, tránh để thời

5

Page 6: Kết Quả & Hạn Chế Cải Cách Hành Chính ở TP

gian người nhận hồ sơ phải chạy đi chuyển tài liệu quá lâu làm ùn tắc... Đồng thời, người làm công tác này cũng phải có tinh thần phục vụ khẩn trương, tránh phiền phức kéo dài vì thực tế có trường hợp người dân chỉ đi rút quyết định đăng ký kinh doanh mà mất mấy ngày liền không được giải quyết.

- Quy trình thủ tục hành chính tuy đã được điều chỉnh nhưng vẫn còn gây phiền hà cho dân và doanh nghiệp, nhất là lĩnh vực liên quan đến các ngành: đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước; thẩm định quy hoạch chi tiết; thỏa thuận quy hoạch kiến trúc; cấp phép xây dựng; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở; điều chỉnh dự án đầu tư, thanh toán, nghiệm thu công trình xây dựng cơ bản.

Ví dụ: trong hoạt động cải cách hành chính (CCHC) trên địa bàn quận 1. - Còn một số thủ tục hành chính có liên quan đến thẩm quyền giải quyết của

nhiều cấp, nhiều cơ quan phải qua nhiều “cửa” mới có kết quả cuối cùng. Việc chưa hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung trong công tác quản lý nhà nước, tính chất pháp lý của dữ liệu luân chuyển qua mạng chưa được quy định cũng là một vướng mắc lớn trong công tác CCHC tại quận… 

- Tỷ lệ hồ sơ nhà đất trễ hạn vẫn còn cao, do hồ sơ phức tạp, phải xác minh rõ thêm về mặt pháp lý ; Bản vẽ nhà đất trong thủ tục cấp phép xây dựng người dân phải chỉnh sửa nhiều lần, do tỷ lệ thường vẽ quá diện tích gần như 100%. Và quận 1 cho rằng quận đang xây dựng hệ thống kiểm soát cán bộ tại các phòng ban và tiến tới mời người dân đến yêu cầu bổ sung hồ sơ chỉ một lần

- Kỷ luật, kỷ cương trong một số cơ quan hành chính còn lỏng lẻo; hiệu quả quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực, nhất là hạ tầng kỹ thuật và xã hội, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng, chỉnh trang đô thị, môi trường… còn hạn chế, yếu kém. Đáng chú ý là thái độ phục vụ dân, doanh nghiệp của một bộ phận cán bộ công chức còn hiện tượng nhũng nhiễu, né tránh, sợ trách nhiệm.

- Việc công khai các loại thủ tục hồ sơ vẫn còn chưa được thực hiện đồng nhất. Thái độ phục vụ của cán bộ, công chức trong giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp cũng còn hiện tượng nhũng nhiễu, né tránh, sợ trách nhiệm, thái độ thờ ơ trong giải quyết công việc còn tồn tại trong một bộ phận cán bộ, công chức đang là những lực cản, gây trở ngại cho việc thực hiện chương trình cải cách hành chính của thành phố.

- Thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, đặc biệt trong lĩnh vực nhà đất. Ví dụ: trong nhận định của ông Huỳnh Công Hùng - Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân Thành phố: Không chỉ là thủ tục, còn nhiều điều khiến người dân lúng túng, mất thời gian đi lại nhiều lần, cụ thể cách làm việc chưa thật sự khoa học của cán bộ lĩnh vực xây dựng, nhà đất cũng đã làm hạn chế hiệu quả quy trình cải cách thủ tục hành chính

Bà Trần Thị Dinh, giáo viên hưu trí, ngụ tại quận 3 nêu ý kiến: Riêng ở các huyện vùng ven như Củ Chi và Cần Giờ, công tác cải cách thủ tục hành chính vẫn còn bất cập. Như trường hợp của xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, kết quả thực hiện cải cách hành chính về lĩnh vực thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở vẫn còn một số vướng mắc. Như trong việc xác nhận quyền sử dụng đất, thì Bản đồ địa chính dạng số đo năm 2005 là công cụ cơ bản để dựa vào đó người cán bộ cấp giấy chứng nhận cho người dân. Nhưng hiện nay, hiện trạng đất đai trên thực tế đã có biến đổi so với bản đồ năm 2005, do các bãi bồi tự nhiên và việc san lấp sông ngòi, kênh rạch. Tại xã Bình Khánh đã tiếp nhận 362 hồ sơ xin xác nhận quyền sử dụng đất, song tiến độ còn rất chậm. 

6

Page 7: Kết Quả & Hạn Chế Cải Cách Hành Chính ở TP

Còn tại huyện Củ Chi, địa bàn được đánh giá cao trong việc thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính cũng đang còn một số vướng mắc cần tháo gỡ. Cụ thể như, trong quá trình xử lý hồ sơ, UBND huyện Củ Chi khá lúng túng khi giải quyết các trường hợp cấp phép xây dựng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở. Bởi vì theo quy định của Bộ Xây dựng về mật độ xây dựng trên phần diện tích đất ở giữa khu vực nông thôn và thành thị lại rập khuôn như nhau.

3. Đánh giá chung về hiệu quả của công tác CCHCSau nhiều năm thực hiện CCHC, TP. Hồ Chí Minh đã  ban hành nhiều văn bản

trong các lĩnh vực là “điểm nóng” của các hoạt động kinh tế - xã hội như quản lý nhà đất, xây dựng, thu hút đầu tư,...    từng bước xoá bỏ cơ chế “bao cấp”, “xin -cho”, làm thay đổi nếp nghĩ và thói quen trong quan hệ giữa chính quyền với nhân dân, đưa hoạt động của các cơ quan chính quyền ngày càng gần dân hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn, góp phần làm thay đổi tư duy CCHC.

Thành phố đã rà soát 7300 văn bản ; kiến nghị cấp trên bổ sung, sửa đổi 103 văn bản ; bãi bỏ 365 văn bản cấp sở, ngành. Xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của các phòng, xác định mối quan hệ giữa phòng với lãnh đạo UBND và các đơn vị khác trong UBND. Lựa chọn, bố trí, sắp xếp cán bộ cho phù hợp giữa yêu cầu, vị trí, chức danh của công tác với năng lực, chuyên môn và phẩm chất. Tổ chức đào tạo lại đội ngũ công chức nhằm đáp ứng yêu cầu công việc theo mô hình mới.  Thực hiện thí điểm khoán quỹ lương và chi phí hành chính ở 10 đơn vị đạt kết quả tốt. Tăng cường điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhu cầu hiện đại hóa hoạt động quản lý nhà nước tại UBND quận, huyện. Tổ chức lưu trữ tập trung, đưa công nghệ thông tin vào các quy trình hoạt động của UBND quận, huyện nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động...

Cùng với sự tác động từ các quy định chung của Nhà nước, với sự nỗ lực CCHC của các ngành, các cấp và nhân dân TP. Hồ Chí Minh sau hơn 20 năm đổi mới, đã là một trong những động lực quan trọng đưa lại những kết quả khả quan về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tốc độ tăng trưởng về kinh tế bình quân hàng năm từ năm 1991 đến nay của TP. Hồ Chí Minh đều trên 11%; riêng năm 2007 vừa qua đã đạt 12% và thành phố đang phấn đấu năm 2008 dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng vẫn cố gắng đạt từ 12,7- 13%. Đi đôi với tăng trưởng và phát triển kinh tế, Lãnh đạo các cấp của thành phố đều nhận thức sâu sắc, quyết tâm chỉ đạo và động viên, tập hợp sức mạnh đoàn kết thống nhất của toàn thể Đảng bộ và nhân dân thành phố nhằm thực hiện tốt công bằng xã hội trong các vấn đề an sinh như giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống các tầng lớp dân cư, xoá bỏ các tệ nạn xã hội và xây dựng, phát triển bộ mặt đô thị ngày càng văn minh, hiện đại hơn.

Tuy còn không ít khó khăn và bất cập đặt ra cần phải tiếp tục tháo gỡ, giải quyết mà phạm vi bài viết này chưa thể đề cập đến, song rõ ràng là những kết quả đã đạt được trên đây trong CCHC  ở TP. Hồ Chí Minh, trong đó đáng lưu ý là thành phố đã triển khai thực hiện thí điểm một số mô hình mới như cơ chế liên thông “một cửa” , “một cửa một dấu”, khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và hệ thống quản lý chất lượng ISO...  đã được Chính phủ đánh giá là bước đầu thành công và đang trong tiến trình tiếp tục rút kinh nghiệm để sửa đổi, ngày càng hoàn thiện hơn, tiến tới khi đã trở thành “kinh nghiệm thành công thực sự chắc chắn” sẽ cho mở rộng thực hiện trong phạm vi cả nước.

7

Page 8: Kết Quả & Hạn Chế Cải Cách Hành Chính ở TP

8