6
Tháng 11/2016 KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM

KẾT QUẢ THỰC HIỆN - vietnam-redd.org projects/FCPF Project/Ban... · hoạt động bảo vệ và phát triển rừng và các hoạt động ưu tiên về hạn chế

  • Upload
    buicong

  • View
    227

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Tháng 11/2016

KẾT QUẢ THỰC HIỆNDỰ ÁN HỖ TRỢ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM

1. Đánh giá mức độ sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam (R-Package)

Tại Hội nghị các nước thành viên PC22 của FCPF diễn ra tại Accra, Ghana ngày 26-30/9/2016, Việt Nam đã bảo vệ thành công báo cáo R-Package và được phê duyệt tại Nghị quyết PC/22/2016/5. Quá trình tự đánh giá cho thấy mức độ sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam đang ở mức màu vàng (đang tiến triển tốt nhưng cần bổ sung thêm).

Báo cáo R-Package Việt Nam là kết quả của quá trình

tự đánh giá theo “Khung hướng dẫn đánh giá mức độ chuẩn bị sẵn sàng” do FCPF ban hành tháng 6 năm 2013. Từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 6 năm 2016, dự án đã tiến hành thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin từ các bên liên quan thực hiện REDD+ và tổ chức tám đợt tham vấn từ cấp cộng đồng đến cấp tỉnh, cấp vùng và cấp quốc gia để hoàn thiện báo cáo.

2. Xây dựng Văn kiện Chương trình Giảm phát thải (ERPD) vùng Bắc Trung Bộ

ERPD là một trong những điều kiện để Việt Nam tham gia vào Quỹ Các-bon và được phát triển dựa trên Ý tưởng đề xuất Chương trình Giảm phát thải (ER-PIN). Chương trình Giảm phát thải đề xuất của Việt Nam gồm toàn bộ vùng sinh thái nông nghiệp Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế). Dự án đã hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng ER-PIN và được các nước thành viên của FCPF phê duyệt vào

Dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam” do Quỹ đối tác các-bon trong Lâm nghiệp (FCPF)/Ngân hàng Thế giới tài trợ không hoàn lại 3,8 triệu USD và được thực hiện từ tháng 1/2013 đến tháng 11/2016. REDD+ là sáng kiến nhằm giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, hạn chế suy thoái rừng, bảo tồn trữ lượng các-bon rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng và tăng cường trữ lượng các-bon rừng.

KẾT QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG KỸ THUẬT

tháng 6/2014 tại cuộc họp lần thứ 11 của Quỹ Các-bon. Đồng thời, Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam đã ký Ý định thư vào tháng 1/2015 đồng ý về mặt nguyên tắc việc chi trả cho Chương trình Giảm phát thải.

Dựa theo Khung phương pháp luận của FCPF ban hành tháng 6/2013, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới, Tổng cục Lâm nghiệp, Văn phòng REDD+ Việt Nam, Ban quản lý các dự án lâm nghiệp, các tỉnh tham gia dự án và các bên liên quan từ trung ương tới địa phương, dự án đã tiến hành nhiều chuyến khảo sát thu thập số liệu, tổ chức các hội thảo tham vấn và hội thảo kỹ thuật để phát triển ER-PIN thành ERPD. Văn kiện chính thức được nộp cho FCPF vào cuối tháng 10/2016 và đã được trình bày tại cuộc họp Quỹ Các-bon lần thứ 15 vào tháng 12/2016, tiến tới ký kết Hiệp định chi trả giảm phát thải (ERPA) dựa trên kết quả thực hiện REDD+. Việt Nam sẽ tiếp tục chỉnh sửa văn kiện dựa trên ý kiến của các thành viên Quỹ các-bon và nộp lại vào tháng 4/2017.

3. Đánh giá tác động môi trường và xã hội chiến lược (SESA) giai đoạn 1 và Khung quản lý môi trường và xã hội (ESMF)

Các hoạt động liên quan tới SESA giai đoạn 1 (vùng Bắc Trung Bộ) được dự án thực hiện từ năm 2014 với nhiều chuyến khảo sát, tham vấn tại các cộng đồng thôn bản sống phụ thuộc vào rừng, các bên liên quan ở tất cả các cấp (bao gồm cả các khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội dân sự). Đến nay, dự án đã hoàn thành SESA giai đoạn 1 và xây dựng dự thảo các tài liệu đáp ứng chính sách bảo đảm an toàn của Ngân hàng Thế giới, bao gồm: (1) Báo cáo đánh giá môi trường và xã hội chiến lược vùng Bắc Trung Bộ (SESA giai đoạn 1), (2) ESMF, (3) Báo cáo đánh giá về quyền sử dụng đất và tài nguyên đất, (4) Khung chính sách tái định cư (R-PF), (5) Khung quy trình về dân tộc thiểu số (EMPF) và (6) Kế hoạch hành động về giới (GAP).

4. Hỗ trợ xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh (PRAP)

Dự án đã hỗ trợ các tỉnh Quảng Trị và Đắk Nông xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh. Đồng thời, dự án cũng phối hợp với Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II, dự án Rừng và đồng bằng (VFD) và dự án Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững (SNRM) xây dựng PRAP cho các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế.

PRAP Quảng Bình được Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định Số 1208/QĐ-UBND ngày 25/4/2016. PRAP Quảng Bình sẽ được tập trung thực hiện tại 19 xã ưu tiên thuộc sáu huyện (Bố Trạch, Lệ Thủy, Minh Hóa, Quảng Ninh, Quảng Trạch, Tuyên Hóa), bao gồm ba hợp phần chính đó là: Quản lý rừng; xã hội và môi trường; các vấn đề liên quan đến quản lý.

PRAP Quảng Trị xác định 38 xã ưu tiên thuộc chín huyện/thị xã (Đak Rông, Cam Lộ, Gio Linh, Hướng Hóa, Triệu Phong, Vĩnh Linh, Hải Lăng, Cồn Cỏ và Thị xã Quảng Trị) với tám nhóm giải pháp tập trung vào các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng và các hoạt động ưu tiên về hạn chế mất rừng và suy thoái rừng.

PRAP Đắk Nông xác định được 18 xã ưu tiên thuộc tám huyện/thị xã thực hiện REDD+ theo năm nội dung: Giảm mất rừng, giảm suy thoái rừng, bảo tồn trữ lượng các bon, tăng cường trữ lượng các bon và quản lý rừng bền vững. (Gia Nghĩa, Cư Jút, Đắk G’long, Đắk Mil, Đắk R’Lấp, Đắk Song, Krông Nô, Tuy Đức).

5. Hỗ trợ xây dựng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Quảng Bình

Để tạo bước ngoặt chính sách đối với nghề rừng, dự án đã hỗ trợ tỉnh Quảng Bình về tài chính và kỹ thuật để xây dựng Đề án thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng. Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng có vai trò trách nhiệm tiếp thu kinh phí từ các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng và chi trả các

chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định. Đây là nguồn lực quan trọng thúc đẩy thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng. Đề án thành lập quỹ, Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đã được gửi tới các bên liên quan lấy ý kiến để bổ sung và hoàn thiện, dự kiến sẽ trình lên Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình phê duyệt trong tháng 12.

6. Mô hình quản lý, bảo vệ rừng cho cộng đồng thôn Mới và thôn Cát, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Dự án hỗ trợ tỉnh Quảng Trị trong các hoạt động giao đất, giao rừng cho cộng đồng thôn Mới và Thôn Cát, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa. Quyết định giao đất, giao rừng số 1019 và 1022 của UBND huyện Hướng Hóa đã công nhận quyền quản lý và bảo vệ rừng, hưởng lợi lâu dài và hợp pháp trên diện tích hơn 600 ha rừng tự nhiên cho 100 hộ dân (chia thành 32 nhóm hộ) thuộc thôn Mới và thôn Cát. Đây là động lực để các hộ, nhóm hộ được giao đất giao rừng đầu tư vào công tác bảo vệ và phát triển rừng, sẵn sàng tham gia thí điểm chi trả REDD+ trong giai đoạn 2016 - 2020 và thị trường các-bon sau năm 2020.

7. Hỗ trợ Kế hoạch rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng tại Đắk Nông

Từ ngày 26/5 đến ngày 05/7/2015, đoàn công tác đã đến và làm việc tại 31/31 đơn vị chủ rừng và các địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Nông để xây dựng dự thảo báo cáo rà soát, điều chỉnh, quy hoạch ba loại rừng. Theo kết quả rà soát, điều chỉnh cơ cấu đất Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, tổng diện tích đất lâm nghiệp của Đắk Nông là 296.094,04 ha, trong đó rừng đặc dụng là 40.810,12 ha, rừng phòng hộ là 61.386,55 ha và rừng sản xuất là 193.897,37 ha. Báo cáo đã được

trình UBND tỉnh và đang chờ phê duyệt theo quy định sau khi chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

8. Xây dựng mô hình quản lý, bảo vệ rừng cho cộng đồng Bon R’Bút và Bon N’Đóh, xã Quảng Sơn

Ban quản lý dự án đã hỗ trợ giao 335,091 ha cho 86 hộ dân của thôn R’bút và 151,328 ha cho 69 hộ dân của thôn N’Doh, xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. UBND xã cũng đã có các quyết định phê duyệt Quy hoạch Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng giai đoạn 2016 - 2020 và Hương ước quản lý bảo vệ rừng cộng đồng cho hai thôn.

9. Hỗ trợ đổi mới các công ty lâm nghiệp

Dự án hỗ trợ công ty TNHH MTV lâm nghiệp Bến Hải và công ty TNHH lâm công nghiệp Long Đại tính toán các-bon rừng (rà soát diễn biến rừng, phân tích trữ lượng các bon, các nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng, lộ trình REDD+); các đánh giá liên quan đến môi trường – kinh tế - xã hội (đánh giá tác động môi trường kinh tế - xã hội; quyền sử dụng đất, quyền đối với rừng và cơ chế giải quyết khiếu nại); hỗ trợ phát triển, cập nhật kế hoạch tài chính và kinh doanh, quản lý và vận hành công ty, lộ trình tham gia cung cấp dịch vụ REDD+ và các dịch vụ môi trường rừng. Những phát hiện ban đầu và đề xuất đã được gửi tới hai công ty lâm nghiệp làm cơ sở tham khảo cho các kế hoạch hoạt động thời gian tới của hai công ty.

150 hội thảo tập huấn nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu, các vấn đề về REDD+, quản lý bảo vệ rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng, quản trị rừng và thực thi lâm luật cho các bên liên quan.

260 tin bài đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm báo giấy, báo điện tử, báo hình, báo tiếng từ trung ương tới địa phương.

18 hạng mục tài liệu tuyên truyền với các ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng dân tộc H’Mông và dân tộc Thái.

63 cuộc tham vấn về chia sẻ lợi ích, giao đất giao rừng, sử dụng đất và rừng…

8 số Bản tin cập nhật tình hình hoạt động và kết quả dự án.

6 phóng sự về thực hiện REDD+ tại trung ương và địa phương.

KẾT QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ TRUYỀN THÔNG

In tại Công ty In Phú Sỹ. GPXB số: 3773 -2016/CXBIPH/ 24 -183/TN

HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN GIAI ĐOẠN 2

Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đã ký kết Hiệp định TF0A1122 ngày 18/11/2016 về việc tài trợ cho dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ giai đoạn 2” với các nội dung chính như sau:

• Thời gian dự kiến thực hiện: 36 tháng từ ngày phê duyệt (11/2016 - 12/2019).

• Địa điểm thực hiện: Hà Nội và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế (các tỉnh thuộc Chương trình Giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ).

• Kinh phí: Tổng vốn của dự án là 5,702 triệu USD, trong đó 5,0 triệu USD là từ nguồn ODA viện trợ không hoàn lại và 702 nghìn USD từ nguồn vốn đối ứng.

• Mục tiêu: Các hoạt động chuẩn bị sẵn sàng bổ sung cho giai đoạn hai nhằm tiếp tục hỗ trợ Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng cho việc thực hiện REDD+ trong tương lai thông qua việc xây dựng các yếu tố REDD+, các hệ thống và chính sách theo hướng bền vững về mặt môi trường và xã hội.

Các Hợp Phần Của Dự Án

HỢ

P PH

ẦN

1

HỢ

P PH

ẦN

2

HỢ

P PH

ẦN

3

HỢ

P PH

ẦN

4Các nghiên cứu phân tích và xây dựng năng lực để triển khai REDD+ hiệu quả ở cấp trung ương và cấp tỉnh.

Hỗ trợ kỹ thuật và chính sách về đổi mới công ty lâm nghiệp nhà nước, ban quản lý rừng phòng hộ theo hướng cung cấp dịch vụ REDD+; thu hút khu vực tư nhân tham gia và hỗ trợ Tăng cường thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT).

Xây dựng Đánh giá Môi trường và Xã hội chiến lược (SESA), các chiến lược REDD+ cấp quốc gia và cấp tỉnh, tham vấn và sự tham gia của các bên liên quan.

Quản lý, giám sát và đánh giá dự án.