148
A. CÂU HỎI THAM KHẢO ÔN THI KHỐI KIẾN THỨC II Câu 1. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Câu 2. Phân tích điều 6 Hiến pháp năm 2013 về dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Phương hướng xây dựng nhà nước pháp quyền về phát huy dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân Câu 3. Một số vấn đề về nhà nước pháp quyền ở nước ta Câu 4. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam - Tính cấp thiết, quan điểm, phương hướng Câu 5. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Câu 6. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay Câu 7. Phương hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam Câu 8. Phân tích quan điểm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp Câu 9. Nguồn gốc và bản chất của pháp luật? Bản chất của pháp luật XHCN? Hệ thống pháp luật XHCN? Câu 10. Quản lý xã hội bằng pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam Câu 11. Pháp chế xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa pháp luật - pháp chế. Các biện pháp tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Liên hệ. Câu 12. Giáo dục pháp luật và phương hướng tăng cường giáo dục pháp luật trong quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay Câu 13. Vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam Câu 14. Công tác văn thư lưu trữ; văn bản và kỹ thuật soạn thảo văn bản Câu 15. Nghiệp vụ công tác văn thư Câu 16. Tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo Câu 17. Phân biệt khiếu nại và tố cáo Câu 18. Nội dung cải cách hành chính ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 . Liên hệ thực tế, đề xuất giải pháp

Khoi kien thuc 2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Khoi kien thuc 2

A. CÂU HỎI THAM KHẢO ÔN THI KHỐI KIẾN THỨC II Câu 1. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do

nhân dân, vì nhân dân

Câu 2. Phân tích điều 6 Hiến pháp năm 2013 về dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Phương hướng xây dựng nhà nước pháp quyền về phát huy dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân

Câu 3. Một số vấn đề về nhà nước pháp quyền ở nước ta

Câu 4. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam - Tính cấp thiết, quan điểm, phương hướng

Câu 5. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Câu 6. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay

Câu 7. Phương hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Câu 8. Phân tích quan điểm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp

Câu 9. Nguồn gốc và bản chất của pháp luật? Bản chất của pháp luật XHCN? Hệ thống pháp luật XHCN?

Câu 10. Quản lý xã hội bằng pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam

Câu 11. Pháp chế xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa pháp luật - pháp chế. Các biện pháp tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Liên hệ.

Câu 12. Giáo dục pháp luật và phương hướng tăng cường giáo dục pháp luật trong quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay

Câu 13. Vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam

Câu 14. Công tác văn thư lưu trữ; văn bản và kỹ thuật soạn thảo văn bản

Câu 15. Nghiệp vụ công tác văn thư

Câu 16. Tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo

Câu 17. Phân biệt khiếu nại và tố cáo

Câu 18. Nội dung cải cách hành chính ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Liên hệ thực tế, đề xuất giải pháp

Câu 19. Đặc điểm và phương pháp của quản lý hành chính nhà nước

-----------------------------

Page 2: Khoi kien thuc 2

B. NỘI DUNG THAM KHẢO ÔN THI KHỐI KIẾN THỨC IICâu 1. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân

dân, vì nhân dâna. Khái niệm nhà nước pháp quyềnKhái niệm nhà nước pháp quyền cần được hiểu trên cả hai bình diện: Thứ nhất, khái niệm nhà nước pháp quyền phản ánh những đặc điểm chung của nhà nước, với tư

cách là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, thành tố đặc biệt của hệ thống chính trị. Thứ hai, khái niệm nhà nước pháp quyền phản ánh những đặc điểm riêng của nhà nước đặt

trong mối quan hệ khách quan giữa nhà nước - pháp luật - xã hội công dân. Quan niệm đó cho chúng ta một cách nhìn toàn diện về nhà nước pháp quyền, phân biệt nhà

nước pháp quyền với các tổ chức chính trị, xã hội khác, đồng thời phân biệt nhà nước pháp quyền với nhà nước nói chung. Theo đó, ngoài những đặc điểm của nhà nước nói chung, nhà nước pháp quyền còn có những đặc trưng khác, đó là: Sự phân công quyền lực một cách hợp lí; sự hiện diện của hiến pháp và nền pháp chế thống nhất, công bằng và sự hiện diện của chế độ dân chủ.

Để bảo đảm cho nhà nước có được những đặc điểm đó, cần có những điều kiện như: Có bộ máy nhà nước gọn nhẹ, có hiệu lực và hiệu quả, có sự phân công rõ ràng để thực hiện tốt các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp...; có hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ và hoàn thiện, phản ánh đúng ý chí, lợi ích nhân dân và cộng đồng xã hội; bảo đảm các quyền và tự do của công dân; sự rõ ràng về nghĩa vụ của công dân với nhà nước và nhà nước với công dân; ý thức chính trị, ý thức pháp luật và trình độ văn hoá cao...

b. Tiêu chuẩn của nhà nước pháp quyền:- Có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, trong đó, các đạo luật có vai trò tối cao. Mọi tổ chức,

cá nhân trong xã hội phải tuân thủ pháp luật và bình đẳng trước pháp luật, pháp luật phải công bằng, phù hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân;

- Công dân có trách nhiệm đối với nhà nước và ngược lại, nhà nước cũng có trách nhiệm đối với công dân;

- Trong một nhà nước, các quyền con người, quyền tự do dân chủ được pháp luật bảo đảm và bảo vệ;

- Trong một nhà nước, quyền lập pháp, quyền hành pháp và tư pháp được phân định rõ ràng, có mối liên hệ và kiểm tra lẫn nhau;

- Nhà nước sống hoà thuận với cộng đồng thế giới, thực hiện tận tâm các cam kết, các nghĩa vụ xuất phát từ các điều ước quốc tế mà nhà nước đó tham gia ký kết hay gia nhập. Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý mọi mặt kinh tế - văn hoá - xã hội bằng pháp luật;

- Mọi chủ thể (kể cả nhà nước) đều phải tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật.Về phương diện lý luận, nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước. Nhà nước pháp

quyền là giá trị phổ biến, là biểu hiện của một trình độ phát triển dân chủ. Trong ý nghĩa này, nhà nước pháp quyền được nhìn nhận như một cách thức tổ chức nền dân chủ, cách thức tổ chức nhà nước và xã hội trên nền tảng dân chủ. Điều này có nghĩa là nhà nước pháp quyền gắn liền với một nền dân chủ. Tuy không phải là một kiểu nhà nước được xác định theo lý luận về hình thái kinh tế - xã hội, nhưng nhà nước pháp quyền không thể xuất hiện trong một xã hội phi dân chủ. Sự phủ nhận quan điểm xem nhà nước pháp quyền như một kiểu nhà nước có ý nghĩa nhận thức luận quan trọng trong việc nhìn nhận đúng bản chất của nhà nước pháp quyền. Ý nghĩa nhận thức luận này bao hàm các khía cạnh sau:

- Chỉ từ khi xuất hiện dân chủ tư sản, mới có cơ hội và điều kiện để xuất hiện nhà nước pháp quyền. Do vậy, trên thực tế, nhà nước pháp quyền tư sản đang được tuyên bố xây dựng ở hầu hết các quốc gia tư bản phát triển và đang phát triển.

- Nhà nước pháp quyền, với tính chất là cách thức tổ chức và vận hành của một chế độ nhà nước và xã hội, không những được xây dựng ở chế độ tư bản chủ nghĩa mà còn được xây dựng ở chế độ xã

Page 3: Khoi kien thuc 2

hội chủ nghĩa. Như vậy, trong nhận thức lý luận cũng như trong thực tiễn, có nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

- Ngoài các giá trị phổ biến, nhà nước pháp quyền còn bao hàm các giá trị đặc thù. Tính đặc thù của nhà nước pháp quyền được xác định bởi nhiều yếu tố. Các yếu tố này, về thực chất, là rất đa dạng, phong phú và phức tạp, được xác định bởi các điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa, tâm lý xã hội và môi trường địa lý của mỗi dân tộc. Chúng không chỉ tạo ra các đặc sắc, tính riêng biệt của mỗi dân tộc trong quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển mà còn quyết định mức độ tiếp thu và dung nạp các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền. Việc thừa nhận tính đặc thù của nhà nước pháp quyền có ý nghĩa nhận thức luận quan trọng. Với ý nghĩa này, nhà nước pháp quyền là một phạm trù vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù; vừa là giá trị chung của nhân loại, vừa là giá trị riêng của mỗi dân tộc, quốc gia. Do vậy, không thể có một nhà nước pháp quyền như một mô hình chung, thống nhất cho mọi quốc gia, dân tộc. Mỗi quốc gia, dân tộc, tùy thuộc vào các đặc điểm lịch sử, chính trị, kinh tế - xã hội và trình độ phát triển mà xây dựng cho mình một mô hình nhà nước pháp quyền thích hợp.

Nhà nước pháp quyền được hiểu tập trung theo hai khía cạnh chủ yếu sau:Ở nghĩa chung nhất, nhà nước pháp quyền là nhà nước trong đó pháp luật (đạo luật) thống trị

trong xã hội. Nhà nước phải điều chỉnh được các quan hệ xã hội bằng pháp luật, một quốc gia nào đó chủ yếu điều chỉnh bằng văn bản dưới luật thì quốc gia đó chưa đủ về chất của nhà nước pháp quyền.

Mặt khác, nhà nước pháp quyền còn được hiểu là một hình thức tổ chức nhà nước và hoạt động chính trị quyền lực công khai (công quyền), thể hiện mối quan hệ bình đẳng giữa các cá nhân và nhà nước dựa trên cở sở của pháp luật.

Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà ở đó quyền và nghĩa vụ của tất cả và của mỗi người được pháp luật ghi nhận và bảo hộ; nhà nước pháp quyền được định nghĩa chung là một chế độ mà ở đó nhà nước và các cá nhân phải tuân thủ pháp luật, tức là một thứ bậc các quy phạm pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng toà án độc lập; nhà nước pháp quyền có nghĩa vụ tôn trọng giá trị cao nhất của con người; nhà nước phải tuân thủ pháp luật và bảo đảm cho công dân được chống lại chính sự tuỳ tiện của nhà nước, nhà nước đề ra pháp luật đồng thời phải tuân thủ pháp luật, tự đặt cho mình và các thiết chế của mình trong khuôn khổ pháp luật. Phải có các cơ chế khác nhau để kiểm tra tính hợp pháp và hợp hiến của pháp luật cũng như các hành vi của bộ máy hành chính... Đặc điểm của nhà nước pháp quyền là nhà nước phải tạo ra cho công dân sự bảo đảm rằng người ta không bị đòi hỏi cái ngoài hoặc trên những điều được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước pháp quyền là một chế độ mà ở đó Hiến pháp thống trị, nhưng phải là một Hiến pháp được xây dựng trên sự tự do và quyền công dân được bảo đảm thực hiện.

Trong cuốn “Tìm hiểu một số khái niệm trong Văn kiện Đại hội IX của Đảng” có định nghĩa: Nhà nước pháp quyền mà chúng ta quan niệm không phải là một kiểu nhà nước, trong lịch sử chỉ có bốn kiểu nhà nước: chủ nô, phong kiến, tư sản, xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyền nói một cách khái quát là hệ thống các tư tưởng, quan điểm đề cao pháp luật, pháp chế trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và trong đời sống xã hội. Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và đề cao quyền con người, quyền công dân. Đương nhiên, bao giờ pháp luật cũng mang tính giai cấp, phục vụ cho lợi ích của giai cấp cầm quyền.

c. Đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền:- Nhà nước pháp quyền là nhà nước đảm bảo tính tối cao của pháp luật, trong đó pháp luật là ý

chí chung của nhân dân. Tính tối cao của pháp luật thể hiện trên hai phương diện:+ Đảm bảo sự thống trị của pháp luật trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Là nhà nước có hệ

thống pháp luật hoàn thiện, trong đó, đề cao vai trò của Hiến pháp và các đạo luật.+ Tính bắt buộc của pháp luật đối với bản thân nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân.

Pháp luật là tiêu chuẩn, là căn cứ cho mọi hoạt động của nhà nước và xã hội. Nhà nước trong thiết chế của nhà nước pháp quyền là nhà nước tuân thủ pháp luật, mặc dù nhà nước là người ban hành ra pháp luật đó.

Page 4: Khoi kien thuc 2

- Nhà nước pháp quyền là nhà nước thực hiện và bảo vệ được các quyền tự do, dân chủ của công dân. Nhà nước pháp quyền  không chỉ công nhận và tuyên bố các quyền tự do của công dân mà còn phải bảo đảm thực hiện và bảo vệ các quyền đó khi chúng bị xâm hại. Tự do của một người là được làm những gì mà pháp luật không cấm trong khuôn khổ pháp luật, không xâm phạm đến tự do của người khác, pháp luật chỉ cấm những gì có hại cho xã hội.

- Nhà nước pháp quyền là nhà nước đảm bảo trách nhiệm lẫn nhau giữa nhà nước và công dân; quyền của công dân là trách nhiệm của nhà nước và ngược lại, quyền của nhà nước là trách nhiệm của công dân. Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước công dân về mọi hoạt động của mình, còn công dân phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm pháp luật của mình.

- Nhà nước pháp quyền là nhà nước phải có hình thức tổ chức quyền lực nhà nước thích hợp và có cơ chế hữu hiệu giám sát sự tuân thủ pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện, chống chuyên quyền, lạm quyền.

Xét trong cả chiều dài lịch sử của sự phát triển tư tưởng về nhà nước pháp quyền cho thấy những đặc trưng của nhà nước pháp quyền thể hiện những tư tưởng, quan niệm tiến bộ trong quá trình tìm tòi hình thức tổ chức, hoạt động của quyền lực công cộng trong một “xã hội công dân” thay thế “xã hội thần dân”.

d. Giá trị cơ bản của Nhà nước pháp quyền:- Nhà nước pháp quyền đề cao pháp luật và các giá trị của pháp luật. Khẳng định, đề cao pháp

luật là công cụ hữu hiệu để tổ chức quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải là ý chí chung của nhân dân.

- Nhà nước pháp quyền đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp và các Luật. Đảm bảo cơ sở cho một nền pháp chế vững chắc, ổn định.

- Khẳng định tính pháp quyền của các thể chế nhà nước; tính bị ràng buộc bởi pháp luật về thẩm quyền, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước; Yêu cầu kiểm soát về quyền lực, đảm bảo sự giám sát đối với quá trình sử dụng quyền lực nhà nước. Nhà nước pháp quyền đảm bảo tính pháp lý của quyền lực nhà nước, sự ràng buộc bởi pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan công quyền; Khẳng định và duy trì sự điều chỉnh của pháp luật đối với tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước, đội ngũ công chức nhà nước; Coi nhà nước là tổ chức công quyền chịu sự ràng buộc của pháp luật và quản lý xã hội thống nhất bằng pháp luật; chống lại sự chuyên quyền, độc đoán và sự tuỳ tiện của bộ máy nhà nước.

- Nhà nước pháp quyền khẳng định các giá trị của công lý, đề cao vai trò của Toà án và các cơ quan tư pháp. Nhà nước pháp quyền đảm bảo tính độc lập của cơ quan tư pháp. Đảm bảo mọi vi phạm pháp luật đều bị phát hiện và xử lý bình đẳng trước pháp luật.

- Thừa nhận công dân là chủ thể của “xã hội công dân”; công dân là đối tượng phục vụ của nhà nước, nhà nước có trách nhiệm với công dân, đảm bảo tự do của mỗi công dân trong khuôn khổ không xâm hại đến lợi ích của người khác và lợi ích xã hội. Nhà nước pháp quyền đảm bảo quyền con người và các quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân; Khẳng định nhà nước là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

Nhà nước pháp quyền XHCN: là nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp, quản lý xã hội theo pháp luật nhằm phục vụ lợi ích và hạnh phúc của nhân dân do đảng tiền phong của giai cấp công nhân lãnh đạo, đồng thời chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.

e. Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam:- Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực

nhà nước đều thuộc về nhân dân.

Page 5: Khoi kien thuc 2

- Trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

- Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở hiến pháp, pháp luật. Ở đó, hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong việc điều chỉnh các quan hệ trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương.

- Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Chính quyền nhà nước chịu sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên thuộc Mặt trận.

- Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước phải có hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, chất lượng cao, thể hiện được ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, phù hợp với hiện thực khách quan, thúc đẩy tiến bộ xã hội, trong đó, Hiến pháp và các đạo luật phải giữ vị trí tối cao. Các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, cán bộ, công chức nhà nước và mọi thành viên trong xã hội phải tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

- Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp.

- Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thực hiện được quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường được pháp chế trong xã hội, xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật, bảo đảm thực hiện và bảo vệ được các quyền tự do và lợi ích chính đáng, hợp pháp của công dân, chịu trách nhiệm trước công dân về mọi hoạt động của mình.

- Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp, nhằm hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền, xâm hại tới lợi ích hợp pháp của công dân từ phía Nhà nước.

- Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam tôn trọng và thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế mà Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

- Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt nam lãnh đạo. Đây là đặc điểm đặc trưng cơ bản, rất quan trọng, mang tính lý luận và đã được kiểm chứng bằng thực tế lịch sử của cách mạng Việt Nam.

Với những đặc trưng nêu trên, nhà nước pháp quyền của chế độ ta thể hiện những tư tưởng, quan điểm tích cực, tiến bộ, phản ánh ước mơ và khát vọng của nhân dân đối với công lý, tự do, bình đẳng trong một xã hội còn giai cấp.

f. So sánh các đặc trưng của nhà nước pháp quyền nói chung và nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam nói riêng

Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta là một nhà nước vừa phải thể hiện được các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền đã được xác định trong lý luận và thực tiễn của một chế độ dân chủ hiện đại, vừa phải khẳng định được bản sắc, đặc điểm của riêng mình.

Sự khác nhau cơ bản giữa nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền XHCN nói chung, trong đó có Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam nói riêng được khái quát trên những nét chính sau:

Một là, cơ sở kinh tế của nhà nước pháp quyền XHCN là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tính định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường không phủ nhận các quy luật khách quan của thị trường, mà là cơ sở để xác định sự khác nhau giữa kinh tế thị trường trong CNTB và kinh tế thị

Page 6: Khoi kien thuc 2

trường trong CNXH. Do vậy, đặc tính của nền kinh tế thị trường XHCN tạo ra sự khác nhau giữa nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền XHCN, đồng thời tạo ra nét đặc trưng của nhà nước pháp quyền XHCN.

Hai là, cơ sở chính trị của nhà nước pháp quyền XHCN là chế độ dân chủ nhất nguyên. Chế độ dân chủ nhất nguyên là điều kiện cơ bản để tạo ra một đời sống dân chủ có tính thống nhất cao, một hệ thống chính trị thống nhất và là một đòi hỏi có tính nội tại của chế độ nhà nước và chế độ xã hội trong các điều kiện xây dựng CNXH. Do vậy, sự nhất nguyên chính trị phải luôn là thuộc tính của nhà nước XHCN - một nhà nước đòi hỏi tính thống nhất và tính tổ chức cao trong tổ chức cũng như trong hoạt động của mọi cấu trúc nhà nước để có thể đạt được các mục tiêu của CNXH.

Tính nhất nguyên chính trị được thể hiện trong việc khẳng định vai trò lãnh đạo của một đảng duy nhất cầm quyền ở Việt Nam. Bản chất của một nền dân chủ không lệ thuộc vào chế độ đa đảng hay chế độ một đảng, mà lệ thuộc vào chỗ đảng cầm quyền đại diện cho lợi ích của ai, sử dụng quyền lực nhà nước vào những mục đích gì trên thực tế. Vì vậy, điều kiện để xây dựng nhà nước pháp quyền không thể là chế độ đa đảng hay chế độ một đảng và không thể coi đó là căn cứ để đánh giá tính chất và trình độ của một nền dân chủ. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản - đảng duy nhất cầm quyền đối với đời sống xã hội và đời sống nhà nước không những không trái với bản chất nhà nước pháp quyền nói chung mà còn là điều kiện có ý nghĩa tiên quyết đối với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta.

Ba là, cơ sở xã hội của nhà nước pháp quyền XHCN là khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Với khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhà nước pháp quyền có được cơ sở xã hội rộng lớn và khả năng to lớn trong việc tập hợp, tổ chức các tầng lớp nhân dân thực hành và phát huy dân chủ.

Nền KTTT định hướng XHCN tuy không loại bỏ được sự phân tầng xã hội theo hướng phân hóa giàu nghèo nhưng có khả năng xử lý tốt hơn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Những mâu thuẫn xã hội phát sinh trong điều kiện phát triển nền KTTT do được điều tiết thông qua pháp luật, chính sách và các công cụ khác của nhà nước nên ít có nguy cơ trở thành các mâu thuẫn đối kháng và tạo ra các xung đột có tính chất chia rẽ xã hội. Đây là một trong những điều kiện để bảo đảm ổn định chính trị, đoàn kết các lực lượng xã hội vì các mục tiêu chung của sự phát triển.

Tính nhất nguyên chính trị và sự lãnh đạo của một đảng duy nhất cầm quyền tạo ra khả năng đồng thuận xã hội, tăng cường khả năng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các giai tầng, các cộng đồng dân cư và các dân tộc. Nhờ vậy, nhà nước pháp quyền XHCN có được sự ủng hộ rộng rãi từ phía xã hội, nguồn sức mạnh từ sự đoàn kết toàn dân, phát huy được sức sáng tạo của các tầng lớp dân cư trong việc thực hành và phát huy dân chủ.

g. Tại sao Việt Nam phải xây dựng nhà nước pháp quyền?- Tính tất yếu lịch sử của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam bắt nguồn từ chính

lịch sử xây dựng và phát triển của Nhà nước ta. Ngay từ khi thành lập và trong quá trình phát triển, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã và luôn là một nhà nước hợp hiến, hợp pháp. Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, pháp luật và luôn vận hành trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật. Vì vậy, có thể nói, quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là một quá trình lịch sử được bắt đầu ngay từ Tuyên ngôn độc lập năm 1945 và Hiến pháp năm 1946. Quá trình này đã trải qua hơn nửa thế kỷ với nhiều giai đoạn phát triển đặc thù. Ngày nay, quá trình này đang được tiếp tục ở một tầng cao phát triển mới với nhiều đòi hỏi và nhu cầu đổi mới.

- Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt nam vì bản thân lý luận về nhà nước pháp quyền có những điểm tiến bộ, hợp lý trong việc thực hành quyền dân chủ, trong việc tổ chức, hoạt động của nhà nước. Nhà nước pháp quyền trong đặc trưng của nó có nhiều điểm phù hợp với bản chất của Nhà nước ta. Tuy nhiên, vì nhà nước và pháp luật luôn mang bản chất giai cấp sâu sắc, nên Đảng ta xác định rõ: xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Page 7: Khoi kien thuc 2

- Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam xuất phát từ định hướng XHCN mà mục tiêu cơ bản là xây dựng một chế độ xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Để xây dựng được một chế độ xã hội có tính mục tiêu như vậy, công cụ, phương tiện cơ bản chỉ có thể là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và một nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Tính tất yếu khách quan ấy còn xuất phát từ đặc điểm của thời đại với xu thế toàn cầu hóa . Nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách nhà nước, cải cách pháp luật, bảo đảm cho Nhà nước không ngừng vững mạnh, có hiệu lực để giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thực hành dân chủ, củng cố độc lập, tự chủ và hội nhập vững chắc vào đời sống quốc tế; nhằm duy trì và phát huy bản chất tốt đẹp của Nhà nước Việt Nam, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của tất cả các khâu trong hệ thống chính trị; đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, làm trong sạch bộ máy Đảng và Nhà nước.

Chúng ta phát triển đi lên từ chế độ phong kiến ít nhiều còn ảnh hưởng bởi tư tưởng phong kiến, bộ máy nhà nước cũng vậy. Tệ tham ô, lãng phí, quan liêu là cái xấu của xã hội cũ để lại, nó như một cái ung nhọt còn sót lại trên cơ thể (theo Hồ Chủ tịch). Vì vậy, xây dựng nhà nước pháp quyền với mục đích đề cao việc tuân thủ pháp luật, ngay cả cơ quan nhà nước, để hạn chế những tàn dư mà xã hội cũ để lại. Thực tiễn đã chứng minh, từ lúc chúng ta mở cửa và xây dựng nhà nước pháp quyền với Hiến pháp 1992 thì tham ô, lãng phí, quan liêu tuy vẫn còn phổ biến nhưng đã ngày càng giảm so với trước rất nhiều.

- Thúc đẩy mạnh mẽ cải cách kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế thị trường, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế

Tính tất yếu khách quan của nguyên nhân này xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường mà ở đó pháp luật không bảo vệ người làm kinh tế hay pháp luật không công bằng thì không thể phát triển được. Hơn nữa, nhu cầu hội nhập quốc tế đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách nhà nước, cải cách pháp luật, đảm bảo cho Nhà nước không ngừng vững mạnh, có hiệu lực để giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững độc lập, tự chủ và hội nhập vững chắc vào đời sống quốc tế. Nói rõ hơn là chỉ có pháp luật và nhà nước pháp quyền mới tạo ra hành lang pháp lý an toàn (vừa bảo vệ mình vừa bảo vệ đối tác) để xây dựng giao lưu kinh tế.

Sau nhiều năm đấu tranh chống ngoại xâm, quyền tự do, dân chủ, quyền con người không lúc nào như hiện nay cần được đề cao. Mà muốn đảm bảo tự do, dân chủ và nhân quyền thì không có con đường nào khác là phải xây dựng nhà nước pháp quyền. Đặc trưng của nhà nước pháp quyền đã chứng minh điều này

- Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam còn xuất phát từ thực trạng tổ chức, hoạt động của nhà nước ta còn nhiều khiếm khuyết, yếu kém, chưa thực sự là nhà nước tuân thủ pháp luật và thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật. Bên cạnh những thành tựu rất to lớn đạt được, bộ máy nhà nước ta chưa thực sự trong sạch, vững mạnh; tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu còn nghiêm trọng, chưa được ngăn chặn; hiệu lực quản lý điều hành còn chưa nghiêm; kỷ cương xã hội bị buông lỏng làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta. Quản lý nhà nước chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ mới. Tổ chức bộ máy nhà nước còn nặng nề, sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp còn những điểm chưa rõ về chức năng, nhiệm vụ; mối quan hệ phân cấp giữa trung ương và địa phương còn một một số mặt chưa cụ thể làm cho tình trạng tập trung quan liêu cũng như phân tán, cục bộ chậm được khắc phục... Do đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nhấn mạnh nhiệm vụ đẩy mạnh cải cách tổ chức, hoạt động của nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, trong đó cốt lõi là xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

h. Phương hướng hoàn thiện bộ máy nhà nước ta theo hướng nhà nước pháp quyền- Quan điểm chỉ đạo:

Page 8: Khoi kien thuc 2

+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phải được thực hiện trên cơ sở nắm vững những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh xây dựng đất nước và các văn kiện của Đảng ta.

+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam nhưng phải giữ vững bản chất giai cấp, bản chất dân chủ thực sự rộng rãi của Nhà nước XHCN. Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam phải đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, phù hợp với đặc điểm truyền thống về lịch sử, văn hoá Việt Nam, có bản sắc Việt Nam; đảm bảo kế thừa và phát huy truyền thống, kinh nghiệm quản lý đất nước của dân tộc ta qua suốt chiều dài lịch sử, tiếp thu có chọn lọc thành tựu của thế giới.

+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phải trở thành yêu cầu cấp bách đối với toàn bộ tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Nói cách khác, bất cứ nội dung nào của cải cách tổ chức, hoạt động của Nhà nước đều phải thấm nhuần yêu cầu và định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là một quá trình từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện, phải tiến hành từng bước vững chắc, phải dựa trên cơ sở thường xuyên tổng kết thực tiễn, kịp thời điều chỉnh bổ sung. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN gắn liền với quá trình đổi mới kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, phát triển nền dân chủ XHCN và tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị. Phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết và phải đảm bảo ổn định chính trị, ổn định kinh tế - xã hội, ngăn chặn được âm mưu và hành động của các thế lực thù địch và bọn cơ hội.

- Nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam:+ Tiếp tục xây dựng hệ thống pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực hiện nghiêm

minh pháp luật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ CNH,HĐH, phát triển KTTT định hướng XHCN, hợp tác hội nhập quốc tế và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Hướng đến hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của toàn xã hội, nhất là cho tổ chức, hoạt động của Nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước, đồng thời có chuẩn mực rõ ràng để đánh giá đúng sai, tăng cường pháp chế trong đời sống nhà nước và xã hội.

Một mặt, coi trọng hoàn thiện Hiến pháp, các luật điều chỉnh tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước và xã hội, mặt khác, phải xác định được thứ tự ưu tiên cần thiết và nâng cao tính khả thi, tính hiệu lực và hiệu quả của pháp luật trong cuộc sống. Đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất của hệ thống pháp luật. Pháp luật về tổ chức hoạt động của Nhà nước phải đi liền với pháp luật về phát triển kinh tế, pháp luật về bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, pháp luật về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Hoạt động lập pháp phải vừa đảm bảo chất lượng vừa phải theo kịp yêu cầu của sự phát triển. Mặt khác, phải đẩy mạnh các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật, mở rộng các hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật, dịch vụ và tư vấn pháp lý trong xã hội, xây dựng nếp sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, xây dựng nền văn hoá pháp lý trong đời sống xã hội.

+ Tiếp tục cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước.Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, trọng

tâm là tăng cường công tác lập pháp, xây dựng chương trình dài hạn về lập pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn thi hành luật. Quốc hội

Page 9: Khoi kien thuc 2

phải làm tốt chức năng của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước.

Đẩy mạnh cải cách hành chính. Xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá. Điều chỉnh chức năng và cải tiến phương thức hoạt động của Chính phủ theo hướng thống nhất quản lý vĩ mô việc thực hiện các nhiệm vụ trong cả nước bằng hệ thống pháp luật, chính sách hoàn chỉnh. Định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc, cung cấp dịch vụ công. Phân công, phân cấp nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lý theo ngành và theo lãnh thổ; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; tổ chức hợp lý hội đồng nhân dân; kiện toàn các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân và bộ máy chính quyền cấp cơ sở.

Đẩy mạnh cải cách tư pháp, xây dựng một nền tư pháp trong sạch, công tâm, khách quan, độc lập trong hoạt động nghiệp vụ đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan có thẩm quyền. Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp. Viện kiểm sát thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Sắp xếp lại hệ thống toà án nhân dân, phân định hợp lý thẩm quyền của tòa án các cấp. Tổ chức lại cơ quan điều tra theo hướng gọn đầu mối. Thành lập cảnh sát tư pháp.

+ Phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế.Nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, hoàn thiện các quy định về

tiêu chuẩn đại biểu, các quy định về bầu cử, ứng cử trên cơ sở thật sự phát huy dân chủ. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, thảo luận quyết định những vấn đề quan trọng. Chăm lo con người, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của con người. Tôn trọng cam kết quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Quan tâm giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo của công dân. Phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục toàn dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực.Hoàn thiện chế độ công vụ, quy chế cán bộ, coi trọng cả năng lực và đạo đức. Có kế hoạch,

chính sách đào tạo cán bộ, công chức và sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức theo đúng chức danh, tiêu chuẩn. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, kịp thời thay thế cán bộ, công chức thoái hoá, yếu kém. Tăng cường cán bộ cho cơ sở. Có chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ đối với cán bộ cấp xã.

+ Đấu tranh chống tham nhũng.Tăng cường tổ chức và cơ chế, tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy nhà

nước và toàn bộ hệ thống chính trị, ở các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở. Gắn chống tham nhũng với chống lãng phí, quan liêu, chống buôn lậu.

Bổ sung hoàn thiện các cơ chế chính sách, không để sơ hở, lợi dụng. Xoá bỏ các thủ tục hành chính phiền hà. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm kê, kiểm soát. Cải cách cơ bản chế độ tiền lương nâng cao đời sống, chống đặc quyền đặc lợi. Phát huy vai trò của đảng viên, tổ chức đảng, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng và toàn xã hội trong đấu tranh chống tham nhũng. Có chính sách khen thưởng đối với người có thành tích. Thường xuyên giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức.

Xử lý nghiêm theo pháp luật và theo Điều lệ Đảng những cán bộ, đảng viên vi phạm ở bất cứ cấp nào, lĩnh vực nào. Xem xét trách nhiệm hình sự hoặc có hình thức kỷ luật thích đáng đối với những người đứng đầu cơ quan, đơn vị nơi xảy ra những vụ tham nhũng lớn, gây hậu quả nghiêm trọng.

+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.Trong điều kiện Đảng cầm quyền, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với

Nhà nước là yêu cầu cấp bách. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là bảo đảm cho

Page 10: Khoi kien thuc 2

việc giữ vững bản chất XHCN của Nhà nước và cho sự thành công của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Hiện nay sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước thể hiện ở việc đề ra chủ trương, đường lối và các chính sách lớn định hướng cho sự phát triển trong từng thời kỳ; lãnh đạo Nhà nước thực thi Hiến pháp, pháp luật; xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, có trí tuệ, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng; kiểm tra việc quán triệt và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; củng cố, nâng cao chất lượng và hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên trong bộ máy nhà nước.

Page 11: Khoi kien thuc 2

Câu 2. Phân tích điều 6 Hiến pháp năm 2013 về dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện . Phương hướng xây dựng nhà nước pháp quyền về phát huy dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân

Nhà nước của ta là nhà nước của Dân, do Dân và vì Dân. Từ Hiến pháp năm 1946 đến nay đều thống nhất quan điểm đó. Hiến pháp năm 2013 một lần nữa khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân... do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.

Hiến pháp không chỉ quy định Nhân dân là chủ thể của Nhà nước, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà còn quy định phương cách Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước của mình. Điều 6 Hiến pháp 2013 ghi: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”. 

Dân chủ trực tiếp là việc Nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước. Tức là Nhân dân thể hiện một cách trực tiếp ý chí của mình (với tư cách là chủ thể quyền lực nhà nước) về một vấn đề nào đó mà không cần thông qua cá nhân hay tổ chức thay mặt mình và ý chí đó có ý nghĩa bắt buộc phải thi hành. Hình thức biểu hiện cụ thể của dân chủ trực tiếp như ứng cử, bầu cử Quốc hội, HĐND, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, trưng cầu dân ý... Các cuộc đối thoại trực tiếp của nhân dân với cơ quan Nhà nước hiện nay cũng là hình thức biểu hiện của dân chủ trực tiếp.

Ưu điểm của hình thức dân chủ trực tiếp là Nhân dân trực tiếp quyết định, phản ảnh đúng ý chí, nguyện vọng của mình nhưng hạn chế của hình thức này là những vấn đề mà Nhân dân trực tiếp quyết định không nhiều vì điều kiện không cho phép.

Dân chủ trực tiếp được mở rộng đến đâu còn phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, trình độ dân trí, nhận thức chính trị, trình độ pháp lý của nhân dân... của một nước. Ở nước ta, do trải qua cuộc chiến tranh kéo dài và hiện nay đang trong quá trình xây dựng nên dân chủ trực tiếp trên thực tế mới thực hiện mức độ nhất định. Hiến pháp năm 1946, tại Ðiều 21 có quy định: “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc có quan hệ đến vận mệnh quốc gia.. .” và Ðiều 32 quy định: “Những việc có quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba số nghị viên đồng ý...”. Các Hiến pháp 1959, 1980, 1992  và 2013 đều có đề cập đến việc trưng cầu dân ý. Tuy nhiên đến nay chúng ta chưa tổ chức được cuộc trưng cầu dân ý nào.

Nhận thức được hạn chế nói trên nên điều 6 Hiến pháp năm 2013 đã sửa đổi so với điều 6 của Hiến pháp năm 1992, quy định rõ hơn các phương cách Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước, không chỉ bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân mà còn bằng các hình thức dân chủ trực tiếp. (Điều 6 Hiến pháp năm 1992 quy định: Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là các cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân, do Nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước Nhân dân. 

Để hiện thực hóa quy định nói trên và rút kinh nghiệm trước đây do thiếu cơ chế cụ thể nên quy định của Hiến pháp về Trưng cầu dân ý - Một nội dung của dân chủ trực tiếp - chưa được thực hiện. Lần này, sau khi có Hiến pháp năm 2013 Quốc hội khóa XIII đã đưa vào chương trình xây dựng pháp luật, đã giao cho các cơ quan chuẩn bị xây dựng dự án luật trưng cầu dân ý và dự kiến sẽ trình ra Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp giữa năm 2015.

Dân chủ đại diện là hình thức Nhân dân thông qua các cơ quan nhà nước, các cá nhân được Nhân dân ủy quyền để thực hiện ý chí của Nhân dân. Dân chủ đại diện là phương thức chủ yếu để thực hiện quyền lực nhân dân. Dân chủ đại diện có ưu điểm là với hình thức này chúng ta quản lý được mọi mặt đời sống xã hội, nhưng có hạn chế là ý chí, nguyện vọng của người dân phải qua trung gian của người đại diện, có thể bị méo mó bởi nhiều lý do  như trình độ nhận thức, quan điểm, lợi ích...

Page 12: Khoi kien thuc 2

Khi nói đến tính đại diện, người ta hay nghĩ đến các cơ quan dân cử. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Quyền lực nhà nước bao gồm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Khi nói quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thì chúng ta hiểu quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp là thuộc về nhân dân. Như nói ở trên, do điều kiện không cho phép, nên số lượng vấn đề nhân dân quyết định trực tiếp không nhiều, bởi vậy, nhân dân lập ra và trao quyền cho các cơ quan nhà nước để thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực của mình; các cơ quan này phải chịu sự giám sát của nhân dân và chỉ được thực hiện quyền lực trong giới hạn cho phép. Như vậy, cơ quan được nhân dân ủy quyền không chỉ là cơ quan dân cử mà bao gồm cả cơ quan hành pháp và tư pháp, khi hoạt động, các cơ quan này với tư cách là nhân dân, đại diện nhân dân để thực thi nhiệm vụ. Nhận thức điều này có ý nghĩa trong thực tế là các cơ quan nhà nước kể cả lập pháp, hành pháp và tư pháp phải thấy rằng quyền mà các cơ quan này có được là do nhân dân trao, phải chịu trách nhiệm trước nhân dân. Không chỉ có Quốc hội, HĐND các cấp lắng nghe ý kiến nhân dân khi ban hành luật, nghị quyết, mà các cơ quan hành pháp, tư pháp cũng phải thu thập, lắng nghe ý kiến nhân dân trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình.

Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện là hai hình thức cơ bản để thực hiện quyền lực của nhân dân, đều có vai trò quan trọng trong nền dân chủ. Nền dân chủ phát triển thì dân chủ trực tiếp được mở rộng, ngược lại, đẩy mạnh thực hiện dân chủ trực tiếp thì sẽ thúc đẩy nền dân chủ phát triển. Để Nhân dân thực sự là chủ thể của Nhà nước thì phải thực hiện tốt cả dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Trưng cầu dân ý, một nội dung quan trọng của hình thức dân chủ trực tiếp phải được luật hóa, trong đó quy định những việc gì phải do nhân dân bàn và quyết định, quy định rõ trình tự, thủ  tục, cách thức tiến hành... Các cơ quan được Nhân dân trao quyền phải thực hiện tròn trách nhiệm của mình. Các đại biểu Quốc hôi, HĐND phải thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân. Quốc hội và HĐND các cấp khi quyết định một vấn đề nào đó phải phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Các cơ quan hành chính và tư pháp từ trung ương xuống địa phương, người có thẩm quyền trong các cơ quan đó phải tận tụy phục vụ nhân dân, tiến hành cải cách hành chính để tạo thuân lợi cho nhân dân, không được cửa quyền hách dịch với nhân dân.

Mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý nhà nước.

- Đây là phương hướng vừa cơ bản, vừa cấp bách hàng đầu là nhằm giữ vững và phát huy bản chất tốt đẹp của nhà nước ta, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về đạo đức, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, sách nhiễu nhân dân trong bộ máy nhà nước. Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta. Mở rộng dân chủ phải đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, quyền lợi đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ. Một mặt, củng cố, hoàn thiện hình thức dân chủ gián tiếp, mặt khác, tạo lập được khuôn khổ pháp lý để phát huy dân chủ trực tiếp, đặc biệt làm chủ ở cấp cơ sở.

- Phát huy dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân là phương hướng và là mục tiêu bao trùm của nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.

- Đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân là vấn đề có ý nghĩa sống còn của nhà nước ta. Đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân còn là tiêu chí đánh giá tính chất nhà nước của dân, do dân, vì dân.

- Quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện:+ Nhân dân tham gia bầu cử các đại biểu của mình vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.+ Nhân dân tham gia công việc quản lý nhà nước ở địa phương và cơ sở (Tham gia dân quân tự

vệ, dân phòng…)+ Tham gia góp ý, xây dựng, đánh giá các chủ trương, chính sách của nhà nước phù hợp với

thực tiễn của địa phương.+ Tham gia giám sát các cơ quan nhà nước, các đại biểu của dân trong việc thực hiện chức năng,

nhiệm vụ được giao.+ Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo ngăn chặn những hành vi tham nhũng, tiêu cực của cán bộ,

công chức nhà nước.

Page 13: Khoi kien thuc 2

+ Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện đầy đủ Quy chế dân chủ ở cơ sở: phổ biến cụ thể những điều dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

- Về hình thức và phương pháp quản lý:+ Tham gia quản lý xã hội bằng phương thức tự nguyện “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, huy

động các nguồn lực nhằm giải quyết các vấn đề trong đời sống xã hội.VD: Huy động nhân, tài, vật lực để xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở (điện, đường, trường,

trạm, chợ, nước sạch, các công trình vệ sinh, xử lý nước thải chăn nuôi, làng nghề…).+ Thông qua các tổ chức phi nhà nước, tham gia quản lý xã hội của các tổ chức xã hội, các hội

đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội (các hội nghề nghiệp, các tôn giáo, Mặt trận và các tổ chức thành viên).

+ Kết hợp các tổ chức, các phong trào, các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội (Về kinh tế: giúp nhau làm kinh tế, hủ gạo tiết kiệm, heo đất, tiền bỏ ống, họ hụi, nuôi rẽ; Về xã hội, tổ chức các thư viện gia đình, huy động các nguồn lực xây dựng nhà văn hoá thôn, xây dựng quỷ khuyến học, khuyến tài của dòng họ, của thôn, của xã…).

* Các quan điểm và nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở* Quan điểm thực hiện dân chủ ở cơ sở:Thực hiện dân chủ ở cơ sở là việc thừa nhận và thực hiện thường xuyên các quyền làm chủ của

công dân, tăng cường tính cộng đồng trách nhiệm giữa Nhà nước và công dân nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân ở cơ sở.

Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở là một quá trình hoàn thiện từ thấp lên cao, từ chưa cụ thể đến cụ thể hoá toàn diện đầy đủ và thể chế hoá bằng pháp luật. Như vậy, để cho việc thực hiện dân chủ thành cơ sở thành phương thức, nguyên tắc tổ chức xã hội và để quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trở thành hiện thực thì dân chủ cơ sở phải được quy định trong pháp luật.

Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Các quan điểm đó là:

- Đặt việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong cơ chế tổng thể của hệ thống chính trị “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Coi trọng cả ba mặt nói trên, không vì nhấn một mặt mà coi nhẹ, hạ thấp các mặt khác.

- Vừa phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, vừa thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cấp cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình.

- Phát huy dân chủ phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao dân trí, tạo điều kiện mở rộng dân chủ có chất lượng và hiệu quả.

- Nội dung các quy chế phát huy dân chủ ở cơ sở phải phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, rõ tinh thần dân chủ đi đôi với kỷ cương, trật tự; quyền hạn gắn với trách nhiệm, lợi ích đi đôi với nghĩa vụ; chống quan liêu, mệnh lệnh, đồng thời chống tình trạng vô chính phủ, lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật.

- Gắn quá trình xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ với công tác cải cách hành chính, sửa đổi những cơ chế, chính sách về thủ tục hành chính không phù hợp.

* Nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sởĐây là công việc của Nhà nước và của xã hội. Nhân dân phải được biết những việc nhân dân

được tham gia vào quản lý nhà nước và những nội dung nhân dân giám sát hoạt động của chính quyền cơ sở. Những việc nhân dân được biết, được bàn được kiểm tra ở các đơn vị cơ sở như: cơ quan, trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu, doanh nghiệp nhà nước... Các cơ quan nhà nước, đơn vị, tổ chức cơ sở phải có trách nhiệm thực hiện và tổ chức cho nhân dân thực hiện các quyền dân chủ. Nội

Page 14: Khoi kien thuc 2

dung dân chủ cơ sở còn bao hàm cả hình thức, thủ tục, trình tự thực hiện việc dân biết, dân bàn, dân kiểm tra.

Đảng ta đã chỉ ra định hướng về mở rộng dân chủ cơ sở trong Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 như sau:

+ Quy định quyền của mọi người dân ở cơ sở được thông tin về pháp luật, các chủ trương, chính sách của Nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống và lợi ích hàng ngày của nhân dân tại cơ sở; có chế độ và hình thức báo cáo công khai trước dân công việc của chính quyền, cơ quan, đơn vị về sản xuất và phân phối, về việc sử dụng công quỹ, tài sản công, về thu, chi tài chính, các khoản đóng góp của dân, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản, chế độ thu và sử dụng học phí, viện phí...

+ Có quy chế và các hình thức để nhân dân, cán bộ, công chức ở cơ sở được bàn bạc và tham gia ý kiến vào các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ công tác chuyên môn, công tác cán bộ... của chính quyền, cơ quan, đơn vị; kết quả ý kiến đóng góp phải được xem xét, cân nhắc khi chính quyền hoặc thủ trưởng ra quyết định.

+ Có quy định về việc để nhân dân bàn và quyết định dân chủ đối với những loại việc liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân trên địa bàn (như chủ trương huy động sức dân để xây dựng kết cấu hạ tầng và các công trình phúc lợi, các khoản đóng góp và lập các loại quỹ trong khuôn khổ pháp luật...); chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện theo ý kiến của đa số nhân dân, có sự giám sát, kiểm tra của nhân dân.

+ Hoàn thiện cơ chế để nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức ở cơ sở trực tiếp và thông qua Mặt trận, các đoàn thể, ban thanh tra nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị; kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát của nhân dân phải được tiếp thu nghiêm túc.

+ Mở rộng các hình thức tổ chức tự quản để nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức tự bàn bạc và thực hiện trong khuôn khổ pháp luật những công việc mang tính xã hội hoá, có sự hỗ trợ của chính quyền, cơ quan, đơn vị (như việc xây dựng hương ước, quy ước làng văn hoá, xây dựng tổ hoà giải, tổ an ninh, phong trào vệ sinh - môi trường, đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ người nghèo, v.v.).

+ Xác định rõ trách nhiệm và tổ chức tốt việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và trả lời thắc mắc của nhân dân, công nhân, công chức ở cơ sở, chính quyền, cơ quan, đơn vị mình, nghiêm cấm mọi hành vi trù dập người khiếu nại, tố cáo.

+ Xác định trách nhiệm của tổ chức chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị cơ sở định kỳ (ba tháng, sáu tháng, một năm) báo cáo công việc trước dân, phải tự phê bình và tổ chức để nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức ở cơ sở góp ý kiến, đánh giá, phê bình; nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp đó.

Dân chủ XHCN và bản chất của dân chủ XHCN. Quá trình thực hiện dân chủ ở Việt Nam như thế nào?

Theo quan niệm của Lê-nin: Dân chủ là sự thống trị của đa số.Với nghĩa này có thể hiểu dân chủ được nhìn nhận như một quyền lực mà tất cả quyền lực thuộc

về đa số người dân chứ không phải của một nhóm người, quyền lực này được nhân dân giao cho nhà nước của mình, là người đại diện cho mình. Theo Lê-nin dân chủ được nhìn nhận như là một hình thức tổ chức nhà nước, trong đó thừa nhận sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân vào công việc quản lý nhà nước để thực hiện sự thống trị đối với thiểu số những kẻ vi phạm dân chủ của nhân dân. Mức độ, phạm vi tham gia thật sự của quần chúng nhân dân vào công việc quản lý nhà nước phản ánh trình độ phát triển của nền dân chủ, phản ánh những vấn đề cốt lỗi nhất của dân chủ.

Trong lịch sử phát triển với tư cách là một nhà nước một chế độ chính trị thì có ba nền dân chủ đó là: nền dân chủ chủ nô, gắn với chế độ chiếm hữu nô lệ; nền dân chủ tư sản, gắn với chế độ tư bản chủ nghĩa; nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, gắn với chế độ xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên muốn biết một nhà nước dân chủ có thực sự dân chủ hay không phải xem xét nhà nước ấy dân là ai và bản chất của

Page 15: Khoi kien thuc 2

chế độ xã hội ấy như thế nào. Như vậy thuật ngữ dân chủ chỉ xuất hiện khi trước đó đã tồn tại ba yếu tố: nhân dân, quyền lực công cộng và mối quan hệ giữa chúng. Thực ra các yếu tố cấu thành nội dung của khái niệm dân chủ đã tồn tại suốt chiều dài lịch sử (trừ chế độ nguyên thuỷ), nhưng bản chất của dân chủ không nằm trong các yếu tố đó mà nằm trong mối quan hệ xác định giữa chúng: quan hệ sở hữu và chi phối quyền lực công cộng từ phía nhân dân.

Ngoài các nghĩa trên dân chủ còn được hiểu là một nguyên tắc tổ chức, phương thức sinh hoạt của một tổ chức chính trị - xã hội, một cộng đồng dân cư, theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số.

Khi xã hội phân chia thành giai cấp và có nhà nước thì không có dân chủ chung chung, dân chủ phi giai cấp, siêu giai cấp, dân chủ thuần tuý. Trái lại, dân chủ mang bản chất giai cấp thống trị xã hội. Dân chủ còn là một phạm trù chính trị vì nó thể hiện bản chất của chế độ chính trị, của giai cấp thống trị mà ở đó nó tồn tại, phản ánh bản chất và lợi ích của giai cấp thống trị.

* Bản chất của dân chủ XHCNDân chủ mang những giá trị nhân văn, nhân đạo. Thành quả của dân chủ đạt được trong xã hội

trước hết tuỳ thuộc vào thành quả đấu tranh của nhân dân, do đó những giá trị dân chủ đạt được trong các cuộc đấu tranh đều mang tính nhân dân.

Dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ được xác lập sau khi giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong của mình là Đảng CS giành được chính quyền, tiến hành cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội thông qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thông qua đảng của nó đối với toàn xã hội, nhưng có sự thống nhất giữa tính giai cấp công nhân với tính dân tộc và tính nhân dân, do lợi ích của giai cấp công nhân phù hợp với lợi ích của dân tộc và của đại đa số nhân dân lao động.

- Do Đảng CS lãnh đạo đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, bởi vì Đảng CS đại biểu cho trí tuệ, lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc. Với ý nghĩa này dân chủ xã hội chủ nghĩa mang tính nhất nguyên về chính trị. Sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng CS đối với toàn xã hội về mọi mặt mà Lênin gọi là sự thống trị chính trị.

- Nhân dân lao động là những người làm chủ mọi quan hệ chính trị trong xã hội. Họ có quyền giới thiệu các đại biểu tham gia váo bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, xây dựng bộ máy và cán bộ nhân viên nhà nước. Mục đích của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, tạo điều kiện cho nhân dân làm chủ xã hội chủ nghĩa. Quyền được tham gia rộng rãi vào công việc quản lý nhà nước chính là nội dung dân chủ trên lĩnh vực chính trị.

- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu đáp ứng sự phát triển cao của lực lượng sản xuất hiện đại nhằm thoả mãn ngày càng cao nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân. Trước hết đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân về các tư liệu sản xuất chủ yếu; quyền làm chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối.

- Dưới góc độ kinh tế dân chủ xã hội chủ nghĩa được biểu hiện là sự đảm bảo về lợi ích kinh tế, phải coi lợi ích của người lao động là động lực cơ bản nhất có sức thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Thực chất của việc tổ chức, quản lý nền kinh tế - xã hội chính là sắp xếp sao cho hài hoà các quan hệ lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp và của những người lao động. Lợi ích kinh tế phải thực hiện bỡi lao động, mọi người đều có quyền lao động và đều có quyền được hưởng thành quả lao động của mình.

Bản chất chất kinh tế đó chỉ được bộc lộ đầy đủ qua một quá trình phát triển ổn định về kinh tế và chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Mác Lênin và sự quản lý, hướng dẫn của nhà nước xã hội chủ nghĩa; là sự kế thừa và phát triển mọi thành tựu mà nhân loại đã tạo ra trong lịch sử, đồng thời lọc bỏ những nhân tố lạc hậu, tiêu cực, kìm hãm của các chế độ kinh tế trước, nhất là bản chất tư hữu, áp bức bóc lột, bất công đối với đa số nhân dân lao động.

- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Mác-Lênin, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân làm nền tảng; đồng thời là sự kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hoá thuyền thống các dân tộc; tiếp

Page 16: Khoi kien thuc 2

thu những giá trị tiến bộ, văn minh mà nhân loại đã đạt được. Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân được làm chủ những giá trị văn hoá tinh thần; được nâng cao trình độ văn hoá, có điều kiện để phát triển các nhân.

Ở khía cạnh văn hoá, sự phát triển của dân chủ xã hội chủ nghĩa và những thành quả đạt được trong công cuộc đấu tranh cho dân chủ được coi như một quá trình sáng tạo văn hoá, một thành tựu văn hoá của loài người.

* Quá trình thực hiện dân chủ ở Việt Nam:Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta được xây dựng trong điều kiện có có Đảng CS do Chủ

tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt nam, là đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc. Kế tục tư tưởng vì dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đảng ta chủ trương xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, nhà nước của nhân dân do nhân dân và vì nhân dân. Nhà nước ta thừa nhận nhân dân là cội nguồn của quyền lực, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Chúng ta có hệ thống chính trị vững mạnh, đây là cơ sở đảm bảo cho việc xây dựng nền dân chủ XHCN nền dân chủ thực chất.

Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là mục tiêu, đồng thời là động lực bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng, của công cuộc đổi mới.

Hiện nay ở nước ta thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa phát huy quyền làm chủ của nhân dân được tiến hành dưới nhiều hình thức, nhiều cấp độ, trong đó thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở có ý nghĩa quan trọng và cấp bách, nó mang tính chất cơ bản và lâu dài bởi vì việc thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân ở xã, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nông dân và nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội, tăng cường đoàn kết nông thôn, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, xây dựng Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể ở xã trong sạch, vững mạnh ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu tham nhũng, góp phần vào sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Việc thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở còn làm tăng niềm tin của quần chúng nhân dân lao động vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước vào tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, tạo nên những điều kiện thuận lợi và những động lực to lớn trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Việc thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở cần quán triệt những quan điểm chỉ đạo sau:

- Đặt việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cấp cơ sở trong cơ chế tổng thể của hệ thống chính trị: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ”. Trong quá trình thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở thì cần phải coi trọng cả ba mặt nói trên.

- Vừa phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, vừa thực hiện tốt chế độ, dân chủ trực tiếp ở cấp cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng, thiết thực gắn liền với lợi ích của mình.

- Phát huy dân chủ phải gắn liền với phát triển kinh tế, xã hội nâng cao dân trí, tạo điều kiện mở rộng dân chủ có chất lượng hiệu quả.

- Nội dung các Qui chế phát huy dân chủ ở cấp cơ sở phải phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, thể hiện tinh thần dân chủ đi đôi với kỉ cương, trật tự quyền hạn gắn liền với trách nhiệm, lợi ích đi đôi với nghĩa vụ, chống quan liêu mệnh lệnh, đồng thời chống tình trạng vô chính phủ, lợi dung dân chủ vi phạm pháp luật.

- Gắn quá trình xây dựng và hoàn thiện qui chế dân chủ với công tác cải cách hành chính, sửa đổi những cơ chế, chính sách về thủ tục hành chính không phù hợp.

Cùng với việc ban hành nhiều văn bản pháp lí, tháng 5/1988 chính phủ đã ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã (phường, thị trấn). Qui chế đã qui định một cách cụ thể những vấn đề dân cần được biết, được bàn, được làm và được kiểm tra.

Page 17: Khoi kien thuc 2

Để đánh giá những thành tựu của nước ta trong quá trình mở rộng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta nhận xét: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa tiếp tục được phát huy trên nhiều lĩnh vực, dân chủ về kinh tế ngày càng được mở rộng đã tác động tích cực đến việc giải phóng sức sản xuất, là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống nhân dân. Dân chủ về chính trị có bước tiến quan trọng thể hiện ở việc bầu các cơ quan dân cư, ở chất lượng sinh hoạt của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, tại các cuộc thảo luận của nhân dân tham gia ý kiến xây dựng các dự án luật, trong hoạt động của báo chí”.

Cùng với những thành tựu trong việc mở rộng dân chủ trên phạm vi cả nước, đối với cấp cơ sở việc mở rộng dân chủ cũng có những biến đổi quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.

* Trong lĩnh vực chính trị:Quá trình thực hiện dân chủ trực tiếp của nhân dân đã có những bước tiến rất đáng quan tâm,

các cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp ngày càng thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia và đem lại kết quả ngày càng cao, nhân dân ngày càng đóng vai trò to lớn trong việc đóng góp các ý kiến để xây dựng các dự án luật và hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc thực hiện: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã có những chuyển biến tích cực và giành được sự quan tâm chú ý của toàn dân, của Đảng, của chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, các hội quần chúng.

Kết quả khảo sát ở Bình Định cho thấy 89,6% số người được hỏi trả lời là cần biết về nghĩa vụ, quyền lợi của công dân, 84,1% cần biết về hoạt động của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể ở xã, 81,6% cần biết về chủ trương của Đảng bộ xã, 78,3% cần biết về hoạt động của chính quyền xã, 72,0% cần kiểm tra việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân: 69,0% cần kiểm tra về thu nộp thuế; 66,8% cần kiểm tra việc chấp hành chính sách; 65,6% cần kiểm tra việc xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm….); 50,8% cần kiểm tra việc bầu cử các cơ quan dân cử…"

Kết quả khảo sát trên cho thấy sự tham gia của quần chúng nhân dân vào đời sống chính trị ngày càng gia tăng.

* Trong lĩnh vực kinh tế:Cùng với việc mở rộng sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, các thành phần kinh tế ngày càng

được phát huy, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước, nhân dân được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài và tự do lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi đem lại lợi nhuận cao, người dân có quyền liên kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật.

* Trong lĩnh vực văn hoá - tư tưởng:Cùng với việc ổn định về kinh tế, đời sống của nhân dân ngày một tăng cao đặc biệt về trình độ

dân trí và năng lực của cán bộ. Đảng viên ở cấp cơ sở đáp ứng phần nào sự nghiệp đổi mới đất nước. Bên cạnh đó, người dân được tự do tranh luận công khai được nói ra những suy nghĩ của mình đề đạt ý kiến với các cấp lãnh đạo. Điều đó đã kích thích tính chủ động, sáng tạo của nhân dân trong việc đóng góp ý kiến để xây dựng và hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội ở cấp cơ sở…

* Trong lĩnh vực xã hội:Cùng với việc đổi mới các hình thức sinh hoạt, các tổ chức chính trị, xã hội ở cấp cơ sở như Mặt

trận tổ quốc, Đoàn thanh niên CS Hồ Chí Minh… phần nào cũng thể hiện được vai trò của mình trong việc vận động quần chúng nhân dân xây dựng lối sống mới (xây dựng khối đoàn kết trong cộng đồng dân cư, mở rộng các hình thức tự quản ở khu phố, thôn, làng…)

Đặc điểm kể từ khi Chính phủ ban hành qui chế thực hiện dân chủ ở xã, ở nhiều nơi, nhiều địa phương đã xây dựng được những mô hình thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và tạo nên một bầu không khí dân chủ mới trong đời sống nhân dân, thu hút ngày càng nhiều quần chúng nhân dân tham gia vào công tác quản lý, đáp ứng một cách rộng rãi nhu cầu dân chủ của nhân dân trong thời kỳ mới.

Những hạn chế:

Page 18: Khoi kien thuc 2

Trải qua 30 năm đổi mới kể từ khi chúng ta thực hiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh thành tựu đó chúng ta còn gặp phải rất nhiều khó khăn và hạn chế trong việc thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở.

- Tình trạng dân chủ hình thức còn xảy ra ở một số nơi trong bầu cử, đề bạt, bố trí cán bộ, huy động sức dân dẫn đến mất khả năng vận động giáo dục, thuyết phục nhân dân. Vì thế, “quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực, tệ quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà cho dân vẫn đang phổ biến và nghiệm trọng mà chúng ta chưa ngăn chặn, đẩy lùi được…”.

- Ở nhiều nơi, các cấp uỷ Đảng hoạt động chưa có hiệu quả, đảng viên chưa thật sự đoàn kết dẫn đến tính trạng chia bè, kéo cánh, một số cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân bị kẻ địch lợi dụng, có hành vi lôi kéo tụ tập, gây rối làm vô hiệu hoá sự lãnh đạo của Đảng, của chính quyền, một bộ phận tỏ ra hoài nghi, dao động mất phương hướng chính trị. Sinh hoạt Đảng ở nhiều nơi diễn ra chưa đều đặn, đấu tranh phê bình và tự phê bình còn mang tính hình thức do nể nang sợ mất lòng cho nên không dám nói thẳng ra sự thật…

Chính vì thế việc thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chưa có hiệu quả, các mệnh lệnh chủ yếu được ban hành từ trên xuống, ít có thông tin phản hồi từ dưới lên. Những vấn đề được bàn, được làm là những vấn đề chủ yếu liên quan đến nghĩa vụ hơn là quyền lợi của nhân dân, vì thế nó không đáp ứng được nhu cầu dân chủ của nhân dân.

- Về phía quần chúng nhân dân, do trình độ văn hoá còn hạn chế, lại thiếu tuyên truyền giáo dục thường xuyên, do đó họ thiếu sự hiểu biết về chính sách của Đảng và Nhà nước. Mặt khác, do đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở một số vùng còn khó khăn đặc biệt với các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, sự chênh lệch giàu nghèo ở một số nơi còn lớn. Mức chênh lệch giàu nghèo càng lớn, từ những nguyên nhân đó cho thấy một bộ phận quần chúng nhân dân có tâm lý suy bì, so sánh, tự ti… dẫn đến những hành động tự phát, phản ứng mang tính chất tự do vô chính phủ làm vi phạm pháp luật nghiêm trọng .

Cùng với đó, yếu tố dòng họ cũng có ảnh hưởng không nhỏ làm cho tình trạng dân chủ (đặc biệt là ở nông thôn) mang tính cục bộ, bởi vì thế cho thấy có những xã, những làng, một vài dòng họ chiếm số đông trong nhân dân). Điều đó dẫn đến tình trạng thiếu khách quan trong việc lựa chọn cán bộ vào trong hội đồng nhân dân xã cũng như trong việc bầu các trưởng thôn, trưởng xóm.

Tóm lại, xây dựng và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trước hết là thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đây là một chủ trương lớn của Đảng. Để thực hiện tốt Qui chế dân chủ ở cấp cơ sở thì các giải pháp phải được tiến hành một cách đồng bộ và thường xuyên. Việc thực hiện tốt các quy chế dân chủ là điều kiện để chúng ta tiến hành thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” ở cấp cơ sở một cách có hiệu quả theo chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra, làm cho Qui chế dân chủ trở thành một nề nếp, một nguyên tắc sinh hoạt thường xuyên của quần chúng nhân dân và các cấp chính quyền thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Page 19: Khoi kien thuc 2

Câu 3. Một số vấn đề về nhà nước pháp quyền ở nước taQua mấy chục năm xây dựng và đổi mới phương thức tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà

nước, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (1994), Đảng ta đã xác định nhiệm vụ và phương hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đây là nhiệm vụ lớn lao của Đảng và của toàn dân tộc, cho nên Đảng ta luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện và cụ thể hóa trong các văn kiện của Đảng như: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóa VII, năm 1995; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, v.v.. Để góp phần nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong những năm qua, chúng tôi xin đề cập, trao đổi, làm sáng tỏ thêm một số vấn đề.

1. Về khái niệm nhà nước pháp quyềnTrong việc nghiên cứu về nhà nước và pháp luật, vấn đề nhà nước pháp quyền trở thành mối

quan tâm đặc biệt của nhiều tác giả là những người làm công tác thực tiễn cũng như nghiên cứu khoa học pháp lý hiện nay ở trong nước cũng như ở ngoài nước. Do cách tiếp cận vấn đề hoặc nhận định đánh giá vấn đề ở góc độ khác nhau, một số vấn đề rất cơ bản liên quan đến nhà nước pháp quyền vẫn chưa có nhận thức thống nhất hoặc chưa được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả đều thống nhất cho rằng: dưới góc độ chính trị - xã hội và phân tầng giai cấp xã hội, nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước mới, thoát ly các kiểu nhà nước mà lịch sử nhân loại đã chứng kiến là: Nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Vậy, nhà nước pháp quyền là kiểu nhà nước gì? Chúng ta có thể khẳng định rằng, nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước độc lập với các kiểu nhà nước nói trên và nó cũng không phải là nhà nước kiểu mới không mang tính giai cấp trong thời đại công nghiệp hiện nay như một số học giả tư sản đã từng tuyên bố.

Qua thực tiễn tồn tại và phát triển của lịch sử nhân loại, qua nghiên cứu các quan điểm tư tưởng về tổ chức, xây dựng và vận hành của bộ máy nhà nước qua các thời kỳ lịch sử, chúng tôi cho rằng, khái niệm nhà nước pháp quyền đề cập đến phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước nói chung thông qua hệ thống pháp luật, như hiến pháp, luật và các văn bản pháp quy khác. Nói cách khác, nhà nước pháp quyền là nhà nước được xem xét dưới góc độ pháp luật, trong đó tính tối cao của pháp luật được tôn trọng, các tư tưởng và hành vi chính trị, tôn giáo... của bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào cũng được giới hạn bởi khuôn khổ pháp luật và chịu sự điều chỉnh của pháp luật.

Với cách tiếp cận này, chúng ta có thể thấy, tư tưởng về xây dựng nhà nước pháp quyền đã có từ rất lâu trong lịch sử nhân loại và tương ứng với mỗi kiểu nhà nước (chủ nô, phong kiến, tư sản, xã hội chủ nghĩa) đều có một hệ thống pháp luật tương ứng và đạt mức độ phát triển khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không thống nhất với quan điểm cho rằng, “bất cứ nhà nước nào có hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm khác nhau đều coi là nhà nước pháp quyền” mà cần xác định rằng, tư tưởng về nhà nước pháp quyền phát triển không ngừng, là thành quả của nhân loại, nó hình thành và phát triển cùng với sự tiến bộ xã hội và cho đến nay đã được thế giới thừa nhận về mặt lý luận như một học thuyết về nhà nước pháp quyền. Tại Hội nghị quốc tế về nhà nước pháp quyền được tổ chức tại Bê-nanh, năm 1992, các luật gia đã đưa ra nhiều khái niệm, tiêu chí về một nhà nước pháp quyền và được đông đảo dư luận quốc tế đồng tình, bao gồm: sự thừa nhận tính tối cao của pháp luật; việc xác định quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trong bộ máy quyền lực nhà nước; việc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của con người, tôn trọng pháp luật quốc tế v.v.. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, vấn đề nhà nước pháp quyền đề cập đến phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước dưới góc độ pháp luật, mà pháp luật thì bao giờ cũng mang tính giai cấp và tính đặc thù của mỗi nhà nước, mỗi dân tộc; do đó, phương thức tổ chức xây dựng và vận hành của nhà nước pháp quyền sẽ thể hiện cụ thể khác nhau về bản chất chế độ chính trị, hệ thống quan điểm, mục đích nhiệm vụ của từng thời kỳ phát triển hoặc điều kiện cụ thể của mỗi nước, chứ không có mô hình, tiêu chí về nhà nước pháp quyền đồng nhất cho tất cả các nước khác nhau.

Page 20: Khoi kien thuc 2

Qua nghiên cứu sự hình thành, phát triển và các quan điểm lý luận về nhà nước pháp quyền hiện nay, chúng ta có thể xác định, nhà nước pháp quyền là nhà nước trong đó phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước do pháp luật quy định và thừa nhận tính tối cao của pháp luật; bao hàm việc xác định rõ ràng quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, với hệ thống pháp luật đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân để điều chỉnh những quan hệ pháp luật phát sinh trong xã hội, nhất là việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cơ bản của công dân (hoặc con người nói chung).

Từ đó, chúng ta có thể rút ra bốn tiêu chí chung của nhà nước pháp quyền như sau:- Phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước phải do pháp luật quy định;- Nhà nước và công dân phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật (đảng phái, tổ chức, tôn giáo...

phải được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật);- Quyền lực nhà nước được xác định gồm: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp;- Có hệ thống pháp luật đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân

để điều chỉnh những quan hệ pháp luật phát sinh trong xã hội; đặc biệt là bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cơ bản của công dân (hoặc con người nói chung).

2. Sự khác nhau giữa Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền tư sản

Trên cơ sở các tiêu chí chung về nhà nước pháp quyền, chúng ta có thể nhận thấy tương đối rõ ràng sự khác nhau giữa Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với Nhà nước pháp quyền tư sản.

a. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền tư sản đều phải thừa nhận phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước do pháp luật quy định. Tuy nhiên, bản chất và nội dung pháp luật về tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy của hai nhà nước đó có nhiều điểm khác nhau rất cơ bản. Rõ nhất là, sự khác nhau trong các quy phạm của hiến pháp và pháp luật về tổ chức, cơ cấu nhân sự và việc xây dựng, vận hành của bộ máy quyền lực như: Quốc hội và Nghị viện; Tổng thống và Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án, Tòa án Hiến pháp, v.v.. Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thừa nhận tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân bầu ra các cơ quan quyền lực (Quốc hội, Chính phủ...) và chỉ có nhân dân trực tiếp hoặc thông qua các đại biểu của mình là chủ thể duy nhất có quyền tuyên bố chấm dứt hoạt động của Quốc hội, Chính phủ hoặc tổ chức ra Quốc hội và Chính phủ nhiệm kỳ mới. Trong khi đó, Hiến pháp và pháp luật tư sản lại thừa nhận quyền lực của cá nhân Tổng thống hoặc cá nhân Thủ tướng có quyền giải tán Nghị viện (Quốc hội) hoặc giải tán Chính phủ...

b. Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước và công dân đều phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật, vì pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân. Trong Nhà nước pháp quyền tư sản, nhà nước và công dân cũng phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật, nhưng pháp luật tư sản không phải là pháp luật của toàn dân, không thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của toàn dân mà chỉ phản ánh ý chí, nguyện vọng của một bộ phận nhân dân, đó là những người giàu, là giai cấp tư sản. Nói cách khác, luật pháp của Nhà nước pháp quyền tư sản chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản và gạt ra ngoài lề quyền lợi của người lao động - những người bị áp bức bóc lột. Đây là nội dung khác biệt cơ bản nhất giữa Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền tư sản.

c. Nhà nước pháp quyền tư sản coi thuyết “tam quyền phân lập” là học thuyết cơ bản trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp hoàn toàn độc lập với nhau trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không thừa nhận việc phân chia quyền lực mà coi quyền lực nhà nước là thống nhất và thuộc về nhân dân; trong đó, có sự phân công, phối hợp, để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm bảo đảm cho quyền lực nhà nước thống nhất, được thực hiện với hiệu quả cao nhất.

d. Về hệ thống pháp luật của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền tư sản cũng có nhiều điểm khác nhau. Bên cạnh sự khác nhau về tính giai cấp, Nhà nước pháp quyền

Page 21: Khoi kien thuc 2

xã hội chủ nghĩa chỉ công nhận các quy phạm pháp luật khi nó được xác lập và thông qua theo một trình tự và thủ tục nhất định; trong khi đó, Nhà nước pháp quyền tư sản thường coi “án lệ” hoặc “tập quán” như một loại quy phạm pháp luật “bất thành văn”.

3. Đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngoài việc bảo đảm các tiêu chí của nhà nước pháp quyền nói chung, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói riêng, còn có một số đặc điểm sau:

a. Về quá trình hình thành và phát triển, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được hình thành và phát triển trên cơ sở đánh đổ chế độ phong kiến, thực dân, không kinh qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản. Đây là đặc điểm lịch sử rất quan trọng cho chúng ta thấy rõ điểm xuất phát của quá trình xây dựng nhà nước cùng với những khó khăn, yếu kém của hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc xã hội. Qua mấy chục năm phấn đấu, xây dựng và đổi mới phương thức tổ chức và hoạt động, đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994), lần đầu tiên trong văn bản chính thức của Đảng, chúng ta mới xác định việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

b. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đây là đặc điểm rất quan trọng mà nhà nước pháp quyền tư sản không thể có được. Thực chất đặc điểm này của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm bảo đảm tính giai cấp, tính nhân dân của Nhà nước ta. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và do nhân dân định đoạt, nhân dân quyết định phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành của bộ máy quyền lực nhà nước nhằm đáp ứng ngày càng cao lợi ích của nhân dân và của toàn bộ dân tộc. Đây còn là sự thể hiện về tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa so với các chế độ khác.

c. Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan chức năng của nhà nước để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây là phương thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước rất mới mẻ, chúng ta phải lấy hiệu quả thực tiễn để kiểm nghiệm. Về nguyên tắc, chúng ta không thừa nhận học thuyết “tam quyền phân lập” vì nó máy móc, khô cứng theo kiểu các quyền hoàn toàn độc lập, không có sự phối hợp, thậm chí đi đến đối lập, hạn chế sức mạnh của cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể trở lại với nguyên tắc tập quyền, tức là tập trung toàn bộ quyền lực cao nhất của nhà nước lập pháp, hành pháp và tư pháp cho một cá nhân, hoặc một cơ quan tổ chức nhà nước. Bởi vì, làm như vậy là đi ngược lại lịch sử tiến bộ của nhân loại.

Vấn đề đặt ra yêu cầu chúng ta phải nghiên cứu giải quyết đó là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải có sự phân công, phân định thẩm quyền cho rõ ràng, minh bạch để thực hiện có hiệu quả với chất lượng cao ba quyền, tránh tình trạng chồng chéo, tùy tiện, lạm quyền...

Theo Hiến pháp và pháp luật, Quốc hội là cơ quan duy nhất được giao thực hiện thẩm quyền lập pháp, bên cạnh đó Quốc hội còn được giao thực hiện 13 nhiệm vụ nữa (xem Điều 2 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001); Chính phủ được phân công thực hiện thẩm quyền hành pháp; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao được phân công thực hiện thẩm quyền tư pháp. Như vậy, Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao không phải là cơ quan được giao nhiệm vụ lập pháp, nhưng hiện nay Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân lại quy định các cơ quan đó trình các dự án luật, pháp lệnh trước Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Có ý kiến cho rằng, không nên giao cho Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao chủ trì soạn thảo và trình Quốc hội các dự án luật, pháp lệnh, vì đây là thẩm quyền của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội; hơn nữa, khái niệm lập pháp phải bao hàm toàn bộ nội dung của quá trình soạn thảo dự án luật, thông qua và ban hành luật, có như vậy mới bảo đảm tính khách quan toàn diện và chất lượng văn bản pháp luật.

d. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Một trong số những nội dung cơ bản nhất của nguyên tắc tập trung dân chủ là thiểu số

Page 22: Khoi kien thuc 2

phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên. Tập trung dân chủ được thể hiện trong quá trình tổ chức và xây dựng bộ máy quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, khi áp dụng nguyên tắc này cần cân nhắc, xem xét các điều kiện cần và đủ để phát huy tác dụng, hiệu quả tích cực của nguyên tắc này; đặc biệt phải lưu ý đến quyền hạn và trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện công vụ của bộ máy công quyền hiện nay.

đ. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội. Mối quan hệ qua lại giữa Nhà nước với công dân, giữa dân chủ với kỷ cương trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải do pháp luật quy định và điều chỉnh. Đây là một đặc điểm quan trọng, xuyên suốt trong toàn bộ quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay và phải được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

e. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật, không ngừng tăng cường và đổi mới công tác lập pháp, hành pháp và tư pháp; đồng thời, thường xuyên quan tâm đến việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân.

g. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đây là đặc điểm nổi bật của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp ghi nhận và nhân dân Việt Nam đồng tình ủng hộ. Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua cương lĩnh, đường lối, chính sách được thể chế bằng pháp luật. Đảng không làm thay Nhà nước và phải hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật. Đảng không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo của mình nhằm tạo điều kiện cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả, đặc biệt trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, Đảng không ngừng đổi mới công tác tổ chức và xây dựng bộ máy để bảo đảm Đảng vẫn giữ được vai trò lãnh đạo Nhà nước, nhưng không chồng chéo với các cơ quan chức năng tương ứng trong bộ máy của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan tư pháp.

Page 23: Khoi kien thuc 2

Câu 4. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam - Tính cấp thiết, quan điểm, phương hướng

Trong lịch sử nhân loại đã xuất hiện nhiều quan niệm khác nhau về nhà nước pháp quyền trong những điều kiện cụ thể, nhất định. Tuy nhiên về cơ bản nhà nước pháp quyền có những nét đặc trưng cơ bản để phân biệt với các nhà nước khác và được nhiều học giả nghiên cứu thừa nhận, đó là:có sự phân chia quyền lực nhà nước thành 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp và được giao cho 3 cơ quan nhà nước khác nhau. Ba cơ quan này có tính độc lập tương đối. Phải có một cơ chế công bằng và kiểm soát đối với quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước sau khi đã phân chia rồi rất dễ mất cân đối. Khi đã có quyền rất dễ dẫn tới xu hướng lạm quyền, nên phải có cơ chế kiểm soát. Các quyền con người, quyền công dân cần phải được bảo vệ bằng cơ chế có hiệu quả. Giữa nhà nước và công dân phải có mqh bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Nhà nước pháp quyền phải được xây dựng trên một nền tảng của một xã hội công dân. Nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật, hiến pháp và các đạo luật phải giữ vai trò tối cao trong đời sống xã hội. Mọi cơ quan nhà nước, công chức và mọi công dân phải đặt mình dưới pháp luật và tuân thủ pháp luật.

Những đặc trưng trên chính là những giá trị phổ biến của toàn nhân loại về nhà nước pháp quyền. Vì thế những giá trị này trở thành yêu cầu chung đối với nhà nước pháp quyền, bất luận nó là nhà nước pháp quyền tư sản hay nhà nước pháp quyền XHCN, ở Phương đông hoặc Phương Tây.

Xét về bản chất thì nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước, mà đó là một phương thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước trên cơ sở đề cao và tôn trọng pháp luật và quyền con người, mặt khác nhà nước pháp quyền còn là sự phản ánh khát vọng, lý tưởng của con người về một mô hình nhà nước. Nhà nước pháp quyền với bản chất như trên không thể chỉ là sở hữu riêng của nhà nước tư sản, trái lại nhà nước XHCN có thể và cần phải trở thành nhà nước pháp quyền (XHCN). Nhà nước pháp quyền phải quản lý xã hội bằng pháp luật nhưng không phải bất cứ mọi nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật đều được coi là nhà nước pháp quyền.

Đối với nước ta, tại Điều 2 Hiến pháp năm 1992 xác định: “Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức”. Với bản chất đó, nhà nước ta là trụ cột của hệ thống chính trị, là công cụ thực hiện quyền lực của nhân dân. Công cuộc đổi mới đất nước ngày càng mở rộng, càng đồi hỏi bức bách phải xây dựng và kiện toàn bộ máy nhà nước vững mạnh, trong sạch, quản lý có hiệu lực, hiệu quả trong điều kiện mới, bảo đảm cho bộ máy nhà nước ta giữ vững bản chất cách mạng, thực sự là nhà nước của dân do dân và vì dân. Vì vậy, việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay mang tính cấp thiết; đây là một vấn đề đúng đắn, phức tạp và lâu dài, nên trong quá trình thực hiện phải có sự nhận thức đúng đắn về quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền, đặc biệt là những quan điểm chỉ đạo và phương hướng cơ bản, chủ yếu.

Tính cấp thiết thể hiện:- Xây dựng nhà nước pháp quyền là xu thế khách quan của nhiều quốc gia hiện nay, nhất là đối

với các quốc gia đang phát triển, đang cải cách, đổi mới nên Việt Nam ta không nằm ngoài xu thế đó.- Việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam nhằm khắc phục những yếu kém, bất cập

trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước ta hiện nay.- Xây dựng nhà nước pháp quyền xuất phát từ yêu cầu mở rộng và phát huy dân chủ, đảm bảo

quyền con người, quyền công dân này càng tốt hơn.- Xuất phát từ yêu cầu xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN.- Do nhu cầu đổi mới hệ thống chính trị, nhất là đối với nhà nước.- Do yêu cầu của giao lưu và hội nhập quốc tế.Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là một quan điểm cơ bản đã được Đảng ta

khẳng định, đó là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt như những yêu cầu có tính khách quan, có tính nguyên tắc của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta. Các quan điểm chỉ đạo đó còn vạch

Page 24: Khoi kien thuc 2

ra những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam mà Đảng ta hướng tới xây dựng.

5 quan điểm chỉ đạo về việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được hình thành từ sau ĐH VII (ở trong Nghị quyết HNTW 8 khóa VII) và được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện ở Hội nghị giữa khóa VII, được tiếp tục khẳng định ở các kỳ ĐH VIII, ĐH IX, ĐH X của Đảng và đến nay nó trở thành hệ quan điểm chỉ đạo đồng bộ, tương đối đầy đủ, được thể hiện:

1. Xây dựng nhà nước XHCN của dân, do dân, vì dân, lấy liên minh công - nông dân - trí thức làm nền tảng, do ĐCS Việt Nam lãnh đạo, thực hiện dân chủ, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hoạt động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Thực chất của quan điểm này là xây dựng nhà nước pháp quyền không được làm biến dạng và thay đổi kiểu bản chất nhà nước ta hiện nay. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc. Nó là yêu cầu đầu tiên và trở thành bất di bất dịch. Nhà nước pháp quyền mà chúng ta xây dựng phải đảm bảo các tiêu chí sau đây: Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; nhà nước vẫn là định hướng XHCN dựa trên nền tảng của liên minh C-N-T; do ĐCS lãnh đạo (đây là tiêu chí quan trọng nhất); nhà nước thực hành dân chủ một cách rộng rãi nhất; nhà nước chuyên chính vô sản. Như vậy chúng ta xây dựng nhà nước pháp quyền trên những cơ sở: tiếp tục kế thừa và phát triển những thành tựu về xây dựng và hoàn thiện nhà nước của hơn 60 năm qua; về phương diện lý luận, tư tưởng là phải kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước XHCN, chọn lọc và kế thừa tri thức, kinh nghiệm của nhân loại về xây dựng nhà nước pháp quyền phù hợp với điều kiện Việt Nam.

2. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp - hành pháp - tư pháp. Việc không thừa nhận nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước ta là nhằm giữ vững bản chất giai cấp của nhà nước kiểu mới. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất thể hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Sự thống nhất trong quyền lực nhà nước bắt nguồn từ sự thống nhất trong chủ quyền của nhân dân. Điều này xuất phát từ bản chất của nhà nước ta - nhà nước của dân, do dân và vì dân; lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng do ĐCS lãnh đạo. Quyền lực nhà nước ở nước ta là quyền lực nhà nước thống nhất. Sự thống nhất đó không phải là sự tập trung cao độ vào một nhánh quyền lực nào theo kiểu phân lập quyền lực mà là sự thống nhất ở mục tiêu chung là phục vụ lợi ích của nhân dân, của đất nước, của dân tộc.

Quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng cần phân công, phân cấp hợp lý để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước, hạn chế tối đa các biểu hiện chuyên quyền, lạm quyền, khắc phục mặt trái của sự phân cộng.

3. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Đây là quan điểm chỉ đạo, vừa là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước ta. Quyền lực nhà nước phải tập trung thống nhất từ trên xuống nhưng tập trung quyền lực không độc đoán, quan liêu mà có dân chủ, bàn bạc, nhất trí. Mệnh lệnh cơ quan cấp trên buộc cấp dưới phải chấp hành. Yếu tố tập trung là yếu tố gốc, nền tảng. Còn dân chủ chỉ là tính chất của sự tập trung quyền lực này. Khi thực hiện nguyên tắc này cần tránh hai khuynh hướng: Tuyệt đối hóa tập trung có thể dẫn đến tình trạng độc quyền, chuyên chế; tuyệt đối hóa dân chủ sẽ dẫn đến tình trạng dân chủ quá trớn, vô chính phủ và phủ định trách nhiệm của cá nhân trong quản lý điều hành.

4. Tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, quản lý xã hội bằng pháp luật đồng thời coi trọng giáo dục nâng cao đạo đức trong xã hội: Xây dựng nhà nước pháp quyền tất yếu phải quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhà nước quản lý xã hội bằng nhiều công cụ: pháp luật, đạo đức, tổ chức, thuyết phục, tập quán... Nhưng pháp luật bao giờ cũng được xác định là công cụ cơ bản và đặc thù nhất. Đồng thời phải coi trọng giáo dục nâng cao đạo đức trong xã hội. Đây là một sáng tạo của Đảng ta trong xây dựng nhà nước pháp quyền trong điều kiện Việt Nam. Thực chất là quan điểm kết hợp đức trị với pháp trị.

Page 25: Khoi kien thuc 2

5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền: Sự lãnh đạo của Đảng ta đối với nhà nước là một tất yếu khách quan nhưng trong điều kiện hiện nay, cần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trên các phương diện sau: Tăng cường chất lượng, tính khoa học trong việc hoạch định đường lối, chiến lược trong xây dựng nhà nước pháp quyền, làm cho đường lối, chiến lược đó phù hợp với cuộc sống, điều kiện của Việt Nam và xu thế phát triển của thế giới đương đại. Đảng phải có đường lối, quyết sách đúng đắn về xây dựng nhà nước pháp quyền. Muốn vậy, Đảng phải nâng tầm trí tuệ và bản lĩnh chính trị cao hơn những đòi hỏi của cuộc sống. Đảng phải thật sự cầu thị, phải tạo sự tranh luận thẳng thắn trong nghiên cứu lý luận, lắng nghe nhiều luồng tư tưởng, tạo ra bầu không khí thật sự dân chủ, bắt đầu từ trong đảng và lan ra toàn xã hội. Đảng lãnh đạo nhà nước pháp quyền thông qua công tác tổ chức cán bộ của bộ máy nhà nước. Đảng có quyền giới thiệu những đảng viên ưu tú ứng cử vào bộ máy nhà nước. Thông qua đó thực hiện sự lãnh đạo của mình. Đặc quyền này phải tuân thủ pháp luật, tức giới thiệu người ra ứng cử phải đảm bảo quy trình, tiêu chuẩn, phương thức, cơ cấu. Chú ý năng lực, phẩm chất và cạnh tranh một cách bình đẳng về cơ hội nhưng trung thực trong phương pháp với những ứng cử cử viên khác. Đảng lãnh đạo thông qua sự gương mẫu của từng đảng viên, từng tổ chức Đảng trong việc tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của bản thân, của người khác hoặc của nhà nước.

Đảng lãnh đạo nhà nước pháp quyền thông qua công tác kiểm tra Đảng và đây là việc được tiến hành thường xuyên. Thông qua đó biết được tình trạng vi phạm pháp luật, tuân thủ pháp luật của cán bộ, đảng viên. Biết cương lĩnh, nghị quyết đi vào cuộc sống như thế nào để có hướng bổ sung, điều chỉnh. Hơn bao giờ hết trong điều kiện hiện nay công tác kiểm tra là công cụ đắc lực của Đảng.

Phương hướng cơ bản:Một là, mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản

lý nhà nước. Đây là phương hướng vừa cơ bản, vừa cấp bách hàng đầu là nhằm giữ vững và phát huy bản

chất tốt đẹp của nhà nước ta, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về đạo đức, tham nhũng, lãng phí, quan liêu sách nhiễu nhân dân trong bộ máy nhà nước. Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta. Mở rộng dân chủ phải đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, quyền lợi đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ. Một mặt củng cố, hoàn thiện hình thức dân chủ gián tiếp, mặt khác, tạo lập được khuôn khổ pháp lý để phát huy dân chủ trực tiếp, đặc biệt làm chủ ở cấp cơ sở.

Hai là, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lập pháp và giám sát tối cao của Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước.

Nhiệm vụ này cốt yếu đề cao vai trò và giá trị xã hội của pháp luật, làm cho nó giữ địa vị tối cao trong đời sống nhà nước và xã hội, làm cho hệ thống pháp luật tốt cả về nội dung lẫn hình thức. Việc đề cao vai trò và giá trị xã hội của pháp luật không thể tách rời quá trình nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật. Ở nước ta, muốn nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật thì phải nâng cao chất lượng đường lối, chính sách lãnh đạo của Đảng. Bên cạnh đó là năng lực lập pháp của Quốc hội và lập quy của Chính phủ. Hệ thống pháp luật có chất lượng còn thể hiện ở sự phù hợp giữa luật quốc gia và luật quốc tế. Ngoài ra, muốn cho pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống thì phải có nhiều hoạt động, trong đó sự giám sát tối cao của Quốc hội góp phần làm cho pháp luật được thực hiện và tuân thủ thống nhất trong cả nước. Muốn vậy phải tăng cường chất lượng hoạt động của các ủy ban chuyên trách của Quốc hội, nhất là ủy ban pháp luật; nâng cao năng lực thẩm định các dự án luật của Quốc hội; từng bước đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản pháp luật…

Ba là, tiếp tục cải cách tổ chức và hoạt động tư pháp. Các cơ quan tư pháp là các cơ quan giữ gìn và bảo vệ pháp luật mà trọng tâm là đối với tòa án

nhân dân các cấp. Vì thế toàn bộ hoạt động của nó là biểu hiện điển hình của việc tuân thủ và thực hiện pháp luật.

Bốn là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức pháp luật trong toàn xã hội.

Page 26: Khoi kien thuc 2

Cần phải kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền pháp luật nhưng đồng thời lựa chọn những hình thức, phương pháp, nội dung để tuyên truyền giáo dục cho phù hợp với từng đối tượng, từng loại địa bàn. Mặt khác đổi mới nội dung, chương trình giáo dục pháp luật, tăng cường chất lượng đội ngũ tuyên truyền viên, giáo viên giảng dạy pháp luật. Hạn chế các yếu tố phản tuyên truyền trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật.

Năm là, đẩy mạnh hoạt động đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu trong bộ máy nhà nước. Những trường hợp vi phạm phải được xử lý nghiêm minh và phải được chuẩn mực đạo đức điều chỉnh.

Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN. Cần xây dựng cơ chế vận hành của nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng và hoàn thiện thể chế giám sát, kiểm tra tính hợp hiến và hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền. Theo phương hướng đó, tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, của Chính phủ, của các cơ quan tư pháp, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách tư pháp, tăng cường hiệu lực và hiệu quả các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND và UBND các cấp. Tăng cường phòng ngừa và chống tham nhũng, lãng phí là đòi hỏi bức xúc của xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta, nhằm xây dựng một bộ máy lãnh đạo và quản lý trong sạch, vững mạnh, khắc phục một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta”.

Tóm lại, trong công cuộc đổi mới của đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân là yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là một quá trình phức tạp, diễn ra trên nhiều lĩnh vực. Do vậy, cần có những bước đi vững chắc; quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phải sát hợp với yêu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu dân chủ và pháp quyền của quá trình phát triển, thực sự tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Page 27: Khoi kien thuc 2

Câu 5. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trong các văn kiện của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã khẳng định nhiệm vụ “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Đó chính là sự tiếp tục phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền trong điều kiện mới. Ngay từ buổi đầu được thành lập và trong suốt quá trình xây dựng, phát triển, Nhà nước ta đã mang những yếu tố của Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, gắn bó chặt chẽ và phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân tộc. Nhà nước đã từng bước thực hiện việc quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn đổi mới trong những năm qua đã khẳng định yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng như một xu thế khách quan, mang tính quy luật của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính là xây dựng một nhà nước thực sự của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng với lý tưởng dân chủ, nhân đạo, công bằng, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân; nhà nước được tổ chức và vận hành một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn đất nước, tổ chức, hoạt động của nhà nước phải đặt trên cơ sở pháp luật, chịu sự điều chỉnh của pháp luật; nhà nước quản lý xã hội bằng một hệ thống pháp luật vì con người; quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất quyền lực, có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, có cơ chế an toàn và hiệu quả ngăn chặn mọi sự lạm quyền, vi phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

1. Quá trình nhận thức của Đảng ta về Nhà nước pháp quyềnTrong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc cũng như xây dựng chủ nghĩa xã

hội ở Việt Nam, Đảng ta luôn quan tâm lãnh đạo việc củng cố, từng bước hoàn thiện bộ máy nhà nước và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta hết sức coi trọng việc cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với điều kiện mới. Đặc biệt, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994), Đảng ta đã khẳng định phương hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Phương hướng đó được cụ thể hóa một bước tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám, khóa VII đầu năm 1995. Tại Hội nghị này, 5 quan điểm cơ bản để tiến hành cải cách bộ máy nhà nước theo định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền được xác định. Tiếp đến, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta một lần nữa khẳng định 5 quan điểm cơ bản nêu trên. Đó là:

- Xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân; lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hoạt động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.

- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước.- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quản lý xã

hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức.- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 4-2001) tiếp tục khẳng định nhiệm vụ

“xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng” và chỉ rõ “Nhà nước ta

Page 28: Khoi kien thuc 2

là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”.

Như thế, từ khi ra đời cho đến nay, trong đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn quán triệt tư tưởng xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam, coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật - phương tiện quan trọng trong quản lý nhà nước.

2. Đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân

Trong quá trình xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho đến nay Nhà nước ta đã ban hành 4 bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ. Đó là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, trong đó quy định về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng; quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; quy định về tổ chức bộ máy nhà nước phù hợp với thực tiễn các giai đoạn phát triển của cách mạng nước ta.

Từ thực tiễn này, các nội dung đặc trưng của Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân và vì dân ngày càng được định hình:

Một là: Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Hai là: Xác định quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công rành mạch và sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đây vừa là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta, vừa là quan điểm chỉ đạo quá trình tiếp tục thực hiện việc cải cách bộ máy nhà nước.

Ba là: Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Bốn là: Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật.

Năm là: Nhà nước tôn trọng và thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Sáu là: Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, sự giám sát của nhân dân và sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

Như vậy, xuất phát từ bản chất của chế độ, điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu, đặc điểm cơ bản của Nhà nước pháp quyền nói chung thì Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn có những đặc trưng riêng thể hiện rõ nét bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đó là:

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước mà ở đó quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; không tam quyền phân lập; mọi cách thức tổ chức và hoạt động của Nhà nước đều có mục đích chung là vì lợi ích xã hội, lợi ích quốc gia, dân tộc và lấy việc phục vụ nhân dân làm mục đích duy nhất và tối cao.

- Việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thực hiện trong điều kiện một đảng cầm quyền duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.

3. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần tập trung vào một số việc sau đây:

a. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước phải luôn luôn chú trọng kết hợp thực hiện tốt chức năng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hoạch định chính sách, xây dựng pháp

Page 29: Khoi kien thuc 2

luật, tổ chức thực hiện pháp luật và chính sách đó; phải luôn luôn gắn bó chặt chẽ nhiệm vụ phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

b. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải dựa vào lực lượng nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa; phải xuất phát từ nguyện vọng và lợi ích của nhân dân và dựa trên nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

c. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và phân công quyền lực nhà nước thực sự khoa học, phát huy mạnh mẽ hiệu lực, hiệu quả quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước thực hiện ba quyền thống nhất có sự phân công rành mạch, trong đó, đề cao trách nhiệm, tính chủ động và sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; thực hiện sự phân cấp hợp lý quyền lực nhà nước giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, bảo đảm thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Để xây dựng Nhà nước vững mạnh, cần tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp; xác định rõ tính chất, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp; tiếp tục nghiên cứu làm rõ mô hình tổ chức các cơ quan tư pháp (tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra) cho phù hợp với yêu cầu mới; tăng cường vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Các cơ quan nhà nước thực hiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh tế, bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Theo đó:

- Quốc hội phải thật sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; thực hiện chức năng lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Tổ chức và hoạt động của Quốc hội cần được đổi mới mạnh hơn nữa theo hướng tăng cường chất lượng và vị thế của đại biểu Quốc hội, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; tăng cường số đại biểu Quốc hội chuyên trách đến tỷ lệ hợp lý (khoảng 40% hoặc 50% tổng số đại biểu Quốc hội); tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa quy trình xây dựng luật, pháp lệnh, đổi mới phương thức giám sát và cách thức quyết định ngân sách nhà nước.

- Chính phủ phải nâng cao hiệu lực hoạt động của mình, thực sự là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thực hiện mọi chính sách, biện pháp hữu hiệu nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân; xác định rõ hơn trách nhiệm của Chính phủ và từng Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong việc quản lý ngành, lĩnh vực phụ trách; cải tiến việc phân định, phân cấp trách nhiệm, thẩm quyền giữa các cấp chính quyền theo hướng phân cấp mạnh hơn nữa cho địa phương kết hợp với quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Chính phủ khẩn trương hoàn thiện hợp lý cơ cấu tổ chức bộ máy của mình theo hướng quản lý vĩ mô và mô hình quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; từng bước sắp xếp, tổ chức lại các bộ, ngành ở trung ương, bảo đảm tinh gọn, hợp lý và được hiện đại hóa.

Tiếp tục quán triệt chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước một cách sâu rộng, toàn diện, đồng bộ từ trung ương đến địa phương, cơ sở. Tập trung cải cách thể chế hành chính; cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa các thủ tục trong các lĩnh vực có tác động trực tiếp tới đời sống và sản xuất kinh doanh của nhân dân; loại bỏ những khâu xin phép, xét duyệt không cần thiết; công khai các quy định, thủ tục hành chính; triển khai trong các cấp hành chính của cả nước thực hiện cơ chế “một cửa”; chấn chỉnh việc ban hành các thủ tục hành chính và quy định lệ phí, bảo đảm chặt chẽ; nâng cao chất lượng giải quyết các khiếu kiện của nhân dân; chấn chỉnh bộ máy và quy chế hoạt động của hệ thống hành chính; cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức và đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu chuyên nghiệp hóa, nâng cao chất lượng cả về phẩm chất và năng lực, kiên quyết khắc phục mọi biểu

Page 30: Khoi kien thuc 2

hiện quan liêu, tham nhũng, thoái hóa, biến chất và các tiêu cực khác trong hệ thống hành chính; loại bỏ cán bộ, công chức kém phẩm chất và năng lực ra khỏi bộ máy hành chính nhà nước. Thực hiện cơ chế bãi miễn những người không xứng đáng. Có những giải pháp đồng bộ để khắc phục cho được thái độ vô trách nhiệm của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước. Đó là thái độ làm việc thụ động, né tránh khó khăn, sợ va chạm, cốt sao giữ yên được vị trí trong cơ quan nhà nước. Kiên quyết xóa bỏ mọi rào cản đối với công cuộc cải cách hành chính.

- Xác định Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân trong một thể thống nhất của chính quyền địa phương. Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu đại diện cho nhân dân địa phương, hoạt động mang tính tự quản, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân và là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

- Đổi mới tổ chức và hoạt động tư pháp để xây dựng một nền tư pháp Việt Nam vững mạnh, minh bạch, bảo đảm công lý, công bằng, dân chủ, tận tụy phục vụ nhân dân. Phải xuất phát từ mục tiêu lấy tổ chức và hoạt động của tòa án làm trung tâm của cải cách tư pháp.

Thực hiện việc tổ chức tòa án theo cấp xét xử (sơ thẩm và phúc thẩm); không tổ chức tòa án gắn với đơn vị hành chính; xây dựng hệ thống tòa án theo hướng: Tòa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Tòa án cấp tỉnh chủ yếu xét xử phúc thẩm, Tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực để xét xử phúc thẩm các vụ án mà Tòa án cấp tỉnh đã xét xử sơ thẩm mà có kháng cáo, kháng nghị, Tòa án Nhân dân tối cao có nhiệm vụ xét xử các vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và làm nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn các tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, ban hành án lệ.

Viện Kiểm sát thực hiện chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp cần được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của tòa án. Nghiên cứu thành lập Viện Công tố thuộc Chính phủ và tiến tới thực hiện cơ chế: cơ quan công tố chỉ đạo, chỉ huy điều tra.

Chính quy hóa lực lượng điều tra, nghiên cứu tổ chức lại cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối, có thể thành hệ thống cơ quan độc lập thuộc Chính phủ hoặc thuộc hệ thống cơ quan công tố. Đổi mới công tác thi hành án theo hướng tập trung thống nhất quản lý vào một đầu mối (Bộ Tư pháp).

Nghiên cứu thành lập Tòa án Hiến pháp (hoặc Ủy ban bảo hiến) với chức năng bảo vệ Hiến pháp bằng thẩm quyền xét xử để ra phán quyết về sự vi phạm Hiến pháp của các văn bản quy phạm pháp luật, xét xử các quyết định, hành vi vi phạm Hiến pháp của cơ quan và cá nhân có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước và làm nhiệm vụ giải thích Hiến pháp, luật pháp (trong điều kiện còn ban hành pháp lệnh thì giải thích cả pháp lệnh).

d. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam bằng việc định hướng về tổ chức bộ máy nhà nước, lựa chọn, giới thiệu cán bộ để giữ các vị trí chủ chốt trong bộ máy nhà nước, lãnh đạo cơ quan nhà nước thể chế hóa chủ trương, nghị quyết của Đảng thành pháp luật; tăng cường quản lý và kiểm tra tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên hoạt động trong bộ máy nhà nước, vừa bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy được tính chủ động, năng động và tự chịu trách nhiệm của những người đứng đầu của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Như vậy, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước ta theo hướng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một quá trình tương đối lâu dài với những bước đi vững chắc gắn liền với quá trình đổi mới kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị. Chúng ta tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự nỗ lực phấn đấu bền bỉ của Nhà nước và nhân dân ta, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân sẽ được tiếp tục xây dựng và trở thành hiện thực ở Việt Nam.

Page 31: Khoi kien thuc 2

Câu 6. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay

Trong các văn kiện của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã khẳng định nhiệm vụ “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Đó chính là sự tiếp tục phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền trong điều kiện mới. Ngay từ buổi đầu được thành lập và trong suốt quá trình xây dựng, phát triển, Nhà nước ta đã mang những yếu tố của Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, gắn bó chặt chẽ và phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân tộc. Nhà nước đã từng bước thực hiện việc quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn đổi mới trong những năm qua đã khẳng định yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng như một xu thế khách quan, mang tính quy luật của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính là xây dựng một nhà nước thực sự của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng với lý tưởng dân chủ, nhân đạo, công bằng, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân; nhà nước được tổ chức và vận hành một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn đất nước, tổ chức, hoạt động của nhà nước phải đặt trên cơ sở pháp luật, chịu sự điều chỉnh của pháp luật; nhà nước quản lý xã hội bằng một hệ thống pháp luật vì con người; quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất quyền lực, có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, có cơ chế an toàn và hiệu quả ngăn chặn mọi sự lạm quyền, vi phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

1. Quá trình nhận thức của Đảng ta về Nhà nước pháp quyềnTrong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc cũng như xây dựng chủ nghĩa xã

hội ở Việt Nam, Đảng ta luôn quan tâm lãnh đạo việc củng cố, từng bước hoàn thiện bộ máy nhà nước và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta hết sức coi trọng việc cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với điều kiện mới. Đặc biệt, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994), Đảng ta đã khẳng định phương hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Phương hướng đó được cụ thể hóa một bước tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám, khóa VII đầu năm 1995. Tại Hội nghị này, 5 quan điểm cơ bản để tiến hành cải cách bộ máy nhà nước theo định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền được xác định. Tiếp đến, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta một lần nữa khẳng định 5 quan điểm cơ bản nêu trên. Đó là:

- Xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân; lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hoạt động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.

- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước.- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quản lý xã

hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức.- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.

Page 32: Khoi kien thuc 2

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 4-2001) tiếp tục khẳng định nhiệm vụ “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng” và chỉ rõ “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”.

Như thế, từ khi ra đời cho đến nay, trong đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn quán triệt tư tưởng xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam, coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật - phương tiện quan trọng trong quản lý nhà nước.

2. Đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân

Trong quá trình xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho đến nay Nhà nước ta đã ban hành 4 bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ. Đó là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, trong đó quy định về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng; quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; quy định về tổ chức bộ máy nhà nước phù hợp với thực tiễn các giai đoạn phát triển của cách mạng nước ta.

Từ thực tiễn này, các nội dung đặc trưng của Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân và vì dân ngày càng được định hình:

Một là: Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Hai là: Xác định quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công rành mạch và sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đây vừa là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta, vừa là quan điểm chỉ đạo quá trình tiếp tục thực hiện việc cải cách bộ máy nhà nước.

Ba là: Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Bốn là: Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật.

Năm là: Nhà nước tôn trọng và thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Sáu là: Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, sự giám sát của nhân dân và sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

Như vậy, xuất phát từ bản chất của chế độ, điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu, đặc điểm cơ bản của Nhà nước pháp quyền nói chung thì Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn có những đặc trưng riêng thể hiện rõ nét bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đó là:

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước mà ở đó quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; không tam quyền phân lập; mọi cách thức tổ chức và hoạt động của Nhà nước đều có mục đích chung là vì lợi ích xã hội, lợi ích quốc gia, dân tộc và lấy việc phục vụ nhân dân làm mục đích duy nhất và tối cao.

- Việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thực hiện trong điều kiện một đảng cầm quyền duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.

3. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần tập trung vào một số việc sau đây:

Page 33: Khoi kien thuc 2

a. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước phải luôn luôn chú trọng kết hợp thực hiện tốt chức năng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và chính sách đó; phải luôn luôn gắn bó chặt chẽ nhiệm vụ phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

b. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải dựa vào lực lượng nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa; phải xuất phát từ nguyện vọng và lợi ích của nhân dân và dựa trên nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

c. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và phân công quyền lực nhà nước thực sự khoa học, phát huy mạnh mẽ hiệu lực, hiệu quả quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước thực hiện ba quyền thống nhất có sự phân công rành mạch, trong đó, đề cao trách nhiệm, tính chủ động và sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; thực hiện sự phân cấp hợp lý quyền lực nhà nước giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, bảo đảm thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Để xây dựng Nhà nước vững mạnh, cần tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp; xác định rõ tính chất, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp; tiếp tục nghiên cứu làm rõ mô hình tổ chức các cơ quan tư pháp (tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra) cho phù hợp với yêu cầu mới; tăng cường vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Các cơ quan nhà nước thực hiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh tế, bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Theo đó:

- Quốc hội phải thật sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; thực hiện chức năng lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Tổ chức và hoạt động của Quốc hội cần được đổi mới mạnh hơn nữa theo hướng tăng cường chất lượng và vị thế của đại biểu Quốc hội, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; tăng cường số đại biểu Quốc hội chuyên trách đến tỷ lệ hợp lý (khoảng 40% hoặc 50% tổng số đại biểu Quốc hội); tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa quy trình xây dựng luật, pháp lệnh, đổi mới phương thức giám sát và cách thức quyết định ngân sách nhà nước.

- Chính phủ phải nâng cao hiệu lực hoạt động của mình, thực sự là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thực hiện mọi chính sách, biện pháp hữu hiệu nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân; xác định rõ hơn trách nhiệm của Chính phủ và từng Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong việc quản lý ngành, lĩnh vực phụ trách; cải tiến việc phân định, phân cấp trách nhiệm, thẩm quyền giữa các cấp chính quyền theo hướng phân cấp mạnh hơn nữa cho địa phương kết hợp với quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Chính phủ khẩn trương hoàn thiện hợp lý cơ cấu tổ chức bộ máy của mình theo hướng quản lý vĩ mô và mô hình quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; từng bước sắp xếp, tổ chức lại các bộ, ngành ở trung ương, bảo đảm tinh gọn, hợp lý và được hiện đại hóa.

Tiếp tục quán triệt chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước một cách sâu rộng, toàn diện, đồng bộ từ trung ương đến địa phương, cơ sở. Tập trung cải cách thể chế hành chính; cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa các thủ tục trong các lĩnh vực có tác động trực tiếp tới đời sống và sản xuất kinh doanh của nhân dân; loại bỏ những khâu xin phép, xét duyệt không cần thiết; công khai các quy định, thủ tục hành chính; triển khai trong các cấp hành chính của cả nước thực hiện cơ chế “một cửa”; chấn chỉnh việc ban hành các thủ tục hành chính và quy định lệ phí, bảo đảm chặt

Page 34: Khoi kien thuc 2

chẽ; nâng cao chất lượng giải quyết các khiếu kiện của nhân dân; chấn chỉnh bộ máy và quy chế hoạt động của hệ thống hành chính; cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức và đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu chuyên nghiệp hóa, nâng cao chất lượng cả về phẩm chất và năng lực, kiên quyết khắc phục mọi biểu hiện quan liêu, tham nhũng, thoái hóa, biến chất và các tiêu cực khác trong hệ thống hành chính; loại bỏ cán bộ, công chức kém phẩm chất và năng lực ra khỏi bộ máy hành chính nhà nước. Thực hiện cơ chế bãi miễn những người không xứng đáng. Có những giải pháp đồng bộ để khắc phục cho được thái độ vô trách nhiệm của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước. Đó là thái độ làm việc thụ động, né tránh khó khăn, sợ va chạm, cốt sao giữ yên được vị trí trong cơ quan nhà nước. Kiên quyết xóa bỏ mọi rào cản đối với công cuộc cải cách hành chính.

- Xác định Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân trong một thể thống nhất của chính quyền địa phương. Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu đại diện cho nhân dân địa phương, hoạt động mang tính tự quản, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân và là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

- Đổi mới tổ chức và hoạt động tư pháp để xây dựng một nền tư pháp Việt Nam vững mạnh, minh bạch, bảo đảm công lý, công bằng, dân chủ, tận tụy phục vụ nhân dân. Phải xuất phát từ mục tiêu lấy tổ chức và hoạt động của tòa án làm trung tâm của cải cách tư pháp.

Thực hiện việc tổ chức tòa án theo cấp xét xử (sơ thẩm và phúc thẩm); không tổ chức tòa án gắn với đơn vị hành chính; xây dựng hệ thống tòa án theo hướng: Tòa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Tòa án cấp tỉnh chủ yếu xét xử phúc thẩm, Tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực để xét xử phúc thẩm các vụ án mà Tòa án cấp tỉnh đã xét xử sơ thẩm mà có kháng cáo, kháng nghị, Tòa án Nhân dân tối cao có nhiệm vụ xét xử các vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và làm nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn các tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, ban hành án lệ.

Viện Kiểm sát thực hiện chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp cần được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của tòa án. Nghiên cứu thành lập Viện Công tố thuộc Chính phủ và tiến tới thực hiện cơ chế: cơ quan công tố chỉ đạo, chỉ huy điều tra.

Chính quy hóa lực lượng điều tra, nghiên cứu tổ chức lại cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối, có thể thành hệ thống cơ quan độc lập thuộc Chính phủ hoặc thuộc hệ thống cơ quan công tố. Đổi mới công tác thi hành án theo hướng tập trung thống nhất quản lý vào một đầu mối (Bộ Tư pháp).

Nghiên cứu thành lập Tòa án Hiến pháp (hoặc Ủy ban bảo hiến) với chức năng bảo vệ Hiến pháp bằng thẩm quyền xét xử để ra phán quyết về sự vi phạm Hiến pháp của các văn bản quy phạm pháp luật, xét xử các quyết định, hành vi vi phạm Hiến pháp của cơ quan và cá nhân có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước và làm nhiệm vụ giải thích Hiến pháp, luật pháp (trong điều kiện còn ban hành pháp lệnh thì giải thích cả pháp lệnh).

4. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bằng việc định hướng về tổ chức bộ máy nhà nước, lựa chọn, giới thiệu cán bộ để giữ các vị trí chủ chốt trong bộ máy nhà nước, lãnh đạo cơ quan nhà nước thể chế hóa chủ trương, nghị quyết của Đảng thành pháp luật; tăng cường quản lý và kiểm tra tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên hoạt động trong bộ máy nhà nước, vừa bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy được tính chủ động, năng động và tự chịu trách nhiệm của những người đứng đầu của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Như vậy, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước ta theo hướng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một quá trình tương đối lâu dài với những bước đi vững chắc gắn liền với quá trình đổi mới kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị. Chúng ta tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự nỗ lực phấn đấu bền bỉ của Nhà nước và nhân dân ta, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân sẽ được tiếp tục xây dựng và trở thành hiện thực ở Việt Nam.

Page 35: Khoi kien thuc 2

Phương hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam. Liên hệNhà nước pháp quyền theo quan điểm của các nhà tư tưởng trong lịch sử nhân loại là nhà nước

đảm bảo tính tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội, trong đó pháp luật phải là ý chí chung, phản ảnh lợi ích chung của nhân dân, pháp luật phải bảo vệ quyền tự do dân chủ của nhân dân. Bộ máy nhà nước tổ chức và thực hiện có hiệu quả các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; ngăn chận sự lạm quyền, lạm quyền từ phía nhà nước.

Như vậy, nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước gắn với một giai cấp mà là một hình thức tổ chức quyền lực nhà nước, thực hiện quản lý xã hội theo pháp luật, đảm bảo quyền tự do dân chủ của nhân dân.

Tiếp thu những tiến bộ khoa học về nhà nước pháp quyền đồng thời quán triệt quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật kiểu mới có thể khái quát nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa như sau:

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân, vì dân; tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp, quản lý xã hội bằng pháp luật nhằm phục vụ lợi ích và hạnh phúc của nhân dân, do Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo đồng thời chịu trách nhiệm trước nhân dân và sự giám sát của nhân dân.

Page 36: Khoi kien thuc 2

Câu 7. Phương hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt NamThứ nhất, phát huy dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân- Phát huy dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân là phương hướng và là mục tiêu bao

trùm của nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.- Đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân là vấn đề có ý nghĩa sống còn của nhà nước ta. Đảm

bảo quyền làm chủ của nhân dân còn là tiêu chí đánh giá tính chất nhà nước của dân, do dân, vì dân.- Quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện:+ Nhân dân tham gia bầu cử các đại biểu của mình vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.+ Nhân dân tham gia công việc quản lý nhà nước ở địa phương và cơ sở (Tham gia dân quân tự

vệ, dân phòng…)+ Tham gia góp ý, xây dựng, đánh giá các chủ trương, chính sách của nhà nước phù hợp với

thực tiễn của địa phương.+ Tham gia giám sát các cơ quan nhà nước, các đại biểu của dân trong việc thực hiện chức năng,

nhiệm vụ được giao.+ Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo ngăn chặn những hành vi tham nhũng, tiêu cực của cán bộ,

công chức nhà nước.+ Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện đầy đủ Quy chế dân chủ ở cơ sở: phổ

biến cụ thể những điều dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.- Về hình thức và phương pháp quản lý:+ Tham gia quản lý xã hội bằng phương thức tự nguyện “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, huy

động các nguồn lực nhằm giải quyết các vấn đề trong đời sống xã hội.VD: Huy động nhân, tài, vật lực để xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở (điện, đường, trường,

trạm, chợ, nước sạch, các công trình vệ sinh, xử lý nước thải chăn nuôi, làng nghề…).+ Thông qua các tổ chức phi nhà nước, tham gia quản lý xã hội của các tổ chức xã hội, các hội

đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội. (các hội nghề nghiệp, các tôn giáo, Mặt trận và các tổ chức thành viên).

+ Kết hợp các tổ chức, các phong trào, các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội (Về kinh tế: giúp nhau làm kinh tế, hủ gạo tiết kiệm, heo đất, tiền bỏ ống, họ hụi, nuôi rẽ; Về xã hội, tổ chức các thư viện gia đình, huy động các nguồn lực xây dựng nhà văn hoá thôn, xây dựng quỷ khuyến học, khuyến tài của dòng họ, của thôn, của xã…).

Thứ hai, đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luậtYêu cầu khách quan, cấp bách của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp

luật xuất phát từ chính yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

- Phấn đấu hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo tính dân chủ, pháp chế, khoa học. Đồng thời đảm bảo sự tương thích giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế mà nhà nước đã tham gia ký kết, phê chuẩn hoặc gia nhập. Trong đều kiện Đảng cầm quyền, phải bảo đảm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật.

- Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng được hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, khả thi, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Công tác xây dựng pháp luật đã được cụ thể hoá trong từng khoá, từng năm và từng kỳ họp Quốc hội.

Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật là công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải được đẩy mạnh. Các hoạt động tư vấn pháp lý, hoạt động luật sư, công chứng, giám định…nhằm đáp ứng yêu cầu của một nhà nước pháp quyền.

Thứ ba, tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội

Page 37: Khoi kien thuc 2

Xây dựng Quốc hội bảo đảm thực hiện được vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và luật quy định.

Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước.

Các giải pháp cụ thể:Một là: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của việc thực hiện các chức năng của Quốc

hội:- Là cơ quan duy nhất có quyền lập Hiến và lập pháp,- Là cơ quan có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước về đối nội và đối

ngoại, bao gồm cả kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước.- Là cơ quan giám sát tối cao các hoạt động của các cơ quan nhà nước.Hai là: Phát huy vai trò của Đại biểu Quốc hội:- Đại biểu là thành tố cơ bản trong cơ quan quyền lực cao nhất. vì vậy, cần xác định rõ vị trí vai

trò của đại biểu quốc hội (đại biểu chuyên trách và đại biểu không chuyên trách.- Đổi mới chế độ bầu cử, đảm bảo tính đại diện trong cơ cấu nhưng chát lượng phải được đưa

lên hàng đầu. Nâng cao năng lực đại biểu, nhất là bản lĩnh và nghiệp vụ.Ba là: Tiếp tục kiện toàn các cơ quan của Quốc hội:Các cơ quan của Quốc hội gồm:Uỷ ban thường vụ Quốc hội,Hội đồng dân tộc, Các uỷ ban.Bốn là: Tăng cường mối quan hệ giữa Quốc hội và nhân dân.- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, với tư cách là người dai diện cho nhân

dân, là cầu nối giữa nhân dân và nhà nước.- Thông qua các kỳ họp, các phương tiện thông tin đại chúng thông báo đầy đủ những việc mà

Quốc hội bàn bạc và quyết định.- Thông qua đại biểu của mình Quốc hội quy định cơ chế tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp là

nội dung quan trọng trong mối quan hệ giữa Quốc hội và nhân dân.Năm là: Bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Quốc hội- Tăng cường đội ngũ chuyên gia giỏi cho Văn phòng Quốc hội,- Đảm bảo kinh phí cho hoạt động của Quốc hội,- Đảm bảo cơ sở vật chất: trụ sở, phương tiện, tài liệu và các nguồn thông tin cần thiết…trong

đó chú trọng cộng nghệ thông tin hiện đại.Thứ tư, đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước- Nền hành chính nhà nước chính là hoạt động thực hiện chức năng hành pháp, bao gồm hoạt

động của các cơ quan hành chính nhà nước từ TW đến địa phương.- Nền hành chính nhà nước là nơi cụ thể hoá chủ trương đường lối, chính sách , pháp luật của

Đảng và Nhà nước.- Hoạt động hành chính là bộ mặt của một nhà nước, của một địa phương. Kết quả quản lý nhà

nước gồm nhiều cơ quan nhưng hiệu quả cụ thể là thông qua hoạt động của cơ quan hành chính, là cầu nối của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

- Nền hành chính nhà nước đảm bảo hoạt động của nhà nước được thực hiện theo chương trình, kế hoạch đã dự kiến; xử lý các tình huống trong quản lý nhà nước nhằm đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Nội dung của cải cách hành chính:- Cải cách thể chế (xây dựng và hoàn thiện các luật lệ)+ Các thể chế về kinh tế thị trường: Thị trường vốn và tiền tệ, bất động sản, lao động, dịch vụ+ Thể chế về hoạt động của các cơ quan hành chính:

Page 38: Khoi kien thuc 2

Hoạt động của Chính phủ, các bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân các cấp (phân cấp các chúc năng cho các cơ quan, các cấp)

+ Thể chế về quan hệ giữa nhà nước và công dân, nhà nước với doanh nghiệp…- Cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước:+ Điều chỉnh chức năng của các cơ quan bộ, ngang bộ, cơ quan thuộc CP và chính quyền địa

phương cho phù hợp với yêu cầu mới. (đã và đang tiếp tục thực hiện).+ Cải cách tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương theo đặc điểm của từng loại hình: thành

phố, nông thôn, hải đảo…+ Thực hiện từng bước hện đại hoá nền nhành chính, thực hiện chính phủ điện tử.- Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức:+ Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh cán bộ, công chức, nhất là người đứng

đầu các cơ quan hành chính.+ Cải cách tiền lương và các chế độ đãi ngộ đối với cán bộ công chức.+ Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức. - Tiếp tục đổi mới chế độ tài chính công và tài sản công:Thu, chi tài chính công đảm bảo theo đúng quy định của nhà nước, đảm bảo tiết kiệm, công

bàng, có hiệu quả.Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư phápHoạt động tư pháp chủ yếu là hai cơ quan: Toà án và Viện kiểm sát. Trong truy tố và xét xử

phải đảm bảo khách quan, vô tư, đúng người đúng tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

- Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật:Xây dựng hệ thống pháp luật theo hướng đáp ứng cơ chế thị trường, tương thích với luật pháp

quốc tế mà chúng ta đã gia nhập và ký kết.- Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp:+ Về Toà án: Sửa đổi Luật Tổ chức Toà án, tăng thẩm quyền cho toà cấp huyện, thành lập toà

án khu vực, rút gon thủ tục xét xử.+ Viện kiểm sát: Tăng cường chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, mở rộng

thẩm quyền cho VKS cấp huyện tương ứng với Toà án.+ Về công tác điều tra: Giảm sự chồng chéo của cơ quan điều tra; xác định rõ trách nhiệm,

quyền hạn của cơ quan điều tra.+ Về công tác thi hành án: tập trung nhiệm vụ quản lý nhà nước về thi hành án vào một đầu mối

theo tinh thần Nghị quyết 08 và 49 của Bộ Chính trị.- Chấn chỉnh các tổ chức và các hoạt động bổ trợ tư pháp: Các hoạt động luật sư, công chứng,

hộ tịch, giám định… từng bước xã hội hoá nhưng cần xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, đạo đức của người thực hiện.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ngành tư pháp: chú ý vận dụng những đặc thù của nghề nghiệp.

Thứ sáu, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền

- Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay:+ Ưu điểm: Được giáo dục, rèn luyện…+ Hạn chế: Một bộ phận thoái hoá, biến chất tham nhũng; năng lực chuyên môn chưa đáp ứng

yêu cầu…- Yêu cầu trong giai đoạn mới:+ Năng lực chuyên môn: tuyển dụng cán bộ có đủ năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu công

việc mà mình đảm nhận.+ Đạo đức nghề nghiệp; Trung thành, sáng tạo, tận tuỵ, gương mẫu

Page 39: Khoi kien thuc 2

Để có được đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới, phải thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ sau đây:

* Thực hiện tốt công tác quy hoạch* Đổi mới công tác đào tạo* Đổi mới cơ chế đánh giá, tuyển dụng cán bộ, công chức* Đổi mới chế độ chính sách, đảm bảo thu nhập, đãi ngộ…* Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá…Kết hợp chặt chẽ các khâu: quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh gia, luân chuyển, sắp xếp, điều

động…cán bộ và người làm công tác cán bộ phải khách quan, vô tư.Thứ bảy, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nướcĐể đấu tranh có hiệu quả vơi các tiêu cực nói trên, cần thực hiện các giải pháp sau:- Thực trạng:+ Có mặt trái của cơ chế thị trường+ Thiếu sự tu dưỡng, rèn luyện của một bộ phận cán bộ, có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý.- Tầm quan trọng của cuộc đấu tranh:+ Tham nhũng làm cho nhân dân ta bất bình, là nhân tố kìm hảm xã hội.+ Chống quan liêu tham nhũng là việc làm có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp đổi mới của

đất nước.- Xác định đúng quan điểm, thái độ trong đấu tranh chống tham nhũng:+ Làm rõ tình trạng tham nhũng, quan liêu…+ Không hoang man, dao động trước tình hình…+ Có chiến lược, kế hoạch đấu tranh + Thái độ kiên quyết, kiên trì…- Triển khai đồng bộ các biện pháp đấu tranh:+ Vừa chống, vừa xây+ Chống tận gốc+ Phát huy sức mạnh toàn xã hội+ Xử lý nghiêm minh, kịp thời+ Tăng cường vai trò của cơ quan chuyên trách.+ Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng.Các giải pháp nói trên phải được thực hiện đồng bộ và biến thành quyết tâm của cả hệ thống

chính trị.Thứ tám, đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây

dựng nhà nước pháp quyềnSự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền thể hiện ở các nội dung:- Xác định quan điểm, phương hướng, nội dung cơ bản,- Đề ra đường lối, chính sách,- Lãnh đạo hoạt động của các cơ quan dân cử,- Lãnh đạo hoạt động của các cơ quan hành chính,- Lãnh đạo hoạt động của các cơ tư pháp,- Lãnh đạo công tác xây dựng pháp luật,- Lãnh đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức.Phương thức lãnh đạo của Đảng là: Công tác tư tưởng, tổ chức và kiểm tra, thể hiện hai nhóm

giải pháp sau đây:- Nhóm giải pháp chỉnh đốn:+ Nâng cao công tác giáo dục chính trị, tư tưởng,+ Đổi mới các khâu trong công tác cán bộ (quy hoạch, đào tạo, đánh giá…)+ Xây dựng chính quyền, đoàn thể,

Page 40: Khoi kien thuc 2

+ Đẩy mạnh nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn.- Nhóm giải pháp đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo:+ Xây dựng và hoàn thiện các quy chế phối hợp giữa Đảng với Nhà nước.+ Tăng cường công tác kiểm tra, bảo vệ nội bộ của Đảng,+ Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với công tác cán bộ trong bộ máy nhà nước.Liên hệ: TỰ LÀM

Page 41: Khoi kien thuc 2

Câu 8. Phân tích quan điểm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợpMột trong những quan điểm cơ bản của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN

là quan điểm về Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây vừa là một quan điểm chỉ đạo quá trình cải cách xây dựng bộ máy nhà nước, vừa là một nguyên tắc cơ bản, quan trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta. Cương lĩnh của Đảng ta năm 1991 đã nêu: Nhà nước ta thống nhất 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, với sự phân công rành mạch giữa 3 quyền đó.

Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước. Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là Nhà nước Việt Nam XHCN. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được xác định bởi các đặc trưng (đồng thời cũng là nguyên tắc) sau:

- Là nhà nước XHCN của dân, do dân, vì dân; dựa trên nền tảng liên minh công nhân - nông dân - trí thức, do Đảng lãnh đạo; thực hiện dân chủ với nhân dân và chuyên chính với mọi hành vi xâm phạm lợi ích tổ quốc và nhân dân.

- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

- Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN, đồng thời coi trọng giáo dục đạo đức.

- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước. Vậy vì sao quyền lực nhà nước là thống nhất và thống nhất như thế nào?Trước hết quan điểm này chỉ rõ việc tổ chức và hoạt động của nhà nước ta không theo nguyên

tắc phân quyền như nhiều chính thể của các nhà nước khác. Mặc dầu so với việc tổ chức quyền lực nhà nước trên thực tế, nguyên tắc phân chia quyền lực theo học thuyết tam quyền phân lập có những tiến bộ và ưu việt. Nhưng trên thực tế, quyền lực nhà nước bao giờ cũng tập trung trước hết trong tay giai cấp cầm quyền. Do đó việc không thừa nhận nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước ta là nhằm giữ vững bản chất giai cấp của nhà nước kiểu mới. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất thể hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Sự thống nhất trong quyền lực nhà nước bắt nguồn từ sự thống nhất trong chủ quyền của nhân dân. Điều này xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta- nhà nước của dân, do dân và vì dân; lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng do Đảng cộng sản lãnh đạo. Dân chủ là bản chất của nhà nước ta. Một nhà nước thật sự dân chủ là nhà nước bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền tự do dân chủ của nhân dân, bảo đảm quyền lực của nhân dân trong quản lý nhà nước và xã hội. Đó là một nhà nước mà mọi quyền hạn và hiệu lực đều ở nơi dân.

Muốn vậy, Nhà nước phải thể chể hóa quyền tự do dân chủ của nhân dân trong Hiến pháp và pháp luật, có cơ chế bảo đảm thực hiện những quyền đó trong thực tế. Nhân dân là chủ thể duy nhất của sự thống nhất quyền lực nhà nước. Đây là sự thống nhất trong mục tiêu thực hiện quyền lực nhà nước. Đó là phục vụ nhân dân, cho dù đó là bộ máy lập pháp, hành pháp hay tư pháp. Quyền lực Nhà nước ở nước ta là quyền lực Nhà nước thống nhất. Sự thống nhất đó không phải là sự tập trung cao độ vào một nhánh quyền lực nào theo kiểu phân lập quyền lực mà là sự thống nhất ở mục tiêu chung là phục vụ lợi ích của nhân dân, của đất nước, của dân tộc. Quan điểm trên còn chỉ rõ quyền lực là thống nhất, nhưng không có nghĩa là không có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đảng và nhà nưóc ta chủ trương phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền. Điều đó có nghĩa là trong quá trình cải cách và xây dựng nhà nước phải chú trọng xác định rõ chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước trong thực hiện ba quyền để giảm thiểu được tình trạng độc đoán, chuyên quyền, lạm quyền, cản trở và chồng chéo trong bộ máy nhà nước. Đồng thời, bằng sự phân công thực hiện quyền lực nhà nước sẽ dẫn tới sự chuyên môn hóa, cho phép có được năng suất, chất lượng hiệu quả hoạt động bộ máy nhà nuớc cao hơn khi không được phân công. Tuy nhiên không phải vì phân

Page 42: Khoi kien thuc 2

công, phân nhiệm rạch ròi mà các cơ quan nhà nước quay lưng lại với nhau hoặc không phối hợp hoạt động.

* Sự phân công quyền lực nhà nước được thể hiện như sau:Theo Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992, cái gốc của quyền lực nhà nước

gồm cả 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Trong đó, quyền lập pháp được giao cho Quốc hội, bao gồm cả quyền lập hiến; quyền quyết định kế hoạch phát triển đất nước và tất cả những vấn đề quốc kế dân sinh về đối nội, đối ngoại quan trọng nhất; quyền lập ra các cơ quan và chức vụ quốc gia cao nhất. Tất cả các cơ quan và những người có chức vụ cao nhất ấy phải chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội. Quốc hội có trách nhiệm ban hành Hiến pháp, các luật, nghị quyết. UBTV Quốc hội có trách nhiệm ban hành các Nghị quyết, pháp lệnh, khi được Quốc hội ủy nhiệm. Để làm tốt những nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội có quy chế hoạt động và luôn luôn đổi mới nâng cao chất lượng công tác lập pháp, giám sát đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. Trên thực tế những năm gần dây, hoạt động của Quốc hội nhất là lại các kỳ họp đã có những chuyển biến tích cực từ cách điều hành, nội dung chất lượng hoạt động, thể hiện là cơ quan quyền lực cao nhất, thể hiện rõ ý chí nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Quyền hành pháp là quyền cụ thể hóa Hiến pháp, các luật thành các văn bản dưới luật để tổ chức thực hiện. Bao gồm các quyền quản lý hành chính, quyền làm chính sách, thiết lập, hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô. Chính phủ được thiết chế hiến định, vừa là cơ quan chấp hành của quốc hội, vừa là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Chính phủ nắm quyền hành pháp bao gồm quyền lập quy, nghĩa là ra văn bản dưới Luật để thực hiện Luật và đồng thời tổ chức quản lý, điều hành nền hành chính nhà nước. Như vậy cơ quan hành pháp vừa chấp hành Hiến pháp, pháp luật, Nghị quyết của Quốc hội, và chịu sự giám sát của Quốc hội, vừa có đủ quyền lực, quyền uy thực sự, chủ động, năng động quản lý công việc nhà nước diễn ra hàng ngày, kể cả phục vụ đắc lực công tác lập pháp.Bao gồm các bộ và cơ quan ngang bộ. Trong chính quyền địa phương quyền hành pháp thuộc về UBND và HĐND các cấp. Các HĐND là những cơ quan quyền lưc nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Chính vì vị trí quan trọng ấy mà các cơ quan đại diện phải được cải cách mạnh mẽ để làm tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm lớn lao của mình.

Quyền tư pháp do 2 cơ quan quan trọng là Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ chế độ XHCN, và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của nhà nước, tập thể, tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm công dân. Còn nếu hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả các cơ quan giám sát, công chứng và tư pháp. TAND là cơ quan nắm quyền xét xử theo nguyên tắc thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, Viện Kiểm sát bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong đó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu ra. Gồm 2 dòng: Viện kiểm sát dân sự và Viện kiểm sát quân sự. Chủ tịch nước ở vị trí trung tâm giữa 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhưng thẩm quyền của chủ tịch nước có liên quan đến cả 3 lĩnh vực này. Quyền lực khi được phân chia lại có thể có khả năng phát sinh tình trạng quyền lực có thể bị chia cắt, manh mún, tọa ra sự quay lưng lại với nhau giữa các cơ quan nhà nước, dễ dẫn đến tình trạng việc anh - việc tôi, thiếu đi sự phối hợp nhịp nhàng. Vì thế nhiệm vụ chung của toàn thể bộ máy nhà nước có thể bị ảnh hưởng. Cho nên quan điểm phối hợp chính là giải pháp khắc phục những mặt thái quá, cực đoan của sự phân công quyền lực. Quá trình thực thi các luật, Nghị quyết của Quốc hội của các cơ quan hành pháp, tư pháp nếu có những bất cập sẽ được Quốc hội tiếp tục sửa đổi bổ sung để ngày càng hành chỉnh hơn. Trên lĩnh vực tổ chức tực hiện pháp luật, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phối hợp với nhau trong việc tuyên truyền, phổ biến , giáo dục pháp luật để dân biết và làm theo pháp luật, đồng thời còn chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật. Sự phối hợp củâ các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp còn thể hiện ở những công việc cụ thể của nhà nước như tổ chức bầu cử QH và HĐND các cấp... Quan điểm của Đảng và nhà nước ta là kết hợp hài hòa 2 yếu tố: đảm bảo tính độc lập tương đối cho mỗi nhánh quyền lực. Bên cạnh đó phải xác lập được sự liên kết, hỗ trợ, tạo

Page 43: Khoi kien thuc 2

tiền đề lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực đó để thực thi những nhiệm vụ chung của bộ máy nhà nước một cách suôn sẻ, thuận lợi, có hệ thống. Có thể xem đây như là một sự phân công lao động hợp lý giữa những tổ chức của nhà nước, có sự ràng buộc, hợp tác và giám sát lẫn nhau, bảo đảm mỗi tổ chức làm đúng chức năng của mình và đúng pháp luật, không một ai, không một tổ chức nào được lạm quyền và đứng trên pháp luật, nhưng tất cả đều nằm trong quyền lực thống nhất, không có sự phân lập, đối lập lẫn nhau. Đây là vấn đề vừa khoa học, vừa thực tiễn, phức tạp và rất nhạy cảm. Do vậy cho đến nay chưa phải đã hoàn toàn sáng tỏ và thống nhất về nội dung thể hiện cụ thể, nhất là việc thể chế tổ chức và hoạt động các cơ quan nhà nước theo nguyên tắc nói trên. Cần tránh 2 khuynh hướng: tuyệt đối hóa sự phân công đối với phân quyền, chia cắt quyền lực nhà nước. Nhưng cũng cần tránh tuyệt đối hóa việc phối hợp vì sẽ dẫn đến tình trạng tập trung, quan liêu, vô trách nhiệm trọng bộ máy nhà nước.

Như vậy sự thống nhất chính là nền tảng, sự phân công và phối hợp chính là phương thức để đạt được sự thống nhất của quyền lực nhà nước.

Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, hoạt động lập pháp đang đứng trước những nhiệm vụ mới mẻ và phức tạp của việc điều chỉnh pháp luật đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, hợp tác và hội nhập quốc tế. Lập pháp phải được đặt trên cơ sở của một chiến lược nhằm xác định cho được những thứ tự ưu tiên cần thiết, đảm bảo tính đồng bộ của việc điều chỉnh pháp luật, tính khả thi của các quy định pháp luật, tính hiệu lực và hiệu quả của việc áp dụng pháp luật và đưa pháp luật vào cuộc sống.

Trong lĩnh vực hành pháp, mặc dù đã có nhiều nỗ lực đổi mới và cải cách nhưng tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nước ta vẫn còn nhiều nhược điểm, còn nhiều mặt chưa theo kịp và đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Chế độ phân cấp trách nhiệm còn thiếu rành mạch và làm trầm trọng thêm tác phong làm việc quan liêu và dựa dẫm. Thẩm quyền và trách nhiệm cá nhân chưa được quy định chặt chẽ. Thái độ làm việc và trách nhiệm trước dân của đội ngũ công chức vẫn còn là vấn đề đáng lưu ý hiện nay. Vì vậy, Đảng ta chủ trương tiếp tục đẩy mạnh cải và đặt nó trên cơ sở một chiến lược khoa học nhằm xây dựng cho được một nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa.

* Để đảm bảo quan điểm về quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, cần phải tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện nhà nước theo các hướng sau:

Một là, mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý nhà nước. Đây là phương hướng vừa cơ bản, vừa cấp bách hàng đầu là nhằm giữ vững và phát huy bản chất tốt đẹp của nhà nước ta, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về đạo đức, tham nhũng, lãng phí, quan liêu sách nhiễu nhân dân trong bộ máy nhà nước.

Hai là, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lập pháp và giám sát tối cao của Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. Nhiệm vụ này cốt yếu đề cao vai trò và gía trị xã hội của pháp luật, làm cho nó giữ địa vị tối cao trong đời sống nhà nước và xã hội, làm cho hệ thống pháp luật tốt cả về nội dung lẫn hình thức. Việc đề cao vai trò và gía trị xã hội của pháp luật không thể tách rời qúa trình nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật. ở nước ta, muốn nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật thì phải nâng cao chất lượng đường lối, chính sách lãnh đạo của Đảng. Bên cạnh đó là năng lực lập pháp của Quốc hội và lập quy của Chính phủ. Hệ thống pháp luật có chất lượng còn thể ở sự phù hợp giữa luật quốc gia và luật quốc tế. Ngoài ra, muốn cho pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống thì phải có nhiều hoạt động, trong đó sự gíam sát tối cao của Quốc hội góp phần làm cho pháp luật được thực hiện và tuân thủ thống nhất trong cả nước.

Ba là, cải cách nền hành chính nhà nước. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước trong những năm trước mắt, trong đó có yêu cầu là xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội. Cải cách hành chính phải được tiến hành trên cơ sở pháp luật và tiến hành đồng

Page 44: Khoi kien thuc 2

bộ nhưng có bước đi thích hợp trên cả ba mặt: cải cách thể chế hành chính; tổ chức bộ máy và xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức hành chính; cải cách tài chính công.

Bốn là, tiếp tục cải cách tổ chức và hoạt động tư pháp. Các cơ quan tư pháp là các cơ quan giữ gìn và bảo vệ pháp luật mà trọng tâm là đối với tòa án nhân dân các cấp. Vì thế toàn bộ hoạt động của nó là biẻu hiện điển hình của việc tuân thủ và thực hiện pháp luật.

Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhăm nâng cao ý thức pháp luật trong toàn xã hội. Cần phải kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền pháp luật nhưng đồng thời lựa chọn những hình thức, phương pháp, nội dung để tuyên truyền giáo dục cho phù hợp với từng đối tượng, từng loại địa bàn. Mặt khác đổi mới nội dung, chương trình giáo dục pháp luật, tăng cường chất lượng đội ngũ tuyên truyền viên, giáo viên giảng dạy pháp luật. Hạn chế các yếu tố phản tuyên truyền trong việc tuyên truyền, gíao dục pháp luật.

Sáu là, đẩy mạnh hoạt động đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu trong bộ máy nhà nước. Những trường hợp vi phạm phải được xử lý nghiêm minh và phải được chuẩn mực đạo đức điều chỉnh.

Tóm lại, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là một trong những quan điểm cơ bản của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. Đây vừa là một quan điểm chỉ đạo quá trình cải cách xây dựng bộ máy nhà nước, vừa là một nguyên tắc cơ bản, quan trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta.

Page 45: Khoi kien thuc 2

Câu 9. Nguồn gốc và bản chất của pháp luật? Bản chất của pháp luật XHCN? Hệ thống pháp luật XHCN?

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưởng chế của nhà nước, là yếu tố đảm bảo sự ổn định và trật tự của xã hội.

Nguồn gốc của pháp luậtTheo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, lịch sử phát triển loài người đã có thời kỳ không có

pháp luật. Đó là thời kỳ Công xã nguyên thủy. Trong thời kỳ này các bộ lạc, thị tộc đã dùng những quy tắc chung để điều chỉnh hành vi của con người. những quy tắc xã hội chung đó có những đặc điểm chung sau:

- Thể hiện ý chí, phù hợp với lợi ích của toàn thị tộc, bộ lạc và không thành văn;- Điều chỉnh cách xử sự của những thành viên trong thị tộc, bộ lạc theo tinh thần hợp tác công

đồng;- Được thực hiện một cách tự nguyện và theo thói quen của mỗi thành viên.Khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định, cùng với sự phân công lao động

phát triển, chế độ tư hữu xuất hiện và xã hội phân chia thành giai cấp thì các tập quán thể hiện ý chí chung không còn phù hợp nữa. Trong điều kiện đó tầng lớp có tài sản đã lợi dụng địa vị xã hội của mình, đã tìm cách giữ lại những tập quán có lợi và vận dụng biến đổi phù hợp với ý chí nguyện vọng của họ nhằm mục đích củng cố và bảo vệ trật tự mà giai cấp thống trị xã hội mong muốn. Các tập quán đó đã trở thành quy phạm pháp luật với sự thừa nhận của nhà nước. mặc khác cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của sự phân công lao động và người lao động ngày càng tăng, vì vậy trong xã hội xuất hiện nhiều quan hệ mới, đòi hỏi nhà nước phải có những quy phạm pháp luật mới để điều chỉnh. Vì vậy hoạt động xây dựng pháp luật của nhà nước sớm được tiến hành.

Như vậy, pháp luật ra đời cùng với nhà nước, là công cụ sắc biến để thực hiện quyền lực nhà nước, duy trì bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị; nhà nước ban hành ra pháp luật và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện.

Bản chất của pháp luật:Khi nói đến pháp luật dù thuộc kiểu pháp luật nào cũng thể hiện tính giai cấp và tính xã hội.+ Tính giai cấp trong pháp luậtMác và Ăng ghen đã kết luận trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản: “ Pháp luật của các ông là ý

chí của các ông được đề lên thành luật pháp, cái ý chí mà nội dung là do những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định”.

Giai cấp thống trị, thông qua nhà nước biến ý chí của mình thành ý chí của nhà nuớc được cụ thể hoá dưới dạng văn bản pháp luật.

Pháp luật là công cụ chủ yếu để nhà nước quản lý xã hội, công cụ đó phải phù hợp nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.

Như vậy, bản chất giai cấp là thuộc tính chung của các kiểu pháp luật, nhưng mỗi kiểu pháp luật có cách thể hiện riêng.

Pháp luật Chiếm hữu nô lệ phủ nhận hoàn toàn quyền con người đối với Nô lệ.Pháp luật Phong kiến hạn chế đến mức tối đa quyền lợi của người Nông dân.Pháp luật Tư sản bảo vệ quyền chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và quyền tự do bán sức lao

động.Pháp luật XHCN bảo vệ lợi ích cho người lao động, cho số đông trong xã hội.+ Tính xã hội trong pháp luậtBên cạnh tính giai cấp, pháp luật còn mang tính xã hội.Khi thiết lập các quy phạm pháp luật, con người đã loại bỏ dần tính tự phát trong quan hệ xã

hội.

Page 46: Khoi kien thuc 2

Pháp luật là do nhà nước đại diện chính thức cho toàn xã hội ban hành. Vì vậy, pháp luật ngoài tính giai cấp của giai cấp cầm quyền, còn thể hiện ý chí của các giai cấp và tầng lớp khác nhau trong xã hội.

Tóm lại: Không có kiểu pháp luật chỉ thể hiện duy nhất tính giai cấp và ngược lại, cũng không có kiểu pháp luật chỉ thể hiện tính xã hội.

Bản chất của pháp luật XHCN:Pháp luật XHCN là hệ thống những quy tắc xử sự chung do Nhà nước XHCN ban hành hoặc

thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đại đa số nhân dân dưới sự lãnh đạo của ĐCS và được đảm bảo thự hiện bằng bộ máy nhà nước và phương thức tác động của nhà nước trên cơ sở giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế của nhà nước nhằm xây dựng chế độ XHCN.

Bản chất pháp luật xã hội chủ nghia cũng thể hiện tính giai cấp và tính xã hội. Nhưng sự biểu hiện bản chất đó có những điểm khác với bản chất pháp luật nói chung:

- Pháp luật là sản phẩm của hoạt động nhà nước xã hội chủ nghĩa - nhà nước kiểu mới, nhà nước của dân, do dân và vì dân, mang bản chất giai cấp công nhân. Vì vậy pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân.

- Cũng như nhà nước xã hội chủ nghĩa, pháp luật xã hội chủ nghĩa không chỉ có tính giai cấp công nhân mà còn có tính nhân dân, tính dân tộc. Ở nước ta, bản chất này của pháp luật là do bản chất của nhà nước và mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” quy định. Mục tiêu đó không chỉ là nguyện vọng riêng của giai cấp công nhân mà còn là nguyện vọng của toàn thể nhân dân lao động và toàn dân tộc. vì vậy pháp luật xã hội chủ nghĩa là sự thể chế hóa đường lố chủ trương của Đảng Cộng sản thành pháp luật của nhà nước.

- Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa.Hệ thống pháp luật XHCN:Hệ thống pháp luật XHCN là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ hữu cơ thống

nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhất định.

Hệ thống pháp luật có cấu trúc gồm 2 mặt:Thứ nhất: cơ cấu và các mqh bên trongLà tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau được phân định

thành các chế định pháp luật và các ngành luật. Như vậy, cơ cấu và các mối quan hệ bên trong có ba thành tố cơ bản ở ba cấp độ khác nhau là: Quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật.

+ Quy phạm pháp luật:Quy phaïm phaùp luaät laø nhöõng quy taéc xöû söï mang tính baét buoäc chung do caùc cô

quan nhaø nöôùc coù thaåm quyeàn ñaët ra hoaëc thöøa nhaän theå hieän yù chí vaø baûo veä lôïi ích cuûa giai caáp thoáng trò ñeå ñieàu chænh caùc quan heä xaõ hoäi vôùi muïc ñích xaây döïng xaõ hoäi oån ñònh vaø traät töï.

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, là chuẩn mực để mọi người xử sự theo, là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người.

+ Chế định pháp luật:Chế định pháp luật là một trong những thành tố của hệ thống pháp luật. Bản thân chế định

pháp luật cũng là một hệ thống gồm một nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội liên quan mật thiết với nhau và có chung tính chất.

+ Ngành luật:NL là một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại thuộc một

lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội bằng những phương pháp riêng của mình.Mỗi một ngành luật sẽ có đối tượng điều chỉnh riêng và phương pháp điều chỉnh đặc thù.

Page 47: Khoi kien thuc 2

Thứ hai: hình thức biểu hiện và các mqh bên ngoài: đây chính là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong luật, có hiệu lực bắt buộc chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.(đ1- 2008)

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luậtHiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.Pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH.Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.Nghị định của Chính phủ.Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Chánh án Tòa án

nhân dân tối cao.Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.Quyết định của Tổng kiểm toán Nhà nước.Nghị quyết liên tịch giữa UBTVQH hoặc Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính

trị xã hội.Thông tư liên tịch giữa Chánh án TANDTC với Viện trưởng VKSNDTC; giữa Bộ trưởng, Thủ

trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND.

Page 48: Khoi kien thuc 2

Câu 10. Quản lý xã hội bằng pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam

Mọi xã hội chỉ có thể tồn tại và phát triển trên cơ sở trật tự và ổn định, được hình thành nhờ một hệ thống rất phong phú các quy phạm điều chỉnh xã hội. Pháp luật, đạo đức là hai quy phạm giữ vị trí trung tâm, có vai trò quan trọng nhất và có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Do đó trong việc tăng cường xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay, quản lý xã hội bằng pháp luật kết hợp với đạo đức là một vấn đề có tính nguyên tắc, một đòi hỏi mang tính khách quan, như quan điểm của Đảng ta đã khẳng định: “Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức”.

Như chúng ta đã biết, nhà nước trước tiên là công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị, nhưng đồng thời cũng là công cụ hữu hiệu để tổ chức mọi quản lý trong đời sống xã hội. Để quản lý xã hội, nhà nước sử dụng nhiều quy phạm điều chỉnh xã hội nhưng trước hết là pháp luật. Pháp luật là tổng hợp những quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị có tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Dưới chế độ XHCN, pháp luật là tổng hợp các quy tắc xử sự do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một trình tự thủ tục nhất định được pháp luật quy định, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, có tính bắt buộc chung, được thực hiện bằng sự cưỡng chế của nhà nước trên cơ sở thuyết phục và giáo dục.

Pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước, bằng hai con đường, một là giai cấp thống trị thừa nhận những phong tục, tập quán, những tín điều tôn giáo, quy phạm đạo đức, trong đó cái nào phù hợp thì chuyển thành pháp luật; con đường thứ hai là giai cấp thống trị đặt ra những quy phạm mới, thể hiện ý chí của mình để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Pháp luật là công cụ chủ yếu trong hoạt động quản lý xã hội của nhà nước xuất phát từ bản chất, thuộc tính, mối liên hệ với các hiện tượng khác trong xã hội, đặc biệt là chức năng, vai trò của nó. Pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp. Do đó, cũng như nhà nước, pháp luật cũng mang bản chất giai cấp sâu sắc. Tính giai cấp của pháp luật thể hiện trước hết ở chỗ, pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị, mặt khác thể hiện ở mục đích, điều chỉnh các quan hệ xã hội. Như vậy, bản chất giai cấp luôn là thuộc tính chung của bất kỳ kiểu pháp luật nào nhưng mỗi kiểu pháp luật có những cách thể hiện riêng. Pháp luật XHCN thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, là công cụ để xây dựng xã hội mới trong đó mọi người đều được sống tự do, bình đẳng và công bằng xã hội được bảo đảm.

Cùng với tính giai cấp, pháp luật còn mang tính xã hội. Pháp luật là do nhà nước, đại diện chính thức cho toàn xã hội ban hành. Pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội và ở chừng mực nào đó pháp luật còn thể hiện ý chí và lợi ích của các giai cấp và tầng lớp khác nhau trong xã hội.

Thuộc tính của pháp luật bao gồm tính giai cấp; tính phổ biến; tính bắt buộc chung đối với mọi thành viên trong xã hội; tính cưỡng chế. Quy phạm pháp luật yêu cầu nếu không thực hiện đúng quy định thì cưỡng chế. Pháp luật có ba chức năng cơ bản sau: Thứ nhất là điều chỉnh các mối quan hệ xã hội bằng những nguyên tắc xử sự mang tính bắt buộc, cưỡng chế. Sự ý thức của công dân về pháp luật thể hiện trình độ văn minh của quốc gia đó. Thứ hai, bảo vệ các mối quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định nhằm đảm bảo cho xã hội phát triển và quyền và lợi ích của con người. Mọi xâm phạm đến quyền công dân thì pháp luật có trách nhiệm bảo vệ. Thứ ba là nó góp phần quan trọng trong việc giáo dục con người theo chuẩn mực đâọ đức, tư tưởng do giái cấp thống trị đặt ra.

Pháp luật còn có mối quan hệ với kinh tế, chính trị, nhà nước, các quy phạm xã hội khác và có một vai trò rất quan trọng. Đối với kinh tế, pháp luật là phương tiện thể hiện địa vị pháp lý bình đẳng của các chủ thể tham gia vào kinh tế; Pháp luật tạo nên một hành lang pháp lý để các chủ thể tham gia vào kinh tế hoạt động. Nhà nước muốn quản lý các chủ thể kinh tế phải dựa vào pháp luật để điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua pháp luật, nhà nước tạo môi trường thuận lợi cho

Page 49: Khoi kien thuc 2

sản xuất kinh doanh, thực hiện có hiệu quả. Pháp luật là một phương tiện làm cho các quan hệ kinh tế trở thành quan hệ pháp luật.

Đối với xã hội, với tư cách là phương tiện điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, pháp luật trước hết là một trong những yếu tố bảo đảm và bảo vệ sự ổn định trật tự của xã hội. Một mặt, pháp luật ghi nhận và thể chế hóa quyền con người, quyền công dân và bảo đảm pháp lý cho các quyền đó được thực hiện. Mặt khác, pháp luật trở thành phương tiện để các thành viên của xã hội có điều kiện bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Ngoài ra, các vấn đề như phúc lợi xã hội, an toàn tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm, tự do, bình đẳng và công bằng...đều gắn liền với sự điều chỉnh của pháp luật. Vì vậy, pháp luật là phương tiện không thể thiếu cho sự tồn tại và ổn định của xã hội. Đồng thời, xã hội cũng là cơ sở cho sự tồn tại của pháp luật.

Đối với hệ thống chính trị, trước hết về sự lãnh đạo của Đảng, pháp luật là phương tiện thể chể hóa đường lối của Đảng, làm cho đường lối của Đảng có tính thực thi trên toàn bộ xã hội. Thông qua pháp luật, Đảng kiểm tra lại đường lối, chủ trương của mình. Về các tổ chức chính trị, đây là những tổ chức mà thực hiện quyền làm chủ của mình. Pháp luật đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Pháp luật là yếu tố thể chế hóa nền dân chủ XHCN, đảm bảo cho quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Pháp luật là công cụ chủ yếu để nhà nước quản lý đất nước, quản lý xã hội bên cạnh các công cụ khác. Tóm lại, pháp luật là phương tiện để nhân dân thực hiện quyền công dân của mình, nhà nước quản lý xã hội...

Như chúng ta biết, một trong những đặc trưng (đồng thời cũng là nguyên tắc) của nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Hiến pháp và các đạo luật giữ vai trò tối cao trong đời sống xã hội. Mọi cơ quan nhà nước, công chức và mọi công dân phải đặt mình dưới pháp luật và tuân thủ pháp luật. Đây không phải là tiêu chí duy nhất, nhưng là tiêu chí rất đặc thù, có ý nghĩa đặc biệt quan trong, chỉ đạo suốt qúa trình xây dựng nhà nước pháp quyền. Nhà nước quản lý xã hội bằng đồng bộ nhiều công cụ như pháp luật đạo đức, tổ chức, thuyết phục... nhưng pháp luật bao giờ cũng được xác định là cơ bản và đặc thù nhất. Khác với quy phạm xã hội khác, quy phạm pháp luật chỉ tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp và sự hình thành, tồn tại và phát triển của quy phạm pháp luật là yếu tố điều chỉnh không thể thiếu trong bất kỳ một nhà nước, một xã hội có phân chia giai cấp. Mặc dù vậy không nên tuyệt đối hóa vai trò của pháp luật, coi pháp luật là công cu vạn năng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội và cũng không nên “cố gắng” thể chế hóa mọi quan hệ xã hội thành pháp luật. Vấn đề là ở chỗ, phải đánh giá đúng vai trò của nó và biết kết hợp sử dụng nó với các quy phạm xã hội khác được thể chế thành pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách có hiệu quả.

Có quản lý xã hội bằng pháp luật cùng với tăng cường pháp chế, xây dựng nhà nước pháp quyền thì mới đảm bảo cho nhà nước ta giữ vững được bản chất giai cấp, quyền lực nhà nước mới thống nhất và tập trung nơi nhân dân và nguyên tắc tập trung dân chủ mới có điều kiện bảo đảm trở thành hiện thực. Quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN và xây dựng nhà nước pháp quyền tuy là những khái niệm có nội hàm riêng của mình nhưng đều có một điểm chung giống nhau là đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống của nhà nước và xã hội. Vì vậy qúa trình tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hòan thiện nhà nước ta là quá trình tăng cường vai trò của pháp luật, làm cho pháp luật giữ được địa vị tối cao trong đời sống nhà nước và xã họi.

Ý thức được vai trò, vị trí to lớn của pháp luậtc trong quản lý xã hội, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng nhà nước ta thật sự là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân theo định hướng XHCN. Đặc biệt sau gần 30 năm đổi mới đất nước, hệ thống pháp luật pháp chế XHCN, tăng cường thêm một bước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã và đang xây dựng hệ thống văn bản pháp luật, từ Hiến pháp năm 1992 đến các bộ luật, luật và các văn bản dưới luật. Đồng thời bổ sung, sửa đổi nhiều nội dung văn bản pháp luật đã có, hệ thống hóa, cụ thể hóa một bước các văn bản pháp luật, pháp quy. Cán bộ công chức thực thi cũng được nâng cao về mọi mặt. Nhận thức về vai trò của pháp luật trong xã hội tăng lên đáng kể. Chất lượng công tác thực hiện pháp luật của các cơ

Page 50: Khoi kien thuc 2

quan nhà nước và nhân dân có nhiều chuyển biến. Hoạt động kiểm tra giám sát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đi vào nề nếp.

Tuy nhiên so với yêu cầu của những mối quan hệ xã hội trong công cuộc đổi mới đặt ra, sự quản lý xã hội của nhà nước bằng pháp luật đòi hỏi phải tăng cuờng pháp chế XHCN

1. Tăng cường xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hương đồng bộ, thống, hợp lý2. Tổ chức thực hiện pháp luật thống nhất, đồng, có hiệu quả; khuyến khích sự linh họat, sáng

tạo đồng thời chông cac biểu hiện tùy tiện, lợi dụng sự sáng tạo.3. Phát hiện và xử lý công bằng, nghiêm minh các vi phạm pháp luật4. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm

quyền đôi với các hoạt động noi trên.- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng: Đảng phải tăng cường việc hoạch định chủ trương, đường

lối, chính sách của mình một cách đúng đắn, kịp thời, vận dụng một cách đúng đắng, sự vận động của các quy luật khách quan để làm cơ sở cho nhà nước thể chế hoá thành pháp luật, bởi vì đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng là linh hồn của pháp luật. Có thể thấy rằng, không thể nào thấy một hệ thống pháp luật cách mạng và khoa học nếu như đường lối của Đảng là duy ý chí.

Đảng phải tăng cường lãnh đạo công tác cán bộ làm việc trong các cơ quan pháp luật và pháp chế, lãnh đạo quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, sắp xếp bố trí ổn định đội ngũ cán bộ công tác trong các cơ quan có thẩm quyền ban hành pháp luật, xử lí các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ pháp luật.

Muốn làm được hai vấn đề trên các cấp uỷ Đảng, Đảng viên phải có kiến thức pháp luật nhất định.

Đảng phải tăng cường giáo dục cán bộ, đảng viên gương mẫu thực hiện pháp luật và phải xử lí nghiêm những đảng viên vi phạm pháp luật.

Đảng lãnh đạo nhà nước tăng cường pháp chế, tránh tình trạng Đảng can thiệp vào hoạt động chuyên môn của các cơ quan nhà nước.

- Tăng cường hoạt động xây dựng pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật ngày càng hoàng chỉnh, công bằng, phù hợp với yêu cầu cuộc sống, hợp công dân và có khả năng hội nhập với pháp luật các nước trên thế giới. Quá trình đổi mới trên các lĩnh vực đời sống xã hội ở nước ta đòi hỏiphải có sự đổi mới tương ứng về pháp luật. Tại Đại hội IX, vụ kiện đã nêu rõ: Đẩy mạnh và hoàn thiện khung pháp lí, phù hợp với kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lí của nhà nước. Nghiên cứu bổ sung, sửa chữa pháp luật hiện hành để phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Mặt khác, Phải đổi mới quy trình xây dựng pháp luật. Để làm được những vấn đề trên, trước tiên nhà nước phải thường xuyên kịp thời để thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành pháp luật nhà nước và phải làm tốt công tác hệ thống hoá pháp luật, Tăng cường công tác thẩm định dự án luật của các ban trong Quốc hội và các pháp luật của UBTTQH. Nâng cao chất lượng ban hành các văn bản dưới luật của chính quyền địa phương.

Tính nghiêm minh của pháp luật phụ thuộc rất lớn vào chất lượng ban hành văn bản pháp luật, do đó phải nâng cao kỹ năng ban hành văn bản pháp luật cho những chủ thể có thẩm quỳên ban hành văn bản pháp luật, nâng cao chất lượng Đại biểu QH và HĐND các cấp.

Chú ý đào tạo bồi dưỡng những cán bộ công chức ở trong cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật, đặt biệt là ở cơ quan địa phương.

Trang 131 Văn kiện đại hội IX có ghi: Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả và hoạt động của quốc hội mà trọng tâm là công tác lập pháp, xây dựng chương trình dài hạn về lập pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới quy trình ban hành văn bản pháp luật.

Phải củng cố và phát triển lực lượng cán bộ làm công tác khoa học pháp lí.- Tăng cường việc tổ chức thực hiện pháp luật theo hướng thống nhất, triệt để nhưng phải vận

dụng hợp lí ở từng địa phương, từng ngành, hiệu qủa thực hiện pháp luật thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trong đó yếu tố chủ quan có vai trò cực kì quan trọng, đấy là ý thức pháp luật.

Page 51: Khoi kien thuc 2

Vì vậy, nhà nước, các đoàn thể nhân dân phải hết sức chú trọng đến việc tuyên truyền giáo dục pháp luật 1 cách có hiệu quả, nhằm nâng cao ý thức pháp luật 1 cách có hiệu quả, nhằm nâng cao ý thức pháp luật để thực hiện pháp luật 1 cách nghiêm túc, chính xác nhất.

Văn kiện Đại hội IX có ghi: phải có chương trình, kế hoạch thực hiện pháp luật, việc thực hiện pháp luật phải được thống nhất trong cả nước, khuyến khích tính chủ động, sáng tạo tránh tình trạng cạm quyền, cộng quyền, đặt biệt là trong áp dụng pháp luật.

- Tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật.

- Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực thi pháp luật, đây là việc làm vô cùng quan trọng, Lênin đã nói: “Không có giám sát, kiểm tra không có CNXH”.

- Tăng cường hoạt động của hệ thống cơ quan thanh tra của các ĐBQH, HĐND, của các đoàn thể nhân dân và vận động đông đảo, nhân dân tham gia tích cực vào hoạt động giám sát việc thực thi pháp luật.

Tăng cường xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật, xử lí đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Người thực hiện việc xử lí phải là người có công tâm, vì lợi ích chung, có kỷ năng xử lí. Do vậy, Phải tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ, phẩm chất cho đội ngũ này.

Tóm lại: Xây dựng pháp luật và đưa pháp luật vào cuộc sống phải thật sự là 2 mặt của cuộc sống. Đổi mới và hoàn thiện pháp luật phải gắn liền vơí nhiệm vụ áp dụng pháp luật, tăng cường hoạt động xây dựng pháp luật, tạo điều kiện cho hoạt động của các tổ chức và công dân sử dụng quyền và thực hiện tốt nhiệm vụ của họ.

Trong điều kiện nước ta hiện nay, chúng ta đang thực hiện nhiệm vụ đổi mới do Đảng CSVN lãnh đạo với nền kinh tế thị rường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN thì vấn đề quản lí xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục đạo đức,… là nhiệm vụ hết sức quan trọng bảo đảm cho pháp luật được chấp hành thường xuyên và nghiêm chỉnh, là công cụ để đấu tranh trấn áp đối với những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm, để hướng tới một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh, từng bước CNXH. Con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

Trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, xét về phương diện lịch sử pháp luật xuất hiện song song và cùng tồn tại với sự ra đời của Nhà nước. pháp luật ra đời bằng 2 con đường, đó là nhà nước thừa nhận những phong tục tập quán phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị thì nhà nước ghi nhận, chuyển hóa thành những quy định chung thể hiện ý chí của mình làm công cụ để quản lý xã hội và nhà nước đặt ra những quy phạm pháp luật mới làm công cụ để quản lý đất nước, quản lý xã hội.

Như vậy, pháp luật là tổng hợp những quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị có tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.

Với tư cách là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển xã hội. Vì vậy, việc quản lý xã hội bằng pháp luật thực sự là một đòi hỏi thực tế khách quan của mọi nhà nước. Nhưng tùy thuộc vào đặc điểm của từng hình thái kinh tế - xã hội, chế độ chính trị xã hội, tùy thuộc vào từng thời kỳ cách mạng mà mức độ đòi hỏi có sự khác nhau.

Ở Việt Nam, Đảng ta chủ trương chỉ đạo xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN với hệ thống pháp luật XHCN. Pháp luật XHCN, đó là một hệ thống qui phạm pháp luật thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân, được nhà nước ban hành và bảo đảm thưc hiện trên cơ sở giáo dục, thuyết phục (dĩ nhiên không loại trừ cưỡng chế) nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo hướng XHCN. Vai trò của pháp luật đã được ghi nhận tại Điều 12 Hiến pháp 1992 là: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN” - đó cũng chính là một yêu cầu khách quan trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.

Page 52: Khoi kien thuc 2

Nội dung quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam:

Như chúng ta biết, một trong những đặc trưng (đồng thời cũng là nguyên tắc) của nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật. Hiến pháp và các đạo luật giữ vai trò tối cao trong đời sống xã hội. Mọi cơ quan nhà nước, công chức và mọi công dân phải đặt mình dưới pháp luật và tuân thủ pháp luật. Đây không phải là tiêu chí duy nhất, nhưng là tiêu chí rất đặc thù, có ý nghĩa đặc biệt quan trong, chỉ đạo suốt quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng phải chú trọng quản lý xã hội bằng việc sử dụng và kết hợp đồng bộ nhiều công cụ, phương tiện khác (chính trị, kinh tế, văn hóa, đạo đức, giáo dục, thuyết phục…) để phát huy tối đa những ưu thế của các công cụ đó nhằm tạo hiệu quả cao trong quá trình thực hiện, nhưng trong đó pháp luật bao giờ cũng là công cụ chủ yếu và không thể thay thế được.

Quản lý xã hội bằng pháp luật là hình thức quản lý đặc thù của Nhà nước nhằm phân biệt việc quản lý nhà nước với các hình thức quản lý khác như quản lý của Đảng, của Mặt trận, Công đoàn, quản lý tôn giáo… Khác với quy phạm xã hội khác, quy phạm pháp luật chỉ tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp và sự hình thành, tồn tại và phát triển của quy phạm pháp luật là yếu tố điều chỉnh không thể thiếu trong bất kỳ một nhà nước, một xã hội có phân chia giai cấp. Mặc dù vậy không nên tuyệt đối hóa vai trò của pháp luật, coi pháp luật là công cụ vạn năng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội và cũng không nên “cố gắng” thể chế hóa mọi quan hệ xã hội thành pháp luật và đi đến phủ nhận vai trò của các phương tiện công cụ khác. Vấn đề là ở chỗ, phải đánh giá đúng vai trò của nó và biết kết hợp sử dụng nó với các công cụ quản lý khác để nhằm hỗ trợ cho pháp luật trong quản lý xã hội, tạo ra hiệu quả, phạm vi quản lý rộng hơn và cao hơn.

Quản lý xã hội bằng pháp luật, tất yếu phải tăng cường pháp chế XHCN. Có quản lý xã hội bằng pháp luật cùng với tăng cường pháp chế, xây dựng nhà nước pháp quyền thì mới đảm bảo cho nhà nước ta giữ vững được bản chất giai cấp, quyền lực nhà nước mới thống nhất và tập trung nơi nhân dân và nguyên tắc tập trung dân chủ mới có điều kiện bảo đảm trở thành hiện thực.

Quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN và xây dựng nhà nước pháp quyền tuy là những khái niệm có nội hàm riêng, nhưng đều có một điểm chung giống nhau là đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống của nhà nước và xã hội. Vì vậy, quá trình tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện nhà nước ta là quá trình tăng cường vai trò của pháp luật, làm cho pháp luật giữ được địa vị tối cao trong đời sống nhà nước và xã hội.

Ý thức được vai trò, vị trí to lớn của pháp luật trong quản lý xã hội, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng nhà nước ta thật sự là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân theo định hướng XHCN.

Đặc biệt sau hơn 30 năm đổi mới đất nước, hệ thống pháp luật, pháp chế XHCN, tăng cường thêm một bước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã và đang xây dựng hệ thống văn bản pháp luật, từ Hiến pháp năm 1992 đến các bộ luật, luật và các văn bản dưới luật. Đồng thời bổ sung, sửa đổi nhiều nội dung văn bản pháp luật đã có, hệ thống hóa, cụ thể hóa một bước các văn bản pháp luật, pháp qui. Cán bộ công chức thực thi cũng được nâng cao về mọi mặt. Nhận thức về vai trò của pháp luật trong xã hội tăng lên đáng kể. Chất lượng công tác thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước và nhân dân có nhiều chuyển biến. Hoạt động kiểm tra giám sát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đi vào nề nếp.

Tuy nhiên so với yêu cầu của những mối quan hệ xã hội trong công cuộc đổi mới đặt ra, để quản lý xã hội bằng pháp luật, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong sạch, vững mạnh đòi hỏi phải tăng cường pháp chế XHCN và phải thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ sau đây:

1. Tăng cường xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ngày càng đồng bộ, thống nhất, hợp lý.

Page 53: Khoi kien thuc 2

Tăng cường xây dựng pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh, công bằng, phù hợp với yêu cầu cuộc sống, hợp lòng dân và có khả năng hội nhập với hệ thống pháp luật thế giới, vì pháp luật là cơ sở là tiền đề của pháp chế cho nên quá trình đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội ở nước ta đòi hỏi phải có sự đổi mới tương ứng về pháp luật. Văn kiện ĐH X nêu rõ: Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền.

2. Tổ chức thực hiện pháp luật thống nhất, có hiệu quả; khuyến khích sự linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức thực hiện pháp luật, đồng thời kiên quyết chống các biểu hiện tùy tiện, lợi dụng kẻ hở để làm việc xấu, trái pháp luật.

Tăng cường hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật theo hướng thống nhất triệt để nhưng phải vận dụng hợp lý với từng địa phương, đơn vị. Hiệu quả thực hiện pháp luật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chủ quan có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đó là ý thức pháp luật, nếu như không am hiểu pháp luật thì không thể có ý thức pháp luật để thực hiện pháp luật đúng, cũng như không thể áp dụng đúng pháp luật trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Vì vậy, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải phối hợp với các đoàn thể nhân dân bằng nhiều biện pháp, nhiều hình thức để tuyên truyền, gdục, phổ biến pháp luật đến mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân.

3. Phát hiện và xử lý công bằng, nghiêm minh đối với các hoạt động vi phạm pháp luật. Tăng cường xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật và kiểm tra giám sát việc thực thi pháp luật. Nói như vậy không có nghĩa là phải xử lý thật nặng mới là nghiêm minh, mà phải xử đúng người, đúng sự việc. Do đó, nhà nước phải chú ý việc lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng những người, những cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, phải trang bị cho họ 1 kiến thức, 1 kỹ năng xử lý. Ngoài ra còn phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật, tăng cường hoạt động của hệ thống cơ quan thanh tra; tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát của ĐBQH, HĐND, của đoàn thể nhân dân, phát động phong trào quần chúng nhân dân tham gia hoạt động kiểm tra, giám sát. Phải có cơ chế bảo vệ dân.

Hiện nay, tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí là đòi hỏi bức xúc của toàn xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta, nhằm xây dựng một bộ máy lãnh đạo và quản lý trong sạch, vững mạnh, khắc phục một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ. Vì vậy, Đại hội X khẳng định: “Phải thi hành một cách kiên quyết và đồng bộ hệ thống các biện pháp phòng chống, chống tham nhũng, lãng phí…”, “Khẩn trương và nghiêm chỉnh thực hiện Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bổ sung, sủa đổi Luật khiếu nại và tố cáo. Xử lý kiên quyết, kịp thời, công khai những người tham nhũng bất kể ở chức vụ nào, đương chức hay đã nghỉ hưu, tịch thu, sung công tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng, hoặc lợi dụng việc tố cáo tham nhũng để vu khống, làm hại người khác, gây mất đoàn kết nội bộ; có cơ chế khuyến khích và bảo vệ những người tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; biểu dương và nhân rộng những gương cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”.

4. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt động nói trên.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế. Đầu tiên Đảng phải tăng cường hoạch định đường lối chiến lược, chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời để làm cơ sở cho nhà nước thể chế hóa pháp luật. Đảng phải tăng cường công tác cán bộ, cụ thể là lãnh đạo công tác bồi dưỡng, quy hoạch, ổn định đội ngũ cán bộ trong những cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Muốn làm tốt công tác này thì các cấp ủy Đảng, đảng viên phải bằng nhiều biện pháp nâng cao kiến thức pháp luật. Đảng phải gương mẫu thực thi pháp luật, khi có hành vi vi phạm pháp luật ở trong Đảng phải xử lý nghiêm minh đảng viên vi phạm; Đảng lãnh đạo, nhà nước bằng pháp luật, tránh sự bao biện làm thay hoặc can thiệp vào hoạt động chuyên môn của nhà nước; Đảng phải tăng cường lãnh đạo quần chúng thực hiện pháp luật, tham gia, kiểm sát việc thực thi pháp luật.

Page 54: Khoi kien thuc 2

Bên cạnh việc tăng cường pháp chế, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức. Hệ thống pháp luật cho dù có hoàn chỉnh đến mấy cũng không thể điều chỉnh hết mọi quan hệ xã hội nên phải kết hợp sự điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản không chỉ bằng các quy phạm pháp luật mà còn bằng các quy tắc đạo đức mới, tức là kết hợp hài hòa giữa pháp trị và đức trị. Đây là 1 quan điểm nhằm khắc phục việc tuyệt đối hóa vai trò của pháp luật. Giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ cán bộ, trí thức và những người lao động có tri thức và tay nghề, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu CNXH. Bên cạnh đó cần giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh; đồng thời đấu tranh không khoan nhượng với những tư tưởng quan điểm xét lại, cơ hội dưới mọi màu sắc, những luận điệu xuyên tạc, chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Ngoài ra, còn giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật và các dạng giáo dục khác. Cùng với giáo dục đạo đức phải kết hợp với giáo dục pháp luật. Trong điều kiện mới hiện nay, việc tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên là 1 điều hết sức cần thiết. Do vậy, phải không ngừng ra sức học tập chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao đạo đức cách mạng để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước.

Tóm lại, quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN là yêu cầu khách quan của một xã hội văn minh, công bằng, dân chủ, là phương pháp chủ yếu bảo đảm hiệu lực quản lý của Nhà nước. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hoạt động trên cơ sở pháp luật, thực hiện việc quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN là xây dựng một nhà nước đảm bảo sự thống trị của pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo cho toàn xã hội tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật. Đó sẽ là một “đòn bẩy” quan trọng, bổ sung thêm lực cho quá trình thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Page 55: Khoi kien thuc 2

Câu 11. Pháp chế xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa pháp luật - pháp chế. Các biện pháp tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Liên hệ.

Khái niệm pháp chế XHCN “Pháp chế xã hội chủ nghĩa là chế độ của đời sống chính trị - xã hội trong đó Nhà nước quản lý

xã hội bằng pháp luật; các chủ thể của pháp luật đều phải tôn trọng và thực hiện Hiến pháp, pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác. Mọi vi phạm pháp luật đều xử lý theo pháp luật”.

Mối quan hệ giữa pháp luật và pháp chế Pháp luật và pháp chế là 2 khái niệm không đồng nhất với nhau. Pháp luật là hệ thống các quy

tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, là yếu tố đảm bảo sự ổn định và trật tự của xã hội.

Như vậy có thể thấy rằng pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận. Còn pháp chế là việc yêu cầu đưa các quy tắc ấy vào thực hiện nghiêm túc, triệt để trong thực tế cuộc sống.

Tuy không đồng nhất với nhau nhưng giữa pháp luật và pháp chế lại có mối quan hệ khăn khít, tác động qua lại với nhau, mối quan hệ đó thể hiện ở các vấn đề sau:

- Không có pháp luật thì sẽ không có pháp chế, pháp luật chính là tiền đề cho pháp chế. Ngược lại, nếu có pháp luật nhưng không có pháp chế thì chắc chắn pháp luật sẽ trở nên vô nghĩa vì chỉ nằm trong văn bản.

- Nếu hệ thống pháp luật là không thống nhất, chồng chéo mâu thuẫn nhau thì pháp chế sẽ không được đảm bảo. Bởi vì 1 hệ thông pháp luật không đầy đủ, không hoàn thiện hoặc chồng chéo thì khi đưa vào thực hiện sẽ rất khó khăn, có nhiều quan hệ pháp luật sẽ không giải quyết được, hoặc lúng túng trong vấn đề giải quyết như vậy rõ ràng pháp chế sẽ không được đảm bảo. Và ngược lại, 1 hệ thống pháp luật hoàn chỉnh thống nhất thì sẽ tạo điều kiện cho pháp chế được tăng cường.

- Nếu hệ thống pháp luật là hoàn chỉnh thống nhất tuy nhiên việc thực hiện các quy định đó không triệt để, có nghĩa là pháp chế không được đảm bảo thì sẽ làm mất đi tính nghiêm minh của pháp luật, lúc này quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân sẽ không được đảm bảo.

Kết luận: pháp luật chỉ có hiệu lực thực sự khi nó dựa trên cơ sở vững chắc của nền pháp chế, và ngược lại, pháp chế chỉ có thể được củng cố và tăng cường khi xã hội có được hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp và kịp thời.

Các biện pháp tăng cường pháp chế XHCN:Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là quy luật vận động phát triển của xã hội. Đây là vấn đề

có tính cấp thiết, đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, yêu cầu phát huy dân chủ của nhân dân, yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng và chống mọi quy phạm pháp luật và tội phạm.

a. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với pháp chế xã hội chủ nghĩa- Đảng lãnh đạo Nhà nước xây dựng pháp luật để mọi chủ trương, đường lối của Đảng phải

được cụ thể hóa thành pháp luật.- Đảng lãnh đạo công tác tổ chức và thực hiện pháp luật.- Đảng lãnh đạo công tác bảo vệ pháp luật.- Đảng lãnh đạo công tác cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức trong các cơ quan

bảo vệ pháp chế.b. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luậtMột hệ thống pháp luật ngày càng đầy đủ đồng bộ là yếu tố quan trọng hàng đầu để tăng cường

pháp chế xã hội chủ nghĩa. Pháp luật phải phù hợp với trình độ dân trí, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với đường lối mới của Đảng và Nhà nước. Các biện pháp hoàn thiện pháp luật bao gồm:

Page 56: Khoi kien thuc 2

- Phát hiện những quy định lỗi thời, chồng chéo, mâu thuẫn để có kế hoạch sửa đổi, bãi bỏ, bổ sung.

- Thường xuyên tổ chức đánh giá hiệu lực của pháp luật, tình hình thực hiện pháp luật. Từ đó ta mới có thể rút ra những nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém, vi phạm pháp luật và có biện pháp hoàn thiện pháp luật.

- Dự báo, phát hiện những quan hệ xã hội mới đang hình thành. Nhất là các quan hệ về kinh tế thị trường; đánh giá nhu cầu cần điều chỉnh bằng pháp luật của các quan hệ đó để có kế hoạch làm luật kịp thời.

- Thường xuyên hệ thống hóa pháp luật, rà soát để đánh giá hệ thống pháp luật hiện hành.- Thực hiện các định hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo Nghị quyết số 48-

NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

c. Tích cực chủ động tổ chức thực hiện pháp luật đưa pháp luật vào trong đời sống xã hộiTìm hiểu để nâng cao hiểu biết pháp luật là bổn phận, nghĩa vụ của mọi công dân, là nhu cầu

của mọi cán bộ, công chức. Trách nhiệm đưa pháp luật đến với nhân dân trước tiên thuộc về nhà nước nói chung và cơ quan quản lý hành chính nói riêng. Vì vậy các cơ quan nhà nước phải có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến với nhân dân. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật có nhiều hình thức. Giáo dục pháp luật là việc dạy và học pháp luật. Phải tăng cường giáo dục pháp luật trong các trường học, cấp học và phải luôn đổi mới nội dung hình thức.

d. Tăng cường kiểm tra, thanh tra và giám sát việc thực hiện pháp luật nhằm xử lý các vi phạm pháp luật

Đây là phương hướng cần được thực hiện thường xuyên và toàn diện nhằm phòng chống các vi phạm pháp luật.

Kiểm tra là hoạt động của các cơ quan nhà nước cấp trên đối với các cơ quan nhà nước cấp dưới, của các cơ quan nhà nước đối với các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế và mọi công dân.

Tăng cường thanh tra là hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành, thanh tra nhân dân nhằm chấn chỉnh bộ máy nhà nước, phát hiện các sơ hở của cơ chế, chính sách pháp luật để kiến nghị sửa đổi bổ sung. Đồng thời, thanh tra việc thực hiện pháp luật để có kết luận đánh giá sự thực hiện đúng đắn pháp luật, vạch ra những tổ chức, cá nhân vi phạm để kiến nghị các biện pháp xử lý.

Tăng cường giám sát việc thực hiện pháp luật là tăng cường hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử đối với hoạt động hành pháp và hoạt động tư pháp. Làm sao để không một cơ quan nhà nước nào không chịu sự giám sát của nhân dân, tăng cường giám sát trực tiếp của nhân dân và giám sát đại diện của nhân dân.

đ. Tăng cường cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luậtMục đích của Bộ Luật Hình sự và Bộ Luật Tố tụng hình sự cũng là mục đích của pháp chế. Đó

là bảo vệ pháp luật khỏi bị vi phạm và loại bỏ các loại tội phạm ra khỏi xã hội, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nhiệm vụ phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật là của toàn đảng, toàn dân, toàn quân song trách nhiệm chính, lực lượng nòng cốt là các cơ quan tư pháp.

e. Tăng cường các hoạt động bổ trợ tư phápCác hoạt động bổ trợ tư pháp là các dịch vụ cần thiết cho xã hội nói chung và công dân nói

riêng.Hoạt động bổ trợ tư pháp là các hoạt động bổ trợ giúp các hoạt động tư pháp nhằm làm cho các

hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án được nhanh chóng, khách quan, đúng pháp luật. Các hoạt động bổ trợ tư pháp ở nước ta là: hoạt động của luật sư, bào chữa viên nhân dân, hoạt động giám định,

Page 57: Khoi kien thuc 2

hoạt động chứng thực, chứng nhận, công chứng, dịch vụ bảo vệ tư nhân thám tử tư và vấn đề trợ giúp pháp lý cho nhân dân.

Các hoạt động tư pháp trên có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vụ án dân sự, lao động, kinh tế, hành chính, đặc biệt là trong giai đoạn tố tụng hình sự. Hoạt động bổ trợ tư pháp giúp cho các chủ thể áp dụng pháp luật có thể đưa ra các quyết định dân chủ, khách quan và đúng pháp luật.

Liên hệ:* Pháp luật:Là hệ thống các quy tắc xử sự, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội do Nhà nước ban hành,

thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và được thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một kiểu Nhà nước và một kiểu pháp luật tương ứng. Lịch sử xã hội loài người đã có các kiểu pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản

và pháp luật xã hội chủ nghĩa. Pháp luật hoàn toàn không phải là sản phẩm thuần túy của lý tính hay bản tính tự nhiên phi giai cấp của con người như học thuyết pháp luật tự nhiên quan niệm. Pháp luật, như Mác-Ăngghen phân tích, chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp, có Nhà nước; bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp của Nhà nước. Tuy nhiên, pháp luật cũng mang tính xã hội, bởi vì ở mức độ nhất định, nó phải thể hiện và bảo đảm những yêu cầu chung của xã hội về văn hóa, phúc lợi, môi trường sống… Về mặt này, pháp luật xã hội chủ nghĩa có sự thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội.

Pháp luật còn là một bộ phận quan trọng của cấu trúc thượng tầng xã hội. Nó do cơ sở hạ tầng quyết định, nhưng có tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng. Nếu pháp luật phản ánh đúng đắn các quy luật vận động và phát triển của xã hội, nhất là các quy luật kinh tế thì pháp luật sẽ có tác động tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội. Ngược lại, pháp luật sẽ kìm hãm sự phát triển đó.

Theo Lênin, “một đạo luật là một biện pháp chính trị”. Trong lịch sử, bất cứ giai cấp cầm quyền nào cũng dựa vào pháp luật để thể hiện và thực hiện

chính trị của giai cấp mình. Pháp luật trở thành hình thức thể hiện tập trung, trực tiếp chính trị của giai cấp cầm quyền, là một công cụ sắc bén thể hiện quyền lực của Nhà nước thực hiện những yêu cầu, mục đích, nội dung chính trị của nó. Do đó, Nhà nước nào, pháp luật ấy. Những thuộc tính cơ bản của pháp luật là tính quy phạm, tính cưỡng chế, tính khách quan, tính Nhà nước, tính hệ thống và tương đối ổn định.

* Pháp chếLà một chế độ và trật tự pháp luật trong đó tất cả các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và

mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác.Pháp chế và pháp luật có quan hệ mật thiết với nhau, nhưng không đồng nhất. Pháp chế là một

phạm trù thể hiện sự đòi hỏi và những yêu cầu đối với các chủ thể pháp luật, phải triệt để tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội.

Một nền pháp chế thống nhất, vững chắc là cơ sở cần thiết cho hệ thống pháp luật điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội, phát huy được hiệu lực của mình; mặt khác, chỉ khi có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp và được sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung kịp thời khi cần thiết, thì nền pháp chế mới được củng cố và tăng cường.

Pháp chế cần được đề cao thành nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước. Nó đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật; mọi công chức Nhà nước phải nghiêm chỉnh và triệt để tôn trọng pháp luật khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, mọi vi phạm pháp luật đều phải xử lý nghiêm minh. Các tổ chức, chính trị, xã hội cũng có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật của Nhà nước.

Thực hiện tốt nguyên tắc pháp chế là cơ sở bảo đảm cho bộ máy Nhà nước hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ, phát huy đầy đủ hiệu lực của mình và bảo đảm công bằng xã hội. Điều 12 Hiến pháp 1992 của nước ta quy định “Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.

Page 58: Khoi kien thuc 2

Tính thống nhất của pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi bộ máy Nhà nước, các địa phương và mọi công dân trong cả nước phải nhận thức và thực hiện giống nhau đối với toàn bộ hệ thống pháp luật đã ban hành. Nó không cho phép mỗi nơi có luật lệ riêng, duy trì tình trạng “phép vua thua lệ làng”, thực hiện pháp luật của nhà nước theo cách “vận dụng” riêng của mình. Nó chống lại thói cục bộ, địa phương. Bảo đảm tính thống nhất của pháp chế là điều kiện không thể thiếu để thực hiện dân chủ đối với mọi công dân và quyền lực của nhà nước.

Tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền của VN, quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục nâng cao đạo đức

Nhà nước và pháp luật là hai khái niệm xuất hiện và song song tồn tại. Pháp luật ra đời cùng với Nhà nước, là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực Nhà nước, duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Nhà nước ban hành ra pháp luật và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện. Ngay từ khi ra đời, pháp luật đã trở thành phương tiện đặc biệt quan trọng trong việc quản lý Nhà nước và xã hội, nhưng pháp luật chỉ có thể phát huy được hiệu lực dựa trên cơ sở vững chắc của pháp chế. Vì vậy, quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, đồng thời coi trọng giáo dục nâng cao đạo đức là 1 yêu cầu khách quan trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

Trong lịch sử xã hội loài người, nhà nước thực hiện việc quản lý xã hội không thể chỉ bằng đạo đức, tập quán, tổ chức, thuyết phục, tuyên truyền…mà trước hết, trong số những công cụ này, pháp luật bao giờ cũng được xác định là công cụ cơ bản nhất. Bởi vì so với những công cụ khác, pháp luật có ưu thế hơn. Pháp luật là tổng hợp những quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của gc thống trị, có tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Như vậy, pháp luật là loại quy tắc phổ biến trong toàn xã hội, nó xâm nhập, tác động đến từng cá thể; pháp luật bao giờ cũng được thể hiện bằng văn bản, quyết định cụ thể, ngắn gọn không thể hiểu theo nhiều cách; pháp luật có tính cưỡng chế, nó được đẩm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, nhờ vậy mà pháp luật có sức mạnh riêng của nó. Với những ưu thế trên không 1 nhà nước nào không sử dụng pháp luật như là 1 công cụ để quản lý xã hội.

Bất kỳ 1 kiểu pháp luật nào, bản chất giai cấp luôn là thuộc tính chung của pháp luật. Pháp luật mang tính phổ biến, tính bắt buộc chung với mọi thành viên trong xã hội và mang tính cưỡng chế.

Nhà nước trước tiên là ccụ chuyên chính của giai cấp thống trị, nhưng đồng thời nhà nước cũng là công cụ hữu hiệu để tổ chức mọi hoạt động quản lý trong đời sống xã hội. Do vậy, pháp luật là công cụ chủ yếu trong hoạt đông quản lý nhà nước. Bởi vì, pháp luật có 3 chức năng cơ bản:

* Một là, pháp luật có chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng những nguyên tắc xử sự mang tính bắt buộc, cưỡng chế. Pháp luật quyết định khả năng hành vi của con người, định ra khung pháp lý cho các quan hệ xã hội.

* Hai là, pháp luật còn có chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh theo 1 trật tự nhất định. Đảm bảo cho các quản lý xã hội tránh sự xâm phạm và nếu có thì nhà nước áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý đối với các hành vi văn bản pháp luật.

* Ba là, pháp luật còn có chức năng giáo dục, góp phần quan trọng trong việc giáo dục con người theo chuẩn mực đạo đức, tư tưởng do gc thống trị đặt ra. Pháp luật có khả năng thông tin, tác động đến tình cảm, ý thức con người làm cho họ hành động phù hợp với các quy định của pháp luật.

Với tư cách là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự ổn định và phát triển xã hội. Ở nước ta, vai trò của pháp luật đã được ghi nhận tại điều 12 Hiến pháp 1992 “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN”. Vai trò to lớn của pháp luật được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:

* Một là, vai trò của pháp luật đối với kinh tế: Pháp luật đóng vai trò là phương tiện hàng đầu xác định địa vị pháp lý bình đẳng đối với các

chủ thể tham gia quan hệ kinh tế, quyền và nghĩa vụ các bên tham gia hoạt động kinh tế, và bảo vệ lợi ích của các bên khi xảy ra tranh chấp, tạo ra hành lang pháp lý để các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế. Nhà nước - với tư cách là chủ thể quản lý, dựa vào các chuẩn mực pháp lý để điều khiển hoạt động sản

Page 59: Khoi kien thuc 2

xuất, kinh doanh. Thông qua pháp luật, nhà nước tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện có hiệu quả. Đồng thời, pháp luật củng cố và bảo vệ những nguyên tắc vốn có của nền KTTT như: tính quy định lợi ích, nhu cầu của người tiêu dùng, tính cạnh tranh, tính trách nhiệm cao của người sản xuất, kinh doanh.

* Hai là, vai trò của pháp luật đối với xã hội: Là phương tiện điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật bảo đảm và bảo vệ sự ổn định trật tự

của xã hội. Một mặt, pháp luật ghi nhận và thể chế hóa quyền con người, quyền công dân và bảo đảm về mặt pháp lý cho các quyền đó được thực hiện. Mặt khác, pháp luật trở thành phương tiện để các thành viên của xã hội có điều kiện bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy, pháp luật là phương tiện ko thể thiếu cho sự tồn tại và ổn định của xã hội. Ngược lại, xã hội cũng là cơ sở cho sự tồn tại của pháp luật.

* Ba là, vai trò của pháp luật đối với hệ thống chính trị:+ Vai trò của pháp luật đối với sự lãnh đạo của Đảng:Pháp luật là phương tiện thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, làm cho

đường lối đó có hiệu lực thực thi và bắt buộc chung trên quy mô toàn xã hội; pháp luật là phương tiện để Đảng kiểm tra đường lối của mình trong thực tiễn; pháp luật là phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội, trong đó phân định rõ chức năng lãnh đạo của Đảng bằng đường lối chính trị với chức năng tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động xã hội của nhà nước.

+ Vai trò của pháp luật đối với nhà nước: Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý kinh tế, xã hội. Để quản lý toàn xã hội, nhà nước

dùng nhiều phương tiện, biện pháp nhưng pháp luật là quan trọng nhất, nó có khả năng triển khai những chủ trương, chính sách của nhà nước 1 cách nhanh nhất, đồng bộ và có hiệu quả nhất trên quy mô rộng lớn nhất. Nhà nước cũng dựa vào pháp luật để phát huy quyền lực và kiểm tra, kiếm soát các hoạt động của các cơ quan, tổ chức, các nhân viên nhà nước và mọi công dân.

+ Vai trò của pháp luật đối với các tổ chức chính trị - xã hội: Pháp luật là phương tiện đảm bảo cho quần chúng nhân dân lao động tham gia vào quản lý nhà

nước, quản lý xã hội thông qua các tổ chức chính trị - xã hội của mình. Đồng thời pháp luật còn là yếu tố thể chế và phát triển nền dân chủ, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về ndân. Nhân dân dựa vào pháp luật để chống lại các hành vi lộng quyền, bạo lực trực tiếp không có tổ chức.

* Bốn là, vai trò của pháp luật đối với đạo đức và tư tưởng:Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau trong việc

điều chỉnh các quan hệ xã hội. Dưới CNXH, các nguyên tắc cơ bản của đạo đức mới được nhà nước XHCN thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật. Do vậy, pháp luật XHCN, một mặt là phương tiện bảo vệ và phát triển đạo đức XHCN; bảo vệ tính công bằng, chủ nghĩa nhân đạo, cái thiện… của con người; Mặt khác, là phương tiện để củng cố các nghĩa vụ đạo đức trước xã hội, bảo vệ hạnh phúc gia đình, giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng và phát triển mối quan hệ đồng chí, tính lương thiện, thật thà… Ngoài ra, pháp luật còn là ptiện để ghi nhận và đăng tải thế giới quan khoa học, các tư tưởng và các giá trị của loài người tiến bộ và có khả năng tác động lên sự hình thành, phát triển và biến đổi tư tưởng.

Với những vai trò của pháp luật như trên, thì bất cứ hình thức nhà nước nào cũng xem việc quản lý xã hội bằng pháp luật là 1 đòi hỏi thực tế khách quan. Nhưng tuỳ vào đặc điểm của từng hình thái kinh tế - xã hội, chế độ chính trị - xã hội, tuỳ thuộc vào từng thời kỳ cách mạng mạng mà mức độ đòi hỏi có sự khác nhau.

Thế nhưng, có pháp luật tốt chưa đủ, mà phải làm sao cho pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống. Văn bản pháp luật có chất lượng tốt đến đâu bản thân nó cũng không tự mình trở thành hiện thực trong cuộc sống. Mà hiệu lực của những văn bản pháp luật đó có được phát huy hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó việc các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các CBCC nhà nước và mọi công dân tuân theo và chấp hành pháp luật là yếu tố cơ bản, để biến khả năng trở thành hiện thực. Điều đó quyết định ảnh hưởng của pháp luật đối với xã hội. Vai trò đó thuộc về pháp chế.

Page 60: Khoi kien thuc 2

Như vậy, pháp chế là sự hiện diện của 1 hệ thống pháp luật tương đối hoàn thiện, đảm bảo cho việc thiết lập trật tự xã hội và quản lý nhà nước mà ở đó đòi hỏi các cơ quan nhà nước, CBCC nhà nước, các tổ chức tồn tại trong xã hội và mọi công dân phải thực hiện pháp luật thường xuyên nghiêm chỉnh và triệt để.

Từ khái niệm trên cho thấy: pháp luật và pháp chế là 2 khái niệm không đồng nghĩa, nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết tác động qua lại lẫn nhau. Pháp chế thể hiện những đòi hỏi đối với các chủ thể pháp luật phải triệt để tuân theo và chấp hành thường xuyên, nghiêm chỉnh pháp luật và những văn bản dưới luật. pháp luật chỉ có thể phát huy được hiệu lực, điều chỉnh có hiệu quả những quan hệ xã hội dựa trên cơ sở vững chắc của phẩm chất. Ngược lại, pháp chế chỉ có thể được củng cố, tăng cường khi có 1 hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với cơ sở kinh tế - xã hội.

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã đạt được những thành tựu trong công tác phẩm chất. Hệ thống pháp luật được quan tâm, xây dựng tương đối đầy đủ, từng bước được hoàn thiện. Công tác tổ chức thực hiện pháp luật được củng cố, công tác đào tạo CBCC có thẩm quyền thực thi pháp luật được chú trọng bồi dưỡng. Nhận thức của các cấp uỷ Đảng về vai trò quản lý pháp luật được thể hiện đến tận cơ sở và ngày càng mang tính đại chúng. Chất lượng công tác thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước và nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Hoạt động kiểm tra giám sát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đang đi vào nề nếp.

Tuy nhiên, so với những yêu cầu của công cuộc đổi mới đặt ra, sự quản lý xã hội của nhà nước bằng pháp luật cũng còn bộc lộ không ít khuyết điểm và yếu kém. Tập trung nhất là hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh và đồng bộ. Bộ máy nhà nước ta vừa bất cập về trình độ, năng lực quản lý, vừa có bộ phận không nhỏ thiếu trong sạch, gây phiền hà nhũng nhiễu nhân dân, hiệu lực quản lý điều hành chưa nghiêm, kỷ cương xã hội bị buông lỏng. Ơ nhiều nơi, nhiều lúc còn ttrạng thiếu dân chủ, thiếu kỷ cương dẫn đến quyền làm chủ của nhân dân bị vi phạm. Tình trạng tham ô, lãng phí, quan liêu, cửa quyền làm trái pháp luật chưa bị ngăn chặn. Công tác đào tạo đội ngũ CBCC làm công tác pháp lý còn nhiều bất cập, việc thi hành công vụ còn nhiều hạn chế Chưa coi trọng đúng mức việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong cán bộ và nhân dân. Việc thi hành pháp luật chưa nghiêm, công tác kiểm tra, giám sát và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật chưa thật sự chặt chẽ, nghiêm minh và kịp thời. Sự lãnh đạo của Đảng chưa được tăng cường đúng mức, nhiều cấp uỷ trình độ kiến thức và năng lực lãnh đạo bị hạn chế, phương thức lãnh đạo chậm được đổi mới, còn nhiều lúng túng.

Do vậy, để quản lý xã hội bằng pháp luật, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong sạch, vững mạnh không thể không tăng cường pháp chế XHCN. Để củng cố và tăng cường pháp chế XHCN trong giai đoạn đổi mới và phát triển đất nước hiện nay, cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ sau đây:

* Thứ nhất, tăng cường xây dựng pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh, công bằng, phù hợp với yêu cầu cuộc sống, hợp lòng dân và có khả năng hội nhập với hệ thống pháp luật thế giới. Bởi vì pháp luật là cơ sở, là tiền đề của pháp chế cho nên quá trình đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội ở nước ta đòi hỏi phải có sự đổi mới tương ứng về pháp luật. Văn kiện ĐH Đảng lần IX nêu rõ: “Đẩy mạnh và hoàn thiện khung plý phù hợp với KTTT định hướng XHCN, nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi pháp luật hiện hành và ban hành 1 số luật mới phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; Phải đổi mới quy trình xây dựng pháp luật, muốn làm được điều này nhà nước phải thường xuyên thể chế hoá kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành pháp luật. Thường xuyên kịp thời làm tốt công tác hệ thống hoá pháp luật; Cùng với việc xây dựng ban hành pháp luật mới, chúng ta phải rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật hiện hành để sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng. Nhà nước phải đào tạo, bồi dưỡng ổn định đội ngũ cán bộ có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật. Muốn vậy, đầu tiên phải nâng cao chất lượng hoạt động của các đại biểu Quốc Hội, đầu tư thời gian và phương tiện cho họ. Đồng thời cần phải thiết lập thêm các văn phòng và UB giúp việc cho Quốc Hội, ở đó tập trung 1 số chuyên gia về luật pháp cũng như các nhà chuyên môn có trình độ cao.

Page 61: Khoi kien thuc 2

Quốc Hội phải trở thành cơ quan hoạt động thường xuyên (QH chuyên trách) để có thời gian soạn thảo và thông qua luật. Đại biểu HĐND nhất thiết phải được chuẩn hoá kiến thức pháp luật; Nâng cao chất lượng các chuyên viên nghiên cứu pháp lý và các chuyên gia. Do vậy, Nghị quyết ĐH IX nhấn mạnh: “Nâng cao hiệu quả hoạt động của QH trọng tâm là công tác lập pháp, xây dựng chương trình dài hạn về lập pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới quy trình ban hành văn bản pháp luật”. Chất lượng của hệ thống pháp luật còn phụ thuộc vào năng lực lập pháp của QH và lập quy của Chính phủ.

* Thứ hai, tăng cường hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật theo hướng thống nhất triệt để nhưng phải vận dụng hợp lý với từng địa phương, đơn vị. Hiệu quả thực hiện pháp luật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chủ quan có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đó là ý thức pháp luật, nếu như không am hiểu pháp luật thì không thể có ý thức pháp luật để thực hiện pháp luật đúng, cũng như không thể áp dụng đúng pháp luật trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Vì vậy, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải phối hợp với các đoàn thể ndân bằng nhiều bpháp, nhiều hình thức để tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật đến tận quần chúng nhân dân.

* Thứ ba, tăng cường xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật và kiểm tra giám sát việc thực thi pháp luật. Nói như vậy không có nghĩa là phải xử lý thật nặng mới là nghiêm minh, mà phải xử đúng người, đúng sự việc. Do đó, nhà nước phải chú ý việc lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng những người, những cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, phải trang bị cho họ 1 kiến thức, 1 kỹ năng xử lý. Ngoài ra, còn phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật, tăng cường hoạt động của hệ thống cơ quan thanh tra; Tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát của đại biểu QH, HĐND, của đoàn thể nhân dân, phát động phong trào quần chúng nhân dân tham gia vào hoạt động kiểm tra, gíam sát. Phải có cơ chế bảo vệ dân.

* Thứ tư, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế. Đầu tiên Đảng phải tăng cường hoạch định đường lối chiến lược, chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời để làm cơ sở cho nhà nước thể chế hóa pháp luật. Đảng phải tăng cường công tác cán bộ, cụ thể là lãnh đạo công tác bồi dưỡng, quy hoạch, ổn định đội ngũ cán bộ trong những cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Muốn làm tốt công tác này thì các cấp uỷ Đảng, đảng viên phải bằng nhiều biện pháp nâng cao kiến thức pháp luật. Đảng phải gương mẫu thực thi pháp luật, khi có hành vi vi phạm pháp luật ở trong Đảng phải xử lý nghiêm minh đối với vi phạm; Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý bằng pháp luật, tránh sự bao biện làm thay hoặc can thiệp vào hoạt động chuyên môn của nhà nước; Đảng phải tăng cường lãnh đạo quần chúng thực hiện pháp luật, tham gia kiểm tra, kiểm sát việc thực thi pháp luật.

Bên cạnh việc tăng cường pháp chế, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức. Một hệ thống pháp luật cho dù có hoàn chỉnh đến mấy cũng không thể điều chỉnh hết mọi quan hệ xã hội nên phải kết hợp sự điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản không chỉ bằng các quy phạm pháp luật mà còn bằng các quy tắc đạo đức mới tức là kết hợp hài hoà giữa pháp trị và đức trị. Đây là 1 quan điểm nhằm khắc phục việc tuyệt đối hóa vai trò của pháp luật. Giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ cán bộ, trí thức và những người lao động có tri thức và tay nghề, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu CNXH. Bên cạnh đó, cần giáo dục thế giới quan Mác-Lênin, tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh; đồng thời đấu tranh không khoan nhượng với những tư tưởng qđiểm xét lại, cơ hội dưới mọi màu sắc, những luận điệu xuyên tạc, chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Ngoài ra, còn giáo dục chính trị tư tưởng, gdục đạo đức, giáo dục pháp luật và các dạng giáo dục khác. Vì giáo dục chính trị kích thích lợi ích trong việc điều chỉnh pháp luật, củng cố quan hệ tích cực của con người đối với những đòi hỏi của pháp luật, cho nên pháp luật là chỗ dựa, là cơ sở hình thành đạo đức mới. Do đó, pháp luật bảo vệ và phát triển đạo đức, bảo vệ tính công bằng, chủ nghĩa nhân đạo, tự do, lòng tin và lương tâm con người. Giáo dục nhằm tăng cường sự tác động lên tình cảm, hình thành hành vi hợp pháp, hợp đạo đức ở con người. Giáo dục đạo đức tạo nên khả năng thiết lập trong đời sống thực tiễn những ngtắc của đạo đức, thiết lập quan hệ không dung thứ với các biểu hiện chống đối xã hội, bảo vệ hạnh phúc gia đình, bồi dưỡng thế hệ trẻ, kích thích sự giúp đỡ đồng

Page 62: Khoi kien thuc 2

chí, tính lương thiện, thật thà... Cùng với giáo dục đạo đức phải kết hợp với giáo dục pháp luật (giáo dục tình cảm công bằng, tình cảm trách nhiệm, tình cảm không khoan nhượng và tình cảm pháp chế). Trong điều kiện mới hiện nay việc tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên là 1 điều hết sức cần thiết. Do vậy, phải không ngừng ra sức học tập chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao đạo đức cách mạng để đáp ứng ycầu của sự nghiệp đỏi mới đất nước.

Tóm lại: tăng cường pháp chế XHCN ở nước ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay là 1 trong những quan điểm cơ bản có tính nguyên tắc chỉ đạo tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà XHCNViệt Nam nhằm bảo đảm thắng lợi quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Để tăng cường pháp chế, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, không chỉ xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, mà quan trọng hơn là tổ chức thực hiện pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành thường xuyên và nghiêm chỉnh, đấu tranh kiên quyết với những hành vi vi phạm pháp luật. Pháp luật không được tuân theo và chấp hành nghiêm chỉnh thì pháp luật không có hiệu lực và trên thực tế là không có pháp luật, vì vậy, pháp chế cũng không được củng cố và tăng cường. Pháp chế XHCN được xây dựng, củng cố và tăng cường sẽ là cơ sở của trật tự của pháp luật.

Page 63: Khoi kien thuc 2

Câu 12. Giáo dục pháp luật và phương hướng tăng cường giáo dục pháp luật trong quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay

Pháp luật để thể hiện ý chí và thực hiện đừng lối của giai cấp ấy. Pháp luật là một trong những nhân tố bảo vệ sự ổn định của cái quan hệ xã hội trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm hình thành ý thức Pháp luật của quần chúng nhân dân, cho mọi người hiểu biết về Pháp luật từ đó tự giác thực hiện tốt Pháp luật của nhà nước.

Giáo dục pháp luật là hoạt động có tổ chức, có mục đích và có định hướng của chủ thể giáo dục, tác động lên đối tượng giáo dục nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm đối với pháp luật và hành vi xử sự phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành. Hay nói cách khác, Giáo dục pháp luật là sử dụng những hình thức giáo dục khác nhau tác động có hệ thống và thường xuyên với ý thức của con người nhằm trang bị cho họ những kiến thức quản lý nhất định, để từ đó họ có những nhận thức đúng đắn về pháp luật, biết tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật. Ở nước ta trong những năm gần đây, công tác giáo dục pháp luật cho quần chúng nhân dân cũng đã được Đảng và nhà nước chú trọng nhằm từng bước trang bị tri thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm về thói quen pháp luật cho nhân dân, làm cho người dân hiểu biết pháp luật và làm theo pháp luật. Công tác giáo dục pháp luật là nhiệm vụ, là trách nhiệm của các tổ chức Đảng, của tất cả các cơ quan, của bộ máy nhà nước, của các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế... Con người không được tổ chức định hướng giáo dục pháp luật trong hoạt động của mình là trái với bản chất của giáo dục và không thể hình thành được ý thức pháp luật của họ. Việc giáo dục đóng 1 vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội. Giáo dục pháp luật nhằm hình thành và từng bước mở rộng hệ thống tri thức pháp luật cho công dân. Trong điều kiện nước ta hiện nay, nhìn chung xã hội đang ở trong tình trạng kém hiểu biết về pháp luật, vì vậy, công tác gíao dục giúp cho người dân có nhận thức về pháp luật, hiểu biết pháp luật có một ý nghĩa rất lớn. Thông qua pháp luật mà trang bị cho con người những tri thức cơ bản về pháp luật như giá trị xã hội của pháp luật, vai trò điều chỉnh của nó... Đôi khi tri thức pháp luật đã được con người nhận thức 1 cách đầy đủ thì nảy sinh tình cảm của họ đối với pháp luật, tình cảm pháp luật càng mạnh mẽ khi trình độ hiểu biết pháp luật càng cao. Bởi vì tình cảm pháp luật được nuôi dưỡng trên cơ sở các khái niệm, vai trò, bản chất các quan niệm về pháp luật, chính những điều đó thì không thể tồn tại cảm xúc pháp luật. Nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt của tri thức trong việc hình thành lòng tin, Ăngghen cho rằng “Phải có một tri thức đầy đủ mới tạo cho mình một lòng tin, bất luận thế nào cũng nắm vững nó”. Như vậy giáo dục pháp luật đã giúp con người nhận thức được những tri thức pháp luật, từ đó tạo cơ sở cho sự định hướng lòng tin ổn định vào các giá trị của pháp luật, hơn nữa thông qua gíao dục pháp luật giúp cho con người tổ chức một cách có ý thức hành vi của mình và tự kiểm tra hành vi từ các quan điểm, chuẩn mực pháp lý, gíao dục pháp luật giúp con người hiểu một cách thấu đáo về pháp luật, biết nhìn nhận, suy luận, đánh giá một cách tin tưởng các sự kiện pháp lý với hành vi nào đó là hợp pháp hay không hợp pháp, hợp lý hay không hợp lý để từ dó mà xây dựng cho mình những hành vi xử sự tích cực phù hợp với những yêu cầu đòi hỏi của pháp luật.

Giáo dục giúp hình thành lòng tin pháp luật: Sự hình thành lòng tin vào pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng mà thiếu lòng tin, thiếu tình cảm, không tôn trọng đối với pháp luật thì không dự đoán và bảo đảm hành vi hợp pháp, không giữ vững được các nhiệm vụ đặt ra. Quá trình thực hiện các qui phạm pháp luật đó là sự tác động qua lại của các đòi hỏi thể hiện trong pháp luật với ý thức cá nhân con người, trong thực tế của cuộc sống xã hội, nếu một người nào đó thiếu lòng tin với pháp luật, thì thường có hành vi lệch khỏi chuẩn mực pháp luật, lòng tin vững chắc vào pháp luật là cơ sở hình thành động cơ hợp pháp. Giáo dục pháp luật giúp con người cảm thụ (lĩnh hội) các thông tin quản lý, các tri thức pháp luật một cách nhanh nhất, biết đánh giá các qủan lý phạm pháp luật, biết quan hệ với người khác và nói chính mình bằng các qui phạm pháp luật, thực hiện tốt nghĩa vụ pháp lý trong các mối quan hệ pháp luật với nhà nước.

Trong thực tế ở nhiều địa phương, đơn vị hiện nay không ít người có tri thức pháp luật, nhưng không có tình cảm đúng đắn với pháp luật nên không xử sự theo đúng quy định của pháp luật thậm chí

Page 64: Khoi kien thuc 2

cố tình vi phạm pháp luật. Giáo dục pháp luật giúp hình thành động cơ và hành vi tích cực pháp luật. Đây cũng là một vai trò có ý nghĩa dặc biệt của công tác gíao dục pháp luật, bởi vì kết quả cuối cùng của giáo dục pháp luật phải được thể hiện ở hành vi xử sự theo pháp luật của con người. Mặc dù có nhiều yếu tố tác động đến để hình thành hành vi của con người, nhưng chắc chắn rằng các yếu tố tác động để hình thành động cơ và hành vi hợp pháp tich cực pháp luật là nhờ vào quá trình giáo dục 1 cách kiên trì, cũng nhiều hình thức và phương tiện để mọi người hiểu biết một cách sâu sắc về sự cần thiết. Việc hình thành ở quần chúng nhân dân thói quen xử sự theo yêu cầu đòi hỏi của Pháp luật là một nhiệm vụ phức tạp. Đó là quá trình giáo dục lòng tin vào giá trị và sự cần thiết của trở thành ý thức tự giác pháp luật cao làm co sở cho sự chuyển hoá thành thói quen, từ đó có tác động trở lại cũng cố lòng tin và lí trí tác động qua lại giữa chúng ,dẫn đến những hành vi,thói quen hằng ngày.

Giáo dục pháp luật đã tạo cho con người những thoí quen đó là: thói quen tuân theo những qui phạm pháp luật thói quen thực hiện quyền và nghiã vụ pháp lý, thói quen sử dụng các qui phạm pháp luật và cuối cùng là thói quen áp dụng pháp luật trong thực tiễn cuộc sống. tất cả những thói quen này tạo thành mục đích hành vi của giáo dục pháp luật. Tóm lại, giáo dục pháp luật là quá trình tác động định hướng của các nhân tố chủ quan nhằm hình thành tri thức pháp luật, lòng tin pháp luật và động cơ hành vi hợp pháp cho đối tượng giáo dục.

Thực tiễn nước ta cho thấy, trong thời gian qua tình trạng vi phạm pháp luật còn khá phổ biến trong một bộ phận công chức cũng như trong các tầng lớp nhân dân. Tình hình trên do nhiều nguyên nhân như: do thiếu hiểu biết pháp luật hoặc hiểu biết không sâu sắc, không thấu đáo về pháp luật dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật; Có hiểu biết pháp luật song thiếu tình cảm, lòng tin vào pháp luật, không tôn trọng pháp luật, thiếu trách nhiệm đối với nhà nước và xã hội dẫn đến vi phạm pháp luật; Do các cơ quan chức năng và các cá nhân có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật không nghiệm dẫn đến tâm lý coi thường và vi phạm pháp luật... Các nguyên nhân nói trên suy cho cùng điều do ý thức pháp luật trong cán bộ và nhân dân còn thấp. Vì vậy, vấn đề giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức cũng như ý thức pháp luật của cán bộ và nhân dân là vấn đề trở nên cấp bách và có ý nghĩa thiết thực đối với nước ta, đặc biệt trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay.

Vậy giáo dục pháp luật là gì? Vai trò của nó như thế nào đối với việc nâng cao ý thức pháp luật?

Ở nước ta hiện nay, quan niệm như thế nào là giáo dục pháp luật còn chưa thực sự thống nhất sonh chúng ta tạm thời chấp nhận cách khái niệm giáo dục pháp luật theo nghĩa hẹp của khái niệm giáo dục pháp luật được hiểu: “Là một dạng hoạt động có tổ chức, có mục đích, có tính định hướng của chủ thể giáo dục tác động lên các đối tượng giáo dục nhằm làm hình thành ở họ trí thức pháp luật, tình cảm đối với pháp luật và các hành vi xử sự phù hợp với pháp luật hiện hành”.

Với cách hiểu đó, có thể thấy giáo dục pháp luật là hoạt động có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và nâng cao ý thức pháp luật cho mọi người, Vai trò đó thể hiện như sau:

Trước hết, giáo dục pháp luật có vai trò có vai trò trang bị trí thức pháp luật từng bước mở rộng và làm sâu sắc hơn hệ thống tri thức pháp luật ở đối tượng được giáo dục pháp luật. Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, khi xã hội đang ở trong tình trạng hiểu biết pháp luật thấp thì vai trò này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi rằng: Một mặt, sự hiểu biết pháp luật là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với việc hình thành và phát triển ý thức pháp luật của nhân dân. Thông qua hoạt động giáo dục pháp luật, có thể trang bị tri thức pháp luật cơ bản cần thiết cho nhân dân. Mặt khác, lý luận và thực tiễn cho thấy, tri thức pháp luật có vai trò quan trọng trong việc hình thành tình cảm, lòng tin, thái độ đúng đắn đối với pháp luật không có tri thức pháp luật (không có sự hiểu biết) thì không thể có tình cảm, lòng tin đối với pháp luật và ngược lại, chỉ trên cơ sở một tri thức pháp luật sâu sắc, thấu đáo mới có thể có sự am hiểu sâu sắc có hệ thống vai trò, ý nghĩa xã hội của pháp luật, mới biết đánh giá tính công bằng hay không công bằng của pháp luật, tính hợp pháp hay không hợp pháp trong cách xử sự của cá nhân hay hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội.

Page 65: Khoi kien thuc 2

Thứ hai, giáo dục pháp luật có vai trò quan trọng trong việc hình thành lòng tin của con người đối với pháp luật, đay là vấn đề có ý nghĩa to lớn, quan trọng đối với việc tôn trọng và thực hiện pháp luật. Thực tiễn đã chứng minh rằng nếu con người chỉ có tri thức pháp luật mà thiếu lòng tin vào pháp luật thì hành vi của họ sẽ sai lệch các chuẩn mực pháp luật.

Thứ ba, giáo dục pháp luật còn có vai trò hình thành định hướng động cơ, hành vi xử sự theo yêu cầu.

* Phương hướng tăng cường giáo dục pháp luật trong quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay Để tiếp tục truyền tải những thông tin quản lý, những qui phạm pháp luật đến với quần chúng

nhân dân, làm cho người dân hiểu biết và nâng cao ý thức pháp luật để rồi “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”. Trong thời gian tới công tác giáo dục pháp luật cần được thực hiện tốt một số nội dung sau đây:

+ Tuyên truyền đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật cả trong nhận thức và trong tổ chức thực hiện. Văn kiện Đại hội VI của Đảng chỉ rõ cần phải coi trọng và đẩy mạnh công tác Giáo dục Pháp luật. Nghị quyết Đại hội IX nhấn mạnh: “Đổi mới và hoàn thiện quy trình pháp luật, ban hành và thực thi pháp luật trong đó chú trọng việc tuyên truyền giáo dục pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh”. Thực tiễn trong những năm gần đây, chúng ta cũng đã làm được nhiều việc như, rà soát các văn bản luật, xây dựng tủ sách Pháp luật ở các cơ quan đơn vị, ở cơ sở xã phường, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tìm hiểu, tiếp cận với các văn bản luật, việc tổ chức thành lập các trung tâm dịch vụ tư vấn pháp lý.

+ Phải xem xét kỹ năng lĩnh hội kiến thức của từng bộ phận dân cư để có biện pháp, hình thức, xây dựng nội dung Giáo dục Pháp luật cho phù hợp với từng đối tượng.

+ Công tác Giáo dục pháp luật phải kết hợp với giáo dục đạo đức, làm sáng tỏ giá trị xã hội và giá trị đạo đức của cac quy phạm pháp luật.

+ Xây dựng đội ngũ, nâng cao uy tín đạo đức của những người làm công tác Giáo dục pháp luật, đặc biệt là đội ngũ cán bộ công chức nhà nước, vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của giáo dục pháp luật. Có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ làm công tác giáo dục pháp luật.

+ Đưa công tác giáo dục pháp luật vào trong chương trình học phổ thông nhằm từng bước hình thành ý thức pháp luật, niềm tin vào pháp luật cho chúng em học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

+ Tăng cường văn bản chỉ đạo của Đảng trong hoạt động giáo dục pháp luật, muốn vậy thì Đảng phải xây dựng đường lối chủ trương đúng đắn về giá trị pháp luật và phải thường xuyên kiểm tra giám sát hđộng giáo dục pháp luật.

+ Các cơ quan nhà nước lãnh đạo thông qua công tác tổ chức can bộ, thông qua đội ngũ viên và các tổ chức cơ sở Đảng ở trong các cơ quan, các đoàn thể quần chúng.

+ Bày nhiều hình thức lôi kéo mạnh mẽ quần chúng nhân dân tham gia vào hoạt động xây dựng giáo dục pháp luật bằng tất cả các lĩnh vực: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Thực hiện hoạt động quản lý Nhà nước có ý nghĩa giáo dục mạnh mẽ, từ đó áp dụng pháp luật và bảo vệ pháp luật.

Để thực hiện tốt công tác Giáo dục pháp luật, chúng ta cần chúng ta cần tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp sau đây:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giải thích pháp luật, làm cho mọi người trong xã hội nắm được nội dung, yêu cầu của mọi văn bản qui phạm Pháp luật ban hành. Mở rộng công khai, dân chủ trong hoạt động của bộ máy, thu hút nhân dân tham gia vào hoạt động xây dựng và giáo dục pháp luật.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật và cán bộ hành chính nhà nước để xây dựng đội ngũ cán bộ nhà nước có ý thức pháp luật cao trong công tác đào tạo, cần chú ý tới chất lượng, xu hướng đào tạo tràn lan hình thức không có hiệu quả. Việc giảng dạy pháp luật cần được tiến hành tiến hành rộng rãi trong các nhà trường của Đảng, của Nhà nước và các tổ chức xã hội. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các hình thức nghệ thuật (điện ảnh, nhiếp ảnh, hội họa…); qua

Page 66: Khoi kien thuc 2

sách báo pháp lý; qua hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; qua hoạt động tư pháp (xét xử), qua hoạt động tư vấn pháp luật…

- Tăng cường đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm thông qua hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp luật. Xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật.

- Có như vậy pháp luật mới thực sự đi vào lòng dân, đi vào đời sống xã hội từ đó làm cho mọi người “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”.

Liên hệ Thực tiễn công tác giáo dục pháp luật trong thời gian qua của nước ta nói chung và ở địa

phương đơn vị nơi tôi công tác, mặc dù đã được Đảng và Nhà nước quan tâm nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Do chưa nhận thức được vai trò, tác dụng của công tác giáo dục pháp luật nên việc Giáo dục pháp luật không đồng bộ và thiếu sự phối hợp. ở nước ta chỉ có một số thành phần trong xã hội như đội ngũ tri thức, đội ngũ là cán bộ công chức nhà nước là được giáo dục pháp luật, hiểu biết pháp luật một cách cơ bản, còn đại đa số người dân, nhất là người dân ở miền núi, vùng sâu, vùng xa... mức độ am hiểu về pháp luật của họ còn rất hạn chế dẫn đế có nhiều người vi phạm pháp luật, thậm chí phạm lỗi do không hiểu biết về pháp luật. Vì thế mấy năm gần đây, mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng đã mở nhiều chuyên mục tuyên truyền giải thích pháp luật, nhưng chất lượng chưa đáp ứng, việc đưa được giáo dục pháp luật vào trong các nhà trường phổ thông còn hạn chế. Mặt khác nội dung giáo dục pháp luật còn thiếu tính nhất quán, liện tục và hệ thống trong việc chuyển tải tri thức tình cảm và hành vi pháp luật. Các biện pháp giúp đỡ pháp luật như luật sư, công chứng, cố vấn quản lý, dịch vụ tư vấn quản lý... ở nước ta hiện nay còn it về số lượng, non kém về chất lượng nên tác động tổ chức của văn bản pháp lý lên các quan hệ xã hội ít phát huy tác dụng.

Page 67: Khoi kien thuc 2

Câu 13. Vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước ở Việt NamI. Khái niệm về quản lý hành chính nhà nước

1. Quản lýCó nhiều cách giải thích khác nhau cho thuật ngữ “hành chính” và “luật hành chính”. Tuy nhiên,

tất cả đều thống nhất ở một điểm chung: Luật Hành chính là ngành luật về quản lý nhà nước. Do vậy, thuật ngữ “hành chính” luôn luôn đi kèm và được giải thích thông qua khái niệm “quản lý” và “quản lý nhà nước”.

a. Khái niệm quản lý- Một cách tổng quát nhất, quản lý được xem là quá trình “tổ chức và điều khiển các hoạt động

theo những yêu cầu nhất định”, đó là sự kết hợp giữa tri thức và lao động trên phương diện điều hành.- Dưới góc độ chính trị: quản lý được hiểu là hành chính, là cai trị; nhưng dưới góc độ xã hội:

quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy.Dù duới góc độ nào đi chăng nữa, quản lý vẫn phải dựa những cơ sở, nguyên tắc đã được định

sẵn và nhằm đạt được hiệu quả của việc quản lý, tức là mục đích của quản lý.Tóm lại, quản lý là sự điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những

quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo đúng ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích đã đặt ra từ trước.

Là một yếu tố thiết yếu quan trọng, quản lý không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Xã hội càng phát triển cao thì vai trò của quản lý càng lớn và nội dung càng phức tạp. Quản lý là sự đòi hỏi tất yếu khi có hoạt động chung của con người. C.Mác coi quản lý xã hội là chức năng đặc biệt sinh ra từ tính chất xã hội hoá lao động. Ví dụ: người nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc giao hưởng.

b. Đặc điểm của quản lý- Quản lý là sự tác động có mục đích đã được đề ra theo đúng ý chí của chủ thể quản lý đối với

các đối tượng chịu sự quản lý. “Đúng ý chí của người quản lý” cũng đồng nghĩa với việc trả lời câu hỏi tại sao phải quản lý và quản lý để làm gì. Chủ thể của quản lý là con người hay tổ chức của con người. Những cá nhân, tổ chức này phải là những đại diện có quyền uy, có quyền hạn và trách nhiệm liên kết, phối hợp những hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân hướng tới mục tiêu chung nhằm đạt được kết quả nhất định trong quản lý.

- Quản lý muốn được thực hiện phải dựa trên cơ sở tổ chức và quyền uy.+ Tổ chức là sự phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của những người

cùng tham gia hoạt động chung.+ Theo Ph.Ănghen, quyền uy là sự trói buộc, áp đặt ý chí của kẻ này buộc kẻ khác phải phục

tùng. Vì vậy, quyền uy lấy phục tùng làm tiền đề. Quyền uy và phục tùng tạo thành nội dung của quyền lực quản lý. Không thể có quản lý nếu nếu không có quyền lực, dù đại diện quyền lực ấy là một người hay một tập thể. Vì có quyền lực nên ý chí của chủ thể quản lý trở thành ý chí thống trị buộc đối tượng bị quản lý phải phục tùng, và chính bản thân quản lý là sự thực hiện quyền lực này. Như vậy, “quyền lực - phục tùng” là đặc trưng của phương pháp quản lý xã hội.

Trong xã hội chưa có nhà nước quyền lực đó mang tính chất xã hội (quyền lực xã hội). Nó được củng cố, bảo đảm bằng uy tín của chủ thể quản lý, bằng sự tôn trọng của các thành viên trong cộng đồng, bằng thói quen, tập quán, truyền thống, đạo đức, tôn giáo... mà đa phần được thể hiện dưới hình thức những quy phạm xã hội. Quyền lực xã hội còn được thể hiện, khi cần thiết bằn những hình thức cưỡng chế đặc biệt do cả tập thể cộng đồng (thị tộc, bộ lạc...) áp dụng đối với những người hay nhóm người vi phạm các quy tắc quả lý cộng đồng (ví dụ, hội nghị toàn thể thị tộc), còn thông thường là những thủ lĩnh có tài năng, kinh nghiệm, uy tín hoặc tập thể những người có tài năng, uy tín do tất cả thành viên công đồng bầu ra.

2. Quản lý nhà nước - quản lý hành chính nhà nướca. Quản lý nhà nước

Page 68: Khoi kien thuc 2

Quản lý nhà nước là quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu và quan trọng của con người. Điểm khác nhau cơ bản giữa quản lý nhà nước và các hình thức quản lý khác (ví dụ: quản lý của các tổ chức xã hội...), là tính quyền lực nhà nước gắn liền với cưỡng chế nhà nước khi cần. Từ khi xuất hiện, nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội được xem là quan trọng, cần thiết. Quản lý nhà nước được thực hiện bởi toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước.

Quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước.

Nói cách khác, quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật đến đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. Như vậy, tất cả các cơ quan QLNN đều làm chức năng QLNN. Và pháp luật là phương tiện chủ yếu để quản lý nhà nước. Bằng pháp luật, Nhà nước có thể trao quyền cho các tổ chức hoặ các cá nhân để họ thay mặt nhà nước tiến hành hoạt động quản lý nhà nước.

Như vậy, chủ thể của QLNN là các tổ chức hay các cá nhân mang quyền lực nhà nước trong quá trình tác động đến đối tượng quản lý. Chủ thể quản lý nhà nước bao gồm: các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước.

b. Quản lý hành chính nhà nướcKhái niệmQuản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp là QLHCNN.a. Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của nhà nước, được thực hiện trước

hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là đảm bảo sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyề lực, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp, thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hoá - xã hội và hành chính, chính trị. Nói cách khác, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước.

Chủ thể của QLHCNN là các cơ quan nhà nước (mà trước hết là các cơ quan QLHCNN, các cán bộ nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền QLHC trong một số trường hợp cụ thể).

Khách thể của QLHCNN là trật tự quản lý trong lĩnh vực chấp hành và điều hành. Trật tự LHC do các các quy phạm pháp luật hành chính quy định.

Quản lý hành chính nhà nước trước hết và chủ yếu được thực hiện bởi hệ thống cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ và các cơ quan chính quyền địa phương các cấp, không kể một số tổ chức thuộc nhà nước mà không nằm trong cơ cấu quyền lực như các doanh nghiệp.

Đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước- Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động vừa mang tính chấp hành, vừa mang tính điều hành.+ Tính chất chấp hành thể hiện ở mục đích của QLHCNN là đảm bảo thực hiện trên thực tế các

văn bản pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước. Mọi hoạt động QLHCNN đều được tiến hành trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật.

+ Tính chất điều hành của QLHCNN thể hiện ở chỗ để đảm bảo cho các văn bản của các cơ quan quyền lực nhà nước được thực hiện trên thực tế, các chủ thể QLHCNN phải tiến hành các hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền.

Trong quá trình điều hành, các cơ quan QLHCNN có quyền nhân danh nhà nước ban hành các văn bản pháp luật để đăt ra các quy phạm pháp luật hay các mệnh lệnh cụ thể bắt buộc các đối tượng có liên quan phải thực hiện.

Hoạt động điều hành là một nội dung cơ bản của hoạt động chấp hành quyền lực nhà nước, nó gắn với hoạt động chấp hành và cùng với hoạt động chấp hành tạo thành 2 mặt thống nhất của QLHCNN. Để đảm bảo sự thống nhất của hai yếu tố này đòi hỏi rất nhiều yêu cầu. Trong đó, quản lý hành chính nhà nước trước hết phải bảo đảm việc chấp hành văn bản của cơ quan dân cử đaị diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, từ đó mà thực hiện quản lý điều hành. Mọi hoạt động chấp hành và

Page 69: Khoi kien thuc 2

điều hành đều phải xuất phát từ mục đích nhằm phục vụ cho nhân dân, đảm bảo đời sống xã hội cho nhân dân về mọi mặt, tương ứng với các lĩnh vực trong quản lý hành chính nhà nước.

- Hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chủ động và sáng tạo.Điều này thể hiện ở việc các chủ thể quản lý hành chính căn cứ vào tình hình, đặc điểm của từng

đối tượng quản lý để đề ra các biện pháp quản lý thích hợp.Tính chủ động sáng tạo còn thể hiện rõ nét trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy

phạm pháp luật hành chính để điều chỉnh các hoạt động quản lý nhà nước.Tính chủ động sáng tạo được quy định bởi chính bản thân sự phức tạp, đa dạng, phong phú của

đối tượng quản lý và đòi hỏi các chủ thể quản lý phải áp dụng biện pháp giải quyết mọi tình huống phát sinh một cách có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chủ động và sáng tạo không vượt ra ngoài phạm vi của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật nhà nước. Để đạt được điều này, đòi hỏi tôn trọng triệt để tất cả các nguyên tắc trong hệ thống các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước.

- Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được bảo đảm về phương diện tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.

+ Trước hết là bộ máy cơ quan nhà nước - đây là hệ thống cơ quan nhiều về số lượng, biên chế; phức tạp về cơ cấu tổ chức; đa dạng về chức năng, nhiệm vụ cũng như phương pháp hoạt động; có cơ sở vật chất to lớn, có đối tượng quản lý đông đảo, đa dạng, chủ thể chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước, đó là điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ quản lý. Các cơ quan hành chính trực tiếp xử lý công việc hàng ngày của Nhà nước, thường xuyên tiếp xúc với dân, giải quyết các yêu cầu của dân, là cầu nối quan trọng của Đảng, nhà nước với nhân dân. Nhân dân đánh giá chế độ, đánh giá Đảng trước hết thông qua hoạt động của bộ máy hành chính.

+ Bảo đảm tính liên tục và ổn định trong hoạt động quản lý. Liên tục để tránh lối làm việc hô hào, theo phong trào. Tính ổn định nhằm để đảm bảo các hoạt động như: lưu trữ hồ sơ, giấy tờ. Đó có thể nói là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước đối với xã hội.

- Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có mục tiêu chiến lược, có chương trình và có kế hoạch để thực hiên mục tiêu. Công tác quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có mục đích và định hướng. Vì vậy, phải có chương trình, kế họach dài hạn, trung hạn và hàng năm. Có các chỉ tiêu vừa mang tính định hướng, vừa mang tính pháp lệnh; có hệ thống pháp luật vừa được áp dụng thực thi triệt để cho hoạt động quản lý, vừa tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đặt dưới sự quản lý ấy.

- Quản lý hành chính nhà nước XHCN không có sự cách biệt tuyệt đối về mặt xã hội giữa chủ thể quản lý và chủ thể của quản lý (chủ thể chịu sự quản lý). Cán bộ quản lý nhà nước phải là “công bộc” của nhân dân, biết lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân, thu hút được rộng rãi quần chúng nhân dân tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội. Chống quan liêu, cửa quyền, hách dịch, ức hiếp quần chúng.

- Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao. Đó chính là nghiệp vụ của một nền hành chính văn minh, hiện đại. Khi nói đến một “nền kinh tế tri thức” - nền kinh tế mà ở đó giá trị của tri thức, của sự hiểu biết được đặt lên hàng đầu - thì đội ngũ quản lý nền kinh tế tri thức ấy phải có một tầm vóc tương xứng. Quản lý nhà nước khác với hoạt động chính trị ở chỗ: trình độ kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý thực tiễn làm tiêu chuẩn hàng đầu.

- Tính không vụ lợi: Quản lý hành chính nhà nước lấy việc phục vụ lợi ích công làm động cơ và mục đích của hoạt động. Quản lý hành chính nhà nước không phải vì lợi ích thù lao, càng không theo đuổi mục đích kinh doanh lợi nhuận. Cán bộ hành chính vì vậy phải bảo đảm “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”.

II. Khái niệm, các nguyên tắc cơ bản trong QLHCNN1. Khái niệm

Nguyên tắc trong quản lý hành chính Nhà nước là những tư tưởng chủ đạo bắt nguồn từ cơ sở khoa học của hoạt động quản lý, từ bản chất của chế độ, được quy định trong pháp luật, làm nền tảng cho tổ chức và hoạt động quản lý hành chính Nhà nước.

Page 70: Khoi kien thuc 2

2. Đặc điểm- Các nguyên tắc trong quản lý hành chính Nhà nước được ghi nhận trong các văn bản pháp luật

của Nhà nước, từ Hiến pháp, các văn bản luật đến văn bản dưới luật. Điều này thể hiện tính pháp lý của các nguyên tắc trong quản lý hành chính Nhà nước.

- Các nguyên tắc quản lý hành chính Nhà nước thể hiện tính khách quan và khoa học, vì:+ Được xây dựng và đúc rút từ thực tế của cuộc sống, từ thực tiễn quản lý hành chính Nhà nước.+ Được xây dựng và ghi nhận trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, chúng được xây dựng

trên cơ sở của hoạt động quản lý hành chính Nhà nước chứ không phải ý muốn chủ quan của các chủ thể quản lý hành chính Nhà nước.

+ Những tư tưởng, nguyên tắc quản lý hành chính Nhà nước cũng có yếu tố chủ quan, bởi vì: chúng được xây dựng nên bởi con người, được rút ra từ thực tế cuộc sống, nhờ có con người thông qua bộ óc con người. Cho nên, các nguyên tắc này bao giờ cũng chịu sự chi phối của điều kiện về chính trị, giai cấp, xã hội…

- Các nguyên tắc quản lý hành chính Nhà nước mang tính ổn định cao, vì:+ Chúng phản ánh các qui luật khách quan của quản lý hành chính Nhà nước, cho nên tính ổn

định phải được đảm bảo trong từng thời kỳ.+ Tuy nhiên, chúng không phải là bất biến, bởi vì cuộc sống luôn phát triển cùng với qui luật

của nó.+ Mỗi nguyên tắc trong quản lý hành chính Nhà nước có nội dung riêng phản ánh từng khía

cạnh khác nhau của quản lý hành chính Nhà nước. Cho nên, có nhiều nguyên tắc khác nhau trong quản lý hành chính Nhà nước và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống thống nhất. Chính vì vậy, nguyên tắc quản lý hành chính Nhà nước thường được chia thành hai nhóm:

Nhóm nguyên tắc chính trị - xã hộiCác nguyên tắc tổ chức - kỹ thuật

II. Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước1. Các nguyên tắc chính trị - xã hội

a. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính Nhà nước- Cơ sở của nguyên tắc:+ Cơ sở thực tiễn: Thực tế lịch sử đã chỉ rõ, sự lãnh đạo của ĐCS là hạt nhân của mọi thắn lợi

của cách mạng nước ta.+ Cơ sở pháp lý của nguyên tắc: Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính Nhà nước được quy

định tại Điều 4 Hiến pháp năm 1992:”Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

- Nội dung của nguyên tắc:Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính Nhà nước biểu hiện cụ thể ở các hình thức

hoạt động của các tổ chức Đảng, cụ thể như sau:- Đưa ra những đường lối, chủ trương, chính sách của mình về lĩnh vực hoạt động khác của

quản lý hành chính Nhà nước.+ Các nghị quyết của cấp uỷ Đảng đưa ra các phương hướng hoạt động cơ bản tạo cơ sở quan

trọng để các chủ thể quản lý hành chính Nhà nước có thẩm quyền thể chế hoá văn bản pháp luật thực hiện trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước.

+ Chủ thể quản lý hành chính Nhà nước luôn căn cứ vào chủ trương, đường lối của Đảng để quyết định những vấn đề khác nhau trong quản lý.

Ví dụ: Ban hành văn bản quản lý phải dựa vào chủ trương, đường lối của Đảng.- Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính Nhà nước thể hiện trong công tác tổ chức cán bộ.+ Chúng ta biết rằng công tác tổ chức cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp

đến hiệu quả của quá trình quản lý hành chính Nhà nước. Cho nên, công tác Đảng đã bồi dưỡng những

Page 71: Khoi kien thuc 2

Đảng viên ưu tú có đầy đủ năng lực, phẩm chất đạo đức gánh vác những công việc quản lý hành chính Nhà nước.

+ Tổ chức Đảng đưa ra ý kiến về việc bố trí những cán bộ phụ trách những vị trí lãnh đạo của các cơ quan hành chính Nhà nước. Từ đó cơ quan Nhà nước xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng.

- Ngoài ra, Đảng còn sử dụng hình thức kiểm tra để lãnh đạo trong quản lý hành chính Nhà nước, như:

+ Kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước nhằm đánh giá tính hiệu quả, tính thực tế của các chính sách mà Đảng đề ra. Để từ đó khắc phục những khuyết điểm, phát huy mặt tích cực trong công tác quản lý.

+ Thông qua công tác này, giúp tổ chức Đảng biết được tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách do mình đề ra. Trên cơ sở đó có biện pháp uốn nắn kịp thời làm cho hoạt động quản lý đi theo đúng định hướng, phù hợp với lợi ích giai cấp, lợi ích của dân tộc.

- Sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý hành chính Nhà nước còn được thực hiện thông qua uy tín và vai trò gương mẫu của các tổ chức đảng và đảng viên.

+ Đảng quản lý Nhà nước nhưng không làm thay Nhà nước, các nghị quyết Đảng không mang tính quyền lực mà chỉ có tính bắt buộc trực tiếp thi hành đối với từng Đảng viên.

+ Bằng uy tín của Đảng, vai trò gương mẫu của từng đảng viên, và bằng sự thuyết phục của vai trò gương mẫu của đảng viên, sự lãnh đạo của Đảng có sức mạnh to lớn trong công tác quản lý hành chính Nhà nước.

b. Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính Nhà nước- Cơ sở của nguyên tắc:+ Bản chất của nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền

lực nhà nước đều thuộc về nhân dân.+ Cơ sở pháp lý: Điều 3 - Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) khẳng định: “Nhà nước bảo đảm

và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân” -> quyền được tham gia vào quản lý các công việc của Nhà nước và xã hội là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận.

- Các hình thức tham gia vào QLHCNN của nhân dân lao động bao gồm:+ Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước:Ø Tham gia vào cơ quan quyền lực nhà nước thông qua con đường bầu cử.Ø Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước khác (cơ quan HCNN, cơ quan kiểm sát,

cơ quan xét xử) với tư cách là cán bộ công chức.Ø Thực hiện quyền lựa chọn những đại biểu xứng đáng thay măt mình vào cơ quan quyền lực

nhà nước ở Trung ương hay địa phương+ Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội:Ø Điều 9 - Hiến pháp: “MTTQVN và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền

nhân dân”Ø Thông qua các hình thức hoạt độn của các tổ chức xã hội, vai trò chủ động, sáng tạo của nhân

dân lao động luôn được phát huy trong QLHCNN.+ Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở.Ví dụ: tham gia hoạt động bảo vệ ANTT, vệ sinh môi trường, tổ chức đời sống côn cộng…+ Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân trong QLHCNNĐiều 53 của Hiến pháp năm 1992: “Công dân có quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung của

cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu dân ý”.Nhân dân có quyền tham gia vào quản lý Nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, tham gia

giải quyết những vấn đề lớn, hệ trọng có ý nghĩa trong toàn quốc cũng như những vấn đề quan trọng ở địa phương hoặc đơn vị cơ sở.

c. Nguyên tắc tập trung dân chủ

Page 72: Khoi kien thuc 2

- Cơ sở pháp lý của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính Nhà nước được quy định tại Điều 6 Hiến pháp năm 1992: “Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”.

+ Tập trung: thâu tóm quyền lực Nhà nước vào chủ thể quản lý để điều hành, chỉ đạo thực hiện pháp luật.

+ Dân chủ: là mở rộng quyền cho đối tượng quản lý nhằm phát huy trí tuệ tập thể vào hoạt động quản lý. Phát huy khả năng tiềm tàng của đối tượng quản lý trong quá trình thực hiện pháp luật.

Cả hai yếu tố này phải có sự phối hợp một cách đồng bộ, chặt chẽ với nhau, chúng có sự qua lại phụ thuộc và thúc đẩy nhau cùng phát triển trong quản lý hành chính Nhà nước. Nếu tập trung mà không dân chủ sẽ tạo điều kiện cho hành vi vi phạm quyền công dân, tệ quan liêu, hách dịch, tham nhũng phát triển. Nếu không có sự lãnh đạo tập trung thống nhất thì sự phát triển của xã hội sẽ trở nên tự phát. Lực lượng dân chủ sẽ bị phât tán, không đủ sức chống lại các thế lực phản động, phản dân chủ.

- Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính Nhà nước thể hiện ở những điểm sau:+ Sự phụ thuộc của cơ hành chính Nhà nước vào cơ quan quyền lực Nhà nước cùng cấp:Ø Điều 6 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua

Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”.

Ø Cơ quan quyền lực Nhà nước có những quyền hạn nhất định trong việc thành lập, bãi bỏ các cơ quan hành chính Nhà nước:

Ở trung ương: Quốc hội thành lập Chính phủ và trao quyền hành pháp cho Chính phủ.Ở địa phương: Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra (điều 123 Hiến pháp

năm 1992) và thực hiện hoạt động quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương.Dân chủ được thể hiện rõ nét trong việc cơ quan quyền lực Nhà nước trao quyền chủ động, sáng

tạo cho cơ quan hành chính Nhà nước trong qua trình cơ quan này chỉ đạo thực hiện pháp luật và các văn bản khác của cơ quan quyền lực.

+ Sự phục tùng cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trung ương:Có sự phục tùng đó thì cấp trên mới tập trung quyền lực Nhà nước để lãnh đạo, giám sát hoạt

động của cấp dưới và của địa phương. Nếu thiếu nó sẽ dẫn đến buông lỏng sự lãnh đạo, làm nảy sinh tình trạng vô Chính phủ, tuỳ tiện, cục bộ địa phương.

Cấp trung ương phải tôn trọng ý kiến của cấp dưới, của địa phương… góp phần phát huy sự chủ động sáng tạo trong việc hoàn thiện nhiệm vụ được giao.

+ Sự phân cấp quản lý:Phân cấp quản lý là sự phân định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp trong bộ máy

quản lý hành chính Nhà nước.Mỗi cấp quản lý có những mục tiêu, nhiệm vụ, thẩm quyền và những phương tiện cần thiết để

thực hiện một cách tốt nhất mục tiêu, nhiệm vu của cấp mình.Yêu cầu của sự phân cấp quản lý:Ø Phải xác định quyền quyết định của trung ương đối với những lĩnh vực then chốt, những vấn

đề có ý nghĩa chiến lược để đảm bảo sự phát triển của xã hội, đảm bảo sự tập trung thống nhất của Nhà nước.

Ø Đây là biện pháp đảm bảo tập trung, tránh cho cơ quan nhà nước ở trung ương phải ôm đồm các công việc mang tính sự vụ, thuộc về chức trách của các đơn vị ở địa phương cơ sở.

Ø Việc phân cấp quản lý hết sức phức tạp, đòi hỏi phải xem xét từ nhiều góc độ khác nhau: kinh tế, chính trị, xã hội, trình độ dân trí, trình độ quản lý của cán bộ… Có như vậy, mới đảm bảo cụ thể, hợp lý theo đúng quy định của pháp luật.

+ Sự hướng về cơ sở:

Page 73: Khoi kien thuc 2

Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính Nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất phục vụ nhân dân lao động. Do vậy, phải tạo điều kiện cho các đơn vị kinh tế, văn hoá, xã hội hoàn thành công việc của mình.

Đây là việc cơ quan hành chính Nhà nước mở rộng dân chủ trên cơ sở quản lý tập trung đối với các hoạt động của toàn bộ hệ thống các đơn vị kinh tế, văn hoá, xã hội trực thuộc.

Nhà nước có các chính sách và biện pháp quản lý một cách thống nhất và chặt chẽ về tổ chức và hoạt động của các đơn vị cơ sở.

- Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương:Cơ quan quản lý hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung ở địa phương (Uỷ ban nhân dân)

phụ thuộc vào cơ quan quyền lực Nhà nước cùng cấp (Hội đồng nhân dân) - quan hệ ngang, và phụ thuộc vào cơ quan quản lý hành chính Nhà nước cấp trên ở cấp trực tiếp - quan hệ dọc.

Cơ quan quản lý hành chính có thẩm quyền chuyên môn ở địa phương (sở, phòng, ban) phụ thuộc cơ quan quản lý hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung cùng cấp (Uỷ ban nhân dân) - quan hệ ngang, và phụ thuộc vào cơ quan quản lý hành chính Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp trên ở cấp trực tiếp - quan hệ dọc.

Mối quan hệ dọc: giúp cho cấp trên tập trung quyền lực để chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của cấp dưới.

Mối quan hệ ngang: tạo điều kiện cho cấp dưới phát huy dân chủ, phát huy thế mạnh ở địa phương để hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó.

d. Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc- Cơ sở pháp lý của nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc trong quản lý hành chính Nhà nước

được quy định tại Điều 5 của Hiến pháp năm 1992: “Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc...”

- Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện:+ Công tác đào tạo và sử dụng cán bộ:Nhà nước có chính sách ưu tiên đối với con em vùng dân tộc ít người, giúp đỡ về vật chất,

khuyến khích về tinh thần để họ tích cực nâng cao trình độ về mọi mặt.Các cán bộ là người dân tộc thiểu số bao giờ cũng chiếm một tỉ lệ nhất định trong biên chế cơ

quan Nhà nước, đặc biệt là ở khu vực biên giới, rừng núi, hải đảo…+ Trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội:Đầu tư xây dựng các công trình quan trọng về kinh tế, quốc phòng ở các vùng dân tộc thiểu số,

như: Khai thác tiềm năng kinh tế, xoá bỏ sự chênh lệch giữa các vùng, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho dân tộc ít người.

Thường xuyên tổ chức, điều động phân bố lao động tới các vùng dân tộc thiểu số, như: Xây dựng vùng kinh tế mới, tạo điều kiện cho vùng dân tộc ít người phát triển, nâng cao trình độ.

e. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa- Cơ sở pháp lý của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính Nhà nước

được quy định tại Điều 12 của Hiến pháp năm 1992: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa…”.

- Nội dung của nguyên tắc được thể hiện:+ Hoạt động ban hành văn bản pháp luật: Đây là một hình thức hoạt động cơ bản và chủ yếu của

quản lý hành chính Nhà nước. Thông qua hoạt động này, chủ thể quản lý hành chính Nhà nước có cơ sở pháp lý để thực hiện công việc của mình trong hoạt động QLHCNN. Nguyên tắc pháp chế XHCN trong hoạt động ban hành văn bản pháp luật thể hiện:

Ø Các văn bản pháp luật trong quản lý hành chính Nhà nước phải được ban hành đúng thẩm quyền. Nội dung của văn bản chỉ quy định hoặc giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ thể được pháp luật quy định.

Page 74: Khoi kien thuc 2

Ø Các văn bản pháp luật trong quản lý hành chính Nhà nước phải có nội dung phù hợp và thống nhất.

Phải đảm bảo phù hợp với các văn bản pháp luật của cơ quan quản lý hành chính Nhà nước cấp trên và của cơ quan quyền lực Nhà nước cùng cấp. Phải có nội dung phù hợp với luật, được xây dựng trên cơ sở pháp luật và để thi hành luật hay chỉ đạo thực hiện pháp luật.

Ø Các văn bản pháp luật trong quản lý hành chính Nhà nước được ban hành phải đúng tên gọi và hình thức được pháp luật quy định.

+ Trong hoạt tổ chức thực hiện pháp luật: Là hoạt động tổ chức thực hiện nội dung các văn bản pháp luật do chủ thể quản lý hành chính Nhà nước ban hành:

Ø Triệt để tôn trọng các văn bản pháp luật về thẩm quyền và nội dung ban hành.Ø Hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật trong quản lý hành chính Nhà

nước phải được tiến hành nghiêm ngặt.Ø Phải xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý

hành chính Nhà nước.2. Nguyên tắc tổ chức - kỹ thuật

a. Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương- Ngành là một phạm trù chỉ tổng thể đơn vị, tổ chức sản xuất kinh doanh có cùng một cơ cấu

kinh tế, kỹ thuật hay các tổ chức, đơn vị hoạt động với cùng một mục đích giống nhau.Ví dụ: Cùng sản xuất một loại sản phẩm (thủy sản, nông lâm sản…) Cùng thực hiện một dịch vụ

(Bưu chính viễn thông, Giao thông vận tải…) hoạt động sự nghiệp (y tế, giáo dục…)- Quản lý theo ngành là hoạt động quản lý của các đơn vị, tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội có

cùng cơ cấu kinh tế, kỹ thuật hoặc cùng một mục đích giống nhau nhằm làm cho các đơn vị, tổ chức phát triển một cách đồng bộ, nhịp nhàng đáp ứng được yêu cầu của Nhà nước và xã hội.

- Quản lý theo chức năng là quản lý theo từng lĩnh vực nhất định của QLHCNN như kế hoạch, tài chính, giá cả, khoa học công nghệ, lao động

Quản lý theo ngành được thực hiện dưới các hình thức, qui mô khác nhau: trên phạm vi toàn quốc, địa phương hay cùng một lãnh thổ.

- Để quản lý theo ngành đòi hỏi phải có một tổ chức đứng ra thực hiện. Các Bộ được thành lập để quản lý một ngành hoặc nhiều ngành có liên quan trên phạm vi toàn quốc. Theo chức năng, quyền hạn của mình các Bộ, cơ quan ngang Bộ có quyền ban hành văn bản pháp luật để thực hiện pháp luật thống nhất trong từng ngành.

- Quản lý theo địa phương là quản lý trên một phạm vi lãnh thổ nhất định theo sự phân vạch địa giới hành chính của Nhà nước. Việc thực hiện quản lý ở địa phương được thực hiện ở 3 cấp:

+ Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.+ Quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.+ Xã, phường, thị trấn.Ở địa phương, Uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước có thẩm quyền

chung giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của các ngành phát sinh trên địa bàn của địa phương đó.

- Trong quản lý hành chính Nhà nước, quản lý theo ngành luôn được kết hợp chặt chẽ với quản lý theo địa phương. Sự kết hợp này mang tính cần thiết, khách quan, bởi vì:

+ Mỗi đơn vị, tổ chức của một ngành kinh tế - văn hoá - xã hội… đều nằm trên lãnh thổ một địa phương nhất định.

+ Ở một địa bàn lãnh thổ nhất định, do có sự khác nhau về tự nhiên, văn hoá, xã hội… Cho nên, yêu cầu đặt ra cho hoạt động của ngành trên địa bàn lãnh thổ cũng mang nét đặc thù riêng. Chính vì vậy, kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương mới nắm bắt được tính đặc thù đó, từ đó có chính sách quản lý đúng.

Page 75: Khoi kien thuc 2

Ví dụ: Chính sách quản lý ở vùng trồng cây công nghiệp, cây nông nghiệp sẽ khác với chính sách quản lý ở vùng phát triển về nghề biển (nuôi trồng thủy sản, đánh bắt cá).

+ Nếu trách rời quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương để dẫn đến tình trạng cục bộ, khép kín, bản vị.

- Sự phối hợp giữa quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương được thể hiện như sau:+ Trong hoạt động quy hoạch và kế hoạch: Các Bộ và chính quyền địa phương có nhiệm trao

đổi, phối hợp chặt chẽ để xây dựng, thực hiện kế hoạch, quy hoạch ngành.+ Trong chỉ đạo bộ máy chuyên môn: Các Bộ và Chính quyền địa phương phối hợp hoạt động

của các cơ quan quản lý chuyên môn ở địa phương nhằm phát huy khả năng của cơ sở vật chất - kỹ thuật ở địa phương.

+ Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo kết cấu hạ tầng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi ở địa phương, như: điện, nước, đường giao thông vận tải…

+ Ban hành và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật.b. Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng- Quản lý theo chức năng là quản lý theo lĩnh vực chuyên môn nhất định của hoạt động quản lý

hành chính Nhà nước.- Theo quy định của pháp luật, hệ thống ngành dọc có các Bộ, Sở, Phòng, Ban chuyên môn quản

lý theo chức năng. Cơ quan quản lý theo chức năng có quyền ban hành các quy định, các mệnh lên cụ thể liên quan đến chức năng quản lý của mình theo quy định của pháp luật.

- Cơ quan quản lý theo chức năng kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ do mình ban hành, xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ban hành xử lý các hành vi vi phạm các chính sách, chế độ do mình ban hành theo quy định của pháp luật.

Page 76: Khoi kien thuc 2

Câu 14. Công tác văn thư lưu trữ; văn bản và kỹ thuật soạn thảo văn bản* Khái niệm công tác văn thưCông tác văn thư theo cách gọi truyền thống là công tác công văn giấy tờ. Ngày nay, công tác

văn thư được hiểu là hoạt động bảo đảm thông tin bằng văn bản phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, và điều hành các công việc trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế và các đơn vị vũ trang nhân dân (gọi chung là các cơ quan tổ chức).

* Nội dung công tác văn thư Gồm có 5 khâu nghiệp vụ, bao gồm: soạn thảo và ban hành văn bản; quản lý và giải quyết văn

bản đến; quản lý và giải quyết văn bản đi; quản lý và sử dụng con dấu; lập hồ sơ hiện hành và nộp tài liệu vào lưu trữ cơ quan.

a. Quản lý và giải quyết văn bản đến: - Mọi văn bản đến đều phải được tập trung đăng ký tại văn thư cơ quan. Việc tiếp nhận và đăng

ký văn bản đến theo nguyên tắc kịp thời, chính xác và thống nhất. Chú ý, những văn bản đến có dấu chỉ mức độ khẩn phải làm thủ tục phân phối ngay sau khi đăng ký; văn bản mật phải được người có trách nhiệm xử lý mới được bóc và xử lý.

- Khi nhận văn bản cần kiểm tra xem xét cẩn thận và phân loại văn bản đến thường có 04 loại: + Loại có dấu chỉ mức độ khẩn, mật: + Loại sai thể thức:+ Loại thông thường; + Loại tư liệu: - Đăng ký văn bản đến: nhằm mục đích quản lý văn bản chặt chẽ, giúp theo dõi tiến độ xử lý,

giải quyết văn bản đến, giúp tra tìm được nhanh chóng. Trước khi đăng ký phải đóng dấu lên văn bản. Dấu đến được đóng góc trái dưới phần trình bày yếu tố “số và ký hiệu văn bản”.

Lưu ý: Đối với những văn bản đến là thư điện tử phải in ra giấy và không làm thủ tục đăng ký. Các bản Fax không đóng dấu đến trực tiếp lên bản Photocopy.

- Trình văn bản đến: Tất cả văn bản đến, sau khi đã đăng ký, tùy theo chế độ văn thư của từng cơ quan, tổ chức, cán bộ phụ trách công tác văn thư phải trình ngay cho chánh văn phòng, hoặc trưởng phòng hành chính hoặc thủ trưởng đơn vị, xem xét, nghiên cứu để giải quyết, định hướng giải quyết.

- Chuyển giao văn bản đến: cần đúng đối tượng theo ý kiến lãnh đạo văn phòng hoặc trưởng phòng. Người nhận văn bản phải ký nhận vào sổ nhận tài liệu.

- Thường xuyên theo dõi tiến độ giải quyết và đôn đốc việc giải quyết văn bản đến, xử lý các thông tin phản hồi để báo cáo lãnh đạo cơ quan có biện pháp giải quyết điều chỉnh kịp thời.

- Sao văn bản đến: Văn bản được nhiều bộ phận áp dụng, thực hiện nên cần phải sao thành nhiều bản, có 03 hình thức sao sau đây:

+ Sao y bản chính: là sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản từ bản chính. + Sao lục là sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản, được thực hiện từ bản sao y bản chính. + Trích sao: là sao một phần nội dung của văn bản chính b. Quản lý và giải quyết văn bản đi: Việc tổ chức quản lý văn bản đi phải đảm bảo các nguyên tắc chính xác, kịp thời, đúng quy

trình, quy định của pháp luật. - Tất cả văn bản, giấy tờ do cơ quan gửi ra ngoài phải đăng ký vào sổ công văn đi tại cơ quan

đơn vị. - Nội dung quản lý văn bản đi: + Đăng ký văn bản đi: là việc ghi chép một số thông tin cần thiết của văn bản đi, như: số, ký

hiệu, ngày, tháng, năm, trích yếu nội dung của văn bản. . . Lưu ý: Phải ghi số, ngày, tháng, năm lên văn bản + Đăng ký văn bản đi: Sổ đăng ký văn bản đi thường là: sổ đăng ký văn bản đi mật; sổ đăng ký

văn bản thường và sổ đăng ký văn bản văn bản quy phạm pháp luật.

Page 77: Khoi kien thuc 2

- Chuyển giao văn bản đi: Tất cả văn bản đi phải được đăng ký và chuyển đi ngay trong ngày khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu cơ quan, phải đúng nơi nhận đã ghi trên văn bản, và phải có phong bì bao ngoài cẩn thận.

- Sắp xếp và lưu văn bản: Văn bản được ban hành phải lưu ít nhất 02 bản, 01 bản lưu tại bộ phận văn thư cơ quan, 01 bản lưu tại hồ sơ công việc của cán bộ trực tiếp soạn thảo văn bản đó.

c. Quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan: Dấu là thành phần biểu hiện tính hợp pháp và tính chân thực của văn bản. Dấu thể hiện tính

quyền lực nhà nước trong văn bản của các cơ quan nhà nước. Và giúp cho việc chống giả mạo văn bản. - Nguyên tắc đóng dấu: phải đúng với nội dung văn bản và tính chất công việc và đúng vị trí

được quy định của pháp luật về thể thức văn bản. Dấu nổi dùng để đóng giáp lai vào ảnh trong các văn bản là những chứng chỉ, giấy phép; Dấu chìm dùng trong một số trường hợp đặc biệt; Dấu chỉ mức độ mật, khẩn được đóng khi người ký văn bản quy định mức độ mật, mức độ khẩn của văn bản đó.

- Bảo quản con dấu: Dấu phải được bảo quản tại trụ sở cơ quan tổ chức và được quản lý chặt chẽ. Dấu chỉ do một người có trách nhiệm giữ; sử dụng dấu để hoạt động phạm pháp sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy tố trước pháp luật. Trường hợp bị mất phải báo ngay cho cơ quan công an gần nhất được biết, đồng thời báo cáo cho cơ quan cấp giấy phép khắc dấu để phối hợp truy tìm, thông báo hủy bỏ con dấu đã bị mất.

d. Lập hồ sơ hiện hành và nộp tài liệu vào lưu trữ cơ quan- Lập hồ sơ là quá trình tập hợp, sắp xếp được tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải

quyết công việc thành hồ sơ theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định. Hồ sơ lập ra phải phản ảnh đúng chức năng nhiệm vụ của cơ quan đơn vị. Vì vậy, chỉ chọn

những tài liệu phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị để lập hồ sơ. Tài liệu trong hồ sơ phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và phải phản ánh đúng trình tự của sự việc, được sắp xếp theo một trình tự nhất định.

- Giao nộp tài liệu vào lưu trữ cơ quan: Trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức và mọi cá nhân trong cơ quan đều phải giao nộp tài liệu có giá trị và đến hạn nộp lưu vào lưu trữ cơ quan. Và tùy theo tài liệu sẽ có quy định thời gian cụ thể.

4. Trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ công tác văn thư trong cơ quan a. Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, thủ trưởng đơn vị: Trực tiếp giải quyết một số văn bản

đến; phân phối và giao cấp dưới giải quyết văn bản đến; Ký ban hành những văn bản quan trọng trong cơ quan.

b. Trách nhiệm của chánh văn phòng: Xem xét toàn bộ văn bản để phân phối và báo cáo thủ trưởng cơ quan về những công việc quan trọng; Ký thừa lệnh những văn bản được thủ trưởng cơ quan ủy quyền; Kiểm tra pháp chế văn bản đi; tổ chức các hoạt động và quản lý bộ phận văn thư cơ quan.

c. Thủ trưởng các đơn vị (phạm vi của cơ quan): Tổ chức giải quyết văn bản đến. Tổ chức soạn thảo văn bản. Tổ chức lập hồ sơ và nộp tài liệu vào lưu trữ cơ quan.

d. Trách nhiệm của cán bộ, công chức trong cơ quan: giải quyết kịp thời văn bản theo yêu cầu của thủ trưởng. Soạn thảo các văn bản thuộc phạm vi trách nhiệm của mình. Lập hồ sơ công việc và giao nộp tài liệu vào lưu trữ cơ quan.

đ. Trách nhiệm của văn thư chuyên trách: - Đối với quản lý và giải quyết văn bản đến: Nhận văn bản đến, phân loại, bóc bì, đóng dấu đến;

Đăng ký văn bản đến; trình văn bản đến; chuyển giao văn bản khi đã có ý kiến phân phối văn bản; giúp lãnh đạo văn phòng theo dõi việc giải quyết văn bản đến.

- Đối với việc giải quyết văn bản đi: Kiểm tra lại thể thức văn bản; ghi số, ngày, tháng, năm và đóng dấu cơ quan; làm thủ tục gửi văn bản đi; lưu văn bản đi; quản lý sổ sách của bộ phận văn thư cơ quan.

Page 78: Khoi kien thuc 2

- Đối với lập hồ sơ và nộp tài liệu vào lưu trữ cơ quan: Hoàn chỉnh lập hồ sơ đối với văn bản lưu; giúp chánh văn phòng lập danh mục hồ sơ, hướng dẫn lập hồ sơ, đôn đốc việc nộp tài liệu vào lưu trữ cơ quan.

- Đối với việc quản lý và sử dụng con dấu: thực hiện bảo quản an toàn con dấu cơ quan trực tiếp đóng dấu vào văn bản đi và các giấy tờ khác.

* Phần giải pháp nâng cao: (Tự làm để dễ liên hệ thực tiễn)

Page 79: Khoi kien thuc 2

Câu 15. Nghiệp vụ công tác văn thưCông tác văn thư là một hoạt động bảo đảm thông tin bằng văn bản phục vụ công tác lãnh đạo,

chỉ đạo, quản lý và điều hành các công việc trong cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế và các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân. Công tác văn thư có tầm quan trọng trong và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động quản lý của các cơ quan tổ chức.

Khái niệm công tác văn thư: Công tác văn thư bao gồm các công việc về soạn thảo, ban hành văn bản, quản lý văn bản và tài

liệu khác hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức; quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư.

Nội dung cơ bản của công tác văn thư: Nội dung công tác văn thư gồm có 5 khâu nghiệp vụ: Soạn thảo và ban hành văn bản; quản lý và giải quyết văn bản đến; quản lý và giải quyết văn bản đi; quản lý và sử dụng con dấu; lập hồ sơ hiện hành và nộp tài liệu vào lưu trữ cơ quan.

Nội dung công tác văn thư1. Soạn thảo và ban hành văn bản:

a) Soạn thảo văn bản* Soạn thảo văn bản QPPL được thực hiện theo quy định tại Luật ban hành VBQPPL ngày

03/6/2008 và Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05/3/2009.* Soạn thảo văn bản khác- Căn cứ tính chất nội dung của văn bản cần soạn thảo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức giao

cho đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo;- Đơn vị hoặc cá nhân có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:+ Xác định nội dung, hình thức và độ mật, độ khẩn của văn bản cần soạn thảo;+ Thu thập, xử lý thông tin có liên quan;+ Soạn thảo văn bản+ Trong trường hợp cần thiết thì tổ chức tham khảo ý kiến của các đơn vị tổ chức có liên quan;

nghiên cứu tiếp thu ý kiến để hoàn chỉnh bản thảo;+ Trình duyệt bản thảo văn bản kèm theo tài liệu có liên quan.* Việc soạn thảo văn bản phải đảm bảo các yêu cầu sau:- Soạn thảo phải đúng thẩm quyền;- Đảm bảo các yếu tố về thể thức- Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trình bày theo quy định;- Về nội dung văn bản cấp địa phương không được trái với những quy định của pháp luật hiện

hành;- Việc soạn thảo và ban hành văn bản phải đảm bảo về mặt quy trình thaeo các bước như: Bước

chuẩn bị; bước xây dựng đề cương văn bản và viết bản thảo; bước in ấn và trình ký văn bản.b) Duyệt, sửa chữa, bổ sung bản thảo đã duyệt- Bản thảo văn bản phải do người có thẩm quyền ký văn bản duyệt.- Trường hợp sửa chữa, bổ sung bản thảo văn bản đã được duyệt phải trình người duyệt xem xét

quyết định.c) Đánh máy, nhân bảnPhải đảm bảo các yêu cầu:- Đánh máy đúng nguyên văn bản bản thảo, đúng thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản;- Nhân bản đúng số lượng quy định;- Giữ gìn bí mật nội dung văn bản và thực hiện đánh máy, nhân bản theo đúng thời gian quy

định.d) Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành- Thủ trưởng đơn vị hoặc cá nhân người chủ trì soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách

nhiệm về độ chính xác của nội dung văn bản.

Page 80: Khoi kien thuc 2

- Người được giao trách nhiệm phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về hình thức, thể thức kỹ thuật trình bày và thủ tục ban hành văn bản.

e) Trình ký văn bảnViệc ký văn bản phải được thực hiện đúng quy định của nhà nước.f) Bản sao văn bản- Các hình thức sao: Sao y bản chính, trích sao và sao lục;- Thể thức sao văn bản được quy định tại Thông tư số 55/2005/TTLT- VPCP-BNV.

2. Quản lý và giải quyết văn bản đếna) Khái niệm: Văn bản đến là tất cả các loại văn bản, bao gồm văn bản quy phạm pháp luật, văn

bản hành chính và văn bản chuyên ngành (kể cả bản Fax, văn bản được chuyển qua mạng; văn bản mật và đơn thư gửi đến các cơ quan, tổ chức.

b) Trình tự quản lý và giải quyết văn bản đến- Tiếp nhận văn bản đến;- Phân loại sơ bộ, bóc bì văn bản đến;- Đóng dấu “Đến”, ghi số và ngày đến;- Đăng ký văn bản đến;- Trình và chuyển giao văn bản đến;- Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.

3. Quản lý và giải quyết văn bản đia) Khái niệm: Văn bản đi là tất cả các loại văn bản do cơ quan soạn thảo và ban hành để thực

hiện quản lý, điều hành công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình được gửi đến các đối tượng có liên quan. Văn bản đi có thể là văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm dưới luật, văn bản hành chính thông thường và các loại giấy tờ khác do cơ quan ban hành.

b) Nguyên tắc chung về việc tổ chức và quản lý văn bản đi- Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày; ghi số và ngày, tháng của văn bản.+ Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày văn bản;+ Ghi số và ngày, tháng của văn bản;+ Nhân bản- Đóng dấu cơ quan và dấu mức độ khẩn, mật- Đăng ký văn bản đi+ Đăng ký văn bản đi bằng sổ (theo mẫu tại Công văn số 425/VTLTNN-NVTW ngày 18/7/2005

của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước)+ Đăng ký văn bản đi bằng máy vi tính sử dụng chương trình quản lý văn bản của nhà nước.- Làm thủ tục, chuyển phát và theo dõi chuyển phát văn bản đi+ Làm thủ tục phát hành văn bản (Lựa chọn bì, trình bày và viết bì; vào bì, dán bì và đóng dấu

độ khẩn, độ mật…)+ Chuyển phát văn bản đi;+ Theo dõi việc chuyển phát văn bản đi;- Lưu văn bản đi: Việc lưu văn bản đi được thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Nghị định

110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ.4. Tổ chức quản lý và sử dụng con dấu

a) Ý nghĩa và tác dụng của con dấu- Khẳng định tính chính xác và giá trị pháp lý của văn bản (chữ ký khẳng định tính hiệu lực của

văn bản).- Là một công cụ quan trọng để phân biệt tài liệu có giá trị và tài liệu không có giá trị nhằm

ngăn chặn việc giả mạo các loại tài liệu và các loại giấy tờ khác.- Là một sử liệu đáng tin cậy phục vụ cho các nhà sử học, các nhà văn hóa nghiên cứu về lịch sử

Việt Nam và các nhành khoa học có liên quan khác.

Page 81: Khoi kien thuc 2

b) Các loại con dấu sử dụng trong cơ quan- Dấu có giá trị pháp lý:+ Dấu có hình quốc huy (CQTW, Chính phủ, HĐND, UBND các cấp, Phòng Công chứng, Thi

hành án, VKSND, TAND).+ Dấu không có hình quốc huy (Tổ chức kinh tế, Đoàn thể, cơ quan sự nghiệp, UBMTTQ…).- Các con dấu hành chính khác: Dấu tên, chức vụ, dấu đến, dấu khẩn, dấu mật, dấu thu hồi…c) Trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng con dấu- Việc quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư được thực hiện theo quy định của

pháp luật.- Con dấu của cơ quan phải được giao cho nhân viên văn thư giữ và đóng dấu tại cơ quan. Nhân

viên văn thư có trách nhiệm thực hiện những quy định sau:+ Không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của người có thẩm

quyền.+ Phải tự tay đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ của cơ quan.+ Chỉ được đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền.+ Không được đóng dấu khống chỉ.- Việc sử dụng con dấu của cơ quan và con dấu của văn phòng hay của đơn vị trong cơ quan

được quy định như sau:+ Những văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức.+ Những văn bản do văn phòng hay đơn vị ban hành trong phạm vi quyền hạn được giao phải

đóng dấu của văn phòng hay dấu của đơn vị đó.d) Đóng dấu- Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định.- Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.- Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu

được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan hoặc tên của phụ lục.- Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo

quy định của của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.5. Lập hồ sơ hiện hành và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan

a) Khái niệm- Hồ sơ: Hồ sơ là một tập tài liệu bao gồm toàn bộ các văn bản có liên quan với nhau về một vấn

đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có cùng đặc điểm về thể loại hoặc về tác giả… hình thành trong quá trình giải quyết công việc thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của một cơ quan hoặc một cá nhân. Hồ sơ có thể là một tập tài liệu hoặc cũng có thể là một tài liệu có giá trị. Gồm các loại hồ sơ như: Hồ sơ việc (vấn đề), hồ sơ nguyên tắc và hồ sơ nhân sự.

- Lập hồ sơ: Là việc tập hợp văn bản, giấy tờ sắp xếp theo từng vấn đề, từng sự việc hoặc từng người, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể được giao cho từng cán bộ, dựa trên một số đặc trưng phổ biến của văn bản (đặc trưng vấn đề, đặc trưng tên gọi văn bản, đặc trưng tác giả văn bản, đặc trưng giao dịch, đặc trưng địa dư, đặc trưng thời gian…).

Hồ sơ lập ra phải thể hiện mối liên hệ chặt chẽ của các văn bản, giấy tờ hình thành trong quá trình giải quyết sự việc nêu trong hồ sơ. Tài liệu trong hồ sơ phải là bản chính, có đầy đủ thể thức, là những bằng chứng xác thực về những việc nêu trong hồ sơ.

Hồ sơ của cơ quan, đơn vị được lập ra phải phản ánh đúng chức năng nhiệm vụ của những công tác trọng tâm của cơ quan, đơn vị đó.

b) Nội dung lập hồ sơ hiện hành- Lập bản Danh mục hồ sơ của cơ quan, đơn vị;- Mở hồ sơ;

Page 82: Khoi kien thuc 2

- Thu thập, cập nhật văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc vào hồ sơ;

- Sắp xếp văn bản, giấy tờ trong hồ sơ;- Kết thúc và biên mục hồ sơ;- Viết bìa hồ sơc) Giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quanSau khi giải quyết công việc xong, các đơn vị và cá nhân trong cơ quan có trách nhiệm giao nộp

những hồ sơ, tài liệu có giá trị lưu trữ vào lưu trữ hiện hành của cơ quan theo đúng thời hạn (Quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về Công tác văn thư).

Tóm lại… ( nêu ý nghĩa của công tác văn thư)

Page 83: Khoi kien thuc 2

Câu 16. Tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo* Mục đích của việc tiếp công dân - Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan hành chính

nhà nước để xem xét, ra quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận việc giải quyết tố cáo, quyết định xử lý tố cáo và trả lời cho công dân biết theo đúng thời gian quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đúng quy định pháp luật; góp phần tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho công dân.

* Trang phục, thái độ, trách nhiệm của người tiếp công dân - Khi tiếp công dân, trang phục của người tiếp công dân phải chỉnh tề, có đeo thẻ, dán ảnh, ghi

rõ cơ quan, họ tên, chức danh, số hiệu theo quy định.- Người tiếp công dân phải có thái độ đúng mực, tôn trọng nhân dân; lắng nghe công dân trình

bày đầy đủ nội dung sự việc và giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.

- Trường hợp công dân đến nơi tiếp công dân trong tình trạng say rượu, tâm thần hoặc có hành vi vi phạm nội quy tiếp công dân thì người tiếp công dân từ chối không tiếp, yêu cầu họ chấm dứt hành vi vi phạm; nếu cần thiết lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

* Xác định nhân thân của người đến khiếu nại- Khi tiếp người khiếu nại, người tiếp công dân đề nghị người khiếu nại giới thiệu họ tên, địa chỉ

và xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy giới thiệu (nếu có) để xác định họ là người tự mình thực hiện việc khiếu nại hay là người đại diện khiếu nại.

- Trường hợp công dân tự mình thực hiện việc khiếu nại và đủ điều kiện khiếu nại như quy định tại Điều 2 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 thì người tiếp công dân tiếp nhận khiếu nại và báo cáo Thủ trưởng cơ quan thụ lý để giải quyết.

- Trường hợp công dân là người không có đủ điều kiện để khiếu nại theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 thì người tiếp công dân giải thích, hướng dẫn công dân làm các thủ tục cần thiết để thực hiện việc khiếu nại theo đúng quy định.

* Xác định tính hợp pháp của người đại diện cơ quan, tổ chức khiếu nại- Trường hợp cơ quan, tổ chức thực hiện khiếu nại thông qua người đại diện là người đứng đầu

cơ quan, tổ chức như quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 1 của Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 thì người tiếp công dân đề nghị người đại diện xuất trình giấy giới thiệu, giấy tờ tùy thân của người được đại diện.

- Trong trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người đại diện theo quy định của pháp luật để thực hiện việc khiếu nại thì người tiếp công dân đề nghị người được ủy quyền xuất trình giấy ủy quyền, giấy tờ tùy thân của người đó.

* Xác định tính hợp pháp của người đại diện, của người được ủy quyền cho công dân để khiếu nại

- Trường hợp người đến trình bày là người đại diện của người khiếu nại được quy định tại điểm b, Khoản 1, Điều 1, Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 thì người tiếp công dân đề nghị người đến trình bày xuất trình các giấy tờ chứng minh việc đại diện hợp pháp của người khiếu nại hoặc giấy tờ khác có liên quan.

- Trường hợp người đến trình bày là người được ủy quyền khiếu nại quy định tại điểm c, Khoản 1, Điều 1 Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 thì người tiếp công dân đề nghị người đến trình bày xuất trình giấy ủy quyền, chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ khác có liên quan.

- Trường hợp người đến trình bày là người đại diện, người được ủy quyền hợp pháp thì người tiếp công dân tiến hành các thủ tục tiếp như đối với người khiếu nại. Trong trường hợp ủy quyền không hợp pháp, không đúng quy định thì xử lý như theo quy định Điều 9 của Thông tư này.

Page 84: Khoi kien thuc 2

- Giấy tờ chứng minh cho việc đại diện khiếu nại, giấy ủy quyền khiếu nại được tiếp nhận cùng với hồ sơ vụ việc và các thông tin, tài liệu do người khiếu nại cung cấp nếu vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan.

* Xác định tính hợp pháp của luật sư trong trường hợp được người khiếu nại nhờ giúp đỡ về pháp luật

Trường hợp người khiếu nại nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật thì người tiếp công dân đề nghị xuất trình thẻ luật sư, giấy yêu cầu giúp đỡ về pháp luật của người khiếu nại, giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề luật sư hoặc giấy giới thiệu của đoàn luật sư.

* Xử lý trường hợp ủy quyền không hợp pháp, không đúng quy định Trường hợp công dân không có giấy ủy quyền hợp lệ hoặc việc ủy quyền không theo đúng quy

định tại điểm b, c Khoản 1 hoặc Khoản 2, 3 Điều 1 của Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 thì người tiếp dân không tiếp nhận hồ sơ vụ việc nhưng phải giải thích rõ lý do, hướng dẫn để công dân làm các thủ tục cần thiết để thực hiện việc khiếu nại theo đúng quy định.

* Nghe, ghi chép nội dung khiếu nại- Khi người khiếu nại có đơn trình bày nội dung rõ ràng, đầy đủ theo quy định tại Khoản 1, Điều

33 của Luật Khiếu nại, tố cáo thì người tiếp công dân cần xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của người khiếu nại để xử lý cho phù hợp.

Nếu nội dung đơn khiếu nại không rõ ràng, chưa đầy đủ thì người tiếp công dân đề nghị người khiếu nại viết lại đơn khiếu nại hoặc viết bổ sung vào đơn khiếu nại về những nội dung chưa rõ, còn thiếu.

- Trường hợp không có đơn khiếu nại thì người tiếp công dân hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại theo các nội dung quy định tại Khoản 1, Điều 33 Luật khiếu nại, tố cáo. Nếu công dân đến trình bày trực tiếp thì người tiếp công dân ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác nội dung khiếu nại do công dân trình bày; nội dung nào chưa rõ thì đề nghị người khiếu nại trình bày thêm, sau đó đọc lại cho người khiếu nại nghe và đề nghị họ ký tên hoặc điểm chỉ.

- Trường hợp nhiều người khiếu nại về một nội dung hoặc đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người thì người tiếp công dân hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn riêng để thực hiện việc khiếu nại, sau đó kiểm tra và tiếp nhận đơn khiếu nại và các thông tin, tài liệu kèm theo (nếu có).

- Trường hợp đơn khiếu nại có nội dung tố cáo hoặc kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn công dân viết thành đơn khiếu nại riêng để thực hiện việc khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

* Xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của người khiếu nạiSau khi nghe người khiếu nại trình bày, nghiên cứu sơ bộ nội dung khiếu nại, các thông tin, tài

liệu liên quan mà người khiếu nại cung cấp, người tiếp công dân phải xác định những nội dung sau:- Địa điểm, thời gian phát sinh vụ việc.- Người bị khiếu nại là cá nhân, cơ quan, tổ chức nào.- Nội dung khiếu nại về vấn đề gì, lĩnh vực nào, thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nào.- Đối tượng khiếu nại là quyết định hành chính hay hành vi hành chính.- Quá trình xem xét, giải quyết: vụ việc đã được cấp nào giải quyết chưa; kết quả giải quyết;

hình thức văn bản giải quyết của cơ quan có thẩm quyền.* Tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng do người khiếu nại cung cấp - Khi người khiếu nại cung cấp các thông tin, tài liệu, bằng chứng có liên quan đến khiếu nại

như: quyết định hành chính bị khiếu nại, quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có), các tài liệu khác có liên quan thì người tiếp công dân phải kiểm tra tính hợp lệ của các tài liệu đó.

- Sau khi đối chiếu tài liệu, bằng chứng do người khiếu nại cung cấp, người tiếp công dân phải viết “Giấy biên nhận” theo mẫu thống nhất, thành 2 bản, ghi lại tên các tài liệu, bằng chứng đã nhận, tình trạng tài liệu, bằng chứng (chú ý ghi rõ loại tài liệu nhận là bản gốc hay bản sao…) đề nghị người

Page 85: Khoi kien thuc 2

khiếu nại ký vào “Giấy biên nhận”, giao 01 bản cho người khiếu nại, 01 bản sẽ chuyển cho bộ phận thụ lý cùng các tài liệu, bằng chứng đã nhận.

* Xử lý đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền - Nếu khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan và đủ điều kiện theo quy

định tại Điều 2 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 thì người tiếp công dân phải làm các thủ tục tiếp nhận khiếu nại, đơn khiếu nại và các thông tin, tài liệu kèm theo do người khiếu nại cung cấp (nếu có), báo cáo với Thủ trưởng cơ quan để thụ lý trong thời hạn do pháp luật quy định.

Việc tiếp nhận các thông tin, tài liệu do người khiếu nại cung cấp được thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này.

- Nếu khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng không đủ các điều kiện để thụ lý giải quyết theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 thì người tiếp công dân căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để trả lời hoặc hướng dẫn cho người khiếu nại biết rõ lý do và bổ sung những thủ tục cần thiết để thực hiện việc khiếu nại.

- Trường hợp người khiếu nại đề nghị gặp Thủ trưởng cơ quan nhà nước để khiếu nại những nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan, thì người tiếp công dân ghi lại nội dung khiếu nại đồng thời báo cáo với Thủ trưởng cơ quan xem xét, quyết định. Nếu Thủ trưởng cơ quan đồng ý và thống nhất được thời gian tiếp thì người tiếp công dân ghi phiếu hẹn ngày, giờ, địa điểm tiếp cho người khiếu nại đồng thời có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ việc để phục vụ việc tiếp công dân của Thủ trưởng theo quy định tại Chương V của Thông tư này.

* Xử lý đối với khiếu nại không thuộc thẩm quyền - Trường hợp khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan mình thì

người tiếp công dân hướng dẫn người khiếu nại, khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 8 của Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006.

- Trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền của cấp dưới nhưng quá thời gian quy định mà chưa được giải quyết thì người tiếp công dân phải báo cáo với Thủ trưởng cơ quan để yêu cầu cấp dưới giải quyết và chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết, áp dụng các biện pháp như theo quy định tại Khoản 4, Điều 6 của Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 để xử lý.

* Xử lý khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật và trường hợp có khả năng gây hậu quả khó khắc phục

- Trường hợp khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, nếu có căn cứ cho rằng trong quá trình giải quyết vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, người bị khiếu nại hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có liên quan, lợi ích của nhà nước thì người tiếp công dân báo cáo với Thủ trưởng cơ quan để xem xét, quyết định.

- Trường hợp xét thấy quyết định hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại bị khiếu nại nếu được thi hành sẽ gây ra những hậu quả khó khắc phục thì người tiếp công dân phải kịp thời báo cáo để Thủ trưởng cơ quan xem xét, quyết định tạm đình chỉ hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó.

* Xử lý kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nạiCông dân đến trình bày hoặc đưa đơn kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại thuộc thẩm

quyền giải quyết của cơ quan mình thì người tiếp công dân tiếp nhận và báo cáo với Thủ trưởng cơ quan thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trường hợp kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại không thuộc thẩm quyền của cơ quan mình thì người tiếp công dân hướng dẫn công dân trình bày với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu công dân có đơn thì người tiếp công dân trả lại đơn và hướng dẫn công dân gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

* Vào sổ theo dõi

Page 86: Khoi kien thuc 2

Sau khi kiểm tra, đối chiếu các giấy tờ cần thiết và căn cứ vào đơn khiếu nại hoặc nội dung trình bày của người khiếu nại, những thông tin, tài liệu mà người khiếu nại cung cấp, người tiếp công dân phải ghi vào sổ tiếp công dân hoặc nhập vào phần mềm quản lý công tác tiếp công dân.

Sổ tiếp công dân hoặc phần mềm quản lý công tác tiếp công dân phải có các nội dung theo những tiêu chí như: số thứ tự, ngày tiếp, họ tên, địa chỉ người khiếu nại, nội dung sự việc, quá trình xem xét, giải quyết của cơ quan có thẩm quyền (nếu có) và những yêu cầu, đề nghị cụ thể của người khiếu nại, tóm tắt kết quả tiếp và việc xử lý.

* Xác định nhân thân của người tố cáoKhi tiếp người tố cáo, người tiếp công dân đề nghị người tố cáo giới thiệu họ tên, địa chỉ và xuất

trình giấy tờ tùy thân của họ.Nếu công dân không có giấy tờ tùy thân thì người tiếp công dân từ chối không tiếp, trừ trường

hợp tố cáo có tính chất khẩn cấp được quy định tại Điều 25 của Thông tư này.* Giữ bí mật và bảo vệ người tố cáoTrong quá trình tiếp người tố cáo, người tiếp công dân phải giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích

người tố cáo; không được tiết lộ những thông tin có hại cho người tố cáo; áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo đảm cho người tố cáo không bị đe dọa, trù dập, trả thù.

* Nghe, ghi chép nội dung tố cáoKhi người tố cáo trình bày trực tiếp, người tiếp công dân lắng nghe, ghi chép đầy đủ nội dung tố

cáo như: họ tên, địa chỉ người tố cáo, họ tên, địa chỉ người bị tố cáo và những người khác có liên quan; thời gian, địa điểm diễn ra vụ việc; nội dung vụ việc, quá trình giải quyết của cơ quan có thẩm quyền (nếu có), nội dung tố cáo tiếp; nếu cần thiết ghi âm lời tố cáo. Bản ghi lời tố cáo phải cho người tố cáo đọc lại, nghe lại, nếu còn ý kiến thêm thì bổ sung sau đó yêu cầu người tố cáo ký xác nhận.

* Tiếp nhận đơn tố cáoTrường hợp người tố cáo có đơn tố cáo thì người tiếp công dân cần kiểm tra đơn đã có chữ ký

hay chưa, nếu là bản phô tô đề nghị người tố cáo ký lại; nếu không ghi rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo thì người tiếp công dân yêu cầu ghi rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo; nếu nội dung tố cáo chưa rõ, chưa đầy đủ đề nghị người tố cáo cung cấp bổ sung vào đơn tố cáo hoặc trình bày bằng lời và được người tiếp công dân ghi lại. Sau khi ghi chép nội dung tố cáo, người tiếp công dân phải đề nghị người tố cáo ký và ghi rõ họ tên vào biên bản hoặc vào Sổ tiếp công dân.

* Tiếp nhận các thông tin, tài liệu, bằng chứng do người tố cáo cung cấp Khi tiếp nhận các thông tin, tài liệu, bằng chứng do người tố cáo cung cấp thì người tiếp công

dân phải làm giấy biên nhận trong đó ghi rõ từng loại thông tin, tài liệu, bằng chứng, tình trạng thông tin, tài liệu, xác nhận của người cung cấp. Giấy biên nhận được lập thành 2 bản, 1 bản giao cho người tố cáo, 1 bản đưa vào hồ sơ.

* Xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của người tố cáoSau khi nghe, ghi chép nội dung tố cáo, nghiên cứu sơ bộ đơn tố cáo và các thông tin, tài liệu,

bằng chứng do người tố cáo cung cấp thì người tiếp công dân phải xác định được những nội dung sau:- Địa điểm, thời gian phát sinh vụ việc- Người bị tố cáo là cá nhân, cơ quan, tổ chức nào.- Nội dung tố cáo về vấn đề gì, lĩnh vực nào, thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nào.- Quá trình xem xét, giải quyết: vụ việc tố cáo đã được cấp nào giải quyết chưa; nội dung giải

quyết, hình thức văn bản giải quyết của cơ quan có thẩm quyền.- Yêu cầu của người tố cáo, đồng ý hay không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan có thẩm

quyền đã giải quyết; lý do tố cáo tiếp (nếu có) và những bằng chứng mới mà người tố cáo cung cấp (nếu có).

* Xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền, không thuộc thẩm quyền

Page 87: Khoi kien thuc 2

- Căn cứ nội dung, tính chất, đặc điểm tố cáo theo quy định của Điều 38 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 để xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền của cơ quan mình thì người tiếp công dân báo cáo Thủ trưởng cơ quan thụ lý để giải quyết.

- Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan thì người tiếp công dân làm thủ tục chuyển đơn và các tài liệu liên quan đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn quy định.

- Trường hợp tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan cấp dưới trực tiếp nhưng quá thời gian quy định mà chưa được giải quyết thì người tiếp công dân báo cáo để Thủ trưởng cơ quan ra văn bản yêu cầu cấp dưới giải quyết.

- Trường hợp tố cáo về hành vi vi phạm tội thì người tiếp công dân báo cáo Thủ trưởng cơ quan để làm thủ tục chuyển đơn và các tài liệu liên quan đến cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết.

* Xử lý tố cáo có tính chất khẩn cấp Nếu việc tố cáo có tính chất khẩn cấp như: tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có khả năng gây

thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại ngay lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì người tiếp công dân phải báo cáo ngay với Thủ trưởng cơ quan áp dụng biện pháp theo thẩm quyền để ngăn chặn hoặc thông báo cho cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn xử lý, kịp thời.

* Xử lý tố cáo cán bộ do cấp ủy quản lý Trường hợp tố cáo đối với cán bộ thuộc diện quản lý của cấp ủy cấp trên, hoặc tố cáo những

việc nghiêm trọng, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp thì người tiếp công dân phải báo cáo với Thủ trưởng cơ quan để chỉ đạo việc tiếp công dân, nếu cần thiết thì đề nghị Thủ trưởng cơ quan trực tiếp tiếp người tố cáo.

Việc xử lý tố cáo đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý được thực hiện theo Quy định số 90-QĐ/TW, ngày 29/8/2008 của Bộ Chính trị.

* Xử lý đối với trường hợp tố cáo tiếp nhưng không có bằng chứng mới Trường hợp tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nay người tố cáo tiếp tục tố cáo nhưng

không có bằng chứng mới thì người tiếp công dân không tiếp nhận và giải thích cho người tố cáo biết.* Xử lý đối với kiến nghị, phản ánh liên quan đến tố cáoCông dân đến trình bày hoặc đưa đơn kiến nghị, phản ánh liên quan đến tố cáo thuộc thẩm

quyền giải quyết của cơ quan mình thì người tiếp công dân tiếp nhận và báo cáo với Thủ trưởng cơ quan thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trường hợp kiến nghị, phản ánh liên quan đến tố cáo không thuộc thẩm quyền của cơ quan thì người tiếp dân tiếp nhận và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

* Vào sổ theo dõiSau khi kiểm tra, đối chiếu các giấy tờ cần thiết đối với các trường hợp tố cáo và căn cứ vào

trình bày của người tố cáo, những thông tin, tài liệu mà họ cung cấp, người tiếp công dân phải ghi vào “Sổ tiếp công dân” được ban hành theo mẫu thống nhất, để ghi chép đầy đủ các nội dung theo những tiêu chí đã xác định trên vào các cột, mục như: số thứ tự, ngày tiếp, họ tên, địa chỉ người tố cáo, nội dung sự việc, quá trình xem xét, giải quyết của cơ quan có thẩm quyền (nếu có) và những yêu cầu, đề nghị cụ thể của người tố cáo, tóm tắt kết quả tiếp và việc xử lý.

Page 88: Khoi kien thuc 2

Câu 17. Phân biệt khiếu nại và tố cáo* Giới thiệu về khái niệm khiếu nại và tố cáo:- Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật

này quy định đề nghị cơ quan, tổ  chức, cá nhâncó thẩm quyền xem xét lại  quyết  định  hành  chính, hành vi hành chính hặc quyết  định kỷ luật cán bộ,  công  chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi  ích hợp  pháp  của  mình.

- Tố cáo là việc công dân theo thủ  tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây  thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.

Từ hai định nghĩa này, phân biệt khiếu nại, tố cáo như sau:Về chủ thể:  - Đối với khiếu nại: Chủ  thể của hành vi khiếu nại có thể là công dân, cơ quan, tổ chức, cán  bộ,

công chức có quyền lợi bị xâm hại bởi một quyết  định hành chính, hành vi hành chính hoặc một quyết định kỷ luật cán bộ, công chức hoặc người đại diện hợp pháp của những người này khi họ thực hiện quyền khiếu nại. Có nghĩa là, chủ thể của hành vi khiếu nại phải là người bị tác động trực tiếp bởi chính đối tượng của hành vi đó hoặc là người được những người này uỷ quyền theo quy định của pháp luật. Người khiếu nại có nghĩa vụ “khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết”, trong trường hợp những người khiếu nại đến khiếu nại hoặc gửi đơn khiếu nại đến những cơ quan không có thẩm quyền giải quyết thì các cơ quan, tổ chức này chỉ có trách nhiệm “thông báo” và “chỉ dẫn” cho đương sự bằng văn bản mà không có trách nhiệm chuyển đơn. Người khiếu nại không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi khiếu nại không đúng của mình.

- Đối với tố cáo: Chủ thể của hành vi tố cáo là cá nhân (công dân và người nước ngoài), song cho dù có liên quan hay không có liên quan tới hành vi vi phạm pháp luật là đối tượng của việc tố cáo, công dân vẫn có quyền thực hiện hành vi tố cáo của mình.

Về quyền và nghĩa vụ: Người tố cáo có quyền “gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm

quyền”. Theo đó, người tố cáo không có nghĩa vụ phải tố cáo tại đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết, họ có thể tố cáo tại bất kì cơ quan, tổ chức Nhà nước nào. Khác với khiếu nại, khi nhận được đơn tố cáo của công dân, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xem xét giải quyết hoặc chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền tuỳ thuộc đơn tố cáo đó thuộc hay không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức mình. Song vì tố cáo có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến danh dự, uy tín cũng như những quyền lợi chính đáng của cán bộ công chức Nhà nước nên người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật . Quy định này của pháp luật hiện hành đã thể hiện được tính công bằng, công lý và so với những quy định về khiếu nại thì nó thể hiện một thái độ cứng rắn hơn.

Về đối tượng:- Đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật

cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bị người khiếu nại cho là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và  lợi ích hợp pháp của chủ thể khiếu nại.  

- Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp  luật của bất cứ cơ quan, tổ  chức, cá  nhân nào có hành vi bị tố cáo; hành vi trái pháp luật là đối tượng của tố cáo có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo hoặc có thể không.

Về thẩm quyền:Nhìn chung, khiếu nại được giải quyết lần đầu tại chính nơi có thẩm quyền ra quyết định hoặc

thực hiện hành vi trái pháp luật là đối tượng của hành vi khiếu nại. Trong trường hợp  đương sự không

Page 89: Khoi kien thuc 2

đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu sẽ tiếp tục thực hiện quyền khiếu nại của mình lên cấp trên trực tiếp của cấp đã có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại Toà án.

Khác với thẩm quyền giải quyết khiếu nại, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nào đó là chủ thể giải quyết tố cáo không có thẩm quyền giải quyết đối với đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của chính bản thân mình, họ chỉ có quyền giải quyết những tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ quan, tổ chức mình quản lý trực tiếp.

Về trình tự thủ tục giải quyết: Nhìn chung thủ tục giải quyết khiếu nại và tố cáo được tiến hành theo hai trình tự hoàn toàn

khác nhau, trình tự cụ thể được quy định trong Luật khiếu nại, tố cáo 1998, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2005 .

Pháp luật có quy định thời hiệu giải quyết cho thủ tục khiếu nại, trong khi đó, pháp luật không quy định thời hiệu tố cáo.

Phân biệt khiếu nại và tố cáo:Trả lời:

Khiếu nại Tố cáoGiống nhau: - Đều là những hành vi vi phạm pháp luật- Khi có hành vi vi phạm, hoặc khi thấy lợi ích của mình bị xâm hại thì có thể khiếu nại và tố cáoKhác nhau

Về chủ thể

- Là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật CBCC bị khiếu nại- Chủ thể của khiếu nại có thể giải quyết đơn khiếu nại

- Là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo- Chủ thể của tố cáo không thể giải quyết đơn khiếu nại

Về đối tượng

Là Quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật CBCC (liên quan đến chủ thể khiếu nại)

Là bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào

Về mục đích

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khiếu nại

Không những bảo vệ cho chủ thể tố cáo mà còn bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác

Về tính chất

Thường mang tính nội bộ trong một cơ quan, tổ chức nên lấy tính chất sai sửa nhanh là chính

Liên quan hành vi hành chính (chủ thể thường mang tính che dấu), nên tính chất nặng hơn, phức tạp hơn so với khiếu nại

Page 90: Khoi kien thuc 2

Câu 18. Nội dung cải cách hành chính ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Liên hệ thực tế, đề xuất giải pháp

* Khái niệm CCHC: CCHC là quá trình cải biến có kế hoạch cụ thể để đạt mục đích hoàn thiện một hay một số nội

dung của nền hành chính (thể chế, cơ cấu tổ chức, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức,…) nhằm xây dựng nền hành chính công đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả và hiện đại.

* Mục tiêu: 1. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường;2. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng;3. Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại;4. Bảo đảm thực hiện quyền dân chủ của nhân dân;5. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực;Trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm tới là: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng

cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công.

* Nhiệm vụ:1. Cải cách thể chế:a) Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật;b) Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật;c) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách;d) Hoàn thiện thể chế về sở hữu, trong đó khẳng định rõ sự tồn tại khách quan, lâu dài của các

hình thức sở hữu, trước hết là sở hữu nhà nước;đ) Tiếp tục đổi mới thể chế về doanh nghiệp nhà nước;e) Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về xã hội hóa các dịch vụ;g) Hoàn thiện hệ thống thể chế về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; h) Hoàn thiện các quy địnhvề mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân; 2. Cải cách thủ tục hành chínha) Cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà

nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp;b) Thực hiện cải cách thủ tục hành chính để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng

mọi nguồn lực của xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh, bền vững;

c) Cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước;

d) Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật;đ) Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết thực và thích

hợp; e) Đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng thể chế;g) Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính để hỗ

trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước:

Page 91: Khoi kien thuc 2

a) Tiến hành tổng rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế hiện có của các cơ quan hành chính nhà nước;

b) Tổng kết, đánh giá mô hình tổ chức và chất lượng hoạt động của chính quyền địa phương; c) Tiếp tục đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước; d) Cải cách và triển khai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự

nghiệp dịch vụ công; 4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức:a) Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý;b) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính

trị, có năng lực;c) Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chức danh, tiêu chuẩn

nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý;d) Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, xây dựng cơ cấu cán bộ, công

chức, viên chức hợp lý;đ) Hoàn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với

trình độ, năng lực, sở trường của công chức, viên chức trúng tuyển; thực hiện chế độ thi nâng ngạch;e) Hoàn thiện quy định của pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở kết

quả thực hiện nhiệm vụ được giao; g) Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; thực

hiện việc đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm;h) Cải cách chính sách tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công; đến năm

2020, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức được cải cách cơ bản, bảo đảm được cuộc sống của cán bộ, công chức, viên chức và gia đình ở mức trung bình khá trong xã hội;

i) Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

5. Cải cách tài chính công:a) Phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục hoàn

thiện chính sách và hệ thống thuế, các chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công; giảm bội chi;b) Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, quản lý nợ trong giới

hạn an toàn;c) Đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước;d) Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước, tiến tới xóa bỏ chế độ

cấp kinh phí theo số lượng biên chế;đ) Đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, thể

dục, thể thao; đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp;6. Hiện đại hóa hành chính:a) Hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên

Internet. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước;

b) Ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động dịch vụ hành chính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công;

c) Công bố danh mục các dịch vụ hành chính công trên Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet;

d) Thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng trong các cơ quan hành chính nhà nước;đ) Kế hoạch đầu tư trụ sở cấp xã, phường bảo đảm yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao hiệu

lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước;

Page 92: Khoi kien thuc 2

e) Xây dựng trụ sở cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương hiện đại, tập trung ở những nơi có điều kiện.

* Giải pháp: 1. Tăng cường công tác chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính từ trung ương đến địa

phương, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo thống nhất việc thực hiện chương trình CCHC trong phạm vi quản lý của mình; xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả nhiệm kỳ công tác; xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể trong từng thời gian, từng lĩnh vực; phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện CCHC

2. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bằng các hình thức phù hợp, có hiệu quả. Quy định rõ và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chức danh, tiêu chuẩn của từng vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức trong từng cơ quan, tổ chức, từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương, làm cơ sở cho tinh giản tổ chức và tinh giản biên chế. Tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân.

3. Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác cải cách hành chính ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp. Đồng thời, có chế độ, chính sách hợp lý đối với đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác cải cách hành chính các cấp.

4. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện cải cách hành chính để có những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính. Quy định kết quả thực hiện cải cách hành chính là tiêu chí để đánh giá công tác thi đua, khen thưởng và bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức.

5. Phát triển đồng bộ và song hành, tương hỗ ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông với cải cách hành chính nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp dịch vụ công, của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, của tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác cải cách hành chính và giám sát chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

6. Đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện Chương trình.7. Cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức

thực hiện công vụ có chất lượng và hiệu quả cao.

Page 93: Khoi kien thuc 2

Câu 19. Đặc điểm và phương pháp quản lý hành chính nhà nước1. Đặc điểm quản lý hành chính nhà nướcQuản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của Nhà nước được thực hiện trước

hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành pháp luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa - xã hội và hành chính - chính trị. Nói cách khác, quản lý hành chính nhà nước là một hoạt động chấp hành - điêu hành của nhà nước.

Quản lý hành chính ở nước ta có những đặc điểm sau đây:- Thứ nhất, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang quyền lực nhà nước.Quyền lực nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước trước hết thể hiện ở việc các chủ thể có

thẩm quyền thể hiện ý chí nhà nước thông qua phương tiện nhất định, trong đó phương tiện cơ bản và đặc biệt quan trọng được sử dụng là văn bản quản lý hành chính nhà nước. Bằng việc ban hành văn bản, chủ thể quản lý hành chính nhà nước thể hiện ý chí của mình dưới dạng các chủ trương, chính sách pháp luật nhằm định hướng cho hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật; dưới dạng quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước và của cấp trên thành những quy định chi tiết để có thể triển khai thực hiện trong thực tiễn; dưới dạng các mệnh lệnh cá biệt nhằm áp dụng pháp luật vào thực tiễn, trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lý; dưới những dạng mệnh lệnh chỉ đạo cấp dưới trong hoạt động,nhằm tổ chức thực hiện pháp luật trong thực tiễn; dưới dạng những thông tin hướng dẫn đối lập với cấp dưới nhằm đảm bảo sự thống nhất, có hệ thống của bộ máy hành chính nhà nước.

Bên canh đó, quyền lực nhà nước còn thể hiện trong việc các chủ thể có thẩm quyền tiến hành những hoạt động cần thiết để bảo đảm thực hiện ý chí nhà nước, như các biện pháp về tổ chức, về kinh tế, tuyên truyền giáo dục, thuyết phục cưỡng chế… Chính những biện pháp này là sự thể hiện tập trung và rõ nét của sức mạnh nhà nước, một bộ phận tạo nên quyền lực nhà nước, nhờ đó ý chí của chủ thể quản lý hành chính nhà nước được bảo đảm thực hiện.

Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt hoạt động quản lý hành chính với những hoạt động quản lý không mang tính quyền lực nhà nước, nhu quản lý trong nội bộ của các đảng phái chính trị, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp… Trong các hoạt động quản lý phi nhà nước, quyền lực cũng được sử dụng nhưng không phải là quyền lực nhà nước, chỉ tác động trong nội bộ tổ chức, nhằm đạt mục tiêu của tổ chức trong khuôn khổ pháp luật; các chủ thể quản lý cũng thể hiện ý chí và sử dụng sức mạnh của mình để bảo đảm thực hiện ý chí đó, tuy nhiên họ chỉ nhân danh cá nhân hay tổ chức mình mà không nhân danh nhà nước.

- Thứ hai, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi những chủ thể có quyền năng hành pháp.

Cách hiểu phổ biến hiện nay thì nhà nước có ba quyền năng: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong đó, quyền năng hành pháp trước hết và chủ yếu thuộc về các cơ quan hành chính nhà nước, tuy nhiên trong rất nhiều hoạt động khác như: việc ổn định tổ chức nội bộ của các cơ quan nhà nước, hoạt động quản lý được tiến hành bởi các bộ…Trong những trường hợp này quyền năng hành pháp cũng thể hiện rõ nét và nếu xét về bản chất thì tương đồng với hoạt động hành pháp của các cơ quan hành chính nhà nước. Do dó, có thể kết luận chủ thể quản lý hành chính nhà nước là các chủ thể mang quyền lực nhà nước trong lĩnh vực hành pháp, bao gồm: cơ quan hành chính nhà nước và công chức của những cơ quan này; thủ trưởng của các cơ quan nhà nước; các công chức nhà nước, cá nhân hoặc tổ chức xã hội được nhà nước ủy quyền quản lý hành chính đối với một số loại việc nhất định. Và như vậy, quản lý hành chính nhà nước có đối tượng tác động là các quan hệ xã hội phát sinh trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ quan trọng tới ít quan trọng, từ phổ biến tới cá biệt, phát sinh trong đời sống dân cư, đời

Page 94: Khoi kien thuc 2

sống pháp luật và trong nội bộ của các cơ quan nhà nước. Trong khi đó hoạt động lập pháp, tư pháp chỉ phát sinh trong phạm vi tương đối hẹp, có đối tượng tác động là những quan hệ xã hội quan trọng.

- Thứ ba, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có tính thống nhất, được tổ chức chặt chẽ.Để bảo đảm tính pháp chế trong hoạt động hành pháp, bộ máy các cơ quan hành pháp được tổ

chức thành một khối thống nhất từ Trung ương tới địa phương, đứng đầu là Chính phủ, nhờ đó các hoạt động của bộ máy được chỉ đạo, điều hành thống nhất, bảo đảm lợi ích chung của cả nước, bảo đảm sự liên kết, phối hợp nhịp nhàng giữa các địa phương tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả, tránh được sự cục bộ phân hóa giữa các địa phương hay vùng miền khác nhau. Tuy nhiên. do mỗi địa phương đều có những nét đặc thù riêng về điều kiện kinh tế - xã hội, nên để có thể phát huy tối đa những yếu tố của từng địa phương, tạo sự năng động sáng tạo trong quản lý điều hành, bộ máy hành chính còn được tổ chức theo hướng phân cáp, trao quyền tự quyết, tạo sự chủ động sáng tạo cho chính quyền địa phương.

Để cùng lúc đạt được hai mục đích này, nguyên tắc “ hai chiều lệ thuộc” được sử dụng như một giải pháp hữu hiệu trong việc tổ chức bộ máy hành chính nhà nước. Theo đó, loại trừ Chính phủ là cơ quan đứng đầu bộ máy hành chính nhà thì mỗi cơ quan khác trong bộ máy này đều lệ thuộc vào hai cơ quan: một cơ quan theo chiều dọc để đảm bảo sự thống nhất của bộ máy; một cơ quan theo chiều ngang để đảm bảo sự chủ động của mỗi cấp quản lý. Vấn đề căn bản được đặt ra trong việc tổ chức bộ máy hành chính nhà nước là xác định hợp lý thẩm quyền của mỗi cấp quản lý, vừa tránh được sự chồng chéo chức năng, vừa không bỏ lọt những lĩnh vực cần quản lý;vừa bảo đảm sự điều hành xuyên suốt, thống nhất trong bộ máy, vừa tạo ra được sự chủ động, sáng tạo của mỗi cấp quản lý, có như vậy mới vừa bảo đảm thống nhất lợi ích chung của nhà nước, vừa đảm bảo lợi ích của từng địa phương.

- Thứ tư, hoạt động quản lý hành chính nhà nước có tính chấp hành và điều hành.Tính chấp hành và điều hành của hoạt động quản lý nhà nước thể hiện trong việc những hoạt

động này được tiến hành trên cơ sở pháp luật và nhằm mục đích thực hiện pháp luật, cho dù đó là hoạt động chủ động sáng tạo của chủ thể quản lý thì cũng không được vượt quá khuôn khổ pháp luật, điều hành cấp dưới, trực tiếp áp dụng pháp luật hoặc tổ chức những hoạt động thực tiễn…, trên cơ sở quy định pháp luật nhằm hiện thực hóa pháp luật.

Tính điều hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện trong việc chủ thể có thẩm quyền tổ chức thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội. Trong quá trình đó, các chủ thể này, không chỉ tự mình thực hiện pháp luật mà quan trọng hơn cả chúng đảm nhận chức năng chi đạo nhằm vận hành hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo một quy trình thống nhất; tổ chức để mọi đối tượng có liên quan thực hiện pháp luật nhằm hiện thực hóa các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ quản lý.

Như vậy, trong mỗi hoạt động quản lý hành chính nhà nước, tính chấp hành và tính điều hành luôn đan xen, song song tồn tại, tạo nên sự đặc thù của hoạt động quản lý hành chính nhà nước, nhờ đó có thể phân biệt với hoạt động lập pháp và tư pháp: trong lập pháp, chấp hành là để xây dựng pháp luật làm cho pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn; trong tư pháp, chấp hành là để bảo vệ pháp luật tránh khỏi sự xâm hại; còn trong quản lý hành chính, chấp hành là để tổ chức thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội.

- Thứ năm, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính liên tục.Khác với hoạt động lập pháp và tư pháp, quản lý hành chính nhà nước luôn cần có tính liên tục,

kịp thời và linh hoạt để đáp ứng sự vận động không ngừng của đời sống xã hội. Chính điểm đặc thù này được coi là một cơ sở quan trọng trong việc xác lập quy định về tổ chức và hoạt động, quy chế công chức, công vụ của bộ máy hành chính nhà nước; tạo ra bộ máy hành chính gọn nhẹ, có sự linh hoạt trong tổ chức, có đội ngũ công chức năng động sáng tạo, quyết đoán và chịu sự ràng buộc trách nhiệm đối với hoạt động của mình.

2. Các phương pháp cơ bản của quản lý hành chính nhà nước* Khái niệm phương pháp quản lý hành chính nhà nước:

Page 95: Khoi kien thuc 2

Trong hoạt động của mình, các cơ quan hành chính nhà nước sử dụng nhiều phương pháp tác động lên các chủ thể trong các quan hệ quản lý, nhằm thực hiện được chức năng, nhiệm vụ quản lý, cũng như hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước.

Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là tổng hợp các biện pháp, cách thức mà nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể khác trong quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý HCNN, nhằm đảm bảo việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của cơ quan hoặc thủ trưởng trong các cơ quan hành chính nhà nước.

* Các phương pháp QLHCNN: Các phương pháp QLHCNN được chia thành 02 nhóm: * Nhóm thứ nhất: các phương pháp chủ yếu của khoa học quản lý nhà nước: cụ thể là: a. Phương pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa: Đây là phương pháp tác động về

tinh thần và tư tưởng đối với con người để họ giác ngộ về lý tưởng, ý thức chính trị, ý thức đạo đức; giúp cho đối tượng bị quản lý nhận biết được việc làm nào là tốt, là vinh dự, là điều thiện; việc là nào là xấu, là ác.

b. Phương pháp tổ chức: Phương pháp này là biện pháp đưa con người vào khuôn khổ, kỷ luật. Để thực hiện tốt biện pháp này thì có nhiều việc phải làm nhưng quan trọng là phải có có quy chế, quy trình nội dung hoạt động cho cơ quan, đơn vị cá nhân và phải quy trì mọi người thực hiện.

c. Phương pháp kinh tế: Đây là biện pháp mà cơ quan HCNN tác động đến con người dựa trên các lợi ích vật chất như: lương, phụ cấp,các chính sách xã hội; làm cho họ suy nghĩ đến lợi ích của mình, vừa tự giác thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm mà không phải đôn đốc, nhắc nhở, vừa không phải dùng mệnh lệnh hành chính.

Phương pháp kinh tế trong quản lý nhà nước trong điều kiện cơ chế thị trường phải kết hợp hài hòa lợi ích của cá nhân người lao động, lợi ích tập thể, lợi ích nhà nước và phải thưởng, phạt nghiêm minh.

d. Phương pháp hành chính: Đây là biện pháp tác động trực tiếp của chủ thể quản lý nhà nước lên các đối tượng bị quản lý bằng mệnh lệnh hành chính có tính bắt buộc thực hiện cao nhất. Mệnh lệnh hành chính là quyết định đơn phương từ phía nhà nước, phải được chấp hành vô điều kiện của người chịu sự quản lý. Nhưng kỷ luật phải đi đôi với dân chủ cho nên quyết định quản lý của chủ thể chỉ được đưa ra sau khi đã bàn bạc dân chủ.

Phương pháp này có mấy đặc điểm cần chú ý sau đây: - Tác động trực tiếp của cơ quan hành chính, của công chức lãnh đạo hoặc của công chức có

thẩm quyền lên ý chí dẫn đến hành vi của người thừa hành trên cơ sở quyền và nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định, để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý đó.

- Đây là mệnh lệnh hoặc sự thừa nhận đơn phương từ phìa nhà nước. Trong những trường hợp cần thiết phải dùng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước thì cần những mệnh lệnh hành chính. Trong những yêu cầu hợp pháp của tổ chức, công dân thì nhà nước thừa nhận: hoạt động cấp phép kinh doanh, cấp phép xây dựng nhà ở.

- Tính bắt buộc thực hiện vô điều kiện đối với các chủ thể là đối tượng của quản lý hành chính nhà nước. Ví dụ, việc bắt buộc phải tuân thủ những quyết định cưỡng chế, các quyết định kỷ luật nhà nước và trách nhiệm vật chất khi vi phạm pháp luật, hay các quyết định thu hồi quyền sử dụng đất đai…

Trong bốn loại phương pháp trên, phương pháp giáo dục thuyết phục phải là phương pháp đưa lên hàng đầu. Phương pháp tổ chức là hết sức quan trọng; phương pháp kinh tế là biện pháp cơ quan tạo động lực thúc đẩy mọi hoạt động quản lý nhà nước. Phương pháp hành chính mệnh lệnh là rất cần thiết, khẩn trương nhưng phải sử dụng đúng đắn, đúng lúc mới có hiệu quả cao.

* Nhóm thứ hai: Các phương pháp của các môn khoa học khác được sử dụng trong QLNN cụ thể là:

Page 96: Khoi kien thuc 2

a. Phương pháp kế hoạch hóa: Phương pháp này dùng để quy hoạch, dự báo xu thế phát triển, xây dựng chiến lược, xây dựng chương trình mục tiêu, lập chỉ tiêu kế hoạch, tính toán cân đối tổng thể liên ngành, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch. Phương pháp kế hoạch hóa còn là việc xây dựng kế hoạch công tác của cơ quan, đơn vị của một năm, một quý, một tháng và kế hoạch trong một tuần.

b. Phương pháp thống kê: Phương pháp này được dùng để điều tra, khảo sát, phân bổ, thu thập thông tin, phân tích thông tin, đánh giá tốc độ phát triển qua các chỉ số bình quân, hệ số tương quan, kết quả thực hiện. Phương pháp thống kê là nguồn thông tin cho hoạt động quản lý, đó là một trong những căn cứ quan trọng của việc ra các quyết định quản lý.

c. Phương pháp tâm lý - xã hội học: Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu vấn đề xã hội và tâm lý liên quan đến con người, nhằm hiểu biết con người, nhận biết tâm lý cá nhân và tâm lý tập thể con người, tâm lý người lãnh đạo, tâm lý các cộng đồng dân cư… phục vụ cho hoạt động quản lý.

d. Phương pháp toán học: Sử dụng phương pháp này, các cơ quan HC NN vận dụng ma trận, vận trù học, sơ đồ mạng… trong quản lý; sử dụng máy tính hiện đại để thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin; toán học hóa các chương trình mục tiêu KT-XH, tính toán sự cân đối và phát triển tối ưu của các ngành, lĩnh vực…

đ. Phương pháp sinh lý học: Phương pháp này được dùng để nghiên cứu các điều kiện lao động của con người trong cơ quan sao cho phù hợp với sinh lý của họ, tạo ra sự thoải mái, dễ chịu, góp phần tăng hiệu quả công tác.

* Phần giải pháp nâng cao: (Tự làm để dễ liên hệ thực tiễn)