53
BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 4 tháng 1 năm 2018 BÁO CÁO Tổng kết thực hiện Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2017 và triển khai Kế hoạch năm 2018 Phần thứ nhất TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2017 I. BỐI CẢNH Năm 2017, ngành nông nghiệp triển khai kế hoạch gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, đó là (1) Biến đổi khí hậu phức tạp gây nhiều hình thái thời tiết dị thường, thiên tai bão, lũ xảy ra liên tiếp, kéo dài cả năm trên khắp cả nước, gây thiệt hại lớn đến kết cấu hạ tầng, sản xuất và đời sống của nhân dân 1 ; (2) thị trường tiêu thụ nông sản tiếp tục phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại, cạnh tranh gay gắt bởi nhiều quốc gia đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và áp dụng nhiều chính sách bảo hộ; (3) dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; (4) sức sản xuất khá lớn, trong khi tổ chức sản xuất kinh doanh vẫn dựa trên hình thức quy mô hộ nhỏ lẻ, phân tán. Trong bối cảnh đó, ngành nông nghiệp đã luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ban, ngành và địa phương; sự chung sức, vượt khó, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp và bà con nông dân trên cả nước; sự đồng hành của các cơ quan truyền thông, báo 1 Thiên tai trong năm đã làm: 385 người chết và mất tích, 636 người bị thương; 8.166 nhà bị đổ, sập, trôi; 557.673 nhà bị ngập, hư hại, tốc mái; 361,4 nghìn ha lúa và hoa màu bị thiệt hại; 69.757 con gia súc và 1,98 triệu con gia cầm bị chết; 59.992 ha và 41.375 lồng NTTS bị thiệt hại; 274 km đê, kè, 689 km kênh mương, 177 km bờ sông, bờ biển bị sạt lở,.... Tổng thiệt hại ước khoảng 60.000 tỷ đồng.

Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 4 tháng 1 năm 2018

BÁO CÁOTổng kết thực hiện Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2017

và triển khai Kế hoạch năm 2018

Phần thứ nhấtTÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2017

I. BỐI CẢNHNăm 2017, ngành nông nghiệp triển khai kế hoạch gặp rất nhiều khó khăn,

thách thức, đó là (1) Biến đổi khí hậu phức tạp gây nhiều hình thái thời tiết dị thường, thiên tai bão, lũ xảy ra liên tiếp, kéo dài cả năm trên khắp cả nước, gây thiệt hại lớn đến kết cấu hạ tầng, sản xuất và đời sống của nhân dân1; (2) thị trường tiêu thụ nông sản tiếp tục phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại, cạnh tranh gay gắt bởi nhiều quốc gia đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và áp dụng nhiều chính sách bảo hộ; (3) dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; (4) sức sản xuất khá lớn, trong khi tổ chức sản xuất kinh doanh vẫn dựa trên hình thức quy mô hộ nhỏ lẻ, phân tán.

Trong bối cảnh đó, ngành nông nghiệp đã luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ban, ngành và địa phương; sự chung sức, vượt khó, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp và bà con nông dân trên cả nước; sự đồng hành của các cơ quan truyền thông, báo chí đã tạo sự đồng thuận của cả xã hội, thống nhất cao trong toàn ngành, nỗ lực bám sát thực tiễn, vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển sản xuất kinh doanh, đạt và vượt nhiều mục tiêu kế hoạch đề ra, góp phần vào tăng trưởng chung của cả nước, bảo đảm an sinh xã hội cho nhân dân.

II. KẾT QUẢ CHÍNH

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, các Nghị quyết chuyên đề (số 19/NQ-CP ngày 06/02/2017 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020; số 70/NQ-CP ngày 03/08/2017 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công), các Nghị quyết hàng tháng và Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 02/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng các ngành, lĩnh vực nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017, ngay từ đầu năm, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chủ động xây dựng phương 1 Thiên tai trong năm đã làm: 385 người chết và mất tích, 636 người bị thương; 8.166 nhà bị đổ, sập, trôi; 557.673 nhà bị ngập, hư hại, tốc mái; 361,4 nghìn ha lúa và hoa màu bị thiệt hại; 69.757 con gia súc và 1,98 triệu con gia cầm bị chết; 59.992 ha và 41.375 lồng NTTS bị thiệt hại; 274 km đê, kè, 689 km kênh mương, 177 km bờ sông, bờ biển bị sạt lở,.... Tổng thiệt hại ước khoảng 60.000 tỷ đồng.

Page 2: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

án tăng trưởng, giải pháp thực hiện cho từng lĩnh vực và phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị để tập trung thực hiện. Cơ cấu lại theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai quyết liệt và toàn diện trên các lĩnh vực.

Theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất toàn ngành năm 2017 tăng 3,16% so với năm 2016 2; trong đó, trồng trọt tăng 2,23%, chăn nuôi tăng 2,16%, lâm nghiệp tăng 5,17%, thuỷ sản tăng 5,89%; GDP nông lâm thủy sản tăng 2,9%,3 (nếu không bị thiệt hại bởi các cơn bão 10, 12, và 16 thì khả năng sẽ tăng trên 3,0%). Kết quả này thể hiện sự nỗ lực rất lớn của ngành nông nghiệp trong bối cảnh khó khăn, thiên tai chồng chất.

Những kết quả nổi bật đạt được:1. Cơ cấu sản xuất tiếp tục được điều chỉnh phù hợp và hiệu quả hơn,

tăng tỷ trọng sản phẩm có lợi thế và giá trị caoNăm 2017, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chủ động phối hợp với các địa

phương chỉ đạo chặt chẽ mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bố trí cơ cấu giống phù hợp với diễn biến thời tiết và thị trường; khẩn trương khôi phục lại sản xuất sau thiên tai, tăng cường kiểm soát dịch bệnh. Vì vậy, sản lượng các loại nông sản tăng mạnh trong điều kiện thiên tai khắc nghiệt, đáp ứng dồi dào nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất; khuyến khích phát triển sản xuất quy mô lớn, hợp tác liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị... Nhờ đó, cơ cấu sản xuất tiếp tục được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương, vùng, miền và cả nước, gắn với nhu cầu thị trường. Cơ cấu ngành hàng, sản phẩm có sự thay đổi rõ nét, tăng tỷ trọng các ngành, sản phẩm có lợi thế và thị trường như: thủy sản; rau, hoa, quả nhiệt đới; các loại cây công nghiệp giá trị cao và đồ gỗ.

1.1. Về sản xuất trồng trọtNăm 2017, các địa phương đã chuyển đổi được 185,7 nghìn ha gieo trồng lúa

kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả và các cây màu, cây làm thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao hơn; đồng thời do thiên tai đã gây hại khoảng 350 nghìn ha lúa và hoa màu4 nên diện tích lúa cả năm đạt 7,72 triệu ha, giảm 26,1 nghìn ha, sản lượng lúa ước đạt 42,84 triệu tấn, giảm khoảng 318,3 nghìn tấn; diện tích ngô đạt 1.099,7 nghìn ha, giảm 52,9 nghìn ha, sản lượng ước đạt 5,13 triệu tấn, giảm 114,6 nghìn tấn so với năm 2016. Tuy nhiên, bù lại diện tích, sản lượng nhiều loại rau màu, cây lâu năm, đặc biệt là cây ăn trái có thị trường tiêu thụ tốt tăng mạnh.

2Năm 2016, tăng trưởng GTSX nông lâm thủy sản đạt 1,44%; GDP toàn ngành đạt 1,36%3 Tốc độ tăng GDP nông nghiệp đạt 2,07%, lâm nghiệp tăng 5,14%, thủy sản tăng 5,54%. 4Năm 2017, đã có 16 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới, trong đó bão số 10 đã gây thiệt hại lớn đến sản xuất trồng trọt tại một số tỉnh phía Bắc, tổng diện tích lúa bị thiệt hại khoảng 75 nghìn ha, hàng chục nghìn ha rau màu vụ đông bị ảnh hưởng nặng; cơn bão số 12 gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh Nam trung bộ và Tây Nguyên, tổng diện tích lúa bịngập khoảng 9.163 ha, diện tích rau, hoa màu bị ngập, thiệt hại khoảng 20.783 ha, nhiều diện tích cây lâu năm bị đổ.

2

Page 3: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

Diện tích rau các loại đạt 937,3 nghìn ha, tăng 29,5 nghìn ha, sản lượng ước đạt 16,49 triệu tấn, tăng 562,8 nghìn tấn (3,5%). Diện tích cà phê đạt 664,6 nghìn ha, tăng 14,1 nghìn ha, sản lượng ước đạt 1.529 nghìn tấn, tăng 51,9 nghìn tấn (4,7%); cao su đạt 971,6 nghìn ha, giảm 1,9 nghìn ha, sản lượng mủ khô đạt 1.086,7 nghìn tấn, tăng 51,4 nghìn tấn (5,0%); hồ tiêu đạt 152 nghìn ha, tăng 22,7 nghìn ha, sản lượng đạt 241,5 nghìn tấn, tăng 25,1 nghìn tấn (11,6%); chè đạt 129,3 nghìn ha, giảm 4,1 nghìn ha, sản lượng ước đạt 1.040,8 nghìn tấn, tăng 7,2 nghìn tấn (0,7%). Diện tích cây ăn quả ước đạt 923,9 nghìn ha, tăng 52,5 nghìn ha; sản lượng ước đạt 9.478,9 nghìn tấn, tăng 555,9 nghìn tấn (6,2%), trong đó: chuối tăng 107,7 nghìn tấn (5,5%); dứa tăng 6,7 nghìn tấn (1,2%), xoài tăng 60,2 nghìn tấn (8,3%), cam quýt tăng 148,6 nghìn tấn (18,6%)... so với năm 2016.

Xu hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị tiếp tục được nhân rộng. Đến nay, hầu hết các địa phương đã quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô từ vài chục ha đến vài trăm ha với nhiều loại cây trồng (lúa, ngô, rau đậu các loại). Đến hết năm 2017, cả nước có khoảng 600 nghìn ha5 sản xuất lúa theo mô hình “Cánh đồng lớn”. Các quy trình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường (như VietGAP, Global GAP...) được phổ biến nhân rộng. Đến 20/12/2017, đã có 1.495 cơ sở được cấp Giấy chứng nhận VietGAP với diện tích 19.213,5 ha, trong đó: cà phê là 100 ha, chè: 1.488,8 ha; lúa: 1.041,5 ha, cây ăn quả: 13.119,3 ha, rau: 3.463.8 ha. Ở nhiều địa phương, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm…

Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến và làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh nên, sản lượng và chất lượng nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao tăng nên năm 2017, giá trị sản xuất trồng trọt đã tăng 2,23%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra (2%). Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết bất thường làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng và mức độ gây hại của các sinh vật gây hại. Một số dịch bệnh như rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa, lùn sọc đen trên ngô, bệnh xoăn lá cà chua, bọ xít muỗi hại điều, bệnh gỉ sắt trên cây cà phê, tuyến trùng trên cây hồ tiêu, có xu hướng gia tăng.

2.2. Chăn nuôiChăn nuôi đã có sự chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chăn nuôi trang

trại, tập trung theo chuỗi khép kín, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao được mở rộng; nhiều mô hình chăn nuôi hữu cơ đã hình thành và đang được phổ biến, nhân rộng; năng suất, chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm chăn nuôi được cải thiện.

Các địa phương đã chỉ đạo xây dựng được nhiều mô hình liên kết, như sản xuất thịt lợn theo chuỗi khép kín phục vụ thị trường trong nước và định hướng xuất khẩu ở Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh,... Nhiều công ty, tập đoàn lớn như Tập đoàn TH, Bình Hà, DABACO, Thái Dương, Tập đoàn Hoà Phát, Tập đoàn Hùng Vương… đã đầu tư mạnh vào lĩnh vực chăn nuôi, xây dựng các trang trại chăn nuôi tập trung áp dụng công nghệ cao hoặc 5 Lúa, cây lương thực

3

Page 4: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

chăn nuôi khép kín từ giống, vật tư đầu vào đến sản xuất và tiêu thụ. Chăn nuôi nông hộ tiếp tục phát triển với quy mô ngày càng lớn. Tuy nhiên,

năm 2017 sản xuất chăn nuôi gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Nguyên nhân là do những năm trước chăn nuôi thuận lợi, giá cả ổn định, có lợi nên người dân đầu tư tăng đàn mạnh; trong khi đó thị trường xuất khẩu có thay đổi đột ngột về quản lý nhập khẩu, dẫn đến tình trạng cung vượt cầu khiến lợn tồn ứ nhiều, giá thịt lợn giảm sâu (có thời điểm giảm xuống 15.000 đồng/kg), người chăn nuôi bị thua lỗ nặng. Trước khó khăn đó, Chính phủ đã chỉ đạo sâu sát, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiều giải pháp kích cầu, kịp thời thúc đẩy tiêu thụ, tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi lợn; đến cuối năm tình hình đã dần được cải thiện, nhưng tổng đàn lợn cả năm vẫn giảm khoảng 5,7%. Ngoài lợn, chăn nuôi bò, nhất là bò sữa và chăn nuôi gia cầm vẫn tăng khá (đàn bò tăng 2,9%, trong đó bò sữa tăng 6,6%; đàn gia cầm tăng 6,6%). Cả năm tổng sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 5,2 triệu tấn, tăng 3,2%, trong đó thịt gia cầm hơi tăng 5,3%, thịt bò hơi tăng 4,2%; sản lượng sữa đạt 881,3 nghìn tấn, tăng 10,8%; trứng đạt 10,6 tỷ quả, tăng 12,6% so với năm 2016.

Giá trị sản xuất chăn nuôi ước tăng khoảng 2,16%, thấp hơn mức kế hoạch đề ra (3%).

1.3. Thủy sảnBộ đã tập trung chỉ đạo thực hiện cơ cấu lại thủy sản và triển khai mạnh mẽ

các chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và Nghị định số 172/2016/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản; Nghị định số 55/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 về quản lý nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra; Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13/2/2012 phê duyệt Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản, Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 7/3/2012 phê duyệt Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020… cộng với thời tiết và ngư trường thuận lợi nên khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng trưởng khá. Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Thống kê, tổng sản lượng thủy sản năm 2017 ước đạt 7,22 triệu tấn, tăng 5,2%; trong đó khai thác đạt 3,4 triệu tấn, tăng 5,1%; nuôi trồng đạt 3,8 triệu tấn, tăng 5,3%. Sản lượng tôm các loại đạt khoảng 723,8 nghìn tấn (tăng 10,3%), cá tra đạt khoảng 1.251,3 nghìn tấn (tăng 5,0% so với năm 2016), các đối tượng nuôi khác vẫn tiếp tục tăng...

Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản đạt khoảng 5,89%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra (5%).

Trong năm, Bộ đã phối hợp với các Bộ ngành, địa phương hoàn thành việc triển khai các chính sách hỗ trợ 4 tỉnh miền Trung bị sự cố môi trường biển; ngư trường đã được tái sinh, sản xuất và đời sống của người dân trong vùng được hỗ trợ chuyển đổi và phục hồi. Tuy nhiên, hoạt động khai thác và xuất khẩu hải sản nước ta đang gặp khó khăn do EC đã ban hành "thẻ vàng" về khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU) áp dụng với doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, Bộ đang quyết liệt chỉ đạo, phối hợp với các Bộ ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm khắc phục: Bộ đã ban hành Quyết định 4840/QĐ-BNN-TCTS ngày 23/11/2017 phê duyệt Kế hoạch thực hiện một số giải pháp cấp bách khắc phục

4

Page 5: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

cảnh báo của EU về IUU; đồng thời hoàn thiện Luật Thủy sản trình Quốc hội phê duyệt để có quy định pháp lý cao nhất điều chỉnh các hành vi đánh bắt bất hợp pháp; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị và xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về chống đánh bắt bất hợp pháp IUU-Fishing; xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông để dỡ "thẻ vàng" của Châu Âu; làm việc với các cơ quan, địa phương liên quan về tình hình thực hiện các khuyến nghị của DG MARE, có Công thư6 gửi tới EC cập nhật tình hình sửa Luật Thuỷ sản theo các khuyến nghị của DG-MARD, trong đó kèm theo bản so sánh các khuyến nghị của DG-MARE; xây dựng chương trình truyền thông về khai thác IUU nhằm nâng cao nhận thức và hành động, tạo chuyển biến thật sự trong thực hiện các quy định, khuyến nghị của EC về khai thác hải sản.

Lực lượng Kiểm ngư tiếp tục được quan tâm đầu tư, nâng cao năng lực. Trong năm, đã hoàn thành việc sửa chữa 03 tàu kiểm ngư và đóng mới 6 tàu; đồng thời, có nhiều giải pháp tăng cường năng lực cho lực lượng kiểm ngư để hỗ trợ ngư dân, tuyên truyền nâng cao ý thức cho ngư dân về khai thác theo luật pháp và góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia.

1.4. Lâm nghiệpNăm 2017, đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại lâm nghiệp, tập trung thực hiện

các giải pháp bảo vệ, tăng cường chăm sóc rừng trồng; đẩy mạnh thâm canh nâng cao năng suất và chất lượng rừng; thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng; khai thông thị trường quốc tế cho xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản.

Các địa phương đã chuyển được khoảng 30 nghìn ha rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn, nâng tổng diện tích rừng trồng gỗ lớn cả nước lên khoảng 130 nghìn ha. Tỷ lệ diện tích rừng trồng từ nguồn giống kiểm soát và chứng nhận nguồn gốc lô cây đạt 85%. Các địa phương đã tích cực triển khai Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 - 2020, trồng mới được 1.723 ha rừng phòng hộ ven biển, phục hồi được 993 ha rừng ngập mặn và rừng chắn gió, cát.

Đến tháng 12/2017, diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững là 218.065 ha/29 chứng chỉ do FSC cấp; trong đó: rừng tự nhiên là 86.156 ha, rừng trồng là 131.909 ha.

Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Trong năm, đã trồng thay thế được 7,5 nghìn ha rừng. Lũy kế đến tháng 12/2017, cả nước đã trồng được gần 46,9 nghìn ha rừng thay thế, đạt 69% tổng diện tích phải trồng, trong đó 21,8 nghìn ha là trồng bù diện tích chuyển sang công trình thủy điện (cơ bản hoàn thành Nghị quyết 62/2013/QH13 của Quốc hội) và 14,8 nghìn ha do chuyển sang mục đích kinh doanh, 10,2 nghìn ha do xây dựng công trình công cộng.

Các biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng được tăng cường; ngăn chặn và xử lý kịp thời, có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp nên rừng được bảo vệ tốt hơn. Cả năm, tổng diện tích rừng bị thiệt hại 6Công thư số 222/ICD-MARD ngày 15/11/2017

5

Page 6: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

là 1.515,6 ha (giảm 55,9%), trong đó do cháy rừng là 411,7 ha (giảm 80%), phá rừng là 1.043,9 ha (giảm 2,9%); số vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng là 16.531 vụ (giảm 22%), đã xử lý 14.315 vụ, thu nộp ngân sách 163,54 tỷ đồng.

Ước cả năm, diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 241,3 nghìn ha (tăng 1,2% so với năm 2016), trong đó: Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng 12,7 nghìn ha (tăng 1,5%), trồng rừng sản xuất 228 nghìn ha (tăng 1,3%); tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 41,45%; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 11,5 triệu m37, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ8. Giá trị sản xuất lâm nghiệp ước tăng 5,17%. Xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản đạt khoảng 8,0 tỷ USD.

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tiếp tục phát huy hiệu quả và đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Năm 2017 cả nước thu được 1.675,57 tỷ đồng (đạt 101,5% kế hoạch năm), tăng 130% so với năm 2016.

1.5. Diêm nghiệpNăm 2017, Bộ tiếp tục triển khai các giải pháp thực hiện quy hoạch phát

triển ngành muối, chuyển đổi những diện tích sản xuất kém hiệu quả sang nuôi thủy sản; cải tạo nâng cấp các đồng muối hiện có, tạo điều kiện cho diêm dân nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành muối, nâng cao thu nhập; nhân rộng mô hình sản xuất muối sạch, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng giá trị kinh tế. Nhờ vậy, cơ cấu sản phẩm muối đã có những chuyển biến tích cực, tỷ trọng muối công nghiệp đạt 31,2%; có 5.095 ha (chiếm 34% diện tích sản xuất muối) áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới. Tuy nhiên, do thời tiết diễn biến phức tạp, mưa, bão nhiều nên sản lượng muối năm 2017 đạt thấp. Ước sản lượng muối cả năm đạt khoảng 650.000 tấn, giảm 51% so với năm 2016.

1.6. Công nghiệp chế biến Năm 2017, Bộ tiếp tục triển khai Đề án “Nâng cao giá trị gia tăng hàng

nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch”; xây dựng Đề án “Nâng cao năng lực về chế biến nông sản xuất khẩu”. Đồng thời, hướng dẫn các địa phương tổ chức sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch, tăng cường chế biến sâu các sản phẩm có lợi thế thị trường và chuyển đổi cơ cấu sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng.

Cùng với sự tác động của nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp chế biến đã đạt được những kết quả khả quan góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, giảm tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm thô, tăng tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm qua chế biến, hình thành thêm nhiều cơ sở chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như các loại nước hoa quả, thủy sản chế biến, dầu cá tinh luyện, gelatin… Nhờ vậy, mức độ tổn thất sau thu hoạch đã giảm đáng kể (lúa gạo đã giảm từ khoảng 13% xuống còn khoảng 10%...). Mức độ cơ giới hóa nông nghiệp ở khâu làm đất: Lúa đạt 93% (ĐBSCL đạt 98%), mía đạt 82%, ngô, sắn: đạt 70%; khâu gieo, trồng: Đối với lúa gieo bằng công cụ xạ hàng và cấy đạt 40%, mía khoảng 30%, cao su đạt 70%; khâu chăm sóc: Phun thuốc bảo vệ thực vật cho

7 Theo Tổng cục Lâm nghiệp sản lượng khai thác gỗ các loại ước đạt 18 triệu m3

8 Cả nước có khoảng 10 nhà máy chế biến gỗ MDF, HDF với tổng công suất đạt 1.568.000 m3 sản phẩm/năm; 300 doanh nghiệp sản xuất giấy với tổng công suất khoảng 2,2 triệu tấn/năm.

6

Page 7: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

lúa đạt 68%, xới cỏ, phun thuốc bảo vệ thực vật cho chè, mía đạt 70%; khâu thu hoạch: lúa 50% (ĐBSCL 82%); mía khoảng 20%; đốn, hái chè đạt 25%; sấy chủ động 55%, thu gom, cuốn rơm vùng ĐBSCL làm nguyên liệu trồng nấm, thức ăn chăn nuôi 80%. Mức độ tăng trưởng số lượng máy móc, thiết bị trong sản xuất nông nghiệp tăng 1,5-2% so với năm 2016.

2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng và tháo gỡ nhiều rào cản; xuất khẩu đạt kỷ lục mới

Năm 2017, Bộ tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ lớn: Phát triển thị trường nước ngoài, ưu tiên những thị trường có kim ngạch xuất khẩu cao, tháo gỡ rào cản, vướng mắc cho xuất khẩu; tăng cường các hoạt động xúc tiến thị trường trong nước, tăng niềm tin của người tiêu dùng về nông sản sản xuất trong nước, kích cầu tiêu dùng.

Đã tổ chức được nhiều diễn đàn, hội chợ, triển lãm và lễ công bố xuất khẩu các nông sản sang thị trường các nước9; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương, các địa phương thực hiện các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong nước. Do vậy, trừ mặt hàng thịt lợn 9 tháng đầu năm nguồn cung nhiều, giá giảm; hầu hết các loại nông sản được tiêu thụ kịp thời, giá ổn định ở mức có lợi cho nông dân.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các cam kết trong các FTAs; tổ chức các đoàn công tác sang các thị trường Ghana, Bờ Biển Ngà, Iran, Mông Cổ, Trung Quốc, Nga, EU, Mỹ... để tìm hiểu, đánh giá tiềm năng khai thác cơ hội của các hiệp định thương mại song phương và đa phương đem lại, tháo gỡ các rào cản thương mại10, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản; triển khai kế hoạch ứng phó với Chương trình kiểm soát cá da trơn; đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông phổ biến đến người dân, doanh nghiệp về các quy định mới của các nước đối với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Đến nay, nhiều rào cản về thị trường nông sản, như: rào cản kỹ thuật cho mặt hàng gạo ở Châu Phi, thịt lợn và nông sản vào Trung Quốc, xuất khẩu thịt gà vào Nhật Bản, vướng mắc trong thực thi đạo luật Farm Bill… đã được tháo gỡ kịp thời; tăng cường cung cấp các thông tin chính thống về nông sản sạch, an toàn và các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn tiến tiến đến các thị trường nhập khẩu để người tiêu dùng nước ngoài hiểu rõ và tin cậy hơn đối với nông sản Việt Nam.

Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng, xuất khẩu nông sản tăng cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2017 ước đạt 36,37 tỷ USD, tăng 4,19 tỷ USD (tương đương 13,0%) so với năm 2016; thặng dư thương mại ước đạt 8,55 tỷ USD, tăng khoảng 1,1 tỷ USD so với năm 2016, trong đó, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 18,96 tỷ USD, tăng 15,7%; thuỷ sản ước đạt 8,32 tỷ

9Hội chợ nông nghiệp quốc tế lần thứ 17 - Agroviet 2017 tại Tp Hồ Chí Minh (9/2017); Hội chợ sản phẩm cá Tra và các sản phẩm thủy sản Việt Nam (10/2017) và Hội chợ Làng nghề Việt Nam (11/2017) tại Hà Nội; Hội nghị XTĐT; Hội chợ triển lãm Nông nghiệp công nghệ cao tại Long An (11/2017); Diễn đàn thúc đẩy tiêu thụ rau quả Việt Nam – Trung Quốc tại Lạng Sơn (8/2017); Lễ công bố xuất khẩu thanh long, vú sữa, gà … 10Hoa Kỳ áp dụng chương trình thanh tra cá da trơn, thực hiện Luật Nông trại đối với cá tra; Liên minh Châu Âu (EU) cảnh báo thẻ vàng đối với sản phẩm thủy sản của Việt Nam nhập khẩu vào EU, Thị trường Úc không nhập khẩu tôm của Việt Nam khi chưa luộc chín…

7

Page 8: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

USD, tăng 18,0%; đồ gỗ và lâm sản ước đạt 8 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2016.

Nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, như: rau quả đạt 3,45 tỷ USD (tăng 40,5%); cao su đạt 2,26 tỷ USD (tăng 35,6%); gạo đạt 2,66 tỷ USD (tăng 23,2%); điều đạt 3,52 tỷ USD (tăng 23,8%), tôm đạt 3,9 tỷ USD (tăng 22,3%); gỗ và các sản phẩm gỗ ước đạt 7,6 tỷ USD (tăng 9,2%)... Trong 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên, đã có 5 mặt hàng (tôm, trái cây, hạt điều, cà phê và đồ gỗ) đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD. Năng lực cạnh tranh và vị thế của nông sản Việt nam ngày càng được nâng cao.

3. Các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục được đổi mới và nâng cao hiệu quả

- Về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, công ty nông, lâm nghiệp:Năm 2017, các doanh nghiệp nhà nước và các công ty nông, lâm nghiệp tiếp

tục được sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả. Trong năm, Bộ hoàn thành xác định giá trị doanh nghiệp của TCT Lương thực miền Nam, giải quyết các vướng mắc để thực hiện cổ phần hóa Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN, quyết toán vốn nhà nước lần 2 của 8 doanh nghiệp. Đến nay, Bộ đã cổ phần hóa thành công 12 Tổng công ty, Công ty trực thuộc, 03 doanh nghiệp thuộc Viện, Trường11. Triển khai cổ phần hóa 7 chi nhánh và 26 công ty thuộc TCT Cà Phê Việt Nam; hoàn thành việc bán vốn Nhà nước tại 2 công ty12. Đã hoàn thiện hồ sơ phương án sắp xếp, đổi mới và phát triển các công ty nông, lâm nghiệp tại TP. Cần Thơ và tỉnh Nghệ An trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đến nay, toàn bộ 41/41 địa phương, đơn vị có công ty nông, lâm nghiệp đã được Bộ hoàn thành thẩm định phương án sắp xếp, đổi mới; Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cho 40 địa phương, đơn vị.

Nhìn chung, sau khi được cổ phần hóa, đổi mới mô hình hoạt động, các doanh nghiệp, công ty nông, lâm nghiệp đã hoạt động hiệu quả hơn.

- Về phát triển kinh tế hợp tácNăm 2017, Bộ tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển đổi HTX nông nghiệp theo

Luật Hợp tác xã 2012, phát triển HTX và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp; ban hành Thông tư hướng dẫn tiêu chí đánh giá và phân loại hợp tác xã nông nghiệp; tổ chức sơ kết 5 năm thi hành Luật Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp tại 3 vùng và cả nước; triển khai Đề án “thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tại vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 - 2020”, phong trào thi đua “Đổi mới, phát triển các HTX nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã góp phần thực hiện cơ cấu lại

11 Đến nay, đã cổ phần hóa 12 TCT, Công ty trực thuộc gồm: Tổng công ty Mía đường I- CTCP ; Tổng công ty Mía đường II –CTCP; Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam- CTCP); Tổng công ty Cơ điện Xây dựng – CTCP; Tổng công ty Xây dựng NN Việt Nam – CTCP; Tổng công ty Thủy sản Việt Nam – CTCP; Công ty cổ phần Tổng công ty Dâu tằm tơ Việt Nam; Tổng công ty Rau quả, nông sản; Tổng công ty chè Việt Nam; Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam và 02 Công ty thuốc Thú y: NAVETCO và VETVACO. Đang tiếp tục cổ phần hóa các Doanh nghiệp khoa học công nghệ thuộc Viện, Trường, đến nayđã cổ phần hóa thành công 03 doanh nghiệp KHCN gồm: Công ty CP Đầu tư và Phát triển Ngô Việt Nam thuộc Viện Nghiên cứu Ngô, Công ty TNHH NN MTV Tư vấn và Đầu tư phát Rau hoa quả thuộc Viện nghiên cứu Rau quả, Công ty Xây dựng và Chuyển giao công nghệ Thủy lợi thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.12Công ty CP Đầu tư và Phát triển Ngô Việt Nam thuộc Viện Nghiên cứu Ngô, Công ty Xây dựng và Chuyển giao công nghệ Thủy lợi thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

8

Page 9: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới”; xây dựng Đề án “Phát triển 15.000 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả đến năm 2020”...

Số lượng HTX, trang trại nông nghiệp tiếp tục tăng; hoạt động theo luật và dần thích nghi với cơ chế thị trường. Đến nay, cả nước có 33.500 trang trại, 11.688 HTX nông nghiệp. Số HTX thành lập mới năm 2017 là 1.189 HTX, tăng gấp 4 lần bình quân 4 năm thực hiện Luật HTX 2012.Các trang trại ngày càng sử dụng nhiều đất đai, lao động và sản xuất lượng nông sản hàng hóa lớn; tổ chức sản xuất theo chuỗi, hợp tác liên kết quy mô lớn tiếp tục được nhân rộng ở các lĩnh vực và nhiều địa phương.

Đến nay, hình thức hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị đã trở lên khá phổ biến, cả nước có khoảng 579,3 nghìn ha cánh đồng lớn được xây dựng (trong đó diện tích trồng lúa 516,9 nghìn ha) và nhiều cơ sở sản xuất chăn nuôi, thủy sản được tổ chức sản xuất theo hình thức liên kết; có 20 địa phương đã triển khai dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Tổ chức liên kết theo chuỗi đã khẳng định hướng đi đúng đắn của nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.

- Về phát triển doanh nghiệp nông nghiệpBộ đã tích cực triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ

và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020; triển khai các hoạt động hỗ trợ kết nối doanh nghiệp theo cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, kết nối với doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xã hội phát triển, nhất là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo... Năm 2017, Bộ đã đề xuất sửa đổi 118 điều kiện đầu tư, kinh doanh, trong đó, bãi bỏ 65 điều kiện, sửa đổi theo hướng rút gọn 53 điều kiện13.

Lực lượng doanh nghiệp nông nghiệp ngày càng lớn mạnh và tâm huyết đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn hơn, đang trở thành nòng cốt trong chuỗi giá trị nông sản. Năm 2017, đã có 1.955 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 20% so với bình quân 3 năm giai đoạn 2014-2016, đưa tổng số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp lên 5.70014. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã chọn nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ làm hướng đi chính và để đầu tư hàng tỷ USD, đạt được những thành công rõ rệt.

- Kinh tế hộ gia đình ở nông thôn tiếp tục phát triển theo cơ chế thị trường và đang có sự chuyển dịch hiệu quả hơn, số hộ làm nông lâm thủy sản chiếm 53,7% (năm 2011 là 62,2%), số hộ phi nông nghiệp chiếm 40%, tăng 6,6 điểm phần trăm. Trong nông nghiệp, số hộ gia đình đầu tư sản xuất quy mô lớn, hàng hóa và tham gia liên kết cũng khá phổ biến. Theo số liệu Tổng điều tra nông nghiệp nông thôn, đến 1/7/2016, lĩnh vực trồng trọt có gần 49,2 ngàn hộ sử dụng đất từ 5ha trở lên, tăng 13,6% so với năm 2011; 39,5 ngàn hộ trồng cây lâu năm sử dụng đất từ 5ha trở lên tăng 15%; lĩnh vực thủy sản có 12,7 ngàn hộ sử dụng đất từ

13 Gồm: 43 điều kiện chung; 20 điều kiện năng lực sản xuất; 12 điều kiện địa điểm, quy hoạch; 24 điều kiện về nhân lực; 19 điều kiện phương thức kinh doanh.14 Số liệu sau khi đã trừ số doanh nghiệp giải thể và dừng hoạt động

9

Page 10: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

5ha trở lên, tăng 21,1%; trong chăn nuôi có 255 ngàn hộ nuôi từ 100 con gà trở lên, tăng 41,5% so với năm 2011,...Có 25,3 ngàn hộ tham gia liên kết sản xuất với các đơn vị sản xuất được cấp chứng nhận VietGAP và 619,3 ngàn hộ tham gia liên kết sản xuất theo cánh đồng lớn.

4. Khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao được chuyển giao và ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều. Năm 2017, Bộ đã tiến hành điều chỉnh cơ cấu các nhiệm vụ khoa học công nghệ và khuyến nông theo hướng ưu tiên các nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp sạch, kỹ thuật thâm canh tiên tiến để giảm chi phí đầu vào và tăng giá trị gia tăng của sản phẩm; tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc trong sản xuất như: cơ cấu giống, chất lượng vật tư nông nghiệp, phòng trừ dịch bệnh, tái canh cà phê, tưới tiết kiệm…; phê duyệt và triển khai Chương trình nghiên cứu trọng điểm phục vụ cơ cấu lại ngành, một số chương trình khoa học công nghệ theo các đối tượng chủ lực (lúa gạo, nấm ăn và nấm dược liệu, cà phê, cá da trơn, tôm) nhằm tạo ra sản phẩm khoa học công nghệ theo chuỗi từ khâu giống cho đến công nghệ bảo quản, chế biến và thương hiệu sản phẩm quốc gia; xây dựng và công bố 94 tiêu chuẩn, ban hành 17 quy chuẩn, nâng tổng số tiêu chuẩn lên 851 và quy chuẩn là 217; triển khai 35 gói hỗ trợ kỹ thuật (19 gói kỹ thuật trồng trọt; 8 gói kỹ thuật chăn nuôi; 4 gói kỹ thuật thủy sản; 3 gói kỹ thuật trồng rừng sản xuất, rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn và 01 gói kỹ thuật về khuyến công) để hướng dẫn người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh…

Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đã được quan tâm của cả Chính phủ, các doanh nghiệp, người dân. Ngay từ đầu năm mới, Thủ tướng Chính phủ đã phát động chủ trương thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch; giao Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hệ thống Ngân hàng thương mại triển khai gói tín dụng ưu đãi (100 nghìn tỷ đồng) cho nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch; Bộ đã xây dựng và ban hành Tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp15; triển khai chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai chương trình này16; Đến nay, đã có khoảng 6.400 khách hàng (là doanh nghiệp, cá nhân) được các ngân hàng cho vay khoảng 36.000 tỷ đồng (chiếm 36% gói tín dụng) để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.

Để có cơ sở pháp lý cho hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đề nghị và được Chính phủ cho phép nghiên cứu, xây dựng và chuẩn bị trình Chính phủ ban hành Nghị định sản xuất nông nghiệp hữu cơ; đang xây dựng Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ; đã tổ chức diễn đàn quốc tế "Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam - Phát triển và hội nhập";… Hiện, đã có 33 tỉnh/thành phố có mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ với diện tích khoảng 70.000 ha với các hình thức, quy mô, sản phẩm đa dạng.

15 Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/03/201716 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch

10

Page 11: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

Đến nay, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã chọn nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ làm hướng đi chính để đầu tư và đạt được những thành công rõ rệt. Hướng đầu tư này của các doanh nghiệp đã góp phần làm tăng năng suất, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm được cải thiện nhiều.

5. Công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm hàng nông sản tiếp tục được tăng cường, lòng tin của người dân vào nông sản trong nước ngày càng tăng.

Năm 2017, Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục chọn là Năm cao điểm hành động về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP); thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP. Hàng tháng, Bộ tổ chức giao ban, chỉ đạo giải quyết những vấn đề căn cơ về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và hàng nông sản, đảm bảo cho người sản xuất và tiêu dùng trong nước có nguồn vật tư, nông sản an toàn, chất lượng và tin cậy, nguồn hàng xuất khẩu bảo đảm đáp ứng yêu cầu của các thị trường, kể cả các thị trường khắt khe nhất; kiểm soát chặt nguồn gốc hàng nhập khẩu vào Việt Nam.

Tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản quy định về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP; rà soát và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách quy định liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm NLTS. Trong năm, đã xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP; ban hành Thông tư số 02/2017/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung về kiểm tra, chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu, Thông tư số 06/2017/TT-BNNPTNT và Thông tư số 15/2017/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam và công bố mã HS đối với thuốc BVTV được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam; 03 Quy chuẩn Việt Nam về cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản nhỏ lẻ, dầu cá, mỡ cá và về sản phẩm Cá tra fillet đông lạnh. Đang hoàn thiện để ban hành 02 Thông tư về bảo đảm ATTP nguồn gốc thực vật (thay thế Thông tư số 12/2015/TT-BNNPTNT về hướng dẫn kiểm tra ATTP hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu) và 2 Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT quy định hợp nhất thủ tục kiểm tra ATTP và kiểm dịch thực vật đối với lô hàng nhập khẩu vừa phải kiểm tra ATTP, vừa phải kiểm tra kiểm dịch thực vật...

Tăng cường công tác thông tin truyền thông cả về quy mô, số lượng và cân đối giữa giới thiệu quảng bá sản phẩm an toàn, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn với những thông tin cảnh báo về mất an toàn thực phẩm bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: chương trình “Nông nghiệp sạch cho người Việt Nam, cho Thế giới”, “Nói không với thực phẩm bẩn”; phát sóng 05 clip, 15 phóng sự chuyên đề về công tác đảm bảo ATTP và quản lý chất lượng VTNN trên các kênh truyền hình.

Chỉ đạo xây dựng thành công 746 mô hình chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn tại 63 tỉnh/thành phố; hình thành mạng lưới và hệ thống các cơ sở giới thiệu nông sản hữu cơ, sạch, an toàn đến với người tiêu dùng.

11

Page 12: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

Tăng cường hoạt động thanh, kiểm tra thường xuyên, đột xuất các cơ sở sản xuất17; kiểm soát khá tốt việc sử dụng chất cấm, chất độc hại trong sản xuất; phát hiện và ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm nhiều trường hợp vi phạm18; ngăn chặn hiệu quả việc lạm dụng chất cấm Salbutamol, Vàng O trong chăn nuôi...

Năm 2017, Bộ chính thức được giao nhiệm vụ quản lý phân bón: Bộ đã khẩn trương kiện toàn tổ chức; hoàn thành và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2017/NĐ-CP về Quản lý phân bón (thay thế Nghị định 202/2013/NĐ-CP); trình Chính phủ dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón; rà soát, ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam cho các sản phẩm phân bón; xây dựng Đề án “Quản lý nhà nước về phân bón giai đoạn 2017 - 2021”; tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hướng dẫn thủ tục hành chính về quản lý phân bón...

6. Vốn đầu tư công được quản lý chặt chẽ, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được đầu tư nâng cấp

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện nghiêm Luật Đầu tư công và các quy định hiện hành cũng như chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết 70/NQ-CP và Chỉ thị 14/CT-TTg19 về tập trung chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2017 nên vốn đầu tư được quản lý chặt chẽ và nghiêm minh; hầu hết các dự án đều bảo đảm tiến độ; nhiều dự án được đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành sớm20. Ước cả năm, giải ngân vốn ngân sách nhà nước đạt 98%, ODA đạt 100%, vốn TPCP đạt khoảng 30% (do vốn được giao muộn và các dự án TPCP tập trung hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư), có 44 dự án đầu tư được hoàn thành, đưa vào sử dụng. Vốn ngân sách do Bộ quản lý đã đầu tư trong năm 2017 gồm:

(1) Đầu tư 5.627 tỷ đồng (vốn trong nước 511 tỷ đồng, vốn ODA 2.899 tỷ đồng, vốn TPCP 1.975 tỷ đồng) cho các công trình thủy lợi.

Trong năm, Bộ tiếp tục đầu tư 29 dự án chuyển tiếp (xây mới 10 công trình; cải tạo, nâng cấp 12 công trình) và hoàn thành thủ tục đầu tư 35 dự án vốn TPCP. Đến nay, đã hoàn thành xây dựng 07 công trình (xây mới 4 công trình; cải tạo, nâng cấp 3 công trình).

(2) Đầu tư 864 tỷ đồng (bao gồm vốn ngành 802 tỷ đồng, vốn từ Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững 62 tỷ đồng) để xây mới, nâng cấp các khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng, cảng cá loại I, hạ tầng thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, hạ tầng vùng sản xuất giống tập trung,...

Trong năm, Bộ đã đầu tư xây mới và nâng cấp 3 cảng cá loại I, 01 khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng, 03 dự án hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản, khởi công 17Đã kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất 59.326 cơ sở kinh doanh VTNN và NLTS, phát hiện 10.583 cơ sở vi phạm, phạt 80,2 tỷ đồng18Đã phát hiện và xử lý nhiều cơ sở vi phạm ở các địa phương: Cà Mau, Kiên Giang, Hà Nội và Bạc Liêu có hành vi bơm tạp chất agar vào tôm nguyên liệu; phát hiện việc tiêm thuốc an thần cho gần 5.000 con heo tại cơ sở giết mổ Xuyên Á (Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh) ...19 Bộ đã ban hành Chỉ thị số 6925/CT-BNN-KH ngày 18/8/2017 về tăng cường kiểm tra tiến độ thực hiện dự án theo kế hoạch đầu tư, nhất là các dự án ưu tiên và các dự án hoàn thành trong năm để đưa vào sử dụng.20Dự án Cảng cá Cửa Hội, Nghệ An; xây dựng hạ tầng nuôi tôm công nghiệp Thanh Hóa…

12

Page 13: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

trạm kiểm ngư Phú Quốc; hoàn thành nâng cấp 01 cảng cá loại I, 01 khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng.

Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp về các tỉnh 1.200 tỷ đồng từ Chương trình phát triển kinh tế thủy sản bền vững để đầu tư các khu neo đậu tránh trú bão cấp tỉnh, hạ tầng nuôi trồng thủy sản, hạ tầng phát triển giống thủy sản.

Nhờ tăng cường đầu tư, năng lực chứa của cảng cá, bến cá đã đạt 300 nghìn tàu thuyền/năm; công suất các khu cho tàu, thuyền neo đậu, tránh trú bão tăng thêm 67,5 nghìn lượt tàu thuyền ra, vào; hỗ trợ hiệu quả cho ngư dân trong hành trình ra khơi và trong các trường hợp xẩy ra thiên tai.

(3) Đầu tư 1.099 tỷ đồng (gồm 145 tỷ đồng vốn trong nước, 954 tỷ đồng vốn ngoài nước; các cơ sở quản lý, nghiên cứu, đào tạo là 445 tỷ đồng, gồm 130 tỷ đồng vốn trong nước, 315 tỷ đồng vốn ngoài nước); được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình phục vụ nâng cao năng lực quản lý nhà nước, cơ sở làm dịch vụ công, các cơ sở sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, các công trình hạ tầng lâm nghiệp, vườn quốc gia, các dự án bảo vệ rừng, các công trình giao thông thủy lợi nhỏ phục vụ phát triển sản xuất... Trong năm, dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng 24 công trình. Cơ sở hạ tầng nông, lâm nghiệp ngày càng được nâng cấp, hiện đại hóa, đã nâng cao năng lực cho các đơn vị… đáp ứng tốt hơn các yêu cầu, nhiệm vụ của ngành.

7. Công tác thủy lợi và phòng chống thiên tai7.1. Công tác thủy lợiTrong năm 2017, diễn biến thời tiết ở nước ta hết sức phức tạp, ảnh hưởng

rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, Bộ đã phối hợp với Tập đoàn điện lực Việt Nam và các địa phương để điều tiết nguồn, bổ sung nước, bảo đảm đủ nước phục vụ gieo cấy cho 620.748 ha lúa của 12 tỉnh/thành phố Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ; tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai Đề án “Nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi”; quan tâm đầu tư xây dựng, hiện đại hóa các công trình thủy lợi, nhất là ở các vùng miền núi phía Bắc, Bắc trung bộ, ĐBSCL.

Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương lập quy trình vận hành hồ chứa, kiểm định an toàn đập, lập phương án phòng, chống lũ, lụt cho vùng hạ du… và tăng cường công tác quản lý, bảo đảm an toàn hồ chứa, công trình thủy lợi trong mùa mưa lũ 2017; Tiếp tục rà soát Quy hoạch thủy lợi phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp; rà soát, lập mới Quy hoạch thủy lợi các lưu vực sông Đáy, sông Gianh, sông Hương, sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Ba; Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng cho các đô thị lớn vùng ĐBSCL, Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Tây Nguyên; thẩm định, phê duyệt quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Mã, sông Cầu - Thương, sông Đà - Thao, Quy hoạch thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản và PTNN bền vững vùng ven biển ĐBSCL; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Đông Nam bộ...

Nhờ đẩy nhanh tiến độ đầu tư, sớm đưa các công trình vào sử dụng, năm 2017 năng lực tưới của hệ thống thủy lợi đã tăng thêm khoảng 18 nghìn ha, năng lực tiêu đã tăng thêm khoảng 16 nghìn ha. Tổng năng lực tưới của hệ thống thủy lợi đạt 3,52 triệu ha đất canh tác, đảm bảo tưới 7,26 triệu ha diện tích gieo trồng

13

Page 14: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

lúa (đạt 95% diện tích), 1,5 triệu ha rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày (đạt 45% diện tích), tiêu thoát nước cho trên 1,75 triệu ha đất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về yêu cầu cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, góp phần tiêu thoát lũ, chống ngập úng, cải thiện môi trường.

7.2. Công tác phòng chống thiên tai, từng bước hoàn thiện tổ chức bộ máy và tăng cường năng lực

Năm 2017, công tác phòng chống thiên tai tiếp tục được Chính phủ quan tâm chỉ đạo; Bộ đã thực hiện tốt nhiệm vụ thường trực BCĐ Trung ương về Phòng chống thiên tai, tham mưu thành lập Tổng cục Phòng chống thiên tai, kiện toàn bộ máy BCĐ, BCH Phòng chống thiên tai các cấp và bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai; tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thể chế về phòng chống thiên tai;...

Trong năm, Bộ đã nghiên cứu, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/4/2014 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai; Nghị định 66/2014/NĐ-CP ngày 04/07/2014 về hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống thiên tai; Nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực PCTT, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều; sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đê điều; điều chỉnh, bổ sung Luật Phòng chống thiên tai; chuẩn bị Tổng kết 10 năm thi hành Luật Đê điều…

Tiếp tục triển khai 12 dự án phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu (Dự án cấp bách, xung yếu đê điều, phòng chống thiên tai giai đoạn 2016-2020; dự án Xây dựng hệ thống trực canh, cảnh báo thiên tai, đa mục tiêu (giai đoạn 1); các dự án ODA như Dự án Quản lý thiên tai (WB5); Sữa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8); dự án Nâng cấp hệ thống thủy lợi sông Lèn và sông Mơ nhằm nâng cao khả năng kiểm soát mặn, cải tạo môi trường sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu (KEXIM1); dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (WB9); Dự án Quản lý và Giảm nhẹ lũ và hạn tiểu vùng sông Mê Kong mở rộng (ADB-GMS1)) với tổng số đầu tư trong năm 2017 là 743 tỷ đồng.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, nghiên cứu dự báo về thiên tai; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý an toàn hệ thống đê điều; ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm; hướng dẫn các địa phương đánh giá hiện trạng công trình đê điều trước mùa lũ và xây dựng phương án bảo vệ trọng điểm; đào tạo, tập huấn cho lực lượng chuyên trách về công tác quản lý đê, hộ đê phòng thiên tai; tăng cường công tác quản lý, bảo đảm an toàn hồ, đập và chuẩn bị sẵn sàng các phương án và điều kiện vật chất cho phòng chống lụt, bão.

Chủ động tham mưu, chỉ đạo ứng phó nhanh, hiệu quả công tác phòng chống thiên tai, nhất là cơn bão số 10, 12 và 16 vào cuối năm; đặc biệt đã theo dõi sát và chỉ đạo đúng việc vận hành xả lũ các hồ thủy điện lớn (Sơn La, Hòa Bình), đảm bảo an toàn hồ và vùng hạ du trong các đợt mưa lũ lớn. Theo dõi và xử lý, trình Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp các địa phương bị sạt lở bờ sông, bờ biển ở ĐBSCL, ở Hội An (Quảng Nam),… Kịp thời, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ

14

Page 15: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

hỗ trợ các địa phương bị thiệt hại do thiên tai21; tăng cường hợp tác quốc tế trong ứng phó với thiên tai, tổ chức tiếp nhận các hàng hóa thiết yếu các tổ chức, quốc gia trên thế giới hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả thiên tai22.

8. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới vượt mục tiêu đề ra; các nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo và an sinh xã hội được quan tâm thực hiện

8.1.Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mớiNăm 2017, Chương trình xây dựng Nông thôn mới tiếp tục được Chính phủ,

các bộ, ngành và địa phương quan tâm chỉ đạo sát sao; cộng đồng doanh nghiệp và người dân nhiệt tình tham gia.

Bộ đã ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Chương trình giai đoạn 2016 - 2020; xuất bản “Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020”; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn và tỷ lệ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương thực hiện Chương trình, điều chỉnh Quyết định 1600/QĐ-TTg, Đề án “Hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã khó khăn khu vực biên giới, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2020”, Đề án “Thí điểm xây dựng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại các xã khó khăn, biên giới, hải đảo theo hướng xã hội hóa, giai đoạn 2017-2019”, Đề án “Hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã khó khăn khu vực biên giới, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2020”; Đề án “Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030”; Bộ đã ban hành Kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân.... Đến nay, đã cơ bản hoàn thành xây dựng các cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình cho giai đoạn 2016-2020.

Tính đến hết năm, cả nước có 2.884 xã (tương đương 32,3%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 305 xã được công nhận đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 (vượt mục tiêu kế hoạch năm 2017: có ít nhất 31% số xã đạt chuẩn), tăng 524 xã (5,87%) so với năm 2016; bình quân đạt 13,7 tiêu chí/xã; còn 176 xã dưới 5 tiêu chí, giảm 81 xã so với năm 2016; có 43 đơn vị cấp huyện thuộc 24 tỉnh/thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 13 huyện so với năm 2016; 90% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh (tăng 2,5% so với năm 2016).

Chính phủ, các cấp ủy, chính quyền ở các địa phương đã rất tích cực, chủ động triển khai thực hiện Chương trình, huy động nguồn lực xã hội cho Chương trình. Trong năm, tổng nguồn vốn cho Chương trình khoảng 217.138 tỷ đồng, trong đó: ngân sách Trung ương là 9.259 tỷ đồng (4,26%), bao gồm: vốn NSTW là: 8.000 tỷ đồng (2.000 tỷ vốn sự nghiệp và 6.000 tỷ vốn đầu tư phát triển) và kinh phí khen 21Tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ là 3.697 tỷ đồng; 12.530 tấn gạo; 2640 tấn lúa giống; 810 tấn ngô giống; 112,7 tấn hạt giống rau các loại và hàng ngàn cơ số thuốc, vắc xin, hóa chất khử trùng22Tổng số hàng hoá hỗ trợ tương đương 6,354 triệu USD. Ngoài ra, Quỹ hỗ trợ khẩn cấp trung ương của Liên hợp quốc đã thông qua khoản hỗ trợ khẩn cấp 4,21 triệu USD để các cơ quan của Liên hợp quốc hỗ trợ các địa phương tái thiết sau thiên tai.

15

Page 16: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

thưởng công trình phúc lợi các địa phương (tỉnh, huyện, xã) có thành tích tiêu biểu trong thực hiện Chương trình giai đoạn 2011-2015 là: 1.259 tỷ đồng; ngân sách địa phương 22.152 tỷ đồng (10,2%) và các nguồn vốn huy động khác (lồng ghép từ các chương trình, dự án: 26.260 tỷ đồng (12,09%), tín dụng: 140.811 tỷ đồng (64,85%), doanh nghiệp: 7.549 tỷ đồng (3,48%), người dân đóng góp và huy động khác: 11.107 tỷ đồng (5,12%).

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự giám sát của Quốc hội, các địa phương đã chủ động có giải pháp và đề ra kế hoạch, lộ trình cụ thể xử lý dứt điểm nợ xây dựng cơ bản trong thực hiện Chương trình. Theo tổng hợp báo cáo của các địa phương (tính đến hết 30/11/2017), tổng số nợ xây dựng cơ bản thực hiện Chương trình còn khoảng 5.845 tỷ đồng (giảm 9.373 tỷ đồng, tương đương 61,1% so với tháng 1/2016), trong đó có 27 tỉnh không có nợ xây dựng cơ bản. Đặc biệt, một số tỉnh nằm trong 10 địa phương có số nợ lớn nhất cả nước vào thời điểm tháng 01/2017 thì đến nay đã hoàn toàn xử lý xong nợ như Bắc Ninh, Hải Dương; huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu nợ XDCB 398 tỷ đồng, đến nay, đã cơ bản xử lý xong và đang được Hội đồng thẩm định Trung ương hoàn thiện Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Nếu các tỉnh tiếp tục duy trì được tiến độ như hiện nay thì khả năng sẽ hoàn thành việc xử lý nợ theo đúng yêu cầu của Quốc hội. Để tiếp tục chỉ đạo, Bộ đang tham mưu cho Ban Chỉ đạo TƯ triển khai quyết liệt các biện pháp để giải quyết dứt điểm nợ xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.

8.2. Về thực hiện các chương trình giảm nghèo và PTNT khácĐã triển khai thực hiện nghiêm các nhiệm vụ được giao theo Chương trình

135 giai đoạn III và trong Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, trong đó tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất theo quy định tại Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 và số 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Bộ đã xây dựng, trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định số 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn, ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình MTQG về giảm nghèo giai đoạn 2016-202023; phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo và đẩy mạnh hỗ trợ các huyện, xã nghèo phát triển sản xuất 24.

Tiếp tục rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 để tổng hợp, đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung các chính sách và giải pháp ổn định dân di cư tự do; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư25, Chương trình bố trí ổn định dân cư giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025, Quy 23Thông tư số 18/2017/TT-BNNPTNT ngày 09/10/2017 về hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ Phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình MTQG về giảm nghèo giai đoạn 2016-202024Kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất năm 2017 cho các huyện, xã nghèo là 1630 tỷ đồng, trong đó: Hỗ trợ các huyện nghèo xã bãi ngang: 790 tỷ, các xã đặc biệt khó khăn theo chương trình 135: 740 tỷ, các xã ngoài chương trình 135, 30a: 100 tỷ.25Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 26/6/2017 Phê duyệt Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư

16

Page 17: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

hoạch bố trí ổn định dân cư các xã biên giới Việt Nam - Campuchia, Việt - Lào đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Trong năm, cả nước đã thực hiện bố trí, sắp xếp ổn định được 15.736 hộ, trong đó vùng có nguy cơ cao về thiên tai (lũ ống, lũ quét, sạt lở đất) là 10.705 hộ, vùng đặc biệt khó khăn là 3.029 hộ, vùng biên giới, hải đảo là 1.398 hộ; dân di cư tự do 604 hộ.

9. Hoạt động hợp tác quốc tế được triển khai mạnh, nhất là trong đàm phán và tổ chức thực hiện các Hiệp định, cam kết đã ký

Năm 2017, nhiều hoạt động hợp tác quốc tế đã được thực hiện để đẩy mạnh thu hút ODA, vốn đầu tư và tổ chức đàm phán, ký kết các Thỏa thuận, Điều ước quốc tế với các nước và các tổ chức quốc tế nhằm tăng cường hợp tác và thúc đẩy thương mại nông, lâm, thủy sản. Đã ký kết Bản ghi nhớ về triển khai hợp tác thả giống và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong Vịnh Bắc bộ với Trung Quốc; Bản ghi nhớ với Bộ Nông nghiệp In-đô-nê-xi-a về hợp tác phát triển nông thôn; Bản ghi nhớ với Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên nước Australia về phòng, chống đánh bắt cá trái phép; gia hạn Bản ghi nhớ về hợp tác nghề cá với Vương quốc Campuchia; ký kết Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2017 - 2019 với Sri Lanka; Bản ghi nhớ hợp tác giữa 2 Chính phủ Việt Nam – Mông Cổ,....

Chuẩn bị các phương án đàm phán cho Hiệp định RCEP 2; triển khai các hoạt động của nhóm công tác PPP ngành hàng, Nhóm Công tác về giảm nhẹ thiên tai (EPWG), Chống khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp (EGILAT), Biển và đại dương (OFWG), Đối tác chính sách về ANLT (PPFS), Nông nghiệp (ATC)..

Trong năm, Bộ đã hoàn thành tốt công tác chuẩn bị và phối hợp tổ chức các sự kiện APEC2017: như Hội nghị Quan chức cấp cao lần 1 (SOM1) và lần 2 (SOM 2); Hội thảo xây dựng các kế hoạch hành động về ANLT thích ứng Biến đổi khí hậu; tham gia nội dung Hội nghị Bộ trưởng thương mại APEC tại Hà Nội; tổ chức Tuần lễ về An ninh lương thực thích ứng với BĐKH trong khuôn khổ năm APEC 2017 tại Cần Thơ.

Xây dựng và đàm phán các dự án: Tăng cường tính chống chịu với BĐKH của cộng đồng dân cư ven biển (do Quỹ GCF tài trợ), rừng ngập mặn (WB), giảm phát thải (FCFP/WB); chuẩn bị dự án vay WB cho Chương trình MTQG về xây dựng Nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; dự án “Hệ thống thông tin viễn thám và bảo hiểm cây trồng tại các nước có kinh tế mới nổi, giai đoạn mở rộng tại Việt Nam” do Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ; làm việc với Kfw, JICA chuẩn bị đàm phán chính phủ về các dự án tài trợ bởi CHLB Đức, Nhật Bản...

10. Công tác xây dựng thể chế, chính sách luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm; Hệ thống quản lý ngành được hoàn thiện cùng với đẩy mạnh cải cách hành chính nên hiệu lực, hiệu quả quản lý ngành tiếp tục được nâng cao.

10.1.Về xây dựng thể chế, chính sáchNăm 2017, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ đã được

quan tâm chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu năm và thường xuyên đôn đốc các đơn vị bám sát tiến độ theo kế hoạch nên tình trạng nợ văn bản hoặc ban hành văn bản

17

Page 18: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

ngoài kế hoạch đã giảm đáng kể, nhất là đối với các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện Kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ giao; năm 2017, Bộ đã hoàn thành, trình Chính phủ để trình Quốc hội thông qua 03 Luật: Luật Thủy lợi, Luật Lâm nghiệp và Luật Thủy sản (sửa đổi); đang xây dựng dự án Luật Trồng trọt và Luật Chăn nuôi, sẽ trình Chính phủ và Quốc hội trong kế hoạch năm 2018; Chính phủ đã ban hành 11 Nghị định hướng dẫn thực hiện các Luật và Nghị định tạo hành lang pháp lý cho hoạt động chuyên ngành của Bộ, 03 Nghị quyết; Thủ tướng Chính phủ ban hành 05 Quyết định; Bộ đã ban hành theo thẩm quyền 25 thông tư, trong đó có 20 thông tư trong kế hoạch của Bộ (đạt tỷ lệ 93% kế hoạch), 05 văn bản còn lại thuộc kế hoạch xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Số lượng văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cao hơn 7% so với năm 2016.

10.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, phát triển nguồn nhân lựcThực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ đã tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy

các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan, đơn vị phù hợp với nhiệm vụ cải cách hành chính và thực tiễn chỉ đạo, điều hành xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương.

Trong năm, Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và PTNT; chức năng nhiệm vụ của 04 Tổng cục; điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị; thống nhất phân công nhiệm vụ về quản lý phân bón, quản lý ngành muối, quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông sản, quản lý về chế biến nông lâm thủy sản.

Ban hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ngành Nông nghiệp và PTNT và tổ chức sự nghiệp công lập thuộc Bộ năm 201726 để đảm bảo vận hành thông suốt, hiệu lực, hiệu quả từ trung ương đến địa phương; đồng thời tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị; từng bước xã hội hóa các dịch vụ sự nghiệp công lập thuộc Bộ quản lý; đẩy mạnh tinh giảm biên chế, thực hiện nghiêm kỷ luật hành chính.

Tiếp tục triển khai Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của hệ thống bộ máy quản lý nhà nước ngành Nông nghiệp và PTNT cấp tỉnh và cấp huyện; Thông tư số 30/2016/TT-BNNPTNT ngày 25/8/2016 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 25/3/2015 hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT làm cơ sở hình thành bộ máy quản lý ngành đồng bộ từ Trung ương đến cấp tỉnh, huyện.

Tổ chức học tập và xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 18, Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành TW Đảng hội nghị lần thứ 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

26Quyết định số 1316/QĐ-BNN-TCCB ngày 11/4/201718

Page 19: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

Tập trung chỉ đạo thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2014-2020 phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp”; ban hành Kế hoạch cải cách công vụ công chức năm 2017; triển khai Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất lượng NLTS giai đoạn 2016-2020. Năm 2017, Bộ đã tổ chức trên 100 lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho trên 8.450 cán bộ, công chức, viên chức thuộc ngành; các cơ sở đào tạo thuộc Bộ đã đào tạo khoảng gần 6.500 người có trình độ sau đại học, 16.000 người có trình độ đại học, trên 11 ngàn người có trình độ cao đẳng và khoảng 31 ngàn người có trình độ trung cấp và sơ cấp nghề.

Triển khai Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn 27, năm 2017 cả nước đã đào tạo được khoảng 210.000 lao động nông thôn học nghề nông nghiệp, đối tượng đào tạo chủ yếu là lao động thực hiện theo Chương trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và thành viên Hợp tác xã, trang trại.

10.3. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ khởi nghiệp

Năm 2017, Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và kế hoạch năm 2017 đã đề ra; thực hiện mạnh mẽ, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; xây dựng, ban hành và áp dụng quy trình ISO trong giải quyết công việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh và đầu tư, hoàn thiện thể chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của ngành.

Đã rà soát sâu hơn đối với 508 TTHC còn hiệu lực; đề xuất bãi bỏ, đơn giản hóa 287 TTHC (chiếm 56,5 %), gồm: bãi bỏ 81 TTHC, đơn giản hóa 205 TTHC; đề xuất sửa đổi, bổ sung 13 văn bản QPPL do Bộ ban hành liên quan đến lâm nghiệp, thủy sản.

Xây dựng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho 8 TTHC đối với 2 nhóm dịch vụ công tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Chăn nuôi; đang khẩn trương triển khai xây dựng bộ phận “một cửa” điện tử hỗ trợ doanh nghiệp, Mục “Hỏi-Đáp” trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và trang tin điện tử của các cơ quan/đơn vị thuộc Bộ để tiếp nhận và giải quyết kịp thời kiến nghị.

Triển khai Nghị quyết 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020, Bộ đã tập trung rà soát các điều kiện đầu tư, kinh doanh, cắt giảm những điều kiện đầu tư, kinh doanh không còn phù hợp hoặc gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp,rà soát, đề xuất bãi bỏ, sửa đổi 118 điều kiện (chiếm 34,2%), trong đó bãi bỏ 65 điều kiện không còn phù hợp, sửa đổi theo hướng rút gọn 53 điều kiện, gồm: điều kiện chung là 43; điều kiện năng lực sản xuất là 20; điều kiện địa điểm, quy hoạch là 12; điều kiện về nhân lực là 24; điều kiện phương thức kinh doanh là 19.

10.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng

27Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009, số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 phê duyệt Đề án " Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020"

19

Page 20: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

Ngay từ cuối năm 2016, Bộ đã phê duyệt ban hành Kế hoạch phòng, chống tham nhũng28; Kế hoạch thanh tra, kiểm tra chuyên ngành năm 2017 của các Tổng cục, Cục thuộc Bộ.

Trong năm 2017, Bộ đã chỉ đạo tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra thuốc thú y, phân bón, thuốc BVTV giả, kém chất lượng, buôn lậu; kiểm soát việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng nguyên liệu kháng sinh, hàng ngoài danh mục là thức ăn, thuốc thú y, chất xử lý cải tạo môi trường... và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm.

Đến nay, Thanh tra Bộ đã triển khai 43 Đoàn thanh tra (gồm 22 đoàn thanh tra hành chính về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; 21 đoàn thanh tra chuyên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm, vật tư nông nghiệp, kiểm dịch động, thực vật); qua thanh tra đã ban hành 21 Kết luận thanh tra, kiểm tra; 49 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm. Các Tổng Cục và Cục thuộc Bộ đã tiến hành 121 cuộc thanh tra, kiểm tra (70 Đoàn thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch (tăng 15 % số đoàn so với tổng số đoàn năm 2016); 51 Đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất), ban hành 314 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Thực hiện Kế hoạch năm cao điểm thanh tra, kiểm tra vật tư nông nghiệp và ATTP, Bộ đã chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện, tập trung vào những lĩnh vực như: kiểm tra việc sử dụng chất cấm, hóa chất công nghiệp trong chăn nuôi, sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, thú y; đăng ký, đăng kiểm và cấp phép tàu cá; sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật; công tác kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; sản xuất, kinh doanh phân bón… Qua thanh tra đã phát hiện nhiều hành vi vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 9,55 tỷ đồng, gấp 1,8 lần so với năm 2016.

Thực hiện nghiêm túc Luật Phòng chống tham nhũng và chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ; tất cả cán bộ chủ chốt đều kê khai tài sản, công khai nguồn gốc; cấm sử dụng xe công vào việc riêng; công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo được thực hiện nghiêm; xây dựng văn hóa công sở và môi trường làm việc văn minh, chuyên nghiệp.

Đánh giá tổng thể cả năm 2017, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã hoàn thành Kế hoạch nhiệm vụ đề ra; trong đó, có một số chỉ tiêu hoàn thành xuất sắc như kim ngạch xuất khẩu, xây dựng nông thôn mới, xây dựng thể chế và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào ngành, chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện. Kết quả đó là thành quả của cả hệ thống chính trị, của đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc sâu sát, trách nhiệm, nhiều sáng tạo và hiệu quả của các tỉnh, thành phố trên khắp vùng miền đất nước bằng những giải pháp cụ thể nên đã tạo môi trường thuận lợi, tăng niềm tin để các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đầu tư, phát triển sản xuất, thương mại; đồng thời đã phát huy cao độ tinh thần lao động cần cù sáng tạo của bà con nông dân… cũng như sự nỗ lực, hành động quyết liệt, sát thực tiễn của toàn ngành trong thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

28Quyết định số 335/QĐ-BNN-TTr ngày 13/02/201720

Page 21: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

III. NHỮNG HẠN CHẾ, VƯỚNG MẮC

Tuy đạt được nhiều kết quả như trên, nhưng nông nghiệp, nông thôn nước ta vẫn còn những hạn chế, yếu kém và gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần tập trung khắc phục trong thời gian tới:

1. Cơ cấu lại nông nghiệp đạt kết quả chưa đồng đều, vẫn còn địa phương lúng túng trong triển khai và kết quả chưa rõ ràng. Năng suất lao động thấp, hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông dân được cải thiện chậm.

2. Biến đổi khí hậu và thiên tai xảy ra ngày càng nhiều và phức tạp, nhưng vẫn có sự chủ quan, thiếu quyết liệt ở một số địa phương trong công tác phòng, chống nên thiệt hại lớn ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành và cơ sở vật chất, đời sống của người dân.

3. Công nghiệp chế biến chậm phát triển; công tác nghiên cứu, dự báo cung cầu thị trường còn bất cập, nên đã xảy ra tình trạng cung vượt cầu ở một số sản phẩm (thịt lợn, dưa hấu), nhất là vào thời điểm thu hoạch chính vụ.

4. Hội nhập quốc tế sâu rộng tiếp tục đem lại nhiều thách thức cho hàng nông sản (Ví dụ: việc EU “Rút thẻ vàng” đang là thách thức lớn với thủy sản Việt Nam). Tình trạng vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, phá rừng và khai thác thủy sản trái phép vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi.

5. Vốn đầu tư cho ngành và cho Bộ thấp hơn nhiều so với nhu cầu, nhất là vốn hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại ngành; trong Kế hoạch trung hạn 2016-2020 một số dự án ODA thiếu vốn nước ngoài, nguy cơ bị chậm tiến độ so với Hiệp định đã ký.

Phần thứ haiPHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2018

Năm 2018, tình hình thế giới, khu vực, được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi tăng trưởng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, cùng với sự gia tăng dân số, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp trên thế giới có xu hướng tăng nhưng yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm ngày càng cao hơn. Đây vừa là thách thức, nhưng cũng là cơ hội để nông nghiệp nước ta thực hiện cơ cấu lại quyết liệt hơn, xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững hơn.

Ở trong nước, Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ tiếp tục dành sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát, kịp thời và có nhiều quyết sách tạo thuận lợi hơn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Những kết quả tích cực của kinh tế cả nước và của Ngành năm 2017 sẽ tác động tích cực, tạo thuận lợi cho nông nghiệp, nông thôn.

Tuy nhiên, biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp và sẽ gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan, khó lường, tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân; xu hướng bảo hộ và gia tăng rào cản thương mại trên thế giới, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát và những yếu kém nội tại của Ngành chậm được khắc phục… tiếp tục là những khó khăn, thách thức lớn, đòi hỏi vừa phải có những giải pháp ứng phó

21

Page 22: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

trước mắt kịp thời, vừa có chiến lược lâu dài và nỗ lực to lớn của toàn ngành nông nghiệp để đạt mục tiêu chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU KẾ HOẠCH

Năm 2018 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 của cả nước và của ngành. Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, toàn ngành nông nghiệp xác định “Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về kế hoạch phát triển đất nước; thực hiện mạnh mẽ cơ cấu lại, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị với quy mô lớn hơn phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường kết nối chặt chẽ hơn với mạng lưới tiêu thụ toàn cầu; coi trọng ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao, khuyến khích sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi hơn nữa cho phát triển doanh nghiệp, kinh tế hợp tác; tiếp tục nâng cao năng lực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; rà soát tinh gọn tổ chức bộ máy, sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả các đơn vị sự nghiệp công lập; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, kiến tạo và hành động quyết liệt, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp hiện đại, hiệu quả hơn và xây dựng nông thôn mới”.

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 2,8 - 3,0%; kim ngạch xuất khẩu khoảng 37 - 38 tỷ USD; có 37% số xã và 52 huyện đạt tiêu chí nông thôn mới; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,6%.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHÍNH

1. Tiếp tục cơ cấu lại và đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng bền vữngCác đơn vị thuộc Bộ, các địa phương rà soát quy hoạch, đánh giá lợi thế,

tiềm năng để xây dựng cơ cấu sản phẩm của ngành, lĩnh vực và địa phương theo 3 trục sản phẩm: Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; Nhóm sản phẩm cấp tỉnh/Thành phố và Nhóm đặc sản làng/xã để có giải pháp chỉ đạo cụ thể, hiệu quả.

Đối với các lĩnh vực cụ thể:- Trồng trọt: Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu

cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; rà soát diện tích lúa kém hiệu quả chuyển sang các cây trồng khác có thị trường và hiệu quả hơn và nuôi trồng thủy sản.

Hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch cây ăn quả, tập trung phát triển các loại cây ăn quả có lợi thế, thị trường để sản xuất hàng hóa tập trung như cam quýt, dứa, chuối, bưởi...; đồng thời định hướng phát triển một số cây ăn quả có triển vọng như cây bơ, chanh leo…, các loại rau, hoa, cây cảnh; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng giống mới có năng suất và chất lượng cao, thực hiện các giải pháp quy trình kỹ thuật tiên tiến, sản xuất tốt; ứng dụng cơ giới hóa và phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch; đẩy mạnh liên kết hợp tác sản xuất theo chuỗi gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

22

Page 23: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

Tăng cường công tác bảo vệ thực vật, giám sát, dự báo và thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ sâu bệnh; quản lý tốt việc sản xuất, lưu thông và sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Định hướng sản xuất các cây trồng chính như sau:- Diện tích gieo cấy lúa dự kiến đạt khoảng 7,65 triệu ha, giảm khoảng 63,6

nghìn ha (chủ yếu chuyển đổi diện tích kém hiệu quả), sản lượng ước đạt 42,98 triệu tấn; ngô khoảng 1,1 triệu ha (tương đương năm 2017), năng suất trung bình 4,7 tấn/ha, sản lượng 5,2 triệu tấn; sắn khoảng 540 nghìn ha, năng suất đạt 195 tạ/ha, sản lượng đạt 10,5 triệu tấn.

- Diện tích rau đậu các loại khoảng 1,12 triệu ha; trong đó: diện tích rau khoảng 945 nghìn ha, sản lượng đạt 17 triệu tấn; đậu các loại đạt 175 nghìn ha, sản lượng đạt 210 nghìn tấn. Ưu tiên phát triển các loại rau, hoa có giá trị kinh tế cao và thị trường tiêu thụ.

- Nâng diện tích cây ăn quả các loại lên khoảng 930 nghìn ha, tăng 6,1 nghìn ha so với năm 2017; tập trung nâng cao năng suất, chất lượng để tăng sản lượng và giá trị.

- Ổn định diện tích cà phê khoảng 665 nghìn ha, tái canh, ghép cải tạo khoảng 15 nghìn ha; diện tích điều khoảng 300 nghìn ha, tiếp tục trồng tái canh và ghép cải tạo đối với diện tích điều già cỗi, sâu bệnh nhiều, giống hiệu quả thấp tại các tỉnh trọng điểm, đẩy mạnh thâm canh, cải tạo vườn điều để năng suất đạt 12 tạ/ha. Giữ ổn định diện tích chè khoảng 118 nghìn ha, nâng năng suất lên 90,1 tấn/ha, sản lượng đạt trên 1 triệu tấn. Tiếp tục giảm dần diện tích cao su tại những vùng đất không phù hợp và duy trì diện tích khoảng 950 nghìn ha.

Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất trồng trọt từ 2,2 - 2,3%; giá trị tăng thêm tối thiểu đạt 2,1%; kim ngạch xuất khẩu lĩnh vực trồng trọt đạt 20 tỷ USD.

- Chăn nuôiRà soát lại chiến lược, quy hoạch phát triển chăn nuôi; điều chỉnh quy mô

các loại vật nuôi phù hợp nhu cầu thị trường, bảo đảm tiêu thụ kịp thời với giá có lãi cho người chăn nuôi; nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững;

Tiếp tục chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại; duy trì chăn nuôi nông hộ theo hình thức công nghiệp, liên kết theo chuỗi và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến; mở rộng chăn nuôi theo VietGAP;

Tập trung cải tạo giống, nâng cao năng suất, chất lượng đàn vật nuôi; phát triển giống vật nuôi chất lượng cao; ưu tiên nhập khẩu giống tốt, chọn tạo đàn giống thích hợp cho mỗi vùng sinh thái; tập trung chỉ đạo các biện pháp giám sát, chủ động phòng chống dịch bệnh và vệ sinh ATTP; xây dựng các điều kiện tiếp cận thị trường, tiến tới xuất khẩu một số sản phẩm chăn nuôi có tiềm năng.

Quy định và giám sát chặt chẽ việc sử dụng chất cấm, thuốc thú y trong chăn nuôi, áp dụng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo chuỗi giá trị; tăng cường thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch bệnh hiệu quả; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn môi trường trong chăn nuôi.

Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất chăn nuôi từ 3,5 - 4,0%, giá trị tăng 23

Page 24: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

thêm khoảng 2,8 - 3%; tổng đàn bò đạt 5.795,3 nghìn con, đàn lợn đạt 28 triệu con, đàn gia cầm đạt 386,5 triệu con; sản lượng thịt hơi các loại đạt 5,39 triệu tấn, sản xuất 21,25 triệu tấn thức ăn chăn nuôi công nghiệp; tỷ lệ gia súc được chăn nuôi theo hình thức trang trại, công nghiệp đạt 38-40%, gia cầm đạt 50,5%; số lượng gà được nuôi theo quy trình VietGAP đạt 18%, lợn đạt 2%; kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi và sản phẩm khác khoảng 1,5 tỷ USD.

- Thủy sảnPhát triển đồng bộ khai thác và nuôi trồng thủy sản. Chỉ đạo mùa vụ, quy

trình nuôi trồng phù hợp với diễn biến thời tiết, thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; triển khai tích cực Kế hoạch phát triển ngành tôm, cá tra và phát triển các đối tượng nuôi khác theo lợi thế.

Khuyến khích nuôi công nghiệp, áp dụng khoa học công nghệ và quy trình thực hành nuôi tốt (GAP); cơ cấu lại sản phẩm chế biến đông lạnh theo hướng giảm tỷ lệ sản phẩm sơ chế, tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng; mở rộng áp dụng hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế ISO, HACCP, GMP, SSOP. Tổ chức liên kết chuỗi từ nuôi, chế biến đến xuất khẩu cá tra. Đồng thời, tăng cường phòng chống dịch bệnh.

Đẩy mạnh khai thác xa bờ gắn với bảo vệ nguồn lợi và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo; thực hiện nghiêm quy định về đánh bắt và truy xuất nguồn gốc thủy sản, nhất là sớm giải quyết vấn đề áp “thẻ vàng“ của EU; đồng thời hài hòa hóa các quy định về kiểm soát thủy sản theo thông lệ quốc tế.

Tập trung phát triển kinh tế biển gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo và thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế biển của đất nước; tiếp tục tăng cường năng lực cho lực lượng kiểm ngư cả về nhân lực và điều kiện đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Triển khai mạnh Kế hoạch phát triển ngành tôm nhằm đạt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2018, ổn định diện tích nuôi tôm sú khoảng 600 nghìn ha, sản lượng 265 nghìn tấn; phát huy lợi thế của nuôi tôm thẻ chân trắng và duy trì diện tích nuôi khoảng 100 nghìn ha, sản lượng 435 nghìn tấn; tổng sản lượng thủy sản khoảng 7,0 triệu tấn (nuôi trồng thủy sản đạt 4 triệu tấn).

Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản từ 5,3 - 5,8%; giá trị gia tăng đạt tối thiểu 5,2%; kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8,5 tỷ USD.

- Lâm nghiệpHoàn thiện các văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện tốt Luật Lâm nghiệp;

tiếp tục thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên; tăng cường chăm sóc, bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có và quỹ đất được quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp để tăng độ che phủ rừng lên 41,6%;

Tập trung khôi phục hệ thống rừng ven biển, quản lý chặt chẽ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn; nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, phát triển lâm nghiệp đa chức năng, trồng rừng gỗ lớn, gỗ quý và lâm sản ngoài gỗ; kiểm soát chặt chẽ chuyển mục đích sử dụng rừng, nâng

24

Page 25: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

cao mức đảm bảo cung cấp gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Phát triển mạnh dịch vụ môi trường rừng, nhất là dịch vụ du lịch sinh thái bền vững, hấp thụ Carbon… qua đó tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người làm nghề rừng, góp phần giảm nghèo, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Tiếp tục triển khai công tác giao đất, khoán rừng cho các hộ gia đình, cộng đồng để tổ chức quản lý bảo vệ; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có khả năng đầu tư trồng rừng sản xuất thâm canh có hiệu quả; thu hút đầu tư vào trồng rừng sản xuất và chế biến lâm sản, phát triển du lịch sinh thái rừng.

Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 6,2 - 6,5%, giá trị gia tăng đạt tối thiểu 6%. Trồng rừng đạt 225 nghìn ha, trong đó trồng rừng phòng hộ, đặc dụng 15.000 ha; trồng rừng sản xuất 190.000 ha; chăm sóc rừng 550 nghìn ha; khoanh nuôi tái sinh 360 nghìn ha; trồng cây phân tán khoảng 50 triệu cây; giảm 20% số vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, giảm tối thiểu 30% diện tích rừng bị thiệt hại. Kim ngạch xuất khẩu đạt 8,2 tỷ USD.

- Phát triển công nghiệp chế biến, sản xuất muối và ngành nghề NTĐẩy mạnh thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp

bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản; tận dụng triệt để các phế phụ phẩm nông nghiệp tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giảm chi phí, phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao hiệu quả sản xuất;

Tiếp tục thực hiện Đề án “Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản thông qua tái cơ cấu lĩnh vực công nghiệp chế biến, bảo quản và giảm tổn thất sau thu hoạch” theo Quyết định số 1016/QĐ-BNN-CB ngày 13/5/2014; đồng thời, hoàn thiện và tổ chức triển khai Đề án Nâng cao năng lực về chế biến nông sản xuất khẩu.

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư chế biến nông lâm thủy sản, tạo động lực thúc đẩy cơ giới hóa, giảm tổn thất trong nông nghiệp. Phấn đấu hết năm 2018, tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất cây hàng năm đạt 95%, khâu gieo trồng lúa đạt 45% và cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa đạt 55%.

Năm 2018, dự kiến diện tích sản xuất muối đạt 14,5 nghìn ha, tăng 6,6% (diện tích sản xuất muối công nghiệp khoảng 4.313 ha); sản lượng muối đạt khoảng 1.430 nghìn tấn, tăng 120% so với năm 2016; trong đó, muối công nghiệp 530 nghìn tấn, tăng 165%. Tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho dự án muối công nghiệp Quán Thẻ; cải tạo nâng cấp các đồng muối hiện có, tạo điều kiện cho diêm dân nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí và cải thiện thu nhập; nhân rộng mô hình sản xuất muối sạch, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất, giảm thiểu sự ảnh hưởng của thời tiết và bảo vệ môi trường.

2. Phát triển mạnh thị trường tiêu thụ nông sảnTiếp tục thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, giải quyết rào cản,

phát triển thị trường tiêu thụ với mục tiêu chung là nâng cao chất lượng, uy tín và khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam.

25

Page 26: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

Nâng cao năng lực nghiên cứu, phân tích và dự báo cung cầu, thị trường nông sản; tổ chức nghiên cứu sâu các thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam để hiểu và nắm rõ thị hiếu, chuỗi cung ứng hoặc “đường đi của nông sản Việt Nam” nhằm cung cấp kịp thời cho các doanh nghiệp, người sản xuất và có giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu; tiêu thụ kịp thời, hiệu quả nông sản; đảm bảo lợi ích cho nông dân.

Xây dựng các tài liệu, ấn phẩm quảng bá nông sản. Tăng cường công tác truyền thông để quảng bá các sản phẩm chủ lực ngay tại thị trường nội địa và các thị trường xuất khẩu trọng điểm.

Tiếp tục duy trì xúc tiến quảng bá các sản phẩm nông sản chất lượng, an toàn thực phẩm thông qua các Hội chợ triển lãm nông nghiệp lớn trong nước (Agroviet, Crafviet, Vietfish, VietShrimp), tăng cường các hoạt động XTTM, kết nối cung cầu các địa phương theo chuỗi liên kết; đẩy mạnh kết nối các doanh nghiệp nông nghiệp trong và ngoài nước thông qua các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản. Nghiên cứu, lựa chọn tham gia các Hội chợ quốc tế lớn ngành nông nghiệp tại các thị trường trọng điểm (Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản), tiềm năng (ASEAN, Liên bang Nga, Trung Đông) để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đang có triển vọng, còn dư địa mở rộng thị trường như rau quả, thủy sản (tôm và cá tra), gạo (ưu tiên gạo chất lượng cao, gạo thơm) và sản phẩm chăn nuôi. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu hàng nông sản, nhất là các loại nông sản chủ lực; hoàn thành và quảng bá mạnh mẽ thương hiệu “Gạo Việt Nam”.

Tiếp tục tập trung tháo gỡ rào cản kỹ thuật, giải quyết vướng mắc sản phẩm thủy sản (đặc biệt đối với việc EU rút thẻ vàng với các sản phẩm thủy sản Việt Nam), trái cây, hồ tiêu,... với thị trường EU. Quảng bá sản phẩm thủy sản kết hợp giải quyết vướng mắc, rào cản đối với sản phẩm gạo, thịt lợn, sữa với Trung Quốc; thủy sản, rau quả, cà phê đối với thị trường Nhật Bản; thủy sản, cao su, trái cây với Hàn Quốc; tháo gỡ khó khăn về cơ chế thanh toán trong xuất khẩu sản phẩm gạo và một số nông sản khác với Châu Phi; tiếp tục tháo gỡ rào cản thương mại cho sản phẩm thủy sản (tôm) tại thị trường Úc.

Phấn đấu nâng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản đạt khoảng 37 - 38 tỷ USD.

3. Phát triển nông thôn, trọng tâm là thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Tiếp tục triển khai mạnh mẽ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu năm 2018, cả nước có ít nhất 37% số xã (khoảng 3.302 xã) và 52 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân cả nước đạt 14,2 tiêu chí/xã, tăng thêm tối thiểu 0,5 tiêu chí/xã so với năm 2017; giảm số xã đạt dưới 05 tiêu chí xuống dưới 100 xã. Tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 92%. Tập trung chỉ đạo các tỉnh, thành phố xử lý dứt điểm tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.

Nâng cao chất lượng các tiêu chí và chất lượng thực hiện Chương trình; thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện môi trường, xử lý rác thải và xây dựng môi trường sống xanh - sạch - đẹp; giữ vững an ninh trật tự và nâng cao đời sống văn hóa; củng cố hệ thống công trình, hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn

26

Page 27: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

xã, cấp thôn, bản. Triển khai chủ trương hỗ trợ xây dựng 3 huyện mẫu tại: Hải Hậu (Nam Định), Nam Đàn (Nghệ An) và Xuân Lộc (Đồng Nai).

Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; hướng dẫn các địa phương thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững, tạo điều kiện để đồng bào tiếp cận tiến bộ kỹ thuật mới, nâng cao năng suất và thu nhập, nhất là tại các xã nghèo, huyện nghèo, xã bãi ngang, ven biển.

 Tiếp tục thực hiện Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng đến năm 2020; thực hiện các giải pháp ổn định đời sống, sản xuất dân cư các vùng biên giới. Năm 2018, bố trí sắp xếp ổn định dân cư với 15.500 hộ; trong đó vùng thiên tai 10.075 hộ; vùng đặc biệt khó khăn 1.550 hộ; biên giới, hải đảo 1.550 hộ; ổn định dân di cư tự do, khu rừng đặc dụng 2.325 hộ.

4. Phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và quản lý hiệu quả vốn đầu tư XDCB, bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 16 của Chính phủ và chương trình hành động của Bộ về phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; đầu tư nâng cấp và phát triển hệ thống thủy lợi, hạ tầng thủy sản, nông nghiệp, nông thôn phục vụ sản xuất và dân sinh, nhất là ở các vùng mới bị thiệt hại nặng do thiên tai; tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác các công trình thủy lợi; tham gia quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, bảo vệ chặt chẽ và sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng, biển; tăng cường năng lực phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Dự kiến năng lực tưới của hệ thống thủy lợi tăng thêm khoảng 20 nghìn ha (tăng 11% so với năm 2017), năng lực tiêu tăng thêm khoảng 20 nghìn ha (tăng 25% so với năm 2017).

Tổ chức thực hiện nghiêm, hiệu quả kế hoạch vốn đầu tư công được giao. Năm 2018, Bộ được giao 15.997 tỷ đồng, gồm: vốn trong nước 2.300 tỷ đồng, vốn ODA 5.772 tỷ đồng, vốn TPCP 7.925 tỷ đồng; phân bổ cho 175 dự án, trong đó có 62 dự án thủy lợi, 15 dự án phòng chống thiên tai, 19 dự án hạ tầng thủy sản và 40 dự án hạ tầng nông lâm nghiệp; trong năm dự kiến hoàn thành 59 công trình, dự án. Tập trung chỉ đạo, triển khai khởi công mới các dự án đầu tư vốn TPCP cho các công trình thủy lợi lớn của ngành, lượng vốn rất lớn (7.925 tỷ đồng), gấp 2 lần kế hoạch vốn năm 2017. Đây là nhiệm vụ lớn, nhiều thách thức cần tập trung chỉ đạo để bảo đảm vừa thực hiện đúng Luật và các quy định về quản lý đầu tư, đồng thời giải ngân và thực hiện được 100% kế hoạch vốn được giao. Đối với các dự án ODA, cần đẩy nhanh thực hiện, bảo đảm hoàn thành các dự án theo đúng tiến độ hiệp định đã ký kết.

5. Công tác thủy lợi và phòng chống, giảm nhẹ thiên tai- Về công tác thủy lợi:Tập trung triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu lĩnh vực Thủy lợi và Đề án

nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi; tiến hành rà soát để điều chỉnh phù hợp hơn với tình hình mới.

27

Page 28: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

Tổ chức triển khai thi hành Luật Thủy lợi, hoàn thành xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đầu tư xây dựng và khai thác công trình thủy lợi; hoàn thiện Chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam; xây dựng các Đề án: (i) Tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi, (ii) Nâng cao chất lượng công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi, (iii) Phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và (iv) Đề án huy động vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu; tiến hành rà soát Đề án Tái cơ cấu lĩnh vực thủy lợi và Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi để điều chỉnh cho phù hợp với Kế hoạch cơ cấu lại ngành.

Tăng cường công tác quản lý, khai thác và bảo đảm an toàn hồ chứa, công trình thủy lợi, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp và nhu cầu ngày càng tăng về cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ.

Tăng cường quản lý chất lượng, đầu tư xây dựng công trình thủy lợi; đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thủy lợi.

- Về công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai:Tiếp tục thực thi hiệu quả Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Đê điều…;

hoàn thành Chiến lược Phòng chống thiên tai, Kế hoạch Phòng chống thiên tai (PCTT) cấp quốc gia; Xây dựng kế hoạch PCTT, phương án ứng phó thiên tai… Điều chỉnh, bổ sung một số cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao năng lực cơ quan phòng chống thiên tai; huy động sự tham gia của cộng đồng, phối kết hợp giữa các bộ ngành địa phương, lồng ghép công tác PCTT trong các hoạt động của xã hội, hình thức khen thưởng, kỷ luật phù hợp...

Kiện toàn cơ quan PCTT cấp tỉnh theo hướng chuyên trách trên cơ sở sắp xếp lại bộ máy, không làm tăng biên chế. Củng cố trung tâm chỉ đạo, chỉ huy PCTT của Trung ương, vùng và cấp tỉnh; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, thông tin, truyền thông về thời tiết, thiên tai nhất là mưa bão, lũ quét, sạt lở đất theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm.

Tập trung đầu tư các chương trình đã được phê duyệt: hệ thống đê sông, đê biển, hồ đập xung yếu, khu neo đậu tàu thuyền trú tránh bão, công trình chống ngập úng đô thị lớn, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, trạm quan trắc, cảnh báo thiên tai; trung tâm chỉ huy, điều hành PCTT; công trình phụ trợ quan trọng khác.

Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo với độ chính xác ngang mức tiên tiến của khu vực châu Á; xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo chuyên dùng phục vụ phòng chống thiên tai; đẩy mạnh xã hội hóa việc cung cấp dịch vụ công về quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn.

Khẩn trương ổn định dân cư vùng thiên tai, nhất là các hộ dân phải di dời. Sửa chữa khẩn cấp công trình đê điều, hồ đập bị sự cố và xử lý cấp bách các trọng điểm về sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển.

Xây dựng Kế hoạch hành động và tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH, trọng tâm là xây dựng Đề án cơ cấu lại nông nghiệp của vùng thích ứng với BĐKH; rà soát quy hoạch hệ thống thủy lợi, đê sông, đê biển, hệ thống rừng ngập mặn và có

28

Page 29: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

giải pháp bảo vệ, thích ứng.6. Tiếp tục tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp

và vệ sinh an toàn thực phẩmTiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý vệ sinh an toàn thực

phẩm; giảm thiểu ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm, đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu

Tổ chức sản xuất theo hướng tập trung đảm bảo ATTP, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (GAP, GMP, HACCP, ISO 22000...); tăng cường sử dụng vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, đẩy mạnh phát triển sản phẩm hữu cơ và các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và tương đương.

Thực hiện tốt các chương trình phối hợp, vận động sản xuất kinh doanh nông sản an toàn, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm, trọng điểm là các hộ sản xuất nhỏ lẻ, mô hình ”Mỗi làng 1 sản phẩm”;

Tăng cường phối hợp với các cơ quan truyền thông để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATTP; giải quyết tốt hơn những bức xúc của xã hội về vấn đề ATTP, bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng; kết hợp với quảng bá cho các cơ sở sản xuất kinh doanh VTNN chất lượng cao, thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn.

Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch thanh, kiểm tra chuyên ngành các cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản. Phấn đấu năm 2018, tỷ lệ cơ sở SXKD thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo ATTP đạt 99%, cơ sở SXKD nông sản đạt 97%; tỷ lệ cơ sở SXKD thủy sản và nông sản xếp loại C được nâng hạng A/B đạt 60%.

Tỷ lệ mẫu thủy sản được giám sát đạt yêu cầu về tồn dư hóa chất, kháng sinh, chất cấm đạt 98%; tỷ lệ mẫu sản phẩm động vật chế biến được giám sát đạt yêu cầu về phụ gia, chất cấm đạt 83% và tỷ lệ mẫu sản phẩm thực vật chế biến được giám sát đạt yêu cầu về thuốc BVTV.

7. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp

Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp, các công ty nông, lâm nghiệp; đẩy mạnh thực hiện các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản; xây dựng, đề xuất các chính sách đặc biệt ưu tiên để khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; tổng kết, tuyên truyền và nhân rộng các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản ra toàn quốc và các lĩnh vực sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản.

Hoàn thành và tổ chức thực hiện Đề án “Phát triển 15.000 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả đến năm 2020”; triển khai Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tại vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 - 2020”, phong trào thi đua “Đổi mới, phát triển các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã góp phần thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới”.

29

Page 30: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

Mục tiêu năm 2018, cả nước có 37 liên hiệp HTX nông nghiệp, 13.000 HTX nông nghiệp, 36.000 trang trại theo tiêu chí mới. Tiếp tục “đồng hành” và tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ.

Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp, các công ty nông, lâm nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 và Nghị định 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

8. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Năm 2018, tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ: ưu tiên cao nhất cho nghiên cứu, chuyển giao và sản xuất các loại giống chất lượng cao, công nghệ chế biến, bảo quản giảm tổn thất sau thu hoạch, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

Thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; Tăng cường đầu tư vật chất kỹ thuật phục vụ nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ.

Triển khai thực hiện 59 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước thuộc Chương trình Công nghệ sinh học nông nghiệp và thủy sản, 15 nhiệm vụ thuộc Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 14 nhiệm vụ và 02 chương trình mới thuộc Chương trình sản phẩm quốc gia. Nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ, thực hiện 246 đề tài/dự án, 8 nhiệm vụ bảo tồn gen. Công tác khuyến nông chuyển giao KHCN, thực hiện 80 dự án. Xây dựng 203 tiêu chuẩn, quy chuẩn; trong đó, có 62 tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyển tiếp và 141 tiêu chuẩn, quy chuẩn mới.

Thực hiện hiệu quả kế hoạch hành động của Chính phủ (Nghị quyết 49/NQ-CP ngày 10/7/2014) tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 05/02/2007 của Hội nghị BCH Trung ương về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững sau khi gia nhập WTO, các chủ trương, chính sách đối ngoại và chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài, các kế hoạch Chương trình hành động của Bộ về hội nhập quốc tế;

Xây dựng các chương trình để triển khai các điều ước và thỏa thuận quốc tế đa phương và hội nhập đã ký kết. Thực hiện đầy đủ các cam kết với vai trò là thành viên các tổ chức quốc tế WTO, ASEAN, APEC, FTAs,...; tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Nông lâm nghiệp ASEAN (AMAF) lần thứ 40 (do Bộ Nông nghiệp và PTNT là Chủ tịch).

30

Page 31: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương với EU, các nước châu Á, châu Mỹ, châu Phi, Mỹ La tinh; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch tăng cường và mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ để tranh thủ, thu hút nguồn vốn, phát triển thị trường, khoa học công nghệ hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại Ngành gắn với xây dựng nông thôn mới.

Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản.

Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ngành đã được phê duyệt; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, lộ trình thực hiện Nghị quyết 19 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo lao động nông nghiệp theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Dự kiến năm 2018, các địa phương đào tạo lao động nông thôn học nghề nông nghiệp cho khoảng 220.000 người, các Trường thuộc Bộ đào tạo khoảng 4.000 người.

9. Tích cực xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Hoàn thiện Luật Chăn nuôi, Luật Trồng trọt trình Chính phủ trình Quốc hội ban hành đúng tiến độ, chất lượng; xây dựng và trình Chính phủ ban hành 9 Nghị định hướng dẫn thực hiện 3 Luật: Thủy lợi, Thủy sản và Lâm nghiệp; ban hành theo thẩm quyền 22 Thông tư hướng dẫn chi tiết các Nghị định.

Xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và hỗ trợ khởi nghiệp; tiếp tục rà soát, đơn giản hóa 508 TTHC, đề xuất bãi bỏ, đơn giản hóa 287 thủ tục (chiếm 56,5%); rà soát 345 điều kiện đầu tư kinh doanh, đề xuất bãi bỏ, sửa đổi 118 điều kiện đầu tư kinh doanh (chiếm 34,2%); rà soát, đề xuất cắt giảm 18/40 TTHC kiểm tra chuyên ngành; giảm thời gian giải quyết TTHC từ 24 giờ theo Luật BV và KD thực vật xuống còn 4 giờ (đối với đường bộ, đường hàng không) và 10 giờ (đối với đường biển); triển khai giai đoạn 2 cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN tại 5 đơn vị thuộc Bộ.

10. Triển khai hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhất là Nghị quyết TW 4, khóa 12; Nghị quyết 18 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị và Nghị quyết 19 về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. Rà soát, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy, tinh giảm biên chế. Năm 2018 phấn đấu giảm 2,5% biên chế công chức, có phương án toàn diện cụ thể sắp xếp đổi mới gắn với cơ chế tự chủ tài chính; thực hiện thí điểm ở một số đơn vị, để từ đó thực hiện đồng bộ những năm tiếp theo; tiếp tục hiện đại hoá quản lý ngành, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác cơ hội của cuộc cách mạng 4.0 và đẩy mạnh ứng dụng trong ngành; nâng cao năng lực công tác thống kê, dự báo và truyền thông; tăng cường công tác thanh tra, tập trung vào công tác thanh tra công vụ; thực hiện Luật phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm;

31

Page 32: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201818936_BCT… · Web viewBan hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn

III. KIẾN NGHỊĐề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo:1. Các Bộ, ngành rà soát, đổi mới cơ chế chính sách hỗ trợ thúc đẩy cơ

cấu lại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; tập trung ưu tiên tháo gỡ chính sách đất đai theo hướng tạo thuận lợi hơn cho tích tụ, tập trung đất đai, sản xuất nông nghiệp quy mô lớn; hoàn thiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách bảo hiểm nông nghiệp.

2. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung nguồn lực cho ngành nông nghiệp để thực hiện cơ cấu lại ngành và phòng chống thiên tai

Để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp và đạt mục tiêu của ngành đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ giao, ngành nông nghiệp kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm bổ sung gói đầu tư hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và hỗ trợ phòng chống thiên tai (đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tại Hội nghị triển khai KH ngành năm 2017, nhưng chưa xử lý được), mức đề nghị khoảng 9.000 tỷ đồng, trong đó: 5.400 tỷ đồng cho tái cơ cấu và 2.500 tỷ đồng cho khắc phục thiên tai và 1.100 tỷ đồng cho các dự án TPCP dở dang.

Cấp bổ sung nguồn vốn chi thường xuyên để triển khai thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu long.

3. Cho phép ngành nông nghiệp tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu theo Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013. Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ bố trí thời gian tham dự và chủ trì Hội nghị.

4. Đối với các địa phương Phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và PTNT trong quá trình chỉ đạo và

tổ chức thực hiện Kế hoạch; ưu tiên chỉ đạo và dành nguồn lực cho 2 chương trình lớn của ngành là cơ cấu lại và xây dựng NTM; nghiên cứu ban hành các chính sách phù hợp với đặc thù của địa phương để thu hút nguồn lực xã hội cho ngành./.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

32