16
Sau đây là vài dòng tóm tắt những trải nghiệm về đời và nghề mà Tadao Ando đã chiasẻ với Esquire Việt Nam trong số báo tháng 52014: Chỉ có những không gian thuần chất với thiết kế tối giản và kết cấu vật liệu thô sơmới có thể hiển thị rõ chiều sâu của sự vật, tác động mạnh mẽ đến tâm hồn con người, phản ánh tình cảm chí cao của nhân loại. Từ nhỏ, tôi đã được bà nuôi dạy. Bà là người phụ nữ vô cùng lý trí và có tinh thần tự lập cao. Lối nói chuyện của bà chẳng bao giờ có vẻ đao to búa lớn. “Chuyện tự mình làm thì tự mình phải gánh lấy”, “phải giữ lời hứa”, “phải sống như một người đàn ông” là những câu cửa miệng của bà. Hồi nhỏ tôi còn được bà dạy rằng toàn bộ bài vở nên hoàn thành tại lớp, về nhà chỉ làm những việc mình thích. Vì thế, hồi tiểu học và trung học, tôi không bao giờ mang sách giáo khoa về nhà vì đều hoàn thành bài tập ngay trên lớp. Những quyển sách mà chúng bạn phải mất bốn năm mới hiểu hết thì tôi chỉ đọc trong một năm. Dù biết nếu chỉ đọc sách, sẽ có rất nhiều điều không thể giải thích được nhưng tôi vẫn cố gắng đọc và tìm hiểu. Từ sáng sớm cho đến tối mịt, tôi chỉ có đọc và đọc. › Đặc biệt, không gian sinh sống của cư dân bản địa ở Shirakawa đã khắc sâu vào tâm trí tôi. Dưới ánh trăng, ở trong những ngôi nhà dường như bị màn đêm nuốt chửng là thứ cảm xúc không thể tìm thấy khi bạn sống trong các tòa nhà hiện đại. Với tôi, cuộc sống của con người hòa cùng một nhịp với thiên nhiên mới là tuyệt mỹ. Tôi còn nhớ trong một chuyến hành trình, tôi cứ mải mê ngắm đường chân trời. Khi tôi cảm nhận được đất trời rộng lớn cũng là lúc tôi thực sự nhận thức rõ về một sự thật cơ bản nhất. Đó chính là trên thế giới này, mọi thứ đều kết nối với nhau. › Công ty tôi có chưa tới 30 người và đã hoạt động hơn 40 năm. Tất cả các dự án đều do một tay tôi và các nhân viên thực hiện. Nhờ có máy tính, công việc thiết kế đã có những thay đổi lớn nhưng tôi và các nhân viên vẫn duy trì cách làm việc cũ. Theo đó,công việc thiết kế vẫn phải dựa vào

kiến Trúc Sư Tadao Ando

Embed Size (px)

DESCRIPTION

jhhjhby

Citation preview

Page 1: kiến Trúc Sư Tadao Ando

Sau đây là vài dòng tóm tắt những trải nghiệm về đời và nghề mà Tadao Ando đã

chiasẻ với Esquire Việt Nam trong số báo tháng 5–2014: 

 

› Chỉ có những không gian thuần chất với thiết kế tối giản và kết cấu vật liệu thô sơmới có thể hiển thị rõ chiều sâu của sự vật, tác động mạnh mẽ đến tâm hồn con người, phản ánh tình cảm chí cao của nhân loại. 

› Từ nhỏ, tôi đã được bà nuôi dạy. Bà là người phụ nữ vô cùng lý trí và có tinh thần tự lập cao. Lối nói chuyện của bà chẳng bao giờ có vẻ đao to búa lớn. “Chuyện tự mình làm thì tự mình phải gánh lấy”, “phải giữ lời hứa”, “phải sống như một người đàn ông” là những câu cửa miệng của bà. 

› Hồi nhỏ tôi còn được bà dạy rằng toàn bộ bài vở nên hoàn thành tại lớp, về nhà chỉ làm những việc mình thích. Vì thế, hồi tiểu học và trung học, tôi không bao giờ mang sách giáo khoa về nhà vì đều hoàn thành bài tập ngay trên lớp. 

› Những quyển sách mà chúng bạn phải mất bốn năm mới hiểu hết thì tôi chỉ đọc trong một năm. Dù biết nếu chỉ đọc sách, sẽ có rất nhiều điều không thể giải thích được nhưng tôi vẫn cố gắng đọc và tìm hiểu. Từ sáng sớm cho đến tối mịt, tôi chỉ có đọc và đọc. 

› Đặc biệt, không gian sinh sống của cư dân bản địa ở Shirakawa đã khắc sâu vào tâm trí tôi. Dưới

ánh trăng, ở trong những ngôi nhà dường như bị màn đêm nuốt chửng là thứ cảm xúc không thể

tìm thấy khi bạn sống trong các tòa nhà hiện đại. Với tôi, cuộc sống của con người hòa cùng một nhịp với thiên nhiên mới là tuyệt mỹ. 

Tôi còn nhớ trong một chuyến hành trình, tôi cứ mải mê ngắm đường chân trời. Khi tôi cảm nhận được đất trời rộng lớn cũng là lúc tôi thực sự nhận thức rõ về một sự thật cơ bản nhất. Đó chính là trên thế giới này, mọi thứ đều kết nối với nhau. 

 

› Công ty tôi có chưa tới 30 người và đã hoạt động hơn 40 năm. Tất cả các dự án đều do một tay

tôi và các nhân viên thực hiện. Nhờ có máy tính, công việc thiết kế đã có những thay đổi lớn

nhưng tôi và các nhân viên vẫn duy trì cách làm việc cũ. Theo đó,công việc thiết kế vẫn phải dựa vào con người, phải thực hiện thông qua cuộc đối thoại giữa tâm hồn và thể xác. 

Page 2: kiến Trúc Sư Tadao Ando

› Hiện nay một năm công ty tôi chỉ nhận một đến hai dự án nhà ở. Khía cạnh thương mại của việc

đó có lẽ ai cũng nhìn thấy nhưng còn một lý do khác khiến chúng tôi nhận các dự án nhà ở, chính

là để rèn luyện những người mới. Đối với họ, cách tốt nhất để họ có thể hiểu về kiến trúc là

ngay từ đầu đã để họ tiếp xúc với một dự án nhà ở.

 

› Để chống lại những thế lực vì muốn mở rộng diện tích xây dựng và chạy theo lợi nhuận mà cố

tình lạm chiếm không gian đô thị, chúng tôi đề nghị bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. Trong

đó, có việc giữ lại những hàng cây ven đường đã tồn tại hơn nửa thế kỷ qua, qua đó đề cao ý

nghĩa của không gian công cộng.

 

› Bây giờ, khi đi đâu, chúng ta cũng nghe nói về chuyện kinh tế. Tạo ra một công trình mà mọi

người luôn nhớ đến là điều rất khó khăn. Kiến trúc phải nói lên được tâm tư của con người, đem đến cho con người hy vọng. Ý nghĩa của từ “kiến trúc sư” ngày càng trở nên

mờ nhạt, đó là một điều đáng tiếc.

 

› Tôi vẫn thường nói “kiến trúc hoài thai và hóa kiếp địa điểm”, “kiến trúc đem lại sức sống và năng lượng cho khu dân cư”. Tôi cảm thấy nếu xem kiến trúc là nền tảng để vật thể tồn

tại, nó ẩn chứa những nội hàm mà chúng ta kỳ vọng. Những điều này có thể trái ngược với xu

hướng “ăn xổi ở thì”, ngạo mạn một cách cực đoan của con người ngày nay.

 iến trúc sư Tadao Ando

 

Tadao Ando (sinh 13 tháng 9 năm 1941 ở Osaka, Nhật Bản) là một kiến trúc sư người Nhật. Ông

là một người theo chủ nghĩa Phê bình khu vực. Ando chưa hề qua một trường lớp đào tạo về kiến

trúc nào, chưa từng được rèn luyện dưới sự hướng dẫn của một KTS nào và cũng không có một

bằng cấp gì.

 

Page 3: kiến Trúc Sư Tadao Ando

 

Thuở nhỏ, Tadao Ando học nghề trong xưởng đóng đồ nội thất của ông thợ mộc ở trước nhà,

không lâu sau ông đã trở thành thợ mộc có tay nghề thuần thục. Năm 18 tuổi, Tadao Ando đi

khắp nước Nhật thăm quan các chùa chiền, đền miếu, các phòng trà, nhà cổ truyền thống… Đến

đâu ông cũng tìm hiểu, ghi chép, học hỏi cặn kẽ và tìm sách giới thiệu về những công trình được

thăm quan để đọc và hiểu một cách thấu đáo. Một hôm ông vào hiệu sách cũ ở Osaka, tình cờ

thấy một cuốn sách giới thiệu tác phẩm của Le Corbuser (1887-1965), mở ra xem thích quá và

ông đã phải dành dụm mấy tuần lễ mới đủ tiền mua, ông đã dành thời gian nghiền ngẫm, vẽ theo

nhiều tác phẩm kiệt tác đến thuộc lòng và tự lý giải tại sao Le Corbusier – hiện thân của kiến trúc

Hiện đại thế giới nửa đầu thế kỷ 20 – lại vẽ thế này mà không vẽ khác đi?

 Từng là tài xế, võ sĩ quyền Anh trước khi là một kiến trúc sư. Từ năm 1962 đến năm 1969, ông

đã một mình thực hiện những chuyến đi từ Đông sang Tây để tự quan sát và học hỏi, ông đã đến

hiện trường vẽ ghi rất chi tiết nhiều công trình kiến trúc của các KTS nổi tiếng mà ông tâm đắc,

thích thú, rồi chiêm nghiệm, rút ra những bài học cho riêng mình. Sau những chuyến đi này,

Tadao Ando đã hình thành và hoàn thiện các ý tưởng về tư duy thiết kế.

 

 

“Mỗi khu đất có một trường rõ rệt ảnh hưởng đến

Page 4: kiến Trúc Sư Tadao Ando

con người. Vùng đó là một ngôn ngữ, nhưng chưalà một ngôn ngữ. Logic của thiên nhiên tác độngđến nó một cách chủ quan, và trở nên rõ ràng chỉvới những ai thực sự cố gắng cảm nhận nó. Kiếntrúc là câu hỏi cuối cùng: làm thế nào để đáp ứngđược những yêu cầu này xuất phát từ vùng đất.”Tadao Ando“Tôi cho rằng kiến trúc sẽ thú vị khi nó có hai đặctính, rất đơn giản và đồng thời rất phức tạp” Tadao Ando

Năm 1969, ông thành lập hãng kiến trúc Ando Tadao và cộng sự tại Osaka. Chỉ trong 15 năm đầu

hành nghề, Tadao Ando đã sáng tác hàng trăm công trình, trong đó có khoảng trên 130 công trình

có giá trị nghệ thuật cao, và đã có khoảng 100 cuộc triển lãm về các tác phẩm kiến trúc ở gần 20

nước trên thế giới. Ông giảng dạy và thuyết trình ở hầu khắp các trường đại học danh tiếng trên

nhiều châu lục. Ông đạt đỉnh cao nhất của sự thành công trong các tác phẩm kiến trúc, được trao

tặng hàng chục giải thưởng và các huy chương cũng như các danh hiệu cao quý ở trong nước và

nước ngoài như Phần Lan, Pháp, Hoa Kỳ, Đan Mạch,… Năm 1995, Ando được nhận giải thưởng

Pritzker và 100.000 đô la Mỹ. Ông đã tặng số tiền đó cho những trẻ em mồ côi trong cuộc động

đất Hanshin.

 

 

Công trình nhà lô ở Sumiyoshi (Azuma House), một nhà nhỏ 2 tầng, hoàn thành năm 1972 là

công trình đầu tiên bộc lộ những đặc điểm kiến trúc của ông. Nó bao gồm 3 khối không gian

vuông cân bằng. Trong đó, hai khối đặc của không gian nội thất được chia cắt bằng một không

gian mở của sân trong.

 

 

Hiện nay, tên tuổi và tác phẩm của ông được cả thế giới biết đến, ông được nhiều nước mời thiết

kế các công trình tiêu biểu và đặc biệt.

 

 

Page 5: kiến Trúc Sư Tadao Ando

Ấn tượng về phong cách kiến trúc của Tadao Ando trước tiên đến từ cách sử dụng vật liệu, những

mảng tường lớn của ông luôn tạo nên những giới hạn rõ rệt cho ngôi nhà. Ấn tượng thứ hai trong

kiến trúc của ông là tính hiện hữu của các công trình, những khối tường nặng, thô ráp của ông

gây cảm giác luôn có thể chạm tới, căng mình để đón ánh sáng và gió. Ấn tượng thứ ba là sự

thông thoáng, với các công trình của ông, luôn chỉ có ánh sáng bao bọc những người sử dụng.

 

 

Tadao Ando đã từng đến Việt Nam ba lần, lần đầu vào năm 1991, khi đó ông đi cùng đoàn truyền

hình NTK (Nhật Bản) đến cố đô Huế của chúng ta. Lần gần đây nhất vào tháng 11 năm 2008,

ông đã có buổi giao lưu nói chuyện với các KTS, sinh viên các trường kiến trúc, xây dựng, các

nhà quản lý kiến trúc xây dựng và các khách mời có quan tâm đến kiến trúc và xây dựng tại

Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình – Hà Nội.

 

 

Page 6: kiến Trúc Sư Tadao Ando

Tadao Ando giới thiệu đồ án với Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi

 

 

Tadao Ando sáng tạo theo cảm hứng, với một tư duy độc lập, hầu hết tác phẩm của ông có nét

độc đáo riêng và luôn biến đổi không ngừng, ít khi lặp lại những ý tưởng đã đề xuất. Kiến trúc

của ông là sắp xếp những điều bất ngờ, nó là thời điểm, vì nó vận động thông qua các công trình.

Sự sáng tạo độc đáo là phương tiện để ông hành nghề.

 

 

Giải thưởng đạt được

- Giải thưởng thường niên (Row, Sumiyoshi), Học viện Kiến trúc Nhật Bản, 1979

Page 7: kiến Trúc Sư Tadao Ando

- Giải thưởng Văn hóa (Khu nhà Rokko Housing 1 và 2), Nhật Bản, 1983

- Huy chương Alvar Aalto, Hiệp hội kiến trúc sư Phần Lan, 1985

- Huy chương vàng kiến trúc, Viện hàn lâm Kiến trúc Pháp, 1989

- Giải thưởng kiến trúc Carlsberg, Đan Mạch, 1992

- Giải thưởng Hàn lâm nghệ thuật Nhật Bản, Nhật Bản, 1993

- Giải thưởng Pritzker, 1995

- Hiệp sĩ Hiệp hội Văn học và Nghệ thuật Pháp, Pháp, 1995

- Giải thưởng Hoàng gia “FRATE SOLE” về kiến trúc, Hiệp hội nghệ thuật Nhật Bản, 1996

- Huân chương Hiệp hội Văn học và Nghệ thuật Pháp, Pháp, 1997

- Huy chương vàng Hoàng gia, Hiệp hội kiến trúc sư Hoàng gia Anh (RIBA), 1997

- Huy chương vàng AIA, Hiệp hội Kiến trúc sư Mỹ (AIA), 2002.

 

 

Một số công trình tiêu biểu

- Nhà lô (Azuma House), Sumiyoshi, tỉnh Osaka, Nhật Bản, 1976

- Khu tập thể Rokko, giai đoạn 2, Rokko, tỉnh Hyogo, Nhật Bản, 1983

- Festival, Naha, tỉnh Okinawa, Nhật Bản, 1984

- Nhà thờ nước, Tomamu, tỉnh Hokkaido, Nhật Bản, 1988

- GALLERIA akka, thành phố Osaka, Nhật Bản, 1988

- Nhà thờ ánh sáng, Ibaraki, tỉnh Osaka, Nhật Bản, 1989

- Đền thờ nước, đảo Awaji, tỉnh Hyogo, Nhật Bản, 1991

- Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Naoshima, Naoshima, tỉnh Kagawa, Nhật Bản, 1992

- Gian triển lãm Nhật Bản tại Expo ’92, Seville, Tây Ban Nha, 1992

- Nhà tập thể Rokko, giai đoạn 2, Rokko, Kobe, Nhật Bản, 1993

- Bảo tàng Sunstory, thành phố Osaka, Nhật Bản, 1995

- Quỹ nghệ thuật Pulitzer, Saint Louis, Missouri, 2001

- Bảo tàng tưởng niệm Ryotaro Shiba, Higashiosaka, tỉnh Osaka, Nhật Bản, 2001

- Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Fort Worth, Fort Worth, Texas, 2002 

- ………………

- Bảo tàng Hàng hải Abu Dhabi, đảo Saadiyat, các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.

 

 

Page 8: kiến Trúc Sư Tadao Ando

Nhà thờ ánh sáng, Ibaraki, tỉnh Osaka, Nhật Bản

 

 

Page 9: kiến Trúc Sư Tadao Ando
Page 10: kiến Trúc Sư Tadao Ando

Nhà tập thể Rokko, giai đoạn 2, Rokko, Kobe, Nhật Bản

 

 

Nhà thờ nước, Tomamu, tỉnh Hokkaido, Nhật Bản

 

Page 11: kiến Trúc Sư Tadao Ando

Đảo Westin Awaji, Nhật Bản

 

 

Một số phác thảo của KTS Tadao Ando

 

Page 12: kiến Trúc Sư Tadao Ando

Phác thảo Nhà thờ nước

 

Page 13: kiến Trúc Sư Tadao Ando

Phác thảo Bảo tàng lịch sử Chikatsu – Asuka

 

Page 14: kiến Trúc Sư Tadao Ando

Phác thảo Trung tâm nghệ thuật François Pinault, Venice

 

Phác thảo Bảo tàng Hàng hải Abu Dhabi 0 like 

 0 re-use