12
1 KINH NGHIỆM TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX nêu rõ : “Phát triển Giáo dục – Đào tạo được coi là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hoá Hiện đại hoá, là điều kiện phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” (Văn kiện ĐH Đảng IX-NXB Chính trị QG Hà Nội năm 2002-trang 108) Với vai trò lớn lao đó của Giáo dục – Đào tạo, thì mỗi nhà trường cần phải làm gì để thực hiện mục tiêu: Đào tạo ra nguồn lực lao động có đạo đức,có sức khoẻ, trí tuệ, có trình độ khoa học - kỹ thuật cao, đáp ứng với yêu cầu xã hội.(Luật giáo dục 2005). Chúng ta biết rằng : “Có thầy giỏi thì mới có trò giỏi” và năng lực chuyên môn (kiến thức của thầy), nghiệp vụ sư phạm (kỹ năng), phẩm chất đạo đức của người thầy quyết định đến chất lượng Giáo dục - Đào tạo. Trong thực tế nhiều nhà trường nói chung, trường THPT Đoàn Kết nói riêng vấn đề chất lượng đội ngũ còn có những vấn đề bất cập, điều này làm cho nhiều nhà quản lý giáo dục trăn trở lo lắng. Đặc biệt hiện nay công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên,hầu hết các nhà trường chúng ta chỉ mới quan tâm đến bồi dưỡng trình độ chuyên môn, chưa chú ý nhiều tới bồi dưỡng kỹ năng của người thầy để mỗi người thầy đủ tư cách là một nhà giáo dục: Tức là mỗi giáo viên vừa là người truyền thụ kiến thức, người hướng đạo, sống chung với trẻ, dìu dắt, uốn nắn, nuôi dưỡng khát vọng,ước mơ cho lớp trẻ. Người quản lý phải biết rằng sản phẩm của chất lượng giáo dục không phải ở trên văn bằng chứng chỉ, mà sản phẩm còn là tư chất của con người lao động, sản phẩm được coi là tốt chỉ khi được sử dụng trong thực tiễn có hiệu quả, do đó bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho người thầy là vần đề rất cấp thiết trong cơ chế hiện nay. Công tác bồi dưỡng này là khó khăn, trừu tượng và còn đòi hỏi phải có nghệ thuật trong quản lý, song hiệu quả của việc bồi dưỡng còn phụ thuộc vào tính tự chủ, tự rèn luyện của người thầy. Như vậy nhiệm vụ quan trọng của mỗi nhà trường phải tạo ra môi trường và các chất xúc tác để người thầy tự rèn luyện mình. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này ở trường THPT Đoàn Kết, tôi xin trao đổi một vài “kinh nghiệm về tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên”.

KINH NGHIỆM TỔ CHỨC BỒI DƯNG KỸ NĂNG S Ư PHẠM … · sống hàng ngày khi đồng lương và mức sống chưa cân bằng nên có tư tưởng an bài ... chất

Embed Size (px)

Citation preview

1

KINH NGHIỆM TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG SƯ PHẠM

CHO GIÁO VIÊN

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX nêu rõ : “Phát triển Giáo dục – Đào tạo

được coi là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp

hoá – Hiện đại hoá, là điều kiện phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để

phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”

(Văn kiện ĐH Đảng IX-NXB Chính trị QG Hà Nội năm 2002-trang 108)

Với vai trò lớn lao đó của Giáo dục – Đào tạo, thì mỗi nhà trường cần phải

làm gì để thực hiện mục tiêu: Đào tạo ra nguồn lực lao động có đạo đức,có sức

khoẻ, có trí tuệ, có trình độ khoa học - kỹ thuật cao, đáp ứng với yêu cầu xã

hội.(Luật giáo dục 2005).

Chúng ta biết rằng : “Có thầy giỏi thì mới có trò giỏi” và năng lực chuyên

môn (kiến thức của thầy), nghiệp vụ sư phạm (kỹ năng), phẩm chất đạo đức của

người thầy quyết định đến chất lượng Giáo dục - Đào tạo. Trong thực tế nhiều nhà

trường nói chung, trường THPT Đoàn Kết nói riêng vấn đề chất lượng đội ngũ còn

có những vấn đề bất cập, điều này làm cho nhiều nhà quản lý giáo dục trăn trở lo

lắng. Đặc biệt hiện nay công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên,hầu hết các nhà

trường chúng ta chỉ mới quan tâm đến bồi dưỡng trình độ chuyên môn, chưa chú ý

nhiều tới bồi dưỡng kỹ năng của người thầy để mỗi người thầy đủ tư cách là một

nhà giáo dục: Tức là mỗi giáo viên vừa là người truyền thụ kiến thức, người hướng

đạo, sống chung với trẻ, dìu dắt, uốn nắn, nuôi dưỡng khát vọng,ước mơ cho lớp

trẻ.

Người quản lý phải biết rằng sản phẩm của chất lượng giáo dục không phải

ở trên văn bằng chứng chỉ, mà sản phẩm còn là tư chất của con người lao động, sản

phẩm được coi là tốt chỉ khi được sử dụng trong thực tiễn có hiệu quả, do đó bồi

dưỡng kỹ năng sư phạm cho người thầy là vần đề rất cấp thiết trong cơ chế hiện

nay. Công tác bồi dưỡng này là khó khăn, trừu tượng và còn đòi hỏi phải có nghệ

thuật trong quản lý, song hiệu quả của việc bồi dưỡng còn phụ thuộc vào tính tự

chủ, tự rèn luyện của người thầy. Như vậy nhiệm vụ quan trọng của mỗi nhà

trường phải tạo ra môi trường và các chất xúc tác để người thầy tự rèn luyện mình.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này ở trường THPT Đoàn Kết, tôi xin trao đổi

một vài “kinh nghiệm về tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên”.

2

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1. Cơ sở lý luận

Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, sự cạnh tranh của kinh tề thị trường đã

tác động mạnh đến sự phát triển của giáo dục đào tạo, dù ở tầm vĩ mô hay vi mô

cấp ngành hay mỗi nhà trường, ở đó một bộ phận giáo viên còn lo phải lo cuộc

sống hàng ngày khi đồng lương và mức sống chưa cân bằng nên có tư tưởng an bài

với vi trí ổn định công tác của mình, vì vậy còn một phần nào đó thiếu đi tính phấn

đấu mạnh mẽ nói chung, thiếu sự chăm chút rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng sư

phạm của người thầy nói riêng. Song trên thực tế Giáo dục cũng đang bị chi phối

của quy luật cung, cầu, cạnh tranh, chất lượng trong khung pháp lý của phạm vi đất

nước. Vì vậy giáo dục phải có trách nhiệm đào tạo con người có trí tuệ, có phẩm

chất tự chủ độc lập, nhạy bén năng động sáng tạo trong lao động. Phải chăng

những tố chất này phải là sản phẩm của kỹ năng sư phạm của thầy giáo đào tạo ra.

Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên là một trong các nhiệm vụ cơ bản

của chương trình bồi dưỡng đội ngũ cần phải làm,đó là:

- Bồi dưỡng kiến thức.

- Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

- Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm.

Kỹ năng sư phạm của người thầy là tổng thể những vấn đề về sư phạm: Cách

truyền đạt kiến thức, phương pháp tự học, tự nghiên cứu khoa học; cách giáo dục

học sinh; nghệ thuật văn hoá của Thầy.Kỹ năng sư phạm của người thầy giáo được

thể hiện trong quá trình giảng dạy, giáo dục học sinh, thông qua hoạt động thực

hành và trong hoạt động giao tiếp….

Thực hiện Nghị Quyết Đại hội X của Đảng, ngày 07/11/2006 Bộ chính trị đã

ban hành Chỉ thị 06-CT/TW về tổ chức cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn đảng, toàn dân. Cụ thể hóa chỉ thị trên

đồng thời xuất phát từ thực trạng của đội ngũ nhà giáo, Cán bộ quản lý giáo dục và

yêu cấu nhiệm vụ của Ngành giáo dục, Ban thường vụ Công đoàn Ngành Giáo dục

ra Nghị Quyết số 442/NQ-CĐN ngày 01/11/2007 về tổ chức thực hiện cuộc vận

động “Mỗi Thầy, Cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trong

toàn ngành giáo dục bắt từ năm học 2008-2008. Trên cơ sở đó chúng ta càng thấy

tầm quan trọng và cấp bách của việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và kỹ năng sư

phạm cho người thầy là nhiệm vụ cần quan tâm đầu tư trong giai đoạn hiện nay.

2. Đánh giá thực trạng

Trường THPT Đoàn kết được thành lập từ tháng 9 năm 1999, năm học 2011-

2012, trường có 37 lớp với 1583 học sinh, 80 giáo viên. Là ngôi trường vùng sâu

vùng xa của tỉnh Đồng Nai, kinh tế địa phương còn rất khó khăn, điều kiện học tập

3

của các em thiếu thốn, do vậy khả năng tiếp thu của học sinh về văn hoá - xã hội

hạn chế nên học sinh hay bỏ học, chất lượng mặt bằng còn thấp so với mặt bằng

chung toàn tỉnh.

* Chất lượng đội ngũ:

Môn Số

lượng Nữ

Tuổi

nghề

từ 1-5

Tuổi

nghề

từ 6-10

Tuổi

nghề

từ 11-

15

Tuổi nghề

từ 16 năm

trở lên

Đảng

viên

Toán 12 5 5 3 2 2 1

Tin học 4 2 2 1 0 1 1

Lý 7 2 3 2 2 0 3

Hoá 7 3 1 2 1 3 1

Sinh 4 1 1 0 0 3 2

C/nghệ 3 1 3 0 0 0 0

Văn 11 10 9 0 1 1 2

Sử 5 2 2 0 2 1 3

Địa 6 3 3 1 1 1 2

A. Văn 9 3 0 2 4 3 2

GDCD 5 4 0 4 0 1 2

T. dục 5 0 2 3 0 0 2

GDQP 2 0 0 2 0 0 1

Tổng 80 36 31 20 13 16 22

Với quy mô 80 giáo viên /37 lớp đạt tỷ lệ 2,19, trong đó gồm nhiều hệ đào

tạo: Chính quy 71 giáo viên, chuyên tu (3), tại chức (6). Giáo viên có tuổi nghề trẻ

chiếm tỷ lệ cao (số giáo viên có tuổi nghề dưới 5 năm là 31/80 GV-tỷ lệ 40%), do

đó còn thiếu kinh nghiệm , thiếu kỹ năng sư phạm trong quá trình giảng dạy và

giáo dục học sinh, chậm đổi mới về phương pháp, điều đó dã ảnh hưởng trực tiếp

đến chất lượng đào tạo của nhà trường trong thời gian qua.

Từ những năm học 2007-2008 thực hiện phân ban trên toàn quốc, nội dung

giảng dạy, chương trình giáo dục đổi mới đòi hỏi người thầy giáo phải có phương

pháp dạy học tích cực, có kỹ năng sư phạm, năng động sáng tạo trong quá trình

giáo dục học sinh thì mới đáp ứng được nhiệm vụ. Vì vậy trong mỗi năm học song

song với kế hoạch bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ ,nhà trường đã

thường xuyên thực hiện bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên.

3. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài

3.1. Nội dung bồi dưỡng

4

Giáo dục đào tạo là quá trình tác động có mục đích của nhà giáo hoặc tập thể

nhà giáo đến người học, nhằm làm cho người học lĩnh hội được những tri thức,

những kỹ năng , kỹ xảo, phát triển thể lực có hệ thống để hình thành nhân cách con

người mới, chuẩn bị cho người học thích nghi với cuộc sống, có bản lĩnh, chấp

nhận được sự phân công trong xã hội. Hoạt động của người Thầy luôn gắn liền với

thế hệ trẻ- thế hệ đang lớn lên về thể chất và nhân cách, với nhiều khát khao và

hoài bão trong việc khám phá tri thức mới, cũng như xây dựng cuộc sống sau này.

Trong lịch sử nước ta với truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc nhà giáo luôn

được yêu mến và kính trọng .Vì vậy hoạt động của Thầy giáo cần phải chuẩn theo

hành động, phải nêu gương tốt cho học sinh noi theo đó là gương về đạo đức , về

cách sống và làm việc tích cực và sáng tạo trong bất kỳ một hoạt động giáo dục

nào.

Phạm vi bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên rất rộng, rất phong phú,

song chúng tôi lựa chọn một số nội dung cơ bản sau:

- Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy

- Bồi dưỡng cách thức tổ chức giáo dục học sinh trong mỗi giờ học, trong các

hoạt động tập thể.

- Bồi dưỡng nhận thức về văn hoá cuộc sống, kỹ năng sống và làm việc của

người Thầy giáo.

Bồi dưỡng kỹ năng này không thể tiến hành độc lập mà là sự kết hợp linh

họat cùng nhiều loại kỹ năng mềm và cứng trong nhiều giai đoạn của quá trình dạy

và học.

3.2. Giải pháp, tổ chức thực hiện

a) Xác định vai trò của nhà quản lý:

+ Nắm vững nhu cầu, thực trạng kỹ năng sư phạm của giáo viên

+ Lựa chọn nội dung bồi dưỡng phong phú phù hợp.

+ Lựa chọn người hướng dẫn hoạt động.

+ Xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện.

b) Tổ chức thực hiện:

b1. Bồi dưỡng các kỹ năng thông qua các giờ dạy trên lớp

* Nội dung :

- Mỗi giờ dạy trên lớp, hình ảnh Người thầy, tác phong sư phạm, cách thức tổ

chức lớp học đều ảnh hưởng tới tính cách của trò, vì vậy yêu cầu giáo viên xác

định rõ mục tiêu giáo dục của từng bài, từng thể loại, phương pháp cụ thể đối với

mỗi bài học.

5

+ Các bộ môn xã hội : Là một mô hình về giáo dục đạo đức, giáo dục tính

nhân văn, nghệ thuật sống, do đó mỗi bài học đều phải mô tả được nét thực nét đẹp

của cuộc sống, qua đó nâng lên thành quan điểm về nhân sinh quan.

+ Các bộ môn tự nhiên: Xác định rèn tư duy khoa học mở dường tư duy cho

các môn học khác, đồng thời hình thành phong cách làm việc sau học tập.

- Dạy cho học sinh cách học: Đây là kỹ năng không phải giáo viên nào

cũng làm được, do vậy yêu cầu Thầy giáo phải chuẩn bị bài dạy kỹ càng, lập kế

hoạch tổ chức cho học sinh hoạt động chi tiết, biết vận dụng phương pháp dạy học

tích cực một cách linh hoạt, không máy móc rập khuôn, phải làm cho mỗi giờ dạy

học sinh được vui, được khám phá, được trao đổi .

Dạy cách học là dạy cho học sinh biết tích cực, tự giác trong học tập:

Tự học ở nhà, cách nghiên cứu sách giáo khoa, cách nghe, cách ghi bài ở lớp,

cách suy nghĩ để giải bài tập, cách hệ thống kiến thức…Phương pháp trao đổi ở

nhóm tạo ra cách làm việc hợp tác, làm việc có trách nhiệm trên thương trường sau

này. Rèn luyện cho học sinh tính tự giác trong học tập là đã đào tạo ra người lao

động có ý thức tự chủ, sáng tạo cạnh tranh trong thị trường.

* Chỉ đạo thực hiện:

- Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn thường kỳ, tổ trưởng chuyên môn,

nhóm chuyên gia của bộ môn hướng dẫn trao đổi với giáo viên cách xác định mục

tiêu bài học, cách hướng dẫn học sinh học tập.

- Tổ chức dạy mẫu, thao giảng tổ, trường để học tập trao đổi giúp đỡ.

- Khảo sát cách học của trò qua một số tiêu chí (tích cực chủ động) để rút

kinh nghiệm về kỹ năng rèn luyện học sinh của Thầy. Thực hiện công tác kiểm tra

giáo án, kiểm tra giờ dạy trên lớp, đánh giá rút kinh nghiệm.

b2. Bồi dưỡng kỹ năng qua tổ chức các hoạt động giáo dục:

* Nội dung:

Phân loại năng lực,năng khiếu giáo viên theo nhóm: Nhóm giáo viên có

năng lực tổ chức,năng khiếu văn hoá nghệ thuật, sáng tạo chủ động trong làm việc

được giao nhiệm vụ tổ chức hoạt động, như: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,

ngoại khoá “Về nguồn”, “Âm vang Điện biên”, “Dân ca trong cuộc sống”, “Em

yêu Vật Lý”…, khi đó nhóm các giáo viên chưa có khả năng hoạt động được kèm

cặp giúp đỡ ,tham dự để học tập và sau mỗi tháng được thí điểm tự lập kế hoạch

cho một số hoạt động của tháng sau.

* Chỉ đạo thực hiện: Trách nhiệm trực tiếp là phó hiệu trưởng phụ trách hoạt

động giáo dục, phối hợp tổ chức cùng ban chấp hành Đoàn thanh niên. Công tác

6

bồi dưỡng này giúp cho người Thầy bản lĩnh vững vàng hơn, nhận thức sâu sắc

hơn tác dụng của hoạt động giáo dục. Nhiệm vụ của người thầy không chỉ dạy kiến

thức cho học sinh, mà phải chăm lo giáo dục nhân cách, văn hoá truyền thống dân

tộc, đây là bản sắc nhân văn của một dân tộc. Lòng tự tôn dân tộc giúp mỗi người

học sinh phải rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt hơn, học tập có chất lượng hơn, từ

đó xác định trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng đất nước.

b3. Tập huấn bồi dưỡng rộng rãi tập trung cho nhiều đối tượng:

Mỗi năm học nhà trường tổ chức hội nghị bối dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng sư

phạm cho giáo viên, qua hội thảo các chuyên đề để đúc rút kinh nghiệp.

Hội nghị giáo viên chủ nhiệm lớp, nhằm bồi dưỡng nghiệp vụ lập kế hoạch,

bồi dưỡng một số kỹ năng giáo dục học sinh, kỹ năng tổ chức sinh hoạt tập thể,

đồng thời trao đổi những kinh nghiệm và cách xử lý các tình huống sư phạm trong

giáo dục. Ở lĩnh vực này luôn đòi hỏi giáo viên có lòng yêu nghề, yêu thương học

trò và tinh thần trách nhiệm cao mới giải quyết được các vấn đề nhạy cảm về con

người một cách tinh tế, tâm lý và hiệu quả.

b 4. Tổ chức phong trào thi đua:

Phối hợp với Công Đoàn và Đoàn thanh niên nhà trường tổ chức phong trào

thi đua “Dạy tốt – học tốt”. Với mục tiêu “Mỗi Thầy Cô giáo là một tấm gương

sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”

- Đưa các tiêu chí rèn luyện kỹ năng của người Thầy vào phong trào thi đua:

Phẩm chất đạo đức của người Thầy( Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối

sống tác phong, giữ gìn bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo); tinh thần trách

nhiệm trong giáo dục học sinh đó là sự hy sinh, tận tụy, chia sẻ thương yêu giúp

đỡ học sinh; Gương sáng về tự học( tích cực tự học tự nghiên cứu, để đổi mới

phương pháp dạy học và lề lối làm việc khoa học và sáng tạo. Nhằm kích thích tinh

thần tự học nâng cao năng lực chuyên môn, tự rèn luyện kỹ năng sư phạm, phong

cách mẫu mực của người Thầy.

- Công Đoàn trường cùng với đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động văn hoá

văn nghệ, tuyên truyền văn hoá xã hội:

+ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ: Thực hiện tiết kiệm, trong

cuộc sống chân thành giản dị, đoàn kết và trách nhiệm; vượt khó vươn lên trong

học tập.

+ Thi đua xây dựng gia đình văn hoá, cơ quan văn hoá: Thực hiện không

uống rượu bia, hút thuốc nơi công sở và giờ làm việc...

+ Nêu gương các thầy giáo mẫu mực, biểu dương khen thưởng kịp thời các

giáo viên có thành tích trong các chặng thi đua trong năm học.

7

3.3. Cách xây dựng kế hoạch thực hiện

Bước 1 :

- Lãnh đạo trường quán triệt mục tiêu, yêu cầu chung của công tác bồi

dưỡng kỹ năng sư phạm trong một năm học (một số nội dung cụ thể, chỉ tiêu đối

với các tiểu ban hoạt động, các tổ chuyên môn, cá nhân). Ở đây vừa định hướng

ban đầu vừa có tính chất bắt buộc, sau đó tổ chuyên môn, các tiểu ban tiếp tục bổ

sung các nội dung hoạt động của tổ .

Bước 2 :

Tổ trưởng chuyên môn, các tiểu ban dự thảo kế hoạch hoạt động

Tháng ND kỹ năng BD Hình thức tổ chức Người thực hiện

- Tổ trưởng, các tiểu ban giao nhiệm vụ cụ thể cho từng giáo viên, phù hợp

với năng lực, đồng thời còn có hình thức bắt buộc cao hơn để giáo viên tự cố gắng.

Bước 3 :

Lãnh đạo duyệt kế hoạch: Cân đối các nội dung hoạt động, cách thức tiến

hành, thời gian thực hiện giữa các hoạt động, để có kế hoạch đồng bộ, không

chồng chéo, không quá tải, sau đó ban hành kế hoạch và lịch hoạt động chính thức.

3.4. Công tác kiểm tra đánh giá:

- Tổ trưởng chuyên môn, các tiểu ban đánh giá sự chuẩn bị về nội dung của

cá nhân (đã được giao), đánh giá hiệu quả các hoạt động bồi dưỡng của bộ phận

mình từng tháng, rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp tổ chức và báo cáo về

Lãnh đạo trường.

- Hiệu trưởng, Phó Hiệu Trưởng dự sinh hoạt với các tổ chuyên môn, dự

các hoạt động văn hoá văn nghệ của công đoàn; tham dự các buổi ngoại khóa của

bộ môn và Đoàn thanh niên

- Thông qua kiểm tra thực tế, báo cáo hàng tháng của tổ chuyên môn,nhà

trường tổ chức sơ kết từng đợt để đánh giá chất lượng bồi dưỡng, cách thức tổ

chức, từ đó kịp thời bổ sung, điều chỉnh những vấn đề cần thiết, đồng thời thúc đẩy

trách nhiệm các tổ trưởng, động viên khen thưởng các tổ chuyên môn hoạt động

tốt, các cá nhân tích cực.

III. HIỆU QỦA CỦA ĐỀ TÀI

Trong hai năm học 2010-2011 và 2011-2012 thực hiện đổi mới phương pháp

dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, công tác bồi dưỡng kỹ năng sư

phạm cho giáo viên đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo rõ nét:

8

Chất lượng đào tạo được nâng lên rõ rệt, bồi dưỡng cho học sinh phương

pháp học tập tích cực, chủ động trong mỗi giờ học, học sinh đã có ý thức phấn đấu

tu dưỡng rèn luyện đạo đức tốt hơn, tích cực tham gia các hoạt động văn hoá - xã

hội , thực hiện đảm bảo nhiệm vụ của người học sinh .

Nội dung 2010-2011 2011-2012

Tỷ lệ HS bỏ học 16 (0,96%) 15 (0.98%), giảm 1 học

sinh

Lên lớp 97%

XL học lực

(K+G)

753 (dạt tỷ lệ 46,25%) đạt 46,44%, tăng so với

năm học trước 0.2%.

XL học lực yếu 156 học sinh( 9.58%) 141(8.9%) giảm 15 học

sinh, giảm 0.68%.

Hạnh kiểm

(K+T)

1555 (95,52%) 1523(đạt 96,2%) tăng

0.7%

HSG cấp tỉnh 43 43 Giải

HSG cấp quốc

gia

0 Đạt 2 giải : Môn Toán,

Máy tính cấm tay môn

Sinh học

Tốt nghiệp

THPT

99.27%

Đậu ĐH và CĐ Đạt 228em/463 tỷ lệ 49.17%

nguyện vọng I

CSTĐ cơ sở 12 Đề nghị xét 16

CSTĐ cấp Tỉnh 02 Đề nghị xét 01

- Xây dựng phong cách làm việc chủ động và tích cực cho giáo viên.

- Bồi dưỡng khả năng tổ chức điều hành, phát huy năng lực sở trường của

những giáo viên giỏi, giáo viên có năng khiếu, góp phần nâng cao năng lực chuyên

môn và phương pháp sư phạm của từng giáo viên.

Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho người thầy là đã xây dựng được một tập thể

năng động sáng tạo, đoàn kết, đây là chỗ dựa tinh thần là môi trường rèn luyện làm

cơ sở hun đúc những phẩm chất tốt của người thầy và tập thể còn là tấm gương soi

để mọi thầy cô giáo soi mình trong phấn đấu rèn luyện. Chính vì vây nhà trường đã

đuộc các cấp khen tặng thành tích sau:

1. Bằng khen của UBND Tỉnh về hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học

2011 theo quyết định số 2787/QĐ-UBND ngày 27/10/2011

2. Bằng khen của UNDN Tỉnh về thành tích trong Hội khỏe Phù đổng cấp

Tỉnh năm 2012 theo Quyết định số 581/QĐ-UBND ngày 28/02/2012.

3. Đạt 02 học sinh giỏi cấp Quốc gia: Bộ Môn Toán giải KK và Máy tính

cầm tay môn Sinh dạt giải nhì.

9

4. Bằng khen của UNDN Tỉnh về xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia giai

đoạn 2006-2011 theo Quyết định số 1850/QĐ-UBND ngày 25/7/2011.

5. Đạt giải nhì cấp Tỉnh Hội thi “ Văn hóa giao thông” năm học 2011-2012.

6. Đạt giải nhì cấp Tỉnh Hội thi “ Kể chuyện gương sáng làm theo tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm học 2011-2012.

7. Chi Bộ được công nhận là “ Chi bộ vững mạnh tiêu biểu năm 2011”.

8. Công đoàn được công nhận “Công đoàn cơ sở vững mạnh năm 2011”.

9. Đoàn thanh niên được tặng Bằng khen của UBND Tỉnh Đồng Nai về hoàn

thành xuất sắc phong trào đoàn và thanh niên năm học 2010-2011 theo quyết định

số 2333/QĐ-UBND ngày 19/9/2011.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO CÔNG TÁC TỔ CHỨC

THỰC HIỆN.

i nghị công tác C

10

i thảo chuyên đề c p trư ng- h i thi th nghiệm thực hành

goại kh a văn h c- ghị lu n x h i

11

IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ, KẾT LUẬN

Qua một thời gian trực tiếp chỉ đạo công tác bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho

giáo viên Trường THPT Đoàn Kết, tôi nhận thấy : Từ một trường vùng sâu, vùng

xa, đội ngũ giáo viên tuy còn trẻ với một tỷ lệ khá cao, năng lực sư phạm của đội

ngũ trẻ hạn chế, thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống. Nhưng nhờ sự quyết tâm và

chỉ đạo sát sao của nhà trường, công tác bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ nói

chung, bồi dưỡng năng lực sư phạm nói riêng được thưc hiện thường xuyên, đáp

ứng nhu cầu của mọi đối tượng. Công tác bồi dưỡng trở thành hoạt động rộng rãi

và đã tác động trực tiếp đến sự trưởng thành của đội ngũ giáo viên, góp phần nâng

cao chất lượng Giáo dục – Đào tạo của nhà trường.

Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên là một nhiệm vụ rất cần thiết

trong mỗi nhà trường, có thể nói đây là một vấn đề khó có thể đạt hiệu quả ngay

trong một giờ dạy, một hoạt động hay một thời gian ngắn. Chúng ta phải kiên

nhẫn, phải có nghệ thuật trong quản lý, để nhận thức và hành động được kết hợp

nhuần nhuyễn trong kỹ năng làm việc. Đặc biệt đòi hỏi nhà quản lý phải quyết

tâm, dám nghĩ, dám làm, phải yêu cầu cao vấn đề tự bồi dưỡng với mọi đối tượng,

Tự h c- tự bồi dưỡng của giáo viên

12

đồng thời luôn chú ý thực hiện đánh giá phân loại được năng lực giáo viên, để từ

đó có phương án tiếp tục giúp đỡ giáo viên còn non, thúc đẩy phát triển tài năng

của giáo viên giỏi.

Để nhiệm vụ bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên trở thành nhiệm vụ

thường xuyên của tổ chức nhà trường và đạt hiệu quả cao hơn thì người quản lý

phải kích thích được sự hứng thú và tự giác của mỗi Thầy giáo. Hiệu trưởng, Phó

hiệu trưởng, cán bộ lãnh đạo của nhà trường phải là người đi đầu và gương mẫu

trong bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nhà giáo, chỉnh chu về tác phong làm việc,

phối kết hợp với tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên để kịp thời kiểm tra giám

sát, uốn nắn hạn chế thiếu sót, tăng cường công tác tuyên truyền nêu gương khen

thưởng kết hợp với phong trào thi đua yêu nước trong nhà trường, đặc biệt đây là

một nội dung gắn chặt với cuộc vận động: “học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “ Mỗi thầy Cô giáo là một tấm gương về đạo đức,

tự học và sáng tạo”.

NGƯ I THỰC HIỆN

Tr n Thị An