34
1 Kinh tế vĩ mô 2 tháng đầu năm 2019: Những điểm nổi bật Những điểm nổi bật của kinh tế, giá cả, tài chính tiền tệ quốc tế - Các tín hiu kém tích cực đã xuất hin nhiều hơn tại các nn kinh tế đầu tàu; - Chỉ số giá cả hàng hóa toàn cầu đã lấy lại đà tăng với mức tăng lần lượt là 5,45% trong tháng 1 và 1,01% trong tháng 2; - Thị trường ngoại hối đã có những thay đổi so với năm 2018, đáng chú ý là đà tăng của đồng USD đã suy giảm, đồng GBP tăng mạnh trong hai tháng đầu năm và đồng CNY đã có cải thiện trước vòng đàm phán Mỹ - Trung; - Giá vàng tiếp tc tăng, được htrmnh mbi nhu cầu đầu tư tài sản an toàn; - Thị trường chứng khoán toàn cầu đã khởi sắc trở lại với đà tăng được ghi nhận trên hầu khắp các thị trường chủ chốt; - Trong 2 tháng đầu năm đã có nhiều NHTW giảm lãi suất và hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Những điểm nổi bật của kinh tế trong nước - Hoạt động sản xuất đã chậm lại so với cùng kỳ, PMI liên tục suy giảm mặc dù vẫn nằm trong ngưỡng cải thiện; - Hoạt động bán lẻ hàng hóa và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng vẫn diễn ra theo đúng quy luật hàng năm; - Giải ngân vốn đầu tư từ nguồn NSNN ở mức thấp; Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang tăng mạnh vốn FDI giải ngân vẫn có diễn biến tích cực; - Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều chậm lại so với cùng kỳ năm trước, cán cân thương mại nhập siêu 84 triệu USD qua 2 tháng; - Chsgiá tiêu dùng tăng nhẹ trong 2 tháng đầu năm, CPI bình quân tăng 2,6% so với bình quân cùng knăm 2018; - Thu chi NSNN gia tăng so với cùng kỳ năm ngoái; - Lãi suất huy động đã tăng theo quy lut, din ra chyếu trong khi NHTM CP; lãi sut liên ngân hàng đã giảm mnh; - Tỷ giá trong nước diễn biến hợp lý, ghi nhận sự điều chỉnh phù hợp trên từng thị trường; giá vàng đã tăng theo tín hiệu quốc tế; - TTCK Việt Nam giao dịch khởi sắc trở lại, chỉ số VN Index đạt 956,47 điểm, tăng 8,17% so với cuối năm ngoái.

Kinh tế vĩ mô 2 tháng đầu năm 2019: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/03/Bản-tin-kinh... · - Tỷ giá trong nước diễn

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

Kinh tế vĩ mô 2 tháng đầu năm 2019: Những điểm nổi bật

Những điểm nổi bật của kinh tế, giá cả, tài chính tiền tệ quốc tế

- Các tín hiệu kém tích cực đã xuất hiện nhiều hơn tại các nền kinh tế đầu tàu;

- Chỉ số giá cả hàng hóa toàn cầu đã lấy lại đà tăng với mức tăng lần lượt là 5,45% trong

tháng 1 và 1,01% trong tháng 2;

- Thị trường ngoại hối đã có những thay đổi so với năm 2018, đáng chú ý là đà tăng của đồng

USD đã suy giảm, đồng GBP tăng mạnh trong hai tháng đầu năm và đồng CNY đã có cải

thiện trước vòng đàm phán Mỹ - Trung;

- Giá vàng tiếp tục tăng, được hỗ trợ mạnh mẽ bởi nhu cầu đầu tư tài sản an toàn;

- Thị trường chứng khoán toàn cầu đã khởi sắc trở lại với đà tăng được ghi nhận trên hầu

khắp các thị trường chủ chốt;

- Trong 2 tháng đầu năm đã có nhiều NHTW giảm lãi suất và hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Những điểm nổi bật của kinh tế trong nước

- Hoạt động sản xuất đã chậm lại so với cùng kỳ, PMI liên tục suy giảm mặc dù vẫn nằm

trong ngưỡng cải thiện;

- Hoạt động bán lẻ hàng hóa và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng vẫn diễn ra theo đúng quy luật

hàng năm;

- Giải ngân vốn đầu tư từ nguồn NSNN ở mức thấp; Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

đang tăng mạnh và vốn FDI giải ngân vẫn có diễn biến tích cực;

- Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều chậm lại so với cùng kỳ năm trước, cán

cân thương mại nhập siêu 84 triệu USD qua 2 tháng;

- Chỉ số giá tiêu dùng tăng nhẹ trong 2 tháng đầu năm, CPI bình quân tăng 2,6% so với bình

quân cùng kỳ năm 2018;

- Thu chi NSNN gia tăng so với cùng kỳ năm ngoái;

- Lãi suất huy động đã tăng theo quy luật, diễn ra chủ yếu trong khối NHTM CP; lãi suất liên

ngân hàng đã giảm mạnh;

- Tỷ giá trong nước diễn biến hợp lý, ghi nhận sự điều chỉnh phù hợp trên từng thị trường; giá

vàng đã tăng theo tín hiệu quốc tế;

- TTCK Việt Nam giao dịch khởi sắc trở lại, chỉ số VN Index đạt 956,47 điểm, tăng 8,17% so

với cuối năm ngoái.

2

KINH TẾ THẾ GIỚI

1. Kinh tế thế giới

Kinh tế Mỹ vẫn

duy trì đà tăng

trưởng nhưng

một số tín hiệu

đáng quan ngại

đã xuất hiện

Số liệu thống kê vừa công bố cho thấy tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2018 ước

đạt 2,9%, cao hơn mức 2,2% của năm 2017. Trong 2 tháng đầu năm, lĩnh vực

sản xuất tiếp tục có sự cải thiện khi chỉ số PMI tổng hợp liên tục duy trì đà mở

rộng, trong đó tháng 2 đã gia tăng mạnh lên mức 55,8 điểm - mức mở rộng

mạnh nhất kể từ giữa năm ngoái. Thị trường lao động cũng khởi sắc với số

việc làm được tạo thêm trong lĩnh vực phi nông nghiệp trong tháng 1 đạt

304.000 người, con số cao nhất đã đạt được kể từ tháng 3 năm ngoái trở lại

đây. Tỷ lệ thất nghiệp mặc dù có sự tăng nhẹ so với tháng 12 lên đạt mức 4%

nhưng đây cũng là mức thất nghiệp thấp được ghi nhận trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên, đã xuất hiện những diễn biến đáng quan ngại của một số chỉ số vĩ

mô có thể ảnh hưởng đến đà tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Cụ thể,

khu vực tiêu dùng đang có những diễn biến xấu đi. Thống kê mới nhất cho

thấy doanh số bán lẻ hàng hóa tiếp tục tăng chậm lại với mức tăng trưởng hiện

chỉ đạt 2,3% so với cùng kỳ - mức tăng thấp nhất kể từ giữa năm 2017. Lạm

phát vẫn duy trì xu hướng giảm đã diễn ra từ cuối năm ngoái, lạm phát tháng 1

hiện đang ở mức 1,6%, thấp xa so với mức lạm phát đỉnh 2,9% đạt được vào

giữa năm 2018.

Tỷ lệ thất nghiệp

Diễn biến lạm phát (yoy)

Doanh số bán lẻ hàng hóa tại Mỹ (yoy)

Chỉ số PMI tổng hợp của Mỹ

Nguồn: Trading economicsics

Kinh tế khu vực

Châu Âu đầu

năm 2019 vẫn

chưa có nhiều cải

thiện

Tăng trưởng kinh tế cả năm 2018 của khu vực EU ước đạt 1,9%, mức tăng

trưởng thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Diễn biến kém tích cực này tiếp tục

duy trì trong những tháng đầu năm 2019. Đà mở rộng của khu vực sản xuất

diễn ra chậm chạp khi chỉ số PMI tổng hợp 2 tháng đầu năm chỉ giao động

quanh ngưỡng 51 điểm. Trong khi đó, hoạt động tiêu dùng nội địa chưa lấy lại

đà tăng trưởng vững chắc khi tăng trưởng doanh số bán lẻ hàng hóa liên tục

biến động qua các tháng. Những diễn biến kém tích cực của khu vực sản xuất

và tiêu dùng càng rõ nét khi chỉ số niềm tin người tiêu dùng và niềm tin khu

vực sản xuất đều đang ở mức thấp1.

1 Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại khu vực châu Âu 2 tháng đầu năm 2019 lần lượt ở mức -7,9 và -7,4 điểm; trong khi đó

chỉ số niềm tin kinh doanh tháng 1 năm 2019 chỉ đạt 0,69 điểm, mức thấp nhất kể từ đầu năm 2017.

3

Thị trường lao động việc làm cũng không ghi nhận nhiều diễn biến mới khi tỷ

lệ thất nghiệp tiếp tục duy trì ở mức 7,9%. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát vẫn

đang có chiều hướng giảm và hiện đang ở mức 1,4%.

Tỷ lệ thất nghiệp

Diễn biến lạm phát (yoy)

Doanh số bán lẻ hàng hóa tại Châu Âu (yoy)

Chỉ số PMI tổng hợp của Châu Âu

Nguồn: Trading economicsmics

Kinh tế Nhật

Bản đang cho

thấy những dấu

hiệu suy yếu trở

lại

Tăng trưởng kinh tế trong cả năm 2018 của Nhật Bản chỉ ước đạt 0,9%, thấp

hơn nhiều so với mức tăng trưởng ước 1,5% trước đó. Xu hướng kém tích cực

này tiếp tục được thể hiện qua diễn biến của các chỉ số vĩ mô chủ chốt. Khu vực

sản xuất đang rơi vào tình trạng thu hẹp khi chỉ số PMI lĩnh vực chế biến chế

tạo đã giảm xuống dưới ngưỡng 50 điểm trong tháng 2. Trong khi đó, hoạt

động tiêu dùng nội địa cũng giảm sút khi tăng trưởng doanh số bán lẻ hàng hóa

trong tháng mới nhất chỉ đạt mức tăng trưởng 0,6% so với cùng kỳ, mức tăng

thấp nhất kể từ tháng 5 năm ngoái đến nay.

Những diễn biến kém tích cực của kinh tế vĩ mô càng bộc lộ rõ khi quan sát

diễn biến lạm phát. Tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng đang có xu hướng

giảm trở lại trong 3 tháng gần đây với mức tăng trong tháng 1 chỉ đạt 0,2% so

với cùng kỳ. Trên thị trường lao động, tỷ lệ thất nghiệp mặc dù vẫn duy trì ở

mức thấp 2,5% nhưng Nhật Bản lại đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt

lao động trong các doanh nghiệp2.

Tỷ lệ thất nghiệp

Doanh số bán lẻ hàng hóa tại Nhật Bản (yoy)

2 Nghiên cứu của Tokyo Shoko đã ước tính trong năm 2018, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã bị thiếu nhân sự và khiến 362

doanh nghiệp phá sản tính đến tháng 11 năm 2018, đạt tốc độ tăng hơn 20% so với cùng kỳ.

4

Diễn biến lạm phát (yoy)

Chỉ số PMI khu vực sản xuất

Nguồn: Trading economics

Kinh tế Trung

Quốc chưa lấy

lại được đà tăng

trưởng ổn định.

Tăng trưởng kinh tế cả năm 2018 của Trung Quốc chỉ ước đạt 6,6%, mức tăng

trưởng thấp nhất trong 28 năm qua. Khu vực sản xuất vẫn chưa lấy lại được đà

mở rộng ổn định khi chỉ số PMI tổng hợp sau 2 tháng cuối năm ngoái đạt mức

điểm cao đã nhanh chóng sụt giảm trong những tháng đầu năm và hiện chỉ đạt

50,9 điểm. Trong khi đó, doanh số bán lẻ hàng hóa tiêu dùng mặc dù có sự cải

thiện nhẹ so với tháng trước khi đạt mức tăng 8,2% so với cùng kỳ nhưng đây

vẫn là mức tăng trưởng thấp so với nhiều tháng trước đây. Xuất khẩu đã lấy lại

đà tăng trưởng 9,1% trong tháng đầu năm mới sau mức sụt giảm mạnh -4,4%

trong tháng cuối năm ngoái, điều này được đánh giá nhờ những tiến triển tích

cực trong đàm phán thương mại Mỹ Trung và nỗ lực tăng cường xuất khẩu của

các doanh nghiệp Trung Quốc trước tháng nghỉ Tết nguyên đán.

Lạm phát vẫn tiếp tục xu hướng giảm, kết thúc tháng 1 đạt mức tăng 1,7% so

với cùng kỳ, là mức lạm phát thấp nhất được ghi nhận từ tháng 1 năm ngoái trở

lại đây.

Lạm phát tại Trung Quốc (yoy)

Doanh số bán lẻ hàng hóa của Trung Quốc (yoy)

Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc (yoy)

Chỉ số PMI tổng hợp của Trung Quốc

Nguồn: Trading Economics

Chỉ số giá cả hàng hóa

toàn cầu đã lấy lại đà

tăng

Sau xu thế sụt giảm mạnh trong quý cuối năm ngoái, chỉ số giá cả hàng

hóa toàn cầu đã lấy lại đà tăng trong 2 tháng đầu năm 2019. Theo thống kê

của Bloomberg, chỉ số giá hàng hóa tổng hợp đạt mức tăng so với tháng

trước lần lượt là 5,45% trong tháng 1 và 1,01% trong tháng 2. Như vậy,

hiện tại chỉ số giá hàng hóa chung đang ở mức 170,12 điểm, tăng 6,46% so

với cuối năm ngoái.

Xu hướng tăng của chỉ số giá hàng hóa chung trong 2 tháng qua chủ yếu

xuất phát từ sự tăng giá mạnh của nhóm hàng kim loại, đặc biệt là các mặt

5

hàng kim loại sản xuất3 và sự phục hồi mạnh của giá dầu. Trong khi đó,

nhóm hàng nông sản lại ghi nhận xu hướng tăng giảm xen kẽ giữa các mặt

hàng4.

Trong 2 tháng đầu năm 2019, giá dầu đang ở trong xu hướng gia tăng nhờ

được tiếp tục hỗ trợ từ chính sách cắt giảm nguồn cung tại các nước xuất

khẩu dầu mỏ và sản lượng dự trữ dầu trên toàn cầu đang đi xuống. Sự

phục hồi diễn ra mạnh trong tháng 1 với mức tăng lên đến trên 18% đối

với mặt hàng dầu WTI và trên 15% đối với mặt hàng dầu Brent. Giá dầu

tiếp tục duy trì đà tăng trong tháng 2 nhưng mức tăng đã chậm lại, đạt trên

6% đối với cả 2 loại dầu. Như vậy, giá dầu WTI hiện ở mức 57,22

USD/thùng, tăng 24,83% so với cuối năm trước, giá dầu Brent ở mức

66,05 USD/thùng, tăng 21,76% so với cuối năm trước.

Diễn biến chỉ số giá hàng hóa chung

Diễn biến giá dầu

Nguồn: Bloomgerg

2. Điều hành chính sách của NHTW các quốc gia

Trong 2 tháng

đầu năm đã có

nhiều NHTW

giảm lãi suất và

hạ tỷ lệ dự trữ

bắt buộc

Trong 2 tháng đầu năm 2019, NHTW các nước có xu hướng nới lỏng CSTT khi

ghi nhận 13 NHTW điều chỉnh giảm lãi suất hoặc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, trong

khi đó chỉ có 3 NHTW điều chỉnh tăng lãi suất là NHTW Chi Lê, NHTW

Honduras và NHTW Pakistan. Tính đến cuối tháng 2, chỉ số lãi suất toàn cầu

(GMPR) do Central Bank News thống kê ở mức 6,37%, giảm 0,425% so với

cuối năm ngoái.

Trong 2 tháng đầu năm, diễn biến điều hành CSTT của các nước có một số

điểm đáng chú ý sau:

- NHTW các nền kinh tế phát triển đã đưa ra những định hướng rõ nét về điều

hành CSTT trong năm 2019. Cụ thể là, NHTW Mỹ trong biên bản các cuộc họp

điều hành CSTT vào hai tháng 1 và 2 đã thể hiện quan điểm thận trọng trong lộ

trình điều chỉnh tăng lãi suất và thu hẹp bảng cân đối tài sản vào những thời

điểm thích hợp trong năm 2019. NHTW châu Âu ECB phát đi tín hiệu về khả

năng có thể chuẩn bị một đợt kích thích mới dưới dạng các khoản vay dài hạn

giá rẻ cho các ngân hàng. NHTW Nhật Bản chưa thay đổi định hướng điều hành

CSTT theo hướng nới lỏng như hiện tại nhưng đã đưa ra cam kết về việc sẵn

sàng có sự can thiệp chính sách để bảo vệ sự ổn định của tỷ giá đồng JPY và

đảm bảo thực hiện mục tiêu lạm phát 2%.

3 So với cuối năm 2018, một số mặt hàng kim loại có mức tăng mạnh là: bạch kim 9,27%, đồng 11,62%, kẽm 11,17%, thiếc

10,9%.

4 So với cuối năm 2018, biến động giá một số mặt hàng LTTP như sau: ngô giảm 1,13%, lúa mì giảm 8,4%, gạo tăng 2,5%,

đậu nành tăng 1,86%, đường tăng 4,76%, cà phê tăng 6,29%, gia cầm tăng 18,71%, ca cao giảm 5,38%.

6

- NHTW Trung Quốc (PBOC) hạ tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với các TCTD lớn 2

lần trong tháng 1, lần thứ nhất vào ngày 15 tháng 1 với mức giảm là 0,5 điểm

phần trăm và lần thứ 2 vào ngày 25/1 với mức giảm 0,5 điểm phần trăm. Hiện

tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD lớn ở mức 13,5%.

- Một số NHTW tại các nền kinh tế đang phát triển có xu hướng thắt chặt CSTT

mạnh mẽ trong năm 2018 đã chuyển sang trạng thái nới lỏng chính sách trong 2

tháng đầu năm 2019, tiêu biểu là: NHTW Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16/2 đã tiến hành

cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc 100 điểm cơ bản đối với các khoản tiền gửi kỳ

hạn đến 3 năm và 50 điểm cơ bản đối với các khoản tiền gửi các kỳ hạn còn lại;

NHTW Ấn Độ đầu năm 2019 đã tuyên bố chuyển điều hành CSTT từ trạng thái

thắt chặt sang trung tính khi áp lực lạm phát giảm, theo đó lãi suất điều hành đã

điều chỉnh giảm 25 điểm cơ bản xuống còn 6,25%.

3. Diễn biến thị trường ngoại hối

Chỉ số USD

index biến động

nhẹ trong 2

tháng đầu năm

Đồng bạc xanh trong 02 tháng đầu năm đang có xu hướng diễn biến sát với dự

báo được đưa ra vào cuối năm ngoái và khá tương đồng so với cùng thời điểm

của năm 2018. Kết thúc 02 tháng, chỉ số USD giảm lần lượt là 0,61% đối với

chỉ số giao ngay và 0,45% đối với chỉ số kỳ hạn trong tháng 1/2019 và tăng lần

lượt là 0,61% và 0,78% trong tháng 2/2019.

Trong tháng 1, sau ngày giao dịch tăng mạnh ở mức 0,68% (chỉ số đô la Mỹ

giao ngay), đồng bạc xanh đã có diễn biến tăng, giảm đan xen nhưng diễn biến

giảm chiếm đa số mặc dù chuỗi giảm dài nhất chỉ diễn ra trong 03 ngày giao

dịch (3 - 7/1/2019). Đồng thời, trong tháng chỉ số USD index cũng đã có 02

ngày giao dịch ghi nhận mức giảm sâu, ở mức 0,71% vào ngày 9/1 và 0,84%

vào ngày 25/1. Diễn biến giảm của đồng bạc xanh trong tháng đầu của năm bị

chi phối mạnh bởi những quan ngại và tín hiệu chậm lại của kinh tế Mỹ và kinh

tế toàn cầu, tình trạng đóng cửa Chính phủ Mỹ và sự thận trọng của Fed. Vào

những ngày cuối tháng 1/2019, Fed đã giữ nguyên lãi suất, đồng thời công bố

rằng họ sẽ "kiên nhẫn" trước khi thực hiện bất kì sự tăng lãi suất nào, từ bỏ định

hướng trước đó của mình rằng sẽ cần tăng dần lãi suất.

Bước sang tháng 2/2019, diễn biến của đồng bạc xanh đã có tín hiệu cải thiện

ngay từ đầu tháng với chuỗi tăng kéo dài liên tục từ ngày 4 – 11/2/2019 với

tổng mức tăng là 1,55% (chỉ số đô la Mỹ giao ngay). Diễn biến tăng này được

hỗ trợ mạnh mẽ bởi nhu cầu đầu tư an toàn trước nguy cơ xuất hiện các bất ổn

tại khu vực Châu Âu và những lo ngại liên tục về cuộc chiến thương mại giữa

Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, diễn biến tăng không duy trì được lâu, đồng

USD đã quay đầu giảm giá gần như liên tục từ giữa tháng cho đến gần cuối

tháng với tổng mức giảm lên đến 1,16% trước những thông tin về dữ liệu kinh

tế Mỹ, vòng đàm phán thương mại Mỹ - Trung (đáng chú ý là quyết định của

Tổng thống Donald Trump về việc trì hoãn áp thuế cao hơn đối với hàng nhập

khẩu của Trung Quốc), lợi suất trái phiếu kho bạc của Mỹ giảm trong bối cảnh

kì vọng về sự “ôn hòa” của Fed về lãi suất,…

Diễn biến của đồng USD trong 2 tháng đầu năm được đánh giá là phù hợp với

kì vọng của thị trường sau chuỗi tăng vượt trội trong năm ngoái nhờ tăng lãi

suất và sự mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ. Kết thúc tháng 2/2019, chỉ số USD

index giao ngay và kỳ hạn chốt ở mức 96,16 và 96,043.

7

Diễn biến chỉ số USD Index

Nguồn: investing.com

Đồng GBP và

đồng EUR diễn

biến trái chiều

Trong 2 tháng đầu năm 2019, 02 đồng tiền mạnh tại khu vực Châu Âu đã có

diễn biến trái chiều, không tương quan nhiều lắm với diễn biến của đồng USD

như những tháng trước. Theo đó, đồng EUR đã có 2 tháng giảm liên tục, lần

lượt là 0,21% trong tháng 1/2019 và 0,66% trong tháng 2/2019. Và đồng GBP

đã tăng mạnh, ở mức 2,69% trong tháng 1/2019 và 1,23% trong tháng 2/2019.

Trên thị trường, đồng EUR có diễn biến giảm mạnh ngay từ những ngày giao

dịch đầu năm. Đồng EUR đã giảm sâu nhất vào ngày 02/1, lớn hơn 1%, sau đó

mặc dù có tăng rải rác trở lại trong tháng 1/2019 nhưng về cơ bản, diễn biến

giảm của đồng EUR đã bao trùm cả tháng 1/2019. Bước sang tháng 2/2019,

diễn biến của đồng EUR đã được cải thiện hơn, sau khi có 07 ngày giảm liên

tục từ ngày 4 – 11/2/2019 với tổng mức giảm lên đến 1,57%, đồng EUR cũng

có được nhiều ngày giao dịch tăng và xu hướng rõ nét nhất kéo dài từ ngày 22/2

cho đến hết tháng. Diễn biến giảm của đồng EUR so với đồng USD bị ảnh

hưởng mạnh bởi diễn biến kinh tế yếu kém của khu vực cho dù đồng USD đang

có diễn biến suy yếu. Trên thực tế, cuộc chiến thương mại toàn cầu đang diễn ra

tiếp tục cản trở các lĩnh vực sản xuất trên toàn khu vực đồng Euro. Hoạt động

sản xuất công nghiệp ở Ý, Pháp và ngay cả tại Đức - nước công nghiệp hàng

đầu của khu vực đã liên tục giảm tốc. Điều đó cho thấy, các triển vọng hỗ trợ

cho đồng tiền khu vực là gần như không có. Ngoài ra, những bất ổn chính trị

trong khu vực, đặc biệt liên quan đến vấn đề ngân sách của các nước thành viên,

lợi suất trái phiếu Chính phủ ở mức thấp, số phận của hiệp ước Brexit,… và các

tín hiệu từ phía NHTW về việc chuẩn bị một đợt kích thích mới dưới dạng các

khoản vay dài hạn giá rẻ cho các ngân hàng, được gọi là TLTRO – đồng nghĩa

với việc sẽ kéo dài thời gian bình thường hóa CSTT, cũng tác động đến xu

hướng giảm của đồng EUR. Mặc dù vậy, diễn biến tăng của đồng EUR trong

tháng 2 cũng đã được hỗ trợ bởi hy vọng về một thỏa thuận ngừng bắn trong

căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và những diễn biến khả thi của Hiệp ước

Brexit. Kết thúc tháng 2, tỷ giá EUR/USD chốt giao dịch ở mức 1,1371.

Trái ngược với đồng EUR, đồng Bảng Anh đã khởi đầu năm mới rất thuận lợi,

ghi nhận xu hướng tăng liên tục trong 02 tháng, lần lượt là 2,69% và 1,23%.

Trong tháng 1/2019, đồng GBP gần như tăng liên tục, chiếm phần lớn thời gian

của tháng, kéo dài từ ngày 3 – 27/1, ghi nhận mức tăng mạnh nhất trên 1% vào

ngày 25/1. Tiếp đến đồng GBP quay đầu giảm trong khoảng nửa đầu của tháng

8

2/2019 trước khi tăng trở lại kéo dài đến gần cuối tháng 2/2019. Diễn biến tốt

của đồng GBP trong khoảng thời gian này được hỗ trợ rất nhiều bởi những nỗ

lực của Chính phủ Anh trong việc giải quyết những vướng mắc xoay quanh

hiệp ước Brexit. Điều đó, làm gia tăng kỳ vọng về việc sẽ không xảy ra một

Brexit “cứng”. Ngoài ra, xu hướng giảm của đồng USD, các dữ liệu kinh tế tích

cực của nước Anh cũng ảnh hưởng nhất định đến diễn biến tăng của đồng GBP.

Kết thúc tháng 2/2019, tỷ giá GBP/USD chốt giao dịch ở mức 1,3263.

Bên cạnh đó, đồng AUD và đồng CAD cũng đã tăng giá so với đồng USD trong

2 tháng đầu năm. Theo đó, cả 02 đồng tiền đều có diễn biến tăng khá mạnh

trong tháng 1, lần lượt là 3,13% và 3,77%; giảm trong tháng 2 ở mức 2,45% và

0,34%. Diễn biến tăng, giảm của đồng AUD trong 2 tháng, bên cạnh những ảnh

hưởng từ các dữ liệu kinh tế trong nước, đã bị chi phối mạnh bởi các tín hiệu từ

nền kinh tế Trung Quốc cũng như các vòng đàm phán thương mại Mỹ - Trung.

Trong khi đó, đồng CAD được hỗ trợ mạnh bởi đà tăng của giá dầu, các tín hiệu

kinh tế sát với kỳ vọng nhưng cũng bị ảnh hưởng nhất định bởi kỳ vọng của các

nhà đầu tư. Kết thúc tháng 2, tỷ giá AUD/USD và USD/CAD lần lượt chốt giao

dịch ở mức 0,7095 và 1,3168.

Đồng JPY đã suy

giảm và đồng

CNY đã có cải

thiện trước vòng

đàm phán Mỹ -

Trung

Kết thúc 02 tháng đầu năm 2019, 02 đồng tiền mạnh của khu vực Châu Á là

đồng CNY và đồng JPY đã có diễn biến trái chiều. Theo đó, đà tăng của đồng

JPY so với đồng USD trong những tháng cuối của năm 2018 đã suy yếu dần với

mức tăng nhẹ 0,64% trong tháng 1/2019 và đã đảo chiều giảm 1,85% trong

tháng 2/2019. Diễn biến của đồng JPY trong tháng 1/2019 tiếp tục được nâng

đỡ bởi nhu cầu đầu tư tài sản an toàn tăng cao, thể hiện rõ vào những thời điểm

dấy lên các quan ngại về kinh tế, chính trị diễn ra dồn dập, ghi nhận mức tăng

mạnh nhất trong ngày giao dịch là 0,53%. Tuy nhiên, xu hướng tăng nhẹ của

đồng JPY chỉ kéo dài đến hết tuần giao dịch đầu của tháng 2, đồng JPY có diễn

biến đảo chiều kể từ 10/2 và gần như kéo dài cho đến hết tháng. Diễn biến giảm

của đồng JPY trong tháng 2 bị ảnh hưởng bởi việc hạ dự báo lạm phát của Ngân

hàng Trung ương – BoJ và những tuyên bố từ người đứng đầu BoJ về việc sẵn

sàng hành động để ngăn chặn đồng JPY đi quá xa, gây tổn hại đến nền kinh tế

và gây khó khăn đối với mục tiêu lạm phát là 2%. Ngoài ra, diễn biến kinh tế

Mỹ và các vấn đề liên quan đến vòng đàm phán thương mại Mỹ - Trung cũng

có ảnh hưởng nhất định lên diễn biến của đồng JPY trong 2 tháng đầu năm. Kết

thúc tháng 2/2019, tỷ giá USD/JPY chốt giao dịch ở mức 111,39.

Trong khi đó, diễn biến của đồng CNY đã có cải thiện rõ rệt khi duy trì được xu

hướng tăng liên tục trong 2 tháng, ghi nhận mức tăng mạnh vào tháng 1/2019 là

2,58% và tăng nhẹ 0,1% vào tháng 2/2019. Trong tháng 1/2019, đồng CNY đã

có diễn biến tăng là chủ yếu, rõ nét nhất là chuỗi tăng liên tục từ ngày 23 đến

hết tháng với tổng mức tăng lên đến 1,57%. Bước sang tháng 2/2019, đồng

CNY có diễn biến cầm chừng hơn, ghi nhận 05 ngày giao dịch không thay đổi

sau khi có điều chỉnh giảm 0,66% vào ngày giao dịch đầu tiên của tháng và đến

gần tuần giao dịch cuối tháng (18 – 27/2) đồng CNY cũng có được chuỗi tăng

lên đến 1,27%. Diễn biến của đồng CNY trong tháng được hỗ trợ nhiều từ các

biện pháp kiểm soát của PBoC – đảm bảo diễn biến ổn định trước vòng đàm

phán thương mại Mỹ - Trung. Việc ngăn chặn sự mất giá của đồng CNY được

cho là một phần của thỏa thuận Mỹ và Trung Quốc. Nhờ có diễn biến được cải

thiện, đồng CNY đã rời xa được ngưỡng giao dịch tâm lý 6,7 USD/CNY. Kết

thúc tháng 2/2019 tỷ giá USD/CNY chốt giao dịch ở mức 6,6941.

9

Diễn biến tỷ giá của các đồng tiền mạnh

Nguồn: investing.com

Diễn biến thị trường vàng

1.12

1.13

1.14

1.15

1.16

EUR/USD

1.241.261.28

1.31.321.34

GBP/USD

0.69

0.7

0.71

0.72

0.73

AUD/USD

1.295

1.315

1.335

1.355

1.375

USD/CAD

107

108

109

110

111

112

USD/JPY

6.65

6.7

6.75

6.8

6.85

6.9

USD/CNY

Vàng vẫn tiếp tục

tăng giá

Sau 02 tháng giao dịch đầu năm, giá vàng tiếp tục tăng so với năm ngoái ở mức

2,46% đối với giá vàng giao ngay và 2,96% đối với giá vàng kỳ hạn. Tuy nhiên

xu hướng tăng chỉ diễn ra trong tháng 1/2019 với tổng mức tăng là 2,99% đối

với giá vàng giao ngay và 3,67% đối với giá vàng kỳ hạn và đã chững lại trong

tháng 2 với tổng mức giảm là 0,52% đối với giá vàng giao ngay và 0,69% đối

với giá vàng kỳ hạn.

Tiếp tục đà tăng mạnh vào cuối năm 2018, giá vàng đã có diễn biến tích cực

trong tháng khởi động của năm, mặc dù có diễn biến tăng, giảm đan xen nhưng

giá vàng đã đạt và vượt qua ngưỡng giao dịch tâm lý trên 1.300 USD/ounce vào

ngày 25/1 và có chuỗi tăng liên tục trong 04 ngày giao dịch cuối tháng với tổng

mức tăng lớn hơn 1,61% đối với giá vàng giao ngay. Diễn biến tăng của giá

vàng trong tháng 1/2019 tiếp tục được hỗ trợ mạnh mẽ bởi nhu cầu đầu tư trước

bối cảnh rủi ro liên quan đến chính trị tại khu vực Châu Âu, những tín hiệu suy

giảm của kinh tế Mỹ và tăng trưởng kinh tế toàn cầu ngày một gia tăng. Ngoài

ra, nhu cầu vàng gia tăng tại các quốc gia Châu Á khi bắt đầu mùa lễ hội năm

mới cũng có ảnh hưởng nhất định đến xu hướng tăng của giá vàng trong tháng.

10

Diễn biến giá vàng thế giới

Nguồn: usagold.com

Bước sang tháng 2/2019, về cơ bản giá vàng vẫn tiếp tục nhạy bén với các

thông tin và tín hiệu của các nền kinh tế lớn và khu vực với diễn biến tăng, giảm

đan xen. Mặc dù giá vàng vẫn có chu kỳ tăng kéo dài với mức tăng lên đến trên

2% (14 – 22/2) xong với một số ngày giao dịch mất giá mạnh vào tuần giao

dịch cuối tháng đã lấy đi những gì mà giá vàng đã có được trong những ngày

giao dịch trước đó. Mặc dù vậy, cho đến hết tháng mức giá giao dịch trên

1.300USD/ounce vẫn tiếp tục được bảo vệ, giá vàng chốt giao dịch ở mức

1.314,32 USD/ounce đối với giá vàng giao ngay và 1.316,1 USD/ounce đối với

giá vàng kỳ hạn. Xu hướng giảm của giá vàng trong tháng 2/2019 bị ảnh hưởng

mạnh bởi những tín hiệu phản ánh rủi ro sẽ suy giảm ở Châu Á và những tín

hiệu tiếp tục lạc quan của nền kinh tế Mỹ.

Theo báo cáo từ Hội đồng vàng thế giới, nhu cầu vàng năm 2018 đã tăng 4% so

với năm trước đó, đạt 4.345,1 tấn, tương đương với mức tăng trưởng bình quân

trong 5 năm ở mức 4.347,5 tấn. Trong đó, nhu cầu mua vàng của NHTW đã đạt

mức cao nhất trong nhiều thập kỷ qua, đạt 651,5 tấn. Mức tăng của vàng thế giới

đã được cải thiện mạnh mẽ vào quý IV bởi nhu cầu từ các quỹ đầu tư, đạt 112,4

tấn mặc dù dòng vốn vào bình quân hàng năm đối với ETFs thấp hơn 67% so

với năm 2017. Các khoản đầu tư vào vàng miếng và vàng thỏi đã tăng hơn 4%

trong quý II, đạt 1.090,2 tấn, trong khi đó nhu cầu vàng trang sức trong cả năm

tăng ổn định, đạt 2.200 tấn. Cuối cùng, vàng được sử dụng trong lĩnh vực sản

xuất đã đạt 334,6 tấn trong năm 2018. Bên cạnh đó, cung vàng cũng tăng nhẹ ổn

định, đạt 4.490,2 tấn, trong đó vàng khai thác đạt mức tăng cao mới là 3.364 tấn.

Nhu cầu nắm giữ vàng trên thế giới

Nguồn: gold.org

11

Thị trường chứng khoán toàn cầu

5 Đầu năm 2019, chính phủ Trung Quốc đã nới lỏng quy định về niêm yết mới, điều chỉnh tăng về giá trị giao dịch và hoạt

động giao dịch ký quỹ, giảm thuế và giảm bớt một số loại phí cho các công ty môi giới chứng khoán…

Thị trường

chứng khoán

toàn cầu đã lấy

lại đà tăng điểm

Mở đầu năm 2019, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lấy lại đà tăng điểm. Chỉ

số MSCI ACWI duy trì đà tăng liên tục trong 2 tháng đầu năm với mức tăng lần

lượt đạt 7,8% trong tháng 1 và 2,5% trong tháng 2. Như vậy, kết thúc tháng 2,

chỉ số MSCI ACWI đang ở mức 503,48 điểm, tăng 10,3% so với cuối năm

ngoái. Xu hướng tăng điểm diễn ra đồng đều trên các thị trường chủ chốt.

Diễn biến chỉ số MSCI ACWI

Nguồn: msci.com

Thị trường chứng khoán Mỹ đạt được đà tăng điểm mạnh mẽ với sự hỗ trợ từ

những thông tin lợi nhuận lạc quan của các doanh nghiệp niêm yết, những tiến

triển trong vòng đàm phán thương mại Mỹ Trung và kỳ vọng giảm bớt tần suất

tăng lãi suất của Fed trong năm 2019. Xu hướng tăng điểm được duy trì liên tục

qua các tuần giao dịch trong 2 tháng đầu năm, trong đó mức tăng mạnh tập

trung hơn vào tháng 1 với mức tăng của các chỉ số chủ chốt đều trên 7%. Thị

trường tiếp tục duy trì đà tăng trong tháng 2 với mức tăng của các chỉ số đạt

khoảng 3%. Như vậy, sau 2 tháng đầu năm, các chỉ số chủ chốt tại Mỹ đã đạt

mức tăng cao so với cuối năm ngoái, trong đó, Dow Jones tăng 11,05%, Nasdaq

tăng 13,18% và S&P 500 tăng 10,83%.

Tại khu vực Châu Âu, xu hướng tăng trưởng tích cực của chứng khoán toàn cầu

cùng với kỳ vọng của thị trường về việc ECB có thể tung ra một đợt kích thích

mới cũng tiếp đà cho chứng khoán châu Âu tăng điểm liên tục trong cả 2 tháng

đầu năm. Chỉ số Euro Stoxx toàn khu vực đạt mức tăng 9,65% qua 2 tháng,

trong đó tháng 1 đạt mức tăng 5,25%, tháng 2 tăng 4,4%. Các chỉ số chủ chốt

trong khu vực đều đạt mức tăng điểm tốt so với cuối năm ngoái, trong đó FTSE

100 đạt mức tăng 5,1%, DAX đạt mức tăng 8,88%, CAC 40 tăng 10,49% và

FTSE Italia tăng 12,25%.

Tại Châu Á, đà tăng điểm được ghi nhận trên hầu hết các thị trường chủ chốt.

Chỉ số Shanghai Composite trên thị trường chứng khoán Trung Quốc ghi nhận

mức tăng điểm mạnh nhất lên đến 17,39% qua 2 tháng đầu năm sau những nỗ

lực hỗ trợ thị trường của chính phủ Trung Quốc5 và những chuyển biến tích cực

trong quan hệ thương mại Mỹ Trung. Bên cạnh sự khởi sắc của thị trường

Trung Quốc, các chỉ số chứng khoán giao dịch tại các thị trường chủ chốt khác

trong khu vực cũng đạt được mức tăng trưởng tích cực so với cuối năm trước,

trong đó chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đạt mức tăng 6,73%, chỉ số HangSeng

của Hồng Kông tăng 10,58%, chỉ số Kopsi của Hàn Quốc tăng 7,58%. Như vậy,

kết thúc tháng 2 chỉ số MSCI khu vực châu Á Thái Bình Dương đạt 188,69

điểm, tăng 8,08% so với cuối năm ngoái.

12

KINH TẾ TRONG NƯỚC

1. Tăng trưởng kinh tế

Diễn biến tăng trưởng các chỉ số chứng khoán chủ chốt qua 2 tháng đầu năm 2019

Nguồn: Bloomberg

Tình hình

sản xuất 02

tháng đầu

năm đã

chậm lại so

với cùng kỳ

Diễn biến của chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trong 02 tháng đầu năm có xu

hướng theo tháng tương đồng như cùng kỳ năm ngoái. Theo đó IIP tháng 1/2019

ước giảm 3,2% so với tháng 12/2018 và IIP tháng 2/2019 ước giảm 16,8% so với

tháng trước. Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân suy giảm của IIP trong 2 tháng

đầu năm là do vào thời điểm phục vụ Tết Nguyên đán nên các doanh nghiệp tập

trung sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp nghỉ lễ. Thực tế đó

được phản ánh rõ nét thông qua diễn biến của chỉ số IIP ngành khai khoáng và công

nghiệp chế biến, chế tạo qua tháng 1 và tháng 2 so với các tháng trước, đáng chú ý

là mức độ giảm trên 16% của IIP cả hai nhóm ngành này trong tháng 2/2019.

Diễn biến IIP so với tháng trước

Diễn biến IIP so với cùng kỳ

Nguồn: TCTK

Nếu so với tốc độ tăng của số tích lũy theo tháng so với cùng kỳ năm ngoái thì IIP toàn

ngành công nghiệp trong 2 tháng đầu năm đã có khoảng cách khá lớn. Cụ thể, so với

cùng kỳ năm 2018, IIP tháng 1/2019 ước tính tăng 7,9%, thấp hơn mức tăng 22,1% của

cùng kỳ năm trước. Và IIP tích lũy tháng 2/2019 ước tính tăng 9,2% so với cùng kỳ

năm trước, thấp hơn mức tăng 13,7% của cùng kỳ năm 2018. Trong đó, vai trò của các

nhóm ngành chưa có thay đổi, chủ lực vẫn là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với

mức tăng tích lũy trong 2 tháng là 11,5%, đóng góp 8,9 điểm phần trăm vào mức tăng

chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,5%, đóng góp 0,9 điểm phần trăm;

ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,9%, đóng góp 0,1 điểm phần

trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 4,7%, làm giảm 0,7 điểm phần trăm mức tăng

chung.

Bên cạnh đó, một diễn biến đáng chú ý nữa đó là, một số ngành chiếm tỷ trọng lớn

trong toàn ngành công nghiệp có tốc độ tăng IIP 2 tháng đầu năm 2019 thấp hơn khá

13

nhiều so với cùng kỳ năm 2018 như: Sản xuất các sản phẩm từ chất khoáng phi kim

loại; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy; sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và sản

phẩm quang học; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị); khai

thác quặng kim loại giảm; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu.

Tốc độ tăng chỉ số một số nhóm ngành 2 tháng/2019 với 2 tháng/2018

Nguồn: TCTK

Trong 2 tháng đầu năm 2019, chỉ số sản xuất công nghiệp của 61/63 tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó Thanh Hóa là địa

phương có tốc độ tăng cao nhất với mức 46,7% do Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi

Sơn mới đi vào sản xuất từ giữa năm 2018, tiếp theo là Hà Tĩnh tăng 46,2% do đóng

góp của Tập đoàn Formosa; riêng Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 3% do khai thác dầu thô

giảm và Hòa Bình giảm 5,3% do sản lượng điện của Nhà máy thủy điện Hòa Bình

giảm.

Diễn biến chỉ số sản xuất công nghiệp ở các tỉnh, thành phố lớn

Nguồn: TCTK

PMI liên tục suy

giảm mặc dù vẫn

nằm trong

ngưỡng cải thiện

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất Việt Nam của

Nikkei - một chỉ số tổng hợp về kết quả hoạt động của ngành sản xuất, đã có

diễn biến xấu đi liên tục trong 2 tháng đầu năm – kéo dài chuỗi giảm trong 3

tháng liên tiếp.

Trong tháng 1/2019, PMI đạt 51,9 điểm – thấp hơn cùng kỳ năm ngoái là 1,5

điểm, ghi nhận xu hướng tăng yếu hơn của sản lượng, số lượng đơn đặt hàng

mới và việc làm. Trong khi đó, PMI tháng 2/2019 đạt 51,2 điểm – thấp hơn

cùng kỳ năm ngoái 2,3 điểm. Mức độ giảm của PMI trong tháng 2 bị ảnh hưởng

mạnh bởi việc làm và tồn kho hàng mua giảm trong khi cả sản lượng và số

lượng đơn đặt hàng mới đều tăng nhanh hơn.

14

Hoạt động bán lẻ

hàng hóa và kinh

doanh dịch vụ

tiêu dùng vẫn

diễn ra theo đúng

quy luật hàng

năm

Hoạt động bán lẻ hàng hóa và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng trong 2 tháng đầu

năm 2019 vẫn diễn ra theo đúng quy luật hàng năm. Cụ thể, chỉ tiêu này đạt

mức tăng trưởng mạnh trong tháng 1 với mức tăng 4,4% so với tháng trước và

12,2% so với cùng kỳ do nhu cầu mua sắm hàng hóa trước Tết Nguyên đán.

Tuy nhiên, bước sang tháng 2 trước tác động của đợt nghỉ Tết dài ngày, chỉ

tiêu này đã giảm 3% so với tháng trước. Như vậy, tính chung 2 tháng đầu

năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt

793,8 nghìn tỷ đồng, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố

giá tăng 9,28%, cao hơn một chút so với mức tăng 9,25% của cùng kỳ năm

2018.

Diễn biến chỉ số PMI

Nguồn: Nikkei

Diễn biến của các chỉ số thành phần để tính PMI trong 2 tháng đầu năm có

những diễn biến đáng chú sau đây:

- Tốc độ tăng của số lượng đơn đặt hàng mới mặc dù tiếp tục tăng và tăng

nhanh hơn trong tháng 1 nhưng mức tăng gần đây chậm hơn nhiều so với thời

điểm cuối năm 2018. Đáng chú ý là tốc độ tăng số lượng đơn đặt hàng xuất

khẩu mới đã chậm lại thành mức thấp của 37 tháng;

- Sản lượng đã tăng nhanh hơn trong tháng 2 với mức tăng mạnh, nhưng mức

tăng gần đây vẫn thấp hơn mức trung bình của năm 2018;

- Số lượng việc làm đã giảm lần đầu tiên trong ba năm do ảnh hưởng của tốc độ

tăng chậm của số lượng đơn đặt hàng mới. Tình trạng giảm đã phản ánh sự thay

đổi đáng kể so với mức tăng việc làm kỷ lục trong tháng 11/2018;

- Tồn kho hàng mua đã giảm lần đầu tiên trong 11 tháng, bất kể hoạt động mua

hàng tiếp tục tăng. Tồn kho thành phẩm đã tăng, mặc dù mức độ tăng là yếu

nhất trong thời kỳ tăng kéo dài năm tháng qua;

- Chi phí đầu vào tăng nhẹ trong 2 tháng liên tiếp với tốc độ tăng thấp hơn nhiều

so với mức trung bình của lịch sử chỉ số;

- Giá cả đầu ra tiếp tục giảm, kéo dài chuỗi giảm trong 5 tháng liên tiếp.

Diễn biến của chỉ số PMI trong 02 tháng đầu năm đã ảnh hưởng tới mức độ lạc

quan về tình hình sản xuất trong tương lai. Mặc dù các nhà sản xuất vẫn tin rằng

sản lượng sẽ tăng trong năm nay nhưng mức độ lạc quan đã giảm thành mức

thấp của 4 tháng và thấp hơn mức trung bình của lịch sử chỉ số. Điều đó cũng

cho thấy nhu cầu trên thị trường quốc tế hiện đang yếu đi đã ảnh hưởng đến lĩnh

vực sản xuất Việt Nam.

15

Tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh

thu DV TD so với tháng trước và cùng kỳ (%)

Tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu

dịch vụ tiêu dùng đã loại trừ yếu tố giá (% yoy)

Nguồn: TCTK

Vốn giải ngân từ

nguồn NSNN

chậm trong

những tháng đầu

năm

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 1 ước tính đạt

18.031 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2018; tháng 2 ước tính

đạt 13.079 tỷ đồng, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2

tháng đầu năm nay, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước

đạt 30.220 tỷ đồng, bằng 9,1% kế hoạch năm và tăng 0,1% so với cùng

kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng trưởng 10,1% của cùng kỳ năm trước.

Diễn biến lượng vốn giải ngân hiện theo đúng quy luật hàng năm, giải

ngân trong 2 tháng đầu năm ở mức thấp tương đương mức giải ngân của

cùng kỳ một số năm trước đây.

Diễn biến vốn đầu tư từ NSNN

Nguồn: TCTK

Dòng vốn đầu tư

nước ngoài vào

Việt Nam tăng

mạnh

Trong 2 tháng đầu năm 2019, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

có diễn biến thuận lợi. Tổng lượng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và

góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 1 ước đạt

1,91 tỷ USD, tháng 2 ước đạt 6,56 tỷ USD. Tính chung 2 tháng, tổng

lượng vốn vào Việt Nam qua các kênh ước đạt 8,47 tỷ USD, tăng hơn

2,5 lần so với cùng kỳ năm 2018.

Vốn FDI tăng mạnh ở cả 3 hợp phần cấp mới, điều chỉnh vốn tăng thêm

và góp vốn mua cổ phần. Trong đó, có 514 dự án mới được cấp Giấy

chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng vốn đăng ký 2,44 tỷ USD, tăng

75,7% so với cùng kỳ năm 2018. Đồng thời, có 176 lượt dự án đăng ký

tăng vốn với tổng vốn đạt 854,8 triệu USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ

năm 2018 và 1.039 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước

ngoài với tổng giá trị vốn góp 5,17 tỷ USD, gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ

2018.

16

Sự sự gia tăng đột biến của lượng vốn góp mua cổ phần trong 2 tháng

vừa qua là do đóng góp từ 1 dự án góp vốn của của công ty Beerco

Limited (Hồng Kông) vào công ty TNHH Vietnam Beverage trị giá 3,85

tỷ USD. Nhờ đó, lần đầu tiên cấu phần vốn này vươn lên chiếm tỷ trọng

cao nhất với mức đóng góp 61% tổng lượng vốn vào Việt Nam trong 2

tháng đầu năm 2019.

Thống kê vốn đầu tư vào Việt Nam 2 tháng đầu năm 2019

Nguồn: TCTK

Xét theo lĩnh vực đầu tư, trong 2 tháng đầu năm, vốn vẫn tập trung chủ yếu

vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với số vốn đăng ký chiếm 80,3%

tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là ngành kinh doanh bất động sản chiếm

8,7%, các ngành còn lại chiếm 11%. Xét theo đối tác đầu tư, qua 2 tháng

Trung Quốc đang ở vị trí dẫn đầu với tổng số vốn góp chiếm 24,1% tổng vốn

đăng ký cấp mới, tiếp theo là Hồng Kông chiếm 16,3%, Nhật Bản 15,5%, Hàn

Quốc 14,8%,...

Bên cạnh diễn biến thuận lợi của dòng vốn vào mới, FDI giải ngân trong 2

tháng đầu năm 2019 cũng khả quan khi ước đạt 2,58 tỷ USD, tăng 9,8% so với

cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức cao nhất của vốn giải ngân 2 tháng đầu

năm trong vòng 3 năm trở lại đây cả về giá trị và tốc độ tăng6.

So sánh FDI thực hiện 2 tháng 2019 so với cùng kỳ 2 năm trước

Nguồn: TCTK

6 2 tháng đầu năm 2017, vốn giải ngân đạt 1,55 tỷ, tăng 3,3% so với cùng kỳ; 2 tháng đầu năm 2018, vốn giải ngân đạt 1,7 tỷ

USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ.

17

Tăng trưởng kim

ngạch xuất khẩu

đã chậm lại

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 1 vẫn giữ ở mức trên 20 tỷ USD, ước

đạt 22,1 tỷ USD, tăng 12,43% so với tháng trước và tăng 10,27% so với cùng

kỳ. Tuy nhiên, bước sang tháng 2 do tác động của đợt nghỉ Tết Nguyên đán,

kim ngạch xuất khẩu đã sụt giảm khá mạnh, khoảng 34% so với tháng trước,

xuống còn 14,6 tỷ USD. Tính chung 2 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt

36,68 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó khu vực kinh tế

trong nước đạt 10,72 tỷ USD, tăng 9,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

(kể cả dầu thô) đạt 25,96 tỷ USD, tăng 4,3%. Đây đều là những mức tăng thấp

hơn khá nhiều so với cùng kỳ năm 20187.

Sự gia tăng của kim ngạch xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm vẫn tập trung chủ

yếu ở các mặt hàng chủ lực như dệt may, giày dép, điện tử, máy tính, linh

kiện,... Tuy nhiên nếu so với 2 tháng đầu năm 2018, tốc độ tăng trưởng xuất

khẩu nhiều mặt hàng trong nhóm chủ chốt cũng đã chậm lại đáng kể, trong đó

đáng chú ý là nhóm mặt hàng điện thoại và linh kiện8. Bên cạnh đó, nhiều mặt

hàng thuộc nhóm nông sản, thủy sản tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm

trước9. Riêng mặt hàng dầu thô đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu

cao lên đến trên 80% nhờ sự gia tăng sản lượng khai thác và sự phục hồi của

giá dầu thô trong 2 tháng đầu năm 2019.

Kim ngạch xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn vẫn giữ được đà tăng, trong đó

kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh nhất với mức tăng 34,4% so với

cùng kỳ qua 2 tháng, tiếp theo là các thị trường Nhật Bản, Asean, Hàn Quốc,

khu vực EU. Riêng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong 2

tháng đầu năm giảm 9,3% so với cùng kỳ năm trước.

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ của một số mặt hàng chủ lực

2 tháng đầu năm 2019 và 2 tháng đầu năm 2018 (% so với cùng kỳ)

Nguồn: TCTK

7 2 tháng đầu năm 2018, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 33,62 tỷ USD, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm 2017,

trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 9,66 tỷ USD, tăng 25,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt

23,96 tỷ USD, tăng 21,8%. 8 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực 2 tháng đầu năm 2019: Điện thoại và linh kiện đạt 6,8 tỷ USD, giảm 7,3% so

với cùng kỳ năm trước; hàng dệt may đạt 4,9 tỷ USD, tăng 19%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 4,2 tỷ USD, tăng 1,9%;

giày dép đạt 2,7 tỷ USD, tăng 18,4%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 2,6 tỷ USD, tăng 19,3%; phương tiện vận tải và

phụ tùng đạt 1,4 tỷ USD, tăng 7,6%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,4 tỷ USD, tăng 12,7%.

9 Kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2019: Thủy sản đạt 1,1 tỷ USD, tăng 2,3%; rau quả đạt 555 triệu USD, giảm 14,4%;

cà phê đạt 500 triệu USD, giảm 26,9% (lượng giảm 19,6%); hạt điều đạt 371 triệu USD, giảm 21% (lượng giảm 2,3%); gạo

đạt 335 triệu USD, giảm 17,5% (lượng giảm 4,9%); cao su đạt 278 triệu USD, tăng 1,3% (lượng tăng 16,6%); hạt tiêu đạt 92

triệu USD, giảm 20,6% (lượng tăng 7,8%).

18

Tăng trưởng kim

ngạch nhập khẩu

cũng chững lại

Kim ngạch nhập khẩu tháng 1 đạt 21,26 tỷ USD, tăng 4% so với tháng trước

và tăng 6,1% so với cùng kỳ. Bước sang tháng 2, do chịu tác động của đợt

nghỉ Tết, kim nhập khẩu tháng 2 cũng giảm mạnh, chỉ đạt 15,5 tỷ, giảm 27,1%

so với tháng trước. Tính chung 2 tháng, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 36,76 tỷ

USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong

nước đạt 15,29 tỷ USD, tăng 11%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt

21,47 tỷ USD, tăng 5,1%. Mức tăng này thấp hơn so với mức tăng của 2 tháng

đầu năm 201810

.

Sự gia tăng của kim ngạch nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm xuất phát từ sự

gia tăng mạnh nhập khẩu 2 nhóm hàng dầu thô và ô tô. Cụ thể: nhập khẩu dầu

thô qua 2 tháng đạt 693 triệu USD, gấp 16,6 lần cùng kỳ năm trước do nhu

cầu phục vụ sản xuất của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn; nhập khẩu ô

tô cũng đạt mức tăng 105,1%. Trong khi đó, nhập khẩu nhiều nhóm hàng

nguyên vật liệu trung gian phục vụ sản xuất trong nước hoặc gia công hàng

xuất khẩu như điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại và linh kiện; chất dẻo;

sắt thép,... đạt tốc độ tăng chậm hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Xét cơ cấu nhập khẩu theo các thị trường lớn, kim ngạch nhập khẩu từ Trung

Quốc đạt mức tăng lớn nhất là 17%, khiến nhập siêu của Việt Nam từ Trung

Quốc qua 2 tháng đầu năm đã đạt con số 5,6 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với

cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, nhập khẩu từ 2 thị trường lớn khác trong

khu vực là Nhật Bản và Hàn Quốc lại có chiều hướng giảm.

Diễn biến tăng giảm kim ngạch nhập khẩu so với cùng kỳ của một số mặt hàng chủ lực

2 tháng đầu năm 2019 và 2 tháng đầu năm 2018 (% so với cùng kỳ)

Nguồn: TCTK

Cán cân thương

mại nhập siêu 84

triệu USD qua 2

tháng

Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 1 xuất siêu 816 triệu USD,

tháng 2 ước tính nhập siêu 900 triệu USD. Tính chung 2 tháng đầu năm, cán

cân thương mại nhập siêu 84 triệu USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước

nhập siêu 4,57 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất

siêu 4,49 tỷ USD.

10

2 tháng đầu năm 2018, kim ngạch nhập khẩu đạt mức tăng mạnh 47,4% so với cùng kỳ, trong đó khu vực kinh tế trong

nước tăng 43,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 50,4%.

19

Diễn biến XK, NK và nhập siêu giai đoạn 1/2018 – 2/2019

Nguồn: TCTK

Một số VBPL chính sách quan trọng liên quan đến điều tiết tăng trưởng kinh tế được ban hành trong 2

tháng đầu năm 2019

Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 1/1/2019 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019

Mục tiêu trong năm 2019 là tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chú

trọng phát triển y tế, giáo dục, đào tạo đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân

dân.

Để thực hiện được những mục tiêu trên, Chính phủ đề ra các giải pháp như:

- Mở rộng áp dụng hóa đơn điện tử, cơ bản hoàn thành trong năm 2019 ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và

các thành phố lớn, chống thất thu, chuyển giá, trốn lậu thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế xuống dưới 5%;

- Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; thực hiện thí điểm các mô hình thanh toán mới, các doanh nghiệp

công nghệ tài chính, nghiên cứu nạp tiền vào ví điện tử không thông qua tài khoản ngân hàng và áp dụng công

nghệ mới, giải pháp đổi mới sáng tạo vào lĩnh vực ngân hàng;

- Phát triển thị trường lao động, chú trọng công tác hướng nghiệp, dự báo, ứng dụng công nghệ thông tin, hỗ trợ

thanh niên lập nghiệp;

- Phấn đấu đưa tỷ lệ lựa chọn nhà thầu qua mạng bằng hình thức chào hàng cạnh tranh, đấu thầu rộng rãi đạt tối

thiểu 50% về số lượng gói thầu và 15% về tổng giá trị gói thầu;…

Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 1/1/2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện

môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021

Theo đó, mục tiêu cụ thể về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019,

định hướng đến 2021 được quy định cụ thể như sau:

Về cải thiện Môi trường kinh doanh theo xếp hạng Chỉ số thuận lợi kinh doanh của WB:

- Nâng xếp hạng chỉ số Khởi sự kinh doanh (gọi tắt là A1) lên 20 – 25 bậc, năm 2019 ít nhất 05 bậc.

- Nâng chỉ số Cấp phép xây dựng (A3) lên 02 – 03 bậc; năm 2019 ít nhất 01 bậc.

- Nâng chỉ số Tiếp cận tín dụng (A4) lên 03 – 05 bậc; năm 2019 ít nhất 01 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Bảo vệ nhà đầu tư (A5) lên 14 -19 bậc; năm 2019 ít nhất 05 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Tiếp cận điện năng (A6) lên 05 – 07 bậc; năm 2019 từ 03 - 05 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Đăng ký tài sản (A7) lên từ 20 – 30 bậc; năm 2019 từ 05 – 08 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới (A8) lên 10 – 15 bậc; năm 2019 từ 03 - 05 bậc…

Về cải thiện năng lực cạnh tranh theo GCI 4.0:

- Nâng xếp hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật (gọi tắt là B1) lên từ 05 – 10 bậc; năm 2019 ít nhất là 02 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Kiểm soát tham nhũng B2 lên từ 05 – 10 bậc; năm 2019 từ 02 – 05 bậc…

20

Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 5/1/2019 về việc tăng cường công tác chỉ đạo, đẩy mạnh công tác cơ cấu lại, sắp

xếp, đổi mới, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà

nước

Tại Chỉ thị, Thủ tướng yêu cầu bổ sung nội dung kiểm tra, thanh tra trách nhiệm người đứng đầu đơn vị trong

việc chấp hành kỷ luật hành chính khi thực hiện kế hoạch cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại DN; bổ sung

danh mục thanh tra đối với các DN chậm quyết toán tại thời điểm chuyển sang công ty cổ phần.

Đồng thời, yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan liên quan làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm

những vi phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan để xảy ra tình trạng DN Nhà nước, dự án đầu tư thua lỗ, thất

thoát, lãng phí lớn; định kỳ công bố công khai thông tin về cổ phần hóa, thoái vốn DN Nhà nước làm cơ sở theo

dõi, đánh giá tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện…

Nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Để thực hiện tốt mục tiêu, yêu cầu nêu trên, tại Chỉ thị này Thủ tướng đã giao các Bộ trưởng, Trưởng ngành,

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty, DNNN đề cao

trách nhiệm của người đứng đầu, tập trung chỉ đạo và triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Trong đó,

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ giao ngay trong Quý I/2019 thực hiện sửa đổi, bổ

sung Thông tư số 32/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013 (Điều 4) và các văn bản có liên quan về việc mở tài

khoản đầu tư vốn trực tiếp và đầu tư vốn gián tiếp theo hướng cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đặt cọc/ký

quỹ bằng ngoại tệ khi tham gia đấu giá cổ phần; sau khi nhà đầu tư trúng thầu thì thực hiện mở tài khoản và giao

dịch vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Thông tư số 05/2014/TT-NHNN ngày 12/3/2014 và

Thông tư số 19/2014/TT-NHNN ngày 11/8/2014).

Thông tư số 03/2019/TT-BKHĐT ngày 22/1/2019 Quy định Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của

Việt Nam

Theo đó, danh mục chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam bao gồm:

- Mục tiêu 1: Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi;

- Mục tiêu 2: Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền

vững;

- Mục tiêu 3: Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi;

- Mục tiêu 4: Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời

cho tất cả mọi người;

- Mục tiêu 5: Đạt được bình đẳng về giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái;

- Mục tiêu 6: Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người;…

Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 18/02/2019 Bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 -

2020 và năm 2018 vốn nước ngoài cho các bộ, ngành và địa phương

Theo đó, bổ sung 218,446 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn nước ngoài giai đoạn 2016 – 2020 và

năm 2018 cho:

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 138,592 tỷ đồng từ nguồn vốn vay Ngân hành Thế giới để thực hiện Dự án Hệ

thống thông tin quản lý và hiện đại hóa ngân hàng (hợp phần triển khai tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam);

- 05 địa phương có các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135: 79,854 tỷ đồng từ nguồn vốn viện trợ

không hoàn lại của Chính phủ Ai Len cho Dự án Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135, trong

đó: Hà Giang 28 tỷ đồng; Hòa Bình 18 tỷ đồng; Quảng Trị 8,454 tỷ đồng; Kon Tum 16,4 tỷ đồng; Trà Vinh 9 tỷ

đồng.

Quyết định 242/QĐ-TTg ngày 28/2/2019 về việc Phê duyệt đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và

thị trường bảo hiểm đến cuối năm 2020 và định hướng đến năm 2025”

Đối với thị trường chứng khoán, mục tiêu chung của Đề án là tiếp tục cơ cấu lại toàn diện để thị trường chứng

khoán trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế; xây dựng cơ cấu hợp lý, cân bằng

giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, giữa thị trường cổ phiếu và trái phiếu, giữa trái phiếu chính phủ và trái

phiếu doanh nghiệp; hỗ trợ tích cực quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, đổi mới mô hình tăng trưởng

kinh tế và thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân; tăng cường mở cửa và hội nhập với thị trường khu vực và

thế giới.

Phấn đấu quy mô thị trường cổ phiếu đạt mức 100% GDP vào năm 2020 và 120% GDP vào năm 2025, quy mô

thị trường trái phiếu đạt mức 47% GDP vào năm 2020 và 55% GDP vào năm 2025. Số lượng công ty niêm yết

đến năm 2020 tăng 20% so với năm 2017.

21

Số lượng nhà đầu tư trên thị trường đạt mức 3% dân số vào năm 2020 và 5% dân số vào năm 2025. Đảm bảo cơ

cấu hợp lý giữa nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức, giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước

ngoài, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán.

Đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường chứng khoán; triển khai các sản phẩm chứng quyền có đảm bảo, hợp

đồng tương lai trái phiếu chính phủ và hợp đồng tương lai trên các chỉ số mới ngoài chỉ số VN30 trước năm

2020 và từng bước triển khai các sản phẩm quyền chọn, hợp đồng tương lai trên cổ phiếu trước năm 2025.

Đề án đề ra 8 giải pháp cơ cấu lại thị trường chứng khoán gồm: 1- Hoàn thiện cơ sở pháp lý; 2- Cơ cấu lại cơ sở

hàng hóa; 3- Cơ cấu lại cơ sở nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán; 4- Cơ cấu lại tổ chức kinh doanh chứng

khoán; 5- Cơ cấu lại tổ chức thị trường; 6- Nâng cao năng lực, quản lý giám sát và cưỡng chế thực thi; 7- Giải

pháp nâng hạng thị trường; 8- Tăng cường vai trò của các hội nghề nghiệp.

Đối với thị trường bảo hiểm thì Đề án đặt mục tiêu cụ thể, trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân về tổng tài

sản, tổng số tiền đầu tư, tổng dự phòng nghiệp vụ, tổng nguồn vốn chủ sở hữu, tổng doanh thu tăng bình quân

20% đến năm 2020 và 15%/năm từ năm 2021 đến năm 2025.

Đến năm 2020, có 11% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ và năm 2025 là 15% dân số tham gia bảo hiểm nhân

thọ; doanh thu phí bảo hiểm bình quân GDP đến năm 2020 tối đa 3%, đến năm 2025 là 3,5%.

Các sản phẩm bảo hiểm ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu tham gia bảo hiểm khác nhau của mọi tổ chức, cá

nhân; công nghệ hiện đại được áp dụng trong mọi hoạt động, lĩnh vực của hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm

tạo điều kiện tối đa cho khách hàng tham gia bảo hiểm.

2. Lạm phát

Nguồn: Tổng cục thống kê

Chỉ số CPI tăng

nhẹ trong 2

tháng đầu năm

Trong 02 tháng đầu năm 2019, CPI tiếp tục có diễn biến tăng nhẹ. Cụ thể CPI

tháng 1 tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 2,56% so với cùng kỳ năm trước.

CPI tháng 2 tăng 0,8% so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước tăng

2,64%. Theo đó, CPI bình quân 2 tháng đầu năm tăng 2,6% so với bình quân

cùng kỳ năm 2018 và tăng 0,9% so với tháng 12/2018. Bên cạnh đó, lạm phát

cơ bản tháng 1/2019 tăng 1,83% và tháng 2 tăng 1,82% so với cùng kỳ. Lạm

phát cơ bản bình quân 2 tháng đầu năm nay tăng 1,82% so với bình quân cùng

kỳ năm 2018. Diễn biến tăng của CPI trong 2 tháng đầu năm chủ yếu là do giá

cả những mặt hàng tiêu dùng phục vụ cho người dân trong dịp lễ tết đều tăng.

CPI so với tháng trước (%)

CPI so với cùng kỳ (%)

Trong 2 tháng đầu năm, có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu đã tăng giá

với những diễn biến đáng chú ý như sau:

- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao trong cả 2 tháng do yếu tố mùa vụ,

trong đó tháng 1 tăng 0,66% và tháng 2 tăng 1,73% so với tháng trước. Trong

đó, CPI của cả ba nhóm ngành nhỏ đều tăng và tăng mạnh nhất vào tháng 2 do

nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực phẩm tăng mạnh trước dịp Tết Nguyên Đán.

- Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng cũng tăng liên tục kể từ đầu năm với mức

22

Một số VBPL chính sách quan trọng về điều tiết giá cả được ban hành trong 2 tháng đầu năm 2019

Công văn số 10720/BCT-TTTN ngày 31/12/2018 của Bộ Công Thương về việc điều hành kinh doanh xăng

dầu

Điều chỉnh giá xăng dầu: Xăng E5 RON 92: giảm 515 đồng/lít; Xăng RON 95-III: giảm 538 đồng/lít; Dầu diesel

0.05S: giảm 1092 đồng/lít; Dầu hỏa: giảm 818 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S: giảm 733 đồng/kg.

Quyết định số 281/QĐ-BCT ngày 12/2/2019 ban hành khung giá phát điện năm 2019

Theo đó, từ ngày 12/02/2019, mức trần của khung giá phát điện (chưa bao gồm thuế tài nguyên nước, tiền phí

dịch vụ môi trường rừng, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và thuế giá trị gia tăng) áp dụng cho các nhà

máy thủy điện là 1.110 đồng/kWh.

Mức trần khung giá phát điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, chi phí cảng biển và cơ sở hạ tầng chung) áp

dụng cho các nhà máy nhiệt điện than như sau:

- Nhà máy nhiệt điện than nhập khẩu có công suất tinh 1x600 MW: 1.896,05 đồng/kWh;

- Nhà máy nhiệt điện than nhập khẩu có công suất tinh 2x600 MW: 1.677,02 đồng/kWh.

3. Thu chi ngân sách Nhà nước

tăng lần lượt qua 2 tháng là 0,35% và 0,69% so với tháng trước chủ yếu do giá

gas được điều chỉnh tăng hai lần và nhu cầu sử dụng điện, nước tăng cao khi

thời tiết bắt đầu chuyển sang mùa nóng.

- Nhóm giao thông tăng nhẹ 0,16% trong tháng 2 do giá dịch vụ giao thông

công cộng tăng 4,4% (giá vé ô tô khách tăng 7,39%; giá vé tàu hỏa tăng

15,84%) và do giá xăng dầu được giữ ổn định nhằm bình ổn giá trong dịp Tết

mặc dù giá dầu thế giới đã tăng trở lại.

- Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có CPI tăng do yếu tố mùa vụ khi bước

vào dịp Tết Nguyên đán: Thiết bị và đồ dùng gia đình ( tăng 0,16% trong tháng

1 và 0,26% trong tháng 2); Văn hóa giải trí và du lịch ( tăng 0,33% trong tháng

1 và tăng 0,66% trong tháng 2), May mặc, mũ nón, giày dép (tăng 0,39% trong

tháng 1 và tăng 0,14% trong tháng 2),…

Bên cạnh một số mặt hàng tăng giá, trong mỗi tháng cũng đã có 02 nhóm hàng

giảm giá, cụ thể trong tháng 1, CPI của nhóm Giao thông giảm 3,04% và Bưu

chính viễn thông giảm 0,09%. Nhưng bước sang tháng 2, CPI của nhóm Giao

thông đã tăng nhẹ mà thay vào đó là diễn biến giảm của CPI nhóm Giáo dục,

giảm 0,47% (dịch vụ giáo dục giảm 0,55%) do thành phố Hồ Chí Minh giảm

học phí theo Nghị quyết số 25/2018/NQ-HĐND làm CPI chung giảm 0,03% và

nhóm Bưu chính viễn thông tiếp tục giảm 0,03% so với tháng trước.

Thu chi NSNN

gia tăng so với

cùng kỳ năm

ngoái

Tổng thu ngân sách Nhà nước 2 tháng đầu năm 2019 ước tính đạt gần 246,5

nghìn tỷ đồng, bằng 17,5% dự toán, tăng 18,2% so cùng kỳ năm 2018. Trong

đó, thu nội địa đạt xấp xỉ 204,8 nghìn tỷ đồng, bằng 17,4% dự toán, tăng 19%

so với cùng kỳ năm 2018; thu từ dầu thô đạt xấp xỉ 8,7 nghìn tỷ đồng, bằng

19,5% dự toán, giảm 1,7% so cùng kỳ năm 2018; thu từ cân đối ngân sách hoạt

động xuất nhập khẩu đạt 51,5 nghìn tỷ đồng, bằng 17,1% dự toán, tăng 16,8%

so với cùng kỳ năm 2018. Như vậy, ngoại trừ cấu phần thu từ dầu thô có sự sụt

giảm thì cả hai nguồn thu còn lại đều đạt mức tăng cao so với năm ngoái.

Tổng chi ngân sách Nhà nước 2 tháng đầu năm 2019 ước tính đạt khoảng 195,4

nghìn tỷ đồng, bằng 12% dự toán, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2018.

23

So sánh thu NSNN 2 tháng đầu năm 2018 và 2

tháng đầu năm 2019

So sánh chi NSNN 2 tháng đầu năm 2018 và tháng

đầu năm 2019

Nguồn: GSO

11

Công văn 735/KBNN-QLNC ngày 13/2/2019 về việc thông báo kế hoạch đấu thầu TPCP QI/2019

Trong hai tháng đầu năm 2019, Kho bạc Nhà nước huy động thành công 55.194

tỷ đồng trái phiếu Chính phủ qua đấu thầu với tổng giá trị gọi thầu là 63.500 tỷ

đồng, đạt tỷ lệ 86,92% thấp hơn so với tỷ lệ 92,68% của cùng kỳ năm trước.

Như vậy, trong hai tháng đầu năm 2019, KBNN đã hoàn thành 75,09% kế

hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ của Quý I11

.

Giá trị trúng thầu qua các kỳ hạn trong 2 tháng đầu năm

Nguồn: hnx.vn

Trong đó, giá trị trúng thầu và tỷ lệ trúng thầu của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn

10 năm đạt mức cao nhất, lần lượt là 25.400 tỷ đồng và 96,76%. Đứng thứ hai

là trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 15 năm đạt 21.400 tỷ đồng và 95,11%.

Kết thúc tháng 2, lãi suất trúng thầu của trái phiếu kỳ hạn 5 năm là 3,63%/năm,

7 năm là 4,05%/năm, 10 năm là 4,70%/năm, 15 năm nằm trong khoảng 5,00-

5,03%/năm, 20 năm là 5,56%/năm, 30 năm là 5,79%/năm.

-

5000.0

10000.0

15000.0

20000.0

25000.0

30000.0

5 năm 7 năm 10 năm 15 năm 20 năm 30 năm

Tỷ

đồ

ng

Giá trị gọi thầu (tỉ đồng) Giá trị trúng thầu (tỉ đồng)

24

Một số VBPL chính sách quan trọng về quản lý ngân sách được ban hành trong 2 tháng đầu năm 2019

Công văn 735/KBNN-QLNC ngày 13/2/2019 về việc thông báo kế hoạch đấu thầu TPCP Q1/2019

Theo Công văn này, Tổng mức phát hành trong Quý I năm 2019 là 73.500 tỷ đồng. Khối lượng dự kiến chi tiết

theo kỳ hạn như sau:

+ 5 năm: 7,000 tỷ đồng

+ 7 năm: 5,500 tỷ đồng

+ 10 năm: 30,000 tỷ đồng

+ 15 năm: 26,000 tỷ đồng

+ 20 năm: 3,000 tỷ đồng

+ 30 năm: 2,000 tỷ đồng

Công văn 901/KBNN-QLNC ngày 22/2/2019 về việc thông báo kế hoạch đấu thầu TPCP năm 2019

Theo Công văn này, Tổng mức phát hành trong năm 2019 là 260.000 tỷ đồng. Khối lượng dự kiến chi tiết theo

kỳ hạn như sau:

+ 5 năm: 40,000 tỷ đồng

+ 7 năm: 30,000 tỷ đồng

+ 10 năm: 70,000 tỷ đồng

+ 15 năm: 78,000 tỷ đồng

+ 20 năm: 20,000 tỷ đồng

+ 30 năm: 22,000 tỷ đồng

Thông tư số 06/2019/TT-BTC ngày 28/1/2019 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 72/2017/TT-BTC

ngày 17/7/2017 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các

chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước

4. Tình hình doanh nghiệp

Nguồn: Cục quản lý đăng ký kinh doanh

.0

2000.0

4000.0

6000.0

8000.0

10000.0

12000.0

14000.0

16000.0

1/2

017

3/2

017

5/2

017

7/2

017

9/2

017

11

/2017

1/2

018

3/2

018

5/2

018

7/2

018

9/2

018

11

/2018

1/2

019

SỐ DOANH NGHIỆP THÀNH LẬP

GIAI ĐOẠN 2017 - 2019

.0

50000.0

100000.0

150000.0

200000.0

250000.0

300000.0

1/2

017

3/2

017

5/2

017

7/2

017

9/2

017

11

/2017

1/2

018

3/2

018

5/2

018

7/2

018

9/2

018

11

/2018

1/2

019

VỐN ĐĂNG KÝ KINH DOANH

GIAI ĐOẠN 2017 - 2019 (tỷ đồng)

Số doanh nghiệp thành lập mới

Tính chung 2 tháng đầu năm nay, cả nước có 15.979 doanh nghiệp thành lập

mới với tổng số vốn đăng kí kinh doanh 247,7 nghìn tỷ đồng – giảm 14,6% về

số doanh nghiệp và tăng 25,4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018. Diễn

biến giảm này cũng bị ảnh hưởng bởi tuần nghỉ lễ trong tháng 2/2019.

Trong 02 tháng đầu năm, vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập

mới đạt 15,5 tỷ đồng, tăng 46,7%. Bên cạnh đó, còn có 10.191 doanh nghiệp

quay trở lại hoạt động, tăng 48,2% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số

doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động lên

gần 26,2 nghìn doanh nghiệp. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp

thành lập mới 2 tháng đầu năm 2019 là 164 nghìn người, tăng 4,8% so với cùng

kỳ năm 2018.

25

Trong 2 tháng đầu năm nay, nếu xét theo lĩnh vực hoạt động thì số doanh

nghiệp thành lập mới ở hầu hết các lĩnh vực đã giảm so với cùng kỳ năm trước,

tập trung chủ yếu ở một số ngành nghề: Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy

giảm 7,3%; Công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 9,4%; Xây dựng giảm 17,2%;

Khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác

giảm 11,3%; Dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và

các dịch vụ hỗ trợ khác giảm 10,3%; Kinh doanh bất động sản giảm 0,1%; Dịch

vụ lưu trú và ăn uống giảm 24,9%...

Số doanh nghiệp giải thể, ngừng đăng ký và tạm ngừng đăng ký kinh doanh

Trong 02 tháng đầu năm, tình hình giải thể, ngừng đăng ký và tạm ngừng đăng

ký kinh doanh trên cả nước đã có cải thiện qua các tháng mặc dù đã có diễn

biến tăng mạnh so với cùng thời điểm so sánh của năm 2018 trong tháng 1. Sau

2 tháng, cả nước có 3.156 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 24,8% so

với cùng kỳ năm trước, trong đó có 2.907 doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10

tỷ đồng (chiếm 92,1% tổng số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể), tăng

25,3%. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong 2 tháng đầu

năm nay là 13.519 doanh nghiệp, tăng 20,8% so với cùng kỳ. Đặc biệt, trong 2

tháng đầu năm nay còn có 13.692 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ

tục giải thể, trong đó có 7.843 doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký

doanh nghiệp theo chương trình chuẩn hóa dữ liệu năm 2018 để loại bỏ các

doanh nghiệp đã thành lập trước đây nhưng trên thực tế không còn hoạt động.

Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực bán

buôn, bán lẻ, sửa chữa ôtô, xe máy, công nghiệp chế biến, xây dựng.

Nguồn: Cục quản lý đăng ký kinh doanh

.0

4000.0

8000.0

12000.0

16000.0

20000.0

TÌNH HÌNH GIẢI THỂ, NGỪNG ĐĂNG KÝ VÀ TẠM NGỪNG KINH

DOANH THEO THÁNG GIAI ĐOẠN 2019

Số doanh nghiệp giải thể

Số doanh nghiệp ngừng không đăng ký hoặc chờ giải thể

Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn

26

III. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ, CHỨNG KHOÁN

Một số VBPL chính sách quan trọng điều tiết hoạt động trên thị trường tiền tệ, ngân hàng được ban hành

trong 2 tháng đầu năm 2019

Thông tư số 49/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 Quy định về tiền gửi có kỳ hạn

Theo đó, đối tượng được gửi tiền gửi có kỳ hạn bao gồm:

- Cá nhân nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam thời hạn từ 6 tháng trở lên;

- Tổ chức, cá nhân cư trú tại Việt Nam;

- Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam…

Người gửi tiền gửi có kỳ hạn chỉ được thực hiện thông qua tài khoản thanh toán của chính mình. Việc gửi, nhận

tiền gửi có kỳ hạn có thể được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp hoặc tự mình thực hiên.

Ngoài ra, Thông tư còn quy định cụ thể về thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn, lãi suất gửi, chi trả trước hạn tiền gửi

có thời hạn…

Thông tư số 48/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 Quy định về tiền gửi tiết kiệm

Ngày 31/12/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền

gửi tiết kiệm, cho phép công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, công dân từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi không bị hạn

chế năng lực hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự được gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng

thương mại, ngân hàng hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô hoặc quỹ tín dụng nhân dân.

Trường hợp công dân Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc chưa

đủ 15 tuổi, việc thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm phải thông qua người đại diện theo pháp luật.

Trong đó, đồng tiền nhận tiền gửi tiết kiệm là đồng Việt Nam, ngoại tệ; đồng tiền chi trả tiền gửi tiết kiệm là loại

đồng tiền mà người gửi tiền đã gửi. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm, mức phí (nếu có), loại ngoại tệ nhận tiền gửi tiết

kiệm, xử lý với trường hợp nhàu nát, rách, mất Thẻ tiết kiệm… sẽ được tổ chức tín dụng niêm yết công khai tại

điểm giao dịch và trên website (nếu có).

Cũng theo Thông tư này, tổ chức tín dụng phải cung cấp một biện pháp để người gửi tiền tra cứu khoản tiền gửi

tiết kiệm. Ngoài ra, tổ chức tín dụng và người gửi tiền có thể thỏa thuận về các biện pháp khác để người gửi tiền

tra cứu khoản tiền gửi tiết kiệm và biện pháp tổ chức tín dụng thông báo cho người gửi tiền khi có thay đổi đối

với khoản tiền gửi tiết kiệm.

Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 Quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số

nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 51/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 Quy định điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục chấp thuận

việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng

Trong đó, trường hợp tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 05 ngày làm việc trở lên, trừ trường hợp tạm ngừng

hoạt động do sự kiện bất khả kháng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lập hồ sơ đề

nghị bao gồm các nội dung:

- Văn bản đề nghị: Số ngày và thời gian dự kiến tạm ngừng hoạt động kinh doanh; Lý do, sự cần thiết của việc

tạm ngừng hoạt động kinh doanh; Các giải pháp dự kiến thực hiện để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của việc tạm

ngừng hoạt động kinh doanh đến quyền và lợi ích của khách hàng;

- Nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng quản trị đối với ngân hàng thương mại cổ phần; Nghị quyết hoặc

quyết định của Hội đồng thành viên đối với ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn về việc tạm ngừng hoạt

động kinh doanh;…

Thông tư số 52/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 Quy định xếp hạng của các TCTD, chi nhánh ngân hàng

nước ngoài

Theo đó, sau khi xác định mức điểm đối với các nhóm chỉ tiêu định tính, tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài

sẽ tiếp tục bị trừ điểm, tối đa trừ 0,9 điểm theo quy định sau:

- Vi phạm 1 quy định nhiều lần: Trừ 0,1 điểm từ lần vi phạm thứ 2;

- Vi phạm nhiều lần với nhiều quy định khác nhau: Trừ 0,1 điểm từ lần vi phạm thứ 2.

Việc tính điểm được thực hiện theo nguyên tắc:

- Các vi phạm được phát hiện trong năm xếp hạng:

27

+ Hành vi vi phạm có quy định mức phạt tiền tại Nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ,

ngân hàng: Nếu mức phạt trung bình nhỏ hơn hoặc bằng 100 triệu, nhận điểm 4; mức phạt trung bình từ 100 –

200 triệu, nhận 3 điểm; mức phạt trung bình từ 200 – 300 triệu đồng, nhận 2 điểm; mức phạt trung bình lớn hơn

300 triệu đồng, nhận 1 điểm.

+ Đối với các hành vi vi phạm khác, các tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài nhận mức 4 điểm;

+ Nếu vi phạm nhiều quy định khác nhau trong cùng 1 nhóm chỉ tiêu định tính, tương ứng với nhiều mức điểm

khác nhau thì nhận mức điểm thấp nhất.

Ngoài ra, Thông tư còn quy định cụ thể về tài liệu dùng để xác định điểm xếp hạng, tiêu chí xếp hạng…

Thông tư số 53/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 Quy định về mạng lưới hoạt động của các tổ chức tín

dụng phi ngân hàng

Theo đó, tổ chức tín dụng phi ngân hàng có thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên (tính từ ngày khai trương

hoạt động đến thời điểm đề nghị) được phép thành lập không quá 03 chi nhánh trong 01 năm tài chính khi đáp

ứng các điều kiện sau:

- Có giá trị thực của vốn điều lệ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị không thấp hơn

mức vốn pháp định;

- Hoạt động kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng lẻ được kiểm toán của

năm trước liền kề năm đề nghị. Điều kiện này không áp dụng đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng nộp hồ sơ

đề nghị vào năm thứ hai tính từ ngày khai trương hoạt động;

- Tại thời điểm đề nghị không vi phạm quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng

phi ngân hàng;

- Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm 31/12 của năm trước liền kề năm đề nghị và tại thời điểm đề nghị

không vượt quá 4% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc trong từng thời kỳ;…

Quyết định số 34/QĐ-NHNN ngày 7/1/2019 phê duyệt Chương trình hành động của ngành Ngân hàng

thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Thông tư số 01/2019/TT-NHNN ngày 1/2/2019 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2015/TT-

NHNN ngày 25/12/2015 của Thống đốc NHNN VN quy định việc cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của

TCTD phi ngân hàng

Cụ thể, sửa đổi điểm a khoản 4 Điều 14 quy định về hồ sơ chung đề nghị cấp Giấy phép như sau:

“a) Sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 Thông tư này; Phiếu lý lịch tư pháp:

Đối với người có quốc tịch Việt Nam: Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp,

trong đó phải có đầy đủ thông tin về tình trạng án tích (bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa)

và thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã;…”

Công văn số 928/NHNN-TD ngày 18/02/2019 yêu cầu NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực Đồng

bằng sông Cửu Long và các ngân hàng thương mại (NHTM) thực hiện một số nội dung về việc cho vay

thu mua thóc, gạo vụ Đông Xuân năm 2019

Theo văn bản này, thì hiện nay tại các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào thu

hoạch rộ vụ lúa Đông - Xuân 2019. Để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong việc sản xuất và tiêu thụ thóc,

gạo, NHNN yêu cầu các NHTM khẩn trương chỉ đạo các chi nhánh cân đối nguồn vốn, tập trung cho vay đáp

ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp thu mua thóc, gạo; làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp thu mua thóc, gạo

có nhu cầu vay vốn để xem xét tăng hạn mức vay vốn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nhằm tạo điều kiện để doanh

nghiệp thu mua thóc, gạo cho người dân.

NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạo các chi nhánh tổ chức tín dụng

trên địa bàn cân đối nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp thu mua thóc, gạo; đồng thời tăng

cường kết nối ngân hàng - doanh nghiệp nhằm kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc để có giải pháp tháo gỡ,

tăng khả năng tiếp cận vốn và xem xét tăng hạn mức vay vốn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nhằm tạo điều kiện để

doanh nghiệp thu mua thóc, gạo cho người dân.

Cùng với đó, bám sát diễn biến, tình hình thị trường và việc cho vay thu mua thóc, gạo của các tổ chức tín dụng

trên địa bàn để kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, NHNN Việt Nam các giải pháp tháo gỡ khó

khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, tạo điều kiện đáp ứng vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh

thóc, gạo của người dân, doanh nghiệp

28

Quyết định số 12/QĐ-HĐQT ngày 22/2/2019 của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) về việc nâng

mức cho vay và thời hạn cho vay tối đa đối với hộ nghèo đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh

doanh

Cụ thể, kể từ ngày 01/3/2019, NHCSXH nâng mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo từ mức 50 triệu đồng/hộ lên

100 triệu đồng/hộ, không phải bảo đảm tiền vay. Đồng thời, nâng thời hạn cho vay tối đa lên 120 tháng phù hợp

với quá trình sinh trưởng và phát triển của các đối tượng đầu tư dài hạn

Thông tư số 02/2019/TT-NHNN ngày 28/02/2019 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số

23/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ

thanh toán

Theo đó, bổ sung quy định về xử lý, tra soát khiếu nại trong sử dụng tài khoản thanh toán như sau:

Ngân hành, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm tiếp nhận đề nghị tra soát, khiếu nại của khách hàng

trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc:

- Áp dụng tối thiểu 02 hình thức tiếp nhận thông tin, tra soát khiếu nại bao gồm: tổng đài điện thoại (có ghi âm),

qua các điểm giao dịch của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng;

- Xây dựng mẫu giấy đề nghị tra soát, khiếu nại để khách hàng sử dụng khi đề nghị tra soát, khiếu nại. Trường

hợp tiếp nhận qua tổng đài thì ngân hàng phải yêu cầu khách hàng bổ sung mẫu này trong thời hạn theo quy

định. Việc ủy quyền khiếu nại, yêu cầu tra soát tài khoản thanh toán được thực hiện theo quy định ủy quyền của

pháp luật.

- Thời hạn khách hàng được quyền đề nghị tra soát khiếu nại do ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng

nước ngoài quy định nhưng tối thiểu là 60 ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch đề nghị tra soát, khiếu nại.

Ngoài ra, Thông tư còn sửa đổi, bổ sung một số quy định về đóng tài khoản thanh toán, hợp đồng mở, sử dụng

tài khoản thanh toán…

Nghị định số 16/2019/NĐ-CP ngày 01/2/2019 Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về

điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Theo đó, quy định về điều kiện về nhân sự để tổ chức được phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

tại Nghị định 101/2012/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung như sau:

- Người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức đề nghị cấp phép phải có bằng đại học

hoặc có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp tại một trong các lĩnh vực: quản trị kinh doanh, kinh tế, tài chính, ngân

hàng, luật.

- Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các cán bộ chủ chốt thực hiện Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh

toán phải có bằng cao đẳng trở lên về một trong các lĩnh vực: kinh tế, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin

hoặc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm.

Ngoài ra, Nghị định còn sửa đổi một số quy định khác về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, hoạt động của công ty

tài chính và công ty cho thuê tài chính...

Lãi suất huy

động đã tăng so

với cuối năm

ngoái, diễn ra

chủ yếu trong

khối NHTM CP

Kết thúc 2 tháng đầu năm 2019, mặt bằng lãi suất huy động đã tăng theo đúng

quy luật và xu hướng tăng chủ yếu diễn ra trong khối các NHTM CP. Mặt bằng

lãi suất huy động bình quân trong khối NHTM CP kỳ hạn dưới 12 tháng đã tăng

trong khoảng 0,02 – 0,07 điểm phần trăm, trong đó tăng mạnh nhất là kỳ hạn 6

tháng. Và kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng khoảng 0,03 – 0,05 điểm phần trăm.

Lãi suất huy động điều chỉnh tăng diễn ra rải rác trong tháng 1 và tháng 2, tập

trung ở kỳ hạn dài. Hiện tại trong khối các NHTM CP, lãi suất kỳ hạn huy động

từ 12 tháng trở lên có mức cao nhất là 8,4%/năm; lãi suất kỳ hạn 6 tháng phần

lớn giao động ở mức 6,1 – 7,5%/năm trong khi đó lãi suất huy động kỳ hạn 3

tháng trở xuống sát ngưỡng 5,5%/năm. Bên cạnh đó, trong khối 04 ngân hàng

lớn, lãi suất huy động kỳ hạn dài cao nhất ở mức 6,9%/năm và lãi suất huy động

từ 6 tháng trở xuống cũng giới hạn ở mức 5,5%/năm. Mặc dù vậy, trong 2 tháng

đầu năm vẫn xuất hiện các NHTM CP điều chỉnh giảm lãi suất huy động ở các

kỳ hạn cho phù với mặt bằng lãi suất thị trường, ví dụ như NHTM CP Bắc Á,

NHTMCP Quốc tế. Kết thúc tháng 2, lãi suất huy động bình quân kỳ hạn 3 – 6

tháng trong khối NHTM NN đang giao động trong khoảng 5,21 – 6,08%/năm,

29

Diễn biến lãi suất huy động bình quân của Khối

NHTM Nhà nước

Diễn biến lãi suất huy động bình quân Khối NHTM

Cổ phần

Nguồn: tổng hợp

Diễn biến lãi suất liên ngân hàng

Doanh số giao dịch liên ngân hàng

Nguồn: NHNN

khối NHTM CP giao động trong khoảng 7,07 – 7,13%/năm. Lãi suất huy động

bình quân kỳ hạn trên 12 tháng trong khối NHTM NN giao động trong khoảng

5,41 – 6,8%/năm, khối NHTM CP giao động trong khoảng 7,45 – 7,64%/năm.

Lãi suất liên

ngân hàng đã

giảm mạnh

Bước sang năm 2019, lãi suất liên ngân hàng có diễn biến tương đồng với cùng

thời điểm của năm ngoái. Theo đó, lãi suất gần như tăng nhẹ ở tất cả các kỳ hạn,

tập trung ở các kỳ hạn ngắn trong tháng 1/2019 và có xu hướng giảm liên tục

trong tháng 2/2019. Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn ngắn có xu hướng tăng

mạnh trong gần 2 tuần sát Tết, đưa mức lãi suất của tất cả các kỳ hạn ngắn về

sát mức 5%. Tuy nhiên, với động thái hút ròng liên tiếp của NHNN sau kỳ nghỉ

Tết Nguyên đán, lãi suất đã liên tục giảm ở tất cả các kỳ hạn, giảm trong

khoảng từ 0,4 – 0,7 điểm phần trăm đối với kỳ hạn ngắn và 0,3 – 1 điểm phần

trăm đối với kỳ hạn từ 1 tháng trở lên. Diễn biến trên cũng phản ánh các nguồn

tiền sau mùa cao điểm chi trả trước Tết Nguyên đán vừa qua đã nhanh chóng

trở lại hệ thống ngân hàng. Kết thúc tháng 2, lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn

ngắn, chốt giao dịch ở mức 4,21%/năm đối với kỳ hạn quan đêm và 2 tuần, kỳ

hạn 1 tuần giao dịch ở mức 4,1%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng trở lên chốt giao dịch

lần lượt là 4,89%/năm, 4,51%/năm và 5,47%/năm.

30

Tỷ giá trong

nước diễn biến

hợp lý, ghi nhận

sự điều chỉnh

phù hợp trên

từng thị trường

Trong 2 tháng đầu năm, tỷ giá diễn biến tương đối ổn định – không bị áp lực

bởi yếu tố “quy luật”. Diễn biến tích cực của tỷ giá được hỗ trợ mạnh mẽ bởi

các yếu tố trong nước (cung ngoại tệ dồi dào, sự điều hành linh hoạt của

NHNN) và sự hậu thuẫn của các nhân tố bên ngoài (chính sách ôn hòa hơn của

Fed và xu hướng phục hồi của đồng Nhân dân tệ).

Trên cơ sở đó, tỷ giá trung tâm đã có những bước điều chỉnh phù hợp với diễn

biến cung cầu trên thị trường, phát tín hiệu mạnh mẽ hơn đối với thị trường.

Theo đó, kết thúc 2 tháng đầu năm, tỷ giá trung tâm đã được điều chỉnh tăng

0,4% (tháng 1 tăng 0,19% và tháng 2 tăng 0,21%). Tỷ giá trung tâm đã được

điều chỉnh tăng gần như liên tục từ đầu tháng 1 với tổng mức tăng lên đến

0,24%. Tuy nhiên để tránh tạo ra tác động tâm lý, tỷ giá trung tâm đã được điều

chỉnh giảm mạnh trong 1 ngày giao dịch, cụ thể là giảm 0,1% trong ngày giao

dịch 28/1 tương đương với 22 đồng. Bước sang tháng 2/2019, các bước điều

chỉnh tăng vẫn diễn ra liên tục sau 01 tuần nghỉ lễ với tổng mức tăng lên đến

0,2% nhưng ngay sau đó, tỷ giá trung tâm đã giảm liên tục và tăng nhẹ trở lại

vào tuần giao dịch cuối tháng.Việc điều chỉnh tăng tỷ giá trung tâm trong bối

cảnh đồng USD đang có xu hướng giảm trên thị trường quốc tế được đánh giá

là một bước điều chỉnh linh hoạt, đúng thời điểm nhằm giải tỏa các áp lực dồn

tích trong năm 2018 khi VND chỉ mất giá khá nhẹ so với các đồng tiền khác

trong khu vực, đưa tỷ giá sát hơn với giá trị thực. Kết thúc tháng 2, tỷ giá trung

tâm chốt giao dịch ở mức 22.915 USD/VND.

Trong 2 tháng đầu năm, việc nguồn cung ngoại tệ dồi dào và xu hướng giảm

của USD trên thị trường quốc tế đã có ảnh hưởng tích cực đến diễn biến của tỷ

giá trong nền kinh tế. Chính vì thế, mặc dù tỷ giá trung tâm được điều chỉnh

tăng nhưng tỷ giá giao dịch của các NHTM và thị trường chợ đen đều diễn biến

ổn định, thậm chí giảm cho dù đây là khoảng thời gian các doanh nghiệp có nhu

cầu lớn về ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa cho dịp Tết. Theo đó, tỷ giá giao

dịch của các NHTM chỉ tăng nhẹ, giao động từ 0,02 – 0,09% đối với tỷ giá

chiều mua vào và bán ra, thậm chí tại các NHTM lớn còn chứng kiến xu hướng

giảm của tỷ giá mua vào. Trong khi đó tỷ giá mua và bán trên thị trường giao

dịch tự do giảm lần lượt là 0,43% và 0,3% ở cả hai chiều và xu hướng giảm

diễn ra mạnh mẽ trong tháng 1/2019. Chính vì vậy, chênh lệch tỷ giá giữa 02 thị

trường đã duy trì trạng thái âm gần như xuyên suốt 02 tháng với mức chênh

lệch lớn nhất là 45 đồng, đến cuối tháng 2/2019, tỷ giá giao dịch trên thị trường

tự do đã thấp hơn tỷ giá giao dịch của các NHTM khoảng 30 đồng, chốt giao

dịch lần lượt ở mức 23.150 – 23.250 USD/VND (mua vào – bán ra) đối với và

tỷ giá giao dịch của Vietcombank và 23.170 – 23.220 USD/VND (mua vào –

bán ra) đối với tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do.

Trong bối cảnh tỷ giá thị trường liên tục giảm, đã phát đi tín hiệu mạnh mẽ để

mua vào ngoại tệ. Ngay từ ngày giao dịch đầu tiên của năm, tỷ giá mua của Sở

giao dịch NHNN đã được nâng thêm 500 đồng tương đương với 2,2%, ở mức

23.200 USD/VND. Đây là lần đầu tiên trong gần một năm qua, nhà điều hành

thay đổi giá mua vào USD. Với việc điều chỉnh này, giá mua vào USD của

NHNN đã chuyển từ trạng thái thấp hơn trước đó trong năm 2018 sang cao hơn

giá mua USD được các ngân hàng niêm yết. Các biện pháp điều hành linh hoạt

trên đã giúp cho NHNN mua ròng được 4 tỷ USD trong một thời gian ngắn và

31

Nguồn: sjc.com.vn

giúp giảm tải áp lực thanh khoản cho hệ thống ngân hàng vào dịp lễ tết.

Diễn biến tỷ giá VND/USD

Nguồn: NHNN

Giá vàng đã tăng

theo tín hiệu

quốc tế

Kết thúc 02 tháng đầu năm, giá vàng trong nước đã có diễn biến tăng theo giá

vàng quốc tế. Theo đó, giá vàng đã tăng 1,26% và 1,31% theo chiều mua và bán

trong tháng 1 và cùng tăng 0,06% cả hai chiều trong tháng 2. Diễn biến của giá

vàng trong 2 tháng đầu năm được hỗ trợ mạnh mẽ từ xu hướng tăng bắt đầu từ

cuối năm ngoái của giá vàng quốc tế và nhu cầu mua vàng trước ngày Thần Tài

theo quy luật hàng năm. Mặc dù vậy, các bước điều chỉnh của giá vàng trong

nước vẫn có bước lệch pha so với giá vàng quốc tế nên chênh lệch giá không ổn

định, chênh lệch cao nhất có thể lên đến 800 đồng hoặc nhanh chóng rơi vào

trạng thái âm, kéo dài từ giữa tháng 2 cho đến hết tháng. Biến động của giá

vàng trong nước chỉ diễn biến khá sát với giá vàng quốc tế từ ngày 28/1 cho đến

cuối tháng, đồng thời đây cũng là ngày giao dịch mà giá vàng cả mua vào và

bán ra đều đạt mức tăng cao nhất trong vòng 2 tháng, lần lượt là 0,74% và

0,79%. Đồng thời, đến cuối tháng 1/2019, giá vàng bán ra cũng đạt ngưỡng giá

cao 37 triệu đồng/lượng và đã được duy trì gần như liên tục đến hết tháng

2/2019.

Trong tháng 2, cũng theo quy luật của những năm trước, giá vàng trong nước bị

ảnh hưởng đáng kể bởi nhu cầu mua vàng trong dịp lễ Thần Tài. Vì vậy, giá

vàng đã vượt ngưỡng 37 triệu đồng/lượng ngay từ những ngày giao dịch sát

nghỉ tết và giữ đà tăng này đến sát ngày 10/1 âm lịch với tổng mức tăng gần

0,5%. Tuy nhiên, giá vàng đã quay đầu giảm ngay trong ngày lễ Thần Tài, thậm

chí giảm ở mức cao 0,67% vào ngày 15/2 bất chấp giá vàng thế giới vẫn neo ở

mức cao và vẫn có xu hướng tăng. Mặc dù vậy, ngưỡng giá bán giao dịch trên

37 triệu đồng/lượng vẫn tiếp tục được bảo vệ cho đến cuối tháng 2, giá vàng

SJC chốt giao dịch lần lượt ở mức 36.800 - 37.020 triệu đồng/lượng; chênh lệch

giá vàng trong nước và quốc tế là 106 nghìn đồng.

Diễn biến giá vàng trong nước

32

Nguồn: UBCK

Thị trường

chứng khoán

giao dịch khởi

sắc trở lại

Trong 2 tháng đầu năm 2019, thị trường chứng khoán Việt Nam đã dần lấy lại

đà tăng điểm. Trong tháng 1, chỉ số VN- Index đã hồi phục nhẹ với mức tăng

18,1 điểm - tương đương 2,03% so với cuối năm 2018; trong khi chỉ số HNX-

Index giảm nhẹ 1,35 điểm - tương đương mức giảm 1,3% so với cuối năm

2018. Bước sang tháng 2, diễn biến thị trường tích cực hơn khi chỉ số VN-Index

tăng tới 54,82 điểm - tương đương 6,02% so với cuối tháng trước; chỉ số HNX-

Index tăng 2,98 điểm tương đương 2,9% so với cuối tháng trước. Như vậy, kết

thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 2, chỉ số VN-Index ở mức 956,47

điểm, tăng 8,17% so với phiên giao dịch cuối cùng của năm 2018; chỉ số HNX-

Index ở mức 105,86 điểm, tăng 1,6% so với phiên giao dịch cuối cùng của năm

2018.

Diễn biến chỉ số HOSE 2 tháng đầu năm 2019

Diễn biến chỉ số HNX 2 tháng đầu năm 2019

Chỉ số VN-Index đã thiết lập đà tăng ngay từ những ngày đầu của tháng 1, xu

hướng tăng hầu như được duy trì liên tục qua các tuần của 2 tháng đầu năm và

mức tăng mạnh tập trung vào giai đoạn từ sau Tết Nguyên đán. Trong tuần cuối

tháng 2, chỉ số VN Index đã có lúc tăng tiệm cận mức 1000 điểm trước khi quay

đầu giảm trở lại trong một số ngày cuối tháng. Với xu hướng tăng trưởng như

vậy, Việt Nam là một trong những thị trường đạt tốc độ tăng trưởng cao trong

khu vực.

Diễn biến tăng trưởng trên một số thị trường chứng khoán châu Á

Nguồn: Bloomberg

33

Nguồn: UBCK

Sau 2 tháng, tổng thanh khoản trên cả 2 thị trường chưa có nhiều cải thiện như

kỳ vọng. Cụ thể, tổng khối lượng giao dịch trên cả hai sàn HOSE và HNX trong

tháng 1 đạt 3.614 triệu cổ phiếu, tương đương với giá trị 73,67 nghìn tỷ đồng,

trong tháng 2 đạt 3.549 triệu cổ phiếu, tương đương với giá trị 76,34 nghìn tỷ

đồng. Tuy nhiên, những cải thiện của khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch

trong tháng 2 cũng là một tín hiệu tích cực đối với diễn biến thị trường chứng

khoán trong thời gian tới.

Khối lượng giao dịch giai đoạn 1/2018 – 2/2019

Giá trị giao dịch giai đoạn 1/2018 – 2/2019

Trong tháng 1, dòng tiền tập trung ở nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ nhưng có

triển vọng tiềm năng và các cổ phiếu vốn hóa lớn có kết quả kinh doanh tốt.

Bước sang tháng 2, dòng tiền đã lan tỏa khá tốt sang nhóm cổ phiếu vốn hóa

vừa vào đầu tháng và tập trung vào nhóm cổ phiếu giá trị vốn hóa lớn trong nửa

cuối tháng. Độ rộng thị trường trong tháng 2 cũng có những diễn biến tích cực

với hơn một nửa số mã tăng nhẹ (<10%) và chỉ có 39 mã giảm sâu hơn 10% -

con số tích cực nhất trong 1 năm qua.

Độ rộng thị trường – số lượng cổ phiếu được phân loại theo mức độ biến động giá

Nguồn: Công ty CP CK Rồng Việt

Cùng với sự khởi sắc trở lại trên thị trường, hoạt động của nhà đầu tư nước

ngoài tiếp tục duy trì ở trạng thái mua ròng, diễn ra mạnh mẽ vào tháng 2. Theo

đó, khối ngoại đã có trạng thái mua ròng mạnh trên sàn HOSE, lần lượt là 1.331

34

Nguồn: UBCK Nhà nước

12 Trong tháng 1, lượng mua ròng lớn nhất thuộc về các mã VNM (566.7 tỷ đồng), MWG (565,8 tỷ đồng), VCB (317,8 tỷ

đồng), VRE (224 tỷ đồng), POW (177,8 tỷ đồng), PVS (146,2 tỷ đồng) và lượng bán ròng lớn thuộc về các mã VJC (-412,2

tỷ đồng), VIC (-233,5 tỷ đồng), SHB (-14,3 tỷ đồng).

Trong tháng 2, các mã mua ròng tập trung vào MSN (1.757 tỷ), HPG (636 tỷ), chứng chỉ quỹ VFMVN30 (531 tỷ) và VCB

(414 tỷ); cổ phiếu VGC bị bán ròng mạnh nhất (936 tỷ) ngay trước thềm thoái vốn nhà nước.

tỷ đồng trong tháng 1 và 2.860 tỷ đồng trong tháng 2 và bán ròng 774 tỷ đồng

trên sàn HNX vào tháng 2 sau khi mua ròng nhẹ 183 tỷ đồng trong tháng 112

.

Kết thúc tháng 2, tổng khối lượng mua ròng của khối ngoại trên cả 2 sàn đạt

3.631 tỷ đồng.

Khối ngoại mua bán ròng trên sàn HOSE giai đoạn

1/2018 – 2/2019

Khối ngoại mua bán ròng trên sàn HNX giai đoạn

1/2018 – 2/2019